#Đối tác trao đổi ngôn ngữ
Explore tagged Tumblr posts
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(5)
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
#Luyện viết bằng tiếng Trung#Đối tác trao đổi ngôn ngữ#Thẻ từ vựng tiếng Trung#Hiểu nghe tiếng Trung
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
#Đối tác trao đổi ngôn ngữ#Học ngôn ngữ Trung Quốc#Luyện viết bằng tiếng Trung#Đọc văn bản tiếng Trung
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
Text
Bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. C�� nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm m��nh đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
cre: the memory.
83 notes
·
View notes
Text
😇 44 HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THÚ VỊ
1. Khi một nhóm người cùng cười, họ sẽ nhìn về phía người mình thân thật (hoặc muốn thân nhất). Nếu muốn biết ai đang quan tâm tới bạn hoặc muốn tỏ ra quan tâm tới một thành viên khác trong nhóm, hãy thử phương pháp này và xem ai đang nhìn mình.
2. Nếu ai đó giận dữ với bạn nhưng bạn vẫn tỏ ra bình tĩnh, sự tức giận của họ sẽ càng cao hơn. Thế nhưng, sau khi cơn giận nguôi đi, họ sẽ tự cảm thấy có lỗi hơn bao giờ hết.
3. Trước một buổi phỏng vấn, hãy tưởng tượng ra bạn là người quen lâu năm với người phỏng vấn. Hãy tự tạo cho mình trách nhiệm về những thứ mình nói với người kia, khi đó cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
4. Nếu bạn đang không có động lực học bất cứ kĩ năng nào, hãy tự nhủ với bản thân “ngồi xuống học trong 5 phút thôi”. Dần dần 5 phút sẽ được tích góp thành rất nhiều.
5. Mọi người sẽ liên kết bạn với các tính từ mà bạn sử dụng cho người khác. Hiện tượng này được gọi là “chuyển tính năng vô thức.” Nói cách khác, nếu bạn nói về một người rằng họ chân thành và tốt bụng, mọi người sẽ liên kết những phẩm chất này với bạn. Nói cách khác, nếu bạn luôn nói những điều không hay về người khác sau lưng, mọi người cũng sẽ liên kết những bình luận tiêu cực này với bạn.
6. Khi bạn cảm giác có người nào đó đang nhìn mình nhưng lại không chắc chắn có đúng là họ đang nhìn bạn hay không, hãy nhìn lên trần nhà hoặc lên trời, giả vờ như là đột nhiên có mưa hoặc có gì đó rơi xuống. Nếu đúng là đối phương đang nhìn bạn, họ sẽ vô tình bắt chước lại động tác bạn vừa làm, dù sao thì ai mà chả sợ có cái gì tự nhiên rơi xuống đầu mình.
7. Nếu bạn tham gia một cuộc họp nhóm với một nhóm không thân thiết và ai đó làm việc cùng mình, hãy ngồi cạnh người đó. Tính bầy đàn sẽ khiến họ cảm thấy an toàn khi ở cạnh bạn và sẽ chọn bạn để làm việc cùng.
8. Cách tốt nhất để học và ghi nhớ một cái gì đó là giải thích nó cho người khác. Khi bạn giải thích cho người khác, bạn sẽ cố gắng giải thích dễ hiểu nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn nhớ những điểm chính và thông tin quan trọng.
9. Nếu bạn đang chần chừ điều gì đó, nhưng có những nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Bạn có thể nghĩ về nó trước khi đi ngủ. Điều này sẽ chuẩn bị cho bộ não của bạn về mặt tinh thần và bắt đầu lên kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này đơn giản hơn nhiều khi bạn thực sự bắt đầu thực hiện nó ngay lập tức.
10. Nếu bạn muốn ai đó thành thật với bạn, nhưng người ta chỉ nói với bạn một phần của chuyện đó, hãy giữ im lặng và nhìn vào mắt người đó một lúc.
11. Nếu bạn đang lo lắng trước một hoạt động hoặc hành động nào đó, đừng cắn móng tay hay hút thuốc, hãy thử nhai kẹo cao su. Não của chúng ta rất kỳ lạ, khi chúng ta ăn, nó sẽ cảm thấy an toàn.
