#Hằng Nga
Explore tagged Tumblr posts
Text
"Hồi còn nhỏ chị thích nhất là đọc ngôn tình, chị nghĩ Lư Tư Hạo nói đúng, sách - truyện và âm nhạc có thể giúp chúng ta ôm một mộng tưởng tốt đẹp về tương lại và cố gắng vì nó. Nhưng chị không thích đọc sách đâu, cái chị đọc chỉ là sách tiểu thuyết thôi.. từ hồi còn học cấp 3 tới bây giờ, chị thực sự không nhớ nổi mình đã bỏ ra bao nhiêu tiền để mua gần 6 chục cuốn ngôn tình rồi bày ở đầy phòng khách, thậm chí kế hoạch của vài tháng sau hoặc mấy năm sau nữa sẽ là mua đủ tất cả những quyển tiểu thuyết hồi còn nhỏ chị từng đọc được trên mạng và đã được xuất bản thành sách và tất cả những gì liên quan tới Conan. Chị luôn nghĩ rốt cuộc mình cứ phải như vậy làm gì, có thể có những quyển chị mua về chỉ để đó thôi, vì trước đó chị đã đọc xong trên điện thoại rồi, chị còn không dám sờ vào vì sợ nó sẽ rách chỉ vì chị mua là bản đặc biệt, sẽ được tặng kèm theo bookmak và những tấm poster rất đẹp.
Mấy tháng trước đợt vẫn còn đi làm chị đã mua một lèo 3 quyển sách của Lư Tư Hạo, nhưng thực ra tới hôm nay mới thực sự được coi là đọc xong 1 quyển hoàn chỉnh, một là do khoảng thời gian đó nói là mỗi ngày sẽ nghỉ giữa ca 4 tiếng nhưng thực chất chị chỉ nghỉ được 2 tiếng, mặc dù giờ nghỉ ca phải luôn đấu tranh vật lộn 30 phút xem nên đi ngủ hay là xuống Highlands ngồi chỉ vì phòng ngủ luôn lạnh như điểm cuối của Cực Bắc… Nhưng cuối cùng mặc dù lần nào cũng buồn ngủ tới díu cả mắt nhưng chị vẫn lựa chọn xuống Higlands ngồi 1 mình, khi giở sách ra mới đọc được vài trang có khi lại bị Liu Yang gọi lên giao nhiệm vụ. Vậy nên đợt đó chỉ đọc được vài trang là lại bỏ ngỏ, mãi sau phải hơn 1 tháng trời mới túc tắc đọc qua loa cho xong quyển "Dám Mơ Lớn, Đừng Hoài Phí Tuổi Trẻ." Nhưng chị luôn thấy tên tiếng trung của quyển sách này hay hơn nhiều.
Em cũng biết cảm giác khi đọc sách, mình sẽ gặp được những câu nói khiến mình đồng cảm hoặc thậm chí muốn khóc là thế nào phải không? Chẳng ai hiểu được đâu, thậm chí Tuấn Ngọc cũng không hiểu, Nga cũng không hiểu, Tiến cũng không hiểu, A heng cũng không hiểu, chẳng ai hiểu nổi những gì chị viết ra hay chia sẻ, nhưng chị nghĩ em hiểu. Vì em hiểu được chị mà...
Chị nghĩ tới năm 26 tuổi mới biết Lư Tư Hạo thực là một chuyện quá tiếc nuối. Vì anh từng viết rất nhiều câu nói khiến chị cảm thấy văn học là môn học đẹp đẽ nhất mà mình đã từng biết :
Anh nói : “Sở dĩ chúng ta cho rằng trưởng thành là một việc tồi tệ là bởi chúng ta đã trở thành người mà bản thân từng xem thường.”
Anh nói : “Với thần tượng, cách tốt nhất không phải là phát cuồng vì họ, mà là để người khác biết, người hâm mộ họ cũng là những người biết nỗ lực.”
Anh nói : “Không biết bản thân muốn gì cũng không sao, nhưng phải luôn nhớ kĩ bản thân không muốn những gì.”
Anh nói : “Bạn trèo lên nơi rất cao, đi tới nơi rất xa, không phải để cả thế giới nhìn thấy bạn mà là để bạn có thể nhìn thấy cả thế giới”
Anh nói : “…Có lẽ một khi trưởng thành, người ta sẽ để mất rất nhiều thứ, ví như những món đồ giản đơn nhưng lại từng khiến bạn vui vẻ cả ngày, ví như khả năng dễ khóc dễ cười, và cả những người đã từng thân thiết với bạn. Điều đáng sợ nhất không phải mất đi những điều ấy mà là việc bạn dần trở nên bình thản hơn. Bạn bắt đầu an ủi bản thân rằng thế mới là trưởng thành, đây chính là dáng vẻ mà chúng ta hằng mong muốn. Bạn chỉ đang tìm một cái cớ để tiếp tục sống như vậy và coi thường bản thân mình trước kia….”
Anh nói : “Cách đối xử tốt nhất với người mình từng yêu, không phải làm như đã quên, mà là giữ lại những điều mình thích và những giá trị đã học được, đối diện với cuộc sống một cách tốt hơn, nếu không cuộc hội ngộ đó sẽ ít nhiều mất đi những ý nghĩa tốt đẹp…”
Anh nói : “Vì sao con người phải tiến về phía trước. Bởi vì chưa tới phút cuối cùng, bạn sẽ không biết được số phận của mình ra sao, cũng không biết tương lai kết quả có tốt đẹp hay không. Rồi bạn sẽ có cơ hội đến nơi bạn muốn đến, bạn cũng biết nếu mình đứng yên tại chỗ thì sẽ chẳng đi được tới đâu cả…”
Lư Tư Hạo thực sự đã viết rất nhiều, chị nghĩ đôi khi chúng ta luôn cần một câu nói để làm động lực tiến bước em nhỉ, có thể câu nói ấy sẽ không khiến chúng ta ngay lập tức hành động hay hiểu ra điều gì, nhưng nó sẽ dần dần khiến ta tìm ra lẽ sống trong quãng đường mình đi.
Hôm nay chị dùng 1 buổi chiều để đọc nốt 1 trong 2 cuốn sách còn lại mua về nhưng để lâu tới nỗi bám đầy bụi lên đó chưa động tới, thực ra quyển này anh viết về cuộc sống và câu chuyện tình cảm xoay quanh anh và bạn bè anh nhiều hơn, thực ra chị cũng chẳng biết là đang nói cái gì với em đâu, chỉ là chị cảm thấy đột nhiên đọc xong 1 quyển sách, tự nhiên nhớ tới em, cứ có cảm giác như mấy câu chuyện này chẳng liên quan gì tới mình nhưng lại có mặt nào đó cũng giống như mình, thế là lại ngồi lõ cõ viết ra mấy dòng này… để có thể tìm được người tình nguyện ngồi đọc những câu mình viết, hiểu nhưng câu mình viết, đồng điệu với mình về tâm hồn thực sự rất khó, Lư Tư Hạo tìm được 5 người bạn tốt đã được thời gian giúp anh sàng lọc, may thay chị cũng tìm được người luôn đọc và hiểu những gì chị viết ra là em.
Chị đã liệt kê ra vô số những điều vài tháng sau phải làm, một trong số đó có viết là sẽ phải mua quà sinh nhật cho Tuấn Ngọc và khi nào vào tới SG sẽ bỏ thời gian đi thăm chị H, em có biết chị H không nhỉ, chị H hồi mới dạy tụi chị và Tiến, chị thực sự rất tốt, đãi đồ ăn ngon, mua quà sinh nhật cho từng người, dạy bọn chị làm việc, chị không biết phải kể thế nào, nếu tổng kết lại thì là chị H luôn "không bao giờ tiếc tiền cho 5 cái mồm hay ăn như tụi chị", còn tụi chị thì ngày đó chỉ có chúng duy nhất một suy nghĩ là "chị gái này nhiều tiền thật"....
.. Mấy năm nay chị không gặp chị H rồi... hình như câu chuyện về chị T và chị H chị đã kể em nghe nhiều lần, vậy nên thôi, chị sẽ không kể lại nữa, khi gặp lại chị T ở NH4 sau 1 thời gian rất lâu rất lâu rất lâu nhưng lại cảm thấy rốt cuộc cái gì đã khiến cho chị có cảm giác xa cách tới vậy.. chị không biết phải miêu tả cảm giác ấy thế nào, nếu có thể thì có lẽ sẽ giống như trong một câu chuyện ngôn tình nào đó chị từng đọc, hồi còn nhỏ mình rất thích ăn kem, là loại kem đá 500 đồng 1 cái, nhưng vì hồi đó dù là một hay hai nghìn đồng thì cũng được coi là tiền to nên mỗi lần ăn chỉ mua được 1 cái, còn là kiểu mỗi đứa bạn góp chung 500 đồng được bố mẹ cho vào để mua chung nữa, lúc đó thề hứa rằng lớn lên mình nhất định sẽ kiếm nhiều tiền để được ăn thỏa thích, tới khi lớn rồi, tiền kiếm ra được nhưng trường học đã được xây mới lại, to hơn xưa gấp 5 10 lần, tiệm tạp hóa nhỏ không bán nữa đã trở thành nhà hoang, không còn tìm được nơi bán kem đá có vị giống như năm ấy nữa, kem que cũng không còn giá 500 đồng, tiền giấy đã bị thay thế bằng polyme, mọi thứ trong kí ức.. tiếng ve, hoa phượng, những câu chuyện ma hồi cấp 1 đáng sợ, nhà vệ sinh từng in dấu bàn tay bị đồn có quỷ, giờ ra chơi với trò đuổi bắt, tiết tiếng anh chỉ học được một buổi, ra tòa nhà cũ trường bên đợi anh trai tan học mặc dù rất bị ghét bỏ bắt đầu mờ nhạt dần tới nỗi dù mỗi lần về quê, dù đứng trước cổng trường 30 phút nhưng vẫn không thể khiến cho những đoạn hồi ức kia có một đường dẫn trọn vẹn…. có lẽ là kiểu vậy....
Cuộc sống đẩy chúng ta tới nơi rất xa em nhỉ, dạo này em đã ổn định chưa? Chị nghĩ cuộc sống của em rồi sẽ ổn thôi, cuộc sống của chị rồi cũng sẽ như vậy. 过不去的事情还能怎样 也总会过去的, chị nhớ Lưu Diệc Phi từng nói vậy.
"Có thể chúng ta không được định sẵn sẽ trở thành một ngôi sao, nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành đom đóm…" câu này hay đúng không!"
Hôm nay mình viết đoạn này gửi Lá nhỏ, Lá nhỏ hồi đáp bằng việc em ổn rồi lại không ổn.... thực ra đoạn văn bên trên mình đã sửa lại, xóa bớt một vài câu, thay đổi một số từ, trước nay khi viết viết mình cũng thích chăm chút câu từ để mỗi khi mình đọc lại mình cũng cảm thấy rằng haha hóa ra văn của mình cũng không tệ!
74 notes
·
View notes
Note
Hằng Nga Guesthouse, Đà Lạt, Vietnam
20 notes
·
View notes
Text
🇻🇳 Dành cho Người - một nhân cách cao đẹp 🇻🇳
🇻🇳 “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân.”
