Tác giả, diễn giả huấn luyện phát triển năng lực cho mỗi người www.doantronghieu.com
Don't wanna be here? Send us removal request.
Link
Năm mới mục tiêu mới, 7 bước của công thức SMARTER giúp bạn tạo lập và biến mục tiêu thành kết quả tốt hơn.
2 notes
·
View notes
Photo
Nhìn vào lưu đồ này, bạn có thể thấy, có 11 cách để bạn chuyển hoá "khách hàng tiềm năng" thành KHÁCH HÀNG THỰC SỰ.
Tuỳ vào quy mô, loại hình sản phẩm và nhu cầu, bạn có thể sử dụng 1 hoặc nhiều cách để đưa những người cần tiếp cận thành khách hàng của mình.
Trên từng mũi tên, có rất nhiều việc mà bạn cần phải làm để việc chuyển hoá trở nên "trơn tru" hơn, giúp khách hàng của bạn có được lựa chọn tốt hơn với sản phẩm của bạn:
- Rõ ràng trong tư duy về marketing với các yếu tố P như Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)... - Có lựa chọn phân khúc cụ thể, xây dựng định vị rõ ràng, lợi thế cạnh tranh vượt trội. - Xây dựng các phễu bán hàng (landing page, content, chuỗi giao tiếp...) - Chú ý tới các điểm chạm, cảm xúc, suy nghĩ của khách hàng trong hoạt động xây dựng TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG. - Quy trình và chỉ số rõ ràng cho các hoạt động, đánh giá tốt ROI.
Và khi bạn triển khai được càng nhiều cách, cơ hội tiếp cận khách hàng trở nên rộng lớn hơn, không bị bó hẹp và ít rủi ro hơn khi chỉ phụ thuộc vào 1 nguồn khách hàng.
Tôi đã thấy có rất nhiều DN chỉ tập trung quảng cáo trên Fb, khi Fb thay đổi, họ trở nên lao đao, nguồn doanh thu sụt giảm.
Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng", hãy cố gắng tối đa hoá khả năng tiếp cận khách hàng cho việc kinh doanh của bạn.
Bạn đã thực hiện được những hoạt động nào rồi?
0 notes
Photo
Startup được hiểu chung là Khởi nghiệp.
Mà khởi nghiệp là gì?
Đó là khi bạn có thể tạo ra một sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới hoặc nền tảng phân phối mới thậm chí mở ra cơ hội tạo ra một thị trường hoàn toàn mới (đây là đỉnh cao của khả năng làm marketing - tạo ra nhu cầu mới để bán)
- Sản phẩm/Dịch vụ mới khi chưa có trên thị trường, mang thêm giá trị nhiều hơn cho khách hàng.
- Nền tảng mới tạo ra chi phí tối ưu hơn, giảm bớt thời gian bán hàng, kết nối với khách hàng trên khu vực rộng lớn hơn (có thể trên phạm vi toàn cầu)
Việc tạo ra SP/DV, nền tảng phân phối mới có thể làm cho DN của bạn "sáng tạo" ra hạng mục mới, giống như:
- Google sáng tạo hạng mục công cụ tìm kiếm. - Tesla sáng tạo hạng mục ô tô điện hạng sang. - Uber sáng tạo hạng mục dịch vụ gọi xe công nghệ
Từ việc tạo ra SP/DV hoặc kênh phân phối mới, thậm chí bạn có thể tạo ra cả một thị trường mới - đại dương xanh hoàn toàn là của bạn, nếu ngành bạn kinh doanh có những rào cản đủ lớn khiến các đối thủ khó gia nhập, Startup của bạn càng khó bị cạnh tranh.
Vậy nếu bạn khởi sự kinh doanh mà không thể tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoặc mô hình phân phối mới, thì bạn có thể gọi mình là NGƯỜI LẬP NGHIỆP - tạo dựng sự nghiệp kinh doanh của riêng mình trong một thị trường sẵn có, với sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Còn nếu bạn kinh doanh từ việc thừa hưởng những nền tảng có sẵn thì có thể gọi mình là NGƯỜI KẾ NGHIỆP.
Cho dù là KHỞI NGHIỆP, LẬP NGHIỆP hay KẾ NGHIỆP thì vẫn luôn cần trang bị Tư duy, Đạo đức và Kỹ năng làm kinh doanh hiệu quả.
0 notes
Photo
Một buổi sáng, người cha làm hai bát mì. Một bát có trứng ở trên, một bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào?
Cậu con trai chỉ vào bát có trứng nói:
- Con muốn ăn bát này ạ.
- Nhường cho bố đi.
- Không, bát mì này là của con
- Không nhường thật à? Ông bố dò hỏi.
- Con không nhường! - Cậu bé kiên quyết trả lời rồi đắc ý với quyết định của mình.
Ông bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì thì mới bắt đầu ăn bát của mình. Đến những sợi mì cuối cùng, người con nhìn thấy rõ ràng trong bát của cha có hai quả trứng.
Lúc này, ông bố chỉ hai quả trứng trong bát mì, dạy con rằng:
- Con phải ghi nhớ điều này, những gì mắt con nhìn thấy có thể chưa đủ, thậm chí không đúng. Nếu con muốn chiếm ph��n lợi về mình, con sẽ không nhận được những cái lợi lớn hơn.
---
Và ngày hôm sau, người cha lại làm hai bát mì trứng, một bát trên có trứng và bát không có trứng. Người cha hỏi:
- Con ăn bát nào?
Rút kinh nghiệm từ lần trước, cậu con trai ngay lập tức chọn bát mì không có trứng. Thật ngạc nhiên, khi cậu bé ăn hết bát mì vẫn không có quả trứng nào. Trong khi đó, bát mì của người cha không những có quả trứng ở trên mà còn một quả nữa ở dưới đáy.
Ông chỉ vào bát mì của mình và nói:
- Không phải lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm được đâu con trai à. Đôi khi cuộc sống sẽ lừa dối con, tạt gáo nước lạnh vào con khiến con phải chịu thiệt thòi. Con không được quá khó chịu hay buồn bã. Hãy xem đó là một bài học.
---
Một thời gian sau, người cha lại nấu hai bát mì như những lần trước và hỏi con trai chọn bát nào. Lần này, cậu con trai muốn cha chọn trước.
Ông bố chọn bát mì có trứng và ăn ngon lành. Cậu con đón lấy bát mì không trứng mà ăn, thần thái lần này bình tĩnh.
Ăn một lúc cậu chợt phát hiện trong bát của mình có 2 quả trứng. Người cha mỉm cười nói với cậu con trai:
Con thấy không, khi con nghĩ tốt cho người khác, những điều tốt đẹp sẽ đến với con. Khi con không màng đến lợi ích riêng của bản thân, cuộc đời sẽ không để con phải chịu thiệt.
(St)
0 notes
Photo
Việc quan trọng nhất của người lãnh đạo, CEO là xây dựng đội ngũ trong cty trở thành 1 TEAM thực sự - Together Everyone Achieve More. 1. Xây dựng 1 TẦM NHÌN chung, định hướng rõ ràng. 2. Có sứ mệnh thật sự Ý NGHĨA để tất cả thành viên cùng đồng lòng. 3. Đối xử công bằng, có hệ thống TỔ CHỨC và phân công nhiệm vụ và quyền lợi rõ ràng. 4. Làm lãnh đạo phải biết TẠO GƯƠNG, coi các thành viên trong cty như người trong nhà. 5. Đặc biệt, trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển, người lãnh đạo, CEO thường phải đảm nhiệm 3 vị trí quan trọng: Giai đoạn tồn tại - làm chuyên môn; Giai đoạn định hình chuẩn - làm quản lý; Giai đoạn phát triển - làm 1 doanh nhân thực thụ. Hãy nhớ: Quản lý bằng MÔ HÌNH Quản trị bằng TÌNH NGƯỜI Như vậy mới trở thành nhà lãnh đạo ĐẮC NHÂN TÂM thực sự. - Đoàn Trọng Hiếu Hãy share về tường để ghi nhớ! https://www.instagram.com/p/BqZ-9yuBRdo/?utm_source=ig_tumblr_share&igshid=ofa0o7yhlyop
0 notes
Photo
Coffee time in Phu Tho #coffee #vinskills #phutho #doantronghieu #vietnam (tại ZEN Coffee & Bakery) https://www.instagram.com/p/BmufpIxAWHq/?utm_source=ig_tumblr_share&igshid=lmrquqs8dd9h
0 notes
Photo
#Coffee time in Viet Tri - Phu Tho #vinskills #marketist #vietnam #viettri #phutho #doantronghieu (tại Zen Coffee 2481 Hùng Vương) https://www.instagram.com/p/BmufbLvgLO5/?utm_source=ig_tumblr_share&igshid=1pfrkf1u3a3c5
0 notes
Text
16 nhu cầu của con người
Tất cả mọi người đều có 16 nhu cầu cơ bản nhưng được họ ưu tiên theo cách khác nhau. Cách mà mỗi cá nhân ưu tiên thỏa mãn nhu cầu được gọi là một Reiss Motivation Profile (RMP), nó tiết lộ về những giá trị (values) của người đó.