12. Trẻ em không thích ăn rau? Đừng hỏi bọn nhỏ trực tiếp có muốn ăn bông cải xanh hay không? (hoặc bất kỳ loại rau nào) Bạn có thể hỏi chúng muốn bất kì loại nào trong 3 hoặc 4 loại rau này (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn). Điều này sẽ khiến bọn trẻ cảm thấy chúng như người lớn, có thể tự đưa ra quyết định, đồng thời tự nguyện ăn rau.
13. Cảm thấy buồn bực, không hạnh phúc? Hãy thử cười và để bộ não của bạn nghĩ rằng bạn thực sự hạnh phúc. Bộ não con người và cơ thể trao đổi thông tin phản hồi cùng một lúc. Cuối cùng, nụ cười sẽ ảnh hưởng đến các mạng lưới thần kinh tương tự như tiếng cười thực sự. Điều này có nghĩa là nụ cười (hoặc bất kỳ cách nào khác để thể hiện hạnh phúc) có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng của mình. (Tất nhiên, đây là dành cho không vui vẻ thời gian ngắn, nếu đó là trầm cảm lâu dài, thì đừng làm theo, xin vui lòng tìm kiếm đến bác sĩ.
14. Chú ý đến bàn chân. Bàn chân cũng là một phần của ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ, khi bạn ở gần một người, người kia chỉ quay người về phía bạn mà không quay chân về phía bạn. Có lẽ người đó chỉ muốn ở một mình. Khi bạn nói chuyện với một người mà chân người đó chỉ vào nơi khác, có thể là họ muốn rời đi.
15. Đừng là người ở giữa. Bởi vì mọi người thường nhớ đầu và đuôi rõ ràng hơn, nhiều người ở giữa sẽ có xu hướng bị lu mờ.
16. Hãy cố gắng ghi nhớ những thứ xung quanh bạn, nhìn vào một vòng tròn, sau đó nhắm mắt lại và tưởng tượng những gì bạn vừa thấy, sau đó mở mắt ra và xem bạn nhớ được bao nhiêu thứ, và có bao nhiêu điều sai. Điều này giúp tăng cường trí nhớ và trí tưởng tượng.
17. Nếu bạn đang tìm kiếm một cái gì đó, hãy thử nhìn từ phải sang trái. Bởi vì nếu bạn nhìn từ trái sang phải theo thói quen thông thường, mắt bạn sẽ tự động bỏ qua thứ gì đó. Nhìn về phía sau sẽ mệt hơn, nhưng bạn có thể nhận thấy được nhiều chi tiết hơn.
18. Nếu bạn có một nguyện vọng và hy vọng rằng người kia có thể đồng ý với bạn, khi bạn nói, hãy khẽ gật đầu. Đây được gọi là hiệu ứng gương trong tâm lý học. Nếu bạn gửi tín hiệu tích cực, mọi người sẽ có xu hướng đồng ý với bạn hơn.
19. Nếu bạn muốn ai đó bình tĩnh. Bạn có thể bày tỏ sự đồng cảm với họ và cố gắng làm cho họ cảm thấy cảm xúc tiêu cực của họ hạ xuống một cách thấp nhất. Ví dụ “Tôi hiểu tại sao bạn thấy tức giận” “Bạn có lý do để bất bình” “Thế giới này cũng làm tôi khó chịu.” Họ sẽ dần chấp nhận, cảm xúc giảm dần và trở nên bình tĩnh hơn.
20. Tâm lý học có một hiện tượng gọi là “tính nhất quán hành vi”, có nghĩa là hành vi của chúng ta có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta ở một mức độ lớn. Đồng hồ báo thức reo vào buổi sáng, nhưng hành vi này trên giường sẽ khiến bộ não của chúng ta nhận ra rằng chúng vẫn còn rất buồn ngủ, vì vậy bạn sẽ tiếp tục nằm trên giường. Nhưng khi cơ thể bạn thực sự rời khỏi giường, bạn sẽ cảm thấy rằng nó không quá buồn ngủ. Khi bạn không muốn học, hãy ép mình ngồi vào bàn trong 3 phút, không nhiều, chỉ 3 phút. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ vào trạng thái sau 3 phút. Bởi vì hành động học tập này sẽ khiến não nhận ra rằng bạn muốn học. Đây là lý thuyết về sự nhất quán hành vi trong tâm lý học.
