#Tiểu thuyết Tàn Ngày Để Lại
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bộ phim “Tàn ngày để lại”đạt 8 đề cử tại lễ trao Giải Oscar nói về điều hối tiếc lớn nhất trong đời người
Ảnh từ Sony Pictures Entertainment Rốt cuộc, ngoài công việc còn có cuộc sống. Bên dưới các vai diễn còn có chính mình. Mọi nghề nghiệp, thân phận đều chỉ là phương tiện kiếm sống. Cái gọi là sự nghiệp và thành tích chẳng qua chỉ là hào quang chói lọi trên mức cần thiết. Đừng coi công việc và danh dự là tất cả, bởi nó xóa sạch những cảm xúc và mong muốn thực sự của bạn. Trên đời này không có danh…
View On WordPress
#Bạn tự chọn cách sống#Bộ phim Tàn Ngày Để Lại#giải Nobel Văn học 2017#quản gia vĩ đại#Tiểu thuyết Tàn Ngày Để Lại
0 notes
Text
Hai tháng qua mình chỉ vùi mặt vào đọc truyện! Bảy Năm và Đông Ly, cứ đọc hết rồi lại đọc lại; khi tìm được một quyển truyện hay, mình rất khó để thoát ra nổi những cảm xúc mà nó mang lại.
Kể cũng lạ, một quyển truyện 7 800 trương, chẳng biết nhẫn nại ở đâu để mà ngồi lướt lướt rồi đọc nữa (ừm, vì mình đâu phải người có tính nhẫn nại ( ・`ω・´)
01//
Mình có thói quen đọc truyện từ sớm, mọi người thường hay chỉ trích việc mình thích mấy cuốn ngôn tình não tàn này (mình chỉ đọc ngôn tình, chứ không đọc những quyển sách triết lý) thực ra là dù có đọc cái gì, ta đều có thể từ đó rút ra bài học hoặc kinh nghiệm sống. Mình chỉ quan tâm là thực ra ngôn tình dạy mình rất nhiều điều chứ không quan tâm người khác nói nó não tàn tới đâu. Hơi buồn cười là hiện tại, mình vẫn thích chìm đắm vào mấy câu chuyện tình yêu này.
Mình thích những câu nói triết lý được lồng ghép ở trong những chương truyện, thích cách nam chính yêu nữ chính, thích cách mình vẫn luôn tin tưởng vào 1 tình yêu bất diệt như thế , có lẽ vì mình không thể có được 1 tình yêu rầm rầm rộ rộ; 1 kiểu yêu như trong tiểu thuyết nên mới liều mạng thích đọc nó tới như vậy!
Từ ngày biết tới tiếng Trung, tiếp xúc với ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, mình đột nhiên cảm nhận được rằng giọng văn của mình cũng bỗng dưng trở nên hoa mĩ hơn rất nhiều rất nhiều, có những khi cảm nghĩ cứ tuôn ra như suối chảy, nếu như nói theo cách của Happiness miêu tả thì là “sến súa”. Mình nhớ lại thời cấp 3 mình rất thích viết văn, nhưng giọng văn chỉ nằm ở mức trung bình, nghĩ nát óc cũng chẳng nghĩ ra được mình nên diễn tả cái gì, điểm chỉ luôn trong khoảng 7.
Mình của hiện tại mặc dù nhiều lúc cũng “văn thơ lai láng” đó nhưng chẳng còn ham viết lách nữa, mình đã rất nhiều lần vung tiền phung phí để mua một quyển sổ đẹp đẽ, dự định là sẽ biến nó trở thành quyển nhật kí hào nhoáng gắn bó với cuộc sống, nhưng cũng chỉ được 1 vài ngày là đâu lại vào đó, những em sổ xinh xinh lại bị mình “môt-lần- nữa” cho vào một xó xỉnh nào đó mà phải rất nhiều năm tháng về sau mới lại được mình nhớ tới và lôi ra như một kỉ vật cũ, một ngày 12 tiếng công việc tiêu hao quá nhiều năng lượng của mình, buổi tối khi về tới nhà, mình chẳng còn hơi sức cũng như tâm trạng lại động bút để viết viết cảm khái.
02//
Có một khoảng thời gian mình hiểu lầm thầy rất nghiêm trọng. Cảm giác mọi tế bào trong người mình đều đang ghét bỏ thầy. Mình luôn tự hỏi tại sao thầy lại thay đổi, rốt cuộc vì lý do gì khiến mình và thầy ngày càng xa cách nhau. Mình luôn ghét cảm giác ấy, mình không nhìn mặt; không trò chuyện; không tiếp xúc. Một khoảng thời gian sau đó thầy luôn cố gặng hỏi có phải mình với Happiness cãi nhau không. Mình bực dọc nói không có gì. Mình đã từng soạn một tràng tin nhắn dài ngoằn nghoèo để gửi cho thầy, trách móc thầy, nói ra hết tất tần tật những khó chịu những hiểu lầm bấy lâu này mình dồn nén, tích tụ. Nhưng lời nói tới đầu môi lại chẳng nỡ. Happiness từng phân tích cho mình rất nhiều, mục đích cuối cùng là khiến mình chấp nhận sự thật rằng vạn vật đều sẽ đổi thay, nhưng điều không đổi thay ở đây là “thầy chưa từng bất công với em, luôn quan tâm em, em luôn là ngoại lệ, em hãy nghĩ lại đi” .
Phải, là như vậy!
Thời gian sau đó thì mọi chuyện lại ổn định trở lại, mặc dù mình hiểu nút thắt trong lòng nó vẫn sẽ ở đó, chỉ có điều bản thân mình không còn quan tâm tới việc phải làm sao giải nút thắt ấy ra nữa mà thôi!
03//
Trước đây không lâu mình nghe tin NN phải rời khỏi nh10, phải đi đâu thì mình không rõ, chỉ biết là tiệm của NN sẽ phải nhường lại cho người khác. Hôm ấy anh nói, “Khi nhìn thấy NN khóc anh không có tí cảm giác gì”; mình cũng im lặng một lúc rồi thẳng thắn “Thực ra đứng ở góc độ của một người ngoài, em có phần nào đó hiểu được cách làm của NN. Nhưng chung quy lại em vẫn không phải người thuộc nh10. Nên đúng là em không hiểu được những gì mà mọi người phải chịu đựng”.
NN là người đầu tiên mình tiếp xúc, là người dạy dỗ mình, mình luôn nhớ lúc ở Nguyễn Khang mọi thứ tốt đẹp bao nhiêu, NN đã từng cười hiền hậu thế nào. Chẳng ai có thể hiểu nổi sự thay đổi của NN, cũng như chẳng ai có thể hiểu được tại sao người khác lại thay đổi. Hôm ấy mình muốn nhắn tin gì đó an ủi NN, nhưng lại chẳng biết phải mở miệng thế nào, vì hình như không thích hợp nói gì cả . Nói gì cũng cảm thấy thừa thãi, người ta còn chưa chắc cần mình an ủi.
04//
Papa, thầy thật tốt! Dù mọi chuyện có như thế nào, thầy vẫn luôn tốt đẹp như vậy.
Nợ tiền dễ trả, nhưng nợ ân tình thì có lẽ dùng cả đời này cũng trả không nổi. Mình nợ thầy, nợ bản thân, mặc dù bản thân đã đấu tranh trăm nghìn lần nhưng tới cuối cùng mình vẫn thỏa hiệp, chỉ cần còn thầy - thì vẫn sẽ còn mình.
05//
Dã tâm của một con người liệu lớn tới đâu. Mình không thể trả lời nổi, chỉ cảm thấy nhiều khi có những người vì lợi ích của chính mình mà không từ thủ đoạn giành giật lấy những thứ vốn không thuộc về mình. Nhưng nhân tính vốn tồn tại song song như vậy, không ai có tư cách để trách móc sự thay đổi của ai, vì bản thân chúng ta mãi mãi không phải người trong cuộc.
06//
Dạo gần đây mình đang xem một bộ phim tên là Đi Đến Nơi Có Gió, diễn viên chính gồm Lý Hiện và Lưu Diệc Phi. Hôm đầu tiên khi mình xem xong đột nhiên khóc dấm dứt như con thần kinh trên giường, mình không biết mình đang rơi nước mắt vì điều gì.
Hoặc có thể vì xúc động vì câu nói của Hứa Hồng Đậu khi cô ấy nói rằng : “Tôi chỉ muốn tìm tới một nơi không ai quen biết mình. Nghiêm túc mà làm một người vô dụng”
Vì mình cũng khát khao một cuộc sống tự tại như vậy!? Vì mình cũng ao ước được thoát khỏi lớp màng đô thị này để đi tới một nơi non nước hữu tình như vậy!? Vì mình cũng khủng hoảng về tuổi tác ư!? Vì mình cũng muốn biết rốt cuộc là mình đang sinh tồn vì điều gì như nữ chính!? Chẳng rõ nữa
Trong tập 10, mình cực thích một câu nói của Đại Mạch : “Con người vốn không rảnh rỗi được, cô đói bụng thì cô muốn ăn no. Khi cô ăn no rồi thì cô lại muốn ăn ngon. Khi cuộc sống của cô đủ đầy, cô sẽ có yêu cầu về mặt tinh thần. Tiếp đó cô lại hy vọng được tôn trọng trong xã hội, nâng cao cuộc sống, tiếp đó nữa là thực hiện giá trị bản thân”
Hoặc khi Nana hỏi giữa lý tưởng và ước mơ có khác gì nhau, Đại Mạch đã trả lời rằng :
“Cô nỗ lực phấn đấu vì nó thì là lý tưởng. Ôm một kì vọng tươi đẹp nào đó thì là ước mơ. Một cái là phải làm; còn một cái là có thể thỉnh thoảng làm hoặc không làm”
Khi công việc quá áp lực, cuộc sống bế tắc, mình nghĩ rằng những con người sống ở thành phố sẽ khát khao một thôn quê hẻo lánh, non nước hữu tình. Vứt bỏ tất cả rồi chạy về nơi ấy để tìm lại chính mình.
Nhưng những con người thôn quê thì lại khát khao sự phồn vinh nơi thành thị. Họ mong ngóng được đi khỏi nơi làng quê nhỏ bé ấy để một bước lên mây. Cứ xoay vần xoay vần trong cái vòng tròn ấy mà không thể có một cái kết trọn vẹn.
07//
Mình từng ôm ấp giấc mộng một ngày nào đó sẽ có thể đặt chân được tới Tây Tạng, mình ao ước một ngày nào đó có thể gột rửa tâm hồn, mình hy vọng sẽ có một tâm hồn tự tại, không gò bó, không bó buộc.
Cuộc sống mà, nhiều khi phải ôm nhiều ảo tưởng hão huyền một chút thì con người mới có chí bước tiếp được. Mình vẫn sẽ cứ ôm giấc mộng ngàn thu ấy mà cố gắng thêm vai-chục-năm nữa thôi.
75 notes
·
View notes
Text
Ngày này 7 năm trước, mình đăng một bài review ngắn về cuốn "Nơi em quay về có tôi đứng đợi" lên facebook. Còn lập hẳn album / my book list / để ghi lại cảm nhận sau mỗi lần đọc sách. Vậy mà, từ ấy đến nay, mình chẳng viết thêm bất kì một bài nào nữa. Sự nghiệp review sách chưa kịp nở đã vội lụi tàn. (ーー;)
CUỘC ĐỜI VỐN LÀ NHỮNG CHUỖI NGÀY HỘI NGỘ VÀ CHIA LY
Nỗi buồn đã phảng phất đâu đó ngay từ tựa đề cuốn sách. Là tình yêu. Là chờ đợi. Là mỏi mắt ngóng trông một bóng hình giữa rừng thu vàng lá.
Trong đầu mình nhanh chóng vẽ ra một câu chuyện tình đẹp nhưng ngắn ngủi; dù không còn ở bên nhau nhưng chàng trai vẫn sẽ mãi ở đây, chờ đợi người con gái ấy quay về. Và cốt truyện chính xác là như vậy. Nhưng cái hay của Ichikawa Takuji là ông biết cách biến cốt truyện tưởng chừng như đơn giản ấy thành một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Mang đậm phong cách cá nhân. Nhẹ nhàng. Hài hước. U buồn. Nhưng tuyệt nhiên không đánh mất đi niềm tin và hi vọng.
Dưới góc nhìn của Satoshi, tác giả kể cho chúng ta nghe câu chuyện tình đẹp nhưng không kém phần "chân thực" của anh và Yuko. Đang tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc thì tai họa bất ngờ ập xuống đầu cặp vợ chồng son. Là tai họa.
Chiếc ảnh ngày xưa ấy.
Đánh giá: 4.5/5
Những trang đánh giá sách thường chấm theo thang điểm 5, không phải 10 như chấm phim. Tính chấm 4/5 thôi nhưng bản dịch hay, không lỗi; cộng thêm bìa đẹp nên cho thêm 0.5 điểm hình thức. Với lại, tựa đề tiếng Anh là "Separation" mà dịch sang tiếng Việt hay quá xá hay.
Thêm chút thông tin, "Nơi em quay về có tôi đứng đợi" là tiểu thuyết đầu tiên của Ichikawa Takuji bước ra khỏi mạng internet để xuất bản thành sách vào năm 2002. Trước cả "Em sẽ đến cùng cơn mưa" cơ, chỉ là xuất bản ở Việt Nam trễ thôi.
7 notes
·
View notes
Text
Chờ ngày tuyết tan - nỗi buồn trong tuyết trắng
Dùng bạo lực để trả thù bạo lực chỉ khiến chúng ta trở thành những con quái vật mà thôi."
_Thầy Amin_
🍃 "Chờ ngày tuyết tan" được sáng tác bởi bộ đôi tác giả Shiro Kuro và Rensuke Oshikiri. Cuốn tiểu thuyết này đã khiến tôi ấn tượng ngay từ những dòng đầu tiên bởi không khí u ám và lạnh lẽo len lỏi qua từng con chữ. Viết về thị trấn Ootsuma, câu chuyện xoay quanh cuộc sống bị bạo lực học đường của cô bé Haruka - một học sinh mới chuyển đến. Bên cạnh đó, những khía cạnh về bạo lực gia đình hay khoảng cách xã hội cũng được hai tác giả khai thác khá sâu sắc. Và đúng như tôi kì vọng, cách khắc họa từ nhân vật đến các mâu thuẫn đều mang một chất riêng của văn học Nhật Bản.
🍃Có đôi điều khiến tôi suy nghĩ sau khi đọc xong cuốn sách này. Phải chăng Shiro Kuro và Rensuke Ohsikiri không chỉ đơn thuần phản ánh về vấn nạn bạo hành?
....mà bên cạnh đó, qua những trang viết tôi nhận ra vấn đề nhân tính phần đầy nhức nhối. Không có ai bản chất đã xấu xa hoàn toàn. Chúng ta sống giữa phần CON và phần NGƯỜI chênh vênh trong chính mình. Cho đến khi ta rơi vào bi kịch, bị áp bức đến kiệt cùng, khi thứ ta nhận được từ những người xung quanh không còn là tình thương mà là sự khinh miệt, ngược đãi thì phần CON sẽ không ngần ngại trỗi dậy. Mỗi nhân vật trong " Chờ ngày tuyết tan" đều là một nạn nhân của nỗi đau. Việc sống trong một không gian bí bách, nghèo nàn của thị trấn xa xôi Ootsuma cũng đã khiến tất thảy mọi người cảm thấy bất lực, chán chường. Đã vậy, không một ai trong thế giới ấy không chịu đựng bi kịch. Rumi, Minami, Haruka là nạn nhân của bạo lực học đường; Aiba, Tachibana Yoshie bị chính cha mẹ của mình ngược đãi. Và cuộc sống dai dẳng trong cảnh ngộ khốn nạn ấy đã khiến những đứa trẻ mất đi phần nào nhân tính trong chúng. Rồi như một lẽ đương nhiên, chúng dùng bạo lực lên đồng loại của mình để trả thù cuộc đời đen tối.
