Website vieclamnhanh.net.vn - Website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Hỗ trợ ứng viên trong việc tìm kiếm công việc phù hợp nhất. Tìm việc làm tại vieclamnhanh.net.vn mang lại cho ứng viên cơ hội có được việc làm nhanh nhất. Website: https://vieclamnhanh.net.vn/ #vieclamnhanhnetvn
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật – Cách tạo điểm nhấn ấn tượng
1. Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV theo ngành nghề để tạo ấn tượng CV xin việc là câu nói giúp ứng viên và nhà tuyển dụng đến gần với nhau thông qua các thông tin “tiếp thị” bản thân với công việc mà nhà tuyển dụng đăng tải được các ứng viên gửi về. Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung thông tin không thể hiếu và có phần quan trọng trong một bản CV xin việc khi các ứng viên tạo nội dung và viết thông tin gửi đến nhà tuyển dụng. 1.1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật với tầm quan trọng như thế nào? Ai cung biết đến tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp được trình bày trong CV xin việc nhưng bạn có biết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật thì có tầm quan trọng như thế nào hay không? Cùng tìm đáp án ngay sau đây cho bạn cụ thể như sau: Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật với tầm quan trọng như thế nào? Thứ nhất, thông qua mục tiêu nghề nghề ngành kỹ thuật bạn truyền tải trong CV xin việc chính là thông điệp của bạn gửi đi để các nhà tuyển dụng thấy được những mong muốn của ứng viên khi muốn ứng tuyển vào trị trí bất kỳ trong ngành kỹ thuật. Thứ hai, mục tiêu nghề nghiệp chính là những định hướng được bạn vạch ra với ngành kỹ thuật và với vị trí công việc bạn ứng tuyển để các nhà tuyển dụng hiểu được bạn là người có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể như thế nào. Thông qua mục tiêu bạn đặt ra chính là cái đích thông qua công việc tại vị trí bạn ứng tuyển để phấn đầu đạt được những gì bản thân tự đặt ra cho mình, và phải hoàn thành công việc thật tốt để đạt được mục tiêu đặt ra, chính điều này sẽ là điểm thu hút sự chú ý của các nhà tuyển. Thứ ba, mục tiêu là phần rất quan trọng và trong tất cả các mẫu CV xin việc hiện nay không chỉ của ngành kỹ thuật mà còn ở các ngành nghề khác đều để mục tiêu nghề nghiệp ở trên đầu CV ngay dưới thông tin cá nhân. Thứ tư, mục tiêu nghề nghiệp của bạn chính là hướng phát triển của bản thân mà các nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở ứng viên và xét xem nó có phù hợp với sự phát triển ngành kỹ thuật tại doanh nghiệp hay không để tuyển dụng nhân lực cho công ty. Thứ năm, mỗi mục tiêu của chuyên ngành sẽ có sự khác nhau và ngành kỹ thuật cũng vậy, để tạo được ấn tượng tốt nhất với các nhà tuyển dụng thì bạn cần phải viết mục tiêu nghề nghiệp đúng với chuyên ngành kỹ thuật mà mình học để làm nổi bật lên được kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. 1.2. Mục tiêu nghề nghiệp hoàn hảo được tạo nên từ các yếu tố nào? Một mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật hoàn hảo thì cần phục thuộc vào rất nhiều các yếu để tạo được một nội dung chuyên nghiệp và “đánh gục” các nhà tuyển dụng. Các yêu tốt mang đến sự hoàn hảo trong mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật bao gồm: Mục tiêu nghề nghiệp hoàn hảo được tạo nên từ các yếu tố nào? Thứ nhất, nội dung bạn đề cập và viết trong phần mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng. Để tạo được ấn tượng với các nhà tuyển dụng thông qua mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật, đề cập nội dung phù hợp, không viết quá dài dòng và cần đi thằng vào vấn đề bạn muốn truyền đạt đến các nhà tuyển dụng. Đặc biệt bạn sẽ ghi được điểm rất cao với các nhà tuyển dụng khi lựa chọn mục tiêu phù hợp với mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai, để tạo được chú ý và thiện cảm của nhà tuyển dụng thì nội dung truyền đạt phái thể hiện được quyết tâm trong việc thăng tiến trong như trong công việc của ứng viên ngành kỹ thuật như thế nào. Có kế hoạch rõ ràng cho những bước tiến của bản thân sẽ làm điểm cộng rất lớn cho các bạn ứng viên. Thứ ba, bạn cần đề cập đến một số các từ ngữ chuyên ngành và thể hiện được năng lực của bản thân qua mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật. Bên cạnh đó để tạo thiện cảm về cái nhìn thì hình thức trình bày cần rất chú ý để mang đến sự hoàn hảo, đặc biệt là bạn không nên sai lỗi chính tả trong khi viết đó là một lỗi cơ bản nhất mà các nhà tuyển dụng không muốn thấy ở ứng viên của mình. Đó là các yếu tố giúp bạn tạo ra được một mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật hoàn hảo và ghi điểm ngay khi gửi CV ứng tuyển công việc cho các nhà tuyển dụng. Để tham khảo một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật của một số chuyên ngành kỹ thuật hiện nay thì phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến chi tiết và đầy đủ giúp bạn tạo thông tin về mục tiêu nghề nghiệp tốt nhất. 2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật của một số chuyên ngành 2.1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật công nghiệp Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí công việc kỹ thuật công nghiệp thì bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp sau đây: Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật công nghiệp Với bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng với kinh nghiệp 2 năm trong vai trò kỹ sư công nghiệp tại khu công nghiệp xyz. Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Thông qua kiến thức chuyên môn tôi có, cùng với kinh nghiệp của mình tôi sẽ hoàn thành tốt nhất công việc tại công ty. Phấn đầu cho bản thân và công phát triển và trở thành nhân viên nòng cốt của công ty. 2.2. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện Nếu bạn là nhân viên kỹ thuật thì để ứng tuyển vào ngành kỹ thuật điện bạn có thể sử dụng mục tiêu như thế nào? Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu của nhân viên kỹ thuật điện như sau: Tôi đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí kỹ sư điện công nghiệp, tôi nắm rõ về kỹ năng thiết kế hệ thống điện trong ngành công nghiệp, cách lắp đặt mạng điện phân phối tại khu chung cư, tại các khu công nghiệp và khu xí nghiệp. Với kỹ năng mình có và kinh nghiệm, cùng khả năng tiếng Anh của mình, khả năng chịu áp lực công việc tốt. Tôi mong muốn bản thân tìm được một trường làm việc tốt cho mình và có cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân tốt nhất tại công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Vị trí ứng tuyển này tôi có thể làm tốt và vươn xa hơn nữa để trở thành một trong những nhà quản lý chủ chốt của doanh nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện 2.3. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí Ngành cơ khí cũng là một trong những ngành hiện nay tại nước ta rất phát triển và dễ dàng tìm việc làm cho bản thân mình trong lĩnh vực này. Để ứng tuyển thành công thì mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng, bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí ngay sau đây: Thông qua những kiến thức bản thân có được từ chuyên ngành cơ khí tại trường và kinh nghiệm làm việc trong ngành cơ khí 3 năm của mình. Tôi mong muốn bản thân có thể vào làm việc tại công ty với vị trí kỹ sư cơ khí. Với sự chăm chỉ, không ngừng học hỏi và kiến thức, kỹ năng của bạn thân tôi sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Nhanh chóng thăng tiến và trở thành một trong những nguồn nhân lực quan trọng góp phần cho sự phát triển của công ty. 2.4. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật sửa chữa và lắp đặt Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật sửa chữa và lắp đặt Kỹ thuật sửa chữa và lắp đặt cũng là một trong những ngành kỹ thuật thường xuyên được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng. Vậy làm thế nào bạn có thể ứng tuyển thành công vào vị trí công việc này cho bản thân mình? Sau đây sẽ là gợi ý cho bạn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật sửa chữa và lắp đặt như sau: Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc sửa chữa ô tô tại nhà máy, cùng với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tế của mình có thể đáp ứng tốt được công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Với tinh thần ham học hỏi và không ngại khó khăn, chăm chỉ trong công việc, khả năng chịu áp lực và nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc tốt, đây sẽ là cơ hội để tôi phát triển khả năng bản thân mình trong môi trường làm việc tại công ty. Bằng kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm thức tế của mình tôi sẽ làm việc hết mình để phát triển, công hiến sức lao động để cả doanh nghiệp và chính bản thân tôi được phát triển tốt nhất. 2.5. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật với sinh viên mới ra trường Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật với sinh viên mới ra trường Trong trường hợp bạn là sinh viên ngành kỹ thuật tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, cung như kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ thuật cho bản thân mình thì bạn có thể tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên ngành kỹ thuật mới ra trường sau đây: Là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chuyển ngành kỹ thuật điện, năng vững kiến thức chuyên ngành, tôi mong muốn được vào làm việc tại công ty với vị trí kỹ sư điện, áp dụng những kiến thức được học và không ngừng học hỏi để phát triển bản thân và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Hoàn thành công việc và nhanh chóng góp mặt trong hàng ngũ nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp. 3. Cách để giúp bạn sở hữu CV xin việc chuyên nghiệp Nếu bạn không biết để viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào cho chuyên nghiệp thì một gợi ý cho bạn rất hay không chỉ có mục tiêu nghề nghiệp mà bạn còn có cả một cơ hội để sở hữu cho bản thân mình các mẫu CV xin việc chuyên nghiệp phù hợp với chuyên ngành kỹ thuật mà bạn được học và vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Giải pháp được nhiều bạn trẻ không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế cũng như tạo CV xin việc đó chính là sử dụng các mẫu CV xin việc có sẵn trên các website hàng đầu hiện nay. Bạn có thể sử dụng các mẫu CV xin việc của vieclamnhanh.net.vn. Cách để giúp bạn sở hữu CV xin việc chuyên nghiệp Tại vieclamnhanh.net.vn bạn có thể tìm thấy cho mình rất nhiều các mẫu CV xin việc theo các ngành nghề khác nhau hiện nay trong xã hội, mỗi một ngành nghề được thiết kế riêng biệt phù hợp với từng ngành nghề và nội dung cũng được sử dụng một cách tốt nhất. Không chỉ đa dạng ngành nghề cho CV xin việc mà bạn còn có thể lựa chọn CV theo ngôn ngữ với 5 CV ngôn ngữ khác nhau là các thứ tiếng phổ biến hiện nay trên thị trường việc làm nước ta như tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật và tiếng Việt. Mỗi CV đều được các chuyên gia thiết kế riêng về phòng cách và được biên tập nội dung chuyên nghiệp giúp các ứng viên có cơ hội việc làm tốt nhất cho bản thân mình khi ứng tuyển vào vị trí công việc bất kỳ. Đặc biệt với các bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công việc trong ngành kỹ thuật hiện nay thì để cạnh tranh và tạo lợi thế tốt nhất cho bản thân thì đây là cách làm bạn nên sử dụng. Qua chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật giúp bạn có thêm thông tin, biết cách để làm sao sở hữu mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp, đặc biệt là bạn có thể tham khảo một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp của vài ngành kỹ thuật hiện nay cho bản thân. Chúc bạn sớm tìm việc làm và ứng tuyển thành công vào công việc mà bản thân mong muốn.
Coi nguyên bài viết ở: Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật – Cách tạo điểm nhấn ấn tượng
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Thạc sĩ tiếng Anh là gì? Những thông tin về thạc sĩ bạn cần biết!
