#Bát ăn chè
Explore tagged Tumblr posts
duahou · 1 year ago
Text
"Thu Hà Nội, liệu mình có nhau?"
100 ĐIỀU CÁC BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI HÀ NỘI VÀO THU 🍂
1. Yêu trai/gái Hà Nội hoặc có người yêu đang ở Hà Nội
2. Lượn 1 vòng hồ Tây bằng xe máy hoặc xe đạp vào sáng sớm, hoàng hôn hoặc buổi tối
3. Ăn kem Tràng Tiền
4. Check in tại Phố Đường Tàu
5. Check in tại Toà Soạn báo Hà Nội mới
6. Check in triển lãm VCCA, Royal City
7. Đi chợ hoa Quảng Bá vào sáng sớm
8. Ăn cháo sườn chợ Đồng Xuân
9. Đi phố sách Đinh Lễ
10. Xem Lễ Thượng Cờ lúc 6h sáng ở Lăng Bác
11. Chill ở Tạ Hiện
12. Uống cafe trứng ở cafe Giảng
13. Đi bộ 1 vòng Hồ Hoàn Kiếm
14. Lượn cầu Nhật Tân về đêm
15. Đi Chùa Hà
16. Check in AEON MALL Long Biên
17. Ngồi trà chanh ở Nhà thờ lớn
18. Ăn phở cuốn Ngũ Xá vào buổi tối
19. Uống cafe và ngắm phố phường vào sáng sớm
20. Dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm bằng Xích Lô
21. Đi chụp hoa dã quỳ Ba Vì
22. Picnic chân cầu Vĩnh Tuy
23. Check in cúc hoạ mi
24. Chụp với lau ở bãi đá sông Hồng
25. Đi phố đi bộ vào cuối tuần
26. Ghé quán Cầm
27. Ăn canh bún Hoè Nhai
28. Ăn ngô khoai nướng ven đường
29. Ăn bánh giò Đông Các
30. Trở về tuổi thơ ở Cư Xá Cà phê
31. Picnic Núi Trầm, Chương Mỹ
32. Cắm trại cùng bạn bè tại Hồ Hàm Lợn
33. Đi làng gốm Bát Tràng
34. Chụp ảnh ở phố Bích Hoạ Phùng Hưng
35. Check in Bốt Hàng Đậu
36. Lượn 1 vòng cầu Long Biên về đêm
37. Đi bộ trên đường Phan Đình Phùng vào lúc 7h sáng
38. Đi xe bus 2 tầng
39. Ăn nem nướng Ấu Triệu
40. Trà chanh Hồ Tây
41. Check in với bức tường biểu tượng Hà Nội ở ga Cát Linh
42. Check in Cyril Hanoi Gallery
43. Ăn bánh bao, sữa đậu Quán Thánh
44. Ăn phở Gánh lúc 5h sáng
45. Ăn bánh mì dân tổ
46. Phượt đêm Hà Nội
47. Check in cột cờ Hà Nội
48. Check in con đường Hàn Quốc khu Ngoại giao đoàn
49. Ăn bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân
50. Check in đài quan sát Lotte
51. Hít hà hương hoa sữa
52. Check in Hàng Mã dịp Halloween
53. Ăn nướng Gầm Cầu
54. Ăn bún thang Cầu Gỗ
55. Ăn bún ốc nguội
56. Mua cốm làng Vòng
57. Ăn Xôi Chè Quán xôi Bà Thìn
58. Check in các quán cafe ở Đặng Văn Ngữ
59. Check in khung cửa sổ huyền thoại tại Coffee Club
60. Tham quan Bảo Tàng Dân Tộc học Việt Nam
61. Ăn vặt ngõ Tạm Thương
62. Ăn mỳ vằn thắn phố Hàng Chiếu
63. Check in con hẻm Từ Hoa
64. Đi Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
65. Ăn bò nhúng dấm Trần Xuân Soạn
66. Check in các khu tập thể cũ
67. Check in Aeon Mall Hà Đông
68. Hoa quả dầm phố Tô Tịch
69. Ăn chả rươi 25 Gia Ngư
70. Ăn bánh cuốn Bà Hoành 66 Tô Hiến Thành
71. Đi The Coffee House
72. Xem phim suất chiếu muộn
73. Cafe xuyên đêm tại Xofa Cafe
74. Đi chùa Phúc Khánh cầu an
75. Ăn cháo lòng Hoa Bằng
76. Ăn bún đậu mắm tôm
77. Check in cổng trường VinUni
78. Check in con đường tình yêu ở Đại học Sư phạm
79. Ăn tào phớ thạch găng
80. Ăn bánh mì chuột cổng chợ Đồng Xuân
81. Bún riêu 51 Hàng Bồ
82. Tào Phớ Cô Huê - Lý Thường Kiệt
81. Check in “toà nhà kim cương” Doji Tower
82. Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
83. Bún Thái Hải sản Ngũ Xá
84. Bánh mỳ nướng bơ mật ong 137 Đặng Tiến Đông
85. Chụp ảnh tại các khu tập thể cũ
86. Miến lươn Hàng Điếu
87. Check in làng lụa Vạn Phúc
88. Thảo nguyên hoa Long Biên
89. Check in phố sách Hà Nội
90. Sân trực thăng tòa nhà Hei Tower
91. Check in ga Long Biên
91. Check in The Hanoi House Coffee
92. Nộm bò khô bờ hồ Hoàn Kiếm
93. Ăn ốc Đặng Văn Ngữ
94. Tầng 20 khách sạn Sofitel chụp view cả thành phố
95. Ăn phở Bát Đàn
96. Xem lễ Hạ Cờ lúc 9h tối ở Lăng Bác
97. Check in công viên Bách Thảo
98. Foodtour phố cổ cuối tuần
99. Check in Xương rồng Cacti zone (Chân Cầu Nhật Tân)
100. Cùng nằm tưởng tượng được ai đó rủ đi làm hết 99 điều trên
Bạn đã thử được qua bao nhiêu điều phía trên rồi?
Tumblr media
9 notes · View notes
maloves · 10 months ago
Text
Mấy ngày trước, điện thoại tự nhiên hư, đem đi sửa thì ngòai ý muốn phải gửi lại. Về phòng tìm cục gạch mà gắn sim xài thì tìm không thấy, ngồi huhu một hồi luôn trong phòng. Hôm qa pack đồ chuyến 7 ngày, tìm cục bấm báo động không thấy, bất lực rơm rớm đỏ mắt. 5 năm có lẻ rồi mới lại thấy cảm giác tệ đó, negative hẳn con người. Trước đó là hè 2009; sao vẫn nhớ mãi những chuyện không vui. Lần 5 năm trước thật sự là kỷ niệm buồn, không hiểu sao bản thân lại sơ ý và vô tri tới cỡ đó, hôm sau lại 111 Quán Thánh vừa uống vừa khóc vừa kể hai chị nghe, bây giờ vẫn nhớ bánh chuối và scone của hai chị làm, bánh chuối thì đã có Breadventure an ủi rồi. Tối qa tìm ra được chỗ cất cả điện thoại và cục bấm, còn nguyên hết, vẫn rất bất lực với bản thân.
