#Hạ Họa Xuân
Explore tagged Tumblr posts
cucmokhaai · 1 year ago
Text
Vấn đề lớn nhất của người sống độc thân lâu ngày sẽ là: Không muốn nói quá nhiều, không muốn bị làm phiền, nhưng lại khao khát được ôm.
一个人生活久了, 最大的毛病就是: 很多话都不想说, 不愿被打扰, 却又渴望被拥抱
(Hạ Họa Xuân dịch)    
Tumblr media
285 notes · View notes
hahoaxuan · 9 months ago
Text
Đến một giai đoạn nào đó, chính xác là hiện tại, mình nhận ra bản thân đã không còn suy nghĩ đến cái chế.t nữa.
Vào độ tuổi mà mình trở nên nhạy cảm nhất, những năm tháng dậy thì với nhiều suy nghĩ đớn đau bế tắc, mỗi khi phải đối mặt với một nỗi buồn nào đó, thì trong mình lại dấy lên ý định ấy. Bằng nhiều cách khác nhau.
Mình của ngày hôm nay bất chợt nhận ra rằng, vào những lúc khó khăn, vào những khi buồn bã, thì mình đã không còn muốn tan thành cát bụi.
Có thể mình sẽ đi ngủ một giấc, hoặc thức trắng đêm, hoặc khóc, hoặc chẳng muốn ăn, hoặc tổn thương thật nhiều, nhưng mình đã không hề suy nghĩ đến nó nữa.
@cucmokhaai
Tumblr media
90 notes · View notes
lantanidholmi · 2 years ago
Text
Đặc biệt thích một kiểu người:
Khối lượng kiến ​​thức và độ dày thông tin của họ lớn hơn tôi rất nhiều, nhưng họ vẫn sẵn lòng chăm chú lắng nghe những lời vô nghĩa này của tôi.
Tumblr media
Tôi luôn cảm thấy rằng sự dịu dàng, lãng mạn và uyên bác là tính cách hiếm có nhất ở con người, bất kể đi đến đâu cũng đều trở thành kho báu!
~ Facebook: Deepbooks | Hạ Họa Xuân dịch ~
... Tôi đã từng gặp một người như vậy...
315 notes · View notes
tieuhacmieu · 10 months ago
Text
Tumblr media
Tôi đặc biệt thích một kiểu người khối lượng kiến thức và độ dày thông tin lớn hơn người khác rất nhiều, nhưng họ vẫn sẵn lòng chăm chú nghe những lời nói của người khác. Tôi luôn cảm thấy rằng sự dịu dàng, lãng mạn và uyên bác là tính cách hiếm có nhất của một con người, bất kể có đi đến đâu cũng đều trở thành kho báu
- Hạ Họa Xuân dịch -
64 notes · View notes
littlewonucorner · 4 months ago
Text
我一生遇到过很多人,他们如指尖烟火,忽明忽暗,最后只沦为一抹灰烬。而你不同,你如北斗,闪耀在我整个人生。
Tumblr media
Tôi đã gặp được rất nhiều người trong đời, họ giống như pháo hoa trên tay, lập lòe sáng tối rồi cũng chỉ hóa thành đóm tro tàn. Còn cậu thì khác, cậu giống như chòm sao Bắc Đẩu, chiếu sáng trên cả cuộc đời tôi.
Hạ Họa Xuân dịch
12 notes · View notes
ryantualison · 2 years ago
Text
Đức Phật nói: Tám nỗi khổ của nhân sinh
Nỗi khổ nhân sinh thứ nhất: Sinh
Đức Phật nói rằng, thế giới hiện thực là thống khổ, chúng ta sinh sống trên thế giới này, bản thân đã là thống khổ. Sinh sinh tử tử, khi nào tận? Thống khổ bắt nguồn từ bản thân, thống khổ bắt nguồn từ khi còn sống. Cho nên con người khi sinh ra, âm thanh đầu tiên cất lên chính là tiếng khóc.
Nỗi khổ nhân sinh thứ 2: Lão
Đức Phật nói rằng, thanh xuân dễ mất, tuổi trẻ không còn, tất cả những hoài niệm tốt đẹp đều ngày càng ẩn giấu khắc sâu vào những nếp nhăn. Sống cũng đồng thời là đã chết. Bản thể của con người từng thời khắc đều là đang tái sinh và chết đi. So với ngày hôm qua, hôm nay bạn đã già, sự biến hóa của sinh trưởng và tân trần đại tạ thì con người làm sao có thể khống chế được đây?
Nỗi khổ nhân sinh thứ 3: Bệnh
Đức Phật nói rằng, trời có gió mây bất trắc, người có họa phúc sớm tối. Trong cảnh khốn cùng của hiện thực tàn khốc, ai có thể bảo đảm rằng sẽ không bị bệnh tật hành hạ? Con người ăn ngũ cốc hoa màu kia có chăng là không sinh bệnh? Tùy thời ốm đau có thể khiến cho người ta chịu đủ nỗi khổ bệnh tật trên đời.
Nỗi khổ nhân sinh thứ 4: Tử
Đức Phật nói rằng, cái chết có lẽ cũng không phải là đau đớn, thực tế là nỗi sợ hãi mà cái chết mang đến cho con người vượt xa chính bản thân cái chết. Chết là bắt đầu một kiếp sống mới, luân hồi chuyển kiếp làm thân kiếp sau, nhưng nỗi lưu luyến khi chết chính là thống khổ.
Nỗi khổ nhân sinh thứ 5: Yêu mà ly biệt
Đức Phật nói, yêu là truy cầu dung hợp để vượt qua sự phân ly, tình yêu đối với Thượng Đế là truy cầu thống nhất tinh thần, tình yêu đối với người yêu là truy cầu thống nhất sinh mệnh. Nhưng nỗi thống khổ mà tình yêu bao hàm thì có lẽ mọi người đều biết đến, "hỏi thế gian tình ái là cái chi, khiến bao người thề nguyền sống chết".
Nỗi khổ nhân sinh thứ 6: Oán hận lâu dài
Đức Phật nói, khi tình yêu không thể lấp đầy, liền sẽ dùng cảm tính để oán hận, nhưng tất cả những oán hận bên ngoài đều sẽ bị bắn ngược trở lại mà đả thương chính mình, còn tất cả oán hận bên trong đều sẽ làm tổn thương người khác. Tham luyến, tư dục là nguồn gốc của thống khổ.
Nỗi khổ nhân sinh thứ 7: Cầu không được
Đức Phật nói, dục vọng của con người với vật dục vọng không thể cùng tụ hợp làm một thể thì dục vọng sẽ kéo dài như dây thun, tìm không được nơi để gắn vào thì nó sẽ bắn ngược trở về đánh trúng chính mình, gây nên thống khổ. Truy cầu thì thống khổ, cũng chính là đang đánh mất đi.
Nỗi khổ nhân sinh thứ 8: Khổ vì ngũ uẩn quá thịnh
Đức Phật nói, con người nhìn thấy, nghe được, nghĩ đến, gặp được, cảm nhận được các loại giả tướng muôn hình muôn vẻ, liền sẽ quên mất bản thân, lâm vào thống khổ. Thế nhân thường bị vẻ bề ngoài làm cho mê hoặc, cho nên hãm sâu vào trong đó. Kỳ thực, con người nhiều khi cũng không thích ở vào trạng thái thanh tỉnh, thường xuyên dùng các loại thuốc huyễn hoặc (rượu, ma túy...) làm tê liệt chính mình. Trong mê mờ nửa thật nửa giả, mới thể hiện ra gương mặt chân thực nhất của nhân loại.
Bài viết thuộc về Lý Tuệ - Đài truyền hình Tăng Đường Nhân
121 notes · View notes
krellatotti · 4 months ago
Text
LẦM LỠ CỦA MỘT THIÊN SỨ
Nàng xứng đáng nhận được cái chết.
Chúa đã gây ra một sai lầm khi gửi nàng tới đây.
Lý do không phải là nàng đã gây ra tội tày đình gì mà là vì nàng không phải người của nhân gian - cõi vô thường tăm tối này. Nàng là thiên sứ, nàng thuộc về bầu trời.
Nàng trắng trong và thuần khiết quá đỗi, tâm hồn mong manh tựa tấm lụa hồng của nàng không thể để bị xé rách. Thân xác tuyệt đẹp như tượng tạc chẳng thể bị bàn tay người phàm động ch��m làm cho điêu tàn. 
Ấy thế mà nhân gian đã làm gì nàng thế này?
Hiện thực tàn khốc đã giết chết đứa con mang ân sủng của Chúa với đức hạnh vẹn nguyên một cách không thương tiếc, từng chút từng chút một. 
[...]
Một đứa bé xinh đẹp đã chào đời vào một đêm đông giá rét. Gia đình Liechtens của đứa bé ấy vô cùng giàu có, sống trong một tòa lâu đài cổ kính và từ trước đến nay nắm giữ vị trí thống trị nền kinh tế của cả một vùng rộng lớn. Sinh ra đã được định sẵn một cuộc đời trải thảm cùng lẵng hoa và sâm panh, luôn được nâng niu và trân trọng, em là một nàng công chúa được cưng chiều chẳng kém gì những người trong hoàng tộc thực thụ. 
Đôi mắt em là trời trong những ngày nắng hạ, trong veo và long lanh. Tôi biết mình đã lạc trong đó từ lâu rồi, như một linh hồn thả mình lững lờ trôi giữa những tầng mây trắng bồng bềnh êm dịu chẳng biết điểm dừng. Tâm hồn em hướng thiện như một nàng tiên chưa từng gãy cánh mà rơi xuống vũng bùn lầy của sự khổ đau. Em là giấc mộng đêm hè trong những áng thơ ca của Shakespeare, là báu vật mà tất cả đàn ông sống trên Trái Đất này đều mong ước được sở hữu. 
“Anh ơi, nhìn chú bướm kia đi. Trông nó đẹp thật đó, một con bướm màu trắng!” 
Trong sáng và thuần khiết như em vậy, tôi nghĩ. 
Em quay ra nói với tôi. Giọng nói em lanh lảnh mà thanh thoát như tiếng chim hót, như tiếng đàn hạc cầm trong những buổi hòa nhạc được tổ chức nơi nhà hát sang trọng mà giới thượng lưu thường lui tới. Tôi luôn ngóng chờ một ngày được ở bên cạnh nghe em hát ca và tắm mình trong nắng chiều rạng rỡ. 
Em thật tốt và đáng yêu biết bao, em yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người. Những người nô bộc và gia nhân đang hầu cận cho nhà Liechtens luôn nhận được món quà nhỏ nhắn từ em, đôi khi là những cái ôm ấm áp, khi thì những túi bánh quy em tự mày mò làm ở trong nhà bếp.
Em luôn tin vào những điều tốt đẹp, tin rằng chỉ cần mình cố gắng làm việc thiện, hạnh phúc tự khắc sẽ đến với ta, bất kể khó khăn và những niềm đau có là gì thì đều xứng đáng. 
“Anh biết gì không, em mới học được một câu nói của một họa sĩ rất nổi tiếng. Ông ấy là Pierre-Auguste Renoir, ông ấy nói rằng nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp sẽ ở lại. Con đường chúng ta đi sẽ gặp nhiều chông gai và thử thách, thậm chí là cả những mất mát và đau thương, nhưng em tin rằng chúng ta dù thế nào cũng sẽ vượt qua anh nhỉ?”. 
Cuộc đời của em vẫn luôn đẹp như những bức tranh của Renoir, những gam màu tươi sáng rực sắc cầu vồng hài hòa, lãng mạn và tràn đầy xúc cảm của trái tim người thiếu nữ xinh đẹp đương tuổi hồng xuân sắc. Dưới từng bước chân em đi được rải đầy lông vũ trắng muốt và cánh hoa hồng nhung mịn, không gì có thể khiến em chịu tổn thương và đau đớn. 
Một nhân sinh quan không chút tì vết, không một nét hoen ố của đố kị hay dục vọng, hoàn toàn thuần khiết. Như được chính tay Chúa tắm rửa trong dòng nước Thánh và tất cả những thiên thần trên vườn Địa đàng trao nụ hôn ban phước. 
