#Bánh Xèo Tôm Nhảy Bình Định
Explore tagged Tumblr posts
yeuamthuc · 6 months ago
Text
5 quán bánh xèo chuẩn vị Nam Bộ ở Bắc Ninh
Bánh xèo là một món ăn nổi tiếng vùng Nam Bộ, là một món ăn được ưa thích của nhiều khách du lịch khi đến Việt Nam. Hãy cùng YeuAmThuc khám phá 5 quán chuẩn vị Nam Bộ ở Bắc Ninh ngay nhé! #yeuamthuc_org #Top_quán_ngon #Bắc_ninh #bánh_xèo #bánh_xèo_miền_Tây #Bánh_xèo_Phúc_Trang #Bánh_xèo_Thu_Hiền #Bánh_Xèo_Tôm_Nhảy_Bình_Định #quán_cô_nội https://yeuamthuc.org/5-quan-banh-xeo-chuan-vi-nam-bo-o-bac-ninh/
Bánh xèo là một món ăn nổi tiếng vùng Nam Bộ, là một món ăn được ưa thích của nhiều khách du lịch khi đến Việt Nam. Hãy cùng YeuAmThuc khám phá 5 quán bánh xèo chuẩn vị Nam Bộ ở Bắc Ninh ngay nhé! Continue reading 5 quán bánh xèo chuẩn vị Nam Bộ ở Bắc Ninh
0 notes
quynhon-review01 · 2 months ago
Text
Bất cứ một ai du lịch tại vùng đất Bình Định, nếu chưa từng thưởng thức món ăn đặc sản nức tiếng quê người bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn là một điều thiếu sót lớn . Món ăn mang hương vị đậm đà của người dân xứ Nẫu, kết hợp với những nguyên liệu hải sản tươi ngon là linh hồn chính của món ăn.
#quynhonreview #review #quynhon #nhomkinh #banhxeotomnhay 
0 notes
phannha · 2 years ago
Text
Món bánh dây đặc sản Bồng Sơn: Trông dân dã mà đã ăn là không thể dừng đũa
Món bánh dây đặc sản Bồng Sơn: Trông dân dã mà đã ăn là không thể dừng đũa
Bình Định vẫy gọi du khách với không ít cảnh đẹp và món ngon từ bánh xèo tôm nhảy đến bánh ít lá gai… Thế nhưng, một khi đã đến Bồng Sơn, có món bánh mà nhất định phải thử đó chính là bánh dây. Bánh dây là món ăn đặc sản của vùng quê Bồng Sơn. (Ảnh: tienlamit) Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là món bún bởi vẻ ngoài là những sợi bánh dài, vàng nhạt dính với nhau. Cũng bởi vậy mà bánh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
vietnamidol · 3 years ago
Text
Nhật ký giãn cách: Chưa bao giờ, phố thị Quy Nhơn buồn đến thế!
Nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình
Quy Nhơn vào lúc 0h ngày 16/9, đêm đầu tiên ở phường Ngô Mây thực hiện phong tỏa để truy vết F0.
Khu phố bị giăng dây, đường sá vắng lặng khủng khiếp, không gian ảm đạm, cơn gió đầu thu thổi xốc vào tán cây bàng trước cửa xào xạc. Đêm khuya tĩnh mịch khiến tiếng gió nghe rõ mồn một, tôi dường như quên mất mình đang sống ở nơi đông đúc phố thị Quy Nhơn, cảm giác buồn đến nao lòng.
Chỉ mới đây thôi, nơi tôi sống vẫn nhộn nhịp, ngày 12/9 ở phường Hải Cảng xuất hiện ca Covid-19 trong cộng đồng, nhiều phường khác cũng có người nhiễm bệnh, Quy Nhơn bắt đầu "không khỏe". 
Nghe tiếng còi xe công vụ chạy hối hả ngoài đường làm nhiệm vụ, đưa người đi cách ly, truy vết, cả khu phố nhốn nháo, thở dài lo lắng, buồn rầu và đong đầy thương cảm mỗi khi có ca F0, gia đình có người cách ly.
Tumblr media
Hình ảnh con đường Trần Hưng Đạo - tuyến phố lớn ở Quy Nhơn vắng lặng được chụp đêm 15/9. (Ảnh: Dũng Nhân)
Cuộc đời "hỷ, nộ, ái, ố" vốn dĩ quá vô thường, không ai biết trước mọi thứ sẽ biến đổi thế nào, ngày mai rồi sẽ ra sao khi có thể chính mình bỗng dưng trở thành F0. Lúc dịch dã nguy nan khiến con người ta vỡ lở ra nhiều cung bậc thăng trầm của cảm xúc.
Quy Nhơn chưa bao giờ buồn đến thế, người dân gốc Quy Nhơn hay chỉ là khách tá túc chọn vùng đất này làm chỗ trọ mưu sinh, đều có thể cảm nhận được nỗi buồn miên man này.
Tôi đang ở Quy Nhơn nhưng sao vẫn nhớ Quy Nhơn! Nhớ nôn nao phố thị của những ngày đã cũ, đại lộ Nguyễn Tất Thành tất bật xe cộ, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo Diên Hồng, "thiên đường" Ngọc Hân béo ngậy mùi ốc, đường ven biển Xuân Diệu rì rào sóng vỗ, khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định lòe loẹt ánh đèn, rôm rả thứ âm thanh cảm giác mạnh… tất cả những nơi sầm uất, náo nhiệt về đêm, giờ đang chìm trong im lặng.
Tumblr media
Khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định sầm uất ở Quy Nhơn, giờ đây vắng vẻ. Trong ảnh là quán ăn từng đón hàng trăm khách đến đây mỗi ngày ở thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Dũ Tuấn)
Con phố buồn bã, dòng người lặng lẽ và đầy nỗi lo, thi thoảng chỉ còn lại vài ba cửa hàng nhu yếu phẩm và các quán xá, phục vụ tự mang về. Tòa nhà lớn đóng kín cửa; quảng trường trung tâm im lìm; ngã ba, ngã tư, ngã năm... chỉ còn lại khoảng trống cô đơn, lạc lõng và thưa người qua lại.
Ngoài đường, người lạ hay người thân quen lâu năm đều lầm lũi, hạn chế tiếp xúc gần, chỉ dám chào nhau bằng cử chỉ từ ánh mắt, còn đôi môi và cả khuôn mặt buồn bã, đã ẩn đằng sau lớp khẩu trang dày đặc, kín mít.
Cuộc sống hối hả nơi phố thị đang dần dịch chuyển sang trạng thái tĩnh, nhịp sống chậm lại. Các cụ già tạm quên cảm giác dạo biển thể dục cùng bạn đời buổi sáng sớm; anh trung niên nhớ đến phát "điên" cái vị cay cay nồng nồng của rượu bia, cái bắt tay vỗ vai, tỉ tê hàn huyên chuyện đời với bạn hữu… dù ở rất gần, nhưng không thể tụ tập.
Tất cả, ai cũng từ bỏ thú vui cá nhân và nguyện cầu điều may mắn nhất lúc này là bình yên sẽ đến người thân, bạn bè, chòm xóm… và cho cả phố thị Quy Nhơn.
Tumblr media
Phố thị Quy Nhơn buồn bã, nhiều khu vực phong tỏa bắt đầu xuất hiện để chống dịch. (Ảnh: Dũng Nhân)
Quy Nhơn với tôi không phải là vùng đất tôi được sinh ra. Đây chỉ là nơi tôi chọn để tá túc tìm kiếm cơ hội mưu sinh, nhưng tôi gọi Quy Nhơn là quê hương, bởi vùng đất này cưu mang, bao bọc tôi như chính tình thương ruột rà vậy.
Tôi nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình, thương Quy Nhơn, thương cả con hẻm nhỏ, lụp xụp hàng quán, vang vọng đầy tiếng rao mưu sinh của người xa xứ.
Ở đây, tôi có đồng hương, đồng nghiệp, bạn bè và cả những con người trọng ân tình, họ luôn sẵn sàng dang tay níu lấy, trong lúc bản thân hoạn nạn, cơ hàn nhất.  
Trân quý và yêu mảnh đất này, Quy Nhơn luôn mở lòng bao bọc nhiều phận đời xa quê tá túc, người Quy Nhơn lương thiện, chất phát, thật thà nhưng rất trọng ân tình và điều khác lạ, nơi đây đầy rẫy chuyện tử tế.
Sự tử tế của người Quy Nhơn
Trong phút giây dịch dã nguy nan nhất, tình người ở Quy Nhơn và cả Bình Định lại trỗi dậy chưa từng có, mặc kệ xa lạ giữa dân bản xứ hay người đất khách, họ gắn bó, chia sẻ và yêu thương nhau, cùng vượt qua dịch bệnh.
Tôi từng chứng kiến cảnh bịn rịn, chia tay và cả giọt nước mắt của nhiều đoàn y, bác sĩ ở Bệnh viên Da liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định liên tục vào TP. HCM, Bình Dương… chi viện chống dịch.
Lúc quê hương đang có dịch, bản thân họ phải xa gia đình, lao vào vùng dịch ở nơi khác, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi lo. Những "chiến sĩ áo trắng" vẫn quyết tâm lên đường, đây không chỉ là nhiệm vụ mà trên cả là nghĩa đồng bào.
