anduoc
Nhà thuốc YHCT An Dược
679 posts
Nhà thuốc YHCT An Dược – Khám chữa tận tâm, chẩn trị vượt tầm. Đặc trị các bệnh về xương khớp, dạ dày, hô hấp, sinh lý, đại tràng, bệnh trĩ, tiểu đường,... Địa chỉ: Số 325/19 đường Bạch Đằng, Phường 15, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Website:https://anduoc.com/, https://nhathuocanduoc.com/. Cố vấn chuyên môn và chịu trách nhiệm nội dung Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến
Don't wanna be here? Send us removal request.
anduoc · 5 years ago
Link
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý mạn tính gây ra những cơn đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cản trở những hoạt động thường nhật. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin từ những chuyên gia hàng đầu về căn bệnh này.
0 notes
anduoc · 5 years ago
Link
Đau khớp gối được biết đến là một trong những trường hợp bệnh phổ biến, có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể là do kết quả của một số những chấn thương như đứt dây chằng, rách sụn hoặc cũng có thể là do bệnh viêm khớp gây ra. Vậy những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối là gì, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
1 note · View note
anduoc · 5 years ago
Link
Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng các tế bào sụn ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa dẫn tới khả năng sản sinh và tái tạo tế bào giảm dần rồi mất hẳn. Đây là một tiến trình mang tính quy luật, xảy ra đồng thời với sự lão hóa của cơ thể.
1 note · View note
anduoc · 5 years ago
Link
hoái hóa cột sống cổ là hiện tượng cột sống cổ bị lão hóa theo thời gian. Lúc này, sụn khớp, đĩa đệm bị bào mòn, mất nước và xẹp xuống. Từ đó, chúng chèn ép rễ thần kinh trung ương, gây đau âm ỉ vùng cổ, vai gáy.
Theo GS.TS Hồ Hữu Lương (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Thần Kinh BV 103), tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ điều trị tại Bệnh viện 103 trong vài năm trở lại đây chiếm 23,1%, chỉ đứng thứ 2 sau thoát vị đĩa đệm lưng. Tỷ lệ bệnh nhân nam (54%) cao hơn nữ (46%).  
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Cam thảo có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
Cam thảo một cây thuốc quý, đa số mọi người đều sử dụng cam thảo để làm nước giải khát giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên loại cây này còn rất nhiều tác dụng mà chúng ta chưa khám phá hết. Vậy cụ thể cam thảo có tác dụng gì? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo là vị thuốc khá thông dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Sách cổ có ghi lại cảm thảo có tính bình, vị ngọt, khi đi vào 12 đường kinh sẽ giúp nhuận phế, bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc và điều hòa các vị thuốc khác.
Trong y học, cam thảo được sử dụng làm chất dẫn giúp thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược điều chế thuốc viên, thuốc giải độc, thuốc ho. Vậy cam thảo có tác dụng gì?
Giảm hiện tượng cảm lạnh và bệnh liên quan tới đường hô hấp
Cam thảo là vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh như: Viêm họng, cảm lạnh, viêm phế quản. Cam thảo giúp điều trị ho có đờm rất hiệu quả, nó giúp làm loãng dịch nhầy, long đờm trong vòm họng, từ đó tống xuất đờm ra ngoài một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, cam thảo cũng có công dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan tới hen phế quản, viêm mũi, dị ứng. Chiết xuất từ cam thảo cũng giúp hạ sốt và giảm đau đầu.
Làm lành tổn thương, viêm loét dạ dày
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cam thảo khi được kết hợp cùng các kháng chất acid có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình làm lành các vết viêm loét dạ dày, tá tràng lâu năm.
Cụ thể, cam thảo giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của tế bào bằng cách tăng tiết dịch nhầy của dạ dày. Cam thảo giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tác động của axit dạ dày, nhớ đó thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết viêm loét dạ dày. Chất flavonoid có trong cam thảo giúp ức chế hoạt động cũng như sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) - loại vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
Cam thảo có tác dụng gì trong việc phòng tránh lây nhiễm virus
Trả lời: Cam thảo có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể bằng cách kích hoạt hoạt động của các interferon có trong cơ thể. Interferon là một loại protein được sản sinh tự nhiên bởi các tế bào của cơ thể giúp ngăn chặn và không cho virus phát triển. Hiện nay, cam thảo được sử dụng để phòng tránh các bệnh do virus gây ra, đặc biệt là viêm gan siêu vi B, C, herpes sinh dục và herpes môi.
Làm giảm dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh
Cam thảo chứa các estrogen, flavonoid và kích thích tố nữ, chúng có tác dụng làm giảm một số triệu chứng khó chịu tại thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh. Cam thảo còn được sử dụng để giảm đau bụng trước kỳ kinh nguyệt.
Bảo vệ tim
Với câu hỏi cam thảo có tác dụng gì? Thì cam thảo còn được biết được với công dụng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol rất hiệu quả, bằng cách giúp tăng lưu lượng mật ở trong cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng acid mật là nhân tố chính giúp loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, cam thảo có tác dụng giúp phòng ngừa tình trạng oxy hóa cholesterol có hại LDL - yếu tố chính gây nên các vấn đề về tim mạch.
Cam thảo giúp cải thiện chức năng tuyến thượng thận
Rễ cam thảo chứa lượng hợp chất acid glycyrrhizic khá lớn, có tác dụng nâng cao chức năng cho tuyến thượng thận. Acid glycyrrhizic giúp làm chậm quá trình phân hủy hooc môn cortisol, từ đó đảm bảo được sự ổn định lâu dài.
Ngoài ra Cortisol là chất có tính kháng viêm, việc thiếu hụt cortisol có thể gây mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. Do đó, việc sử dụng rễ cam thảo giúp phòng tránh tình trạng căng thẳng thần kinh và chống trầm cảm rất tốt.
Tác dụng của cam thảo đối với da?
Các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh, thành phần cam thảo chứa các dưỡng chất thiết yếu cho da như: vitamin C, tinh dầu, đường glucoza, sacaroza, glycyrrhizin, asparagine và một số dưỡng chất khác. Chúng là thành phần quan trọng có vai trò quyết định sắc tố của da và giúp bảo vệ làn da của bạn.
Vậy cụ thể cam thảo có tác dụng gì với da thì câu trả lời được các nhà khoa học đưa ra như sau:
Giúp cải thiện sắc tố cho da, làm mịn màng và trắng da từ sâu bên trong.
Khử bụi bẩn và tẩy tế bào chết cho da từ đó phòng tránh mụn hiệu quả.
Cam thảo giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
Giúp phòng tránh và điều trị tình trạng nám, sạm da, giải quyết hiện tượng nứt nẻ da một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tác dụng phụ cần lưu ý của cam thảo
Nhiều người muốn tìm hiểu về vấn đề cam thảo có tác dụng gì nhưng không quan tâm tới cách sử dụng. Rất nhiều trường hợp sử dụng cam thảo một cách không khoa học dẫn tới một số tác dụng phụ như:
Sử dụng quá liều sẽ gây tiêu chảy, huyết áp tăng cao hoặc các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, lượng kali trong máu hạ thấp.
Việc dùng cam thảo nhiều cũng khiến tim và gan bị tổn thương. Do đó, người bị cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, gan, thận, tim mạch và phụ nữ có bầu không nên sử dụng cam thảo.
Ngoài ra, cam thảo có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người thường dùng cam thảo và nhân trần để làm nước uống trong mùa hè. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì theo Đông y nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn có tác dụng giảm đau, giải nhiệt, mát gan. Tuy chúng đều có những tác dụng tốt đối với s��c khỏe con người, nhưng nếu dùng kết hợp với nhau thì sẽ phản tác dụng, do nhân trần có tính đào thải thì cam thảo lại giúp giữ nước. Do vậy, thói quen uống nhân trần thêm cam thảo sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại vì tương tác thuốc, đặc biệt với người bị cao huyết áp.
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi cam thảo có tác dụng gì mà chuyên mục của chúng tôi xin được chia sẻ tới quý độc giả. Hi vọng qua bài viết mọi người sẽ hiểu rõ hơn về loại cây này, từ đó sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý để điều trị tình trạng bệnh mình đang gặp phải với cây cam thảo. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: https://anduoc.com/cam-thao-co-tac-dung-gi.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Bệnh thoái hóa cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Ở nước ta, có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó bệnh thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng phổ biến của thoái hóa, mỗi chúng ta cần phải nắm được các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống để chủ động bảo vệ sức khỏe chính mình.
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa là hiện tượng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng do tuổi tác. Hoặc một nguyên nhân nào đó gây ra. Căn bệnh cột sống này rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Gây ra những cơn đau nhức cực kì khó chịu. Người trưởng thành có 33 đến 35 đốt sống. Trong đó, 7 đốt sống cổ và 5 đốt thắt lưng là những vị trí dễ bị tổn thương do thoái hóa nhất.
Thoái hóa cột sống tiếng anh là Degenerative Disk Disease. Đây là một thuật ngữ y khoa, bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Bệnh có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần dưới trở lại).
[caption id="attachment_13273" align="aligncenter" width="500"] hình ảnh x quang thoái hóa cột sống[/caption]
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Do những thói quen xấu trong quá trình vận động và làm việc, cùng với chế độ ăn uống không hợp lý khiến bệnh thoái hóa cột sống đang trở nên rất phổ biến.
Thậm chí cả những thói quen thường ngày mà ta tưởng như vô hại. Cũng có thể làm hại đến cột sống của bạn.
Tuổi tác
Khoảng 99% Canxi trong cơ thể được tìm thấy trong xương, nơi nó phục vụ vai trò cấu trúc quan trọng như một thành phần của canxi phốt phát tự nhiên (hydroxyapatite) Theo ncbi.nlm.nih.gov. Theo thời gian cơ thể bắt đầu lão hóa dần, cột sống cũng bị bào mòn theo năm tháng. Lúc này xương khớp không còn được chắc khỏe, chỉ cần một tác động nhỏ cũng tổn thương. Lượng canxi không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi.