21. Những người còn khá trẻ nhưng ở vị trí cao thường rất giỏi ngụy trang, hoặc rất có năng lực hoặc rất nhiều mưu mô, tóm lại là họ sẽ không bao giờ ngu ngốc như bạn tưởng tượng đâu.
22. Bạn nghĩ rằng một số người nói về những chuyện làm tổn thương mọi người vì EQ người đó thấp? CÓ THỂ là sai! Đơn giản chỉ có thể là người đó không muốn tôn trọng bạn. Người đó không thích tử tế với những người không quan trọng.
23. Đi du lịch với một người trong vài ngày có thể nói lên tính cách của một người, đặc biệt là trong những vấn đề tầm thường như thanh toán hóa đơn, nhặt rác và đối xử với người lạ.
24. Những cô gái không trang điểm không quan tâm nhiều đến những gì người khác nghĩ về họ hoặc chưa gặp được người họ thích.
25. Những cô gái quá xinh đẹp sẽ tinh tế hơn một chút và họ đã sẵn có cảm giác vượt trội từ trong xương. Ngay cả khi họ giỏi rèn luyện bản thân, họ luôn cảm thấy một chút khác biệt của bản thân mỗi khi họ xuất hiện ở một đám đông nào đó.
26. Tự ti và tự ái thường xuất hiện ở cùng một người, và những người có thái độ tốt sẽ cố gắng kiểm soát bản thân ở trạng thái tự tin thay vì lơ lửng giữa hai thái cực.
27. Trình độ học vấn cao không có nghĩa là bạn giỏi mọi mặt. Bạn có thể chỉ giỏi trong các kỳ thi.
28. Nói nhiều và hiếm khi lắng nghe, những người này thường chủ quan và thiếu đồng cảm với người khác.
29. Những người từ lâu đã đam mê các kích thích giác quan hoặc hưởng thụ vật chất, họ THƯỜNG không có tham vọng và thiếu ý chí.
30. Nói ngắn gọn, kiên quyết gọn ghẽ, hầu hết bọn họ đều là những người nhanh trí, rõ ràng và tự tin.
31. Dường như những người hướng ngoại và vui vẻ có thể bên trong nội tâm họ không thực sự như vậy, nên họ thường tự vệ và im lặng bằng vẻ ngoài vui vẻ.
32. Khó khăn và đau khổ có thể làm xoa dịu nhân loại, nhưng chúng không thể định hình bản chất con người. Quá nhiều sự thất vọng có thể làm cho bạn mạnh mẽ, nhưng những điều đó dễ dàng xóa đi một chút lòng tốt, sự nhiệt tình và năng nổ của bạn.
33. Những người hưởng thụ hạnh phúc có thể đánh giá thấp sự đau khổ của những người bất hạnh. Những người không may mắn thường đánh giá quá cao những phước lành của những người hạnh phúc.
34. Những người đóng cửa ở nơi công cộng và nói chuyện nhẹ nhàng thường chu đáo và ân cần với người khác.
35. Những người thường không có bất kỳ kỹ năng thực sự nào: họ THƯỜNG thích khoe khoang, đặc biệt là tự cao tự đại.
36. Bạn có thể nhìn thấu một số người, thường bởi vì bạn nhìn thấy chính bản thân ở người đó.
37. Những người nghiêm khắc với bản thân thường rất kén chọn người khác.
38. Miệng có thể cứng rắn, nhưng ánh mắt không thể đánh lừa mọi người.
39. Người luôn nói từ "Tôi" ở đầu câu luôn có mong muốn kiểm soát rất mạnh mẽ, cũng khá tự cho mình là trung tâm.
40. Những người trẻ thường nhấp vào các liên kết để yêu cầu lời khen ngợi từ mọi người, khi đi du lịch thì gửi hàng chục cái định vị. Chú ý là những người trẻ tuổi, họ thường là những người có tình hình kinh tế không tốt.
41. Bạn thường có xu hướng càng quan tâm nhiều hơn đến những gì bạn không thể có được.
42. Không bao giờ đưa ra bất kỳ quyết định nào vào ban đêm.
43. Đừng tin những gì người khác nói, hãy xem những gì anh ta đã làm.
