khonnguyen
Khon Nguyen
7 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
khonnguyen · 6 years ago
Text
Kiếm việc ở Ba Lan — Nghề chọn người?
Sau hai năm học tại Ba Lan, tại University of Wroclaw, cuối cùng mình cũng tốt nghiệp. Mình bắt đầu tìm việc từ khi bắt đầu kỳ học cuối cùng, tức tháng 2/2018. Sau 4 tháng kiếm việc, ngày 22 tháng 6, hai ngày sau ngày mình chính thức bảo vệ luận văn thạc sĩ và tốt nghiệp, mình nhận được thông báo: Mình đã có việc làm!
Giới thiệu một chút về hành trang của mình khi apply xin việc, mình có bằng cử nhân Marketing ĐH Kinh tế TP.HCM, có 8 tháng kinh nghiệm tại một International Market Research Agency tại Việt Nam. Sau hai năm học ở Ba Lan, mình có bằng master chuyên ngành Communication Management. Điểm yếu lớn nhất của mình là mình không biết tiếng Ba Lan.
Từ khi quyết định nghỉ công việc ở Việt Nam để sang Ba Lan học Communication, mình có mong muố n sẽ thử sức ở client side, làm Brand & Marketing. Sau đó mình có d��p qua Bỉ học một kỳ Erasmus+, mình học một môn rất hay là Professional Training for Organizations. Kết thúc môn học, mình lại thay đổi suy nghĩ và mong muốn làm về lĩnh vực Training & Development. Thực ra, trước khi về lại Ba Lan, mình cũng có apply internship cho một công ty làm về Training & Development ở Bỉ nhưng không được nhận.
Câu chuyện tìm việc bắt đầu, công cụ đầu tiên mình sử dụng là Linkedin. Với kinh nghiệm tìm việc trước đây ở Việt Nam, mình kiếm và apply cho 3–4 vị trí về Marketing và Training & Development, vì số công việc về Training & Development trên thị trường là không nhiều. Ở Việt Nam, mình apply 4–5 chỗ thì 3 chỗ gọi phỏng vấn, câu chuyện rất đơn giản, nếu không kén chọn về công ty, và lương thì việc kiếm một công việc ở Việt Nam không quá khó (vào thời điểm của mình vừa ra trường cách đây 2 năm rưỡi). Với tâm thế tương tự, mình gửi 4 chỗ và đợi… và đợi… và không có chuyện gì xảy ra. Hơn 2 tuần sau, email đầu tiên báo rằng mình không được nhận xuất hiện, 3 công ty còn lại vẫn im ắng. Cần phải nói thêm, những công việc đầu tiên mình apply đều là ở level Executive và Specialist, vì mình nghĩ mình có kinh nghiệm làm việc và có bằng Master, nên đó là lợi thế của mình.
Sau khi thấy cảm giác không ổn, mình bắt đầu apply nhiều hơn, trung bình một ngày mình apply khoảng 4–5 vị trí, mình apply thêm về công việc Market Research và Communication (ở agency), đây là hai công việc mình có khả năng làm nhưng không thích bằng hai lĩnh vực kia. Trung bình cứ 10 công ty thì chỉ có 2 công ty gửi tin nhắn báo rớt, số còn lại vẫn im, và mình dần hiểu raim lặng nghĩa là rớt. Mình nói chuyện với vài người bạn bên này, và nhận được lời khuyên: Your experience in Vietnam isn’t counted, and lots of people here get master degrees. Và đó là lúc mình nhận ra mình đang ở vị trí nào trên thị trường lao động. Ban đầu thì có bi quan, mình không biết tiếng, không phải European, là một đứa Châu Á, không có bất kì lợi thế cạnh tranh gì. Nhưng rồi vẫn chiến đấu tiếp. Mình bắt đầu mở rộng vùng apply ra, mình bắt đầu apply rất nhiều cho cái vị trí intern và junior level. Và lĩnh vực mình apply đã mở rộng ra thêm các công việc về Finance và Administration, công việc mình không thích nhưng mình có thể học từ công việc và làm được.
Đến khoảng tháng 4, sau khi đã gửi 60–70 vị trí thì mình nhận được 2 tin vui cùng lúc. Mình được gọi đi phỏng vấn cho vị trí intern của P&G và Researcher của OliverWyman, 2 công ty Mỹ. Mọi chuyện có vẻ rất êm đẹp, mình qua được 4 vòng đầu của P&G một cách mượt mà, và người phỏng vấn mình ở OliverWyman cũng có vẻ rất thích mình. Vào thời điểm ấy, mình tự tin với những gì đang có nên dừng apply. Thậm chí có lúc mình từng cân nhắc nếu được nhận vào cả hai chỗ thì mình sẽ chọn chỗ nào, một bên danh tiếng hơn, một bên thì công việc full time (không phải intern). Nhưng rồi kết quả thì mình thất bại ở cả hai. Ở P&G, mình không qua được vòng cuối. Còn ở OliverWyman, người phỏng vấn xác nhận là cô rất thích mình nhưng vì kinh nghiệm mình còn quá ít nên khi nào công ty có tuyển intern sẽ liên hệ lại. Đó là giai đoạn mình buồn và cảm thấy tuyệt vọng nhất trong quá trình tìm việc. Buồn được vài ngày, mình lại quên để tập trung cho khóa luận tốt nghiệp, đó cũng là lúc cao điểm.
Đâu đó vào khoảng thời điểm này mình bắt đầu tìm thêm công việc trên pracuj.pl. Ở đây thì số lượng job description tiếng Anh chắc khoảng 30–40%, không nhiều như Linkedin. Tuy nhiên tổng thể số lượng và loại công việc lại đa dạng hơn. Sau thất bại ở P&G và OliverWyman, mình bắt đầu review và chỉnh lại CV, cover letter. Từ khi bắt đầu xin việc, mình làm khoảng 2–3 mẫu CV và 6–7 loại cover letter khác nhau. Tùy vào mỗi loại công việc, ví dụ: Internship, Brand & Marketing, Training & Development, Research, Finance, etc. mình lại có một mẫu khác nhau. Với mỗi job mình apply, mình đều khấp khởi một hy vọng, nhưng sau khoảng hai tuần không nhận được phản hồi hoặc nhận được e-mail báo rớt là tâm trạng lại sầu thảm. Mình từng nói với người yêu: “Anh không muốn hy vọng để cứ buồn như vậy nữa. Nhưng mà nếu không hy vọng, động lực đâu để mình tiếp tục gửi?” Và mình vẫn hy vọng, nhưng vẫn kiểm soát cảm xúc của mình với những vị trí mà mình nghĩ là nó sinh ra để dành cho mình. Mình không còn “Wow” và và kể job description cho thằng bạn cùng phòng như trước nữa, thay vào đó, mình chỉ nghĩ để coi sao, biết đâu lại được.
Câu chuyện kéo dài cho đến cuối tháng 5, khi tình cờ một ngày mình lên Pracuj.pl và thấy đúng cái vị trí mà mình làm cách đây hai năm, đúng ở công ty cũ của mình, và làm việc tại Ba Lan. Mình không thể không “Wow” và nói về nó với những người xung quanh mình. Lúc đó mình nghĩ: Cơ hội này mà mình không chụp được thì chắc chẳng còn vị trí nào mình có thể nhận được đâu. Dù biết suy nghĩ đó thái quá, và kinh nghiệm 3 tháng apply job đã dạy mình rằng dù cho công việc có phù hợp với mình đến mấy, mà nhà tuyển dụng không nghĩ vậy thì cũng xong, nhưng mình vẫn dành rất nhiều cảm xúc cho vị trí đó. Như cách một người tìm thấy người bạn cũ lâu năm không gặp vậy.
Và rồi mình thành công. Đó cũng là công việc hiện giờ mình đang làm. Khi được nhận vào, mình mới biết mình không làm cho team Ba Lan, mà mình thuộc team Thụy Sĩ, làm việc ở Ba Lan. Và line manager của mình cũng là đồng nghiệp cũ của chị Director từng làm với mình khi ở Việt Nam. Thế giới này bỗng nhiên thật nhỏ bé. Ngồi xâu chuỗi lại sự kiện, cảm thấy những gì Steve Jobs nói về “the dots” thiệt là đúng. Mình không hề biết được những gì mình làm trong quá khứ có ý nghĩa như thế nào, cho đến khi mình thấy được hiện tại. Vậy nên, mỗi điều mình làm ở hiện tại, chắc chắn nó sẽ mang một ý nghĩa nào đó cho tương lai. Mình cảm nhận rõ ràng về duyên khởi (karma) qua câu chuyện kiếm việc của mình.
Và như tiêu đề, đôi lúc mình tự hỏi mình chọn nghề hay nghề chọn mình? Cách đây hai năm, khi ra đi, mình đã nghĩ mình sẽ đi theo một con đường khác. Rồi thay đổi, và thay đổi. Mình có thể lựa chọn, kiểm soát những đơn xin việc của mình, nhưng rồi bằng một cách nào đó, mình đã trở về đúng công việc đầu tiên mà mình làm. Cần phải nói thêm, hoàn cảnh và cả trải nghiệm bản thân của mình sau hai năm ở Ba Lan đã làm thay đổi ý thức hệ (mindset) của mình. Mình nhận công việc với một thái độ rất khác so với ngày mình bắt đầu làm việc ở Việt Nam. Tích cực hơn, vui hơn, và cảm giác như công việc này chính là điều tạo nên thương hiệu và xây dựng bản thân mình vậy.
Warsaw, 15.08.2018
1 note · View note
khonnguyen · 7 years ago
Text
Hướng dẫn khi vừa đến sân ga Wroclaw
Mình viết post này để hướng dẫn cho những bạn đến Wroclaw từ Warsaw thông qua đường tàu lửa. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn đường đi từ Wroclaw Glowny về dorm Olowek/Kredka và những việc nên làm sau khi đến dorm và ổn định.
Mục lục những phần mình sẽ đề cập trong bài viết.
1.    Đường đi từ Wroclaw Glowny về Olowek/Kredka và check in
2.    Siêu thị gần Olowek/Kredka
3.    Mua sim điện thoại
4.    Tạo tài khoản và gửi tiền ngân hàng
5.    Làm thẻ xe buýt tháng
6.    Các siêu thị để mua vật dụng cần thiết
7.    Chuyện ăn uống và một vài nhà hàng/quán ăn ngon – bổ - rẻ
8.    Công việc làm thêm ở Wroclaw
 _____________________________________________________
1.    Đường đi từ Wroclaw Glowny về Olowek/Kredka và check in
Khi bước ra khỏi sân ga, nhìn về phía bên trái sẽ thấy một trạm xe buýt/tram. Đó là trạm có thể đến trực tiếp dorm Olowek/Kredka. Các bạn băng qua đường, tìm bảng có chuyến số 9, chiều về Selpono, nó sẽ đi thẳng đến dorm. Thời gian đi chừng 15’, qua khoảng 6-7 trạm, các bạn sẽ xuống ở trạm Grunwaldzka. Lưu ý lúc lên tram thì đứng chỗ nào dễ nhìn cái bảng trạm để xuống đúng.
Xuống trạm Grunwaldzka rồi thì nhìn chếch bên phải, ngẩng đầu lên sẽ thấy 2 tòa nhà cao thiệt cao, đó là Kredka và Olowek. Cái gần hơn là Kredka, cái xa hơn là Olowek. Các bạn xách hành lý vào bên trong dorm, gặp tiếp tân đưa passport để check in. Nếu gặp đàn ông thì họ sẽ biết tiếng Anh, còn gặp phụ nữ thì hơi khó, cố gắng diễn tả cho họ hiểu bằng ngôn ngữ cơ thể. Bên cạnh đó, trước khi bay trường sẽ gửi cho các bạn một cái file có tên bạn và dorm bạn ở, bạn nhớ số thứ tự của mình trong cái file đó, đến đó nói người ta kiếm tên mình cho nhanh. Người ta chỉ hỏi tên mình nằm đâu trong cái list.
Sau khi lên phòng, nếu hên thì sẽ gặp phòng sạch, tốt, lúc này các bạn có thể thoải mái nghỉ ngơi, unpack đồ đạc. Nếu xui, gặp phòng quá dơ hoặc xuống cấp thì phải xuống một vòng complain đổi phòng nữa. Mình may mắn vô là ok nên không sao, mình nghe kể thằng bạn cùng flat của mình phải đi đổi phòng vào ngày đầu tiên nó dọn đến, nhưng mà xác xuất cũng thấp.
2.    Siêu thị gần Olowek/Kredka
Sau khi unpack và nghỉ ngơi, các bạn có thể mua nước uống, đồ ăn tạm ở 2 siêu thị ngay dưới dorm. Vừa xuống tầng trệt, ra khỏi cửa, nhìn chếch một tí về bên phải các bạn sẽ thấy một cái nhà hàng. Cùng building với nhà hàng đó là một siêu thị (Carrefour), đây là siêu thị rẻ và gần hơn, nhưng sẽ hơi khó kiếm trong ngày đầu tiên đến dorm. Nhược điểm của siêu thị này là giờ đóng cửa sớm, 10pm với các ngày từ T2 – T7 và 8pm trong ngày CN. Trong này có bán bình nước 5 lit giá chỉ 1.5 pln. Đồ ăn vặt các bạn có thể mua xúc xích lạnh và bánh mì, có thể ăn liền được trong đêm đầu tiên.
