Tumgik
#Văn khấn cúng cây hương ngoài trời
langmodaninhbinhdep · 3 months
Text
2 notes · View notes
phuongdg · 1 year
Text
Năm tuổi là gì? Cách hóa giải hạn năm tuổi chi tiết 2023
Tumblr media
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại bảo phải cẩn trọng hơn vào năm tuổi. Vậy năm tuổi là gì? Vào năm tuổi phải kiêng cái gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về năm tuổi trong bài viết dưới đây. 
Năm tuổi là gì? 
Năm tuổi chính là năm trùng với con giáp của bạn và được lặp lại với chu kỳ 12 năm một lần. Ví dụ, bạn sinh năm 1999, tuổi Mão thì các năm 2011, 2023, 2035… chính là các năm tuổi của bạn và coi là xui trong phong thủy. Theo phong thủy, tuổi tác của con người được thần Thái Tuế cai quản. Thân Thái Tuế trông coi và khống chế Họa - Phúc - Cát - Hung, đồng thời cũng là vị thần vận hành lưu niên từng năm của 12 con giáp. Khi đến năm tuổi, từng con giáp trong 12 con giáp đều gặp phải gặp Thái Tuế. Mỗi một con giáp sẽ phải hứng chịu những biến cố khác nhau từ Thái Tuế. Nếu như làm nhiều điều xấu sẽ khiến Thái Tuế nổi giận, dân gian hay thường nói là "phạm Thái Tuế", "xung Thái Tuế" và dâng sao cúng giải hạn (An Thái Tuế) cũng như năng làm nhiều việc thiện để làm nguôi cơn giận của vị thần này. 
Tumblr media
Năm tuổi là năm trùng với con giáp của bạn Về thiên văn, Thái Tuế chính là sao Mộc Tinh, chu kỳ của sao Mộc Tinh quay quanh Mặt Trời là 12 năm nên người xưa gọi sao Mộc Tinh là Tuế Tinh hay Thái Tuế.
Năm tuổi có xui không? Năm tuổi kiêng gì?
Năm tuổi có làm nhà được không? Có làm ăn được không? Hay năm tuổi có cưới được không? là thắc mắc của nhiều người. Năm tuổi là một năm cực kỳ xui xẻo, vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi làm việc gì đó và nên hỏi ý kiến của mọi người xung quanh để có kinh nghiệm. Để hạn chế những tai họa xảy ra trong năm tuổi, chúng ta cũng nên hạn chế đưa ra các quyết định trọng đại như xây dựng nhà cửa, cưới xin, đầu tư, khởi nghiệp… Bên cạnh đó, những người đang phạm năm tuổi cũng nên hạn chế đi đến những nơi có nước sâu.
Cách hóa giải hạn năm tuổi
Theo quan niệm của người xưa, có 3 cách bạn có thể thực hiện để trấn áp, hóa giải những điều không may do năm tuổi mang lại. Sử dụng vật phẩm phong thủy Theo quan niệm phong thủy phương Đông, mọi vật trong vũ trụ đều có một nguồn năng lượng nhất định. Trong đó, có nhiều loại đá trong tự nhiên chứa nhiều năng lượng tích cực giúp người đeo may mắn hơn. Ngoài ra, nhiều vật phẩm phong thủy còn giúp tránh tà, hội tụ sinh khí và mang lại nguồn năng lượng tốt cho bạn.
Tumblr media
Đeo các loại đá tự nhiên là một cách để trấn áp vận xui trong năm tuổi Vì vậy, để hạn chế xui xẻo trong năm tuổi bạn có thể chọn mua vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai được làm từ ngọc hoặc đá mã não có màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình. Ví dụ bạn tuổi Kỷ Mão 1999, thuộc mệnh Thổ thì có thể chọn đá có màu vàng, nâu đất, tím, hồng, cam… Vận dụng phương hướng  Trong năm tuổi của mình, bạn có thể thay đổi hướng để tránh tác động xấu của thần Thái Tuế. Bạn có thể kê lại bàn làm việc, ghế ngồi, giường ngủ theo đúng hướng. Điều này sẽ giúp bạn có được nhiều năng lượng tích cực, may mắn đồng thời trấn áp được sao Thái Tuế. Dâng sao giải hạn Ngoài những biện pháp hóa giải bên trên, bạn cũng có thể lên chùa để cúng dâng sao giải hạn, cầu một năm mới bình an và may mắn. Ngày có thể dâng sao giải hạn mỗi tháng là: Ngày 08 mỗi tháng, cúng sao La Hầu. Ngày 15 mỗi tháng, cúng sao Thái Bạch. Ngày 18 mỗi tháng, cúng sao Kế Đô. Ngày 19 mỗi tháng, cúng sao Thổ Tú. Ngày 25 mỗi tháng, cúng sao Mộc Đức. Ngày 26 mỗi tháng, cúng sao Thái Âm. Ngày 27 mỗi tháng, cúng sao Thái Dương. Ngày 29 mỗi tháng, cúng sao Vân Hán. Những ngày cúng sao giải hạn trên đều là ngày Âm lịch và các ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào các ngày đã kể ở trên.
Tumblr media
Cúng sao giải hạn Cách cúng sao giải hạn cụ thể như sau: Bạn chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng sao như: Tiền vàng, nến, bài vị, tên sao cần cúng, mũ vàng. Bên cạnh đó còn có hương hoa, gạo, muối, trầu cau, trái cây, 1 chai nước, phẩm oản. Sau khi cúng xong, bạn mang bài vị, tiền, vàng, văn khấn đi hóa. 
Những năm tuổi gặp hạn vào năm 2024
Năm 2024 là năm Giáp Thìn, địa chi lưu niệm là Thìn và phương vị thái tuế là Đông Nam, còn phá Thái Tuế nằm ở phương Tây Bắc. Điều này có nghĩa là trong năm 2024 các tuổi phạm thái tuế là tuổi Thìn, Tuất, Mùi, Mão, Sửu.  Tuổi Thìn là các năm: 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012. Tuổi Tuất là các năm: 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018. Tuổi Mùi là các năm: 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015. Tuổi Mão là các năm: 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011, 2023. Tuổi Sửu là các năm: 1961, 1973, 1985, 1997, 2009. Trong năm 2024 này, những người có năm tuổi này thường buồn nhiều hơn vui. Cuộc sống có nhiều biến động, dễ bị bệnh tật, họa thị phi và tình hình tài chính bất ổn. Có thể bạn quan tâm: Năm 2024 mệnh gì? con gì? Tuổi nào nên sinh con năm 2024? Năm 2025 mệnh gì? tuổi con gì? Tuổi nào sinh con 2025 thì hợp? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên có thể giúp các bạn biết được năm tuổi là gì và cách hóa giải năm tuổi đúng cách để giảm bớt vận hạn và có nhiều may mắn. Read the full article
0 notes
nuchinh · 2 years
Text
Mùng 3 Tết cúng gì? Hướng dẫn chi tiết mâm cúng mùng 3 Tết
Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, có rất nhiều các nghi thức cúng lễ khác nhau được diễn ra. Trong đó, mùng ba Tết cúng gì vẫn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về nghi thức và tên gọi của lễ cúng mùng 3 Tết Âm Lịch, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NuChinh.
Cúng mùng 3 Tết là cúng gì?
Vào mỗi dịp Tết đến xuân sang, có rất nhiều các phong tục tập quán khác nhau được thực hiện ở mỗi vùng miền. Đây dường như đã trở thành nét đẹp đặc trưng của đất nước ta. Trong đó, thói quen cúng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành tục lễ không thể thiếu vào dịp lễ đặc biệt này. Lễ cúng này có tên gọi chính xác là lễ hóa vàng mùng 3 Tết (hay còn có tên gọi khác là lễ tạ âm cảnh).
Đây chính là nghi thức hóa vàng, áo quần để tiễn đưa ông bà về với thế giới âm cảnh sau những ngoay đoàn viên cùng con cháu. Phong tục này đến nay vẫn được duy trì một cách trang nghiêm và phổ biến tại tất cả các vùng miền Bắc – Trung – Nam.
Trước đây, mỗi vùng miền sẽ một ngày riêng biệt để thực hiện nghi thức này. Thông thường sẽ rơi vào các ngày mùng 2, mùng 3, mùng 7 hoặc ngày khai hạ bàn thờ để tiễn ông bà về nhà sau khi tham dự Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các địa phương hầu hết đều sẽ có xu hướng chọn ngày mùng 3 Tết Âm lịch.
Ý nghĩa lễ cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết
Lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh quan trọng đối với người dân Việt Nam. Đây là phong tục mang nhiều ý nghĩa như sau:
Mâm cúng ngày mùng 3 Tết thường được chuẩn bị một cách chỉn chu và đầy đủ. Đây chính là một trong các cách bày tỏ lòng yêu thương, sự tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Với một số người, lễ cúng hóa vàng còn là dịp để bày tỏ sự biết ơn đối với người đã khuất. Đây như một lời cảm tạ vì đã phù hộ cho con cháu được bình an, thuận lợi trong một năm qua.
Trong lễ cúng đặc biệt này, nhiều gia đình đã thực hiện gửi gắm những lời nguyện cầu cho một năm mới tài lộc và sức khỏe. Do đó, lễ tạ âm cảnh còn được xem như một dịp để cầu mong sự phù hộ từ người đã khuất.
Cuối cùng, ý nghĩa của ngày lễ cúng mùng 3 Tết đó chính là một lời tạm biệt, tiễn đưa người đã khuất về lại với cõi âm sau những ngày dự lễ Tết Nguyên Đán cùng với gia đình.
Hướng dẫn chi tiết mùng 3 Tết cúng gì?
Nghi thức lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết sẽ phụ thuộc theo phong tục tập quán của từng địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên tất cả đều phải thể hiện được không khí trang nghiêm và sự tôn kính đối với người đã khuất.
Mâm cúng hóa vàng mùng 3 Tết gồm những gì?
Mâm cúng vào dịp lễ này thường sẽ không có quá nhiều quy định khắt khe, chúng thường được chuẩn bị theo lòng thành của mỗi gia đình nhưng về cơ bản phải có các lễ vật dưới đây:
Mâm cỗ mặn gồm những món như thịt luộc, bánh tét, rượu trắng, canh khổ qua,…
Gà luộc được bày trên đĩa lớn, phần lòng và tiết sẽ được đặt dưới bụng gà.
Các loại tiền vàng, áo giấy âm phủ được chuẩn bị một ít cho mỗi loại.
Dĩa ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau.
Hoa tươi (thông thường sẽ là hoa cúc vàng hoặc cúc đồng tiền).
Hương đèn.
Một ít bánh và kẹo.
Hai dĩa cau trầu và thuốc lá.
2 cây mía.
Gạo và muối.
Ngoài những lễ vật kể trên, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình để có thể đa dạng hơn mâm cúng mặn với những món ăn phù hợp. Đối với những gia đình có truyền thống cúng chay, có thể thay thế mâm cúng mặn thành những món tương ứng. Trên thực tế không nên quá đặt nặng việc cúng chay hay cúng mặn. Tất cả nên được thực hiện một cách thành tâm, thể hiện được tấm lòng của mình đối với những người đã khuất.
Văn khấn lễ cúng hóa vàng mùng 3 Tết
Hiện nay các bài cũng vào ngày lễ cúng mùng 3 Tết Âm lịch thường khá đa dạng và được biến hóa theo nhiều thể loại khác nhau để phù hợp hơn với phong tục của từng địa phương. Dưới đây là gợi ý bài cúng phổ biến nhất hiện nay, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …
Chúng con là: ……………….. tuổi ……………….
Hiện cư ngụ tại …………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Hướng dẫn thực hiện nghi lễ hóa vàng
Sau khi tiến hành dâng lễ, đọc văn cúng và đợi hương tàn, nghi thức hóa vàng sẽ được thực hiện. Đây là một trong những phần quan trọng của việc cúng tạ âm cảnh. Theo đó, lễ tạ này nên được thực hiện một cách trang trọng nhất tại góc vườn hoặc phần sân nhà.
Thứ tự hóa vàng phải được thực hiện lần lượt theo thứ tự tiền vàng hóa trước, sau đó mới đến l��ợt áo giấy và các vật dụng đồ dùng. Trong trường hợp gia đình mới có người khuất, phần tiền mã phải được hóa riêng một góc.
Sau khi vàng bạc và lễ vật được hóa vàng, gia chủ cần thực hiện vái lạy 3 lần và bày tỏ ước nguyện của bản thân. Tiếp đó nên thành tâm xin phép tổ tiên được thụ lộc và chia lộc cho con cháu trong nhà. Như vậy là bạn đã kết thúc trọn vẹn buổi cúng mùng 3 Tết Âm lịch.
Lưu ý khi thực hiện mâm cúng mùng 3 Tết
Bên cạnh những vấn đề xoay quanh việc mùng 3 Tết cúng gì, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có thể tiến hành nghi thức chỉn chu và trang trọng nhất:
Khi thực hiện nghi thức cúng lễ, gia chủ nên mặc các trang phục chỉnh tề, tránh áo quần không gọn gàng hoặc quá ngắn.
Bầu không khí buổi cúng lễ cần được diễn ra trang nghiêm để bày tỏ được tấm lòng thành đối với tổ tiên.
Theo ý kiến của các chuyên gia về phong thủy, nghi thức cúng lễ hóa vàng không nền thực hiện quá giờ trưa (sau 12h). Thời điểm thích hợp nhất là khoảng từ 9h đến 11h.
Nơi thực hiện hóa vàng cần phải lựa địa điểm thoáng mát và sạch sẽ ở ngoài trời. Ngoài ra cần đặt một cây mía dài tại đây để người âm có thể làm đòn gánh mang vác vật lễ về cõi âm.
Khi thực hiện hóa vàng mã, nên thực hiện một cách trang trọng và hóa từng vật phẩm, tránh việc hóa nhiều vật phẩm cùng một lúc và để sót lại trên nhân gian.