Tumblr media
Bức ảnh ý nghĩa được Bí thư Thành đoàn Quy Nhơn Dương Hiệp Hưng đăng tải trên trang cá nhân với thông điệp "Chúng ta sẽ chiến thắng, như chúng ta đã từng chiến thắng các cuộc chiến ác liệt trước đấy". Ảnh: HH.
Có những đêm gió trở mạnh, trời bất chợt nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, màu vàng vọt sáng vang cả khoảng trời, mưa nặng hạt kéo dài khiến chốt kiểm dịch ở Quy Nhơn bị tốc mái, ngập ngụa nước mưa, bùn đất nhão nhẹt, mọi người í ới gọi tên nhau rồi chìm dần trong bóng tối vì mất điện.
Thế nhưng, lực lượng tuyến đầu tại chốt, vẫn gắng vượt qua cơn mưa lạnh buốt giữa đêm, họ dùng đèn pin thay ánh sáng của điện, truyền cho nhau hơi ấm để công việc không bị gián đoạn.
Cô Sen (52 tuổi), dáng người nhỏ bé, gầy gò, vốn là nhân viên y tế lâu năm công tác ở Trung tâm Y tế miền núi Vân Canh. Ròng rã 21 năm trời, chồng cô bị bệnh u não nên việc đi lại rất khó khăn, không thể nấu ăn, giặt giũ. Con trai duy nhất làm ăn ở xa nên việc chăm nom, cùng chồng chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, đều do mình cô tự lo liệu, gánh vác.
Nhưng khi vùng dịch cần lực lượng y tế chi viện, cô Sen gật đầu đi ngay, gạt nước mắt và nỗi lo, gửi chồng sang bên nhà họ hàng, chẳng ngần ngại lao đến vùng dịch.
Chồng cô cũng đồng ý việc này, khi tôi thắc mắc: "Sao cô không lo cho gia đình trước mà phải hy sinh?", cô chỉ nói ngắn gọn: "Sứ mệnh ngành y, không thể chần chừ". 
Những hy sinh thầm lặng vô vàn của cô Sen hay lực lượng tuyến đầu chống dịch như: ngành y tế, công an, quân đội, đoàn viên thanh niên… không bao giờ đong đếm hết.
Tumblr media
Đêm muộn, lực lượng tuyến đầu chống dịch cần mẫn lấy mẫu test Covid-19 cho cháu nhỏ ở Quy Nhơn. Ảnh: HH.
Bữa cơm muộn thiếu trước hụt sau, lặng lẽ chia nhau từng mẩu bánh mì nhỏ, niềm vui, nỗi buồn, tá túc ở các điểm test nhanh, trạm y tế, ăn uống tạm bợ, chỉ để lo cho dân.
Nhân viên y tế trong lúc chống dịch đã mắc Covid-19 khi tiếp xúc với bệnh nhân, vẫn gắng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng.
Tôi nhớ như in các khuôn mặt in hằn dấu vết khẩu trang vì đeo quá lâu, làn da cháy nắng bỏng rát, mồ hôi ướt đẫm vai áo, có người đuối sức, mệt mỏi vì bộ quần áo bảo hộ nóng bức, phải mặc ròng rã cả ngày trời.
Thức trắng ở chốt kiểm dịch, đêm muộn chẳng ngại xông pha đến tận vùng phong tỏa, giúp dân truy vết F0... Những dấn thân, hy sinh ấy, chỉ có chính họ mới cảm nhận đủ đầy và cảm thông nhau, trong tất cả tình huống vất vả đã trải qua.
Tumblr media
Quy Nhơn thưa thớt người ra đường, buồn đến nao lòng những ngày giãn cách. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Còn ở điểm phong tỏa, người Quy Nhơn sống chan hòa như nhịp sống vốn có, không hề có chuyện chống đối, cằn nhằn to tiếng trong lúc lấy mẫu test nhanh Covid-19, chia sẻ nhau từng lon gạo, bó rau muống, thậm chí cốc trà, ly nước... giản dị, đơn sơ nhưng ấm áp vô cùng.
Các nơi trọ chứa những người mưu sinh xa quê, chủ trọ giàu lòng nhân ái chủ động giảm tiền nhà, mạnh thường quân từ khắp nơi cũng gom góp, chi viện nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn, nở rộ các "shipper 0 đồng" đi chợ miễn phí, bếp ăn tình nguyện, thanh niên ra đồng gặt lúa giúp nông dân…
Để kể hết những chuyện tử tế trong mùa dịch tại vùng đất này rất khó, bởi nếu kể thì chắn chắn sẽ thiếu sót. Tất cả đều mang đầy ân tình, nặng nghĩa đồng bào, đậm cách sống tử tế của người Quy Nhơn, người Bình Định.
Khi mọi sân si, ganh ghét, đố kị, hơn thua trong cuộc sống thường nhật ở phố thị Quy Nhơn đang dần nhường chỗ cho những việc tử tế, đồng lòng chống dịch thì sẽ sớm thôi, nơi đây không còn cảnh giăng dây, cách ly hay phong tỏa ở các khu phố.
Người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định từng nhiều lần cam kết, chống dịch với thông điệp: "Kiên định, nghiêm khắc" nhưng đầy tính nhân văn lo cho dân "không bỏ ai ở lại phía sau"... 
Tôi tin tỉnh này sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. 
Quy Nhơn ơi, bình yên nhé!
0 notes
daycattocgiare · 3 years ago
Text
Nhật ký giãn cách: Chưa bao giờ, phố thị Quy Nhơn buồn đến thế!
Nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình
Quy Nhơn vào lúc 0h ngày 16/9, đêm đầu tiên ở phường Ngô Mây thực hiện phong tỏa để truy vết F0.
Khu phố bị giăng dây, đường sá vắng lặng khủng khiếp, không gian ảm đạm, cơn gió đầu thu thổi xốc vào tán cây bàng trước cửa xào xạc. Đêm khuya tĩnh mịch khiến tiếng gió nghe rõ mồn một, tôi dường như quên mất mình đang sống ở nơi đông đúc phố thị Quy Nhơn, cảm giác buồn đến nao lòng.
Chỉ mới đây thôi, nơi tôi sống vẫn nhộn nhịp, ngày 12/9 ở phường Hải Cảng xuất hiện ca Covid-19 trong cộng đồng, nhiều phường khác cũng có người nhiễm bệnh, Quy Nhơn bắt đầu "không khỏe". 
Nghe tiếng còi xe công vụ chạy hối hả ngoài đường làm nhiệm vụ, đưa người đi cách ly, truy vết, cả khu phố nhốn nháo, thở dài lo lắng, buồn rầu và đong đầy thương cảm mỗi khi có ca F0, gia đình có người cách ly.
Tumblr media
Hình ảnh con đường Trần Hưng Đạo - tuyến phố lớn ở Quy Nhơn vắng lặng được chụp đêm 15/9. (Ảnh: Dũng Nhân)
Cuộc đời "hỷ, nộ, ái, ố" vốn dĩ quá vô thường, không ai biết trước mọi thứ sẽ biến đổi thế nào, ngày mai rồi sẽ ra sao khi có thể chính mình bỗng dưng trở thành F0. Lúc dịch dã nguy nan khiến con người ta vỡ lở ra nhiều cung bậc thăng trầm của cảm xúc.
Quy Nhơn chưa bao giờ buồn đến thế, người dân gốc Quy Nhơn hay chỉ là khách tá túc chọn vùng đất này làm chỗ trọ mưu sinh, đều có thể cảm nhận được nỗi buồn miên man này.
Tôi đang ở Quy Nhơn nhưng sao vẫn nhớ Quy Nhơn! Nhớ nôn nao phố thị của những ngày đã cũ, đại lộ Nguyễn Tất Thành tất bật xe cộ, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo Diên Hồng, "thiên đường" Ngọc Hân béo ngậy mùi ốc, đường ven biển Xuân Diệu rì rào sóng vỗ, khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định lòe loẹt ánh đèn, rôm rả thứ âm thanh cảm giác mạnh… tất cả những nơi sầm uất, náo nhiệt về đêm, giờ đang chìm trong im lặng.
Tumblr media
Khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định sầm uất ở Quy Nhơn, giờ đây vắng vẻ. Trong ảnh là quán ăn từng đón hàng trăm khách đến đây mỗi ngày ở thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Dũ Tuấn)
Con phố buồn bã, dòng người lặng lẽ và đầy nỗi lo, thi thoảng chỉ còn lại vài ba cửa hàng nhu yếu phẩm và các quán xá, phục vụ tự mang về. Tòa nhà lớn đóng kín cửa; quảng trường trung tâm im lìm; ngã ba, ngã tư, ngã năm... chỉ còn lại khoảng trống cô đơn, lạc lõng và thưa người qua lại.
Ngoài đường, người lạ hay người thân quen lâu năm đều lầm lũi, hạn chế tiếp xúc gần, chỉ dám chào nhau bằng cử chỉ từ ánh mắt, còn đôi môi và cả khuôn mặt buồn bã, đã ẩn đằng sau lớp khẩu trang dày đặc, kín mít.
Cuộc sống hối hả nơi phố thị đang dần dịch chuyển sang trạng thái tĩnh, nhịp sống chậm lại. Các cụ già tạm quên cảm giác dạo biển thể dục cùng bạn đời buổi sáng sớm; anh trung niên nhớ đến phát "điên" cái vị cay cay nồng nồng của rượu bia, cái bắt tay vỗ vai, tỉ tê hàn huyên chuyện đời với bạn hữu… dù ở rất gần, nhưng không thể tụ tập.