44. Bạn càng thiếu thứ gì, bạn càng muốn thể hiện thứ đó.
---
Theo zhihu
Nhã Phương dịch
18 notes
·
View notes
Text
Bạo lực LẠNH không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
| summer.
📸 Ảnh minh hoạ/Pinterest.
#bạo lực lạnh#lạnh#bạo lực#im lặng#nạn nhân#tâm lý#yêu#cố gắng#trừng phạt#đau đớn#actually narcissistic#narcissism#cold violence
35 notes
·
View notes
Text
ARRIVAL (2016)
Mình vừa xem bộ phim này, chỉ vì đoạn trích mình thấy vô cùng hay đã đăng trước đây. "Ngôn ngữ là nền tảng của nền văn minh. Nó là chất keo gắn kết mọi người. Nó là vũ khí đầu tiên khơi mào cuộc chiến." Sau khi xem xong bộ phim, mình cảm thấy câu nói này bao hàm một phần nội dung phim. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết "Story of your life" của nhà văn Ted Chiang sáng tác năm 1998, là phim thể loại viễn tưởng, nói về một cuộc "đổ bộ" của người ngoài hành tinh, nữ chính là một nhà ngôn ngữ học, giáo sư của một trường đại học, được mời để lý giải lý do mà những "người ngoài hành tinh" ghé thăm trái đất. Lý do mà họ đến đây? Họ muốn gì? Họ từ đâu tới. Và câu chuyện bắt đầu.
Mình thích khoa học viễn tưởng, thích không gian và đang đam mê tìm hiểu vể thời gian. Vậy là đủ để đến với Arrival. Bộ phim chỉ dài chưa đầy 2 tiếng, nhưng làm mình phải trồi lên để viết lại cảm nghĩ trước khi quên đi mất.
Bao giờ khi xem xong một bộ phim hay (ít nhất đối với mình là vậy), có rất nhiều khía cạnh để nói về nó.
Về thời gian được đề cập trong phim: Đầu phim,nữ chính đã độc thoại thế này: "..Trí nhớ là một thứ lạ lùng, nó không hoạt động như mẹ nghĩ, chúng ta bị gò bó bởi thời gian. Mẹ nhớ những khoảnh khắc lưng chừng. Và đây là kết thúc. Nhưng giờ mẹ không chắc là mẹ còn tin vào những khởi đầu hay kết thúc nữa."
Thời gian đối với con người là 1 câu hỏi lớn, chúng ta không ngừng tìm hiểu về thời gian, về tính chất của nó, dù nó hiện diện xuyên suốt chiều dài lịch sử của con người. Thời gian đối với chúng ta - là tuyến tính, nôm na là chỉ "xuôi dòng" không thể đảo chiều, không thể thay đổi hay cắt xén, hay thêm bớt. Tuy nhiên, đối với những vị khách lạ, thời gian đối với họ là phi tuyến tính, như ngôn ngữ mà họ thể hiện, là những vòng tròn không có điểm mở và điểm kết. Thời gian tuần hoàn và họ có khả năng nhìn thấy tương lai. Đó là vũ khí - một vũ khí tối tân, con người có thể vượt không - thời gian để nhìn thấy những sự kiện mà mình chưa trải qua. Họ đến để trao cho con người. Và chính món quà này đã thay đổi cuộc đời của nữ chính - Louise Banks