🪖 Mấy ngày qua, qua các bài báo, các trang mạng xã hội tất cả người dân trên toàn đất nước như chết lặng đi trước sự ra đi đột ngột của Người. Cả một cuộc đời cống hiến cho nước non, cả một đời sống thanh liêm, giản dị và gần gũi với nhân dân, Bác luôn coi dân như con, mọi việc lấy dân làm gốc. Một vị tổng bí thư nhưng cuộc sống lại giản dị đến mức khiến người ta bất ngờ, chiếc áo nâu cũ kĩ tay ngắn tay dài Bác đã mặc qua nhiều năm vẫn không thay mới, ngôi nhà nhỏ đơn giản nhưng đậm phong cách Việt Nam truyền thống, mỗi nơi Bác từng đi qua đều để lại cho người dân một ấn tượng khó phai mờ. 80 năm cống hiến không ngừng nghỉ đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, điều làm Bác phải trăn trở vẫn là Đảng, là dân tộc! Bác ơi, giờ đây Bác đã được nghỉ ngơi rồi, nghỉ ngơi cho những năm tháng cống hiến hết sức mình, nếu Bác Hồ là người giải phóng dân tộc, Bác Giáp là người giữ nền độc lập dân tộc thì Bác là người phát triển đất nước. Một anh hùng của thời bình, không xa hoa cầu kì lại rất đỗi thân thương gần gũi. Con không sinh ra trong thời Bác Hồ lại rất thơ ngây dưới thời Bác Giáp nhưng may mắn thay, con được trưởng thành dưới thời Bác Trọng. Hôm nay con rất xúc động, đi khắp đường làng ngõ xóm ai ai cũng nhắc đến Bác với niềm biết ơn vô hạn và sự tôn trọng dành cho 1 vị anh hùng. Đường về với đất mẹ của Bác là hàng nghìn, hàng triệu người dân Việt Nam đưa tiễn, những giọt nước mắt rơi xuống đó là điều mà không phải bất cứ thứ vật chất nào mua được. Con thấy có một câu rất đúng “nhung gấm lụa là không đổi được tấm lòng người dân”. Nhân cách vĩ đại và lớn lao của người, khi người mất đi ai ai cũng xót thương, đau đớn. Con chưa từng gặp Bác, không hiểu gì về chính trị nhưng con biết Bác đã hi sinh nhiều đến nhường nào. Từng giây từng phút trong lễ truy điệu của Bác con đã khóc, khóc cho 1 xa lạ chẳng hề thân quen, khóc cho 1 vị lãnh tụ vĩ đại như bao người con Việt Nam khác. Bác ơi, Bác có thấy không, hình ảnh từ người già đến người trẻ, có cả những bệnh nhân ung thư tóc lưa thưa chỉ còn vài cọng vì hoá trị, những bé nhỏ đi cùng gia đình dưới cái nắng như thiêu như đốt vẫn đứng đợi từ đêm đến chiều hôm sau chỉ để đưa tiễn Bác đoạn đường cuối. Những tiếc khóc nấc nghẹn ngào, từng lời tiễn đưa và bài quốc ca dân tộc dành cho Bác, rồi mai này con mong đất nước sẽ phát triển như Bác hằng mong ước, sẽ có những thế hệ học trò của Bác tiếp tục thổi bùng ngọn lửa, tiếp tục con đường mà Bác còn đang dang dở. Con thấy các nhà lãnh đạo của các đất nước khác, của những siêu cường như Mỹ, Nga, Trung… đều dành sự tôn trọng đặc biệt mỗi khi gặp mặt Bác vì chỉ có Quân tử mới tôn trọng Quân tử. Di sản Bác để lại cho đời thật quý báu, từng con người đất Việt phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ, phát triển đi sản ấy. Một mai kia khi được đặt chân lên thủ đô Hà Nội, con sẽ đến nghĩa trang Mai Dịch để thăm Người, nói hết lòng biết ơn tới sự hi sinh của Người!
🇻🇳 “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương 🌻, nếu là chim h��y là chim bồ câu trắng 🕊️, nếu là đá hãy là đá kim cương 💎, nếu là người hãy là người Cộng Sản 🇻🇳…” Cảm ơn Người với tất cả lòng biết ơn và thành kính! Vĩnh biệt Người - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng!
#vietnam#respect#mourn#best regards#patriotism#general secretary#TBT Nguyễn Phú Trọng#một nhân cách lớn
5 notes
·
View notes
Text
Everyone stfu Tết Trung thu is coming up and I'mma draw Hằng Nga and LMK Chang'e because I can.
1 note
·
View note
Text
Chắc hẳn tác giả nào cũng có một bộ sưu tập những cái tên hay ho mà các bạn muốn đặt cho nhân vật. Nói rộng hơn, chắc hẳn ai sống trên đời cũng tích lũy được một bộ sưu tập tên muốn đặt cho đứa con trong tương lai của họ, trước khi họ nhận ra rằng life is hell và quyết định đ sinh con nữa. Sau đây mình xin giới thiệu bộ sưu tập tên của mình 🙂.
Tú 秀 - Mình rất, rất, rất thích tên Tú. Cái tên này đặt cho con gái hay con trai đều hay vô cùng: đẹp đẽ, giỏi giang, xuất chúng. Và trong tất cả các tên Tú trên đời thì mình thích hai cái tên Anh Tú 英秀 và Thanh Tú 清秀 nhất, vì chúng có ý nghĩa mà nghe thanh âm lại hài hòa. Ngoài ra thì mình cũng rất thích tên Tú Anh 秀英, chắc là vì những người tên Tú Anh mình từng gặp trong đời đều xinh xắn vô cùng.
Tùng 松 - Tùng nghĩa là cây tùng, cây thông. Từ cách đọc của từ này (dấu huyền, hai môi chụm lại giam âm thanh bên trong) đến ý nghĩa về loài cây mà nó đặc tả đều toát lên vẻ âm u, bí hiểm. Vì nét nghĩa đó mà mình không thích những cái tên kiểu Thanh Tùng 青松, Xuân Tùng 春松 hay Minh Tùng 明松, vì Thanh hay Xuân hay Minh đều gợi nên sự tươi sáng, nghĩa là trái ngược với ý nghĩa của từ Tùng mà mình cảm nhận được. Để đệm cho tên Tùng mình thích những chữ đệm cùng có dấu huyền, kiểu Đình Tùng, Hoàng Tùng hoặc Hàn Tùng 韩松 - tên một nhà văn Trung Hoa mà mình vô cùng yêu thích.
Hoài 怀 - Hoài nghĩa là nhớ, nỗi nhớ, như trong từ hoài niệm 怀念 ấy. Mình chỉ thích chữ Hoài đứng một mình thôi, một nỗi nhớ mơ màng, không cụ thể. Mình không thích Hoài Phương hay Hoài Thương hay Hoài Anh hay Hoài Thu - nhất là Hoài Thương, chao ôi cái tên đó sao mà sến...
Việt 越 - Việt là tên đất nước mình, tên dân tộc mình. Bởi vậy chữ Việt vang lên bên tai mình lúc nào cũng khiến lòng mình bình lặng hơn một tẹo. Không có cái tên nào Việt Nam hơn là tên Việt - từ này vô cùng khó đọc đối với người nước ngoài, và do vậy nó lại trở thành một thứ tài sản được san sẻ chung giữa những người nói tiếng Việt, vậy đó. Đặc biệt là khi viết một câu chuyện nào đó có chủ đề liên quan đến quê hương, đất nước, thì Việt là một lựa chọn tên không tồi chút nào.
Hồng Hà 红河 - Mình nói chung không thích tên Hà, không thích Thanh Hà Thu Hà Minh Hà Ngọc Hà Việt Hà, vì trong cảm nhận cá nhân của mình thì những cái tên này quá phổ thông và gây cho mình cảm giác, kiểu, bố mẹ lười nghĩ tên cho con cái? Nhưng mình lại có tình cảm đặc biệt đối với cái tên Hồng Hà. Vì đó là con sông quê hương của mình, và cũng như với tên Việt, mỗi lần nghe hai chữ Hồng Hà là lòng mình lại dịu đi một chút. Mình biết một cặp sinh đôi, người chị tên Hồng Hà, người em tên Nhị Hà, và sau khi nghe tên hai chị em họ mình kiểu well, damn.
Minh Nhật 明日 & Minh Nguyệt 明月 - Cái này khỏi phải giải thích nhỉ, mặt trời & mặt trăng, ở bất kì nền văn hóa nào cũng đều mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Thu Thảo 秋草 - Mình thích cái tên này từ khi đọc bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". (Fun story time, cô giáo dạy Văn thời cấp hai của mình tên là Thu Thảo, và khi mình hỏi cô rằng "thu thảo" có phải "cỏ mùa thu" không cô đã gật đầu, với một chút xao động trong ánh mắt.) Đối với thẩm mĩ của mình, Thu Thảo là một cái tên rất đẹp, nó có cả sự hoang sơ (hay hoang vu, hoang vắng?) của thiên nhiên trong chữ Thảo lẫn vẻ u buồn, lãng mạn của mùa Thu. Mặc dù theo như mình quan sát, ngày nay Thu Thảo là một cái tên tương đối phổ thông, và nhiều bố mẹ đặt nó cho con mình chỉ vì nghe nó thuận tai, quen tai chứ không suy nghĩ nhiều cho lắm.
Tên của các loài cây, hoa, cỏ dại: Thạch Nam, Thạch Thảo, Anh Thảo, Phong Lan, Linh Lan, Ngọc Lan, Mộc Lan, Đinh Lăng, Đinh Hương, Đỗ Quyên, Hoàng Cầm, v.v.
Hằng 恒 - Chữ Hằng mang nghĩa bất biến, không thay đổi trong từ vĩnh hằng 永恒 ấy, chứ không phải Hằng Nga 姮娥. Lí do thì, mình không biết nữa, có lẽ là nó tạo sự an tâm (vì bất biến) chăng?
Như Bình 如萍 - Đơn giản là vì ngày xưa xem "Dòng sông ly biệt" thích nhân vật Lục Như Bình 陆如萍 quá. Chữ Bình 萍 ở đây có nghĩa là bèo, nó đồng âm nhưng khác nghĩa với chữ Bình 平 trong Thanh Bình 清平. Cái tên này mà đặt cho nhân vật có số phận chìm nổi, long đong thì hợp đét.
1 note
·
View note
Text
2 notes
·
View notes
Text
2022 của mình đã diễn ra như thế nào?
Có lẽ 2022 là một năm vừa trôi nhanh vừa có nhiều biến cố xảy ra với mình và tất cả mọi người nói chung. Bỗng dưng nói điểm lại một năm qua có những gì thì đầu mình trống rỗng không nhớ gì cả, chỉ biết năm nay có nhiều thứ thật bất ổn kéo tới. Mình vào album ảnh lục lại các ảnh mới dần nhớ ra.
1/2022: Mọi thứ vẫn bình yên, tháng duy nhất bình yên trong năm.
2/2022: Đầu tháng về nhà ăn Tết với gia đình, cả mấy ngày Tết bị đau răng không ăn được gì cũng không thể đi chơi đâu. Sau Tết xin lên thành phố sớm để được gặp người yêu dù vẫn đang học online. Đến 14/2 mình với bạn kia xảy ra vấn đề, tưởng sẽ có một Valentine đầu tuyệt vời bên nhau, ai ngờ lại là một ngày buồn. Cuối tháng 2 chúng mình chia tay, cùng ngày hôm đó biết mình bị mắc covid, bị lây từ bạn kia sang. Khoảng thời gian này mình suy sụp về cả sức khỏe và tinh thần, may được 2 Hương Giang và Chu Ánh nhắn tin quan tâm an ủi hàng ngày, Giang tóc ngắn và Hiền Hiền giúp mình mua thuốc và đồ ăn để trước cửa phòng tiếp tế. Sau một tự cách li ở phòng riêng thì cả 2 khỏi bệnh, mình và bạn kia rồi quyết định quay lại. Nhưng 3 ngày sau đó chúng mình kết thúc hẳn.
3/2022: Những ngày nửa đầu tháng có lẽ là khoảng thời gian mình suy sụp nhất. Mình đã khóc rất nhiều, khóc mọi lúc khi ở một mình. Và mình đã bắt đầu viết nhật kí để tự tâm sự. Ngày nào mình cũng đi bộ quanh hồ ở trường để giải toả bớt năng lượng xấu, hôm thì một mình, hôm thì đi cùng bạn. Nửa sau tháng 3, mình về nhà nhiều hơn, bắt đầu thích quay mấy video linh tinh đăng lên TikTok. Tâm trạng cũng khá hơn chút khi ở cùng những người bạn.
4/2022: Hậu covid làm tóc mình rụng nhiều quá, mình phải đi cắt bớt tóc. Mình dành nhiều thời gian đi chơi, đi cafe chụp ảnh với bạn bè. Chắc tháng này là tháng Facebook đăng nhiều ảnh nhất. Rất biết ơn Hương Giang tóc ngắn và Mai Liên đã luôn ở bên và chiều chuộng mình. Mình còn bắt đầu mua nhiều đồ hoa nhí, từ đây chính thức bị nghiện đồ hoa nhí, đến nỗi mọi người đặt cho mình cái tên “công chúa hoa nhí” hay “bà hoàng hoa nhí” sau này. Đến giữa tháng 4, mình được giới thiệu đi làm quản sinh cho một trung tâm học thêm, đồng thời mình phụ trách việc marketing cho trung tâm nữa. Mình làm việc với học sinh lớp 6, buổi đầu đi làm khi chưa giới thiệu thì bọn trẻ tưởng mình là bạn cùng lớp vì mình còn nhỏ hơn một số đứa trong lớp. Đến khi quen rồi mình còn bị học sinh bế vì lên huhu.
5/2022: Mọi thứ đã dần tốt lên, mình bận rộn với việc học và việc làm hơn, thời gian rảnh mình vẫn đi cafe chụp ảnh cùng bạn bè. Rồi trong một buổi đi làm về, mình không may bị thương ở chân, mình khóc toáng lên gọi cho 2 đứa bạn thân, HG tóc ngắn lo mình bị làm sao mặc cả đồ ngủ chạy sang thăm mình, nhưng lúc sang chỉ thấy là vết thương ngoài da.