Tất cả, ai cũng từ bỏ thú vui cá nhân và nguyện cầu điều may mắn nhất lúc này là bình yên sẽ đến người thân, bạn bè, chòm xóm… và cho cả phố thị Quy Nhơn.
Tumblr media
Phố thị Quy Nhơn buồn bã, nhiều khu vực phong tỏa bắt đầu xuất hiện để chống dịch. (Ảnh: Dũng Nhân)
Quy Nhơn với tôi không phải là vùng đất tôi được sinh ra. Đây chỉ là nơi tôi chọn để tá túc tìm kiếm cơ hội mưu sinh, nhưng tôi gọi Quy Nhơn là quê hương, bởi vùng đất này cưu mang, bao bọc tôi như chính tình thương ruột rà vậy.
Tôi nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình, thương Quy Nhơn, thương cả con hẻm nhỏ, lụp xụp hàng quán, vang vọng đầy tiếng rao mưu sinh của người xa xứ.
Ở đây, tôi có đồng hương, đồng nghiệp, bạn bè và cả những con người trọng ân tình, họ luôn sẵn sàng dang tay níu lấy, trong lúc bản thân hoạn nạn, cơ hàn nhất.  
Trân quý và yêu mảnh đất này, Quy Nhơn luôn mở lòng bao bọc nhiều phận đời xa quê tá túc, người Quy Nhơn lương thiện, chất phát, thật thà nhưng rất trọng ân tình và điều khác lạ, nơi đây đầy rẫy chuyện tử tế.
Sự tử tế của người Quy Nhơn
Trong phút giây dịch dã nguy nan nhất, tình người ở Quy Nhơn và cả Bình Định lại trỗi dậy chưa từng có, mặc kệ xa lạ giữa dân bản xứ hay người đất khách, họ gắn bó, chia sẻ và yêu thương nhau, cùng vượt qua dịch bệnh.
Tôi từng chứng kiến cảnh bịn rịn, chia tay và cả giọt nước mắt của nhiều đoàn y, bác sĩ ở Bệnh viên Da liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định liên tục vào TP. HCM, Bình Dương… chi viện chống dịch.
Lúc quê hương đang có dịch, bản thân họ phải xa gia đình, lao vào vùng dịch ở nơi khác, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi lo. Những "chiến sĩ áo trắng" vẫn quyết tâm lên đường, đây không chỉ là nhiệm vụ mà trên cả là nghĩa đồng bào.
Tumblr media
Bức ảnh ý nghĩa được Bí thư Thành đoàn Quy Nhơn Dương Hiệp Hưng đăng tải trên trang cá nhân với thông điệp "Chúng ta sẽ chiến thắng, như chúng ta đã từng chiến th���ng các cuộc chiến ác liệt trước đấy". Ảnh: HH.
Có những đêm gió trở mạnh, trời bất chợt nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, màu vàng vọt sáng vang cả khoảng trời, mưa nặng hạt kéo dài khiến chốt kiểm dịch ở Quy Nhơn bị tốc mái, ngập ngụa nước mưa, bùn đất nhão nhẹt, mọi người í ới gọi tên nhau rồi chìm dần trong bóng tối vì mất điện.
Thế nhưng, lực lượng tuyến đầu tại chốt, vẫn gắng vượt qua cơn mưa lạnh buốt giữa đêm, họ dùng đèn pin thay ánh sáng của điện, truyền cho nhau hơi ấm để công việc không bị gián đoạn.
Cô Sen (52 tuổi), dáng người nhỏ bé, gầy gò, vốn là nhân viên y tế lâu năm công tác ở Trung tâm Y tế miền núi Vân Canh. Ròng rã 21 năm trời, chồng cô bị bệnh u não nên việc đi lại rất khó khăn, không thể nấu ăn, giặt giũ. Con trai duy nhất làm ăn ở xa nên việc chăm nom, cùng chồng chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, đều do mình cô tự lo liệu, gánh vác.
Nhưng khi vùng dịch cần lực lượng y tế chi viện, cô Sen gật đầu đi ngay, gạt nước mắt và nỗi lo, gửi chồng sang bên nhà họ hàng, chẳng ngần ngại lao đến vùng dịch.
Chồng cô cũng đồng ý việc này, khi tôi thắc mắc: "Sao cô không lo cho gia đình trước mà phải hy sinh?", cô chỉ nói ngắn gọn: "Sứ mệnh ngành y, không thể chần chừ". 
Những hy sinh thầm lặng vô vàn của cô Sen hay lực lượng tuyến đầu chống dịch như: ngành y tế, công an, quân đội, đoàn viên thanh niên… không bao giờ đong đếm hết.
Tumblr media
Đêm muộn, lực lượng tuyến đầu chống dịch cần mẫn lấy mẫu test Covid-19 cho cháu nhỏ ở Quy Nhơn. Ảnh: HH.
Bữa cơm muộn thiếu trước hụt sau, lặng lẽ chia nhau từng mẩu bánh mì nhỏ, niềm vui, nỗi buồn, tá túc ở các điểm test nhanh, trạm y tế, ăn uống tạm bợ, chỉ để lo cho dân.
Nhân viên y tế trong lúc chống dịch đã mắc Covid-19 khi tiếp xúc với bệnh nhân, vẫn gắng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng.
Tôi nhớ như in các khuôn mặt in hằn dấu vết khẩu trang vì đeo quá lâu, làn da cháy nắng bỏng rát, mồ hôi ướt đẫm vai áo, có người đuối sức, mệt mỏi vì bộ quần áo bảo hộ nóng bức, phải mặc ròng rã cả ngày trời.
Thức trắng ở chốt kiểm dịch, đêm muộn chẳng ngại xông pha đến tận vùng phong tỏa, giúp dân truy vết F0... Những dấn thân, hy sinh ấy, chỉ có chính họ mới cảm nhận đủ đầy và cảm thông nhau, trong tất cả tình huống vất vả đã trải qua.
Tumblr media
Quy Nhơn thưa thớt người ra đường, buồn đến nao lòng những ngày giãn cách. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Còn ở điểm phong tỏa, người Quy Nhơn sống chan hòa như nhịp sống vốn có, không hề có chuyện chống đối, cằn nhằn to tiếng trong lúc lấy mẫu test nhanh Covid-19, chia sẻ nhau từng lon gạo, bó rau muống, thậm chí cốc trà, ly nước... giản dị, đơn sơ nhưng ấm áp vô cùng.
Các nơi trọ chứa những người mưu sinh xa quê, chủ trọ giàu lòng nhân ái chủ động giảm tiền nhà, mạnh thường quân từ khắp nơi cũng gom góp, chi viện nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn, nở rộ các "shipper 0 đồng" đi chợ miễn phí, bếp ăn tình nguyện, thanh niên ra đồng gặt lúa giúp nông dân…
Để kể hết những chuyện tử tế trong mùa dịch tại vùng đất này rất khó, bởi nếu kể thì chắn chắn sẽ thiếu sót. Tất cả đều mang đầy ân tình, nặng nghĩa đồng bào, đậm cách sống tử tế của người Quy Nhơn, người Bình Định.
Khi mọi sân si, ganh ghét, đố kị, hơn thua trong cuộc sống thường nhật ở phố thị Quy Nhơn đang dần nhường chỗ cho những việc tử tế, đồng lòng chống dịch thì sẽ sớm thôi, nơi đây không còn cảnh giăng dây, cách ly hay phong tỏa ở các khu phố.
Người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định từng nhiều lần cam kết, chống dịch với thông điệp: "Kiên định, nghiêm khắc" nhưng đầy tính nhân văn lo cho dân "không bỏ ai ở lại phía sau"... 
Tôi tin tỉnh này sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. 
Quy Nhơn ơi, bình yên nhé!
0 notes
phannha · 3 years ago
Text
Bún rạm - đặc sản nên thử khi đến Bình Định
Bún rạm – đặc sản nên thử khi đến Bình Định
Đến TP Quy Nhơn, ngoài các đặc sản như bún nem chả nướng, bánh xèo tôm nhảy, tré trộn, bún tôm… du khách còn được người địa phương giới thiệu món bún rạm. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là bún riêu, nhưng hương vị hoàn toàn khác, ít gia vị hơn. Độ thơm ngon của món ăn phụ thuộc vào chất lượng th���t rạm. Tô bún đầy thịt rạm béo, ăn kèm rau sống và bánh tráng nướng. Ảnh: Huỳnh Nhi Quán ăn…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
zuytcom · 4 years ago
Text
24 giờ khám phá ẩm thực Quy Nhơn
Không chỉ có những bãi biển đẹp, Quy Nhơn (Bình Định) còn níu chân du khách vì thế giới ẩm thực đa dạng từ bánh xèo, bánh hỏi đến nem nướng, nem chua…
Những năm gần đây, Quy Nhơn luôn nằm trong danh sách của điểm du lịch thu hút khách tại Việt Nam. Thành phố miền Trung được mẹ thiên nhiên ban tặng cho vẻ hoang sơ, quyến rũ với nhiều hòn đảo xinh đẹp, bãi biển cát trắng trải dài.
Ẩm thực cũng là điểm sáng để lại ấn tượng trong lòng du khách khắp nơi. Nếu đang băn khoăn không biết nên thưởng thức món ăn nào trong 24 giờ du hí Quy Nhơn, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây để đưa ra lịch trình hợp lý nhất.
