Tumgik
#kẹo thảo dược trị ho eugica
eugicavn · 4 years
Text
Có nên dùng kháng sinh để cải thiện các triệu chứng do bệnh cảm lạnh, cảm cúm gây ra?
PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TW chia sẻ.
 “Cảm lạnh, cảm cúm thường do virus gây ra, trong khi kháng sinh chống lại vi khuẩn và lạm dụng kháng sinh khiến miễn dịch suy yếu”Theo bác sĩ thì “khi bị cảm lạnh, cảm cúm nên nghỉ ngơi, chăm sóc để cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.
Việc sử dụng thảo dược giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm là nên làm vì thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả.
Hiện nay, người dân theo nhịp sống hối hả nên đôi khi muốn hết nhanh, ví dụ đang sốt cao thì uống thuốc hạ sốt để hết sốt liền.
Tuy nhiên, khi mọi người có ý thức hạn chế dùng thuốc kháng sinh thì xu hướng dùng thảo dược lành tính, thiên nhiên sẽ phát triển mạnh.”Sản phẩm trà thảo dược COLD & FLU với 14 loại thảo dược giúp giảm 7 triệu chứng cảm cúm giải pháp mới cho cả gia đình, có thể sử dụng ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, cảm cúm.
Xem thêm: https://www.eugica.vn/
2 notes · View notes
suckhoeyte66 · 3 years
Text
Các loại thuốc cần có trong nhà phòng dịch bệnh
Thuốc hạ sốt, trị ho, dung dịch điện giải, thuốc đầy hơi, vitamin, một số loại kẹo chanh, gừng... cần có sẵn trong tủ thuốc gia đình hiện nay.
Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc không cần kê đơn sau, để xử trí tình huống mắc bệnh thông thường như ho, sốt, tiêu chảy, đầy hơi... hoặc tự điều trị những triệu chứng nhẹ khi mắc Covid-19.
Sốt, đau mỏi cơ khớp: Nhóm thuốc acetaminophen 500 mg (paracetamol) uống mỗi khi sốt trên 38 độ C. Liều dùng dưới 4 g/ngày đối với người không có bệnh lý gan, không nghiện rượu. Liều dùng an toàn theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho người bệnh xơ gan, không nghiện rượu là 2-3 g/ngày, người nghiện rượu ≤2 g/ngày.
Đối với trẻ em, liều acetaminophen đường uống 10-15 mg/kg cân nặng, cách 4-6 giờ, không quá 75 mg/kg trong 24 giờ. Có thể sử dụng paracetamol dạng viên đặt hậu môn cho trẻ, liều khuyến cáo từ 10-20 mg/kg/ liều, cách 4-6 giờ.
Ho khan: Nhóm thuốc dextromethorphan 20-30 mg uống mỗi 6-8 giờ, tối đa 120 mg/ngày. Thuốc này được bán ở dạng viên nén hoặc siro. Hàm lượng viên nén 10-60 mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5 mg/5ml; 7,5 mg/5ml; 30 mg/5ml.
Bạn cần xem kỹ liều dùng trước khi uống. Người có tiền căn hen phế quản, người đang điều trị thuốc parkinson, điều trị thuốc chống trầm cảm hay rối loạn tâm thần cần được tư vấn theo dõi khi dùng thuốc.
Ho có đàm: Nhóm thuốc N-acetycystein 200 mg, uống mỗi 6-8 giờ. Trẻ em dưới hai tuổi uống 200 mg/ngày chia hai lần. Trẻ 2-6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy, giảm độ quánh của đàm. Thận trọng khi sử dụng trên người có tiền căn hen phế quản.
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy): Oresol 245 pha nước uống khi bị tiêu chảy. Một gói pha với 200 ml nước đun sôi để nguội, uống ngay sau khi đi tiêu.
Trường hợp chưa mua được oresol, bạn có thể pha dung dịch muối đường theo tỷ lệ 8 muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê muối trong một lít nước đã đun sôi để nguội. Có thể uống xen kẽ với trà gừng (dạng túi gói pha sẵn) hoặc sử dụng vài lát gừng tươi hãm nước ấm uống.
Trào ngược dạ dày - thực quản/đầy hơi: Nhóm thuốc omeprazole 20 mg (hoặc esomeprazole 20 mg, hoặc pantoprazole 40 mg), uống một viên trước ăn 30 phút sáng, chiều. Người có tiền căn bệnh lý dạ dày cần tham vấn thêm với bác sĩ để có liều sử dụng phù hợp.
Bên cạnh những thuốc trên, bạn có thể chuẩn bị thuốc ho siro thảo dược, kẹo ngậm (kẹo gừng, chanh muối) để giảm cảm giác nhạt miệng. Vitamin C sủi liều 1 g/viên hoặc viên sủi tổng hợp nhóm B và C có thể dùng một viên mỗi ngày. Viên xông tinh dầu (eugica hoặc tragutan) hòa vào nước ấm để xông mũi khi có triệu chứng ngạt mũi.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn bổ sung thêm một số rau thơm như kinh giới, tía tô, húng cay, bạc hà... thái nhỏ để ăn với cháo hoặc ăn kèm với các món chính.
Nên chia nhỏ bữa ăn, cố gắng ăn nhiều lần trong ngày khi bị nhiễm bệnh để duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Trường hợp người bệnh ăn ít trái cây, có thể thay thế bằng cách ép ra các loại nước sinh tố như nước ép ổi, cà chua, táo, lê... uống xen kẽ với nước lọc trong ngày.
Trong y học cổ truyền, các thảo dược có công năng long đờm giảm ho, như tỳ bà diệp, quất bì, tô tử, bạch giới tử... khi kết hợp trong bài thuốc thang giúp thúc đẩy khí huyết ra toàn thân. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh có thể gia giảm thêm các vị thuốc duy trì chức năng của tạng phế, như bối mẫu, a giao, can địa hoàng... hoặc các vị bổ khí như nhân sâm, hoàng kỳ.
Sử dụng thuốc y học cổ truyền (chế phẩm hoặc thuốc thang sắc) giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, đàm, chán ăn, mệt mỏi cho bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ, trung bình. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Ngoài ra, người dân, nhất là các F0, cần tập các bài tập thở. Ví dụ, bài tập thở bụng: hít sâu từ từ bằng mũi cho bụng phình ra tối đa. Sau đó chu môi thở ra bằng miệng từ từ cho bụng xẹp xuống hết cỡ.
Khi tập không gắng sức, chia thành nhiều lần tập trong ngày và theo dõi các triệu chứng. Liên hệ với nhân viên y tế khi thấy khó thở, đếm nhịp thở trên 30 lần/phút, đo nồng độ oxy trong máu SpO2 < 95%, hoặc có các triệu chứng sốt cao không đáp ứng với hạ sốt, li bì, nôn ói nhiều. Người bệnh chủ động khai báo thông tin y tế và liên hệ với y tế địa phương thường xuyên để cập nhật diễn tiến bệnh.
0 notes
laurievn · 5 years
Text
Đau họng nên ngậm gì nhanh khỏi?
Đau họng nên ngậm gì nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi lẽ, tình trạng đau rát họng, vướng víu ở cổ họng gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết này để có câu trả lời cho mình nhé!
Đau họng nên ngậm gì?
Đau rát họng nếu không được chữa trị có thể dẫn đến viêm họng mãn tính. Khi đó việc điều trị gặp khó khăn hơn và bệnh rất dễ tái phát. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau rát họng, vướng víu ở cổ họng hoặc đau khi nuốt thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bên cạnh việc dùng những mẹo chữa bệnh dân gian, bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên thì nên ngậm gì để đẩy lùi được tình trạng đau rát họng? Sau đây là một số biện pháp an toàn và hiệu quả cao bạn hoàn toàn có thể áp dụng:
Ngậm và súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính sát trùng, kháng viêm cực mạnh. Nhờ vậy mà có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm ở cổ họng và làm sạch khoang miệng vô cùng hiệu quả.
Chỉ cần sử dụng nước muối ấm súc miệng hàng ngày sau đánh răng hoặc sau khi ăn xong. Tình trạng đau ở cổ họng sẽ giảm rõ rệt và phòng ngừa được bệnh viêm họng.
Đau họng nên ngậm gì? – Ngậm và súc họng bằng nước muối giúp chống viêm nhiễm, giảm đau họng
Ngậm cam thảo chữa đau họng
Theo đông y, cam thảo tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và làm dịu những cơn đau rát họng rất hiệu quả. Đặc biệt, cam thảo rất an toàn cho cơ thể người bệnh. Ngậm cam thảo giúp dịu những đau đớn ở cổ họng. Khi bị đau họng, khó nuốt, hãy ngậm và nhai vài miếng cam thảo để nước trôi từ từ xuống cổ họng sẽ làm giảm cơn đau họng.
Ngậm hoặc nhai lá húng quế
Để xoa dịu cổ họng, giảm viêm nhiễm, đau rát họng bạn hãy ngậm hoặc nhai lá húng quế vào buổi sáng hoặc tối đều đặn thường xuyên. Sau một thời gian tình trạng đau họng được cải thiện hẳn. Đây cũng là cách chữa đau họng an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả cao được nhiều người ưa chuộng.
Ngậm gừng và mật ong
Gừng có tính chống viêm rất mạnh. Mật ong vừa chống viêm, kháng khuẩn vừa xoa dịu cơn đau ngứa rát cổ họng và làm lành tổn thương hiệu quả. Kết hợp ngậm mật ong và gừng tình trạng đau họng cũng như các triệu chứng khác của viêm họng được đẩy lùi.
Cách thực hiện rất đơn giản. Lấy một củ gừng nhỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc đập dập. Tiếp theo thêm mật ong vào trộn đều hỗn hợp. Ngậm hỗn hợp này trong miệng rồi nuốt từ từ. Sau một vài lần ngậm gừng và mật ong tình trạng đau họng sẽ biến mất.
Ngậm gừng kết hợp với mật ong sẽ giúp giảm đau họng và dịu nhẹ cổ họng tức thì
Ngậm chanh tươi
Chanh tươi chứa nhiều axit citric và vitamin C nên có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại trong cổ họng. Do đó, ngậm chanh tươi sẽ giúp chữa trị đau họng rất hiệu quả.
Chanh tươi đem rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, trộn với một ít muối hạt. Ngậm trong miệng, nhai và nuốt từ từ. Sau vài lần ngậm chứng đau họng giảm dần rồi khỏi hẳn.
Nếu không muốn ngậm chanh tươi, bạn có thể thay thế bằng cách uống nước chanh cũng có tác dụng tương tự.
Ngậm tỏi hoặc ăn tỏi
Chất kháng sinh tự nhiên allicilin có trong tỏi có khả năng tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus rất tốt. Những người bị đau họng, ngậm tỏi sẽ làm dịu cổ họng, giảm đau họng tức thì.
Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ trắng, thái thành từng lát mỏng. Ngậm trong cổ họng 5 – 10 phút.
Ngậm kẹo
Hiện nay có nhiều loại kẹo ngậm có tác dụng chữa trị đau họng, ho, viêm họng rất tốt. Để có hiệu quả giảm đau và làm dịu mát cổ họng nhanh chóng bạn nên chọn kẹo có tinh chất bạc hà, bạch đàn.
Các loại kẹo ngậm có thể tìm mua ở các hiệu thuốc có vị tinh dầu, bạch đàn, bạc hà. Chẳng hạn như viên ngậm strepsils hoặc eugica…
Ngậm kẹo ngậm strepsils giúp giảm đau họng ngứa rát, vướng víu ở vùng cổ họng nhanh chóng, hiệu quả
Tuy nhiên khi sử dụng kẹo ngậm chữa đau họng cần hết sức chú ý:
Sử dụng đúng đủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng theo ý mình.
Trẻ nhỏ bị đau họng không nên sử dụng kẹo ngậm tránh nguy cơ bé bị sặc.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên đánh giá mỗi ngày 3 lần vào sáng khi ngủ dậy, tối trước khi đi ngủ và sau ăn.
Ngậm kẽm
Ion kẽm có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiễm trùng, chữa trị cảm lạnh, đau họng hiệu quả. Bên cạnh đó, viên ngậm kẽm và vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật. Do đó, ngậm kẽm là một trong những câu trả lời bị đau họng nên ngậm gì.
Các phương pháp giảm đau họng trên chỉ giảm bớt khó chịu, đau đớn. Để điều trị dứt điểm, bạn hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cần chú ý gì để đẩy lùi và ngăn ngừa đau họng?
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý:
Giữ gìn về sinh tăng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Mỗi khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để hạn chế, tránh tiếp xúc với bụi bẩn.
Lau khô người mỗi khi tắm xong.
Không để điều hòa chênh lệch với bên ngoài quá lớn. Bởi khi đi ra ngoài thay đổi môi trường đột ngột dễ khiến bệnh nặng hơn.
Vệ sinh nhà cửa phòng ốc sạch sẽ hàng ngày.
Uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều mỗi ngày.
Hạn chế ăn đồ lạnh và uống nước đá.
Tránh ăn đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, quá cay, nóng, uống bia rượu, chất kích thích…
Trên đây là giải đáp đau họng ngậm gì nhanh khỏi. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích. Bạn đọc có thể tham khảo những loại thuốc ngậm trị đau họng đơn giản, dễ kiếm và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, chuyển lạnh sang nóng hoặc nóng sang lạnh.
The post Đau họng nên ngậm gì nhanh khỏi? appeared first on Viêm phế quản.
from Đau họng nên ngậm gì nhanh khỏi?
0 notes