1. Thạc sĩ tiếng Anh là gì? Thạc sĩ tiếng Anh là gì? Thạc sĩ trong tiếng Anh còn được gọi là “Master” – được hiểu có nghĩa là những người tài giỏi, học rộng tài cao. Đây chính là một cấp bậc trên cử nhân nhưng dưới bậc tiến sĩ và sẽ được cấp bởi những trường đại học sau khi đã kết thúc các chương trình đào tạo theo một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào đó. Như vậy, thạc sĩ chứng tỏ cho một trình độ học vấn của một người ở mức độ chuyên sâu và cũng được xem là điều kiện cần trong quá trình tuyển dụng của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta nên học thạc sĩ? Thực tế có thể thấy, việc học cao lên thạc sĩ mang lại rất nhiều lợi thế trong cuộc sống, cụ thể như sau: - Việc học lên thạc sĩ sẽ giúp cho bạn có thể phát triển hơn về trí tuệ bởi khi học thạc sĩ bạn sẽ được đào tạo bởi những giáo sư, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Chính điều này sẽ giúp cho bạn có thể phát triển hơn về tư duy cũng như có thêm nhiều kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực mình tìm hiểu cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. - Học thạc sĩ cũng sẽ giúp triển vọng công việc sau này của bạn tăng lên rất nhiều. Đây được xem là một bước đệm lớn giúp cho bạn có thể trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó mà mình muốn và điều đó sẽ là một thành tựu lớn dành cho bạn, mở ra cánh cửa việc làm tốt trong tương lai khi hiện nay có rất nhiều vị trí công việc đòi hỏi bằng thạc sĩ mới có thể đảm nhiệm được. Theo đó, tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cho bạn có cơ hội để vươn lên các vị trí công việc cao cùng mức thu nhập hấp dẫn. Tại sao nên học thạc sĩ? - Việc tham gia học thạc sĩ cũng giúp cho bạn có thể mở rộng hơn về các mối quan hệ xã hội của mình. Những người bạn học cùng và gặp gỡ tại trường đại học rất có thể sẽ là những người lãnh đạo quyền lực trong tương lai và có sức ��nh hưởng lớn. Môi trường cao học chắc chắn sẽ giúp bạn có thể kết nối, mở rộng hơn về các mối quan hệ để có thể giúp nhau học tập và trong công việc. Và có nhiều mối quan hệ tốt cũng chính là một bước đệm giúp bạn có thể đạt được những thành công lớn trong tương lai. - Một lý do để bạn lựa chọn học lên thạc sĩ chắc chắn không thể thiếu chính là bạn sẽ có cơ hội hưởng mức thu nhập hấp dẫn hơn. Bằng cấp là một phần để đánh giá về trình độ của mỗi người và một điều không thể phủ nhận chính là người có bằng thạc sĩ sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều so với người chỉ có bằng cử nhân. Do đó, tấm bằng thạc sĩ sẽ mang đến cho bạn một mức lương và mức thu nhập rất tốt, theo đó cơ hội thăng tiến trong tương lai cũng rất cao. 2. Phân biệt các loại bằng thạc sĩ hiện nay 2.1. Loại bằng thạc sĩ học thuật Một trong những loại bằng thạc sĩ phổ biến nhất hiện nay chính là bằng học thuật – loại bằng mà bạn sẽ nhận được sau khi tham gia vào chương trình đào tạo tại trường với những kiến thức tự nhiên – xã hội một cách tổng quát nhất. Bằng thạc sĩ học thuật hiện nay có các loại sau đây: - Bằng thạc sĩ khoa học xã hội hay còn được gọi là “Master of Art” – loại bằng được trao cho tất cả những đối tượng đã hoàn thành các khóa học về khoa học xã hội như là văn học, giáo dục, truyền thông,... Các sinh viên theo học ngành này sẽ được tiếp cận các kiến thức qua các bài giảng, các cuộc hội thảo,... để có thể vận dụng vào các bài kiểm tra hay công trình nghiên cứu độc lập của riêng mình. Loại bằng thạc sĩ học thuật - Bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên hay còn được gọi là “Master of Science” – loại bằng được trao cho tất cả những đối tượng đã hoàn thành các khóa học liên quan đến các kiến thức tự nhiên như là y tế, kỹ thuật, sinh học,... Và với tấm bằng này, bạn sẽ có thể làm được trong các ngành liên quan đến khối tự nhiên như là quản trị kinh doanh, ngân hàng,... 2.2. Loại bằng thạc sĩ nghiên cứu Bằng thạc sĩ nghiên cứu hiện nay được chia thành 3 loại như sau: - Bằng Master of Research – tập trung nghiên cứu về những kiến thức chuyên môn để các sinh viên có thể trở thành những nghiên cứu sinh. Và đây là tấm bằng khá tốt cho bạn nếu muốn cạnh tranh được với những ứng viên theo học tiến sĩ. Khối lượng kiến thức khi học thạc sĩ ngành này sẽ cao hơn rất nhiều so với thạc sĩ học thuật. Loại bằng thạc sĩ nghiên cứu - Bằng Master by Research: Với tấm bằng này thì sinh viên sẽ cần học tập và nghiên cứu một cách chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong một dự án. Đây được xem là tiền đề quan trọng để bạn có thể học lên tiến sĩ. Tại nhiều nơi thì sinh viên sẽ coi khóa học thạc sĩ này là một tiền đề để thử nghiệm trước khi theo đuổi con đường học lên tiến sĩ. Và thời gian để học và có được tấm bằng thạc sĩ này sẽ dài hơn so với những loại bằng thạc sĩ khác. - Bằng Master of Studies: Đây là tấm bằng do một số trường danh tiếng cấp như là Cambridge, Oxford,... và yêu cầu các sinh viên sẽ phải tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp cũng như phải hoàn thành những bài kiểm tra, khóa luận, công trình nghiên cứu giống như các chương trình thạc sĩ khác. Và sinh viên có trong tay tấm bằng Master of Studies sẽ được phép học tạm thời các chương trình đào tạo của cấp bậc tiến sĩ. Với tấm bằng này thì bạn sẽ có cơ hội việc làm vô cùng tốt tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn nổi tiếng trên thế giới. 2.3. Loại bằng thạc sĩ chuyên môn Bằng thạc sĩ chuyên môn là tấm bằng chuyên nghiệp hay trong tiếng Anh còn gọi là “Professional Master’s Degrees”. Đối với tấm bằng này, bạn sẽ cần phải tập trung vào các kiến thức của các ngành nghề mà mình theo đuổi trong tương lai như một số ngành sau: - Bằng thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh: Bạn sẽ được tiếp cận những kiến thức chuyên sâu cùng các kỹ năng về ngành quản trị kinh doanh với các khía cạnh khác nhau. Và hiện nay, rất nhiều người tốt nghiệp ngành này theo đuổi lên bậc thạc sĩ bởi các công việc trong ngành hầu hết đều yêu cầu 2 – 3 năm kinh nghiệm. Loại bằng thạc sĩ chuyên môn - Bằng thạc sĩ quản lý công: Bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định trong ngành này như là quản trị quốc tế, lĩnh vực khoa học – công nghệ,... Và với tấm bằng này bạn sẽ có thể làm việc tại rất nhiều cơ quan, tổ chức phi chính phủ với những chế độ đãi ngộ vô cùng tốt. - Bằng thạc sĩ nghệ thuật: Bạn sẽ được học chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến nghệ thuật như là kỹ năng biểu diễn, diễn xuất, hội học, hát,... Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có cơ hội được tiếp cận với những môi trường thực tế để có thể làm quen và có nhiều trải nghiệm cũng như mối quan hệ cho sau này. - Bằng thạc sĩ kiến trúc: Sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án, công trình lớn và nghiên cứu chuyên sâu về các kiến thức của chuyên ngành. Thạc sĩ kiến trúc sẽ được đào tạo chủ yếu về các lĩnh vực xây dựng hay thiết kế. Ngoài ra, còn rất nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác có thể theo đuổi học lên thạc sĩ như là kỹ thuật, âm nhạc, thạc sĩ tổng hợp nhiều chuyên ngành,... 3. Để học thạc sĩ cần những điều kiện gì? Học lên thạc sĩ sẽ giúp bạn có được rất nhiều cơ hội tốt trong tương lai, tuy nhiên không phải ai cũng có thể học lên mà sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: - Để học lên thạc sĩ thì yêu cầu đầu tiên chính là phải đáp ứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu tuyển sinh. Do đó, bạn cần cân nhắc về trình độ của mình để theo đuổi chuyên ngành hay trường học phù hợp. - Với những chương trình đào tạo thạc sĩ thông thường như là Master of Art, Master of Science,... thì yêu cầu là bạn sẽ cần phải tốt nghiệp đại học và sở hữu tấm bằng cử nhân trong tay thì mới có thể học cao lên thạc sĩ. Để học thạc sĩ cần những điều kiện gì? - Đối với những chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên nghiệp về các ngành nghề nhất định thì bạn sẽ cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thì mới có thể học lên cao. - Những chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị thì thường sẽ yêu cầu bạn có tấm bằng cử nhân theo đúng chuyên ngành đó thì mới có thể học thạc sĩ. - Với những bạn muốn theo đuổi tấm bằng thạc sĩ điều hành thì cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và nhiều nơi còn yêu cầu đầu vào là tấm bằng MBA và bạn sẽ được học những chuyên ngành phổ biến như là quản trị kinh doanh, khoa học tự nhiên,... - Với tấm bằng thạc sĩ nghiên cứu thì yêu cầu bạn cần có tấm bằng cử nhân cùng với những thành tựu đã đạt được như công trình xuất sắc được công nhận thì mới đủ điều kiện học thạc sĩ. - Riêng với thạc sĩ tổng hợp thì chương trình sẽ được kéo dài 1 năm và đào tạo song song cả chương trình dành cho cử nhân cùng thạc sĩ. Do đó, nếu như bạn muốn theo đuổi tấm bằng thạc sĩ này thì có thể học kết hợp cả 2 chương trình. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất và giúp bạn hiểu được về thạc sĩ tiếng Anh là gì cùng những yêu cầu, điều kiện và các loại bằng thạc sĩ hiện nay. Từ đó có thể lựa chọn và theo đuổi lĩnh vực phù hợp nhất với mình và đạt được những thành công nhất định trong tương lai nhé!
Xem nguyên bài viết tại: Thạc sĩ tiếng Anh là gì? Những thông tin về thạc sĩ bạn cần biết!
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Senior Manager là gì? Điều cần biết để trở thành Senior Manager
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thời kỳ kinh tế hội nhập là một trong những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó nên sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vậy để làm thế nào mà vẫn giúp doanh nghiệp có được sự cạnh tranh và thu lại được những doanh thu lớn. Đó chính là nhờ vào bộ máy tổ chức và những Managers. 1. Tổng quan về Senior Manager 1.1. Khái niệm Senior Manager là gì? Senior Manager là một cụm từ trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về các hoạt động chung và lợi nhuận của một công ty hoặc tổ chức. Mục tiêu của họ là tối đa hóa hiệu quả, năng suất và hiệu suất của tổ chức này, bằng cách đảm bảo tất cả các hoạt động đều diễn ra trơn tru. Đây sẽ là những người điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh, có nghĩa là họ chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất và kiểm soát ngân sách của nhân viên, thiết lập các hướng dẫn và mục tiêu và đảm bảo mọi việc được thực hiện một cách hiệu quả, có tổ chức, tiết kiệm chi phí và an toàn. Khái niệm Senior Manager là gì? Senior Manager có thể được tuyển dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân. Họ thường chuyên về một lĩnh vực hoặc vùng lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như Tài chính, Tiếp thị, Nhân sự hoặc Bán hàng. Có thể hiểu được, trách nhiệm của họ sẽ thay đổi tương ứng, nhưng cũng sẽ phụ thuộc vào loại tổ chức, quy mô và vị trí của tổ chức. Họ có thể giám sát các hoạt động của một bộ phận hoặc bộ phận hoặc họ có thể tự mình quản lý toàn bộ một tổ chức, đôi khi làm việc cùng với một ban giám đốc 1.2. Phân loại Senior Manager Dưới đây Vieclamnhanh.net.vn xin đưa ra 3 loại Senior Manager phổ biến đó là: - Senior account manager - Senior sales manager - Senior project manager Vậy Senior account manager là gì? Senior account manager - Quản lý tài khoản cấp cao là một phần quan trọng trong đội ngũ bán hàng của công ty có nhiệm vụ đáp ứng các mục tiêu bán hàng. Cá nhân này chịu trách nhiệm phát triển mối quan hệ với khách hàng để có được mạng lưới khách hàng mới trong hiện tại để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty họ Còn về khái niệm Senior sales manager là gì nhỉ? Senior sales manager với nghĩa tiếng Việt là Giám đốc bán hàng cao cấp. Họ là người lãnh đạo và quản lý tất cả các hoạt động bán hàng và giám sát các hoạt động của đội ngũ quản lý bán hàng cơ sở. ... Giám đốc bán hàng cao cấp xây dựng và quản lý tất cả các khía cạnh của bộ phận bán hàng bao gồm quản lý hàng đầu, quản lý tài khoản, phân tích kinh doanh và phát triển kênh Senior project manager là gì? Senior project manager - Người quản lý dự án cao cấp như tên của nó. Đây là người đứng đầu của bất kỳ dự án nào có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát dự án một cách hiệu quả. Công việc của người quản lý dự án cấp cao đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng tốt mà có thể không có ở những người quản lý dự án khác 2. Trách nhiệm chung của Senior Manager Giống như tất cả các nhà quản lý, Senior Manager chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo công việc của một nhóm các cá nhân. Họ giám sát công việc của họ và có hành động khắc phục khi cần thiết. Các nhà quản lý cấp cao có thể hướng dẫn công nhân trực tiếp hoặc họ có thể chỉ đạo một số giám sát viên, những người lần lượt trực tiếp quản lý công nhân. Người quản lý cấp cao thường giám sát nhóm hoặc nhóm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong một công ty. 3. Trách nhiệm cốt lõi của người quản lý cấp cao - Cung cấp hướng dẫn cho các báo cáo trực tiếp, thường bao gồm các nhà quản lý và giám sát viên đầu tiên Trách nhiệm cốt lõi của người quản lý cấp cao - Đảm bảo sự rõ ràng xung quanh các ưu tiên và mục tiêu cho toàn bộ khu vực chức năng - Phê duyệt yêu cầu đầu tư đến một mức độ nhất định - Quản lý ngân sách tài chính tổng thể cho chức năng của mình - Phê duyệt các yêu cầu tuyển dụng và xa thải trong nhóm của cô Trách nhiệm cốt lõi của người quản lý cấp cao - Hướng dẫn quy trình nhận dạng và phát triển tài năng cho một nhóm hoặc chức năng - Làm việc giữa các chức năng với các đồng nghiệp trong các nhóm khác để đảm bảo cộng tác cho các mục tiêu được chia sẻ - Tương tác với quản lý cấp cao để báo cáo - Làm việc với quản lý cấp cao và các đồng nghiệp khác để phát triển chiến lược và lập kế hoạch thực hiện - Truyền đạt kết quả tài chính và mục tiêu và các chỉ số hiệu suất chính cho các báo cáo trực tiếp - Tạo điều kiện tạo mức mục tiêu cho chức năng rộng hơn và làm việc với các nhà quản lý để đảm bảo xếp tầng cho tất cả các công nhân - Các tiêu đề phổ biến khác cho người quản lý cấp cao - Tiêu đề có xu hướng theo chức năng của người quản lý. Một số ví dụ bao gồm quản lý kế toán cao cấp, quản lý tiếp thị cao cấp, quản lý kỹ thuật cao cấp và quản lý hỗ trợ khách hàng cao cấp. 4. Một số những chức năng chính của Senior Manager - Lập kế hoạch cho các hoạt động tổ chức bằng cách thiết lập các nhiệm vụ, mục tiêu và ưu tiên + Tạo một kế hoạch hành động chi tiết bằng cách vạch ra các bước cần thiết và sắp xếp chúng thành một mô hình logic + Xác định các mục tiêu tổ chức có thể đo lường và xác