Những người có bóng vía yếu và trẻ nhỏ không nên lại gần khi đang thực hiện cúng lễ tạ âm cảnh. Bởi lẽ, đây là thời điểm những vong linh đến dự lễ, việc bạn hợp vía có thể dẫn đến việc nhìn thấy hoặc cảm nhận một số điều không may mắn.
Hy vọng với những thông tin NuChinh vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc mùng 3 Tết cúng gì. Qua đó có thể hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam và có thể tiến hành nghi thức cúng lễ hóa vàng một cách chỉn chu và trọn vẹn nhất.
Đánh giá bài viết
source https://nuchinh.com/mung-3-tet-cung-gi/
0 notes
vanhoadoisongvn · 2 years
Text
Bài cúng giao thừa | Văn khấn trong nhà, ngoài trời
Tumblr media
Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Vậy cúng giao thừa như thế nào và văn khấn, bài cúng giao thừa sẽ ra sao? Hãy cùng mình theo dõi bài viết này nhé!
Nguồn kham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/bai-cung-giao-thua-van-khan-trong-nha-ngoai-troi-1378/
Cúng giao thừa là gì?
Cúng giao thừa (hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng được thực hiện đúng vào thời khắc giao thừa – chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ở nhiều địa phương, lễ cúng này được thực hiện vào giờ Tý (tức là từ 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng). Đây chính là khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.
Đây còn là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Tumblr media
Cúng giao thừa trong nhà
Đây là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.
Cúng giao thừa ngoài trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan.
Mâm cúng
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Tùy thuộc vào điều kiện và ý muốn của mỗi gia đình, mâm cỗ cúng trong nhà đêm giao thừa có thể là mâm cỗ mặn, ngọt hoặc cỗ chay.
Mâm cỗ mặn
Bánh chưng
Giò
Chả
Xôi gấc hoặc xôi các loại
Gà luộc
Rượu
Tumblr media
Gia chủ có thể thêm những món ăn gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hằng ngày của mình. Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, những món mặn được bày cúng trên bàn thờ trong những cũng mang những nét đặc trưng riêng.
Mâm cỗ ngọt
Bánh kẹo
Các loại mứt tết
Hoa
Đèn/nến
Hương
Tumblr media
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng quan thần sẽ được đặt ở ngoài trời, nhằm tiễn người nhà trời đã cai quản hạ giới và đón vị mới xuống tiếp tục công việc này nên thường thể hiện lòng thành kính. Theo dân gian, gia chủ cần thực hiện việc cúng bái bên ngoài trời trước khi làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
Mâm cỗ cúng giao thừa truyền thống gồm có các lễ vật: Thủ lợn hoặc gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước hoặc rượu và vàng mã. Trên hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Mâm cỗ cúng ngoài trời đêm giao thừa bao gồm:
Mâm ngũ quả
Hương (nên là 3 cây nhang to)
Hoa
Đèn/nến
Trầu cau
Muối gạo
Trà rượu
Quần áo mũ nón thần linh
Thủ lợn luộc
Gà trống luộc
Xôi
Bánh Chưng
Tumblr media
Văn khấn
Văn khấn giao thừa trong nhà
Bài cúng số 1
Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).
Kính lạy: Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
• Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
• Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
• Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
• Các Cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên Linh.
Nay là giờ phút Giao thừa năm …….
Chúng con là :………………………………..
Ngụ tại :…………………………………………..
Phút Giao thừa vừa tới, nay theo Vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh .
Chúng con kính mời: Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài định Phúc Táo quân.
Ngài Phúc Đức chính Thần.
Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Thổ , Long mạch tài Thần.
Ngài Bản Gia Táo Quân.
Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước Án , thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời: các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ, Muội, nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh, cúi xin giáng về Linh Sàng hâm hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời các vị Vong Linh tiền Chủ hậu Chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước Án, chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật .
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng .
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Bài cúng số 2
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
– Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.
– Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Canh Tý với năm Tân Sửu.
Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: .., xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.
Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn giao thừa ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy:
– Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
– Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
– Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
– Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
– Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
– Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Nay là giờ phút Giao thừa năm ………….
Chúng con là :………………
Ngụ tại :………………….
Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai Thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái tuế chí đức tôn Thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về Triều để khuyết, lưu Phúc, lưu Ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban Tài tiếp Lộc. Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan, Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương. Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật .
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám .
Cẩn cáo.
Trên đây là những chia sẻ của mình về lễ vật, cũng như bài văn khấn cúng giao thừa. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn. Chúc các bạn năm mới vui vẻ, sum vầy bên gia đình cùng người thân, bạn bè nhé!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn
#baicunggiaothua
0 notes
dodongbatienhn · 3 years
Text
Những ý nghĩa của chân nến trên bàn thờ bạn cần biết
Ý nghĩa chân nến – Cách giải thích đơn giản nhất
Một cách giải thích đơn giản nhất về ý nghĩa chân nến chính là: chân nến là giá đỡ giúp nến đứng vững. Thông thường, chân nến được cấu tạo bao gồm ba phần: Phần đế, bát nến ở phần thân và phần miệng với thiết kế khá rộng. Bạn có thể cắm nến trực tiếp hoặc đặt cốc nến tại phần miệng này.
Tumblr media
>> Xem thêm: Chân nến bàn thờ Công giáo – Ý nghĩa phía sau hình tượng ngọn nến trên bàn thờ
Nhờ có chân nến mà các cây nến được giữ chắc chắn, điều này giúp việc di chuyển nến trong nghi thức thờ cúng (nếu có) dễ dàng hơn. Hoặc khi có gió lùa, có sự va đập mạnh thì cũng hạn chế tối đa việc gãy đổ.
Việc giữ thân nến vững chãi, bảo đảm duy trì nguồn sáng ấm áp trên bàn thờ còn là một trong những cách thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên của bạn.
Ý nghĩa của chân nến theo quan niệm phong thủy
Ý nghĩa của chân nến còn được giải thích theo quan niệm phong thủy. Cặp chân nến được bố trí đối xứng với nhau theo chiều ngang. Điều này tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình gia chủ.
Chân nến là giá đỡ nến – nguồn ánh sáng ấm áp cho khu vực thờ tự. Nguồn sáng này chia thành ánh sáng mặt trăng và ánh sáng mặt trời. Từ ngoài nhìn vào, chân nến bên phải tượng trưng cho mặt trời, chân nến bên trái tượng trưng cho mặt trăng. Sự sắp xếp đăng đối này của đôi chân nến thể hiện “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi” (Lưỡng Nghi là âm dương).
Ý nghĩa của đôi chân nến theo văn hóa tâm linh người Việt
Việc thờ cúng rất quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Không riêng chân nến, mỗi vật phẩm thờ cúng xuất hiện trên bàn thờ đều có một ý nghĩa nhất định.
Về chân nến, nguồn sáng ấm áp tỏa ra từ cặp chân nến trên bàn thờ chính là cầu nối giữa hai cõi Âm – Dương. Người đã khuất luôn hiện hữu để dõi theo, để hướng dẫn và phù hộ cho con cháu, để con cháu luôn gặp những điều may mắn.
>> Xem thêm: Chân nến bằng đồng có giá bao nhiêu và những điều cần biết
Các bạn có thể thấy rất rõ điều này qua những lần cúng bái trong gia đình. Trước khi mời ông bà tổ tiên về nhà hoặc khấn vái bất cứ điều gì, gia chủ hoặc người trực tiếp thực hiện việc cúng bái sẽ đốt đèn, thắp hương. Nếu không có nghi thức này, giữa người đang sống và những người đã khuất sẽ không thể kết nối với nhau.
Ý nghĩa của chân nến trong trang trí
Ngày nay, người ta lựa chọn chân nến rất kỹ lưỡng không chỉ vì văn hóa tâm linh của người Việt mà còn vì yếu tố thẩm mỹ. Chân nến được làm từ nhiều chất liệu, được thiết kế với nhiều kiểu dáng, đôi khi được gia chủ đặt thiết kế riêng với kiểu dáng độc đáo.
Đây là cách giúp bàn thờ và không gian thờ tự trở nên sang trọng. Hơn thế, không gian toàn nhà cũng được tô điểm vẻ đẹp sang trọng “tone xuyệt tone” này.
Ý nghĩa khác của chân nến
Ngoài các ý nghĩa mà chúng tôi vừa kể trên thì chân nến với phần bát nến xòe rộng còn giúp bàn thờ luôn sạch sẽ.
Theo quan niệm văn hóa tâm linh người Việt thì việc lau chùi bàn thờ phải được thực hiện cẩn trọng và đúng cách. Bạn không được phép lau chùi bàn thờ mỗi ngày, việc lau chùi bàn thờ chỉ nên thực hiện 2 đến 3 tháng 1 lần và không cần lau chùi tổng thể như vào dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, bàn thờ là nơi tụ khí, bạn không được phép tự ý xê dịch các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ. Nếu không bạn sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc, vận mệnh của gia đình.
>> Nguồn: https://dodongbatien.com/y-nghia-chan-nen-ban-tho/
1 note · View note
suckhoevatinhyeu · 5 years
Text
Đi lễ chùa đúng cách: Sắm lễ đủ, văn khấn chuẩn, trình tự đúng
Tumblr media
Ngày rằm mùng 1, đầu năm, cuối năm lên chùa dâng hương là điều nhiều người thường làm. Nhưng đi lễ chùa đúng cách như thế nào thì chưa chắc đã nhiều người biết. Vậy làm thế nào để sắm lễ đúng đủ, đọc văn khấn chuẩn, trình tự tiến hành chuẩn…?
1. Thời gian đi lễ đền, chùa
– Đi lễ đền, chùa vào ngày nào?
+ Ngày mùng 1 hàng tháng
Ngày mùng 1 còn gọi là ngày Sóc. Sóc có nghĩa là sự khởi đầu, bắt đầu. Đây chính là ngày khởi đầu cho 1 tháng.
Có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, ngày đầu tháng thuận lợi thì hứa hẹn cả tháng hanh thông. Vì thế, nếu đi lễ chùa vào ngày đầu tháng sẽ giúp gia chủ có làm ăn cả tháng thuận buồm, sức khỏe dồi dào và tiền tài kéo đến.
+ Ngày Rằm hàng tháng
Ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Rằm, còn được gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mà Mặt Trăng và Mặt Trời đối xứng nhau ở 2 cực xa nhất trong tháng.
Theo quan niệm dân gian, ngày này mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau giúp soi chiếu mọi tâm hồn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Đi lễ đền chùa rất phù hợp.
Ngoài các ngày Rằm hàng tháng, có một số ngày Rằm đặc biệt khác trong năm như Rằm tháng 7 (tháng cô hồn), Rằm tháng 8 (Trung Thu). Đi lễ chùa vào các ngày này sẽ nhờ được sự thông suốt của Nhật Nguyệt âm dương, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Giúp sở cầu như nguyện, mọi ý muốn dễ trở thành hiện thực.
+ Ngày Tết, ngày đầu năm, ngày cuối năm
Đi lễ chùa và ngày Tết, ngày đầu năm mới hay cuối năm (đặc biệt là Rằm tháng Chạp) là một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cả tâm linh lẫn tinh thần.
Thông thường đi lễ đầu năm nhằm cầu mong sự bình an, quốc thái dân an. Đi lễ chùa cuối năm để tạ ơn, thể hiện sự biết ơn với Thần Phật đã che chở bình an suốt 1 năm qua.
– Đi lễ chùa trước hay lễ đền trước?
Rất nhiều người thắc mắc là nên đi lễ chùa hay đi lễ đền trước.
Thực ra việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính.
Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác.
2. Trước khi đi chùa nên làm gì?
Đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật thì cầu cúng cũng không có nghĩa lý gì nhiều. Mọi người trước khi đi chùa lễ Phật cần phải hiểu rõ những điều sau:
– Từ bỏ tham – sân – si
– Phát tâm từ bi hỷ xả
– Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường
– Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả
3. Đi chùa nên mặc gì?
Chùa chiền là nơi thờ cúng linh thiêng, không thể tùy tiện làm những điều ô uế nơi cửa Phật. Chính vì thế, việc mặc gì khi đi chùa cũng là điều cần biết để đi lễ chùa đúng cách.
Ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ Tết hay bất cứ ngày nào trong năm, cứ hễ lên chùa là chúng ta cần phải mặc trang phục kín đáo, chỉn chu, lịch sự để thể hiện sự thành kính đối với Thần Phật.
Thường thì các cụ xưa có dạy trai gái, già trẻ đi chùa nên mặc áo quần dài tay, áo có cổ. Trang phục nên có thiết kế đơn giản, tránh đeo quá nhiều phụ kiện, đồ trang sức rườm rà mà nên giản tiện hết mức có thể.
Với Phật tử thì nên mặc áo lễ khi lên chùa làm lễ. Phụ nữ có thể mặc áo dài, đây là trang phục truyền thống của dân tộc, đủ lịch sự và kín đáo để lên chùa dâng hương.
Những loại trang phục tuyệt đối không mặc khi đi chùa là đồ bó sát, áo sát nách, đồ ở nhà, quần ngắn váy ngắn, khoe quá nhiều da thịt… Cũng chớ mặc đồ màu sắc sặc sỡ, diêm dúa với nhiều phụ kiện như đi lễ hội để tới chốn thanh tịnh này.
4. Sắm lễ đi chùa như thế nào?
Lễ dâng Phật thường có hương, hoa, trái cây, oản, xôi, chè… Đây là những lễ chay mà mọi người thường sắm sửa mang theo khi đi lễ chùa.
Chùa thờ Phật là nơi chỉ dâng lễ chay, tịnh. Tuyệt đối không được đặt lễ mặt ở khu vực Phật điện, hay còn gọi là chính điện. Đây là nơi thờ tự chính trong chùa, không chấp nhận việc xuất hiện những đồ cúng lễ sát sinh.
