#Bao bì túi đựng cá viên bò viên
Explore tagged Tumblr posts
Text
Đón Tết an lành nhờ 3 bí quyết phòng ngừa ngộ độc thực phẩm - Hellobacsi
Để sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình bạn đều được đảm bảo trong những ngày Tết sắp đến, việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm điều là cực kỳ quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm việc sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng, hay ngộ độc do khâu chọn mua, chế biến, bảo quản thực phẩm… không được thực hiện kĩ càng.
Ngộ độc thực phẩm – mối nguy hại tiềm tàng trong mâm cơm ngày Tết
Chúng ta thường có thói quen tích trữ nhiều loại thức ăn trong những ngày Tết để thuận tiện cho việc tiếp đãi khách hay sử dụng cho gia đình. Nếu không bảo quản và chế biến đúng cách và an toàn, sự lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
Bên cạnh đó, Tết cũng là dịp để các loại thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái có cơ hội tung ra thị trường, len lỏi vào mâm cơm của mỗi nhà. Nhiều sản phẩm không nhãn mác nên không thể đảm bảo được sự an toàn của các thành phần, nguyên liệu chế biến. Một số cơ sở sản xuất còn lạm dụng phẩm màu, hóa chất để có sản phẩm bắt mắt nhưng độc hại, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Mách bạn 3 cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Những bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm dưới đây tuy vô cùng đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần tuân thủ các biện pháp sau, cả gia đình bạn sẽ có th��� yên tâm đón Tết.
1. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Tất cả các thực phẩm nên cho vào túi được buộc kín miệng hoặc hộp có nắp đậy kín. Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín, không để chúng quá gần nhau trong tủ lạnh để tránh bị nhiễm khuẩn chéo.
Thực phẩm phải được bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch, sơ chế đúng cách ngay sau khi mua về. Nếu không thể dùng hết trong một lần, bạn nên chia thực phẩm thành nhiều phần nhỏ, đủ cho một bữa ăn và bảo quản ở ngăn đông. Điều này nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn khi thường xuyên lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh để rã đông. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, cho vào hộp hoặc túi riêng.
Không để thức ăn đã được chế biến quá 2 tiếng để tránh nhiễm khuẩn. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh.
Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy đây cũng là nơi mà bạn cần phải vệ sinh thường xuyên. Dọn tủ lạnh mỗi tuần, loại bỏ các thức ăn dư thừa vì đây chính là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Bên cạnh đó, quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh cũng khiến nhiệt độ không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng.
2. Giữ vệ sinh khi nấu nướng
Bạn cần rửa tay sạch trước khi nấu ăn, chế biến thực phẩm và trước khi ăn.
Khu vực chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo sạch sẽ, không nên gần hệ thống nước thải hay khu vực nhà vệ sinh.
Nên thường xuyên vệ sinh nhà bếp vì đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Tuyệt đối không để thớt và dao dùng cắt đồ sống lẫn lộn với loại để cắt đồ chín. Đối với các dụng cụ bếp khác, sau khi dùng để chế biến thực phẩm sống, bạn cần phải rửa thật sạch chúng rồi mới chuyển sang sử dụng cho các thức ăn đã chín.
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng, đúng cách trước khi chế biến.
3. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng
Bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất, hãy lựa chọn các thực phẩm đã được các cơ quan chức năng kiểm dịch.
Khi mua thịt heo hoặc thịt bò: Bạn nên chọn những phần thịt có màu sắc hồng hào, đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường. Thịt khô ráo, có độ săn chắc, đàn hồi cao, ấn tay vào thấy thịt mềm và không bị lõm. Tránh mua thịt có màng ngoài bị nhớt, có mùi lạ, mùi ôi thiu, có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen.
Với gia cầm: Chọn thịt có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi. Gia cầm sống phải khỏe mạnh và được kiểm dịch. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm. Gia cầm bệnh mắt có màu đục, nhắm nghiền.
Để chọn được cá tươi ngon: Bạn hãy lựa những con cá có mắt trong, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Cá còn tươi thì vảy cá sẽ không bị rời. Đối với cá da trơn, cần chọn cá có da sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn. Khi cắt cá làm nhiều khúc, thịt cá có sắc xanh, săn chắc, không bị nát thịt, thịt cá dính liền với xương chứng tỏ cá vẫn còn tươi.
Rau, củ, quả ngon: Không héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có hình dạng hay màu sắc bất thường. Hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh, không bị héo và mục.