5 đặc điểm của 1 nhu cầu cơ bản:
1. Động cơ phổ quát (UNIVERSAL MOTIVATION)
Những nhu cầu cơ bản thúc đẩy mọi người hành động. 2. Những nhu cầu tâm lý (PSYCHOLOGICAL NEEDS)
Sự thỏa mãn 1 nhu cầu cơ bản luôn luôn mang tính tạm thời- nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi thỏa mãn được 1 mục tiêu thì nhu cầu cơ bản của con người lại được xác lập lại và nó ảnh hường đến hành vi một lần nữa. Ví dụ, khi chúng ta thỏa mãn nhu cầu tò mò về 1 chủ đề, lĩnh vực nào đó , sớm hay muộn gì chúng ta cũng trở nên tò mò về những chủ đề khác. Tại sao những nhu cầu cơ bản lại tự xác lập lại sau khi chúng ta đã thỏa mãn chúng ? Bởi vì những nhu cầu cơ bản thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những trải nghiệm thỏa mãn ở 1 mức độ nhất định. Ví dụ, nhu cầu ăn uống thúc đẩy chúng ta tiêu thụ khoảng 2500 calo mỗi ngày. Khi bạn ăn ít hơn số calo trong 1 ngày, bạn sẽ đói. Khi bạn ăn nhiều hơn, bạn sẽ thấy nặng nề. Khi bạn ăn đủ lượng thức ăn , bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn. Sự thỏa mãn của bạn chỉ là tạm thời. 3. Động cơ nội tại (INTRINSIC MOTIVATION)
People pursue basic desires for no reason other than that is what they want. Ví dụ, nhu cầu ngăn nắp gọn gàng thúc đẩy chúng ta tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình bởi vì chúng ta đánh giá cao tính trật tự, có kế hoạch ; trong khi đó nhu cầu muốn được người khác chấp nhận thúc đẩy chúng ta tránh né bị phê bình chỉ trích bởi vì chúng ta đánh giá cao sự chấp nhận. Những nhu cầu khác nhau có thể là động cơ thúc đẩy hành vi giống nhau. Ví dụ , khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì chúng ta đề cao tính trật tự, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc để tránh bị người quản lý phê bình thì chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu muốn được người khác chấp nhận. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì cả 2 lý do trên, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp và muốn được chấp nhận. 4. Những giá trị nội tại (INTRINSIC VALUES)
We are a species motivated to assert our values. 5. Dấu hiệu tâm lý (PSYCHOLOGICAL SIGNIFICANCE) Sau đây là 16 nhu cầu cơ bản:
1. Acceptance, the desire to avoid criticism and rejection - Nhu cầu chấp nhận : muốn tránh không bị phê bình và chối bỏ. 2. Curiosity, the desire for cognition : Nhu cầu tò mò : khát khao về mặt nhận thức. 3. Eating, the desire for food : Nhu cầu ăn uống : khát khao với thức ăn 4. Family, the desire to raise one’s own children : Nhu cầu gia đình : nuôi dạy con cái. 5. Honor, the desire to behave morally Nhu cầu tự trọng : muốn hành xử theo đạo đức. 6. Idealism, the desire for social justice- Nhu cầu công bằng : khát khao về sự công bằng xã hội 7. Independence, the desire for self-reliance Nhu cầu độc lập 8. Order, the desire for structure Nhu cầu trật tự 9. Physical Activity, the desire to move one’s muscles Nhu cầu vận động cơ thể 10. Power, the desire for influence of will Nhu cầu quyền lực, khát khao ảnh hưởng đến mọi người 11. Romance, the desire for sex Nhu cầu tình dục 12. Saving, the desire to collect Nhu cầu tiết kiệm, tích lũy 13. Social Contact, the desire for friendship Nhu cầu kết nối xã hội, bạn bè 14. Status, the desire for prestige Nhu cầu địa vị xã hội, khát khao danh tiếng 15. Tranquility, the desire for inner peace Nhu cầu bình an nội tâm.
16. Vengeance, the desire to get even Nhu cầu trả thù Cường độ nhu cầu mạnh: chỉ về nhu cầu của người đó mạnh hơn những người bình thường ( trên 20% khi so sánh với dân số nói chung). Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ cao (a high-intensity need to think) sẽ dành nhiều thời gian cho hoạt động trí tuệ, người ấy sẽ bộc lộ những tính cách của người trí thức, học giả. Cường độ nhu cầu yếu: Chỉ về nhu cầu của người đó yếu hơn, thấp hơn so với những người bình thường (thấp hơn 20% khi so sánh với dân số nói chung). Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ thấp (A person with a low-intensity need to think) sẽ dành ít thời gian cho hoạt động trí tuệ và người đó sẽ bộc lộ những tính cách của 1 người thiên về thực hành, thiên về hành động (traits of a practical, action-oriented). Cường độ nhu cầu trung bình – bao gồm 60% dân số. Những nhu cầu đó được thỏa mãn hằng ngày và không yêu cầu phát triển những thói quen riêng biệt hoặc những nét tính cách để thỏa mãn những nhu cầu đó.Người có cường độ nhu cầu trung bình thỉnh thoảng sẽ bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu mạnh và thỉnh thoảng lại bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu thấp.
Phân tích từng nhu cầu cụ thể
1. Nhu cầu chấp nhận
Là 1 nhu cầu mang tính phổ quát . Nhu cầu này thúc đẩy bạn tránh né những tình huống, hoàn cảnh mà bạn có thể bị chỉ trích và từ chối và tránh xa những người mà họ không thích bạn.Nhu cầu chấp nhận là lý do khiến bạn thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng khi bạn bị đánh giá, bị kiểm tra hoặc phỏng vấn xin việc. Bạn cần sự chấp nhận của 1 vài người nhiều hơn những người khác. Khi bạn còn bé, bạn đặc biệt cần sự chấp nhận của bố mẹ bạn. Khi trưởng thành, bạn có thể tìm kiếm sự chấp nhận từ người bạn tình, từ bạn bè trang lứa , từ đồng nghiệp và cộng đồng. Có lẽ cách đơn giản nhất để hiểu bạn cần sự chấp nhận của ai nhất , đó là tự hỏi mình rằng những lời phê bình chỉ trích nào gây tổn thương cho bạn nhất.
Sự chấp nhận làm cho khao khát được sống của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Khi bạn cảm thấy được chấp nhận, bạn có được niềm say mê, vui vẻ trong cuộc sống. Khi bạn bị chối bỏ, bạn có thể sẽ nghi ngờ bản thân và có xu hướng to be down in the dumps. Một vài người trải nghiệm sự chối bỏ ( mang tính hủy hoại ) thì họ sẽ có những suy nghĩ tự tử. Sự chấp nhận là 1 nhu cầu nội tại. Acceptance is about being valued for who you are. Những ngừơi có nhu cầu được chấp nhận cao thì sẽ thiếu sự tự tin. Họ thường cảm thấy bất an và có xu hướng bị tổn thương bởi những lời phê bình, bởi sự từ chối và thất bại. Họ nhìn bản thân theo hướng tiêu cực và nhanh chóng đổ lỗi cho bản thân khi có vấn đề. Họ có thể lo lắng rằng mình sẽ bị đánh giá là thua kém người khác. Như Karen Horney (1939) đã mô tả , khi 1 người ( luôn cảm thấy bất an ) bắt gặp 1 người lạnh lùng, họ sẽ đổ lỗi cho bản thân vì người khác không nồng nhiệt với họ. Khi 1 người bạn không đáp lại cuộc điện thoại của họ 1 thời gian , họ có thể sẽ tự hỏi liệu người bạn đó không còn thích họ. Những người hay cảm thấy bất an thường đòi hỏi sự ủng hộ, cổ vũ từ người khác để thử làm những điều gì đó mới mẻ.Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm: thiếu tự tin, nỗ lực không nhất quán, bất an, nghi ngờ bản thân, bi quan, u sầu hoặc không quyết đoán. Người có nhu cầu chấp nhận thấp/yếu là người tự tin . Họ lạc quan về những gì họ muốn có trong cuộc sống và kỳ vọng sẽ thành công. Khi gặp phải sự phê bình, từ chối hoặc thất bại, họ thường xử lý theo cách có tính xây dựng.Họ có cái nhìn tích cực về bản thân và kỳ vọng gây được ấn tượng yêu thích. Họ có thể không cần người khác nói với họ rằng họ xinh đẹp hoặc thông minh bởi vì trong sâu thẳm con người mình họ tin những điều này về mình. Những nét tính cách có thể dùng để miêu tả về họ bao gồm tự tin , sẵn sàng trải nghiệm mọi việc, lạc quan . 2. Nhu cầu tò mò
Tò mò là nhu cầu mang tính phổ quát về hoạt động trí tuệ (nhu cầu nhận thức). Sự thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra cảm xúc ngạc nhiên, trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra sự nhàm chán. Sự tò mò của bạn sẽ quyết định tiềm năng của bạn trong việc trải nghiệm những lĩnh vực thuộc về trí tuệ trong cuộc sống. Những đứa trẻ tò mò hỏi người lớn nhiều câu hỏi để kích thích suy tư(Maw & Maw, 1964).Những người lớn tò mò thích tham gia vào những cuộc nói chuyện mang tính trí tuệ. Người không tò mò thì hỏi rất ít và tránh né những cuộc nói chuyện mang tính trí tuệ bởi vì họ không thích suy nghĩ... Những kết quả từ cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho rằng rất nhiều (nhưng không phải là t���t cả) những người trưởng thành trải nghiệm sự giảm sút sự tò mò khi họ già đi. Nhiều giáo sư trở nên kém tò mò khi họ ở lứa tuổi 40 và 50, nhưng một vài người vẫn duy trì được tính tò mò cao trong suốt cuộc đời họ. Sự tò mò có giá trị sinh tồn. Khi kiến thức con người được mở rộng, khả năng tìm kiếm và sản xuất thức ăn, tự bảo vệ bản thân và phòng tránh, điều trị bệnh tật.
Người có nhu cầu tò mò cao: yêu thích việc theo đuổi về trí tuệ ví dụ như suy nghĩ, đọc sách, viết lách và nói chuyện. Những ý tưởng và lý thuyết có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Bất kể hoàn cảnh sống của họ ra sao – như nghèo khổ, chiến tranh... thì những người đó vẫn theo đuổi việc học tập. Họ dễ trở nên buồn chán (bored) và có nhu cầu được kích thích về mặt trí tuệ thường xuyên để cảm thấy hạnh phúc (They are easily bored and need frequent intellectual stimulation to be happy). Những lĩnh vực họ quan tâm rất rộng lớn, và họ cũng có thể tập trung vào 1 lĩnh vực cụ thể. Họ có thể suy nghĩ về 1 vấn để lặp đi lặp lại cho đến chừng nào họ cảm thấy hiểu về nó. Họ có thể trở nên chìm đắm vào trong những suy nghĩ của mình. Họ có thể hướng đến những gì logic hoặc sáng tạo, những ý tưởng tưởng tượng. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : suy nghĩ sâu sắc, thông minh, hay chiêm nghiệm, tò mò. Người có nhu cầu tò mò thấp: muốn giảm tối thiểu hoạt động trí tuệ. Họ trở nên dễ dàng chán nản khi họ cố gắng suy nghĩ. Họ hiếm khi đọc sách, xem phim tài liệu trên tivi, tranh cãi về các ý tưởng hoặc thích những buổi nói chuyện mang tính trí tuệ. Họ có thể ít kiên nhẫn với những vấn đề mang tính trí tuệ và thậm chí xem những nhà học giả, những vấn đề trí tuệ là tiêu cực. Họ thích nói chuyện bằng hành động hơn là bằng ngôn từ. Những nét tính cách có thể dùng để miêu tả về họ bao gồm: khuynh hướng hành động (action-oriented), người thực hành, thực tế. 3. Nhu cầu ăn uống Người có nhu cầu ăn uống cao : thức ăn là một trong số những niềm vui lớn nhất của họ trong cuộc sống. Họ có thể thích thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi trưởng thành họ có thể trở nên thừa cân. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm: ăn quá nhiều, tính tham ăn, người theo chủ nghĩa khoái lạc.