Vì thế các mỏm xương cọ xát vào nhau, chèn ép lên rễ dây thần kinh. Điều này đã tạo áp lực cho cột sống, gây ra những cơn đau nhức nhối, âm ỉ. Khi bệnh nặng dây thần kinh tổn thương mạnh sẽ dẫn đến teo cơ, tê liệt. Với triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra liệt nửa người dưới. Ở cổ sẽ liệt nửa người trên, nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến ảnh hưởng não bộ.
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống tại TP HCM, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương khớp và cột sống. Tuổi càng cao, nguy cơ bệnh xương khớp càng tăng. Những cơn đau nhức nhẹ ở người lớn tuổi là bình thường, song cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống… Nếu không được chú ý phát hiện, tuổi tác càng tăng bệnh càng nghiêm trọng. Tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa
Thói quen, làm việc, sinh hoạt không khoa học
Nếu bạn phải khuân vác, cúi gấp người thường xuyên trong thời gian dài.
Bạn phải ngồi làm việc trước máy tính hàng nghìn giờ mỗi năm, ngồi làm việc sai tư thế.
Chế độ ngủ nghỉ không khoa học, ngủ gối quá cao, nằm ngủ vặn vẹo người.
Đi giày cao gót.
Thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu...
Thói quen hút thuốc có thể làm hỏng cột sống.
Hút thuốc
Đây chính là những thói quen cực tai hại. Bạn chỉ nghĩ đơn giản chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay bây giờ. Nhưng theo thời gian, những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống này sẽ ăn mòn bạn. Và cơn đau lưng, cổ kéo đến thường xuyên lúc nào không hay.
Có lẽ chỉ đến khi bệnh trở nặng, tác động trực tiếp đến công việc hàng ngày thì bạn mới tá hỏa. Và kết quả là nhiều người đã trở thành gánh nặng của gia đình khi chỉ mới ở độ tuổi trung niên. Đây là một sự thực rất đáng buồn và cần lưu ý để hạn chế.
Chế độ ăn uống thiếu chất
Dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân thoái hóa cột sống phổ biến.
Khi chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất, nhất là canxi, omega-3 và khoáng chất. Điều này khiến cột sống không đủ chất, dễ gãy và chỉ cần một tác động nhỏ cũng tổn thương.
Ăn uống nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng gây ra những tác động tiêu cực cho cột sống.
Yếu tố di truyền
Có lẽ bạn thấy thật lạ khi bệnh xương khớp làm sao có thể di truyền được đúng không? Quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn khi bố mẹ có người bị thoái hóa - Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương. Thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị thoái hóa cột sống.
Vì thế đừng thấy lạ khi có thể chỉ mới 30 tuổi đầu bạn đã đối mặt với thoái hóa nhé. Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Hãy đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay để tránh biến chứng xảy ra.
Tập luyện quá sức
Bạn yêu thích thể thao, bạn luôn muốn được vận động để tăng cường sức khỏe. Điều này là rất tốt thế nhưng nếu bạn tập cường độ mạnh, liên tục và không điều độ. Chúng vô tình tác động đến cột sống và khiến chúng tổn thương.
Đây là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống mà nhiều người khó lường được. Họ cứ nghĩ rằng chăm chỉ luyện tập là tốt cho xương khớp. Nhưng quá trình tập không khoa học, quá sức lại là yếu tố thuận lợi làm cột sống tổn thương.
Một số nguyên nhân khác
Trượt đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh.
Một số căn bệnh có thể gây THCS khác có thể kể đến như: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương...
Thừa cân, béo phì: Khiến cột sống chịu áp lực lớn.
Lười vận động: Ngồi nhiều, đặc biệt là ngồi lâu trong chỉ 1 tư thế. Khiến cho xương khớp của bạn càng ngày càng yếu, và cuối cùng là bị thoái hóa.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Cột sống bị biến dạng.
Hạn chế vận động.
Đau đớn.
Tổn thương thần kinh.
Ở mỗi vị trí, đốt sống cổ hoặc đốt sống thắt lưng lại có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau của bệnh. Cụ thể là:
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ: Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn. (Nguồn: wikipedia)
Triệu chứng thoái hóa ở lưng: Những cơn đau thường xuyên xảy ra ở vùng lưng và thắt lưng. Là biểu hiện chính của bệnh lý này. Đối với những bệnh nhân nặng hơn có thể bị tê bì dọc mông xuống chân. Thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
Ngoài ra, còn một loại thoái hóa cột sống lưng xảy ra ở vùng lưng sau ngực. Với những biểu hiện đau ngang lưng, kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa vùng ngang ngực này là rất ít.
Phân loại
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6: là tình trạng viêm dày và lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ, gây ra hẹp các lỗ của các rễ thần kinh. Tạo nên những cơn mỏi, tê, đau cổ của con người. Việc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống còn làm cho sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tuỷ sống ngày càng tồi tệ.
Thoái hóa cột sống lưng l4l5, l5s1: l4, l5, s1 là một trong những đốt sống chính, chịu nhiều áp lực nhất từ cơ thể trong các hoạt động sinh hoạt của con người, nên THCS l4, l5 là căn bệnh rất phổ biến.
Thoái hóa cột sống m47: Theo y học thì m47 là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ về đốt sống thắt lưng. Theo thời gian, khi tuổi tác tăng dần sự lão hóa xảy ra cộng thêm những tác động trực tiếp vì là bộ phận đỡ cả cơ thể khiến đây trở thành vị trí dễ bị thoái hóa nhất.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Số người dưới 45 tuổi bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng và không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây. Nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới tàn tật.
Thoái hóa cột sống gây nên những biến chứng như:
Chèn dây thần kinh
Những mạch máu trên cơ thể có vai trò trong việc nuôi dưỡng não bộ, cung cấp oxy và truyền đạt thông tin tín hiệu đến cho não. Khi thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh ở cổ sẽ làm cho quá trình cung cấp máu đến não bộ không đủ. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não.
Đau nửa đầu do thiếu máu não
Biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân sau một thời gian bị bệnh. Bệnh nhân sẽ bắt gặp những cơn đau từ phía sau lan đến đỉnh đầu, hoặc lan rộng sang hai bên. Những cơn đau đầu này sẽ không thể trị dứt điểm nếu người bệnh không chữa khỏi thoái hóa đốt sống.
Gây tê tay
Khi người bệnh cảm thấy bàn tay bị đau, nhức, tê, hoặc gặp khó khăn khi cử động. Đó là khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, mà lượng lớn các dây thần kinh đều tập trung ở cổ. Chính vì lý do này, mà người bệnh sẽ cảm thấy tê tay hoặc nhức mỏi. Đây là biến chứng thường xảy ra đối với người bệnh bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Gây ù tai
Thoái hóa đốt sống gây ù tai khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi tai không nghe thấy gì. Ù tai còn khiển giảm khả năng nghe của người bệnh, lâu dần có thể ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.
Chữa bệnh thoái hóa cột sống khỏi hoàn toàn được không?
Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa xương khớp đều nhận định rằng. Chưa có bất kỳ phương pháp hoặc loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, bằng các biện pháp phù hợp, bài thuốc tinh hoa thảo dược thì vẫn có thể điều trị các cơn đau nhức, hạn chế và kiểm soát tình trạng thoái hóa tăng nặng, từ đó giúp cho người bệnh không còn cảm thấy cơ thể mắc bệnh.
Thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà không có sự chỉ định hoặc chẩn đoán của bác sĩ. Bởi vì rất có thể “thuốc” không chữa được bệnh mà còn gây thêm bệnh. Bởi vậy, nếu người bệnh có những dấu hiệu bất thường cần phải nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc nam
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tác động theo quy tắc thẩm thấu, có sự can thiệp yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Từ đó bồi bổ tạng can thận, giải phóng chèn ép và phục hồi tổn thương cột sống tốt.
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Nguyên liệu: 2-3 bẹ xương rồng bẹ tươi
Cách thực hiện: Nhổ hết gai trên bẹ xương rồng, rửa sạch và ngâm nước muối. Vớt ra, để ráo rồi nướng đều 2 mặt trên bếp khoảng 5 phút. Cho xương rồng vào khăn sạch, chườm lên vùng cột sống bị thoái hóa đến khi hết nóng thì thay mới.
Chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu
Nguyên liệu: 2 vỏ quả bưởi, 1kg hạt chanh khô, 200g ngải cứu khô, 200g đường phèn, 1 lít rượu trắng.
Cách làm: Vỏ bưởi, hạt chanh, ngải cứu sao vàng hạ thổ, sau đó ngâm với rượu và đường phèn. Để khoảng nửa tháng, người bệnh uống 1 ly mỗi ngày sẽ có hiệu quả giảm đau đáng kể.
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt
Theo 24h.com.vn, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí và chỉ thống, thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh...
Nguyên liệu: 300ml sữa bò tươi, 1 nắm lá lốt.
Cách làm: Lá lốt rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước. Cho nước lá lốt với 300ml sữa đun nóng sôi, uống 2 lần trong ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy các cơn đau sẽ giảm đi nhiều.
Khi nào nên mổ?
Thoái hóa cột sống nên mổ khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm sau:
Cơn đau mãn tính, thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn không có kết quả.
Biến chứng thành bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, khó khăn trong vận động.
Làm tổn thương về dây thần kinh, gây tê bì chân tay, gây teo cơ.
Chèn ép lên vùng tủy gây đau nhức.
Biến dạng cột sống, hẹp ống sống...
Điều trị phẫu thuật bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một phẫu thuật nhiệt hạch, trong đó hai đốt sống được ghép lại với nhau. Mục tiêu của phẫu thuật nhiệt hạch là giảm đau bằng cách loại bỏ chuyển động ở đoạn cột sống...
  Khám thoái hóa cột sống ở đâu tốt?
Người bệnh đau cột sống lưng nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi bệnh mới khởi phát, tránh tự kê toa uống thuốc hoặc làm theo các phương pháp dân gian.