🍃Tôi đang nói về vấn đề thiếu thốn đi tình thương yêu. Không có tình thương, trái tim sẽ giá lạnh, đơn độc. Thiếu đi hơi ấm tình người, không gì ngăn cản được trái tim ta hóa thú.
🍃Sở dĩ vấn đề nhân tính ám ảnh trong tôi khi đọc cuốn sách này là bởi hai tác giả khắc họa quá đỗi chân thực, trần trụi về khía cạnh đen tối của con người. Vì những tổn thương tinh thần mà các nhân vật trong câu chuyện đều sẵn sàng cư xử theo cách bản năng nhất, nguyên thủy và tàn bạo nhất với ngay cả đồng loại của mình. Họ đánh đập, nguyền rủa, đâm chém nhau. Và điều quan trọng là không một ai mảy may ăn năn về lỗi lầm của mình. Nếu có, họ sẵn sàng bao biện bằng vô vàn nguyên cớ. Vậy đó có thể là gì nếu không phải sự vô tình đến vô nhân tính?
🍃Dẫu vậy, "Chờ ngày tuyết tan" cũng là cuốn tiểu thuyết khiến cho bạn đọc cảm thấy ấm áp. Đằng sau cái lạnh lẽo của tuyết và của lòng người, tôi vẫn thấy đâu đây chút ấm áp ít ỏi. Tình thương cháu của ông nội Michio, nét ngây thơ sáng trong của bé Shouko, ánh mắt trìu mến của bố mẹ Haruka và cả Aiba nữa. Aiba đã từng là tia nắng ấm duy nhất cho Haruka trong những ngày tháng đen tối. Chỉ có điều vết thương bị bạo hành trong cậu cũng quá lớn, cậu không đủ sức để bảo vệ Haruka. Trái lại còn làm tổn thương cô ấy. Cho nên, tình cảm của Aiba dù ấm áp nhưng cũng không trọn vẹn là bao. Trong thế giới của tuyết trắng này, dường như tình người chưa bao giờ đủ ấm đề ôm ấp lấy những trái tim lạnh lẽo.
🍃Tôi không bất ngờ về cái kết của câu chuyện. Cái giá đắt nhất mỗi nhân vật phải trả là tính mạng của mình. Nhưng có lẽ đó là cái kết có hậu nhất với họ. Cái chết đến sẽ giống như sự giải thoát họ khỏi cuộc đời tù túng, đơn độc. Tuyết vẫn chưa tan ở thị trấn Ostsuma dù xuân đã tới, nhưng có chăng ở một thế giới khác, nắng sẽ chan hòa chiếu rọi, ôm lấy những phận đời bất hạnh kia và cho họ sinh khí để sống một cuộc đời mới.
📎 "Chờ ngày tuyết tan" không khiến tôi rơi nước mắt nhưng cuốn tiểu thuyết đã khiến tôi phải suy nghĩ về nhiều điều. Những đứa trẻ chịu bạo lực gia đình có thể sẽ chống đối lại xã hội, chúng cô đơn và dễ dàng trở thành thủ phạm của bạo lực. Và ta luôn cần sự cảm thông cùng tình yêu thương để bao dung và bảo vệ cho nhau. Đừng đẩy ai ra khỏi ngoài rìa của xã hội.
Rate: ⭐⭐⭐⭐
2 notes
·
View notes
Text
Con người, vì giản dị mà trở nên cao quý.
Đại văn hào Tolstoy từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Thật vậy, giản dị chính là một nét đẹp.
Trong tiểu thuyết của Kim Dung có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc như Triệu Mẫn, Hoàng Dung… nhưng nhân vật được yêu thích nhất lại là một cô gái vô cùng giản dị, thường mặc bộ y phục màu trắng. Đó chính là Tiểu Long Nữ.
Nói về Tiểu Long Nữ, nhà văn Kim Dung từng nhận xét: Cô ấy cả đời chỉ mặc y phục màu trắng, bộ đồ như cơn gió thổi qua cây ngọc thụ, như tuyết phủ lên nụ hoa quỳnh, toát lên vẻ đẹp thuần khiết và ngọt ngào như ánh trăng.
Đại văn hào Tolstoy cũng từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Khi còn trẻ chúng ta thường bỏ qua câu nói này, nhưng khi đã trưởng thành hơn, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.
Quần áo không cần quá lộng lẫy, chỉ cần hợp với người là được. Trang điểm cũng không cần quá đậm, chỉ cần nhẹ nhàng là được. Vẻ đẹp của nữ nhi không phụ thuộc vào những thứ khoác trên mình, mà là toát ra từ chính con người họ.
Dám thể hiện nét đẹp tự nhiên của bản thân, chứng tỏ bạn là người rất tự tin, không bị mê hoặc bởi vẻ hư vinh bề ngoài. Bạn sống tự tại, cao quý nhờ chính sự đơn giản của mình.
Tình cảm chân thành mới là tình cảm bền lâu
Tình cảm mãnh liệt giống như bông hoa rực rỡ, ban đầu rất tươi tắn, nhưng để lâu sẽ héo tàn. Ngược lại, tình cảm chân thành giống như cây tùng bách, không hiển thị khoe khoang nhưng lại bền lòng.
Nhà văn Tiền Chung Thư từng nói: “Mặc dù biết 5 thứ tiếng nhưng tôi chưa thấy từ nào diễn tả được hết ý nghĩa của từ ‘tố giao’ (tình bằng hữu thuần khiết) trong văn học cổ Trung Quốc”.
Chỉ với một từ “Tố” nhưng đã toát lên được nét thuần khiết của tình cảm b���n bè. Tố (màu trắng) chỉ là một từ đơn giản, nhưng là nền tảng của tất cả các màu sắc, cũng là màu nền không thể thiếu khi muốn pha trộn các màu sắc với nhau.
Tình cảm kết giao giữa những người quân tử luôn tràn trề như nước, còn giữa kẻ tiểu nhân sẽ khô cạn. Tình cảm chân thành mới có thể bền vững như dòng nước chảy, vượt sóng gió chông gai, vượt qua sinh tử.
Khi nữ thủ tướng Anh Thatcher còn đương chức, mỗi dịp sinh nhật bà đều nhận được rất nhiều thiệp chúc mừng và quà tặng từ khắp nơi gửi tới. Nhưng sau khi thôi chức, sinh nhật bà còn rất ít người nhớ tới. Đến sinh nhật lần thứ 77, bà chỉ nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, trong đó đều là những lời chúc chân thành.
Tình bạn có mục đích sẽ nhanh chóng tan theo mây khói, tình bạn chân thành sẽ luôn ở bên ta. Tình cảm, tình bạn chân thành âm thầm chảy như dòng suối nhỏ, và cũng vì nó âm thầm nên luôn cần thời gian để khảo nghiệm.
Tâm hồn trong sáng toát lên vẻ cao quý
Với một người chân thật, lời nói luôn được người khác tôn trọng. Những người đuổi theo danh lợi, bất chấp tất cả nhằm đạt mục đích, tâm hồn họ sẽ rất nhanh bị vẩn đục, khi tiếp xúc cũng làm mọi người phải tránh xa.
Có bao nhiêu người có thể xem nhẹ sự đời như Đào Nguyên Minh? Bao nhiêu người chạy theo danh lợi, có được rồi lại sợ mất đi, cả ngày luôn âu lo sợ hãi, không có được một giây phút an nhiên? Với người có tính tình giản dị, họ sẽ không sống chết vì danh vọng, lợi ích, mà luôn tìm đến sự thanh thản tâm hồn. Họ luôn tràn ngập niềm tin và yêu cuộc sống này.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta có thể học được cách sống đơn giản, giảm bớt lo âu, giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, thì cuộc sống cũng vì thế mà tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
Theo Secret China
Quỳnh Chi biên dịch.
0 notes
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: LỤC THAO KHƯƠNG TỬ NHA
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: LỤC THAO KHƯƠNG TỬ NHA
BỐI CẢNH RA ĐỜI
Đây là một trong những bộ binh pháp đầu ti��n của Trung Quốc thời cổ đại và là một trong VŨ KINH THẤT THƯ hay bảy bộ binh pháp kinh điển của Trung Quốc.
Lục Thao hay Lược Thao hay Thái công lục thao , Thái công binh pháp là một TUYỆT TÁC binh pháp do Khương Tử Nha, đầu đời nhà Chu viết, sách được dịch ra 9 ngôn ngữ.
Ngày xưa người ta thường hay nói “Là đấng nam nhi thì phải làu thông kinh sử, phải có tài KINH BANG TẾ THẾ ( từ “kinh tế” đang dùng được ghép từ đây) hay TÀI THAO LƯỢC (lục thao và tam lược) bắt buộc phải thuộc nằm lòng”.
Bộ sách Lục Thao của Khương Tử Nha viết, ông được coi là nhà tư tưởng quân sự đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và là người đầu tiên đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh.
Đời Tống Thần Tông, sách Lục Thao được đưa vào bộ binh pháp kinh điển Vũ kinh thất thư và được lưu truyền cho tới nay. Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ thẻ tre Ngân Tước sơn do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy nội dung Lục Thao trong khu mộ cổ Bát Giác Lang ở Hà Bắc năm 1973, trong di chỉ khảo cổ ở Đôn Hoàng, trong sách Quần thư trị yếu và trong bộ bách khoa thư Tứ khố toàn thư của Càn Long. Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ Vũ kinh thất thư trong đó có Lục Thao của Khương Tử Nha, có người còn gọi là Binh pháp Thái Công.
VỀ KHƯƠNG TỬ NHA
Khương Tử Nha , ( 1156 TCN - 1017 TCN), tính Khương , thị Lữ , tên Thượng, tự Tử Nha, lại được gọi là Thượng Phụ.
Cách gọi Khương Tử Nha, ghép tính và danh, trở nên phổ biến thông qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa. Do là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thông thường còn được gọi là Tề Thái công, còn gọi là Khương Thái công , Thái công Vọng hay Lữ Vọng (Lã Vọng).
Thời nhà Thương, vì Lã Thượng là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường. Vì nhà nghèo, Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị.
Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá hầu Cơ Xương đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông. Cơ Xương nhớ lời tổ tiên là Thái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó, Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng, nghĩa là người mà [Chu] Thái Công mong đợi), đón lên xe về cung và tôn ông làm thầy.
Ông là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân. Khương Tử Nha tiếp tục phò Cơ Phát (Vũ Vương – 1226 Trước Công Nguyên) đánh bại Trụ Vương (nhà Thương) và được phong làm vua Tề (Tề Thái Công) ở đất Doanh Châu và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị quân sư vĩ đại, là người đã góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong văn hóa Á Đông qua điển tích Thái Công điếu ngư(Thái Công câu cá) hay còn gọi là Lữ Vọng câu cá. Hình tượng của ông còn trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, một tác phẩm thần thoại dã sử nói về sự quật khởi của Chu Võ vương chống lại nhà Thương của Trụ Vương.
KHƯƠNG TỬ NHA ĐĂNG ĐÀN BÁI TƯỚNG LÚC 80 TUỔI
Vua Văn Vương sắp đi săn.
Sử Biên gieo quẻ bói rằng: “Đại Vương săn ở đất Vị Dương thì sẽ được việc lớn. Không phải được rồng, lân, cọp, giấu mà là điềm được bậc công hầu Trời cho xuống giúp đại vương để lập sự nghiệp, hưng thịnh như thời Tam Vương vậy”.
Văn Vương nói: “Điềm này tốt đến thế ư?”
Sử Biên tâu: “Xưa Thái tổ của thần là Sử Trù chiêm quẻ cho vua Vũ gặp Cao Dao cũng được điềm này”.
Văn Vương bèn nghỉ ngơi ăn chay ba ngày rồi xa giá đền miền Vị Dương, chợt thấy Thái Công đang ngồi dưới túp liều tranh câu cá.
Văn Vương đến úy lạo và hỏi: “Người thích câu cá lắm ư?”
Thái Công đáp: “Thần nghe nói quân tử thích thỏa chí của mình, tiền nhân thích được việc của mình. Nay thần ngồi câu ở đây cũng giống như vậy, chứ không hẳn là vui thích”.
Văn Vương hỏi: “Sao gọi là giống như thế?”
Thái Công đáp: “Câu cá có ba điều cân nhắc:
– Tùy quyền mà ban bổng lộc.
– Tùy quyền mà khiến người chết.
– Tùy quyền mà định tước quan.”
Câu cá để đạt được nguyện vọng của mình thì ý nghĩa sâu sắc có thể “làm nên việc lớn”.
Văn Vương nói: “Xin cho nghe về ý nghĩa này.”
Thái Công đáp: “Nguồn sâu nên nước chảy, nước chảy là cái Lí sinh ra cá. Rễ sâu nên cây lớn, cây lớn là cái Lí sinh ra quả. Quân tử cùng chí hướng nên hợp nhau, hợp nhau là cái Lí sinh ra sự việc.
Đối đáp bằng ngôn ngữ là cái bề ngoài của tính cách, còn câu nói chính là lẽ tận cùng của sự việc. Nay thần nói chí tình không hề kiêng nể, Đại vương có lấy làm trái ý chăng?”
Văn Vương nói: “Người có lòng nhân ái mới chịu nghe điều can gián, không ghét lời nói chí tình. Vậy những lời nói ấy là chi?”
Thái Công đáp: “Dây bé mồi nhỏ thì cá nhỏ ăn. Dây vừa mồi thơm thì cá hạng trung ăn. Cá ăn mồi nên phải mắc câu, người hưởng lộc nên phải theo vua.
Vậy câu cá bằng mồi thì cá sẽ bị bắt, giữ người bằng bổng lộc thì người sẽ làm hết mình, chiếm nước bằng nhà thì nước sẽ bị chiếm, chiếm thiên hạ bằng nước thì thiên hạ sẽ đi theo.
Ôi, miên man, dằng dặc, cảnh hợp ấy ắt phải tan rã. Tối tăm mờ mịt sẽ phải rời xa ánh sáng. Huyền diệu thay!
Cái đức của thánh nhân có thể chinh phục được thiên hạ, há chẳng đủ cho mình vui sao? Những điều lo nghĩ của thánh nhân là tùy theo địa vị của mỗi người mà thu phục họ.”
Văn Vương hỏi: “Thiên hạ không phải là của một người, thiên hạ là của thiên hạ. Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ.
Trời có thời, đất có của, cùng hưởng với người là “nhân”. “Nhân” ở đâu thì thiên hạ theo về đấy.
Tha cha cho người, giái cái khó của người cứu người lúc hoạn nạn, giúp người khi khốn đốn là đức. Đức ở đâu, thiên hạ theo về đấy.
Cùng lo, cùng vui, cùng thương, cùng ghét với mọi người là nghĩa. Nghĩa ở đâu thiên hạ theo về đấy.
Con người vốn tham sống sợ chết, thích đức và lợi, làm cho con người được sống được lợi là đạo. Đạo ở đâu, thiên hạ theo về đấy.
Văn Vương bái tạ và nói: “Thật là đúng hay, làm sao ta dám cãi mệnh trời”.
Bèn mời ông cùng ngự xe trở về, phong Thái Công làm Quốc sư.
BỐ CỤC LỤC THAO
Cấu trúc Lục Thao hiện nay gồm có 6 bộ: Văn thao : Dụng nhân – trị quốc Võ thao : Dụng binh Long thao : Tuyển tướng Hổ thao : Quân hình – khí tài. Báo thao : Chiến thuật. Khuyển thao : Luyện sĩ
Hy vọng là sách bộ sách LỤC THAO này sẽ rất bổ ích cho những người cầm quân, chính khách, hoạt động xã hội và doanh nghiệp.