định các cách để đạt được chúng thiết lập các hướng dẫn rõ ràng để ra quyết định và quản lý khủng hoảng + Truyền đạt hướng tổ chức và tầm nhìn cho nhân viên Một số những chức năng chính của Senior Manager Lập kế hoạch cho các hoạt động tổ chức - Phát triển, thực hiện, điều phối, đánh giá, đánh giá và cải thiện các thủ tục và chính sách kinh doanh, cũng như các hoạt động và sáng kiến tổ chức + Xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chính sách, chương trình tổ chức và các chiến dịch nội bộ khác + Xác định cách phân phối các nguồn lực, đảm bảo lượng công việc phù hợp được phân bổ cho đúng số lượng người trong (các) bộ phận bên phải + Cung cấp hướng dẫn và giải thích, ủy quyền theo yêu cầu. - Giám sát và kiểm soát tiến độ, mục tiêu và chi phí của dự án so với tiến độ và ngân sách đã thiết lập: Xác định các vấn đề và thiếu sót, đảm bảo các biện pháp khắc phục cần thiết được thực hiện - Kiểm soát ngân sách, liên lạc với các đối tác và nhà đầu tư, cũng như hợp tác với các bộ phận Bán hàng, Tiếp thị và Kế toán để thảo luận về các chiến lược và đảm bảo thành công về tài chính và tổng thể của các dự án + Xem xét, giải thích thông tin ngân sách và dữ liệu tài chính + Giám sát chi phí và thực hiện phân tích lợi ích chi phí, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính + Đảm bảo kế toán tài chính và kiểm toán tuân thủ luật pháp hiện hành - Giám sát hoạt động con người của tất cả các phòng ban, ủy quyền và tổ chức thành lập các phòng ban chính và các vị trí liên quan + Lựa chọn người quản lý, giám đốc và nhân viên điều hành khác + Đào tạo, giám sát và quản lý nhân viên hoặc hướng dẫn bộ phận Nhân sự làm việc đó + Thiết lập các hướng dẫn và tiêu chuẩn để đánh giá nhân sự, tuyển dụng và thăng tiến + Giám sát hiệu suất của nhân viên, viết báo cáo và cập nhật hồ sơ, theo yêu cầu Giám sát hoạt động con người của tất cả các phòng ban + Lập kế hoạch lịch trình làm việc, nếu cần thiết Giám sát hoạt động con người của tất cả các phòng ban - Xây dựng mối quan hệ với cả bên trong và bên ngoài + Giao tiếp, động viên và truyền cảm hứng cho nhân viên + Đạt được ảnh hưởng, niềm tin và uy tín trong tổ chức để xây dựng và giúp thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác làm việc + Liên lạc với các công ty bên ngoài và các bên thứ ba khác + Đại diện cho tổ chức, hoặc ủy quyền cho đại diện thay mặt họ, trong các cuộc đàm phán, sự kiện kết nối mạng, các hoạt động Quan hệ công chúng hoặc các chức năng chính thức khác - Giám sát việc tổ chức và điều phối sự kiện bên trong và bên ngoài, bao gồm các sự kiện quảng cáo - Giám sát việc bảo trì thiết bị: Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo trì, sửa chữa và cải tạo công việc - Xử lý các vấn đề khi và khi chúng phát sinh để đảm bảo tổ chức hoạt động trơn tru và hiệu quả: Tư vấn cho bộ phận Nhân sự về cách xử lý các khiếu nại và thắc mắc, hỗ trợ giải quyết xung đột, khi cần thiết 5. Tại sao vị trí này cần thiết trong một doanh nghiệp? Ngày nay các công ty lớn sẽ đánh giá các vị trí của họ theo phạm vi, trách nhiệm, quy mô và cơ quan ngân sách và trong đó bao gồm cả vị trí Senior Manager. Đây là cơ hội giúp tăng một bước tiến lên cấp bậc cao hơn và cho các cá nhân đảm nhận trách nhiệm mới và tăng đóng góp của họ. Việc thực hiện cấp độ bổ sung và cao hơn này cũng giúp các tổ chức tuyển dụng các chuyên gia có kinh nghiệm và đưa họ vào các vị trí phù hợp với khả năng và lương thưởng của họ. Tại sao vị trí này cần thiết trong một doanh nghiệp? Nếu như trong một doanh nghiệp có quá nhiều quản lý thì sự phức tạp và kém hiệu quả có xu hướng tăng lên khi các tổ chức phát triển và trở nên phân tầng hơn với các lớp quản lý bổ sung. Hãy xem xét một bộ phận bao gồm các giám sát viên, người quản lý chịu trách nhiệm về người giám sát và người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho người quản lý giám sát người giám sát. Vô số các lớp trong cấu trúc có thể làm chậm quá trình ra quyết định, làm tăng sự phức tạp về chính trị và giao tiếp, và cuối cùng gây rối loạn chức năng. Nhiều tổ chức quay vòng qua một quá trình phân lớp theo sau là làm phẳng thông qua tái cấu trúc, chỉ để từ từ thêm các lớp một lần nữa theo thời gian. Về lý thuyết, một tổ chức phẳng hơn với ít lớp hơn sẽ đơn giản hóa việc ra quyết định và trao quyền cho một nhóm công nhân rộng lớn hơn chịu trách nhiệm về hành động của họ. 6. Mức lương trung bình của một Senior Manager - Đối với vị trí Senior sales manager thì mức lương dao động từ 7 triệu tới 35 triệu đồng + Lương thấp nhất: 7 triệu đồng + Lương bậc thấp: 11,6 triệu đồng + Lương trung bình: 14,7 triệu đồng + Lương bậc cao: 17,9 triệu đồng + Lương cao nhất: 35 triệu đồng - Đối với vị trí Senior account manager: Theo kết quả khảo sát của ngành Marcomms Việt Nam 2016, thì mức lương Account Manager trung bình trong ngành Truyền thông – Quảng cáo sẽ dao động từ 7 triệu – 11 triệu đồng và nếu cộng thêm các khoản tiền thưởng sau mỗi dự án thì con số này có thể tăng lên từ 22 triệu – 35 triệu đồng Mức lương trung bình của một Senior Manager - Đối với vị trí Senior product manager sẽ có mức lương dao động từ 10 triệu tới 67,5 triệu đồng + Lương thấp nhất: 10 triệu đồng + Lương bậc thấp: 23,7 triệu đồng + Lương trung bình: 29,6 triệu đồng + Lương bậc cao: 35,5 triệu đồng + Lương cao nhất: 67,5 triệu đồng Trên đây là những chia sẻ về bài viết Senior Manager là gì? Điều cần biết để bạn trở thành Senior Manager bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất. Bằng việc hãy luôn tự tin vào bản thân và trau dồi kiến thức mỗi ngày Vieclamnhanh.net.vn chắc chắn rằng nếu bạn có ước mơ trở thành một Senior Manager thì ngày ấy sẽ chẳng còn xa nữa đâu. Hãy tìm hiểu kỹ và lập cho mình những kế hoạch cụ thể trên từng bước đường nhưng cũng đừng quên những phương án dự phòng nhé. Chúc các bạn hạnh phúc và thành công với những lựa chọn của bản thân nhé!
Đọc nguyên bài viết tại: Senior Manager là gì? Điều cần biết để trở thành Senior Manager
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Có thể bạn chưa biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì?
Trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng như đưa doanh nghiệp vươn xa thì không tránh khỏi việc xảy ra những rắc rối hay gặp phải việc vi phạm các bộ luật thương mại. Tùy vào từng mức độ vi phạm cũng như cách giải quyết mà có những xuất hiện nhiều đối tượng trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những đối tượng giải quyết tranh chấp thương mại đó là trong tài thương mại. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn về trọng tài thương mại là gì? Cùng những thông tin liên quan như phân loại, ưu điểm hay những thông tin liên quan mà bạn cần biết. 1. Tìm hiểu khái niệm mà bạn cần biết về trọng tài thương mại là gì? Tìm hiểu khái niệm mà bạn cần biết về trọng tài thương mại là gì? Để hiểu kĩ về khái niệm trọng tài thương mại thì bạn nên hiểu trọng tài là gì trước sau đó mới tìm hiểu về khái niệm của trongjt ài thương mại. Trọng tài là người phân giải, công bằng hay là người đánh giá giữa một cuộc thi hay cuộc tranh chấp nào đó cần một bên thứ 3 thể hiện sự công bằng. Từ khái niệm của trọng tài ta có thể dễ dàng hình dung về khái niệm của trọng tài thương mại, đây là khái niệm chỉ phương thức hay người, bên thứ 3 đứng ra dàn xếp, giải quyết các vấn đề phát sinh tranh chấp và thường tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại và theo điều 2 luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài thương mại, các vấn đề được giải quyết với sự có mặt của trọng tài thương mại thường xuất hiện khi có sự đồng ý của các bên và thường thay thế cho cách giải quyết là lôi ra tòa án giải quyết. Bởi vậy với cách sử dụng trọng tài thương mại thường xử lý linh hoạt, nhanh chóng và nhận được sự hài lòng giữa các bên tham gia cũng như giữ được nhiều bí mật doanh nghiệp trong quá trình tranh chấp. 2. Các loại trọng tài thương mại mà bạn cần biết Các loại trọng tài thương mại mà bạn cần biết Có nhiều loại trọng tài thương mại, mỗi loại sẽ có khái niệm định nghĩa khác nhau và mang những đặc điểm nhận dạng, phân loại điển hình. Cùng tìm hiểu một số loại trọng tài thương mại cơ bản mà bạn cần biết như là: 2.1. Những thông tin khái niệm về trọng tài vụ việc Một trong những loại trọng tài thương mại đầu tiên mà ta hay gặp phải đó là trọng tài vụ việc, đây là khái niệm chỉ hình thức trọng tài được hình thành do các bên tranh chấp thỏa thuận thành và lập ra với mục đích để giải quyết vụ việc và trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: - Trọng tài vụ việc được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp; - Trọng tài vụ việc không có trụ sở làm việc để thường trực hay không có bộ máy vận hành bởi nó xuất hiện và kết thúc theo mỗi vụ việc và trọng tài thường được các bên liên quan thống nhất để chỉ định một trong tài viên bất kỳ nào đó thuộc các trung tâm trọng tài uy tín mà các bên tin tưởng. - Quy tắc được trọng tài vụ việc sử dụng trong mỗi vụ việc không có sự nhất quán, ngoài việc tuân theo những pháp luật cơ bản bắt buộc phải tuân theo thì đa phần sẽ giải quyết theo quy định giữa các bên thống nhất. Bởi vậy trên thực tê thì trọng tài vụ việc chưa được đưa nhiều vào sử dụng. - Các bên liên quan khi muốn dùng trọng tài vụ việc thì phải tự thực hiện toàn bộ quy trình với hội đồng trọng tài mà không có sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký thường trực bởi không tuân theo quy định pháp lý mà dùng luật riêng giữa các bên thống nhất. Để thực hiện được việc trọng tài vụ việc thì người trọng tài cần có kinh nghiệm tham gia tố tụng trọng tài trước đó. 2.2. Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Ngoài trọng tài vụ việc thì trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế cũng được khá nhiều người quan tâm, đây là khái niệm chỉ hình thức trọng tài trái ngược với trọng tài vụ việc. Ta có thể dễ dàng nhận biết được trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực bởi trọng tài thường trực được tổ chức bộ máy và quản lý chặt chẽ cũng như có trụ sở làm việc thường xuyên, ngoài ra tên các trọng tài thường trực thường sẽ có tên trong danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Trung tâm trọng tài hay ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài hay các tên gọi cơ sở uy tín về tổ chức trọng tài đều được tổ chức, quản lý theo mô hình các điều lệ và quy tắc tố tụng riêng và những tổ chức này đều có tổ chức bộ máy và quản lý chặt chẽ cũng như có trụ sở làm việc thường xuyên và chủ yếu được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Đặc điểm cơ bản trọng tài thường trực hay các trung tâm trọng tài đó là: - Có bộ máy chế độ bao gồm nhiều vị trí cũng như có sự quản lý của nhiều cấp như ban điều hành, ban thư ký nhưng hoạt động dưới dạng tối giản và gọn nhẹ. Các ban cũng được phân chia ra những vị trí quan trọng như là chủ tích, thư ký trưởng, mỗi vị trí có nhiều người cùng giữ chức vụ hoặc chỉ một người và việc này còn tùy thuộc vào điều lệ vận hành của mỗi trung tâm. Trong bộ máy vận hành ngoài những vị trí chủ chốt thì không thể thiếu những trọng tài viên, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, thông thường thì danh sách này mang tính chất khuyến nghị, đây là danh sách thường trực, họ có tham gia vào việc giải quyết, dàn xếp vụ việc hay không còn tùy thuộc vào sự chỉ định hay phân công của các bên. - Mỗi trung tâm sẽ được tự quyết định về lĩnh vực hoạt động cũng như tự do thiết lấp quy tắc tố tụng riêng và trong quá trình giải quyết vụ việc thì trung tâm trọng tài có thẩm quyền quyết định lĩnh vực hoạt động cũng như thu hẹp hoặc mở rộng lĩnh vực theo từng vụ việc nhưng phải có sự đăng ký với các cơ quan liên quan theo quy định. 3. Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp Tùy vào từng loại trọng tài cũng như đặc điểm của từng loại lại có những ưu điểm cụ thể, tuy nhiên xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của mình thì trọng tài thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội như xử lý linh hoạt, nhanh chóng và nhận được sự hài lòng giữa các bên tham gia cũng như giữ được nhiều bí mật doanh nghiệp trong quá trình tranh chấp và từ đó mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp cụ thể như sau: - Thứ nhất, khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp; - Đặc điểm tiếp theo đó là việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp; Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp - Thứ ba, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin (confidentiality) cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai (khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án), nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường; - Thứ tư, thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, thể hiện sự mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn như: cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài, … phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài; - Thứ năm, phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài VIAC có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài VIAC cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. 4. Những điều cần biết về thỏa thuận trọng tài thương mại Những điều cần biết về thỏa thuận trọng tài thương mại 4.1. Tìm hiểu khái niệm bản chất của thỏa thuận trọng tài thương mại là gì? Hình thức thỏa thuận trọng tài là khái niệm chỉ 1 thoải thuận bằng văn bản, theo đó các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài và đặc biệt chúng có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. 4.2. Các hhình thức thỏa thuận trọng tài mà bạn cần biết là gì? Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: Các hhình thức thỏa thuận trọng tài mà bạn cần biết là gì? - Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; - Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; - Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; - Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; - Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận; - Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng, việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài’ Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến trọng tài thương mại cùng những thông tin như phân loại, ưu điểm hay những thông tin liên quan mà bạn cần biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì. Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu thấy hữu ích nhớ hãy theo dõi thường xuyên để cập nhập thêm nhiều thông tin khác nhé. Thân ái!