Hôm qa xem xong The long season 2023 có Lý Canh Hy. Phim đẹp và đời chứ không hay lắm đối với mình. Có chi tiết về bữa cơm gia đình, mình thấy gia đình nhân vật đó ăn cơm có bộ chén bát gọn gàng đồng bộ, tự thấy gia đình mình hồi gần nhất có đủ chén bát đồng bộ chắc là mười mấy 20 năm trước. Fb của Chà có kể chuyện về bà họ hàng check chuyện tình cảm của con bả bằng cách nhìn vào bếp và toilet của cặp đôi ấy. Nhà mình có cỡ 15 bộ nồi và nắp, cái tủ lạnh đủ cho 8 người. Mấy tháng nay mình lại mua nhiều đồ nhà bếp nhưng chỉ thay mới đồ đang dùng có một ít à. Lần kia mua một bộ ly đẹp, để mấy tuần rồi đem đi tặng bạn vì không muốn bày ra xài. Mỗi lần nấu gì, bản thân đều thấy phiền và không muốn sử dụng cái bếp không phải của riêng mình. Chuyện cái bếp nhà này nó rối rắm y như chuyện cái nhà này vậy, bây giờ cái bếp chuyển vô một cái kho có sàn rửa ngồi bệt như xứ sông nước xách muôi từ lu ra, bên cạnh là tủ lạnh gần 400L và máy giặt cửa bên đời 2020. Khi chủ nhà chuyển đổi khoảnh sân đầy nắng thành cái kho bít bùng chứa đồ nhưng vẫn tranh thủ nắng hắt mà phơi chén, lúc nào nhìn vào mình cũng thấy sự bất lực cùng cực của bản thân. Bây giờ điều đó lớn tới nỗi mình thấy thất vọng về bản thân nhiều lắm.
Baguete của breadventure còn có một kiểu ăn với chè đá viên. Tối chủ nhật đi ăn với ông anh, ổng xé miếng bánh bỏ vô chén chè ngập nước đường rồi múc bánh đó ăn, thử làm theo thấy ăn được nhe. Sao có thể nghĩ ra hay zị! Đúng là lâu lâu phải gặp những vị "người thân do mình chọn" này ��ể não được giải trí và thư giãn.
Sinh nhật lần này trôi qa vẫn bình thường, thái tuế trôi qa vẫn gian nan như từng năm trước đó. Mình vẫn chưa đủ khỏe mạnh để ra đi như mình muốn. Tự suy nghĩ thông suốt về bạn nhỏ, đặt ra mốc một năm cho bản thân rồi.
Hôm nay ghé thăm xe cà phê kia vì thấy chạy ad đúng gu. Em chủ cứ 10p lại thở ra "lâu lắm em mới gặp khách như chị". Chị cũng zui lắm, uống hết 2 ly rồi, tối nay làm sao ngủ huhu. Em thuộc giới barista, em nói giá cà còn tăng tới cỡ cuối 2025, mấy anh trồng cà trên fb mình thì than giá 2024 này cao qá. Em nó khoe là pour over không bán mà lâu lâu đãi khách. Trước đây đã có hai qán nói như vậy và mình uống được 3 bình miễn phí rồi.
Hôm nay là ngày ăn chay thứ 4, mình định ăn 10 ngày thôi. Cơ thể vẫn bình thường mà không ổn định như mình muốn. Thỉnh thoảng mình nghĩ về căn nhà khi sống một mình hoặc với chồng, bàn ăn bàn bếp bàn máy tính và giường ngủ, cái nào tích hợp được với cái nào cũng sơ sơ trong đầu rồi. 10 năm xài nệm ngủ thay giường này, mình có tư tưởng sống không cố định nên rất nhiều thứ trong đầu cũng mất ổn định theo, tệ nhất là bây giờ thành một ám ảnh. Một chỗ ngủ sứt sẹo vẫn có thể làm bạn ngon giấc nhưng hình ảnh mỗi ngày đập vào mắt như vậy trong khi mục tiêu phấn đấu không có thì đòi hỏi chất lượng cuộc sống làm sao mà cao được! Đầu tháng 10, mẹ nói muốn mua cái giường ngủ cho mình để trong phòng, mình rất quyết tâm từ chối; vì sao á, vì cái phòng ấy không xứng đáng có cái giường chứ không phải mình không xứng đáng có cái giường ngon lành. Thật lòng không hiểu nổi vì sao sàn toilet nhà tắm lại cao hơn sàn phòng ngủ.
Một năm đi làm, hình như khóc được 2 lần, vì thấy con đường thăng tiến mịt mù chứ không phải vì làm cực khổ hay bị ai ăn hiếp. Về nhà, khóc mỗi tuần cũng bằng 2 lần đó, đều đều suốt mấy tháng nay, vì bất lực với hoàn cảnh và thất vọng về bản thân. Yếu đuối đi qá nhiều à! Ngày xưa chưa từng nghĩ mình sẽ hợp với nghề trợ lý, bây giờ lại muốn làm nghề này. Ngày xưa từng muốn làm nhân sự và headhunter, bây giờ thấy mừng vì chưa từng bước vô nghề. Mình chưa nấu được tới bữa cơm thứ 5 trong đời nhưng mình biết nếu sau này sống với chồng, mỗi ngày mình sẽ ăn cơm nhà tự nấu, không ngon như Bảo La nhưng rẻ hơn là cái chắc!
