#Thuyết tam quyền phân lập
Explore tagged Tumblr posts
thptngothinham · 8 days ago
Text
Hướng dẫn phân tích Hồi trống Cổ Thành, lập dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và một số bài văn hay phân tích nội dung bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung. Tài liệu hướng dẫn phân tích Hồi trống Cổ Thành do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn gồm nội dung gợi ý cách làm chi tiết và một số bài văn mẫu hay tham khảo phân tích nội dung đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung. Hướng dẫn phân tích Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) Đề bài: Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung. 1. Phân tích đề - Yêu cầu: phân tích đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : các câu văn, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong đoạn trích văn bản Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung. - Phương pháp lập luận chính: Phân tích. 2. Hệ thống luận điểm - Luận điểm 1: Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công - Luận điểm 2: Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ - Luận điểm 3: Ý nghĩa của hồi trống cổ thành. 3. Lập dàn ý chi tiết a) Mở bài - Giới thiệu tác giả La Quán Trung: + La Quán Trung là một nhà văn Trung Hoa, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa. - Giới thiệu về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa + Tam Quốc diễn nghĩa được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. - Khái quát về đoạn trích Hồi trống cổ thành. + Đoạn trích thuộc hồi 28 của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa nói lên việc tranh quyền của ba tập đoàn phong kiến quân phiệt : Ngụy - Thục - Ngô và ý nghĩa sâu xa của hồi trống cổ thành. b) Thân bài * Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công +) Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn: - Chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa - Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc ⇒ Hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù +) Khi Trương Phi gặp Quan Công: - Trương Phi: + Diện mạo: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược + Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công + Xưng hô: mày – tao + Lập luận buộc tội Quan Công + Nguyên nhân: Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã phản bội lại mình ⇒ Trương phi là người ngay thẳng, cứng cỏi, không dung thứ cho kẻ hai lòng - Quan Công: + Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em” + Lời lẽ mềm mỏng + Nhờ hai chị dâu giải thích hộ => Quan Công cương trực và thẳng thắn, khiêm nh­ường, nhũn nhặn, sự giá trị của lời thề kết nghĩa là giá trị của bậc nam nhi đại trượng phu, của một trung thần không hề thay lòng đổi dạ, không phản bội sức hợp lí và cần thiết trong “tình ngay lí gian”. * Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ - Ý nghĩa việc xuất hiện của Sái Dương: + Đẩy mâu thuẫn của hai anh em lên đến cao trào + Là mở nút để minh oan cho Quan Công - Trương Phi khi thấy Sái Dương xuất hiện: + Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình + Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công. + Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công. ⇒ Thái độ dứt khoát, kiên quyết của con người ngay thẳng ⇒ Quan Công chấp nhận thử thách - Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: + Thái độ, hành động của Trương Phi: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công ⇒ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc. ⇒ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải. * Ý nghĩa của hồi trống cổ thành - Hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của các anh hùng - Biểu dương tính cương trực của Trương Phi - Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công * Đặc sắc nghệ thuật - Giá trị lịch sử, quân sự. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn - Nghệ thuật miêu tả sinh động và hấp dẫn. - Dùng mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn. - Xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, điển hình có cá tính sinh động, sắc nét. c) Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích - Nêu ý kiến, cảm nhận của riêng em. 4. Sơ đồ tư duy phân tích Hồi trống Cổ Thành Top 5 bài văn hay phân tích Hồi trống cổ thành của La Quán Trung Phân tích Hồi trống cổ thành bài số 1:
Là tác phẩm tiểu thuyết viết theo lối chương hồi, "Tam quốc diễn nghĩa" - một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử, xã hội Trung Quốc thời kì cát cứ phân tranh, chiến tranh liên miên, người dân trải qua nhiều đau khổ, mọi diễn biến của thời kì biến loạn đó được tác giả La Quán Trung tái hiện lại rõ nét qua tác phẩm giàu giá trị hiện thực. "Hồi trống cổ thành" là một trích đoạn tiêu biểu của tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", đoạn trích tái hiện lại rõ nét chân dung của những con người nhân nghĩa Trương Phi, Vân Trường, đó chính là những con người đại diện cho lòng "trung", cho chữ "nghĩa" trong quan hệ vua tôi, huynh đệ. Nếu trong nền văn học Việt Nam có tác phẩm chương hồi giàu giá trị lịch sử, giá trị thời đại là "Hoàng Lê nhất thống chí" của các tác giả Ngô Gia Văn Phái thì ở một nền văn học lớn như Trung Hoa cũng không thiếu những tác phẩm lớn của các tác giả tài ba, trong số các tác phẩm lịch sử đó, nổi bật lên hẳng chính là tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, cả một giai đoạn dài nhiều thăng trầm, với sự đổi thay của biết bao nhiêu thời đại đều được tái giả khắc họa lại trong tác phẩm của mình. Trở lại với trích đoạn "Hồi trống cổ thành", như đã nói, tác phẩm này đề cập đến lòng chung nghĩa, tình cảm huynh đệ giữa hai nhân vật chính là Trương Phi và Quan Vân Trường, và đặc biệt, tình cảm ấy còn được đặt trong một tình huống éo le, gây cho các nhân vật nhiều sự đấu tranh, giằng xé để có được quyết định cuối cùng giữa chữ trung và chữ nghĩa. Theo dõi "Tam quốc diễn nghĩa" nói chung, trích đoạn "Hồi trống cổ thành" nói riêng ta có thể thấy cả Quan Vân Trường và Trương Phi đều là những vị tướng tài giỏi, những người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Là những con người tiêu biểu đại diện cho chữ "dũng". Nói qua như vậy để ta hiểu hơn về tính cách, con người của những nhân vật này, họ là những người thà chết chứ không chịu nhục, thà mất đi mạng sống chứ không chịu phản bội lại chủ. Nhưng ở đây, để thửu thách tấm lòng trung nghĩa của hai nhân vật này, tác giả La Quán Trung đã đặt họ vào một tình huống ngặt nghèo, mà ở đó những phẩm chất, con người thật của mỗi người được bộc lộ một cách rõ nét. Ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ẩn náu dưới trướng của Tào Tháo, biết được Tào Tháo là một con người gian hùng nên họ đã tìm cách bỏ đi. Trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ đã mỗi người một ngả. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mọi hiểu lầm sau này của hai huynh đệ Quan Công và Trương Phi. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình. Nếu có một mình, thì dù phải hi sinh tính mạng thì Quan Công cũng không chịu hang Tào Tháo, nhưng vì đảm bảo sự an nguy cho hai người chị dâu, cực chẳng đã Quan Công đã phải tạm hang Tào Tháo, dù là tạm hang nhưng Quan Công cũng khẳng định mạnh mẽ, tuyên bố rõ rang việc mình hang ở đây không phải hang Tào Tháo mà là hang vua Hán, vì lúc này vua Hán đang bị Tào Tháo không chế. Quan Công đợi thời cơ, một khi có tin tức của anh mình, tức Lưu Bị thì sẽ lập tức đi ngay. Ta có thể thấy, Quan Công là một con người ngay thẳng, tuyệt đối trung thành với Lưu Bị, vì dù được Tào Tháo tìm mọi cách lấy lòng, "ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mĩ nữ…" nhưng Quan Công cũng không hề đái hoài, không bị tác động dù chỉ một chút "Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán". Nhân vật Quan Công còn hiện lên là một vị tướng kiêu hùng, dũng mãnh hơn người, vì khi đã nghe ngóng tin tức, xác định được vị trí của huynh đệ thì Quan Công lập tức lên đường, khi ấy các tướng dưới trướng của Tào Tháo ngăn cản thì Quan Công đã vung đao chém luôn sáu tướng, vượt được năm cửa quan để đến Cổ Thành gặp người huynh đệ Trương Phi. Hành động oai dũng ấy tuy đươc miêu tả qua một vài chi tiết ngắn gọn, nhưng ta cũng phải thấy được mức độ hiểm nguy, khó
khăn của tình huống này, bởi Quan Công chỉ có một thân một mình, lại phải bảo vệ cho sự an nguy của các chị dâu thì việc chiến thắng tướng của Tào Tháo và qua các cửa quan là một việc hết sức phi thường. Khi đến được Cổ Thành, Quan Công đã rất vui mừng khi sắp tới sẽ gặp được người em thân thiết Trương Phi, bởi Trương Phi không những trốn chạy thành công mà còn chiếm thành công Cổ Thành, nhưng niềm vui đoàn tụ ấy chưa kịp xảy ra thì một tình huống bất ngờ mà Quan Công không thể lường trước đã xảy ra, Trương Phi không những không chào đón mình bằng cái ôm nồng nhiệt của huynh đệ mà tiếp đón bằng đao, vẻ mặt hung dữ như thể nghênh chiến kẻ thù "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Vì không thể lường trước được tình huống này sẽ xảy ra nên Quan Công rất bất ngờ, vội tránh mũi mâu "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa đào ru?" Quan Công đã nhắc lại tình nghĩa huynh đệ với Trương Phi và hoài nghi về sự manh động của Trương Phi, ta có thể nhận thấy Quan Công là một con người điềm tĩnh, luôn bình tĩnh giải quyết mọi thứ, dù trong tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất. Dù Trương Phi một mực khẳng định Quan Công là kẻ phản bội thì sự điềm đạm trong khí chất đã giữ cho Quan Công sự bình tĩnh trước mọi việc mà rành rọi giải thích đầu đuôi mọi sự hiểu lầm. Và khi Trương Phi vẫn nhất quyết không chịu tin và muốn Quan Công chứng tỏ sự trong sạch bằng cách lấy đầu của tướng giặc qua ba hồi trống, dù khó khăn nhưng vì phẩm tiết ản thân, vì tình huynh đệ thì Quan Công vẫn chấp nhận. Và cuối cùng, sau khi chém chết tướng giặc thì Quan Công đã làm tỏ rạng mối hàm oan của Trương Phi đối với mình, tình huynh đệ gắn kết trở lại. Nếu Quan Công là một con người điềm tĩnh, biết suy xét, nhận biết tình hình thì Trương Phi lại ngược lại, tuy là một người tướng giỏi nhưng Trương Phi tính tình lại nóng nảy, không nghe những lời giải thích, dù có lí, thuyết phục đến đâu. Vì vậy mà chỉ khi Quan Công giết chết được tên tướng giặc thì Trương Phi mới chấp nhận sự trong sạch của Quan Công, dù trước đó Quan Công có giải thích đến đâu, dù người chị dâu có làm chứng thì Trương Phi cũng một mực không nghe. Tuy nhiên, sự cố chấp này của Trương Phi cũng xuất phát từ chính tấm lòng trung thành với Lưu Bị, vì quá trọng chữ "trung" nên không cho phép sự phản bội, hai lòng làm hoen ố, ảnh hưởng. Ta cũng không thể phủ nhận được sự dũng mãnh, tài ba hơn người của Trương Phi, vì chỉ có dưới trướng khoảng hơn trăm người nhưng Trương Phi đã đoạt được Cổ Thành về tay và làm chủ nơi đây. Đây không hề là việc đơn giản nếu như không muốn nói đây là một hành động quá sức phi thường. Là người trọng sự trung thành nên dù tình cảm huynh đệ có gắn bó nhưng một khi đã phản bội thì Trương Phi cũng kiên quyết chống lại đến cùng. Hành động ấy, suy nghĩ ấy rất đúng nếu như Quan Công là con người hai mặt thực sự. Nhưng ở đây sự thật không như những phán đoán mơ hồ của Trương Phi nên sự nông nổi, cứng nhắc của anh ta khiến cho hành động nhân vật này trở nên mù quáng. Tuy nhiên, Trương phi cũng là người biết hối lối khi nhận ra những sai lầm của mình, khi iết Quan Công không hề phản bội thì Trương Phi đã tạ lỗi, khóc lóc, quỳ lạy Quan Công để hối lỗi "..nhỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường…" Như vậy, đoạn trích "Hồi trống cổ thành" đã khắc họa thành công và chân thực hình ảnh của hai người anh hùng trong Tam Quốc chí, là Trương Phi và Quan Công. Tuy có những đối lập về tính cách, một người điềm tĩnh, một người nóng nảy, bộc trực nhưng cả hai đều có điểm chung đó chính là một lòng chung thành, coi trọng tình nghĩa huynh đệ, đều là những tướng lĩnh tài giỏi, dũng mãnh. Và hơn hết, cả hai người anh hùng này đều là đại diện cho chữ "dũng", là những nhân tố tạo nên sức mạnh cho Lưu Bị. >> Xem thêm: Dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung Phân tích Hồi trống cổ thành bài số 2: Có thể nói tiểu thuyết chương hồi là thể loại đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất trong kho tàng văn học thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng thời kì này phải kể đến "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Ông là tác giả đã có những đóng góp xuất sắc cho thể loại tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh và "Tam quốc diễn nghĩa" có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây là tác phẩm lớn gồm 120 hồi được ra đời vào đầu thời nhà Minh (1368 - 1644) kể chuyện "cát cứ phân tranh" của ba tập đoàn phong kiến Ngụy - Thục - Ngô với các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, đời sống nhân dân khổ cực trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" thuộc hồi 28 của tác phẩm. Nội dung của đoạn trích kể về việc Quan Công đưa hai chị đến Cổ Thành thì biết Trương Phi đang chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân liền sai Tôn Càn vào thành báo tin để Trương Phi ra đón hai chị. Gặp lại Trương Phi, Quan Công "mừng rỡ vô cùng" còn Trương Phi do hiểu nhầm Quan Công "hàng Tào Tháo" nên "múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Đang trong lúc phân trần sự thật thì quân Tào kéo đến, Quan Công đã lấy đầu của Sái Dương - tên tướng cầm đầu quân Tào. Sau này, Trương Phi mới tin Quan Công và "mời hai chị vào thành". Đoạn trích này đã khắc họa thành công hai nhân vật Trương Phi và Quan Công với những đặc điểm tính cách nổi bật. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi là anh em kết nghĩa nơi vườn đào, có lời thề sống chết bên nhau. Họ cùng có chí khôi phục lại nhà Hán, mang lại thái bình cho đất nước và sự ấm no cho nhân dân. Kẻ nào phản bội lại nghĩa tình anh em thì đó là kẻ bất trung, bất nghĩa. Trước đó, họ nương náu dưới trướng Tào Tháo nhưng khi hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo nên họ đã bỏ đi. Vì phải "hộ tống hai chị dâu nên Quan Công tạm hàng Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào". Tào Tháo tìm mọi cách thu phục Quan Công nhưng khi biết tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu thì Phi trả hết con dấu, châu báu, lên đường tìm anh. Đến Cổ Thành thì Quan Công gặp Trương Phi và bị Trương Phi hiểu nhầm. Với tính tình nóng nảy, cương trực, Trương Phi "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Trương Phi "hầm hầm quát" người anh em kết nghĩa vườn đào với mình năm xưa: "Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?" và quyết liều sống chết với Quan Công.Trương Phi không nghe bất cứ một lời giải thích nào từ Quan Công, Cam phu nhân, Mi phu nhân và Tôn Càn. Trương Phi không xưng hô lễ nghi như "nhị ca" -"tiểu đệ" mà xưng "tao" - "mày", gọi Quan Công là "nó", là "thằng phụ nghĩa". Điều ấy chứng tỏ Trương Phi là con người thẳng thắn, không thể dung tha cho kẻ đã phản bội anh em, làm những điều phi nghĩa. Nhân vật này còn quả quyết khẳng định: "Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?" Đó là câu nói thể hiện lí lẽ, quan điểm và sự dứt khoát của Trương Phi. Bậc bề tôi quyết trung thành với vua, thà chịu chết chứ không chịu đầu hàng kẻ thù. Mâu thuẫn giữa hai nhân vật được La Quán Trung đẩy lên cao trào khi Trương Phi trông thấy quân Tào kéo đến do Sái Dương dẫn đầu, "vác đao tế ngựa xông đến". Vốn đã nghi ngờ Quan Công ngay từ đầu nên khi trông thấy cảnh tượng "bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào" như đến để bắt mình nên Trương Phi lại càng nổi giận và "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Khi Quan Công tỏ lòng thực của mình bằng cách chém tên tướng Sái Dương thì Trương Phi cũng kiên quyết ra điều kiện: "Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy". Đây là cơ hội để Quan Công chứng minh được sự trong sạch và tấm lòng ngay thẳng, trung nghĩa của mình. Chưa dứt một hồi trống, "đầu Sái Dương đã lăn dưới đất", "quân Tào chạy tan tác" nhưng kết quả ấy cũng chưa thuyết phục được lòng tin của Trương Phi. Chỉ khi nghe một tên lính kể chuyện Sái Dương nghe tin Quan Công giết cháu ngoại mình bèn "nổi giận đùng đùng" muốn sang Hà Bắc đánh Quan Công nhưng Tào Tháo không cho đi, "nhân sai Nhữ Nam đánh Lưu Tích" không ngờ đi đến Cổ Thành gặp Quan Công thì lúc đó Trương Phi mới "tin anh là thực" và "mời hai chị vào thành".
Hai người chị kể cho Trương Phi nghe những việc mà Quan Công trải qua khiến Trương Phi "rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường". Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của người anh kết nghĩa thì đã tin tưởng và phục thiện. Đó là một trong những vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này. Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung Bên cạnh đó, tác giả La Quán Trung cũng khắc họa nhân vật Quan Công với tính cách khiêm nhường, trung nghĩa, thủy chung với tình anh em kết nghĩa vườn đào. Khi gặp được Trương Phi, Quan Công "mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón". Ngay cả khi bị Trương Phi gọi là "mày", "thằng","nó" nhưng Quan Công vẫn giữ cách xử sự đúng mực, độ lượng khi gọi Trương Phi là "em" và "hiền đệ". Quan Công hết sức bình tĩnh khi "tránh mũi mâu", nhờ hai chị làm nhân chứng cho sự trung thành của mình. Không những thế, Quan Công rất coi trọng tình nghĩa anh em đã có và muốn chứng minh điều ấy qua hành động chém Sái Dương "để tỏ lòng thực". Trước sự nghi ngờ của Trương Phi lớn như vậy nhưng Quan Công vẫn giữ được bình tĩnh và sự từ tốn của bản thân để minh oan. Hồi trống có ý nghĩa thâu tóm toàn bộ linh hồn, mang lại không khí chiến trận cho đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của ba anh em của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Đoạn trích đã thể hiện được tính cương trực của Trương Phi và lòng trung nghĩa của Quan Công. Kết cấu của "Hồi trống Cổ Thành" như một vở kịch hoàn chỉnh và mang những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" không chỉ phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa lúc bấy giờ mà còn để lại những bài học về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo, các cách ứng xử của bậc quân tử. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác phẩm luôn có sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc. Phân tích Hồi trống cổ thành bài số 3: “Tam quốc diễn nghĩa” được coi là một trong bốn tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tác phẩm gây ấn tượng với người đọc bởi “tuyệt nhân” – Lưu Bị, “tuyệt trí” – Khổng Minh, “tuyệt gian” – Tào Tháo. Trích đoạn “Hồi trống Cổ Thành” đặc biệt làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất tuyệt nghĩa của Trương Phi, đồng thời qua đó, ta cũng thấy ý nghĩa của vấn đề “trung thành hay phản bội” được đặt ra trong đoạn trích. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nằm giữa hồi thứ 28 của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, kể về việc Trương Phi gặp lại Quan Công sau bao ngày xa cách nhưng với thái độ tức giận, đòi đâm Vân Trường. Dù Quan Công ra sức giải thích, mọi người can ngăn, Trương Phi lại càng tức giận. Thậm chí, khi quân mã của Tào Tháo đến, lửa giận lại càng bừng lên dữ dội. Chỉ đến khi Quan Công lấy đầu Sái Dương – tướng của Tào Tháo sau một hồi trống thì Trương Phi mới nguôi giận. Khi nghe tên lính kể chuyện thực hư, Trương Phi mới tin, khóc lóc thụp lạy Vân Trường. Trước tiên, đoạn trích khắc họa cảnh gặp mặt và mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công. Lúc này, vẻ đẹp của hai nhân vật thể hiện qua việc nghe tin báo. Quan Công khi nghe tin em thì mừng rỡ vô cùng, nôn nóng muốn gặp mặt và tin tưởng Trương Phi sẽ mừng rỡ đón mình. Qua đó, nhân vật toát lên vẻ đẹp là một người giàu lòng trung nghĩa, giàu tình nghĩa và biết nghĩ cho mọi người. Trái với Quan Công, Trương Phi nghe tin Quan Công đến bèn “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân” chạy lại đâm Quan Công. Hành động dứt khoát, quyết liệt ấy khẳng định vẻ đẹp cương trực, khảng khái, trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Vẻ đẹp của hai nhân vật còn toát lên khi cả hai gặp mặt. Quan Công khi mới gặp Trương Phi vội tránh mũi mâu, nhắc lại tình nghĩa vườn đào và ra sức thanh minh cho bản thân mình: “Chuyện này em cũng không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”. Lời nói dứt khoát cùng hành động từ tốn, điềm đạm ấy chứng minh Quan Công là một người kiên nhẫn, nhẹ nhàng dù rơi vào tình huống khó xử. Trái lại, Trương Phi khi vừa gặp Quan Công bèn quát mắng, nổi giận đùng đùng cho Quan
Công là kẻ bội nghĩa, thậm chí không nghe những lời khuyên can của mọi người, lời thanh minh của Quan Công. Qua đó, vẻ nóng nảy, cương trực của con người tuyệt nghĩa đã được đề cao. Chi tiết Hồi trống hóa giải mâu thuẫn của cả hai càng tô đậm vẻ đẹp của hai nhân vật. Khi nhìn thấy quân mã của Tào Tháo kéo đến, Quan Công đưa ra gợi ý chém tên tướng Sái Dương để tỏ lòng. Dường như tấm lòng trung nghĩa, trước sau như một ấy nhất quát với tính cách điềm đạm của Quan Công. Trương Phi đưa ra lời thách đố khi đánh ba hồi trống, Quan Công phải chém đầu tên tướng giặc. Trong khi Trương Phi đánh trống, Quan Công múa đao xô lại, hành động dứt khoát chém đầu Sái Dương. Có thể nói, chi tiết hồi trống Cổ Thành đã giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh, đồng thời khắc sâu và làm nổi bật tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, vẻ thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. Hồi trống cũng đem lại không khí chiến trận đặc trưng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng đường gươm, mũi giáo trong không khí thúc giục, binh mã ngập trời. Chi tiết này cũng thể hiện thủ pháp phóng đại, cường điệu đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi. Có thể nói, qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và vẻ thẳng thắn của Trương Phi được tái hiện một cách chân thực. Tình anh em với quan niệm tín nghĩa, chân thành cùng lối ứng xử của người quân tử được gửi gắm qua tác phẩm là bài học không bao giờ cũ dành cho mỗi chúng ta. Tham khảo: Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ thành Cảm nghĩ bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung Phân tích Hồi trống cổ thành bài số 4: La Quán Trung là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm mang tính dã sử, nổi bật nhất phải kể đến Tam quốc diễn nghĩa. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ và có giá trị nhất của nền văn học Trung Quốc. Đoạn trích Hồi trống cổ thành cũng là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn La Quán Trung. Đoạn trích Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ hai mươi tám của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, trong đoạn trích này tác giả đã miêu tả cuộc hội ngộ của hai người anh em Quan Công và Trương Phi trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Thông qua việc xây dựng nên một tình huống đầy hấp dẫn, tác giả La Quán Trung đã thể hiện được tình huynh đệ cũng như những biểu hiện của lòng tín nghĩa. Trước tiên, La Quán Trung đã đi khắc họa nhân vật Trương Phi. Trương Phi là một trong những vị tướng đắc lực dưới trướng của Lưu Bị, nhân vật này hiện lên với vóc dáng cao lớn “… cao tám thước, đầu cáo mắt tròn, râu hùm hàm én…”. Trương Phi có tính cách bộc trực, nóng nảy. Tuy là một vị tướng mưu lược nhưng trong nhiều trường hợp nhất định thì Trương Phi lại trở nên thô lỗ, không biết suy tính trước sau. Nhân vật Trương Phi là đại diện của chữ Trung, là một con người có bản lĩnh cứng cỏi, thẳng thắn, thà chết chứ không chịu khuất phục, luồn cúi dưới trướng của kẻ thù, đặc biệt Trương Phi căm ghét sự phản bội, đây cũng chính là nguyên nhân của những hành động nóng nảy của Trương Phi với Quan Công khi nghi ngờ Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ để theo Tào Tháo. Vốn có những hiềm khích, hiểu lầm nên cuộc hội ngộ của an hem Quan Công và Trương Phi cũng thật đặc biệt, đó không lại sự sum họp trong sự vui mừng, nồng nhiệt đón tiếp mà là một trận giao chiến đầy căng thẳng. Để thoát khỏi sự kiểm soát của Tào Tháo, Quan Công đã phải mở con đường máu đưa hai chị dâu chạy trốn, sau đó gặp Trương Phi. Quan Công những tưởng giây phút huynh đệ hội ngộ sẽ vô cùng cảm động và vui mừng mà không thể ngờ được Trương Phi lại đón tiếp mình bằng gương mặt đỏ bừng tức giận, hành động quyết dồn mình vào con đường chết. Trước những hành động của Trương Phi, Quan Công không thể hiểu vì sao người anh em thân thiết lại đối xử với mình như vậy. Là một con người tỉnh táo, thức thời nên dù bị Trương Phi tấn công quyết liệt cùng cách xưng hô mày- tao đầy xa lạ thì Quan Công vẫn xưng huynh- đệ và cố dò hỏi nguyên nhân vì sao Trương Phi lại có những hành động như vậy.
Qua những lời nói và hành động của Quan công, ta có thể thấy được ở con người này một sự nhẫn nại, một con người biết lí lẽ, phân tích tình tình hình dù trong tình thế căng thẳng nhất. Sau khi đã biết được nguyên nhân khiến cho TRương Phi tức giận và có những hành động nông nổi là do hiểu lầm mình phản bội lại tình nghĩa huynh đệ, đi theo Tào. Quan Công đã rất bình tĩnh để giải thích cho Trương Phi hiểu nhưng dù có nói như thế nào thì Trương Phi cũng không tin. Cuối cùng, tình thế bị đẩy lên căng thẳng nhất khi Sái Dương đuổi tới chân thành, sự nghi ngờ ở Trương Phi ngày càng dâng cao. Cuối cùng, Trương Phi đã đưa ra một thử thách để chứng minh sự trong sạch của Quan Công, đó chính là trong thời gian của ba hồi trống thì Quan Công phải chém đầu Sái Dương. Trước lời thách thức của Trương Phi, Quan Công đã chấp nhận, khi tiếng trống đầu tiên vang lên thì ngay lập tức Quan Công đã lao vào Sái Dương, bằng bản lĩnh và võ nghệ của một vị tướng tài ba, trong ba hồi trống mà Trương Phi đánh lên thì Quan Công đã chém được đầu của Sái dương. Về phía của Trương Phi, sau khi Quan Công đã hoàn thành xong thử thách thì vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn, trong lòng vẫn chưa thể gỡ bỏ hết được những nghi ngờ. Cuối cùng, trước những lời kể của ai chị dâu và một tên lính thì Trương Phi đã hiểu ra sự việc, sự hối hận tột cùng khiến cho Trương Phi quỳ rạp xuống van khóc, xin lỗi người anh em của mình về những hành động nông nổi. Như vậy, chúng ta có thể thấy, tên nhan đề của đoạn trích này chẳng phải ngẫu nhiên mà được đặt là Hồi trống cổ thành, đó là tiếng trống minh oan,tiếng trống hóa giải những hiểu lầm của hai anh em Quan Công và Trương Phi: “Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên” Qua đoạn trích Hồi trống cổ thành ta có thể thấy rõ nét tính cách của từng nhân vật, đồng thời đoạn trích cũng hướng đến ca ngợi tình anh em gắn bó, dù trải qua những khó khăn thì cũng sẽ có ngày đoàn tụ. Phân tích Hồi trống cổ thành bài số 5: Tam quốc diễn nghĩa là một trong những câu chuyện kinh điển về tình nghĩa anh em, quân thần thời phong kiến Trung Hoa và Hồi trống Cổ Thành là một trong những trường đoạn khiến người đọc phải lặng suy ngẫm về tình nghĩa giữa Quan Vũ và Trương Phi. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi là ba anh em kết nghĩa nhưng tình sâu hơn bể. Sự khác nhau về tính cách không khiến ba con người này trở nên mâu thuẫn bởi cả ba cùng chung một lí tưởng, một tâm nguyện. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, ba anh em phải tạm li tán. Và chính sự li tán đó dẫn đến sự nghi ngờ trong lòng Trương Phi ở đoạn trích Hồi trống Cổ Thành này. Rời Tào doanh, đến Cổ Thành, biết tin Trương Phi đang trấn giữ ở đây, Quan Công mừng rỡ vô cùng. Trong khi đó Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc. Những tưởng Trương Phi sẽ thi lễ, đón hai anh chị vào thành, vậy mà lại múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Thái độ của Trương Phi hoàn toàn đối lập với thái độ của Quan Công và gần như trái ngược với đạo lí làm em. Lẽ nào Trương Phi đã quên nghĩa vườn đào, quên là em mà hành xử với Quan Công như vậy. Nhưng Trương Phi có lí do để hành động như vậy. Nhân vật của La Quán Trung đứng trên hai lập trường (tình nghĩa anh em và nghĩa vua - tôi) để định tội Quan Công. Nhà văn tiếp tục dẫn mâu thuẫn đi xa hơn bằng cách để Trương Phi để xưng mày - tao với Quan Công, luận giải tội trạng của Quan Công "bỏ anh, hàng Tào (…) lừa tao" và kết tội Quan Công bội nghĩa. Quan Công thanh minh, hai phu nhân cũng nói đỡ hộ nhưng Trương Phi vẫn không tin lời anh. Hồi trống Cổ Thành. Mâu thuẫn truyện được đ��y lên một bậc khi quân của Sái Dương mang cờ Tào đuổi kịp Quan Công. Trương Phi càng có cớ để nghi ngờ lòng dạ Quan Công. Đám quân mã do Sái Dương dẫn đầu khiến Trương Phi nghĩ rằng Vân Trường đưa đến để bắt về qui hàng cho Tào Tháo. Tình thế éo le buộc Vân Trường phải hành động để chứng thực lòng với em: "Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!". Đến đây, La Quán Trung quyết định thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm bằng tình tiết Hồi trống Cổ Thành.