6/2022: Một cơ hội mới đến với mình khi tham gia 2030 YFV. Mình đã được gặp những con người rất tuyệt vời, mọi người thật sự rất đỉnh, đặc biệt là chị Linh và anh Lộc đã dạy mình rất nhiều thứ hay ho trong vài ngày tiếp xúc. Rồi mình có những đồng đội mới đáng yêu nữa, đó là: Anh Lộc ở Sài Gòn, bạn Hằng ở Hà Nội, em Linh ở Nga. Có lẽ đây là thứ giá trị nhất mình nhận được trong năm nay.
7/2022: Xem trong album ảnh thì thấy có nhiều video mình quay lúc đi tập bóng rổ, các bức tranh mình vẽ. Hình như lúc này mình học hè xong rồi. Mình nghỉ việc ở trung tâm, rồi mình về nhà một thời gian. Bố mẹ hay hỏi về việc làm thêm, đôi khi nó khiến mình stress. Mình chơi với các em nhiều, và cũng nhiều lần khóc vì bất đồng quan điểm với mẹ.
8/2022: Mình lên thành phố và bắt đầu học kì mới. Thời gian này mình chơi thân với các bạn trong xóm trọ, suốt ngày tíu tít cùng nhau. Vui thật. Nhiều lúc bị yêu đời quá mức cứ tự soi gương rồi cười một mình. Chắc bị điên rồi hahha.
9/2022: Sinh nhật CLB, cũng có vài vấn đề không hay xảy ra, là chủ nhiệm CLB mình cũng bị chỉ trích nhiều. Cũng có thất vọng về bản thân và suy nghĩ nhiều. Nyc có dấu hiệu tương tác, hỏi thăm quan tâm nhưng mình đã tránh.
10/2022: Mình hay đi chơi một mình nhiều hơn, thích loanh quanh khắp thành phố buổi tối rồi hát vu vơ trên đường. Nội bộ CLB lại có vấn đề, và đương nhiên là một leader thì mình lại phải chịu trận bị đánh giá thay. Khi chương trình sắp diễn ra mình còn bị ốm nặng không thể cầm vào điện thoại check thông báo của mọi người nữa, may có các bạn thành viên nhiệt tình hoàn thành công việc để chương trình diễn ra thuận lợi.
11/2022: Mình và nhóm bạn cùng xóm trọ có chuyến đi nhớ đời về nhà Sườn ở Bắc Kạn. Trên đường đi Sườn bị tai nạn, cả lũ đưa Sườn vào bệnh viện, đứa nào cũng sợ. Trong tháng này mình cũng quay lại đi làm thêm với công việc gia sư, lần này mình thấy ổn hơn so với làm ở trung tâm.
16/11 là sinh nhật mình, hôm đó mình từ chối tất cả lời mời đi chơi, tặng quà chỉ để ở một mình. Mình tự đi vẽ bánh kem cho mình, tới giờ thỉnh thoảng vẫn có vài người hỏi để làm theo.
12/2022: Một tháng chỉ toàn deadline và thi cử. Đã vậy mình còn bị ốm nặng, lần đầu phải vào viện cấp cứu. Bố mẹ biết tin suýt thì đi 50km từ nhà lên thành phố trong tối để thăm mình, cũng may là cấp cứu một lúc rồi được về luôn. Có những lúc mệt mỏi và tủi thân chỉ biết khóc, nhưng rồi cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần.
2 notes
·
View notes
Text
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều với hướng dẫn chi tiết cách bước để làm một bài văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều đặc sắc cho riêng minh Bạn đang tìm tài liệu văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều được trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Không cần tìm thêm nữa THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu đến các bạn hướng dẫn cách làm chi tiết và top 3 bài văn phân tích bài Chị em Thúy Kiều hay giúp bạn làm bài tốt hơn với đề tài này. Cùng tham khảo nhé! Đề bài: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du. Hướng dẫn phân tích Chị em Thúy Kiều 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh,... trong văn bản đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Luận điểm bài phân tích Chị em Thúy Kiều - Luận điểm 1: Giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân - Luận điểm 2: Miêu tả vẻ đẹp trang trọng khác vời của Vân - Luận điểm 3: Miêu tả vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều 3. Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều 4. Một số ý kiến về Truyện Kiều - Chế Lan Viên đã viết về thời đại Nguyễn Du sống: "Cha ông ta từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời / Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa / Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời / Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ". Thời đại ấy được Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: "Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau / Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng." - "Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy." (Nguyễn Đình Thi) Tuyển tập đề đọc hiểu Chị em Thúy KiềuBộ những đề văn hay về Truyện Kiều Mẫu dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều 1. Mở bài - Truyện Kiều ngoài vấn đề cơ bản về xã hội, còn có thể xem như một tiểu thuyết diễm tình. - Bên cạnh nghệ thuật miêu tả đặc sắc về thiên nhiên trữ tình, miêu tả sâu sắc tâm trạng nhân vật, Nguyễn Du còn bộc lộ tài năng miêu tả vẻ đẹp hình thể con người bằng một ngòi bút hết sức tinh tế. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là một điển hình về ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du. 2. Thân bài phân tích Chị em Thúy Kiều a) Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười - Cách giới thiệu “hai ả tố nga” vừa ngắn gọn, giản dị nhưng hết sức ấn tượng và đầy đủ. + Gia đình họ Vương có hai cô gái đều đẹp. + Mỗi người đều mang một vẻ đẹp thanh tao, cao quý. - Tác giả dùng hai biểu tượng đẹp của thiên nhiên để người đọc hình dung vẻ đẹp con người: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Mai thì thanh cao; tuyết thì trong trắng đến ngời ngợi và ví người như Hằng Nga. Phong cách học gọi phép tả ấy là ước lệ. Lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Hai chị em họ Vương có vẻ đẹp như thế. b) Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân - Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái. - Có bao nhiêu cái đẹp trong tạo vật, thiên nhiên, được Nguyễn Du mượn về để xây nên chân dung Thúy Vân. Đó là trăng, là tuyết, là mây, là hoa, là ngọc để miêu tả nụ cười, gương mặt, mái tóc, làn da... tất cả đều đạt đến độ tuyệt đối của sắc đẹp. - Vẻ đẹp trang trọng của Thúy Vân đến thiên nhiên cũng ngưỡng mộ khép mình “mây thua – tuyết nhường”. Hai từ “thua, nhường” dường như biểu hiện sự hài lòng, không ghen ghét của hoá công. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một tương lai yên ổn không có bão tố của cuộc đời. Xem thêm mẫu đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân. c) Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều - Người ta sẽ nghĩ rằng trên đời này còn ai đẹp hơn Thuý Vân ? Vậy mà khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn. Vương Thuý Kiều - tuyệt sắc giai nhân “nghiêng thành, nghiêng nước”, làm say đắm lòng người yêu văn chương Việt Nam, nhưng cũng xót đau cho một khách tài hoa vì đời nàng gắn liền với “thiên bạc mệnh”. Kiều càng sắc sảo mặn mà Xem bề tài sắc lại là phần hơn - Dòng thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật, dòng thơ sau so sánh Kiều với Vân.
Tuy mỗi người mỗi vẻ nhưng Kiều vẫn “Xem bề tài sắc lại là phần hơn”. - Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thuý Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ chiếc cửa sổ ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; Ngàn năm bạc mệnh một đời tài hoa”. Người ta cứ nhớ hoài đôi mắt như hồ thu long lanh, sâu thẳm và lông mày như vẻ tươi mát, rạng rỡ của núi mùa xuân. Tâm hồn, trí tuệ và tinh anh của Kiều đạt đến mức toàn diện chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến. Kiều giỏi cả “cầm, kì, thi, họa” và đặc biệt là tiếng đàn của Kiều mà qua bốn lần vang lên trong thiên truyện thơ diễm tình này. - Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thuý Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Kiều vào những trái ngang, đau khổ. - Kiếp đời khổ đau của Thuý Kiều cũng chính là nỗi khổ đau chung của người phụ nữ trong thời kì này. Phía sau nỗi đau ấy, ta còn thấy thấp thoáng tiếng lòng của chính nhà thơ - một khách tài hoa đa truân. 3. Kết bài - Khái quát chung giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: + Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. + Nghệ thuật: Đoạn trích tiêu biểu cho tài năng miêu tả của Nguyễn Du; bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương Trung đại; lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. - Cảm nhận của em về đoạn trích: Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du luôn trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người. // Để viết được một bài văn phân tích Chị em Thúy Kiều hay và trôi chảy, ngoài việc nắm vững các ý chính trong nội dung đoạn trích, các em cũng cần có một vốn từ ngữ phong phú trong quá trình trình bày. Muốn vậy, các em cần đọc tham khảo nhiều văn mẫu từ các nguồn khác nhau, dưới đây là một số bài khá hay do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tuyển chọn. TOP 7 bài văn hay tuyển chọn phân tích Chị em Thúy Kiều Phân tích Chị em Thúy Kiều ngắn nhất bài mẫu số 1 Có ý kiến cho rằng "Truyện Kiều là một kiệt tác hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với người đọc". Thật vậy bằng tài và tâm của mình, Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác để đời, trong đó có đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" tiêu biểu cho cái tài khắc họa, miêu tả nhân vật. Là một đoạn trích khắc họa rõ nét hai chị em Thúy Kiều, không chỉ vậy, qua những nét khắc họa đó còn thể hiện tính cách và số phận của hai chị em. Mở đầu đoạn trích với bốn câu giới thiệu hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân: Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Hai chị em xuất hiện, được tác giả gọi là "tố nga" tức chỉ một người con gái đẹp ở thời xưa. Thúy Kiều và Thúy Vân, hai người con gái có vóc dáng thanh mảnh như cây mai và có lòng trắng trong như tuyết đầu mùa. Hai người con gái với những nét đẹp khác nhau nhưng đều hoàn hảo và vẹn toàn. Dường như, hai chị em được coi là chuẩn mực của cái đẹp đương thời. Sau khi tác giả giới thiệu về hai người con gái xinh đẹp nết na, đại thi hào đi vào khắc họa từng nhân vật. Trong đoạn trích Thúy Vân đẹp ngỡ ngàng: Vân xem trang trong khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Vân với vẻ đẹp đoan trang của thiếu nữ thời xưa.Mặt đầy đặn, tròn như trăng rằm,lông mài sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, làn da trắng mịn như tuyết, tóc bồng bềnh mượt như mây. Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp so sánh, sử dụng các hình ảnh thiên nhiên như: "trăng, con ngài, hoa, mây, tuyết" làm cho vẻ đẹp của Vân hiện lên sống động chân thật với tất cả những nét đẹp tự nhiên, ta cảm nhận được qua những nét khắc họa của tác giả.
