#Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa
Explore tagged Tumblr posts
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy)
Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy), TOP 20 bài Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, kèm Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy) TOP 20 bài Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, kèm theo 3 dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy. Qua đó, sẽ giúp các em học sinh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 15 days ago
Text
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề văn nghị luận bàn về đức tính khiêm nhường trong cuộc sống hiện nay (có bài văn mẫu tham khảo) Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường - Tổng hợp một số mẫu dàn ý hay và bài văn tham khảo bàn về ý nghĩa của đức tính khiêm nhường trong cuộc sống. Một số mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường Dàn ý 1: I. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường. - Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...). II.  Thân bài 1. Giải thích ý kiến - Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình. - Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người. 2. Bàn luận * Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống - Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác. - Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ. - Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh. - Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ: + Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm. + Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác. * Vì sao cần phải khiêm nhường? - Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách. - Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn. - Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục. * Mở rộng, phản đề - Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác. - Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ. - Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. III. Kết bài - Khái quát lại nhận định của bản thân về đức tính khiêm nhường. - Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - một hình tượng, tấm gương sáng về đức tính khiêm nhường. Dàn ý 2: I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề: đức tính khiêm nhường Ví dụ: Trong xã hội hiện đại, để hòa nhập và phát triển bản thân, con người cần không ngừng rèn luyện, hoàn thiện mình, đó là những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử và cả những phẩm chất đạo đức cần thiết. Một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi con người cần hướng đến tu rèn cho bản thân, đó chính là sự khiêm nhường. II. Thân bài – "Khiêm nhường” là thái độ không tự đề cao mình, biết đánh giá đúng mực ở bản thân, luôn có ý thức học hỏi người khác. – Những người có đức tính khiêm nhường thường hòa nhã, thân thiện, biết lắng nghe, tôn trọng người khác hơn là việc tự đề cao, tự mãn với những gì mình đạt được. – Những người có đức tính khiêm nhường sẽ không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình, bởi họ biết các tôn trọng, học hỏi những điều hay, lẽ phải ở người khác để phát triển, đồng thời có ý thức khắc phục những hạn chế.
– Khiêm nhường là một đức tính đẹp, cần phải có trong thái độ sống của con người hiện đại. – Con người là chủ nhân của mọi thành tựu văn minh nhưng xét trên góc độ cá nhân thì không một ai có thể khẳng định mình hoàn hảo. – Biết khiêm nhường chúng ta sẽ biết cách học hỏi để hoàn thiện bản thân, mở rộng hơn cho vốn hiểu biết của mình. – Thái độ sống tốt đẹp này có thể giúp chúng ta duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, tạo thiện cảm với những người xung quanh. – Trong cuộc sống, tự tin về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn về những thành tựu mình đạt được, con người sẽ ngủ quên trong chính những vinh quang của mình. – Khiêm nhường cũng không có nghĩa là tự ti, xem nhẹ bản thân mình vì con người sẽ chẳng thể thành công nếu như chính bản thân họ cũng không tin vào mình. – Vì vậy hãy cố gắng hoàn thiện bản thân bản thân bằng cách khiêm nhường, ham học hỏi nhưng cũng cần có ý thức phấn đấu, vươn lên để hướng đến sự tiến bộ, tích cực. III. Kết bài - Nhận xét về giá trị của khiêm nhường: Khiêm nhường là một trong những đức tính quan trọng giúp hoàn thiện giá trị đạo đức của con người. Có thể bạn cũng quan tâm: Nghị luận xã hội về cách hoàn thiện bản thân Dàn ý 3: I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: bàn về đức tính khiêm nhường Ví dụ: Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người xem khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường. II. Thân bài 1. Giải thích ý kiến - Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn,  không dành cái hay, cái lợi về mình. - Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người. 2. Bàn luận * Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống - Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác. - Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ. - Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh. - Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ + Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm. + Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác. * Vì sao cần phải khiêm nhường? - Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách. - Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn. - Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục. * Mở rộng, phản đề - Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn,coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác. - Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ. - Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