Thứ hai, đi bộ về trạm Grunwaldzka, các bạn sẽ thấy một siêu thị khác là Fresh Market, đây là siêu thị bán đồ mắc, nên chỉ nên mua những món lặt vặt như một bình nước, một ổ bánh mì, đừng mua nhiều. Chỗ này thì mở cửa đến 11pm. Đặc biệt, ở đây có bán mấy loại bánh mì sandwich, mình có thể kêu người ta hâm nóng (như ở Circle K Việt Nam), giá chừng 5 pln. Có thể cứu đói trong đêm đầu tiên rất hiệu quả.
3.    Mua sim điện thoại
Điều cần nhất sau khi đã ổn định và ăn chính là mua sim điện thoại. Vì ở đây mà không có internet thì không làm được gì, khó kiếm địa điểm, khó check thời gian tram đến, tram đi, không nhận được email từ trường, khó đủ đường.
Mình suggest là đến Fresh Market, hỏi thử họ có bán sim Lycamobile không? Lycamobile có 2 đặc điểm, thứ nhất là tất cả người Việt ở Wroclaw đều xài Lyca, gọi nội mạng free. Thứ hai là nạp tiền, mua mấy gói cước 3G rất dễ, lên website có tiếng Anh, mình check gói cước, thanh toán rất nhanh gọn lẹ, không khó khăn như Plus hay Play. Mua xong có thể hỏi họ kích hoạt được liền được không? Thường thì những chỗ bán có thể kích hoạt liền cho mình được, đưa passport người ta làm chừng 5 phút là xong.
Nếu Lycamobile ở Fresh Market không có, mình suggest đến một chỗ khác để check thử, đó là Pasaz Grunwaldzki. Chỗ này cách dorm chừng hơn 1 km. Vừa ra khỏi dorm, cái đường bự tên là Pl. Grunwaldzki, đường nhỏ tên là Bujwida. Mình sẽ đi bộ trên đường bự, về hướng bên phải khi vừa bước ra khỏi dorm. Đi chừng hơn 1 km sẽ thấy 1 cái mall bự thiệt bự, đó là Pasaz Grunwaldzki. Trong đó, mình có thể đi dạo lòng vòng để kiếm chỗ bán sim, thường mấy cái shop bán nước ngọt, tạp chí sẽ kiêm luôn vụ bán sim và kích hoạt sim, cứ tìm ắt sẽ có. Nhưng mà cái mall nó bự, mình cũng không nhớ chính xác shop tên gì và ở lầu mấy, nên các bạn tịnh dưỡng cho khỏe rồi hãy đi kiếm nhen.
4.    Tạo tài khoản và gửi tiền ngân hàng
Ở bên đây, đa số sẽ xài hai ngân hàng chính là WBK và Millennium. Mình recommend xài Millennium, vì nó hay có khuyến mãi. Ngân hàng Millennium nó nằm bên trong Pasaz Grunwaldzki luôn (mình có đề cập ở mục 3). Đến gặp là thấy, biển hiệu nó màu hồng, rất bắt mắt. Vô đăng ký tài khoản rất dễ. Nếu bạn mang Euro/USD thì cứ yêu cầu họ tạo account Euro/USD thêm, khi nào cần có thể chuyển sang pln.
Ở đây, trường và dorm sẽ xài WBK, nhưng mà chuyển tiền liên ngân hàng free, nên WBK hay Millennium đều được. WBK thì ít ưu đãi hơn, mở thẻ phí hàng tháng cao. Nếu bạn mở tài khoản ở WBK cũng được, nhưng mình recommend là không nên xài thẻ (thẻ của Millennium phí hàng tháng rẻ hơn).
Tạo tài khoản rồi thì cỡ 1-2 tuần sau họ sẽ gửi đến dorm mình cái thẻ. Vậy là xong.
Nếu bạn muốn đổi tiền mặt ở mấy chỗ Exchange thì chỗ này có thể là giá được nhất: http://www.kantorcentswidnica.pl/
Có 3G bạn cứ search đến đó đổi tiền.
5.    Làm thẻ xe buýt tháng
Mấy ngày đầu, đây là chuyện khiến bạn tốn tiền nhiều nhất. Một lần đi tram phải mất 3 pln, sinh viên thì còn 1.5 pln, mua vé 5 tháng/ 6 tháng sẽ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, trước khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ không thể mua được vé tháng có discount. Vậy nên trước khi có thẻ sinh viên, mình recommend các bạn mua vé ngày (24h) rồi tập trung trong ngày đó đi mua sắm đồ, làm công chuyện. Sẽ đỡ tốn hơn mua vé 3 pln một lượt.
Cùng thời gian đó, nên theo dõi kỹ tình hình thẻ sinh viên, tùy khoa mà quá trình cấp thẻ lâu hay mau. Khoa mình (Philology Department, Communication Management) là một trong những khoa lâu nhất, 2 tuần từ khi mình đến mới có thẻ sinh viên.
Để có thẻ sinh viên, bạn phải lên phòng Dean Office (địa chỉ sẽ được gửi cho các bạn trong ngày Orientation) hỏi. Hướng dẫn cho những bạn học Communication Management hoặc Journalism. Dean Office sẽ nằm ở bến Hala Tagowa. Từ dorm bạn xuống trạm Grunwaldzka, bắt chuyến số 9 hoặc 17 (ở trạm đó cũng chỉ có 2 chuyến 9/17), chú ý là chiều ngược lại với chiều từ ga về. Bắt xong xuống trạm Hala Tagowa. Vừa xuống trạm nhìn bên phải, cái nhà màu vàng đập vô mắt mình chính là văn phòng Dean Office của khoa. Vô trong đó hơi khó khăn. Cứ vô sâu bên trong, đến cầu thang thứ hai, vô đó đi đến cuối đường, cái phòng Dean Office của International Student sẽ nằm bên phải (hình như phòng số 4, mình nhớ không rõ lắm). Vô đó gõ cửa hỏi về tình hình Student Card.
Có student card rồi, điều cần làm là bạn đem cái card đó đến địa chỉ Grabiszyńska 9, 11-400 Wrocław, Poland để kích hoạt biến cái thẻ sinh viên thành Urban card, cũng tại đây bạn có thể mua gói 4 – 5 tháng.
Đó là lần đầu, bạn phải đến đó đế kích hoạt cái thẻ. Học kỳ sau, bạn có thể tự mua gói 4 – 5 tháng tại cái máy ngay dưới dorm (đến thời gian đó thì các bạn đã rành Wroclaw rồi, chắc chắn).
Website để các bạn tham khảo thêm: http://www.urbancard.pl/en/index.html
6.    Các siêu thị để mua vật dụng cần thiết
Đối với những vật dụng trong nhà, ví dụ như tô, dao, nồi, chảo, bình đun nước, etc, các bạn có thể mua ở Korona. Ở trạm Bujwida (trên đường Grunwaldzki), đi về hướng bên trái (chiều ngược lại với Pasaz Grunwaldzki), bắt chuyến bus số 131 hoặc 141 hoặc 911 đều đến được C.H.Korona, vô trong đó là có hết tất cả mọi thứ bạn cần trang bị, giá rẻ hơn những chỗ khác. Nếu muốn mua Modem phát wifi cho phòng thi có thể đến Mediaexpert, kế bên Korona luôn, giá chừng 70 pln 1 cái.
Nếu các bạn muốn rẻ nữa (đồ dung trong nhà), có thể search và đi đến IKEA, tuy nhiên chỗ đó thì rất xa, đi đến, mua và về chắc mất nửa ngày. Nếu rảnh quá chưa có gì làm và muốn khám phá các bạn có thể thử, còn nếu cần trang bị gấp, cần thiết thì cứ đến Korona là an toàn nhất.
Đối với đồ ăn, ở bên đây rẻ nhất cứ vào Biedronka. Biedronka gần dorm nhất chắc khoản 1.5 km. Từ Pasaz Grunwaldzki, đi thêm chừng 300-500m nữa sẽ gặp. Ở đây mua thịt, trứng, rau, trái cây, nước ngọt… là rẻ nhất (riêng nước uống thì mua bình 5l ở Carrefour là rẻ nhất rồi). Giá rẻ hơn Korona một tí, nếu đi Korona mà tiện thì mua đồ ăn luôn cũng được, nhưng nếu thấy nặng quá xách không hết thì về Biedronka mua. Lâu dài thì mua ở Biedronka sẽ tiết kiệm hơn được tí xíu.
Ngoài ra, mình còn suggest một vài chỗ khác bán vật dụng linh tinh giá rẻ và quần áo 2nd hand. Khi các bạn đã rành đường rồi, trên đường Olawska đi từ hướng Galeria Dominikanska vào. Vừa đến đầu đường Olawska, nhìn bên tay trái, đi một tí sẽ thấy cái shop có biển hiệu 7 màu, chỗ đó bán quần áo 2nd hand. Ngày rẻ nhất (hình như là t5 hàng tuần), quần áo chỉ 3 pln/ 1 cái. Nếu thiếu đồ len hoặc áo lạnh có thể vô đó kiếm. Kế bên shop đó là một tiệm bán đồ linh tinh giá rẻ, mình từng vô đó mua được dao, nĩa, muỗng, đồ bấm móng tay, giá 1-2 pln/1 cái.
7.    Chuyện ăn uống và một vài nhà hàng/quán ăn ngon – bổ - rẻ
Muốn ăn đồ ăn Ba Lan ngon mà rẻ có thể đến Bazylia từ đúng 6pm, đây là khung giờ đồ ăn giảm giá 50%, vì 7pm họ đóng cửa, đến sớm hơn thì mắc, trễ hơn chừng 30’ thì hết đồ ăn. Địa chỉ: Bazylia, Kuźnicza 42, 50-138 Wrocław, Poland
Ăn no cành hông chừng 10 pln, còn ăn v���a đủ chắc 5 – 6 pln là đã ổn. Chỗ này mình lấy thoải mái, người ta cân ký tính tiền.
Đồ ăn Việt, ở sau lưng Pasaz Grunwaldzki có cửa hàng Phở Việt, địa chỉ: Ładna 1A, 50-353 Wrocław, Poland. Trong này có 2 món đã nhất là phở và cơm gà giòn cay. Phở thì y chang phở ở Việt Nam, mấy ngày đầu qua chưa ăn được gì thì cứ ăn phở. Giá thì mắc, 16 – 17 pln 1 tô. Chắc 2 tuần – 1 tháng ăn một lần cũng được. Anh đầu bếp và phụ bếp đều người Việt, nên làm quen ảnh sẽ được ảnh bonus thêm vài món ăn nhẹ. Nếu thân hơn nữa thì đến dịp lễ ảnh rủ về nhà ảnh nhậu, cũng vui lắm.
Ngoài ra đồ ăn Việt còn có nhà hàng Kim Long, địa chỉ Tęczowa 20, 53-602 Wrocław, Poland, đây là chỗ người yêu mình làm thêm, giá và chất lượng ngang ngửa Phở Việt, có điều xa hơn. Chỗ này ăn bún bò ngon (ăn bún bò mà vị giống bún thịt nướng hơn, mà ngon lắm).
Ở bên đây còn có kem Polish Lody cũng ngon lắm, địa chỉ: plac Bema 3, 50-265 Wrocław, Poland. Ăn nhớ xin phiếu tích điểm. Ăn 10 cây tặng 1 cây.
Bên đây hàng ngày nếu bạn lười nấu ăn có thể mua mì gói Vifon, ở đâu cũng có (Korona, Carrefour, Biedronka, Fresh Market). Nước mắm, nước tương cũng đầy đủ. Tương ớt thì bên đây không có, có loại tương xí muội Thái Lan thôi.
Những đồ châu Á khác để mua về nấu ăn, bên trong Korona và Carrefour có một khu trưng bày. Đa dạng hơn các bạn có thể đến shop ở tầng -1 trong Renoma.
Có một món qua đây mình mới ăn đó là Tortellini, nó giống như hoành thánh của Việt Nam mình, ở Biedronka có bán, nấu lên ăn trong phòng 5 phút, mua thêm gói bột gia vị của nó nữa là cứu đói được mỗi buổi sáng.
8.    Công việc làm thêm ở Wroclaw và cơ hội nghề nghiệp sau này
Ở Wroclaw rất khó kiếm việc làm thêm. Sinh viên Việt chủ yếu phụ bếp. Lương phụ bếp bên đây dao động từ 8 – 10 pln một giờ. Xin làm phụ bếp có thể đến các nhà hàng do người Việt làm chủ, ngoài 2 cái mình đã kể ở trên, qua bên đây hỏi các anh chị người Việt các bạn có thể biết thêm một vài cái nữa.
Ngoài ra, mình có đứa bạn người Latvia từng làm công việc hành chính giấy tờ ở XL Catlin, các bạn có thể search, hi vọng có job.
Đối với nghề nghiệp sau này, Wroclaw là một thành phố phù hợp cho dân tài chính và công nghệ. Credit Suisse, IBM, Google, Nokia, PwC, HP là những công ty lớn nhất, cung cấp những nghề hấp dẫn nhất ở đây. Nếu muốn kiếm việc bằng tiếng Anh thì ở Wroclaw khá ít cơ hội. Học Finance hoặc IT thì sẽ dễ dàng hơn.