Em hoàn hảo và đáng trân trọng như vậy đấy, nhất là khi em dành trọn thời gian của mình học những lễ nghi của một tiểu thư lá ngọc cành vàng, và giam mình trong thư phòng học thuộc hàng đống sách lịch sử và dày cộp để xứng đáng hơn với vị thế của bản thân mình. Một cô tiểu thư đáng quý sao có thể có những hành vi thiếu chuẩn mực trên bàn trà và dễ dàng bị ngó lơ trong những cuộc trò chuyện của các cô nàng khác vì thiếu kiến thức được. Và hơn hết, em luôn cố gắng chắt chiu thời gian quý báu của mình để ở bên tôi. 
Những ngày bên em là những ngày nằm dài trên thảm cỏ đón nắng ấm, rong ruổi cả buổi chiều hồng trên những cánh đồng lúa mạch, và dĩ nhiên là không thể thiếu tắm suối.
Ngâm mình dưới dòng nước lóng lánh, em đưa mắt lên nhìn tôi, miệng ngập ngừng định nói gì đó nhưng không rõ thành tiếng. Tôi nhẹ nhàng vươn ra ôm lấy em, ghé tai hỏi thầm.
“Sao thế em, có vấn đề cứ chia sẻ cho tôi này, tôi vẫn ở đây với em mà.”
Vừa nói tôi vừa đưa tay ra vuốt ve làn da mịn màng của người thương. 
“Anh…liệu có yêu em thật lòng?”
Mắt em hướng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, không chớp, môi mím chặt thành một đường kẻ mảnh, có phải em đang căng thẳng hay không. Tôi không rõ tại sao em lại cảm thấy như vậy trong khi từ trước tới nay tôi đều làm mọi thứ vì em. Tại sao em lại nghi ngờ tình cảm của tôi, tôi không thể hiểu. Hay là em đã phát hiện ra điều gì rồi nhỉ?
“Dĩ nhiên là có rồi, Celineor của tôi. Nhân danh, dưới sự phán xét của Chúa, và danh dự của dòng tộc Rolsburg, tôi xin thề rằng tôi yêu em.”
Nhà Rolsburg là tùy tùng thân cận nhất của Liechtens. Từ đời đầu tiên, những vị tiền bối của chúng tôi đã phải cúi đầu phục vụ cho lũ Liechtens cậy tiền cậy quyền để cho những thế hệ sau có cơ hội tốt hơn. Khốn nạn thay, Liechtens luôn ném một ánh mắt khinh thường về phía Rolsburg, chỉ vì xuất thân hèn kém mà bị chà đạp và xua đuổi, dễ dàng bỏ qua tất thảy những gì chúng tôi đã hết mình dâng hiến cho bọn họ. 
Là con trai trưởng của gia đình Rolsburg, tôi đã ở bên cạnh em từ những ngày em còn là cô bé nhỏ xíu nằm trong chiếc nôi mạ bạc. Chúng tôi đã có hôn ước với nhau từ thuở mới lọt lòng. Coi như là ân huệ đáng giá ngàn vàng, à không, còn hơn cả ngàn vàng ấy chứ, mà chúng ta trao cho mấy người, biết thân biết phận mà yêu thương chăm sóc cho con gái của chúng ta. Cái vị trí con rể quý chẳng thuộc về thằng bé kia đâu, đáng nhẽ đó phải là người của hoàng gia. Nhưng thôi, coi như là mọi chuyện đã lỡ rồi là những lời mà cha của em đã nói với ông của tôi. Thật căm phẫn biết bao cái thái độ rẻ mạt và khinh thị đó, khiến một trong những người mà tôi yêu thương nhất trên đời phải chịu nhục nhã. Ông tôi, quý ngài Francis Schmidt Rolsburg đáng kính đối với tất cả con cháu của Rolsburg, dành cả sức trẻ của ngài để tiếp nối những giá trị từ đời xưa truyền lại, đó là cái giá được trả bằng máu và nước mắt. Đến thời khắc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn cố xoa đầu tôi âu yếm và nhắc tôi trong hơi thở yếu dần: “Con là tương lai của Rolsburg con ạ, cố lên cháu trai yêu dấu của ta, phải làm rạng danh dòng tộc này, ngẩng cao đầu và kiêu hãnh lên con". 
Nghe lời dặn của ông, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ kết thân với em. Làm cho em nguyện yêu tôi say đắm, nguyện trao tấm chân tình vẹn nguyên của mình cho tôi, và quan trọng nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tôi trên cõi trần thế này. Thật đáng thương và khờ khạo quá đỗi, em đã tự tay kết liễu chính đế chế của gia đình mình.
“Tôi yêu em, yêu hơn tất thảy những gì có trên đời.”
“Xin em hãy trao trái tim mình cho tôi, em sẽ không ân hận đâu Celineor à. Rồi sau này chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau, và em sẽ hát cho anh nghe những câu ca em viết nhé, có được không?”
“Trăng đêm nay đẹp thật!”
Dưới ánh trăng sáng rọi dẫn lối cho tình cảm lứa đôi, hơi rượu vang cay nồng thấm nhuần vào phổi và con tim, ta trao nhau tấm chân tình vĩnh cửu, suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn không chia cắt. 
Những lời dụ dỗ nhúng qua đường mật không ngừng được tôi rót vào trí óc non nớt và trái tim ngốc nghếch ôm trọn nỗi đau thế gian và sẵn sàng hứng trọn hàng vạn vết đâm vô điều kiện của em. Cũng nhờ thế mà toàn bộ tài liệu quan trọng trong việc kinh doanh hàng hóa trong và ngoài khu vực của Liechtens đều rơi vào tay tôi, không sót thứ gì.
Những đợt đầu tư thua lỗ cứ thế liên tục diễn ra, chẳng mấy chốc ngân sách của Liechtens để bù đắp vào thiệt hại đã khánh kiệt. Trên thương trường, Liechtens đã trở thành một cái xác rỗng tuếch vì bị moi ruột từng ngày. 
Từ những tập giấy tờ em gửi, tôi còn phát hiện ra hàng loạt giao dịch bất hợp pháp khác của gia đình em và điều kinh hoàng nhất, gia đình Liechtens phản quốc. Những bức điện tín được đóng dấu đỏ tiết lộ hàng loạt bí mật quân sự cho vương quốc ở bên kia chiến tuyến. Thật chẳng thể ngờ ông bà Liechtens lại để cô con gái bé nhỏ của mình gánh lấy hết thảy lời luận tội cho những điều sai trái từ trước tới nay mà hai người đã gây ra. Khi tất cả những thứ này được công khai trước toàn thể dân chúng thì đó là thời điểm Rolsburg đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ lẫy lừng của dòng dõi Liechtens danh giá. 
Cuộc sống của em tuyệt diệu và hào nhoáng là thế, nhưng đáng tiếc thế cờ đã bị lật ngược. Quân Hậu bị ăn rồi, thưa tiểu thư Celineor Maria Liechtens. 
Bi kịch ập đến quá đỗi bất ngờ đối với cả gia tộc Liechtens. Gia đình em phá sản vì không may dính vào bẫy của Rolsburg. Cha mẹ em vì biến cố quá lớn mà chọn cách kết liễu đời mình bằng những phát đạn, “thật vô tâm" - tôi đã nghĩ vậy - để lại một mình em bơ vơ lạc lõng một thân một mình trên thế giới này đấu tranh. Nhưng hỡi ôi, một cô con gái từ nhỏ đến lớn luôn được bao bọc cẩn thận trong vòng tay của mẹ cha làm sao có thể đối mặt và chống chọi với nghịch cảnh. Gánh trên vai khoản nợ khổng lồ, em chỉ có thể biết vật lộn với những công việc nặng nhọc sớm tối, gắng công gắng sức dành dụm từng đồng một. 
Từ một tiểu thư đài các được nâng từng bước chân đi, giờ đây đã trở thành một nô lệ chịu nhục mà bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cả ngày đã quá mệt vì làm việc quá sức, đến tối muộn lại bị những người chủ tồi tệ hành hạ, tra tấn đến chết đi sống lại vì không làm được việc. Cũng dễ hiểu thôi khi người con gái này đã quen với việc được nuông chiều và chăm sóc tỉ mẩn, đây vốn chẳng phải những việc em nên làm, nhưng lại là việc mà em phải làm. Buồn thay em lại không đủ khả năng làm những điều ấy. Gương mặt em vẫn xinh đẹp như vậy, nhưng nó nhem nhuốc bùn đất và cỏ dại, làn tóc mây không còn mượt và sáng bóng nữa mà rối tung hết cả. Thân xác em kiệt quệ và rệu rã. Thần trí đôi lúc còn nửa tỉnh nửa mê, chẳng thể nào phân biệt ngày đêm. Chúa đã làm mọi cách để đứa con của mình trở về bên và vị thần Số Phận cũng đành phục mệnh mà giáng cho em một đòn đau đớn, một cái chỉ tay tước đoạt hết tất cả những điều mà em tự hào ở trần thế. Từ cuộc sống, nhan sắc cho đến danh dự. Em chẳng còn gì cả, đến cả tấm thân của em một đồng cũng chẳng đáng giá. Điều này hoàn toàn trái ngược so với lời của người cha đã chết của em. Ông ta đã cho rằng em là vật ngàn vàng và hơn thế nữa, một nàng tiểu thư đài các kiêu sa được nâng niu từng tấc gót chân ngọc ngà, vốn dĩ em là như vậy, nhưng bây giờ thì không có ai thèm để mắt đến một nô lệ cả hèn kém đứng ở đáy của tầng lớp xã hội cả. Và cũng chẳng một ai sẵn sàng vươn tay ra mà đỡ lấy một kiếp khốn khổ khi gia đình của ả ta đã phản bội Tổ quốc. 
Em có thấy nỗi tuyệt vọng bủa vây lấy thân xác gầy gò? Thể xác em còn toàn vẹn hay cuộc đời tàn nhẫn kia đã cấu xé tỉ mẩn từng mảnh xương? Nỗi đau có gặm nhấm tâm hồn cô quạnh và đau đớn của em từng chút một? Em không thể trả nổi số nợ ấy đâu.
“Xin chào, chúng tôi là người của tòa án phái xuống. Chúng tôi xin thông báo với cô Celineor Maria Liechtens thông tin như sau: Gia đình Liechtens hiện tại đang nợ gia đình Rolsburg số tiền là mười lăm tỷ, và gia đình Liechtens đã không trả nợ đúng hạn định. Xin mời cô Rolsburg theo chúng tôi về tòa để xử lý vụ việc.”
Rất nhiều người đổ ra đường để bàn tán to nhỏ về em. Em vẫn đứng đó chết lặng. Cái ngày này đã đến sớm hơn dự tính. Hai bàn tay sần sùi và phồng rộp vì bê vác nặng nhọc của em buông thõng xuống, đôi môi run rẩy, gương mặt em tái mét lại. Rồi bất ngờ, em quỳ thụp xuống mà khẩn cầu:
“Tôi xin các ông tha cho tôi, xin đừng bắt tôi đi. Tôi sẽ cố gắng để trả tiền mà. Tôi xin các người hãy làm ơn tha cho tôi.”
Em vừa nói vừa khóc, đôi tay nắm lấy xin khoan nhượng mà không thành. Mặc kệ những lời van xin tha thiết thất thanh của Celineor, những người kia vẫn kiên quyết bắt giữ, không thương tiếc mà dùng chiếc gông bằng gỗ trói chặt hai bàn tay gầy guộc của em lại. 
Hãy nhìn xem em còn lại gì, em còn ai bên cạnh? Chẳng có một ai cả, có lẽ em nên cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh của chính bản thân mình thôi và đón chờ ngày hành quyết. 
Tôi cảm thấy mình thật vô tâm và tệ hại khi bỏ lại em như thế trong khi tôi chính là người đã đẩy em vào bước đường cùng. Một nỗi đau vô cùng tận. Nhưng biết làm sao bây giờ, đó là cái giá mà Liechtens phải nhận, và người chịu đau khổ chính là em, Celineor ạ. Em vô tội, nhưng người chịu trừng phạt là em. Không trả được nợ, sửa chữa được lỗi lầm thì phải trả bằng máu. Đó là cách thế giới nhẫn tâm và vô tình vô cảm này vận hành, từ trước đến nay đều là như vậy. 