Thực phẩm chế biến sẵn: như mứt Tết, lạp xưởng, các loại giò, chả… bạn nên chọn những sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất uy tín, còn hạn sử dụng. Phần bao bì, hộp đựng còn nguyên vẹn, không bị rách, móp méo, phồng hay rỉ sét…
Hiểu hơn về ngộ độc thực phẩm để cả gia đình an tâm đón Tết
Phòng ngừa ngộ độc không khó khi bạn có đủ kiến thức và hiểu biết nhất định về vấn đề này. Do đó, để giúp bạn bảo vệ người thân và gia đình bạn khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, “Sống khỏe sống vui” kỳ này sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức nhất định về cách phòng ngừa ngộ độc và các biện pháp sơ cứu khi gặp phải tình trạng này.
“Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết” sẽ là chủ đề của talk show “Sống khỏe sống vui” kỳ 9. Chương trình được thực hiện theo hình thức tương tác trực tuyến nên bạn có thể xem và đặt câu hỏi trong thời điểm chương trình phát sóng. Các thắc mắc của bạn sẽ được ThS. Dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM giải đáp ngay tại chương trình.
Buổi giao lưu trực tuyến sẽ được phát sóng trên fanpage Hello Bacsi https://www.facebook.com/events/621422938395317/ vào lúc 15g, ngày 17/1/2020.
Đừng bỏ lỡ buổi livestream cực kỳ hữu ích này, các bạn nhé!
The post Đón Tết an lành nhờ 3 bí quyết phòng ngừa ngộ độc thực phẩm appeared first on Hello Bacsi.
0 notes
Text
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG
A. Phân Hữu Cơ và các loại phân bón hữu cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác… Dưới đây là thông tin chi tiết của các loại phân hữu cơ này.
I. Phân Chuồng
1. Đặc diểm:
Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
2. Chế biến phân chuồng:
Có 3 phương pháp:
2.1. Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2.2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
II. Phân Rác
1. Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
2. Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.
III. Phân Xanh
1. Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2. Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
IV. Phân Vi Sinh.
1. Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
2. Các loại phân trên thị trường:
2.1. Phân vi sinh cố định đạm:
– Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
– Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
2.2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
2.3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác thực vật như Bimix.
3. Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
V . Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1. Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng
2. Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc.
Phân hữu cơ vi sinh gà cồ đỏ
>> Xem thêm : Phân vi sinh là gì ? Phân hữu cơ vi sinh là gì ? Phân biệt các loại phân bón
B. Phân Vô Cơ và phân loại phân bón vô cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Các loại phân vô cơ thông dụng hiện nay.
I. Phân Đơn:
Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1. Phân đạm:
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.
* Phân Urê CO(NH4)2: Phân urê có 44 – 48%N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ N cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:
– Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
– Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.
Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi polyetylen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
* Phân sunphat đạm (NH4)2SO4: Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Phân này dễ tan trong nước, không vón cục. Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loại cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v... và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
Cần lưu ý đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá.
Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.
* Phân Xianamit canxi: Phân này có dạng bột không có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng, đốt không có mùi khai.
Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than. Vì có than cho nên phân có màu xám đen. Cũng có loại phân tỷ lệ than thấp hoặc không có than nên phân có màu trắng.
Cần chú ý chống ẩm cho phân khi bảo quản, bởi vì nếu phân hút ẩm sẽ bị biến chất, hạt phân phình to lên làm rách bao bì và làm hỏng dụng cụ đựng.
Phân này dễ bốc bụi. Khi bám vào da sẽ làm hỏng da, phân bay vào mắt sẽ làm hỏng giác mạc mắt, vì vậy khi sử dụng phân này phải rất cẩn thận.
Phân này có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua.
Xianamit canxi thường được dùng để bón lót. Muốn dùng để bón thúc phải đem ủ trước khi bón. Bởi vì phân này khi phân giải tạo ra một số chất độc có thể làm hỏng móng chân trâu bò, hại da chân người nông dân. Thường sau 7 – 10 ngày các chất độc mới hết. Thường xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Phân này không được dùng để phun lên lá cây.
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm: Hiện nay có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê, phân amôn sunphat và phân amôn phôtphat. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:
– Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.
– Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.
– Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.
– Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất:
Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua.
Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm.
Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.
– Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
– Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
– Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
– Không bón đạm tập trung vào một lúc, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên ruộng. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm.
– Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).
2-Phân lân.
* Phân apatit: Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi nhiều. Thường người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân.
Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây.
Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng.
Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất.
Phân này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa.
Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.
* Super lân: Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp super lân được sản xuất dưới dạng viên.
Trong super lân có 16 – 20% lân nguyên chất. Ngoài ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua.
Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi.
Super lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được.
Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón super lân.
Super lân có thể dùng để ủ với phân chuồng.
Nếu super lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của super lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%.
Phân super lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ.
Super lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
* Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển): Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20%. Ngoài ra trong phân còn có canxi 30% một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12 – 13%, có khi có cả kali.
Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất.
Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt.
Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm. Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali.
Phân này thường được bón rải, ít khi bón tập trung và ít được sản xuất dưới dạng viên.
Không sử dụng tecmô phôtphat để hồ phần rễ mạ.
Tecmô phôtphat ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng.
