Tumgik
#ăn chay niệm phật
thuvientamlinh · 2 years
Text
Phải Chăng Chỉ Cần Ăn Chay Thì Có Thể Một Đường Đến Niết Bàn? - Tâm Linh Cuộc Sống
Phải Chăng Chỉ Cần Ăn Chay Thì Có Thể Một Đường Đến Niết Bàn? – Tâm Linh Cuộc Sống
Nhiều người vẫn thường hay tranh cãi về vấn đề ăn chay hay ăn mặn. Việc ăn chay có thực sự là điểm then chốt để đưa người ta đến cõi Niết Bàn hay không? mời quý thính giả cùng Tâm Linh Cuộc Sống tìm câu trả lời trong video ngày hôm nay _______________ 🔔 Đăng ký #TamLinhCuocSong #ThuVienTamLinh #TLCS tại: https://youtube.com/thuvientamlinh?sub_confirmation=1 _______________ ▶ Video mới…
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
ultraman-pluto · 2 years
Text
Tumblr media
[ZHIHU] NHỮNG CÂU NÓI KHIẾN BẠN TAN NÁT
1. Cứ cho rằng người không trả lời tin nhắn thật sự không có chút lễ phép nào hết. Sau này mới hiểu người không có lễ phép là người không ngừng gửi tin nhắn đến. Ở cái thời đại điện thoại không bao giờ rời tay người ta muốn trả lời tin nhắn thì sớm đã trả lời bạn. Bạn không thể mở một cánh cửa cố tình đóng. Bạn liên tục gọi cửa thì chính bản thân bạn là người không có phép tắc, hiểu chứ?
2. Anh nói rằng, rồi em sẽ gặp một người tốt hơn anh. Nhưng thực tế là anh muốn gặp một người ưu tú giỏi giang hơn em thôi.
3. Bạn phải hiểu rõ bạn thích người ta chứ không phải người ta thích bạn. Bạn rung động, bạn chủ động, dù gặp uất ức lớn thế nào đều là chuyện bạn đã lường trước được. Không thể trách bất kỳ ai. Bạn không phải là một đứa trẻ, buồn cũng không chết được. Và kết quả chỉ có thể tự bản thân gánh lấy, cho dù khó khăn đến thế nào cũng chỉ có bản thân mình vượt qua. Ai bảo bạn có bản lĩnh thích người ta nhưng chẳng có bản lĩnh làm người ta thích bạn.
4. Không muốn nghe điện thoại thì cứ thẳng th���n nói ra, đừng để âm thanh tổng đài thay bạn nói lời xin lỗi.
5. Em cứ ngỡ là lỡ mất cơ hội. Người ta thì cho rằng đó là một sự giải thoát.
6. Em thật sự rất may mắn khi gặp được anh trong cuộc đời này. Nhưng nếu có thể không gặp thì tốt hơn rất nhiều.
7. Chúng ta đến với thế giới này là điều bắt buộc. Chúng ta cuối cùng sẽ rời khỏi thế giới này, không thể không rời đi.
8. Tất cả mọi thứ đều rất ngắn ngủi, chỉ có hoài niệm và sự mất mát theo ta lâu dài.
9. Chia tay là chuyện thường của cuộc sống, chúng ta cũng không ngoại lệ.
10. Càng thiếu thứ gì con người ta lại càng khoe khoang thứ đó.
11. Một người có thể rất đơn giản ngây thơ mà sống thì chắc chắn là có vô số người dùng cái giá lớn hơn đang hi sinh mình để bảo vệ cuộc sống ấy.
12. Hơn một nửa số câu chuyện hay được kể đều bắt nguồn từ sự tuyệt vọng.
13. Những lời xin lỗi ấy cũng giống như lời xin lỗi khi chuyến bay trễ chuyến, lời cảm ơn đã chiếu cố được in trên nắp chai. Là những câu khách sáo sáo rỗng.
14. Mỗi lần nghe được tin tức của anh, em lại giả vờ như không quan tâm, lặng lẽ biến nó thành bí mật. Xuân hạ thu đông, chẳng bao giờ còn anh bên cạnh.
15. Ngay khi mất đi ham muốn bày tỏ, em chợt cảm thấy nhẹ nhõm. Có lẽ chúng ta không phải là người cùng một chặng đường. Anh chỉ là vô tình ở phía bên cạnh liếc nhìn em một tí trong lúc chờ đèn đỏ mà thôi. Khi đèn chuyển xanh, chúng ta mỗi người đi một ngã.
16. Có lẽ người em yêu đã không còn là anh, còn mối bận tâm này chỉ là sự trách nhiệm cần thiết phải có. Nó giống như một ngôi miếu thờ, dù cho quạnh quẻ nhưng nó vốn là nơi thờ cúng. Lại ví như bức tượng, dẫu đổ nát nhưng nó vẫn là thần phật.
17. Ánh đèn vạn nhà suy vi, ta cách ngọn cây ngóng núi non.
18. Chẳng sao đâu, ai rồi cũng vô cớ buồn bã, có khi đang đi trên đường thì bỗng cảm thấy chơi vơi nhưng nó không ảnh hưởng chúng ta ăn uống vui vẻ, mọi chuyện rồi sẽ qua đi.
19. Mùa hạ năm đó tôi ước rằng trận mưa tầm tã ấy có thể kéo dài hơn chút nữa, để tôi và cậu ấy ở đây lâu thêm một chút. Và rồi điều ước đã thành sự thật nhưng chỉ còn lại tôi ở tại nơi này.
20. Trên chặng đường này đã có vô số những người bỏ rơi cậu và cậu cũng phụ lòng biết bao người, chẳng phải sao? Vậy nên có gì mà cậu phải buồn chứ?
21. Sau này tôi mới hiểu rất nhiều chuyện có nói gì nữa thì cũng vô ích. Giống như khi bạn cầm một ly nước nóng vậy, dù cho rất khát nhưng nó nóng tay thì cũng phải buông xuống.
22. Dẫu ngôi sao vỡ nát thì ánh sáng phát ra vẫn rất xán lạn.
23. Ánh sáng sẽ chẳng thể nắm giữ, sương mù rồi sẽ tan biến, chỉ toàn là phong cảnh hân hạnh được gặp thôi.
24. Em không muốn trồng hoa, em bảo "Em không thích nhìn nó héo úa từng ngày". Đúng thế, để ngăn chặn kết quả mà em đã giết chết luôn sự bắt đầu.
25. Trước tới nay tôi luôn cho rằng con người sẽ từ từ già đi, hoá ra không phải vậy, người ta sẽ già đi chỉ trong một khoảnh khắc.
26. Tôi cảm thấy buồn không phải do em lừa dối mà bởi vì tôi sẽ chẳng bao giờ tin tưởng được em nữa.
27. Vốn dĩ tôi muốn chết đi trong mùa đông này nhưng gần đây nhận được bộ kimono vải lanh màu xám chuột rất thích hợp mặc vào mùa hè thế nên trước hết tôi sẽ tiếp tục sống cho đến mùa hè.
