#Soạn Ngày cuối cùng của chiến tranh
Explore tagged Tumblr posts
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Cánh diều 10
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10, Tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, giúp học sinh có thêm những Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10 Tài Liệu Tiny Edu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, rất cần thiết và hữu ích. Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
tinmarpoke · 1 year ago
Text
2:00 11.11
Hôm nay, là ngày mình mạnh mẽ đối diện với sự thật nhất. Chưa bao giờ mình cảm thấy đau lòng và mất mát như vậy. Nhưng mà mình có đọc được 1 câu “Nếu bạn đánh mất đi 1 người, nhưng tìm lại chính bản thân mình, bạn vẫn là người chiến thắng”. Buồn cười ở chỗ, mặc dù thắng, mình chả nở lấy 1 nụ cười. Mình soạn đi soạn lại rất nhiều từ, làm sao để họ có thể đọc đc dễ hiểu nhất, vì họ ko thích cách mình “lại nhiều chữ nữa rồi đó”. Mình gửi đi, rồi lại thu hồi, rồi lại nhắn, rồi lại xoá. Mình vừa muốn một lần thự sự mạnh mẽ đối diện với thứ mình lo sợ nhất, vừa lại đấu tranh xem đó có thể sai lầm dẫn đến việc mình mất đi 1 chuyện tình thật đẹp. Nhưng mà mình chẳng thấy vui, cũng ko thể là chính mình khi ở cạnh họ. Mọi thứ trước giờ mình toàn vẽ ra thật đẹp làm chi, để rồi chính tay mình xoá bỏ hết. Mình nhớ chẳng lầm, ngày bắt đầu mình rung cảm, mình cũng viết rất nhiều ở đây, cũng ngờ ngợ rằng bản thân mình cũng đáng được yêu hay sao. Và cuối cùng kết quả vẫn như mình dự đoán. Cuối cùng mình vẫn là kẻ phải tự yêu lấy chính bản thân mình.
Thực sự, mình vẫn còn buồn lắm, rất buồn là đằng khác. Tâm trí mình đầy ắp những kỷ niệm, những lần ở cạnh nhau. Đến cả khi mình quyết tâm sẽ ko đọc tin nhắn của họ, hay ngay cả mình tính xoá cả ig vì k muốn thấy họ, mình vẫn ko làm đc. Mình cũng đau lòng khi thấy vấn đề của họ, nhưng mình k thể cứ vậy mãi, vì chẳng có ai chữa lành mình cả. Ít ra mình đã k mềm lòng mà trả lời họ. Mình biết họ không làm gì sai, đây cũng k phải là tình yêu độc hại, và thực sự nếu đi được cùng nhau, sẽ rất tuyệt vời. Nhưng mình cũng ko biết gì cả, ko biết liệu mình cược 1 canh bạc v, mình có cơ hội chiến thắng hay ko? Mình cũng k biết liệu nếu cả 2 có cho nhau khoảng không, thì cung đường nào sẽ là giao nhau, hay cuối cùng cũng chỉ là 2 đường song song ko bao giờ gặp.
Đừng hiểu lầm anh, a vẫn còn yêu em lắm, nhưng vì a nghĩ, có thể điều đó sẽ là điều tốt nhất e cần lúc này. Có thể a xuất hiện ko đúng thời điểm, lúc mà a chả giúp được gì cho em, lúc cuộc đời em nhiều rối rắm, nhưng kể cả trong những thứ e bận tâm đó, a chưa bao giờ hiện diện. A sợ mình ko thể hiểu được em, a cũng sợ mình là sự phiền phức bám lấy em, ko thể làm e mỉm cười khi e mệt mỏi. Nhưng mà trong thật tâm của anh, có thể a sẽ ổn, một ngày khác a sẽ được chữa lành, chỉ là k phải tối hôm nay. Và a cũng sẽ không quên được em, vì em là món quà mà a thật may mắn nhận được, chỉ là những thứ đẹp đẽ đôi khi lại kết thúc sớm quá. A còn chả biết sau cả những thứ a đã hết mình yêu, THỰC SỰ BIẾT YÊU, a còn có cơ hội được nhận lấy một hạnh phúc đời thường ở tương lai hay ko? Hay cả cuộc đời a sẽ chả bao giờ kiếm được ai đó đồng hành. A có hàng ngàn câu hỏi, những a nghĩ, a sẽ gửi nó vào bầu trời sao kia, ngắm nhìn nó là bước đi. Mong em thật hạnh phúc, giống như khoảng thời gian ở cạnh a lúc ban đầu. Mong em sẽ tìm được người làm em cười hay ở bên cạnh em lúc e buồn ngủ hay mệt mỏi vì những thứ áp lực ngoài kia. Mong em sẽ có thật nhiều bạn bè, những người sẽ hát mừng em vào ngày sinh nhật. Và a mong e đừng quên a, dù chỉ là 1 bóng hình hay 1 cái tên, mong e khi nhớ lại vẫn mỉm cười vì từng gặp a. 💌
IsluJ
3 notes · View notes
thptngothinham · 15 days ago
Text
Tham khảo những kiến thức cơ bản bài Tây Tiến - Quang Dũng do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tổng hợp kiến thức về bài thơ Tây Tiến cùng các bài văn mẫu liên quan.     Hệ thống kiến thức bài Tây Tiến - Quang Dũng do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp bao gồm toàn bộ kiến thức về tác phẩm này, từ tác giả, tác phẩm tới nội dung, nghệ thuật,... kèm theo đó là những bài văn mẫu hay nhất phân tích, bình giảng, cảm nhận bài thơ và các khổ thơ. Mời các em học sinh cùng tham khảo: Tổng hợp kiến thức bài Tây Tiến - Quang Dũng I. Tác giả - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ giàu chất nhạc, họa... - Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô.... II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm. - Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986) >> Xem lại các nội dung về tác giả, tác phẩm: Soạn bài Tây tiến 2. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng. 3. Nội dung 3.1. Đoạn 1: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ..... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. * Đoạn mở đầu bằng những dòng thơ chan chưa nối nhớ, lời thơ như chợt thốt lên đầy nhớ nhung và tiếc nuối: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” - Từ láy “chơi vơi”, hiệp vần “ơi” mở ra một không gian vời vợi của nối nhớ đồng thời diễn tả tinh tế một cảm xúc mơ hồ, khó định hình nhưng rất thực. - Điệp từ “nhớ” tô đậm cảm xúc toàn bài, không phải ngẫu nhiên mà nhan đề ban đầu của bài thơ tác giả đặt là Nhớ Tây Tiến. Nỗi nhớ trở đi trở lại trong toàn bài thơ tạo nên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi. Nỗi nhớ tha thiết, niềm thương da diết mà nhà thơ dành cho miền Tây, cho đồng đội cũ của mình khi xa cách chan chứa biết bao. * Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng. - Nhớ những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu những địa danh khi đi vào thơ Quang Dũng nó không còn mang màu sắc trung tính, vô hồn trên bản đồ nữa mà gợi lên không khí núi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và bí ẩn. - Nhớ con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Heo hút, sương lấp. Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời; Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ thứ ba tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi; ba dòng thơ liên tiếp sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn. - Nhớ những những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy biến thung lũng thành ‘xa khơi”. - Nhớ âm thanh “gầm thét” của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập vồ người mỗi khi chiều đến, đêm về.
Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnh thêm cảm giác hoang sơ của chốn “sơn lâm bóng cả cây già”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hóa được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữ dội. Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể. -> Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên. * Nỗi nhớ về đồng đội và những kỉ niệm trên đường hành quân: - Nhớ cái tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh “súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời”, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội. - Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không bi luỵ. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh gục bên súng mũ bỏ quên đời”. - Nhớ tình cảm quân dân giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc “Nhớ ôi… thơm nếp xôi”. Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạo mới. Nhớ ôi!- nỗi nhớ da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữa những con người miền Tây Bắc của tổ quốc với bộ đội kháng chiến. Nhận xét: Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nối nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình. >> Tham khảo: Phân tích 8 câu thơ đầu bài Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng đoạn thơ đầu bài Tây Tiến 3.2. Đoạn 2: : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ..... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. a. Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình - Đêm liên hoan được miêu tả bằng những chi tiết lãng mạn: + Đêm liên hoan như đêm hội giao duyên, đêm tân hôn của những cặp tình nhân (hội đuốc hoa) + Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong những bộ trang phục và vũ điệu vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, tình tứ. + Cái nhìn trẻ trung, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê sung sướng của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp phương xa. Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc,tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến b. Vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc - Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại. - Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là cái dáng mềm mại, uyển chuyển của các cô gái Thái trên con thuyền độc mộc. - Những bông hoa rừng cũng như đang đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ. - Những bông lau ven rừng như có hồn và gợi nhớ da diết. Xem thêm: Bình giảng đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng 3. 3. Đoạn 3: Bức tượng người lính Tây Tiến bất tử với thời gian Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng. - Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn: + Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Thân hình tiều tuỵ vì sốt rét rừng của người lính Tây Tiến : không mọc tóc, xanh màu lá
+ Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ: xanh màu lá, dữ oai hùm + Trong gian khổ nhưng: ~ vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “mộng qua biên giới” - mộng chiến công, khao khát lập công; ~ “mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch. Những hình ảnh thơ thể hiện tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính - những chàng trai ra đi từ đất Hà Nội thanh lịch. Những giấc “mộng” và “mơ” ấy như tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ để lập nên nhiều chiến công. - Vẻ đẹp bi tráng: + Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “Đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối. + Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. + Họ coi cái chết tựa lông hồng. Sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: “anh về đất”. + “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến. + Hàng loạt từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành… gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. => Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa. Tham khảo thêm các bài văn mẫu: Phân tích khổ thơ thứ ba bài Tây Tiến (Quang Dũng)Bình giảng đoạn thơ thứ ba bài Tây Tiến 3.4. Đoạn 4: đoạn thơ còn lại - Khẳng định vẻ đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến đối với thời đại và đối với lịch sử: + Vẻ đẹp tinh thần của người vệ quốc quân thời kì đầu kháng chiến: một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về. + Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến sẽ còn mãi với thời gian, với lịch sử dân tộc, là chứng nhân đẹp đẽ của thời đại chống thực dân Pháp. - Cụm từ người đi không hẹn ước thể hiện tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về. Hình ảnh đường lên thăm thẳm gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến. => Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọng điệu của cả 4 dòng thơ. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách. >> Xem thêm: Cảm nhận về khổ thơ cuối bài Tây Tiến 4. Nghệ thuật + Cảm hứng lãng mạn, bi tráng + Sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt + Kết hợp chất nhạc và họa. 5. Chủ đề: Qua bài thơ, Quang Dũng đó ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, dữ dội mà mĩ lệ của thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc của Tổ quốc, đặc biệt khắc vào thời gian một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa. Một số dạng bài văn liên hệ bài Tây Tiến với tác phẩm khác thường gặp: Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Đây thôn Vĩ DạSo sánh nỗi nhớ trong Tây Tiến và Việt Bắc được nhắc đếnSo sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt BắcSo sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt BắcHình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Tây Tiến và Từ ấy ********* Hy vọng hệ thống kiến thức về tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng mà THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp trên đây sẽ là tài liệu ngữ văn lớp 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
ctydhdlogistics · 2 months ago
Text
Lựa chọn đối tác vận chuyển hàng Trung Quốc thông minh
Trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử, vận chuyển đã vượt xa khỏi khuôn khổ truyền thống, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hiện đại. Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm đối tác vận chuyển không chỉ uy tín mà còn phải thông minh và hiệu quả. 💥 Lựa chọn sai lầm đồng nghĩa với việc bạn đang tự tay đẩy khách hàng đến với đối thủ cạnh tranh. Vậy đâu là giải pháp tối ưu cho bài toán vận chuyển đầy thách thức?
TẮC BIÊN TRUNG QUỐC XẢY RA KHI NÀO? Hàng hóa "đứng im" tại cửa khẩu, kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn, thiệt hại chồng chất… đã làm cho nhiều doanh nghiệp lo ngại khi nhắc đến tình trạng tắc biên Trung Quốc. Vậy, đâu là những thời điểm "nhạy cảm" thường xảy ra tình trạng này? DHD Logistics sẽ giúp bạn "bắt mạch" những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó chủ động phòng tránh và lên kế hoạch vận chuyển hiệu quả. 🔹 Cao điểm lễ, tết: Nhu cầu nhập hàng từ Trung Quốc vào các dịp lễ, tết luôn ở mức cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các tuyến đường biên giới quá tải, dẫn đến ùn tắc kéo dài. Hàng hóa có thể bị kẹt biên nhiều ngày, thậm chí cả tháng trời. 🔹Giai đoạn cuối năm: Cuối năm là thời điểm các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả. Thủ tục thông quan trở nên phức tạp và kéo dài hơn, tiềm ẩn nguy cơ tắc biên cao. 🔹Thay đổi chính sách: Mỗi khi chính sách thông quan thay đổi, quy trình kiểm tra và phê duyệt hàng hóa cũng thay đổi theo. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ách tắc tại cửa khẩu do các doanh nghiệp chưa kịp thích ứng. 🔹Dịch bệnh bùng phát: Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra tắc biên. Việc kiểm soát dịch bệnh đòi hỏi siết chặt thông quan giữa hai nước, khiến thời gian vận chuyển hàng hóa bị kéo dài. 🔹Mùa thu hoạch nông sản: Vào mùa thu hoạch, lượng xe container chở nông sản đổ về cửa khẩu tăng đột biến, gây áp lực lớn lên hoạt động thông quan và tiềm ẩn nguy cơ tắc nghẽn. 🔹Thiên tai, lũ lụt: Thiên tai, lũ lụt gây cản trở giao thông, vận chuyển, khiến tình trạng tắc biên thêm phần nghiêm trọng.
