#Cháo cua đồng rau dền
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tổng hợp 14+ Công thức cháo cho các bé bắt đầu tập ăn dặm - Các mẹ lưu ngay thôi!
Nếu các mẹ đang sưu tầm công thức cháo cho các bé bắt đầu tập ăn dặm thì bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! Hãy tham khảo hết bài viết này biết đâu sẽ giúp được bạn trong cuộc chiến nuôi con nhé! #yeuamthuc_org #Món_Ngon #bò_kho #cà_chua #cà_rốt #Cháo_cá_chép_cà_chua #Cháo_cá_chép_mồng_tơi #cháo_cho_các_bé_bắt_đầu_tập_ăn_dặm #Cháo_cua_đồng_rau_dền #cháo_dinh_dưỡng #Cháo_đậu_phụ_rau_ngót #Cháo_gan_gà_khoai_lang #Cháo_lươn_bí_đỏ #Cháo_ngao_cà_chua #Cháo_thịt_bò_khoai_lang #Cháo_thịt_gà_súp_lơ_xanh #Cháo_trai_rau_ngót #Cháo_trứng_gà_cà_rốt #Cháo_trứng_gà_khoai_môn #công_thức #khoai_lang #thịt_bò #trứng_gà https://yeuamthuc.org/chao-cho-cac-be-bat-dau-tap-an-dam/
Nếu các mẹ đang sưu tầm công thức cháo cho các bé bắt đầu tập ăn dặm thì bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! Hãy tham khảo hết bài viết này biết đâu sẽ giúp được bạn trong cuộc chiến nuôi con nhé! Continue reading Untitled
View On WordPress
#bò kho#cà chua#cà rốt#Cháo cá chép cà chua#Cháo cá chép mồng tơi#cháo cho các bé bắt đầu tập ăn dặm#Cháo cua đồng rau dền#cháo dinh dưỡng#Cháo đậu phụ rau ngót#Cháo gan gà khoai lang#Cháo lươn bí đỏ#Cháo ngao cà chua#Cháo thịt bò khoai lang#Cháo thịt gà súp lơ xanh#Cháo trai rau ngót#Cháo trứng gà cà rốt#Cháo trứng gà khoai môn#công thức#khoai lang#thịt bò#trứng gà
0 notes
Text
Thực đơn cho bà bầu bị táo bón khi mang thai
Vì sao nói thực đơn cho bà bầu bị táo bón khi mang thai rất quan trọng? Lý do là bởi vì thông qua chế độ ăn uống hàng ngày bà bầu có thể cải thiện tình trạng của mình tốt hơn hoặc cũng có thể khiến táo bón trầm trọng hơn. Dưới đây là mẫu thực đơn cho bà bầu táo bón trong vòng 1 tuần giúp trị táo bón hiệu quả đồng thời bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ được đầy đủ nhất.
Ngày 1:
Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc, một cốc nước ép cà rốt
Bữa phụ: 1 quả cam/táo + 1 hộp sữa.
Bữa trưa: 2 bát cơm, ức gà luộc, súp lơ luộc.
Bữa phụ: Ngũ cốc nguyên hạt có thể trộn với sữa chua cùng một chút trái cây.
Bữa tối: 1 bát cơm, thịt lợn sốt cà chua, măng tây xào.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất ngừa thiếu máu thiếu sắt
Ngày 2:
Bữa chính: Cháo đậu xanh, 1 quả chuối tiêu.
Bữa phụ: 1 hộp sữa chua ăn cùng trái cây.
Bữa chính: 2 bát cơm, cá rán, canh rau dền, đu đủ chín
Bữa phụ: 1 nước dừa
Bữa chính: 1 bát cơm, thịt kho trứng cút, rau dền luộc
Ngày 3:
Bữa chính: Cháo gà, 1 quả xoài chín
Bữa phụ: 1 hộp sữa chua ăn cùng trái cây.
Bữa chính: 2 bát cơm, cá hồi sốt cam, bắp cải luộc, 1 quả táo
Bữa phụ: 1 cốc sinh tố đu đủ
Bữa chính: 1 bát cơm, thịt bò xào hành, rau cải luộc.
>>Xem thêm: thuốc canxi tốt cho bà bầu loại nào tốt giảm đau nhức xương khớp
Ngày 4:
Bữa sáng: 1 cái bánh bao, 1 cốc sữa đậu nành
Bữa phụ: 1 hộp sữa chua ăn cùng hạt óc chó, hạnh nhân
Bữa trưa: 2 bát cơm, thịt lợn rim tôm, canh cua rau đay
Bữa phụ: 1 bát miến thịt bằm
Bữa tối: 1 bát cơm, cá lóc kho tiêu, bông cải xanh luộc
Ngày 5:
Bữa sáng: 1 bát phở bò
Bữa phụ: 2 quả chuối chín
Bữa trưa: 2 bát cơm, thịt gà rang, canh mồng tơi nấu tôm, 1 quả kiwi
Bữa phụ: 1 cốc sữa óc chó
Bữa tối: 1 bát cơm, trứng đúc thịt băm, măng tây xào tỏi.
>>xem thêm: sắt và canxi nên uống cách nhau bao lâu
Ngày 6:
Bữa sáng: 1 bát miến lươn
Bữa phụ: 1 cốc sinh tố bơ chuối
Bữa trưa: 2 bát cơm, thịt bò xào hành tây, rau khoai lang luộc
Bữa phụ: 1 bát sữa chua ăn kèm táo, dưa hấu, xoài
Bữa tối: 1 bát cơm, cá chép hấp hành, sườn hầm khoai lang, bí xanh
Ngày 7:
Bữa sáng: 1 đĩa bánh cuốn chả
Bữa phụ: 1 cốc sữa tươi không đường, 2 lát bánh mì nguyên cám.
Bữa trưa: 2 bát cơm, thịt kho trứng, ngọn bí xào tỏi
Bữa phụ: 1 cốc sinh tố chuối
Bữa tối: 1 bát cơm, thịt bò luộc, canh mồng tơi nấu ngao.
>>Xem thêm: viên uống DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt giúp em bé bú mẹ thông minh
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các chị em đã biết thực đơn cho bà bầu bị táo bón nên ăn gì. Bà bầu có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng táo bón khó chịu, giúp thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái nhé.
0 notes
Text
Thực đơn món cháo giúp bé ăn ngon miệng cho mẹ nấu!
Nhìn con còi cọc, nhẹ cân so với các bạn đồng trang lứa, có mẹ nào mà không lo lắng, “xót ruột”? Dưới đây là một số gợi ý để mẹ có thể nấu các món cháo giúp bé ăn ngon hơn.
1. Cháo lươn khoai môn giúp bổ sung dinh dưỡng cao cho bé
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thịt lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Đây là món cháo có tính mát, bổ, thích hợp với những bé chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Cháo lươn là món ăn mát, bổ, rất thích hợp với các bé chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
– 200g thịt lươn
– 100g gạo
– 100g khoai môn thái nhỏ
– 1 thìa cà phê hành tím
– Rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu
Cách làm:
Gạo vo sạch rồi đem nấu thành cháo, sau đó cho khoai môn vào nấu nhừ.
Lươn luộc kĩ, lóc bỏ xương, gỡ lấy thịt, ướp 1 thìa cà phê hạt nêm.
Hành tím đem phi thơm với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.
Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều, thêm một chút nước mắm là được. Một ít hành lá và một chút tiêu sẽ khiến món ăn của mẹ thêm ngon và hấp dẫn.
2. Cháo thịt bò súp lơ xanh giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch
Thịt bò là nguồn bổ sung sắt, protein và canxi dồi dào nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Súp lơ giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bé yêu tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tiêu hóa hiệu quả.
Cháo thịt bò súp lơ xanh giúp bé yêu tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tiêu hóa hiệu quả
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 100g
– Gạo nếp: 50g
– Thịt bò: 150g (nên chọn bò nạc thăn, không mỡ, chọn mua loại thịt bò tươi, vẫn còn lớp màng mỡ mỏng bao bọc bên ngoài là đảm bảo)
– Súp lơ: 80g
– Phô mai: 1 miếng
– Dầu ăn.
Cách làm:
Gạo vo sạch, để riêng
Thịt bò sơ chế sạch sẽ, thái miếng nhỏ, ướp một chút hạt nêm và dầu ăn khoảng 10 phút
Súp lơ sơ chế sạch, để ráo nước, thái miếng nhỏ
Cho gạo, nếp vào 600ml nước rồi ninh cho cháo nhừ, sền sệt.
Cho súp lơ và phô mai đã được cắt nhỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cho thịt bò vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cho thịt bò đã xay nhuyễn vào nồi cháo, quấy đều khoảng 10 phút sau cho súp lơ phô mai đã xay nhuyễn vào và quấy đều, đun cho sôi là ăn được.
3. Cháo tôm rau dền kích thích bé ăn ngon miệng hơn
Tôm là thực phẩm giàu kẽm – kích thích bé ăn ngon miệng và canxi, không những vậy, tôm còn giúp xương bé cứng cáp, phát triển chiều cao, kết hợp với loại rau có màu đỏ đậm nhiều vitamin và khoáng chất như rau dền sẽ thành món ăn hấp dẫn đầy màu sắc hương vị lại thúc đẩy sự phát triển thể chất của bé.
Cháo tôm rau dền chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển xương của trẻ
Nguyên liệu:
– 50g bột gạo
– 30g thịt tôm
– 10g rau dền băm nhuyễn
– 1 thìa dầu ăn, gia vị
– 200ml nước sạch
Cách làm:
Đun nước sôi, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Tắt bếp.
Khi nước còn ấm, cho bột vào khuấy tan đều. Bắc nồi lên bếp, đun nhỏ lửa vừa đun vừa khuấy cho tới khi bột chín.
Cuối cùng cho dầu ăn vào là xong.
4. Cháo tôm bí đỏ tốt cho sự phát triển của trẻ
Tôm rất giàu đạm và canxi kết hợp với bí đỏ ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin A rất tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Cháo tôm bí đỏ tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Nguyên liệu:
– 20g gạo
– 30g tôm bóc vỏ
– 250ml nước
– Dầu ăn, gia vị, nước mắm
Cách làm:
Bạn vo gạo và cho vào nồi nấu thành cháo. Bí đỏ thái miếng và cho vào ninh nhừ cùng cháo. Tôm rửa sạch, bóc vỏ rồi xay nhuyễn. Đợi khi cháo, bí đỏ nhừ thì cho tôm vào nồi khuấy đều tay. Mẹ có thể nêm chút nước mắm hoặc không thì cháo vẫn ngon nhờ vị ngọt tự nhiên của tôm và bí đỏ.
>> Các mẹ xem ngay cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả để các mẹ có bí quyết giúp con ăn ngon miệng hơn!
5. Cháo đậu xanh nấm trứng giúp phòng chống trẻ chống loãng xương
Nấm rơm và đậu xanh rất giàu đạm thực vật, các vitamin nhóm B và D giúp trẻ phòng chống loãng xương.
Nguyên liệu:
– 30g gạo
– 20g đậu xanh bỏ vỏ
– 5 quả trứng cút (hoặc một quả trứng gà)
– 20g nấm rơm
– Dầu ăn, gia vị
Cách làm:
Đậu xanh nấu mềm và tán nhuyễn. Nấm ngâm với bột năng cho trắng và xắt hạt lựu. Gạo nấu riêng thành cháo. Sau đó, mẹ cho cháo trắng cùng đậu xanh vào nồi và m��t nửa chén nước. Đun sôi hỗn hợp trên và cho nấm vào, đậy nắp khoảng 3 phút.
Cuối cùng, mẹ cho trứng vào, khuấy đều và đậy nắp 2 phút để trứng chín là được. Khi ăn mẹ có thể cho thêm dầu ăn, dầu ô liu hoặc dầu gấc để tăng thêm vị.
Trên đây là 5 món cháo giúp bé ăn ngon hơn. Mẹ cho vào thực đơn của con yêu nhé để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con yêu!
1 note
·
View note
Text
7+ thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 áp dụng cho 1 tuần
Bên cạnh việc tuân thủ uống thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ dẫn của bác sĩ, người tiểu đường cũng nên xây cho mình một chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, khoa học để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hãy cùng tham khảo thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài [Hiện]
1. Thực phẩm nên sử dụng cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn uống khoa học dành cho người tiểu đường theo tháp thức ăn
Một chế độ ăn khoa học là một chế độ cung cấp cân bằng lượng dưỡng chất cho cơ thể. Và dĩ nhiên, người tiểu đường cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như:
Thực phẩm nhóm tinh bột ít đường: gạo lứt, gạo còn vỏ cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ
Thực phẩm nhóm đạm: cá nạc, thịt nạc, thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da
Thực phẩm nhóm chất béo bão hòa: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu olive
Thực phẩm nhóm rau củ: tất cả các loại rau với cách chế biến hấp, luộc không thêm sốt có chất béo
Thực phẩm nhóm hoa quả: dâu tây, việt quất, nho đen, bưởi, cam, quýt, bơ, các loại trái cây ít ngọt
2. Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 sử dụng luân phiên trong 1 tuần
2.1. Thực đơn ngày thứ 2
Bữa sáng: 1 bát vừa bún ngan
Bữa phụ 1: 3 múi bưởi
Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau ngót thịt băm, 1 đĩa bí luộc, 1 đĩa cá thu sốt
Bữa phụ 2: 150g dứa
Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh đậu bắp nấu thịt heo, 1 đĩa nộm gà, 1 đĩa rau muống luộc
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường
2.2. Thực đơn ngày thứ 3
Bữa sáng: 1 bát vừa phở gà
Bữa phụ 1: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường
Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh cà chua nấu giá, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 đĩa mướp đắng nhồi thịt
Bữa phụ 2: 200g dâu tây
Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau mồng tơi, 1 đĩa tôm hấp, 1 đĩa cà
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường
2.3. Thực đơn ngày thứ 4
Bữa sáng: 1 bát phở gà cỡ vừa
Bữa phụ 1: 1 quả quýt
Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh kim chi, 1 đĩa tôm rang, 1 đĩa rau cải luộc
Bữa phụ 2: 100g bơ
Bữa tối: ½ chén cơm trắng, 1 đĩa bông cải xanh xào cà rốt, 1 bát canh chua cá rô đồng, 1 đĩa thịt luộc.
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường
2.4. Thực đơn ngày thứ 5
Bữa sáng: 1 bát ngũ cốc 150g và 1 cốc sữa không đường
Bữa phụ 1: 150g dưa lưới
Bữa trưa: ½ chén cơm trắng, 1 đĩa cá ngừ kho dứa, 1 bát canh rau dền, 2 quả dưa chuột
Bữa phụ 2: ½ quả cam
Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 đĩa thịt kho tiêu, 1 bát canh rau đay nấu cua, 1 đĩa bắp cải luộc
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường
2.5. Thực đơn ngày thứ 6
Bữa sáng: 1 bát bún mọc cỡ vừa
Bữa phụ 1: ½ quả ổi
Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh giá đỗ, 1 đĩa thịt băm, 1 đĩa rau muống luộc
Bữa phụ 2: 150g nho đen
Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau lang, 1 đĩa ức gà nướng, 1 đĩa súp lơ luộc
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa cho người tiểu đường
2.6. Thực đơn ngày thứ 7
Bữa sáng: 1 bát phở cỡ vừa + rau xà lách
Bữa phụ 1: 1 trái chuối
Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh rau đay nấu cua, 1 đĩa cá hấp, 1 đĩa rau dền luộc
Bữa phụ 2: 1 cốc sữa cho người tiểu đường
Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh mướp, 1 đĩa mực xào dứa, 1 đĩa rau bí luộc
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường
2.7. Thực đơn ngày chủ nhật
Bữa sáng: 1 bát cháo gà cỡ vừa + 1 cốc sữa cho người tiểu đường
Bữa phụ 1: ½ quả táo
Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 đĩa thịt nạc heo kho, 1 bát canh bí đỏ nấu tôm, 1 đĩa su su luộc
Bữa phụ 2: 150g đu đủ chín vừa
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh bầu nấu tôm, 1 đĩa đậu nhồi thịt, 1 đĩa giá luộc
Bữa phụ 3: 1 cốc sữa cho người tiểu đường
3. Lưu ý khi lên thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh việc bổ sung đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, để giúp người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần lưu ý những điều sau:
3.1. Đa dạng thức ăn cho người bệnh
Người tiểu đường cần có thực đơn đa dạng trong bữa ăn
Không chỉ với người tiểu đường mà ngay cả với người bình thường nếu thiếu hay thừa chất đều dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Do đó, việc ăn uống đa dạng sẽ vừa đảm bảo cân bằng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời kích thích vị giác, giúp bữa ăn trở nên ngon hơn. Nhờ đó, cơ thể cũng chuyển hóa tốt hơn, tăng cường đề kháng cơ thể.