Vân là một người con gái đoan trang, phúc hậu, thùy mị, nết na. Đặc biệt vẻ đẹp đó tạo sự hài hòa với thiên nhiên đất trời: "mây thua" "tuyết nhường" biểu thị thái độ nhường nhịn chấp nhận của thiên nhiên trước vẻ đẹp của nàng. Nhìn vào vẻ đẹp của Thúy Vân, cho ta một dự cảm về một tương lai số phận bình yên tốt đẹp sẽ đến với nàng. Nếu Thúy Vân với những nét đẹp phúc hậu cao quý thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng vượt trội cả sắc lẫn tài qua 12 câu đặc tả Kiều với 4 câu khắc họa chân dung: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Trong xã hội cũ, người ta luôn quan niệm rằng thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, con người thường được so sánh với thiên nhiên, hoặc hiện lên qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng. Tác giả có dụng ý miêu tả Vân trước, khéo léo sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Nếu Thúy Vân với vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì Thúy Kiều lại sắc sảo mặn mà, vẹn toàn cả tài lẫn sắc. Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ không miêu ta toàn diện như Vân, đó là cách tạo điểm nhấn rõ rệt. Qua đôi mắt trong trẻo, dịu dàng như hồ nước mùa thu, đôi mày sắc nét tươi mới như nét núi mùa xuân. Một hình ảnh ước lệ quen thuộc kết hợp với so sánh ẩn dụ đã khắc họa chân dung Thúy Kiều đẹp hoàn hảo. Vẻ đẹp khiến cho "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", "ghen", "hờn" là các động từ chỉ sự ghen ghét, đố kị, nó mang một sắc thái mạnh biểu thị thái độ ghen tức của thiên nhiên đối với vẻ đẹp của Thúy Kiều, vẻ đẹp làm thành nghiêng nước, tiềm tàng tai họa. Và đằng sau sự nổi giận của tạo hóa ấy sẽ là sự trả thù theo quy luật tự nhiên: "trời xanh quen thói, má hồng đánh ghen". Nếu như ở Thúy Vân, tác giả chỉ dừng ở việc miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều hội tụ cả sắc lẫn tài: Sắc đành đòi một , tài đành họa hai. Tác giả ngợi ca Thúy Kiều là một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần , không những thế tài năng của nàng xuất sắc đến nỗi trên đời này phải chăng có người thứ hai sánh bằng: Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương. Chuẩn mực về sự tài giỏi ngày xưa hội tụ : cầm , kì, thi, họa thì Thúy Kiều đủ cả, không những biết mà còn đạt đến trình độ khiến người khác phải nể phục. Trong đó, nàng đặc biệt nổi trội về " cầm" . Cung đàn được vang lên bởi một người thiếu nữ đa sầu đa cảm, có lẽ bản nhạc mà nàng Kiều sáng tác ở tuổi thanh xuân lại là một thiên bạc mênh, dự báo trước một tương lai không chút êm đềm: Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Với tất cả tài năng, phẩm chất của nàng đang có thì chắc chắn rằng, cuộc sống êm đềm hiện tại, sự an nhàn tĩnh tại ngầm chuẩn bị trước cho một trận bão táp cuồng phong. Trong dân gian xưa cũng có câu: " tài tình chi lắm cho trời đất ghen" hay "chữ tài liền với chữ tai một vần". Khép lại đoạn trích, Nguyễn Du một lần nữa tái hiện của sống êm ả, ngày qua ngày của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều: Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê, Êm đềm trướng rủ màn che. Tường đông ong bướm đi về mặc ai Sống trong khuôn phép, trong "trướng rủ màn che", hai chị em đã sắp tới tuổi tìm đấng phu quân cho mình nhưng có lẽ với chữ "mặc" ở câu thơ cuối đã thể hiện thái độ của Kiều và Vân, không tơ tưởng đến những kẻ ngoài kia. Bằng cả tài và tâm của mình, đại thi hào. Nguyễn Du đã khắc họa chân dung hai nhân vật một cách sống động và sắc nét. Với thể thơ lục bát truyền thống mềm mại tinh tế, kết cấu và trình tự thể hiện dụng ý. Song song với đó là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc (làn thu thủy, nét xuân sơn, mai cốt cách, tuyết tinh thần,...), khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh nhân hóa đặc sắc,.. . Không những thành công trong việc khắc họa chân dung mà còn thông qua đó dự cảm về số phận của hai chị em. Đặc biệt bức chân dung của Thúy Kiều là chân dung mang tính chất số phận hội tụ đủ: sắc, tài, tình, mệnh. Như vậy, đằng sau nét khắc họa và những dự cảm về số phận của Nguyễn Du là tấm lòng của nhà thơ đối với người thiếu nữ trong xã hội xưa.
Đó là nét đặc sắc trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" - một đoạn trích tiêu biểu cho biệt tài khắc họa chân dung của đại thi hào. Phân tích Chị em Thúy Kiều học sinh giỏi bài mẫu số 2 Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ. Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn Du chan chứa yêu thương biết nhường nào! “Đầu lòng hai ả tố nga, ……… Tường đông ong bướm đi về mặc ai” Đoạn trích có kết cấu chặt chẽ như một truyện ngắn cổ điển. Mở đầu là bốn câu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. “Đầu lòng hai ả tố nga ……… Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” Hai cô con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang thơ của Nguyễn Du đều xinh đẹp, tươi tắn cả hai, hệt như những nàng “tố nga”. Lời giới thiệu chng về hai chị em đã khắc họa vẻ thanh cao, trong trắng từ hình dáng bên ngoài cho đến tam hồn bên trong. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được Nguyễn Du thể hiên qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai người họ với những vẻ đẹp không hoàn toàn như nhau mà là mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mỹ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”. Điều ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao độ của nhà thơ bởi lẽ ở đời mấy ai được “mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thống báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người. Những ước lệ của văn chương cổ đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người. Đầu tiên, chân dung Thúy Vân hiện ra với bốn câu thơ. “Vân xem trang trọng khác vời, ……… Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” Chỉ vẻn vẹn bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độ trăng tròn. Ở Vân cũng khẳng định ngay từ câu thơ đầu cái điểm hơn người: vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng cũng là sự “trang trọng khác vời”. Để rồi, sau đó là sự cụ thể hóa ở khuôn mặt tròn đầy, ngời sáng như vầng trăng đêm rằm, đôi lông mày cân đối, sắc nét như con ngài. Hiện diện trên khuôn mặt tươi sáng ấy là nụ cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc. Hay là phải chăng “ngọc thốt” ở đây là để chỉ những lời nói của nàng quý giá và đáng trân trọng như ngọc ngà? Một từ “thốt” thôi mà có thể giúp ta nhận ra vẻ dịu dàng , hiền thục hiếm thấy của Thúy Vân. Thật là tài tình! Không những thế, nàng còn sở hữu cả một mái tóc đen óng, nhẹ hơn mây và làn da mịn màng, trắng hơn cả tuyết. Quả là một vẻ đẹp hoàn hảo, cao sang, quý phái! Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với những nét kiều diễm, sáng trong của trăng hoa, ngọc vàng, mây tuyết,… những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chúng ta cũng dễ dàng cảm nhận được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của một cô gái khuê các.
Có lẽ, Nguyễn Du cũng đã rất có dụng ý khi sử dụng những tính từ chỉ độ tròn đầy, viên mãn để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: “đầy đặn”, “nở nang”. Một vẻ đẹp căng tròn của tuổi trẻ! Về mặt này, con mắt nhìn của Nguyễn Du cũng thật “tinh đời”! Dựng lên hình ảnh của Thúy Vân với một vẻ đẹp phúc hậu, quý phái khiến thiên nhiên, tạo vật cũng phải “thua”, “nhường”, nhà thơ đã giúp ta nhận ra đấy là một vẻ đẹp có được sự hòa hợp, êm đềm với thế giới chung quanh. Thêm vào đó là giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu nên Thúy Vân là hiện thân của cuộc đời yên ả, ấm êm. Từ những thông điệp nghệ thuật trên, phải chăng đó là dự cảm về một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc trong tương lai? Nếu Nguyễn Du dành đôi nét tài hoa cho Thúy Vân thì với Thúy Kiều, tác giả dùng hết tâm lực để có những nét vẽ thần kì, công phu hơn. “Kiều càng sắc sảo, mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn” Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về. Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình như sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Cách miêu tả khiến khi đọc lên, ta như thấy có ánh sáng và làn sóng xao động bên trong. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt dạt dào, ẩn chứa bao tình cảm lai láng: biết yêu thương, căm hận, nhức nhối, sẻ chia,… Đôi mắt thể hiện một đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt “tinh đời” chứ không như đôi mắt đẹp mà vô hồn, vô cảm của Thúy Vân. Thì ra, cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt nàng Vân là vì lẽ đó. Một lần nữa, ta lại thấy nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật ẩn dụ và tiểu đối trong thơ cổ điển cũng với ý nghĩa tượng trưng để tô đậm, tạo ấn tượng về nhan sắc của Kiều nhưng không gây rườm rà, phức tạp mà trái lại giá trị diễn đạt vẫn hay và tự nhiên. Nhan sắc nàng tuyệt mĩ đến nỗi: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Thêm một lần nữa thiên nhiên được sử dụng để nói về vẻ đẹp của người thiếu nữ. Thiên nhiên vốn là vẻ đẹp vĩnh cửu vậy mà cũng phải “ghen”, “hờn” trước một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”. Hoa không tươi thắm bằng dung nhan của nàng, liễu kém phần tươi non so với sức sống, tuổi trẻ mơn mởn của Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động và trước mắt ta hiện ra một náng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến kì xanh tươi. Mà cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của đời Kiều. Liệu với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”. Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du tài hoa ở chỗ ông không chỉ miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách, mà còn thông qua đó dự đoán số phận, cuộc đời nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du dùng cặp từ “thua, nhường” để miêu tả Thúy Vân và cặp từ “ghen, hờn” để miêu tả Thúy Kiều. Ảnh hưởng, tác động của nét đẹp hai Kiều với tạo hóa lại đi theo hai hướng khác nhau. Tả Vân, câu thơ Kiều thanh thản bao nhiêu thì khi tả Kiều, câu chữ Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu. Như vậy đó, chỉ mới mươi câu Kiều mà đã giúp ta thấu hiểu tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương, nâng niu tất cả. Có điều, với Thúy Kiều là cả một sự yêu thương, nâng niu đầy băn khoăn, lo lắng so với Thúy Vân.
Thật vậy, trong Truyện Kiều, có lúc Nguyễn Du đã để sư bà Tam Hợp đạo cô đoán định tương lai bất ổn của Kiều qua lời thơ: “Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan, Vô duyên là phận hồng nhan đã đành. Lại mang lấy một chữ tình, Khư khư mình buộc lấy mình vào trong. Vậy nên những chốn thong dong, Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng” Chuyện thế thái, nhân tình cũng thật sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Du. Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao trí tuệ và tài năng của nàng, cho thấy rằng Kiều không phải chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn là người con gái vốn có thiên tư thông minh bẩm sinh và rất mực tài hoa. “Thông minh vốn sẵn tính trời, ……… Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhac, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo. Đặc biệt, nàng rất sành chơi Hồ cầm. Nguyễn Du một lần nữa lại rất công phu khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” gợi lên sự hoàn mỹ của nàng. Tài năng của Thúy Kiều qua cách khắc họa của Nguyễn Du họa chăng chỉ có thể so sánh với tài thơ vè xuất sắc của cung nữ tròn tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều. “Câu cẩm tú đàn anh họ Lý, Nét đan thanh bậc chị chàng Vương” Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”! Lại thêm một lần nữa ta hiểu tại sao Nguyễn Du không miêu tả cái tài của Thúy Vân. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại tỏ ra đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ nhen. “Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” Câu ch��, lời thơ chất chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ xốn xang trên mỗi từ ngữ của Tố Như. Có lúc ông đã phải thốt lên rằng: “Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần” Nhưng làm sao khác được, “Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều mất rồi. Trái tim yêu thương mênh mông của Nguyễn Du cũng chẳng thể nào bảo vệ được Kiều trước vòng xoáy nghiệt ngã của định mệnh. Đoạn trích khép lại trong bốn câu miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép trong đức hạnh, mẫu mực của hai chị em Kiều. “Phong lưu rất mực hồng quần, ……… Tường đông ong bướm đi về mặc ai” Vẻ đẹp chung của hai chị em được đúc kết lại trong cuộc sống nhung lụa, phú quý. Hai cô gái họ Vương đang ở vào giai đoạn đẹp nhất, thơ mộng nhất của đời người, đó là tuổi dậy thì vô tư, trong trắng. Đã đến tuổi cài trâm nhưng hai thiếu nữ không hề quan tâm đến những chuyện “ong bướm”, tâm hồn như băng tuyết, họ đang sống trong cảnh êm đềm của một gia đình gia phong, nề nếp. Một lần nữa, Nguyễn Du khẳng định lại nếp sống phong lưu, đài các của hai chị em Kiều. “Êm đềm”, “mặc ai” là phong thái cao giá của người đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Chữ dùng của Nguyễn Du tinh tế lắm chứ đâu phải buông lơi hờ hững, vô tình! Chỉ với hai mươi bốn câu thơ lục bát, chúng ta cũng đủ thấy tài năng, sáng tạo bậc thầy của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của ông linh hoạt vô cùng, khi vẽ chi tiết, khi chỉ lướt qua; khi tả, khi gợi, kết hợp nhuần nhuyễn tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian; vừa làm nghệ thuật, vừa gởi gắm tâm tư, tình cảm. Để người đời yêu mến Tố Như và nhân vật của ông khi đến với Truyện Kiều, đều cảm nhận được một ẩn ý sâu sắc: ẩn sau bức chân dung mĩ nữ là tiếng lòng chan chứa yêu thương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Phân tích Chị em Thúy Kiều chi tiết nhất bài mẫu số 3 Trong bài thơ Kính gửi Cụ Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu viết: Tiếng thơ ai động đất trời, Nghe như non nước vọng lời ngàn thu. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày... Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự... đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương. Đoạn thơ giới thiệu Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Nghệ thuật ước lệ, điển cố được Nguyễn Du sử dụng nhuần nhuyễn trong 4 câu thơ mở đầu đoạn trích.