Chỉ ở những ngôi chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì mới cần sắm lễ mặn. Lễ mặn cũng chỉ được phép dâng lên tại ban thờ hay điện thờ các vị này.
Hoa đi lễ chùa nên là hoa tươi, không dùng hoa giả, hoa giấy. Bạn có thể chọn những loại hoa như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc…
Không nên dùng hoa tạp, hoa dại để dâng Phật. Cũng tránh dùng những loại hoa có hương quá nồng hay có ý nghĩa không hay như hoa ly, hoa nhài, hoa phù dung, hoa dâm bụt…
Trái cây dâng Phật không có nhiều cấm kỵ, tuy nhiên cũng cần lưu ý chọn những trái tươi ngon, không bị bầm dập hay chín quá…
Vàng mã, tiền âm phủ cũng không phải là thứ nên dâng cúng Phật tại chùa. Lễ này nếu có thì chỉ nên đặt ở những ban thờ Thần linh, Đức ông, Thánh Mẫu mà thôi.
Tránh đặt tiền thật lên ban thờ, hương án của chính điện. Nếu muốn đóng góp chút ít cho nhà chùa thì tốt nhất nên bỏ tiền vô hòm công đức.
Việc sắm lễ cốt ở lòng thành, đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất. Bản thân chúng ta trước khi đi lễ chùa cũng nên giữ cho lòng thanh tịnh, năng làm nhiều việc thiện, việc tốt giúp người.
5. Vào chùa đi cửa nào?
Khi vào chùa, chúng ta thường phải đi qua cổng Tam quan. Vậy có phải đi vào cửa nào cũng được hay không?
Thực ra cửa chùa đi ra, đi vô cũng đều có nguyên tắc riêng. Với du khách, Phật tử, nên đi vào bằng cửa Giả quan, tức cửa bên phải. Còn khi đi ra khỏi chùa, bạn nên nhớ đi về cửa bên trái, tức cửa Không quan.
Cửa Trung quan, tức cửa chính giữa trong Tam quan là cửa dành cho Thiên tử, các bậc cao tăng, bậc khoa bảng sử dụng. Họ sẽ đi vào chùa qua cửa Trung quan và đi ra cũng bằng cửa này.
Nhiều người không biết nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan, như vậy là phạm phải cấm kỵ khi đi lễ chùa.
Đi chùa cũng có những lễ nghi riêng, không biết có thể học chứ đừng tùy tiện. Ngay cả chuyện đứng khấn vái nơi cửa Phật cũng cần lưu ý, chớ nên đứng thẳng với ban thờ. Nên đứng chếch sang 1 bên so với hương án mới là đúng phép tắc.
Khi vào nhà chính của đền chùa cũng không được đi từ cửa giữa. Nên đi từ 2 bên cửa phụ, không được dẫm hay đứng lên trên bậu cửa.
6. Trình tự hành lễ khi lên chùa
Đi lễ chùa đúng cách cần phải hiểu trình tự sắp lễ và tiến hành lễ cúng khấn ở các ban khác nhau trong chùa.
Cách bày lễ ở các ban
– Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, nếu thiếu cũng không sao bởi cúng dường chư Phật chủ yếu bằng tấm lòng thành kính. Tuyệt đối không được để tiền vàng, tiền thật, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
– Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp 3 nén nhang rồi khấn.
Tùy thuộc vào điều cầu khấn mà chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp. Đối với các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã, tiền âm phủ. Không nên đặt tiền thật lên ban thờ các vị này hay ban thờ ở đình, đền.
Tiền thật nếu có thì nên bỏ vào hòm công đức, không nên để rải rác trên tất cả các ban thờ hay đặt vào tay, chân tượng Phật.
Rượu, bia, thuốc lá tuyệt đối không được đặt lên ban thờ Phật nhưng có thể bày trên ban thờ Thánh.
Trình tự các bước hành lễ
Có 5 bước cơ bản cần ghi nhớ khi đi chùa, đó là những bước sau:
– Dâng lễ ở ban thờ Đức Ông trước. Bởi Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa.
– Tiếp theo dâng lễ lên hương án ở chính điện, thắp hương làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
– Tiếp đó đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác trong nhà bái đường. Nếu chùa có ban thờ, điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì cũng nhớ đến đó hành lễ.
– Cuối cùng dâng lễ ở nhà thờ Tổ, tức nhà Hậu.
– Sau khi lễ tạ để hạ lễ, thí chủ có thể đến nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư tăng, trụ trì trong chùa, tùy tâm công đức. Cũng có thể đi vãn cảnh chùa, ấy được coi là 1 buổi lễ chùa viên mãn.
7. Đi chùa thắp hương như thế nào?
– Hương đèn nên tự mình đi mua, dùng tiền của mình chứ không nên dùng đồ của người khác, “mượn hoa dâng Phật”. Nếu dùng hương đèn của nhà chùa thì nên để lại chút tiền công đức, nhưng nếu điều kiện không cho phép thì cũng không sao, tới với Phật đã là công quả lớn nhất rồi.
– Châm hương: chỉ cần thắp 3 nén chứ không cần bó lớn. Nam cầm tay trái ở trên, tay phải ở dưới, còn gái cầm ngược lại, nhẹ tay vẩy để lửa nhỏ dần, không nên thổi tắt.
– Dâng hương: Dâng cao quá đầu, không được giơ thấp dưới chân.
– Vái: sau khi dâng hương thì nhắm mắt, hướng về phía Đông (đối diện với cửa chùa ở phía Nam) bước 3 bước khấn nguyện rồi vái 3 vái. Làm tương tự với hướng Bắc và hướng Tây.
– Cắm hương: Dùng tay trái, không nên dùng tay phải. Phật giáo cho rằng tay trái tương đối thuần khiết, còn tay phải thường hay sát sinh nên cần hạn chế.
8. Lên chùa cầu gì, không nên cầu gì, cách vái lạy
Đi lễ chùa nên cầu gì, không nên cầu gì?
Nhiều người lầm tưởng chỉ cần sắm lễ lên chùa rồi muốn cầu gì là được nấy. Thực ra, theo quan niệm của nhà Phật thì Người chỉ có thể phù hộ, che chở cho Phật tử được bình an, còn về công danh, tài lộc, tình duyên thì Phật không thể nào che chở hết được.
Chính vì thế, khi đi chùa, bạn chớ nên cầu khấn cho mình được giàu sang, quyền lực mà hãy cầu để Phật đoái thương mà che chở, bảo vệ cho bản thân và gia đình mình được bình an.
Về công danh, tài lộc, tình duyên, bạn có thể cầu khấn Thánh Thần nơi đình, đền, miếu mạo… Còn ở chùa không phù hợp để cầu xin.
Đi lễ chùa vái mấy lần?
– Không phải vái nhiều vái nhanh là tốt
Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.
Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.
– Tư thế và số lần vái phổ biến
Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 – 5 vái.
Cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.
Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính.
– Lễ lạy
Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng.
Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất – là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).
Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.
Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Không nên quỳ phía sau những người đang thắp hương, không nên đi lên phía trước ngang qua mặt những người đang quỳ lạy để hành lễ.
Nếu ở Phật đường có đệm quỳ thì nên tuân theo quy tắc, nam quỳ bên trái, nữ quỳ bên phải ban.
Đặc biệt, cần lưu ý khi lạy vái phải giữ lòng thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, chớ nên suy nghĩ sự đời, tính toán thiệt hơn, có thế mới tỏ lòng thành kính với Thần Phật, sở cầu đắc nguyện.
9. Các bài văn khấn phổ biến khi đi lễ chùa
– Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
– Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
– Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng
“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm
Hay dù chỉ thấy bức chân dung,
Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,
Thoát mọi hung tai, được cát tường”.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (cùng 3 lạy)
– Văn khấn cầu bình an, tài lộc ở ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
10. Khi vào lễ chùa cần kiêng kỵ gì?
– Đi lễ chùa đúng cách không nên thắp quá nhiều nhang bên trong chùa, chỉ nên thắp tại đỉnh đặt bên ngoài chùa.
– Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.
– Không đặt lễ mặn và sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ tại Phật điện (Chính điện).
– Khi vào Phật đường, Tam Bảo… trong chùa không được đi giày dép, vứt rác bừa bãi, hút thuốc và gây ồn ào.
– Không nên chụp ảnh và quay phim.
– Không được tùy tiện sử dụng hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.
– Không ngắm tượng Phật trực diện, không được dùng tay chỉ trỏ hay có lời bất kính với Thần Phật kẻo bị coi là phạm kỵ, không trang nghiêm.
– Tránh tình trạng đi vòng quanh tượng Phật trong Phật đường, khu Tam Bảo. Nên đi từ phải sang trái rồi niệm “A di đà phật”.
– Cấm kỵ việc sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.
11. Ai nên, ai không nên đi lễ chùa?
Thực ra Phật bình đẳng với chúng sinh nên không có quy định nào cho thấy cấm kị đối tượng nào không được đặt chân tới cửa chùa. Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh và dân gian thì lại có những quan điểm khác.
– Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có được đi chùa lễ Phật?
Theo quan niệm dân gian, mọi người thường cho rằng phụ nữ khi đến “tháng” là thời điểm trong người không “sạch sẽ”, vì thế mà nếu đứng trước Thần Phật sẽ là sự bất kính.
Có điều, đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Thứ nhất, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra với bất cứ người phụ nữ nào. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không ai có thể kiểm soát được, cũng không phải vì cố ý mà tạo ra.
Phật giáo tôn trọng tự nhiên, tôn trọng con người, vì thế hoàn toàn không có luật nào cấm cản phụ nữ trong thời kỳ này không được đến chùa dâng hương lễ Phật. Phật răn rằng, thân này vốn bất tịnh, vì tu hành mà tịnh. Thế nên nếu lấy cớ đó mà bỏ tu hành, bỏ niệm Phật thì mới là bất kính.
Thứ hai, dân gian cho rằng Phật kiêng kỵ máu, đây cũng là quan điểm sai lầm. Chỉ có quỷ thần cấp thấp mới thấp mới sợ máu tanh, phụ nữ đến kỳ mà tới lễ quỷ thần dễ chọc giận chúng, gây hậu quả khôn lường.
Còn Đức Phật, Người không sợ máu, càng không từ chối bất cứ Phật tử chúng sinh nào thành tâm tìm đến nơi cửa Phật.
– Bà bầu có nên đi chùa lễ Phật?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ có thai không nên đi chùa lễ Phật. Vậy tại sao có lệ này, thực hư ra sao?
Chuyên gia phong thủy cho rằng, bà bầu nên hạn chế lên chùa, vì đó là nơi có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa, vong có thể tác động không tốt đến đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh đến nơi đền miếu vì có nhiều vị thánh dữ, kỵ đàn bà, nên lánh đi để hạn chế những rủi ro không cần thiết.
Còn chuyên gia Phật học thì cho rằng việc sinh nở không hề ảnh hưởng gì đến chuyện phụ nữ đi chùa. Bà bầu đi lễ chùa là tốt, song chỉ nên thắp hương ở chùa, tránh đến những nơi thờ tự khác như đền, miếu, phủ, cửa Cô cửa Cậu… nhất là tránh nơi hầu đồng.
Tuy nhiên, 1 trong những nguyên nhân chính mà cả chuyên gia phong thủy, chuyên gia Phật học đều khuyên bà bầu hạn chế đi chùa là vì phụ nữ có thai thường sức khỏe kém, không nên đi lại quá nhiều, càng không nên đến những nơi đông người, phải chen lấn xô đẩy.
Như vậy, phụ nữ mang thai tùy vào điều kiện sức khỏe có thể lên kế hoạch đi lễ chùa, song nên chọn nơi thanh tịnh, không quá đông người, kết hợp vừa đi lại vừa nghỉ ngơi là tốt nhất.
Còn khi tâm ta đã có Phật thì dù ở đâu cũng được Thần Phật chứng giám, không phải cứ đi lễ chùa mới là có công quả. Thường ngày hành thiện tích đức đã là làm việc công quả tốt nhất rồi.
12. Xưng hô thế nào với các vị sư tăng trong chùa?
Khi đi lễ chùa, chớ nên tùy tiện xưng hô với các vị sư tăng như khi ở ngoài xã hội mà cần phải có quy tắc riêng.
Với nhà sư, thí chủ nên tự xưng mình là “con”, gọi các vị sư tăng là “thầy”. khi đối đáp nên có câu “A di đà Phật”, “Bạch thầy”… để tỏ sự tôn kính. Cách xưng hô này để tưởng nhớ tới thầy Thích Ca Mâu Ni, nhìn thấy các vị sư tăng là nhớ đến Đức Phật, xưng hô như vậy cũng là để tỏ lòng tôn kính.
Với Phật tử đang có sư thầy hướng dẫn mình tu tập thì cách gọi này còn bao hàm ý nghĩa “thầy dạy học đạo”.
Khi thưa gửi, nói chuyện với nhà sư cũng cần nhớ luôn chắp tay hình búp sen, đứng thẳng người nghiêm trang, không đùa cợt, nói năng thiếu lễ phép.
13. Có nên lấy lộc ở chùa mang về nhà đặt ở ban thờ?
Theo quan niệm tâm linh, đồ đã dâng cúng 1 lần thì không thể cúng lại. Vì thế, dù là đồ lễ, lấy lộc ở chùa cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình.
Có thể xin lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa ở chùa về nhà, nhưng nên sử dụng ngay chứ không nên đặt lên ban thờ nhà mình.
Cành lộc hái ở chùa cũng là thứ không nên mang về nhà vì dân gian cho rằng cành lộc ở chùa thường mang nhiều khí âm, nếu đặt lên ban thờ nhà mình sẽ gây bất lợi cho chính gia tiên, thần linh tại gia.
