#đặcsảntháibình
Explore tagged Tumblr posts
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Rươi Kiến Xương - Đặc Sản Thái Bình
Tumblr media
Nói đến con rươi thì không còn xa lạ với những thế hệ 8x và 9x Miền Bắc. Đây là một đặc sản mà ai cũng yêu thích nhưng càng ngày càng đắt vì lý do quý hiếm của nó. Ngay cả Trùm cũng chỉ được ăn 4 đến 5 lần. Hôm nay Trùm sẽ cùng các bạn khám phá món đặc sản Thái Bình nổi tiếng này. Với những gì cung cấp Trùm mong rằng sẽ hỗ trợ bạn có cái nhìn toàn diện về món đặc sản nổi tiếng này. Không chờ đợi nữa vào món ngay thôi. Được xếp vào một trong ba loại ẩm thực đặc sản của huyện Xiến Xương, rươi Hồng Tiến là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mỗi độ "tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm".
Rươi Kiến Xương - Món Ngon Thái Bình
Tumblr media
Rươi kiến Xương Thái Bình Hàng năm, cứ đến thời điểm cuối thu, đầu đông, khi những cơn gió mang cái lạnh se se thổi về, người dân ở một số vùng cửa sông đồng bằng Bắc bộ lại đón chờ mùa rươi. Mùa rươi rất ngắn ngủi, mỗi năm xuất hiện một lần vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười âm lịch. Rươi có nhiều ở các vùng nước lợ ven cửa sông các tỉnh Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng. Cách rươi xuất hiện cũng rất lạ, thất thường, khi có khi không, kể cả những người dân địa phương đã từng vớt rươi hàng chục năm cũng không sao lý giải được. Có khi đến ngày rươi nổi mà chờ hoài vẫn không thấy, vậy mà khi rươi xuất hiện, nếu không nhanh tay vớt, chỉ vài giờ là chúng biến mất tăm, không để lại “dấu vết” gì. Rươi quý hiếm là vì vậy. Nhìn hình dáng rươi, không ít người cảm thấy sợ, thế nhưng khi được chế biến, lại trở thành món đặc sản thơm ngậy, ăn rồi nhớ mãi. Hồng Tiến là xã thuộc vùng sâu, vùng xa huyện Kiến Xương với 6 thôn, trên 6.000 khẩu. Ðặc thù nhất ở Hồng Tiến là có nghề đánh bắt thủy hải sản truyền thống ở làng chài Cao Bình. Về Hồng tiến thời điểm này đang rộn ràng thu hoạch mùa rươi. Trước đây rươi thu hoạch được bao nhiêu là bán hết ra thị trường bấy nhiêu, nhưng ngày nay do nhu cầu thưởng thức của người Việt rươi đã được vận chuyển đi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vài năm trở lại đây rươi rất hiếm là do các lái buôn Trung Quốc thu mua số lượng lớn. Những người dân trong tỉnh muốn mua được rươi cũng phải đi các chợ lớn và đi sớm,có nhiều người" mê" rươi còn mua về bảo quản đông lạnh bởi rươi không phải ngày nào cũng có.
Nguồn Gốc Của Con Rươi
Tumblr media
Rươi kiến Xương Thái Bình Theo lời các cụ truyền lại, khi xưa chưa có cống Trà Linh, nước biển dâng rươi lên tận các huyện phía Bắc và Đông Bắc tỉnh; song, từ ngày có hệ thống đê cống ngăn mặn (cống Trà Linh ở Thái Thụy và cống Lân ở Tiền Hải), rươi chỉ còn có ở vùng nước lợ Thái Thụy, Tiền Hải và Kiến Xương. Tuy vậy, rươi vẫn theo chân các bà buôn tôm, buôn cá lên thành phố. Cứ mỗi độ tháng chín, tháng mười âm lịch, ngoài công việc thường nhật, bà con nông dân Hồng Tiến còn kiêm thêm nghề phụ mang lại thu nhập khá cao nữa, đó là đi bắt rươi. Con rươi trông gần giống một con đỉa lai con rết bởi vì cái thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân của nó. Khi sống rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ và sặc mùi tanh tanh đến khó chịu. Thế mà lạ thật, cái con vật xấu xí “đáng sợ” ấy khi đã qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ lại trở thành “đặc sản” thơm ngon khó quên.
Cách Bắt Rươi Truyền Thống
Cách 1: Rươi có thể bắt tự nhiên hoặc tạo ra môi trường cho rươi sinh sản, dụ chúng ra khỏi lỗ, chủ động khai thác gọi là sàm rươi. Ngày nay, cách chủ động sàm rươi được nhiều chủ đầm áp dụng nên bắt được nhiều rươi hơn. Theo cách này thì trước ngày con nước, người ta tháo cạn nước ở ruộng rồi đào một vài hố sâu chừng 30 cm xem dưới lớp đất ấy có rươi hay không, xem đường đi của rươi rồi tháo nước vào. Khi tức nước, rươi ngoi lên thì xẻ bờ cho nước rút ra rồi chắn đăng bắt rươi. Cùng Xem Video Cách Bắt Rươi Nhé Cách thứ hai là xem hướng gió, gió đông thì thăm rươi rồi tháo nước vào ruộng ngâm, đóng chặt cửa cống, rươi theo nước chảy ngoi lên, dùng lưới chắn ngang cống và dùng vợt xúc rươi đọng trên cống. Người khai thác rươi nhiều khi phải kiên trì, đóng mở cửa cống cho nước vào đến lần thứ ba, nước chảy buồn miệng lỗ rươi mới ngoi lên và phải biết quy luật hoạt động ban đêm rươi đi sát mặt đất, ban ngày rươi nổi trên mặt nước để bắt rươi. Khi mùa rươi về, để bắt rươi, người ta dùng vải màu có khung chắn dài hàng chục mét (gọi là đóng sảm) chắn nước rồi dùng vợt để vớt.
Các Món Ngon Từ Rươi
Tumblr media
Rươi kiến Xương Thái Bình Có nhiều cách chế biến rươi như: làm chả, xào, nướng, nấu, om, kho, làm m��m. Rươi kho với riềng tươi giã nhỏ, kho bằng niêu đất. Rươi om để nguyên cả con (không đánh nát) tra hành, mắm, muối rồi bỏ vào niêu vùi trong tro nóng đến kiệt nước. Rươi cũng có thể làm mắm, bằng cách rửa sạch, cứ 1kg rươi cho từ 0,12 đến 0,13 kg muối. Dùng đũa cả đảo cho đều muối rồi cho tay vào bóp cho đến khi bột rươi không dính chậu, không dính tay là được. Cho rươi đã đánh kỹ vào chum, lọ rồi bịt kín miệng chum, lọ lại. Sau năm ngày lại mở ra dùng đũa cả đánh kỹ rồi đậy lại, sau đó cứ hai ngày đánh một lần khi mắm loãng thì thôi. Từ lúc làm đến lúc mắm ngấu khoảng ba tháng đến một năm. Nếu ăn mắm rươi sống thì phải có thời gian ủ từ sáu tháng trở lên, còn mắm mới được ba tháng khi ăn phải chưng lên. Xếp đầu bảng song cách chế biến lại tương đối cầu kỳ, đó là món chả rươi (rươi nướng). Khi đó, rươi được rửa sạch để ráo nước; thịt ba chỉ, vỏ quýt, ớt, hành hoa, hạt tiêu, mỳ chính băm thật nhỏ; sau đó trộn với rươi rồi dùng đũa cả đánh thật nhuyễn, khi nào thấy rươi, thịt lợn và gia vị dính quyện với nhau thành tảng mới thôi. Dùng lá chuối, bẹ chuối khoanh trên lá, đổ rươi lên lá chuối, dùng chảo gang úp chụp lên rươi sao cho chả nằm gọn trong chảo, đốt rơm thành than nóng, đổ trấu lên trên, cháy hết lượt trấu thì đảo chả lại rồi ủ tiếp lần hai cho chín, hai mặt chả vàng đều, cháy hết lượt trấu thứ hai thì đem ra ăn. Người ta cũng có thể thay cách ủ trấu bằng cách đem rán qua mỡ hoặc nướng trong các lò nướng mỳ.
Cách Thưởng Thức Rươi
Rươi mua về, để trở thành món ngon phải qua nhiều khâu quan trọng, nhất là lúc làm lông. Để rươi sạch, hết mùi tanh người ta phải dùng nước nóng đun sôi, đổ rươi vào khuấy đều, nhặt sạch rác rồi rửa lại nhiều lần cho thật sạch. Khi rươi đã ráo nước là có thể chế biến. Thường thì ta vẫn quen thưởng thức mấy món chính là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi kho và rươi đúc với trứng. Món rươi hấp có vị thanh vì không dùng mỡ để trộn, món rươi kho đậm đà, kiểu cách. Nhưng có lẽ món chả rươi thơm nức mũi vẫn được người ta ưu ái hơn cả. Rươi sau khi làm sạch sẽ được trộn với thịt băm, trứng, thì là, thêm vài lát vỏ quýt băm nhỏ rồi cho lên rán vàng. Món rươi phải ăn lúc nóng đến bỏng lưỡi, kèm theo ít hạt tiêu, rau cũng đủ chiều lòng những ai “khó tính”.