Người có nhu cầu ăn uống thấp: ít hứng thú với thức ăn. Họ có thể hiếm khi nghĩ đến chuyện ăn uống và có thể kén chọn món ăn. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm :ăn như mèo, gầy còm, người kén ăn. 4. Nhu cầu gia đình Người có nhu cầu gia đình cao: muốn có nhiều con và dành phần lớn thời gian nuôi dạy chúng. Những đứa con có thể là tất cả đối với họ. Chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ. Họ đánh giá cao việc làm cha mẹ và giá trị của gia đình. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : con người của gia đình ,motherly (or fatherly), and perhaps nurturing. Người có nhu cầu gia đình thấp xem những bổn phận, nhiệm vụ làm cha mẹ như 1 gánh nặng. Họ có thể không muốn trở thành cha mẹ. Nếu họ có con, họ có thể không dành nhiều thời gian để nuôi dạy chúng. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : người không có con, noninvolved parent, and absentee parent. 5. Nhu cầu danh dự
Đó là nhu cầu muốn hành xử 1 cách có đạo đức. Việc thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra cảm giá trung thành, trong khi đó việc không thỏa mãn nhu cầu này tạo ra cảm giá tội lỗi và xấu hổ. Nhu cầu danh dự thúc đẩy bạn trở thành người trung thực, trung thành, đánh tin và có trách nhiệm. Những người có nhu cầu danh dự cao là những người ngay thẳng. Họ có thể tập trung vào những vấn đề như tính nết, đạo đức và những nguyên tắc. Họ có thể trung thành với nhóm đạo đức và bố mẹ họ. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : trung thực, trung thành, phụ thuộc, đáng tin, chu đáo. Những người có nhu cầu danh dự thấp là những người mưu mô ( expedient ). Họ có khuynh hướng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt mục tiêu quan trọng của họ. Họ có thể nghĩ rằng chẳng có gì sai trái khi thay đổi quan điểm và nuốt lời hứa khi hoàn cảnh thay đổi. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : mưu mô, chủ nghĩa cơ hội, nuốt lời hứa. 6. Nhu cầu lý tưởng idealism
Đó là khao khát muốn cải thiện xã hội. Sự thỏa mãn nhu cầu này tạo ra cảm giác nhân ái, trong khi việc không thỏa mãn nó tạo ra cảm xúc nổi giận trước những bất công của xã hội. Việc khao khát chủ nghĩa lý tưởng thúc đẩy con người trở nên quan tâm, tham gia vào những nguyên nhân của xã hội, chú ý đến những vụ ngoại tình hoặc quyên tiền cho các hội từ thiện. Người có nhu cầu lý tưởng cao là những người bị ấn tượng bởi chủ nghĩa nhân đạo và tham gia tình nguyện. Sự công bằng xã hội và sự công bằng nói chung rất quan trọng đối với họ.Họ có thể quan tâm sâu sắc đến những vấn đề như hòa bình thế giới, sức khỏe thế giới; sự áp bức. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : nhân đạo, công bằng, chủ nghĩa lý tưởng, người mơ mộng, người tình nguyện, và có thể là người hy sinh đời mình , liệt sỹ. Người có nhu cầu lý tưởng thấp : họ thường tập trung vào những sự kiện trong cuộc đời họ hơn là những vấn đề to tát của xã hội. Họ có thể nghĩ rằng sự bất công là 1 phần của cuộc sống và cá nhân ít có khả năng làm được gì trừ phi nó liên quan trực tiếp đến cá nhân đó hoặc đến những người thân yêu của họ. Họ có thể ít quan tâm đến những sự kiện về hòa bình thế giới. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : người thực tế, thực dụng. 7. Nhu cầu độc lập Nhu cầu này thúc đẩy bạn tự chăm sóc bản thân và không yêu cầu sự giúp đỡ hoặc tiền bạc của người khác. Nó thúc đẩy bạn tự đưa ra quyết định của mình. Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại niềm vui của sự tự do cá nhân, trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu nàu tạo ra cảm giác lệ thuộc. Người có nhu cầu độc lập cao : sự tự do cá nhân có thể là tất cả đối với họ. Họ có thể không thích dựa vào người khác. Điều quan trọng đối với họ là làm mọi việc theo cách của họ.Họ có thể thích logic, lý trí, khoa học hơn là dựa vào trực giác khi đánh giá những tình huống và những người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : tự chủ, độc lập, tự dựa vào bản thân, bướng bỉnh , tự hào. Người có nhu cầu độc lập thấp: tin tưởng vào người khác để đáp ứng những nhu cầu của họ. Họ đánh giá cao sự hỗ trợ tâm lý, đặc biệt khi đưa ra quyết định. Họ xem nhẹ việc thể hiện tính cá nhân. Họ có thể dựa vào trực giác khi đánh giá những tình huống và những người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : khiêm tốn, phụ thuộc lẫn nhau, thần bí. 8. Nhu cầu trật tự Sự trật tự, ngăn nắp có lợi ích về mặt sinh tồn bởi vì nó thúc đẩy những sự sạch sẽ. Theo nhà tâm lý trị liệu Judith L. Rapoport (1990),sự bẩn thỉu, những vết thương và tạo ra ấn tượng của sự... “out of place” on the skin. Động vật liếm vết thương và có những nghi thức loại bỏ sự bẩn thỉu và chất gây ô nhiễm. Con người chúng ta muốn mọi thức ở đúng vị trí của nó và thích sự sạch sẽ hơn là bẩn thỉu. Xã hội con người đánh giá cao sự sạch sẽ hơn là bẩn thỉu. Người có nhu cầu trật tự cao là những người có tính tổ chức. SỰ gọn gàng, sạch sẽ và đúng giờ là rất quan trọng đối với họ. Họ có thể chú ý đến những chi tiết, luật lệ và lịch trình; họ có thể thấy thoải mái với những tình huống đoán trước được và không thay đổi. Họ thích làm theo những lề thói. Họ nghĩ rằng chỉ có 1 cách duy nhất để làm mọi việc. Họ có thể gặp khó khăn khi thích nghi với sựu thay đổi; họ không thích làm mọi việc theo cách ngẫu hứng. Những nét tính cách mô tả về họ là : ngăn nắ, cẩn thận, không linh hoạt, biết tổ chức, chính xác, đúng giờ, chuẩn bị, sạch sẽ. Người có nhu cầu trật tự thấp là người linh hoạt. Họ chịu đựng được sự mơ hồ, không rõ ràng. Họ có thể không thích tính trật tự, cấu trúc, và ghét tuân theo những luật lệ và thời gian biểu. Họ thường xuyên thay đổi kế hoạch. Họ có thể tập trung vào bức tranh tổng thể và bỏ qua những chi tiết chính. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : không trật tự, ko biết tổ chức, linh hoạt, ghét lập kế hoạch, ngẫu hứng, không sách sẽ. 9. Nhu cầu vận động thân thể Người có nhu cầu vận động thân thể cao tìm kiếm 1 phong cách sống năng động. Làm việc ngoài trời hoặc thể thao là 1 phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ đánh giá cao sự khỏe mạnh thân thể, sức sống, sức dẻo dai, sức mạnh. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : năng động, vận động viên, tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh. Người có nhu cầu vận động thân thể thấp thích 1 lối sống ít di động, ở yên 1 chỗ. Họ cần sự cổ vũ khuyến khích và những lý do bên ngoài – ví dụ như sức khỏe để tập thể dục thường xuyên. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : thụ động, ở yên một chỗ, thờ ơ. 10. Nhu cầu quyền lực Thúc đẩy con người đạt thành công,sức mạnh ý chí, làm lãnh đạo. SỰ thỏa mãn nhu cầu này tạo ra sự vui sướng về khả năng bản thân . Việc không thỏa mãn nhu cầu này tạp ra sự hối tiêc hoặc xấu hổ. Người có nhu cầu quyền lực cao thích tự chịu trách nhiệm cho những hoàn cảnh và thích đóng vai lãnh đạo. Họ có thể tìm kiếm sự thách thức và làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu. Họ có thể thích cho người khác lời khuyên. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : tham vọng, làm việc chăm chỉ, tự quyết định, ương ngạnh,ngay thẳng. Người có nhu cầu quyền lực thấp : không thích sự tự khẳng định bản thân . Họ có khuynh hướng để cho mọi việc xảy ra mà không can thiệp vào. Họ có thể thiếu tham vọng và không ra lệnh. Họ có thể không thích vai trò lãnh đạo hoặc không thích cho lời khuyên hoặc chỉ dẫn người khác. Họ biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Họ có thể tránh né những thử thách và những mục tiêu thành công. Họ không phải là người lười biếng hoặc không quna tâm; họ chỉ là không thích kiểm soát hoặc can thiệp đến người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : không tham vọng, dễ tính, không ra lệnh, thoải mái. 11. Nhu cầu lãng mạn Khao khát tình dục .Sự thỏa mãn nhu cầu này tạo ra khoái cảm, sự không thỏa mãn nhu cầu tạo ra cảm giác ham muốn , thèm khát. Nhu cầu này thúc đẩy bạn quan tâm đến ngoại hình bản thân và theo đuổi những đối tác tình dục tiềm năng. Ham muốn tình dục giảm dần trong suốt tuổi trưởng thành. Người có nhu cầu tình dục cao: theo đuổi đời sống tình dục. Họ đánh giá cao những kỹ năng tình dục hoặc đam mê. Họ có thể thường xuyên nghĩ về tình dục. Họ có thể bị thu hút bởi nhiều đối tác tiềm năng. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :Lãng mạn, đam mê, tình dục quá mức, ưa tán tỉnh. Người có nhu cầu tình dục thấp: có thể dành ít thời gian suy nghĩ về tình dục hoặc theo đuổi tình dục. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :thuần khiết, trong sạch, người độc thân, khắt khe. 12. Nhu cầu tiết kiệm Là nhu cầu muốn tích lũy đồ vật. Con người tích lũy, sưu tầm nhiều đồ vật khác nhau, bao gồm đồ lưu niệm, tranh ảnh, điện thoại, quần áo, sách, tranh sức,đồ chơi... Việc tiết kiệm thúc đẩy con người đánh giá cao sự thanh đạm và phản đối việc lãng phí. Việc tiết kiệm mang giá trị sinh tồn bởi vì nó thúc đẩy con người tích trữ những vật dụng quan trọng. Người có nhu cầu tiết kiệm cao là những người thích sưu tầm. Họ có thể ghét việc vứt đồ đạc đi và rất tằn tiện về tiền bạc. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : người thích tích trữ, tiết kiệm, keo kiệt. Người có nhu cầu tiết kiệm thấp là những người có xu hướng sử dụng đồ vật. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :lãng phí, trụy lạc, ngông cuồng, spendthrift. 13. Nhu cầu kết nối xã hội Người có nhu cầu kết nối xã hội cao là người thân thiện. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm: nồng nhiệt, quyến rũ, duyên dáng, tinh nghịch, hướng ngoại, vui vẻ, hòa đồng. Người có nhu cầu kết nối xã hội thấp là người thích sự cô độc solitude (lưu ý là cô độc solitude khác với cô đơn lonely). Họ không thích tiệc tùng, ít quan tâm đến những người mà họ gặp. Họ có thể có rất ít bạn bè. Họ thường trông có vẻ nghiêm túc. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm: hướng nội, nghiêm túc, riêng tư, ẩn sỹ, tách biệt. 14. Nhu cầu địa vị xã hội Là ước muốn về chỗ đứng, vị trí xã hội dựa trên sự giàu có, danh tiếng, tầng lớ xã hội . Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác về sự quan trọng của bản thân và cao siêu hơn người khác; trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu tạo ra cảm giác thua kém, mình là người không quan trọng. Alfred Adler (1971 - 1927) cho rằng con người tìm kiếm địa vị xã hội để bù trừ cho cảm giác vô thức về sự thua kém (unconscious feelings of inferiority). Nhưng tác giả cuốn sách này lại cho rằng con người tìm kiếm địa vị vì họ đánh giá cao sự tôn trọng. Nhìn chung, khi mọi người chú ý đến bạn thì đó là dấu chỉ cho thấy địa vị, vị trí của bạn. Con người thường chú ý đến những người quan trọng (important people) và phớt lờ những người không quan trọng. Địa vị là 1 cái gì đó mà người khác trao cho bạn; bạn không thể tự trao nó cho chính mình. Nhu cầu về địa vị thúc đẩy con người chú ý đến và đánh giá cao danh tiếng của họ.
Nhu cầu về địa vị thúc đẩy con người xem xét đến yếu tố giai tầng xã hội khi lựa chọn bạn đời. Người có nhu cầu về địa vị cao sẽ hướng đến việc kết hôn với những người ở tầng lớ cao, giàu có , hoặc kết hôn với người xinh đẹp. Người có nhu cầu địa vị thấp có thể không quan tâm đến tiền bạc hoặc tầng lớp xã hội khi lựa chọn bạn đời. Nhu cầu địa vị cũng thúc đẩy con người quan tâm đến vấn đề ăn mặc, quần áo, kiểu tóc, thời trang và phong cách của những ngôi sao. Người có nhu cầu địa v��� cao sẽ đánh giá cao sự giàu có, vật chất và giai cấp xã hội. Họ có thể gắn bản thân mình với những thứ gì đó phổ biến, nổi tiếng và chia tách với những gì không nổi tiếng. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm Hình thức, quý tộc, kiểu cách, cao cả , trang nghiêm, vật chất. Người có nhu cầu địa vị thấp không mấy ấn tượng với những người tầng lớp cao, với sự giàu có và nổi tiếng. Họ tin rằng sẽ là sai lầm khi ngưỡng mộ người nào đó bởi vì người đó được sinh ra trong 1 gia đình giàu có. Họ có thể không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về họ. Họ có thể đồng nhất mình với những người ở tầng lớp trung lưu hoặc tầng lớ thấp. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm: giản dị, không kiểu cách , bình đẳng.
15. Nhu cầu an toàn
Mong muốn tránh né sự trải nghiệm lo lắng hoặc đau đ��n. Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Sự không thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác lo lắng, sợ hãi. Nhu cầu này ảnh hưởng đến những thái độ của bạn trước sự an toàn, sự mạo hiểm và có thể là những rủi ro tài chính. Nhu cầu an toàn có giá trị sinh tồn vì nó thúc đẩy con người tránh né rủi ro, nguy hiểm. Khi đứng trước 2 lựa chọn “chiến đấu hoặc bỏ chạy“, nhu cầu an toàn thúc đẩy bạn bỏ chạy (flight)
Người có nhu cầu an toàn cao: đánh giá cao về sự an toàn của bản thân. Họ có thể có nhiều nỗi sợ và rất nhạy cảm với nỗi đau cơ thể. Họ có thể lo lắng về tiền bạc, về tình cảm, về công việc, sức khỏe hoặc tương lai (Horney, 1939). Họ có thể là những người tránh né rủi ro. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm : sợ hãi, lo lắng, e ngại, thận trọng, nhút nhát, là người hay lo lắng.
Người có nhu cầu an toàn thấp: là những người tìm kiếm sự mạo hiểm. Họ có thể không biết sợ. Họ có khả năng cao trong việc xử lý với stress. Họ dám đương đầu với nguy hiểm. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm: dũng cảm, bình tĩnh, can đảm, nhà thám hiểm, không sợ hãi , thoải mái, và mạo hiểm. 16. Nhu cầu trả thù Là ước muốn trả thù người làm chúng ta thất vọng hoặc xúc phạm chúng ta. Người có nhu cầu trả thù cao: nhanh chóng đương đầu với người khác. Họ đề cao việc cạnh tranh và chiến thắng. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm: đối thủ cạnh tranh, hay gây gổ, và có lẽ hung hăng, tức giận, tranh cãi, chiến đấu, đê tiện. Người có nhu cầu trả thù thấp: tránh né đối đầu, đánh nhau, bạo lực. Thường thì phản ứng đầu tiên của họ là giảng hòa, hợp tác hơn là thách đố, cạnh tranh. Họ đề cao sự hòa bình, thỏa hiệp, hợp tác và không bạo lực. Họ phản đối việc tranh cãi, đánh nhau, thách đố. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm: hợp tác xã, tốt bụng, thương xót, khong gây hấn, và sứ giả hòa bình.
Ví dụ cách áp dụng việc thấu hiểu 16 nhu cầu
Khi bạn muốn dự đoán khả năng 1 người đã kết hôn sẽ ngoại tình, chúng ta cần xem xét độ mạnh yếu của nhu cầu về danh dự và nhu cầu về tình dục:
- Nhu cầu tình dục cao, nhu cầu về danh dự thấp = khả năng ngoại tình cao. - Nhu cầu tình dục cao, nhu cầu về danh dự cao = khả năng ngoại tình trên mức trung bình - Nhu cầu tình dục thấp, nhu cầu về danh dự thấp = khả năng ngoại tình dưới mức trung bình - Nhu cầu tình dục thấp, nhu cầu về danh dự cao = khả năng ngoại tình thấp.
-----
Tài liệu tham khảo: sách “The Normal Personality - A NEW WAY OF THINKING ABOUT PEOPLE” của Steven Reiss)
Ảnh minh họa: Photo by Ethan Hu on Unsplash
2 notes
·
View notes
Text
3 điều người trẻ thường quên để có cuộc sống như ý muốn
1. Tôi được như ngày hôm nay, ít nhiều cũng nhờ những giờ làm thêm...
Tôi được như ngày hôm nay ít nhiều cũng nhờ những giờ làm thêm đó. Thời gian bắt đầu công việc của chúng tôi là cố định, nhưng thời gian kết thúc công việc thì không, phải đi làm thứ bảy, còn chủ nhật thì tùy tuần.
Quy định này được thành lập từ khi thành lập công ty, không phải mới "đẻ" ra để bắt nạt người mới. Hơn nữa khi phỏng vấn, tôi cũng đã nói trước công việc ở đây vô cùng vất vả.
Công ty chúng tôi học và áp dụng chính sách "up hoặc out". Nếu bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trình độ ngày càng cao, thì bạn sẽ được tăng lương, thăng chức. Ngược lại nếu bạn cho rằng mình đã hoàn thiện và không chịu phấn đấu nữa thì bạn sẽ phải ra đi.
Đặc biệt, công ty còn đặt ra một tỉ lệ sa thải nhất định, để đảm bảo trong công ty sẽ không xuất hiện những thành phần "rảnh rỗi" và "chậm tiến".
Thậm chí tôi còn từng đề nghị một cấp dưới của tôi dành một năm để cống hiến cho công ty, đừng vội yêu đương, bởi cô ấy mới đi làm, kinh nghiệm cuộc sống còn quá ít, rất dễ bị người đời lừa gạt.
Chi bằng một năm này tập trung làm việc, đồng thời mở rộng các mối quan hệ để phát triển chính mình. Sau này khi sự nghiệp vững vàng rồi, cũng hiểu biết hơn rồi, cô ấy sẽ có thể chọn được cho mình một nửa phù hợp hơn.