Thật nghiệt ngã biết bao, dòng dõi Liechtens chảy trong trong huyết quản của em giờ chẳng còn xứng đáng để gọi lên hai từ “quý tộc” nữa.
Tôi thương em, Celineor - nàng thơ của tôi. Nhưng tôi cũng hận em vô cùng, hận cái dòng dõi thối nát đáng nguyền rủa của em vì đã chà đạp lên thanh danh của Rolsburg. Celineor, em đã sai rồi, thực sự sai khi cư ngụ ở nơi dương gian vốn ngay từ đầu không hề dành cho em. 
Ngày hành hình, tôi ngồi trên bục cao cùng những người khác. Từ đầu, người được giao nhiệm vụ chém đầu không phải tôi, nhưng tình yêu và đôi niềm ân hận của tôi thôi thúc tôi phải làm điều gì đó, có thể là dành tặng món quà cuối cùng dành cho em, sau tất cả những gì em đã hi sinh cho tôi. 
Người con gái đáng thương ấy nhanh chóng bị áp giải vào pháp trường. Hàng vạn người đứng xung quanh chỉ trỏ, thì thầm to nhỏ. Những câu từ chế nhạo, phỉ báng từ tứ phía vang lên không ngớt. Lần lượt những hòn đá ném về phía em, máu tươi từ đỉnh đầu lập tức tuôn ra, nhưng em chẳng để tâm. Những thứ này đã là gì đâu so với những tháng ngày em bị nhục mạ và chịu đớn đau từ những sợi roi da quất lên người không ngớt.
Có vẻ như là lần này lời họa sĩ Pierre-Auguste Renoir không còn đúng nữa rồi nhỉ? Khi mà thứ qua đi là cái đẹp, còn thứ ở lại sẽ chính là nỗi đau. 
Tôi đã từng nói em sẽ không hối hận khi tin tưởng vào tôi, và tôi thầm nghĩ đến giờ chắc sẽ là hối hận nhỉ?
“Em có hối hận không, Celineor?”
Tôi đứng trước mặt em, với thanh kiếm cầm trên tay đã vào vị trí. Nhưng nàng không trả lời, chắc vì cổ họng đã khô khốc không thành ti���ng, hoặc cũng vì đôi mắt nàng đã trả lời thay nàng. Đôi mắt nặng trĩu, thâm quầng hướng vào không trung vô định. Thứ thắp lên ánh sáng trong đôi mắt em là gia đình và tình yêu đã không còn nữa. Nó không còn là bầu trời xanh trong mà mờ mịt và tối đen không chút tia sáng của hy vọng. Đối diện với cái chết, nàng không khóc, tôi đoán rằng nàng đã khóc quá nhiều nên hiện tại nước mắt cũng cạn kiệt chẳng còn để mà rơi nữa.
Celineor à, em hãy nhớ rằng, từ đầu tới cuối, em không làm sai bất kì điều gì. Em không giao dịch trái phép, em cũng không làm gì có tội với đất nước của mình. Chỉ đành rằng em quá trong sáng và thánh thiện, quá tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống mà quên mất đi rằng cuộc đời vốn tàn nhẫn biết bao nên em hủy hoại và tự tay đánh mất đi tất cả mọi thứ là gia đình em và tình yêu em có. Nhưng Williams Frederick Rolsburg tôi đây lại phải cảm ơn em vì điều đó. 
Lầm lỡ duy nhất của em chính là “sống". Nhưng không sao hết, nếu Chúa đã lỡ tay đưa em đến đây, tôi sẽ đưa em quay về nơi mà em vốn dĩ nên thuộc về và mọi sự sẽ chấm dứt.
Tôi yêu em nhưng tôi cũng không ngần ngại mà thừa nhận rằng tất cả những gì mà em và dòng tộc Liechtens cao quý của em phải chịu đựng là do tôi. Đến tận ngày hôm nay, đến tận khoảnh khắc này, và đến khi tôi chết, tôi cũng sẽ không hối hận. 
Trời bắt đầu nổi gió rồi lần lượt những tiếng sấm nổ chói tai trên bầu trời. Có vẻ là Chúa đã đến đòi người rồi Celineor yêu quý. Ngài đã phát giác ra mọi điều độc địa tôi đã làm với em và nổi cơn thịnh nộ với tôi cùng toàn cõi nhân loại. Quả thực tôi chẳng xứng đáng với em, xứng đáng với thứ tình cảm tốt đẹp và trọn vẹn nhất của một thiên thần.
Sấm rít gào lần cuối, một đường kiếm lóe sáng trước hàng vạn con mắt.
Một chú bướm trắng bất ngờ bay đến đậu trên mũi kiếm nhuốm máu. Màu trắng tinh khôi nổi bật trước màu đỏ tanh tưởi chói mắt. Nó chỉ ở đó vài giây như lời chào vĩnh biệt rồi vụt bay đi mất, bay về phía bầu trời - nơi là nhà của nó.
Một giọt nước mắt chợt rơi khỏi khóe mắt tôi. Không đau lòng vì người đã đi xa, chỉ đau vì mối tình mãi mãi chẳng cập bến, cũng tiếc thương cho một kiếp bất hạnh và chịu vạn tổn thương cứa thẳng vào tim gan đến rỉ máu của một thiên sứ tài đức vẹn toàn.
Xin cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng tôi nói điều này.
“Tôi yêu em, Celineor. Và mong em cho tôi được tận tay tiễn em trở về với thiên đường.”
HẾT
Tumblr media
3 notes · View notes
nhgvelvet · 3 months ago
Text
"Tôi đặc biệt thích một kiểu người:
Khối lượng kiến ​​thức và độ dày thông tin của họ lớn hơn tôi rất nhiều, nhưng họ vẫn sẵn lòng chăm chú lắng nghe những lời vô nghĩa này của tôi. Tôi luôn cảm thấy rằng sự dịu dàng, lãng mạn và uyên bác là tính cách hiếm có nhất ở con người, bất kể đi đến đâu cũng đều trở thành kho báu."
(Hạ Họa Xuân dịch)
2 notes · View notes
vungoclam · 2 years ago
Text
“Về chuyện em nhớ anh, mỗi ngày đều xảy ra không biết bao nhiêu lần, giống như đêm đầy sao, từng mảnh vụn góp lại có thể thắp sáng cả bầu trời.”
(Dịch: Hạ Họa Xuân)
45 notes · View notes
thptngothinham · 12 hours ago
Text
[Văn mẫu 11] Tham khảo dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia bao gồm các luận điểm phân tích các chi tiết của cảnh đám ma như cảnh đưa đám, cảnh hạ huyệt,... cùng với đó là những hành động, tâm trạng của các nhân vật, qua đó thấy được sự giả tạo, lố bịch của xã hội đương thời và cảm nhận bút pháp châm biếm sâu cay của tác giả. Đề bài Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia Dàn ý 1 a. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cảnh đám ma gương mẫu b. Thân bài - Khái quát chung - Phân tích Cảnh đám ma gương mẫu được tổ chức long trọng, hoành tráng đúng ý muốn của cụ cố Hồng: đám ma tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng và bú dích, và vòng hoa, ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa… - Cảnh đưa đám: Người đi đưa gồm những ông “tai to mặt lớn”, họ rất cảm động khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Trong số những người đi đưa có rất nhiều những giai thanh gái lịch, họ thản nhiên chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… với vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám ma. Đám đi qua bốn phố, đi đến đâu làm huyên náo đến đó. Bạn cậu tú Tân thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ. - Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đúng lúc cùng với sáu chiếc xe và hai vòng hoa đồ sộ càng làm cho đám ma thêm nhốn nháo. → Cảnh đưa đám có vẻ ngoài long trọng nhưng chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức. - Đỉnh cao của đám ma là cảnh hạ huyệt: + Cậu tú Tân bắt bẻ mọi người tạo dáng để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt, bạn của cậu nhảy lên các nấm mộ khác để chụp cho ảnh khỏi giống nhau. + Ông Phán mọc sừng oặt người đi khóc mãi không thôi và dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư. - Nghệ thuật: + Miêu tả từ xa đến gần, kết hợp giữa âm thanh, màu sắc. Sử dụng điệp ngữ Đám cứ đi… + Nghệ thuật tương phản, đối lập, khắc họa chân dung biếm họa. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm. c. Kết bài - Nhận xét, đánh giá chung về giá trị của vấn đề - Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân >> Xem thêm: Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia Dàn ý 2 1. Mở bài Giới thiệu tác phẩm: Cảnh “đám ma gương mẫu” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà tiếng khóc than của những giá trị đạo đức bị băng hoại. 2. Thân bài – Nghịch lí của đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”. –> Từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người? – Đám tang của cụ cố Tổ lại thật đặc biệt với những nghi thức lạ lùng, không khí náo nhiệt như trong đám hội. + Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu. + Tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma. –> Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo. – Cảnh hạ huyệt là đỉnh cao của bút phát trào phúng, nơi những nhân vật trong đoạn trích tự bóc trần mặt nạ giả dối của mình. + Cậu Tú Tân vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà nhảy hết lên ngôi mộ này đến ngôi mộ khác để tự đạo diễn cho cuốn phim của mình. + Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áp xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi. + Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng 3. Kết bài Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ
là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội. Tham khảo: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Dàn ý phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia Bài văn mẫu phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia Với đặc điểm là một tiểu thuyết hoạt kê, tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con người mang tính hài hước, giễu cợt. Không chỉ một cuộc đời của nhân vật chính – Xuân Tóc Đỏ – đáng cười, mà hầu như tất cả các nhân vật, các tình huống, chi tiết truyện đều đáng cười, đáng phê phán. Chương XV của tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia – miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 – 45 của thế kỉ XX. Mỗi tình huống truyện, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cười. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn… Đọc tên chương – Nguyên văn trong tác phẩm là: Hạnh phúc của một tang gia – một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh. Vậy mà tang gia lại có hạnh phúc! Việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tùy tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu, cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cười: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám…. rước. Có người nhưng không phải là con người mà là…. những hình nhân dị dạng, những quái vật. Sau thời gian bối rối theo lẽ thường tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất – ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo… Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại đám cứ đi. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Đỉnh cao màn kịch trào phúng của đám mà thì cảnh hạ huyệt lại là cao trào tập trung những mâu thuẫn đáng cười nhất. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên những ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng… cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính. Chất bi hài của cảnh khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt.
Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!… Ông thương cho người đã khuất chăng? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người. Thực ra ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn. Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện. Ta như có cảm tưởng Vũ Trọng Phụng đang chứng kiến cái đám tang đó và tường thuật lại cho người đọc một cách chi tiết về nó với một nụ cười châm biếm mỉa mai. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nói lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá. >> Tham khảo thêm nhiều bài mẫu Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia để có thêm gợi ý làm bài ****** Từ dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia mà THPT Ngô Thì Nhậm đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!
0 notes
thiendoanng · 2 months ago
Text
0517 / QUÊ HƯƠNG TÔI
SUY ĐỒI GIẶC CỘNG .
Bao năm những lầm than đất nước , ( Từ 30/4/1975-15/3/1980 )
Kể từ ngày bạc phước muôn dân .( Ngày 30/4/1975 )
Lao đao thảm cảnh cùng bần ,
Sống trong kềm kẹp … ngu đần tác oai !
Giang San dãi Cà Mâu Bến Hải ,
Chúng tầm thù bức hại dân Nam .
Bắc phương năm triệu sẵn sàng ,
Phân chia trên dưới tỉnh làng ấp thôn .
Vào đây được mê hồn sung sướng ,
Có quyền hành ngồi hưởng giàu sang .
Y tờ chẳng biết…. làm tàn ,
Bổ Túc Văn Hoá sắp hàng học đêm !
Tội tình quá … khát thèm đủ thứ ,
Ắt chưa từng thành thử tham lam ?
Người ta tốt bụng chẳng màng ,
Cũng thôi cho nó chuyền mang ra nhà …
Thèm ăn khát uống hoa con mắt ,
Vô khắp nhà giành giật láo liên .