Trước đề nghị của Quan Vân Trường, Trương Phi đã ra điều kiện - một điều kiện khắc nghiệt: "Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy". Ba hồi trống định mức thời gian để minh chứng cho một tấm lòng, ba hồi trống để giải oan, ba hồi trống để nhận diện nhân cách một con người cũng là ba hồi trống đầy thách thức. Nó quả là quá ngắn ngủi đối với một mạng người. Nó sẽ là một minh chứng nếu quả thật Quan Công do dự, dao động và không có tài nghệ, khí phách. Nhưng nó cũng là cơ hội để Quan Công minh oan, để hai anh em có thể đoàn tụ lẫn nhau, để lời thề vườn đào năm xưa được giữ trọn. Nếu không có ba hồi trống, mối nghi ngờ trong lòng Trương Phi chỉ có thể giải tỏa bằng bát xà mâu. Và lúc đó, khó có thể hình dung giữa Trương Phi và Quan Công hai anh em ngang tài ngang sức, ai sẽ là người chiến thắng, ai là người phải hi sinh. Tình huống đó bắt buộc Quan Vân Trường phải hành động gấp rút. Chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Mâu thuẫn được hóa giải, nút thắt đầy kịch tính được tháo bỏ. Chi tiết Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường thể hiện tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh em của mình. Đến cuối đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hồi trống mới xuất hiện nhưng nó đã thực thi nghiệm vụ quan trọng: hóa giải mối nghi ngờ giữa hai anh em Quan Vũ - Trương Phi. Trở lại với diễn biến câu chuyện phía trước, có thể thấy đó là hồi trống ra quân và cũng là hồi trống thu quân, hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có rượu, chỉ có hồi trống trận. Nó cũng chính là một thành công trong nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của nhà văn La Quán Trung. --------------------- Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách làm và một số bài văn mẫu phân tích bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
yukidaro · 7 months ago
Text
TMNT - Sống là một trận chiến đấu khốc liệt
Cuộc sống là một trận chiến, nhưng bạn chỉ biết đấm bốc và đá chân, trong khi người giàu học qua ‘Võ tự do’. Dưới đây là sự thật mà chỉ có số ít người biết đến, suốt 5000 năm qua luôn tồn tại hai hệ thống tư tưởng: một là dựa trên niềm tin rằng bản chất con người là tốt, theo đạo của Khổng và Mạnh; một là dựa trên quan điểm rằng bản chất con người là xấu, theo tư tưởng của phái Pháp gia.
Liệu tư tưởng của Khổng Tử có hoàn toàn đúng không?
Khi nhắc đến Khổng Tử, nhiều người sẽ nghĩ ông là một vị thánh nhân, và tôi cũng công nhận rằng tư tưởng của Khổng Tử thực sự có những điểm vĩ đại. Nhưng trong thời đại ngày nay, nhiều quan niệm của Khổng Tử đã rõ ràng không còn phù hợp. Chúng ta học hỏi bất kỳ ai, không phải là mù quáng sao chép toàn bộ, mà là phải học một cách phê phán, lấy điều hay và bỏ điều dở. 
Vậy vấn đề trong tư tưởng của Khổng Tử là gì?
Vấn đề lớn nhất chính là sự giam cầm tư duy của con người. Trong tư tưởng của Khổng Tử, phụ nữ không có quyền lên tiếng, không được phép đi học, không được phép ra ngoài, không có quyền lên tiếng trong nhà. Khổng Tử khắp nơi nói về lễ nghi, tam cương ngũ thường, phân chia con người thành các cấp bậc khác nhau, “hình không lên đại phu, lễ không xuống thứ dân” có nghĩa là những người làm quan lớn mắc lỗi không cần phải chịu hình phạt, chỉ cần bị ràng buộc bởi lễ nghi là đủ, trong khi đối với thứ dân, thì không cần đối xử bằng lễ nghi, nếu thứ dân phạm lỗi, thì sẽ bị xử phạt bằng hình. Ông ta nỗ lực bảo vệ hệ thống giai cấp của xã hội nô lệ, đưa ra lý thuyết: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; sử tử vong, tử bất vong bất hiếu” để bảo vệ quyền lực cai trị. Yêu cầu dân chúng phải vô điều kiện tuân theo mọi quy định của quyền lực quân chủ, ngay cả khi hoàng đế sai lầm đến mức nào, quan lại và dân chúng cũng phải tuân theo, nếu không sẽ bị coi là vi phạm tam cương ngũ thường, phản nghịch không đạo, khiến cho tư duy của dân chúng bị đóng cửa, không có khả năng suy nghĩ độc lập, kết cục các triều đại phong kiến suy tàn, hoàng đế mê muội, dân chúng ngu dốt, bị các quốc gia ngoại bang xâm lược và áp bức.
Tư tưởng của Khổng Tử, kết quả chính của việc giáo dục là khiến con người ngày càng biết nghe lời, tuân thủ quy tắc, chấp nhận số phận thấp kém của mình, ngoan ngoãn. Tư tưởng Nho gia nói rằng bản chất con người là tốt, tất cả đều nói về nhân nghĩa đạo đức, và yêu cầu mỗi người phải đối xử với mọi người xung quanh mình theo cách này, đó mới là “quý tộc” (quý ông – quý bà). 
Nhưng thực tế là, người tin rằng con người vốn tốt bụng, cuối cùng đều bị những người giả tạo lừa dối, tin vào nhân nghĩa đạo đức, cuối cùng đều bị những người chỉ nói đạo đức trên miệng nhưng lòng dạ ích kỷ làm tổn thương. Tốt bụng, nhân nghĩa, đạo đức, tất cả những điều này chỉ là những đòn đánh kiểu cách nghe có vẻ hay, trông có vẻ đẹp, nhưng không thực tế, trong khi những cao thủ thực sự đều là những người bề ngoài kiểu cách nhưng âm thầm luyện tập “võ tự do”.
Tư tưởng Nho gia tương đương với những đòn đánh kiểu cách – màu mè và thuận mắt. Đặc điểm của tư tưởng Nho gia là nói những lời hay, hình thức đẹp nhưng không có ích trong thực chiến, điều này giống hệt như những đòn đánh kiểu cách của võ truyền thống. Và đa số mọi người nghèo đói, chính là bởi vì trong đầu họ đều chứa đầy tư tưởng của Khổng và Mạnh, miệng luôn nói những lý lẽ hay ho. Trong khi đó, người giàu có lại giàu có, bởi vì trong đầu họ chứa đầy tư tưởng của phái Pháp gia, nghe có vẻ không hay nhưng lại rất hữu ích trong thực chiến.
Khi những đòn đánh kiểu cách và võ tự do đối đầu nhau sẽ ra sao?
Chắc hẳn nhiều người cũng đã từng nghe tới hoặc xem qua thông tin về trận đấu “thê thảm” của một vị đại sư võ truyền thống Trung Quốc, tên ông ta là M�� Bảo Quốc, đã đấu với một võ sĩ tự do nghiệp dư (MMA), và họ đã có một trận đấu trên sàn đấu. Hai người có sự chênh lệch lớn về danh tiếng và kinh nghiệm, và trước trận đấu, trọng tài đã nhiều lần nhắc nhở Mã Bảo Quốc phải nhẹ tay.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 30 giây sau khi trận đấu bắt đầu, Mã Bảo Quốc đã bị đối thủ hạ gục ba lần và cuối cùng ngã xuống không thể đứng dậy, khiến công chúng ngạc nhiên. Võ truyền thống với lịch sử hàng nghìn năm, trước sự đối đầu với võ tự do không theo quy tắc, lại thất bại một cách dễ dàng như vậy, nhiều người nghi ngờ Mã Bảo Quốc là một đại sư giả. Theo tôi, Mã Bảo Quốc tuy có phần khoác lác, nhưng nếu ông ta thực sự là một kẻ lừa đảo, thì ông ta chắc chắn không thể tham gia trận đấu này.
Sự thật là, bất kỳ môn võ truyền thống nào, khi đối mặt với võ tự do, đều không thể chống đỡ được. Điều này không phải là coi thường võ truyền thống, mà là võ truyền thống được xây dựng dựa trên những quy tắc cụ thể, tức là đối thủ phải theo một bộ quy tắc nhất định để ra đòn. Trong khi đó, quy tắc của võ tự do không có bất kỳ đòn đánh cố định nào, mục tiêu là đánh bại đối thủ hoàn toàn.
Võ truyền thống không thể thắng được võ tự do, là kết quả tất yếu do các đòn thế không phù hợp với quy tắc của sàn đấu hiện đại.
Người nghèo dồn toàn lực vượt khó vẫn nghèo, là bởi vì tư duy của họ không phù hợp với quy tắc giàu có của xã hội. Nhiều người trong đầu đều chứa đầy tư tưởng Nho gia truyền lại hàng nghìn năm, với những lý lẽ cao siêu, những đòn đánh kiểu cách, nghe có vẻ hay, trông có vẻ đẹp, những lý lẽ đó ở thời cổ đại thực sự có ích, bởi vì mọi người đều theo quy tắc thông thường để ra đòn, chỉ cần dừng lại ở mức đủ, miễn là bạn là một quý tộc, bạn sẽ có vị trí cao trong xã hội.
Nhưng quy tắc của thời đại ngày nay đã thay đổi, bạn xuất hiện trên sàn đấu tự do, không quan trọng bạn có phải là quý tộc hay không, chỉ cần bạn có tiền và sức mạnh là bạn đã là quý tộc, không ai còn theo quy tắc của quý tộc để ra đòn nữa, vì vậy việc bạn bị đánh bại ngay lập tức là điều không thể tránh khỏi.
Tư tưởng Pháp gia thì giống như võ tự do. Những người đại diện cho tư tưởng Pháp gia là Hàn Phi Tử và Thương Dương.
Chúng ta hãy nghe xem Hàn Phi Tử nói gì về bản chất con người: 
Hàn Phi Tử cho rằng, mối quan hệ cơ bản giữa con người với nhau chỉ dựa trên lợi ích. Ông nói rằng chỉ cần có lợi ích, dù mối quan hệ có xa cách đến đâu cũng có thể trở nên thân thiết, nhưng một khi lợi ích bị tổn thương, ngay cả cha con cũng có thể trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Đàn ông đến tuổi 50 vẫn ham muốn, còn vợ thì sau tuổi 30 đã bắt đầu xuống sắc, vì vậy người chồng có cơ hội sẽ chắc chắn tìm kiếm người mới, bạn nghĩ tình cảm có thể tin cậy được không?
Theo quan điểm của ông, không có người đàn ông nào không ham muốn, nếu có, chỉ là bởi vì họ chưa có đủ “vốn” để ham muốn.
Hàn Phi Tử nói rằng, trong thời cổ đại, không có tình cảm nào giữa hoàng đế và thần tử cả, họ thường xuyên tính toán lẫn nhau, đạo đức và nhân nghĩa chỉ là lời nói suông, còn lợi ích mới là sự thật đằng sau tất cả. 
Tư tưởng Nho gia chỉ có hiệu quả khi không có tranh chấp lợi ích. Chỉ cần có tranh chấp lợi ích, tư tưởng Nho gia sẽ trở nên vô dụng. 
Khi yêu đương, theo Nho gia có hiệu quả, nhưng sau khi kết hôn, khi vợ chồng có tranh chấp lợi ích, nếu bạn tiếp tục theo Nho gia, chỉ biết tốt với đối phương, đưa hết tiền cho họ, bạn sẽ dễ bị tổn thương. 
Khi con cái còn nhỏ, bạn có thể theo Nho gia, nhưng khi con cái lớn lên, bạn già đi, nếu bạn tiếp tục theo Nho gia, chia sẻ tài sản, bạn sẽ rất khổ sở khi về già.
Sử dụng lợi ích để buộc người khác phải đối xử đúng đắn với bạn, đó mới là đạo đức thực sự. Chỉ hy vọng người khác đối xử đúng đắn với bạn, nhưng bạn không thể mang lại bất kỳ lợi ích nào cho họ, đó chỉ là đạo đức giả tạo. Nho gia là một giấc mơ lý tưởng hóa, còn Pháp gia mới là con đường dẫn đến giấc mơ đó, nếu không thì tất cả chỉ là lời nói suông.
Những gì bạn nghe thấy, nhìn thấy, đều là một trò chơi.
Thế giới này được cấu thành từ hai hệ thống trật tự, hệ thống thứ nhất: công bằng, chính nghĩa, đạo đức, lễ nghi; hệ thống thứ hai: cuộc chiến tranh lợi ích ẩn sau hệ thống thứ nhất. Đạo đức của hệ thống thứ nhất chỉ là hình thức, còn lợi ích của hệ thống thứ hai mới là thực chất. Kiến thức mà chúng ta tiếp xúc từ nhỏ đến lớn, phần lớn là quy tắc hình thức của hệ thống thứ nhất. Con người luôn tính toán lợi ích trong lòng, đó là quy tắc lợi ích của hệ thống thứ hai. Những người giỏi là những người sử dụng hệ thống thứ nhất làm phương tiện, để đạt được mục tiêu của hệ thống thứ hai. Hầu như mọi người đều mặc lên mình một lớp áo đạo đức lấp lánh, sau đó tìm mọi cách để thu lợi cho bản thân.
Quy tắc đạo đức, mọi người đều nói ra miệng; quy tắc lợi ích, mọi người đều ghi nhớ trong lòng. Vì vậy, đừng bao giờ để bị hệ thống thứ nhất làm mê muội, mà hãy sử dụng hệ thống thứ hai để nhìn thấu sự vật.
Chẳng hạn, chúng ta không thể chỉ nhìn vào những gì một người nói, mà phải nhìn vào những gì họ làm. Hệ thống thứ nhất chỉ là một cái bẫy, bạn không thể coi đó là phương pháp để an cư lập nghiệp, thành công và nổi tiếng. Nếu muốn hiểu rõ hành vi của mỗi người, bạn cần phải phân tích dựa trên hệ thống thứ hai, đó là phương pháp phân tích lợi ích. 
Lợi ích mới là lý do chính dẫn dắt hoạt động của loài người, phương pháp phân tích lợi ích sẽ không bao giờ lỗi thời.
Ví dụ, đây là một sự việc xảy ra xung quanh tôi: Có một lần tôi và thầy Lâm đi chơi ở Quảng Ninh, do chúng tôi có nhiều hành lý và không quen thuộc với địa phương, nên tại sảnh khách sạn, thầy Lâm đã lén đưa cho nhân viên phục vụ giúp ông ấy xách hành lý 500.000đ tiền boa. Sau đó, trong những ngày tiếp theo, nhân viên đó đã rất nhiệt tình với chúng tôi, mọi thứ từ lịch trình du lịch đến hành lý đều được sắp xếp chu đáo. 
Sau khi trở về, trong một bài giảng, ông đã đề cập đến trường hợp này và nói với học viên như sau: Nếu bạn muốn nhận được sự giúp đỡ của một người, bạn trước tiên phải hiểu rằng mình có thể cung cấp gì cho họ? Ngoài lợi ích, không có mối quan hệ nào khác phát sinh giữa những người xa lạ, tiền bạc là cách biểu đạt tốt nhất, 500.000đ không nhiều, nhưng nó hữu ích hơn nhiều so với việc nói những lời ngon ngọt hoặc cố gắng làm hài lòng một cách giả tạo, đó chính là phương pháp trao đổi giá trị.
Mỗi khi gặp một sự việc, bạn cần phải nhanh chóng phân chia thành các bên lợi ích khác nhau, mỗi hành động của bạn, làm tổn thương lợi ích của ai? Tăng lợi ích cho ai? Những người có lợi ích tăng lên chính là bạn bè của bạn, những người mất lợi ích chính là kẻ thù của bạn, bạn cần phải phân biệt mối quan hệ bạn bè và kẻ thù như vậy. Không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, khi lợi ích thay đổi, kẻ thù và bạn bè của bạn cũng sẽ nhanh chóng thay đổi.
Tương tự, trong một công ty, mỗi quyết định được đưa ra, cần phải phân tích quyết định đó phù hợp với lợi ích của ai? Làm tổn thương lợi ích của ai? Những bên có lợi ích phù hợp, chắc chắn sẽ hình thành một cộng đồng chia lợi ích; những bên bị tổn thương lợi ích, cũng chắc chắn sẽ hình thành một liên minh vì lợi ích.
Tuy nhiên, hai phe phái đó, chắc chắn đều sẽ cầm lên lá cờ đạo đức của hệ thống thứ nhất để tranh đấu cho mục tiêu lợi ích của hệ thống thứ hai.
Mọi người cần nhớ, không bao giờ sử dụng lý lẽ của hệ thống thứ nhất để ép buộc mọi người hoàn thành công việc của hệ thống thứ hai, tôi thường gặp phải những trường hợp như vậy, rất nhiều người đến với bạn với mục đích rõ ràng, họ biết mình muốn gì, nhưng họ không bao giờ nghĩ đến việc mình có thể mang lại điều gì cho người khác. Trước khi bạn muốn nhận được lợi ích từ một người, bạn cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng xem mình có thể mang lại điều gì cho người đó. Lợi ích của bạn có phải là thứ mà người khác cần không? Lợi ích của bạn có phải là thứ duy nhất không? Nếu lợi ích của hệ thống thứ hai không thành hình, thì mối quan hệ của bạn sẽ mãi chỉ dựa trên hệ thống thứ nhất, và đối phương cũng chỉ là những cử chỉ giả tạo.
Dù thế giới phát triển như thế nào, lòng ích kỷ của con người không thay đổi, lợi ích mới là lý do quan trọng nhất dẫn dắt hành vi của mọi người. Nhưng có một điểm quan trọng, sau khi suy luận ra mục đích sử dụng bộ quy tắc thứ hai, bạn cần nhanh chóng dùng bộ quy tắc thứ nhất để bao bọc nó. Bạn cần phải mặc lên mình bộ áo đạo đức của bộ quy tắc thứ nhất, đừng bao giờ trần trụi nói về lợi ích, bởi vì bộ quy tắc thứ hai không thể nói ra, và giá trị tồn tại của bộ quy tắc thứ nhất chính là giúp bạn che giấu mục đích thực sự của mình tốt hơn. Thực tế duy trì sự vận hành của thế giới lại là bộ quy tắc thứ hai, bộ quy tắc thứ nhất có thể chỉ giống như sự khách sáo giữa hai người.
Giống như đôi khi chúng ta nói chuyện với người khác: biết rằng mình đang nói những lời suông, chúng ta cũng biết rằng đối phương đang nói dối, chúng ta đều biết rằng cả hai đang nói những lời sáo rỗng, mọi người đều hiểu rõ nhưng vẫn nghiêm túc nói những lời khách sáo, đây chính là bộ quy tắc thứ nhất.
Con người dù phát triển đến đâu cũng cần phải coi trọng bộ quy tắc thứ nhất, bộ quy tắc này được coi là chuẩn mực, điều này giúp con người không trở nên quá thực dụng, ngay cả khi sự thật còn thực tế hơn…
Bởi vì sự tốt đẹp, hy vọng và năng lượng tích cực mới thực sự thúc đẩy tiến bộ.
Vì thế, tư tưởng Nho gia đã chi phối xã hội hàng nghìn năm và được đặt trong khung, được viết lớn, chúng ta cần phải đọc to, tuyên truyền, và hô to ra. Và Quỷ Cốc Tử, người cùng thời với Khổng Tử, có tài năng lớn, nhưng tại sao ông ấy không nhận được sự ca tụng của thế gian như Khổng Tử?
Bởi vì lý thuyết của ông ấy nói về bộ quy tắc thứ hai, chỉ thích hợp để sử dụng âm thầm, không thích hợp để phô trương ra ngoài. Có một câu nói rằng: sự trưởng thành thực sự là nhìn thấu nhưng không nói thấu, đó chính là bộ quy tắc thứ hai, nó chỉ có thể được sử dụng, nhưng đừng bao giờ nói ra, một khi nói ra là sai, đó là lý do tại sao nhiều người thích nói sự thật nhưng lại không được lòng người khác.
Đôi khi, những gì công chúng cần không nhất thiết là sự thật, mà là một sự thỏa mãn lý tưởng hóa, hoặc có thể nói là một nơi gửi gắm tình cảm, mặc dù những tình cảm lý tưởng hóa này thực sự không thực tế, những người nói sự thật trong thế giới này thường trông giống như kẻ tiểu nhân, trong khi nhiều kẻ tiểu nhân lại giả vờ mình như quý tộc, vì vậy trưởng thành chính là quá trình làm sáng tỏ đôi mắt…
1 note · View note
datutudau · 2 years ago
Text
Thuyết tam quyền phân lập là gì? Với nên ứng dụng vào Việt Nam ko?
Bài viết mới nhất: Thuyết tam quyền phân lập là gì? Với nên ứng dụng vào Việt Nam ko?
Thuyết tam quyền phân lập là gì? Nội dung thuyết tam quyền phân lập? Với nên ứng dụng thuyết tam quyền phân lập vào Việt Nam ko?       Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một nội dung quan yếu của chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Mỗi một …
#Blog #ThuyếtTamQuyềnPhânLập DauTuTuDau: https://daututudau.vn/thuyet-tam-quyen-phan-lap-la-gi-co-nen-ap-dung-vao-viet-nam-khong/
0 notes
suckhoevatinhyeu · 5 years ago
Text
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật đang ứng nghiệm tới ngày nay?
Tumblr media
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật là lời dự báo về tương lai của thế giới này và cũng chính là hiện tại của chúng ta. Ai cũng cảm thấy đau lòng thì mọi thứ đang diễn ra đúng như thế, khi các giá trị của những lời dạy của Đức Phật đang dần bị biết mất.
Từng là người cai quản thế giới này nên Ma Vương dùng đủ mọi hình thức để chống phá không cho Đức Phật thành đạo nhưng cuối cùng lại nhận về sự thất bại. Ma Vương đã đưa ra lời nguyền và dường như chúng là lời tiên đoán về thời kỳ khi Đức Phật qua đời và dường như chúng đã, đang là hiện thực hiện nay mà chúng ta đang đối mặt.
Học được gì từ cách Phật đánh bại được Ma Vương?
Đức Phật nhờ sử dụng “Cây cung thiền định thanh tịnh” và “Cây kiếm trí tuệ bát nhã” để biết những việc Ma Vương dẫn con người luẩn quẩn đi trong luân hồi, hầu hạ nó. Từ đó mà giúp loài người giải thoát được những mê lầm này.
Cuộc sống luôn tồn tại đồng hành có âm – có dương, có thiện – ác, có trắng – đen, có cương ắt có nhu,… và Đức Phật – Ma Vương cũng đại diện cho hai mặt cuộc sống như thế.
Và chính mỗi con người của chúng ta cũng tồn tại Phật tính và Ma tính, đó là lý do nếu bạn muốn phát huy Phật tính cũng đồng nghĩa với việc là bạn phải chiến thắng Ma tính trong chính chúng ta. Đó là lý do có câu nói: Kẻ thù lớn nhất đó là chính mình.
Muốn có được sự thanh tịnh thì phải chấp nhận sự khó chịu, đớn đau khi ta bắt đầu phải buông bỏ ham dục, danh lợi, vui thú… để giữ tâm trong sáng, an lành. Thế nhưng, ta ưa sự nhàn hạ nên con người mãi không đủ lý trí và tịnh tâm để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này.
Để thắng Ma Vương, Đức Phật đã phải sử dụng:
– Cây cung thiền định thanh tịnh: tức là sự thanh tịnh tận sâu trong tâm hồn (thường có được sau quá trình thiền định) nhờ đó mà không bị những ham muốn thế gian như danh vọng, vinh hoa, tiền tài, tình cảm thế nhân dẫn động lôi kéo.
– Cây kiếm trí tuệ bát nhã: tức là phải dùng trí tuệ của Phật Pháp để soi sáng nhằm phân biệt thật giả, chính tà, thiện ác. Bám chắc vào Pháp, chứ không chạy theo số đông, không nghe theo danh tiếng người thầy nào đó, hay danh tiếng môn phái nào đó.
Để hiểu thêm về trí, ta có thể tham khảo câu chuyện Lương Võ Đế hỏi Bồ đề Đạt Ma: “Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạc tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?”.
Bồ đề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: “Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!”. Vua lại hỏi: “Tại sao không công đức?”.
Ngài Đạt Ma đáp: “Bởi vì những việc vua làm là ‘hữu lậu’, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật”.
Vua lại hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”. Ngài Đạt Ma đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn, thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được”.
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật đang ứng nghiệm?
Trước khi bỏ đi trong trận thua với Đức Phật, Ma Vương có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.
Lời nguyền của Ma Vương đối với Đức Phật nếu soi xét đến thời điểm này chúng ta có thể thấy chúng đang ứng nghiệm.
Người có chức có quyền tàn phá giá trị Đạo Phật
– Ma Vương nói: “Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được. Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này.
Hiện nay có quá nhiều sự biến tướng về chùa chiền với những người đứng đầu đã lợi dụng niềm tin của người dân nhằm thu lợi về mình, họ sẵn sàng dùng lời Phật chỉ dạy và biến tướng chúng đi theo cách hiểu của mình bất chấp hậu quả.
Nhưng thế sự vạn biến, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta.
Với những sai lầm của “người dẫn đường” tưởng là đệ tử của Phật nhưng họ đang xa rời các giá trị cao quý, từ đó chúng ta cũng bị mê lầm theo.
Việc cúng lạy cầu xin vô số kể
– Ma Vương nhấn mạnh: Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật lý (vật chất) do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý (vật chất) được!”.
Đức Phật dạy ta cần phải giữ tâm thanh tịnh, và dùng trí tuệ bát nhã, chứ đâu có dạy xây chùa, thắp hương lễ bái, cầu khấn, đốt vàng mã, phóng sinh ồ ạt như hiện nay? Đau lòng hơn nữa việc này lại hoàn toàn xuất phát từ tâm Ma mà ra.