Qua bốn câu thơ này, tác giả đã giới thiệu khái quát về lai lịch, vị trí trong gia đình cũng như vẻ đẹp của hai chị em Kiều: “Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.” Hai câu thơ mở đầu đoạn trích đã thể hiện vai vế và giới thiệu về hai nàng “tố nga” trong gia đình Vương viên ngoại. Nhà thơ sử dụng từ ngữ “ả tố nga” - một từ mượn tiếng Hán đắt giá, có ý chỉ những người con gái mang vẻ đẹp tựa trăng trên trời. Câu thơ đầu tiên hàm ý kể về hai người con gái đầu lòng trong gia đình họ Vương, sau đó ngay trong câu thơ tiếp Nguyễn Du viết về vị trí và danh xưng của hai nàng. Câu thơ “Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” thể hiện vai vế của hai chị em, đồng thời cũng giới thiệu cho người đọc về tên của hai nàng tố nga. Chỉ qua hai câu thơ, Nguyễn Du đã đưa cho người đọc hình dung khái quát về hai cô con gái đầu lòng nhà Vương ông, với người chị tên Thúy Kiều và người em tên Thúy Vân. Hai người đều là những người con gái rất đẹp. Ngay sau đó, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều bằng cách so sánh nét đẹp với hình ảnh thiên nhiên như hoa mai hay hoa tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết. Điển cố “Mai cốt cách” được dùng nhằm miêu tả cốt cách hai chị em thanh cao như hoa mai. Hoa mai, một loài hoa đẹp cả sắc lẫn hương: sắc thì rực rỡ, hương thì quý phái. Việc miêu tả cốt cách hai người với loài hoa này giúp người đọc có được ấn tượng về tính cách và phong thái của hai chị em. Đó là một cốt cách đầy thanh cao, diễm lệ. Tác giả đã sử dụng điển cố “tuyết tinh thần” để nhấn mạnh một lần nữa vẻ đẹp nội tại của hai nàng Kiều. Cả Thúy Vân và Thúy Kiều đều mang tinh thần của tuyết trắng. Tuyết vốn là một thực thể có trong tự nhiên, có màu trắng và tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng. Câu thơ này có ý nói cả hai chị em nhà Vương viên ngoại đều duyên dáng, trong trắng và tinh khôi như hình ảnh những bông tuyết. Nhịp thơ ở câu thơ thứ hai và câu thơ thứ ba lần lượt là nhịp 4/4 và 3/3, mang lại cảm giác nhịp nhàng, đối xứng. Người đọc qua hai câu thơ có thể cảm nhận được vẻ đẹp đạt tới độ hoàn mỹ của hai chị em Thúy Kiều. Lời bình của Nguyễn Du tổng kết khép lại bốn câu thơ đầu: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. “Mỗi người một vẻ” cho thấy sự khác biệt của hai chị em, dù đều chung cốt cách thanh tao duyên dáng thì vẫn có những nét riêng từ nhan sắc, tính cách hay tâm hồn giữa hai chị em Thúy Kiều. “Mười phân vẹn mười” làm nổi bật và nhấn mạnh một lần nữa về vẻ đẹp toàn diện, hoàn hảo của Thúy Kiều và Thúy Vân. Câu thơ vừa gợi sự tò mò của người đọc về sự khác nhau giữa hai chị em, vừa nhấn mạnh sắc đẹp, tài năng của hai người. Sử dụng câu thơ tổng kết tài tình giúp Nguyễn Du liên kết với những vần thơ miêu tả chi tiết hai chị em phía sau. Có thể thấy chỉ qua 4 câu thơ giới thiệu vô cùng ngắn gọn, Nguyễn Du đã gửi tới người đọc rất nhiều thông tin, từ đó có được ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đây không còn là nhân vật trong trang sách mà đã hiện ra sinh động trước mắt người đọc. Đồng thời, 4 câu thơ cũng gián tiếp bộc lộ cảm hứng yêu cái đẹp, niềm yêu thích thưởng thức ca ngợi tài hoa, nhan sắc con người của đại thi hào Nguyễn Du. Sau khi gây tò mò cho người đọc về vẻ đẹp khác nhau của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân; Nguyễn Du viết tiếp 4 câu thơ nhằm miêu tả hình tượng nhân vật Thúy Vân. Chỉ với 4 câu thơ, hình ảnh nhân vật Thúy Vân đã hiện lên trước mắt người đọc một cách đầy đủ và hết sức trọn vẹn: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.” Câu thơ đầu tiên được sử dụng để giới thiệu một cách khái quát về phong thái của Thúy Vân. Từ “xem” trong câu đầu là đánh giá chủ quan từ người miêu tả. Người đọc như được hòa vào dòng thời gian tới nơi hai chị em sinh sống, gặp trực tiếp Thúy Vân. Cụm từ “Trang trọng khác vời” như một lời khen dành cho Thúy Vân, khi đây là một vẻ đẹp hết sức đoan trang, cao sang, quý phái.
Vốn đã mang trong mình vẻ đẹp cao sang của con gái quý tộc, nay Thúy Vân còn được Nguyễn Du đánh giá phần hơn với cụm “khác vời”. Qua đó có thể hình dung, vẻ đẹp của nàng có phần nhỉnh hơn những người khác. Như vậy, chỉ trong câu thơ đầu, phong thái Thúy Vân đã hiện lên như một người phụ nữ phong nhã, đoan trang trong khuôn phép và lễ giáo của xã hội thời phong kiến. Đây là một ấn tượng tốt đẹp, đầy sức gợi. Tiếp đó, tác giả miêu tả chi tiết bức chân dung tuyệt hảo của nhân vật Thúy Vân bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa và so sánh. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp tuyệt hảo của thiên nhiên như trăng, hoa mây hay tuyết cùng ngọc. Điều này giúp người đọc có được cái nhìn cụ thể hơn về cái đẹp mà Nguyễn Du muốn lột tả. Hình ảnh ẩn dụ “khuôn trăng đầy đặn” giúp hình dung về một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, xinh đẹp và trong sáng như khuôn trăng rằm. Trong khi đó, hình ảnh “nét ngài nở nang” lại vẽ lên một đôi lông mày sắc nét, cong như mày ngài. Văn học Việt Nam cũng có câu để tả vẽ đẹp của người phụ nữ đẹp “mắt phượng mày ngài”. Cặp lông mày ấy mang lại vẻ cân đối, hài hòa trên tổng thể khuôn mặt đầy trẻ trung của Thúy Vân. Hình ảnh nhân hóa “hoa cười ngọc thốt” được sử dụng trong câu thơ thứ ba miêu tả một khuôn miệng tươi tắn tựa hoa nở cùng giọng nói trong trẻo thốt ra qua hàm răng ngọc. Một phần phong thái của Vân cũng được thể hiện ra vần thơ này – dịu dàng, tươi trẻ với khuôn mặt luôn tươi tắn, phong thái đoan trang, nhẹ nhàng. Trong câu tiếp theo, nghệ thuật nhân hóa cùng so sánh lại được Nguyễn Du vận dụng nhuần nhuyễn: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Câu thơ này muốn chỉ mái tóc óng ả, xanh hơn, nhẹ hơn mây, da trắng mịn hơn tuyết của Thúy Vân. Thủ pháp liệt kê cũng được sử dụng hết sức tài tình khi tác giả tập trung miêu tả đường nét khuôn mặt để chứng minh cho sự “đoan trang khác vời” đã nhắc trong câu thơ đầu đoạn. Nguyễn Du đã miêu tả từ tổng thể tới chi tiết khuôn mặt Vân, từ khuôn mặt, tới nét mày, nụ cười, mái tóc rồi nước da. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng sử dụng nhiều từ ngữ tượng hình giàu sức gợi như “đầy đặn”, “nở nang” và “đoan trang” nhằm làm nổi bật và nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân. Hai từ “thua” và “nhường” trong câu thơ cuối được nhà thơ sử dụng một cách đắt giá. Hai sự vật “mây” và “tuyết” là những tạo vật từ thiên nhiên, hết sức to lớn, thậm chí có thể đại diện cho trời, hay suy rộng ra là xã hội phong kiến thời bấy giờ. Vẻ đẹp của Thúy Vân khi đối trọng với những sự vật đẹp nhất của thiên nhiên vẫn phù hợp và hài hòa trong khuôn khổ của xã hội phong kiến. Nàng vẫn được đón nhận, yêu thương với vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của mình. Từ bức chân dung miêu tả ngoại hình Thúy Vân, ta có thể thấy được tính cách cùng dự đoán số phận tương lai của nàng. Vân là một người con gái đoan trang, dịu dàng, phúc hậu đầy sức sống - một người phụ nữ chuẩn mực trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Qua đó, nhà thơ cũng hàm ẩn sự dự đoán về một tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc sống của nàng. Khi miêu tả hình tượng Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ sử dụng bốn câu thơ. Tuy vậy, đến nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ dùng đến mười hai câu. Điều này chứng tỏ sự ưu ái và bút lực mà Nguyễn Du muốn dành để miêu tả nhân vật chính này. Sự yêu mến đó thể hiện qua nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng hết sức tài tình: Nhân vật Thúy Vân được miêu tả trước như một tuyệt sắc giai nhân, “trang trọng khác vời” khiến “mây thua, tuyết nhường”. Tất cả điều này có vai trò làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.” So với Thúy Vân, Kiều lại là phần hơn. Từ “càng” được tác giả đặt trước hai từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” nhằm tô đậm vẻ đẹp trí tuệ đầy sắc sảo cùng sắc đẹp mặn mà của nhân vật Thúy Kiều. Dù không tả cụ thể, Nguyễn Du lại làm nổi bật trước mắt người đọc về một Thúy Kiều với nhan sắc và tài năng vượt trội so với người em Thúy Vân. Lối miêu tả này cũng giúp nhà thơ không rơi vào sự trùng lặp, ngoài ra giúp phát huy thêm trí tưởng tượng của đọc giả.
Điều này thể hiện cái tài của Nguyễn Du. Khác với Thúy Vân, Nguyễn Du không miêu tả cụ thể, chi tiết ngoại hình hay cốt cách mà đặc tả đôi mắt Thúy Kiều theo lối “điểm nhãn”. Nhà thơ vẽ nên hồn của chân dung Kiều bằng những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” Bức chân dung nàng Kiều hiện lên qua những ảnh ước lệ, ẩn dụ như “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Qua nét bút của thi nhân, vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế hiện lên trước mắt người đọc. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện một phần tâm hồn và trí tuệ của người sở hữu chúng. Khi vẽ nên bức chân dung nàng Kiều, Nguyễn Du lại tập trung miêu tả vẻ đẹp đôi mắt. “Làn thu thủy”, vốn là nước mùa thu, được dùng gợi tả một đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng mà lại long lanh, huyền ảo và lắng đọng như nước mùa thu. “Nét xuân sơn” giúp người đọc nghĩ tới đôi lông mày thanh tú, mềm mại như dáng núi mùa xuân. Gương mặt Kiều được phú cho đôi mày và mắt tựa những dáng hình đẹp nhất trong các mùa, là một minh chứng cho câu thơ “càng sắc sảo mặn mà” khi so sánh với em gái Thúy Vân. Cách miêu tả của Nguyễn Du trong hai câu thơ trên mang đậm nét truyền thống của văn học trung đại thời bấy giờ. Bằng cách chấm phá xen lẫn với tỉ mỉ, tác giả chơi đùa với những câu thơ và đưa những miêu tả với sắc độ đậm nhạt đan xen với nhau kết hợp hết sức hài hòa. Sử dụng hình ảnh nhân hóa “hoa ghen”, “liễu hờn” nhằm thể hiện thái độ của thiên nhiên tạo hóa trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nguyễn Du một lần nữa không tả trực tiếp vẻ đẹp của Kiều mà khẳng định điều đó qua việc lột tả sự đố kị, ganh ghét của tạo hóa. Dung nhan nàng Kiều giờ đây không chỉ sắc sảo mặn mà hơn Thúy Vân mà còn làm thiên nhiên hờn ghen. Vẻ đẹp Kiều đằm thắm tới hoa phải ghen, dáng vẻ trẻ trung tươi sáng đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Hai câu thơ tiếp theo vừa khẳng định thêm về nhan sắc của nàng Kiều và mang ẩn ý thêm về tài sắc của nàng giai nhân: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai” Vẻ đẹp của Thúy Kiều một lần nữa được Nguyễn Du nâng lên tầm cao mới khi không chỉ khiến tạo vật thiên nhiên đố kị mà còn làm đắm say lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo từ điển cố “nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”. Câu nói này lược dịch có nghĩa là “giai nhân ngoảnh lại nhìn một lần làm nghiêng thành người, giai nhân ngoảnh lại nhìn lần nữa làm nghiêng nước người. Vẻ đẹp của Thúy Kiều được nâng lên bằng với tuyệt sắc giai nhân, khiến nước phải nghiêng, thành phải đổ. Không chỉ có được nhan sắc tột bậc, nàng còn mang trong mình tài năng, thể hiện qua câu thơ “Sắc đành đòi một tài đành họa hai.” Dung nhan của Thúy Kiều mang lại ấn tượng mạnh cùng sức gợi lớn cho người đọc. Đó là vẻ đẹp của bậc tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp thách thức và hơn cả những khuôn phép của tạo hóa. Nét đẹp của Thúy Kiều phần nào dự báo về tính cách và số phận của nàng. Cái đẹp của nàng không hài hòa mà vượt qua ranh giới phép tắc chuẩn mực của tạo hóa, xã hội. Dung nhan nàng khiến các vẻ đẹp khác của thiên nhiên ganh ghét, oán hận và đố kị; gây ra những ý muốn trả thù. Nguyễn Du đã dự báo về một số phận sóng gió và đầy trắc trở bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.” Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều vốn coi là một giai nhân tuyệt thế. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Du còn miêu tả nàng với những đặc điểm của một người phụ nữ thông minh, có trí tuệ thiên bẩm và tài năng ở đa lĩnh vực: “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lâu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.” Việc miêu tả Kiều với vẻ đẹp trí tuệ là một sự táo bạo, sự đột phá trong văn học của Nguyễn Du. Hiếm khi trong văn học trung đại, các tác giả coi sự thông minh xuất chúng của người phụ nữ là một phương diện để ca ngợi. Bởi lẽ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến thường chỉ được gán với các đức tính như “công, dung, ngôn, hạnh”, “cầm - kì - thi - họa” hay “tam tòng, tứ đức” và không hề có phương diện thông minh.