❌ Hàng hóa về trễ vì thủ tục thông quan rườm rà? ❌ Lo sợ rủi ro hư hỏng, thất lạc hàng hóa? ❌ "Ngán ngẩm" với chi phí vận chuyển "đội giá" phi lý? Đừng để những nỗi loấy trở thành rào cản ngăn cản doanh nghiệp của bạn bứt phá kinh doanh!
ĐỒNG HÀNH CÙNG THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
🤝 Hãy để DHD Logistics cùng bạn san sẻ gánh nặng, kiến tạo nên hành trình kinh doanh THUẬN LỢI - HIỆU QUẢ - AN TÂM! DHD Logistics CAM KẾT mang đến giải pháp vận chuyển "VÀNG" cho doanh nghiệp VIỆT - TRUNG: 🥇 Thủ tục nhanh chóng - hàng "bon bon" về kho: Đội ngũ chuyên viên DHD Logistics am hiểu luật lệ, giàu kinh nghiệm thực chiến sẽ thay bạn xử lý "gọn gàng" mọi thủ tục pháp lý, giấy tờ hải quan, đảm bảo hàng hóa thông quan nhanh chóng, về đích đúng hẹn. 🥇 Vững tin trên mọi nẻo đường: Hệ thống kho bãi hiện đại, quy trình vận chuyển chuyên nghiệp kết hợp cùng chính sách bảo hiểm hàng hóa toàn diện, DHD Logistics mang đến sự bảo vệ tối đa cho từng sản phẩm của bạn. 🥇 Minh Bạch - Tối Ưu - Tiết Kiệm: Theo dõi lộ trình đơn hàng 24/7, cập nhật thông tin liên tục, minh bạch cước phí, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí ẩn nào. DHD Logistics - lựa chọn "THÔNG MINH" cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
🤝 DHD Logistics - Đồng hành bền vững cùng thành công doanh nghiệp!
Hotline: 0973996659 Website: https://dhdlogistics.com/ Email: [email protected] Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.
0 notes
nguyencuuthaonguyen · 3 months ago
Text
Tumblr media
Ngủ dậy, xong TN mắc viết qua gòi, ảnh thì nhìuu trong máy nhưng khummun chờ chỉnh nữaa
Mình mơ ác mộng, mình thấy phải chạy tới chạy luii, nên nghe hơi mệt. Dậy xong, thấy sướng, ngoài trời dừ nóng xỉuu lun, toii quyết định đóng đô trong phòng chờ mát trời mới ra. Chiều ni lại lên Huế típ, xong tối về sửa soạn áo quần, mai dậy sớm đi trường ạ. Hành trình bắt đầu gòi đó elmm
Tự nhiên mình nghĩ, nếu mình thử cho mình một cơ hội nữa thì saoo. Chắc là mình vẫn được yêu thương nhỉ? Mình thấy hạnh phúc, đó là thật đúng hongg
Nhiều việc quá, TN đang tỉnh ngủ để mà theo. Sáng ni dậy sớm cực, cũng khum quá đáng sợ, thể lực của toii nếu không có balo thì toi nghĩ vẫn chiến được. Còn có balo thì khumm chắc, tại đi đường nhiều đồ quá, tới lúc nghe mệt là sẽ thấy siuu nặng lun. Luôn dặn lòng, phải tiết chế lại, cái gì thiệt sự cần thiết mới nên mang theo thoii ạ
Cả tuần gòi mình mới được nghỉ ngơi một xíu. Đúng là mong cuối tuần nhìu nhìu, giữ sức thoii chơ đi chơi nhìu cũm mất sức nghen. Nốt tuần sau học xong thì sẽ dễ thở hơn một xíu, xong tuần sau nữa mình lại đi khám phá thế giới nghenn
..
TN mới đi về. Vẫn nghe hơi mệt xíuu. Chắc là mình tranh thủ làm sớm nghỉ sớm, kẻ chuẩn bị bắt đầu típp một tuần dài gòi ạaaaaa
Tự nhiên nghe cũng lăn tăn, xong gòi thoii. Thấy zay là đủ gòi, mình còn bận cho những việc khác nữa. Theo được thì theoo, hong được thì thui ạ, sao phải làm khó chính mình làm gì. Thêm một việc, bớt một việc, ngày trôi qua nhanhh nhé. Em đang mong trở thành dáng vẻ mình mong muốn, chậm một chút cũng hongsao. Cúi cùng hạnh phúc là được
Chúc elm ngủ siuu ngon nghen
0 notes
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Cánh diều 10
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10, Tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, giúp học sinh có thêm những Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10 Tài Liệu Tiny Edu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, rất cần thiết và hữu ích. Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
Hướng dẫn phân tích bài Tây Tiến của Quang Dũng với những gợi ý hay và bài văn mẫu đặc sắc giúp em đạt điểm cao khi làm bài văn phân tích Tây Tiến Tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Tây Tiến sau đây sẽ giúp các bạn cảm nhận đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả Quang Dũng muốn gửi gắm thông qua bài thơ. Cùng phân tích từng câu thơ, từng chi tiết quan trọng của bài thơ để thấy hình ảnh một Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng gắn liền với vẻ đẹp kiêu hùng của bức chân dung người lính. Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. I. Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến Xem thêm: Sơ đồ tư duy Tây Tiến full các dạng bài từ phân tích, cảm nhận, hình tượng người lính Tây tiến,... 1. Tác giả Quang Dũng a) Tiểu sử cuộc đời - Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957, một nghệ sĩ đa tài thuộc thế hệ thơ tài năng, trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám. - Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long và sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây. - Sau Cách mạng tháng Tám, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, công tác ở phòng Quân vụ Bắc bộ, sau đó trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu Khu II. - Sau khóa học Trường bổ túc trung cấp quân sự ở Sơn Tây, ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai và được cử làm Phó đoàn võ trang tuyên truyền Lào - Việt. - Cuối 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III và xuất ngũ năm 1951 - Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. - Ông mất ngày 13 - 10 - 1988 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. - Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. b) Sự nghiệp văn học - Sự nghiệp thơ của Quang Dũng cùng thời với những tên tuổi vang bóng như Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên… - Quang Dũng là người đi nhiều, viết nhiều, thực tế từ những chuyến đi đã là mạch nguồn sáng tạo cho Quang Dũng trong các lĩnh vực làm thơ, viết văn, vẽ tranh, làm nhạc. - Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. - Các tác phẩm chính: Mùa hoa gạo (tập truyện ngắn, 1950),  tập thơ Bài thơ sông Hồng (1956), Rừng biển quê hương (1957), Đường lên châu Thuận (bút kí, 1964), Làng Đồi đánh giặc (hồi ký, 1976), Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988),... c) Phong cách sáng tác - Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. + Quang Dũng là một hồn thơ đậm màu sắc lãng mạn: Ông tiếp thu ảnh hưởng của Thơ mới lãng mạn trên nhiều phương diện (cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, nỗi buồn sâu thẳm tự bên trong, chất nhạc, chất họa trong thơ, sự tự do của hình thức biểu hiện...) + Nỗ lực đưa hiện thực đời sống và chất tự sự vào thơ: bối cảnh của chiến tranh, những mất mát, hy sinh, vất vả của người lính, của nhân dân, những ngõ gạch bị đập bỏ, những ngôi làng bị tàn phá, những người em mất nhà, mất cửa, những người lính hy sinh “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, một em gái “mê sảng sốt hồng đôi má” trong một quán nước nghèo bên đường... + Sự kết hợp hài hòa giữa lãng mạn và hiện thực, giữa cổ điển và hiện đại, giữa thơ và nhạc, họa, sự giản dị mà tài hoa trong ngôn ngữ. - Ngoài làm thơ, ông còn viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Bài hát Ba Vì do ông sáng tác đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến thời bấy giờ. Chân dung nhà thơ Quang Dũng - tác giả của "Tây Tiến" 2. Tác phẩm Tây Tiến a) Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1947 là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều học sinh, sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập từ đó với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào.
Sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thì thành lập nên Trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu; ngồi ở đơn vị mới Phù Lưu Chanh (Hà Đông) ông đã cho ra đời bài thơ Tây Tiến. - Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986) với tiêu đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến. b) Giá trị nội dung và nghệ thuật - Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. - Đặc sắc nghệ thuật: Cảm hứng và bút pháp lãng mạn mang đậm chất bi tráng, sử dụng ngôn từ đặc sắc, kết hợp chất nhạc và chất họa, nhịp thơ linh hoạt. c) Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến - Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội thành lập vào đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. - Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của đoàn quân Tây Tiến cùng với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng, với đồng đội từng chung gian khổ vui buồn và những sinh hoạt thắm tình đồng đội, tình quân dân. - Nhan đề còn gợi lên chân dung của người lính Tây Tiến, những người anh hùng với vẻ đẹp hào hùng và rất đỗi hào hoa. 3. Bối cảnh sáng tác Tây Tiến a) Bối cảnh lịch sử - Chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954): "Tây Tiến" được sáng tác trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, khi quân đội Việt Nam đang chiến đấu gian khổ trên chiến trường Tây Bắc. - Cuộc hành quân Tây Tiến (1948): Bài thơ được viết dựa trên trải nghiệm thực tế của tác giả Quang Dũng khi tham gia đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị thiện chiến của quân đội Việt Nam được lệnh tiến vào Tây Bắc để mở rộng chiến trường, tiêu diệt quân Pháp, bảo vệ biên giới phía Tây. Quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm như địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, quân địch mạnh... b) Bối cảnh xã hội - Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, hy sinh vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam lên đến đỉnh cao. - Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, quân đội và nhân dân Việt Nam vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin vào chiến thắng cuối cùng. - Cuộc kháng chiến chống Pháp đã tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. c) Bối cảnh cá nhân tác giả - Quang Dũng là một nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, ông trực tiếp tham gia chiến trường Tây Tiến, chứng kiến những mất mát, hy sinh của đồng đội. - Những trải nghiệm chiến trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn ông, tạo nên chất liệu cho sáng tác "Tây Tiến". - Sự kết hợp giữa lí tưởng cách mạng và tình cảm cá nhân: Bài thơ thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước và tình cảm cá nhân, sự tiếc thương, nhớ nhung của tác giả dành cho đồng đội. => Bối cảnh lịch sử, xã hội và cá nhân nói trên của Quang Dũng đã tạo nên một bức tranh bi tráng, hào hùng về cuộc chiến tranh và con người Tây Tiến. "Tây Tiến" là minh chứng cho sức mạnh của nghệ thuật, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, lòng dũng cảm, sự hy sinh cao cả của con người trong thời chiến. Bài thơ đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. d) Khái quát về đoàn quân Tây Tiến - Tây Tiến là binh đoàn chủ lực của quân đội ta thành lập thời đầu chống Pháp (1947) nhằm mở cuộc hành quân lên Tây Bắc, phối hợp với quân đội Lào chống thực dân Pháp. Tây Tiến là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, lập những chiến công hiển hách góp phần vào việc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược khỏi ba nước Đông Dương. Nhiệm vụ của đoàn binh ấy là “đi tới những miền chưa có bóng cờ của quân đội Việt Nam, gây cơ sở, gây cảm tình với Nhân dân ở những nơi mà quân đội của khu chúng ta sắp phải hoạt động”.