 Tạm kết bài viết ở đây, chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị ở Wroclaw.
À, trước khi mua đồ thì hỏi mấy anh chị bên đây ai cần cho đồ gì không nhen, cũng có nhiều người muốn cho đồ lắm, sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền ban đầu. Group sinh viên Wroclaw bên đây: https://www.facebook.com/groups/270800363096712/?ref=br_rs
Chúc may mắn 😊
0 notes
khonnguyen · 8 years ago
Text
Business Model Canvas (BMC)
Recently, I have just finished a course called Business Model Canvas on Coursera. It is a framework helping the entrepreneur to program their business to bring it to real life from the initial ideas. Through this post, I want to summarize what I have learnt, on one hand, for myself to recap everything, on the other hand, to introduce with you about this model as well as this course.
1. Why do we need this Business Model Canvas?
Everyday, there are a lot of business ideas appearing. However, just a few of them succeed, the rest will fail, or even not be executed. Because creating a business cannot just base on the business idea. To nurture it, the idea should be thought and built in a model.  It is the first step to bring the idea to life.
In other words, the BMC describes the rationale of how an organization creates, delivers and captures value.
2. BMC Overview
Tumblr media
Here is the template of the BMC. The story begins at Customer Segments, who our organization serves. Then which Value Prepositions we would create for them. To deliver the value to the customers, which Channels we would use, this element is like the combination of the third P - Places in 4P of Marketing and the media in the fourth P - Promotion. Followed by the Channels is the Customer Relationships, how we want to be in their perceptions. This concept is very close to Positioning in Marketing.
After going through those parts, we have to consider about the Key Activities and Key Resources, respectively what we will do to create, deliver and capture values, and which tools, people we need. Normally, our Key Resources is not enough to create values so we need to cooperate with Key Partners to achieve it.
And last but not least, every business has to bare in mind the Revenue Streams, from who and where they will get the cash and Cost Structure, what do they have to pay to run the model.
3. Customer Segments
Customer Segments are a term to call the groups of customers who have different specific needs.
Choosing the most important segments is a crucial task because of its lead to the most profitable figures.
Because of the limitation of the organization’s resources, we just focus to serve a few significant segments, and ignore the rest ones.
For example: I start my idea of The Chess Academy for kids, my customer segment could be parents whose kids are from 5 to 10.
Focusing to the chosen segments, we have to observe and describe them through 3 elements:
Customer job: The things customers try to get done
For example: Parents try to find a good suitable hobby with their kids.
Customer pain: Anything makes the customers annoyed before, during and after getting the job done
For example:
+ Few kid courses (Chess, Piano, Art, etc) in the neighborhood.
+ Kids get attracted more to the junk hobbies like Videos Games, Comics, etc
Customer gain: Outcome, benefits that the customers want
For example: Their kids learn new hobby which is good for their development and can be applied in daily life.
4. Value Proposition 
It is the bundle of benefits a company offer to its customer segments that make them choose the company but others.
The Value Proposition also follows 3 elements which should be in line with ones from the Customer 
- Product/Service: List of what the company offers
For example: Chess Course by Grand Masters taught online and in the classroom. One in the class room takes place in weekends.
- Pain reliever: It describes exactly how we can reduce the customer annoyance before, during or after their jobs
For example:
+ A Chess academy that they can rely on
+ Inspiring course that can nurture their children’s enthusiasm
- Gain creator: It describe what customers can gain after using the product/service
For example:
+ The pride of their children
+ The peace of mind when the children develop and be able to apply the skills in daily life
5. Channels
Channels in the model help the organization communicate, distribute and sell the products/services to the customers. In other words, it helps to deliver the value to the customer segments.
For example:
- Owned media: Fanpage and website
- Udemy
- Leaflet, brochure at Elementary Schools
- Location marketing and sale
- Free demo class at Elementary Schools
6. Customer Relationships
Simply, it is similar to the Positioning in Marketing. In the book, the author defined this term as the types of relationships a company establishes with specific Customer Segments. Relationships can range from personal to automated and they can be driven by the motivations:
- Customer acquisition: Finding new customers
- Customer retention: Keep the current customers
- Upselling: Sell more products or higher prices to the current customers
In my case, my business is new, so the motivation is customer acquisition. My company will try to communicate the image as chess experts, kid lovers, and inspiring coaches.
7. Key activities
These are the most important activities to make the business model work. It is simple to build this block if we have already got the clear value propositions.
With my project, at first we need to create the products and services as building the syllabus, training our teachers, creating the videos and materials for online teaching.
Also, we have to communicate our value as we could make their kids enthusiastic in chess which can benefit their thinking in daily life so that the parents can get peace of mind.
Last but not least, free classes and sponsorship for the elementary schools are also the way to promote and communicate our company.
8. Key resources
To do all of the things above, we need the key resources which are the most important assets, they can be 
- Teaching materials like chess boards, chess pieces, wall chess boards
- Chess teachers
- Venues
- Website, fanpage
9. Key partners
This block describes the network of suppliers and partners that make the business model work.
Our chess academy model requires some key partners like
- Elementary schools staff and teachers
- Designers, producers
- Freelance chess teachers
10. Revenue streams
It represents the cash a company generate from each customer segment.
Because our chess academy has two platforms: Online and at class so there are two different incomes.
11. Cost structure
Simply, this term describes all cost used to operate the business model.
In our case, it can be the salary for the chess teachers, marketing cost, venue cost, etc.
12. Some notes when using the BMC
BMC is not a stable model so that we should not fall in love with it after the first creation. Instead, before launching, we have to test it with small scale because our hypotheses on the customer segments are not always true. After realizing the wrong points, fixing it and changing some blocks of the model are necessary. Even after launching, the BMC still keep evolving to adapt the change of the micro-economics, industry as well as the change in the customer segments.
Finally, I hope that you can find some interesting information through my post. If you are interested in this, just go to the Coursera course I introduce at the start of the note. After going through that course, I really recommend that you should reading 2 books Business Model Generation and Value Proposition Design below to reinforce your knowledge.
Tumblr media
0 notes
khonnguyen · 8 years ago
Text
Về việc học ở trường ‘University of Wroclaw’
Hiện tại mình đang trong giai đoạn nghỉ giữa 2 kỳ học. Sau khi kết thúc kỳ học đầu tiên, mình có thể nhận xét được một vài đặc điểm của môi trường học tập ở đây, và kể về những trải nghiệm học thuật 4 tháng vừa qua.
Mình học ngành Communication Management ở ‘University of Wroclaw’, Ba Lan. Tuy nhiên, ở đây, mỗi ngành trong trường sẽ có những hay dở khác nhau, giữa các trường khác nhau cũng sẽ khác nhau và đương nhiên, những đánh giá của mình với ngành mình học sẽ không thể đại diện cho các trường ở thành phố khác nói riêng cũng như đất nước Ba Lan nói chung. Vì vậy, mong muốn của mình là qua bài viết, bạn có thể hiểu được về ngành học của mình tại ‘University of Wroclaw’. Đồng thời, trước khi bạn apply cho một trường nào tại Wroclaw hoặc thành phố khác của Ba Lan thì các bạn sẽ hình dung được những điểm mình nên hỏi trên các forum để tìm hiểu kỹ hơn về trường.
1. Cơ sở vật chất
So với trường ĐH Kinh tế (hệ thường) của mình thì cơ sở vật chất ở bên đây tốt hơn không bàn cãi. Phòng học, máy chiếu, bàn ghế, bảng đều tốt. Đa số các lớp sinh viên đều ngồi ở ghế đơn để tiện cho việc thảo luận nhóm.
Ở trường mình cũng có studio, tuy nhiên ngành học mình không (hoặc không được) sử dụng. Ở kỳ đầu, tụi mình cũng có project làm video, giảng viên có giới thiệu mượn camera để quay nhưng cả lớp tự xử bằng máy ảnh cá nhân và smartphone là chính.
Toilet, chỗ ngồi tự học thì chuẩn, chất lượng, không có gì để phê bình.
2. Trải nghiệm với bạn quốc tế
Trước khi qua Ba Lan học, mình chuẩn bị tâm thế mình ở một môi trường giáo dục kém hơn, nên tự dặn bản thân cố gắng kỷ luật, làm việc nghiêm túc để theo kịp với guồng làm việc mấy bạn nước khác. Tuy nhiên, khi qua đây rồi thì mọi thứ không như mình tưởng tượng.
Bạn mình đến từ khá nhiều nước khác nhau, chủ yếu là các nước có biên giới hoặc gần với Ba Lan, ví dụ: Ukraine, Azerbaijan, Latvia, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Lithuania...
Thực tế thì mình không phải cố gắng chạy để kịp với guồng làm việc của các bạn, mà vấn đề mình phải đối mặt là cách phối hợp, thúc các bạn để chạy dự án cùng mình. Câu chuyện trễ giờ họp, trễ deadline, không tham gia meeting dù đã hẹn trước cũng giống với hồi mình làm việc nhóm ở Việt Nam.
Ban đầu mình cũng khá khó chịu bởi kỳ vọng của mình rất khác, sau đó, khi so sánh với những gì mình đã trải qua ở Việt Nam thì mình thay đổi thái độ và hành động, mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
Theo mình, làm việc với các bạn Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine là cần nhiều kiên nhẫn và nỗ lực để hòa hợp nhất.
Bên cạnh việc làm việc nhóm, một điểm mình thấy có sự khác biệt giữa bạn Việt Nam và bạn nước ngoài là cách phản ứng khi có vấn đề. Nếu như ở Việt Nam, có một giáo viên nào đó dạy quá khó hoặc quá buồn ngủ hoặc chất lượng không tốt thì các bạn sẽ rủ nhau đăng ký qua lớp khác, hoặc nếu có “lỡ trúng” giáo viên đó thì đành chấp nhận đến hết học kỳ rồi thôi.
Ở đây, cũng có khá nhiều giáo viên như vậy, tuy nhiên, các bạn không chấp nhận mà đề xuất họp lớp, phản ánh lên coordinator, sau đó coordinator phải xuống dự giờ nhiều lớp học để theo dõi và xác thực những góp ý của các bạn. Đối với mình, ban đầu mình khá mệt mỏi vì phải nghe những nhận xét tiêu cực quá thường xuyên, nhưng sau đó, nhìn lại toàn bộ câu chuyện thì cách các bạn phản ứng với vấn đề, lên tiếng với những điều bất hợp lý là một bài học mà mình thấy mình cần phải bắt chước các bạn.
3. Giảng viên
Sau khi trải nghiệm giảng viên ở đây thì mình thấy giảng viên mình trải nghiệm Việt Nam không đến nỗi quá tệ như mình từng định kiến.
Ở bên đây, cũng có vài môn mình gặp phải giảng viên lạc đề, ví dụ như môn học là PR mà tụi mình học chủ yếu về cách thuyết trình và chuyển bị powerpoint, môn học về Theory of Communication mà tụi mình không được học một tí gì về Theory of Communication, thay vào đó là những trò chơi không thực sự liên quan đến kiến thức,...
Có môn giảng viên rất nhiệt tình và có chuyên môn cao, nhưng bản chất môn đó và kiến thức đó lại không liên quan gì đến chuyên ngành mình học. Nó cũng giống như hồi đó học Marketing mà phải biết về Human Resources vậy.
Về điểm tích cực, những giảng viên còn lại mình cảm thấy vui khi đến lớp và học một điểm gì đó khi kết thúc học kỳ.
Nhìn chung, mình nghĩ trường nào, ngành nào cũng có giảng viên hay và dở, nhưng mà số lượng giảng viên với kiến thức không liên quan và giảng viên kém chuyên môn chỉ nên chiếm thiểu số. Với học kỳ của mình, có 3/10 giảng viên có những vấn đề về chuyên môn, không phải chuyên môn của họ kém mà là họ không thực sự phù hợp để dạy môn đó cho đối tượng sinh viên đó.
Còn những giảng viên còn lại, mặc dù không đến nỗi quá tệ nhưng vẫn có những khác biệt so với mong muốn ban đầu của mình. Mình mong muốn được học những kiến thức chuyên sâu hơn, mang tính học thuật hơn vì ở bậc Cử nhân mình đã học và tìm hiểu qua những lý thuyết cơ bản của ngành. Tuy nhiên ở đây, trải nghiệm tích cực của mình là được ôn lại những gì đã học và học những kỹ năng mềm thông qua quá trình làm việc với các bạn quốc tế.
4. Cách học trên lớp và cách cho điểm
Ở đây, hầu hết các môn mình học đều không có thi cuối kỳ (các ngành khác cùng trước thì có), tụi mình chỉ phải làm project, thường là presentation về một chủ đề, cho đánh giá cuối môn học.
Trên lớp, tần suất tụi mình phải làm teamwork, thảo luận về một vấn đề nhiều hơn hẳn so với ở Việt Nam, cách học này một phần dễ thực hiện hơn so với ở Đại học Kinh tế TP.HCM vì một lớp học ở đây chỉ có khoảng 20 sinh viên là tối đa. Tuy nhiên, mình thì thích cách học không có thảo luận hơn, vì bên đây thầy cô thường cho thảo luận tự phát, không được chuẩn bị trước bằng nghiên cứu tài liệu ở nhà nên quá trình thảo luận cũng không ra được nhiều bài học đáng giá.
