#Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì
Explore tagged Tumblr posts
spachamsocbauhanoi · 2 months ago
Text
Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để “đối phó” ?
Tiêu chảy khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì để khắc phục nhanh chóng?
Xem thêm: thực đơn cho bà bầu kén ăn đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé
Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục (hơn 3 lần/ngày) và kéo dài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, tiêu chảy khi mang thai còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm:
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến nhất. Ngoài ra, quá trình thai nghén cũng khiến mẹ bầu thèm ăn và ăn những món lạ cũng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Khi mang thai nội tiết tố của mẹ bầu có những thay đổi mạnh mẽ, có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hormone khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng. Nếu nhu động ruột ít co bóp sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón. Ngược lại, nếu nhu động ruột co bóp quá nhiều lại khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Bà bầu mắc bệnh đường tiêu hóa
Mẹ bầu mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng, mắc hội chứng ruột kích thích,… có thể gây tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
Bà bầu bị dị ứng thực phẩm
Một số bà bầu bị ứng ứng thực phẩm như dị ứng đạm trong hải sản, đạm sữa bò, đường lactose,… Khi ăn những loại thực phẩm có chứa những chất kể trên bà bầu sẽ bị tiêu chảy.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Bà bầu uống kháng sinh, kháng axit cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng tiêu chảy. Khi mang thai các mẹ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dược tự ý sử dụng thuốc hay điều chỉnh liều lượng thuốc để giảm nguy cơ bị tiêu chảy khi uống thuốc.
Uống vitamin bà bầu không đúng cách
Khi mang thai bà bầu cần uống một số loại vitamin thiết yếu đối với thai kỳ. Cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thụ được một lượng vitamin nhất định tại mỗi thời điểm. Một số bà bầu cho rằng uống càng nhiều vitamin càng bổ nên tự động điều chỉnh liều lượng cao hơn mức cho phép gây ra kích ứng cho hệ tiêu hóa khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, sử dụng các loại vitamin bà bầu kém chất lượng hoặc sử dụng lẫn lộn, không đúng cách cũng có thể khiến mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy khi mang thai.
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Phương pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai
Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy áp dụng các biện pháp sau để điều trị:
Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh, đồ ăn chưa nấu chín kỹ, những món ăn mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng, ăn xong bị đi ngoài cũng cần tránh xa. Những thực phẩm lành tính, giàu năng lượng mẹ bầu bị tiêu chảy có thể ăn bao gồm: Thịt gà, thịt lợn, khoai tây, chuối, cam,…
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên ăn sữa chua, Kefir, Sauerkraut, Tempeh, Miso, natto,… là những món có thể giúp mẹ bầu bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó tình trạng tiêu chảy cũng được cải thiện nhanh hơn mà không gây tác động lên sức khỏe hay sự phát triển của thai nhi.
Uống Oresol bù nước và điện giải
Bị tiêu chảy khiến bà bầu bị mất nước và làm cơ thể suy nhược. Nếu để mất nước kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, thiếu hụt chất điện giải dẫn dến tình trạng bà bầu bị sốt cao, có thể gây co giật, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Khi có dấu hiệu tiêu chảy bà bầu nên uống đủ nước lọc hoặc uống nước Oresol để bù nước và điện giải, giúp tình trạng tiêu chảy được cải thiện nhanh hơn, bảo vế ức khỏe bà bầu và thai nhi.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối tốt nhất
Không ăn thực phẩm có tiền sử dị ứng
Khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần theo dõi loại thực phẩm nào khiến mẹ bầu sử dụng xong bị tiêu chảy hoặc khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu mắc chứng bất dung nạp lactose không nên uống sữa bầu, sữa bò hay bất kỳ một sản phẩm nào có chứa đường lactose sẽ khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy mẹ bầu cũng không nên uống nước ngọt có ga, bia, đồ uống chứa cồn, thực phẩm tính hàn, tanh hôi,… Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở bà bầu nghiêm trọng hơn.
Uống vitamin bà bầu và các loại thuốc điều trị bệnh theo đúng liều lượng cho phép
Uống vitamin bà bầu là rất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên uống đều đặn hàng ngày. Uống vitamin bà bầu hay uống bất kỳ một loại thuốc điều trị bệnh nào bà bầu cũng cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng. Đồng thời bà bầu cũng cần chọn loại vitamin có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy trong thai kì.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu hiệu quả
Tuy bệnh tiêu chảy nếu trở nặng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thai kỳ để an toàn cho bé nhé.
0 notes
Text
Ăn lá é khi mang thai được không?
Lá é còn được gọi là lá trà tiên, hương thảo… là một loại gia vị thuộc họ húng quế. Lá é thường được sử dụng làm gia vị hoặc nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng bà bầu ăn lá é được không?
Xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Lợi ích của lá é với sức khỏe
Một số tác dụng nổi bật của lá é với sức khỏe gồm có:
Tumblr media
Cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm viêm nhiễm. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị tình trạng viêm khớp. Hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm cảm giác buồn nôn. Giảm triệu chứng cảm lạnh, làm dịu họng khi bị ho. Tăng cường sức khỏe tim mạch. Điều chỉnh nồng độ đường trong máu.
Xem thêm: bầu uống viên sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Có được ăn lá é khi mang thai không?
Theo Đông y, lá é tính nóng, vị cay, giúp hoạt huyết và tăng cường tuần hoàn máu. Vậy các bà bầu ăn lá é được không? Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn lá é, nếu cần chỉ nên dùng một lượng nhỏ tạo hương vị cho món ăn và không nên ăn thường xuyên. Tốt nhất các bà bầu nên tránh ăn lá é khi mang thai bởi ăn lá é làm tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai bởi tính nóng của loại l�� này.
Nếu trong quá trình dùng lá é, cơ thể mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường thì nên ngừng ăn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, giải quyết kịp thời.
Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi có bị nóng không
Bà bầu không nên ăn rau gì?
Để thai nhi được phát triển một cách toàn diện trong bụng mẹ thì dinh dưỡng được cung cấp vào cơ thể mẹ mỗi ngày đều rất quan trọng. Các loại rau cũng thế, rau xanh sẽ cung cấp chất xơ, đây cũng là một trong những chất thiết yếu mà các mẹ khi mang thai cần được bổ sung đầy đủ. Nhưng không phải loại rau củ nào cũng tốt cho bà bầu. Nếu bà bầu ăn những loại rau củ dưới đây có thể mang lại tác hại nghiêm trọng đến sự an toàn của cả mẹ và bé, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ?
Rau húng lủi: Rau húng lủi tính hàn, mẹ nên tránh ăn đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể nhạy cảm, thai nhi chưa ổn định, ăn rau húng lủi có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, xuất huyết. Rau húng quế: Rau húng quế cũng cùng họ với lá é, tính nóng, giúp hoạt huyết và có thể kích thích chảy máu, đau bụng dưới, mẹ bầu không nên ăn. Ngải cứu: Ngải cứu có tinh dầu, có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu, co thắt co bóp tử cung dẫn tới sinh non. Các bà bầu cần tránh ăn ngải cứu nhất là những tháng đầu thai kỳ. Rau ngót: Rau ngót có chứa hàm lượng papaverin cao, có thể gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ bị sảy thai. Thực phẩm này các bà bầu cũng cần tránh dùng. Ăn rau ngót còn có thể khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu. Rau răm: Rau răm là loại rau gia vị có hương vị thơm ngon nhưng không phù hợp với phụ nữ mang thai bởi có thể kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng của bà bầu đầy đủ dinh dưỡng, cân đối các nhóm chất sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và em bé phát triển tốt. Mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận khi chế biến các món ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tumblr media
Bên cạnh đó, các mẹ bầu đừng quên bổ sung kết hợp các viên uống mỗi ngày để cung cấp hàm lượng vi chất quan trọng, đáp ứng nhu cầu về vi chất tăng cao khi mang thai. Mẹ hãy tìm hiểu cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu đúng để bổ sung mang lại hiệu quả tối ưu.
