vietdamfromvietnam
.vietdam
23 posts
.vietdam. keep the thoughts random.
Don't wanna be here? Send us removal request.
vietdamfromvietnam · 5 years ago
Photo
Tumblr media
[the song] The first rays of sunlight broke through the gaps on the blinds and lazily fell on the sleeping face of Vincent. He was awoken before his eyelids could muster enough strength to flutter. Old before his age, no one could have looked at Vincent and believed the number 27; yet buried deep inside that dilapidated shell was a mind as sharp as any blade that was ever forged. Sure, time had turned it rusty around the edges, and the handle was worn to the grip; but it still cut, and every cut hurt. But not for much longer. Vincent was dying. Life was seeping out of him more rapidly every time he drew a breath. He never knew if each time he closed his eyes, it would be his last. He was just grateful that, at least so far, he always found the answer in the morning. This morning was different, however. The sunlight didn’t burn his skin as it used too. Perhaps his senses were failing. But still, he sensed it. The song. Softer than smoke, thinner than a distant memory, yet it cut deeper into his senses than a bite of winter. At first, he thought he had imagined it. No one would be singing at this hour, nor was there anyone anywhere around him. He lived in solitude, without family, without friends, with many foes - or so he thought. It was easier to imagine them as foes, than to admit that he could never sync to their frequencies. All he needed was his plants. To the untrained eyes, his flat must have look derelict and overtaken by nature. There were plants everywhere, overgrowing and overwhelming every surface and air space that could be taken. Sitting on the windowsills, draping over furniture, standing along the walls, hanging off the ceilings, trailing from the shelves, the thriving branches, leaves and vines left little space for the sole human lying half-dead on the bed. Vincent, at some point in his life, started nurturing his first pot of herbs, and it grew from there. Unknowingly but willingly, the plants started to replace the faces in his life, until everyone has faded and only their names were left, carefully and calligraphically written on the pots. He treated the plants like they were humans. And why not? They were living things, breathing, eating, being his friends; only they were a lot less hassle and trouble. Truthfully, they were a lot more understanding of his stories, and a lot more defiant of his wrath. They never talked back to him, never misunderstood him, never abandoned him. After all, “silence” and “resilience” was so closely resembling each other, they should have just been one. Vincent appreciated that. He knew he didn’t fit into this world. He wasn’t “above”, or “below”, just “out”. Like a stray puzzle piece that always caused confusion and annoyance, until it was ruthlessly disposed. He wasn’t fine with that, of course - Vincent wasn’t a saint. He learnt to accept and move on after so many times his displeasure and tantrums went unnoticed and unaddressed. Nothing ages a man like disappointment, and nothing matures a man like abandonment. Vincent had both, and based on those, he made his choice of company. When he wasn’t nursing, talking or shouting at his plant friends, he was singing to them. He liked the old melodies, and he knew they did, too. The raspy rustling of leaves and creaking of branches strangely blended into the tunes, like they were joining in, or clapping as he had imagined a thousand times in his childhood dream of becoming a singer on stage. Music was his life source, it flowed through him like the sticky sap that rushed through the green cells that made his friends what they were; and by singing to them, he was giving them his life force. The plants, like him, weren’t all perfect. Oh they were perfect in their own ways, in his eyes, but not in the commonly conforming sense of the word. Vincent’s patchy collection of friends consisted of all sorts: some he bought, some he grew; some he picked up on the roadside, dying and wilting as their previous owners abandoned them there; while some were gifted to him, back when the faces hadn’t left his life. What Vincent loved most was the ability to create new plant friends from what he got, and even if some died, their propagated offspring would quickly replace and perpetuate their companionship. He couldn’t have done that with humans, of course. Once they were gone, or once he has pushed them out of his life, they were gone for good. Vincent recited their departures a thousand times in his songs, and his plants never judged him or his ego, nor did they ever called him selfish and narcissistic. Now, on his death bed, his voice was gone, even his breath barely made a sound. Yet Vincent was sure he sensed the song. Softer than smoke, thinner than a distant memory, yet it cut deeper into his senses than a bite of winter. Vincent knew it wasn’t one of his melodies. He wasn’t the one singing it. They were. It was the sound of a thousand leaves rustling in the air, a million roots cooing through the soil, and a billion cells breathing together. Vincent’s slowing heart synced its beats with the chlorophyll that was glistening in the sunlight, and to the sap that was flowing in every stalks. He didn’t hear the song, he felt it. “Sleep tight, our loving Vincent For when you wake up, a new shoot might have broken out of its case Like a thousand times before, the seeds you germinate And the roots that penetrate the soil You wake to a new life In a brand new world And the new songs you’d sing Will be like none we’ve ever heard. Since the day we appeared from your love, To the day our roots rot in the ground, When our stalks no longer make new spouts, When our leaves die and our branches snap, When our calyxes stop hiding new buds When our chlorophyll is bleached by shadows, When we grow old, You grow with us. Giving us all your care and trust All your love and pain We are all the same We hear you and you feel us. Now you lay there, ready to rest Sleep tight, our loving Vincent It won’t be the same, it will be different Like no sleep that you’ve ever had. It won’t be happy, it won’t be sad It will just be silent, silent like a tree And you, singing man, you will forever be free As any of us Your roots will grow deep into the earth Your branches will reach up to the sky To breath, to rustle, to shine To photosynthesise To live. Our loving Vincent, now sleep You gave us our first breaths of life Now your bark flakes and your sap runs dry Let us give you your last.” Softer than smoke, thinner than a distant memory, yet it cut deeper into his senses than a bite of winter. The ringing of notes vibrated through Vincent’s nervous system, and escaped as his last breath circulated through his lungs and left via his lips. Though his last shadow of a smile never did. *** “Hey Luna, have you heard from Vincent lately?” “No Nathan. Last I heard, he was in a vegetative state.” “Whoa! For real?!” “Kidding! He was just locking himself up at home or something. Maybe he realised that no one wanted him and he should just get out of the way. He went off the social network grid, so that was all I could have figured. But was he ever not in a “vegetative” state though, you know, his plants and all that…“ “That was a shit pun! Come on, do better!” “Piss off, it was perfect! Do you want to get lunch together? I’ve gone vegetarian lately and I’ve found these gorgeous veggie restaurants just around the corner from ours.” “Sure. Ask Winnie and Ty, too, if you see them. I’ll swing by at 12, how’s that?” “Sure.” © Viet Dam
0 notes
vietdamfromvietnam · 5 years ago
Photo
Tumblr media
[về việc “độn” ngoại ngữ trong tiếng Việt] Thứ nhất, tôi nói “ngoại ngữ” vì vấn đề này không chỉ dừng ở tiếng Anh, mà có rất nhiều người chèn cả tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn vào tiếng Việt của mình, nhất là văn nói. Thứ hai, tôi nói “độn” để phân biệt với những từ mượn đã được Việt hóa thành vốn từ thông dụng. Các từ ngữ độn thường được dùng một cách lệch tông và không nhất quán với các bộ phận đứng trước và sau của chúng. Việc độn ngoại ngữ có ba hình thức chính: 1. Dùng nguyên trạng từ vựng tiếng nước ngoài chen vào giữa tiếng Việt (ví dụ: “Nếu như phải đi đến long distance relationship thì thật sự phải là mối quan hệ rất serious” v.v.) 2. Dùng từ viết tắt tiếng nước ngoài chen vào giữa tiếng Việt (ví dụ: “Mức độ tăng trưởng GDP”, “thuế VAT”, LOL, OMG, WTF v.v.) 3. Khôi phục những từ mượn đã được Việt hóa về nguyên bản (ví dụ: “vải linen”, “áo chemise”, “bếp gas”, “bánh gateau” v.v.) Theo thống kê năm 2008 của khoa Tiếng Anh, Viện Đại học Mở Hà Nội, 43,32% người được hỏi ý kiến đã trả lời rằng mình thường xuyên chèn từ ngữ tiếng Anh trong cách ăn nói và viết lách hàng ngày - và đó mới chỉ là nói riêng tiếng Anh, ngoại ngữ phổ biến nhất. Vậy chúng ta độn ngoại ngữ trong tiếng Việt để làm gì? Mục đích độn ngoại ngữ, về căn bản, bao gồm cả tốt và xấu. Cốt lõi vẫn là dùng với ai, dùng ở đâu, dùng lúc nào, dùng để làm gì, và dùng như thế nào. Về mặt tốt: - Nó giúp trình bày một cách dễ hiểu và ngắn gọn những khái niệm mà nếu dịch ra tiếng Việt sẽ dài dòng và tối nghĩa, hoặc tiếng Việt không có. - Nó giúp truyền tải hiệu quả trong môi trường thích hợp, giữa những người có cùng tư duy. - Nó giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập. - Nó giúp mang đến những sắc thái mới cho phương thức trình bày (ví dụ: “shopping” thời trang/“mua” lòng lợn, “anh em” trong nhà/“huynh đệ” tr��n giang hồ, “ma sœur” người Pháp/“nữ tu” người Việt). - Nó giúp cho người nói diễn đạt những điều hơi khiếm nhã, tục tĩu, hay riêng tư một cách kín đáo hơn vì không phải ai cũng hiểu (ví dụ: “kimochi”, “yamete”, “sextoy” v.v.). - Cuối cùng, nó giúp phát triển và làm phong phú từ vựng tiếng Việt (ví dụ: cụ Nguyễn Trãi chèn chữ “yuè”/“nguyệt” vào hơn 60 bài thơ Quốc Âm của mình: “Nguyệt mọc đầu non kình dội”, “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”, “Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt” v.v. song