(Tổng hợp)
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: LỤC THAO KHƯƠNG TỬ NHA
#docsachkinhdientslevantu#lucthao#khuongtunha
#kenhyoutubetslevantu#kenhtiktoktslevantu#hoasinhtanhd#facebooklevantu#dayvietsach#dayviethoiky
Chào Bạn! Tôi là TS Lê Văn Tư. Kinh doanh-Tư vấn - Đào tạo - Viết sách và Hồi ký
Công tác : Founder Công ty TNHH Khởi nghiệp Hoa Sinh Tân HD
23B/1, KV3, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam
BẠN HÃY ĐẶT CÂU HỎI BẠN HÃY CHIA SẺ NHỮNG VIDEO, NỘI DUNG HAY NÀY CHO NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ, ĐỂ KHI CÓ VIDEO, NỘI DUNG MỚI CHÚNG TÔI SẼ GỞI ĐẾN CÁC BẠN SỚM NHẤT!
1 note
·
View note
Text
Những cuốn sách cũ vẫn im lìm nằm đó, đã rất lâu nó chỉ nhìn ngang nhìn dọc nhưng không bao giờ đụng tới. Năm rồi lại năm, bụi cũng dần phủ trên những trang sách, phủ luôn những ngày tháng xa xôi. Đến một ngày phải dọn dẹp đồ đạc để chuyển đến nơi ở mới, dù muốn dù không, có những thứ không thể cứ trốn tránh mãi được. Có phải đi qua những tháng năm thanh xuân nhiều khổ đau và nước mắt đã làm cho khả năng phòng vệ của nó trở nên cực đoan quá rồi chăng. Đã nhiều năm nó không dám đi lại con đường cũ, những quán quen, không dám lật mở lại những ký ức xa xôi, không dám xem một bộ phim buồn và cũng không dám đọc một trang tiểu thuyết nhuốm màu đau thương. Đã bao năm nó quên rằng mình không còn rơi nước mắt nữa và hiển nhiên trái tim cũng chẳng còn thấy thương đau. Rồi cũng tới ngày phải lấy chúng ra để dọn dẹp và chuyển đi thôi. Những cuốn sách như gói gọn lại những câu chuyện với một người, nhiều năm rồi cái gì rồi cũng phai phôi. Hôm nay có thể dũng cảm mở chúng ra mà không còn thấy đau thương nữa. Tưởng như đó là câu chuyện của ai đó chứ không còn liên quan tới mình nữa. Ừ thì ngoảnh mặt hoá tàn tro!
0 notes
Text
Truyện xuyên không hài hước hay nhất
Truyện xuyên không hài hước là những bộ truyện hay tình cảm, bên cạnh những tình tiết hạnh phúc kèm theo những câu chuyện tình lãng mạng gây sức hấp dẫn đến cho người xem với tình yêu trong truyện. Hôm nay Top 10 Vivu sẽ tổng hợp Top 30 bộ truyện xuyên không hài hước hay nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nguồn: top10vivu.com
#truyenxuyenkhonghaihuoc #truyentranhxuyenkhonghaihuoc #truyexuyenkhonghaihuochoan
Truyện: Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược
“Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược” của tác giả Tương Nguyệt Khứ là một câu chuyện xuyên qua ngược văn đầy thú vị. Cố Diệu, nhân vật chính, xuyên không vào truyện và trở thành chị dâu của nữ chính. May mắn là cô không phải là nữ chính, nhưng vẫn dính líu đến Từ Ấu Vi – nam chính của câu chuyện.
Bộ truyện xuyên không hài hước này được xây dựng theo thể loại ngược luyến tàn tâm, và Cố Diệu có cảm giác thấp thỏm. Ngay khi kết hôn với gia đình tướng quân, cô gần như trở thành ngày đưa tang, vì Từ Yến Chu – em trai của nam chính – bị thương nặng. Toàn bộ gia đình tướng quân bị xử lưu đày đến Tây Bắc. Theo cốt truyện, trên đường lưu đày, Hoàng đến sẽ phái người bắt Từ Ấu Vi và đưa vào cung. Trước đó không lâu, nhà Từ sẽ gặp phải một bi kịch không ngờ và mất đi tất cả.
Cố Diệu dẫn theo một nhà cả già và trẻ em, lừa lão thái giam vào trạng thái hôn mê, sau đó cướp sạch tài sản của ông. Trong quá trình sống cùng gia đình chồng, Cố Diệu dần dần nhận ra mẹ chồng luôn sống hạnh phúc và không bao giờ khóc.
Cô cũng nhìn thấy sự khó khăn trong cuộc sống thông qua đứa em chồng ngậm thìa vàng. Người em chồng vốn có tính cách cao ngạo và lạnh lùng, nhưng bỗng trở thành một bông hoa hắc ám. Ngay cả chồng của Cố Diệu, người đã trải qua nguy hiểm và suýt chết, cũng trở nên sống động và dũng mãnh hơn.
Tóm lại, câu chuyện “Xuyên Thành Chị Dâu Của Nữ Chính Trong Truyện Ngược” ban đầu có tình tiết ngược luyến, nhưng dần dần trở thành một câu chuyện ngọt ngào. Cố Diệu trải qua nhiều biến cố và hiểu được giá trị của tình yêu và gia đình trong cuộc sống.
Truyện xuyên không hài hước: Công Lược Cặn Bã Ấy
Dung Tự, một cô gái trẻ với tinh thần quyết tâm, nhận ra rằng cô đã xuyên qua vào một thế giới khác. Khác biệt lớn nhất giữa cô và những câu chuyện tiểu thuyết khác là cô không dựa vào may mắn mà dựa vào hệ thống để thực hiện mục tiêu của mình – công lược nam cặn bã.
Hệ thống này cung cấp cho Dung Tự các công cụ và nhiệm vụ để đối phó với những người đàn ông tệ hại trong câu chuyện. Cô nhận thấy rằng đánh giá của hệ thống cho các nam cặn bã dựa trên điểm số từ 60 trở lên, và đó là danh sách đối tượng mà cô phải công lược.
Ví dụ, một người như Giang Thừa Diệc, với điểm số 98, được xem là nam cặn bã có sức chiến đấu cao. Dung Tự nhận thấy rằng nhiệm vụ của cô là công lược những người như anh ta, thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ để họ trở thành những người tốt hơn.
Dung Tự bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của mình. Cô sử dụng sự thông minh và sự quyết đoán của mình để tiếp cận Giang Thừa Diệc. Thông qua những cuộc gặp gỡ tình cờ và những lần gặp mặt không định, Dung Tự bắt đầu tạo dựng một hình ảnh mới về mình trước mắt anh ta.
Giang Thừa Diệc, người trước đây chỉ quan tâm đến sự vô tâm và ích kỷ của mình, bắt đầu chú ý đến sự tử tế và tài năng của Dung Tự. Nhưng anh vẫn giữ vững tính cách cặn bã của mình, thách thức Dung Tự và coi cô như một thử thách trong trò chơi đấu trí của mình.
Dung Tự không chùn bước. Cô sử dụng tất cả khả năng của mình để đối phó với thách thức của Giang Thừa Diệc, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về quá khứ và tâm lý của anh ta. Cô nhận ra rằng sự cặn bã của Giang Thừa Diệc xuất phát từ những tổn thương và khao khát chấp nhận.
Dung Tự không chỉ muốn thay đổi Giang Thừa Diệc mà còn muốn giúp anh ta tự thay đổi. Cô khám phá ra những khía cạnh tốt đẹp và tiềm năng trong anh ta và dần dần lan tỏa ánh sáng vào những góc khuất của tâm hồn anh ta.
Qua những thách thức và tranh đấu, Giang Thừa Diệc bắt đầu nhìn nhận lại bản thân mình. Anh nhận ra rằng sự cặn bã không mang lại hạnh phúc và anh muốn thay đổi để trở thành một người tốt hơn.
Cuối cùng, Dung Tự và Giang Thừa Diệc trở thành bạn bè thân thiết và cùng nhau đối mặt với những thử thách trong câu chuyện. Qua việc công lược những nam cặn bã, Dung Tự không chỉ thay đổi cuộc sống của họ mà còn thấy sự thay đổi và trưởng thành trong chính bản thân mình.
Dung Tự hiểu rằng công lược nam cặn bã không chỉ là một trò chơi hay mục tiêu cá nhân của cô, mà là một cách để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Bằng cách thay đổi những người xung quanh mình, cô hy vọng tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Với quyết tâm và sự nhạy bén, Dung Tự tiếp tục công lược những nam cặn bã khác trong câu chuyện và đóng góp vào sự thay đổi tích cực của thế giới xung quanh.
0 notes
Text
Phim hoạt hình cổ trang Trung Quốc hay nhất
Những bộ phim hoạt hình cổ trang Trung Quốc luôn là những bộ phim gắn liền với tuổi thơ trẻ em và nhận được thu hút từ người lớn vì nhiều bộ phim có thông điệp vô cùng ý nghĩa. Phim hoạt hình được ưu thích vì có hình ảnh tươi mới, đáng yêu. Hôm nay Riviu Phim sẽ tổng hợp Top 20 phim hoạt hình cổ trang Trung Quốc hay nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nguồn: Riviuphim.com
#phimhoathinhcotrangtrungquoc #hoathinhcotrangtrungquoc #phinhoathinhcotrangtrungquochay
Phim hoạt hình cổ trang Trung Quốc: Tinh Thần Biến
“Tinh Thần Biến” là một bộ phim hoạt hình cổ trang Trung Quốc hấp dẫn kể về cuộc hành trình của Tần Vũ, một thanh niên tìm kiếm tình yêu trên Thần Giới. Nhân vật chính đã trải qua nhiều khó khăn và gian nan trong quá trình tu luyện để đạt được mục tiêu của mình.
Tần Vũ học được công pháp Tinh Thần Biến của Lôi Vệ nhờ vào một cơ duyên đặc biệt. Cùng với sự giúp đỡ của Nghịch Ương tiên đế và Lan Thúc, anh ta bước vào hành trình khám phá Tiên Giới và Thần Giới. Tại Thần Giới, Tần Vũ phải đối mặt với sự thách thức từ Lôi Phạt Thiên Tôn và Lôi Phạt thành.
Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ từ Lôi Mông, Tần Vũ đã tạo nên vũ trụ riêng mang tên Tần Mông. Bộ phim thể hiện sự dũng cảm và ý chí kiên cường của nhân vật chính, vượt qua mọi giới hạn bản thân để tìm kiếm tình yêu và thành công.
“Tinh Thần Biến” là một tác phẩm đầy hấp dẫn, lôi cuốn người xem bằng cốt truyện phong phú và những tình tiết đầy mạo hiểm. Hãy xem ngay bộ phim này để khám phá thế giới phép thuật đầy kỳ diệu và cảm nhận được sự sáng tạo và tài năng của nhân vật chính.
Hoạt hình cổ trang Trung Quốc: Tuyết Ưng Lĩnh Chủ
Tuyết Ưng Lĩnh Chủ là một bộ phim hoạt hình Trung Quốc được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết thứ 8 của nhà văn Ngã Cật Tây Hồng Thị. Phim đã được đầu tư kỹ lưỡng từ nội dung, hình ảnh cho đến âm thanh, và chính thức phát sóng vào ngày 20/12/2018.
Phim bắt đầu với câu chuyện về những người khổng lồ sống giữa dòng dung nham nóng bức, và họ quyết định đánh bại những ngôi làng xung quanh để tìm kiếm sự sống mới. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn khi lũ ác ma chiếm đóng và tàn phá mọi nơi mà chúng đi qua.
Trong khi đó, thần linh không chú ý đến những sự kiện này mà chỉ quan tâm đến vinh quang đã đem lại cho con người trong quá khứ. Thế giới đang bị thống trị bởi đế quốc Long Sơn, sở hữu toàn bộ tri thức uyên bác được cất giữ trong tháp pháp sư hàng trăm, ngàn năm. Các kỵ sĩ tuần tra canh giữ bầu trời, mặt đất và biển cả, bảo vệ đế quốc này.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi khi nhân vật chính, Đông Bá Tuyết Ưng, bắt đầu hành trình tu luyện để giải thoát cho cha mẹ của mình. Đó là cuộc phiêu lưu của cô, đi qua nhiều thử thách và khám phá bí ẩn, với hy vọng sẽ mang lại sự cứu rỗi cho gia đình và thế giới xung quanh.
Bộ phim Tuyết Ưng Lĩnh Chủ mang đến những màn hành động, phiêu lưu đầy kịch tính và cảm xúc, và sẽ làm khán giả mãn nhãn với câu chuyện truyền cảm hứng về sự hy sinh và sức mạnh tình yêu gia đình.
Hoạt hình cổ trang Trung Quốc: Quân Hữu Vân
“Quân Hữu Vân – Word of Honor” là một câu chuyện cuốn hút về cuộc hành trình của bốn chàng thiếu niên, khi họ rời xa cuộc sống học đường và bước vào giang hồ đầy hiểm nguy. Đây là lần đầu tiên bốn người cùng nhau đi qua những thử thách để tìm hiểu về thân thế bí ẩn của mình và khám phá sự thật đằng sau.
Để trở thành những người quân tử chân chính, bốn người bạn phải đối mặt với vô số khó khăn và nguy hiểm. Mặc dù điều đó, tấm lòng hiệp nghĩa và lòng tin vào công lý vẫn luôn tồn tại trong họ. Họ tận dụng sức lực bản thân và tuân thủ quy tắc “Dùng sức lực của chính mình, bảo vệ công đạo cho thế giới”.
“Quân Hữu Vân – Word of Honor” là một câu chuyện về lòng dũng cảm, lòng trung thành và tinh thần hiệp sĩ. Những nhân vật chính trải qua một cuộc phiêu lưu mãn nhãn và truy tìm sự công bằng trong một thế giới đầy sóng gió. Bộ truyện này tôn vinh giá trị của tình bạn, sự công chính và ý chí kiên cường.
0 notes
Text
Review chi tiết về Araburu Kisetsu no Otome-domo yo
Araburu Kisetsu no Otome-domo yo là series anime được chuyển thể từ loạt manga cùng tên của tác giả Mari Okada. Phim có cách thể hiện rất thông minh về một vấn đề khá nhạy cảm là sự tò mò về tình dục của các thanh thiếu niên. Hãy cùng News-W giải mã sức hút của series này trong bài viết sau.
Giới thiệu nội dung Araburu Kisetsu no Otome-domo yo
Rika Sonezaki là chủ tịch Câu lạc bộ Văn học của trường. Câu lạc bộ này còn có các thành viên khác là Kazusa Onodera, Momoko Sudo, Niina Suguwara và Hitoha Hongo. Họ dành thời gian rảnh rỗi để đọc và thảo luận về tiểu thuyết khiêu dâm. Điều này khiến tâm trí của họ ngày tò mò về tình dục, và những người khác giới.
Hongo là một tác giả tuổi teen có hợp đồng viết tiểu thuyết khiêu dâm, nhưng cô ấy cho rằng mình cần trải nghiệm thực tế. Kazusa chịu rất nhiều áp lực từ các cô gái khác vì sự gần gũi của cô với Izumi Norimoto, chàng trai hàng xóm và người bạn thời thơ ấu của cô, người đã lớn lên thành kiểu con trai mà các cô gái yêu thích. Niina Sugawara thì có những hành vi, cách cư xử kỳ lạ trong câu lạc bộ và với cả các chàng trai khác.
5 cô nàng nhân vật chính trong series
Review chi tiết về Araburu Kisetsu no Otome-domo yo
Hình ảnh
Araburu Kisetsu no Otome-domo yo có hình ảnh rõ ràng và sắc nét, với màu sắc nhất quán và chi tiết tuyệt vời. Thiết kế nhân vật phù hợp với khuôn mẫu anime thông thường, nhưng được cung cấp bảng màu bút chì nhẹ nhàng, hoàn toàn phù hợp với cốt truyện lãng mạn. Hoạt họa mượt mà và trôi chảy, chú ý đến từng chi tiết.
Hình ảnh thể hiện với bảng màu bút chì nhẹ nhàng, hút mắt
Nội dung
Nếu có một series anime mà bạn không muốn cho lứa tuổi 15 xem, nhưng đó lại là một series anime mà chúng thực sự nên xem, thì chính là Araburu Kisetsu no Otome-domo yo.
