Tumgik
#Eugica
coastlinecare001 · 2 years
Photo
Tumblr media
https://nhathuocgiahan.vn/san-pham/xit-mui-thong-xoang-eugica-ho-tro-mui-thong-thoang-hop-15ml/
0 notes
eugicavn · 4 years
Text
Có nên dùng kháng sinh để cải thiện các triệu chứng do bệnh cảm lạnh, cảm cúm gây ra?
PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TW chia sẻ.
 “Cảm lạnh, cảm cúm thường do virus gây ra, trong khi kháng sinh chống lại vi khuẩn và lạm dụng kháng sinh khiến miễn dịch suy yếu”Theo bác sĩ thì “khi bị cảm lạnh, cảm cúm nên nghỉ ngơi, chăm sóc để cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.
Việc sử dụng thảo dược giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm là nên làm vì thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả.
Hiện nay, người dân theo nhịp sống hối hả nên đôi khi muốn hết nhanh, ví dụ đang sốt cao thì uống thuốc hạ sốt để hết sốt liền.
Tuy nhiên, khi mọi người có ý thức hạn chế dùng thuốc kháng sinh thì xu hướng dùng thảo dược lành tính, thiên nhiên sẽ phát triển mạnh.”Sản phẩm trà thảo dược COLD & FLU với 14 loại thảo dược giúp giảm 7 triệu chứng cảm cúm giải pháp mới cho cả gia đình, có thể sử dụng ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, cảm cúm.
Xem thêm: https://www.eugica.vn/
2 notes · View notes
cdytethphcm12 · 5 years
Link
Là một trong những sản phẩm trị ho được sử dụng rộng rãi, thuốc Eugica còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người dùng. Tìm hiểu thông tin về thuốc ho Eugica dưới đây sẽ giúp bạn an toàn và hiệu quả cao khi điều trị bằng thuốc.
0 notes
luminatalucia · 4 years
Photo
Tumblr media
Eugica la apus
noiembrie 2020
1 note · View note
phanminhhoang1995r · 4 years
Text
Thuốc Eugica có công dụng gì
Eugica Đây là loại thuốc được kết hợp từ trích tinh và tinh dầu của những thảo dược tự nhiên như tinh dầu gừng, tinh dầu tần, menthol, eucalyptol. Mỗi một thành phần bên trong thuốc Eugica mang đến công dụng như sau:
♦ Eucalyptol (Eucalyptolum): Đây là hoạt chất thu được qua công đoạn chưng cất dầu bạch đàn. Và thành phần này còn được tìm thấy ở húng quế, lá ngải cứu, hương thảo cùng với một số loại thực vật sở hữu hương thơm khác. Ngoài ra Eugica còn giúp sát khuẩn trị ho, khử trùng miệng, răng, đường hô hấp. Mặc khác thành phần này còn được đánh giá cao với công dụng cải thiện triệu chứng bệnh cảm cúm, sổ mũi. https://dakhoahoancautphcm.vn/thuoc-eugica.html
0 notes
dryingzangel · 2 years
Photo
Tumblr media
My mouth often feels dry and sticky with saliva that seems thick and stringy. These are signs of a dry mouth! Sometimes my mouth is so irritated that I can have difficulty chewing, speaking and swallowing, with occasional offensive breath and mouth ulcers. Now I take a mouth spray from Eugica Herbal Soothing Kit every morning. It is made from natural herbal ingredients. The spray is in a combiner tproviding on-the-go convenience! Remember to brush your teeth and tongue at least twice a day after meals too to maintain oral health. Find out more from MEGA BiO-Life about this soothing and refreshing herbal mouth spray! @biolifemy A healthy mouth is the gate to a healthy body. #oralhealth #oralhygiene #badbreath #halitosis #toothbrush #brushteeth (at Teluk Cempedak,Kuantan) https://www.instagram.com/p/ChlEJNcBTuL/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
suckhoeyte66 · 3 years
Text
Các loại thuốc cần có trong nhà phòng dịch bệnh
Thuốc hạ sốt, trị ho, dung dịch điện giải, thuốc đầy hơi, vitamin, một số loại kẹo chanh, gừng... cần có sẵn trong tủ thuốc gia đình hiện nay.
Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc không cần kê đơn sau, để xử trí tình huống mắc bệnh thông thường như ho, sốt, tiêu chảy, đầy hơi... hoặc tự điều trị những triệu chứng nhẹ khi mắc Covid-19.
