#Phaply
Explore tagged Tumblr posts
Text
Pháp lý dự án Charm Resort Hồ Tràm
Dự án Charm Resort Hồ Tràm do Công ty Cổ phần Thiên Bình Minh - Charm Group. Vị trí dự án tọa lạc tại cung đường ven biển ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BRVT. Dưới đây là một số thông tin về pháp lý dự án, cùng Unify Real Estate điểm qua nhé.
Bài viết chi tiết:
Thông tin liên hệ:
Email: [email protected]
Website: https://unifyreal.vn/
Số điện thoại: 093 979 99 01
Địa chỉ: 12A Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình
1 note
·
View note
Text
Mỗi năm các Doanh Nghiệp sẽ tất toán và phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan thẩm quyền trước thời hạn quy định. Nhưng bạn không biết khi nào là ngày cuối cùng báo cáo tài chính là khi nào ? báo cáo tài chính là gì ? Sau đây hãy cùng Smarttax giải đáp thắc mắc này cùng bạn nhé !
Để bắt đầu đi vào chủ đề chính, chúng ta hãy tìm hiểu xem báo cáo tài chính là gì nhé !
Báo cáo tài chính là gì ?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính giúp cho Doanh Nghiệp biết tất cả các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm.
Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngày cuối cùng báo cáo tài chính là khi nào ?
– Doanh nghiệp Nhà nước: + Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định. + Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định. – Doanh nghiệp khác: + Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày. + Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Ngày cuối cùng báo cáo tài chính là khi nào ? Báo cáo tài chính là gì ?
Kết luận
Ngày cuối cùng báo cáo tài chính là khi nào ? Báo cáo tài chính là gì ? Smarttax đã chia sẽ với các bạn, hay nắm vững kiến thức cùng Smarttax để Doanh Nghiệp của bạn phát triển hơn
Smarttax luôn tận tâm và phục vụ nhanh chóng cho Khách Hàng khi quan tâm đến dịch vụ kế toán thuế. An toàn – Nhanh Chóng – Tuyệt đối bảo mật là kim chỉ nam của Smarttax.
Xem thêm : Kế toán thuế là gì ?
Khai báo thuế là gì ?
0 notes
Photo
Westgate giá gốc chủ đầu tư kh cần liên hệ mà Loan 0918611921.Thanks all#0918611921 #canhoto #canhodautu #canhodep #cănhộđẹp #đầutư #dautu #dautuantoan#westgate #westgatebinhchanh#khucanhotrungtamhanhchinh#canhotrungtam #canhotrungtamsg #canhotrungtamsaigon #vondautu #dautumaohiem #đầutưmạohiểm #pháplý #phaplybatdongsan #phaply #phaplydoanhnghiep #phaplyvaquantri #msloan#msloannhaphodatnencanhohcm #msloannhaphohcm #msloannhaphosaigon #msloannhapho #msloannhaphosg #msloandatnensg #msloandatnenhcm https://www.instagram.com/p/B9t5969jG7M/?igshid=v2cgikau98bt
#0918611921#canhoto#canhodautu#canhodep#cănhộđẹp#đầutư#dautu#dautuantoan#westgate#westgatebinhchanh#khucanhotrungtamhanhchinh#canhotrungtam#canhotrungtamsg#canhotrungtamsaigon#vondautu#dautumaohiem#đầutưmạohiểm#pháplý#phaplybatdongsan#phaply#phaplydoanhnghiep#phaplyvaquantri#msloan#msloannhaphodatnencanhohcm#msloannhaphohcm#msloannhaphosaigon#msloannhapho#msloannhaphosg#msloandatnensg#msloandatnenhcm
0 notes
Text
Organizational structure of private enterprises
In all activities of private enterprises, enterprise management plays a huge role. Therefore, each of the different private enterprises has different ways of organizing and managing, thus forming different organizational structures.
Each system of business organization that is serviced by Quang Minh Consulting is the division of management levels in which the business units are linked together to create the right to issue orders. In an enterprise management apparatus, there are 3 main elements: governance units, organizational structure, and operational mechanism of the apparatus in which: The organizational structure model defines the departments, modules, and departments of functional departments that are closely related. In which each department, or department, must be specialized, responsible as well as certain powers to perform the management functions. Managers: are the heads of an organization or department responsible for their decisions. Mechanism of operation of the apparatus: determine the basic relationships and working principles of the management apparatus as well as the basic contacts to ensure the common goals set out. The organizational structure is a set of components (units and individuals) in a interdependent relationship, expertise and responsibility are given some powers of different stages to ensure the perform management functions and serve general purposes of known businesses. We see that the nature of the organizational structure and the division of power and responsibility in the management plan. Therefore, on the one hand, the organizational structure reflects the structure and responsibility of each individual in the company, on the other hand has a positive impact on the development of the company. We are currently at the management level, for example, company level unit level, functional level ... management department represents vertical management function (straight line) represents a focus into management. We see functional structures, such as office, finance, marketing, research and development laboratories, manufacturing sectors ... industries, this field represents A powerful part of the management functions to indicate expertise in managing business software company establishment. PRIVATE CONSULTING LAW 32/52 Le Thi Hong, ward 17, Go Vap District, TP. HCM MST: 0310277548 Phone: 08.6289 4511 - 096 3839 005 Mr Vu Fax: 08. 6289 4518 Email: [email protected]
0 notes
Text
chungcurosetown
chungcurosetown - Trang web chuyên về lĩnh vực BĐS. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì liên quan tới BĐS. Địa chỉ của chúng tôi: 147 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT: 036 686 028 Website: <a href="https://chungcurosetown.net.vn">https://chungcurosetown.net.vn</a> #chungcurosetown #bds #phaply #duan #congtrinh
1 note
·
View note
Text
thanglongcapitalpremium
thanglongcapitalpremium - Trang web chuyên về lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì liên quan tới BĐS. Địa chỉ của chúng tôi: 147 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT: 036 686 028 Website: <a href="https://thanglongcapitalpremium.com/">https://thanglongcapitalpremium.com/</a> #thanglongcapitalpremium #batdongsan #phaply #duan #congtrinh
1 note
·
View note
Text
Sổ trắng nhà đất là gì - Các vấn đề liên quan sổ trắng mới nhất 2020
💯 Các vấn đề liên quan đến sổ trắng mới nhất 2020
❓ Định nghĩa sổ trắng nhà đất là gì?
❓ Sổ trắng có bản chất pháp lý và đóng vai trò hiện nay như thế nào?
❓ Thủ tục chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng là như thế nào?
❓ Quy trình, hồ sơ cần để chuyển đổi sổ trắng nhà đất có phức tạp không?
👉 XEM NGAY: https://www.nhalocphat.vn/so-trang-nha-dat-la-gi---cac-van-de-lien-quan-so-trang-moi-nhat-2020-765
0 notes
Text
LIỆU NỀN DÂN CHỦ CÓ SỐNG SÓT QUA DỮ LIỆU LỚN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG?
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: “Will Democracy Survive Big Data and Artificial Intelligence?”, Scientific American, February 25, 2017.
“Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ một cách độc lập mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. ”
– Immanuel Kant
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang hồi sôi nổi. Nó sẽ thay đổi thế giới như thế nào? Khối lượng dữ liệu được tạo ra tăng gấp đôi mỗi năm. Nói cách khác: trong năm 2016, chúng ta đã tạo ra một khối lượng dữ liệu nhiều bằng toàn bộ dữ liệu được tạo ra trong lịch sử loài người cho đến năm 2015. Mỗi phút chúng ta tạo ra hàng trăm ngàn cuộc tìm kiếm thông tin trên Google và đưa tin lên Facebook. Những thông tin đó cho thấy cách thức chúng ta suy nghĩ và cảm nhận. Chẳng bao lâu nữa, mọi thứ xung quanh chúng ta, thậm chí quần áo của chúng ta, cũng sẽ được kết nối với Internet. Người ta ước tính rằng trong 10 năm nữa sẽ có 150 tỷ cảm biến đo lường được nối mạng, nhiều hơn gấp 20 lần con người trên trái đất. Và như thế, khối lượng dữ liệu sẽ tăng gấp đôi mỗi 12 giờ. Nhiều công ty đã cố gắng biến Dữ liệu lớn thành Giàu có lớn [Big Money].