Bài viết trên đã giúp mẹ biết được khi bầu ăn lá é được không . Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nên cần thận trọng trong ăn uống. Đặc biệt là nếu cần dùng thực phẩm gì, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn.
0 notes
Text
Mẹ bầu uống canxi sớm có ảnh hưởng gì không?
Trong suốt quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Trong đó, canxi là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu. Dù việc bổ sung canxi trong thai kỳ là cần thiết nhưng mẹ bầu uống canxi sớm có sao không?
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón
Tại sao canxi lại quan trọng trong thai kỳ?
Canxi là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bổ sung đầy đủ canxi trong các giai đoạn mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bà bầu như sau đây:
Tumblr media
Tham gia vào sự phát triển của cơ bắp, tim, hệ thần kinh. Hình thành, củng cố hệ xương-răng của thai nhi. Hạn chế nguy cơ loãng xương gây ra gãy xương ở mẹ bầu. Phòng tránh thai nhi hấp thu canxi từ canxi dự trữ trong xương và răng của người mẹ. Giảm nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, sinh non, cao huyết áp.
Xem thêm: uống canxi với nước cam cho bà bầu được không
Nhu cầu canxi theo từng giai đoạn của thai kỳ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành cần bổ sung một lượng canxi như nhau là 1.300 mg/ngày (từ 19 - 50 tuổi). Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, hàm lượng canxi này sẽ chênh lệch tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, cụ thể như sau:
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu cần 800mg canxi/ngày. Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa: Mẹ bầu cần 1000-1200mg canxi/ngày. Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối: Mẹ bầu cần 1300-1500mg canxi/ngày.
Mẹ bầu nên cân đối lượng canxi có trong chế độ ăn và cả viên uống để bổ sung hàm lượng canxi đầy đủ, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi tăng trưởng phát triển theo chuẩn.
Xem thêm: bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Mẹ bầu uống canxi sớm có đáng lo không?
Thông thường, mẹ bầu sẽ uống viên canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ – khi nhu cầu canxi tăng cao để đáp ứng sự phát triển hệ xương của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, khi nhu cầu canxi thấp hơn, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung đầy đủ qua chế độ ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, ở 3 tháng đầu, vẫn có một số mẹ bầu bị thiếu canxi, có thể do chế độ ăn không đầy đủ hoặc do mẹ bị thiếu canxi từ trước thai kỳ. Những trường hợp này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên và chỉ định bổ sung canxi phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Tránh tình trạng bổ sung bừa bãi gây thừa canxi, ảnh hưởng đến thai kỳ. Cụ thể:
Ảnh hưởng tới thai nhi
Sảy thai, thai chết lưu đột ngột: Tình trạng dư thừa quá nhiều canxi làm tăng nguy cơ sảy thai cao gấp 5-10 lần so với bình thường. Thiểu năng tuyến cận giáp: Đây là biến chứng có thể xảy ra khi canxi trong máu quá cao và gây ra hiện tượng xương hàm rộng, nhô về phía trước, có thắt quanh cơ miệng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Sỏi thận, suy thận: Thừa canxi sẽ tạo áp lực tới thận, gây suy giảm chức năng thận. Bổ sung canxi quá nhiều có thể gây lắng cặn và tạo thành sỏi thận. Vấn đề thần kinh: Các bà bầu có thể bị lú lẫn, sa sút trí tuệ, hôn mê và thậm chí bị tử vong khi thừa canxi. Rối loạn tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, hay bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón thất thường. Cản trở sự hấp thu kẽm và sắt: Bổ sung thừa canxi sẽ ngăn cản sự hấp thu sắt và kẽm trong cơ thể, gây rối loạn nhịp tim, dẫn tới nguy cơ bị hạ huyết áp.
Bổ sung quá nhiều canxi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, do đó mẹ không nên bổ sung quá 2500mg canxi/ngày mà cần bổ sung theo hàm lượng chuẩn hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng viên uống.
Để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện trong thai kỳ, cần lưu ý lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần chú ý bổ sung đúng cách, đúng liều lượng và lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng!
Như vậy, bổ sung canxi đúng cách sẽ giúp mẹ bầu và bé yêu có được nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bằng cách kết hợp giữa chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi hợp lý và theo dõi sức khỏe định kỳ, mẹ bầu có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cả mẹ và bé, từ đó giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
0 notes
Text
Bà đẻ kiêng ăn trái cây gì?
Ở cữ là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi, tịnh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Trong giai đoạn ở cữ, chế độ dinh dưỡng dành cho sản phụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy bà đẻ kiêng ăn hoa quả gì để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe?
Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả
Top các loại quả mẹ sau sinh không nên ăn trong giai đoạn cho con bú
Mẹ nên lưu ý các loại quả không nên ăn trong giai đoạn cho con bú như:
Xoài xanh
Sau khi sinh xong, mẹ cần kiêng ăn xoài xanh bởi xoài xanh có vị chua ảnh hưởng tới dạ dày, khiến cho trẻ bú mẹ dễ bị tiêu chảy. Xoài xanh còn khá giòn, cứng, ăn nhai rau ráu không tốt cho răng của sản phụ mới sinh. Mẹ có thể ăn xoài chín ngọt, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng vừa phải để tránh gây ra tình trạng nóng trong.
Quả đào
Quả đào vị ngọt, giúp bổ máu nhưng lại có tính nóng. Khi mẹ trong giai đoạn ở cữ, lớp niêm mạc tử cung chưa hồi phục hoàn toàn, ăn nhiều đào dễ gây xuất huyết và ra máu dai dẳng. Chưa kể vỏ đào còn có nhiều lông, lỡ gọt không kĩ có thể gây dị ứng, rát cổ họng khi ăn. Nhiều trường hợp trẻ bú mẹ bị dị ứng khi mẹ ăn đào trước đó.
Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không
Tumblr media
Me
Trái me vị chua ngọt giàu vitamin C và kích thích vị giác. Tuy nhiên các mẹ bỉm sau sinh nên tránh ăn quả này bởi ăn me sẽ khiến sữa mẹ giảm đi và bé bú mẹ dễ bị tiêu chảy. Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ ăn mấy quả chua như me thì sau này dễ bị són tiểu khi về già.
Mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm là trái cây vị chua ngọt ngon miệng nhưng lại là loại quả rất nóng, dễ làm cho mẹ bị nóng trong và ảnh hưởng tới sự tiết sữa của cơ thể mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, loại quả này cũng có vị chua nên có thể khiến cho trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
Ổi xanh
Ổi được biết đến là thực phẩm giàu vitamin C hàng đầu và có tác dụng điều trị cao huyết áp, tiểu đường cũng như giúp làm đẹp da. Tuy nhiên các sản phục cần hạn chế ăn ổi bởi loại quả này có tính nóng, cứng, hại răng. Ăn ổi không gọt vỏ còn dễ gây ra tình trạng táo bón.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh
Trả lời cho câu hỏi: “bà đẻ ăn được quả gì”, đưa ra các loại quả gợi ý dưới đây.
Chuối: Quả chuối rất dễ tìm mua và rất rẻ nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất tốt. Chuối chín giàu sắt, kích thích tăng sinh hồng cầu, tốt cho sản phụ mất nhiều máu khi sinh nở. Chất xơ trong chuối giúp mẹ nhuận tràng, phòng táo bón trong khi kali của chuối giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp. Đu đủ chín: Đu đủ chín giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp mẹ giảm tình trạng bị táo bón, bổ máu, giảm viêm nhiễm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn đu đủ còn giúp mẹ kích sữa về dồi dào cho em bé bú. Quả bơ: Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao, chứa hàm lượng lớn các loại acid béo lành mạnh như Omega 3-6-9. Quả bơ có tác dụng chống oxy hóa, cân bằng đường huyết và cũng là trái cây lợi sữa.
Tumblr media
Thực hiện một khẩu phần ăn cân bằng chất dinh dưỡng với nhiều thực phẩm, rau củ tươi ngon là điều mẹ nên làm để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm đừng quên sử dụng thêm những viên uống sắt cho mẹ sau sinh mỗi ngày. Duy trì dùng viên uống đều đặn kết hợp với chế độ ăn khoa học sẽ giúp mẹ phòng ngừa tình trạng bị thiếu máu, thiếu canxi sau sinh hiệu quả.
Như vậy với bài viết trên đã cho ba mẹ biết những loại trái cây bà đẻ không được ăn trong giai đoạn cho con bú. Qua đó mẹ bỉm hãy tìm hiểu để có thể lựa chọn được những trái cây nhiều chất dinh dưỡng sau sinh và an toàn nhất cho cả mẹ và con yêu.
0 notes
debetquest · 4 months ago
Text
Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, hành trình mang một sinh linh bé bỏng ra đời luôn đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, khi mẹ bầu còn bỡ ngỡ với thiên chức mới, muôn vàn những câu hỏi và nỗi lo lắng thường trực hiện hữu. Bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, giúp mẹ bầu tự tin và an tâm hơn trong giai đoạn đầu tiên đầy biến động này.
1. Tại sao tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn?
Mệt mỏi và buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén, là “người bạn đồng hành” quen thuộc với phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hormone progesterone và hCG (hormone thai kỳ).
Dù gây ra những khó chịu nhất định, nhưng ốm nghén lại là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tình trạng này thường giảm dần và chấm dứt hẳn khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
2. Những triệu chứng thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì?
Bên cạnh mệt mỏi và buồn nôn, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Thay đổi tâm trạng: Dễ xúc động, vui buồn thất thường do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Ngực căng tức, nhạy cảm: Do sự phát triển của các tuyến sữa để chuẩn bị cho con bú.
Thay đổi khẩu vị: Thèm ăn hoặc chán ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Táo bón: Do hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa.
Đi tiểu nhiều: Do tử cung phát triển chèn ép vào bàng quang.
Chảy máu chân răng: Do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến nướu.
Chóng mặt, hoa mắt: Do huyết áp thấp.
3. Tôi nên ăn gì và kiêng gì trong 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu axit folic: Rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, sữa... cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương... giúp xương và răng của bé phát triển tốt.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, gan, các loại đậu, rau xanh đậm... giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2,5 lít) và hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:
Rượu, bia, thuốc lá: Gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm sống, tái: Có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm nhiều đường, chất béo: Dễ gây tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ.
Thực phẩm chứa caffeine: Cà phê, trà đặc, nước tăng lực... có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt và gây mất ngủ.
4. Tôi có nên tập thể dục trong 3 tháng đầu?
Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... Tránh các bài tập cường độ cao, va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu?
Sau khi thử thai dương tính, mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai, nhịp tim thai,...
6. Tôi cần lưu ý gì khác trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Uống viên bổ sung axit folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng/ngày).
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
Chia sẻ cảm xúc và những băn khoăn của bạn với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho hành trình mang một sinh mệnh mới ra đời. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ bầu trang bị kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình thiêng liêng này.
👉 Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/ba-thang-dau-thai-ky/
Tumblr media
0 notes
aionevn · 4 months ago
Text
Hạt Ươi Bay là gì?
Hạt Ươi Bay: hay còn gọi là Hạt Đười Ươi, An Nam Tử, có màu đỏ, mặt trong màu bạc, bên ngoài nhiều đường gân nổi trên bề mặt. Hạt có hình bầu dục, kích thước dài khoảng 2,5 cm; rộng 14-16 mm; dày 5-7 mm, xung quanh hạt có lớp chất nhầy dính vào gốc quả. Phân bố  nhiều ở miền nam nước ta Biên Hòa – Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thuận Hải, Phú Yên,…
Các 2 loại hạt ươi như sau:
Hạt ươi bay sẻ: có kích thước của hạt khá nhỏ. Loại cây này phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh…
Hạt ươi bay trâu: Kích thước của loại hạt này to và dài hơn hạt ươi bay sẻ. Khi chín hạt sẽ chuyển sang màu sẫm, có thể do kích thước hạt to nên khi ngâm nước sẽ nở lâu hơn.
Hạt ươi được người dân thu hoạch từ tháng 4 – 6, trước khi đến mùa mưa. Thời gian thu hoạch của loại hạt này ngắn nhưng sản lượng tương đối cao, chu kỳ thu hoạch từ 3-4 năm. Sau khi thu hoạch người ta phải mang hạt đi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, bảo quản hạt ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để không bị mốc hoặc mọt.
Hạt ươi là loại hạt có thể làm thức uống giải nhiệt mùa hè, bổ dưỡng, … Loại hạt này còn dùng làm thuốc trị bệnh hiệu quả nên rất được nhiều người dùng
Hạt Ươi Bay có giá trị dinh dưỡng gì, công dụng và lợi ích khi sử dụng?
Hạt ươi bay chứa nhiều thành phần chống oxi hóa và acid amin, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lý.
Tốt cho tim mạch: Hạt ươi bay chứa nhiều chất chống vi khuẩn và chất chống viêm, giúp giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim và cảnh báo sự cản trở tĩnh mạch.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Hạt ươi bay chứa chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
Giảm nguy cơ bệnh ung thư: Hạt ươi bay chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn chặn tác động của các gốc tự do gây hại, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tăng cường sức khỏe da: Hạt ươi bay chứa nhiều vitamin E, một chất chống oxi hóa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe da, ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm tình trạng viêm nhiễm da.
Do có vị ngọt, mang tính hàn nên khi ăn hạt đười ươi sẽ giúp người dùng giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể, lợi yết hầu, nhuận tràng. Ngoài ra, hạt đười ươi còn được sử dụng cho những người bị ho khan, viêm họng, nhiệt táo, sốt, đại tiện phân đen, nôn ra máu, chảy máu cam…
Một số lợi ích của sản phẩm đối với sức khỏe như: Thanh nhiệt, giải độc trong những ngày nắng nóng Điều trị sỏi thận Điều trị bệnh gai cột sống Trị viêm đường tiết niệu Điều trị bệnh viêm họng mãn tính và viêm họng hạt Trị táo bón, tiêu chảy Làm đẹp da, trị mụn nhọt
1 note · View note
nutrihealthy · 7 months ago
Text
 1. Hạt chó có tác dụng gì khi dùng cho bà bầu?
Chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống bà bầu ăn hạt sừng chó vào thời điểm nào. Chó sói được đánh giá là một loại thực phẩm lành mạnh và nên bổ sung trong bữa ăn mỗi ngày. Đây là một loại thực phẩm chứa nhiều axit béo, chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất. Với những câu hỏi thắc mắc chó sói có tác dụng gì đối với bà bầu , các chuyên gia giải thích như sau: 
1.1. Tác dụng của hạt chó bảo vệ sức khỏe của bà bầu
– Áp dụng cao áp
Hạt giáp chó cung cấp nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của mỗi người. Chiếc áo giáp này sẽ có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể vì thế phòng mang lại hiệu quả áp dụng trạng thái cao huyết áp ở các bà mẹ bầu. Bà bầu ăn hạt chó vào thời điểm nào tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ diễn ra thường xuyên vào thời điểm từ tuần thứ 20 trở đi. Nếu như không được phát hiện sớm, không kiềm chế bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Ăn hạt chó cũng đóng góp một phần áp dụng phòng chăm sóc tăng huyết áp trong bất kỳ thời kỳ mang thai nào.
– Tăng cường các hệ miễn dịch của bà bầu
Ở thời kỳ các mẹ mang thai, hệ miễn dịch của các mẹ bầu hoạt động kém hơn bình thường. Chính vì thế, mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hạt óc chó có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin E, đồng,…cùng với các dưỡng chất khác giúp bà bầu nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh hiệu quả.
– Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Tumblr media
Hạt óc chó có thể là một giải pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng này. Loại hạt này có thể là một loại ăn vặt lành mạnh “giải quyết” các cơn thèm ăn của mẹ bầu hoặc có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để hỗ trợ tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cũng như trong bữa ăn chính.
– Ngủ ngon hơn
Tumblr media
Bà bầu ăn hạt óc chó vào thời điểm nào cụ thể là những dưỡng chất trong loại quả này có thể kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều melatonin đây cũng là một loại hormone có tác dụng giúp bà bầu ngủ ngon và sâu giấc hơn.
2. Một số lưu ý khi ăn quả óc chó
Để có thể nhận được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ quả óc chó, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Nên ăn bao nhiêu hạt óc chó mỗi ngày là tốt nhất?
– Cần chú ý gì khi ăn?
+ Khi ăn, bạn nên dùng kẹp hoặc các dụng cụ để tách hạt.
+ Trong trường hợp hạt có đốm đen hoặc có mùi lạ thì không nên ăn.
+ Nên ăn hạt tự nhiên thay vì những loại hạt óc chó bọc đường hay bọc muối hay kẹo óc chó.
+ Có thể chế biến hạt óc chó theo nhiều cách khác nhau như sau:
Đập nhỏ khoảng 3 đến 4 hạt và dùng kèm với 1 muỗng mật ong và một ly nước. Đây là một món ăn giúp bà bầu giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tình trạng mất ngủ rất hiệu quả.
Kết hợp chuối với hạt óc chó và mật ong cũng là một món ăn nhẹ rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.
– Ăn hạt óc chó quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
+ Tăng mức cholesterol và dễ gây tăng cân.
+ Gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
+ Ăn quá nhiều hạt óc chó sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bà bầu, dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
+ Mẹ bầu bị hen suyễn cũng không nên ăn loại quả này để tránh bị kích hoạt cơn hen.
+ Mẹ bầu đã từng dị ứng với một số loại thực phẩm cũng nên thận trọng khi ăn loại hạt này.
Hãy trải nghiệm ngay hôm nay tại Nutri Healthy đ��� khám phá thế giới hạt dinh dưỡng đầy sức sống và hương vị. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm mua sắm thú vị và đảm bảo rằng mỗi lần ghé thăm sẽ là cơ hội để bạn tận hưởng những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
FanPage Địa chỉ 
0 notes
Text
Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để khắc phục?
Tumblr media
Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để khắc phục?
Khi bị tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu hãy chú ý một số điểm sau:
Luôn giữ đủ nước: Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mẹ mất một lượng lớn nước và chất điện giải. Tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh chóng kèm theo những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với em bé trong bụng. Do đó, mẹ cần tích cực bổ sung thêm nước để bù lượng còn thiếu cho cơ thể.
Ăn thức ăn nhạt: Đây là lưu ý mẹ bầu nên chú ý. Ngoài ra mẹ nên tránh xa các thực phẩm béo, chiên rán hoặc cay nóng.
Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống: Probiotics là những lợi khuẩn có vai trò tích cực đối với hệ tiêu hoá giúp mẹ tạo ra một môi trường đường ruột khoẻ mạnh. Do đó mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn để thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn.
Theo dõi trong vài ngày: Đa phần các trường hợp tiêu chảy sẽ hết trong vài ngày. Tuy nhiên nếu 2 – 3 ngày mà tình trạng này vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy tới thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Không tuỳ tiện dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ: Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng, thậm chí bé có thể bị dị tật bẩm sinh nếu mẹ dùng sai thuốc.
>> Xem thêm: Bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?
Khi nào mẹ bầu bị tiêu chảy cần đi khám bác sĩ để điều trị?
Mẹ hãy ghi nhớ, tình trạng tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Nếu thai phụ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày, hãy nhanh chóng tới các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám. Nếu để mất nước kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, em bé sẽ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thậm chí là gây thai chết lưu.
Ngoài ra, mẹ bầu hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp tình trạng đi ngoài ra phân có máu hoặc có mủ; tiêu chảy liên tục kéo dài hơn 48 giờ đồng hồ; sốt từ 39 độ trở lên; đau nhức dữ dội ở trực tràng… Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lí nguy hiểm cho sức khoẻ.
Tumblr media
Trên đây là những thông tin giúp mẹ nắm được nên làm gì khi bị tiêu chảy. Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ cần chăm sóc cơ thể thật tốt trong suốt giai đoạn mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo liệu trình massage bầu chuyên nghiệp tại spa chăm sóc bầu uy tín để chăm sóc sức khỏe và tinh thần tốt cho mẹ bầu. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ không chỉ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp mà mẹ còn được chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết giảm phù nề hiệu quả giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
0 notes
canxisatvaacidfolicchobabau · 8 months ago
Text
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Tumblr media
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Nhiều người lo lắng và đặt ra thắc mắc “Mẹ sau sinh mổ ăn kimbap được không?” Câu trả lời dành cho các mẹ là ăn kimbap rất tốt và an toàn cho mẹ sau sinh mổ:
Rong biển có trong kimbap chứa protein thực vật, sắt, vitamin K, vitamin A … Là những dưỡng chất cần thiết, tham gia vào quá tình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành, không để lại sẹo lồi gây mất thẩm mĩ
Ngoài ra rong biển chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, giảm viêm, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Rong biển rất giàu chất xơ, nhờ đó giúp sản phụ tránh được chứng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác sau sinh.
Ngoài ra rong biển chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của em bé.
Các vitamin và khoáng chất trong rong biển có tác dụng điều hòa khí huyết, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mẹ bỉm.
Bên cạnh rong biển, các nguyên liệu đi kèm như cơm, rau, củ, hải sản trong kimbap cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho mẹ bỉm, giúp mẹ sau sinh mổ nhanh hồi phục
Mặc dù kimbap mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh mổ, nhưng rong biển cũng chứa i-ốt. Ăn quá nhiều i-ốt có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp cho cả mẹ và con. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn kimbap với lượng vừa phải.
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap cần lưu ý gì?
Không nên ăn quá nhiều kimbap, để tránh tình trạng dư thừa i ôt và nguy cơ nhiễm kim loại nặng cho mẹ và em bé.
Lựa chon thực phẩm an toàn để làm món kimbap hoặc chọn cửa hàng uy tín để tưởng thức, tránh tình trạng sử dụng thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và em bé.
Không sử dụng kimbap để qua đêm hoặc kimbap bị thiu, tránh bị tiêu chảy, đau bụng cho mẹ bỉm.
Những mẹ bỉm bị cường giáp, có tiền sử dị ứng hải sản hoặc rong biển không nên sử dụng món ăn này.
Không ăn kimbap cùng với những thực phẩm kị rong biển như nước trà, cam thảo, quả hồng, có thể gây khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Không sử dụng kimbap cùng các thực phẩm dễ gây kích ứng để lại sẹo lồi như: rau muống, đồ nếp…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ sau sinh mổ có ăn được kimbap không? Đồng thời cung cấp cho các mẹ thêm cách làm kimbap đơn giản tại nhà, và một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi sử dụng kimbap.
Tumblr media
Bên cạnh đó, sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và tiếp tục uống viên sắt bà bầu mà mẹ đã tin chọn trong thai kỳ để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.
0 notes
ganolamum · 10 months ago
Text
Sữa bầu uống lạnh được không?
Tumblr media
Bạn đang mang thai và có thắc mắc liệu có nên uống sữa bầu lạnh hay không? Trong bài viết này, Ganola Mum sẽ giải đáp câu hỏi này và cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể quyết định cách uống sữa đúng cách cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu
Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta hãy tìm hiểu cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 300-500 calo mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Và sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng để đáp ứng nhu cầu này.
Tumblr media
Cách uống sữa đúng cách cho mẹ bầu
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách uống sữa đúng cách và không phải loại sữa nào cũng phù hợp cho mẹ bầu. Bạn nên chọn sữa có chứa canxi, protein, vitamin D và các khoáng chất khác để hỗ trợ sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn sữa có ít đường và không có chất bảo quản để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sữa bầu uống lạnh được không?
Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bầu uống lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những lý do cụ thể:
Lý do khiến mẹ bầu “thèm” sữa lạnh?
Trong suốt quá trình mang thai, có rất nhiều thay đổi về cơ thể của phụ nữ. Một trong những thay đổi đó là sự tăng cường hoạt động của tuyến giáp, tuyến giáp sản xuất hormone tiêu hóa để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Điều này dẫn đến việc cơ thể của mẹ bầu có xu hướng “thèm” những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng hơn, bao gồm cả sữa.
Tuy nhiên, khi uống sữa lạnh, cơ thể sẽ phải tiêu hóa nó trong khi nhiệt độ của cơ thể là 37 độ C. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Khi uống sữa để lạnh, mẹ bầu sẽ gặp những nguy hiểm gì không?
Uống sữa lạnh có thể gây ra những nguy hiểm sau đây cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Tăng cân
Uống sữa lạnh có thể làm tăng thèm ăn và gây tăng cân nhanh chóng. Điều này có thể gây ra những vấn đề về cân nặng cho mẹ bầu, đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng như tiểu đường và béo phì.
Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên uống sữa ấm hoặc nhiệt độ phòng thay vì uống lạnh.
Gây ra các vấn đề về da
Sữa lạnh có thể làm khô da và gây kích ứng cho da của mẹ bầu. Điều này có thể dẫn đến việc da bị nứt nẻ và kích ứng, đặc biệt là với những phụ nữ có làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, sữa lạnh cũng có thể gây ra các vấn đề về mụn trứng cá và tăng tiết dầu trên da. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tự ti trong quá trình mang thai.
Gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Uống sữa lạnh có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bà mẹ bị bệnh đường ruột hoặc có bụng yếu.
Đôi lời từ chuyên gia Ganola Mum
Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ganola Mum, việc uống sữa bầu lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa ấm để đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài việc quan tâm đến việc sử dụng sữa bầu uống lạnh, một điều quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý là lựa chọn sữa và các sản phẩm dinh dưỡng phù hợp trong quá trình mang thai.
Một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho các bà mẹ là thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum. Sản phẩm này được chế biến từ 9 loại hạt quý giá cùng với hệ dưỡng chất Mutli+ đặc biệt, bao gồm Acid Folic, Aquamin F, DHA, cùng 29 loại vitamin và khoáng chất khác, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
Tumblr media
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân khi mang thai không chỉ là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mà còn là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
>>>Xem thêm:
7 loại hoa quả bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Mách mẹ: Công dụng dinh dưỡng tuyệt vời Ganola Mom
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi liệu có nên uống sữa bầu lạnh hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bầu uống lạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa ấm hoặc nhiệt độ phòng để đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng nên chọn sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết và tránh sữa có chứa đường và chất bảo quản. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
Nguồn bài viết: Giải đáp: Sữa bầu uống lạnh được không?
0 notes
spachamsocbauhanoi · 8 days ago
Text
5 món cháo cho bà đẻ cực lợi sữa
Để mẹ sau sinh nhiều sữa cho con bú cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.Bà đẻ nên ăn cháo gì tốt và lợi sữa sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.
Xem thêm: mẹ uống sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Các Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh lợi sữa
Dưới đây chính là 5 món cháo giúp bà đẻ kích thích tuyến sữa, cung cấp nhiều dinh dưỡng từ các nguyên liệu cực đơn giản như:
Tumblr media
Cháo b�� câu nấm hương
Thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein cao hơn hẳn so với các nhóm thịt khác như thịt lợn, cừu, gà, thịt vịt … Bên cạnh đó, thịt chim bồ câu còn chứa các khoáng chất thiết yếu canxi, sắt, đồng, các loại vitamin quan trọng nh�� vitamin A, vitamin E, vitamin B. Cháo chim bồ câu nấm hương là món ăn giúp bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, bà bầu, bà đẻ mau chóng hồi phục và tăng cường tiết sữa.
Cháo móng giò hạt sen
Cháo móng giò không những là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích mà còn là món ăn giúp bà đẻ lợi sữa sau sinh. Chân giò có chứa nhiều chất protein, chất béo và giàu profit, trong khi đó hạt sen có tác dụng bổ khí huyết và thanh nhiệt. Chân giò hầm hạt sen là món ăn rất phù hợp cho phụ nữ sau sinh nhờ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục, từ đó kích thích tăng tiết sữa.
Xem thêm: cảnh báo 15 món ăn mất sữa mẹ cần tránh
Cháo thịt bò đậu xanh
Đậu xanh là loại đậu có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều tinh bột, chất béo có lợi, chất xơ, các khoáng chất và vitamin. Thịt bò là thực phẩm giàu đạm, sắt, vitamin nhóm B…thích hợp cho mẹ sau sinh bồi bổ sức khỏe. Ăn cháo thịt bò đậu xanh giúp mẹ bổ máu, tăng cường sức khỏe, bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn hậu sản. Mẹ có thể thêm món cháo này vào thực đơn bữa sáng nhé.
Cháo yến mạch
Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất dành cho các bà mẹ sau sinh. Loại thực phẩm này vừa giàu protein vừa chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là chất xơ. Cháo yến mạch là món cháo lợi sữa cho mẹ sau sinh, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tạo điều kiện lý tưởng để tăng lượng sữa tiết ra cũng như chất lượng sữa của mẹ.
xem thêm: mẹ uống viên sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Cháu mè đen
Đây là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, cách làm lại nhanh chóng, cực kì đơn giản. Đặc biệt nhất là món cháo mè đen có công dụng giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng và rất lợi sữa sau khi sinh xong. Mẹ có thể ăn cháo mè đen kết hợp với các loại thịt như thịt lợn nạc, thịt gà cũng rất thơm ngon hấp dẫn và giàu dưỡng chất.
Tumblr media
Bên cạnh các món cháo bổ dưỡng, mẹ sau sinh cần chú ý bổ sung sắt cho cơ thể qua cả chế độ ăn và viên uống. Bởi quá trình mang thai và sinh nở khiến mẹ hao hụt lượng máu lớn. Nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt cùng nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt canxi dha cho mẹ sau sinh đúng thời gian, liều lượng là cách tốt nhất giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong giai đoạn này!
Trên đây là một số các món cháo lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mong rằng qua bài viết trên, các mẹ có thể tìm được nhiều hơn món cháo phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cả mẹ và bé.
0 notes
Text
6 triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thừa canxi
Canxi có vai trò quan trọng đối với các bộ phận trong cơ thể như xương, hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch… Tuy nhiên, nếu thừa canxi quá nhiều sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm như sỏi thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa… Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những triệu chứng thừa canxi cần lưu ý.
xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
6 dấu hiệu thừa canxi gây nguy hiểm mà bạn không biết
Thừa canxi gây suy yếu xương, tạo sỏi thận, cản trở hoạt động của tim và não. Những dấu hiệu thừa canxi dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị.
Tumblr media
Táo bón
Táo bón là triệu chứng thừa canxi dễ nhận biết hàng đầu. Canxi rất khó hấp thu hết hoàn toàn, do đó khi bổ sung thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ kết hợp với chất xơ trong thực vật và gây ra kết tủa canxi, đồng thời bị đào thải ra bên ngoài. Canxi có tính hút nước cao, khi tới ruột non sẽ hút cạn nước làm cho phân cứng và khó đi ngoài hơn.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Buồn nôn, đau bụng
Buồn nôn, đau bụng cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thừa canxi. Dư quá nhiều canxi sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, bởi canxi dư thừa làm cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với lượng lớn, làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp với dấu hiệu buồn nôn, khó chịu.
Biếng ăn
Cung cấp quá nhiều canxi cho cơ thể sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, ăn không ngon miệng, biếng ăn, chán ăn. Hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao sẽ làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng khác, khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi do không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
Đau xương, cơ
Đau nhức xương, cơ là biểu hiện dư canxi trong cơ thể, bởi tình trạng thừa canxi sẽ gây vôi hóa xương, làm xương bị đau, cứng, kẽm linh hoạt, dễ gãy, chuột rút, đau nhức cơ.
Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu
Canxi có tính hút nước rất cao, vì vậy khi bị thừa canxi, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái bị thiếu nước háo nước. Bạn sẽ cảm thấy khát nước và muốn uống nhiều nước hơn khi dư canxi, dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày và thậm chí bị tiểu ra máu, bị đau rát khi đi tiểu.
Rối loạn nhịp tim
Lượng canxi bị dư thừa trong cơ thể làm cho nồng độ canxi trong máu tăng cao đột biến, gây rối loạn nhịp tim. Cơ thể tiết ra nhiều hormone khác như khi bị thừa canxi có thể tạo ra những cơn đau tim.
Xem thêm: sau khi uống canxi không nên ăn gì để tăng hiệu quả hấp thu
Cách phòng tránh dư thừa canxi
Như vậy chúng ta đã có câu trả lời khá đầy đủ cho câu hỏi dư canxi có dấu hiệu gì không? Vậy làm sao để có thể phòng tránh tình trạng này? Cùng đọc tiếp để có câu trả lời nhé!
Liều lượng canxi có thể hấp thu một lần khoảng 500mg, do đó nếu cần bổ sung nhiều canxi trong ngày, bạn nên chia nhỏ liều lượng để cơ thể hấp thu tốt nhất. Đối tượng bị suy thận, sỏi thận, phụ nữ mang thai hay mẹ cho con bú, người già, người có bệnh lý kết hợp.. cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng canxi. Khi uống canxi cần tránh ăn vói rau củ có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ để không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Bổ sung canxi cần kết hợp tám nắng buổi sáng để tăng cường vitamin D, hỗ trợ hấp thu canxi. Thời gian uống canxi tốt nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên uống buổi chiều tối có thể gây khó ngủ và tạo lắng cặn canxi, tạo sỏi thân. Nên uống canxi sau bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ và không nên dùng canxi với sữa, trà, cà phê, bia rượu.. Khi bổ sung canxi nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng và tìm hiểu canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn để việc bổ sung canxi mang lại hiệu quả tốt nhất.
Vai trò của canxi với rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa canxi có thể làm bạn mắc phải các bệnh nguy hiểm. Vì thế, hãy nạp vào cơ thể một lượng canxi phù hợp để không gây nguy hiểm cho sức khỏe bạn nhé.
0 notes
Text
Bà bầu bị đi ngoài nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Bà bầu đau bụng đi ngoài là tình trạng bình thường, đặc biệt là ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ.… Khi đó, bà bầu nên chú ý hơn đến vấn đề của mình để cả mẹ và thai nhi đều được chăm sóc tốt. Vậy bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì để mau khỏi?
Xem thêm: thực đơn cho bà bầu song thai đủ chất
Nên ăn gì khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài?
Bà bầu bị đi ngoài nên ăn gì? Mẹ bầu nhớ bỏ túi danh sách những thực phẩm cực kỳ có lợi sau đây để khỏi bệnh nhanh chóng.
Tumblr media
Chuối
Chuối là loại quả mà bầu bầu đang gặp tình trạng đau bụng đi ngoài không nên bỏ qua. Chuối được cho là loại trái cây nhiệt đới lành tính, giàu dinh dưỡng, đồng thời lại vô cùng phổ biến và dễ ăn. Tại sao chuối lại giúp hỗ trợ tình trạng tiêu chảy cho bà bầu? Câu trả lời là:
Pectin – chất xơ hòa tan có trong chuối giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy Carbohydrate trong chuối rất dễ tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp cơ thể mau chóng nhận được nguồn năng lượng dồi dào mà còn tránh gây nặng nề cho đường ruột. Kali có trong chuối rất dồi dào, chúng giúp cơ thể bù lượng điện giải đã mất đi trong khi bị tiêu chảy.
Đặc biệt, các vi chất quan trọng cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi như: kẽm, sắt, mangan, photpho, vitamin A, B12, C, K,… cũng có rất nhiều trong chuối. Vì vậy, bà bầu có thể ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày để hỗ trợ tình trạng đau bụng đi ngoài, cũng như đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất ngừa thiếu máu
Táo
Bên cạnh chuối thì táo cũng được cho là thực phẩm vàng giúp bà bầu giảm tình trạng đau bụng đi ngoài rất tốt. Táo chứa rất nhiều chất xơ dễ tiêu hóa – pectin. Vì vậy, bà bầu ăn 1-2 quả táo sẽ giúp bổ sung lượng lớn pectin cho cơ thể, tạo nên lớp màng bảo vệ ruột khỏi các chất gây kích thích. Không chỉ vậy, điều này cũng bổ sung prebiotic cho cơ thể, giúp cân bằng lợi khuẩn và ức chế vi khuẩn có hại gây tiêu chảy. Bà bầu ăn táo không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài mà còn giúp nhanh chóng bổ sung năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và thai nhi.
Cà rốt
Cà rốt cũng là thực phẩm mà bà bầu nên ăn khi bị đau bụng đi ngoài. Cà rốt chứa kali và các loại muối khoáng tốt, chúng giúp bổ sung nước và cân bằng lại các chất điện giải mà cơ thể bị mất do tiêu chảy. Không chỉ vậy, cà rốt cũng là thực phẩm rất giàu pectin. Vì thế, thêm cà rốt vào khẩu ��n của bà bầu bị đau bụng đi ngoài giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng khó chịu này.
Cơm trắng, bánh mì
Cơm trắng sẽ hữu ích cho việc hỗ trợ tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu. Lý do là vì cơm trắng chứa ít chất xơ nên không gây áp lực cho hệ tiêu hóa đang rất nhạy cảm. Đồng thời, lượng tinh bột trong cơm trắng cũng giúp hút bớt nước trong ruột, giúp kiểm soát việc đi ngoài của cơ thể.
Tương tự như cơm trắng, bánh mì cũng chứa lượng tinh bột tốt. Khi bị đau bụng đi ngoài dạng lỏng, bà bầu nên ăn một chút bánh mì. Điều này sẽ giúp hút bớt nước trong ruột, khiến kết cấu phân đặc hơn, từ đó giảm tình trạng đau bụng đi ngoài. Hơn thế, lượng muối có trong bánh mì cũng góp phần làm chậm lại quá trình mất nước, đồng thời bổ sung điện giải cho cơ thể.
Xem thêm: uống canxi và omega 3 cùng lúc được không
Khoai tây, khoai lang
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn khoai tây, khoai lang. Trong khoai tây, khoai lang chứa rất nhiều kali cũng như các loại vitamin, enzyme và chất xơ tốt. Bà bầu ăn nhóm thực phẩm này không chỉ giúp bổ sung điện giải, giảm gánh nặng cho đường ruột mà còn rất có lợi cho quá trình tiêu hóa. Ăn khoai tây và khoai lang giúp bà bầu chắc bụng hơn, giúp giảm tình trạng đau bụng đi ngoài.
Sữa chua không đường
Bà bầu nên ăn sữa chua không đường để cải thiện tình trạng tiêu chảy thai kỳ. Sữa chua không đường giúp cung cấp probiotics có lợi cho tiêu hóa. Lúc này, đường ruột của bà bầu đang rất nhạy cảm nên việc bổ sung probiotics sẽ giúp ổn định niêm mạc ruột và cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy của bà bầu.
Tumblr media
Trong khi bị đau bụng đi ngoài phân lỏng, cơ thể bà bầu bị suy yếu rất nhiều lại kèm biểu hiện chán ăn. Thêm vào đó, đường ruột bị kém hấp thụ dinh dưỡng có trong thức ăn vì thức ăn đi qua quá nhanh. Lúc này, bà bầu càng cần bổ sung đầy đủ vitamin cho bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất, tránh tình trạng suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp bà bầu bị tiêu chảy sau khi sử dụng vitamin tổng hợp (do quá liều hoặc kết hợp với sai nhóm thực phẩm), nên xem lại cách sử dụng để điều chỉnh cho chính xác.
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu hiệu quả
Trên đây là top các thực phẩm”vàng” giúp giảm tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích cho các mẹ bầu.
0 notes
Text
3 tháng đầu sau sinh bà đẻ nên kiêng ăn gì?
Sau sinh, cơ thể mẹ cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, sau sinh nên ăn gì là yếu tố dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp mẹ sớm hồi phục sức khỏe. Vậy mẹ có biết bà đẻ kiêng ăn gì 3 tháng đầu không?
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Bà đẻ sau sinh kiêng ăn gì 3 tháng đầu?
Không phải loại thức ăn nào cũng tốt cho mẹ mới sinh, mẹ cần lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm có hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ.
Tumblr media
Kiêng các loại thức ăn cay
Kiêng ăn đồ ăn cay sau sinh sẽ giúp ích cho sự phục hồi sức khỏe của người mẹ, bởi thức ăn cay có thể gây ra tình trạng táo bón và khiến mẹ bị trĩ. Ngoài ra, khi mẹ ăn đồ ăn cay, chất lượng sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng và khiến cho em bé bú mẹ bỏ bú, đồng thời gây hại cho đường tiêu hóa của em bé.
Kiêng thực phẩm gây mất sữa
Có một số thực phẩm khiến cho mẹ bị giảm sữa, mất sữa hay ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ cần kiêng như lá lốt, dưa muối, măng, mì tôm… Mẹ hãy tham khảo danh sách 15 món ăn mất sữa để tránh tác động tới sự tiết sữa mẹ sau sinh.
Kiêng thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân là một trong những chất độc gây hại cho sự phát triển của em bé. Thủy ngân có trong các loại thực phẩm như cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu vua.. Do đó các mẹ bỉm sữa nên kiêng ăn những loại cá này để tránh truyền lượng lớn thủy ngân qua sữa mẹ tới em bé và gây ra các ảnh hưởng không tốt cho bé.
Kiêng đồ ăn sống
Mẹ sau sinh cần kiêng ăn các món đồ ăn tái sống bởi đồ ăn chưa được chế biến chín kỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa của người mẹ. Nguyên nhân vì sức đề kháng của người mẹ sau sinh chưa phục hồi hoàn toàn, ăn các món ăn tái, sống có chứa các loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của người mẹ, khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa. Trong giai đoạn sau sinh cho con bú, mẹ cần đảm bảo ăn chín uống sôi.
Kiêng ăn thức ăn đông lạnh
Các thức ăn hay đồ uống lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng và hệ tiêu hóa của người mẹ. Mẹ sau sinh có thể bị đau răng, ê buốt chân răng, rối loạn tiêu hóa nếu như dùng các món đồ ăn, thức uống lạnh.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón sau sinh
Kiêng đồ ăn, thức uống vị chua
Bà đẻ kiêng ăn gì 3 tháng đầu? Mẹ nên kiêng ăn thực phẩm có vị chua hay thực phẩm lên men để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa hay gây ra hiện tượng trào ngược, tiêu chảy ở trẻ bú m
Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên xào thường có chứa nhiều dầu mỡ và không hề tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh. Mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho quá trình phục hồi, giúp cơ thể nhanh khỏe.
Kiêng ăn tỏi
Nếu chưa biết bà đẻ kiêng ăn gì 3 tháng đầu, mẹ nên tránh ăn tỏi bởi tỏi là loại gia vị có mùi hăng, khiến cho sữa mẹ có vị lạ, mùi lạ và làm cho em bé bỏ bú.
Tumblr media
Chăm sóc sức khỏe sau sinh với một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ khiến cơ thể mau phục hồi cũng như tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, phòng ngừa các bệnh lý hậu sản. Bên cạnh việc ăn đa dạng các thực phẩm, mẹ đừng quên sử dụng các viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh mỗi ngày. Cung cấp đủ các vi chất cần thiết qua viên uống sẽ giúp mẹ phòng tránh tình trạng thiếu máu, thiếu canxi sau sinh hiệu quả!
Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Bà đẻ kiêng ăn gì 3 tháng đầu”. Việc ăn uống một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa là điều quan trọng giúp mẹ và bé trải qua thời kỳ sau sinh khỏe mạnh.
0 notes
mebaumagb6 · 1 year ago
Text
Bỏ túi bà bầu uống magie B6 sáng được không
Magie cho bà bầu có vai trò rất đặc biệt, đó là ngừa bệnh sản giật do đó ngăn ngừa đẻ non vfa giảm tử vong sản khoa. Vậy thời gian bà bầu uống magie B6 sáng được không? Tìm hiểu magie B6 là gì?
Tumblr media
Magie B6 là khoáng chất magie và vitamin B6, liên quan tới sự hình thành, phát triển xương và răng của con người. Chất này giúp thúc đẩy sự chuyển hóa trong thận, cơ, tìm.. tạo ra enzyme và điều phối các dưỡng chất của cơ thể. Magie B6 có cần thiết cho mẹ bầu không? Magie và vitamin B6 là nhân tố quan trọng giúp mẹ bầu khỏe mạnh và em bé phát triển tốt trong suốt thai kỳ: Magie B6 kết hợp với canxi là cặp đôi hoàn hão thúc đẩy quá trình co giãn cơ ở tử cung, làm chậm quá trình phá hủy xương và giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị loãng xương sau sinh. Giúp mẹ bầu điều trị tình trạng táo bón, chuột rút, căng thẳng, hạn chế bị đau đầu, đau nửa đầu trong thời gian mang thai, giảm nguy cơ bại não ở trẻ nhỏ và điều trị nôn nghén ở mẹ bầu. Hỗ trợ mẹ bầu chịu đau tốt hơn bình thường, ổn định huyết áp và giúp quá trình sinh nở của mẹ thuận lợi hơn.
Tumblr media
Viên bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu Châu Âu chính hãng Tác dụng của magie B6 với thai nhi Magie B6 rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ bởi: Là sợi dây liên kết giữa não bộ và hệ thần kinh, giúp hai bộ phận của bé hình thành và phát triển tốt. Hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein, chất béo cần thiết cũng như kết hợp với canxi hình thành xương, răng, giúp em bé phát triển chiều cao. Nhờ khả năng chuyển hóa chất béo, magie B6 giúp em bé khỏe mạnh, giảm tình trạng còi xương, nhẹ cân sau sinh. Bà bầu uống magie B6 sáng được không? Sử dụng magie B6 là điều cần thiết giúp mẹ giảm mệt mỏi, giảm ốm nghén, cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường chất lượng giấc ngủ. Câu hỏi nhiều mẹ đặt ra là bà bầu uống magie B6 sáng được không? Mẹ đừng lo lắng, magie B6 có thể được bổ sung ở bất cứ thời điểm nào trong này miễn là mẹ nhớ sử dụng liên tục. Với một số mẹ bầu thì bổ sung magie B6 vào buổi sáng là dễ dàng, trong khi những mẹ bầu khác có thể thấy sử dụng trong bữa tối hay trước giờ đi ngủ sẽ hiệu quả hơn. Điều quan trọng là mẹ cần thiết lập một lịch trình và tuân thủ nghiêm túc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp vi chất cho cơ thể. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi bổ sung magie B6 trong thai kỳ Khi đã biết bà bầu uống magie B6 sáng được không, các mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình tăng cường vi chất này: Liều dùng: Liều lượng sử dụng dành cho mẹ bầu trong thai kỳ cần bổ sung 350-360mg magie/ngày. Để đảm bảo hàm lượng magie được tăng cường đủ, các mẹ hãy kết hợp với các thực phẩm giàu magie và uống magie B6 đều đặn. Cách dùng: Bổ sung magie B6 cho bà bầu quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và em bé, do đó mẹ không nên sử dụng tùy ý mà hãy uống theo hướng dẫn hay dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ khi dùng magie B6 nhiều quá mức là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, tụt huyết áp.. Mẹ nên cẩn thận khi sử dụng vi chất này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết bà bầu uống magie B6 sáng được không và sử dụng hợp lý như thế nào để có sức khỏe tốt. Hãy duy trì viên uống đều đặn mỗi ngày, lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé.
0 notes
bingofood · 1 year ago
Text
Mẹ đã biết sau sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để vết thương nhanh lành và cải thiện tiết sữa chưa? Nếu mẹ vẫn đau đầu sau sinh mổ vì không biết nên ăn gì thì có thể tham khảo những thông tin dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ dưới đây. Bài viết tiếp theo sẽ thông tin đến mẹ những chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn mới sau sinh mổ và những thực phẩm có lợi cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Sinh mổ đòi hỏi người phụ nữ phải chịu nhiều đau đớn hơn so với những người sinh thường. Không phải tự nhiên mà nói mổ lấy thai làm hỏng ba năm cuộc đời; Tuy nhiên, người phụ nữ được lên lịch mổ lấy thai sẽ phải trải qua một thủ thuật kéo dài từ 30 phút đến một giờ. Vì vết mổ dài hơn đáng kể so với vết mổ ở tầng sinh môn sau khi sinh ngả âm đạo nên thời gian lành vết mổ cũng lâu hơn. Sẽ mất hơn một tuần để vết thương đóng vảy, 2-3 tháng để hình thành sẹo, cảm giác khó chịu ở vết mổ có thể tồn tại trong năm đầu tiên sau khi sinh thường, và chỉ cần một tháng là hồi phục.
Vì rất khó nên việc bồi bổ là vô cùng quan trọng đối với các mẹ sinh mổ. Chế độ ăn cho mẹ sinh mổ phải đáp ứng 3 tiêu chí chính:
Đủ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi sức khỏe. Sau khi mổ lấy thai, chế độ ăn uống cần bao gồm đủ dinh dưỡng để giúp vết thương nhanh lành đồng thời tránh những thức ăn có thể gây kích ứng vết mổ.
Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Sau khi phẫu thuật, người mẹ thường xuyên bị buộc phải không vận động, và các tác động của thủ thuật (thuốc, mất nước, vết mổ) làm trầm trọng thêm chức năng của hệ tiêu hóa. Do đó, các bữa ăn có nhiều nước, chẳng hạn như rau xanh, là bắt buộc. Thuốc probiotic được sử dụng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Những bà mẹ đã sinh mổ không được phép cho con bú cho đến khi họ đã dành ít nhất 2 giờ trong phòng hồi sức. Thuốc mê, thuốc kháng sinh và cảm giác khó chịu ở vết mổ đều có thể khiến sữa chảy vào chậm hơn. Lúc này, một chế độ ăn giàu sữa sẽ là lựa chọn an toàn nhất.
Ruột vẫn chịu tác động của tình trạng giảm nhu động đường tiêu hóa sau khi mổ lấy thai. Nếu sản phụ ăn thức ăn đặc quá sớm sau khi sinh sẽ khiến căng thẳng hoạt động của đường ruột tăng cao, sinh ra đầy bụng, khó tiêu, lâu ngày sẽ tích tụ nhiều khí trong ruột. Vì vậy, nếu mẹ muốn ăn thì nên đợi ít nhất 6 tiếng để chức năng ruột hoạt động trở lại; Nếu quá đói, mẹ chỉ nên ăn súp nhạt hoặc cháo trắng để tăng cường nhu động ruột, dễ tiêu hóa, khuyến khích “xì hơi” và bài tiết dễ dàng hơn.
Các bà mẹ có thể ăn những bữa ăn đơn giản để tiêu hóa trong hai ngày đầu sau khi sinh nhưng nên tránh những thức ăn có nhiều chất béo. Bạn có thể ăn nhiều súp hơn một chút vào ngày thứ ba hoặc thứ tư. Sau một tuần, mẹ có thể trở lại thói quen ăn uống bình thường và dần dần kết hợp các chất đạm như thịt, cá,… vào bữa ăn hàng ngày. Xin lưu ý là lúc này mẹ vẫn ít vận động, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có thể bị táo bón.
0 notes