ngocpsycho
Tài nguyên hướng nghiệp
18 posts
bit.ly/xngoctruong
Don't wanna be here? Send us removal request.
ngocpsycho · 5 months ago
Text
Hiểu bản thân bằng Holland
Đặt cho chính mình các câu hỏi
Bạn thân mến, khi đặt câu hỏi trên, đâu đó ở bạn đang có sự băn khoăn và thiếu vắng niềm vui với những điều hiện đang làm?
Th���t sự niềm vui đấy nó đến từ công việc, từ môi trường văn hóa học tập và làm việc, hay từ những sự cố vừa diễn ra?
Trước khi muốn biết bản thân mình phù hợp với công việc gì, bạn cần hiểu rất rõ: Đặc điểm cá nhân, tính chất công việc và tìm cách kết nối giữa cá nhân với công việc.
Để hiểu về bản thân, bạn có thể bắt đầu với các câu hỏi như:
Bạn thích làm gì?
Bạn giỏi làm gì?
Bạn quan tâm đến điều gì?
Bạn muốn tạo ra sự khác biệt như thế nào?
Mở rộng trải nghiệm
Để có thể trả lời những câu hỏi trên, bạn nên thu thập thông tin từ nhiều phía, từ nhiều người, cũng có thể mở rộng thêm trải nghiệm như:
Quan sát, khám phá thêm bản thân ở các môi trường khác nhau.
Trải nghiệm thực tế qua việc thực hành.
Nhận lời khuyên từ người khác như bè bạn, thầy cô, đồng nghiệp, chuyên gia,...
Tìm hiểu rộng hơn về các lĩnh vực, ngành nghề, thị trường lao động.
Tumblr media
Vận dụng lý thuyết hướng nghiệp
Nhằm giúp bạn có góc nhìn rõ ràng, mình muốn giới thiệu đến bạn Lý thuyết hướng nghiệp Holland. Có gì ở lý thuyết này mà nó trả lời được cho câu hỏi của bạn?
Theo tiến sĩ John Holland (1919-2008), khi một người chọn được công việc phù hợp với đặc tính hoặc thiên hướng nghề nghiệp của họ, họ sẽ dễ dàng hài lòng, phát triển và thành công hơn trong công việc.
Và với tiến sĩ, mỗi người đều có một hoặc nhiều đặc tính nghề nghiệp, được xếp vào 06 nhóm điển hình, gọi tên là: Nhóm kỹ thuật (Realistic); Nhóm nghiên cứu (Investigative); Nhóm nghệ thuật (Artistic); Nhóm xã hội (Social); Nhóm quản lý (Enterprising); Nhóm nghiệp vụ (Conventional).
Tumblr media
Nhóm Kỹ thuật
Thích làm việc đồ vật cụ thể, với máy móc, dụng cụ. Yêu động thực vật và các hoạt động ngoài trời. Những người có thiên hướng Kỹ thuật thường có lối sống ngăn nắp, ít quan tâm đến các hoạt động giáo dục hoặc chữa trị. Ngược lại, họ dành sự quan tâm lớn cho các yếu tố hữu hình như: Địa vị, quyền lực, tiền bạc, máy móc, vật dụng cụ thể.
Một số ngành nghề phù hợp với đặc tính Kỹ thuật gồm: Kiến trúc, xây dựng, công nghiệp dân dụng, kỹ thuật, lái xe, huấn luyện viên, nghề mộc, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy móc, luyện kim, cơ khí ứng dụng, bảo trì và sửa chữa thiết bị,…), địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, điện – điện tử, quản lý công nghiệp…
Tumblr media
Nhóm Nghiên cứu
Thích tìm tòi, suy ngẫm để phát hiện ra vấn đề. Họ thường có khả năng quan sát, điều tra, phân tích, đánh giá để giải quyết các vấn đề về văn hóa, thế giới, môi trường tự nhiên. Những người thuộc nhóm Nghiên cứu thường học tốt ở trường, thích thông tin chính xác và tin tưởng vào khoa học. Nhưng mặt khác, họ có thể thiếu kỹ năng thuyết phục. 
Nếu bạn thấy mình có các đặc điểm trên, rất có khả năng bạn sẽ phù hợp với những ngành nghề như: Khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, quản trị mạng máy tính; môi trường, vật lý kỹ thuật,….); nông lâm (nông học, thú y…); khoa học tự nhiên (nghiên cứu toán, lý, hóa, sinh, địa lý, thống kê…); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý học, pháp luật, sử học, địa lý…); y – dược (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nha sĩ, dược sĩ, kỹ thuật lâm sàng,…);
Tumblr media
Nhóm Nghệ thuật
Thường được biết đến với khả năng nhạy cảm, trực giác tốt, tính sáng tạo cao, trí tưởng tượng phong phú ưa thích hướng đi tự do không rập khuôn hoặc tuân theo yêu cầu. Họ thích thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động nói và viết, biểu diễn, kịch nghệ, hội họa và sử dụng hình ảnh.
Ngành nghề phù hợp với nhóm Nghệ thuật có thể kể đến: Văn học; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình, biên tập viên,…); truyền thông (truyền thông phát triển xã hội, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, quảng cáo, …); sân khấu điện ảnh (diễn viên, đạo diễn, dựng phim, ca sĩ, nghệ sĩ múa… ), mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế, thời trang, hội họa, nhà sáng tạo nội dung, giáo viên dạy Lịch sử/Anh văn,…
Tumblr media
Nhóm Xã hội
Thích làm việc với con người, thích giảng dạy, hỗ trợ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe. Sẽ thấy đó đều là các hoạt động tương tác với người khác. Họ có năng lực và khuynh hướng giúp đỡ, huấn luyện, phát triển con người, nhưng lại tránh né các hoạt động chỉ tập trung vào công cụ, máy móc.
Ngành nghề phù hợp của nhóm Xã hội có thể kể đến là: Giáo viên; hướng dẫn viên du lịch; tư vấn tâm lý, công tác xã hội, tình nguyện viên, tư vấn – hướng nghiệp, sức khỏe cộng đồng, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nhân sự, cảnh sát, nhà trị liệu tâm lý, nhân viên xã hội học, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng…
Tumblr media
Nhóm Quản lý
Thích các hoạt động đòi hỏi tương tác với người khác nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích kinh tế. Họ có khả năng quản lý, tác động, thuyết phục người khác và thể hiện ý kiến cá nhân nhằm đóng góp cho lợi ích nhóm. Dẫu là những người “dám nghĩ dám làm”, tuy vậy họ lại thiếu năng lực nghiên cứu sâu một vấn đề.
Một số ngành nghề phù hợp với nhóm Quản lý như: Quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, tài chính – ngân hàng, luật sư, kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, nhân viên sales, pha chế rượu, quy hoạch đô thị,…
Tumblr media
Nhóm Nghiệp vụ
Thích làm việc với các con số, dữ liệu, các hoạt động đòi hỏi sự trật tự, nề nếp. Họ có khả năng tỉ mỉ, cẩn thận thường tuân theo quy trình và có khuynh hướng không thích các hoạt động mơ hồ hoặc thiếu hệ thống.
Nhóm Nghiệp vụ rất tốt với hồ sơ, tài liệu; lưu trữ và quản lý dữ liệu. Vì giỏi tính toán, làm việc có quy trình nên những người trong nhóm Nghiệp vụ có thể đảm nhận các công việc liên quan đến: Vận hành chuỗi cung ứng, quản lý hành chính, y dược, thanh tra ngành, kế toán, kiểm toán, tài chính-ngân hàng, thống kê, kiểm duyệt,...
Tumblr media
Kết luận của bạn
Từ những đặc điểm trên, mỗi một người có thể thấy bản thân nằm trong một hoặc một vài nhóm đặc tính nhất định. Và trong thực tế, một người có thể có đặc điểm của một, hai hoặc nhiều nhóm kể trên. Ví dụ: Nghệ thuật – Xã hội. Với Lý thuyết Holland này, bạn sẽ liệt kê được rõ hơn sở thích và khả năng làm việc của bản thân, từ đó có thể chọn lựa được công việc phù hợp, hoặc đơn giản là tìm môi trường để có thể tập trung vào những điều bạn yêu thích. Nhờ vậy mà bạn có thể phát triển bản thân theo cách thức phù hợp, có nhiều sự thỏa mãn trong công việc hơn. Bây giờ, sau khi đã hiểu lý thuyết hướng nghiệp Holland, đến lượt bạn, bạn thấy mình có thiên hướng của các nhóm Holland nào?