Bên cạnh đó, trước khi đi mình cũng nghe nhiều người nói là học Master ở nước ngoài phải đọc nhiều lắm, tuy nhiên thực sự thì quá trình học bên đây mình đọc thậm chí còn ít hơn ở Việt Nam. Đa số sách mình đọc từ khi ở đây là những quyển mình thích và tự muốn tìm hiểu bên ngoài ngành học của mình chứ không phải là tài liệu bắt buộc để chuẩn bị cho việc học trên trường. Bên cạnh đó, ở đây mình cũng không phải viết assignment, điểm tích cực là khuyết điểm về writing của mình không được phơi bày, nhưng điểm tiêu cực là mình không có động lực để tìm hiểu về một chủ đề nào đó và đồng thời cũng không được rèn luyện để cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh của mình.
Về cách cho điểm, bên đây điểm 5 là cao nhất, tuy nhiên để có được điểm 5 bên đây dễ hơn rất nhiều so với điểm 8 (trên 10) ở Việt Nam. Mình chỉ cần đi học đầy đủ, chuẩn bị bài thuyết trình có tâm, áp dụng những gì được học vào bài thuyết trình là có thể được 5.
Tumblr media
Lời kết
Theo mình nghĩ, khóa học này cho mình rất nhiều trải nghiệm về môi trường học và sống ở nước ngoài. Việc biết được những khuyết điểm hay vỡ mộng cũng là những trải nghiệm đáng giá mà nếu không đi mình không biết được. Bên cạnh đó, giao tiếp, làm việc với các bạn quốc tế là bài học giá trị nhất với mình.
Về mặt kiến thức, học ở một trường Đại học uy tín thì kiến thức và bằng cấp được công nhận, khi ra trường, độ tin cậy và chất lượng của bản thân mình cũng được nâng cao khi ứng tuyển công việc.
Tuy nhiên, nếu mong muốn chỉ là học kiến thức và phát triển bản thân thì việc học những khóa học online MOOC và ��ọc sách sẽ phục vụ tốt hơn đi học Đại học (so sánh đi kèm với hai tiêu chí thời gian và chi phí). Lý do vì MOOC và sách sẽ cho phép mình chọn giảng viên và cách học của mình, đồng thời mình có thể học bất cứ khi nào (không cần phải nghỉ làm 2 năm để học như mình).
Nếu bạn có thắc mắc gì về khóa học hoặc trải nghiệm của mình ở Ba Lan có thể gửi mail hỏi mình thêm về môi trường học ở đây qua email: [email protected]
0 notes
khonnguyen · 8 years ago
Text
6 điều khác biệt giữa Việt Nam và Ba Lan
1. Thời gian nhậu và cách nhậu
Ở Việt Nam, thông thường một buổi nhậu bắt đầu từ khoảng 7pm (sau giờ làm việc). Người Việt Nam kết hợp buổi ăn tối và uống bia. Uống bia thường phải kèm với mồi. Trong buổi nhậu rất ít khi có rượu. Mấy bác hay nhậu thì thường uống 4-5 chai/lon trong một lần nhậu.
Ở Ba Lan, buổi nhậu bắt đầu sớm nhất là 9pm. Bạn bè mình uống bia hoặc cocktail, rượu, không có mồi. Thông thường chỉ uống 1 ly bia; rượu/ cocktail thì 1 - 2 ly.
2. Đặc điểm quán ăn, quán nhậu, pub và thời gian mở cửa
Ở Việt Nam, có rất nhiều quán ăn vỉa hè, quán nhậu sân vườn. Ở Ba Lan, sẽ không thể tìm thấy một quán ăn vỉa hè nào, có rất ít quán bia ngoài trời.
Điều này cũng dễ hiểu, vì ở Ba Lan, nhiệt độ vào thời điểm này luôn dưới 10 độ C, nên không ai làm quán ngoài trời cả. Ở Việt Nam, khí hậu nóng nực nên nhậu sân vườn, ăn uống vỉa hè mới đã.
Ở Việt Nam, khoảng 9pm - 10pm, vẫn còn rất nhiều quán ăn mở cửa, từ trong nhà cho đến vỉa hè. Tuy nhiên ở Ba Lan, tất cả các quán ăn đóng cửa lúc 7pm.
Lý do có thể vì người Ba Lan ăn tối lúc 3pm, một ngày họ chỉ ăn 2 buổi chính. Sau khoảng giấc 3pm, họ chỉ ăn supper (các bữa ăn phụ).
Vậy nên ở Ba Lan, nếu muốn kiếm quán ăn sau 7pm thì rất khó và có rất ít sự lựa chọn, sau 9pm thì hầu như không còn quán nào mở cửa.
3. Giao thông: Phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng và việc đi bộ
Ở Việt Nam, phương tiện cá nhân là xe máy, xe hơi cũng nhiều, tốc độ trung bình dao động từ khoảng 30 - 40 km/h.
Phương tiện công cộng thì chỉ có xe buýt, (theo trí nhớ lần cuối cùng mình đi) đến mỗi trạm, bác tài sẽ hô lên, ai xuống thì trả lời bác tài, lên xe sẽ có một người thu tiền. Tưởng tượng người nước ngoài mà qua Việt Nam đi xe buýt chắc bó tay.
Ở Ba Lan, phương tiện chính đương nhiên là xe hơi, xe hơi ở đây chạy rất nhanh, tốc độ có thể lên đến 80 - 100 km/h trong nội thành. Từ khi qua đây mình thấy 2 vụ tai nạn xe hơi, xe nát kinh khủng hơn ở Việt Nam nhiều, túi khí bung tùm lum.
Về phương tiện công công, ở đây người ta đi xe buýt và tram (trông nó như xe lửa có 2 toa, đi trên đường ray, nối với mạng dây trên đầu). Xe buýt bên đây bự hơn Việt Nam, có loại xe như nối hai phần lại với nhau, nên lúc quẹo thì cái xe nó có hình dạng là một đường cong. Trên xe buýt, có một bảng đèn led để thông báo trạm dừng và trạm sắp tới. Khi đến mỗi trạm đều có tiếng thông báo điện tử tên trạm. Mình thấy như vậy tiện hơn cho mấy người nước ngoài như mình.
Lên xe buýt, người dùng có thể mua vé qua máy bán vé trên xe buýt (chỉ được mua bằng thẻ Visa, Master,...), máy nhả cái vé, mình cầm vé đưa váo một cái máy khác để đóng dấu. Nếu muốn mua vé bằng tiền giấy hoặc tiền xu thì ở mỗi trạm dừng thường có máy bán vé luôn.
Người ta không kiểm vé, mình có thể đi chui, nhưng mà nếu người ta kiểm random thì phạt rất nặng.
Ở những trạm dừng, có những bảng điện tử thể hiện những chuyến sắp đến kèm theo thời gian còn lại, điều này rất khác ở Việt Nam, nó đem lại sự chủ động cho mình rất nhiều (đôi lúc thấy chờ còn lâu quá nên đi bộ luôn).
 Bên cạnh xe hơi và xe buýt/tram thì bên đây người ta đi xe đạp khá nhiều. Vỉa hè ở bên đây không có quán ăn, không có bán hàng (bên đây lạnh quá không làm ăn gì ngoài trời được) nên có rất nhiều không gian. Bên trong vỉa hè sẽ có đường nhựa nhỏ chừng 1.5m cho xe đạp chạy. Ngoài ra, bên đây xe máy có mấy chiếc moto phân khối lớn hoặc xe tay ga, từ khi mình qua, chưa thấy xe số ở Ba Lan.
Về đi bộ, bên đây đi bộ nhiều hơn Việt Nam. Buổi trưa hoặc tối ra khu trung tâm thì phố đi bộ không thể so sánh được.
Khi băng qua đường, ở Việt Nam, cần phải nhìn trước nhìn sau rất cẩn thận, bước từng bước một và tránh các loại xe, gặp xe hơi thì đương nhiên phải nhường xe hơi.
Ở đây, nếu không có đèn giao thông, người băng qua đường thì xe phải dừng. Mình vẫn giữ thói quen ở Việt Nam, thấy xe từ xa xa nên đứng đợi ổng qua rồi mình qua, ổng chạy đến sát vạch ngựa vằng thì ra dấu cho mình qua, người nào cũng vậy. Nếu có đèn giao thông thì tuân theo thôi, xe mà vượt đèn đỏ thì dễ nát xe. Người vượt đèn đỏ thì cũng dễ nát người.
4. Cách thức thanh toán, giao dịch
Bên đây cũng có nhiều cửa hàng tạp hóa như Việt Nam. Tuy nhiên điểm khác biệt là hễ có bán hàng là người ta có một cái máy cà thẻ, nên mình chỉ cần một cái thẻ master/visa mang từ Việt Nam qua là mua cái gì cũng được, người nhà không cần chuyển tiền qua.
Ở Việt Nam thì chỉ những trung tâm thương mại lớn mới có thể thanh toán bằng thẻ. Điều này khá bất tiện cho người nước ngoài đến Việt Nam.
5. Cách đánh số nhà
Wroclaw có thể không lớn bằng Sài Gòn nên không có phường, quận như ở Sài Gòn.
Việc đánh số nhà bên đây cũng khác, không phải một bên chẵn, một bên lẻ như ở Việt Nam, bên đây đánh số nhà kiểu một bên từ 1 - 10, bên còn lại từ 11 - 20. Mình nghĩ cách đánh số ở Việt Nam nó khoa học và dễ kiếm hơn bên đây.
6. Việc hút thuốc
Đây là một trong những điểm mình ngạc nhiên nhất khi mới qua. Phần lớn những người mình quen ở đây đều hút thuốc, và nhất là phụ nữ hút thuốc rất nhiều trong khi ở Việt Nam hầu như không có phụ nữ hút thuốc.
Theo mình thì có hai lý do, một là nhận thức của người Ba Lan về hút thuốc khác Việt Nam. Thứ hai, mình nghĩ khí hậu bên đây lạnh hơn Việt Nam dẫn đến việc hút thuốc cho ấm người (mình cũng không chắc lắm là hút thuốc có ấm người không, chắc là có).
Tạm kết
Bài sau mình sẽ viết về cảm nhận của mình về môi trường học thuật ở Ba Lan.
Nếu có thắc mắc gì về cuộc sống và vấn đề du học thì nhắn mình qua email: [email protected] nhé.
1 note · View note
khonnguyen · 8 years ago
Text
Những trải nghiệm đầu tiên ở Ba Lan
I. Sân bay Chopin (Warsaw) - Nhà ga Centralna (Warsaw)
Bước xuống sân bay Warsaw, một chương mới trong cuộc sống mở ra. Vạn sự khởi đầu nan, vấn đề đầu tiên phải đối mặt (có lẽ) là phân biệt chủng tộc. Bạn mình và mình, hai đứa xách 4 kiện hành lý ra cổng. Những bạn châu Âu khác bước ra cổng tự nhiên, duy chỉ có hai đứa châu Á bị chặn lại, bị quét hành lý và lục vali. “Did we do something wrong?” mình hỏi nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Và rồi 2 đứa đành lẳng lặng thu dọn và bước ra khỏi cổng.
Vì chuyến bay của tụi mình quá cảnh ở Berlin nên lúc không cần làm thủ tục nhập cảnh ở Warsaw. Đây là điểm làm mình thấy bối rối vì bước ra khỏi sân bay Warsaw mà không thấy ai hỏi thăm gì giấy tờ để nhập cảnh.
Đến sân bay Chopin (Warsaw), nhiệm vụ đầu tiên của tụi mình là bắt một chuyến bus đến ga tàu hỏa để di chuyển đến Wroclaw. Tụi mình chọn xe bus thay vì đi taxi. Ở Việt Nam, mình đã nghiên cứu rất kỹ cách mua vé như thế nào, trạm dừng xe buýt ở đâu, mọi thứ diễn ra đúng như hoạch định. Tuy nhiên, khó khăn với 4 kiện hành lý, mỗi kiện hơn 23 kg là điều mình không thể lường trước. Ở Ba Lan, mỗi trạm xe buýt chỉ dừng khoảng 10 giây cho hành khách lên xuống, việc đưa được 4 cái vali lên xe là một thử thách.
Tumblr media
Đứng đợi xe buýt đến nhà ga
Trên xe buýt ở Ba Lan, có một khoảng không gian để người có con để xe nôi. Tụi mình đứng ở khu đó để chăm sóc 4 cái vali. Thực sự mình nghĩ nếu bạn nào mang vác quá nặng như tụi mình thì nên cân nhắc phương án taxi, vì xe buýt dừng rất nhanh, và khi lên xe, 4 kiện hành lý của mình rất dễ choáng đường đi người khác. Tụi mình phải đứng để canh không cho 4 kiện hành lý chạy lung tung suốt quãng đường từ sân bay đến nhà ga.
Trên trang web phương tiện công cộng của Warsaw, người ta sẽ hướng dẫn cho mình điểm mình lên xe và điểm mình xuống, nên ghi nhớ điểm này để xuống đúng trạm.
