#Huynh đệ
Explore tagged Tumblr posts
Text
Say yêu chiều nghiện
Tác phẩm: Say yêu chiều nghiện Tác giả: Ngọc Tử Lê Thể loại: Đam mỹ, Hiện đại, Huynh đệ, Niên thượng, 1×1, Thụ sủng công, HE. Độ dài: ? Continue reading Say yêu chiều nghiện
View On WordPress
0 notes
Text
[Rambling]
chính thức stan hooligan (nhạc ổng hay vl thề)
#nghe xong kiểu có butterflies in stomach luôn ấy 😭😭💖💖#chắc còn spam nhạc hooligan dài dài#các huynh đệ à các vị phải nghe nhạc của hooligan
1 note
·
View note
Link
Cung Bào là một khía cạnh quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ về mối quan hệ gia đình và vai trò của anh chị em trong cuộc sống. Điều này không chỉ giúp ta nhìn nhận về số lượng và tương hợp giữa anh chị em mà còn mở ra những thông tin quan trọng về sự nghiệp, số phận, và ảnh hưởng của gia đình đối với con người.
1 note
·
View note
Video
youtube
Tiến Nhỏ ~ Huynh Đệ Ơi |Quẩy Vinahouse cover| [Vietnam 🇻🇳]
More Tiến
0 notes
Text
Người ta tự tay đập bỏ đi nồi cơm trước mắt chỉ để lấy vài hạt cơm rơi vãi. Ở lĩnh vực cuộc sống cũng rất nhiều người vướng vào lỗi cơ bản này.
Một cô gái quen được một anh chàng giàu có, anh ta thương cô thật lòng. Cô lừa được anh hai tỷ đồng và cuốn gói, anh không thấy bực mà chỉ thấy tiếc đã yêu một người “ngu” như vậy. Cô chỉ thấy hai tỷ là to nhưng nó đã là gì với những thứ anh đang có và nhất là những thứ sẽ có.
Tại sao cứ nhằm phần ít, phần bé mà chọn???
Con người chúng ta sinh ra vốn là để trả nghiệp , ngẫm mà xem nỗi buồn, khó khăn, thử thách, sợ hãi, lo lắng, ốm đau, bệnh tật, mệt mỏi chẳng phải nhiều hơn Hạnh Phúc Vui Vẻ hay sao?
Số phận khéo léo sắp đặt cho chúng ta xen kẽ trong muôn vàn đau khổ là những phút giây hạnh phúc để chúng ta có niềm tin hi vọng và kỳ vọng để tiếp tục sống trả nghiệp học được bài học và hoàn tất một kiếp người.
Những ai làm việc thiện việc phước thực sự thì chả có thần Phật nào giúp chúng ta thoát nghiệp hay giải hạn đâu, những phước báu chúng ta làm trong cuộc đời này tích đủ sẽ giúp chúng ta có duyên giác ngộ, giác ngộ để an nhiên chấp nhận mọi thử thách khó khăn và đớn đau trong cuộc sống như một phần gia vị phải có từ đó chấp nhận mọi thứ vui vẻ nhẹ nhàng hơn, chứ nghiệp thì không thể thoát, không thể tránh.
Bản thân mình suốt nhiều năm trời cũng gặp chuyện này chuyện kia, anh em bạn bè ng ngoài không ít người gây chuyện này chuyện kia làm tổn thương bản thân, nhưng trong lòng cô gắng để khắc ghi và làm 3 việc :
1- Là tức giận: Mình đéo phải chân tu nên việc tức giận thì phải nói ra, đừng cố giữ để đầu độc tâm trí, giận tức thì bung ra xong rồi thôi.
2- Ai cũng có lý do và quyền lựa chọn hạnh phúc: Mỗi cá nhân là một cá thể, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc riêng, chúng ta không đc nhân danh người yêu, chồng, vợ hay bố mẹ hay anh em, huynh đệ mà ra tay trả thù hay động tay động chân với họ, bởi vì trong vũ trụ này mỗi cá thể là một thứ riêng biệt, quay lưng đi là người xa lạ cớ gì ông anh hay bạn có quyền hành hạ tôi.
3- Nghiệp là của mình người khác đen mới được số phận sắp đặt để làm tổn thương mình: Biết đâu với mình người ta không tốt, người ta chửi mình nghĩ xấu mình, nói xấu mình, đâm sau lưng mình nhưng với người khác họ là người anh,người em, người yêu tốt và chân thành. Vậy nên nghiệp mình phải chịu thì không người này người kia sẽ làm nên.
