#2 trường học ở Krông Bông
Explore tagged Tumblr posts
Text
Trở Lại Yang Mao Mùa Đông Không Lạnh
Ngày cuối tháng 10/2023, trời đã lạnh nhiều ở những vùng sâu vùng xa trên cao nguyên Đăk Lắk. Biết trời mưa nhiều hơn, vùng giáp giới Lâm Đồng đã trở lạnh, các Cháu HSN cần được tặng đồ ấm sớm, Nhóm TN Ban Mai Hồng lên đường trao quà đúng kế hoạch đã chuẩn bị. Hai điểm đến Yang Mao và Cư Drăm thuộc vùng sâu, xa và khó khăn nhất của huyện Krông Bông. Đặc biệt trước ngày đi, Nhóm được báo rằng vì…
View On WordPress
0 notes
Text
3 căn nhà ở Đăk Lăk bị sập do sạt lở
Sau đợt mưa lớn, một phần ngọn núi Chư Quanh, huyện Krông Bông, bị sạt lở, đất đá đổ xuống làm sập 3 căn nhà dân.
Sáng 30/11, 3 căn nhà tại thôn 2, xã Hoà Phong bị đất đá vùi lấp từ phía sau, mái nhà và tường bị đổ sập. Cơ quan chức năng đã căng dây không cho người dân đến gần khu vực nguy hiểm.
Ba căn nhà ở xã Hòa Phong bị đất đá vùi lấp tối 29/11. Ảnh: Ngọc Oanh.
"Sau khi xảy ra sự cố, chúng tôi di dời 3 gia đình có nhà bị sập nhà đến nơi an toàn", ông Lê Văn Long, Chủ tịch huyện Krông Bông nói và cho biết chính quyền còn cung cấp nước uống, mì tôm cho 23 hộ dân ở địa bàn huyện có nhà bị nứt hoặc nguy cơ sạt lở.
Hai ngày qua, huyện Krông Bông mưa to, lượng mưa xấp xỉ 170 mm gây ngập, sạt lở một số nơi. UBND huyện chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học trong hôm nay. Chính quyền tiếp tục kiểm tra, di dời người dân các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đến hội trường thôn, trường học, trụ sở UBND xã tránh trú.
Một ngôi nhà ở huyện Krông Bông nứt nẻ vì sạt lở núi. Ảnh: Ngọc Oanh.
Ngoài Krông Bông, mưa lớn cũng gây ngập hàng chục hộ dân tại khu vực lòng hồ thủy điện Krông Pách thượng, huyện M'Đrăk.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp nhiễu động gió Đông trên cao, từ 29/11 đến 1/12 khu vực Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa 80-120 mm, có nơi trên 150 mm.
Dự báo hôm nay các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục mưa to. Nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở Gia Lai, đông Kon Tum, nam Đăk Lăk và bắc Lâm Đồng.
Trần Hoá
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/2JbpoUk via IFTTT
0 notes
Text
Sạt lở hơn 100m đường, 300 nhà dân chìm trong biển nước, nguy cơ vỡ đập thủy lợi ở Đắk Lắk
Sáng 11/11, một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành các biện pháp phòng chống lũ lụt.
Nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
Theo vị lãnh đạo này, do ảnh hưởng của bão số 6 , trong nhiều giờ qua trên địa bàn có mưa lớn đã gây ra một số thiệt hại ban đầu. Cụ thể, mưa lớn làm nước tràn qua 2 cầu treo dân sinh bắc qua sông Krông Bông đoạn qua ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông.
Nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Do đó, UBND huyện đã chỉ đạo 2 trường tiểu học Ea Bar và Cư Pui 1 (cùng thuộc xã Cư Pui) cho học sinh nghỉ học. Bên cạnh đó, mưa lớn đã gây sạt lở một đoạn dài hơn 100m sát đầu cầu buôn M’Khí (xã Yang Mao), gây nguy cơ sạt lở mố cầu.
Hơn 300 nhà dân tại huyện Lắk ngập lụt nặng.
Không chỉ vậy, nước dâng cao làm rò rỉ, gây nguy cơ vỡ đập thủy lợi Ea H’mun (xã Cư Pui). Được biết, đây là đập thủy lợi có dung tích hồ chứa khoảng 169.000m3 nước. Hiện lực lượng chức năng đang túc trực tại đập để ứng cứu nếu xảy ra tình huống xấu.
Một tuyến đường liên thông tại xã Cư Bông (huyện Ea Kar) bị sạt lở, chia cắt dân cư.
Không riêng gì huyện Krông Bông, tính đến 7 giờ ngày 11/11, trên địa bàn huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) có tổng cộng 271 ha lúa nước bị ngập thuộc các xã Yang Tao, Bông Krang, thị trấn Liên Sơn, Đắk Liêng, Đắk Nuê (huyện Lắk).
Đến trưa 11/11, lực lượng chức năng huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố do ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây ra, đồng thời cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân vùng lụt.
Lực lượng chức năng nỗ lực ứng cứu người dân vùng lụt.
Báo cáo nhanh của Phòng NN-PTNT huyện Lắk cho biết, từ ngày 10/11 trên địa bàn huyện đã có mưa diện rộng, có nơi mưa vừa đến mưa to; các sông suối trên địa bàn tỉnh khả năng xuất hiện một đợt lũ ở mức báo động 1 đến báo động 2 có nơi trên báo động cấp 2.
Việc khắc phục hậu quả do mưa bão đang được gấp rút thực hiện ở nhiều địa phương.
Mưa lớn còn khiến cho mực nước các suối Đắk Liêng, Đắk Phơi và nước sông Krông Na đổ về nhiều nên gây ra ngập diện rộng, đặc biệt là xã Đắk Liêng, Đắk Nuê và thị trấn Liên Sơn. Cho đến sáng 11/11, có khoảng trên 300 nhà dân ở xã Đắk Liêng, thị trấn Liên Sơn bị ngập và gần 300ha hoa màu bị hư hỏng, chìm trong nước.
Hiện UBND huyện Lắk đang phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động thực hiện triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương để chủ động đối phó với tình hình ngập lụt đang xảy ra trên địa bàn.
Đồng thời tiếp tục tổ chức trực 24/24 để theo dõi tình hình, kịp thời thông báo cho nhân dân biết về tình hình ngập lụt không để xảy ra thiệt hại về người và giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản do lụt gây ra.
Tại huyện Ea Kar, 1 tuyến đường liên thôn ở xã Cư Bông bị sạt lở, chia cắt dân cư, hàng chục học sinh phải nghỉ học.
Lực lượng chức năng đang nỗ lực ứng cứu tại các địa phương xảy ra mưa lỡn, ngập lụt.
Sáng cùng ngày, Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, từ ngày 10/11 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to.
Mực nước trên các sông suối trên địa bàn tỉnh tiếp tục lên, đặc biệt các sông suối khu vực phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam tỉnh đang lên nhanh. Các địa phương chủ động đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các sông suối nhỏ, ngập lụt cục bộ; bố trí lực lượng canh gác các khu vực ngầm tràn bị ngập sâu.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện: M Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Lắk, Krông Bông, Krông Ana, Ea Súp và một số vùng lân cận.
Lực lượng chức năng túc trực tại một số tuyến đường ngập lụt nặng để hỗ trợ cho người dân.
Trước tình hình trên, các đơn vị quản lý hồ đang thực hiện các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn công trình và nhân dân vùng hạ du. Đồng thời, các ngành chức năng đã triển khai công điện của UBND tỉnh, chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố thiên tai.
0 notes
Text
Làm sao tìm gia sư tại Đắk Lắk uy tín, nhanh chóng
Tìm gia sư tại Đắk Lắk có nhiều điều cần biết để kết quả tìm kiếm hiệu quả, tìm được gia sư giỏi một cách thuận tiện, đơn giản hơn bao giờ hết ngay sau khi đọc xong những gợi ý dưới đây.
1. Nhu cầu tìm gia sư dạy kèm tại Đắk Lắk
Tỉnh cao nguyên Đắk Lắk có diện tích rộng lớn, có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt trồng cà phê lớn nhất nước. Ngày nay, đời sống và kinh tế của người dân trong tỉnh có nhiều khởi sắc và khá giả hơn trước.
Về giáo dục, tỉnh có hệ thống trường học phổ thông các cấp hoàn chỉnh lo cho các em đang tuổi tới trường. Trong tỉnh có 3 trường đại học, 2 trường cao đẳng nên lực lượng sinh viên khá lớn. Vì vậy, nhu cầu cần người dạy kèm tại nhà ở Đắk Lắk không thiếu cả về cung và cầu. Tuy nhiên, nhu cầu gia sư không đồng đều giữa các khu vực mà bạn sẽ thấy rõ hơn qua khảo sát chi tiết dưới đây.
1.1. Tìm gia sư tại thành phố Buôn Mê Thuột
Thành phố Buôn Mê Thuột là trung tâm mọi mặt của tỉnh Đắk Lắk. Thành phố là một đô thị miền núi được xếp vào hạng độ thị loại 1, có dân số đông nhất nước. Buôn Mê Thuột có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với nhiều công trình lớn được xây dựng.
Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành vì vậy là nơi để tìm gia sư tại thành phố Buôn Mê Thuột nhiều nhất. Vì tập trung các trường đại học, cao đẳng nên sinh viên làm gia sư ở đây chiếm số lượng áp đảo, ngoài ra còn có giáo viên, người có trình độ. Bởi có nhiều gia đình trong thành phố có kinh tế đầu tư học hành cho con cái.
1.2. Tìm gia sư tại huyện Ea H'leo
Huyện cửa ngõ Ea H'leo của tỉnh Đắk Lắk có thế mạnh về rừng và đất với cây cao su và cà phê làm chủ đạo mang lại thu nhập cho người dân. Nếu tìm gia sư tại huyện Ea H'leo, bạn chú ý tới khu vực thị trấn Ea Đrăng của huyện, nơi kinh tế và cuộc sống của người dân phát triển hơn so với 11 xã còn lại. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều gia đình có kinh tế trong xã tìm gia sư về dạy cho con.
1.3. Tìm gia sư tại huyện Krông Năng
Huyện Krông Năng nằm ở vị trí ngã ba giao thông nên thuận tiện giao thương và phát triển kinh tế. Ở đây có nhiều dân tộc sinh sống tập trung nhiều ở khu vực thị trấn Krông Năng. Nếu tìm gia sư tại huyện Krông Năng, bạn đừng bỏ qua khu vực thị trấn, ngoài ra còn thấy ở các xã gần các đường quốc lộ có đời sống kinh tế tốt hơn.
1.4. Tìm gia sư tại huyện Ea Súp
Huyện vùng sâu vùng sa Ea Súp có dân cư thưa thớt và đời sống của người dân còn nghèo khó. Vì vậy, tìm gia sư tại huyện Ea Súp chỉ có ở những gia đình trong khu vực thị trấn, có đời sống và kinh tế tốt hơn. Giáo viên hoặc người có bằng cấp thường nhận làm gia sư trong thị trấn kèm cặp học sinh tại nhà.
1.5. Tìm gia sư tại huyện Cư M Gar
Huyện Cư M'gar giáp thành phố Buôn Ma Thuột có thị xã Buôn Hồ phát triển nhất với tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh trong những năm gần đây. Với vị trí giáp thành phố, huyện có nhiều điều kiện phát triển kinh tế.
Nhu cầu tìm gia sư tại huyện Cư M'gar tập trung ở 2 thị trấn Quảng Phú trung tâm huyện và thị trấn Ea Pốk nhưng cũng có ở 15 xã còn lại. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đi lên nhiều hơn so với trước kia nên các gia đình cũng có điều kiện và chú ý đến việc đầu tư học hành cho con cái hơn.
1.6. Tìm gia sư tại huyện Krông Pắc
Huyện Krông Pắc có thế mạnh về cây cà phê với đất đỏ Bazan. Huyện là nơi trồng cà phê đầu tiên ở nước ta khi người Pháp du nhập vào với đồn điền Ca Da. Do đó, kinh tế của huyện phát triển khá từ lâu, đời sống của người dân ổn định, có thu nhập. Về giáo dục, huyện rất chú trọng với hệ thống trường học tốt. Các gia đình thường xuyên chú ý tới học hành của con cái. Ngày nay, bạn có thể tìm gia sư tại huyện Krông Pắc ở khắp cả huyện nhưng tập trung ở thị trấn Phước An.
1.7. Tìm gia sư tại huyện Ea Kar
Huyện cửa ngõ Ea Kar thuận tiện giao thông với các tỉnh khác nên có điều kiện giao thương, phát triển kinh tế. Có tới 2 thị trấn, huyện phát triển nhanh hơn trong những năm gần đây giúp đời sống người dân khấm khá hơn trước nên việc học hành, giáo dục cũng được quan tâm. Nếu bạn tìm gia sư tại huyện Ea Kar nên tập trung ở khu thị trấn, các xã gần đó nhưng ở các xã còn lại cũng có nhu cầu.
1.8. Tìm gia sư tại huyện M Đrắk
Huyện cửa ngõ M'Đrắk nằm ở vị trí xa xôi của tỉnh. Huyện có rất nhiều dân tộc sinh sống nhưng người Kinh chiếm 50%. Huyện có thế mạnh về kinh tế nông lâm và đời sống của người dân còn nghèo khó. Vì vậy, tìm gia sư tại huyện M'Đrắk chủ yếu tập trung ở thị trấn cùng tên nơi đời sống người dân khá giả hơn, kinh tế đa dạng và phát triển hơn.
1.9. Tìm gia sư tại huyện Krông Ana
Huyện Krông Ana có đời sống người dân khá phát triển. Kinh tế của huyện phát triển đa dạng nhưng vẫn là huyện thuần nông với thế mạnh về cây trồng của vùng cao nguyên màu mỡ. Ngày nay, diện mạo và kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc nên đời sống của người dân khá giả hơn trước. Vì vậy, tìm gia sư tại huyện Krông Ana có ở thị trấn Buôn Trấp và 7 xã.
1.10. Tìm gia sư tại huyện Krông Bông
Huyện vùng sâu vùng xa Krông Bông có thế mạnh về kinh tế nông – lâm và đang được phát triển thêm về công nghiệp, dịch vụ du lịch. Huyện có tốc độ bê tông hóa nhanh chóng phục vụ đời sống người dân. Hệ thống trường học trong huyện tốt cũng như nhiều gia đình quan tâm cho con cái học hành tốt hơn. Còn tìm gia sư tại huyện Krông Bông có nhiều ở khu vực thị trấn Krông Kmar và còn có ở các xã gần thị trấn.