Việc công đức tiền bạc cốt ở tấm lòng, có thể lấy giấy công đức hoặc không. Nếu có lấy thì cũng chớ nên đặt giấy công đức lên ban thờ nhà mình, bởi hành động đó mang tính chất khoe khoang, báo công, làm mất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của việc công đức.
Ngoài ra, cũng không nên đặt cành vàng lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ. Nguyên nhân là vì ở những nơi chùa chiền có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Tốt hơn hết là nên hóa đi, không mang về nhà.
14. Đi chùa ngày Tết đầu năm
Đầu năm ngày nào tốt để đi lễ chùa?
Mùng 1 Tết
Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết hay ngay lúc Giao thừa là tập tục lâu đời của người Việt. Đi lễ chùa để cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc trong năm mới.
Mùng 2,3 Tết
Hàm ý của việc lễ chùa mùng 2 hay mùng 3 Tết là để đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần mang tới công danh tài lộc viên mãn. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
Mùng 4 Tết
Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Mùng 6 Tết:
Có quan niệm cho rằng, mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
Đầu năm nên đi chùa nào cầu may?
Đầu năm đi lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tương truyền ở miền Bắc có 5 ngôi chùa cầu được ước thấy mà nếu có cơ hội, bạn cũng nên lui tới vào dịp đầu năm.
Theo quan niệm dân gian, người ta đi Phủ Tây Hồ để cầu tài lộc, đến đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi vãi. Người nào muốn xin may mắn về đường công danh, học hành thì sẽ đi Quốc Tử Giám để xin chữ, đi đền Trần để xin ấn. Còn với người muốn xin thuận lợi về đường tình duyên thì có thể tới đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên.
Đi lễ chùa đầu năm có nên bẻ lộc, hái lộc?
Nhiều người có thói quen đầu năm đi lễ cầu may ở chùa, xin thêm cành lộc ở chùa mang về nhà. Tuy nhiên có đúng thực việc bẻ lộc ở chùa về nhà là tốt, là may mắn hay không?
Theo thầy Thích Trí Thịnh, Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, đi lễ đầu năm cốt để cầu an cho năm mới, quan niệm phải bẻ lộc ở chùa mang về để may mắn là hoàn toàn sai lầm.
Việc bẻ cành bẻ cây chẳng những làm ảnh hưởng đến cảnh quan nơi chùa mà còn phạm phải tôn nghiêm nơi cửa Phật. Hơn nữa cành lộc mang về tới nhà cũng đã héo.
Còn quan niệm dân gian thì cho rằng cây cối ở chùa thường có vong trú ngụ để nghe kinh kệ. Nếu hái lộc ở cửa chùa mang về nhà mình, nhất là để lên ban thờ còn có thể rước vong về nhà quấy nhiễu, gây bất lợi cho gia tiên nhà mình.
15. Cuối năm đi chùa lễ tạ
Dân gian cho rằng, nếu đầu năm chúng ta đi lễ kêu cầu, xin lễ, vay lễ ở đền chùa nào thì cuối năm cũng cần phải sắp xếp thời gian để quay về đó làm lễ tạ. Điều này thể hiện tín ngưỡng, vừa thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Hơn nữa, ăn lộc Thánh thần thì cần phải trả ơn, báo đáp.
Về đồ lễ, thường sẽ phân ra làm lễ chay và lễ mặn, tùy theo phong tục hay nơi dâng lễ tạ.
Ở miền Bắc, có những ngôi đền, chùa mà cứ tới cuối năm là người dân lại đến. Đó là đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh, đền Bảo Hà ở Lào Cai, đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình, đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn hay Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.
Ở miền Nam lại có 3 ngôi chùa nổi tiếng mà người dân thường mang lễ tạ cuối năm, đó là chùa Bà ở Tây Ninh, chùa Ông ở thành phố Hồ Chí Minh và miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang.
Theo Ngọc Hân/ tổng hợp!
2 notes · View notes
fullgiverrunaway · 5 years
Text
Mâm đồ cúng ngày rằm tháng 7 ”xá tội vong nhân” như thế nào mới đúng
Hằng năm cứ đến rằm tháng 7 theo phong tục người dân Việt sẽ chuẩn bị lễ vật cúng rằm, đốt áo mã ông bà tổ tiên, sắm mâm chúng sinh cúng các vong hồn vất vưởng, không nơi trú ẩn.
Truyền rằng mâm cúng chúng sinh sau buổi cúng được nhiều người cướp đồ lễ gia chủ gặp nhiều may mắn và gia đình khỏe mạnh. Tuy nhiên rất nhiều người không biết lễ vật cúng rằm tháng 7 gồm những gì. Bài viết dưới đây phongthuy.xsvn sẽ giúp cho bạn giải đáp mâm đồ cúng ngày rằm tháng 7 ''xá tội vong nhân'' gồm những gì, cách cúng và bài khấn ra sao.
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên - ngày xá tội vong nhân phong tục các nước Á Đông. Nhiều người còn nhầm lẫn rằm tháng 7 và lễ Vu lan là một. Thực ra hai lễ khác nhau hoàn toàn. Ngày xá tội vong nhân gọi lễ cúng cô hồn, mục đích cầu siêu, tưởng nhớ vong hồn lang thang. Còn lễ Vu lan là để con cháu báo hiếu tổ tiên, gia tiên, cha mẹ đã khuất, để giáo dục con người lòng hiếu thảo, biết ơn và đền ơn đấng sinh thành.
Vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có điều kiêng kỵ, khuyến khích ăn chay và làm việc thiện
Ngoài ra việc cúng lễ ngày rằm tháng 7 rất được coi trọng. Cách chuẩn bị mâm lễ cúng, nghi lễ cúng bái, khấn vái được thực hiện trang nghiêm và cẩn trọng. Thông thường lễ cúng cô hồn tiến hành sau lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.
Trong khi vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay, phá ngục cho các tội nhân.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Lễ cúng rằm tháng 7 có các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh. Lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được thực hiện ban ngày, lễ bố thí các cô hồn không nhà không cửa, được thực hiện vào buổi chiều tối. Theo quan niệm Phật giáo lễ cúng cô hồn không làm cỗ mặn bởi đồ ăn mặn sẽ khơi dậy "tham, sân, si" khiến vong khó siêu thoát, mãi quanh quẩn quấy nhiễu dương gian.
Mâm cỗ cúng cô hồn thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè , khoai luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Yêu cầu mâm cúng trình bày đẹp mắt và thể hiện được thái độ trân trọng
Mâm cúng thần linh hay gia tiên chuẩn bị các món ăn truyền thống: bánh chưng, xôi, thịt gà, nem rán, canh măng, món xào, món nộm. Ngoài ra lễ cúng dâng hương hoa, trầu cau, tiền vàng.
Cúng rằm tháng 7 như nào?
Cúng Phật
- Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật đặt ở nơi cao nhất.
- Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu... Không dùng loại hoa tạp, hoa dại cúng rằm tháng 7.
- Mâm cỗ cúng chuẩn bị: Sắp mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Cúng thần linh và gia tiên
- Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.
- Mâm cỗ cúng thần linh: Theo tục lệ người Việt lễ cúng thần linh thường cúng gà trống nguyên con và xôi, lễ đầy đủ phải thêm rượu, trái cây và bình hoa.
- Mâm cỗ cúng gia tiên: Lễ cúng gia tiên có một mâm cơm, có thể món chay tùy hoàn cảnh gia đình. Trên mâm cúng gia tiên là một mâm cỗ mặn, tiền vàng và vật dụng dành người cõi âm bằng giấy tượng trưng những vật truyền thống như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức...
Cúng chúng sinh
 Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh cúng ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà
- Chuẩn bị mâm cỗ cúng: Tiền vàng 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh  20 đến 50 bộ. Tiền chúng sinh, hoa, quả 5 loại 5 mầu. Kẹo bánh, tiền mặt. Nếu cúng thêm cháo thêm mâm gạo muối.
Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm món ăn truyền thống giống mâm lễ cúng Phật, gia tiên những ngày lễ tết. Lễ cúng đầy đủ lễ vật và bài văn khấn chu đáo
Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 âm lịch
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm………………
Tín chủ con tên là:…..................................... ngụ tnhà số …., đường …., phường  …., quận …, tỉnh …. thành tâm sắm sửa hương hoa - lễ vật cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và các vị thần linh cai quản khu vực này. Cúi xin ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay Lễ Vu Lan,  vong nhân xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh chở che, công đức lớn lao không biết lấy gì đền đáp.
Chúng con xin dâng lễ bạc với lòng thành, nguyện xin nạp thọ phù hộ chúng con và gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng cúi xin chứng giám!
Văn khấn tổ tiên rằm tháng 7 âm lịch
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại …………............  và chư vị hương linh.
Hôm nay rằm tháng 7 năm ………………….
 Ý nghĩa cúng rằm tháng 7
Quan niệm phong thủy và tâm linh xa xưa con người chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác về với cát bụi, linh hồn vẫn tồn tại. Linh hồn đi về đâu còn phụ thuộc nghiệp khi sinh thời gây nên.
Khi sống làm điều thiện linh hồn được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, khi sống tạo nghiệp nặng khi sinh thời con người còn vướng bận linh hồn khó thể siêu thoát, vất vưởng thế gian. Có linh hồn vô tội không được cúng trở thành cô hồn lang thang
Cúng rằm tháng 7 thời gian nào?
Theo các vị sư chùa nổi tiếng thì tháng bảy âm coi là tháng của những hồn ma. Thường mùng 2 đến mùng 12 tháng bảy, Diêm Vương có lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma giới, kết thúc đóng cửa ngày 15/7 âm lịch vào 12 giờ đêm.
Khi bắt đầu mở cửa các ma quỷ sẽ xóa tội lỗi, thả về trần gian, tự do dương thế. Các hồn ma sợ ánh sáng, không dám trực tiếp đón nhận vật cúng buổi sáng và buổi trưa. Vì cúng cô hồn buổi chiều tối hay tối hẳn dễ dàng nhận các đồ cúng đó
Cách mời vong đi sau khi cúng cô hồn xong
Hiện nay rất nhiều gia đình mời các linh hồn thực hiện lễ cúng chúng sinh, đáng nguy hiểm là đã mời về rồi nhưng lại không biết cách mời đi để linh hồn quanh quẩn trong gia đình bạn. Vì vậy khi thực hiện cúng xong gia chủ nên vãi gạo và muối, đốt tiền vàng mời những hồn ma ra khỏi nhà mình
Hi vọng rằng với bài viết đồ cúng ngày rằm tháng 7 phongthuy.xsvn đã giúp bạn phần nào hiểu hết các tục lệ cũng như bài khấn để thực hiện đúng nghi lễ.
            Coi thêm tại : Mâm đồ cúng ngày rằm tháng 7 ”xá tội vong nhân” như thế nào mới đúng
source https://phongthuy.xsvn.com/mam-do-cung-ngay-ram-thang-7-xa-toi-vong-nhan-nhu-the-nao-moi-dung/
1 note · View note
ultra-langmodagiare · 5 years
Text
Cây hương đá là gì? Ý nghĩa của cây hương đá
Cây hương đá hay còn gọi với nhiều cái tên khác cây hương ngoài trời, bàn thờ thiên,… là một bàn thờ được đặt ở ngoài và trời được chạm khắc hoa văn rồng phượng tinh tế. Đây là vật phẩm thờ cúng có ở nước Việt ta từ bao đời nay.
Một mẫu cây hương đá thường được chế tác bởi nhiều loại đá khác nhau nên việc báo giá cây hương đá một cách chính xác nhất thì quý vị nên gọi trực tiếp với cơ sở chế tác đá. Bài viết này Đá mỹ nghệ Ninh Vân xin gửi tới quý vị những thông tin về cây hương đá và báo giá cây hương đá gần nhất nhằm giúp các bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với gia đình.
Tumblr media
Báo giá cây hương đá – Địa chỉ lắp đặt cây hương đá uy tín
Ý nghĩa của cây hương đá
Theo quan điểm về tâm linh và triết học, cây hương (bàn thờ ngoài trời) chính là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn, ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nó được trồng thẳng đứng để kết nối một phương pháp tượng trưng.
Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt, cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa các thế giới, giữa chốn âm dương và giữa con người thần linh hay ma quỷ.
Đặt cây hương ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích cúng xin “thông với thiên”, cầu mong điều cát lành. Ở trong nhà bị vướng mái, không thông thiên được, cho nên làm cây hương ngoài trời rồi ra ngửa mặt lên trời khấn vái.
Địa chỉ lắp đặt cây hương đá uy tín, chất lượng
Báo giá cây hương đá mới nhất hiện nay
Giá thành của cây hương đá hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vì thế để được báo giá chính xác cây hương đá thì quý vị nên trao đổi trực tiếp với cơ sở chế tác đá mỹ nghệ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành cây hương đá là:
– Kích thước cây hương đá
– Chất liệu đá để chế tác cây hương
– Hoa văn họa tiết chạm khắc trên cây hương đá
– Số lượng: đây cũng là yếu tố làm giảm giá thành cây hương đá khá nhiều
– Địa điểm lắp đặt cây hương: Những tỉnh thành gần với Ninh Bình thì giá thành sẽ rẻ hơn.
– Có một số cơ sở còn lấy thời điểm mua như các tháng cúng bái, làm nhà… để tăng giá thành cây hương đá lên.