3. Phân Kali
Để sử dụng hợp lý phân kali cần chú ý đến những điều sau đây:
– Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
– Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
– Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
– Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..
* Phân clorua kali: Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.
Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl).
Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.
Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
Clorua kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.
Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa Clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều Clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa Clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
* Phân sunphat Kali: Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.
Hàm lượng Kali nguyên chất trong sunphat Kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
Sunphat Kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
Nguồn http://biosacotec.com/tim-hieu-ve-cac-loai-phan-bon-hien-nay.html
0 notes
Text
Bỏ tiền triệu săn lùng “ngưu hoàng” có chữa được bệnh hiểm?
Ngưu Hoàng được coi là thuốc quý hiếm mà nhiều người săn lùng. Ảnh: T.L
Có tiền cũng khó mua được “thần dược” ngưu hoàng
Anh Nguyễn Văn An (ở Hà Nội) có mẹ bị ung thư. Nghe đồn dùng sỏi mật của trâu, bò, lợn, ngựa tán bột uống với liều lượng nhất định có thể chữa được, anh bèn tìm hiểu. Anh phải lần mò nhiều tháng trời khắp các lò mổ ở Hà Nội và phụ cận để tìm mua trực tiếp, nhưng chủ lò mổ nào cũng bảo hiếm lắm, có bao nhiêu thì mối buôn thầu cả rồi. Sau đó, anh An đành phải đặt mua qua các mối buôn và phải mua với giá 40 triệu đồng/lạng mới có được 50g sỏi mật cho mẹ uống hỗ trợ chữa bệnh. Anh bảo, sỏi mật tự nhiên lấy ra từ túi mật của trâu, bò, ngựa hiếm hoi, có tiền cũng khó mua được vì hàng ngàn con trâu, bò, ngựa mới có một con có sỏi mật trong túi mật.
Theo dân gian, ngưu hoàng là sạn mật hình thành trong túi mật của trâu, bò ngựa khiến con vật bị bệnh, gầy yếu rồi chết. Kích thước sỏi mật cũng khác nhau, tùy bệnh từng con mà có sỏi to, sỏi nhỏ. Muốn mua Ngưu hoàng phải có mối, giá bán trực tiếp ở lò mổ là 32 triệu đồng/lạng (320 triệu đồng/kg). Dấu hiệu con vật có ngưu hoàng là gầy yếu, mắt đỏ ngầu, nhìn lờ đờ hoang dại, uống nhiều nước (nhất là nước muối), thân nhiệt cao do sốt, ăn uống thất thường, di chuyển chậm chạp, khi đi đầu hay quay nghiêng, đứng hoặc nằm hay thở khò khè, lông mọc lộn xộn thậm chí rụng rất nhiều, thường không ngủ, kêu về đêm...
Cũng theo lời đồn, trong ngưu hoàng có nhiều khoáng chất, vitamin, axit (cholic, cholesterol, ergosterol…), muối canxi, sắt, đồng... Người ta khai thác Ngưu hoàng thủ công bằng cách: Nắn túi mật, ống mật, cuống mật; nếu thấy cộm, cứng như đá thì rạch ngay túi mật để tìm; lọc qua rây để tách mật và sỏi để riêng ngay, bởi để lâu dịch mật ngấm vào ngưu hoàng làm có màu đen, nứt vỡ, chất lượng kém đi. Lấy ngưu hoàng xong, không được để nơi có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa mà dùng giấy/ vải mềm/ gạc sạch thấm khô, gạt bỏ màng nhầy dính xung quanh. Lấy thông thảo, hoặc cỏ bấc đèn (gọi là đăng tâm thảo), hoặc bông bọc lại. Ngoài cùng bọc một lớp vải thưa, cẩn thận bỏ vào hộp có nút kín, hoặc lọ màu (trong có đặt vôi cục chưa tôi, hoặc gạo rang… để hút ẩm).
Sở dĩ ngưu hoàng được săn lùng với giá rất đắt vì theo đồn thổi, Biển Thước - vị danh y cổ đại Trung Quốc trong một lần chữa bệnh cho người bạn Cố Dương Văn đã phát hiện ra vị thuốc ngưu hoàng trong túi mật của con bò cái bị ốm đã 2 năm. Ông cho Cố Dương Văn uống ngưu hoàng liên tiếp 5 ngày thì tình trạng bệnh đã được phục hồi, không bị co giật, phần chân tay bị liệt cử động được một cách thần kỳ. Biển Thước tiếp tục nghiên cứu về vị thuốc ngưu hoàng, kết luận rằng ngưu hoàng được ngâm trong túi mật của con bò thời gian dài có tác dụng thông mạch điều hòa gan, chữa liệt… Sau này, tùy từng vùng mà Ngưu hoàng có các tên gọi khác nhau như: Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng, Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng (tức sạn túi mật), Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng (tức sạn ở ống gan mật).