2 notes · View notes
ngocpsycho · 5 months ago
Text
Thế rồi, học trường nào?
Tumblr media
Lại một lần nữa, mùa tựu trường lại đến, cha mẹ loay hoay tìm trường, bạn trẻ loay hoay chọn ngành.
Mà thú thật đi! Bao nhiêu phần trăm bạn tin vào tin tuyển dụng của 1 trường?
Hầu như Website trường nào cũng cam kết “sinh viên ra trường có việc làm”. Nhưng thực tế, câu chuyện “có được việc” không chỉ phụ thuộc vào nhà trường mà còn cần sự cộng hưởng về mặt năng lực tự phát triển ở sinh viên nữa cơ mà?
Thay vì bị cám dỗ bởi những con số và hình ảnh, cha mẹ và các bạn trẻ sẽ dựa vào những tiêu chí sau.
1) Xem xét chính bản thân mình, về:
 + Sở thích: Điều bạn yêu thích, hoạt động bạn hứng thú.
 + Học lực và khả năng: Điểm trung bình, kỹ năng thế mạnh.
 + Ngành học phù hợp: 2-3 ngành phù hợp với sở thích, khả năng, tính cách và giá trị của bạn là gì?
 + Kinh tếgia đình: Chi phí 4 năm có thể chi trả.
 + Vị trí địa lý: Nội tỉnh, ngoại tỉnh, ở trọ và sinh hoạt?
2) Xem xét nhà trường, thông qua:
 + Có bao nhiêu trường? Nơi nào đào tạo ngành mà bạn định chọn?
⇢ Tra cứu ở trang Tuyensinhso
 + Nội dung đào tạo: Khung chương trình đào tạo của ngành đó có chuẩn đầu ra là gì, gồm những môn nào? CTĐT của Trường A khác gì trường B?
⇢ Tra cứu trên Website nhà trường, Sổ tay sinh viên.
 + Chất lượng chương trình: Cựu sinh viên nói gì về ngành X ở trường A; Trường A có thể đào tạo tốt ngành X nhưng không tốt với ngành Y; Thông tin giảng viên gồm những ai?
⇢ Hỏi thăm người trong trường, giảng viên, cựu sinh viên, Confession sinh viên.
 + Hoạt động dành cho sinh viên: Nhà trường có sôi nổi trong CLB, dịch vụ hỗ trợ / kết nối,...?
⇢ Quan sát trực tiếp, hoặc theo dõi các kênh tin của trư���ng.
3) Ví dụ cụ thể:
HIỂU MÌNH
Bạn thấy bản thân thích ngành Tâm lý học, lên mạng đọc 1 hồi thấy ngành này hấp dẫn quá!
Nhưng khoan, có gì mà ngành này thú vị? À, nó làm việc với con người, cho bạn tìm hiểu về nhận thức, hành vi, cảm xúc, não bộ,... của 1 người hoặc cả 1 nhóm người!
Wow. Nhưng bạn có thấy mình thích "hiểu người", hay thích ra trường sớm có việc làm? Nói thẳng ra là thích kiếm tiền và tự nuôi sống bản thân hơn?
Vậy là bạn cần làm rõ SỞ THÍCH của mình! Bạn ưu tiên mỗi ngày làm điều mình thấy vui, thì được hiểu điều hay, hay được tiêu tiền sẽ vui hơn?
Câu hỏi thứ 2. KHẢ NĂNG.
Để có được việc làm trong 1 ngành học thì bạn phải phần nhiểu nổi bật được trong quá trình theo học ngành đó. Vậy nên các môn về khoa học tâm lý, sinh học thần kinh, bạn thấy bản thân có theo học được chứ?
Khả năng học tập của bạn thiên về các môn Xã hội, hay Tự nhiên, hay Nghệ thuật, hay Thể thao,...?
Vẫn chưa trả lời được những câu hỏi trên, mời bạn đọc bài này LINK
HIỂU TRƯỜNG
Cùng có ngành Tâm lý học nhưng trường X là trường công lâu đời và trường Y là trường tư, mới nổi. Để hiểu hơn môi trường học tập, bạn có thể ghé ngang trường X vào một ngày học rạo rực, chứ không phải ngày hè vắng bóng sinh viên.
Quan sát xem ở trường X, bao nhiêu người chỉ được cho bạn văn phòng khoa ở đâu? Hồ sơ nộp học qua ai?
Tra trên Website, thấy thầy cô nào dạy môn Tâm lý đại cương? Môn đó cung cấp những kiến thức gì? Nếu đọc thấy cả trường Y và trường X có cách viết chương trình đào tạo na ná nhau thì xin chúc mừng, có thể đó là một chương trình đã cũ kỹ. Nhưng khoan, bạn thử hỏi trên Fanpage có ai trả lời cho bạn không? Nếu có, thông tin và khả năng phản hồi sinh viên ở đó có thể tốt đấy!
Nó sẽ tiết kiệm cho bạn 1 tá thời gian khi được hỗ trợ bởi thầy cô, cán bộ nhiệt tình, phản hồi nhanh chóng!
Lân la 1 hồi, khi so sánh giữa trường X và Y về Nội dung đào tạo, chất lượng chương trình, hoạt động và hỗ trợ cho sinh viên, trường nào tốt hơn? Cuối cùng là về học phí, X và Y trường nào có học phí cao hơn?
Vậy là bạn đã sắp xếp được ưu tiên các lựa chọn về trường học rồi nhé!
Tốt rồi, ở ô xanh trong trang facebook.com/hndn43 có 1 chiếc nút Nhắn tin. Thoải mái đặt câu hỏi với 1 nút ấn đó nhé!
Thân chào.
0 notes
ngocpsycho · 6 months ago
Text
Không giỏi nhưng vẫn muốn theo ngành mơ ước
Tumblr media
Bạn đang lo lắng vì không chắc liệu có đủ điểm thi vào ngành yêu thích? Đừng vội nản lòng, hãy tham khảo ngay 4 bí kíp sau đây.
1. CHỌN KHỐI THI KHÁC ĐỂ XÉT TUYỂN VÀO NGÀNH ĐÓ
Cùng một ngành học, nhưng các trường có thể tuyển sinh bằng nhiều khối thi khác nhau. Hãy tra cứu xem ngành bạn thích có tuyển khối thi nào phù hợp với thế mạnh của bạn hay không. Ví dụ, nếu bạn muốn học kế toán nhưng không giỏi Hóa, bạn có thể cân nhắc xét tuyển bằng khối A01 (Toán, Lý, Anh).
2. TÌM KIẾM TRƯỜNG KHÁC ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÓ
Nếu trường bạn mơ ước không tuyển khối thi phù hợp, hãy tìm kiếm các trường khác trong khu vực bạn dự định học. Biết đâu bạn sẽ tìm được trường "chân ái" với tổ hợp môn học mà bạn tự tin nhất.
Đừng ngại so sánh và lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhất với bản thân.
3. KHÁM PHÁ CÁC NGÀNH/NGHỀ LIÊN QUAN
Nếu không có trường nào tuyển sinh ngành bạn yêu thích theo đúng tổ hợp môn, bạn có thể cân nhắc các ngành/nghề liên quan. Ví dụ, nếu bạn muốn làm nghề báo nhưng không thi được ngành báo chí, bạn có thể học ngành ngôn ngữ học và tham gia các khóa đào tạo viết báo sau khi tốt nghiệp.
4. CẢI THIỆN BẢN THÂN
Nếu các cách trên không khả thi, hãy dành thời gian cải thiện môn học bạn còn yếu để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Mọi con đường đều dẫn được đến đích, vì người đi chọn đi là bạn. Hãy kiên trì, nỗ lực, thêm cơ hội cho mình ở 2 năm, 3 năm nữa, nhất định bạn sẽ luôn có cách để theo đuổi nghề nghiệp mà bạn mơ ước!
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm:
 ▪ Chương trình tư vấn cá nhân: Nơi bạn gặp gỡ những anh chị đi trước, nhằm học hỏi kinh nghiệm và nhận những hỗ trợ để đưa ra quyết định nghề nghiệp hiệu quả hơn. (Inbox để đặt hẹn)
 ▪ Kênh Hướng nghiệp Đà Nẵng: Nơi bạn được giải đáp mọi thắc mắc về chọn trường, chọn ngành và được hỗ trợ nhiệt tình bởi các chuyên gia.
Hành trình thi cử và chọn ngành nghề luôn ẩn chứa nhiều thử thách, nhưng hãy giữ vững tinh thần!