- Khi trở lại đồng bằng sông Hồng, trung đoàn Tây Tiến (lúc này còn gọi là trung đoàn 52) lại tiếp tục giao chiến ác liệt với các lực lượng lính Âu Phi tinh nhuệ, được trang bị các loại vũ khí hạng nặng và có không quân yểm trợ. Những trận đánh vang dội ở Yên Ninh, Yên Thổ, chợ Cầu Đôi, chợ Cổng, chợ Tầm Phương, Hạ Đồng... - Lính Tây Tiến chủ yếu là những thanh niên Hà thành, trong đó có cả những học sinh sinh viên đang còn lứa tuổi học tập đã phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết để tham gia chống giặc ngoại xâm. Họ mang theo thơ và đàn ra chiến trường trong khi chưa biết bắn súng. Có binh sĩ chế độ cũ, có cả dân anh chị ở Hải Phòng và những thanh niên dân tộc trước đó chỉ biết nương rẫy. Ngoài một số ít đã được huấn luyện, đa số tân binh còn chưa biết cách cầm súng. Tuy nhiên, trải qua nhiều trận mạc trên đường hành quân, trung đoàn Tây Tiến đã trở nên thiện chiến và trở thành lực lượng đáng gờm đối với quân Pháp. - Cuộc sống nơi rừng núi heo hút, hoang dã với nhiều thiếu thốn, vất vả mà lại phải hành quân qua nhiều địa hình hiểm trở, chiến sĩ ta phần đông từ đồng bằng, thành phố lên, lần đầu hoạt động trên chiến trường rừng núi, không quen với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt của vùng cao nên phần lớn sau cuộc hành quân là ốm đau, kiệt sức, đã có rất nhiều chiến sĩ hi sinh bỏ mình lại với rừng già hoang vắng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ vừa đi vừa phải chống chọi với cơn sốt rét. Có đại đội đến 70% quân số bị đau ốm mà thuốc chữa bệnh lại không có. Tuy điều kiện vất vả nhưng cũng đem đến cho họ những cảm xúc lãng mạn. Những người lính Tây Tiến mang theo cuộc hành quân gian khổ ấy những hành trang của tuổi thanh niên học đường thơ mộng. - Việc ăn uống của đoàn quân hầu hết dựa vào bản làng đồng bào dân tộc sống dọc đường hành quân. Nhưng bữa đói nhiều hơn bữa no, vì bản làng ở núi rừng thời ấy rất thưa thớt và đa phần nghèo khổ. Ngoài việc giúp bác sĩ quân y, đội nữ y tá Tây Tiến còn lo cả chuyện nấu ăn cho thương bệnh binh vì không có anh nuôi. 4. Một số nhận định về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến Dưới đây là những nhận định của các tác giả, nhà phê bình văn học về nhà thơ Quang Dũng và bài Tây Tiến mà các em có thể trích dẫn trong bài phân tích của mình: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế”. (Nhà thơ Anh Ngọc) “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”. (Nhà thơ Xuân Diệu) "Quang Dũng là một trong những người đàn anh có ảnh hưởng lớn đến sáng tác đối với lớp nhà thơ tiếp nối. Mặc dù Quang Dũng đã đi xa nhưng những vần thơ còn mãi." (Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim) "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó." (Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp) "Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến"."Cái độc đáo của Quang Dũng đã giúp ông "không lẫn vào đâu được. Ngay cả bài thơ "Tây Tiến" có những bập bềnh, nhưng rồi chính từ những chỗ ngỡ khác lạ với một thời cụ thể lại sống mãi với mọi thời. Quang Dũng đã giác ngộ cho tôi rằng hành trình sáng tạo có thể là độc hành trong một gia đoạn nào đó, nó có thể chưa được tiếp nhận ngay nhưng chính sự độc đáo lại là cái còn mãi." (Nhà thơ Vũ Quần Phương) "Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn". (Nhà thơ Vân Long) “Tây Tiến là sự tiếp tục của
một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bị lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này” (Vũ Thu Hương, "Vẻ đẹp văn học cách mạng") II. Phân tích bài thơ Tây Tiến 1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc a) Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội: - Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi; - Sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân: "sương lấp đoàn quân mỏi" - Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên... dốc lên” gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh. -> Vẻ hoang sơ và bí mật, hùng vĩ và oai nghiêm của núi rừng. - Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó. - Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng. => Núi non trùng điệp, hiểm trở, dốc núi, vực sâu với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn... đều là những cảnh tượng lạ lẫm đối với những chàng trai Hà thành. - Sự de dọa của thú dữ ở vùng thấp và tối: Hình ảnh nhân hóa “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc. - Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự trắc trở, ghập ghềnh của địa hình. b) Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình - Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm ả. - Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai Pha Luông...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. + Mưa rừng nhìn từ đỉnh núi với những ngôi nhà bồng bềnh trong biển mưa. + Hình ảnh "cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi" ấm áp, yên bình mang cảm giác chạnh lòng nhớ về gia đình. - Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc: + Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ” + Con người lao động bình dị, mộc mạc: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật duyên dáng, đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. c) Vai trò của hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ - Vừa là bối cảnh vừa là nhân tố góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng, hào hùng của con người Tây Tiến. Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc tạo nên sự tương phản với cuộc sống chiến tranh khốc liệt, gian khổ của người lính làm nổi bật thêm vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của con người Tây Tiến, sự hy sinh cao cả của họ cho độc lập tự do của đất nước. - Cung cấp chất liệu, nguồn cảm hứng cho Quang Dũng sáng tác nên những hình ảnh thơ đẹp và âm hưởng da diết. 2. Bức chân dung người lính Tây Tiến a) Chân dung hiện thực người lính Tây Tiến - Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã, khốc liệt của chiến tranh: + "đoàn binh không mọc tóc": Những cơn sốt rét rừng làm tóc họ không thể mọc + "quân xanh màu lá": da họ xanh như lá cây, gầy guộc, tiều tụy cũng vì sốt rét rừng. - Tính cách anh hùng, nét oai phong, dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng: + “dữ oai hùm”: hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí của người lính Tây Tiến, chí khí của họ vẫn như con hổ nơi rừng xanh. -> Những người lính Tây Tiến sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất mạnh mẽ chứ không hề yếu. b) Tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến - Giữa núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, người lính Tây Tiến vẫn tìm thấy vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình: + Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, bao trùm khiến không gian trở nên mờ ảo, như hư, như thực. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy + Thiên nhiên như có linh hồn, hay
cũng chính là ẩn dụ của vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con người miền Tây trên sông nước mênh mông: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ - Chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương, gia đình, người yêu với tất cả tình cảm sâu nặng: + Lấy hình bóng người thương là những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp trong giấc mơ làm động lực chiến đấu: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Tinh thần lạc quan, yêu đời trong hoàn cảnh chiến tranh: Đối mặt với hiểm nguy, cái chết cận kề, người lính Tây Tiến vẫn giữ được tinh thần bất khuất, kiên cường và niềm tin vào ngày mai tươi sáng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Nguồn gốc của tâm hồn lãng mạn: + Tuổi trẻ, nhiệt huyết: Người lính Tây Tiến đa phần là thanh niên, trí thức trẻ, mang trong mình khát vọng cống hiến, lý tưởng cao đẹp. + Tình yêu quê hương đất nước: Tình yêu quê hương đã trở thành động lực để người lính Tây Tiến vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ: Núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ đã khơi dậy trong lòng người lính những cảm xúc lãng mạn, bay bổng. => Góp phần làm nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, giúp người lính vượt qua khó khăn, gian khổ đồng thời tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ. c) Lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả - Ý chí sẵn sàng hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho tổ quốc: Trong cuộc hành quân gian khổ và chiến đấu ác liệt nơi miền Tây hiểm trở, người lính Tây Tiến đã không tiếc máu xương, cống hiến tuổi tr��� của mình, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. + “rải rác biên cương mồ viễn xứ” + “chẳng tiếc đời xanh” - Sự hi sinh cao cả: + Hy sinh về thể xác: Người lính Tây Tiến phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, bệnh tật và cả cái chết nơi chiến trường: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi" "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" + Hy sinh về tinh thần: Xa gia đình, người yêu, sống trong cảnh thiếu thốn, hiểm nguy, người lính Tây Tiến vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, không nao núng, không lùi bước. + Hy sinh cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng tư: Họ chấp nhận gác lại những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ để lên đường chiến đấu, bảo vệ đất nước. - Xem nhẹ cái chết, sự hi sinh như trở về với đất mẹ yêu thương: + “anh về đất”: sự ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. + “áo bào”: cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa được nhà vua ban tặng áo bào khi thắng trận trở về. + "Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu. => Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có những nét lãng mạn, hào hoa, vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc. - Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc: + Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đoàn quân Tây Tiến, còn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh “thăm thẳm một chia phôi”: “Tây Tiến người đi không hẹn ước" + Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả luôn gửi lại nơi đoàn quân Tây Tiến và vùng rừng núi Tây Bắc: "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy  Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.” Hình ảnh người lính Tây Tiến 3. Chủ đề chính của Tây Tiến - Ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của con người Tây Tiến: + Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với tâm hồn lãng mạn, yêu đời, khao khát chinh phục thiên nhiên, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm. + Dù chiến tranh khốc liệt, người lính Tây Tiến vẫn giữ vững niềm tin, lòng dũng cảm, luôn hướng về chiến thắng. + Người lính Tây Tiến chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước, dù phải hy sinh cũng không ngần ngại. - Tưởng nhớ, tôn vinh những hy sinh cao cả của các chiến sĩ: + Bài thơ thể hiện sự tiếc thương, nhớ nhung của tác giả dành cho những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh. + Qua hình ảnh những người lính Tây Tiến hy sinh, bài thơ còn nhấn mạnh sự hy sinh cao cả của họ vì tổ quốc. - Bày tỏ tình cảm yêu quê hương đất nước: + Qua hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, qua cuộc sống chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến, bài thơ thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.
+ Bài thơ còn là niềm tự hào về sức mạnh của dân tộc Việt Nam, về sự kiên cường, bất khuất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. III. Giá trị nội dung và nghệ thuật Tây tiến Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: a) Giá trị nội dung - Khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng. - Xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, lãng mạn trên chặng đường hành quân gian khổ b) Giá trị nghệ thuật - Hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi, kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn - Ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm, đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm... - Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa… - Vần điệu, nhịp thơ linh hoạt, tạo nên sự độc đáo cho bài thơ - Giọng điệu thơ khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng… » Đọc thêm: Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Để làm được một bài văn phân tích hay và sâu sắc, ngoài việc nắm chắc cách làm dạng văn phân tích và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cần phân tích, các em cần đọc tham khảo nhiều bài văn mẫu hay để có thêm những góc phân tích mới mẻ về bài thơ cũng như mở rộng thêm vốn từ ngữ khi trình bày. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích Tây Tiến do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được gửi tới các em tham khảo. IV. Bài văn mẫu đạt điểm cao phân tích bài thơ Tây Tiến Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung vời Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến như sau: Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu; ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông) anh viết bài thơ Tây Tiến. Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là một đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá sang tận Sầm Nưa (Lào) rồi vòng về qua miền tây Thanh Hóa. Những nơi này lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ. Những người lính Tây Tiến phần đông là thành niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả những học sinh, sinh viên (Quang Dũng thuộc vào số này). Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ dẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thành lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn. Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng. Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ. Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc.
Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi luỵ. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. Chất lãng mạn hòa hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngay từ khi ra đời, Tây Tiến đã được lưu truyền rộng rãi trong bộ đội và những người yêu thơ. Nhưng sau đó, do quan niệm có phần đơn giản và ấu trĩ nên bài thơ này bị coi là mộng rớt, có những rơi rớt của tư tưởng lãng mạn ành hùng kiểu cũ. Vì vậy, trong một thời gian khá dài, Tây Tiến ít được nhắc đến. Mãi tới thời kì Đổi mới, trong xu hướng nhìn nhận lại các giá trị văn học, bài thơ Tây Tiến mới được khôi phục lại vị trí của nó trong lịch sử văn học. Bài thơ gồm bốn đoạn thơ, mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến; những kí ức, những kí niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sống động và người đọc có cảm tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong những hồi tưởng ấy. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian: Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ; khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày,... liên tiếp xuất hiện những câu thơ sau: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có họa (thi trung hữu họa). Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Đọc câu thứ tư, có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Bốn câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại (câu thứ tư toàn thành bằng). Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại như xoa mát cả khổ thơ. Sự trùng điệp của núi đèo miền Tây trong bài thơ Tây Tiến làm gợi nhớ đến mấy câu thơ trong Chinh phụ ngâm: “Hình khe thế núi gần xa, - Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”. Còn sự hoang vu và hiểm trở của nó lại gợi nhớ tới câu thơ trong bài Thục đạo nan của Lý Bạch: “Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh” (Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên). Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên đất lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch), những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu có nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện hình nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miền tây tổ quốc. Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ: Nhớ ôi Tây Tiến thơ lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói còn nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền tây. Cảnh núi rừng hoang vu hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền tây. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng cũng được bộc lộ rõ nhất trong đoạn thơ này. Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh ấy, người ấy được hiện lên trong một khoảng thời gian làm nổi lên rõ nhất vẻ lung linh, huyền ảo của nó: cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang. Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực. Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng miền Tây Bắc bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến. Nếu cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây ngất, thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (“có thấy hồn lau nẻo bến bờ”). Ông không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật. Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cảnh đẹp, của cõi mơ và của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hòa quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Với
ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng "đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng". Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng (ở đoạn một) và duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ của miền Tây Bắc (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến xuất hiện vời một vẻ đẹp đầy chất bi tráng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xành màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng hòa quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp bi tráng - thần thái chung của cả bức tượng đài. Thơ ca thời kì kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài Đồng chí đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Còn Tố Hữu, khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài Cá nước với những hình ảnh thật cụ thể: “Giọt giọt mồ hôi rơi, - Trên má anh vàng nghệ” cũng không quên ảnh hưởng của thứ bệnh quái ác đó. Quang Dũng trong Tây Tiến không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao của người lính. Chỉ có điều, tất cả những cái đó qua ngòi bút của ông không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. Những cái đầu không mọc tóc của những người lính Tây Tiến đâu phải là hình ảnh ly kì, giật gân, sản phẩm của trí tưởng tượng xa rời thực tế của nhà thơ mà chứa dựng một sự thực nghiệt ngã. Những người lính Tây Tiến, người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh nhau giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc, trọc đầu. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những còn hổ nơi rừng thiêng. Sự oai phong lẫm liệt ấy còn được thể hiện qua ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ. Những người lính Tây Tiến qua ngòi bút của Quang Dũng, không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương (“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”). Như vậy, trong khổ thơ này, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của hình tượng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “Rải rác bên cương mồ viễn xứ”, mặt khác chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”). Họ có vẻ tiều tụy, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Cái bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm (anh về đất) và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ thứ ba này
trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ, một lần nữa, tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng: Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thắm một chia phôi. Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy. Nguồn: Sưu tầm Tài liệu tham khảo - https://vanhocnghethuat.quangngai.gov.vn/i751-nhung-ket-hop-sang-tao-doc-dao-tao-nen-suc-hap-dan-trong-tho-quang-dung.aspx - http://vannghequandoi.com.vn/dong-chay/danh-gia-toan-dien-su-nghiep-va-vi-tri-van-hoc-su-cua-quang-dung_12699.html - https://vhnt.org.vn/quang-dung-va-nhung-bai-tho-bat-hu/ - https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/van-hoc-viet-nam/tay-tien-phan-tich-chi-tiet/43413073 "Bài thơ Tây Tiến không chỉ là bài thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ Quang Dũng, nó còn là niềm vinh dự, thành 'phiên hiệu' nổi tiếng của một trung đoàn bộ đội. Bài thơ đã khắc vào bia đá, bia tưởng niệm các liệt sỹ và ghi chiến tích trung đoàn 52 Tây Tiến dựng ở Mai Châu."(Nhà thơ Vân Long) » Xem thêm: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây TiếnBình giảng đoạn thơ đầu bài Tây Tiến Với những hướng dẫn chi tiết trên đây, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài văn phân tích bài thơ Tây Tiến hay và đầy đủ nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều bài Văn mẫu 12 hay được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
dieukhacsaigon · 4 years ago
Text
Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền gồm những gì? - Điêu Khắc Sài Gòn ART
Người Việt Nam chúng ta luôn có phong tục thờ phụng tổ tiên. Cũng chính vậy mà mâm cơm cúng ngày giỗ lại trở nên vô cùng quan trọng với con dân đất Việt. nó không chỉ là một nét văn hóa, một sự truyền thống mà còn là cách mà chúng ta bày tỏ tình yêu và sự tôn kính với tổ tiên.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Mâm cơm mỗi vùng là mỗi một bức họa khác nhau
Cách làm mâm cơm cúng giỗ 3 miền Bắc, Trung, Nam
Tùy vào từng vùng khác nhau mà mâm cơm cũng có sự thay đổi ít nhiều. Đa phần, chúng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của nét văn hóa tại địa phương ấy cũng như tính cách con người mà ra.
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Có thể nói, miền đất truyền thống, cổ điển của chúng ta chính là miền Bắc. Con người nơi đây cũng vô cùng thanh tao và nhã nhặn. Cũng chính vì vậy mà trong từng món ăn luôn tô đậm nét mặn mà, đằm thắm. Sự tinh tế được thể hiện rõ trong từng họa tiết làm người ăn cảm giác mặn nồng nhưng lại vô cùng bình dị, chân chất.
Thông thường mâm cơm cúng ngày giỗ của miền Bắc sẽ bao gồm đầy đủ các món mặn, kho, rau, xào, canh,... nhưng chủ yếu thường thấy vẫn là: cơm trắng, xôi gấc được ăn kèm với giò, chả. Tiếp đó là một con gà luộc được làm cẩn thận và  miến xào lòng gà. Những món ăn này toát lên đầy đủ bản tính thanh lịch, tao nhã của người dân miền Bắc.
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Sau miền Bắc, ta đi đến vùng eo hẹp nhất nước ta, chính là miền Trung. Nơi đây quanh năm thiên tai, người dân gặp nhiều trắc trở. Cũng chính vì thế mà sự quật cường cũng như bản tính thật thà đã là điểm nhấn cho họ.
Các món trong mâm cơm cúng giỗ được chia theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên/ nướng.
Món ăn trong mâm cơm cũng giỗ miền trung thường thấy như sau:
Đối với món canh
Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh củ hầm thịt bò.
Canh măng xương.
Canh bún giò hay lòng gà.
Đối với món luộc
Thịt heo luộc
Thịt gà luộc
Thịt vịt luộc.
Đối với món xào
Đậu cove xào
Su su xào
Khoai tây chiên
Xào thập cẩm
Đối với món chiên, nướng
Tôm chiên
Cá chiên
Thịt heo chiên
Chả giò chiên.
Ngoài ra, qua nhiều năm tháng cùng với sự ảnh hưởng của lối sống nơi cung đình đã làm cho món ăn cũng như con người nơi đây thêm phần quyến rũ, thướt tha mà cách làm mâm cơm cúng ngày giỗ cũng thêm phần cầu kỳ hơn.
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Cuối bản đồ là vùng đất anh hung. Nơi mà chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ. Do sự ảnh hưởng nhiều của lối sống phương tây mà người Nam có phần phóng khoáng, tân thời hơn so với hai vùng Bắc, Trung.
Tuy nhiên, điều đó không làm cho tình đoàn kết của dân tộc bị hao hụt mà còn thêm phần nồng thắm. C��ng như tính cách nên mâm cơm của đại đa số người miền Nam không quá cầu kỳ nhưng vẫn đủ đảm bảo đủ để dân cho ông bà.
Mỗi khi nhớ lại đều là những kí ức vui vẻ bên người thân
Các món ăn phổ biến trong mâm cơm cũng giỗ ở Miền Nam:
Món kho thường là thịt kho, cá lóc kho với nước dừa.
Món luộc là thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng.
Món hầm là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông.
Món xào bao gồm các món như thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải hoặc tôm xào.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Không nêm nếm thức ăn hay ăn thử các món ăn cúng giỗ.
Trên mâm cơm cúng ngày giỗ tuyệt đối không đặt các món gỏi, sống hay thức ăn có mùi tanh, hôi; đây được xem như sự bất kính với ân trên.
Không dâng lên có các món ăn làm từ cá mè, cá sông.
Mâm cơm cúng phải được đặt riêng và bày cẩn thận trên những bát đĩa mới, tránh sử dụng chung với chén đĩa dùng hằng ngày.
Tuyệt đối không dùng đồ đóng hộp hay đại loại như các món ăn đặt sẵn bên ngoài.
Những cột mốc giỗ quan trọng trong gia đình
Ngoài một mâm cơm thịnh soạn thì chúng ta cũng không nên quên đi những dấu mốc quan trọng để không làm sai bất kì một nghi thức nào trong những ngày này.
Ngày giỗ tiểu đường (giỗ đầu)
Đây là ngày giỗ đầu tiên sau một năm ngày mất của người đã khuất do đó mà không tránh khỏi sự đau buồn vẫn còn, không xóa được. Trong ngày này, người ta vẫn thường hay tổ chức trang trọng không kém gì mấy so với ngày để tang năm trước và điểm nổi bật là con cháu vẫn mặc trang phục để bày tỏ nỗi xót thương, đau lòng.
Ngày giỗ đại tường (giỗ hết tang)
Sau hai năm, có lẻ nỗi đau thương đã lắng xuống nhưng ngày giỗ của bậc ân trong vẫn luôn quan trọng. Qua cột mốc năm thứ hai thì ngày giỗ được xem là ngày giỗ sau ngày người đã mất hai năm và vẫn được tính trong thời kỳ mang tang. Do vậy mà thời điểm này chúng ta vẫn không nên lơ là.
Sau khi đã bày biện đầy đủ thì con cháu bắt đầu thắp hương như lời mời ông bà dùng bữa
Ngày giỗ thường (ngày giỗ từ 3 năm trở đi)
Trong lễ giỗ này thì bậc con cháu chỉ mặc thường phục và không còn khóc lóc như trước. Đương, lúc này khách được mời tới cũng sẽ đông và rộng rãi hơn. Mâm cơm cúng giỗ cũng vì vậy mà thoải mái và không cần cầu kì quá nhiều nhưng vẫn phải chắc chắn đầy đủ các món:mặn, kho, xào, luộc, cạnh.
Bài văn khấn cúng giỗ
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).
Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.
Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………
Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long th���nh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ngay tại mâm cơm, mọi người cười nói, trò chuyện
Bạn thấy đấy, ngày giỗ là một ngày vô cùng quan trọng của người dân đất Việt ta. Cũng chính vì vậy mà mâm cơm cúng ngày giỗ cũng không kém phần trang trọng. Đậy được xem như một tình yêu thương, tôn kính với bậc sinh thành, bậc ân trên.
Nguồn bài viết: http://bit.ly/3cqgRHy
1 note · View note
hermosasola · 5 years ago
Photo
Tumblr media
VÌ SAO MÌNH THÍCH IU?
Đúng một tuần kể từ ngày đầu tự cách ly tại nhà, cũng là ngày “ăn chơi” cuối cùng trước khi chính thức bắt tay vào xử lý mớ bài tập chất đống. Một tuần cách ly cũng là một tuần với đủ trạng thái cảm xúc lên xuống, những thứ cảm xúc mà khi nó mới xuất hiện đã rất muốn ngôn từ hóa thành những đoạn văn kể lể thở than, nhưng đến hôm nay khi cảm xúc đã xuôi bớt, thì cũng chả muốn nói về nó làm gì nữa. Mọi thứ vẫn ổn, thế giới vẫn xoay vần, và dù vẫn nằm giữa tâm dịch, nhưng đến nay cảm xúc có vẻ không còn “dữ dội” như trước nữa.
Những ngày cách ly vừa qua của mình diễn ra hệt nhau: Tưởng buồn chán mà lại thi thú, tưởng sung sướng mà lại cô đơn. Hôm nay cũng vậy, sáng dậy sớm đến thư viện thấy lòng khoan thai và đầy năng suất. Chiều về bị hủy đơn trà sữa buồn rười rượi nằm dài đến tối. Tối đến không chịu nổi quyết ngồi dậy dọn sạch phòng ngủ, đóng gói dần đồ đạc cho đợt chuyển nhà ba tuần tới, tiện xuống dọn luôn bếp, lên xem lại một loạt video của IU, thấy thảnh thơi thật sự. Rồi tí tắt đèn đi ngủ hẳn là sẽ lại thấy cô quạnh đôi chút, nhưng có lẽ đó là cách tất cả chúng ta vận hành cảm xúc rồi. Cũng như điều mà Raphina nói trong Sing Street: “Life is happy-sad”.
Quay lại với IU, chà, câu nói đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mình luôn quay lại với IU khi muốn được vỗ về bất cứ thứ cảm xúc nào. Bỗng nhớ đến phản ứng của phần lớn bạn bè người quen khi biết mình thích IU: Ừ thì không nghĩ mình thích IU. Họ nghĩ gu âm nhạc của mình sẽ là Avril Lavigne hay The Beatles (và đúng là mình có nghe cả hai), còn IU là kiểu người nhu mì, dễ thương, “bubbly”, thật chả liên quan gì đến “vibe” của mình, vậy tại sao mình lại thích chị ấy? Để hôm nay mình sẽ trả lời câu hỏi này nha!
1. Bản tính của mình đã thay đổi
Đúng là suốt những năm cấp ba, và cho đến tận năm hai Đại học, IU không tồn tại trong kho nhạc của mình. Không chỉ IU mà cả K-pop nói chung luôn. Những năm đầu Đại học mình theo xu hướng indie-grunge chính hiệu nha. Mình sẽ nghe The Smiths, Nirvana, thậm chí Van Halen cũng chơi. Mình sẽ viết những bài post deep shit trên Tumblr lúc 4h sáng, và ảnh instagram của mình sẽ luôn chỉnh full grain. Tuy nhiên, nói thật là mental health lúc đó của mình không được tốt lắm, mình thường lo lắng, trằn trọc, bất an không ngủ được cho đến sáng.
Thế rồi đợt đầu năm ba, tức tầm tháng 09/2017, mình bỗng nghe được bài chủ đề trong album mới cùng tên của IU, Palette. Phải nói là những năm cấp hai mình đã biết đến IU rồi, cực thích hẳn hoi, nhờ có Dream High và show Heroes cười banh hàm. Lên cấp ba thì mình ngừng nghe K-pop hoàn toàn. Thế nhưng buổi chiều tháng 09 đó, bài hát đó, chứa đựng một điều gì hút mình cực mạnh ngay từ lần nghe đầu tiên. Có lẽ là giai điệu nhẹ nhàng, là giọng hát trong trẻo đặc trưng của IU, cũng có lẽ là lời bài hát như dành riêng cho mình: “I like it, I’m truly fine. I think I know myself a bit better now”. Hay cũng có lẽ là bởi phần rap của G-Dragon: “Things are hard because you’re young...You’re not a grownup, nor a child. You’re just you.” Chẳng cần biết chính xác lý do là gì, chỉ biết rằng mình chính thức lọt hố IU từ đó. Mình quay lại nghe hết một lượt toàn bộ các album của IU, xem các bài phỏng vấn, các show thực tế mà IU tham gia. Dần dần mình cũng trở lại với K-pop. Và cứ như thế mình thấy tâm trạng mình tốt hơn. Mình vui vẻ, yêu đời hơn, cũng không còn bị trằn trọc mất ngủ mỗi đêm nữa. K-pop nói chung và IU nói riêng đã vực mình dậy, và dù đó có là những giai điệu “thị trường” hay những lời hát vô nghĩa đi nữa, thì mình cũng chẳng quan tâm, vì nó “ý nghĩa” với cảm xúc của mình.
2. Nhưng IU không chỉ là những giai điệu “thị trường” và những lời hát vô nghĩa
Càng tìm hiểu sâu về IU, mình càng thấy IU thực chất không hề đi xa so với “phong cách” của mình, và việc mình bị thu hút bởi chị ấy là điều vô cùng tự nhiên. Bởi IU mang trong mình chất nghệ sĩ riêng, không thể bị hòa lẫn hay gói gọn trong bất kỳ “dòng nhạc” nào. Nhạc của IU có những bài hát đầy trẻ trung như Good Day hay You and I, những bài mang đậm màu sắc Jazz như album Modern Times, những bài đầy chất “dị” như Red Queen hay Zeze, và những bản nhạc nhẹ nhàng tựa lời hát ru như Knees hay Through The Night. Nhưng nếu nghe đủ nhiều, những bài hát đó đều có “màu” của IU. Đặc biệt từ album ChatShire, IU đảm nhiệm luôn vai trò Producer và chịu trách nhiệm viết lời cho gần như tất cả các bài hát trong album của mình. Những bài hát từ đó không chỉ có “màu” của IU, mà còn có cả câu chuyện của IU trong đó. Đó có lẽ là một trong những điều mình thấy đặc biệt nhất. Bởi gần như nghe bài hát nào, mình cũng có thể nghiền ngẫm lời và tự nhủ: “Đây là những cảm xúc thật của IU. Ồ, IU đã có những cảm xúc như thế này đây.”
Và những điều mà IU muốn truyền tải không phải là những thông điệp đầy to tát, chẳng phải về chiến tranh, hòa bình hay nhân loại, chỉ đơn giản là những cảm xúc của bản thân. Nếu trong Twenty-three, IU bị giằng xé bởi quá chừng những mong muốn trái ngược nhau, vừa muốn mãi là trẻ con, lại vừa muốn thành thiếu nữ. Vừa muốn kiếm tiền, nhưng không, lại muốn đắm chìm trong tình yêu. Thì Palette tới vào hai năm sau đó như một câu trả lời cho IU của tuổi 23: IU giờ đã biết mình muốn gì, thích gì, chị đã hiểu thêm đôi chút về bản thân, và chị có thể nói rằng chị thật sự ổn. Trong điện ảnh, đây được xem là sự phát triển nhân vật. Còn ở đây, mình thật sự được thấy từng bước trưởng thành của IU, và mình tin có rất nhiều người cũng thấy được bản thân mình trong đó. IU đem lại cảm giác gần gũi, relatable?, và mình trân trọng điều đó.
3. IU chẳng bao giờ làm mình thôi tự hào
IU là một nghệ sĩ mà khi bạn hâm mộ, bạn sẽ chẳng bao giờ hết lý do để mà tự hào. Lớn lên trong đủ đầy, bỗng chốc một ngày gia đình IU rơi vào phá sản, các thành viên bị chia cắt, IU phải về Jeju sống với bà. Những ngày tháng khó khăn của hai bà cháu lại biến IU thành một con người đầy tình cảm và sự cảm thông. IU yêu bà rất nhiều. Trong 12 năm hoạt động, số lần IU khóc trên sóng truyền hình đếm chưa hết năm đầu ngón tay, trong đó có một lần, khi mới 18 tuổi, IU đã khóc vì nhớ bà. Knees, thánh ca ru ngủ của mình, cũng là bài hát IU viết về bà trong một đêm không ngủ được:
“When my head rests on your lap, brush my hair like when I was young.
If I fall asleep under your warm hands, please let me stay a while.
Don’t wake me, I’m going to sleep tight.”
Ra mắt khi mới 15 tuổi, sau 12 năm, IU trở thành một huyền thoại của Hàn Quốc ở tuổi 27. Thông thường ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc, sự nổi tiếng của một ca sĩ thần tượng sẽ hạ nhiệt sau trung bình từ 5-7 năm. Nhưng độ phủ sóng của IU chưa từng giảm mà ch��� có tăng. Giờ đây cũng chẳng mấy ai gọi IU là ca sĩ thần tượng nữa, mà là một nghệ sĩ thực thụ rồi.
3.1. Tài năng
Vào điểm mấu chốt của sự tự hào đây: Tài năng IU có thừa. Vừa là ca sĩ, nhà soạn nhạc, người viết lời lại kiêm nhà sản xuất âm nhạc. Mỗi album làm ra từ 2015, IU vừa quyết định chủ đề, thông điệp, hình ảnh, nghệ sĩ hợp tác, trực tiếp xử lý từng bài hát trong album, viết lời và đương nhiên là thể hiện bài hát. Vì thế nên như mình nói, nhạc của IU có cái hồn của IU.
Đối với IU, lời bài hát mang ý nghĩa rất lớn, vì đó là cảm xúc thật của chị. Khi được yêu cầu phải lựa chọn hi sinh giữa giai điệu hoặc lời bài hát, IU đã không chút ngần ngại chọn hy sinh giai điệu. Lời bài hát phải được giữ trọn vẹn ý nghĩa của nó. IU không viết được nhanh và nhiều, nhưng mỗi lời hát viết ra đều được chăm chút rất kỹ. Khi viết lời cho Dear Moon, nhạc phim My Mister, IU đã viết cả một bài văn dài bốn trang nói lên những suy nghĩ của bản thân về ánh trăng tròn, trước khi đúc kết nó thành lời bài hát.
Bên cạnh âm nhạc, IU còn lấn sang nghiệp diễn xuất. Mình sẽ không nói nhiều về diễn xuất của IU, vì mình cũng mới chỉ xem vài sản phẩm của chị, và bản thân mình cũng biết diễn xuất của IU chưa thật sự xuất sắc. Nhưng để được nói thì mình thích cách IU chọn lựa kịch bản: Những kịch bản mang chiều sâu tâm lý, ẩn đâu đó những bài học về tình người là điều mình nghĩ IU đang cố hướng đến trong những tác phẩm của bản thân. Bên cạnh đó, những kịch bản mà gần đây IU lựa chọn không quá tập trung vào tình yêu đôi lứa. Trong My Mister, đó là tình người, là sự ấm áp, chân thành của những người xung quanh, tuy xa lạ nhưng đủ để sưởi ấm trái tim đã nguội lạnh của một đứa trẻ mồ côi phải mưu sinh từ nhỏ như Jian. Trong Hotel Del Lune, đó là niềm tin vào thế giới hậu cái chết, vào sự tồn tại của một khách sạn dành riêng cho người đã khuất, để họ có thể thực hiện nốt những dự định chưa thành khi còn sống, trước khi bước lên thiên đường mà không còn điều gì nuối tiếc. Bộ phim cũng giống như một lời an ủi dành cho những người ở lại. Trong Persona, series phim ngắn của Netflix, mỗi tập thể hiện một khía cạnh con người khác nhau của chính IU, qua đó nói lên rằng mỗi con người đều được tạo nên bởi nhiều mặt tính cách. Quả thật những kịch bản mà IU đã chọn đều vô cùng thú vị và mang tính thử nghiệm cao, không bị dập khuôn. Đã để lại tiếng tăm nhất định với vai trò diễn viên kể từ sau My Mister, mình mong IU sẽ ngày càng chắc tay hơn nữa trong diễn xuất.
3.2. Sự quả quyết
Khi ra mắt album ChatShire, IU nhận chỉ trích không ít vì cái chất “dị” và những cáo buộc album có nội dung sai lệch, mang tính ấu dâm. Để giải thích về điều này có lẽ là quá dài, ai tò mò có thể tự tìm đọc. Nói chung những lời nhận xét đó đã tác động đầy tiêu cực đến IU. Sau hai năm, IU trở lại với một album “nhẹ nhàng”, trầm lắng hơn là Palette, được công chúng đón nhận hơn, nhưng chị chưa từng thôi tự hào về ChatShire. Album duy nhất được đặt nơi góc phòng chứa những đồ vật có ý nghĩa nhất với IU, luôn được nhắc đến với chứa chan tình cảm. IU cũng hứa hẹn với fan rằng nhất định sẽ ra ChatShire 2.0 một ngày không xa. Phải nói rằng album đầu tay dưới cương vị nhà sản xuất lại thất bại là một gáo nước lạnh tạt vào cái tôi nghệ sĩ của IU, nhưng mình tự hào vì IU đã tin vào bản thân và bảo vệ cho đứa con của mình đến cùng.
IU nhẹ nhàng trong tính cách, nhưng quả quyết trong sự nghiệp. ChatShire là một minh chứng cho điều đó. IU biết mình muốn gì và cần phải làm gì. IU biết cách thể hiện thái độ mà không cần phải trực tiếp nói ra, ví như qua lời bài hát của Bbibbi hay Red Queen chẳng hạn. Khi dính phải những cáo buộc ấu dâm, IU không cố gắng giải thích hay biện minh điều gì, chỉ đơn giản là xin lỗi vì những phiền phức mình đã gây ra. Thời điểm đó, IU giữ im lặng tuyệt đối, chỉ có một số nghệ sĩ lên tiếng bênh vực IU, như Yoon Jong Shin, người bóng gió chia sẻ rằng, một người nghệ sĩ sẽ phải chấp nhận việc những tác phẩm của họ được tự do diễn giải bởi người nghe, bởi đó là giá trị của sự sáng tạo; họ không thể nào làm gì khác được. Tuy không lên tiếng, nhưng ba năm sau đó, IU cho ra đời Bbibbi, với những ca từ cảnh cáo đối phương: “Đừng vượt qua ranh giới. Bởi chúng ta chẳng hiểu gì về nhau. Bởi chúng ta chẳng nợ nhau điều gì.” Chỉ vậy thôi có lẽ là đủ để bày tỏ quan điểm rồi. Mặc dù vậy, mình cũng thích cả khi IU lên tiếng công khai luôn. Khi bị tố mua nhà với mục đích đầu cơ, IU đã trực tiếp lên Instagram phản pháo, khẳng định rằng: “Tôi nghĩ rằng các bạn phải cố gắng lắm để phê phán tôi nghe sao cho có lý nếu muốn tất cả mọi người mất lòng tin ở tôi.” Thật sự đọc những dòng đó mà mình hả hê quá trời, hehe.
Bên cạnh quả quyết với những gì mình tin tưởng, IU còn quả quyết trong sự nghiệp, thể hiện ở cách mà chị có những bước đi rất riêng trong nghệ thuật, ví như việc tôn vinh các tiền bối và những bài hát bất hủ của họ. IU có hai album remake lại những bài hát nổi tiếng của Hàn Quốc những thập niên trước, được hòa âm lại cho hợp gu nhạc của giới trẻ ngày nay, và thật sự được công chúng đón nhận rất nhiệt tình. Kết nối các thế hệ âm nhạc với nhau, thể hiện sự kính trọng đối với các bậc tiền bối, thật sự là một bước đi vô cùng khôn ngoan của IU.