Ca ngợi sự thông minh của Kiều trong bối cảnh của xã hội phong kiến lúc bấy giờ có thể coi là một sự bứt phá, dũng cảm và táo bạo mà chỉ Nguyễn Du mới làm được. Ông đã đưa nhân vật Kiều - một người phụ nữ với vẻ đẹp hoàn hảo, vượt khỏi những khuôn mẫu chuẩn mực khắt khe của xã hội phong kiến - một xã hội trọng nam khinh nữ sâu sắc. Kiều là một người con gái nhiều tài lẻ: nàng thành thạo từ chơi đàn (cầm), chơi cờ (kì), ngâm thơ (thi) và vẽ (họa). Không những thế tài nào nàng cũng đạt đến độ xuất chúng. Đặc biệt, tài năng chơi đàn của Kiều đã được Nguyễn Du miêu tả: “Làu bậc ngũ âm”, “ăn đứt hồ cầm” thể hiện rằng đàn là năng khiếu, là sở trường của Kiều. Khả năng chơi đàn của nàng điêu luyện và chuyên nghiệp vượt trên khả năng của người thường. Kiều có sự thấu hiểu về âm nhạc: âm luật xưa nay nàng đều nắm chắc; nàng còn rất am tường năm cung bậc trong âm luật là cung, thương, giốc, trủy, vũ, hiểu về cách xếp theo giọng đục trong, cao thấp trong âm nhạc. Không chỉ đàn hay, Kiều còn có khả năng sáng tác. Khúc “Bạc mệnh” được đề cập trong câu thơ chính là giai điệu mà nàng tự viết. Giai điệu da diết đến nỗi khi cất lên, ai ai cũng xúc động và bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc. Miêu tả tài năng chơi đàn là cách mà Nguyễn Du đã khéo léo khắc họa một thế giới tâm hồn nhạy cảm, đa sầu, đa cảm bên trong Thúy Kiều. Bởi lẽ nghệ thuật phản ánh tâm hồn người nghệ sĩ. Chỉ những người có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế mới có thể viết lên được những khúc nhạc chạm đến trái tim người nghe. Đặc biệt, tác giả nhắc đến cung “Bạc mệnh”, khúc nhạc do Kiều tự sáng tác. Nhan đề “Bạc mệnh” như dự báo trước cuộc đời bấp bênh, hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của nàng. Những từ ngữ Nguyễn Du dùng để miêu tả tài năng của Thúy Kiều cũng hết sức đặc sắc. Khi thì dùng những từ mang tính đề cao như “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi” hay “làu”, “ăn đứt” để thể hiện tài năng không ai sánh kịp. Khi dùng từ ngữ mang tính nhún nhường, khiêm tốn như “pha nghề thi họa” nhưng ẩn sâu trong đó là sự thán phục, trân trọng của tác giả trước tài năng hiếm có, toàn năng của một người thiếu nữ. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử văn học trung đại, hình ảnh người với vẻ đẹp phụ nữ hoàn mĩ từ hình thức đến tâm hồn được thể hiện bằng một giọng ca ngợi đầy trân trọng như cách Nguyễn Du viết về Thúy Kiều Qua mười hai câu thơ, tác giả đã thể hiện sinh động vẻ đẹp hội tụ sắc – tài – tình, tất cả đều đến mức lí tưởng, xuất chúng của nhân vật Thúy Kiều. Đồng thời, cho thấy sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du trong cách vận dụng nghệ thuật miêu tả nhân vật. Sau khi khắc họa lên bức chân dung của hai chị em Vân và Kiều, Nguyễn Du đã có những lời nhận xét về cuộc sống của hai người qua 4 câu thơ cuối đoạn trích: “Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.” Qua đó, có thể thấy, hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều không chỉ là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn vẹn, bậc tuyệt thế giai nhân mà họ còn là những người con gái đức hạnh, có lối sống khuôn phép. Hoàn cảnh xuất thân: hai chị em là con đầu lòng trong một gia đình phong lưu, gia giáo. Có cha làm quan và được giáo dục cẩn thận về khuôn phép, nề nếp, lễ nghĩa. Cuộc sống: yên bình, êm đềm, bình lặng, đang trong độ tuổi lập gia đình nhưng rất kín đáo và ít có sự giao tiếp ngoài xã hội. Cụm từ “Xuân xanh xấp xỉ”, “tuần cập kê” gợi nhắc đến cái tuổi “tóc búi, trâm cài” của cả hai chị em. Tuy đã đến tuổi lập gia đình, nhưng họ vẫn sống kín đáo, chưa từng biết đến chuyện nam nữ. Thành ngữ “trướng rủ màn che” thể hiện lối sống khép kín, đặc trưng của những nàng tiểu thư thời xưa. Họ xinh đẹp, tài năng nhưng cũng được gia đình bao bọc hết mực. Những nàng tiểu thư này thường chỉ sinh hoạt trong nhà, học về nữ công gia chánh, khuôn phép và rất ít có cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài. Hình ảnh “ong bướm” ẩn dụ cho những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ để thỏa mãn thú vui. Với vẻ đẹp vẹn toàn của hai chị em Kiều, chắc hẳn có không ít chàng trai để ý và tán tỉnh. Mặc dù vậy, cả
hai chị em đều không quan tâm, không thèm để ý, giữ cho mình sự danh giá của những tiểu thư quý tộc. Hai chị em Kiều tuy là những thiếu nữ trưởng thành với vẻ đẹp vẹn toàn từ nhan sắc đến tài năng, nhưng với lối sống kín đáo, họ vẫn giữ được tâm hồn trong trắng. Sự thuần khiết của họ tựa như hai bông hoa vẫn còn trong nhụy, được nâng niu, che chở và chưa một lần hương tỏa vì ai. Đó chính là nét đẹp phẩm chất cao đẹp, đúng với khuôn phép, chuẩn mực của lễ giáo phong kiến. Như vậy, bằng tài năng nghệ thuật của mình, tác giả Nguyễn Du đã giúp chị em hình dung về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều với mỗi người một vẻ đẹp khác nhau. Thúy Vân thì toát lên vẻ đoan trang phúc hậu trong khi Thúy Kiều lại tài sắc vẹn toàn. Đồng thời qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em, nhà thơ cũng dự báo trước số phận mà hai người con gái này sắp phải trải qua đặc biệt là số phận bấp bênh mà Kiều sắp phải trải qua. Văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều bài số 4: Nguyễn Du (1765 - 1820) quê ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh, là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là ”Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là ”Truyện Kiều”. Truyện không những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật. Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích ”Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc của chị em Thúy Kiều. Đây là đoạn trích thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du. Bốn dòng thơ đầu tác giả giới thiệu chung về vị thứ và vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều: "Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười” Bằng cách giới thiệu hai "ả tố nga" vừa ngắn gọn vừa giản dị hết sức ấn tượng đầy đủ. Trong gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng đẹp như "Hằng Nga”. Và câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần” bằng việc sử dụng bút phát ước lệ tượng trưng thông qua hai hình ảnh "mai”, ”tuyết”, tác giả gợi lên trước mắt chúng ta vẻ đẹp của hai thiếu nữ với dáng người mảnh dẻ, duyên dáng như cây mai một loài hoa đẹp và cao quý, tâm hồn của họ trong trắng như tuyết, cả hai đều đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ “mười phân vẹn mười”, mỗi người mang một nét đẹp riêng “Mỗi người mỗi vẻ”, đúng là cách nhìn đầy ngợi ca trân trọng của tác giả. Đến với bốn câu thơ tiếp theo, tác giả gợi về vẻ đẹp của Thúy Vân. “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” Câu thơ đầu “Vân xem trang trọng khác vời” đã khái quát đặc điểm của nhân vật. Hai chữ "trang trọng” gợi vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân, có thể nói có bao nhiêu cái đẹp của tạo vật, thiên nhiên đều được Nguyễn Du mượn để tạo nên chân dung của Thúy Vân. Đó là trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây, bằng bút pháp ước lệ, thủ pháp liệt kê, vẻ đẹp của Vân được tác giả cụ thể hóa bằng khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả: "đầy đặn”, "nở nang”, ”đoan trang”. Những biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa đều nhằm thể hiện vẻ đẹp phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Một Thúy Vân với gương mặt đầy đặn dịu nhẹ như trăng rằm, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc mềm mượt hơn mây, làn da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp ấy làm cho thiên nhiên ngưỡng mộ "mây thua”, "tuyết nhường”. Hai chữ ”thua”, ”nhường” biểu hiện sự hài lòng không ghen ghét, điều này dự báo nàng sẽ có một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ không gặp sóng gió. Nếu tả Thúy Vân với bốn câu thơ thì sang Thúy Kiều, Nguyễn Du dành cho nàng mười hai câu thơ. Nếu Vân được miêu tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo đó, nếu Vân Nguyễn Du chỉ nói đến sắc thì Kiều còn đẹp c��� sắc lẫn tài, đó là vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân sắc sảo mặn mà. “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn”
Ở đây, Nguyễn Du rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả Vân trước để làm nền cho vẻ đẹp của Kiều. Chỉ bằng một câu thơ với các từ ”càng”, ”hơn” tác giả giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp vượt trội của Kiều. Nàng không những tuyệt đỉnh về nhan sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả vẫn sử dụng bút pháp ước lệ thông qua các hình tượng thiên nhiên ”thu thủy”, ”xuân sơn”, “hoa ghen”, "liễu hờn”. Chỉ có điều Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như Vân mà chỉ tập trung ở đôi mắt. Hình ảnh ước lệ ”thu thủy” gợi tả đôi mắt Kiều đẹp trong như nước mùa thu, ”xuân sơn” gợi lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung, đôi mắt ấy của Kiều chính là cửa sổ tâm hồn, thể hiện sự sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Sắc của Kiều làm cho người ta ngưỡng mộ say mê đến lỗi có thể ”mất nước, mất thành”, còn thiên nhiên thì ganh ghét, đố kỵ ”hoa ghen”, “liễu hờn”. Sắc đã vậy còn tài, tình của Kiều thì sao? Miêu tả Kiều tác giả dành một phần để nói về nhan sắc, còn dành đến hai phần để nói về tài năng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Ông muốn nhấn mạnh sắc đẹp của Kiều thì không có bút pháp nào tả nổi. Về sắc đẹp của Kiều là số một còn về tài thì trong thiên hạ may ra có người thứ hai: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” Kiều thông minh bẩm sinh, cái tài do trời phú. Tài năng của nàng đạt tới mức hoàn thiện theo quan niệm thẩm mỹ gồm cả ”cầm, kỳ, thi, họa”: “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.” Đặc biệt tài đàn của nàng là nổi trội hơn cả - là sở trường, tiếng đàn của nàng thật hay, hay đến mức có thể ăn đứt bất cứ nghệ sĩ tài ba nào trong thiên hạ. Kiều không chỉ giỏi đánh đàn mà còn giỏi sáng tác nhạc, đến mức có thể soạn cho mình một bản nhạc về nhan đề ”bạc mệnh”. Mỗi khi nàng gảy bản đàn đó đều khiến cho lòng người âu sầu, ảo não, người nghe chau mày rơi lệ. Cung đàn ”bạc mệnh” chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Như vậy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc, tài và tình, một vẻ đẹp vượt qua ngoài khuôn khổ khiến cho tạo hóa ghen ghét đố kỵ. “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Từ việc khắc họa bức chân dung Thúy Kiều tác giả dự báo về số phận éo le, đau khổ, một tương lai chìm nổi sẽ đến với nàng. Mặc dù tài sắc của Thúy Kiều, Thúy Vân khác nhau dự báo về tương lai cuộc sống khác nhau, nhưng đức hạnh của hai nàng đều đáng trân trọng, điều này thể hiện qua bốn câu thơ cuối: “Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai” Mặc dù đã đến tuổi cập kê nhưng ”hai ả tố nga” đã và đang sống cuộc đời nề nếp, gia giáo, cuộc sống của các thiếu nữ phòng khuê không hề có tình yêu thiếu đúng đắn. Như vậy với hai tư câu thơ trong đoạn trích ”Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ. Văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều bài số 5: Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều - tuyệt bút của văn học dân tộc. Tác phẩm không chỉ hấp dẫn ở nội dung mà còn đặc sắc ở nghệ thuật tả người chân thực, sinh động. Nét bút tài hoa, chỉ vài đường nét ông đã dựng lên chân dung tính cách và số phận của mỗi người. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu của tác phẩm “Gặp gỡ và đính ước”.