Mọi thứ sẽ trở nên thông minh; chẳng bao lâu nữa, chúng ta không chỉ có điện thoại thông minh, mà còn có nhà thông minh, nhà máy thông minh và thành phố thông minh. Liệu chúng ta có nên kỳ vọng là kết quả của những phát triển này sẽ dẫn đến những quốc gia thông minh và một hành tinh thông minh hơn không?
Thực vậy, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những tiến bộ ngoạn mục. Đặc biệt, nó đang góp phần vào sự tự động hóa việc phân tích dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo không còn được lập trình theo từng dòng, ngày nay nó đã có khả năng học tập, từ đó liên tục tự phát triển. Gần đây, thuật toán DeepMind của Google tự dạy mình làm thế nào để thắng 49 trận game Atari. Các thuật toán bây giờ có thể nhận ra ngôn ngữ và các mô thức viết tay gần giống như con người và thậm chí hoàn thành một số nhiệm vụ còn tốt hơn con người nữa. Chúng có khả năng mô tả nội dung của hình ảnh và video. Ngày nay 70% tất cả các giao dịch tài chính đều được thực hiện bởi các thuật toán. Nội dung các bản tin được tự động tạo ra một phần. Tất cả điều này đều có những hệ quả kinh tế cơ bản: trong 10 đến 20 năm tới, khoảng một nửa các công việc của ngày hôm nay sẽ bị các thuật toán đe dọa. 40% của 500 công ty hàng đầu hiện nay sẽ biến mất trong một thập kỷ nữa.
Chúng ta có thể dự kiến rằng các siêu máy tính sẽ sớm vượt qua khả năng của con người trong gần như tất cả các lĩnh vực – khoảng từ năm 2020 đến năm 2060. Các chuyên gia đang bắt đầu rung hồi chuông cảnh báo. Những người có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ, chẳng hạn như Elon Musk từ Tesla Motors, Bill Gates từ Microsoft và nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, đều cảnh báo rằng siêu trí tuệ là một mối nguy nghiêm trọng cho nhân loại, thậm chí có thể nguy hiểm hơn so với các loại vũ khí hạt nhân. Liệu điều này có gieo sự hoang mang sợ hãi không?
Có một điều rõ là cách thức mà chúng ta tổ chức nền kinh tế và xã hội sẽ thay đổi về cơ bản. Chúng ta đang trải qua một sự biến đổi lớn nhất kể từ khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc; sau quá trình tự động hóa nền sản xuất và tạo ra những chiếc xe tự hành, quá trình tự động hóa xã hội sẽ là bước tiếp theo. Với điều này, xã hội đang đứng ở ngã ba đường, đầy hứa hẹn với những cơ hội to lớn, nhưng cũng đứng trước những rủi ro đáng kể. Nếu chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm, thì điều này có thể đe dọa những thành tựu lịch sử lớn nhất của chúng ta.
Trong những năm 1940, nhà toán học người Mỹ Norbert Wiener (1894-1964) đã phát minh ra điều khiển học. Theo ông, hành vi của các hệ thống có thể được kiểm soát bởi các phương tiện phản hồi thông tin thích hợp. Rất sớm, một số nhà nghiên cứu đã tưởng tượng ra việc kiểm soát nền kinh tế và xã hội theo nguyên lý cơ bản này, nhưng chúng ta không có sẵn công nghệ cần thiết vào thời điểm đó.
Ngày nay, Singapore được xem là một ví dụ hoàn hảo về một xã hội được kiểm soát bằng dữ liệu. Những gì bắt đầu như là một chương trình để bảo vệ người dân của họ khỏi chủ nghĩa khủng bố đã kết thúc bằng việc gây ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế và xuất nhập cảnh, thị trường bất động sản và chương trình giảng dạy tại trường học. Trung Quốc đang thực hiện một lộ trình tương tự. Gần đây, Baidu, một công ty Trung Quốc tương đương với Google, đã mời quân đội tham gia vào dự án China Brain Project [Bộ não siêu việt Trung Quốc]. Nó bao gồm việc điều hành cái gọi là thuật toán học sâu về những dữ liệu mà công cụ tìm kiếm thu thập được về người dùng. Ngoài điều nói trên, nó còn lên kế hoạch về một kiểu kiểm soát về mặt xã hội. Theo những báo cáo gần đây, mỗi người dân Trung Quốc sẽ nhận được cái gọi là “Điểm công dân”, mà theo đó sẽ xác định những điều kiện cần thiết để có thể nhận được các khoản vay, việc làm, hoặc visa du lịch sang các nước khác. Kiểu giám sát cá thể này sẽ bao gồm việc giám sát lướt Internet và hành vi của các quan hệ xã hội của người dân (xem “Spotlight on China” [Tiêu điểm về Trung Quốc]).
Với người tiêu dùng ngày càng thường xuyên đối mặt với việc kiểm tra hạn mức tín dụng và với việc một số cửa hàng trực tuyến thử nghiệm bán hàng với giá cả được cá thể hóa, chúng ta đang đi trên một lộ trình tương tự ở phương Tây. Điều ngày càng rõ là tất cả chúng ta đều nằm trong tâm điểm giám sát của các định chế. Điều này đã được tiết lộ trong năm 2015 khi các nội dung chi tiết của chương trình “Karma Police [Cảnh sát Karma]” của cơ quan mật vụ Anh đã được công bố công khai, cho thấy quá trình kiểm tra toàn diện việc s�� dụng Internet của mọi người. Liệu Big Brother [Đại Ca] có trở thành thực tế của ngày hôm nay?
Xã hội được lập trình, người dân được lập trình
Mọi thứ đều bắt đầu một cách khá vô hại. Các công cụ tìm kiếm và các nền tảng giới thiệu đã bắt đầu chào mời chúng ta những gợi ý cá thể hoá cho các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin này được xây dựng dựa trên những dữ liệu cá nhân và siêu dữ liệu đã được thu thập từ các cuộc tìm kiếm trước đó, các hành vi mua hàng và dịch chuyển, cũng như các tương tác xã hội. Trong khi về mặt chính thức, danh tính của người dùng được bảo vệ, thì trong thực tế, nó có thể được truy ra một cách khá dễ dàng. Ngày nay, thuật toán biết một cách khá rõ những gì chúng ta làm, những gì chúng ta nghĩ và cảm giác của chúng ta như thế nào – thậm chí có thể tốt hơn cả bạn bè và gia đình của chúng ta hoặc thậm chí cả bản thân chúng ta. Thường các lời giới thiệu được chào mời phù hợp đến độ các quyết định cuối cùng được cảm nhận như thể đó là những quyết định của chính chúng ta, mặc dù trên thực tế đó không phải là những quyết định của chúng ta. Trong thực tế, chúng ta đang bị kiểm soát từ xa ngày càng thành công hơn theo cách này. Khi người ta càng biết nhiều thông tin về chúng ta, thì chúng ta càng có ít khả năng được tự do đưa ra những lựa chọn của mình mà không bị người khác xác định trước.