III. Kết bài - Sứ đồ Phao-lô từng nói “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”. Chẳng phải khiêm nhường cũng là nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, khoe mình hay kiêu căng đấy sao? Vậy hãy khiêm nhường để đem tình yêu ấy không phủ khắp thế gian cũng phủ khắp cuộc sống của chính mình.      Với những mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường chi tiết trên đây, các bạn có thể lựa chọn bất kì dàn ý nào mà mình cảm thấy dễ triển khai nhất hoặc có thể sáng tạo thêm theo ý kiến chủ quan để nội dung bài nghị luận thêm sinh động, nhiều màu sắc. Có thể tham khảo bài văn mẫu bàn về đức tính khiêm nhường dưới đây để nắm vững cách triển khai bài văn của mình. Bài văn mẫu nghị luận về đức tính khiêm nhường Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lí một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất” cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo” để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo” này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay. Trong quá trình nhận thức, tính khiêm tốn thể hiện ở khả năng tự tranh luận, tự phê phán những nhận định, suy đoán mà bản thân mình phát hiện ra, so sánh đối chiếu với mọi lí luận trước đây đã được phát biểu… Phẩm chất này giúp chúng ta tránh được sự chủ quan, bất cẩn, hời hợt và phiến diện trước khi công bố những kết luận cuối cùng của mình. Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ “đao to búa lớn” hay “cao siêu huyền bí”. Ở đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang: "Khí kiêng nhất sự hung hăng Tâm kiêng nhất sự hẹp hòi Tài kiêng nhất sự bộc lộ" Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lí, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác – nhất là đối với người lớn tuổi, cấp trên. Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lí. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn, như Bác Hồ dạy, đó là – "thắng không kiêu, bại không nản". Để có đức tính khiêm tốn, mỗi người đều phải có sự tu dưỡng, rèn luyện. Thứ nhất, do khiêm tốn xuất phát từ chữ lễ, mà trong chữ lễ thì trung chính đóng vai trò cốt tử. Vì vậy, chữ trung chính cũng đóng vai trò trọng yếu trong tính khiêm tốn. Điều này hàm ý rằng, để rèn luyện được tính khiêm tốn, vai trò trong việc nhận thức và ứng xử một cách đúng vị, đúng mực, đúng lúc và đúng nơi là vô cùng quan trọng. Thứ hai, trong cuộc sống không có gì là hoàn toàn lí tưởng tuyệt đối, bất công bằng là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc rèn chữ nhẫn là yêu cầu trước tiên cần phải được chú ý thực hiện. Thứ ba, rèn luyện tính khiêm tốn phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Ngạn ngữ của Nga có câu: "Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và tính cách sẽ quyết định số phận"; cộng với tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hoàn thiện nhân cách, kiên tâm trì chí chúng ta sẽ rèn được đức tính khiêm tốn.
Thứ tư, tính bốc đồng là một trạng thái tình cảm phải hết sức cảnh giác. Chính nó dễ làm cho chúng ta, từ một người điềm đạm, khiêm tốn bỗng chốc trở nên kiêu căng, tự phụ, ăn nói thiếu giữ gìn lúc nào không biết. Chúng ta dễ trở nên bốc đồng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí lúc tiếp nhận những tình huống "thuận lợi bất ngờ” như: được nâng lương, đề bạt, trúng số, nhận thừa kế… và cả trong khi rượu bia, yến tiệc no say. Thứ năm, tuy không đồng nhất nhưng lại có mối liên quan hết sức chặt chẽ với tính khiêm tốn đó là tính trung thực. Trung thực với mình, trung thực với người cũng là biểu hiện một phần của tính khiêm tốn. Vì vậy, cần phải rèn luyện tính trung thực, như một sự bổ trợ cần thiết cho tính khiêm tốn. Cuối cùng, yêu cầu lớn hơn cả là bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản" trên suốt hành trình tranh đấu, vượt qua mọi khó khăn và thành công nhất thời để vươn tới mục tiêu cao đẹp cuối cùng. -/- Trên đây là tổng hợp những mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường chi tiết nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được gửi tới các bạn tham khảo. Hi vọng sẽ rất hữu ích trong quá trình rèn luyện môn tập làm văn, đặc biệt với đề bàn về tính khiêm nhường. Chúc các bạn học tốt ! Tuyển tập Văn mẫu hay lớp 9 / THPT Ngô Thì Nhậm
0 notes
arethaxuanthao · 7 months ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
Trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa", nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình tượng anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh núi Yên Sơn. 