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Có thể bạn chưa biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Vào Đảng để làm gì? Tại sao chúng ta nên phấn đấu vào Đảng?
1. Giới thiệu về Đảng Đảng là gì? “Đảng” là từ mà mọi người cùng các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo thường hay gọi tắt để thay thế cho cụm từ “Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời vào năm 1930, sau quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị. Đây là đảng cầm quyền chính ở Việt Nam và là Đảng duy nhất được phép hoạt động hợp pháp ở lãnh thổ này, được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp (1980). Vai trò của Đảng là lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Theo đó, mọi hoạt động của Đảng đều tuân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng trên thực tế, có một vài yếu tố khác cũng tạo ra tác động nhất định đến Đảng như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài yếu tố mang tính truyền thống của Nho giáo nữa. Tổ chức của Đảng được đặt ra như sau: Đại hội Đại biểu Toàn quốc có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, từ Ban Chấp hành Trung ương sẽ tiếp tục bầu ra Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và điều ra một người làm Tổng Bí thư. Hiện nay, người đang lãnh đạo Đảng là Tổng Bí thư, kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. 2. Các hoạt động trong Đảng Nhiều hoạt động trong Đảng được tổ chức Khi bạn vào Đảng, có rất nhiều hoạt động sẽ được diễn ra. Nếu bạn làm việc trực tiếp trong các cơ quan chính phủ, giữ vai trò là cán bộ lãnh đạo, bạn sẽ được tham gia vào các kì họp chung của đại hội Đảng, được bầu cử và ứng cử trực tiếp tại Quốc Hội, được lắng nghe nhiều công việc chính trị, đất nước, các vấn đề của xã hội, có trách nhiệm giải quyết những bức xúc của dân, đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, thực hiện cải cách chính sách theo lời nhận xét, góp ý và đi thăm hỏi, động viên các bệnh nhân đặc biệt, những đối tượng có công với cách mạng, các gia đình thương binh liệt sĩ,...Còn nếu bạn vẫn là một người trẻ, chưa tốt nghiệp Đại học, sau khi vào Đảng, bạn sẽ được tham gia các công việc liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh niên, được sinh hoạt Đảng,... 3. Mục đích vào Đảng để làm gì? Vào ngày 26/6/2013, tại hội nghị Sơ kết dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 63 huyện nghèo diễn ra ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên các cán bộ rằng: vào Đảng không phải để được làm quan, thăng quan tiến chức, mà vào Đảng là để thực hiện lý tưởng cao đẹp và đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Thật vậy, từ khi đất nước vẫn còn chiến tranh, nhiều người đã nguyện vào Đảng với mục đích giữ nước, chiến đấu, hi sinh và bảo vệ Tổ quốc. Còn hiện nay, vào Đảng là cách để dựng nước, để phục vụ và chăm lo đời sống của nhân dân, để đưa đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng bên cạnh đó, thật buồn khi không ít đảng viên hiện nay đã lợi dụng quyền lợi của Đảng để tham những, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, sửa tên tuổi, thân thế, nói sai sự thật, công kích cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ. Do đó, Đảng luôn nỗ lực tìm biện pháp ngăn chặn những hành vi tiêu cực này và xử phạt công bằng, nghiêm minh với những người có tội. Vì vậy, hãy vào Đảng với một mục đích trong sáng, làm việc vì lợi ích của tập thể, xã hội. 4. Nên hay không chuyện vào Đảng? Có nên vào Đảng hay không? Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là khát khao, là niềm vinh dự lớn lao đối với nhiều người. Nhưng đa số các bạn trẻ hiện nay, với sự mơ hồ về kiến thức, nhiều người vẫn không biết vào Đảng xong sẽ phải làm gì và nhận được những quyền lợi gì khi vào Đảng. Vì thế, một câu hỏi lớn đã được đặt ra “Nên hay không tham gia chuyện vào Đảng?”. Trong thời kì đất nước vẫn còn chiến tranh, chưa được giải phóng, việc Đảng ra đời và gia nhập vào Đảng là biểu hiện của lòng yêu nước và trung thành với Tổ quốc, nguyện đóng góp, hi sinh hết mình cho niềm mong ước độc lập, tự do. Đảng chính là niềm tin để mỗi thành viên của Đảng cố gắng chiến đấu Còn ở thời bình hiện nay, Đảng cũng đóng góp ý nghĩa cực kì quan trọng. Nhờ có sự soi sáng của Đảng, chúng ta mới có được cuộc sống no ấm như ngày hôm nay, mới đánh bại được nhiều kẻ thù nguy hiểm, to lớn như thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trách nhiệm dựng nước, giữ nước là bổn phận, là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ đều có cách đóng góp cho Tổ quốc qua nhiều hành động khác nhau, người bảo vệ đất liền, người chiến đấu ngoài biển, người dạy học, người quét dọn đường phố,... thậm chí cả người đang định cư bên nước ngoài nhưng vẫn một lòng hướng về Tổ quốc. Có thể nói, việc vào Đảng chính là biểu hiện trực tiếp thể hiện sự cống hiến, thái độ tích cực, mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn, tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã để lại. Hơn nữa, khi vào Đảng, bạn sẽ còn nhận được những lợi ích sau: - Được ghi nhận là một người biết quan tâm đến xã hội, luôn để ý đến chuyện chính trị quốc gia, biết hi sinh lợi ích cá nhân cho việc của chung và hết lòng phục vụ cho tập thể, cộng đồng. - Được ghi nhận là một cá nhân ưu tú, không chỉ giỏi lĩnh vực chuyên môn mà còn có đạo đức, phẩm chất tốt, biết cố gắng, nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc chăm chỉ, nghiêm túc để vào Đảng. - Được rèn luyện, hoàn thiện bản thân, phát triển nhiều kĩ năng, học hỏi thêm kiến thức. - Được chứng minh là công dân tốt, không có tiền án, tiền sự. - Được mọi người yêu quý, kính trọng, công nhận tài năng. - Được có cơ hội tiếp xúc với nhiều người lãnh đạo tài giỏi, được học cái hay, cái tiến bộ và làm việc trong môi trường trang trọng, kỷ luật. Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập hiện nay, nhiều bạn trẻ luôn yêu thích và đề cao sự tự do, cởi mở trong cuộc sống. Cho nên, việc vào Đảng có lẽ sẽ không thích hợp với các bạn này lắm và đó cũng là lí do khiến nhiều bạn trẻ ngại vào Đảng. Bởi tính chất công việc khi hoạt động trong Đảng rất khắt khe, nghiêm túc, hơi gò bó, nhiều quy tắc, chuẩn mực. Ngoài ra, đôi khi nỗi lo cơm áo gạo tiền, các vấn đề căng thẳng, bức bối xung quanh, những giá trị vật chất hào nhoáng cũng khiến nhiều bạn trẻ quên mất tình hình chính trị, thế sự đất nước, giá trị đạo đức. Mải lo công việc cá nhân chưa xong nên các bạn cũng khá dè dặt khi phải nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ cộng đồng khi vào Đảng. Nhưng có lẽ các bạn đã quên mất, chính trị ổn định thì kinh tế mới phát triển, cuộc sống mới đầy đủ, yên bình sung túc. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng nghĩ rằng: chỉ những ai làm việc trong nhà nước mới nên vào Đảng. Thực ra ý nghĩ đó là sai lầm vì ai cũng có thể vào Đảng nếu biết cố gắng thay đổi để hoàn thiện hơn. 5. Phải làm gì để được vào Đảng và trở thành đảng viên? Cần làm gì để được đứng trong hàng ngũ của Đảng? Nếu bạn muốn trở thành Đảng viên, cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mặc dù công việc này không hề dễ dàng gì nhưng nếu cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, bạn sẽ làm được thôi. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để bạn dễ hình dung ra các bước phải làm nếu muốn vào Đảng. - Xác định động cơ, mục đích vào Đảng: đây là bước cực kì quan trọng trước khi vào Đảng. Mỗi khi làm một việc gì đó, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu thì mới hoàn thành tốt công việc được. Thêm nữa, mục đích và động cơ của bạn phải đúng đắn, trong sáng, không được nhỏ nhen, tranh thủ chuyện vào Đảng để làm việc xấu. - Tự rèn luyện cho mình các phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị: bản lĩnh là ý chí quyết tâm, kiên trì với mục tiêu mình đã chọn, còn phẩm chất đạo đức là nhân cách con người sau quá trình học tập, lao động, làm việc. Một đảng viên phải luôn mẫu mực, vững vàng, có lập trường riêng để bảo vệ đất nước trước các ý đồ thù địch của bọn phản động trong và ngoài nước, phải là tấm gương đạo đức tốt để thế hệ sau noi theo. - Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao: đảng viên phải biết phấn đấu hoàn thành tốt mọi công việc được giao và dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai, phải biết phê bình và tự phê bình thẳng thắn, nghiêm túc, không trốn tránh, đổ lỗi. -Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, công tác xã hội: vào đảng là phục vụ lợi ích của tập thể nên Đoàn viên phải năng động, tích cực tham gia vào các công việc găn bó với tập thể, xã hội để hiểu dân hơn và gây dựng lòng tin, tình cảm, tạo cái nhìn tích cực về Đảng trong mắt người dân. 6. Các trường đào tạo về lĩnh vực Đảng Học viện Chính trị Khu vực 1 Sau khi học ở các trường chuyên đào tạo về chuyên môn, lĩnh vực Đảng, chúng ta có thể làm cán bộ lãnh đạo, công tác trong các tổ chức Nhà nước, hoặc làm giảng viên ở các trường Đại học. Những trường có đủ chuyên môn về công tác Đảng để giảng dạy và những trường đào tạo ngành Chính trị học hiện nay gồm có: - Học viện Chính trị Khu vực 1 - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia - Học viện Chính trị Công An Nhân Dân - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - Đại học Nội vụ - Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đại học Thủ Đô Hà Nội. - Đại học Sư Phạm Hà Nội Chốt lại, việc vào Đảng là dựa trên tinh thần tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Nhưng tốt nhất, bạn nên vào Đảng để tạo cho mình những chuẩn mực tốt đẹp và phát huy hơn nữa những tài năng, tri thức của bản thân để đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có thể tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “vào đảng để làm gì”. Cũng không nhất thiết phải vào Đảng thì mới xây dựng được đất nước, hãy cố gắng làm việc tận tâm trong mọi công việc, dù kể cả những việc nhỏ nhất, đó cũng chính là một hành động cống hiến cho xã hội rồi.