1.11. Tìm gia sư tại huyện Lắk
Với biệt điện Bảo Đại bên hồ Lắk, huyện Lắk còn là vựa lúa của tỉnh mà bạn có thể tìm gia sư tại khu vực thị trấn và các xã. Nhờ kinh tế phát triển hơn, người dân có điều kiện quan tâm đến học hành cho con lên cao hơn. Tìm gia sư tại huyện Lắk được những gia đình có điều kiện về kinh tế quan tâm.
1.12. Tìm gia sư tại huyện Buôn Đôn
Huyện Buôn Đôn không có thị trấn với trung tâm là xã Ea Wer. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó du lịch khá phát triển của tỉnh với Bản Đôn nổi tiếng về voi. Nếu bạn tìm gia sư tại huyện Buôn Đôn sẽ có ở trung tâm của huyện nơi kinh tế của người dân phát triển hơn cả.
1.13. Tìm gia sư tại huyện Cư Kuin
Huyện Cư Kuin còn mang vẻ đẹp hoang sơ, không có thị trấn với địa hình khá hiểm trở. Huyện là nơi sinh sống lâu đời của người Êđê. Vì huyện hẻo lánh, hoang vu nên không có nhu cầu tìm gia sư tại huyện Cư Kuin.
1.14. Tìm gia sư tại thị xã Buôn Hồ
Thị xã Buôn Hồ là đô thị phát triển và quan trọng thứ 2 sau Buôn Ma Thuột. Kinh tế của thị xã phát triển đa dạng nhiều ngành cùng vị trí đầu mối giao thông nên rất thuận lợi phát triển, đời sống của người dân đang ngày càng được cải thiện. Đặc biệt gần đây, thị xã có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, dân số tăng cao hơn. Do đời sống của người dân trong thị xã ngày càng tốt hơn nên tìm gia sư tại thị xã Buôn Hồ có nhiều.
1.15. Tìm gia sư tại huyện Krông Búk
Huyện Krông Búk không có thị trấn có thế mạnh về nông – lâm nghiệp. Đời sống người dân trong huyện còn nhiều khó khăn nên tìm gia sư tại huyện Krông Búk không được mọi người quan tâm nên không có.
Chúng ta đã khảo sát chi tiết nhu cầu tìm gia sư tại Đắk Lắk qua thành phố, thị xã và các huyện để giúp bạn đánh giá ban đầu về tình hình thực tế để chủ động tìm gia sư tại tỉnh tốt hơn.
2. Lợi ích của việc thuê gia sư dạy học ở Đắk Lắk
Nếu bạn đang phân vân về việc học phụ đạo thêm cho con cái của mình hãy tham khảo những lợi ích của việc thuê gia sư ở Đắk Lắk dưới đây:
• Học gia sư là học một thầy một trò ngay tại nhà sẽ giúp khả năng tương tác giữa người học và người dạy cao hơn, theo sâu theo sát việc học hơn nên thường đạt kết quả tốt, tiến bộ trong học tập.
• Người học không phải đi lại mất thời gian công sức cũng như gia đình không phải lo đưa đón con, xăng xe không phải lo. Từ đó, mọi người có thêm thời gian cho mình để làm việc, nghỉ ngơi hay chơi thể thao.
• Có thể tìm chọn gia sư phù hợp với bạn thân để việc học đem lại kết quả như mong đợi. Bạn sẽ chọn được gia sư về dạy kèm tại nhà phù hợp với mong muốn, điều kiện của gia đình.
• Gia sư có thể đánh giá học lực, kiến thức của người học chính xác từ đó có thể bổ sung kiến thức, giảng lại cặn kẽ những chỗ chưa hiểu, kiến thức bị hổng kịp thời.
• Gia đình có thể giám sát, theo dõi các buổi học cũng như đánh giá chất lượng gia sư, đánh giá sự tiến bộ trong học tập của con cái mình để có sự góp ý, can thiệp kịp thời.
• Bạn sẽ linh hoạt hơn khi thu xếp thời gian học, số buổi học cũng như có thể hoãn buổi học vào ngày hôm khác khi gia đình có việc bận hay ốm đau mà không mất kiến thức đã dạy, không lo bỏ lỡ buổi học.
Lợi ích của việc thuê gia sư tại nhà rất thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng người học, thuận tiện áp dụng nên vẫn được nhiều người lựa chọn.
3. Đối tượng cần tìm học gia sư tại Đắk Lắk
Tại tỉnh Đắk Lắk, có những đối tượng cần tìm học gia sư tại nhà như sau:
• Học sinh các lớp học cấp 3, cấp 2, cấp 1 mất gốc, hổng kiến thức lâu khiến việc học giảm sút, không theo kịp bài giảng và bạn học.
• Học sinh ôn tập thi cử, ôn luyện thi cuối cấp, ôn thi đại học.
• Học sinh bị khuyết tật như khả năng nghe kém, nhìn kém hay trí não chậm tư duy nên việc học bị cản trở, không theo kịp bài giảng trên lớp cần thêm thời gian học nhiều hơn. Hình thức học gia sư dạy kèm tại nhà sẽ là cách tốt giúp con bạn học hành tiến bộ.
• Những người cần học gia sư theo nhu cầu như về ngoại ngữ, các môn năng khiếu hay tin học.
Những đối tượng cần tìm gia sư này có số lượng không giống nhau, nhiều nhất là những em học sinh đang độ tuổi tới trường.
4. Kinh nghiệm thuê gia sư tại Đắk Lắk
Cũng như các việc khác, thuê gia sư tại Đắk Lắk cũng cần có kinh nghiệm để bạn tìm chất lượng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian. Sau đây là những kinh nghiệm tìm gia sư tại Đắk Lắk mà bạn nên biết.
4.1. Nên tìm gia sư tại Đắk Lắk là giáo viên hay sinh viên
• Giáo viên là những người có bằng cấp sư phạm chính quy với môn học cụ thể. Đó là những người được đào tạo bài bản có nghiệp vụ, kiến thức sư phạm tốt cùng kỷ luật, nề nếp dạy học. Nhiều gia đình muốn tìm gia sư cho con lười học, học kém để rèn luyện thói quen học tập tốt nhưng không dễ tìm và học phí thường cao hơn ít nhất là 1,5 lần so với bình thường, đặc biệt ở khu vực thành phố, thị xã. Đối tượng sinh viên sư phạm, giáo viên về hưu cũng được nhiều người tìm.
• Giống như nhiều nơi khác, lớp dạy kèm cần gia sư sinh viên vẫn đông hơn cả. Bởi sinh viên là những bạn trẻ tuổi đời trên dưới 20 đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh. Họ không có nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm nhưng có lợi thế là mới tốt nghiệp phổ thông chưa lâu, thành tích học tập tốt và đặc biệt học phí giá tốt nhất. Sinh viên cũng thường nhiệt tình, công việc phù hợp với họ.
Đây là những ưu nhược điểm của 2 đối tượng gia sư này để bạn tham khảo và có lựa chọn tốt nhất dành cho mình. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, không phải ở khu vực nào cũng có đầy đủ 2 đối tượng này mà tỷ lệ khác nhau.
4.2. Các tiêu chí lựa chọn gia sư tại Đắk Lắk
Các chuyên gia thường gợi ý 3 tiêu chí cơ bản cho người tìm gia sư bao gồm:
• Tiêu chí về bằng cấp: Đây là tiêu chí đầu tiên và cần thiết của người gia sư ít nhất là ở nước ta cũng như ở Đắk Lắk. Làm gia sư tại Đắk Lắk hầu hết là những người có bằng cấp chính quy. Nếu gia sư cấp 1 sẽ không cần xét đến chuyên ngành mà chỉ cần có kiến thức và dạy dễ hiểu. Nếu gia sư cấp 2 trở lên, gia sư cần có chuyên ngành liên quan hoặc tương đương để có kiến thức sâu rộng.
• Tiêu chí về kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy gia sư rất cần thiết nếu bạn dạy ôn luyện thi, dạy học sinh cuối cấp, ôn thi đại học vì giúp bạn có trải nghiệm, lên kế hoạch học tập sao cho người học đạt kết quả thi tốt và nắm được kiến thức. Kinh nghiệm gia sư sẽ giúp bạn tiến hành công việc thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không có kinh nghiệm nhưng thành tích học tập tốt, kết quả thi cử cao cùng khả năng gia sư sẽ vẫn là người dạy tốt mà bạn nên tìm.
• Tiêu chí về tính cách: Đây là tiêu chí cuối dù không phải là kiến thức nhưng tố chất về tính cách như sự trung thực, tận tâm và yêu công việc sẽ góp phần giúp kết quả học gia sư tốt hơn, đặc biệt nếu người học là các em học sinh nhỏ tuổi sẽ học hỏi được những điều tốt.
Với 3 tiêu chí này, bạn sẽ lựa chọn gia sư tại Đắk Lắk uy tín, chất lượng hơn nhiều đấy. Đừng bỏ qua nhé.
4.3. Thuê gia sư tại Đắk Lắk giá bao nhiêu ?
Thuê gia sư tại Đắk Lắk thường có các mức giá như sau:
• Học phí gia sư cấp 1 tại Đắk Lắk: 80 – 100 nghìn/buổi
• Học phí gia sư cấp 2 tại Đắk Lắk: 100 – 120 nghìn/buổi
• Học phí gia sư cấp 3 tại Đắk Lắk: 120 – 150 nghìn/buổi
• Học phí gia sư theo yêu cầu tại Đắk Lắk: 150 nghìn/buổi
Đây là mức học phí bình thường vì giá thực tế có thể lên xuống khác nhau. Đặc biệt tìm gia sư giỏi, học phí có thể cao hơn gấp 1,5 lần trở lên.
4.4. Làm thế nào để tìm được gia sư uy tín tại Đắk Lắk
Hiện nay có nhiều cách tìm gia sư tại Đắk Lắk nhưng xu hướng mà người dùng ưa chuộng đang dần trở nên phổ biến là tìm gia sư online qua mạng internet. Theo đó, bạn ở nhà có thể tìm gia sư từ điện thoại, máy tính có kết nối mạng đơn giản, thuận tiện vô cùng.
Một trong những địa chỉ gia sư tốt nhất hiện nay với nhiều tính năng, tiện ích giúp bạn tìm gia sư nhanh chóng hơn bao giờ hết đó là VIECLAM123.VN. Bạn dùng số điện thoại đăng ký tài khoản cực đơn giản sau đó có nhiều cách tìm gia sư qua các tính năng dễ sử dụng. Nhận lớp thành công, bạn sẽ không mất tiền phí đặt cọc 20 – 50% tiền lương tháng đầu.
Như vậy sẽ không còn lo ngại nạn lừa tiền hay mất trắng tiền đặt cọc khi nhận lớp không thành công khó lòng đòi lại. Thêm nữa, bạn sẽ có hơn 1 cơ hội tìm gia sư cho mình bằng cách đăng hồ sơ, tin tìm gia sư online lên trang chủ hoặc tìm kiếm qua bộ lọc từ khóa chính xác cực đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, để kết quả tìm gia sư khả quan, bạn tham khảo mục Chia sẻ kinh nghiệm gồm Gia sư cần biết, Phụ huynh cần biết và Cẩm nang học tập cùng mục Tài liệu gia sư là các bài giảng dạy gia sư do các thành viên tải lên.
5. Hướng dẫn tìm gia sư nhanh chóng, miễn phí tại Đắk Lắk qua Vieclam123.vn
Tìm gia sư tại Đắk Lắk đơn giản, miễn phí qua Vieclam123.vn sau đây sẽ giúp bạn dễ sử dụng các tính năng hơn:
Bước 1: Đăng ký tài khoản bằng số điện thoại miễn phí tại mục Đăng ký trên website. Bạn điền các thông tin tương ứng và hoàn tất để nhận mã xác nhận về số điện thoại qua sms (không tích vào Gọi điện xác thực) hoặc cuộc gọi là hoàn tất quá trình đăng ký.
Bước 2: Tìm gia sư tại Đắk Lắk qua 2 cách đơn giản
• Cách 1: Tìm gia sư tại Đắk Lắk bằng cách đăng hồ sơ, tin tìm gia sư trên website. Bạn đăng nhập tài khoản vừa đăng ký ở bước trên và hoàn tất hồ sơ tương ứng của mình. Bạn nhớ nếu tìm gia sư cần nêu rõ yêu cầu, mô tả công việc gia sư còn nếu nhận dạy kèm viết sao cho thuyết phục mình là gia sư giỏi.
• Cách 2: Tìm gia sư tại Đắk Lắk với tính năng bộ lọc. Website cung cấp tính năng bộ lọc từ khóa chính xác để bạn thực hiện và tìm ra những kết quả dựa trên những tiêu chí mà bạn chọn. Bạn thực hiện:
>> Trên trang chủ, bạn điền các thông tin vào các box hàng ngang ngay dưới thanh menu và thực hiện.
>> Hoặc tìm gia sư chi tiết hơn: Trỏ chuột trêm mục của thanh menu tương ứng Lớp mới cần gia sư >> Tìm lớp gia sư hoặc Tìm gia sư cho con >> Tìm gia sư để hiện ra giao diện mới. Bạn sẽ điền vào các box thông tin ở bên trái và thực hiện.
Lưu ý, bạn có thể không chọn tiêu chí trong box phụ nào đó mà vẫn cho ra kết quả. Hãy nhanh tay đăng ký tài khoản để tìm gia sư miễn phí trên Vieclam123.vn bạn nhé.
Trên đây là những gợi ý tìm gia sư tại Đắk Lắk trên tất cả các huyện xã, thành phố để bạn tham khảo và thực hiện cho mình. Chúc bạn thành công!
Coi bài nguyên văn tại: Làm sao tìm gia sư tại Đắk Lắk uy tín, nhanh chóng
from Đăng tin gia sư miễn phí, không qua trung tâm http://bit.ly/2R9g6aA
via
IFTTT
0 notes
Text
Tổng Hợp Những Cây Thủy Sinh Đẹp, Dễ Trồng
Tổng Hợp Những Cây Thủy Sinh Đẹp, Dễ Trồng
Chăm sóc cho cây thủy sinh thực sự không quá khó khăn, tuy nhiên để cây phát triển tốt thì người chơi phải biết phương pháp cho từng loại hợp lý. Nhiều người chơi thủy sinh do không nắm vững kỹ thuật dẫn đến tình trạng cây chậm và không phát triển, thậm chí là chết. Biến động trong khoảng 3,78 đến 4,62, cho thấy đất tại các điểm trồng thử nghiệm cây Thủy tùng từ chua đến rất chua, trong đó tại Lăk và Krông Năng mẫu đất ở các tầng đều có pH dưới 4. Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Theo nghiên cứu khoa học, thì những loại cây phát lộc thường sinh trưởng rất tốt trong những khu vực rừng nhiệt đới, nên đặc tính của chúng là rất ưa thích ánh sáng. Ngô Công Thảo có tên khoa học Egeria najas (Tên gọi khác: Rong Cúc) là loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể nhưng cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên. Thời gian từ khi cây trồng đến lúc ngập khá ngắn (2 tháng), cành cắm vẫn chưa phát triển hệ rễ đầy đủ, thân chưa vươn được cao hoặc chồi chưa phát triển cao. Ý nghĩa môi trường: Cây kim ngân thủy sinh mang lại một không gian xanh cho cuộc sống và không gian làm việc. Tuy nhiên, chỉ nên cho một ít cá vào trước để kích thích hệ vi sinh vật phát triển, nếu thả nhiều quá thì dễ gây hỗn loạn, mất cân bằng hệ sinh thái mới hình thành này. Quý khách liên hệ với CayCanhHaNoi để các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn cây phù hợp.