Nhưng điều nói trên sẽ không dừng lại ở đó. Một số nền tảng phần mềm đang chuyển động theo hướng “điện toán có sức thuyết phục.” Trong tương lai, khi sử dụng những công nghệ thao túng phức tạp, thì những nền tảng này sẽ có khả năng chỉ dẫn toàn bộ quá trình hành động của chúng ta, bất luận để thực hiện các quy trình công việc phức tạp hoặc để tạo ra những nội dung miễn phí cho các nền tảng Internet, từ đó mà các tập đoàn có thể kiếm được hàng tỷ đô-la. Xu hướng đi từ việc lập trình các máy tính đến việc lập trình con người.
Những công nghệ này cũng đang trở nên ngày càng phổ biến trong giới chính trị. Dưới chiêu bài “cú hích”, và trên quy mô rộng lớn, các chính phủ đang cố gắng hướng người dân theo một hành vi lành mạnh hơn hoặc thân thiện hơn với môi trường thông qua một “cú hích” – một hình thức gia trưởng hiện đại. Cái mới của các chính phủ muốn quan tâm chăm sóc người dân là không chỉ quan tâm đến những gì chúng ta làm, mà còn muốn đảm bảo rằng chúng ta làm những gì được họ cho là đúng. Cụm từ ma thuật “cú hích lớn” là sự kết hợp giữa dữ liệu lớn với cú hích. Đối với nhiều người, điều này giống như một loại vương trượng kỹ thuật số cho phép một chính phủ cai trị quần chúng một cách hiệu quả, mà không cần phải để cho người dân dấn thân vào các tiến trình dân chủ. Liệu điều này có thể khắc phục được các nhóm đặc quyền và tối ưu hóa quá trình của thế giới không? Nếu có, thì người dân có thể được cai trị bởi một “vị vua sáng suốt” được trang bị dữ liệu, người có khả năng tạo ra những thành quả kinh tế và xã hội mong muốn gần như thể bằng một chiếc đũa thần kì diệu kỹ thuật số.
Những thảm họa được lập trình trước
Nhưng nếu nhìn vào các tài liệu khoa học có liên quan thì chúng ta sẽ thấy rằng các nỗ lực để kiểm soát dư luận, theo nghĩa “tối ưu hóa”, phải chịu thất bại do tính phức tạp của vấn đề. Tính năng động của sự hình thành dư luận luôn đầy rẫy những bất ngờ. Không ai biết được cách thức chiếc đũa thần kì diệu kỹ thuật số, t��c là kỹ thuật thao túng cú hích, nên được sử dụng một cách tốt nhất như thế nào. Điều gì được cho là một giải pháp đúng hay sai thường chỉ được thấy rõ sau một thời gian nào đó mà thôi. Trong đợt bệnh dịch cúm lợn của Đức vào năm 2009, ví dụ, mọi người đều được khuyến khích đi tiêm phòng. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta biết rằng một tỷ lệ nào đó những người được tiêm chủng đã bị nhiễm một bệnh bất thường, chứng ngủ rũ (Narcolepsy). May mắn thay, đã không có nhiều người chọn phương thức chích ngừa!
Một ví dụ khác là nỗ lực gần đây của các nhà cung cấp bảo hiểm y tế khuyến khích người dân tập thể dục bằng cách phân phát các vòng đeo tay tập thể dục thông minh, với mục đích làm giảm số lượng bệnh về tim mạch trong người dân; nhưng cuối cùng, điều này có thể dẫn đến nhiều ca phẫu thuật hông hơn. Trong một hệ thống phức tạp, chẳng hạn như về mặt xã hội, khi có một lĩnh vực được cải tiến thì gần như chắc chắn sẽ dẫn đến sự xuống cấp của một lĩnh vực khác. Vì vậy, những giải pháp can thiệp ở diện rộng đôi khi có thể chứng minh là những sai lầm lớn.
Bất luận điều nói trên, bọn tội phạm, khủng bố và cực đoan sẽ cố gắng và tìm cách sớm hay muộn nắm quyền kiểm soát cây đũa thần kỳ diệu về kỹ thuật số – thậm chí chúng ta có thể không hề chú ý đến. Hầu như tất cả các công ty và định chế đều đã bị hack [tin tặc tấn công], kể cả Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, và NSA [National Security Agency – Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ].
Một vấn đề nảy sinh khác là khi thiếu sự minh bạch tương xứng và khả năng kiểm soát dân chủ: thì sự xói mòn của hệ thống sẽ phát sinh từ bên trong. Các thuật toán tìm kiếm và các hệ thống giới thiệu có thể bị ảnh hưởng. Các công ty có thể trả giá trên cơ sở của một số kết hợp các từ ngữ để đạt được những kết quả thuận lợi hơn. Chính phủ các nước cũng có thể có khả năng gây ảnh hưởng đến các kết quả. Trong các cuộc bầu cử, họ có thể tạo ra các cú hích đối với những cử tri còn lưỡng lự theo hướng ủng hộ họ – một hình thức thao túng rất khó phát hiện. Vì vậy, bất cứ ai kiểm soát được công nghệ này thì có khả năng thắng được cuộc bầu cử – bằng cách tự tạo ra các cú hích dẫn đến quyền lực.
Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi trong thực tế, ở nhiều nước, một công cụ tìm kiếm đơn lẻ hoặc một nền tảng truyền thông xã hội chiếm một thị phần trội hơn hẳn. Điều này dứt khoát có thể gây ảnh hưởng đến công chúng và can thiệp từ xa vào các nước này. Mặc dù phán quyết ngày 06/10/2015 của Tòa án Công lý châu Âu hạn chế việc trích xuất các dữ liệu của châu Âu một cách không chừng mực, vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết trong khu vực châu Âu, và thậm chí còn ít hơn ở những nơi khác.
Chúng ta có thể chờ đợi sẽ có những hiệu ứng phụ không mong muốn nào? Để cho hành động thao túng không bị chú ý, còn có cái gọi là hiệu ứng cộng hưởng – các gợi ý đề xuất còn được tùy ch��nh một cách thích đáng đối với từng cá nhân. Bằng cách này, các xu hướng cục bộ được củng cố dần dần bởi sự lặp đi lặp lại, dẫn tất cả chúng ta đến cái gọi là “bộ lọc bong bóng” hoặc “hiệu ứng buồng tiếng vang”: cuối cùng, tất cả những gì chúng ta có thể nhận được là chính những ý kiến của mình được phản hồi lại. Điều này tạo ra sự phân cực xã hội, dẫn đến việc hình thành các nhóm cục bộ riêng rẻ không còn hiểu biết lẫn nhau và thấy mình ngày càng xung đột với các nhóm khác. Bằng cách này, những thông tin cá thể hóa có thể vô tình phá hủy sự gắn kết xã hội. Điều này hiện thời có thể được quan sát trong nền chính trị của Mỹ, nơi mà đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang ngày càng xa rời nhau, đến mức mà các thỏa hiệp về chính trị đã trở nên gần như là điều bất khả. Kết quả là một sự phân mảnh, thậm chí là một sự tan rã, của xã hội.
Do hiệu ứng cộng hưởng, một sự thay đổi dư luận ở diện rộng trong xã hội chỉ có thể diễn ra một cách chậm rãi và từng bước. Các hiệu ứng diễn ra với một độ trễ thời gian, nhưng, chúng cũng có thể dễ dàng không diễn ra. Có thể xảy ra, ví dụ, một sự oán giận vượt khỏi tầm kiểm soát đối với các dân tộc thiểu số hoặc người nhập cư; tình cảm dân tộc quá lớn có thể dẫn đến nạn phân biệt đối xử, chủ nghĩa cực đoan và xung đột.
Có lẽ điều thậm chí quan trọng hơn là việc các phương pháp thao túng làm thay đổi cách thức chúng ta đưa ra quyết định. Chúng không đếm xỉa đến những tín hiệu văn hóa và xã hội khác có liên quan, ít nhất là trong một thời gian tạm thời. Tóm lại, việc sử dụng các phương pháp thao túng ở diện rộng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về mặt xã hội, bao gồm việc bạo hành hóa hành vi trong thế giới kỹ thuật số. Ai phải chịu trách nhiệm cho việc này?