Theo sách cổ Đông y, ngưu hoàng vị ngọt, tính mát, đi vào hai kinh Tâm và Can. Có tác dụng thanh tâm giải độc, khai khiếu hóa đàm, lương can tức phong. Hay dùng cho các bệnh nhiệt, sốt cao phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, ung thư, đinh nhọt… Có nhiều sách viết về vị thuốc này dùng để thanh nhiệt, giải độc, khử đàm, an thần. Hoặc điều trị các bệnh nhiệt, sốt cao, li bì, thần chí hôn mê, nói năng lảm nhảm, các trường hợp trúng phong, cấm khẩu, sài giật… Liều dùng thường nhỏ từ 0,3-0,6g ở dạng bột, hoặc phối với các vị thuốc khác làm thành viên.
Không nhiều tác dụng như đồn thổi
Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm.
Hiện trên thị trường có nhiều loại Ngưu hoàng, như: Ngưu hoàng tự nhiên, ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo, Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp). Ngưu hoàng tự nhiên lấy ra từ túi mật trâu, bò, ngựa nhìn giống như viên sỏi. Soi mặt cắt thấy nhiều lớp dính vào nhau, có màu vàng nâu, hoặc nâu đỏ. Loại này khó kiếm, giá đắt.
Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo nuôi ở trâu, bò, ngựa sống bằng cách cấy Hoàng hạch vào túi mật, rồi bơm trực khuẩn đại tràng (E.Coli) không gây bệnh làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật. Ngưu hoàng này cũng có giá khá đắt. Loại này bán dưới dạng bột màu cá vàng, mùi thơm như mùi mít chín, đựng trong lọ màu.
Ngưu hoàng nhân tạo là dùng mật trâu, bò, ngựa qua một quá trình xử lý mà thành. Chất lượng vì thế không thể bằng Ngưu hoàng tự nhiên, Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.
Hiện nay có rất nhiều người bị bệnh nặng, như ung thư, đột quỵ… đều nghe đồn thổi tìm mua Ngưu hoàng để hỗ trợ chữa bệnh. Vì thế giá Ngưu hoàng vốn đã đắt lại càng bị đẩy lên cao. Nhận định về Ngưu hoàng, Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, Ngưu hoàng không tuyệt vời như đồn thổi. Cũng chính vì những lời đồn đại nên giá Ngưu hoàng mới cao như hiện nay.
Cũng theo Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm, sách cổ viết Ngưu hoàng có tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, làm thuốc An cung ngưu hoàng hoàn. Nhưng thực tế, ít người dùng sỏi mật trâu, bò, ngựa. Cũng rất ít thầy thuốc sử dụng vị thuốc này vì nó không có tác dụng lớn. Muốn dùng nó hiệu quả, phải phối hợp với các vị thuốc thành bài thuốc, như với thuốc An cung ngưu hoàn chữa các bệnh xuất huyết não, đột quỵ, liệt… Người chỉ định dùng vị Ngưu hoàng phải có trình độ y học cao mới bào chế được thuốc và vị thuốc chỉ phát huy tác dụng khi người bệnh sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm khuyến cáo: “Người dân không nên tự tiện dùng vị thuốc này và càng không nên đặt mua thuốc của những thầy thuốc trên mạng Internet vì có thể bị lừa”.5 tuổi trong các lĩnh vực khác nhau, có một số lĩnh vực nghiên cứu giúp việc dễ dàng hơn.
Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội nói: “Ví như trong dạ dày con bò có vật to như quả bóng, mọi người cứ bảo là quý lắm, giá đắt lắm. Nhưng thực tế, đó là các loại cỏ bợ, dây nhợ không tiêu hóa được, lâu bị dịch vị trộn thành búi, chứ không có tác dụng quý và giá cao như đồn đại”.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong loại lá này có chất tanin, vị chát là chất giảm tiêu chảy và chữa nhiều bệnh rất hiệu...