Về ngôn ngữ được đề cập trong phim: Để biết được mục đích của một ai đó, phải giao tiếp. Đúng vậy, chúng ta là những cá thể đơn độc, muốn thấu hiểu và liên kết, phải thể hiện ý chí cho đối phương, với con người là ngôn ngữ, là chữ viết. Có lẽ câu nói đầu bài đã thể hiện hết mọi thứ mình muốn nói, nó gắn kết mọi người, nhưng chỉ cần hiểu sai một ý chí thôi, nó sẽ dẫn đến thảm họa khôn lường. Về plot của bộ phim, về một vài thứ lăn tăn khác: 1. Vì trước đây có đọc qua một bài review nên mình vẫn còn nhớ sơ về plot của phim, nhưng vẫn xúc động về lựa chọn của Louise. Cô đã hỏi người chồng tương lai của mình về món quà của mình được tặng, nếu anh có thể nhìn thấy toàn bộ cuộc đời của mình, anh có thay đổi mọi thứ không? Anh có lẽ sẽ nói ra suy nghĩ của mình nhiều hơn. Cô được trao món quà tối thượng, cô có lẽ sẽ có cuộc sống viên mãn, nhưng cô để mọi việc xảy ra "thuận theo tự nhiên", theo những gì đã nhìn thấy, dù điêu ấy đối với cô là vô cùng đau đớn. Việc thay đổi tương lai, đến nay chúng ta vãn đi theo mối quan hệ nhân quả, trước đây mình có xem một anime, theo anime đó thì việc thay đổi tương lai thì chỉ có khoảng 5 khả năng gần nhất sẽ xảy ra và chọn đi theo hướng tương lại nào.Tuy nhiên, việc thay đổi tường lai, thứ nhất các sự kiện sẽ đổ như domino, thứ hai rất khó thay đổi kết cục ở xa, vì có nhiều con đường để dẫn đến kết cục đó. Thay đổi, dù đã nhìn thấy trước vẫn là nhiệm vụ khó khăn. Có lẽ Louise biết được điều này chăng? Hoặc là Louise vì tình thương mẫu tử, đã đón nhận con mình, dù chỉ là khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời dài đằng dẵng. 2. Về lòng người: Mình được dạy rất rõ ràng rằng lòng ngươi là hố sâu không đáy, con người là sinh vật ích kỷ. Nhưng trước hiện thực xót xa, vẫn không kìm nén khỏi sự đau đớn. Ai cũng bo bo giữ riêng mình, về thông tin hay lợi ích, như một nhân vật trong phim đã nói: "Chúng ta là một thế giới không thống nhất, sẽ là bất khả thi nếu chỉ đối phó với một bên.". Con người không tin con người, chúng ta không có chung lợi ích, lịch sử đã chứng minh, không ai có thể phản biện.ở một thời điểm nhất định, mọi người đều có thể trở mặt thành thù. Dù vậy, mình tin rằng, không ai muốn một kết thúc đau thương, ai cũng mong đợi điều tốt đẹp, nhưng cần có ai đó đủ dũng cảm để đứng lên, kết nối mọi người, kết nối dân tộc, dù rằng trong bối cảnh "chủ nghĩa dân tộc" đang dâng cao, lời nói của mình nghe thật chói tai và buồn cười. Nhưng phải có hy vọng trong khổ đau, ta mới có thể đi hết một đời, không phải sao?
2 notes
·
View notes
Text
Cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ chuẩn nhất mẹ nên biết
Đối với những trẻ chậm nói, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp kém thường sẽ được hỗ trợ áp dụng các bài tập giúp trẻ luyện khẩu hình và âm ngữ để nâng cao những mặt còn hạn chế về tương tác. Các bậc phụ huynh cũng nên trao đổi với chuyên gia để có thể tìm hiểu, học hỏi và thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ cho trẻ trong giai đoạn sớm, tạo tiền đề vững chắc để trẻ phát triển toàn diện hơn.