Bạn không cần lo lắng về vấn đề cảnh quan hệ tình dục vì không có cảnh quan hệ tình dục nào rõ ràng trong series này và chỉ có cảnh khỏa thân thông thường, được che mờ. Mặc dù các nhân vật có rất nhiều cuộc thảo luận về hoạt động tình dục nhưng chúng được thể hiện rất nội hàm hoặc bị che khuất.
Series có cách tiếp cận thông minh về vấn đề tò mò tình dục
Điểm nổi bật của series này chính là thông điệp mà nó truyền tải. Các cô gái tuổi teen sẽ nghĩ về tình yêu và tình dục, và họ sẽ muốn thử nghiệm và trải nghiệm, giống như bất kỳ cậu bé tuổi teen nào, và như với bất kỳ thanh thiếu niên nào. Tuy vậy, hiểu biết về tình dục và sự giao tiếp với nhau của các cô gái còn thiếu thốn. Khi con gái phát triển lòng yêu thích những chủ đề không phù hợp, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp, họ sẽ phạm phải nhiều sai lầm. Tuy nhiên, mọi việc rồi sẽ ổn vì tình dục chỉ là một phần của cuộc sống.
Araburu Kisetsu no Otome-domo yo có nhịp độ rất tốt, và kịch bản được viết rất thông minh. Nó bắt đầu như một bộ phim hài tình dục, nhưng dần phát triển các yếu tố kịch tính khi các cô gái trải nghiệm ngày một nhiều hơn, nhưng không bao giờ mất đi nét hài hước đó, cho dù nó có đen tối như thế nào.
Tính hài hước được thể hiện xuyên suốt bộ phim
Câu chuyện có tất cả, từ mối tình đầu ngây ngô và đỏ mặt cho đến khi mang thai ở tuổi thiếu niên. Nó mang đến một thông điệp rất quan trọng, rằng khi bạn bước vào giai đoạn tuổi teen, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối và cả sự đau khổ. Dù bạn muốn có một mối quan hệ tốt đẹp, lãng mạn như truyện cổ tích nhưng đời thực rất tàn khốc, ngoài kia còn có những kẻ xấu xa phải dè chừng.
Araburu Kisetsu no Otome-domo yo thực sự là một series đáng xem về giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên. Cách phim xử lý các vấn đề rất t�� nhị, đầy trách nhiệm và cực kỳ gần gũi thay vì cố gắng thuyết giáo người xem. Không chỉ phù hợp với người xem vị thành niên, người lớn cũng nên xem series này để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của lứa tuổi này và có cách giáo dục phù hợp hơn.
Bài viết Review chi tiết về Araburu Kisetsu no Otome-domo yo đã xuất hiện tại News-W
source https://news-w.com/araburu-kisetsu-no-otome-domo-yo/
0 notes
Text
Khi nghe tin ai đó mình biết qua đời, người ta sẽ nhớ đến sự sống. Là sự sống của người đã nằm ngủ không bao giờ tỉnh dậy kia, nhớ lại những sự kiện trong đời họ như một cách nhìn lại những việc đáng nhớ họ đã làm. Có một chút tiếc nuối hoặc không, tuỳ thuộc vào mức độ thân thiết của mối quan hệ. Nếu là người gần gũi với mình, người ta sẽ ước rằng lần cuối cùng đã ôm nhau lâu hơn hay đã nói những lời tử tế với nhau nhiều hơn. Có người sẽ nói ra để thể hiện sự hối hận. Có người chẳng nói gì, chỉ im lặng để suy nghĩ chạy dài chạy dài trong tâm trí.
Sau đó người ta sẽ nghĩ đến những người xung quanh còn sống, đặc biệt là nghĩ đến những người gần gũi với mình nhất. Trong đầu có khi cũng vẽ ra những điều nhất định phải làm cho đối phương, không một chút chần chừ mà tiến hành ngay tức khắc. Như là nấu một bữa ăn, hẹn gặp một lần rồi ôm người ta thắm thiết, nói những điều chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ nói ra, làm những chuyện giống như trong mấy thước phim hay trong tiểu thuyết. Rồi sau đó quyết tâm trở thành một người không làm tổn thương ai, có khi vì người khác mà lại ôm tổn thương vào chính mình. Cuộc sống lúc này bắt đầu giao thoa giữa đời thực và phim hay truyện, nhưng tất cả chính là cuộc đời mà người đó muốn sống.
Những cái chết luôn có khả năng thay đổi một con người, dù là dịu dàng hơn hay tàn nhẫn hơn. Nhưng rõ ràng cái chết có thể thay đổi sự sống, thậm chí làm biến mất hay làm xuất hiện những thói quen nữa.
Mọi thứ có thể dừng lại ở đó, hoặc tiếp tục. Sau khi nghĩ về những người mình gần gũi thì sẽ là nghĩ về cái chết của chính mình. Cái chết của những người mình đã thấy nếu quá đau khổ, có lẽ nên chết thế nào đó để những người xung quanh không phải khổ đau. Ngoại trừ những cái chết vì già, có những cái chết đến mà không báo trước. Tai nạn, bệnh tật làm sao có thể tránh được? Nếu đã có thân xác thì phải chuẩn bị cho mọi khổ đau dù khó hiểu hay không ngờ được.
Tôi không biết đến bao nhiêu tuổi thì người ta sẽ bắt đầu nghĩ về cái chết. Riêng tôi thì nghĩ về cái chết cũng được hai ba năm nay. Mọi thứ bắt đầu với câu hỏi: “Vì sao cái chết lại gây đau khổ nhiều đến vậy?”, và tôi thường tìm thấy câu trả lời là một sự hối tiếc chưa kịp làm cái gì đó. Hầu hết những người chết mà tôi biết là người già trong nhà, hồi nhỏ xíu tôi đã được ai đó ẵm lên để nhìn mặt ông cố lần cuối trong quan tài. Tôi nhớ mình đã khóc nhưng chẳng nhớ được cảm giác lúc đó, sau đó còn có người nói “con nít biết gì mà khóc” thì tôi đã âm thầm nổi giận trong lòng. Sau đó một người bà của tôi cũng chết vì già, những ngày bà ở trong bệnh viện tôi đã không vào thăm. Tôi không cảm thấy muốn thăm, lý do đơn giản chỉ có vậy. Rồi khi bà không còn thở nữa thì tôi nắm lấy đôi tay lạnh ngắt và nhớ về cái thời ấu thơ của tôi có bà. Trong đầu tôi hiện lên cái suy nghĩ “lẽ ra mình nên nói chuyện với bà nhiều hơn”, nhưng có lẽ đó là cái suy nghĩ có được do tôi đọc quá nhiều status hay truyện ngắn trên mạng.
Nói chuyện với người già không phải chuyện đơn giản, huống hồ tôi cũng lười nói chuyện với bạn bè trong khoảng thời gian này. Nhà tôi còn ông bà nội là hai người già tôi có thể nhìn thấy, mỗi ngày chỉ có thể quan sát những mái đầu bạc đi, những đôi chân yếu đi, và những cái miệng nhạt dần đến độ ăn gì cũng không còn thấy ngon. Mẹ tôi là người lo lắng bữa ăn cho gia đình, cả nhà cũng chiều theo khẩu vị của ông nội là chủ yếu. Tôi biết rồi đây ba mẹ tôi cũng sẽ già đi, và tôi mỗi ngày đều nhắc nhở bản thân mình điều đó. Chứng kiến ai đó già đi cũng không dễ, nhất là những người luôn ở cạnh mình mỗi ngày. Nhưng mà những người già có ai đó ở cạnh thì sẽ dễ dàng hơn, sẽ có người nói chuyện và tâm sự ông bà nội tôi vẫn thường trò chuyện với nhau vậy đó. Ông nội tôi không còn cười nhiều như hồi đó, nhưng mỗi lần đùa giỡn với bà nội dù chỉ qua một cái nắm tay là lại bật cười như một đứa trẻ. Ông bà nội tôi vẫn may mắn khi được ở cạnh nhau lúc về già, còn những người già chỉ có một mình với lũ con thì cũng cô đơn đôi chút.
Con cái với cha mẹ, dù sao cũng có khoảng cách giữa các thế hệ. Khi cha mẹ già đi thì cũng là lúc con cái đi làm có tiền. Chúng ra đời và được nhìn ngắm thế giới với đôi mắt mở to, những gì cha mẹ đã biết đã thấy không còn phù hợp trong thế giới của những đứa con nữa rồi. Từ đó, người già nói gì cũng không còn đúng nữa, nhưng nói về những cái mới thì sẽ đặt rất nhiều câu hỏi, rất phiền. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là con cái không yêu thương cha mẹ mình, chúng vẫn yêu thương nhưng với những phương thức mới mẻ của thời hiện đại. Tình cảm giữa con cái với cha mẹ dù sao vẫn không dễ để kể hết bằng mấy con chữ, có sống và cảm nhận mới thấy được sự sâu sắc của tình yêu thương.
Nhưng có lẽ cô đơn nhất vẫn là người già một thân một mình, không con cái nhưng có tài sản thì cũng vẫn cứ cô đơn. Hàng xóm nhà tôi vốn có hai bà cùng sống chung trong một căn nhà, nhưng một người đã không trở về nữa sau khi vào bệnh viện điều trị bệnh tim. Cả hai bà đều mang trong mình những căn bệnh của thế kỷ, và đã nương tựa vào nhau mà sống qua ngần ấy năm. Trước khi dịch bùng nổ, con cháu vẫn thỉnh thoảng về thăm. Từ lúc dịch trở nên phức tạp thì chẳng có người trẻ nào nhấn chuông vào nhà nữa. Một người ra đi rồi, chỉ còn một người ở lại. Ăn mâm cơm một mình, dù ngon cũng chẳng thấy vui. Mẹ tôi ra hỏi thăm sức khoẻ một câu, chưa kịp trả lời đã thấy bà giàn giụa nước mắt. Dẫu biết bệnh tật là thứ sẽ cướp đi sinh mạng một người, nhưng không phải cứ chấp nhận là trái tim sẽ không đau. Bà hàng xóm hiện đang ở cùng một người cháu, nhưng khi dịch qua đi thì bà vẫn sẽ phải tìm người để ở cùng.
Phải chăng vì sợ cảnh cô đơn về già nên con người ta mới muốn có con cháu trong nhà không? Để khi mình tới lúc chết đi, sẽ có người chăm lo mọi điều nhỏ nhặt?
Tôi luôn tự hỏi mình những câu đó, đồng thời cũng nghĩ về cái chết nhiều hơn. Nghĩ về cái chết chứ không định nghĩa cái chết, nghĩ về cái chết lúc trẻ và cả cái chết lúc già hay bệnh tật. Nghĩ về cái chết không làm cái chết trở nên bớt đau khổ. Nghĩ về cái chết là chấp nhận sự không tồn tại của bản thân. Mấy mươi năm sống trên đời hít thở, hiển hiện trước mắt bao nhiêu người. Chết đi thì chỉ còn là tro trở về với cát bụi thôi. Nghĩ về cái chết để sống trọn vẹn hơn với trái tim của mình, can đảm nói yêu dù c�� thể bị từ chối bao nhiêu lần đi chăng nữa. Nghĩ về cái chết để không phải hối tiếc những điều chưa dám làm, dù là nhảy nhót ở nơi công cộng hay đi một quãng đường rất xa để gặp người mình đang nhớ. Nghĩ về cái chết để biết ý nghĩa của sự sống là gì. Và nghĩ về cái chết là để biết cách sống cho ra con người hơn.
Hôm nay cơ thể tôi hơi bất ổn, mỗi lần như vậy là tôi lại nghĩ về cái chết.
05.10.2021
58 notes
·
View notes
Text
“Bến xe” - viết cho một tình yêu bi thương nhưng không bi lụy
Cuốn tiểu thuyết của Thương Thái Vi kể về tình yêu trong sáng, cao thượng giữa thầy giáo dạy văn khiếm thị Chương Ngọc và cô bé thiên tài văn học Liễu Địch. Mối tình của họ dần nảy nở trong những năm tháng cấp ba tươi đẹp, không ồn ào thề non hẹn biển nhưng đầy đủ những rung động và sự nhiệt thành.
Một tình yêu bi thương…
“Bến xe” đi sâu vào việc khai thác tình yêu của một người khiếm thị thông qua nhân vật Chương Ngọc. Không một ai trên thế gian này là ngoại lệ của tình yêu, thậm chí khi người ta đến với nhau trong hoàn cảnh bi kịch nhất thì tình yêu lại càng chứng minh được sức mạnh kỳ diệu của nó. Sự quan tâm và và cảm thông của Liễu Địch đã xoa dịu tâm hồn tự ti bao bọc trong lớp vỏ ngoài nghiêm nghị, lạnh lùng đến cực đoan của Chương Ngọc. Tình cảm giữa họ nhất định không phải là sự bại hoại của tình thầy trò mà là cảm xúc mến mộ thuần khiết, là sự đồng điệu của hai trái tim cùng chung lý tưởng.
“Hải Thiên không nhìn thấy Liễu Địch nhưng vẫn yêu cô, còn Liễu Địch đã bỏ qua một Hải Thiên mắt sáng để yêu một Chương Ngọc mù lòa. Hai đứa trẻ yêu nhau bằng trái tim, bằng tâm hồn chúng.” (Giáo sư Tô)
Thế nhưng khi xung quanh chỉ còn là bóng tối thì chính Chương Ngọc cũng không đủ can đảm để người mình yêu bước vào cuộc sống của mình. Bởi rất có thể tình yêu ấy sẽ là sự trói buộc tàn nhẫn hủy hoại đi cuộc đời tươi sáng và cả danh dự của cô gái anh ta thương.
“ Cô ấy thuần khiết như chậu hoa nhài này. Nếu nhốt cô ấy trong phòng tối, liệu cô ấy còn có thể sinh trưởng và nở hoa?”
“Con đang cố gắng để cô ấy đừng yêu con”
Những hành động cự tuyệt và khước từ kia chẳng qua chỉ là vỏ bọc của một trái tim vừa nồng nàn tình yêu vừa day dứt, quằn quại đè nén cảm xúc mãnh liệt của chính mình. Nhưng một bước về phía Liễu Địch lại là một bước hủy hoại cuộc đời cô. Dư luận sẽ công kích, cha mẹ sẽ phản đối, và cả bản thân Chương Ngọc cũng không thể chấp nhận việc “đóa hoa nhài” mình trân quý bị vùi dập dưới miệng lưỡi người đời. Cô xứng đáng sống một cuộc đời huy hoàng hơn thế. Vì thế, anh thà hi sinh chính mình để cho cô danh dự trong sạch và tương lai tươi đẹp.
“Thứ tôi có thể cho em trong cuộc đời này chỉ là danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu chúng ta có kiếp sau, nếu kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này… đợi em”
2. ... nhưng không bi lụy
Những chương truyện cuối cùng có lẽ sẽ ám ảnh tôi trong một thời gian dài nữa, không chỉ bởi sự đau đớn, day dứt khôn nguôi của tình yêu tan vỡ mà còn bởi vẻ đẹp kiên cường của hai nhân vật chính. Chương Ngọc và Liễu Địch không có mối tình trọn vẹn nhưng họ chưa từng bỏ cuộc chỉ vì số phận nghiệt ngã ngăn trở. Họ vẫn tha thiết yêu và dũng cảm đấu tranh bảo vệ cho tình yêu duy nhất của đời mình. Bi lụy sao được khi chàng trai Chương Ngọc kiên định lựa chọn cái chết để bảo vệ người mình yêu? Bi lụy sao được khi cô gái Liễu Địch nguyện dùng cả đời để sống cho xứng đáng với sự hy sinh của chàng trai cô thương bằng cả tấm lòng. Cô dùng sức trẻ và thanh xuân sống thay phần Chương Ngọc, dùng trí tuệ để viết ti���p những ước mơ anh còn dở dang. Cả hai người họ đều không yếu đuối. Tình yêu cho họ sức mạnh cao thượng nhất, thuần khiết nhất, mãnh liệt nhất để sống hết mình với điều mình theo đuổi. Kết thúc câu chuyện là một lời hẹn ước, rằng họ sẽ gặp lại nhau vào một ngày nào đó khi mắt anh không còn bóng đêm, khi cô vẫn bằng lòng đến với anh tại bến xe này…
“Thầy Chương, thầy hãy đợi em, nhất định em sẽ tới tìm thầy! Nhất định”
Cuốn sách này dày chưa đến 300 trang và chỉ tốn khoảng 2 ngày để đọc hết nhưng đã khiến tôi xúc động vô cùng. Tôi thích những trường đoạn cuối khi mọi nút thắt được giải quyết và cảm xúc dần được đẩy lên cao. Cách xây dựng nhân vật nhất quán khiến cho mỗi hình tượng đều hiện lên sắc nét vô cùng với tính cách và đặc điểm riêng biệt không thể trộn lẫn. Một thầy Chương tài hoa uyên bác nhưng nghiêm nghị, lạnh lùng; một Liễu Địch thông minh, trong sáng, lương thiện dường như đã bước ra khỏi trang sách để đi vào tâm trí tôi.