Nguồn http://ift.tt/2AB91an
0 notes
Link
Photos from Cách nấu ăn ngon's post Cơm văn phòng không phải chỉ có cơm! Xin chào các anh chị trong Yêu Bếp. Em đã chia sẻ 22 hộp cơm văn phòng tháng trước, hôm nay em xin chia sẻ tiếp 24 hộp cơm không trùng thực đơn với tháng trước ạ. Nói đến cơm văn phòng, mọi người thường nghĩ nó thật khô khan, tẻ nhạt nhưng không hoàn toàn như thế nếu chúng ta chịu khó vào bếp một chút. Ẩm thực Việt Nam rất phong phú nên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, biến hoá cho hộp cơm trưa đem theo mỗi ngày mà không lo bí ý tưởng. Em xin gợi ý một số thực đơn cho bữa trưa văn phòng cho mọi người tham khảo, không hề khó và cũng không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Cả tháng nay chồng em không ăn tối ở nhà vì phải OT, ngày nào cũng 11 giờ, 12 giờ đêm mới về đến nhà. Chính vì vậy, em làm cơm cho chồng đem theo không phải chỉ để tiết kiệm chi phí cho gia đình mà còn mong muốn rằng, mỗi khi chồng mở hộp cơm ra sẽ cảm nhận được gia đình ở bên cạnh. Việc em thay đổi và đưa nhiều món ăn đường phố Việt Nam vào thực đơn cũng là cách để giúp chồng bớt nhớ Việt Nam. - Trong thực đơn có nhiều kiwi vì kiwi tốt cho người ngồi máy tính, tăng đề kháng và chống đột quỵ. - Để nấu nhanh, rau củ sơ chế trước, nhất là các loại gia vị mỗi lần nấu mất thời gian làm lặt vặt thì mình làm trước. Hành thái nhỏ thấm khô, bỏ hộp thoáng hoặc lót giấy nến phía dưới để cả tuần không héo, hỏng. Tỏi, gừng, hành tây, hành khô... bóc vỏ, cũng bọc giấy nến để hộp kín dùng cả tuần. - Những món mất nhiều thời gian, em sẽ nấu vào buổi tối. Em sử dụng nồi chiên không dầu, nồi chậm, nồi ủ và nồi hấp để làm các món hầm, kho, hấp rau củ, thổi xôi, nấu chè... - Các loại thịt, cá mua về làm sạch, thấm khô, chia nhỏ cho từng bữa trong tuần. Bữa tối ngày hôm trước nấu, em sẽ bỏ lên ngăn mát để rã đông cho ngày hôm sau. - Nhà em lúc nào cũng làm sẵn một số đồ ăn có thể dùng để nấu nhiều món như chả, giò, thịt xá xíu, dồi, pate, thịt đỏ, bò viên, bắp bò ngâm mắm, dạ dày heo muối chua, gà xé phay, salad...; nem rán thì cuốn sẵn hàng trăm cái, nước dùng cũng ninh cô đặc rồi trữ đông. - Mua một lượng thực phẩm lớn sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức nhưng có dễ gặp tình trạng bí thực đơn hay bỏ phí không? Không ạ, em mua gì cũng đã lên trước thực đơn và tính toán số lượng cần sử dụng cho từng ngày rồi. Ví dụ như em mua một con gà về, một nửa em nấu bún thang, một nửa em nấu phở gà hoặc làm cơm gà. Một tảng bắp bò 2kg, em chia ra 1kg hầm chín nấu bún bò, làm phở bò; 500g ngâm mắm; 500g làm bò kho. 2kg thịt ba chỉ thì chia ra một nửa để quay giòn bì kẹp bánh mì, ăn bánh hỏi hay làm bún mắm; một nửa thì làm bún chả, thịt xiên nướng... Thực đơn chia nhỏ, quay vòng, không bao giờ lo bí món, bị ngán hay bỏ hỏng. - Những món nướng, em tẩm ướp trước một ngày, khi cần bỏ nồi chiên không dầu rất nhanh. Thời gian đợi thì mình chuẩn bị món khác. - Hộp cơm để đem theo nên có 2-3 bộ để thay đổi theo mục đích sử dụng. Theo kinh nghiệm của em thì hộp thuỷ tinh dễ sử dụng, dễ vệ sinh nhất, sạch sẽ, trình bày bắt mắt. Tuy nhiên hơi cồng kềnh và nặng, giữ nhiệt kém, nhưng mình có thể dùng lò vi sóng để hâm lại. Hộp inox thì giữ nhiệt tốt hơn, dễ vệ sinh, không bị tràn thức ăn nhưng dung tích hơi bé, một số hộp lại rất cồng kềnh, nên dùng cho mùa đông. Hộp nhựa thì nhẹ, gọn, nhưng vệ sinh hơi cực, có lẽ nên dùng để đựng các món gọn, khô vào mùa hè. Vậy mình nên có 3 loại hộp để trong nhà để thay đổi theo món ăn, theo thời tiết. Mùa hè nên bỏ các túi lạnh vào trong túi đựng thức ăn, mùa đông thì mình sử dụng túi ủ giữ nhiệt. - Trang trí hộp cơm không cần cầu kì nhưng cũng nên gọn gàng, bắt mắt để người ăn không có cảm giác tạm bợ. Sử dụng rau xà lách hay giấy nến, cốc giấy để lót phía dưới cho đẹp mắt, đồng thời không bị lem nhem đồ ăn ra ngoài. Rau củ nhiều màu sắc, nên xen kẽ món luộc với món kho, xào hay nướng để không khô khan. Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của em trong làm cơm hộp, hi vọng sẽ có ích với các anh chị và các bạn. Nguồn : Yêu Bếp 👉Xem nhiều món ngon, những địa điểm📍 ăn mới nhất ▶ Cách nấu ăn ngon ©️ https://emdep.vn/mon-ngon.htm 📧 Liên hệ booking quảng cáo: [email protected] #Cáchnấuănngon _______________________________ 🍽 FANPAGE CÁCH NẤU ĂN NGON 🖋 ĐIỂM ĐẾN CHO NGƯỜI YÊU ẨM THỰC#tintuc #news
0 notes
Text
Hệ thống nhà hàng ngon ở Hà Nội
Nhà hàng Maison (36A Hoàng Cầu): Nhà hàng ngon ở Hà Nội mang phong cách châu Âu
Nhắc đến những nhà hàng ngon tại khu Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội), có lẽ khá nhiều thực khách sẽ chưa hay đến cái tên Nhà hàng Maison. Toạ lạc trên bán đảo hồ Đống Đa, Maison quả thực là cái tên khá mới trong làng ẩm thực nhà hàng tại Hà Nội. Ra mắt những ngày đầu tháng 12/2018, không gian sang trọng này đang dần trở thành nhà hàng ngon nổi tiếng ở Hà Nội.