Chúng ta tha thứ và không bao giờ dính đến họ nữa là xong - Không trách , không trả thù, không giận, không quan tâm. Cái gì ko thuộc về mình thì có mời trước miệng cũng đừng ăn, cái gì thuộc về mình thì rách nát như thế nào cũng cố mà giữ.
Đạo lý đó chính là cách tự làm mình trở nên an nhiên.
28 notes
·
View notes
Text
Cái ngu của người việt :
Stt này hơi dài nhưng nội dung hay !
Vì mấy câu hỏi trong này mà Vântui vô chùa thì bị…các thày không ưa , NÓI chuyện với mấy anh chi lớn tuổi cũng bị …ghét
😂😂😂
NỌC ĐỘC TỪ KH��NG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v..
HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
7 notes
·
View notes
Text
Cảm ơn những người đã đối xử tệ với bạn!
Thật vậy Ác tri thức luôn hiện hữu xung quanh Chúng ta đôi khi đó cũng là bậc thầy giúp ta tỉnh thức để vượt lên chính mình.
Hãy quán chiếu thời gian trôi qua của chính bạn. Những đồng nghiệp, bạn bè, anh em, huynh đệ họ đã đối xử tệ với bạn làm cho bạn lên bờ xuống ruộng nhưng một khi đủ ý chí và nghị lực bạn đã thầm lặng vượt qua những giá trị cao hơn trong cuộc sống: có thể là nhảy qua công ty khác, bồi dưỡng thêm kiến thức, nổ lực không ngừng và tự chinh phục những mốc thị phi đầy thử thách và cuối cùng là sự mãn nguyện của chính bạn
Hãy cám ơn những người đối xử tệ với bạn để càng ngày chúng ta rõ hơn về chính mình.
Ý niệm và hành động tệ luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta nếu chúng ta không tự thấy nó một cách chú tâm quán chiếu nó.
Hãy để ý thử xem những điều xấu ác và tệ hại chúng ta tiếp thu nó một cách rất nhanh cũng như ái dục, bám víu, quyến luyến vật chất thế gian. Đôi khi chết rồi còn dính vào mồ mã, tiền bạc, nhà cửa... rồi về báo mộng cho người thân....
Than ôi! tham, xăn, xi, mạng nghĩ, ái ố....là sự tìm ẩn trong tìm thức của chúng ta nếu chúng ta không tự thấy rõ nó và kiểm soát nó.
Đời người vốn trong hơi thở, cuộc sống vốn dĩ an vui.
Chúc vui
#quoclinhecovillage
3 notes
·
View notes
Text
Chào Năm mới 2025 | Tech.MediaOnline
Chào Năm mới 2025 | Tech.MediaOnline Kính chúc các bạn tứ hải giai huynh đệ của Tech.MediaOnline Năm mới 2025 tốt lành hơn. An khang – Khỏe mạnh – Thịnh vượng – Hạnh phúc. Cảm ơn các bạn đã tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Tech.MediaOnline trên hành trình chia sẻ thông tin công nghệ cho người Việt khắp thế giới. Cầu xin Thượng đế luôn ban đầy tràn hồng ân trên các bạn cùng gia đình mình. Nào,…
0 notes
Photo
Cút, Bản Tôn Chỉ Muốn Tránh Xa Ngươi - Chương 1: Xin trưởng lão xử phạt công bằng Tử Tiêu kiếm tông, Chấp Pháp đường. Một thanh niên quỳ trước điện, hàng trăm đệ tử đứng bên ngoài đang chen chúc nhau muốn nhìn xem tình hình bên trong, ánh mắt Thương Hạc đạo nhân đứng bên trên tràn đầy tiếc hận nhìn thanh niên đang quỳ dưới điện, giọng nói ôn hòa. "Giang Triệt, ngươi đã biết sai chưa?" Thanh niên quỳ bên dưới còn chưa mở miệng thì nữ tu Bích Linh đứng bên cạnh đã khẩn trương nói, nàng ta là tiểu sư muội của