Tumgik
#TBT Nguyễn Phú Trọng
kandytadjo · 2 months
Text
3 notes · View notes
huounho · 2 months
Text
“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.
TBT Nguyễn Phú Trọng
1944 - 2024
52 notes · View notes
dtt1987 · 2 months
Text
Tumblr media
Ngọn cỏ khóc thương cổ thụ già
Phong ba nắng gió đã đi qua
Những điều hoài bão và lý tưỡng
Ghi lại trong trang sử nước nhà
Ngọn cỏ cảm ơn cổ thụ già
Nắng gió phong ba chở che ta
Kiêu hùng hiên ngang vì tổ quốc
Vững chí cường kiên, thịnh quốc gia
R.I.P TBT Nguyễn Phú Trọng
25 notes · View notes
wingedmilkshakewolf · 2 months
Text
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Còn một giây một phút tàn hơi, là vẫn còn chiến đ...
youtube
0 notes
hoicodo · 2 months
Text
Cần xử lý nghiêm với "Giáo sư - Viện sĩ" chém gió Lương Ngọc Huỳnh khi tuyên truyền mê tín dị đoan liên quan đến sự ra đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
“Giáo sư- Viện sĩ” chém gió Lương Ngọc Huỳnh cùng các đồng nghiệp “chém gió” tại Nga Trước khi tiếp tục đọc bài mới, kính mời mọi người coi lại một vài bài đã đăng trên Google.tienlang về ông “Giáo sư – Viện sĩ” chém gió Lương Ngọc Huỳnh: 1. LƯƠNG NGỌC HUỲNH- GIÁO SƯ … NỔ 2. GIÁO SƯ- VIỆN SĨ LƯƠNG NGỌC HUỲNH ĐÃ … “TẮT ĐIỆN”… 3. LÁ THƯ THỨ 2 TỪ NGA LÀM “KỲ NHÂN” LƯƠNG NGỌC HUỲNH CHAO ĐẢO 4.…
0 notes
teng6789 · 2 months
Text
0 notes
imoim36news · 2 years
Text
Tumblr media
Việt Nam và ám ảnh an ninh ngoài xã hội, trong chính trường 16 tháng 12 2022, 21:43 +07Cập nhật 6 phút trướcMai Luân - Gửi bài tới BBC Information Tiếng Việt từ TPHCMNguồn hình ảnh, Getty PhotographsChụp lại hình ảnh, Ảnh chụp ở Hà NộiNhớ lại ngày 17/11/2020, tại phiên thảo luận của Quốc hội Việt Nam về “Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò nói với Bộ trưởng Công an Tô Lâm rằng: “Xin lỗi đồng chí, nhưng các đồng chí đông quá!” Phát biểu của ông Sùng Thìn Cò phản ánh thực trạng là ngành công an ngày càng đông, thêm cả quân lẫn tướng. Từ đó đến nay không thấy đài báo VN nói là số lượng các chiến sĩ công an và quan chức ngành này giảm. Có phải đây là xu hướng “công an hóa” bộ máy toàn trị không giảm mà tăng mạnh mẽ hơn trong những năm qua?Ngày 7/12/2022, Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78, chúng ta thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đều tới dự, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần gương mẫu, đi đầu và những kết quả đạt được của Đảng ủy Công an Trung ương, của Bộ Công an Việt Nam trong năm 2022. TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc lại câu quen thuộc: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và ông lặp lại điều ông dặn Công an nhiều lần: “Toàn thể lực lượng công an nhân dân hãy luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí và thực hiện cho bằng được lời thề: ‘Vì nước quên thân, vì dân...
0 notes
lamsaodequen · 5 years
Text
LỊCH SỬ ĐÃ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? GỒM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
"Bạn nào có con thi môn Sử thì đọc nhé.
Ôn thi Sử nè 😀
(copy trên mạng có sủng bô)
- Dương Vân Nga lên tiếng về nghi án hẹn hò: “Tôi và anh Lê Hoàn chỉ là bạn”;
- Bộ ảnh cưới hot-girl Huyền Trân bên chồng Tây Chăm-pa đốn tim các bạn trẻ;
- Lê Lai "gây bão" khi được khen đóng tốt hơn phiên bản gốc Lê Lợi trong chương trình Gương mặt thân quen;
- Bé Trần Cảnh đăng quang chương trình “Hoàng đế Việt nhí” với sự giúp sức của bầu show Độ Trần;
- Chân dung nghi can Đỗ Thích trong vụ thảm sát hai cha con đại gia chổi đót họ Đinh tại Ninh Bình: “Thích ngoan hiền và ít nói”;
- Công an kinh tế Âu Lạc phá đường dây sản xuất nỏ thần giả từ Quảng Châu của đại gia Hoa Kiều;
- Diễn biến mới nhất phiên tòa xét xử ly hôn vợ chồng Lạc Long Quân – Âu Cơ: “Nhiều con để làm gì, mà để hôm nay ngồi đây như thế này”;
- Tây Hạ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Đại Việt đánh Ung Châu, kêu gọi Đại Việt không làm xấu đi tình hình khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế;
- Giá cổ phiếu các tập đoàn bất động sản Cổ Loa tăng mạnh trước tin sắp có Chiếu dời đô;
- Chuyện gì đang xảy ra với dự án Phượng Hoàng Trung Đô?;
- Phỏng vấn sĩ tử sau bài thi văn sáng nay "Nhật Bản bây giờ thay đổi thói cũ theo Thái - Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ”;
- Webtretho: nickname Me_phu_dong: Các mẹ tư vấn giúp em với, con em đã ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, nên dùng loại sữa nào cho phù hợp;
- Nick name nguyen_phuc_anh: “[Nhờ giúp] Chào các thím voz của f17, các thím tư vấn giúp em cách nào lấy lại vương vị được không ạ”;
- Trần Hưng Đạo lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ Mất tích của 30 vạn Du khách Mông Cổ;
- Thiếu gia Tuấn Trần bị bắt quả tang ở cùng phòng với chị họ hotgirl Thiên Thành: Bộ Công an xác nhận đã có quan hệ tình dục;
- Công an phường Phù Ủng: Ra quân giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Phạm-đan-sọt ngoan cố bị áp giải về phường làm gương;
- Ngày Môi trường Thế giới 05/06: Nếu không hạn chế hoạt động của Mai An Tiêm, đại dương sẽ nhiều dưa hấu hơn là cá;
- Rúng động vụ sửa bài thi Đại học của giám thị hội đồng thi Thừa Thiên: Chủ tịch nước ân xá - Cao Bá Quát thoát án tử hình;
- Nghi án Hotboy Hoan Thoát ngáo đá chui ống đồng: Hoá ra là đi trốn;
- Tìm công chúa, tình cờ phát hiện hang động mới: Ngành Du lịch vinh danh nam-thần-sáu-múi Thạch Sanh;
- Cư dân mạng đồng loạt ký tên ủng hộ Trọng Thuỷ: “Lấy cắp nỏ thần không có lỗi, lỗi tại tình yêu”;
- Sư Vạn Hạnh trục vong thành công, đưa Lý Công Uẩn thành TBT kiêm CTN Đại Cồ Việt;
- Nhằm giảm ùn tắc giao thông, Văn phòng Chủ tịch nước tuyên bố: kể từ 29/2, hai chủ tịch Trưng Trắc và Trưng Nhị sẽ sử dụng chung 1 voi (sau khi đã chung 1 chồng);
- Đằng sau vụ việc nam sinh Toản bóp cam: mối nguy hiểm khi thực phẩm bẩn tuồn vào bếp ăn nhà trường;
- Hậu vệ Bình Trọng: "Thà nhặt bóng ở V-league còn hơn đá chính ở Ass-league";
- Thái Bình: Nguyễn Công Trứ chỉ đạo lấn biển trồng rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Án mạng khu vườn vải: Tổng thống Đại Việt Lê Nguyên Long đột tử vì thượng mã phong?