Xem bài nguyên mẫu tại: Vào Đảng để làm gì? Tại sao chúng ta nên phấn đấu vào Đảng?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Những điều bạn cần biết về Khái niệm trang thiết bị y tế là gì?
Y học ngày càng phát triển, có nhiều thiết bị, máy móc tiên tiến được phát minh cũng như đưa vào sử dụng trong công cuộc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Những thiết bị này thường được gọi chung là trang thiết bị y tế. Cùng tìm hiểu khái niệm trang thiết bị y tế là gì? Những thông tin liên quan như lịch sử, quy định, phân loại cũng như sự phát triển của nó qua bài viết sau. 1. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm trang thiết bị y tế là gì? Tìm hiểu những thông tin liên quan đến khái niệm trang thiết bị y tế là gì? Chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần trong đời đến các cơ sở khám, chữa bệnh để khám và chữa bệnh và cùng với đó được các bác sĩ thăm khám thông qua các trang thiết bị y tế. Những dụng cụ được dùng trong bệnh viện được gọi chung là trang thiết bị y tế. Tuy nhiên khá nhiều người băn khoăn về khái niệm chính xác của thiết bị y tế cũng như định nghĩa về thiết bị y tế của mỗi nơi một khác nhau khiên những người tìm hiểu thông tin không xác định được khái niệm, định nghĩa chính xác của trang thiết bị y tế. Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay thôi nhé! 1.1. Bản chất của khái niệm trang thiết bị y tế là gì? Trang thiết bị y tế hay còn có tên tiếng anh chuyên ngành là medical device hay Medical equipment và những tù này đều chỉ chung cho bất kỳ thiết bị dự định sẽ được sử dụng cho mục đích y tế. Trang thiết bị y tế và trang thiết bị sử dụng hằng ngày chỉ khác nhau về mục đích sử dụng và hiểu đơn giản hơn thì những dụng cụ dùng trong bệnh viện với mục đích khám, chữa, chăm sóc bệnh nhân, liên quan đến lục đích y tế thì đều được gọi là trang thiết bị y tế. Bản chất của khái niệm trang thiết bị y tế là gì? Các thiết bị y tế mang lại lợi ích cho bệnh nhân bằng cách giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẩn đoán và điều trị bệnh nhân và giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật hoặc bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tiềm năng đáng kể cho các mối nguy hiểm là cố hữu khi sử dụng thiết bị cho mục đích y tế và do đó các thiết bị y tế phải được chứng minh an toàn và hiệu quả với sự đảm bảo hợp lý trước khi chính phủ quy định cho phép tiếp thị thiết bị ở quốc gia của họ. Theo nguyên tắc chung, vì rủi ro liên quan của thiết bị làm tăng số lượng thử nghiệm cần thiết để thiết lập tính an toàn và hiệu quả cũng tăng lên. Hơn nữa, khi rủi ro liên quan làm tăng lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân cũng phải tăng. Các thiết bị y tế khác nhau về cả mục đích sử dụng và chỉ định sử dụng. Các ví dụ bao gồm từ các thiết bị đơn giản, có nguy cơ thấp như thuốc giảm đau lưỡi , nhiệt kế y tế , găng tay dùng một lần và khăn trải giường đến các thiết bị phức tạp, có nguy cơ cao được cấy ghép và duy trì sự sống. Một ví dụ về các thiết bị có nguy cơ cao là những người có phần mềm nhúng như máy tạo nhịp, và đó hỗ trợ trong việc tiến hành kiểm tra y tế, cấy ghép, và bộ phận giả . Các mặt hàng phức tạp như vỏ cho ốc tai điện tử được sản xuất thông qua các quy trình sản xuất rút sâu và nông. Thiết kế của các thiết bị y tế tạo thành một phân khúc chính của lĩnh vực kỹ thuật y sinh. Khám phá về những gì sẽ được coi là một thiết bị y tế theo tiêu chuẩn hiện đại có từ thời c. 7000 năm trước công nguyên tại Baluchistan , nơi các nha sĩ thời kỳ đồ đá mới sử dụng máy khoan và đá mũi nhọn. Nghiên cứu khảo cổ học và tài liệu y học La Mã cũng chỉ ra rằng nhiều loại thiết bị y tế đã được sử dụng rộng rãi trong thời La Mã cổ đại. Tại Hoa Kỳ, cho đến khi Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang (Đạo luật FD & C) vào năm 1938, các thiết bị y tế đã được quy định. Sau năm 1976, Đạo luật Sửa đổi Thiết bị Y tế cho Đạo luật FD & C đã thiết lập quy định và giám sát thiết bị y tế như chúng ta biết ngày nay ở Hoa Kỳ. Quy định về thiết bị y tế ở châu Âu như chúng ta biết ngày nay đã có hiệu lực vào năm 1993 bởi cái được gọi chung là Chỉ thị thiết bị y tế (MDD). Vào ngày 26 tháng 5 năm 2017, Quy định về Thiết bị Y tế (MDR) đã thay thế MDD. 1.2. Sự khác nhau về định nghĩa của trang thiết bị y tế là gì? Một định nghĩa toàn cầu cho thiết bị y tế rất khó thiết lập vì có nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới giám sát việc tiếp thị các thiết bị y tế. Mặc dù các cơ quan này thường hợp tác và thảo luận về định nghĩa nói chung, có những khác biệt tinh tế trong cách diễn đạt ngăn cản sự hài hòa toàn cầu về định nghĩa của thiết bị y tế, do đó định nghĩa phù hợp của thiết bị y tế phụ thuộc vào khu vực. Thông thường một phần định nghĩa của thiết bị y tế nhằm phân biệt giữa thiết bị y tế và thuốc , vì các yêu cầu quy định của hai loại này là khác nhau. Các định nghĩa cũng thường nhận ra chẩn đoán in vitro là một phân lớp của các thiết bị y tế và thiết lập các phụ kiện như các thiết bị y tế. Sự khác nhau về định nghĩa của trang thiết bị y tế là gì? Gần như mỗi quốc gia có định nghĩa khác nhau ở một vài điểm của trang thiết bị y tế như: - Hoa Kỳ định nghĩa trang thiết bị y tế là một thiết bị là "dụng cụ, bộ máy, dụng cụ, máy móc, cấy ghép, thuốc thử in vitro hoặc bài viết tương tự hoặc liên quan khác, bao gồm một bộ phận cấu thành, hoặc phụ kiện được sự chấp thuận hay công nhận của quốc gia. Trang thiết bị này được sự định định sử dụng trong chẩn đoán, giảm thiểu, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh, ở người hoặc động vật khác, hoặc dự định ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc bất kỳ chức năng nào của cơ thể người hoặc các động vật khác, và không đạt được mục đích chính của nó thông qua hành động hóa học bên trong hoặc trên cơ thể người hoặc các động vật khác và không phụ thuộc vào việc được chuyển hóa để đạt được mục đích chính của nó. - Liên minh châu Âu hay các nước EU định nghĩa trang thiết bị y tế là dụng cụ, thiết bị, thiết bị, phần mềm, vật liệu hoặc vật phẩm nào khác, dù được sử dụng một mình hoặc kết hợp, bao gồm cả phần mềm mà nhà sản xuất của nó dự định được sử dụng đặc biệt cho mục đích chẩn đoán và / hoặc điều trị và cần thiết cho ứng dụng phù hợp của nó, được nhà sản xuất dự định sử dụng cho con người cho mục đích chẩn đoán, phòng ngừa, theo dõi, điều trị hoặc giảm nhẹ bệnh, chẩn đoán, theo dõi, điều trị, giảm nhẹ hoặc bồi thường cho chấn thương hoặc tàn tật, điều tra, thay thế hoặc sửa đổi giải phẫu hoặc của một quá trình sinh lý,...và không đạt được mục đích chính của nó trong hoặc trên cơ thể con người bằng các phương tiện dược lý, miễn dịch hoặc trao đổi chất, nhưng có thể được hỗ trợ trong chức năng của nó bằng các phương tiện đó. - Nhật định nghĩa các trang thiết bị y tế là "dụng cụ và thiết bị dùng để chẩn đoán, chữa bệnh hoặc phòng ngừa bệnh ở người hoặc động vật khác; nhằm mục đích ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể của con người hoặc các động vật khác. 2. Cách phân loại và từng chủng loại trang thiết bị y tế là gì? Cách phân loại và từng chủng loại trang thiết bị y tế là gì? Các cơ quan quản lý công nhận các loại thiết bị y tế khác nhau dựa trên khả năng gây hại nếu sử dụng sai, thiết kế phức tạp và đặc điểm sử dụng của chúng. Mỗi quốc gia hoặc khu vực định nghĩa các loại này theo những cách khác nhau. Chính quyền cũng nhận ra rằng một số thiết bị được cung cấp kết hợp với thuốc và quy định về các sản phẩm kết hợp này sẽ cân nhắc yếu tố này. Phân loại các thiết bị y tế dựa trên rủi ro của chúng là điều cần thiết để duy trì sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên đồng thời tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm y tế. Bằng cách thiết lập các phân loại rủi ro khác nhau, các thiết bị có rủi ro thấp hơn, ví dụ, ống nghe hoặc máy khử lưỡi, không bắt buộc phải trải qua cùng một mức thử nghi��m mà các thiết bị có nguy cơ cao hơn như máy tạo nhịp tim nhân tạo phải trải qua. Việc thiết lập một hệ thống phân loại rủi ro cho phép các cơ quan quản lý cung cấp sự linh hoạt khi xem xét các thiết bị y tế. Cách phân loại và từng chủng loại trang thiết bị y tế là gì? Thiết bị y tế (còn được gọi là armamentarium) được thiết kế để hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi hoặc điều trị các tình trạng y tế. Có một số loại trang thiết bị y tế được phân loại cơ bản gồm: - Thiết bị chẩn đoán bao gồm máy chụp ảnh y tế, được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán. Ví dụ như máy siêu âm và MRI, máy quét PET và CT và máy chụp x quang - Thiết bị điều trị bao gồm máy bơm truyền, laser y tế và máy phẫu thuật LASIK - Thiết bị hỗ trợ cuộc sống được sử dụng để duy trì chức năng cơ thể của bệnh nhân, điều này bao gồm máy thở y tế, máy ấp trứng, máy gây mê, máy trợ tim, ECMO và máy lọc máu - Màn hình y tế cho phép nhân viên y tế đo trạng thái y tế của bệnh nhân và màn hình có thể đo các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và các thông số khác bao gồm ECG, EEG và huyết áp - Thiết bị phòng thí nghiệm y tế tự động hóa hoặc giúp phân tích máu, nước tiểu, gen và khí hòa tan trong máu - Thiết bị y tế chẩn đoán cũng có thể được sử dụng tại nhà cho một số mục đích nhất định, ví dụ như để kiểm soát bệnh đái tháo đường - Trị liệu: máy vật lý trị liệu như máy chuyển động thụ động (CPM) liên tục Việc nhận dạng các thiết bị y tế gần đây đã được cải thiện bằng việc giới thiệu Nhận dạng thiết bị duy nhất (UDI) và đặt tên theo tiêu chuẩn sử dụng Danh pháp thiết bị y tế toàn cầu (GMDN) đã được xác nhận bởi Diễn đàn quy định thiết bị y tế quốc tế (IMDRF). 3. Sự phát triển của trang thiết bị y tế Sự phát triển của trang thiết bị y tế Nhu cầu về các thiết bị y tế tăng nhanh hơn dự kiến trong những năm gần đây. Tổng thị trường thế giới đạt 209 tỷ đô la trong năm 2006 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 6-9% cho đến năm 2010, con số này được ước tính là từ 220 đến 250 tỷ đô la Mỹ năm 2013. Thiết bị y tế là một ngành rất năng động, nơi diễn ra những đổi mới và phát triển mạnh mẽ mỗi ngày. Được thúc đẩy bởi cả nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nước ngoài và tham vọng theo đuổi lợi nhuận của các công ty trên toàn cầu, toàn cầu hóa ngành công nghiệp thiết bị y tế được tăng cường. Vì vậy, cần phải hiểu thị trường toàn cầu. Hoa Kỳ kiểm soát ~ 40% thị trường toàn cầu, tiếp theo là châu Âu (25%) , Nhật Bản (15%) và phần còn lại của thế giới (20%). Mặc dù chung châu Âu có thị phần lớn hơn, Nhật Bản có thị phần quốc gia lớn thứ hai. Thị phần lớn nhất ở châu Âu (theo thứ tự kích thước thị phần) thuộc về Đức, Ý, Pháp và Vương quốc Anh. Phần còn lại của thế giới bao gồm các khu vực như (không theo thứ tự cụ thể) Úc, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran. Bài viết này thảo luận về những gì cấu thành một thiết bị y tế ở các khu vực khác nhau này và trong suốt bài viết, các khu vực này sẽ được thảo luận theo thứ tự thị phần toàn cầu của họ. 4. Các vị trí việc làm và công việc có liên quan tới trang thiết bị y tế Với sự phát triển của trang thiết bị y tế thì việc y học, thăm khám chữa bệnh cũng sẽ có bước tiến đột phá hơn. Từ đó mở ra cơ hội cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, cùng với đó là sự phát triển đa dạng hơn các việc làm liên quan đến trang thiết bị y tế. Chắc hẳn bạn đọc cũng đang tìm hiểu về những vị trí việc làm hay công việc có liên quan tới trang thiết bị y tế để tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm phù hợp đúng không nào. Dưới đây là một vài vị trí hoặc công việc liên quan đến trang thiết bị y tế mà bạn có thể tham khảo: 4.1. Làm việc tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh Làm việc tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh Công việc đầu tiên liên quan đến các trang thiết bị chắc ai cũng biết đó là các bác sĩ, y tá, những người làm việc trong các cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Đây là người trực tiếp sử dụng, điều khiển các trang thiết bị y tế đưa vào sử dụng trong quá trình thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên để được làm việc trong các cơ sở y tế, thăm khám chữa bệnh thì cần có kiến thức y khoa, kiến thức chuyên ngành cũng như nắm bắt được kỹ thuật sử dụng các trang thiết bị y tế để có thể sử dụng thành thạo chữa bệnh cho bệnh nhân. Yêu cầu ở những cơ sở khám chữa bệnh đầu vào đối với ứng viên ứng tuyển khá cao, yêu cầu có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo. Vì vậy nếu bạn muốn có công việc tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh thì cần trải qua quá trình đào tạo cũng như có bằng cấp, trình độ nhất định theo yêu cầu. 4.2. Nhân viên tư vấn trang thiết bị y tế, trình dược viên Nhân viên tư vấn trang thiết bị y tế, trình dược viên Đây là công việc làm tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty sản xuất trang thiết bị y tế hoặc các nơi trung gian giới thiệu, tư vấn và đấu thầu sản phẩm, trang thiết bị y tế cho các cơ sở bệnh viện. Nhân viên tư vấn trang thiết bị y tế, trình dược viên cần có sự hiểu biết nhất định đối với sản phẩm, trang thiết bị y tế mà mình tư vấn cũng như cần có những yêu cầu về kỹ năng bán hàng, tư vấn. Tuy nhiên yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí nhân viên tư vấn trang thiết bị y tế, trình dược viên lại không cao về trình độ văn hóa hay yêu cầu bằng cấp. Thường khi làm việc, nhân viên sẽ được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng làm việc cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm thêm các thông tin cũng như các công việc liên quan tới trên vieclamnhanh.net.vn để tìm kiếm thêm nhiều công việc liên quan tới trang thiết bị y tế. Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến khái niệm trang thiết bị y tế là gì cùng những thông tin xung quanh như lịch sử, quy định, phân loại cũng như sự phát triển của trang thiết bị y tế cùng những công việc liên quan mà vieclamnhanh.net.vn cung cấp. Mong rằng những thông tin sẽ là thông tin hữu ích với bạn đọc trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin, hãy theo dõi và cập cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. Thân ái!