Ti vi tủ lạnh khắp miền ,
Đồ dùng chất đống đủ điều tiện nghi .
Tủi thân khổ buồn chi c���ng đảng ,
Kiếp đọa đày hàng vạn sinh linh .
Chìm trong khói lửa … tội tình ,
Vào Nam chém giết dân lành banh thây !
May mắn bởi thằng Tây phản bội ,
Để Miền Nam lũ đói lan tràn .
Thảm thương tình thế nguy nan ,
Bắc vô bóc lột ngổn ngang điêu tàn …!
Hạ phong thế… phải làm cho chúng ,
Từ trong rừng hý hửng tiếp thu .
Học hành không có … óc mù,
Làm sao huy động dự trù phân công ?
Phương Nam chốn hạ tầng cơ sở ,
Đã điều hành từ thuở năm tư . ( 1954 )
Chẳng qua dốt quá rối bù ,
Cũng nhờ chỉ dạy ….gật gù vâng ,vâng …?…!
Càng tiếp xúc độn đần lộ diện ,
Bảy cọng hai cũng tiếng làm thầy (@)
Kiến thức hạn hẹp chúng bây ,
Chỉ tài ăn cướp đọa đày hiền lương ?
Tà quyền bọn một đường sắc máu ,
Nhục họ hàng con cháu bưng bô !
Yêu thương không có … tội đồ ,
Buôn dân bán nước cơ hồ tiêu tan ?
Ra đi bước dặm đàng nguy biến ,
Thoát ngục tù cọng phiến răn đe.
Thi đua trên đấm dưới đè ,
Tự do tước đoạt thuận bề hoang dâm .
Nỗi u uất âm thầm đau đớn ,
Quân tham tàn đú đởn cập kề .
Chồng chung vợ chạ phu thê ,
Anh em đấu đá canh me tiếm quyền ?
Đã đến lúc mọi miền ngao ngán ,
Bắc chí Nam lũng đoạn Quốc Gia .
Cha con nội ngoại trẻ già ,
Tranh chia đục khoét xây nhà nguy nga !
tô lâm đến mã cha trọng lú ,
trần đại quang hý hú kim ngân …
xuân fuck cà niểng ngu đần ,
Học đòi kim tiến chia phần quần ma…
Đảng ta lắm tài ba … tiến sĩ ,
Nhưng thật ra cốt khỉ không bằng .?
Truyền hơi nói thuội cốt căn ,
Trên hô dưới ứng a tòng tham ô .
côn an , bộ đội , côn đồ ,
Ba phe một nhóm họa đồ nát tan !
Cướp đất giết chết xóm làng ,
Đ��a nào hó hé nguy nan cuộc đời …
Oán ân luân chuyển vận trời ,
Làm gì tồn tại tới hồi trả vay ?
Nhà cao cửa lớn của đầy ,
“ Quy trình “chiếm đoạt đến ngày khóc than …
Ghi chú :
(@) Bảy cọng hai : nghĩa là học xong lớp 7 học thêm
2 năm giữ trẻ rồi ra làm thầy ngoài Bắc .
Nguyễn Doãn Thiện
Long Beach California Ngày 03 tháng 5 năm 2017
Ảnh minh họa : Chân dung Lê Thị Huyền Nga , phu nhân Thi Sĩ Tác Giả Nguyễn Doãn Thiện ( Hình chớp năm 2008 sau vườn nhà )
Tumblr media
0 notes
cucmokhaai · 11 months ago
Text
Bầu trời hôm nay thật đẹp, bỗng muốn chụp một tấm ảnh để gửi cho cậu xem.
Nhưng lại nghĩ lâu rồi chúng ta đã không còn liên lạc nữa, chợt cảm thấy mây trời chẳng còn đẹp đến vậy.
今天的云很好看,我想拍给你看,却想到我们很久不联系了,突然觉得其实云没那么好看了。
(Hạ Họa Xuân dịch)  
Tumblr media
209 notes · View notes
hahoaxuan · 9 months ago
Text
Khi thế giới này không ngừng nở rộ như một đóa hoa, tôi lại cảm thấy tâm hồn mình hoang vu như đống tro tàn.
Có những lúc, từng đóa bọt sóng sẽ cuốn xô linh hồn tôi trôi dạt về phía biển khơi bao la xanh thẳm. Cũng có những khi, linh hồn tôi giống như hạt cát rơi dần xuống đáy đại dương mênh mông tăm tối.
Năm tháng qua đi vào khoảnh khắc dừng lại, hóa ra ngọc trai đang ở đó, bên trong trái tim mình.
@cucmokhaai
Tumblr media
83 notes · View notes
lcthbao · 2 months ago
Text
George R. R. Martin, "A knight of the seven kingdoms" (trích)
Tumblr media
Những cơn mưa xuân đã làm mềm đất nên Dunk không gặp trở ngại gì khi đào huyệt. Anh chọn đặt mộ ông già bên sườn tây một ngọn đồi thấp, bởi ông luôn thích ngắm hoàng hôn. “Lại hết một ngày,” giả mà còn sống thì ông già sẽ thở dài như thế, “và ai mà biết sớm mai lên sẽ mang tới điều gì, Dunk nhỉ?”
Ừ thì, một trong những sớm mai đó đã mang tới những trận mưa dìm họ ướt như chuột lội, rồi sớm hôm sau lại mang tới những cơn gió ướt át cuồng nộ, tiếp theo đó là cái lạnh thấu xương. Đến ngày thứ tư thì ông già không còn sức cưỡi ngựa nữa. Giờ thì ông chết rồi. Mới hôm nào ông già còn nghêu ngao hát trong lúc họ ruổi ngựa, bài ca cũ mèm về con đường tới Gulltown gặp một Người đẹp, nhưng ông đã đổi Gulltown thành Ashford. Tiến về Ashford gặp Người đẹp, hò dô, hò dô, Dunk vừa đào huyệt vừa buồn bã nhớ lại.
Khi huyệt đã đủ sâu, anh ẵm xác ông già lên trong tay rồi hạ ông xuống huyệt. Ông già còm nhom, nhỏ thó, tháo hết giáp trụ mũ sắt cùng đai đeo kiếm ra thì chỉ nặng chừng một túi lá. Trong khi đó, Dunk lại như một gã khổng lồ so với tuổi anh, một chàng tồ lớn xác ở tuổi mười sáu hoặc mười bảy (không ai biết chính xác), cao gần hai thước mốt và chỉ mới bắt đầu phát triển cơ bắp. Ông già thường không tiếc lời khen ngợi sức vóc của anh, bởi đó là tất cả những gì ông có.
Anh đặt ông già nằm dưới huyệt rồi đứng bên ông một chặp. Mùi mưa lại chất đầy trong không khí. Anh biết mình nên lấp đất trước khi cơn mưa xé trời, nhưng thật khó để phủ đất xuống khuôn mặt già cỗi kia. Ở đây nên có một thầy tư tế để đọc mấy lời khấn nguyện cho ông ấy, vậy mà chỉ có mỗi mình. Ông già đã dạy cho Dunk tất cả những gì ông biết về kiếm, về khiên, về giáo, nhưng ông chưa bao giờ dạy anh chữ nghĩa.
“Con sẽ để thanh kiếm ở lại với ông, nhưng rồi ở dưới đó nó cũng sẽ gỉ sét,” cuối cùng anh cũng cất lời với vẻ áy náy. “Chắc thánh thần sẽ cho ông một thanh kiếm mới. Ước gì ông đã không chết, ser ơi.” Anh ngừng lại, không biết phải nói gì tiếp theo. Anh không biết một lời khấn nguyện nào, ông già cũng không phải là một người sùng đạo. “Ông là một hiệp sĩ chân chính, và ông chưa bao giờ đánh con vô cớ,” cuối cùng anh cũng nghĩ ra, “trừ cái lần ở Maidenpool. Lần đó chính thằng bồi đã ăn bánh của bà góa, không phải con, con đã nói với ông rồi. Giờ thì chuyện đó chẳng còn quan trọng. Ông đã về với thánh thần.” Anh đá đất vào huyệt rồi bắt đầu lấp lại cẩn thận, không nhìn ông già thêm một lần nào nữa. Ông ấy đã sống một cuộc bãi bể nương dâu, Dunk nghĩ. Ông ấy hẳn đã hơn năm mươi, chừng sáu chục, ai mà biết được. Ít ra ông già cũng đã sống qua thêm một mùa xuân nữa. 
Mặt trời tót xuống đằng Tây khi anh cho ba con ngựa ăn. Con ngựa đực lưng võng của anh, con ngựa cưỡi của ông già và con ngựa chiến Thunder chỉ được cưỡi khi đấu thương và ra trận. Con ngựa giống lực lưỡng màu nâu này không còn nhanh và khỏe như trước, nhưng mắt nó vẫn sáng và tinh thần dũng mãnh, giá trị hơn mọi thứ mà Dunk sở hữu. Nếu mình bán Thunder cùng con ngựa già Chestnut, bán cả yên ngựa và dây cương, thì sẽ có đủ bạc để… Dunk chau mày nghĩ. Cuộc sống duy nhất mà anh biết là cuộc sống của một hiệp sĩ lang thang, rày đây mai đó, phụng sự hết lãnh chúa này đến lãnh chúa nọ, chiến đấu trên đất của họ và đánh chén trong những sảnh đường của họ, cho tới khi giặc tan thì lại tiếp tục lên đường. Năm thì mười họa mới có một giải đấu thương, nên anh biết có những hiệp sĩ lang thang bất đắc dĩ chuyển sang cướp bóc trong những mùa đông giá rét, nhưng ông già chưa bao giờ làm vậy.
Mình có thể tìm một hiệp sĩ lang thang khác đang cần cận vệ chạy việc và chăm ngựa, anh nghĩ bụng, hoặc có thể đến một thành phố nào đó, Lannisport hay King’s Landing chẳng hạn, và tham gia vào đội Gác Thành. Hoặc là… 
Dưới gốc sồi, anh đã gói ghém đồ đạc của ông già vào một túi vải, trong đó có ba đồng hươu bạc, mười chín xu đồng và một viên ngọc mẻ. Giống như hầu hết các hiệp sĩ lang thang khác, phần lớn của nả đời ông đều đặt cả vào ngựa và vũ khí. Dunk được thừa hưởng bộ giáp xích mà anh đã cọ gỉ cả ngàn lần, chiếc mũ sắt rộng mũi móp một bên thái dương, đai đeo kiếm bằng da nâu đã rạn, một thanh trường kiếm trong bao gỗ bọc da, một con dao găm, một chiếc dao cạo, một viên đá mài, giáp chân và cổ áo, một cây thương dài hai thước rưỡi có đầu bọc sắt, một tấm khiên gỗ sồi cạnh viền kim loại có huy hiệu c��a Ser Arlan xứ Pennytree: một chiếc cốc với đôi cánh bạc trên nền nâu. 
Dunk ngó tấm khiên, cầm đai đeo kiếm lên rồi lại nhìn tấm khiên. Đai được làm vừa với cái hông nhỏ xíu của ông già nên anh sẽ không bao giờ tròng vô mình được, bộ giáp cũng chẳng khá khẩm hơn. Anh nối đai vào một sợi thừng dài, thắt quanh hông mình rồi rút thanh kiếm ra.
Lưỡi kiếm thẳng và nặng được rèn bằng thép tốt, chuôi kiếm gỗ bọc da thuộc, đuôi đính một viên đá đen được mài nhẵn bóng. Thanh kiếm không có gì nổi bật nằm gọn trong tay anh. Dunk biết kiếm rất sắc vì chính anh đã mài nó rất lâu vào một đêm trước khi hai người đi ngủ. Thanh kiếm vừa in trong tay mình như từng vừa tay ông ấy, anh nhủ thầm, sắp tới lại có một giải đấu thương ở Đồng cỏ Ashford.
-
Cưỡi con Sweetfoot dễ chịu hơn con Chestnut già nhưng mình mẩy của Dunk vẫn mệt nhoài và ê ẩm. Anh nhác thấy quán trọ phía trước, một chái nhà cao bằng gỗ phết sơn dựng cạnh dòng suối. Ánh đèn vàng ấm áp rọi ra từ những ô cửa sổ trông thật mời gọi khiến anh không cưỡng lại được. Mình có ba đồng bạc, anh nghĩ bụng, đủ cho một bữa ngon và bia rượu phủ phê.