3.3. Nhân cách
Nhân cách của một người đôi khi cần cả một đời minh chứng. Nhân cách của một người nghệ sĩ trên màn ảnh lại càng mong manh hơn. Mình chẳng thể khẳng định mình hiểu rõ con người IU, hay thậm chí là bất kỳ ai, nhưng qua những mối quan hệ mà IU vẫn gìn giữ được đến cho ngày hôm nay, mình ít nhất có thể khẳng định IU là người sống có tình nghĩa. Quản lý, stylist, và cả vệ sĩ của IU, đã sát cánh cùng IU từ những ngày đầu ra mắt, tức cho đến nay đã được 12 năm. Lee Jong Hoon là nhạc sĩ làm việc cùng IU từ những ngày tháng thực tập, cho đến nay vẫn là đồng sản xuất mọi album của IU, và là người hiểu IU nhất trong âm nhạc. Nhà soạn nhạc Kim Eana là người viết lời cho Good Day năm 2010 và gần đây nhất là Dear Name năm 2017, là người dạy IU viết lời cho bài hát. IU và bạn thân, diễn viên Yoo Inna, quen nhau từ show Heroes năm 2010, và làm bạn cho đến bây giờ. Hai người hiện đang sống ở hai căn hộ chung cư sát vách nhau luôn. IU Team mỗi người đều đã làm việc chung với IU ít nhất 3 năm, và ở họ là một thứ tình cảm khăng khít, không một ai muốn rời đi. Nói tóm lại, những mối quan hệ lâu năm của IU cho mình thấy được, có lẽ IU cũng phải có nhân cách như thế nào, để những người xung quanh không bỏ IU mà đi.
4. Cuối cùng, một điều nhỏ nhặt thôi, mình đồng cảm với IU
Tham gia show thực tế Nhà trọ Hyori, IU xuất hiện với hình ảnh một cô gái lóng ngóng, hậu đậu, hay ngồi đờ ra nhìn vô định, thích ăn đồ ngọt, và thích những bộ quần áo rộng thùng thình lỗi mốt. Chẳng phải một IU hào nhoáng trên sân khấu, một IU ngấu nghiến thanh socola trở thành một điều gì đó thật thân thuộc, tựa như cô bạn cùng lớp ngờ nghệch. IU thích những bộ quần áo rộng thùng thình, thích những nơi thanh tịnh và yên tĩnh, thích sự bình yên trong tâm, đó là một số những điều mình thật sự cảm thấy đồng cảm với IU và khiến mình nhận ra: “IU có những sở thích thật sự giống mình”. Đặc biệt, trong một tập của Nhà trọ Hyori, IU có nói với Hyori rằng, điều mà chị ám ảnh nhất, đó là duy trì được sự điềm tĩnh (composure). IU luôn nhắc nhở bản thân không được để cho cảm xúc đi quá giới hạn; khi cảm xúc lên quá cao, hay xuống quá thấp, IU sẽ luôn tìm cách đưa nó trở lại điểm cân bằng. Đó là lý do khiến IU rất khó khăn để khóc hay bị cuốn đi bởi cảm xúc, bởi chị đã quá quen với việc giữ cho bản thân bình tĩnh rồi. Mình thật sự rất, rất thấu hiểu điều này. Bởi mình cố gắng rất nhiều để không quỵ lụy, nên khi động tới chia sẻ cảm xúc, mình trở nên vô cùng gượng gạo.
Mình còn đồng cảm với IU ở rất nhiều phương diện, và rất nhiều điều nhỏ nhặt khác không thể kể hết được. Phần này thật sự là phần khó để viết thành lời nhất, vì nó hoàn toàn thuộc về cảm xúc của mình đối với IU. Có điều gì đó trong cô gái nhu mì, nhỏ nhắn này đem lại cảm giác thật mạnh mẽ nhưng cũng thật cô đơn (như lời bài hát Lee Hyori viết cho IU: “She has round eyes that look surprised, but somehow she seems to be sad”), thật đậm chất riêng nhưng cũng thật giản dị, không hào nhoáng. Tất cả tạo nên một IU mà mình tin là có một không hai. Không một nghệ sĩ nào có thể đem lại cho mình những xúc cảm tương tự như cách IU đã làm.
Lời kết
Thật sự lúc mới bắt đầu viết những lời này, mình không nghĩ mình sẽ viết được nhiều như thế. Chỉ từ một tối ngồi xem IU, thấy IU thật đẹp như một nàng công chúa khi mặc chiếc váy trắng hát Dear Name trong concert, mình quyết định sẽ viết những điều mình thích về IU. Những điều đấy hóa lại thành một bài diễn văn như này. Có nhiều điều mình chưa nhớ ra, cũng có những cảm xúc không lột tả được hết thành lời. Nhưng có một điều chắc chắn, tất cả những gì mình viết ở trên đều là những suy nghĩ chân thành của mình về IU, và đều là những lý do khiến mình yêu mến cô gái bé nhỏ hơn mình 4 tuổi này. Mình viết những điều này mong mọi người hiểu rõ hơn những điều tốt đẹp làm nên con người IU, và biết đâu lại đem lòng yêu mến IU giống như mình. Hoặc có lẽ, mình chỉ đơn giản là đang cố chuyển hết những suy nghĩ trong đầu thành câu chữ mà thôi, vì cũng nào ai có thể biết và đọc được những lời này đâu phải không. Dù thế nào cũng đều tốt cả.
Lời cuối cùng, chúc mọi người ngủ ngon, giữ gìn sức khỏe, thực hiện cách ly thật tốt trong đợt dịch bệnh này nha. Bình tĩnh, tự tin, nghe nhạc IU, chiến thắng đại dịch!
6 notes · View notes
webtuhoc · 5 years ago
Text
About Web Tự Học
Webtuhoc.net là nơi chia sẻ những kiến thức kỹ năng mà Kevin Huynh tự học được như đầu tư Forex, cách xây dựng một trang web và kiếm tiền từ nó, cách SEO website, Tiếng Anh giao tiếp và bất cứ kỹ năng gì mà Kevin học được.
Những kiến thức trên Web Tự Học sẽ được được trình bày một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, thực chiến nhất. Giúp người đọc hiểu vấn đề từ gốc đến ngọn. Quan trọng nhất là để bạn có thể áp dụng những kiến thức đó vào thực tế.
1. Học để làm gì? Lý do ‘Web Tự Học’ ra đời
Quan điểm của Kevin là, Học không phải để hiểu biết rồi tranh luận qua lại, cãi tới cãi lui cho tốn thời gian cuộc đời, chẳng ai nể trọng cả.
Học cũng không phải để làm quan, mà học là để làm việc, để ứng dụng vào cuộc sống. Học mà không hành thì việc học trở nên vô nghĩa.
Có lẽ khoảng thời gian Kevin thay đổi về suy nghĩ và nhận thức nhất là khoảng thời gian sắp tốt nghiệp ra trường. Nỗi sợ thất nghiệp, nỗi sợ mình phải làm gì để xin được việc.
Trong một lần vô tình xem bản mô tả chi tiết công việc cho người chưa có kinh nghiệm hoặc 1 năm kinh nghiệm của một công ty nọ. Mình cảm thấy shock khi gần như chẳng có kỹ năng nào mà mình được học ở trường cả. Có lẽ nào hệ thống giáo dục Việt Nam đã quá lỗi thời và không còn giá trị nữa.
Do đó Kevin không bao giờ coi trọng những kiến thức ở trường lớp và luôn tự tìm tòi cho mình những kiến thức mới mẻ ở bên ngoài thế giới rộng lớn kia.
Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ biết cách tự học cả. Kevin nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng:
Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ quan trọng hơn nhiều là do mình tự học lấy.
Kevin đã phải mất nhiều thời gian để xóa bỏ những ảo tưởng, những sai lầm và những suy nghĩ lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng thời gian ở nhà trường.
Đó cũng là lý do ‘Web Tự Học’ được lập ra nhắm chia sẻ những kiến thức mà Kevin đã tự học được, và đúc rút lại cho mình. Giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức hơn. Không phải tự mày mò và đi vào vết xe đ�� như Kevin ngày xưa.
2. Thế nào là người học thức? Cách truyền tải nội dung của ‘Web Tự Học’
Khi nghĩ đến học thức người ta thường nghĩ đến những người học sâu hiểu rộng, lý luận uyên thâm. Sở hữu vài cái bằng cử nhân, học hàm học vị này kia. Nhưng Kevin lại cho là không.
Kevin có nhiều anh bạn cũng học hành rất chi là này nọ. Cứ động đến bất cứ vấn đề gì thì họ lại thao thao bất tuyệt, tranh luận dữ dội, vung tay múa chân như một diễn giả chuyên nghiệp. Nhưng khi bắt tay vào làm, thì lại làm như mèo mửa, chán không thể tả được.
Kevin cũng thấy vài ông tiến sĩ hay thạc sĩ triết học tâm lý học gì đó, nhưng lại có cách ứng xử với những người xung quanh còn tệ hơn cả người thường.
Nếu để ý quan sát, bạn sẽ nhận thấy những người mà Kevin nói, họ xuất hiện gần như xung quanh chúng ta.
Họ chỉ “học” mà không có “hành”. Học là để biết, biết để mà làm. Biết, mà chưa làm được, cũng chưa được gọi là “biết”. Cái tình trạng giáo dục của xã hội Việt Nam ngày nay có lẽ đều do những bộ óc “học thức nửa mùa” ấy gây nên?
Thế thì, “học” và “học thức” là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này Chữ “học thức” nên dành cho những người biết ứng dụng những điều mình đã học vào cuộc sống. Do đó, học nhiều và học thức không giống nhau.
Thường thì chúng ta hay đánh giá con người theo bằng cấp của họ. Những bằng cấp ấy đa phần là những bằng cấp trí nhớ: ai nhớ giỏi thì người đó học giỏi. Tóm lại theo quan điểm của Kevin.
Người học thức không cần phải biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.
Đó cũng là phương châm xây dựng nội dung của ‘Web Tự Học’. Tất cả đều sẽ dựa trên nguyên lý 80/20 và minimalism (chủ nghĩa tối giản)
Mọi thứ sẽ được truyền đạt một cách dễ hiểu nhất, ngắn gọn, súc tích nhất. Tập trung vào 20% kiến thức cốt lõi, để tạo ra 80% giá trị.
3. Học cái gì và học như thế nào? Nội dung của ‘Web Tự Học’
Đối với Kevin Việc học không phải để hiểu câu chữ khó, bài toán mẹo, giải nghĩa một câu văn của một tác giả nào đó đã mất (cảm thụ văn học lớp 5), ngâm thơ, đối qua đối lại. Như vậy chẳng có ích gì cho cuộc sống cả
Câu trả lời của Kevin cho câu hỏi trên là
Học những môn học ứng dụng được trong cuộc sống
Kevin sẽ liệt kê một số môn học mà bạn nên học và cũng chính là nội dung mà web tự học muốn truyền tải trong thời gian tới.
Về Tin Học cơ bản
Học Word để biết cách soạn thảo văn bản cơ bản. Học cách đánh máy 10 ngón để tăng tốc độ đánh máy, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp,
Học Excel để biết cách ghi chép sổ sách kế toán, lọc dữ liệu. Và nhiều ứng dụng to lớn khác của Excel nữa.
Về Kinh tế
Học cách vận hành của nền kinh tế, Cách đọc báo cáo tài chính, đầu tư tài chính như: Chứng Khoán, Forex, Bitcoin.
Học cách quản lý chi tiêu cá nhân để biết cách phân bổ dòng thu nhập vào những mục tiêu cuộc đời
Về Ngoại Ngữ
Tiếng Anh luôn luôn là thứ ngôn ngữ quan trọng nhất mà bạn cần phải đầu tư. Lợi ích của nó là vô cùng to lớn mà không gì có thể diễn tả được. Nó đem lại cho bạn sự tự tin vô cùng lớn, để có những bước tiến dài trong cuộc đời
Về cách kiếm tiền
Học cách kiếm tiền trên mạng, bắt đầu từ việc học cách tạo một website với WordPress. Rồi tiếp đến là học SEO từ khóa để nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn. Cách chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo. Đây chính là mấu chốt để bạn có thể có được một cuộc sống tự do về tài chính.
Tức là bạn kiếm tiền từ chính website của mình, mà không cần phải đi xin việc bất cứ công ty nào nữa. Hoặc ít ra bạn có thêm một nguồn thu nhập nữa, giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn.
4. Lời cuối của Web Tự Học
Những điều mà Kevin muốn nói về sự tự học cũng đã khá đầy đủ rồi. Giờ là lúc bạn hãy khám phá mọi ngóc ngách của Webtuhoc.net để tìm ra cho mình những kiến thức phù hợp cho bản thân bạn nhé.
MY WEBSITE: https://webtuhoc.net
FACEBOOK: https://www.facebook.com/webtuhocnet
TWITTER: https://twitter.com/webtuhoc
LINKEDIN: https://www.linkedin.com/in/webtuhoc/
PINTEREST: https://www.pinterest.com/webtuhoc/
FLICKR: https://www.flickr.com/people/webtuhoc/
1 note · View note
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Cánh diều 10
Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10, Tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, giúp học sinh có thêm những Soạn bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh – Cánh diều 10 Tài Liệu Tiny Edu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh, rất cần thiết và hữu ích. Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
brandddstory · 5 years ago
Text
1001 Câu chuyện thương hiệu | Lotus Speech 莲花演说
//
writen by ZHOU Junjun
Tumblr media
第一个故事
男人拖着疲倦回到家,妻子问:“怎么这么晚回来?是不是外面有人了?”