song với chữ “trăng” để tạo đối lập). Về mặt xấu: - Nó được dùng để thể hiện, làm màu, chứng tỏ. - Nó được dùng để a dua, học đòi một cách diễn đạt mới, sang, thú vị hơn. - Nó được dùng để khỏa lấp sự yếu kém về vốn từ vựng và diễn đạt tiếng Việt. - Nó thể hiện sự lười. - Nó thể hiện sự tự ti (dẫn đến tự tôn, sĩ diện). - Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Thế thì, do đâu mà chúng ta lại độn ngoại ngữ như thế? Hành động này, theo những nhà nghiên cứu và học giả có uy tín, có thể được giải thích khá dễ dàng, là kết quả tổng hợp của một số “tính cách tộc người” của người Việt Nam. Học giả Đào Duy Anh viết về “tính chất tinh thần” của người Việt: “thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động”, “hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài”, “ưa hư danh”, “bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài” v.v. Nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Hạnh đã nêu ra "7 di chứng nô lệ” của người Việt, trong đó, nói riêng về khía cạnh độn ngoại ngữ, có: “tâm lí vọng ngoại”, “thói đua đòi”, và “thói xu nịnh”. Tiến sĩ Bùi Quốc Châu chỉ ra 11 nét nhược trong 37 nét tính cách người Việt, trong đó có: 13. Tự ái nhiều hơn tự trọng, 14. Thường nghĩ đến cái lợi trước mắt, 16. Giỏi bắt chước, 20. Trọng hư danh, ưa nịnh hót, 28. Vọng ngoại, 31. Tính tùy tiện, cẩu thả, 33. Tính coi trời bằng vung, 37. Tính thích danh hơn thích làm giàu. Tác giả Nguyễn Xuân Tư đi sát hơn, chỉ đích danh các nguyên nhân của tệ nạn tùy tiện sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt: 1. Do tinh thần tự ti, 2. Do thói khoe khoang, 3. Do sự lười nhác suy nghĩ, 4. Do ý thức thiếu tôn trọng người khác. Để tổng hợp lại, chúng ta có thể thấy 6 nguyên nhân tính cách và bản chất chính: 1. Tính không biết từ chối, 2. Đầu óc không thành kiến, dễ dung nạp, 3. Óc thực dụng, thực tế, 4. Thói a dua, học đòi, sính/vọng ngoại, 5. Thói sĩ diện, 6. Tính lười nhác trong suy nghĩ. (Cũng phải nói thêm là việc độn ngoại ngữ không chỉ có duy nhất trong tiếng Việt chúng ta, mà trong các ngôn ngữ khác, kể cả những nước Tây phương tân tiến, họ cũng độn, và vì những lý do khác - tuy nhiên tôi tạm không bàn tới trong phạm vi bài viết.) Cho nên, đánh giá khách quan nhất cho hiện tượng này là gì? Hiện tượng độn ngoại ngữ này, phần lớn là không sai về bản chất, nhưng sai khi bị lạm dụng và biến tướng. Là một người theo chủ nghĩa tự do, tôi sẽ đấu tranh đến cùng cho quyền phát ngôn của mọi người. Nhưng quyền đi đôi với nghĩa vụ - bạn có quyền nói bất cứ kiểu gì bạn muốn, nhưng người khác cũng có quyền đánh giá bạn, và bạn phải có nghĩa vụ để không trở nên “chướng” hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến người hoặc sự vật, sự việc khác với cách phát ngôn của mình. Mỗi khi tôi nghe chỉ trích “giới trẻ nói chèn nhiều ngoại ngữ và dùng tên/nghệ danh nước ngoài”, tôi đều lên tiếng phản đối quan điểm có phần thiển cận đó. Việc này không dừng ở một giới nào cả, và nó cũng không phải chỉ thời đại này. Thời ông bà sính Hán, thời cha mẹ sính Pháp, Nga, thời con cái sính Anh, Hàn, Nhật. Một người nói “Tôi được trả tiền overtime”, cũng không khác mấy với một người nói “Thu nhập của tôi có thêm khoản phụ trội”. Tương tự, Nguyễn Phước Thịnh, nghệ danh Noo Phước Thịnh, cũng không khác gì với cụ Nguyễn Trãi, tự Ức Trai. Điều tôi muốn chỉ trích và thấy cần sửa đổi là khi chúng ta lạm dụng quyền tự do phát ngôn đó và dùng nó một cách thừa thãi, bừa bãi, gây khó hiểu và khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự việc chung. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các định hướng giá trị văn hóa-xã hội còn ở tình trạng nước đôi, cái cũ vẫn còn và không được trân trọng, cái mới chưa ổn định mà lại được kỳ vọng, tốt xấu chưa rõ ràng, thì hiện tượng độn ngoại ngữ vô lối còn có điều kiện phát triển mạnh. Thậm chí có những người ngữ pháp, chính tả, và phát âm ngoại ngữ rất dở, nhưng lại liên tục chèn ngoại ngữ vào cách hành văn của mình, gây nực cười (ví dụ: “Xuất-tinh/shooting”, “Xuộc/source”, “Rì-mích/remix”, “Boi-sờ-ben/boyband” v.v) Hoặc, họ dùng ngoại ngữ một cách thừa thãi, trùng lặp vì không hiểu rõ ngữ nghĩa của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài (ví dụ: “fan hâm mộ”, “thuế VAT, "máy ATM”, “địa chất đất”, “dòng hải lưu”, “sông Trường Giang” v.v.) Hay, họ dùng ngoại ngữ khi không cần dùng, khi tiếng Việt cũng có từ ngữ tương đương, thông dụng (ví dụ: ca sĩ chưa có “name”, không đủ “time” để thực hiện v.v.) Lại có lúc, họ chèn hai, ba ngoại ngữ vào một văn bản (ví dụ: “Babe! Kajima! Stay here with me! Kajima”, “Nỗi sợ I’m losing you” v.v.) Cuối cùng, họ dùng một cách không nhất quán, để lộ ra rằng mình cố tình dùng để khoe mẽ khi dùng cả hai phiên bản từ ngữ trong một câu (ví dụ: “cái long distance sẽ không còn là một cái khoảng cách, một cái trở ngại quá lớn”). Tất cả những hành động như vậy đều đáng bị chỉ trích và cần sửa đổi. Và còn những luận điệu ngụy biện gì cần bác bỏ? “Độn ngoại ngữ để thực hành ngoại ngữ”: Nếu muốn thực hành, hãy dùng thuần ngoại ngữ ấy trong giao tiếp, nhất là khi bạn biết đối phương đủ khả năng nghe hiểu, vì việc pha trộn lệch lạc hoàn toàn khiến từ ngữ bị hỏng nghĩa và ngữ pháp bị sai lệch, không giúp khả năng ngôn ngữ của ai tăng lên cả. Thay vì nói “Em không có time”, hãy nói “I don’t have time”. Giả dụ, bạn học thổi kèn, đi đâu bạn cũng mang theo cây kèn và thổi toe toe vào mặt người khác để thực hành, bạn nghĩ rằng điều đó có ổn không? “Môi trường làm việc quốc tế, giao tiếp bắt buộc, dần thành thói quen”: Nếu nói về môi trường, những người sống ở nước ngoài như chúng tôi còn bị ép buộc dùng ngoại ngữ như thế nào nữa? Nhưng chúng tôi vẫn dùng tiếng Việt tối đa, hết mức có thể, và trau dồi vốn từ vựng tiếng Việt để không “mất gốc”. Thậm chí, có những con em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, chỉ bập bẹ, lơ lớ nói được tiếng Việt, chúng vẫn dùng tiếng Việt thuần hoặc tiếng bản địa thuần, chứ không hề pha trộn. Gần hơn, chúng ta có thể thấy trên chương trình Shark Tank Vietnam - Thương Vụ Bạc Tỷ, Shark Thái Vân Linh, tuy lớn lên ở nước ngoài, làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng cô vẫn cố gắng diễn đạt ý dù phức tạp hay đơn giản bằng tiếng Việt, bất quá mới dùng tiếng Anh - khác hẳn với một số Shark thuần Việt Nam còn lại. Nên là, dùng thì cứ dùng, nhưng nên khảng khái tự biết là mình thiếu cố gắng và yếu diễn đạt. “Khó để diễn đạt bằng tiếng Việt cho trôi chảy, thoát ý”: Vì bạn thiếu hiểu biết, không đủ vốn để truyền tải bằng ngữ nghĩa tương đương mà chỉ biết dịch Nôm. Hãy đọc chuỗi những cuốn truyện Harry Potter để xem dịch giả Lý Lan (người gốc Tàu, giống Shark Linh) đã dịch đến cả những câu bùa chú và các từ ghép quái chiêu cho các sự vật không có thật mà tác giả J.K.Rowling đã chế ra như thế nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng là ngụy biện, vì có những trường hợp như vậy thật, không phải do lười hay thiếu hiểu biết về diễn đạt tiếng Việt, mà thực sự nó không thể diễn đạt được, hoặc nói ra không ai hiểu, vì khái niệm đó không có trong văn hóa và ngôn ngữ của người Việt (ví dụ: “Anhedonia”, “Sapiosexual” v.v.) Chẳng những thế, hiện tượng dùng tiếng Việt thái quá và không hiệu quả khi thông dịch tiếng nước ngoài cũng là việc có thật và cần bài trừ. Những tựa báo kiểu như “10 quả trứng phục sinh bạn không để ý thấy trong phim Avengers: Endgame” hoàn toàn vô nghĩa, vì “dịch Nôm” tiếng Anh mà không có tham chiếu tiếng Việt để giải nghĩa. Tóm lại, nói dông dài thì cũng chỉ để chốt lại những ý này. Độn ngoại ngữ là một hành động mang tính bản năng và bản chất. Với hiện tượng này, chúng ta không thể giải quyết bằng những phương cách nóng vội và bề mặt như lên án, thóa mạ, hay áp chế. Chúng ta cần giữ thái độ khách quan, trung hòa, không đánh đồng mọi trường hợp, mà có phân biệt theo hoàn cảnh giao tiếp để có biện pháp giáo dục hoặc khuyến khích hợp lý. Nên nhớ rằng, dùng tiếng Việt cũng là một cách yêu nước, còn hiệu quả hơn gấp ngàn lần những lời hô hào sáo rỗng. Tôi nhắc lại, cốt lõi của việc độn ngoại ngữ không gây chướng khí vẫn là “dùng với ai, dùng ở đâu, dùng lúc nào, dùng để làm gì, dùng như thế nào”. Người nghe hiểu thì hãy dùng. Môi trường hợp lý thì hãy dùng. Ngữ cảnh đòi hỏi thì hãy dùng. Cần thiết thì hãy dùng. Dùng thì dùng cho đúng. Dùng sai bị chửi ráng chịu. © Viet Dam
2 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 6 years ago
Photo
Tumblr media
[nay lớn, cớ sao lại khóc nhè?] Câu hỏi thách thức nhỉ! Cứ chiếu theo sự thường, lớn thì phải khóc thương cho nhân tình, thế thái, khóc hận vì người yêu, công việc, bạn bè - chứ sao lại khóc nhè như đứa trẻ? Ấy thế mà, như trước nay vẫn vậy, Trúc Nhân lại cứ hay giỏi lấy những cái bình thường để biến chúng thành phi thường. Cũng vẫn là chủ đề đấy - sự hiếu nghĩa, gia đình, tình mẫu tử - bao nhiêu người viết hoài sắp cạn, lật qua giở lại đến nhàm. Nhưng đấy là cống hiến của thế hệ trước. Trúc Nhân và Nguyễn Hải Phong thể hiện qua lăng kính và góc nhìn của thì hiện tại, chất vấn và thách thức những ý niệm sáo mòn. Nhạc của Nguyễn Hải Phong luôn mạnh về giai điệu, âm hưởng dân ca dễ thẩm thấu, cùng các hiệu ứng âm thanh bắt tai (cảm ơn backing vocalists!), nhưng thường yếu về ca từ - với riêng tôi là như vậy. Riêng tác phẩm này, ca từ của anh lại khá khúc triết và cô đọng. Một dòng triết lý bình dân, không hằn học, chẳng cay đắng, vừa nghe, đủ hiểu. “…hay hơn lời của mẹ”, dấu kết câu bằng những ngậm cười. Để nói cho công bằng, đây là một tác phẩm âm nhạc tròn trịa - nhưng bình thường, nếu chỉ là một bài hát đơn (single). Điểm bất thường đến phi thường, tôi trao phần nhiều cho music video (MV). Bất thường ở chỗ: để làm mới một chủ đề thừa sáo mòn và dư buồn bã, trong bối cảnh thị trường ai cũng chuộng tiếng khóc hơn tiếng cười, mà vẫn cô đọng được cảm xúc, đó là một hướng đi ít ai muốn và dám thử. Đặt thêm vào tham chiếu con đường âm nhạc của riêng Trúc Nhân, với MV trước đó “Người Ta Có Thương Mình Đâu” đang chùng xuống một thứ tình cảm âm tính, lặng vào bên trong và ăn mòn âm ỉ, đây là bước chuyển mình tôi không ngờ tới nhưng cũng rất có lý. Tất