Nguồn tham khảo: Bài viết của Nguyễn Phạm Yến Dung trên VOCF
0 notes
ngocpsycho · 8 months ago
Text
Buồn tủi vì học "sai" ngành, làm "trái" nghề
Tumblr media
Leonardo da Vinci từng nhận mình là một "Kỹ sư quân sự" thay vì là một "Họa sĩ". Có thể đó là cách ông giới thiệu bản thân khi đi tìm việc trong thời chiến.
Kể chuyện này, vì tôi biết nhiều bạn trẻ cũng có đôi lần muốn giấu đi cái tên trên tấm bằng đại học của mình, khi có lúc nó làm bạn tự ti. Nhưng bạn ơi, thật ra “sai ngành”, “trái nghề, vẫn là câu chuyện thường tình gặp ở nhiều người. Và nếu có lúc gian truân, tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng:
❌ Kiến thức không bao giờ uổng phí:
▪ Dù bạn không làm đúng ngành học, kiến thức và kỹ năng bạn có vẫn luôn giá trị.
▪ Thử nêu bật những điểm mạnh và vận dụng kiến thức đa ngành vào công việc hiện có.
▪ Đây đều là nền tảng cho sự phát triển của bạn trong tương lai.
❌ Đam mê không phải là tất cả:
▪ Không phải ai cũng có thể tìm thấy hoặc làm việc đúng với đam mê của mình.
▪ Quan trọng là bạn có thể tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn trong công việc.
▪ Hãy thử sức với nhiều môi trường khác nhau để khám phá năng lực của bản thân.
❌ Xác định điều bạn không bao giờ thỏa hiệp:
▪ Thay vì hối tiếc về quá khứ, tập trung vào hiện tại, và tìm thêm cơ hội.
▪ Giá trị trong công việc là lý do bạn thỏa hiệp với môi trường này hoặc thấy khó khăn với môi trường khác. Khi không ưu tiên cho một điều, bạn vẫn đang lớn lên với một cung cách riêng.
❌ Luôn học hỏi và phát triển:
▪ Thế giới luôn thay đổi, vì vậy bạn cần phải không ngừng học hỏi để thích nghi.
▪ Trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng cao năng lực bản thân.
▪ Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần cầu tiến.
❌ Tin tưởng vào bản thân:
▪ Đừng để những định kiến, hay thất bại ảnh hưởng đến niềm tin của bạn về chính mình
▪ Tìm ra điểm sáng trong khả năng và nỗ lực hết mình.
▪ Điểm chung của những người thành công là họ đều có chí bền, chứ không phải là có đủ điều kiện môi trường hoặc sự đáp ứng.
Thật ra "sai" ngành, "trái" nghề đâu phải điều gì đáng xấu hổ. Vậy nên chút khó khăn hôm nay lại làm đầy thêm thước đo về thành công trong tương lai cho bạn. Hy vọng chúng ta có thể gặp nhau ở đâu đó, với cách nhìn mới này!
0 notes
ngocpsycho · 10 months ago
Text
Sao phải quan tâm đến hướng nghiệp?
Tumblr media
Giờ tan tầm, tôi thấy dòng người rệu rão bước ra phố, hoài bão và niềm vui của họ phai dần theo con số của tháng năm. Công việc, sao căng thẳng, lại tẻ nhạt. Thế sự, sao cay đắng, lại buồn tủi?
Nên bạn ơi, trước khi những hệ quả của chuyện học sai ngành, chọn sai nghề cướp dần sức trẻ, bạn có bao giờ thử đặt cho mình câu hỏi: Hướng nghiệp là gì? Tôi tự định hướng cho mình được không?
1. Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là việc xác định con đường sự nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên:
Khả năng: Năng lực, kỹ năng, kiến thức của bạn.
Sở thích: Những điều bạn yêu thích, đam mê.
Tính cách: Đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến cách bạn làm việc.
Điều kiện: Yếu tố tài chính, môi trường làm việc, cơ hội việc làm.
2. Ai cần định hướng nghề nghiệp?
Mọi người ở mọi lứa tuổi, trình độ và kinh nghiệm đều cần định hướng nghề nghiệp, ví như:
Học sinh THPT: Hướng nghiệp để em chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực.
Sinh viên đại học: Hướng nghiệp để, xác định hướng đi sự nghiệp, hoặc công việc sau tốt nghiệp.
Người đang tìm kiếm việc làm: Có thêm cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp với mục tiêu.
Người đã đi làm: Lên kế hoạch phát triển bản thân và thăng tiến.
3. Tại sao cần định hướng nghề nghiệp?
Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp chúng ta:
Làm việc đúng sở thích và năng lực: Thấy được niềm vui và sự thỏa mãn trong công việc. Đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng và đạt được hiệu quả cao
Giảm rủi ro và tăng tự tin: Tránh thất nghiệp hoặc làm nghề không hợp thế mạnh, lại có thể gia tăng vị thế hoặc tự tin trong chuyên môn.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Tránh lãng phí vì những lựa chọn không phù hợp. Nếu làm việc bạn giỏi và mê, sẽ dễ dàng để có mức lương tốt hơn.
4. Tôi tự hướng nghiệp cho mình được không?
Được. Vì Định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục, cần được thực hiện thường xuyên, ở mọi lứa tuổi. Như học sinh thì cần cập nhật thông tin về ngành, người đi làm thì cập nhật thông tin về thị trường lao động.
Ai trong chúng ta cũng cần nâng cấp bản thân, hoặc điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp phù hợp trước những thay đổi, và cũng cũng có thể tự mình làm được, với một chút giúp sức từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Nếu muốn miễn phí nữa thì, cứ theo dõi kênh Hướng nghiệp Đà Nẵng cũng là cách để bạn đầu tư cho tương lai của mình mỗi tuần nè!
Chúc bạn luôn v��ng vàng với lựa chọn của bản thân.
0 notes
ngocpsycho · 10 months ago
Text
Chọn gì khi có nhiều sở thích?
Tumblr media
🔹 Bạn dễ chóng chán, đang thử nghiệm ở 01 lĩnh vực, lại muốn chuyển sang 01 lĩnh vực khác?
🔹 Bạn lo lắng không biết rằng “mình có đủ giỏi?”, bạn học được nhiều môn nhưng chưa có chuyên sâu 01 ngành/nghề nào cụ thể?
🔹 Vì thích nhiều thứ, bạn thấy khó quyết định giữa nhiều lựa chọn ngành nghề.
Vậy làm thế nào để phát triển nghề nghiệp khi bạn có nhiều sở thích?
💢 Nên lưu ý những điểm sau:
👉 Thích nhiều thứ không có nghĩa là giỏi nhiều thứ: Hãy trải nghiệm từng nhóm sở thích một, nhằm đánh giá lại lựa chọn ở bản thân.
👉 Vạch định từng khoảng thời gian, để trải nghiệm từng nhóm sở thích một (Holland): 03 năm đầu mình tập trung cho đam mê với Dữ liệu, 02 sau mình mới bắt đầu thử với sở thích Âm nhạc.
Hoặc, xen kẽ một ngày bằng nhiều hoạt động: Buổi sáng học Phân tích số liệu, buổi tối chơi đàn Guitar.
👉 Tránh bỏ cuộc giữa chừng: Luôn có xác định mục tiêu, thời gian, và lý do trước khi chuyển sang lĩnh vực mới. Thử cho bản thân thêm cơ hội để học hỏi và phát triển, trước khi ra quyết định quá nhanh.
Chuyện thích “đủ thứ” không chỉ thể hiện qua những thói quen thường thay đổi, mà còn gặp phải ở các bạn có kết quả trắc nghiệm Holland cao đều từ 4 nhóm trở lên.
Tuy nhiên, luôn nhớ rằng phát triển nghề nghiệp là một hành trình dài, và bạn luôn có đủ thời gian để làm tất cả những điều mình thích, bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Bài viết của ThS. Phoenix Ho, tại Hướng nghiệp Sông An.
0 notes
ngocpsycho · 10 months ago
Text
3 Sai lầm phổ biến khi chọn ngành
Tumblr media
Bạn có đang loay hoay với việc chọn ngành học? Bài viết này chia sẻ 3 câu chuyện có thật về việc chọn sai ngành để giúp bạn tránh đi những sai lầm tương tự.
1. Chỉ dựa trên 1 môn học: Bạn H chọn ngành Dược chỉ vì học giỏi môn Sinh học. Tuy nhiên, bạn không thích làm việc trong phòng thí nghiệm và khó chịu với những kỹ thuật lặp lại.