男人忽然感到非常愤怒地对妻子说:“你怎么这么不理解我?”
第二天,他们去民政局换了一本证……
Câu chuyện đầu tiên
Người đàn ông kéo về nhà mệt mỏi, vợ hỏi: "Sao anh về muộn vậy? Có ai ở ngoài không?"
Người đàn ông đột nhiên cảm thấy rất tức giận và nói với vợ: "Tại sao anh không hiểu em nhiều như vậy?"
Ngày hôm sau, họ đến Cục Nội vụ để đổi lấy chứng chỉ ...
 第二个故事
课后,老师对学生说:“如果再是这个成绩,我会劝你转校了,跟上你会很吃力。”
回家,母亲拿着试卷恨铁不成钢地指责孩子说:“再过一年高考了,你看你该怎么办,你看考得上哪个学校,你看你将��该怎么办!怎么这么不争气呢。”
晚间补习,补习老师说:“怎么教了这么多遍,你就是做不对呢?”
当晚,学生从补习老师家一跃而下,当场死亡,他才十六岁……
Câu chuyện thứ hai
Sau giờ học, giáo viên nói với học sinh: "Nếu lại học lớp này, tôi sẽ khuyên bạn chuyển đến trường. Sẽ rất khó để theo kịp bạn."
Về nhà, người mẹ buộc tội đứa trẻ bằng một bài kiểm tra ghét sắt thép và nói: "Sau một năm thi đại học, bạn nghĩ bạn nên làm gì? Chiến đấu vì nó. "
Vào buổi tối, gia sư nói, "Tại sao bạn dạy nó nhiều lần đến mức bạn không làm đúng?"
Đêm đó, học sinh nhảy từ nhà của gia sư và chết ngay tại chỗ. Anh ta chỉ mới 16 tuổi ...
Tumblr media
第三个故事
十年寒窗苦读,他是有名的学霸,名企招聘会上,面试官对他说:“介绍下你自己。”
他说:“啊……嗯……我……我叫……”
面试官说:“对不起,请下一位。”
走出门,他靠着墙蹲下,把简历撕得粉碎……
Câu chuyện thứ ba
Sau mười năm học tập chăm chỉ, anh ta là một con bò trường nổi tiếng. Tại các cuộc phỏng vấn với các công ty nổi tiếng, người phỏng vấn nói với anh ta, "Giới thiệu bản thân."
Anh ta nói, "À ... ờ ... tôi ... tôi ..."
Người phỏng vấn nói: "Tôi xin lỗi, làm ơn tiếp theo."
Bước ra khỏi cửa, anh ta cúi người vào tường, xé sơ yếu lý lịch của mình thành từng mảnh ...
 第四个故事
团队准备整整一月,精心编制各种节目,终于迎来了万众期待的年会。
董事长在员工热情的掌声中缓步走上讲台,举起话筒方才发觉演讲稿落在座位上,他望着台下黑压压的人群,一双双亮晶晶的眼睛,忽然觉得呼吸急促,头冒冷汗,双脚发抖……
他不禁往讲台中间挪了挪,这一挪,却不小心把话筒掉到了地上,台下一下子热闹起来,传来闷声的笑声。
他完全慌了神,已不记得演讲稿的内容,有些尴尬地弯下腰捡起话筒咳了两声说:“哈哈,大家,吃好,喝好!谢谢!”
然后像逃荒般地窜下台回到座位,连忙拿起纸巾擦拭满头汗水,剧烈的心跳声在耳畔久久不能散去……
Câu chuyện thứ tư
Nhóm đã chuẩn bị cho cả tháng, biên soạn cẩn thận các chương trình khác nhau và cuối cùng đã mở ra cuộc họp thường niên rất được mong đợi.
Chủ tịch chậm rãi bước lên bục giảng với những tràng pháo tay nồng nhiệt của nhân viên, và giơ micro trước khi nhận ra bài phát biểu rơi xuống ghế. Anh nhìn đám đông dưới sân khấu, đôi mắt sáng ngời, và đột nhiên cảm thấy khó thở và mồ hôi lạnh trên đầu. Chân bạn đang run rẩy ...
Anh ta không thể không di chuyển đến giữa bục giảng, nhưng điều này vô tình làm rơi micro xuống đất, và khán giả vỡ òa và nghe thấy tiếng cười bịt miệng.
Anh ta hoàn toàn hoảng loạn, và không thể nhớ nội dung bài phát biểu. Anh ta cúi xuống một cách ngượng ngùng, cầm micro và ho hai lần: "Haha, mọi người, ăn ngon, uống tốt! Cảm ơn!"
Sau đó chạy trốn khỏi sân khấu như chạy trốn, trở về chỗ ngồi, nhanh chóng lấy khăn giấy và lau mồ hôi, nhịp tim mãnh liệt không thể biến mất trong một thời gian dài trong tai tôi ...
 第五个故事
商业路演现场,他拿着一个团队整整一个月不眠不休做出的商业计划书,已经有20万高粘度粉丝,信心十足。
当话筒递到他手上,投资人说:“请用三句话说明你的项目。”
他说:“呃……我们做的是……是……”
投资人说:“谢谢,请下一位。”
他黯然坐下,合作伙伴们都黯然低下了头,拍了拍他的肩膀,起身离去……
Câu chuyện thứ năm
Tại roadshow thương mại, anh ấy đã tổ chức một nhóm các kế hoạch kinh doanh mà anh ấy đã làm việc trong cả tháng và có 200.000 người hâm mộ có độ nhớt cao rất tự tin.
Khi micro được chuyển cho anh ta, nhà đầu tư nói: "Hãy giải thích dự án của bạn trong ba câu."
Anh ta nói, "Uh ... những gì chúng ta làm là ... vâng ..."
Các nhà đầu tư nói, "Cảm ơn bạn, xin vui lòng tiếp theo."
Anh buồn bã ngồi xuống, tất cả các đối tác đều cúi đầu buồn bã, vỗ vai anh, đứng dậy và rời đi ...
 第六个故事
古有贾诩一句话引起百年战乱,亦有张仪三寸不烂之舌抵百万雄狮。
历史由人演绎,社会由人诠释,生活由人改变。
今天,当我们面对各种繁琐,各种误解,各种质疑,各种矛盾,各种委屈,我们都说,这是人造成的。
蓦然回首,三省吾身,这是——沟通——造成的!
Câu chuyện thứ sáu
Vào thời cổ đại, những lời nói của Jia Yi đã gây ra một trăm năm chiến tranh và lưỡi không thối ba inch của Zhang Yi đã đến với một triệu con sư tử đực.
Lịch sử được giải thích bởi mọi người, xã hội được giải thích bởi mọi người, và cuộc sống được thay đổi bởi mọi người.
Ngày nay, khi chúng ta đối mặt với tất cả các loại tẻ nhạt, tất cả các loại hiểu lầm, tất cả các loại nghi ngờ, tất cả các loại mâu thuẫn, tất cả các loại bất bình, tất cả chúng ta đều nói rằng điều này là do con người gây ra.
Đột nhiên nhìn lại, ba tỉnh là cơ thể của tôi, đây là - gây ra giao tiếp!
 第N个故事
..........
Câu chuyện thứ n
..........
  “莲花演说”源自“舌灿莲花,口吐莲花”,主要形容人口才好,口齿伶俐,能言善道,有如莲花般的美妙。莲花,也有纯洁,正直,吉祥之意。古月今心取“莲花演说”,意其一是人若有纯洁正直的心,逢人多说吉祥的话,这样人们便会心生欢喜,人事顺利,性格也就乐观包容,命运也就更加舒顺。意其二,公众演说,能够能言善道,犹如莲花般的美妙。
"Lời nói hoa sen" bắt nguồn từ "hoa sen lưỡi, hoa sen nhổ". Nó chủ yếu mô tả dân số, nói rõ, có thể nói tốt, và đẹp như hoa sen. Hoa sen cũng có nghĩa là sự tinh khiết, toàn vẹn và tốt lành. Gu Yuejin lấy "bài diễn văn hoa sen". Một trong những lý do là nếu mọi người có một trái tim thuần khiết và chính trực và nói những lời tốt lành mỗi lần, mọi người sẽ vui mừng trong lòng, mọi thứ sẽ trôi chảy, tính cách của họ sẽ lạc quan và khoan dung hơn, và số phận của họ sẽ còn hơn thế nữa. Shushun. Thứ hai, các bài phát biểu trước công chúng có thể nói chuyện tử tế, giống như một bông hoa sen.
 在这个科技日新月异的时代,移动互联网深入到我们生活的方方面面,改变了我们的社交方式,看似缩短了人与人之间的距离。恰恰相反的是,而今“人际交往”却成为大家津津乐道的话题,人们热衷学习“情商”,“智商”,“处理人际关系”。
Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng này, Internet di động đã thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, thay đổi cách chúng ta giao tiếp và dường như rút ngắn khoảng cách giữa mọi người. Ngược lại, "giao tiếp giữa các cá nhân" đã trở thành một chủ đề mà mọi người đều nói đến. Mọi người rất muốn học "EQ", "IQ" và "xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân".
 古月今心说,从他帮助的几千位因公众演说有障碍的学员,他发现经常用正确的方式进行演说训练,不仅让更多的人成功的解决了公众演说障碍,还更加提高了沟通和谈判能力,连同日常人际关系也有积极改善。而今,古月今心已经帮助几千人因为沟通,因为演说问题而遇到困惑的人。而今,莲花演说遍布全国多个一线城市,成为中国极具影响力的互动演说训练机构,收获学员大量赞誉。
Gu Yuejinxin cho biết, từ hàng ngàn học viên gặp khó khăn trong việc nói trước công chúng, anh nhận thấy rằng việc luyện nói thường xuyên đúng cách không chỉ cho phép nhiều người giải quyết thành công những trở ngại nói trước công chúng mà còn cải thiện Kỹ năng giao tiếp và đàm phán, cùng với các mối quan hệ giữa các cá nhân hàng ngày, cũng đã được cải thiện. Ngày nay, Gu Yuejin Xin đã giúp đỡ hàng ngàn người đang bối rối vì vấn đề giao tiếp và lời nói. Ngày nay, các bài phát biểu của Lotus đã lan rộng trên nhiều thành phố hạng nhất trên cả nước và trở thành cơ sở đào tạo bài phát biểu tương tác có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, nhận được nhiều lời khen ngợi từ các sinh viên.
 古月今心过去十二年,把自己的全部心血和精力专注于沟通、演说事业,未来,他将一如既往……他只是希望能够帮更多人解决沟通问题,让他们不会再因为沟通问题失去家庭,不会因为沟通问题失去机会,不会因为沟通问题失去自信,不会因为沟通问题铸就大错后悔终生。
Trong mười hai năm qua, Gu Yuejinxin đã dành tất cả nỗ lực và năng lượng của mình cho sự nghiệp giao tiếp và nói chuyện. Trong tương lai, anh sẽ tiếp tục như mọi khi ... Anh chỉ hy vọng sẽ giúp nhiều người giải quyết các vấn đề giao tiếp để họ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề giao tiếp. Nếu bạn mất gia đình, bạn sẽ không mất cơ hội vì vấn đề giao tiếp, bạn sẽ không mất tự tin vì vấn đề giao tiếp và bạn sẽ không hối hận về cuộc sống của mình vì vấn đề giao tiếp.
 沟通,让你学会怎么好好生活;沟通,让你学会怎么面对他人;沟通,让你学会怎么认识自己;沟通,让你学会怎样把握机会;沟通,改变命运,演讲,改变人生……古月今心说:人一生,学会好好说话,你会发现满是惊喜 。 提升演讲,做一个懂得一对多、一对一沟通的人。
Giao tiếp cho phép bạn học cách sống tốt, giao tiếp cho phép bạn học cách đối mặt với người khác, giao tiếp cho phép bạn học cách tự biết mình, giao tiếp cho phép bạn học cách nắm bắt cơ hội, giao tiếp, thay đổi số phận, giảng dạy, thay đổi cuộc sống ... Jinxin nói: Trong cuộc sống của bạn, học cách nói tốt, bạn sẽ thấy nó đầy bất ngờ. Cải thiện bài thuyết trình và là một người hiểu giao tiếp một-nhiều và một-một.