Nhiều lựa chọn cho bữa ăn sáng
Du khách nên tranh thủ thời gian buổi sớm, thưởng thức bầu không khí trong lành ở phố biển và thưởng thức những món ăn địa phương hấp dẫn.
1. Bánh xèo
Sau hơn 30 phút di chuyển từ trung tâm thành phố, chúng tôi cũng đến được tiệm bánh xèo gia truyền nổi tiếng, được nhiều người đánh giá tốt. Cái tên bánh xèo tôm nhảy thu hút tôi ngay lần đầu nghe đến. Người chủ cửa hàng cho biết tôm tươi sống bắt ở đầm Thị Nại được mang về, sơ chế từ sáng sớm. Miếng bánh xèo nhỏ phủ đầy tôm, dùng kèm rau sống, dưa leo, xoài chua, chấm ngập trong nước mắm pha mặn khiến tôi thích thú.
Thời gian cao điểm cuối tuần hay lễ Tết, quán rất đông thực khách ra vào. Bạn có thể tranh thủ đến vào sáng sớm để tránh chờ đợi, ồn ào. Bánh xèo có giá đắt hơn mặt bằng chung nhưng xứng đáng với chất lượng.
Giá: 20.000 đồng/cái.
Tumblr media
Mỗi lá bánh xèo xếp đầy 5-6 con tôm hấp dẫn.
2. Bánh hỏi cháo lòng
Bánh hỏi ăn với lòng heo hay cháo lòng thường có mặt trong bữa ăn sáng của người dân địa phương. Tôi vốn thích món ăn này nên tranh thủ rủ hội bạn dùng thử trong chuyến du lịch đến Quy Nhơn. Bánh hỏi được làm bằng bột gạo, qua nhiều công đoạn và bàn tay khéo léo của người thợ. Món ăn tròn vị hơn khi dùng kèm với cháo và lòng heo.
Giá: 15.000 đồng/phần.
Tumblr media Tumblr media
Thực khách có thể chọn dùng bánh hỏi với lòng hoặc nhúng trong cháo.
Ăn bún vào buổi trưa
1. Bún
Chúng tôi chọn một quán ăn gần homestay để thưởng thức các loại với nguyên liệu tươi ngon từ biển. Phần ăn gồm 2 tô chả cá, bún cá thu và bún rạm giá 130.000 đồng. Bún ở đây giữ đặc trưng miền Trung với vị cay, mặn vừa đủ kích thích vị giác. Một suất bao gồm phần bún tươi, nước dùng, bánh tráng và rau sống ăn kèm. Thực khách có thể bỏ thêm tương ớt. Gia vị này thường mặn và khá cay, hiếm vị ngọt như các điểm ẩm thực TP.HCM.
Giá: 30.000-40.000 đồng/tô.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Nước dùng bún thường trong và không còn mùi tanh khi thực khách thưởng thức.
Nhâm nhi ốc buổi xế
Tới thành phố biển, bạn nên dành thời gian để thưởng thức hải sản tươi ngon, trong đó có ốc. Quy Nhơn nổi tiếng với nhiều hàng ốc ngon cùng ngập tràn món ăn được chế biến theo nhiều cách như nướng, luộc, hấp, xào me…
Sài Gòn Ốc, Ốc Thúy Kiều, Ốc bà Bông, Ốc cô Xí… là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Tumblr media Tumblr media
Ốc Quy Nhơn đa dạng cách chế biến.
Buổi tối
1. Lẩu
Buổi tối, là thời gian để du khách cùng người thân, bạn bè quây quần bên nồi lẩu lớn, nghi ngút khói. Quy Nhơn có nhiều nơi bán lẩu, song hương vị hải sản được thực khách yêu thích hơn cả bởi sự đa dạng của nguyên liệu như cua, tôm, sò, bạch tuộc… Phần lẩu có giá chừng 300.000 đồng cho 3-4 người ăn, nguyên liệu được đánh giá tươi, ngon.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Lẩu hải sản là gợi ý tuyệt vời sau một ngày dạo chơi.
2. Nem nướng, thịt nướng
Chợ Huyện, địa điểm cách trung tâm thành phố gần 15 km, là nơi mà bạn có thể tìm thấy hương vị món nem nướng, nem chua, bì… ngon đúng chuẩn. Từ đầu giờ chiều, đi ngang nơi đây, bạn có thể cảm nhận mùi thịt nướng thơm phức, hấp dẫn. Đoạn đường dài 200 m có đến 4-5 quán phục vụ món ăn cho thực khách lựa chọn.
Phần bánh của tôi được cuốn sẵn giá 20.000 đồng. Người bán nhúng bánh tráng nước rồi đặt các nguyên liệu như thịt nướng, nem chua, chả ram, rau sống và cẩn thận cuốn lại. Món ăn ngon nhất khi chấm ngập trong nước mắm đậu phộng chua chua, ngọt ngọt.
Giá: 20.000 đồng/phần.
Tumblr media Tumblr media
Các cửa hàng bán nem nướng, thịt nướng ngon nằm cách trung tâm 15 km.
Thảo Ly – Hoài Nhân
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '175226273524464'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết 24 giờ khám phá ẩm thực Quy Nhơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/24-gio-kham-pha-am-thuc-quy-nhon/
0 notes
kamaizuri · 4 years ago
Text
Tất tần tật địa chỉ quán ăn ngon Quy Nhơn bạn không thể bỏ qua
Bún cá Phượng Tèo
Bún cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bún cá chính là cách làm bún, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bún làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên. Bạn có thể ghé quán bún cá Phượng Tèo ở số 211 Nguyễn Huệ và 415 Nguyễn Huệ để thưởng thức món ăn này.
Bánh xèo tôm nhảy cô Năm
Đến Quy Nhơn, muốn thưởng cái hương vị rất riêng của ẩm thực đất Võ, mời bạn ghé quán bánh xèo cô Năm dưới chân cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Từ Quy Nhơn, đi xe máy hay ô tô, theo đường qua thị trấn Tuy Phước rồi rẽ về hướng Phước Sơn; hay qua cầu Thị Nại rồi men tuyến đường ven đầm đến Cát Tiến rẽ xuống; cả hai tuyến đều dài chưa tới 30km. Quán nhỏ, không biển hiệu, nằm ngay ven đường nhưng thực khách luôn vào ra tấp nập.
Chè Nhớ
Quán chè Nhớ 134 Ngô Mây có thể coi là quán chè nổi tiếng nhất Quy Nhơn, nằm ngay đường Ngô Mây, kế bên trường Đại Học Quy Nhơn nên còn gọi là quán chè sinh viên. Ngoài chè, khu đường Ngô Mây cũng nổi tiếng với nhiều món ăn vặt hấp dẫn khác.
Gié Bò Tây Sơn – Quán Anh Nhật Gia Viên
Gié bò là loại món ăn bình dân hợp với túi tiền của mọi người, du khách vừa có thể thưởng thức ăn chơi hay ăn đến no bụng. Nguồn gốc của món ăn này có từ thời Tây Sơn của đồng bào dân tộc Ba Na vùng đất Bình Định được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguyên liệu chế biến nên món ăn chủ yếu từ ruột non của bò, bạn có thể đến quán Anh Nhật Gia Viên ở số 1087 Trần Hưng Đạo để thưởng thức món ăn lạ miệng này.
Gà chỉ Đường Sơn Quán
Từ thành phố Quy Nhơn, dọc theo quốc lộ 1A (tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu) nếu để ý các bạn sẽ thấy 2 bên đường có rất nhiều các quán gà mọc lên. Gọi là gà chỉ, đơn giản bởi khi tới quán, khách sẽ lựa chọn những chú gà đã được nhốt sẵn trong chuồng để quán chế biến, chỉ chú nào thì thịt chú đó, cái tên gà chỉ cũng từ đó mà ra.
Gà có thể được chế biến theo nhiều cách như nướng, chiên mắm, luộc hay hấp, tất cả phụ thuộc vào sở thích của thực khách đến với quán. Đường Sơn Quán không chỉ nổi tiếng bởi món gà chỉ, mà du khách khi thưởng thức món ăn cũng được nhìn ngắm khung cảnh biển tuyệt đẹp.
Bún bò – giò Vân Hường
Ngoài các món bánh canh và bún chả cá nổi tiếng khắp nơi, Quy Nhơn cũng có món bún bò – giò khá hấp dẫn. Bún bò ở Quy Nhơn không đậm vị như bún bò Huế nhưng cũng đáng để thử lắm đó. Một địa chỉ để cho bạn tham khảo là quán Vân Hường ở số 127 Tăng Bạt Hổ.
Tham khảo thêm
Tour Phú Yên 3N3Đ: Hải Đăng Đại Lãnh – Gành Đá Đĩa – Hòn Khô – Quy Nhơn
với giá ưu đãi từ iVIVU.com
Bánh hỏi cháo lòng quán Mẫn
Bánh hỏi là đặc sản Bình Định, tới Quy Nhơn du khách sẽ thấy nhan nhản những biển hiệu cháo lòng, bánh hỏi. Thật ra bánh hỏi, cháo lòng là hai món ăn khác nhau nhưng lại được người dân kết hợp với nhau tạo nên món ăn thú vị. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Còn cháo được nấu khá loãng, bằng huyết ninh với nước cốt hầm từ xương và lòng lợn. Cháo vừa ngọt lại vừa thơm, ăn cùng với đĩa lòng lợn được chế biến khéo léo khiến món ăn này trở nên ngon ngọt khác thường.
