#Chè sen nhãn khô
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tổng hợp 20 món chè ngon cách làm vô cùng đơn giản!
Có rất nhiều loại chè được chế biến với cách làm khác nhau, mỗi loại chè mang đặc sản vùng miền, vị ngon khác nhau. Dưới đây là 15 món chè ngon, cách làm hết sức đơn giản. Các bà nội trợ có thể tham khảo ngay để trổ tài làm món tráng miệng cho gia đình mình nhá! #yeuamthuc_org #Món_Ngon #chè_bơ #chè_bưởi #Chè_chuối_nước_cốt_dừa #chè_dưa #chè_đậu_đen #Chè_đậu_trắng_nước_cốt_dừa #chè_ngon #Chè_ngon_tráng_miệng #Chè_sen_nhãn_khô #chè_thưng #Chè_trôi_ngũ_sắc #chè_trôi_nước #hải_phòng #hoa_quả #khổ_qua #Món_tráng_miệng_ngon #nước_cốt_dừa #sữa_chua #Sữa_chua_mít_nếp_cẩm #sủi_dìn_hải_phòng #thạch_trà_xanh_hạt_sen #trà_xanh https://yeuamthuc.org/che-ngon/
Có rất nhiều loại chè được chế biến với cách làm khác nhau, mỗi loại chè mang đặc sản vùng miền, vị ngon khác nhau. Dưới đây là 15 món chè ngon, cách làm hết sức đơn giản. Các bà nội trợ có thể tham khảo ngay để trổ tài làm món tráng miệng cho gia đình mình nhá! Continue reading Untitled
View On WordPress
#chè bơ#chè bưởi#Chè chuối nước cốt dừa#chè dưa#chè đậu đen#Chè đậu trắng nước cốt dừa#chè ngon#Chè ngon tráng miệng#Chè sen nhãn khô#chè thưng#Chè trôi ngũ sắc#chè trôi nước#hải phòng#hoa quả#khổ qua#Món tráng miệng ngon#nước cốt dừa#sữa chua#Sữa chua mít nếp cẩm#sủi dìn hải phòng#thạch trà xanh hạt sen#trà xanh
0 notes
Text
Hạt Sen Khô là gì?
Hạt Sen Khô: còn được gọi là liên nhục, có hình dạng trái xoan được ghép lại từ 2 mảnh tách rời nhau, là loại hạt được sơ chế và phơi hoặc sấy khô từ hạt sen tươi để bảo quản lâu hơn nhưng vẫn giữ được các giá trị về mặt dinh dưỡng.
Hạt sen có vị bùi, hơi nhẫn là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Người ta thường dùng hạt sen chế biến nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, hấp dẫn. Hạt sen là nguồn cung cấp năng lượng, dồi dào dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, carbohydrate, chất đạm, nước, khoáng chất, chất xơ cao và một số chất khác.
Theo một số thông tin, trong 100g hạt sen cung cấp cho cơ thể chúng ta khoảng 350 kcal, tùy theo cách chế biến mà lượng calo này còn thay đổi theo các thành phần, gia vị kết hợp.
Gợi ý đến bạn 1 số món ăn ngon:
Hạt sen ăn rất ngon, vị bùi bùi kết hợp cùng vị ngọt tạo cảm giác thanh mát, dễ ăn, chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng đồng thời dùng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Nên được người tiêu dùng cực kỳ yêu thích, sử dụng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: chè hạt sen đậu xanh, chè hạt sen lonng nhãn, mứt sen, chè sen, móng giò hầm hạt sen, thịt gà hầm hạt sen,…Không những bổ dường mà còn rất ngon miệng.
Hạt Sen có giá trị dinh dưỡng gì, công dụng và lợi ích khi sử dụng?
Giá trị dinh dưỡng: Hạt Sen chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm protein, chất xơ, vitamin A, C, E và khoáng chất như kali, canxi, sắt và magie.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt Sen là nguồn cung cấp vitamin C và E, các chất chống oxi hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của các gốc tự do trong cơ thể.
Điều chỉnh huyết áp: Hạt Sen giàu kali, một khoáng chất có khả năng điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Chống viêm: Hạt Sen chứa các hợp chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm và kháng vi khuẩn.
1 note
·
View note
Text
3 cách nấu chè hạt sen mát lịm cho bà bầu
Cách nấu chè hạt sen cho bà bầu không quá phức tạp nên mọi người không cần lo lắng. Theo đó hạt sen có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác như đậu xanh, nhãn nhục, nhãn tươi, táo đỏ… để tạo ra món chè hấp dẫn. Dưới đây cùng tìm hiểu một vài cách nấu ngon nhé!
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
3 cách nấu chè hạt sen mát lịm cho bà bầu
Chè hạt sen kết hợp táo đỏ
Sơ chế:
Bước 1: Rửa sạch đậu, để ráo nước. Hạt sen dùng tăm lấy tim sen ra rửa sạch.
Bước 2: Luộc hạt sen cho chín mềm
Bước 3: Táo đỏ mang ngâm 15 phút rồi rửa sạch. Hạt chia ngâm mềm.Nấm tuyết ngâm vào nước ấm cho nở ra. Lá dứa vò dập buộc lại thành bó. Kỷ tử rửa sạch.
Tiến hành nấu chè
Bước 4: Hạt sen bạn ninh nhừ rồi vớt hạt sen ra bỏ vào chảo, thêm vào ít đường sên hạt sen. Khi thấy hạt sen thấm đường thì đổ lại vào nồi nước ninh. Đổ thêm nước vào nồi, bỏ lá dứa vào.
Khi nồi sôi lại bạn hãy cho táo đỏ vào nấu thêm 10 phút. Tiếp theo bạn cho nấm tuyết, hạt chia vào nấu cùng 7 phút nữa thì tắt bếp.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Chè hạt sen đậu xanh
Thực hiện
Bước 1: Đậu xanh ngâm nước hoảng 2 – 3 giờ cho mềm. Sau đó rửa sạch vớt ra để ráo. Hạt sen bỏ tim rửa sạch.
Bước 2: Bắc nồi nước ninh đậu xanh 10 phút thì cho hạt sen vào ninh cùng. Khi cả hai hạt mềm bạn hãy cho đường phèn vào nêm nếm khẩu vị cho vừa miệng.
Bước 3: Hòa bột sắn dây vào chén rồi đổ từ từ vào nồi chè. Để sôi thêm 5 phút là có thể tắt bếp.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Chè hạt sen long nhãn
Sơ chế:
Bước 1: Hạt sen mẹ lấy bỏ tâm rồi rửa sạch để ráo nước. Nếu là hạt sen khô thì hãy ngâm trước khi nấu khoảng 4 giờ để hạt sen nở ra.
Bước 2: Nhãn dùng dao khoanh tròn để bỏ hạt.
Cách làm:
Bước 3: Bạn cho hạt sen vào nồi hầm chín. Khi hạt sen vừa chín bạn cho đường phèn vào nấu đến khi đường tan hết, hạt sen thấm vị thì vớt ra ngoài.
Bước 4: Cho hạt sen vào lòng nhãn đã tách vừa xong. Lồng vào cho đến khi hết long nhãn vào hạt sen. Sau đó cho tất cả phần long nhãn vào nồi nước đường. Đổ thêm nước, nêm nếm vừa miệng. Bỏ lá dứa vào để tạo mùi thơm rồi nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
Song song với đó mẹ cũng nên chú ý dùng đều đặn hằng ngày các viên uống sắt bà bầu, canxi, DHA, axit folic,… để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi!
Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai
Trên đây là 3 cách nấu chè hạt sen cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng và thử ngay tại nhà các công thức chế biến món ăn từ hạt sen.
0 notes
Text
Ăn rong nho khi mang thai được không?
Rong nho là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, câu hỏi liệu bà bầu có nên ăn hay không vẫn được rất nhiều người thắc mắc. Hôm nay, hãy cùng giải đáp qua bài viết sau nhé.
Ăn rong nho khi mang thai được không?
Câu trả lời của mình là Có. Một số lợi ích khi bà bầu ăn rong nho có thể kể đến như:
Ngăn ngừa táo bón: Ăn rong nho sẽ cung cấp một lượng chất lượng chất xơ cần thiết để ngăn ngừa táo bón và giúp hoạt động tiêu hóa hiệu quả hơn. Đặc biệt, với những chị em ốm nghén, kén ăn hay ăn ít rau thì nên ăn rong nho để bổ sung chất xơ. Ngoài ra, chất Caulerpin trong rong nho còn kích thích cảm giác ngon miệng và thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bà bầu. Tốt cho hệ tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bà bầu ăn rong nho sẽ giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch như giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao… nhờ có hàm lượng chất xơ cao cùng axit béo omega-3. Giúp xương chắc khỏe: Rong nho là thực phẩm giàu canxi – dưỡng chất quan trọng để cấu thành nên khung xương của thai nhi. Mẹ bầu ăn rong nho giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp bởi khi mang thai, chị em thường bị thiếu canxi dẫn đến đau lưng. Tăng cường thị lực: Hàm lượng vitamin A trong rong nho có khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt của bà bầu, tốt cho sự phát triển thị lực của thai nhi. Hạn chế tăng cân quá mức: Rong nho chứa nhiều axit béo không no. Nhờ đó mà giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và thúc đẩy quá trình đốt mỡ. Vì vậy, việc ăn rong nho ở mức hợp lý giúp chị em mang thai kiểm soát cân nặng tốt. Tăng cường miễn dịch: Rong nho là món ăn giúp tăng cường tuổi thọ của người Nhật. Rong nho không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân độc hại từ môi trường. Tốt cho tuyến giáp: Lượng i-ot tự nhiên trong rong nho nhiều hơn hẳn so với hải sản. I-ot giúp mẹ tránh xa tình trạng bướu cổ. Không những thế, i-ot còn giúp hỗ trợ trí nhớ,hạn chế mẹ bị khô da hay rụng tóc. Tuy nhiên nếu mẹ bị bệnh cường giáp thì nên hạn chế hấp thụ i-ot vào cơ thể nhé.
Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Món ngon chế biến từ rong nho cho bà bầu
Một số món ăn có thể chế biến với rong nho rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu như:
Canh rong nho tôm mực
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 gram rong nho, 200 gram tôm và mực, cà rốt, gừng, tỏi, hành lá và rau thơm.