Đọc xong cuốn sách này, tôi tin rằng, tình yêu có thể không chiến thắng tất cả nhưng sẽ là sức mạnh to lớn hơn cả để chúng ta vượt qua tất thảy chông gai của cuộc đời. Yêu và được yêu là điều quý giá mà mỗi người có được.
1 note
·
View note
Text
Tuyển tập những bài văn mẫu 11 hay nhất phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh, tình cha con quá đỗi chân thực, qua từng tình tiết của trích đoạn. Phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh - Thông qua các chi tiết trong đoạn trích, các em hãy phân tích và cảm nhận về tình cảm cha con giữa Trần Văn Sửu và Tí. Tình cha con thể hiện ở tình yêu, trách nhiệm của Trần Văn Sửu dành cho con, vì con mà chịu khổ, vì con mà sẵn sàng tìm đến cái chết để giải thoát, còn Tí lại là một người con hiếu nghĩa, dù nghe bao nhiêu lời đồn đoán rằng cha đã mất nhưng trong tâm trí thì người cha ấy mãi tồn tại. Đề bài Phân tích tình cha con qua hai nhân vật Sửu (người cha) và Tí (người con) trong đoạn trích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh Bài văn mẫu phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh Bài văn mẫu 1 Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất quen thuộc của nhân dân Nam bộ. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn tiểu thuyết, ông được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí mà đoạn hiện in trong sách Văn 11 là một trường hợp tiêu biểu. Trước hết ta thấy đoạn trích hiện lên trước mặt người đọc hình ảnh của ba nhân vật, song điều đáng quan tâm thì chỉ có hai (Sửu và Tí). Mặc dù chỉ qua một đoạn trích nhưng số phận của nhân vật Sửu hiện lên khá đầy đủ. Trần Văn Sửu sống trong hoàn cảnh thật éo le. Do vô tình, ông mang tiếng là người giết vợ. Sợ pháp luật săn đuổi trừng trị, Trần Văn Sửu phải sống chui lủi, đến tên tuổi tung tích của mình cũng phải tìm cách xóa sạch. Trên mười năm trời, Trần Văn Sửu phải chịu đau khổ về thể xác, tâm hồn, chịu cảnh cắn rứt dằn vặt của lương tâm. Những điều này được thể hiện qua lời n��i của nhân vật khi gặp lại bố vợ và đứa con trai yêu quý của mình. Tác giả chưa miêu tả chiều sâu của nội tâm nhân vật chủ yếu dùng hành động và lời nói để thể hiện phẩm chất đạo đức của Trần Văn Sửu. Trong hoàn cảnh cuộc sống không đáng sống, thậm chí Trần Văn Sửu đã sống những ngày không ra cuộc sống của con người nhưng ông đã không chết được vì lòng thương con, vì sự cắn rứt của lương tâm. Ông vốn là người lương thiện, hiền lành chất phác, thương vợ, thương con mà vợ ông lại là con người đàng điếm lăng loàn. Ông sợ là khi mình chết đi mà các con ông không hiểu được cha của nó một cách đúng đắn, chúng sẽ sống trong đau khổ vì là con của người cha tàn bạo. Rõ ràng Trần Văn Sửu có cõi tâm cao thượng chỉ muốn riêng mình nhận lấy nỗi khổ đau cùng với người vợ bất hạnh, không muốn những đứa con ngây thơ trong trắng của mình phải chịu vạ lây, không muốn cho tâm hồn chúng vẩn lên những nỗi đau u uất. Thì ra những năm tháng sống đau khổ về thể xác, về tâm hồn, ông Sửu đã không chết, vì thương con, vì ý muốn tốt đẹp cho con. Ông Sửu bươn bả về làng tìm gặp lại những đứa con sau bao năm tháng chờ đợi con khôn lớn để có thể giãi bày cùng chúng. Đây là lúc ông có thể thực hiện điều tâm niệm ấy. Gặp lại bố vợ, ông Sửu chấp nhận tất cả những lời mắng nhiếc, sỉ nhục để đạt được mục đích của mình. Trần Văn Sửu đã nói với cha vợ những lời chứa chan nước mắt đau khổ, làm hiện lên nguyên vẹn tấm lòng thương con vô hạn của người cha. Nỗi nhớ thương con cháy lòng khiến ông trở thành người kiên quyết: "xăm xăm bước đi về cửa", "lột nón xuống mà cầm trên tay". Mặt khác cũng chính vì lòng thương con, khao khát được gặp mặt con khiến ông trở thành người mềm yếu một cách chân thực: "… cúi mặt ngó xuống đất, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng… Trần Văn Sửu nói tới đó rồi khóc rấm rứt". Trần Văn Sửu than rằng: "Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày thấy được mặt con. Nay về đến đây, chưa gặp con được mà phải đi, thì làm sao được, trời đất ơi!".
Chỉ bằng một lời than thế thôi mà cũng gợi ra trước mắt ta cuộc đời khổ ải của Trần Văn Sửu và nỗi lòng yêu thương con da diết, muốn gặp mặt con dù một chút mà cũng không được. Nỗi nhớ thương con cháy lòng khiến Sửu không kiềm giữ được đã th���t thành lời: (3 lần với Hương Thị Tào): "… Con thương sắp nhỏ quá" "… Con thương nhớ chúng nó quá tía ơi!" "… Con nhớ sắp nhỏ quá". Chính tấm lòng yêu thương con của ông Sửu đã lay thức và làm bừng tỉnh những tình cảm tốt lành trong Hương Thị Tào. Từ chỗ ông nhiếc mắng ban đầu "Mày thiệt là đồ khốn nạn lắm. Đi liền bây giờ đi… đừng có về đây nữa" đến chỗ ông già cũng nghẹn ngào xúc động cùng Sửu: "Hương Thị Tào nghe mấy lời thảm thiết ấy thì cảm động quá, chịu không nổi, nên ông cũng khóc". Sau khi nghe Hương Thị Tào cho biết là các con vẫn thương mình, Trần Văn Sửu chỉ muốn được nhìn thấy mặt chúng dù phải dấu mình dưới dạng người Thổ. Chi tiết đó thể hiện rất rõ nỗi lòng thương con của người cha bất hạnh. Sửu trở về nhà khao khát gặp con bao nhiêu thì sẵn sàng lặng lẽ ra đi bấy nhiêu khi biết được các con đã hiểu đúng mình và chúng sắp sửa được sống sung sướng hạnh phúc. Vì sợ liên lụy đến con, ông Sửu sẵn sàng từ bỏ khát vọng cháy bỏng trong lòng mình là được gặp lại chúng. Trần Văn Sửu vui lòng "lãnh các sự đau đớn cực khổ, buồn rầu đó, miễn là con được giàu có, sung sướng thì thôi". Vĩnh biệt người bố vợ hiền từ nhân ái, ông Sửu ra đi quyết tâm không về nữa. Bằng một đoạn văn đọc thoại nội tâm: "Bây giờ mình còn sống nữa làm gì! Bấy lâu mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ, đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì mình nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu, cực khổ nữa", một đoạn văn rất mới so với văn học trung đại, Hồ Biểu Chánh đã tái hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người cha: Sửu trở về cũng là vì muốn gặp được con, lầm lũi ra đi vĩnh viễn cũng là vì con. Hai thái cực đó làm hiện lên tấm lòng nhân ái của người cha bất hạnh một tình huống éo le. Và bây giờ ông muốn chết đi, nên chết để "quên hết việc cũ", "hết buồn rầu, cực khổ", chết để khỏi liên lụy đến con! Tiếp đó, Hồ Biểu Chánh đã để cho nhân vật hồi tưởng lại quá khứ sống vì con, chết vì con của đời mình ("Anh ta nghĩ như vậy rồi nhắm mắt lại"…). Trong trí tưởng tượng của ông Sửu, hình ảnh của người vợ khi chết như là nỗi ám ảnh về tội lỗi dai dẳng, giày vò tâm can ông. Điều đó làm ông muốn chết và quên đi chuyện cũ để hết nỗi đau khổ. Mặt khác hình ảnh thơ ngây của những đứa con ngoan ngoãn làm cho ông đau đớn trong lòng, trong tận cùng của nỗi đau ấy, cái đẹp của lòng lương thiện và tình thương con cũng ngời sáng. Nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng như là hiện thân của những phẩm chất đạo đức truyền thống giàu tính nhân bản. Con người hiền lành lương thiện ấy đã phải sống một cuộc đời bất hạnh, song lòng lương thiện, đức vị tha bao dung, tình thương con của người cha đó vừa có tác dụng truyền cảm vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Câu chuyện được kết cấu theo trật tự thời gian, nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành trang và lời nói, mục đích sáng tác nhằm giáo huấn, tuyên truyền đạo đức. Đó là những điều chúng ta gặp trong văn học dân gian và văn học trung đại. Nhìn chung cuộc gặp gỡ giữa Sửu và bố vợ là một trường đoạn bộc lộ tâm trạng. Đó là nỗi khát khao tình cảm của một người cha đối với con, là sự giãi bày những uẩn khúc đã giấu trong lòng suốt 11 năm trời. Sở dĩ 11 năm qua Trần Văn Sửu chưa muốn kết thúc cuộc đời mình chính là mong có phút gặp gỡ cùng con. Nhưng chưa gặp con là đã gặp lại người bố vợ. Ngôn ngữ đối thoại ở đây đầy tâm trạng và rất xúc động đồng thời mang sắc thái ngôn ngữ Nam bộ đặc sắc. Sự phát triển tính cách nhân vật ở đoạn này dựa trên quy luật tâm lí và hoàn toàn hợp lí. Đó là một thành công trong xây dựng nội tâm nhân vật của tác giả. Tác giả khéo tạo tình huống để nhân vật có thể bộc lộ nội tâm của mình.
Bên cạnh tình cảm của người cha đối với con thật sâu sắc, là tấm lòng hiếu nghĩa của đứa con khi gặp lại cha sau 11 năm xa cách. Dường như 11 năm trời hình bóng người cha không thể nào phai mờ trong đứa con hiếu nghĩa. 11 năm trôi qua. Tí (con) phải sống thiếu tình thương yêu của người cha đối với mình, chính vì thế khi gặp lại người cha, tình phụ tử trào dâng choán ngập hết tâm hồn Tí. Lúc này đây Tí chỉ biết có mình cha, khao khát được sống trong tình thương yêu của người cha. Tình nghĩa sâu nặng giữa hai cha con Tí đem đến cho ta niềm xúc động thật thấm thía. Bởi tình nghĩa đó không hiện diện ở một phía (Sửu) mà đến từ hai phía như một sự gặp gỡ vừa tất yếu vừa thiêng liêng. Trước hết tình thương cha, hiểu cha, muốn gắn bó với cha khiến cho Tí trở nên đĩnh đạc và chủ động. Nó đĩnh đạc và chủ động hỏi ông ngoại: "Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?". Đĩnh đạc và chủ động chạy theo cha khi Sửu bỏ đi. Nó đâm đầu chạy riết theo, tiếng nói cất thêm từ niềm sâu thẳm của tình nghĩa phụ tử sao mà xúc động: "Ai đó? Phải cha đó không, cha?". Trong khi Trần Văn Sửu muốn tự tử kết thúc cuộc đời đau khổ của mình thì Tí đến với tấm lòng yêu cha chân thành, đã cứu cha trở về với cuộc sống. Cảnh cha con gặp nhau thật cảm động, sinh động và giản dị: "Thằng Tí chạy riết lại nắm lấy tay cha nó, dòm sát trong mặt rồi nhìn mà ôm cứng trong lòng mà nói: "Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu giữ vậy". Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết". Khi gặp được cha rồi, Tí nhất quyết không rời cha nửa bước. Cậu ta kiên quyết: cha đi đâu con theo đó", "Hễ cha đi thì con đi theo", "Đi theo đặng mà làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về". Mặc dù đã mười một năm không gặp cha, không được cha âu yếm, nuôi nấng, nhưng khi được gặp, mối tình phụ tử lập tức tràn đầy. Như vậy, Trần Văn Sửu trở về cũng vì con mà ra đi cũng vì con, cho nên Tí cũng vì cha mà đi theo cha để chăm sóc cha quên đi cuộc sống hiện tại mình… Ấy chính là cái "nghĩa nặng" của tình cha con thể hiện ở đây. >> Tham khảo bài soạn bài Cha con nghĩa nặng để ôn lại kiến thức về tác phẩm trước khi bắt đầu làm bài Bài văn mẫu 2 Hồ Biểu Chánh là một gương mặt nhà văn khá tiêu biểu ở khu vực Nam Bộ, đúng như con người Nam Bộ, Hồ Biểu chánh thể hiện được những nét đặc trưng của vùng miền, đó chính là cái khẳng khái, bộc trực trong tính cách, cái giản dị, mộc mạc trong cách sống, lối sống. Vì vậy mà đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ta cảm nhận được cái gì đó rất chân thật, bởi đó đều là những câu chuyện được bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, lại được thổi lồng hơi thở mộc mạc, chất phác của phong cách nhà thơ. Nhà văn Hồ Biểu Chánh có rất nhiều tác phẩm viết về cuộc sống của những con người Nam Bộ, một trong số đó là tác phẩm “Cha con nghĩa nặng”. “Cha con nghĩa nặng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh, trong đó đoạn trích chúng ta tìm hiểu dưới đây là một trích đoạn thuộc chương IX, kể về tình cảm cha con sâu lặng, đầy cảm động của hai nhân vật, đó là nhân vật người cha Trần Văn Sửu và người con tên Tí. Vốn dĩ gia đình của Trần Văn Sửu là một gia đình hạnh phúc, tuy không giàu có nhưng có vợ chồng chăm chỉ làm lụng và ba đứa con ngoan ngoãn: Sung, Tí và Quyên. Nhưng biến cố bất ngờ đã xảy đến với gia đình của Sửu, khi người vợ là Thị Lựu đã thay lòng đổi dạ, đánh mất phẩm tiết phản bội lại chồng, gian díu với người đàn ông khác. Đỉnh cao của bi kịch gia đình, đó là khi Trần Văn Sửu đã bắt gặp cảnh Thị Lựu cùng người đàn ông ấy gian díu ngay trong ngôi nhà của mình, vì tính tình vốn bộc trực, thẳng thắn nên Sửu đã không kiềm chế nổi sự tức giận, càng tức giận hơn khi Thị Lựu không những không có biểu hiện ăn năn, hối lỗi mà còn ăn nói hỗn hào, thậm chí còn ngăn cản không cho Trần Văn Sửu đuổi theo, mở lối cho tình nhân tẩu thoát, trong cơn tức giận, Trần Văn Sửu đã có giằng co với vợ, và thật không may, vì lỡ tay mà Thị Lựu đã ngã lăn xuống phản, chết ngay.