0 notes
hoate2018 · 5 years ago
Text
MS325 - Phân tích vẻ đẹp trong cách sống và tâm hồn nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
https://vietvanhoctro.vn/ms325-phan-tich-ve-dep-trong-cach-song-va-tam-hon-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-truyen-ngan-lang-le-sa-pa.html Bài viết "MS325 - Phân tích vẻ đẹp trong cách sống và tâm hồn nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa" - ...
0 notes
hoaithuong0115 · 6 years ago
Text
Đáp án + đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Hải Phòng năm 2018
New Post has been published on https://susi.vn/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-van-tai-hai-phong-nam-2018/
Đáp án + đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Hải Phòng năm 2018
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Hải Phòng năm 2018
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Hải Phòng năm 2018
Phần I.
Câu 1: Đoạn trích nằm trong “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm.
Nội dung chính của đoạn trích nói về phương pháp đọc sách.
Câu 2:
Nét đặc sắc trong câu văn này đó là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh nghệ thuật so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.
Câu 3: 
* Mở đoạn: Nêu vấn đề đọc sách:
* Thân đoạn: Phân tích lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách ở mấy điểm sau:
– Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
– Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
– Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
– Ông còn nêu ra thực trạng nhiều người đọc sách chỉ chú trọng số lượng, đọc qua loa mà không chú trọng tới chất lượng ý nghĩa mà mình thu lại được => em cảm nhận thế nào về diễn giải của tác giả về thực trạng cách đọc sách sai lầm của nhiều người hiện nay.
* Kết đoạn:
Việc đọc sách sai lệch như thế khiến con người tiêu tốn nhiều thời gian vào những cuốn sách vô bổ, lại không thu thập được kiến thức chuyên sâu cho mình. Bài viết đã nhắc nhở người đọc về cách đọc sách để từ đó người đọc suy nghĩ, tìm tòi cách đọc sách đúng đắn, đạt hiệu quả cao.
Phần II:
Câu 1.
– “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
– In trong tập ���Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
Câu 2. 
Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
+ Biện pháp so sánh: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả…
+ Nhân hóa: chặt, quét
=> Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.
Câu 3:
Đoạn văn trên thể hiện về công việc anh thanh niên thực hiện:
– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.
– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
0 notes
duhoctaicho-blog1 · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
https://thuvienvan.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-tac-pham-lang-le-sa-pa Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa - https://thuvienvan.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-tac-pham-lang-le-sa-pa...
0 notes
vanmau2018-blog · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
https://hoctaithiphan.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa.html
Phân t��ch nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Bài ...
0 notes
nganha201812-blog · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Có dàn ý chi tiết)
https://thutrang.edu.vn/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-co-dan-y-chi-tiet.html Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Có dàn ý chi tiết) - https://thutrang.edu.vn/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-co-dan-y-chi-tiet.html...
0 notes
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy)
Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy), TOP 20 bài Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, kèm Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy) TOP 20 bài Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, kèm theo 3 dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy. Qua đó, sẽ giúp các em học sinh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm này trong các kì thi em nhé! Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo soạn bài Lặng lẽ Sa Pa cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa Đề số 1 Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 5: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ SaPa số 1 Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Duy Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm. Câu 3 : Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ 3. Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là: Nhân hoá : những cây thông - rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây tử kinh - nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng - xua mây.Ẩn dụ : nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng.Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động , đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc. - Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện. Câu 5: Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại  có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước". Tham khảo thêm: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Đề số 2 Cho đoạn văn sau: "... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ…” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015) Câu 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 2 . Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó. Câu 3. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp? Câu 4: Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”? Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa số 2 Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Ba nhân vật ấy là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- Hoàn cảnh gặp nhau là: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị... Câu 2: Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn: - Câu văn 1: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.” - Câu văn 2: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.” Câu 3: Trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì: - Đây là một dụng ý trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn - Việc tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì muốn khẳng định những con người tốt đẹp trong truyện không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là rất nhiều người. Họ ở Sa Pa, đến Sa Pa.. - Qua đó tác giả muốn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước... - Cách gọi như thế đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Câu 4: Người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian” vì anh thanh niên phải làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác. Đề số 3 Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên . Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “ Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì? Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ SaPa số 3 Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên. Câu 3 : Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “ Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn. Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là: - “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. -  “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”. Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào. Đề số 4 Đọc hiểu " Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều : - Hồi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, đâu mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy."