Xem bài nguyên mẫu tại: Những điều bạn cần biết về Khái niệm trang thiết bị y tế là gì?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Mách bạn trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng mới nhất 2019
1. Vieclamdanang.vn Xuất hiện với vị trí thứ nhất là website Vieclamdanang.vn. Với mục đích khi thành lập là trở thành website uy tín nhất của Đà Nẵng không chỉ là nơi các nhà tuyển dụng có thể gửi gắm thông tin tuyển dụng đồng thời còn là địa chỉ giúp cho các ứng viên có thể tin tưởng tuyệt đối. Mỗi ngày hàng trăm công việc được up lên nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin việc làm nhất cho người tìm việc. Điều này có nghĩa là cơ hội để cho các ứng viên có thể tìm được công việc như ý rất cao. Trước khi được công khai thông tin trên website thì thông tin việc làm sẽ được ban kiểm duyệt xem xét cũng như chỉnh sửa lại sao cho phù hợp nhất. Việc này sẽ đảm bảo sự chính xác nhất cho ứng viên đồng thời giúp ứng viên dễ tiếp cận với công việc hơn. Nội dung đơn giản dễ hiểu, giao diện thân thiện, bắt mắt và dễ sử dụng. Bạn có thể liên hệ hay truy cập tới trang web Vieclamdanang.vn để được trợ giúp và hỏi đáp những thắc mắc bằng cách: - Hỗ trợ đối với nhà tuyển dụng: + Hotline: 0236.366.3688 + Email: [email protected] - Hỗ trợ đối với người làm việc: + Hotline: 0236.39.77789 + Email: [email protected] 2. danang43.vn Trung tâm giới thiệu việc làm danang43.vn được hoạt động dưới hình thức một website, đây là website trực thuộc Công ty TNHH Truyền thông DJC Với sứ mệnh cố gắng đem lại những lợi ích tốt nhất cho người sử dụng, trung tâm đã cố gắng hỗ trợ trực tuyến, cung cấp thông tin và đáp ứng yêu cầu việc làm một cách tốt nhất Nên có thể nói đây là một trong những trang web uy tín và xứng đáng nằm trong top những trung tâm giới thiệu việc làm uy tín tại Đà Nẵng Để có thể liên hệ với trung tâm bạn có thể note lại những thông tin sau: - Địa chỉ: 33 Trương Chí Cương, Hải Châu, Đà Nẵng - Email: [email protected] – [email protected] - Website: www.danang43.vn - Điện thoại: 0935 878 482 3. Trang tuyển dụng việc làm tại Đà Nẵng Đây là trang web đặc biệt chỉ dành cho các doanh nghiệp tuyển dụng tại Đà Nẵng. Tại trang web tuyendungdanang.com.vn bạn có thể ứng tuyển bằng cách tạo tài khoản và hồ sơ online thông qua mạng internet để bạn có thể nộp đơn cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc. Điều này giúp cho cơ hội có được việc làm của bạn trở nên cao hơn. Trang tuyển dụng việc làm tại Đà Nẵng 4. Danangjob.vn Đây là một website đăng thông tin hoàn toàn miễn phí. Tại trang web này hàng trăm tin tức tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày. Đây cũng được coi là một trong những website tuyển dụng uy tín nhất Đà Nẵng đồng thời cũng là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và người ứng tuyển Bằng những thông tin trên ta có thể thấy nó sẽ là một cách giúp cho các nhà tuyển dụng có thể chọn được những ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng để có thể mời tới vòng phỏng vấn. Người dùng có thể tối đa hóa được thời gian của mình 5. Vieclam24h.vn Một trang web uy tín có lượt tin dùng cao nhất hiện nay không chỉ trong phạm vi tỉnh Đà Nẵng mà con trong cả nước Tại website ứng viên có thể tìm bất cứ công việc nào phù hợp với mong muốn của mình. Bên cạnh đó các phần mục được phân bổ rõ ràng nên rất dễ để tìm kiếm mà không phải tốn thời gian lướt qua lướt lại Thông tin ở trang web này cũng rất đa dạng, bao gồm cả mục tin tức cũng như những chia sẻ, cách viết CV giúp cho những ứng viên chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để có thể hạ gục được những nhà tuyển dụng khó tính 6. Timviecnhanh.com Tại đây ứng viên cũng có thể tự tạo hồ sơ cho mình để thu hút sự chú ý tới nhà tuyển dụng. Hàng tháng website thu hút được rất nhiều lượt truy cập từ những cá nhân khác nhau. Chính vì thế đây cũng được xem là một trong những web tìm việc làm uy tín nhất hiện nay không chỉ trong phạm Đà Nẵng mà trên phạm vi cả nước Thông tin tuyển dụng đa dạng, phân loại rõ ràng dễ tìm kiếm với ứng viên 7. Careerlink.vn Careerlink.vn đang dẫn vị trí top những website tìm việc uy tín không chỉ ở Đà Nẵng nói riêng mà còn cả ở phạm vi cả nước. Ứng viên có thể tùy thích tìm được công việc mà mình mong muốn phù hợp với năng lực của bạn Thiết kế của website đẹp mắt, phân chia rõ ràng giữa các mục. Chắc chắn đây là một trang web sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm rất hữu ích 8. Timviecnhanh365.vn Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Timviecnhanh365.vn đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Có lẽ chính vì lí do đó mà Timviecnhanh365.vn đã góp mặt trong top trở thành một trong những trang web uy tín về giới thiệu việc làm tại Đà Nẵng Thông tin tuyển dụng được phân chia rõ ràng thành những ngành nghề, kinh nghiệm, mức lương, độ tuổi và nhiều thông tin chi tiết hơn. 9. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng Đây là trung tâm việc làm được thành lập từ năm 1992 và được chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của Sở lao động – Thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng Trong suốt quá trình hoạt động, có thể nói rằng đơn vị này đã giúp cho rất nhiều daonh nghiệp tuyển dụng được nhân sự thành công và tạo được khả năng việc làm cho rất nhiều người Bạn có thể liên lac với trung tâm bằng cách: - Địa chỉ: 278 Âu Cơ, Liên Chiểu, Đà Nẵng – 657 Trường Chinh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng - Email: [email protected] - Website: vldanang.vieclamvietnam.gov.vn - Điện thoại: 0236 3740 261 – 0236 3825 606 – 0236 3681 828 Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng 10. Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ Đà Nẵng Đúng như tên gọi thì trung tâm được thành lập với mục tiêu chủ yếu là giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Trung tâ đã thực hiện rất tốt trong công cuộc hỗ trợ việc làm cho hội chị em phụ nữ đặc biệt là những các chị em có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ có thể cải thiện cuộc sống của mình Nhờ sự tận tình của trung tâm mà đã có nhiều chị em có được công việc làm ổn định, có thể tự chi trả được những khoản phí sinh hoạt … bên cạnh đó đã đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu giúp mang lại hiệu quả cao khi làm việc Thông tin liên hệ: - Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng - Email: [email protected] - Website: vieclamphunudanang.org.vn - Điện thoại: 0236 3832 896 11. Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên tại Đà Nẵng Trung tâm này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động. Bên cạnh đó còn thúc đẩy khả năng tìm kiếm việc làm đối với người lao động và tuyển dụng người làm việc cho doanh nghiệp. Bằng sự chuyên nghiệp, tận tình trong công việc đặc biệt là trong giải quyết việc làm cho người lao động, trung tâm đang ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng công việc cũng như sự tin tưởng đối với mọi người . 12. Trung tâm giới thiệu việc làm tại Đà Nẵng: trung tâm giới thiệu khu công nghiệp Được thành lập vào năm 1997 với sứ mệnh của công ty là thực hiện giới thiệu và đào tạo việc làm cho người lao động. Thông qua những hoạt động đó của trung tâm mà rất nhiều người lao động đã có thể tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình. Điều này đã giúp cải thiện một cách đáng kể chất lượng đời sống về kinh tế, xã hội của mọi người. Đây là trung tâm chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất tại Đà Nẵng. 13. Chotot.com – Không đơn giản chỉ như là cái tên Chotot.com từ lâu được biết đến là một website thương mại, rao vặt các mặt hàng mua bán thanh lý. Tuy nhiên, ngoài chức năng đó ra thì đây cũng là một trong những cầu nối giữa những nhà tuyển dụng và ứng viên. Chotot.com là cũng được coi là một trong những website tìm việc uy tín được nhiều lượt đánh giá cao không chỉ ở riêng tại thành phố Đà Nẵng mà còn trên khắp đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, các ứng viên còn có thể tự đưa và tạo thông tin của mình lên website. Các nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp xem xét và nếu thấy được sự hứng thú cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của người ứng tuyển thì họ có thể trực tiếp liên lạc đến ứng viên. Chính vì sự thuận tiện và môi trường năng động, chủ động như vậy, hàng tháng website luôn thu hút nhiều lượt truy cập khác nhau với mục đích không chỉ mua bán mà cả tìm kiếm việc làm. Trên đây Timviecnhanh.com đã chia sẻ cho bạn biết được trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng uy tín mới nhất 2019. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc để tìm cho mình một trung tâm giới thiệu việc làm tốt và uy tín sẽ không khó nếu như bạn đã tìm được những nguồn hướng dẫn chính xác. Hãy lựa chọn thông minh để tránh việc tiền mất tật mang, xôi hỏng bỏng không nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường tìm kiếm công việc của mình!