Bún sứa nhà hàng Tàu Hoa Hoa
Nhà hàng Tàu Hoa Hoa ở số 318 Phan Chu Trinh nổi tiếng với những món về sứa như lẩu sứa, bún sứa… Bún sứa ngon có nước lèo trong veo, vị ngọt thanh, cắn miếng sứa giòn sần sật, ăn hoài không biết ngán. Ngoài ra, các quán bán bún chả cá ở Quy Nhơn hầu như cũng có bán món sứa ăn kèm, bạn nhớ thử nha.
Lòng nướng
Lòng nướng là món ăn được nhiều bạn trẻ Quy Nhơn yêu thích vì ngon, dễ ăn mà đặc biệt giá thành rất rẻ. Món ăn này lý tưởng nhất để thưởng thức là vào những ngày mưa.
Bánh căn quán Bà Già
Bánh căn cũng là một món ăn hấp dẫn bạn không nên bỏ qua khi đến Quy Nhơn. Bánh căn Quy Nhơn thoạt nhìn bạn sẽ thấy nó khá giống món bánh khọt của người miền Nam. Tuy nhiên nếu có cơ hội được ăn bạn sẽ thấy được nét đặc trưng khác biệt của loại bánh này. Quán bánh căn Bà Già ờ số 7 Ngô Quyền thường bán vào buổi sáng và rất mau hết, nên nếu thích ăn bánh căn, bạn nhớ ghé đến thật sớm để thưởng thức nhé.
Bún riêu quán Thùy
Không riêng gì ở Quy Nhơn, bún riêu là món ăn có mặt ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, tuy nhiên mỗi vùng lại có cách chế biến, bày biện tô bún và phụ gia ăn kèm lại không giống nhau. Ở Quy Nhơn có vô số những quán bún riêu cua ngon, mỗi quán lại có một cung bậc sắc màu riêng. Ngoài quán Thùy ở số 261 Tăng Bạt Hổ, bạn cũng có thể dễ dàng thưởng thức món bún riêu tại các phố Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Nguyễn Thái Học… với giá chỉ từ 8.000 – 15.000 đồng.
Vịt lộn chiên mắm
Ngoài món hột vịt lộn luộc và hột vịt lộn xào me, ở Quy Nhơn cũng có món hột vịt lộn chiên mắm khá lạ miệng. Nếu muốn thử món ăn này bạn có thể ghé quán ở số 53 Nguyễn Hữu Thọ vào buổi tối để thưởng thức, ngoài ra quán cũng có bán thêm ốc nữa đấy.
Bánh bèo
Mỗi đĩa bánh bèo Quy Nhơn thường được bày khoảng 10 chiếc bánh nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn. Quán bánh bèo ở số 318 Diên Hồng chỉ bán từ tầm 2 giờ chiều đến 7 giờ tối, ngoài bánh bèo quán cũng có bán cả bánh vạc và bánh ít.
Thịt lụi nướng
Là một món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn bởi mùi thơm của thịt được nướng trên than hồng, thịt nướng lụi thích hợp cho những ngày thời tiết mát mẻ ở thành phố biển Quy Nhơn. Thịt heo hoặc bò sau khi tẩm ướp mật ong và các loại gia vị cần thiết khác được đặt lên bếp than hoa nóng nướng khoảng 15 phút. Khi chín, món ăn tỏa ra hương thơm ngào ngạt, tiếng mỡ cháy xèo xèo trên lửa hồng khiến nhiều thực khách khó cầm lòng được. Bạn hãy đến số 157 Nguyễn Huệ để thưởng thức món ngon này nhé!
Bánh tráng kẹp cô Bình
Quán bánh tráng kẹp cô Bình là một trong những quán ăn vặt ngon, đông khách của Quy Nhơn. Quán phục vụ các món ăn về bánh tráng và một số món ăn vặt hấp dẫn khác. Bánh tráng ở đây rất ngon, mềm, thơm lừng và ăn kèm với xoài bào.
Bánh mì lagu
Quán bánh mì lagu hẻm 171 Nguyễn Huệ có tuổi đời hơn 30 năm và là điểm đến quen thuộc ở Quy Nhơn cho những người thích món ăn này. Khác với các quán khác, quán bánh mì lagu ở đây rất chú trọng tới phần bánh mì để chấm. Chủ quán luôn để một lò than nóng hổi để nướng lại bánh mì. Trước khi nướng, người bán nhanh tay quét một lớp bơ đều lên bánh. Hơi nóng từ than hồng khiến bánh giòn rụm hoà với mùi bơ nướng, thoáng ngửi qua cũng đã thấy thèm.
Bún cá ngừ đại dương
Không quá màu mè, gia vị cũng tối giản, nhưng hương vị thì đậm đà thơm ngon vô cùng đó chính là những miêu tả chính xác nhất về tô bún cá ngừ đại dương ở số 33 Nguyễn Tư. Nồi bún cá ở đây được ninh từ xương cá ngừ để nước bún có vị ngọt của cá, cá ngừ cắt khúc nhỏ, khách ăn tới đâu bỏ tới đó để thịt cá luôn ngọt mềm. Ngoài ra, khách ăn bún sẽ được ăn kèm miếng bánh tráng nước dừa, một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng ở Hoài Nhơn.
Nem nướng quán Tuận
Nem nướng quán Tuận ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính ở đây vẫn là thịt được chế biến từ heo cỏ nuôi dân dã. Nem có thể ăn với rau thơm, cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này.
Sinh tố Kim Đình
Quán sinh tố Kim Đình ở số 18A Nguyễn Huệ rất nổi tiếng ở Quy Nhơn. Trái cây ở đây tươi, ngon, giá phải chăng. Ngoài ra, quán còn có luôn bánh bèo, nếu bạn thích đổi món.
Bún tôm, bún rạm Mỹ Hạnh
Nguyên liệu của món bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nức tiếng Quy Nhơn là phải tôm, rạm của chính đầm Trà Ổ mới có được vị ngọt, vị thơm. Bún trong món này phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Loanh quanh khắp thành phố Quy Nhơn, không dưới 10 quán bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nên thực khách có thể thoải mái thưởng thức. Giá thành món bún này cực kỳ bình dân, tô bún lớn 18.000 đồng/tô, tô bún nhỏ 16.000 đồng/tô cho cả bún tôm, bún rạm.
Ẩm thực đường Ngô Văn Sở
Khu ẩm thực Ngô Văn Sở là khu nổi tiếng nhất Quy Nhơn về ẩm thực với hằng hà sa số quán hàng ăn vặt ngon và rẻ. Sau một ngày lang thang khám phá Quy Nhơn, đừng quên ghé qua phố này để “nạp lại năng lượng” nhé!
Ẩm thực đường Ngọc Hân Công Chúa
Là khu phố ẩm thực mới nổi lên trong thời gian gần đây và không nổi tiếng bằng phố ẩm thực Ngô Văn Sở, nhưng nơi đây có các quán bánh canh và quán ốc cũng đáng thử lắm đấy.
0 notes
daycattocgiare · 3 years ago
Text
Nhật ký giãn cách: Chưa bao giờ, phố thị Quy Nhơn buồn đến thế!
Nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình
Quy Nhơn vào lúc 0h ngày 16/9, đêm đầu tiên ở phường Ngô Mây thực hiện phong tỏa để truy vết F0.
Khu phố bị giăng dây, đường sá vắng lặng khủng khiếp, không gian ảm đạm, cơn gió đầu thu thổi xốc vào tán cây bàng trước cửa xào xạc. Đêm khuya tĩnh mịch khiến tiếng gió nghe rõ mồn một, tôi dường như quên mất mình đang sống ở nơi đông đúc phố thị Quy Nhơn, cảm giác buồn đến nao lòng.
Chỉ mới đây thôi, nơi tôi sống vẫn nhộn nhịp, ngày 12/9 ở phường Hải Cảng xuất hiện ca Covid-19 trong cộng đồng, nhiều phường khác cũng có người nhiễm bệnh, Quy Nhơn bắt đầu "không khỏe". 
Nghe tiếng còi xe công vụ chạy hối hả ngoài đường làm nhiệm vụ, đưa người đi cách ly, truy vết, cả khu phố nhốn nháo, thở dài lo lắng, buồn rầu và đong đầy thương cảm mỗi khi có ca F0, gia đình có người cách ly.
Tumblr media
Hình ảnh con đường Trần Hưng Đạo - tuyến phố lớn ở Quy Nhơn vắng lặng được chụp đêm 15/9. (Ảnh: Dũng Nhân)
Cuộc đời "hỷ, nộ, ái, ố" vốn dĩ quá vô thường, không ai biết trước mọi thứ sẽ biến đổi thế nào, ngày mai rồi sẽ ra sao khi có thể chính mình bỗng dưng trở thành F0. Lúc dịch dã nguy nan khiến con người ta vỡ lở ra nhiều cung bậc thăng trầm của cảm xúc.
Quy Nhơn chưa bao giờ buồn đến thế, người dân gốc Quy Nhơn hay chỉ là khách tá túc chọn vùng đất này làm chỗ trọ mưu sinh, đều có thể cảm nhận được nỗi buồn miên man này.
Tôi đang ở Quy Nhơn nhưng sao vẫn nhớ Quy Nhơn! Nhớ nôn nao phố thị của những ngày đã cũ, đại lộ Nguyễn Tất Thành tất bật xe cộ, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo Diên Hồng, "thiên đường" Ngọc Hân béo ngậy mùi ốc, đường ven biển Xuân Diệu rì rào sóng vỗ, khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định lòe loẹt ánh đèn, rôm rả thứ âm thanh cảm giác mạnh… tất cả những nơi sầm uất, náo nhiệt về đêm, giờ đang chìm trong im lặng.