Sau đây, Đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ gửi tới quý vị bảng giá cây hương đá để quý vị tham khảo. Đây cũng là giá thành chỉ để tham khảo, giá có thể thay đổi tùy vào mỗi cơ sở đá nhưng quý vị yên tâm giá thành sẽ k thay đổi nhiều so với bảng giá cây hương dưới đây:
Mẫu bàn thờ thiênKích thước mặt bàn thờChiều cao cộtGiá thành
Bàn thờ thiên không mái Chiều mặt 68 cm107 cm2.000.000 VNĐ
115 cm3.500.000 VNĐ
Chiều hông 60 cm
126 cm4.500.000 VNĐ
Bàn thờ thiên có mái 89 cm107 cm3.000.000 VNĐ
97 cm117 cm4.000.000 VNĐ
107 cm127 cm5.000.000 VNĐ
Tumblr media
Báo giá cây hương đá mới nhất hiện nay
Địa chỉ lắp đặt cây hương đá uy tín, chất lượng
Đá mỹ nghệ Ninh Vân là một cơ sở chế tác đá có nhiều năm kinh nghiệm tại làng nghề đá. Với một đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao đã cho ra nhiều sản phẩm đá luôn làm hài lòng mọi khách hàng khi đến đây.
Ngoài cây hương đá ra, Đá mỹ nghệ Ninh Vân cũng chế tác ra nhiều sản phẩm khác như: khu lăng mộ đá, mộ đá, cuốn thư đá, lan can đá…
Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá cây hương đá mới nhất hiện nay:
Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
SĐT: 0912.528.234
Website: langmodagiare.com
Đá mỹ nghệ Ninh Vân “Uy tín được tạo nên từ sự hài lòng mỗi khách hàng”
1 note · View note
ykmusa · 2 years
Text
Lý Giải Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Rằm Và Mồng 1
Cùng Ykmusa.com lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm và mồng 1 trong văn hóa Việt nhé!
Sự Ra Đời Của Ngày Mồng 1 Và Ngày Rằm
Theo truyền thống, cứ đến các ngày mồng 1 (Âm lịch) hay rằm (15 Âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ và chuẩn bị đồ cúng để thắp hương tổ tiên. Ngoài ra người ta cũng rất kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này như tổ chức đám cưới, xây nhà,…Vậy có yếu tố tâm linh nào đằng sau hai ngày này không?
Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng 1 (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh, mà cụ thể là thuộc về lĩnh vực khoa học thiên văn.
Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật,… Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu khấn cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng). Vào hai ngày này, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.
Chuẩn Bị Mâm Cỗ, Cúng Bái
Giỗ chạp, lễ Tết là một dịp quan trọng của người Việt để chúng ta nhớ về ông bà, tổ tiên, cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện và chia sẻ tình cảm. Nhưng điều mà tổ tiên chúng ta chắc chắn mong muốn nhất là con cháu được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt.
Do đó, tấm lòng thành kính vẫn là điều quan trọng nhất, bên cạnh việc bạn chuẩn bị bình hoa, trái cây, đồ cúng, hương khói, tiền vàng,… Trong khi cúng bái, chúng ta thường cầu nguyện cho ông bà tổ tiên siêu thoát cũng như noi gương các cụ để phấn đấu luôn là những người cháu con hiếu thảo, làm việc có ích cho gia đình và xã hội, ngoài ra cũng mong tổ tiên phù hộ độ trì để mọi việc suôn sẻ, thành công.
“Nhân quả” là luật của tự nhiên, có từ khi khai thiên lập địa. Loài người (bằng mọi cách) không thể làm thay đổi được luật tự nhiên này. Người ta hay đổ lỗi cho số phận nhưng không có số phận gì ở đây cả mà chúng ta bị tác động trực tiếp bởi luật nhân quả. “Đức năng thắng số” là nhân quả.
Thờ cúng “đúng chính pháp” là phải hiểu thật rõ: Bệnh tật, tai họa là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra. Nếu muốn không xảy ra điều đó thì luôn phải sống đúng đạo đức làm người, chứ không nên thờ cúng mê tín cầu khấn khắp nơi mà có thể tai qua nạn khỏi được.
Xem thêm tại:
https://ykmusa.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-ngay-ram-va-mong-1/
0 notes
nhathoho · 3 years
Text
Bài cúng giao thừa đơn giản
Mỗi năm tết đến xuân về là lòng chúng ta lại rạo rực khuôn nguôi. Ai cũng mong muốn trở về đoàn tụ bên gia đình, ngồi bên nồi bánh chưng đỏ lửa và làm mâm cỗ cúng tất niên, cúng bao sái bát hương, cúng giao thừa...Vậy cúng giao thừa có ý nghĩa như thế nào? Cách sắm lễ và các tục lệ của ngày tết Nguyên Đán là gì? Bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn tìm được đáp án.
Vì sao phải cúng giao thừa?
  Giao thừa là thời khắc thiêng liêng trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt ta thì giây phút giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và trọng đại. Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch được cử hành vào đúng lúc giao thừa  (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý ngày mùng 1 tết). Đây là nghi lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo của năm cũ, chào đón một năm mới bình an sắp đến. 
Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa ( hay Lễ Trừ tịch)
  Người xưa tin rằng: Mỗi một năm sẽ có một vị Hành Khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị Thần năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ngoài trời để tiền thần cũ và đón thần mới. Có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan (Phán Quan là thần giúp việc cho thần Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới nhân gian và cứ sau 12 năm lại có sự luân phiên trở lại. Vương hiệu của 12 vị Hành Khiển, Phán Quan là:
Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Lý Tào phán quan, Thiên Ôn hành binh chi thần.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Khúc Tào phán quan, Tam Thập lục Thương hành binh chi thần.
Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Tiêu Tào phán quan, Mộc Tinh hành binh chi thần.
Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Liễu Tào phán quan, Thạch Tinh hành binh chi thần.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Ngọc Tào phán quan, Thiên Mao hành binh chi thần.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Lâm Tào phán quan, Ngũ Đạo hành binh chi thần.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Tống Tào Phán quan, Ngũ Miếu hành binh chi thần.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Cự Tào phán quan, Ngũ Nhạc hành binh chi thần.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thành Tào phán quan, Thiên Bá hành binh chi thần. 
Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Nguyễn Tào phán quan, Ngũ Ôn hành binh chi thần,.
Trong các bài văn khấn giao thừa, khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các quan Hành khiển và Phán quan ở trên. Năm nào thì khấn với danh vị tương ứng. 
Ngoài việc cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình còn làm lễ cúng trong nhà để báo cáo tổ tiên, cầu mong bình an, may mắn.
Ở nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?
  Nếu gia chủ ở chung cư, thì không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời vì chung cư có rất nhiều hộ gia đình sinh sống, không có sân riêng. Mà việc cúng ngoài trời cần đảm bảo 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân, nghĩa là bạn cần đặt lễ vật gần với mặt đất, chứ không được lơ lửng trên tầng lầu cao của chung cư được. Không chỉ vậy, việc phòng cháy chữa cháy ở chung cư rất nghiêm ngặt, mỗi gia đình đều cần có ý thức chung để tránh sự cố hỏa hoạn do đốt vàng mã gây lên.
Để con cháu hiểu được ý nghĩa của việc cúng tất niên, có không khí đón giao thừa, gia chủ có thể xuống dưới sân chung của nhà chung cư để bày lễ cúng (nếu ban quản lý cho phép). Khi thắp hương gia tiên trong nhà chung cư cần tránh xa khu vực nhà bếp và các khu vực đón gió. Đặt đồ giấy tránh xa ngọn lửa. Gia chủ không nên dùng nến cây, bởi gió dễ tắt hoặc đổ gây hỏa hoạn, mà hãy dùng nến cốc, đặt trên một cái đĩa có nước, khi làm xong phải thổi tắt nến để đảm bảo an toàn. lễ xong phải thổi tắt nến đi. Hạn chế tối đa sử dụng hương vòng vì không gian kín của chung cư không thoáng khí, không tốt cho hô hấp của trẻ nhỏ. Khi thắp hương nên mở tất cả cửa chính, cửa sổ trong nhà để lưu thông không khí
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
  Theo phong tục truyền thống của Việt Nam thì lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ được tiến hành trước, sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà. Bài cúng giao thừa ngoài sân là để tế lễ đón và tiễn đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển mới và cũ. Còn lễ trong nhà để dâng hương cầu thỉnh đón ông bà về vui vầy cùng con cháu.
Lễ vật cúng trong nhà cần bày biện gọn gàng trên bàn thờ, lễ ngoài sân cũng chuẩn bị đầy đủ đặt lên trên chiếc bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người làm lễ phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hết 3 tuần hương thì hoá sớ, giấy viết văn khấn và vàng mã. Khi làm lễ ngoài trời xong, gia chủ quay lên thắp hương và đọc văn khấn trên bàn thờ gia tiên. 
Cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì
  Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần: Lễ chay: Hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, quần áo, mũ hài thần linh (mỗi năm sẽ chọn một màu quần áo mũ hài khác nhau) bánh, kẹo, mứt, oản, lẻ...và mâm lễ mặn với gà trống luộc, thủ lợn luộc, xôi, bánh chưng…
Cách bày mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất
Mâm cỗ cúng nên đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm lễ ngoài cửa chính.
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Thật ra cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng hướng Đông Bắc rất tốt (bởi hướng Bắc cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử). Cũng có gia chủ lựa chọn đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần. Hướng Đông tượng trưng cho thần tài, khi cúng người khấn quay mặt theo hướng đó sẽ đón được vượng khí cầu được tài lộc, sức khỏe và mọi điều như ý.
Cách bày mâm lễ chay
Với lễ chay hay mặn thì gia chủ đều chuẩn bị chiếc bàn vững chãi, mặt bàn đủ lớn để bày lễ vật, sau đó trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lễ lên.
Sắp xếp mâm lễ: 
Ta đặt xôi và bánh kẹo vào giữa mâm, đặt tiền vàng, gạo muối ở bên cạnh. 
Rượu ở phía trước mâm lễ. 
Bên cạnh phía tay trái mâm lễ đặt nước ngọt, bia. 
Đèn/nến được đặt ở bên phải mâm lễ. 
mũ cánh chuồn, lọ hoa và sớ khấn đặt bên cạnh mâm. 
Chuẩn bị chén gạo thay cho bát hương, khi hương cháy cắm vào gạo và mâm lễ quay phần ngọn hương cháy ra ngoài.
Cách bày mâm lễ mặn
Gà luộc miệng ngâm 1 bông hoa hồng đặt vào giữa mâm, đầu quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. 
Bánh chưng: Bóc vỏ nhưng không cắt miếng, đặt bên cạnh đĩa gà. Nếu dùng xôi gấc thì thay vị trí bánh chưng.
Khoanh giò lụa: đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
Hoa quả: Để phía sau đĩa bánh chưng và gà.
Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
Trầu cau, vàng mã đặt trên vành mâm.
Gạo, muối đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
Mũ cánh chuồn có thể để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ.
Lọ hoa tươi để bên cạnh.
Cắm hương cháy vào ca gạo, đĩa xôi hoặc để dưới mâm.
Bài cúng giao thừa ngoài trờiNam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu với năm Nhâm Dần
Chúng con là: ..., sinh năm: ..., hành canh: ... tuổi, cư ngụ tại số nhà:..., ấp/khu phố:..., xã/phường ..., quận/huyện/ thành phố ..., tỉnh/thành phố ...
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Lễ cúng giao thừa trong nhà
  Cúng giao thừa trong nhà là một nghi lễ trang trọng và thành kính, toàn thể  thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên để cầu khấn cho một năm mới mạnh khỏe, mọi sự bình an, công việc hanh thông, may mắn tốt lành. 
Sắm lễ
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như sắm lễ ngoài trời, có cỗ mặn, cỗ chay: bánh kẹo, ngũ quả, đèn nến, trầu cau, rượu, vàng mã, Không có quần áo, mũ ngựa thần linh như ngoài sân. 
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương và đọc văn khấn giao thừa trong nhà dưới đây:
Văn khấn giao thừa trong nhà
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm Nhâm Dần.
Chúng con là :...sinh năm: ..., hành canh: ...tuổi, ngụ tại số nhà ..., ấp/khu phố ..., xã/phường..., quận/huyện/thành phố ..., tỉnh/thành phố ...
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa vàng mã dâng cúng.
Những lưu ý khi cúng giao thừa
Cúng giao thừa là nghi thức vô cùng linh thiêng, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng cả năm mới có 1 lần, báo cáo thành quả của cả một năm lao động gia chủ cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài quá.
Tùy phong tục của từng địa phương, vùng miền mà mâm cỗ cúng khác nhau nhưng cơ bản cần có muối gạo, hoa quả, hương, đèn, trà rượu,  xôi, bánh chưng,...
Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận không cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật, không tốt.
Không soi gương vào đêm giao thừa vì như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp nhiều điều không may.
Tục lệ trong đêm giao thừa
Vào đêm giao thừa bước sang năm mới, mỗi nơi có một tục lệ khác nhau. Dưới đây là những tục lệ cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của Việt Nam.
Chọn hướng xuất hành
Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm (tức là từ giờ Tý trở đi của năm mới), trước khi ra khởi hành, mọi người cần chọn giờ đẹp, hướng xuất hành hợp tuổi để gặp điều may mắn, hạnh phúc cả năm., 
Đi lễ chùa, đền, đình cầu bình an
Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, mọi người thường đi lễ ở các đình, chùa, miếu, điện để xin quẻ đầu năm, cầu phúc và cầu may xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, triệu triệu bất ngờ, ngân vang hạnh phúc..
Hái lộc đầu năm
Theo quan niệm của dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm mọi người sẽ bẻ một cành lá nhỏ gọi là hái lộc đầu năm, với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà. Cành lộc này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên cho tới khi tàn khô mới bỏ. 
Tuy nhiên ngày nay, hái lộc cũng rất đa dạng. Bạn có thể xin hương lộc tại đình, đền, chùa. Bằng cách đốt một cây hương lớn hoặc một nắm hương đứng khấn vái trước bàn thờ chùa, đình, đền và mang hương đó về cắm tại bát hương Tổ tiên hay Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt, lấy lửa từ các nơi thờ tự mang về, tức là bạn đang xin Phật Thánh phù hộ cho gia đình được phát đạt, tài lộc quanh năm. 