Vì vợ chết nên Trần Văn Sửu đứng trước nguy cơ bị bắt giam, vì những đứa con nhỏ dại nên người đàn ông ấy đã bỏ trốn biệt tích. Tha phương, ẩn náu nơi đất khách, ba đứa trẻ tội nghiệp, con của Trần Văn Sửu được cưu mang, chăm sóc bởi người ông ngoại, tuy sống tha phương nhưng tâm trí và tình cảm của Trần Văn Sửu chưa bao giờ thôi mong ngóng, hướng về những người con. Ta có thể thấy người đàn ông ấy bỏ trốn không phải là một hành động hèn nhát, chối bỏ trách nhiệm cho những sai lầm của mình mà vì một mục đích cao cả hơn, đó là vì những đứa con, vì nếu như bị bắt giam, chịu những hình phạt thì những đứa con của anh ta sẽ ra sao, sẽ đói khổ, cơ cực, đáng thương biết mấy. Và sự trốn chạy suốt mười mấy năm ròng cũng là mong có ngày được thấy mặt con “Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày được thấy mặt con..”, sợ con “bơ vơ, đói rách, mà tội nghiệp nó”. Cũng là sợ những đứa con không hiểu chuyện mà oán trách mình “…bấy lâu nay sống lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi oán mình…”. Tình cảm cha con sâu nặng được thể hiện ngay ra trong một tình huống, đó chính là khi Trần Văn Sửu vì quá nhớ con mà liều lĩnh quay trở lại quê xưa, lén lút muốn quan sát cuộc sống hiện thời của những đứa con. Dù rất yêu thương, nỗi nhớ nhung chưa bao giờ thôi da diết, nhưng Trần Văn Sửu cũng chỉ mong có thể nhìn thấy mặt con, cho thỏa thuê nỗi nhớ, còn gặp mặt, ôm ấp những đứa con yêu dấu là điều quá sức xa xỉ với anh ta. Xa xỉ không bởi là không thực hiện được, bởi Trần Văn Sửu đã đón nhận mọi sự trách móc của người bố vợ khi vô tình gây ra cái chết cho Thị Lựu và cũng được người đàn ông ấy cho phép gặp lại những đứa con, nhưng từ ý thức của người cha. Trần Văn Sửu không làm vậy mà lại đau khổ lựa chọn cho mình một giải thoát “…bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên được hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình tiết xúc động của tình cha con phải kể đến cuộc gặp mặt, đối thoại của Trần Văn Sửu với người con trai của mình- Tí. Vì khi về thăm con, dù đã rất kín đáo, bí mật không để cho những đứa con biết về sự xuất hiện của mình, và sau khi nhìn thấy các con thì người đàn ông ấy cũng lập tức rời đi. Nhưng, nhận thấy bóng dáng quen thuộc của người cha, Tí đã theo chân bóng dáng quen thuộc ấy đến tận cây cầu ven sông. Và cũng nhờ vậy mà có thể ngăn cản được Trần Văn Sửu khi có ý định nhảy xuống sông tự tử. Chi tiết gặp mặt, tiếng gọi của Tí khiến cho người đọc cảm thấy thổn thức, vì nó quá đỗi chân thành, đó là tiếng gọi của trái tim, của những cảm xúc dồn nén trong hơn chục năm qua “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy”, qua những câu nói dồn dập của Tí ta có thể liên tưởng đến việc Tí đã đuổi theo cha từ rất lâu, và khi nhìn thấy cha trên cầu thì không tránh khỏi sự xúc động, hơi thở có phần dồn dập. Bất ngờ gặp lại con, Trần Văn Sửu đã sững người lại, “..hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng…đứng xụi lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Dường như khi đã quá xúc động thì lời nói, hành động đã nhường chỗ lại cho sự tĩnh lặng. Tĩnh lặng không phải không có gì để nói mà im lặng để cảm nhận, im lặng bởi sự dạt dào của cảm xúc. Tình cảm của Tí dành cho cha cũng không hề thay đổi, dù cha chính là người gây ra cái chết cho mẹ, Tí không những không hận thù cha mà thời gian càng làm cho tình cảm dành cho cha thêm sâu nặng. Gặp được cha sau gần chục năm xa cách, Tí không nghe lời cha là quay trở về mà một mực muốn theo cha “ …Con không về được. Bấy lâu nay con tưởng cha chết rồi, té ra cha còn sống. Vậy thì bây giờ cha đi đâu con đi đó”, những câu nói có phần ngô nghê nhưng lại là những lời hết sức chân thật, xuất phát từ tấm lòng của người con hiếu nghĩa. Khi sự việc đau lòng xảy ra, tuy còn rất nhỏ nhưng Tí lại không bị những lời đàm tiếu của láng giềng làm ảnh hưởng mà oán trách bố, ngược lại còn nhìn nhận khá thấu đáo về chân tướng của sự thật.
Tí biết rằng má là người sai trước, người cha tội nghiệp của Tí không hề có lỗi gì cả, trốn chạy cả chục năm nay là quá đủ cho mọi sai lầm. Khi cha khuyên Tí về nhà lo cưới vợ thì Tí đã nói ngay “…Cưới vợ mà làm gì. Cưới vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao”, tuy là một người con hiếu nghĩa nhưng Tí cũng đã có những suy nghĩ sai lệch về má của mình, bị ám ảnh bởi những chuyện trong quá khứ. Trước những suy nghĩ tiêu cực của con, Trần Văn Sửu không những không tàn đồng vì Tí bênh vực mình mà còn rất nghiêm khắc dạy dỗ con, vì Thị Lựu tuy có phản bội mình, người gây ra sự đổ vỡ của gia đình nhưng với cương vị, tư cách của một người mẹ thì chị ta hoàn toàn nhận được sự yêu thương, tôn trọng của những người con “Con không nên phiền trách má con. Má có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con”. Như vậy, qua trích đoạn “Cha con sâu nặng” tác giả Hồ Biểu Chánh đã thể hiện một cách xuất sắc tình cảm cha con của Trần Văn Sửu và Tí, bởi nó quá đỗi chân thực, sống động, qua từng tình tiết của trích đoạn, người đọc còn cảm nhận được tình cảm của hai cha con cho nhau, vì vậy mà không khỏi cảm động, thương cảm trước tình cảm ấy. Tình cha con thể hiện ở tình yêu, trách nhiệm của Trần Văn Sửu dành cho con, vì con mà chịu khổ, vì con mà sẵn sàng tìm đến cái chết để giải thoát, còn Tí lại là một người con hiếu nghĩa, bởi dù nghe bao nhiêu lời đồn đoán rằng cha đã mất nhưng trong tâm trí thì người cha ấy mãi tồn tại, chẳng vậy mà thấp thoáng thấy bóng cha mà Tí đã đuổi theo, ngăn không cho cha làm việc dại dột, dùng tình cảm để thuyết phục cha cho mình đi theo để chăm dưỡng, báo hiếu cho cha. --------------- Trên đây là một số bài phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
Text
Con người, vì giản dị mà trở nên cao quý.
Đại văn hào Tolstoy từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Thật vậy, giản dị chính là một nét đẹp.
Trong tiểu thuyết của Kim Dung có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc như Triệu Mẫn, Hoàng Dung… nhưng nhân vật được yêu thích nhất lại là một cô gái vô cùng giản dị, thường mặc bộ y phục màu trắng. Đó chính là Tiểu Long Nữ.
Nói về Tiểu Long Nữ, nhà văn Kim Dung từng nhận xét: Cô ấy cả đời chỉ mặc y phục màu trắng, bộ đồ như cơn gió thổi qua cây ngọc thụ, như tuyết phủ lên nụ hoa quỳnh, toát lên vẻ đẹp thuần khiết và ngọt ngào như ánh trăng.
Đại văn hào Tolstoy cũng từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Khi còn trẻ chúng ta thường bỏ qua câu nói này, nhưng khi đã trưởng thành hơn, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.
Quần áo không cần quá lộng lẫy, chỉ cần hợp với người là được. Trang điểm cũng không cần quá đậm, chỉ cần nhẹ nhàng là được. Vẻ đẹp của nữ nhi không phụ thuộc vào những thứ khoác trên mình, mà là toát ra từ chính con người họ.
Dám thể hiện nét đẹp tự nhiên của bản thân, chứng tỏ bạn là người rất tự tin, không bị mê hoặc bởi vẻ hư vinh bề ngoài. Bạn sống tự tại, cao quý nhờ chính sự đơn giản của mình.
Tình cảm chân thành mới là tình cảm bền lâu
Tình cảm mãnh liệt giống như bông hoa rực rỡ, ban đầu rất tươi tắn, nhưng để lâu sẽ héo tàn. Ngược lại, tình cảm chân thành giống như cây tùng bách, không hiển thị khoe khoang nhưng lại bền lòng.
Nhà văn Tiền Chung Thư từng nói: “Mặc dù biết 5 thứ tiếng nhưng tôi chưa thấy từ nào diễn tả được hết ý nghĩa của từ ‘tố giao’ (tình bằng hữu thuần khiết) trong văn học cổ Trung Quốc”.
Chỉ với một từ “Tố” nhưng đã toát lên được nét thuần khiết của tình cảm bạn bè. Tố (màu trắng) chỉ là một từ đơn giản, nhưng là nền tảng của tất cả các màu sắc, cũng là màu nền không thể thiếu khi muốn pha trộn các màu sắc với nhau.
Tình cảm kết giao giữa những người quân tử luôn tràn trề như nước, còn giữa kẻ tiểu nhân sẽ khô cạn. Tình cảm chân thành mới có thể bền vững như dòng nước chảy, vượt sóng gió chông gai, vượt qua sinh tử.
Khi nữ thủ tướng Anh Thatcher còn đương chức, mỗi dịp sinh nhật bà đều nhận được rất nhiều thiệp chúc mừng và quà tặng từ khắp nơi gửi tới. Nhưng sau khi thôi chức, sinh nhật bà còn rất ít người nhớ tới. Đến sinh nhật lần thứ 77, bà chỉ nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, trong đó đều là những lời chúc chân thành.
Tình bạn có mục đích sẽ nhanh chóng tan theo mây khói, tình bạn chân thành sẽ luôn ở bên ta. Tình cảm, tình bạn chân thành âm thầm chảy như dòng suối nhỏ, và cũng vì nó âm thầm nên luôn cần thời gian để khảo nghiệm.
Tâm hồn trong sáng toát lên vẻ cao quý
Với một người chân thật, lời nói luôn được người khác tôn trọng. Những người đuổi theo danh lợi, bất chấp tất cả nhằm đạt mục đích, tâm hồn họ sẽ rất nhanh bị vẩn đục, khi tiếp xúc cũng làm mọi người phải tránh xa.
Có bao nhiêu người có thể xem nhẹ sự đời như Đào Nguyên Minh? Bao nhiêu người chạy theo danh lợi, có được rồi lại sợ mất đi, cả ngày luôn âu lo sợ hãi, không có được một giây phút an nhiên? Với người có tính tình giản dị, họ sẽ không sống chết vì danh vọng, lợi ích, mà luôn tìm đến sự thanh thản tâm hồn. Họ luôn tràn ngập niềm tin và yêu cuộc sống này.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta có thể học được cách sống đơn giản, giảm bớt lo âu, giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, thì cuộc sống cũng vì thế mà tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
Theo Secret China
Quỳnh Chi biên dịch.
0 notes
Text
🍁NHỮNG CÂU VĂN HAY TRÍCH DẪN TỪ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
--------------------
🌿Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn - Cố hương)
🌿Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất.
(Sống mòn - Nam Cao)
🌿Tôi tin bản thân của nỗi đau. Có bước đi trong bóng tối. Lý do để tôi chờ đợi. Là sự kiếm tìm. Một thứ ánh sáng riêng
(Hy vọng - Đỗ Trọng Khải)
🌿Chỉ biết rằng hạnh phúc không tự nhiên mà đến, phải tranh đấu, đánh đổi, thậm chí là hy sinh mới có thể được chạm tay vào hạnh phúc mà thôi.
(Lời thì thầm của những bông hoa hồng)
🌿Câu kinh điển: Ngày mai là một ngày mới - Scarlet O'hara.
(Cuốn theo chiều gió)
🌿''Trên đời này không có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác.Chỉ có những người nào đã trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đường"
(Bá tước M... - A.D)
🌿"Một sự bịa đặt, tuy nhiên lại từng đánh lừa bao đời tất thảy các đàn bà, bởi vì tất thảy dưới lớp sơn hào nhoáng khác nhau của nền giáo dục, thị hiếu đương thời và dáng điệu, đều giấu một bản chất đồng nhất về cái kiểu khờ khạo, đa cảm"
(Những kẻ văn minh-Claude Fariere)
🌿"Khi ông nhìn trời, ban đêm, bởi vì ở một trong những ngôi sao đó có tôi ở, bởi vì tôi cười trên một trong những ngôi sao đó, cho nên đối với ông tưởng chừng như tất cả các ngôi sao đều cười."
(Hoàng tử bé)
🌿"Trong một vũ trụ hàm hồ, loại xác tín như thế này chỉ đến với em một lần, không bao giờ có lại, cho dù ta có trải qua bao nhiêu cuộc đời đi nữa"
(Những cây cầu quận Madison)
🌿"Lạy Chúa trên thiên đường, vạn sự trên đời vẫn ổn!” – Anne
(Anne tóc đỏ dưới Chái nhà Xanh)
🌿“ Xung quanh tôi thấy nhiều người thông minh, nhưng trong bọn họ ít có người cao thượng, mà có chăng nữa thì cũng đều rã rời, đau ốm về tâm hồn.Và không biết tại sao bao giờ tôi cũng quan sát thấy thế; người nào càng tốt, tâm hồn càng trong sạch và trung tín thì người ấy lại càng ít nghị lực, càng bệnh tật và càng khổ sở trong cuộc sống. Cô đơn và buồn tủi là số kiếp của những người như thế. Nhưng dù họ có nhiều khát vọng vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn họ vẫn không có sức xây dựng cuộc sống đó. Phải chăng họ rã rời và thảm hại như thế chính là vì họ không được cứu giúp kịp thời bằng một lời có sức khích lệ tâm hồn?”
<Tôi không nhìn thấy cuộc đời chăng?>
"Sau này em sẽ hiểu, ở nơi nào đó trên thế giới này có cô ấy xuất hiện, những người khác chỉ là tạm bợ. Anh không muốn tạm bợ."
(Bên nhau trọn đời - Cố Mạn)
🌿''Khi còn son trẻ chúng mình cũng đã từng lạc bước, nhưng vẫn ổn. Ngược xuôi ngang dọc, thì ra anh vẫn ở đây..."
(Hóa ra anh vẫn ở đây - Tân Di Ổ)
🌿“Những kẻ tinh ranh lõi đời, từ thời thơ ấu họ đã được tiếng là ngay thẳng, vẻ mặt họ luôn luôn biểu lộ tính cương trực. Mới quen nhau họ đã tức thì cậu cậu tớ tớ với bạn và hình như hiến bạn tất cả tình bằng hữu của họ, nhưng thường thì ngay chiều hôm ấy, giữa bữa tiệc chén chú chén anh họ đã túm lấy cổ bạn mà vật, họ đa ngôn, phóng đãng, tự đắc, nổi bật giữa mọi người.”
(Gogol)
🌿“Thông cảm nỗi đau khổ của người khác- rất tốt, song có 2 loại đồng cảm. Một, nhỏ nhen, ủy mị. Về bản chất nó chẳng khác gì sự ích kỉ của trái tim, càng nhanh càng tốt thoát ra khỏi trạng thái nặng nề trước bất hạnh của người khác. Đây không thể gọi là đồng cảm mà chỉ là một mong muốn bản năng rào chắn sự bình yên của bản thân.
Song, còn có một trạng thái đồng cảm khác- chân chính. Nó đòi hỏi hành động chứ không phải những tình cảm ủy mị. Nó biết muốn gì, dằn vặt, đồng cảm với lòng quyết tâm sẵn sàng làm tất cả trong khả năng con người cho phép, thậm chí còn hơn thế nữa. Nếu như ngài sẵn sàng đi đến tận cùng, lắng xuống đến tận đáy cay đắng, nếu như ngài được trang bị bởi một lòng nhẫn nại vĩ đại, khi đó ngài mới biết cách giúp đỡ mọi người. Chỉ khi nào ngài dám xả thân mình…”
(Trái tim nôn nóng- S.Zweig)
🌿“Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay”.
(Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay - Luis Sepúlveda)
🌿"Nỗi nhớ chỉ là sự trở lại của một khoảnh khắc. Không hề có một năm tháng nào ở giữa khoảnh khắc ấy và hiện tại.
Nó là hiện tại."
(Và khi tro bụi - Đoàn Minh Phượng)
🌿"Cuộc đời dài lắm, để đi hết được cuộc đời, con người phải trải qua biết bao những khoảnh khắc tỉnh táo và cả si mê...
"Cuộc đời dài lắm, nhưng cuộc đời cũng chạy vòng quanh. Chỉ có tình yêu là rơi thẳng, rơi tới đáy..."
(Cuộc đời dài lắm - Chu Lai)
🌿“Thế giới quá rộng lớn. Những con người bé nhỏ cứ đi mãi, đi mãi trên khắp các con đường. Thế rồi tình cờ, hai trong số họ gặp nhau. Nói với nhau vài câu rồi rời đi, giúp đỡ nhau tí chút để trở thành bạn bè. Hay nhiều rung động, yêu thương không tính toan, trao gửi hết tất cả bí mật mới khó khăn và thiêng liêng làm sao.”
("Dạt vòm"- Phan Hồn Nhiên)
🌿"Hãy cố gắng bằng mọi cách khi còn có thể nhưng khi không còn cách nào nữa thì hãy quên đi"
(Khải hoàn môn - Rơmac)
🌿"Tao thất bại, nhưng tao đã thử. Tụi bay hiểu chứ, ít nhất TAO CŨNG ĐÃ THỬ, không phải sao?" .
(Bay trên tổ chim Cúc cu - Ken Kesey(
🌿"Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác, nó nặng đến nỗi một người không mang nổi. Người ta buồn nhât, cô đơn nhất là khi ngủ dậy. Và khi ngoài trời đang nắng ráo mà không biết phải đi đâu, về đâu."
(Quy luật muôn đời)
🌿"Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại thấy cô đơn đến rã rời...
Lúc ấy, tôi có một cảm giác kì lạ, chỉ mình trên đời nầy, chỉ một mình... Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả..."
(Biển người mênh mông - Nguyễn Ngọc Tư)
🌿"làm con người - điều đó có nghĩa là anh phải chịu trách nhiệm về tất cả. Phải biết xấu hổ về hoàn cảnh nghèo, bần cùng, mặc dầu nó tồn tại không phải do lỗi của anh. Phải biết tự hào về thắng lợi mà các bạn hữu của anh dành được. VÀ PHẢI BIẾT RẰNG KHI ĐẶT 1 VIÊN ĐÁ, ANH ĐÃ GIÚP VÀO VIỆC XÂY DỰNG CẢ 1 THẾ GIỚI."
(Hành tinh của con người - Xanh Ekzuypery)
🌿"Trong mọi sinh vật, không gì sống lâu bằng con người. Hãy xem con phù du đón đợi chiều tà, con ve sầu mùa hạ chưa biết đến xuân thu . Dù ta chỉ sống em ả trong vòng 1 năm thôi, cũng là lâu dài và hạnh phúc vô song rồi. Thế nhưng đối với mọi người không bao giờ biét nhàm chán thế gian thì 1 ngàn năm trôi qua cũng cầm bằng giấc mơ của một đêm thôi.
1 ẩn sĩ, tôi không biết là ai, từng nói rằng chẳng có gì ràng buộc ông với thế gian này, và điều độc nhất mà ông hối tiếc phải giã từ chính là bầu trời xanh thế kia.
Cho dù gió không hề thổi, bông hoa của trái tim người cứ đổi thay. Giờ đây nhìn lại những tháng năm thân tình, ta cảm thấy rằng bạn hữa mà lời lẽ ta còn nhớ rõ , đã trở nên xa vắng và sống trong 1 thế giới khác. Tất cả chuyện đó còn buồn hơn là tử biệt."
(Trầm tư trên cỏ - Kenko)
🌿"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình"
(Đời thừa - Nam Cao)
🌿"Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lí."
(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
🌿“Tình yêu vĩ đại nhất cũng có thể lụi tàn.”
(Cuốn theo chiều gió -Margaret Mitchell)
🌿“Một số nhà văn tin rằng kể cốt truyện ra trước khi viết sẽ làm nó cũ xì đi. Họ sẽ thấy nó mệt mỏi, nhàm chán trước khi kịp viết ra giấy.”
(Bản năng gốc - Richard Osborne)
🌿“Một lá thư không chỉ được truyền đạt bằng các con chữ. Một lá thư, giống như một cuốn sách, có thể đọc được bằng cách ngửi, sờ mó, vuốt ve. Vì thế người thông minh sẽ nói, “Vậy tiếp tục đi, đọc coi thư nói gì với bạn!” trong khi kẻ chậm hiểu sẽ nói, “Vậy tiếp đi, đọc coi hắn viết gì trong đó!”
(Tên tôi là Đỏ - Orhan Pamuk)
🌿“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…" - Pavel Corsaghin.
(Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky)
🌿“Tôi thích được cộng tác với những người đã tạo ra những tác phẩm mình yêu thích, nhưng đôi khi tôi cảm thấy rất lạ, như thể mình và họ đang nhìn thấu tâm can nhau, nhắc nhau về một lời hứa. Ước hẹn thuở xa xưa.”
(Xoắn Ốc - Banana Yoshimoto)
🌿“Sao lại không nhỉ? – Tôi trả lời. Tạm quên đi nỗi buồn mãi tiếp diễn chừng nào ta còn đang sống, quên đi rằng nó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt…”
(Máu và nước - Banana Yoshimoto)
🌿“Có ngày nào lại không phải là một giấc mơ.”
(Búp bê Bắc Kinh - Xuân Thụ)
🌿“Tôi mơ. Đôi khi tôi nghĩ đó là điều đúng duy nhất cần làm. Mơ tức là sống trong thế giới của những giấc mơ, Sumire đã nói vậy. Nhưng việc đó không kéo dài được lâu. Sự tỉnh táo luôn luôn đến đưa tôi về.”
(Tôi là ai trong thế giới này?)
🌿“Sự hiểu biết chẳng là gì ngoài tổng số những sự hiểu nhầm của chúng ta”
(Người tình Sputnik - Haruki Murakami)
🌿“Ngươi không phải là một thợ săn. Dân chúng làng El Idilio thường nói tới ngươi như là thợ săn, nhưng ngươi luôn nói đó không phải là sự thực, bởi vì thợ săn giết thú để chiến thắng nỗi lo sợ.”
(Một ông già đọc tiểu thuyết tình yêu - Luis Sepúlveda)
🌿“Tôi cứ ngỡ thiên thần không bao giờ chết…”
(Cô đơn trên mạng-Janusz Leon Wisniewski)
🌿“Chiến tranh là cách săn mồi để ăn của một quốc gia.”
(Bài học của lịch sử - Will Durant)
🌿“Một nền dân chủ sụp đổ khi nó quá dân chủ...Một người chủ hòa yên lặng cũng cần rất nhiều can đảm.”
(Câu chuyện triết học - Will Durant)
🌿“… Người hạnh phúc nên người muốn đem lại tươi vui và tốt lành cho những người xung quanh. Chỉ những kẻ bất hạnh mới ăn cắp, đánh nhau và giết nhau.”
(Những người bóng dài/ Top of the world - Hans Ruesch)
🌿“Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ. Chúng sẽ cất lên những tiếng thở xót xa sau mỗi lần thời gian trôi chảy.”
(Kitchen - Banana Yoshimoto)
🌿“Những thứ vào miệng con người không độc hại xấu xa. Xấu xa, đọc hại là những thứ từ miệng họ tuôn ra”
(The Alchemist - Paulo Coelho)
🌿“Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ. Chúng sẽ cất lên những tiếng thở xót xa sau mỗi lần thời gian trôi chảy.”
(Kitchen - Banana Yoshimoto)
🌿“Hãy vì tương lai đất nước, vì lợi ích cho con cháu, hãy làm những cái đẹp chân chính.”
(Viết dưới ánh đèn dầu - Bùi Xuân Phái)
🌿"Sống cô độc đương nhiên cảm thấy cuộc đời là những chuỗi ngày dài và buồn tẻ; nhưng nếu được ở bên người mình yêu thương, thì chỉ thoắt cái người ta đã tới ngã ba đường rồi."
(Socrates in love/ Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới – Katayama Kyoichi)
🌿“Tạo hóa sinh ra em là gì nếu nhưng em hoàn toàn bị bó buộc trong thân xác này”
(Đồi gió hú – Catherine Earshaw)
🌿“Tuy nhiên, điềm đạm đến đâu người ta cũng không thể một mình đứng trước vô cùng. Người ta cần phải nương tựa vào một cái gì đó cho đỡ lẻ loi: một lòng tin, hay ít nữa một tình yêu theo nghĩa thông thường và chân chính của chữ yêu.. chàng muốn quên mình, quên hết thảy trong tình yêu của một người, vô luận là người nào..”
(Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân)
🌿“Tình yêu có vẻ không ranh giới thế nào, lại gây phiền não thế ấy”
(Người đua diều - Khaled Hosseini)
🌿“Tôi muốn được thừa nhận. Muốn được tha thứ. Muốn được ai đó dùng ngón tay lấy đi những đường gân đen bám vào tim mình như nhặt từng sợi tóc bám trên lược rồi vứt vào thùng rác. Tôi chỉ toàn muốn người khác làm cho mình. Dù chẳng nghĩ ra nổi một điều mình muốn làm cho người khác.”
(Cái lưng muốn đá – Wataya Risa)
🌿“Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy được...Người ta chỉ hiểu được những vật người ta đã cảm hoá, cáo nói. Loài người bây giờ không còn đủ thì giờ hiểu cái gì hết. Nếu cậu vui lòng, hãy cảm hoá tớ đi!”
(Hoàng tử bé – Saint Exupery)
🌿"Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những thông điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể."
(Precious – Push – Sapphire)
🌿"It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife."
(Jane Austen - Pride and Prejudice)
🌿"Các cô gái là như thế đấy, ngay cả khi họ xấu xí, thậm chí họ có ngốc nghếch đi nữa, mỗi khi họ làm điều gì rất đẹp, ta sẽ yêu họ và sẽ không biết mình đang ở đâu. Các cô gái. Than ôi. Họ có thể làm bạn phát điên. Như chẳng hề có chuyện gì. Thật đấy."
(J.D.SALINGER - Bắt trẻ đồng xanh)
🌿“Sự sống đẹp đến nỗi cái chết đã phải lòng nó”
(Cuộc đời của Pi - Yarn Martel - Trịnh Lữ dịch)
🌿“Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Giang đôi cánh của con”.
(Chuyện con mèo dạy hải âu bay - Luis Sepúlveda)
🌿“Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều con chưa nhận ra đấy thôi”
(To Kill a Mockingbird - Atticus Finch)
🌿"Tôi đã từng viết về những người không quan tâm đến tiền bạc nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gặp người như vậy. Vì vậy tôi đi đến kết luận liêm khiết là điều rất khó khăn. Những người mà cuộc sống không được cân bằng bởi việc yêu tiền một cách lành mạnh thường phải chịu đựng nỗi ám ảnh kinh hoàng với bản tính chính trực trong con người họ"
(The Thirteenth Tale – Diane Setterfield)
🌿" Trời tối.. và thêm rất nhiều ngày trời sáng "
"Chính chúng ta là người quyết định hạnh phúc của bản thân "
( Bảy ngày cho mãi mãi –Marc Levy )
🌿"Chiến Tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó. Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất ở một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không.."
(Mối tình năm cũ - Nguyễn Ngọc Tư)
🌿"Scarlet, tôi không phải là người kiên nhẫn nhặt những mảnh vỡ, gắn lại và tự nhủ rằng một vật chắp vá vẫn còn như mới. Cái gì đã tan vỡ là tan vỡ… Và tôi thà nhớ lại khi nó đẹp nhất, còn hơn là chắp vá để rồi suốt đời cứ phải thấy những vết nứt của nó"
(Cuốn theo chiều gió)
🌿"Lý do sự chết cứ bám riết lấy sự sống như vậy không phải là vì nhu cầu sinh học - đó là sự ghen tị. Sự sống đẹp đến nỗi sự chết đã phải lòng nó, một mối tình tư vị đầy ghen tuông quắp chặt lấy bất cứ thứ gì nó có thể động đến. Nhưng sự sống nhẹ nhàng bỏ qua, mất mát vài thứ chẳng gì đáng kể, và nỗi u buồn chỉ như một bóng mây bay"
(Cuộc đời của Pi)
🌿Cái chết “chỉ là trở về cái chốn bạn từng ở trước khi sinh ra, và chẳng có ai sợ cái chốn trước khi mình sinh ra”. “… những cái cũ chết đi và những cái mới được sinh ra. Sao cũ hóa thành sao mới. Lá chết hóa thành cây con. Có lẽ đó là cái đang chết đi, hoặc có lẽ đó là cái đang sinh ra. Tất cả tùy thuộc vào cách nhìn của bạn”.
(Muốn sống - Sally Nicholls)
🌿"Đàn bà sống bằng kỷ niệm. Còn đàn ông thì bằng những cái mà họ đã quên."
(Cô đơn trên mạng-Janusz Leon Wisniewski)
🌿"Trèo lên cao và không nghĩ là mình ngã thì sẽ không bao giờ ngã."
(Câu nói của chú mèo trong "Nữ thần băng giá" - Andersen)
🌿"Cuộc sống, ngay cả khi con phủ nhận nó, ngay cả khi con sao nhãng nó, ngay cả khi con từ chối công nhận nó, nó vẫn mạnh hơn con. Mạnh hơn tất cả."
(Bố đã từng yêu - Anna Gavalda)
🌿"Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng phải mất bao nhiêu tiền người ta mới nhận ra điều đó? "
( Thiên thần sa ngã - Tào Đình )
🌿"Ở một mình không cô đơn, nhớ ai đó mới cô đơn "
( Tôi độc thân )
🌿"Hạnh phúc thực chất là điều mong manh và khó nắm giữ nhất, giống như bong bóng xà phòng, nếu không chủ động đấu tranh, giữ gìn và nắm lấy thì ta sẽ không bao giờ có được nó."
(Bong bóng mùa hè - Minh Hiểu Khê)
🌿"Một năm cũng dài mà một năm cũng ngắn... đối với một sự mất mát thì một năm còn có nghĩa là vô tận.... Nỗi đau có thể một năm... Vết cứa có thể sâu một năm.... Vết sẹo có thể in một năm hình hài... Nhưng vô tận... vô tình cái chết là mãi mãi..."
"Có lẽ, tất cả những gì mà bạn đã có đều tốt đẹp, chỉ cần bạn không còn sở hữu nó."
(Nghe nói anh yêu em - Thuấn Gian Khuynh Thành)
🌿“Ý nghĩa của cuộc đời không phải là có một ván bài đẹp mà là… Đánh thắng một ván bài đen”.
(OSC - Diệp Chi Linh)
🌿"Mà những kẻ nói xấu sau lưng người khác này, thường là loại tự cho mình là người thanh cao, dùng những tiêu chuẩn đạo đức, giẫm đạp lên hành vi của người khác; nhưng kì thực trong lòng thì ghen ăn tức ở."
(Yêu em không cần quá cuồng si - Tịch Quyên)
🌿"Trong tim ai chẳng có một tòa thương thành"
(Hóa ra anh vẫn ở đây - Tân Di Ổ)
🌿"Nếu thế giới của một người vĩnh viễn chỉ có bóng tối vậy thì làm sao phân biệt được bình minh và hoàng hôn"
(Bình minh và hoàng hôn - Tân Di Ổ)
🌿"Tôi rất cô độc. Tôi khao khát được đến gần, khao khát được quan tâm. Hy vọng có một người bên tôi, lúc nào cũng bên tôi. Đó, sẽ là những giây phút hạnh phúc nhất."