2 notes · View notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
Những chiết tiết nghệ thuật trong Vợ Nhặt này giúp bạn bổ sung thêm kiến thức quan trọng và thêm hiểu hơn về tác phẩm này. THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân. Qua bài viết này, mong rằng sẽ giúp bạn bổ sung thêm các kiến thức quan trọng mới và thêm phần hiểu hơn về tác phẩm. Mời các bạn cùng xem chi tiết:... 1. Nồi Cháo Cám Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới - Thị vừa mới về làm dâu với anh Cu Tràng, Con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: "chúng mày đợi nhá. Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui vẻ nói tiếp: "Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” nhưng thực ra đây đâu có phải chè khoán? Bà cố tình vui vẻ thể thôi, vui vẻ trước mặt cô con dâu mới, vui vẻ để truyền niềm vui, lạc quan hệ vọng vào các con. Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói Ất Dậu 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai mình. "Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Tham khảo: Cảm nhận về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở và nồi cháo cám của bà cụ Tứ 2. Nụ cười và nước mắt - Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần khi khắc họa chân dung nhân vật Tràng. - Nụ cười của Trang đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; - Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. - Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nỗi xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của Con lấy vợ giữa "tao đoạn” và số phận không được bằng người. - Nụ cười – nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc đối lập nhau nhưng cũng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những ngày đói khát, chúng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. 3. Bốn bát bánh đúc - Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói "Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị đã "gợi ý" để được ăn, Lúc này cái đói cải nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn. + Vì miếng ăn mà Thị mất đi nữ tính của người con gái, Thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi Thị "sa xuống ăn một chắp bốn bát bánh đúc" thì ta thấy Thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói Thị trở nên trơ trẽn vì miếng ăn, cái đói đã làm Thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của Thị. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện "Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì "một bữa no”, hay trong "Trẻ con không được ăn thịt chó, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con, + Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói. - Hình ảnh bát bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên thị "ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và Thị bám theo câu nói của Tràng "rích bố cu" có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi Thị đã theo không về làm vợ. - Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn - Tràng nghèo không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại. + Trong
buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho Thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đep. + Tràng đã cứu sống Thị. 4. Câu nói của anh Tràng Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thắm sâu trong người nông dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt. Lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong Tràng được thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng trân trong hạnh phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể, anh biến cuộc hôn nhân với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc. Về nghệ thuật: Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân Xem thêm những bài phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt hay 5. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên đó là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người. Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao. Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thua trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này.. Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cóđược sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia. // Để hiểu hơn về tác phẩm, các em có thể xem thêm tài liệu hướng dẫn soạn bài vợ nhặt đã được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn Sưu tầm từ facebook
0 notes
tintucsuckhoecom · 3 months ago
Link
0 notes
traicaytuquy · 3 months ago
Text
Những trái cây gắn liền với tuổi thơ người con miền Tây
Trái cây nhắc nhớ
Trái dừa
Trái dừa là biểu tượng của miền Tây sông nước. Cây dừa thường mọc ven sông, kênh rạch, tỏa bóng mát và cho trái quanh năm. Trái dừa nước ngọt mát, giàu dinh dưỡng, là thức uống giải khát tuyệt vời trong những ngày nắng nóng.
Trái xoài
Xoài là một loại trái cây quen thuộc và được yêu thích ở miền Tây. Vị ngọt đậm đà, thơm lừng của xoài chín luôn hấp dẫn, trong khi xoài xanh có thể chấm muối ớt để tạo nên món ăn vặt hấp dẫn.
Trái mít
Mít là loại trái cây có hương vị ngọt ngào và mùi thơm đặc trưng. Khi mít chín, từng múi vàng ươm, ngọt lịm khiến ai cũng muốn thưởng thức ngay. Mít cũng có thể dùng làm nhiều món ăn như mít sấy, chè mít hay bánh mì mít.
Trái bưởi
Bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong các vườn cây trái ở miền Tây. Vỏ bưởi dày, hương thơm đặc trưng và vị ngọt thanh của múi bưởi luôn làm say lòng người. Bưởi còn có thể làm nhiều món như chè bưởi, mứt bưởi hay gỏi bưởi.
Trái bình bát
Bình bát, còn gọi là na rừng, là loại trái cây dại thường mọc ở ven sông, kênh rạch. Trái bình bát khi chín có vị ngọt thanh, mùi thơm dễ chịu, và là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Kỷ niệm xưa
Những buổi hái trái
Những buổi trưa hè, đám trẻ con miền Tây thường rủ nhau trèo cây hái trái. Tiếng cười nói vang rộn cả một góc vườn. Mỗi lần hái được trái chín, cả nhóm lại tranh nhau thưởng thức ngay tại chỗ. Những khoảnh khắc đơn sơ nhưng đầy niềm vui và tiếng cười ấy đã trở thành kỷ niệm khó quên.
Những bữa tiệc trái cây
Ngày hè, dưới bóng mát của những tán cây, gia đình thường quây quần bên nhau thưởng thức trái cây tươi ngon. Những quả dừa mát lạnh, những trái mít thơm ngọt, hay những múi bưởi mọng nước đều mang lại niềm vui và sự gắn kết cho các thành viên trong gia đình.
Trò chơi dân gian
Trái cây không chỉ để ăn mà còn được dùng làm đạo cụ cho nhiều trò chơi dân gian. Ví dụ, hạt mít được dùng để chơi trò "nhảy hạt", vỏ dừa làm thành các món đồ chơi đơn giản nhưng đầy sáng tạo. Những trò chơi dân gian này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp trẻ em miền Tây học hỏi và gắn kết với nhau.
Một thời đã qua
Sự thay đổi của cuộc sống
Ngày nay, với sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhiều vườn cây trái ở miền Tây đã biến mất, nhường chỗ cho các khu dân cư và nhà máy. Trái cây miền Tây giờ đây không còn nhiều như xưa, và những kỷ niệm gắn liền với tuổi thơ dần trở thành hoài niệm.
Sự hiện diện của công nghệ
Sự xuất hiện của các thiết bị điện tử và công nghệ hiện đại đã thay đổi cách trẻ em miền Tây vui chơi. Thay vì cùng nhau trèo cây hái trái hay chơi các trò chơi dân gian, trẻ em giờ đây thường dành thời gian cho điện thoại, máy tính và các thiết bị công nghệ khác. Điều này làm giảm đi những kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên và trái cây như thế hệ trước.
Nhớ về tuổi thơ
Ký ức đẹp đẽ
Dù cuộc sống có thay đổi thế nào, những ký ức tuổi thơ gắn liền với trái cây miền Tây vẫn luôn sống động trong tâm trí của mỗi người con xa quê. Mỗi khi nhìn thấy trái dừa, trái xoài hay trái mít, những kỷ niệm tươi đẹp lại ùa về, nhắc nhớ về những ngày tháng yên bình, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè.
Giá trị văn hóa
Trái cây miền Tây không chỉ là thực phẩm mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và lịch sử vùng đất này. Những câu chuyện, kỷ niệm và truyền thống liên quan đến trái cây đã tạo nên một di sản văn hóa phong phú và đa dạng, là niềm tự hào của người dân miền Tây.