Hoặc bạn có thể mua cây mía lộc, ngô lộc, hái cành lộc tại kho bạc, mua bóng bay có màu đỏ...đều được.
Xông nhà năm mới
Người đầu tiên bước vào nhà sau 12h đêm giao thừa tức là người xông nhà năm mới. Nhiều gia đình lựa chọn trước người hợp tuổi với chủ nhà, vía tốt, làm ăn giỏi nhờ xông nhà lấy may. Nếu thành viên trong gia đình muốn tự xông nhà thì cũng chọn người con hợp tuổi với bố (cần ra khỏi nhà trước 12h sau đó qua 12h thì về đem theo cành lộc, hương lộc... đã nói phía trên về xông nhà. 
Tục mua muối đêm giao thừa
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi là tục lệ truyền thống đến nay vẫn được nhân dân duy trì. Mua muối với mục đích xua đuổi tà ma, xui xẻo. Bên cạnh đó còn thể hiện sự gắn kết các thành viên trong gia đình, mong muốn con cái khỏe mạnh, gia đình êm ấm.
Chúc Tết
Gửi đến lời chúc Tết đến những người thân yêu của bạn trong dịp đầu năm mới là điều không thể thiếu. Câu chúc vừa thể hiện tình cảm của bạn tới người thân vừa mong muốn họ gặp được nhiều điều may mắn, thành công như lời chúc. Vậy nên, Tết năm nay bạn nhớ gửi lời chúc đến các thành viên trong gia đình đồng nghiệp và những người bạn nhé!
Trên đây là những thông tin liên quan đến lễ cúng giao thừa. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết ké nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử [email protected] các kiến trúc sư của chứng tôi sẽ tư vấn cho quý chủ đầu tư nhanh nhất.
Đọc nguyên bài viết tại : Bài cúng giao thừa đơn giản
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/2ZuUnmb
0 notes
sv88channel · 3 years
Text
Tổng hợp bài cúng bài cúng cô hồn tháng 7 chi tiết
Lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 là một trong những nét văn hoá truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để xua đi vận rủi và cầu may mắn bình an. Hơn hết, đây còn là dịp để các gia đình an ủi và tỏ lòng thành kính đến với những linh hồn cô độc và lang thang trên dương gian. Để tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như bài cúng cô hồn, hay cùng theo dõi chia sẻ sau đây cùng với https://sv88.win/.
Tumblr media
Lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn có thể không còn là một việc xa lạ trong truyền thống của người Việt. Về mặt tín ngưỡng, người ta luôn tin rằng con người ai cũng có là linh hồn và thể xác. Khi một ai đó chết đi, phần xác sẽ phân huỷ, tuy nhiên phần hồn vẫn sẽ còn đó mà không mất đi. Những kinh hồn tốt lành sẽ được đầu thai sang kiếp khác, trái lại có những linh hồn sẽ không thể siêu thoát và quay trở lại nhân thế để gây quấy nhiễu.
Thêm vào đó, người ta tin rằng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, thì các linh hồn ma quỷ sẽ được Diêm Vương cho phép quay trở lại dương gian. Đây là thời gian những linh hồn này sẽ hoạt động cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Thời gian này, Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại và các linh hồn sẽ quay trở về địa ngục.
Vậy nên, lễ cúng cô hồn được xem như là một cách để an ủi những linh hồn lang thang và đói khát. Họ có thể là những linh hồn đã chết oan, không có nơi nương tựa và cả những linh hồn mồ côi không được thờ cúng. Các lễ vật cô hồn là dành cho những linh hồn này và giúp họ nhận được những lời kinh khấn và hương hoa.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người có thể loại bỏ những điều không may mắn hoặc những vận xui có thể ảnh hương lên gia đình và công việc kinh doanh. Đồng thời, mang về may mắn và bình an.
Thời gian cúng cô hồn hàng năm diễn ra như thế nào?
Ngày cúng cô hồn thường được diễn ra vào những ngày cố định trong năm, thông thường sẽ là vào mùng 2 và 16 theo âm lịch. Đặc biệt là vào ngày rằm tháng 7, đây là thời gian chính thức của ngày lễ cô hồn.
Những người làm các công việc kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức cúng và đọc bài cúng cô hồn hàng tháng nhằm xua đi những điềm không may và mang đến bình an. Trong khi đó, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ cô hồn được tổ chức lớn nhất và hầu hết tất cả các gia đình Việt đều làm lễ này.
Đối với thời gian cúng lễ, có thể chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường sẽ lựa chọn khoảng thời gian xế chiều để làm lễ. Người ta cho rằng, bạn ngày trời quá sáng và nhiều nắng có thể làm linh hồn bị yếu đi. Thay vào đó, buổi xế chiều sẽ thích hợp hơn. Thời gian này các linh hồn có thể dễ dàng nghe thấy những lời kinh khấn và nhận các lễ vật từ các gia đình.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn
Trước tiên, việc chuẩn bị các lễ vật để cúng cô hồn là rất quan trọng. Vì đây là những lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính cũng như sự an ủi của các gia đình dành cho các linh hồn. Do đó, cần chuẩn bị thật chỉnh chu và đầy đủ:
Các ngày mùng 2 và 16 hàng tháng thì nên chuẩn bị lễ vật sau: Vàng mã, tiền thật với mệnh giá nhỏ, hoa tươi và trái cây ngũ quả. Đồng thời, cần chuẩn bị thêm bánh kẹo, muối gạo, chè cháo. Không cần chuẩn bị rượu, thay vào đó là 3 chén nước. Đối với bát đũa thì nên chuẩn bị 5 phần. Ngoài ra còn có thêm nhang, đường thẻ và mía.
Ngày rằm tháng 7 hầu hết các lễ vật điều chuẩn bị giống như trên. Tuy nhiên, cháo loãng nên chuẩn bị 12 chén và đường thẻ cũng nên chuẩn bị 12 cục. Thêm vào đó là heo quay và rượu.
Heo quay ở đây là không bắt buộc và có thể được thay thế bởi những lễ vật khác. Ngoài ra, tuỳ theo văn hóa vùng miền mà các lễ cúng có thể được thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh các lễ vật để cúng cô hồn thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn cũng quan trọng không kém. Đây sẽ là bài cúng được đọc trong lúc làm lễ, vậy nên cần chuẩn bị thật cẩn thận và chỉnh chu. Nhờ đó, có thể cho thấy được tấm lòng cũng như làm cho buổi lễ được tiến hành một cách trọn vẹn nhất có thể.
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ( cúng cô hồn)
Vào ngày cúng cô hồn tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị làm các mâm cỗ. Vậy, mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 bao gồm những gì?
Mâm cúng phật: được đặt ở nơi cao nhất trên ban thờ. Đối với mâm cúng phật gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc hoa quả. Tuyệt đối, bạn phải sử dụng loại hoa và quả tươi nhé.
Mâm cúng thần linh và gia tiên: đặt ở dưới mâm cúng phật. Thường thì mâm thần linh bao gồm các món ăn mặn truyền thống. Cùng với đó là hương hoa, tiền vàng và trầu cau. Đối với mâm cúng gia tiên thì gia chủ sẽ chuẩn bị thêm quần áo, giày dép, đồ trang sức…bằng giấy.
Mâm cúng chúng sinh: được đặt ở trước cửa chính của nhà mình. Mâm cúng này sẽ được cúng vào thời gian buổi chiều tối. Khác với mâm cúng phật và mâm cúng thần linh, gia tiên. Mâm cúng chúng sinh gồm: muối, gạo, cháo trắng, đường thẻ, giấy áo tiền vàng từ 15 lễ trở lên….
Tumblr media
Bài khấn cúng cô hồn tháng 7
Bài cúng cô hồn tháng 7 này chúng tôi dựa trên bài văn khấn cổ truyền Việt Nam. Gia chủ có thể khấn theo cách này như sau:
Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.
Con xin được vái chín phương trời, lạy mười phương đất. Con xin kính lạy Đức Địa Tạng Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 âm lịch cũng chính là ngày xóa tội vong nhân.
Tín chủ con tên là…sinh tại…nay con có chút thành tâm gồm có hương hoa, lễ vật…xin được thành tâm dâng cúng và bày lên trước án.
Đầu tiên, con xin được thành tâm mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Cùng với đó là các ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí Đức Tôn thần. Các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Các ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, Táo quân và toàn bộ thần linh ngụ tại khu này.
Con xin các ngài nhẹ tay, giáng lâm án tọa và chứng giám lễ vật cho chúng con. Nay là tiết Vu Lan, gia đình chúng con đội ơn các ngài đã che chở. Kính mong các ngài phù hộ độ trì cho cả gia đình chúng con được mạnh khỏe. Một lòng hướng về chính đạo, gia đạo hưng long và lộc tài vượng tiến.
Con xin cúi xin chứng giám.
Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây các gia đình đã nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến lễ cúng cô hồn. Nhờ đó có được những sự chuẩn bị tốt nhất về mặt vật chất cũng như tâm hồn. Đặc biệt là có được một mâm cúng đầy đủ và bài cúng cô hồn thật chỉnh chu. Để biết thêm các thông tin liên quan đến ngày cúng cô hồn, hãy tham khảo thêm tại chuyên mục phong thủy của chúng tôi nhé. Cảm ơn bạn đọc!
0 notes
suckhoevatinhyeu · 6 years
Text
Ngày xá tội vong nhân là gì, vào ngày nào? Văn khấn và cách cúng xá tội vong nhân
Tumblr media
Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân là gì, có ý nghĩa gì, vào ngày bao nhiêu trong tháng 7 âm lịch, bài cúng, văn khấn, cách cúng xá tội vong nhân cần sắm lễ gì, đồ cúng ra sao? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Như chúng ta đã biết Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Vì đó những quan niệm trong Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, ảnh hưởng rất lớn trong tín ngưỡng người Việt từ xưa đến nay.
Mỗi người dân Việt Nam ai cũng đều đã nghe đến khái niệm ngày xá tôi vong nhân là một ngày lễ của Phật giáo đã được du nhập và tồn tại cho đến ngày nay ở Việt Nam. Cứ mỗi khi đến rằm tháng 7 người người lại có những lễ cúng cô hồn.
Vậy ngày xá tội vong nhân và lễ cúng cô hồn có liên quan như thế nào với nhau, ý nghĩa của nó là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa ngày xá tội vong nhân.
1. Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân
Theo quan niệm của nhà Phật trong một năm có 3 tiết được gọi là Tam Nguyên có Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Vào tiết Trung Nguyên hay Trung Nguyên Địa Quan Tiết là lễ tiết giữa năm được bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Ngoài ra, tiết Trung Nguyên còn được coi là tiết của Quỷ. Tại sao lại có quan niệm như vậy?
Có thể hiểu rằng trong tiết Trung Nguyên diễn ra trong vòng 1 tháng trọn vẹn 30 ngày của tháng 7 âm lịch hay được gọi là tháng cô hồn. Đây là khoảng thời gian dưới âm phủ Diêm Vương sẽ cho mở cửa địa ngục vào ngày mùng 1 tháng 7 để các linh hồn bị giam giữ bấy lâu được thả tự do lên trần gian để nhận được sự cúng tế, bố thí của người trần, giúp họ có được ngày no đủ. Những linh hồn này thường ở kiếp trước họ mắc phải những tội danh lớn nên họ bị đày xuống địa ngục chịu khổ. Khi được trở về với nhân gian thường sẽ quấy rối người trần do đó sinh ra lễ cúng cô hồn, chính là lễ xá tội vong nhân. Ngoài ý nghĩa tránh sự quấy rối của quỷ, của những linh hồn bị giam giữ nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc để nói đến tình thương người với truyền thống của dân tộc.
Bên cạnh đó cũng có những tích truyện về nguồn gốc của ngày xá tội vong nhân. Có thể nói đến tích A Nan Đà và con quỷ miệng lửa. Chuyện kể rằng vào một buổi tối khi A Nan Đà ngồi trong tịch thất thì xuất hiện con quỷ miệng lửa nói với A Nan rằng 3 ngày sau A Nan sẽ chết. Trước lời nói của Quỷ khiến A Nan sợ hãi đã bảo quỷ bày cho cách để hóa giải nạn này. Quỷ đã nói với A Nan rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà chúng tôi đây cũng được sanh về cõi trên”. Ngày xá tội vong nhân ra đời từ đây, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 7 người trần thường cúng gạo, muối cháo cho các linh hồn quỷ lai vãng và tránh sự quấy phá từ chúng.
Ngày xá tội vong nhân còn có một quan niệm khác về nguồn gốc ra đời. Câu chuyện kể rằng những linh hồn quỷ thường hay quấy phá khiến cho người trần không thể làm ăn nổi. Bởi đó họ đã kêu lên Đức Phật nhờ ngài giúp đỡ. Trước sự quấy nhiễu thường xuyên khiến nhân dân khổ sở Đức Phật đã đưa ra biện pháp giúp con người là đày lũ quỷ xuống địa ngục. Nhưng bản tính lương thiện, thương người của nhà Phật đã cho những linh hồn quỷ bị giam giữ một năm sẽ được lên trần gian một lần vào mỗi dịp rằm tháng 7. Bởi thế vào những ngày này người trên dân gian thường cúng gạo, muối để bố thí cho chúng.
Đến đây đã giúp quý bạn hiểu được ngày xá tội vong nhân là gì và nó được xuất phát từ đâu. Hàng năm đến ngày này cần phải thận trọng lưu ý, không nên đi ra ngoài vào đêm muộn để tránh bị quấy nhiễu.
2. Ngày xá tội vong nhân chính xác là ngày nào?
Như đã biết, tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, và dân gian có câu nói “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Ngày xá tội vong nhân được quy định vào ngày rằm tháng 7 nhưng nhiều người lại quan niệm nó phải là ngày làm lễ cúng cô hồn.