Ở Hà Nội
Tại Hà Nội, địa chỉ uy tín mà người bệnh nên đến thăm khám là:
Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa - Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai được trang bị hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại nhằm đảm bảo hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán cao, cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa cột sống đầu ngành cả nước. Bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật chuyên khoa, chỉnh hình và các bệnh lý về xương, khớp và cột sống.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Thăm khám tại phòng khám đông y Tâm Minh Đường cũng là một lựa chọn được nhiều người bệnh thoái hóa cột sống tin tưởng. Với các trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ giúp chẩn đoán các triệu chứng, đưa ra phác đồ điều trị bằng bài thuốc thảo dược, kết hợp vật lý trị liệu giúp đẩy lùi thoái hóa tận gốc.
Tại TP. Hồ Chí Minh
Người bệnh thoái hóa cột sống ở TP. Hồ Chí Minh nên tham khảo địa chỉ thăm khám uy tín, hiệu quả sau:
Phân khoa Xương Khớp – Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
Trực thuộc khoa Ngoại Tổng hợp của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, phân khoa được đánh giá là một trong những địa chỉ thăm khám và chữa thoái hóa cột sống, chấn thương xương khớp, chỉnh hình cột sống,... hiệu quả.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại đã giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn đau đớn do mắc bệnh xương khớp.
Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Đội ngũ y bác sĩ tại An Dược có chuyên môn cao, thăm khám hiệu quả bệnh nhân mắc bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm; đưa ra phương pháp điều trị, kết hợp tư vấn về vật lý trị liệu, ăn uống, sinh hoạt,... để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, đưa cột sống trở về tình trạng gần như ban đầu.
Chế độ ăn uống dành cho người bị thoái hóa cột sống
Ngoài thuốc chữa bệnh thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng là vấn đề đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa trị bệnh của chính bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân thoái hóa cột sống cần bổ sung và hạn chế những loại thực phẩm sau đây:
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Canxi là loại thực phẩm đặc biệt quan trọng cho xương. Để giúp duy trì sức khỏe xương hay giúp chữa lành những tổn thương ở xương. Người bệnh cần bổ sung loại dưỡng chất này thông qua các món ăn từ cá hồi, cải xoăn, bách xơ, các loại đậu, cá mòi…
Thường xuyên ra ngoài trời để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả vì chúng giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ sức khỏe. Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây, rau quả như táo, hành tây, hẹ, dâu tây… có tác dụng rất tốt với cơ thể.
Bổ sung đủ vitamin C cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như kiwi, dâu tây, cà chua, bông cải, trái cây có múi, ớt xanh, ớt đỏ, rau bina, khoai lang…
Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?
Đồ uống có cồn và chất kích thích là những thực phẩm đầu tiên người bị thoái hóa cột sống cần phải kiêng. Thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay nóng cũng sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh. Khiến người bệnh đau nhức hơn.
Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò, thịt chó và các loại thịt đỏ. Cũng nên hạn chế trong thực đơn hằng ngày.
Sữa dành cho người bệnh thoái hóa cột sống
Theo các chuyên gia xương khớp khuyên dùng thì người bệnh nên sử dụng 3 loại sữa đó là sữa Anlene, sữa đậu nành và sữa chua.
Sữa Anlene: Cung cấp đầy đủ canxi và các loại vitamin cho điều trị bệnh xương khớp.
Sữa đậu nành: Giàu canxi và protein, loại sữa từ thực vật này rất tốt với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.
Sữa chua: Sữa chua cung cấp canxi và còn tốt cho hệ tiêu hóa. Thêm hoa quả th��i nhỏ vào sữa chua là cách biến tấu rất thích hợp khi thời tiết nóng như mùa hè.
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống mọi người cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt sai lầm, làm việc một cách khoa học. Tránh làm việc nặng trong thời gian dài, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì đều đặn mỗi ngày. Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Nguồn: https://anduoc.com/chua-benh-thoai-hoa-cot-song-hieu-qua-trong-9-ngay.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Đương quy có tác dụng gì? Thảo dược vàng dưỡng huyết bổ khí
Đương quy có tác dụng gì là câu hỏi mà chuyên mục của chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Thực tế cho thấy đương quy là vị thuốc góp mặt khá nhiều trong các bài thuốc cổ truyền xưa và nay. Để có được câu trả lời đầy đủ nhất về tác dụng của đương quy, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Đương quy có tác dụng gì?
Đương quy thuộc họ Hoa tán Apiaceae, có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv).Loại cây này ưa khí hậu ẩm, mát, thường sinh sống và phát triển tại các vùng núi đồi có độ cao từ 2500 đến 3000m so với mực nước biển.
Bộ phận thường được dùng để làm thuốc của đương quy là rễ và thân, cắt phần lá, phơi hoặc sao khô. Theo Đông y, đương quy có tính ngọt, ấm và cay mang tới các công dụng sau:
Giúp làm dịu tử cung bị co thắt, điều này giúp giảm cơn đau bụng cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Trước khi đến kỳ 7 ngày thì bạn uống từ 8 tới 15g đương quy ở dạng sắc sẵn hoặc đương quy ngâm rượu, mỗi lần uống không quá 10ml. Sử dụng liên tục cho tới khi “đến tháng” thì dừng lại.
Đương quy có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp. Do tỷ lệ tinh dầu trong mỗi phần của rễ đương quy là khác nhau nên phần đầu có tác dụng bổ máu, phần cuối sẽ giúp hoạt huyết tốt hơn, vì vậy nếu dùng đương quy ngâm rượu sẽ giúp bổ máu.
Thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, nhuận tràng. Ngoài ra đương quy giúp trấn tĩnh hệ thần kinh có dấu hiệu căng thẳng.
Đương quy giúp ức chế sự tập kết tiểu cầu, vấn đề liên quan tới việc điều trị viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, huyết khối não và tăng cường tuần hoàn máu não.
Giúp hoạt hóa lympho của tế bào B, T, tăng sức đề kháng và tăng sinh kháng thể do đương quy có tác dụng kích thích hệ miễn dịch.
Tác dụng gì với da
Ngoài tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, đương quy còn mang tới công dụng rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Cũng nhờ khả năng kích thích lưu thông máu mà đương quy được sử dụng để chăm sóc da, giúp tăng cường hoạt động tuần của máu trên da, giảm khô nứt, loại bỏ vết thâm nám, tàn nhang và làm trắng da.
Bên cạnh đó đương quy còn có tác dụng giúp kích thích hoạt động của da giúp da khỏe mạnh. Do thành phần trong đương quy có chứa các tinh dầu, amino vitamin, axit folic cùng với các nguyên tố vi lượng nên không gây dị ứng hay lưu lại một số thành phần gây hại da nên đương quy được nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng là thành phần quan trọng của một số loại kem dưỡng da.
Đương quy ngâm rượu
Tài liệu y học cổ truyền cho biết, việc sử dụng sâm đương quy ngâm rượu đúng và đủ liều lượng sẽ mang tới tác dụng giúp bổ thận, bổ tỳ vị, bổ khí huyết, giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn.
Hướng dẫn ngâm rượu sâm đương quy
Chọn sâm đương quy
Nên chọn của sâm vừa được khai thác, như vậy sẽ đảm bảo sâm còn tươi và không có hiện tượng bị bệnh hay sử dụng các loại thuốc có chất bảo quản khác.
Sâm già, phải đảm bảo 10 củ/kg, có như vậy các thành phần dược liệu trong sâm mới đủ về cả chất lượng lẫn số lượng.
Sâm đương quy dùng để ngâm rượu phải chọn loại củ to, nhiều rễ, như vậy sau khi ngâm rượu sẽ mang tới giá trị cao nhất.
Chọn rượu
Rượu ngâm sâm đương quy không có quy định về nồng độ nhất định vì còn phụ thuộc vào tiểu lượng của người dân ở mỗi vùng miền mà nồng độ của rượu ngâm sâm đương quy là từ 38 tới 45 độ.
Ngoài việc chọn loại rượu có nồng độ phù hợp thì bạn cần lưu ý tới việc mua rượu tại cơ sở uy tín, chất lượng, tránh việc rượu không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hướng dẫn ngâm rượu đương quy
+ Ngâm rượu với đương quy tươi
Đương quy tươi để rửa sạch bụi bẩn, đất cát, để nguyên củ phơi khô dưới nắng nhẹ 1 buổi để giúp khử trùng, giúp sâm thơm hơn, khi ngâm với rượu sẽ không có mùi hăng của đất.
Sau đó cho đương quy vào bình và đổ rượu vào sau, ngâm với tỷ lệ 1kg đương quy cùng 5 lít rượu trắng. Bạn có thể hạ thổ rượu để khử andehit, ngâm trong thời gian 6 tháng cho tới 1 năm rồi đem ra sử dụng.
+ Ngâm rượu với đương quy khô
Ưu điểm của việc ngâm rượu với đương quy khô là sẽ thơm ngon và nhanh được sử dụng hơn, chỉ sau 3 tháng là bạn đã có thể dùng đương quy khô ngâm rượu. Cách làm cũng tương tự như sâm đương quy tươi, trước tiên bạn rửa sạch đương quy khô sau đó phơi 1 ngày nắng dịu để khử vi trùng, vi khuẩn.
Bạn hãy cắt đương quy thành lát mỏng để dưỡng chất trong sâm “thôi” ra nhanh hơn, ngâm với tỉ lệ 1kg sâm đương quy với 10 lít rượu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, rượu đương quy khô sẽ ngon hơn rượu đương quy tươi, tùy điều kiện và sở thích bạn hãy chọn cho mình cách ngâm rượu với sâm phù hợp nhé.
Cách dùng
Uống rượu ngâm sâm đương quy đều đặn mỗi ngày, uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, không nên lạm dụng đương quy, chỉ nên uống khoảng 50ml/ngày.
Trên đây là những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi đương quy có tác dụng gì? Hi vọng thông qua bài viết quý độc giả đã hiểu rõ hơn về loại sâm quý này, từ đó có cách sử dụng phù hợp đối với thể trạng của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Đối tượng sử dụng sâm đương quy
Ngoài câu hỏi sâm đương quy có tác dụng gì với sức khỏe thì đối tượng nào được sử dụng sâm đương quy cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Câu trả lời cụ thể được đưa ra như sau:
Người bị thiếu máu, huyết áp thấp, da xanh, tái.