Sự kết nối giữa các thế hệ
Những kỷ niệm về trái cây miền Tây không chỉ là của riêng một thế hệ mà còn được truyền lại từ ông bà, cha mẹ đến con cháu. Mỗi khi kể lại những câu chuyện tuổi thơ, ông bà, cha mẹ không chỉ muốn chia sẻ niềm vui mà còn muốn gắn kết và truyền dạy cho con cháu tình yêu và sự trân trọng đối với quê hương, đất nước.
Miền cây phía Tây không chỉ là nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn là một phần không thể thiếu trong ký ức và văn hóa của người dân nơi đây. Những kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với trái cây là những ký ức đẹp đẽ, gợi nhớ về một thời đã qua, và là cầu nối gắn kết giữa các thế hệ. Dù cuộc sống có thay đổi, những giá trị và kỷ niệm đó vẫn mãi là niềm tự hào và yêu thương trong lòng mỗi người miền Tây. tu=ìm hiểu thêm các bài viết tại traicaytuquy.store
0 notes
ny783423 · 8 months ago
Text
Món ngon cho bé 4-6 tuổi: Chè bắp nước cốt dừa
Trong danh sách các món ngon cho bé 4-6 tuổi thì không thể bỏ qua món chè bắp, bột báng, nước cốt dừa – một sự hòa quyện của hương vị đặc biệt và thơm ngon. Bước đầu tiên, đưa nước dão dừa vào nồi, thêm một nửa bát nước lạnh và đun sôi. Tiếp theo, bỏ thêm lõi bắp vào nồi để cho phần nước thêm ngọt. Sau khi nước dão dừa sôi, hãy cẩn thận vớt lõi bắp ra khỏi nồi, để lại nước dừa đậm đà hương vị. Để món ăn trở nên ngon hơn, hòa vào đó bột bán và bắp hạt vào.
0 notes
nguhanhviet · 9 months ago
Text
Lễ Động Thổ Xây Nhà: Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Tumblr media
Lễ đông thổ xây nhà, hay còn được biết đến là lễ cúng Thổ Địa, là nghi lễ nhằm xin phép Thổ Địa để bảo vệ và mang lại may mắn cho việc xây dựng nhà cửa. Đây là một nghi thức quan trọng để "xin phép Thổ Địa" trước khi bắt đầu công trình xây dựng từ những ngôi nhà nhỏ đến các công trình lớn hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết được nguhanhviet.com tổng hợp về cách thực hiện lễ đông thổ xây nhà để thể hiện lòng thành và tôn trọng trong quá trình này.
Nguồn gốc nghi lễ cúng động thổ
Nguồn gốc của nghi lễ cúng động thổ xuất phát từ văn hóa Trung Hoa cổ đại, có nguồn cảm hứng từ thời kỳ trị vì của Vũ Hán Đế, từ khoảng năm 113 trước Công Nguyên. Theo dấu vết lịch sử, nghi lễ này đã được người Trung Hoa truyền đạt và duy trì trong văn hóa của người Việt đến ngày nay. Lễ cúng động thổ thường diễn ra vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán hàng năm. Người Việt Nam, sau nhiều năm chịu ảnh hưởng và đô hộ, tiếp tục thực hiện nghi lễ này với sự tương đồng với người Trung Hoa.
Chuẩn bị lễ đông thổ xây nhà
Tumblr media
Chuẩn bị lễ đông thổ xây nhà Chuẩn bị lễ đông thổ xây nhà đòi hỏi sự cẩn trọng và chu đáo để thể hiện lòng kính trọng và thành tâm của gia chủ. Dưới đây là một mâm cúng động thổ thông thường, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế và tín ngưỡng cụ thể của từng vùng miền: Bộ tam sên (bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc) Một con gà. Một đĩa xôi hoặc bánh chưng. Một đĩa muối. Một bát gạo, một bát nước. Rượu trắng. Bao thuốc, lạng chè. Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia, tất cả màu đỏ, kiếm trắng. Một đinh vàng hoa. Năm lễ vàng tiền. Năm cái oản đỏ. Năm lá trầu, năm quả cau (hoặc 3 miếng trầu cau đã tém). Mâm ngũ quả cúng động thổ (năm loại trái cây tròn). Chín bông hoa hồng đỏ. Một đĩa muối gạo. Ba hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước. Một mâm cúng động thổ đầy đủ và trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành của gia chủ đối với thổ thần và linh hồn đã qua.
Nghi lễ cúng động thổ bao gồm những gì?
Tumblr media
Nghi lễ cúng động thổ bao gồm những gì? Phong tục và đặc điểm văn hóa khác nhau từng vùng miền, dẫn đến sự đa dạng trong cách bày trí mâm lễ vật cúng động thổ. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi nơi sẽ có kiểu bài trí khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được sự thuận lợi và suôn sẻ trong quá trình xây dựng, mâm cúng lễ động thổ xây nhà cần được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và chu đáo. Chọn ngày giờ tổ chức lễ động thổ: Gia chủ cần chọn ngày giờ hoàng đạo phù hợp với bản đồ sao và vận động của trời đất. Ngày giờ phải hài hòa và phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để đạt được hanh thông. Chuẩn bị mâm đồ cúng động thổ: Gia chủ sắp xếp mâm cúng theo hướng dẫn của thầy cúng hoặc tự sắp xếp nếu có kinh nghiệm. Mời thầy cúng nếu cần, gia chủ đứng bên hỗ trợ để tổ chức nghi lễ thuận lợi. Thực hiện bài cúng động thổ làm nhà: Đặt mâm lễ cúng ở vị trí giữa khu đất muốn động thổ. Thắp đèn cầy ở hai bên mâm lễ. Thắp nhang theo số lượng quy định (7 nếu nam, 9 nếu nữ). Gia chủ cầm cuốc bổ nhát đầu tiên lên mảnh đất sau khi đọc bài văn khấn. Thợ xây nhà sử dụng cuốc đào từ nhát cuốc của gia chủ để khởi công. Những bước này cùng nhau tạo nên lễ cúng động thổ, một nghi lễ trang trọng và đầy ý nghĩa trong quá trình xây dựng nhà cửa.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ cúng động thổ
Trang phục và hình thức: Tham gia lễ cúng, mọi người cần mặc trang phục chỉnh tề, đoan trang, tránh váy ngắn, áo cộc, hoặc ăn mặc hở hang khi thực hiện nghi lễ. Chọn ngày giờ phù hợp: Tìm thầy uy tín để xem giờ, ngày, tháng tốt nhất để thực hiện lễ động thổ. Tránh phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc khi chọn ngày. Vái bốn phương và tám hướng: Khi thắp hương, hướng về mâm lễ để đọc bài cúng và bài khấn động thổ. Khi khấn, quay mặt về mâm lễ và đọc khấn thành tâm, chữ phải rõ ràng. Rải đồ cúng sau khi đọc bài cúng: Đọc xong bài cúng và bài khấn, đợi nhang sắp hết. Gia chủ rải các vật cúng như gạo, tiền vàng mã. Sau khi rải xong, tự thân cuốc đất hoặc đặt viên gạch, đá lên công trình mới để cho phép thợ khởi công. Lưu ý những điều trên giúp đảm bảo sự trang trọng và tôn trọng trong quá trình thực hiện lễ cúng động thổ, một nghi lễ quan trọng trong xây dựng nhà cửa.