Hay những ngày rằm mồng một, đặc biệt là dịp lễ tết, đến các chùa sẽ thấy Ma Vương đang tha hồ hoành hoành thế giới này với sự vắng mặt của Đức Phật khi quá nhiều nghi lễ bày ra gây hao tốn tiền bạc, sức lực và mất đi giá trị niềm tin chân thực.
Nếu soi chiếu về chính con người mình thì có thể nói, ta đang ngày một nuôi dưỡng tâm Ma và đánh rơi tâm Phật bằng việc tham lam mong cầu, thiếu hiểu biết.
Thử hỏi việc cố xây thêm nhiều chùa thật to hiện nay hay cố đi hết nơi này để cầu xin Phật ban ơn thì có ích gì trong khi việc nhà thì tan hoang, không ai trông nom, chăm sóc. Tâm của bạn có thực sự an khi chính lòng bạn còn nhiều phiền nhiễu và những người xung quanh mình cũng đang hoang mang giữa cuộc đời.
Chúng ta nên hiểu rằng, việc cúng chùa chỉ là cách tưởng nhớ tới lòng thành, là việc khơi gợi tâm Phật trong mỗi chúng ta chứ không phải thỏa mãn điều kiện gì cho Phật để Ngài trả ơn lại cho ta bằng một điều kỳ diệu gì đó.
Xưa kia, Thái tử Trần Anh Tông hỏi cha mình:
– Kính thưa Phụ vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo dạy Giác ngộ và Giải thoát, cớ sao các chùa ở kinh thành Thăng Long này chùa nào cũng cúng, vậy cúng Đức Phật Thích Ca có ăn không? Kính xin Phụ vương dạy con?
Đức vua Trần Nhân Tông dạy: “Này Thái tử Trần Anh Tông: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo là giúp cho ai muốn Giải thoát ra ngoài súc hút luân hồi tạo ra nhân quả nơi trái đất này, chớ Đức Phật không phải lập ra đạo để ăn thức cúng của loài Người. Người nào lập chùa ra mà không biết lời của Đức Phật dạy, nên tưởng tượng cúng cho Phật ăn. Đức Phật đâu có ở Thế giới này mà ăn”.
Nhiều pháp môn mạo danh để kiếm tiền
– Ma Vương lại nói thêm: “Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật lý (vật chất), mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.
Những thuyết giảng của Phật Thích Ca sau 2500 năm đã sai lệch đi ít nhiều, người học thời nay đã không tiếp cận được nguyên văn lời giảng của Ngài qua nhiều lần biên dịch, phiên dịch, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, và qua lời giải thích kinh sách của những người ở các tầng thứ, nhận thức khác nhau, khiến nghĩa lý ban đầu đã không còn mấy.
Từ đấy, có quá nhiều mạo danh khiến thực hư lẫn lộng và nhiều người thiếu niềm tin về Đức Phật khi nhận thấy các giá trị sau những lần “tam sao thất bản” đã chẳng có chút ích lợi lạc gì. Thời Đức Phật, với sự chỉ dẫn của Ngài, con trai La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi, vợ của Đức Phật đắc quả A-la-hán ngay trong một đời… nhưng ngày nay chúng ta có học mãi vẫn chưa thấy trí tuệ khai thông và mãi lầm được lạc lối mãi không tìm đâu ra lối đi cho mình.
Đức Phật nghe lời nguyền và tiếng cười của Ma Vương nên trước khi nhập niết bàn, Ngài căn dặn: “Này các đại đệ tử lớn của Như Lai, cũng như các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, các ngươi là người tu theo thanh tịnh thiền, phải chú ý lời nguyền của Ma Vương và dạy lại cho người sau. Vị nào tu tập theo chánh pháp thanh tịnh thiền, phải nhớ những lời nguyền của Ma Vương này!”.
Nhưng con người rốt cuộc vẫn là con người, vẫn cứ bị ma dẫn động, vẫn chạy theo giá trị bên ngoài mà quên mất việc tu ở ngay tâm của chính mình chứ không phải nơi nào khác.
Kathy (Tổng hợp)!
2 notes · View notes
kinhcan24 · 3 years ago
Text
New Post has been published on Blog quản trị Nhân sự
New Post has been published on http://blognhansu.net.vn/2021/09/08/quan-tri-va-quan-ly-nhan-vien-the-nao-de-cac-ban-lam-tot-ma-khong-can-giam-sat/
Quản trị và quản lý nhân viên thế nào để các bạn làm tốt mà không cần giám sát?
Sáng nay tôi có buổi chia sẻ online về "Phương pháp Quản trị hiệu suất và năng lực thông qua BSC - KPI và Khung năng lực" cho hơn 400 thầy cô, cán bộ nhân viên một trường đại học. Đến chiều định ngồi làm đề xuất tư vấn xây dựng Hệ thống Quản trị hiệu suất BSC KPI cho m��t ngân hàng thì nhận được câu hỏi qua zalo của bộ bạn học viện dự án Giải mã K07:
"Chào anh Cường, em là học viên khóa Giải mã K07, nghe bài giảng 1 của anh em thấy đăng ký học lớp này thật đúng đắn. Hiện tại em có vấn đề cần anh hỗ trợ giúp ạ.
Công ty em chuyên về phân phối mỹ phẩm nhập khẩu. Trước dịch em có 2 nhân viên làm khâu đóng gói và kho. Tuy nhiên do dịch ảnh hưởng, bên em phải ngưng hoạt động 2 tháng nay. Nhân viên ở xa và dưới 18 tuổi nên em cho nghỉ luôn. Hiện tại em cần tuyển nhân sự vào làm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để tuyển đúng, đưa KPI cho các bạn để làm tốt mà không cần giám sát do em có con nhỏ ạ. Anh Cường có thể gởi tài liệu nào để em lên mô tả công việc để tuyển đúng, giữ nhân viên làm lâu dài, chế độ, nội quy cơ bản không ạ?"
Đọc xong câu hỏi, tôi: "Ồ! Một câu hỏi ngắn nhưng chắc phải dùng rất nhiều sách để đọc. Em nhớ theo tham gia học đầy đủ dự án nhé. Còn đầu bài của em. Để anh viết một bài hướng dẫn và chọn tài liệu." Đây chính là nguyên nhân mà tôi sẽ bỏ thời gian ra để tâm sự trong bài này.
Quả đúng là câu hỏi ngắn nhưng cần rất nhiều sách để đọc và thời gian để trải nghiệm.
A. Đầu tiên về mặt tổng quát: Quản lý nhân viên để các bạn làm việc tốt, theo tôi chính là các hoạt động quản lý thực hiện công việc. Mà thường các hoạt động này bao gồm: 1. lên kế hoạch, mục tiêu; 2. giao việc; 3. theo dõi; 4. kiểm tra; 5. đánh giá; 6. điều chỉnh để đạt được kết quả công việc. Viết gọn các hoạt động này, chúng ta có được thuật ngữ: PDCA.
A1. Nhắc đến PDCA, tôi lại nhớ đến khóa học Giải phóng lãnh đạo của anh Hoàng Đình Trọng mà tôi đã từng học qua. Muốn quản lý để các bạn nhân viên làm việc tốt, chúng ta có thể học theo cách của anh: Giải phóng lãnh đạo. Nội dung khóa học được tôi viết trong bài: "Review – kinh nghiệm tham gia khóa học Giải phóng Lãnh đạo của PDCA"
Tóm tắt lại, theo anh Trọng, muốn Giải phóng lãnh đạo thì cần phải nâng cấp bản thân theo từng cấp độ từ 1 đến 5: + Cấp 1: Quản lý bản thân + Cấp 2: Quản lý công việc + Cấp 3: Quản lý con người + Cấp 4: Quản lý Hệ thống + Cấp 5: Quản lý mục tiêu
1. Đầu tiên là Cấp 1: Quản lý bản thân - thay đổi tư duy. Nguyên nhân gốc rễ là chữ: TÔI. Chữ TÔI nếu thêm dấu hoặc bỏ mũ thành: TỒI, TỘI, TỐI, TOI. Chính vì vậy, từ bỏ cái TÔI thì sẽ giúp cho chúng ta thành công. Cách để quản lý bản thân đó là Từ bỏ thói quen xấu và Rèn thói quen tốt. Anh lưu ý: tốc độ bản thân nên lớn hơn sự phát triển doanh nghiệp.
Muốn thay đổi thói quen từ xấu sang tốt, cần làm các bước sau: + Bước 1: Nhận diện thói quen tốt xấu thông qua lập bảng chữ T chia làm 2 phần: Thói quen tốt và Thói quen xấu. Liệt kê tất cả các thói quen tốt xấu vào 2 phần đó. + Bước 2: Sắp xếp các tói quen xấu theo tứ tự từ cao đến thấp. + Bước 3: Tìm thói quen Tốt thay thế thói quen xấu. Để làm được điều này cần phải kiểm soát được cảm xúc và sử dụng phương pháp tự kỷ ám thị: lập đi lặp lại niềm tin. Tối trước khi đi ngủ tự răn,s áng sau khi dậy cũng làm. Cần kiên trì để thực hiện thói quen tốt. Dần dần thói quen tốt sẽ dẫn tới tính cách.
2. Sau khi hoàn thành xong cấp quản lý 1, để giải phóng lãnh đạo, CEO cần giải phóng mình ra khỏi công việc hay đạt được cấp độ 2: Quản lý công việc của bản thân và đội nhóm. Muốn vậy cần có công cụ sau: - Công cụ PDCA - Công cụ 5W3H2C - Công cụ Kế hoạch 5 phút - Công cụ Quy trình
3. Quản lý công việc tốt, để tiếp tục giải phóng lãnh đạo cần đạt cấp độ 3: Quản lý con người. 3.1 Trong cấp độ này việc đầu tiên đó chính là làm thế nào để tránh được rủi ro trong giao việc cho đội ngũ. Rủi ro có thể xảy ra ở Người giao việc, Người nhận việc và Bản thân công việc. Muốn vậy, cần phải sử dụng Tam Giác rủi ro với 3 góc.
- Rủi ro đầu tiên nằm ở Người giao việc. Cách giao việc của người quản lý cũng như CEO là phải làm sao đúng người, đúng việc và đúng số lượng người. Cách giao việc sẽ cần theo các bước sau: + Bước 1: Giao việc cần phù hợp với người. Anh Trọng giới thiệu 1 loạt các công cụ nhận biết con người để có thể tìm ra người phù hợp. Các công cụ bao gồm: Sinh trắc học vân tay để xác định năng khiếu của nhân viên, DISC để xác định tính cách, Từ điển năng lực để đánh giá cho điểm năng lực. + Bước 2: Làm giàu công việc lên. Ở bước này cần trả lời cho nhân viên câu hỏi Why: tại sao lại phải làm việc này. Tức là tạo động lực bằng cách gia tăng giá trị tinh thần cho công việc. CEO nên theo quan điểm: muốn làm quyết làm mới cho làm. Khi nói về bước này, diễn giả chia sẻ câu truyện về Người lao công tại trạm vũ trụ Nasa. (Ai chưa biết vui lòng tìm kiếm trên google) + Bước 3: Khi giao việc cần tránh hiểu lầm bằng cách hỏi lại, xác nhận lại. Để xác nhận lại cần văn bản hóa, làm biên bản cuộc họp để tránh bệnh em tưởng.
- Rủi ro tiếp theo là ở Người nhận việc. Khi tiếp nhận công việc, nhân viên cần phải rõ: + Mục tiêu, mục đích công việc: Bộ phận, công việc này sinh ra để làm gì? (Dùng từ đảm bảo thì là mục đích) + Báo cáo cho ai, kênh nào báo cáo? + Quyền hạn của vị trí: Quyết định gì, phạm vi ảnh hưởng ra sao? Về Quyền hạn, anh Trọng chia sẻ nguyên tắc phân quyền theo 5M: * M1: Men - Phạm vi, mức độ tác động đến ai, cấp độ nào, danh sách nhân sự được tác động? * M2: Money - Tài chính quyết định bao nhiêu? - Quyền quyết định tài chính * M3: Meterial - Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu nào? Ai bán? - Quyền lựa chọn nguyên vật liệu, nhà cung cấp theo quy định và tiêu chuẩn * M4: Merchine - Máy móc : Được sử dụng công cụ máy móc gì, công cụ dụng cụ được sử dụng và sử dụng ở mức độ nào? * M5: Method - Phương pháp làm việc: Quyền quyết cách làm và phương pháp làm trong phạm vi công việc để đạt được mục tiêu. + Quyền lợi + Trách nhiệm: Nên phân trách nhiệm theo 5M ở trên. Nếu dùng từ chịu trách nhiệm thì là trách nhiệm còn nếu không dùng từ chịu trách nhiệm thì là nhiệm vụ. Ví dụ chịu trách nhiệm an toàn cho nh��n viên. Điều này tức là chúng ta cần có Mô tả công việc giải quyết được các vấn đề trên.
- Rủi ro cuối cùng là ở Bản thân công việc: Để quản lý đội nhóm hiệu quả cần phải đề phòng và tránh được rủi ro từ bản thân công việc. Rủi ro này xuất phát từ: + Bên trong công việc + Bên ngoài công việc Cách tránh rủi ro từ bản thân công việc cần phải chia nhỏ công việc ra (quy trình hóa) rồi sau đó đặt giải thuyết rủi ro nếu... thì... Cùng với đó đặt câu hỏi: Rủi ro bên trong là gì? Rủi ro bên ngoài là gì? Ở mục này, anh Trọng lưu ý: Việc đặt câu hỏi là do CEO hỏi và người trả lời là nhân viên, tránh bị lẫn lộn. Nếu nhầm vai thì sẽ gặp nhiều vấn đề như nhân viên không nhớ, làm miễn cưỡng...
3.2 Sau khi tránh rủi ro trong giao việc cho đội ngũ, để đạt cấp độ 3 cần biết cách để hút và giữu nhân sự lâu dài. Muốn vậy, cần biến công ty thành ngôi nhà hạnh phúc. Khi có ngôi nhà hạnh phúc thì hoạt động marketing để thu hút nhân viên sẽ dễ dàng. Vậy làm thế nào để có ngôi nhà hạnh phúc? Để làm được cần xây dựng chính sách theo tháp nhu cầu của Maslow. Các chính sách phù hợp cho từng tầng: - Tầng 1: Sinh lý (mong muốn cơ bản). Bao gồm các chính sách: lương thưởng, nghỉ phpes, ăn ở - Tầng 2: An toàn. Bao gồm: bảo hiểm, bảo hộ lao động, khám sức khỏe, môi trường sạch sẽ, xe đưa đón, thẻ taxi, ký hợp đồng lao động, trả lương đúng hạn, đồng phục, chính sách chăm sóc gia đình - Tầng 3: Xã hội (muốn được kết nối, chia sẻ, trở thành 1 phần của cộng đồng). Bao gồm: Đi du lịch, được đi đào tạo, giao lưu văn nghệ, ăn nhậu (c/s 2 tuần phải có một cuộc nhậu), chính sách tìm hiểu kết nối tình cảm. - Tầng 4: Tôn trọng (mong muốn được tôn trọng, có công việc ý nghĩa). Bao gồm: Giao quyền, khen thưởng, góc vinh danh, cs thăng chức, lắng nghe nhân viên (mỗi năm dành ra mấy ngày lắng nghe, cho phép nhân viên phản hồi, khảo sát mức độ hài lòng. - Tầng 5: Thể hiện. Bao gồm: Chính sách khuyến khích đào tạo chéo (nhân viên phòng này đào tạo nghiệp vụ cho phòng kia), c/s đặt hàng nhân viên đào tạo và thưởng đào tạo. (Việc này giúp quản trị tri thức cho tổ chức, nhân viên cảm thấy công việc có ý nghĩa).
Cùng với việc xây dựng chính sách để tạo ra ngôi nhà hạnh phúc, để thu hút và giữ nhân viên cần nhớ nguyên lý: - Chính sách cần phải phù hợp với nhu cầu của nhuân viên : đúng nhu cầu đúng thời điểm - Cái cho không bằng cách cho - Cách cho không bằng người cho - Người cho không bằng thời điểm cho
3.3 Để có thể quản lý được nhóm và làm tốt cấp độ 3: Quản lý con người thì CEO cần biết: + Cách thức và nguyên tắc làm việc nhóm: - Làm việc nhóm là tìm người khác phục điểm yếu của mình - Đoàn kết tạo ra sức mạnh + Cách tạo động lực: Trong doanh nghiệp luôn có 4 nhóm người. Mỗi nhóm người sẽ có mối quan tâm và cách tạo động lực riêng. Các nhóm và động lực tác động đến họ bao gồm: - Nhóm có động lực và cảm xúc về tiền bạc: dùng động lực bằng tiền và phần thưởng >> Chính sách thưởng - Nhóm Danh tiếng: Dùng động lực bằng thương hiệu, sứ mệnh, tầm nhìn, sự chinh phục >> Chính sách ghi danh, vinh danh - Nhóm Đam mê: Động lực bằng sở thích và đam mê, chuyên môn sâu >> Chính sách duy trì câu lạc bộ sở thích - Nhóm Bản thân: Động lực bằng các yếu tố liên quan đến bản thân như sức khỏe, phát triển bản thân, yoga >> Chính sách phát triển cá nhân
Để biết ai vào nhóm nào thì cần phải kiểm tra và đánh giá. Cách đơn giản nhất là liệt kê tên nhân viên vào 4 nhóm và viết ra tại sao.
3.4 Để đạt tốt cấp độ 3, ngoài biết cách tạo động lực cho nhân viên còn phải biết cách lãnh đạo... Lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác. Để gây ảnh hưởng cần cho đi. Cách cho đi đó là cho theo 5 lớp thang nhu cầu của Maslow.
Có 4 nấc thang lãnh đạo bằng gây ảnh hưởng: - Cấp độ 1 - phải theo: Có chức danh, người khác phải theo. Anh khuyên: các CEO làm thuê, quản lý thường hay bị hỏng ở đoạn này. Giai đoạn này cần phải thiết quân luật. Phổ biến mọi thứ về nội quy ngay từ đầu, show ra các quyết định, hợp đồng lao động, con dấu. Thống nhất công việc và quy tắc làm việc với anh em. - Cấp độ 2 - muốn theo: Có quan tâm tới độ ngũ. Quan tâm như thế nào? Nên quan tâm theo Maslow. Khi quan tâm tới đội ngũ thì sẽ xây dựng được 2 mối liên hệ: + Mối liên hệ công việc: cung cấp công cụ làm việc và giúp nhân viên làm chủ công cụ, công việc + Mối liên hệ cá nhân (sợ dây tình cảm): Quan tâm nhiệt tình với nhân viên, cho đi học cùng, bố ốm cũng hỏi thăm, hỗ trợ nhân viên... CEO càng gia cố sợ dây tình cảm thì nhân viên càng trung thành. Chỗ này, anh Trọng kể truyển về việc sợ dây tinh thần giúp các công ty giữ nhân viên rất tốt. - Cấp độ 3 - Cảm nhận thành công: Cho đội ngũ cảm nhận được sự thành công và sự phát triển. Ví dụ có chính sách đào tạo nhân viên: nếu đào tạo được người thay thế mình thì sẽ được vinh danh và được đưa lên vị trí cao hơn. - Cấp độ 4 - Vĩ nhân: Phát triển cá nhân liên tục, làm cho nhân viên ghi nhớ, làm cho tổ chức lớn mạnh.
A2. Đoạn từ 1 - 3 ở trên là giải pháp của anh Trọng để có làm cho nhân viên làm tốt trên góc độ người quản lý. Nếu chúng ta nhìn hành vi trong công việc, chúng ta có một giải pháp khác. Để tăng cường hiệu quả trong công việc, người quản lý phải: + biết về nhân viên + biết cách giao việc + biết xây dựng môi trường văn hóa + biết cách xây dựng hệ thống tạo động lực Chi tiết hơn về các giải pháp, thân mời bạn cùng đọc bài: "Cách quản lý nhân sự hiệu quả theo cái nhìn hành vi trong công việc". 4 cái biết ở trên diễn giải ra thành 8 điều: * Điều đầu tiên, để nhân viên làm tốt công việc thì cần phải hiểu được, dự báo được hành vi của nhân viên trong công việc. * Điều thứ 2, để quản lý nhân sự hiệu quả là biết được cái gì nhân viên sẽ coi trọng. * Điều thứ 3, quản lý nên biết về kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên. * Điều thứ 4, nắm được thái độ động cơ thực sự của nhân viên khi họ tham gia ứng tuyển. * Điều thứ 5, nắm được cảm xúc của nhân viên khi giao việc. * Điều 6, khi giao việc đó là cho nhân viên biết về mục tiêu, tác động của công việc và chọn bối cảnh phù hợp để trao đổi công việc. * Điều thứ 7, là người quản lý cần phải tạo ra được môi trường văn hóa làm việc tốt để người nhân viên học hỏi và làm theo văn hóa của môi trường đó. * Điều 8, Người quản lý cần phải xây dựng ra một hệ thống tạo động lực đủ tốt cho nhân viên
A3. Một giải pháp khác nữa mà tôi đã từng viết trong 2 bài: Cách quản lý nhân sự như thế nào cho hiệu quả – phần 1 ? Cách quản lý nhân sự như thế nào cho hiệu quả – phần 2 ?
Trong 2 bài này tôi có liệt kê ra 11 điều nên làm kèm với ifographic sưu tầm được: 1. Hệ thống theo dõi thông tin nhân sự rõ ràng và tốt – BigData 2. Quy trình nhân sự tốt và đầy đủ 3. Hệ thống chính sách được phổ biến rộng rãi và đầy đủ 4. Mô tả công việc, mục tiêu, mục đích rõ ràng 5. Hướng dẫn cụ thể, nâng cấp liên tục các kinh nghiệm và công cụ làm việc cho anh em nhân viên 6. Công cụ đánh giá công việc rõ ràng nhất quán 7. Thưởng phạt chắc chắn. 8. Thúc đẩy xây dựng nhóm liên kết với nhau 9. Cố gắng tạo ra hệ thống có thể tự vận hành khi không có sếp. 10. Xây dựng ra sứ mệnh vượt ra ngoài phạm vi tài chính cho nhóm. 11. Tự tạo ra mục tiêu ngoài sức tưởng tượng của nhóm.
A4. Vậy là chúng ta đã có 3 giải pháp để có thể giúp nhân viên làm việc tốt. Bạn đã mất hứng để đọc bài viết của tôi? Tiếc là tôi vẫn còn giải pháp nữa. Đó là chúng ta cần biết bối cảnh và tình huống nhân viên để lãnh đạo. Giải pháp này nằm trong 2 bài sau: Cách quản lý nhân viên để đạt hiệu quả công việc đơn vị tốt Cách lãnh đạo, quản lý để nhân viên và tổ chức đạt hiệu quả cao trong công việc
Cụ thể: 1. Chúng ta đã biết hoàn cảnh hiện tại của tổ chức và cách thức để cải thiện nâng cao hiệu quả công việc của phòng ban, tổ chức. Một tổ chức hay đơn vị hay nhóm khi được hình thành và hoạt động sẽ rơi vào 1 trong 8 tình huống (bối cảnh). Dù đơn vị đó mới thành lập hay đã hoạt động lâu thì đều như vậy. Để đạt được kết quả tốt người đứng đầu cần điều chỉnh phong cách lãnh đạo cho phù hợp với tình huống.
2. Tuy nhiên đó là cách tổng quát, với mỗi nhân viên chúng ta sẽ phải có cách thức điều chỉnh phù hợp. Rõ ràng, khi tổ chức vào tình huống (hoàn cảnh) có mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo xấu thì không có nghĩa là mối quan hệ giữa mọi nhân viên đều vậy. Có người không thích, có người hơi thích và có người thích. Chẳng qua là số người không thích nhiều hơn số người thích mà thôi. Hơn nữa con người là cái gì đó khác biệt, không ai giống ai nên cách lãnh đạo mặc dù có điểm chung là phải Dân chủ hoặc Độc đoán nhưng với tứng người thì cần biết Dân chủ ở mức nào và Độc đoán đến đâu.
Nếu bạn có câu hỏi đó như tôi thì chúng ta cùng sang những công việc tiếp theo: Làm thế nào để nhân viên đạt hiệu quả tốt công việc?. Mô hình lãnh đạo theo nhân viên của Hersey là mô hình chúng ta sẽ dùng.
Hersey nghiên cứu và tìm ra rằng: Kết quả công việc tốt hay xấu là do mức độ trưởng thành và sự sẵn sàng của nhân viên. - Sự sẵn sàng là có khả năng và mức độ sốt sắng để hoàn thành công việc - Mức độ trưởng thành gồm 4 tiêu chí: Trình độ; Kỹ năng và sự chuyên nghiệp; Ý thức kỷ luật và trách nhiệm; Sự tin cậy và sự trung thành. Nhà lãnh đạo nên điều chỉnh cung cách lãnh đạo như thế nào để đáp ứng phù hợp với mức độ trưởng thành và sự sẵn sàng của nhân viên từ đó kết quả công việc sẽ được cải thiện.
3. Nếu làm như ở trên, mọi thứ chúng ta làm chỉ là cái thuật thôi. Thực ra chưa đi vào bản chất. Bản chất của lãnh đạo là bài toán chia lợi ích (hàm lợi ích) – đưa lợi ích các bên về thế cân bằng. Muốn hiệu quả công việc cần mở rộng vùng chung lợi ích bằng cách: - Tăng cường thêm thông tin (tổ chức các hoạt động đào tạo, teambuilding, các diễn đàn chia sẻ và các hoạt động có chủ đích) - Mở rộng diễn đàn trao đổi (Hội thảo, chuyên gia, đi học, xây dựng công cụ phản biển xã hội)
4. Để nhân viên làm tốt, chúng ta cần hiểu sâu nhân viên hơn nữa để giao việc và tạo động lực cho chính xác hơn nữa.
5. Cùng với hiểu sâu nhân viên, chúng ta cũng cần hiểu nhu cầu của từng người để đáp ứng và tạo động lực.
6. Xây dựng hệ thống chính sách, môi trường tạo động lực sẽ giúp giữ chân nhân viên và làm họ đạt kết quả công việc tốt hơn nữa.
7. Điều cuối cùng tôi muốn nói đến trong bài viết này để lãnh đạo, quản lý để nhân viên và tổ chức đạt hiệu quả cao trong công việc là bản thân chúng ta với vai trò quản lý cũng cần phải tăng cấp độ lãnh đạo của mình lên. Cũng như chúng ta biết cách gây ảnh hưởng, giải quyết các mối quan hệ (lãnh đạo 360 độ).
Như vậy muốn tối đa kết quả công việc thì phải: - Biết mình (bản thân) theo trường phái lãnh đạo nào? - Biết gây ảnh hưởng như lãnh đạo 360 - Biết nhân viên thuộc loại nào, ra sao - Biết cách quản lý công việc với từng nhân viên - Biết đơn vị phòng ban mình rơi vào tình huống lãnh đạo nào? - Biết cách quản lý công việc với đơn vị theo từng tình huống - Biết chia lợi ích cho phù hợp - Và có hệ thống chính sách, môi trường tạo động lực.
Vậy là tôi đã chia sẻ 4 nhóm giải pháp để giúp giải quyết bài toán: "Quản trị và quản lý nhân viên thế nào để các bạn làm tốt"
B. Tiếp đến, chúng ta giải câu hỏi: Làm thế nào để các bạn làm việc tốt mà không cần giám sát?. Để làm điều này, chúng ta tiếp tục đi theo mạch giải phóng lãnh đạo của anh Trọng để cấp mình từ cấp 3 sang cấp 4.
1. Quản lý con người tốt, muốn tiếp tục được giải phóng thì cần đạt cấp 4: Quản lý Hệ thống. Để quản lý hệ thống tốt cần sử dụng chính sách như Thành Cát Tư Hãn: Chia 80% cổ phần cho nhân viên và giữ lại 20%. Cùng với chính sách Thành Cát, chúng ta cần tiến hành xây dựng Hệ thống.