(Trích Lặng lẽ Sa Pa  - Nguyễn Thành Long) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn. Câu 3: Tìm 1 từ tượng thanh, 1 câu có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên Câu 4: Lời tâm sự trên là của ai, nói với ai, nói về điều gì? Lời tâm sự trên cho em hiểu gì về thái độ của người nói đối với nghề nghiệp mà anh đã chọn. Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa số 4 Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn là: biểu cảm. Câu 2: Thành phần biệt lập trong đoạn văn là cảm thán: Huống chi. Câu 3: Từ tượng thanh: toe toe - Một câu có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên là: Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì? Câu 4: Lời tâm sự trên là của anh thanh niên, nói với ông họa sĩ, về suy nghĩ của anh về công việc, về nỗi "thèm người". - Lời tâm sự trên cho thấy thái độ của anh rất nghiêm túc với công việc. ------------ Trên đây là một số đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
0 notes
minhanhthanh2018-blog · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa
https://giaivan.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-2 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa - https://giaivan.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-2...
0 notes
vanmau2017-blog · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
https://thuvienkhuyenhoc.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-truyen-ngan-lang-le-sa-pa.html
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn ...
0 notes
mminhtienbelife · 7 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa
Bài làm
Lặng Lẽ Sa Pa là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Thành Long, tác phẩm này đã để lại nhiều tên tuổi của ông trong sự nghiệp văn học.
Trong tác phẩm, tác giả đã nói lên sự ca ngợi sâu sắc của những con người có nhiều hy sinh thầm lặng, cống hiến và gắn bó hết mình vì đất nước, vì tổ quốc, trong đó hình ảnh nổi bật mà để lại nhiều ấn tượng sâu sắc tới người đọc đó là hình ảnh anh thanh niên.
Hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm hiện lên với nhiều nét tính cách điển hình qua hình ảnh một người tự giác, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và mang lại niềm vui cho mọi người. Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng được hình ảnh anh thanh niên với nhiều tính cách tốt như là một con người có tính cách say sưa với công việc và luôn ý thức được trách nhiệm, tinh thần với cái mình đang làm để hoàn thành tốt nó.
Cuộc sống của anh thanh niên là trên đỉnh núi, thời gian anh sống rất dài, anh sống suốt bốn năm trời, trên đỉnh núi hoang vu, ít có người đi lại. Anh còn được tác giả miêu tả là  “người cô độc nhất thế gian”. Điều này đã thể hiện sự thiệt thòi trong cuộc sống của anh thanh niên, người cô độc, phải sống ở nơi ít có người đi tới, nhưng với tinh thần và trách nhiệm của mình với công việc, anh vẫn luôn cố gắng hết mình vì công việc của mình. Ý thức và anh luôn cố gắng làm tốt nhất để hoàn thành công việc.
Phân tích nhân vật anh thanh niên
Với tính chất công việc của anh đòi hỏi sự nghiêm túc, anh luôn tỉ mỉ và làm chính xác từng chi tiết. Điều đó còn thể hiện qua cách sống của anh trong cuộc sống. Trong căn phòng anh ở luôn ngăn nắp, gọn gàng, điều đó thể hiện sự khoa học, ngăn nắp và gọn gàng của anh. Dù ở một mình nhưng anh vẫn luôn mang trong mình trái tim và một tâm hồn đẹp, anh có niềm đam mê với việc trồng hoa và đọc sách. Điều này làm cho cuộc sống của anh có nhiều ý nghĩa hơn rất nhiều. Anh sống một mình nên điều này đem lại ý nghĩa và giá trị hơn cho cuộc sống của anh.
Ngoài ra anh còn luôn có thái độ sống tran hòa, cởi mở, và thân thiện với tất cả mọi người, tất cả những chi tiết được biểu hiện rõ nét trong tác phẩm như hình ảnh anh tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, những hành động này đã mang đến cho chúng ta thấy được một hình ảnh người thanh niên có tính cách cởi mở, tran hòa, luôn sống hết mình vì mọi người xung quanh.
Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long còn là người khiêm tốn, có lối sống giản dị, anh ít nói những điều gì về mình. Anh giản dị qua từng hành động, khi ông họa sĩ có ý định vẽ anh, anh đã từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình. Anh cũng thường rất ít nói về mình, mà anh luôn dành thời gian để có thể chia sẻ và nói chuyện với tất cả mọi người.