Đoạn trích không chỉ nhằm giới thiệu về gia cảnh của hai nàng mà còn miêu tả chân dung của hai tuyệt sắc giai nhân, mỗi người mang một vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn. Mở đầu bài thơ, bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều. Kiều là chị, còn em là Vân, hai cô là con gái của Vương Viên ngoại. Hai con người ấy có cốt cách vô cùng thanh thoát, tao nhã “mai cốt cách” giống như loài hoa mai mảnh dẻ, thanh cao. Phong thái tinh thần thanh sạch, trong trắng “tuyết tinh thần”. Họ mang trong mình vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, tinh khôi. Ngoài ra để khẳng định vẻ đẹp của nàng, Nguyễn Du còn có thêm một câu thơ bình luận: “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Lời bình vừa cho thấy nét riêng, vừa cho thấy vẻ đẹp hoàn hảo của hai nàng. Chỉ bằng những lời giới thiệu ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin phong phú, đầy đủ, những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của hai nàng. Sau khi giới thiệu chung về hai chị em, bốn câu thơ tiếp dành những lời thơ mĩ miều, đẹp đẽ nhất để miêu tả nàng Vân: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nàng Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Thúy Vân mang vẻ đẹp của phong thái đoạn trang. Từ con người cô toát lên vẻ đẹp nghiêm chính, ung dung, sự cao sang, quý phái. Nguyễn Du tập trung miêu tả khuôn mặt của nàng: với khuôn mặt đầy đặn, sáng tươi như ánh trăng rằm, đôi lông mày cong cong, hơi đậm làm nổi bật lên đôi mắt đẹp đẽ. Nụ cười của nàng luôn luôn rạng rỡ như những đóa hoa, giọng nói trong, thanh thoát như ngọc. Mái tóc dài, óng ả hơn cả mây, làn da mịn màng trắng hơn cả tuyết. Thúy Vân mang trong mình vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp của nàng rất phù hợp với chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ, một vẻ đẹp hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên. Dẫu Nguyễn Du có sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để cực tả vẻ đẹp của nàng thì nàng vẫn được mây, tuyết “thua”, “nhường”, được thiên nhiên ưu ái, bao bọc, nâng đỡ. Bởi vậy cũng dự báo cuộc sống yên ấm, êm đềm của cô sau này. Nếu như miêu tả Thúy Vân chỉ với bốn câu thơ, tập trung miêu tả khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu thì đến miêu tả Thúy Kiều ông sử dụng đến mười hai câu thơ, thủ pháp đòn bẩy đã làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều so với Vân. (văn mẫu so sánh tài sắc của thúy vân và thúy kiều) Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, “so bề tài sắc lại là phần hơn” đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều. Khác với Thúy Vân có những nét vẽ chi tiết về gương mặt, thì khi miêu tả Kiều ông chỉ tập trung miêu tả đôi mắt: “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đôi mắt của nàng trong trẻo, sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày mượt mà, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Không phải ngẫu nhiên ông chọn miêu tả đôi mắt, mà đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, bởi vậy, khi miêu tả mắt Thúy Kiều đã gợi nên thế giới tâm hồn phong phú, sâu sắc, gợi tính cách sắc sảo nhưng cũng rất đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp ấy của nàng khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, hai chữ “ghen” “hờn” cho thấy sự ấm ức, tâm lí tiêu cực, muốn triệt tiêu, loại bỏ đối phương. Vẻ đẹp của nàng vượt ra khỏi chuẩn mực, giới hạn, khiến cho vạn vật trong trời đất phải ghen ghét, đố kị. Chính điều đó dự báo cuộc sống tương lai đầy tai ương, sóng gió ở phía trước. Nàng không chỉ đẹp về ngoại hình, mà nàng còn mang vẻ đẹp tài hoa, trí tuệ: Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Trong thời trung đại, người phụ nữ ít khi được nhắc đến tài năng, câu thơ đã cho thấy sự tiến bộ thậm chí táo bạo của Nguyễn Du khi đề cao cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ. Thúy Kiều là người thông minh, sắc sảo, tài năng đủ cả cầm, kì, thi họa trong đó tài đàn của nàng là ấn tượng và nổi bật nhất. Những khúc đàn nàng chơi lay động lòng người, khúc hát nàng sáng tác khiến ai cũng xót xa, thương cảm. Những khúc nhạc đó cũng cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn. Nguyễn Du đã đặc biệt ưu ái khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” hay như chính Nguyễn Du đã kết luận “Sắc đành
đòi một tài đành họa hai”, “Chữ tài liền với chữ tai một vần” hay “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Trong suốt dọc chiều dài tác phẩm Nguyễn Du đã nhắc đi nhắc lại số phận bạc bẽo của kiếp hồng nhan, sẽ gặp phải nhiều truân chuyên, sóng gió. Bốn câu thơ cuối là những lời bình luận chung của tác giả về hai chị em. Hai nàng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, phong lưu. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che”, bình lặng, chưa từng va vấp với thế giới bên ngoài. Họ luôn được sống trong tình yêu thương và che chở của cha mẹ. Cả hai người đều đã đến tuổi cập kê, kết tóc se duyên nhưng họ vẫn còn hết sức trong sáng. Để khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng hàng loạt ẩn dụ: mây, trăng, hoa, tuyết – những hình ảnh nổi bật của thiên nhiên để làm nổi bật nhan sắc của hai nàng. Đồng thời để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước, Kiều sau để làm bật chân dung Thúy Kiều. Ngoài ra, ông còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa để ngầm dự báo số phận hai người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên “thua, nhường” dự báo sau này cuộc đời nàng sẽ yên bình, phẳng lặng. Vẻ đẹp của Thúy Kiều bị thiên nhiên “ghen, hờn”, dự báo cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng tinh tế tài hoa, Nguyễn Du đã phác họa thành công vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời từ chân dung của họ gợi lên tính cách, số phận sau này. Đó là những chân dung mang tính cách số phận. Qua đó cho thấy bút pháp tả người tài tình của tác giả. Nghe bài văn phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều [embed]https://www.youtube.com/watch?v=DwvEsPs7dDU[/embed] Văn mẫu phân tích Chị em Thúy Kiều bài số 6: Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga – những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết: Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu. Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời, Hai chữ "trang trọng" trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu: mây thua, tuyết nhường. Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.
Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng bởi ông không muốn là người thợ vẽ vụng về: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ: Làn thu thủy nét xuân sơn, Câu thơ tả đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú mà khiến: Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn cả thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua, nhường mà cau mày, bặm môi tức giận, mà đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông, của thời gian vô tận. Cái đẹp ấy làm cho nghiêng nước, đổ thành: Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Nguyễn Du đã sử dụng những điển tích để cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế. Và cũng chính vẻ đẹp không ai sánh bằng ấy như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong cao quí là tài và tình rất đặc biệt: Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Kiều có cả tài cầm - kì - thi - hoạ của những bậc văn nhân quân tử và tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật đến mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi là cây hồ cầm, tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng. Để cực tả cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi. Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn để tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ, hoàn thiện nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều. Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm, truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung Thúy Vân, bức chân dung Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du. Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều: Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Hai người con gái họ Vương không chỉ có sắc – tài – tình mà còn có đức hạnh. Sống phong lưu đến mực hồng quần. Cả hai đều đã tới tuần cập kê – tới tuổi búi tóc, cài trâm nhưng vẫn sống trong cảnh: Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Hai câu thơ như che chở, bao
bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng. Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bài văn phân tích Chị em Thúy Kiều bài số 7 Nguyễn Du là một thiên tài văn học và ông được coi là Đại thi hào văn hóa của Việt Nam. Cả cuộc đời cầm bút, ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị, trong đó tiêu biểu có "Đoạn trường tân thanh" mà người Việt quen gọi nôm là "Truyện Kiều". Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, có đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trích Truyện Kiều, là một trong những đoạn trích hay, độc đáo, thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung con người của Nguyễn Du, góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. Trước hết, bốn câu thơ mở đầu là lời giới thiệu khái quát về hai chị em Kiều - Vân: "Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, ẩn dụ để giới thiệu khái quát về hai chị em qua rất nhiều bình diện như: lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp (riêng - chung) của hai chị em. Họ là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương, trong đó Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Tuy hai chị em có những vẻ đẹp khác nhau nhưng chị em Kiều đều mang chung vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng: ngoại hình thì thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng như tuyết (tâm hồn). Đó là vẻ đẹp hoàn mĩ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn "mười phân vẹn mười". Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng - chung của hai chị em. Từ đó, định hướng cảm xúc cho toàn bài, giúp người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ. Đến bốn câu thơ tiếp, Nguyễn Du phóng bút đi vào những nét vẽ cụ thể về chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Ngay câu thơ đầu, nhà thơ đã khái quát vẻ đẹp phong thái của Vân bằng hai chữ “trang trọng”. Đó là vẻ đẹp cao sang, quí phái, ung dung và nghiêm chỉnh. Tiếp tục sử dụng lối ước lệ, nhà thơ đã ví nhan sắc của Vân với những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên, vũ trụ như: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Có thể nói, dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du, chân dung vẻ đẹp của Vân hiện lên lộng lẫy, toàn diện từ khuôn mặt, nét mày ngài, nụ cười cho đến lời nói, mái tóc, làn da. Tất cả đều hiện lên sống động, cụ thể như hiện hình, nổi sắc trước mắt người đọc vậy. Đó là chân dung người thiếu nữ có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu như ánh trăng đêm rằm; đôi lông mày thanh tú, sắc nét như con ngài (mắt phượng mày ngài); miệng cười thì tươi tắn như hoa nở; tiếng nói khi thốt ra thì trong trẻo, ngọc ngà; mái tóc đen óng ả hơn cả mây; làn da trắng mịn màng hơn cả tuyết. Chính vẻ đẹp bên ngoài của Vân với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến nên được thiên nhiên, tạo hóa chấp nhận: “tuyết nhường”, ”mây thua". Từ đó, giúp người đọc phần nào thấy được tính cách và số phận của nhân vật: tính cách ung dung, điềm đạm; cuộc đời: bình yên không sóng gió. Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự "sắc sảo" về trí tuệ; "mặn mà" về tầm hồn.
Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc, ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ "điểm nhãn" cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen - liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua - nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng: Sắc đành đòi một tài đành họa hai Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm - kì - thi - họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh. Tóm lại, chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một qui luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã. Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp "đòn bẩy". Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì "sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Mặc dù vậy nhưng ở nhân
vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau. Bốn câu thơ cuối là lời bình của tác giả về cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều: Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Sau khi dựng lên bức chân dung của hai chị em Kiều - Vân, Nguyễn Du đưa ra những lời nhận xét chung về cuộc sống của hai người. Họ sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và họ đang sống trong tầm tuổi sắp sửa được phép thành lập gia đình. Thành ngữ “Trướng rủ màn che” để chỉ một lối sống kín đáo, đây là lối sống của tiểu thư con nhà gia giáo, sống trong bốn bức tường, ít khi giao tiếp bên ngoài để học nữ công gia chánh rất là khuôn phép. Hình ảnh “ong bướm” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ không có mục đích tốt đẹp. Và với những loại người ấy, hai chị em Kiều không thèm để ý tới. Tóm lại, bằng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân dung hai chị em Vân - Kiều. Qua đó, chúng ta thấy được cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh đầy nhân văn ở Nguyễn Du. Bài văn phân tích Chị em Thúy Kiều bài số 8 Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Đoạn trích Chị em Thuý Kiều được trích ở phần 1 - Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả. Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung: Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em, cả hai đều là những cô gái đẹp “tố nga”. Tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu điệu mềm mại như cây mai, suy nghĩ tình cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ. Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân bằng các hình ảnh chọn lọc, từ ngữ tiêu biểu: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát được nhân vật bằng bốn chữ “trang trọng khác vời”, nói lên vẻ đẹp cao sang quí phái của Thúy Vân. Vẫn bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh quen thuộc nhưng tả Vân tác giả có nhiều hướng tả cụ thể trong thủ pháp liệt kê. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật riêng đối tượng miêu tả “đầy đặn nở nang đoan trang”, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá “khuôn trăng nét ngài hoa cuời ngọc thốt mây thua tuyết nhường góp phần thể hiện vẻ đẹp phúc hậu quí phái của Thuý Vân. Khuôn mặt tròn trịa tỏa sáng đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo toát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, da trắng mịn hơn tuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn. Qua đó, Thúy Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hòa hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường”, nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc. Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu Thúy Vân được giới thiệu qua bốn câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thúy Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thủy nét xuân sơn” (nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thủy” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn” gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hóa “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài: Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên trương Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh” - chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hóa phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ. Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thúy Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần cập kê nhưng cả hai vẫn sống một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo: Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê. Đoạn trích Chị em Thuý Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất đẹp nhất trong Truyện Kiều, ngôn ngữ thơ tinh luyện giàu cảm xúc, nét vẽ hàm súc gợi cảm, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa để dựng lên bức chân dung hai chị em Thúy Kiều. Đáng quí là bức chân dung tuyệt vời ấy lại được dựng lên bằng tình yêu thương trân trọng đối với con người của tác giả. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều và thấy mình cần phải tích cực tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước ngày. Tổng kết hướng dẫn phân tích Chị em Thúy Kiều Với những thông tin gợi ý trên đây của THPT Ngô Thì Nhậm kết hợp những kiến thức đã học về đoạn trích, hi vọng các em có thể tự triển khai được một dàn ý chi tiết cho mình và từ đó phát triển các ý thành một bài phân tích Chị em Thúy Kiều hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Đặc biệt nên rèn luyện kĩ năng làm văn và mở rộng vốn từ ngữ bằng việc đọc tham khảo nhiều hơn những bài văn mẫu 9 hay do chúng tôi tổng hợp và tuyển chọn. Chúc các em học tốt môn Văn !