Sốt, đau mỏi cơ khớp: Nhóm thuốc acetaminophen 500 mg (paracetamol) uống mỗi khi sốt trên 38 độ C. Liều dùng dưới 4 g/ngày đối với người không có bệnh lý gan, không nghiện rượu. Liều dùng an toàn theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho người bệnh xơ gan, không nghiện rượu là 2-3 g/ngày, người nghiện rượu ≤2 g/ngày.
Đối với trẻ em, liều acetaminophen đường uống 10-15 mg/kg cân nặng, cách 4-6 giờ, không quá 75 mg/kg trong 24 giờ. Có thể sử dụng paracetamol dạng viên đặt hậu môn cho trẻ, liều khuyến cáo từ 10-20 mg/kg/ liều, cách 4-6 giờ.
Ho khan: Nhóm thuốc dextromethorphan 20-30 mg uống mỗi 6-8 giờ, tối đa 120 mg/ngày. Thuốc này được bán ở dạng viên nén hoặc siro. Hàm lượng viên nén 10-60 mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5 mg/5ml; 7,5 mg/5ml; 30 mg/5ml.
Bạn cần xem kỹ liều dùng trước khi uống. Người có tiền căn hen phế quản, người đang điều trị thuốc parkinson, điều trị thuốc chống trầm cảm hay rối loạn tâm thần cần được tư vấn theo dõi khi dùng thuốc.
Ho có đàm: Nhóm thuốc N-acetycystein 200 mg, uống mỗi 6-8 giờ. Trẻ em dưới hai tuổi uống 200 mg/ngày chia hai lần. Trẻ 2-6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy, giảm độ quánh của đàm. Thận trọng khi sử dụng trên người có tiền căn hen phế quản.
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy): Oresol 245 pha nước uống khi bị tiêu chảy. Một gói pha với 200 ml nước đun sôi để nguội, uống ngay sau khi đi tiêu.
Trường hợp chưa mua được oresol, bạn có thể pha dung dịch muối đường theo tỷ lệ 8 muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê muối trong một lít nước đã đun sôi để nguội. Có thể uống xen kẽ với trà gừng (dạng túi gói pha sẵn) hoặc sử dụng vài lát gừng tươi hãm nước ấm uống.
Trào ngược dạ dày - thực quản/đầy hơi: Nhóm thuốc omeprazole 20 mg (hoặc esomeprazole 20 mg, hoặc pantoprazole 40 mg), uống một viên trước ăn 30 phút sáng, chiều. Người có tiền căn bệnh lý dạ dày cần tham vấn thêm với bác sĩ để có liều sử dụng phù hợp.
Bên cạnh những thuốc trên, bạn có thể chuẩn bị thuốc ho siro thảo dược, kẹo ngậm (kẹo gừng, chanh muối) để giảm cảm giác nhạt miệng. Vitamin C sủi liều 1 g/viên hoặc viên sủi tổng hợp nhóm B và C có thể dùng một viên mỗi ngày. Viên xông tinh dầu (eugica hoặc tragutan) hòa vào nước ấm để xông mũi khi có triệu chứng ngạt mũi.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn bổ sung thêm một số rau thơm như kinh giới, tía tô, húng cay, bạc hà... thái nhỏ để ăn với cháo hoặc ăn kèm với các món chính.
Nên chia nhỏ bữa ăn, cố gắng ăn nhiều lần trong ngày khi bị nhiễm bệnh để duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Trường hợp người bệnh ăn ít trái cây, có thể thay thế bằng cách ép ra các loại nước sinh tố như nước ép ổi, cà chua, táo, lê... uống xen kẽ với nước lọc trong ngày.
Trong y học cổ truyền, các thảo dược có công năng long đờm giảm ho, như tỳ bà diệp, quất bì, tô tử, bạch giới tử... khi kết hợp trong bài thuốc thang giúp thúc đẩy khí huyết ra toàn thân. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh có thể gia giảm thêm các vị thuốc duy trì chức năng của tạng phế, như bối mẫu, a giao, can địa hoàng... hoặc các vị bổ khí như nhân sâm, hoàng kỳ.
Sử dụng thuốc y học cổ truyền (chế phẩm hoặc thuốc thang sắc) giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, đàm, chán ăn, mệt mỏi cho bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ, trung bình. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Ngoài ra, người dân, nhất là các F0, cần tập các bài tập thở. Ví dụ, bài tập thở bụng: hít sâu từ từ bằng mũi cho bụng phình ra tối đa. Sau đó chu môi thở ra bằng miệng từ từ cho bụng xẹp xuống hết cỡ.