Thực chất việc cúng cô hồn được du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam họ thường làm lễ vào ngày rằm tháng 7. Nhưng đối với người Việt Nam có khác đôi chút. Vì ngày mở cửa Địa Ngục – Quỷ Môn quan bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch diễn ra đến 12h đêm ngày 14 tháng 7, bởi đó người dân Việt Nam có những người không chờ đến ngày rằm mà có thể cúng trước nhưng vẫn trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 7 để tránh sự quấy rối của những linh hồn Quỷ.
Có thể hiểu được rằng ngày xá tội vong nhân chính là ngày rằm tháng 7, nhưng trên thực tế vào ngày rằm tháng 7 cũng diễn là ngày đại lễ vu lan cùng là xuất phát từ giáo lý nhà Phật. Vì đó mà rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai lễ này. Lễ vu lan là để tưởng nhớ đến công ơn, nuôi dưỡng của các đấng sinh thành ở mọi kiếp. Vì đó cần phải phân biệt được 2 ngày lễ này để tránh nhầm lẫn khi tiến hành cúng lễ.
3. Cách cúng xá tội vong nhân
Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, diêm vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn không nơi nương tựa, chịu nhiều oan trái, không có người thờ cúng, lang thang vật vạ tìm được đường về với tổ tiên… Người trần thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để họ không quấy nhiễu dương gian.
Cúng ngày xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7, người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm cúng xá tội vong nhân chuẩn nhất.
Sắm lễ cúng ngày xá tội vong nhân dành cho chúng sinh bao gồm các lễ vật như:
– Muối gạo 1 đĩa (sau khi cúng xong sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng)
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ). Người ta tin rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường, nên phải cúng bằng cháo loãng.
– Hoa quả (5 loại 5 mầu)
– 12 cục đường thẻ
– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
– Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã), rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
– Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..
Lưu ý, đồ cúng xá tội vong nhân không cúng xôi, gà, heo, chỉ nên cúng bằng các món ăn chay, vì cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Cúng xá tội vong nhân phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
4. Văn khấn, bài cúng xá tội vong nhân
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Ngọc HÂn/ TH!
2 notes · View notes
nhathoho · 3 years
Text
Những bài văn khấn nhập trạch đơn giản
Tổng hợp mẫu văn cúng nhập trạch về nhà mới đầy đủ nhất bao gồm: Văn khấn thần linh khi nhập trạch; văn khấn gia tiên khi nhập trạch; bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư; văn khấn nhập trạch văn phòng; văn khấn về nhà mới thuê...mời các bạn cùng tham khảo.
Ý nghĩa của văn khấn nhập trạch
Nhập trạch là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng mà gia chủ nào cũng phải làm mỗi khi dọn về nhà mới. Nghi lễ này chính là nghi thức thông báo, trình diện của gia chủ với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó. Mà theo phong tục của người Việt, khi làm lễ cúng sẽ phải thắp hương khấn vái trình bày sự việc với thần linh và gia tiên.
Lời khấn có thể đọc thành tiếng hoặc thầm trong đầu, nhưng cần thể hiện được sự thành tâm, kính trọng, mong muốn của người làm lễ.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết được tên các vị thần và bài văn khấn nhập trạch chuẩn mực. Do vậy, trong quá trình cúng sẽ dễ bị lúng túng, thiếu tự tin, quên trước quên sau ảnh hưởng đến buổi lễ. Văn khấn về nhà mới ra đời như một phát minh có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp gia chủ cảm thấy yên tâm, tự tin hơn. Diễn đạt được hết mong muốn thỉnh cầu của gia chủ gửi đến các vị thần linh. Cầu mong phước lành, bình an, ấm no, hạnh phúc cho gia đình.
Những lưu ý trước khi thực hiện lễ cúng nhập trạch
  Trước khi tiến hành nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới, chung cư, công ty, văn phòng, cơ quan, xí nghiệp, cửa hàng..., gia chủ cần lưu ý những việc sau: Ngôi nhà được xây dựng cần đảm bảo hoàn thiện cơ bản có ban thờ, bếp, điện, nước cũng như các đồ dùng thiết yếu khác...
Gia chủ nên tự chuyển các vật dụng quan trọng như: bát hương, bài vị gia tiên, tượng phật...đến nhà mới để tránh đi những vía không tốt của người khác đi theo đồ đạc vào ngôi nhà. Đặc biệt không nên chọn người cầm tinh con Hổ giúp dọn nhà.
Phải lựa chọn ngày giờ tốt mới tiến hành nghi lễ. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia phong thủy, để họ giúp lựa chọn giờ hoàng đạo hợp nhất với tuổi và mệnh của mình. Tránh chuyển nhà vào buổi tối. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời chỉ mới bắt đầu lặn.
Cần chuẩn bị thật tươm tất các lễ vật cho mâm lễ cúng nhập trạch để tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và các vị Thần Linh.
Khi bạn đun nước lần đầu tiên tại nhà mới, cần phải đun sôi từ 5 đến 10 phút, nếu có thời gian thì để lâu hơn càng tốt rồi hãy tắt bếp.
Sau khi khấn Thần Linh, chủ nhà cần làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới được phép dọn dẹp đồ đạc. Khi dọn xong, gia chủ và các thành viên trong gia đình phải lễ bái tạ tổ tiên, Thần Phật để cầu may mắn, bình an.
Đối với gia chủ chỉ tiến hành nhập trạch lấy ngày đẹp mà chưa có nhu cầu ở ngay thì cần ngủ ở nhà mới 1 đêm. Nếu bạn đang mang thai thì tốt nhất không nên chuyển vào nhà mới ở ngay, mà nên để một vài hôm cho ổn định, mùi sơn bay hết hãy về ở. Tuy nhiên, trong trường hợp buộc phải chuyển vào nhà mới ở ngay thì bạn cần mua 1 chiếc chổi mới và đích thân dùng chổi quét qua các đồ đạc 1 lượt rồi hãy chuyển vào.
Sắm sửa mâm lễ vật cúng nhà mới
  Mâm cơm cúng về nhà mới sẽ được chia thành 3 loại: Mâm cỗ mặn, Mâm ngũ quả và mâm hương hoa. Mâm cỗ mặn: Chuẩn bị một con gà luộc nguyên con, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 miếng thịt mồi luộc, 1 đĩa xôi gấc hoặc 1 cái bánh chưng, canh xương ninh, rau xào...tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Ngoài ra còn có 3 chén nước trà và 3 ly rượu, thuốc lá. Thủ tục nhập trạch nhà ở mặt đất không phải chung cư thì cần có thêm nước ngũ vị để hàn long mạch. Nước này mua ở cửa hàng vàng mã.
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại trái cây tươi. Những loại quả thường được gia chủ lựa chọn cho lễ nhập trạch là chuối, thanh long, cam, bưởi, táo đỏ, lê, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,…Hoặc có thể chọn theo đặc sản từng vùng miền sao cho hài hòa màu sắc. Ưu tiên những loại quả tròn, nhẵn, màu tươi và không có gai vì loại quả gai thường mang sát khí.
Mâm hương hoa: Có các loại hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa mẫu đơn... tùy mùa, 3 miếng trầu cau, nhang thơm, ba hũ đựng gạo muối và nước, một đĩa muối gạo riêng, giấy vàng bạc được.
Quy trình thực hiện làm lễ nhập trạch
  Cùng với việc chuẩn bị lễ cúng, bài văn khấn và các vật dụng cần thiết thì các bước bắt đầu nghi thức bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ.
Bước 1: Chuẩn bị 1 bếp than hồng đặt ở giữa lối đi chính vào nhà mới. Người chủ đứng tên sổ đỏ của ngôi nhà cầm bát hương Thổ công bước qua bếp. Lưu ý chân trái bước trước rồi đến chân phải.
Bước 2: Các thành viên khác theo vai vế từ lớn đến bé lần lượt vào. Trong tay bắt buộc phải cầm một thứ gì đó bất kì. Người vợ cầm tiền, con cái có thể mang theo một số vật dụng khác.
Bước 3: Tiếp đến, rước ông bà tổ tiên và thực hiện nghi lễ cúng bái xin thần linh ở trong ngôi nhà mới này. Trong lúc làm lễ cần phải bật toàn bộ đèn trong nhà, cửa sổ và cửa chính mở rộng để hút vượng khí.
Bước 4: Gia chủ sắp xếp lễ vật quay theo hướng hợp mệnh và thắp hương. Khai lửa bếp và tự tay đun nước. Nước đun sôi dùng để pha trà dâng lên tổ tiên.
Bước 5: Đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới. Rồi làm lễ yết cáo gia tiên, bố trí đồ đạc vật dụng trong nhà.
Bước 6: Sau khi người đại diện khấn xong các thành viên tiến hành lễ bái tạ thần linh và tổ tiên.
Cách đọc bài văn khấn nhập trạch chuẩn nhất
  Dù là bài văn khấn nào thì bạn cũng không bắt buộc phải học thuộc. Có thể in ra tờ giấy cầm đọc. Còn nếu học thuộc được càng tốt. Đọc to thành tiếng hay đọc thầm tùy ý gia chủ. Nhưng yêu cầu những người quỳ hàng đầu phải thành tâm và trịnh trọng khi đọc văn khấn. Người đọc văn khấn có thể tùy chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và mong muốn của mình.
Tổng hợp mẫu văn cúng nhập trạch về nhà mới
Dưới đây là tổng hợp những bài văn khấn thần linh, gia tiên khi chuyển vào nhà mới, mời các bạn cùng theo dõi.
Văn khấn thần linh khi nhập trạch
Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,...)
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo
Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,
Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.
Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Văn khấn gia tiên khi nhập trạch
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.
Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày...tháng...năm...âm lịch)
Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..
Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.
Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
– Văn khấn các yết gia tiên:
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Văn khấn nhập trạch văn phòng
  Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Văn khấn về nhà mới thuê
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật.
Con kính lạy chư vị Tôn thần.
Con kính lạy chư vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Chúng con là: ………………
Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. là ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, quả cau lá trầu, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần.
Con kính cẩn các vị Thần linh, thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh phù hộ dân lành bảo vệ sinh, linh nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được chuyển vào nhà mới tại: ………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu.
Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.
Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia đạo thuận hòa, an ninh, khang thái, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Chúng con kính mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, gia đình mạnh khỏe, thịnh vượng, tài lộc dồi dào.
Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)
Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến văn khấn nhập trạch hy vọng sẽ giúp quý gia chủ có được thông tin hưu ích khi nhập trạch. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử [email protected] Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.
Coi thêm ở : Những bài văn khấn nhập trạch đơn giản
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3BFBue4
0 notes
euro888soikeo · 3 years
Text
Tổng hợp bài cúng bài cúng cô hồn tháng 7 chi tiết
Lễ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 là một trong những nét văn hoá truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để xua đi vận rủi và cầu may mắn bình an. Hơn hết, đây còn là dịp để các gia đình an ủi và tỏ lòng thành kính đến với những linh hồn cô độc và lang thang trên dương gian. Để tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như bài cúng cô hồn, hay cùng theo dõi chia sẻ sau đây cùng với https://euro888.com.
Tumblr media
Lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn có thể không còn là một việc xa lạ trong truyền thống của người Việt. Về mặt tín ngưỡng, người ta luôn tin rằng con người ai cũng có là linh hồn và thể xác. Khi một ai đó chết đi, phần xác sẽ phân huỷ, tuy nhiên phần hồn vẫn sẽ còn đó mà không mất đi. Những kinh hồn tốt lành sẽ được đầu thai sang kiếp khác, trái lại có những linh hồn sẽ không thể siêu thoát và quay trở lại nhân thế để gây quấy nhiễu.
Thêm vào đó, người ta tin rằng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, thì các linh hồn ma quỷ sẽ được Diêm Vương cho phép quay trở lại dương gian. Đây là thời gian những linh hồn này sẽ hoạt động cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Thời gian này, Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại và các linh hồn sẽ quay trở về địa ngục.
Vậy nên, lễ cúng cô hồn được xem như là một cách để an ủi những linh hồn lang thang và đói khát. Họ có thể là những linh hồn đã chết oan, không có nơi nương tựa và cả những linh hồn mồ côi không được thờ cúng. Các lễ vật cô hồn là dành cho những linh hồn này và giúp họ nhận được những lời kinh khấn và hương hoa.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người có thể loại bỏ những điều không may mắn hoặc những vận xui có thể ảnh hương lên gia đình và công việc kinh doanh. Đồng thời, mang về may mắn và bình an.
Thời gian cúng cô hồn hàng năm diễn ra như thế nào?
Ngày cúng cô hồn thường được diễn ra vào những ngày cố định trong năm, thông thường sẽ là vào mùng 2 và 16 theo âm lịch. Đặc biệt là vào ngày rằm tháng 7, đây là thời gian chính thức của ngày lễ cô hồn.
Những người làm các công việc kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức cúng và đọc bài cúng cô hồn hàng tháng nhằm xua đi những điềm không may và mang đến bình an. Trong khi đó, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ cô hồn được tổ chức lớn nhất và hầu hết tất cả các gia đình Việt đều làm lễ này.
Đối với thời gian cúng lễ, có thể chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường sẽ lựa chọn khoảng thời gian xế chiều để làm lễ. Người ta cho rằng, bạn ngày trời quá sáng và nhiều nắng có thể làm linh hồn bị yếu đi. Thay vào đó, buổi xế chiều sẽ thích hợp hơn. Thời gian này các linh hồn có thể dễ dàng nghe thấy những lời kinh khấn và nhận các lễ vật từ các gia đình.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn
Trước tiên, việc chuẩn bị các lễ vật để cúng cô hồn là rất quan trọng. Vì đây là những lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính cũng như sự an ủi của các gia đình dành cho các linh hồn. Do đó, cần chuẩn bị thật chỉnh chu và đầy đủ:
Các ngày mùng 2 và 16 hàng tháng thì nên chuẩn bị lễ vật sau: Vàng mã, tiền thật với mệnh giá nhỏ, hoa tươi và trái cây ngũ quả. Đồng thời, cần chuẩn bị thêm bánh kẹo, muối gạo, chè cháo. Không cần chuẩn bị rượu, thay vào đó là 3 chén nước. Đối với bát đũa thì nên chuẩn bị 5 phần. Ngoài ra còn có thêm nhang, đường thẻ và mía.