------ Dịch bởi: Ultraman Nguồn: 离梦杳如关塞长
13 notes · View notes
ttpthuydainam · 3 days
Text
Cách Tỉa Chân Nhang Để Bàn Thờ Luôn Trang Nghiêm
Trong văn hóa Việt Nam, việc tỉa chân nhang không chỉ là một hoạt động vệ sinh bàn thờ mà còn gắn liền với phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên. Người Việt tin rằng bàn thờ là nơi linh thiêng, đại diện cho sự kết nối giữa con cháu với ông bà, tổ tiên. 
Tumblr media
Tỉa chân nhang là việc dọn dẹp bàn thờ để làm sạch khu vực thờ cúng gia tiên và các vị thần như ông Công, ông Táo sau một năm thờ phụng. Nghi thức này thể hiện lòng thành kính của gia chủ, đồng thời chuẩn bị không gian để đón tổ tiên và chư Thần linh về sum họp với gia đình trong dịp Tết, cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, và may mắn.Tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt?
Thông thường, các gia đình sẽ dọn dẹp bàn thờ và phòng thờ sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo, như một cách làm sạch “chỗ ngồi” cho gia tiên sau một năm dài. Cách tỉa chân hương hay còn gọi là cách tỉa chân nhang khi dọn ban thờ không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn phải được thực hiện cẩn thận, chu đáo.
Tumblr media
Sau một năm cúng bái, việc tỉa chân nhang không chỉ giúp giữ cho bàn thờ sạch sẽ mà còn đảm bảo an toàn phòng tránh hỏa hoạn và đón chào năm mới nhiều tài lộc. Dưới đây là các bước cách tỉa chân hương hợp phong thủy:
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết
Làm sạch với gừng và rượu: Lấy 1 củ gừng, rửa sạch, giã nát và ngâm với rượu trong khoảng 30 phút. Gừng có tác dụng khử trùng và làm sạch, trong khi rượu giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khi ngâm, dùng khăn sạch để lau dọn các đồ thờ cúng.
Chuẩn bị mâm cúng: Mâm cúng đầy đủ với các vật phẩm như nến, hương, hoa, quả, và các món ăn truyền thống như xôi, gà, bánh kẹo, đồ chay. Đây là tấm lòng của gia chủ, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.
Lau dọn bàn thờ Phật trước: Nếu gia đình có bàn thờ Phật, hãy lau dọn bàn thờ Phật bằng nước sạch trước, để đảm bảo sự tôn nghiêm của nơi thờ cúng. Sau đó, mới chuyển sang dọn dẹp bàn thờ gia tiên.
Bước 2: Xin phép trước khi tỉa chân nhang
Thực hiện bài văn khấn: Trước khi hạ các đồ thờ cúng xuống để lau dọn, cần thực hiện bài văn khấn để xin phép ông bà tổ tiên. Điều này giúp thể hiện lòng thành kính và tôn trọng, đồng thời thông báo cho tổ tiên biết về việc chuẩn bị lau dọn và thay chân hương.
Tumblr media
Bước 3: Hạ các đồ thờ cúng xuống và lau dọn
Hạ đồ thờ cúng xuống: Chuẩn bị một bàn cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, đặt các đồ thờ cúng xuống bàn sau khi hương đã cháy hết. Sắp xếp các món đồ một cách gọn gàng để dễ dàng lau dọn.
Lau dọn các đồ thờ cúng: Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau từng món đồ thờ cúng, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Sau khi lau bằng khăn đã ngâm rượu, sử dụng khăn khô để lau lại một lần nữa, đảm bảo mọi món đồ đều sạch sẽ và tươm tất.
Bước 4: Rút chân nhang và dọn dẹp bát hương
Rút chân nhang: Sử dụng thìa nhỏ để xúc từng ít chân hương ra ngoài, tránh đổ hết tro ra cùng một lúc, điều này có thể gây “tán tài” theo quan niệm dân gian. Rút tỉa chân hương để lại số lẻ 1/3/5/7/9 cây: 5 cây cho bát hương thần linh, 3 cây cho bát hương khác, giúp cân bằng âm dương và thu hút tài lộc.
Xử lý chân hương và tro: Đặt chân hương đã rút lên bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ, sau đó hóa hết chân hương và thả tro ra sông. Lau dọn bát hương bằng khăn khô để loại bỏ tàn chân hương, sau đó dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại bát hương và bàn thờ để hoàn tất việc dọn dẹp.
Đọc bài văn khấn để mời ông bà về: Sau khi bàn thờ đã được dọn sạch và chân hương đã được tỉa xong, đọc bài văn khấn để mời ông bà và các Ngài về lại bàn thờ. Điều này giúp hoàn tất nghi lễ và thể hiện lòng thành kính của gia chủ.
Tumblr media
Việc thực hiện đúng các bước này giúp đảm bảo bàn thờ gia tiên luôn sạch sẽ và trang nghiêm, đồng thời mang lại sự may mắn và tài lộc cho năm mới.Văn khấn xin tỉa chân nhang
Bài văn khấn trước khi tỉa chân hương cuối năm
Trước khi thực hiện việc rút chân hương cuối năm nên thực hiện bài văn khấn nôm để xin rút chân hương. Quý gia chủ có thể tham khảo thủ tục xin chân hương dưới đây:Gia chủ thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ, xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Khi nào hương tàn thì bắt đầu dọn.
– Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội, họ ngoại dòng họ………………………………………………Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..Ngụ tại:…………………… …………….……………………….……………..Hôm nay ngày…tháng…năm…tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng nên để hương án có chút bụi bẩn.Nay tín chủ con thành tâm kính cáo với các chư vị thần linh, gia tiên dòng họ…., chọn được ngày lành tháng tốt con xin phép được sái tịnh để ban thờ được trang nghiêm. Kính mong các chư vị chứng minh giám hộ. Mong các chư vị tạm ẩn, tạm lánh độ cho con cháu được khang trang, mỹ hảo.Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết được kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn si mê, lầm lỡ kính xin các chư vị đánh chữ đại xá và tha thứ bỏ qua
Bài văn khấn xin thỉnh các Ngài về sau khi bao sái xong
Tumblr media
Thông thường, việc tỉa chân nhang nên do chủ nhà hoặc người lớn tuổi, có uy tín trong gia đình đảm nhận. Nếu người khác thực hiện, cần có sự chỉ dẫn và chuẩn bị đầy đủ để tránh phạm phong thủy.
Trước khi tỉa, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang trọng, gọn gàng và đặc biệt là phải rửa tay để thể hiện lòng thành kính khi thực hiện nghi thức quan trọng này.Có nên tỉa chân nhang thường xuyên không?
Gia chủ không cần tỉa chân nhang quá thường xuyên. Việc tỉa chân nhang chỉ nên thực hiện vào những dịp đặc biệt, thường là một lần vào cuối năm, trước khi cúng ông Công ông Táo. Việc tỉa quá nhiều lần có thể gây xáo trộn bát hương, không tốt cho phong thủy.Nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Theo phong tục, gia chủ nên tỉa chân nhang sau khi cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm bát hương được thắp sáng, các thần linh đã được mời về trời, gia chủ có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang.