Khi tập không gắng sức, chia thành nhiều lần tập trong ngày và theo dõi các triệu chứng. Liên hệ với nhân viên y tế khi thấy khó thở, đếm nhịp thở trên 30 lần/phút, đo nồng độ oxy trong máu SpO2 < 95%, hoặc có các triệu chứng sốt cao không đáp ứng với hạ sốt, li bì, nôn ói nhiều. Người bệnh chủ động khai báo thông tin y tế và liên hệ với y tế địa phương thường xuyên để cập nhật diễn tiến bệnh.
0 notes
gabonghayquen · 3 years
Text
KINH NGHIỆM NHÀ THUỐC
A. NHỮNG LIỀU THUỐC “ĐAU HỌNG-SỔ MŨI’ KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH
Đặt trường hợp là người lớn, không có bệnh nền kèm theo.
PHỐI LIỀU 1:
1. Rhumenol sáng 1, chiều 1.
2. Statripsine sáng 2, chiều 2.
3. Vitamin C sáng 1, chiều 1
4. Eugica sáng 2 , chiều 2.
PHỐI LIỀU 2:
1. Kotase sáng 2, chiều 2.
2. Ceritine sáng 1, chiều 1
3. Telmon 500mg sáng 1, chiều 1
4. Enervon c sáng 1, chiều 1
5. Viacol ngậm.
PHỐI LIỀU 3:
1. Telfast 60mg sáng 1 , chiều 1.
2. Bromelain sáng 1, chiều 1.
3. Partamol 500mg sáng 1, chiều 1.
4. Eugica sáng 2, chiều 2.
5. Betadin súc miệng.
PHỐI LIỀU 4:
1. Hapacol 650 sáng 1, chiều 1
2. Menison 4mg sáng 1, chiều 1
3. Allerz 60mg sáng 1, chiều 1.
4. Eugica sáng 2, chiều 2.
5. Betadin súc miệng.
PHỐI LIỀU 5:
1. Telfast 60mg sáng 1, chiều 1
2. Alpha choay sáng 2, chiều 2.
3. Enervon C sáng 1 , chiều 1.
4. Servigesic 500mg sáng 1, chiều 1.
5. Ngậm Dorithricin.
PHỐI LIỀU 6:
1. Prednisolon stella 5mg sáng 1, chiều 1.
2. Eugica sáng 2, chiều 2
3. Fexo 60mg sáng 1 , chiều 1.
4. Vitamin c sáng 1, chiều 1.
5. Ngậm Strepsil
PHỐI LIỀU 7:
1. Alpha sáng 2, chiều 2.
2. Eugica sáng 2, chiều 2
3. Fexostad 60mg sáng 1, chiều 1.
4. Para 500mg sáng 1, chiều 1
PHỐI LIỀU 8:
1. Cezil sáng 1, chiều 1.
2. Alpha sáng 2, chiều 2
3. Para 500mg sáng 1, chiều 1
PHỐI LIỀU 9:
1. Telsast 180mg sáng 1.
2. Betadin súc miệng
PHỐI LIỀU 10:
Decolgen fort sáng 1, chiều 1.
=>Vui lòng đọc thêm tài liệu để hiểu bệnh . Phương châm "không dùng kháng sinh bừa bãi".
B. NHỮNG LIỀU THUỐC VIÊM MŨI DỊ ỨNG.
Trường hợp là người lớn , không có bệnh nền kèm theo.
PHỐI LIỀU 1:
1. Lorastad 10mg sáng 1, chiều 1
2. Prednisolon 5mg sáng 1, chiều 1.
3. Xít mũi thái dương.
PHỐI LIỀU 2:
1. Cezil sáng 1, chiều 1.
2. Medrol 16mg sáng 1.
3. Xisat xịt.
PHỐI LIỀU 3:
1. Lorastad D sáng 1, chiều 1.
2. Menispn 4mg sáng 1 , chiều 1.
3. Flixonase xịt.
Trường hợp bệnh nhân có kèm theo triệu chứng nghẹt mũi thì cân nhắc xịt loại co mạch nhưng ngắn ngày. Naphazolin hoặc Xylometazoline.
C. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỆNH “HO ĐÀM TRONG, SỔ MŨI, ĐAU HỌNG”.
Đặt trường hợp bệnh nhân không có bệnh nền kèm theo.