Ngoài khu vực triển lãm cá, trong hội chợ có hơn 20 gian hàng thương mại của các cơ sở nuôi, cung cấp cá cảnh; các cơ sở sản xuất, cung cấp cây thủy sinh, hồ thủy sinh; cơ sở thiết kế nuôi cá - trồng rau công nghệ tuần hoàn khép kín. Chúng tôi thấy thật sự chẳng có vấn đề gì trong điều kiện trên ( ngoại trừ ít trường hợp). Khi nuôi cá trong bể, người chơi hồ thủy sinh nên hạn chế sự thay đổi như không nên xê dịch tiểu cảnh hồ thủy sinh, không trồng thêm cây thủy sinh, rong rêu hoặc thậm chí thay đổi ánh sáng sẽ làm thay đổi pH nước khiến cá dễ chết. Barclaya longifolia - Biệt liên đỏ là loại cây trồng đơn lẻ với vẻ đẹp độc đáo. Tôi thẳng thắn tư vấn vì đã từng chơi thành công trân châu, rêu và các loại cây khác, dù không phải cây nào tôi cũng có cơ hội để chơi. Bạn có thể trồng kết hợp nhiều loại cây khác nhau để tạo ra các tiểu cảnh sinh động. Hồ nuôi cần có sục khí hoặc giàn lọc nước, để làm dịu bớt sự biến thiên của nhiệt đồng thời giúp cho khí oxy được phát tán đều. Nếu trời nóng quá nên tưới nước lên lá súng vào chiều mát để cây không bị mất sức. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Bạn nên nuôi cá chạch rắn culi trong hồ có thể tích tối thiểu 60 lít được cung cấp đầy đủ ô-xi. Cây La hán xanh là dạng cây rất dễ trồng được xem là lựa chọn tuyệt vời cho việc trang trí hồ với cây thủy sinh giá rẻ. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Cây phú quý ngày càng được ưa chuộng và trồng làm cây cảnh bởi nó có lá màu xanh viền đỏ hồng rất đẹp mắt.
Hướng dẫn tạo thác nước trong hồ thủy sinh 15:52 18/08/2012 Bài này hướng dẫn tạo thác nước sinh động trong hồ thuỷ sinh kèm theo những cảnh quan phụ trợ quanh thác. Chúng tôi với các nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế các sản phẩm và đảm bảo với quý vị rằng sẽ đem đến một sản phẩm chất lượng. Cây Cỏ Thìa là loài cây thủy sinh đẹp được dùng làm cây trung cảnh hoặc cây tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 - 1wat/lít nước. Bèo hoa dâu cũng chịu dựng khá tốt trong tự nhiên, các bào tử dễ dàng tồn tại trong thời tiết lạnh và nhiệt độ đóng băng. Những cây thuỷ sinh trồng ở phần tiền cảnh phải là những loại ngắn và trải rộng khắp lớp đất nền. Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Thay nước là phần quan trọng nhất làm cho chậu cây của ta xanh tốt và xinh đẹp hay là bị chết úng. Vì vậy, những thứ mà bạn cần chuẩn bị để cây cưng” của mình được sinh trưởng tốt là: lọ thủy tin, nước sạch, cây phát lộc và sỏi trang trí. Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong khoảng 60-70% là phù hợp nhất. Ưu điểm của loài cây này là dễ chăm sóc, không yêu cầu dinh dưỡng cũng như kỹ thuật cao. Chi phí này bao gồm: bể và chân, hệ thống đèn chiếu sáng, nền trồng cây, hệ thống lọc nước, hệ thống Co2, cây thủy sinh, gỗ hay đá để trang trí. Việc này sẽ giúp cây cảnh và bãi cỏ nhà bạn trở nên xanh tốt mơn mởn khi mùa xuân đến. Cũng những con người đó đã tỉa tót những cây nhỏ xíu thành một khu rừng, và sắp xếp những bông hoa và cành cây theo một trật tự ngẫu hứng.
Công dụng của cây : Cây húng chanh thường được dùng làm gia vị trong các món ăn hay còn được chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mệnh cung dựa trên ngũ hành, bát quái, qua đó phản ánh vạn vật trong vũ trụ và sự biến đổi, phát triển của chúng theo thời gian. Mỗi lần thay nước khoảng 50-70% nước trong bể. Nước thay cần phải sử lý hết khí Clo, bằng cách xả ra thay để ngoài khoảng 24h để Clo thoát hết rồi mới lấy nước đó thay nước cho hồ cá cảnh của bạn. Khi mà thực vật thủy sinh đã sinh trưởng ổn định thì bước cắt tỉa làm cho cây có hình dáng đẹp hơn và cây sẽ phát huy hết vẻ đẹp mắt của nó. Nó có dạng lá khá độc đáo và khi được trồng thành bụi thì sẽ tạo ra một tiền cảnh thú vị. Dưới nguồn sáng mạnh, loài cây này bò sát và không nảy thân bò với cây con. Có thể là do sự đồng nhất của môi trường thủy sinh là nguyên nhân của sự phân bố hệt nhau của nhiều loài thực vật thủy sinh trên toàn thế giới. Cây thủy cúc là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh , phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và bể dinh dưỡng nhiều. Trong thời kì đầu để cần cho rêu sinh trưởng và phát triển chúng ta nên bổ sung các loại phân nước chứa nhiều Kali để cho cây nhanh nảy chồi.
Việc này sẽ giúp tóc của bạn không bết lại, bớt chẻ ngọn và tăng độ bóng, đẹp cho tóc. Đá sỏi và cát phải được rửa sạch để tránh gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Có thể dùng đất sét trộn lẫn với cát tạo thành một lớp nền ở đáy hồ làm chỗ đính cây thủy sinh vào. Cây Dương Xỉ Java là cây thủy sinh được bán rộng rãi ở khắp các cửa hàng, do đặc thù dễ sống nên hầu hết các cửa hàng thủy sinh đều có mặt chúng. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống (trong trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị lọc cho phép). Trong thời gian mới trồng được 1-5 tháng do cây còn nhỏ bộ rễ chưa phát triển rộng, để ngăn ngừa cỏ ta có thể phủ lên mặt luống màng phủ nông nghiệp. Xu hướng Thiền hoàn toàn trừu tượng và không thể mô tả. Tự thân việc hành Thiền cũng đa phần rút tỉa từ tự nhiên, bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi Thiền ảnh hưởng đến phong cách thủy sinh. Vị trí kê đặt của Cây kim ngân thủy sinh: Bàn học, bàn làm việc, trang trí quán cafe….
1 note
·
View note
Text
Câu lạc bộ tình nguyện Khát Vọng Xanh Krông Ana ở Đắk Lắk đã kết nối với địa phương, hình thành các chuyến du lịch mini đến gia đình người Ê Đê
Với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống của người Ê Đê, thưởng thức ẩm thực và văn hóa Ê Đê, Câu lạc bộ tình nguyện Khát Vọng Xanh Krông Ana ở Đắk Lắk đã kết nối với địa phương, hình thành các chuyến du lịch mini đến gia đình người Ê Đê ở các buôn. Tại đây, nhiều du khách không chỉ được tìm hiểu về văn hóa mà còn được trực tiếp tham gia chế biến và thưởng thức món ăn dân dã của người dân địa phương.
Trong gian bếp, mỗi người một tay phụ nấu ăn.
Khoảng 9 giờ sáng, ngôi nhà dài của amí Nen, dân tộc Ê Đê ở buôn Ê Chăm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk rộn rã hẳn lên, khi đón đoàn khách du lịch gần 30 người, đa số là các bạn trẻ. Với sự hướng dẫn của nữ chủ nhà amí Nen, khách háo hức khám phá những nét văn hóa cổ truyền Ê Đê, như về kiến trúc ngôi nhà, bài trí từ không gian tiếp khách ở phía trước đến căn bếp ở phía sau. Nam thì cùng nhau buộc rượu cần, học đánh chiêng, nữ thì làm quen với việc chuẩn bị các món ăn. Vui không kém các vị khách trẻ, Amí Nen vừa nấu vừa giới thiệu cho khách về thực đơn quen thuộc của gia đình: Canh môn rừng, vách bò, cá lóc um, gà nướng, cà đắng, gỏi chuối non…
Khách mặc thử đồ thổ cẩm và chụp hình với chủ nhà.
Môn thì phải đi hái từ trước vì trong buôn này không có, phải vào rừng hái thì mới có loại môn đó, lá mì thì hái trên rẫy hay trong vườn cũng có một ít, còn vách thì đi mua cũng có, rồi cá lóc mua về tẩm ướp rồi um lên.
Được tự tay nấu các món ăn theo hướng dẫn của đầu bếp chính, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh viên trường Đại học Tây Nguyên tỏ ra khá thú vị. Theo dõi hướng dẫn của chủ nhà cũng là đầu bếp chính, chị Hiền nhận thấy rằng, các món ăn của người Ê Đê được nấu có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau, ninh lâu nên khi ăn có cảm giác món ăn mềm, các nguyên liệu chín kỹ quyện vào nhau tạo nên vị ngon, mùi thơm rất riêng và lạ miệng. Và điểm dễ nhận thấy ở món ăn của người Ê Đê đó là vị đắng, cay rất đặc trưng.
Bữa ăn dọn ra, cả chủ và khách cùng nhau vừa dùng cơm vừa hàn huyên tâm sự. Các món ăn thì không khó nấu nhưng cầu kỳ vì các món ăn của đồng bào Ê Đê là sự phối trộn của các loại lá rau rừng, cây rừng để tạo nên, một món ăn thể hiện sự phóng khoáng của người đồng bào, thể hiện sự đoàn kết khi các loại rau được trộn lại với nhau. Vị đọng lại trong em là vị cay nồng và vị đắng của cà đắng.
Thức ăn vừa chín được mang ra bày giữa nhà để đãi khách. Trong gian khách của ngôi nhà dài, cả khách lẫn chủ hàn huyên tâm sự, vừa nói về văn hóa phong tục tập quán của đồng bào mình, vừa dùng cơm thân mật. Cùng với đó, khách còn được mặc thử những bộ trang phục truyền thống do chính các thành viên nữ trong gia đình tự dệt. Khoác lên mình bộ đồ thổ cẩm kiểu truyền thống, áo dài tay và quấn váy, chị Hoàng Thị Hạnh, giáo viên trường mầm non Hoa Sen, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana chia sẻ, cảm giác đầu tiên là chất vải được làm thủ công nên rất dày dặn, những đường họa tiết trên thân được làm tỉ mỉ, cẩn thận.
Rượu cần là loại đồ uống không thể thiếu đối với người Ê Đê khi nhà có khách. Cảm giác rất là thích, mang lên nhìn rất là đẹp. Cảm nhận những bộ đồ đó được nghệ nhân dệt bằng tay, chất vải rất là mịn, chắc và rất tốt. Mang lên người hàng ngày thì em nghĩ là trong điều kiện thời tiết như thế này thì rất là nóng.
Anh Đào Đức Hiệp, chủ nhiệm Câu lạc bộ Khát Vọng Xanh Krông Ana, người đứng ra kết nối tổ chức chuyến đi cho biết, những chuyến du lịch mini như thế này được câu lạc bộ hình thành ý tưởng từ năm 2015. Xuất phát từ thực tế tại các buôn của người Ê Đê hiện nay khi mà văn hóa cộng đồng đang dần mai một và có nguy cơ mất đi, hi vọng thông qua việc kết nối sẽ giúp khơi lại phần nào nhịp sống buôn làng, vừa giúp các bạn trẻ có cơ hội trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống giữa nhịp sống hiện đại, từ đó thêm hiểu biết về văn hóa ở vùng đất mình đang sống:
Với việc anh em về tình nguyện tại địa phương thì mình nghĩ rằng sẽ có cơ hội để anh em được trải nghiệm cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số, chính vì vậy mình nảy ra ý tưởng cùng với anh em trong câu lạc bộ phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt động tour mini về văn hóa ẩm thực của người đồng bào Ê Đê. Từ đó thì sẽ giúp thứ nhất tạo cơ hội để các bạn trẻ được chiêm nghiệm, trải nghiệm thực tế nét văn hóa truyền thống người đồng bào dân tộc thiểu số, cái thứ 2 nữa, khơi lại nét văn hóa truyền thống mà hầu như đang ngủ quên của địa phương vì hiếm khi mà các giá trị văn hóa được thực hiện trừ các dịp lễ, tết. Còn lại thì về ẩm thực, về trang phục truyền thống và các phong tục khác lại ít được thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, Câu lạc bộ Khát Vọng Xanh Krông Ana đã tổ chức được 6 chuyến du lịch mini về các buôn Ê Đê tại thị trấn Buôn Trấp, xã Dur Kmăn và xã EA Bông của huyện Krông Ana. Không chỉ thu hút các bạn trẻ trong câu lạc bộ, chương trình “Trải nghiệm văn hóa ẩm thực của người Ê Đê” đã được du khách biết đến, một số cơ sở Đoàn ở các huyện, thị trấn khác trong tỉnh Đắk Lắk cũng tham gia, học hỏi kinh nghiệm để về thực hiện tại địa phương. Không chỉ là cơ hội để du khách trải nghiệm không gian văn hóa, ẩm thực của người Ê Đê, đây còn là dịp làm sống lại những nét đẹp trong đời sống của dân địa phương, bởi như amí Nen tâm sự, lâu lắm rồi ngôi nhà dài của bà mới lại có dịp đông vui và được nghe nhịp chiêng vang lên như thế.