(sapô: Nữ giáo sư tiến sĩ Thị Lộ là nghi can duy nhất. Liệu có sự tiếp tay của cựu Bộ trưởng văn hóa Trãi Nguyễn vì ghen tuông?);
- Quyết vượt đại gia Lê Ân, Cậu Trời Đặng Lân tậu giường 09 tỷ;
- Gian lận thi cử ở Thăng Long: Thứ trưởng Đôn nói không có chuyện chỉ đạo cấp dưới bao che cho người thân..."
Tumblr media
5 notes · View notes
nhacly · 2 years
Text
ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng - BBC News Tiếng Việt
ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng – BBC News Tiếng Việt
ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng 27 tháng 1 2021Nguồn hình ảnh, Reuters Chụp lại hình ảnh, Bạn đang đọc: ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng – BBC News Tiếng Việt Các chỉ huy Nước Ta dự hội nghị Asean ở Thành Phố Hà Nội ngày 12/11 Hôm 27/1, báo chí Việt Nam đưa tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ‘được giới thiệu tái cử’ nhưng sau đó…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
kandytadjo · 2 months
Text
Tumblr media
🇻🇳 Dành cho Người - một nhân cách cao đẹp 🇻🇳
🇻🇳 “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân.”
🪖 Mấy ngày qua, qua các bài báo, các trang mạng xã hội tất cả người dân trên toàn đất nước như chết lặng đi trước sự ra đi đột ngột của Người. Cả một cuộc đời cống hiến cho nước non, cả một đời sống thanh liêm, giản dị và gần gũi với nhân dân, Bác luôn coi dân như con, mọi việc lấy dân làm gốc. Một vị tổng bí thư nhưng cuộc sống lại giản dị đến mức khiến người ta bất ngờ, chiếc áo nâu cũ kĩ tay ngắn tay dài Bác đã mặc qua nhiều năm vẫn không thay mới, ngôi nhà nhỏ đơn giản nhưng đậm phong cách Việt Nam truyền thống, mỗi nơi Bác từng đi qua đều để lại cho người dân một ấn tượng khó phai mờ. 80 năm cống hiến không ngừng nghỉ đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, điều làm Bác phải trăn trở vẫn là Đảng, là dân tộc! Bác ơi, giờ đây Bác đã được nghỉ ngơi rồi, nghỉ ngơi cho những năm tháng cống hiến hết sức mình, nếu Bác Hồ là người giải phóng dân tộc, Bác Giáp là người giữ nền độc lập dân tộc thì Bác là người phát triển đất nước. Một anh hùng của thời bình, không xa hoa cầu kì lại rất đỗi thân thương gần gũi. Con không sinh ra trong thời Bác Hồ lại rất thơ ngây dưới thời Bác Giáp nhưng may mắn thay, con được trưởng thành dưới thời Bác Trọng. Hôm nay con rất xúc động, đi khắp đường làng ngõ xóm ai ai cũng nhắc đến Bác với niềm biết ơn vô hạn và sự tôn trọng dành cho 1 vị anh hùng. Đường về với đất mẹ của Bác là hàng nghìn, hàng triệu người dân Việt Nam đưa tiễn, những giọt nước mắt rơi xuống đó là điều mà không phải bất cứ thứ vật chất nào mua được. Con thấy có một câu rất đúng “nhung gấm lụa là không đổi được tấm lòng người dân”. Nhân cách vĩ đại và lớn lao của người, khi người mất đi ai ai cũng xót thương, đau đớn. Con chưa từng gặp Bác, không hiểu gì về chính trị nhưng con biết Bác đã hi sinh nhiều đến nhường nào. Từng giây từng phút trong lễ truy điệu của Bác con đã khóc, khóc cho 1 xa lạ chẳng hề thân quen, khóc cho 1 vị lãnh tụ vĩ đại như bao người con Việt Nam khác. Bác ơi, Bác có thấy không, hình ảnh từ người già đến người trẻ, có cả những bệnh nhân ung thư tóc lưa thưa chỉ còn vài cọng vì hoá trị, những bé nhỏ đi cùng gia đình dưới cái nắng như thiêu như đốt vẫn đứng đợi từ đêm đến chiều hôm sau chỉ để đưa tiễn Bác đoạn đường cuối. Những tiếc khóc nấc nghẹn ngào, từng lời tiễn đưa và bài quốc ca dân tộc dành cho Bác, rồi mai này con mong đất nước sẽ phát triển như Bác hằng mong ước, sẽ có những thế hệ học trò của Bác tiếp tục thổi bùng ngọn lửa, tiếp tục con đường mà Bác còn đang dang dở. Con thấy các nhà lãnh đạo của các đất nước khác, của những siêu cường như Mỹ, Nga, Trung… đều dành sự tôn trọng đặc biệt mỗi khi gặp mặt Bác vì chỉ có Quân tử mới tôn trọng Quân tử. Di sản Bác để lại cho đời thật quý báu, từng con người đất Việt phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ, phát triển đi sản ấy. Một mai kia khi được đặt chân lên thủ đô Hà Nội, con sẽ đến nghĩa trang Mai Dịch để thăm Người, nói hết lòng biết ơn tới sự hi sinh của Người!
🇻🇳 “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương 🌻, nếu là chim hãy là chim bồ câu trắng 🕊️, nếu là đá hãy là đá kim cương 💎, nếu là người hãy là người Cộng Sản 🇻🇳…” Cảm ơn Người với tất cả lòng biết ơn và thành kính! Vĩnh biệt Người - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng!