Các bước chế biến:
Ngâm rong nho khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo Tôm và mực làm sạch, ướp cùng gia vị gừng tỏi và hạt nêm Cà rốt gọt vỏ, thái khúc Xào mực và tôm qua rồi cho thêm cà rốt vào đảo lại Thêm 1 bát nước, đun sôi rồi bỏ thêm rong nho Cuối cùng mẹ chỉ cần cho thêm hành, rau thơm đảo đều và tắt bếp.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Canh rong nho hạt sen
Chuẩn bị: 20 gram rong nho tươi, 100 gram hạt sen, 50 gram nấm rơm, cà rốt, hành ngò và gia vị.
Các bước chế biến:
Làm sạch và sơ chế rong nho. Sơ chế hạt sen và ngâm 10 phút trong nước cho mềm Cắt đôi nấm rơm, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút Gừng có thể cắt lát hoặc thái sợi Nấu hạt sen với 1 tô nước cho mềm. Sau đó cho cà rốt vào, đậy vung lại Cho rong nho và nấm rơm vào, tới khi nồi sôi thì tắt bếp Cho rau thơm, hành và gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Xem thêm: cách uống thuốc sắt canxi và dha cho bà bầu
Chè rong nho
Chuẩn bị: 30 gram rong nho, 8 quả táo đỏ, 5 gram đường phèn, vani; 20gr nhãn nhục
Cách thực hiện:
Sơ chế rong nho rồi vớt ra, để ráo nước Ngâm táo đỏ và long nhãn với nước sau khi rửa sạch Bắc nồi lên bếp, thêm 500ml nước lọc vào nồi, cho đường phèn vào Sau khi nước sôi thì bạn cho thêm táo và nhãn vào, ninh với lửa nhỏ Các thành phần trên đã mềm thì tắt bếp, thêm rong nho vào là được.
Tuy nhiên, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 220mg rong nho là tốt nhất. Đồng thời, để an toàn hơn, mẹ chỉ được ăn loại rong nho tươi, không qua bảo quản, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Bên cạnh tích cực ăn thực phẩm hằng ngày, bà bầu cần chú ý việc bổ sung thêm các viên uống vi chất quan trọng như sắt axit folic, vitamin D3, kẽm, DHA, canxi hữu cơ cho bà bầu,… mỗi ngày. Điều này để đảm bảo cơ thể mẹ luôn khỏe, thai nhi có tiền đề phát triển tốt nhất.
Xem thêm: uống canxi và omega-3 cùng lúc được không
Rong nho có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, bà bầu có thể ăn rong nho để giúp có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng ăn rong nho quá nhiều, rất dễ mắc phải các bệnh về tuyến giáp. Chúc mẹ luôn dồi dào sức khỏe và có thai kỳ trọn vẹn nhé!
0 notes
Text
Ý DĨ CHỮA CAM TÍCH, CHẬM LỚN Ở TRẺ
Đặc tính:
Cây ý dĩ có tên khoa học là Croix Lachryma Jobi L. Là một loại cây thảo thuộc họ lúa (Poaceae), mọc thành bụi, gần giống cây ngô, cao 1 - 2m, thân nhẵn bóng, vạch dọc. Lá hình dải dài 10 - 40cm. Quả nhỏ nhẫn bóng, màu xám nhạt, một mặt phẳng, một mặt lồi dùng làm thức ăn và làm thuốc, gọi là hạt ý dĩ.
Cây ý dĩ mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi. Cuối thu đầu đông cây già chết, quả chín, phơi khô lấy nhân. Do hàm lượng tinh bột protid và lipid cao nên ý dĩ được dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Nhiều món ăn ngon có ý đĩ như: chè ý dĩ long nhãn, táo tàu, hạt sen, ý dĩ hầm thịt gà… vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Ý dĩ vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ, mạnh tỳ vị, lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ phế.
Công dụng:
Chữa viêm ruột, phù thũng, tiêu chảy lâu ngày, tê thấp:
Chữa trẻ em bị cam tích, gày còm chậm lớn, có giun, bụng ỏng ăn kém:
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaĐiLỏngĐauBụng #ChữaBệnhTrẻEm #ChữaPhùThũng #ChữaTêThấpVàĐauNhức
#lamthuoc.net-nguyên liệu làm thuốc#chữa đi lỏng đau bụng#chữa bệnh trẻ em#chữa phù thũng#chữa tê thấp và đau nhức
0 notes
Text
Set chè hạt sen, long nhãn túi zip tiện dụng bao gồm:
(Khối lượng: 500gr)
+ Hạt sen khô
+ Long nhãn Hương Chi
+ Đường phèn
1 note
·
View note
Photo
Cách nấu hạt sen chữa mất ngủ. Chúng ta ai cũng được nghe ít nhất một lần hạt sen chữa mất ngủ.
Dưới đây là một số món ăn và cách nấu hạt sen.
1 . Chè hạt sen táo đỏ thơm ngon mát lành cho ngày hè nóng bức
Món ăn này không quá xa lạ với một số gia đỉnh. Chè hạt sen ngọt thanh, vừa phải, sen trong không đục, thanh lọc cơ thể.
Nguyên liệu:
Hạt sen: 300gram
Táo đỏ: 100gram
Táo tàu: 100gram
Đường: 200gram ( gia giảm tùy vào khẩu vị của từng gia đình)
Nước: 2 lít
Nhãn khô: 50gram
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch hạt sen, trần sơ qua nước nóng để hạt sen không bị nhựa, khi ninh chè hạt sen thì hạt k bị nát và rất mềm giòn.
Bước 2: Đổ hạt sen ra rổ để ráo nước
Bước 3: Đun sôi 2 lít nước đổ hạt sen vừa làm sạch vào ninh
( Lưu ý: đun sôi nước mới cho hạt sen vào để hạt khi nhừ không bị nát, giữa được nguyệt hạt và hơi giòn bên ngoài)
Ninh đư���c 15 phút thì cho nhãn, táo đỏ, táo tàu vào
Ninh thêm 10 phút nữa khi sôi lên tất cả chín đều, vớt bọt phía trên
Nêm nếm vừa khẩu vị
Bước 4: Múc ra bát và thưởng thức thôi nào
Xem thêm lợi ích của hạt sen
1 note
·
View note
Text
Mua nguyên liệu nấu chè hạt sen long nhãn ở đâu
Cách nấu chè hạt sen long nhãn như thế nào cho ngon mà không bị sượn, nấu ra vị ngọt thanh không gắt cổ ngon như ngoài tiệm bây giờ? Trong bài viết này, Bách Hóa Xe Lam sẽ hướng dẫn bạn 3 cách nấu chè hạt sen long nhãn đúng bài bản nhất, đồng thời còn chia sẻ một số kinh nghiệm nấu cũng như nơi mua nguyên liệu ok nhất, uy tín nhất để bạn đỡ tốn công tìm kiếm. Mời bạn xem chi tiết bên dưới nha.
Mua nguyên liệu nấu chè hạt sen long nhãn ở đâu?
Để tìm hạt sen tươi, bạn có thể đi lòng vòng đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc Hai Bà Trưng, mình thấy chỗ góc đó có người bán suốt mấy năm rồi, các bạn có thể tham khảo thử nếu thích sen tươi, còn gần nhà bạn nào có thì cứ ghé không sao cả (nên chọn sen tươi Đồng Tháp hoặc Huế nhé).
Còn bạn nào muốn nhãn lồng tươi và ngon thì tốt nhất nên canh trên chợ đầu mối để có hàng ngon và thịt dầy, hạt bé nha. Theo kinh nghiệm nấu chè hạt sen bọc nhãn lòng của mình thì mùa thu hoạch nhãn nhiều nhất trong năm là tháng 9 đó các bạn nhé.
Còn bạn nào lười như mình hoặc đơn giản chỉ là thích món này quá, muốn mua nhiều để nấu ăn thường xuyên, vừa thanh nhiệt giải độc gan, vừa có món tráng miệng mỗi tuần cho gia đình. Mà không biết mua nguyên liệu nấu chè hạt sen long nhãn khô ở đâu thì có thể tham khảo mấy địa chỉ dưới đây nhé:
1. Bách Hóa Xe Lam bán hạt sen long nhãn khô
Địa chỉ:36/8 Tân Trụ, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Số điện thoại và Zalo:0845.528.599
Chat Facebook: Bachhoaxelam
Giờ làm việc:8h30 – 21h từ thứ 2 đến thứ 7 (CN từ 8h30-17h).
2. Mua long nhãn hạt sen tại Shop Nam Hoàng
Địa chỉ:258/22 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM
Số điện thoại và Zalo:0934.288.144
Facebook :Nam Hoàng Gia Truyền
3. Hạt sen long nhãn mua tại Shop Anh Ba
Địa chỉ:Hẻm 380 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Số điện thoại và Zalo:0765.999.111
Facebook :Shop Anh Ba
Shop Bách Hóa Xe Lam bên mình có ưu điểm đó là có bán cả hạt sen khô, long nhãn sấy khô cùng rất nhiều nguyên liệu nấu chè khác (như chè dưỡng nhan, chè khúc bạch, sâm bổ lượng, chè bưởi, tàu hủ trân châu đường đen ….). Thành ra các bạn có thể ghé thử shop mình cho biết, rồi lần sau muốn mua gì cũng dễ hơn, đỡ suy nghĩ này nọ nha.
Bên cạnh đó, do shop mình buôn sỉ thành ra hàng xuất đi liên tục, không lo hạt sen với long nhãn bị quá hạn sử dụng hoặc tồn kho, cái nào quá hạn là bên mình tự nấu chè ăn hết nên các bạn yên tâm nhé, mà đã vậy không sử dụng chất bảo quản có hại cho sức khỏe nữa các bạn ạ.
Cách nấu chè hạt sen long nhãn dễ mà ngon
Trong phần cách nấu chè hạt sen long nhãn này, mình sẽ hướng dẫn bạn 3 cách nấu chè hạt sen long nhãn từ cơ bản cho đến nâng cao, bạn thấy cách nào tiện với mình nhất và thấy phù hợp với mục đích nấu của mình nhất thì triển nhé (ví dụ như nấu cho người yêu ăn thì đảm bảo chè hạt sen bọc nhãn lòng dễ bày tỏ tâm ý nhất luôn ấy).
1. Nấu chè hạt sen long nhãn cơ bản (không bọc hạt sen)
Một trong những cách nấu chè hạt sen long nhãn dễ nhất, đơn giản nhất, lười nhất mà mình từng làm đó là chỉ việc thả hạt sen và long nhãn vào, chả cần quan tâm đến việc lồng từng hạt sen vào từng trái nhãn đâu ahihi.
Chuẩn bị:
100g hạt sen khô.
100g long nhãn khô.
100g hạt chia.
270-350g đường phèn trắng.
Sơ chế:
Hạt sen khô cho ra tô, đổ nước nóng vào ngâm qua đêm, ngâm xong đổ hết nước ngâm.