PHỐI LIỀU 1:
1. Bisolvon sáng 1, chiều 1.
2. Telfor 60mg sáng 1, chiều 1
3. Alpha choay sáng 2, chiều 2
4. Eugica sáng 2, chiều 2.
5. Bcomplex C sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 2:
1. Acemuc 200mg sáng 1, chiều 1
2. Ceritine 10mg sáng 1, chiều 1.
3. Dexiphar 15mg sáng 1, chiều 1.
4. Sovepred 5mg sáng 1, chiều 1 ( Không dùng cho người viêm dạ dày ).
PHỐI LIỀU 3:
1. Kotase sáng 2, chiều 2.
2. Ambrocap 30mg sáng 1, chiều 1
3. Menison 4mg sáng 1, chiều 1.
4. Fexostad 60mg sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 4:
1. Medrol 4mg sáng 1, chiều 1
2. Eugica sáng 1, chiều 1
3. Muscosolvan sáng 1, chiều 1
4. Lorastad 10mg sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 5:
1. Decolgen sáng 1, chiều 1.
2. Bromhexin 8mg sáng 1, chieuef 1.
3. Eugica sáng 2, chiều 2.
4. Katrypsil sáng 2, chiều 2.
D. NHỮNG LIỀU THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY.
Trường hợp không có xét nghiệm xác định HP+ thì chỉ điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng.
PHỐI LIỀU 1:
1. Nopsa sáng 1, chiều 1.
2. Esofar 20mg sáng 1, chiều 1.
3. Kremil S sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 2:
1. Spasmaverin sáng 1, chiều 1
2. Cimetidin sáng 1, chiều 1.
3. Phosphalugel ( sau ăn 2 giờ ) Sáng 1 , chiều 1.
PHỐI LIỀU 3:
1. Pymenospain Sáng 1, chiều 1.
2. Lomac sáng 1, chiều 1.
3. Gaviscon ( Sau ăn 2 giờ ) sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 4
1. Meoteospasmyl sáng 1, chiều 1.
2. Esomaxcare sáng 1, chiều 1.
E. TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH .
PHỐI LIỀU 1:
1. Biolac sáng 1, chiều 1.
2. Trimebutin sáng 1, chiều 1.
3. Acticarbine sáng 1, chiều 1
PHỐI LIỀU 2:
1. Bioflora sáng 1, chiều 1.
2. Debridat sáng 1, chiều 1.
3. Smecta sáng 1 , chiều 1. ( Nếu bệnh nhân có tiêu phân lỏng ).
F. TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN BỊ TRĨ NỘI , CÓ HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU, SA BÚI TRĨ ÍT.
PHỐI LIỀU 1:
1. Daflon sáng 2, chiều 2.
2. Rutin C sáng 2, chiều 2.
3. BAR sáng 2 , chiều 2
PHỐI LIỀU 2:
1. Gingkofort sáng 1, chiều 1.
2. Rutin c sáng 2, chiều 2.
3. An trĩ nano sáng 2, chiều 2.
PHỐI LIỀU 3:
1. Hasaflon sáng 2, chiều 2.
2. Rutin C sáng 2, chiều 2.
3. Protolog bôi.
4. An trĩ vương sáng 2, chiều 2.
G. PHỐI LIỀU ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐAU KHỚP GỐI.
Đặt trường hợp bệnh nhân là người lớn, không có tiền sử bệnh kèm theo.
PHỐI LIỀU 1:
1. Mexcol 500mg sáng 1, chiều 1
2. Neurobion sáng 1, chiều 1.
3. Decontractryl 250mg sáng 1, chiều 1
4. Mobic 7.5mg sáng 1 ,chiều 1.
PHỐI LIỀU 2:
1. Telmon 500mg sáng 1, chiều 1.
2. Sagacoxib 100mg sáng 1, chiều 1.
3. Scaneuron sáng 1, chiều 1.
4. Glucosamin 1500mg sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 3:
1. Hapacol 650mg sáng 1, chiều 1.
2. Brexin sáng 1, chiều 1
3. Neurobion sáng 1, chiều 1.
4. Glucosamin 1500mg sáng 1, chiều 1.
=> Trong hầu hết các trường hợp viêm khớp hay gặp tại nhà thuốc chỉ nên điều trị triệu chứng, nếu không thuyên giảm khuyên bệnh nhân có thời gian đi khám.
H. PHỐI LIỀU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.
Bệnh nhân là người lớn, không có bệnh nền kèm theo.
PHỐI LIỀU 1:
1. Parachoay sáng 1, chiều 1.
2. Taganil 500mg sáng 1, chiều 1.
3. Gingko biloba sáng 1, chiều 1.
PHỐI LIỀU 2:
1. Temol 500mg sáng 1, chiều 1.
2. Stugon sáng 1, chiều 1.
3. Magie b6 sáng 1, chiều 1.
Còn một số PHỐI LIỀU thuốc khác , nhưng vì thời gian có hạn admin chỉ soạn được bao nhiêu đây để các bạn tham khảo.
GHI CHÚ: Các liều bên trên mang giá trị tham khảo, vui lòng không áp dụng thực tế vì cơ địa mỗi bệnh mỗi khác. không tự ý dùng thuốc khi không có chuyên môn. Tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng thuốc.