Tumblr media
Khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định sầm uất ở Quy Nhơn, giờ đây vắng vẻ. Trong ảnh là quán ăn từng đón hàng trăm khách đến đây mỗi ngày ở thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Dũ Tuấn)
Con phố buồn bã, dòng người lặng lẽ và đầy nỗi lo, thi thoảng chỉ còn lại vài ba cửa hàng nhu yếu phẩm và các quán xá, phục vụ tự mang về. Tòa nhà lớn đóng kín cửa; quảng trường trung tâm im lìm; ngã ba, ngã tư, ngã năm... chỉ còn lại khoảng trống cô đơn, lạc lõng và thưa người qua lại.
Ngoài đường, người lạ hay người thân quen lâu năm đều lầm lũi, hạn chế tiếp xúc gần, chỉ dám chào nhau bằng cử chỉ từ ánh mắt, còn đôi môi và cả khuôn mặt buồn bã, đã ẩn đằng sau lớp khẩu trang dày đặc, kín mít.
Cuộc sống hối hả nơi phố thị đang dần dịch chuyển sang trạng thái tĩnh, nhịp sống chậm lại. Các cụ già tạm quên cảm giác dạo biển thể dục cùng bạn đời buổi sáng sớm; anh trung niên nhớ đến phát "điên" cái vị cay cay nồng nồng của rượu bia, cái bắt tay vỗ vai, tỉ tê hàn huyên chuyện đời với bạn hữu… dù ở rất gần, nhưng không thể tụ tập.
Tất cả, ai cũng từ bỏ thú vui cá nhân và nguyện cầu điều may mắn nhất lúc này là bình yên sẽ đến người thân, bạn bè, chòm xóm… và cho cả phố thị Quy Nhơn.
Tumblr media
Phố thị Quy Nhơn buồn bã, nhiều khu vực phong tỏa bắt đầu xuất hiện để chống dịch. (Ảnh: Dũng Nhân)
Quy Nhơn với tôi không phải là vùng đất tôi được sinh ra. Đây chỉ là nơi tôi chọn để tá túc tìm kiếm cơ hội mưu sinh, nhưng tôi gọi Quy Nhơn là quê hương, bởi vùng đất này cưu mang, bao bọc tôi như chính tình thương ruột rà vậy.
Tôi nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình, thương Quy Nhơn, thương cả con hẻm nhỏ, lụp xụp hàng quán, vang vọng đầy tiếng rao mưu sinh của người xa xứ.
Ở đây, tôi có đồng hương, đồng nghiệp, bạn bè và cả những con người trọng ân tình, họ luôn sẵn sàng dang tay níu lấy, trong lúc bản thân hoạn nạn, cơ hàn nhất.  
Trân quý và yêu mảnh đất này, Quy Nhơn luôn mở lòng bao bọc nhiều phận đời xa quê tá túc, người Quy Nhơn lương thiện, chất phát, thật thà nhưng rất trọng ân tình và điều khác lạ, nơi đây đầy rẫy chuyện tử tế.
Sự tử tế của người Quy Nhơn
Trong phút giây dịch dã nguy nan nhất, tình người ở Quy Nhơn và cả Bình Định lại trỗi dậy chưa từng có, mặc kệ xa lạ giữa dân bản xứ hay người đất khách, họ gắn bó, chia sẻ và yêu thương nhau, cùng vượt qua dịch bệnh.
Tôi từng chứng kiến cảnh bịn rịn, chia tay và cả giọt nước mắt của nhiều đoàn y, bác sĩ ở Bệnh viên Da liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định liên tục vào TP. HCM, Bình Dương… chi viện chống dịch.
Lúc quê hương đang có dịch, bản thân họ phải xa gia đình, lao vào vùng dịch ở nơi khác, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi lo. Những "chiến sĩ áo trắng" vẫn quyết tâm lên đường, đây không chỉ là nhiệm vụ mà trên cả là nghĩa đồng bào.
Tumblr media
Bức ảnh ý nghĩa được Bí thư Thành đoàn Quy Nhơn Dương Hiệp Hưng đăng tải trên trang cá nhân với thông điệp "Chúng ta sẽ chiến thắng, như chúng ta đã từng chiến thắng các cuộc chiến ác liệt trước đấy". Ảnh: HH.
Có những đêm gió trở mạnh, trời bất chợt nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, màu vàng vọt sáng vang cả khoảng trời, mưa nặng hạt kéo dài khiến chốt kiểm dịch ở Quy Nhơn bị tốc mái, ngập ngụa nước mưa, bùn đất nhão nhẹt, mọi người í ới gọi tên nhau rồi chìm dần trong bóng tối vì mất điện.
Thế nhưng, lực lượng tuyến đầu tại chốt, vẫn gắng vượt qua cơn mưa lạnh buốt giữa đêm, họ dùng đèn pin thay ánh sáng của điện, truyền cho nhau hơi ấm để công việc không bị gián đoạn.
Cô Sen (52 tuổi), dáng người nhỏ bé, gầy gò, vốn là nhân viên y tế lâu năm công tác ở Trung tâm Y tế miền núi Vân Canh. Ròng rã 21 năm trời, chồng cô bị bệnh u não nên việc đi lại rất khó khăn, không thể nấu ăn, giặt giũ. Con trai duy nhất làm ăn ở xa nên việc chăm nom, cùng chồng chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, đều do mình cô tự lo liệu, gánh vác.
Nhưng khi vùng dịch cần lực lượng y tế chi viện, cô Sen gật đầu đi ngay, gạt nước mắt và nỗi lo, gửi chồng sang bên nhà họ hàng, chẳng ngần ngại lao đến vùng dịch.
Chồng cô cũng đồng ý việc này, khi tôi thắc mắc: "Sao cô không lo cho gia đình trước mà phải hy sinh?", cô chỉ nói ngắn gọn: "Sứ mệnh ngành y, không thể chần chừ". 
Những hy sinh thầm lặng vô vàn của cô Sen hay lực lượng tuyến đầu chống dịch như: ngành y tế, công an, quân đội, đoàn viên thanh niên… không bao giờ đong đếm hết.
Tumblr media
Đêm muộn, lực lượng tuyến đầu chống dịch cần mẫn lấy mẫu test Covid-19 cho cháu nhỏ ở Quy Nhơn. Ảnh: HH.
Bữa cơm muộn thiếu trước hụt sau, lặng lẽ chia nhau từng mẩu bánh mì nhỏ, niềm vui, nỗi buồn, tá túc ở các điểm test nhanh, trạm y tế, ăn uống tạm bợ, chỉ để lo cho dân.
Nhân viên y tế trong lúc chống dịch đã mắc Covid-19 khi tiếp xúc với bệnh nhân, vẫn gắng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng.
Tôi nhớ như in các khuôn mặt in hằn dấu vết khẩu trang vì đeo quá lâu, làn da cháy nắng bỏng rát, mồ hôi ướt đẫm vai áo, có người đuối sức, mệt mỏi vì bộ quần áo bảo hộ nóng bức, phải mặc ròng rã cả ngày trời.
Thức trắng ở chốt kiểm dịch, đêm muộn chẳng ngại xông pha đến tận vùng phong tỏa, giúp dân truy vết F0... Những dấn thân, hy sinh ấy, chỉ có chính họ mới cảm nhận đủ đầy và cảm thông nhau, trong tất cả tình huống vất vả đã trải qua.
Tumblr media
Quy Nhơn thưa thớt người ra đường, buồn đến nao lòng những ngày giãn cách. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Còn ở điểm phong tỏa, người Quy Nhơn sống chan hòa như nhịp sống vốn có, không hề có chuyện chống đối, cằn nhằn to tiếng trong lúc lấy mẫu test nhanh Covid-19, chia sẻ nhau từng lon gạo, bó rau muống, thậm chí cốc trà, ly nước... giản dị, đơn sơ nhưng ấm áp vô cùng.
Các nơi trọ chứa những người mưu sinh xa quê, chủ trọ giàu lòng nhân ái chủ động giảm tiền nhà, mạnh thường quân từ khắp nơi cũng gom góp, chi viện nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn, nở rộ các "shipper 0 đồng" đi chợ miễn phí, bếp ăn tình nguyện, thanh niên ra đồng gặt lúa giúp nông dân…
Để kể hết những chuyện tử tế trong mùa dịch tại vùng đất này rất khó, bởi nếu kể thì chắn chắn sẽ thiếu sót. Tất cả đều mang đầy ân tình, nặng nghĩa đồng bào, đậm cách sống tử tế của người Quy Nhơn, người Bình Định.
Khi mọi sân si, ganh ghét, đố kị, hơn thua trong cuộc sống thường nhật ở phố thị Quy Nhơn đang dần nhường chỗ cho những việc tử tế, đồng lòng chống dịch thì sẽ sớm thôi, nơi đây không còn cảnh giăng dây, cách ly hay phong tỏa ở các khu phố.
Người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định từng nhiều lần cam kết, chống dịch với thông điệp: "Kiên định, nghiêm khắc" nhưng đầy tính nhân văn lo cho dân "không bỏ ai ở lại phía sau"... 
Tôi tin tỉnh này sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. 
Quy Nhơn ơi, bình yên nhé!