Xuống được đển Centralna, khó khăn thứ hai xuất hiện. Ở đây, người dân không biết tiếng Anh nhiều, cơ sở hạ tầng lại quy hoạch rất khác ở Việt Nam. Ví dụ nhìn thấy nhà ga đối diện nhưng không phải là cứ thích thì băng qua thôi. Muốn băng qua đường phải xuống hầm. Nhìn thấy nhà ga như vậy nhưng thực chất hoạt động của nó được đặt ở dưới lòng đất. Bảng chỉ đường, bảng thông báo tất cả đều là tiếng Ba Lan nên dù đi thẳng nhưng lòng nơm nớp lo sợ.
Tumblr media
Nhà ga Warsaw Centralna nằm dưới lòng đất
Ở bên này, người ta cho phép mua vé hành lý. Nếu hành lý mình quá cồng kềnh và nặng thì phải mua vé cho hành lý, cỡ 5 - 6 pln (khoảng hơn 30k cho một kiện). Lên tàu, người ta sẽ có một cái kệ như mấy kệ giày, mình chỉ cần khiêng hành lý để lên đó, một ngăn kệ có thể để được 2 cái vali loại to nhất.
Ngủ một giấc, thế là đến ga Wroclaw Glowny. Ga bên đây dừng rất nhanh, không phải đến cuối trạm thì ở bao lâu cũng được, nên chuẩn bị đến đã phải dậy và xách đồ đứng ở cửa đợi. Đây là một văn hóa rất hay mà mình thấy Ba Lan khác Việt Nam, ngay cả ở tram, bus, mọi người đều phải sẵn sàng, không kể già trẻ.
Xuống tàu, khó khăn quay trở lại...
II. Nhà ga Wroclaw Glowny- Ký túc xá Olowek
Trước ngày bay, trường gửi mình một email rằng yêu cầu có người đón của mình không được ghi nhận, và mình có thể bắt taxi về rồi lấy hóa đơn trường thanh toán lại. Nghe thì đơn giản. Trong đầu mình lúc ở Việt Nam nghĩ rất nông dù biết qua đó không có sim để xài:
1. Hãng taxi trường cho chắc phổ biến, cứ đứng đó mà bắt thôi. Như ở ga Hòa Hưng, Vinasun và Mai Linh đứng đầy, không việc gì phải lo.
2. Nếu không được thì đi tram về, cũng rẻ, khỏi cần thanh toán lại.
Tuy nhiên, quãng đường ngắn đã trở thành ác mộng. Phương án 1, 2 hãng taxi trường giới thiệu giống như GrabTaxi và Uber ở Việt Nam vậy, nghĩa là phải có smartphone mới gọi họ được và họ chỉ đón người gọi họ chứ không nhận khách vãng lai. Gần 2 tiếng đồng hồ đứng ở ga, có khoảng 3-4 chiếc, nhưng kết quả chỉ là những cái lắc đầu: “I am sorry, I am occupied”.
Phương án 2, 4 kiện hành lý đã vắt kiệt sức tụi mình trong quãng đường ngắn từ sân bay Chopin đến nhà ga Warsaw Centralny nên dù quãng đường ngắn, nghĩ đến việc leo lên và leo xuống Tram vào thời điểm đó thôi đã cảm thấy phương án không khả thi.
Đợi và đợi trong vô vọng, đã có lúc mình định bắt một chiếc taxi dù với giá 35 pln (khoảng 210,000đ) về trường. Nhà ga Wroclaw lúc 8 giờ, bãi xe thưa dần, người cũng thưa dần, có cảm tưởng thành phố bây giờ cứ như 10 giờ ở Sài Gòn. Trời cũng bắt đầu lạnh. Cho đến khi mình quyết định: “Giờ có taxi thì 35 pln cũng đi.” thì “ông bụt” xuất hiện. Anh ấy là một người Ba Lan, tóc dài hippie, thấy tội quá nên lại nhờ giúp đỡ. Lắng nghe tình hình, đặt xe giùm rồi bước như nhanh như khi anh xuất hiện. Nhưng giá trị mà anh mang lại có thể nói là cực kỳ quý giá và đáng trân trọng trong hoàn cảnh này.
Tumblr media
Nhà ga Wroclaw vào thời điểm tụi mình gần tuyệt vọng
Lần đầu trải nghiệm taxi ở Ba Lan, điều sốc nhất là tốc độ lên đến 100 km/h. Nếu ở VN, có bác tài nào chạy vậy chắc bị khách hàng phàn nàn, tỏ thái độ rồi. Nhưng bên đây xe nào  cũng chạy như vậy, đường xá trông rất an toàn. Mọi người tuân thủ đèn giao thông, đặc biệt là người đi bộ. Bên này, người đi bộ đi thì xe dừng và không cán lên vạch ngựa vằng dù chỉ 1mm. Xe chạy thì có cho vàng người đi bộ cũng không dám thả ngón chân xuống đường. Rất khác Việt Nam, đèn giao thông quan trọng nhưng đôi lúc chỉ mang tính chất tham khảo, và người ta cũng không có thói quen đi bộ nhiều, mà một khi đã đi thì “Mình thích thì mình qua đường thôi”.
III. Ký túc xá Olowek và những người bạn cùng phòng
Bước vào KTX, được mục sở thị một vấn đề đã được đọc trên web, các cô tiếp tân ở đây không biết tiếng Anh!? May mắn lúc vào có một bạn biết tiếng Ba Lan căn bản phiên dịch, hai đứa làm thủ tục nhận phòng lúc 8.30pm, tạm thời ổn định sau chuyến đi hơn 29 tiếng.
Mình ở lầu 13 của KTX, phòng mình ở là Double Room. Khi mình mới dọn đến thì trước đó vài phút, 2 anh em người Ấn Độ đã có mặt, đây là 2 người bạn rất dễ thương. Hình dung về phạm vi mình ở, nó giống như là một căn hộ có 2 phòng ngủ vậy. Mỗi phòng dành cho 2 người, và 4 người trong căn hộ sẽ sử dụng chung toilet và bếp.
Sau khi mình bung hành lý thì bạn cùng phòng của mình đến, một chú người Azerbajan. Từ giây phút ấy, mình chính thức sống trong môi trường đa văn hóa, ngủ dậy là xài tiếng Anh.
youtube
Đây là clip thằng bạn cùng phòng mình chỉ mình hát tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (dù nó người Azerbajan)
Tumblr media
4 đứa mình chuẩn bị đi siêu thị
youtube
2 bạn Ấn Độ và bạn Azerbajan đang nấu ăn
Tumblr media
View nhìn từ ban công phòng mình
Phía dưới KTX của mình có 2 cửa hàng khá lớn. Một cái thì giống convenient store ở Việt Nam, một cái thì lai giữa siêu thị và convenient store. Cả 2 đều bán đồ rất rẻ và đa dạng.
IV. Những thử thách ban đầu: Internet, tài khoản ngân hàng, di chuyển, tìm đường, mua sắm đồ dùng,...
Sau 1-2 ngày từ khi đến, mình phải đóng tiền cho KTX: Tiền phòng tháng 9, tiền phòng tháng 10 và tiền đặt cọc. Họ cho deadline chỉ khoảng 4 ngày kể từ ngày mình check-in, chuyện đơn giản cũng trở thành vấn đề, đặc biệt là khi trong tay không có internet, chưa biết đường xá và không biết phải bắt đầu từ đâu.
1. Internet - 3G
Và rồi mình bắt đầu từ việc trang bị internet. Bên đây, không phải mua sim lắp vô là xài được như Việt Nam. Sau khi mua, mình phải mang passport ra nhà mạng để họ kích hoạt sim cho mình. Trong khoảng gần 2 ngày đầu chưa biết mua sim ở đâu, nhà mạng nằm chỗ nào, tụi mình sử dụng wifi thành phố để liên lạc với gia đình, tìm kiếm thông tin các tuyến bus và check mail từ trường, ngân hàng.
Ở bên đây, tất cả các siêu thị đều có bán sim. Mua sim thì rất đơn giản. Về kích hoạt, bên đây có các nhà mạng chính: Plus, Play, Orange, Lynca. Có thể google địa chỉ cửa hàng nhà mạng gần nhất và kiếm tuyến bus để đến đó, tất cả đều có trên google maps. Để kích hoạt, chỉ cần trình passport là đủ. Thường thì các nhà mạng bên đây có gói gọi nội mạng miễn phí. Nhà mạng rẻ nhất theo lời khuyên từ những người bạn Ba Lan của mình là Play. Lynca cũng có nhiều gói cước hấp dẫn (gói hấp dẫn nhất là 29 pln/1 tháng, được 12 Gb 3G và gọi nội mạng miễn phí). Trong các nhà mạng mình kể trên, Plus và Play website đều bằng tiếng Ba Lan, Lynca thì có tiếng Anh nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm thông tin các gói khuyến mãi.
2. Tài khoản Ngân hàng
Đi du học, mình mang theo một khoản tiền mặt, không quá lớn nhưng đủ để sợ mất nếu giữ trong người, nên trong ngày Orientation đầu tiên, tụi mình tranh thủ đi kiếm Ngân hàng để tạo tài khoản.
Ngày ấy việc chọn ngân hàng để tạo tài khoản rất đơn giản, mình thấy trường mình xài WBK (Bank Zachodni) thì mình mở tài khoản WBK. Sau mới biết Millennium có nhiều ưu đãi hơn, ví dụ: Giới thiệu một người bạn thì được tặng 100 pln, xài 360 pln thì được tặng 60 pln (chương trình này chỉ có tạm thời ở thời điểm mình mới qua), mở tài khoản năm đầu tiên không tốn phí gì, năm sau thì một tháng tốn 4-5 pln (bao gồm luôn phí của thẻ).
Bên cạnh đó, việc chuyển tiền giữa các ngân hàng, ví dụ từ Millenium đến WBK là miễn phí, không phải như ở Việt Nam, chuyển nội bộ Vietcombank cũng bị charge 3,600đ, chuyển Vietcombank qua HSBC thì hơn 20,000đ.
Ở WBK, việc mở tài khoản là miễn phí, nhưng nếu xài thẻ thì chi phí mỗi tháng là 7 pln. Không mắc cho một tháng nhưng so với Millennium thì chi phí cao hơn. Đồng thời, ở đây chỉ có một số ít nhân viên ngân hàng biết nói tiếng Anh, nên việc hỏi về thủ tục sẽ có phần khó khăn. Bạn mình mở tài khoản ở Millennium kể nhân viên ở đây nói tiếng Anh tốt hơn.
Tương tự, mình có thể google chỗ ngân hàng gần mình nhất mà làm. Nếu ở Olowek hoặc Kredka (KTX trường mình) thì đi bộ đến khu thương mại Grunwaldzki, chừng 1 km sẽ có Millennium, đi bộ theo hướng đó một chút sẽ có WBK. Trong khu thương mại có nhà mạng Plus, Play luôn, kích hoạt sim rất dễ.
3. Phương tiện đi lại
Đương nhiên sinh viên thì sử dụng bus và tram là chủ yếu (bên cạnh đi bộ). Những ngày đầu, chưa biết tuyến, chưa biết đường nên việc bắt bus, lên bus và nghe trạm để xuống là một vấn đề có thể gây stress. Vì hai nguyên nhân, một là sợ trễ giờ, hai là sợ tốn tiền. Mỗi lần lên bus ở đây, nếu không có thẻ sinh viên thì phải trả 3 pln (tương đương 18,000đ), rất đắt.
Lúc mình mới qua, ngành của mình gặp vấn đề nên phát thẻ sinh viên rất trễ, 2 tuần học xong mình mới có thẻ sinh viên. Nên 2 tuần đó chi phí đi lại rất cao. Khi có thẻ rồi, có thể mua vé tháng để sử dụng, 4 tháng là 150 pln, 5 tháng là 185 pln, trong khoảng thời gian đó có thể đi bao nhiêu chuyến tùy thích, rất rẻ so với giá đi lẻ từng chuyến (sinh viên đi 1 chuyến mất 1.5 pln nếu không mua vé tháng). Ngoài ra bên đây còn có bán các gói ngắn hơn như gói 1 tuần, 1 tháng,...
Đăng ký cũng không khó khăn, chỉ cần lên điền form online rồi đến trụ sở (phải xếp hàng hơi lâu tí) để kích hoạt và nạp tiền là xài được ngay, dùng thẻ sinh viên luôn chứ không cần tạo thẻ mới.
4. Mua sắm đồ dùng
Đối với một người như mình thì việc tự trang bị đồ dùng cá nhân, dụng cụ nhà bếp là trải nghiệm rất lạ và cũng không kém phần thú vị. Những ngày đầu, 2 cửa hàng dưới chân KTX là nơi cứu đói, nhưng việc thiếu đạm (chủ yếu ăn mì gói và trái cây) sau chuyến bay dài và gần 1 ngày sau đó đã là động lực khiến mình phải thay đổi. Bắt đầu mua sắm xoong, chảo, tô, đồ rửa chén,... và tùm lum thứ khác.
Ban đầu mình đi Fenik - một siêu thị ở trung tâm thành phố để mua cái xoong để nấu mì trước. Đồ ăn thì mua ở Express Carrefour và Fresh Market ở dưới chân KTX.