Kết luận
Dưới đây là tổng quan về nghi thức lễ đông thổ xây nhà áp dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lễ động thổ Read the full article
0 notes
congthucnauann3 · 10 months ago
Text
1 TRONG NHỮNG CÁCH NẤU CHÈ BÍ ĐỎ ĐẬU ĐEN THƠM LỪNG, SÁNH MỊN KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Một bát chè bí đỏ đậu đen thơm lừng, ngọt bùi là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho một mùa hè oi bức. Món ăn tuy dễ nhưng không ai cũng biết thực hiện, hãy cùng Công thức nấu ăn vào bếp và nấu ngay món ăn tuyệt vời này nhé! 
Tumblr media
0 notes
homestoryconcept · 10 months ago
Text
Thực đơn chè khoai dẻo cho mùa hè tươi mới
Mùa hè, với ánh nắng mặt trời rực rỡ và nhiệt độ nóng bức, là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món tráng miệng mát lạnh và ngon miệng. Chè khoai dẻo, một món truyền thống của ẩm thực Việt Nam, có thể được biến tấu sáng tạo để tạo ra thực đơn chè khoai dẻo đầy màu sắc và hương vị độc đáo. Dưới đây là một cách nấu chè khoai dẻo phù hợp cho mùa hè tươi mới.
Tumblr media
1. Chè Khoai Dẻo Trân Châu Dưa Hấu:
Nguyên Liệu:
Khoai dẻo
Dưa hấu tươi
Trân châu
Đường
Nước cốt dừa
Hướng Dẫn:
Chuẩn bị khoai dẻo và cắt thành những viên nhỏ.
Nấu trân châu theo hướng dẫn.
Kết hợp khoai dẻo, trân châu, và dưa hấu cắt nhỏ vào một bát.
Đun sôi nước cốt dừa, thêm đường theo khẩu vị, và đổ nước cốt dừa nóng lên bát chè.
2. Chè Khoai Dẻo Dừa Matcha:
Nguyên Liệu:
Khoai dẻo
Dừa tươi
Bột matcha
Đường
Nước cốt dừa
Hướng Dẫn:
Hấp khoai dẻo và nghiền nhuyễn.
Chuẩn bị dừa tươi và cắt thành sợi mảnh.
Trộn khoai dẻo với bột matcha và đường.
Đun sôi nước cốt dừa, thêm đường theo khẩu vị, và đổ nước cốt dừa nóng lên hỗn hợp khoai dẻo.
3. Chè Khoai Dẻo Nước Cốt Dừa Xoài:
Nguyên Liệu:
Khoai dẻo
Xoài chín
Đường
Nước cốt dừa
Hướng Dẫn:
Nấu nước cốt dừa và thêm đường theo khẩu vị.
Hấp khoai dẻo và nghiền nhuyễn.
Chuẩn bị xoài và cắt thành từng lát mỏng.
Trộn khoai dẻo với lớp xoài và đổ nước cốt dừa lên trên.
4. Chè Khoai Dẻo Hạt Sen Nước Cốt Dừa:
Nguyên Liệu:
Khoai dẻo
Hạt sen trắng
Đường
Nước cốt dừa
Hướng Dẫn:
Nấu nước cốt dừa và thêm đường theo khẩu vị.
Hấp khoai dẻo và nghiền nhuyễn.
Nấu hạt sen trắng theo hướng dẫn.
Trộn khoai dẻo với hạt sen và đổ nước cốt dừa lên trên.
5. Chè Khoai Dẻo Dưa Lưới Sả Gừng:
Nguyên Liệu:
Khoai dẻo
Dưa lưới
Sả tươi
Gừng tươi
Đường
Nước cốt dừa
Hướng Dẫn:
Chuẩn bị khoai dẻo và cắt thành những miếng vuông nhỏ.
Dưa lưới được cắt thành những lát mảnh.
Sả và gừng được nghiền nhuyễn.
Trộn khoai dẻo, dưa lưới, sả, và gừng. Thêm nước cốt dừa và đường theo khẩu vị.
Kết Luận:
Thực đơn chè khoai dẻo cho mùa hè không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn đem đến sự tươi mới và độc đáo. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo với những nguyên liệu đơn giản để tạo ra những phiên bản chè khoai dẻo mới lạ và phong cách. Hãy thưởng thức những bát chè mát lạnh này để tận hưởng hương vị của mùa hè tươi mới.
Theo dõi thêm HomeStoryConcept để cập nhật những hướng dẫn nấu ăn ngon, và nhiều kinh nghiệm bổ ích khác nhé.
0 notes
bimat24h · 10 months ago
Link
0 notes
sattotchobabauchelaferrforte · 11 months ago
Text
3 món chè mè đen cho bà bầu ngon khó cưỡng
Chè mè đen có tác dụng hỗ trợ sinh nở thuận lợi. Bây giờ chúng ta cùng học cách nấu chè mè đen thật ngon cho bà bầu ăn để sinh con dễ dàng hơn nhé!!!
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
3 món chè mè đen cho bà bầu ngon khó cưỡng
Mẹ hãy “bỏ túi” một vài cách nấu chè mè đen cho bà bầu sắp sinh đơn giản dưới đây:
Chè vừng đen kết hợp bột sắn dây giúp giải nhiệt
Khi mang thai, do hormone thay đổi nên mẹ luôn cảm thấy nóng bức và khó chịu. Vì thế khi nấu chè mè đen mẹ có thể bổ sung thêm sắn dây sẽ giúp giải nhiệt hiệu quả. Sắn dây cũng giúp da dẻ mẹ hồng hào, giảm thiểu tàn nhang.
Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu:
150gr vừng đen 50gr bột sắn dây 5gr gừng tươi 20gr đường 500ml nước
Hướng dẫn mẹ cách thực hiện:
Bước 1: Vừng đen mua về mẹ rửa sạch với nước, sau đó để ráo. Kế đến, mẹ bắc chảo lên bếp, mở lửa nhỏ, chờ khoảng 2 phút chảo nóng lên rồi cho vừng đen vào rang trong 5 – 7 phút cho thơm mẹ nhé.