3.2. Bữa ăn cung cấp vừa đủ năng lượng cho người bệnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung vừa đủ năng lượng để đảm bảo nhu cầu hoạt động của họ m��i ngày. Việc bổ sung dư thừa sẽ tích tụ lại trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó, bệnh tình cũng trở nên khó kiểm soát hơn.
3.3. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Người bệnh tiểu đường nên chỉ nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày. Như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể. Đồng thời người bệnh sẽ hấp thụ và chuyển hóa một cách từ từ để đảm bảo không gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
3.4. Kiểm tra đường huyết sau ăn
Người tiểu đường cần kiểm tra đường huyết sau mỗi bữa ăn
Không chỉ quan tâm đến việc ăn uống, luyện tập, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến đường huyết cơ thể dao động như thế nào trong ngày, nhất là những thời điểm sau bữa ăn. Bệnh nhân nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để thuận tiện cho việc kiểm tra đường.
Nếu đường huyết sau ăn tăng quá cao hay hạ quá thấp thì có nghĩa là chế độ ăn của bạn đang chưa hợp lý và cần phải điều chỉnh lại. Nhờ theo dõi đường huyết, người tiểu đường cũng sẽ kiểm soát tốt đường huyết hơn, ngừa biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.
Tham khảo một số loại máy đo đường huyết tốt nhất trên thị trường hiện nay tại ĐÂY.
3.5. Ưu tiên sử dụng các món luộc, hấp
Người tiểu đường cần ưu tiên chế biến thực phẩm theo cách hấp, luộc, hầm vì món ăn sẽ trở nên thanh đạm, dễ tiêu hơn. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ sẽ dễ làm tăng chỉ số đường huyết cơ thể, tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
3.6. Nên đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn
Khoa học đã chứng minh, đi lại nhẹ nhàng sau ăn sẽ giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng dư thừa, giảm lượng đường trong máu. Do đó, dành 15 phút để đi lại nhẹ nhàng sau ăn là điều rất tốt cho người bệnh tiểu đường, huyết áp, mỡ máu.
Như vậy, dược sĩ chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường đã giới thiệu cho bạn thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 để bạn có thể tham khảo. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 để được dược sĩ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Đọc thêm:
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn gì, kiêng gì và lưu ý khi chọn chế độ ăn cho người tiểu đường
Tiểu đường tuýp 2 nên ăn hoa quả gì? 5 nguyên tắc và TOP 10 loại quả nên sử dụng đảm bảo không tăng đường huyết
Nguồn: https://mpsuno.vn/thuc-don-danh-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-2/
0 notes
Text
Gợi ý thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng
5 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tư duy của trẻ. Thế nhưng vẫn có khá nhiều bé dù đã lên 5 tuổi nhưng vẫn bị còi cọc, thấp bé và nhẹ cân hơn các bạn cùng tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng gồm những món nào? Hãy cùng Yến Sào Aqua tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé!
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc thiếu hụt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nhất là với trẻ thiếu canxi, vitamin D, chất đạm, vitamin K2…dễ dẫn tới suy dinh dưỡng còi xương.
Mặt khác, trẻ lười vận động, ngủ ít, dậy sớm, ngủ muộn hoặc mắc các loại bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
Còn một điều nữa rất ít bố mẹ chú ý, khi trẻ 5 tuổi đã có chính kiến riêng của bản thân nên sẽ biểu hiện qua việc thích và không thích ăn gì. Bạn cần để ý để xây dựng thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng sao cho hợp lý. Nên dựa vào nhu cầu thực tế và tôn trọng sự lựa chọn của trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích cho trẻ hiểu đâu là thực phẩm tốt và nên ăn. Đừng cố ép trẻ ăn uống theo sở thích của mình vì sẽ càng khiến bé sợ ăn, chán ăn khiến tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi
Thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng theo chuyên gia
Các chuyên gia cho rằng thực đơn cho bé từ 2 – 5 tuổi cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân đối các nguồn thực phẩm. Trong đó nhóm chất dinh dưỡng cần có trong mỗi bữa ăn gồm:
Canxi
Giai đoạn 5 tuổi là lúc răng và xương của trẻ phát triển mạnh mẽ. Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, cấu tạo răng và xương vững chắc hơn.
Thiếu hụt canxi khiến trẻ thấp còi, chậm lớn so với các bạn cùng trang lứa. Các dấu hiệu khi thiếu canxi là: móng tay hay gãy, khó ngủ, chậm biết đi, mọc răng…
Bạn có thể bổ sung canxi qua các thực phẩm sau: cá, trứng, bơ, sữa…đừng quên bổ sung thêm vitamin D giúp chuyển hóa canxi tốt hơn nhé.
Sắt
Sắt vô cùng cần thiết trong thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng bởi nhiều công dụng mà nó mang lại. Trẻ thiếu sắt có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bệnh tim, chậm lớn, biếng ăn, não bộ chậm phát triển, da xanh xao, kém tập trung…
Hãy bổ sung sắt cho trẻ qua các thực phẩm: tim, gan, trứng gà, thịt bò…Bạn cũng có thể bổ sung thêm sắt qua một số thực phẩm chức năng như Yến Sào hoặc Tổ Yến chưng sẵn nhưng đừng quá lạm dụng. Bởi hấp thụ nhiều sắt dễ gây xơ vữa động mạch, tiểu đường.
Chất xơ
Chất xơ có vai trò tăng cường hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng ở trẻ, đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Chất xơ có nhiều trong các loại hạt, rau củ, ngũ cốc…
Dù có bổ sung đầy đủ các chất khác nhưng thiếu chất xơ sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Vitamin các loại
Hiện vitamin gồm 13 loại cần thiết và là thành phần giúp cấu tạo, duy trì các hoạt động của tế bào trong cơ thể. Trong khi vitamin A tăng cường thị lực thì vitamin C sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch.
Bạn có thể bổ sung vitamin vào thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm như: cá, thịt, rau xanh, hoa quả…hay các viên vitamin bổ sung.
Nên bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Nước
Nước rất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Khi cung cấp đủ nước, quá trình đào thải chất dinh dưỡng sẽ diễn ra nhanh hơn, theo đó thúc đẩy khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Các hoạt động vui chơi của trẻ sẽ dễ gây mất nước nên bổ sung nước là điều bạn cần chú ý khi xây dựng thực đơn tăng cân cho trẻ. Tuy nhiên chỉ cho bé uống nước lọc, tránh xa nước ngọt vì chúng có thể gây bệnh tiểu đường ảnh hưởng xấu tới thận, gan.
Xem thêm:
Nguyên nhân và cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai hiệu quả
Uống gì để giảm mỡ bụng nhanh chóng và 9 loại thức uống giảm cân an toàn
Gợi ý thực đơn cho bé 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cho các mẹ
Bữa sáng
Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên bạn cần chuẩn bị sao cho thật giàu dinh dưỡng. Hãy cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như:
Phở bò
Phở gà
Bún chả cá
Mỳ ốp la
Hủ tiếu thịt bằm
Cháo tôm thịt rau cải
Cháo cá hồi rau ngắt
Bữa trưa
Thay vì ăn các món dễ tiêu như buổi sáng, bạn nên cho trẻ ăn cơm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động buổi chiều. Điều này cũng giúp dạ dày của bé hoạt động tốt hơn. Những món ăn tham khảo cho bé gồm:
Thịt đậu phụ sốt cà chua + canh tôm bí xanh
Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi
Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong
Thịt kho trứng + canh bầu nấu tôm
Cá phi lê kho tộ + canh thịt rau ngót
Buổi tối
Tương tự như bữa trưa, bữa tối bạn cũng nên cho bé ăn cơm với một món canh và một món mặn. Thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng vào buổi tối có thể là các món:
Thịt tôm rim dứa + canh xương hầm đu đủ
Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ
Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền
Trứng chiên thịt + canh su su thịt bằm
Thịt bào xào nầm + canh cá nấu rau ngót
Tôm rim – Một trong các món ăn bạn có thể chế biến cho trẻ ăn vào bữa tối
Bữa phụ
Bạn cũng nên bổ sung thêm 2 bữa phụ vào thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá no vì sẽ bỏ qua bữa chính. Một số món ăn bạn nên tham khảo là:
Váng sữa
Bánh mì bơ
Cơm cuộn
Súp gà trứng
Sữa chua
Bánh rán
Trái cây trộn sữa chua
Kết luận
Yến Sào Aqua mong rằng bài viết đã đem tới nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức để xây dựng được một thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng hợp lý và khoa học.
Nếu còn băn khoăn hoặc muốn giải đáp bất cứ vấn đề gì về dinh dưỡng cho trẻ. Bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
from Yến sào AQUA https://yensaoaqua.vn/thuc-don-cho-be-5-tuoi-suy-dinh-duong/
0 notes
Text
Bé gái 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Update 08/2021
Bài viết Bé gái 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Update 08/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao. Tuỳ theo độ tuổi và giới tình của trẻ mà có mức tiêu chuẩn khác nhau. Cân nặng bé gái 12 tháng tuổi theo tiêu chuẩn thường nhỏ hơn so với bé trai. Các bậc cha mẹ cần biết bé 12 tháng ăn được gì để tăng cường dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh.
1. Đặc điểm về sự phát triển của bé gái 12 tháng
Cân nặng và chiều cao chuẩn của bé gái 12 tháng
Năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian mà trẻ tăng trưởng nhiều nhất. Sau đó quá trình phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ bắt đầu chậm lại dần bởi vì mức độ hoạt động tăng lên. Cân nặng và chiều cao của trẻ là điều mà các cha mẹ thường quan tâm đến. Nhiều phụ huynh có con nhỏ thường băn khoăn không biết bé gái 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đúng chuẩn. Tuỳ theo độ tuổi và giới tính của trẻ mà có mức tiêu chuẩn khác nhau. Cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi thường là sẽ tăng gấp ba lần so với khi sinh. Khi được 12 tháng tuổi, trẻ cũng sẽ tăng 50% về chiều cao và kích thước não bộ sẽ đạt 60% so với bộ não của người trưởng thành.
Nhìn chung, cân nặng bé gái 12 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của thường nhỏ hơn so với bé trai. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng bé gái 12 tháng tuổi bình thường là 8,9 kg. Bé gái 12 tháng tuổi có cân nặng dưới 7,9 kg được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng và dưới 7,1 kg gọi là suy dinh dưỡng. Ngược lại, cân nặng bé gái 12 tháng tuổi trên 10,2 kg là có nguy cơ béo phì và lớn hơn 11,3 kg được coi là béo phì. Chiều cao của bé gái 12 tháng tuổi bình thường là 74 cm, trong đó giới hạn dưới là 68,9 cm và giới hạn trên là 79,2 cm.
Giấc ngủ của bé 12 tháng tuổi
Bé 12 tháng tuổi thường ngủ vào ban ngày ít hơn và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết các trẻ em ở độ tuổi này vẫn cần có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, sau khi đã được ăn hoặc bú no.
Khả năng vận động của bé 12 tháng tuổi
Sau 8 tháng, trẻ có thể biết bò và từ ngồi. Sau khi đã bò và ngồi khá vững vàng, trẻ sẽ tập bám vào vật gì đó để đứng dậy. Khi đến giai đoạn 12 tháng tuổi, bé có thể biết tự đứng vững, thậm chí một số bé còn chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Ngoài ra, bé khi được 1 tuổi còn có thể làm một số việc khá thành thục như cầm nắm, bóc thức ăn, lật các trang của cuốn truyện, bấm nút để cho món đồ chơi chuyển động hay phát ra tiếng nhạc.
Khả năng nói của bé 12 tháng tuổi
Bé 12 tháng tuổi đã nhận biết rõ ràng về người quen và người lạ. Bé ở giai đoạn có thể bập bẹ những tiếng nói đầu tiên như “ba”, “mẹ” mặc dù phát âm không tròn vành rõ chữ lắm. Đồng thời, bé 12 tháng tuổi đã có thể diễn đạt được phần nào ý nghĩ và nhu cầu của mình thông qua các cử chỉ lắc đầu, rùng mình, vươn tay hoặc tỏ ra căng thẳng, thậm chí khóc khi không có cha mẹ hoặc người thường chăm nom trẻ ở gần bên.
Bé gái 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt tiêu chuẩn là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ
2. Cách chăm sóc bé 12 tháng tuổi
Tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ. Các bậc cha mẹ cần biết bé 12 tháng ăn được gì và cách chăm sóc trẻ phù hợp với độ tuổi để tăng cường dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh.
Dinh dưỡng cho bé 12 tháng tuổi
Dinh dưỡng là điều rất quan trọng và luôn giữ vị trí ưu tiên hàng đầu đối với sự phát triển của bé. Bé 12 tháng tuổi đã biết bò và bước vào giai đoạn tập bước đi chập chững nên bé sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với lúc trước, khoảng từ 800 đến 1000 calo/ngày. Do đó, nếu bé còn đang bú sữa mẹ, nên cho bé bú ít nhất 3 lần trong ngày xen kẽ vào 3 bữa ăn chính.
Trong mỗi bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Chất đường bột như cháo, bột; 2 đến 3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn như trứng, thịt, cá, tôm, cua (nếu nấu cháo bằng nước hầm xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt hầm vì chứa nhiều chất đạm); 2 muỗng rau lá hoặc củ đã băm nhuyễn như bí đỏ, cà rốt, rau muống, rau dền; 1 đến 2 muỗng dầu ăn trẻ em.
Ngoài cháo và bột, các phụ huynh có thể cho bé nếm thử các loại thức ăn mềm như bún, nui, phở, mì,... sau khi đã được cắt thành sợi nhỏ. Tuỳ vào khả năng nhai nuốt của bé và mức độ hứng thú, cha mẹ có thể cho bé tập làm quen với các thức ăn dạng đặc.
Nên cho trẻ ăn sữa chua, trái cây, váng sữa, phô mai vào các bữa phụ để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của bé.
Các món ăn cần thường xuyên đổi mới, chế biến đa dạng, nhiều màu sắc và trình bày đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ.
Khuyến khích bé tự ăn, giúp bé có thể cầm nắm và kiểm soát đồ vật. Như vậy bé có thể phát triển kỹ năng vận động chính xác và kỹ năng phối hợp động tác.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt, ăn thức ăn nhanh nhất là vào các thời điểm gần bữa ăn chính.
Không nên kéo dài thời gian của bữa ăn quá lâu
Tạo không khí thoải mái, vui vẻ và khen ngợi động viên trẻ ăn.
Không thúc ép hay doạ nạt trẻ ăn vì như vậy sẽ tạo tâm lý căng thẳng và chán nản khi tới bữa ăn.
Sữa mẹ và sữa bột là hai nguồn chính cung cấp dinh dưỡng phong phú cho bé trong năm đầu đời. Khi đến 1 tuổi, kỹ năng tự ăn của bé sẽ cải thiện dần và sự gắn bó giữa bé với bình sữa hay vú mẹ cũng thay đổi.
Nếu bé uống sữa bột, cha mẹ có thể chuyển sang loại sữa dành cho trẻ 1 tuổi vì loại sữa này có chứa nhiều thành phần chất béo cân bằng lành mạnh – bao gồm ARA (axit arachidonic) và DHA (axit docosahexaenoic) – vốn không có trong sữa bò.
Cần biết bé đã sẵn sàng để cai bú bình hay chưa. Phần lớn bé 12 tháng tuổi sẽ cai bú bình. Cai bú bình cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai giữa và giảm khả năng bị sâu răng (đặc biệt với những trẻ bú bình khi ngủ).
Kết hợp cai bú bình và cho bé làm quen việc uống sữa bằng ly, cốc.
Dành thời gian cho bé
Việc chăm sóc nuôi dạy bé ở giai đoạn 12 tháng tuổi trở đi là cả một nghệ thuật. Thay vì bồng bế bé thường xuyên, cha mẹ cần tạo môi trường an toàn để bé tự do vận động, chạy nhảy dưới sự theo dõi sát. Để giúp bé phát triển toàn diện, cha mẹ nên quan tâm, dành nhiều thời gian bên cạnh bé để trò chuyện và vui chơi cùng bé. Khi được 12 tháng tuổi là khoảng thời gian cho bé học hỏi và làm theo. Bé ở giai đoạn này sẽ học từ khẩu hình miệng, giọng nói và cử chỉ của người lớn. Do đó, các phụ huynh cần dạy bé những điều tốt để hình thành thói quen tốt cho bé sau này.