Hấp dẫn tour trải nghiệm văn hóa – ẩm thực Ê Đê, Đắk Lắk Câu lạc bộ tình nguyện Khát Vọng Xanh Krông Ana ở Đắk Lắk đã kết nối với địa phương, hình thành các chuyến du lịch mini đến gia đình người Ê Đê
5 notes
·
View notes
Text
Công ty dịch vụ diệt côn trùng Đắk Lắk
Công ty diệt côn trùng Anh Thư chuyên cung cấp các dịch vụ diệt côn trùng tại Đắk Lắk. Công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm xử lý côn trùng, diệt mối, mọt, kiến, gián, ruồi, muỗi, chuột, diệt bọ xít, ve chó, bọ chét, rết, thi công chống mối tại các công trình xây dựng.
Khi nơi bạn đang sinh sống có sự quấy rầy của những loài côn trùng gây hại thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, nhất là trong nhà bạn đang có trẻ nhỏ và người già. Lúc này buộc bạn phải tìm cách tiêu diệt chúng. Nếu chúng có số lượng quá nhiều và quy mô trên diện rộng thì bạn không thể tự diệt mà nên sử dụng dịch vụ diệt côn trùng Đắk Lắk.
Những loài côn trùng này có mặt và gây hại hầu như là tất cả mọi nơi trong nhà bạn: phòng ngủ, tủ kệ bếp, nhà vệ sinh, gốc cây, bụi cây trong nhà, trên mái nhà, trong lòng đất, kênh rạch hay kho chứa đồ…
Công ty dịch vụ diệt côn trùng tại Đắk Lắk
Những nơi triển khai dịch vụ diệt côn trùng tại Đắk Lắk
Những nơi mà chúng tôi đang triển khai dịch vụ:
Nhà hàng, quán ăn, karaoke…
Các hộ gia đình, nhà ở, phòng trọ, biệt thự, villa…
Trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước,…
Các công trình xây dụng từ nhỏ đến lớn
Những địa điểm theo mong muốn của khách hàng.
Cơ quan, xí nghiệp, văn phòng, nhà xưởng…
Ngoài ra chúng tôi còn có bán thêm các loại thuốc diệt côn trùng: thuốc diệt ruồi, thuốc diệt chuột, thuốc diệt mối, thuốc diệt muỗi, thuốc diệt gián, thuốc diệt kiến, keo dính chuột, hộp nhử mối,…
Các bước diệt côn trùng của Anh Thư
Bước 1: Phun thuốc diệt tận gốc. Nhân viên Anh Thư sẽ sử dụng bình phun ULV và phun trong không gian dạng sương mù. Thực hiện phun toàn bộ cả không gian bên trong và bên ngoài nơi cần xử lý.
Bước 2: Thực hiện phun tồn lưu lâu dài để phòng ngừa chúng quay trở lại. Nhân viên sẽ tập trung phun ở những khu vực côn trùng thường hay ẩn núp: gầm bàn, ghế, gầm tủ, các khe kẽ.
Dùng bình phun áp lực để phun vào những khe hở nhỏ. Ngoài biện pháp phun thuốc xử lý, chúng tôi còn áp dụng những phương pháp khác như đặt bả, chế phẩm, đặt bẫy, mồi nhử,…
Một số loại thuốc thông dụng được Anh Thư sử dụng: Permecide 50EC, Agenda 25EC, Fendona 10SC, Agita 10WG, Map Permethrin 50EC, Mythic 48SC,….
Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ diệt côn trùng tại Đắk Lắk của Anh Thư
Việc chọn lựa các dịch vụ diệt côn trùng tận gốc, diệt côn trùng giá rẻ là điều mà nhiều khách hàng đang quan tâm. Hiểu được điều đó nên dịch vụ diệt côn trùng tại Đắk Lắk đã đáp ứng được các nhu cầu đó.
Sử dụng các công nghệ hiện đại, phạm vi hoạt động rộng. Cam kết diệt trừ triệt để và không để côn trùng sinh sôi, phát triển trở lại.
Đội ngũ nhân viên là những người có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản chuyên nghiệp và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng 24/24 về các phương pháp diệt côn trùng, diệt muỗi phù hợp nhất.
Chúng tôi là đối tác thường xuyên của nhiều gia đình và các doanh nghiệp lớn, nhỏ
Các sản phẩm thuốc diệt côn trùng của công ty Anh Thư đều có nguồn gốc, có thương hiệu như thuốc diệt muỗi, thuốc diệt kiến gián nhập khẩu từ Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… Đều được đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền, được cấp giấy chứng nhận và được cho phép sử dụng tại các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, nhà ở…
Ngoài ra, khách hàng thân thiết cũng có cơ hội nhận được chiết khấu cao cũng như nhiều chương trình ưu đãi có giá trị.
Cung cấp nhiều dịch vụ tới các hộ gia đình, trường học, công ty, bệnh viện tại nhiều tỉnh thành và khu vực trên cả nước.
Liên hệ ngay với công ty dịch vụ diệt côn trùng Anh Thư
Anh Thư cung cấp dịch vụ tại nhiều nơi ở Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Lắk, M’Đrắk, Ea H’leo, Cư M’gar, Cư Kuin, Buôn Đôn.
Côn trùng và chuột đang tấn công nhà bạn ư? Hãy gọi ngay cho công ty dịch vụ diệt côn trùng giá rẻ Anh Thư. Và mọi việc còn lại cứ để chúng tôi lo.
Hotline: 0938 040 014 – 0344 933 669 – 0903 897 181 (A. Duy).
Email: [email protected].
Hiện nay công ty diệt côn trùng Anh Thư đã được nhiều người dân tin dùng và sử dụng dịch vụ. Những dịch vụ hiện nay của Anh Thư gồm:
Dịch vụ diệt muỗi ; Dịch vụ diệt chuột ; Dịch vụ diệt ruồi ; Dịch vụ diệt gián ; Dịch vụ diệt kiến ; Dịch vụ diệt mối
Bài viết Công ty dịch vụ diệt côn trùng Đắk Lắk đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cty Anh Thư.
source https://dietcontrungtphcm.net/diet-con-trung-dak-lak/
0 notes
Link
Nữ hiệu trưởng ăn chặn tiền Chính phủ hỗ trợ cho học sinh nghèo đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Sáng nay, 22/1, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Vũ Thị Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yang Hăn, xã Cư Đrăm do tự ý chia tiền Chính phủ hỗ trợ cho học sinh nghèo, vùng khó khăn.
Theo quyết định, bà Sơn bị tạm đình chỉ 15 ngày, bắt đầu từ 24/1, để phục vụ công tác điều tra.
Trường Tiểu học Yang Hăn nơi bà Vũ Thị Sơn làm hiệu trưởng
Trước đó, như VietNamNet phản ánh, trong năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Yang Hăn, xã Cư Đrăm (Krông Bông) có 93 học sinh thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính phủ, tổng số tiền hơn 506 triệu đồng.
Sau khi nhận tiền về, bà Vũ Thị Sơn chỉ chi trả 371 triệu đồng cho học sinh, số còn lại bà này giữ lại, tự ý chia cho cán bộ, giáo viên và bản thân.
Có 40 cán bộ, giáo viên của trường được nhận tiền từ quyết định của hiệu trưởng, tuy nhiên có 3 giáo viên và 1 kế toán không chịu nhận số tiền này.
Nữ hiệu trưởng bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra do sai phạm, tự ý giữ tiền Chính phủ hỗ trợ học sinh nghèo để chia cho giáo viên
2 trong số 3 giáo viên không chịu nhận tiền đã bị bà Sơn ký quyết định luân chuyển vào điểm trường xa, đi lại khó khăn; kế toán của trường thì không được xét thi đua năm học 2016-2017.
Theo tìm hiểu, trong thời gian công tác tại Trường Tiểu học Cư Đrăm, bà Sơn từng lập khống hồ sơ thanh quyết toán sửa chữa khu vệ sinh của trường nhưng chỉ bị phê bình.
Sau khi luân chuyển đến Trường Tiểu học Yang Hăn, bà này lại tự ý chia tiền Chính phủ hỗ trợ học sinh nghèo cho cán bộ, giáo viên.
Hiệu trưởng chặn tiền ăn của học sinh chia cho giáo viên
Nữ hiệu trưởng tự ý giữ lại hàng trăm triệu đồng tiền ăn do Chính phủ hỗ trợ học sinh vùng khó khăn rồi chia cho giáo viên.
Trùng Dương
Nguồn bài viết
The post Đình chỉ hiệu trưởng ăn chặn tiền học sinh nghèo chia cho giáo viên ở Đắk Lắk appeared first on Tin tức - Đọc báo tin tức online, tin nhanh 24h.
0 notes
Text
Hiệu trưởng có dấu hiệu bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo bị đình chỉ
Hiệu trưởng có dấu hiệu bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo bị đình chỉ
Tin xã hội: Ngày 22/1, hiệu trưởng có dấu hiệu bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo ở Đắk Lắk đã bị đình chỉ 15 ngày để các cơ quan điều tra sai phạm.
[caption id="attachment_2837" align="aligncenter" width="600"] Hiệu trưởng có dấu hiệu bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo bị đình chỉ[/caption]
UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, UBND huyện vừa có quyết định đình chỉ công tác đối với bà Vũ Thị Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yang Hăn (xã Cư Đrăm, Krông Bông). Bà Sơn bị đình chỉ 15 ngày để điều tra dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc cấp phát tiền, gạo hỗ trợ cho học sinh theo Nghị định 116/NĐ-CP. Quyết định này có hiệu lực vào ngày 24/1 tới.
Trước đó ngày 3/1, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết đã chỉ đạo Công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm của nữ Hiệu trưởng một trường học ở xã Cư Đrăm.
Trước đó, Thanh tra huyện Krông Bông đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong việc chi trả tiền hỗ trợ học sinh nghèo theo Nghị Định 116 của Chính phủ tại một trường tiểu học ở xã Cư Đrăm.
Cụ thể, năm học 2016 - 2017, trường tiểu học này có 93 học sinh thuộc diện hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 116/NĐ-CP của Chính phủ với số tiền 506 triệu đồng.
Tuy nhiên sau khi nhận tiền từ Kho bạc Nhà nước về, nữ hiệu trưởng đã tự ý trích 135 triệu đồng chia cho mình và các giáo viên của trường. Trong 40 cán bộ giáo viên được chia tiền, có 3 giáo viên và một kế toán không nhận số tiền này. Sau đó, 2 giáo viên không đồng ý nhận tiền bị luân chuyển vào điểm trường xa.
Ông Nguyễn Sỹ Minh, Kế toán Trường tiểu học này cho biết sau khi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ về chi trả cho học sinh, nữ hiệu trưởng phát cho ông 3 triệu đồng và nói đây là tiền do phụ huynh trích lại. Tuy nhiên, ông không nhận.
Chị Trương Thị Thanh, thôn Yang Hăn, xã Cư Đrăm, cho biết con chị đang học lớp 1A Trường Tiểu học Yang Hăn. Theo Nghị Định 116 của Chính phủ, năm học 2016-2017 cháu được hỗ trợ 5,85 triệu đồng (trong 9 tháng học). Tuy nhiên không hiểu vì sao gia đình chị chỉ nhận được 2,85 triệu đồng từ nhà trường.
Anh Leng Văn Xoa (dân tộc Mông, ở thôn Nao Hú, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông) cho biết, gia đình anh có hai con đang theo học lớp 2 và lớp 4 tại Trường tiểu học Yang Hăn, xã Cư Drăm. Theo Nghị định, 2 con anh được nhận số tiền hỗ trợ là 10.890.000 đồng cho năm học 2016-2017. Tuy nhiên số tiền thực nhận lại chưa bằng một nửa, nhưng gia đình không biết lý do vì sao.
"Năm học 2017, một cháu nhà tôi chỉ được nhận 2,2 triệu, hai đứa là 4,4 triệu. Trong khi nhận, tôi được các cô giáo chỉ cho chỗ ký thôi, không thấy được số tiền nhận là bao biêu. Các cô bảo chỉ ký rồi nhận tiền, còn số thực lĩnh thì lại không biết bao nhiêu, thế thôi", anh Văn Xoa nói.
Thông tin từ UBND huyện Krông Bông, trước đó, bà Vũ Thị Sơn từng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Đrăm. Ngày 1/1/2017 bà Sơn được luân chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yang Hăn. Ngày 25/7/2017, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Huỳnh Bài đã ký văn bản số 1874/UBND-NV phê bình bà Vũ Thị Sơn vì đã không chấp hành quy định của Luật Kế toán, lập hồ sơ thực hiện thanh quyết toán sửa chữa nhà vệ sinh nhưng thực tế không thực hiện trong thời gian bà Sơn làm Hiệu trưởng tại Trường Tiểu học Cư Đrăm.
Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
http://bit.ly/2U57PVB
0 notes
Text
Nhọc nhằn đường lên "cổng trời" gieo chữ
Đường vào điểm trường Cư Pui 2
Đường lên cổng trời
Điểm trường thôn Ea Rớt của Trường Tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) nằm cách xa trung tâm xã hơn 20km. Nơi đây, người dân thường gọi với cái tên “Cổng trời” vì có đoạn dốc vừa cao chót vót vừa gấp khúc nằm trên dãy núi Ea Lang.
Năm học 2017-2018, điểm trường Ea Rớt có 6 lớp bậc tiểu học với 158 học sinh, tất cả các em đều là người dân tộc thiểu số. Tại đây, có 6 cô giáo được phân công về giảng dạy, tuổi đời các cô còn rất trẻ, có những cô mới ra trường và hầu hết gia đình đều ở xa.
Giáo viên và cả học sinh cũng phải đi bè qua sông.
Nhà xa, đường khó, đi lại vừa vất vả, vừa nguy hiểm nhưng một số giáo viên vẫn phải chấp nhận cảnh sáng lên lớp, chiều về nhà vì họ còn con nhỏ.
Điển hình như trường hợp của cô Nguyễn Thị Liễu (giáo viên lớp 4C, ngụ xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Do con gái của cô chưa đầy một tuổi nên cứ khoảng 4h sáng mỗi ngày, cô phải thức dậy để chuẩn bị đến lớp. Khi tiết học cuối vừa tan, cô Liễu cũng lật đật lên xe trở về nhà để chăm sóc con cái.
Điều đáng nói, mỗi ngày cô Liễu phải đi qua 5km đường đồi, tiếp đó phải lên bè của người dân địa phương để qua sông mới tới được trường. Đặc biệt, vào những hôm trời mưa, đường trơn trượt, cô phải gửi xe, lội bộ một quãng đường dài.
Trên quãng đường đó, không ít lần cô bị té, quần áo lấm lem vì bùn đất. Thế nhưng, những khó khăn, gian khổ ấy không ngăn cản được trái tim nhiệt thành của cô đối với trường với lớp, với các em học sinh người dân tộc thiểu số đang “khát chữ”.
Cô Liễu chia sẻ: “Có hôm em phải mất 2 tiếng đồng hồ, té lên té xuống mới đẩy được xe máy ra đến đường bê tông. Vất vả, cực khổ, nhiều lúc em chực khóc vì xe kẹt lại giữa đoạn đường sình lầy.
Thế nhưng em không nản chí, cứ nghĩ tới các em học sinh đang chờ mình lên lớp, nghĩ tới những đồng nghiệp khác cũng đang vật lộn với con đường lầy lội như mình để đến trường, em lại gạt qua tất cả khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Trang (giáo viên dạy lớp 2, ngụ huyện Krông Năng), dù nhà cách trường hơn 50km, đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Thế nhưng, mỗi ngày cô Trang đều phải chạy xe đi về vì còn con nhỏ mới tròn 1 tuổi.
Tình người trong gian khó
Toàn bộ các em học sinh nơi đây đều là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài việc hoàn thành tốt công tác giảng dạy do cấp trên giao, các giáo viên tại điểm trường Ea Rớt sống với nhau như chị em một nhà. Bởi lẽ, những khó khăn, thách thức phải đối mặt hàng ngày đã giúp các giáo viên nơi đây đồng cảm, chia sẻ và xích lại gần với nhau hơn.
Ngoài những buổi đứng lớp truyền dạy con chữ cho học trò, các giáo viên tại điểm trường Ea Rớt cũng thường xuyên trao đổi với nhau về nghiệp vụ, động viên nhau chuyện gia đình và cùng nhau vượt qua những khó khăn hàng ngày phải đối mặt.
Theo ông Vũ Đình Tùng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui 2, mặc dù đường sá đi lại rất khó khăn, vất vả nhưng đa số các giáo viên ở điểm trường Ea Rớt đều là giáo viên họp đồng nên chưa được hưởng chế độ vùng 3. Bên cạnh đó, 6 giáo viên dạy ở đây nhưng chỉ có một phòng để sinh hoạt tạm bợ.
Cũng theo ông Tùng, do điều kiện tại điểm trường thiếu thốn nên vừa qua lãnh đạo trường đã đề xuất xin 100 bộ bàn ghế cho học sinh. Bên cạnh đó, trường cũng mong muốn xây đựng được nhà công vụ cho các cô để lấy chỗ che mưa, che nắng.
Cũng với vấn đề trên, ông Lê Xuân Quý, Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Bông cho biết, trong thời gian tới, Phòng sẽ làm việc với Sở Nội vụ để xin thêm biên chế mầm non, tiểu học nhằm khắc phục sỉ số đông học sinh của các lớp. Đặc biệt, nhà trường và Phòng Giáo dục & Đào tạo rất mong cấp trên quan tâm, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở để các cô an tâm công tác.
Tối 18/11, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thay lời tri ân” năm 2017. Cũng...
Nguồn http://ift.tt/2hBQcvs
0 notes
Text
(Thông tin về xã hội hàng ngày)Nhức nhối thực trạng trẻ em bị dụ dỗ đi lao động ở tỉnh Đăk Lăk: Nỗi ám ảnh kinh hoàng của người trong cuộc
Lê Văn Khương và anh trai vẫn rất hoảng sợ khi kể lại sự việc. Ảnh: T.Đức
Ám ảnh bị ngược đãi
Trong trí nhớ của những đứa trẻ từng bị dụ dỗ và bóc lột sức lao động tại các thành phố lớn thì mỗi ngày chúng phải làm việc tới 17 tiếng đồng hồ. Không chỉ bị “vắt kiệt” sức khỏe, những đứa trẻ tội nghiệp này còn bị các chủ cơ sở lao động chửi bới, “giam lỏng” tới hàng tuần. Đó là những phản ánh của người dân sinh sống tại thôn Noh Prông (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk) về thực trạng con em họ bị nhiều đối tượng dụ dỗ đi lao động tại các thành phố lớn rồi “bóc lột” sức khỏe lẫn tiền bạc.
Sau nhiều giờ đồng hồ vượt đèo, lội suối, chúng tôi đã có mặt tại địa điểm nơi phát đi thông tin. Với nét mặt vẫn còn hằn nguyên nỗi sợ hãi, em Lê Văn Khương (SN 2002, người dân tộc Mông ở thôn Noh Prông) nhớ lại quãng thời gian bị “bóc lột” sức lao động tại TPHCM. Trước đó, cuối tháng 2/2017, Khương và anh trai là Lê Văn Cải bị một đối tượng dụ dỗ đi lao động ở TPHCM. Khi hai anh em đề xuất nguyện vọng với gia đình thì đã không được người thân chấp thuận. Tuy vậy, Khương và Cải đã trốn nhà ra đi. Tại TPHCM, anh em Khương được các đối tượng mối lái đưa tới một xưởng may nằm ở khu vực ven đô. Tại đây, hai đứa trẻ đã bị chủ xưởng ép làm việc từ 7h sáng đến 12h đêm hàng ngày. Không chỉ bị “vắt kiệt” sức lao động, anh em Khương thường xuyên bị chửi bới, lăng mạ và “giam lỏng” suốt nhiều ngày.
Trong một lần chứng kiến chủ xưởng đánh đập dã man một bạn làm cùng, Khương đã phản ứng. Trước thái độ đó, chủ xưởng đã đuổi cậu bé ra đường tới tận tối mới cho vào nhà. Không chịu nỗi sức ép của công việc, Khương đã lén lút gọi điện cho bố là anh Lê Văn Hồng cầu cứu.
Ngồi bên cạnh con trai, anh Hồng cho biết, nhận được điện thoại của con trong trạng thái hoảng loạn, giọng nói mếu máo khiến anh như ngồi trên lửa. Lập tức ngày hôm sau, anh Hồng đã bắt xe khách vào TPHCM để tới chỗ hai con làm việc. Nhìn hai đứa con “thân tàn ma dại”, anh không cầm nổi những giọt nước mắt xót xa. Khi biết anh có ý đón hai con trở về, chủ xưởng đã yêu cầu gia đình phải nộp 3 triệu đồng. Để có đủ số tiền trên, anh Hồng đã phải vay mượn khắp nơi. Trả tiền xong thì 3 bố con chỉ còn đủ tiền đi xe khách về đến Buôn Ma Thuột và phải đi bộ quãng đường còn lại dài hơn 60km để về nhà.
Một trường hợp khác cũng may mắn thoát khỏi tình cảnh trên là bé gái Lê Thị Dương (người thôn Noh Prông). Dương cho biết, sau khi Khương và Cải được bố đón về, chủ xưởng đã đe dọa, sau này nếu có trường hợp nào bỏ trốn sẽ quyết không tha. Sau ngày hôm đó, Dương âm thầm chịu đựng và tới một ngày lợi dụng sơ hở của chủ xưởng cô bé đã bỏ trốn và may mắn an toàn.
Cần có những chế tài mạnh tay từ cơ quan quản lý
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Bằng - Trưởng thôn Noh Prông cho biết, từ đầu năm đến nay, thôn Noh Prông có hơn 10 trẻ em bị dụ dỗ đi lao động ở TPHCM và hiện chỉ có 3 em về được nhà. Thủ đoạn của các đối tượng dụ dỗ trẻ em rất tinh vi. Để lấy lòng tin, các đối tượng lạ mặt đưa ra một bản hợp đồng lao động với nội dung sẽ trả tiền cho các lao động trẻ em từ 18 - 20 triệu đồng/năm. Hợp đồng này cũng trói buộc, phụ huynh không được đón con về trước hạn, nếu về phải trả tiền cho chúng. Sau khi số trẻ em này vào làm trong xưởng may của chúng sẽ bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân khiến nhiều em không liên lạc được với gia đình.
Nói về tình trạng trẻ em bị dụ dỗ lao động bất hợp pháp, ông Nguyễn Duy Tuyết - Trưởng phòng Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Sở LĐTB&XH tỉnh Đăk Lăk) cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ cuối năm 2014. Cụ thể, năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 270 trẻ em bị dụ dỗ lao động, năm 2016 có 189 trẻ em bị dụ dỗ và từ đầu năm đến nay theo báo cáo chưa đầy đủ của 10 huyện thì đã có trên 80 trẻ em bị dụ dỗ. Những kẻ dụ dỗ thường nhằm vào các địa phương khó khăn có nhiều người dân tộc thiểu số như huyện Krông Bông, huyện Lắk… Sau khi dụ dỗ, chúng thường đưa trẻ em về lao động tại các thành phố lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… nên cơ quan chức năng rất khó quản lý.
Hiện tại, chế tài xử lý các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lao động bất hợp pháp chưa đủ mạnh. Ông Y Suôm Niê - Trưởng buôn Ngô A (xã Hòa Phong) cho biết, sau khi phát hiện đối tượng Nguyễn Thị Khang (SN 1958, quê quán tại Bắc Giang, thường trú tại số nhà 77/29, đường số 9, khu phố 12, phường Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, TPHCM) dụ dỗ gần 15 trẻ, 9 trẻ bỏ học đi lao động sớm, thôn đã báo cáo lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên sau đó, bà Khang chỉ phải làm giấy cam kết rồi được tha về.
Tình trạng dụ dỗ lao động trẻ em ở Đăk Lăk đã trở thành một thực trạng nhức nhối. Thiết nghĩ, chính quyền tỉnh cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc “giải cứu” các trẻ em còn bị mắc kẹt ở các thành phố lớn. Đồng thời cần có những chế tài mạnh tay, để xử lý các đối tượng vi phạm.
Bà Từ Thị Khanh - Chánh Văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh Đăk Lăk cho biết, sau khi nắm bắt tình hình các đối tượng đến dụ dỗ trẻ em đi lao động sớm, Sở LĐTB&XH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng thôn buôn để tránh xảy ra tình trạng trên. Ngoài ra, các năm trước, Sở cũng đã cử đoàn công tác vào TPHCM kết hợp với các cơ quan chức năng đưa hàng chục em về lại địa phương.
Thiên Đức
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Cuộc sống ngày nay thật bộn bề lo toan và đầy những toan tính. Hãy thư giãn, sống thật nhẹ nhàng, cuộc đời có bao lâu bạn nhé!
0 notes
Text
Nhìn lại 16 cơn bão đổ bộ Biển Đông chỉ trong vòng nửa năm 2017 - Điều chưa từng có trong lịch sử
Dự đoán mùa bão có 13 - 15 cơn bão. Thực tế có 16 cơn bão
Theo dữ liệu Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thông thường, trên biển Đông chỉ có khoảng 10 - 11 cơn bão hoạt động mỗi năm. Trước đó vào khoảng tháng 5/2017, theo nhận định của nhiều cơ quan khí tượng quốc tế, El Nino sẽ tái xuất trong năm mặc dù không khốc liệt như các năm trước xong nhiều khả năng sẽ xuất hiện các cơn bão mạnh, thậm chí là siêu bão.
Trước đó, ông Hoàng Phúc Lâm, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương - Tổng cục KTTV dự đoán trên báo Công an nhân dân rằng cả mùa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông. "Mặc dù số lượng bão, ATNĐ có xu hướng giảm nhưng lại tiềm ẩn những cơn bão mạnh, hoạt động phức tạp. Các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho một năm bão ít nhưng tính bất quy luật tăng cao. El Nino còn kéo dài đến cuối năm 2017", ông Lâm nói.
Do ảnh hưởng của bão khiến nước ngập mênh mông
Dù được dự báo như thế nhưng chỉ trong vòng nửa năm từ tháng 6 - tháng 12/2017 đã lần lượt xuất hiện 16 cơn bão lớn nhỏ hoạt động trên Biển Đông với nhiều diễn biến bất thường.
Đặc biệt vào những ngày cuối tháng 12/2017 bất ngờ xuất hiện cơn bão Tembin - cơn bão số 16 có cường độ mạnh hoạt động trên Biển Đông - điều mà lịch sử khí tượng chưa từng ghi nhận.
Nhìn lại từ cơn bão số 1 đến số 16 với những diễn biến bất thường trong năm 2017
Cơn bão số 1 (Bão Merbok) xuất hiện trên Biển Đông vào ngày 11/6 với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10 và tuy nhiên ngay sau đó bão Merbok đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Dù không đổ bộ vào Việt Nam nhưng bão số 1 hình thành vùng xoáy thấp gây mưa cho các tỉnh miền Bắc.
Sau cơn bão số 2, toàn tỉnh Lào Cai có 969 ngôi nhà bị thiệt hại. Ảnh: Báo Lào Cai
Xuất hiện vào giữa tháng 7, bão số 2 (tên quốc tế là Talas) được dự báo là cơn bão mạnh với sức gió giật cấp 9 - 10 và đổ bộ vào khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh, trọng tâm là Nghệ An, mạnh nhất từ Cửa Lò - huyện Diễn Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 cũng đã gây thiệt hại khá nhiều khiến 1 người chết, 2.900 ngôi nhà bị đổ sập, tốc mái, 10.000 cây xanh bị gãy, đổ và hơn 4.500 ha lúa bị ngập úng... Nghiêm trọng nhất là vụ chìm tàu chở than VTB 26 trên đảo Hòn Ngư, trên tàu có 13 thuyền viên. Theo cơ quan khí tượng nhận định, bão số 2 đổ bộ vào miền Trung trong tháng 7 là tương đối trái quy luật.
Tại TP Vinh, sau khi cơn bão số 2 đổ bộ kèm mưa lớn, cây cổ thụ đổ la liệt xuống đường, đường bị ngập khiến người dân lưu thông khó khăn.
Vào trung tuần cuối tháng 7 (22 - 27/7), cơn bão số 3 (tên quốc tế là Roke) và cơn bão số 4 nối đuôi nhau hình thành trên Biển Đông, có tên quốc tế là Sonca. Chiều 23/7, bão số 3 – Roke sau khi đổ bộ đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, vùng ATNĐ hình thành từ ngày 21/7 trên Biển Đông ngay lập tức đã mạnh lên thành bão số 4, có tên quốc tế là Sonca. Đến chiều 25/7, bão số 4 đổ bộ Quảng Trị, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy có cường độ nhẹ hơn bão số 2 nhưng cũng khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, và cây đổ ở Quảng Trị.
Đến cuối tháng 7, cơn bão số 5 (có tên quốc tế Haitang) đã xuất hiện trên khu vực Bắc Biển Đông và đi vào đất liền khu vực tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Trong nửa cuối tháng 8/2017, liên tiếp xuất hiện 2 cơn bão trên Biển Đông. Khi cơn bão số 6 (tên quốc tế là Pakhar) đổ bộ vào trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), ngay lập tức một cơn bão mới hình thành ngoài khơi đảo Lu-dông (Philippines) và đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 7 - được dự báo là 1 cơn bão mạnh. Tuy nhiên, đến ngày 27/8, bão số 7 đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) gây mưa nhiều ngày cho một số tỉnh miền Bắc.
Cơn bão số 8 (tên quốc tế là Mawar) và cơn bão số 9 (tên quốc tế là Guchol) hình thành trên Biển Đông vào đầu tháng 9 tuy nhiên đều đổ bộ vào các tỉnh của Trung Quốc và nhanh chóng suy yếu thành ATNĐ.
Bãi biển Sầm Sơn tan hoang trong sóng dữ sau khi bão số 10 đổ bộ. Ảnh: Tiền Phong
Đến giữa tháng 9, cơn bão số 10 (Doksuri) với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15 đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình đã gây thiệt hại trên diện rộng từ Nghệ An tới Thừa Thiên - Huế. Theo đó, siêu bão Doksuri được xem là cơn bão lớn nhất trong vài năm trở lại đây nên sức tàn phá của nó hết sức khủng khiếp. Người dân và chính quyền địa phương đã làm mọi thứ có thể để phòng tránh, nhưng thiệt hại mà bão gây ra vẫn rất nặng nề. Theo thống kê vào chiều 16/9, bão số 10 đã làm 4 người chết, 8 người bị thương (Nghệ An 1 người, Quảng Bình 6 người, Huế 1 người) và gây thiệt hại nặng nề về hạ tầng như làm tốc mái, hư hỏng gần 24.000 ngôi nhà, nhiều tàu thuyền bị đánh chìm, hệ thống đê điều bị sạt lở nặng.
Khi các địa phương đang gồng mình khắc phục hậu quả của mưa lũ thì trên Biển Đông đã xuất hiện cơn bão số 11 (tên quốc tế Khanun), tuy nhiên ngay sau đó, nó nhanh chóng suy yếu thành ATNĐ trên biển vào ngày 16/10.
Vị trí và dự báo đường đi của bão số 11 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Ngày 4/11, bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) giật cấp 15 đã đổ bộ vào Khánh Hòa. Đây được đánh giá là một cơn bão có cường độ mạnh nhất đổ bộ vào Nha Trang từ trước đến nay, vượt qua các cơn bão lịch sử năm 1988, 1993, 2009. Chỉ vài giờ ngắn ngủi sau khi tâm bão đi qua đã khiến 106 người đã thiệt mạng, 25 người mất tích do mưa bão.
Bão khiến hàng trăm nhà dân tại xã Yang Tao (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) bị sập, tốc mái và làm một người tử vong (ảnh: Báo giao thông)
Hứng chịu cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay đổ bộ, đường phố Nha Trang ngập sâu trong nước, hệ thống điện, viễn thông cũng bị hư hại khiến người dân nhiều đêm sống chật vật trong bóng tối.
Dù đã có dự báo về cường độ mạnh của bão nhưng do bão số 12 đổ bộ vào khu vực ít xảy ra bão lũ, nên người dân và chính quyền cơ sở có phần chủ quan, chưa có kinh nghiệm ứng phó nên đã gây ra những hậu quả nặng nề.
Sạt lở đất kinh hoàng ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My khiến 1 người chết, nhiều người bị thương - Ảnh: Người lao động
Đến ngày 13/11, cơn bão số 13 (Haikui) đã hình thành ngoài khơi và tan nhanh trên biển, thành một vùng ATNĐ. Dù trước đó, được dự đoán là cơn bão mạnh, kịch bản xấu nhất được đặt ra là bão số 13 sẽ "bẻ lái" hướng thẳng vào miền Trung.
Vị trí và đường đi của cơn bão Haikui. Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương
Sáng 19/11, cơn bão số 14 (có tên quốc tế là Kirogi) sau khi đi vào khu vực vùng biển các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gần bờ. Dù bão số 14 không vào đất liền tuy nhiên TP.HCM vẫn chịu ảnh hưởng từ hoàn lưu bão gây mưa, gió mạnh khiến nhiều cây xanh ngã, đổ; các biển quảng cáo bị gió quật tả tơi, làm tốc mái 78 căn nhà, 88 phòng trọ; ngã đổ 7 trụ điện và 134 cây xanh.
Những ngày cuối tháng 12, dù đã là cuối mùa mưa bão nhưng trên Biển Đông liên tục xuất hiện hai cơn bão liên tiếp, "uy hiếp" các tỉnh Nam Bộ. Sáng 14/12, tâm bão số 15 (tên quốc tế Kai-tak) nằm ở phía tây nam quần đảo Trường Sa và sau đó suy yếu thành ATNĐ trên biển. Tuy nhiên khi cơn bão Kai-tak chưa tan, bão Tembin ngấp nghé vào Biển Đông. Cơn bão số 16 được đánh giá là cơn bão muộn và mạnh chưa từng có hướng vào khu vực Nam Bộ và có diễn biến, đường đi bất thường.
Hoàn lưu bão Tembin đã bao phủ khu vực Nam biển Đông.
Các đài dự báo của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông đều cho rằng bão số 16 sẽ đổ bộ và đất liền nước ta với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, hướng vào Nam Bộ, đặc biệt khu vực Cà Mau và Côn Đảo là nơi sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ cơn bão. Ngay từ khi nhận được thông tin cơn bão số 16 có khả năng đổ bộ, nhiều người dân đã thu dọn đồ đạc đi tránh bão.
Do lo sợ cơn bão số 16 (Tembin) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng trăm hộ dân ở huyện Cần Giờ, TP.HCM đã phải sơ tán đến các trường học để tránh bão.
Tuy nhiên, sáng 26/12, bão số 16 - Tembin bất ngờ suy yếu và tan trên vùng biển phía nam Cà Mau khiến người dân Nam Bộ thở phào nhẹ nhõm. Theo Trung tâm khí tượng nhận định, "Tuy nhiên tất cả các nước đều không dự báo đúng diễn biến của bão từ sau đó, nhất là về tốc độ suy yếu nhanh của bão".
0 notes
Text
(Tin hot tổng hợp)Lớp có 5 học sinh giữa rừng Tây Nguyên
Hai lớp học, mỗi lớp có 5 và 6 học sinh, các em đều là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là câu chuyện đang diễn ra ở một phân hiệu Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo thuộc Buôn Ea Nông B (xã Vụ Bổn, Krông Pắk, Đắk Lắk).
Cô giáo Nguyễn Thị Hiên có thâm niên công tác 25 năm trong nghề (chủ nhiệm lớp 1 Buôn Ea Nông B) cho biết: "Tôi mới chuyển vào đây năm vừa rồi, thuộc diện xung phong. Trước tôi dạy gần huyện, bây giờ dạy cách nhà 32 km, sáng đi chiều về.
Do các em chưa biết tiếng Kinh nên quá trình giảng dạy rất vất vả. Các em học buổi sáng, nếu chiều không học lại thì coi như không nhớ gì.
Bây giờ tôi chỉ mong cho các em đọc được bài thơ đã chứ cảm nhận thơ thì rất khó.
Về mùa mưa, chúng tôi phải vào tận nhà, cõng từng em đến trường. Vất vả lắm, có khi vừa đi vừa khóc. Mùa nắng cũng phải vào tận nhà vận động các em đến trường”.
Phân hiệu Buôn Ea Nông B nằm trên một triền đồi.
Về cơ sở vật chất hiện tại, theo ghi nhận của PV, điểm trường này năm trên một triền đồi, có 3 phòng học được xây dựng từ lâu (chỉ sử dụng 2 phòng cho 2 lớp 1 và 3), cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, trần nhà được gác bằng gỗ lợp tôn có dấu hiệu hư hỏng. Đường vào trường khi trời nắng bụi mù mịt, trời mưa phải đi bộ vào rất xa. Ngoài ra, điểm trường này cũng chưa có điện.
Thầy Hồ Văn Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo - cho biết: Do đây là buôn rất ít học sinh, cách các điểm trường khác rất xa nên không thể nhập lại được với các phân hiệu khác. Các lớp này tồn tại từ lâu… Chúng tôi cũng chỉ biết động viên các cô giáo ở đây cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Buôn Ea Nông B xã Vụ Bổn cách TP Buôn Ma Thuột gần 100 km, nằm giáp ven triền đồi. Đây là nơi cuối cùng của huyện Krông Pắk giáp với huyện Krông Bông, đồng bào người Ê Đê sinh sống là chủ yếu, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp...
Sau đây là một số hình ảnh mà PV Infonet ghi lại trong một buổi học của điểm trường này.
Lớp chỉ có 5 em ngồi lọt thỏm giữa phòng học
Cô giáo Hiên đang dạy các em học sinh tập viết
Các em học sinh này hầu như không biết tiếng kinh
Trần nhà được gác bằng gỗ hết sức nguy hiểm
Đường vào điểm trường vô cùng vất vả, trời nắng bụi mù mịt, trời mưa nước ngập đường trơn.
Theo Hải Dương
Infonet
VietBao.vn
Chúc các bạn một ngày tốt lành!
0 notes
Text
(Tin hot về giáo dục)Lớp có 5 học sinh giữa rừng Tây Nguyên
Hai lớp học, mỗi lớp có 5 và 6 học sinh, các em đều là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là câu chuyện đang diễn ra ở một phân hiệu Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo thuộc Buôn Ea Nông B (xã Vụ Bổn, Krông Pắk, Đắk Lắk).
Cô giáo Nguyễn Thị Hiên có thâm niên công tác 25 năm trong nghề (chủ nhiệm lớp 1 Buôn Ea Nông B) cho biết: "Tôi mới chuyển vào đây năm vừa rồi, thuộc diện xung phong. Trước tôi dạy gần huyện, bây giờ dạy cách nhà 32 km, sáng đi chiều về.
Do các em chưa biết tiếng Kinh nên quá trình giảng dạy rất vất vả. Các em học buổi sáng, nếu chiều không học lại thì coi như không nhớ gì.
Bây giờ tôi chỉ mong cho các em đọc được bài thơ đã chứ cảm nhận thơ thì rất khó.
Về mùa mưa, chúng tôi phải vào tận nhà, cõng từng em đến trường. Vất vả lắm, có khi vừa đi vừa khóc. Mùa nắng cũng phải vào tận nhà vận động các em đến trường”.
Phân hiệu Buôn Ea Nông B nằm trên một triền đồi.
Về cơ sở vật chất hiện tại, theo ghi nhận của PV, điểm trường này năm trên một triền đồi, có 3 phòng học được xây dựng từ lâu (chỉ sử dụng 2 phòng cho 2 lớp 1 và 3), cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, trần nhà được gác bằng gỗ lợp tôn có dấu hiệu hư hỏng. Đường vào trường khi trời nắng bụi mù mịt, trời mưa phải đi bộ vào rất xa. Ngoài ra, điểm trường này cũng chưa có điện.
Thầy Hồ Văn Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo - cho biết: Do đây là buôn rất ít học sinh, cách các điểm trường khác rất xa nên không thể nhập lại được với các phân hiệu khác. Các lớp này tồn tại từ lâu… Chúng tôi cũng chỉ biết động viên các cô giáo ở đây cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Buôn Ea Nông B xã Vụ Bổn cách TP Buôn Ma Thuột gần 100 km, nằm giáp ven triền đồi. Đây là nơi cuối cùng của huyện Krông Pắk giáp với huyện Krông Bông, đồng bào người Ê Đê sinh sống là chủ yếu, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp...
Sau đây là một số hình ảnh mà PV Infonet ghi lại trong một buổi học của điểm trường này.
Lớp chỉ có 5 em ngồi lọt thỏm giữa phòng học
Cô giáo Hiên đang dạy các em học sinh tập viết
Các em học sinh này hầu như không biết tiếng kinh
Trần nhà được gác bằng gỗ hết sức nguy hiểm
Đường vào điểm trường vô cùng vất vả, trời nắng bụi mù mịt, trời mưa nước ngập đường trơn.
Theo Hải Dương
Infonet
VietBao.vn
Ngày mới vui bạn nhé!
0 notes
Text
Dùng dây dù thay dây xích, 3 người tử vong trên chuyến đò giữa sông
Chập tối ngày 11/1/2017, chuyến đò chở hơn 20 người, ra tới giữa sông Krông Ana (thị xã Krông Bông, thức giấc Đắk Lắk) thì bất thần bị chìm. Trên đò không có áo đồn đại, hơn 20 loài người bồn chồn hò hét giữa dòng nước chảy xiết, cố bám víu tham gia bất cứ thứ gì có được để bảo toàn mạng sống. 3 người trong số họ đã gặp gỡ nạn thương tâm.
Đội ngũ tính năng khai triển kiếm tìm các nạn nhân
Tham gia khoảng 17h30 ngày 11/1, ông È cổ Văn Học (SN 1977, ngụ thôn 2, phố Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh giấc Đắk Lắk) lái đò, chở 20 người địa phương qua sông Krông Ana, hướng từ địa phận phố Hòa Tân về thôn 2, xã Ea Trul.
Khi đi tới khúc cua giữa sông, đoạn nước chảy xiết thì đò bất ngờ bị chìm làm cho cả 21 người rơi xuống nước. Trong số đó, có 3 người bị nước cuốn trôi, mất tích; 18 người còn lại phần thì biết bơi, phần thì hên bám víu vào các vật nổi trên sông nên được cứu sống.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc trên, cư dân đã cấp báo lên chính quyền địa phương để nhờ hỗ trợ, kiếm tìm các nạn nhân biến mất. Tới gần 19h cùng ngày, bà con đã sắm thấy thi hài chị Nguyễn Thị Định (SN 1985) và chị Nguyễn Thị Bích (SN 1976, cùng ngụ buôn Tung 2, phố Buôn Triết, quận Lắk). Riêng anh Phan Xuân Quyền (SN 1993, ngụ thôn 2, phường Ea Trul) tới ngày 13/1 vẫn chưa mua thấy.
Theo ghi kiếm được của PL&TĐ tại hiện trường, trong các ngày 12 và 13/1, đội ngũ tác dụng cùng người địa phương đã tìm kiếm phổ biến lượt, rà soát rất kĩ các khúc sông để kiếm tìm tử thi nạn nhân Quyền. Đương nhiên, do sông sâu, nước chảy xiết, cộng thêm phổ biến đoạn sông có nhiều trở lực vật nên công tác kiếm tìm vẫn chưa mang lại kết quả.
Trao đổi với PL&TĐ về vụ việc, ông Cao Văn Thọ, Chủ tịch UBND thị trấn Ea Trul cho nhân thức, trước đó, do không có cầu nên bà con thường đu dây cáp qua sông để làm ruộng. Cách thức đây khoảng 2 năm, Công an tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ địa phương một chiếc đò và 10 áo phao đồn để giúp bà con có phương tiện qua sông an ninh trong mùa mưa đàn.
Sau đó, phía UBND xã Ea Trul đã ký thích hợp đồng về việc trông nom, bảo quản và sử dụng con đò này đối với ông Lê Văn Đấu (SN 1976, ngụ thôn 2, phố Ea Trul). Đương nhiên, phía thị trấn không thu tiền phù hợp đồng. Khi dùng đò, ông Đấu cơ bản chở người và hàng hóa hỗ tương để làm ruộng cho mình, ít khi chở khách, việc người này có thu tiền của khách hay không thì xã không nắm rõ.
Hôm xảy ra vụ việc nói trên, ông Học điều khiển đò chở những người đến trồng khoai lang thuê cho ông Đấu đi về nhà. Cả ông Đấu và ông Học đều không có giấy phép vấn đề khiển dụng cụ giao thông đường thủy. Thích hợp đồng bảo quản, khai thác đò với ông Đấu cũng đã hết hạn vào tháng 2/2016 nhưng phường chưa ký lại.
Anh Hải cùng hai con tí hon trong đám tang vợ
Ông Thọ trao đổi: “Trong năm 2015, Bộ Xây dựng đã bắt đầu dò hỏi, lên kế hoạch xây cầu dân sinh bắc qua sông Krông Ana (trên địa phận phường Ea Trul). Dĩ nhiên, tới nay công trình chưa được triển khai. Hằng ngày, bà con trong vùng vẫn phải sử dụng các công cụ không giống nhau để vượt lên sông, đi làm ruộng và xảy ra chuyện đáng tiếc”.
Theo chị Nguyễn Thị Thu (SN 1987, ngụ thị trấn Buôn Triết, người đi trên đò bị chìm), hôm xảy ra vụ việc, trong xã Buôn Triết có tổng cộng 14 người vượt chặng các con phố gần 40km để lên đò, đi qua sông trồng khoai lang mướn. Họ kiếm được trồng phần đông 8 ha khoai lang, khi nào khiến cho xong thì sẽ nhận tiền công. Ngày 11/1 vừa rồi chính là ngày công trước tiên chị Thu và bà con.
Khi đi về đến giữa sông, chị Thu thấy con đò cua gấp nên nước tràn vào mũi đò làm cho ai nấy đều bồn chồn. Chỉ 3 – 4 đợt nước ập vào thì đò chìm hẳn. Khuông cảnh lúc đó rất hỗn loàn, bạn nào vớ được gì thì vớ rồi phó mặc số mệnh cho dòng nước. “Trên đò cơ bản là thiếu nữ, chỉ có khoảng 5 người đại trượng phu. Khi đò chìm, những người biết bơi cũng không xoay sở được vì nước quá xiết. Lúc đó, tôi vớ được một bó dây khoai nên may mắn thoát nạn”, chị Thu san sớt.
Một người hên thoát chết khác là chị Nguyễn Thị Hường (SN 1987, cùng ngụ xã Buôn Triết) san sớt: “Khi vừa bước lên đò sẵn sàng về, tôi thấy, người lái đã dùng búa ngồi đập nối lại mắt xích gần bánh lái. Kĩ năng dây xích có yếu tố nên sau đó, người lái đò dùng dây dù cột lại.
Lúc đó tôi đã có cảm giác bất an nhưng đò không có một chiếc áo phao đồn để mặc vào phòng thân. Lúc té xuống nước, tôi vớ được một tấm ván nên nổi lên. Sau đó, có người ở trong bờ quẳng 2 cái can cho tôi bám vào mới thoát nạn”, chị Hường san sẻ.
Rộng rãi cư dân xuất hiện trong đám tang nạn nhân Bích phản hồi, không chỉ nguyên do trên, còn thêm kỹ năng người lái đò thiếu trải nghiệm mới xảy ra tai nạn đáng tiếc. Bởi lẽ, mũi đò thường ngang, không cong lên như mũi thuyền, khi cua không khéo và mạnh thì dễ bị chao nghiêng khiến nước tràn tham gia.
Bà con cũng mong mỏi vụ tai nạn vừa rồi là bài học đắt giá, cảnh thức giấc cho người dân những nơi khác biết coi trọng tính mạng của mình, phải mang áo phao đồn, can nhựa khi đi đò để phòng lúc bất trắc, không nên khinh suất, lười biếng khi chuyển di trên sông nước.
Tuyển mộ Vân
Xem tại: Cúng ông táo
The post Dùng dây dù thay dây xích, 3 người tử vong trên chuyến đò giữa sông appeared first on Thiết kế túi xách.
from WordPress http://ift.tt/2jyIWTD via IFTTT
0 notes
Link
Đầu tháng 1/2019, Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của Bạn đọc
1. Bạn đọc là thạc sỹ Luật Phạm Văn Chung ở Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum gửi email ngày 13/1/2019 đề nghị “giải quyết dứt điểm tình trạng người dân chặn xe chở rác đến các bãi tập kết, nhà máy xử lý rác thải ở nhiều địa phương; mới đây nhất là ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội”. BĐ đề xuất có chính sách ưu đãi về đền bù, tái định cư, cho vay vốn, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực ảnh hưởng của các bãi rác.
Đối với những hộ gia đình không thể di dời thì có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trực đặc biệt về nước sạch, điện sinh hoạt, miễn giảm học phí cho con em, miễn giảm tiền thuế sử dụng đất… Hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền hàng tháng tính theo đầu người, hỗ trợ y tế cho người dân bị mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, nhất là các bệnh hiểm nghèo. Để có nguồn kinh hỗ trợ đó, cần: Giảm tối đa các chi phí quản lý, chi phí chăm sóc cây cảnh, hoa tươi trong các đô thị; tăng phí thu gom rác đối với khu vực dịch vụ, kinh doanh nhà hàng, khách sạn hoặc những lĩnh vực thải nhiều rác; tiếp đó là các hộ dân sinh sống ở khu vực trung tâm thành phố…Xin chuyển đề xuất của BĐ Phạm Văn Chung đến cơ quan chức năng, nhất là TP Hà Nội đề nghị xem xét.
Người dân nhiều lần chặn xe rác (Ảnh Báo VietNamNet)
2. Bạn đọc Trần Nghĩa Đức gửi email ngày 13/1/2019 nêu ý kiến: Dự án đường vành đai 1 Hoàn Cầu – Voi Phục chưa hợp lý và lãng phí! Đoạn đường này được quy hoạch từ năm 1999 với thiết kế rộng 50m, lòng đường hai bên 15,5m, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè hai bên rộng 8m. Mục tiêu của việc làm đường nhằm giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô nhưng không hiểu sao lại làm vỉa hè chiếm 1/3 chiều rộng của con đường? Trên thực tế, tới 95% nhu cầu giao thông là của các phương tiện dưới lòng đường, nhu cầu đi lại trên vỉa hè thực tế luôn là rất ít. Trong khi đó Hà Nội lại đang thu hẹp vỉa hè, cắt xén giải phân cách giữa các đường: Láng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển… nhằm tăng diện tích sử dụng lòng đường. Theo tiêu chuẩn về “Đường đô thị yêu cầu thiết kế – tiêu chuẩn TCXDVN 104 2007” về xây dựng đường đô thị đang có hiệu lực thi hành thì vỉa hè tuyến đường Vành đai 1 này tương đương với địa hình loại III, chiều rộng vỉa hè tối đa là 5m, lòng đường có thể mở rộng lên thành 17,5m x 2 bên tương đương với 10 làn xe (thay vì 8 làm xe như hiện nay. Xin chuyển ý kiến của BĐ Trần Nghĩa Đức đến các cơ quan chức năng Hà Nội đề nghị xem xét.
3. Bạn đọc Đỗ Đình Khang- cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi email ngày 31/12/2018 thông tin: Nhóm cán bộ khoa học công tác tại Liên bang Nga đã học tập được công nghệ độc đáo xử lý rác thải nhựa – điều nhức nhối đối với Việt nam thuộc “tốp đầu” những nước thải nhiều rác nhựa ra biển ở Châu Á. Giải pháp cốt lõi là nhiệt phân rác thải nhựa trong môi trường yếm khí đến nhiệt độ cao nhất định, các kết cấu nhựa bị phân rã thành dạng khí, rồi khí này được làm lạnh ngưng tụ thành chất lỏng (xăng dầu); thành phần chất rắn được kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than bán cốc; phần khí không ngưng tụ hết được dùng làm nhiên liệu đốt; cả 3 sản phẩm này đều là nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Tính đột phá của công nghệ này so với những công nghệ tái chế nhựa truyền thống là có thể tái chế được tất cả các dạng nhựa (cứng, mềm dẻo,…), các loại nhựa PE, PVC, PP. Tính ưu việt của công nghệ này là không thải ra môi trường bất kỳ chất độc hại nào, được gọi là công nghệ sạch. Xin chuyển thông tin của BĐ Đỗ Đình Khang đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét.
Các chuyên gia cảnh báo nếu không hành động quyết liệt, đại dương sẽ nhiều rác hơn là cá (Ảnh Báo Lao động)
4. Bạn đọc Nguyễn Đắc Hưng công tác tại Tạp chí Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- 64 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội nhiều lần gửi đơn thư, mới nhất đề ngày 4/1/2019. Nội dung: Bạn đọc Đắc Hưng “khiếu nại toàn bộ nội dung Quyết định số 1096/QĐ-NHNN ngày 16/5/2018; toàn bộ nội dung Quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 19/6/2018 của Thống đốc NHNN”, đồng thời “tố cáo Phó Thống đốc NHNN…trong Quyết định 1096/QĐ-NHNN sử dụng rất nhiều từ ngữ có biểu hiện trấn áp người khiếu nại”. Về việc này, Báo VietNamNet tiếp tục có Công văn số 20/CV-VNN ngày 9/1/2019 (lần thứ 3) gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị xem xét, vì 2 Công văn đã gửi (số 347/CV-VNN ngày 24/7/2018 và số 537/CV-VNN ngày 19/11/2018) vẫn chưa được phúc đáp.
5. Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc Lan thường trú số 6 Cửa Đông, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến Báo VietNamNet trình bày và gửi đơn đề ngày 7/1/2019. Nội dung: BĐ Ngọc Lan “tố cáo” Đào Thị Hằng ở 277 Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội “đuổi cả gia đình tôi ra khỏi nhà và khóa cửa chiếm đoạt luôn căn nhà của tôi”. Trước đó, năm 2017 BĐ vay của bà Hằng 70 triệu đồng, lãi suất 3000/1 triệu/1 ngày để chữa bệnh, nhưng do gia đình khó khăn không trả được nên tháng 8/2018 bị bà Hằng ép viết giấy bán nhà với giá 100 triệu đồng, lại gọi cả CSKV phường Cửa Đông và Tổ trưởng dân phố ra…chứng kiến! Báo VietNamNet có Công văn số 21/CV-VNN ngày 9/1/2019 gửi Công an quận Hoàn Kiếm; Công an quận Hoàng Mai đề nghị xem xét.
6. Bạn đọc là thân nhân của cụ Ngô Văn Nhật (sinh năm 1934- trú thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đến Báo VietNamNet trình bày và gửi đơn đề ngày 4/1/2019. Nội dung: Bạn đọc cao niên Ngô Văn Nhật “kêu cứu” về việc: “Bản án số 24/2017/DSPT ngày 17/5/2017 của TAND tỉnh Bắc Ninh quyết định buộc gia đình tôi phải trả lại toàn bộ nhà đất cho dòng họ Ngô”; ngày 26/12/2018 Chi Cục Thi hành án dân sự thị xã Từ Sơn đã tổ chức cưỡng chế, “mang bát hương đang cúng vong vợ tôi (mất chưa được 50 ngày) đi”. Theo đơn của BĐ cao niên Ngô Văn Nhật thì “ngôi nhà và thửa đất gia đình đang ở là do cha ông để lại cho các thế hệ chi trưởng họ nhà tôi sinh sống ổn định đã 80 năm; được Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” số 788 ngày 17/5/1956. Theo gia đình, giấy chứng nhận sử dụng đất cấp cho cá nhân nhưng Bản án lại cho rằng đất đó cấp với mục đích sử dụng làm nhà thờ. Báo VietNamNet có Công văn số 22/CV-VNN ngày 9/1/2019 gửi TAND Cấp cao tại Hà Nội và TAND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xem xét.
Vợ chồng cụ Nhật bên ngôi nhà thờ cũ (ảnh do gia đình cung cấp)
7. Bạn đọc Triệu Chòi Phin ở thôn 65, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục gửi “đơn kêu cứu” đề ngày 19/12/2018. Nội dung: 12 hộ người dân tộc Dao sơ tán từ huyện Hoàng Su Phì- Hà Giang về địa chỉ trên từ năm 1980. Đến năm 2007 các hộ chuyển đổi đất canh tác bạc màu sang trồng cây keo (hộ ít thì 1 ha, hộ nhiều thì 14 ha) để phủ xanh đất trống, đồi múi trọc và phát triển kinh tế gia đình. Năm 2014, các BĐ trên tổ chức khai thác thì “GĐ CT TNHH Hùng Thắng (địa chỉ km 39 Hàm Yên, Tuyên Quang) đến nhận là cây của ông và đã được chính quyền xã, huyện cấp Quyền sử dụng đất, không cho khai thác”. Hơn 4 năm qua các BĐ đã kêu lên xã, huyện, tỉnh và TW. Đầu tháng 3/2018 Tỉnh ủy Tuyên Quang đã giao UBND huyện Hàm Yên xem xét, chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, tranh chấp vẫn diễn ra: CT Hùng Thắng dựng lán; người dân phá lán và 2 người đã bị CA bắt giam. Ngày 10/10/2018 TAND huyện Hàm Yên, Tuyên Quang đã Quyết định phạt tù 8 tháng, cho hưởng án treo về tội “cố ý làm hư hỏng tài sản” đối với Triệu Văn Sơn (Triệu Chòi Sơn- Con ông Triệu Chòi Phin). Về vấn đề này Báo VietNamNet đã có Công văn số 327/CV-VNN ngày 20/7/2018 gửi UBND tỉnh Tuyên Quang và huyện Hàm Yên đề nghị xem xét, nhưng đến nay chưa được phúc đáp.
8. Bạn đọc Nguyễn Thị Ngân ở số 10-12, đường 345-36 Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP Hồ Chí Minh tiếp tục gửi đơn đề ngày 25/12/2018. Nội dung: BĐ này “kêu oan” về việc Bản án 48/HSST ngày 22/2/2017 của TAND TP Hà Nội và Bản án 553/HSPT ngày 18/8/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội kê biên toàn bộ nhà đất, tiền…của vợ chồng, con gái, cháu gái; kêu oan cho bị cáo Giang Kim Đạt. Đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền nơi BĐ đồng gửi đơn này xem xét.
9. Bạn đọc Đỗ Văn Khả ở thôn 5 (làng Lượng Định), xã Tân Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa gửi văn bản đề ngày 25/12/2018. Nội dung: BĐ Khả phản ánh “chính quyền xã 2 khóa vừa qua và khóa hiện tại, đất ven làng và cánh đồng lúa, cứ chỗ nào thuận lợi về giao thông là hợp pháp hóa bán hết…Khu đất gọi là nông thôn mới, tiền đền bù cho dân và giá bán ra chênh lệch gấp 10 lần; khu đất dự kiến làm công sở giá bán ra gấp 16 lần giá đền bù”. Xin chuyển ý kiến phản ánh của BĐ Đỗ Văn Khả đến UBND tỉnh Thanh Hóa và huyện Nông Cống đề nghị xem xét.
10. Bạn đọc Nguyễn Văn Trỉnh, cán bộ nghỉ hưu tại 53 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi đơn đề ngày 1/12/2018. Nội dung: BĐ cao niên Nguyễn Văn Trỉnh “khiếu nại Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình có nội dung trái với hệ thống pháp luật VN gây tổn thất cho người đầu tư hợp pháp”. Cụ thể: Năm 2010, tỉnh thu hồi đất (BĐ ký HĐ nhận khoán của Nông trường Cửu Long thời hạn 50 năm, mới được 7 năm thì bị thu hồi) làm trường dạy nghề; “người địa phương trong cùng dự án được 55.000 đ/m2, còn tôi chỉ được bồi thường bằng 10% là 5.500 đ/m2; lý do là tôi không có hộ khẩu tại địa phương”. BĐ cao niên Nguyễn Văn Trỉnh đã khởi kiện ra Tòa, TAND Tối cao đã 2 lần có văn bản chuyển đơn đến TAND tỉnh Hòa Bình “để giải quyết theo thẩm quyền”, nhưng vẫn …chưa được xem xét.
11. Bạn đọc Ngô Văn Thiên thường trú thôn 1, xã Hòa Sơn huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk gửi email đơn ngày 2/1/2019 “khiếu nại” về việc UBND huyện Krông Bông “bồi thường chưa thỏa đáng khi thu hồi đất”: Đo đạc thiếu 900m2 đất, áp giá sai (cà phê được 19 năm nhưng chỉ tính 4 đến 5 năm; chưa đền bù 500m2 cỏ chăn nuôi trồng năm 2008, v.v… khiến gia đình có 8 khẩu- trong đó 1 cháu sinh năm 1992 bị tai nạn giao thông tàn tật 80% đời sống rất khó khăn. Xin chuyển ý kiến của BĐ Ngô Văn Thiên đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhất là UBND tỉnh ĐăkLăk và huyện Krông Bông đề nghị xem xét.
12. Bạn đọc Lê Văn Chăm và con trai là Lê Văn Phong; con gái là Lê Thị Hiển cùng cư trú xóm 6, thôn Đức Mộ, xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đồng ký tên trong đơn đề ngày 2/1/2019. Nội dung: Các BĐ này “bất bình, ngạc nhiên, thất vọng và kêu oan” bởi Quyết định số 05/2018/TLHS ngày 26/12/2018 của TAND tỉnh Hà Nam áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Lê Văn Chăm. BĐ Chăm nêu “thực tế mâu thuẫn của vợ chồng tôi chỉ đơn giản xuất phát từ đời sống, kinh tế và ứng xử hàng ngày…Tại Tòa vợ tôi thừa nhận chỉ có gửi 1 lá đơn đề nghị CA huyện giáo dục chồng để vợ chồng về với nhau chứ không phải đưa tôi vào cơ sở giáo dục bắt buộc”. Xin chuyển nội dung “kêu oan” trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Hà Nam đề nghị xem xét.
13. Bạn đọc Nguyễn Thành Kiên, Phó TGĐ CT TNHH liên doanh Việt Hàn gửi thư đề ngày 3/1/2019. Nội dung: BĐ đề nghị xem xét việc Trưởng Ban QL các KCN tỉnh Bắc Giang cùng ngày 3/8/2015 ban hành QĐ số 43/QĐ-KCN về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư của CT TNHH liên doanh Việt Hàn và Quyết định số 44/QĐ-KCN thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của CT này. BĐ Thành Kiên cho rằng “các QĐ này là trái pháp luật”. Xin chuyển nội dung “thư đề nghị” của BĐ đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét.
14. Bạn đọc Đỗ Thị Bích Vân ở số 3/32 Đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM gửi email đơn ngày 27/12/2018 trình bày “sự việc khẩn thiết” có nội dung: UBND quận Bình Thạnh có Quyết định cưỡng chế thu hồi đất mà gia đình BĐ Bích Vân vẫn ở từ xưa đến nay, nhưng lại bồi thường cho bà Phạm Chu Trang Đài là người đứng tên. Trước đó, gia đình BĐ Bích Vân đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đề nghị buộc bà Đài sang nhượng lại nhà đất mà trước kia bà Đài “đưa cho mẹ tôi một số tiền nhỏ và ‘giả cách’ đứng tên nhà đất để làm ăn”! BĐ Bích Vân cho rằng bà Trang Đài có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”- quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015. Xin chuyển nội dung trình bày của BĐ Đỗ Thị Bích Vân đến cơ quan chức năng TP HCM và quận Bình Thạnh đề nghị xem xét.
15. Bạn đọc Hàn Thị Lan Hương, thường trú nhà số 8, phố Lê Văn Tám, tổ 37, khu 4, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh- Kế toán Văn phòng Công chứng Hưng Quảng, gửi “đơn tố cáo” đề ngày 28/12/2018. Nội dung: BĐ Lan Hương nêu “các chứng cứ và hành vi vi phạm pháp luật” của Quyền Trưởng Văn phòng này có dấu hiệu “chuyển nhượng mà không nộp thuế cho Nhà nước”. Cùng vấn đề này, BĐ Ngô Văn Sơn, Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh nhiều lần gửi đơn tố giác; thậm chí “đề nghị bắt khẩn cấp” 2 người có hành vi chuyển nhượng cổ phần trái phép tại Văn phòng Công chứng Hưng Quảng (địa chỉ số 103, đường 25/4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) không làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích trốn thuế không dưới 4,3 tỷ đồng. Báo VietNamNet có Công văn số 635/CV-VNN ngày 26/12/2018 gửi Viện Kiểm sát nhân dân; Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị xem xét.
16. Bạn đọc là “những hộ dân ở ngõ 45, phố Võng Thị, quận Tây Hồ, Hà Nội” đồng ký tên trong văn bản đề ngày 12/12/2018 và cử đại diện đến Báo VietNamNet trình bày. Nội dung: Các BĐ nêu “việc quy hoạch phi lý tại ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ: Bẻ queo sang phía làng cổ một cách rất vô lý làm nhân dân rất bức xúc”. Các BĐ đề xuất “giải pháp điều chỉnh phù hợp là: Nếu mở rộng ngõ 45 Võng Thị, UBND quận Tây Hồ cần lấy tim đường hiện có mở rộng đều sang 2 bên; lấy 861 m2 mà UBND TP Hà Nội đã tạm giao cho Trung tâm Kiến trúc phong cảnh để làm đường và 112 m2 trước nhà các hộ dân 43A, 43B, 43C, 43D, 43E, số 9 và 11 Khu tập thể Ca Múa Nhạc theo Quyết định số 471/QĐ/UB ngày 13/2/2007 của UBND quận Tây Hồ để mở rộng ngõ 45 phố Võng Thị. Nhân dân rất tán thành và ủng hộ việc chỉnh trang, tôn tạo làng cổ Võng Thị chứ không mở rộng ngõ để …phá bỏ làng cổ”. Báo VietNamNet có Công văn số 40/CV-VNN ngày 11/1/2019 gửi UBND TP Hà Nội và quận Tây Hồ đề nghị xem xét.
Những chiếc cổng có tuổi thọ hàng trăm năm ở làng cổ Võng Thị
có nguy cơ bị “xóa sổ” Ảnh Báo Dân trí
17. Bạn đọc Trần Văn Đát ở tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất vào ngày 7/1/2019 (theo dấu Bưu điện). Nội dung: BĐ Đát “tố cáo ông N.Q. H nhà thầu thi công lừa vợ con ông Trần Văn Đát nhận tiền hỗ trợ về đất đai, tài sản trên đất, tiền cải tạo 1098,1 m2 đất”. Xin chuyển nội dung đơn đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền TP. Hà Nội và quận Hà Đông, nơi BĐ Đát đồng gửi đơn này, đề nghị xem xét giải quyết dứt điểm.
18. Bạn đọc Lê Thị Kim Anh, thường trú số 20, ngách 49/6, phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội gửi email ngày 10/1/2019. Nội dung: Từ tháng 4/2018, gia đình tôi có 2 người ở tuổi 70 và 80; có Huân- Huy chương Kháng chiến do Nhà nước trao tặng. Vậy mà đến nay, sang năm 2019 rồi gia đình chúng tôi cũng không nhận được thông báo gì. Không biết chúng tôi có được hưởng chính sách mừng thọ của Nhà nước không? Hoặc chính sách có thay đổi gì so với trước không? Xin chuyển thắc mắc của BĐ Lê Thị Kim Anh đến cơ quan chức năng quận Thanh Xuân (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội) đề nghị xem xét.
19. Bạn đọc Nguyễn Hoàng Diệu Phương phụ trách công tác Đối ngoại của Chương trình từ thiện “Phòng Đọc sách góp phần giúp bệnh nhi vượt qua nỗi đau bệnh tật”, gửi email ngày 14/1/2019 thông tin: Phòng sách đầu tiên cho bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã được xây dựng thành công vào tháng 12/2018, là nơi vui chơi học hỏi, cũng là một nguồn ánh sáng ấm áp giúp các bé thắp lên niềm vui trong quá trình điều trị. Chương trình kêu gọi những tấm lòng hảo tâm, các cơ quan Truyền thông quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa lan tỏa chương trình đến cộng đồng để có thể thực hiện Tầm nhìn ngắn hạn là 100% bệnh viện tại Đà Nẵng có phòng đọc sách; Tầm nhìn dài hạn là xây dựng phòng đọc sách ở 100% bệnh viện trên toàn Việt Nam. Đầu mối tiếp nhận thông tin chi tiết về chương trình là: Ông Nguyễn Thành Đạt, điện thoại 0983456639, email [email protected] .
Phòng sách là nơi vui chơi học hỏi, cũng là một nguồn ánh sáng ấm áp giúp các bé thắp lên niềm vui trong quá trình điều trị (Ảnh do BĐ cung cấp)
20. Bạn đọc Nguyễn Văn Năm ở 15/5A11, ấp Bình Đáng, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương gửi email “đơn cầu cứu” ngày 12/1/2019. Nội dung: Ngày 05/8/2017 em ruột là Nguyễn Văn Bảy (sinh năm 1990) bị tai nạn lao động chết do điện giật, tại công trình sửa chữa nhà dân, số 27, đường số 15, khu phố 3, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 23941/QĐ-SLĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2017 về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động, thời hạn điều tra là 60 ngày. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 500 ngày rồi mà vẫn chưa có kết quả điều tra tai nạn lao động; trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động đối với cái chết của em tôi vẫn chưa được giải quyết. Xin chuyển nội dung “cầu cứu” của BĐ Nguyễn Văn Năm đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đề nghị khẩn trương xem xét.
Cơ quan phúc đáp
1. UBND tỉnh Hải Dương có Công văn số 4666/UBND-VP ngày 28/12/2018 yêu cầu Sở GD và ĐT tỉnh này nghiên cứu nội dung Công văn số 634/CV-VNN ngày 26/12/2018 của Báo VietNamNet 2018 (đề nghị xem xét đơn của hơn 20 bạn đọc là Kế toán các Trường Trung học Phổ thông trong tỉnh) và trả lời Báo trước ngày 15/1/2019. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương phúc đáp tại Công văn số 07/SGDĐT-TCCB ngày 2/1/2019, cho biết: “Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với Kế toán các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được phổ biến, nhắc nhở đến các đối tượng phải chuyển đổi cũng như chủ tài khoản (Hiệu trưởng) trước 1 năm để chuẩn bị, trong đó có việc hoàn thành các công việc thanh, quyết toán, kiểm kê tài sản, lưu giữ hồ sơ, chứng từ…Đối với Hiệu trưởng thì có thể luân chuyển sang huyện khác nhưng đối với Kế toán thì đa số chuyển từ trường THPT này sang trường THPT khác cùng trên địa bàn huyện”.
2. UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội có Công văn số 516/BC-UBND ngày 27/12/2018 cho biết: UBND quận Cầu Giấy nhận được một số Phiếu chuyển của các cơ quan chức năng TP Hà Nội “phản ánh ý kiến của nhân dân và báo chí về hoạt động các quán karaoke trá hình” của các cơ sở kinh doanh nhà hàng tại khu A10, Nam Trung Yên, phường Yên Hòa… phục vụ chủ yếu là khách Hàn Quốc và có cho khách hát karaoke”. Theo Báo cáo, “từ tháng 7/2018 đến nay đã phát hiện, lập biên bản xử lý vi phạm đối với 18 lượt cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 300 triệu đồng (các lỗi vi phạm: Kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, kinh doanh karaoke mà không có Giấy phép kinh doanh karaoke, biển hiệu không đúng quy định của Luật quảng cáo, vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm)…Yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết kinh doanh theo đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hoạt động kinh doanh karaoke trá hình đã được chấn chỉnh”.
3. Công an tỉnh Quảng Ninh có Công văn số 107/CV-CATQN (CSKT) ngày 8/1/2019 phúc đáp Công văn số 635/CV-VNN ngày 26/12/2018 đề nghị xem xét đơn tố cáo của các BĐ Ngô Văn Sơn và vợ là Hàn Thị Lan Hương. Công văn cho biết: Nội dung tố cáo việc chuyển nhượng trái phép Văn phòng Công chứng Hưng Quảng với giá 4,3 tỷ đồng là không đúng sự thật. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Công văn số 704/VKS-P3 ngày 1/11/2018, xác định nội dung tố cáo không có dấu hiệu hình sự. Hiện Văn phòng Công chứng này vẫn do ông Đỗ Lê Duy làm Trưởng Văn phòng. Ông Nguyễn Xuân Trường chỉ bị Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định xử phạt hành chính v�� hành vi vi phạm tham gia kinh doanh ngoài trong khi vẫn làm Công chứng viên VP Công chứng Hưng Quảng.
Ban Bạn đọc
Nguồn bài viết
The post Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 1/2019 appeared first on Tin tức - Đọc báo tin tức online, tin nhanh 24h.
0 notes