Khi anh xuống ngựa, một thằng nhóc trần truồng ướt nhoét đi lên từ suối và bắt đầu lau người bằng tấm áo bùi nhùi màu nâu. “Mày có phải là thằng giữ ngựa không?” Dunk hỏi thằng nhỏ. Trông nó chỉ chừng tám, chín tuổi, nhợt nhạt, gầy đét, chân dính bùn lên tới mắt cá. Tóc nó mới là thứ lạ lùng nhất, không còn một cọng. “Tao muốn con ngựa cưỡi của tao được chải lông. Cả ba con đều cho ăn yến mạch. Mày có chăm được không?”
Thằng nhỏ dòm anh lăm lăm. “Tôi muốn thì được thôi.”
Dunk chau mày. “Đó không phải điều tao muốn nghe. Tao là một hiệp sĩ, mày phải theo lời tao.”
“Nhìn anh không giống một hiệp sĩ.”
“Không lẽ hiệp sĩ nào nhìn cũng giống nhau?”
“Không phải, nhưng nhìn họ cũng không giống anh. Đai đeo kiếm của anh làm bằng dây thừng.”
“Miễn nó giữ được bao kiếm của tao là được. Giờ thì trông ngựa cho tao đi. Làm tốt sẽ ăn một đồng, bằng không sẽ ăn một bạt tai.” Anh không chờ coi thằng nhỏ giữ ngựa có làm theo hay không đã quay người và lom khom bước vào cửa.
Anh tưởng giờ này quán trọ sẽ đông lắm, ai ngờ trống huơ. Ngoài một tên chúa đất trẻ tuổi đang nằm gục trên bàn và ngáy đều bên vũng rượu vãi ra thì không còn ai khác. Dunk nhìn quanh cho đến khi một người phụ nữ thấp, mập và nhễ nhại bước ra từ bếp, “Muốn ngồi đâu cũng được. Ăn hay uống?”
“Cả hai.” Dunk chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ, cách xa gã đang ngủ gật. 
“Có thịt cừu nướng với vỏ thảo mộc ngon lắm, thêm mấy con vịt con trai tôi vừa săn được. Cậu ăn gì?”
Dễ cũng hơn nửa năm rồi anh chưa ăn trong quán trọ. “Cả hai.”
Người đàn bà bật cười. “Chà, vừa với sức ăn của cậu đó.” Bà rót cho anh một vại bia đầy. “Cậu có muốn thuê phòng tối nay luôn không?”
“Không.” Dunk không muốn gì hơn một tấm đệm rơm êm ái dưới một mái nhà ấm áp để ngả lưng, nhưng lúc này anh cần phải cẩn trọng với mấy đồng bạc anh có. Màn trời chiếu đất cũng được rồi. “Ăn uống xong tôi phải đi tiếp đến Ashford. Từ đây đến đó còn bao xa?”
“Một ngày đường. Đến đoạn rẽ ngay cối xay bị cháy thì đi về hướng Bắc. Thằng con tôi đang trông ngựa cho cậu hay lại chạy đi nữa rồi?”
“Không, thằng nhỏ ở ngoài đó,” anh nói. “Hình như bà không có khách.”
“Non nửa thị trấn kéo đi xem đấu thương cả rồi. Giá mà đi được thì tôi cũng đi, để quán cho lũ con tôi trông, nhưng lại sợ sớm muộn rồi thằng con trai cũng gây sự với đám lính, còn đứa con gái thì sẽ mơ màng khúc khích mỗi lúc có hiệp sĩ đi qua. Thề chứ, hiệp sĩ cũng như người thường thôi mà, có cuộc đấu nào thay đổi được giá trứng đâu.” Bà tò mò nhìn Dunk, ngờ ngợ khi ngó thấy thanh kiếm và tấm khiên của anh, nhưng dòm đến đai dây thừng và bộ đồ tả tơi của anh thì lại không chắc. “Lẽ nào cậu cũng tới giải đấu?”
Anh hớp một ngụm bia trước khi trả lời. Thứ bia nâu sẫm, đậm vị trên đầu lưỡi đúng kiểu anh thích. “Đúng vậy,” anh nói. “Tôi muốn làm một nhà vô địch.”
“Thật vậy sao?” Bà chủ quán trọ lịch sự hỏi lại.
Phía bên kia quán, tên chúa đất ngóc đầu lên khỏi vũng rượu. Mặt gã trông hốc hác, tối tăm dưới mái tóc nâu bù xù như ổ chuột xen mấy lọn tóc màu vàng kim phủ tới cằm. Gã lấy tay bịt miệng, chớp mắt nhìn Dunk và nói, “Tao đã mơ thấy mày.” Tay gã run rẩy chỉ vào Dunk. “Mày tránh xa tao ra, nghe rõ chưa? Xa thiệt xa tao ra.”
Dunk nhìn gã bối rối. “Ngài nói sao?”
Bà chủ trọ ghé tới. “Cậu đừng để ý hắn ta làm gì. Suốt ngày chỉ biết uống rồi nói nhăng nói cuội về những giấc mơ của mình. Để tôi đi xem đồ ăn thế nào rồi.” Rồi bà hối hả vào trong. 
“Ăn?” Tên chúa đất biến từ này thành một từ tục tĩu. Gã gượng dậy, chống tay lên bàn cho khỏi ngã. “Tao phát ốm lên mất,” gã rống lên. Vạt áo trước của gã nhuốm màu rượu đỏ. “Tao muốn một con điếm, nhưng ở đây chẳng có đứa nào. Kéo hết tới Đồng cỏ Ashford cả rồi. Thánh thần ơi, tao cần thêm rượu.” Gã loạng choạng bước ra, Dunk còn nghe tiếng bước chân nện theo từng hơi thở phì phò.
Thật đáng thương, Dunk nghĩ bụng. Nhưng sao anh ta lại nghĩ anh ta biết mình? Anh ngẫm nghĩ một lúc bên vại bia.
Anh chưa từng ăn món gì ngon như món thịt cừu này, vậy mà thịt vịt thậm chí còn ngon hơn, nấu cùng quả anh đào và chanh, không hề béo ngậy. Bà chủ trọ mang thêm cho anh đậu nấu bơ và bánh mì yến mạch nóng hổi mới ra lò. Làm một hiệp sĩ phải thế này chứ, anh khoái chí nhủ thầm khi đớp miếng thịt cuối cùng ra khỏi khúc xương. Đồ ăn ngon, bia uống đã đời và không bị ai bạt tai. Anh uống thêm một vại, rồi thêm vại thứ ba, thêm tiếp vại thứ tư vì chẳng ai ngăn, cho đến khi anh trả bà chủ trọ một đồng hươu bạc thì vẫn được thối lại cả nắm xu.
Khi Dunk chui ra khỏi quán trọ thì trời đã tối mịt. Bụng anh no căng còn túi tiền thì nhẹ bớt, nhưng anh thấy rất mãn nguyện trong lúc bước về chuồng ngựa. Anh nghe có tiếng ngựa hí đằng trước, theo sau đó là tiếng của một đứa con trai. “Yên nào, anh bạn.” Dunk bắt đầu rảo bước.
Anh bắt gặp thằng nhỏ giữ ngựa đang cưỡi trên lưng Thunder và khoác bộ giáp của ông già. Bộ giáp dài hơn người nó. Thằng nhỏ phải ngửa chiếc mũ ra sau quả đầu láng o của nó để không bị che mắt. Trông nó vừa ngớ ngẩn vừa hăng hái. Dunk đứng ngay trước cửa và cười phá lên.
Thằng nhỏ ngước lên nhìn, đỏ mặt tía tai và vội vàng tuột xuống đất. “Thưa ngài, tôi không có ý…”
“Quân ăn trộm,” Dunk cố nghiêm giọng. “Cởi giáp ra, và hãy mừng vì Thunder chưa đá vô cái đầu ngu của mày. Nó là một con ngựa chiến đó, không phải đồ giỡn chơi đâu.”
Thằng nhỏ cởi mũ ra và đặt xuống nền rơm. “Tôi cũng có thể cưỡi nó giỏi như anh,” nó khẳng định chắc nịch.
“Ngậm miệng lại đi, mày thiệt là xấc láo. Còn bộ giáp nữa, cởi ra mau. Mày nghĩ mình đang làm gì vậy hả?” 
“Ngậm miệng lại rồi sao tôi trả lời anh được?” Thằng nhỏ chui ra khỏi bộ giáp.
“Mày có thể mở miệng ra trả lời,” Dunk nói. “Giờ thì cầm bộ giáp lên, phủi cho sạch rồi trả về chỗ cũ. Thêm cái mũ nữa. Mày cho ngựa ăn theo lời tao dặn chưa? Chải lông cho con Sweetfoot nữa?”
“Rồi,” thằng nhỏ đáp trong lúc phủi rơm khỏi giáp. “Anh sẽ đi đến Ashford đúng không? Anh cho tôi theo với.”
Vừa nãy bà chủ trọ đã cảnh báo với anh chuyện này. “Rồi má mày sẽ nói gì?”
“Má tôi?” Thằng nhỏ nhăn mặt. “Má tôi chết rồi, bà ấy sẽ không nói gì đâu.”
Anh lấy làm ngạc nhiên. Bà chủ trọ không phải má thằng nhỏ sao? Có khi nó chỉ là thằng học việc trong quán. Đầu Dunk hơi choáng vì bia. “Mày mồ côi hả?” Anh ngập ngừng hỏi.
“Anh cũng vậy hả?” Thằng nhỏ đốp lại.
“Hồi xưa thôi,” Dunk thừa nhận. Cho tới khi ông già dắt mình theo.
“Nếu anh dắt tôi theo, tôi có thể làm cận vệ cho anh.”
“Tao không cần cận vệ,” anh nói.
“Hiệp sĩ nào cũng cần có một cận vệ,” thằng nhỏ nói. “Xem chừng anh là người cần nhất đó.”
Dunk nhứ một tay lên hăm dọa. “Còn mày thì xem chừng cần một cái bạt tai đó. Lấy cho tao một bao yến mạch. Tao sẽ đi Ashford… một mình.”
Nếu có sợ thì thằng nhỏ cũng giấu đi rất khéo. Nó cứ đứng trơ ra, tay khoanh trước ngực, tới lúc Dunk suýt ngả lòng thì thằng nhỏ quay đi lấy yến mạch.
Dunk nhẹ cả người. Tiếc là mình không thể… nhưng thằng nhỏ đang sống tốt ở quán trọ này, tốt hơn cắp đít đi theo một hiệp sĩ lang thang. Dắt nó theo chẳng phải là chuyện nên làm.
Nghĩ vậy nhưng anh vẫn cảm nhận được vẻ thất vọng của thằng nhỏ. Lúc cưỡi lên con Sweetfoot và dắt Thunder đi, Dunk quyết định cho thằng nhỏ một xu đồng để nó vui lên. “Đây, nhóc, trả ơn mày đã trông ngựa cho tao.” Anh búng cho thằng nhỏ đồng xu với một nụ cười nhưng nó không thèm bắt lấy. Đồng xu rơi cạch xuống đất giữa hai bàn chân trần của thằng nhỏ, và nó cứ mặc đồng xu nằm đó. 
Mình đi rồi nó sẽ nhặt lên ngay, Dunk tự nhủ. Anh rẽ con ngựa cưỡi và phi khỏi quán trọ, dắt theo hai con còn lại. Những tàng cây ửng lên dưới ánh trăng, trời đêm trong vắt lấm tấm điểm sao. Đi xa rồi anh vẫn cảm nhận được ánh nhìn của thằng nhỏ giữ ngựa ghim trên lưng mình, ủ dột và lặng lẽ. 
Tumblr media
Khi Dunk ghì ngựa bên rìa Đồng cỏ Ashford thì buổi chiều đã đổ bóng. Sáu chục căn lều đã được dựng lên trên đồng cỏ, lớn nhỏ vuông tròn đủ dạng. Có căn bằng vải buồm, có căn bằng vải lanh, có căn bằng lụa, nhưng tất thảy đều sáng màu với cờ bay phấp phới trên các cột trụ, sặc sỡ hơn một cánh đồng hoa dại với đủ sắc vàng khè và đỏ chóe, vô số sắc lục và lam, đen và xám và tím bầm. 