Ngày rằm tháng 7 hầu hết các lễ vật điều chuẩn bị giống như trên. Tuy nhiên, cháo loãng nên chuẩn bị 12 chén và đường thẻ cũng nên chuẩn bị 12 cục. Thêm vào đó là heo quay và rượu.
Heo quay ở đây là không bắt buộc và có thể được thay thế bởi những lễ vật khác. Ngoài ra, tuỳ theo văn hóa vùng miền mà các lễ cúng có thể được thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh các lễ vật để cúng cô hồn thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn cũng quan trọng không kém. Đây sẽ là bài cúng được đọc trong lúc làm lễ, vậy nên cần chuẩn bị thật cẩn thận và chỉnh chu. Nhờ đó, có thể cho thấy được tấm lòng cũng như làm cho buổi lễ được tiến hành một cách trọn vẹn nhất có thể.
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ( cúng cô hồn)
Vào ngày cúng cô hồn tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị làm các mâm cỗ. Vậy, mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 bao gồm những gì?
Mâm cúng phật: được đặt ở nơi cao nhất trên ban thờ. Đối với mâm cúng phật gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc hoa quả. Tuyệt đối, bạn phải sử dụng loại hoa và quả tươi nhé.
Mâm cúng thần linh và gia tiên: đặt ở dưới mâm cúng phật. Thường thì mâm thần linh bao gồm các món ăn mặn truyền thống. Cùng với đó là hương hoa, tiền vàng và trầu cau. Đối với mâm cúng gia tiên thì gia chủ sẽ chuẩn bị thêm quần áo, giày dép, đồ trang sức…bằng giấy.
Mâm cúng chúng sinh: được đặt ở trước cửa chính của nhà mình. Mâm cúng này sẽ được cúng vào thời gian buổi chiều tối. Khác với mâm cúng phật và mâm cúng thần linh, gia tiên. Mâm cúng chúng sinh gồm: muối, gạo, cháo trắng, đường thẻ, giấy áo tiền vàng từ 15 lễ trở lên….
Tumblr media
Bài khấn cúng cô hồn tháng 7
Bài cúng cô hồn tháng 7 này chúng tôi dựa trên bài văn khấn cổ truyền Việt Nam. Gia chủ có thể khấn theo cách này như sau:
Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.
Con xin được vái chín phương trời, lạy mười phương đất. Con xin kính lạy Đức Địa Tạng Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 âm lịch cũng chính là ngày xóa tội vong nhân.
Tín chủ con tên là…sinh tại…nay con có chút thành tâm gồm có hương hoa, lễ vật…xin được thành tâm dâng cúng và bày lên trước án.
Đầu tiên, con xin được thành tâm mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Cùng với đó là các ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí Đức Tôn thần. Các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Các ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, Táo quân và toàn bộ thần linh ngụ tại khu này.
Con xin các ngài nhẹ tay, giáng lâm án tọa và chứng giám lễ vật cho chúng con. Nay là tiết Vu Lan, gia đình chúng con đội ơn các ngài đã che chở. Kính mong các ngài phù hộ độ trì cho cả gia đình chúng con được mạnh khỏe. Một lòng hướng về chính đạo, gia đạo hưng long và lộc tài vượng tiến.
Con xin cúi xin chứng giám.
Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây các gia đình đã nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến lễ cúng cô hồn. Nhờ đó có được những sự chuẩn bị tốt nhất về mặt vật chất cũng như tâm hồn. Đặc biệt là có được một mâm cúng đầy đủ và bài cúng cô hồn thật chỉnh chu. Để biết thêm các thông tin liên quan đến ngày cúng cô hồn, hãy tham khảo thêm tại chuyên mục phong thủy của chúng tôi nhé. Cảm ơn bạn đọc!
0 notes
sv88channel · 3 years
Text
Cách bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng
Trong nền văn hóa phương Đông, các nghi thức thờ cúng thần linh đã trở thành một phong tục lâu đời khó có thể xóa bỏ. Đặc biệt, với mong muốn lớn về việc “an cư lạc nghiệp”, thờ cúng Thần Tài Thổ Địa đã thành một nghi thức quen thuộc đối với đời sống của người Việt. Vậy một bài cúng thần tài thổ địa đúng quy tắc và đầy đủ nội dung là như thế nào? Hãy cùng https://sv88.win/ tiếp tục theo dõi nhé.
Tumblr media
Sự tích về tục thờ Thần Tài Thổ Địa
Câu truyện cổ tích ông Thần Tài
Theo văn hóa Trung Hoa, có câu chuyện kể rằng Thần Tài xuất thân ban đầu là một người nông dân tên Triệu Công Minh. Trong nhà, ông chỉ nuôi một con chó đen già nua và chú vịt vàng không có khả năng đẻ trứng. Vốn dĩ là một người có cuộc sống nghèo khó, hàng ngày Triệu Công Minh đi khắp nơi để xin được cơm ăn thừa, đồ mặc cũ.
Gần đó, có một ông phú hộ tên Tiền Viên Ngoại sinh sống khá là xa xỉ và phung phí. Cơm ăn thừa thì đổ, mặc dư đồ thì vứt. Triệu Công Minh thấy thế liền đến nhặt đồ cũ của phú hộ nọ chia cho người nghèo, cơm thừa đem về nuôi vịt và chó. 
Kỳ lạ thay, một thời gian sau con vịt đẻ ra 10 trái trứng vàng, con chó ho ra 10 thỏi bạc. Từ đó trở đi, 2 con vật ngày nào cũng tặng vàng bạc cho người chủ của mình. Chẳng mấy chốc, từ một ông nông dân nghèo khó, Triệu Công Minh trở thành một người không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn rất giàu có.
Phú hộ họ Tiền vì lối sống của mình mà mau chóng nghèo khổ, đi xin ăn tại nhà họ Triệu. Sau khi được lão nông họ Triệu tặng cho một số vốn làm ăn, hắn ta mau chóng tiêu hết và nổi lòng tham giết người cướp của. Hắn châm lửa đốt nhà Triệu Công Minh. 
Tuy nhiên, ngay lúc đó chú chó hóa cọp đen cắn chết gã họ Tiền, chú vịt vàng hóa phượng hoàng bay lên trời. Triệu Công Minh không chết mà hóa thành Thần Tài và được người dân thờ cúng như một vị thần.
Câu truyện cổ tích ông thổ địa
Theo câu chuyện của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu khi con người xuất hiện và khai hoang nơi đây, Nam Bộ là một vùng đất âm u, lạnh lẽo, thậm chí nhiều người còn cảm thấy “lành ít dữ nhiều”. 
Lúc đó, người dân tại đây suy nghĩ rằng đã có những vị thần cai quản, bảo vệ vùng đất này từ trước. Cho nên, họ đã tiến hành thờ cúng để van xin những vị thần ấy cho phép mình được sinh sống, làm ăn trên mảnh đất Nam Bộ này. Có thể vì vậy mà Thổ Địa đã được thờ cúng như một vị thần đem đến bình an, may mắn. Hình ảnh Thổ Địa là một vị thần có thân hình to béo biểu hiện cho sự phì nhiêu, miệng luôn nở nụ cười thể hiện sự an nhàn, phúc lộc.
Một số nơi ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và cho rằng ông Thổ Địa cũng chính là ông Thần Tài. Tuy nhiên, cũng có những nơi cho rằng Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai và Thần Tài là vị thần đem lại may mắn, tiền tài, phát đạt. Chính vì vậy hình ảnh Thần Tài, Thổ Địa ngồi cùng nhau trong một bàn thờ khá là quen thuộc.
Về ngày vía Thần tài 
Ngày vía Thần Tài sẽ rơi  vào mùng 10 âm hàng tháng. Lý giải cho điều này chính là câu truyện dân gian được truyền tai nhau và kể lại rằng:
Vào một lần vì uống quá chén, Thần Tài vô tình vấp ngã rồi rơi xuống nhân gian. Thật không may, đầu thần va vào đá đến mất trí nhớ, áo quần thì không rõ bị kẻ nào lột hết. Lúc này, vị thần phải lang thang khắp nơi để xin ăn. Lạ thay, một quán ăn sau khi mời vị thần này ăn bữa no nê thì khách kéo đến rất đông, mỗi ngày thần ghé ăn thì đều như vậy. Do đó, có nhiều kẻ thay nhau lôi kéo thần về quán của mình, đem thần đến cửa hàng chuộc lại quần áo.
Khi vừa đội chiếc mũ và mặc lại y phục của mình vào, Thần Tài lập tức nhớ hết mọi chuyện và bay về trời. Từ đó, ngày vía Thần Tài được định chính là ngày mà thần đã bay về trời ( mùng 10 âm lịch hàng tháng). Và vào ngày đó, người dân sẽ dâng lễ và niệm bài cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu bình an, tiền tài, thịnh vượng.
Ý nghĩa của tục thờ Thần Tài Thổ Địa
Tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa/bài cúng Ông Địa không phải là một yếu tố mê tín dị đoan. Đây là một phong tục có nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người phương Đông, đặc biệt là Việt Nam.
Tumblr media
Ý nghĩa về văn hóa
Mỗi vùng đất, quốc gia đều có những nét văn hóa riêng. Tục thờ cúng thần linh thể hiện những quan niệm, tín ngưỡng của người phương Đông về thế giới tâm linh theo một cách riêng. Từ vị thần trên cao cho đến những vị thần cai quản đất đai, tiền tài. Điều đó làm nổi bật được màu sắc của nền văn hóa phương Đông nói chung và nền văn hóa Việt nam nói riêng trên bản đồ văn hóa thế giới.
Ý nghĩa về đời sống
Vào mỗi mùng 10 âm hàng tháng, cùng lễ vật dâng lên, con người sẽ gửi gắm những lời bình an, cầu vận may, tài lộc cho gia đình mình thông qua bài cúng Thần Tài Ông Địa.
Thờ cúng thần linh mà cụ thể là Thần Tài Thổ địa chính là một bài thuốc tinh thần cho con người. Đây là một đức tin giúp họ có thể an tâm sinh sống, lập nghiệp. Không phải là một hình thức mê tín dị đoan, tục thờ Thần Tài Thổ Địa đem đến cho con người những giá trị tinh thần mang ý nghĩa tích cực nhất.
Vậy nên, mỗi gia đình cần có một bàn thờ Thổ địa Thần tài trong nhà để gia tăng lộc lá, làm ăn thuận lợi. Việc đặt bàn thờ Thổ địa cũng cần chọn hướng cho phù hợp. Việc này phải được thực hiện từ lúc đầu khi mua nhà hay làm nhà. Bởi yếu tố phong thủy là vô cùng quan trọng với gia chủ.
Bên cạnh đó, các yếu tố thiết kế, kiến trúc, màu sắc, không gian nhà cửa, ngôi nhà ở vị trí tốt cũng là điều mà bạn cần quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa chọn được ngôi nhà ưng ý thì hãy tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.
Cách bày trí mâm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa
Những thứ cần chuẩn bị
Đối với một ban thờ Thần Tài Thổ Địa, không thể thiếu những lễ vật như sau:
Bát hương/hương nhang: bát hương thường mang ý nghĩa kêu gọi, tưởng nhớ các người thân đã khuất. Đối với thờ cúng thần linh, nó mang ý nghĩa mời lễ và truyền đạt lời khấn đến các chư vị. Đặc biệt, trong thờ cúng Thần Tài Thổ Địa thì bát Hương còn có ý nghĩa giúp cho các vị thần này hội tụ linh khí.
Nước, muối và gạo: nước dâng lễ nên là nước tinh khiết, nước sạch. Muối thì phải trắng, không có chất bẩn, gạo thì phải thơm. Một số nơi, người ta còn thay thế nước bằng rượu. 
Hoa tươi: đa số khi dâng hương người ta thường chọn các loại hoa cúc, vạn thọ. Hoa phải còn tươi và để lâu được, hoa tươi chính là sự thể hiện lòng thành và mong muốn về một cuộc sống tốt lành.
Trái cây: hãy lựa chọn những trái cây có kích cỡ vừa phải với bàn thờ, còn giữ được độ tươi và xanh. Lưu ý là không nên dùng trái cây giả vì điều đó là thể hiện bạn chưa đủ lòng thành với Thần Tài Thổ Địa.
Trên đây là những lễ vật cơ bản nhất mà một ban thờ Thần Tài Thổ Địa phải có. Tùy vào dịp và vùng miền sẽ có dâng thêm những lễ vật khác như: tiền giấy, bánh kẹo,…
Cách sắp xếp, bày trí
Một ban thờ Thần Tài Thổ Địa thường được sắp xếp như sau:
Đặt Ông Địa bên trái và Thần Tài bên phải ( Nếu bạn thờ cúng cả 2 ông)
Ở giữa là bát hương có kích cỡ phù hợp
Có thể dùng nến hoặc đèn trái ớt để thắp sáng cho ban thờ
Gạo, muối, nước sắp xếp hợp lý và gọn mắt
Đối với lễ cúng hoa quả, nếu nhìn theo hướng từ ngoài vào thì hãy đặt hoa phía bên phải và quả phía bên trái
Tài Thổ Địa cũng như các bài cúng Thần Tài Thổ Địa phù hợp cho từng dịp lễ được tổng hợp từ nhiều nguồn mà bạn có thể tham khảo do chuyên mục phong thủy mang lại. Hy vọng bạn có thể áp dụng tốt những thông tin bổ ích này vào việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu bình an, tài lộc cho gia đình của mình.
0 notes