Tỉa chân nhang là một nghi thức quan trọng trong phong thủy thờ cúng. Thực hiện đúng cách sẽ giúp gia đình giữ được không gian thờ cúng sạch sẽ, linh thiêng và tránh những ảnh hưởng xấu đến phong thủy. Nếu gia chủ còn thắc mắc về cách tỉa chân nhang hoặc các vấn đề liên quan đến phong thủy, hãy liên hệ ngay với Phong Thủy Đại Nam để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/cach-tia-chan-nhang/
0 notes
thanhthatniemphat · 9 days
Text
THÔNG BÁO TIN VUI ĐẾN TỪNG NHÀ
Quý Phật tử liên hệ hai số điện thoại của chùa hoặc nhắc Zalo 0938180049(chú tâm tình)-0903333650(cô liên tâm)
Tượng vận chuyển không may bị bể thì khi nhận hàng kêu shipper kiểm tra liền nhé, nếu không kiểm tra thì tượng bể bên shipper sẽ lấy phí vô lý ạ, hoặc gọi ngay 0917870037 gặp cô hạnh bưu điện để cô ấy nói chuyện với shipper nhé
Hoan hỷ suy nghĩ kỹ khi thỉnh tượng, có nhiều Phật tử thỉnh xong nói tượng to quá không thờ được( tượng cao 5 tất- ngang hơn 1 gan tay)
-Lưu ý:
NHÂN DUYÊN THỈNH ĐƯỢC PHẬT PHẢI CÓ TÂM CUNG KÍNH, ĐƯỢC THỈNH TƯỢNG VỀ PHẢI CỐ GẮNG TU TẬP SỬA ĐỔI BẢN THÂN-TU NHÂN TÍCH ĐỨC, TẬP ĂN CHAY TRƯỜNG,SIÊNG NĂNG NIỆM PHẬT, THÌ VẬN MỆNH CUỘC ĐỜI BẠN SẼ THAY ĐỔI BẤT NGỜ Ạ
Khi thỉnh Phật về thờ, chuẩn bị bàn thờ thật tôn nghiêm dài 1m2
Hoa quả và trái cây và 3 chung nước, nếu cần đốt hương thì đốt còn không thì không sao ạ, khi chuẩn bị xong hết gia đình mở video khóa tu niệm Phật này tu theo 1 thời là đã an vị Phật rồi ạ
youtube
Dạ A DI ĐÀ PHẬT
KÊNH YOUTUBE: CHÂN THÀNH NIỆM PHẬT VLT
youtube
0 notes
mayniemphattuhuyen · 13 days
Text
CÓ THẬT LÀ KHÔNG CẦN NIỆM PHẬT NHIỀU, CŨNG CHẲNG CẦN TRÌ GIỚI, CHẲNG CẦN PHẢI ĂN CHAY, CHỈ CẦN PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH LÀ CÓ THỂ ĐƯỢC VÃNG SANH HAY KHÔNG?
Đối với người niệm Phật việc hiểu rõ Lý-Sự, Nhân-Quả của Tịnh Độ Tông hết sức quan trọng. Nếu không hiểu rõ ràng dẫn đến trong tâm đối với pháp môn Niệm Phật sẽ hết sức mơ hồ, không có chủ ý, niệm Phật được vài năm thì gặp người ngoài nói những câu bóng gió như: _ ” Tôi nghe nói chẳng cần phải niệm Phật nhiều như vậy, cũng chẳng cần trì giới, chẳng cần phải ăn chay, chỉ cần phát nguyện vãng sanh…
0 notes
buddhistbooks · 4 months
Text
Tumblr media
Không phải lên chùa: Đây mới là 7 dấu hiệu của người tu tập chân chính!
Nhiều người cho rằng việc tu tập hay có "căn tu" là một điều gì đó xa vời, cao siêu, chỉ dành cho những ai xuất gia hay thường xuyên lên chùa.
Thực ra, việc Tu hay có “Căn tu” không có gì bí ẩn hay cao siêu cả.
- "Căn" ở đây chính là nói về "Nghiệp" của mỗi người.
- "Nghiệp": hiểu đơn giản là thói quen.
Những tư duy, hành động, lời nói được lặp đi lặp lại theo tần suất nhất định nào đó, lâu dần sẽ thành thói quen - Đó chính là "nghiệp".
Do đó, ai cũng có "căn", cũng có "nghiệp".
Càng lặp đi lặp lại một tư duy, thói quen hay hành vi nào đó thì Căn nghiệp đó càng sâu dày.
Vậy, "Tu" là gì?
- "Tu" chính là "sửa mình", trọn vẹn rõ biết mình.
Người được gọi là có "căn tu" đơn giản là người trong nhiều kiếp sống trước hoặc ngay cả trong đời sống hiện tại, luôn có ý thức tự soi chiếu, rõ biết, tu sửa bản thân, sống trọn vẹn với thực tại.
Và vì luôn rõ biết mình, vậy nên người đó sẽ càng ngày càng có sự tỉnh táo, sáng suốt, có tư duy, lời nói, hành động, thói quen đúng tốt, hướng thiện, lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh.
Nhiều người cho rằng người tu tập hoặc người có căn tu là người có vẻ ngoài xinh đẹp, phúc hậu, thường xuyên gặp may mắn, an lành, gia đình hạnh phúc.
Hoặc cho rằng biểu hiện của người có tu tập chính là xuất gia, hay lên chùa, thường xuyên thiền định, tụng kinh, trì chú, ăn chay, niệm Phật, phóng sanh, đi nhẹ, nói khẽ, cười ​duyên...
Thực tế, tất cả những biểu hiện trên không phản ánh đúng và toàn diện bản chất cốt lõi của việc tu tập.
Thời Đức Phật tại thế, có những vị thánh giác ngộ có hình tướng rất dữ tợn; có vị trước khi giác ngộ còn là tướng cướp hại người; có vị còn là người gánh p.h.â.n xuất thân hèn kém, có vị cuộc đời trải qua muôn vàn đau khổ…
Vậy thì tướng mạo hay sự giàu có thuận lợi đâu nhất định thể hiện cho việc người đó có căn tu hay không.
Lại có nhiều người, thường xuyên đi chùa, thắp nhang, ăn chay trường, cả ngày tụng kinh trì chú, theo Pháp môn này, Pháp môn kia, rất miên mật… Thế nhưng hễ ai động chạm đến Pháp môn của mình thì lập tức nổi giận, tranh cãi hơn thua, luôn cho rằng Pháp mình tu, thầy mình theo là ưu việt, xuất chúng hơn.
Càng “tu” càng thấy mình đúng, người sai.
Càng “tu” lại càng phân biệt, càng chấp niệm vào tôn giáo, phương pháp, giáo lý…
Càng “tu” càng thấy mình thanh cao hơn người…
Đó là biểu hiện của việc đang đi sai con đường rồi.