Trường hợp huyết và khí đều kém, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, vô lực.
Người gầy yếu, ăn ngủ kém, nhưng khi đi thăm khám thì không phát hiện ra bệnh.
Hệ tiêu hóa không ổn định do tỳ hư dẫn tới chân tay lạnh, khí huyết hư hàn.
Phụ nữ sau sinh hay chị em bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Sâm đương quy rất tốt cho người bị táo bón, người mắc các chứng bệnh liên quan tới xương khớp, người bị phong tê thấp,...
Nguồn: https://anduoc.com/duong-quy-co-tac-dung-gi.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Đậu xanh có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng cần nắm rõ
Chúng ta thường biết tới hạt đậu xanh là nguyên liệu được sử dụng làm nguyên liệu chế biến đồ ăn hay nước uống, nhưng lại không biết rằng đậu xanh có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh. Vậy đậu xanh có tác dụng gì? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Đậu xanh có tác dụng gì?
Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát, hơi lạnh, với tính năng giúp thanh nhiệt, giải độc giảm đau sưng, ích khí lực và điều hòa chức năng ngũ tạng. Bên cạnh đó đậu xanh còn tốt cho sức khỏe dạ dày, tốt cho hệ tim mạch, giúp lợi tiểu hiệu quả… Do đó, người ta thường chế biến đậu xanh thành tinh bột hoặc món ăn giúp phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Ngăn ngừa lão hóa da
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong đậu xanh có chứa rất nhiều hợp chất anthocyanins - chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa, loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tình trạng đen và sạm ra.
Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng giúp trị mụn đầu đen và làm se khít lỗ chân lông hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp dùng đậu xanh với sữa tươi và bột nghệ sẽ giúp hiệu quả tăng cao, từ đó giúp da săn chắc hơn, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo da, phòng tránh chảy xệ, lão hóa da.
Giảm cân hiệu quả
Đậu xanh là thực phẩm vàng dành cho người có nhu cầu giảm cân và người mắc bệnh tiểu đường. Do trong đậu xanh có chứa lượng chất xơ hòa tan rất cao, khi chất này đi qua đường tiêu hóa sẽ giúp lấy đi chất béo thừa, loại bỏ ra bên ngoài trước khi cơ thể hấp thụ.
Do vậy, một chế độ ăn uống hợp lý với đậu xanh sẽ giúp người béo hạn chế được việc thèm ăn lấy lại vóc dáng thon thả nhanh chóng. Đồng thời, đậu xanh giúp giảm lượng chất béo nguy hiểm và ổn định lượng đường trong máu cho người bị tiểu đường.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp hoặc mỏi cơ, bạn nên bổ sung món ăn từ đậu xanh vào trong khẩu phần ăn của mình. Do thành phần các chất chống oxy và vitamin C trong đậu xanh có tác dụng ngăn cản quá trình lão hóa của xương khớp rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, đậu xanh còn giúp trẻ hóa các dịch nhờn trong khớp xương, đồng thời tái tạo tế bào cơ. Kết hợp cùng vitamin K, B giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ phòng tránh tình trạng viêm nhiễm và loãng xương.
Thanh nhiệt, giải độc
Đậu xanh có tính mát, vị ngọt nên chè đậu xanh là một món ăn rất được ưa chuộng sử dụng trong mùa hè giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả bằng cách nấu đậu xanh với đỗ đỏ và đỗ đen.
Đậu xanh nấu với gạo nếp có tác dụng chữa cồn ruột, háo nhiệt, tiểu rắt và ói mửa khi có bầu.
Ngoài ra, đậu xanh giúp giải độc rất hiệu quả, hàm lượng dinh dưỡng như chất béo và protein trong đậu xanh cao gấp 3 lần các loại ngũ cốc khác rất tốt cho cơ thể, đặc biệt cháo đậu xanh giúp người mới ốm dậy nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tốt cho thanh quản
Với câu hỏi đậu xanh có tác dụng gì thì chúng ta không nên bỏ qua tác dụng của đậu xanh với thanh quản. Đông y cho biết, đậu xanh là cứu tinh với người có đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều như diễn giả, giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ,...
Điều này do đặc điểm của đậu xanh là có tính mát, vị ngọt giúp giải nhiệt nên có tác dụng làm dịu thanh quản một cách tự nhiên và hiệu quả. Bên cạnh đó, giá đậu xanh còn cung cấp một lượng vitamin C, E dồi dào giúp chữa tình trạng khàn tiếng rất hiệu quả.
Những ai không nên uống nước đậu xanh?
Công dụng của đậu xanh là không thể phủ nhận, tuy nhiên tùy thuộc vào từng cơ địa mà loại dược phẩm này sẽ phát huy những tác dụng khác nhau. Những trường hợp dưới đây cần chú ý không nên sử dụng đậu xanh:
Người có cơ địa hàn (lạnh)
Người có dấu hiệu thiếu sinh lực, chân tay lạnh, lưng và chân đau nhức, đại tiện có phân lỏng thì không nên ăn đậu xanh vì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nguy hiểm nhất có thể tiêu chảy, mất nước.
Người có thể chất hàn nếu ăn quá nhiều đậu xanh sẽ khiến khí huyết ngưng trệ, cơ bắp và các khớp đau nhức, ngoài ra tính lạnh của đậu xanh còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây viêm loét dạ dày mãn tính.
Người bị suy nhược cơ thể
Do hàm lượng protein trong đậu xanh rất cao, thậm trí cao hơn thịt gà, do vậy các phân tử protein sẽ tác động tới chất men xúc tác chuyển thành peptide nhỏ để giúp hấp thụ các axit amin vào cơ thể. Tuy nhiên, chức năng hệ tiêu của người bị suy dược rất yếu nên sẽ dẫn tới tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Người đang uống thuốc Đông y
Do đậu xanh có vị ngọt hàn, không độc... có tác dụng hóa giải độc ở thảo dược, kim loại, gia súc. Dân gian cũng sử dụng đậu xanh là giải pháp cấp cứu khi trúng độc, do vậy ăn đỗ xanh khi dùng thuốc Đông y sẽ làm giảm tác dụng của thuốc Đông y. Do vậy uống thuốc Đông y không nên ăn đậu xanh tránh làm giảm tác dụng.
Cách sử dụng đậu xanh tốt nhất
Người lớn ăn từ 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần 1 cốc là đủ. Trẻ nhỏ cần dựa trên cơ địa để lựa chọn lượng dùng thích hợp. Thông thường trẻ nhỏ từ 2 tới 3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo có thể ăn thêm chút đậu xanh. Trẻ 6 tuổi trở lên ăn theo lượng của người lớn.
Lưu ý:
Không nên ăn đậu xanh khi đói do tính hàn (lạnh) của đậu xanh sẽ gây hại cho cho dạ dày.
Không nên lạm dụng tác dụng của đậu xanh mà ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn tới bệnh liên quan tới đường ruột như đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy.
Phụ nữ ăn quá nhiều đậu xanh có thể mắc phải các bệnh phụ khoa như bạch đới, đau bụng kinh.
Qua thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên chắc chắn bạn đã hiểu rõ đậu xanh có tác dụng gì rồi phải không. Hãy bổ sung đậu xanh vào danh sách thực đơn của gia đình bạn nhé, việc sử dụng đúng cách và phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt đối với sức khỏe mỗi người. Chúc các bạn có những món ăn ngon và bổ dưỡng từ đậu xanh.
Nguồn: https://anduoc.com/dau-xanh-co-tac-dung-gi.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc Warfarin là gì? liều dùng, lưu ý và cách sử dụng
Thuốc Warfarin là loại thuốc chống máu đông khá phổ biến hiện nay. Người bệnh cần nắm rõ tác dụng, liều lượng sử dụng, cách bảo quản cũng như tác dụng phụ của thuốc Warfarin, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất cũng như tránh những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.
Tác dụng của thuốc Warfarin
Giúp máu huyết lưu thông, ngăn chặn huyết khối của tĩnh mạch tích tụ thành máu đông gây nên hiện tượng mạch máu tắc nghẽn.
Giảm cơn đau tim đột ngột, đồng thời giúp mạch máu lưu thông đều đặn hơn trong cơ thể, phòng tránh sự hình thành khối u gây nên bệnh huyết khối, ung thư hoặc biến chứng nguy hiểm về sau.
Thuốc Warfarin được sử dụng để chống béo phì (hội chứng phospholipid), phòng tránh các bệnh liên quan tới hệ tim mạch như suy van tim, nhồi máu cơ tim.
Phòng ngừa đông máu bên ngoài và bên trong động mạch vành.
Liều lượng sử dụng thuốc Warfarin
Thuốc Warfarin có 2 dạng là dung dịch tiêm và viên nén 1mg, 2mg, 2,5mg, 3, 4, 5, 6 mg và 7,5mg. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ định về liều dùng thuốc Warfarin. Theo đó, thuốc Warfarin được phân chia sử dụng như sau:
Người mắc bệnh suy tim sung huyết:
Liều đầu tiên: Người bệnh dùng từ 2 - 5mg (có thể uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch), dùng 1 lần/ ngày trong 2 ngày. Liều lượng thuốc Warfarin có thể được điều chỉnh theo tỷ số chuẩn hóa quốc tế cũng như thời gian điều trị bệnh.
Liều dùng duy trì: Có thể sử dụng từ 2 - 10mg,  uống hoặc tiến hành tiêm tĩnh mạch.
Người bị đột quỵ do huyết kh��i
Liều ban đầu: Sử dụng từ 2 - 5mg uống hoặc sử dụng tiêm tĩnh mạch, dùng 1 lần/ngày. Sau đó tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
Liều dùng duy trì: Dùng từ 2 - 10mg thuốc Warfarin để uống hoặc tiêm, dùng 1 lần/ngày.
Người bị nhồi máu cơ tim
Liều ban đầu: Dùng từ 2 - 5mg cũng tiến hành một trong 2 hình thức uống hoặc tiêm. Sử dụng 1 lần/ ngày trong khoảng 2 ngày. Sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh.
Liều dùng duy trì: Từ 2 - 10mg tiến hành tiêm tĩnh mạch hoặc uống viên nén.