2. Bạn làm gì khi người khác đang tăng ca?
Theo tôi, có hai kiểu người có thể không làm thêm giờ: Một là những người có con nhỏ, cần thời gian chăm con. Hai là những người có hiệu suất công việc cực cao, không cần thiết phải làm thêm giờ.
Bạn có thể nói cho tôi biết bạn thuộc loại nào trong hai loại trên không? Nếu không thì bạn dựa vào cái gì mà muốn về sớm, mà đòi hỏi được nghỉ làm thứ bảy?
Còn trẻ mà chưa từng làm thêm giờ thì chắc bạn bao giờ thực sự "đi làm". Các bạn trẻ, nếu không làm thêm giờ, vậy thì sau khi tan việc các bạn đã làm gì?
Bạn nói bạn đi shopping? Hay lắm! Vì không có nhiều tiền nên bạn dành cả đống thời gian chỉ để đi loanh quanh xem shop nào đang giảm giá, shop nào đang khuyến mãi. Bạn dành ba tiếng đồng hồ chỉ để tiết kiệm một hai trăm nghìn, thời gian của bạn "đáng tiền" thật.
Bạn nói cuối tuần muốn đi du lịch? Cũng tuyệt lắm! Một tour giảm giá siêu khuyến mãi, đi đi về về cũng mất gần cả ngày, vậy bạn thăm thú được cái gì? Cái kiểu du lịch "mì ăn liền" này, một mình bạn tự hành hạ mình thì thôi đi, nếu còn dắt theo cả bố mẹ hoặc bạn gái thì "vẻ vang" không?
Bạn nói bạn có thể tụ họp ăn uống, hát karaoke cùng bạn bè? Hay ghê!
Thu nhập của bạn sẽ quyết định đẳng cấp bạn bè của bạn. Có thể ngày ngày lăn lộn cùng bạn, chắc cũng không phải người cao siêu gì. Dù có ăn uống nhiều hơn nữa cũng không thể ăn ra lương tháng vài chục triệu; hát có nhiều hơn nữa cũng không thể hát ra một tương lai tươi đẹp.
Rất nhiều người nói, họ muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đi làm là đi làm, đã hết giờ thì phải về nhà. Nói thật, tôi có chút nghi ngờ với cách nghĩ này.
Nếu người trẻ hoặc người mới đi làm mà tin theo mấy cái "an nhàn" kiểu này, thì xin chúc mừng, bạn đã gia nhập vào biệt đội có tương lai không biết về nơi đâu.
Tôi cho rằng, cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là biết kết hợp chúng với nhau, công việc đi đôi với cuộc sống.
5h đã đòi xách cặp về, sếp bảo làm cuối tuần thì kêu than, nghỉ chút là ngồi ăn: Rốt cuộc là bạn trẻ đang đi làm hay đi nghỉ dưỡng?
3. Xin đừng lãng phí tuổi trẻ của chính mình
Từ sau khi tốt nghiệp đại học đến 30 tuổi chính là thời gian làm việc hoàng kim. Đừng tin những lời như "dành cả đời để học" hay tuổi trẻ phải chơi nếu không về già sẽ hối hận.
Đây là quãng thời gian mà cả thể lực và trí lực của bạn ở độ cao nhất trong cuộc đời, cũng chỉ có mấy năm này, bạn chưa phải hiếu kính ba mẹ, cưới vợ sinh con. Hãy nhớ rằng thời gian này là tài sản quý báu nhất của bạn, cũng là thời điểm thuận lợi nhất để bạn tập trung phát triển sự nghiệp.
Điều gì giúp tăng giá trị bản thân của bạn nhanh nhất? Chính là một công việc có tiền đồ rộng mở. Những việc khác đều là lãng phí.
Một người đã bước qua độ tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời như tôi, mỗi lần nhìn những bạn trẻ tự nuông chiều bản thân, đều không kìm được cảm thấy đáng tiếc.
Tôi thường hay đùa với mấy cấp dưới còn trẻ của tôi rằng, nếu có thể anh tình nguyện bỏ cả trăm triệu để đổi lấy năm năm tuổi trẻ này của các bạn. Một người, có thể thành đạt sớm là một chuyện tốt đẹp biết bao.
Bi kịch của đời người đa số đều là: Tuổi trẻ có thời gian, sức khỏe, trí lực, nhưng lại không có tiền, không làm được chuyện gì, không thể tận hưởng được cái hay cái ��ep của cuộc sống; đợi đến 40, 50 tuổi khi đã có tiền, lại không có trí lực, sức khỏe, thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Một nhà văn nổi tiếng từng nói: "Muốn thành danh thì hãy nhân lúc còn sớm."
Khi vẫn còn trẻ, nếu có thể có nhiều tiền hơn, lại có trí lực, sức khỏe, có thời gian, có năng lực, có thể sống theo ý muốn của mình, tự do trải nghiệm, thật sự là một điều quá đỗi tuyệt vời.
Mấy quyển sách "súp gà cho tâm hồn" rất hay khuyên người trẻ không nên sống quá vội vàng, thành công đến chậm cũng tốt, thành công sớm quá dễ sa ngã.
Câu này khiến tôi có chút hoài nghi: người ta đã thành công rồi thất bại rồi lại thành công, còn bạn vẫn đang cố gắng trên con đường thành công, vậy rốt cuộc cuộc sống của ai đặc sắc, thú vị hơn?
Còn trẻ thất bại thì đã sao, vẫn còn thời gian để làm lại từ đầu, nhưng thất bại khi tuổi đã cao, rất khó để xoay mình lật thế.
Có một sự thật rất tàn khốc: Con người ta tuổi càng cao thì xác suất thành công càng thấp. Xác suất thành công không hề tỉ lệ thuận với độ tuổi như mọi người vẫn nghĩ.
Trong một công ty, khi bạn đã 30 mà vẫn chưa có được thành tựu gì, chưa nhận được sự công nhận của sếp, thì bạn dựa vào cái gì để cạnh tranh với những người có nhiều thời gian và sức lực, nhưng lại nhận mức lương thấp hơn bạn?
Trong công việc, nhiều khi không phải càng lớn tuổi thì càng có sức cạnh tranh, mà là càng lớn tuổi thì càng không có sức cạnh tranh.
Rất tàn khốc đúng không? Thế giới chính là như vậy.
Cho nên, đến sếp còn phải làm thêm giờ, bạn có lý do gì để lười biếng đây?
Tác giả bài viết: Sandy - Theo Tri thức trẻ
Nguồn ảnh: Photo by bruce mars on Unsplash
1 note
·
View note
Text
Người Việt ơi, hãy có kỹ năng quản lý tài chính ngay từ khi còn trẻ
Mùa hè năm 2016, mình đi làm nghiên cứu ở Đại học Edinburgh, Scotland. Rảnh rỗi, mình đăng bài tuyển bạn trai chỉ với mục đích hài hước chứ không có gì đen tối cả. Thật không ngờ, mình nhận được email ứng tuyển từ một anh chàng chuyên gia tài chính. Mình ban đầu định từ chối vì nghĩ có ở Scotland lâu dài đâu mà hẹn hò. Nhưng mấy đứa bạn mình đọc email và xem resume (anh chàng làm riêng resume cho vị trí bạn trai với những kỹ năng như quan tâm chăm sóc, biết lắng nghe, tốt bụng) thì kêu rằng anh chàng này dễ thương quá, mình không thể từ chối. Thế là mình hẹn anh chàng ăn trưa như bạn bè.
Hôm đấy mình có hỏi anh chàng về việc anh ứng dụng những gì mình học vào trong cuộc sống như thế nào, anh trả lời là nó giúp anh chuẩn bị một nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai. Anh nói, tiền đầu tư của anh mang về cho anh lợi nhuận 7.3% mỗi năm và mỗi tháng tiết kiệm 60% khoản thu nhập. Nếu không có gì thay đổi, anh có thể về hưu trong vòng 7 năm tới.
Lúc đấy, mình đã bị sốc toàn tập. Cả đời mình chưa gặp ai có thể nói về tài chính cũng như tương lai của mình một cách cụ thể như vậy. Khi nói về tài chính, mình thường chỉ nghe mọi người khoe kiếm được bao nhiêu tiền, tỉ này tỉ kia, giá nhà giá đất -- chưa từng nghe ai tính toán cụ thể việc tiền họ kiếm được sẽ giúp ích thế nào cho tương lai của họ. Mình cũng nghe nhiều người nói là muốn trở thành triệu phú trước năm 25, 30 tuổi nhưng chẳng thấy ai có kế hoạch nào khả thi cả. Một phần là do mình sinh ra và lớn lên ở quê, nơi việc chi tiêu được thực hiện dựa vào trực giác và thói quen hơn là khoa học. Một phần khác là vì tài chính là một điều nhạy cảm, chẳng ai thành công về mặt tài chính tự nhiên ngồi vạch ra cách họ chi tiêu thế nào để mình học hỏi cả.
Sau buổi nói chuyện với anh chàng đó, mình bắt đầu để ý hơn về kế hoạch tài chính của những người xung quanh. Mình đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng một bộ phận lớn sinh viên mới khoảng 19, 20 tuổi đầu ở Stanford đã biết cách đầu tư, thậm chí đóng tiền vào quỹ lương hưu. Thằng bạn hàng xóm mình cũng như bạn cùng nhà của nó đầu tư qua một robo-advisor (hệ thống quản lý các khoản đầu tư tự động -- họ có cả chuyên gia và thuật toán giúp bạn phân bổ các khoản tiền đầu tư hợp lý nhất). Con bạn thân của mình mua cổ phiếu S&P 500 (cổ phiếu của 500 công ty có giá trị thị thường lớn nhất). Ai cũng có khoản tiết kiệm để có thể mua chiếc xe đầu tiên, để phòng lúc thất nghiệp hay bị ốm bất ngờ. Một con số không nhỏ có kế hoạch cụ thể để về hưu ở một độ tuổi nào đó. Với họ, nghỉ hưu không phải vì là họ lười làm việc, mà nó là cột mốc khi họ có đủ tiền để sống nốt quãng đời còn lại mà không phải làm việc vì tiền -- họ có thể thoải mái làm những điều mình thích.