Cân nặng bé gái 12 tháng tuổi bình thường là 8,9 kg
Chích ngừa cho bé 12 tháng tuổi
Một số mũi tiêm ngừa mà bé 1 tuổi cần có bao gồm:
Tiêm ngừa cúm
Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B
Tiêm ngừa bệnh thủy đậu
Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản
Tiêm nhắc lại vacxin DTaP (phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)
Tiêm ngừa vacxin Synflorix để phòng ngừa bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu.
Những nguy cơ bé 12 tháng tuổi có thể gặp
Khi bé 12 tháng tuổi đã có khả năng đi đứng, cầm nắm. Bé trở nên hiếu động hơn đồng nghĩa với việc bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Những nguy cơ mà cha mẹ cần lưu ý như :
Nguy cơ mắc bệnh: Do hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn chỉnh, bé 1 tuổi khi đi nhà trẻ và tiếp xúc môi trường mới, khiến bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, sốt, viêm họng, viêm phổi; nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy,... Do vậy, bé cần được chích ngừa đúng lịch, tắm nước ấm mỗi ngày một lần, vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng khăn ướt và thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé.
Nguy cơ chấn thương: Bé chạy nhảy dễ bị té ngã, đụng vào điện; nước nóng, hoặc cho vật lạ vào miệng,... Cha mẹ nên theo dõi sát bé, dọn dẹp xung quanh khu vực trẻ chơi để tránh nguy cơ chấn thương.
Nguy cơ suy dinh dưỡng: Đa số bé ở giai đoạn 1 tuổi bị suy dinh dưỡng do ăn cơm trước khi răng hàm mọc đủ để nhai cơm. Ngoài ra, bé hay mắc bệnh nên cũng dễ bỏ ăn, biếng ăn. Nếu mẹ không cho bé bú sữa đêm lúc này, bé cũng có thể bị suy dinh dưỡng.
Nguy cơ béo phì: Bé dễ ăn, biết tự kiếm đồ ăn và chủ động đòi mẹ cho ăn thêm hoặc chế độ dinh dưỡng quá dư thừa khiến bé tăng cân quá mức, đối mặt với nguy cơ béo phì.
Những vấn đề cần lưu ý đối với bé 12 tháng tuổi
Mỗi bé đều phát triển theo một tốc độ riêng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu bất thường mà cha mẹ cần lưu ý như:
Bé không bập bẹ
Bé thờ ơ không quan tâm tới mọi thứ xung quanh
Bé không thể dùng ngón tay để chỉ vào đồ vật
Bé tập đi nhưng bước đi khập khiễng, chân không đều
Bé không biết bắt chước các hành động đơn giản, hạn như vỗ tay, vẫy tay tạm biệt
Khi bé té luôn ngã về phía trước thay vì bé có hành động ngồi lùi
Bé không thể tự bốc ăn hoặc không thể nhặt một vật nhỏ.
Nếu bé hơn 12 tháng tuổi có những dấu hiệu này, cha mẹ nên cho bé đi khám ngay để phát hiện và xử trí kịp thời.
Trường hợp trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website blog-health.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
source https://blog-health.com/be-gai-12-thang-tuoi-nang-bao-nhieu-kg/
0 notes
Text
Chia sẻ kiến thức 8 loại thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh cần biết
Trong thời gian mang thai và thời kỳ sau sinh, nhất là những phụ nữ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bị mất đi một lượng lớn canxi. Vì vậy, mẹ cần được bổ sung đủ canxi để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu một số thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh để mẹ có thể bổ sung canxi một cách tự nhiên nhất.
1/ Vì sao mẹ cần bổ sung canxi sau sinh?
Canxi có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, tồn tại và duy trì các chức năng sinh học của cơ thể cho cả mẹ và bé:
Canxi là thành phần cấu tạo chủ yếu của khung xương, răng và móng.
Canxi đóng vai trò phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh và kích thích hệ miễn dịch thực hiện vai trò của mình.
Ion canxi có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế.
Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu canxi khả năng đàn hồi của cơ bắp kém, cơ dễ bị mỏi mệt, thể lực thiếu hụt hoặc làm tăng kích thích thần kinh cơ.
Canxi còn tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mạch, có tác dụng bổ trợ với chứng xuất huyết và những bệnh dị ứng
Canxi làm cho các tế bào tăng khả năng kết dính với nhau
Canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp nhờ làm tăng chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi, dị vật ra khỏi đường hô hấp.
Trẻ nhỏ thiếu canxi sẽ dẫn đến còi xương, chậm lớn, lùn, răng không đều. Phụ nữ thiếu canxi sẽ dẫn tới triệu chứng đau lưng, đau cơ, rụng tóc, dễ dẫn tới loãng xương trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Mang thai và sinh con khiến mẹ mất đi một lượng canxi đáng kể cho việc hình thành khung xương, răng và não bộ của thai nhi. Sau khi sinh, mẹ cũng tiếp tục cung cấp canxi cho con trong quá trình cho con bú. Đây là lý do vì sao sau khi sinh, nhiều bà mẹ cảm thấy cơ thể dần bị suy yếu, phần xương và cả răng không còn được chắc khỏe, rụng tóc.
Về phần trẻ nhỏ, bé phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa mẹ để có đủ canxi cho quá trình lớn lên. Nếu bé không được cung cấp đủ canxi có thể dẫn tới tình trạng hạ canxi máu (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy khóc) hay nặng hơn là co giật, chân tay vòng kiềng, còi cọc, sức đề kháng yếu đi, dễ bệnh tật, chậm phát triển thể lực, chậm lẫy, ngồi, bò, đi, và chậm mọc răng. Đồng thời, bé thiếu canxi sẽ dẫn tới hậu quả hệ tim mạch chậm phát triển.
Do vậy, cần phải bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh một cách đầy đủ và đúng thời điểm để tránh những nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé, giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, vui vẻ.
2/ Thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh
Phụ nữ giai đoạn cho con bú cần khoảng 1300 mg canxi/ngày. Trẻ trong giai đoạn bú mẹ cần một lượng 300-500 mg/ngày và tất cả lượng canxi này đều được trẻ hấp thụ hoàn toàn từ sữa mẹ. Bổ sung canxi bằng thực phẩm là cách an toàn và dễ thực hiện nhất, mẹ nên bổ sung canxi bằng những thực phẩm sau:
Sữa
Sữa là thực phẩm bổ sung canxi rất quen thuộc, 250g sữa có thể cung cấp 275 mg canxi. Nếu mẹ bị dị ứng sữa bò, có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa lúa mạch, sữa dê…
Các loại đậu:
Thời gian đầu sau khi sinh, mẹ có thể ăn cháo đậu xanh, đậu đen hay đậu tương, vừa cung cấp đủ dưỡng chất lại dễ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa tốt hơn mẹ có thể uống sữa đậu nành hoặc ăn canh đậu tương sườn non.
Các loại rau xanh:
Rau đay, rau ngót, rau cải xoăn, rau dền, súp lơ, cải ngọt, cải chíp, đậu cove
Đây là một nguồn cung cấp canxi dồi dào. Các loại rau xanh có màu đậm không chỉ chứa nhiều canxi mà còn giúp mẹ có nhiều sữa. Vậy nên, hãy bổ sung các loại rau này trong bữa ăn hằng ngày
Lòng đỏ trứng vịt, trứng gà
Trung bình 100g lòng đỏ trứng gà chứa 134mg canxi, là loại thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh cực kì tốt. Trứng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn mà không bị ngán.
Hải sản
Các loại hải sản tôm, cua, cá hồi, cá mòi, cá thu, hàu sữa,… đều chứa nhiều canxi. Hãy bổ sung nhóm thực phẩm này ít nhất 1 bữa trong tuần để mẹ có đủ canxi cho bản thân và cho bé. Tuy nhiên mẹ cần chú ý quan sát xem bé bị dị ứng với loại hải sản nào và hạn chế ăn món đó
>>> Xem thêm: Gợi ý cách làm các món ăn chế biến từ hàu cho bữa cơm thêm ngon miệng
Các loại ngũ cốc và hạt
Các loại ngũ cốc và hạt cũng là một nguồn canxi phong phú: đậu, gạo, hạt mè, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
Một muỗng vừng (mè) khoảng 25g có thể bổ sung đến 200mg canxi cho cơ thể. Hạt vừng khi chế biến thành tương, rang chín giã nhỏ hoặc ép dầu đều có khả năng tiêu hóa cao. Vừng có thể coi như gia vị bổ sung vào các món xào, trộn hoặc trộn thêm dầu mè vào món ăn để gia tăng hương vị cho món ăn.
Hạnh nhân chứa lượng canxi cao nhất trong các loại hạt, mỗi 100g hạt chứa tới 815 mg canxi. Vậy nên, chỉ với khoảng 150g hạnh nhân đã đủ cho nhu cầu canxi một ngày của mẹ sau sinh. Hạnh nhân có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại bánh.
Yến mạch có hàm lượng canxi cao nhất trong nhóm ngũ cốc, hơn gạo trắng kho��ng 8 lần. Mẹ có thể ăn yến mạch kết hợp với trái cây hoặc là sử dụng yến mạch để nấu cháo theo khẩu vị.
Trái cây
Các loại trái cây có thể sử dụng như thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh là chuối, cam, quýt, việt quất, dâu tây, kiwi,… Chúng còn cung cấp kẽm, kali, vitamin C tăng cường sức đề kháng và hoạt động tiêu hóa cho cơ thể mẹ và bé.
Đồng thời khi bổ sung thực phẩm chứa canxi nên bổ sung vitamin D có trong: ánh nắng mặt trời buổi sớm, cá biển, lòng đỏ trứng, phô mai…
Đậu hũ
Đậu nành sau khi được chế biến thành đậu hũ thì cơ thể dễ dàng hấp thu canxi hơn. Canxi trong miếng đậu cao hơn trong sữa đậu nành khoảng 7 lần. Đậu hũ có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn như: đậu hũ xào nấm, đậu hũ kho thịt, đậu hũ chiên,…
3/ Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ sau sinh:
Mẹ cần bổ sung thêm vitamin D qua ánh nắng mặt trời. Bởi vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi ở ruột. Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô hạn giúp tổng hợp vitamin D dưới da.
Không nên bổ sung quá nhiều canxi và vitamin D vì sẽ làm ứ đọng canxi trong các mô, cơ, mạch máu dẫn đến vôi hóa, xơ hóa mạch máu, động mạch, thậm chí gây sỏi thận, tụy. Cần bổ sung canxi vừa đủ, không nên thừa hay thiếu.
Nếu mẹ bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng, không nên uống chung canxi với các khoáng chất khác như sắt, kẽm, đồng,… vì sẽ làm hạn chế hấp thu các chất mà nên tách ra thành nhiều lần trong ngày
Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu vì hai chất này khiến cho cơ thể khó hấp thu canxi, hơn nữa, đây là 2 chất kích thích gây hại cho sức khỏe của bé.
Trên đây là một số thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh nên được bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Bổ sung canxi cho mẹ giai đoạn cho con bú luôn cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bổ sung đúng cách và khoa học sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đảm bảo sự phát triển cho bé.
>>> Tham khảo: Ruốc hàu Bavabi giàu dinh dưỡng với hàm lượng kẽm và canxi cao rất thích hợp cho mẹ và bé ăn dặm
Nguồn: Ruốc hàu Vân Đồn
0 notes
Text
Cách luộc cua biển ngon không tanh – không gãy càng
Luộc cua chín đều, không bị tanh, không bị gãy càng là một trong những kỹ thuật nấu ăn được nhiều chị em tìm hiểu. Bếp Kitchen xin gởi đến các bạn cách luộc cua biển đơn giản đảm bảo thực hiện thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm nhé.
Nhiều người mong muốn sở hữu bí quyết luộc cua biển ngon (Ảnh: Internet)
Cua biển là một trong những loại hải sản quen thuộc, ngon và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Ngoài tên cua biển, chúng còn được gọi với các tên gọi khác như cua bể, cua sú, cua xanh, cua bùn… Chúng thường sinh sống ở môi trường biển hoặc các vùng vịnh ven biển. Cua được chế biến theo nhiều phương thức khác nhau như súp, hấp, sốt… Trong đó, luộc là hình thức được giữ trọn hương vị thơm ngon tự nhiên.
Ăn cua biển có tốt không? Các nhà khoa học đã cua là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người dùng. Cua có chứa hàm lượng lớn Vitamin B12 và sắt giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu từ đó ngăn ngừa và điều trị được các chứng bệnh thiếu máu. Đồng thời, đưa cua vào thực đơn một cách hợp lý còn có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Trong thịt cua còn có chất Selen. Đây là dưỡng chất chống Oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, hỗ trợ điều trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết, gãy xương. Ngoài ra, thịt cua còn có thể giúp các bạn giảm cân, ngăn ngừa mụn, điều chỉnh huyết áp hiệu quả hơn.
Mức giá cua biển ở từng khu vực, từng ngày và chất lượng sẽ có sự dao động nhất định. Cập nhật giá cua biển hôm nay tại TP. HCM là 550.000 đồng/kg.
Cách luộc cua ghẹ ngon, không gãy chân
Nguyên liệu
4 – 5 con cua
Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, tiêu, chanh, ớt…
Các bước luộc cua đơn giản
Bước 1: Sơ chế cua
Đầu tiên, bạn cho cua vào trong túi sạch, đặt vào ngăn đông của tủ lạnh trong vòng khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn không bị cua kẹp tay và là mẹo đơn giản giúp cua không bị rụng chân, càng trong quá trình luộc.
Bạn dùng mũi dao nhọn đâm vào phần đầu tam giác của yếm, giữ nguyên mũi dao trong vòng khoảng 1 phút. Sau đó, bạn dùng bàn chải chà kỹ phần mai, yếm, chân, càng cua rửa lại bằng nước để loại bỏ hoàn toàn bùn đất.
Dùng bàn chải chà sạch bùn đất bám bên ngoài thân cua (Ảnh: Internet)
Bước 2: Luộc cua
Tiếp đến, bạn cho cua vào nồi, thêm một ít muối, hạt nêm, xóc đều rồi ướp trong vòng khoảng 25 – 30 phút. Đây là mẹo đơn giản trong cách luộc cua ghẹ ngon để món ăn thêm đậm đà. Đổ nước vào xâm xấp vừa ngập thịt cua, đậy kín nắp vung rồi bạn bắc lên bếp luộc trong vòng khoảng 12 – 15 phút. Thời gian luộc phụ thuộc vào kích thước của con cua. Quan sát cua chuyển sang màu đỏ gạch đẹp mắt thì lúc đó cua đã chín hẳn.
Luộc cua cho đến khi chuyển sang màu đỏ gạch đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Bước 3: Làm nước chấm
Sau đó, bạn làm nước chấm theo công thức: 1 muỗng cà phê muối, 2 trái ớt (cắt lát), 1.5 muỗng cà phê đường, trộn đều. Để hoàn thiện nước chấm, bạn cho thêm 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều.
Vắt nước cốt chanh vào đĩa muối để làm nước chấm thịt cua (Ảnh: Internet)
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Cuối cùng, bạn lấy cua ra đĩa, gỡ thịt, chấm với muối và thưởng thức. Bạn nên thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận được trọn vẹn hương vị món hải sản này.
Hoàn thành cách làm món cua biển luộc sau 4 bước đơn giản (Ảnh: Internet)
Lưu ý và mẹo chọn cua biển ngon
Cách chọn cua ngon
Nên chọn những con cua có lớp vỏ màu xám đục, yếm to, dùng tay ấn vào thấy phần yếm chắc.
Cần tránh chọn những con cua nhỏ, mai có màu xanh, dùng tay ấn thấy yếm mềm, xốp, chảy nước.
Nên chọn những con cua còn đầy đủ chân, càng, di chuyển linh hoạt, gai trên càng còn nguyên.
Nên chọn những con cua còn đầy đủ chân, càng (Ảnh: Internet)
Lưu ý khi ăn cua biển
Nên chọn những con cua còn sống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi nhiều trường hợp buồn nôn, đau bụng, chóng mặt cho ăn trúng thịt cua chết. Đặc biệt, khi chế biến các bạn nên luộc kỹ để chắc chắn cua đã chín hẳn chứ không phải là chín tái.
Thịt cua sau khi luộc nên bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Khi sử dụng, bạn nên hâm nóng lại thịt cua để không có mùi tanh.
Chỉ nên ăn phần thịt và gạch cua, không nên ăn các bộ phận dạ dày, ruột, tim và mang cua.
Không nên ăn quá nhiều thịt cua vì rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Đặc biệt, không được kết hợp thịt cua chung với nước trà trong hoặc sau bữa ăn. Vì chúng sẽ không có lợi cho tiêu hóa cũng như quá trình hấp thụ các dưỡng chất của thịt cua.