Người bị tắc huyết khối tĩnh mạch bởi rung nhĩ
Liều ban đầu: Dùng từ 2 - 5mg, sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống 1 lần/ngày. Dùng trong 2 ngày sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Liều dùng duy trì: Thông thường người bệnh uống hoặc tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày với liều dùng từ 2 - 10mg.
Liều dùng thuốc Warfarin với trẻ em
Hiện nay, thuốc Warfarin các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Do đó, khi dùng thuốc Warfarin cha mẹ cần tiến hành cho trẻ thăm khám và tham khảo ý kiến người có chuyên môn. Tránh việc tự ý mua thuốc điều trị gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ của thuốc warfarin cần lưu ý
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng của thuốc Warfarin:
Buồn nôn và nôn, bụng đau nhẹ
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Vị giác thay đổi
Cần ngưng dùng thuốc Warfarin, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ bán thuốc cho bạn nếu như bạn gặp các tác dụng phụ nguy hiểm sau:
Dị ứng: Khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi và họng.
Đau, sưng, cơ thể nóng hoặc lạnh, màu sắc da tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thay đổi bất thường.
Đau nhức chân đ���t ngột, cơn đau kéo dài dữ dội, ngón tay hoặc ngón chân thâm tím, loét bàn chân. Nặng hơn là tê tay chân hoặc yếu cơ.
Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Máu chảy bất thường ở miệng, mũi, trực tràng hoặc âm đạo, chảy từ vết tiêm hoặc vết tiêm, máu chảy không ngừng.
Có đốm đỏ hoặc tím ở dưới da, và da dễ bị bầm tím.
Nước tiểu có máu, đi đại tiện phân kèm máu hoặc có màu đen, ho ra máu hoặc nôn ra chất dịch màu như bã cà phê.
Da xanh xao, nhợt nhạt, cảm thấy khó thở, mệt mỏi, mất tập trung, tim đập nhanh.
Mắc và da có màu vàng, đi tiểu ít hơn hoặc không thể tiểu, khi đi nước tiểu sẫm màu.
Đau lưng, đau vùng bụng hoặc nửa người.
Khi thuốc Warfarin gây tác dụng phụ, người bệnh có thể bị tiêu chảy, ớn lạnh, sốt, đau nhức hoặc có các triệu chứng cảm cúm.
Tương tác của thuốc Warfarin
Độ tương tác của thuốc Warfarin với các loại thuốc khác có thể làm tăng khả năng điều trị bệnh của thuốc hoặc cũng có thể làm tăng tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó khi sử dụng thuốc Warfarin qua việc tiêm hoặc uống kết hợp với các loại dược phẩm khác bạn cần lưu ý như sau:
Tác dụng của thuốc Warfarin sẽ tăng lên khi sử dụng cùng thuốc amitriptyline/nortriptyline, amiodarone, steroid.
Tác dụng của thuốc Warfarin có thể giảm hoặc tăng khi dùng với: ACTH, Phenytoin, corticoid.
Tác dụng của thuốc Warfarin sẽ giảm khi dùng thuốc cùng rượu, carbamazepin, barbiturat, aminoglutethimide, glutethimide, ethchlorvynol, dicloralphenazon, griseofulvin, rifampicin, primidone, thuốc tránh thai dạng viên chứa oestrogen,...
Thuốc Warfarin sẽ  không được sử dụng trong khi ăn hoặc không được uống cùng lúc với một số thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác không tốt. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc kiêng khem các loại thức ăn, đồ uống khi bạn dùng thuốc Warfarin.
Cách bảo quản
Nên bảo quản thuốc Warfarin  ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh để nơi ẩm ướt như trong phòng tắm, ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có một phương pháp bảo quản khác nhau, do đó người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Tránh xa tầm tay trẻ em.
Khi thuốc Warfarin đã hết hạn sử dụng hoặc không sử dụng được nữa. Tốt nhất là tìm hiểu về cách xử lý rác thải của địa phương về phương pháp tiêu hủy thuốc an toàn, không được vứt thuốc Warfarin và đường ống dẫn nước hoặc toilet.
Trên đây là toàn bộ thông tin công dụng, liều dụng, các bảo quản thuốc Warfarin. Bên cạnh đó là một số tác dụng phụ người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, do đó tốt nhất khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và sử dụng đúng theo chỉ định về liều dùng.
Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-warfarin.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc xanh methylen 1 là gì? Tác dụng và lưu ý khi sử dụng
Thuốc xanh Methylen là loại thuốc đa chức năng, được sử dụng để điều trị các bệnh như nhiễm trùng da, sát khuẩn, điều trị chốc lở,... Bạn đã hiểu hết về tính năng, công dụng cũng như liều dùng của thuốc xanh Methylen chưa? Để có cái nhìn tổng quát hơn về dòng sản phẩm này, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về thuốc xanh methylen 1
Thuốc Methylene xanh được Heinrich Caro điều chế lần đầu tiên vào năm 1876, đây là loại thuốc chuyên dụng của Tổ chức Y tế Thế giới, thuốc xanh methylen khá an toàn và hiệu quả. Tại Vương quốc Anh 1 chai thuốc xanh methylen 50mg có giá khoảng £ 39,38, tại Mỹ giá là 191,40 USD..
Thuốc xanh methylen dạng tiêm được sử dụng điều trị tăng methemoglobin huyết, thuốc hoạt động bằng cách chuyển hóa methemoglobin thành hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong cơ thể tốt hơn.
Thuốc xanh methylen dạng uống được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng methemoglobin huyết. Thuốc dạng uống hoạt động giống loại thuốc sát khuẩn nhẹ giúp diệt vi khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một thêm kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, thuốc xanh methylen còn được sử dụng như một chất nhuộm giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy mô và chất dịch trong cơ thể khi chụp X - quang, phẫu thuật hoặc trong một số xét nghiệm chẩn đoán khác.
Dược động học của thuốc xanh methylen
Thuốc xanh methylen được hấp thụ tốt từ đường tiêu hóa, tới các mô thuốc nhanh chóng bị khử thành xanh leukomethylen, bền vững dưới dạng phức, dạng muối và dạng kết hợp trong nước tiểu, tuy nhiên thuốc không bị khử trong máu.
Xanh methylen được bài trừ qua mật và nước tiểu, trong đó 75% được thải qua đường nước tiểu hầu hết ở dạng leukomethylen không ổn định. Khi tiếp xúc với không khí nước tiểu sẽ chuyển sang màu xanh da trời hoặc xanh lá cây, một phần của thuốc sẽ không bị biến đổi màu khi được thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Chỉ định thuốc Xanh methylen
Điều trị cho người mắc phải methemoglobin huyết.
Giải độc nitroprusiat, cyanid và chất gây methemoglobin huyết.
Sát khuẩn đường niệu sinh dục.
Sử dụng để điều trị nhiễm virus ngoài da tại chỗ như virus Herpes simplex.
Do thuốc xanh methylen có liên kết không hồi phục với acid nucleic và phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Nên thuốc được sử dụng để điều trị khi người mắc phải tình trạng viêm da mủ, thủy đậu, chốc lở, zona hay nhiễm virus ngoài da như Varicella zoster, Herpes simplex.
Sử dụng làm thuốc nhuộm mô ở trong các thao tác chẩn đoán (xác định lỗ rò, nhuộm vi khuẩn).
Chống chỉ định
Người bị suy thận.
Người mắc bệnh thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase và trẻ nhỏ không nên sử dụng thuốc xanh methylen vì sẽ dẫn tới tình trạng tan máu cấp.
Không sử dụng thuốc xanh methylen cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Không dùng thuốc xanh methylen dạng tiêm trong ống cột sống.
Không điều trị methemoglobin huyết bằng thuốc xanh methylen, do có thể bị ngộ độc clorua gây biến đổi clorat thành hypoclorit có độc tính cao hơn.
Tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng thuốc xanh methylen
Thuốc xanh methylen có thể gây nên tình trạng thiếu máu hoặc các triệu chứng tại đường tiêu hóa khi sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc uống thuốc liều cao.
Tác dụng phụ thường gặp: Tan máu, thiếu máu.
Tác dụng phụ ít gặp: Buồn nôn và nôn, chóng mặt, đau bụng, đau đầu, huyết áp hạ, sốt, đau vùng trước tim, da có màu xanh, bàng quang bị kích ứng.
Tốt nhất khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa có giải pháp điều trị kịp thời.
Liều lượng sử dụng
Khi sử dụng thuốc xanh methylen, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng theo chỉ định trong đơn thuốc. Việc dùng thuốc xanh methylen cần phù hợp với mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh lý, giới tính, tuổi tác,... như vậy sẽ giúp mang lại hiệu quả cao nhất.
Liều lượng tiêm tĩnh mạch đối với người lớn và trẻ em: 1 - 2 mg/kg, nên tiêm chậm trong vài phút, trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ tiêm thêm 1 liều sau khoảng 1 giờ.
Khi dùng kéo dài để trị methemoglobin huyết do di truyền, người bệnh nên uống 150 - 300mg/ngày (đối với người lớn), từ 3 - 6 mg/kg (đối với trẻ nhỏ). Chia thành nhiều lần trong ngày, uống kèm 500mg vitamin C/ngày. Nên uống thuốc xanh methylen với nhiều nước để giảm tình trạng khó tiểu tiện và rối loạn đường tiêu hóa.
Nên sử dụng thuốc xanh methylen tiêm truyền tĩnh mạch với độ 0,1 tới 0,15 mg/kg thể trọng/giờ, sau khi đã sử dụng liều đầu tiên thì truyền với tốc độ 1 - 2 mg/kg.
Cách xử lý khi sử dụng thuốc xanh methylen quá liều
Khi dùng thuốc xanh methylen quá liều sẽ gây oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin huyết. Tác dụng phụ khi dùng liều cao người bệnh có thể gặp phải: Đau vùng trước tim, bồn chồn, khó thở, lo lắng, run và đường tiết niệu bị kích ứng. Ngoài ra, ở một số trường hợp thường bị tan máu nhẹ kèm theo bilirubin huyết tăng và thiếu máu.