Với cách thể hiện tinh tế và qua tình huống nhẹ nhàng, mang nhiều nét cuốn hút, tác phẩm đã thu hút được sự yêu thích của nhiều độc giả, với nhiều nét tinh tế qua cách thể hiện của ngôn ngữ khi miêu tả nhân vật anh thanh niên và những hình ảnh đó nhẹ nhàng và luôn mang đến cho người đọc những tình cảm trữ tình sâu sắc.
Phạm Loan
The post Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa appeared first on Bài giải.
from https://ift.tt/2pKVKZ5
0 notes
hoate2018 · 5 years ago
Text
MS255 - Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
https://vietvanhoctro.vn/ms255-phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-thanh-long.html Bài viết "MS255 - Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long" - ...
0 notes
hoaithuong0115 · 6 years ago
Text
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Đà Nẵng năm 2018
New Post has been published on https://susi.vn/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-van-tai-da-nang-nam-2018/
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Đà Nẵng năm 2018
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Đà Nẵng năm 2018
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tại Đà Nẵng năm 2018
Câu 1. (2,0 điểm)
a)
Từ láy: lồng lộng, mênh mông
Thành ngữ: Tre già măng mọc
Khởi ngữ: Các em
b) Từ “măng” trong “lứa măng non” được sử dụng theo nghĩa chuyển.
Câu 2:
– Từ bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp về lòng nhân ái. Thói ích kỷ, tính cá nhân và ham muốn hưởng thụ của con người có thể đánh mất đi lòng nhân ái của chính chúng ta. Một con chim đập cửa, tiếng kêu cứu của một số phận trong lúc hoạn nạn, lẽ ra anh phải dời bỏ hạnh phúc của anh, dời bỏ những điều kiện thuận lợi để cứu vớt một sinh linh bé bỏng nhưng tôi lại bị “sự ấm áp gối chăn kìm giữ. Con chim là một biểu tượng để chỉ về những người xung quanh ta. Chính vì người ta ngại rét, ngại gió, ngại mưa, ngại khó khăn … sự ích kỷ đã phủ ngập trong lòng khiến họ không quan tâm đến những bất hạnh của sinh linh bé nhỏ kia hay của chính những con người ở ngay bên cạnh mình.
– Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đoạn thơ Tiêng vọng còn như một lời sám hối, một nỗi ân hận của của chính tác giả. Tiếng vọng ở đây là tiếng vọng của lòng nhân ái, nhắc nhở chúng ta vượt qua những ích kỉ cá nhân để yêu thương mọi người.
Nêu những dẫn chứng minh:
– Cuộc đời mỗi con người không khỏi có những phút giây ích kỉ, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình.
– Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta còn phải biết sống với trái tim yêu thương luôn đập trong lồng ngực vì: +Người với người sống để yêu nhau.
+ Luôn luôn có những người bất hạnh, cần được giúp đỡ.
+ Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ thấy trái tim mình rộng lớn thêm ra, biết cảm nhận được hạnh phúc.
– Tình yêu thương, lòng nhân ái được thể hiện từ những việc làm nhỏ nhất như nắm lấy bàn tay một cụ gia dẫn qua đường, một cái ôm ấm áp khi người khác đau buồn đến những hành động lớn hơn như hiển tặng, trao gửi một niềm tin yêu nào đó.
– Khi sống trong yêu thương, mỗi người sẽ tự cảm thấy ấm áp từ trong tim.
Liên hệ bản thân:
– Em có khi nào ích kỉ mà không quan tâm đến người khác không?
– Được sống trong yêu thương, em đã và đang làm gì để đáp lại tình yêu thương ấy.
1. Giới thiệu chung:
– Tác giả:
Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu | của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.
Thành công ở truyện ngắn và kí.
Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.
Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.
– Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970
– là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác già.
– Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.
– Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.
2. Phân tích từng phần của đoạn trích theo nhân vật
– Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sông đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:
+ Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.
+ Biểu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.
+ Gửi cô kĩ sư cái khăn taykèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc. + Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
=> Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.
– Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:
+ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.
=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.
– Nhân vật cô kĩ sư
+ Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.
+ Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác – bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.
=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.
3. Tổng kết, đánh giá
– Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc..
– “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.
0 notes
duhoctaicho-blog1 · 6 years ago
Text
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa
https://vanmauvietnam.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-tac-pham-lang-le-sa-pa.html Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa - https://vanmauvietnam.com/phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien-trong-tac-pham-lang-le-sa-pa.html...
0 notes