Tumblr media
Rươi kiến Xương Thái Bình- Hình Ảnh Con Rươi Rươi được chế biến nhiều món ngon khác nhau, mỗi món đều có sự hấp dẫn riêng nhờ tài chế biến trong việc kết hợp các loại gia vị của các bà nội trợ. Nhưng rươi ăn kiểu gì cũng không được thiếu vỏ quýt (trần bì). Mùa rươi cũng là mùa quýt. Hai thứ ấy bén duyên nhau khăng khít lắm. Vỏ quýt thơm hăng hăng dễ chịu làm dậy lên mùi thơm của rươi, mất đi cái độc của con rươi. Một thứ dân dã đồng quê, một thứ đặc sắc dưới nước cùng kết hợp tạo nên khúc biến tấu tuyệt vời trong văn hóa ẩm thực. Ớt chính là chất xúc tác đẩy hương vị rươi nổi lên một cách độc đáo, làm cho món rươi đạt đến sự tinh tế nhất có thể, ngọt, béo đủ vừa, ngạt ngào ý nhị. Các món ăn làm từ rươi đều có vị ngọt, béo ngậy, có mùi thơm riêng của vỏ quýt. Món ăn được chế biến từ rươi đã góp phần làm mâm cơm gia đình thêm sinh động, hấp dẫn. Hiện tại rươi cũng có giá khá đắt trên dưới 400k /kg mà có khi không có mà mua. Vậy nên nếu muốn thưởng thức món ngon đặc sản này hãy một lần liên hệ với người dân nơi đây để biết mùa rươi và đặt trước các bạn nhé. Bạn cũng có thể tham gia trải nghiệm bắt rươi cùng bà con nơi đây nhưng cần có người hướng dẫn cụ thể nhé. Bài viết cũng khá dài nên Trùm chúc các bạn thật ngon miệng nhé. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Giò Chả Tiền Hải - Đặc Sản Thái Bình
Tumblr media
Huyện Tiền Hải là một huyện vùng biển thuộc tỉnh Thái Bình. Người ta biết đến nơi đây với bãi biển Đồng Châu, Cồn Vành cùng những bãi nuôi ngao kéo dài sát biển. Thế nhưng, ít ai biết được rằng tại đây còn nổi tiếng với nghề làm giò chả. Giò chả Tiền Hải dường như đã đi sâu vào nền ẩm thực của người dân nơi đây. Nó còn là một nghề truyền thống giúp người dân nơi đây giàu có và sung túc. Cùng Trùm tìm hiểu món ngon đọc đáo này nhé.
Giò Chả Tiền Hải - Hương Vị Khó Quên
Tumblr media
Giò Chả Tiền Hải Đặc Sản Thái Bình Chả hay giò là những món đồ ăn rất quen thuộc hằng ngày, đặc biệt trong tiệc cưới, nhưng chả và giò mỗi nơi chế biến theo cách khác nhau và vị ngon cũng rất khác nhau. Nếu ai đã từng được ăn món giò chả ở Tiền Hải, Thái Bình thì chắc chắn không thể quên nổi vị ngon rất đặc trưng của giò chả nơi đây. Vị ngọt của thịt lợn tươi sạch 100% kết hợp với mắm ngon pha trộn theo tỉ lệ gia truyền làm cho miếng giò hay miếng chả ở đây trở thành một trong những đặc sản giò chả xuất sắc nhất Việt Nam.
Giò Chả Tiền Hải Nức Tiếng Kinh Kỳ
Ở Hà Nội bạn đã nghe đến thương hiệu giò chả Ước Lễ nổi tiếng đất kinh kỳ. Thì đến với Thái Bình bạn phải khắc sâu cái tên giò chả Tiền Hải. Vì đây là một thương hiệu giò nổi tiếng, không những chỉ trong tỉnh Thái Bình mà nó còn vươn ra những tỉnh lân cận khác tại khu vực miền Bắc. Trong bữa cỗ của người Thái Bình lúc nào cũng có món giò chả. Người Thái Bình thường đánh giá một mâm cỗ cưới có to hay không chính là tùy thuộc chủ yếu vào món ăn này. Có thể bạn không tin, nhưng với nhiều người khi đã ăn thử giò chả Tiền Hải một lần là không thể ăn được món giò ở nơi khác nữa. Vị đậm đà của thịt, thơm của nước mắm Tiền Hải như hòa quyện vào nhau tạo nên một thứ hương vị vô cùng lạ. Điều đặc biệt ở món ăn này người thợ không cho thêm bất kỳ một thứ bột hay chất phụ gia nào để làm cho giò cứng lại. Tất cả đều hoàn toàn là tự nhiên.
Điểm Đặc Biệt của Giò Chả Tiền Hải
Tumblr media
Giò Chả Tiền Hải Đặc Sản Thái Bình Nói về giò chả nói chung, người ta sẽ nghĩ ngay đến những miếng chả quế hay những cuộn giò lụa. Thế nhưng với giò chả Tiền Hải thì khác. Những sản phẩm ở đây khá đa dạng. Bạn có thể tìm ở Tiền Hải những loại giò lụa, giò nây cho đến chả quế… Bí quyết gắn liền bao đời của người dân nơi đây đó là phần chọn thịt lợn và xay giò. Thịt phải là những miếng thịt mông còn nóng hổi vừa được giết mổ và làm sạch. Thịt xay đến đâu gói thành cuộn giò đến đó. Trước kia khi công nghệ làm giò còn thủ công người dân khá vất vả với khâu xay giò. Thế nhưng hiện nay công đoạn này đã có sự hỗ trợ thêm của máy móc. Duy chỉ có việc gói giò sẽ được thực hiện bằng tay, có như thế giò mới chặt tay, ăn mới ngon. Ngoài ra, giò luôn được gói bằng lá chuối. Người dân Tiền Hải nói rằng: giò được gói bằng lá chuối sẽ cho hương vị thơm hơn, dậy mùi thịt quyện cùng mùi thơm của lá. Ở Thái Bình, giò lụa hay còn được gọi là giò nạc. Tuy nhiên phần nguyên liệu không phải được làm từ 100% thịt nạc mà nó còn có sự hòa quyện của chút mỡ lợn để tạo nên vị bùi ngậy, thơm của giò. Còn riêng với món chả quế thì cầu kỳ hơn. Khác với những thương hiệu chả quế nơi khác. Chả Tiền Hải vẫn mang được nét tinh khôi na ná giò lụa. Tuy nhiên chả sẽ được làm thành những tảng lớn rồi đem chiên vàng với dầu. Từng miếng chả quế sẽ có màu vàng nhạt rất đẹp mắt. Khi ăn sẽ cho vị bùi, ngậy của thịt và vị thơm của chả nướng.
Cách Thưởng Thức Giò Chả Tiền Hải
Cùng xem video Giò Chả Tiền Hải Nhé: Nếu nói về giò Chả Tiền Hải thật khó có thể quên được Món bánh cuốn chả. Bánh cuốn chả nổi tiếng ở đây từ thủa lâu đời nơi mà còn cầm từng hào đi mua bánh cuốn buổi sáng. Ngậm ngùi nhớ lại những tháng ngày ấu thơ như vậy. Món giò chả đã đi sâu và trong ký ức của người Dân Tiền Hải.