Kiến thức phổ thông ≠ Kiến thức chuyên ngành. Việc bạn thích một môn học ở cấp 3 không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thích học chuyên ngành. Thêm vào đó, năng lực hành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên sâu hơn chỉ là kiến thức.
Bài học rút ra:
👉 Cần tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo của ngành học bạn muốn chọn để biết mình có hứng thú với các môn học đó hay không.
2. Không chỉ có 1 nghề suốt đời:
Bạn LA chọn ngành Tester vì thấy nhiều bạn chọn và lúc đó ngành này đang "hot". Sau khi ra trường, LA không xin được việc và chuyển sang làm truyền thông.
Bài học rút ra:
👉 Xu hướng việc làm thay đổi theo thời gian. Chọn ngành học theo xu hướng nhất thời có thể khiến bạn hối tiếc.
👉 Chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trước. Sau đó mới xem xét cơ hội tuyển dụng của các ngành nghề.
3. Nhiều người cho rằng "chọn một nghề là gắn bó với nghề đó suốt đời". Quan điểm này khiến các bạn trẻ e dè với những ngành học "rủi ro".
Tuy nhiên, cách nghĩ trên làm giới hạn số lượng công việc mà bạn có thể làm được sau khi tốt nghiệp.
🚫 Cuộc sống không chỉ có 1 lựa và 1 chiều duy nhất. Như học Tâm lý ra thì, chỉ đi dạy hoặc làm tư vấn!
Thời đại mới, không có thứ gọi là "làm nghề trái ngành", chỉ có tư duy mở khiến bạn luôn chủ động nắm bắt cơ hội. Nếu bạn tự tin, linh hoạt phát triển, chắc chắn bạn sẽ luôn có được công việc phù hợp, với thu nhập tốt.
Bài học rút ra:
👉 Luôn chọn ngành học phù hợp với đặc điểm bản thân, thay vì chọn ngành theo xu thế.
👉 Tư duy mở về nghề nghiệp (nhất là với SV cuối).
👉 Thị trường lao động luôn thay đổi. Khả năng thích ứng và học hỏi mới là chìa khóa thành công.
Và đừng ngại thử thách bản thân. Có nhiều cơ hội để bạn chuyển đổi nghề nghiệp nếu bạn không hài lòng với công việc hiện tại.
Chọn sai ngành học có thể dẫn đến nhiều hệ quả:
Chật vật trong học tập: Bạn phải học những môn mình không thích, không giỏi.
Tâm lý chán nản, tự ti: Bạn cảm thấy mình không phù hợp với ngành học và lo lắng về tương lai.
Mất thời gian và tiền bạc: Bạn có thể phải học lại hoặc chuyển sang ngành khác.
Lời khuyên:
Dành thời gian tìm hiểu bản thân: Xác định sở thích, năng lực và giá trị của bạn.
Tìm hiểu kỹ về ngành học: Tham khảo chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, v.v.
Lắng nghe lời khuyên từ gia đình, thầy cô và những người có kinh nghiệm.
Chọn ngành học là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng và đưa ra lựa chọn sáng suốt!
0 notes
ngocpsycho · 11 months ago
Text
youtube
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Đứa trẻ thôi học
Tumblr media
Chẳng như cách người khác hình dung, bỏ học là long bong.
Bỏ học là hư hỏng, tự ti, nổi loạn, nhạy cảm, thiếu tương lai...
Tôi gặp em trước tò mò khôn nguôi về cảm giác của một người bỏ học. Em đón tôi với ánh mắt nhẹ nhàng, lời nói chậm rãi nhiều suy ngẫm.
Dẫu đã có được hàng quán kinh doanh tử tế, cơ ngơi vừa phải, ấy vậy mà nào em có dám nói thật với ai câu chuyện đã từng thôi học.
Em bảo, nếu ai hỏi có hối hận không thì câu trả lời của em luôn là có.
Nhưng vì trường học luôn không dành cho em, nên đắn đo mãi thì em quyết định gác việc học lại. Em lên thành phố, bưng bê hàng quán, kiếm cơ hội theo con đường sân khấu như ước mơ. Nhưng cuộc sống nào có dễ dàng gì, em không có tài ca hát, nhưng vẫn mê biểu diễn, vậy là em rẽ nhánh sang hướng tìm hiểu về trang phục.
Dòng đời xô đẩy, may mắn đưa em đến được cái nghề, nhưng nếu không trở thành xuất chúng, được người khác cúi đầu nể phục thì em cũng không dám kể rằng mình chưa học hết 12.
Tôi thấy ở em:
Sự nhanh nhẹn và khiếu nói chuyện lưu loát.
Bản lĩnh, dứt khoát trước tất cả những cám dỗ trên hành trình mưu sinh.
Tình yêu với điện ảnh, ca hát, sân khấu và nghệ thuật biểu diễn.
Những đặc điểm ấy em đã biết tận dụng và phát triển khéo léo, nhờ vậy em mở rộng mối quan hệ với khách hàng, thuyết phục được nhiều đối tác mới. Phát triển hướng buôn bán theo cách khác biệt, sáng tạo và có tính cạnh tranh cao. Em thực hiện được nhiều ý tưởng táo bạo, và mở thêm nhiều cơ sở ở những thành phố phù hợp.
Quan sát em, tôi nghĩ về những đứa trẻ nghiện Game mà quý phụ huynh có đôi lần tâm sự. Thay vì phàn nàn, liệu họ có thể khéo léo biến đổi cái sở thích ấy thành một hành vi có lợi cho trẻ, và tập cho các em biết cách điều độ tiết chế không nhỉ? Biết là câu chuyện khó, nhưng cái đánh giá, cằn nhằn của bậc phụ huynh trước mặt trẻ, lẫn cái bao bọc, che đậy về hành vi của nó trước người lớn khác, khiến cho đứa trẻ chẳng thể nào thay đổi nỗi.
Ví như ngày nào cũng bảo con tôi là một đứa trẻ ngoan, nó hiền lắm, khổ cái nó mê điện tử quá. Nhưng về trước mặt nó thì lại càu nhàu, mày chẳng làm được gì, trông vô tích sự thật!
Sự phản ứng có phần "rất thống nhất" từ quý phụ huynh này như một liều thuốc bổ trợ cho niềm đam mê muốn quay về bờ bến vui vẻ như trò chơi điện tử, có phải không?
Chừng nào còn thấy mâu thuẫn trong bản thân, và nơi cuộc sống, chừng ấy vấn đề cai nghiện hãy còn rất giang nan.
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Vẫn chưa biết mình thích gì!
Tumblr media
Đã làm trắc nghiệm, vẫn chưa biết mình thích gì! Từ lúc nào bạn nghĩ rằng bản thân mình không có sở thích hoặc năng lực nào cụ thể?
Phải chăng nó đến vào những lần hăng say đánh cầu với hàng xóm và mẹ lớn tiếng quở: “Sao suốt ngày thấy bây cứ long bong!”?
Hoặc cũng có thể vào c��i lúc bạn điểm qua vô vàn bài trắc nghiệm hướng nghiệp mà vẫn chưa tìm thấy được sở thích và khả năng gì nổi trội?
Hoặc chỉ bởi vì bạn thấy mình quá dễ bị xao nhãng và cuốn hút vào những điều mà nhìn bề ngoài có vẻ vui thích hấp dẫn, nhưng thực sự khi tham gia thì chẳng có mấy gì vui?
Vậy, trong ngày, bạn thường dành thời gian nhiều nhất thời gian trong ngày cho việc gì?
Khi mệt mỏi, điều gì thường làm bạn vui?
Có hoạt động nào mà khi được rủ tham gia, bạn sẽ luôn đồng ý?
Nếu câu trả lời của bạn không phải là “ngủ” thì có lẽ bạn sắp gọi tên được những sở thích của bản thân rồi.
(Những cũng yên tâm, trời lạnh thì ai mà lại chẳng thích ngủ).
Theo ThS. Phoenix Ho, có một số lý do để một bạn trẻ không nhìn nhận được rõ sở thích của bản thân.
Đầu tiên, có thể vì bạn được lớn lên trong một môi trường ít được ủng hộ để bạn bộc lộ sở thích. Gia đình em A đã cất hết cọ vẽ của A chỉ vì muốn em tập trung cho việc học Toán, Văn.