Giang Triệt, cũng là người đứng ra làm chứng. "Sư huynh, huynh cứ nhận lỗi đi. Lỗi lần này huynh phạm phải đủ để bị trục xuất khỏi sư môn rồi. Huynh yên tâm, chỉ cần huynh nhận sai thì nhất định sư tôn sẽ tha thứ cho huynh." "Đúng thế Giang sư huynh, chúng ta biết huynh không phải cố ý." Nhóm huynh đệ đứng hai bên nghe vậy thì cũng ra sức khuyên nhủ. Nghe tiếng ồn ào xung quanh, Giang Triệt hơi hoàn hồn, trong mắt hiện lên vẻ nghi hoặc ngước mắt lên nhìn xung quanh. C Bạn đang đọc truyện Cút, Bản Tôn Chỉ Muốn Tránh Xa Ngươi. Đọc tiếp tại: https://truyentop.net/cut-ban-ton-chi-muon-tranh-xa-nguoi/3492177/chuong-1.html
0 notes
Text
#XúcĐộngNào | Vua Bach, Logan Paul, Và Phi Hành Đoàn Terry | Hài Kịch | Phim Đầy Đủ
Tiền đâu | Vua Bach, Logan Paul, Phi hành đoàn Terry | Hài kịch | Phim đầy đủ bằng tiếng Anh Một thanh niên bế tắc phát hiện ra gia đình mình đã cất giấu hàng triệu đô la trong một ngôi nhà của hội huynh đệ và anh phải lấy lại số tiền đó. Điều tốt nhất… Your browser does not support HTML video. Tiền đâu | Vua Bach, Logan Paul, Phi hành đoàn Terry | Hài kịch | Phim đầy đủ bằng tiếng Anh #Tiền #đâu…
0 notes
Text
Say yêu chiều nghiện
Tác phẩm: Say yêu chiều nghiện Tác giả: Ngọc Tử Lê Thể loại: Đam mỹ, Hiện đại, Huynh đệ, Niên thượng, 1×1, Thụ sủng công, HE. Độ dài: ? Continue reading Say yêu chiều nghiện
View On WordPress
0 notes
Text
Chuyến đi này, mình ở tại 1 căn hộ studio có cái view bé xinh ra biển, đêm đến, chỉ cần nằm nhìn ra cửa sổ sẽ thấy những ánh sáng nhấp nháy từ những con thuyền cập cảng neo đậu. Cũng thấy cả cái đường uốn lượn gần cảng mà mình định sáng mai sẽ ghé dạo qua một chút. Mình hơi tiếc vì mình đã không nghĩ đến chuyện đi dạo bộ ở đấy sớm hơn trong 2 ngày mình ở đây.
No plan, no experience, no searching.
Đây là lần đầu tiên mình đi k với bất kỳ kế hoạch cụ thể chơi đâu, ở đâu, ăn gì, mấy giờ như vẫn thường làm mỗi khi là đứa lên kế hoạch đi chơi với nhóm bạn.
Ở đây yên bình quá.
Yên bình đến mức mình chỉ muốn nằm ngắm biển thôi.
Mình mệt mỏi quá rồi.
Lần đi này, mình có hỏi chú Bv apartment xem ăn gì ngon. Chú giới thiệu quán tứ Hải giai huynh đệ gì đó mà mình đã chẳng muốn ăn ngay từ khi bước vào. Qua s vắng tanh, khách tự bê bát ra bàn, rau k trụng, cục giò lắm lông đến mức mình tự so sánh cặp giò của mình với miếng giò heo. Mình chẳng ăn nổi nhưng vẫn cố nuốt để bù lại sức cho cả chuyến đi dài từ SG xuống.
Về sau chú cũng giới thiệu vài quán nữa, nhưng mình chẳng đi quán nào cả. Và sáng nay khi đi rừng, tự nói chuyện với chính mình để đè ép nỗi sợ xuống, mình chợt nhận ra một chân lý rằng không ai chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình ngoài chính bản thân mình, những người xung quanh có thể góp ý, khuyên bảo, nhưng hậu quả hay kết quả trong tương lai là do chính mình gánh chịu. Vì đâu phải tiêu chí ai cũng giống nhau đâu, phải không? Nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, relax đi P. Đừng nghĩ gì nữa cả, nhé!!!