Tumblr media
Giò Chả Tiền Hải Đặc Sản Thái Bình Bác nào đã từng vềTiền Hải mà ăn bánh cuốn chả kết hợp với nước chấm đặc biệt thì còn ngon hơn bội phần. Nước chấm ở đây là đặc sản nước mắm Tiền Hải hương vị đặc trưng bùi béo mà không gây cảm giác mặn chát. Vị thơm của cá hòa quyện với hương vị bùi ngậy của chả,giò làm cho hương vị tăng lên nhiều lần. Đặc biệt để chả thơm ngon và ngọt thì không rán chả trên bếp gas lửa khỏe. Chả được rán trực tiếp từ bếp Trấu loại bếp này rẻ dễ mua nhưng cháy rất giai lửa và nhiệt lượng vừa phải. Làm khi rán chả chín từ từ không giảm độ ngọt của chả. Đặc biệt hơn chả được rán khi vừa xay xong không luộc hay hấp. Bí quyết chọn chả rán ngon là bạn hãy nhìn vào lớp da của chả. Nếu chả có lớp da mịn không rộp lên là chả ngon không qua luộc hấp. Ăn chả này các bạn sẽ cảm thấy khác liền đó. Có thể các bạn thắc mắc sao bài viết lần này mình không viết về cách làm. Đơn giản là công thức làm ở đây là công thức bí truyền của gia đình nên hãy để nó được âm thầm làm nên thương hiệu tại nơi đây. Và thêm nữa ăn ở Tiền Hải trực tiếp vẫn ngon hơn ở nhà đó bạn. Nếu không có dịp đến mình có thể ship mà. Chúc các bạn ngon miệng nhé. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Lẩu Cua Cà Ra - Đặc Sản Thái Bình
Tumblr media
Nếu bạn đã từng ghé qua Thái Bình chắc hẳn bạn đã nghe nói đến loại cua rất đặc biệt có tên gọi cua Cà ra. Loại cua sông này có vị ngọt thơm đặc trưng không giống như những loại cua ghẹ khác, khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên. Vậy còn chần chừ gì mà không cùng Trùm vào bếp thưởng thức món ngon này nào.
Lẩu Cua Cà Ra - Ngon Khó Cưỡng
Tumblr media
Lẩu Cua Cà Ra Đặc Sản Thái Bình “Cua tháng ba, cà ra tháng tám” là thời điểm Cà ra chớm mùa nhưng Cà ra thực sự rộ nhất là vào tháng chín và tháng mười âm lịch. Đây là thời gian Cà ra béo ngậy và thơm ngon nhất. Một con cua Cà ra to có thể có trọng lượng lên đến 200g. Cua Cà ra được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cua rang me, cua hấp… nhưng món lẩu cua Cà ra thực sự là món ăn nếu bạn đã ăn một lần sẽ muốn ăn tiếp. Cũng là nước lẩu thơm ngon, vàng óng với vị chua thanh dịu của dấm bỗng và ngọt ngào của gạch cua, nhưng đặc biệt hơn là bạn sẽ được thưởng thức thịt cua Cà ra béo ngậy trong nồi lẩu nghi ngút hương thơm. Cua được thả vào nồi nước lẩu khi vẫn còn sống. Do vỏ cua mềm nên rất nhanh chín và khi ăn không cần dùng đến kìm kẹp như khi bạn ăn các loại cua ghẹ khác. Lẩu cua Cà ra cũng được dùng kèm với rau sống, hoa chuối, rau muống, rau mùng tơi… cùng với bắp bò, gầu bò thái mỏng. Nhưng hương vị của món lẩu cua Cà ra này sẽ khiến bạn nhớ mãi và không hề do dự cho những lần thưởng thức sau.
Cách Làm Lẩu Cua Cà Ra
Tumblr media
Lẩu Cua Cà Ra Đặc Sản Thái Bình Nguyên liệu: (cho 6 người ăn) Cua cà ra: 1 kg Bún: 1 kg Xương ống: 1 kg Bắp bò: 300gr Sườn sụn: 400 gr Giấm bỗng: 200ml Đậu phụ: 300gr Hành khô: 100gr Cà chua: 300gr Rau ăn kèm: rau muống chẻ, rau cải, nấm tươi các loại Hành lá, rau thơm, xà lách, gia vị, hạt nêm. Cách Làm Lẩu Cua Cà Ra
Tumblr media
Lẩu Cua Cà Ra Đặc Sản Thái Bình Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi sau đó ninh với 2 lít nước để làm nước lẩu. Khi ninh, nhớ hớt bọt cho nước dùng được trong. Cua cà ra bỏ yếm, rửa sạch Bắp bò thái miếng mỏng. Đậu phụ thái nhỏ, rán vàng. Hành khô bóc vỏ thái mỏng, phi vàng. Rau thơm nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo. Sườn sụn chặt ngắn, chần qua nước sôi, ướp với chút gia vị cho ngấm. Chắt lấy phần nước ninh xương chuyển sang nồi lẩu. Cho thêm giấm bỗng, cà chua, gia vị, hạt nêm để nồi nước dùng có vị chua dịu, độ mặn vừa phải, màu hồng tự nhiên của cà chua. Xếp đậu rán, thịt bò, cua cà ra và các loại rau, nấm ra đĩa hoặc mẹt. Khi ăn bật bếp cho nước dùng sôi thì thả hành phi vào cho thơm sau đó cho cua cà ra, sườn sụn vào nồi. Đợi cua chín thì nhấc ra bóc vỏ, gỡ thịt, chấm với muối tiêu. Khi ăn cho thịt bắp bò, đậu phụ vào nhúng ăn kèm với các loại rau. Nước lẩu có vị ngọt của xương và cua cà ra, chan với bún rất ngon.
Tumblr media
Lẩu Cua Cà Ra Đặc Sản Thái Bình
Cách Thưởng Thức Lẩu Cua Cà Ra Thái Bình
Ngoài nước riêu, đồ ăn đi kèm của một nồi lẩu  bao gồm đậu rán, giò tai, sườn sụn, trứng vịt lộn, bún và các loại rau ăn kèm tươi ngon. Các đồ ăn kèm được chế biến cẩn thận, nhìn ngon mắt, sạch sẽ, đầy đặn và không nên độn rau phía dưới như lẩu thường thấy. Nồi lẩu được đưa ra là rất ngon mắt với nhiều gạch cua, hành phi. Nước dùng ở đây có lẽ được nấu từ rất nhiều cua nên khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh ngọt xen lẫn chút tanh chuẩn vị cua chứ không phải vị ngọt của nước xương. Vị ngọt thanh của cua quyện cùng vị chua dịu mà thơm của giấm bỗng tạo thành thứ nước dùng vô cùng thuyết phục và giúp cho đồ ăn kèm thêm hấp dẫn, đậm đà. Với một món ngon như vậy bạn có thể lựa chọn cho mình một cách ăn: lẩu vỉa hè, lẩu quán, hay lẩu tại gia. Tùy thuộc vào những nhu cầu cá nhân bạn có thể lựa chọn linh hoạt cho món ăn của mình. Mua đồ và nguyên liệu về nấu cũng là một trong những thú vui giúp gia đình thêm ấm áp. Chúc căn bếp của bạn luôn đỏ lửa ấm áp. Và hãy đón đọc thêm những đặc sản nổi tiếng tại Trùm Nấu Nướng nhé. Chúc các bạn ngon miệng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Nam Chạo Vị Thủy - Đặc Sản Thái Bình
Tumblr media
Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu được trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ những người đầu bếp có kinh nghiệm mới được tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng. Khác với nem ở nhiều vùng miền trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống lợn băm nhuyễn. Thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi không dùng nước lã để rửa. Người ta lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo. Hôm nay Trùm sẽ cùng bạn tìm hiểu món nem chạo nức tiếng Thái Bình này nhé.
Nem Chạo Vị Thủy - Món Quà quê Thái Bình
Tumblr media
Nem-Chạo Vị THủy Thái Bình Nét hấp dẫn trong món nem chạo là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được cạo sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nằm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ khéo để thịt không rơi ra ngoài. Thịt sống được chế biến thành món nem chạo mang tên riêng của ngôi làng - nem chạo Vị Thủy bởi lẽ tại đây, nem chạo được chế biến để ăn tươi, ăn sống, đó là phương cách hoàn toàn khác biệt với các loại nem chạo chín men ở nhiều nơi khác.
Cách Làm Nẹm Chạo Vị Thủy
Nguyên Liệu: Thịt Lợn mới thịt xong còn nóng hổi, không được mang rửa nước lã mà phải để nguyên băm nhỏ. Có thể gia giảm thêm các loại xương ống tùy vùng miền.  Ngoài Ra còn có những nguyên liệu đặc trưng như : nước mắm Diêm Điền, tỏi tía, cốt chanh, đường trắng, mì chính, hạt tiêu, ớt tươi. Chuẩn bị lá gói cũng là khâu quan trọng giúp cho nem được ngon và an toàn. Đối với thính, những nghệ nhân làng  chia sẻ bí quyết gồm 7 phần gạo tẻ, 2 phần đậu tương và 1 phần gạo nếp được rang vàng, xay nhuyễn. Nhưng để thính ngon thì gạo phải là gạo làng, vì phù sa nơi này rất tốt, khi trồng lúa cho ra loại gạo thơm ngon, khi rang gạo vàng lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, để nem  thơm, ăn vừa miệng, khi trộn phải nêm thêm ít nước mắm ngon. Cách Làm: Lợn vừa thịt xong, còn nóng hổi, không được rửa nước lã, phần thịt mông được giã giò, phần sống của bộ xương (không băm rẻ sườn), được băm cho đến khi nhuyễn ra. Băm xong cũng mất hơn 1 giờ đồng hồ, lúc này thịt nạc, xương, tủy quyện lẫn vào nhau, màu hồng, nếu dùng tay bóp cảm nhận chỉ hơi lợn cợn chút xương thôi, có độ dẻo nhưng không dính lắm (vì phần tủy xương béo làm cho nó đỡ dính). Đặc trưng món nem chạo còn là bì luộc thái chỉ và thính rang. Dù làm từ thịt sống nhưng bì thì phải cạo lông với nước sôi mới sạch được hết chân lông. Kế đó đem trộn thịt với các gia giảm như nước mắm Diêm Điền, tỏi tía, cốt chanh, đường trắng, mì chính, hạt tiêu, ớt tươi. Tất cả giã nhuyễn rồi trộn với bì thái chỉ và thính gạo vào trộn vừa vặn để nắm chạo thành nắm mà vẫn chắc tay, thịt, bì không bị rơi ra ngoài.
Tumblr media
Nem-Chạo Vị THủy Thái Bình Thành phần để làm nên thính không cố định ở một công thức nào. Có nơi trộn 2 phần gạo nếp, 1 phần gạo tẻ, rang vàng. Có nơi, nhất định phải có thêm đậu tương, có nơi lại thay bằng đậu xanh. Cơ bản là công thức bí truyền rất phức tạp. Rồi thêm chút lá chanh, mắm, muối, mì chính trộn đều lên rồi bày ra đĩa.  Người làm nem cốt phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể căn lượng gia giảm, thời gian chế biến để có món nem ngon mà người ăn không bị đau bụng. Để làm được món nem sống, thịt lợn phải tươi ngon, sau khi mổ lợn là chế biến ngay, cả thịt và bì lợn được ngâm vào nước sôi hoặc nước muối loãng tuyệt đối không rửa bằng nước lã vì có thể gây đau bụng. Tỏi được cho vào rất nhiều trong nem giúp tiêu diệt các vi trùng, virus, giun sán có trong thịt. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến. Cùng Xem Video Nem Chạo Thái Bình Nhé:
Thưởng Thức Món Nem Chạo Vị Thủy
Tumblr media
Nem-Chạo Vị THủy Thái Bình Trước đây, đương nhiên phải thái bằng tay. Sau này người ta sáng chế ra các loại máy có thể thái được bì sao cho mảnh nhất, mỏng nhất. Đến khi có máy thái rồi, người ta mới lại ngộ ra rằng, mọi thứ máy móc không thể nào bằng thủ công được. Miếng chạo thái tay rõ ràng ngon hơn, giòn hơn và đậm vị hơn. Ấy thế là lục tục quay về vốn cổ. Vị ngọt của thịt sống, ngọt và giòn của xương, bùi bùi của tuỷ, béo của mỡ và dai dai của bì cùng với các loại gia vị chua cay mặn ngọt, nổi vị thơm của tỏi, chanh tươi, nước mắm, thính, và lá chanh cùng với vị chát chát bùi bùi của lá sung, hay chát ngọt của lá ổi, hay chát đắng ngọt của lá đinh lăng thì món nem chạo tạo nên mùi vị đặc trưng của món này. Thính thơm và bùi khiến các “hạt” mỡ phần trở nên béo béo ngậy ngậy. Bì giòn không dai. Khi ăn chấm với nước mắm pha thêm chút dấm, đường tỏi ớt. Vì món ăn này tốn kém thời gian nên ít được sử dụng. Nó thường chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ. Con cháu tụ họp cùng băm chặt chan chát trong ngày giỗ cho vui tai, tăng thêm sự gần gũi, tình cảm. Ăn kèm với nem là các loại lá như: lá sung, lá ổi hoặc lá đinh lăng. Cánh mày râu uống bia mà có một nắm nem như thế này thì không còn gì tuyệt bằng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Đặc Sản Bánh Cuốn Tôm Thái Bình
Tumblr media
Không giống với bánh cuốn những nơi khác là nhân với thịt bằm, nấm mộc nhĩ, bánh cuốn tôm của vùng biển Diêm Điền - Thái Bình chọn loại tôm vàng có lớp vỏ mỏng manh như tờ giấy bóng nhưng thịt lại cực ngọt, nhiều và thơm để làm nhân bánh cuốn. Không để cho dạ dày của bạn phải chờ lâu nữa hôm nay Trùm sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về món bánh cuốn tôm này nhé. Đảm bảo thèm ... cho mà xem.
Bánh cuốn Tôm Thái Bình
Tumblr media
Bánh Cuốn Tôm Thái Bình Nằm ngay tại trung tâm thị trấn Diêm Ðiền, chỉ mất vài bước chân từ phía đường chính đi vào, ta đã có thể bắt gặp ngay một khu chợ đông đúc người lại qua, buôn bán đa dạng các mặt hàng hải sản, ấy chính là chợ Gú. Những hàng bánh cuốn nhân tôm nằm phía sâu bên trong chợ, xen kẽ bên những quán bún, phở, cháo, chè nhưng dễ nhận biết qua những bàn ăn chật kín, những bịch bánh được đóng sẵn, đặt ngay ngắn trên mặt bàn để phục vụ khách mang về. Bánh cuốn nhân tôm bán ở chợ Gú ngày hai buổi sáng chiều. Tại đây, người ta đã quen với lời rao đặc trưng của người phụ nữ miền biển: “Ai bánh cuốn đi, ai bánh cuốn nào, bánh cuốn Diêm Ðiền, bánh cuốn nhân tôm đây”. Nghe danh bánh cuốn nhân tôm nhiều người lầm tưởng với món bánh “quý tộc” nhân là những con tôm to tròn xuất hiện trong những nhà hàng sang trọng, nhưng bánh cuốn nhân tôm chợ Gú lại là món ăn hết sức bình dân với phần nhân thịt tôm xay nhuyễn giá chỉ từ 15.000 - 17.0000 đồng/kg ai cũng có thể mua. Món ăn này đã xuất hiện ở chợ Gú hơn nửa thế kỷ trước. Vì là quê hương miền biển, lắm cá nhiều tôm nên người dân nơi đây đã tận dụng chính nguyên liệu sẵn có để tạo ra món ăn độc đáo này.
Cách Làm Món Bánh Cuốn Tôm Ngon
Tumblr media
Bánh Cuốn Tôm Thái Bình Để có được món bánh cuốn ngon, hai yếu tố quan trọng nhất là phần bánh tráng và phần nhân bánh phải được chuẩn bị kỹ ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Ðể làm phần bánh tráng, trước kia người ta dùng gạo Mộc Tuyền còn ngày nay loại gạo sử dụng phổ biến là Q5. Các loại gạo này nấu cơm tuy cứng nhưng làm bánh thì rất phù hợp. Nó tạo nên độ giòn, dai cho vỏ bánh vì lớp bánh tráng rất mỏng nên bánh vẫn giữ được độ mềm dẻo, không bị nát. Trước kia, để làm bánh tráng, người thợ làm bánh thường rất vất vả, thức khuya dậy sớm để xay, tráng. Ngày nay, nhờ khoa học công nghệ, công đoạn làm bánh tráng được “nhường” lại cho máy móc, người thợ bánh cũng phần nào đỡ vất vả hơn. Bánh tráng hiện nay đã không cần đến sức người, nhưng phần nhân bánh thì không máy móc nào có thể thay thế được. Tôm biển tươi sau khi sơ chế đem bóc nõn, xay nhuyễn, mỡ hành phi thơm nức, thợ bánh thả tôm xay vào xào cùng mộc nhĩ, hành lá, tùy vào bí quyết của từng gia đình mà có cách nêm nếm gia vị khác nhau để tạo hương vị riêng cho món ăn. Bánh cuốn tôm chợ Gú được coi là thành công khi hòa quyện được màu trắng tươi của vỏ bánh, màu vàng lòng tôm, kết hợp với xanh của lá hành, khi cắt ra đĩa trông đẹp tựa một đóa hoa. Bánh cuốn có thể ăn kèm với giò, chả, nhưng nhiều thực khách vẫn ưa thích kiểu ăn truyền thống chỉ chấm bánh với nước chấm. Miếng bánh cuốn khi đưa lên miệng nhanh chóng kích thích vị giác của người ăn bởi cái ngọt, cái nồng nàn của nhân tôm hòa quyện cùng những giọt đậm đà, tinh khiết của nước mắm Diêm Ðiền, bánh không rưới mỡ nên ăn cảm giác thanh nhẹ, không bị ngấy. Bánh cuốn chợ Gú rất dễ chiều lòng người, dù ăn nóng hay ăn nguội vẫn đều rất ngon.
Cách Thưởng Thức Bánh Cuốn
Tumblr media
Bánh Cuốn Tôm Thái Bình  Vỏ bánh thì được tráng mỏng dai, mịn màng bọc lấy phần nhân thịt tôm đỏ quyến rũ tạo nên một vẻ đẹp đơn giản nhưng hấp dẫn từ trong ra ngoài của chiếc bánh cuốn tôm. Bánh nóng hôi hổi, tan ngay trong miệng khi cắn một miếng khiến ai nấy cũng đều thổn thức không thôi. Đặc biệt,  nước chấm còn là nước mắm tôm nguyên chất với độ sắc vàng như mật ong của riêng vùng đất nơi đây đã làm nao lòng biết bao du khách khi lần đầu tiên được thưởng thức một món ăn ngon đến như vậy. Cùng Xem Video Bánh Cuốn Thái Bình Nhé: Cách pha nước chấm bánh cuốn thơm ngon Những chiếc bánh cuốn thanh mát, bổ dưỡng không thể thiếu bát nước chấm đúng vị. ... Bước 1: Ớt bỏ hạt, xắt tròn rồi băm nhuyễn. Bước 2: Tỏi bóc vỏ, đập nhuyễn. Bước 3: Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt cho khỏi đắng. Bước 4: Bạn pha nước chấm theo tỉ lệ: 30g dấm, 30 g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc. Nếu bạn thích ăn nước mắm ngọt kiểu miền Nam thì dùng 50g đường, và 50ml nước mắm và bỏ dấm. Nếu bạn thích vị đậm hơn thì có thể tăng lượng nước mắm lên 30ml. Nước chấm bánh cuốn cần phải được giữ ấm nóng trong chai thủy tinh cho đến khi ăn. Không chỉ người dân địa phương mê bánh cuốn, nhiều người từ nơi khác về có dịp thưởng thức cũng dễ “phải lòng” món ăn dân dã ấy rồi cất công nhờ người quen mua giùm. Chúc Các Bạn ngon miệng Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Bánh Nghệ Thái Bình - Thơm Ngon Nức Tiếng
Tumblr media
Bánh nghệ có nguồn gốc từ đâu thì không ai biết, chỉ biết nó có từ rất lâu rồi và chỉ ở Thái Bình mới có. Làng Phú Cốc, huyện Kiến Xương là nơi ít ỏi còn lưu giữ nghề làm thức bánh đặc biệt này. Không quá nhộn nhịp hay ồn ào, phiên chợ quê dân dã với nhiều thứ bánh thơm ngon, nao nức lòng người. Thu hút ánh mắt của người đi chợ là chõ bánh nghệ vàng rộm một vùng. Cùng Trùm Nấu Nướng tìm hiểu món đặc sản này nhé.
Bánh Nghệ Thái Bình - Đặc Sản Tuyệt Ngon
Tumblr media
Bánh Nghệ Thái Bình Bánh có hình thoi hoặc tròn, tùy người lặn bánh. Nếm chiếc bánh nghệ, người ăn sẽ cảm nhận ngay được hương thơm của đất trời. Thoang thoảng hương thơm của nghệ, bùi dẻo của gạo tẻ, vị ng��y béo của thịt, mỡ và hành khô. Ăn xong bánh, cái dư vị quê hương vẫn còn quyện vào nơi đầu lưỡi. Tưởng như đơn giản, nhưng làm ra chiếc bánh nghệ phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Như bà Hỡi nói thì “để có được chõ bánh nghệ thơm ngon vàng tươi cũng cầu kỳ, kiểu cách lắm”. Muốn bánh có màu vàng tươi, phải kén chọn nghệ già, rửa sạch, rồi luộc chín vừa, giã lấy nước, sau đó mới nhào với bột gạo. Có như vậy bánh với có màu ưng ý, mùi thơm đặc biệt và không có mùi hăng của nghệ. Gạo làm bánh là gạo tẻ, không phải gạo nếp như nhiều loại bánh khác, gạo được chọn phải là gạo Thái Bình, ngâm cho vừa đủ dẻo, rồi nghiền thành bột. Bột phải ba phần ướt một phần khô, có như vậy bánh mới dẻo, không bị dính vào nhau và dễ ăn. Tiếp theo là công đoạn xôi bột, đây cũng là công đoạn khó nhất, xôi phải lên được hơi, việc này không phải ai cũng làm được. Sau khi bột chín dùng tay nhào lặn cho thật kỹ lúc bột còn nóng, người làm bánh phải khéo léo nặn nhân đã làm sẵn vào bột nóng. Các công đoạn cũng mất đến 4 tiếng. Sáng hôm sau, dậy sớm bắc nồi bánh lên bếp hấp từ 1,5 giờ đến 2 giờ rồi mang ra chợ bán.
Cách Làm Bánh Nghệ
Cách làm Bước 1: Để thực hiện món bánh này, đầu tiên gạo nếp sau khi đã ngâm 6 tiếng bạn để ráo nước rồi xóc muối cho đều nha. Bạn đổ bột nếp, bột tẻ, muối và bột nghệ lại với nhau rồi trộn đều sau đó đổ nước ấm vào đảo nhanh tay sao cho bột mịn không dính vào tay là được nha. Tiếp đó, bạn để bột nghỉ 10 phút sau đó chia ra làm 10 phần bằng nhau.
Tumblr media
Bánh Nghệ Thái Bình Đậu xanh sau khi ngâm thì bạn mang đi đồ chín. Bước 2: Bạn thái nhỏ hành rồi phi với dầu cho chín vàng thơm nức, đổ 1 nửa ra bát để rắc trên bánh trước khi ăn nha. Bước 3: Còn 1 nửa hành phi để lại trong chảo và đổ đậu xanh đã chín vào xào nha, nếu bạn thấy khô thì cho thêm chút nước, đảo nhanh rồi tắt bếp đi. Bạn chờ cho đậu xanh nguội bớt thì viên thành 10 viên bằng nhau. Bước 4: Tất cả nhân và vỏ gạo làm áo đã chuẩn bị xong, giờ bạn thực hiện bắt bánh nhé. Bạn lấy viên bột để trong lòng bàn tay ấn cho mỏng ra thành hình tròn. Bạn cho nhân vào vỏ bánh và khéo léo gói lại. Sau đó bạn dùng tay ấn dẹt bánh nghệ xuống Bước 5: Bạn bật bếp cho nước trong chõ (xửng) sôi thì ta rắc 1 lớp gạo nếp xuống dưới nha. Tiếp đó bạn xếp bánh lên trên gạo sao cho giữa các bánh nghệ có khoảng cách, rồi lại rắc gạo lên trên bánh, cứ thế… Bước 6: Cuối cùng bạn đồ khoảng 20 phút khi thấy xôi mềm thì bánh nghệ cũng chín. Bạn gắp bánh ra rồi rắc hành lá đã phi thơm vào và ăn nóng nha.
Tumblr media
Bánh Nghệ Thái Bình
Thưởng Thức Bánh Nghệ Thái Bình
Thức quà quê đặc biệt này, không chỉ thơm ngon mà giá cũng phù hợp. Khách hàng chính của chị em bà Hỡi là các cháu học sinh đi học và người đi chợ sớm. Hương vị quen mà lạ, người ta chọn bánh nghệ vì nó thơm ngon, dân dã, không xa xỉ, với vài nghìn đồng bánh nghệ đã giúp người ta chắc bụng đến tận buổi trưa. Cô Thu, một tiểu thương ở tận bên Nam Định sang chợ phiên từ sáng. Cô ghé qua nồi bánh nghệ của bà Hỡi. Cô chia sẻ “đây là thứ bánh lạ lùng, chưa thấy chợ nào có, nó có mùi vị rất đặc biệt. Giữa chợ vô vàn các loại bánh, cô chọn nó vì nó không có hóa chất, lại làm từ nghệ, giúp cô giải quyết phần nào bệnh đau dạ dày”. Cùng Xem Video Bánh Nghệ Nhé: Gần 30 năm làm bánh, bà Hỡi nhớ lại kỉ niệm “ngày trước phải giã gạo bằng tay, rất vất vả, giờ thì đã có máy xay bột sẵn, công việc đã nhàn hơn”. Điều đặc biệt và cũng không lí giải nổi, năm nào chị em bà cũng có vài nồi bánh bị hỏng, khi xôi bánh bị dính vào nhau, không bán được như là thử thách của tổ nghề. Khác các thức bánh khác, chưa hết buổi chợ, nồi bánh nghệ đã hết. Người đi chợ quen, thấy bánh nghệ là mua. Mua không chỉ bởi nó lạ mà nó còn gần gũi, hợp khẩu vị với bao người. Thức bánh này ngày càng được ưa chuộng, nhiều người biết đến không chỉ bới giá trị ẩm thực, mà còn là giá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ nghệ.
Tumblr media
Bánh Nghệ Thái Bình  Giữa vô vàn các thứ bánh len lỏi vào các ngõ ngách từng ngôi nhà thì bánh nghệ vẫn là thức bánh mà người con quê lúa lựa chọn khi quay về thăm quê. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Nộm sứa Thái Thụy - Đặc sản Thái Bình
Tumblr media
Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất. Thái Thụy là huyện ven biển,không chỉ nổi tiếng là địa phương có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh hấp dẫn như: cồn Ðen, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài chim, hải sản quý hiếm, Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Ðức Cảnh... mà còn được nhiều du khách biết đến với 2 món hải sản biển đặc trưng là nộm sứa và gỏi nhệch. Nộm sứa Thái Thụy là món đặc sản nức tiếng của biển Thái Bình. Khắp dọc bờ biển Việt Nam, nộm sứa có ở nhiều nơi, tuy nhiên ở mỗi nơi có hương vị, đặc trưng riêng.  Cùng Trùm Nấu Nướng tìm hiểu món đặc sản ngon này nhé.
Nộm Sứa Thái Thụy - Món Ngon Dân Dã
Tumblr media
Nộm Sứa Thái Thụy - Đặc Sản Thái Bình Giới Thiệu Về Sứa: Những ngư dân nơi đây cho biết: Thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ màu sắc từ xanh dương, hồng cho đến tím nhạt. Sứa chứa tới 95% là nước, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền thì toàn thân sứa sẽ mỏng như tờ giấy. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Trước đây, người dân chế biến sứa rất đơn giản và nó cũng chưa trở thành hàng hóa. Cách đây hơn chục năm, các thương gia Trung Quốc đã tìm về đây để thu mua sứa, thuê người dân ở đây chế biến thành nộm sứa mang về nước. Món Nộm Sứa: Khắp dọc bờ biển Việt Nam, nộm sứa-gỏi nhệch là 2 món ăn có ở nhiều nơi, tuy nhiên ở mỗi nơi có hương vị, đặc trưng riêng. Còn với người dân Thái Thụy, họ vẫn truyền tai nhau câu nói: “Nếu về Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về” và nó như một lời mời chào hấp dẫn, khó du khách nào nỡ lòng từ chối. Nộm sứa hay còn gọi là gỏi sứa là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa bắt từ biển về đã được sơ chế. Sứa có rất nhiều ở vùng biển Thái Thụy, trông nó giống như thực vật nhưng lại là động vật thuộc loại xoang trường cùng họ với san hô.
Cách Làm Nộm Sứa Ngon Khó Cưỡng
Tumblr media
Nộm Sứa Thái Thụy - Đặc Sản Thái Bình Chuẩn Bị - Sứa : 200gr/ túi đã sơ chế sẵn - Xoài xanh: 1 quả - Cà rốt: 1 củ - Lạc (đậu phộng) - Tỏi, ớt, mắm, đường, chanh - Rau thơm, rau mùi, kinh giới. Cách Làm Nộm Sứa Cùng Xem Video Này Nhé: Bước 1: Xoài xanh, cà rốt bào lớp vỏ ngoài rửa lại nước ấm cho sạch rồi bào sợi. Để ra đĩa. Bước 2: Lạc rang chín, xát vỏ rồi giã dập. Bước 3: Rau thơm các loại nhặt rồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Sau đó thái nhỏ. Bước 4: Sứa sau khi mua về nếu mua ở siêu thị thì đổ phần nước cho ráo nước. Rửa sạch lại một lần bằng nước lạnh và chần sứa qua nước sôi tầm 5-10 phút. Bước 5: Pha mắm trộn theo tỷ lệ: 2 thìa mắm ngon, 1 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh. Sau đó hòa tan cho đều. Cho tỏi, ớt băm nhỏ vào. Bước 6: Cho xoài, cà rốt vào trộn đều, tiếp đến cho sứa vào cùng. Bước 7: Từ từ rưới phần nước trộn vào rồi thêm rau thơm, lạc rang. Cho nộm sứa ra đĩa rắc thêm ít lạc rang nữa và thưởng thức. Cách làm nộm sứa không khó  hãy thử nhé!
Cách Thưởng Thức Nộm Sứa
Những ngư dân nơi đây cho biết: thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ màu sắc từ xanh dương, hồng cho đến tím nhạt. Sứa chứa tới 95% là nước, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền thì toàn thân sứa sẽ mỏng như tờ giấy. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành ở 6 xã, thị trấn ven biển.
Tumblr media
Nộm Sứa Thái Thụy - Đặc Sản Thái Bình Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến rất cầu kỳ. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống. Người ta kỳ công cắt cẩn thận sứa ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Thụy vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Món Quê Thái Bình
Cùng với nộm sứa, gỏi nhệch ở Thái Thụy cũng là món ăn đặc sản, hương vị đặc trưng khó quên. Nhệch không phải cá, không phải lươn, cũng không phải rắn và sống được cả ở nước ngọt và nước mặn. Người đời thường bảo: “lươn bung, nhệch rán” thì đắc sách nhưng với người dân Thái Thụy nhệch rán vẫn chưa là gì. Muốn biết thế nào là nhệch thì phải đến tận đất này, ra đón dân chài tận bến tranh mua được chú nhệch cơm tươi ngon, đem về rửa bằng nước vôi trong lọc kỹ cho sạch nhớt và săn thịt, lau khô, mổ bụng bỏ ruột rồi rửa lại nhệch với nước. Dùng khăn bông lau vuốt cho thật sạch rồi bỏ đầu đuôi, lóc xương, thái thịt nhệc thành miếng nhỏ có khía lát mỏng. Thợ làm nhệch giỏi phải là những người có bàn tay điệu nghệ lát nhệch thành miếng nhỏ mỏng như tờ giấy. Tiếp đó, đến công đoạn ướp gia vị. Muốn có gỏi nhệch ngon phải có bí quyết cân đối tỷ lệ trộn các loại gia vị với thịt tạo thành một hương vị gỏi nhệch đặc trưng. Trước tiên, đem riềng giã nhỏ, bỏ hết xơ, thính gạo, chanh, hạt tiêu xay trộn với thịt nhệch thái mỏng cho vào vải xô sạch gói lại, ép cho thật kiệt nước đến khi miếng thịt ngấm gia vị cả trong lẫn ngoài, thật săn và dẻo. Ép xong, lấy ra cho các gia vị vào trộn đều một lần nữa để lên đĩa. Gỏi nhệch bắt buộc phải ăn kèm với các loại lá: cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, húng quế, lá sắn, lá sung, si, hoa chuối, quả chuối xanh, khế, ớt... với đủ các vị: chua, cay, đắng, chát, thơm bùi... Khi ăn, thực khách tỷ mẩn gói từng miếng gỏi với lá rồi chấm với dấm mắm tôm đặc trưng, nhai thật kỹ sẽ cảm nhận được vị vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, vừa mát của gỏi nhệch. Ở vùng biển Thái Thụy hiện nay, nhệch ngày càng trở nên quý hiếm và đắt khách. Thị trấn Diêm Ðiền và Thụy Xuân là 2 nơi làm gỏi nhệch nổi tiếng với hàng chục cửa hàng nhưng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu, muốn có gỏi nhệch ngon có người phải đặt trước cả tuần. Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.​   Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Bún Bung Thái Bình - Vị Quê Nồng Nàn
Tumblr media
Những sợi bún trắng được chan nước dùng từ chân giò ninh, điểm vài lát chả xương sông, thưởng thức cùng hoa chuối tạo nên sự khác biệt cho bún bung ở Thái Bình trong lòng du khách. Hôm nay cùng Trùm Nấu Nướng tham khảo món ngon này nhé.
Bún Bung - Hương Vị Quê Thái Bình
Tumblr media
Bún Bung Thái Bình   Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò... từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay bằng hoa chuối. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng và được nhiều người Thái Bình ưa thích. Nguyên liệu chính để nấu gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn cùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả. Xương sườn (xương ống) ninh lấy nước dùng cho ngọt. Chân giò luộc chung cùng nước xương nhưng không để mềm quá, vẫn đảm bảo độ dai, giòn.
Cách Làm Bún Bung
Tumblr media
Bún Bung Thái Bình Nguyên liệu Sườn (hoặc xương ống ninh cho ngọt nước), chân giò, thịt chân giò (hoặc thịt ba chỉ - làm thịt luộc), thịt dăm (băm nhỏ hoặc xay để làm chả viên). Hoa chuối. Xương sông (hoặc lá lốt), hành hoa. Rau sống gồm rau diếp (xà lách) và rau thơm như kinh giới, húng bạc hà… Ớt chanh, giấm tỏi (ăn kèm, tùy khẩu vị). Gia vị: Bột canh, hạt nêm, muối, mì chính (nêm tùy khẩu vị), hạt tiêu. Bún. Cách làm Hoa chuối thái mỏng (thái cả các bẹ chuối) đem ngâm nước muối hoặc nước vo gạo trong vòng 30-60 phút, để ra hết nhựa và nước canh đỡ bị xám. Rửa sạch các loại rau và hành. Hành hoa thái nhỏ khoảng 2mm, một phần cho vào thịt băm làm chả viên, một phần cho vào nồi nước canh. Trộn thịt băm với hành hoa, hạt tiêu và một chút bột canh. Sau đó lấy lá xương sông (hoặc lá lốt) gói thành các viên chả. Lấy lạt hoặc chỉ buộc lại để lúc cho chả vào nồi canh đun, thịt không bị rơi ra khỏi lá. Sườn (xương) và móng giò, thịt rửa sạch rồi trần qua nước sôi, sau đó rửa lại lần nữa để không bị hôi và sau này nước dùng không bị bọt. Luộc chung tất cả rồi lần lượt vớt thịt và móng giò ra trước để đảm bảo độ dai, giòn của thịt luộc và móng giò. Tiếp tục hầm sườn cho ngọt nước. Khi nước xương hầm đã hoàn thành, cho chả viên vào nồi nước, đun đến khi chín thịt. Sau đó, cho hoa chuối vào, nước sôi lại thì thả hành hoa và thêm nếm gia vị. Múc nước ăn cùng với bún, móng giò và thịt luộc. Nếu không thích ăn bún, bạn có thể ăn kèm canh với cơm. Các thành phần để làm nên một bát bún bung. Một bát bún bung hoàn chỉnh.
Cách Thưởng Thức Bún Bung
C��ng Xem Video Bún Bung Nhé: Khi nước hầm xương nhừ, đầu bếp cho chả xương sông vào nồi đun chín rồi vớt ra. Hoa chuối được thái thành lát nhỏ, cho tiếp vào nồi nước dùng, ninh nhừ, thêm một vài lát cà chua rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Để bát bún ngon hơn, hoa chuối phải được ngâm vào nước vo gạo cho bớt nhựa, đỡ chát và khiến nước dùng không quá đục. Bát bún bung được dọn ra với những sợi bún trắng, nước dùng màu hơi đục do chất nhựa tiết ra từ hoa chuối, một chút cà chua đỏ, điểm vài lát thịt chân giò thái mỏng, chả xương sông, ăn kèm rau thơm. Món này có hương vị ngọt ngào của nước dùng, béo ngậy từ thịt chân giò mà không ngấy, lại thêm độ chát nhẹ nhàng với hoa chuối và mùi thơm lá xương sông. Bạn dễ dàng tìm thấy món ăn dân dã này ở trong các chợ quê, giá từ 20.000 đến 25.000 đồng một bát. Chúc Các Bạn Ngon Miệng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Ổi Bo Thái Bình - Trái Quê Việt
Tumblr media
Cùng với bánh Cáy làng Nguyễn, ổi Bo (Làng Bo, Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình) từ lâu đã trở thành đặc sản của người Thái Bình, được nhiều người biết đến bởi nó là hội tụ những tinh túy của đất và người Thái Bình. Trái ổi Bo giòn, thơm lừng và ngọt đậm đã trở thành sản vật riêng có của quê lúa Thái Bình. Cùng Trùm Nấu Nướng thưởng thức loại hoa quả đặc biệt này nhé.
Ổi Bo - Trái Quê Thái Bình
Tumblr media
Ổi Bo Thái Bình Đến Thái Bình – ngoài thưởng thức các món ăn ngon như: cuốn tôm, nộm sứa, bánh cáy, kẹo lạc… thì bạn cũng đừng nên bỏ lỡ một loại trái cây mang hương vị đặc sản vùng miền là Ổi Bo nhé! Nhắc tới ổi thì ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình không bị hoà trộn với bất cứ loại ổi nào, bởi dường như nó đã hội tụ những gì tinh tuý nhất của đồng đất và con người quê hương Thái Bình. Những ai đã từng một lần thưởng thức ổi Bo hẳn sẽ rất ấn tượng với vị thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt, cảm giác giòn ngon, rất ưa miệng. Tương truyền rằng cách đây đã lâu lắm rồi, một người đàn ông nhà ở làng Bo cạnh sông Trà Lý, trong một lần đi dạo, thấy có một quả lạ nổi trên dòng nước liền vớt về ném ở sau vườn, sau thấy cây lên quả ăn rất ngon mới đem nhân rộng ra để trồng. Cũng từ đó làng Bo có giống ổi như ngày nay, ổi Bo rất dễ trồng và được nhân giống bằng hạt. 1. Nguồn gốc Tương truyền rằng cách đây đã lâu lắm rồi, không còn ai nhớ đó là khi nào có một người đàn ông của làng Bo ra bờ sông Trà Lý hóng mát. Bất ngờ ông nhìn thấy một quả ổi trôi dạt vào ch��� ông đứng. Thấy lạ, ông mang về trồng tại đất vườn nhà mình. Chẳng bao lâu cây lên xanh tốt rồi đơm hoa kết trái, quả ăn ngon ngọt vị rất lạ. Người này truyền lại cho người kia cứ thế cây ổi được người dân trong đang trồng mỗi ngày một nhiều. Cũng từ đó làng Bo có giống ổi như ngày nay. 2. Địa điểm trồng ổi Xã Hoàng Diệu (Thái Bình) nổi tiếng là quê hương của trái ổi Bo. Loại ổi này ăn giòn, ngọt đậm, thơm lừng. Ổi Bo cũng có rất nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả lại như quả lê (hay quả đu đủ nhỏ), lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo chính hiệu - tức là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng. Bởi cũng là giống ổi Bo được ươm trồng ở đất Thái Bình, nhưng khi mang đi trồng ở tỉnh khác thì hương vị và chất lượng lại thay đổi hoàn toàn. Quả ổi Bo có nhiều loại: Có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả lại như quả lê, lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo chính hiệu là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng Bo với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng. Để có được trái ổi Bo thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn chăm sóc vun trồng cầu kỳ: Từ gieo giống, chăm sóc tới khi thu hoạch, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi (chứa hạt) để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào rá đãi lấy hột. Từ công đoạn gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm. Cũng là giống ổi Bo được ươm trồng ở đất Thái Bình nhưng khi mang đi trồng ở tỉnh khác thì hương vị và chất lượng lại thay đổi hoàn toàn.
Cách Thưởng Thức Ổi Bo
Tumblr media
Ổi Bo Thái Bình Thưởng thức ổi Bo cũng phải biết cách ăn thì mới biết hết được cái vị ngon của nó. Khi ăn ổi Bo không nên dùng dao để cắt như vậy ăn miếng ổi sẽ thấy chua, phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cứ dùng răng cắn vào thịt quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi, vào khoang miệng và lưu lại trong cổ họng. Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê nơi đây. Nét riêng đặc biệt mà người trồng ổi Bo chia sẻ: Khi hái ổi phải hái bằng nèo không được trèo lên cây và cành ổi cũng không được rũ xuống gần đ���t có như vậy ổi mới không bị chua. Khi ăn ổi Bo không nên cắt miếng , phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cắn vào quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt , vị thơm thấm dần vào đầu lưỡi, hương phù sa, vị mát lành của dòng nước sông Bo ...nhờ những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê .Trên sạp của bà bán hoa quả hiện nay có nhiều giống ổi , ổi Việt nam có , ổi ngoại có , những quả ổi to , bắt mắt , nhưng vị ngọt đậm , thơm đặc trưng của trái ổi Bo thì vẫn không gì thay thế . Những người đã ăn ổi Bo vẫn tìm đến những trái ổi xanh thẫm, vừa một bàn tay ôm, gói trong đó hương vị đất đai, sông nước, của một vùng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây, cùng quá trình đô thị hóa, diện tích canh tác vườn ao giảm, thu nhập mang lại từ việc trồng ổi Bo thấp dần, nên ổi Bo đang có nguy cơ tiệt chủng . Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng đề án duy trì giống ổi Bo. Tuy nhiên, hiện đề án vẫn cần thêm những biện pháp để tăng tính khả duy trì giống ổi quý giá này.
Giá Bán Ổi Bo
Tumblr media
Ổi Bo Thái Bình Giá bán của ổi Bo luôn luôn cao hơn các loại ổi khác từ 5.000-7.000 đồng/kg. Ổi Bo rất dễ trồng và được nhân giống bằng hạt. Để phân biệt ổi Bo với các loại ổi khác, khi mua ổi chớ tham to, quả ổi Bo chỉ nhỉnh hơn nắm tay, quả tròn và có ngấn, khi nhấc quả ổi thấy chắc nịch và nặng, rất đầm tay. Khi bổ đôi, lớp cùi của quả ổi Bo dày, hạt ít và mềm, dễ dàng ăn cả hạt. Khác hẳn với các loại ổi khác, ổi Bo ăn giòn, ngọt đượm và có mùi thơm đậm đà. Cũng là giống ổi Bo nhưng khi trồng ở vùng đất khác, quả không được thơm ngon mà thường thì chát hơn, rắn hơn và không to. Trong quả ổi Bo hội tụ đủ năm mùi ngọt, bùi, thơm, chát, mềm. Đến mùa thu hoạch, cây to có thể cho tới 70 kg quả/vụ, cây nhỏ từ 40 – 50 kg/vụ. Giá bán của ổi Bo luôn luôn cao hơn các loại ổi khác từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Chúc các Bạn Ngon Miệng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Bánh Gai Đại Đồng - Đặc Sản Thái Bình
Tumblr media
Thái Bình không chỉ nổi tiếng nét văn hóa riêng với chị hai Năm Tấn, những cánh đồng lúa bao la, những đền chùa cổ kính với kiến trúc nghệ thuật độc đáo ,những bãi biển đẹp mà còn là những đặc sản vừa ngon lại bình dị dân dã như ổi Bo, bánh cáy, bánh gai. Đặc biệt là bánh gai Đại Đồng. Cùng Trùm Nấu Nướng tham khảo món ngon này bạn nhé.
Bánh Gai Đại Đồng - Hương Lúa Thái Bình
Tumblr media
Bánh Gại Đại Đồng Thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình có nhiều món ăn dân giã độc đáo trong đó có bánh gai đã trở thành đặc sản quê hương. Bánh gai là loại bánh truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng Bắc bộ. Bánh có hình vuông, màu đen bóng, hương vị ngọt đậm. Trên mảnh đất Thái Bình, làng Đại Đồng được coi là quê hương của bánh gai. Bánh gai nơi đây đã có trên dưới 400 năm. Trước kia, chưa hẳn bánh gai Đại Đồng đặc sản Thái Bình đã là một loại hàng hóa như bây giờ, người dân miền quê này làm bánh chỉ vào dịp Tết. Trước hết là thờ cúng tổ tiên, sau mới thưởng thức trong ngày xuân hoặc dùng làm quà thăm thú bạn bè nơi xa.Chất liệu tạo thành bánh gai chẳng có gì cao xa, khó kiếm, toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn…
Hương Vị Bánh Gai
Nguyên liệu để làm một chiếc bánh gai là những sản phẩm đồng quê rất sẵn có như lá cây gai, gao nếp, vừng, lạc, đỗ xanh, mứt bí đao, cùi dừa, đường kính, mỡ thịt lợn, hạt sen, dầu chuối…Nhưng quy trình sản xuất bánh khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và có kinh nghiệm của người làm bánh.
Cách Làm Bánh Gai
Tumblr media
Bánh Gại Đại Đồng Công đoạn trước tiên là làm cùi bánh. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn. Trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm. Tuy nhiên, lá không ngâm quá một ngày. Lá ngâm được vớt ra, thái nhỏ cho vào nồi luộc, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước sau đó cho vào máy xay thành bột đen nhuyễn. Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm vài tiếng cho mềm mới đổ ra, để ráo nước rồi đem xay thành bột mịn. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng, nếu là đường phên phải đập nhỏ. Bột lá gai, bột gạo nếp cùng với đường được nhào với nhau bảo đảm cho vỏ bánh mịn màng có màu óng như thạch. Trước kia công đoạn trộn bột làm thủ công nhưng nay đã thay bằng máy móc nên vỏ bánh dẻo ngon và năng xuất hơn. Cùng Xem Video Cách Làm nhé: Tiếp theo là làm nhân bánh. Đậu xanh vỡ hạt đem ngâm nước, đãi sạch vỏ, đồ cho chín rồi giã nhuyễn. Mỡ lợn dày khổ, mứt bí đao thái nhỏ như hạt lựu. Tất cả các thứ trên đem trộn đều với đường, lạc và hạt sen thành những nắm to nhỏ tuỳ theo cỡ bánh định làm. Sau khi nặn bánh người ta lăn bánh vào mỡ nước một lượt rồi rắc vừng lên trên cùi bánh để bánh được bóng, bóc lá không bị sát và có độ ngậy khi ăn. Trước khi được gói bằng lá chuối khô, bánh lăn vào mỡ nước một lượt, rắc hạt vừng lên cùi để bánh được bóng, khi bóc lá không sát và bánh có độ ngậy. Khâu xôi bánh cũng không được coi thường. Bánh vào chõ phải xếp theo cặp, bụng áp vào nhau, hướng khe lá xuống đáy chõ để hơi nóng vào thấu. Từ lúc nước nồi đáy sôi đến khi bánh chín, đúng hai giờ đồng hồ. Để bánh gai Đại Đồng không còn độ dai cũng từ đó cho lửa cháy đều, nhỏ ngọn thì bánh sẽ rền. Lửa cháy to, nước sấp, bánh sẽ nhão, ăn hạt, mất ngon. Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên. Cũng giống như bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng được làm từ những nguyên liệu đồng quê Thái Bình nhưng lại có hương thơm quyến rũ, vị béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm khi ăn của bánh khó có thể quên đối với những ai từng một lần thưởng thức.​
Cách Thưởng Thức Bánh Gai Đại Đồng
Tumblr media
Bánh Gại Đại Đồng Bánh gai là một đặc sản của những vùng châu thổ sông Hồng. Để ăn được bánh gai ngon cần phải có kinh nghiệm ăn uống đặc thù. Nếu bạn ăn nóng thì sẽ rất khó có thể tách lá ra khỏi bánh dẫn đến vỡ bánh và khó ăn. Nếu muốn tách nhanh lớp vỏ ra khỏi bánh khi bánh mới ra lò. Hãy để vào trong tủ lạnh cho bánh nguội nhanh, khi đó sẽ dễ tách vỏ hơn. Đồ uống đi kèm nên dùng trà xanh loại ngon sẽ làm tăng hương vị của Bánh Gai. Bánh có thể bảo quản được 5 ngày kể từ khi ra lò, nhưng nên thưởng thức ngay để cảm nhận vị ngọt béo ngậy của bánh và thơm của lá gai. Chúc Các bạn ngon miệng nhé. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Bánh Giò Bến Hiệp - Đặc sản Thái Bình
Tumblr media
Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Cùng Trùm Nấu Nướng tìm hiểu món ngon này nhé.
Bánh Giò Bến Hiệp - Món Ngon Nên Thử
Tumblr media
Bánh Giò Bến Hiệp Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm được, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò.
Cách Làm Bánh Giò Bến Hiệp
Tumblr media
Bánh Giò Bến Hiệp Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp". Con trai thứ ông cụ hiện đang có cửa hiệu làm ăn phát đạt nhất khu vực nói: "Đây là nghề tương đối ổn định, làm quanh năm suốt tháng. Gia đình tôi và những hộ làm bánh khác đã giải quyết được lao động nông nhàn, có thu nhập. Chúng tôi còn tận dụng bột rơi vãi, nước vo gạo để chăn nuôi lợn gà. Hộ nào cũng cố giữ lấy chữ tín đảm bảo bánh tiêu thụ được thường xuyên. Để có chiếc bánh ngon phải thật công phu. Chọn thứ gạo tẻ không khô, không dẻo, không gãy, không được xát trắng, vo kỹ bằng nước sạch, mà nước mưa là tốt nhất. Phải lựa thịt mỡ lợn tươi ngon, thịt thủ hoặc thịt mỡ "đài cảnh" mới đảm bảo. Loại thịt mỡ này không nẫu, không nhũn mà rất ngậy. Hạt tiêu phải là thứ tiêu sọ thơm dịu. Mộc nhĩ (nấm mèo) cũng là thành phần không thể thiếu của nhân bánh. Bánh giò làm bằng bột tẻ nên khi ăn bóc không dính. Lá gói phải lựa lá bánh tẻ, lá chuối goòng. Bí lắm mới dùng lá chuối tiêu. Thợ gói bánh cũng phải luyện khéo tay, mau lẹ để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ tuyệt không bị xổ ra. bánh giò không cho hàn the, luộc chín vừa, không nồng và rất đảm bảo vệ sinh. Loại bánh này lành, khoái khẩu, ai cũng dùng được.
Cách Thưởng Thức Bánh Giò
Tumblr media
Bánh Giò Bến Hiệp Bánh giò ở đây làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay. Bánh được làm bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối... Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút. Dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò.Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp". Read the full article
0 notes