Đến Maison, bạn sẽ thưởng thức tinh hoa ẩm thực Việt, trải nghiệm đẳng cấp ẩm thực Âu trong từng buổi tiệc, tiếp khách, đi ăn gia đình, …
Mỗi lần đến nhà hàng, Maison sẽ thiết đãi bạn bằng một món ăn riêng. Vào buổi sáng: Lựa chọn số 1 mà bạn chẳng nên bỏ qua là Set Phở Bát Đá Maison thịnh soạn. Cái ngon của phở Maison là hương vị phở truyền thống phục vụ theo phong cách hiện đại, khiến người yêu phở truyền thống say lòng, bạn trẻ và bạn bè quốc tế thích thú.
Phở Maison là 1 set ăn với hơn 6 nguyên liệu chăm chút đựng trong từng bát riêng: 1 chiếc bát đá “thần kỳ” có khả giữ nhiệt đến 300 độ C trong điều kiện thông thường chứa nước dùng phở. Thịt bò tươi thái lát, đuôi bò, gân bò cùng ngò, mùi, giá, …trong 1 đĩa riêng. Một đĩa khác là bánh phở trắng đầy đặn, gọn gàng bên cạnh hành tây thái lát, hành hoa thái nhỏ và hành chẻ. Đĩa chanh thái, đĩa ớt tươi cùng các gia vị ăn kèm như: giấm gạo, tương ớt, nước mắm, … cũng được bố trí tinh tế, hài hoà và sạch sẽ.
Không thiếu quán phở ngon tại Hà Nội nhưng Phở Bát Đá Maison là hương vị đặc sắc trong số các nhà hàng ngon ở Hà Nội nên thử một lần.
Nước dùng phở Maison ngọt thanh là tinh khiết từ xương hầm ninh nấu kỳ công. Thích thú khi tự thay gắp thả thịt tươi vào nước phở sôi, chứng kiến miếng thịt đỏ tươi chín dần, quăn nhẹ mềm mại chuyển màu nâu ngon ngay trong bát. Cùng với đuôi bò tròn lẳn lớp bì sần sật, gân bò ninh mềm dẻo ăn mãi không chán kết hợp với bánh phở hành và các loại rau gia vị là trải nghiệm khó quên trong lòng thực khách.
Đó mới chỉ là 1 món trong thực đơn bữa sáng, trưa và tối tại Maison còn rất nhiều hương vị phong phú. Với gần 100 món Âu – Á chất lượng, có lẽ cần thêm nhiều bài viết chi tiết hơn nữa mới có thể giới thiệu kỳ hết từng món ăn trong thực đơn nhà hàng.
Thực đơn bữa chính tại Maison phong phú với các món hải sản, món Âu hảo hạng
Bài viết này sẽ tập trung nhắc đến bộ 3 món ngon trứ danh từ bò Úc được phục vụ nhiều nhất tại nhà hàng: Bò Úc nướng đá, Bò Úc nướng sốt tiêu đen, Bò Úc nướng bản gang.
Cái tên bò Úc nướng đá gợi thực khách nhớ đến những viên đá giữ nhiệt đặc biệt: Cứng, bền và giữ nhiệt cũng thật tuyệt vời. 400 độ C chỉ là nhiệt độ xấp xỉ trên bề mặt những phiến đá, thực tế nhiệt độ bên trong chắc chắn sẽ cao hơn, đủ để duy trì và truyền nhiệt làm chín những thớ thịt tươi sống. Bò Úc phục vụ tại Maison là nguyên liệu thượng hạng, nhà hàng cam kết chỉ sử dụng nguyên liệu sạch và chất lượng đến với thực khách.
Bò nướng trên đá có ưu điểm là giữ nguyên vẹn trong mình chất bổ dưỡng.