(Thần Long-Cõi Luân Hồi)
🌿"Giờ thì phức tạp rồi đây, lấy đâu ra đàn bà chưa qua sử dụng khi họ luôn luôn bị sử dụng?"
"Nếu một người có số mệnh, thì đó là đàn ông. Còn nếu một người chịu số mệnh, thì đó là đàn bà"
(Tình ơi là tình - Elfriede Jelinek)
🌿"Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống của 1 con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca?"
(Tôi đi tìm cái tôi đã mất - Nguyễn Khải)
🌿"Vì Tấm mà nhân gian nhớ đến Bụt chứ không phải vì Bụt mà họ nhớ đến Tấm. Bụt chỉ tồn tại khi Bụt biết hiện ra đúng lúc... Có những người cứ làm được vài việc mà đúng ra trách nhiệm họ phải làm thì tự cho mình là Bụt. Họ ăn lương để hành động như Bụt lại ra vẻ chẳng ăn gì, chỉ ban phúc thôi"
"Trong tình thương, không có chữ Tôi, chỉ có chữ Chúng ta thôi"
(Thư bà vợ gửi cho bồ nhí - Lê Hoàng)
🌿"Tình yêu không phải là một trạng thái của tâm hồn mà là dấu hiệu của duyên số"
"Mười năm của tuổi 50 có giá trị quyết định vì tôi nhận ra là mọi người đều ít tuổi hơn mình. Mười năm của tuổi 60 rất căng thẳng vì tôi nghi ngờ rằng mình không còn đủ thời gian để mắc sai lầm nữa. Mười năm của tuổi 70 thật là đáng sợ vì nhiều lúc tưởng đó là những tháng ngày cuối cùng..."
(Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi - G.G Marquez)
79 notes
·
View notes
Text
Review phim
LỜI TỰA
“Tên mình là Cố Sâm Tây, “Tây” trong “Mặt trời mọc của đằng Tây”…
Câu nói ấy cứ vang vọng từng hồi trong đầu tôi... Nói thật thì từ trước giờ tôi không phải là một đứa thích xem phim, nhất là những bộ phim mang màu sắc ảm đạm và vô cùng sầu thảm. Tôi sợ mình bị ảnh hưởng, bị chìm vào cái cảm xúc bi thương ấy. Thế nhưng, bộ phim ảnh hưởng và gây ấn tượng sâu sắc cho tôi lại mang gam màu của sự đau khổ: “Bi thương ngược dòng thành sông”.
Phim điện ảnh “Bi thương ngược dòng thành sông”, tên tiếng anh là “Cry me a sad river” được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Quách Kính Minh - cha đẻ của “Tiểu thời đại” và “Tước tích”, là nhà văn và biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc. Theo ý kiến cá nhân, tôi vẫn thích phiên bản điện ảnh nhất dù tiểu thuyết này đã ra cả phim truyền hình. Vì thế, tôi sẽ chỉ nói cảm nhận của tôi về bộ phim được gói gọn trong gần một tiếng bốn mươi lăm phút này.
....
Một chiều mưa, tách trà nóng để trên bàn cùng với chiếc laptop, tiếng của mưa, tiếng của gió hòa cùng với điệu nhạc vang lên thành một bản hòa ca tuyệt đẹp:
“Mưa cuốn ký ức trượt theo kẽ ngón tay buông xuống
Mang theo tiếng gào khóc tuyệt vọng
Mang theo âm thanh lặng im của những bất lực, bàng hoàng
Lả lướt trong từng hồi gió rít”.
Những nốt nhạc cứ vang vọng mãi trong đầu tôi, trong tâm trí tôi, những nốt nhạc bay xung quanh Dịch Dao - nhân vật chính của bộ phim...
TÓM TẮT BỘ PHIM
Dịch Dao là cô gái mang số phận đen đủi: cô mất cha từ sớm và có mẹ làm nghề massage. Dù nghe thấy nhiều lời dè bỉu, mẹ cô vẫn chắt chiu từng đồng cho cô đi học. Thế nhưng, cũng chính vì khách đến massage mà vô tình con gái mình bị lây bệnh .
Dịch Dao chịu sự khinh ghét, bắt nạt từ bạn bè, chỉ có Tề Minh - cậu bạn thanh mai trúc mã của Dịch Dao luôn ở bên cô. Nói thêm về Tề Minh, theo ngôn ngữ hiện nay, cậu chính là “con nhà người ta” trong mắt người khác. Cậu học giỏi, thông minh lại đối xử tốt với bạn bè. Cứ tưởng cuộc sống Dịch Dao cứ trôi qua như thế thì trong lớp có bạn nữ chuyển đến, những giây phút ở trường của cô lại càng thêm trớ trêu. Đường Tiểu Mễ là học sinh chuyển trường, vì sợ Dịch Dao nói với mọi người mình từng bắt nạt, Đường Tiểu Mễ ngày ngày làm khó cô. Chính Đường Tiểu Mễ là kẻ phát tán tin tức Dịch Dao bị bệnh cho cả trường biết. Tháng ngày như sống giữa địa ngục của Dịch Dao cứ thế trải dài.
Mạch phim chuyển sang gam màu sáng hơn khi đôi bạn gặp hai chị em song sinh - Cố Sâm Tương và Cố Sâm Tây. Cố Sâm Tây trái ngược với Tề Minh và cả chị gái sinh đôi của mình. Cậu tuy không phải là học sinh gương mẫu nhưng cậu luôn mang năng lượng ấm áp của mình đến cho tất cả mọi người, bao gồm cả Dịch Dao.
“Tên mình là Cố Sâm Tây, “Tây” trong Tây trong mặt trời mọc đằng tây.…”
Cố Tâm Tây là ánh sáng của Dịch Dao trong khoảng thời gian tăm tối nhất. Cậu không hề xa lánh cô vì lời lan truyền rằng cô mắc bệnh hoa liễu. Thậm chí khi chính Dịch Dao xác nhận thì Sâm Tây vẫn chẳng mảy may kì thị. Trong khi đó, cậu bạn thân thiết Tề Minh lại hoài nghi về nguyên nhân mà Dịch Dao mắc bệnh. Sâm Tây xuất hiện “cứu” Dịch Dao khi cô lội xuống hồ nước lạnh để lấy cặp sách. Sâm Tây dạy Dịch Dao phản kháng lại những kẻ bắt nạt mình. Cuộc đời bất hạnh của Dịch Dao có một mặt trời mọc lên mang tên Cố Sâm Tây.
Lại nói về mẹ Dịch Dao - một người phụ nữ làm nghề đáng xấu hổ, luôn cáu gắt với con gái nhưng thực ra là một người mẹ hết mực thương con. Bà cấm con gái về vào khoảng thời gian tiếp khách, cũng giấu tất cả đồ đạc liên quan để những tên đàn ông xấu xa không biết đến sự tồn tại của con gái mình. Đấy chính là sự hy sinh, bảo vệ hết mức có thể của một người mẹ. Vậy mà guồng xe số phận trớ trêu cứ đẩy Dịch Dao vào con đường cùng. Khi biết tin Dịch Dao bị bệnh, bà đã tự tát bản thân và dứt khoát nắm tay cô đi chữa bệnh - đây là một trong những cảnh phim khiến tôi cảm động đến phát khóc.
Năm mười sáu tuổi, Dịch Dao đã dùng cái chết của mình để minh chứng cho tâm hồn trong sạch của cô. Dù gia đình nghèo khó nhưng cô chưa từng làm điều gì trái với lương tâm của mình. Mắc bệnh hoa liễu, cô cũng chẳng làm gì sai. Trong suốt bộ phim, Dịch Dao chưa từng làm điều gì khiến tim mình bị dằn vặt, hối hận. Thế mà đến cuối bộ phim, chịu tiếng oan giết Cố Tâm Tương, cô vẫn cô độc cùng với nỗi thống khổ và uất hận đến tuyệt vọng. Không thể giãi bày được những oan khuất, khi nhận ra cả thế giới quay lưng lại với cô thì Dịch Dao đã quyết định kết thúc cuộc đời bằng cách trầm mình xuống lòng sông lạnh buốt. Cô được giải thoát...
THÔNG ĐIỆP
Bộ phim đánh một đòn mạnh mẽ vào vấn nạn bạo lực học đường, rằng bạo lực để lại không chỉ là vết bầm tím trên cơ thể mà còn là những vết sẹo, vết thương mãi hằn trong tim của nạn nhân không bao giờ lành lại được. Trường học thay vì được tạo ra là để nuôi dạy và kiến tạo nên những chủ nhân tương lai của mọi đất nước, nó bỗng dưng lại trở thành mồ chôn của hi vọng và tuổi trẻ. Chẳng biết từ bao giờ mà nơi chắp cánh những ước mơ lại trở thành một "địa ngục trần gian" trong mắt nhiều người.
CẢM NHẬN
“Bi thương ngược dòng thành sông” - chỉ mới nghe thấy tên phim thôi cũng đủ làm con người ta tưởng tượng được nhưng xúc cảm mà nó mang đến. Xuyên suốt bộ phim, nhà sản xuất sử dụng một gam màu lạnh, mang cảm giác u tối khiến tôi sởn cả tóc gáy. Chưa bàn đến nội dung, dàn diễn viên của phim thật sự là những người tôi chưa từng thấy bao giờ, rất mới, rất lạ nhưng chính diễn xuất của họ đã chinh phục tôi. Theo cảm nhận của tôi, Nhậm Mẫn hoàn toàn nắm trọn vai diễn của mình - nhân vật chính Dịch Dao. Nói đúng hơn, cô đã tái hiện thành công nhân vật Dịch Dao - một con người tự ti, nhút nhát, yếu đuối, luôn bất lực trước những trò bắt nạt của bạn bè. Điều dũng cảm nhất mà cô từng làm đó chính là đứng trước hàng trăm học sinh, hét to từng câu chất vấn họ rồi gieo mình xuống dòng sông lạnh buốt. Tôi không thể nào quên được cảnh Dịch Dao đứng ở bên bờ sông hét lên:
“Các cậu chưa từng giết người à? Hôm nay các cậu sẽ biết giết người có mùi vị như thế nào!” Những lời nô đùa của cậu đôi khi sẽ kết thúc một sinh mạng đang sống sờ sờ ra đấy. “Các người chẳng bao giờ thừa nhận mình làm chuyện độc ác. Về sau các người chỉ biết nói rằng: sao tôi không nhớ gì hết… đấy chỉ là nô đùa thôi mà!”
Xem hết phân cảnh đó, trong đầu tôi chợt hiện ra câu nói của Edith: “Cuối cùng thì những vì sao kia rồi sẽ lụi tàn trong đêm tối, nhưng ít ra chúng đã bùng cháy một cách đầy dũng cảm.” Dịch Dao dùng cái chết của mình để khiến những người bắt nạt cô phải suy nghĩ về những gì mà họ đã làm, khiến cho mọi người phải nhìn lại lương tâm của bản thân, khi mà chẳng có một ai đứng ra nói giúp cô trong suốt khoảng thời gian tăm tối, mỏi mệt. Bạo lực học đường trong “Bi thương ngược dòng thành sông” không chỉ dừng lại ở những vết thương, không chỉ dừng lại ở những nỗi đau về thể xác mà nó còn là nỗi thống khổ về tinh thần, thành con dao vô hình giết chết nạn nhân.
Cố Sâm Tây là tia sáng của Dịch Dao trong những tháng ngày tăm tối nhất, là chiếc phao cứu mạng, là ánh mặt trời le lói giúp cô thoát khỏi bóng đêm. Tôi rất thích cách họ xây dựng nhân vật này, một chàng trai luôn tỏa ra sự ấm áp, luôn mang đến niềm vui cho mọi người. Trước khi Sâm Tây xuất hiện, Dịch Dao là một người cô đơn, và như Murakami từng viết: “Ai sẽ thích sự cô đơn chứ, chẳng qua họ không muốn trải qua thất vọng mà thôi” - sự thất vọng về lòng người. Sâm Tây đến và xóa tan sự cô độc của Dịch dao, cho cô thấy thực ra không phải người nào cũng xấu xa, độc ác.
Tôi không thích Tề Minh, ngay từ đầu phim. Trong mắt người khác, Tề Minh có thể là mẫu con trai hoàn hảo, là “con nhà người ta” trong mắt người khác nhưng với tôi, cậu ta là một người bạn tồi. Tề Minh học giỏi, xinh đẹp, ngoan ngoãn và luôn đối xử tốt với bạn bè. Sẽ không bất ngờ gì khi cậu có rất nhiều bạn, nhưng từ nhỏ đến lớn, Dịch Dao cũng chỉ có Tề Minh mà thôi. Chính vì điều đó mà Dịch Dao đã khóc lóc và bảo cậu đừng tốt bụng đến thế vì cô sẽ ỷ lại vào cậu. Tôi không phủ nhận việc Tề Minh là một chàng trai tốt, tôi ghét cậu ta là vì cậu cư xử với Dịch Dao chẳng giống với người bạn tốt tí nào, cũng chẳng có lòng tin với cô. Đôi lúc tôi còn nghĩ Tề Minh chỉ thương hại Dịch Dao nữa cơ! Có thể cậu ta quan tâm Dịch Dao thật đấy nhưng thật là khủng khiếp khi cậu tổn thương người cậu quý mến mà lại không biết như thế.
Nói về Cố Tâm Tương - một cô gái tốt nhưng không may sinh mệnh phải mãi mãi dừng lại ở con số 18. Đường Tiểu Mễ chỉ vì sợ Dịch Dao nói ra sự thật mình bị bắt nạt ở trường cũ mà thuê người hại Dịch Dao, cuối cùng vì sự hiểu lầm mà Cố Tâm Tương bị dồn vào chỗ chết. Tôi còn nhớ rõ ánh mắt tuyệt vọng của Tâm Tương khi rơi xuống từ tầng lầu cao ngất ấy. Chỉ vì sự bồng bột nhất thời của tuổi trẻ, một sinh mệnh quý giá phải mãi mãi ra đi ở độ tuổi đẹp nhất.
Tôi đã luôn muốn viết một bài cảm nhận phim như thế này, để lưu giữ. Thế nhưng lần nào cũng bỏ dở giữa chừng vì chả biết phải bắt đầu từ đâu, có quá nhiều thứ tôi muốn nói, có quá nhiều cảm xúc nghẹn ứ trong lòng. Cho đến giờ, tôi vẫn bị ám ảnh bởi phân cảnh Dịch Dao lẻ loi đứng trước cả trăm học sinh chất vấn từng người một đã bắt nạt cô. Chỉ một cảnh ấy thôi mà đã khiến tất cả cảm xúc le lói ngay từ đầu phim hiện lên rõ ràng hơn cả. Đó là sự thương cảm khi thấy Dịch Dao với bộ đồng phục màu xanh nổi bật trong cả trăm bộ màu đỏ, là sự vui vẻ khi thấy Cố Sâm Tây đến bên Dịch Dao, là sự bất lực xen lẫn giận dữ khi thấy Dịch Dao bị bắt nạt,...
Lúc xem phim, rất nhiều lần tôi đã tự hỏi tại sao Dịch Dao không dám đứng lên đấu tranh, không dám thay đổi bản thân, và tôi nhìn lại quá khứ của cô. Một gia đình đơn thân, mẹ làm nghề massage nuôi cô lớn, luôn bị mẹ mắng, luôn bị người ta nhìn khinh miệt. Dịch Dao lớn lên trong môi trường như thế thì việc cô tự ti là hoàn toàn lý giải được. Bởi vậy tuổi thơ của một đứa trẻ mà nói, thật sự quan trọng, thật sự ảnh hưởng đến nửa đời sau của chúng.
Chỉ vỏn vẹn chưa tròn một tiếng bốn mươi lăm phút, bộ phim mang tôi đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau - điều mà chưa chắc các bộ phim khác sẽ làm được. Có thể đối với nhiều người, đây là một bộ phim với cốt truyện, tình tiết đơn giản nhưng với tôi, bộ phim cho tôi những ký ức mà tôi không bao giờ có thể quên được, ấn tượng sâu đậm.
28/11/2020
6 notes
·
View notes