Vậy nên, chưa chắc cứ lên chùa, thiền định, ăn chay niệm Phật nghĩa là đang tu hay đang tu đúng mà còn phải xem thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Sau đây, cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu nhận biết một người tu tập chân chính và đang tu đúng:
1. Sống giản dị
Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, nơi vật chất phồn hoa che lấp đi những giá trị tinh thần, sống giản dị chính là biểu hiện của một tâm hồn thanh tịnh, cho thấy một người đang trên con đường tu tập đúng đắn.
Người tu tập đúng là người không tự làm phức tạp hóa cuộc sống của mình bằng những nhu cầu và ham muốn vô độ. Họ cũng không chìm đắm trong vật chất, mê muội chạy đua theo những thứ xa hoa, phù phiếm.
Họ chỉ tiêu dùng những gì thực sự cần thiết cho cuộc sống của mình và gia đình. Bởi họ hiểu rõ bản thân, biết mình cần gì và trân trọng những gì mình đang có.
Lối sống giản dị cũng thể hiện qua cách cư xử, giao tiếp của họ. Người có căn tu là người suy nghĩ đơn giản, chân thành. Lời nói của họ giản dị, dễ hiểu, không khoa trương hay bóng bẩy. Họ không tìm cách lấp liếm, che đậy bản thân bằng những ngôn từ hoa mỹ, không thiết thực.
Hơn ai hết, họ hiểu rằng, càng có nhiều sự lựa chọn, càng sở hữu nhiều của cải, vật chất, con người càng mất đi tự do và càng ít hạnh phúc hơn.
2. Ngăn nắp, sạch sẽ
Sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ cũng là một biểu hiện của người có căn tu và đang tu đúng.
Nhiều người chăm chỉ đi chùa, ăn chay, cầu nguyện, làm công quả, nhưng lại bỏ bê chính không gian sống của mình. Họ khoác lên mình vẻ ngoài xinh đẹp, sáng sủa, đạo mạo, nhưng bên trong căn nhà của họ lại là sự bừa bộn, lộn xộn.
Điều này cũng phần nào thể hiện sự rối ren và hỗn loạn bên trong tâm trí của họ.
"Tu là sửa mình", tu không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở ý thức giữ gìn sự ngăn nắp, vệ sinh cho bản thân và môi trường, mọi người xung quanh.
Người tu chân chính hiểu rằng, tu tập bắt đầu từ chính ngôi nhà mình ở, nơi làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên họ luôn ý thức giữ gìn sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch đẹp không chỉ cho bản thân, mà còn cho tổ ấm của mình và cho môi trường, mọi người xung quanh.
3. Tĩnh lặng, không tụ tập thị phi
Giữa ồn ào náo nhiệt của cuộc sống, tĩnh lặng là nơi ta tìm về chốn bình yên cho tâm hồn. Người có căn tu là người biết trân trọng sự tĩnh lặng, không tham gia những việc ồn ào thị phi.
Nhiều người dành thời gian cho những cuộc tụ tập, buôn chuyện, bàn tán thị phi (đặc biệt trên Mạng xã hội), để rồi vướng vào những mâu thuẫn, hiểu lầm, đua tranh vô nghĩa. Vô tình đánh mất sự an yên nội tâm và lãng phí thời gian quý báu của cuộc đời mình.
Người tu chân chính là người hiểu được giá trị của sự tĩnh lặng. Họ dành thời gian cho bản thân, để suy ngẫm, để lắng nghe tiếng nói bên trong và kết nối với tâm hồn của mình. Nhờ đó mà họ có thể sống thanh thản và bình an, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những năng lượng và kết nối tiêu cực, không phù hợp.
4. Thích nghi với mọi hoàn cảnh
“Hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh mà phụ thuộc vào thái độ của mỗi người.”
Giữa dòng đời biến đổi không ngừng, khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh là phẩm chất quý giá của người có căn tu, giúp họ luôn giữ được sự an lạc nơi tâm hồn.
Nhiều người bị chi phối bởi những điều kiện vật chất, luôn đòi hỏi sự ưu tiên và cảm thấy khó chịu khi mọi thứ không như ý muốn. Họ đánh mất sự bình yên và tự do nội tâm, khiến cuộc sống của chính mình và người thân trở nên nặng nề và mệt mỏi.
Người tu chân chính hiểu rằng hạnh phúc không nằm ở vật chất hay ngoại cảnh, mà xuất phát từ nội tâm. Họ trân trọng với mọi điều mình đang có. Dù là nhà cao cửa rộng hay nhà dột, đơn sơ; dù là cao lương mỹ vị hay cơm hẩm dưa hành họ cũng an lòng đón nhận.
5. Khiêm nhường
“Giá trị đích thực của một người nằm ở phẩm chất bên trong chứ không phải vẻ ngoài hay những thứ họ sở hữu.”
Giữa xã hội xô bồ, nơi con người dễ bị choáng ngợp bởi vật chất, sự khiêm nhường là phẩm chất quý giá của người có căn tu, thể hiện giá trị thực sự của bản thân.
Nhiều người cố gắng chứng tỏ bản thân bằng những thứ hào nhoáng bên ngoài như tiền tài, danh vọng, địa vị. Họ khoe khoang về những gì mình có, tự hào về những mối quan hệ, những thành tựu đã đạt được, và không ngừng so sánh bản thân với người khác.
Thực chất, càng khoe khoang hay càng nói nhiều về những thứ bên ngoài, càng cho thấy nội tâm bên trong đang trống rỗng, thiếu thốn và nhiều bất an.
Người tu chân chính hiểu rằng, giá trị thực sự của một người nằm ở phẩm chất bên trong chứ không phải những thứ giả tạm bề ngoài.
Họ biết giá trị của mình ở đâu, vậy nên họ không tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài, không bám chấp vào những thứ vật chất, không khoe khoang về những gì mình có. Họ là người luôn trân trọng giá trị của bản thân và của người khác.
6. Đối đãi với mọi người/vật bình đẳng
Người có căn tu sâu dày, nội tâm càng ít có sự phân biệt.
Họ là người đã hiểu được lẽ vô thường của cuộc đời, cũng như chấp nhận được sự thật rằng vạn vật trên thế giới này đều có sinh nghiệp và hành trình riêng.
Vậy nên, họ cũng sẽ không có suy nghĩ phân biệt người này và người kia; việc này và việc kia; đặc biệt càng không phân biệt Pháp môn này cao cấp hơn Pháp môn kia, tôn giáo này ưu việt hơn tôn giáo kia…
Với họ, tất cả mọi người đều bình đẳng, đều xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Họ tôn trọng sự khác biệt của mọi người, không so sánh bản thân với người khác. Họ luôn đối đãi với mọi người bằng sự chân thành, lòng từ bi và sự thấu hiểu.
7. Có khả năng sống “một mình”
“Hạnh phúc đích thực không đến từ bên ngoài, mà đến từ chính bên trong mỗi con người.”
Người có căn tu chính là người có khả năng sống “một mình”.
Sống "một mình" không có nghĩa là phải xa lánh thế gian, lên núi ở ẩn, mà là khả năng đối diện với chính bản thân, với những cảm xúc và suy nghĩ nội tâm.