Khi miếng thịt tươi lần đầu chạm bản đá, ngay tức thì nóng gặp lạnh tạo nên một phản ứng vô cùng mãnh liệt cùng với tiếng xèo xèo kích thích. Lớp vỏ thịt xem xém săn vàng đều trong khi bên trong ẩm và mọng nước, quyện thêm hương bơ béo ngậy và các loại gia vị vô cùng quyến rũ. Miếng thịt chín tới vừa tầm thật mềm, không cháy, không ám khói, ngọt ngon và tốt cho sức khoẻ.
Bò Úc giàu dinh dưỡng còn có thể kết hợp cùng tiêu đen huyền bí, cay thơm sộc vào vị giác. Sốt tiêu đen tương đối phổ biến tại các nhà hàng, thế nhưng các đầu bếp của Maison vẫn có những công thức riêng để thực khách luôn cảm thấy ngon miệng và khác lạ.
Để bò ngon và hấp dẫn nhất, Maison phục vụ món ăn trong chưa đầy 3 phút từ khi rời bếp, để bạn có thể thưởng thức khi nước sốt hãy còn sôi xèo xèo.
Bò Úc nướng bản gang là một trong những món bò phải thưởng thức tại nhà hàng Maison, phù hợp với những bữa tiệc sang trọng, tiệc cưới, tiếp khách và những bữa ăn gia đình ấm cúng. Thực khách sành sỏi sẽ khó lòng chối từ hương vị cao cấp của nó.
Món ăn trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn, đặc sắc hơn khi thưởng thức tại nhà hàng Maison.
Ngoài ra, không gian ven hồ sang trọng mang phong cách Âu của Maison còn cực kỳ lý tưởng để thưởng thức những món Âu tinh tế. Bởi mỗi món ăn chỉ hoàn hảo khi chuẩn bị nguyên liệu riêng và chế biến kỳ công. Để hướng tới danh xưng nhà hàng ngon nổi tiếng tại Hà Nội, Maison sẽ tiếp tục khẳng định chất lượng của mình. Trước khi đến với nhà hàng, bạn đừng quên liên hệ trước để xem chi tiết thực đơn và tư vấn món phù hợp nhất nhé!
ĐC: 36A Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
>>> Xem thêm: Nhà hàng Maison (Hoàng Cầu)
Vườn Bia Hà Nội: Nhà hàng ngon rẻ ở Hà Nội
Nhà hàng ngon – Nơi người đam mê ẩm thực thưởng thức những món ăn yêu thích, nơi hương vị có 1-0-2 là yếu tố đầu tiên níu chân thực khách. Đó là những nơi phục vụ món ăn hấp dẫn không thể tìm được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, tâm lý đi ăn nhà hàng hiện nay đa phần vẫn e ngại giá thành đắt đỏ, không phù hợp với thu nhập và túi tiền.
Nhà hàng ngon không nhất thiết phải có giá quá cao, đi ăn nhà hàng chưa chắc đã tốn kém hơn tại hàng quán ven đường. Nếu đang tìm một nhà hàng ngon bổ rẻ ở Hà Nội, Vườn Bia Hà Nội – 2A Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội là cái tên mà ít nhất bạn nên lưu tâm đến một lần.
Một vài món ăn trong thực đơn Vườn Bia Hà Nội – nhà hàng ngon giá rẻ tại Hà Nội
Ẩm thực ở đâu cũng vậy, muốn có những món ăn ngon, nguyên liệu sạch cần được chú trọng nhất. Có thể tương đối yên tâm khi xem xét yếu tố này tại Vườn Bia Hà Nội, nhất là những món hải sản, thực khách đến đây nên trực tiếp chọn bắt những con hàng tươi sống ngay tại nhà hàng. Thực đơn Vườn Bia Hà Nội khá phong phú, với thế mạnh phục vụ tiệc, bếp trưởng tại đây có thể chế biến trăm món ăn khác nhau theo yêu cầu của thực khách.
Hải sản tươi bắt tại bể là thế mạnh của nhà hàng
Dù đặt tiệc hay đi ăn gia đình, nhóm lớn, nhóm nhỏ, Vườn Bia Hà Nội đều có thể đáp ứng trọn vẹn thực khách. Nơi đây nằm trong Top những nhà hàng ngon, giá rẻ và chất lượng. Để kiểm chứng “độ ngon, rẻ” của thực đơn Vườn Bia Hà Nội, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Lẩu riêu cua nghé/lẩu riêu cua bò – Món lẩu bình dân giá rẻ mà cũng vô cùng ngon lành tại đây.