Sau đó, nhờ bạn của bạn cùng phòng mình và anh rễ mình mà mình biết được 2 siêu thị bán đồ rất rẻ là Korona và Biedronka. Korona ở đây giống y chang với Big C ở Việt Nam, giá rất dễ chịu và họ bán mọi thứ, hàng hóa rất đa dạng. Còn Biedronka, có thể so sánh với VinMart ở Việt Nam, tuy nhiên, cửa hàng Biedronka bên đây lớn hơn rất nhiều, mình thường mua đồ ăn, uống ở đây, giá cũng rất rẻ.
Sau khi có được internet, tài khoản ngân hàng, thẻ sinh viên, học được kỹ năng nấu nướng cơ bản và biết đường đi nước bước, siêu thị để mua đồ, cuộc sống của mình đã dễ dàng hơn rất nhiều, có thể nói là đã ổn định.
Tạm kết
Khi mình viết xong bài này thì mình đã ở Wroclaw gần 3 tuần. Có rất nhiều điều hấp dẫn, thú vị sau khi mình đã ổn định. Mình đã có hơn 2 tuần học ở đây, và đi tham quan nhiều địa điểm đẹp, quyến rũ ở Wroclaw.
Mình sẽ tiếp tục chia sẻ ở những bài viết sau.
Liên hệ mình qua email: [email protected] nhen.
2 notes · View notes
khonnguyen · 8 years ago
Text
Dụ học Ba Lan - 360 độ trước giờ bay
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ toàn bộ về hành trình chuẩn bị du học của mình, từ động lực ban đầu, cơ bản về môi trường ở Ba Lan (mà mình đã tìm hiểu trên mạng) và từng bước trước giờ lên máy bay.
I. Động lực ban đầu
Từ khoảng cuối cấp 2, đầu cấp 3, mình đã nuôi mộng sẽ được xuất ngoại để trải nghiệm môi trường giáo dục nước ngoài. Ngày ấy, động cơ lớn nhất chỉ là muốn chứng tỏ bản thân và thể hiện rằng mình khác biệt, giỏi hơn người khác.
Tuy nhiên, càng gần thời điểm thi ĐH thì động lực ấy càng nhỏ dần, và mình đã chọn cách an toàn, tập trung thi và học ĐH ở Việt Nam, du học để sau tính.
Trong khoảng thời gian từ lớp 10 cho đến năm nhất ĐH, mình cũng có 2 lần tham gia thi học bổng A*Star và học bổng chính phủ Việt Nam đi du học Singapore, tuy nhiên, vì không đầu tư để ôn luyện, và không thực sự tin là sẽ thành công nên lúc thi đã không mấy triển vọng.
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn cho đến ngày mình nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Cần phải nói thêm, từ trước khi nhận bằng mình đã đi làm chính thức cho một agency về nghiên cứu thị trường nên mọi chuyện đáng lẽ vẫn sẽ hoạt động bình thường như thế nếu như không có một ngày...
Sự kiện bước ngoặt thời điểm ấy là việc cu em mình nhận được học bổng 100% du học Mỹ, điều đó đánh thức lại những hoài bão trước kia cho mình một chứng cứ để tin vào việc mình có thể hành động và đạt kết quả.
Mình nghĩ hằng ngày, đọc báo, xem tin tức, mỗi người trong chúng ta đều ngưỡng mộ một ai đó, như mình thì là Michael Phelps, Usain Bolt, Hoàng Xuân Vinh, cô gái được học bổng Harvard,... Những con người ấy có thể truyền cảm hứng nhưng sẽ rất khó để truyền được niềm tin về việc thực hiện những điều tương tự. Tuy nhiên, việc có một người trong nhà, sống cùng một môi trường, làm được một điều đặc biệt sẽ mang lại niềm tin để hành động lớn hơn và đặc biệt hơn rất nhiều.
Bên cạnh sự kiện bước ngoặt thì còn hai lý do nữa khiến mình quyết định hành động:
Thứ nhất là cú sốc của môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì mình đi làm chính thức trong quá trình làm khóa luận, cho đến sau khi nhận bằng tốt nghiệp nên không có một khoảng thời gian nghỉ để sốc lại tinh thần và tạo đà: Nhìn lại bản thân, chuẩn bị tâm lý để đón những thử thách trong công việc. Vì vậy nên dù môi trường làm việc của mình cực kỳ tốt, văn hóa và con người ở đó rất tuyệt vời, mình vẫn cảm thấy ngộp và đuối về mặt thể chất và tinh thần. Vì vậy, mình quyết định tìm cơ hội du học, xem như đây là một khoảng thời gian “Gap Years of Work” để trải nghiệm môi trường văn hóa ở một quốc gia khác và thấu hiểu hơn về bản thân, từ đó chuẩn bị nền tảng và tâm lý để quay lại con đường nghề nghiệp của mình.
Thứ hai, mình nghĩ trong khoảng 3-5 năm tới, nếu vẫn ở Việt Nam, công việc, các mối quan hệ sẽ phát triển, cuốn mình theo guồng quay ấy, có khả năng sẽ không còn điều kiện được hiện thực hóa ước mơ du học nữa. Đằng nào thì mình cũng đã trì hoãn việc này nhiều lần rồi.
Và thế là cuộc hành trình bắt đầu.
II. Cơ bản về môi trường giáo dục Ba Lan
1. Chi phí
Sau khi thông báo với bạn bè về việc chuẩn bị du học Ba Lan trong 2 năm sắp tới, 2 câu hỏi mình thường gặp nhất là: “Tại sao là Ba Lan?” và “Mày được học bổng hả?”.
Mình thường trả lời: Tao đi du học tự túc, và đó là lý do quan trọng nhất tao chọn Ba Lan.
Điểm bắt đầu của mình với Ba Lan là từ một bài báo trên Ybox, liệt kê những nước có chi phí du học rẻ nhất. Warsaw (thủ đô của Ba Lan) là một cái tên trong số đó. Từ bài báo đó, mình bắt đầu mò lên QS Ranking và Master Portal để tìm hiểu về các khóa học (chủ yếu là coi về ngành học và học phí) và ranking các trường Đại học trên thế giới.
Thực sự thì về chi phí, Ba Lan là một điểm đến có hiệu quả về mặt kinh tế nhất. Cụ thể học phí ở bậc Đại học (3 năm) và Thạc sĩ (2 năm) chỉ xấp sỉ ở mức 6000 EUR cho toàn khóa học (khoảng 150 triệu đồng), con số chính xác ở của trường mình, bao gồm luôn các khoản registration fee và application fee là 6200 EUR (155 triệu đồng).
Sinh hoạt phí thì tùy vào mỗi người, theo một người bạn mà mình làm quen được trong quá trình làm hồ sơ, bạn này từng học một năm ở Warsaw rồi thì mỗi tháng bạn chi khoản 1000 PLN (đơn vị tiền Ba Lan, tương đương với 5 triệu 800 ngàn đồng), khoản phí này đã bao gồm tiền thuê ký túc xá, và theo lời bạn thì một tháng bạn cũng có thể ra ngoài ăn vài bữa.
2. Học bổng
Về học bổng, mình có hỏi bên trường mình apply (University of Wroclaw) thì pháp luật nước Ba Lan không cho phép các trường cấp học bổng cho sinh viên. Tuy nhiên, du học sinh quốc tế có thể tìm kiếm các học bổng chính phủ (của chính phủ Ba Lan cho các nước hay của chính phủ các nước).
Trong giai đoạn mình làm hồ sơ thì cũng là lúc chính phủ Ba Lan có cho Việt Nam một số suất học bổng toàn phần, bao gồm toàn bộ học phí và sinh hoạt phí, vé máy bay. Tuy nhiên đợt đó mình không apply vì các ngành học được cấp học bổng rất hạn chế, đa phần là thiên về kỹ thuật. Bên cạnh đó, chỉ có khóa học bằng tiếng Ba Lan mới được cấp học bổng này, học bổng sẽ bao gồm luôn 1 năm học tiếng Ba Lan, tổng cộng là 3 năm đối với bậc Thạc sĩ.
Khi đi làm hồ sơ ngoài ĐSQ, mình cũng có gặp một chị, chị này học ĐH Cần Thơ, được học bổng toàn phần (học bổng Mekong, hình như chỉ dành cho sinh viên khu vực đồng bằng Mekong), mình có tò mò hỏi thì được biết GPA của chị ở mức giỏi, và IELTS của chị là 6.0. Học bổng chị này được không phải loại học bổng mà mình kể ở trên, nên chị này vẫn học bằng tiếng Anh.
3. Chất lượng
Có một trang giới thiệu nói rằng Ba Lan xếp hạng thứ 5 về giáo dục ở Châu Âu, tuy nhiên mình không tin kết quả này lắm. Khách quan hơn, ở QS Ranking, trường xếp hạng cao nhất của Ba Lan là University of Warsaw xếp hạng 366 thế giới, trường mình, University of Wroclaw thì tiệm cận top 700.
Giáo dục Ba Lan không phải là một nền giáo dục nổi tiếng như Anh, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Đức đối với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt chất lượng thì đây là một nền giáo dục có uy tín.
Anh rễ mình (người Ba Lan đang làm việc ở London) từng tư vấn cho mình lúc mình băn khoăn về ROI khi đi du học tự túc rằng thực ra nếu làm việc trong Châu Âu thì bằng ĐH nào của Châu Âu cũng có giá trị (chắc giống Việt Nam, khi đi làm ở công ty nước ngoài, mấy anh chị cũng ít để ý đến tấm bằng, miễn sao biết tốt nghiệp Đại học là được), Ba Lan lại là một nước có nền giáo dục lâu đời bậc nhất Châu Âu nên mình cứ yên tâm.
III. Các bước apply vào trường ĐH ở Ba Lan
1. Nhận admission vào trường
Tổng quan về quy trình, mình đã thực hiện các bước sau:
a. Tìm trường phù hợp: Ngành học, học phí phù hợp và ranking của trường đó.
Ban đầu mình đã nhắm sẽ đi Ba Lan nên filter chọn Ba Lan, rồi sau đó chọn ngành học. Sở dĩ mình chọn Wroclaw chứ không phải Warsaw là vì University of Wroclaw có ngành Image Communication.
Tumblr media
Đây là University of Wroclaw, trường của mình.
b. Tìm hiểu website trường về quy trình, deadline
Sau khi chọn được trường phù hợp thì mình vô website của trường để tìm hiểu về quy trình và bắt đầu chuẩn bị hồ sơ.
Trường mình thì deadline là ngày 31/08 cho việc nộp hồ sơ. Nghĩa là bạn chỉ cần nhấn nút submit trên trang đăng ký online trước 11.59PM giờ ngày 31/08 giờ Ba Lan là được.
Tuy nhiên cần phải nói thêm, vì sau khi nộp hồ sơ thì trường còn phải xử lý. Rồi mình còn phải chờ Official Acceptance Letter và đăng ký Visa nữa (mình sẽ nói rõ hơn về thời gian cho từng phần ở phần sau) nên cứ submit càng sớm càng tốt. Mình submit càng sớm thì có kết quả càng sớm, có thể nhập học đúng thời gian, họ không đợi sau deadline mới bắt đầu xử lý.
c. Chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ
Trước khi chọn University of Wroclaw, mình định học Management ở Warsaw University of Technology. 2 trường của mình đều yêu cầu giấy tờ rất đơn giản:
- Bằng ĐH bản gốc và dịch ra tiếng Anh (bằng mình song ngữ nên cần cái bằng thôi là được)
- Bảng điểm transcript dịch ra tiếng Anh: Mình xin luôn bảng điểm tiếng Anh ở trường. Nếu tiếng Việt dịch sang thì phải đến mấy phòng công chứng dịch thuật, dịch và có con dấu của Sworn Translator đàng hoàng (Sworn Translator là người làm nghề dịch thuật, có thẩm quyền làm. Mình có chị đồng nghiệp làm hồ sơ du học nước khác, có thể tự dịch và nhờ người khác ký tên xem như là đã đảm bảo dịch đúng, nhưng Ba Lan yêu cầu cái này rất nghiêm).
- Form khám sức khỏe của trường: Cái này mình download ở trang đăng ký online của trường, đem ra một bệnh viện nào đó có dịch vụ khám và đóng dấu. Bạn mình khám ở số 10 Trương Định, Q3, TP.HCM, một bệnh viện chuyên làm mấy dịch vụ khám bệnh du học. Ngoài ra hình như ở bệnh viện Hòa Hảo cũng làm được.
- Bản scanned Passport
- Bằng IELTS: Trường mình apply chỉ yêu cầu IELTS overall 6.0
- Proof of registration fee payment: Khi nộp hồ sơ, mình phải đóng 50 EURO phí đăng ký. Đây là chi phí để họ xét tuyển hồ sơ của mình. Ở University of Wroclaw thì 50 EURO, mình từng tham khảo ở Warsaw University of Technology thì phí là 200 EURO.
Để đóng được khoản phí này, mình phải email xin bên trường cái Invoice. Cầm cái Invoice này, kèm theo Passport, CMND bản gốc và photo là có thể đóng tiền được. Mình đóng ở HSBC, chi phí là 770,000đ cho phí chuyển tiền và phí ngân hàng trung gian. Bạn mình đóng ở Vietcombank thì mất 40 USD tổng cộng.
Sau khi đóng thì Vietcombank sẽ xuất cho mình cái điện chuyển tiền, mình chụp cái đó upload lên là được. Còn HSBC thì mình chụp luôn màn hình báo giao dịch thành công là được.