Cách xử lý: Thực tế không có thuốc giải độc đặc hiệu. Việc điều trị mang tính chất hỗ trợ và loại bỏ chất độc, cụ thể bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày hoặc gây nôn, dùng thuốc tẩy hoặc than hoạt tính và thẩm tách máu trong trường hợp cần thiết. Truyền máu, thậm chí truyền thay máu và cho thở oxy.
Cách bảo quản thuốc Xanh methylen
Điều kiện bảo quản: Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và nguồn nhiệt trực tiếp, tránh nơi ẩm ướt, không để thuốc xanh methylen gần các loại hóa chất độc hại. Cách thực hiện bảo quản:
Kiểm tra lọ thuốc xanh methylen để tránh bị vỡ, dập gây ảnh hưởng tới thuốc.
Kiểm tra kỹ nhãn mác, tính chất, màu sắc của thuốc, hạn sử dụng.
Thao tác xếp thuốc xanh methylen nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gây đổ vỡ.
Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện cũng như xử lý sai sót.
Trên đây là toàn bộ thông tin công dụng, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc xanh methylen người bệnh cần lưu ý. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-xanh-methylen.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc verospiron 25mg: Thành phần, công dụng và liều dùng cần nắm rõ
Thuốc Verospiron 25mg là sản phẩm thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thải kali, tác dụng vào ống lượn xa của thận giúp ức chế ion Natri, giữ nước cũng như thải trừ Kali aldosterone, bên cạnh đó nó còn ức chế thải trừ ion acid H+ vào trong nước tiểu làm hạ huyết áp. Để hiểu rõ đầy đủ các thông tin về thuốc Verospiron®, bạn đọc có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Thành phần và đặc điểm của thuốc Verospiron 25mg
Thành phần: Thuốc Verospiron® có chứa hoạt chất chính là spironolactone, đây là chất đối kháng cạnh tranh với aldosterone (một loại hóc môn khoáng chủ yếu là steroid do zona glomerulosa tạo ra vỏ thượng thận của tuyến thận).
Dạng bào chế và hàm lượng: Thuốc Verospiron được bào ở các dạng viên nang và viên nén với hàm lượng cụ thể như sau:
Viên nén 25mg: 100 viên/1 hộp
Viên nang 50mg: 30 viên/1 hộp
Viên nang 100mg: 30 viên/1 hộp
Cách hấp thụ, chuyền hóa, bài trừ của thuốc Verospiron: Ở dạng viên nén và viên nang, thuốc giúp cơ thể có thể hấp thụ mạnh qua đường tiêu hóa. Các hoạt chất  spironolactone khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng phân tán và liên kết Verospiron với protein huyết tương, chuyển hóa thành chất có tính dược lý là canrenone và 7a thiomethyl spironolactone.
Thành phần thuốc chuyển hóa qua hàng rào của máu và não, đồng thời bài tiết vào trong sữa mẹ. Bên cạnh đó thuốc Verospiron chủ yếu được bài trừ qua đường nước tiểu.
Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng thuốc Verospiron
Thuốc Verospiron được dùng để điều trị các loại bệnh sau:
Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân
Kali trong máu hạ
Phù do suy tim sung huyết, cổ trướng kèm xơ gan và bệnh thận
Bệnh nhân bị suy tim nặng
Bên cạnh đó thuốc Verospiron còn được sử dụng trong các trường hợp sau:
Sử dụng trước khi phẫu thuật bệnh cường aldosteron tiên phát
Điều trị hội chứng thận hư
Bệnh nhân điều trị bởi digitalis bị hạ kali huyết không còn giải pháp điều trị
Không nên sử dụng thuốc Verospiron® trong một số trường hợp sau:
Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc
Người có tiền sử bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc
Người bệnh bị vô niệu một phần hoặc vô niệu hoàn toàn bởi thói quen ăn uống không điều độ, khoa học
Bệnh nhân bị suy thận cấp và suy thận mãn tính nghiêm trọng
Người bệnh bị tăng kali huyết, giảm natri huyết, rối loạn tiêu hóa nặng
Phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú
Ngoài ra, dòng thuốc Verospiron® còn được chống chỉ định trong một số trường hợp khác. Các chỉ định hoặc chống chỉ định khác của thuốc không được liệt kê ở trên nhưng có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để việc sử dụng trở nên an toàn và hiệu quả nhất.
Liều dùng thuốc Verospiron®
Với người lớn
Người bị bệnh cường aldosteron nguyên phát: Sử dụng từ 100 - 400mg thuốc/ngày
Người bị phù: Sử dụng từ 25 - 200mg thuốc/ngày, sử dụng tối đa 5 ngày
Người bị huyết áp cao: Dùng từ 25 - 100mg thuốc 1 lần/ngày
Người bị suy tim: Ban đầu bạn nên dùng 25mg 1 lần/ngày, dùng tăng lên 50mg 1 lần/ngày hoặc giảm còn 25mg 2 ngày 1 lần, tùy vào khả năng dung nạp của thuốc.
Dùng thuốc Verospiron® cho trẻ em (liều lượng dùng tương đương với cân nặng)
Liều ban đầu trẻ chỉ nên dùng 1 - 3,3mg/kg. Sau 5 ngày cho trẻ uống thuốc Verospiron®, cha mẹ cân nhắc tăng liều lượng thuốc lên 3 lần so với liều ban đầu. Để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp về liều dùng thuốc Verospiron® chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo phù hợp với cơ địa của bạn.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Verospiron®
Trước khi dùng thuốc, cần báo chính xác với bác sĩ về sức khỏe của bản thân, đặc điểm dị ứng, tiền sử các cuộc điều trị đặc biệt và phẫu thuật nếu có.
Khi uống thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thận trọng khi dùng chung các loại thuốc khác với thuốc Verospiron®, tránh làm thay đổi tác dụng, tính chất của thuốc gây ra tác dụng phụ.
Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng sức khỏe đã tiến triển khá tốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trong mọi trường hợp.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc Verospiron với các loại thuốc sau: Thuốc lợi tiểu, thuốc lợi tiểu giữ K, ACEI, NSAID, digoxin, fludrocortisone, neomycin, carbenoxolone, miotan, triptorelin, dẫn xuất coumarin, gonadorelin,  buserelin, thuốc chống HA (đặc biệt là loại thuốc phong bế hạch),... vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của thuốc Verospiron
Phản ứng bình thường: Thấy buồn ngủ, có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu. Với trường hợp này cần theo dõi tình trạng cụ thể, tham khảo ý kiến người có chuyên môn về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
Phản ứng cần lưu ý: Người rất mệt mỏi, nôn nhiều, sốt, nổi mẩn ngứa ngáy khắp người. Với các triệu chứng này, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa nơi bạn được kê đơn và nhận thuốc điều trị để nhận được tư vấn cụ thể.
Phản ứng nghiêm trọng: Mệt lả, ngất xỉu, ho ra máu, không ngồi dậy được khi nằm, các bộ phận khác bị sưng phù, hệ tiêu hóa bị rối loạn nặng,... Với các biểu hiện nguy hiểm này, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Để hạn chế tuyệt đối nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, tốt nhất hãy thực hiện tốt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng thuốc đã hết hạn hay bị hư hỏng. Xử lý thuốc hợp lý, tránh xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Verospiron® người bệnh cần đặc biệt lưu ý để tránh những tác dụng phụ không tốt trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-verospiron.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc Valsartan: Công dụng, liều dùng và danh sách thuốc valsartan có chứa chất gây ung thư
Thuốc Valsartan là dòng sản phẩm rất quen thuộc đối với những người mắc bệnh huyết áp cao hay suy tim, suy thận. Vì đây là loại thuốc liên quan trực tiếp tới các cơ quan quan trọng của cơ thể, nên việc nắm rõ tác dụng, cách dùng cũng như liều dùng của thuốc là điều rất cần thiết.
Công dụng của thuốc Valsartan
Thuốc Valsartan là dòng sản phẩm được sử dụng để điều trị suy tim và huyết áp. Thuốc còn được dùng với mục đích kéo dài hơn thời gian sống sót cho người bệnh khi bị nhồi máu cơ tim. Thuốc có 2 dạng đó là viên nén và viên nang 80mg, 160mg.
Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế thụ thể angiotensin (ARB) bằng cách làm giãn mạch máu giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn từ đó giảm huyết áp tăng cao, phòng ngừa đột quỵ và các bệnh về thận. Thuốc Valsartan còn được sử dụng để bảo vệ thận khỏi tổn thương do tiểu đường.
Cách dùng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi được cung cấp thuốc, uống theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống từ 1 đến 2 lần/ngày sau ăn. Liều lượng thuốc cần dựa vào tình trạng sức khỏe đáp ứng nhu cầu điều trị của bạn. Với trẻ em, liều lượng sử dụng thuốc Valsartan sẽ phụ thuộc vào cân nặng.
Nếu bạn dùng thuốc Valsartan dạng lỏng thì nên lắc đều chai thuốc trong 10s trước khi uống. Đo liều dùng với th��a đo lường đặc biệt, không sử dụng thìa/muỗng ăn tại nhà vì sẽ không thể chính xác được lượng thuốc.
Nên dùng thuốc đều đặn, uống vào thời điểm cố định trong ngày, tiếp tục sử dụng kể cả khi cơ thể bạn đã ổn định, chỉ ngưng sử dụng thuốc Valsartan khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu cảm thấy tình trạng bệnh không được cải thiện và tồi tệ hơn khi sử dụng thuốc Valsartan, bạn nên báo cho bác sĩ biết. Ví dụ: Uống thuốc Valsartan để trị tăng huyết áp nhưng huyết áp lại cao hơn.
Cách bảo quản
Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, với thuốc Valsartan nên bảo quản ở nhiệt đồ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm mốc. Không nên bảo quản trong ngăn đá và trong phòng tắm. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, giữ thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
Tuyệt đối không vứt thuốc Valsartan vào đường ống dẫn hoặc toilet. Chỉ vứt thuốc khi thuốc đã quá hạn, nên tham khảo ý kiến dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Đối với cho người lớn
Người bị suy tim: Liều khởi đầu uống 40mg 2 lần/ngày, uống duy trì 80 - 160 mg 2 lần/ngày.