Các vấn đề pháp lý
Điều này đặt ra những vấn đề pháp lý không nên bỏ qua, căn cứ vào các mức phạt tiền rất lớn đối với các công ty sản xuất kinh doanh thuốc lá, các ngân hàng, các công ty CNTT và các công ty sản xuất kinh doanh ô tô trong vài năm qua. Nhưng, nếu có, thì luật nào có thể bị vi phạm? Trước hết, điều rõ nhất là các công nghệ thao túng hạn chế sự tự do lựa chọn. Nếu công cụ kiểm soát từ xa các hành vi của chúng ta hoạt động hoàn hảo, thì về cơ bản chúng ta là những nô lệ của kỹ thuật số, bởi vì chúng ta chỉ thực hiện những quyết định mà trong thực tế đã được người khác thực hiện trước. Tất nhiên, các công nghệ thao túng chỉ hiệu quả có một phần. Tuy nhiên, quyền tự do của chúng ta đang biến mất dần dần, nhưng chắc chắn – trong thực tế, điều đó diễn ra đủ chậm đến mức người dân phản kháng rất ít, cho đến nay.
Những nhận định sâu sắc của nhà khai sáng vĩ đại Immanuel Kant dường như tỏ ra thích đáng ở đây. Trong số những thứ khác, ông lưu ý rằng một nhà nước mà cố xác định mức độ hạnh phúc của người dân là một nhà nước chuyên quyền. Tuy nhiên, quyền tự phát triển bản thân chỉ có thể được thực thi bởi những người có quyền kiểm soát cuộc sống của họ, điều này đòi hỏi phải có sự tự quyết về thông tin. Đây không gì khác hơn là các quyền hiến định quan trọng nhất của chúng ta. Một nền dân chủ không thể hoạt động tốt, trừ khi các quyền đó được tôn trọng. Nếu chúng bị hạn chế, thì điều này sẽ làm suy yếu hiến pháp của chúng ta, xã hội của chúng ta và nhà nước.
Khi các công nghệ thao túng, chẳng hạn như cú hích lớn, hoạt động theo cách tương tự để cá thể hóa các quảng cáo, thì các luật khác cũng bị ảnh hưởng. Các quảng cáo cũng phải được ghi là quảng cáo và không được gây hiểu lầm. Chúng cũng không được phép sử dụng một số thủ thuật tâm lý, chẳng hạn như sự kích thích tiềm thức. Đây là lý do tại sao người ta cấm chiếu một chai nước giải khát nào đó trong một phim [quảng cáo] rất ngắn, bởi vì khi đó hình ảnh quảng cáo không thể được nhận biết một cách có chủ ý trong khi nó vẫn có thể có một hiệu ứng tiềm thức. Hơn nữa, việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân ở diện rộng hiện nay chắc chắn không tương thích với những luật bảo vệ dữ liệu được áp dụng tại các nước châu Âu và tại các nước khác.
Cuối cùng, tính hợp pháp của giá cả cá thể hóa cũng là vấn đề đáng ngờ, bởi vì đó có thể là một sự lạm dụng thông tin nội bộ. Các khía cạnh liên quan khác là khả năng vi phạm các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử – và của các luật cạnh tranh, khi mà khả năng tiếp cận thị trường tự do và tính minh bạch về giá cả không còn được đảm bảo. Tình huống được so sánh với việc các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình với mức giá rẻ hơn ở các nước khác, nhưng cố gắng ngăn chặn việc mua [sản phẩm] qua các nước này. Những trường hợp như vậy đã dẫn đến việc bị phạt tiền rất cao trong quá khứ.
Quảng cáo và giá cả cá thể hóa không thể so sánh được với quảng cáo hoặc phiếu giảm giá theo hình thức cổ điển, khi mà những hình thức sau là không có tính đặc thù và cũng không xâm phạm sự riêng tư của chúng ta với mục đích hưởng lợi từ điểm yếu tâm lý của chúng ta và triệt hạ tư duy phê phán của chúng ta.
Hơn nữa, đừng quên rằng, trong giới học thuật, những thử nghiệm thậm chí mang tính vô hại đều được coi là những thử nghiệm với đối tượng con người, và sẽ phải được phê duyệt bởi một ủy ban đạo đức có trách nhiệm một cách công khai. Trong mọi trường hợp những người có liên quan đều được yêu cầu xác thực sự đồng ý có cân nhắc thông tin của họ. Ngược lại, một cú nhấp chuột để xác nhận đồng ý với nội dung của một thỏa thuận hàng trăm trang về “điều khoản sử dụng” (mà ngày nay đang là trường hợp diễn ra đối với nhiều nền tảng thông tin) là điều rất không thỏa đáng một cách đáng buồn.
Tuy nhiên, những thử nghiệm với các công nghệ thao túng, chẳng hạn như cú hích, được thực hiện với hàng triệu người, mà không thông báo cho họ biết, không có tính minh bạch và không có những ràng buộc về mặt đạo đức. Thậm chí những mạng xã hội lớn như Facebook hoặc những nền tảng hẹn hò trực tuyến như OkCupid đã công khai thừa nhận đảm trách những thử nghiệm xã hội loại này. Nếu muốn tránh những nghiên cứu vô trách nhiệm về con người và xã hội (chỉ nghĩ về sự tham gia của các nhà tâm lý trong những vụ bê bối tra tấn trong quá khứ gần đây thôi), thì chúng ta cần khẩn trương áp đặt những tiêu chuẩn cao, đặc biệt là những tiêu chuẩn chất lượng về mặt khoa học và một quy tắc ứng xử tương tự như Lời thề của Hippocrate. Liệu những suy nghĩ, quyền tự do, nền dân chủ của chúng ta có bị hack [tin tặc tấn công] không?
Giả sử có một cỗ máy siêu thông minh với kiến thức thần thánh và khả năng siêu phàm: liệu chúng ta có thực hiện theo những hướng dẫn của nó không? Có khả năng là có đấy. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, thì những cảnh báo của Elon Musk, Bill Gates, Steve Wozniak, Stephen Hawking và những người khác sẽ trở thành hiện thực: máy tính sẽ nắm quyền kiểm soát thế giới. Chúng ta phải hiểu rõ rằng một cỗ máy siêu thông minh cũng có thể phạm sai lầm, giả dối, theo đuổi những lợi ích ích kỷ hoặc bị thao túng. Hơn hết, điều đó không thể so sánh với trí tuệ tập thể phân tán của toàn thể dân chúng.
Ý tưởng thay thế suy nghĩ của tất cả người dân bằng một cụm máy tính là điều ngớ ngẩn, bởi vì điều đó sẽ làm giảm đáng kể tính đa dạng và chất lượng của các giải pháp khả thi. Điều đã rõ là các vấn đề khó giải quyết của thế giới đã không hề giảm bất chấp cơn đại hồng thủy gần đây về dữ liệu và việc sử dụng các thông tin cá thể hóa – ngược lại đằng khác! Hòa bình thế giới là điều rất mong manh. Sự biến đổi khí hậu trong dài hạn có thể dẫn đến sự mất mát lớn nhất của các loài kể từ sự tuyệt chủng của loài khủng long. Chúng ta còn lâu mới khắc phục được cuộc khủng hoảng tài chính và tác động của nó đối với nền kinh tế. Tội phạm máy tính được cho là đã gây thiệt hại hàng năm lên đến 3 nghìn tỷ USD. Nhà nước và những kẻ khủng bố đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên mạng.
Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, một cỗ máy siêu thông minh không bao giờ có thể đưa ra những quyết định hoàn hảo (xem hình 1): tính phức tạp mang tính hệ thống ngày càng tăng nhanh hơn khối lượng dữ liệu, trong khi bản thân các dữ liệu đang phát triển nhanh hơn khả năng xử lý chúng, và tốc độ truyền dữ liệu thì còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc thiếu quan tâm đến kiến thức và thực tế cục bộ, những điều rất quan trọng để đạt được những giải pháp tốt đẹp. Các phương pháp kiểm soát cục bộ và phân tán thường hơn hẳn các phương pháp tập trung, đặc biệt trong những hệ thống phức tạp với các hành vi vô cùng khác biệt, khó dự đoán và không thể tối ưu hóa theo thời gian thực. Điều này đã tỏ ra đúng trong việc kiểm soát giao thông ở các thành phố, và thậm chí còn đúng hơn đối với các hệ thống quản lý xã hội và kinh tế của thế giới kết nối mạng và toàn cầu hóa ở mức độ cao của chúng ta.
Hơn nữa, có một nguy cơ là sự thao túng các quyết định bởi các thuật toán uy lực đã làm suy yếu cơ sở của “trí tuệ tập thể”, một trí tuệ có thể thích ứng với những thách thức của thế giới phức tạp của chúng ta một cách linh hoạt. Để trí tuệ tập thể hoạt động, việc các cá nhân tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định phải diễn ra một cách độc lập. Nếu các nhận xét và quyết định của chúng ta được các thuật toán xác định trước, thì thật ra điều này sẽ dẫn đến một sự tẩy não con người. Con người thông minh sẽ bị hạ cấp xuống chỉ là những người nhận lệnh, những người phản ứng lại sự kích thích một cách tự động.
Nói cách khác: thông tin cá thể hóa xây dựng một “bộ lọc bong bóng” xung quanh chúng ta, một kiểu nhà tù kỹ thuật số giam hãm suy nghĩ của chúng ta. Làm thế nào để có thể sáng tạo và tư duy “bên ngoài chiếc hộp” trong những điều kiện như vậy? Cuối cùng thì một hệ thống tập trung hành vi kỹ trị và kiểm soát xã hội và sử dụng một hệ thống thông tin siêu thông minh sẽ dẫn đến một hình thái độc tài mới. Vì vậy, việc xã hội được kiểm soát từ trên xuống, dưới chiêu bài “chủ nghĩa gia trưởng tự do”, về nguyên tắc không gì khác hơn là một chế độ toàn trị với một vỏ bọc màu hồng.
Trong thực tế, cú hích lớn nhằm làm cho nhiều người đồng ý theo một hướng, và thao túng các quan điểm và quyết định của họ. Điều này sẽ đặt cú hích trong đấu trường tuyên truyền và tước đi quyền công dân một cách có chủ định bằng cách kiểm soát hành vi. Chúng tôi cho rằng hậu quả có thể sẽ rất nghiêm trọng trong dài hạn, đặc biệt khi xem xét đến các hệ quả nói trên của một nền văn hóa bị xói mòn.
Một xã hội kỹ thuật số tốt hơn là điều khả thi
Mặc cho sự cạnh tranh toàn cầu diễn ra khốc liệt, các nền dân chủ nên khôn ngoan không ném bỏ xuống biển những thành tựu của nhiều thế kỷ. Trái ngược với các chế độ chính trị khác, các nền dân chủ phương Tây có lợi thế là đã học được cách thức đối phó với chủ nghĩa đa nguyên và sự đa dạng. Ngày nay, họ chỉ phải học cách thức làm thế nào để phát huy các điều đó nhiều hơn nữa.
Trong tương lai, những nước này sẽ dẫn đầu trong việc đạt được một sự cân bằng lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chính phủ và người dân. Điều này đòi hỏi phải tư duy mạng và thiết lập một “hệ sinh thái” về thông tin, đổi mới, sản phẩm và dịch vụ. Để làm tốt việc trên, điều quan trọng không chỉ là tạo ra các cơ hội tham gia, mà còn phải hỗ trợ sự đa dạng. Bởi vì không có cách nào khác để xác định mục tiêu tốt nhất: chúng ta nên tối ưu hóa tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người hay sự bền vững? Quyền lực hay hòa bình? Hạnh phúc hay tuổi thọ? Thường thì những gì được đánh giá là tốt hơn sẽ chỉ được biết đến sau khi đã thực hiện xong. Bằng cách cho phép theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau, một xã hội đa nguyên sẽ có nhiều khả năng để đối phó tốt hơn với hàng loạt những thách thức bất ngờ sẽ đến.
Hình thức kiểm soát tập trung, từ trên xuống là một giải pháp của quá khứ, chỉ thích hợp đối với những hệ thống có mức độ phức tạp thấp. Do đó, các hệ thống quản lý liên bang và các quyết định theo đa số là những giải pháp của hiện tại. Với sự tiến triển về mặt kinh tế và văn hóa, tính phức tạp của xã hội sẽ tiếp tục gia tăng. Vì vậy, giải pháp cho tương lai là trí tuệ tập thể. Điều này có nghĩa là khoa học công dân, sử dụng ưu thế đám đông và các nền tảng thảo luận trực tuyến rõ ràng là những cách tiếp cận mới rất quan trọng để tạo ra nhiều kiến thức, ý tưởng và nguồn lực hơn.
Trí tuệ tập thể đòi hỏi một mức độ đa dạng cao. Tuy nhiên, điều này đã bị các hệ thống thông tin cá thể hoá của ngày nay, vốn đang củng cố các xu hướng, làm suy giảm.
Sự đa dạng về mặt xã hội cũng quan trọng như sự đa dạng về mặt sinh học. Nó không chỉ nuôi dưỡng năng lực trí tuệ tập thể và đổi mới, mà còn kích thích sức bật – khả năng đối phó trước những cú sốc bất ngờ của xã hội chúng ta. Làm suy giảm sự đa dạng về mặt xã hội thường cũng làm suy giảm khả năng hoạt động và hiệu suất của một nền kinh tế và xã hội. Đây là lý do tại sao các chế độ toàn trị thường xung đột với các nước láng giềng của họ. Hậu quả lâu dài điển hình là sự bất ổn chính trị và chiến tranh, như đã từng xảy ra trong lịch sử. Do đó, tính đa nguyên và khả năng tham gia không nên được coi là sự nhượng bộ với người dân, mà là điều kiện tiên quyết thiết thực để phát triển mạnh đến những nền xã hội phức hợp hiện đại.
Tóm lại, có thể nói rằng chúng ta đang ở ngã ba đường (xem hình 2). Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điều khiển học và kinh tế học hành vi đang định hình xã hội của chúng ta – vì điều tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nếu các công nghệ phổ biến như trên không tương thích với các giá trị cốt lõi của xã hội chúng ta, thì sớm hay muộn chúng sẽ gây ra những thiệt hại lớn lao. Chúng có thể dẫn dắt chúng ta đến một xã hội tự động với các tính năng toàn trị. Trong trường hợp xấu nhất, trí tuệ nhân tạo tập trung sẽ kiểm soát những gì chúng ta biết, những gì chúng ta nghĩ và cách thức chúng ta hành động. Chúng ta đang ở thời khắc lịch sử, thời khắc phải quyết định về một lộ trình đúng đắn – một lộ trình cho phép tất cả chúng ta hưởng lợi từ cuộc cách mạng kỹ thuật số. Do đó, chúng tôi kêu gọi tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
ngày càng phi tập trung hóa chức năng của các hệ thống thông tin;
hỗ trợ những thông tin mang tính tự quyết và khả năng tham gia;
cải thiện tính minh bạch nhằm đạt được mức độ tin tưởng cao hơn;
giảm thiểu sự xuyên tạc và sự ô nhiễm thông tin;
cho phép người sử dụng kiểm soát bộ lọc thông tin;
hỗ trợ tính đa dạng về mặt xã hội và kinh tế;
cải thiện khả năng tương tác với nhau và các cơ hội hợp tác;
tạo ra các công cụ hỗ trợ về kỹ thuật số và các công cụ điều phối;
ủng hộ trí tuệ tập thể, và
thúc đẩy hành vi có trách nhiệm của công dân trong thế giới kỹ thuật số thông qua sự hiểu biết và khai sáng về kỹ thuật số.