cachgiupbeluyenkhauhinhvaamngu #giaoducnhc #giaoducchuyenbietnhc
Link tham khảo: https://giaoducnhc.vn/cach-giup-be-luyen-khau-hinh-va-am-ngu-3691.html
2 notes
·
View notes
Text
Kiến thức các loại phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản. THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tổng hợp các loại phong cách chức năng ngôn ngữ của lớp 12: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài Hệ thống các loại phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản được tổng hợp bởi THPT Ngô Thì Nhậm: Hệ thống các loại phong cách chức năng ngôn ngữ lớp 12 đầy đủ nhất Hệ thống kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ văn bản, cách phân biệt các phong cách ngôn ngữ, cách làm câu đọc hiểu: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản. Có 6 phong cách ngôn ngữ chính sau : Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạtPhong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuậtPhong cách chức năng nông ngữ chính luậnPhong cách chức năng ngôn ngữ khoa họcPhong cách chức năng ngôn ngữ báo chíPhong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ 1. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt a/ Ngôn ngữ sinh hoạt: - Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Có 2 dạng tồn tại: + Dạng nói + Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,… Ví dụ: “Hắn hầm hầm, chĩa vào mặt mụ bảo rằng: - Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin của nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không?...” (Chí Phèo - Nam Cao) b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,... - Đặc trưng: + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp… + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,.. + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,… Xem chi tiết hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2/ Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật a/ Ngôn ngữ nghệ thuật: - Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. - Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ. - Phạm vi sử dụng: + Dùng trong văn bản nghệ thuật: ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…) + Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày… Ví dụ: "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" (Chiều xuân - Anh Thơ) b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp. - Đặc trưng: + Tính hình tượng: Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng khác, ngoài sự vật hiện tượng được miêu tả trực tiếp đó => Hệ quả: tính đa nghĩa, tính hàm súc.Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp… + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
3/ Phong cách chức năng ngôn ngữ chính luận a/ Ngôn ngữ chính luận: - Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định. - Có 2 dạng tồn tại: dạng nói và dạng viết. Ví dụ: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh) b/ Các phương tiện diễn đạt: - Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị; ngược lại, nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên đã thấm vào lớp từ thông dụng, người ta không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa (đa số, thiểu số, dân chủ, bình đẳng, tự do,...) - Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ (Vì thế, Do đó, Tuy... nhưng....) - Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận. c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. - Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai. - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,.... - Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. 4/ Phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học a/ Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học: - Văn bản khoa học gồm 3 loại: + Văn bản khoa học chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…) + Văn bản khoa học và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,… + Văn bản khoa học phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn. - Ngôn ngữ khoa học: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học. Tồn tại ở 2 dạng: nói (bài giảng, nói chuyện khoa học,…) và viết (giáo án, sách, vở,…) Ví dụ: “Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia…” b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học: - Tính khái quát, trừu tượng: + Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học. + Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể) - Tính lí trí, logic: + Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ. + Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn. + Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic. - Tính khách quan, phi cá thể: + Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc + Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân Tham khảo thêm hướng dẫn: soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học 5/ Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí
a/ Ngôn ngữ báo chí: - Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…) và viết (báo viết) - Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: “Sau khi Bộ GD và ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015, nhiều vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.” (Nguồn http://vnexpress.net/) b/ Các phương tiện diễn đạt: - Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng. - Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc. - Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu t�� để tăng hiệu quả diễn đạt. Ngoài ra, báo nói đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết phải chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh,… để tạo điểm nhấn => nét riêng của phong cách ngôn ngữ báo chí. c/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: - Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,… - Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (bản tin, tin vắn, quảng cáo,…). Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt. - Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. 6/ Phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ a/ Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính: - Văn bản hành chính là văn bản đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…) - Chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. - Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Đặc điểm: + Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định + Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao + Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng. b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ hành chính: - Tính khuôn mẫu: Kết cấu 3 phần + Phần đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữTên cơ quan ban hành văn bản, dưới là số hiệu văn bảnĐịa điểm, thời gian ban hành văn bản + Phần chính: Nội dung chính của văn bản + Phần cuối: Chức vụ, chữ kí, họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quanNơi nhận - Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi. - Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân (nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…). Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,… Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà,... ******** Trên đây là hệ thống kiến thức các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản, bao gồm những kiến thức cơ bản về các loại phong cách chức năng ngôn ngữ lớp 12, cùng với đó là những ví dụ cụ thể mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(3)
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(2)
0 notes
Text
Hãy đến và học từ vựng tiếng Trung!!(4)
0 notes
Text
Nên học đại học từ xa trường nào tốt - Danh sách top 7 trường hiện nay
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc có thể học đại học mà không cần đến lớp? Elearning TNU sẽ giúp bạn hiện thực hóa điều đó. Cùng khám phá những lợi ích bất ngờ của hình thức học tập từ xa ngay hôm nay!
Ưu điểm của hình thức học đại học từ xa
Học đại học từ xa đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Hình thức học tập này mang đến nhiều lợi ích đáng kể so với hình thức học truyền thống. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật:
Linh hoạt về thời gian và địa điểm
Học mọi lúc, mọi nơi: Chỉ cần có một thiết bị kết nối internet, bạn có thể học tập bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu, phù hợp với lịch trình bận rộn của bản thân.
Tự do sắp xếp thời gian: Bạn có thể chủ động lên kế hoạch học tập, không bị gò bó bởi giờ giấc cố định của lớp học truyền thống.
