Tumgik
#Thẻ từ vựng tiếng Trung
titichinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
starlightchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
whisperingchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
chineselearning777 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
chinesedream666 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
chinesepathway113 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
michaellchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes
chinesenook777 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes
knowchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
friendschinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
goccuathanh · 5 months
Text
Tumblr media
THỬ THÁCH 54 ĐIỀU TRONG 100 NGÀY ĐỂ TRỞ THÀNH PHIÊN BẢN HOÀN HẢO CỦA CHÍNH MÌNH
NGÔI NHÀ
1. Lên kế hoạch chấm dứt tình trạng lộn xộn trong nhà kéo dài 100 ngày với các nhóm công việc gồm những thứ mà bạn dự định sẽ giải quyết mỗi ngày trong giai đoạn đó. Chẳng hạn:
- Ngày thứ 1: Sắp xếp lại sách báo, tạp chí
- Ngày thứ 2: Sắp xếp lại sách
- Ngày thứ 3: Sắp xếp lại dụng cụ làm bếp
2. Luôn tâm niệm: Có một vị trí nhất định cho mọi thứ và mọi thứ ở đúng vị trí của chúng. Trong 100 ngày sắp tới hãy tuân theo 4 quy tắc sau để giữ cho ngôi nhà của bạn luôn được ngăn nắp:
- Nếu lấy ra thứ gì, trả về vị trí cũ
- Nếu mở thứ gì, đóng lại
- Nếu thả thứ gì xuống, nhặt lên
- Nếu cởi quần áo ra, treo chúng lên móc
3. Đi quanh nhà và tìm ra 100 món đồ bạn thường xuyên mặc kệ để cho chúng hư hỏng và sửa mỗi ngày một thứ. Ví dụ:
- Một bóng đèn cháy cần được thay
- Một chiếc cúc áo bị rơi mất trên chiếc áo sơ mi ưa thích
- Các hộp nhựa thức ăn thường rơi ra ngoài khi bạn mở tủ bếp
HẠNH PHÚC
4. Nghe theo lời khuyên tích cực của các nhà tâm lý học và viết ra 5 đến 10 điều mà bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày.
5. Liệt kê một danh sách 20 điều nhỏ mà bạn thích làm nhất và chắc chắn rằng bạn đang thực hiện ít nhất một điều mỗi ngày trong 100 ngày sắp tới. Danh sách của bạn có thể là:
- Ăn trưa ngoài trời
- Nói chuyện với bạn bè
- Đọc cuốn tiểu thuyết của tác giả yêu thích
6. Giữ một bản ghi chép về những "cuộc nói chuyện" với chính mình, cả tiêu cực lẫn tích cực trong vòng 10 ngày. Hãy cố gắng càng cụ thể càng tốt:
- Bao nhiêu lần trong ngày bạn cảm thấy đã chiến thắng chính mình?
- Bạn có cảm giác không xứng đáng hay không?
- Bạn có thường xuyên suy nghĩ về những chỉ trích của người khác?
- Có bao nhiêu suy nghĩ tích cực nảy sinh trong đầu bạn mỗi ngày?
Ngoài ra, hãy ghi lại những cảm xúc đi kèm với các suy nghĩ. Sau đó, trong 90 ngày tiếp theo hãy bắt đầu thay đổi cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực và thử thay đổi cách "nói chuyện" với bản thân dưới góc nhìn khác.
7. Hãy cười cho thật đã – ít nhất một lần mỗi ngày: đọc truyện cười, xem một bộ phim tâm lý hài, hoặc tán nhảm với lũ bạn thân.
PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
8. Chọn một cuốn sách đòi hỏi bạn phải đầu tư sự nỗ lực và tập trung, đọc mỗi ngày một chút và như thế đọc đến hết trong 100 ngày.