Vài hiệp sĩ trong số này từng có thời sát cánh cùng ông già, một số khác Dunk đã được nghe kể qua những câu chuyện trong các phòng chung và quanh các đám lửa trại. Dù anh chưa bao giờ biết được sự nhiệm màu của việc đọc hoặc viết, nhưng ông già đã nghiêm khắc dạy anh về các huy hiệu và thường khảo bài trong lúc hai người đang ruổi ngựa. Con chim sơn ca thuộc về Lãnh chúa Caron xứ Marches, một người chơi đàn hạc cũng giỏi như khi dùng thương. Con hươu đực đội vương miện là của Ser Lyonel Baratheon với biệt danh Laughing Storm (Bão Cười). Dunk nhìn ra hình thợ săn của nhà Tarly, tia chớp tím của nhà Dondarrion, quả táo đỏ của nhà Fossoway. Ở đằng xa, con sư tử vàng của nhà Lannister đang gầm trên nền đỏ thẫm, con rùa biển màu xanh lục của nhà Estermont bơi trên nền xanh lá nhạt. Căn lều nâu bên dưới hình con ngựa giống màu đỏ chỉ có thể thuộc về Ser Otho Bracken, người được mệnh danh là Bracken Hung Hãn do đã hạ gục Lãnh chúa Quentyn Blackwood ba năm trước trong một trận đấu thương ở King’s Landing. Dunk nghe kể cú bổ như trời giáng bằng cây rìu cùn cán dài của Ser Otho đã đập thủng mặt cùng lớp nạ che của Lãnh chúa Blackwood. Anh cũng thấy cờ hiệu của nhà Blackwood tít rìa tây đồng cỏ, chừng như đang cố giữ khoảng cách càng xa khỏi Ser Otho càng tốt. Còn có cờ hiệu của các nhà Marbrand, Mallister, Cargyll, Westerling, Swann, Mullendore, Hightower, Florent, Frey, Penrose, Stokeworth, Darry, Parren, Wylde, xem ra tất cả các gia tộc ở mạn Tây và Nam đều cắt cử vài ba hiệp sĩ tới Ashford, chiêm ngưỡng Người đẹp và lấy đó làm gia tăng sức mạnh chiến đấu.
Dù lều của họ có đồ sộ đến mấy thì anh vẫn biết ở đó không có chỗ cho mình. Đêm nay anh chỉ biết trú thân trong tấm áo len xơ xác. Trong khi các lãnh chúa và hiệp sĩ tài ba dùng bữa tối với thịt gà và heo sữa thì Dunk chỉ có một miếng bò muối cứng khừ, dai nhách lót dạ. Anh biết thừa nếu mình cắm dùi trên cánh đồng xa hoa kia thì sẽ phải chịu cả sự khinh miệt âm thầm và những lời chế giễu ra mặt. Chắc cũng sẽ có người đối đãi tử tế với anh, nhưng như vậy còn tệ hơn. 
Một hiệp sĩ lang thang nhất nhất phải đặt niềm kiêu hãnh của mình lên đầu, bằng không sẽ chẳng khác gì một lính đánh thuê. Mình phải tìm được vị thế trong hàng ngũ kia. Nếu đấu tốt, một lãnh chúa nào đó có thể sẽ nhận mình. Khi đó mình sẽ vào một đội quân cao quý, được ăn thịt ngon mỗi đêm trong sảnh đường, được dựng lều riêng trong các giải đấu thương. Nhưng trước hết phải đấu cho tốt cái đã. Anh miễn cưỡng quay đi và dắt ngựa về phía những hàng cây.
Anh tìm thấy một lòng suối trũng sâu ở ngoại vi đồng cỏ bạt ngàn, cách thị trấn và lâu đài chừng nửa dặm. Sậy mọc dày bên rìa suối cùng một cây đu rậm lá. Cỏ xuân xanh mướt như sắc cờ hiệp sĩ, chạm vào chắc sẽ rất êm. Một chỗ đẹp và chưa bị ai chiếm. Mình sẽ cắm lều ở đây, Dunk nhủ thầm, một căn lều rợp lá, xanh hơn cả lá cờ của nhà Tyrell và nhà Estermont. 
Ba con ngựa của anh dẫn trước. Khi tới nơi, anh cởi đồ và lội ngay xuống nước để rửa trôi đi bụi đường. “Một hiệp sĩ thực thụ phải vừa ngoan đạo vừa sạch sẽ,” ông già luôn nói như vậy, khăng khăng họ phải tắm dội từ đầu xuống chân mỗi lúc trăng lên, dù cho người ngợm đã chua hay chưa. Giờ khi đã là một hiệp sĩ, anh thề sẽ làm y chang. 
Anh trần truồng ngồi dưới tán cây đu chờ cho ráo người, vừa tận hưởng hơi ấm của tiết xuân trên da mình vừa quan sát con chuồn chuồn biếng lười đảo trong đám sậy. Sao người ta lại gọi nó là rồng-bay nhỉ? Anh thắc mắc. Nhìn chẳng giống rồng chút nào. Dù anh chưa bao giờ nhìn thấy một con rồng. Ông già thì thấy rồi. Dunk đã nghe câu chuyện đó cỡ năm chục lần, chuyện từ hồi Ser Arlan còn là một đứa nhóc được ông nội dắt tới King’s Landing, họ đã thấy con rồng cuối cùng ở đó trước khi nó chết. Con rồng cái màu xanh lá, nhỏ xíu và còi cọc với đôi cánh khô quắt. Không một quả trứng nào của nó nở ra. “Có người nói Vua Aegon đã đầu độc nó,” ông già nói vậy. “Là Aegon Đệ tam, người bị gọi là Tên Bả Rồng hay Aegon Xúi Quẩy ấy, chứ không phải cha của Vua Daeron. Ông ta rất sợ rồng vì đã chứng kiến cảnh con mãnh thú của cậu ăn thịt mẹ mình. Mùa hè trở nên ngắn lại từ lúc con rồng cuối cùng chết đi, còn mùa đông thì dài ra và khắc nghiệt hơn.”
Không khí bắt đầu trở lạnh khi mặt trời thụp xuống sau những ngọn cây. Gai ốc nổi dọc hai cánh tay Dunk. Anh với lấy chiếc áo của mình, trải lên thân cây đu để đánh bụi rồi lại mặc vào. Sớm mai anh có thể đi tìm người cầm trịch để ghi danh thi đấu, nhưng vẫn còn mấy chuyện phải giải quyết cho xong đêm nay nếu muốn tranh tài. 
Không cần soi vào trong nước anh cũng biết mình chẳng giống hiệp sĩ lắm, nên anh khoác tấm khiên của Ser Arlan lên lưng để trưng ra huy hiệu. Sau khi dắt ngựa ra ăn một đám cỏ dày dưới tán cây đu, anh để chúng ở đó rồi tự mình thả bộ ra bãi đấu.
-
Thường ngày, đồng cỏ là nơi lui tới cho thị dân Ashford phía bên kia sông, nhưng giờ đã khác. Có một thị trấn thứ hai đã mọc lên ngay trong đêm, thị trấn của lụa thay vì đá, rộng và đẹp hơn cô chị cả của mình. Hàng tá thương nhân đã dựng gian hàng của mình dọc theo rìa đồng cỏ, bán vải dạ và hoa quả, thắt lưng và giày cao cổ, da sống và diều hâu, đồ đất nung, đá quý, đồ thiếc, gia vị, lông vũ và tất cả các loại hàng hóa khác. Những người diễn xiếc, múa rối, ảo thuật len lỏi vào trong đám đông để diễn trò, có cả gái điếm và những kẻ móc túi. Dunk thận trọng giữ chặt túi tiền của mình.
Nước miếng anh tuôn khi ngửi thấy mùi xúc xích nướng qua làn khói nghi ngút. Anh rút hầu bao ra một xu đồng mua một cây xúc xích và một sừng bia, rồi vừa ăn vừa xem trận chiến giữa một hiệp sĩ gỗ và một con rồng gỗ. Người múa rối điều khiển con rồng trông cũng rất hay ho, dáng dong dỏng cao, da màu olive và mái tóc đen tuyền xứ Dorne. Cô gầy như một cây thương, trước sau phẳng lì, nhưng Dunk lại thích gương mặt của cô và cách những ngón tay cô làm cho con rồng táp và trượt đi bằng những sợi dây. Phải mà dư giả thì anh đã ném cho cô một xu, ngặt nỗi anh đang phải giữ từng đồng từng cắc.
Đúng như anh hy vọng, có cả những người bán vũ khí đứng lẫn trong đám thương nhân. Một người Tyroshi với bộ râu xanh lam chẻ đôi đang bán những chiếc mũ hoa hòe sặc sỡ và khảm vàng khảm bạc. Đâu đó còn có một người làm kiếm đang chào bán những thanh thép rẻ tiền, và một người khác bán kiếm ổn hơn, nhưng anh không cần kiếm. 
Người anh cần tìm ở tít cuối hàng, trên chiếc bàn trước mặt trưng một bộ giáp xích tinh xảo và một đôi găng tay thép nối. Dunk săm soi thật kỹ. “Hàng của ông tốt đấy,” anh nói.
“Đố ai đọ được.” Lão thợ rèn béo lùn chưa tới thước rưỡi, nhưng ngực và cánh tay đều vạm vỡ như Dunk. Lão có bộ râu đen nhánh, bàn tay to bè, vẻ ngoài trông rất dữ tợn.
“Tôi cần một bộ giáp cho giải đấu,” Dunk nói với lão. “Một bộ giáp tốt với cổ áo, ống chân và mũ trùm sắt.” Anh đội vừa chiếc mũ sắt nửa đầu của ông già, nhưng anh muốn che chắn mặt mình kỹ hơn thay vì chỉ trơ trọi một thanh ngang che mũi.
Lão chế giáp nhìn anh từ trên xuống dưới. “Một tên lớn xác, nhưng ta đã đóng những bộ còn lớn hơn nhiều.” Lão đi vòng ra trước bàn. “Khuỵu xuống đi, ta muốn đo vai. Chà, cả cần cổ dày cui của cậu nữa.” Dunk hạ người xuống. Lão chế giáp đặt một sợi dây da thắt nút qua hai vai anh, cằn nhằn, vắt nó lên cổ mình rồi lại càu nhàu. “Nâng cánh tay lên. Không, tay phải ấy.” Lão cằn nhằn đến lần thứ ba. “Giờ thì cậu đứng lên được rồi.” Cứ sau mỗi lần đo ống chân, cổ áo, thắt lưng, lão lại thêm một lần càu nhàu. “Trong xe của ta có mấy món vừa cho cậu đấy,” lão nói sau khi đo xong. “Không khảm vàng khảm bạc gì đâu, nói cho biết trước, chỉ có thép tốt, chắc và bền. Ta làm mũ ra mũ, không hoa hòe hoa sói nhưng giả có bị phóng thương vô mặt thì chắc chắn sẽ bảo vệ được cậu.”
“Tôi cũng chỉ cần có thế,” Dunk nói. “Giá bao nhiêu?” 
“Tám trăm đồng hươu bạc, giá hữu nghị.”
“Tám trăm?” Anh đâu nghĩ giá cao đến vậy. “Tôi… Tôi có thể đổi cho ông bộ giáp cũ, cỡ nhỏ hơn…. một chiếc mũ sắt nửa đầu, một bộ giáp dài…”
“Steely Pate này chỉ bán đồ mình làm ra,” lão khẳng định, “nhưng chắc ta có thể dùng lại mớ kim loại đó. Nếu không quá gỉ sét thì ta sẽ lấy và giảm cho cậu xuống còn sáu trăm.”
Dunk có thể nài nỉ Pate tin tưởng đưa bộ giáp cho anh, nhưng anh thừa biết câu trả lời. Anh đã theo ông già rong ruổi đủ lâu để biết đám thương nhân không tin tưởng gì các hiệp sĩ lang thang, xem họ chỉ hơn lũ đầu trộm đuôi cướp. “Giờ tôi đưa ông hai đồng bạc, mai tôi sẽ trả bộ giáp cùng số còn lại.”