Theo nghị trình về kỹ thuật số này, tất cả chúng ta sẽ hưởng lợi từ những thành quả của cuộc cách mạng kỹ thuật số: nền kinh tế, chính phủ và người dân theo cùng một cách. Chúng ta còn trông chờ điều gì?
Một chiến lược cho thời đại kỹ thuật số
Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo rõ ràng là những cuộc đổi mới rất quan trọng. Chúng có một tiềm năng rất lớn để thúc đẩy các giá trị kinh tế và tiến bộ xã hội, từ chế độ chăm sóc y tế cá thể hóa đến những thành phố phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận việc sử dụng các công nghệ này để vô hiệu hóa người dân. Các công cụ cú hích lớn và điểm công dân lạm dụng việc thu thập một cách tập trung các dữ liệu cá nhân để kiểm soát hành vi [người dân] theo những cách mang tính toàn trị về bản chất. Điều này không những không phù hợp với các nguyên tắc nhân quyền và dân chủ, mà còn không phù hợp với các nguyên tắc quản lý những xã hội sáng tạo, hiện đại. Để giải quyết những vấn đề xác thực của thế giới, thì cần phải có những cách tiếp cận tốt hơn trong lĩnh vực thông tin và quản lý rủi ro. Lĩnh vực nghiên cứu về sự đổi mới có trách nhiệm và sáng kiến “Dữ liệu cho nhân loại” (xem “Big Data for the benefit of society and humanity [Dữ liệu lớn vì lợi ích của xã hội và nhân loại]”) cung cấp những hướng dẫn về cách thức dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo nên được sử dụng như thế nào vì lợi ích của xã hội.
Bây giờ chúng ta có thể làm gì đây? Đầu tiên, ngay cả trong thời điểm của cuộc cách mạng kỹ thuật số, các quyền cơ bản của người dân cần phải được bảo vệ, vì đó là điều kiện tiên quyết cơ bản của một xã hội thiết thực, dân chủ và hiện đại. Điều này đòi hỏi việc thiết lập một khế ước xã hội mới, dựa trên sự tin tưởng và hợp tác, xem người dân và khách hàng không phải là những trở ngại hoặc tài nguyên cần được khai thác, mà là những đối tác. Về điều này, nhà nước cần phải cung cấp một khung điều tiết phù hợp, đảm bảo rằng các công nghệ được thiết kế và sử dụng theo những cách tương thích với nền dân chủ. Điều này sẽ đảm bảo khả năng tự quyết về thông tin, không chỉ về mặt lý thuyết, m�� còn về mặt thực tế, bởi vì đó là điều kiện tiên quyết để dẫn dắt cuộc sống của chúng ta theo cách tự quyết và có trách nhiệm.
Cũng cần có một quyền có được bản sao các dữ liệu cá nhân được thu thập về bản thân chúng ta. Điều này cần phải được pháp luật điều tiết rằng những thông tin này phải được tự động gửi đi, theo một định dạng chuẩn, vào một thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân, để thông qua đó các cá nhân có thể quản lý việc sử dụng các dữ liệu của mình (có khả năng được hỗ trợ bởi các trợ lý đặc biệt về kỹ thuật số dựa vào trí tuệ nhân tạo). Để đảm bảo nhiều hơn tính riêng tư và ngăn chặn sự phân biệt đối xử, việc sử dụng trái phép các dữ liệu [cá nhân] sẽ phải bị trừng trị theo pháp luật. Như vậy, cá nhân sẽ có thể quyết định được ai là người có thể sử dụng thông tin của mình, vì mục đích gì và trong bao lâu. Ngoài ra, cần phải có những giải pháp thích hợp để đảm bảo dữ liệu [cá nhân] được lưu trữ và trao đổi một cách an toàn.
Các hệ thống tinh vi nổi tiếng, có xem xét đến nhiều tiêu chí, có thể giúp nâng cao chất lượng thông tin mà các quyết định của chúng ta dựa vào. Nếu các bộ lọc dữ liệu và các thuật toán giới thiệu và tìm kiếm được người dùng lựa chọn và cấu hình, thì chúng ta có thể nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh, và chúng ta sẽ ít bị thao túng bởi những thông tin bị bóp méo.
Thêm nữa, chúng ta cần có một thủ tục khiếu nại hiệu quả cho người dân, cũng như các giải pháp trừng phạt hiệu quả đối với những hành vi vi phạm quy tắc. Cuối cùng, để tạo ra đủ sức minh bạch và tin tưởng, các định chế khoa học hàng đầu nên hành động như người được ủy thác quản lý những dữ liệu và thuật toán đang thoát khỏi sự kiểm soát của nền dân chủ. Điều này cũng đòi hỏi có một quy tắc ứng xử thích hợp, ít nhất được bởi bất cứ ai truy cập vào những dữ liệu và thuật toán nhạy cảm tuân thủ – một kiểu Lời thề Hippocrate đối với các chuyên gia CNTT.
Hơn nữa, chúng ta cũng yêu cầu có một nghị trình kỹ thuật số để đặt nền tảng cho những việc làm mới và tương lai của một xã hội kỹ thuật số. Mỗi năm chúng ta đầu tư hàng tỷ USD vào các lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng công cộng, trường học và các trường đại học – vì lợi ích của ngành công nghiệp và của ngành dịch vụ.
Như vậy, chúng ta cần đảm bảo những hệ thống công cộng nào để xã hội kỹ thuật số của chúng ta thành công? Đầu tiên, chúng ta cần có những khái niệm hoàn toàn mới về giáo dục. Điều này cần được tập trung nhiều hơn vào tư duy phê phán, khả năng sáng tạo, phát minh và tinh thần doanh nhân thay vì vào việc tạo ra những người lao động chuẩn (mà nhiệm vụ, trong tương lai, sẽ được thực hiện bởi các robot và các thuật toán máy tính). Giáo dục cũng nên cung cấp kiến thức hiểu biết về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số có trách nhiệm và có phê phán, bởi vì công dân phải nhận biết được cách thức thế giới kỹ thuật số đan chéo với thế giới vật chất. Để thực thi các quyền công dân một cách hiệu quả và có trách nhiệm, người dân không những phải hiểu biết về những công nghệ này, mà còn về những cách sử dụng nào là bất hợp pháp. Đây là lý do tại sao chúng ta cần nhiều đến sự hợp tác của các định chế khoa học, công nghiệp, chính trị, và giáo dục để làm cho kiến thức này được phổ biến rộng rãi.
Thứ hai, chúng ta cần có một nền tảng tham gia dễ sử dụng để người dân có khả năng tự làm chủ, thiết lập các dự án của chính mình, tìm kiếm đối tác, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ trên toàn thế giới, quản lý nguồn lực và nộp thuế và đóng tiền bảo hiểm xã hội (một loại chia sẻ kinh tế cho tất cả mọi người). Để bổ sung ý này, các thị trấn và thậm chí các làng mạc phải thiết lập các trung tâm cho những cộng đồng kỹ thuật số đang phát triển (chẳng hạn như các phòng thử nghiệm địa phương), nơi có thể phối hợp phát triển và thử nghiệm miễn phí các ý tưởng. Nhờ cách tiếp cận mở và sáng tạo được tìm thấy ở các trung tâm này, mà chúng ta có thể thúc đẩy các cuộc đổi mới trên cơ sở hợp tác và có quy mô lớn.