9. Giữ tư tưởng luôn học hỏi ít nhất một điều gì đó mới mẻ mỗi ngày: có thể là tên một loài hoa, một thủ đô hay một đất nước xa xôi nào đó… Và nếu đã đến giờ đi ngủ rồi mà bạn vẫn chưa học điều gì vào ngày hôm đó, hãy mang từ điển ra và học từ vựng mới.
10. Ngừng việc kêu ca than vãn. Những cuộc nói chuyện tiêu cực làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực; những suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. Trong 100 ngày sắp tới, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình sắp sửa lên tiếng kêu ca phàn nàn, hãy lập tức ngăn bản thân lại.
11. Đặt chuông báo thức sớm hơn một phút mỗi ngày trong 100 ngày tới. Hãy chắc chắn là bạn sẽ bật dậy khỏi giường ngay khi chuông báo thức reo. Chỉ sau 100 ngày, bạn sẽ sớm nhận ra mỗi sáng bạn thức dậy sớm hơn 1 tiếng 40 phút so với hiện tại.
12. Viết bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bạn vào mỗi buổi sáng. Đây là cách làm do Julia Cameron giới thiệu và được đặt tên là Morning Pages. Hãy nhớ là viết tay nhé. Việc làm này sẽ giúp cảm hứng luôn tuôn chảy trong bạn.
13. Luôn luôn tự nhắc nhở, động viên bản thân bằng những suy nghĩ, lời nói và hình ảnh phù hợp nhất với mẫu người mà bạn muốn trở thành, những gì bạn muốn có và những điều bạn muốn đạt được.
TÀI CHÍNH
14. Phác thảo một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Theo dõi chi tiết đến từng đồng trong 100 ngày tới và hãy đảm bảo rằng bạn đang theo sát kế hoạch đã đề ra.
15. Áp dụng những mẹo tiết kiệm phù hợp và hiệu quả một cách triệt để cho 100 ngày tới. Sau đây là một vài mẹo khả thi:
- Mua hàng tạp hóa bằng tiền mặt và tính toán trên sổ chi tiêu thay vì dùng thẻ tín dụng.
- Kiểm kê các đồ dùng còn dư trong nhà để tránh mua lặp các mặt hàng khi đi mua sắm.
- Chia nhỏ ngân quỹ cho từng khoản mục.
- Dành 24h suy nghĩ để xác nhận lại xem liệu bạn có thực sự cần một thứ gì mới hay không.
- Tập hợp nhiều việc lặt vặt và giải quyết chúng trong cùng một chuyến đi để tiết kiệm xăng.
Hãy ghi chép lại và theo dõi xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền sau 100 ngày áp dụng những mẹo nhỏ này.
16. Khi chi trả bằng tiền mặt, giữ lại tiền thừa rồi cho vào một chiếc lọ. Hãy xem thử bạn có thể tích lũy được tất cả bao nhiêu tiền trong 100 ngày đó.
17. Đừng mua bất kỳ thứ gì mà bạn thấy không hoàn toàn cần thiết trong 100 ngày. Thay vào đó, sử dụng món tiền bạn đã tiết kiệm được nhờ không mua sắm vật dụng không thiết vào một trong những hoạt động sau:
- Giải quyết bớt các khoản nợ, nếu như vẫn còn nợ nần
- Tích lũy chúng thành quỹ khẩn cấp của bạn trong 6 tháng tới
- Bắt đầu lập một quỹ tiền riêng dành cho việc đầu tư
QUẢN LÝ THỜI GIAN
18. Luôn mang theo mình một cuốn sổ tay nhắc nhở. Ghi chép lại mọi thứ thay vì ghi nhớ bằng đầu. Bạn có thể dễ dàng tìm lại chúng và quyết định sẽ làm gì sau đó. Ví dụ:
- Ý tưởng mới
- Những cuộc hẹn
- Danh sách những việc phải làm
19. Theo dõi cách bạn sử dụng quỹ thời gian của mình trong vòng 5 ngày. Rồi sử dụng thông tin bạn đã thu thập được để tạo một kế hoạch về "ngân sách" thời gian: tỷ lệ gian mà bạn muốn dành cho mỗi hoạt động mình thường xuyên tham gia. Ví dụ:
- Di chuyển, đi lại.