nhiên, một người bình thường nhất ngồi xem đến cuối MV cũng phải xúc động, nhưng xúc động rơi nước mắt đau thương, hay xúc động mỉm nụ cười thanh thản? Tôi cho rằng sự văn minh của Trúc Nhân trong cách làm việc đến từ góc nhìn cá nhân, không đi theo lối mòn “buồn thì khóc, vui thì cười, yêu thì ướt át, ghét thì sục sôi”. Mấy người lấy động để mô khắc tĩnh? Từ sự đối cảm của “khóc” và “nhè” đến sự đối trọng của “thế gian” và “mẹ”, lối khắc họa bằng đối nghịch ấy ăn sâu vào trong concept từ đầu đến cuối. MV tràn ngập những nụ cười và những điệu nhảy ngộ nghĩnh đặc trưng, chỉ điểm xuyết vài cú nhăn mặt tạo nét chấm phá, còn lại thì chàng trai cười, mẹ chàng trai cười, các bạn của chàng trai cũng cười. Cười thư thái có, cười lố lăng có, cười sảng khoái có, cười thanh thản có, cười hạnh phúc có, và cả nụ cười hối cải cũng có. Đến cả những phút giây căng thẳng nhất cũng được kết lại bằng nụ cười. Những nụ cười làm bật lên tiếng khóc, tiếng nhè, chưa từng được phát lên trong hơn 5 phút của MV, mà tại sao chúng ta vẫn nghe thấy? Những cảm xúc chuyển động và phù phiếm ấy phủ suốt chiều dài của MV, để cô lập nhưng không thể trấn áp khoảng tĩnh cuối cùng - và nó không đến đột ngột hay bùng nổ như một cao trào. Nó dai dẳng và lì lợm. Nó là bản chất bên trong mà người con nào cũng có thể và cần phải khai phá. Một đứa bé luôn muốn khóc nhè, chở che, và tha thứ - biểu cảm đã được diễn tả khá kịch nhưng rất chính xác ở những khung hình cuối cùng. Để ý hơn một chút, sự đối lập của tông màu trong MV qua từng mốc cuộc đời đếm lùi (2019-1991) là một lời bình luận trào phúng. Tôi nhớ năm 2012, khúc quanh sự nghiệp của Trúc Nhân ghi lại một chàng trai đen đen choắt choắt ngồi trả lời phỏng vấn Giọng Hát Việt về quá khứ có phần ngỗ nghịch của mình. Nếu ở thì hiện tại, cuộc sống của chàng trai có hai mảng sáng-tối rõ ràng, màu sắc đậm, độ tương phản cao, trắng sáng thì thật bình yên, đen tối thì thật hỗn độn; thì ở thì quá khứ, một lăng kính màu hồng được phủ lên tất cả rất mềm, dù là đêm hay ngày. MV bắt chúng ta nghe bằng tai, hiểu bằng trí óc, nhưng phải nhìn bằng mắt và cảm bằng trái tim. Sự vô tư không phân định của tuổi thơ biến thành sự vô tình rõ ràng hai thái cực của tuổi trẻ. Ấy thế mà trong sự vô tư ấy còn có bát mì hiếu nghĩa đêm khuya, còn sự vô tình này chỉ có cái nhíu mày khó chịu. Chi tiết “bát mì” xuất hiện chớp nhoáng ở ngay đầu MV, lạnh lẽo và cô độc trong thứ ánh sáng xanh tỏa ra từ bể cá, nơi một gia đình cá đang an yên sống, với bàn tay nuôi dưỡng tận tình của chàng trai. Vậy mà bàn tay bưng lên bát mì nóng ngày xưa, giờ đặt xuống bát mì nguội ăn vội, chỉ để bấm nút ngắt cuộc gọi kia, có biết nuôi dưỡng tình cảm gia đình của chính mình? Nhưng nụ cười của mẹ thì vẫn là nụ cười ấy - một hằng số không đổi bên cạnh những biến động và đổi thay của con. Nếu nghệ sĩ Thanh Thủy chỉ một lần khóc trong MV thôi, mọi thứ đã hoàn toàn khác. Cô đã là một người mẹ hoàn hảo. Tất nhiên, MV không thiếu điểm trừ. Sự hài hước và tưng tửng đặc trưng của Trúc Nhân đã được diễn tả quá đủ bằng gương mặt nhiều biểu cảm và ngôn ngữ vũ đạo vui nhộn, đâu cần những hiệu ứng hình ảnh và âm thanh hoạt hình để gây tiếng cười - điều đó hạ giá trị của những khung máy đắt giá còn lại. Cốt truyện phụ của những cảnh quay “sa đọa” cũng còn quá hiền. Hay ngay cả vắt mì của những năm 1998 cũng đâu có loại mì tròn trịa như thế? Cho tôi thời gian thì tôi còn có thể bới ra thêm nhiều lỗi rác khác, nhưng làm thế để làm gì? Tôi nhìn tích cực thôi. Sự nỗ lực của cả một équipe để hiện thực hóa thông điệp của bài hát, tạo ra một tác phẩm đáng nhận sự mến mộ, cần nhiều hơn những lời động viên và đồng cảm. Ai mà chẳng có lúc lệch lạc giá trị và thiên vị cảm xúc trong cuộc đời, coi nhẹ những gì trân quý vì có được một cách một dễ dàng. Tình mẹ là một thứ tình cảm như thế, vô điều kiện, là chốn quay về sau tất cả những vấp ngã và đớn đau - cũng như kết cấu của bài hát, dù mỗi đoạn bắt đầu bằng điều gì thì cũng kết lại bằng tình Mẹ.  Chế Lan Viên viết rằng, “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Phú Quang hát rằng, “Mẹ là người đầu tiên, người đàn bà mãi mãi không bao giờ phản bội”. Trúc Nhân nhấn mạnh rằng, “Ước mơ con là vòng quanh thế gian, ước mơ của mẹ là thấy con về”. Giản đơn. Nhân bản. Trường tồn. © Viet Dam
4 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 6 years ago
Photo
Tumblr media
[viết về Cathédrale Notre-Dame de Paris] Tôi nhìn qua lăng kính tích cực của một kiến trúc sư. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà thờ Đức Bà Paris cách đây hơn một ngày là một tấn bi kịch cho quá khứ, nhưng cũng là một cơ hội cho hiện tại. Trước khi mọi người chửi thầm tôi là vô cảm với lịch sử và mất mát của nhân loại, và trích dẫn con số "hơn 850 năm", tôi xin làm rõ một số chi tiết mà báo chí đang đưa tin rất lập lờ để phóng đại tai nạn này - sự phóng đại hoàn toàn không cần thiết để nhấn mạnh sự nghiêm trọng ở đây, mà cốt lõi chỉ để tạo dư luận phong trào. Đúng, nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng, điêu khắc, và tạc đẽo bằng bàn tay tinh xảo và khối óc sáng tạo cầu kỳ của con người ở thế kỷ 12 và 13. Tuy nhiên, phần mái trên (kết cấu gỗ) bị thiêu rụi và tháp nhọn 93m bị sụp đổ thuộc về giai đoạn khôi phục và tôn tạo của thế kỷ 19. Phần lịch sử (hai tháp chuông ở chính diện, trần vòm, mái đá, 2/3 cửa sổ hoa hồng, các trụ chống gothic ngoại vi, và phần chính điện, chính tòa bên dưới) hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tương tự, những hiện vật và bảo vật mang tính văn hóa, nghệ thuật, và lịch sử ở bên trong nhà thờ (như mão gai của Chúa chịu nạn, Thánh Giá, sách Kinh, áo choàng của vua Louis, tranh vẽ v.v.) đều đã được di dời qua tòa thị chính Hôtel de Ville và bảo tàng Louvre để đảm bảo an toàn. Phần tượng bên trong tháp nhọn cũng đã được di dời từ tuần trước, vì hỏa hoạn xảy ra khi phần mái và tháp đang trong quá trình được bảo trì và tôn tạo. Có nghĩa là, thiệt hại đã được tối thiểu hóa , chứ không hề nghiêm trọng và sụp đổ hoàn toàn như báo chí và nhiều kênh thông tin thêu dệt, nhờ sự nỗ lực của hơn 400 người lính cứu hỏa, 1 trong số đó bị thương nghiêm trọng. Thay vì thương tiếc những gì có thể thay thế được và tạ ơn Chúa một cách không cần thiết, hãy biết ơn những con người đã hành động kịp lúc và cứu những gì không thể thay thế được. Nếu ai đã từng đến thăm nơi đây sẽ biết, nhà thờ Đức Bà Paris nằm trên một cù lao ở giữa sông Seine, được kết nối với phần đất liền bằng 5, 6 cây cầu cỡ trung bình, thường xuyên tắc nghẹt vào lúc tan tầm - khi hỏa hoạn xảy ra - để thấy được sự cố gắng ghê gớm của đội cứu hỏa Paris. (Có một số ý kiến hỏi rằng tại sao đất nước Pháp tư bản tân tiến không dùng trực thăng xả nước để dập lửa, trong đó có "ngài" Trump thông thái nhất vũ trụ, thì tôi xin giải đáp luôn là khối lượng nước cần để dập lửa nếu được xả xuống ở độ cao trên 100m (cần bay trên tháp nhọn) thừa sức tạo ra lực công phá có thể đánh sập hoàn toàn tòa nhà lịch sử (kết cấu đá) bên dưới, và các tòa nhỏ hơn bên cạnh. May thay, đội cứu hỏa không làm điều thông thái ấy.) Thế nên tôi mới nói đây là cơ hội. Phần phục chế của thế kỷ 19 sụp đổ, thì hãy tiếp nối bằng phần tu tạo của thế kỷ 21. Tổng thống Macron hứa sẽ khôi phục và xây mới nhà thờ Đức Bà trong vòng 5 năm sắp tới, và đây là lời hứa được cả thế giới trông vào. Kiến trúc sư và kỹ sư của thế kỷ 21 lại có thêm cơ hội để được trở thành một phần của lịch sử, gắn tên mình vào danh sách những con người đóng góp cho báu vật quốc gia, di sản quốc tế này. Để làm được điều đó, tất nhiên họ, chúng tôi, sẽ phải giáo dục bản thân về lịch sử và ý nghĩa cũng như khảo sát hiện trạng vật lý để cố định trước khi tái tạo công trình kiến trúc tinh xảo này. Báo chí sẽ còn không ngừng đưa tin, và như thế là một cơ hội hiếm hoi để tiếp nối câu chuyện lịch sử và lan truyền giá trị của biểu tượng này. Nhà thờ Đức Bà Paris đã sống sót qua sự công phá của Thế Chiến, qua sự xâm phạm của ngoại bang, qua vụ hỏa hoạn của quá khứ. Khi người sống sót gan lì nhất cũng sụp đổ, ai chẳng tiếc thương. Mọi người hãy cứ tiếc thương, học cách xót xa cho mất mát, và từ đó hãy lan rộng tình thương của mình đến những điều ở ngay xung quanh mình, những đền đài, chùa miếu, nhà thờ, di tích lịch sử, cũng như các di sản văn hóa phi vật thể trên khắp đất nước Việt Nam đã và đang sụp đổ, xập xệ, mai một vì thiếu tiền tu bổ và thiếu người tiếp quản. Tôi tin chúng ta làm được điều đó, như cách chúng ta đang tiếc thương cho Đức Bà của Paris, như cách chúng ta dồn tiền xây dựng những chùa chiền nguy nga và các tượng đài hùng vĩ, như cách chúng ta phải phản ứng nếu chùa Một Cột bị sập, hang Sơn Đoòng bị phá, hay những mảng văn hóa Việt đang mất dần. Với riêng những người đang bình luận chỉ trích và lên án theo hướng "mồ cha không khóc, đi khóc tổ mối" hay "trời phạt bọn thực dân phá hoại", tôi xin gửi một câu chuyện, cũng là lời dạy của Bác Hồ cho ngành báo chí những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. “Những năm đó, tại Pháp xảy ra một trận lụt lớn mà báo Pháp và các phương tiện thông tin đại chúng gọi là trận 'đại hồng thuỷ' làm chết rất nhiều người và gây tổn hại cho kinh tế Pháp. Sự kiện xảy ra trong khi thực dân Pháp leo thang bắn phá các khu căn cứ kháng chiến của ta tại Việt Bắc. Chính vì vậy, khi được tin này các biên tập viên của Đài rất 'mừng', như 'bắt được con cá to'. Tổ bình luận được giao viết ngay một bài bình luận về sự kiện này. Một cách nghĩ rất biện chứng kiểu thiển cận loé lên trong đầu: 'À, nó đi đánh mình, nhà nó bị trời làm cho thiệt hại. Thật đáng đời!' Thế là những câu chữ cứ tuôn trào trên trang giấy. Một, hai và ba trang kín chữ. Nộp cho Ban biên tập, ai cũng khen hay. 'Đúng rồi, viết thế cho chúng nó biết. Mang bom đạn đi đánh người khác, thì trời có tha đâu!' Bài bình luận được phát trên đài. Chỉ vài tiếng sau có liên lạc trung ương tới xin văn bản bài bình luận về cho Bác Hồ. Và cũng chỉ vài tiếng sau đó, đồng chí liên lạc quay lại và gửi lại bài bào có bút phê bằng mực đỏ của Bác. Cả ban biên tập ai cũng hí hửng tưởng được Bác khen. Nhưng, đọc xong tất cả đều lặng thinh, mặt cúi gằm. Vì Bác không những không khen mà lại phê bình. 
Bác phê nhẹ nhàng thôi, nhưng sâu sắc và đầy tính nhân văn, đại ý là: 'Lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân Pháp, lẽ ra các chú phải khóc chứ!? Chúng ta kháng chiến là để đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, những kẻ đi xâm lược, chứ có đánh nhau với nhân dân Pháp đâu? Nhân dân Pháp cũng có nhiều người tốt, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vì vậy nỗi đau mất mát của nhân dân Pháp cũng là nỗi đau mất mát của nhân dân toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam. Lẽ ra mình phải bình luận chia sẻ với nhân dân Pháp và có thể liên hệ với cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam để nhấn mạnh nỗi đau này…chứ ai lại cười và nói 'trời phạt đại Pháp' bao giờ...' Ngay tối hôm đó, Đài sửa sai bằng cách viết một bài bày tỏ sự thông cảm của nhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp bị thiệt hại trong trận 'đại hồng thuỷ'.” Con người có nhiều giác quan để làm nhiều việc cùng một lúc. Chúng ta có thể vừa tiếc thương vừa hy vọng. Vừa quan tâm ngoại quốc, vừa trông nom nội quốc. Vừa suy nghĩ, vừa nói, vừa nghe, và vừa hành động. © Viet Dam
2 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 6 years ago
Photo
Tumblr media
[bài ca tự do đất trời, cất lên từ giọng hát của chị tôi] 11.08.2018. It was "Time". Picking such a comprehensive and consequential name for a nation-wide tour, 12 years after her last, My Linh was sure to set the biggest stage for a grand finale for this stretch of her temporal marathon. Her career spanned as long as the number of years I had been existing - let's say, a considerable while. For a vocalist, this translated to a constant battle against the deteriorating effects of time - a battle she is yet to lose. Bled, bruised, and battered, this singer, fighter, woman came out of every fight shining brighter than before. More passionate, extra potent, her voice aged like a fine wine. Yet I reserved my doubts. In this current scene of a under-developed, under-valued and under-appreciated Vietnamese music industry, without a correspondingly conscientious market, the prospect of a nation-wide tour seemed rather bleak (and dare I say it, borderline suicidal). From the early 90s of recordings on cassettes with high-pitched vocals and laughable quality, to the age of VHS, the era of CD, to the now of streaming, My Linh's music always was and remains to be a constant in my life. I never did follow her artistry religiously, nevertheless, the breath and depth of which osmosed its way into my existence; and I accepted it unconditionally. It aged and evolved through periods and genres, yet the sound remained distinctly unchanged and consistent. The ability to fuse and reinvent genres, the mastery to bridge and blend the generational and artistic gaps. Some called that boring, I called it stability. The defining characteristic, the inalterable core, that shined and sustained the previous 3 tours (1998, 1999, 2006). However, twelve years is a long time for interest to wear off, loyalty to fade away, and passion to thin out; though the last "trial run", the "In the spotlight" series of live shows in 2012, proved quality and quantity never waned. The tested spirit took on one last challenge, with everything against her, and harshest of them all, time. Somehow and someway, My Linh turned the tide, harnessed this adversarial force to empower her voyage. A pioneering journey, a story of starts and restarts; of progressing, peaking, and passing on the torch; of continuation and  beyond. I am not in the business of retelling that story, or listing out her albums, achievements, and accomplishments. Even Wikipedia can do a better job at that. I am here to express my utmost respect for a talent, a spirit, and a voice. A voice that did not limit its scope of works to just singing songs, but also a voice of an activist, socially and politically. A voice of a mother, a wife, a woman with everyday life concerns, views, and loves. "Singer of songs, lover of life", as the saying goes. As rare and raw as her talent is, it is not unmatched or invincible. Others can match her skills, tonal quality, vocal range, longevity - all that. What only a few, if any, can dispute, is her visionary care for the now and the future, which manifested itself into two different courses of action that she followed through and through - a social involvement and an empowerment of the next generation. My Linh and her team of family and friends, inseparable in names and undivided at hearts, continued to torch and lead the way for the future. This woman surpassed the financial, professional and reputational constraints, to let her artistry, vision and belief expand and flourish. She remained among the top names while being able to explore unconstrained. She penned the songs of freedom,  she sang the sound of a free soul. Perhaps now I understand, and can finally let go of my doubts, to hope for a successful tour and a glorious finale to her, their, effort. My Linh. Now, then, and forever. © Viet Dam
1 note · View note
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[tính nhị nguyên của hoàng quyên]
Sống xa xứ, tôi phải cảm ơn lắm lắm hai anh chàng iTunes và Spotify đã mang cho tôi một luồng âm nhạc mà tôi khó lòng chạm tay tới, do khoảng cách địa lý. Người ta cứ bảo âm nhạc không biên giới, nhưng âm nhạc mà chỉ bám vào phương tiện vật lý thì chắc chắn là sẽ phải thông hành qua rất nhiều biên giới. Nhân đây, tôi cũng mong sẽ được thấy nhiều hơn nữa những nghệ sĩ tôi yêu thích trên đó. Trở lại với nơi tôi ở, cái nơi mà nửa ngày nắng cũng là quá xa xỉ, thì không có lý do gì, trong một ngày nắng đẹp lung linh mà lại thảnh thơi như hôm nay, tôi lại không tự thưởng cho mình một chút nhẹ nhõm mang tên "Sóng Hấp Dẫn" của Hoàng Quyên - một album tôi đã phải chờ đợi từ rất lâu rồi. Thật lòng mà nói, ngay từ phút ban đầu, "Sóng Hấp Dẫn" gây cho tôi nhiều bối rối và nhiều suy nghĩ. Nhiều đến nỗi, nghe một lần đầu, tôi bị phân tán không tập trung nổi vào ca từ, chỉ kịp thấm một chút tươi tỉnh đầu tiên của giai điệu. Với một người chuộng từ ngữ như tôi, điều này là rất lạ. Tôi cứ đắn đo không biết "Sóng Hấp Dẫn" (một cái tựa lạ tai nhưng nghịch lý thay lại không hấp dẫn cho lắm!) ở đây là gì? Nếu lan man một chút về vật lý, thì rõ ràng "Sóng Hấp Dẫn" là hấp lực của chủ thể với những khách thể, là sự lôi cuốn của một giọng ca đẹp đã bắt được sự chú ý của những tinh hoa nghệ thuật khác. Nhưng tôi thì cứ muốn hiểu rằng, hơn cả một sự thu hút, nó là sự Kết Nối. Lực hấp dẫn kéo những khách thể ngoại vi tới chủ thể, chứ nó không kết nối những khách thể với nhau. Còn ở đây, chủ thể Hoàng Quyên làm nhiều hơn thế. Cô kết nối. Hoàng Quyên, đối với tôi, luôn là đại diện cho những chiếc cầu nối giữa hai thái cực - già và trẻ, cao và thấp, âm và dương. Sự khác biệt độc đáo này là bí quyết thành công nhưng cũng là mầm mống thất bại từ trước tới giờ cho cô gái này. Một giọng ca hơi non cho khán giả lớn tuổi, lại hơi chững cho khán giả trẻ. Hơi trầm cho một giọng nữ, mà lại hơi thanh cho một giọng nam. Hơi lạnh cho một giọng dương, và hơi ấm cho một giọng âm. Chính ở khoảng nhờ nhờ này, Hoàng Quyên vụt thành một điểm sáng gây thu hút, nhưng lại vẫn chưa thoát ra được khỏi nó. Một giọng hát khiến người ta bị mê hoặc từ ngay lần đầu tiên, tôi ví như một loại mật ong đặc sánh ngọt ngào và cũng mang trong mình men say từ những miền hoang dại, nhưng Hoàng Quyên vẫn chỉ là ca sĩ cover. Cô hát lại những tác phẩm đã được người khác thể hiện trước đó, tìm cách biến chúng thành của mình, nhưng cuối cùng thì cô vẫn chưa có hit. Nhắc đến những bài hát ấy, người ta vẫn nhắc đến tác giả và những lớp ca sĩ trước, hơn là nhắc đến Hoàng Quyên. Sự mắc kẹt trong khoảng mập mờ này đã ngăn không cho ánh sáng của giọng hát Hoàng Quyên được lan tỏa đến những nơi xa hơn, và tôi luôn tiếc cho cô. Vậy nên, với sự kết nối Đỗ Bảo - Võ Thiện Thanh lần này, dù cho hấp lực của Hoàng Quyên mạnh đến đâu, tôi vẫn nghi ngờ rằng nó sẽ đủ lớn để át đi từ trường và bắc được cầu nối giữa hai tên tuổi quá lớn này. Một nhạc sĩ miền Bắc của những trúc trắc trong êm đềm, và một nhạc sĩ miền Nam của những lắng đọng trong gấp gáp, tôi sợ Hoàng Quyên sẽ lọt thỏm trong vùng sóng hấp dẫn của hai ngôi sao Neutron. Tôi mừng vì tôi đã sai. Sự đan xen của hai nhạc sĩ được xoay trục ở ngay chính giữa album, ca khúc "Nghịch Lý" được khéo léo đặt để ở vị trí thứ 5 đã định hình cho 4 bài hát trước và 4 bài hát sau nó, và định nghĩa hoàn toàn cả album cho tôi. Giọng ca Hoàng Quyên căng mọng trên sáng tác của Đỗ Bảo và hòa âm của Võ Thiện Thanh. Cô mang hết những nghịch lý đặt vào trung tâm để xoay vòng thành sóng hấp dẫn, biến từ trường trái cực thành cộng hưởng và giao thoa. Sự đối nghịch là một motif đã quá chán nhàm, nên tôi thích thú khi thấy mình phải rất khó khăn để nhận ra chất nhạc riêng của hai tác giả mà tôi tưởng mình đã thấm nhuần. Vẫn là màu jazz của "Cánh Cung" với saxophone và piano, vẫn là màu R'n'B điện tử của "Thiên Đàng" với  guitar điện và synth, nhưng họ đã khéo léo san sẻ để màu sắc được tiệp và âm thanh được nhuyễn vào nhau, tiết chế  và nâng lên chủ thể là giọng ca Hoàng Quyên. Cô làm mềm nhạc Võ Thiện Thanh, và đôn thúc nhạc Đỗ Bảo. Tôi thấy bóng dáng của một cô nàng lớn lên qua từng bài hát, từ một cô bé tinh nghịch, ngượng ngùng tới một người đàn bà dịu dàng, từng trải. Nếu Võ Thiện Thanh mang cho cô những không gian hữu hình, là sự trăn trở với tự nhiên và vũ trụ, của trời, mây, sóng, nước và những giấc mơ; thì Đỗ Bảo mang cho cô những xúc cảm vô hình, là sự rung động với con người, tình yêu, tâm sự, mộng ước và những nghĩ suy. Tôi không đủ kiến thức âm nhạc để phân định đúng sai, nhưng với tai nghe của một người bình thường, tôi có cảm giác "Bùa Yêu" được nhét vào cuối album cho đủ "quân số" lẻ để tạo vị thế cho bài hát mang tính định hướng số 5  tôi đã nói ở trên. Vì rõ ràng, về nội dung thì nó đủ giữ mạch, nhưng về âm nhạc thì lại gãy khúc. Hoặc do sự xuất sắc của "Nói Yêu Em Hôm Nay" đã làm tôi quá say trong màu jazz khoan thai như "những bạn mèo xinh" kia, hoặc do tôi đã quá mải mê theo đuổi những suy nghĩ lan man của mình, mà chất nhạc điện tử ở phần intro của "Bùa Yêu" làm tôi bị dội ngược. Tôi cho đây là một sai lầm, cũng như màu cam chủ đạo cho phần hình ảnh của album. Tôi vẫn thấy một màu tím trong âm nhạc của "Sóng Hấp Dẫn", màu sắc mà trong mắt tôi là sự trung hòa của nóng và lạnh. Màu của không màu. Tôi sẽ gọi "Sóng Hấp Dẫn" là một bước thành công của Hoàng Quyên, dù chẳng phải là sự lột xác hay quẫy mình quá mạnh mẽ. Tôi vẫn thấy cách hát bỏ nhỏ của Hồng Nhung trong "Như Là Con Mưa Tới" và "Mơ Sóng",  và vẫn để đầu óc mình trôi đi về với Nguyên Thảo trong những phút xao nhãng với "Khi Sương Vừa Tan". Tôi buồn vì mình chưa công bằng với cô gái trẻ này, nhất là khi album đã mang cho tôi một sự tự tại tôi thiếu trong nhịp sống gấp gáp của thời đại. Tôi nghĩ rằng, với một vị thế độc lập hơn về tư duy và tinh tế hơn về thẩm mĩ âm nhạc, Hoàng Quyên đã sẵn sàng để thoát ra khỏi khoảng lờ mờ, để phủ sóng hấp dẫn của mình đi xa hơn. Trong vùng ấy, chắc chắn vẫn sẽ có tôi, với ly rượu mát trên tay, ngồi ngân nga "ngượng ngùng như thế tôi vẫn thầm yêu." Viet Dam
4 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[cảm giác yêu] Trước giờ tôi không được nghe nhiều bài hát nhạc Việt làm Slow Jam đến nơi đến chốn như Cảm Giác Yêu của Thái Trinh và Rtee. Tất nhiên, R&B thì trước nay vẫn nhiều vô kể, bởi bản thân Rhythm & Blues là một thứ âm nhạc mang tính đại chúng. Ai đó đã từng nói đùa R&B là Rộn Rã và Buồn Bã, thì bản thân tôi được nghe nhiều cái khía cạnh Rộn Rã hơn. Slow Jam đại diện nhiều hơn cho sự trầm lắng của những bài R&B downtempo, nhiều hơi thở của Soul, giai điệu nhẹ như Ballad nhưng lời lại nặng về cảm xúc và cảm giác. Slow Jam, với tôi, là một thứ âm nhạc sexy. Tôi chả biết mình có bất ngờ hay không khi biết Thái Trinh chọn hát bài hát này. Trước giờ, với tôi, Thái Trinh là một cô gái có một ngoại hình, phong cách, và nhất là giọng hát rất đáng yêu và ngọt ngào, truyền cảm một cách nhẹ nhàng theo hơi hướng của Britney Spears. Và tất nhiên là như thế, nó có nét quyến rũ ngầm của nó, và sự gợi cảm đến rất tự nhiên ấy đáp ứng được tinh thần của thể loại nhạc này. Lối hát hơi lả lơi với nhịp, chơi đùa với tiết tấu và sử dụng nhiều hơi thở khá hợp với bài hát "lolita" này. Về nội dung, bài hát chia làm hai giai đoạn và hai cảm giác - lúc mới yêu và khi xa nhau - được kể đơn giản qua lời đối thoại của nhân vật nam (rap) với nhân vật nữ (hát). Có một sự phân tách rõ ràng về ngữ nghĩa và cách sử dụng ngôn từ của phần nhạc và phần rap; đó là nếu phần lời nhạc của người nữ giản dị, bản năng và trần tục bao nhiêu thì phần lời rap của người nam lại hoa mỹ, văn vở và mây trời bấy nhiêu (chắc đấy là lý do dẫn đến phân đoạn hai - khi xa nhau). Tuy có mộng mơ và mong nhớ nhưng tinh thần chung của bài hát vẫn là một sự khao khát trong veo và hy vọng rất long lanh lóng lánh, được ca sĩ truyền tải khá rõ ràng và thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thái Trinh hát rõ lời 100% - tôi khá vất vả mà vẫn không nghe ra câu "dường như đã có những khoảng không nhau" - một điểm trừ cho cách hát lơi nhịp, rồi phải chạy theo trối chết nên mới díu vào nhau như vậy! Và cũng có những chỗ là lỗi của tác giả bài hát, khi mà ngôn từ không quá sáng nghĩa hay mạch lạc, đơn cử "trái tim em vang lên những câu ca như muôn loài hoa" hay "dưới bóng hoa Anh Đào/like a kiss from a Rose". Tuy nhiên, với một bài hát lạ tai mà lại bắt tai đến như thế, những lỗi này khá nhỏ. Thực ra cũng có một người kể chuyện thứ ba, không phải là "anh" hay "em", mà lại là phần nhạc đệm hòa âm và phối khí. Người kể này không dùng lời. Mỗi phân cảnh của câu chuyện được một loại nhạc cụ đảm trách, vẽ ra khung cảnh làm nền cho câu chuyện và những xúc cảm trong câu chuyện, rất hợp lý và đúng chỗ. Tôi thấy, âm nhạc có không gian là âm nhạc có chiều sâu vật lý. Chiều sâu ấy sẽ cuốn người ta vào, làm người ta sống cùng lời kể và lắc lư cùng nhịp điệu; cùng hello hello, cùng alo alo, cùng là lá la với nhân vật một cách vô thức. Tôi slow jam theo bài hát này đến lần thứ tám thì nhận ra một điều, Cảm Giác Yêu đâu phải chỉ là cảm giác đẹp đẽ ngây thơ trong sáng tinh khôi của lúc mới yêu, của những phút ban đầu. Thì ra, lão nhạc sĩ gài vào cái bài này một tý thông điệp khá sâu và sắc. Yêu là một hành trình, mà trong đó cảm giác sẽ biến chuyển rất nhiều, nhưng bản chất nó vẫn chỉ là nó mà thôi. Viet Dam
1 note · View note
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[come out to you] Nếu không phải Phạm Toàn Thắng, tôi nghĩ rằng không có nghệ sĩ mainstream nào của Việt Nam dám sáng tác, hát, và xuất bản một tác phẩm như Come Out To You. Nhận xét một cách công tâm, đây là một cú liều mạng chơi ngông của một người có lập trường, biết mình là ai, biết mình đang làm gì, nên cũng đầy tính toán. Phạm Toàn Thắng không phải quá xa lạ với những scandals về các bài hát mang hơi hướng “nhạy cảm”, theo như thẩm định của các đạo đức gia lan tràn trôi nổi trên thị trường  đạo đức giả. Với tác phẩm này, rõ ràng bản thân nó không hề có một chút gì dung tục, nhưng từ cách hát, cách chơi chữ đến khâu hình ảnh đều khéo léo lồng ghép vào sự gợi cảm, như một lời thách thức công khai và cũng là cái bẫy cho những nhà  nâng-cao-quan-điểm-gia. Từ trước đến nay, Phạm Toàn Thắng luôn là một nhạc sĩ đa dạng trong thể loại, đa lớp trong thông điệp, và đa tầng trong xử lý. Những điều này không chỉ đơn thuần đến từ tài năng bẩm sinh hay khả năng trời phú; mà phần nhiều đến từ cuộc sống và trải nghiệm của một người nhiều chạm va. Những yếu tố ấy được thể hiện rất rõ ràng qua ngôn ngữ bài hát, dù chỉ là những lời tự sự rất đơn giản. Ít nhạc sĩ có cách dùng từ quái chiêu như vậy, duy chỉ có ở nhạc Phạm Toàn Thắng người ta mới tìm thấy “chôn sâu trong vạn vật”, “thử thách sức bền”, “anh phải gào lên”, “liệu có đáp đền”, trong một bài nhạc đơn giản chỉ về tình yêu và sự chất chứa. Một tình yêu và sự chất chứa với nhiều lớp nghĩa, mà nhét đâu đó ở giữa những tầng nghĩa ấy là tình yêu đồng giới, khá hợp thời điểm trong tháng LGBTQ này. Điều này được thể hiện rất ý nhị và hiệu quả qua phần lời mượn bài thơ “Tình Trai” của Ông Hoàng của những bài thơ tình đồng giới Xuân Diệu; một masterstroke để định dạng concept, thông điệp cũng như một thái độ rất rõ ràng mà không cần phải hô to nói lớn, cầm biểu ngữ dán poster. Một chút phê pha, một chút thở than, một chút hừng hực, một chút bức bối, và một chút buông thả, thật khó chọn ra một từ để mô tả cách hát rất đặc biệt này. Nói một cách thô tục, nó lẳng lơ một cách đàn ông. Để định nghĩ khái niệm ấy đã khó; để hát ra được chất ấy càng khó hơn rất nhiều. Cách hát lạ và hiếm này thực sự phù hợp với tinh thần bài hát, đủ nặng nơi cần nặng, đủ nhẹ chỗ cần nhẹ, đủ nhanh lúc cần nhanh, đủ chậm khi cần chậm. Với âm nhạc thế giới, cách hát “sensual/sexual” này không phải quá mới lạ, nhưng khá là táo bạo nếu đem so ra với mặt bằng chung Việt Nam. Tất nhiên, có những nam ca sĩ đã sử dụng những làn hơi chắc khỏe, những câu phiêu mạnh mẽ, những tiếng thở dồn dập để đẩy dục tính vào nhạc của mình, nhưng sự thú tính ấy khác hẳn với sự khát khao được thăng hoa ở đây. Sex là một chủ đề còn nhạy cảm giữa nền văn hóa này, nhưng không có nghĩa chúng ta không thể văn minh hơn và thanh lịch hơn khi nhắc về nó. Góp phần không nhỏ vào sự hoàn thiện của tác phẩm, không thể không nhắc đến sự xử lý nhạc rất tài tình của Andre Ngo. Mỗi phân đoạn của bài hát được xử lý theo một phong cách khác, nhưng tổng thể lại rất nhuần nhuyễn, là một sự build-up từ nhẹ nhàng chuyển đến mãnh liệt. Từ beat và ambience rất tối giản cho đến tận coda mới có sự xuất hiện của tiếng guitar điện tử, để đẩy lên một đoạn kết alt-rock rất nhiệt, fade out một cách tự nhiên. Foo Fighters chọn cách xử lý này cho ca khúc Let It Die của họ thành công như thế nào, thì ở đây Andre Ngo cũng thành công như vậy. Một sự phát triển và kết nối liền mạch như vậy, hẳn cần một sự ăn ý với tác giả và sự xuyên suốt của concept, tôi nghĩ một tay làm nhạc còn non sẽ khó mà đạt được. Tôi sẽ không chê bai gì quá nhiều với tác phẩm này, không phải vì nó hoàn hảo không có điểm đáng chê, mà chỉ vì là tôi thấy được tinh thần ngẫu hứng “làm như chơi” của ekip. Tôi thích sự tùy hứng này hơn sự sáng bóng hoàn hảo quá đà của một sản phẩm công nghiệp. This is my coming out to you: tôi thích thô ráp hơn là quá trơn tru. Viet Dam
2 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[đêm nắng] Tôi nghe cái tựa “Đêm Nắng” và tự hỏi, “nắng ở đây là gì?” Vì tất nhiên, đêm thì không thể có nắng. Câu trả lời đến khi điệu Bossa Nova cất lên với tiếng đệm piano tung tẩy nhưng lại đầy tình tứ. Và tôi hiểu ngay, nắng ở đây là hy vọng của tình yêu. Là “em” của “ta”. Cách dùng chữ hơi đằm như vậy, tôi không thấy nhiều ở các tác giả trẻ. 
Sự đằm đó được kéo dài xuyên suốt toàn bộ lời bài hát, với những hình ảnh mang tính hình tượng và chất fantasy. Tôi khá ấn tượng với cách dùng rất nhiều tính từ của tác giả trong lời bài hát, phải nói là một vốn từ khá phong phú; nhưng đôi chỗ vẫn còn gượng gạo, tôi đơn cử “trái tim non nỉ hát”. Tôi thấy sự đảo ngữ ở đây có thể gây ấn tượng lạ, nhưng lại khá tối nghĩa. Tác giả đang đi tìm một từ nằm giữa “rên rỉ” và “nức nở”, nhưng “nỉ non” lại chẳng hợp giai điệu nhạc. Nên tôi cũng hiểu vì sao tác giả lại làm như vậy, và đây cũng là vấn đề lớn nhất của bài hát. Nhạc và lời còn đang thỏa hiệp dở dang với nhau. Được nhạc thì hỏng lời, được lời thì hỏng nhạc. Nếu tách riêng ra, tôi thấy nhạc và lời đều có thể là hai tác phẩm riêng biệt. Nhưng trộn chung lại, có những chỗ lời phải uốn theo nhạc, dẫn đến những sự tối nghĩa như trên, hay “”đêm ai in trong tường trắng” và “áo ai xa mờ cuối tường”. Nếu là “bóng ai in trên tường trắng” và “áo ai xa mờ cuối đường” thì sẽ  có nghĩa rõ ràng hơn. Sự non tay trong trò chơi nhạc và lời của tác giả này không phải là sự tiêu cực trong khả năng của họ, mà chỉ đơn giản là một bước đẩy để thúc đẩy họ dần hoàn thiện hơn. 
Vì cũng như lời, nhạc có đôi chỗ khiến người nghe như tôi cảm thấy chưa đủ, chưa đã; đặc biệt là intro và outro. Ở intro, 6 notes trước khi vào verse 1, nếu tăng thành 7 notes để trọn vẹn hơn thì sẽ xóa được đi cảm giác vội vàng, mà thể loại Bossa Nova chưa bao giờ cần. Bossa Nova cần sự nhịp nhàng, đầy và đủ, để người nghe chìm trong sự du dương và không có một chút lấn cấn nào hết. Bossa Nova sống và chơi đùa với rhythm của tự nhiên, nên hãy cứ để nó phát triển cho đủ, đừng cắt nó đi vội vàng như intro hay đoạn cuối outro. Để nói một cách công bằng và rõ nghĩa nhất, thể loại nhạc được chọn rất hợp với chủ đề của bài hát, nhưng lời thì chưa chặt chẽ với nhạc. Tôi có nhiều lời khen cho cách hát của ca sĩ, nhất là cho sự bình thản nhưng tấm tức một cách nội tâm. Tôi nhìn thấy sự chủ ý để pha vào đây một chút mộng mị và một chút hỗn độn, để thỏa mãn chính cái sự fantasy của lời bài hát. Cách hát này mang ảnh hưởng của Noo Phước Thịnh khá nhiều, cả sự rung ngân, nức nở, và từng chỗ lấy hơi, hay lên note; và theo chủ quan của tôi thì nó khá cũ, nhất là những chỗ luyến dấu huyền như “chờ ta”, hay sự nấc nghẹn nhẹ ở phụ âm “ch/tr” như “cháy, trắng”; nhưng vậy thì cũng hợp với thể loại nhạc này. Tôi đánh giá cao đoạn phiêu giữa bài, đây chính là yếu tố đã tăng khá nhiều tính nghệ thuật và nêu rõ tinh thần của bài hát hơn tất cả những yếu tố khác. Nó có đủ độ run rẩy và lại cũng đầy sự ngân nga của một tâm hồn đang hoang hoải. Tuy nhiên, tôi có một sự khắt khe với phát âm của từ ngữ, và điều làm tôi không hài lòng nhất với tác phẩm này đó là phát âm chưa rõ ràng. “Chim” bị hát thành “chiêm”, và những chỗ hát chưa rõ lời (nhất là với một lời bài hát nhiều chỗ thương thảo như bài này) đã khiến người nghe như tôi nghe nhầm “đêm” thành “đem”, “gió” thành “xóa”, “đêm” thành “để”, “chợt tàn” thành “chờ ta”. Tôi mong yếu tố này sẽ được củng cố ở những tác phẩm sau. Dẫu sao, tôi vẫn thấy đây là một bài hát đáng nghe vì nó có không gian và một tâm hồn thuần túy thô ráp. Tôi có thể bắt gặp thấy mình ngồi ngân nga theo nó trong một góc quán café nào đó, quyện vào hương thơm của cà phê và nhập nhòe giữ khoảng sáng tối, để tự tìm cho mình một đêm nắng giữa ngày mưa. Viet Dam
0 notes
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[có một thành công mang tên tập thể] Có lẽ do hiểu biết của tôi hạn hẹp, nhưng dạo gần đây, tôi vui mừng thấy cái ý niệm về thành quả lao động của một nhóm/ ekip/ tập thể được khán giả tiếp nhận rộng rãi và thấu hiểu hơn. Tôi đơn cử thành công gần nhất của Music Video “Ghen”, một sản phẩm của AD Production. Tôi sử dụng từ “sản phẩm” chứ không phải “tác phẩm”, để đúng với nghĩa nó là một product của một ekip lao động nghiêm túc. Tất nhiên, sự ghi nhận công sức của một tập thể trước giờ không phải là không có, nhất là ở các lễ trao giải lớn. Nhưng với phần lớn công chúng thì đó vẫn chỉ là các giải phụ, yếu tố phụ, những nhân vật phụ đằng sau ánh hào quang.  Người ta thường nhắc đến một tác phẩm gắn liền với tên tuổi ca sĩ, nhiều hơn thì nhạc sĩ, chứ ít ai nhắc đến hòa âm, phối khí, sản xuất, biên đạo, kịch bản, lên ý tưởng, truyền thông, quản lý, trang phục, trang điểm, hậu kì etc.  Cũng có những “nhân vật phụ” được biết đến rộng rãi, nhưng thường là do bản thân họ là người sẵn có ảnh hưởng trên mặt truyền thông, chứ không phải do từ đóng góp được coi là “phụ” của họ. “Chính/phụ” vẫn sẽ mãi là một thực tế, và vẫn luôn là cách hiểu của phần đông công chúng, khi mà một bộ phim thì thường được gắn liền với tên diễn viên, tên đạo diễn, còn lại là vài phút chạy credit tên tuổi dài lê thê cuối phim.  Sản phẩm MV “Ghen” góp thêm một bước đẩy những ý niệm lỗi thời đó ra khỏi môi trường “làm âm nhạc” đầy năng động của thế hệ trẻ này. Sở dĩ tôi sử dụng ví dụ này vì AD Production, theo như tôi biết, là một Record Label mới treo biển dựng cửa bán hàng cách đây cũng không lâu; và thành viên phần đông cũng là những người trẻ tuổi cỡ tôi, đầu 9x, hoặc trẻ hơn.  Giữa họ, có những tên tuổi được biết đến nhiều hơn những người còn lại, nhưng không ai quá chói lọi đến mức che mờ hết cả tập thể, và họ làm việc theo kiểu rất “gia đình”. Nếu hỏi bất kì một ai về một nơi làm việc lý tưởng, thì thường họ sẽ nói nơi đó “anh chị em coi nhau như một nhà”. Những production team như vậy ở Việt Nam không nhiều, và thường thành hình từ một nơi có “truyền thống về nghệ thuật”, có trên có dưới, có thế hệ.  Ở một xuất phát điểm là một tập thể người trẻ ngang tầm đến từ nhiều nền tảng khác nhau, mô hình “công ty quản lý” được áp dụng nhiều lâu nay có lẽ cũng bắt đầu bị đẩy lùi lại so với mô hình làm việc nhóm theo kiểu gia đình như thế này. Ở đó, họ cùng nhau tỏa sáng mà không ai cố để trên cơ những người còn lại, đóng góp chuyên ngành cá nhân để tạo thành sản phẩm của một ekip. “Ekip” xuất phát từ từ tiếng pháp “Equipe”, dịch nôm na là “nhóm”, nhưng có gốc Latin “equ-“ với nghĩa “ngang bằng”, để nhấn mạnh sự tương trợ (“Equip”) lẫn nhau trong một nhóm . Điều đó trước giờ vẫn đúng, nhưng không được biết tới nhiều. Ở sản phẩm MV “Ghen”, tất nhiên người ta vẫn nhắc đến nó gắn liền với hai tên tuổi ca sĩ chính, nhưng đồng thời các thành công ở mảng sáng tác, hòa âm, concept của video, màu sắc, trang phục, quảng cáo, truyền thông etc. cũng khiến người ta tò mò tìm hiểu để nhắc đến  các “bộ phận khác” của production team/nhóm sản xuất. Nói một cách công bằng, nếu bóc tách từng khía cạnh của sản phẩm này thì đều không có gì đặc biệt. Nhưng khi hợp lại nó là một tổng thể rất mạnh. Tất nhiên, nghệ thuật không phải là phép cộng, không phải cứ đem trộn hết lên là sẽ mạnh. Yếu tố cốt lõi là sự tính toán để hòa hợp, ăn ý, tương trợ nhau mà không bị mất tự nhiên giữa các ngành nhánh  của “gia đình” này. Thuật ngữ “Renaissance Man” (người đàn ông thời Phục Hưng) được dùng để đặc tả những người đa tài, giỏi trong nhiều lãnh vực của một thời kỳ tái sinh hưng thịnh của văn hóa nghệ thuật. Thời đó, một người có thể đảm đương rất nhiều trách nhiệm để đưa đến một sự thành công sau cùng. Ở thời hiện đại này, những “Renaissance men” không thiếu, nhưng không ai có thể lên đến đỉnh thành công một mình. Không phải do Renaissance man thời nay kém hơn Renaissance man thời xưa, mà là do yêu cầu của khán giả đã tăng lên bội phần. Một anh nhạc sĩ ôm đàn hát là hình ảnh lãng mạn và mơ mộng, nhưng để thành công trong “ngành âm nhạc” này thì phải có những tương tác với nhiều mặt khác của quy trình sản xuất, quảng bá và truyền thông; thỏa mãn cả phần nghe, nhìn, sự phủ sóng và cả hoàn cảnh ra đời lẫn câu chuyện đằng sau. Tôi biết đến sự phát triển và phổ biến ý niệm này bắt đầu từ năm ngoái với ekip Bản Nguyên, một tập thể với nhiều con người lọc lõi và dày dặn khả năng. AD Production với MV “Ghen”, theo tôi, là một bước đầu đáng khuyến khích cho những người trẻ làm nghệ thuật cùng nhau một cách có ý thức và quy củ. Để đến mức một người “đẹp lão”, ít nghe tropical house một cách tự giác, như tôi cũng phải trầm trồ cho sự thành công mang tên tập thể này. Viet Dam
1 note · View note
vietdamfromvietnam · 7 years ago
Photo
Tumblr media
[tháng năm rực rỡ] Tôi được nghe Tháng Năm Rực Rỡ một cách tình cờ. 
Có những lúc tôi để Youtube tự chạy với những bài hát nối nhau vô tận, như một dòng chảy thật hữu cơ của những nốt cảm xúc lộn xộn trên một khuông nhạc không sắp xếp. Sự tình cờ đến, khi Mùa Hè Đẹp Nhất vừa kết thúc,  thì Tháng Năm Rực Rỡ vang lên, tiếp nối mạch suy nghĩ một cách hoàn hảo. Hai bài hát, một câu chuyện, vô số dòng tâm tư. Những bài hát về hoài niệm. Tôi lại một lần nữa tự khẳng định với mình, âm nhạc và ca từ của Kai Đinh rất mang tính điện ảnh. Tâm hồn của người ca nhạc sĩ này có những khung cảnh và khoảng không gian mang những gam màu dịu đã qua nhiều bộ lọc. Từ những câu triết lý nhẹ nhàng về mộng ước, hoài bão, lầm tưởng và những điều cốt lõi; đến những mở mắt,nhận ra và tiếc nuối, tôi thấy một bộ phim với những thước phim mềm và mộng ảo. Một màu vàng phai của nắng cũ, của một sự rực rỡ đang mờ dần nhưng không bao giờ tắt. Lời bài hát là những câu độc thoại, dài nhưng đứt đoạn. Có anh, có em, có đôi mình, nhưng lại chỉ có một người. Tôi chợt nhận ra, Tháng Năm là một khoảng thời gian dài hơn một tháng của mùa hè mà tôi đã lầm tưởng. Và tôi bỗng yêu cái tựa bài hát hơn rất nhiều. Một sự chơi chữ với thời gian. Có lẽ dòng cảm xúc mà tôi đã nối vào từ Mùa Hè Đẹp Nhất sang đây không hẳn là dụng ý của tác giả, nhưng  sự tình cờ đã đặt để một tâm thế riêng cho cá nhân tôi được cảm nhận bài hát theo lăng kính của mình. Tháng Năm thì luôn thành thật. Trong mười hai tháng của năm, chỉ có một tháng ấy, trước sự cháy bỏng của tháng Sáu và sau sự gian dối của tháng Tư, là mang trong mình một sự thôi thúc cho con người được thẳng thắn với bản thân, và cũng là thời điểm mở ra để khép lại trước khi bắt đầu. Vậy thì, dù cho có là những ngày dài năm tháng, hay chỉ một tháng Năm ba mươi mốt ngày yêu ngắn ngủi, tôi cảm thấy nơi  bài hát ấy lời thỉnh cầu  một sự hòa giải với quá khứ, để đóng lại thật vẹn nguyên một khoảng hồi ức yêu đương cuồng nhiệt. Rực rỡ là tỏa sáng, rực rỡ là cháy bỏng, rực rỡ cũng là cồn cào. Nhưng nó không đến từ những gì của thiên nhiên hay ngoại cảnh giữa một “mùa đầy gió, trên con phố lá bay đầy khắp không  gian” ấy. Tôi không biết đấy thật ra là sự rực rỡ của nỗi nhớ, nỗi buồn, hay là tình yêu và niềm hạnh phúc đang được tái diễn. Hoặc của tất cả, một tổng thể chợt bùng lên mãnh liệt trong lòng của nhạc sĩ, đủ sức thiêu đốt sự man mác của gió và sự thờ ơ của lá. Và nó cũng bất chợt cháy lên trong tôi như vậy, khi giai điệu của câu hát “Tình yêu đó là những tháng năm rực rỡ trong anh” vang lên. Trong một khoảnh khắc rất ngắn đó thôi, toàn bộ những cảm xúc khi lần đầu tôi nghe Lời Chưa Nói bất chợt tái hiện một cách vẹn nguyên. Tôi lẩm nhẩm hát theo, “Người hỡi, tình yêu đã xa rồi…” và mỉm cười với sự nhảm nhí của mình. Chẳng hiểu sao những câu chuyện riêng lại hòa vào một câu chuyện chung mạch lạc đến thế. Sở dĩ tôi nói nhiều về vấn đề cốt truyện, lời thoại, cảnh quay và xúc cảm nhân vật trong bài hát này của Kai Đinh, vì đó là những điều quan trọng  và nổi bật nhất ở đây; hơn cả giọng hát, điều mà Kai Đinh không làm cho tôi hài lòng lần này. Verses  và  Pre-choruses  đều nằm ở quãng trung trầm, mờ và chưa đủ lắng đọng; nhưng Chorus dồn lại, theo mạch đẩy lên bốn lần, và ở những nốt cao chót vót đó, giọng hát bị phẳng ở mũi, âm thanh hóa thành chới với.  Sự rực rỡ không đạt được độ sáng như tên của nó. Những điều đó chỉ để minh chứng rằng bài hát này không hề dễ hát. Kai Đinh cũng đặt vào nó vài khúc cắc cớ, những chỗ lời không thực sự chơi với nhạc, có thể kể đến “Ở lại trong nhau gian nan đến mấy”. Điều này cũng là một trò chơi khá đặc trưng của một số nhạc sĩ viết tình ca chắc tay như Đỗ Bảo. Hẳn nó là tín hiệu đáng mừng cho sự trưởng thành của dòng nhạc Kai Đinh.  Viet Dam
1 note · View note
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[năm thứ mười một của bản nguyên]    Tôi luôn nghĩ dự án Bản Nguyên là một thực thể sống. Nó có một nhịp đập và một dòng chảy rất sinh học, nuôi dưỡng các tế bào nghệ thuật và liên tục sản sinh ra thêm cảm hứng. Có người gọi nó là một hành trình, có người lại bảo nó là phép thử. Nhưng sau mười năm thai nghén, ắt lúc sinh ra, nó phải có một sự sống. Có những phôi thai không bao giờ chào đời, có khi đẻ non, có khi chết yểu, nhưng cũng có khi sớm bùng nổ và tỏa sáng. Dự án Bản Nguyên là một sự sống phát triển chậm. Hạ sinh sau mười năm mang thai, ở năm thứ mười một, nó vẫn là một dòng chảy ngầm riêng biệt dưới bề mặt của thị trường. Bắt đầu với âm nhạc, dự án vươn ra và kết nối với các ngành nhánh khác của nghệ thuật, từ thiết kế, nhiếp ảnh, mỹ thuật cho đến báo chí, thời trang, công nghệ. Chẳng ai nói ai, nhưng ai cũng hiểu ngầm là Bản Nguyên đã kết nối rất nhiều trái tim mộ điệu một cách vô thức. Ở đó họ tìm thấy một điểm chung, hay đúng hơn, họ tìm thấy Bản Nguyên của chính mình. Cái ý niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh" đang trở thành thứ yếu khi mà thị trường thì luôn bị chi phối bởi tiền tệ. Chẳng ai nhịn đói mà làm nghệ thuật được. Nên những người làm nghệ thuật, có "vị" nghệ thuật hay nhân sinh thì tiên quyết vẫn phải chạy theo thị trường mà kiếm đồng tiền nuôi nghệ thuật. Dần dần, họ phần nào đánh mất cái "chất" thô ráp ở xuất phát điểm của mình. Cái Bản Nguyên trong người, cái dòng máu nóng trong tim, cái lửa của một tâm hồn khởi điểm, dần dần cũng sẽ biến chất nếu phải thỏa hiệp với cuộc sống thương mại. Điều này chưa hẳn là xấu và cái gốc chưa hẳn đã đẹp. Nhưng dự án Bản Nguyên dường như đã đánh thức được cái phần thô trong mỗi con người làm nghệ thuật ấy, mang một "quy trình ngược" từ thực hành đến ý niệm. Tôi thấy điều ấy từ những đóng góp hồn nhiên, không toan tính, từ những người hâm mộ Bản Nguyên như mình. Tôi thấy cái nhiệt thành ấy từ sự hết mình của anh chị em nghệ sĩ trong MV Thăng Hoa, từ những shoot hình của Stop Team, từ những thiết kế của Dzũng Yoko, từ những bộ váy của Võ Công Khanh, và từ những chi tiết nhỏ nhất trong MV hoạt hình Đêm của B.R.O. và game Bản Nguyên của GOYA Studio. Một dự án tầm thường sẽ không thể khơi gợi được một nguồn cảm hứng dồi dào như thế. Tôi thấy cái hay nhất của Bản Nguyên là ở tính gợi mở. Khi tôi mới biết về Bản Nguyên, tôi rất thích thú với những câu chuyện đằng sau và bên trong, những hành trình của các thành viên, những thay đổi và củng cố của tác phẩm, những trăn trở và hoàn thiện sau cùng. Nhưng qua năm thứ mười một, câu hỏi mà Bản Nguyên gợi mở cho tôi sau tất cả, và chắc không chỉ có mình tôi, đó là "Mình thì sao?". Cứ gọi nôm na là sự truyền cảm hứng đi. Ừ thì đấy, cái cô Hà Trần đã tìm thấy cái Bản Nguyên của mình sau cuộc hành trình mang hơi hướng Phật pháp mà tác giả đã đặt để từ sự tiến triển của các bài hát trong album. Vậy còn mình? "Đêm" đã qua, thời "Hoan Ca" đã khép, cũng hết rồi cái tuổi ngồi vương vấn với "Bồ Công Anh", đắn đo chua chát với "Mặt Nạ", chẳng còn ngân nga "Trầm Khúc", vậy còn mãi hoang mang "Không Tưởng" và đơn độc "Solo" đến bao giờ mới được "Rũ Cánh" để "Mở Mắt" mà "Thăng Hoa"? Tôi chắc rằng mỗi người fan của Bản Nguyên sẽ tìm thấy bản thân của họ ở trong một giai đoạn khác với tôi. Cuộc sống có nhiều con đường, và ngay cả trên một con đường thì cũng còn vô số chặng. Nhưng bước đi của những tâm hồn nghệ thuật thường song hành. Bản Nguyên đập lên nhịp ấy. Tìm trở về cái gốc, là tinh thần của Bản Nguyên, nhưng không phải chỉ một hành trình hướng nội sẽ là câu trả lời. Năm thứ mười một của Bản Nguyên đã cho thấy, sự khám phá phát triển hướng ngoại cũng dẫn tới nhiều sự mở mắt trần trụi. Nó cũng như mối lương duyên giữa âm nhạc hoang dại và lời ca sâu lắng của Bản Nguyên, ngỡ sẽ đánh nhau mà lại quyện với nhau không tưởng. Tôi cứ hay nói với mình, "Sometimes, I found myself in the middle of nowhere; and sometimes in the middle of nowhere, I found myself". Có nhiều cách để một tâm hồn đánh mất nghệ thuật, và cũng có nhiều cách để nghệ thuật lại tìm thấy tâm hồn. Cái sự phát triển chậm của dự án Bản Nguyên, cái thực thể sống âm ỉ này, rất có thể sẽ là dai dẳng. Tôi vẫn luôn tìm thấy mình bật lên thứ âm nhạc khó phân chia thể loại của Bản Nguyên mỗi ngày, có lúc hát vu vơ cho bản thân nghe, có lúc lại bung tỏa trong ô tô mỗi chuyến đi dài. Cái thứ nhạc này, nghe một mình cũng được, chia sẻ cũng dễ, mà bật để social cũng không bị lạc lõng. Tôi chờ đợi những phát triển tiếp theo ở những năm thứ mười hai, mười ba, hai mươi, ba mươi, một trăm. Liệu nó có sống lâu đến thế được không? Tôi không biết. Tôi chỉ biết rằng, chặng đường cho dự án dài hơi này vẫn còn dài lắm. Viet Dam
0 notes
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[thuế] Thuế là một hệ thống đơn giản về bản chất nhưng lại dễ bị hiểu nhầm trên bề mặt, gây nên đủ loại hầm bà lằng mâu thuẫn đấu tranh tầng lớp các thứ. Nhưng có câu chuyện này, đọc cho vui thôi, nhưng cũng giúp hiểu ra nhiều cái, nhất là về đóng thuế và giảm thuế. Giả sử có 10 ông bạn, giàu nghèo đủ cả, ngày nào cũng đi uống bia, và tiền bia tổng cộng hết 100k (giả sử thôi!). Nếu 10 ông trả tiền giống với cách đóng thuế, thì sẽ như sau. Bốn ông nghèo nhất không phải trả. Ông thứ năm trả 1k Ông thứ sáu trả 3k Ông thứ bảy trả 7k Ông thứ tám trả 12k Ông thứ chín trả 18k Ông thứ mười, giàu nhất, trả 59k.
Một thời gian dài, các ông này thống nhất và đều đặn trả tiền như vậy. Cho đến một ngày, chủ quán bia đề nghị giảm 20k cho tổng tiền vì các ông là khách trung thành với quán. Thế là tiền bia của 10 ông chỉ còn có 80k. Lúc này các ông phải tính toán lại để chia 20k được giảm, vẫn theo hệ thống trả tiền như đóng thuế. Bốn ông nghèo nhất không được đồng nào, tất nhiên, và vẫn uống chùa. Còn sáu ông trước giờ vẫn trả, nếu lấy 20k chia sáu, mỗi ông được 3.3k. Thế nhưng điều đó có nghĩa là, ông Năm và ông Sáu trước giờ chỉ trả 1k và 3k, thì bây giờ được thêm tiền sau khi uống bia. Điều này vô lý quá! Chủ quán bia mới đề nghị 10 ông nên giảm tiền cho mỗi người giống với hệ thống giảm thuế, tức là ông nào nghèo hơn, phần trăm giảm sẽ được cao hơn. 10 ông gật gù tính. Bốn ông nghèo nhất uống chùa không tính. Ông thứ năm trước trả 1k, giờ không phải trả, giảm 100% Ông thứ sáu trước trả 3k, giờ trả 2k, giảm 33% Ông thứ bảy trước trả 7k, giờ trả 5k, giảm 28% Ông thứ tám trước trả 12k, giờ trả 9k, giảm 25% Ông thứ chín trước trả 18k, giờ trả 14k, giảm 22% Ông thứ mười trước trả 59k, giờ trả 49k, giảm 16% Như vậy, ông nào cũng được hưởng lợi. Ấy thế mà, tự dưng ông thứ năm và thứ sáu hô to.
“Ô, sao chúng tôi mỗi người chỉ được giảm 1k, còn ông Mười được giảm những 10k, gấp mười lần chúng tôi?” “Ừ nhỉ, tôi cũng chỉ được giảm có 2k”, ông Bảy cũng ngớ ra, “Cái cách giảm tiền giảm thuế này chỉ béo cho bọn giàu, được giảm gấp mấy lần mình.” “Ơ kìa”, bốn ông uống chùa rú lên, “Chúng tôi còn chẳng được đồng nào. Cái hệ thống này bỏ rơi người nghèo!” Thế là 9 ông xúm lại oánh ông thứ mười tơi bời hoa lá. Hôm sau đi uống bia tiếp, tất nhiên là ông thứ mười không có mặt. 9 ông ngồi uống bia tíu tít và tự khen sự thông thái của mình, không để bị bọn tư sản áp bức bóc lột, hưởng hết lợi lộc. Nhưng đến lúc trả tiền, 9 ông mới ngớ ra, là tổng tiền của cả 9 ông không đủ để trả một nửa hóa đơn tiền bia! Tóm lại, rất đơn giản, những ông giàu phải trả nhiều thuế nhất thì khi được giảm thuế, dĩ nhiên là các ông ấy được giảm nhiều hơn. Mấy ông trả ít mà muốn được giảm nhiều, lôi thằng tư sản giàu ra để đánh đập dã man rồi có ngày nó không thèm uống bia với các ông nữa, nó đi quán khác nó uống, thì các ông có dồn vào cũng không đủ tiền mà trả cho bản thân đâu. (nguyên tác của giáo sư Kinh Tế học David R. Kamerschen, Ph. D.) Viet Dam
4 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[singapore] Hôm nay, CNN đưa tin một vlogger người Singapore với cái tên Amos Yee vừa được Mỹ trao visa tị nạn. Tôi không rõ nhân vật Amos Yee này là ai, và Singapore là cái chốn ma quỷ như thế nào mà có người phải đi tị nạn. Tôi nghe ai đi Singapore về cũng khen, cũng ca ngợi, từ vẻ đẹp đất nước đến con người đến văn hóa đến chính quyền, rồi so sánh nước nhà mình nước nhà người ta, mục tiêu phấn đấu gì đó. Nên tôi chả hiểu tị nạn là tị cái nạn gì, sướng quá không chịu nổi phải đi trốn cho bớt sướng hay sao? Hay ra thì nhân vật này là một cậu bé 18 tuổi nhiều tai tiếng với rất nhiều blog quan điểm và hoạt động chống đối lại chính quyền Singapore, nhất là với hai bố con Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long, cộng với hàng đống lần vào tù ra tòa liên quan đến các tội dân sự và hình sự khác. Đại khái là một nhân vật gây nhiều tranh cãi mà tôi cũng chả rõ thực hư là như nào, một là một đứa thần đồng có cái nhìn chính trị và tư tưởng hanh thông, hai là một thằng thần kinh tuổi thì nhỏ mà mồm thì to. Dù là trường hợp nào thì những điều đó cũng đã giúp Amos Yee có được cái visa tị nạn của Mỹ, “thế rới tự ro”. Tôi xem một vlog của Amos Yee với tựa đề “Singapore là một đất nước thật sự rất tồi tệ”, với các luận điểm về luật pháp, nhà nước, chỉ số hạnh phúc thấp nhất v.v. rồi lướt qua các vlogs khác với các nhan đề “Tội tử hình ở Singapore”, “Đồng tính ở Singapore”, “Cuối cùng thì Lý Quang Diệu cũng chết!” v.v. Tôi cũng hoang mang. Tôi chưa dừng chân ở Singapore quá một ngày, cũng chả được đọc quyển sách quyển sổ gì về Singapore, nên chả biết gì nhiều. Nhưng chả lẽ trước giờ tôi bị cả đống dân Việt Nam lừa? Singapore phồn hoa thiên đường lắm cơ mà? Tôi mò đọc bình luận xem mình có bớt ngu đi được tý nào không. Thì rõ ràng là quan điểm chia làm hai phe, phe ủng hộ Amos (toàn Tây) và phe ủng hộ Singapore (toàn người Sing). Thế là tôi ngu thêm. Chả nhẽ toàn bộ dân Sing bị tẩy não và thờ bố con nhà Lý độc tài, mỗi thằng bé này khôn? Hoặc ngược lại, nếu những gì thằng bé này nói đều là bóp méo sự thật để bêu xấu đất nước nơi nó sinh ra, và được sự cổ vũ của các ông Tây bà Đầm nơi xứ tư bản dân chủ, mở rộng vòng tay đón anh nhưng nào thấy, khuyến khích nó bỏ trốn, qua đây chúng tao nuôi, thì sao? Tôi chả biết. Tôi chỉ biết một điều là người dân Sing bình luận ở các vlog của Amos và ở bài báo của CNN ai cũng gọi Amos là rắn độc, là Donald Trump bé, là lừa dối v.v. và chẳng ai có vẻ gì chán ghét đất nước Sing của họ cả. Chỉ thấy mấy ông bà Tây vào truyền tư tưởng và dạy dỗ các ý niệm về dân chủ và quyền tự do ngôn luận cho bọn châu Á đang sống khổ mà không biết mình khổ. Nghe lại thấy giống một thằng bé nhà giàu xúi thằng bé nhà nghèo ghét bố mẹ nó vì không cho nó được sướng như bố mẹ thằng giàu kia đã cho con của họ. Thế rồi rốt cục Singapore là cái chốn nào? Rõ ràng là các kết luận cho câu hỏi này không có điểm chung. Người bản xứ thấy tốt, người Việt Nam qua chơi về bảo tốt, còn phương Tây và cậu bé Amos mới đi trốn thành công này lại là một địa ngục được tạo ra và che đậy bởi bọn chính quyền độc tài. Chả biết ai nhồi sọ ai. Tôi chỉ tâm đắc câu comment của một người tự xưng là từ Indo. “Thằng bé này thật vô ơn, không biết trân quý những gì nó có và không biết nói câu cảm ơn. Biết bao nhiêu đất nước phải ghen tị với Singapore, trong đó có Indonesia. Làm ơn tôn trọng những gì đất nước của cậu đã đạt được, rồi nếu có gì khúc mắc thì cậu hãy bắt tay vào làm để thay đổi. Đừng chỉ nói mồm, dè bỉu, chửi rủa hay chạy trốn đi nơi khác. Như thế thì cậu sẽ có ích hơn nhiều đấy.” Tôi tạm dịch. Viet Dam
3 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[điều buồn nhất] “Yêu…không yêu…yêu…không yêu…yêu…” Ai cũng có những lúc đầy đắn đo và lo sợ trong cuộc đời vì một điều gì đó. Và cứ sự thường, trong những thước phim mà nhân vật ngồi lăn tăn bứt từng cánh hoa để mong đi đến một quyết định nào đó này, rốt cục cái kết luận lại còn rối hơn. Nhưng mà rối như thế mới đúng. Tình cảm mà cứ thẳng đuồn đuột thì chả còn gì để cho các văn/thi/nhạc sĩ viết. “Anh yêu em, chấm hết bài.” Giá mà đời dễ thế thì đời đã chán biết bao. “Sợ anh biết lại sợ anh không biết Muốn anh biết lại muốn anh không biết.” Năm giờ sáng, đầu óc còn đang lơ mơ, tôi nghe được những câu hát này của Kai Đinh. Nói thật là cũng mất vài chục giây để hiểu. Nhưng mà thế lại hay, đúng cảm giác rối rắm của một nhân vật nhiều lắng lo. Tôi thì tôi cứ hay phục cái anh chàng này, ngôn từ thì rõ ngắn mà ý tứ và cảm giác thì lại cứ vẫn đầy đủ, mà lại còn chính xác. Yêu đơn phương mà lại! Lúc đấy thì chỉ thấy đối tượng của mình là cả thế giới, làm gì cũng lăn tăn cũng đắn đo, cũng lo cũng sợ. Tự mình hại mình chứ chả phải gì. Gặp đứa vô tâm nó chả thèm nghĩ gì, chỉ có mình tự đ��t ra đủ các trường hợp để tự dằn vặt. “Nhưng mà…biết đâu…”. “Điều buồn nhất là anh biết mà làm như không biết.” Đấy, chết là chết cái chỗ “nhưng mà…biết đâu” ấy đấy. Cũng tự huyễn hoặc nhiều, nhưng trong thâm sâu cũng biết chứ không phải không. “Sợ em sẽ khóc lại vờ như không khóc Lúc muốn khóc lại giữ trong lòng.” Có hai điều về bút pháp Kai Đinh mà tôi cứ khen mãi là dùng điệp từ điệp ngữ đúng chỗ và viết súc tích. Tôi phải công nhận là Kai Đinh thuyết phục tôi hoàn toàn với thủ pháp tối giản trong câu chữ này. Nghe xong chính tôi lại sợ. Ôi cái giằng xé nội tâm mà chả ai muốn trải qua nhưng mà chả thoát ra được! Tôi nghe lần thứ hai, lần này đầu óc có minh mẫn hơn. Phần Verse chủ yếu là vẽ một khung cảnh chung cho câu chuyện của bài hát, thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt. Nhưng tôi thì tôi lại thích cái cách cứ mỗi câu hát lại trầm xuống một tý. Nó rất gợi hình. Một gương mặt lóe lên vui rồi từ từ rớt xuống. Một nụ cười tắt dần. Đoạn Bridge là lúc nhân vật thành thật với bản thân nhất. Nên nó ngắn nhất. Tôi thích cái tính sinh học này của bài hát. Chả phải bài hát nào cũng sống và phát triển như một ẩn dụ cho chính cái điều nó đang nói như thế. Để mà nhận xét một cách chung nhất, bài hát này đơn giản. Lời tối giản, nhạc giản dị, hát tiết chế, tiếng guitar mộc mạc. E rằng đơn giản như thế sẽ có người chê đơn điệu. Tôi thích less is more, vì bản thân tôi không less được toàn more, nhưng tôi sẽ hoàn toàn hiểu nếu ai đó nói rằng bài hát này huề vốn, mới chỉ mang tính nêu chủ đề, nghe cho vui chứ không có gì đọng lại. Nhiều chỗ Kai Đinh hát lại còn bị tối, hụt mất lời mà nếu không nhìn lyrics thì chả biết chỗ đấy là chữ gì, điển hình nhất là chữ “lại”. Nhưng tôi thấy ở đây vô chiêu thắng hữu chiêu, nhất là với một chủ đề khá dễ thương nhưng lại chẳng dễ dàng, mang cái màu đắn đo trằn trọc dằn vặt của một quyết định. Tôi thích quyết định bằng cách tung đồng xu. Chả phải vì mặt sấp hay mặt ngửa sẽ giúp tôi quyết định. Mà là trong cái khoảnh khắc đồng xu bay tung lên và đập cánh giữa không trung ấy, tôi biết được rằng mình khao khát nó rơi xuống mặt nào một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. https://www.youtube.com/watch?v=D2g-IY0Uc70 Viet Dam
0 notes
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[sức mạnh của một cái tựa] Nhờ cơn bão “Lô Tô” đang quét qua làng điện ảnh Việt Nam mấy hôm nay, tôi được nghe phong thanh cái tựa “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”. Một cái tên mà tôi nghĩ là mình đã nghe ở đâu đó rồi. Cái cảm giác đầu tiên của tôi về cái tựa này nó lạ lắm. “Wow, ai nghĩ ra được một tổ hợp từ nhiều ý nghĩa và đời đến vậy!” Một cái tựa vừa vặn đến mức mà một đứa mù điện ảnh và chưa biết phim này như thế nào như tôi vẫn có thể hình dung ra một đống thứ, chỉ nhờ cái tên.  Điều đầu tiên đó là “chị Phụng”. Chắc chắn là một nhân vật người miền Nam, bối cảnh miền Nam, vì miền Bắc không ai tên Phụng. May ra có chị Phượng, chứ không thể là chị Phộng được. Chữ “chị” cũng rất rõ ràng, nó làm tôi nghĩ ngay đến một người nam chuyển giới nữ, chả hiểu vì sao, chắc vì “Lô Tô”. Điều thứ hai là “chuyến đi”. Tôi hình dung ra ngay những mảnh đời trôi dạt, tấp nơi này chốn kia kiếm ăn rồi lại vội vã lên đường. Một con buôn? Một đám hát? Một rạp xiếc? Một gánh tạp kỹ? Ngay cả dư âm từ những con chữ ấy cũng phảng phất một cái màu thời gian mà chỉ có thể mô tả được bằng một tiếng cười lẻ loi bật lên giữa nền âm thanh xè xè điện từ của một cái đài cassette cũ. Và cuối cùng là “cuối cùng”. Nó là lý do cho cái sự “thảm” của cái tựa. Nó là sự kết thúc. Tôi cũng thoáng nghĩ, hay nó là sự đóng lại? Kết thúc những chuyến đi mòn mỏi và bắt đầu những ngày vui? Thoáng nghĩa thôi chứ tôi không chắc là như thế. Với tôi, rõ ràng là ở đây, cái tựa không có màu của niềm vui. “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”. Hay dịch theo cách của tôi, đoạn kết của một gánh hát lang bạt của những người chuyển giới ở miền Nam. Chẳng biết tôi đúng được tý nào không. Viet Dam
2 notes · View notes
vietdamfromvietnam · 8 years ago
Photo
Tumblr media
[nguyên hà] Nếu cần một cảm giác thảnh thơi, tôi nghe Nguyên Hà. Giọng của cô gái này sinh ra là để hát acoustic. Một món quà cho audiophiles. Nó mềm, mượt và mê hoặc; nó không lên quá cao, không xuống quá thấp. Quãng giọng không phải là thế mạnh của Nguyên Hà, nếu không muốn nói là điểm yếu. Chất giọng mới là điểm nhấn. Một chất giọng và cách xử lý rất bản năng mà không thô ráp. Cái khoái cảm nó mang đến cũng từa tựa như tiếng một chiếc hộp nhạc, nhả từng nốt rõ ràng và nhẹ nhàng để thành một giai điệu êm tai. Tôi không muốn dùng từ “lảnh lót” hay “thánh thót” để mô tả giọng hát này, dù có nhiều nét tương đồng với một Hồng Nhung của những năm cuối 90s. Có lẽ tôi sẽ dùng từ “du dương”. Tôi biết đến Nguyên Hà qua âm nhạc của anh Quốc Bảo. Nhạc anh Bảo viết cho Nguyên Hà có một chút Tây, có một chút mộng mị và có một chút triết lý nhẹ nhàng. Ngôn từ có thể còn viển vông huyễn hoặc, nhưng chất nhạc thì vừa vặn. Tôi đã được “Ru” vào “Địa Đàng” như thế. Về sau này, Nguyên Hà hát nhiều nhạc của anh Hồ Tiến Đạt; một nhạc sĩ mà tôi không biết nhiều, nhưng có thể bám được vào chất nhạc ngọt ngào và thứ ngôn ngữ đầy ẩn dụ của Điều Vô Lý Thứ Nhất, Ta Có Hẹn Với Tháng Năm, Em Đi v.v. Tôi nhớ đã hai lần nhắc đến Nguyên Hà với một anh bạn nhạc sĩ. Lần đầu, một bài hát funky của anh làm tôi nghĩ “Giá như mà Nguyên Hà ra một bản chuyển hẳn sang ballad hát với piano thì chắc ma mị ám ảnh lắm!”. Một lần khác tôi gửi cho anh một bản live acoustic, Nguyên Hà hát một bài hát của anh. Chưa cần nghe, anh đã nói ngay rằng “Đảm bảo hay, Nguyên Hà hát thì chắc chắn hay!”
https://youtu.be/yIXS3CvPScE Viet Dam
3 notes · View notes