Doanh nghiệp thành công bền vững là doanh nghiệp cần phải có 4 yếu tố sau: - Chiến lược - Hệ thống - Con người - Văn hóa
1.1 Chiến lược là con đường đi đến mục tiêu/ tầm nhìn. Chiến lược ra thành 3 cấp: + Chiến lược công ty: Thời gian dài, Tầm nhìn, Mô hình công ty, lĩnh vực, thời điểm phát triển mảng gì (đánh lúc nào?) + Chiến lược đơn vị: 1 năm, lợi nhuận, cách có doanh thu + Chiến lược chức năng: Từng chuyên môn cần làm gì? Marketing cần làm gì? Tổ chức bán hàng thế nào? Nhuân sự, sản phẩm ra sao?
1.2 Hệ thống là các công cụ, phần cứng phần mềm không bao gồm con người trong doanh nghiệp. Hệ thống như khung xương của con người bao gồm 12 hệ thống nhỏ: - Hệ thống Tầm nhìn - Hệ thống Giá trị cốt lõi - Hệ thống Sứ mệnh - Hệ thống Quản trị Rủi ro - Hệ thống Quy chế quy định doanh nghiệp - Hệ thống Cải tiến - Hệ thống Chiến lược - Hệ thống Đào tạo - Hệ thống Mục tiêu cho doanh nghiệp phòng ban - Hệ thống Kế hoạch báo cáo - Hệ thống Quy trình - Hệ thống Bộ máy tổ chức
1.3 Con người là toàn bộ nhân viên trong tổ chức.
1.4 Văn hóa là môi trường doanh nghiệp. Anh trọng ví Doanh nghiệp như bể cá. Văn hóa chính là môi trường nước có dưỡng khí (tư tưởng, niềm tin, quan điểm...). Văn hóa như sợ dây nối kết mọi người, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng. Môi trường thế nào năng lượng thế vậy. Năng lượng có 2 loại + (dương) hoặc - (âm).
2. Cuối cùng, cao nhất của giải phóng lãnh đạo là đạt Cấp 5: Quản lý mục tiêu. Thông thường có 2 cách để áp mục tiêu: - Cách 1: CEO tự nghĩ mục tiêu rồi áp xuống >> Điều này dẫn tới áp lực xấu - Cách 2: Để nhân viên tự nghĩ ra mục tiêu >> Dẫn tới nhân viên không lường được kết quả và khả năng >> T���o ra áp lực xấu cho họ.
Cách đặt mục tiêu tốt là làm theo các bước sau: + Bước 1: Ra mục tiêu với. Thảo luận với anh em sao cho mục tiêu có thể đạt được. + Bước 2: Công bố. Sử dụng sức mạnh của sự công bố. Có chương trình công bố mục tiêu. Khi nói đến bước này, anh có giới thiệu về nghiên cứu sức mạnh của sự công bố. Khi có mục tiêu và sự rõ ràng về các mục tiêu, tỷ lệ thành công lớn gấp 3 lần không công bố. Hoạt động công bố giống như ném mũ qua rào. + Bước 3: Giám sát hỗ trợ. Luôn đi theo để kèm cặp hỗ trợ nhân viên + Bước 4: Đánh giá và ghi nhận kịp thời. Có quy trình khen chê. Chia sẻ rủi ro nếu không đạt được với nhân viên. Nếu đạt được cần ghi nhận. Ghi nhận phi tài chính (hỏi thăm). Ghi nhận tài chính (tiền, chuyến nghỉ mát, vé xem phím).
Lưu ý: Ghi nhận thì không được nợ.
Cách khen chê: + Nguyên tắc khen: Khen đúng vào việc, không khen quá lên, khen cụ thể. + Nguyên tắc chê và góp ý: Sử dụng bánh mỳ kẹp thịt. Cụ thể: - Khen trước: Khi được khen thì người nghe sẽ mở lòng - Chê: Chê ở chỗ ít người, chỉ chê hành vi không chê bản chất, không mở rộng vấn đề >> Tránh làm tổn thương nhân viên. - Khen tiếp: Giải thích lý do tại sao lại có buổi góp ý này. Nó tốt cho bạn như thế nào? Ví dụ: Anh muốn em phát triển hơn nên góp ý.
Vậy đó, để không phải giám sát thì chúng ta cần nâng nhân viên lên làm chủ và có hệ thống, chiến lược, văn hóa.
C. Ở trên, tôi đã chia sẻ các giải pháp và tên các công cụ để giải quyết bài toán: "Quản trị và quản lý nhân viên thế nào để các bạn làm tốt mà không cần giám sát?". Tuy nhiên nếu để vậy thì chung quy lại vẫn chỉ là lý thuyết. Bạn học viên của tôi vẫn cần: "Hiện tại em cần tuyển nhân sự vào làm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để tuyển đúng, đưa KPI cho các bạn. Anh Cường có thể gởi tài liệu nào để em lên mô tả công việc để tuyển đúng, giữ nhân viên làm lâu dài, chế độ, nội quy cơ bản không ạ?". Tức là bạn cần tài liệu. Bạn cần tài liệu giống như các sản phẩm sẽ có được trong lớp "3Ps - Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương" của tôi. Các tài liệu sản phẩm bao gồm:
1. Bản đồ chiến lược 2. Cơ cấu tổ chức: – Sơ đồ tổ chức – Ma trận chứng năng – Ma trận phối hợp. – Cơ cấu chức năng của bộ phận – Mô tả công việc của vị trí TP và vị trí nhân viên 3. Hệ thống đánh giá giá trị công việc: – Bảng điểm giá trị công việc – Thang lương 4. Hệ thống quản trị hiệu suất: – KPi của CEO – KPI của trưởng bộ phận và vị trí nhân viên – Chính sách thúc đẩy KPI 5. Hệ thống quản trị năng lực: – Bảng định nghĩa giá trị cốt lõi – Khung năng lực chiến lược – Khung năng lực của vị trí trưởng phòng và Nhân viên 6. Hệ thống đãi ngộ: – Chính sách lương 3P
Xem các hình ảnh sản phẩm ở đây: Hình ảnh lớp 3Ps 05 – Kỹ thuật xây dựng hệ thống Lương 3P
Không biết bạn có cần giống như bạn học viên của tôi? Nếu có hãy vào đây tải nhé: - Tài liệu basic 2000 file Quản trị nhân sự AZ: http://blognhansu.net.vn/?p=21317 - Tài liệu BSC - KPI:http://blognhansu.net.vn/?p=22785 - Tài liệu JD - KPI: https://bit.ly/3uBEmEv - Tài lệu Văn hóa DN: https://bit.ly/3kS3Lsq - Tài liệu về lương 3P: https://bit.ly/3pTVpPT
Chúc các bạn giải quyết bài toán của mình.
Nguyễn Hùng Cường (mr) Tư vấn tái tạo Hệ thống Quản trị Nhân sự
0 notes
dinhthang · 3 years ago
Link
TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Đoạn (3)
PHẦN CHÁNH KINH
VIII. Phẩm Ðoạn (S.i,41)
VII. Tôn Chủ (S.i,43)
-- Vật gì chủ ở đời? Hàng hóa gì tối thượng? Vật gì làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời? Vật gì ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục? Ai đem đi, bị chận? Ai đem đi, được ưa? Ai thường xuyên đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ?
-- Thế lực chủ ở đời, Nữ nhân, vật tối thượng. Phẫn nộ làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời. Kẻ trộm ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục. Trộm đem đi, bị chận, Sa-môn đem, được ưa, Sa-môn thường đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ.
VIII. Dục (S.i,44)
-- Nghĩ lợi, không cho ai, Con người từ bỏ gì? Thiện gì nên thốt ra? Ác gì nên ngăn chận?
-- Con người không cho mình, Không nên từ bỏ mình, Lời thiện, nên thốt ra, Lời ác, nên ngăn chận.
PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)
Phẩm Đoạn
TÔN CHỦ (Issariyasutta)
Có những trường hợp Đức Phật nói theo cách nghĩ của người hỏi rồi dẫn dắt người ta về với Ngài, trong câu hỏi ở đây:
“Vật gì làm chủ ở đời, hàng hóa gì tối thượng”.
‘‘Kiṃsu issariyaṃ loke, kiṃsu bhaṇḍānamuttamaṃ;
Chữ ‘bhaṇḍā’ này có nhiều nghĩa: ‘hàng hóa’, ‘nhà kho’.
— Vật gì chủ ở đời? Hàng hóa gì tối thượng? Vật gì làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời? Vật gì ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục? Ai đem đi, bị chận? Ai đem đi, được ưa? Ai thường xuyên đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ?
Trên đây có 6 câu hỏi và dĩ nhiên có 6 câu trả lời, 4 câu trả lời sau bà con hiểu được, nhưng hai câu trả lời đầu có lẽ bà con thấy khó hiểu. Trong chánh tạng:
“Vaso issariyaṃ loke, itthī bhaṇḍānamuttamaṃ; Kodho satthamalaṃ loke, corā lokasmimabbudā.
‘issariyaṃ’: ‘chủ’, ‘sếp sòng’ ở một nơi. Chữ này trong tiếng Sanskrit là ‘isvara’, từ đó mới ra chữ ‘Avalokitesvara’ quán tự tại. Thời Đức Phật tiếng Pāḷi không có chữ viết, giống tiếng Việt mình chỉ có chữ Nôm, ông bà mình kết hợp với tiếng Tàu đẻ ra tiếng Nôm.
Ví dụ Tàu có chữ ‘ảo’ nghĩa là không có thật, người ta thêm bộ Thủy đằng trước thành ra chữ ‘ao’, thành ra ‘ao hồ’, hoặc thêm bộ Y vào thành ra chữ ‘ào’. Tiếng Pāḷi cũng vậy, thời Đức Phật vùng châu thổ Ma Kiệt Đà (Magadha) rất giàu có, dân chúng rất đông và sử dụng tiếng Pāḷi, giới trí thức sử dụng tiếng Sanskrit, đây là ngôn ngữ được xem độc quy��n của Bà-la-môn giáo, họ dùng trong các mục đích tôn giáo như chép ghi, tụng đọc kinh điển, cúng tế và là phương tiện để viết lách sáng tác văn chương thơ ca thi phú.
Khi Đức Phật ra đời, Ngài xuất thân cao sang nhưng ngôn ngữ Ngài thường dùng không phải là Sanskrit mà dùng tiếng Pāḷi, người bình dân Ma Kiệt Đà sử dụng. Buổi đầu không gọi là tiếng Pāḷi, ngôn ngữ của xứ Magadha gọi là tiếng Magadhi nhưng về sau, khi Phật viên tịch thì mới được gọi là tiếng Pāḷi. Theo một số nhà ngôn ngữ học thì chữ này xuất phát từ chữ Pāleti (hộ trì, bảo vệ). Sau khi Phật viên tịch, người đời sau vì lòng tôn kính họ không gọi là tiếng Magadhi nữa mà họ gọi là tiếng Pāḷi là bởi vì trước khi Đức Phật ra đời ngôn ngữ Magadhi được người dân Magadha sử dụng trong phạm vi sinh hoạt thường nhật mỗi ngày như ăn uống, đi đứng, buồn vui, thường ngày, nhưng khi Đức Phật dùng ngôn ngữ này để thuyết pháp, diễn đạt những vấn đề cao sâu trong chánh pháp thì từ đó từng chữ từng chữ trong ngôn ngữ Magadhi Ngài sử dụng mang những nghĩa rất mới.
Ví dụ, tiếng Việt thuở xa xưa trước khi có Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, lúc đó chưa thật sự là ngôn ngữ quí tộc cao sang, sau khi những tác phẩm văn học lớn ra đời với những tác giả lớn như Nguyễn Gia Thiều, Đoàn thị Điểm, Nguyễn Du, thì tiếng Việt trở mình đứng dậy thành ngôn ngữ cao sang. Theo chỗ tôi được biết, trong khu vực Đông Dương (Miên, Lào, Thái, Miến) này không có dân tộc nào có nền văn chương ghê gớm như Việt Nam, có một điều ở người Thái hay Miến, ngôn ngữ họ sử dụng ngày nay được xem là ngôn ngữ lớn vì dân họ bây giờ đông, kinh tế phát triển và đặc biệt họ vay mượn một số rất lớn từ ngữ Pāḷi làm giàu cho ngôn ngữ của họ.
Ở đây cũng vậy, khi Đức Thế Tôn ra đời và sử dụng tiếng Pāḷi và cho nó mang nghĩa mới, từ đó tiếng Pāḷi (theo tôi được biết, trên hành tinh này) là ngôn ngữ qua mặt tiếng Latin và tiếng Do Thái cổ Hebrew. Qua mặt ở một điểm là tiếng Hy Lạp cũ (Koinè), hay tiếng Do Thái xưa (Hebrew) hay tiếng Latin là ngôn ngữ gốc của La mã xưa, bên cạnh sử dụng cho thánh kinh thì sử dụng rất nhiều cho văn bản thế tục, riêng tiếng Pāḷi thì sau khi Phật ra đời thì ngôn ngữ Pāḷi qua Đức Phật và các đệ tử của Ngài trở thành ngôn ngữ gần như hoàn toàn mới, từng chữ từng chữ được sử dụng trong kinh điển hoàn toàn mang nghĩa rất sâu.
Chẳng hạn như chữ ‘nibbuti’ chỉ có nghĩa là ‘tắt đèn’, ‘tắt lửa’; nhưng từ khi Phật ra đời thì chữ ‘nibbuti’ còn có nghĩa ‘viên tịch’, xuất sắc ở chỗ đó. Chữ ‘Nibbana’ngày xưa dùng với nghĩa thế tục: ‘hết bịnh’, ‘tắt lửa’, nhưng khi Phật ra đời thì mang nghĩa khác. Tất cả những từ Pāḷi chúng ta thấy đều được Đức Phật khoác lên màu áo mới. Sau khi Đức Phật Niết bàn rồi, chư thánh tăng thấy rằng không thể nào lưu truyền một bộ Tam Tạng không chữ viết nên vào đời vua A Dục, các vị căn cứ trên âm vận và ngữ vực từng chữ mà viết ra Tam Tạng Pāḷi bằng chữ viết.
Vấn đề này hơi tâm linh một chút, quí vị có học chữ Pāḷi sẽ thấy rằng đây là chuyện không phải của con người làm. Từ một ngôn ngữ không có chữ viết mà đã có một hệ thống văn phạm rất là chặt chẽ, văn phạm cũng chỉ là văn phạm miệng, vậy mà đúc kết thành bộ ngôn ngữ, bộ văn phạm Pāḷi bằng miệng: Kaccāyana, Netipakarana, Niddesa, Aṭṭhakathā, đặc biệt là hai bộ văn phạm Kaccāyana, Netipakarana, đây là hai bộ mà một người học Phật cực đoan liếc qua không thấy Phật pháp gì hết, nhưng hai bộ này là chìa khóa văn phạm cho tiếng Pāḷi Phật Giáo. Tôi biết tôi nói hơi xa nhưng không thể không nói, vì mình là Nam Tông không thể không biết tiếng Pāḷi ở đâu mà ra. Các ngài căn cứ vào bộ văn phạm này mà tạo ra chữ viết.
Tiếng Pāḷi có hai chữ T: t, ṭ. Tiếng Pāḷi buổi đầu tiên, nguyên thủy được viết bằng tiếng Tích Lan cổ, khi con trai vua A Dục sang Tích Lan, ngài cho chư tăng viết bộ Tam tạng bằng ngôn ngữ mới. Ngày xưa mình đọc chữ ‘t’ /ta/ có hai chữ. Chữ ‘ta’ thứ nhất: hai hàm răng cắn lưỡi (t), chữ ‘ṭa’ thứ hai: lưỡi uốn cong lên nóc họng (ṭ). Đến thế kỷ 19 các nhà học giả của Tây Phương: Anh, Đức, Nga, Hungari nghiên cứu Tam tạng Pāḷi bằng chữ Tích Lan và chữ Miến Điện rồi mới nghĩ ra tiếng Pāḷi Latin mà chúng ta đang thấy. Căn cứ vào bản Pāḷi họ thấy hai chữ T nên nghĩ ra cách phân biệt: Chữ ‘t’ lưỡi của mình để giữa hai hàm răng gọi là dentaja (âm răng, denta: cái răng, ja: sanh ra), chữ ‘ṭ’ được gọi là muddhaja (âm đầu) lưỡi cuốn lên vòm nóc họng. Nhóm [t, th, d, dh,n] gọi là nhóm dentaja. Nhóm [ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ] gọi là nhóm muddhaja.
Tất cả những luật này nằm trong mấy bộ sách trên nên người đời sau cứ căn cứ vào những bộ sách đó, vẫn là không có chữ viết mà chỉ nhớ thuộc lòng. Người ta đã căn cứ vào bộ luật đó mà làm ra chữ viết Pāḷi, theo chỗ tôi được biết thì chưa có ngôn ngữ nào có được 3 điều đáng nể như thế: 1/ Không có chữ viết nhưng được lưu trữ thành hệ thống kinh văn, một hệ thống tư tưởng văn chương phong phú như tiếng Pāḷi, 2/ Không có chữ viết mà được bảo trì đầy đủ chính xác, chuyện này không thể dễ làm, 3/ Sự trung thành của người kế thừa thế hệ trước và thế hệ sau liên tục không gián đoạn bằng bộ nhớ phải nói là trác việt xuất chúng.
Cho nên hôm nay chúng ta mới có bộ Tam Tạng bằng chữ Pāḷi viết ra mẫu tự hẳn hoi, mẫu tự Miến, Thái, Lào, Tích, Miên và Latin nhưng sau này chúng ta còn biết thêm mẫu tự nữa đó là Nga mà người Mông Cổ cũng sử dụng mẫu tự Nga để chế ra 33 (phụ âm) và 8 (nguyên âm) của tiếng Pāḷi, nên mới có một bản Pāḷi nữa mẫu tự Nga. Tôi đánh một vòng như vậy tôi mong rằng ai đang trực tiếp nghe thì hôm nay biết thêm một chuyện nữa, hoặc mai này ai nghe lại băng giảng này thì mới có dịp hiểu tiếng Pāḷi từ đâu ra. Kể từ khi kinh điển được viết thành chữ, dạng văn bản sách vở rồi thì không gọi là tiếng Magadhi nữa mà gọi là tiếng Pāḷi, từ động từ ‘Pāleti’ (bảo trì), nghĩa là ngôn ngữ này giữ lại một ngôn ngữ của Đức Phật, giữ lại một truyền thống tuyệt đẹp của nhân loại.
– Thế lực chủ ở đời, Nữ nhân, vật tối thượng. Phẫn nộ làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời. Kẻ trộm ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục. Trộm đem đi, bị chận, Sa-môn đem, được ưa, Sa-môn thường đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ.
“Vật gì chủ ở đời?”, vật gì xếp sòng ở đời này? Đó là quyền lực. ‘Avalokitesvara’ (Skt): xếp sòng, tự tại. Tự tại nghĩa là tự mình quyết định mọi thứ, không bị lệ thuộc ai hết. Chồng thì phải nhìn mặt vợ mà sống, con cái thì nhìn mặt cha mẹ mà sống, bởi vì sống phải căn cứ vào buồn vui của người khác mà biết cách hành xử. Tự tại là người sống không lệ thuộc ai hết mà vẫn không mắc lỗi. Một vị Sa-môn trước 6 trần mà lòng không tham giận không thương thích ghét sợ mới được gọi là tự tại, một Sa-môn không vợ con nhà cửa đi đứng thoải mái gọi là tự tại, chớ không phải mấy người lang thang không nhà không cửa bị người nguyền rủa, xua đuổi là tự tại. Tự tại là khả năng tồn tại một cách thanh thản, độc lập, có quyền tự quyết đời mình mà không có lỗi.
“itthī bhaṇḍānamuttamaṃ”. Câu này HT Minh Châu dịch “Nữ nhân, vật tối thượng”, nghe cũng hơi sốc. Người Tàu thì nói câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”; Ấn Độ cũng vậy, con gái nhà nghèo đi lấy chồng dễ bị chồng đánh, giá trị phụ nữ là của hồi môn mang theo, vậy sao ở đây nói là tối thượng? Bhaṇḍā còn có nghĩa là nhà kho. Theo chú giải: “sabbepi bodhisattā ca cakkavattino ca mātukucchiyaṃyeva nibbattantīti “itthī bhaṇḍānamuttama”nti āha”. Tất cả chư Bồ tát Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân thánh vương đều tự bụng mẹ (cái nhà kho đó) mà ra.
Chuyển Luân Vương là một loại vua do phước mà có chứ không phải do người ta bầu. Chuyển Luân Vương có nhiều loại, hạng thứ nhất, phước nhiều nhất, là sử dụng bánh xe ngọc. Một người đại phước lên làm vua tự nhiên họ biết chớ không cần ai nhắc, giữ trai giới trong sạch suốt bảy ngày, tự nhiên có bánh xe bằng ngọc xuất hiện trước mặt và họ dùng nó làm phương tiện, dụng cụ để cai trị bốn đại châu: Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam thiệm Bộ Châu, Bắc Cưu Lô Châu; gọi là Ngọc Luân thánh Vương. Kim Luân thánh vương là vị có bánh xe bằng vàng, vị này có khả năng cai trị ba đại châu. Ngân Luân thánh vương, vị này có bánh xe bằng bạc, cai trị một Nam Thiện Bộ Châu, tức là hành tinh của mình. Vị này có thể dùng bánh xe đó có thể di chuyển một lúc vô số người cùng đi với mình như ý.
Hơi khó tin, nhưng tùy quí vị, mỗi thời kỳ có những chuyện mà thời điểm khác người ta tin không được. Cách đây một trăm năm về trước làm sao người ta có thể hình dung được chuyện hôm nay có kẻ điểm tâm ở Paris, ăn trưa ở Luân Đôn, ăn tối ở New York, cũng không ai tin được hôm nay con người cách nhau qua đại dương mà có thể nói chuyện mà nhìn thấy mặt nhau. Người ngày nay có những cái mà người ngày xưa không tin được, và ngược lại. Quí vị vào google gõ mấy chữ: “Người thế kỷ 19 tiên đoán gì về năm 2000?”. Ngày nay mình đã vượt xa những gì họ mà tưởng tượng.
“itthī bhaṇḍānamuttamaṃ”, người nữ là “nhà kho số một” vì từ đây mà ra các bậc hiền thánh trong đời. Có một buổi chiều vua Pasenadi đang ngồi hầu Phật, có người vô báo vua chuyện gì đó, vua đang vui tự nhiên mặt bí xị, Đức Phật hỏi vua có an lạc không, vua thưa: Bạch Thế Tôn con vừa nghe báo tin hoàng hậu sinh công chúa mà con thích hoàng tử hơn. Đức Phật nói: Này đại vương, sao lại có thể coi thường phụ nữ trong khi tất cả đàn ông vĩ đại nhất trên thế gian này đều do phụ nữ sanh ra. Đó là câu tuyên ngôn về nữ quyền đầu tiên trên thế giới mà sâu sắc vô cùng. Nghe vậy nhưng đừng có ham, trong kinh còn có câu “Itthī malaṃ brahmacariyassa”, người nữ là cấu uế của phạm hạnh. Cách đây không lâu tôi nghe một vị sư nói thế này, người nữ tuy là cấu uế của phạm hạnh nhưng là bạn lành của Sa-môn, vì cúng dường nuôi dưỡng toàn phần nhiều là phụ nữ. Cấu uế hay bạn lành là do chính mình. Ngài Narada có câu: Ta không nên vì gai mà bỏ hoa cũng không nên vì hoa mà cắm mình vô gai.
“Vật gì làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời?”
Kodho satthamalaṃloke, corā lokasmimabbudā.
‘Mala’: ‘cấu uế’, ‘vật không sạch’, cái gì đó khiến cái khác bị dơ bẩn. Ví dụ khói tàu khói xe trước khi ám trên thùng xe, vách tường, thì được gọi là khói xe, nhưng khi dính lên thì vết bẩn đó gọi là ‘mala’. Nước chảy dưới cống là nước cống, nhưng dính lên áo là ‘mala’. Trong bản tiếng Anh thì họ dùng chữ ‘stain’ (rỉ, sét, teng). Ngài Minh Châu nhìn thấy chữ ‘lưỡi kiếm’ nên chữ ‘mala’ ngài dịch là ‘rỉ sét’ chớ chữ malanghĩa rộng mênh mông. Sattha là vũ khí bén nhọn hoặc con dao.
Câu kệ trên dịch lại: Vật gì làm hỏng đi vũ khí ở đời?Đó chính là tâm sân! “Giận quá mất khôn”. Chú giải giải thích, khi giận quá trí tuệ của mình không có cơ hội có mặt để làm việc. Tùy chỗ mà Đức Phật có câu trả lời khác nhau, ở đây Ngài trả lời “tâm sân là cấu uế, vật bất tịnh, hoen ố trí tuệ của mình”. Vũ khí ở đây là ‘pannasāttha’, vũ khí trí tuệ. Trong trường hợp khác Đức Phật sẽ không nói đến lòng phẫn nộ (kodha) ở đây nữa mà Ngài có thể trả lời là tâm tham hoặc ngã mạn, hoặc tà kiến, hoặc vô minh…
Ở đây nhìn nội tâm người trước mặt, Ngài thấy trả lời như vậy hợp với họ hơn. Cũng xin nhắc lại, thấy Đức Phật nói đến tâm sân thì đừng hồn nhiên thơ ngây chỉ nghĩ đến tâm sân. Phiền não vốn đi chùm, người nào còn tâm sân thì có cao siêu lắm lắm cũng chưa đắc A-na-hàm, người nào còn thân kiến thì dù cao siêu lắm lắm cũng chưa phải Tu-đà-hoàn, còn ngã mạn thì có cao siêu lắm lắm cũng chưa đắc A-la-hán. Còn sân hận là còn vô số phiền não khác. Vì vậy ở đây Ngài nói phẫn nộ là cấu uế cho trí tuệ thì phải hiểu ngầm rằng ai còn phẫn nộ thì sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy liên quan khác chứ không phải riêng tâm sân. Tất cả những gì mình thương thích ghét sợ hoàn toàn do hiểu lầm mà ra, hiểu lầm là nghĩ đó là tôi, đó là của tôi, là cái gì đó thuộc quyền sở hữu của tôi hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Thiện, ác, buồn, vui chính là những linh kiện lắp ráp nên cái gọi là chúng sinh.
Yathāpi aṅgasambhārā hoti saddo ratho iti, Evaṃ khandhesu santesu hoti sattoti sammuti.
Giống như chiếc xe có tên gọi là xe bởi do các món phụ tùng lắp ráp lại, cái gọi là chúng sanh cũng là sự lắp ráp của năm uẩn mà thôi. Một cô gái bị cùi hay một hoa hậu chia ra một tỉ lần thì cũng giống như nhau thôi. Câu kệ trên của tỳ kheo ni Vajirà. Vajirà có hai nghĩa là ‘kim cương’, ‘tia chớp’. Theo truyền thuyết Đế Thích có một bánh xe bằng ngọc mỗi lần ngài quăng bánh xe đó ra thì tạo ra những tia chớp. Thật ra bánh xe đó bằng kim cương (vajirà) từ đó mới có kinh Kim Cang Năng Đoạn (Vajracchedikā ).
“Vật gì ở đời này, Tác thành cõi địa ngục?”
Chỉ riêng trong trường hợp này Đức Phật đem chuyện trộm cắp ra nói. Trong câu Phật tử thường đọc khi xin giới thứ hai “con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp”, tôi đề nghị đổi lại là ‘trộm cướp’ chứ không phải ‘trộm cắp’, vì chữ “trộm” và “cắp” đồng nghĩa (lấy lén lút), cướp là lấy công khai, tấn công người chủ. ‘Cora’: ‘trộm’, ‘cướp’ (lấy công khai hoặc lấy lén lút).
Trong kinh Đức Phật có dùng chữ này: ‘theyyasamvāsa’
‘theyya’: ‘ăn trộm’
‘samvàsa’: ‘cộng trú’, ‘cộng sinh’, ‘ở chung’.