Bên cạnh đó, có thể vì em đang thiếu nhiều trải nghiệm bên ngoài lớp học. Việc học tập ở trường và lớp học thêm, với lịch học dày khiến cho em ít có cơ hội tương tác với bè bạn, tham gia thêm nhiều hoạt động khác như văn nghệ, thể thao, chăm sóc thú cưng/cây trồng, kinh doanh/buôn bán…
Cũng có một số bạn không biết rằng một sở thích khác biệt như chơi Bi-a, có thể mở ra năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Hoặc bạn mặc nhiên gán cho bản thân mình những định kiến như, chuyện thích vẽ nhân vật quái dị, thích chơi Bi-a là sở thích kỳ quặc và không đáng giá để được nhắc đến.
D, một bạn nữ đã nhắc đến sở thích chơi Bi-a kèm với một lời phê bình, rằng đó sở thích đó hơi ngớ ngẩn.
Tuy vậy, nếu nhìn kỹ lại những hứng thú nho nhỏ, và đặt thêm cho chính mình những câu hỏi như:
Bạn đã học được gì từ việc vẽ những nhân vật quái dị?, hoặc
Cần biết gì để có thể chơi Bi-a giỏi?
Bạn có thể bất ngờ với câu trả lời. D đã đáp: “"Người ta phải tự mình suy nghĩ, phải liên tục lên chiến lược - cả các nước đi của mình và cả những nước sắp đi của đối thủ—bạn phải đối mặt với những người đàn ông nghĩ rằng họ giỏi hơn bạn, và bạn phải tự tin thi đấu độc lập khi không ai cổ vũ cho mình.”
Rõ ràng, sở thích chơi Bi-a hoặc vẽ hình nhân vật quái dị không hề đơn giản, chỉ là nó hơi khác biệt so định kiến của nhiều người. Và bạn cũng có thể nhận thấy nhiều kỹ năng nổi bật lên qua sở thích ấy! Lúc này, bạn có lẽ cần coi trọng sở thích và khả năng ở mình nhiều hơn, sao  phải ghét nó?!
Vậy, bây giờ, bạn có thể kể tên những điều mình yêu thích chưa?
Tumblr media
Hãy thử lấy bút, chia đôi một trang giấy trắng thành 2 cột. Ở cột bên trái, liệt kê tất cả những sở thích mà bạn có; mỗi sở thích viết trên một dòng. Sau đó hãy sắp xếp những sở thích đã liệt theo theo thứ tự ưu tiên, điều nào thích nhất đưa lên dòng trên cùng.
Trong những sở thích kia, thử nhìn xem sở thích nào mà bạn có thể tiếp tục phát huy trong vài năm đến?
Nguồn tham khảo:
- Ho, Phoenix (2018). Các trường hợp đặc biệt – 6 nhóm đều thấp. https://huongnghiepsongan.com/cac-truong-hop-dac-biet-6-nhom-deu-thap/. Truy cập 123/12/2023. - Brooks, Katharine (2017). You Majored in What?: Designing Your Path from College to Career. Plume, 2017. - Holland, J. (1985). Making Vocational Choices: A Theory of Vocational Personalities and Work Environments. New Jersey: Prentice-Hall, Inc.
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Thuần thục
Tumblr media
Thế giới thông tin tạo nên hình mẫu một con người "toàn năng", "đa nhiệm". Họ ít để ý đến thuần thục trong một hoặc một vài chủ điểm thế mạnh, mà thay vào đó họ thích biết nhiều. Nhất là thích tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn.
(người khôn thường dấu mình dưới chín lớp đất, đừng chỉ đi tìm học ở những ai được biết đến nhiều)
Thuần thục theo ý tôi là việc bạn có khả năng rất giỏi ở một khía cạnh nào đấy, muốn thể hiện là sẽ thể hiện được ngay, trong bất kỳ hoàn cảnh và bất kỳ thời gian, và ít ai có thể thay thế bạn dù họ có bắt chước y chang đi chăng nữa.
Nó cũng giống như việc tập cho giọng nói của mình bắt được micro tốt hơn, chủ điểm ấy cũng vậy, đòi hỏi một sự rèn luyện và cải thiện không ngừng.
”Tôi không sợ người luyện tập 10.00 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần – Lý Tiểu Long”
Lấy ví dụ về cách vận dụng kịch ứng tác vào một lớp kỹ năng giao tiếp. Cũng là cùng một yêu cầu, giáo viên A hướng dẫn học viên cách chuyển động, ấy vậy mà sự truyền đạt của giáo viên A lại kém thu hút và thiếu cái hồn của kịch nghệ hơn giáo viên B, một người từng hành nghề diễn xuất trước đó.
Một ví dụ khác về hoạt động quan sát tôi được trải nghiệm từ thầy Vivian Gladwell. Sau buổi thực hành ấy, mãi tôi cũng không tìm được cảm giác dẫn dắt người học vào trạng thái chú tâm tương tự ở bất kỳ buổi biểu diễn hài kịch hoặc lớp học nào khác, dù thầy dạy chúng tôi bằng tiếng Anh, vốn không phải ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tôi biết được rằng tổ chức chúng ta luôn cần một sự thuần thục nhất định, ở một khía cạnh cụ thể và nó làm cho chúng ta vượt lên trên cách làm việc thông thường, cách xử lý thông thường, cách vận dụng thông thường.
Cũng cùng một điệu múa, cùng một nét cọ, một viên gạch đặt vào xây nhà, ấy mà người thuần thục họ diễn tả được cái sự đặc sắc, chuyên nghiệp, khác hẳn.
Và tôi tin, một ngày không xa, tôi cũng có thể truyền đạt kỹ năng lắng nghe đến cho bạn, một cách thuần thục như vậy.
Không phải tôi tự cao, nhưng nếu nói về chuyện bình lặng để nghe, nghe thấy cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, bạn có thể lắng nghe được cả một tâm hồn và nhu cầu bên dưới họ mà không cần phải xét hỏi, bạn sẽ biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên, và nói ra điều gì để cả hai cùng có lợi. Và có lẽ tôi thấy mình cũng có chút kỹ năng lắng nghe là nhờ sự luyện tập và thực hành nó, mỗi ngày vậy chăng?
Cái lắng nghe, theo tôi thấy chưa phải là ghi nhớ đầy đủ thông tin, cũng chưa phải nhắc lại đúng cách hiểu hoặc cũng chưa đủ nếu chỉ có chủ động đặt câu hỏi làm rõ. Cái lắng nghe mà tôi muốn hướng đến phải như là một tấm gương phản chiếu chân thật mà người nghe thấy lại được chính họ khi nghe. Điểm đặt biệt ở tấm gương là nó không lưu ảnh, tức sẽ phản chiếu lại trong mình một hình ảnh, tức sẽ không có quá nhiều đánh giá hoặc phân biệt khi nghe.
Tôi hình dung đến việc phải mô tả lại cảnh sóng vỗ ở bãi biển cát trắng bằng từ ngữ hoặc ảnh chụp vậy. Chuyện lắng nghe cũng thế, chỉ xảy ra ở khoảnh khắc cần xảy ra, nghe xong rồi thôi, không muộn phiền, ảo não, ấy mà không phải thụ động, hờ hững, mơ hồ hay lờ đờ. Chính vì vậy mà số lời phản hồi của tôi đôi khi chưa đến 10 chữ, thế mà bà chị hơn nửa tuổi đời phải ồ à, gật gù, cảm ơn hoặc tự họ phát giác ra một ý tưởng nào đấy tuyệt vời lắm.
Do đó, dù có được một bộ óc nhạy bén nhớ lâu ngồi cùng bên cạnh, nhưng chắc hẳn không phải lúc nào bạn cũng thấy mình đang được lắng nghe, có phải không?
Mà thôi, đành rằng cũng là người đi học và đi dạy, âu cũng phải gói ghém chuyện nghe như thế nào, kỹ thuật nghe nên ra sao, đong đo, cân đếm để người khác có thể hình dung và dễ hiểu được. Rồi ở đây, nó cần một kỹ năng sắp xếp, truyền đạt và thông tin liên cá nhân rất khác nữa.
Lang man vậy ý cũng chỉ muốn nhắc nhở, trước khi bắt đầu bị chi phối bởi rất nhiều kỹ năng và kiến thức hấp dẫn, đa dạng, thử chọn một khía cạnh, để thuần thục.
Tôi tin chắc số giờ mà người ta bỏ ra cho sự thuần thục không phải chỉ tính bằng tháng năm, và nếu không tin, hỏi thần tượng của bạn xem, chắc chắn để có được hôm nay, họ đã dành ra sự thuần thục bằng rất nhiều giấc ngủ.