Trường hợp không nên ăn cua biển
Tuy thịt cua giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng một số đối tượng sau đây không nên ăn thịt cua:
Những người đang bị cảm lạnh, sốt, đau bụng tiêu chảy không nên ăn thịt cua luộc để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ trong máu cao cũng không nên sử dụng thịt cua bởi cua chứa hàm lượng Cholesterol tương đối cao.
Cua cũng là loại thực phẩm không phù hợp với những người mẫn cảm.
Một số món ngon từ cua biển cho bà bầu và trẻ em
Cách nấu lẩu cua biển măng chua
Sơ chế thịt cua mua về thật sạch, để ráo rồi chiên sơ qua với dầu nóng. Đây là mẹo đơn giản giúp thịt cua cứng, không bị gãy chân trong quá trình nấu.
Cho xương heo vào nồi hầm để lấy nước dùng nấu lẩu. Sau đó, bạn dùng nồi khác, phi dầu cho cà chua bổ múi cau vào xào, cho nước dùng vừa hầm vào
Khi nước sôi, cho măng chua vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho thịt cua vào cùng. Thêm ít hành lá, ngò om, ngò rí cắt nhuyễn, ớt cắt lát mỏng vào nồi lẩu và thưởng thức cùng bún tươi.
Cách nấu lẩu cua biển măng chua tương đối dễ thực hiện (Ảnh: Internet)
Cua biển rang me
Cua biển rang me cũng là món ngon được chế biến từ thịt cua được rất nhiều người yêu thích. Bạn chỉ cần sơ chế cua sạch, ướp với ít hạt nêm, tiêu xay. Sau đó, cho cua vào chảo dầu chiên sơ qua, vớt ra để trên rổ cho ráo dầu. Dùng chảo phi tỏi, cho hành tây cắt hạt lựu, nước cốt me và ít đường, hạt nêm vào khuấy đều.
Cho ít bột năng vào trong bát nước, khuấy đều, đổ từ từ vào chảo, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi cho cua vào xóc đều, tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút.
Cua rang me có vị chua đặc trưng thơm ngon cuốn hút người ăn (Ảnh: Internet)
Cua biển hấp sả
Sơ chế cua sạch bùn đất, xếp lần lượt vào nồi hấp. Đập dập vài nhánh sả, cho thêm vào nồi. Tùy theo sở thích, bạn có thể cho thêm vài lát gừng cắt nhỏ để át đi mùi tanh của hải sản. Bật bếp hấp trong vòng khoảng 10 – 15 phút.
Cách làm cua biển hấp sả tương đối đơn giản, dễ thực hiện (Ảnh: Internet)
Cách nấu miến cua biển
Miến cua biển cũng là món ngon từ cua được rất nhiều người săn đón tìm kiếm công thức thực hiện. Sơ chế cua sạch, cho vào nồi bắc lên bếp luộc chín, đợi nguội, gỡ lấy phần thịt cho vào bát, thêm một ít hạt nêm, tiêu xay trộn đều.
Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn đun nóng rồi cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, cho thịt cua vào xào sơ qua, trút lại ra đĩa. Cho phần gạch cua vào nồi xào đến khi chín, cho nước dùng (hầm từ xương) vào nồi, đun sôi rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Cho miến dong vào tô, xếp thịt lên trên, chan nước dùng vào, thêm ít hành lá, rau răm cắt nhuyễn là đã có thể thưởng thức.
Miến cua biển có hương vị thơm ngon, đặc trưng (Ảnh: Internet)
Cua biển hấp nước dừa
Rửa sạch cua, để nguyên con hoặc cắt làm đôi tùy thuộc vào kích thước của con cua. Cho cua vào nồi, đổ nước dừa tươi vào cùng, bắc lên bếp tiến hành hấp.
Khi nước sôi, điều chỉnh lửa nhỏ, thêm vào nồi ít hành tây cắt khoanh tròn, thêm ít muối để món ăn thêm đậm đà. Thưởng thức món cua biển hấp nước dừa kèm với muối ớt xanh hoặc muối tiêu chanh để cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn.
Cua biển hấp nước dừa giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu (Ảnh: Internet)
Cách làm món cua biển rang muối
Chà, rửa cua nhiều lần với nước để đảm bảo sạch bùn đất. Bắc chảo dầu lên bếp đun sôi, cho tỏi đập dập vào phi thơm, tiếp tục cho cua vào chiên, gắp ra đĩa. Trút bớt dầu ăn ra bát, bắc lại chảo lên bếp.
Trộn tỏi băm, tiêu xay, dầu hào, đường, muối, ớt bột, bột ngọt vào bát rồi đổ vào chảo dầu trên bếp. Khi hỗn hợp gia vị sôi, bạn cho cua vào rang cho sánh lại.
Cua biển rang muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người (Ảnh: Internet)
Cách làm chả cua biển
Sơ chế cua sạch, tách lấy phần thịt. Cho thịt cua vào trong bát, thêm trứng gà, mộc nhĩ cắt sợi chỉ, miến cắt khúc ngắn, trộn đều. Để món ăn thêm đậm đà, cho thêm ít hạt nêm, bột ngọt vào hỗn hợp trên, trộn đều.
Nhồi hỗn hợp thịt trên vào mai cua, đặt vào xửng hấp chín. Tùy vào sở thích, bạn có thể chiên chả cua biển chín vàng đều.
Chả cua biển thường được ăn kèm với món bún bò (Ảnh: Internet)
Salad rong biển trứng cua
Cho 3 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê muối vào bát, khuấy cho tan đều. Cắt dưa leo, củ cải cắt sợi chỉ cho vào bát cùng với rong biển. Đổ hỗn hợp gia vị vào bát rau, thêm sốt Mayonnaise, vừng trắng rang thơm, thêm trứng cua lên trên là hoàn thành món Salad rong biển trứng cua.
Salad rong biển trứng cua có hương vị mới lạ, chinh phục người ăn (Ảnh: Internet)
Một số thông tin khác về món cua biển
Cháo cua biển nấu với rau gì?
Cháo cua biển là món ăn giàu dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Loại cháo hải sản này thường được nấu kèm với các loại rau mồng tơi, rau ngót, khoai mỡ hoặc rau dền cũng tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng.
Bà bầu ăn cua biển được không?
Các bác sĩ cho rằng, cua là thực phẩm giúp bổ sung Canxi, tăng cường hệ miễn dịch, giúp các mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý tuyệt đối không ăn thịt chua sống hoặc chưa nấu chín, thịt cua đông lạnh để không gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Có nên để cua biển trong tủ lạnh?
Bảo quản thịt cua sống:
Cho thịt cua vào trong hộp nhựa xếp vào ngăn mát tủ lạnh điều chỉnh nhiệt độ từ 0 – 4 độ C. Cách này phù hợp để chế biến thịt cua trong ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng túi nilon bọc cua lại. Cách này phù hợp với việc bảo quản cua không còn sống, cua lột và bảo quản được khoảng 2 – 3 ngày.
Cách bảo quản cua đã luộc:
Cho thịt cua đã nấu chín vào trong túi nilon, buộc kín miệng, để vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể bảo quản được khoảng 2 – 5 ngày.
Trẻ mấy tháng ăn được cua biển?
Trẻ mấy tháng ăn được cua biển là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Các bậc phụ huynh có thể xay thịt cua cùng với cháo để cho trẻ ăn dặm. Theo đó, trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn thịt cua để bổ sung các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện.
Cháo cua là món ăn dặm bổ dưỡng dành cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
Cua biển hấp hay luộc?
Khi luộc, một lượng lớn dưỡng chất có trong cua sẽ tan trong nước từ đó làm giảm đi v�� ngọt cũng như giá trị dinh dưỡng của thành phẩm. Như vậy, so với luộc, hấp là phương pháp chế biến tối ưu giữ được vị tươi ngon của thịt cua.
Luộc cua bao nhiêu phút chín?
Theo kinh nghiệm của nhiều người, chỉ cần luộc 12 – 15 phút là cua chín. Tùy thuộc vào kích thước của con cua, thời gian luộc có thể nhanh hoặc chậm hơn.
Nước luộc cua có ăn được không?
Nhiều người tận dụng nước luộc cua để chế biến các món ăn khác. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng không nên dùng nước luộc cua. Vì trong nước luộc có chứa nhiều tạp chất độc hại được hòa tan vào nước trong quá trình chế biến.
Thanh cua có cần luộc không?
Trong quá trình chế biến, các bạn nên luộc thanh cua để đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, các bạn không nên luộc quá kỹ vì sẽ làm thanh cua bị bở, từ đó thưởng thức sẽ không ngon.
Nên luộc sơ thanh cua trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Internet)
Sau sinh có được ăn cua biển?
Phụ nữ sau khi sinh nên bổ sung thịt cua vào thực đơn. Bởi thịt cua chứa nhiều khoáng chất, sắt, kali và canxi giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.
Cua biển mùa nào ngon?
Khi lựa cua biển, bạn nên chọn mua vào những thời điểm cuối tháng hoặc đầu tháng. Vì thời điểm này, cua thường béo, chắc thịt. Cua vào thời điểm giữa tháng thường ốp, ít thịt và không ngon.
Như vậy, Bếp Kitchen đã cung cấp bí quyết cách luộc cua biển ngon, không gãy chân, càng đảm bảo các bạn có thể chế biến thành công chiêu đãi cả nhà. Đồng thời, với danh sách một số món ngon từ thịt cua trên các bạn có thể lựa chọn được món ăn phù hợp để đổi mới thực đơn hằng ngày.
Chúc các bạn chế biến thành công!
The post Cách luộc cua biển ngon không tanh – không gãy càng first appeared on Bếp Kitchen and is written by Hạ Vũ.
from Bếp Kitchen https://ift.tt/2BViAGD via https://bepkitchenvn.tumblr.com
0 notes
Text
Review Hà Giang tự túc 7 ngày / 6 đêm từ TP.HCM
Tổng chi phí: 5tr600VNĐ/người
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN:
Máy bay: 1tr800 VNĐ vé khứ hồi HCM-HN
Xe khách: 200K/người cả đi và về Nội Bài – HG là 400K
Xe máy: 150K/ngày
Lưu ý: Nên đi chẵn người sẽ tiết kiệm chi phí, mang theo ít nhất 2 CMND, 1 để thuê xe, 1 để book phòng, các địa điểm ở Hà Giang thì cách nhau khá xa, đường lại leo đèo ôm cua nhiều, nếu trời mưa thì lại càng nguy hiểm nên tay lái cần phải “cơ bắp” tí nhé hoặc có thể thuê tài người bản địa ở đây đưa đi, các bạn có thể liên hệ bạn Tuấn để được hỗ trợ từ A-Z vụ này nhé, SĐT 0842 329 323
HÀ GIANG ĐI THAM QUAN, CHECK IN NHỮNG ĐÂU?
Đường đi tham quan khám phá Hà Giang nó sẽ như một vòng tròn, người ta gọi là Hà Giang Loop, nên mình cũng sẽ review theo thứ tự đường đi nhé:
Cổng trời Quản Bạ: ở đây nó giống như là quán cafe Mê Linh Garden ở Đà Lạt vậy á ^^ chỉ có điều là nhiều mây và núi trập trùng hơn, tha hồ chụp hình sống ảo, giá nước dao động từ 30-100K tùy thức uống.
Núi Đôi Quản Bạ: từ Cổng trời Quản Bạ đi tiếp 1 xíu là tới đây, nó là 2 quả núi tròn giống nhau như đúc, tương truyền đây là “núi đôi” của cô tiên nào đó hạ phàm bỏ quên ^^ chỗ này cá nhân mình thấy chỉ cần dừng lại check in là đủ rồi.
Hang Lùng Khúy (Đệ nhất hang động miền Bắc): Đây là hang động có nhiều thạch nhũ nhiễu xuống theo thời gian mà tạo nên vẻ đẹp cho nó. Nhưng đây là địa điểm khá mất nhiều sức vì nó nằm trên núi, leo bộ rất “thốn” nên mình khuyên ai có nhiều thời gian ở Hà Giang thì hãy ghé nhé. Giá vé: 50K/người + 5K giữ xe
Rừng thông Yên Minh: Đúng như tên gọi thì ở đây toàn thông là thông, nếu mà đến l��c xế chiều thì nó thơ mộng lắm, nhưng nếu ai đã từng đi Đà Lạt thì cũng sẽ không thấy quá lạ lẫm.
Dốc Thẩm Mã: Đây là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của Hà Giang, một con dốc uốn lượn ngoạn mục bên sườn núi, chắc chắn khi lên tới đỉnh dốc bạn sẽ không thể cưỡng lại mà bóp phanh xuống xe chụp hình ^^.
Vườn hoa cải Sủng Là: Mùa đông thì có thêm cả hoa Tam giác mạch, hãy bỏ ra 10K/ người để mang về những tấm hình thơ mộng ở vườn hoa nhé.
Nhà của Pao: Đây là căn nhà cổ đặc trưng của người Mông trong phim “Chuyện của Pao” đã đạt 4 giải cánh diều vàng. Giá vé: 10K/người
Dinh Thự họ Vương (vua Mèo): Cũng như nhà Pao, thì đây là căn nhà thuộc tầng lớp quý tộc người Mông ngày xưa, chỉ khác nó là cả một cái dinh thự mà nếu quy ra thời giá bây giờ thì khoảng 150 tỷ thì phải. Giá vé: 25K/người. À có cả em Vàng Thị Sinh hotgirl Hà Giang bán lê ở đây vào thứ 7,CN đấy :))
Cột cờ Lũng Cú: Đến Hà Giang thì phải đặt chân đến vùng đất địa đầu của Tổ Quốc chứ đúng không. Đường đến đây thì khá là nguy hiểm vì nhiều đoạn không có rào chắn trong khi phía dưới là vực thẳm, nhưng bù lại thì cảnh rất là đẹp, cứ chạy chậm để ngắm cảnh mà lại an toàn nha. Leo lên đỉnh cột cờ thì rất mát và hưng phấn niềm tự hào dân tộc ^^. Giá vé: 25K/người.
Lô Lô Chải: Đây là ngôi làng của người dân tộc Lô Lô còn giữ được nhiều nét văn hóa và kiến trúc cổ của người dân ở đây, vì nó nằm cách Cột cờ Lũng Cú có 1km thôi nên sau khi check in cột cờ xong mà còn thời gian thì có thể ghé đến nhé.
Phố Cổ Đồng Văn: Ở đây thì nhộn nhịp, tập trung nhiều hoạt động giao thương và có nhiều món ngon đặc trưng vùng cao nhất như: thắng cố, bánh thắng dền, cháo ấu tẩu,…. Nếu ở đây vào đúng Chủ nhật thì nhớ ghé thăm chợ phiên Đồng Văn nhé.
Đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế: Địa điểm thu hút nhất ở Hà Giang với du khách, phải gọi là tuyệt tác của thiên nhiên luôn, bao la hùng vĩ ở mọi cung đường. Sông Nho Quế nằm phía dưới đèo Mã Pì Lèng lung linh màu xanh ngọc bích. Có 2 lối đi xuống sông đó là lối ở đầu phía Đồng Văn và lối ở phía Mèo Vạc. Lời khuyên là đi lối đầu tiên nếu tay lái THẬT LÀ CỨNG nhé, hoặc không có thể thuê người đưa xuống ở ngay đầu đường đi xuống, cả 2 lượt xuống và lên khoảng 150K/người. Ở đây người ta cũng sẽ tư vấn đi thuyền luôn, giá khoảng 80K-150K/người tùy vào số người và trả giá. Khi xuống tới thì CAM ĐOAN là cảnh đẹp đáng đồng tiền bát gạo.
Vách đá trắng (Vách đá thần): Nằm ở đoạn giữa Mã Pì Lèng, là tầng cao nhất có thể nhìn bao quát cảnh núi non hùng vĩ nơi đây, nhưng mà đường đi cũng sợ lắm nên phải gửi xe và đi bộ lên nhé.
Du Già: Đây là một xã có rất nhiều suối và thác đẹp, đến đây có thể tham gia bắt cá suối hay dùng bữa cơm cùng người dân rất vui. Vào sáng thứ 7 có chợ phiên Du Già – là phiên chợ còn nguyên sơ với con đường bán bò, heo, gia cầm rất nhộn nhịp.
HÀ GIANG ĂN UỐNG NHỮNG GÌ?
Nhìn chung Ẩm thực ở Hà Giang không quá nổi bật và có thể sẽ khó ăn đối với một số người từ miền xuôi lên, nhưng dù gì thì cũng vẫn phải ăn mới sống được chứ đúng không ^^, dưới đây là một số món ăn đặc trưng mà mình đã ăn thử:
Ở TPHG mình Offer cho bữa sáng trước khi xuất phát món Bánh Cuốn Nước Xương ở địa chỉ: ở cạnh số 194 đường 20/8 phường Nguyễn Trãi TP.HG, mình ăn hết có 15K/phần ai ăn no thì hết cao lắm 30K nhé. Ăn sáng xong mọi người có thể đi check in tại Cột Mốc Số 0 rồi lên đường.
Sau khi về lại TPHG để trả xe, mọi người có thể ghé quán buffet anh em địa chỉ ở: 414 Lý Tự Trọng TPHG, chỗ này mình ăn thấy rất ngon, hương vị lẫn phong cách ăn của người dân ở đây khác hoàn toàn với buffet ở trong Nam, hãy trải nghiệm trước khi tạm biệt Hà Giang nhé!!
Thắng cố, mèn mén, bánh thắng dền, cháo ấu tẩu: Bạn hãy ăn ở thị trấn Đồng Văn nhé vì ở đây có vị đúng và ngon nhất, giá cũng rất phải chăng chỉ từ 5K-40K thôi.
Bánh tam giác mạch: Thường chỉ ở Dinh họ Vương mới có, ăn thơm thơm bùi bùi nhưng hơi khô, ăn nhiều sẽ khát nước và bị ngán đấy.
Rượu ngô (bắp): loại rượu đặc trưng ở Hà Giang mà đi đâu cũng có thể gặp, đặc trưng của loại rượu này là thơm, uống tẹt ga mà không sợ nhức đầu, ngủ dậy là tỉnh queo ^^
Buổi sáng ở Hà Giang mình thấy thứ phổ biến nhất đó là món Phở gà cũng rất ngon, giá tầm 25-30K/tô
Hầu hết ở các Homestay đều có dịch vụ bữa ăn theo kèm với giá từ 40-100K/bữa, cũng rất ngon đấy vì họ nấu theo vị gia đình, sử dụng nhiều rau rừng và nguyên liệu vùng cao.
HÀ GIANG NGỦ NGHỈ Ở ĐÂU?
Hà Giang đi tới đâu cũng có Homestay với mức giá và dịch vụ tương đương nhau, giá 80-100K đối với phòng ngủ tập thể và 200-300K với phòng riêng. Chủ Homestay ở đây đa phần là đều là người dân bản địa, họ rất thân thiện và hiếu khách, hầu như rất ít nghe vụ bốc phốt Homestay hay hotel nào ở đây. Các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ Homestay mà mình ở và đánh giá là rất ok.
Thuê xe máy và tắm rửa nghỉ ngơi ở TPHG trước khi lên đường (thường bạn sẽ đến TPHG lúc 3-4H sáng): anh Hùng SĐT 0982 456 388 anh chị rất chu đáo và nhiệt tình. Địa chỉ thì mình không nhớ rõ, nhưng nó ở ngay trung tâm TPHG thôi. Giá thuê xe 150K/ngày, tất cả các dịch vụ khác đều được free.
Homestay Kế Nguyễn: SĐT 0963 314 258 địa chỉ: thôn Phắc Nghè, thị trấn Yên Minh.80K/người, bữa ăn 40K/người
A Sên Homestay ở làng văn hóa cộng đồng dân tộc Mông Pả Vi: SĐT 0344 355 957 giá: 200K/người/đêm đã bao gồm bữa ăn. Nếu như bạn đi theo nhóm hay đoàn thì lại càng nên ở đây, vì ngoài chỗ ngủ nghỉ đẹp, thì ở đây còn có các hoạt động sinh hoạt rất vui vào buổi tối như đốt lửa nướng đồ ăn, giao lưu văn nghệ, bla bla….. sáng sáng thức dậy mà gặp hôm trời lạnh, bạn sẽ thấy cảnh núi và mây là là ngoài sân
Homestay nhà anh Lanh ở xã Du Già: SĐT 0383 446 066. Đây là nơi mình đánh giá là bữa cơm ngon nhất trong những ngày long rong ở Hà Giang, giá cũng chỉ 200K/người đã bao gồm bữa tối, buổi trưa nếu thích thì có thể bảo anh chị làm cho luôn, giá cũng thêm mấy chục là cùng.
Cre: Nguyễn Quân
from Tiểu Trư Food https://ift.tt/35yQGdH via IFTTT
0 notes
Text
Bà Bầu Thiếu Máu Nên Ăn Gì Để Bổ Sung Kịp Thời [Hỏi Đáp✍️]
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì, uống gì để bồi bổ cho sức khỏe và tránh được những hiểm họa tiềm tàng? Theo thống kê từ Viện nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc gia, tại nước ta, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu chiếm hơn 30%. Thiếu máu thai kỳ không những ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động rất lớn đến thai nhi. Vậy Cùng GANI.VN tìm ra câu trả lời ngay sau đây!
Ảnh hưởng từ thiếu máu khi mang thai
Mẹ bầu thường bị thiếu máu từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hay gặp nhất là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu được xác định khi hàm lượng Hemoglobin thấp hơn 11 g/dl dẫn đến những dấu hiệu bất thường. Trong đó, một số vấn đề sau có thể xảy ra: Ảnh hưởng đến người mẹ Mẹ bầu thiếu máu rất hay mệt mỏi, uể oải, da xanh xao, bị rụng tóc, gãy móng, xuất hiện chứng phù, thường cảm thấy hụt hơi và dễ táo bón hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp nặng hơn, người mẹ còn có nguy cơ sảy thai cao, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non. Mẹ bầu thiếu sắt ảnh hưởng đến cả mẹ và bé Hơn thế, phụ nữ thiếu sắt còn hay vỡ nước ối sớm, bị tiền sản giật và rất dễ mắc phải băng huyết sau sinh. Và đáng sợ nhất, phụ nữ thiếu máu khi mang thai có nhiều khả năng tử vong hơn trong khi vượt cạn. Ảnh hưởng đến bé Bà bầu thiếu máu còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ngoài trường hợp nặng nhất là sảy thai, hài nhi do mẹ thiếu máu hay nhẹ cân hơn bình thường, dễ bị sinh thiếu tháng, cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh. Đặc biệt, sau khi được sinh ra, trẻ bẩm sinh yếu ớt và còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Chính vì vậy, việc bà bầu thiếu máu nên ăn gì, uống gì để bổ sung sắt luôn được đặt lên hàng đầu. Xem thêm: Thuốc Sắt Cho Bà Bầu Loại Nào Tốt? Tin Dùng 2020
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Quả bí đỏ Dinh dưỡng quý từ bí đỏ Bí đỏ là một loại thực phẩm rất cần thiết cho mẹ bầu khi muốn bổ sung các vitamin, khoáng chất cũng như lượng sắt đang thiếu hụt. Cùng một lượng thức ăn như nhau, hạt bí đỏ (12 mg) có hàm lượng sắt cao hơn bốn lần so với thịt bò (2,5 mg) và gần tám lần so với tôm cua (1,5 mg). Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì? - Bí đỏ Bên cạnh đó, ăn bí đỏ thường xuyên còn cung c��p cho cơ thể mẹ bầu hàm lượng lớn protein, canxi, kẽm cùng nhiều loại axit amin khác như valin, leucin. Một số chuyên gia còn chỉ ra, ăn bí đỏ nhiều còn được tăng cường các vitamin B như B1, B2, B5 và B6 đồng thời có được những axit béo “vàng” ít gặp trong các loại thực vật khác như linoleic, beta caroten. Đặc biệt, bí đỏ càng chín lại càng chứa nhiều dưỡng chất hơn và chúng còn là thực phẩm dinh dưỡng cao cho sự phát triển tế bào não của thai nhi, giảm chứng phù nề cho mẹ. Các loại dinh dưỡng trong bí đỏ mà bạn cần biết Những món ăn từ bí đỏ Bí đỏ không những bổ dưỡng mà còn rất thơm ngon, thịt bí đỏ, mềm có thể dùng để chế biến nhiều món khác nhau và có vị rất thơm ngon. Canh bí đỏ thịt bầm món ngón cho mẹ bầu cung cấp sắt cho cơ thể Nổi bật nhất là món canh bí đỏ với thịt bằm, soup bí đỏ hải sản, mứt bí đỏ, bí đỏ luộc, bí hầm dừa, chè bí và cũng có thể cho bí vào cháo.… Tuy nhiên, do có khá nhiều chất xơ nên phụ nữ có thai chỉ nên dùng thực phẩm bí đỏ hai lần mỗi tuần để tránh bị rối loạn tiêu hóa hoặc gặp tác dụng phụ. Xem thêm: Sắt Có Trong Thực Phẩm Nào?🤔 9+ Thực Phẩm Giàu Sắt Cải bó xôi Bổ sung lượng sắt lớn từ cải bó xôi Cải bó xôi có công dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ chứng cao huyết áp, các bệnh liên quan hệ tiêu hóa và đồng thời mang đến lượng sắt lớn cho phụ nữ mang thai. Do đó, không cần tốn công tìm kiếm khắp các trang mạng cũng đủ để biết đáp án cho câu hỏi: “Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?”.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Cải bó xôi Và ngay cả khi chưa có thai, việc bổ sung trước lượng sắt cho cơ thể cũng không cần dùng đến thuốc sắt, mà chỉ cần chăm chỉ ăn rau bó xôi thường xuyên. Đúng vậy, loại cây họ Dền này chứa rất nhiều sắt, ngoài ra còn chứa lượng lớn vitamin A, vitamin E, vitamin C vùng những chất khoáng khác. Đặc biệt, trong rau bó xôi còn có omega 3, chất chống oxy hóa, canxi, vitamin D,…đây là những thành phần rất cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ từ thể chất đến trí não. Những món ăn từ cải bó xôi Cải bó xôi dễ chế biến, dễ ăn lại có giá thành thấp nên thai phụ nào cũng có thể dùng thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Người ta hay dùng cải để nấu canh, chế biến các món xào hoặc đôi khi còn rửa sạch và ăn sống. Tuy nhiên, do có lượng axit oxalic cao, bà bầu không nên ăn quá nhiều cải bó xôi để tránh gây ảnh hưởng đến thận. Cần hạn chế ăn sống khi mang thai để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng cũng đừng nấu quá nhừ bởi dễ làm mất hết giá trị dinh dưỡng đang có. Xem thêm: Bà Bầu Uống Sắt Vào Thời Điểm Nào Trong Ngày Là Tốt? Một số thực phẩm khác Ngoài những món vừa đề cập, bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Một số thực phẩm sau đây có thể dùng luân phiên mỗi ngày trong thai kỳ để cung cấp thêm sắt: 9 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Sắt(Máu) Cho Mẹ Bầu Thịt bò: ưu tiên dùng thịt bò tươi, thịt đỏ, săn để có nhiều giá trị dinh dưỡngGan heo, gan gà: mang lại lượng sắt lớn nhưng cần hạn chế ăn do gan là nơi lọc chất độc, cặn trong cơ thể động vật.Các loại hạt: óc chó, macca, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều,…Hải sản: hải sản có vỏ, hàu chứa hàm lượng sắt dễ hấp thuCá hồi: không chỉ bổ sung sắt mà còn đem lại nhiều omega 3Ức gà: bộ phận chứa nhiều chất sắt nhất trong thịt gàTrứng: bổ sung sắt và giàu protein, vitamin A,D,K và các vitamin B… Xem thêm: TOP 3 Các Loại Thuốc Bổ Sung Sắt và Axit Folic
Khả năng hấp thu sắt của cơ thể như thế nào?
Thông thường, cơ thể hấp thu lượng sắt từ thực vật và động vật khá ít, do đó, dù biết bà bầu thiếu máu nên ăn gì cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề. Cụ thể, đối với nguồn chất sắt động vật, cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 25% và đối với nguồn chất sắt thực vật, khả năng hấp thu còn kém hơn chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, ngoài việc ăn thực phẩm có chứa sắt mỗi ngày, phụ nữ mang thai còn cần tìm cách để khả năng hấp thu được tối ưu hơn và đồng thời cũng cần bổ sung thêm dược phẩm. Trong đó, một số mẹo để tăng cường khả năng hấp thu chất sắt thường được áp dụng là: Ưu tiên bổ sung sắt từ động vật vì khả năng hấp thu sẽ cao hơn, tuy nhiên, đối với gan chỉ nên dùng một lần mỗi tuần.Nên ăn thực phẩm chứa sắt kèm với những loại hoa quả có nhiều vitamin C, acid citrus hoặc acid lactic để tăng tính hấp thụHạn chế sử dụng chất kích thích như trà hoặc cà phê khi ăn thực phẩm bổ sung sắt vì sẽ gây giảm hấp thu.
Sản phẩm bổ sung sắt
Như vậy, với khả năng hấp thu sắt từ thức ăn không cao cho nên dù biết được bà bầu thiếu máu nên ăn gì thì cũng khó có thể đáp ứng tốt được lượng sắt thiếu hụt. Trong trường hợp này, bạn có thể bổ sung thêm sắt từ dược phẩm mà điển hình là sản phẩm tăng cường dưỡng chất cho phụ nữ mang thai Prenacy Gold. Prenacy Gold Cung Cấp Sắt Và Đầy Đủ Dưỡng Chất Khác Hỗ Trợ Cho Mẹ Bầu Trong Suốt Thời Kỳ Mang Thai Đây là sản phẩm có tác dụng cung cấp lượng sắt cũng như dưỡng chất thiếu hụt khác của bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đúng vậy, trong Prenacy Gold có chứa một lượng lớn sắt polymaltose đáp ứng kịp thời nhu cầu chất sắt tăng cao khi mang thai. Hơn thế, ở dưới phức sắt này, nó có khả năng hấp thụ tốt vào máu mà không gây ra tác dụng phụ. Với công thức tối ưu, thành phần thuốc ngoài bổ sung sắt còn cung cấp thêm vitamin, khoáng chất đảm bảo cho sự phát triển của thai kỳ được ổn định, thuận lợi. Nói chung, bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Theo GANI.VN, có nhiều loại thực phẩm khác nhau mà phụ nữ mang thai nên dùng tuy nhiên nên ưu tiên bổ sung sắt từ động vật vì dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên kết hợp chăm sóc thai nhi bằng sữa bầu và dược phẩm bồi bổ. Thông tin liên hệ Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Dược TavicoĐịa chỉ: 200 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí MinhSố điện thoại: 0931 822 811Email: [email protected]: https://gani.vn/ Read the full article
0 notes
Text
Những món ăn vặt dành cho bà bầu
Đồ văn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu luôn nằm trong danh sách tìm kiếm bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì. Đặt biệt là các mẹ bầu công sở.Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được:
Món ăn vặt không béo cho bà bầu
Đồ ăn vặt cho bà bầu công sở
Ăn vặt vẫn đủ lượng dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Đơn giản, ăn liền, không phải chế biến cầu kỳ.
Gợi ý các món ăn vặt cho bà bầu dưới đây sẽ đầy đủ, thay phiên ăn hoài không ngán, không cần phải tìm thêm ở đâu nữa.
Hồi xưa mình bầu, không biết nhiều đồ ăn vặt cho bà bầu đến vậy đâu. Bầu bây giờ quá sướng.
Sau đây là câu trả lời,
Dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi 3 tháng đầu
Chắc bạn đã tìm ăn gì tốt cho bà bầu và có được câu trả lời.Tuy nhiên, bài này mình muốn nhắc lại một lần nữa để những bạn chưa biết nắm được. Đồng thời từ những món dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu đó chúng ta chọn lựa ra những món ăn vặt tốt cho bà bầu.
Bạn hãy để ý đồ ăn mà mình bôi màu đỏ nhé!
Theo tất cả các chuyên gia, không chỉ trong 3 tháng đầu mà toàn bộ quá trình mang thai mẹ cần bổ sung những dưỡng chất sau:
Thực phẩm chứa Axit floic
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày.
Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc (đậu phộng), thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan.
Thực phẩm cung cấp sắt
Các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc.Mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân. Nên bổ xung sắt là rất cần thiết cho những tháng đầu mang thai.
Thực phẩm giàu Canxi
Những thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa bột.Bạn sẽ chẳng bất ngờ đâu khi đi khám các bác sĩ sẽ luôn khuyên uống nhiều sữa vào, uống ngày 3 ly sáng trưa chiều tối.Trường hợp bạn không uống được sữa thì có thể ăn các loại phô mai để thay thế, đây cũng là nguồn canxi rất lớn.
Thực phẩm giàu Protein
Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Vitamin D và C cùng khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón, ợ nóng, đầy hơi và rạn da.Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt, ổi rất giàu vitamin C.
Tip nhỏ: Việc tắm nắng sớm không chỉ giúp mẹ hấp thụ vitamin D mà còn hấp thụ cho chính thai nhi trong bụng nữa. Tắm nắng sớm sẽ giúp mẹ và bé hấp thụ vitamin D và C rất tốt đó.
Dựa vào thông tin trên, chúng ta sẽ có được những món ăn vặt dưới đây
10 đồ ăn vặt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bột ngũ cốc các loại đậu
Bạn có để ý các loại đậu đỗ nằm trong hầu hết các danh sách chứa nhiều dưỡng chất không?Ngày xưa, cái thời của ba mẹ chúng ta ak, các loại đậu thường được ăn bằng các luộc quả tươi mới hái về để ăn.Còn bây giờ ăn kiểu vậy có vẻ khó ngay cả vùng nông thôn chứ không nói đến thành phố.Do đó, bột ngũ cốc các loại đậu là giải pháp thay thế. Có khá nhiều nguồn ngũ cốc để bạn lựa chọn.Mình đã có 1 bài về các loại ngũ cốc rồi, bạn tham khảo thêm để bổ xung vào thực đơn cho bà bầu ở bài
review ngũ cốc cho bà bầu
Ngũ cốc calbee của nhật
Là loại ngũ cốc trái cây nguyên hạt của Nhật, đã và luôn được săn đón của nhiều tín đồ ăn uống chứ không riêng gì các mẹ bầu.Không phải vì vậy mà nó được xếp đầu tiên vào nhóm ăn vặt cho bà bầu đâu.Mà vì những lý do sau:– Ăn ngon và cực kỳ dễ ăn. Ăn không cũng được, ăn với sữa chua cũng được, ăn thế nào cũng dễ và ngon.– Có nhiều hương vị và thành phần để chọn, bạn nên chọn loại có hạt óc chó, hạnh nhân.
Bánh Yến mạch granola
Các loại bánh ăn vặt cho bà bầu như bánh quy không tốt bằng bánh granola đâu.Tại sao?Granola được biết đến như một thực phẩm lành mạnh, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và cực giàu protein.Nếu là người ăn sạch (
Clean Eating
) thì không ai không biết đến Granola.Với Granola thì bà bầu óc thể ăn như thế nào?
Như một món snack quen thuộc.
Ăn kết hợp với sữa tươi không đường
Ăn granola cùng salad trái cây hoặc smoothie.
Đối với Granola thì bạn có thể mua nguyên liệu về tự làm hoặc mua hàng homemade được làm sẵn.
Ngũ cốc mix các loại hạt
Thông thường
ngũ cốc mixed nuts
này được mix từ 4-7 loại hạt như: Óc chó, Hạnh nhân, Macca, Hạt bí xanh, Hạt điều, Hạt dẻ cười, nho khô.Thử tưởng tượng đi làm mà phải xách theo 1 đống hạt để ăn thì mang theo 1 hộp này vẫn tiện hơn rất nhiều. Bạn thấy đúng không?Đây là đồ ăn vặt cho bà bầu công sở không thể thiếu trên bàn làm việc của mình được.
Rong biển – Đồ ăn vặt cho bà bầu quá quen
Rong biển sấy tỏi, cơm cuộn (Sushi – kimbap), chè rong biển đậu xanh … toàn những món ăn vặt quen thuộc thôi.Các loại rong biển, tảo biển, đặc biệt là tảo đỏ sấy khô có chứa nhiều loại vitamin B, nhất là là vitamin B2 và B3. Chứa khoảng 15% khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng cho việc duy trì sự cân bằng giữa các chất hóa học trong cơ thể.Rong biển có nhiệt lượng thấp mà hàm lượng chất xơ lại cao nên được coi là một trong những đồ ăn vặt hữu ích cho bà bầu.Tuy nhiên khi mua rong biển, bà bầu nên chú ý chọn loại có hàm lượng muối natri thấp, nhất là những người bị cao huyết áp hoặc phù thũng thì nên tránh tuyệt đối.
Ngô (Bắp) luộc
Hàm lượng chất xơ cao có trong ngô có thể giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải trong thời gian mang thai như táo bón.Ngô có chứa một chất được gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa. Nhờ đó giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở thai nhi.Ngô có chứa axit folic, giúp giảm nguy cơ bị nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác.
Chỉ cho bạn một tip nhỏ để luộc đơn giản nhé!Đó là cho Ngô vào nồi cơm để nấu cùng với cơm, bạn có thể tách từng hạt ra hoặc chẻ nhỏ quả ngô ra thành 4-5 phần.Nhanh gọn lẹ nhé, sau khi ăn cơm xong thì 1-2 tiếng sau có sẵn ngô luộc để ăn luôn.
Bánh mì kèm bơ đậu phụng
Lưu ý: Bạn bị dị ứng với đậu phộng thì không nên ăn nhé!
Trong một lát bánh mỳ nướng sẵn theo công thức cổ điển của Ý, chứa chuối với 300 calo và 3gr chất béo, cho thệm một ít bơ đậu phộng kèm giữa nữa thì còn gì bằng.Trong khi đó đậu phông là một thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng cho thai nhi.Mẹ có thể nướng sẵn ở nhà và hâm nóng tại lò vi sóng của công ty hoặc bảo quản trong túi nilon để bánh giữ được độ giòn.Cũng là lát bánh mì nướng, bạn có thể kẹp thêm một số loại rau đã luộc chín như rau cải xanh, cải bắp hay đậu Hà Lan nấu chín, nghiền kỹ. Phần ăn này dễ dàng chuẩn bị và dùng để ăn bữa lỡ rất ngon miệng.
Cháo hoặc sups
Thực phẩm giàu tinh bột thường được mẹ hấp thụ làm mẹ tăng cân chứ con thì không. Nên cần phải hạn chế tinh bột như gạo, ngũ cốc tinh chế.Gạo nấu cơm chứa nhiều tinh bột, do đó để giảm nguồn tinh bột này chúng ta có thể thay thế bằng cách nấu cháo.Đây là những món ăn mẹ bầu có thể tự chuẩn bị từ tối hôm trước và trước khi đi làm có thể hâm nóng và bỏ vào cặp lồng giữ nhiệt hoặc quay nóng lại bằng lo vi sóng ở công sở.Dùng giữa giờ buổi sáng khi mẹ đói hoặc có thể thay cho cơm vào bữa trưa.
Phô mai
Đối với bà bầu không uống được sữa thì ăn phô mai là một trong những cách thay thế tốt nhất.Phô mai có lượng Canxi cao gấp 6 lần so với sữa. bên cạnh đó, chất Ca-se-in (một loại Protein) rất tốt cho nguồn sữa mẹ sau này.Tuy nhiên,Phô mai lại không phải là một sản phẩm an toàn tuyệt đối.Một loại vi khuẩn gây hại cho thai nhi có tên là Listeria cũng có mặt trong phô mai.Loại vi khuẩn này gây ngộ độc thực phẩm cực kì nguy hiểm. Đặc biệt là khi chúng đã vào được bên trong cơ thể của bà bầu.Nhưng không phải vì thế mà bạn bỏ qua món ăn vặt cho bà bầu này được, điều quan trọng là bạn nên biết lựa chọn các loại sản phẩm an toàn chất lượng.Hãy đảm bảo loại phô mai bạn mua đã được tuyệt trùng
Nho khô – Đồ ăn vặt cho bà bầu siêu ngon
Đây là lý do nhóm ăn vặt cho mẹ bầu không thể bỏ qua nho khô.
Vitamin B có trong nho hỗ trợ sự chuyển hóa cơ thể. Do đó, loại trái cây này sẽ giúp thai nhi đang phát triểnnhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các khoáng chất như natri cũng tham gia vào quá trình phát triển của hệ thần kinh.
Vitamin A và flavonol giúp phát triển thị lực.
Folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Món này mới đây thôi, chứ thời mình mang thai cách đây 5 năm, mình chưa biết đến cái này luôn.
Lưu ý về đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu
Dù bài viết nói về đồ ăn vặt cho bà bầu. Nhưng theo mình thấy thì những món đồ ăn vặt này sẽ được xếp vào bữa ăn phụ. Vì một ngày bà bầu nên ăn từ 6-9 bữa thay vì 3 bữa như người bình thường.Và đây là một số lưu ý:
Chia 3 bữa chính thành 6-9 bữa nhỏ
Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa
Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn
Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén
Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống.
Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như các loại hạt ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như: đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
#1 Cộng Đồng Bán Hàng Online BMT – Chợ Sale BMT
Website: chosalebmt.net
Fanpage: fb.com/chosalebmt.net
Group: Cộng đồng Chợ Sale BMT
Hotline: 0945 74 03 05
Địa chỉ: 100 Y Jut, Thắng Lợi, BMT
Email: [email protected]
Liên kết Social
WordPress: wordpress.com/chosalebmt
Blogspot: blogspot.com/chosalebmt
Twitter: twitter.com/BmtSale
Linkedin: linkedin.com/in/chosalebmt
Pinteres: pinterest.com/chosalebmt
Tumblr: chosalebmt.tumblr.com
0 notes
Text
5 Món cháo bổ dưỡng dành cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Dù bà bầu vốn có chế độ ăn lành mạnh hay không vẫn phải chú ý hơn trong việc lựa chọn những món ăn bổ dưỡng hàng ngày vì khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Dưới đây xét nghiệm trước sinh gentis bật mí 5 gợi ý các món ăn bổ dưỡng mà bà bầu có thể tham khảo để tăng cường dưỡng chất vào cơ thể mình !
Cách làm 5 món cháo bổ dưỡng dành cho bà bầu
1, Cháo cá chépCông dụng:Cháo cá chép gạo nếp có tác dụng an thai, bổ khí huyết, trị mỏi mệt và thiếu máu, đặc biệt rất lợi sữa sau sinh. Các cụ vẫn truyền nhau rằng bà bầu thường xuyên ăn cháo cá chép thì con sau này sẽ thông minh, da trắng và đặc biệt là môi bé sẽ rất đỏ. Vì vậy, các bà bầu hãy quan tâm đến món ăn này nhiều hơn nữa nha!Chuẩn bị:
Gạo
Đậu xanh không vỏ (2 thìa)
Cá chép
Cà rốt
Nấm rơm
Nghệ
Hành lá có củ
Gia vị
Cách làm:Nấu nhừ gạo và đậu xanh.Nghệ và cà rốt thái lát theo chiều dọc. Nấm rơm khô ngâm 1 lúc với nước rồi cắt đôi xé sợi nhỏ.Đun nóng chảo rồi cho 1 thìa dầu ăn, cho hỗn hợp cà rốt, nghệ, nấm rơm vào đảo qua khoảng 30 giây rồi cho cá vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng.Sau khi cháo nhừ, cho hỗn hợp trong chảo vào là đã có thể thưởng thức rồi nhé.2, Canh gà hạt sen
Công dụng:Canh gà hạt sen giúp bổ máu, an thai, ngừa chứng đau lưng hiệu quả cho bà bầu. Món ăn này cũng giúp bà bầu ngăn ngừa chán ăn, trì bụng dưới, nặng nề mệt nhọc và đặc biệt ngăn ngừa thiếu máu sau sinh. Chuẩn bị:
1 con gà
2 lát gừng
12g sen khô
12g xuyên tục đoạn
18g dây tơ hồng
18g a giao
Gia vị cần thiết
Cách làm: Gà rửa sạch, bỏ ruột, chần gà qua nước sôi bốn phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Chặt gà ra vừa miếng, cho vào thố hấp cách thủy, đổ nước vào thố sâm sấp.Gói hạt sen, xuyên tục đoạn và dây tơ hồng vào túi vải, nấu lấy nước trong khoảng 30 phút.Đổ nước hầm hỗn hợp hạt sen và hạt sen vào nồi gà. Sau đó cho gừng, a giao vào nồi thịt gà và hầm tiếp 3 giờ nữa. Nêm nếm vừa miệng, bắc ra dùng n��ng. Thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ giúp các mẹ tìm ra sớm những bất thường trong thai kì.3, Canh cua mùng tơi
Công dụng:Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.Chuẩn bị:
Cua đồng 300g
Rau mùng tơi 1 mớ
Hành khô
Gia vị
Cách làm:Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối.Nhặt và rửa sạch rau, có thể thái rau nhỏ cho vừa ănLọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.Rau chín mềm là có thể ăn được.4, Canh tôm rau dền
Công dụng:Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực. Chuẩn bị:
200g tôm tươi
1 mớ rau dền đỏ hoặc dền trắng
Hành khô, gia vị
Cách làm:Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, sau đó ướp cùng gia vịCho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.Phần nước tôm sau khi giã bạn đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.Trút rau dền vào đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tôRau dền không chỉ nấu cùng tôm khô, thịt xay mà chỉ nấu canh đơn giản không thôi cũng vô cùng bổ dưỡng. Các mẹ bầu cũng có thể kết hợp rau dền với mướp, rau mồng tơi. Đây không chỉ là món ngon mà còn là nồi thuốc nam dược rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vào những ngày hè.5, Cháo tôm bí đỏ
Công dụng:Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.Chuẩn bị:
1 miếng bí đỏ 200gr
1 nắm gạo nếp
200gr tôm tươi
Muối, hạt nêm
Ngò, hành lá.
Cách làm:Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.Trên đây là một số món ăn bổ dưỡng cho bà bầu, những món ăn trên được làm từ những thực phẩm và nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Cách làm khá đơn giản và phù hợp với sở thích của hầu hết mọi người, lại rất ngon và bổ dưỡng, vì vậy bà bầu có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn của mình nhé!
Đọc thêm: hội chứng down và những điều cần biết !
0 notes
Link
CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG: 1. Thử que 2 vạch (chậm kinh7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm ktra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung 2. Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là ktra tim thai 1 lần 3. Tuần 12: Siêu âm 5D đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật Tuấn 15 : Siêu âm ktra sự phát triển của thai. Tuần 18 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest. 4. Tuần 22: siêu âm 5d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ).Tiêm uốn ván mũi 1 từ 22-26 tuần , mũi 2 cách mũi 1 - 1 tháng. 5. Tuần 26: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và ối 6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2 7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần. Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối. * Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm. - Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám ngay. *NHỮNG ĐỒ ĂN CẦN TRÁNH: 1. Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng). 2. Đồ lên men : dưa, cà, măng muối. 3. Mắm nêm, ruốc.. 4. Rau ngót, ngãi cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát). 5. Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong_ kinh nghiệm của người Hoa). 6. Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ). 7. Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ). * NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG: 1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng). 2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai). 3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm). 4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs. 5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung. 6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu.... 7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất) 8. Uống nước mía, nước dưà ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2_3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3_4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối_ dễ bị máu loãng, băng huyết khí sinh). 9. K uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi k đường (bs khuyên uống sữa tươi k đường vào con k vào mẹ) 10. Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu. * NHỮNG LƯU Ý KHÁC: - Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng. - Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30' mỗi ngày là đủ. - Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm gối ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé. - Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở. - Tuyệt đối k uống nước lá tía tô để dễ sinh vì nó gây băng huyết. - Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn). - Tránh đi tự đi xe máy đường xa, nếu đi xe đò về quê thì nên đóng bỉm, hạn chế uống nước để ít đi tiểu. - Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân. - Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), k xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày k bớt nên đi khám bs. - K tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào. - Nghe nhạc k lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30'). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghề nhạc k lời. (Không cần mua tai nghe, bật nhạc ở đt, tv với âm lượng vừa phải vì mẹ nghe vừa thì bé sẽ thấy to vì âm thanh qua thành bụng, nước ối sẽ to hơn. Bật nhạc trên dt thì để xa bụng ra). - Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ caro, gam sudoku....để kích thích não bộ của bé phát triển. - Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tc giữa vck, giữa vck vs con cái. - K vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non. - Hạn chế mua đồ bầu, khoảng 4_5 bộ đi làm, 4_5 bộ ở nhà là hợp lý ( đồ ở nhà cũng nên mua váy cho dễ mặc_ 3 tháng cuối bụng bự mặc quần khó lắm). - Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm. - Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra. - Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ. * ĐỒ CỦA BÉ: 1. Bao tay, bảo chân: 5-10 đôi. 2. Áo sơ sinh (cỡ số 1: 5-10 áo) 3. Khăn xô lớn để lau người bé khi tắm xong : 3 cái. 4. Khăn lông lớn để lót, đắp, làm gối cho bé : 5 cái. 5. Khăn xô nhỏ để lau mặt, vs cho bé: 30 cái (mua 2 màu để phân biệt, 10 cái lau mặt, 20 rữa đít). 6. Tả lót 2 mặt (một mặt vải, 1 mặt nilong) : 50 cái. 7. Tả vải (hình tam giác để đóng bỉm cho bé): 20 cái. 8. Quần chục : 10 cái. 9. Màn chụp : 1 cái. 10. Bình sữa: 1 cái hiệu pigeon (núm vú mềm, loại 120ml để phòng khi chưa có sữa cho con bú sữa ngoài) 11. Hộp sữa Nan của Nga 400ml : 1 hộp 13. Rơ lưỡi: 1 lốc. 14. Nước muối 15. Cồn 70 độ. 16. Dầu tràm. 17. Tăm bông của trẻ sơ sinh (dùng để vs mũi, tại cho bé). 18. Mũ che thóp : 5 cái. 19. Gạc vô trùng. 20. Chậu tắm 1 cái, chậu rữa mặt 1 cái. 21. Móc phơi đồ : 2 cái. 22. Tả sơ sinh: 1 bịch. 23. Khăn khô đa năng (loại khô để nhúng nước ấm vs cho bé): 3 hộp. 24. Nhiệt kế. 25. Đồ hút mũi. * ĐỒ CỦA MẸ: 1. 3 bộ đồ dài tay, chân 2. Tất 3 đôi 3. Quần lót dùng 1 lần 3 bịch (mỗi bịch 10 cái). 4. Bvs mama: 1 bịch. 5. Bông nhét tai. 6. Hai giỏ nhựa có quai (1 cái để xách đồ đi viện) #Cr: Mẹ chăm con CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG: 1. Thử que 2 vạch (chậm kinh7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm ktra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung 2. Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là ktra tim thai 1 lần 3. Tuần 12: Siêu âm 5D đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật Tuấn 15 : Siêu âm ktra sự phát triển của thai. Tuần 18 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest. 4. Tuần 22: siêu âm 5d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ).Tiêm uốn ván mũi 1 từ 22-26 tuần , mũi 2 cách mũi 1 - 1 tháng. 5. Tuần 26: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và ối 6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2 7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần. Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối. * Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm. - Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám ngay. *NHỮNG ĐỒ ĂN CẦN TRÁNH: 1. Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng). 2. Đồ lên men : dưa, cà, măng muối. 3. Mắm nêm, ruốc.. 4. Rau ngót, ngãi cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát). 5. Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong_ kinh nghiệm của người Hoa). 6. Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ). 7. Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ). * NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG: 1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng). 2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai). 3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm). 4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs. 5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung. 6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu.... 7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất) 8. Uống nước mía, nước dưà ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2_3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3_4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối_ dễ bị máu loãng, băng huyết khí sinh). 9. K uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi k đường (bs khuyên uống sữa tươi k đường vào con k vào mẹ) 10. Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu. * NHỮNG LƯU Ý KHÁC: - Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng. - Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30' mỗi ngày là đủ. - Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm gối ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé. - Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở. - Tuyệt đối k uống nước lá tía tô để dễ sinh vì nó gây băng huyết. - Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn). - Tránh đi tự đi xe máy đường xa, nếu đi xe đò về quê thì nên đóng bỉm, hạn chế uống nước để ít đi tiểu. - Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân. - Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), k xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày k bớt nên đi khám bs. - K tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào. - Nghe nhạc k lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30'). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghề nhạc k lời. (Không cần mua tai nghe, bật nhạc ở đt, tv với âm lượng vừa phải vì mẹ nghe vừa thì bé sẽ thấy to vì âm thanh qua thành bụng, nước ối sẽ to hơn. Bật nhạc trên dt thì để xa bụng ra). - Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ caro, gam sudoku....để kích thích não bộ của bé phát triển. - Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tc giữa vck, giữa vck vs con cái. - K vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non. - Hạn chế mua đồ bầu, khoảng 4_5 bộ đi làm, 4_5 bộ ở nhà là hợp lý ( đồ ở nhà cũng nên mua váy cho dễ mặc_ 3 tháng cuối bụng bự mặc quần khó lắm). - Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm. - Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra. - Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ. * ĐỒ CỦA BÉ: 1. Bao tay, bảo chân: 5-10 đôi. 2. Áo sơ sinh (cỡ số 1: 5-10 áo) 3. Khăn xô lớn để lau người bé khi tắm xong : 3 cái. 4. Khăn lông lớn để lót, đắp, làm gối cho bé : 5 cái. 5. Khăn xô nhỏ để lau mặt, vs cho bé: 30 cái (mua 2 màu để phân biệt, 10 cái lau mặt, 20 rữa đít). 6. Tả lót 2 mặt (một mặt vải, 1 mặt nilong) : 50 cái. 7. Tả vải (hình tam giác để đóng bỉm cho bé): 20 cái. 8. Quần chục : 10 cái. 9. Màn chụp : 1 cái. 10. Bình sữa: 1 cái hiệu pigeon (núm vú mềm, loại 120ml để phòng khi chưa có sữa cho con bú sữa ngoài) 11. Hộp sữa Nan của Nga 400ml : 1 hộp 13. Rơ lưỡi: 1 lốc. 14. Nước muối 15. Cồn 70 độ. 16. Dầu tràm. 17. Tăm bông của trẻ sơ sinh (dùng để vs mũi, tại cho bé). 18. Mũ che thóp : 5 cái. 19. Gạc vô trùng. 20. Chậu tắm 1 cái, chậu rữa mặt 1 cái. 21. Móc phơi đồ : 2 cái. 22. Tả sơ sinh: 1 bịch. 23. Khăn khô đa năng (loại khô để nhúng nước ấm vs cho bé): 3 hộp. 24. Nhiệt kế. 25. Đồ hút mũi. * ĐỒ CỦA MẸ: 1. 3 bộ đồ dài tay, chân 2. Tất 3 đôi 3. Quần lót dùng 1 lần 3 bịch (mỗi bịch 10 cái). 4. Bvs mama: 1 bịch. 5. Bông nhét tai. 6. Hai giỏ nhựa có quai (1 cái để xách đồ đi viện) #Cr: Mẹ chăm con #news
0 notes
Link
Dù là sinh lần đầu hay lần sau thì vẫn cứ là phải lưu lại kẻo quên nhé các mom😍 🤱 CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG 💞 1. Thử que 2 vạch (chậm kinh 7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm ktra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung 2. Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là ktra tim thai 1 lần 3. Tuần 12: đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật Tuần 16 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest. 4. Tuần 22: siêu âm 4d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ). 5. Tuần 26: tiêm phòng uốn ván mũi 1 6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2 7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần. Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối. ⚠Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm. - Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám ngay. 🥗 NHỮNG ĐỒ ĂN CẦN TRÁNH: 1. Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng). 2. Đồ lên men : dưa, cà, măng muối. 3. Mắm nêm, ruốc.. 4. Rau ngót, ngãi cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát). 5. Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong_ kinh nghiệm của người Hoa). 6. Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ). 7. Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ). ☕ NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG: 1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng). 2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai). 3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm). 4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs. 5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung. 6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu.... 7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất) 8. Uống nước mía, nước dưà ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2_3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3_4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối_ dễ bị máu loãng, băng huyết khí sinh). 9. K uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi k đường (bs khuyên uống sữa tươi k đường vào con k vào mẹ) 10. Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu. ☘ NHỮNG LƯU Ý KHÁC: - Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng. - Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30' mỗi ngày là đủ. - Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm ghế ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé. - Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở. - Tuyệt đối k uống nước lá tía tô để dễ sinh vì nó gây băng huyết. - Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn). - Tránh đi tự đi xe máy đường xa, nếu đi xe đò về quê thì nên đóng bỉm, hạn chế uống nước để ít đi tiểu. - Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân. - Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), k xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày k bớt nên đi khám bs. - K tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào. - Nghe nhạc k lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30'). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghề nhạc k lời. (Không cần mua tai nghe, bật nhạc ở đt, tv với âm lượng vừa phải vì mẹ nghe vừa thì bé sẽ thấy to vì âm thanh qua thành bụng, nước ối sẽ to hơn. Bật nhạc trên dt thì để xa bụng ra). - Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ caro, gam sudoku....để kích thích não bộ của bé phát triển. - Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tc giữa vck, giữa vck vs con cái. - K vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non. - Hạn chế mua đồ bầu, khoảng 4_5 bộ đi làm, 4_5 bộ ở nhà là hợp lý ( đồ ở nhà cũng nên mua váy cho dễ mặc_ 3 tháng cuối bụng bự mặc quần khó lắm). - Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm. - Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra. - Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ. 👶 ĐỒ CỦA BÉ: 1. Bao tay, bảo chân: 5-10 đôi. 2. Áo sơ sinh (cỡ số 1: 5-10 áo) 3. Khăn xô lớn để lau người bé khi tắm xong : 3 cái. 4. Khăn lông lớn để lót, đắp, làm gối cho bé : 5 cái. 5. Khăn xô nhỏ để lau mặt, vs cho bé: 30 cái (mua 2 màu để phân biệt, 10 cái lau mặt, 20 rữa đít). 6. Tả lót 2 mặt (một mặt vải, 1 mặt nilong) : 50 cái. 7. Tả vải (hình tam giác để đóng bỉm cho bé): 20 cái. 8. Quần chục : 10 cái. 9. Màn chụp : 1 cái. 10. Bình sữa: 1 cái hiệu pigeon (núm vú mềm, loại 120ml để phòng khi chưa có sữa cho con bú sữa ngoài) 11. Hộp sữa Nan của Nga 400ml : 1 hộp 13. Rơ lưỡi: 1 lốc. 14. Nước muối 15. Cồn 70 độ. 16. Dầu tràm. 17. Tăm bông của trẻ sơ sinh (dùng để vs mũi, tại cho bé). 18. Mũ che thóp : 5 cái. 19. Gạc vô trùng. 20. Chậu tắm 1 cái, chậu rữa mặt 1 cái. 21. Móc phơi đồ : 2 cái. 22. Tả sơ sinh: 1 bịch. 23. Khăn khô đa năng (loại khô để nhúng nước ấm vs cho bé): 3 hộp. 24. Nhiệt kế. 25. Đồ hút mũi. 💁♀ ĐỒ CỦA MẸ: 1. 3 bộ đồ dài tay, chân 2. Tất 3 đôi 3. Quần lót dùng 1 lần 3 bịch (mỗi bịch 10 cái). 4. Bvs mama: 1 bịch. 5. Bông nhét tai. 6. Hai giỏ nhựa có quai (1 cái để xách đồ đi viện) Nguồn: ST Dù là sinh lần đầu hay lần sau thì vẫn cứ là phải lưu lại kẻo quên nhé các mom😍 🤱 CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG 💞 1. Thử que 2 vạch (chậm kinh 7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm ktra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung 2. Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là ktra tim thai 1 lần 3. Tuần 12: đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật Tuần 16 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest. 4. Tuần 22: siêu âm 4d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ). 5. Tuần 26: tiêm phòng uốn ván mũi 1 6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2 7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần. Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối. ⚠Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm. - Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám ngay. 🥗 NHỮNG ĐỒ ĂN CẦN TRÁNH: 1. Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng). 2. Đồ lên men : dưa, cà, măng muối. 3. Mắm nêm, ruốc.. 4. Rau ngót, ngãi cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát). 5. Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong_ kinh nghiệm của người Hoa). 6. Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ). 7. Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ). ☕ NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG: 1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng). 2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai). 3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm). 4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs. 5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung. 6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu.... 7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất) 8. Uống nước mía, nước dưà ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2_3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3_4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối_ dễ bị máu loãng, băng huyết khí sinh). 9. K uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi k đường (bs khuyên uống sữa tươi k đường vào con k vào mẹ) 10. Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu. ☘ NHỮNG LƯU Ý KHÁC: - Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng. - Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30' mỗi ngày là đủ. - Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm ghế ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé. - Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở. - Tuyệt đối k uống nước lá tía tô để dễ sinh vì nó gây băng huyết. - Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn). - Tránh đi tự đi xe máy đường xa, nếu đi xe đò về quê thì nên đóng bỉm, hạn chế uống nước để ít đi tiểu. - Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân. - Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), k xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày k bớt nên đi khám bs. - K tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào. - Nghe nhạc k lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30'). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghề nhạc k lời. (Không cần mua tai nghe, bật nhạc ở đt, tv với âm lượng vừa phải vì mẹ nghe vừa thì bé sẽ thấy to vì âm thanh qua thành bụng, nước ối sẽ to hơn. Bật nhạc trên dt thì để xa bụng ra). - Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ caro, gam sudoku....để kích thích não bộ của bé phát triển. - Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tc giữa vck, giữa vck vs con cái. - K vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non. - Hạn chế mua đồ bầu, khoảng 4_5 bộ đi làm, 4_5 bộ ở nhà là hợp lý ( đồ ở nhà cũng nên mua váy cho dễ mặc_ 3 tháng cuối bụng bự mặc quần khó lắm). - Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm. - Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra. - Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ. 👶 ĐỒ CỦA BÉ: 1. Bao tay, bảo chân: 5-10 đôi. 2. Áo sơ sinh (cỡ số 1: 5-10 áo) 3. Khăn xô lớn để lau người bé khi tắm xong : 3 cái. 4. Khăn lông lớn để lót, đắp, làm gối cho bé : 5 cái. 5. Khăn xô nhỏ để lau mặt, vs cho bé: 30 cái (mua 2 màu để phân biệt, 10 cái lau mặt, 20 rữa đít). 6. Tả lót 2 mặt (một mặt vải, 1 mặt nilong) : 50 cái. 7. Tả vải (hình tam giác để đóng bỉm cho bé): 20 cái. 8. Quần chục : 10 cái. 9. Màn chụp : 1 cái. 10. Bình sữa: 1 cái hiệu pigeon (núm vú mềm, loại 120ml để phòng khi chưa có sữa cho con bú sữa ngoài) 11. Hộp sữa Nan của Nga 400ml : 1 hộp 13. Rơ lưỡi: 1 lốc. 14. Nước muối 15. Cồn 70 độ. 16. Dầu tràm. 17. Tăm bông của trẻ sơ sinh (dùng để vs mũi, tại cho bé). 18. Mũ che thóp : 5 cái. 19. Gạc vô trùng. 20. Chậu tắm 1 cái, chậu rữa mặt 1 cái. 21. Móc phơi đồ : 2 cái. 22. Tả sơ sinh: 1 bịch. 23. Khăn khô đa năng (loại khô để nhúng nước ấm vs cho bé): 3 hộp. 24. Nhiệt kế. 25. Đồ hút mũi. 💁♀ ĐỒ CỦA MẸ: 1. 3 bộ đồ dài tay, chân 2. Tất 3 đôi 3. Quần lót dùng 1 lần 3 bịch (mỗi bịch 10 cái). 4. Bvs mama: 1 bịch. 5. Bông nhét tai. 6. Hai giỏ nhựa có quai (1 cái để xách đồ đi viện) Nguồn: ST #tinmoi
0 notes
Text
Tham khảo thực đơn giúp trẻ tăng cân Update 08/2021
Bài viết Tham khảo thực đơn giúp trẻ tăng cân Update 08/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tăng cân chậm, một trong số đó là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo phát triển. Do đó, cần có một thực đơn giúp trẻ tăng cân, phát triển đúng tốc độ tăng trưởng.
1. Trẻ tăng cân chậm do suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, như điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Do dinh dưỡng: Nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp khi mẹ bị thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn dặm không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm kéo dài: Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nhiều lần hoặc do biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ...
Do bẩm sinh: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bạn cần phải theo dõi cân nặng cho trẻ thường xuyên trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền mà trẻ không tăng cân, bạn cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Dựa theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia làm 3 độ:
Suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng trẻ bằng 90% so với tuổi
Suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng trẻ bằng 75% so với tuổi
Suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng trẻ bằng 60% so với tuổi.
Các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị suy dinh dưỡng gồm có:
Không tăng cân hoặc giảm cân
Giảm mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
Teo nhỏ mất hết lớp mỡ ở bụng.
Da xanh, tóc thưa dễ gãy rụng, đổi màu.
Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa như ỉa phân sống, ỉa chảy.
Thể nặng: Trẻ có phù hoặc teo đét, có thể có các biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc.
Thực đơn giúp trẻ tăng cân sẽ hỗ trợ trẻ tránh bị suy dinh dưỡng
2. Bé tăng cân chậm phải làm sao?
Với trẻ tăng cân chậm do bị suy dinh dưỡng, bạn nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít để đảm bảo cung cấp đủ số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời cũng phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ cần được cân đối giữa các nhóm chất:
Protein: Trong thực đơn hàng ngày dành cho trẻ suy dinh dưỡng bạn cần phải tăng lượng protein hơn bình thường để nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, bạn nên tăng lượng dầu mỡ.
Ngoài ra, cũng cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để trẻ nhanh chóng phục hồi ăn tốt và tăng cân.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trẻ đó là:
Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcal/kg/ngày.
Tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên đến 5-7 g/kg/ngày.
Bạn nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: Trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua... bạn cũng có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, lạc, vừng.
Những loại thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày vào thực đơn giúp trẻ tăng cân là gạo, khoai tây thịt đỏ, hải sản, trứng, thịt gà.... Bạn cũng đừng quên các loại rau xanh, hoa quả chín và sữa bột giàu năng lượng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.
Để phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, bạn cần giữ cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì tỷ lệ lợi khuẩn chiếm trên 85%, hại khuẩn chỉ 15%.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên. Lúc này, việc bổ sung các lợi khuẩn hay men vi sinh là biện pháp tối ưu để hỗ trợ cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Thực đơn giúp trẻ tăng cân hợp lý cần được cân đối giữa các nhóm chất
3. Thực đơn giúp trẻ tăng cân
Dưới đây là một số thực đơn giúp trẻ tăng cân, phát triển tốt:
Cháo lươn khoai môn: Lươn là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao với các chất protein, sắt và nhiều khoáng chất có lợi khác. Vì vậy, thịt lươn thơm ngon kết hợp với vị béo ngậy của khoai môn chắc chắn sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân tốt hơn.
Cháo cua biển: Các loại hải sản không chỉ giàu canxi, khoáng chất vi lượng mà còn có hàm lượng protein cao giúp bé có thể vừa phát triển chiều cao, vừa cải thiện cân nặng hiệu quả. Khi chọn cua bạn cần lưu ý lựa những con yếm to, rắn chắc, càng còn chuyển động, bởi vì đó là những con cua có nhiều thịt và tươi. Món cháo cua biển chắc chắn phải có trong thực đơn giúp trẻ tăng cân.
Cháo thịt bò phô mai: Đây cũng là gợi ý tuyệt vời dành cho những trẻ cần tăng cân. Thịt bò giàu protein, sắt và khoáng chất thiết yếu, còn phô mai lại chứa nhiều canxi, protein, vitamin và chất béo. Vì thế, khi hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp trẻ hấp thụ và tăng cân tốt hơn.
Cháo tôm bí đỏ: Trong số các món cháo giúp trẻ tăng cân nhanh không thể thiếu món cháo tôm bí đỏ. Đây là món cháo giàu vitamin A, canxi, protein... cùng với nhiều dưỡng chất có lợi khác giúp trẻ tăng cân, lớn nhanh và khỏe mạnh. Đồng thời, bí đỏ còn cung cấp hàm lượng DHA cao giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Cháo cá lóc đậu xanh nấm rơm: Đây là ba loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng giúp trẻ tăng cân nhanh, an toàn. Đặc biệt, cá lóc có chứa nhiều axit béo omega 3, protein và canxi. Đậu xanh giàu đạm thực vật cùng với nấm có chứa hàm lượng vitamin D và chất sắt cao sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nhờ đó, trẻ cũng sẽ tăng cân đáng kể.
Cháo thịt bò bông cải xanh: Thịt bò là một trong số các loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng rất tốt để trẻ phát triển cơ bắp và tăng cân nhanh chóng. Bông cải xanh giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất là những dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho trẻ tăng cân, tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa và miễn dịch làm việc tốt hơn.
Cháo gà cà rốt hạt sen: Đây là một món cháo giàu protein, vitamin B, beta-carotene và có nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon. Vì vậy, nếu bạn muốn trẻ tăng cân nhanh chóng và phát triển tốt hơn thì đừng quên thêm món cháo này vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng tuần của trẻ.
Cháo tôm rau dền: Tôm có chứa nhiều canxi, protein và kẽm giúp hệ xương răng của trẻ phát triển vững chắc. Trong khi đó rau dền giàu chất sắt, magie và những khoáng chất dinh dưỡng khác. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành món ăn đầy hấp dẫn dành cho trẻ, giúp hỗ trợ tăng cân nhanh chóng.
Cháo đậu xanh trứng nấm: Đậu xanh, trứng và nấm đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein, vitamin, chất xơ cao và các khoáng chất vi lượng cần thiết là sự kết hợp hoàn hảo để t���o nên món cháo bổ dưỡng và thơm ngon giúp trẻ tăng cân đều đặn.
Tóm lại, một thực đơn hợp lý, lành mạnh sẽ là yếu tố chính giúp trẻ tăng cân phát triển đúng tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ngoài việc có một chế độ ăn lành mạnh, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website (blog-health.com) và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.
source https://blog-health.com/tham-khao-thuc-don-giup-tre-tang-can/
0 notes
Text
Tổng hợp các quán cơm ngon ở Quy Nhơn
#quynhontourist #dulichquynhon Tổng hợp các quán cơm ngon ở Quy Nhơn https://quynhontourist.vn/tong-hop-cac-quan-com-ngon-o-quy-nhon/
http://bit.ly/2AnHKKb
Bạn đã biết đến các địa điểm du lịch Quy Nhơn nổi tiếng nhưng đã biết các quán cơm ngon nhất Quy Nhơn chưa? Dưới đây là danh sách những quán cơm nhất định có thể khiến thực khách hài lòng không chỉ vì đồ ăn thơm ngon mà còn bởi không gian thưởng thức.
1. Cơm Nhà 1989
Cơm nhà 1989, nghe tên cũng đã thấy được đặc điểm của quán ăn này. Quán phục vụ những món ăn khá quen thuộc ngày thường như cơm trắng mềm, thơm, dẻo ăn cùng với thịt kho, cá chiên, canh chua, ngũ quả kho quẹt, mắm cà... Thực đơn rất đa dạng cho thực khách lựa chọn. Thêm vào đó, món ăn được đựng trong những nồi niêu chán bát kiểu xưa bắt mắt nhưng vẫn gần gũi và mang vị đậm đà.
[caption id="attachment_9606" align="alignnone" width="960"] Món ăn quen thuộc đựng trong bát đĩa kiểu xưa[/caption]
Thực khách sẽ ấn tượng ngay từ khi đặt chân vào quán cho đến khi lên lầu bởi không gian quán thiết kế như một ngôi nhà ấm cúng với cảnh cây chuối, cửa sổ, ụ rơm hoàn toàn theo phong cách Việt Nam những ngày xưa cũ. Mọi thứ trong rất cổ, rất đậm nét làng quê Việt Nam. Quán được decor tỉ mỉ, đến từng viên gạch lót sàn hay từng cái chén, cái muỗng. Phần trang trí này của quán chính là một điểm nhấn khiến việc thưởng thức món ăn của du khách vui vẻ ngon miệng hơn. Chính vì vậy đây là địa điểm cho những thực khách thích sự ấm cúng, thân thuộc như được về nhà.
[caption id="attachment_9607" align="alignnone" width="2048"] Không gian thiết kế tỉ mỉ ấm cúng[/caption]
Đặc biệt quán có nước ép cam nguyên chất ngon tuyệt, có thể thưởng thức 1 chai nước cam kèm trong bữa cơm. Quán có 3 tầng để tùy thực khách lựa chọn không gian thích hợp mà ngồi.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 43, Mai Xuân Thưởng, Lê Hồng Phong, TP. Qui Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256 6263 579
Mở cửa: 10:00 -21:00
Giá: 70.000 VNĐ - 200.000 VNĐ
2. Cơm Mậu
Có thể nói Cơm Mậu không chỉ là nơi để thưởng thức những món ăn ngon mà còn là nơi để hoài niệm những điều xưa cũ. Quán tái hiện khung cảnh thời kỳ mậu dịch, bao cấp của ông cha. Từng chi tiết nhỏ như những cái nia, bàn ghế gỗ, đến cả đôi đũa và từng cái chén sứ với họa tiết cổ điển hay nền lát gạch dưới sàn đều sẽ đưa ta các bạn trẻ về cái thời mà mình chưa từng trải qua những lại ghi nhớ trong ký ức của nười đi trước.
[caption id="attachment_9609" align="alignnone" width="1080"] Cổ xưa ngay từ lối vào[/caption]
[caption id="attachment_9611" align="alignnone" width="880"] Không gian tái hiện thời kỳ Mậu dịch[/caption]
Đến với Cơm Mậu, bạn sẽ hết sức bất ngờ với những âm thanh, tiếng loa thông báo “Đồng bào ta chú ý”, những bản nhạc bất hủ, bảng menu độc đáo… Điều đặc biệt, Cơm Mậu sử dụng tem phiếu để điền order món ăn và phát cho Quý khách những tem phiếu này.
Thực đơn Cơm Mậu khá đa dạng với những món ăn giản đơn nhưng hàm chứa trọn vẹn hương vị của thời kỳ xưa. Các món ăn mang nét truyền thống cao nhưng vẫn có mùi vị, hương vị không thể cưỡng lại như cơm, canh, độn sắn, độn khoai, phở không người lái,… Vừa thưởng thức món ăn vừa trải nghiệm cái không gian xưa chỉ có trong lời kể.
[caption id="attachment_9610" align="alignnone" width="1061"] Menu thiết kế độc đáo hoài niệm[/caption]
[caption id="attachment_9612" align="alignnone" width="960"] Những món ăn quen thuộc nhưng không kém phần hấp dẫn[/caption]
Thông tin liên hệ:
Địa Chỉ: 179 Phan Bội Châu, Quy Nhơn, Bình Định
Mở cửa: 09:00 - 13:00 | 16:00 - 22:00
Giá: 25.000đ - 100.000đ
3. Cơm Niêu Hội An
Cơm Niêu Hội An là quán ăn theo phong cách truyền thống với những món ăn dân dã, đồng quê như Canh chua cá lóc, canh chua, rau rừng, cá bống kho tộ, cá rô kho tộ, canh riêu lá ngót, canh riêu mồng tơi, rau dền xào tỏi, canh khổ qua nấu tôm, bò xào lá lốt, canh rong biển nấu tôm, canh riêu khổ qua,… Ngoài ra, còn có các món ăn hải sản, súp bắp cua, mực nang xào thơm cà, cá thu chiên, sốt cà chua, lẩu nấm, các món chay, đặc sản bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá… Tuy nhiên các món ăn sẽ được chế biến công phu và chỉnh chu hơn theo tiêu chuẩn nhà hàng.
[caption id="attachment_9613" align="alignnone" width="720"] Phong cách truyền thống mang nét Hội An xưa[/caption]
Nhà hàng được xây dựng và bài trí không gian theo phong cách xưa, gỗ mộc, thoáng đãng, tạo cho thực khách cảm giác truyền thống, hoài cổ. Ngoài các món ăn ngon, được trình bày đẹp mắt thì nhân viên phục vụ cũng rất chu đáo, nhiệt tình.
Điều đặc biệt ở đây là nước chấm được chuẩn bị rất là tươm tất: mắm nêm, mắm ruốc, mắm tép, mắm kho, mắm trong,.. Tùy vào loại đồ ăn mà họ chuẩn bị gần như là đầy đủ để tăng thêm phần ngon miệng cho bữa ăn.
[caption id="attachment_9615" align="alignnone" width="540"] Các món ăn dẫ dã được chế biến công phu hơn[/caption]
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành, Lê Hồng Phong, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Mở cửa: 9:00- 22:00
Điện thoại: 097 952 45 27
4. Nhà Hàng Cơm Lee Nieu
Cơm Lee Nieu cũng là một trong các quán cơm ngon ở Quy Nhơn. Quán được xây dựng theo chuẩn nhà hàng với không gián thoáng đãng, rộng rãi, bài trí đẹp mắt tạo cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, có cả phòng VIP. Không sử dụng các phong cách cổ mà Lee Nieu lựa chọ sự kết hợp giữa thiết kế hiện đại sang trọng cung với sự bình dị của món ăn tạo nên nét đặc sắc, giao thao giữa những điều cũ và mới, xưa và nay.
Các món ăn tại đây lấy ý tưởng từ các món ăn gia đình, đồng quê dân dã, đậm đà như canh chua cá, cá rô kho tộ, cá bóp, thịt chiên, các món bò, khổ qua, canh chua, rau luộc, mắm cơm niêu... vô cùng phong phú đa dạng để thực khách có thể chọn lựa và thưởng thức. Ngoài thực đơn cơm niêu bạn cũng có thể thưởng thức món lẩu, cháo, súp, các món ăn khác đa dạng tùy theo khẩu vị của thực khách. Từng ăn qua món sườn rất mềm và thấm đều gia vị. Nhân viên phục vụ nhiệt tình, lịch sự, giá cả phải chăng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 63 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn, Bình Định
Mở cửa: 10:00 - 21:00
Giá: 35.000 VNĐ - 150.000 VNĐ
5. Cơm gà Quê Hương
Cơm gà Quê Hương là lựa chọn tốt nếu bạn muốn thưởng thức một đĩa cơm gà thơm ngon, mang vị Quy Nhơn. Gà được chọn là 100% gà ta, thả vườn, thịt dai và ngọt lịm được chế biến trông vô cùng bắt mắt, hấp dẫn nên thực khách hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng món ăn. Đặc biệt là cơm dùng mỡ gà để nấu nên rất thơm và có vị đặc trưng, cộng với thịt gà, dưa leo, kim chi,.. đủ cả mùi, màu, vị.
Nếu đi đông người bạn chọn ăn nguyên con gà để có thể chế biến nhiều món. Lựa chọn Cơm Gà Quê Hương bạn chắc chắn sẽ hài lòng tuyệt đối bởi món ăn, không gian và cả cung cách phục vụ. Nhà hàng rất đông khách lúc nào cũng lúc nào cũng nhộn nhịp, bạn nên chọn ghé quán buổi trưa để cảm nhận nhé.
Ngoài ra, quán còn có rất nhiều món ăn truyền thống khác như cá kho tộ, thịt kho tàu, mắm các loại… cũng đều rất ngon.
Thông tin liên hệ:
Nhà Hàng Cơm Gà Quê Hương:
Địa Chỉ: 125 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn, Bình Định
Nhà Hàng Cơm Gà Quê Hương 2:
Địa chỉ: 185 Lê Hồng Phong, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256 3829 395
Giờ Mở: 9:00 - 23:00
Giá: 45.000 VNĐ - 150.000 VNĐ
6. Cơm gà trống
Gà thả vườn chính là nguyên liệu chính để tạo nên độ thơm ngon cho món ăn và sự nổi tiếng cho quán. Không thể phủ nhận rằng chính những điểm khác biệt của gà ta và gà công nghiệp về độ dai, độ ngọt và chắc của thịt khiến những món ăn với gà thả vườn ghi điểm trong mắt thực khách. Một đĩa cơm tại quán được phục vụ kèm với rau sống, nước chấm, kim chi và các bộ phận của gà như ức, cánh hay đùi, tuỳ theo sở thích của khách. Thịt gà chiên nước mắm dai dai, thấm đượm gia vị mặn mặn ngọt ngọt hay gà xối mỡ bóng nhẫy ăn cùng với cơm rang vàng đều óng ánh sẽ là một trải nghiệm ẩm thực thú vị.
[caption id="attachment_9627" align="alignnone" width="960"] Gà thả vườn là nguyên liệu chính[/caption]
Đến với quán ăn ngon ở Quy Nhơn này, bạn sẽ đem về cho mình những cảm nhận tinh tế về một món ăn tuy không mới nhưng lại mang một nét rất riêng và đặc biệt là độ ngon không kém cạnh bất cứ loại đặc sản Bình Định nào.
[caption id="attachment_9628" align="alignnone" width="720"] Cơm gà hấp dẫn bắt mắt[/caption]
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ : Cơm gà trống, số 77, Mai Xuân Thưởng, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
7. Cơm tấm Bảy Quán
Cơm Bảy Quán là một trong những quán cơm lâu đời tại Quy Nhơn và khá quen thuộc với người dân địa phương. Không sang trọng đầu tư không gian quá nhiều như những nhà hàng lớn nhưng Cơm Tấm Bảy Quán vẫn đảm bảo tiêu chuẩn thoải mái để thưởng thức một bữa ăn. Với giá cả bình dân đây là lựa chọn nếu bạn muốn một bữa ăn nhanh chóng, tiết kiệm cho lịch trình.
[caption id="attachment_9622" align="alignnone" width="716"] Đa dạng các món ăn[/caption]
Menu tại quán cơm khá đa dạng như cơm gà xối mỡ, cơm tấm sườn bì, bò né ốp la,… Dĩa cơm khá bắt mắt, với từng hat cơm bóng bẩy vàng đều, miếng sườn nướng dậy mùi thơm nức nở, khiến thực khách nao lòng khó cưỡng.
[caption id="attachment_9621" align="alignnone" width="716"] Đảm bảo một bữa ăn thoải mái sạch sẽ[/caption]
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 47 Mai Xuân Thưởng, TP Quy Nhơn.
Giờ mở cửa: Sáng: 07h00 – 14h00 / Chiều: 17h00 – 21h00
Quy Nhơn Tourist - Tổng hợp
[divider style="double" top="20" bottom="20"]
Hãy Gọi Ngay 0979 53 59 59 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Quy Nhơn Tourist.
0 notes