Bước 2: Sau khi rang, mẹ cho đồng thời vừng đen và 300ml nước vào máy xay sinh tố cho thật nhuyễn. Mẹ hãy rây 1 – 2 lần qua rây lọc để loại bỏ cặn đi.
Bước 3: Mẹ cho 200ml nước vào nồi, thêm 50gr bột sắn dây và 20gr đường, mở lửa nhỏ đun sôi lên. Mẹ khuấy đều tay trong 5 phút để bột sắn dây tan ra và quyện lại, rồi cho phần nước mè đen vừa lọc ở trên vào. Tiếp tục đun thêm 3 phút để hỗn hợp mịn và thơm rồi tắt bếp mẹ nhé.
Bước 4: Chè vừa chín mẹ múc ra bát ngay, thêm một ít gừng tươi giã nhỏ vào, trộn đều và thưởng thức.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Cách nấu chè mè đen cốt dừa tăng cường miễn dịch
Nước cốt dừa là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Thông qua hoạt tính kháng virus, chống viêm cùng chất monolaurin dồi dào, nước dừa kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và các loại nấm trong cơ thể, mẹ luôn khỏe mạnh nhất để chống lại các tác nhân xấu bên ngoài, bảo vệ thai nhi trong bụng.
Mẹ chuẩn bị nguyên liệu
150gr mè đen 20gr đường 100ml nước cốt dừa 2 thìa cà phê bột năng 500ml nước
Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Bước 1: Mè đen mới mua về ít nhiều sẽ bám bụi, mẹ rửa thật sạch và để cho ráo. Sau đó, mẹ rang mè trong 5 – 7 phút để tăng độ thơm cho món chè.
Bước 2: Mẹ xay nhuyễn mè đen cùng 300ml nước trong 3 – 4 phút. Sử dụng rây lọc qua 1 – 2 lần để loại phần cặn.
Bước 3: Bột năng mẹ pha cùng 4 – 5 muỗng nước nguội, quậy đều tay lên để bột không bị vón cục. Kế đến, mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 200ml nước đun trong 3 phút, thấy nước sôi lăn tăn là cho phần bột vừa quậy vào, đảo đều tay lên. Tiếp tục cho nước mè đen vừa xay ở trên vào, dùng muôi khuấy đều, nấu thêm 3 phút nữa là tắt bếp.
Bước 4: Nước cốt dừa nấu cùng ½ muỗng cà phê bột năng ở lửa nhỏ trong 3 phút cho thơm. Cuối cùng, mẹ múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên, trộn đều.
Xem thêm: Mẹ bầu quên uống vitamin tổng hợp có sao không
Chè mè đen nấu đậu phộng kích thích sản sinh sữa
Mẹ bầu sắp sinh nếu ăn đậu phộng đúng cách thì sau khi sinh, lượng sữa của mẹ sẽ rất dồi dào và thơm ngon. Bởi trong đậu phộng chứa nhiều vitamin B, E có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích sản sinh ra nhiều sữa cho bé bú.
Mẹ hãy chuẩn bị nguyên liệu
150gr mè đen 100gr đậu phộng 20gr đường phèn 5gr gừng tươi 1 muỗng cà phê muối 2 thìa cà phê bột năng 500ml nước
Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Bước 1: Mẹ lần lượt rang vừng đen và đậu phộng trên chảo nóng trong khoảng 3 – 5 phút cho dậy mùi thơm lên là được.
Bước 2: Kế tiếp, mẹ cho vừng đen vào máy xay, thêm 200ml nước, xay nhuyễn, dùng rây lọc qua để loại bỏ cặn. Đậu phộng mẹ cũng xay nhuyễn luôn nhưng xay với 300ml nước. Sau đó mẹ đem vắt lấy nước đậu nhé.
Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, mở lửa nhỏ rồi cho phần nước mè đen mới rây vào. Bột năng mẹ đem pha loãng cùng nước nguội, cho vào nồi khuấy đều tay để tránh bị vón cục. Nấu trong tầm 5 phút, thấy chè sôi lục bục mẹ cho 20gr đường phèn, 5gr gừng tươi giã nhỏ và 1 muỗng cà phê muối vào, khuấy đều lên rồi tắt bếp.
Bước 4: Mẹ múc chè ra bát, rưới nước cốt đậu phộng lên trên, dùng thìa trộn đều và thưởng thức.
Ngoài món chè mè đen bổ dưỡng cho mẹ bầu trên, mẹ cũng đừng quên đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể bằng những thực phẩm bổ dưỡng kết hợp cùng với viên uống vi chất sắt và canxi, DHA,… giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho mẹ và bé.
Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu
Vậy là mẹ đã bỏ túi được 3 cách nấu chè vừng đen cho bà bầu sắp sinh cực thơm ngon rồi. Mẹ nhớ chọn nguyên liệu thật kỹ để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng . Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng nhất!
0 notes
Text
Ăn rong nho khi mang thai được không?
Rong nho là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, câu hỏi liệu bà bầu có nên ăn hay không vẫn được rất nhiều người thắc mắc. Hôm nay, hãy cùng giải đáp qua bài viết sau nhé.
Ăn rong nho khi mang thai được không?
Câu trả lời của mình là Có. Một số lợi ích khi bà bầu ăn rong nho có thể kể đến như:
Ngăn ngừa táo bón: Ăn rong nho sẽ cung cấp một lượng chất lượng chất xơ cần thiết để ngăn ngừa táo bón và giúp hoạt động tiêu hóa hiệu quả hơn. Đặc biệt, với những chị em ốm nghén, kén ăn hay ăn ít rau thì nên ăn rong nho để bổ sung chất xơ. Ngoài ra, chất Caulerpin trong rong nho còn kích thích cảm giác ngon miệng và thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bà bầu. Tốt cho hệ tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bà bầu ăn rong nho sẽ giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch như giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao… nhờ có hàm lượng chất xơ cao cùng axit béo omega-3. Giúp xương chắc khỏe: Rong nho là thực phẩm giàu canxi – dưỡng chất quan trọng để cấu thành nên khung xương của thai nhi. Mẹ bầu ăn rong nho giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp bởi khi mang thai, chị em thường bị thiếu canxi dẫn đến đau lưng. Tăng cường thị lực: Hàm lượng vitamin A trong rong nho có khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt của bà bầu, tốt cho sự phát triển thị lực của thai nhi. Hạn chế tăng cân quá mức: Rong nho chứa nhiều axit béo không no. Nhờ đó mà giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và thúc đẩy quá trình đốt mỡ. Vì vậy, việc ăn rong nho ở mức hợp lý giúp chị em mang thai kiểm soát cân nặng tốt. Tăng cường miễn dịch: Rong nho là món ăn giúp tăng cường tuổi thọ của người Nhật. Rong nho không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân độc hại từ môi trường. Tốt cho tuyến giáp: Lượng i-ot tự nhiên trong rong nho nhiều hơn hẳn so với hải sản. I-ot giúp mẹ tránh xa tình trạng bướu cổ. Không những thế, i-ot còn giúp hỗ trợ trí nhớ,hạn chế mẹ bị khô da hay rụng tóc. Tuy nhiên nếu mẹ bị bệnh cường giáp thì nên hạn chế hấp thụ i-ot vào cơ thể nhé.
Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Món ngon chế biến từ rong nho cho bà bầu
Một số món ăn có thể chế biến với rong nho rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu như:
Canh rong nho tôm mực
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 gram rong nho, 200 gram tôm và mực, cà rốt, gừng, tỏi, hành lá và rau thơm.
Các bước chế biến:
Ngâm rong nho khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo Tôm và mực làm sạch, ướp cùng gia vị gừng tỏi và hạt nêm Cà rốt gọt vỏ, thái khúc Xào mực và tôm qua rồi cho thêm cà rốt vào đảo lại Thêm 1 bát nước, đun sôi rồi bỏ thêm rong nho Cuối cùng mẹ chỉ cần cho thêm hành, rau thơm đảo đều và tắt bếp.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Canh rong nho hạt sen
Chuẩn bị: 20 gram rong nho tươi, 100 gram hạt sen, 50 gram nấm rơm, cà rốt, hành ngò và gia vị.
Các bước chế biến:
Làm sạch và sơ chế rong nho. Sơ chế hạt sen và ngâm 10 phút trong nước cho mềm Cắt đôi nấm rơm, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút Gừng có thể cắt lát hoặc thái sợi Nấu hạt sen với 1 tô nước cho mềm. Sau đó cho cà rốt vào, đậy vung lại Cho rong nho và nấm rơm vào, tới khi nồi sôi thì tắt bếp Cho rau thơm, hành và gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Xem thêm: cách uống thuốc sắt canxi và dha cho bà bầu
Chè rong nho
Chuẩn bị: 30 gram rong nho, 8 quả táo đỏ, 5 gram đường phèn, vani; 20gr nhãn nhục
Cách thực hiện:
Sơ chế rong nho rồi vớt ra, để ráo nước Ngâm táo đỏ và long nhãn với nước sau khi rửa sạch Bắc nồi lên bếp, thêm 500ml nước lọc vào nồi, cho đường phèn vào Sau khi nước sôi thì bạn cho thêm táo và nhãn vào, ninh với lửa nhỏ Các thành phần trên đã mềm thì tắt bếp, thêm rong nho vào là được.
Tuy nhiên, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 220mg rong nho là tốt nhất. Đồng thời, để an toàn hơn, mẹ chỉ được ăn loại rong nho tươi, không qua bảo quản, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Bên cạnh tích cực ăn thực phẩm hằng ngày, bà bầu cần chú ý việc bổ sung thêm các viên uống vi chất quan trọng như sắt axit folic, vitamin D3, kẽm, DHA, canxi hữu cơ cho bà bầu,… mỗi ngày. Điều này để đảm bảo cơ thể mẹ luôn khỏe, thai nhi có tiền đề phát triển tốt nhất.
Xem thêm: uống canxi và omega-3 cùng lúc được không
Rong nho có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, bà bầu có thể ăn rong nho để giúp có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng ăn rong nho quá nhiều, rất dễ mắc phải các bệnh về tuyến giáp. Chúc mẹ luôn dồi dào sức khỏe và có thai kỳ trọn vẹn nhé!
0 notes
ny783423 · 8 months ago
Text
4 cách làm chè khúc bạch tại nhà dẻo ngon, mát lạnh, giải nhiệt ngày hè
Chè khúc bạch là một món chè không còn xa lạ gì với người Việt, được người dân cả 3 miền yêu thích. Cách làm chè khúc bạch không khó và thường được ăn nhiều nhất vào mùa hè.
Cái tên “chè khúc bạch” có nguồn gốc chính từ hình dáng của chúng. Chữ “Khúc” nghĩa là cắt thành từng khúc. Chữ “bạch” là vì món ăn này có màu trắng của kem và sữa tươi.
Món chè này được ăn cùng nhãn hoặc vải, hạnh nhân giòn giòn cùng phần thạch mát lạnh có độ dẻo, dai và mềm, hương vị thanh mát, ngọt vừa. Để nấu được một bát chè ngon tại nhà, chị em cần tuân thủ đúng công thức. Bếp Eva hướng dẫn cách làm chè khúc bạch ngon sau đây!
0 notes
Text
Ăn rong biển khi mang thai được không?
Rong biển rất tốt cho sức khỏe nhưng liệu bà bầu thì có nên ăn hay không, liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và con hay không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn bà bầu ăn rong biển được không dưới góc nhìn chuyên gia.
Ăn rong biển khi mang thai được không?
Bà bầu ăn rong biển thường rất an toàn. Rong biển đem lại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi dưới đây:
Phòng chống dị tật thai nhi: Rong biển có chứa nhiều axit align và alignic có tác dụng ngăn chặn các độc tố từ máu của mẹ vận chuyển vào thai nhi. Bà bầu ăn rong biển sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Ngừa bệnh về răng miệng: Vitamin C trong rong biển có tác dụng tăng cường trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy quá trình hình thành các sợi collagen để ngừa chảy máu chân răng ở bà bầu. Giúp xương khỏe: Rong biển là nguồn canxi thiên nhiên tuyệt vời giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ canxi trong thai kỳ. Lượng canxi và magie dồi dào trong rong biển giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng thiếu canxi trong giai đoạn mang thai. Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ: Theo các chuyên gia, rong biển là thực phẩm thiên nhiên tuyệt vời giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch an toàn. Thải độc cơ thể, giúp khỏe da và đẹp tóc: Các vitamin và khoáng chất trong rong biển có tác dụng điều tiết lưu thông máu, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mẹ. Ngăn ngừa táo bón: Rong biển rất giàu chất xơ, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và các vấn đề về tiêu hóa thường gặp khác trong giai đoạn mang thai.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Mách mẹ bầu cách làm những món từ rong biển vừa ngon lại lạ miệng
Tham khảo cách nấu canh rong biển sau đây được rất nhiều bà bầu yêu thích vì hương vị thơm ngon, đậm đà.