Như một cái cây cần thời gian để lớn, sự thuần thục cũng vậy. Bạn có thể dùng thuốc kích thích sự tăng trưởng cho cây, dùng phân bón thêm hoặc dùng dụng cụ để xới đất, nhưng lúc nó trổ quả, phải chắc chắn rằng bạn sẽ thích và muốn ăn?
Vậy, tại sao không tập trung, chỉ tập trung một hoặc một vài điều thôi, để nuôi dưỡng điều mà bạn đang nghĩ mình đã sắp thuần thục?
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Công việc không gây cấn như phim
Tumblr media
"...hầu hết người ta lại không thể tận hưởng cuộc sống khi nó trôi qua và đổi thay mỗi ngày"
Mỗi vòng chạy quanh khu nhà ước chừng khoảng 3 phút. Cô chạy nhịp nhàng, hơi thở đều đặn, thấy mình đứng trước cửa thì cô đi chậm lại rồi bảo: “Đợi cô chạy thêm một vòng nữa hén?”.
Căn nhà cô vẫn sáng đèn, cánh cửa kéo khép hờ, để lộ ra hầu như tất cả nội thất bên trong.
Nhìn vào trong, mình đã thật bất ngờ khi phát hiện ra đây là căn nhà không được khóa cửa khi vắng chủ? Cho đến giờ phút này, mình vẫn đinh ninh rằng chắc chỉ mỗi có cô mới dũng cảm được như thế?
Công việc và cuộc sống của cô rất bình dị, không có gây cấn nhiều như phim ảnh, vậy mà đáng ngưỡng mộ lắm! Sáng sớm cô đi chợ, nấu một nồi nước rồi bán vài tô bún, chiều về cô nhận thêm áo quần để may vá, còn tối đến lại ung dung chạy bộ, trò chuyện với hàng xóm.
-Tại sao cô không khóa cửa? Cô không sợ mất đồ sao? - Mình hỏi.
-Có gì nhiều nhặn đâu để mà mất, con. Quanh đây toàn quen biết nhau cả - Cô trả lời tỉnh bơ.
Nói một hồi thì cô bước vào chỗ tủ, mở hộc, lấy tiền thừa ra gửi lại, trước mặt mình.
Phản ứng của cô vẫn khiến mình nể phục liên hồi.
Tự dưng mình nhớ mấy chị ở nhà chung, mở quán nước mà chỉ để cái hộc phía trước quán, ai thích trả tiền thì cứ tự bỏ vào trong hộc, bao nhiêu cũng được, nhỡ quên trả cũng không sao.
Nếu hài lòng với mọi điều đến đi giữa đời sống, ít phân biệt để đưa ra quá nhiều điều kiện, ít tưởng tượng về quá nhiều viễn cảnh phản ứng, không thấy thứ ở kia và mong nó cũng có ở đây, nhìn nhận, thấy rõ lý do tại sao cảm xúc của mình lúc này nó là như vậy, thì có lẽ lòng người cũng sẽ tỏ tường và rộng lượng chăng?
Tự dưng cảm thấy mình may mắn kỳ lạ, lại thấy sự tin tưởng một cách thật tự nhiên. Cứ nhìn ngắm bằng ánh mắt giản dị giữa đời sống này thì mình lại thấy biết bao nhiêu điều thú vị, hổng cần xem phim ảnh, cũng chẳng cần những tít báo giật gân.
Có lúc mình thấy, phim ảnh là những thứ chất liệu có cái kết chóng vánh và thu hút tâm trí của người lơ đễnh. Dường như khi không thấy tận hưởng được giữa đời sống thực, mình đi sâu vào tâm trí tưởng tượng của mình và rồi mượn sang phim ảnh để thỏa mãn, giải trí? Phải chẳng cái tẻ nhạt và bình thường của một ngày khiến mình chán ngán quá, n��n phải kiếm thứ gì đó khó khăn một chút để làm mà gầy dựng lên giá trị hơn?
Vậy nên mình biết, dù công việc của mình không phải lúc nào cũng giàu cảm xúc hoặc gây cấn như phim, vậy mà mình vẫn thấy nó tươi mới mỗi ngày và mỗi ngày lại cần nhiều cố gắng hơn nữa. Có lẽ, có những cái “job” tưởng tẻ nhạt, nhưng lại vui mới là nhờ một phần vì sự hài lòng của chúng ta, từ bên trong.
Vì điều này, mình gắng bớt chạy theo định nghĩa của mọi người về thành công hoặc hạnh phúc, mình tôn trọng từ cả anh Grab đến vị Chủ tịch, từ cô bán cơm đến anh nhà giáo, mình thấy ở họ đều có những câu chuyện rất riêng, rất phấn đấu, mà hễ còn cho là giản đơn, tầm thường thì mình chẳng thể tìm đâu ra niềm vui khi phối hợp với họ trong một số tác vụ công việc.
Câu chuyện này làm mình nhớ đến một trích đoạn nơi sách của bác Fukuoka:
“...hầu hết người ta lại không thể tận hưởng cuộc sống khi nó trôi qua và đổi thay mỗi ngày. Họ bám lấy sự sống như họ đã từng trải nghiệm nó rồi, và sự bám víu theo thói quen này đem đến nỗi sợ…”. “Chỉ chú ý đến quá khứ, là cái đã qua mất, hay đến tương lai, là cái vẫn còn chưa tới, họ quên mất rằng mình đang sống trên trái đất ngay ở đây và ngay lúc này.”
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Giảm căng thẳng khi tìm việc
Tumblr media
Bạn cần phải tìm một công việc mới, nhưng mọi thứ thật sự khó khăn, nhất là khi thiếu các mối quan hệ cần thiết. Hạ nhiệt sự lo lắng và căng thẳng với 05 bước sau.
1. Lập kế hoạch cho việc bị từ chối. Tại sao không?
Bất kỳ rủi ro nào cũng có thể xảy đến. Thay vì lo sợ trong lúc đợi kết quả trúng tuyển, bạn cũng có thể lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và bước tiếp.
2. Lên kế hoạch tìm việc mới
Thêm vào đó, hãy vạch ra những mục tiêu nhỏ hơn.
Thay vì chỉ tập trung để có được việc làm, bạn có thể chia quá trình tìm việc thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, chẳng hạn như:
Tìm hiểu 02 công ty mới
Kết nối với 03 người trong ngành
Tham gia thêm 05 hội thảo
Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ gánh nặng và có thêm động lực.
3. Cắt giảm chi tiêu
Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính, hãy cân nhắc đến việc cắt giảm chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và có thêm thời gian, tiền bạc để tập trung vào chuyện tìm việc.
Sẽ khó để tiết kiệm nếu bạn nhỡ thấy bè bạn xung quanh đi ăn ở một nhà hàng sang trọng, hoặc sở hữu một thiết bị công nghệ mới. Tuy nhiên, liệu rằng giá trị và niềm vui thật sự của bạn có nằm ở sản phẩm mua sắm mà bạn đang muốn khoe ra cho mọi người thấy hay không? Vậy nên hãy cân nhắc nhé, rồi sớm bạn cũng sẽ đạt được mong muốn của mình, nhưng chưa phải lúc này.
4. Lên lịch trình sinh hoạt đều đặn
Việc có một lịch trình sinh hoạt đều đặn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất, lẫn tinh thần. Hãy dành thời gian cho các hoạt động bổ ích mà bạn yêu thích, chẳng hạn như ngủ đủ giấc, chơi thể thao, lê kế hoạch tìm việc, hoặc dành thêm thời gian cho gia đình và bạn bè.
5. Bản thân bạn quý giá hơn công việc.
Công việc chỉ là một phần trong cuộc sống, và bản thân bạn còn có nhiều giá trị khác, chẳng hạn như lòng trắc ẩn, sự bình an, mối quan hệ. Tài năng và tình yêu của bạn còn vượt xa giới hạn của một chức danh công việc cụ thể. Thử theo đuổi những sở thích không liên quan đến nghề nghiệp khác, biết đâu bạn sẽ khám phá ra được những giá trị mới ở bản thân.
Hãy nghĩ về những đặc điểm tính cách khiến bạn trở nên độc đáo và những tình huống mà bạn cảm thấy mình được là con người thật của mình.
Và nhớ, không gắn năng lực của bạn đi kèm với chuyện rớt tuyển;
Không trúng tuyển không có nghĩa bạn chưa đủ tốt, mà nó chỉ có nghĩa rằng bạn chưa phù hợp với vị trí công việc đó. Rằng văn hóa, mục tiêu về tăng trưởng, hoặc yêu cầu năng lực của doanh nghiệp kia chưa phù hợp với bạn. Rót tuyển không đủ nói lên năng lực của một người.