Coi thêm ở: Mách bạn trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng mới nhất 2019
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Tiền án tiền sự là gì? Những điều cần biết về tiền án, tiền sự
Mỗi khi điền sơ yếu lí lịch, chúng ta sẽ thường thấy có phần mục ghi tiền án tiền sự. Vậy tiền án và tiền sự được định nghĩa như thế nào? Bạn có phân biệt được ý nghĩa của chúng không? Nếu vẫn thấy khó hiểu, rắc rối về vấn đề này, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé. 1. Tiền án tiền sự là gì? Khái niệm của tiền án - tiền sự Tiền án tiền sự là gì? Thực ra đến nay, trong văn bản pháp luật vẫn chưa có quy định trực tiếp, cụ thể nào nói về khái niệm của tiền án hay tiền sự. Vì vậy, có thể tạm thời hiểu: người có tiền án tiền sự là người phạm tội và đang trong quá trình thi hành án mà chưa được xóa án hoặc xóa kỷ luật, xóa việc xử phạm hành chính. Tuy vậy, giữa tiền án và tiền sự vẫn có một số điểm khác biệt sau đây mà bạn nên hiểu rõ và không được nhầm lẫn. 1.1. Tiền án là gì? Tiền án là những người đã bị tòa tuyên bố, ra quyết định kết án, đang thi hành và chấp hành hình phạt do tòa án đưa ra, hoặc cũng có thể đã chấp hành xong bản án đó nhưng vẫn chưa được can án (xóa án tich). Với lý lịch tư pháp của những người bị kết án nhưng đã được xóa án tích theo quyết định của tòa án thì trong lý lịch sẽ không phải ghi là có “tiền án”. Mức độ chịu trách nhiệm của tiền án chính là trách nhiệm hình sự. Như vậy, với người đủ 16 tuổi trở lên, nếu phạm tội hình sự thì sẽ bị coi là có tiền án. 1.2. Tiền sự là gì? “Tiền” là cái trước, cái đã có từ ban đầu, còn “sự” là sự kiện pháp lý đã diễn ra, để lại hậu quả liên quan về pháp luật. Tiền sự là những người đã bị tòa án kết tội kỷ luật và bị xử phạt theo lỗi vi phạm hành chính mà vẫn chưa được xóa kỷ luật hay xóa việc xử phạt hành chính. Mức độ chịu trách nhiệm của tiền sự chính là trách nhiệm hành chính. Chỉ cần người nào đủ 16 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hành chính thì khi bị phạt, người đó sẽ bị các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Tùy theo mức độ phạm tội, hình phạt có thể là cảnh cáo, phạt tiền hoặc đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục tại địa phương. 2. Quy định về các trường hợp được xóa tiền án, tiền sự Quy định về các trường hợp được xóa tiền án, tiền sự Mặc dù người có tiền án, tiền sự là mắc lỗi sai trái, nhưng khi điền vào đơn như vậy, sẽ rất dễ bị mọi người có cái nhìn không mấy thiện cảm và khó xin việc, làm ăn. Vì vậy, Nhà nước ta đã có một quy định khoan dung về trường hợp này, cho họ sửa lỗi và làm lại từ đầu. Đó là cho phép xóa tiền án, tiền sự. 2.1. Quy định về trường hợp xóa tiền án Theo Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi và bổ sung) có ra quy định rõ ràng về 5 trường hợp người bị kết án sẽ được xóa án tiền sự và không bị coi là có án tích. Các trường hợp được xóa án tiền sự là: - Những người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. - Người được miễn hình phạt. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì. - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. - Người dư��i 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Có thể thấy rằng, phạm vi xác định đối tượng mang tiền án so với trước đây đã được thu hẹp. Còn lại sẽ là những đối tượng mang tiền án nhưng không được xóa án tích là: - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mắc tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng, phải thi hành án phạt - Người thành niên bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc do lỗi cố ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Nếu như trước đây, người phạm tội phải chấp hành xong bản án thì mới được xóa án. Nhưng quy định mới đã thay đổi. Sau khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian phạt án treo hoặc khi thời hiệu thi hành bản án đã hết hiệu lực, thời hạn xóa án tích sẽ được tính từ đó. Bị Tòa án bác bỏ đơn xin xóa án tích lần 1, đợi đúng một năm sau quay lại, nếu tiếp tục bị Tòa án bác bỏ lần hai,sau 2 năm mới được xóa án. Ngoài ra, trong Điều 72 của Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có quy định xóa án tích cho những đối tượng bị kết án hình sự nhưng có những biểu hiện tích cực trong quá trình cải tạo, chấp hành án, có cố gắng và sự tiến bộ rõ rệt, đã lập công hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác, chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú đề nghị thì Tòa án sẽ xóa án, với điều kiện người đó phải đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn đã được quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật. 2.2. Quy định về trường hợp xóa tiền sự Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có ra quy định về trường hợp và thời hạn xóa tiền sự như sau: - Trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hay 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm mà cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm nữa thì sẽ được xóa tiền sự, xóa kỷ luật hành chính. - Nếu trong thời hạn 2 năm tính từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý hành chính mà cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính không tái phạm nữa thì sẽ được xóa tiền sự, xóa kỷ luật hành chính. 3. Một số vấn đề liên quan đến tiền án, tiền sự Một số vấn đề liên quan đến tiền án, tiền sự - Bạn đang quan tâm về vấn đề tiền án, tiền sự và muốn tìm một công việc liên quan đến lĩnh vực này nhưng không biết có những ngành nghề nào? Hãy thử làm luật sư, ứng cử các vị trí trong tòa án, cơ quan có thẩm quyền để được chứng kiến trực tiếp về những trường hợp được xóa án và quy trình xóa án tích. Tất nhiên là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lí và kĩ năng, kiến thức chuyên môn nhất định, hiểu rõ các văn bản pháp luật, bộ luật thì mới làm được những công việc này. - Trích lục tiền án, tiền sự là công việc tìm hiểu, tra cứu, thu thập thông tin về bị cáo để làm rõ các yếu tố về nhân thân, lai lịch, từ đó căn cứ vào những thông tin ấy để giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật hoặc quyết định xem có nên xóa án hay không. - Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định những người đang chấp hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế, hay nói cách khác là có tiền án, tiền sự thì sẽ không được sang nước ngoài. - Với nghĩa vụ đi quân sự, trường hợp của những người có tiền án, tiền sự sẽ được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là toàn bộ thông tin về định nghĩa và cách xóa án tích, những thông tin có liên quan đến tiền án tiền sự. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã sẽ không còn nhầm lẫn và thấy bối rối khi nhắc đến tiền án và tiền sự nữa.
Tham khảo bài gốc ở: Tiền án tiền sự là gì? Những điều cần biết về tiền án, tiền sự
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Tạp vụ là gì? Công việc của nhân viên tạp vụ gồm những gì?
Ở trường học, khách sạn, nhà hàng,... chúng ta thườg bắt gặp những người đang lau dọn sàn nhà, cửa kính, lau chùi đồ vật,... Đã bao giờ bạn thắc mắc về công việc cụ thể mà họ đang làm hàng ngày chưa? Bạn có tò mò về nghề tạp vụ không? Tạp vụ là gì? Cùng vieclamnhanh.net.vn khám phá nghề tạp vụ qua bài viết dưới đây nhé. 1. Giới thiệu về công việc tạp vụ Nhân viên tạp vụ là gì? Chắc hẳn chúng ta đã không còn ai quá xa lạ với công việc tạp vụ. Vậy theo bạn hiểu, tạp vụ là gì? Tạp vụ (nhân viên tạp vụ) còn có tên gọi khác là nhân viên vệ sinh, lao công. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường họ đang làm việc phải sạch sẽ, chuyên phụ trách lau dọn, vệ sinh tại các cơ quan, nhà hàng, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, khu chung cư,... Đối tượng làm nhân viên tạp vụ chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là những người đang ở độ tuổi trung niên vì công việc đơn giản, dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe như bằng cấp hay kinh nghiệm, nơi làm việc đa dạng, dễ xoay ca, mức thu nhập khá ổn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, các định kiến cũng dần được thay đổi, nhân viên tạp vụ không chỉ dành riêng cho phụ nữ nữa, bất cứ ai cũng có thể đảm nhận vị trí này, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ. Cơ hội nghề nghiệp của công việc này rất rộng mở. Nhu cầu tuyển dụng tạp vụ tăng cao. Nhiều nơi như công sở, khu trường học, nhà hàng,... liên tục thuê nhân viên tạp vụ vì họ quá bận làm việc, không có thời gian để lau chùi, vệ sinh bao quát toàn bộ chỗ làm. Tùy vào tính chất và thời gian làm của từng công việc, mức lương sẽ thay đổi khác nhau, nhưng trung bình thu nhập của nghề tạp vụ thường dao động trong khoảng từ 5-7 triệu đồng, thậm chí cap hơn là 7-9 triệu đồng. 2. Những yêu cầu dành cho nhân viên tạp vụ Yêu cầu dành cho nhân viên tạp vụ là gì? 2.1. Sức khỏe tốt Nếu muốn làm nhân viên tạp vụ, trước hết bạn phải đảm bảo mình có đủ sức khỏe tốt để thực hiện công việc này. Do phải tiếp xúc với nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm, làm việc ngoài trời, dù mưa hay là nắng nên bạn phải tự biết học cách chăm sóc bản thân nếu không muốn bị ốm hay đau đầu, chóng mặt sau khi thực hiện nhiệm vụ. Những người có thể trạng yếu, bị bệnh tiền đình, huyết áp, bị mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh hiểm nghèo thì không thể đáp ứng đủ yêu cầu để làm nhân viên tạp vụ. 2.2. Sự chăm chỉ Đây là công việc chân tay mất khá nhiều sức nếu làm lâu trong một khoảng thời gian. Từ sáng đến tối, nhân viên tạp vụ sẽ phải luôn tay luôn chân dọn dẹp không được nghỉ. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết cũng như ngày bình thường, họ vẫn miệt mài, cặm cụi đến cơ quan, trường học để lau chùi, dọn dẹp. Mỗi ngày lại làm đi làm lại những công việc đơn giản, nhỏ lẻ, lặt vặt đó. Vì vậy, phải thật chăm chỉ, kiên trì thì mới làm được nghề tạp vụ. 2.3. Tâm huyết với nghề Có một số người luôn có cái nhìn tiêu cực về nghề tạp vụ, cho rằng chỉ những người thấp kém mới làm công việc này. Nhưng thời thế đã thay đổi, đây là công việc không thể thiếu trong xã hội, chúng ta cần phải tôn trọng những người lao động này. Do đó, khi làm nhân viên tạp vụ, người làm việc phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, không quan tâm đến các định kiến xấu thì mới làm việc tốt được và không bị lung lay ý chí. 2.4. Cử chỉ, tác phong Nhân viên tạp vụ phải là một người có cử chỉ, tác phong làm việc nhanh nhẹn, ứng biến tình huống tốt để xử lí các tình huống phát sinh với khách hàng hay những người xung quanh. Những người nhanh nhẹn thường sẽ làm được việc và giải quyết công việc xong sớm. Ngoài ra, nhân viên tạp vụ cũng cần phải biết cách lựa chọn trang phục phù hợp môi trường, gọn gàng, sạch sẽ, thoải mái, thuận tiện để dễ cử động, di chuyển khi àm việc. 2.5. Trung thực, chấp hành quy định tốt Ở bất kì môi trường nào cũng có quy định và nguyên tắc làm việc riêng, nhân viên tạp vụ phải nghiêm túc tuân theo những nội quy đó để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất và giữ hình ảnh cho môi trường. Ví dụ như là nội quy ăn mặc đúng đồng phục, đeo thẻ, giờ nghỉ trưa,... Sẽ có những người được phân công để quản lí, giám sát và theo dõi nhân viên tạp vụ. Bên cạnh đó, nếu người làm công việc tạp vụ trung thực, cởi mở, hòa đồng, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, tin tưởng, giúp đỡ và có cơ hội thăng tiến trong công việc. 3. Nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên tạp vụ Khám phá nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên tạp vụ Thông thường, quy trình làm việc của một nhân viên tạp vụ sẽ bao gồm những công việc sau: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh đã được phân, tiến hành phân vùng khu vực dọn dẹp, quét sàn hoặc hút bụi các sảnh,hành lang, cầu thang, lau dọn khu vực ở sảnh chính hoặc nhà vệ sinh bằng các công cụ tẩy rửa, các nước hóa chất chuyên dụng để dọn dẹp dễ hơn, lau khô những chỗ vừa dọn, thu gom rác thải, phân loại và xử lí đúng quy định, bảo quản, lau chùi đồ đạc. Còn nếu cụ thể hơn, mỗi nhân viên tạp vụ sẽ có thêm những công việc khác nhau, cùng khám phá nhé. 3.1. Nhân viên tạp vụ ở trường học Dựa theo lịch học của học sinh, sinh viên, các nhân viên tạp vụ sẽ có những nhiệm vụ riêng, được phân theo thời gian buổi sáng và buổi chiều. - Nhiệm vụ buổi sáng của nhân viên tạp vụ: + Lau dọn khu vực hành lanh, cầu thang, lớp học + Dọn dẹp khu vực phòng hiệu trưởng, ban giám hiệu, phòng họp, phòng nghỉ, nhà hành chính nội bộ, phòng y tế, nhà vệ sinh,... + Lau chùi bộ ấm chén, bục phát biểu, nước uống,... + Thu gom rác + Chuẩn bị nước uống, khăn mặt (đối với học sinh tiểu học) + Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng + Tưới cây trên sân trường + Xếp bàn ăn, phòng ngủ (cho học sinh tiểu học ăn bán trú) - Nhiệm vụ buổi chiều của nhân viên tạp vụ: tương tự như các công việc buổi sáng nhưng kiểm tra cẩn thận hơn, bổ sung kịp thời nước uống nếu bị thiếu, đổ rác đã thu gom, tắt đèn những khu vực vẫn còn đèn sáng để quên,... 3.2. Nhân viên tạp vụ trong nhà bếp, nhà hàng - Dùng máy hút bụi chuyên dụng để quét bụi ở hành lang, cầu thang, thảm, sàn, trước sảnh,.. - Dùng chổi lau nhà và các nước tẩy rửa chuyên dụng để cọ sạch các vết bẩn trên sàn - Đặt biển ở những nơi vừa lau để lưu ý khách hàng không đi vào, tránh trơn trượt, dễ ngã - Lau dọn khu vực nhà vệ sinh, cọ gương, thay tinh dầu, xà phòng, thay giấy vệ sinh - Kiểm tra số lượng máy móc, dụng cụ làm việc, vệ sinh chúng để bảo quản chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, đề xuất thay mới hoặc bổ sung vật dụng nếu cần. - Lau đèn, giặt khăn trải bàn, thay hoa mới trên bàn, vệ sinh tủ lạnh, khử mùi nhà bếp,... - Thu gom đồ ăn thừa, rác thải và xử lí trong ngày. - Sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp - Tẩy sạch các vết ố ở bồn rửa bát, kệ bếp,... 3.3. Nhân viên tạp vụ trong nhà bếp, nhà hàng - Quét dọn khu vực sảnh, hành lang, cầu thang, nhà vệ sinh, khu vực phòng làm việc,... - Thu gom rác thải, đổ rác - Lau bụi kính, gương, bình cứu hỏa, bàn ghế, các cửa ra vào,... - Lau chùi các thiết bị văn phòng - Sắp xếp, trang trí cẩn thận những vật dụng hàng ngày, rửa ấm chén, thu dọn nước uống sau mỗi cuộc họp của ban lãnh đạo - Kiểm tra dụng cụ vệ sinh, đề xuất thay mới khi cần Tóm lại, tạp vụ là một công việc lao động phổ thông, đơn giản, dễ làm nếu cẩn thận, chăm chỉ. Trên đây là toàn bộ thông tin về nghề tạp vụ và những công việc hàng ngày mà họ phải làm. Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết thú vị lần sau với những công việc độc đáo khác.