0 notes
Text
Các ngôi sao đình đám trên màn ảnh Việt Nam sẽ xuất hiện trên Daily News _s2! #VănHóa #GiảiTrí
Nhân sắc của “tứ đại mỹ nhân” Sài Gòn xưa qua bộ ảnh đẹp: Thanh Nga – Thẩm Thúy Hằng – Kiều Chinh – Kim Cương _s2 – Daily News – NewS Media Việt Nam từ xưa đến nay luôn tồn tại những mỹ nhân nổi tiếng, không chỉ về nhan sắc mà còn về tài năng và phẩm chất con người. Trong số đó, không thể không nhắc đến “tứ đại mỹ nhân” Sài Gòn gồm Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh và Kim Cương. Nhìn lại…
0 notes
Text
Nữ NSND xuất thân từ sân khấu cải lương, sau đó thành công với nghệ thuật kịch nói và là người có sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng.
“Mỹ nhân” sân khấu với sự nghiệp rực rỡ Với vẻ đẹp đậm nét Á Đông, NSND Kim Cương được coi là một trong những “tứ đại mỹ nhân sân khấu” của miền Nam những năm thập niên 60-70 cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh. Bà sinh năm 1937, trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Mẹ bà, NSND Bảy Nam, được xem là “Tổ sống” của cải lương Nam Bộ, trong khi cha bà, ông bầu Đại Phước Cương,…
0 notes
Text
0101 / CHUYẾN TÀU ĐI
Bầu trời hắt hiu muôn sao óng ánh ,
Giữa chốn âm u lấp lánh Ngân Hà .
Trăng treo trong gió mấy ả Hằng Nga ,
Ngút ngời trên cao chim đà tung cánh .
Thâm sâu vũ trụ soi từng khía cạnh ,
Hùng vĩ làm sao một khoảnh vô minh .
Hàng hàng lớp lớp muôn vạn hành trình ,
Mà tạo hoá đã tạo hình trên ấy .
Trái đất dẫu to tròn cũng chẳng mấy ,
Có nghĩa gì với sức đẩy trời cao .
Nhỏ hơn hạt cát sóng biển rì rào ,
Cuộc sống lao đao tạo điều rắc rối …?
Vinh hoa can bã con đường tội lỗi ,
Kiếp trần ngắn ngủi gió thổi mây trôi .
Lòng nhân lưu giữ cứu khổ cho đời ,
Chỉ nháy mắt thôi tàn hơi cát bụi …!
Chẳng có khác chi con tàu lầm lủi ,
Kéo toa đi lủi thủi đoạn đường cùng .
Không thể ra ngoài cái định luật chung ,
Lắc lư cong mình trong vùng tăm tối …
Sân ga bỏ lại lạnh lùng bao nỗi ,
Quay lưng trở về bối rối thương côi .
Ngoảnh mặt đi thôi mất hút xa vời ,
Người đã không còn đời em úa héo …!
Quá trình mến yêu để buồn thất thểu ,
Đưa tiễn người nặng trĩu cảnh sầu lo .
Mây che giăng lối trăng chiếu thập thò ,
Lẽ loi phòng không thẩn thờ trống vắng …?
Núi rừng quạnh hiu sương mù tỏa trắng ,
Dưới ánh chang chang tia sáng chói loà .
Đàn bướm tung tăng lẩn quẩn vườn hoa ,
Thiếu nữ nhởn nhơ chan hòa ánh nắng .
Bên nhau thuở ngày xưa mất hẳn ,
Anh đâu rồi nào chẳng gió trăng .?
Giường cũ chiếu chăn hai đứa chung nằm ,
Còn lại mình em âm thầm tưởng nhớ …
Nhìn ngơ ngác theo nơi phương nào đó ,
Có nhớ những gì bé nhỏ đơn côi ?
Vẫn mãi mong anh ở cuối chân trời ,
Nghe thoáng vi vu ngàn khơi bão tố …
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 21 tháng 10 năm 2010
0 notes
Text
Em ơi thu tan trên hiên nhà, nắng vội vàng chạy bên những tán lá, liệu rằng em có xé nổi một giấc trưa?
Đón bình minh bằng một cái ném mắt ra xa xăm, em trở mình giữa những chật chội của phố xá, ồn ã, ngột ngạt, vội vàng với vô vàn ước ao, chỉ thấy đâu đấy lạc lõng góc phố, em bật cười cùng những chiêm bao.
Hôm, qua trên vài nẻo đường em lạ lùng quen thuộc, phố tấp nập những nụ cười trong veo, em hằng mến mấy điều mộc mạc, đôi chút cũng dỗi hờn chính những đơn sơ ấy, quá đỗi thuần khiết khiến em lãng quên.
Đôi khi đứng ở chỗ chợt chuyển mình của giao lộ, vài dòng chảy va chạm vào từng nhịp thở trên mi mắt long lanh, cứ thế em bật cười thật tươi tắn, chỉ để đón chào bằng hân hoan những mẩu chuyện ập tới, mệt nhoài hay không, ừ thì vẫn kết thúc một chuỗi đồng hồ chỉ bằng chút nhắm vội ánh mắt, quên hay nhớ, cũng chỉ là vài mẩu giấy nhắc nhở em kịp viết hay không!
Giữa những bụi bặm gió biển cuốn đám cát trắng ríu rít hàng ngày ấy, khi thoảng như mơ hồ, cũng lỡ xước xát đầy bỏng rát, ấy vậy mà một tiếng sóng vỗ bờ đã dịu dàng vuốt ve em.
Đêm luôn chờ trời sáng, nhưng không ngày rực rỡ nào mong chờ sự đen ngòm hiển nhiên ấy ập tới, vốn dĩ như em dạo bước dưới cơn mưa ngân nga, mà chốc chốc chớp giật đùng đùng thúc giục gió quật ngã hàng mây.
Không tiếc gì những nhát quên, nhưng em không ngại nhớ để u sầu, và rồi em cười lại thật tươi,
Em ơi, ngày mai trời không nắng, nhưng chờ em, trời vẫn để mưa bay.
0 notes
Text
Tìm hiểu về giao dịch Đồng LME
Hợp đồng tương lai Đồng LME ( Mã hàng hóa : LDKZ/CAD ) là một trong những mặt hàng thuộc nhóm kim loại đang được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV. Kim loại LME nói chung hay đồng LME nói riêng với thanh khoản lớn và biến động mạnh trong thời gian vừa qua, đang nổi lên như một mặt hàng hấp dẫn đối với nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Với bài viết chi tiết dưới đây, VMEX hy vọng sẽ giúp Quý Nhà Đầu Tư tìm hiểu rõ hơn về việc giao dịch Đồng LME.
Tổng quan về kim loại Đồng
Quá trình khai thác và sản xuất Đồng
Đồng là một kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Ở dạng nguyên chất đồng mềm và dễ uốn nắn; bề mặt của đồng có màu cam đỏ rất đặc trưng. Kim loại Đồng và các hợp kim của đồng đã được con người phát hiện và sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Cách đây hàng ngàn năm con người đã biết sử dụng Đồng và các hợp kim của đồng. Ước tính tổng lượng đồng trên Trái Đất lên tới khoảng 1014 tấn trong vòng khoảng vài km của vỏ Trái Đất. Với tính chất mềm dẻo, dễ dát mỏng, dễ uốn, khả năng dẫn nhiệt dẫn điện tốt. Đồng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm xung quanh chúng ta. 25% tổng sản lượng đồng toàn cầu được sử dụng trong ngành xây dựng. 65% được ứng dụng trong ngành điện. 7% dùng trong ngành giao thông vận tải và việc sử dụng cho các ngành khác chiếm 3% còn lại.
10 quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới:
Chile: Sản lượng đồng: 5,37 triệu tấn.
Trung Quốc: Sản lượng đồng: 1,5 triệu tấn.
Peru: Sản lượng đồng: 1,2 triệu tấn.
Mỹ: Sản lượng đồng: 1,1 triệu tấn.
Australia: Sản lượng đồng: 970.000 tấn.
Nga: Sản lượng đồng: 720,000 tonnes.
Zambia: Sản lượng đồng: 675.000 tấn.
Congo: Sản lượng đồng: 580.000 tấn.
Canada: Sản lượng đồng: 530.000 tấn
Mexico: Sản lượng đồng: 500.000 tấn
Tình hình xuất nhập khẩu Đồng
Các quốc gia xuất khẩu Đồng lớn nhất : Chile, Trung Quốc, Peru, Mỹ, Úc, Nga, Zambia, Congo. Các quốc gia nhập khẩu Đồng lớn nhất : Trung Quốc, Mỹ Mặc dù có một số nước có trữ lượng đồng rất lớn nhưng họ chỉ xuất khẩu đồng thô, và vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm từ đồng để phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Đồng LME
Độ mạnh của đồng USD
Cũng như đa số các sản phẩm khác, đồng USD có sức ảnh hưởng lớn đối với giá Đồng. Đồng USD tăng giá sẽ tạo áp lực lên giá Đồng trong khi đồng USD giảm giá sẽ hỗ trợ giá Đồng.
Giá dầu thô
Giá dầu tăng thường đi đôi với những bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu và việc sản xuất các sản phẩm liên quan đến Đồng cũng không phải ngoại lệ. Việc tinh luyện đồng là một quá trình tốn rất nhiều năng lượng. Chỉ riêng chi phí năng lượng đã chiếm 30% trong tổng chi phí khai thác và chế biến quặng. Vậy nên, khi giá dầu tăng thường sẽ kéo theo giá Đồng tăng.
Chênh lệch giữa cung cầu thị trường
Đồng là một trong những kim loại dễ khai thác và chế tạo. Việc khai thác kim loại đều từ các tập đoàn khai thác lớn trên thế giới. Mặc dù chi phí sản xuất cao, nhưng các mỏ đồng vẫn chiếm khoảng 80%, tổng sản lượng đồng tinh luyện hằng năm, còn lại 20% đến từ các nguồn phế liệu tái chế. Với tình hình hiện nay, lượng đồng sẵn có là không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đồng đang tăng nhanh do sự phát triển trên thế giới, vì vậy sử dụng đồng tái chế cũng đang được áp dụng rộng rãi
Giá các kim loại có thể thay thế
Các kim loại như niken, nhôm, chì và sắt khi có giá thấp hơn sẽ có thể được sử dụng để thay thế đồng trong sản xuất để tiết kiệm chi phí. Vậy nên, giá đồng có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi giá của các mặt hàng này.
Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố đã nêu trên, giá hợp đồng tương lai LME còn có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đồng, các thông tin vĩ mô và các chính sách của chính phủ tại các nước khai thác đồng. *Chi tiết về hợp đồng giao dịch kim loại đồng trên sàn LME: https://vmex.vn/tim-hieu-ve-giao-dich-dong-lme/
0 notes
Text
Váy Nữ, Đầm maxi nữ xẻ cổ tròn, tay ngắn dáng xoè nhẹ, đơn giản và thắt eo kèm dây.
CỬA HÀNG HẰNG NGA HN (ciarafashion.top)
0 notes
Text
Set váy nữ phù hợp đi chơi đi tiệc
Áo có thiết kế ôm vừa vặn, giúp tôn dáng và tạo cảm giác thoải mái suốt cả ngày."
0 notes