0 notes
hoanq2802 · 4 years ago
Text
Sức hút ánh rạng đông trước tiên của VN trên lục địa
New Post has been published on https://khachsanthanhdong.com/suc-hut-anh-rang-dong-truoc-tien-cua-vn-tren-luc-dia.html
Sức hút ánh rạng đông trước tiên của VN trên lục địa
Tumblr media
Cảnh rạng đông ở cực Đông Tổ quốc như một ma trận đầy mê hoặc khiến người xem không thể thoát ra, miệt mài đắm chìm trong ánh sớm mai chào ngày mới.
Chúng tôi xuất phát từ 3h sáng ngày mùng 2 Tết. Khác với những lần trước đây, muốn tiết kiệm thời kì, chúng tôi chọn tàu bay nhưng lần này được nghỉ dài ngày nên cả nhà quyết định chọn ô tô để vận chuyển tới các tỉnh miền Trung.
tuyệt hảo trong tôi về Bình Thuận là những ruộng thanh long nhì bên vệ đường lúc hừng đông; Quy Nhơn là các đặc sản như bánh hỏi lòng heo, bánh xèo tôm nhảy và sinh tố Kim Đình, vừa ngon vừa rẻ; Huế là hồ Lăng Cô, phá Tam Giang với tượng đá hình chú voi đang đi lên từ dưới hồ; tp.Đà Nẵng là những cây cầu bắc ngang sông Hàn lung linh trong đêm.
Tumblr media
Gành Đá Đĩa Phú Yên. Ảnh: Nhật Tân
Do chúng tôi đi bằng ô tô nên thường xuyên phải dậy sớm để xuất hành. Khá vất vả, nhưng bù lại tôi được ngắm rạng đông ở nhiều nơi. khác lạ nhất là khi tôi đoạt được cực Đông của Tổ Quốc, là nơi ngắm ánh rạng đông trước tiên của nước VN trên lục địa, của 3 nước Đông Dương và của cả khu vực Đông Nam Á lục địa.
Ý nghĩ này đã lóe lên trong tôi khi được thông tin sẽ chọn Phú Yên là điểm dừng chân sau cuối của hành trình, trước khi trở lại với TP hồ Vũng Tàu. Ngày tôi đoạt được khá khác lạ, ngày 14/2, ngày Valentine. có nhẽ đây là lý do hôm đó có nhiều đôi tới đây để đón ánh rạng đông trước tiên cùng nhau, thật sự rất lãng mạn. Còn tôi đi cùng một anh quý khách là người con xứ Nẫu – Phú Yên. Nhưng nhờ có hắn nhưng mà mọi nan giải, thử thách đều được đơn giản hóa đi đôi chút.
4h sáng, nhì thanh niên đèo nhau bằng xe gắn máy từ KS ở trung tâm TP Tuy Hòa, ra quốc lộ 1A rồi tiến về đèo Cả. Đoạn đường này khoảng 35 km. Leo đèo một đoạn nhìn bên tay trái sẽ thấy một té 3, có bảng hướng dẫn để rẽ vào Vũng Rô và mũi Đại Lãnh. Từ đây, chúng tôi tiếp tục tới chỗ giữ xe dưới chân hải đăng Đại Lãnh khoảng 10 km. tới nơi, chạy bộ khoảng hơn 2 km nữa để lên được hải đăng.
Tumblr media
Hải đăng Đại Lãnh. Ảnh: Nhật Tân
nhì chân mở màn đuối. Nhưng chính những thanh âm của bài “ Đưa nhau đi trốn ” vang lên từ smartphone đã khiến tôi náo nức hơn, quên đi cái mệt, cái lạnh buốt da khi đó. Dù chỉ cách tầm vài chục mét nhưng chúng tôi phải vượt qua các mỏm đá cheo leo mới ra được cột mốc.
Cột mốc cực Đông được lát granite sừng sững trước mặt tôi. Lúc này tôi chẳng biết làm gì khác hơn, ngoài việc nhanh chóng đọc hết các văn tự được khắc trên đó, rồi nhờ anh quý khách chụp cho vài tấm làm kỷ niệm.
Khoảnh khắc mọi người mong đợi cũng tới, ánh rạng đông trước tiên phía xa đường chân trời xuất hiện, mặt trời dần dần ló dạng. Nhìn cảnh vật xung quanh khi đó, chẳng khác gì một ma trận, đẹp mê li, khiến nhân loại ta không thể nào thoát ra được.
Tumblr media
Ánh rạng đông trước tiên của VN trên lục địa. Ảnh: Nhật Tân
Đứng ngắm một lúc, chúng tôi quay trở về theo đường cũ. Lúc này trời đã sáng, tôi có dịp chiêm ngưỡng nhiều bờ hồ đẹp của Phú Yên hơn. Nhìn từ mũi Đại Lãnh, bãi Môn, hồ Đại Lãnh tuyệt đẹp. Phóng xa tầm mắt về phía tay phải, sẽ thấy núi Đá Bia cao 706 m trên đỉnh đèo Cả, nơi nhưng mà chúng tôi vẫn gọi đó là Hòn Vọng Phu, với nhiều câu chuyện bí mật xoay quanh núi đá này. Có thể nói đây là những bờ hồ đẹp nhất tôi từng thấy với vẻ hoang vu, kèm theo lớp lớp sóng hồ xô vào bờ, tô điểm cho bức tranh thêm tuyệt vời.
Xa xa, những chiếc lều nhỏ được các quý khách dân phượt dựng ngay trên bãi biễn. Tôi hy vọng sẽ có dịp quay lại đây và trải nghiệm cảm giác ấy. Đó là được nằm trên bờ hồ hoang vu, cảm nhận gió hồ, lắng tai sóng và sáng dậy sớm ngắm ánh rạng đông trước tiên. Tưởng tượng thôi tôi đã thấy sướng rồi.
Xem thêm: Mũi Sa Vĩ, cực Đông miền Bắc
Độc giả: Nhật Tân
thay đổi: Kim Anh
Liên hệ: [email protected]
Theo: https://khachsanthanhdong.com/
0 notes
quynhontourist · 4 years ago
Text
City Tour Quy Nhơn nửa ngày: Thành phố thi ca
#quynhontourist #dulichquynhon City Tour Quy Nhơn nửa ngày: Thành phố thi ca https://quynhontourist.vn/city-tour-quy-nhon-nua-ngay/
https://ift.tt/2DKhuhd
Quy Nhơn được thiên nhiên ban tặng bờ biển ngập tràn ánh nắng, làn nước biển trong xanh và những thắng cảnh đẹp “quên lối về”. Đây là điều kiện thuận lợi để trải nghiệm các hoạt động như tham quan, lặn biển, hay du lịch chăm sóc sức khỏe tại các quần thể nghỉ dưỡng cao cấp hay đơn giản là kỳ nghỉ “trốn lạnh” dành cho các gia đình, nhóm bạn thân.
[caption id="attachment_13733" align="alignnone" width="960"] Quy Nhơn - Thành phố tựa sơn hướng thủy yên bình. Ảnh: Sở du lịch Bình Định[/caption]
Không quá đông đúc, náo nhiệt như nhiều điểm đến quen thuộc khác, Quy Nhơn mang một nét đẹp riêng của biển, nắng và gió. Nếu du khách muốn tìm cho mình những trải nghiệm mới mẻ, thú vị mà vẫn an toàn tại một bãi biển nhiệt đới trong mùa đông băng giá, Quy Nhơn chính là đáp án.
City Tour Quy Nhơn nửa ngày cùng Quy Nhơn Tourist sẽ đưa Quý khách khám phá những điểm du lịch đẹp, nổi tiếng nhất trong trung tâm thành phố như: Gềnh Ráng Tiên Sa, Tháp Đôi, Quy Hòa... Bên cạnh đó, Quý khách còn được nghe Hướng dẫn viên kể về cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử, về những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hay những vần thơ du dương của nhà thơ Xuân Diệu. Tất cả tạo nên một chuyến đi đáng nhớ khám phá "Thành phố thi ca" đặc biệt này.
Video hướng dẫn viên Quy Nhơn Tourist thuyết minh về nhà thơ Hàn Mặc Tử:
youtube
Ngoài ra, đến với City Tour Quy Nhơn nửa ngày, Quý khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản Bình Định nổi tiếng như: Bún Song Thằn, Bánh Xèo tôm nhảy, Bánh Bèo v.v... hay trải nghiệm một bữa cơm nhà ấm cúng mang đậm tình người của người dân miền Trung nơi đây.
[caption id="attachment_13724" align="alignnone" width="960"] Du khách Quy Nhơn Tourist check in Tháp Đôi (Quy Nhơn)[/caption]
0 notes
suckhoetot365ngay · 5 years ago
Text
Tổng hợp các khoản chi phí bắt buộc khi du lịch Quy Nhơn
Các khoản chi phí khi du lịch Quy Nhơn
1. Phương tiện di chuyển đến Quy Nhơn
Du khách có thể đến Quy Nhơn bằng cách lựa chọn một trong các phương tiện như: xe khách, máy bay, tàu hỏa. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể lựa chọn xe khách chất lượng cao như Phương Trang, Hoàng Long,...với giá vé giao động từ  300.000 đến 550.000 đ/ lượt. Và khi đến Quy Nhơn, bạn có thể lựa chọn taxi để đến khách sạn lưu trú.