Theyyasamvāsa: ở chung với tư cách là kẻ trộm. Một người không chân chánh nhưng sống chung trà trộn với người chân chánh gọi là ‘theyyasamvāsa’, không phải sinh viên nhưng ở chung với sinh viên để trộm. Trà trộn ở đây nghĩa là tìm đủ cách để lẩn vào trong mà không bị phát hiện ví dụ thấy người ta sáng tác, trình làng mình cũng bắt chước sáng tác trình làng như một tác giả lớn cũng gọi là ‘theyyasamvāsa’. Không phải Sa-môn, tỳ kheo nhưng sống chung trà trộn với Sa-môn, tỳ kheo cũng gọi là theyyasamvāsa’, nghĩa là sống chung, cộng hưởng, cộng trú theo tư cách của người ăn trộm.
Ai làm tròn phận nấy thì xã hội này yên, nếu sống sai vai trò của mình thì thế giới này đại loạn. Vợ phải giữ tròn trách nhiệm của vợ, chồng phải tròn trách nhiệm của chồng, không có ai cố ý mong người khác hiểu lầm mình là một thứ khác mà mình vốn không phải. Xã hội đáng sợ nhất là xã hội lừa đảo, mình không được như vậy mà mong người khác nghĩ như vậy, đó cũng là một thứ trộm. Lạm dụng tín nhiệm của người khác để kiếm chác cũng gọi là trộm chứ không riêng gì đào tường khoét vách rọc xách móc túi. Phải hiệu nghĩa “trộm” rộng mênh mông như vậy mới hiểu được câu “Kẻ trộm ở đời này, Tác thành cõi địa ngục”.
Hôm nay, ngồi đây, quí vị tìm chỗ nào đó (trong chùa, nhà người quen) để túi xách có tiền của mình mà thanh thản yên lòng? Tôi là một tu sĩ sống trong chùa mà phải nhìn nhận là không thể nào có. Vì sao lại như vậy, đó là do ăn trộm tạo ra. Tội ăn trộm lớn như vậy. Thằng Tèo ăn trộm của thằng Tý làm cho thằng Tý mất ăn mất ngủ và làm cho cả thế giới này không còn ai tin ai nữa. Đừng bao giờ dại dột đem bạn gái về ở chung nhà với chồng, đừng bao giờ dại dột đem bạn trai về sống chung nhà với vợ. Có ba sự bố thí: 1. Tài thí, đem chia sẻ vật chất của mình cho người khác, 2. Pháp thí, chia sẻ cái hiểu của mình về chánh pháp cho người khác. 3. Vô úy thí, đem lại an lòng cho người khác. Điều thứ ba này ít Phật tử để ý. Tôi e rằng không nhiều người biết làm sao sống cho người khác yên tâm, an lòng. Khi mình làm bất cứ điều gì bất thiện thì phải hiểu rằng việc làm này làm cho thế giới này trở nên bất an bất ổn.
Giấc trưa, sau giờ cơm tôi hay ra ngoài rừng một chút, chỗ tôi ở trên rừng ngó xuống dòng sông đẹp lắm, sợ trời mưa tôi cầm dù đi thong thả, xứ này không có bạo hành cướp bóc. Đang đi ngon lành gặp một gã ở dưới đi lên, mình giơ tay chào mà mặt gã lạnh ngắt, tôi giựt mình nghĩ một chuyện rồi từ đó tôi nghĩ đến một trăm chuyện, một ngàn chuyện, tôi lui gót tức khắc. Có nhiều ông biến thái, tâm thần bạo lực, nhìn mình mà nghĩ mình là đối tượng cần thanh toán, giải quyết. Bà thủ tướng Palme của Thụy Điển, nữ hoàng Sissi của Áo cũng bị đâm bởi kẻ tâm thần bạo lực, từ đó người ta mới cần có vệ sĩ.
Sẵn đây cũng nhắc các hành giả nữ đừng nghĩ mình có chư thiên hộ trì mà tìm chỗ vắng vẻ hành thiền nghen. Ở thánh địa Mecca, có câu:  Tin thánh A La thì cứ tin, nhưng hành lý của mình thì phải giữ. Đó là lý do vì sao kẻ trộm cướp tội nặng như vậy, chúng không những gây thiệt hại trực tiếp cho nạn nhân mà còn gián tiếp gieo bất an cho toàn xã hội. Chỉ một chuyện nhỏ xíu: những người nhiều chuyện cũng làm cho thế giới bất an.
“Ai đem đi, bị chận? Ai đem đi, được ưa?”. Ở đời có nhiều người họ lấy càng nhiều mình càng thích, nhưng có người lấy trái ớt trái cà mình giận. Sa-môn lấy đi được người ta thích, kẻ trộm đem đi thì người ta giận. Nghĩa sâu của câu này: khi mình là người xứng đáng thì cả thế giới đứng về phía mình, còn khi mình bất xứng thì cả thế giới quay lưng với mình. VN có câu đau lòng là “đàn bà xấu không quà”, người ta thích cho người đẹp, câu này hiểu ngầm là người không có đức hạnh thì không nhận được gì từ cuộc đời, nếu muốn lấy đi cái gì thì chỉ lấy theo kiểu kẻ trộm sẽ làm cho người ta tiếc của, bực mình, còn nếu mình xứng đáng thì người ta cho bao nhiêu cũng không tiếc.
“Sa-môn đem, được ưa”. ‘Sameti’: ‘làm cho lắng dịu’, ‘yên tĩnh’. Từ chữ này mới ra chữ sāmaṇa: Sa-môn. Sa-môn là âm của Tàu, theo kiểu phiên âm giống như ‘Luân Đôn’ (London), ‘Hoa Thịnh Đốn’ (Washington), ‘Nữu Ước’ (New York), Ba Lê (Paris). ‘sāmaṇera’: ‘sa di’ (con của Sa-môn). Sa-môn là vị nhận làm cho người ta vui, còn ăn trộm lấy đi làm cho người ta tiếc.
“Sa-môn thường đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ”. Sự đi lại ở đây là sự có mặt đúng lúc khi cần thiết, một trăm lần một ngàn lần vẫn làm cho người ta hoan hỉ. Bên Tàu có câu “cần lai thân giả sơ” là lui tới hoài làm cho người ta nhàm, nhưng đến trong sự cần thiết thì sự lui tới của mình càng lúc càng ý nghĩa, được trân trọng hơn. Lấy nửa bài kinh trước để hiểu nửa bài kinh sau là xong.
DỤC (Kāmasutta)
– Nghĩ lợi, không cho ai, Con người từ bỏ gì? Thiện gì nên thốt ra? Ác gì nên ngăn chận?
Không nhìn chánh kinh Pāḷi thì không hiểu gì. Vì đây là kệ nên ngài Minh Châu không thể dịch khác được. Nếu dịch văn xuôi thì dễ vô cùng.
“Kimatthakāmo na dade, kiṃ macco na pariccaje; Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikaṃ na ca mocaye”ti
‘Attha’: ‘lợi ích’, ‘ý nghĩa’, ‘quyền lợi’. ‘Kāma’:‘muốn’
‘Atthakāmo’: ‘người bình thường’. Ai trên đời này cũng muốn vui, sợ khổ, ham sống sợ chết, trốn khổ tìm vui, ngay cả con nít, cái gì êm ấm hoan hỉ thì làm cho nó c��ời, chát chua nóng lạnh làm cho nó khóc, con nít cũng có sự lựa chọn trốn khổ tìm vui, nói chi là người lớn. Trong trường hợp này ‘Atthakāmo’ có thể dịch là “người bình thường”. Câu kinh trên ý nói người bình thường muốn cho cái gì cũng được nhưng cái gì nên giữ lại?. “na dade” là “không cho”, nhưng dịch “không nên cho cái gì” thì hơi kỳ, nên dịch là “người bình thường nên giữ lại cái gì cho mình và có cho gì đến người khác thì cũng phải giữ lại cái gì?” Ở đây Đức Phật trả lời: Cho gì thì cho nhưng không ai đem bản thân mình đi cho, ngoại trừ ra các vị Bồ tát (Thapetvā sabbabodhisatte).
“Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikaṃ na ca mocaye”. Cái gì nên cho ra, cái gì nên đóng lại? Lời thiện là lời nên cho ra, lời ác là lời nên giữ lại không nói ra.
Nghe qua bài kinh này có vẻ thường nhưng nói lên toàn bộ đời sống của mình từng ngày. Làm gì thì làm nhưng chuyện đầu tiên là phải nghĩ đến bản thân mình. Đây không phải là ích kỷ. Người hiền trí là người làm chuyện gì cũng suy xét điều này có hại mình hại người hay không, có đem lợi ích cho mình cho người hay không, lợi ích cho đời này hay cho kiếp sau, làm gì cũng biết nhân biết quả.
Bài kinh này có hai nghĩa: không đem tấm thân sinh học này trao tặng cho người khác và không để cho mình sống trong bất thiện vì khi mình sống trong bất thiện là tự mình phản bội mình.
“Kẻ thù hại kẻ thù, Oan gia hại oan gia, Không bằng tâm hướng tà, Gây ác cho tự thân”.
(Pháp Cú 42)
Xưa nay chỉ kẻ thù mới hại mình, những người ghét nhau mới hại nhau, tấn công nhau nhưng không có kẻ thù nào đáng sợ bằng chính cái bất thiện ở mỗi con người, cái phiền não từ bên trong của mình. Theo A-tỳ-đàm, đặc biệt là giáo lý duyên khởi, mỗi lần có tâm bất thiện là mình đang tích chứa một số thuốc nổ trong đường luân hồi của mình. Mỗi lần tâm bất thiện có mặt là mỗi lần mình đã kiếm thêm một thùng thuốc nổ để sẵn.
Kinh nói người làm phước nhiều thì đời đời sinh ra được phước xưa chào đón như “tình nhân nhớ lúc người xa chưa về”, giống như bà con quyến thuộc chờ đón nhau vậy đó, còn người làm bất thiện thì đời đời kiếp kiếp sanh ra bị cái ác chực chờ sẵn như kẻ thù chờ ngoài ngõ. Người hiền trí là người có kiểu hành động nào đó mà ngay đời này không tiếc nuối, đời sau không đau khổ. Làm bất thiện thì như đem trao mình cho quỷ dữ. “Không đem cho” ở đây nghĩa là không bán rẻ chính mình.
“sīha: ‘sư tử’; ‘yaggha’: ‘cọp’; ‘sīhabyagghādīnaṃ’: ‘dã thú’
“sīhabyagghādīnaṃ na pariccajeyya” không ai trên đời này đem mạng mình cho cọp beo sư tử ăn (ngoại trừ các vị Bồ tát). Có đi lấy chồng lấy vợ cũng nghĩ là mình hạnh phúc mới theo người ta chớ đâu có dại gì giao cái mạng mình cho người dưng.
Câu “Nghĩ lợi, không cho ai” phải hiểu rằng người bình thường (atthakāmo) nên giữ lại cái gì, không nên cho ra cái gì, và cái gì cần được giữ lại, cái gì cần phải được cho ra, cái gì cần phải được đóng kín. Đó là bốn câu hỏi của bài kệ này.
Trong kinh có nhắc đến nhân vật nổi tiếng đó là A Xà Thế tiếng Pāḷi là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời). Văn học phương Tây có nhân vật Oedipe là một hoàng tử, ngày chào đời được người ta bói là đứa bé này lớn lên sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ, vua cha thấy vậy sai người giết chết, nhưng họ không giết mà lại có người nuôi. Hoàng tử này sau lớn lên không biết gốc tích mình, trở về vương quốc cũ giết cha mình và lấy luôn bà mẹ ruột của mình. Trong kinh nói ông Ajātasattu cũng vậy, mẹ ông là hoàng hậu của vua Bimbisara (Bình Sa Vương) khi có mang lại thèm món máu tươi. Vua cắt máu cho bà hút. Thầy bói trong cung bói rằng đứa bé lớn lên sẽ là kẻ thù, nên ông được đặt tên là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời).
Tôi kể câu chuyện này để nói rằng không phải chỉ vua Bình Sa Vương mới có kẻ thù chưa chào đời mà bản thân chúng ta mỗi người trong hội chúng này đều là Bình Sa Vương, đều có một đứa con là A Xà Thế, đó chính là tâm bất thiện của mình, mỗi một giây phút mình sống bất thiện thì mình sẽ tạo ra kẻ thù. Ai đi nữa cũng có một kẻ thù trong lòng đó chính là phiền não của mình. Một danh nhân người Mỹ nói: Những vấn đề trước sau và chung quanh ta có rắc rối đến mấy cũng không bằng những vấn đề ngay bên trong chúng ta.
Trong văn chương VN có câu chuyện Mỵ Châu. Khi thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương bỏ hết mọi thứ sau lưng chỉ đem theo mình một thứ mà nghĩ là quý giá nhất trên đời là con gái của mình, ra biển tìm thần Kim Quy. Mỵ Châu ngồi sau lưng vua. Thần Kim Quy hiện lên nói: Kẻ thù ngay sau lưng bệ hạ. Vua rút gươm chém đầu Mỵ Châu. Nhiều khi mình không ngờ rằng kẻ thù sát bên mình chớ không đâu hết. Trong kinh nói kẻ thù chính là phiền não, còn ngoài đời thì ý nói kẻ tay chân thân cận của mình đó có khi chính là kẻ thù kẻ phản thùng, nhưng chính mình phản mình là đáng sợ nhất.
#Vietnam #daobut #kinhtươngưngbộ https://www.daobut.com/2021/09/Tim-hieu-kinh-phat-Tuong-Ung-Bo-Chuong-1-Pham-Doan-3.html
0 notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ, hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài Xin lập khoa luật cùng những bài văn mẫu hay tham khảo. Phân tích Xin lập khoa luật - THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn cách lập dàn ý và làm bài văn nghị luận chi tiết phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ. Đề bài phân tích Xin lập khoa luật là một trong những đề văn mẫu 11 hay và thường gặp hiện nay khi làm đề thi về bài Xin lập khoa luật. Vì vậy, THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp dàn ý chung và cả những dàn ý chi tiết cho đề bài cùng với một số bài văn mẫu Xin lập khoa luật hay nhất để cho các em học sinh tham khảo phía dưới đây. Dàn ý phân tích Xin lập khoa luật 1. Mở bài - Xin lập khoa luật là một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ thấu đáo, đầy sức thuyết phục. Văn bản đã đưa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết. 2. Thân bài - Đoạn 1, tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua. Luật bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Cũng ở đây, tác giả chỉ ra tác dụng của luật: “Quan dùng luật để trị; dân theo luật mà giữ gìn”. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp, chỉ có nhà nước pháp quyền mới đảm bảo nền dân chủ công bằng xã hội. Cái mới của Nguyễn Trường Tộ là ở chỗ ông đã nhấn mạnh sự bình đẳng của luật pháp. Quan và dân, quân và thần đều bình đẳng trước pháp luật. Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ có điểm tiến bộ rõ rệt so với tư tưởng pháp trị phong kiến là ông đã chú ý đến quyền lợi của nhân dân trước pháp luật. - Đoạn 2, tác giả khẳng định vai trò của luật. Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ nói suông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác giả không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội. Nho gia giáo dục con người bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông. Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là nhà nho vốn rất bảo thủ. - Đoạn 3, Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”. Ông khẳng định: “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”. Để khẳng định, tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân. Từ đó khẳng định: lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết. 3. Thân bài - Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. >>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Xin lập khoa luật để tổng hợp lại những luận điểm, luận cứ quan trọng của bài.     Từ những dàn ý phân tích bài Xin lập khoa luật chi tiết trên, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn để có thể triển khai thêm các nội dung thành một bài văn hoàn chỉnh. Các em cũng có thể tham khảo một số bài văn mẫu phân tích Xin lập khoa luật dưới đây để biết thêm nhiều cách vận dụng từ ngữ. Văn mẫu hay phân tích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ Bài mẫu 1 Phân tích văn bản Xin lập khoa luật hay nhất Cách vào đề của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện cốt để nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai - dù là người đó làm quan hay là dân
thường: "Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay". Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia : đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền, thông qua các chính sách và pháp luật (chính lệch). Điều đó chứng tỏ luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người. Do bản điều trần này, viết đệ trình lên vua Tự đức phải thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật nên ông đã khéo léo làm một việc so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh với việc thực thi đạo tam cương ngũ thường, việc hành chính của sáu bộ ở nước ta thời đó. Theo Nguyễn Trường Tộ tam cương ngũ thường là xương sống của chế độ phong kiến, là đạo lớn nhất bao trùm mọi quan hệ xã hội và gia đình, mọi cách ứng xử giữa con người với nhau; lục bộ (sáu bộ) là cơ quan quyền lực trung ương của nhà nước phong kiến. Vì trong luật có đủ cả đạo tam cương ngũ thường, cả việc hành chính của sáu bộ cho nên nhà vua không có lí do gì mà lại không cho thành lập khoa luật để dạy luật cho người Việt Nam. Vả lại, việc hành pháp lại tránh cho các quan thi hành luật pháp "không bị một bó buộc nào cả"; lúc cho nhà vua "không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái". Việc đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như thế làm người đọc (vua Tự Đức) hiểu ngay mục đích vấn đề mà người viết nêu ra trong bản điều trần, bước đầu đã được thuyết phục bởi lí lẽ cũng như thực tế m�� người viết viện dẫn. Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho học truyền thống không có tác dụng bằng luật pháp Việc phê phán Nho học, nho gia được triển khai ở mấy điểm như sau: Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ thừa nhận "đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa". Nhưng điều đáng nói ở đây là, ông khẳng định như vậy để mà phủ định nó: đạo ấy muốn trở thành hiện thực phải có luật không thì chỉ là nói suông, "không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng"; các nhà nho học nhiều nhưng" mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?" Để thuyết phục nhà vua, Nguyễn Trường Tộ dẫn lời của chính Khổng Tử - ông tổ của Nho học - để chứng minh cho sự phê phán của mình là đúng: "Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt". Đúng là Nho học truyền thống không có tác dụng như luật. Vì vậy, xã hội đã đến lúc cần phải có luật pháp để "cứu nước giúp đời". Thứ hai, Nguyễn Trường Tộ cho rằng vua chúa thống trị là nhờ hiểu luật chứ đâu chỉ vì xem các sách vở của nho gia xưa để lại. Theo ông, họ không "phụ thuộc" vào sách vở; các vua chúa chỉ tham khảo thôi chứ dùng để trị dân sao được. Bởi vì, sách vở chỉ là các " sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân", "những bài luận hay ho của người xưa", "những áng văn chương trau chuốt của chư tử", "những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự", ... Tóm lại, sách vở nho gia " chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì"! Một lần nữa, ông lại dẫn lời Khổng Tử để làm sáng tỏ quan điểm của mình vừa nêu: "chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc". Mà muốn làm việc phải có luật. Về vấn đề này, ông nêu lên tình trạng đáng buồn của phần đông các "con dân" nơi cửa Khổng sân Trình thời đó : suốt đời học chữ thánh hiền nhưng cư sử "còn tệ hơn những người quê mùa chất phác". Cách lập luật của Nguyễn Trường Tộ tỏ ra rất sắc sảo, chặt chẽ; luận điểm rõ ràng, luận chứng và luận cứ có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, bộc lộ tâm huyết của một nhà trí thức thiết tha với công cuộc đổi mới đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX. Nguyễn Trường Tộ khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và luật pháp Để chốt lại vấn đề đặt ra, sau khi lập luận rằng luật pháp có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sự, tổ chức xã hội, rằng Nho học đã tỏ ra không có tác dụng bằng luật, Nguyễn Trường Tộ nâng thành vấn đề quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để giả định phản bác quan niệm "luật chỉ tốt cho cai trị chứ không có đạo đức". Theo ông, luật đâu chỉ là chính trị, đâu
"chỉ tốt cho việc cai trị", mà luật còn là "đức", là cái đức "chí công vô tư", là "đức trời", là"mở đạo làm người". Ông phản bác để mà khẳng định: "nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức"; "trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời". Nếu có đọc bản điều trần này thì đến đây, chắc Tự Đức sẽ an lòng, không lo việc lập khoa luật sẽ trái với "đức trời", với "đạo làm người" mà hàng nghìn năm bao đời vua đã cố công duy trì để thống trị xã hội phong kiến Việt Nam. Tiếc rằng vua Tự Đức, triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ không chấp nhận. Bản điều trần số 27 cũng như các bản điều trần khác của Nguyễn Trường Tộ đều bị xếp lại. Xin lập khoa luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước - để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước. Bản điều trần số 27 biểu hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức theo đạo Thiên Chúa đi trước thời đại, tiếp cận tư tưởng nhà nước pháp quyền, khát khao muốn đi đất nước đi lên theo hướng hiện đại, tiên tiến như các nước phương Tây khi đó. Tư tưởng pháp trị mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong bản điều trần vừa có ý nghĩa tiến bộ về luật pháp, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân thời đó. Cho đến nay, đều này vẫn còn nguyên giá trị. Bài mẫu 2 Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật ngắn gọn Nguyễn Trường Tộ được biết đến là một trí thức uyên thâm có tầm nhìn xa trông rộng, thông thạo cả Hán học và Tây học, giàu lòng yêu nước, luôn có tư tưởng canh tân đất nước. Xin lập khoa luật là một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ thấu đáo, đầy sức thuyết phục. Văn bản đã đưa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết. Tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua. Luật bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Cũng ở đây, tác giả chỉ ra tác dụng của luật: “Quan dùng luật để trị; dân theo luật mà giữ gìn”. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp, chỉ có nhà nước pháp quyền mới đảm bảo nền dân chủ công bằng xã hội. Cái mới của Nguyễn Trường Tộ là ở chỗ ông đã nhấn mạnh sự bình đẳng của luật pháp. Quan và dân, quân và thần đều bình đẳng trước pháp luật. Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ có điểm tiến bộ rõ rệt so với tư tưởng pháp trị phong kiến là ông đã chú ý đến quyền lợi của nhân dân trước pháp luật. Tác giả khẳng định vai trò của luật. Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ nói suông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác giả không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội. Nho gia giáo dục con người bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông. Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là nhà nho vốn rất bảo thủ. Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”. Ông khẳng định: “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”. Để khẳng định, tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân. Từ đó khẳng định: lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết. Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội.
Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Văn chương của Nguyễn Trường Tộ là lối văn chính luận, vừa phải bảo đảm sự chặt chẽ, sắc bén, khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhưng cũng vừa thấm đậm cảm hứng trữ tình của tác giả, nên có sức thuyết phục rất mạnh. Những lá thư điều trần của ông rất dài, bàn về rất nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng văn phong mạch lạc, đâu ra đấy, từng vấn đề được bàn hết lẽ và dứt điểm, lại đều có chứng minh thực tiễn. Ấy là bút pháp của một học giả chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy lôgíc phương Tây, và có thể nói đã đoạn tuyệt với kiểu nghị luận cảm tính, lan man không dứt của nhà nho. Nguyễn Trường Tộ cũng không ngại nêu nghịch lí trong phương pháp nghị luận của ông. Ông biết đem hình thức đối thoại vào bài văn, luôn luôn đặt giả thuyết, đặt câu hỏi để lật lại vấn đề, và tự mình phản bác cặn kẽ những câu hỏi mình nêu ra, làm cho vấn đề càng thêm sáng tỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là ông đã nghị luận bằng tất cả nhiệt huyết và lòng tin vào chân lí. Ông gần như không chỉ có nghị luận bằng lí trí mà trong nghị luận còn phơi trải hết lòng mình. Chính phong cách chính luận – trữ tình này đã tạo nên một giọng điệu riêng, một khả năng cuốn hút đặc biệt đối với đối tượng mà ông cần thuyết phục. Tóm lại, dù bao năm đã trôi qua nhưng những lí lẽ của Nguyễn Trường Tộ đưa ra trong tác phẩm Xin lập khoa luật vẫn còn nguyên giá trị. Qua đó ta nhận thấy rằng dù trong thời đại nào thì luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. ----- Với những gợi ý cho đề bài phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ bao gồm dàn ý và những bài văn mẫu Xin lập khoa luật trên, hi vọng các em học sinh cần tìm hiểu kĩ càng để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn phân tích chi tiết, độc đáo và ấn tượng.
0 notes
hieunguyenduc-blog · 3 years ago
Text
7 bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc hay nhất
Tumblr media
Cho dù bạn là một người hâm mộ dày dạn của các bộ phim cổ trang Trung Quốc hay hoặc chưa quen với thể loại này, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy điều gì đó tuyệt vời trong danh sách này. Hãy cho tôi biết bạn thích bộ truyện nào nhất trong cuộc bình chọn bên dưới và chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận! 1. Tam sinh tam thế thập lý đào hoa - Thể loại: Lãng mạn, giả tưởng, xianxia - Số tập: 58 - Bản phát hành ban đầu: 2017 Mười dặm hoa đào (三生 三世 十里 桃花), còn được gọi là Tình yêu vĩnh cửu , là một trong những bộ phim truyền hình Trung Quốc được xem nhiều nhất (nếu không muốn nói là nhiều nhất) từ trước đến nay. Bộ truyện được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên với các nhân vật bất tử, nữ thần, thần thánh và ác quỷ. Sự lãng mạn ở đây rất hấp dẫn, và bạn chắc chắn sẽ thích xem bộ truyện ngay cả khi không coi mình là fan của thể loại lịch sử hoặc giả tưởng. Đây là một câu chuyện tình yêu kéo dài hàng nghìn năm và nhiều kiếp. Đi sâu vào chương trình này để tìm hiểu xem liệu cặp đôi này có định mệnh chịu đựng tình yêu phức tạp trong ba thế giới và ba kiếp hay không. 2. Thần Chiến tranh, Triệu Vân - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử, lãng mạn - Số tập: 49 - Bản phát hành ban đầu: 2016 God of War, Zhao Yun (武神 赵子龙) dựa trên tiểu thuyết Romance of the Three Kingdoms thế kỷ 14 , tập trung vào Zhao Zilong, một vị tướng quân tài ba. Xem bộ phim, chúng ta đi sâu vào thời kỳ đầu Tam Quốc ở Trung Quốc. Câu chuyện thường kể về cuộc đời của vị tướng: bạn sẽ biết mọi thứ về xuất thân, tính cách, về tất cả những cuộc phiêu lưu và tình cảm của anh ta. Loạt bài này nêu bật những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc đời của Zhao Yun, và bạn sẽ trở nên quen thuộc với những trận chiến của trái tim anh ấy! "Truyền thuyết về Tần" 3. Sở Kiều Truyện - Thể loại: Phiêu lưu, lãng mạn, wuxia, giả tưởng - Số tập: 139 - Bản phát hành ban đầu: 2015 The Legend of Qin (秦时明 月) dựa trên bộ phim hoạt hình Qin Moon của Shen Leping , được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Bộ phim lấy bối cảnh vào thời nhà Tần, một thời kỳ quan trọng nhưng đầy hỗn loạn. Câu chuyện chính xoay quanh một anh hùng trẻ tuổi, một cậu bé làm thay đổi tiến trình lịch sử. Anh ta phải đối mặt với bạo lực trong chế độ, những kẻ thù tàn ác, những khó khăn trong mối quan hệ và tình yêu. Câu chuyện được đặt trong bối cảnh chuyển tiếp. Đó là sự kết thúc của một kỷ nguyên này và bắt đầu một kỷ nguyên khác, một thời kỳ của những thay đổi lớn và những thành tựu rực rỡ. "Đặc vụ công chúa" 4. Đặc vụ công chúa - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử, hành động, lãng mạn - Số tập: 58 - Bản phát hành ban đầu: 2017 Bạn sẽ thích Princess Agents (特工 皇妃 楚 乔 传) nếu bạn là người mê mẩn loạt phim về những người phụ nữ mạnh mẽ và độc lập tự bảo vệ và xây dựng bản thân. Nữ chính trong Princess Agents là một badass thực sự: hóm hỉnh, thông minh, một chiến binh cừ khôi, cực kỳ trung thành và kiên quyết. Một số nhân vật cô ấy gặp không thích cô ấy, nhưng những quyết định của cô ấy thường dễ hiểu. Bạn sẽ đi sâu vào thời kỳ hỗn loạn của Ngụy, thời kỳ mà những công dân vô tội có thể dễ dàng bị bắt làm nô lệ. Người dẫn đầu của chúng ta, một cô gái nô lệ, là một trong những người không may mắn bị săn đuổi bởi các lãnh chúa giàu có. May mắn thay, cô được hoàng tử cứu và đưa vào một gia đình giàu có. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến ​​cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu của họ, cô đã lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng cô ấy thất bại và không có lựa chọn nào khác ngoài học cách tồn tại trong thế giới không công bằng này. Bộ phim này đã phá vỡ một tỷ lượt xem chỉ với một đoạn trailer! Bộ phim thậm chí còn vượt qua những bộ phim truyền hình nổi tiếng như Mười dặm hoa đào , Three Lives, Three Worlds. Vì vậy, nếu bạn là người yêu thích những bộ phim cổ trang, tình cảm lãng mạn với nhịp độ chậm rãi thì không thể bỏ qua bộ phim này. "Lãng mạn đẫm máu" 5.  Bloody Romance  - Thể loại: Giả tưởng, phiêu lưu, lãng mạn - Số tập: 36 - Bản phát hành ban đầu: 2018 Bloody Romance (媚 者 无 疆) cũng dựa trên một cuốn tiểu thuyết. Đó là một câu chuyện đáng kinh ngạc về một người phụ nữ bị lừa và bị ép vào nhà chứa. Cô phải học cách sinh tồn và sớm biến thành một sát thủ máu lạnh. Cô vượt qua những con đường với những kẻ giết người, những kẻ thái nhân cách và những người nguy hiểm khác. Nếu điều này nghe có vẻ hấp dẫn, hãy thử bộ truyện hấp dẫn này! "Trái tim đỏ tươi" 6. Truyền thuyết về Fu Yao - Thể loại: Giả tưởng, phiêu lưu, lãng mạn - Số tập: 66 - Bản phát hành ban đầu: 2018 Từ một cô gái nô lệ trẻ và cứng đầu trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, quyền lực, quá trình tiến hóa của Fu Yao được ghi lại một cách hoàn hảo trong bộ truyện này. Legend of Fu Yao (扶摇) được chuyển thể từ tiểu thuyết Empress Fuyao của tác giả Tianxia Guiyuan và lấy bối cảnh trong vũ trụ của Ngũ Quốc. Sau một tai nạn, Fu Yao bắt đầu cuộc hành trình khắp các vương quốc để tìm cách giải thoát khỏi một lời nguyền độc ác. Trên đường đi, cô tìm thấy cuộc phiêu lưu, âm mưu cung điện và sự lãng mạn. "Truyền thuyết về Fu Yao" 7. Niết bàn trong lửa - Thể loại: Wuxia, lịch sử, chính trị - Số tập: 54 - Bản phát hành ban đầu: 2015 Kịch bản và kỹ xảo điện ảnh của Nirvana in Fire (琅琊 榜) sẽ khiến bạn say mê. Thường được so sánh với Game of Thrones, chương trình truyền hình cực kỳ nổi tiếng của Mỹ, Nirvana in Fire được hàng triệu người hâm mộ yêu thích. Đó là câu chuyện về một sự phản bội và trả thù tàn nhẫn. Lấy bối cảnh là một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử Trung Quốc, khi đất nước bị phân chia giữa Nam Bắc triều, bộ truyện này đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng. "Niết bàn trong lửa" Nguồn: reelrundown.com Read the full article
0 notes
muabaohiemnhanthohcm · 3 years ago
Text
Giải mã làn sóng ‘tây tiến’ của thị trường bất động sản Hà Nội
Tái hiện thiên đường nghỉ dưỡng phong cách Mỹ, dự án phân khu The Miami thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội) trở thành tâm điểm “đỏ mắt tìm kiếm” của cộng đồng quốc tế cư trú lâu dài tại Thủ đô.