Long nhãn thì rửa sơ cho sạch cát và bụi bẩn.
Hạt chia không cần rửa.
Thực hiện:
Bắt nồi nước 4 lít lên bếp, cho hạt sen vào, đậy nắp lại, bật lửa vừa.
Nấu khoảng 30 phút thì cho long nhãn, đường phèn vào.
Nước sôi thì tắt bếp, cho hạt chia vào thế là xong.
Múc ra chén và để nguội 1-2 tiếng là có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi.
Bạn có thể cho đá vụn vào thưởng thức sẽ ngon hơn nhé.
Bạn nào không thích ăn hạt sen sực sực thì bước 2 nấu hạt sen 90 phút nhé, như vậy nó sẽ mềm ra đôi chút, ăn sẽ bùi hơn. Mỗi tuần bạn có thể dùng món chè long nhãn hạt sen này 3-5 lần nhé.
Tìm hiểu thêm: https://bachhoaxelam.tumblr.com/post/652135941103828992/mua-nguyen-lieu-nau-tran-chau-duong-den
1 note
·
View note
Text
Tổng hợp 20 công thức nấu các món chè thơm ngon, thanh mát cho cả nhà.
Nếu bạn là 1 tín đồ đạo chè thì bài viết này là của bạn rồi đấy! Dưới đây yeuamthuc.org sẽ giới thiệu đến bạn 20 công thức nấu các món chè thơm ngon, dinh dưỡng, bạn thao hồ mà lựa chọn để chiêu đãi gia đình nhé! #yeuamthuc_org #Ẩm_thực #chè_bơ #chè_bưởi #Chè_chuối_cốt_dừa #chè_dưa #chè_đậu_đenn #Chè_đậu_trắng_nước_cốt_dừa #Chè_sen_nhãn_khô #chè_Thái #chè_thập_cẩm #chè_thưng #chè_trôi_nước_ngũ_sắc #công_thức_nấu_các_món_chè_thơm_ngon #hải_phòng #hoa_quả #nước_cốt_dừa #sữa_chua #sủi_dìn_hải_phòng #thạch_trà_xanh_hạt_sen #trà_xanh https://yeuamthuc.org/cong-thuc-nau-cac-mon-che-thom-ngon/
Nếu bạn là 1 tín đồ đạo chè thì bài viết này là của bạn rồi đấy! Dưới đây yeuamthuc.org sẽ giới thiệu đến bạn 20 công thức nấu các món chè thơm ngon, dinh dưỡng, bạn thao hồ mà lựa chọn để chiêu đãi gia đình nhé! Continue reading Untitled
View On WordPress
#chè bơ#chè bưởi#Chè chuối cốt dừa#chè dưa#chè đậu đenn#Chè đậu trắng nước cốt dừa#Chè sen nhãn khô#chè Thái#chè thập cẩm#chè thưng#chè trôi nước ngũ sắc#công thức nấu các món chè thơm ngon#hải phòng#hoa quả#nước cốt dừa#sữa chua#sủi dìn hải phòng#thạch trà xanh hạt sen#trà xanh
0 notes
Text
Cách nấu món cháo tổ yến ngon và bổ cho cả gia đình
Yến Sào là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và lành tính. Là thực phẩm có giá trị bồi bổ sức khỏe rất cao mà chế biến yến sào lại vô cùng đơn giản và dễ làm. Trong bài viết này, Yến Sào Thiên Ngọc sẽ gửi đến bạn đọc một số món ăn từ yến sào nhanh, bổ dưỡng và ngon miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên liệu và cách chế biến yến sào nhé:
1. Lạ miệng với món súp tổ yến gà thả
Không có lựa chọn nào thú vị hơn việc khai tiệc với món súp yến thả gà, để cảm nhận vị giòn đặc trưng của yến trong nước dùng thơm ngọt vị gà. Một chút dai dai của thịt lườn xé nhỏ cũng tạo thêm điểm nhấn cho món ăn hấp dẫn hơn.
Súp yến thả gà trông khá đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ, cần đến bí quyết ninh xương gà để lấy được vị ngọt nhiều nhất. Dù yến và gà khi để nguội rất dễ tanh, nhưng với “tiểu xảo” dùng nước gừng để trị, món súp vẫn ngon ngay cả khi để lạnh.
Súp yến là món ăn quen thuộc song lại được nhiều vị khách sành ăn lựa chọn, và khó làm chiều lòng nhất. Bởi họ luôn muốn mùi vị mới hơn, dư vị sâu hơn mà không làm mất đi hương vị thanh tao của yến. Đây là lý do khiến một bát súp yến có thể chứa tới 20 hương vị từ các nguyên liệu gốc, nhưng không vị nào được lấn át vị yến.
1.1 Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo
Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin — là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Ngoài ra, tổ yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.
2. Tổ yến tiềm gà ác thơm ngon — giàu dinh dưỡng
2.1 Nguyên liệu gồm có:
30g tổ Yến đã ngâm nở và sơ chế sạch.
1 con gà ác.
1 gói thuốc bắc.
2 chén nước lọc.
3 miếng vỏ quít khô (trần bì).
5 miếng thịt xá xíu.
Một thìa nhỏ bột nêm canh.
2.2 Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn ngâm vỏ quít cho nở mềm.
Bước 2: Gà mổ bụng rửa sạch, để ráo.
Bước 3: Đun sôi nước vỏ quít, cho gà vào trần sơ qua, vớt gà ra để ráo.
Bước 4: Cho 2 chén nước lọc vào nồi nhỏ + thuốc bắc + gà vào nấu độ 1 giờ. Trở gà nhiều lần cho chín đều.
Bước 5: Sau khi đã đun gà được 1 giờ, cho tất cả hỗn hợp vào thố + yến đã sơ chế + xá xíu.
Bước 6: Tiềm thêm 1 giờ bằng cách chưng cách thuỷ.
Bước 7: Tắt bếp, cho bộ nêm cho vừa đủ. Để nguyên trong thố, dùng nóng.
3. Tổ yến hầm hạt sen, táo đỏ, long nhãn
Tổ yến trưng đường phèn là một hương vị mới rất dễ ru lòng tất cả thực khách ưa món yến. Hạt sen hầm bở mềm, ăn kèm sợi yến giòn sật, long nhãn ngòn ngọt trong vị nước dùng ngọt thơm của táo đỏ, thêm vị ngọt mát của đường phèn, chỉ một muỗng thôi nhưng chứa đựng bao miếng ngon để thưởng thức. Với yến, dư vị chính là điểm thành công của món ăn.
4. Yến sào hầm sữa tươi
Yến sào hầm sữa tươi là một trong những món ăn ngon làm từ yến sào Khánh Hòa — món đứng hàng đầu trong bát trân. Hai thành phần chính của món này là Yến sào và sữa tươi.
Từ trước đến nay, hầu hết phụ nữ ai cũng đều biết đến công dụng làm đẹp da của sữa tươi. Hôm nay, nó được chế biến kết hợp với Yến sào tạo nên 1 món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng, vừa phòng chữa bệnh vừa đặc biệt hữu ích cho công việc làm đẹp cho nữ giới.
5. Yến chưng đường phèn
Chè yến hấp đường phèn. Món ăn này được chế biến khá công phu. Tổ yến sau khi ngâm nước cho rã thành sợi và nhặt hết các chất bẩn bám vào, sợi yến sẽ có màu trắng lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến.
Yến chưng đường phèn có công dụng bổ phổi, làm đẹp da và giúp tăng cường sức khỏe.
6. Súp yến sào bồ câu non
Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa ăn. Món này dùng nóng rất ngon.
6.1 Nguyên liệu cần có:
60gram yến tươi (hay 10g yến khô) đã qua sơ chế.
60 gram hạt sen.
100 gram thịt heo nạc.
1/4 miếng vỏ quýt khô.
8 ly nước sôi.
Bột nêm.
6.2 Cách thực hiện:
Bước 1: Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.
Bước 2: Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.
Bước 3: Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa và ăn nóng.
7. Yến sào thịt cua và bí đỏ
7.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn:
100g yến đã sơ chế.
280g bí đỏ.
60g thịt cua.
300ml nước dùng gà.
1 lòng trắng trứng gà.
1 lát gừng.
50g thịt dăm bông.
1 thìa cà phê bột ngô.
Rau mùi.
1/3 thìa cà phê muối.
7.2 Cách thực hiện:
Gọt vỏ bí, bỏ ruột, thái nhỏ. Đun nước sôi, cho gừng và bí vào nấu khoảng 10 phút cho mềm.
Lấy bí ra xay nhuyễn, cho yến sào đã sơ chế và bí xay vào nồi đun sôi, sau đó cho thịt cua, dăm bông và quấy đều.
Trộn bột ngô với nước dùng gà, từ từ cho vào hỗn hợp bí để vừa sánh đặc.
Cho lòng trắng trứng vào, khuấy đều, nêm muối vừa ăn.
7.3 Thưởng thức:
Có thể cho súp ra quả bí đã khoét ruột và hấp chín, rắc rau mùi thái nhỏ lên trên. Món ăn này dùng khi còn nóng.
8. Yến sào tiềm đu đủ
Yến sào tiềm đu đủ là món ăn ngon, vừa lạ miệng vừa nhiều dưỡng chất.
8.1 Nguyên liệu:
Yến sào khô 10g.
Đu đủ 1 trái.
Đường phèn 20gr.
8.2 Cách chế biến:
Yến ngâm nước 4 tiếng, làm sạch.
Đu đủ lấy bỏ phần ruột.
Cho yến và đường phèn, một chút nước lọc vào trái đu đủ, đút lò tiềm khoảng 30 phút.
Món ăn vừa lạ miệng, nhiều dưỡng chất.
9. Cháo tổ yến thịt gà
9.1 Nguyên liệu nấu cháo yến:
Gà ta nửa con.
Tổ yến 3 cái to.
Gạo bắc thơm.
Gia vị: cà rốt, hành tươi, gừng, mắm, muối.
9.2 Hướng dẫn nấu cháo tổ yến:
Bước 1: Gà rửa sạch, luộc với chút gừng cho chín, vớt ra lọc lấy thịt và xé nhỏ. Nước luộc gà để riêng để nấu cháo
Bước 2: Cho gạo vào nước luộc gà và ninh thành cháo, nêm cháo vừa ăn.
Bước 3: Tổ yến ngâm nở, thái nhỏ.
Bước 4: Cà rốt, hành tươi thái nhỏ.
Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và cà rốt vào đun cùng cho đến khi chín. Cho hành và thịt gà vào và thưởng thức khi còn nóng.
Vậy là đã học được cách nấu món cháo tổ yến ngon và bổ cho cả gia đình. Nếu có ai đó mệt mỏi hoặc chán ăn hãy nấu ngay cháo tổ yến thơm ngon này nhé. Rất hiệu quả cho việc chăm sóc gia đình hay sức khỏe người già. Chúc các bạn thành công với cách nấu cháo tổ yến
10. Nấu cơm gà tổ yến
10.1 Nguyên liệu nấu cơm gà tổ yến:
Gà ta nửa con
Tổ yến 3 cái to
Gạo bắc thơm
Gia vị: cà rốt, hành tươi, gừng, mắm, muối
10.2 Hướng dẫn nấu cơm gà tổ yến:
Bước 1: Gà rửa sạch, luộc với chút gừng cho chín, vớt ra lọc lấy thịt và xé nhỏ. Nước luộc gà để riêng để nấu cháo
Bước 2: Thịt gà và cà rốt luộc chín, vớt ra chặt miếng vừa ăn hoặc xé phay miếng vừa ăn. Khi luộc cho chút gừng vào cho thơm. Bước 3: Tổ yến ngâm khoảng 30 phút, sau khi ngâm để ráo nước. Cho nước luộc gà vào đun cho chín (cho lượng nước vừa đủ để khi chín vừa cạn nước là được)
Bước 4: Gạo cho vào nấu thành cơm, khi vừa chín cơm thì vớt tổ yến cho vào, nấu tiếp cho đến khi cơm chín hẳn. Trừng luộc chín để nguyên quả.
Bước 5: Pha xì dầu với ớt, tỏi cho vừa ăn. Cho cơm tổ yến ra bát, ăn kèm thịt gà, cà rốt và trứng. Chấm với xì dầu cay cay ngon tuyệt.
11. Súp yến sào càng cua
Bên cạnh món súp yến sào thịt cua bí đỏ, súp yến sào càng cua cũng làm món ăn rất ngon, bổ sung vào thực đơn món mặn chế biến từ yến sào của bạn. Xin hân hạnh giới thiệu với các bạn:
11.1 Nguyên liệu:
10g tổ yến.
3 càng cua tươi.
50g dăm bông.
1 trái bắp Mỹ.
10g nấm đông cô.
11.2 Cách làm món súp yến càng cua:
Bước 1: Làm sạch tổ yến, bạn có thể tham khao ở bài “cách làm sạch tổ yến”
Luộc càng cua chín để nguội, bóc vỏ, ngâm phần chân xé tơi, phần càng để nguyên.
Bước 2: Dăm bông cắt thành sợi nhỏ. Bắp Mỹ cắt thành 1/2 hạt. Nấm đông cô ngâm nở, mềm, cắt thành 1/3.
Bước 3: Cho tổ yến vào chén chưng cách thủy 20 phút. Cho 2 chén nước dùng vòa đun sôi. Tiếp theo là cho bắp Mỹ vào đun tiếp 3 phút.
Cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào. Sau đó nêm bột canh cho vừa.
Bước 4: Khi hỗn hợp sôi đều pha 2 muỗng bột bắp vào cùng với 1/2 chén nước. Cho vào nối khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.
11.3 Thưởng thức:
Cho súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt. Cho tổ yến đã hấp chín lên sau đó và có thể trang trí với ngò và tiêu.
Chúng ta đã có một món súp yến sào càng cua không những đẹp mắt mà còn rất ngon và dinh dưỡng.
Chúc Quý khách ngon miệng và thành công với những món ăn trên nhé !
>>Mời tham khảo thêm tại: 7 cách chưng yến sào
1 note
·
View note
Text
Mách bạn cách chưng yến sào với hạt sen
Ăn một bát yến chưng hạt sen sau những lúc làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Đây là một món ăn tuyệt vời cho cơ thể của các bạn. Sự kết hợp của yến sào, hạt sen thêm một chút đường phèn vào nữa. Chúng ta sẽ nạp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái thư giãn tốt nhất.
1. Thành phần có trong hạt sen
Theo số liệu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ được trích dẫn lại như sau: Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magie, kali và phốtpho. Trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp.
Cứ 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63–68 gam carbohydrate, 17–18gram protein, nhưng chỉ có 1,9–2,5 gram mỡ. Còn lại là các thành phần khác như: Nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho).
Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gram) cung cấp khoảng 5 gam protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
2. Công dụng tuyệt vời của hạt sen
Dưới đây là 5 công dụng tuyệt vời của hạt sen các bạn nên tham khảo:
2.1 Muốn chữa mất ngủ — Đừng bỏ tâm sen
Trong hạt sen, tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ rất tuyệt vời. Nhiều người ăn hạt sen với hy vọng sẽ cải thiện chứng mất ngủ nhưng vì tâm sen đắng nên loại bỏ.
Thực tế, hạt sen chỉ có tác dụng chữa mất ngủ tốt khi còn tâm sen. Nếu trong trường hợp tâm sen đã bỏ đi rồi thì sẽ không còn tác dụng. Vì vậy để có giấc ngủ ngon, bạn có thể chỉ dùng tâm sen cũng rất tốt.
2.2 Mẹ bầu ăn hạt sen sinh con thông minh
Hạt sen với bà bầu có vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết như protit, lipit, gluxit, canxi, photpho, sắt,…mà còn giàu các vitamin B1, B2, PP, C…
Với thành phần dinh dưỡng phong phú đó, hạt sen là nguồn thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt cho các bà bầu. Các bà bầu nên ăn hạt sen thường xuyên để vừa đẹp và khỏe, vừa giúp các bé phát triển tốt và thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
2.3 Làm đẹp da, chống lão hóa
Trong y học cổ truyền Ấn Độ hoa sen, hạt sen, lá sen được tận dụng tối đa để chăm sóc da cũng như sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, phốtpho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư giãn, hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.
Nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, trị mụn trứng cá, mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng. Với lợi ích trên, các spa tại châu Á cũng sử dụng liệu pháp này.
Chất enzyme đặc biệt có trong hạt sen và củ sen có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người và làm cho làn da luôn tươi sáng, trẻ trung.
2.4 Cải thiện vòng 1 cho phụ nữ sau khi sinh
Sau khi sinh và cai sữa cho con, một vấn đề mà các bà mẹ hết sức buồn phiền là tình trạng chảy xệ khó coi của vòng một. Cũng có những mẹ cai sữa xong thì vòng một gần như “biến mất”.
Vì vậy các bà bầu nên ăn hạt sen để giúp cải thiện vòng 1 phổng phao và săn chắc hơn, vì theo một cuốn sách Đông y của Trung Quốc, hạt sen có tác dụng bồi bổ vòng 1.
2.5 Dùng làm các món ăn ngon, bổ dưỡng
Với lợi thế về mùi vị, màu sắc và dưỡng chất nên hạt sen được con người sử dụng khá phổ biến để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh.
Hạt sen có tác dụng bổ dưỡng an thần, đặc biệt là dùng để chữa tiêu chảy kéo dài và bệnh suy dinh dưỡng, chữa chứng mất ngủ, giảm khát mùa hè, chữa thiếu máu, kém ăn bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh…
Từ lâu trong dân gian người ta đã chế biến hạt sen thành nhiều món ăn có giá trị bổ dưỡng cao như chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại cho cơ thể.
3. Mách bạn cách chưng yến với hạt sen và đậu xanh thơm ngon:
3.1 Tổ yến chưng hạt sen, đậu xanh thanh mát giải nhiệt cho ngày hè
Nguyên liệu:
Yến sào tinh chế: 1–2 tổ.
200 gram hạt sen.
100 gram đậu xanh.
Đường phèn.
Vài lát gừng thái mỏng và một ít lá dứa.
Cách làm:
Bước 1: Yến đã nhặt sạch lông, bạn mang ngâm với nước lạnh khoảng 30 phút cho nở mềm.
Bước 2: Hạt sen bỏ bớt tâm cho đỡ đắng (nếu bạn muốn điều trị chứng mất ngủ thì nên để nguyên tâm sen), sau đó rửa sạch hạt sen và nấu cho chín mềm.
Bước 3: Đậu xanh rửa sạch, nấu cho vừa chín mềm.
Bước 4: Cho yến vào thố có nắp đậy, cho nước vừa với phần yến. Sau đó bạn chưng cách thủy yến khoảng 20 phút.
Bước 5: Đổ đậu xanh, hạt sen vào chung một nồi, thêm đường phèn, lá dứa và vài lát gừng thái sợi mỏng vào. Đun sôi vài phút thì tắt bếp. Sau đó bạn cho yến đã chưng vào và thưởng thức.
Lưu ý: Món này bạn dùng nóng hay lạnh đều ngon.
Trên đây, Sâm Yến đã giới thiệu với bạn về công dụng của hạt sen và cách kết hợp hạt sen với tổ yến. Chúc bạn thành công khi thực hiện món ăn thơm ngon giàu dinh dưỡng này nhé !
>> Trích nguồn: 7 cach chung yen
1 note
·
View note
Text
Bật mí món chè tổ yến kết với hạt sen, táo tàu, bạch quả và nhãn nhục
Yến sào là loại thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng, thường được chế biến chung với một số loại nguyên liệu khác để tạo thành những món ăn tuyệt vời, giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe, cải thiện trí não. Và sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc cách nấu món yến sào chưng bạch quả, một món ăn thơm ngon với hương vị khá đặc trưng và giúp đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng.
1. Yến sào là gì ?
Yến sào (còn được gọi là “Tổ yến”) là loại thực phẩm mà t�� xa xưa được xem như một món ăn giá trị và quyền quý. Nó xuất hiện ở một số các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia,… và được tạo ra bằng chính nước dãi của chim yến trống và chim yến mái.
Đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, chứa các khoáng chất như Canxi, Magie, Kali,… và được chia làm rất nhiều loại dựa theo nguồn gốc, màu sắc và theo quan niệm của những người sành sỏi về yến.
Trong đó bạch yến là loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, ngoài ra còn một số loại yến như huyết yến, hồng yến, yến đảo…
2. Công dụng tuyệt vời của yến sào
Trong yến sào còn chứa 18 axit amin, cùng nhiều khoáng chất và một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như :
– Giảm căng thẳng mệt mỏi.
– Tăng cường độ ẩm.
– Giảm nếp nhăn.
– Chống lão hóa.
– Giúp da mịn màng, săn chắc.
– Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp.
– Giảm huyết áp.
– Cải thiện chức năng tim.
– Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể.
– Tăng tuổi thọ con người.
3. Món chè tổ yến kết hợp với hạt sen, táo tàu, bạch quả và nhãn nhục sẽ mang lại tác dụng như thế nào ?
Theo đông y, hạt sen vốn có vị ngọt, tính bình (không lạnh, không nóng) có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, chữa bệnh mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng,…Trong Y học hiện đại hạt sen còn có một số công dụng đối với sức khỏe và giúp làm đẹp an toàn.
Táo tàu có tính ôn, vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh;…
Bạch quả có tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới. Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhãn nhục (phần cùi nhãn được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao) là một vị thuốc quý, được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như để nguyên múi, sắc thuốc, nghiền làm thuốc hoàn,…, nhằm bồi bổ cơ thể, phòng và chống các bệnh liên quan đến suy nhược thần kinh, tổn thương tỳ, vị,…
Nếu kết hợp các nguyên liệu này lại sẽ có một món ăn thanh mát, giàu giá trị dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt, làm giảm triệu chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể,….
4. Công thức chế biến món “Yến chưng tứ bảo”
Nguyên liệu cho món ăn:
– Tổ yến thô hoặc đã tinh chế: 10gram.
– Hạt sen (khô hoặc tươi): 10 hạt.
– Táo đỏ: 10 quả.
– Bạch quả: 5 hạt (không nên ăn quá 15 hạt bạch quả/lần tránh tình trạng ngộ độc).
– Nhãn nhục: 1 thìa nhỏ.
– Dụng cụ sơ chế và chưng yến.
– Đường phèn: 20 gram (hoặc có thể thay đổi tùy mỗi người).
Thực hiện:
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, các bạn thực hiên theo các bước sau:
Bước 1: Ngâm yến sào b��ng nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở mềm, sau đó nhặt sạch lông (đối với yến thô). Nếu các bạn dùng yến tinh chế thì ngâm yến vào nước ấm khoảng 30 phút cho sợi yến mềm là có thể chưng được.
Bước 2: Hạt sen, táo đỏ, bạch quả, rửa sạch và luộc riêng mỗi thứ cho mềm.
Bước 3: Nhãn nhục ngâm với nước và xé tơi ra.
Bước 4: Cho đường vào nồi với 1.5 chén nước nấu tan đường phèn ra, rồi lược sạch cặn, bạn có thể cho thêm lá dứa vào nấu cùng đường phèn cho thơm.
Bước 5: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thố và chưng cách thủy 30 phút là được.
Bây giờ thì chúng ta đã có “yến chưng tứ bảo” thật ngon, với món này các bạn có thể dùng nóng, hoặc lạnh đều được.
Món yến chưng này có giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng cường sức dẻo dai, giúp cơ thể cường tráng, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, và có thể chữa được bệnh ho.
5. Một vài lưu ý cần biết
Thời gian chưng yến tùy thuộc vào từng loại yến khác nhau:
Yến đảo hay yến nuôi tự nhiên:
Ngâm nước ấm 2–3h, chưng trong khoảng 1h45 phút.
Yến sào nuôi đã qua công đoạn tinh chế làm sạch:
Nếu bạn sử dụng phương pháp chưng cách thủy bằng chén và nồi chưng bình thường thì thời gian ngâm yến trong nước ấm là 15 phút, thời gian chưng khoảng 30–45phút.
Trường hợp các bạn sử dụng nồi chưng chuyên dụng để chưng yến thì thời gian ngâm nở là 15 phút và thời gian chưng yến cho thố chưng chuyên dụng là 60 phút.
Yến đảo đã được tinh chế:
Nếu bạn sử dụng phương pháp chưng cách thủy bằng chén và nồi chưng bình thường thì thời gian ngâm nở của yến trong nước ấm là 30 phút, thời gian chưng yến 1g45 phút.
Trường hợp các sử dụng nồi chuyên dụng để chưng yến thì thời gian ngâm nở là 20 phút và thời gian chưng yến trong thố chưng chuyên dụng là 1g30 phút.
Lưu ý chung khi chưng cách thủy tổ yến sào:
– Không được chế biến yến sào trực tiếp cùng các loại thực phẩm khác. Chỉ nên sử dụng phương pháp chưng cách thủy hay dùng thố chưng yến chuyên dụng vì như vậy sẽ không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng quan trọng có trong yến.
– Chế biến các thực phẩm khác riêng ở ngoài, chưng yến riêng sau khi yến chưng chín thì mới trộn dùng chung với các thực phẩm khác.
– Liều lượng sử dụng yến cho 1 người trên 1 lần sử dụng là từ 2–5gram. Đừng nấu quá nhiều và dùng quá nhiều trong ngày vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Chúc các bạn ngon miệng, ngoài ra các bạn có thể tham khao thêm các món yến chưng tương tự khác như yến chưng đường phèn, yến chưng đậu xanh,….trong các bài viết tiếp theo nhé !
>> Trích dẫn: 7 cach chung yen
1 note
·
View note
Text
Bí quyết làm món chè yến hạt sen, bạch quả cực thơm ngon
Tổ yến còn chứa các acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt. Đặc biệt, khi kết hợp tổ yến với các nguyên liệu như: Bạch quả, táo tàu…sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng vốn có trong tổ yến. Hãy cùng Sâm Yến tham khảo ngay cách chế biến yến sào với hạt sen, bạch quả, táo tàu và nhãn nhục dưới đây nhé !
1. Công dụng “tuyệt hảo” của yến sào
Như các bạn đã biết yến sào là loại thức ăn chỉ dành cho các bậc đế vương với tác dụng bồi bổ cơ thể: Bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, chống lão hoá, tăng tuổi thọ… Vì thế để nói đến tác dụng của yến sào đối với sức khỏe của mỗi người là vô vàn.
Theo nghiên cứu của PGS. TS Ngô Đăng Nghĩa, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Môi trường Trường Đại học Nha Trang, tổ yến chứa carbohydrat, acid amin và muối khoáng, trong đó glycoprotein chiếm đến 50%.
Trong số các carbohydrat thì acid sialic là thành phần chính chiếm 9% có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu.
Ngoài ra, yến sào còn có chứa thành phần galatosamine 7,2% và glucosamin 5,3 % giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp, galactose 16,9% và fucose 0,7%.
Tổ yến còn chứa các acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt.
2. Món ăn thơm ngon khó cưỡng từ tổ yến sào
Món tổ yến chưng bạch quả, táo tàu, nhãn nhục, hạt sen được chế biến từ yến nguyên chất. Đặc biệt, khi tổ yến được chế biến đúng cách và kết hợp với các nguyên liệu nói trên sẽ tạo ra món ăn giúp phát huy công dụng bồi bổ sức khỏe của yến.
2.1 Để chế biến món ăn, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
· Tổ yến: 5g (1/2 tổ) tổ yến sào đã tinh chế sấy khô, hoặc 20g yến tươi tinh chế.
· Đường phèn: 2 – 3 thìa.
· Bạch quả: 5 hạt.
· Nhãn nhục: 1 thìa.
· Hạt sen: 10gram.
· Gừng: 2 – 3 lát mỏng (khử bớt mùi tanh của yến, tăng thêm hương vị cho chè yến).
2.2 Cách thực hiện món ăn:
Bước 1: Chuẩn bị
– Nếu là tổ yến thô thì các phải ngâm nước khoảng 1 giờ, sau đó làm sạch lông và tạp chất.
– Nếu là tổ yến tinh chế (đã được làm sạch): Bạn chỉ cần ngâm vào thố nước sạch trong thời gian từ 30 phút – 1 giờ (đến khi nào yến nở tơi đều ra từng sợi là được).
– Bạch quả tươi bóc sạch lớp vỏ màu nâu bên ngoài, rửa thật sạch rồi dùng dao tách nhẹ từng hạt bạch quả, lấy đầu dao nhọn trích lấy tim bạch quả bỏ đi (giống lấy tim hạt sen, tim bạch quả rất đắng, nếu lấy sót hạt bạch quả sẽ đắng rất khó ăn).
– Tương tự hạt sen các bạn rửa sạch, dùng tăm loại bỏ tim sen.
– Nhãn nhục ngâm vào nước ấm khoảng 10 phút. Táo tàu rửa sạch.
– Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng.
Bước 2: Chế biến
– Bạn cho hạt bạch quả, hạt sen và chén nước lọc vào nồi, mở lửa lên nấu cho nước sôi sau đó vặn nhỏ lửa cho đến khi vừa chín mềm (10 – 15 phút).
– Tiếp đến, bạn cho nhãn nhục, táo tàu vào nấu cùng hỗn hợp b���ch quả hạt sen khoảng 5 phút, sau đó cho đường phèn vào nấu thêm 3 – 5 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Chưng cách thủy
Bạn cho yến sào đã ngâm và làm sạch vào một thố (hoặc chén lớn) sành/sứ, cho vài lát gừng lên trên, sau đó thêm nước vào cho đủ 8/10 thố (hoặc chén), đặt vào nồi, tiến hành chưng cách thủy chừng 15 phút là vừa chín và dùng được.
Bước 4: Thưởng thức
– Món chè tổ yến chưng đường phèn với bạch quả, hạt sen, nhãn nhục, táo tàu dùng nóng ngon hơn, tuy nhiên một số người thì thích dùng lạnh.
3. Biến tấu với món tổ yến chưng bạch quả và hạt bo bo
Với món tổ yến chưng bo bo bạch quả vô cùng dễ dàng phải không nào. Không cần cầu kì hay khéo léo gì, bạn chỉ cần sơ chế nguyên liệu rồi cho vào hầm thôi.
3.1 Trong cách chế biến món tổ yến chưng bo bo bạch quả dưới đây, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
· Tổ yến: 5gram.
· Bạch quả: 100g.
· Hạt bo bo: 50g.
· Đậu hũ ky khô: 100g.
· Đường phèn: tùy khẩu vị.
· Táo tàu: 50g.
· Nước cốt dừa: 200ml.
3.2 Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Hạt bo bo cho vào nước rửa sạch rồi vớt ra rổ để ráo, để qua một bên.
– Tàu hũ ky ngâm với nước ấm cho mềm ra.
– Bạch quả vừa mua về, bạn sẽ dùng búa nhỏ hoặc bất kì gì để đập vỡ phần vỏ cứng và lấy phần nhân bên trong. Sau đó sẽ cho nhân bạch quả vào nồi nước, đặt lên bếp luộc, loại bỏ lớp màng bên ngoài và phần tim ở giữa nữa nhé.
– Tổ yến bạn ngâm nước khoảng 30 phút cho yến được nở mềm đều.
Bước 2: Chế biến
– Trong cách nấu chè bo bo bạch quả này, bạn cần nấu bạch quả và bo bo trước. Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì cho bạch quả và bo bo vào nồi.
– Tiếp tục nấu thêm khoảng 30 phút cho 2 nguyên liệu này mềm bớt thì cho đậu hũ ky và táo tàu vào. Đừng quên cho cả đường phèn vào nấu cùng nữa nhé. Nhớ đảo đều để đường phèn có thể tan hoàn toàn trong nồi chè.
– Nấu lửa nhỏ , đậy kín nắp nồi chè, ninh thêm khoảng 20 phút nữa cho các nguyên liệu chín nhừ thì tắt bếp.
– Tổ yến bạn cho vào thố sứ có nắp, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Khi yến chín mềm và đạt độ dai nhất định, bạn tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Bạn sẽ cho nước cốt dừa cùng với đường cát trắng vào một nồi, đặt lên bếp nấu. Cho thêm cả bột bắp vào đảo đều, nấu đến khi nồi chè sôi. Khi đó sẽ thu được hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sệt. Nếm lại nước cốt dừa sao cho vừa khẩu vị.
Cuối cùng bạn chỉ cần múc chè bo bo bạch quả ra bát. Múc thêm nước cốt dừa vừa nấu ở trên chan lên, sau đó bạn cho yến lên trên. Thế là bạn có thể thưởng thức rồi.
Với món chè yến bo bo bạch quả này thì bạn có thể thưởng thức nóng hay lạnh đều rất ngon nha. Nếu muốn ăn lạnh, bạn chỉ cần cho thêm đá bào vào bát chè hoặc cũng có thể để chè trong ngăn mát tủ lạnh.
Chè tổ yến hay yến chưng bo bo bạch quả là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong hè này. Chúc bạn thành công với món ăn này nhé!
>> Trích nguồn: yen sao khanh hoa xuat khau di my
1 note
·
View note
Text
Mẹ và trẻ dùng yến sào có những bổ ích gì?
Các dưỡng chất trong tổ yến giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén cho người mẹ, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ, giúp mẹ ăn ngon hơn và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn qua các bữa ăn hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu được mẹ và bé dùng yến sào có những bổ ích gì?
Dưỡng chất có trong tổ yến
Trong tổ yến có hàm lượng Protein rất cao vào khoảng 45–55% cùng 18 loại Axit Amin khác nhau trong đó có một loại loại Axit Amin đặc biệt có công dụng rất tốt cho cơ thể mà không có loại thực phẩm nào có thể so sánh được như:
Threonine
Threonine có trong tổ yến góp phần quan trọng trong việc hình thành elastin và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa da. Ăn súp tổ yến hằng ngày.
Giúp da giữ được vẻ tươi sáng và tự nhiên, chống lai quá trình lão hóa cũng như giảm sự xuất hiện của các vết rạn da trong thời kỳ mang thai.
Glycine
Chất glycine trong yến giúp giảm nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ có thai, nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Tryptophan
Tryptophan tiền chất của serotonin và melatonin, được tìm thấy trong súp tổ yến có tác dụng chống trầm cảm và giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi ở mẹ cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi sinh.
Ngoài ra, tryptophan còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ. Những bà mẹ ăn tổ yến thường xuyên sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh không bị bệnh phổi và hay các bệnh về hô hấp.
Lợi ích lớn nhất của tổ yến là nguồn cung cấp các axit amin rất cần thiết nhưng cơ thể con người không thể tổng hợp được như leucine, phenylalanine, tyrosine, arginine, histidine.
Ngoài ra, tổ yến chứa một lượng lớn proline rất quan trọng đối với việc phục hồi cơ, mô và da sau tổn thương như sinh con.
Công dụng của tổ yến đối với sức khỏe của mẹ và bé
Tăng cường sức sức đề kháng
Các dưỡng chất trong tổ yến giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén cho người mẹ, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ, giúp mẹ ăn ngon hơn và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn qua các bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, tác dụng của tổ yến còn giúp nâng cao sức khỏe của cơ thể mẹ và giúp làm giảm nguy cơ mẹ bị mắc các chứng bệnh tiền kinh giật khi có thai.
Ngăn ngừa và giúp mẹ tránh được triệu chứng ốm nghén cho cơ thể mẹ
Ăn tổ yến trong thời gian mang thai giúp cơ thể mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất dinh dưỡng hỗ trợ sinh trưởng và tái tạo tế báo cho mẹ và con.
Tổ yến có đặc tính thanh mát và giàu dưỡng chất giúp mẹ tránh được các triệu chứng ốm nghén trong tháng thai kỳ và giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Ngăn ngừa tình trạng rạng nứt da sau sinh
Trong tổ yến có chứa hàm lượng lớn chất Collagen có tác dụng giúp tái tạo tế bào da nhanh chóng giúp làn da mềm mại mịn màng hơn và trơn láng hơn ngăn ngừa được các triệu chứng rạn nứt da sau khi sinh.
Giúp giữ dáng cho cơ thể mẹ
Tổ yến hoàn toàn không chứa chất béo, không chứa đường, mà lại có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nên các mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không hề lo ngại vấn đề tăng cân của cơ thể.
Phát triển trí não trẻ
Tổ yến có rất nhiều chất đạm, kẽm, khoáng chất và các vitamin cực kỳ hữu ích có tác dụng phát triển trí não toàn diện cho bé bắt đầu từ tháng thai kỳ thứ 3 của bé.
Tổ yến là món ăn cao cấp, cầu kỳ của kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc chế biến yến đòi hỏi một nghệ thuật tinh tế và phải đúng cách để bảo đảm dinh dưỡng.
Công dụng của yến sào đối với phụ nữ sau khi sinh
Sức khoẻ của phụ nữ thời kỳ hậu sản thường giảm đáng kể. Điều này là sản phụ bị mất một lượng lớn máu trong khi sinh, do mổ hoặc sinh tự nhiên.
Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ và sự mất cân bằng hormone cũng làm cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và sức đề kháng yếu.
Các chất dinh dưỡng có giá trị trong súp tổ yến sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người mẹ. Tổ yến sào cũng giúp tăng cường việc tiết sữa.
Ngoài ra, mô liên kết dưới da sẽ giãn ra để đáp ứng nhu cầu tăng cân trong thời kỳ mang thai. Các bà mẹ sinh mổ còn phải chịu thêm các vết thương khi sinh con nên việc bổ sung súp tổ yến có thể giúp các sản phụ lấy lại vóc dáng ban đầu cũng như hồi phục lại làn da mịn màng.
Gợi ý món ăn bổ dưỡng từ yến sào cho mẹ và bé
Cách chưng yến sào dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn có được một chén tổ yến chưng thật ngon, bổ dưỡng, không bị mất hay biến chất và hợp vệ sinh.
Nguyên liệu chưng tổ yến
Tổ yến đã qua sơ chế, khoảng 5gram / 1 lần ăn / 1 người.
Đường phèn: liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr tổ yến).
Nước sôi để nguội.
Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
Một nồi vừa đủ để đựng chén (hay thố nhỏ).
Sơ chế tổ yến
Nếu tổ yến thô còn nguyên lông thì bạn phải làm sạch trước khi tiến hành chưng cất.
Ngâm tổ yến cho đến khi tổ tơi ra trong khoảng 1–2 tiếng đồng hồ, tùy theo loại và độ dày mỏng của yến.
Dùng nhíp hoặc gắp nhúng rửa từng ít một cho thật sạch tạp chất và lông.
Sau đó tách tổ yến ra thành từng sợi rồi cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước và dùng muỗng khuấy nhẹ, rồi nhấc rây lên xuống.
Lông tơ sẽ từ đó theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần sẽ có yến sạch.
Nếu sử dụng yến đã qua sơ chế (yến đã được làm sạch lông), bạn nên ngâm yến vào nước khoảng 30 phút để yến được nở đều, sau đó vớt yến ra để chuẩn bị chế biến.
Cách chưng tổ yến ngon
Cách 1: Chưng cách thủy bằng bếp lửa
Bước 1: Cho tổ yến đã làm sạch vào chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc (200ml/5gram), đảm bảo thố phải có thể tích vừa đủ lớn để tổ yến chưng nở khoảng 7 lần.
Bước 2: Đặt chén (hay thố nhỏ) có tổ yến vào nồi, bạn đổ nước vào nồi cho ngập 1/4 thân của chén.
Bước 3: Đậy nắp nồi lại, cho lửa lớn vừa đủ, đến khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ. Thời gian chưng thông thường là 20–30 phút, không nên chưng tổ yến lâu quá sẽ làm mất chất và yến sẽ bị mềm nhão.
Bước 4: Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt đến độ mềm cần thiết (theo ý thích mỗi người), bạn tắt lửa, rồi tiến hành cho đường phèn vào.
Dùng yến nóng hay để lạnh đều được, bạn có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và tăng thêm phần thơm ngon cho chén yến.
Cách 2: Chưng yến bằng thố chưng điện
Hiện nay trên thị trường có cung cấp các loại thố chưng bằng điện để tiện sử dụng. Khi chưng yến, bạn cũng chỉ cần bỏ yến vào thố điện rồi cho lượng nước vừa đủ, sau đó cắm điện để tự chưng cất. Khi đã sôi, bạn để tầm 5–10 phút rồi tắt thố điện và có thể sử dụng ngay.
Tổ yến có thể chưng riêng biệt với đường phèn hoặc cũng có thể chưng chung với các nguyên liệu khác. Các món ăn từ tổ yến thông thường được chế biến chung với hạt sen, táo tào, nhãn nhục, gừng…hoặc có thể nấu súp yến, cháo yến, chè yến…
Vậy là với vài bước đơn giản bạn đã có cho mình món yến chưng thơm ngon và bổ dưỡng.
Liều dùng và cách dùng yến sào đúng nhất
Món súp tổ yến có thể được sử dụng ngay sau khi sinh. Người mẹ nên thử một ít trước tiên để kiểm tra xem có bị dị ứng hay không. Một vài lát gừng tươi có thể được thêm vào để giữ cho cơ thể ấm áp và tốt cho tiêu hóa.
Tổ yến không được khuyến cáo sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ). Phôi cần thời gian để gắn chặt vào tử cung và thiết lập các kết nối quan trọng cho sự phát triển. Tổ yến có thể được sử dụng từ tháng thứ 4 trở đi.
Sử dụng tổ yến chưng đường phèn là món ăn được chế biến phổ biến nhất từ tổ yến. Món này được thực hiện rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian, mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, thơm ngon.
Số lượng khuyến cáo là 5–7gram tổ yến hàng ngày hoặc cách ngày. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể nấu nhiều tổ yến một lúc và cất trong tủ lạnh để sử dụng hàng ngày đừng ăn một lượng lớn súp tổ yến cùng một lúc. Để có kết quả tốt nhất mẹ nên dùng một lượng nhỏ mỗi ngày.
Lưu ý: Tổ yến tươi (đã ngâm nước nở) bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 1 tuần, muốn để lâu hơn thì cho vào ngăn đá để khoảng hơn 1 tháng, không nên để quá lâu vì như thế yến sẽ bị mất chất.
Nếu cần bảo quản lâu hơn bạn nên sấy khô yến bằng quạt cho thật khô, như vậy có thể bảo quản trong điều kiện bình thường từ 1–2 năm.
>> Trích dẫn: cách chưng yến sào
1 note
·
View note
Text
Học cách chưng t�� yến với hạt sen
Tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng, gồm gần 20 loại axit amin thiết yếu, hơn 30 loại nguyên tố quý hiếm, trong đó có những loại dưỡng chất mà các món ăn thông thường khác không thể có được. Yến sào có tác dụng bổ dưỡng đối với mọi lứa tuổi.
1. Học cách chưng tổ yến với hạt sen tươi và đường phèn
Hạt sen chứa nhiều clo, carbohydrate, protein…Trong Đông y, hạt sen còn là vị thuốc quý chữa các bệnh như đau đầu, mất ngủ, chống lão hóa, cải thiện vòng 1 sau khi sinh đối với phụ nữ, tăng trí thông minh đối với trẻ.
Món tổ yến chưng hạt sen tươi với đường phèn vô cùng bổ dưỡng, thanh mát. Việc kết hợp các nguyên liệu trên với nhau thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe, tẩm bổ cơ thể khi mệt mỏi hay kiệt sức.
1.1 Nguyên liệu cho món yến sào chưng với hạt sen tươi và đường phèn
Tổ yến đã tinh chế sạch lông: 10g.
Hạt sen: 50g ( Chọn hạt sen đúng cách không chọn hạt bị hỏng để tránh làm mất vị ngon).
Đường phèn.
1 chén nước cùng vài lát gừng.
1.2 Các bước thực hiện món yến sào với hạt sen tươi và đường phèn
Bước 1: Đối với tổ yến đã tinh chế chỉ cần ngâm trong nước từ 20–30 phút cho yến mềm là có thể vớt ra để ráo rồi đem chế biến.
Bước 2: Đem hạt sen tươi lột vỏ, sau đó dùng cây tăm xuyên bỏ tim hạt sen và rửa sạch lai với nước. Đem hạt sen ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Đối với gừng thái thành những lát mỏng.
Bước 3: Cho phần yến sào đã ngâm nở mềm vào thố chưng yến, thêm hạt sen, gừng cùng một chén nước vào cùng. Đem phần đã chuẩn bị hấp cách thủy và quan sát bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vừa đủ tạo độ ngọt thanh mát của món ăn. Với nồi chưng yến thì món ăn nên để khoảng 60–90 phút mới đảm bảo đến độ dùng vừa phải.
Cuối cùng: Món yến chưng hạt sen khi đã hoàn tất bỏ ra từng bát nhỏ, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình bạn.
3 Cách sử dụng món yến sào chưng với hạt sen tươi và đường phèn
Với món ăn bổ dưỡng này bạn có thể dùng 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 10g yến sào, dùng vào buổi sáng, buổi tối, giữa 2 bữa ăn khi bụng còn đang rỗng để hấp thu dưỡng chất hoàn chỉnh.
Món ăn chè yến hạt sen có tác dụng: Tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, giúp đẹp da, bổ phổi, tạo giấc ngủ ngon.
2. Cách chưng tổ yến với hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục
2.1 Công dụng của Táo đỏ đối với sức khỏe
Táo đỏ là thành phần thường được chế biến cùng yến chưng hạt sen. Táo đỏ được mệnh danh là loại quả đến từ thiên đường của các loại trái cây.
Loại quả này có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người cả về giá trị dinh dưỡng lẫn phòng và trị bệnh. Trong Đông y, táo đỏ là một vị thuốc điều trị chứng “hư”, giúp bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần.
Người sau cơn bạo bệnh cơ thể yếu, thiếu máu hoặc phụ nữ mùa đông chân tay lạnh đều có thể nhờ vị thuốc này mà giúp cân bằng thể trạng.
2.2 Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn
Khi thực hiện món ăn bạn cần chuẩn bị tổ yến 20g. Ý dĩ: 24 hạt. Táo tàu đỏ: 12 quả. Nhãn nhục: 30 múi. Đường phèn.
2.3 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen táo đỏ, nhãn nhục
Bước 1: Thực hiện vệ sinh tổ yến sao cho sạch sẽ. Đối với tổ yến thô cần ngâm trong nước từ 30 đến 1 tiếng. Đối với yến tinh chế chỉ cần ngâm 15 phút sao cho mềm là được.
Bước 2: sử dụng hạt sen khô ngâm với nước khoảng 3 giờ để hạt sen khi nấu sẽ nhừ hơn. Sau đó cho hạt sen vào linh nhừ với vài hạt muối.
Bước 3: Ngâm các nguyên liệu táo tàu, nhãn nhục vào trong nước để đảm bảo sạch sẽ.
Bước 4: Thực hiện giã đường phèn sao cho thật nhuyễn sau đó hòa tan cùng nước lọc. Người dùng hãy đun sôi hỗn hợp nước đó để đường phèn được tan hết.
Bước 5: Sau khi nước đường phèn được đun xong hãy cho vào cùng tổ yến vào một chiếc bát đậy kín lại.
Bước 6: Thực hiện chưng cách thủy bát đựng hỗn hợp tổ yến và đường phèn trên. Lưu ý chỉ cho nước đến ¼ bát và thời gian thực hiện khoảng 15 phút.
Bước 7: Sau 15 phút, chúng ta cho hạt sen, táo tàu vào bát và thực hiện chưng thêm 5 phút nữa thì cho thêm nhãn nhục vào. Tiếp tục chưng tiếp hỗn hợp từ 1 đến 2 phút là hoàn tất món tổ yến nấu cùng nhãn nhục cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.
3. Cách chưng tổ yến với hạt sen, lá dứa
Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể.
Khi kết hợp với hạt sen, lá dứa sẽ cho ra món ăn thơm ngon, béo ngậy. Đặc biệt, giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả.
3.1 Nguyên Liệu để làm món yến sào với hạt sen, lá dứa
Tổ yến nguyên miếng đã qua sơ chế, khoảng 5–10g cho một lần ăn/ một người.
Đường phèn liều lượng tùy thích.
Hạt sen: 20g (Có thể chọn hạt sen tươi hoặc khô tùy thích).
Một chén nhỏ ( hay thố nhỏ ) để chưng cách thủy.
Lá dứa cắt nhỏ.
Một nồi vừa đủ để đựng chén ( hay thố nhỏ ).
3.2 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen, lá dứa
Bước 1: Sơ chế tổ yến
Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( xem thêm phần hướng dẫn cách làm sạch lông ) trước khi qua bước 2.
Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
Bước 2: Hạt sen các bạn rửa sạch, luộc chín. Nếu là hạt sen khô thì ngâm nước cho mềm và luộc chín.
Bước 3. Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn ( liều lượng tùy thích ) vào một chén ( thố nhỏ ) cùng một lúc.
Bước 4. Đặt chén ( hay thố nhỏ ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén ( hay thố nhỏ ).
Bước 5. Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút (có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất).
Bước 6: Sau khi yến chưng đã chín, bạn cho hạt sen vào chưng tiếp.
Bước 7: Sau khi kiểm tra thấy tổ yến và hạt sen đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người), tắt lửa lấy chén yến ra ăn nóng và cho thêm lá dứa vào chưng thêm 5 phút và thưởng thức.
Hoặc bạn có thể để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh khi sử dụng thì cho thêm nước cốt lá dứa vào thưởng thức, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến sào với hạt sen, lá dứa.
4. Cách chưng tổ yến với hạt sen khô
4.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
5gram (1/2 tổ) tổ yến đã tinh chế sấy khô, hoặc 30g yến tươi tinh chế.
2–3 muỗng nhỏ đường phèn (có thể tăng giảm tùy vào khẩu vị mỗi người).
50gram hạt sen khô.
2–3 lát gừng mỏng.
4.2 Cách chưng yến sào với hạt sen khô
Bước 1: Bạn cho tổ yến đã chuẩn bị vào ngâm trong nước ấm khoảng 20–30 phút cho yến nở ra đều và mềm. Kiểm tra thấy yến nở đều và tơi thì vớt ra để ráo nước.
Nếu là tổ yến thô thì việc đầu tiên bạn nên làm là phải ngâm nước. Sau đó làm sạch lông và tạp chất lẫn trong tổ yến.
Bước 2: Hạt sen khô rửa sạch ngâm nước khoảng 1giờ. Vớt ra cho vào nồi đun với 1 ít nước cho hạt sen mềm.
Bước 3: Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ vào cùng và đun tiếp, để lửa riu riu cho hỗn hợp chín đều và hòa đều vào nhau.
Bước 4: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào thố có nắp đậy, hấp cách thủy trong khoảng 30–45 phút (tùy vào từng loại yến mà có thời gian chưng khác nhau). Chưng cách thủy để yến giữ được chất dinh dưỡng ban đầu. Sau đó bạn nêm đường phèn vừa đủ độ ngọt, chưng thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho hỗn hợp yến đường phèn với hạt sen táo đỏ vào đun thêm khoảng 5 phút, thế là bạn đã có một món yến chưng hạt sen với táo đỏ ngon đúng điệu.
4.3 Một vài điều cần lưu ý khi chế biến món yến sào với hạt sen khô
Bạn có thể cho tổ yến hạt sen táo đỏ vào thố chưng yến để tiết kiệm thời gian. Chưng bằng thố điện sẽ đảm bảo hơn vì lượng nhiệt vừa phải, không làm mất chất dinh dưỡng của món yến chưng hạt sen, táo đỏ.
Chọn hạt sen ngon, trắng, không mốc.
Trường hợp bạn không mua được táo đỏ hoặc không thích ăn táo đỏ có thể thay thế bằng long nhãn. Nếu là long nhãn, bạn nhớ nêm ít đường một chút vì bản thân long nhãn đã có vị ngọt tự nhiên của đường.
Những nguyên liệu được giới thiệu trong bài này, chúng tôi chuẩn bị cho từ 1–2 suất ăn. Nếu bạn muốn chế biến cho cả gia đình thì hãy chuẩn bị thêm nguyên liệu vừa đủ nhé.
5. Cách chưng tổ yến với hạt sen, hạt chia
5.1 Công dụng của hạt chia:
Với những thành phần dinh dưỡng như:
Nhiều omega 3 hơn cá hồi 700%
Nhiều canxi hơn sữa 500%
Nhiều magiê hơn bông cải xanh 1400%
Nhiều protein hơn đậu tây 500%
Nhiều selen hơn hạt lanh 300%
Nhiều sắt hơn rau bina 200%
Nhiều photpho hơn sữa 800%
Rất giàu chất xơ và kali…Vậy nên hạt chia phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em đang độ tuổi phát triển, người già, người bệnh, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người béo phì…
5.2 Nguyên liệu chế biến món ăn
5g (1/2 tổ) tổ yến sào đã tinh chế (làm sạch).
12 hạt sen.
2 muỗng hạt chia.
1 chén nước lọc.
4gr đường phèn.
1 lát gừng mỏng.
5.3 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen hạt chia
Bước 1: Sơ chế yến sào, nếu là tổ yến sào thô thì phải ngâm nước, làm sạch lông và tạp chất, nếu là tổ yến sào tinh chế chỉ cần ngâm cho nở mềm.
Bước 2:
Đối với hạt sen tươi: lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đó.
Đối với hạt sen khô: ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
Bước 3: Ngâm hạt chia với nước nóng cho nở.
Bước 4: Đường phèn nhúng nhanh qua nước sôi cho sạch bụi bẩn, sau đó tán nhỏ.
Bước 5: Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
Bước 6: Cho tổ yến sào, hạt sen và đường phèn vào 1 chén nước lọc, thêm một lát gừng (khử mùi tanh), hấp cách thủy khoảng 25–35 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết.
Tùy theo khẩu vị đậm lạt có cho thêm nước và hạt chia đã ngâm nước nóng vào.
6. Lưu ý khi dùng tổ yến sào với hạt sen
Khi dùng món chè yến hoặc bất kì món ăn nào được chế biến từ tổ yến, bạn nên chọn thời gian ăn thích hợp để hấp tụ hết chất dinh dưỡng của thực phầm này. Mách các bạn nên ăn vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ nhé.
Để tránh lạnh bụng vì yến sào có tính hàn cao, bạn nào huyết áp thấp hoặc có tiền sử bệnh tiêu hóa thì khi ăn nhớ cho thêm 1–2 lát gừng, giúp làm giảm mùi tanh của yến và tăng hương vị thơm ngon.
Đối với người cao huyết áp, nên ăn món yến chưng hạt sen vào buổi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc hiệu quả.
Đối với người bị bệnh mất ngủ, dùng món yến chưng hạt sen trước khi đi ngủ sẽ giúp an thần có được giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Nếu bạn ăn thường xuyên một tuần 3–4 lần thì giấc ngủ ngon sẽ luôn trở về bên bạn. Trả lại cho bạn tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, để đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Đối với phụ nữ ăn kiêng, món yến chưng hạt sen với táo đỏ sẽ giúp bạn giảm bớt lượng tinh bột cần ăn cho 1 ngày mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, làn da thêm mịn màng, hồng hào, căng mọng.
Trên đây là bí quyết chế biến món tổ yến chưng hạt sen thơm ngon, đúng điệu. Các bạn hãy dành chút thời gian cuối tuần chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công !
>>Trích nguồn: cach chung to yen
1 note
·
View note
Text
Lạ miệng nhờ món tổ yến chưng hạt sen và nấm tuyết
Yến sào chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
1. Nấm tuyết là gì ?
Nấm tuyết là loại thảo dược an lành mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nấm tuyết tự nhiên được phát hiện từ cách đây hàng nghìn năm và được sử dụng giống như vị thuốc quý cho các bậc vua chúa ngày xưa.
Nấm tuyết nằm trong danh sách những loại nấm quý hiếm hỗ trợ rất tốt đối với sức khỏe của người bình thường và người bệnh.
Nấm có tên là nấm tuyết vì nó thường mọc hoang dã ở những vùng núi cao hoang dtã những nơi chỉ có một màu trắng của tuyết.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong nấm tuyết
Nấm tuyết là thực phẩm bổ dưỡng được sử dụng trong hầu hết các món ăn như súp, salad hay khoai tây chiên. Nấm có lượng calo thấp và là nguồn cung cấp vitamin B, kẽm và kali. Vì vậy, thêm nấm trắng vào bữa ăn hàng ngày, bạn sẽ nhận được 11 lợi ích sức khỏe bất ngờ.
Nấm tuyết chứa insulin tự nhiên và các enzyme giúp giảm đường hoặc tinh bột trong thực phẩm. Chúng cũng giúp duy trì lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường. …
Kali trong nấm trắng có tác dụng làm giãn mạch giảm căng thẳng trong mạch máu và do đó làm giảm huyết áp. Kali cũng giúp tăng chức năng nhận thức.
2.1 Trong nấm tuyết có những thành phần sau:
· Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, Carotene.
· Chất dinh dưỡng: protein, chất béo, cacbohydrate.
· Khoáng chất: Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng,Kali, Natri, Selen, Magne.
· Năng lượng: 200 kcal.
· Chất xơ: 33,7g.
3. Công dụng tuyệt vời của nấm tuyết
Nấm tuyết giúp bổ phế: Nhuận phế hóa đờm, ích vị sinh tân, bồi bổ cơ thể, cầm máu, cầm ho. Nấm tuyết chứa loại đường có tác dụng tăng cường chức năng thực bào của đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của phóng xạ.
Cao huyết áp, xơ cứng động mạch: 25g nấm tuyết, 25g hà thủ ô sống, 40g mè đen. Nấm tuyết và hà thủ ô sắc nước, lọc bỏ bã sau đó cho thêm mè đen đã được ran và tán bột vào dùng.
Ung thư dạ dày, giúp nhuận phế:
· Cách 1: 15g nấm tuyết, 40g đường phèn ( hoặc cho thêm 15g mộc nhĩ). Sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần, dùng thường xuyên.
· Cách 2: 25g nấm tuyết, 15g tổ yến, đường phèn đủ dùng. Ngâm nấm tuyết, tổ yến cho nở to, cho đường phèn vào chưng hoặc hầm cách thủy ăn.
4. Yến sào mang lại những lợi ích như thế nào ?
4.1 Yến sào rất tốt đối với trẻ em
Yến sào được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Hàm lượng Ca, Fe, Cr trong tổ yến không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết mà còn kích thích tiêu hóa và phát triển xương.
Đối với các bé đang trong thời kỳ ăn dặm, đặc biệt là trẻ biếng ăn hay mắc các bệnh về phổi sử dụng yến sào là rất cần thiết bởi nó không chỉ cải thiện khả năng miễn dịch mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Đối với trẻ em đang ở độ tuổi đến trường, biết cách chưng yến sào với hạt sen và nấm tuyết đúng cách sẽ giúp làm tăng trí nhớ, ổn định thần kinh, giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
4.2 Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Yến sào chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
4.3 Tổ yến có tác dụng bổ máu
Yến sào giàu Protein và Fe, rất quan trọng để tạo máu cho cơ thể. Trong đó Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ).
5. Cách chưng yến với nấm tuyết, hạt sen trị bệnh đau đầu
5.1 Nguyên liệu gồm có
· Nấm tuyết: 150g.
· Tổ yến: 10gram.
· Táo tàu: 10gram.
· Hạt sen (tươi hoặc khô đều được): 10gram.
· Nhãn nhục: 1 thìa.
· Kỷ tử: 1 thìa.
· Đường phèn: Tùy vào khẩu vị.
· Vani: 2 ống.
5.2 Các bước thực hiện món ăn
Bước 1: Hạt sen tươi bóc sạch lớp vỏ lụa bám bên ngoài, dùng tăm để lấy phần tim sen ra nếu không khi ăn sẽ bị đắng đấy nhé, luộc hạt sen sơ qua với nước có pha 1 thìa muối vừa giúp cho hạt sen mất đi mùi hăng vừa làm cho món chè hạt sen nấm tuyết thêm phần đậm đà hơn.
Bước 2: Nấm tuyết bạn đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 15 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và kỷ tử rửa sạch để ráo nước.
Bước 3: Tổ yến bạn ngâm vào nước khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước. Bạn có thể dùng rây để rửa sơ tổ yến qua nước giúp loại bỏ bụi bẩn.
Bước 4: Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi, đổ nước ngập nấm 2 – 3 đốt ngón tay và bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu
Bước 5: Đun sôi 800ml nước với đường phèn và hạt sen, khi thấy nồi chè sôi, bạn dùng thìa vớt hết lớp bọt bên trên để món chè hạt sen nấm tuyết được trong hơn, vặn lửa nhỏ vừa, đun đến khoảng 20 – 30 phút, khi thấy hạt sen chín nhừ thì cho nấm tuyết vào, tiếp tục đun sôi thêm 10 phút nữa.
Bước 6: Bạn cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút, lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 1 – 2 phút nữa là tắt bếp và cho 2 ống vani vào.
Bước 7: Bạn cho yến vào thố sứ có nắp và chưng cách thủy yến khoảng 20 phút. Khi sợi yến đã chín mềm bạn tắt bếp.
Bước 8: Bạn cho yến đã chưng vào chè nấm tuyết hạt sen. Bạn có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích, nếu thích ăn lạnh bạn cho nồi chè vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 tiếng là có thể múc chè ra bát thưởng thức. Chè tổ yến nấm tuyết hạt sen vừa mát bổ lại rất tốt cho sức khỏe.
6. Bí quyết để nấu món chè hạt sen nấm tuyết ngon
6.1 Bí quyết để nấu chè hạt sen nấm tuyết ngon
· Bạn nên dùng hạt sen tươi để mùi vị thơm ngon tự nhiên, nên luộc qua hạt sen thì sẽ làm mất đi mùi hăng vốn có.
· Khi nấu, nên cho hạt sen và đường phèn vào nấu cùng một lần sẽ giúp hạt sen ngọt bùi, ngon hơn rất nhiều, cũng không nên nêm quá ngọt sẽ làm mất đi vị thanh mát của chè đấy.
· Khi ăn đừng quên cho thêm một số loại trái cây yêu thích và vài giọt dầu chuối để món chè hạt sen nấm tuyết thơm ngon, tròn vị hơn nhé.
Món chè hạt sen nấm tuyết trông rất hấp dẫn, có mùi thơm đặc trưng, hạt sen chín nhừ, ngấm vị ngọt của đường, nấm tuyết thanh mát, chè ngọt thanh nhẹ rất ngon miệng dùng kèm một số loại trái cây và đá bào có tác dụng giải nhiệt ngày hè rất hiệu quả. Chúc các bạn thành công !
>> Mời bạn tham khảo thêm tại: yến sào khánh hòa xuất khẩu đi mỹ
1 note
·
View note