Các hình thức cạnh tranh đặc biệt cũng có thể cung cấp thêm động lực cho sự đổi mới, giúp làm tăng tính minh bạch công cộng và tạo đà cho một xã hội kỹ thuật số có sự tham gia. Chúng có thể đặc biệt hữu ích trong việc huy động xã hội dân sự để đảm bảo các khoản đóng góp của địa phương cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu (ví dụ, qua chương trình “Olympics khí hậu”). Ví dụ, những nền tảng nhắm đến việc phối hợp các nguồn lực khan hiếm có thể giúp giải phóng tiềm năng to lớn của nền kinh tế tuần hoàn và chia sẻ, một nền kinh tế mà phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Với cam kết vào một chiến lược dữ liệu mở, các chính phủ và các ngành công nghiệp sẽ ngày càng làm cho dữ liệu có sẵn để phục vụ cho khoa học và mục đích công cộng, tạo điều kiện thích hợp cho một hệ sinh thái thông tin và đổi mới hiệu quả, theo kịp những thách thức của thế giới chúng ta. Điều này có thể được khuyến khích bằng việc cắt giảm thuế, theo cùng cách như đã được áp dụng tại một số nước đối với việc sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.
Thứ ba, việc xây dựng một “hệ thống thần kinh kỹ thuật số”, được điều hành bởi người dân, có thể mở ra những cơ hội mới cho Internet của Vạn vật (IoT) cần thiết cho mọi người và cung cấp những thước đo dữ liệu thời gian thực có sẵn cho mọi người. Nếu muốn sử dụng nguồn lực một cách bền vững hơn và làm chậm tiến trình biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải đo lường các hiệu ứng phụ tích cực và tiêu cực của những tương tác của chúng ta với người khác và với môi trường của chúng ta. Bằng cách sử dụng các vòng lặp phản hồi thích hợp, các hệ thống có thể bị ảnh hưởng theo cách mà chúng đạt được những kết quả mong muốn bằng phương thức tự tổ chức.
Để thành công, chúng ta sẽ cần đến nhiều hệ thống khuyến khích và trao đổi, có sẵn cho tất cả các nhà đổi mới kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này có thể tạo ra những thị trường hoàn toàn mới và, vì thế, cũng là cơ sở cho một sự thịnh vượng mới. Giải phóng tiềm năng gần như không giới hạn của nền kinh tế kỹ thuật số sẽ được tăng cường đáng kể bởi một hệ thống đa nguyên về tài chính (ví dụ, các loại tiền tệ sẽ được phân biệt theo chức năng) và các quy định mới cho việc trả thù lao cho các sáng chế.
Để xử lí tốt hơn sự phức tạp và đa dạng của thế giới của chúng ta trong tương lai và để biến nó thành một lợi thế, chúng ta cần phải có những trợ thủ kỹ thuật số cá thể. Các trợ thủ kỹ thuật số này cũng sẽ hưởng lợi từ những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trong tương lai, chúng ta có thể dự kiến sẽ có rất nhiều mạng kết hợp trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo được xây dựng và cấu hình lại một cách linh hoạt, khi cần thiết. Tuy nhiên, để nắm quyền kiểm soát cuộc sống của chúng ta, các mạng nói trên phải được kiểm soát một cách phân tán. Đặc biệt, chúng ta còn có thể đăng nhập và đăng xuất theo ý muốn.
Các nền tảng dân chủ
Cuối cùng thì một “Wikipedia các nền văn hóa” có thể giúp phối hợp nhiều hoạt động khác nhau trong một thế giới có mức độ đa dạng cao và làm cho chúng tương thích với nhau. Nó sẽ làm cho những nguyên tắc thành công vốn đa phần là tiềm ẩn của các nền văn hóa trên thế giới trở nên rõ ràng, để có thể được kết hợp theo những cách mới. Một “Dự án bản đồ gen văn hóa” như thế cũng sẽ là một loại dự án hòa bình, bởi vì nó sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của tính đa dạng về văn hóa và xã hội. Các công ty toàn cầu từ lâu đã biết rằng các đội nhóm có tính văn hóa đa dạng và đa ngành đạt được nhiều thành công hơn so với những đội nhóm đồng nhất. Tuy nhiên, khung cần thiết để tập hợp và đối chiếu có hiệu quả kiến thức và ý tưởng từ nhiều người nhằm tạo ra trí tuệ tập thể vẫn còn thiếu ở nhiều nơi. Để thay đổi điều này, việc cung cấp các nền tảng thảo luận trực tuyến sẽ là điều rất hữu ích. Chúng cũng có thể tạo ra khung cần thiết để tiến hành một nền dân chủ kỹ thuật số, được nâng cấp, với nhiều cơ hội tham gia lớn hơn cho người dân. Điều này rất quan trọng, bởi vì có rất nhiều vấn đề mà thế giới ngày nay đang đối mặt chỉ có thể được quản lý với sự đóng góp của xã hội dân sự.
0 notes
Text
0 notes
Text
Bạn đang băn khoăn về việc đóng thuế khi Doanh Nghiệp của bạn tạm ngưng hoạt động ? Bạn không rõ về các giấy tờ pháp lý như thế nào thủ tục tạm ngưng ra sao. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Vậy Doanh Nghiệp tạm ngưng hoạt động có cần phải đóng thuế không ? Hãy cùng Smarttax tìm hiểu và giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé !
Doanh nghiệp mới cần đóng những loại thuế gì
Khi tạm ngừng kinh doanh thì Doanh Nghiệp có cần phải nộp thuế môn bài không ?
Theo căn cứ điểm C, khoản 2 điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định:
““5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”
Để hiểu thì Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động trọn năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ không phải nộp thuế môn bài cho năm tạm ngưng đó.
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp các loại thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân, Thu nhập doanh nghiệp không ?
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Do đó nêú hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp thuế GTGT, TNCN, TNDN, doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.
Doanh Nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp nợ thuế, nợ chậm nộp thuế không?
Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.
Kết luận
Doanh Nghiệp tạm ngưng hoạt động có cần phải đóng thuế không ? Smarttax đã chia sẽ với các bạn, hay nắm vững kiến thức cùng Smarttax để Doanh Nghiệp của bạn phát triển hơn
Smarttax luôn tận tâm và phục vụ nhanh chóng cho Khách Hàng khi quan tâm đến dịch vụ kế toán thuế. An toàn – Nhanh Chóng – Tuyệt đối bảo mật là kim chỉ nam của Smarttax.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới cần đóng những loại thuế gì
0 notes
Link
chính trị công an quá trình xây dựng đóng góp việt nam an ninh trật tự lao động nghiêm trọng công dân nền kinh tế vai trò xây dựng phát triển kinh tế nghĩa vụ bão công trình khoa học quy định dự thảo công nghệ pháp lý nhà nước
Ngày 14/3, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nhiều vấn đề liên quan đến chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, sở hữu đất đai... đã được các đại biểu tham gia góp ý.
Hội nghị góp ý kiến xây dựng Hiến pháp tại Bộ Công an.
Các đại biểu cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và Văn kiện của Đại hội XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Hiến pháp xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội; tăng tính dân chủ và pháp quyền theo định hướng XHCN, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Các ý kiến đều thống nhất giữ nguyên Điều 4 Dự thảo Hiến pháp. Trong tình hình hiện nay, cần tập trung làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đối với vấn đề đất đai, nhiều đại biểu cho rằng Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã cho thấy tính chất ưu việt của đất nước là quyền thuộc về nhân dân, quyền tối thượng là phục vụ nhân dân, thể hiện tính dân chủ cao. Song, không ít ý kiến băn khoăn cho rằng khái niệm này còn chung chung, dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng để đồng hóa việc thu hồi đất phục vụ công trình phúc lợi công cộng với phục vụ sản xuất, đây là mầm mống của những vụ khiếu kiện. Khoản 3 Điều 58 cần nêu rõ Nhà nước thu hồi đất như thế nào, với các công trình an ninh quốc phòng, công trình công cộng, Nhà nước thu hồi phải có bồi thường thỏa đáng nhưng với những dự án phát triển kinh tế - xã hội thì phải thu mua. Do đó, cần tách nội dung "các dự án phát triển kinh tế - xã hội" ra khỏi khoản này, để chủ đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng để lấy đất của dân.