Dòng khách ngoại di cư về phía tây Thủ đô
Làm việc trong lĩnh vực nội thất, 4 năm trước khi mới chuyển ra Hà Nội sinh sống, anh Michael Lewis (quốc tịch Mỹ) đến sống tại một căn hộ riêng tại khu vực Hồ Tây. Thời điểm đó, anh được bạn bè mách rằng đây là khu vực tập trung đông cộng đồng người Mỹ, châu Âu sinh sống và có không gian để thư giãn, giải trí cuối tuần. Tuy nhiên, quãng thời gian “trăng mật” không kéo dài, đặc biệt trong hơn 2 năm qua khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Sống ở căn hộ độc lập, Lewis không nắm được thông báo kịp thời mỗi khi có lệnh giãn cách xã hội. Thậm chí, thói quen thể thao cũng bị ảnh hưởng bởi các cung đường đạp xe, chạy bộ thường ngày đều là công cộng, mỗi khi lệnh giãn cách được tạm gỡ, “mọi người ai ai cũng đổ ra đường” khiến anh cũng không có chỗ chen chân.
Bức bối trong lòng, nhân lúc đang có thời gian rảnh, Lewis quyết định nhờ bạn bè tìm chỗ an cư mới. Đúng l��c này, thông tin về tòa căn hộ được thiết kế theo phong cách chuẩn Mỹ - The Miami - ngay gần nơi làm việc lập tức hấp dẫn nhà thiết kế người Mỹ.
Tumblr media
Tiện ích đẳng cấp, cộng đồng văn minh và giao thông kết nối thuận tiện là những điểm thu hút người nước ngoài an cư. Ảnh phối cảnh
Thông tin mà đồng nghiệp anh thu thập được về tòa căn hộ này thực sự khiến anh thuyết phục, khiến anh và công ty quyết định sẽ “đặt cọc” trước và chờ ngày chuyển tới. Dự án phân khu The Miami mới ra mắt nằm ngay trên trục Đại lộ Thăng Long, trực thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City. Từ khi đi vào vận hành năm 2020 đến nay, đại đô thị này đã thu hút đông đảo cộng đồng quốc tế từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đến an cư sinh sống. Đặc biệt, khu đô thị này được quản lý vận hành bởi Vinhomes - là đơn vị có kinh nghiệm và uy tín hàng đầu thị trường. Hệ thống tiện ích của Vinhomes Smart City cũng được đánh giá “siêu khủng”, đáp ứng toàn diện các nhu cầu sinh sống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... theo tiêu chuẩn của những thành phố phát triển nhất trên thế giới.
Anh Vũ Mạnh Thắng (Hà Nội), một chuyên gia môi giới BĐS cao cấp nhận định, sự xuất hiện của The Miami đã làm đa dạng “menu” lựa chọn cho dòng khách quốc tế đang đổ dồn về khu vực phía Tây Hà Nội. Nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở ở Mỹ Đình, Duy Tân hay Láng Hòa Lạc đang quan tâm đặc biệt đến The Miami để làm nơi ở cho các chuyên gia khi sang Việt Nam làm việc.
Đặc quyền nhân đôi với mọi cư dân The Miami
Lợi thế trước tiên là vị trí đắc địa của dự án The Miami khi thừa hưởng hạ tầng di chuyển tiện nghi nhất nhì khu vực phía Tây bao gồm đường bộ, xe buýt và nằm trọn giữa tam giác vàng 3 tuyến metro số 5-6-7 đang được triển khai.
Bên cạnh đó, khách ngoại ở Vinhomes Smart City thường là các chuyên gia với tiêu chuẩn sống cực kỳ cao. Họ có xu hướng tìm kiếm một môi trường sống lý tưởng ngang bằng hoặc hơn những gì mình từng trải nghiệm. Vì thế, những tiện ích đặc quyền có một không hai trong nội khu The Miami và thành phố thông minh Vinhomes Smart City chính là những yếu tố đặc biệt mang tới sự lựa chọn của dòng khách này.
Mang hơi thở của cuộc sống đa sắc màu tại thủ phủ nghỉ dưỡng bang Florida (Mỹ), phân khu The Miami sở hữu hệ thống cảnh quan, tiện ích phong cách resort nhiệt đới . Nổi bật trong số đó là công viên nội khu lớn nhất dự án, cũng là đặc quyền làm nên chất sống khác biệt của các cư dân quốc tế yêu thích lối sống năng động, gần gũi với thiên nhiên với nhiều cây xanh, hồ nước.
Tumblr media
 Không gian xanh đến từ công viên nội khu The Miami lớn nhất đại đô thị Vinhomes Smart City. Ảnh phối cảnh dự án
Gây ấn tượng nhất là hồ bơi ngoài trời Tropical Palm rộng hơn 1.000m2 được bao quanh bởi hàng cọ Mỹ và cây chà là đặc trưng phủ kín những con đường dạo bộ nội khu. “Thiên đường xanh mát” giữa lòng Hà Nội được cộng hưởng bởi hệ thống vườn nước cảnh quan, những khu vườn điểm nhấn và sân cỏ đa năng được bố trí rộng khắp - không gian hoàn hảo dành cho những bữa tiệc bên bể bơi và những buổi BBQ ấm cúng, sôi động.
Hệ thống 9 sân thể thao ngoài trời từ sân bóng chuyền, bóng rổ tới tennis, cầu lông,... cũng sẽ “đánh gục” bất cứ tín đồ đam mê thể thao nào. Giới BĐS nhìn nhận, phong cách sống phóng khoáng, mang màu sắc của thiên đường nghỉ dưỡng Miami đã được Vinhomes chọn lọc khéo léo qua từng tiện ích để kiến tạo chất sống giàu năng lượng cho mọi cư dân.
Bên cạnh công viên nội khu tầm cỡ, cư dân dự án The Miami còn được thừa hưởng trọn vẹn bộ 3 công viên liên hoàn: Công viên Trung tâm Central Park rộng 10,2ha với hồ lớn trung tâm 4,8ha, Công viên Thể thao Sportia Park được trang bị hệ thống máy tập hơn 1.000 chức năng tập và Công viên Nhật Bản Zen Park quy mô hàng đầu Đông Nam Á, là điểm đến vui chơi, giải trí bất tận cho mọi nhà.
Không chỉ đơn thuần là căn hộ đáng ở, điều mà The Miami rất được lòng khách ngoại là một hệ sinh thái “5 phút" đáng sống, nơi mọi nhu cầu của cư dân đều được đáp ứng nhanh chóng chỉ trong vài bước chân. Bao quanh dự án The Miami là sự hiện diện của hệ sinh thái đẳng cấp Vingroup bao gồm: mua sắm Vincom - khám bệnh Vinmec - học hành Vinschool - vận hành tiêu chuẩn Vinhomes.
Tận hưởng hệ thống tích ích đẳng cấp riêng biệt, The Miami tái định nghĩa chất lượng sống vượt trội bằng cách biến trải nghiệm sống thành một kỳ nghỉ dưỡng suốt 365 ngày.
Sở hữu căn hộ đẳng cấp GS1 - The Miami chỉ từ 999 triệu đồng
Vinhomes dành chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua căn hộ tòa GS1 với khoản vay tối đa lên tới 80% giá trị căn hộ, hỗ trợ lãi suất 0% lên tới 30 tháng. Những khách hàng đầu tiên sẽ có thêm 11 tháng hưởng ưu đãi lãi suất 0% sau khi nhận nhà.
Ngoài ra, khoản chiết khấu 1% giá trị căn hộ cũng được áp dụng với khách hàng mua từ căn thứ 2 và những khách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới. Tất cả khách hàng mua căn hộ GS1 sẽ được tặng voucher để sở hữu xe VinFast trị giá lên tới 200 triệu đồng.
Minh Tuấn
Theo Giải mã làn sóng ‘tây tiến’ của thị trường bất động sản Hà Nội từ Vietnamnet Tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại báoVietnamnet via Blogger http://vuabatdongsantot.blogspot.com/2021/08/giai-ma-lan-song-tay-tien-cua-thi.html
0 notes
nhaongayhn · 3 years ago
Text
Xay nhà tam co can xin giay phep
Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không? Hiện nay việc xây dựng nhà tạm đang diễn ra phổ biến khiến việc quản lý diễn ra khó khăn, có trường hợp xây mà không xin phép dẫn đến nhiều bất cập lớn cho cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng khi bị cơ quan nhà nước tiến hành xử lý, yêu cầu phá dỡ. Vì vây, bạn cần xin cấp phép dù bạn chỉ xây nhà ở tạm.
Ngay bài viết này, hãy cùng Nhà Ở Ngay tìm hiểu một cách chi tiết về giấy phép bạn phải xin cấp trong việc xây nhà tạm thời nhé.
Tumblr media
Khái niệm về xây nhà tạm
Xây nhà tạm có thể hiểu là xây dựng nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo quy hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng là:
Việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù
Tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh, căn cứ vào khoản 30 Điều 3 Luật xây dựng 2014.
Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?
Điều kiện để việc xây nhà tạm phải xin cấp phép xây dựng căn cứ vào khoản 30 Điều 3 và Điều 94 Luật xây dựng 2014 như sau:
Thứ nhất, nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định.
Thứ hai, thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và ch��a có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt.
Thứ tư, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện sau: căn cứ vào khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014. Cụ thể:
Thứ nhất, phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Thứ hai, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Thứ ba, thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp phép xây nhà tạm
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà tạm căn cứ vào Điều 93 Luật xây dựng 2014 và Điều 13 Thông tư 15/2016/TT-BXD về cấp giấy phép xây dựng gồm
1, Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng thời hạn
2, Bản sao công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3, Hai bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
Thứ nhất, bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
Thứ 2,  bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Thứ ba, bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
4, Đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của chủ trì thiết kế (sao y bản chính). Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn.
Quy mô công trình, nhà ở được cấp phép xây dựng có thời hạn không quá 4 tầng (bao gồm cả tum thang) không có tầng hầm, hoặc bán hầm; chiều cao không quá 15m, tính từ cao độ mặt đất xây dựng công trình đến bộ phận cao nhất của công trình.
Bản cam kết của chủ đầu tư tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng tạm, căn cứ vào Điều 103 luật xây dựng 2014 và Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD gồm Ủy ban nhân dân quận/huyện.
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã đem lại những thông tin bổ ích về vấn đề xây nhà tạm có phải xin giấy phép không. Cũng như hồ sơ, thủ tục bạn cần phải chuẩn bị khi thực hiện xin cấp giấy phép.
Vì vậy, hy vọng rằng qua bài viết bạn đã có thể trả lời được câu hỏi có cần xin giấy phép không khi xây nhà tạm, và thực hiện đúng những hồ sơ, thủ tục cần thiết.
Nguồn: https://nhaongay.vn/xay-nha-tam-co-phai-xin-giay-phep-khong
0 notes
bloghealthcom · 3 years ago
Text
Những khó khăn về mặt tâm lý của trẻ em trong mùa dịch và cách cha mẹ hỗ trợ trẻ hiệu quả Update 07/2021
Bài viết Những khó khăn về mặt tâm lý của trẻ em trong mùa dịch và cách cha mẹ hỗ trợ trẻ hiệu quả Update 07/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết của Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tùng - Kỹ thuật viên Tâm lý - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục
<!-- -->
Hàng ngày đến trường được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, được học tập và vui chơi trong một không gian rộng lớn là niềm vui của hầu hết các trẻ em trong độ tuổi đến trường. Việc đột ngột dừng học tập trung, ở nhà nghỉ dịch, học online và bị nhốt trong 4 bức tường cũng làm không ít trẻ gặp khó khăn vì thay đổi thói quen này. Có nhiều trẻ có thích nghi kém có thể gây nên những suy nghĩ lo âu, buồn chán.
1. Nhóm đối tượng trẻ cần quan tâm trong mùa dịch
Cụ thể có các nhóm đối tượng trẻ em cần quan tâm trong mùa dịch như sau:
Nhóm trẻ em gặp khó khăn về mặt tâm lý như:
Nhóm lo âu, trầm cảm: với trẻ có lo âu thì mùa dịch với những thông tin hàng ngày hàng giờ về dịch bệnh, nếu không được cung cấp và định hướng chính xác thêm từ phía phụ huynh, truyền thông... có thể gây ảnh hưởng lớn đến trẻ bởi trẻ có thể sẽ kích hoạt trạng thái lo lắng, hoang mang khi mỗi ngày nhận được những thông tin diễn biến phức tạp về dịch bệnh: lo lắng nguy hiểm, lo lắng bệnh tật có thể làm cho mình bị mệt, người thân có thể bị bệnh, lo lắng việc có thể bị chết... kích hoạt hàng loạt các suy nghĩ tiêu cực vốn có của trẻ trước đó về những lo âu liên quan đến sức khoẻ, sự sống. Điều này cũng có thể kích thích trẻ sẽ kiếm tìm nhiều hơn các thông tin về dịch bệnh và nguy cơ khác. Trong khi các tin tức dạng không chính thống, tin giả rất nhiều. Trẻ cũng có thể bộc lộ các lo lắng qua các hành vi: bối rối, mất bình tĩnh, mệt mỏi, cáu kỉnh, khó ngủ, mất ngủ, quăng ném đồ dùng, khó chịu với người thân...
Đối với các nhóm trầm cảm, hoặc có khó khăn về cảm xúc khác thì việc dịch giã không phải đi đến trường, không cần đến các nơi đông người nhiều khi là một phần lợi ích mà trẻ có. Trẻ sẽ nằm lì trong nhà, trong phòng một phần vì điều đó làm trẻ cảm thấy đỡ khó khăn hơn với việc phải thích nghi, đi ra ngoài, đến nơi đông người. Nhưng mặt khác, do dịch kéo dài ở trong phòng, trong nhà quá lâu– điều đó cũng có thể kích hoạt các suy nghĩ tiêu cực của trẻ về những người xung quanh và về cuộc sống của chính bản thân. Trẻ thu mình hơn trong thế giới của mình, càng ít chia sẻ, ít cơ hội giao lưu, chia sẻ càng làm cho vấn đề của trẻ trở nên khó khăn hơn.
Nhóm can thiệp chuyên biệt
Với các trẻ chuyên biệt như: chậm phát triển, tự kỷ, bại não... thì cần được sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục không chỉ của gia đình mà còn các nhà chuyên môn. Trước dịch thì cha mẹ gửi con ở các trung tâm chuyên biệt hoặc cho con can thiệp cá nhân, nhóm tại các cơ sở sau đó về nhà cha mẹ hỗ trợ được ít, nhiều tuỳ hoàn cảnh. Nhưng trong bối cảnh dịch, trẻ không đến trường, không đến các trung tâm thì việc không được can thiệp liên tục ảnh hưởng lớn đến phát triển của trẻ. Trẻ cũng bị thay đổi không gian và phương pháp hỗ trợ sẽ khiến khả năng thích nghi hạn chế
Tumblr media
Trẻ gặp khó khăn về mặt tâm lý như tự kỷ cần được sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục của gia đình trong mùa dịch
Trẻ bình thường:
Nhóm hiếu động/hoạt bát hướng ngoại: Nhóm trẻ em này thường có đặc điểm ưu chỗ đông người, thích chạy nhảy, hoạt động nhóm, và ưa các hình thức giải trí. Khi đến trường trẻ được chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè, chia sẻ cùng bạn bè. Khi ở nhà trẻ lại bị bó buộc trong không gian hẹp mấy chục – đến hơn trăm mét vuông. Trẻ sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu, luôn tìm kiếm các hoạt động và sẽ khó chịu khi không thực hiện được các mong muốn của mình như: ra hàng lang chơi, sang nhà bạn, đi ăn, đi chơi siêu thị...Tâm lý bức bối dẫn đến có nhiều hành vi: cãi lời cha mẹ, trêu tức em, trêu cha mẹ để gây sự chú ý. Nhiều trẻ còn luôn than vãn như: chán quá, bực mình quá, cái này cũng không được, cái kia cũng không được... bất lực và quay ra chán ghét bản thân và người xung quanh, hành vi bực tức, quăng ném khó chịu,...Nhóm ôn nhu/ nhẹ nhàng hướng nội: Nhóm này là nhóm các trẻ gái hoặc trai nhẹ nhàng hiểu chuyện, dễ thích nghi với các môi trường nhẹ nhàng, vừa phải không nhất thiết phải chỗ đông vui ồn ã, nên có thể sẽ không cảm thấy quá mức bức bối khó chịu với việc phải ở nhà trong mùa dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ là 1 tháng trẻ cũng có thể chịu được, tình hình dịch kéo dài cả 4 tháng hè vẫn sẽ có thể làm cho trẻ xuất các lo lắng, mệt mỏi khó chịu. Vì nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này là giao lưu và học hỏi. Trẻ khó mà chỉ ngồi yên hoặc chịu đựng sự cô lập/cách ly quá dài.Nhóm tâm lý này cũng có thể phân ra thành nhóm: học sinh theo cấp: mầm non, tiểu học, trung học hay trung học phổ thông. Bởi vì mỗi một giai đoạn tuổi trẻ cũng sẽ lại có những đặc trưng tâm sinh lý riêng để Phụ huynh nắm bắt, xem xét kỹ và tìm hiểu, hiểu biết để hỗ trợ trẻ
2. Tư vấn cho phụ huynh hỗ trợ trẻ trong mùa dịch
Trước hết để có thể giúp đỡ được trẻ cùng vượt qua khó khăn giai đoạn mùa dịch và nghỉ hè sắp tới thì phụ huynh phải là người tìm hiểu, nắm bắt được tâm sinh lý của con mình thuộc các dạng/kiểu hình nào trong các trường hợp nêu trên. Từ đó phụ huynh sẽ có các cách hỗ trợ trẻ hợp lý
Đối với nhóm lo âu: cha mẹ cần có những nắm bắt và thấu hiểu những lo lắng cụ thể của trẻ. Cha mẹ dành thời gian ngồi cùng trẻ, chia sẻ với trẻ các lý do tại sao lại phải cách ly trong mùa dịch, chia sẻ các thông tin tích cực có thể có về dịch. Tìm hiểu các liệu pháp: yoga, thiền, các liệu pháp vận động tại chỗ, các bài tập vận động nâng cao sức khoẻ, chăm sóc cơ thể và giấc ngủ cùng trẻ thực hiện và trấn an để trẻ nhận thấy khi có các hoạt động nâng cao sức khoẻ, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch thì các nguy cơ, các lo âu về bệnh tật giảm nhẹ. Tìm hiểu các cách tương tác: chát với bạn bè, nhóm bạn thông qua các chương trình vui khoẻ bổ ích, luyện tập bổ ích cùng nhau để trẻ có thêm các tương tác tích cực từ bạn bè khác ngoài gia đình. Cho trẻ tham gia các hoạt động giúp đỡ gia đình để trẻ giảm thời gian thừa suy nghĩ tiêu cực và lo âu.
Đối với nhóm trầm cảm: Việc kích hoạt hành vi, lôi kéo trẻ tham gia các hoạt động nhóm, tương tác vận động là rất cần thiết. Tuy nhiên, dịch bệnh lại khiến việc này khó khăn hơn. Gia đình phải là chỗ dựa vững chắc, cha mẹ và người thân phải vận động và càng phải tích cực hơn nữa trong việc kéo trẻ ra khỏi phòng riêng. Yêu cầu, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình như làm một số việc phụ giúp bố mẹ: giặt/gấp quần áo, lau nhà, nấu cơm, nhặt rau, ...Hoặc các thành viên cũng lôi kéo, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động: game vui cùng gia đình, xem tivi cùng gia đình, đi bộ hoặc chạy bộ... cùng mẹ/bố/anh/chị em...Hoặc cùng trẻ tìm hiểu các cách để có thể làm một món ăn mới, yêu thích một bộ môn thể dục/nghệ thuật nào đó...và tham gia cùng trẻ. Chia sẻ tích cực và động viên trẻ nhiều hơn.
Nhóm trẻ chuyên biệt nói chung: cần có sự đồng hành sát sao hơn. Cha mẹ cần học thêm các lớp học online để có thêm kỹ năng hỗ trợ trẻ. Việc kiên nhẫn, hiểu trẻ dù chưa hỗ trợ được nhiều cũng giúp cha mẹ giảm căng thẳng và hỗ trợ trẻ được thích nghi và luyện tập lại các kỹ năng sẵn có của trẻ cũng là một thành công. Giảm kỳ vọng về việc tiến bộ vượt bậc trong thời gian này, giảm lo lắng và tăng tương tác giúp trẻ học thêm được nhiều hơn các kỹ năng chăm sóc bản thân tại gia đình mà mùa dịch trẻ mới có được trải nghiệm này.
Tumblr media
Tư vấn tâm lý của trẻ em trong mùa dịch cho phụ huynh
Nhóm trẻ bình thường nói chung: nhóm này chính là nhóm dễ mà khó. Tại chúng đều là các trẻ bình thường, hiểu bi��t và linh hoạt. Nhưng chính vì chúng như thế lẽ ra chúng đến trường để giao lưu, chơi cùng bạn bè, thầy cô. Nhưng vì dịch lại ngồi một chỗ sẽ không tránh khỏi trẻ buồn chán, bực bội, cáu gắt. Tuy nhiên, để trẻ không chán, không cáu gắt, bức bối thì cha mẹ cần vận dụng nhiều hơn: sự lắng nghe, thấu hiểu trẻ để tìm ra chìa khoá chơi cùng trẻ để vượt qua mùa dịch. Các hình thức cha mẹ có thể giúp trẻ bao gồm: tìm kiếm các khóa học online phù hợp: lớp tiếng anh, lớp dạy vẽ, dạy đàn... hoặc cùng trẻ xây dựng một loạt danh sách các hoạt động mà trẻ muốn làm như: xem tivi, chơi game, thí nghiệm, chơi cùng em, khám phá làm đồ ăn/đồ dùng mới, ... Sau đó cùng trẻ xác định thời gian cùng nhau làm việc trên. Cùng xác định việc gì làm trước việc gì làm sau và nêu các mong muốn khác nếu có. Ví dụ: để thực hiện việc nhà thì hình thức: sao thưởng, quy đổi thưởng hay hình thức mà trẻ và bố mẹ mong đợi là gì? Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần tham khảo các trò chơi các hoạt động bổ ích khác nhau để có thể làm cùng con trong mùa dịch: ví dụ: cho trẻ tự thuyết trình cha mẹ ghi hình lại và cùng con xem lại học tập, cho trẻ tự chế tạo một món đồ từ đồ cũ: giấy/vải...khen ngợi, ghi nhận khi trẻ làm tốt... Nếu trẻ có băn khoăn thắc mắc lý do bị cách ly vì dịch/ khó khăn không thể cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài thì cha mẹ cần ngồi xuống lắng nghe và giải thích đầy đủ cho trẻ bằng hiểu biết và thông tin khoa học chính xác.
Những điều phụ huynh cần tránh:
+ Tránh nổi giận và đánh, mắng trẻ khi trẻ không làm theo ý mình, quấy khóc, bày bừa đồ đạc...
+ Tránh áp đặt nguyện vọng của cha mẹ/yêu cầu trẻ ngồi yên một chỗ, không hoạt động
+ Đặc biệt tránh sa vào bẫy tức giận khi trẻ cố tình chọc tức – mà cha mẹ luôn
niệm câu thần chú rằng: “mình cần bình tĩnh, mình không được nóng”. Bởi khi trẻ đang gây chú ý, đang cáu giận tức là trẻ đang có gì muốn truyền đạt đến mình, cần mình hiểu. Để lắng nghe và giải toả cùng trẻ.
Chúc quý vị thành công cùng con vượt qua mùa dịch và mùa hè kéo dài đầy khó khăn này.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
source https://blog-health.com/nhung-kho-khan-ve-mat-tam-ly-cua-tre-em-trong-mua-dich-va-cach-cha-me-ho-tro-tre-hieu-qua/
0 notes
soikeo388bet · 3 years ago
Text
News 388: Góc BLV: Harry Kane đang là vấn đề lớn nhất của ĐT Anh
Theo BLV Việt Anh, tiền đạo Harry Kane đang là vấn đề lớn nhất của tuyển Anh mà HLV Southgate phải nhanh chóng tìm ra giải pháp.
·         Võ sĩ Trung Quốc đổ gục sau cú đấm "hủy diệt" của cao thủ châu Phi  
·         Vidal phản lưới nhà, Chile đánh rơi chiến thắng trước Uruguay ở Copa America 2021  
·         Rộ tin hậu vệ đạp Tuấn Anh được đội bóng Hàn Quốc để ý, CLB Indonesia chính thức lên tiếng  
Trước lượt trận cuối cùng của bảng D - EURO 2021, phóng viên VOV.VN có cuộc phỏng vấn BLV Việt Anh để phân tích, nhận định về 2 trận đấu giữa Anh vs CH Séc và Croatia vs Scotland.