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Không biết mình thích gì, giỏi gì?
Tumblr media
Nghiên cứu của Harris Interactive (2013), cho thấy 92% người Mỹ bị căng thẳng bởi ít nhất một điều trong quá trình phỏng vấn xin việc.
Mặc dầu đã biết rõ bản thân bao nhiêu tuổi, thích loại nhạc gì, ghét môn học nào, nhưng khi được hỏi “Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình”, hẳn bạn có thể vẫn bị ấp úng và thấy khó để chia sẻ với nhà tuyển dụng một cách ấn tượng.
Hiểu bản thân luôn là khía cạnh quan trọng trên hành trình học tập và làm việc. Khi hiểu được đặc điểm của bản thân, bạn mới có thể đối chiếu rõ với đặc điểm nhân sự mà công ty kia đang cần, bạn đọc bản mô tả công việc của họ một cách có thấu đáo hơn. Nhờ hiểu bản thân, bạn chọn được nơi làm việc phù hợp, viết được chiếc CV ấn tượng, và trả lời lưu loát tại vòng phỏng vấn.
Nhưng đâu phải ai cũng chỉ ra được cho bạn cách để xác định “đặc điểm hiện có” ở bản thân.
Và nhất là giữa muôn vàn khía cạnh như đặc điểm: Cơ thể (cân nặng, chiều cao), đặc điểm Sở thích, Năng lực học tập, Yếu tố ảnh hưởng đến tôi như gia đình, xã hội,...
Sẽ dễ hơn nếu bạn hình dung đặc điểm bản thân trong việc chọn nghề nghiệp thông qua mô hình Cây nghề nghiệp dưới đây. (Xem chi tiết tại Link)
Tumblr media
Lựa chọn nghề nghiệp cũng giống như việc trồng một cái cây. Cái cây ở đây có 2 phần: Phần gốc rễ và Phần hoa quả. Vậy để nuôi được một cái cây lớn lên, đơm hoa kết trái chăm sóc cho bộ rễ vững trãi, bên cạnh việc quan sát tổng thể cả c��i cây.
Do vậy, khi một người chọn một ngành nghề nào dựa trên sở thích nghề nghiệp, khả năng thực có (bao gồm năng lực học tập), cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân mình, thì họ sẽ có thể gặt hái được những “quả ngọt” trong nghề nghiệp, như cơ hội tìm việc cao, dễ được tuyển dụng vào vị trí thích hợp, có được môi trường làm việc tốt, sở hữu mức lương cao, được nhiều người tôn trọng, v.v.
Vậy, nếu bạn nói rằng:
Em muốn có uy quyền để không làm thuê nữa
Em muốn làm việc cho một công ty của nước ngoài
Em muốn có mức lương trên $1000
Thì những ý muốn đấy, chỉ là phần quả cây mà ta muốn gặt lấy. Lúc đó, bạn bắt đầu hoang mang, nếu chúng mình không có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm tốt, thì làm sao để vào được tập đoàn đa quốc gia đây?
Điều gì cũng cần nhiều thời gian và sự quyết tâm, do vậy, để có thể nuôi cái cây đến ngày nó trổ quả, ta nên bắt đầu nhận định bản thân ở những khía cạnh rất thực tế, bằng việc trả lời từng câu hỏi ở các rễ cây.
Nguồn tham khảo: Hướng nghiệp Sông An
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Làm sao để giữ chân nhân viên
Tumblr media
Bạn có thể giữ chân nhân viên khi hiểu rõ lý do họ rời đi và tìm cách gầy dựng lại kết nối.
Lương bổng và chế độ phúc lợi là lý do khiến người lao động nghỉ việc vào năm 2022. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ chiếm 20% trong số các lý do chính, và 80% còn lại phụ thuộc vào những yếu tố khác như cơ hội phát triển-thăng tiến, không được đối xử với sự tôn trọng ở nơi làm, cân bằng giữa công việc và cuộc sống,... Để hiểu đầy đủ và chính xác, mời bạn đọc Chỉ số của Gallup công bố vào cuối tháng 8 2023.
Nhằm tránh gây hiểu nhầm khi chỉ nhìn vào những yếu tố riêng lẻ, Gallup phân loại tất cả các lý do khiến người lao động rời bỏ công việc thành các nhóm lớn, họ thấy yếu tố “Gắn kết và văn hóa tổ chức” là lý do phổ biến nhất khi chiếm đến 40% tỉ lệ, theo sau là “Sự cân bằng giữa công việc và đời sống” với 26%.
Giữ chân nhân viên không chỉ dừng ở việc đề xuất những điểm khắc phục điều làm họ kém hài lòng, nó đòi hỏi sự am hiểu điều mà nhân viên đang tìm kiếm trong sự nghiệp của họ, và đưa những cam kết về giá trị dành cho nhân viên vào chính thực tiễn cuộc sống.
Tránh xa vị sếp tệ, cân bằng được giữa cuộc sống và công việc cũng như hướng đến sự khỏe mạnh cá nhân là một số trong những yếu tố mà một nhân viên tìm kiếm ở môi trường mới.
Quan điểm riêng: Với kinh nghiệm phối hợp đội nhóm trong nhiều dự án, bản thân mình thấy, để có thể đồng hành được cùng một nhân viên, người quản lý phải cùng họ hiểu và sắp xếp được những nhu cầu ưu tiên, từ đó mới có thể giúp họ tiến đến sự cam kết về khoảng thời gian thích ứng và gắn bó với công việc.
Để hiểu đầy đủ và chính xác, mời bạn đọc Chỉ số của Gallup công bố vào cuối tháng 8 2023 tại Link.
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Hiểu mình qua kỹ năng
Tumblr media
Hiểu mình trong hành trình trải nghiệm, để phát triển năng lực và tự tin trong công việc
Trong khóa dạy về Career Development của trường Đại học Pennsylvania, Mỹ. Người ta phân kỹ năng thành 3 nhóm kỹ năng chính và đến giờ tôi vẫn khá thích cách phân loại n��y: Kỹ năng chuyển giao; Kỹ năng kiến thức; Phẩm chất Kỹ năng liên quan đến đặc điểm tính cách.
Kỹ năng chuyển giao (Functional Skills hay Transferable Skills) là những kỹ năng mà bạn có thể sử dụng trong nhiều công việc khác nhau. Nó bao gồm những kỹ năng thuộc về khả năng tự nhiên, bạn có thể vận dụng để làm một việc mà không thấy khó khăn.
Ví dụ: Tính toán. Bạn tính toán và phát hiện điểm sai giữa các dữ liệu con số rất nhanh mà người khác (như tôi) phải khá vất vả để làm điều đó. Kỹ năng chuyển giao có thể bao gồm tất cả những kỹ năng liên quan đến sự vật, con người, dữ liệu hay ý tưởng. Nó thường bắt đầu bằng động từ như: lắp ráp, xử lý, lái xe, xây dựng, sửa chữa,... lắng nghe, giảng dạy, thuyết phục, giao tiếp... đọc, tính toán, sắp xếp, lên kế hoạch, ghi nhớ, phân loại... nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,...
Kỹ năng kiến thức: Bao gồm những kỹ năng bắt đầu bằng danh từ, chỉ các lĩnh vực, các môn học hoặc chủ đề mà bạn đã thành thạo và am hiểu như tin học, tiếng Anh, hội họa, âm nhạc, chứng khoán, đồ cổ, hoa giấy, bàn tính, thủ công mỹ nghệ, chính trị, kinh tế, châu Á...
Kỹ năng liên quan đến đặc điểm tính cách / Phẩm chất: Bao gồm những tính từ liên quan đến đặc điểm tính cách, những phẩm chất cần có ở một vị trí công việc như trung thực, sáng tạo, tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm, tốt bụng, thận trọng trong công việc, linh hoạt, thích ứng nhanh, năng động, độc lập...
Thông thường, bạn cần có một số kỹ năng thiết yếu để có thể tham gia vào một công việc làm cụ thể. Thông thường, bạn cần có một số kỹ năng thiết yếu để có thể tham gia vào một công việc làm cụ thể. Kỹ năng thiết yếu (Employment Skills) gần giống như kỹ năng trên được nêu trên, nó bao gồm những kỹ năng giúp cho một người được tuyển dụng, và nó được viết tại bản mô tả công việc.
Ví dụ để làm được công việc quản lý tham vấn bạn cần có kỹ năng như: Tiếp nhận điện thoại, nhận email, phân tích thông tin, định hình ca...