Trường hợp bệnh nặng, dược sĩ tư vấn bệnh nhân đi khám bác sĩ.
0 notes
dsngoctruc · 3 years
Link
CHAI XỊT THÔNG XOANG EUGICA – GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRỊ VIÊM XOANG & VIÊM MŨI TỪ THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN
Thông Xoang Eugica là chai xịt thảo dược giúp hỗ trợ điều trị chứng nghẹt mũi, viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Nhờ thành phần lành tính nên sản phẩm có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ trên 3 tuổi.  
Chai xịt thảo dược Thông Xoang Eugica đến từ thương hiệu Eugica quen thuộc đối với người Việt, nổi tiếng với cả các dòng kẹo thảo dược, xịt họng và siro ho. Tuy được ra mắt trong nước nhưng hiện nhãn hàng đang thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mega (Thái Lan), có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Nguồn: https://vivita.vn/thong-xoang-eugica
0 notes
vietmeditech · 2 years
Text
Eugica xanh
Tên biệt dược: Eugica hay Eugica xanh Hoạt chất: Eucalyptol (EucaIyptolum) 100mg, tinh dầu gừng 0,5mg, 0,5mg, tinh dầu tần 0,18mg Tác dụng Thuốc Eugica xanh có tác dụng gì? Eugica kết hợp trích tinh, tinh dầu của các dược liệu thuộc nhóm câu thuốc chữa ho, gồm tần, gừng và bạc hà. Công dụng của thuốc Eugica xanh là: Điều trị các chứng ho, , , cảm cúm Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho. Liều…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
eugicavn · 4 years
Link
Các loại thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả và các lưu ý quan trọng để bệnh nhanh khỏi cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
1 note · View note
luminatalucia · 4 years
Photo
Tumblr media
Eugica noiembrie 2020
0 notes
phanminhhoang1995r · 4 years
Text
Thuốc thảo dược Eugica chuyên trị bệnh tai-mũi-họng
Thuốc thảo dược Eugica chuyên trị bệnh tai-mũi-họng
Tumblr media
Eugica xanh có thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Trong đó, đa phần là tinh dầu được chiết xuất từ các loại thảo dược chuyên trị các bệnh tai-mũi-họng.
Eugica chính là loại thuốc được điều chế từ thảo dược thiên nhiên. Đây là dòng sản phẩm được chỉ định trong việc điều trị bệnh ho cho cả đối tượng trẻ em và người lớn. Để giúp bạn thêm hiểu rõ về loại thuốc Eugica này…
View On WordPress
0 notes
gabonghayquen · 3 years
Text
20 KINH NGHIỆM DÙNG THUỐC
Dược sĩ nên biết :
1. Đối với chốc da, dùng dạng bôi hiệu quả hơn là uống. Các loại thuốc bôi hay được dùng như Mupirocin, Fucidin..
2. Dùng Gaviscon điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả hơn các loại antacid khác.
3. Enteric là loại thuốc hữu hiệu trong điều trị các trường hợp viêm đại tràng cấp và mãn tính
4. Klenzit C là loại chứa thành phần kháng sinh và chất ức chế tiết bã. Được dùng trong các trường hợp viêm nang long và mụn ở mặt. Phần lớn người dùng phản hồi tốt.
5. Trong mốt số trường hợp đau bụng kinh có kết hợp thêm NSAID như Diclofenac Kali hoặc Acid Mefenamic. Bởi khi dùng kết hợp với NSAID hiệu quả hơn là dùng 1 loại giảm đau chống co thắt đơn độc. Trong đau bụng kinh có yếu tố gây viêm Prostaglandin..
6. Cyproheptadin là một loại kháng histamin, tuy nhiên lại có tác dụng kích thích ăn ngon miệng. Nên thường được dùng như thuốc giúp ăn ngon, tuy nhiên phải thật sự cẩn thận khi dùng loại này lâu dài.
7. NNO Vite là loại được dùng để làm đẹp da , ngăn ngừa lão hoá da. Trong một số trường hợp rối loạn sắc tố da do UV, NNO vite được dùng để cải thiện tình trạng rối loạn sắc tố da. Tuy nhiên cần thời gian để đáp ứng tốt.
8. Kẽm là loại rất cần thiết cho cơ thể. Kẽm được dùng trong các trường hợp rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, các trường hợp dị ứng….
9. Gingko Biloba được biết đến là loại tăng tuần hoàn não. Tuy nhiên trong một số trường hợp tê tay ở người lớn tuổi Gingko biloba cũng được chỉ định dùng, một số trường hợp giãn tĩnh mạch cũng được dùng.