- Làm việc nhà.
- Giải trí.
- Các hoạt động tạo thu nhập.
Lưu ý: Đảm bảo bản thân bạn luôn theo sát kế hoạch phân bổ quỹ thời gian của bạn đã đề ra trong 95 ngày còn lại.
20. Xác định một hoạt động kém quan trọng mà bạn có thể ngừng thực hiện trong 100 ngày tới; thay vào đó hãy dành thời gian cho những việc cần ưu tiên hơn.
21. Tìm ra 5 điều thường làm bạn lãng phí thời gian của mình, sau đó tự đặt ra giới hạn thời gian bạn dành cho những hoạt động như vậy mỗi ngày, trong 100 ngày tới. Ví dụ:
- Xem TV không quá nửa tiếng một ngày.
- Dành không quá nửa tiếng mỗi ngày sử dụng Facebook, Instagram hay Twitter...
- Chơi game không quá 20 phút mỗi ngày.
22. Ngừng làm nhiều việc cùng một lúc; thay vào đó chỉ tập trung làm duy nhất một việc vào một thời điểm, không để bản thân bị phân tán sang việc khác.
23. Lên kế hoạch cho mọi hoạt động của ngày hôm sau vào tối hôm trước.
24. Ưu tiên làm những việc quan trọng nhất trong danh sách to-do trước khi làm bất cứ việc gì khác.
25. Bất kỳ khi nào bạn chuyển sang một hoạt động mới trong ngày, hãy dừng lại 1 phút và tự hỏi: "Liệu đây có phải phương án tốt nhất, xứng đáng để mình dành thời gian thực hiện hay không?".
SỨC KHỎE
26. Nếu bạn giảm đi 175 calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn sẽ có thể giảm được 2kg cân nặng sau 100 ngày.
27. Ăn ba phần rau củ mỗi ngày.
28. Ăn ba phần trái cây mỗi ngày.
29. Kiên quyết nói không với bánh kem, pizza, khoai tây chiên, nước ngọt có ga, trà sữa, và những loại thức ăn không lành mạnh khác.
30. Ăn bằng một cái bát bé hơn, điều đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn khẩu phần ăn của mình.
31. Uống nước ép 100% từ trái cây tự nhiên thay vì các loại chứa thêm đường và chất bảo bảo quản.
32. Viết ra một danh sách 10 loại bữa sáng vừa tốt cho sức khỏe vừa dễ dàng chuẩn bị.
33. Viết ra một danh sách 20 cách chế biến bữa ăn tốt cho sức khỏe và chuẩn bị nhanh gọn để áp dụng cho các bữa trưa và bữa tối.
34. Viết ra một danh sách 10 loại thức ăn nhẹ lành mạnh và dễ áp dụng.
35. Sử dụng danh sách các bữa sáng, trưa, tối lành mạnh để lên kế hoạch cho các bữa ăn trong nhiều tuần sau này. Hãy thực hiện kế hoạch trong 14 tuần tiếp theo.
36. Giữ một bản nhật ký ăn uống. Việc này giúp bạn có thể xác định được khi nào thì bạn đi lệch hướng ra khỏi menu đã lên kế hoạch của mình và cụ thể thì bạn đã nạp nhiều calo vào cơ thể mình như thế nào.
37. Dành ít nhất 20 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao.
38. Cài ứng dụng đếm bước chân cho điện thoại thông minh và đi bộ 10000 bước mỗi ngày.
39. Thiết lập một biểu đồ cân nặng và treo nó trong phòng tắm. Vào mỗi tuần trong 14 tuần tới, hãy theo dõi những tiêu chí sau đây:
- Cân nặng của bạn.
- Tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể.
- Vòng eo của bạn.