6 dec 2024
0 notes
Text
[Rambling]
á đù, cái post Ishimondo MV redraw fame to quá, đa tạ các huynh đệ nhé 🥰
#vẽ xong nguyên đống đó là thấy có niềm đam mê liền#nhưng mà tui phải đi học rùi nên sợ ko có thời gian vẽ tiếp huhu
2 notes
·
View notes
Text
Chương 4 - Phù sinh kiếp | 4488
Phù Sinh Kiếp Chương trước | Chương sau Dận Chân thở dài: “Trong số các huynh đệ, năng lực của lão Bát ít nhiều cũng ngang nhau, trẫm cũng chỉ là miễn cưỡng cùng hắn đánh ngang tay. Đáng tiếc… hầy.” Continue reading Chương 4 – Phù sinh kiếp | 4488
0 notes
Text
Sao Hỷ Thần là gì? Luận giải ý nghĩa Hỷ Thần khi thủ tại 12 cung trong lá số tử vi
Trong hệ thống tử vi, Sao Hỷ Thần được coi là một trong những sao có ảnh hưởng tích cực và mang lại nhiều may mắn cho người sở hữu. Hỷ Thần thường được hiểu là biểu tượng của sự hạnh phúc, thành công và thịnh vượng. Khi có mặt trong lá số tử vi, Sao Hỷ Thần được xem như một yếu tố giúp gia tăng tài lộc, tình cảm và sức khỏe của một người. Điều này khiến nó trở thành một trong những sao được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất.
Khi Hỷ Thần thủ tại các cung khác nhau trong lá số tử vi, ý nghĩa của nó cũng biến đổi theo từng bối cảnh cụ thể. Trong 12 cung, mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự nghiệp và mối quan hệ của người đó.
1. Cung Phúc Đức: Khi Hỷ Thần nằm ở cung này, người đó thường có những phúc đức tốt đẹp từ tổ tiên, dễ thu hút tài lộc và hạnh phúc trong gia đình.
2. Cung Tình Duyên: Hỷ Thần tại cung Tình Duyên giúp gia tăng khả năng kết nối tình cảm, hôn nhân hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp.
3. Cung Tài Bạch: Hỷ Thần ở vị trí này thường bảo chứng cho thành công trong công việc và tài chính, mang lại nguồn thu nhập dồi dào và ổn định.
4. Cung Quan Lộc: Khi thủ tại cung Quan Lộc, Hỷ Thần mang lại sự thăng tiến, cơ hội trong sự nghiệp và được cấp trên quý mến.
5. Cung Di: Hỷ Thần ở Di Cung báo hiệu những chuyến đi thuận lợi, khám phá và mở rộng tầm nhìn.
6. Cung Huynh Đệ: Ở vị trí này, Hỷ Thần có thể hỗ trợ mối quan hệ với anh chị em, bạn bè trở nên hòa thuận, và giúp nhận được sự hỗ trợ từ họ.
7. Cung Tật Ách: Hỷ Thần khi ở cung này thường có ý nghĩa tích cực về sức khỏe, chỉ ra sự tránh khỏi bệnh tật và cải thiện thể chất.
8. Cung Sự Nghiệp: Với sự hiện diện của Hỷ Thần tại cung này, sự nghiệp của người đó có xu hướng phát triển mạnh mẽ, dễ dàng đạt được thành công.
9. Cung Thân: Hỷ Thần tại cung Thân mang lại sức khỏe tốt và hình thể đẹp, nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
10. Cung Nô Bộc: Khi Hỷ Thần thủ tại cung này, người đó thường có những mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới hoặc những người giúp việc.
11. Cung Tử Tức: Hỷ Thần ở vị trí này báo hiệu sự sinh nở thuận lợi, con cái khỏe mạnh và thành đạt.
12. Cung Tài Lộc: Khi ở đây, Hỷ Thần hỗ trợ việc làm ăn, đầu tư hoặc kinh doanh có lãi.
Sự hiện diện của Sao Hỷ Thần trong từng cung sẽ chứa đựng những thông điệp riêng, mang tính chất đặc thù cho mỗi cá nhân. Để hiểu rõ hơn về tác động của Hỷ Thần và ứng dụng thiết thực của nó trong cuộc sống, bạn có thể tìm đọc các bài viết chi tiết trên website Tracuulasotuvi. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những phân tích sâu sắc và hữu ích giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của chính mình thông qua lá số tử vi.
Bài viết chi tiết: https://tracuulasotuvi.com/hy-than.html
0 notes
Text
BÍ QUYẾT KHẤN NGUYỆN NGÀY RẰM: LÀM SAO ĐỂ THỈNH TÂM TRỌN VẸN?