Bên dưới những kỹ năng thiết yếu ấy, bạn cần nhìn thấy được đâu là những Bên dưới những kỹ năng thiết yếu ấy, bạn cần nhìn thấy được đâu là những kỹ năng tạo động lực (Motivated Skills), giúp bạn vui thích để tiếp tục làm một công việc, duy trì việc làm mỗi ngày mà ít chán nản.
Ví dụ: Tôi không thích chỉ nhận điện thoại, rồi thông báo thông tin cho khách hàng mà tôi còn ngồi lắng nghe câu chuyện của họ. Và phải mất một thời gian tôi mới nhận ra tôi thích việc ấy như thế nào. Tuy vậy, ban đầu tôi cứ nghĩ tiếp điện thoại là ghi nhận rồi thông báo thôi.
Hoặc tôi thích biên soạn tài liệu hơn là xem xét các chi tiết, đánh dấu hoặc báo cáo thủ tục liên quan đến hồ sơ... Vì rằng dù đã đọc một lược rất kỹ, nhưng tôi chẳng nhận thấy việc hai từ “Tin học, công nghệ, Kỹ thuật” đứng gần nhau có gì là khó chịu? Nhưng người ti mỉ, họ thấy như thế là không ổn, đã viết hoa thì cho viết hoa luôn, viết thường thì để viết thường hết, nên họ sửa thành “Tin học, Công nghệ, Kỹ thuật”.
Bên trong những kỹ năng, trách nhiệm của vị trí hiện tại, tôi khám phá ra có những kỹ năng giúp tôi có hứng thú với công việc đang làm, vì nó là kỹ năng mà tôi có khả năng và tôi thích sử dụng. (Cám ơn sự khuyến khích và thấu hiểu của sếp cùng đồng nghiệp nữa! :)
Và nếu có sự tương đồng giữa kỹ năng thiết yếu (những kỹ năng mà công ty cần cho việc tuyển dụng) với kỹ năng tạo động lực (những kỹ năng mà bạn thích và thấy mình có khả năng) thì bạn sẽ có nhiều niềm vui khi đi làm hơn, và tất nhiên thỏa mãn về nghề nghiệp của bạn cũng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, chúng ta nên ở trong một công việc đủ lâu để hiểu mình có những kỹ năng nào, và thích sử dụng kỹ năng gì.
Và chúng ta đủ tin vào bản thân và môi trường mà mình đã chọn để chân thành, đóng góp sức lực.
Nên, giữ mình trong trạng thái quan sát bản thân là lợi thế.
0 notes
ngocpsycho · 1 year ago
Text
Khi bạn có 2 thiên hướng đối nghịch: Quản lý và Nghiên cứu
“K” chia sẻ với tôi nỗi ưu tư của em về việc dạo gần đây, em thấy mình ít có nhu cầu tìm hiểu sâu về một vấn đề, em không như mọi người, đào sâu hoặc nghiên cứu kỹ, và em thấy nếu em có đọc thêm nhiều tài liệu nhiều hơn nữa thì bài viết của em vẫn dừng ở mức vừa đủ như lúc trước khi đọc thêm tài liệu, vậy thôi.
Em thấy phiền với việc thực hiện đúng các bước trong một quy trình, vì em muốn làm nó nhanh hơn, thấy kết quả sớm hơn.
Nếu viết báo, em thích sự đa dạng, không cần phải chuyên sâu. Tuy vậy, em vẫn luôn băn khoăn với chuyện mình không quan sát hoặc tìm tòi sâu về một vấn đề như nhiều người. Điều này chứng tỏ em có một mối quan tâm nhất định đến việc đào sâu, quan sát và phân tích cho thật kỹ vấn đề.
Với việc học ở trường cũng vậy, em có thể dễ dàng thi đậu vào trường chuyên, vào đại học có điểm thi cao, nhưng lại chỉ duy trì học lực ở mức trung bình khá. Nên em đánh giá bản thân không có gì nổi trội.
Tumblr media
Tôi cảm giác rằng ở K có băn khoăn là vì nơi em có cả hai nhóm Quản lý và Nghiên cứu, đặc điểm khiến em nhiều khi muốn làm nhanh để đạt kết quả trong nhiều việc, nhưng cũng có muốn chậm lại, hiểu vấn đề cho thật sâu chắc.
K gặp phải vấn đề như Holland có đề cập đến, đó là sở hữu 2 nhóm đặc tính đối lập.
Khó khăn của em ở điểm em có có nhiều nhóm Holland khác nhau, có thể làm được ở nhiều việc khác nhau (dù thích/không nhưng làm được)... điều này cũng có thể khiến hành trình nghề của em gặp nhiều do dự hơn.
Tumblr media
Chìa khóa để định hình và phát triển một kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân là trả lời được 3 câu hỏi: “Tôi là ai?” (hiểu mình); “Tôi đang đi về đâu?” (hiểu ngành học hay hiểu nghề);  “Làm sao để tôi đến được nơi ấy?” (ra quyết định, lên kế hoạch và hành động).
Lý thuyết Đặc Tính Nghề Nghiệp và Môi Trường Làm Việc của giáo sư John Holland (1985) là một trong những lý thuyết giúp bạn trẻ trả lời câu hỏi đầu tiên, nghĩa là hiểu được mình.
Ông cho rằng một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình sẽ thành công và hài lòng với công việc của họ hơn.
Theo ông, hầu như ai cũng có thể thuộc vào 1 trong 6 kiểu tính cách: Nhóm kĩ thuật (KT); Nhóm nghiên cứu (NC); Nhóm nghệ thuật (NT); Nhóm xã hội (XH); Nhóm quản lí (QL); Nhóm nghiệp vụ (NV). Và các nghề nghiệp của chúng ta trên thị trường cũng được sắp xếp theo 6 nhóm tính cách này.
Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm trọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kĩ thuật, Nghệ thuật – Xã hội... Và khi một người sở hữu một trong ba cặp đối nhau trong sáu nhóm tính cách nghề nghiệp, bao gồm Kỹ thuật & Xã hội, Nghiên cứu & Quản lý, Nghệ thuật & Nghiệp vụ, người ấy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp cũng như giải quyết những trở ngại trong đời sống cá nhân (Holland, 1985, p.28).
Tumblr media
Nhóm Quản lý có khuynh hướng quyết đoán trong quyết định, họ ít có nhu cầu suy nghĩ quá kỹ khi trước khi làm một việc gì đó. Họ thích và có khả năng lãnh đạo và thuyết phục người khác, nhưng lại không thích việc quan sát, tìm tòi và các hoạt động mang tính tượng trưng, hệ thống. Khuynh hướng hành vi này khiến cho nhóm Quản lý có năng lực lãnh đạo, giao tiếp và thuyết phục, nhưng lại thiếu năng lực nghiên cứu khoa học.
Trong khi đó, những ai thuộc nhóm Nghiên cứu lại thích các hoạt động khám phá những hiện tượng vật lý, sinh học và văn hóa theo phương pháp quan sát, khái quát, lên hệ thống và sáng tạo… nhằm tìm hiểu và kiểm soát các hiện tượng đó. Nhóm này lại thường không thích các hoạt động mang tính thuyết phục, xã hội và nhất là lặp đi lặp lại. Những khuynh hướng hành vi này dẫn đến việc nhóm Nghiên cứu có năng lực khoa học và toán học, đồng thời lại thiếu năng lực thuyết phục, quản lý.
Tumblr media
Sẽ dễ hiểu thôi nếu bạn trẻ có cả 2 nhóm Quản lý và Nghiên cứu sẽ có lúc rất thích giao tiếp với người khác để thuyết phục họ, thích thực thi ý tưởng thành hành động nhưng rồi đột ngột có những lúc không thích trò chuyện hay gặp gỡ bất kỳ ai, cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với các ý tưởng để tìm tòi, nghiên cứu các hiện tượng khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội xung quanh mình, và chần chừ  khi thực hiện ý tưởng ấy vì cảm thấy kiến thức hiện tại của mình chưa đủ. Đây là điều rất thường xảy ra cho những ai có cả hai nhóm đối nhau Quản lý & Nghiên cứu.
Tuy cần kiên nhẫn, nhưng nếu từng bước đi K à, em có thể thấu tỏ bản thân mình thật rõ, tôi nghĩ hành trình nghề ấy vẫn dễ dàng tiến lên theo thời gian thôi. Học cách chấp nhận, lựa chọn và vun đắp hợp lý khi đã bắt tay vào xây đường để đi em nhé!
0 notes