Tất cả những tài liệu này đều scan và nộp online, không cần phải gửi qua bưu điện.
Apply trường này, mình đỡ được những khoản như: GMAT, recommendation letter, letter of motivation.
d. Chờ trường xử lý hồ sơ
Từ lúc mình nộp hết giấy tờ cho đến khi biết kết quả, thời gian xử lý tối đa là 2 tuần.
e. Nhận Offer Letter, Acceptance Letter; ký Acceptance Letter và đóng tiền học
Nếu hồ sơ được duyệt và đánh giá tích cực, mình sẽ nhận được Offer Letter và Acceptance Letter.
Offer Letter là một lá thư thông báo là mình đã được nhận vào học, kèm theo đó là thông báo về tiền học, thông tin ngân hàng để mình chuyển tiền.
Acceptance Letter là một tờ giấy yêu cầu mình ký cam kết là sẽ học và chấp nhận những điều khoản của trường.
Nếu mình quyết định sẽ học thì mình ký Acceptance Letter và upload lên trong vòng 2 tuần từ khi nhận.
Tiền học thì mình có 4 tuần để đóng và upload Proof of Payment (thường là điện chuyển tiền, tùy từng ngân hàng) kể từ ngày nhận.
Sau khi upload lên tờ Acceptance Letter có chữ ký của mình và Proof of Payment thì quá trình làm việc của mình với trường gần như đã hoàn tất.
Chú ý: Khi đóng tiền học cho Ngân hàng, thường họ sẽ yêu cầu Visa, nhưng ở giai đoạn này mình chưa thể làm Visa, nên mình phải gửi email yêu cầu trường gửi cho mình một lá thư với đại ý là họ sẽ hỗ trợ mình trong việc làm visa ở giai đoạn sau.
Thông thường, khi mình yêu cầu họ làm một giấy tờ gì đó cho mình (Invoice ở phần trên, và lá thư xác nhận hỗ trợ Visa ở phần này) thì họ sẽ mất từ 1 buổi làm việc đến vài ngày làm việc tùy theo khối lượng công việc của họ lúc đó. Mình cần gấp thì chịu khó gửi mail hối họ.
f. Nhận Official Acceptance Letter
Sau khi họ nhận được tiền cho mình thì họ sẽ gửi cho mình Official Acceptance Letter. Lá thư này có ý nghĩa đầu tiên là chắc một suất học của mình ở trường, thứ hai là nó thông báo cho mình các mốc thời gian: Thời gian cho khóa học tiếng Ba Lan, thời gian Orientation, thời gian các học kỳ, các ngày nghỉ,...
Dựa vô các ngày ghi trên đây, mình có thể tính toán và làm Visa Application Form cho chính xác (mình bất cẩn, không tham dự được khóa học tiếng Ba Lan vì không để ý kĩ phần này).
Trong thư này, trường mình cũng để một câu rằng sẽ đảm bảo cho mình chỗ ở trong suốt 2 năm học. Ý này cần thiết cho việc xin Visa.
2. Xin Visa
Xin Visa là một quá trình căng thẳng và phức tạp nếu mình không hiểu rõ về giấy tờ và quy trình. Đợt mình làm, mệt mỏi nhất là quá trình đăng ký form online và hợp pháp hóa giấy tờ (mình không tìm hiểu trước về hợp pháp hóa giấy tờ nên bị động và khó khăn lúc làm).
a. Tính toán thời gian đăng ký trang online
Về việc tính toán thời gian để xin Visa, mình cân tính toán 2 yếu tố: (a) Thứ nhât là thời gian mình có thể nhận được Official Acceptance Letter và hoàn thành được hết tất cả các giấy tờ có liên quan (mà mình liệt kê ở phân dưới); (b) thứ hai là thời gian mà ĐSQ đã kín lịch.
Ví dụ mình tính toán thời gian (a) là ngày 12/08, thời gian (b) hiện tại đang là 01/08 thì mình lên trang đăng ký, đợi đến khi nào con số đó là 12/08 hay sau đó thì mình đăng ký (vì trang web của ĐSQ không cho mình chọn ngày).
Nếu (a) là 12/08 mà (b) là 01/09 thì mình phải chờ hằng ngày và canh cái trang ấy 24/24 để có thể đăng ký được suất phỏng vấn Visa càng sớm càng tốt. Phỏng vấn Visa càng trễ thì cơ hội để mình đến Ba Lan học đúng thời gian càng thấp.
Từ ngày mình phỏng vấn cho đến ngày mình có thể nhận được visa, thời gian chuẩn là 2 tuần. Tuy nhiên, vì ĐSQ chỉ trả visa vào thứ 6 hàng tuần, nên ví dụ mình phỏng vấn visa vào ngày thứ Hai của tuần 1 thì đến ngày thứ Sáu của tuần 3 (tức là gần 3 tuần) mình mới có thể nhận được Visa.
Nếu mình thấy thời gian mình nhận Visa không kịp, hoặc quá sát nút so với thời gian học thì có thể email cho ĐSQ để hỏi về thời gian mở form đăng ký Online. Trong một ngày trang này chỉ mở ở một vài khung giờ nhất định, thời gian mở chỉ khoảng từ 5 - 10 phút. Những người làm ở ĐSQ Việt Nam cũng không can thiệp được việc cho phép mình phỏng vấn sớm, họ chỉ có thể chỉ cho mình thời gian chính xác để vào làm cái form đó.
Vấn đề này cũng rất hên xui, ví dụ như đợt mình làm thì rất khó khăn, phải canh hơn 2 tuần mới vô làm được cái form. Có người mất hơn cả tháng để làm. Lý do vì đợt đó có một đoàn gần 100 người Việt Nam muốn sang Ba Lan, nên slot trống còn rất ít, đợt đó lại là cao điểm sinh viên Việt Nam xin Visa để qua học nữa nên mọi người phải canh trang online rất quyết liệt.
Đợt bạn mình làm sau đó chừng 1 tháng thì dễ hơn, vào vài lần, tốn 1 - 2 ngày canh là vô được.
Đây là trang để đăng ký Visa application form: www.e-konsulat.gov.pl
Mình vô đó chọn Vietnam - Hanoi --> National Visa - Register Form --> Điền giờ vào cái đồng hồ (như một hình thức Captcha) là xong. Nếu mình vô được thì nó sẽ hiện một cái nút Reservation để mình bấm vào làm Form. Ngược lại nếu nó hiện dòng chữ “ Lack of available dates to ...” có nghĩa là phải refresh lại và tiếp tục đợi.
b. Các giấy tờ cần chuẩn bị
Đây là danh sách giấy tờ mình copy từ trang web của ĐSQ, mình sẽ mô tả chi tiết hơn từng hạng mục ở bên dưới:
điền đầy đủ vào tờ khai xin thị thực kèm theo 2 ảnh; => Đây là cái application form, mình làm xong rồi save lại dưới file PDF, xong in ra dán hình và ký tên. Ngoài hình mình dán thì mình chuẩn bị thêm 2 ảnh kích thước 3.5 x 4.5 để nộp kèm. Lưu ý: Khi điền thì mục 24 để Multiple Entries để mình có thể về thăm nhà và nhập cảnh Ba Lan thêm 1 lần nữa mà không phải xin lại Visa. Mục 25 mình điền 365 là thời hạn tối đa luôn. Đây là số ngày Visa có hiệu lực. Mục 29 mình dựa theo Official Acceptance Letter để điền cho chính xác, ví dụ ngày 12/09 mình có Polish Intensive Course thì mình phải xin Visa để nhập cảnh trước ngày đó, trễ lắm cũng phải là 11/09. Đây là form của tờ khi xin thị thực.
hộ chiếu (với thời hạn còn giá trị ít nhất 90 ngày trước khi kết thúc hạn thị thực);
photo tất cả những trang hộ chiếu trừ trang trắng => Photo để nguyên tờ giấy A4, không cắt ra. Tốt nhất là cứ mang ra UBND công chứng cho chắc ăn.
bảo hiểm với giá trị bảo hiểm tối thiểu 30.000 EURO có thời hạn tối thiểu là 3 tháng kể từ ngày đầu tiên nhập cảnh đến Ba Lan, trong khi nộp hồ sơ xin thị thực không yêu cầu phải có bảo hiểm suốt khoảng thời gian học tập; => Mình mua bảo hiểm của AIG, thời hạn 1 năm, giá là 16.8 triệu đồng. Vì trường mình cũng yêu cầu bảo hiểm một năm, với mình thấy đi học xa nhà cũng cần cái này, có gì vô bệnh viện bên Ba Lan đỡ phải căng thẳng với chi phí y tế. Mình chỉ cần nhờ bên bán scan cho mình hợp đồng bằng tiếng Anh, mình in bản scan đó ra nộp là được, không cần nộp bản chính.
Bằng tốt nghiệp THPT (cho phép dự tuyển vào các trường đại học) được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan có công chứng; => Mình học Master, nên cần nộp bằng ĐH. Bằng của mình như đã nói ở trên có cả tiếng Việt và tiếng Anh nên không cần dịch. Chỉ cần photo công chứng là được. Đối với hợp pháp hóa giấy tờ, mình sẽ viết riêng một phần ở phía dưới sau.
Sơ yếu lý lịch (CV) => Cái này mình tự làm, không cần UBND chứng. Mình có xin thêm reference letter của sếp mình, cái này không quan trọng, nhưng mình nghĩ có nó thì cái CV của mình mạnh hơn.
Thư có xác nhận chấp nhận bằng cấp của đối tượng để theo học tại các trường đại học Ba Lan, thỏa mãn yêu cầu pháp luật Ba Lan (trường đại học chịu trách nhiệm về sự xác nhận bằng cấp của các đối tượng thông qua Phòng Chứng nhận đào tạo và Trao đổi Quốc tế, Bộ Giáo dục Quốc gia Ba Lan); => Cần cái Official Acceptance Letter là được.
bản xác nhận đã nộp lệ phí cho năm học đầu tiên (không bao gồm khóa học dự bị học tiếng), => Điện chuyển tiền Ngân hàng, hoặc đối với trường hợp của mình là bản sao kê của HSBC, bản sao kê thì có con dấu tròn của NH. Bạn mình có điện chuyển tiền thôi, không có con dấu, vẫn không sao.
Chứng nhận trình độ tiếng Ba Lan hoặc tiếng Anh đủ yêu cầu có thể theo học tại các trường đại học. => Bằng IELTS gốc và bản sao công chứng. Họ xem qua sẽ trả lại mình bản gốc.
Văn bản xác nhận đủ nguồn lực tài chính để du học tại Ba Lan (để trọ, ăn uống, đóng học phí, mua tài liệu học tập) vd. báo cáo về tài khoản ở ngân hàng, chứng chỉ của ngân hàng (của 6 tháng vừa qua) và bản khai thuế thu nhập mang tên đương sự hoặc bố mẹ đương sự. => Với mục này, mình có một vài giấy tờ sau: - Thư xác nhận mức lương hiện tại của bố mình. Phía dưới có phần mục đích của thư là để tài trợ cho con trai đi du học. Thư này có dấu tròn của công ty, công ty bố mình là công ty Mỹ nên ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh. - Thư xác nhận của NH về số dư tài khoản. Thư này mình nhờ Ngân hàng làm, song ngữ Anh Việt, có con dấu tròn của Ngân hàng. Mục đích là để bảo lãnh cho mình đi du học thì có cũng được, không có cũng không sao. Bạn mình không có dòng đó vẫn được cấp Visa. Đó là 2 giấy tờ cơ bản mà mình với bạn mình cùng có. Ngoài ra mình còn có thêm: - Giấy tờ chứng nhận Promotion của bố mình, cái này bố mình in ra từ email, đóng dấu treo của công ty. - Bảng sao kê tài khoản NH của bố mình trong mấy tháng gần đây, có dấu tròn của NH để chứng minh bố mình vẫn nhận được lương hàng tháng. Còn bạn mình thì có thêm: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ba bạn mình đứng tên, dịch ra tiếng Anh và đóng dấu công chứng.
Giấy tờ xác nhận chỗ ở của đương sự trong thời gian học tập tại Ba Lan => Official Acceptance Letter đã có ý này, nếu trường nào không có thì các bạn phải tự kiếm giấy tờ chứng minh riêng.
Ngoài danh sách giấy tờ trên, mình còn nộp thêm bản sao công chứng khai sinh tiếng Việt được dịch ra tiếng Anh và đóng dấu công chứng, để chứng minh mình là con bố mình.
Lưu ý: Tất cả những gì mình nộp cho ĐSQ sẽ không được trả lại nên phải cân nhắc, cái gì quan trọng thì photo công chứng và nộp bản sao thôi, cái gì không quan trọng thì nộp bản gốc cũng được.
Những giấy tờ như Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, trước khi làm hồ sơ mình đọc blog những người đi trước đều khuyên nên làm nhưng ĐSQ không cần, mình khỏi làm cũng được.
c. Về vấn đề hợp pháp hóa
Trường mình yêu cầu phải nộp Bằng tốt nghiệp và bản điểm hợp pháp hóa (Legalization) nên mình phải chuẩn bị thêm cái này.
Mục đích của Legalization là để bên trường biết chắc chắn rằng Bằng tốt nghiệp và bản điểm của mình có giá trị, không phải là bằng giả, bảng điểm giả.