5 notes · View notes
daycattocgiare · 2 years
Text
Kể chuyện làng: Độc đáo một ngôi làng với nhiều cách yêu nước khác nhau
Thậm chí, chỉ nội trong một gia đình, một gia tộc như quê tôi thì nhiều người cũng rất ghét Pháp, ghét Mỹ xâm lược Việt Nam nhưng cũng lại có quan điểm chống Pháp và sau này là chống Mỹ lại rất khác nhau. Câu chuyện sau đây có lẽ là một trong số rất nhiều người mà tôi biết trong đời sống chính trị nước Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945, thậm chí cả sau 1954 cho đến tận hôm nay. Người ta cũng có nhiều cách yêu nước và cũng không nhất thiết cứ phải nhất quán chung một chủ thuyết chính trị, về đường hướng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng. Có lẽ chúng ta, ở một góc độ nhìn nhận vấn đề cũng nên tôn trọng nhau và không nên áp đặt cho dù vẫn có thể tranh luận.
Làng Hành Thiện (Nam Định) quê tôi hiện có trên 200 tiến sĩ trong đó có khoảng 80 GS và Phó GS, có đến 12 vị được phong tướng và có khoảng gần chục vị có cấp chức tương đương từ Bộ trưởng và Trung ương uỷ viên trở lên đến chức Tổng Bí thư .
Chuyện chỉ trong nội tộc nhà tôi cũng đã lý giải vì sao tôi hay đề cập và khát khao dân tộc mình sớm xóa bỏ hận thù, đi tới hòa giải và hòa hợp dân tộc càng sớm càng tốt.
1- Giáo sư Đỏ Nguyễn Thế Rục
Năm 2000, tôi có viết một bài trên báo Thanh niên (ngày 25/2/2000) đề cập đến một nhân vật rất đặc biệt. Đó là chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Thế Rục. Ông được các đồng chí của ông phong cho là "Giáo sư Đỏ" khi thuộc lớp người Việt Nam đầu tiên được cử sang Liên Xô cũ học tại Đại học Phương Đông và sau đó học tiếp Trường Giáo sư Đỏ. Các trường này đào tạo cho Cách mạng các nước những lãnh đạo có trình độ và kiến thức đủ tầm thuyết phục người dân đang muốn đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng áp bức đô hộ của chế độ thực dân hà khắc.
Tumblr media Tumblr media
Gia đình ông Rục vốn rất ghét Pháp xâm lược nhưng không phải ai cũng theo cộng sản như ông Nguyễn Thế Rục. Ảnh: TL
Ông Nguyễn Thế Rục đã học Tú tài Pháp rồi sau đó sang Pháp học Đại học. Từ đây, ông được Đảng cộng sản Pháp giới thiệu sang Matxcova để học Đại học Phương Đông như tôi vừa kể.
Xuất thân trong một gia đình trí thức là địa chủ giàu có. Ông có ông nội làm đến chức quan Tri phủ. Ông là người làng Hành Thiện quê tôi. Vì thế nên tôi có điều kiện tìm hiểu kỹ. Gia đình ông Rục vốn rất ghét Pháp xâm lược nhưng không phải ai cũng theo cộng sản như ông Nguyễn Thế Rục.
Ông Thế Rục sau này trở về nước hoạt động bí mật nhưng lại không "3 cùng" với giới thợ thuyền và nông dân mà lại viết báo viết sách và sống bằng tiền từ người cha của ông từ quê gửi lên chu cấp hàng quý, hàng tháng.
Cũng có thể có một lý do, ông Nguyễn Thế Rục sức khỏe không tốt, đau ốm, lao phổi từ sớm (ngay từ lúc rất trẻ) cho nên lao động chân tay có lẽ không hợp chăng?
Sau khi tôi viết bài trên báo Thanh niên đặt dấu hỏi về những ngày đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngoài ông Trần Phú, TBT của Đảng là người soạn thảo Luận cương Chính trị Năm 1930 thì còn có một nhà lý luận Mác Xít rất ít ai biết, ông cũng là người tham gia cùng TBT Trần Phú soạn thảo Luận cương Chính trị 1930, đó chính là ông Nguyễn Thế Rục. 
Nơi để 2 ông hội ý và viết Luận cương Chính trị, đó là địa chỉ 16 phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Đây là ngôi nhà của ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm bố trí cho họ làm việc hàng tuần. Ông Nguyễn Tư Tề là bác ruột của cha tôi, ông cũng hành nghề chữa bệnh bốc thuốc Đông được như cụ thân sinh ra ông và người em trai của mình, ông Nguyễn Tư Phấn - ông nội của tôi.
Sở dĩ ông không được ghi công lớn chính vì 2 lý do: Ông hoạt động Cách mạng nhưng bằng tiền của gia đình nuôi và ông đã ra đi quá sớm cho nên sau này, Đảng thống nhất chỉ ghi tên tác giả Luận cương Chính trị 1930 có một người, đó là TBT Trần Phú.
Thực ra, để viết được bản Luận cương Chính trị, có lẽ cũng cần có trình độ. Ông Trần Phú là người có thực tiễn và ông Nguyễn Thế Rục là người có lý luận được đào tạo qua hai trường quan trọng bên Liên Xô là Trường ĐH Phương Đông và sau đó là Trường Giáo sư Đỏ. Đó là chưa kể ông từng là sinh viên Trường Đại học Thương Mại Montpellier (từ 1923) rồi mới sang Liên Xô học tiếp trước khi về nước.
Theo hồi lý của ông Bùi Công Trừng thì Nguyễn Thế Rục là người rất giỏi tiếng Pháp và cũng là người duy nhất giỏi tiếng Nga trong số các sinh viên Việt Nam tại Liên Xô. Cũng vì lợi thế này mà chàng thanh niên ấy cũng là người học giỏi nhất.
Nguyễn Thế Rục cũng đã từng gặp Nguyễn Ái Quốc tại Paris trước khi sang học bên Liên Xô.
Những người Cộng sản Quốc tế đầu tiên của Việt Nam năm 1927 được Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản công nhận là Chiến sĩ Cộng sản Quốc tế của Việt Nam, đó là 5 vị: Trần Phú, Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trí, Nguyễn Xích và Bùi Công Trừng kể từ đó.
Sau khi về nước, tổ chức Đảng đã kiến thiết để TBT Trần Phú gặp lại Giáo sư Đỏ Nguyễn Thế Rục. Mục đích để hàng tuần, hai ông gặp nhau cùng trao đổi và soạn thảo Luận cương của Đảng. 
Ông Trường Chinh, sau làm Tổng Bí thư, khi đó được Đảng giao nhiệm vụ đứng ra lo việc này.
Thật tiếc cho ông Nguyễn Thế Rục vì bạo bệnh mà ra đi quá sớm khi mới có 36 tuổi. Một trí thức cộng sản đích thực dấn thân đến với Cách mạng từ một gia đình quyền quý, dám hy sinh giàu sang để cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phong kiến. Một quá khứ thế mà đến với cách mạng nên tôi lại càng thêm kính nể ông.