Đó là sự can đảm để nhìn nhận những vấn đề, những bất toàn của bản thân mà không trốn tránh hay tìm cách lấp đầy bằng những thứ bên ngoài.
Nhiều người sợ hãi sự cô đơn, sợ hãi đối diện với chính mình. Họ lấp đầy thời gian bằng công việc, bằng những hoạt động giải trí, bằng những mối quan hệ, để che đậy sự trống rỗng bên trong.
Thế nhưng họ không biết rằng đau khổ và mâu thuẫn xảy ra là bởi con người không chấp nhận và tìm cách trốn chạy chính mình.
Người tu chân chính hiểu rằng, hạnh phúc đích thực đến từ bên trong, từ sự thấu hiểu và chấp nhận bản thân. Họ dũng cảm đối diện với những vấn đề, những bất toàn của chính mình. Họ không còn phụ thuộc vào những thứ bên ngoài để tìm kiếm niềm vui và sự an lạc.
Khi một người biết quay về đối diện với chính mình, chấp nhận chính mình, cũng là lúc họ buông bỏ được những mong cầu và phụ thuộc vào thế giới bên ngoài; Đó là lúc họ tìm thấy được sự tự do và bình an đích thực.
"Căn tu" không phải là một đặc ân hay bí ẩn xa xôi mà là kết quả của quá trình hình thành từ ý thức sống trọn vẹn với thực tại, rõ biết chính mình, soi chiếu và tu sửa bản thân.
Bằng cách bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp và hướng đến lối sống, hành vi hướng thiện, mỗi người đều có thể bước trên con đường tu tập đúng đắn, nhận ra bình an vốn dĩ bên trong mình và hướng đến con đường giác ngộ, giải thoát.
0 notes
movathuctai · 4 months
Link
0 notes
xeomnuamua · 6 months
Text
1. Phật giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.
2. Phật giáo không đòi hỏi những hình thức cúng bài rườm rà hoặc những kiêng cữ đầy mê tín mà quan trọng nhất là lòng thành.
3. Tu không phải là cạo đầu, ăn chay, mặc áo tràng hay tụng kinh niệm Phật. Tu là nhìn lại mình đã sai ở đâu để sửa chính bản thân mình. Khi mình sửa được bản thân mình thì đó cũng là lúc mình giải được nhiều phiền não khiến mình đau khổ.
4. Lạy Phật không phải là để cầu xin mà là một cách thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với một bậc thầy minh triết đã soi đường dẫn lối cho mình thoát khỏi u mê. (chứ không phải cầu trời khẩn Phật để được phù hộ).
Nguồn: Thích Pháp Hòa
0 notes
khoaisangaogvnb · 7 months
Text
Tumblr media
TU PHÁP MÔN NIỆM PHẬT GẶP ĐƯỢC CHÚ LĂNG NGHIÊM LÀ ĐẠI MAY MẮN.
Chúng ta rất may mắn khi gặp được Pháp môn niệm Phật và Chú Lăng Nghiêm, nếu như chúng ta không biết pháp môn niệm Phật và Chú Lăng Nghiêm thì không biết tương lai chúng ta sẽ đi về đâu. Nghiệp của chúng ta rất nặng, không khéo quả báo nơi địa ngục sẽ chờ đón ta. Chú Lăng Nghiêm là Pháp mà có thể cứu người nghiệp nặng như chúng ta. Trì Chú Lăng Nghiêm thì nghiệp chướng, quả báo chướng sớm tiêu trừ. Đức Phật dạy trong Kinh rằng “Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, không thể trừ được, ông nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng nghiêm này, thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt...”.
Tụng chú Lăng Nghiêm cũng có thể chuyển được nghề nghiệp, có một người trước đây họ bán đồ ăn mặn, tiền lời thu được cũng nhiều nhưng làm bao nhiêu cũng hết, tiêu vào việc bệnh tật hay những việc khác, không dư đồng nào và vẫn nghèo khó. Họ cũng biết đến Phật Pháp và họ phát nguyện học thuộc Chú Lăng Nghiêm đồng thời cầu xin Phật gia hộ cho được chuyển sang nghề khác không liên quan đến máu thịt chúng sanh. Chỉ một thời gian ngắn họ đã thuộc Chú Lăng Nghiêm, sau khi thuộc chú Lăng Nghiêm lại gặp được người giúp tịnh tài cho họ mở được quán chay. Bây giờ cuộc sống của họ rất an lạc, hạnh phúc, cả nhà đều ăn chay.
Chúng ta tu muốn vãng sanh nhưng do ma chướng quá nhiều cho nên chúng ta không có cách nào mà tu được, tu không phải chuyện đơn giản nếu như không được Phật gia trì. Trước đây ta là con Ma, bây giờ ta làm con Phật thì Ma sẽ lôi kéo mình lại, nhưng ta có Chú Lăng Nghiêm thì không ai có thể làm gì ta được.
Có người nói rằng người xuất gia mới trì được chú Lăng Nghiêm còn người tại gia thì không nên trì. Nhưng thực tế người tại gia mới cần trì Chú Lăng Nghiêm hơn, bởi người xuất gia ở trong chùa có môi trường tu tập tốt hơn, người tại gia còn phải mưu sinh ngoài xã hội bị rất nhiều cám dỗ lôi kéo. Cuộc sống ngoài đời mình tiếp xúc toàn với những người không biết tu, đều là những người có thể lôi kéo mình ra khỏi đường tu bằng nhiều cách. Chúng ta có Chú Lăng Nghiêm thì tâm chúng ta vững và không nghe theo họ, cho nên Chú Lăng Nghiêm sẽ bảo vệ chúng ta.
Với người tu chúng ta, tu năm đầu thì Phật ở trước mặt, năm thứ hai thì Phật lên trời, năm thứ ba thì Phật không còn (nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật), lúc mới tu tâm đạo rất mạnh, qua một thời gian tâm đạo yếu dần và tâm ma mạnh lên rồi chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh vọng… rốt cuộc đoạ lạc, rất nguy hiểm.
Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm giúp cho tâm của mình bớt tán loạn dần dần. Chúng ta nên tập trung vào trì chú Lăng Nghiêm một thời gian cho tâm của mình tịnh lại, lúc đó chúng ta niệm Phật sẽ rất an lạc và có thể tự tin mình vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc khi xả báo thân này.
Khi gặp chuyện không ưng ý, chúng ta còn sân si, chấp trước, bực bội khó chịu, buồn vui là biết nghiệp của mình còn rất nặng. Nếu chúng ta biết nghiệp chướng của mình quá nặng thì chúng ta hãy tập trung vào Lăng Nghiêm, đi đứng nằm ngồi, ăn, ngủ cũng đều có thể mở máy tụng chú Lăng Nghiêm bên tai sẽ rất an lạc.
Người trì Chú Lăng Nghiêm sẽ được Kim Cang Bồ Tát gia hộ. Khi chúng ta đeo vòng chú Lăng Nghiêm, mở máy tụng Chú Lăng Nghiêm và các bài Pháp, niệm Phật hay để quyển Kinh Lăng Nghiêm trong nhà là có ánh sáng của Phật trong nhà thì các thế lực xấu không làm gì chúng ta được, vô hình và hữu hình đều có lợi lạc, cuộc sống gia đình mình cũng bình an hơn. Nếu chúng ta còn học thuộc và trì tụng mỗi ngày thì lợi lạc vô cùng lớn, người trì Chú Lăng Nghiêm có thể siêu độ được người thân của mình.
Chúng ta gặp được Pháp môn Tịnh độ và Chú Lăng Nghiêm thì không còn gì may mắn hạnh phúc hơn nữa, người giàu nhất trên thế giới cũng không bằng chúng ta. Phật thuyết Pháp 49 năm vì sự lợi lạc của chúng sanh, trong 49 năm đó Ngài thuyết rất nhiều Kinh điển nhưng các Tổ tuyển chọn và soạn ra hai thời khóa tu chính tại chùa là buổi sáng tụng Chú Lăng Nghiêm, buổi chiều tụng Kinh Di Đà. Do đó, chúng ta biết câu Phật hiệu và Chú Lăng Nghiêm là tinh hoa của Phật Pháp. Chúng ta may mắn biết được Phật Pháp, gặp Pháp môn niệm Phật và Chú Lăng Nghiêm thì cho dù có khổ một tý thì cũng không sao. Cái khổ ở đời này cũng chỉ là vô thường giả tạm, cái khổ của sinh tử luân hồi, cái khổ của việc không gặp được Phật pháp mới là đáng sợ. Khi chúng ta niệm Phật và trì Chú Lăng Nghiêm thì nhất định được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
(Trích từ bài chia sẻ Phật Pháp của Sư Thầy Thích Nguyên Thái tại đạo tràng Online – Vân Võ sáng ngày 12/01/2023 theo giờ Việt Nam)
Hoan nghênh chia sẻ để Phật Pháp mãi trường tồn.
A DI ĐÀ PHẬT 🙏
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả,
Đề tử và chúng sanh,
Đồng sanh về cực lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH🙏
nguồn: sưu tầm
____________________
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc
HOAN NGHÊNH SAO CHÉP, CHIA SẺ - CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Chia sẻ Pháp là cách cúng dường tối thượng
0 notes
dichvulamvisatnm-blog · 7 months
Text
Tim hieu ba ngay Le Phat lon nhat trong nam
Mọi người hay nói có ba ngày rằm lớn, hay ba ngày Lễ Phật lớn trong năm mà Phật tử phải đi lễ chùa. Bậy ba ngày Lễ Phật lớn là gì? Ý nghĩa như thế nào?
Tumblr media
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, mọi người thường đi Lễ chùa vào các ngày mùng một và ngày rằm (ngày 15 của tháng âm lịch). Ngày mùng một là ngày đầu tháng là ngày tối nhất, không có Trăng. Ngày rằm là ngày có trăng sáng nhất. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta đổ xô đi lễ Phật. Và trong những ngày này, các Phật tử thường có tục lệ di ăn chay được cầu bình an cho bản thân và gia đình. Và tục an chay này cũng tùy thuộc vào quan niệm của mỗi Phật tử, có người ăn chay mừng một, mười bốn, và rằm. Có người ăn chay vào ngày mùng 1 và rằm. Có người ăn chay vào ngày rằm. Đạo Phật không có bắt buộc các Phật tử phải ăn chay mà là do Phật tử tự nguyện và tự khởi phát.
Ngoài ra, ông bà ta thường dạy con cháu mình trong năm có ba ngày Lễ phật lớn là: rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười. Vào những này, chúng ta thường hay đi lễ chùa theo lời dạy chứ ít để ý nguyên nhân tại sao. Chúng ta đi chùa bái Phật chỉ vì bản tính lương thiện, khởi duyên, hoặc đơn giản đi chơi cho vui. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một chút ý nghĩa của ba ngày lễ Phật lớn này nhé.
Theo cuốn Bách khoa thư về làng Việt cổ truyền, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết, ba ngày Lễ Phật lớn trong năm có ý nghĩa rất tốt đẹp là: Tết thượng nguyên, Tết trung nguyên và Tết hạ nguyên.
- Tết thượng nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng giêng mang ý nghĩa là tết hướng thiện, cầu phúc, cầu an.
- Tết trung nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng giêng là địa quan xá tội, gắn liền với ngày Lễ Vu Lan báo hiếu.
- Tết Hạ nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng mười là thủy quan giải ách.
Ba ngày Lễ Phật đều mang một ý nghĩa to lớn đối với mỗi người Phật tử. Vì ngày Tết thượng nguyên là lễ cầu an, cầu phúc được nhiều người biết đến nhất. Ông bà ta có câu “Lễ Phật quanh năm, không bằng ngày rằm tháng giêng”. Tục ta tin rằng trong ngày rằm tháng Giêng, Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Trong dịp này, chùa nào cũng đông người tới lễ bái.
Đạo Phật quan trọng nhất vấn là giúp cho con người hướng thiện. Bạn đi lễ phật vào ngày nào cũng là tốt đẹp, miễn sao mình hướng về đức Phật và tâm lương thiện. Tìm hiểu thêm các ba ngày Lễ Phật lớn cũng là ý nghĩa tốt đẹp.
Xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết này !
0 notes
pinatafarm · 8 months
Text
Tổng hợp đầy đủ các bài văn khấn Tết nguyên đán 2024
Tumblr media
Đọc Văn khấn Tết là một nghi thức thờ cúng truyền thống của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày khởi đầu của một chu kỳ mới. Vì vậy, việc cúng Tết là để cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi. Văn khấn ngày Tết thường được đọc trước bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần linh. Nội dung của văn khấn thường thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên, cầu mong họ phù hộ cho gia đình được bình an, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Việc cúng trong ngày Tết có những ý nghĩa sau: - Cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi: Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày khởi đầu của một chu kỳ mới. Vì vậy, việc cúng Tết là để cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi cho gia đình. - Cảm ơn các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua: Tết Nguyên Đán cũng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua. - Thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của gia đình: Việc cúng Tết là một dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ, cùng nhau cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới. Việc cúng Tết có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại chùa, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Nếu cúng Tết tại nhà, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bao gồm: - Lễ vật cơ bản: Hương, hoa, trà, quả, bánh kẹo,... - Lễ vật tùy chọn: Xôi, gà luộc, giò chả,... Gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn ngày giờ cúng Tết phù hợp, thường là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối.
1. Văn khấn ông Công ông Táo
Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin) Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: Ngụ tại: Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công ông Táo - Ba bộ mũ áo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Mỗi Táo quân cần thêm hia, hài. - Cá chép sống để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Có thể cúng 1 hoặc 3 con cá chép sống để Táo quân lấy phương tiện về chầu trời. - 1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay chỉ lễ chay để tiễn Táo công. Ngoài ra để cho lễ cúng tiễn Táo quân được diễn ra thành tâm và đầy đủ, các bạn nên tham khảo cách cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
2. Văn khấn tạ mộ cuối năm
Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát. - Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan. - Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang. - Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần. - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này. - Con kính lạy hương linh cụ:............................................................... Hôm nay là ngày... .......tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến. Tín chủ (chúng) con là:........................................................................ Ngụ tại:.............................................................................................. Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............kỵ nhật là.......có phần mộ táng tại............được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở Bát nước nén hương Thành tâm kính lễ Cúi xin chứng giám Phù hộ độ trì Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!.