Người bị huyết áp cao: Liều khởi đầu uống 80 - 160 mg 1 lần/ngày, liều duy trì dùng 80 - 320 mg 1 lần/ngày.
Người bị nhồi máu cơ tim: Liều đầu tiên dùng 20mg 2 lần/ngày, (điều chỉnh trong 7 ngày), sau đó uống 40mg 2 lần/ngày và uống liều duy trì khoảng 160mg 2 lần/ngày.
Lưu ý: Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu hạ huyết áp hay rối loạn chức năng của thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều lượng của thuốc.
Chống chỉ định
Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Người bị hạ huyết áp.
Người bị hẹp động mạch chủ năng, hẹp động mạch thận và bị tổn thương dẫn tới hẹp động mạch thận.
Người bị suy thận nên thận trọng khi sử dụng, tham khảo và tuân thủ theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Đối với trẻ nhỏ
Không dùng thuốc Valsartan cho trẻ dưới 6 tuổi.
Trẻ từ 6 - 16 tuổi: Liều đầu tiên uống 1,3mg/1kg, uống 1 lần/ngày. Liều uống duy trì tăng lên 2,7mg/1kg một lần một ngày (tăng tối đa lên 160mg). Điều chỉnh liều lượng dùng thuốc Valsartan đáp ứng điều trị phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc Valsartan cần lưu ý
Dị ứng: Nếu cơ thể bạn có bất kỳ phản ứng nào bất thường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay,... khi sử dụng thuốc cần lập tức báo với bác sĩ chuyên khoa. Trước khi sử dụng thuốc bạn cũng cần báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với các chất bảo quản, thực phẩm, động vật,... để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp, tránh tác dụng phụ không tốt.
Nhiễm khuẩn: Viêm mũi, ho, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, viêm họng, đau lưng, đau khớp.
Tác dụng phụ khác: Suy nhược, mất ngủ, phù chân tay, yếu sinh lý, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng.
Thông tin về việc cấm lưu hành thuốc Valsartan tại Việt Nam
Ngày 18/7/2018, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo về việc Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) và nhiều quốc gia trên thế giới đã thu hồi một số loại thuốc chứa chất Valsartan được sản xuất bởi công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc do nguyên liệu Valsartan bị nhiễm tạp chất gây ung thư N-nitrosodimethylamine (NDMA).
Theo EMA, tạp chất NDMA không gây hại ngay lập tức tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể gây ung thư. Do đó việc thu hồi thuốc là biện pháp cần thiết nhằm phòng tránh những ảnh hưởng không tốt đối với người bệnh.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành cho 111 loại thuốc chứa valsartan. Trong đó 57 loại thuốc valsartan sử dụng nguyên liệu của công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc. Do đó vào ngày 10/7 và 13/7 năm 2018, Bộ Y tế đã các văn bản số 13124/QLD-CL và 13441/QLD-CL yêu cầu cơ sở kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu ngừng việc nhập khẩu, sản xuất đối với 57 loại thuốc sử dụng nguyên liệu từ công ty của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế vẫn cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục nhập khẩu, sản xuất và lưu hành các loại thuốc còn lại không dùng nguyên liệu của công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals, Trung Quốc. Điều này đảm bảo cung ứng đủ lượng thuốc chất lượng phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như tránh giá thuốc biến động.
Danh mục thuốc valsartan bị thu hồi
32 thuốc sản xuất trong nước:
STT Tên thuốc Hoạt chất Số đăng ký 1 Pegianin Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 25 mg
VD-2702-12 2 Cardipino 80/12,5 Valsartan 80 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-28328-17 3 Rusartin Valsartan 80 mg VD-11322-10 4 Divales Valsartan 160 mg VD-21500-14 5 Divales Valsartan 80 mg VD-21501-14 6 Valsgim 160 Valsartan 160 mg VD-23494-15 7 Valsgim-H 80 Valsartan 80 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-23496-15 8 Valsgim 80 Valsartan 80 mg VD-23495-15 9 Valsgim-H160/12,5 Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-25129-16 10 Doraval 80 mg Valsartan 80 mg VD-25424-16 11 Doraval plus 160 mg/25 mg Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 25 mg
VD-26463-17 12 Doraval plus 80 mg/12,5 Valsartan 80 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-26464-17 13 Halotan 160 Valsartan 160 mg VD-20785-14 14 Halotan 40 Valsartan 40 mg VD-20786-14 15 Halotan 80 Valsartan 80 mg VD-20787-14 16 Opevalsart 40 Valsartan 40 mg VD-20792-14 17 Opevalsart 80 Valsartan 80 mg VD-24249-16 18 Vasartim 160 Valsartan 160 mg VD-21684-14 19 Vasartim 40 Valsartan 40 mg VD-20461-14 20 Vasartim 80 Valsartan 80 mg VD-20802-14 21 Vasartim Plus 160:25 Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 25 mg
VD-12907-10 22 Ocedio 80/12,5 Valsartan 80 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-29339-18 23 Pyvasart 160 Valsartan 160 mg VD-23853-15 24 Pyvasart 40 Valsartan 40 mg VD-23854-15 25 Pyvasart 80 Valsartan 80 mg VD-23222-15 26 Pyvasart HCT 80/12,5 Valsartan 80 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-27316-17 27 Tolzatarn Plus Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VD-27098-17 28 Valsartan 80 mg Valsartan 80 mg VD-27843-17 29 Valsartan STADA 160 mg Valsartan 160 mg VD-25030-16 30 Valsartan STADA 80 mg Valsartan 80 mg VD-14016-11 31 Valsartan Stada 40 mg Valsartan 40 mg VD-26570-17 32 Valsartan Stada 80 mg Valsartan 80 mg VD-26571-17
25 thuốc nhập khẩu:
STT Tên thuốc Hoạt chất Số đăng ký 1 Valzaar H Valsartan; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-6346-08 2 Valzaar-40 Valsartan 40 mg VN-7399-08 3 Valzaar-80 Valsartan 80 mg VN-7400-08 4 Varsarley Valsartan 80 mg VN-7685-09 5 Valzaar-160 Valsartan 160 mg VN-8944-09 6 Cardival Valsartan 80 mg VN-5275-10 7 Dizantan Valsartan 80 mg VN-11140-10 8 Veesar 80 Valsartan 80 mg VN-12936-11 9 V-Sartan 160 Valsartan 160 mg VN-14443-12 10 V-Sartan 80 Valsartan 80 mg VN-14444-12 11 Sagasartan-V160 Valsartan 160 mg VN-14141-11 12 Valsacard Valsartan 160 mg VN-17296-13 trừ số lô: 010118; 010218 13 Valsacard Valsartan 80 mg VN-17145-13 trừ số lô: 010118; 020118; 030118; 040118; 050118; 060118; 070118; 080118 14 Valbelis 160/25mg Valsartan 160 mg; Hydroclorothiazid 25 mg VN-17296-13 15 Valbelis 80/12,5 mg Valsartan 80 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-17297-13 16 Valzaar H Valsartan 80 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg VN-17796-14 17 Tantordio 40 Valsartan 40 mg VN-18475-14 18 Sectum Valsartan 80 mg VN-18756-15 19 Vasblock 80 mg Valsartan 80 mg VN-19240-15 20 Tantordio 80 Valsartan 80 mg VN-19366-15 21 Vasblock 160 mg Valsartan 160 mg VN-19494-15 22 Tantordio 160 Valsartan 160 mg VN-19539-15 23 Corosan Valsartan 80 mg VN-19595-16 24 Valdesar Plus Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 25 mg
VN-20724-17 25 Valdesar Plus Valsartan 160 mg
Hydroclorothiazid 12,5 mg
VN-20725-17
Nguồn: Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc valsartan, việc cấm lưu hành các loại thuốc valsartan hoàn toàn có cơ sở. Do đó, bạn nên cân nhắc, tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng tránh những tác hại không tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
  Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-valsartan.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc Vastarel 20mg và 35mg có tác dụng gì, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng
Thuốc Vastarel được xem là một loại thuốc “trợ tim” thế hệ mới giúp điều trị các triệu chứng: đau thắt, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim,... Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Vastarel bao gồm: thành phần, công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Thuốc Vastarel có tác dụng gì
Vastarel là dòng thuốc giúp điều trị đau thắt ngực rất hiệu quả với thành phần chính là Trimetazidine hydrochloride. Thuốc ở dạng đường uống trực tiếp, viên nén và viên nén bao phim nên khả năng hấp thụ vào cơ thể rất nhanh. Nồng độ đạt 2h sau khi dùng thuốc. Tại trạng thái cân bằng thuốc có tác dụng từ 24 tới 36 giờ, giúp nâng cao ổn định cho quá trình điều trị.
Hiện nay, đây là loại thuốc duy nhất sử dụng glucose thay thế chất béo nhằm duy trì hoạt động năng lượng của tế bào tim. Bằng cách chuyển hóa này, Vastarel giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ tim trước tình trạng cơn đau ngực gây thiếu oxy.
Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng thuốc Vastarel có tác dụng giúp tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giảm đau ngực, giảm biến động huyết áp mà không làm thay đổi hoạt động của nhịp tim. Khi kết hợp Vastarel cùng nhóm thuốc Nitrat sẽ giúp giảm liều dùng với nhóm thuốc này từ đó giảm tác dụng phụ khi sử dụng.
Thuốc Vastarel với hoạt chất Trimetazidin lớn có khả năng bảo vệ cơ tim và giúp ổn định năng lượng tế bào cũng như phòng chống biểu hiện điện sinh lý thiếu máu cục bộ, nhanh chóng đưa bệnh nhân trở về trạng thái bình thường ban đầu.
Bên cạnh đó, hoạt chất Trimetazidin có trong thuốc Vastarel có tác dụng giúp giảm độc tính của gốc tự do được oxy hóa khi cơ thể gặp phải tình trạng thiếu máu cục bộ tế bào. Do đó, thuốc Vastarel còn có tác dụng bảo vệ tế bào giúp chống lại sự giảm oxy mô.