2- Người phụ nữ cũng yêu nước, giúp đỡ Cách mạng khi cần nhưng không tán thành đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản
Bà Đặng Thị Khiêm (sinh năm 1904) có lẽ là nhân vật rất đặc biệt như thế và tôi muốn kể sau đây.
Đây là người phụ nữ sinh trưởng trong một gia đình giàu có của làng Hành Thiện và bà chính là em gái của bác sĩ Đặng Vũ Lạc, người mở bệnh viện tư nhân to có hạng của Hà Nội sau khi được du học tại Pháp về nước và bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là vị "đốc tờ Tây" thứ hai của Đông Dương.
Bà Đặng Thị Khiêm là người phụ nữ từng tích cực ủng hộ những người cộng sản đấu tranh chống thực dân đế quốc. Song bà lại không tán thành chủ trương đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tumblr media
Phải mãi đến năm 1979 Đảng và Nhà nước ta mới có quyết định ghi nhận công lao của gia đình ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm năm 1930. Ảnh: TL
Cũng vì thế, mặc dù được ông Trường Chinh, khi mới ở cương vị Trưởng ban Tuyên truyền cổ động của Trung ương Đảng đã vận động bà vào Đảng cộng sản Đông Dương, bà vẫn khước từ cho dù bà vẫn giúp Cách mạng và về góc độ gia đinh, chồng bà Khiêm (ông Nguyễn Tư Tề) còn là anh con cậu (bác) ruột của ông Trường Chinh.
Cũng vì ông bà Nguyễn Tư Tề và Đặng Thị Khiêm bất đồng về quan điểm chính trị, người thì thích hoạt động chính trị, người thì chỉ muốn làm nghề chữa bệnh mà cuối cùng ông bà đã ly dị.
Để theo đuổi sự nghiệp chống Pháp theo cách của mình, bà Khiêm đã bắt tay với Đảng trưởng Đảng Đại Việt Quốc dân Trương Tử Anh và trở thành người giữ tay hòm chìa khóa cho đảng này đến khi bà di cư vào năm 1954.
Sau ngày giải phóng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh hay tin bà vẫn khoẻ mạnh thì có gửi thư thăm hỏi bà Khiêm bởi dù sao bà cũng là chị dâu họ của mình, lại có quá trình giúp Đảng cộng sản lúc các ông khó khăn nhất.
Ông Trường Chinh có khuyên bà là nên ủng hộ Cách mạng, đừng tham gia gì không có lợi cho chế độ đang vừa nắm quyền kèm theo lời ghi nhận, sự biết ơn của Cách mạng từng được bà giúp đỡ trước đây.
Ngay sau khi đất nước thống nhất không lâu thì nhà bà đã bị quân quản khám xét do biết là người tham gia đảng phái chính trị cho dù bà Khiêm vẫn không hề ủng hộ chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Khi lục soát nhà, họ thấy lá thư của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh. Họ đã hỏi bà về lá tư trên rồi mang đi. Chắc là để hội ý, báo cáo cấp trên xem trường hợp này sẽ xử lý kiểu gì chăng?
Và sau đó thì họ cũng không quay lại làm gì khó dễ với bà và cũng không trả bà Khiêm lá thư nói trên.
Phải mãi đến năm 1979 Đảng và Nhà nước ta mới có quyết định ghi nhận công lao của gia đình ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm năm 1930. Song vì tế nhị vì biết bà vẫn không thích cộng sản nên Bằng có công với nước lại mang tên ông bác ruột của cha tôi.
Vì gia đình ông Nguyễn Tư Tề không còn người nối dõi cho nên ngày trao Bằng nói trên ông Tề không có người nhận mà lại là hậu duệ là cha tôi nhận và nay thì để tại phòng thờ của gia đình tôi bởi tôi đã là Trưởng họ của dòng tộc đã 5 đời nay.
3- Người dám trở tang cụ Hồ Chí Minh ngay giữa Sài Gòn
Làng tôi không chỉ có một điển hình về lòng yêu nước nhưng không theo cộng sản như bà Đặng Thị Khiêm mà còn có nhân vật Nguyễn Thế Truyền cũng rất đặc biệt.
Ông Thế Truyền từng nổi tiếng từ khi rất trẻ (ngay từ năm 1922, khi mới 33 tuổi). Ông còn là 1 trong 5 người được gọi là "nhóm Ngũ Long" trong đó có cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc.
Tumblr media
Ông Thế Truyền xuất thân trong một gia đình quyền thế, có ông nội là tuần phủ, cha và chú là tri phủ. Ảnh: TL
Ông Thế Truyền xuất thân trong một gia đình quyền thế, có ông nội là tuần phủ, cha và chú là tri phủ.
Phát hiện ra một cậu bé rất sáng dạ đang ở với ông nội, viên Phó công sứ Thái Bình đã xin cho cậu sang Pháp du học, khi đó cậu mới học lớp nhì tiểu học (ngang lớp 4 bây giờ).
Quả như phát hiện của viên phó công sứ, cậu bé Thế Truyền, năm 1915, sau 5 năm học rất xuất sắc đã đỗ Brevet Superieur (tú tài Pháp), rồi cùng một lúc học 2 trường đại học. Năm 1920, chàng thanh niên đó đã có 2 bằng kỹ sư hóa học và cử nhân lý hóa; năm 1922 lại có bằng cử nhân văn chương ban triết và chuẩn bị xong luận án tiến sĩ khoa học vật lý thiên văn, nhưng chưa bảo vệ luận án.
Khi đang học Đại học Sorbonne, ông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của các cụ Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Vào các năm 1922 - 1923, ba người cùng với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và ông Nguyễn An Ninh chơi thân với nhau, hình thành nhóm Ngũ Long như tôi vừa nêu do cụ Phan Chu Trinh làm thủ lĩnh.
Vì thông minh, học rất giỏi lại chịu khó đọc sách báo, có kiến thức toàn diện về khoa học kỹ thuật và nhân văn, nên ông được cụ Phan rất khen ngợi.
Nếu không lao vào cách mạng, tiếp tục nghiên cứu khoa học thì có lẽ ông đã trở thành một nhà khoa học, một giáo sư đại học giỏi. Hoặc nếu ông về nước, "ngoan ngoãn" theo chính quyền ở Đông Dương thì chắc chắn đã được trọng dụng.
Ông liên lạc với các nhân vật Pháp nổi tiếng, bênh vực các dân tộc thuộc địa, gia nhập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết báo Le Paria (Người Cùng Khổ). Trong số tháng 9 ra ngày 1/12/1922, ông viết bài bảo vệ cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tình bạn giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền rất sâu sắc. Các thám tử Bộ Thuộc địa có trách nhiệm giám sát ông Truyền đã gửi nhiều báo cáo lên cấp trên: "Sáng nào Nguyễn Ái Quốc cũng đến nhà Nguyễn Thế Truyền trước khi đi làm; Nguyễn Ái Quốc hay đến nhà Nguyễn Thế Truyền dùng cơm và ở lại với Truyền đến 3 - 4 giờ liền" (các báo cáo đề ngày 31/12/1922; 8/1/1923; 20/4/1923; 4/10/1923).
Theo ông Hoàng Văn Chính, trong cuốn Từ thực dân đến cộng sản thì ông Truyền đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến gặp các lãnh tụ đảng Xã hội Pháp như Léon Blum, Marius Moutet và các lãnh tụ đảng Cộng sản Pháp như Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier. Trước khi rời Paris sang Liên Xô tháng 4/1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa cho ông Nguyễn Thế Truyền bản thảo cuốn Le procès de la colonitation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) nhờ sửa chữa và đề tựa, cho in. Cuốn sách đó đã được phát hành năm 1926 và năm 1946 đã được tái bản tại Hà Nội, có cả lời đề tựa.
Tuy ông Nguyễn Thế Truyền có gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1923, nhưng sau 1 năm ông xin rút. Ông chỉ muốn tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp để đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Ông không tán thành chủ nghĩa cộng sản. Ở Pháp, ông diễn thuyết về chủ nghĩa quốc gia, hoạt động trong Liên minh chống chính sách thuộc địa, hoạt động trong Ủy ban đòi ân xá các chính trị phạm Đông Dương và có nhiều hoạt động sôi nổi khác.
Tumblr media
Tuy ông Nguyễn Thế Truyền có gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1923, nhưng sau 1 năm ông xin rút. Ảnh: TL
Các thủ tướng chế độ Sài Gòn thời đó muốn dành cho ông một ghế bộ trưởng nhưng ông bất hợp tác, chỉ say khướt rượu loại sang mà họ mang tặng. Hiệp định Genève được ký kết, ông Truyền đang ở Hà Nội. Sau này ông kể với người thân và bạn bè rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử người đưa một lá thư cho ông, thư nhắc đến tình bạn giữa hai ông trên 30 năm trước, khuyên ông không nên di cư và mời ông ở lại góp sức xây dựng lại đất nước đã được độc lập. Ông đã tỏ lời cảm tạ nhưng từ chối, rồi vào Sài Gòn sinh sống.
Ở Sài Gòn trong 15 năm, tuy sống trong cảnh túng thiếu, không làm cho chế độ Sài Gòn cũ, ông vẫn làm báo, viết báo cảnh báo về nguy cơ của chế độ độc tài, gia đình trị, phản ứng hoặc góp nhiều ý kiến với Ngô Đình Diệm trong các vấn đề kinh tế - xã hội thời ấy.
Diệm đổ, các tướng lĩnh lên thay, cũng muốn tranh thủ ông, nhưng ông không tin tưởng và cho rằng sớm muộn "chế độ Việt Nam cộng hòa" cũng sẽ sụp đổ do phong trào phản đối chiến tranh ở Mỹ lên cao.
Người dân ở Sài Gòn năm 1969 có truyền nhau rằng, ông là người khi hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần (cách ngày ông mất hơn hai tuần), đã tỏ rõ sự buồn bã và dám để tang công khai Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn mà ông luôn kính trọng - giữa đất Sài Gòn.
Yêu quý và trân trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh như người anh (Cụ Hồ hơn ông 8 tuổi), thế nhưng ông lại không muốn đi theo những người cộng sản. Yêu nước là thế nhưng lý tưởng thì khác nhau (theo tác giả Nguyễn Duy Tiễu trên báo Thanh niên)
Và có thể vì hiểu khá tường tận về những người thân thiết của gia tộc mình mà tôi luôn mất nhiều công sức hàng chục năm qua và cũng đã viết khá nhiều về vấn đề hoà hợp, hoà giải dân tộc với một mong muốn rất đơn giản: Hãy làm hết sức để dân tộc ta xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc...
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
wingedmilkshakewolf · 2 months
Text
Đoàn xe tang TBT Nguyễn Phú Trọng di chuyển qua các tuyến đường ở Hà Nội...
youtube
0 notes
hoicodo · 2 months
Text
Lạm dụng quyền tự do ngôn luận: Bài học từ vụ đăng tin sai sự thật về TBT Nguyễn Phú Trọng
Ong Bắp Cày Ngày 22/7, Công an TP. HCM đã xử phạt ba cá nhân vì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bịa đặt và xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vụ việc này không chỉ làm dấy lên những câu hỏi về việc sử dụng mạng xã hội một cách thiếu trách nhiệm, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự thật và đạo đức trong không gian mạng. Theo thông tin từ Công an TP. HCM, Phòng An…
0 notes
baohotmoica30094 · 3 years
Link
TBT Trọng: Tư bản đạt nhiều thành tựu lớn, song VN quyết theo chủ nghĩa xã hội Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội. Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Thanh Niên, Tiền Phong và nhiều báo lớn khác có đoạn: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ”. Người đứng đầu Đảng Cộng sản xác nhận thực tế rằng nhiều nước tư bản phát triển đã “hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra việc từ giữa thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản “đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách ‘tự do mới’ trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển”. Tuy nhiên, vị tổng bí thư đảng cộng sản liệt kê ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh đến bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo, và “‘dân chủ tự do’ mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Đối lập với những điều nêu trên, Tổng Bí thư Trọng cho rằng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo “cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”. Vẫn trong mạch văn này, ông Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau … chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm” và “chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, những mong ước tốt đẹp đó dường như cũng là “những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường” mà đảng và nhân dân “đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”. Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, người từng giảng dạy ở Đại học Xây dựng Hà Nội và nay là một nhà bất đồng chính kiến, nói với VOA rằng lời nhận định nêu trên của Tổng Bí thư Trọng là “một sự áp đặt” vì “chưa bao giờ toàn dân Việt Nam muốn theo chủ nghĩa xã hội”. Giáo sư Cống nói thêm: “Theo con đường chủ nghĩa xã hội là ý nghĩ của những người lãnh đạo đảng cộng sản. CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản. Phần đồng người dân thấy rằng họ duy trì chính quyền này thực ra chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân hoặc phe nhóm của họ mà thôi”. Phác họa về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang phấn đấu xây dựng, Tổng Bí thư Trọng cho biết đó là “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao … con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện … có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Để thực hiện được mục tiêu đó, người đứng đầu đảng cộng sản nói Việt Nam phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước … ; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; … xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; … xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa … xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”. Ông Trọng nhắc lại mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Riêng về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà lãnh đạo đảng cộng sản làm rõ rằng đó là nền kinh tế “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Phản biện lại những khái niệm do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra, giáo sư Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, nói với VOA: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau. Người ta lập nên hệ thống gồm cơ quan đảng, cơ quan chính phủ, mặt trận tổ quốc gây ra sự lãng phí rất lớn, người dân è cổ ra mà chịu chứ biết làm sao. Người ta đưa ra chủ yếu để tuyên truyền cho dân rằng các anh có quyền làm chủ. Nhưng tôi không tán thành, tôi cho rằng đấy là một cái quái thai”. Từng là một đảng viên và đã tuyên bố từ bỏ đảng, giáo sư Cống khẳng định không có chính quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mà chỉ có điều ngược lại: “Chính quyền là của đảng, người ta bảo vệ đảng. Người ta nói rằng năm 1945 nhân dân làm cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng thực ra quyền chỉ là hão huyền. Thực chất quyền vẫn trong tay đảng, quốc hội là quốc hội của đảng, chính phủ là chính phủ của đảng, đảng ngồi lên trên tất cả luật pháp, đến nỗi ông Trọng nói rằng Hiến pháp là tài liệu quan trọng nhất sau nghị quyết của đảng. Nói rằng nhà nước của dân do dân vì dân là người ta tuyên truyền thôi”. Về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, giáo sư Cống lưu ý rằng trong khi Tổng Bí thư Trọng phê phán các nước tư bản về bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và quyền lực chỉ phục vụ một thiểu số giàu có, thực tế ở Việt Nam cũng không khác gì: “Ở Việt Nam cũng phân biệt giàu nghèo rất lớn, tài sản cũng tập trung vào các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo, v.v… Có những người nông dân vẫn bị oan ức, vẫn bị áp bức, đàn áp. Ông Trọng không sâu sát tình hình nhân dân, ông ấy không biết thực tế đâu”. Trong phần cuối bài viết của mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận rằng “hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và thực tiễn cho thấy quá trình này là “một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp”. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định với VOA rằng xây dựng CNXH là một ảo tưởng: “Nếu anh xây dựng CNXH đúng đắn, hợp quy luật thì không đến nỗi nó phải khó khăn như thế. Nếu anh xây dựng một xã hội tốt đẹp và bản thân anh tốt đẹp thì người ta phải theo chứ. Tôi nghĩ không thể thành công được đâu. Trong việc xây dựng CNXH có đầy rẫy các mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam có rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền dối trá, tăng cường kìm kẹp nhưng rồi cũng sẽ sụp thôi”. https://www.voatiengviet.com/a/tbt-trong-tu-ban-dat-nhieu-thanh-tuu-lon-song-vn-quyet-theo-chu-nghia-xa-hoi/5893447.html Hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội.#tintuc #news
0 notes
daycattocgiare · 2 years
Text
Kể chuyện làng: Độc đáo một ngôi làng với nhiều cách yêu nước khác nhau
Thậm chí, chỉ nội trong một gia đình, một gia tộc như quê tôi thì nhiều người cũng rất ghét Pháp, ghét Mỹ xâm lược Việt Nam nhưng cũng lại có quan điểm chống Pháp và sau này là chống Mỹ lại rất khác nhau. Câu chuyện sau đây có lẽ là một trong số rất nhiều người mà tôi biết trong đời sống chính trị nước Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945, thậm chí cả sau 1954 cho đến tận hôm nay. Người ta cũng có nhiều cách yêu nước và cũng không nhất thiết cứ phải nhất quán chung một chủ thuyết chính trị, về đường hướng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng. Có lẽ chúng ta, ở một góc độ nhìn nhận vấn đề cũng nên tôn trọng nhau và không nên áp đặt cho dù vẫn có thể tranh luận.
Làng Hành Thiện (Nam Định) quê tôi hiện có trên 200 tiến sĩ trong đó có khoảng 80 GS và Phó GS, có đến 12 vị được phong tướng và có khoảng gần chục vị có cấp chức tương đương từ Bộ trưởng và Trung ương uỷ viên trở lên đến chức Tổng Bí thư .
Chuyện chỉ trong nội tộc nhà tôi cũng đã lý giải vì sao tôi hay đề cập và khát khao dân tộc mình sớm xóa bỏ hận thù, đi tới hòa giải và hòa hợp dân tộc càng sớm càng tốt.
1- Giáo sư Đỏ Nguyễn Thế Rục
Năm 2000, tôi có viết một bài trên báo Thanh niên (ngày 25/2/2000) đề cập đến một nhân vật rất đặc biệt. Đó là chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Thế Rục. Ông được các đồng chí của ông phong cho là "Giáo sư Đỏ" khi thuộc lớp người Việt Nam đầu tiên được cử sang Liên Xô cũ học tại Đại học Phương Đông và sau đó học tiếp Trường Giáo sư Đỏ. Các trường này đào tạo cho Cách mạng các nước những lãnh đạo có trình độ và kiến thức đủ tầm thuyết phục người dân đang muốn đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng áp bức đô hộ của chế độ thực dân hà khắc.
Tumblr media Tumblr media
Gia đình ông Rục vốn rất ghét Pháp xâm lược nhưng không phải ai cũng theo cộng sản như ông Nguyễn Thế Rục. Ảnh: TL
Ông Nguyễn Thế Rục đã học Tú tài Pháp rồi sau đó sang Pháp học Đại học. Từ đây, ông được Đảng cộng sản Pháp giới thiệu sang Matxcova để học Đại học Phương Đông như tôi vừa kể.
Xuất thân trong một gia đình trí thức là địa chủ giàu có. Ông có ông nội làm đến chức quan Tri phủ. Ông là người làng Hành Thiện quê tôi. Vì thế nên tôi có điều kiện tìm hiểu kỹ. Gia đình ông Rục vốn rất ghét Pháp xâm lược nhưng không phải ai cũng theo cộng sản như ông Nguyễn Thế Rục.
Ông Thế Rục sau này trở về nước hoạt động bí mật nhưng lại không "3 cùng" với giới thợ thuyền và nông dân mà lại viết báo viết sách và sống bằng tiền từ người cha của ông từ quê gửi lên chu cấp hàng quý, hàng tháng.
Cũng có thể có một lý do, ông Nguyễn Thế Rục sức khỏe không tốt, đau ốm, lao phổi từ sớm (ngay từ lúc rất trẻ) cho nên lao động chân tay có lẽ không hợp chăng?
Sau khi tôi viết bài trên báo Thanh niên đặt dấu hỏi về những ngày đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngoài ông Trần Phú, TBT của Đảng là người soạn thảo Luận cương Chính trị Năm 1930 thì còn có một nhà lý luận Mác Xít rất ít ai biết, ông cũng là người tham gia cùng TBT Trần Phú soạn thảo Luận cương Chính trị 1930, đó chính là ông Nguyễn Thế Rục. 
Nơi để 2 ông hội ý và viết Luận cương Chính trị, đó là địa chỉ 16 phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Đây là ngôi nhà của ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm bố trí cho họ làm việc hàng tuần. Ông Nguyễn Tư Tề là bác ruột của cha tôi, ông cũng hành nghề chữa bệnh bốc thuốc Đông được như cụ thân sinh ra ông và người em trai của mình, ông Nguyễn Tư Phấn - ông nội của tôi.
Sở dĩ ông không được ghi công lớn chính vì 2 lý do: Ông hoạt động Cách mạng nhưng bằng tiền của gia đình nuôi và ông đã ra đi quá sớm cho nên sau này, Đảng thống nhất chỉ ghi tên tác giả Luận cương Chính trị 1930 có một người, đó là TBT Trần Phú.
Thực ra, để viết được bản Luận cương Chính trị, có lẽ cũng cần có trình độ. Ông Trần Phú là người có thực tiễn và ông Nguyễn Thế Rục là người có lý luận được đào tạo qua hai trường quan trọng bên Liên Xô là Trường ĐH Phương Đông và sau đó là Trường Giáo sư Đỏ. Đó là chưa kể ông từng là sinh viên Trường Đại học Thương Mại Montpellier (từ 1923) rồi mới sang Liên Xô học tiếp trước khi về nước.
Theo hồi lý của ông Bùi Công Trừng thì Nguyễn Thế Rục là người rất giỏi tiếng Pháp và cũng là người duy nhất giỏi tiếng Nga trong số các sinh viên Việt Nam tại Liên Xô. Cũng vì lợi thế này mà chàng thanh niên ấy cũng là người học giỏi nhất.
Nguyễn Thế Rục cũng đã từng gặp Nguyễn Ái Quốc tại Paris trước khi sang học bên Liên Xô.
Những người Cộng sản Quốc tế đầu tiên của Việt Nam năm 1927 được Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản công nhận là Chiến sĩ Cộng sản Quốc tế của Việt Nam, đó là 5 vị: Trần Phú, Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trí, Nguyễn Xích và Bùi Công Trừng kể từ đó.
Sau khi về nước, tổ chức Đảng đã kiến thiết để TBT Trần Phú gặp lại Giáo sư Đỏ Nguyễn Thế Rục. Mục đích để hàng tuần, hai ông gặp nhau cùng trao đổi và soạn thảo Luận cương của Đảng. 
Ông Trường Chinh, sau làm Tổng Bí thư, khi đó được Đảng giao nhiệm vụ đứng ra lo việc này.
Thật tiếc cho ông Nguyễn Thế Rục vì bạo bệnh mà ra đi quá sớm khi mới có 36 tuổi. Một trí thức cộng sản đích thực dấn thân đến với Cách mạng từ một gia đình quyền quý, dám hy sinh giàu sang để cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phong kiến. Một quá khứ thế mà đến với cách mạng nên tôi lại càng thêm kính nể ông.
2- Người phụ nữ cũng yêu nước, giúp đỡ Cách mạng khi cần nhưng không tán thành đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản
Bà Đặng Thị Khiêm (sinh năm 1904) có lẽ là nhân vật rất đặc biệt như thế và tôi muốn kể sau đây.
Đây là người phụ nữ sinh trưởng trong một gia đình giàu có của làng Hành Thiện và bà chính là em gái của bác sĩ Đặng Vũ Lạc, người mở bệnh viện tư nhân to có hạng của Hà Nội sau khi được du học tại Pháp về nước và bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là vị "đốc tờ Tây" thứ hai của Đông Dương.
Bà Đặng Thị Khiêm là người phụ nữ từng tích cực ủng hộ những người cộng sản đấu tranh chống thực dân đế quốc. Song bà lại không tán thành chủ trương đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tumblr media
Phải mãi đến năm 1979 Đảng và Nhà nước ta mới có quyết định ghi nhận công lao của gia đình ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm năm 1930. Ảnh: TL
Cũng vì thế, mặc dù được ông Trường Chinh, khi mới ở cương vị Trưởng ban Tuyên truyền cổ động của Trung ương Đảng đã vận động bà vào Đảng cộng sản Đông Dương, bà vẫn khước từ cho dù bà vẫn giúp Cách mạng và về góc độ gia đinh, chồng bà Khiêm (ông Nguyễn Tư Tề) còn là anh con cậu (bác) ruột của ông Trường Chinh.
Cũng vì ông bà Nguyễn Tư Tề và Đặng Thị Khiêm bất đồng về quan điểm chính trị, người thì thích hoạt động chính trị, người thì chỉ muốn làm nghề chữa bệnh mà cuối cùng ông bà đã ly dị.
Để theo đuổi sự nghiệp chống Pháp theo cách của mình, bà Khiêm đã bắt tay với Đảng trưởng Đảng Đại Việt Quốc dân Trương Tử Anh và trở thành người giữ tay hòm chìa khóa cho đảng này đến khi bà di cư vào năm 1954.
Sau ngày giải phóng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh hay tin bà vẫn khoẻ mạnh thì có gửi thư thăm hỏi bà Khiêm bởi dù sao bà cũng là chị dâu họ của mình, lại có quá trình giúp Đảng cộng sản lúc các ông khó khăn nhất.
Ông Trường Chinh có khuyên bà là nên ủng hộ Cách mạng, đừng tham gia gì không có lợi cho chế độ đang vừa nắm quyền kèm theo lời ghi nhận, sự biết ơn của Cách mạng từng được bà giúp đỡ trước đây.
Ngay sau khi đất nước thống nhất không lâu thì nhà bà đã bị quân quản khám xét do biết là người tham gia đảng phái chính trị cho dù bà Khiêm vẫn không hề ủng hộ chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Khi lục soát nhà, họ thấy lá thư của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh. Họ đã hỏi bà về lá tư trên rồi mang đi. Chắc là để hội ý, báo cáo cấp trên xem trường hợp này sẽ xử lý kiểu gì chăng?
Và sau đó thì họ cũng không quay lại làm gì khó dễ với bà và cũng không trả bà Khiêm lá thư nói trên.
Phải mãi đến năm 1979 Đảng và Nhà nước ta mới có quyết định ghi nhận công lao của gia đình ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm năm 1930. Song vì tế nhị vì biết bà vẫn không thích cộng sản nên Bằng có công với nước lại mang tên ông bác ruột của cha tôi.
Vì gia đình ông Nguyễn Tư Tề không còn người nối dõi cho nên ngày trao Bằng nói trên ông Tề không có người nhận mà lại là hậu duệ là cha tôi nhận và nay thì để tại phòng thờ của gia đình tôi bởi tôi đã là Trưởng họ của dòng tộc đã 5 đời nay.
3- Người dám trở tang cụ Hồ Chí Minh ngay giữa Sài Gòn
Làng tôi không chỉ có một điển hình về lòng yêu nước nhưng không theo cộng sản như bà Đặng Thị Khiêm mà còn có nhân vật Nguyễn Thế Truyền cũng rất đặc biệt.
Ông Thế Truyền từng nổi tiếng từ khi rất trẻ (ngay từ năm 1922, khi mới 33 tuổi). Ông còn là 1 trong 5 người được gọi là "nhóm Ngũ Long" trong đó có cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc.
Tumblr media
Ông Thế Truyền xuất thân trong một gia đình quyền thế, có ông nội là tuần phủ, cha và chú là tri phủ. Ảnh: TL
Ông Thế Truyền xuất thân trong một gia đình quyền thế, có ông nội là tuần phủ, cha và chú là tri phủ.
Phát hiện ra một cậu bé rất sáng dạ đang ở với ông nội, viên Phó công sứ Thái Bình đã xin cho cậu sang Pháp du học, khi đó cậu mới học lớp nhì tiểu học (ngang lớp 4 bây giờ).
Quả như phát hiện của viên phó công sứ, cậu bé Thế Truyền, năm 1915, sau 5 năm học rất xuất sắc đã đỗ Brevet Superieur (tú tài Pháp), rồi cùng một lúc học 2 trường đại học. Năm 1920, chàng thanh niên đó đã có 2 bằng kỹ sư hóa học và cử nhân lý hóa; năm 1922 lại có bằng cử nhân văn chương ban triết và chuẩn bị xong luận án tiến sĩ khoa học vật lý thiên văn, nhưng chưa bảo vệ luận án.
Khi đang học Đại học Sorbonne, ông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của các cụ Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Vào các năm 1922 - 1923, ba người cùng với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và ông Nguyễn An Ninh chơi thân với nhau, hình thành nhóm Ngũ Long như tôi vừa nêu do cụ Phan Chu Trinh làm thủ lĩnh.
Vì thông minh, học rất giỏi lại chịu khó đọc sách báo, có kiến thức toàn diện về khoa học kỹ thuật và nhân văn, nên ông được cụ Phan rất khen ngợi.
Nếu không lao vào cách mạng, tiếp tục nghiên cứu khoa học thì có lẽ ông đã trở thành một nhà khoa học, một giáo sư đại học giỏi. Hoặc nếu ông về nước, "ngoan ngoãn" theo chính quyền ở Đông Dương thì chắc chắn đã được trọng dụng.
Ông liên lạc với các nhân vật Pháp nổi tiếng, bênh vực các dân tộc thuộc địa, gia nhập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết báo Le Paria (Người Cùng Khổ). Trong số tháng 9 ra ngày 1/12/1922, ông viết bài bảo vệ cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tình bạn giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền rất sâu sắc. Các thám tử Bộ Thuộc địa có trách nhiệm giám sát ông Truyền đã gửi nhiều báo cáo lên cấp trên: "Sáng nào Nguyễn Ái Quốc cũng đến nhà Nguyễn Thế Truyền trước khi đi làm; Nguyễn Ái Quốc hay đến nhà Nguyễn Thế Truyền dùng cơm và ở lại với Truyền đến 3 - 4 giờ liền" (các báo cáo đề ngày 31/12/1922; 8/1/1923; 20/4/1923; 4/10/1923).
Theo ông Hoàng Văn Chính, trong cuốn Từ thực dân đến cộng sản thì ông Truyền đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến gặp các lãnh tụ đảng Xã hội Pháp như Léon Blum, Marius Moutet và các lãnh tụ đảng Cộng sản Pháp như Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier. Trước khi rời Paris sang Liên Xô tháng 4/1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa cho ông Nguyễn Thế Truyền bản thảo cuốn Le procès de la colonitation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) nhờ sửa chữa và đề tựa, cho in. Cuốn sách đó đã được phát hành năm 1926 và năm 1946 đã được tái bản tại Hà Nội, có cả lời đề tựa.
Tuy ông Nguyễn Thế Truyền có gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1923, nhưng sau 1 năm ông xin rút. Ông chỉ muốn tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp để đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Ông không tán thành chủ nghĩa cộng sản. Ở Pháp, ông diễn thuyết về chủ nghĩa quốc gia, hoạt động trong Liên minh chống chính sách thuộc địa, hoạt động trong Ủy ban đòi ân xá các chính trị phạm Đông Dương và có nhiều hoạt động sôi nổi khác.
Tumblr media
Tuy ông Nguyễn Thế Truyền có gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1923, nhưng sau 1 năm ông xin rút. Ảnh: TL
Các thủ tướng chế độ Sài Gòn thời đó muốn dành cho ông một ghế bộ trưởng nhưng ông bất hợp tác, chỉ say khướt rượu loại sang mà họ mang tặng. Hiệp định Genève được ký kết, ông Truyền đang ở Hà Nội. Sau này ông kể với người thân và bạn bè rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử người đưa một lá thư cho ông, thư nhắc đến tình bạn giữa hai ông trên 30 năm trước, khuyên ông không nên di cư và mời ông ở lại góp sức xây dựng lại đất nước đã được độc lập. Ông đã tỏ lời cảm tạ nhưng từ chối, rồi vào Sài Gòn sinh sống.
Ở Sài Gòn trong 15 năm, tuy sống trong cảnh túng thiếu, không làm cho chế độ Sài Gòn cũ, ông vẫn làm báo, viết báo cảnh báo về nguy cơ của chế độ độc tài, gia đình trị, phản ứng hoặc góp nhiều ý kiến với Ngô Đình Diệm trong các vấn đề kinh tế - xã hội thời ấy.
Diệm đổ, các tướng lĩnh lên thay, cũng muốn tranh thủ ông, nhưng ông không tin tưởng và cho rằng sớm muộn "chế độ Việt Nam cộng hòa" cũng sẽ sụp đổ do phong trào phản đối chiến tranh ở Mỹ lên cao.
Người dân ở Sài Gòn năm 1969 có truyền nhau rằng, ông là người khi hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần (cách ngày ông mất hơn hai tuần), đã tỏ rõ sự buồn bã và dám để tang công khai Chủ tịch Hồ Chí Minh - người bạn lớn mà ông luôn kính trọng - giữa đất Sài Gòn.
Yêu quý và trân trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh như người anh (Cụ Hồ hơn ông 8 tuổi), thế nhưng ông lại không muốn đi theo những người cộng sản. Yêu nước là thế nhưng lý tưởng thì khác nhau (theo tác giả Nguyễn Duy Tiễu trên báo Thanh niên)
Và có thể vì hiểu khá tường tận về những người thân thiết của gia tộc mình mà tôi luôn mất nhiều công sức hàng chục năm qua và cũng đã viết khá nhiều về vấn đề hoà hợp, hoà giải dân tộc với một mong muốn rất đơn giản: Hãy làm hết sức để dân tộc ta xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc...
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
wingedmilkshakewolf · 2 months
Text
Ông Nguyễn Phú Trọng là TBT nắm quyền lâu nhất của ĐCS Việt Nam?
youtube
0 notes