3. Văn khấn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết
Bài văn khấn rước ông bà, văn khấn mời ông bà về ăn Tết 2024, cách cúng mời gia tiên về ăn Tết như sau: Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm .... âm lịch Tại… Tên con là….. cùng toàn gia kính bái. Trước linh vị của… Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ. Nay nhân ngày 30 tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Nhâm Dần Kính cẩn sắm mâm lễ gọi là lễ bạc lòng thành. Kính mời vong linh tổ tiên về với gia đình đón mừng năm mới để cháu con phụng sự. Con xin kính cáo! A Di đà Phật! A Di đà Phật! A Di đà Phật! Sau khi bái cúng rước ông bà 30 tết, đón tổ tiên xong, chờ cháy xong một tuần hương thì vái cúng, hạ mâm lễ, cả nhà cùng nhau ăn Tết, quây quần bên nhau, đón mừng năm mới. Bài văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết năm 2024 được thực hiện vào trưa, chiều ngày 30 Tết hoặc nhiều gia đình có thể tổ chức đón Tất niên trước đó vào các ngày 27, 28 hoặc ngày 29 Tết.
4. Văn khấn Tất niên cuối năm
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. - Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. - Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. - Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần. - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này. - Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ................. (1) Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............(2) Tín chủ (chúng) con là:.................................................................................. Ngụ tại:........................................................................................................ Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy). Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy). Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy) Cách chuẩn bị mâm cúng Tất niên Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi. Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu "miễn thành tâm là được" để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng
Tumblr media
5. Văn khấn tất niên ban thần Tài
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………… Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .... âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Cúng Tất niên ngày nào tốt? Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Để cúng 30 Tết, đầu tiên phải lau dọn, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên.
6. Văn khấn giao thừa ngoài trời
Nam mô A di đà Phật (3 lần) Kính lạy: - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương - Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật - Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần - Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển - Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm..................với năm.............. Chúng con là: .................................................................,sinh năm: ............................ Hành canh: ....................... Tuổi Cư ngụ tại số nhà:........................, ấp/khu phố:.........................., xã/phường:...................... Quận/huyện/ thành phố .................................tỉnh/thành phố ........................................... Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)
7. Văn khấn giao thừa trong nhà
Kính lạy: Hoàng thiên, Hậu thổ, Chư vị tôn thần Long mạch, Táo quân, Chư vị tôn thần Các cụ tổ tiên Nội - Ngoại, Chư vị Tiên linh Nay phút giao thừa giữa năm Quý Mão và năm Giáp Thìn. Chúng con là: ............................................................................Tuổi.................. Hiện cư ngụ tại số nhà ........ Đường..........................Khu phố ............................. Phường....................................Quận..................................Thành phố.................................. Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm: - Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. - Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác. Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Tumblr media
8. Văn khấn Tết cổ truyền
Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc. Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm............. Chúng con là: ............................................................................................Tuổi............... Hiện cư ngụ tại số nhà Đường......................................Khu phố:....................................... Phường ....................................Quận......................Thành phố......................................... Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án. Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! Ngoài việc cúng Tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà ngày Tết là không thể thiếu được. Dưới đây là bài cúng Thần linh trong ngày mùng một Tết để thỉnh các vị chư Thần về hưởng Tết cùng gia chủ.
09. Văn khấn thần linh ngày mùng 1 Tết
Kính lạy : Hoàng Thiên Hậu Thổ. Chư vị Tôn Thần. Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình. Tín chủ con tên là ....................................Tuổi:...................... Ngụ tại ................................................................................... Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Read the full article
0 notes
thanhthatniemphat · 29 days
Text
Tumblr media
🙏🙏🙏THÔNG BÁO TIN VUI ĐẾN TỪNG NHÀ GIEO DUYÊN TƯỢNG TAM THÁNH MIỄN PHÍ GỬI ĐI CẢ NƯỚC 🙏Quý Phật tử Muốn thỉnh tượng Phật Tam Thánh Miễn phí liên hệ hai số điện thoại của chùa hoặc nhắc Zalo 0938180049(chú tâm tình)-0903333650(cô liên tâm) ✅Tượng vận chuyển không may bị bể thì khi nhận hàng kêu shipper kiểm tra liền nhé, nếu không kiểm tra thì tượng bể bên shipper sẽ lấy phí vô lý ạ, hoặc gọi ngay 0917870037 gặp cô hạnh bưu điện để cô ấy nói chuyện với shipper nhé 🙏Hoan hỷ suy nghĩ kỹ khi thỉnh tượng, có nhiều Phật tử thỉnh xong nói tượng to quá không thờ được( tượng cao 5 tất- ngang hơn 1 gang tay) -Lưu ý: 🙏NHÂN DUYÊN THỈNH ĐƯỢC PHẬT PHẢI CÓ TÂM CUNG KÍNH, ĐƯỢC THỈNH TƯỢNG VỀ PHẢI CỐ GẮNG TU TẬP SỬA ĐỔI BẢN THÂN-TU NHÂN TÍCH ĐỨC, TẬP ĂN CHAY TRƯỜNG,SIÊNG NĂNG NIỆM PHẬT, THÌ VẬN MỆNH CUỘC ĐỜI BẠN SẼ THAY ĐỔI BẤT NGỜ Ạ
🙏Khi thỉnh Phật về thờ, chuẩn bị bàn thờ thật tôn nghiêm dài 1m2 Hoa quả và trái cây và 3 chung nước, nếu cần đốt hương thì đốt còn không thì không sao ạ, khi chuẩn bị xong hết gia đình mở video khóa tu niệm Phật này tu theo 1 thời là đã an vị Phật rồi ạ https://youtu.be/LY6jc4beenU?si=6Rs0cNp0eOOQjEbZ Dạ A DI ĐÀ PHẬT
0 notes
chandoannghiem · 9 months
Text
Sự tôn nghiêm của nơi thờ phụng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài mà còn phụ thuộc rất nhiều bởi tín tâm của người Phật tử
Hỏi: Con kính chào Sư Cô!
Hôm nay, con muốn hỏi về vấn đề niệm Phật, thờ Phật tại gia ạ. Có những người họ có điều kiện thì họ có bàn thờ Phật trang nghiêm ở phòng riêng, thuận tiện cho việc lễ lạy và tu tập. Cũng có những người ở nhà thuê, nhà trọ hay những người có phòng rất nhỏ ,rồi những người mà nơi tiếp khách, ăn uống và ngủ nghỉ cũng chỉ có 1 gian nhà, nơi thờ Phật chỉ có 1 bàn nhỏ ở phía góc nhà, dán tranh Phật, Bồ Tát trên tường,… Một số bạn Phật tử nói rằng : lạy Phật và niệm Phật trong phòng ngủ là bất kính, rồi bàn thờ Phật thấp cũng là bất kính, không có phòng riêng thì không nên thờ Phật, niệm Phật phải ăn chay,... Chúng con nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào để đúng với lời dạy của Bụt ạ? Kính mong Sư Cô giải đáp cho chúng con hiểu ạ. Con cám ơn Sư Cô nhiều ạ !