Nhận ra sự thiếu sót của bản thân, mình lập tức đọc thêm sách về quản lý tài chính cũng như nhờ anh chàng chuyên gia tài chính kia tư vấn. Sau đây là một số kinh nghiệm cũng kiến thức mình thu thập được. Mình cũng đang là người học thôi nhé, nên ai đó có bổ sung gì mình hết sức cảm ơn.
1. Không bao giờ quá sớm để nghĩ đến chuyện đầu tư
Điều đầu tiên thằng bạn mình muốn mình hiểu là tiền mặt là tiền chết. Nếu mình chỉ giữ không tiền mặt hay để nó trong tài khoản giao dịch (checking) ngân hàng, tiền của mình sẽ dần dần mất giá. Điều này càng nguy hiểm hơn ở một quốc gia nơi mà lạm phát cao như Việt Nam. Như người ta vẫn nói, hãy để tiền của bạn làm việc cho bạn. Khi có tiền, dù ít đến đâu đi chăng nữa, hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện đầu tư để tiền có thể sinh lãi cho bạn.
Ngày xưa, mình cứ nghĩ đầu tư là cái gì đó to tát lắm. Nói đến đầu tư bất động sản mình nghĩ đến người siêu giàu. Nói đến chuyện đầu tư chứng khoán mình chỉ nghĩ đến mấy tít báo sàn bất động sản thủng đáy sợ chết đi được. Nhưng giờ mình mới nhận ra rằng có nhiều cách để đầu tư lắm. Ở Mỹ, mình có thể đầu tư chỉ một khoản nhỏ vài trăm đến vài ngàn đô vào những cổ phiếu an toàn như blue-chip, S&P 500, hay sử dụng những hệ thống tư vấn tự động như Wealthfront, Betterment để họ lên danh mục đầu tư cho mình. Mình không rõ lắm môi trường đầu tư ở Việt Nam thế nào nên không dám đưa ra lời khuyên cụ thể, nhưng mình nghĩ bạn có thể tìm hiểu về vàng, đất, chứng khoán, cũng như xin lời khuyên từ những người đi trước.
2. Có quỹ tiết kiệm cho lúc khẩn cấp
Khoản đầu tư nào hứa hẹn mang lại tiền lãi cao hơn cũng đồng nghĩa với việc rủi ro lớn hơn. Nếu bạn mang hết tiền của mình đi đầu tư, chẳng may đúng lúc bạn cần tiền, giá các khoản đầu tư của bạn lại bị tụt thì bạn không trông vào đâu được. Trước khi mang tiền đi đầu tư, mình cần phải có một khoản tiền để phòng lúc những không may như khi ốm đau, tai nạn, mất trộm, thất nghiệp, hay chỉ đơn giản là muốn có một thời gian theo đuổi đam mê của bản thân. Khoản tiền này nên gửi vào kênh an toàn như tài khoản tiết kiệm hay đổi sang những ngoại tệ mạnh như USD -- tiền lãi rất thấp nhưng độ rủi ro hầu như là không có.
Quỹ tiết kiệm bao nhiêu thì mới đủ? Lời khuyên mình nhận được thường là tính toán chi phí tối thiểu cho 6 tháng sinh sống. Ví dụ, nếu chi phí của bạn là 5 triệu/tháng, bạn nên có khoản tiết kiệm 30 triệu. Nếu bạn chưa có 30 triệu, hãy cố gắng góp nhặt để có đủ số tiền đó. Tiền tiết kiệm là khoản bạn không được động vào trừ khi bạn thực sự cần nó -- đừng tự nhiên rút tiền tiết kiệm ra đi mua con điện thoại xịn.
3. Bớt tiêu tiền vào những đồ xa xỉ
Không chỉ đồ đắt tiền mới là những đồ xa xỉ. Tất cả những đồ gì không thực sự cần thiết đều là đồ xa xỉ. Ví dụ, uống một cốc rượu bia cũng là đồ xa xỉ. Một điếu thuốc lá thôi cũng là xa xỉ. Nước ngọt, cà phê là xa xỉ. Mua điện thoại đời mới nhất thay vì mua một con điện thoại chỉ đủ xài là xa xỉ. Mua con xe máy cả trăm triệu là xa xỉ.
Mình được một bài học về sự chi tiêu hoang phí từ những đứa bạn bên này. Phần lớn tụi nó đều con nhà khá giả. Những đứa đã đi làm rồi thì thường làm cho các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon, một năm lương thưởng cũng phải hơn $120k.. Mỗi lần hẹn nhau đi ăn tối, bọn nó chả bao giờ chọn một quán ăn đắt tiền mặc dù bọn nó hoàn toàn có đủ tiền để trả cho bữa ăn tối đó. Phải hiếm khi lắm bọn mình mới đi uống rượu bia vì đó được coi là thứ vừa đắt đỏ, vừa hại cho bản thân. Thằng bạn mình dùng một con máy tính đã 5 năm mặc dù nó làm cho Google. Cái này khá khác với những gì mình thấy khi ở Việt Nam. Ở Hà Nội cũng như Hồ Chí Minh, mình thấy trà sữa toàn tầm 50k, giá bằng hai bát phở, gần tương đương giá trà sữa nơi mình sống vốn là một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, vậy mà quán nào cũng đông. Khách hàng toàn thấy học sinh cấp ba, đại học -- đối tượng chưa làm ra tiền để biết giá trị đồng tiền. Có người mặc dù vẫn còn phải vay tiền nuôi con vẫn sẵn lòng mua điện thoại iPhone X 30 triệu. Các quán nhậu thì thôi khỏi nói. Nhiều người đi ra quán nhậu vài lần một tuần, có khi ngày nào đi làm xong cũng đi nhậu.
4. Có ngân sách ăn tiêu cho từng khoản hàng tháng
Hàng tháng, mình có lên ngân sách sẽ tiêu bao nhiêu vào từng khoản nào. Ví dụ, mình giới hạn tiền ăn nhà hàng của mình vào khoảng $$$/tháng. Hết khoản đấy rồi, mình sẽ phải chịu khó nấu ăn ở nhà. Mình dùng thẻ cho hầu hết mọi thứ vì ngân hàng của mình tháng nào cũng tính toán cho mình xem mình đã chi tiêu hết bao nhiêu vào những danh mục nào. Thỉnh thoảng, mình sẽ xem xét bảng ngân sách đó để xem mình đã lãng phí ra sao. Cái này quan trọng lắm vì có đợt mình suốt ngày Uber, mỗi lần hết vài đô nên không để ý, nhưng đến cuối tháng xem tài khoản nhận ra mình tiêu đến hơn $400 vào Uber. Sau đó mình phải cẩn thận hơn về việc đi lại, chịu khó tìm lịch xe buýt, đạp xe nhiều hơn, và chỉ đi Uber khi thực sự cần thiết.
Ngân sách nó còn giúp mình nhận ra rằng sau khi đã trừ đi những khoản cố định, số còn lại chẳng đáng là bao. Nó cũng giúp mình lên kế hoạch tiết kiệm bao nhiêu trăm thu nhập. Một ngân sách cho một bạn độc thân có thể có hình thù như thế này.
Tổng thu nhập: 10T Nhà: 3T (30%) Điện nước: 1T (10%) Điện thoại: 500k (5%) Ăn ngoài: 1T (10%) Đi chợ nấu ăn: 50k/ngày * 30 ngày = 1.5T (15%) Cà phê: 500k (5%) Xăng: 500k (5%) Mua sắm linh tinh: 1T (10%) Phụ sinh: 1T (10%)
Bạn có thể nhìn vào bản ngân sách và thấy rằng mỗi tháng bạn chẳng tiết kiệm được đồng nào, vậy nên phải cắt giảm chi phí gấp. Bạn có thể bớt ăn ngoài đi, tìm phòng trọ rẻ hơn, uống ít cà phê đi, bớt các khoản phụ sinh, bớt tiền mua đồ ăn hàng ngày, bớt mua sắm linh tinh, v.v.v. Mình có một nguyên tắc là không bao giờ tiêu nhiều hơn 30% khoản thu nhập của mình vào tiền thuê nhà.
Một cách suy nghĩ khá nguy hiểm mà bản thân mình cũng hay mắc phải là cho rằng mấy đồng bạc đáng là bao. Nhưng mấy đồng bạc đó, khi gộp lại sẽ có giá trị rất lớn. Một ngày bạn uống bớt một cốc cà phê đi sẽ tiết kiệm 15-20k. Một tháng bạn tiết kiệm 450 - 600k. Một năm nó sẽ là 5 - 7 triệu. Bạn có thể đóng góp số tiền đó vào quỹ tiết kiệm, mua tặng bố mẹ một món đồ gia dụng ý nghĩa, hay làm một chuyến đi du lịch ở đâu đó với gấu.
5. Chỉ có con khi bạn đã sẵn sàng để nuôi con
Sự khác biệt lớn nhất giữa bạn bè ở Việt Nam và bạn bè ở Mỹ của mình là ở Việt Nam, mọi người có con vì nó là điều tự nhiên -- đến tuổi thì các cụ giục có con. Ở Mỹ, bạn bè mình chỉ tính đến chuyện có con khi mà họ đã chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con. Trước khi có con, họ sẽ dành cả năm trời để chuẩn bị tài chính nuôi thêm một miệng ăn.
Ai nuôi con rồi chắc cũng biết, nuôi con là một khoản chi phí khổng lồ cả về mặt tài chính lẫn thời gian. Vợ chồng son khi mới bắt đầu cuộc sống của riêng mình, chưa có gì mà lại phải nuôi con sẽ rất dễ phải chịu áp lực tài chính. Mình thường nghe mọi người nói: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ.” Mình chưa thấy ai tìm được cỏ ở đâu ra nuôi con cả. Trong quan sát của mình, mình chỉ thấy áp lực tài chính không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng mà đôi khi còn khiến họ trở thành gánh nặng cho ông bà cũng như làm khổ con của mình.
Dĩ nhiên, có con là một điều tuyệt vời, không thể mang yếu tố tài chính ra mà đánh giá được. Nếu bạn sẵn lòng gánh trên mình trách nhiệm đó ngay cả khi bản thân chưa sẵn sàng, đó là lựa chọn của bạn.