Liều dùng và cách dùng thuốc Vastarel
Liều dùng
Bác sĩ chuyên môn cho biết, liều dùng thuốc Vastarel sẽ tùy vào hàm lượng của thuốc.
Với thuốc Vastarel 20mg, người bệnh dùng 3 lần/ngày
Với thuốc Vastarel 35mg người bệnh dùng 2 lần/ngày.
Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Hướng dẫn cách dùng
Mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau để phát huy tối đa tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh lý. Với thuốc Vastarel chúng tôi xin hướng dẫn cách sử dụng cụ thể như sau:
Dùng thuốc Vastarel đúng cách: Nên dùng thuốc Vastarel sau ăn hoặc ngay trong bữa ăn để đem lại hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế tác dụng phụ cho đường tiêu hóa..
Trường hợp khẩn cấp khi sử dụng thuốc Vastarel quá liều: Trường hợp dùng quá liều cần tới cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.
Quên sử dụng thuốc Vastarel: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc Vastarel thì cần uống bù ngay lập tức. Tuy nhiên nếu quên quá nhiều lần liên tiếp, thì nên bỏ quan và uống đều liên tiếp theo kế hoạch đã đề ra. Tuyệt đối không tự ý tăng gấp đôi liều thuốc để tránh gặp phải tình trạng sốc thuốc.
Tương tác của thuốc Vastarel với những thuốc khác
Khả năng tương tác của thuốc Vastarel với các loại thuốc khác: Quá trình tương tác thuốc sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Do đó, khi dùng thuốc Vastarel bạn cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng gồm không kê đơn và kê đơn như: Thực phẩm chức năng, vitamin,... từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Ảnh hưởng của sức khỏe tới thuốc Vastarel: Tình trạng sức khỏe của cơ thể người bệnh sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định cho thuốc Vastarel. Do đó, bệnh nhân nên khai báo chính xác về tình trạng sức khỏe cho bác sĩ.
Tác dụng phụ đáng chú ý của Vastarel
Vốn được xem là loại thuốc an toàn và có khả năng dung nạp cao, tuy nhiên cũng giống với các loại thuốc Tây y khác, thuốc Vastarel có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như:
Dị ứng: Ngứa, phát ban, nổi mề đay, sưng mặt và lưỡi gây khó nuốt, khó thở.
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy,... để tránh tác dụng phụ này bạn nên sử dụng thuốc cùng thức ăn.
Rối loạn hệ thần kinh: Khi gặp phải các triệu chứng đau đầu, chóng mặt,... bạn cần hạn chế vận hàng máy móc, hạn chế lái xe. Bên cạnh đó, thuốc còn gây rối loạn chức năng vận động như hội chứng Parkinson người run, chậm chạp, cứng đờ người, dáng đi bất thường,... hoắc hội chứng chân không nghỉ.
Đây là những mối lo ngại hàng đầu khi bệnh nhân phải sử dụng thuốc Vastarel trong thời gian dài, do đó bác sĩ chuyên môn khuyến cáo người bệnh chỉ sử dụng trong vài tráng để phục hồi chức năng của tim sau khi gặp phải cơn nhồi máu. Ngoài ra, nếu gặp phải dấu hiệu bất thường nào như trên, bạn nên thông báo sớm cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
Đối tượng không được sử dụng thuốc Vastarel?
Với những tác dụng phụ kể trên, các đối tượng sau được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Vastarel nhằm bảo đảm an toàn:
Người quá mẫn với thành phần của Vastarel hoặc thành phần có trong các biệt dược của thuốc.
Người mắc hội chứng Parkinson, hội chứng chân không nghỉ và một số rối loạn vận động liên quan khác.
Người bị suy thận giai đoạn nặng (độ thanh thải creatinin ở dưới 30ml/phút)
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Dù chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc Vastarel với những đối tượng này, tuy nhiên việc hạn chế dùng thuốc Vastarel là điều cần thiết để tránh tác dụng không tốt của thuốc Vastarel đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Tác dụng của thuốc Vastarel mang lại cho bệnh nhân tim mạch là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng như một chỉ định bổ sung khi các thuốc cùng loại khác không hiệu quả. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc này bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và thường xuyên để ý tới tác dụng phụ ngoài ý muốn để bảo đảm an toàn khi sử dụng.
  Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-vastarel.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Text
Thuốc Waisan: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Rất nhiều bệnh nhân khi được kê đơn hiểu rõ loại thuốc đó là gì và công dụng như thế nào. Thuốc Waisan cũng vậy, bệnh nhân khi sử dụng thường truyền tai nhau nhưng biết  thành phần và công dụng của thuốc. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về dòng sản phẩm này hãy tham khảo những thông tin về thuốc Waisan dưới đây nhé.
Thông tin về thuốc Waisan
Thuốc Waisan là dòng thực phẩm chức năng có tác dụng giãn cơ, thường được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp bị co cứng như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, đau nhức dây thần kinh kéo dài. Đây là sản phẩm đã được nhận được sự cấp phép lưu hành toàn quốc. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Dược và Trang thiết bị Y tế Bình Định.
Thành phần: Thuốc Waisan có thành phần chính là hoạt chất Eperisone cùng các tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc đóng vỉ 10 viên nén, mỗi hộp 10 vỉ.
Công dụng thuốc Waisan
Thuốc Waisan có tác dụng giãn cơ rất tốt, ít gây ra tác dụng phụ nên hiện nay thuốc đang được sử dụng phổ biến với người mắc các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ, đối tượng bị cứng cơ, khó khăn trong việc co duỗi với mục đích:
Giúp làm giãn cơ.
Hỗ trợ trị các chứng tăng cơ trương lực thường gặp ở người bị đau lưng, hội chứng thoái hóa đốt sống cổ hoặc viêm quanh khớp vai.
Giúp cải thiện tình trạng cơ cứng hoặc tê liệt đối với bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ, di chứng do gặp phải chấn thương cột sống, teo cơ,  liệt não, thoái hóa tủy sống hay bệnh mạch máu não.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc Waisan trong một số trường hợp nhất định. Cũng như thuốc sẽ phát huy tác dụng trong các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng bệnh, do đó bệnh nhân cần được sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách dùng thuốc Waisan
Người lớn: Liều dùng 1 viên, uống 3 lần/ngày, uống nhiều nước và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Liều lượng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, do người lớn còn có chức năng sinh lý nên bệnh nhân cần theo dõi thận trọng và uống giảm liều lượng khi thấy dấu hiệu bất thường.
Trẻ nhỏ: Độ an toàn của thuốc Waisan chưa được xác nhận, do đó việc uống thuốc cần theo chỉ dẫn chuyên môn và sự thay đổi theo từng đối tượng cũng như bệnh lý khác nhau tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trường hợp sử dụng quá liều
Trong một số trường hợp dùng thuốc Waisan quá liều hoặc uống quá nhiều thì cần đi cấp cứu người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc người bệnh đã uống. Bên cạnh đó, người nhà cũng cần nắm rõ cân nặng và chiều cao của người bệnh để thông báo với bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp sử dụng quên một liều
Nên uống thuốc Waisan đúng thời gian theo đơn của bác sĩ. Việc uống thuốc đúng thời gian giúp đảm bảo thuốc phát huy công dụng tốt nhất. Thường khi bạn quên có thể uống cách khoảng 1 - 2 giờ theo thời gian bác sĩ yêu cầu, không uống bù khi thời gian quá xa cho lần tiếp theo.
Cách bảo quản thuốc Waisan
Mỗi loại thuốc sẽ có một phương pháp bảo quản khác nhau, do đó nên đọc kỹ hướng dẫn cách bảo quản của nhà sản xuất trên bao bì, hoặc bạn có thể hỏi dược sĩ.
Giá thuốc Waisan
Do đây là sản phẩm sản xuất trong nước và được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc nên sản phẩm có mặt hầu hết tại các hiệu thuốc, bệnh viện, quầy thuốc tư nhân lớn nhỏ.
Tuy nhiên, do việc phân phối qua nhiều môi trường trung gian và các yếu tố các mà mỗi nơi thuốc Waisa lại có giá khác, tuy nhiên sự chênh lệch là không quá lớn. Cụ thể giá 1 hộp thuốc Waisa 10 vỉ x10 viên là 145.000 VNĐ.
Tương tác của thuốc Waisan
Thuốc Waisan tương tác với những loại thuốc nào?
Tương tác của thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gây tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Hãy báo với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ về các loại thuốc không kê toa và theo toa, khoáng chất, vitamin, sản phẩm thảo dược và các loại thuốc mà bác sĩ khác đã kê cho bạn để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Waisan tương tác với đồ uống, thực phẩm nào?
Đồ ăn, thuốc lá, rượu, bia có thể là tương tác với thuốc  Waisan. Tốt nhất là bạn nên kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá trong quá trình sử dụng thuốc Waisan , còn đối với thực phẩm bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Waisan
Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc
Cần sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không được dùng khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc bao bì của thuốc bị rách, mất tem nhãn mác.
Uống sau bữa ăn khoảng 60 phút để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và giúp thuốc hấp thụ tốt nhất vào trong cơ thể.
Không nên lạm dụng thuốc tránh phản ứng phụ có thể gây mẩn ngứa, nổi mề đay, chóng mặt, sốt nhẹ, nôn mửa.
Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc không nên dùng thuốc Waisan. Để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Tác dụng phụ có thể gặp phải
Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định, quá liều lượng hoặc dị ứng với thuốc Waisan có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ như:
Hoa mắt, chóng mặt
Cơ thể mệt mỏi, bồn chồn
Rối loạn đường tiêu hóa, đại tiện không kiểm soát
Đau đầu, làm việc không tập trung
Dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay
Trên đây là thông tin đầy đủ về công dụng, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ cũng như giá của thuốc Waisan. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tránh tác dụng không tốt đối với sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
  Nguồn: https://anduoc.com/thuoc-waisan.html #anduoc #thoaihoacotsong #benhthoaihoacotsong #thoáihóacộtsống #bệnhthoáihóacộtsống #đaulưng #daulung #thoatvidiadem
0 notes
anduoc · 6 years ago
Link
0 notes
anduoc · 6 years ago
Link
0 notes
anduoc · 6 years ago
Link
0 notes