Trong đời sống tâm linh của người Việt, ngày Rằm mang ý nghĩa đặc biệt, là dịp để con người hướng về cội nguồn, cầu mong bình an và hạnh phúc. Một bài văn khấn ngày Rằm chuẩn mực không chỉ thể hiện lòng thành của gia chủ mà còn đóng vai trò như lời cầu nối với tổ tiên và các vị thần. Nếu bạn đang tìm kiếm cách thực hiện nghi lễ và soạn văn khấn chính xác, bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách thực hành.
Ngày rằm (15 AL) và lễ vật cúng cần có hàng tháng
Ngày rằm (15 âm lịch) là dịp lễ quan trọng trong phong tục truyền thống của người Việt. Vào ngày này, gia đình thường chuẩn bị lễ vật cúng và văn khấn để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh, mong cầu may mắn, sức khỏe và bình an. Đây là thời điểm để gia chủ thanh lọc tâm hồn, thu hút những điều tốt lành đến với bản thân và gia đình.
Ý nghĩa ngày rằm (15 AL)
Dưới góc độ khoa học, ngày rằm – hay còn gọi là ngày Vọng – là thời điểm mặt trăng và trái đất gần như nằm trên một đường thẳng, tạo ra một xung năng lượng đặc biệt. Năng lượng này được cho là có thể tác động không tốt đến sức khỏe và tinh thần của con người, dẫn đến quan niệm cúng bái vào ngày này để xua đuổi tai ương.
Trong Phật giáo, các ngày rằm hàng tháng đều mang những ý nghĩa thiêng liêng, gắn liền với các sự kiện quan trọng của Đức Phật và chư tăng, như ngày Phật Đản (rằm tháng 4), ngày Vu Lan (rằm tháng 7) và nhiều dịp khác. Mỗi ngày rằm trong năm đều đánh dấu các sự kiện lớn của Phật giáo, giúp tín đồ tưởng nhớ, hướng thiện và tu tập theo lời Phật dạy.
Lễ vật cúng cần có
Đối với mâm cúng mặn, các gia đình có thể chuẩn bị thêm thịt lợn, thịt gà, rượu… để dâng lên tổ tiên và thần linh, mong cầu phúc lộc và bình an. Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình, mâm lễ có thể được chuẩn bị khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ dành cho buổi lễ.
Văn khấn ngày rằm Thần Tài, Thổ công
Sau đây là văn khấn Thần Tài, Thổ Công ngày rằm quý gia chủ có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị ti��n.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại!
Gia chủ (chúng) con tên là……………………………. đang ngụ tại…………………..
Hôm nay là ngày … tháng … năm ….., chúng con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…… soi xét con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bài viết hôm nay được lấy cảm hứng từ cuốn sách “Tập Tục Nhang Đèn” của Thạc sĩ, Phong thuỷ sư Nguyễn Trọng Mạnh biên soạn – tác phẩm sâu sắc và toàn diện về văn hóa thờ cúng và những nghi lễ tâm linh truyền thống của người Việt.
Cuốn sách này không chỉ cung cấp kiến thức về các nghi thức cúng lễ, như cúng rằm và mùng 1 hàng tháng, mà còn tái hiện một cách sinh động bức tranh về tín ngưỡng và phong tục được gìn giữ qua bao thế hệ.
Tập Tục Nhang Đèn là sự kết tinh của những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về các nghi thức dâng hương, cúng bái, cùng ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong mỗi lễ vật.
Thạc sĩ, Phong thuỷ sư Nguyễn Trọng Mạnh biên soạn tác phẩm này nhằm lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về những truyền thống lâu đời của dân tộc.
Tác phẩm là cầu nối để truyền tải những phong tục đẹp đẽ, đưa người đọc đến gần hơn với thế giới tâm linh phong phú của ông cha, giúp họ cảm nhận rõ hơn về cội nguồn và những giá trị thiêng liêng trong từng nén hương, lễ vật dâng lên.
Hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách chuẩn bị đầy đủ cho lễ cúng ngày rằm 15 âm lịch. Bài văn khấn ngày rằm cùng lễ vật chuẩn bị chu đáo giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính, cầu bình an và may mắn cho gia đình. Nếu quý gia chủ cần thêm hướng dẫn chi tiết về phong tục thờ cúng, Phong Thủy Đại Nam luôn sẵn sàng đồng hành, giúp gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/van-khan-ngay-ram/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam #vankhanngayram
0 notes