Canh rong biển
Cách làm:
Nếu sử dụng rong biển khô, mẹ hãy ngâm với nước cho nở ra. Sườn non, thịt gà (có thể dùng thịt bò) băm ướp gia vị rồi xào sơ, sau đó cho nước vào, khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc. Cuối cùng, mẹ cho thêm hành hoa hoặc thì là vào cho thơm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho thêm cà chua hoặc đậu hũ non vào món canh rong biển cũng rất ngon. Đây là món ăn rất bổ dưỡng cho não của bé nên mẹ không nên bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng nhé!
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Nước sâm rong biển
Đây là thức uống rất mát, có công dụng giải nhiệt cho bà bầu cực kỳ hiệu quả. Để làm nước sâm rong biển, mẹ thực hiện như sau:
Chuẩn bị 100g rong biển, 10g thục địa, 5 lá dứa, vani, 60g đường phèn. Rong biển mẹ đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng thục địa và 2 lít nước đun sôi. Cho lá dứa vào rồi đậy nắp nồi lại, đun thêm 5 phút nữa. Lọc hỗn hợp lấy nước rồi để nguội rồi tiến hành cho đường phèn, vani vào khuấy đều và thưởng thức.
Cơm cuộn rong biển
Mẹ bắc chảo lên bếp để khô rồi cho thêm chút dầu ăn vào rồi vặn bếp nhỏ lửa. Sau đó, mẹ cho một miếng rong biển khô vào, rắc đều chút gia vị lên trên rồi lật mặt sau lại cho ngấm. Tiếp đó, bạn lấy ra cắt làm 4, cho cơm vào rồi cuộn lại như nem. Ngoài ra, mẹ có thể trộn thêm cà rốt, xúc xích, trứng, dưa chuột… tùy thích.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Chè đậu xanh rong biển
Cách làm:
Nguyên liệu: 300g đậu xanh, 30g rong biển, 200g đường trắng, nửa muỗng cà phê muối, 2 ống vani. Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 20 – 30 phút cho bong vỏ. Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, nấu chín mềm rồi bật nhỏ lửa. Sau đó, mẹ cho thêm đường trắng, muối, vani vào và khuấy đều rồi đun trong 5 phút nữa. Múc ra bát để nguội, thêm đá rồi thưởng thức.
*Chú ý: Rong biển là thực phẩm có chứa rất nhiều iốt. Do đó, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 220mg rong biển mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất thì các thai phụ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn của mình.
Bên cạnh chế độ ăn hằng ngày, phụ nữ khi mang thai cần mua bổ sung thêm các viên uống vi chất quan trọng như sắt axit folic, vitamin D3, DHA, canxi hữu cơ cho bà bầu tại đây giúp mẹ bầu đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể luôn khỏe mạnh và cho em bé phát triển tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin vừa cùng cấp, đ�� giúp các mẹ bầu trả lời được câu hỏi bà bầu ăn được rong biển không. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
0 notes
hienkute · 1 year ago
Text
RẰM HÀNG THÁNG LÀM MÓN CHAY XÔI VÒ CHÈ ĐƯỜNG
Món chay xôi vò chè đường ngon ở chỗ hạt xôi tơi mềm, ngậy, có màu vàng đều, ăn cùng chè bột sắn ngọt nhẹ, thanh mát là một sự kết hợp hoàn hảo cho những ngày ăn chay.
NGUYÊN LIỆU:
600gr gạo nếp
300gr đỗ xanh cà vỏ
Đường, dầu ăn
200gr bột sắn.
THỰC HIỆN:
- Gạo vo sạch, ngâm nước 8 – 12 tiếng.
- Vớt gạo ra rá để cho thật ráo nước. Gạo ráo nước hay không sẽ quyết định sự thành công của món xôi. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng một khăn bông khô thấm nước gạo.
- Đỗ xanh vo cho sạch, ngâm 2 – 3 tiếng.
- Vớt đỗ ra và để ráo. Hạt đỗ to nên thời gian ráo nước sẽ nhanh hơn.
- Đồ chín đỗ. Dùng đũa tạo 3 lỗ thông hơi nhỏ để đỗ chín đều.
- Đỗ chín thì bạn cho vào cối giã nhuyễn. Bớt lại chút đỗ để rắc lên chè.
- Tiếp tục đổ gạo vào đồ.
- Gạo gần chín thì bạn thêm đường và chút dầu ăn vào.
- Gạo chín, xới ra mâm cùng với đỗ xanh đã giã.
- Dùng tay trộn đều gạo và đỗ, trộn ngay khi gạo còn nóng; vừa trộn vừa bóp cho gạo tơi hạt và bám đều đỗ. Chính bởi công đoạn này mà xôi có tên là xôi “vò” đấy.
- Hòa bột sắn với nước.
- Đun sôi một nồi nước rồi cho bột sắn vào, khuấy chín. Tùy vào sở thích mà điều chỉnh lượng nước cho vừa độ sánh.
- Múc chè ra bát, rắc ít hạt đỗ lên và ăn cùng với xôi.
Xôi vò không hề khó làm, quan trọng là bạn cần đảm bảo cho gạo khô, đỗ được giã nhuyễn nhỏ thì khi vò xôi chắc chắn sẽ bám đều đỗ. Hạt xôi tơi và vàng đều là món chay xôi vò chè đường thành công rồi!
Tumblr media
0 notes
bingofood · 1 year ago
Text
Chè bắp đậu xanh thanh mát rất lý tưởng để giải nhiệt lại rất ngon miệng. Các bạn cùng tham khảo cách làm dưới đây nhé.
NGUYÊN LIỆU - Ngô (bắp): 2 bắp - Đậu xanh: 100 gr - Đường: 150 gr - Bột năng: 50 gr
CÁCH LÀM - Đậu xanh ngâm rửa sạch.
- Bắp dùng dao sắc cắt mỏng phần hạt.
- Cho đậu xanh và lõi bắp vào nồi, thêm 1,2 lít nước, đun sôi, hạ nhỏ lửa, hớt sạch bọt (nếu có). Đun trong 15 phút rồi vớt bỏ lõi ngô.
- Cho hạt bắp vào nồi, đun thêm 10 - 15 phút.
- Cho đường, khuấy nhẹ tay cho tan hết.
- Hóa bột năng với 1/2 bát con nước, từ từ xuống bột, kết hơp khuấy đều tay cho chè sánh lại.
- Tắt bếp, múc chè bắp ra bát con ăn khi còn ấm (vào mùa đông), còn mùa hè thì các bạn để nguôi, thêm đá, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Có thể rưới thêm nước cốt dừa tùy theo sở thích.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm món Chè bắp đậu xanh !
0 notes