(Tác giả: Huyền Chip)
0 notes
Text
Người trẻ Việt yếu nhất hai kỹ năng quan trọng nhất của việc làm giàu: Quản lý chi tiêu cá nhân và đầu tư tài chính!
Chúng ta thấy rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay sẵn sàng tiêu hết lương tháng cho mua sắm, du lịch, ăn uống, trải nghiệm từ trung đến cao cấp… Nhưng thực chất, tài khoản tiết kiệm của họ là 0 đồng, chi phí đầu tư là 0 đồng, chỉ có nợ tín dụng là luôn "sẵn sàng" từ vài triệu đến chục triệu hàng tháng.
Một khảo sát "Am hiểu tài chính" do Master Card tổ chức thường niên tại 16 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cho kết quả: Người trẻ Việt dù hoạch định khá tốt ở mức 73 điểm, nhưng hạn chế về kỹ năng quản lý tiền cơ bản (52 điểm) và yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính (51 điểm). Cuối cùng, trong 16 nước được khảo sát, Việt Nam đứng thứ 14, suýt "đội sổ".
Có nghĩa là, người trẻ Việt yếu nhất hai kỹ năng quan trọng nhất của việc làm giàu: Quản lý chi tiêu cá nhân và Đầu tư tài chính!
Nếu bạn đang ở ngưỡng tuổi 20 và đọc những dòng này, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình: Bạn có muốn có một cuộc sống thoải mái và đầy đủ không? Dĩ nhiên là có. Chính vì thế, hãy đặt tiếp một câu hỏi: Bạn sẽ làm gì và sẽ là ai vào những năm tuổi 20s của đời mình để có thể có một cuộc sống thoải mái và đầy đủ như mình mong muốn?
Khi người ta 20s, người ta làm gì?
Năm nay 32 tuổi, nữ triệu phú Anna Haotanto hiện đang là CEO của The New Savvy - một công ty tư vấn tài chính, và cũng đồng thời là một trong những người sáng lập Tổ chức Fintech Singapore. Haotanto đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho câu chuyện làm giàu đầy cảm hứng của cô, trong đó có cả việc được chọn vào danh sách "Những người phụ nữ quyền lực nhất của FORTUNE" năm 2015 và 2016. Câu chuyện của cô đã được giới thiệu trên nhiều kênh truyền thông nổi tiếng như CNBC, Forbes, Channel NewsAsia, The Straits Times, Business Insider…
Điều kỳ diệu khiến câu chuyện của Haotanto trở nên đặc biệt đến vậy đó là cô vốn không xuất thân từ một danh gia vọng tộc nào đó. Haotanto trưởng thành trong nợ nần của gia đình. Công việc kinh doanh hàng dệt may của bố mẹ cô bị phá sản do cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997, gia đình cô phải gánh chịu một khoản nợ tín dụng hàng nghìn đô. Lúc bấy giờ, chỉ vừa 21 tuổi, cô gái Anna Haotanto đã quyết định rằng mình phải trở nên giàu có.
Cô bắt đầu tập quản lý tài chính và xác định thời gian để trả nợ cho gia đình, thậm chí còn lập ra mục tiêu mua cho bố mẹ một căn nhà trước năm 30 tuổi. Mới chỉ 28 tuổi, Haotanto đã làm được chuyện đó, và trước thời điểm sinh nhật tròn 30 tuổi, cô đã chính thức trở thành một triệu phú.
Haotanto cho biết: "Tôi đã lập kế hoạch tài chính ở tuổi 21 và tự cho bản thân 9 năm để kiếm được khoảng 600.000 đô la Singapore (tương đương khoảng 450.000 đô la Mỹ)". Trong 9 năm này, Haotanto đã làm một vài công việc và vận dụng kiến thức về tài chính để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Không chỉ vậy, Haotanto cũng quản lý chi tiêu cá nhân rất tốt. Cô chỉ gói gọn tiền sinh hoạt của mình vào khoảng 100 đô Singapore một tuần (khoảng 75 đô la Mỹ) và chỉ đi nghỉ mát một lần trong năm. Haotanto khiến mọi người kinh ngạc, rằng thì ra trên đời vẫn có một cô gái có thể từ bỏ mọi phù phiếm của tuổi trẻ hay chuyện váy áo phấn son của đàn bà để tập trung cho mục tiêu làm giàu như thế!
Một triệu phú tự thân trẻ tuổi khác của Mỹ - Anton Ivanov, cũng là một câu chuyện cực kỳ truyền cảm hứng. Anh cũng từng đặt mục tiêu là phải trở nên cực kỳ giàu có từ khi còn rất trẻ, lúc chỉ mới 16 tuổi.
Ivanov đã làm giàu bằng một công thức khá "cổ điển": Lập tài khoản tiết kiệm từ rất sớm, sau đó nhập ngũ, học đại học từ xa và dùng tiền lương để đầu tư chứng khoán, bất động sản. Gia đình anh vốn là dân nhập cư từ Nga. Ivanov cũng trải qua tuổi teen như các bạn bè đồng lứa khác, cũng đi làm thêm ở các cửa hàng thức ăn nhanh. Nhưng ý thức sớm về chuyện phải làm giàu, anh đã mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và đặt toàn bộ tiền làm thêm vào đó trong 3 năm. Đến khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã có 10.000 USD.
Lẽ ra Ivanov đã có thể dùng số tiền này để trả một phần học phí đại học, nhưng anh không muốn phải vay nợ cho phần còn lại. Vì thế, khi bạn bè nô nức tiếp tục đến trường thì Ivanov nghỉ học để đi làm, đồng thời mở một tài khoản tiết kiệm dành cho lúc về hưu. Lúc này, Ivanov chỉ mới 18 tuổi! Nếu bạn biết rằng có đến 42% người Mỹ tiết kiệm được chưa đầy 10.000 USD cho lúc về hưu (theo nghiên cứu GoBankingRates vừa công bố năm 2018) thì bạn sẽ hiểu Ivanov thực sự đã nhìn xa trông rộng như thế nào.
Tiếp đó, chàng trai trẻ đăng ký vào quân đội và kiếm được 55.000 USD mỗi năm. Ivanov cũng đăng ký học từ xa để lấy bằng cử nhân công nghệ thông tin và lập trình. Dĩ nhiên, khóa học của anh là do Chính phủ chi trả. Tiếp nữa, Ivanov bắt đầu đầu tư chứng khoán. Khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, khi mà hầu hết mọi người đều sợ hãi thì Ivanov dốc hết tiền để mua vào. Anh từng chia sẻ về câu chuyện làm giàu của mình: "Thị trường chạm đáy là lúc tôi đầu tư mạnh hơn nữa. Tôi hầu như chẳng suy nghĩ gì cả". Nhưng chính cái "chẳng suy nghĩ gì cả" đó đã đem lại cho anh rất nhiều tiền. Ivanov mang tiền đó tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Anh chàng cũng tập thói quen tiết kiệm đến 60% thu nhập. Đây là một điều rất đáng nể, nếu bạn biết một người Mỹ trung bình chỉ để dành được khoảng 5% thu nhập một năm.
Lên kế hoạch tài chính từ khi còn rất trẻ, liên tục đầu tư và sống cực kỳ tiết kiệm chính là bí quyết đã mang lại 1 triệu đô la tài sản cho Ivanov trước khi chàng trai này chạm mốc 27 tuổi.
Anna Haotanto hay Anton Ivanov chính là những lời đáp tuyệt vời nhất cho câu hỏi "Khi người ta 20s, người ta làm gì?".
Chính là làm giàu!
Còn bạn thì sao?
Khi chúng ta 20s, chúng ta đang làm gì?
Theo một khảo sát của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào năm 2016, thì dù mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường hiện nay là 8,2 triệu đồng/tháng (gần gấp đôi mức lương cơ bản của công chức nhà nước), nhưng không mấy ai nuôi mộng sở hữu tài sản như ô tô hay nhà cửa từ lương cứng. 40% người được hỏi không biết tiết kiệm thế nào là hiệu quả.
Còn theo "Khảo sát Tài Chính Cá Nhân 2017" của Nielsen Việt Nam thì kết quả cho thấy cùng một mức thu nhập, người tiêu dùng trẻ hiện nay có xu hướng chi tiêu nhiều hơn từ 19 - 35% so với các nhóm tuổi khác.
Thực vậy, chúng ta thấy rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay sẵn sàng tiêu hết lương tháng cho mua sắm, du lịch, ăn uống, trải nghiệm từ trung đến cao cấp… Nhưng thực chất, tài khoản tiết kiệm của họ là 0 đồng, chi phí đầu tư là 0 đồng, chỉ có nợ tín dụng là luôn "sẵn sàng" từ vài triệu đến chục triệu hằng tháng. Việt Nam luôn nằm trong Top những quốc gia có mức độ lạc quan cao về viễn cảnh kinh tế, ở quý 3/2017 là vị trí thứ 5 toàn cầu (theo báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Nielsen).
Sự lạc quan ở đây chính là xét về chỉ số tự tin vào khả năng tài chính cá nhân cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu. Nhìn vào mặt tích cực, điểm lạc quan cao cho thấy niềm tin vào công việc hiện tại cũng như niềm hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng ở phần chìm của tảng băng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều người tiêu dùng trẻ, và chỉ số lạc quan cao lại mang đến những cảnh báo nguy hiểm về thói tiêu hoang cũng như "điếc không sợ súng", không biết hoạch định tài chính tương lai cũng như yếu kém trong việc quản lý chi tiêu hiện tại.
Phần chìm của tảng băng ấy - việc giới trẻ Việt không thiết tha để tiền tiết kiệm, càng không quan tâm đến chuyện đầu tư tài chính, xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên và quan trọng nhất, ứng với hầu như tất cả các trường hợp, đó là sự phụ thuộc vào gia đình ở người trẻ Việt là vô cùng lớn. Thực tế các cuộc điều tra về tình hình tài chính của giới trẻ đều dẫn đến một nguyên nhân cho việc họ không để tiền vào sổ tiết kiệm và tiêu gần như toàn bộ lương tháng ấy là vì quá tự tin vào sự giúp đỡ của bố mẹ khi cần kíp. Nhiều người vẫn nhận "trợ cấp" của bố mẹ, sống chung nhà và ăn cơm của bố mẹ (mà không cần phải đưa tiền hoặc chỉ đưa một ít).