10. Một số dạng thảo dược ngậm như Viacol giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng. Vậy nên khi điều trị, cần kết hợp các dạng ngậm để giảm nhanh triệu chứng, giúp bệnh nhân dễ chịu.
11. Montelukast dùng vào buổi tối giúp kiểm soát tốt các tình trạng chảy dịch mũi, hắt hơi hoặc các trường hợp ho có yếu tố của leukotriene.
12. Gynofar là dung dịch vệ sinh vừa rẻ tiền vừa hiệu quả với các trường hợp viêm nang lông. Sử dụng Gynofar rửa hằng ngày giúp làm giảm sự lan rộng các nốt viêm nang lông trên lưng.
13. Trẻ bị chàm sữa chỉ nên dùng các dạng làm ẩm da như sữa tắm gội Cetaphil hoặc dạng cream Atropiclav, không nên làm dụng các dạng corticoid bôi da. Chàm sữa là bệnh miễn dịch, trẻ sẽ tự khỏi bệnh. Nếu kích ứng, ngứa kho chịu có thể kèm kháng histamin H1 cho trẻ dễ chịu hơn.
14. Eugica dùng trong viêm họng ngoài tác dụng giảm ho khan còn có tác dụng sát khuẩn họng, hầu như tác dụng sát khuẩn họng là được ưu tiên chính. Ngoài ra, mùi tinh dầu còn giúp giảm triệu chứng hôi miệng ở người bệnh.
15. Ibuprofen là thuốc có tác dụng hạ sốt tốt, một số người không đáp ứng với paracetamol nhưng đáp ứng với Ibuprofen. Tuy nhiên, cẩn thận tác dụng phụ gây dị ứng và ảnh hưởng đến dạ dày.
16. Trong một số trường hợp đau răng nếu dùng paracetamol đơn độc không cho hiệu quả thì cần thiết dùng dạng phối hợp Paracetamol + Codein hoặc Paracetamol + Diclofenac.
17. Mebeverin là thuốc hữu hiệu điều trị hội chứng ruột kích thích.
18. Mosaprid là thuốc thường được dùng trong các bệnh lý dạ dày ruột như buồn nôn, chứng khó tiêu sau ăn, ợ hơi. Liều dùng phụ thuộc vào từng bệnh.
19. Racecadotril là thuốc có tác dụng giảm số lần tiêu chảy. Thuốc này hiện an toàn và dùng được cho trẻ nhỏ > 3 tháng.
20. Neotube là loại chứa hoạt chất Amylase và Simethicon, ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hoá Neotube còn có tác dụng giảm đầy hơi, ợ hơi..
*Thông tin tham khảo - Vui lòng không áp dụng thực tế khi không có chuyên môn. Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ về liều dùng*
1 note · View note
Text
Bệnh cảm cúm trẻ hay mắc trong mùa thu
Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Với những trẻ có bệnh mạn tính thì mùa thu là thời điểm trở nặng, cần quan tâm đặc biệt.
>>  Xét nghiệm đột biến gene KRAS
1. Viêm mũi dị ứng
Trong thời khắc giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ và sự hiện diện của những tác nhân gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc sẽ làm cho những bé có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi liên tục. Tình trạng dị ứng có thể ảnh hưởng lên mắt làm trẻ ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của bé.
Tumblr media
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, cho trẻ mang khẩu trang mỗi khi ra đường, dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh mũi và mắt thường xuyên có thể hạn chế phần nào tình trạng dị ứng. Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện hoặc có khuynh hướng trầm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho bé loại thuốc kháng dị ứng, kháng viêm phù hợp.
2. Hen phế quản
Thời tiết thay đổi và sự phát tán của những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cây cỏ trong môi trường hay hoạt động gắng sức của trẻ khi chạy nhảy, chơi đùa nhiều ở trường có thể làm khởi phát cơn hen ở những trẻ bị hen suyễn. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu trẻ có tình trạng viêm mũi dị ứng chưa được điều trị hiệu quả. Ho, khò khè, khó thở là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen. Tuy nhiên đôi khi ho về đêm kéo dài là biểu hiện duy nhất chúng ta ghi nhận được khi trẻ bị hen.
Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu hen không được kiểm soát tốt hay dùng thuốc không thích hợp. Hầu hết các thuốc điều trị hen đều có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc rất gần nhau do vậy hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay ngưng thuốc đột ngột. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không nuôi thú vật trong nhà và hạn chế khói bụi, thuốc lá sẽ giúp tình trạng sức khỏe của bé tốt hơn.