Đáp: Đúng như em nói, có điều kiện vật chất, tài chính thì có thể trang hoàng bàn thờ một cách trang nghiêm và thanh tịnh. Nhưng nếu không có điều kiện vật chất và tài chính thì vẫn có thể làm bàn thờ theo kiểu "thiếu thốn" tài vật. Bởi vì sự tôn nghiêm của nơi thờ phụng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài mà thôi, nó còn phụ thuộc rất nhiều bởi tín tâm của người Phật tử đối với Tam bảo. Một bàn thờ không nói lên tất cả, bởi Phật biểu hiện khắp mười phương, nơi đâu cũng có Phật. Sự biểu hiện của bậc tôn quý không nên chỉ căn cứ vào một bức tượng bằng đồng, bằng gỗ kể cả bằng vàng đi nữa, mà chính là sự tu tập chánh pháp của người Phật tử. Đức Phật để lại gia tài chánh pháp mà không phải là di ảnh hay tượng đài của Ngài. Nếu tôn kính Ngài, không gì quý bằng gìn giữ chánh pháp và lan tỏa chánh pháp của Ngài qua việc tu tập năm giới hoặc hành thập thiện (đối với người tại gia).
Nhưng có nhiều người vẫn thích có những biểu tượng của sự thờ phụng và một nơi chốn cho sự trở về hay hướng về, cho nên mới có những bức tượng Phật, tranh Phật. Vì là biểu tượng của lòng tôn kính đối với bậc Giác Ngộ, bàn thờ đặt ở đâu đối với trong mắt của người thờ cúng mới là quan trọng, không phụ thuộc vào chiều cao nhất định mới gọi là tôn kính. Nói tới đây, khiến sư cô nhớ tới có những vị đặt bàn thờ cao quá tầm với, tới nỗi phải bắt thang hay bắt ghế để đứng lên mới với tới lư nhang để mà cắm nhang! Có những vị để bàn thờ Phật ở trên cao quá tầm nhìn, nên đôi khi họ cũng quên luôn sự có mặt của một vị Phật ở trên mà đôi co với nhau khi "cơm không lành, canh không ngọt" trước mặt Ngài. Vì vậy, đối với sư cô, khi muốn làm bàn thờ Phật, chúng ta phải tôn trọng sự có mặt của Ngài cho dù đó chỉ là một biểu tượng của Ngài thôi, nghĩa là phụ thuộc rất nhiều vào việc em sống và hành xử thế nào trước bàn thờ Phật. Ví dụ, khi nằm, em không nên hướng chân mình phía bàn thờ; đặt bàn thờ trong phòng ngủ thì không thể có những cử chỉ thân mật với người yêu hoặc không thể thay đồ trong phòng ngủ, v.v... Nếu vì chỉ có một gian phòng thì tốt nhất em nên có tấm màn che lại bàn thờ. Cho dù nói, Phật biểu hiện khắp mười phương, nhưng hướng bàn thờ cũng là tượng trưng cho sự hiện diện của đức Phật, vì vậy chúng ta không thể bất kính với Ngài khi Ngài đang có mặt đó! 
Tóm lại, việc thờ cúng không phụ thuộc quá nhiều vào hình thức bên ngoài, nếu có điều kiện thì làm tốt hơn, nếu không đủ điều kiện thì tối thiểu trong đời sống hàng ngày em phải có sự tôn kính tuyệt đối với vị Phật mà mình đang thờ cúng. Còn việc ăn chay thì không bắt buộc. 
Khi đức Phật còn tại thế, các thầy khi đi khất thực vẫn được phép ăn thịt khi Phật tử cúng dường thực phẩm có thịt. Do đó mà các thầy Nam tông ngày nay vẫn ăn thịt là vậy. Tuy không bị bắt buộc phải ăn chay, nhưng đức Phật cũng dạy các thầy chỉ được ăn thịt nếu miếng thịt đó không bị giết vì mục đích cúng dường cho các thầy, nghĩa là vô tình các thầy đi ngang khu vực này khất thực, người dân đang ăn thịt thì cúng thịt cho các thầy thì được. Nếu như, các thầy biết (qua nghe, thấy hoặc nghi) người Phật tử vì muốn cúng dường mình mà giết một con vật để làm thịt thì thịt này các thầy hoàn toàn bị cấm không được ăn.
Vì vậy, chuyện ăn chay đối với người Phật tử là tự nguyện của họ, đức Phật không hề ngăn cấm họ ăn thịt, nhưng cũng không nên lạm sát để tránh gieo ác nghiệp.
0 notes
bimat24h · 9 months
Link
0 notes
mayniemphattuhuyen · 1 year
Text
Máy Niệm Phật Mini đeo cổ chiếc ngón
Tumblr media
Mọi người nhớ ăn chay, giữ giới, đi Chùa, lễ Phật, Sám Hối, trì tụng Kinh Địa Tạng, Kinh Vu Lan. Làm các việc THIỆN LÀNH...!!!
- Xin hãy thường niệm :
MÁY NIỆM PHÂT MINI ĐEO CỔ
Máy rất nhỏ gọn, kích thước khoảng 2 ngón tay, nên có tên gọi là máy niệm chiếc ngón
Có dây đeo và khe cắm thẻ nhớ,
Máy có sẵn hơn 10 điệu niệm Phật , Bồ Tát
-- Giá máy chưa bao gồm thẻ nhớ, chỉ 1 xxK máy
Máy Niệm Phật Tú Huyền chỉ bán kèm theo cục sạc xịn, mình không dùng loại cốc thường vì dễ hư và cháy nổ, không an toàn
#Mayniemphattihon
#mayniemphatchiecngon
#mayniemphatchiecmini
#mayniemphatdeoco
#mayniemphattuhuyen
#Máy_Niệm_Phật_Tú_Huyền
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Má Niệm Phật Mini Chiếc Ngón
0 notes
seotamlinh · 1 year
Text
Ngũ giới là gì? Ý nghĩa 5 giới cấm quan trọng của nhà Phật
Ngũ giới là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, đề cập đến năm giới cấm mà mọi Phật tử nên tuân thủ. Ý nghĩa của ngũ giới là giúp chúng ta giữ sạch tâm, tránh xa những hành vi gây hại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến bước trên con đường giác ngộ. Năm giới cấm bao gồm không giết, không ăn chay sau 12 giờ trưa, không gian dâm, không nói dối và không uống rượu. Tuân thủ ngũ giới giúp chúng ta tạo ra một tâm thức trong sáng, tịnh tâm và đạt được sự an lạc tâm linh. #Phậtpháp #Ngũgiới - 8o93ta4eqx
0 notes