Lão chế giáp nhìn anh rồi đáp. “Cho cậu thuê một ngày giá hai đồng bạc đó. Mai ta sẽ bán cho người khác.”
Dunk móc mấy đồng hươu bạc trong túi mình ra và đặt vào bàn tay chai sạn của lão. “Ông sẽ nhận đủ tất. Tôi đã quyết thắng giải đấu này.”
“Vậy sao?” Pate cắn một đồng xu. “Còn những người kia, chắc chỉ đến ăn mừng cho cậu, phỏng?”
-
Trăng đã lên cao khi anh về lại bên gốc cây đu. Sau lưng anh, Đồng cỏ Ashford bập bùng ánh đuốc. Tiếng cười tiếng ca lan ra khắp đồng cỏ, nhưng tâm trạng của anh thì thật ủ ê. Anh chỉ nghĩ ra được một cách duy nhất để kiếm bạc đổi giáp. Và nếu anh thua thì… “Mình chỉ cần đấu thắng,” anh lẩm bẩm thành tiếng. “Nhiêu đó cũng đâu khó lắm.”
Dù vậy, đến cả ông già chắc cũng không thắng nổi. Ser Arlan đã không tham gia một giải đấu nào kể từ lần bị Hoàng tử của Dragonstone hất văng khỏi ngựa trong một trận đấu thương ở Storm’s End nhiều năm về trước. “Không phải ai cũng có thể khoe rằng mình đã đánh gãy bảy cây thương của hiệp sĩ giỏi nhất Bảy Vương Quốc đâu,” ông già nói. “Ta đâu thể mong đấu tốt hơn được nữa, vậy nên sao phải cố?”
Dunk ngờ rằng lý do nghiêng về tuổi tác của Ser Arlan hơn là trận đấu với Hoàng tử của Dragonstone, nhưng anh không bao giờ dám hó hé. Cho tới phút cuối, ông già vẫn quyết giữ lòng kiêu hãnh. Mình có sức vóc và tốc độ, ông già vẫn luôn nói vậy, và chuyện đã xảy ra với ông ấy không nhất thiết sẽ xảy ra với mình. Anh kiên quyết nhủ lòng.
Vừa băng qua đám cỏ anh vừa mân mê cơ hội chiến thắng trong đầu, bỗng thấy ánh lửa lập lòe xuyên qua bụi cây. Gì vậy? Dunk không dừng lại nghĩ ngợi gì. Anh rút sẵn kiếm trong tay và lao qua bãi cỏ.
Anh gầm lên chửi rủa rồi chợt khựng lại khi thấy thằng nhỏ bên đống lửa. “Là mày!” Anh hạ kiếm xuống. “Mày làm gì ở đây?” 
“Nướng cá,” thằng nhóc trọc đầu nói. “Anh có muốn ăn không?”
“Ý tao hỏi là, sao mày tới được đây? Mày đã chôm ngựa hả?”
“Tôi trốn trong xe của người chở thịt cừu tới lâu đài Ashford.”
“Vậy thì tốt hơn hết là coi ổng đã đi chưa, hoặc tìm một xe khác mà về. Tao sẽ không để mày ở đây đâu.”
“Anh không đuổi tôi đi được đâu,” thằng nhỏ xấc giọng. “Tôi đã chịu quán trọ đó quá đủ rồi.”
“Mày láo vậy là đủ rồi đó,” Dunk cảnh cáo. “Tao nên tống cổ mày lên ngựa ngay lập tức và đưa mày về nhà.”
“Vậy thì anh sẽ phải về tận King’s Landing,” thằng nhỏ nói. “Và anh sẽ bỏ lỡ giải đấu.”
King’s Landing. Trong thoáng chốc, Dunk tự hỏi có phải thằng nhỏ đang mỉa anh hay không, nhưng nó đâu biết anh cũng được sinh ra ở King’s Landing. Lại thêm một đứa khốn khổ xuất thân từ Flea Bottom, phải chăng, chẳng trách nó muốn thoát khỏi đó.
Anh thấy mình thật ngớ ngẩn khi đứng đó, trước mặt thằng nhỏ tám tuổi mồ côi, với thanh kiếm trong tay. Anh tra kiếm vào bao, trừng mắt nhìn thằng nhỏ để nó biết mình đáng bị như thế. Ít ra cũng nên tẩn nó một trận cho biết mùi, anh nghĩ vậy nhưng không nỡ xuống tay với đứa nhỏ tội nghiệp. Anh nhìn quanh. Đống lửa đang cháy tí tách trong một vòng đá được xếp gọn. Ngựa đã được chải lông, áo quần đang hong lửa trên cây đu. “Mớ đồ đó là sao?”
“Tôi đã giặt chúng,” thằng nhỏ nói. “Tôi còn chải lông cho ngựa, đốt lửa và bắt con cá này. Tôi tính dựng lều lên nữa nhưng không tìm thấy.”
“Lều của tao đây.” Dunk phẩy tay chỉ những nhánh cây đu phủ cao phía trên đầu mình.
“Đó là một cái cây mà,” thằng nhỏ dửng dưng nói.
“Một hiệp sĩ thực thụ chỉ cần căn lều vậy thôi. Dưới trời sao tao sẽ dễ ngủ hơn trong một căn lều ám khói.”
“Lỡ trời mưa thì sao?”
“Cái cây sẽ che chắn cho tao.”
“Nhưng tán cây vẫn dột.”
Dunk bật cười. “Đúng là dột thiệt. Nói thiệt thì tao không đủ bạc sắm lều. Mày lật cá đi kìa, không thì trên sống dưới cháy đó. Cỡ mày không làm phụ bếp được rồi.”
“Tôi muốn thì được thôi,” thằng nhỏ nói vậy nhưng vẫn lật cá.
“Tóc mày bị sao vậy?” Dunk hỏi thằng nhỏ. 
“Các học sĩ đã cạo sạch.” Bỗng thấy chột dạ, thằng nhỏ kéo mũ của chiếc áo choàng nâu sẫm mà nó đang mặc lên trùm kín đầu. 
Dunk có nghe chuyện các học sĩ đôi khi vẫn làm vậy để chữa bệnh hoặc chấy rận. “Mày có bệnh à?”
“Không,” thằng nhỏ nói. “Anh tên gì?”
“Dunk.” Anh đáp.
Thằng nhỏ khốn khổ cười phá lên như thể đó là điều mắc cười nhất mà nó từng nghe. “Dunk?” Nó nói. “Ser Dunk? Đó không phải là tên cho một hiệp sĩ. Là tên gọi tắt của Duncan hả?”
Phải không nhỉ? Đó giờ ông già chỉ gọi anh là Dunk, còn phần đời trước khi mang cái tên này thì anh không nhớ rõ. “Duncan, đúng vậy,” anh nói. “Ser Duncan của…” Dunk không còn tên gọi nào khác, cũng không thuộc nhà nào. Ser Arlan đã tìm thấy anh sống cù bơ cù bất trong các nhà thổ và con hẻm của Flea Bottom. Anh chưa từng biết cha mẹ mình là ai. Anh biết xưng danh thế nào đây? “Ser Duncan của xứ Flea Bottom” nghe không ra chất hiệp sĩ lắm. Anh có thể lấy xứ Pennytree, nhưng ngộ nhỡ người ta hỏi anh xứ đó ở đâu thì biết làm sao? Dunk chưa bao giờ đến Pennytree, ông già cũng không hay kể về nơi đó. Anh thoáng chau mày rồi thốt ra, “Ser Duncan Cao Kều.” Anh cao mà, không ai có thể phủ nhận điều đó, nghe cũng rất oai.
Nhưng thằng nhóc đang hóng chuyện dường như nghĩ khác. “Tôi chưa bao giờ nghe đến Ser Duncan Cao Kều.”
“Vậy mày có biết hết tất cả hiệp sĩ của Bảy Vương Quốc không?”
Thằng nhỏ nhìn anh nghiêm nghị. “Tôi biết những hiệp sĩ giỏi.”
“Tao cũng giỏi ngang ngửa. Tất cả bọn họ sẽ biết điều đó sau giải đấu. Vậy còn mày thì sao, thằng ăn trộm, mày có tên không?”
Thằng nhỏ ngần ngừ. “Egg,” nó nói.
Dunk không cười. Quả đầu của nó trông giống một quả trứng thật. Mấy thằng oắt con có thể tàn nhẫn với nó, người lớn cũng vậy. “Này Egg,” anh nói. “Tao có thể tẩn mày ra bã và đuổi mày đi, nhưng nói thật là tao không có lều cũng chẳng có cận vệ. Nếu mày thề sẽ nghe lời thì tao sẽ để mày theo tao trong giải đấu. Sau đó tính sau. Nếu xứng đáng mày sẽ được giữ lại, sẽ có quần áo che thân và thức ăn bỏ bụng. Quần áo có thể là bùi nhùi, thức ăn có thể là bò muối cá muối, hoặc nhiều khi chỉ có thịt rừng, nhưng mày sẽ không bị đói. Và tao hứa sẽ không đánh mày trừ khi có lý do chính đáng.”
Egg mỉm cười, “Vâng, thưa ngài.”
“Thưa ser chứ,” Dunk chỉnh lại. “Tao chỉ là một hiệp sĩ lang thang.” Anh tự hỏi ông già có đang ngó xuống mà coi. Con sẽ dạy thằng nhỏ kỹ năng chiến đấu, giống như ông đã từng dạy cho con. Thằng nhỏ xem ra rất có tố chất, biết đâu mai này sẽ thành một hiệp sĩ.
Món cá còn hơi sống bên trong và thằng nhỏ không tách xương ra, nhưng ăn vẫn ngon hơn nhiều so với món bò muối cứng ngắc. 
Egg ngủ thiếp đi bên cạnh đống lửa đang dần tàn. Dunk đặt lưng xuống gần đó, gối đầu lên hai bàn tay to bành của mình và ngước nhìn trời đêm. Anh có thể nghe thấy tiếng nhạc xa xăm vọng lại từ bãi đấu. Hàng ngàn ngôi sao đang rải khắp bầu trời. Một vì tinh tú xẹt qua, vệt sáng màu xanh lá lóe ngang trời đêm rồi mất hút. Nhìn thấy sao băng là một điềm may, Dunk nghĩ, nhưng lúc này tất cả bọn họ đều đang ở trong lều, gióng mắt lên tấm vải trần thay vì bầu trời, cho nên điềm may này chỉ dành cho riêng mình thôi.
[...]
1 note · View note
littlewonucorner · 4 months ago
Text
等我经济稳定 有资格结婚 我会嫁陪了我很久一路一起走过来的男孩 但是我希望那个能陪我很久很久的那个男孩是你.
Tumblr media
Khi tài chính ổn định và đủ điều kiện kết hôn, em sẽ gả cho chàng trai đã gắn bó thật lâu với mình, nhưng mà em hy vọng, chàng trai có thể đi cùng em thật lâu ấy chính là anh.
(Hạ Họa Xuân dịch)
5 notes · View notes
thaiantravel2 · 6 months ago
Text
Du lịch Shangri-La 2024: Địa điểm, kinh nghiệm và những trải nghiệm độc đáo
Vân Nam (Trung Quốc) thường được các du khách thế giới biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ hấp dẫn du khách về cảnh sắc động lòng người mà còn bởi một nền văn hóa đặc sắc và một nền ẩm thực hấp dẫn. Vùng đất này không chỉ có Lệ Giang cổ trấn mà còn có thung lũng “bất tử” Shangri la. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh sắc động lộng người, mà nơi đây còn có nền văn hóa đặc sắc cùng ẩm thực đa dạng và hấp dẫn. Hãy theo chân Thái An Travel khám phá cách thức Du lịch Shangri-La 2024 tất tần tật tại bài viết dưới đây.