3. Cảm cúm
Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Bé có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với bạn bè hay những người mắc bệnh xung quanh. Vài ngày sau khi bị nhiễm, trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), ho, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, có thể kèm nôn ói và tiêu chảy… Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh thường tự giới hạn và trẻ sẽ trở lại sinh hoạt bình thường sau 5-7 ngày. Tuy nhiên đôi khi bệnh diễn tiến nặng hơn và trẻ có thể gặp nguy hiểm do những biến chứng viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, mất nước, rối loạn nước điện giải…
Khi bé sốt có thể dùng những loại thuốc giảm sốt thông thường để hạ nhiệt cho trẻ. Cần lưu ý không sử dụng Aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm. Nếu trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi có thể dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để làm sạch mũi. Những thuốc ho thảo dược như Eugica, Pectol, Astex có thể giúp làm dịu cơn ho.
Không nên kiêng cữ, hãy khuyến khích trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường để bù đắp lượng năng lượng bị thiếu hụt. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé nhỏ hơn hai tháng hoặc sốt cao liên tục không đáp ứng với những thuốc hạ sốt thông thường, tình trạng sức khỏe của bé không cải thiện hoặc ngày càng trầm trọng thêm, bé có biểu hiện khò khè, khó thở, thở nhanh, nôn ói, tiêu chảy nhiều, vật vã, bứt rứt, lừ đừ…
Để tránh cho trẻ mắc bệnh và hạn chế lây lan, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Tập cho trẻ thói quen sử dụng khăn giấy và che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, xì mũi, thường xuyên rữa tay mỗi khi chơi đồ hàng, từ nơi công cộng trở về nhà và trước khi ăn
Hãy cho trẻ chích vaccin ngừa cúm định kỳ mỗi năm. Sau khi chích ngừa trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh tuy nhiên mức độ thường nhẹ hơn và trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
4. Tiêu chảy cấp
Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra thường bùng phát vào các tháng thu đông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn trẻ lớn. Sau khi nhiễm, virus theo đường phân - miệng một vài ngày, trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, nôn ói và tiêu chảy. Trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày với phân thường không có đàm máu. Tình trạng nôn ói và tiêu chảy nhiều có thể gây mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng. Vì vậy cần cố gắng cho trẻ uống nhiều nước oresol để bù lại lượng dịch đã mất. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas vì có thể làm tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.
Thay vì kiêng cử, hãy cho trẻ ăn uống bình thường và khuyến khích bé ăn nhiều hơn với các thức ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Hãy đưa bé đến bệnh viện trong trường hợp bé nôn ói và tiêu chảy quá nhiều, uống nước háo hức, da khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, phân có đàm máu, bứt rứt, li bì…
Để phòng bệnh cần chế biến thức ăn vệ sinh, rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay thường xuyên là một cách hữu hiệu giúp phòng tránh bệnh lây lan.
Sau khi nấu chín thức ăn nên cho bé dùng ngay, dùng lồng bàn để đậy thức ăn và cho thức ăn dư vào tủ lạnh để bảo quản được lâu. Tránh cho bé ăn quà vặt bán ở vỉa hè hay thức ăn cũ có dấu hiệu ôi thiu..
Tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng vaccine ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
5. Trở nặng những bệnh mạn tính
Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa trẻ đến bác sĩ khi cần bởi vì sự thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt hay mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính trong mùa thu có thể làm những bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày- tá tràng, suy tim, viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Nguy cơ béo phì sẽ tăng do khuynh hướng tích mỡ vào những tháng lạnh do vậy cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, tập thể thao đều đặn vừa sức và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, sảng khoái để học tập tốt hơn.
>>  Xét nghiệm Exome sequencing
0 notes
xetnghiemhuyetthong · 5 years
Text
Bệnh hen phế quản trẻ hay mắc trong mùa thu
Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Với những trẻ có bệnh mạn tính thì mùa thu là thời điểm trở nặng, cần quan tâm đặc biệt.
>>  Xét nghiệm đột biến gene KRAS
1. Viêm mũi dị ứng
Trong thời khắc giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ và sự hiện diện của những tác nhân gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc sẽ làm cho những bé có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi liên tục. Tình trạng dị ứng có thể ảnh hưởng lên mắt làm trẻ ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của bé.
Tumblr media
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, cho trẻ mang khẩu trang mỗi khi ra đường, dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh mũi và mắt thường xuyên có thể hạn chế phần nào tình trạng dị ứng. Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện hoặc có khuynh hướng trầm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho bé loại thuốc kháng dị ứng, kháng viêm phù hợp.
2. Hen phế quản
Thời tiết thay đổi và sự phát tán của những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cây cỏ trong môi trường hay hoạt động gắng sức của trẻ khi chạy nhảy, chơi đùa nhiều ở trường có thể làm khởi phát cơn hen ở những trẻ bị hen suyễn. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu trẻ có tình trạng viêm mũi dị ứng chưa được điều trị hiệu quả. Ho, khò khè, khó thở là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen. Tuy nhiên đôi khi ho về đêm kéo dài là biểu hiện duy nhất chúng ta ghi nhận được khi trẻ bị hen.
Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu hen không được kiểm soát tốt hay dùng thuốc không thích hợp. Hầu hết các thuốc điều trị hen đều có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc rất gần nhau do vậy hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay ngưng thuốc đột ngột. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không nuôi thú vật trong nhà và hạn chế khói bụi, thuốc lá sẽ giúp tình trạng sức khỏe của bé tốt hơn.
3. Cảm cúm
Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Bé có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với bạn bè hay những người mắc bệnh xung quanh. Vài ngày sau khi bị nhiễm, trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), ho, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, có thể kèm nôn ói và tiêu chảy… Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh thường tự giới hạn và trẻ sẽ trở lại sinh hoạt bình thường sau 5-7 ngày. Tuy nhiên đôi khi bệnh diễn tiến nặng hơn và trẻ có thể gặp nguy hiểm do những biến chứng viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, mất nước, rối loạn nước điện giải…
Khi bé sốt có thể dùng những loại thuốc giảm sốt thông thường để hạ nhiệt cho trẻ. Cần lưu ý không sử dụng Aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm. Nếu trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi có thể dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để làm sạch mũi. Những thuốc ho thảo dược như Eugica, Pectol, Astex có thể giúp làm dịu cơn ho.
Không nên kiêng cữ, hãy khuyến khích trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường để bù đắp lượng năng lượng bị thiếu hụt. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé nhỏ hơn hai tháng hoặc sốt cao liên tục không đáp ứng với những thuốc hạ sốt thông thường, tình trạng sức khỏe của bé không cải thiện hoặc ngày càng trầm trọng thêm, bé có biểu hiện khò khè, khó thở, thở nhanh, nôn ói, tiêu chảy nhiều, vật vã, bứt rứt, lừ đừ…
Để tránh cho trẻ mắc bệnh và hạn chế lây lan, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Tập cho trẻ thói quen sử dụng khăn giấy và che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, xì mũi, thường xuyên rữa tay mỗi khi chơi đồ hàng, từ nơi công cộng trở về nhà và trước khi ăn
Hãy cho trẻ chích vaccin ngừa cúm định kỳ mỗi năm. Sau khi chích ngừa trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh tuy nhiên mức độ thường nhẹ hơn và trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
4. Tiêu chảy cấp
Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra thường bùng phát vào các tháng thu đông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn trẻ lớn. Sau khi nhiễm, virus theo đường phân - miệng một vài ngày, trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, nôn ói và tiêu chảy. Trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày với phân thường không có đàm máu. Tình trạng nôn ói và tiêu chảy nhiều có thể gây mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng. Vì vậy cần cố gắng cho trẻ uống nhiều nước oresol để bù lại lượng dịch đã mất. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas vì có thể làm tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.
Thay vì kiêng cử, hãy cho trẻ ăn uống bình thường và khuyến khích bé ăn nhiều hơn với các thức ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Hãy đưa bé đến bệnh viện trong trường hợp bé nôn ói và tiêu chảy quá nhiều, uống nước háo hức, da khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, phân có đàm máu, bứt rứt, li bì…
Để phòng bệnh cần chế biến thức ăn vệ sinh, rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay thường xuyên là một cách hữu hiệu giúp phòng tránh bệnh lây lan.
Sau khi nấu chín thức ăn nên cho bé dùng ngay, dùng lồng bàn để đậy thức ăn và cho thức ăn dư vào tủ lạnh để bảo quản được lâu. Tránh cho bé ăn quà vặt bán ở vỉa hè hay thức ăn cũ có dấu hiệu ôi thiu..
Tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng vaccine ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
5. Trở nặng những bệnh mạn tính
Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa trẻ đến bác sĩ khi cần bởi vì sự thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt hay mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính trong mùa thu có thể làm những bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày- tá tràng, suy tim, viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Nguy cơ béo phì sẽ tăng do khuynh hướng tích mỡ vào những tháng lạnh do vậy cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, tập thể thao đều đặn vừa sức và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, sảng khoái để học tập tốt hơn.
>>  Xét nghiệm Exome sequencing
0 notes