1 note · View note
thptngothinham · 1 month ago
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé! Bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng là bài thơ mà tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ, mỹ lệ của thiên nhiên Tây Bắc và nét hào hoa, vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bài thơ, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Tây tiến dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Đề đọc hiểu Tây Tiến Đề số 1 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu la dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên? Câu 2. Từ “Tây Tiến” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép lặp ấy là gì? Câu 3. Từ hai câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng giấy thi cảm nhận về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự phát huy tư tưởng yêu nước trong thời điểm hiện tại? Đáp án đề đọc hiểu bài Tây Tiến số 1 Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến: - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm. - Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986) Câu 2: Từ “Tây Tiến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lần từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. Câu 3: Gợi ý làm bài - Một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của người lính Tây Tiến "Áo bào thay chiếu anh về đất". Người lính gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nữa, tấm tranh.. - Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bị thương của những mất mát: Ảo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng.Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ.Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bị luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng Tham khảo thêm: Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) Đề số 2 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất   Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của văn bản Câu 3: Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng. Câu 4: Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 5: Anh/ chị hãy viết 1 bài văn trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những người lính trong thời  đại xưa và nay Đáp án đề đọc hiểu bài Tây Tiến số 2 Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn. Câu 2: Nội dung cơ bản của văn bản là: Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh). Câu 3 : Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đó là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành - Tác dụng của chúng là: tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng. Câu 4: Phép tu từ nói giảm được thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. - Tác dụng của phép tu từ đó là: làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Câu 5: Gợi ý làm bài - Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt cùng tinh thần xả thân tự nguyện, tư thế ngang tàng, ngạo nghễ coi cái chết nhẹ tựa hồng mao. Hình tượng người lính Tây Tiến được đặt trong không gian đầy hào hùng, cổ xưa gợi cho độc giả liên tưởng đến không gian bi hùng cổ xưa.Quang Dũng đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ Hán Việt “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào” để làm tăng tính trang trọng.Không gian chiến trường trong bài thơ Tây Tiến hiện lên là miền viễn xứ chốn biên ải, đây là nơi chiến đấu, cũng là nơi mãi mãi nằm xuống của những người lính vô danh.Nói về cái mất mát, hi sinh nhưng nhờ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ mà sự hi sinh ấy trở nên thật thiêng liêng, cao đẹp. - Người lính Tây Tiến còn mang trong mình vẻ đẹp của những người chiến sĩ giải phóng của thời chống Pháp, hào hùng, kiên cường nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn: Chiến đấu với tinh thần vệ quốc, quyết hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp lớn của đất nướcLuôn lạc quan, vui vẻ thể hiện được sức sống căng tràn của những chàng trai Hà Thành lãng mạn, mộng mơ.Những người lính trong tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng của những người lính vệ quốc nhưng cũng thể hiện những nét đẹp tươi trẻ, nghịch ngợm của những chàng trai đôi mươi đầy lãng mạn, mộng mơ. - Về vẻ đẹp của người lính trong thời đại ngày nay : dũng cảm ,ngày đêm  chiến đấu quên mình để bảo vệ biển đảo quê hương ( dẫn chứng ), đó là những phẩm chất cao đẹp đã trở thành truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ.Người lính vẫn mang trong mình lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng, lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc… Bài văn tham khảo: Cảm nhận hình tượng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến Đề số 3 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi. “…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành…” Trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”, Câu 2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến? Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ? Câu 4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ . Câu 5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ ngày nay. Đáp án đề đọc hiểu Tây Tiến số 3 Câu 1: Tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ trên là: - Ở 4 câu thơ đầu, người lính Tây Tiến hiện ra với những bước chân Tây tiến vang dội, khí thế hào hùng và một thế giới tâm hồn hết sức lãng mạn - Ở 4 câu cuối có giọng điệu trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội. Quang Dũng qua khổ thơ này đã bộc lộ sâu sắc sự gắn bó, ám ảnh, ghi nhớ hình ảnh về đồng đội những ngày gian khổ nơi núi rừng miền tây.
“đoàn binh” âm Hán Việt đã gợi ra một khí thế hết sức nghiêm trang, hùng dũng. Câu 2: Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến là:  tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liêt của bệnh tật. Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất Hà Thành. Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng trọc, da xanh. Nhưng với sức sống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiện thực cuôc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạ thường. Người lính vẫn hiên ngang đầy khí phách :“ dữ oai hùm”., bút pháp lãng mạn đã xoá đi cái cảm giác tiều tụy, ốm yếu để nhấn mạnh đến sức mạnh khí phách của những người lính. Câu 3 : Qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện là: - Hình ảnh lạ, sáng tạo độc đáo “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” . Mộng lập công danh: có ý chí, khát vọng lớn lao.Bên trong cái dữ dằn, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương:Trong khổ cực, gian khó vẫn giữ được cái mơ mộng, lãng mạn của đất Hà Thành thanh lịch. Họ sống với cả những giấc mộng “dáng kiều thơm”, sống với nỗi nhớ da diết cái đẹp trong cuộc sống thanh bình. Câu 4: Ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ là: biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính: sự thanh thản, nhẹ nhõm khi đón nhận cái chết. Câu 5: Bài văn tham khảo: Trách nhiệm của thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc --------------- Trên đây là một số đề đọc hiểu Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
0 notes
blacktulip-personalblog · 5 years ago
Photo
Tumblr media
‘MALÈNA – MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TÔI’ VÀ MÀN LÁI MÁY BAY BOM TẤN TRONG LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH Ý
[Warning: Spoiler Alert, R18, Violence]
“Thời gian trôi qua, và tôi đã trải qua không biết bao nhiêu mối tình. Những người đàn bà đi qua đời tôi khi họ siết chặt tôi vào lòng, ai cũng hỏi tôi rằng “Anh sẽ nhớ em đúng không?”. Tôi nói: “Có chứ, anh sẽ rất nhớ em!” Thế nhưng, người duy nhất mà tôi nhớ, cho đến tận bây giờ, chính là người chưa bao giờ hỏi tôi câu đó, Malèna yêu dấu.”
Malèna, hay còn được dịch là Mối Tình Đầu Của Tôi, là một bộ phim hài kịch lãng mạn của Ý được sản xuất bởi đạo diễn Giuseppe Tornatorevào năm 2000 với sự góp mặt của nàng thơ Monica Bellucci và nam diễn viên trẻ tuổi Giuseppe Sulfaro. Bộ phim đã xuất sắc dành giải Grand Pix ở liên hoan phim Cabourg năm 2001. So với những bộ phim khác cùng đề tài về chủ đề tình yêu, Malena có lẽ là một bộ phim cổ điển mà độc đáo về tình yêu vượt qua những khuôn khổ và phép tắc thông thường.
Lấy bối cảnh ở một thị trấn Sicily nơi nước Ý xinh đẹp vào những năm diễn ra thế chiến thứ hai, xuyên suốt câu chuyện xoay quanh tình yêu đơn phương thầm lặng của cậu bé Renato Amoroso 14 tuổi (Amoroso: Tình Yêu) với vị nữ thần sắc đẹp trong lòng cậu, Maddalena Scordia (thường được gọi tắt là Malèna), một thiếu phụ 27 tuổi cô đơn luôn ngày đêm ngóng đợi người chồng tham gia chiến tranh trở về. Ngay từ giây phút bắt gặp nàng lãng vãng một mình trên những con phố lấp lánh trong ánh chiều tà, Renato đã lập tức bị hấp dẫn và mê hoặc bởi nhan sắc kiều diễm của người phụ nữ này. Với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành cùng tình trạng thân cô thế cô, Malèna trở thành nỗi thèm khát của biết bao cánh đàn ông trong thị trấn cũng như một cái ung nhọt trong mắt các người phụ nữ luôn ganh ghét, dèm pha và bơm những lời đồn thổi về nàng. Ấy vậy mà Malèna vẫn luôn giữ cho mình một thần thái kiêu sa lạnh lùng bất chấp, chưa một lần bị phân tâm bởi những lời thị phi từ miệng lưỡi thiên hạ hay đáp lại lời ve vãn của bất kì ai. Trong đôi mắt trong veo của một thiếu niên lần đầu biết yêu, Malèna là sự hoàn hảo của tất các chuẩn mực. Nàng là vị nữ hoàng quyền uy ngự trị trong trái tim cậu, là đức mẹ Mari đồng trinh, là nữ thần Aphrodite tuyệt thế. Cùng với dục vọng, ham muốn và nỗi nhớ khắc khoải ấp ủ dành cho nàng, Renato trải qua những tháng ngày bị ám ảnh bởi Malèna, chìm đắm vào một thế giới tình yêu của riêng cậu ngập tràn cảm xúc khoan khoái, lâng đâng, mơ mộng và huyền ảo. Khi những cậu con trai mới lớn khác chỉ biết dán mắt vào những đường cong cơ thể của người đẹp thì Renato lại dõi theo nàng với tất cả sự âu yếm và tôn thờ. Những giấc mơ tình đầu tiên, những lần quan sát Malèna trong chiếc váy mỏng tang vào những đêm hè oi bức, và những ảo giác từ tiếng sét ái tình, tất cả đều xuất phát từ những rung cảm đầu đời, thứ tình yêu chân chất và ngốc ngếch của cậu bé 14 tuổi dành cho một người phụ nữ trưởng thành xinh đẹp.
Bi kịch của cuộc đời Malèna bắt đầu khi nàng hay tin người chồng yêu dấu đã tử trận trên chiến trường. Đau đớn thay, cha nàng sau đó cũng lại bị giết trong vụ ném bom thị trấn của quân Đồng Minh. Cả thị trấn quay lưng lại với người đàn bà tội nghiệp, ta bắt gặp cảnh càng Malena, vẫn rất xinh đẹp trong bộ đầm kín đáo thanh lịch như thường lệ, nay phải tranh thủ ăn vội một mẩu bánh mì khô ở một ngõ phố nhỏ. Khi sự kiêu hãnh đã không thể mua được miếng ăn hàng ngày nữa, Malèna chấp nhận cắt đi mái tóc đen dài của mình, thoa son đánh phấn để trở thành một cô gái làng chơi ngạo nghễ khét tiếng, sẵn sàng qua lại với bất cứ người đàn ông nào. Về phía cậu bé ngây thơ Renato, hẳn đã tan nát con tim khi thấy tình yêu mà mình luôn tôn thờ giờ đây đã trở thành thú mua vui cho đàn ông, nhưng lòng thì vẫn luôn tràn đầy tình cảm thương mến dịu dàng và khát khao được bao dung, chở che cho Malèna.
Đoạn gần cuối phim có lẽ là một trong những phân cảnh cao trào cũng như bạo lực thô thiển nhất trong lịch sử điện ảnh, lột tả được những cái xấu xa, trần tục nhất của cái xã hội thối nát nơi Malèna. Những người phụ nữ luôn đố kị với nhan sắc của nàng thì nay được dịp hả hê chà đạp, xúc phạm nàng, buông những lời thóa mạ cay nghiệt, độc ác; còn về phía những người đàn ông từng cùng nàng đầu gối tay ấp, buông những lời âu yếm yêu thương thì chỉ là những kẻ hèn hạ không dám đứng ra bênh vực cho nàng vì họ sợ tổn hại đến cái “danh dự” và “nhân phẩm” cao quí của họ. Renato đáng thương thì còn quá nhỏ chẳng thể giúp được gì, chỉ biết bất lực đứng nhìn bông hồng trong lòng cậu đang bị dập nát, héo úa và lụi tàn. Cảnh phim kết thúc trong đau đớn khi Malèna ê chề bỏ chạy trong với tiếng kèn vui tươi rộn ràng hòa cùng tiếng cười hả hê man rợ của đám đông điên loạn không ngừng khua chân múa tay ăn mừng chiến thắng.
Không chỉ đơn thuần là một câu chuyện tình yêu vượt trên khoảng cách về tuổi tác, Malèna còn là một bức tranh sinh động mà khắc nghiệt về thực tại của xã hội: sự tàn khốc của chiến tranh, lời nguyền của cái đẹp, sự tàn nhẫn của con người, và trên hết là những dư vị của một mối tình đầu tiên. Yêu Malèna, Renato không chỉ nếm trải những ngọt đắng cuộc đời, mà phải vật lộn với chính cảm xúc ham muốn của bản thân trên con đường trở thành người lớn. Những cảm xúc đó cứ theo đuổi cậu mãi tới sau này, ngay cả khi cậu đã trở thành một người đàn ông trưởng thành với nhiều mảnh tình vắt vai; những dư vị của mối tình đầu tiên sẽ vẫn còn đó không thể nào bị phai mờ.
Malèna: Mối Tình Đầu Của Tôi là một bộ phim khá đẹp và giàu chất nghệ thuật cho các bạn yêu thích các kiểu phim lãng mạn xưa, và cũng là một trong số ít bộ phim nói tiếng Ý (các bạn nào đang học tiếng Ý thì có thể tham khảo để trau dồi thêm kĩ năng nghe nói nha 😊). Ánh sáng trong phim được sử dụng vô cùng tinh tế, tạo nên một bầu không khí cổ điển vô cùng đặc trưng cho phim, hòa cùng với âm nhạc cũng rất chi là du dương được viết bởi nhà soạn nhạc tài ba Ennio Morricone, gieo vào lòng người nghe một nỗi nhớ khắc khoải và hoài niệm về những nơi xa xôi. Phim có chứa hơi nhiều cảnh nóng với ngôn ngữ nhạy cảm nên bạn nào dưới 18 cần cân nhắc trước khi xem nha!!!
Đánh Giá: 7/10
IMDB: 7.5/10
Rotten Tomatoes: 54%
2 notes · View notes