Để hợp pháp hóa, mình phải trải qua 2 bước, đầu tiên là hợp pháp hóa ở Cục lãnh sự Việt Nam trước. Cụ thể là ở Cục lãnh sự trên đường Trần Phú, Hà Nội hoặc Sở ngoại vụ trên đường Pasteur, TP.HCM. Có được tem lãnh sự Việt Nam rồi thì ĐSQ Ba Lan mới hợp pháp hóa cho mình.
Thời gian để hợp pháp hóa tại Cục lãnh sự Việt Nam là 1 ngày làm việc. Có 2 cách để làm. Mình thì mình hợp pháp hóa lên Bằng tốt nghiệp luôn, nghĩa là giờ trên Bằng tốt nghiệp màu đỏ của mình có gắn 1 cái tem và 1 con dấu giáp lai lên.
Bạn mình thì photo công chứng Bằng tốt nghiệp, rồi hợp pháp hóa bản sao đó.
Cách của bạn mình thì có cái lợi là cái bằng vẫn nguyên zin.
Khi mình ra ĐSQ để hợp pháp hóa, mình cần bản đã được dánh tem của Cục lãnh sự và bản photo (không cần công chứng), lưu ý là nhờ tiệm photo photo y chang bản gốc, không được tháo kim cái tem của Cục lãnh sự ra.
Họ sẽ giữ lại tài liệu của mình trong 2 tuần (giống như cách tính thời gian cho Visa).
Theo luật ĐSQ thì mình chỉ có thể hợp pháp hóa vào ngày Thứ Ba. Tuy nhiên, trong ngày mình phỏng vấn Visa, mình cũng có thể mang giấy tờ và nhờ họ hợp pháp hóa cùng lúc, và nhận lại giấy tờ hợp pháp hóa cùng với Visa chứ không cần phải đợi Thứ Ba.
d. Ngày phỏng vấn Visa tại Đại sứ quán
ĐSQ Ba Lan trên trang web để là số 3 Chùa Một Cột, tuy nhiên ĐSQ có 3 mặt tiền, chỗ mình làm check in với anh cảnh vệ nằm ở mặt đường Bà Huyện Thanh Quan. Khi bắt xe đến thì nói góc đường Bà Huyện Thanh Quan - Lê Hồng Phong là được.
Khi đến ĐSQ, sẽ có 2 bước, bước một là đăng ký số thứ tự với anh cảnh vệ, bước hai là vào trong gặp bà Đại sứ.
Trong ngày phỏng vấn, buổi sáng mình sẽ nộp hồ sơ, buổi chiều là thời gian phỏng vấn. Vậy nên lịch ngày phỏng vấn nên diễn ra như sau:
5AM: Đây là thời gian bắt đầu làm việc của anh cảnh vệ. Mình có mặt tại thời điểm này, trình CMND cho anh thì sẽ nhận được số thứ tự 1.
Việc thức dậy sớm để có số thứ tự rất xứng đáng, vì nếu đăng ký trễ, ngồi chờ bên ngoài để được anh cảnh vệ gọi tên sẽ mệt và mất sức hơn rất nhiều.
Sau khi đăng ký xong (chỉ cỡ 30s), mình có thể về khách sạn ngủ thêm một tí rồi đi ăn sáng.
8.30AM: Đây là thời gian ĐSQ bắt đầu làm việc, số 1 sẽ được gọi tên vào nộp hồ sơ. Một lượt vào sẽ cỡ 2-3 người.
Ngày mình làm thủ tục, phải gần 10AM mình mới được vào dù là số 1 vì anh cảnh vệ cho một số người ưu tiên vào làm thủ tục trước (ví dụ những người có con nhỏ, những người thiếu giấy tờ của ngày hôm trước,...)
Khi bước vào phòng để nộp giấy tờ, lưu ý không nói chuyện riêng vì trong đó có ghi âm và quay phim hết. Bà ĐSQ sẽ ngồi sau tấm kính một chiều. Thu và trả hồ sơ thông qua một cái hộc.
Khi ngồi xuống bàn để nộp hồ sơ, mình khuyên là nên chủ động nói tiếng Anh với bà ĐSQ. Bà ĐSQ cũng biết tiếng Việt, nhưng bà phát âm khó nghe, và có lẽ vì ảnh hưởng âm điệu tiếng Ba Lan nên dù bà rất dễ thương nhưng khi nói tiếng Việt, người nghe có cảm giác bà hơi dữ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần của mình.
Lúc nộp hồ sơ thì xin phép bà ĐSQ hợp pháp hóa những giấy tờ cần thiết luôn. Lưu ý là mình cần chuẩn bị tiền lẻ trước, lệ phí đăng ký phỏng vấn Visa là 1,440,000đ, lệ phí cho hợp pháp hóa 1 loại giấy tờ là 770,000đ. Nên mình tính sẵn số tiền cần phải nộp ở nhà và chuẩn bị trước. Bà ĐSQ sẽ hơi khó chịu nếu mình không có đúng số tiền và phải thối.
Sau khi nộp xong, mình sẽ nhận được một tờ giấy trông như hóa đơn ngoài siêu thị. Trên tờ giấy đó sẽ có ghi giờ hẹn phỏng vấn buổi chiều. Đây cũng là tờ giấy dùng để nhận lại hồ sơ sau này.
12PM: Đăng ký giờ phỏng vấn ca chiều.
Ở ĐSQ, những người nào không kịp vào trước giờ nghỉ trưa (11.30AM) sẽ phải lấy số thứ tự lại như cũ cho ca chiều. Vậy nên có khả năng ca chiều sẽ bao gồm cả người phỏng vấn Visa và người nộp hồ sơ không được buổi sáng, vì vậy cần phải tranh thủ lấy số thứ tự sớm. Đúng giờ quy định thì 12.30PM anh cảnh vệ làm việc lại, nhưng khi nghỉ trưa ảnh không đi đâu hết, nên 12PM mình có thể lại xin ảnh cho ghi số thứ tự vào phỏng vấn ở ca chiều để có thể lấy số 1.
1PM: Những người số thứ tự đầu tiên vào phỏng vấn.
Khác với buổi sáng, khi nộp hồ sơ thì một lần nhiều người bước vào cổng, và cũng nhiều người bước vô phòng ngồi đợi. Buổi chiều nhiều người bước vào cổng, nhưng từng người một sẽ bước vô phòng để bà ĐSQ phỏng vấn (bà cũng là người nhận hồ sơ của mình vào buổi sáng); những người còn lại sẽ đứng chờ bên ngoài.
Một cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài từ 5-7 phút. Vừa vô là bà ĐSQ sẽ chủ động hỏi mình. Lúc này thì bà đương nhiên sử dụng tiếng Anh, bà nói rất dễ nghe và bà cũng rất dễ thương.
Những câu hỏi của mình là như sau:
1. Bạn tên gì?
2. Mục đích của bạn khi apply du học?
3. Ai tài trợ cho bạn?
4. Người đó làm nghề gì?
5. Bạn làm nghề gì để kiếm sống?
6. Tại sao bạn chọn du học Ba Lan?
7. Trước khi apply trường này thì bạn có apply trường nào khác chưa?
Một số người khác mình quen thì có thêm những câu hỏi khác nữa, nhưng nhìn chung đều không có câu nào quá khó trả lời. Miễn sao đảm bảo là mình sẽ về Việt Nam sau khi học là được (bạn mình có gặp câu hỏi có liên quan đến ý đó, mình thì không).
e. Follow up để biết kết quả Visa và nhận kết quả
Vì mình là người Sài Gòn, nên sau khi phỏng vấn xong là bay về Sài Gòn liền.
ĐSQ Ba Lan sẽ không thông báo cho mình kết quả liền, họ cũng không gửi email hay gọi điện để báo rằng kết quả đã có rồi. Mình phải là người chủ động gọi để hỏi về trạng thái xử lý hồ sơ.
Trong quá trình đợi kết quả, theo lý thuyết thì phải là Thứ Sáu của 2 tuần sau khi phỏng vấn. Tuy nhiên, mình có thể canh gọi điện cho bà ĐSQ sau hơn một tuần từ khi phỏng vấn để hỏi hồ sơ có hay chưa. Thời gian gọi là từ 3PM đến 4PM các ngày trong tuần. Nếu bà ĐSQ nói là hồ sơ đã sẵn sàng, mình có thể xin để lấy trước ngày Thứ Sáu. Thông thường, họ sẽ hẹn mình 1PM hoặc 3PM. Nếu 1PM, cố gắng đến trước khi có ứng viên vô phỏng vấn Visa, nếu có người vô phỏng vấn Visa rồi, mình phải đợi họ phỏng vấn xong hết, nghĩa là đợi đến 3PM mới có thể vào lấy.
Nếu lấy vào ngày Thứ Sáu, thời gian lấy sẽ là 9AM - 11AM, thời gian này chỉ phục vụ cho việc trả Visa thôi nên yên tâm lấy lúc nào cũng được trong khung giờ đó.
 Khi lấy hồ sơ, mình nhờ người quen giúp. Cần chuẩn bị giấy tờ như sau:
- Giấy ủy quyền: Mình có để link cái form, có thể viết tay cũng được. Không cần công chứng, chỉ cần có chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền là được.
- Bản photo có công chứng của Passport hoặc CMND của mình (loại giấy tờ này phải thống nhất với tờ giấy ủy quyền).
- Tờ hóa đơn mà bà ĐSQ đưa lúc thu hồ sơ.
Nếu không có vấn đề gì thì vô nhận hồ sơ rất nhanh, chưa đến 10 phút là xong.
3. Một vài thông tin bổ sung để “sống sót” tại Hà Nội
a. Di chuyển
Mình đến Hà Nội bằng máy bay, từ sân bay Nội Bài đến Thành phố Hà Nội, mình sử dụng xe trung chuyển Nasco, đi một chuyến là 40,000đ. Vừa ra khỏi cổng sân bay, nhìn bên tay phải gần đụng vách sẽ thấy mấy chiếc xe đậu chờ sẵn.
Tương tự từ Hà Nội đến sân bay Nội Bài mình cũng đi xe này, mình đến bến ở số 01 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm và bắt xe để ra sân bay.
Số điện thoại trong trường hợp cần gọi:
- Tại sân bay Nội Bài: (04) 38840496
- Tại Hà Nội: (04) 38250872
Lưu ý là xe này chỉ chạy trước 7PM mỗi ngày.
Về phương tiện đi lại trong thành phố, mình sử dụng UberMoto để di chuyển là chính. Ngoài đây  GrabBike thấy ít hơn. Còn xe ôm ngoài đường thì xởi lởi lúc mời mình nhưng rất nguy hiểm, mình bị dụ một lần lúc mới ra nên cự tuyệt với xe ôm Hà Nội luôn.
Đối với lúc phải đi sớm vào 5AM thì mình có thể sử dụng GrabTaxi (giờ đó kiếm không ra UberMoto).
Mấy bác GrabTaxi Hà Nội ai cũng dễ thương. Còn đi UberMoto thì giá cả rất phải chăng, mấy anh tài xế UberMoto thì ít nói hơn.
b. Khách sạn
Mình ra đây thuê khách sạn 200,000đ/đêm, có một phòng riêng. Chỗ mình ở thì anh tiếp tân rất nhiệt tình và dễ thương. Tuy nhiên phòng hơi tồi tàn, mình xui xui ngủ trúng phòng mà máy lạnh chảy nước nên phải kê đồ hứng, cộng với việc xin mấy cái móc treo đồ mà 2 ngày không có. Trừ hai việc đó ra thì mình không có gì phàn nàn.
Địa chỉ khách sạn mình: Hoàn Kiếm Hostel, 09-11A, Ngõ Tạ Hiện, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm. Khách sạn này cách ĐSQ 2.5km
Bạn mình có 2 người ở khách sạn North Hostel.
Tumblr media
Giá từ 250,000 - 300,000đ/đêm tùy thời điểm. Cả hai đều review tốt, xứng đáng với đồng tiền.
Khách sạn này cách ĐSQ 2.2km.
c. Dịch vụ
Nếu không có người quen ở Hà Nội, và không muốn tốn chi phí bay ra Hà Nội để lấy Visa, có thể nhờ dịch vụ lấy và chuyển phát nhanh đến mình với giá 250,000đ. Mình thì không xài dịch vụ nhưng một bạn quen với mình sử dụng dịch vụ và giới thiệu cho mình. Khi nhận xong họ sẽ scan hình Visa gửi mình rồi chuyển phát nhanh cho mình cuốn Passport.
Tumblr media
IV. Thay lời kết
Hiện tại mình còn đúng 1 tuần nữa sẽ lên máy bay đến Ba Lan. Chuyến đi này ngoài ý nghĩa về mặt chuyên môn còn là một sự kiện giúp mình thực hiện được giấc mơ - một điều mà mình nói rất nhiều nhưng chưa làm được.
Ngoài việc du học ra, mình còn nói rất nhiều về việc mở một doanh nghiệp và kinh doanh riêng, rất hy vọng chuyến đi này là nền tảng, bản lề để mình tiếp tục hoàn thành một việc mà mình nói nhưng chưa làm.
Nếu có thắc mắc gì thì email mình nhé: [email protected]
1 note · View note