Tiết kiệm chi phí
Giảm chi phí sinh hoạt: Bạn không cần phải di chuyển đến trường, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho ăn ở, đi lại.
Học phí cạnh tranh: Nhiều chương trình học từ xa có mức học phí ưu đãi hơn so với hình thức học truyền thống.
Tiếp cận kiến thức mới nhất
Nội dung học liệu được cập nhật thường xuyên: Các tài liệu học tập, bài giảng luôn được cập nhật để đảm bảo sinh viên được trang bị những kiến thức mới nhất.
Tương tác với cộng đồng học tập: Thông qua các diễn đàn, nhóm học tập trực tuyến, bạn có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những người cùng ngành.
Phù hợp với nhiều đối tượng
Người đi làm: Kết hợp việc học và làm việc một cách hiệu quả.
Người nội trợ: Cân bằng giữa việc chăm sóc gia đình và nâng cao trình độ.
Người ở xa các trường đại học: Tiếp cận được các chương trình đào tạo chất lượng mà không cần phải di chuyển xa.
Người có nhu cầu học tập đặc biệt: Người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn...
Bằng cấp được công nhận
Bằng cấp có giá trị pháp lý: Bằng tốt nghiệp từ các chương trình học từ xa được nhà nước công nhận, tương đương với bằng chính quy.
Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp: Với tấm bằng trong tay, bạn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí công việc phù hợp.
Các lợi ích khác
Môi trường học tập tương tác: Thông qua các công cụ trực tuyến, bạn có thể tương tác với giảng viên và các bạn cùng lớp một cách dễ dàng.
Tự học và rèn luyện kỹ năng tự quản: Học từ xa giúp bạn rèn luyện tính tự giác, kỷ luật và khả năng tự học.
Phát triển kỹ năng công nghệ: Việc sử dụng các công cụ học tập trực tuyến giúp bạn làm quen với các công nghệ mới.
Danh sách các trường đào tạo từ xa uy tín hiện nay
1. Đại học Thái Nguyên
Ưu điểm: Đa dạng ngành học, chi phí học phí hợp lý, hệ thống học tập trực tuyến hiện đại, có nhiều trung tâm đào tạo tại các tỉnh thành, thuận tiện cho người học.
Ngành tuyển sinh từ xa: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Tài chính ngân hàng, Luật Kinh tế, Thương mại điện tử, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử viễn thông.
2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Ưu điểm: Đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, viễn thông, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành, cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp.
Ngành tuyển sinh từ xa: Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin.
3. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ưu điểm: Đào tạo về các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chương trình học gắn liền với thực tiễn sản xuất, có nhiều cơ sở thực hành, trang trại.
Ngành tuyển sinh từ xa: Kinh doanh quốc tế, Công nghệ thực phẩm, Nông nghiệp công nghệ cao, Khoa học môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp.
4. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Ưu điểm: Chuyên đào tạo về các ngành kỹ thuật công nghiệp, đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế, cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu.
Ngành tuyển sinh từ xa: Kỹ thuật xây dựng, Quản lý Công nghiệp, Kinh tế Công nghiệp.
5. Học viện Tài chính
Ưu điểm: Chuyên đào tạo về tài chính, ngân hàng, kế toán, chương trình học gắn liền với thực tiễn, cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp.
Ngành tuyển sinh từ xa: Quản trị doanh nghiệp, Kế toán.
6. Trường Đại học Mở Hà Nội
Ưu điểm: Tiên phong trong việc đào tạo từ xa tại Việt Nam, đa dạng ngành học, từ khoa học xã hội đến kỹ thuật, học phí cạnh tranh, nhiều chương trình học bổng.
Ngành đào tạo từ xa: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Luật Kinh tế, Kế toán, Luật, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Anh, Thương mại điện tử, Quản trị khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
7. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ưu điểm: Chương trình đào tạo chuyên sâu về kinh tế, quản trị kinh doanh, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có nhiều nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất hiện đại, thư viện điện tử phong phú.
Các ngành từ xa: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Luật Kinh tế, Kế toán.
Xem chi tiết tại: https://elearning-tnu.edu.vn/nen-hoc-dai-hoc-tu-xa-truong-nao-tot/
0 notes