Ai từng ăn ở Vườn Bia Hà Nội đều sẽ bất ngờ với nồi lẩu đầy ú ụ với không biết bao nhiêu đồ nhúng, thịt thà, rau dưa, đĩa nào đĩa nấy đầy đặn…
Hấp dẫn đầu tiên phải kể đến nước lẩu đặc chế theo công thức riêng nhà hàng. Ai cũng biết lẩu riêu cua gồm những nguyên liệu cơ bản thế nào, nhưng để nấu được loại nước lẩu vừa cân bằng giữa chút mặn của muối, vị chua hài hoà cùng với vị ngọt đặc sắc không phải từ đường mà là chất ngọt tự nhiên tiết ra từ thịt cua và rau củ. Nồi nước dùng đẫm gạch không cần nhân nhúng, xì xụp không đã quá “xuất sắc”. Chỉ cần một lần thưởng thức, nồi lẩu đặc biệt này tức thì tạo nên một ấn tượng khó phai.
Đừng quên nhúng – thả từng lát thịt vào nồi khi thưởng thức lẩu bạn nhé!
Ngoài ra, thực đơn Vườn Bia Hà Nội còn rất nhiều món ngon rẻ. Dù túi tiền không mấy rủng rỉnh, chỉ từ 200K/người, hãy cứ tự tin ghé vào để cảm nhận một không gian mới lạ, cảm nhận nhà hàng ngon rẻ tại Hà Nội này bạn nhé!
ĐC: 2A Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
>>> Xem thêm: Nhà hàng Vườn Bia Hà Nội
San Hô Đỏ: Nhà hàng ngon menu mới, phong phú nhất
Nếu đọc bài viết này trong thời điểm tháng 1/2019, có thể chắc chắn rằng chưa bao giờ bạn từng đặt chân đến San Hô Đỏ. Nằm trong hệ thống Maison, nhà hàng San Hô Đỏ là cái tên mới trong làng ẩm thực Thủ đô khi ra mắt thực khách vào những cuối năm âm lịch.
Với không gian lãng mạn đến rụng tim, San Hô Đỏ tái hiện hình ảnh cầu khóa tình yêu sẽ dệt nên những giai thoại tình sử bất hủ ngay giữa lòng Thủ đô.
Cây tình yêu với hàng ngàn, hàng ngàn dải lụa đỏ tượng trưng cho may mắn, thành đạt, bình an và hạnh phúc cùng với nhiều không gian đặc sắc khác sẽ xuất hiện tại San Hô Đỏ, nhà hàng hứa hẹn trở thành trốn hẹn hò, tiệc tùng số 1 tại Hà Nội trong năm 2019.
Ra đời muộn hơn nhiều nhà hàng khác, để khẳng định được tên tuổi, San Hô Đỏ hiểu: muốn trở thành nhà hàng ngon menu cần có sức hút riêng đối với thực khách. Lấy hải sản tươi sống là nguyên liệu chủ đạo, bể hải sản hàng trăm m2 phong phú chạy dọc không gian có thể được ví như thuỷ cung thu nhỏ. Không chỉ đem đến sự thích thú mà còn là những bữa hải sản “cực đẫm” giàu dinh dưỡng cho thực khách.
Trăm loại hải sản tươi ngon quy tụ tại San Hô Đỏ
Đến với nhà hàng để tận hưởng hương vị hải sản tươi đích thực
Hải sản tươi cho phép bạn thưởng thức theo hàng ngàn cách: phức tạp kết hợp gia vị và chế biến kỳ công để khử tanh, dóc thịt, lọc xương nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là nướng than hoa, ăn nóng, chấm mắm ớt hoặc vắt chanh, …
Cách chế biến phong phú giúp thực đơn của San Hô Đỏ hấp dẫn thực khách
Cùng với không gian ấn tượng, hãy cùng đến để kiểm chứng Menu của nhà hàng San Hô Đỏ, bạn sẽ không khỏi bất ngờ và thích thú!
ĐC: 2B Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà Cầu Giấy, Hà Nội
>>> Xem thêm: Nhà hàng Hải Sản San Hô Đỏ
Thông tin liên hệ:
Nhà hàng Maison
Click vào đây để xem nhiều hơn về nhà hàng Maison của chúng tôi. Nhà hàng MAISON là hệ thống nhà hàng lớn tại Hà Nội, chúng tôi chuyên nhận đặt tiệc và tổ chức tiệc ở Hà Nội cho cá nhân, tập thể. Menu hấp dẫn và đa dạng với các món ăn ngon, hội tụ tinh hoa ẩm thực Á Âu, không gian đủ để đáp ứng các yêu cầu đặt tiệc lớn nhỏ, các đoàn tiệc từ 2-10-20-30-50-300 khách. Nhà hàng rộng và đẹp số một Hà Nội, có phòng riêng, phòng VIP. Hotline: 0899349797
Hotline đặt tiệc: 0899.34.97.97
Gọi khiếu nại: 0794.00.97.97
from NHÀ HÀNG MAISON http://bit.ly/2J9Faxn via IFTTT nguồn Blogger http://bit.ly/2Jdc7IZ
0 notes