PV: Đêm nay, lượt trận cuối bảng D sẽ diễn ra với màn so tài giữa Croatia với Scotland và CH Séc với tuyển Anh. Theo anh, các cuộc đọ sức này có ý nghĩa như thế nào với các đội?
BLV Việt Anh: Cả Anh và CH Séc đều vừa trải qua lượt đấu khá thất vọng. Lẽ ra sau khi giành chiến thắng ở vòng đấu đầu tiên, hai đội bóng này đã có thể sớm vượt qua vòng đấu bảng nhưng lại chỉ có được kết quả hòa trước những đối thủ bị đánh giá yếu hơn là Scotland và Croatia.
Mặc dù đã giành quyền đi tiếp, nhưng tuyển Anh vẫn sẽ ra sân với đội hình mạnh cùng mục tiêu giành chiến thắng trước tuyển CH Séc để khẳng định sức mạnh sau 2 trận đấu không thực sự thuyết phục.
Trong khi đó, cặp đấu Croatia vs Scotland rõ ràng là trận quyết đấu bởi đội thắng gần như chắc chắn tự quyết khả năng đi tiếp của mình, trong khi đội thua sẽ đứng cuối bảng và phải dừng bước ngay từ vòng bảng.
PV: Trước khi bước vào giải đấu, Anh và Croatia là hai đội được đánh giá cao nhất, nhưng sau 2 lượt đấu, CH Séc mới là đội chơi ấn tượng nhất và đang dẫn đầu. Theo anh những lý do nào khiến bảng D có cục diện như hiện tại?
BLV Việt Anh: Có lẽ trước khi giải đấu diễn ra, người ta đã không đánh giá đúng thực lực của CH Séc và không nghĩ rằng Patrick Schick sẽ thi đấu ấn tượng đến như vậy, khi có 3 bàn thắng như Ronaldo để cùng dẫn đầu danh sách Vua phá lưới của giải.
Trong khi đó, rõ ràng tuyển Anh thi đấu không được như kỳ vọng, nhất là ở trận đấu với Scotland, khi mà hàng công nhiều ngôi sao của họ thậm chí còn dứt điểm cầu môn ít hơn đối thủ.
Bộ ba Phil Foden, Raheem Sterling và Harry Kane bị bắt bài và thực sự các cầu thủ Scotland cũng rất quen thuộc với các cầu thủ Anh bởi họ đều đang chơi bóng ở nước Anh.
Về phía Croatia dường như đã thực sự “già”, nên chậm “làm nóng” ở vòng bảng lần này, nhưng họ đang trở lại, bằng chứng là bàn thắng của Ivan Perisic vào lưới CH Séc. Khi các cầu thủ trở lại với vị trí sở trường và bộ máy vận hành trơn tru, Croatia sẽ rất nguy hiểm ở trận đấu cuối cùng.
PV: Tuyển Anh sở hữu nhiều ngôi sao và là một trong những ứng viên vô địch ở EURO 2021, nhưng sau 2 lượt trận, lối chơi của Tam sư không thuyết phục, mới ghi được 1 bàn thắng còn chân sút chủ lực Harry Kane thậm chí không có sút trúng đích lần nào. Theo anh vấn đề của Tam sư là ở đâu, có phải do HLV Southgate?
Xem thêm: KENO là gì? Cách chơi KENO BONG88 trực tuyến từ A đến Z
BLV Việt Anh: HLV Southgate giữ nguyên bộ ba Phil Foden, Raheem Sterling, Harry Kane trên hàng công của tuyển Anh trong hai trận đã đấu. Về lý thuyết đây là hàng công mạnh nhưng chân sút chủ lực Harry Kane đang thực sự gặp vấn đề.
Kane vừa giành ngôi Vua phá lưới giải Ngoại hạng Anh 2020/21 với 23 bàn thắng đồng thời giành luôn giải Vua kiến tạo với 14 lần kiến tạo cho đồng đội lập công, nhưng giải này thì anh không còn là chính mình.
Chính Harry Kane cũng thừa nhận anh xứng đáng bị thay ra trong trận đấu với Scotland sau màn trình diễn thiếu thuyết phục. Giới chuyên môn cho rằng tiền đạo này đang bị ảnh hưởng về việc chuyển nhượng câu lạc bộ và anh đang thực sự là vấn đề với đội bóng nếu tuyển Anh muốn cạnh tranh ngôi vô địch.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng tuyển Anh đang “giấu bài”, không muốn đứng đầu bảng D vì sẽ gặp đội nhì bảng F, anh nghĩa sao về điều này?
BLV Việt Anh: Tôi không nghĩ rằng họ đã tính toán tới đối thủ tiếp theo như vậy. Tất nhiên gặp bất cứ đội bóng nào ở bảng F - bảng “tử thần” của giải đấu này thì đều không dễ dàng, nhưng đã xác định cạnh tranh chức vô địch tức là tuyển Anh phải vượt qua mọi đối thủ. Vấn đề ở đây chính là ở bản thân đội tuyển Anh khi họ không phát huy được sức mạnh của mình để có thể tiến đến chiến thắng.
PV: Do đã giành vé đi tiếp nên trận đấu với CH Séc sẽ quyết định ngôi đầu bảng D, nhưng với những gì thể hiện trong 2 trận đấu đã qua, anh có cho rằng Tam sư sẽ ôm hận không?
BLV Việt Anh: Với những gì đã có trong tay, tuyển Anh khó trắng tay trước CH Séc ở lượt trận cuối, nhưng họ có lẽ sẽ thay đổi một vài vị trí trong đội hình xuất phát như Jack Grealish chơi tốc độ và tinh quái, hoặc Harry Maguire có thể trở lại dù Tyrone Mings chơi tốt. Mục tiêu có điểm không quá sức với đội bóng của ông Southgate và tôi nghĩ trận đấu sẽ kết thúc với tỷ số hòa.
0 notes
dolamduc · 4 years ago
Text
TỘC NHÂN LUCANIA
I. Sơ lượcNgười Lucania là cổ tộc người ngôn ngữ Umbria –Osca từng cư trú trên vùng sơn cước nội địa Basilicata ở miền nam bán đảo Italia trong quãng thời gian từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới khi bị hoàn toàn mất về tay La Mã vào khoảng đầu thế kỷ  thứ 1 TCN Không có nhiều thông tin về người Lucania vào thời gian từ thế kỷ thứ 5 TCN đổ về trước  đó  khi mà lác đác chỉ có vài nhà hùng biện Hy Lạp và văn bản như Isocrates người Athens (436 TCN -338 TCN) hoặc các tác gia Hy Lạp và La Mã khác như tác gia người Hy Lạp  sống vào thế kỷ thứ 2 TCN là Polyaenus kiêm  tác giả tác phẩm Mưu Mẹo Chiến Tranh  cũng như tác gia, nghị sỹ, tướng La Mã Frontinus (khoảng năm 40 -103) , tác giả của tác phẩm kỹ thuật De Aquaeductu  (Ống Dẫn nước) và cả quyển Cẩm nang hàng hải của Pseudo-Scylax có niên đại khoảng giữa thế kỷ thứ 4 TCN đều có 1 phần đề cập đến người Lucania trong quãng thời gian thế kỷ thứ 5 TCNNgười Lucania đã nam hạ xuống khu vực miền nam bán đảo Italia, đẩy lùi và chinh phục dần các tộc nhân bản địa đã tụ cư trước ở đây là người  Oenostria, Chones và LauternoiTheo các tác gia Polyaenus và Frontinus thì cũng vào thời gian này, người Lucania đã trở thành kẻ thù của thành bang di thực Hy Lạp Thurii ở miền nam ItaliaCũng vào giai đoạn thế kỷ thứ 5 TCN, 1 phần đất duyên hải ven biển ở phía nam bán đảo Italia gồm cả mặt duyên hải biển Tyrrhenia ở phía tây và duyên hải Adriatic ở phía đông bán đảo Italia lẫn đảo Sicily thì người các thành bang Hy Lạp đã di thực tới và lập không ít thành bang mới của mình ở khu vực này để rồi cả khu vực này sau đó được biết đến chung dưới tên gọi  Magna Gracia a.k.a Đại Hy LạpViệc này đã dẫn đến việc chạm trán bằng vũ lực giữa các tộc người bản địa  Italia như dân Lucania  và Samnite đang  nam hạ xuống với người Hy Lạp di thực tới Tuy nhiên thì không phải thành bang Hy Lạp nào cũng đều phải chống lại đà nam hạ của dân Lucania mà có 1 số thành bang Hy Lạp ở Sicily như thành bang Syracuse do tranh giành quyền lũng đoạn thương mại trong khu vực với các thành bang Hy Lạp nằm trên bán đảo đã lựa chọn cách thức câu kết, hợp tác với quân xâm lược miền núi Cuộc chiến giữa người Hy Lạp di thực với du dân sơn cước Lucania đã nhanh chóng nổ ra sau đó với việc 1 số thành phố Hy Lạp như Paestum a.k.a Poseidonia, Cumae lần lượt bị thất thủ trước các tộc Samnite và Lucania trong khi 1 số thành bang như Thurii thì bị chính các tộc người bản địa này đánh cho thiệt hại nghiêm trọngCông cuộc nam hạ bành trướng này đã mở rộng địa bàn  của người Lucania tới tận mũi nam bán đảo Italia  ở vùng Calabria trong 1 thời gian ngắn cũng như khai sinh nên nhóm Bruttia ở vùng này mà theo sử gia La Mã Justin, tác gia bản tóm tắt Historiarum Trogi Pompeii thì tộc Brutii được khai sinh từ chính 50 chiến binh trẻ người Lucania kéo xuống hợp nhất với những dân bản địa chăn chiên trong vùng để đánh chiếm 1 pháo đài của tộc Italiote bản địa vốn được tăng viện bởi viện binh đánh thuê từ Syracuse và pháo đài cuối cùng cũng thất thủ nhờ vào sự giúp đỡ từ 1 người phụ nữ tên Bruttia Dù vậy thì thời kỳ sức mạnh của người Lucania chạm mốc đỉnh cao huy hoàng lại không mấy kéo dài khi mà người Syracuse sau khi thấy người Lucania không ngừng chiến thắng và có thêm lãnh thổ thì do lo sợ tới việc mình cũng bị chinh phục, Syracuse đã thuyết phục dân Bruttia ở vùng mà người Lucania mới chiếm được vùng lên nổi dậy chống lại các ông chủ của họ để rồi tới khoảng năm 356 TCN thì người Brutii cuối cùng cũng buộc được các ông chủ  tộc Lucania thừa nhận nền độc lập của họDù vậy thì người Bruttia và người Lucania sau đó đã sớm xóa bỏ hiềm khích để cùng chống lại các thành bang Hy lạp như thành TarasSau khi giành được độc lập từ tay người Lucania thì người Bruttia cũng đã tiến hành cuộc chiến tranh bành trướng và 1 trong các đối thủ phải chịu áp lực đe dọa từ người Bruttia là thành bang Taras a.k.a Tarentum/Tarantine đã quyết định cầu viện mẫu quốc Sparta vốn là quê hương gốc của dân Taras vào năm 334 TCN và đáp lại lời cầu cứu từ thuộc địa thì Vua Archidamus Đệ Tam  của Sparta đã đem quân vượt biển  tới nam bộ Italia giúp cho TarasDù cho Sparta bấy giờ có là cường quốc về bộ binh hoplite ở Hy Lạp thì trước các chiến binh sơn cước du binh trang bị nhẹ người Lucania và Bruttia thì đoàn quân hoplite trang bị nặng nề đánh trong đội hình phalanx của Sparta không phải là đối thủ để rồi vào năm 338 TCN thì ở dưới chân tường thành Manduria, liên quân Sparta – Taras đã bị các lực lượng người Lucania và Bruttia đánh tan tác khiến vua Archidamus Đệ Tam  của Sparta tử trậnSau khi lực lượng cứu viện từ mẫu quốc Sparta bị đánh bại thì vào khoảng năm 334 TCN/333 TCN, Taras 1 lần nữa cho người về  lại Hy Lạp tìm cứu binh và lần này họ được chính ông cậu của Alexander Đại Đế  là vua Alexander Đệ Nhất xứ Epirus khảng khái ra quân tương trợ vốn nhằm để tránh xa cái chết ở thành Pandosia và sông Acheron theo lời sấm từ đền thờ thần Zeus ở Dodona mà theoAlexander Đệ Nhất cho rằng 2 địa danh đó chỉ có ở mỗi quê hương Epirus của mình nhưng lại không tính rằng 2 tên đó cũng có ở ItaliaDù vậy thì chiến thuật đội hình hoplite  - phalanx của Hy Lạp dù đã được vua Philippos Đệ Nhị của Macedonia cải tiến 1 ít như thương dài hơn, khiên nhỏ hơn để thành Thương trận phalanx kiểu Macedonia cũng đã dần đến lúc sắp phải thoái trào nên sau 1 thời gian tung hoành ở Italia chiến đấu với các tộc Lucania, Bruttia thì vào năm 331 TCN, các tộc Lucania, Bruttia nhân khi cơn mưa trong vùng gần Pandosia liên tiếp diễn ra làm ngập các vùng đất thấp, chia cắt và cô lập đại quân Epirus đóng trên 3 quả đồi tách biệt nhau mà tiến hành phản công khiến vua Alexander Đệ Nhất phải chạy tới sông Acheron và bị hạ sát ở đóChiến thắng Pandosia đã 1 lần nữa là cú đánh vào trận pháp phương trận phalanx trứ danh của Hy Lạp – Macedonia cổ để  rồi sau chiến bại trước các du binh Samnite ở Caudine Fork khoảng năm 315 TCN thì người La Mã vốn bấy giờ cũng đang dùng trận pháp thương trận phalanx  Hy Lạp trong chiến đấu đã phải chuyển qua áp dụng mô hình tác chiến kiểu phân đội maniple của dân Samnite, Lucani, BruttiaSau khi giành được thắng lợi  ở Pandosia vào năm 331 TCN thì  người Lucania bấy giờ lại phát sinh xung đột với người hàng xóm ở phía bắc là tộc Samnite khi mà người Samnite sau khi thuyết phục người Lucania trở thành đồng minh của mình không được đã quay ra xâm lược vào lãnh thổ Lucania buộc dân Lucania phải tới xin La Mã bảo kê như La Mã đã làm với dân Samnite và được dân La Mã đồng ýSau khi người Lucania trở thành đồng minh thì La Mã đã cử người tới yêu cầu quân Samnite cuốn gói khỏi đất tộc Lucania song người Samnite đã từ chối và hăm dọa mạng sống sứ thần của La Mã khi tới can thệp chuyện riêng tộc Samnite dẫn đến bùng phát cuộc chiến tranh Samnite lần thứ 3 (298 TCN -290 TCN) với phần thắng chung cuộc thuộc về La MãDù ban đầu đã chấp nhận liên minh với La mã song người Lucania vẫn tỏ ra thù địch với La Mã để rồi sau đó khi vua Pyrrhus xứ Epirus đem quân đổ bộ lên Italia theo lời cầu viện từ thành bang Taras thì  dân Lucania đã ngả theo họ Năm 282 TCN, 1 đoàn thuyền La Mã di chuyển gần vịnh Taranto thì bị người Taras tấn công và chiếm lấy vì Taras cho rằng việc người La Mã đưa hạm đội tới chạy trong vùng nước gần thành của họ là vi phạm hiệp ước cũ mà La Mã đã ký với họ và việc này đã khiến La Mã động binh tấn công TarasBiết thế không đỡ được người La Mã nên Taras đã phái người qua Hy Lạp cầu viện và mời được vua Pyrrhus xứ Epirus đem quân  tới tiếp cứu dẫn đến bùng nổ Cuộc chiến Pyrrhus (280 TCN -275 TCN) Pyrrhus sau khi đổ bộ lên được Italia đã đề nghị trở thành trọng tài hòa giải giữa người La Mã với các xứ Nam Italia song bị người La Mã từ chốiĐoàn quân Epirus của Pyrrhus sau khi đặt chân lên được Italia đã nhận được sự hợp tác từ 1 vài bộ tộc bản địa thù địch với La Mã gồm cả dân Samnite với Lucania và BruttiaTháng 7 năm 280 TCN, vua Pyrrhus đụng độ trận đầu với người La Mã ở Heraclea trong địa phận lãnh thổ của người LucaniaTrận đọ sức đầu tiên giữa 2 trận pháp quân sự nổi danh là Lê Dương La Mã và phương trận phalanx Macedonia diễn ra khốc liệt  song lưỡng bại câu thương cho đến khi Pyrrhus xua đoàn chiến tượng ra cản phá kỵ binh La MãSự xuất hiện của voi chiến vốn trước đó người La Mã chưa bao giờ nhìn thấy đã làm cho lực lượng kỵ binh La Mã 1 phen nhốn nháo rút lui bỏ mặc đội hình bộ binh lâm cảnh rối loạn để rồi sau đó quân Epirus đã dồn sức đánh mạnh  vào hàng trận kẻ thù và giành thắng lợi Cũng vì người La Mã mới lần đầu nhìn thấy voi chiến ở Heraclea nên voi chiến sau đó được La Mã gọi là Những con bò  xứ Lucania Luca Bos do chiến địa Heraclea nằm trong đất tộc LucaniaDù trận đầu thắng lợi ở Heraclea song do cuộc chiến dần ngốn nhiều nhân vật lực vốn là thứ mà đoàn quân viễn chinh Epirus không thể bù đắp nổi nên tới năm 275 TCN, vua Pyrrhus Vĩ Đại cuối cùng cũng bị La mã đánh bại trận cuối ở Beneventum, buộc phải rút lui về quê hương Epirus, để mặc Taras cho người La Mã xóa sổ vào năm 272 TCNCùng với việc Taras bị chinh phục và Pyrrhus Vĩ Đại phải rút chạy về lại Epirus thì người Lucania lại 1 lần nữa bị buộc phải trở thành  đồng minh của La MãNăm 218 TCN, Cuộc chiến Punic lần thứ 2 chính thức bùng nổ để rồi Hannibal Barca sau đó đã đem đại quân Carthago từ bán đảo Iberia vượt dãy Alps kéo vào Italia xâm lược La Mã Vào khoảng tháng 8 năm 216 TCN, người La Mã gặp xui liên tục khi bên cạnh việc đại quân La Mã bị Hannibal Barca dùng mưu hủy diệt ở Cannae thì sau đó 1 đội quân khoảng 25,000 người khác của La Mã bị người Gaul tộc Boii giăng bẫy phục kích ở Rừng Litana Silva Litana cách  thành phố Ariminium 75 dặm về phía tây bắc khi người La Mã bắc tiến bình định các bộ lạc Gaul đã ngả theo CarthagoBằng chiến thuật cưa gần ngã các thân cây rồi canh khi quân La Mã đi qua thì xô nhẹ làm ngã các thân cây đã cưa ở trong rừng cũng như rải quân chờ sẵn ở các cửa rừng chờ các tàn binh La Mã sống sót nháo nhào chạy từ trong rừng ra để xẻ thịt thì người Boii đã tận sát 24,990 trong tổng số 25,000 quân La Mã ở trận rừng Silva Litana, bao gồm cả chỉ huy đạo quân La Mã là Lucius Postunius AlbiniusTin dữ về thảm bại ở Silva Litana đã khiến thành La Mã 1 phen nhốn nháoDù vậy thì vào năm 201 TCN, người La Mã cuối cùng cũng giành được thắng lợi chung cuộc trong cuộc chiến Punic lần thứ 2  và người Lucani 1 lần nữa bị người La Mã trừng phạt nặng nề do chọn nhầm phe khiến người Lucania dần suy yếu và bị lệ thuộc vào La MãTuy vậy thì người Lucania vẫn tiếp tục tồn tại cho tới tận thế kỷ thứ 1 TCN khi họ cùng người Samnite, Marsi, Picentes, Apulia...cùng liên thủ nhau nổi dậy chống lại La Mã và lập nên Liên bang Italia ở cuộc chiến tranh Đồng Minh (91 TCN – 87 TCN)Dù 1 bộ phận các tộc bản địa Italia bị La Mã đánh bại ở  cuộc chiến tranh Đồng Minh (91 TCN – 87 TCN) song người Lucania và Samnite vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới khi cuộc chiến Đồng minh kết thúc và thay bằng Cuộc nội chiến Sulla lần thứ 1 ( 88  TCN - 87 TCN) giữa phe Bình Dân với phe Quý tộc để rồi khi phe Quý tộc do danh tướng La Mã là Lucius Cornellius Sulla Felix chỉ huy giành thắng lợi chung cuộc thì người Samnite và người Lucania đều hoàn toàn bị mất độc lập và bị đồng hóa II. Quân sựVề quân sự thì dù các tác gia thời xưa như Strabo không hề ghi chép gì về quân trang của người Lucania song căn cứ vào địa bàn tụ cư của người Lucania xưa và di vật bồi táng tìm được trong mộ người Lucania gồm giáp  che ngực và lưng hình thang ngược có gắn 3 tấm hộ tâm kính cũng như đai  kim loại rộng bản kiểu Samnite vốn là các thứ không hề xuất hiện trên người các chiến binh La Mã và Hy Lạp cùng thời thì có thể suy được hình thức tác chiến của người Lucania chủ yếu cũng  là trong đội hình phân đội maniple nhỏ gồm các du binh trang bị nhẹNgoài ra thì trang bị của chiến binh Lucania dựa theo các bích họa ở Paestum vốn trước đó là khu định cư của người Hy Lạp trước khi bị người Lucania chiếm giữ và biến thành đất của mình thì trang bị chiến đấu của chiến binh người Lucania còn gồm cả mũ trụ có gắn diềm mào ở dọc sống mũ với 2 nhánh lông vũ nằm ở 2 bên của đường mào mũ, 2 ống chân đều có mang xà cạp cũng như 1 tay trang bị khiên trong khi tay kia cầm lao hoặc giáoBên cạnh đó thì theo 1 bức bích họa khác thì trang bị binh sỹ bộ binh ngoài chiếc mũ trụ kiểu Attic có mào và lông vũ 2 bên thì giáp trụ trên người binh sỹ là giáp che phần thân trên gồm  2 mảnh giáp che ngực và che lưng hình vuông được buộc lại bằng dây, chân trang bị xà cạp, 1 tay cầm 2 cây lao trong khi tay kia trang bị khiên tròn  hoplite, đi chân trầnBên cạnh giáo/lao thì có thể các binh sỹ Lucania cũng có thể được trang bị vũ khí thứ cấp như kiếm dùng lúc giáp lá càNhư vậy thì tựu chung, trang bị chiến đấu cơ bản của 1 chiến binh Lucania cũng tương đồng với các hàng xóm Samnite  phía bắc với khiên tròn hoặc khiên bầu dục scutum hoặc thureo theo như trên các bích họa ở Paestum, cùng vũ khí chính là các cây lao dài khoảng 1 tới 1,8m với 1 đầu mũi bằng sắt trong khi đầu kia thì không được lắp đối trọng vốn thường hay được lắp vào phần chóp đuôi các cây thương cùng thời như thương Sarissa để làm vật đối trọng với đầu thương, giữ thương được cân bằngNgoài các chiến binh bộ binh Lucania chân trần, đội mũ có gắn mào và lông vũ, chân đeo xà cạp đuộc trang bị lao với khiên thì trong quân Lucania bên cạnh chủ lực là các du binh sơn cước cũng có xuất hiện số ít kỵ binh có thể đến từ tầng lớp khá giả và trong xã hộiCác kỵ sỹ Lucania theo bích họa ở Paestum thì cũng được trang bị vũ khí là khiên với vũ khí cán dài như giáo có gắn đối trọng ở chuôi giáoTrang bị của kỵ sỹ Lucania theo bích họacó khi còn gồm cả xà cạp đồng đội mũ mào  và mặc loại giáp che ngực gồm 1 miếng hộ tâm kính bằng kim loại lớn ở giữa nực được  giữ bằng các dây đai đeo bắt chéo qua 2 vai và 2 phần hông của chiến binhVới các trang bị trên thì có thể thấy phương thức tác chiến chủ yếu của các dân tộc nói ngôn ngữ thuộc nhóm Osca chủ yếu là du binh trang bị đủ nhẹ và cơ động để có thể chiến đấu đánh nhanh rút gọn trong địa hình gồ ghề như rừng núi hiểm trở với chiến thuật thường hay được áp dụng chính là chiếm giữ các nơi địa lợi rồi trò phục kích đối thủ và nếu như đối thủ không phải là kẻ dễ dàng trúng bẫy thì họ cũng không ngại chuyển sang đối đầu trực diện vốn được người La Mã xem là nguy hiểm nhất ở đợt tấn công đầu tiên để rồi nếu các kẻ thù của các tộc như Lucania, Samnite sống sót và trụ được qua các đợt tấn công đầu thì họ có khả năng xoay chuyển thế cuộc trận chiến khi mà  vào lúc này thì người Lucania, Samnite hay Bruttia có thể đã dùng sạch các vũ khí chuyên dùng để xiên kẻ thù từ khoảng cách xa là lao buộc phải lao vào cận chiến
Tumblr media Tumblr media
0 notes
dinhthang · 3 years ago
Link
TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Già (1)
PHẦN CHÁNH KINH
VI. Phẩm Già
I. Già (S.i,36)
-- Vật gì tốt đến già? Vật gì tốt kiên trú? Vật gì vật báu người? Vật gì cướp khó đoạt?
-- Giới là tốt đến già, Tín là tốt kiên trú, Tuệ, vật báu loài Người, Công đức, cướp khó đoạt.
PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)
Phẩm Già
GIÀ
Tôi rất muốn giảng bài này, vì giảng một bài được hai bài, bài Già và bài Không Già, giảng một được hai. Tôi nhớ câu chuyện vui, có một anh chàng làm biếng lắm, áo mặc không giặt, chén ăn không rửa, má hắn nói: Mày phải lấy vợ để nó lo cho mày. Có vợ có con lúc già có người lo chớ tao đâu có sống đời để lo cho mày. Hắn trả lời: Lấy vợ cũng được, có con cũng được, nhưng kiếm con nhỏ nào có con sẵn cho tiện. Hôm nay tôi giảng một bài được hai bài, “buy one get one free”, mua một tặng một.
“Vật gì tốt đến già? Vật gì tốt kiên trú? Vật gì vật báu người? Vật gì cướp khó đoạt?
— Giới là tốt đến già, Tín là tốt kiên trú, Tuệ, vật báu loài Người, Công đức, cướp khó đoạt.”
Đức Phật dạy, giới luật là nhan sắc của tỳ kheo. Nghĩa là mình càng lớn thì da thịt càng nhăn nheo sồ sề chảy xệ khó nhìn, sẫm màu, đồi mồi v.v… Nhan sắc sẽ lìa bỏ chúng ta, ngày nào là ánh mắt thu ba, bồ câu, giờ thì kèm hèm không thấy đường, mái tóc mượt mà, cằm chẻ môi mọng, khi về già là hết muốn nhìn, nhưng người sống có giới hạnh thì khác.
Lúc trẻ thì ông linh mục ngon hơn ông tu sĩ Phật Giáo. Hầu hết tất cả các linh mục chỉ 6 năm trong trường dòng họ trở thành người trí thức rồi, chưa kể có thêm học vị bằng cấp ngoài đời nữa, nên thời điểm trẻ ông linh mục nào cũng được đào tạo căn cơ, tuyệt vời hơn. Nhưng có một điều, nếu một tu sĩ Phật Giáo có bằng cấp hay không bằng cấp mà tu hành đàng hoàng, không phải loại giá áo túi cơm, chuyên tâm học đạo sống đạo thì 50 năm sau, đời sống của linh mục không bằng vị tu sĩ Phật Giáo thứ thiệt, vì càng lớn tuổi thì đời sống vị linh mục giống như người đời. Đời sống tâm linh của linh mục khi đó khó bằng vị tu sĩ PG. Nhìn họ thấy nản lắm.
Một vị tu sĩ Phật Giáo có giới định tuệ thì càng lớn tuổi càng thấy một sự tinh anh, tinh tường sắc sảo ở một vị hòa thượng. Ở đây tôi không có ý bài xích, tôi chỉ mượn hình ảnh đó để giải thích câu “giới là sẽ đẹp tới già”. Một vị linh mục có thể sát sanh, câu cá, uống rượu, … có những trò du hí thế tục nhưng vị tu sĩ Phật Giáo thì không như vậy. Những vị phụ tá cho giáo hoàng vẫn có quyền uống rượu, cầm tay vuốt tóc phụ nữ vô tư vô tội, những điều đó ảnh hưởng đến đời sống tâm linh dù họ không có gì quá lố. Do vậy, một vị tỳ kheo thật sự chân tu thì rất là khả kính, giới không có tuổi, càng già càng có giá.
Những linh mục về già sẽ về hưu, sống trong những ngôi nhà của giáo hội. Hiện nay giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ có lập ra quỹ hỗ trợ linh mục lớn tuổi ở Việt nam đang trải qua những ngày tháng khốn khổ cuối đời. Tôi có xem những thước phim quay những linh mục già, tôi nhìn thấy nản lắm. Khi về già các Cha trở lại hình ảnh của một ông già trí thức. Về hưu ở những nước giàu thì sung túc.
Một tổng giám mục ở Đức bị tòa thánh cách chức vì sử dụng tiền công quỹ nhà thờ rất xa hoa, sống quá sung sướng, nhưng lương hưu của một vị linh mục Âu Mỹ chỉ tương đương công chức. Có hai loại linh mục: linh mục triều là những vị có thể có bằng cấp đại học, đi dạy học và làm riêng bên ngoài, giàu có sung sướng và linh mục dòng, chẳng hạn như dòng Jesuite suốt một đời chấp nhận sống khó nghèo thanh khiết và tuân phục. Thánh kinh, tòa thánh, Cha bề trên nói gì, họ theo như vậy. Phật Giáo mình có hạng tu sĩ chỉ biết Tam Tạng thầy tổ, nhưng có vị thì rẽ hướng đi con đường riêng để làm tổ sư.
Trong cuộc đời có hai hạng người, hạng thứ nhất sống lâu thành đồ cổ, và hạng thứ hai sống lâu thành đồ cũ. Đồ cổ thì theo năm tháng giá càng tăng, đồ cũ cộng thêm năm tháng thì liệng cho lẹ. Phải tâm niệm sống như thế nào trở thành đồ cổ chứ không phải đồ cũ, gừng càng già càng cay. Đời sống có đức tin, có trí tuệ, có giới hạnh, có đa văn như những vị Sayadaw ở Miến Điện, họ đi xe lăn nhưng họ là tự điển sống, là tủ kinh biết đi. Sợ nhất là sống cho lâu, bơ sữa mập thây, hỏi Phật pháp thì ấm a ấm ớ. Người có đời sống tâm linh ngon lành (có giới) thì sống lâu thành đồ cổ.
‘‘Kiṃsu yāva jarā sādhu”, Cái gì tới già vẫn còn tốt. “Kiṃsu sādhu patiṭṭhitaṃ”. Chữ này liếc vào các từ không khó nhưng nghĩa lại khó. Câu này dịch là “sống như thế nào gọi là sống tốt”. ‘Patiṭṭhita’: ‘sự có mặt’, ‘sự tồn tại’, ‘sự sống’. Patiṭṭhita là ‘an trụ’, ‘existing’. Sống tốt l�� phải có niềm tin, tin vào điều thiện.
Bà con lưu ý một chuyện: Phật pháp không phải là tác phẩm của chư Phật mà Phật pháp của chư Phật ba đời mười phương chỉ là nguyên tắc thiên nhiên của vũ trụ, trời đất và chư Phật chỉ là những người phát hiện. Vì vậy khi nói yêu điều thiện đừng nghĩ rằng mình phải trở thành Phật tử, phải quy y, phải có pháp danh, phải có bổn sư hay đạo tràng tới lui…vv. Yêu điều thiện là thích điều lành, ngán điều dữ; nói gì nghĩ gì không hại mình không hại người, nếu có đời sau kiếp khác thì những điều mình nói nghĩ chỉ để lại dư hậu tốt mà thôi.
Nói chuyên môn chút, điều thiện là cái gì được tác động bởi tâm thiện. Cũng một hành động mà có khi được tác động bởi ác tâm, khi thì thiện tâm, ví dụ như mỉm cười chào, có khi chào bằng từ tâm, thương mến, có khi cười đểu, cười xạo, cười giễu. Ngay cả một thời giảng của tu sĩ cũng vậy, có buổi giảng bằng thiện tâm thiện chí, có buổi giảng có ý đồ dụng ý bên trong. Đời sống tốt đẹp là đời sống có niềm tin, tin vào điều thiện.
Thời Đức Phật có những cư sĩ mà Đức Phật khen là đệ nhất tín tâm đó là ông Hatthaka Āḷavaka hoặc ông Citta Gahapati đây là hai vị đệ nhất cư sĩ của Đức Phật. Có nhiều vị cư sĩ có đức tin rất là tốt, chẳng hạn như có một bà đệ nhất cư sĩ tên Nakulamātā, bà này tụng kinh không giống như mình, đọc tới đâu bà hiểu tới đó. Đêm đó bà đọc bài kinh Parāyanasutta (Kinh Đến Bờ Kia), nhìn lên thấy một vùng ánh sáng, và trong vầng sáng có một gương mặt rất đẹp, bà hỏi: Vị nào đây? Vị nào có gương mặt đẹp (bhadramukha) như vậy?Người đó trả lời: Tôi là Thiên vương Tỳ Sa Môn (Vessavaṇa), tôi có công chuyện đi ngang nghe sư tỷ (bhagini) đang tụng kinh nên dừng lại nghe và muốn tặng sư tỷ một món quà, sáng nay ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sẽ dẫn 500 vị tỳ kheo đi ngang làng này chứ không dừng chân, nếu sư tỷ cho người ra đầu làng đón và mời cúng dường chắc là sư tỷ vui lắm. Đó là món quà tôi muốn tặng sư tỷ. Nói xong vị Thiên vương đó đi.
Bà chuẩn bị thức ăn cho 500 vị và cho người ra ngoài đầu làng chờ. Sáng hôm đó một hình ảnh quá đẹp, 500 vị tỳ kheo được hướng dẫn bởi hai vị chí thượng Thanh Văn, đệ nhất cao đồ đi ngang ngôi làng đó và không dừng lại, khi có người ra mời thì các vị mới đi vào. Khi ngồi xuống, ngài Xá Lợi Phất hỏi: Vì sao bà biết chúng tôi đi ngang? Bà kể lại tự sự. Ngài Xá Lợi Phất khen: Thật hi hữu thay, thật vi diệu thay một người cư sĩ mà có thể tiếp xúc với vị Thiên vương đại thần lực như vậy. Bà nói: Thưa tôn giả chưa đâu, còn đặc biệt hơn nữa, chính Thế Tôn còn xác nhận con là vị A-na-hàm đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sau đời sống này con không trở lui Dục giới nữa. Ngài Xá Lợi Phất nói: Thật hi hữu thay, thật vi diệu thay một người cư sĩ mà chứng Tam quả như vậy. Bà tiếp: Chưa đâu, còn nữa, con có thể chứng nhập Tứ thiền một cách tự tại, dễ dàng không khó khăn. Ngài Xá Lợi Phất khen nữa, bà nói: Chưa đâu, còn nữa, con không hề có sự phân biệt cúng dường đây là vị tỳ kheo phá giới hay vị tỳ kheo thánh nhân trong sạch.
Bà kể một loạt những điều đặc biệt, Đức Thế Tôn đã xác nhận bà là một cư sĩ đa văn, bà có thể thuyết giảng chánh pháp cho người khác lưu loát không khó khăn hay gián đoạn. Không phải bà kiêu ngạo mà đây là thế giới của các bậc thánh, chúng ta không thể dùng phàm tâm để đo lường, mà họ là “người trong nhà” với nhau. Phàm tâm là chứng bệnh, thánh trí là thuốc chữa lành căn bệnh đó, có gì đâu mà khoe. Có ai lại đi khoe mình đang bị bệnh, đang uống thuốc.
Từng có một vị Phạm Thiên nghĩ chỗ của mình chắc không ai tới, khi ông nghĩ như vậy, Đức Thế Tôn lập tức có mặt ngay trước mắt ổng, ngồi phía trên đầu. Ngay lúc đó ngài Mục Kiền Liên suy nghĩ Thế Tôn đang ở đâu, với sự chiêu cảm của Thế Tôn lập tức ngài Mục Kiền Liên nghĩ đến Thế Tôn. Khi Đức Phật thực hiện việc như vậy có sự tương thông với ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên liền xuất hiện trên cõi Phạm Thiên, Đức Phật ngồi ở trên và bốn góc là bốn vị thánh (thêm ba vị nữa là Ngài Ca Diếp, ngài Anuruddha, và ngài Mahākappina cũng suy nghĩ Thế Tôn đang ở đâu và xuất hiện).
Ngài Mục Kiền Liên, ngài Ca Diếp, ngài Anuruddha, và ngài Mahākappina là bốn vị độc đáo. Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, ngài Ca Diếp đệ là nhất đầu đà, ngài Anuruddha là đệ nhất thiên nhãn, ngài Mahākappina đệ nhất về huấn tăng, ngài là số một trong các vị tỳ kheo về khả năng thuyết pháp cho chư tăng.
Mỗi lần ngài Mahākappina thuyết pháp, một hai ngàn tỳ kheo chứng đắc A-la-hán là chuyện bình thường. Ngài Mahākappina xuất thân là một ông vua, người gầy ốm. Một lần đó tại Kỳ Viên, Đức Phật đang ngồi cùng với chư tăng đông đảo, thấy ngài Mahākappina đi đến, Đức Phật hỏi: Này các tỳ kheo, các ngươi có thấy vị tỳ kheo gầy ốm, gương mặt có làn da xanh xao đang đi đến không? Đó là tỳ kheo Mahākappina, một bậc hiền trí, đại tuệ. Một người mà được Đức Phật tán thán thì không phải là chuyện dễ. Ngài Mahākappina đến với đạo đơn giản lắm, khi còn là một ông vua, nghe thương buôn kể chuyện này chuyện kia. Khi nghe kể là chỗ đó có Đức Phật ra đời, nghe đến chữ Phật là ngài Mahākappina bỏ hết, dắt theo 1000 tùy tùng xuất gia. Đức Phật biết vậy nên chờ bên bờ sông. Khi ngài Mahākappina đi đến và nghe Đức Phật thuyết pháp, lập tức ngài trở thành một vị A-la-hán lục thông tam minh, tứ vô ngại giải.
Tóm lại, nội dung bài kinh này là:
– Đời sống giới hạnh không làm cho mình già; sống lâu sẽ trở thành đồ cổ, không phải đồ cũ
– Sống với niềm tin vào cái thiện là đời sống đẹp nhất.
Vật báu (ratana) trên đời này là trí tuệ. Nói rốt ráo thì thiện pháp nào cũng là quý, nhưng ở đây khi trả lời cho người này thì phải trả lời “trí tuệ” thì mới vừa ý người này. Trí tuệ chính là nguồn của các thiện pháp khác, vì chính trí tuệ là phương tiện để mình nâng cao, mở rộng, đào sâu đức tin của mình. Chính trí tuệ mới cho phép kham nhẫn, từ tâm, hành xả của mình phát triển thêm. Niềm tin là nền của thiện pháp tuy nhiên thiện pháp đẻ ra những thiện pháp khác chính là trí tuệ, chính trí tuệ cho mình cơ hội để phát triển những thiện pháp khác. Đó chính là lý do vì sao Đức Phật dạy trí tuệ là báu vật ở đời
Công đức là cái người ta không cướp giật được. Phước của mình, số mình hưởng người ta không lấy được. Người ta nói người tìm của nhưng tôi tin của tìm người. Bất chiến tự nhiên thành, không tranh giành gì nó cũng tự đến. Trong đạo lẫn ngoài đời, có trường hợp những vị trí, chiếc ghế bao nhiêu người tranh giành không được cuối cùng lọt vào tay người cực kỳ hồn nhiên vô tư, còn người nào giang hồ khôn lanh cho lắm thì cuối cùng vẫn trớt quớt.
Trong một phim Tàu, có một anh sinh viên kia chất phác thật thà, có cô bạn gái thật đẹp, bao nhiêu sinh viên trong trường rắp ranh mà không không thành công, cô kia thì hồn nhiên ai nhờ gì cũng giúp đỡ và có lần sắp thành nạn nhân của kẻ quấy rối, anh bạn thì không ghen. Mọi người hỏi vì sao, anh trả lời: Nếu là của mình thì không mất, nếu dễ mất thì nó không phải của mình, nếu không phải của mình tại sao lại sợ mất. Nếu nàng là người dễ mất như vậy thì có gì đáng tiếc, mà mất thì mình phải mừng để mình có cơ hội kiếm mối khác tốt hơn, thê thảm nhất là tiếp tục ngủ chung với người đồng sàng dị mộng. Phước của mình, số mình hưởng người ta không lấy được. Người ta nói người tìm của nhưng tôi tin của tìm người.
Một lần đó tại chùa Kỳ Viên, Đức Phật hỏi chư tăng: Này các tỳ kheo nếu hôm nay rừng cây ở chùa Kỳ Viên này bị đốn, các ngươi có buồn không? Bài kinh này mở ra cho mình một vấn đề rất lớn, đó là tâm tình của chư tăng ngày xưa thời đó đối với chùa miểu khác bây giờ nhiều lắm. Các vị tỳ kheo trả lời: Bạch Thế Tôn, chúng con không buồn, vì chúng con không nghĩ đó là của mình. Đức Phật kết thúc: Cũng vậy này các tỳ kheo, sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn không phải của các ngươi, mà không phải các ngươi thì vì đâu các ngươi phải khổ tâm khi chúng không được như ý muốn của mình. Này các tỳ kheo, cái gì không phải của mình thì hãy lìa bỏ, hãy nhàm chán, hãy ly tham nhờ vậy các ngươi sẽ được an lạc.
Câu này mấy chục năm về trước tôi đã đọc nhưng chưa thấm, bây giờ càng già càng thấm. Cái gì làm khổ mình thì nó không phải là của mình, mình không điều khiển nó được, nó là vô ngã. Hãy sống bằng tâm trạng khách sáo đi, hãy giữ khoảng cách tối thiểu với những người, những vật mình thương thích cho khỏi khổ. Chưa gì hết, mới gặp người ta, thấy người ta dễ mến, mình nghĩ ngay họ là bạn của mình, và nghĩ là người mình sẽ liên lạc, sẽ quan hệ thì cái khổ đã manh nha khởi sự rồi đó. Cứ tiếp tục xem họ là người khách bên đời thì mọi thứ ok hơn. Từ đây dẫn đến cái ý khác: cái gì của mình thì không có mất, nếu dễ mất thì không phải của mình, càng có lòng sợ mất thì càng khổ mà thôi.
#Vietnam #daobut #kinhtươngưngbộ https://www.daobut.com/2021/08/Tim-hieu-kinh-phat-Tuong-Ung-Bo-Chuong-1-Pham-Gia-1.html
0 notes
phamquoctinhmqgh495 · 4 years ago
Text
Hot Face Phạm Quốc Tỉnh là 1 cái tên ko phải xa lạ trong giới SEO
Phạm Quốc Tỉnh là 1 dòng tên không hề xa lạ trong giới SEO đề cập riêng và Digital Marketing tổng thể khi chỉ sau 3 năm có mặt trên thị trường, anh đã đưa nhãn hàng SEO cộng Hưởng từ chỗ ko ai biết đến, trở thành nhà đồng tổ chức sự kiện Vietnam Digital SEO Summit 2019 quy mô to mang dàn diễn giả nức danh thế giới và sắp 1000 người tham dự.
mang hàng loạt giải pháp SEO sáng tạo và vượt trội, anh cùng cùng sự hiện đang là đối tác quan yếu của nhiều đơn vị to trong và ngoài nước, và cũng là người tiên phong trong việc tạo ra bộ công cụ SEO toàn diện đầu tiên 100% made in Vietnam.
Nhân cách: Còn gọi là "Chủ Vận" là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do tư cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, tư cách còn là hạt nhân diễn đạt cát hung trong tên họ. nếu như đứng trơ trọi, nhân cách còn ám chỉ tính cách thức của người đấy. Trong tính danh học, tư cách đóng vai trò là chủ vận.
Tumblr media
nhân cách của bạn được tính bằng tổng số nét là số nét của họ Hà(7) + Tuấn(9) = 16
Thuộc hành: Âm Thổ
Phạm Quốc Tỉnh, CEO SEO cộng Hưởng: giả dụ ko với sức ép thì chắc mình… về hưu sớm - 1Nhấn để phóng to ảnh
Phạm Quốc Tỉnh tại sự kiện Digital SEO Summit 2019
có nhẽ có đa số những người tham gia sự kiện Digital SEO Summit 2019, Phạm Quốc Tỉnh qua phần biểu lộ khôn cùng ấn tượng về lý thuyết SEO Onpage thăng bằng Lực và bộ dụng cụ R-Solutions là một người bản lĩnh, sáng tạo, và tâm huyết. Nhưng thật ngạc nhiên có một Khang phiên bản không-đứng-trên-khán-đài: trầm tư mặc tưởng, điềm tĩnh và phổ thông trằn trọc.
Khang có tạo phong cách “lạnh lùng boy” ko mà nhìn Khang khó sắp quá?
(Cười) Khang hay bị hiểu lầm vậy đó, chắc thông thường dành phổ thông thời kì cho việc nghiên cứu và nghĩ suy, nên nhìn mặt có khá đăm chiêu thôi, chắc ko tới nỗi khó gần nhỉ?
Nhờ “đăm chiêu” thế mà Khang cũng bỏ túi phổ quát phương pháp SEO đỉnh cao và gây được tiếng vang rồi đúng không?
Cũng với chút gặt hái. Nhưng với Khang đấy cũng là thành tựu của những anh em đã đi cùng và tạo nên giá trị cộng mình.
Phạm Quốc Tỉnh, CEO SEO cùng Hưởng: nếu như ko với sức ép thì chắc mình… về hưu sớm - 2Nhấn để phóng to ảnh
Phạm Quốc Tỉnh cho rằng khi làm cho việc phải luôn cần áp lực để tư duy và sáng tạo rộng rãi hơn
Khang với nghĩ rằng công tác mình đang khiến là rất sức ép và khó khăn?
đa dạng người sợ áp lực nhưng Khang thì ngược lại. sức ép giúp chúng ta “tiến hoá” tốc độ hơn, cả về khả năng, sức chịu chứa, và tính sáng tạo. phổ quát thứ hay ho nhất mình nghĩ ra là vào khi sức ép nhất. Thế nên nếu như khi nào áp lực ấy biến mất, thì chắc Khang cũng phải ... nghỉ hưu sớm! (cười).
Khang với thể đề cập rõ hơn về sức ép mà Khang đang đề cập đến?
có nhẽ ngoài áp lực về công việc (như bao người khác) Khang luôn cảm thấy mình sợ hãi với việc mình phải học, khiến cho, và cho đi phổ quát hơn nữa.
mang Khang tài sản to nhất là thời kì chứ ko phải là tiền bạc. tuổi xanh thực ra rất ngắn ngủi, mới cách thức đây 10 năm còn là cậu du học trò ngố trong khoảng Nga về thì chớp mắt giờ đã ngồi đây rồi. Thế nên Khang khiếp sợ mang việc phải làm được các điều mà sau này nhìn lại chính mình sẽ thấy kiêu hãnh, cả về thành tựu cũng như mang những trị giá đạo đức của mình.
các giá trị mà Khang đeo đuổi, cho mình cũng như tổ chức của mình, là gì?
Khang là người tôn thờ những trị giá con người mang tính bền vững: sự chân thực, thẳng thắn, gan góc, tình thật, kỷ luật, và ý thức cống hiến hết mình.
Khang nghĩ rằng phố hội càng đi nhanh thì chúng ta càng cần hướng đến những giá trị này phổ quát hơn. những điều này theo Khang, là những trị giá then chốt cho bất cứ team, tổ chức, Dự án, hay cộng đồng nào. Nó là các giá trị nền tảng cần được xây dựng 1 cách thức thận trọng và tường tận nhất. những thứ còn lại sau ấy sẽ tự khắc tới.
Quẻ này là quẻ CÁT: Số này là trong khoảng hung hoá kiết, có tài khiến cho thủ lĩnh, được mọi người phục, được người tôn trọng, danh vọng đều có. Số này công thành danh toại, phú quý phát đạt cả danh và lợi. (điểm: 22,5/30)
3. Địa cách:
Địa bí quyết còn gọi là "Tiền Vận"(trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và tuỳ thuộc, người nhỏ hơn mình, nền móng của người với tên đấy. Về mặt thời gian trong thế cuộc, Địa cách thức biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.
Địa cách của bạn được tính bằng tổng số nét là số nét của Tuấn(9) + Khang(8) = 17
Thuộc hành: Dương Kim
Quẻ này là quẻ CÁT: Số này tiện lợi rẻ đẹp, sở hữu quyền lực mưu trí, chí lập thân, sẽ phá bỏ được hoán vị nạn, thu được danh lợi. Nhưng cứng rắn thiếu sự bao dung, cúng quá dễ gãy, gây chuyện thị phi nên tập mềm mỏng, phân biệt thiện ác, nơi hiểm đừng tới. Gặp việc nghĩ suy kỹ hãy khiến, sẽ thành công cả danh và lợi. (điểm: 15/20)
4. Ngoại cách:
Ngoại bí quyết chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người dưng xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ thị trấn giao. Vì chừng độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài phường hội nên Ngoại bí quyết được coi là "Phó vận" nó với thể xem phúc đức dày hay mỏng.
Ngoại bí quyết của bạn được tính bằng tổng số nét là số nét của Khang(8) + một = 9
Thuộc hành: Dương Thuỷ
Quẻ này là quẻ HUNG: Bất mãn, bất bình, trôi nổi ko nhất mực, số tài không gặp vận. nếu như phối trí tam tài thích hợp rthì với thể được tiện dụng mang tình cảnh mà sản sinh anh hùng nhân kiệt, học kém chất lượng vĩ nhân, lên nghiệp lớn. (điểm: hai,5/10)
Khang muốn người khác nhìn nhận mình là 1 người thế nào?
một người dám dấn thân, dám thất bại và hết mình vì cùng đồng.
Còn góc cạnh nào ở Khang mà đa dạng người chưa biết tới không?
Khang cũng là người thích mộng mơ (cười).
ko người nào đánh thuế giấc mơ của mình cả, nên cứ mơ thật lớn, miễn là sau khi tính toán rủi ro mà thấy bằng lòng được là chơi đến luôn. Mình cũng đi lên từ trắng tay nên nếu giờ mang mất hết, miễn sao mình còn trí não, khả năng, sự chăm chỉ và nỗ lực thì mình vẫn khiến lại được. Nên trong khoảng khi mới làm cho về SEO cách đây 10 năm, Khang đã muốn 1 ngày mình sở hữu thể đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới, người Việt mình cũng rất nhiều năm kinh nghiệm mà, tại sao không?
Sự kiện Digital SEO Summit 2019 sở hữu thể coi là một dấu mốc lớn trong lịch sử cộng đồng SEO Vietnam, điều gì khiến Khang kiêu hãnh nhất sau event này?
đề cập ra chắc mọi người sẽ cười, nhưng ngoài những Con số Thống kê về người tham gia hay dàn diễn giả khủng toàn cầu, thì điều làm Khang tự hào nhất lại là lúc nhận được tin nhắn chúc mừng của cô giáo thời đại học. Cô nói cô tự hào về Khang và các điều Khang khiến.
Khang to lên trong khoảng “bùn đen” mà, trước nhà khiến cho nông nên đi học khó khăn lắm. May mắn lên đại học có cơ hội nhận học bổng du học Nga, nhờ cô tin tưởng và trợ giúp vào những thời điểm cập kênh và khiếp sợ nhất mà mình mới dám “nhảy khỏi ao làng" để mang ngày bữa nay. Cô tin vào Khang ngay cả lúc Khang còn không tin vào mình. Nên lúc nhận được tin nhắn của cô chả hiểu sao mắt rớm nước. có lẽ vì chí ít mình đã không phụ lòng cô.
0 notes
diemtinxahoi26829 · 4 years ago
Link
Nhà bất đồng Trần Đức Thạch vẫn chịu án 12 năm tù sau phiên phúc thẩm Tòa án Nhân dân Cấp cao của Việt Nam xét xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch hôm 24/3 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các báo Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí cho hay. Tòa ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm gồm 12 năm tù giam và 3 năm quản chế mà ông Thạch phải thi hành vì phạm tội hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, vẫn theo tin của Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí. Nhà thơ, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Trần Đức Thạch, năm nay 69 tuổi, bị công an Nghệ An bắt giam tháng 4/2020 và bị đưa ra xử sơ thẩm hồi tháng 12 cùng năm, với kết cục ông phải nhận mức án kể trên. Từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An, ông Thạch đã viết hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, ông Trần Đức Thạch cùng với các ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển thành lập tổ chức có tên "Hội anh em dân chủ". Dưới con mắt của nhà cầm quyền Việt Nam, hội này bị xem là có mục đích hoạt động chống chính quyền. Nhà chức trách cáo buộc rằng hội có liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước và nước ngoài với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, vào thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Cách đây hơn 5 năm, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố bốn ông Đài, Trội, Tôn và Truyển cùng một số người khác về tội "hoạt động lật đổ”. Riêng ông Thạch bị bắt vào tháng 4/2020 sau khi nhà chức trách cáo buộc rằng từ đầu tháng 5/2019 đến đầu tháng 3/2020, ông soạn và đăng lên Facebook nhiều bài viết “xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các lãnh đạo” của đảng và nhà nước. Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết phiên xét xử phúc thẩm ông Thạch diễn ra chóng vánh từ 8h30 đến 10h15 sáng 24/3/2021. Trong luận cứ bào chữa cho ông Thạch, luật sư Sơn chỉ ra rằng cấp tòa sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Cung cấp thêm chi tiết về điều này trên trang Facebook cá nhân, luật sư Sơn viết: “Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Nhưng Bản án sơ thẩm lại xét xử cả những hành vi của ông Thạch trước ngày 1/1/2018 liên quan đến Hội anh em dân chủ đã bị bắt từ tháng 12/2015”. Việc này vi phạm một nghị quyết năm 2017 của quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015, ông Sơn lập luận. Vị luật sư bào chữa cũng đưa ra lập luận rằng việc ủng hộ hay xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, “xây dựng nền kinh tế, lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng” không phải là điều cấm trong Hiến pháp 2013 hoặc là một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Luật sư Sơn còn nêu lên vấn đề là có thể ông Thạch có những phát biểu quá mức, nhưng nếu đảng cộng sản cầm quyền không có những sai phạm, tham nhũng, bất công, hà cớ gì ông Thạch lại chống chế độ. Luật sư Sơn lưu ý rằng ông Thạch là người trong một gia đình có truyền thống theo đảng, bố ông Thạch là huyện ủy viên, bản thân ông Thạch dành những năm tuổi trẻ cống hiến trong quân ngũ. Tuy nhiên, phần bào chữa của ông Sơn không thay đổi được việc tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án mà tòa sơ thẩm đã tuyên. Phản ứng về bản án phúc thẩm đối với ông Thạch, nhà hoạt động-cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài hiện sống lưu vong ở Đức viết trên Facebook: "Đả đả độc tài cộng sản Việt Nam xử y án 12 năm tù Nhà thơ Trần Đức Thạch". Đây là lần thứ hai nhà bất đồng chính kiến, cựu chiến binh cộng sản Trần Đức Thạch bị chính quyền bỏ tù. Cách đây 13 năm, hồi năm 2008, ông Thạch từng bị xét xử, kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Một tòa án cấp cao của VN xét xử phúc thẩm ông Trần Đức Thạch hôm 24/3 ở Vinh. Tòa giữ nguyên bản án sơ thẩm (12 năm tù) đối với ông Thạch vì ông “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".#tintuc #news
0 notes