2. Lưu trú ở Quy Nhơn hết bao nhiêu tiền?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết du lịch Quy Nhơn ăn gì, ở đâu thì đừng lo, những năm gần đây, du lịch Quy Nhơn khá phát triển nên các dịch vụ homestay, khách sạn, nhà nghỉ mọc lên rất nhiều để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách với mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn. Nếu bạn chọn nhà nghỉ bình dân thì giá giao động khoảng 180.000 - 220.000vnd/đêm. Vào những dịp lễ, tết thì bạn nên đặt phòng trước khi đến nơi để tránh trường hợp bị hết phòng.
Tumblr media
3. Chi phí ăn uống ở Quy Nhơn bao nhiêu?
Chi phí ăn uống tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mỗi người, nhưng để bạn có thể tính toán được chi phí cụ thể, chúng tôi xin giới thiệu một số món đặc sản của Quy Nhơn để bạn tham khảo. Nhưng nhìn chung chi phí ăn uống trung bình của một người không quá 150.000vnd bởi vì Quy Nhơn là điểm du lịch có chi phí ăn uống tương đối rẻ.
- Bánh xèo tôm nhảy: món ăn này không còn xa lạ đối với du khách, nhưng món bánh xèo tôm nhảy tại Quy Nhơn nổi tiếng vì hương vị đậm đà của món bánh xèo khác hẳn với món bánh xèo tại các tỉnh thành khác. Món này được coi là  món ăn tuyệt vời khi đi du lịch tại Quy Nhơn.
Giá của món ăn: 15.000VNĐ đến 25.000VNĐ
Tumblr media
- Bánh hỏi, cháo lòng: đây là món ăn đặc sản tại Quy Nhơn và còn khá xa lạ đối với người miền Bắc và miền Nam. Đây là món ăn được người dân Quy Nhơn yêu thích và trở thành bữa sáng phổ biến. Món bánh hỏi giống với bún nhưng sợi mỏng hơn ăn kèm với lòng heo, cháo thì rất ngon. Bởi vậy đừng bỏ qua món ăn này nếu bạn có dịp đi du lịch Quy Nhơn nhé.
Giá món ăn: 20.000VNĐ đến 35.000VNĐ.
- Bún chả cá: đây là món ăn nổi tiếng tại Quy Nhơn nên bạn nhất định phải thưởng thức khi có dịp đến Quy Nhơn. Món bún chả cá này được chế biến rất cầu kỳ và khác so với bún chả cá ở những nơi khác. Nước dùng của bún chả cả được chế từ xương ninh cá nên có hương vị rất đặc biệt.
Giá của món ăn: 25.000VNĐ - 35.000VNĐ
Tumblr media
Nguồn: http://biotravel.vn/cam-nang-du-lich/di-du-lich-quy-nhon-can-bao-nhieu-tien.html
0 notes
dac-san-binh-dinh · 5 years ago
Photo
Tumblr media
Chả ram tôm đất (at Quán Bà Sáu - Bánh Xèo Tôm Nhảy Bình Định) https://www.instagram.com/p/B8lpGjqjQ7Z/?igshid=houpds4is2xk
0 notes
bblandblog-blog · 7 years ago
Text
[Đà Nẵng] Đánh Giá Quán Bánh Xèo Tôm Nhảy Cô Ba - Đặc sản Bình Định ở Đà Nẵng
[Đà Nẵng] Đánh Giá Quán Bánh Xèo Tôm Nhảy Cô Ba - Đặc sản Bình Định ở Đà Nẵng
Tumblr media
Khi nói tới bánh xèo ở đà nẵng hầu hết mọi người đều biết tới Bánh Xèo Bà Dưỡng, tuy nhiên gần đây ở đà nẵng có một quán khá đông là Bánh Xèo Tôm Nhảy Cô Ba – Đặc sản Bình Định, vậy quán này thế nào, hãy cùng BBLand đi đánh giá địa điểm này xem thử nhé…
Đọc chi tiết bài viết tại: https://bbland.net/da-nang-danh-gia-quan-banh-xeo-tom-nhay-co-ba-dac-san-binh-dinh/
0 notes
gianhovn · 8 years ago
Text
Ngây ngất vị ngon món bánh xèo tôm nhảy Bình Định
Nói đến du lịch Bình Định mà không nhắc đến thế giới ẩm thực nơi đây là một thiếu sót lớn. Ẩm thực Bình Định vốn nổi tiếng bởi sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu mộc mạc mà tươi ngon, mà trong đó, bánh xèo tôm nhảy Bình Định là một món ngon điển hình.
Tại sao lại là ‘bánh xèo tôm nhảy’?
Cái tên nghe rất vui tai này thực ra để nhấn mạnh sự tươi ngon và cũng là bi quyết hàng đầu để tạo nên món bánh xèo tôm nhảy Bình Định trứ danh. Con tôm ngon nhất phải là tôm sông, tôm đầm, những con tôm đất nhỏ bằng ngón tay sau khi rửa sạch chỉ cắt râu và đuôi là có thể chế biến được. Con tôm tươi roi rói, nhảy lách tách trong chảo nóng, cái tên “tôm nhảy” ra đời cũng là vì thế.
Món ăn hấp dẫn ngay từ bước chế biến ( Ảnh: ST)
Dù là miền biển, không thiếu những con tôm biển tươi ngon, nhưng người dân xứ Nẫu khăng khăng với món bánh xèo đúc với tôm đất này, bởi chỉ có tôm đất từ đầm, từ sông, mới có thể tạo nên vị ngọt đặc trưng, mềm vỏ săn thịt của con tôm, và cũng là để tạo độ giòn cho bánh xèo. Để đúc bánh xèo tôm nhảy Bình Định, người chế biến nhất thiết phải luôn chân tay để phục vụ món bánh xèo ngay khi còn nóng. Sau khi dùng mỡ chài xoa lớp mỏng cho chảo, chờ nóng già, tầm chục con tôm nhỏ được bỏ vào chảo mỡ, nhảy tí tách và nhanh chóng chuyển sang màu đỏ tươi. Ấy là thời điểm hoàn hảo để đổ bột bánh, rồi tiếp đó là giá đỗ, hành lá. Để biết khi nào bánh xèo đã chín, người chế biến chủ yếu phụ thuộc vào cảm quan và kinh nghiệm, thấy mặt bên dưới giò, viền hơi co lại, giá đỗ trên tái mềm, thì nhanh chóng nhấc bánh xèo ra đĩa. Trong quá trình đúc bánh cũng phải nhanh tay xoay trở chiếc bánh cho giòn đều và tránh để bị cháy phần giữa, vốn tiếp xúc với nhiều lửa nhất.
Đặc trưng của ẩm thực ba miền
Bánh xèo tôm nhảy là sự kết hợp hài hòa của những sản vật địa phương ( Ảnh: ST)
Bánh xèo tôm nhảy Bình Định có lẽ là món ăn thể hiện sự giao hòa trong phong cách ẩm thực của ba miền Bắc, Trung, Nam rất đậm nét. Từ món bánh tráng mềm dai đặc trưng duyên hải Nam Trung Bộ, cho đến đĩa rau ăn kèm đầy giá tươi, rau thơm, rau cải và cải mầm , và nhất là không thể thiếu xoài xanh thái lát. Kì công không kém là bát nước mắm chấm, mỗi người có một bí quyết pha nước chấm khác nhau, tỉ lệ pha nước mắm, đường, nước khác nhau, thời gian đun nước chấm cũng khác nhau. Có quán pha nước chấm với dứa, có quán lại chọn xoài xanh. Vì thế, đến mỗi quán, bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn luôn có vị rất đặc trưng, không lẫn đi đâu được dù chỉ nội trong đất Bình Định.
Niềm tự hào của ẩm thực Bình Định ( Ảnh: ST)
Người Bình Định truyền tai nhau về một quán bánh xèo Bình Định ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước ( cách thành phố Quy Nhơn tầm 20km) – bánh xèo bà Năm, cũng bởi những bí quyết giản đơn mà đặc biệt của bà. Trong suốt mấy chục năm đúc bánh xèo, bà chỉ dùng duy nhất loại tôm đất của dòng sông Gò Bồi quê hương, nước chấm cũng phải tự tay bà pha, gạo cũng là nhà tự xay, bột gạo vì thế cũng giòn hơn, món bánh xèo đã hấp dẫn lại càng thêm đậm đà, khó cưỡng.
Thế mới thấy sự kì công và trân trọng với món ăn của người dân Bình Định với món ăn có phần mộc mạc này như thế nào. Từ những sản vật sẵn có ở địa phương, qua bàn tay chế biến và cái tâm của người đúc bánh, để vị ngon của những chiếc bánh xèo tôm nhảy Bình Định quấn trong bánh tráng và rau thơm cứ làm cho người ta muốn ăn mãi, thưởng thức mãi.
Không biết từ bao giờ, ẩm thực Bình Định tự hào ghi tên bánh xèo tôm nhảy như một món ăn đặc sản không nơi nào khác có được. Trong hành trình khám phá đất võ Bình Định, hãy đừng bỏ qua món ăn giản dị mà hấp dẫn này bạn nhé.
Những quán bánh xèo tôm nhảy Bình Định ngon nhất:
Quán bà Năm- thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định)
Quán ăn ông Hùng- 24 Diên Hồng
Quán ăn Gia Vỹ – 19 Diên Hồng, 118 Đống Đa
Quán Rau mầm- 91 Đống Đa
Ngây ngất vị ngon món bánh xèo tôm nhảy Bình Định Nguồn:
Cẩm nang du lịch Việt Nam.
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes