#Bà bầu khó tiêu nên làm gì
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?
Trong thời gian mang thai hầu hết mẹ bầu đều gặp phải tình trạng đầy hơi, ợ chua. Vậy mẹ bầu ăn không tiêu nên làm gì? Dưới đây là những mẹo chữa đầy hơi hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng.
Ảnh hưởng của chứng khó tiêu khi mang thai
Khó tiêu khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu khi ăn, vùng bụng luôn căng tức. Nguyên nhân có thể đến từ việc thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến đến các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, kích thước thai nhi tăng gây ra áp lực lên các bộ phận này cũng là nguyên nhân gây khó tiêu ở mẹ bầu.
Tình trạng khó tiêu khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là mức độ nguy hiểm còn tùy vào mức độ khó tiêu. Thông thường, bà bầu bị khó tiêu không gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm sẽ gây chán ăn cho mẹ, tinh thần mệt mỏi cơ thể trì trệ. Từ đó, mẹ thiếu dưỡng chất khiến cho cho thai nhi thiếu chất dinh dưỡng và khó có thể phát triển đúng chuẩn.
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?
Các biện pháp giúp phụ nữ mang thai bị đầy hơi cảm thấy thoải mái hơn mà bạn có thể tham khảo gồm:
Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi mang thai, các mẹ cần ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng đồng thời dễ tiêu hóa. Đối với những mẹ bầu khó tiêu thì việc làm này cùng vô cùng cần thiết. Những thực phẫm dễ tiêu hóa như rau xanh như cà rốt, cần tây, rau chân vịt, bông cải xanh… các loại trái cây như đu đủ chín, chuối, cam, kiwi… yến mạch, gạo lứt…
Mẹ có thể ăn thêm các món cháo bởi món ăn này mềm, lỏng nên cháo rất dễ tiêu hóa và là món ăn lý tưởng khi gặp phải tình trạng ăn không tiêu. Ngoài ra, mẹ có thể ưu tiên các món hấp, luộc trong chế độ ăn thay vì rán và xào nhé.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
Việc bổ sung lợi khuẩn đường uống là một biện pháp hiệu quả giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng khó tiêu khi ăn. Các vi khuẩn này được tạo ra trong quá trình lên men của thực phẩm như sữa chua, trà kombucha…. Bổ sung men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi khó tiêu và tiêu chảy, táo bón.
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
Theo các chuyên gia tiêu hóa, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng đường ruột. Tăng cường thêm thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, giúp mẹ bầu tránh táo bón, khó tiêu khi mang thai. Chất xơ không hòa tan như miếng bọt biển có thể hấp thu nước từ lòng ruột, giúp phân mềm và thành khuôn. Ngoài ra ,chất xơ hòa tan như vỏ trái cây hay củ quả: táo, yến mạch, đậu… giúp hỗ trợ tăng lợi khuẩn đường ruột. Các điều này cũng giúp thức ăn tiêu hóa dễ hơn, không khó tiêu và táo bón khi mang thai.
Xem thêm: uống canxi chung với sữa được không
Tránh những món ăn khó tiêu hóa
Một số thực phẩm và món ăn mẹ nên tránh để cải thiện và ngăn ngừa khó tiêu như
Đường tinh luyện: Mẹ bầu nên loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thành phần đường tinh luyện ra khỏi thực đơn và chế độ ăn hằng ngày của mình. Hàm lượng lactose có trong loại đường này sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên với dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng…đều là những món ăn khó tiêu hóa mà các mẹ bầu không nen tiêu thụ. Sữa bò tươi: Đối với một số bà bầu không hấp thụ được lactose có trong sữa sẽ dẫn đến chứng khó tiêu kèm theo đầy bụng. Do vậy nếu mẹ uống sữa bò tươi thấy có xuất hiện hiện tượng khó tiêu thì nên tìm loại sữa khác thay thế cho phù hợp. Một số loại thức ăn lên men: Thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày của mẹ. Ăn nhiều có thể gây nên chứng đầy bụng, ợ hơi khi mang thai. Rượu bia: Rượu bia, nước có ga đều là những thức uống mẹ nên tránh bởi ngoài việc có thể khiến mẹ khó tiêu mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi
Ngoài chế độ ăn uống thì mẹ bầu cũng cần luyện tập và sinh hoạt hàng ngày phù hợp với sức khỏe:
Mẹ không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ và chậm rãi. Sau khi ăn, mẹ bầu nên ngồi nghỉ nửa tiếng, sau đó đi dạo bộ một chút rồi mới đi nằm để trọng lực đẩy thức ăn xuống ruột hỗ trợ tiêu hóa tốt. Hãy lựa chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi và co giãn tốt. Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, tránh dùng bất kỳ loại quần hay áo có chun ôm chặt quanh bụng để tạo điều kiện cho thức ăn di chuyển tốt. Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức giúp tăng cường lưu thông máu từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Các bà mẹ tương lai có thể tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập tiền sản nhẹ vừa thư giãn lại giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu ở bà bầu rất tốt. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê phần đầu và lưng cao hơn một chút. Tư thế này giúp ngăn axit dạ dày không bị trào ngược lên trên. Giữ tinh thần luôn được lạc quan, vui vẻ để tránh stress
Xem thêm: thuốc sắt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Nếu những biện pháp trị bà bầu bị khó tiêu như trên không mang lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể sử dụng loại thuốc nào để cải thiện cảm giác khó chịu hay không.
0 notes
Text
3 fic từ Transformers trên ao3🥸
Kiến thức về lore tôi lủng thủng lỗ chỗ thật nhưng tôi vẫn dám cả gan nuốt 3 con fic ngắn đến từ hai thuyền Optimus Prime/Elita one và Windblade/Starscream dựa vào ba tiêu chí: ngắn; chỉ tập trung vào cặp đôi; có hai tag fluff và smut.
Tất cả nhằm để tránh bị chết não không cần thiết khi mà những fic dài hay tập trung vào các chuyển biến tâm lý phức tạp, angst sẽ ít nhiều đầu tư vào các chi tiết canon để làm nền móng phát triển (gu tôi😢)và tôi đặt biệt ớn nhất là dàn nhân vật đồ sộ với những cái tên rất là… ok, chưa chạm tới mức dân chơi rành đường nên đi lối nào dễ nhớ thôi.
___________________
For so long của SwamplingLvr
Một lựa chọn an toàn vì Elita-1 và Optimus Prime trong ấn tượng của tôi thì họ như một cặp đôi hoàn hảo ấy, kiểu mình nhìn vào thì sẽ “ồ! Họ là một cặp.” nhưng không để lại thêm bất kì cá tính thu hút nào khác ngoại trừ motif âm dương chia cắt cũng là lí do tôi để ý cặp này nên là muốn chém gió gì thì chém.
Kể về lần hội ngộ sau bao năm ròng gồng mình chinh chiến ngoài sa trường. Những tưởng đâu sẽ được đón nhận bằng vòng tay âu yếm của người yêu thì giờ đây sự xa cách của Optimus làm Elita-one hoang mang buồn tủi rất nhiều. Chiến tranh cùng trọng trách trên vai đã nhẹ gánh đi phần nào nhưng nó đã in hằn một hố sâu chướng ngách giữa họ, lùi không được mà tiến cũng không xong.
Đã bao lâu rồi họ mới được gần nhau thế này?
Fic cho tôi những gì tôi cần, đề cập vừa đủ thông tin bên lề, tập trung spotlight vào hai ông bà. Phân đoạn “😉” chỉ dừng ở mấy hành động mơn trớn thui à, mà với tôi thì vậy là chất lượng rồi, thơm ngon ngọt nước, không cảm thấy bị ick.
À quên nói! Truyện còn mở ra cho tôi một cõi khác về họ nữa, Optimus Prime×Elita-one=phụ huynh mẫu mực. Vibe hai người trong đây rất là trưởng thành, rất là ‘năm tháng’, rất là ‘gió tình bỗng giật cuồn cuộn dù cành lá đã ngả màu chiều muộn’, rất là ‘về đây bên nhau, ta nối lại tình xưa, chuyện tình mà bao năm qua em gói ghém vào kỉ niệm..’ kiểu kiểu vậy đó☝. Nói chung ai thích ngôn tình trung niên thì nên thử. Theo lý thì có 2 chương nhưng đọc chương 1 thôi cũng đủ phê rồi.
Đọc và xong vào 29/8/-30/8/2024
_____________________
Conventional Methods of Seducing a Seeker của extrobox
Tôi có chút tự tin hơn một xí với Windscream. Fic cũng không có quá nhiều nhân vật và hên sao tôi vẫn nhận ra những cái tên đó🤧. Nội dung về một buổi tối yên bình, ai cũng đang say giấc nồng thì đã có hai chú chim sắt hạng nặng vờn nhau qua lại trên bầu trời Cybertron. Cũng từ cái cuộc chơi vờn đấy mà Windblade và Starscream đều có chung một loại cảm xúc khó tả về đối phương. (Tụi nó hứng..😉..)
Nếu như hai ông bà cán bộ ở trên là chỉ tâm sự kín đáo thì hai chú chim này chơi outdoor cho máu luôn. Có điều tôi bị thắc mắc, tụi nó là robot mà..mình đồng da sắt mà sao không thấy một miếng mô tả nào liên tưởng đến nó trong lúc 😉 hết, rất là trơn tru, không va chạm kiểu kim loại với nhau ấy..🤷♀️.
Và tôi có vài vấn đề với mấy anh nam chính nói được hai câu nhếch mép/smirk 80 lần và thế đéo nào tôi lại rơi ngay vào con thuyền có Starscream, ông cụ tổ của mấy anh nam chính kể trên…💀. Ok, ok, ok fine. Không mồm mép tép nhảy, láo lếu thì không phải Starscream.
Đọc và xong vào 1/9/-2/9/2024
___________________
Tomorrow is in Your Hands của Autobot_Sonic
Kể về cuộc đời thứ hai của Starscream sau sự kiện Unicron, tạ ơn tác giả vì đã không nói quá sâu về nó (sự kiện Unicron) chứ có thì chắc kèo không có mặt trong bài review này đâu:)))
Chắc rằng sẽ dành hết thời gian còn lại trò chuyện cùng Bubble Bee hoặc trôi lãng vào vĩnh hằng thì một lần nữa hắn bị lôi trở lại với thế gian khổ ải này. Bất mãn không thôi với chính hắn, một tên đồ tể đất không dung trời không thứ khét tiếng một thời ở ‘kiếp trước’ này làm sao để nhận được sự tín nhiệm từ người dân, đồng nghiệp lần nữa chứ?
Và đặt biệt nhất là từ người mà hắn mến thương, Windblade.
Em hẳn đã đấu tranh rất nhiều mới đi đến quyến định hồi sinh hắn. Tái tạo lại New Cybertron đồng thời đối chọi với những tác nhân đến từ các thế lực khác cả trong lẫn ngoài nhằm đảm bảo dân chúng có được cuộc sống yên bình ổn định thật chẳng dễ thở chút nào.
Ok, nội dung ổn, diễn biến đủ kịch tính nhưng khúc cuối hơi chưng hửng và tác giả bảo đó là phần một của loạt 3 truyện theo sau, fic này từ 2019 rồi, dự tính không lành nên tôi bay ngay vô tìm truyện khác của tác giả thì sau Tomorrow is in Your Hands tác giả đăng fic khác vào 2022, trong đoạn mô tả họ cũng nó rằng họ còn nghĩ đến TiiYH và ý là hi vọng sẽ quay trở lại để viết tiếp nó, thế là tới bây giờ loạt truyện vẫn biệt tích🥲.
Tuyến tình cảm chia ra 6 chương, mỗi chương một ít thì cũng gọi là gu tôi.
Tuyến nhân vật thì xây dựng cũng tạm, chắc tại tôi chưa ngấm đủ lore và câu chuyện lại đặt ở bối cảnh “phát triển sau chiến tranh”, dàn nhân vật đã thân/biết nhau từ trước, mấy màn tương tác tôi vẫn bị cảm giác xa lạ, ngay cả Bee. Còn phát triển nhân vật thì hầu hết tập trung vào couple chính, dĩ nhiên.
And again, where is my loảng xoảng, leng keng, coong coong beng beng, lạch cạch, clank clank sound effects 🤔. Nói gì chứ tôi khoái cảnh 😉 fic này à, hai chú chim đồng thanh hót líu lo, ứng với Starscream trong headcanon của tôi, nó là đứa hơi nhạy cảm đụng gì cũng la miếng mới đặng.
Đọc và xong vào 3/9-5/9/2024
0 notes
Text
Uống cà phê sữa khi đang cho con bú được không?
Ngày nay, có thể thấy phần lớn phụ nữ cũng rất thích uống cà phê, thậm chí còn nghiện món đồ uống này. Thế nên, rất nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc rằng mẹ cho con bú có được uống cà phê hay không và ảnh hưởng của caffein đến chất lượng sữa mẹ là thế nào. Để biết được cho con bú uống cà phê sữa được không, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Xem thêm: sau sinh bao lâu thì an uống bình thường
Cà phê sữa là gì?
Cà phê sữa là thức uống vô cùng quen thuộc đối với nhiều người. Thức uống này được kết hợp từ cà phê và sữa đặc hoặc sữa tươi. Cà phê sữa có mùi thơm hấp dẫn, ít đắng hơn so với cà phê đen. Sự kết hợp của cà phê với sữa giúp cân bằng vị đắng, đồng thời giúp ly cà phê thêm phần đậm đà.
Nhiều người có thói quen uống cà phê sữa vào buổi sáng, hoặc sau ăn trưa, ăn tối. Uống cà phê sữa đúng cách có thể giúp duy trì trạng thái tỉnh táo, bổ sung một số dưỡng chất cho cơ thể. Cà phê sữa là đồ uống có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, người dùng có thể tự pha chế tại nhà hoặc uống tại những cửa hàng cà phê.
Xem thêm: cách uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh cho con bú
Cho con bú uống cà phê sữa được không?
Thực tế, cà phê sữa là thức uống chứa caffeine vô cùng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Mẹ sau sinh vẫn có thể uống cà phê sữa tuy nhiên cần dùng với liều lượng ít sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho bản thân và trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine trong 1 ngày. Lượng caffeine này tương đương với khi các mẹ nạp vào cơ thể 2 ly cà phê sữa.
Uống cà phê sữa đúng cách có thể cung cấp năng lượng, giúp mẹ sau sinh luôn tỉnh táo, cải thiện sự tập trung. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều caffeine cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng khó chịu cho mẹ. Uống nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày có thể gây ra những cảm giác khó chịu, hồi hộp, bồn chồn, khiến các bà mẹ bị đau nửa đầu, khó ngủ, đi tiểu thường xuyên, đau dạ dày, nhịp tim nhanh hoặc run cơ.
Nếu mẹ bầu uống quá nhiều cà phê trong thời gian ngắn sẽ khiến một lượng caffeine truyền qua đường sữa mẹ và tích tụ lại cơ thể của bé. Điều này có thể tác động đến cơ quan thần kinh của bé gây khó ngủ, cáu gắt, hay khóc,…
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Phụ nữ sau sinh uống cà phê sữa sao cho đúng?
Để hạn chế các rủi ro sức khỏe đến từ việc uống cà phê sữa, mẹ bỉm cần lưu ý:
Mẹ chỉ uống 1 cốc cà phê sữa mỗi ngày và không nên uống thường xuyên. Những ngày uống cà phê sữa, mẹ cần loại bỏ hoàn toàn các thức uống, đồ ăn chứa caffein khác để tránh nạp quá lượng caffein cho phép. Pha cà phê sữa vừa phải không nên pha quá đậm vị cà phê. Mẹ cũng không nên cho quá nhiều sữa để tránh nguy cơ bị thừa cân, tiểu đường sau sinh. Khi uống cà phê sữa, các mẹ cũng nên loại bỏ những đồ uống khác có chứa cafein như trà đen, trà xanh, nước ngọt có ga, nước tăng lực… Người mẹ nên uống cà phê sữa vào những thời điểm sau khi cho bé bú xong hoặc trước khi cho bé bú ít nhất 2 tiếng. Bởi uống cà phê vào những thời điểm này sẽ giúp giảm lượng cafein đi qua sữa mẹ và vào cơ thể em bé. Khi uống cà phê, người mẹ nên uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất do lợi tiểu. Uống đủ nước sẽ giúp duy trì lượng máu lưu thông, kích thích tiết sữa và giảm nguy cơ bị táo bón. Trước khi quyết định uống cà phê sữa sau khi sinh , mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe của mình và bé, cũng như những lời khuyên và chỉ dẫn cụ thể về việc uống cà phê an toàn.
Bổ sung sắt và các thành phần tạo máu cho mẹ sau sinh là việc làm cần ưu tiên hàng đầu bởi cơ thể mẹ hao hụt lượng máu lớn trong quá trình mang thai và sinh nở. Do đó, mẹ nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu sắt và uống viên sắt cho mẹ sau sinh. Đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể là cách giúp mẹ sau sinh ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Vậy mẹ sau sinh uống cafe sữa được không? Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên mẹ nên nắm vững các thông tin thiết yếu trên đây để vừa có thể chăm bé một cách tốt nhất vừa có thể tiếp tục “nghiền cafe” mẹ nhé!
0 notes
Text
Mật ong trị ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Bà bầu thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị các triệu chứng bệnh tật, đặc biệt là khi phải đối mặt với những cơn ho kéo dài. Việc sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, dùng mật ong được xem là một trong những phương pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả để giảm triệu chứng ho cho bà bầu.
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
Cách dùng mật ong trị ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Trong các phương pháp trị ho dân gian thì mật ong được cho là “thần dược”. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách trị ho cho bà bầu bằng mật ong với cách làm vô cùng đơn giản dưới đây:
Trị ho từ mật ong và quất
Với công thức này, mẹ thực hiện như sau:
Lấy 10 quả quất, rửa sạch và bổ đôi (để nguyên cả vỏ và hạt). Cho quất vào bát nhỏ, trộn thêm ít mật ong cho xâm xấp sau đó đem đi hấp cách thủy. Hấp 15 phút thì tắt bếp. Hỗn hợp quất mật ong mẹ để nguội rồi lấy ăn dần cả ngày. Thỉnh thoảng ăn 1 thìa, ăn liên tục 3 – 4 ngày thì tình trạng ho sẽ cải thiện rõ rệt. Lưu ý mẹ nên ăn cả nước cốt và cả quất để lấy được hết các dưỡng chất.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón
Mật ong hấp lá hẹ trị ho
Công thức này khá đơn giản nhưng hiệu quả trị ho lại cực cao. Mẹ bầu chỉ cần:
Lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi cắt khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay. Cho lá hẹ vào bát rồi thêm 2-3 thìa mật ong vào rồi đem đi hấp cách thủy. Hấp với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi chắt lấy nước uống. Nước mật ong hấp lá hẹ có tác dụng trị ho, tiêu đờm hiệu quả mà lại khá an toàn nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.
Trị ho bằng mật ong và tỏi
Tỏi có hoạt chất kháng khuẩn cực mạnh, tinh chất của tỏi cũng có thể giúp mẹ giảm ho hiệu quả khi kết hợp với mật ong.
Công thức này mẹ chỉ cần:
Đập dập khoảng 5 nhánh tỏi, sau đó cho vào bát và trộn cùng một ít mật ong. Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy, khi nào thấy mùi tỏi hăng hắc là tắt bếp. Để nguội hỗn hợp trên rồi uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Uống liên tục 3 – 4 ngày triệu chứng ho sẽ giảm rõ rệt.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Nước chanh pha mật ong
Công thức trị ho cho bà bầu bằng mật ong này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm, sau đó cho 12 – 3 thìa mật ong vào, khuấy đều rồi uống ngay.
Mỗi ngày uống 2 lần, sáng ngủ dậy và uống buổi tối, duy trì liên tục vài ngày thì sẽ giảm ho.
Trà chanh mật ong
Ngoài nước chanh mật ong mẹ có thể pha chế trà chanh mật ong uống để trị ho. Mẹ pha một ly trà ấm, có thể là trà xanh, trà hoa cúc rồi cho 1 – 2 thìa mật ong và vài lát chanh thái mỏng vào khuấy đều là có thể thưởng thức.
Trà chanh mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho rát, khó chịu. Khi uống mẹ cần lưu ý chỉ uống lúc no, không uống khi đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Chanh mật ong, quế và gừng
Ngoài những công thức trị ho cho bà bầu bằng mật ong kể trên, mẹ có thể áp dụng theo công thức dưới đây:
Lấy một ít gừng và quế băm nhỏ rồi trộn với 1 – 2 thìa mật ong. Đổ hỗn hợp trên trộn với một thìa nước cốt chanh, sau đó lấy ít một để ngậm sẽ giúp làm dịu cổ họng và cảm thấy dễ chịu hơn với mùi thơm đặc trưng của gừng và quế.
Ngoài những công thức trên, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị ho hiệu quả hơn. Chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng như sắt và canxi cho bà bầu , DHA, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
Hy vọng rằng các cách trị ho cho bà bầu bằng mật ong này sẽ giúp bạn giảm bớt cơn ho và có một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên luôn duy trì một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.
0 notes
Text
Táo bón sau sinh mổ do đâu?
Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, thì sinh mổ cũng có những nguy cơ rủi ro nhất định. Trong đó, rất nhiều người mới làm mẹ lần đầu thường gặp phải tình trạng táo bón sau khi sinh mổ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân táo bón sau sinh mổ là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này.
Xem thêm: thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ đủ chất lợi sữa
Tại sao mẹ bị táo bón sau sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sau khi sinh mổ bị táo bón. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
Vết thương sau sinh
Mẹ sinh mổ sẽ bị đau lâu hơn các mẹ sinh thường. Vết mổ bị đau và lâu hồi phục khiến mẹ ngại đi vệ sinh, nín nhịn kéo dài có thể gây ra táo bón. Ngoài ra, cơ thắt hậu môn co chặt, cộng với việc phải rặn trong khi sinh có thể làm cong hay hỏng cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn, từ đó làm cho phân khó thoát ra ngoài và gây táo bón. Nhiều mẹ cũng bị tăng cân hoặc bị áp lực khi mang thai và gây ra tình trạng trĩ, điều này sẽ khiến mẹ bị đau và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Do thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân táo bón sau sinh mổ phổ biến là do sự thay đổi nội tiết tố sau sinh. Nồng độ hormone progesterone tăng cao chưa điều chỉnh lại sau sinh có thể làm chậm chức năng của ruột và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố còn có thể do mẹ bị căng thẳng sau sinh gây ra. Khi hormone căng thẳng như cortisol tăng đột biến có thể làm thay đổi thói quen đi vệ sinh và gây ra táo bón.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sau sinh với việc bồi bổ nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn ít rau củ quả, chất xơ hay uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị táo bón. Đây là trường hợp nhiều mẹ gặp phải khi bổ sung dinh dưỡng quá mức mà không ăn thêm rau hay hoa quả hàng ngày.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Cơ thể bị mất nước
Tình trạng thiếu nước, mất nước làm cho phân khô hơn và ảnh hưởng tới các hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và gây ra táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bị mất máu trong quá trình sinh mổ cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể và làm chậm quá trình đào thải hơn bình thường.
Ít vận động sau sinh
Phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn sinh thường, do đó nhiều mẹ có xu hướng nghỉ ngơi trên giường lâu hơn, ít vận động hơn. Tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân táo bón sau sinh mổ. Việc giảm mức độ hoạt động sau sinh có thể làm chậm chức năng của hệ tiêu hóa, hoạt động của ruột yếu đi do ít vận động, phân khô cứng do xảy ra tình trạng tái hấp thu nước trong ruột già làm cho mẹ khó đi ngoài.
Do tâm lý
Một nguyên nhân tiềm ẩn khác làm mẹ bị táo bón sau sinh mổ là nhiều mẹ bỉm sợ đi vệ sinh sẽ gây đau và bị đứt chỉ khâu. Do đó, mẹ không dám rặn nhẹ để đi đại tiện, thúc đẩy phân ra bên ngoài. Những lo lắng này làm cho tình trạng táo bón kéo dài và trầm trọng hơn.
Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ruột và gây ra tác dụng phụ phổ biến như táo bón. Kể cả mẹ không dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau nào nhưng vẫn cần mất vài ngày tới vài tuần để ruột cân bằng lại.
Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Cách điều trị táo bón sau sinh mổ
Vì sau sinh, mẹ cần phải cho con bú nên việc sử dụng thuốc thường hạn chế vì một số loại bài tiết qua sữa gây ảnh hưởng thai nhi. Nếu tình trạng táo bón sau sinh không quá nghiêm trọng, các có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây.
Uống nhiều nước và bổ sung thêm các món ăn dạng lỏng như canh, cháo.. Tăng cường chất xơ vào bữa ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu.. Bổ sung thêm các món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, mận, nước ép mận.. Tránh ăn các loại thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, sô cô la.. Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đi ngoài ở tư thế ngồi xổm cũng giúp việc đại tiện thuận lợi hơn. Tập luyện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, hay tắm nước ấm giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Cho con bú mẹ để kích thích tử cung co bóp, góp phần giúp mẹ đi ngoài dễ dàng hơn. Chia sẻ việc chăm sóc em bé với chồng hay người thân giúp mẹ có thời gian cho bản thân, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc.
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng các nhóm chất với các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, phòng tránh tình trạng táo bón có thể xảy ra sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ sắt canxi dha cho mẹ sau sinh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa thiếu máu, thiếu canxi sau sinh. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng, sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Ngoài những cách hỗ trợ giảm táo bón sau khi sinh mổ ở trên, các mẹ cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn nhanh hay ăn quá no, khi ăn cần nhai thật kỹ và ăn đúng giờ để cơ thể có thói quen giờ giấc ăn uống. Nếu cần thiết phải sử dụng tới thuốc để cải thiện tình trạng táo bón, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.
0 notes
Text
Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, hành trình mang một sinh linh bé bỏng ra đời luôn đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, khi mẹ bầu còn bỡ ngỡ với thiên chức mới, muôn vàn những câu hỏi và nỗi lo lắng thường trực hiện hữu. Bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, giúp mẹ bầu tự tin và an tâm hơn trong giai đoạn đầu tiên đầy biến động này.
1. Tại sao tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn?
Mệt mỏi và buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén, là “người bạn đồng hành” quen thuộc với phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hormone progesterone và hCG (hormone thai kỳ).
Dù gây ra những khó chịu nhất định, nhưng ốm nghén lại là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tình trạng này thường giảm dần và chấm dứt hẳn khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
2. Những triệu chứng thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì?
Bên cạnh mệt mỏi và buồn nôn, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Thay đổi tâm trạng: Dễ xúc động, vui buồn thất thường do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Ngực căng tức, nhạy cảm: Do sự phát triển của các tuyến sữa để chuẩn bị cho con bú.
Thay đổi khẩu vị: Thèm ăn hoặc chán ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Táo bón: Do hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa.
Đi tiểu nhiều: Do tử cung phát triển chèn ép vào bàng quang.
Chảy máu chân răng: Do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến nướu.
Chóng mặt, hoa mắt: Do huyết áp thấp.
3. Tôi nên ăn gì và kiêng gì trong 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu axit folic: Rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, sữa... cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương... giúp xương và răng của bé phát triển tốt.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, gan, các loại đậu, rau xanh đậm... giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2,5 lít) và hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:
Rượu, bia, thuốc lá: Gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm sống, tái: Có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm nhiều đường, chất béo: Dễ gây tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ.
Thực phẩm chứa caffeine: Cà phê, trà đặc, nước tăng lực... có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt và gây mất ngủ.
4. Tôi có nên tập thể dục trong 3 tháng đầu?
Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... Tránh các bài tập cường độ cao, va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu?
Sau khi thử thai dương tính, mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai, nhịp tim thai,...
6. Tôi cần lưu ý gì khác trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Uống viên bổ sung axit folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng/ngày).
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
Chia sẻ cảm xúc và những băn khoăn của bạn với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho hành trình mang một sinh mệnh mới ra đời. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ bầu trang bị kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình thiêng liêng này.
👉 Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/ba-thang-dau-thai-ky/
0 notes
Text
Những lợi ích khi mẹ bầu ăn cóc là gì?
Những lợi ích khi mẹ bầu ăn cóc là gì?
Việc bổ sung quả cóc vào chế độ ăn không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe thai kỳ tốt hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể khác:
Ăn cóc giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả
Quả cóc chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên như flavonoid và vitamin C. Những dưỡng chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật thông thường.
Ăn cóc giúp làm đẹp da cho bà bầu tốt hơn
Vitamin C và vitamin E trong quả cóc không chỉ giúp da mẹ bầu trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn mà còn thúc đẩy sự sản sinh collagen dưới da. Điều này giúp giảm nếp nhăn, duy trì làn da căng mọng và đàn hồi.
Ăn cóc tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu hơn
Cóc giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Chất xơ trong quả cóc kích thích nhu động ruột, giúp giải quyết vấn đề táo bón thường gặp ở thai kỳ. Bên cạnh đó, hàm lượng nước cao trong cóc còn giúp mẹ bầu duy trì tình trạng cân bằng nước trong cơ thể.
Ăn cóc giúp giảm ho cho bà bầu hiệu quả
Các enzyme trong quả cóc có tác dụng làm dịu các cơn ho, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ho.
Ăn cóc giúp kiểm soát tiểu đường
Chất xơ trong cóc cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ và các vấn đề tim mạch.
Ăn cóc giúp ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả
Quả cóc chứa hàm lượng cao chất sắt, một vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Việc bổ sung sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc bầu uy tín hiệu quả!
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cóc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn hiệu quả
Cóc là loại trái cây chứa hàm lượng cao giá trị dinh dưỡng tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng loại quả này. Dù thèm đến mấy, mẹ cũng chỉ nên ăn 1-2 quả cóc mỗi ngày để tránh tình trạng trào ngược axit dạ dày và gây khó chịu cho vùng ruột.
Cách chọn và sử dụng cóc cho bà bầu:
Chọn cóc tươi: Hãy chọn những quả cóc tươi, không bị héo, úng hay mất vệ sinh an toàn. Ưu tiên chọn mua các loại cóc hữu cơ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Rửa sạch và gọt vỏ: Trước khi ăn, mẹ nên rửa cóc cùng nước muối và dưới vòi nước mạch. Gọt vỏ thật kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
Việc ăn cóc đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu tận dụng được nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc mang bầu ăn cóc được không? Việc quan tâm tới chế độ dinh duỡng trong thai kỳ chính là bí quyết hàng đầu giúp mẹ chăm sóc bầu khoẻ mạnh. Ngoài ra, xua tan đi những mệt mỏi, đau nhức khó chịu của thai kỳ, có rất nhiều mẹ bầu hiện nay đã tìm tới các địa chỉ spa chăm sóc bầu uy tín để được thực hiện liệu trình massage bầu chuyên nghiệp. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ không chỉ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp mà còn được chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết và giảm phù nề hiệu quả giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn nhé.
0 notes
Text
Mắc kẹt trong tiềm thức là cảm giác gì?
Khó mà nói lắm, ở trong đó, có đủ loại ký ức cùng cảm xúc lẫn lộn bản thân từng trả qua. Mỗi một bước đi đều không thể khống chế được hồi ức hiện hữu trước mắt.
Một đời dài đằng đẵng, sống đủ lâu cũng chẳng thấu hiểu nhân sinh. Người qua kẻ lại, bản thân cũng đang bước đi, hòa mình trong dòng người vộ vã. Chẳng biết đi đâu nữa, lặp lại vô số lần những ký ức đau thương.
Hiểu Lam sức cùng lực kiệt, lặp đi lặp lại, cho dù là kẻ có kiên nhẫn cũng chẳng chịu nổi dằn vặt thời gian. Nhưng chân vẫn phải bước tiếp, loại đau khổ này thân thể không cảm nhận được nhưng bào mòn linh hồn đến cùng cực, sợ hãi đã không còn là cảm xúc, mệt mỏi cũng chẳng rõ ràng. Như con quay mòn rỉ vẫn trong vòng quay yếu ớt.
Tại sao vẫn phải sống?
Không biết nữa.
Phàm nhân hay thần tiên, chứ hiếu vẫn là sự ràng buộc rõ ràng nhất.
"Hiểu Lam."
"Thượng thần đại nhân, có lẽ không chỉ sinh ra ta đã mang tội mà ngay cả chết đi cũng là một cái tội." Hiểu Lam mỉm cười, trông nàng không còn ra hình ra dáng, một thân thể tàn tạ rách nát.
Kỳ Miên Đàm không dám nhìn nữa, bên tai vẫn còn âm thanh già nua run rẩy khi nói về hiện trạng của Hiểu Lam. Cho dù còn sống cũng chỉ có thể nằm một chỗ, đời này coi như bỏ.
Hiểu Lam còn rất trẻ, cuộc sống đáng nhẽ không nên tệ bạc như thế với con bé. Đúng hơn là người làm cha mẹ bọn họ không nên mới đúng. Bọn họ đã bỏ lỡ rất nhiều mốc thời gian bên cạnh đứa con gái của mình, ruồng bỏ nó căm ghét nó.
Hiểu Lam không oán trách bọn họ, nàng nhận tất cả mọi lỗi lầm về mình. Vẫn sẽ mỉm cười ôn nhu dịu dàng khi nói chuyện với họ. Nàng chẳng tỏ vẻ tức giận, luôn giữ thái độ xa cách.
Đúng vậy, chính là của một người lạ kính lễ với một người lạ. Nàng từ bao giờ đã không còn thân thiết gọi cha mẹ như anh chị của mình?
Bà không nhớ nổi.
Thực sự đã quá lâu rồi.
"Con có thể cho người làm cha mẹ như ta một cơ hội để tạ lỗi không?"
"Thượng thần, ta chưa từng là một người kiên nhẫn." Hiểu Lam lắc đầu, ánh mắt vô thần mệt mỏi rủ xuống "Ta sợ, giống với khi đó. Khi ta quỳ ở trong sân viện, ánh mắt của ngài lướt qua ta, chúng ta tựa như không có quan hệ máu mủ."
Từ khi còn nhỏ, nàng sớm đã hiểu được loại ánh mắt chán ghét đó. Nàng đã vô số lần gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực, dùng một ý nghĩ khác thay thế. Nhưng nó là hiện thực. Hiện thực phũ phàng.
Kỳ Miên Đàm sợ hãi, bà không hiểu Hiểu Lam, nàng rõ ràng ở đó, cách bà vài bước chân tại sao lại không thể chạm tới.
"Ta thích tự do, không phải chỉ mỗi bầu trời ngoài kia, không phải vì các vị không quản thúc ta. Chẳng qua, là vì thế giới ngoài kia không biết ta là ai, bọn họ sẽ chẳng phán xét một kẻ như ta. Thượng thần, ta đáng tội, ta phải làm sao đây?"
Hiểu Lam quỳ xuống, vừa cười vừa khóc, hoảng loạn dập đầu. Nàng bây giờ là cái gì? Nàng phải làm sao? Không biết được.
Kỳ Miên Đàm đứng yên, không thể làm gì cả, thực sự không biết nên b�� trốn hay đến bên đứa con của mình. Bà đã bỏ rơi nó, buông tay ngay khi nó mới chỉ là đứa trẻ còn trong tã. Bà phải làm sao đây.
"Hiểu Lam..." Kỳ Miên Đàm chọn đưa tay ra.
Lần đầu tiên ôm chặt đứa con gái của mình, cảm giác vô thực cuối cùng cũng chân thật hơn. Da thịt lạnh lẽo cũng đã có hơi ấm và nước mắt cũng đã thấm ướt đầu vai bà.
0 notes
Text
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Top món ăn ngon từ rau muống
Trong thời gian mang thai, thai phụ được khuyến khích bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm như thịt, cá, sữa và rau xanh. Trong đó, rau muống được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Những lợi ích mà loại rau này mang lại là gì? Mẹ có thể tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Trong rau muống chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho thai nhi. Đặc biệt, loại rau này cũng là nguyên liệu dân dã có thể chế biến thành nhiều món ăn cho mẹ bầu.
Một số món ăn từ rau muống được rất nhiều mẹ bầu yêu thích như:
Rau muống luộc: Đây là món ăn dễ thực hiện, rất lành mạnh và bổ dưỡng nên nhiều mẹ bầu yêu thích. Đặc biệt những mẹ đang trong chế độ ăn kiêng dầu mỡ.
Rau muống xào tỏi: Món ăn này được thực hiện với những nguyên liệu hết sức đơn giản như tỏi, rau muống, xì dầu, mắm, hạt nêm. Sau khi phi tỏi, rau muống đã rửa sạch được cho vào chảo và xào chín. Sau đó mẹ nêm nếm gia vị vừa đủ và đảo đều tay khi rau chín là có thể dùng được.
Nộm rau muống tôm khô: Món ăn này được chế biến khá phức tạp. Các nguyên liệu được sử dụng là rau muống, tôm khô, tỏi băm, ớt băm, nước cốt chanh, rau mùi, húng quế, lạc rang sẵn, gia vị. Đầu tiên, rau muống được luộc chín, tôm xào khô. Sau đó trộn hai nguyên liệu này với nước mắm tỏi ớt, thêm rau thơm, đậu phộng để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài những gợi ý trên, rau muống có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tùy khẩu vị của mẹ bầu. Loại rau dinh dưỡng này giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn để thích nghi với khẩu vị “khó tính” ngày bầu bí.
Lợi ích của rau muống đối với bà bầu
Để tìm hiểu cụ thể lợi ích mà rau muống mang lại cho bà bầu, mẹ nên biết được những thành phần trong loại nguyên liệu này là gì? Rau muống chứa trên 18 loại vitamin, khoáng chất và chất điện giải.
Như vậy, rau muống chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Những dưỡng chất này mang đến đến nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể như:
Giảm cholesterol: Những vitamin A, C trong rau muống có khả năng giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Nhờ đó, mẹ bầu có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ tim mạch và tiểu đường khi mang thai.
Cải thiện tiêu hóa, chống táo bón: Từ bảng thành phần trên có thể thấy rau muống chứa lượng chất xơ khá lớn. Thành phần này giúp tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Cải thiện thiếu máu: Trong 100g rau muống chứa 1,67mg chất sắt. Phụ nữ mang thai thiếu sắt được khuyến khích nên dùng nhiều rau muống để hỗ trợ cơ thể tạo máu, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong và sau khi sinh.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Có nhiều cách chế biến rau muống mà không cần sử dụng dầu mỡ, đường ngọt như rau luộc, trộn nộm,… Chế độ ăn rau xanh lành mạnh này ngăn ngừa tiểu đường rất tốt cho mẹ bầu.
Chống oxy hóa: Vitamin A trong rau muống là chất chống oxy hóa tiêu biểu. Chúng ngăn chặn sự tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Điển hình là khả năng chống oxy hóa cholesterol, giúp chống các bệnh tim mạch nguy hiểm khi đang mang thai. [1]
Cải thiện thị lực: Các nhà khoa học đã phát hiện rau muống chứa nhiều vitamin A, carotenoid hoặc lutein. Đây đều là thành phần có lợi cho mắt, ngăn ngừa giảm thị lực, xuất huyết võng mạc,…
Tóc chắc khỏe: Từ lâu, rau muống được biết đến với công dụng trị gàu, ngăn ngừa tóc gãy rụng, giúp thai phụ có mái tóc bóng mượt, tự nhiên.
Chống lão hóa, trẻ hóa làn da: Các chất chống oxy hóa trong rau muống cũng làm giảm dấu hiệu lão hóa do yếu tố từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời hoặc bụi bẩn. Nhờ đó, rau muống có thể làm giảm nếp nhăn, giúp làn da mẹ bầu thêm căng mịn.
Chắc khỏe xương, răng: Hàm lượng canxi, magie, selen trong rau muống khá cao. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho xương và hỗ trợ xương hấp thu canxi tốt hơn.
Những điều cần lưu ý khi ăn rau muống
Có thể nói, rau muống là thực phẩm lành tính, giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho thai phụ trong suốt thai kỳ. Dù vậy, để đảm bảo an toàn, bà bầu vẫn cần chú ý một số điều sau khi sử dụng rau muống:
Rửa sạch trước khi chế biến, đặc biệt với rau muống mọc tự nhiên. Bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, trứng ký sinh. Nếu mẹ không rửa sạch thì có thể nhiễm sán, nhiễm giun hoặc tiêu chảy.
Nên nấu chín, không ăn sống: Dù mẹ đã rửa lại nhiều lần nhưng khó có thể đảm bảo đã rửa sạch giun sán hay chưa. Ăn chín, uống sôi là biện pháp đơn giản nhất để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mẹ bầu.
Không ăn rau muống và uống sữa cùng lúc: Sữa bò, sữa chua hoặc phô mai đều được khuyến cáo không nên dùng cùng rau muống. Rau muống chứa hàm lượng sắt cao, khi dùng cùng với những thực phẩm giàu canxi như sữa sẽ cản trở việc hấp thu canxi, thậm chí gây đầy bụng, khó tiêu.
Không ăn rau muống khi có vết thương ngoài da: Hợp chất Madecassol trong rau muống làm tăng sinh mô sợi collagen bên dưới lớp tế bào biểu bì. Khi phát triển quá mạnh, chúng đẩy lớp biểu bì lên và hình thành sẹo.
Không nên ăn quá nhiều rau muống: Rau muống có tính hàn. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Người bị nhức xương do viêm khớp, gout hoặc sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống: Rau muống rất giàu đạm, canxi, kali cùng nhiều loại muối khoáng khác. Ăn chất đạm quá nhiều sẽ không tốt cho người bị gout. Thực phẩm quá nhiều canxi có thể gây lắng đọng tại thận. Ngoài ra, dù có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng loại rau này có thể làm tăng huyết áp nên người bị huyết áp cao không nên dùng quá nhiều.[3]
Giãn tĩnh mạch hoặc yếu chân tay: Đây chỉ là thông tin được truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận hơn bằng việc hạn chế ăn rau muống.
Những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh rau muống, còn nhiều loại rau khác cũng rất tốt cho người mẹ mang thai 3 tháng đầu. Những món ăn từ các loại rau này có thể giúp thực đơn ăn uống của mẹ bầu thêm phong phú cả về chất lẫn lượng.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, 100g rau mồng tơi cung cấp 5,4 – 12% lượng sắt và acid folic mỗi ngày cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh và thiếu máu. Hơn nữa, loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện đường tiêu hóa rất tốt. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải được không?
Rau cải xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, điển hình như chất đạm, chất xơ, một số loại vitamin như A, K, C, B6, E,… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng, hạn chế táo bón và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy giảm thị lực ở mẹ bầu. Ngoài ra, ăn rau cải cũng có nhiều công dụng khác như:
Hỗ trợ xương răng chắc khỏe.
Bảo vệ tim mạch.
Tăng sức đề kháng.
Giữ làn da khỏe mạnh, điều tiết nhờn.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?
Rau lang chính là phần lá của cây khoai lang. Loại rau này chứa nhiều kali, magie, canxi, vitamin B6, B1, C, PP,… Nhờ đó mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu như:
Phòng ngừa huyết áp cao.
Ngăn ngừa tiểu đường.
Giảm tình trạng ốm nghén.
Thanh nhiệt, giải độc.
Rau lang cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm,…
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?”. Qua đó, mẹ đã biết thêm được những công dụng tuyệt vời của loại rau này khi mang thai. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thai kỳ thì có thể truy cập website menacal.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Nguồn bài viết: https://menacal.vn/bau-3-thang-dau-an-rau-muong-duoc-khong/
0 notes
Text
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Nhiều người lo lắng và đặt ra thắc mắc “Mẹ sau sinh mổ ăn kimbap được không?” Câu trả lời dành cho các mẹ là ăn kimbap rất tốt và an toàn cho mẹ sau sinh mổ:
Rong biển có trong kimbap chứa protein thực vật, sắt, vitamin K, vitamin A … Là những dưỡng chất cần thiết, tham gia vào quá tình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành, không để lại sẹo lồi gây mất thẩm mĩ
Ngoài ra rong biển chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, giảm viêm, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Rong biển rất giàu chất xơ, nhờ đó giúp sản phụ tránh được chứng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác sau sinh.
Ngoài ra rong biển chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của em bé.
Các vitamin và khoáng chất trong rong biển có tác dụng điều hòa khí huyết, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mẹ bỉm.
Bên cạnh rong biển, các nguyên liệu đi kèm như cơm, rau, củ, hải sản trong kimbap cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho mẹ bỉm, giúp mẹ sau sinh mổ nhanh hồi phục
Mặc dù kimbap mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh mổ, nhưng rong biển cũng chứa i-ốt. Ăn quá nhiều i-ốt có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp cho cả mẹ và con. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn kimbap với lượng vừa phải.
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap cần lưu ý gì?
Không nên ăn quá nhiều kimbap, để tránh tình trạng dư thừa i ôt và nguy cơ nhiễm kim loại nặng cho mẹ và em bé.
Lựa chon thực phẩm an toàn để làm món kimbap hoặc chọn cửa hàng uy tín để tưởng thức, tránh tình trạng sử dụng thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và em bé.
Không sử dụng kimbap để qua đêm hoặc kimbap bị thiu, tránh bị tiêu chảy, đau bụng cho mẹ bỉm.
Những mẹ bỉm bị cường giáp, có tiền sử dị ứng hải sản hoặc rong biển không nên sử dụng món ăn này.
Không ăn kimbap cùng với những thực phẩm k��� rong biển như nước trà, cam thảo, quả hồng, có thể gây khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Không sử dụng kimbap cùng các thực phẩm dễ gây kích ứng để lại sẹo lồi như: rau muống, đồ nếp…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ sau sinh mổ có ăn được kimbap không? Đồng thời cung cấp cho các mẹ thêm cách làm kimbap đơn giản tại nhà, và một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi sử dụng kimbap.
Bên cạnh đó, sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và tiếp tục uống viên sắt bà bầu mà mẹ đã tin chọn trong thai kỳ để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.
0 notes
Text
5 dấu hiệu mang thai lần 2 dễ nhận biết ở mẹ bầu
Sự mang thai của mẹ là nỗi vất vả gian nan không thể nào so sánh được. Bao nỗi khó nhọc mẹ đều nhận cả, mẹ không chia sẻ cho ai. Sự hy sinh thầm lặng của mẹ là cao cả và thiêng liêng. Khi mẹ mang thai lần 2, có sự khác biệt với mẹ mang thai lần đầu.
Bật mí 5 dấu hiệu mang thai lần 2 sớm nhất giúp các mẹ sớm nhận biết tình trạng mang thai để chăm sóc thai kỳ được tốt nhất.
Xem thêm: uống thuốc sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Mang thai lần 2 có những biểu hiện gì?
Trên thực tế, họ dễ dàng nhận biết dấu hiệu mang thai lần 2 là bởi sự xuất hiện của các triệu chứng tương đồng và phổ biến giữa hai lần mang thai. Vậy mang thai lần 2 có những dấu hiệu gì giống với lần đầu? Dưới đây là 5 dấu hiệu mang thai phổ biến, cụ thể:
Chậm kinh
Chậm kinh được coi là dấu hiệu mang thai lần 2 sớm đáng tin cậy nhất. Với những mẹ có chu kì kinh đều đặn, khi phát hiện bị trễ kinh mẹ hãy nghĩ ngay đến việc mình có thể đã mang thai. Mẹ nên tiến hành thử thai để biết được kết quả chính xác hơn.
Ngực căng tức và nhạy cảm hơn
Một trong những dấu hiệu mang thai lần 2 sớm nhất là ngực căng tức và trở nên nhạy cảm hơn. Chị em có thể thấy một hoặc cả hai ngực nặng nề, mềm và cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào. Núm vú có thể trở nên sẫm màu hơn, quầng vú có thể xuất hiện những vết sưng nhỏ. Mẹ bầu mang thai lần 2 có thể thấy ngực chảy sệ hơn lần đầu do quá trình cho con bú mẹ.
Xem thêm: những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân
Nôn nghén
Đây là dấu hiệu mang thai lần 2 có thể xuất hiện ở hầu hết phụ nữ đang mang thai do nồng độ hormone HCG và estrogen tăng cao trong giai đoạn đầu thai kỳ. Những thay đổi nội tiết tố này có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, mệt mỏi và nhạy cảm với mùi. Đặc biệt, nếu đã từng nôn nghén ở lần mang thai đầu tiên thì khả năng cao ở lần 2 cũng sẽ lặp lại.
Thay đổi khẩu vị
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, chị em có thể nhận thấy những thay đổi trong khẩu vị của mình, chẳng hạn như chán những món ăn từng yêu thích hoặc thèm một số món ăn mà trước đây không thích. Nội tiết tố thai kỳ sớm có thể ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của các mẹ. Đây cũng là dấu hiệu mang thai lần 2 sớm mà mẹ nên lưu ý.
Xuất hiện máu báo thai
Chị em có thể thấy vệt máu màu hồng hoặc nâu nhẹ dính trên quần lót hoặc trên giấy vệ sinh khi lau. Hiện tượng chảy máu nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai được gọi là máu báo thai. Các chuyên gia cho rằng đây chính là báo hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. Khi thấy máu báo thai không đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm khác, mẹ có thể dự đoán bản thân đang mang thai.
xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Chăm sóc mẹ bầu mang thai lần 2 như thế nào?
Mặc dù việc mang thai này không phải là điều hoàn toàn mới đối với bạn nhưng việc chăm sóc bản thân thật tốt vẫn là điều cần thiết. Những việc mẹ cần làm bao gồm:
Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất như sắt, canxi, axit folic, DHA, magie, photpho, vitamin A, C, D, E, nhóm B…giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh hơn. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để có được sự cân bằng dưỡng chất mà cơ thể và thai nhi cần, không nên kiêng khem quá nhiều. Xây dựng thực đơn helathy cho bà bầu, giúp mẹ bổ sung các nhóm chất được cân đối hơn. Tránh xa các loại thực phẩm hoặc đồ uống không lành mạnh như rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai… Mẹ bầu lần 2 cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8-10 tiếng để có sức khỏe và tinh thần tốt. Tránh làm việc quá sức hoặc mang vác nặng. Đồng thời nên có lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ nhiều. Một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và sinh nở dễ dàng hơn, giúp mẹ duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ, cải thiện được giấc ngủ, tình trạng táo bón…Mẹ có thể tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất đúng đủ trong suốt thai kỳ là việc bất cứ mẹ bầu nào cũng nên thực hiện. Chú ý thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu là việc làm cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên lơ là. Ăn uống đa dạng thực phẩm kết hợp uống các viên vi chất uy tín, chất lượng cao giúp mẹ nâng cao sức khỏe thai kỳ và giúp thai nhi được phát triển tốt.
Nhìn chung, các dấu hiệu mang thai lần 2 tuy có điểm tương đồng với mang thai lần đầu nhưng trong suốt thai kỳ và khi sinh nở vẫn có những thay đổi nhất định. Do đó, dù đã có kinh nghiệm bầu bí nhưng mẹ không nên quá chủ quan. Thực chất, các biến chứng thai sản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên cách tốt nhất là mẹ cần đảm bảo khám thai đầy đủ nhé!
0 notes
Text
Sữa bầu uống lạnh được không?
Bạn đang mang thai và có thắc mắc liệu có nên uống sữa bầu lạnh hay không? Trong bài viết này, Ganola Mum sẽ giải đáp câu hỏi này và cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể quyết định cách uống sữa đúng cách cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu
Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta hãy tìm hiểu cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 300-500 calo mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Và sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng để đáp ứng nhu cầu này.
Cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách uống sữa đúng cách và không phải loại sữa nào cũng phù hợp cho mẹ bầu. Bạn nên chọn sữa có chứa canxi, protein, vitamin D và các khoáng chất khác để hỗ trợ sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn sữa có ít đường và không có chất bảo quản để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sữa bầu uống lạnh được không?
Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bầu uống lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những lý do cụ thể:
Lý do khiến mẹ bầu “thèm” sữa lạnh?
Trong suốt quá trình mang thai, có rất nhiều thay đổi về cơ thể của phụ nữ. Một trong những thay đổi đó là sự tăng cường hoạt động của tuyến giáp, tuyến giáp sản xuất hormone tiêu hóa để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Điều này dẫn đến việc cơ thể của mẹ bầu có xu hướng “thèm” những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng hơn, bao gồm cả sữa.
Tuy nhiên, khi uống sữa lạnh, cơ thể sẽ phải tiêu hóa nó trong khi nhiệt độ của cơ thể là 37 độ C. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Khi uống sữa để lạnh, mẹ bầu sẽ gặp những nguy hiểm gì không?
Uống sữa lạnh có thể gây ra những nguy hiểm sau đây cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Tăng cân
Uống sữa lạnh có thể làm tăng thèm ăn và gây tăng cân nhanh chóng. Điều này có thể gây ra những vấn đề về cân nặng cho mẹ bầu, đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng như tiểu đường và béo phì.
Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên uống sữa ấm hoặc nhiệt độ phòng thay vì uống lạnh.
Gây ra các vấn đề về da
Sữa lạnh có thể làm khô da và gây kích ứng cho da của mẹ bầu. Điều này có thể dẫn đến việc da bị nứt nẻ và kích ứng, đặc biệt là với những phụ nữ có làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, sữa lạnh cũng có thể gây ra các vấn đề về mụn trứng cá và tăng tiết dầu trên da. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tự ti trong quá trình mang thai.
Gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Uống sữa lạnh có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bà mẹ bị bệnh đường ruột hoặc có bụng yếu.
Đôi lời từ chuyên gia Ganola Mum
Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ganola Mum, việc uống sữa bầu lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa ấm để đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài việc quan tâm đến việc sử dụng sữa bầu uống lạnh, một điều quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý là lựa chọn sữa và các sản phẩm dinh dưỡng phù hợp trong quá trình mang thai.
Một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho các bà mẹ là thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum. Sản phẩm này được chế biến từ 9 loại hạt quý giá cùng với hệ dưỡng chất Mutli+ đặc biệt, bao gồm Acid Folic, Aquamin F, DHA, cùng 29 loại vitamin và khoáng chất khác, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân khi mang thai không chỉ là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mà còn là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
>>>Xem thêm:
7 loại hoa quả bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Mách mẹ: Công dụng dinh dưỡng tuyệt vời Ganola Mom
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi liệu có nên uống sữa bầu lạnh hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bầu uống lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa ấm hoặc nhiệt độ phòng để đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng nên chọn sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết và tránh sữa có chứa đường và chất bảo quản. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
Nguồn bài viết: Giải đáp: Sữa bầu uống lạnh được không?
0 notes
Text
Bầu có được uống nước có ga không?
Có bầu uống nước ngọt được không? Mặc dù không được liệt vào danh sách các loại nước uống “cấm kỵ” khi mang thai nhưng mẹ bầu uống nước có ga được không vẫn là vấn đề cần được quan tâm, cân nhắc.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Uống nước có ga khi mang thai được không?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu không nên uống nước có ga trong thai kỳ đặc biệt là nước ngọt có ga. Nước ngọt có ga là thức uống được các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ để an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Thành phần chủ yếu của các loại nước có ga bao gồm: đường, muối, caffeine, chất tạo màu, chất bảo quản… Đây đều là những chất có thể gây hại cho phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ quá mức cho phép. Do đó, mẹ bầu khi mang thai không nên uống nước ngọt có ga, thay vào đó nên uống các loại nước lọc thông thường, nước ép trái cây, sinh tố….
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Bà bầu uống nước ngọt có ga ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Để hiểu hơn thì các mẹ hãy cùng tìm hiểu những tác hại khi sử dụng nước ngọt trong thời kỳ mang thai.
Lượng cafein lớn có trong các loại nước ngọt có ga không chỉ kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai mà còn phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Khi bị thiếu vitamin B1, bà bầu sẽ bị mệt mỏi, chán ăn và táo bón. Ngoài ra, quá nhiều caffeine sẽ khiến niêm mạc dạ dày của mẹ bầu bị kích thích, gây buồn nôn, khó chịu. Nước ngọt có ga chứa hàm lượng khí CO2 rất lớn nên khi đi vào dạ dày sẽ khiến mẹ bầu bị chướng hơi, đầy bụng, gây ợ hơi trong khi mẹ bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa. Trong nước ngọt có ga còn chứa acid photphoric làm kích thích ngắn quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu vì chất này sẽ phản ứng với canxi, magie và kẽm. Cuối cùng sẽ kéo theo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài, gây nên tình trạng thiếu canxi làm xương dễ bị giòn, tăng nguy cơ loãng xương. Nước ngọt có ga cũng có thể kéo dài cảm giác no sau bữa ăn ở mức độ lớn hơn nước thường. Có thể giúp thức ăn lưu lại trong dạ dày của lâu hơn, điều này có thể kích hoạt cảm giác no hơn. Mẹ bầu bị no lâu sẽ chán ăn các thực phẩm khác từ đó gây thiếu dưỡng chất. Tiêu thụ quá nhiều đường dưới dạng nước ngọt có ga buộc tuyến tụy phải sản xuất ngày càng nhiều insulin để xử lý. Điều này gây ra kháng insulin, thường dẫn đến rối loạn chuyển hóa năng lượng và tăng nguy cơ tiểu đường. Nước ngọt có ga thường chứa đường fructose, chất không cần insulin trong cơ thể, ngược lại còn chuyển hóa thành mỡ thừa, dễ gây béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Xem thêm: thực đơn healthy cho bà bầu đủ chất mà không sợ béo
Bà bầu nên uống gì thay nước có ga?
Thay vì tiêu thụ các loại nước ngọt có ga, có một loại thức uống khác được khuyến khích sử dụng đó là:
Nước lọc: Nước lọc là loại nước uống mà mẹ luôn cần phải bổ sung trong thai kỳ. Bởi sử dụng nhiều nước lọc giúp mẹ bầu cung cấp nước cho các cơ quan trong cơ thể, đào thải các độc tố ra ngoài, hạn chế các tình trạng chóng mặt, phù nề, chuột rút, đồng thời còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu. Sữa: Sữa là một lựa chọn lành mạnh, giàu dưỡng chất như canxi, protein có lợi thích hợp chăm sóc và giải khát cho các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể uống sữa tươi không đường, sữa hạt hoặc sữa bầu tùy theo nhu cầu của cơ thể. Nước dừa: Nước dừa là loại nước uống giàu dinh dưỡng chứa nhiều axit amin và vitamin nhóm A, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie. Bên cạnh đó, nước dừa còn có khả năng bổ sung chất điện giải hữu ích cho tình trạng tiêu chảy gặp phải ở mẹ bầu. Nước cam: Nước cam có vị chua ngọt tự nhiên rất giàu các vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin C. Uống nước cam giúp mẹ tăng cường hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai. Nước mía: Trong nước mía có khoảng 70% là đường, còn lại là các loại vitamin và khoáng chất như canxi, đồng, magie, kali, sắt,… và gần 30 axit hữu cơ tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Việc bổ sung nước mía khi mang thai còn có thể giúp tăng nước ối, tăng cân cho bà bầu nghén nặng và chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi.
Ăn uống cân đối, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi dược phát triển tốt. Do đó, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng các loại thực phẩm kết hợp uống các viên sắt và canxi cho bà bầu, DHA, vitamin tổng hợp đúng cách giúp mẹ bầu có đủ dưỡng chất nuôi thai. Mẹ nên chọn những viên uống uy tín, chất lượng cao, uống đúng liều lượng và thời điểm lí tưởng để các dưỡng chất được hấp thu tốt nhất.
** Trường hợp mẹ đang sử dụng đồng thời nhiều viên uống vi chất thì mẹ nên tìm hiểu thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu hợp lí nhất để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu nhé.
Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp giải đáp câu hỏi đang có bầu uống nước có ga được không. Trong thời gian mang thai và cho con bú, phụ nữ nên chủ động bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó cần thực hiện việc khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển thai nhi được tốt nhất.
0 notes
Text
Đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?
Với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng, đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu thêm về những thực phẩm mẹ cần kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: các loại bánh dành cho bà bầu tiểu đường nên ăn
Thực phẩm mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tránh xa
Người mắc tiểu đường thai kỳ cần quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống để tránh làm đường huyết tăng quá cao. Vì vậy, để giữ đường huyết ổn định mẹ bầu tiểu đường nên tìm hiểu tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì nhé!
Những thực phẩm nhiều đường
Đường là thực phẩm có tác dụng tức thời đối với cơ thể, là nguyên nhân khiến đường huyết của mẹ tăng cao. Đối với người bị tiểu đường nói chung và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói riêng thì trong chế độ ăn hằng ngày cần hạn chế tối đa nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Một số thực phẩm nhiều đường như: bánh pudding, kẹo, bánh ngọt, nước ép trái cây thêm đường, sinh tố đóng chai, trái cây sấy khô…
Những thực phẩm quá nhiều tinh bột
Cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây… đều là những thực phẩm chứa rất nhiều tinh bột. Sau khi tiêu thụ, tinh bột trong những thực phẩm này sẽ nhanh chóng được cơ thể chuyển hóa thành đường hấp thụ vào máu khiến đường huyết tăng vọt. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột sẽ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát đường huyết. Chưa kể, nó còn làm cho mẹ tăng cân không kiểm soát – điều này không tốt cho mẹ và bé, nhất là với những mẹ bầu có đường huyết cao!
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp như thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích, mỡ động vật, da, nội tạng, bơ, margarine, sốt mayonnaise, kem phô mai, v.v… đều là những món ăn đã được chế biến nhiều lần chứa rất nhiều carbonhydrat, ít dưỡng chất, không có chất xơ. Khi mẹ bầu tiêu thụ các thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của mẹ, làm đường huyết của mẹ tăng cao. Do đó, khi chăm sóc mẹ bầu, nhớ nhắc mẹ hạn chế những món này nhé!
Đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga
Các loại đồ uống có cồn, có ga là những loại thức uống mẹ cần kiêng tuyệt đối. Những thức uống này chứa lượng carbonhydrat rất cao, cũng có thể khiến đường huyết của mẹ tăng cao. Ngoài ra, rượu bia, nước ngọt có ga khi đi vào cơ thể sẽ khiến các dưỡng chất khác bị khó hấp thu.
Thêm vào đó, thành phần đường fructose có trong những sản phẩm này được cho là dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng mức cholesterol có hại ở mẹ bầu. Do đó, khi mang thai dù bị tiểu đường hay không thì mẹ vẫn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này nhé.
Các loại hoa quả sấy khô, mứt quả
Hoa quả sấy khô là món ăn được các mẹ nhâm nhi vào bữa ăn vặt mỗi ngày tuy nhiên đây lại là loại thực phẩm rất có hại đối với mẹ bầu bị tiểu đường. Các loại hoa quả tươi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, nhưng khi quả sấy khô sẽ chứa nhiều chất bảo quản và có hàm lượng đường cao. Khi mẹ bầu bị tiểu đường ăn nhiều hoa quả sấy, mứt hoa quả sẽ làm đường huyết tăng cao đột ngột.
Nếu mẹ vẫn muốn ăn các loại hoa quả sấy thì tốt nhất nên chọn những loại hoa quả sấy không đường để không tác động xấu đến đường huyết nhé.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Chế độ ăn như nào là tốt nhất cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ?
Ngoài việc hiểu biết tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì thì chế độ ăn như nào là tốt nhất cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ là điều mà nhiều người cần quan tâm. Nếu không được quản lý và điều trị bệnh kịp thời, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé yêu trong bụng. Cụ thể:
Ăn các bữa ăn nhỏ, phân chia bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ đều đặn. Ăn cách khoảng 2 đến 3 giờ. Chia đều lượng tinh bột trong suốt cả ngày để giúp duy trì đường huyết ổn định. Trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, nên bao gồm một số chất đạm lành mạnh vì các chất này cũng giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chất đạm còn giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và đầy năng lượng trong suốt cả ngày. Trong các bữa ăn nhẹ, mẹ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa tiệt trùng không đường, sữa chua không đường, sữa đậu nành không đường, trứng, phô mai, cuốn rau với tôm, thịt, v.v. Khi bị tiểu đường thai kỳ, đường huyết của mẹ có xu hướng tăng vào buổi sáng. Để tránh xảy ra điều này, mẹ nên ăn ít tinh bột vào bữa sáng hơn bữa trưa hoặc bữa tối trong kế hoạch ăn uống. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như mì ăn liền, súp đóng hộp, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh và thực phẩm đóng gói. Không xay và hầm quá nhừ tinh bột vì dễ làm tăng đường huyết. Uống đủ nước (6-8 ly một ngày)..
Bên cạnh đó, mẹ cần kết hợp chế độ ăn khoa học và cân đối với việc sử dụng các viên uống bổ sung sắt và canxi cho bà bầu , DHA, axit folic, … để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho nhu cầu của cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần lên thực đơn một cách chi tiết cho từng nhóm thực phẩm và hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm trước khi bạn quyết định dùng nó. Tính toán hợp lý các chỉ số là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết cũng như duy trì sức khỏe suốt thai kỳ.
0 notes
Text
Cách khắc phục tình trạng táo bón sau sinh mổ
Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, thì sinh mổ cũng có những nguy cơ rủi ro nhất định. Trong đó, rất nhiều người mới làm mẹ lần đầu thường gặp phải tình trạng táo bón sau khi sinh mổ.Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu những mẹo trị táo bón sau sinh mổ đơn giản, hiệu quả.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Táo bón sau sinh mổ có ảnh hưởng gì hay không?
Tình trạng táo bón sau sinh mổ có thể khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời, táo bón có thể khiến mẹ bị đau bụng, khó tiêu, mất ngủ và thậm chí là trầm cảm.
Trường hợp táo bón kéo dài không được điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bị ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, bị táo bón cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau sinh mổ. Do đó, mẹ cần tìm hiểu và áp dụng các trị táo bón sau sinh mổ để khắc phục nhanh tình trạng này.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón sau sinh
Cách trị táo bón sau khi sinh mổ dễ thực hiện tại nhà
Hầu hết các cách giảm táo bón sau sinh mổ đều cần dựa trên nguyên tắc thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ vì nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do sinh hoạt và ăn uống. Để tình trạng táo bón thuyên giảm nhanh chóng, các mẹ cần nhớ:
Ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ
Sau sinh mổ người mẹ cần bồi bổ cơ thể với nhiều thực phẩm dinh dưỡng để tăng tiết sữa nuôi con, tuy nhiên mẹ cũng cần bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau củ quả để hỗ trợ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa được cung cấp đủ chất xơ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng tốt như rau mồng tơi, rau khoai lang, bông cải xanh, rau bina…
Uống nhiều nước
Mỗi ngày mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước để việc đi ngoài dễ dàng hơn cũng như tăng cường tiết sữa cho em bé. Mẹ có thể uống các loại nước như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây tuy nhiên cần tránh các loại nước uống chứa caffeine và nước có ga.
Bổ sung lợi khuẩn
Một trong những mẹo trị táo bón sau sinh mổ hiệu quả là bổ sung lợi khuẩn với các thực phẩm bổ dưỡng, giúp cân bằng hệ vi sinh để đường ruột khỏe mạnh trở lại, khắc phục táo bón, khó tiêu. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua như một món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ vừa tốt cho sức khỏe đường ruột lại vừa bổ dưỡng, ngon miệng.
Vận động một cách nhẹ nhàng
Nhiều mẹ sau sinh sợ vết mổ bị đau, lo bục vết mổ nên kiêng hoặc sợ vận động. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị táo bón. Để giảm táo bón sau sinh mổ, các mẹ bỉm cần tập đi nhẹ nhàng sau khoảng 24-36 giờ sau sinh. Dần vận động thường xuyên hơn khi cơ thể mẹ đã hồi phục để tăng cường nhu động ruột, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng. Khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể tập một số bài yoga vừa sức.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón mẹ có thể tham khảo và sử dụng như:
Uống trà gừng: Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống trà bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động. Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng làm thư giãn các cơ tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng.
Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn
Việc tập đi đại tiện đều đặn là mẹo trị táo bón sau sinh mổ và cũng là cách giúp mẹ phòng ngừa tình trạng táo bón, khó đi ngoài sau này. Mẹ nên đi vệ sinh vào một khung giờ cố định, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mạnh mà hãy sử dụng một chiếc ghế kê cao chân để đi vệ sinh thuận lợi hơn.
Dùng các loại thuốc trị táo bón không kê đơn
Một số trường hợp cần thiết, mẹ có thể dùng các loại thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng không kê đơn để trị táo bón sau sinh mổ. Tuy nhiên tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Việc bổ sung vi chất sau sinh không chỉ từ nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà còn cần sử dụng thêm các viên uống đặc biệt là sắt và canxi cho mẹ sau sinh một cách đều đặn, nhằm đáp ứng nhu cầu về vi chất của mẹ và em bé bú mẹ. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng, uy tín, uống đúng cách để đảm bảo an toàn và khả năng hấp thu tối ưu!
Một chế độ ăn uống bao gồm nhiều nước và chất xơ sẽ giúp giảm táo bón sau khi sinh mổ. Tránh thực phẩm tinh chế và chế biến nhiều vì chúng thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ. Chúng cũng thường có một lượng muối và đường cao.
Nếu sau một vài tuần, bạn vẫn không thấy thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ. Họ có thể giới thiệu thuốc nhuận tràng an toàn cho con bú hoặc thuốc làm mềm phân.
0 notes
Text
Những cái hay ở Trung Quốc
1. Đi Trung Quốc đợt này, thấy treo nhiều trên đường phố khẩu hiệu "sinh mệnh nằm ở vận động", 生命在于运动. Trên mạng là những clip động viên nhau ngủ sớm dậy sớm, 早睡早起, cha mẹ ông bà cũng nhắc nhở liên tục con trẻ vận động, chứ không thấy còn bắt ngồi giải bài tập đến khuya như trước nữa. Các clip giải trí ban đêm bị hạn chế phát, đường truyền cũng bị chậm để người dân không thức đêm nhiều. Khái niệm cú đêm, 熬夜 bị lên án. Nghệ sĩ là tấm gương cho giới trẻ noi theo, ai sống tào lao, không tích cực và giúp người trẻ tốt đẹp hơn là bị phong sát, cấm sóng, không còn đường quay lại hoạt động nghệ thuật. Người nổi tiếng cứ đúng 5h sáng là thấy đăng clip nhảy thể dục, vận động, đọc sách, thông báo đến công viên nào đó tập luyện,....Người trẻ thần tượng họ và bắt chước theo, tự thân vận động nếu ở xa, còn ở gần là ra công viên tập luyện cùng thần tượng. Công viên đông nghẹt người trẻ, không còn cảnh chỉ thấy người già tập luyện múa quạt đại bàng ấp trứng hít ra thở vào... như xưa.
Họ cho rằng, cách duy trì và phát triển nòi giống và phát triển kinh tế, bắt đầu từ những công dân khoẻ mạnh về mặt thể lực đã.
2. Xe ô tô điện đã phổ biến tới 80% -90% nên không khí cực kỳ trong lành, cây xăng dẹp hết, giờ chỉ còn nằm ở xa xa thành phố. Tp Bắc Kinh 10 năm trước không thấy mặt trời vì ô nhiễm, đi ra đường 1 chút về đã mệt lả người, nay bầu trời luôn trong xanh do không còn khói xăng do xe cộ thải ra. Tiền mặt cũng gần như biến mất hoàn toàn, người ta dùng QR, 2 chữ 扫码 là từ cửa miệng, đi đâu cũng kêu sảo mạ sảo mạ, đi taxi nên đổi tiền lẻ, vì đưa 50 hay 100 tệ là người ta không thể thối lại. Vì thanh toán mọi thứ qua QR điện thoại nên không còn giật ví giật giỏ móc túi gì, không ai có tiền mặt trong người. Tiền qua hệ thống ngân hàng hết nên tiền ra vào của từng cá nhân hay cửa hiệu đều rất minh bạch rõ ràng. Kế toán rất khoẻ, cuối tháng chỉ lấy dòng tiền vào trừ dòng tiền ra là biết lợi nhuận. Nạn tham nhũng vặt cũng hết đất sống, vì có làm khó cỡ nào thì người ta cũng chẳng có tiền mặt để lót tay, có muốn thì quẹt mã, tiền vào ngân hàng và nhà nước nắm hết, dám không? Mua bán nhà cửa xe cộ cũng vậy, phải qua ngân hàng hết, có đưa tiền mặt cũng ngại không lấy vì chỉ có thể sử dụng mua hoa quả lặt vặt, tiêu bao giờ cho hết.
Khách du lịch cứ nhập cảnh là sẽ được lấy vân tay và quét mặt. Lúc check-in hotel là quét mặt, mạng hệ thống sẽ cập nhật cho chính quyền khu vực nắm được là bạn đã đến ở hotel đó, thế là xong. Khi tàu điện hay đi bộ trên phố, có những camera quét mặt nên tội phạm cũng không còn. Mại dâm cũng hết đường làm ăn, bé nào 1 ngày quét mặt thấy vào hết hotel này tới hotel khác là bị black list ngay. Vé vào cổng Vạn Lý Trường Thành khu Gubei Shui Zhen cũng là quét mặt, mình đăng ký là họ chụp hình, khi cần tới là đưa mặt, cửa tự động mở cho vào, không còn in giấy ra bấm lỗ. Camera giăng giăng khắp nơi, cảnh sát và bảo vệ chỉ cần ngồi xem màn hình và xuất hiện khi cần thiết.
Đường phố rất sáng phần tim đường cho xe chạy, còn vỉa hè thì tối om để người dân tự điều tiết mắt, giúp mắt sáng hơn, không bị ô nhiễm ánh sáng, mắt kém là do quá sáng, người ở nông thôn mắt tốt hơn người ở thành thị là vì vậy.
Bắc Kinh, cũng như những đô thị trên 10 triệu dân khác của thế giới, từ lâu không còn phê duyệt bất cứ dự án nhà ở nào, nên giá nhà ở đây rất cao. Vì cứ 1 dự án nhà ở mọc lên thì nhiều cây xanh nơi đó sẽ phải đốn hạ. Giá nhà cao để chặn bớt tốc độ người dân đổ xô lên Tp lớn, nhường chỗ cho các đô thị khác của cả nước có cơ hội phát triển. Trường ĐH mới cũng không được duyệt, họ tìm mọi cách để hạn chế dân số tăng cơ học (tức từ vùng khác chuyển đến, vì trên 10 triệu dân là đã đủ làm mọi thứ).
* Thấy thú vị nên đăng lên, ai nhận ra được cái gì hay của nước bạn thì học hỏi.
Lưu lại để cần thì đọc.
0 notes