Điều này khá khác biệt so với ở một vài nước, giới trẻ từ 18 tuổi đã được gieo vào đầu một ý thức về tự túc tài chính, mà khởi đầu nhất chính là tự lo học phí đại học. Hầu như giới trẻ nào ở Mỹ, Anh, hay gần nhất như là Singapore cũng đều tốt nghiệp đại học với một khoản vay dành cho sinh viên, hối thúc họ làm việc và kiếm tiền cật lực để thanh toán lại cho chính phủ, thường là chiếm đến 20-30% thu nhập hằng tháng.
Chính vì vừa vào đời đã… nợ ngập đầu như thế, giới trẻ ở các nước bạn sẽ sớm hình thành ý thức tiết kiệm và đầu tư tài chính tốt hơn là giới trẻ Việt Nam - nơi mà mối dây gắn kết với gia đình thiếu một cột mốc thực sự để con cái tự lập.
Janet Bodnar, biên tập viên của tờ báo tư vấn tài chính cá nhân Kiplinger từng chia sẻ: "Khi ai đó nhận tiền của cha mẹ, họ thường không nhận ra giá trị của đồng tiền vì họ không làm ra nó. Những đồng tiền dùng vào việc shopping, ăn uống, tiệc tùng... sẽ thật vô bổ".
Tiếp theo, lý do không kém phần quan trọng và phổ biến đó chính là đặc tính của độ tuổi. Khi chúng ta còn trẻ, thật khó lòng nghĩ đến những thứ như "tiết kiệm" hay "đầu tư". Hãy thành thật với nhau, tuổi trẻ thực sự rất phù phiếm! Chúng ta chỉ thích thú với quần quần áo áo, mặt nạ phấn son, du lịch tận hưởng…
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) từng nhận xét: "Hiện nay ở VN, số đối tượng trẻ trong độ tuổi mua sắm 8X, 9X chiếm đến hơn 1/3 dân số nên tỷ lệ người tiết kiệm (gửi tiền tiết kiệm) giảm thấp cũng là bình thường. Đối tượng này chi tiêu vào việc đi đây đi đó hay mua sắm công nghệ cũng có thể xem là một cách thức đầu tư để mở mang đầu óc, tiếp cận với thế giới, không nên chỉ xem đó là hình thức mua sắm đơn thuần".
Việc mua sắm hay tiết kiệm ngoài yếu tố kinh tế còn mang tính tự nhiên theo quy luật tuổi tác của con người. Vấn đề chỉ là, người trẻ Việt vì thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân, nên thay vì chỉ dùng một phần nhất định trong thu nhập để sinh hoạt, mua sắm, du lịch, thì họ đem "nướng" sạch, thậm chí mới vừa qua nửa tháng đã phải vay nợ tín dụng.
Lại nói về không biết phân chia số tiền mình có sao cho hợp lý và cân đối cho các mục đích khác nhau, điều này lại xuất phát từ hai nguyên nhân: Một là với người trẻ vừa ra trường, tiền lương khá ít, còn với người đã đi làm lâu năm thì thực tình mà nói, mặt bằng lương ở Việt Nam không phải là cao; Hai là xuất phát từ việc thiếu kiến thức, làm sao để tiết kiệm, đầu tư thế nào cho hiệu quả? Rất nhiều người vẫn nghĩ, đầu tư thì chắc chắn phải vài trăm triệu trở lên, hoặc đã gọi là kinh doanh thì chắc chắn là phải to phải bự. Kiến thức về chứng khoán hay thông tin về bất động sản thì thôi không cần bàn đến, là những chuyện thực sự rất xa vời!
Nhưng thực ra, tình trạng kém kỹ năng quản lý chi tiêu và hoàn toàn mù tịt về đầu tư tài chính không phải chỉ diễn ra ở Việt Nam. Ở quốc gia nào cũng vậy, có những bạn trẻ sớm quan tâm và đặt ra mục tiêu tài chính cho mình, nhưng cũng có những người chả thiết tha. Janet Bodnar, biên tập viên của tờ báo tư vấn tài chính cá nhân Kiplinger từng phải than vãn: "Thật không bình thường khi những người trẻ tuổi trên thế giới lại tiết kiệm được ít hơn người lớn tuổi. Những người trẻ đã chi tiêu quá nhiều vào các thú vui ngắn hạn như đồ ăn nhanh, các bữa tiệc và các thiết bị điện tử".
Và không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia khác, những kỹ năng này cũng không có sách vở hay trường lớp nào dạy. Anh chàng Anton Ivanov triệu phú tuổi 26 cũng đã từng chia sẻ: "Ở trường, chúng tôi không được dạy nhiều về tài chính. Cha mẹ cũng chẳng nói chuyện với tôi về tiền bạc. Tất cả những gì tôi muốn biết đều phải tự học". Và cách học của Ivanov chính là đọc thật nhiều sách về làm giàu cũng như tự tìm hiểu về chứng khoán, đầu tư bất động sản.
Vậy đấy, không biết thì phải học. Chỉ cần chúng ta đừng nghĩ chuyện làm giàu không phải chuyện của những năm tuổi 20s là được. Thậm chí đã qua 20 rồi, thì từ giờ tính chuyện làm giàu vẫn kịp. Chỉ cần mình hành động!
Vậy thì, mình tính chuyện làm giàu bằng cách nào đây?
Đương nhiên, để học về quản lý chi tiêu cá nhân hay đầu tư tài chính, bạn cần những bài học lớn và những trang kiến thức rất dài. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến những khía cạnh con người: Cần những tố chất hay yếu tố gì để bạn có thể trở thành một triệu phú, hay ít nhất là một người giàu có trong tương lai?
Hãy học cách thay đổi thói quen. Dựa trên nghiên cứu "Những thói quen giàu có của triệu phú nổi tiếng" (tác giả Thomas Corley), có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Và yếu tố giúp họ vươn lên chính là: Thay đổi thói quen hàng ngày.
Trước khi nghĩ đến việc kiếm những số tiền rất to hay vạch ra những bảng kế hoạch 5 năm, 10 năm, bạn sẽ phải bắt đầu kế hoạch tài chính cho bản thân bằng những việc rất nhỏ như: Bớt một vài ly trà sữa trong tuần, từ chối một vài cuộc hẹn cà phê hay nhậu nhẹt với đám bạn thân, lắc đầu trước một chiếc áo mới, quên đi vài thương hiệu thời trang đắt đỏ yêu thích…
Cả việc bớt thời gian lướt facebook, giảm số lần bấm mở tivi, và thực sự mở ra trang đầu tiên của một cuốn sách về chứng khoán hay kinh doanh. Thay đổi thói quen thực sự rất khó khăn, nhưng cũng rất quan trọng. Một nghiên cứu về thói quen cũng cho biết, nếu bạn luôn trích 10% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm thì có thể sẽ kéo theo các thói quen tích cực khác như thường xuyên sử dụng phiếu giảm giá, tiết kiệm, tái đầu tư vốn... Một thói quen tốt sẽ tự "rủ rê" bạn bè của chúng đến! Dần dần, tiết kiệm và quản lý tốt chi tiêu cá nhân sẽ trở thành nếp sống của bạn.
Cuối cùng, hãy quản lý sức khỏe bản thân thật tốt song song với quản lý tài chính. Nhiều người thường không ý thức được điều này, nhưng nó thực sự rất quan trọng. Đừng quên, một trong những yếu tố để đánh giá khả năng quản lý tài chính tốt còn bao gồm cả việc đầu tư vào chăm lo cho sức khỏe và mua những gói bảo hiểm tốt.
Bạn cần một thể chất khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, một vóc dáng đầy tự tin, một khoản bảo hiểm đảm bảo an toàn phòng tránh rủi ro và bệnh tật, để có thể hăng say làm việc và quản lý tốt mọi thứ khác của cuộc đời mình, trong đó đương nhiên có cả ví tiền của bạn nữa!
(Nguồn: kenh14.vn)
0 notes
Photo
Man United đá trận này hay lắm! 🤗🤗🤗 #MUNCHE #ManchesterUnited #GGMU
0 notes
Photo
CDV đáng yêu nhất #lovely #fan #supporter #vietnam #u23 (tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình)
5 notes
·
View notes
Video
instagram
Proud of our #U23 #Vietnam #Football #Team (tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình)
0 notes
Photo
My #Hanoi #Vietnam #Travel #happy (tại Phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nội)
0 notes
Photo
May mắn được gặp gỡ 2 ông bà. Ông 85 & bà 70 cùng nhau lại #yêu từ đầu. Thật ngưỡng mộ. #love #happy
0 notes
Photo
Dù bạn đã có công việc kinh doanh hay đang nhen nhóm ý định khởi nghiệp thì quyển sách này chính là công thức để giúp bạn có động lực hơn. Hãy nghĩ về điều này – sẽ như thế nào nếu bạn có thể cho ra mắt sản phẩm của bạn như Apple hay những studio ớn của Holywood? Sẽ như thế nào nếu khi mà người tiều dùng của bạn đếm ngược từng ngày để chờ đợi đến khi họ được mua sản phẩm của bạn? Sẽ như thế nào nếu bạn có thể tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà không đối thủ nào có thể cạnh tranh được với bạn? Và bạn có thể thực hiện được điều đó, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hay ngân sách hạn chế. JEFF WALKER là người thay đổi cách sản phẩm được bán trực tuyến. Ông trở thành một trong những người đào tạo về kinh doanh và marketing hàng đầu thế giới. Quay trở lại những ngày đầu tiên ông bắt đầu dạy Công Thức Tung Sản Phẩm của mình. Hầu như không ai trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng bàn về một lần giới thiệu sản phẩm nào và ý tưởng trở thành Triệu Phú dường như không thể trở thành hiện thực. Nhưng trong thời đại ngày nay, những điều đó hầu như đang diễn ra thường nhật. Số lượng sách còn rất ít, hãy nhanh chóng order riêng 1 quyển cho bạn tại đây: https://tusach.info/tsp
0 notes