40. Đặt giờ hẹn cho đồng hồ mỗi tiếng reo một lần hoặc thiết lập lời nhắc nhở trên máy tính của bạn để đảm bảo bạn uống nước liên tục và đều đặn xuyên suốt cả ngày.
41. Tập thói quen ngồi thiền định, điều hòa nhịp thở để làm dịu tâm trí của bạn.
CÁC MỐI QUAN HỆ
42. Tích cực tìm kiếm những điều tuyệt vời, tốt đẹp từ người yêu hay bạn đời của bạn.
43. Xác định ba việc mà bạn sẽ thực hiện mỗi ngày trong 100 ngày tới để củng cố cho mối quan hệ của mình. Ví dụ:
- Nói "Anh yêu em/Em yêu anh" và "Chúc một ngày vui vẻ" với nửa kia của bạn mỗi ngày
- Ôm chặt nửa kia ngay khi hai bạn gặp nhau.
- Nắm tay khi đi bộ và trò chuyện cùng nhau mỗi ngày.
44. Kết nối với những người bạn mới mỗi ngày trong 100 ngày tới, dù là chào hỏi người hàng xóm hay để lại comment trên một blog mà bạn thường đọc nhưng chưa từng để lại bình luận nào.
45. Luôn sẵn sàng kết nối với những người bạn ngưỡng mộ, tôn trọng và mong muốn được trở thành.
46. Bất kỳ khi nào có ai đó nói ra những lời khiến bạn buồn, hãy dành ít nhất 30 giây để suy nghĩ kỹ trước khi đáp lại, đừng để sự nóng nảy làm bạn mất đi bình tĩnh của bản thân mình.
47. Đừng bao giờ đánh giá người khác khi bạn chưa được nghe hết trọn vẹn câu chuyện từ cả hai phía.
48. Làm điều gì đó tốt đẹp cho những người xung quanh, cho dù chúng chỉ là những điều nhỏ bé.
49. Luôn sẵn sàng trao tặng những lời khen và sự công nhận cho bất cứ ai xứng đáng nhận được điều đó.
50. Học cách tích cực lắng nghe. Luôn tập trung vào những điều họ đang nói thay vì suy nghĩ những gì bạn định nói.
51. Học cách cảm thông cho người khác. Nếu bạn không đồng tình với ai đó, hãy một lần thử nhìn thế giới từ quan điểm của họ; đặt bản thân vào vị trí của họ.
52. Tập trung sống cuộc đời của mình và đừng bao giờ so sánh bản thân mình với cuộc đời của bất-kỳ-ai-khác.
53. Tìm cách giải thích hợp lý tốt nhất có thể cho các hành động của những người khác.
54. Luôn luôn nhắc nhở bản thân bạn rằng mỗi người đều đang cố gắng làm những điều tốt nhất mà họ có thể đạt được.
Nguồn: ST
11 notes · View notes
clevermann · 10 months
Text
Du Học Đức Cần Những Gì Ngoài Việc Học Tiếng Đức A2
Du học Đức cần những gì?
Du học Đức không chỉ là việc đặt chân vào một quốc gia nổi tiếng về chất lượng giáo dục mà còn là một hành trình đầy thách thức và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Đi du học Đức cần những gì? Có một số điều quan trọng mà bạn nên biết để đảm bảo rằng bạn sẽ có một trải nghiệm du học tuyệt vời.
Tumblr media
1. Đối Mặt với Yêu Cầu Học Tập: Nắm rõ yêu cầu về GPA khi nộp đơn du học. Một GPA ổn định từ 3.0 trở lên không chỉ là chìa khóa mở cửa vào các trường đại học hàng đầu mà còn có thể mang lại cơ hội học bổng quan trọng.
2. Hỗ Trợ Tư Vấn Du Học: Kết nối với các trung tâm tư vấn du học uy tín như Clevermann để nhận sự hỗ trợ trong quá trình đăng ký. Điều này giúp giảm áp lực và đảm bảo rằng bạn có mọi thông tin cần thiết.
3. Chọn Chương Trình Học Phù Hợp: Lựa chọn chương trình học dựa trên sở thích và mục tiêu cá nhân. Đánh giá cẩn thận về chi phí, cơ hội học bổng, và yêu cầu đầu vào sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Tumblr media
4. Chuẩn Bị Nhà Ở: Tìm hiểu về nhà ở trước khi đến Đức. Sử dụng các trang web như ImmobilienScout24 hoặc WG-Gesucht để tìm kiếm nhà trọ phù hợp. Clevermann có thể hỗ trợ bạn không chỉ về việc chọn nhà ở mà còn về các thủ tục liên quan.
5. Học Ngôn Ngữ Trước Khi Đi: Đầu tư thời gian học tiếng Đức trước khi đi để giao tiếp một cách thoải mái. Nếu bạn chọn học bằng tiếng Anh, đảm bảo bạn đạt được điểm IELTS từ 6.0 trở lên.
6. Chuẩn Bị Tâm Lý và Văn Hóa: Mở lòng để thích ứng với văn hóa mới và hiểu rõ về quy tắc xã hội. Tham gia vào cộng đồng sinh viên để tạo mối quan hệ và hòa nhập nhanh chóng.
Tumblr media
7. Ngân Sách và Bảo Hiểm: Xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiêu hợp lý và mua bảo hiểm sức khỏe quốc tế để bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp.
8. Giao Thông và Kết Nối: Nắm bắt cách sử dụng giao thông công cộng và thẻ học sinh để hưởng ưu đãi. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng để mở rộng mạng lưới xã hội.
Học tiếng Đức A2 hiệu quả
Học tiếng Đức A2 hiệu quả đòi hỏi sự kỳ công, kiên nhẫn và sự đa dạng trong phương pháp học. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng tiếng Đức của mình:
Tumblr media
1. Xác Định Mục Tiêu Cụ Thể:
Đặt ra mục tiêu cụ thể, ví dụ như "Tôi muốn đạt được trình độ A2 trong 2 tháng."
Chia mục tiêu thành các phần nhỏ hơn để dễ quản lý.
2. Học Tiếng Đức Hàng Ngày:
Dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày cho việc học tiếng Đức.
Duy trì sự liên tục để không quên những gì đã học.
3. Sử Dụng Nhiều Phương Tiện Học Tập:
Kết hợp nhiều phương tiện như sách giáo trình, ứng dụng di động, video, podcast, và flashcards.
Điều này giúp kích thích nhiều giác quan và giữ sự hứng thú.
Tumblr media
4. Nghe và Phản Xạ:
Nghe tiếng Đức nhiều nhất có thể. Xem phim, nghe nhạc, podcast và thậm chí là tham gia các buổi hội thoại.
Ghi chép về những điều bạn nghe và cố gắng hiểu ý.
5. Thực Hành Giao Tiếp:
Nếu có thể, tìm đối tác học ngôn ngữ để thực hành giao tiếp.
Tham gia các sự kiện xã hội, nhóm học hoặc các cộng đồng trực tuyến nơi bạn có thể thực hành.
6. Chăm Chỉ Ôn Tập:
Ôn tập là chìa khóa của việc nhớ lâu dài. Lập kế hoạch ôn tập đều đặn.
Sử dụng flashcards hoặc ứng dụng ôn tập để kiểm tra và làm mới từ vựng.
Tumblr media
7. Tạo Môi Trường Học Tập Tốt:
Tìm một nơi yên tĩnh và không bị quấy rối để học.
Sử dụng sách, ghi chú và ứng dụng để tạo môi trường học tập tích cực.
8. Tham Gia Lớp Học:
Nếu có khả năng, tham gia lớp học tại trung tâm ngôn ngữ hoặc trực tuyến.
Học cùng nhóm giúp bạn có cơ hội thực hành và học từ người khác.
9. Kiểm Tra Tiến Trình:
Định kỳ kiểm tra tiến trình để đảm bảo bạn đang tiến triển đúng hướng.
Điều chỉnh kế hoạch học của bạn dựa trên những điểm mạnh và yếu của bạn.
Tumblr media
10. Sử Dụng Ứng Dụng và Công Cụ Học Tiện Ích:
Sử dụng ứng dụng di động và công cụ trực tuyến như Duolingo, Babbel, Anki để hỗ trợ quá trình học của bạn.
Hãy nhớ rằng việc học ngôn ngữ là một hành trình dài hơi. Kiên trì và duy trì động lực sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu học tập của mình. Clevermann có danh sách các trung tâm chất lượng hàng đầu được nhiều học viên lựa chọn. Vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
0 notes
mshoajuniortintuc · 2 years
Text
Cách dạy tiếng Anh dành cho trẻ em mới bắt đầu học
Dạy và học tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu là giai đoạn quan trong cho quá trình chinh phục tiếng Anh của bé. Ba mẹ hãy tham khảo các dạy con học tiếng Anh khi mới bắt đầu sau đây nhé!
Thiết lập thói quen học tập hằng ngày cho trẻ
Cha mẹ nên thiết lập thời gian học tiếng Anh cùng con. Cha mẹ nên dạy tiếng Anh cho con trong khoảng thời gian ngắn, không nên quá dài nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày. Mười lăm phút là đủ cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể dần dần thực hiện các bài học dài hơn để giữ cho khoảng thời gian tập trung của con tăng lên.
Học tiếng Anh thông qua việc chơi các trò chơi
Khả năng học của trẻ sẽ tăng lên khi trẻ vui chơi. Phụ huynh có thể sử dụng flashcards (thẻ trò chơi) để dạy và sửa đổi từ vựng và xây dựng các trò chơi khác nhau cùng con, chẳng hạn như trò chơi ghi nhớ.
Các dạy từ vựng tiếng Anh trẻ em mới bắt đầu
Con của bạn càng học được nhiều từ (đầu vào), trẻ sẽ càng có thể nắm bắt được ý chính của các văn bản và cuộc hội thoại. Từ đó bé biết cách diễn đạt tốt hơn trong nói và viết tiếng Anh (đầu ra).
Riêng đối với trẻ nhỏ mới bắt đầu học tiếng Anh, những phần học cụ thể dưới đây mang lại hiệu quả cho bé. Bạn tham khảo và áp dụng nhé:
Luyện những câu xoắn lưỡi: Ví dụ “She sells seashells on the seashore” (search thêm nhiều câu tương tự trên mạng cho bé). Đây là cách vừa thú vị lại vừa hài hước để trẻ luyện các phụ âm, đồng thời cũng dễ nhớ âm thanh hơn. 
Luyện phát âm qua bài hát không thể bỏ qua: Đây là công cụ học tập cực kỳ dễ dàng. Tìm hiểu thêm cách học qua bé học tiếng Anh qua bài hát. 
Lặp lại liên tục: Khi bạn dạy trẻ cách phát âm của một từ mới, hãy yêu cầu trẻ lặp lại từ đó mỗi khi có cơ hội. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ cách phát âm chính xác.
Đưa các “Minimal pairs" vào bài giảng cho bé: Minimal pairs là các cặp từ khi phát âm tương đối giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ: Pan & Pen, Bed & Bag, Spot & Sport…Càng phân biệt rõ ràng bé càng hiểu kỹ càng về cách phát âm. Từ đó khi bé nghe tiếng Anh bé sẽ nhận biết âm từ theo phản xạ tự nhiên. 
Các dạy nhữ pháp tiếng Anh trẻ em mới bắt đầu
Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy một cách rõ ràng các quy tắc ngữ pháp, mà thay vào đó, hãy làm cho trẻ quen nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong ngữ cảnh, ví dụ như ‘có/không’ khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hoặc 'được/không được 'khi nói về nội quy trường học. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng một cách tự nhiên và chính xác sau này.
1 note · View note
starlightchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
whisperingchinese · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
chineselearning777 · 5 months
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes