#Đạo hiếu với Mẹ ?
Explore tagged Tumblr posts
Text
Nghẹn ngào tâm thư mẹ gửi con trai, con dâu: “Mẹ già rồi, đừng coi mẹ là osin”
Ảnh: nguoiduatin Tâm thư người mẹ muốn gửi đến con trai và con dâu chứa đựng những nỗi niềm sâu sắc của một bà mẹ cam chịu vì con vì cháu, cũng chỉ là vì hai chữ “tình thương”. “Mẹ thương con nhớ cháu, muốn tuổi già được sum vầy bên các con, nhưng đừng vì thế mà biến mẹ thành osin bất đắc dĩ”. Continue reading Untitled
View On WordPress
0 notes
Text
Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy ,trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
Nguồn: Người Sài Gòn
16 notes
·
View notes
Text
1. Nếu bạn nói xấu người khác chưa biết người bị nói xấu có xấu thật hay không nhưng chính tâm bạn đã bị xấu trước rồi.
2. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này đến Thánh còn có người ghét, huống chi là người bình thường, tốt đến mấy rồi cũng sẽ có người ghét bạn. Nên hãy là chính mình!
3. Trên đời này chẳng ai là của nhau cả. Họ chỉ là của nhau… khi họ biết hy sinh, yêu thương và tha thứ cho nhau.
4. Tận cùng của ngu dốt là đối xử tốt với quá nhiều người!
5. Miệng đời dù có ác ôn, nhưng nhờ có nó ta khôn hơn nhiều.
6. Ba quy luật vàng trong cuộc sống: Ai giúp ta đừng quên họ; Ai thương ta đừng quên họ; Ai tin tưởng ta đừng lừa gạt họ.
7. Học cách im lặng khi nổi giận để không phải hối hận về những câu nói và hành động về sau.
8. Cứ giả ngu đôi khi lại tiếp thu được nhiều thứ. Đừng cố tỏ ra hiểu biết, bạn không phải thần thánh như bạn nghĩ đâu.
9. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau. Muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.
10. Có không giữ, mất đừng tìm. Đến không trân trọng, đi đừng hối tiếc.
11. Đời này có luật nhân quả, nên đừng làm gì có lỗi với người khác. Dối người, có ngày người dối lại. Phản người, có ngày người phản lại.
12. Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy, đời người như mây bay!
13. Là con người có thể nghèo tiền, nghèo bạc… chứ đừng bao giờ nghèo đạo đức, nghèo nhân cách.
14. Trời đo được, đất lường được, chỉ có lòng người ô trược khó lường.
15. Ruồi chết vì mật ngọt, đàn bà chết vì đàn ông khéo, đàn ông chết vì đàn bà đẹp… còn cha mẹ chết vì con cái bất hiếu.
16. Một ngày tu chưa chắc thành chính quả nhưng một ngày n.g.u thì biết bao hậu quả xảy ra.
17. Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tăm lẫy lừng.
18. Người biết đủ, sống trong hoàn cảnh nào cũng an vui. Còn người lúc nào cũng thấy thiếu thì khổ mãi không lúc nào vui được.
19. Sống làm sao không trái với lương tâm, thì mỗi ngày thức dậy sẽ càng thanh thản!
5 notes
·
View notes
Text
NẾU KHÔNG THỂ BAO DUNG ĐƯỢC CHA MẸ, MỌI LÒNG TỐT VỚI THIÊN HẠ CHỈ LÀ GIẢ DỐI
Người xưa dạy rằng: "Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật", có nghĩa phú quý của một người, phụ thuộc vào đức hạnh của người đó. Và điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là lấy chữ hiếu làm đầu. Hiếu không có, lộc lá dù đầy nhà, cũng hóa thành tro bụi, không có đủ tư cách, phúc phận để thụ hưởng.
Con người không tự nhiên sinh ra và lớn lên. Tất cả nhờ công ơn, bàn tay của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Cha mẹ không ai hoàn hảo, có người còn xấu xí, thân phận bần hàn, nhưng không phải vì vậy mà bạn được phép quay lưng, làm những chuyện đại nghịch bất đạo, nói những lời thương thiên hại lý.
Nên nhớ: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Trên thế gian này, cha mẹ là hai người duy nhất nguyện ý hy sinh vì ta mà không cầu nhận lại. Thậm chí, chấp nhận nằm gai, nếm mật, chịu khổ trăm bề không ca thán. Chỉ mong sao con có được cuộc sống tốt đẹp nhất mà thôi.
Thế nên vô luận cha mẹ ra sao, con cái cũng phải yêu thương, hiếu thuận và kính trọng. Một người bất trung bất hiếu, mà làm điều thiện, nói lời nhân nghĩa thì tất cả chỉ là giả dối.
Cổ nhân dạy: Thái độ đối đãi với cha mẹ của một người ẩn chứa tính cách chân thực nhất của họ. Người hiếu thuận, tất bản chất lương thiện, tất sẽ được Thần Phật độ trì, Trời thương Trời để phúc cho.
Nên nhớ, người ngoài chỉ là khách qua đường tạm bợ, chỉ có cha mẹ là chỗ dựa lớn nhất, tài sản vô cùng quý giá mà chẳng kho báu nào có thể sánh nổi. Hiếu thuận, bạn sẽ làm cho cuộc đời mình và cha mẹ hạnh phúc hơn. May mắn không cần cầu, cũng tự khắc gõ cửa tìm đến.
(Lm Jos Chính Trực sưu tầm)
11 notes
·
View notes
Text
TMNT - Bạn đã hủy hoại con cái như thế nào?
Bạn đã hủy hoại con cái như thế nào?
Tôi nhận thấy rất nhiều cha mẹ hiểu về đạo hiếu một cách quá đơn giản, họ cho rằng trẻ ngoan nghe lời là hiếu thảo, không nghe lời là bất hiếu. Trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi quan niệm giá trị của người lớn. Khi cha mẹ và thầy cô liên tục đòi hỏi trẻ phải nghe lời, đứa trẻ chỉ làm một việc là nghe lời, nghe lời, và nghe lời nữa.
Đứa trẻ như vậy, ở nhà nghe lời cha mẹ, ở trường nghe lời thầy cô, ở ngoài nghe lời bạn bè, lấy vợ lại nghe lời vợ, đi làm nghe lời sếp.
Vậy xin hỏi, một người chỉ biết nghe lời người khác thì làm sao có khả năng tư duy độc lập được?
Con người được gọi là linh vật là vì chúng ta biết suy nghĩ, chứ không phải vì chúng ta biết nghe lời. Một người bảo bạn nghe lời có nghĩa là họ muốn bạn đừng suy nghĩ, nghe lời chỉ có thể làm một người tốt, nhưng không thể trở thành một người xuất sắc. Cha mẹ bảo con nghe lời ẩn ý là nói với chúng rằng suy nghĩ là nguy hiểm, sẽ gây ra sai lầm. Nên rất nhiều trẻ từ nhỏ đến lớn chỉ biết nghe lời (không bao giờ dùng não) còn những đứa không nghe lời lại bị xã hội ruồng bỏ, tại sao xã hội ruồng bỏ chúng? (Vì chúng có suy nghĩ riêng)
Trải qua hàng ngàn năm, giai đoạn tôi yêu thích nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc, thời đó có hàng trăm quốc gia lớn nhỏ chiến đấu, thật tuyệt vời.
Tất nhiên lý do tôi yêu thích không phải vì chiến tranh, mà vì thời đó xuất hiện nhiều tư tưởng khác nhau. Lúc bấy giờ có Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Mạnh Tử và hơn 100 trường phái tư tưởng khác nhau, được gọi là “Bách gia tranh minh” (dưới 20 tuổi thì chưa cần tìm đọc), ngày nay chúng ta phải học hỏi trí tuệ từ những người xưa này.
Nhưng hiện nay chúng ta liên tục dạy trẻ phải nghe lời, tức là để tư tưởng của chúng ta chi phối não bộ của chúng, khiến chúng không còn suy nghĩ nữa.
Khi chỉ có một tư tưởng duy nhất, thì sáng tạo và tiến bộ nào có được nữa?
Trong lịch sử châu Âu có một thời kỳ tăm tối kéo dài hơn 1000 năm gần như không có tiến bộ nào, đó là vì Giáo hoàng Công giáo nắm quyền lực tuyệt đối, thống trị nhân dân. Điều này khiến châu Âu rơi vào tình trạng văn hóa tư tưởng đơn nhất. Khi Giáo hoàng ra lệnh mọi người chỉ cần nghe lời là đủ, sau đó Copernicus nói trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ thì bị thiêu sống. May mắn thay thời kỳ Phục hưng đã đến, khiến con người bắt đầu sử dụng lý trí để suy nghĩ. Những nhân vật nổi tiếng chúng ta quen thuộc như Michelangelo, Galileo, Da Vinci, Shakespeare đều xuất hiện trong thời kỳ này. Một nhà khoa học đã nói rằng: “Nếu không có thời kỳ tăm tối châu Âu ngăn cản sự tiến bộ của xã hội, thì chúng ta có thể du lịch vũ trụ sớm hơn vài thế kỷ.”
Chúng tôi có một học viên, ông là một họa sĩ nổi tiếng hơn 60 tuổi, chuyên hướng dẫn giáo viên mỹ thuật của trường. Một lần, khi ông hướng dẫn một giáo viên mỹ thuật ở trường này, ông nói rằng: “khi dạy trẻ vẽ, bạn nhất định không được dạy chúng cách vẽ, mà phải bảo chúng tô vẽ lung tung (tùy hứng)”. Ông nói tiếp: “Học kỹ năng vẽ chuẩn mực thì nhiều lắm chỉ trở thành một họa sĩ bình thường, chỉ có vẽ lung tung mới có thể trở thành bậc thầy”, lúc đó tôi ngẩn ra luôn.
Nhưng khi lời này được nói ra từ miệng một họa sĩ nổi tiếng hơn 60 tuổi, chắc phải có lý do của ông, ông đã vẽ suốt cuộc đời mình phải không? Sau đó chúng tôi mới nhận ra rằng Van Gogh cũng vẽ tùy hứng, mới có thể tạo ra phong cách riêng của mình.
Cũng giống như nhiều ông chủ doanh nghiệp, dù chúng ta phải học hỏi từ nhiều thầy, nhưng cuối cùng đều đã biến kiến thức thành ý tưởng riêng của mình để làm nên doanh nghiệp thành công.
Không có ông chủ nào làm nên đại nghiệp chỉ bằng cách nghe lời, và người chỉ biết nghe lời cũng không thể làm ông chủ được, nếu làm ông chủ cũng chỉ là ông chủ không đủ tiền trả lương.
Vì vậy, các vị ông chủ thân mến, khi nuôi dạy con cái mình, đừng dạy chúng phải nghe lời bạn, mà hãy hướng dẫn chúng khả năng tư duy độc lập.
Hãy dám để chúng phạm sai lầm, và sau khi phạm phải, chúng phải chịu trách nhiệm với hậu quả từ suy nghĩ của mình, chỉ như thế mới có thể tích lũy kinh nghiệm và trí tuệ.
7 notes
·
View notes
Text
Tết Trung nguyên là tết gì? Vu lan, Xá tội vong nhân là gì?
Các tiết lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức dân gian của người Việt, biểu hiện qua các hoạt động tín ngưỡng truyền thống diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức của các lễ này không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây là một sơ lược về vấn đề này.
Nguồn gốc của các lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân:
Trung nguyên (中元): Tiết lễ này là một phần của đạo giáo, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Ngày này, các đạo quán lập “trai tiếu”, tăng tự lập “vu lan bồn trai” để cúng tổ tiên.
Vu lan (hay Vu lan bồn盂蘭盆): Có nguồn gốc từ Phật giáo, với ý nghĩa là "cứu đảo huyền". Ngày này được dùng để cúng tổ tiên và phóng sinh, để giải thoát kiếp khổ của những linh hồn bị treo ngược.
Xá tội vong nhân (舍罪忘人): Theo phong tục của một số nước Á Đông, đây là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các linh hồn không nơi nương tựa.
Ý nghĩa và nghi thức của các lễ này:
Trung nguyên: Ban đầu là ngày của giới tu hành chay tịnh và thiết đàn tế tự, sau trở thành ngày lễ dân gian cúng chay và đốt mã để dâng tiến gia tiên.
Vu lan: Xuất phát từ sự hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, ngày này đã trở thành dịp để báo hiếu cha mẹ và cúng tổ tiên.
Xá tội vong nhân: Là ngày để cúng các linh hồn không có nơi nương tựa, thường được thực hiện bằng cách cúng tế ngoài trời hoặc ngoài đường ngõ.
Như vậy, mặc dù có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, các lễ này đều được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy và đều mang ý nghĩa quan trọng trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt.
Xem tại: https://quatetdn.blogspot.com/2024/05/tet-trung-nguyen-vu-lan-xa-toi-vong.html
2 notes
·
View notes
Text
Này các đệ tử, có mười ân đức của bậc từ mẫu, bổn phận làm con phải lo đáp đền.
Một là ơn mẹ như là trái đất, vì cơ thể mẹ là chỗ nương tựa sự sống của con.
Hai là ơn nghĩa ban tặng sự sống; mẹ phải trải qua rất nhiều đau khổ để được sinh con làm phận con người.
Ba là ơn nghĩa nâng đỡ con cái; tay mẹ vuốt ve, uốn nắn vóc hình cho con khỏe đẹp.
Bốn là ơn nghĩa nuôi dưỡng con cái; mẹ phải tảo tần bốn mùa lao khổ, cho con ăn học, nuôi con khôn lớn.
Năm là ơn nghĩa dạy dỗ con cái; mẹ dùng phương tiện; truyền hết kinh nghiệm, trao con tri thức lập nghiệp chân chính.
Sáu là ơn nghĩa làm đẹp cho con; mẹ hy sinh mình, làm đẹp cho con với quần áo đẹp và trang sức phẩm.
Bảy là ơn nghĩa giúp con bình an; mẹ ôm ấp con, cho con nghỉ ngơi, an lành sức khỏe, khỏi phải lo toan những điều gian khổ.
Tám là ơn nghĩa dạy con nên người; mẹ dùng kiến thức và các kinh nghiệm hướng dẫn đời con, giúp con nên người hữu dụng trong đời.
Chín là ơn nghĩa dạy con đạo đức; mẹ sống gương mẫu, dạy con lánh ác, làm các việc lành, trau dồi đạo đức, sống đời thanh cao.
Mười là ơn nghĩa gây d��ng gia nghiệp; mẹ trao gia tài, tất cả cho con, để con thừa hưởng và phát huy thêm.
Này các đệ tử, ai còn cha mẹ được gọi là giàu, ai mất song thân được gọi là nghèo. Mẹ hiền còn sống như trời giữa trưa, ánh sáng chiếu soi không hề thiên vị. Mẹ hiền mất đi như mặt trời lặn, bóng tối phủ trùm. Cha hiền còn sống như núi vĩ đại, cha mất đi rồi như dưới vực sâu.
Vì thế mọi người phải sống ơn nghĩa, hiếu dưỡng mẹ cha như thờ Phật Pháp thì được phước đức không thể kể hết.
Trích "Kinh Phật Cho Phật Tử Tại Gia" - Sa môn Thích Nhật Từ.
#phật#phật pháp#kinh phật#lời phật dạy#kinh phật cho phật tử tại gia#phật tử tại gia#tu tập#đọc kinh#phật pháp nhiệm màu#buddhism#buddha
4 notes
·
View notes
Text
Hoa sinh nhat me (+199 Mau hoa dep lam me hanh phuc)
“Đội ơn chín chữ cù lao,
Sinh thành kể mấy non cao cho bằng.“
Chín chữ cù lao ấy bao gồm chín ơn lớn là: Sinh – Cúc – Phủ – Súc – Trưởng – Dục – Cố – Phục – Phúc.
Không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh ra, ơn sinh thành dưỡng dục báo đền làm sao cho hết?
” Tình cha bao la như núi cao ngang trời./
Tình mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông./
Dù cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành./
Dù mẹ làm sao vẫn luôn mang nặng đẻ đau./”
Cha mẹ là những người luôn hy sinh thầm lặng, gáng vác bao nỗi nhọc nhằn, lo toan cuộc sống để nuôi dưỡng ta trưởng thành nên người, là nơi chốn bình yên để ta quay về bất cứ khi nào.
Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, môi trường công việc mà con cái thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với cha mẹ. Tuy nhiên, đừng vì cuộc sống hiện đại xô bồ mà quên đi việc quan tâm, gần gũi, chăm nom săn sóc cha mẹ. Đạo làm con đôi khi chỉ đơn giản là sớm thăm tối viếng, quạt nồng ấp lạnh, chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu… Hãy khiến cho ngày nào cũng trở thành ngày hiếu đạo.
Để thay lời cảm ơn, trao gửi những tình cảm trân quý, sự quan tâm đó bạn hãy dành tặng cha mẹ những bó hoa tươi thắm rực rỡ. Vào ngày sinh nhật, một bó hoa mừng sinh nhật mẹ hay một giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố đơn giản cũng sẽ khiến bố mẹ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
Vậy sinh nhật mẹ tặng hoa gì đẹp, ý nghĩa nhất? Hoa tặng sinh nhật bố nên chọn hoa gì thích hợp?
Hoa tươi là món quà vô giá của thiên nhiên, ngoài việc làm đẹp cho đời, mỗi loại hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau. Trong đó có các loài hoa mang ý nghĩa cao cả về tình mẫu tử thiêng liêng, sự biết ơn của con cái đối với bố mẹ hay còn được gọi là “hoa hiếu thảo.” Hãy cùng Điện Hoa Hải Hà tìm hiểu ý nghĩa các loại hoa chúc mừng sinh nhật mẹ, hoặc dành tặng bố thích hợp nhất.
Hoa Cẩm Chướng – hoa mẫu tử:
Là loài hoa lưỡng tính thường có mùi thơm quyến rũ, cánh hoa mỏng manh, đối xứng xuyên tâm, nhiều màu sắc. Từ năm 1907, hoa Cẩm Chướng đã được lựa chọn là biểu tượng trong Ngày của Mẹ ở những nước phương Tây. Vào ngày này, người ta thường sẽ tặng hoa cẩm chướng cho người mẹ kính yêu của mình để thể hiện sự kính mến, lòng biết ơn sâu sắc. Một bó hoa chúc mừng sinh nhật mẹ Cẩm Chướng hồng sẽ là lựa chọn thích hợp nhất, mang đầy ý nghĩa.
Hoa Lan Hồ Điệp:
Hoa mang vẻ đẹp thanh cao, quý phái. Cánh hoa tròn đầy, đối xứng nhau, mùi hương thanh khiết là món quà hoàn hảo kết thành giỏ hoa tặng mẹ ngày sinh nhật với mong muốn gia đình đoàn viên sung túc, cha mẹ khoẻ mạnh để con cháu được hiếu thảo, yêu thương đủ đầy.
Hoa Cúc – Hoa hiếu thảo:
Bắt nguồn từ câu chuyện về một cô bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, trải qua bao gian khó, khổ ải cuối cùng cũng tìm thấy bông hoa thần kỳ giúp mẹ có thể sống lâu trên đời, nhưng trớ trêu thay bông hoa chỉ có 5 cánh, mỗi cánh hoa là số năm mà mẹ có thể sống trên trần gian. Quá đau lòng nên cô bé đã xé nhỏ những cánh hoa tới mức không thể đếm được với hy vọng sẽ mãi được bên cạnh mẹ. Vì vậy, khi nhắc đến hoa Cúc, người ta nghĩ ngay đến lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, mong cho cha mẹ luôn trường thọ, cát tường.
Có thể sử dụng cúc Hoạ Mi, cúc Đồng Tiền, cúc Bách Nhật, cúc Tana…kết thành bó hoa, giỏ hoa hoa đẹp tặng sinh nhật mẹ vừa tinh tế vừa ý nghĩa.
Hoa Hồng:
Hoa hồng là loài hoa được dùng trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Những ai còn cha còn mẹ sẽ hạnh phúc được cài lên ngực áo cành hoa hồng đỏ. Những ai không may mất mẹ mất cha thì cài lên mình bông hoa hồng trắng. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Hoa hồng tặng sinh nhật mẹ như một lời cảm ơn, cảm ơn mẹ cha vẫn luôn bên con, bảo vệ chở che cho con trước giông bão cuộc đời.
Hoa Ly:
Hoa Ly từ lâu đã được mệnh danh là một loài hoa thanh cao, tràn đầy sức sống với hương thơm đặc biệt thanh khiết. Trong Thần thoại Hy Lạp, hoa Ly là biểu tượng cho tình mẫu tử với lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Một bó hoa tặng sinh nhật mẹ hay giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố hoa Ly vừa sang trọng, lại vừa ý nghĩa. Những cành hoa Ly màu hồng và màu trắng. Là màu hoa được nhiều người chọn để dành tặng bố mẹ của mình.
Hoa Mẫu Đơn – Ngọn lửa trái tim của Mẹ:
Sự tích hoa Mẫu Đơn là câu chuyện cảm động về sự chiến đấu, hy sinh của một người mẹ yêu nước, quyết tâm bảo vệ con cái và quê hương. Nơi mẹ hy sinh, một bông hoa đỏ rực rỡ hình ngọn lửa mọc lên từ trái tim còn vẹn nguyên và nóng bỏng. Và Mẫu Đơn chính là tên loài hoa đấy. Dành tặng một bó hoa sinh nhật mẹ Mẫu Đơn với thông điệp về tình yêu thương vô bờ bến và hạnh phúc gia đình luôn đong đầy.
Hoa Hương Dương :
Bông hoa vàng rực rỡ, kiên cường, mạnh mẽ, luôn hướng về phía mặt trời. Nó là biểu tượng của sự trường thọ, lạc quan. Bó hoa tặng sinh nhật mẹ hoa Hướng Dương thay lời cảm ơn đến những hy sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho con, mẹ mãi luôn là vầng dương ấm áp chiếu soi đời con.
Hoa Sen:
Quốc hoa của Việt nam chính là hoa Sen, loài hoa thanh cao của nghị lực phi thường, khí phách quật cường như người mẹ Việt nam cao quý. Trong Phật giáo, hoa Sen được biết đến với sự tinh khiết, trong sáng. Hoa tặng mẹ ngày sinh nhật sử dụng hoa Sen giúp tĩnh tâm, mang lại sự thanh tịnh, an nhiên, giũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống.
Mua hoa sinh nhật tặng mẹ, hoa chúc mừng sinh nhật bố tại Điện Hoa Hải Hà.
Để chọn được những bó hoa đẹp tặng mẹ sinh nhật, hay những giỏ hoa tặng sinh nhật bố ý nghĩa nhất, bạn có thể đặt hàng trực tuyến hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng Điện Hoa Hải Hà có mặt khắp 63 tỉnh thành.
Điện Hoa Hải Hà chuyên cung cấp các mẫu hoa tặng sinh nhật bố mẹ, hoa đẹp chúc mừng sinh nhật vợ yêu, hoa tặng sinh nhật bạn gái độc đáo. Dịch vụ điện hoa sinh nhật toàn quốc tất cả 63 tỉnh thành. Những bông hoa tươi thắm rực rỡ sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời để dành tặng những người thân yêu, quan trọng nhất cuộc đời.
Đặt hoa tặng sinh nhật tại Điện Hoa Hải Hà có nhiều ưu đãi:
– Được tư vấn mẫu hoa sinh nhật bố mẹ thích hợp, ý nghĩa nhất.
– Hoa đảm bảo mới, tươi đẹp, chất lượng.
– Nghệ nhân cắm hoa chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm sẽ sáng tạo ra mẫu hoa ưng ý, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
– Giao hoa nhanh, gửi điện hoa uy tín, nhân viên giao hàng lịch sự, tận tình.
– Tặng kèm thiệp, miễn phí in băng chữ đẹp, lời chúc ý nghĩa.
– Giá hoa ưu đãi nhất.
Nguồn bài viết: https://dienhoahaiha.com/danh-muc/hoa-sinh-nhat/hoa-sinh-nhat-bo-me/
#shop_hoa_hai_ha#hoa_tang_sinh_nhat_me#hoa_tang_me_sinh_nhat#hoa_chuc_mung_sinh_nhat_me#hoa_tang_me_ngay_sinh_nhat#hoa_sinh_nhat_me
6 notes
·
View notes
Text
Cái ngu của người việt :
Stt này hơi dài nhưng nội dung hay !
Vì mấy câu hỏi trong này mà Vântui vô chùa thì bị…các thày không ưa , NÓI chuyện với mấy anh chi lớn tuổi cũng bị …ghét
😂😂😂
NỌC ĐỘC TỪ KHỔNG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" n���ng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v..
HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
7 notes
·
View notes
Text
Đi để biết mình chẳng bằng ai
Khởi đầu năm mới bằng một chuyến đi trải nghiệm đong đầy ý nghĩa và an lạc. Gặp những con người mới, chiêm nghiệm những điều mới mẻ mà có lẽ suốt 20 năm cuộc đời chưa từng biết tới...
Tại sao mình lại nói đây là chuyến đi khiến mình nhận ra giữa cuộc sống này “Mình chẳng bằng ai"?
“Bằng” ở đây không phải chỉ sự so sánh về nhan sắc, tiền bạc hay năng lực và tài năng. Bằng ở đây chính là bằng cái TÂM. Có lẽ chúng ta đều hiểu rất rõ về ý nghĩa của chữ TÂM nhưng dường như chẳng ai có thể đong đếm hay định lượng về nó. Nhất là việc chỉ ngang qua một người hay gặp gỡ thông thường thì làm sao có thể thấy được cái tâm của đối phương nó như thế nào.
Mình vẫn luôn nhận thấy bản thân là người sống rất tình cảm, mình không ngại việc thể hiện tình cảm với những người mình chân trọng, yêu thương. Thậm chí mình hay tự ngầm so sánh mình với những người xung quanh và tự nhận thấy bản thân sâu sắc và tràn trề tình yêu thuơng hơn họ. Vậy mà khi lên đến Thiền viện trúc lâm, mình đã nhận ra mình chẳng bằng ai cả. Cái tâm của mình nó nông cạn vô cùng, làm sao mà so sánh được với những người đang ở trước mắt mình, những người mang trái tim ấp áp, tình yêu thương và lòng hiếu thảo không thể diễn tả hết qua lời nói. Những dòng nhắn nhủ ẩn danh “Con mong bà nội sẽ sống thật lâu mạnh khỏe, bà phải sống đến khi con lấy vợ bà nhé!", "Cầu cho những em bé đỏ hỏn đã mất của mẹ con được siêu thoát và tái sinh trong một cơ thể xinh đẹp và khoẻ mạnh", "Con mong em trai con năm mới sẽ ngoan ngoãn và nghe lời mẹ" đã khiến mình lần đầu cảm nhận được tình yêu thương của những người lạ dù nó không dành cho mình. Thật là thiêng liêng và đáng nể bởi mình nhận thấy bản thân chưa từng dành tình yêu thương lớn cho bất kì ai dù là người thân yêu. Phải chăng, à không chắc chắn là mình đã sống quá ích kỷ, dù có bao biện thế nào thì thực ra mình đã nuôi dưỡng sự ích kỉ cùng khả năng bao biện cho bản thân rất tốt trong suốt bao năm qua.
Tình yêu thương có một sức mạnh rất lớn nhưng không phải ai cũng có khả năng để sử dụng sức mạnh ấy. Người có tính yêu thương dành trao thì người được yêu thương lại chẳng thể cảm thấu, người lại sống và yêu mình hơn yêu người, người lại hờ hững chẳng yêu mình cũng chẳng yêu người. Theo mình hiểu và cũng là ý hiểu của mình theo lời dạy của Phật, thì việc yêu bản thân và sống với bản ngã của mình chính là rào cản lớn nhất trong con đường tìm về với bản chất vốn có của con người. Những cái nguyên sơ và những thứ nằm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người mang vẻ đẹp và ý nghĩa rất lớn - tự mình không thể gọi tên. Nhưng chắc chắn đa phần loài người sẽ không thể tìm về được bản chất ấy bởi mọi người vẫn nghĩ hạnh phúc là đích đến chứ không hiểu được rằng hạnh phúc chỉ là hành trình để ta đi đến các đích của cuộc đời, của giá trị khi được sinh ra là một con người.
Cuộc đời vô thường có nghĩa là không bình thường bởi vì nó luôn biến động theo không gian và thời gian ngay cả với những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ như từng cử chỉ của tay chân, thời tiết, hay thậm chí là hơi thở. Vậy nên điều quan trọng nhất là chánh niệm - tập trung vào thực tại nhất có thể. Nhưng không đồng nghĩa với việc mình không có sự tính toán và kế hoạch cho tương lai và nhìn nhận quá khứ ( thầy Phó chủ trì dặn ).
“- Phải biết mình sinh ra để làm gì?
- Để kiếm tiền à? Thế mình có làm ra tiền được nhiều bằng cái máy in tiền không?”
Một số điều mình nhận ra:
Không phải ai đi tu cũng là từng khổ, chỉ là họ nhận ra được lý tưởng của bản thân và nơi họ thật sự thuộc về. Trong đạo phật chữ Hiếu rất được coi trọng, nhưng nhiều người nghĩ sư không làm trọn chữ hiếu bởi vì không thể ở bên chăm sóc hay cũng cấp vật chất cho cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế những người tu hành lại là những người làm trọn chữ hiếu nhất “nhà có người đi tu thì bảy đời người nhà khi mất đều được thăng thiên" - không bị giáng địa ngục, không thành quỷ, ma. Việc tu hành không hẳn cho bản thân mà còn cho cả cha mẹ, chúng sinh. Hiện nay, người có tiền thì cho cha mẹ vật chất đầy đủ hưởng thụ đi du lịch sang trọng, ăn sơn hào hải vị nhưng lại không tích đức với đời và cũng là gián tiếp để cha mẹ phạm tội sát sinh, gián tiếp để cha mẹ xuống địa ngục và không được hoá kiếp làm người. Người có tài cho cha mẹ, dòng họ vẻ vang bằng tai tiếng. Người tu hành lại cho cha mẹ có cơ hội làm người vào kiếp sau, khi chết được lên trời thay vì vất vưởng và thành ma quỷ.
Tâm bình thường là đạo.
5 notes
·
View notes
Text
Thứ tư, 03/05/2023, 20:59 (GMT+7) Để một gia đình bình thường có thể trở nên thịnh vượng thì nhất định phải có 3 tín hiệu này xuất hiện. 1. Người lớn tuổi tư cách đạo đức tốt, gia phong nề nếp Một gia đình thịnh vượng thì không chỉ dựa vào sự chăm chỉ mà còn phải nhờ vào truyền thống. Truyền thống gia đình là ảnh hưởng văn hóa, thứ tiêm vào xương cốt thế hệ tương lai. Những người lớn tuổi trong gia đình mà có tư cách đạo đức tốt thì sẽ nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cháu. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy sẽ trở thành người ngay thẳng, có nguyên tắc, nề nếp, chăm chỉ, hiếu học, khiêm tốn, đoàn kết và nhất định tạo dựng được một gia đình thịnh vượng. Người già trong nhà mà tử tế, đạo đức thì con cháu cũng noi gương. Ảnh minh họa: Internet Nếu người già không có đạo đức thì xà trên không thẳng, xà dưới cong queo. Gia đình như vậy nhất định sa sút, đời sau khó trở nên giàu có. Con không dạy là lỗi của cha, người lớn có thể truyền dạy đạo đức tốt cho con cháu hay không là điều rất quan trọng. 2. Vợ chồng thương yêu, gia đình hòa thuận Cha mẹ sống hòa thuận, yêu thương nhau sẽ ảnh hưởng đến nền tảng của gia đình. Tình cảm vợ chồng là nền tảng của cả gia đình. Nếu nền tảng tốt thì con cái ngày càng tốt hơn, ngược lại, nền tảng xấu sẽ phủ bóng đen lên con cái. Vợ chồng yêu thương, hòa thuận chính là nền tảng để con cái phát triển tốt. Ảnh minh họa: Internet Nếu gia đình hòa thuận, vợ chồng yêu thương, đối tốt với con cái thì nhân cách của những đứa trẻ sẽ rất tốt, không cực đoan trong cuộc sống và các mối quan hệ. Ngược lại, gia đình có những đứa trẻ tính cách không tốt, khi gặp chuyện thường không chịu được áp lực tâm lý, sẽ làm những điều cực đoan. Có thể những đứa trẻ sẽ có tính toan tính, ghen tuông, ích kỷ, mang lại tai họa cho bản thân và người khác. Người xưa có câu người may mắn dùng tuổi thơ để hàn gắn cuộc đời, kẻ bất hạnh dùng mạng sống để chữa lành tuổi thơ. Muốn con cháu sống sung...
2 notes
·
View notes
Text
1. Nếu bạn nói xấu người khác chưa biết người bị nói xấu có xấu thật hay không nhưng chính tâm bạn đã bị xấu trước rồi.
2. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này đến Thánh còn có người ghét, huống chi là người bình thường, tốt đến mấy rồi cũng sẽ có người ghét bạn. Nên hãy là chính mình!
3. Trên đời này chẳng ai là của nhau cả. Họ chỉ là của nhau… khi họ biết hy sinh, yêu thương và tha thứ cho nhau.
4. Tận cùng của ngu dốt là đối xử tốt với quá nhiều người!
5. Miệng đời dù có ác ôn, nhưng nhờ có nó ta khôn hơn nhiều.
6. Ba quy luật vàng trong cuộc sống: Ai giúp ta đừng quên họ; Ai thương ta đừng quên họ; Ai tin tưởng ta đừng lừa gạt họ.
7. Học cách im lặng khi nổi giận để không phải hối hận về những câu nói và hành động về sau.
8. Cứ giả ngu đôi khi lại tiếp thu được nhiều thứ. Đừng cố tỏ ra hiểu biết, bạn không phải thần thánh như bạn nghĩ đâu.
9. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau. Muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.
10. Có không giữ, mất đừng tìm. Đến không trân trọng, đi đừng hối tiếc.
11. Đời này có luật nhân quả, nên đừng làm gì có lỗi với người khác. Dối người, có ngày người dối lại. Phản người, có ngày người phản lại.
12. Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy, đời người như mây bay!
13. Là con người có thể nghèo tiền, nghèo bạc… chứ đừng bao giờ nghèo đạo đức, nghèo nhân cách.
14. Trời đo được, đất lường được, chỉ có lòng người ô trược khó lường.
15. Ruồi chết vì mật ngọt, đàn bà chết vì đàn ông khéo, đàn ông chết vì đàn bà đẹp… còn cha mẹ chết vì con cái bất hiếu.
16. Một ngày tu chưa chắc thành chính quả nhưng một ngày n.g.u thì biết bao hậu quả xảy ra.
17. Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tăm lẫy lừng.
18. Người biết đủ, sống trong hoàn cảnh nào cũng an vui. Còn người lúc nào cũng thấy thiếu thì khổ mãi không lúc nào vui được.
19. Sống làm sao không trái với lương tâm, thì mỗi ngày thức dậy sẽ càng thanh thản!
Sưu tầm.
2 notes
·
View notes
Text
TMNT - Vươn lên thành vua, phải vượt qua 5 cửa ải
Mọi người đều muốn vượt qua địa vị của mình, quả thực là điều rất khó khăn. Nhưng nhìn lại lịch sử, Lý Gia Thành, Do Won Chang, Del Vecchio, George Soros,… đều là những trường hợp thực tế đã vươn lên từ tầng lớp thấp nhất đến tầng lớp cao nhất. Điều này cho thấy sự vươn lên từ gốc rễ không phải là điều không thể thực hiện được đối với người bình thường, nhưng để thực hiện được sự vươn lên từ gốc rễ, trước tiên bạn phải vượt qua 5 cửa ải khó!
1. Đột phá đạo đức
Từ nhỏ chúng ta được giáo dục theo đạo Nho giống như câu chuyện Khổng Dung nhường lê (tìm trên Youtube bạn sẽ rõ), dạy chúng ta không nên tranh giành lợi ích mới là đứa trẻ ngoan, kết quả cuối cùng tất cả chúng ta đều trở thành những người nghèo có đạo đức.
Thực ra, nghèo khó chắc chắn không phải là đạo đức thật sự. Bởi vì không thể cho gia đình một cuộc sống tốt, những người khiêm tốn sẽ mãi mãi đánh mất cơ hội vốn thuộc về mình.
Những người hoang dã sẽ luôn giành được những cơ hội không thuộc về họ. Tôi khuyên các bạn trẻ trước khi có được thành tựu gì thì đừng kết bạn với những người bạn vẫn gọi là bạn bè, đó chỉ là lãng phí thời gian, hãy dùng thời gian đó để phấn đấu cho sự nghiệp. Trước khi có được thành tựu gì thì sẽ không có bạn bè thật sự.
Những người thực sự thành đạt lớn đều đã vượt qua sự trói buộc của đạo đức giả tạo, thực ra những người thực sự làm nên điều lớn lao thì mọi việc đều được hướng đến kết quả, mục đích rất rõ ràng. Ngay cả trong tình cảm, trong lòng cũng có lương tâm day dứt và cảm giác bất an, nhưng để có thể an bền lâu dài, cũng phải thoát khỏi sự trói buộc của đạo đức hẹp hòi.
Trong bộ phim truyền hình “Thiên Đạo”(2006 – VN không chiếu) có một đoạn tình tiết gây ra nhiều tranh cãi. Cha của nam chính Đinh Nguyên Anh bị bệnh nặng, bác sĩ nói rằng nếu cứu thì khả năng cao sẽ trở thành người thực vật. Đinh Nguyên Anh hỏi: “Nếu ông ấy sẽ trở thành người thực vật, thì tôi có biện pháp nào để giúp ông ấy ra đi được không?”.
Nghe thế, anh trai cậu ta lúc đó rất tức giận, mắng Đinh Nguyên Anh là bất hiếu. Sau đó, khi mẹ biết chuyện này, bà cũng tức giận không thể chịu nổi, mắng Đinh Nguyên Anh là không hiếu thảo: “Người ta vẫn nói sinh con để phòng hờ tuổi già, nếu ai cũng như con thì còn phòng hờ cái gì nữa?”. Đinh Nguyên Anh đáp: “Mẹ à, nếu mẹ sinh con chỉ để phòng hờ tuổi già, thì đừng nói tình mẫu tử là vĩ đại”. Nghe xong, mẹ ông gần như ngất xỉu vì quá tức giận.
Đây chính là sự thể hiện trực quan nhất của tư duy người mạnh mẽ và tư duy người yếu kém!
• Tư duy người mạnh mẽ là gì?
Đó là tuân theo sự lựa chọn dựa trên sự thật khách quan, chứ không chỉ tuân theo đạo đức, lý lẽ, xa rời hiện thực, những điều rập khuôn máy móc không có đúng sai, chỉ có tư duy phù hợp với thời đại. Nếu cha trở thành người thực vật, thì để ông ra đi còn hơn để ông sống trong đau khổ, đừng vì một danh xưng hiếu thảo mà khiến ông phải chịu khổ, con cái phải gánh nặng, đó mới là tuân theo sự thật khách quan. Điều tôi nói có thể rất khó chấp nhận với nhiều người, nhưng tôi chỉ hỏi bạn một câu đơn giản thôi! “Nếu ý thức vẫn tồn tại trong thời gian đó, vậy người sống thực vật kiên trì là vì họ muốn? Hay là vì bạn muốn?”
Tất nhiên, hiện nay chưa có luật về an tử – cái chết êm dịu, và Đinh Nguyên Anh cũng chỉ là hỏi thăm, nhưng kết quả đã bị anh trai mắng nhiếc, có thể thấy hệ tư tưởng của người mạnh mẽ và hệ tư tưởng của đại đa số đối lập nhau rất gay gắt.
Nguyên nhân dẫn đến sự đối lập này là do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống đối với con người. Đối với đạo Khổng, đạo Mạnh, tôi chưa bao giờ phủ nhận, và trong lòng tôi, đạo Khổng Mạnh tuyệt đối là vĩ đại.
Vấn đề là nhiều người hiện đại khi học, đã học quá mức, chỉ sùng bái đạo Khổng Mạnh, thậm chí tôn nó lên làm chân lý của cuộc đời, điều này vô cùng nguy hiểm. Mỗi loại kiến thức đều mang tính thời đại, triết lý của Karl Marx (Các Mác) dạy phải cầu chân lý khách quan, phải dựa theo sự phát triển biến đổi của sự vật để tự mình cũng phải biến đổi.
Nền tảng của Nho học Khổng Mạnh là thời cổ đại, thời đại đó đa phần dân chúng đều là người ngu dốt không biết chữ, vì nhiều năm chiến tranh liên miên, dân chúng sống trong khó khăn, hoàn toàn không có tiền mướn thầy dạy học. Hơn nữa xã hội thời đó phân hóa giai cấp nghiêm trọng, chỉ có con nhà giàu mới có điều kiện học chữ nghĩa.
Vì vậy, điểm vĩ đại của Nho học Khổng Mạnh là đã đem cơ hội học hành đến cho người nghèo, cho phép dân chúng biết được những nguyên tắc cơ bản về làm người, đạo đức, lễ nghi, nhân nghĩa. Những kiến thức đạo đức cơ bản này, trong thời đại giáo dục phổ cập ngày nay, trẻ em đã bắt đầu học từ lúc mẫu giáo rồi. Chúng ta bắt đầu học giáo dục đạo đức từ mẫu giáo, học suốt mười mấy năm, phải chăng vẫn chưa đủ? Chẳng lẽ suốt đời chỉ học về cách làm người sao?
Thời cổ đại là xã hội nông nghiệp, nông dân chỉ có một số phận duy nhất trong đời là cày cấy, trong hoàn cảnh như vậy, họ học được đạo đức, lễ nghi, nhân nghĩa và những kiến thức làm người thì đã được coi là học vấn cao cấp. Nhưng thời đại này khác rồi, ngày nay là thời đại thương mại, tất cả mọi người đều có cơ hội đột phá.
Nếu bạn vẫn chỉ học những kiến thức cơ bản đó, để làm kim chỉ nam cho bản thân trong thời đại này thì quá không đủ. Muốn một món ăn ngon, cần phải có nước nhưng cũng cần có muối phải không? Tôi không phủ nhận nước, mà là bạn đã có rất nhiều nước rồi, tiếp theo cần bỏ thêm muối vào. Muối ở đây là gì?
Là tư duy của người mạnh mẽ, học về bản chất con người, học về chiến tranh thương mại, học về quy luật, tất cả đều lấy sự thật khách quan làm định hướng.
Ví dụ: Nếu mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai trước?
Không cần nói, đa số sẽ trả lời là cứu mẹ trước, rồi nói một đống lý lẽ về hiếu đạo.
• Cái gì gọi là lấy sự thật khách quan làm định hướng?
Cứu người gần nhất trước. Vậy nếu cả hai cùng cách xa như nhau thì sao? Lại có rất nhiều người sẽ nói chắc chắn cứu mẹ, nếu không còn được gọi là con người nữa không?
Bạn thấy đó, toàn là quan niệm đạo đức, hiếu đạo để làm kim chỉ nam, có suy nghĩ đến sự thật khách quan không? Nếu mẹ đã cao tuổi, sức khỏe đã rất yếu, còn vợ có hai đứa con nhỏ, vậy nên cứu ai trước?
Chắc chắn vẫn đống người sẽ nói cứu mẹ trước. Nói thẳng ra, trong lòng bạn cũng biết cứu vợ là phù hợp hơn bởi vì nếu vợ ra đi, hai đứa con nhỏ sẽ mất đi tình mẫu tử. Còn mẹ đã cao tuổi, cứu được rồi có sống vui không? Để con trai gia đình tan nát, hai đứa cháu mất đi tình thương của mẹ, người mẹ già sống sót có ngày nào không tự trách mình và khổ sở không?
Nhưng với tư cách một đứa con, bạn sống rất tốt, bởi bạn đã có được danh hiệu “đứa con hiếu thảo”, đã đẩy gánh nặng đau khổ và tàn bạo lên vai mẹ già, còn mình thì chỉ việc lấy vợ khác. Nhưng hai đứa trẻ thì sao? Bạn có thể tìm được mẹ kế nào có thể thay thế được tình mẫu tử đó? Đứa trẻ đau khổ, người mẹ đau khổ, nhà vợ cũng đau lòng tiếc thương, trong khi bạn có được danh hiệu hiếu hạnh, sống rất yên tâm.
Chỉ có lựa chọn dựa trên sự thật khách quan mới có thể nhìn thấy sự thật!
Không cứu mẹ, mà cứu vợ, thì mẹ ra đi một cách nhẹ nhàng, con nhỏ vẫn có mẹ thương yêu, chính mình phải gánh lấy tiếng đồn không hiếu thảo, chịu đựng sự đau khổ.
Trong tư duy của kẻ yếu đuối thì không thể chấp nhận được tiếng đồn và sự lên án của lương tâm đó, nên họ chọn làm trái ngược với quy luật sự thật, đẩy gánh nặng đau khổ cho mẹ già và con trẻ, chỉ để rước lấy danh xưng cao quý và lương tâm được bình yên.
Đây có phải là đạo đức thật sự không? Có phải là hiếu thảo thật sự không? Đây chỉ là sự đạo đức giả dối theo hình thức mà thôi. Những người luôn nói năng đạo đức, nhân nghĩa trên môi, có thực sự thực hành đạo đức nhân nghĩa không, hay chỉ là dùng những lời hay ý đẹp để tỏ ra cao thượng?
Bạn sẽ không đi gặp người khác rồi nói với họ: “Tôi nói cho bạn biết, tôi là một người đàn ông đấy.” Chẳng ai làm thế cả, bởi vì bạn không cần phải nói, bạn vốn đã là người đàn ông rồi, tại sao bạn cần phải cố tình nói ra?
Nhưng nếu bạn là một người phụ nữ, nếu bạn giả trang nam thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cố tình dán một cái râu giả, rồi khi đi đứng nói năng, cố tình tỏ ra giống như một người đàn ông, cố tình liên tục nhắc nhở mọi người: “Với tư cách một người đàn ông, tôi như thế này, như thế kia…”
Điều này có giống với những người hay lấy tình cảm và đạo đức treo trên môi miệng không? Trong tư duy của người mạnh mẽ, họ hoàn toàn không coi trọng việc treo tình cảm, đạo đức, lòng nhân hậu trên môi miệng. Điều đó được thể hiện trên tiền bạc, việc làm, còn cần phải nói ra làm gì?
“Tri hành hợp nhất”, không cần nói ra lý lẽ, chính bạn đã là hiện thân của lý lẽ đó rồi. Tình yêu phải cố nói ra thì đều là giả tạo, những lý lẽ nghe có vẻ hay ho đều là nhảm nhí không có thực chất.
2. Đột phá về cảm xúc
Những người ở tầng lớp thấp hơn, trái tim càng nhạy cảm, toàn thân đều là điểm đau, có thể gọi là hội chứng cảm xúc mong manh. Một chút chuyện nhỏ, dễ dàng làm tổn thương nội tâm.
Một người thành công thực sự, trước hết phải kiểm soát được cảm xúc của mình, sau đó kiểm soát hành vi của mình không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của bản thân, không bị các mối quan hệ xung quanh giam hãm.
Nếu một người bị các mối quan hệ và cảm xúc điều khiển, chỉ có thể sống trong rắc rối. Mối quan hệ dựa trên cảm xúc không thể duy trì lâu dài, mối quan hệ được ràng buộc bởi lợi ích mới có thể bền vững. Khi quản lý cảm xúc, hãy quản lý sự không thể thay thế của bản thân. Khả năng của bạn phải mạnh mẽ đến mức những người xung quanh không thể sống thiếu bạn, có họ hay không không quan trọng. Họ không thể sống thiếu bạn, tự nhiên cảm xúc của họ đối với bạn sẽ bền vững như biển cạn đá mòn, bạn có họ hay không không quan trọng, bạn sẽ không bị họ làm tổn thương.
Cuộc đời con người chính là quản lý ba loại mối quan hệ:
1. Quan hệ máu mủ: cha mẹ, anh chị em, con trai, con gái
2. Quan hệ tình cảm: vợ chồng, người yêu, bạn bè, đồng học, bạn thân
3. Quan hệ công việc: khách hàng, cổ đông, đối tác, đồng nghiệp
Trong các mối quan hệ khác nhau, bạn dành thời gian và năng lượng khác nhau, kết quả cuộc sống của bạn tự nhiên cũng sẽ khác nhau!
Bạn nghĩ mối quan hệ nào là quan trọng nhất trong ba mối quan hệ này?
Hầu h���t mọi người sẽ sắp xếp như sau: quan hệ máu mủ đứng đầu, quan hệ tình cảm thứ hai, quan hệ công việc thứ ba.
Bạn cũng sắp xếp như vậy chứ? Đây là lý do cốt lõi mà hầu hết mọi người không thành công trong cuộc sống, bởi vì bạn đã sắp xếp sai!
Có phải còn người sắp xếp như thế này không: quan hệ tình cảm đứng đầu, quan hệ máu mủ thứ hai, quan hệ công việc thứ ba, bạn sẽ thất bại thảm hại hơn! Bởi vì người bị cảm xúc trói buộc, kết cục cuối cùng chỉ là tổn thương! Càng quan tâm đến một người, tỷ lệ bị họ làm tổn thương càng cao, không tin, tự mình suy ngẫm đi!
Tôi xếp hạng như sau: quan hệ công việc đứng đầu, quan hệ máu mủ đứng thứ hai, quan hệ tình cảm đứng thứ ba. Nhiều người không đồng ý chứ?
Cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng bạn mà lại xếp thứ hai? Bạn còn là người không? Những người này chỉ sống ở bề mặt! Có thể gọi là những người chưa trưởng thành!
Tại sao tôi lại sắp xếp như vậy?
Câu trả lời rất đơn giản, chỉ có những người liên quan đến công việc của chúng ta, mới là người có thể mang lại lợi nhuận cho chúng ta (đối tác, nhân viên, khách hàng).
Còn quan hệ máu mủ và quan hệ tình cảm, đều là những người bạn cần phải trả giá!
Cha mẹ cần bạn tiền để nuôi dưỡng và chữa bệnh phải không?
Con trai con gái cần bạn tiêu tiền nuôi dưỡng chứ? Vợ, bạn gái, đều cần bạn tiêu tiền để duy trì mối quan hệ phải không?
Tình yêu là gì? Trong thời gian ngắn, trẻ con hiểu về tình yêu là bị hình dạng bên ngoài của đối phương thu hút. Sau một thời gian dài, họ hiểu về tình yêu chỉ với một từ, tiền! Đúng vậy, tiền chính là tình yêu! Làm thế nào để yêu cha mẹ, đừng nói những chuyện vô nghĩa như: “Ba! Ba vất vả rồi”; “Mẹ, con nhớ mẹ nhiều”… có ích gì?
Tiêu chí duy nhất để xem một người có thực sự trưởng thành hay không: chỉ cần xem họ có ngày càng trở nên thực tế không!
Dù bạn học được bao nhiêu kiến thức trong đời này, nếu bạn không trải qua quá trình kiếm tiền, kiếm nhiều tiền, từ bỏ quan niệm về tiền. Bạn học bất kỳ thứ gì cũng chưa thực sự hiểu, chỉ dừng lại ở bề nổi! Bản chất là, bạn học mọi thứ đều phải biến thành tiền mặt, biến thành kết quả trong thực tế, nếu không thì cơ bản là bạn chưa học được!
• Làm thế nào để kiếm tiền?
Đó là đặt quan hệ công việc lên hàng đầu.
Dùng toàn bộ thời gian và năng lượng để quản lý tốt đối tác, nhân viên, khách hàng của bạn. Vậy bạn nói, gia đình tôi thì sao? Cha mẹ tôi thì sao? Không quan tâm nữa sao? Nhớ kỹ! Đừng dùng bản thân bạn để chăm sóc họ, hãy dùng tiền để chăm sóc họ! Đọc lại câu này ba lần! Họ không cần bạn, điều họ thực sự cần là tiền của bạn. Trên cơ sở đó, có thể thỉnh thoảng nhìn thấy bạn là được rồi.
Nếu không có tiền làm nền tảng, ít khi gặp gỡ họ hàng bạn bè, người ta sẽ sợ hãi! Họ sẽ sợ bạn vay tiền.
Khi tôi 10 tuổi, cha tôi bị bỏ tù, gia đình nợ nần chồng chất, tất cả các chủ nợ ập đến cửa, mang hết gạo, mắm muối, đồ đạc trong nhà đi. Không còn gì để ăn, mẹ tôi dẫn tôi và anh trai tôi đến nhà mẹ đẻ cầu cứu. Mẹ tôi có một người anh trai và ba người em gái, tất cả đều sống trong cùng một làng. Tất cả họ đều đối xử với chúng tôi một cách xa cách, thậm chí biết chúng tôi đến, họ khóa cửa trốn đi… Đó, là quan hệ máu mủ.
Khi bạn nghèo đến một mức độ nào đó, mọi người xung quanh bạn, thực sự đều trở thành thú vật. Khi bạn trở nên giàu có, họ sẽ lại biến thành người, thậm chí trở thành người tốt. Bạn cảm thấy tôi nói quá thực tế và khó chấp nhận phải không? Bạn hãy thử đi vay tiền từ bạn bè, gia đình tốt nhất của bạn xem? Bạn nói vay được, không vấn đề gì à? Bạn thử vay nhiều hơn xem? Đừng thử, bạn sẽ thất vọng! Không ai có nghĩa vụ phải giúp bạn, đặc biệt là gia đình bạn. Bạn đi vay tiền từ họ, bạn đã sai rồi, họ cho vay hay không đều đúng.
Điều thực sự cần quản lý trong cuộc sống, chính là quan hệ công việc của bạn. Bởi vì quan hệ công việc có thể mang lại tài sản cho bạn, khi bạn có tài sản, quan hệ máu mủ của bạn, quan hệ tình cảm, tự nhiên sẽ trở nên tốt đẹp! Thực sự không cần bạn phải dành quá nhiều thời gian để duy trì. Khi bạn không làm ăn được, còn hàng ngày quanh quẩn bên vợ con, bám lấy cha mẹ, chỉ làm bạn trở nên vô dụng hơn! Khi bạn làm ăn không tốt, tôi khuyên bạn nên ít về nhà, sẽ làm gia đình bạn thêm phiền muộn, ăn uống còn lãng phí tiền của gia đình.
Càng là với vợ chồng! Khi ly hôn, ai khóc to hơn, cho thấy người đó có sự nghiệp càng tệ. Khóc không phải vì không nỡ rời bỏ bạn, không phải vì không nỡ rời bỏ tình cảm. Họ khóc vì không nỡ rời bỏ nguồn thu nhập kinh tế! Người có sự nghiệp tốt thực sự sẽ không buồn, bởi vì có tiền, họ có thể mua được tình cảm! Khi tôi còn trẻ, tôi nghe người ta nói, tiền có thể mua được tất cả! Cho đến khi tôi dần lớn tuổi, tôi mới hiểu: đó là sự thật!
Tất cả những người nghĩ đến việc dùng tình cảm để đổi lấy tình cảm, cuối cùng đều sẽ thất vọng. Bởi vì tình cảm trước mặt lợi ích sẽ nhanh chóng tan vỡ! Người lúc nào miệng cũng nói về tình cảm chắc chắn là người bình thường!
Người giỏi làm việc, giao tiếp, chỉ xuất phát từ lợi ích! Miệng họ hầu như không nói những lời vô bổ! Những lời tình cảm nói ra chỉ là tình yêu hình thức, gọi là tình yêu giả tạo! Không nói về tình cảm, nhưng dùng hành động thực tế để mang lại lợi ích cho đối phương, đó mới là tình yêu thực sự. Tình yêu thực sự chắc chắn là tàn khốc. Tôi nói đủ tàn khốc chưa? Đúng! Đây là tình yêu thực sự từ tôi dành cho các bạn, chỉ có người giỏi mới cảm nhận được, người bình thường không thể hiểu được, bởi vì thời gian chưa đến.
Giống như một đứa trẻ không thích uống cà phê và rượu, chỉ thích uống cola và nước ngọt. Bạn phải tin rằng một ngày nào đó chúng sẽ hiểu, không phải cái gì ngọt cũng ngon, cái gì đắng cũng khó uống! Cách tôi yêu thương mọi người, tôi chưa bao giờ nói yêu. Hành động, lợi ích, tiền bạc, giá trị, để đối phương tự cảm nhận. Người có thể cảm nhận không cần bạn nói quá nhiều, người không thể cảm nhận càng không cần bạn nói quá nhiều.
3. Đột phá về dục vọng
Chúng ta từ nhỏ đến lớn đều đã nghe câu này: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình!” Tại sao lại nói kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình?
Bởi vì, một người muốn vượt qua giới hạn hiện tại của mình, không chỉ thể hiện ở trí tuệ mà còn ở khả năng tự kiểm soát của bản thân. Càng ở tầng lớp thấp, sự hoá thân thành động vật càng nghiêm trọng, hoàn toàn theo đuổi theo mong muốn của bản thân, đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ. Không dám bước ra khỏi vùng thoải mái, lười biếng, trì hoãn, vì thế những người bị dẫn dắt bởi sinh lý, cuộc sống của họ không thể tự kiểm soát, còn nói gì đến việc kiểm soát người khác.
Bạn cần dùng một dục vọng lớn hơn để kiểm soát dục vọng thích thú lười biếng của mình. Dùng dục vọng đối với mục tiêu để kiềm chế dục vọng sinh lý. Dục vọng của mục tiêu thực ra giống như Đường Tăng, dục vọng sinh lý thực ra giống như Bát Giới.
Hoặc dùng dục vọng đạt được chân kinh và thành Phật để kiểm soát bản thân, hoặc dùng dục vọng trở lại chuồng lợn để thỏa mãn mình. Niềm vui trở lại chuồng lợn là tạm thời, tương lai sẽ bị giết, bạn tự quyết định!
Người thực sự mạnh mẽ, “không dựa vào ai”
Trái tim con người rất thực tế, người khác liên minh với bạn, là do lợi ích thúc đẩy, không phải thực sự muốn giúp bạn, người ta yêu bạn, có lẽ là yêu ngoại hình và tiền của bạn, không phải yêu “trái tim” của bạn; có người giúp đỡ bạn, là họ thấy tội nghiệp bạn, là lương tâm họ không thoải mái…
Trong dòng sông cuộc đời, có người đi cùng bạn một đoạn, có người chỉ là khách qua đường, có người đi cùng bạn rất lâu, nhưng không có ai thực sự đi cùng bạn “mãi mãi không rời”. Ngay cả hai người yêu nhau sâu đậm, cũng sẽ có một người rời đi trước, người còn lại, vẫn là cô đơn và không nơi nương tựa.
Người thực sự mạnh mẽ, đều là không dựa dẫm vào ai, không có chỗ dựa, biến chính mình thành núi lớn!
• Làm thế nào để mạnh mẽ lên?
Những mong muốn cấp thấp, được thoả mãn qua việc tự do. Đây là một thời đại bùng nổ thông tin, nhìn xem cuộc sống hiện tại của đại đa số mọi người, video ngắn, trò chơi, giải trí, scandal, vv., đã thoả mãn những mong muốn đa dạng của chúng ta, khiến mọi người chìm đắm không thể tự kiềm chế.
Tuy nhiên, có một lý lẽ cơ bản của thế giới này: những thứ làm bạn thoải mái bây giờ, tương lai chắc chắn sẽ khiến bạn đau đớn. Nếu dục vọng thấp của một người được thỏa mãn không giới hạn, ngày tàn của người đó sắp tới rồi…
• Dục vọng cao quý, thông qua tự kỷ luật được thực hiện.
Dục vọng cao cấp của con người, bao gồm tiền bạc / danh tiếng / quyền lực / tự do, v.v., phải thông qua tự kỷ luật mới có thể thực hiện được. Tất cả sự xuất sắc phía sau, đều là tự hành hạ mình!
Cuộc đời chỉ có hai lựa chọn: hoặc là khổ trước sướng sau (khổ một thời gian) hoặc là sướng trước khổ sau (khổ cả đời), cái gọi là tự kỷ luật, không gì khác ngoài việc dùng khổ một thời gian bây giờ, để đổi lấy hạnh phúc cả đời sau này.
• Dục vọng tối thượng, thông qua sự chịu đựng được thực hiện.
Một người muốn thách thức đỉnh cao của cuộc đời, cần phải dựa vào sự chịu đựng. Bạn phải tự mình bước qua một khu rừng tăm tối. Như hạt giống tự mình bám rễ dưới đất, trong thời gian tăm tối này, bạn phải chịu đựng mọi sự oan ức: sự vất vả không được công nhận, sự kiên trì không được thấu hiểu, tình cảm chân thành không được chấp nhận, nỗ lực không có kết quả.
Những người đã bước qua vùng đất tăm tối này mới có thể nhìn thấu được bản chất con người, nhìn thấu sự lạnh lẽo và ấm áp của thế giới, mới thực sự trở nên cứng cỏi như thép qua tôi luyện.
Chịu đựng, là quá trình thăng hoa của cuộc sống. Chịu đựng, không phải là chịu đựng mọi thứ một cách dễ dàng, mà là âm thầm tích lũy năng lượng. Mọi sự nổi bật đều được ép ra; mọi thành công và danh tiếng đều là kết quả của việc chịu đựng, trưởng thành trong khó khăn, thức tỉnh trong tuyệt vọng. Sức mạnh thực sự, thuộc về những người trong đêm tối, dưới chăn, vẫn có thể rực rỡ.
Năng lượng của con người cũng được chia thành ba cấp độ, là cấp độ sơ cấp, cấp độ cao cấp, và cấp độ cao nhất. Làm thế nào để thu được ba loại năng lượng này?
• Năng lượng sơ cấp, được lấy từ thức ăn
Năng lượng sơ cấp của con người, được giải quyết bằng việc ăn uống, thức ăn là cơ sở để con người tồn tại. Trong giai đoạn thiếu ăn thiếu mặc trước đây, con người sống là để thu nạp những năng lượng cơ bản này. Tất nhiên, chúng ta đã qua giai đoạn đó, bây giờ rất ít người còn ở trong tình trạng không đủ ăn, không đủ mặc.
Ngày nay, nhiều người thích tìm kiếm các món ăn ngon, điều này thực ra là để thỏa mãn một loại dục vọng thấp kém, theo đuổi làm đầy dạ dày và thể xác. Tuy nhiên, bất kể thức ăn ngon đến đâu, nó cung cấp cho chúng ta chỉ là một loại năng lượng sơ cấp, không thể làm cho tư duy của một người vươn lên.
• Năng lượng cao cấp, được thu nhận từ những người xuất sắc
Năng lượng cao cấp của con người, cần được thu nhận từ việc tiếp xúc với những người xuất sắc. Tất cả vấn đề bạn gặp phải chắc chắn đã có 100 cuốn sách sẵn sàng giúp bạn giải quyết rõ ràng, người nghèo thường là do đọc sách quá ít, chơi bời lêu lổng quá nhiều, đây là bức tranh thực tế của nhiều người. Trí thông minh nhỏ bé trong đầu bạn chỉ là vài lá trà trong tách, trong khi tài năng của nhiều người xuất sắc giống như cả một rừng cây trà. Nhiều bậc thầy, tinh hoa tư duy của họ đều được ngưng tụ trong sách và bài viết, không đọc thật sự là phí phạm.
Trong xã hội tương lai, cuộc cạnh tranh giữa con người, bản chất là cuộc cạnh tranh về nhận thức. Những người có nhận thức khác nhau sẽ sống trong những thế giới ở các chiều không gian khác nhau. Người có nhận thức cao nhìn người có nhận thức thấp giống như con người nhìn kiến. Con đường duy nhất để nâng cao nhận thức, là phải thông qua tiếp xúc với những người xuất sắc, học tập và đọc sách là cách tốt nhất để có thể tiếp xúc với họ.
• Năng lượng cao nhất, được thu nhận từ chính bản thân!
Lenin nói: “Khi một người bắt đầu tự suy ngẫm về bản thân mình, người đó sẽ bước vào một khởi đầu vĩ đại!”
Socrates nói: “Điều duy nhất tôi biết, là tôi không biết gì cả!”
Nhìn vào tốc độ phát triển của một người, chính là xem anh ta mất bao lâu để nhận ra sự ngu ngốc trước đây của mình. Nếu ở tuổi 50 mới nhận ra rằng mình đã ngu ngốc suốt nửa đời trước đó, thì nghĩa là 50 năm người đó mới phát triển một lần.
Nếu tháng này bạn nhận ra mình ngu ngốc vào tháng trước, xin chúc mừng, nghĩa là bạn đã tiến bộ một lần trong một tháng. Sự ngu ngốc bản thân không đáng sợ, điều đáng sợ là không nhận ra sự ngu ngốc của chính mình!
Cách hiệu quả nhất để phản tỉnh, là dùng người khác như một tấm gương, để phản chiếu ra vấn đề của mình. Người bình thường thích nghe những lời hay ho, giống như trẻ con thích ăn kẹo, ngọt nhưng không có lợi. Người giỏi thích nghe lời khó nghe, giống như người lớn thích uống trà, đắng nhưng giúp thanh lọc. Đừng nghĩ rằng mình luôn đúng, “tự tôi” là rào cản lớn nhất của sự thành công của bản thân.
Khi gặp người kém hơn bạn, hãy kiên định suy nghĩ của mình. Khi gặp người ngang bằng với bạn, hãy nghi ngờ suy nghĩ của mình. Khi gặp người giỏi hơn bạn, hãy phủ nhận suy nghĩ của mình.
4. Đột phá về quan điểm
Quan điểm mang tính giai cấp, tất cả quan điểm bạn chấp nhận, đều là kết quả của việc được tiêm nhiễm không ngừng trong 2000 năm qua, và chúng ta muốn tiến tới thành công, thì cần phải vượt qua sự ràng buộc của quan điểm.
Tại sao bạn hiểu biết nhiều lý thuyết mà cuộc sống của mình vẫn không tốt? Bởi vì những thứ có lý, cơ bản là không mấy hữu ích!
Một thời gian trước, tôi vô tình tham gia vào một nhóm tiến sĩ, phát hiện có người đang thảo luận: “Một giọt nước rơi từ nơi rất cao xuống, nếu rơi trúng người có thể gây thương tích hay chết không?” Cả nhóm lập tức trở nên sôi nổi, với các công thức, giả định, tính toán về lực cản, trọng lực, gia tốc, thảo luận mất gần một giờ. Lúc này tôi âm thầm hỏi: “Các bạn chưa từng bị ướt mưa phải không?” (Haha) Bỗng nhiên nhóm trở nên yên lặng như tờ… Sau đó, tôi bị đá khỏi nhóm!
Thật đáng sợ khi có kiến thức! 99% người bình thường học những điều có lý nhưng không mấy hữu ích, nên mới có câu than thở, học bao nhiêu lý thuyết nhưng cuộc đời vẫn không tốt đẹp. Bởi vì những điều có lý, cơ bản không mấy hữu ích! Còn 1% người giỏi, chỉ học những gì hữu ích, không quan tâm có lý hay không, kết quả là họ thành công. Nói một cách đơn giản, lý thuyết, là kiến thức mà người bình thường học, còn người giỏi, cơ bản không theo lý thuyết.
Cái gì là có lý? Cái gì là có ích? Ví dụ:
“Nỗ lực sẽ thành công.” Nếu nỗ lực có thể thành công, thì người nông dân sẽ thành công nhất, nếu nỗ lực có thể thành công, người dọn dẹp đường phố sẽ thành công nhất, vì không ai nỗ lực hơn họ. Cha mẹ chúng ta đã nỗ lực cả đời, họ đã thành công chưa? Rõ ràng, nỗ lực không phải là tâm điểm, mà là việc đặt mình nỗ lực ở đâu mới là chìa khóa!
Một người đạp xe đạp và một người lái máy bay, mức độ nỗ lực của họ không khác biệt, nhưng sau một giờ, người đạp xe đạp mệt mỏi, chỉ từ nhà đến nơi làm việc, trong khi người lái máy bay đã từ Việt Nam sang đến Trung Quốc, sự khác biệt giữa kết quả của họ là như vậy, bạn có thể nói người đạp xe không đủ nỗ lực không? Anh ta có thể đã nỗ lực hết sức mình, dầu tiên cũng đã mệt nhọc.
Bi kịch lớn nhất của cuộc sống là nỗ lực mạnh mẽ cho một lựa chọn sai lầm.
Ví dụ: “Kiến thức thay đổi số phận!” Câu này từ nhỏ đến lớn chúng ta nghe không biết bao nhiêu lần rồi phải không? Có vẻ rất hợp lý phải không? Nhưng ít người suy ngẫm về việc câu này có hữu ích hay không. Hỏi mọi người một câu, bài học đầu tiên lớp 5 tên là gì? Bạn còn nhớ không? Tôi tin không mấy người nhớ được.
Kiến thức thay đổi số phận, kiến thức gần như đã quên hết, làm sao để thay đổi số phận? Chỉ cần là kiến thức đã học, hai đến ba năm không xem chắc chắn sẽ quên sạch. Vậy làm sao dùng nó để thay đổi số phận? Và bạn có nhận ra, từ xưa đến nay tất cả những người thành công, đều là người rất giỏi về kiến thức hay là người có học vấn rất cao không? Rõ ràng là không. Lưu Bang chỉ là một tên lưu manh, Lưu Bị chỉ là một người bán dép rơm, Chu Nguyên Chương chỉ là một người ăn xin, rõ ràng thành công của họ không có mối liên hệ lớn với kiến thức.
Rõ ràng kiến thức không thể thay đổi số phận, vậy cái gì có thể thay đổi số phận? Hỏi mọi người một câu nữa, nếu bạn ba năm không đi xe đạp, bạn có quên cách đi không? Nếu bạn mười năm không đi xe đạp, bạn có quên không?
Rõ ràng, đối với những người biết đi xe đạp, họ sẽ không bao giờ quên cách đi xe đạp trong suốt cuộc đời mình, vì đó là một kỹ năng.
Từ đây hiểu một điều, kiến thức không thể thay đổi số phận, chỉ có việc biến kiến thức thành kỹ năng gắn liền với bản thân mới có thể thay đổi số phận, bởi vì kiến thức có thể quên, nhưng kỹ năng gắn liền với bản thân thì không bao gi��� quên.
• Sự khác biệt giữa kiến thức và kỹ năng là gì?
Hãy hiểu như này, kiến thức là sản phẩm của việc nghe một lần, kỹ năng là sản phẩm của việc luyện tập vô số lần. Kiến thức là tôi biết rồi, kỹ năng là tôi làm rồi, tôi làm được rồi, tôi đã thực hiện, tôi tiếp tục lặp lại, làm tốt hơn nữa. Thời gian thu nhận kiến thức và kỹ năng, sự nỗ lực bỏ ra, số lần lặp lại, là hoàn toàn khác nhau, vì vậy, kết quả mà chúng mang lại cũng hoàn toàn khác nhau.
Rõ ràng việc thu nhận kiến thức dễ dàng hơn nhiều so với thu nhận kỹ năng, và kiến thức còn có thể khoe mẽ trước mặt người khác, thể hiện sự rộng lớn về tri thức của bản thân. Người sở hữu kiến thức giống như coca, lần đầu uống rất sảng khoái, nhưng không chịu được việc thưởng thức kỹ lưỡng. Người sở hữu kỹ năng giống như trà, lần đầu uống có vẻ đắng ngắt, nhưng càng thưởng thức càng nghiện.
Ví dụ: “Chi tiết quyết định thành bại!” Lúc đó câu này đã được truyền điên đảo, nhiều chủ doanh nghiệp luôn nhắc đến câu này. Kết quả là cả công ty mọi người hàng ngày tập trung vào chi tiết, tìm vấn đề, càng tập trung vào chi tiết thì càng phát hiện nhiều vấn đề. Một chiếc xe hơi được làm chi tiết đến mức hoàn hảo nhưng nếu hướng đi không đúng, xin hỏi có thể đến được đích không? Nếu hướng đi đã đúng, dù chỉ là một chiếc xe ngựa, xin hỏi chỉ cần tiếp tục đi có thể đến được đích không?
Rõ ràng, chọn đúng hướng, chi tiết không quan trọng, hướng đi sai, dù chi tiết có tốt cũng vô dụng. Hầu hết lý thuyết mà mọi người học, chỉ dạy bạn làm người bình thường.
Dù là quản lý doanh nghiệp hay chiến lược quan trọng nhất trong cuộc sống, hãy nhìn nhận tổng thể và tìm ra điểm quan trọng và làm cho điểm đó lên đến 120%.
Ví dụ:
“Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi!” Người ta thường cho rằng một người theo đuổi lợi ích của bản thân sẽ được xem là kẻ tiểu nhân trong quan điểm của đại chúng. Một người học cách tạo ra của cải sẽ bị coi là âm u, tất cả đều là do sự ràng buộc của quan điểm.
Thế giới của người nghèo tin vào câu nói: “Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi”, đó là lý do họ nghèo đói. Thế giới của người giàu cũng tin vào một câu nói: “Có tiền có thể khiến quỷ đẩy cối xay”, vì vậy họ không lãng phí bất kỳ thời gian nào vào những việc không liên quan đến kiếm tiền, và cuối cùng họ phát tài.
Tôi không bảo bạn phải theo đuổi danh lợi suốt đời, nhưng trước khi bạn có danh lợi, mục tiêu của bạn nên là theo đuổi danh lợi. Sự tu luyện về tinh thần linh hồn đến từ việc buông bỏ sau khi kiếm được tiền, sở hữu nhưng không để tâm, nếu không tất cả chỉ là sự tự an ủi của nghèo đói.
5. Đột phá về tư duy
• Thứ nhất: Tư duy về quyết định
Những lựa chọn quan trọng quyết định số phận của bạn. Cuộc sống là một chuỗi lựa chọn, một số lựa chọn không quan trọng: ăn tối nên chọn món xào hay lẩu? Chọn du lịch ở trong nam hay ngoài bắc? Nên đi công tác bằng đường cao tốc hay máy bay?
Nhưng một số lựa chọn quyết định số phận: phát triển ở quê nhà hay đi đến Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội? Khởi nghiệp hay làm công ăn lương? Kết hôn với Mỹ Lan hay Lệ Lệ?
Khả năng phân định mức độ quan trọng của các lựa chọn là một kỹ năng rất quan trọng.
Đáng tiếc là đa số mọi người khi đưa ra lựa chọn đều “dùng sức một cách đồng đều”. 80% kết quả trong cuộc sống của bạn đến từ 20% lựa chọn quan trọng. Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ cần họ đủ chăm chỉ và nỗ lực thì có thể thay đổi số phận, họ có thể làm mọi chi tiết công việc với sự tận tâm. Nhưng với những lựa chọn quan trọng trong đời, họ lại hành động một cách vội vã và thiếu suy nghĩ.
Một người cô của tôi, hơn 60 tuổi, khi đi chợ mua rau, cô ấy chọn lựa rất cẩn thận, đặc biệt tận tâm. Nhưng năm ngoái, khi có người nói với cô về một nền tảng cho vay với lãi suất cao, cô ấy không chớp mắt mà lao vào, kết quả là công ty cho vay sau đó bỏ trốn, cô ấy trực tiếp mất một khoản lớn tiền bạc, đây là hình ảnh thực của nhiều người.
10 năm trước, khi bạn quyết định bán nhà ở Hà Nội để đi du học nước ngoài, bằng cấp cao mà bạn kiếm được ở nước ngoài đã không còn quan trọng nữa, bởi vì sau đó nhà ở Hà Nội đã tăng giá gấp mười lần.
10 năm trước, khi bạn trong một phút mù quáng quyết định cưới một người chồng nghiện bài bạc, bằng tiến sĩ của bạn không còn quan trọng nữa, bởi vì nửa đời sau của bạn chắc chắn sẽ bị người đàn ông này làm cho đảo lộn.
Thế giới này chính là vậy, những người giỏi xác định hướng đi luôn dẫn dắt những người giỏi về kỹ năng, ví dụ như Jack Ma hoàn toàn không hiểu về công nghệ Internet, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì ông ấy có thể xác định rõ hướng đi. Và mỗi người đưa ra lựa chọn khác nhau, chính là bởi vì mỗi người có tiêu chí đánh giá lợi ích và thiệt hại khác nhau.
Khi đưa ra bất kỳ lựa chọn nào, cốt lõi chỉ cần tham khảo một tiêu chuẩn: cắt bỏ lợi ích trước mắt, hướng tới lợi ích dài hạn trong tương lai. Miễn là không mang lại lợi ích dài hạn trong tương lai, dù lợi ích trước mắt có cao đến đâu cũng phải từ bỏ. Người bình thường luôn hướng tới lợi ích trước mắt, dẫn đến việc họ không bao giờ kiếm được tiền lớn trong tương lai.
Tất cả tài sản bạn có hiện tại, trước tương lai, cơ bản là không đáng kể. Nhưng cắt đứt lợi ích hiện tại, lại có bao nhiêu người có thể làm được? Chính vì vậy, đa số mọi người cuối cùng đều trở thành người nghèo.
Ví dụ, một bạn học ở quê tôi, 10 năm trước đã biết rằng ở quê nhà không có cơ hội phát triển, tôi đã khuyên anh ấy ra thành phố lớn để cố gắng, anh ấy cũng biết đó là hướng đi đúng. Nhưng anh ấy không thể từ bỏ căn nhà, đất đai ở quê, dẫn đến việc ngày càng tụt hậu.
Có những phụ nữ rõ ràng biết rằng người chồng mình lấy cả đời cờ bạc lẫn phụ nữ, không có tương lai, nhưng họ không muốn ly hôn, sợ rằng không tìm được người tốt hơn. Luôn tính toán về tổn thất trước mắt là lý do chính khiến một người không có tương lai.
• Thứ hai: Tư duy về mục tiêu
Đừng coi “ước muốn” như một mục tiêu, nếu không đó chỉ là một ảo tưởng.
Ước muốn là gì? Tôi muốn trở thành người giàu nhất thế giới, tôi muốn cưới hoa hậu, tôi muốn lên mặt trăng…
Có lý tưởng là điều tốt, nhưng hàng ngày chỉ sống trong lý tưởng mà không có hành động cụ thể từng bước trong thực tế, thì đó chỉ là tự lừa dối mình mà thôi. Chúng ta thường nghĩ về ước muốn quá đẹp, nhưng lại nghĩ về thực tế quá đơn giản. Ước muốn không phải là mục tiêu, nó chỉ là mong muốn một cách mơ hồ.
Còn mục tiêu nhất định phải kết hợp giữa lý tưởng và thực tế, để tạo ra kế hoạch hợp lý, thực tế, có thể thực hiện được. Ví dụ, tôi có một người bạn nặng 120kg, anh ấy nói trong 3 tháng muốn giảm xuống còn 80kg, và đã công khai hứa hẹn với sếp và đồng nghiệp, nói rằng nếu không đạt được thì sẽ tự phạt 10 triệu.
Tôi lúc đó đã biết anh ấy chắc chắn không thể thành công, bởi vì giảm 40kg trong 3 tháng mà không khả thi, và anh ấy bản thân cũng chưa từng suy nghĩ về tính khả thi thực tế của nó.
Quả nhiên, sau 3 tháng không những không giảm cân mà còn tăng vài kg, bởi vì sau một thời gian đói, anh ấy đã sụp đổ và bắt đầu ăn mạnh, kết quả còn tăng cân hơn.
Cần phải phân chia mục tiêu thành các “mục tiêu nhỏ hơn” Hãy phân chia ước muốn lớn thành mục tiêu nhỏ, biến mục tiêu nhỏ thành “số lượng hành động” có thể thực hiện. Ví dụ, đầu tiên đặt mục tiêu giảm 0,5kg trong 5 ngày, 0,5kg = 1925 calo. Chạy bộ 20 phút tiêu hao 300 calo, vậy 0,5kg cần khoảng 6 lần chạy bộ 20 phút. Khi đó, trong 5 ngày tôi chỉ cần dành ra 25 phút mỗi ngày để chạy bộ.
• Thứ ba: Tư duy về lặp lại
Người liều lĩnh thường dễ thành công hơn, bởi vì chỉ cần bắt đầu làm, bạn đã thành công được một nửa. Càng không hành động càng lo lắng, càng lo lắng càng không hành động, đây là một vòng luẩn quẩn.
Chúng ta từ nhỏ được dạy rằng cần phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động, nhưng hầu hết chúng ta chỉ làm được phần “suy nghĩ”, mà không làm được phần “sau đó hành động”. Tại sao vậy? Bởi vì trước khi làm một việc gì đó, chúng ta luôn cảm thấy mình chưa sẵn sàng, cho rằng cạnh tranh trên thị trường quá khốc liệt, cho rằng mình không đủ khả năng, sau đó dần dần rơi vào sự do dự giữa việc làm và không làm. Chỉ có bắt đầu làm mới có cơ hội lặp lại và tiến bộ.
Jack Ma khi mới bắt đầu khởi nghiệp cũng không biết công ty sẽ làm sao để sinh lời, Mã Hóa Đằng khi khởi nghiệp thậm chí suýt bán đi QQ, những người này đều cảm thấy có một kế hoạch kinh doanh lớn có thể thực hiện, thế là họ bắt đầu. Về cách đi tiếp theo trên con đường đó, họ sẽ điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
Chúng ta cần phải lập kế hoạch, nhưng không thể chỉ mãi lập kế hoạch. Sau khi có một kế hoạch sơ bộ, hãy bắt đầu hành động, sau đó liên tục điều chỉnh kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo, như vậy chúng ta thực sự sẽ dẫn trước 99% người khác.
• Thứ tư: Tư duy về quy tắc
Trong thời cổ đại, quy tắc thường được những người mạnh mẽ đặt ra, và quy tắc do họ tạo ra tự nhiên không thể bảo vệ những người yếu thế.
Dù bề ngoài có vẻ có lợi cho người yếu, mục đích cũng vì lợi ích của người mạnh. Ví dụ, cải thiện chuồng lợn, tiêm phòng cho lợn, nâng cao hương vị thức ăn cho lợn, tất cả bề ngoài đều vì sự tồn tại của lợn, nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng. Thực chất mục đích, chỉ là muốn tăng sản lượng thịt lợn mà thôi.
Dám phá vỡ nỗi sợ hãi và giới hạn trong đầu óc, dám nhảy ra khỏi sự ràng buộc của môi trường. Sống ở tầng lớp dưới cùng, mãi mãi chỉ có thể bị chuỗi thức ăn ăn mòn.
Nếu bạn chỉ tuân thủ quy tắc, làm theo lời người khác, bạn mãi mãi chỉ có thể trở thành người theo đuổi, không bao giờ có thể trở thành người dẫn dắt.
Sự vĩ đại của Steve Jobs là không bị kinh nghiệm và giáo điều ràng buộc, từ đó lật đổ máy tính, lật đổ điện thoại, lật đổ âm nhạc và 8 ngành công nghiệp khác, tạo nên đế chế Apple vĩ đại.
Những người dẫn dắt luôn không tuân theo quy tắc, bản chất của đổi mới chính là phá vỡ quy tắc hiện có!
2 notes
·
View notes
Text
BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC: SỢI DÂY KẾT NỐI TÍN NGƯỠNG VÀ RUỘNG ĐẤT
Ruộng đất hương hỏa - khái niệm quen thuộc nhưng đầy ý nghĩa trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt - được nhấn mạnh và bảo vệ trong Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê. Đây không chỉ là tài sản vật chất, mà còn là biểu tượng tinh thần, gắn kết các thế hệ trong gia đình qua phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vai trò quan trọng của ruộng đất hương hỏa trong đời sống người Việt xưa, cũng như cách mà Bộ luật Hồng Đức đã ghi dấu ấn trong việc bảo tồn truyền thống này.
Hương hoả và ruộng đất Hương hoả là gì?
Hương hoả(香火): Nghĩa gốc là “nhang đèn” dùng để tế tự tổ tiên.
Ruộng đất Hương hỏa được hiểu là phần ruộng đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu canh tác, hưởng dụng vào việc “nhang đèn” thờ cúng, chăm sóc phần mộ tổ tiên, ông bà của gia đình, dòng họ.
Các quy định về ruộng đất Hương hỏa
Bộ Luật Hồng Đức (tức Quốc triều Hình luật) được khởi soạn từ thời Lê Thái Tổ (1449), tổng số 722 Điều luật chia thành 13 Chương, gồm: Danh Lệ, Cấm vệ, Vi chế, Quân chính, Hộ hôn, Điền sản, Thông gian, Đạo Tặc, Đấu Trọng, Trá ngụy, Tạp luật, Bộ Vong và Đoán ngục. Trong đó, phần Tang chế, Tang phục ở phần đầu của Bộ luật, các quy định về Tang ma và Thờ cúng tổ tiên tập trung ở các Chương Vi chế, Hộ hôn và Điền sản và rải rác ở một Chương khác.
Đáng chú ý, Luật Hồng Đức có khoảng 20 Điều luật đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến ruộng đất Hương hoả, như: Lập chúc thư; Cách phân chia ruộng đất hương hoả; Các trường hợp có con thừa tự (hương hỏa); Không có con thừa tự, con thừa tự bị tàn tật, hư hỏng; Người thừa tự là con thứ, con nuôi, con gái, cháu đích…
Quy định chung: Áp dụng cho mọi đối tượng từ quan đại thần, quan viên đến thường dân trong xã hội.
Từ quan đại thần, các quan viên cho đến thường dân, phàm là con cháu giữ việc phụng sự hương hỏa, thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp, phải theo lệ thường, ủy cho người con trưởng của vợ cả. Nếu người con cả chết trước, thì lấy người cháu trưởng; nếu không có cháu trưởng, thì mới lấy người con thứ. Nếu người vợ cả không có con trai khác, thì mới chọn lấy con nào tốt của vợ lẽ. Nếu người con trưởng, cháu trưởng có tật nặng hay hư hỏng, không thể giữ việc thờ cúng được, thì phải trình quan sở tại để chọn người con khác thay. Nếu trái luật sẽ khép vào “tội bất hiếu bất mục trái bỏ điển lễ” (Lệnh năm thứ 3 niên hiệu Hồng Thuận, 1511).
Lập chúc thư: Các gia đình sẽ lập chúc thư với sự chứng kiến của quan lại địa phương. Người con trưởng sẽ là người thừa tự được thừa hưởng một phần ruộng đất, nhà cửa, tài sản là hương hỏa do cha mẹ để lại và có trách nhiệm tổ chức các công việc cúng giỗ cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong gia đình hoặc dòng học (nếu là tôn trưởng).
Tuy nhiên, đối với các trường hợp chưa kịp lập chúc thư, luật có quy định khá cụ thể cho việc chia tài sản hương hỏa tại Điều 1, Mục Bổ sung thêm về Hương hỏa như sau:
“Cha mẹ mất cả có ruộng đất, cha không kịp để lại chúc thư; nếu anh em, chị em tự chia nhau, thì lấy phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình (Lệnh năm thứ 2 niên hiệu Quang Thuận, 1461).
Cách phân chia: Điều luật “Điền sản mới tăng thêm” phân biệt rõ giữa điền sản do cha mẹ để lại và điền sản do hai vợ chồng làm ra với cách chia như sau:
– Đối với điền sản cha mẹ để lại: Nếu cha mẹ còn sống thì của cha mẹ, nếu cha mẹ mất đi, trường hợp vợ hoặc chồng chết trước mà không có con và không có chúc thư, điền sản đó sẽ chia làm hai phần, về người ăn thừa tự một phần để giữ việc tế tự; về vợ một phần, phần của người vợ thì chỉ đề nuôi đời mình không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì phần ấy lại thuộc về người thừa tự. Vợ chết trước thì chồng cũng thế, hễ lấy vợ khác thì mất phần này.
– Đối với điền sản của vợ chồng làm ra: Chia làm hai, vợ chồng mỗi người một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của chồng lại chia làm ba, cho vợ hai phần, để về việc tế tự và phần mộ một phần, hai phần cho vợ cũng chỉ để nuôi một đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì hai phần ấy để lại để về việc tế tự và phần mộ của chồng.
Điều luật này được đánh giá là điểm tiến bộ trong luật pháp nhà Lê bởi nó công nhận quyền sở hữu tài sản tài sản riêng của con cái khi cha mẹ còn sống, đồng thời cho phép phụ nữ được sở hữu tài sản.
Trường hợp không có người thừa tự: Tại Điều 4, mục Bổ sung thêm về Hương hỏa nêu rõ: Nếu người giữ hương hỏa không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì cho lấy một phần hai mươi. (Lệnh năm thứ 2 niên hiệu Quang Thiệu, 1517)”.
Ngoài ra, Bộ luật còn có các quy định cụ thể đối với các trường hợp con trưởng bị chết, bệnh tật, hư hỏng không có người thừa tự phải chuyển quyền thừa tự cho con trai thứ, cháu đích, con nuôi, người trong họ… Cụ thể như sau:
– Trường hợp người con trưởng hư hỏng hay bệnh tật không giữ được thờ cúng thì phần hương hỏa giao cho con thứ (phải theo lệnh của cha mẹ). Nếu người con thứ không có con trai, mà người con trưởng bất tiếu nhưng lại có con trai hoặc cháu trai (cháu đích) thì phần hương hỏa trước lại giao về cho con trưởng ấy.
– Trường hợp không có con thứ, cháu đích, người thừa tự là con nuôi phải được ghi trong chúc thư thì mới được chia tài sản và giữ việc thừa tự.
– Trường hợp con cháu vì nghèo đói phiêu bạt bỏ việc thờ cúng hương hỏa, người trong họ được phép trình với quan sở tại để giữ việc thừa tự. Khi con cháu an nghiệp trở về thì phải trả lại phần hương hỏa trước đây..
Một số nhận định bước đầu
Truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt được hình thành từ thời tiền sơ sử mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, bước sang thế kỷ XV, truyền thống này đã có những chuyển biến đáng kể. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thờ cúng dòng họ trong đời sống xã hội, trên cơ sở ti���p thu tư tưởng Đạo hiếu trong Nho giáo, nhà Lê đã sử dùng hệ thống luật pháp để thiết chế hoá vấn đề thờ cúng tổ tiên, trong đó có các quy định về ruộng đất Hương hoả và Thờ cúng dòng họ.
Khảo cứu các Điều luật cho thấy, ngay từ thế kỷ XV, vấn đề duy trì thừa tự Hương hoả (Thờ cúng dòng họ) đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Bộ luật bao gồm các quy định về việc lập chúc thư thừa tự Hương hoả, quy định cách phân chia ruộng đất Hương hoả. Các trường hợp không có con trưởng thừa tự, luật quy định rõ chuyển quyền này cho con trai thứ, con gái trưởng, cháu đích, con nuôi… Luật quy định rõ, kể cả các trường hợp nhà nghèo, đi phiêu bạt cũng phải giữ thừa tự bằng cách thông báo với chính quyền để duy trì việc thờ cúng dòng họ khi điều kiện cho phép. Đồng thời, luật pháp nghiêm cấm bán ruộng đất Hương hoả, nếu vi phạm quy vào tội “Bất hiếu” thuộc 10 tội “Thập ác” phải chịu các hình phạt cao nhất.
Bộ Luật Hồng Đức là văn bản pháp quy tối cao của triều đình phong kiến nhà Lê được khởi soạn năm 1449 và ban hành sau đó. Trong đó, các quy định về ruộng đất Hương hoả là những cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu Văn hoá dòng họ, ngoài việc phản ánh tầm quan trọng của “Việc họ” có còn góp phần làm rõ cơ sở hình thành phát triển của Truyền thống thờ cúng dòng họ ở nước ta. Đáng chú ý, sự hậu thuẫn từ phía triều đình phong kiến đã đặt một dấu mốc quan trọng cho văn hoá dòng họ. Kể từ đây, thờ cúng dòng họ có những điều kiện phát triển thuận lợi và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Trải qua quá trình lịch sử, với những giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, truyền thống tốt đẹp này đang tiếp tục được duy trì, phát huy trong đời sống xã hội hiện nay.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/ruong-dat-huong-hoa-va-viec-tho-cung-trong-bo-luat-hong-duc-nha-le/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam
0 notes
Text
Lăng mộ đá
Lăng mộ đá là công trình tâm linh có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, gắn liền với phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đó là nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình. Những mộ phần được xây lên, kết hợp với những món đồ thờ đá, kiến trúc đá tạo nên một quần thể lăng mộ trang nghiêm, cổ kính.
Để hoàn thiện một công trình lăng mộ gia đình, dòng họ nhất định Quý vị phải tìm đến những đơn vị uy tín, năng lực cao. Tự hào là cơ sở chế tác và thi công xây dựng khu lăng mộ đá uy tín, Đá Thiên Sơn đã và đang hoàn thiện nhiều công trình lăng mộ cho hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Chúng tôi đang làm rất tốt trong việc giữ gìn, phát huy giá trị tinh hoa của nghề điêu khắc đá truyền thống đã có lịch sử gần 500 năm của làng nghề đá mỹ nghệ lừng danh - Ninh Vân (Ninh Bình).
Website: https://dathienson.vn/lang-mo-da
Lăng mộ đá là gì?
Lăng mộ hay khu lăng mộ bằng đá là một trong những kiến trúc tâm linh điển hình nhất của Việt Nam. Đó là một quần thể các cấu trúc làm từ đá tự nhiên nguyên khối gồm: lăng đá thờ, mộ đá, lư hương đá, đèn đá, cuốn thư đá, bia đá, bàn thờ đá,… và gồm cả kiến trúc bao bọc bên ngoài như cổng đá lăng mộ, hàng rào đá, bậc thềm đá,…
Khu lăng mộ bề thế, khang trang
Tất cả những chi tiết trong khu lăng mộ đều được chế tác tinh xảo và khéo léo bởi những nghệ nhân đá chuyên nghiệp, tay nghề giỏi. Mỗi chi tiết bộ phận có nhiều kiểu dáng, chất liệu, hoa văn và ý nghĩa tâm linh, phong thủy khác nhau.
Ý nghĩa của việc xây dựng lăng mộ đá
Chôn cất và thờ cúng người đã mất là phong tục có từ rất lâu đời của người Việt. Một phong tục giàu bản sắc, có tính nhân văn và tính chất giáo dục truyền thống ngàn đời nay.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tồn tại ở rất nhiều quốc gia, dân tộc tại Châu Á. Nhưng nó vẫn được xem là tín ngưỡng đặc trưng của người Việt về tính phổ biến trong cộng động. Hầu như, trong mỗi gia đình của người Việt đều có bàn thờ gia tiên, đều có phong tục xây cất mộ để thờ cúng và tưởng niệm những người đã khuất trong gia đình.
Người phương Đông vốn đã có thói quen tâm lý duy tình, rất trân trọng tình cảm, đặc biệt là mối quan hệ huyết thống. Biểu hiện này ở người Việt Nam chúng ta lại càng sâu sắc hơn rất nhiều.
Từ xa xưa, ông bà ta đã có quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”. Chết không phải là hết, ông bà tổ tiên khi khuất núi ở thế giới này sẽ tiếp tục tồn tại ở một thế giới siêu nhiên mà chúng ta không nhìn thấy được.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nội dung bình dị, giàu giá trị nhân văn, tính thực tiễn cao, không cực đoan như nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác. Thiết kế và xây dựng khu lăng mộ đá dòng họ đẹp, khang trang là một trong hình thức thực thi tín ngưỡng truyền thống này.
Lăng mộ bằng đá tự nhiên giống như lời nhắc nhở ý thức về cội nguồn, khơi dậy cho con cháu những ký ức về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân đã mất. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu vào ý thức của mỗi người Việt Nam. Việc tảo mộ, dâng hương ở khu nghĩa trang, lăng mộ xuất phát từ lòng hiếu kính, nhớ ân thâm nghĩa trọng.
Một mặt cũng hướng con người về quá khứ, một mặt định hướng cho hiện tại và tương lai (giáo dục con cháu về truyền thống gia đình, đạo lý làm người).
“Tổ tiên xưa vun trồng cây đức lớn Con cháu nay giữ gìn nhớ ơn sâu.”
Trong khi dâng hương, tế lễ lời khấn vái của người Việt chúng ta cũng rất giản dị, thực tiễn. Cầu xin được che chở phù hộ cho cuộc sống của gia đình, dòng tộc được bình yên, suôn sẻ, được bảo hộ khi đi xa về gần,…. Không biết hiệu quả của những lời vái ấy như thế nào, nhưng nó giúp cho chúng ta cảm thấy thanh thản, an tâm về mặt tâm linh, là điểm tựa tinh thần vô cùng ý nghĩa.
Mặt khác, những người đã mất trong gia đình hoặc dòng tộc đều được xây cất trong khu lăng mộ riêng của gia đình, dòng họ đó. Điều này mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ. Sau khi mất đi, những thành viên trong gia đình, dòng họ sẽ được quây quần, đoàn tụ với tổ tiên ở thế giới bên kia.
Khu Lăng Mộ Đá hoàn chỉnh cần những gì và các thành phần quan trọng?
Nhiều khách hàng thắc mắc, một khu lăng mộ bằng đá hoàn chỉnh cần những gì? Sau đây Đá Thiên Sơn sẽ tổng hợp cho Quý vị những thành phần quan trọng để tạo lên một khu lăng mộ đá đẹp nhất, sang trọng và linh thiêng nhất.
Lăng thờ chung bằng đá
Lăng thờ đá hay còn gọi là long đình đá, am thờ bằng đá, là một phần không thể thiếu trong khu lăng mộ. Đây là nơi con cháu dâng lễ, dâng hương cho trời đất, tổ tiên trong những ngày giỗ hay lễ Tết. Lăng thờ thường đặt ở chính giữa, phía trong cùng khu lăng mộ, vị trí cao và trang nghiêm nhất.
Thiết kế lăng thờ đá có kích thước khá lớn, bao gồm 3 phần chính:
Mái che: Có thể thiết kế lăng thờ mộ đá 1 mái, 2 mái hoặc 3 mái tùy theo yêu cầu từ khách hàng.
Thân lăng thờ: Thiết kế 2 kiểu chính là có cánh và không có cánh. Thiết kế có cánh phần thân sẽ mở rộng sang hai bên, điêu khắc hoa văn cầu kỳ.
Đế lăng thờ: Có 2 kiểu chủ yếu là đế sập hoặc đế sen. Đế sập có 1 tầng, chạm khắc hoa văn tinh xảo, nổi bật nhất là hình hổ phù. Đế sen có 2 tầng, chạm khắc hoa văn hình cánh sen.
Mộ đá tự nhiên
Trong một khu lăng mộ dòng họ có rất nhiều ngôi mộ đá – nơi chôn cất di hài, tro cốt của người đã khuất. Thông thường, mộ đá sẽ đặt ở hai bên, phía trước lăng thờ chung. Đầu mộ sẽ hướng về phía long đình đá, chân mộ hướng về mặt trước khu lăng (thông thường chính là phía cổng).
Trong kiến trúc lăng mộ đá dòng họ, khi sắp xếp mộ phần cần tuân thủ nguyên tắc “nam tả - nữ hữu”, mộ của người nam sẽ đặt bên trái còn mộ của người nữ sẽ đặt bên phải. Trong phong thủy Âm Dương Ngũ Hành, bên trái tượng trưng cho Thanh Long (Dương) còn bên phải tượng trưng cho Bạch Hổ (Âm). Âm Dương thuận sẽ mang đến phúc khí cho con cháu đời sau.
Trong một khu lăng mộ bằng đá đẹp Ninh Bình, mẫu mộ đá được chọn sẽ đồng nhất với nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Sự đồng bộ ở đây bao gồm cả kiểu dáng, kích thước và chất liệu.
Tại Thiên Sơn hiện nay, chúng tôi có đủ các mẫu mộ bằng đá đẹp như:
Mộ đá đơn – mộ đá tam sơn
Mộ đá 1 mái đáo, 2 mái đao hoặc 3 mái đao,…
Mộ đá hoa cương (đá granite)
Mộ tháp đá
Mộ đá tròn
Mộ đá lục giác
Mộ đá xanh đen
Mộ đá xanh rêu
Sản phẩm với nhiều kích thước, kiểu dáng thiết kế từ hiện đại đến truyền thống, mang đến sự lựa chọn đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của từng khách hàng.
0 notes
Text
Tu là tìm lỗi của mình để sửa mìnnh không sữa Người .
Sửa tính tham lam thành Bố Thí
Sửa tính ganh tỵ thành Hoan Hỷ
Sửa tính ích kỷ thành Vị Tha
Sửa tính vô tâm thành Hòa Nhã
Sửa tính cố chấp thành Buông Xả
Sửa tính khinh khi thành Kính Mến
Sửa tính cao ngạo thành Khiêm Tốn
Sửa tính hẹp hòi thành Bao Dung
Sửa tính bi quan thành Tích Cực
Sửa tính lười biếng thành Siêng Năng
Sửa tính hơn thua thành Nhẫn Nhịn
Sửa tính si mê thành Trí Tuệ
Vậy tu với những ai ?
Tu với Ông Bà và Cha Mẹ của chúng ta, phải có lòng Hiếu Thảo.
Tu với anh chị em của chúng ta, phải biết Yêu thương, nhường nhịn, kính trên bảo dưới, phải sống tròn đạo nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con cái.
Tu với những người xung quanh chúng ta, hoan hỷ hòa nhã, biết sẻ chia, biết đối xử tốt với mọi người.
Tu với công việc của chúng ta, hãy làm tốt công việc của mình, dù là những việc nhỏ nhặt nhất, nên có câu:
“Trước khi tu Phật hãy tu Nhân và tập Nhẫn nại.”
Nguyện cầu cho tất cả mọi người, mọi loài, mỗi ngày, đời này, đời sau TIN SÂU NHÂN QUẢ, THÂM TÍN TAM BẢO, KIẾP KIẾP ĐỀU ĐƯỢC HỌC PHẬT, ĐƯỢC NGHE ĐẾN CHÍNH PHÁP ĐỂ SỚM GIÁC NGỘ, TU TẬP TINH TẤN, LÀM TƯ LƯƠNG VƯỢT THOÁT KHỎI DÒNG SINH TỬ LUÂN HỒI.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
0 notes