Tham khảo các Tour Du lịch Shangri-La 2024 giá tốt:
- Tour Hà Nội - Côn Minh - Lệ Giang - Sanggri La
-Tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila đường bộ 6 ngày 5 đêm
- Tour Hà Khẩu - Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm
- Tour Đại Lý Lệ Giang Shangrila Tết
- Tour Vân Nam Hà Khẩu - Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila
- Tour Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila - Mông Tự 6 ngày 5 đêm
Giới thiệu về Du lịch Shangri-La 2024
Shangri-La được biết đến như một "vùng đất bất tử" qua tiểu thuyết "Lost Horizon" của nhà văn James Hilton. Nơi đây được du khách ví von là thiên đường nơi hạ giới với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và điểm nhấn về văn hóa Tạng giữa lòng Vân Nam.
Shangri-La nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vân Nam, thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh. Ban đầu vùng đất này có tên là Trung Điện, sau đó đã đổi tên thành Shangri-La  vì nơi đây được cho là có những nét tương đồng như các bí ẩn của vùng đất Shangri-La trong tiểu thuyết của nhà văn Anh quốc James Hilton. Điều này đã khiến cho nơi đây trở nên thần bí và thu hút lượng khách du lịch rất lớn đến khám phá.
Shangrila là nơi sinh sống chủ yếu của phần lớn người Tây Tạng, đồng thời là nơi tọa lạc của rất nhiều danh thắng nổi tiếng, đặc biệt là đền chùa, tu viện Phật giáo… Mảnh đất giống như chốn thiên đường thoát ly khỏi nhịp sống xô bồ, chỉ còn lại bình yên và hạnh phúc. Một trong những điều đặc biệt tại Shangrila đó là thứ được coi trọng nhất chính là tình yêu và hạnh phúc con người. Tình cảm gia đình và các mối quan hệ thân thiết đều được đặt lên hàng đầu. 
Nên đi Du lịch Shangri-La 2024 mùa nào?
Shangrila nằm thu mình trong một cao nguyên với xung quanh là những ngọn đồi với cây cỏ xanh tốt nên nhiệt độ mùa hè khá mát mẻ, trời trong xanh, cực kỳ thích hợp cho việc du lịch. Du khách khi tới với mảnh đất này đều có thể cảm nhận được sự mát mẻ, dễ chịu cũng như sự chuyển mình rõ rệt về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Khoảng thời gian đẹp nhất để du lịch Shangrila có lẽ chính là từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 11. Thảm động thực vật đa dạng và trở nên rực rỡ sắc màu hơn bao giờ hết. Khói sương lãng đãng, những tán lá chuyển dần sang mùa đỏ rực, nắng chiếu nhuộm vàng cả cao nguyên, … tất cả giống như một bức tranh thiên nhiên sống động được phác họa bởi một danh họa nổi tiếng.
Tuy nhiên tháng 6 – 8 là khoảng mùa mưa, thích hợp cho những bức ảnh mộng mị hơn. Còn nếu muốn có ảnh trời trong xanh trên núi tuyết thì bạn sẽ phải khổ công “săn” hơn một chút. Còn mùa đông khá lạnh và dài nhưng là thời điểm thích hợp để du khách ngắm tuyết bao phủ và tham gia vô vàn hoạt động thú vị cùng tuyết trắng.
Đặc biệt, Shangrila nằm ở độ cao khoảng 3.400m so với mực nước biển, chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm khá lớn. Vậy nên nhớ mang theo một chiếc áo khoác ấm, dù bạn đi vào mùa hè nhé!
Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi Du lịch Shangri-La 2024
Du lịch Shangri-La 2024  - Tu viện Tùng Tán Lâm (Songzalin)
Nếu Đi du lịch Trung Quốc và đăng ký  Tour Hà Nội - Côn Minh - Lệ Giang - Sanggri La. Du khách sẽ tới thăm một trong những địa điểm vô cùng nổi tiếng đó là Tu viện Songzanlin. Hình ảnh Tu viện Songzanlin nguy nga, tráng lệ mang đầy vẻ đẹp huyền bí của Phật giáo Tây Tạng là điều gợi cho du khách nhớ đến vùng đất này.
Từ xa nhìn vào, Tu Viện Tùng Tán Lâm ( Shongzanlin) là một quần thể kiến trúc độc đáo và lạ mắt với mái ngói mạ vàng, sơn tường đỏ - màu sắc đặc trưng trong lối kiến trúc chùa chiền xưa. Kết hợp với đó là những hoa văn họa tiết theo văn hóa, tín ngưỡng dân gian được chạm khắc tinh xảo. Được xây dựng mô phỏng theo phong cách kiến trúc của cung điện Potala ở Lhasa, nên nó được mệnh danh là “Cung điện Potala nhỏ”.
Dạo bước trong tu viện du khách sẽ được thả hồn vào không gian thanh bình và linh thiêng của vùng đất Phật, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng độc đáo, sắc sỡ với các hình ảnh về các vị Phật, các cõi Thiên giới, địa giới, âm giới, ma quỷ, động vật và con người, các kỳ quan và các sự kiện trong lịch sử Tây Tạng. 
Du lịch Shangri-La 2024 - Thành cổ Dukezong
Thành cổ Dukezong là một khu phố cổ có hơn 1.300 năm tuổi, dù trải qua cả ngọn lửa chiến tranh nhưng cho đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp như thuở ban đầu. Với vẻ đẹp hoang sơ và thiên nhiên tươi đẹp, thành cổ này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến khám phá và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân địa phương.
Dukezong sẽ mang đến cho du khách cái nhìn hết sức chân thực về văn hóa Tây Tạng, đó cũng giống như sự chào đón nồng nhiệt của thành cổ xinh đẹp này. Du khách chỉ cần đi bộ quanh những con đường quanh co sẽ thấy được các ngôi nhà truyền thống với kiến trúc thú vị, những cửa hàng bán đồ trang sức kiểu cũ hay một vài quán trà, quán bar quốc tế vô cùng sống động vào ban đêm.
Những ngôi nhà Tây Tạng đích thực ở thị trấn cổ Dukezong là những ngôi nhà cầu nguyện hay ngôi chùa được mạ vàng và những chiếc đèn lồng với nhiều hình dạng khác nhau chiếu sáng dọc theo những con đường hẹp, quanh co được thấm đẫm ân sủng cũng như sự huyền bí của thời cổ đại làm say mê du khách khi họ đặt chân vào đó. 
Du lịch Shangri-La 2024  - Công viên rừng quốc gia Potatso
Nằm ở trung tâm của khu di sản tự nhiên thế giới "Tam Giang Tịnh Lưu" ( ba con sông song song ) thuộc vùng tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, công viên rừng quốc gia Potatso được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới và là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhất Trung Quốc
Công viên quốc gia Potatso National Park được hình thành từ hai vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với thế giới đó là Hồ Bita và Tam Giang Tịnh Lưu. Cảnh sắc nơi đây mĩ lệ tuyệt trần khiến cho du khách bị mê hoặc ngay từ lúc mới đặt bước chân đầu tiên, thậm chí còn ngỡ như mình đang lạc vào tiên cảnh.
Ngoài các điểm đến du lịch truyền thống như Bitahai, Tuduhu và làng văn hóa dân gian Xiajia, công viên quốc gia Pudacuo còn nằm gần thành phố Shangri-La chỉ 22 km, cho phép du khách dễ dàng tham quan các địa điểm du lịch đặc sắc khác ở Shangri-La. Với những cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái được bảo vệ tốt, công viên quốc gia Pudacuo là một điểm đến du lịch tuyệt vời để bạn khám phá. Hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch của bạn và khám phá những vẻ đẹp độc đáo của nơi đây.
Du lịch Shangri-La 2024  - Núi tuyết Mai Lý
Được mệnh danh là “Hoàng tử của núi tuyết”, Mai Lý Tuyết Sơn thật lộng lẫy và huyền bí bậc nhất tỉnh Vân Nam. Nằm cách Deqin 10 km về phía Đông Bắc, giữa sông Nujiang và sông Mekong, với 13 đỉnh nằm ở độ cao trung bình 6000m so với mực nước biển, xếp thành hàng từ Bắc xuống Nam, được gọi là 13 đỉnh Hoàng tử.
Khu thắng cảnh núi tuyết Mai Lý được thế giới ca ngợi là viên ngọc sáng nhất trên vương miện du lịch Vân Nam. Phong cảnh thiên nhiên trong công viên tuyệt đẹp và đầy màu sắc như những ngọn núi phủ tuyết kỳ ảo, những sông băng thung lũng đại dương hiện đại hùng vĩ, những vùng đứt gãy sâu hùng vĩ, biển rừng bao la, những loài hoa núi cao bất bại trong tất cả các mùa. , và những ngôi làng Tây Tạng yên tĩnh, thanh bình, nơi thể hiện vẻ đẹp của đất trời.
Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh "Nhật Chiếu Kim Sơn" là cảnh tượng hiếm thấy mà nhiều du khách mơ ước được nhìn thấy. Ánh nắng trên núi Jinshan là khoảnh khắc rực rỡ nhất của Núi tuyết Mai Lý. Khi mây tan và ánh nắng rực rỡ chiếu lên những đỉnh núi tuyết, đỉnh Kawagebo linh thiêng ngay lập tức trở nên rực rỡ, đỉnh tuyết dát vàng uy nghi như một kim tự tháp.
Trải nghiệm những phong tục đặc biệt khi Du lịch Shangri-La 2024
Du lịch Shangri-La 2024 - Treo cờ Lungta
Cờ Lungta được hiểu là những lá cờ câu nguyện với nhiều màu sắc. Trong tiếng Tây Tạng Lungta có nghĩa là “ngựa gió”. Người dân nơi đây tin tưởng rằng ngựa gió là biểu tượng cho sự chuyển hóa chướng ngại thành những điều may mắn.
Cờ được làm bằng vải, có nhiều màu sắc: màu trắng, xanh dương, vàng, đỏ, xanh lá, … Phía trên mặt có ghi những lời cầu nguyện. Ở vị trí chính giữa của cờ là ngựa gió, đại diện cho Tam Bảo của Phật giáo. 
Du lịch Shangri-La 2024 - Ca hát nhảy múa tập thể
Người dân Shangrila thích ca hát, nhảy múa cùng nhau trên đường phố vào những buổi tối. Họ mặc trang phục dân tộc hoặc quần áo thường, đi vòng quanh những quảng trường rộng lớn và hát theo điệu nhạc của quê hương mình. 
Từng điệu múa, từng lời ca được thể hiện một cách rất tự nhiên như đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người. Bất kỳ du khách nào khi bắt gặp hình ảnh này cũng đều muốn hòa mình vào những điệu nhạc của người dân nơi đây. 
THÁI AN TRAVEL - Chuyên cung cấp đa dạng các Tour du lịch uy tín chất lượng
Chương trình du lịch Tour Đại Lý Lệ Giang Lệ Giang này sẽ đưa du khách đến Shangrila với cảnh sắc có 1 không 2 nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây (Naxi) và Tạng (Zang); nơi có những phong cảnh hữu tình và những giá trị văn hóa truyền thống của những dân tộc khác nhau hòa quyện thành một cảnh sắc cổ kính với những giá trị nổi bật
Ngoài ra bạn có thể tham khảo lịch trình các tour du lịch Shangrila tại THÁI AN TRAVEL:
-  Tour Hà Khẩu - Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila 6 ngày 5 đêm
-  Tour Côn Minh mùa phượng tím: HÀ KHẨU – ĐẠI LÝ – CÔN MINH 4N3Đ
-  Tour Đại Lý Lệ Giang 4 ngày 3 đêm
-  Tour Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila - Mông Tự 6 ngày 5 đêm
-  Tour Hà Khẩu - Thạch Lâm - Côn Minh - Di Lặc - Mông Tự 5 ngày 4 đêm
Vậy nên nếu muốn đăng ký tour du lịch Trung Quốc với lịch trình phù hợp, hãy gọi ngay cho THÁI AN TRAVEL chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
https://thaiantravel.com/ - Đơn vị lữ hành uy tín chuyên tour & sự kiện du lịch -Dịch vụ đặt phòng, combo du lịch - Chuyên villa, Tour nước ngoài, Tour du lịch Hàn Quốc, Tour Thái Lan, Tour Dubai,Tour du lịch Trung Quốc,  Tour du lịch Singapore
Thái An Travel
- Hotline: 0862.880.833
- Địa chỉ: Số 27 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội.
0 notes