Phát huy dân chủ trực tiếp, trí tuệ của công dân
Sáng 14/3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ: Bộ Công an đã nghiêm túc tổ chức triển khai việc lấy ý kiến trong toàn lực lượng công an nhân dân. Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã phát động một đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, rộng lớn trong toàn lực lượng nhằm phát huy dân chủ trực tiếp, trí tuệ, quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc; trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an đối với việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, các ý kiến thống nhất với các quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp, cụ thể, là tiếp tục ghi nhận các quy định về bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến làm rõ, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề như: Khẳng định thể chế của Nhà nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là một nước độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời, nhiều đại biểu nêu ý kiến cụ thể góp ý về các quy định trong Hiến pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân với tính chất là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân; mối quan hệ giữa bảo vệ an ninh, trật tự với phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại...
Đề nghị quyền được đảm bảo về đất ở
Sáng 14/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội nghị tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh: Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng thi hành Hiến pháp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể lấy ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức trong đơn vị. Đến nay, 32 đơn vị thuộc bộ đã gửi báo cáo đóng góp về bộ.
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đề cập, bổ sung đầy đủ và tương đối chặt chẽ về các quyền con người như quyền sống, quyền học tập, quyền có nơi ở... Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Hiến pháp cần quy định thêm một nội dung hết sức quan trọng được cử tri quan tâm chú ý là quyền được đảm bảo đất ở, đất sản xuất.
Điều 47, dự thảo ghi "công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất". Quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật Hình sự không có khái niệm "tội nặng nhất" mà chỉ quy định 4 mức tội theo khung hình phạt là: tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó để đảm bảo đúng thuật ngữ pháp lý, các đại biểu thống nhất nên bỏ cụm từ "phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" thay vào cụm từ "bị trừng trị theo quy định của pháp luật".
Tự do sáng tạo trong khoa học
Ngày 14/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, hoàn thiện báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại 121 đơn vị trực thuộc bộ và đã nhận được 443 ý kiến đóng góp cụ thể vào các điều trong dự thảo.
Đánh giá chung về dự thảo, hội nghị nhất trí khẳng định, dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn, hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ... Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Hiến pháp đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bảo đảm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài.
Về các quy định của dự thảo đối với khoa học và công nghệ, các đại biểu cho rằng, các quy định đã khẳng định rõ các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước coi phát triển khoa học và công nghệ là "quốc sách hàng đầu", khẳng định "khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội", đặc biệt trong quá trình xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức. Dự thảo cũng khẳng định quan điểm tự do sáng tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...
TTN
nghiêm trọng pháp lý việt nam đóng góp khoa học bão công an công dân quy định công nghệ quá trình xây dựng dự thảo phát triển nghĩa vụ vai trò an ninh trật tự công trình nhà nước nền kinh tế xây dựng lao động kinh tế chính trị
#congnghe#phaply#news#bao#laodong#phattrien#baotintucvn#nghiavu#tintonghop#tin#photo#thongtin#nenkinhte#khoahoc#vietnam#vaitro#anninhtrattu#tintuc#donggop#tumblr#nghiemtrong#docbao#quatrinhxaydung#chinhtri#xaydung#tinmoi#congan#kinhte#congtrinh#congdan
0 notes
Text
Bạn mới thành lập Doanh Nghiệp, bạn không hiểu rõ về các vấn đề pháp lý và hồ sơ gồm những gì. Với tất cả cách ngành nghề mà Doanh Nghiệp đăng ký thì Doanh Nghiệp sẽ có nghĩa vụ với các loại thuế khác nhau. Và dù các Doanh Nghiệp có đang hoạt động trong lĩnh vực như thế nào thì chắc chắn Doanh Nghiệp cũng sẽ phải nộp 4 loại Thuế Cơ Bản như sau: Thuế môn bài, Thuế Giá Trị Gia Tăng, Thuế Thu Nhập. Sau đây Smarttax sẽ giải đáp thắc mắc về Doanh nghiệp mới cần đóng những loại thuế gì nhé
Các loại thuế mà Doanh Nghiệp mới cần đóng.
Thuế Môn Bài
Thuế Giá Trị Gia Tăng
Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Sau đây hãy xem 4 loại thuế này cần cung cấp hồ sơ và pháp lý gì cho Doanh Nghiệp của bạn nhé !
Thuế Môn Bài
Khái niệm về Thuế Môn Bài
Thuế Môn Bài là khoản tiền mà Doanh Nghiệp phải nộp hằng năm khi bắt đầu kinh doanh, dựa vào trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy CHỨNG NHẬN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP hoặc doanh thu.
2. Đối tượng nộp thuế
Các Doanh Nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp lệ phí môn bài
– Trừ trường hợp : Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 3 năm tính từ ngày được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiền.
3. Mức thuế phải đóng hàng năm
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống : 03 triệu đồng/ năm
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng : 02 triệu đồng/ năm
4. Thời hạn nộp thuế
Doanh Nghiệp khi kết thúc thời hạn được miễn lệ phí môn bài thì phải nộp thuế môn bài:
Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng đầu năm, hạn nộp là 30/7 cùng năm. Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng cuối năm, hạn nộp là 30/1 năm đó.
Thuế Giá Trị Gia Tăng
Khái niệm về Thuế Giá Trị Gia Tăng
Thuế Giá Trị Gia Tăng là loại thuế gián thu, tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà Khách hàng là người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Dù vậy, người trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế với Cơ Quan Thuế lại là Doanh Nghiệp, đơn vị sản xuất.
2. Mức thuế phải đóng
Để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 2 phương pháp kê khai là:
+ Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ hay trực tiếp
3. Cách tính thuế
Cách tính thuế sau đây: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
.Thời hạn nộp thuế
Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì thời hạn nộp thuế là hạn nọp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo tháng: Hạn nộp hồ sơ là ngày thứ 20 của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với Doanh Nghiệp khai theo quý; Hạn nộp hồ sơ là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Khái niệm về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế cho TNDN. Doanh Nghiệp Kinh Doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ đều phải nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp khi phát sinh thu nhập.
2. Cách tính thuế
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X thuế suất
Thu nhập doanh nghiệp thường có biên độ là 20% tổng thu nhập chung. Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các chi phí được trừ, cộng thêm với các khoản thu chịu thuế khác.
Thuế suất thuế TNDN cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi công ty. Một số loại thuế suất có thể lên tới 32%-50% với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hay 40%-50% với các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên quý hiếm khác…
3. Thời hạn nộp thuế
Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Khái niệm về Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế TNCN là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động tại công ty, được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng hay quý và quyết toán theo năm.
2. Cách tính thuế
Thuế Thu Nhập Cá Nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế Thu Nhập Cá Nhân x thuế suất
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất (1) Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ (2) Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN
Kết luận
Doanh nghiệp mới cần đóng những loại thuế gì ? Smarttax đã chia sẽ với các bạn, hay nắm vững kiến thức cùng Smarttax để Doanh Nghiệp của bạn phát triển hơn
Smarttax luôn tận tâm và phục vụ nhanh chóng cho Khách Hàng khi quan tâm đến dịch vụ kế toán thuế. An toàn – Nhanh Chóng – Tuyệt đối bảo mật là kim chỉ nam của Smarttax.
Xem thêm : Khai báo thuế là gì
0 notes