Xem nguyên bài viết tại: Tạp vụ là gì? Công việc của nhân viên tạp vụ gồm những gì?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!
1. Hiểu khái niệm trợ cấp thôi việc nghĩa là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ chúng ta đã từng được nghe nhắc đến khá nhiều về vấn đề trợ cấp thôi việc khi các đối tượng người lao động không còn tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp. Vậy khái niệm trợ cấp thôi việc được hiểu nghĩa là gì? Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người lao động sẽ nhận được từ các công ty, tổ chức khi họ chấm dứt hợp đồng và chuyển đến một nơi khác để làm việc. Đó là mức thưởng cho sự đóng góp của các đối tượng người lao động bởi đã có những đóng góp, cống hiến thời gian, công sức của họ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trợ cấp thôi việc cũng được xem như một khoản kinh phí để hỗ trợ cho người lao động có thể tìm kiếm được một công việc mới trong thời gian sau đó. Và khi người lao động có quyết định thôi việc hay tổ chức, doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thì họ sẽ tiến hành chi trả cho người lao động mọi khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc một cách minh bạch, chính xác nhất theo quy định cũng như thỏa thuận giữa hai bên trước đó để giúp cho người lao động có thể ổn định lại được cuộc sống của họ sau khi thôi việc. 2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hiện nay 2.1. Những trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc Theo quy định của Bộ Lao động về việc hưởng các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, những trường hợp sau đây người lao động có thể sử dụng quyền lợi của mình: - Trường hợp người lao động đã hết hợp đồng làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp. - Các đối tượng là người lao động đã hoàn thành toàn bộ những công việc được giao theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận với tổ chức, doanh nghiệp. - Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi hai bên có những thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng lao động. - Những đối tượng người lao động bị kết án tù giam hay tử hình hoặc là cấm làm những công việc được ghi trong hợp đồng lao động theo bản án và quyết định có hiệu lực từ pháp luật của toà án. - Người lao động gặp sự cố mất đi hay bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi nhân sự, bị mất tích hoặc không phải là người chấm dứt hợp đồng lao động có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc. - Những đối tượng lao động hoặc là những tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo như quy định của Bộ Lao động thì vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc. 2.2. Những trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc - Trường hợp người lao động làm việc đến một khoảng thời gian, thời gian được hưởng tiền trợ cấp lương hưu thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. - Những đối tượng lao động làm việc trong các tổ chức, cơ quan đoàn thể không chuyên trách và hiện vẫn đang thực các nhiệm vụ quan trọng được giao mà hết thời hạn hợp đồng thì sẽ tiếp tục gia hạn thêm hợp đồng lao động cho đến khi những người lao động đó hoàn thành những công việc theo hợp đồng. - Những trường hợp người lao động bị xử lý về kỷ luật tại các tổ chức, doanh nghiệp và bị sa thải trong quá trình làm việc thì sẽ không được hưởng tiền trợ cấp thôi việc. 3. Những quy định chung về tính tiền lương tính trợ cấp thôi việc Để có thể tính lương trợ cấp thôi việc cho các đối tượng người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp cần áp dụng theo công thức sau: Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x số tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x thời gian làm việc của người lao động Theo đó, số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ được tính bằng các khoản bình quân hợp đồng lao động trong 6 tháng liên tiếp làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp trước khi người lao động nghỉ việc và không còn tiếp tục làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp nữa. Số tiền trợ cấp thôi việc sẽ được tính khi người sử dụng lao động tiến hành tính lương theo thời gian làm việc của người lao động. Nếu như trước đó đã tính được tiền lương để tính cho các khoản trợ cấp thì tiếp sau đó sẽ tính đến thời gian mà người lao động làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp. Và theo quy định tại thông tư mới nhất, hướng dẫn về việc tính các khoản trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc thì thời gian của người lao động để tính cho những khoản trợ cấp thôi việc chính là toàn bộ số thời gian mà người lao động đó đã làm việc tại doanh nghiệp dựa trên thực tế và trừ đi khoảng thời gian mà họ đã tham gia đóng một số khoản bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Tổng số thời gian đó có thể là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cũng có thể là được cử đi học, đào tạo chuyên môn hay thời gian nghỉ lễ, tết,... Ngoài ra, việc tính tiền trợ cấp thôi việc còn dựa vào số năm làm việc của người lao động, nghĩa là khi đủ 6 tháng hay 12 tháng thì sẽ được tính bằng 1 năm làm việc theo nhà nước ban hành. 4. Cách tính trợ cấp thôi việc cho một số đối tượng 4.1. Cách tính trợ cấp thôi việc cho đối tượng là công chức Những đối tượng làm việc trong các cơ quan, bộ máy nhà nước, cán bộ công chức sẽ được tính lương trợ cấp theo căn cứ vào điều 5, Nghị định số 46/2010/NĐ-CP như sau: - Thời gian làm việc mỗi năm sẽ được tính bằng 1/2 tháng lương theo mức hiện tại mà công chức đó được hưởng. Đó là các khoản lương được trả theo ngạch, theo cấp bậc, các khoản lương thưởng hay phụ cấp,... Và mức trợ cấp sẽ được nhà nước quy định theo một mức nhất định bằng một tháng lương hiện tại mà công chức đó được hưởng. - Thời gian quy định đối với công chức được hưởng trợ cấp thôi việc được tính bằng thời gian mà công chức đó đóng các khoản bảo hiểm xã hội theo năm. - Thời gian được tính trợ cấp thôi việc là khoảng thời gian mà công chức làm việc trong các đơn vị, tổ chức nhữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, các tổ chức về chính trị, xã hội,... - Thời gian được tính trợ cấp là thời gian mà công chức được cử đi học, đào tạo chuyên môn, thời gian nghỉ thai sản,... - Đó có thể là các khoảng thời gian công chức tham gia làm việc tạo các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang,... V�� trong các khoảng thời gian làm việc nêu trên, nếu như công chức làm việc trong năm mà có tháng lẻ thì các khoản trợ cấp sẽ được áp dụng theo công thức khác như sau: - Với khoảng thời gian dưới 3 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. - Với khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng thì sẽ được tính bằng 1/2 lương của 1 năm làm việc. - Với khoảng thời gian trên 6 tháng – 12 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1 năm lương làm việc. 4.2. Cách tính trợ cấp thôi việc cho đối tượng là viên chức Mức lương trợ cấp thôi việc dành cho các đối tượng là viên chức được tính như sau: - Viên chức có thời gian làm việc đủ 12 tháng trở lên, trước khi quyết định thôi việc thì cần phải làm đơn đề nghị những người có thẩm quyền xem xét và giải quyết các vấn đề về hợp đồng cũng như thực hiện theo đúng yêu cầu mà thỏa thuận ban đầu đã đưa ra và báo trước cho cơ quan ít nhất 45 ngày để có thể được hưởng mức trợ cấp thôi việc. - Để tính mức lương trợ cấp thôi việc cho các đối tượng là viên chức thì cần áp dụng theo công thức sau: Lương trợ cấp thôi việc theo thời gian = tổng thời gian thực tế làm việc – thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp Và mỗi năm làm việc của các đối tượng viên chức cũng sẽ được quy định bằng 1/2 tháng lương mà họ đang được hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất mà họ được hưởng sẽ bằng 1 tháng lương ở mức hiện tại. 4.3. Cách tính trợ cấp thôi việc cho đối tượng là người lao động bình thường Trợ cấp thôi việc không chỉ dành cho các đối tượng là công chức, viên chức mà cả những người lao động bình thường cũng sẽ có quyền được hưởng theo quy định và nguyên tắc nhất định từ các doanh nghiệp đó là mỗi năm người lao động tham gia làm việc sẽ được hưởng trợ cấp là 1/2 tháng lương hiện họ đang được hưởng. Và để có thể tính được các mức trợ cấp thôi việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức cần áp dụng theo công thức sau: Mức trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp – thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp – thời gian trợ cấp từ doanh nghiệp hiện tại Với các đối tượng người lao động bình thường làm việc trong các doanh nghiệp thì tiền lương để tính khoản trợ cấp thôi việc cũng được áp dụng tương tự như cách làm tính thời gian trên. Ví dụ như muốn tính mức trợ cấp thôi việc cho anh T làm việc tại doanh nghiệp A với khoảng thời gian là 5 năm và mức lương trước khi thôi việc của anh T là 10 triệu/tháng thì mức trợ cấp thôi việc sẽ được tính như sau: Tiền trợ cấp thôi việc = 5 năm x 5 triệu = 25 triệu đồng Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ về trợ cấp thôi việc là gì cùng với những quy định, cách tính mức lương trợ cấp thôi việc cho các đối tượng người lao động hiện nay tại Việt Nam như thế nào. Từ đó, áp dụng vào các doanh nghiệp để có thể được hưởng quyền lợi của mình một cách đúng đắn và chính xác nhất nhé!
Đọc nguyên bài viết tại: Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc, bạn đã biết cách?
1. Khi nào cần phải viết thư cảm ơn đồng nghiệp? Việc viết thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp là điều mà ít ai thường làm. Tuy nhiên, đây là một điều khá quan trọng thể hiện được bạn là một người rời đi một cách văn minh, sống tình cảm và coi trọng các đồng nghiệp trong công ty. Vậy khi nào thì cần phải viết thư cảm ơn đồng nghiệp? Đó là những trường hợp bạn đưa ra quyết định và cần phải rời bỏ công việc hiện tại của mình trong sự gấp gáp và không kịp nói những lời chia tay, tạm biệt hay cảm ơn với những người đồng nghiệp, thậm chí là với cả Sếp của mình. Chính vì vậy, viết thư cảm ơn là một sự lựa chọn tốt nhất giúp bạn có thể gửi tới những người đồng nghiệp, người bạn của mình những lời cảm ơn chân thành nhất. Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào nên gửi thư cảm ơn đến đồng nghiệp? Thời điểm thích hợp nhất để bạn gửi lá thư chia tay và cảm ơn đồng nghiệp đó chính là khi bạn chỉ còn thời gian khoảng một ngày ở lại công ty. Bạn có thể gửi thư để cảm ơn từng đồng nghiệp, cảm ơn đến Sếp và những người thân quen trong công ty để thể hiện tình cảm của mình đối với họ cũng như lời chia tay, tạm biệt một cách văn minh, lịch sự nhất. Việc viết thư cảm ơn khi nghỉ việc còn thể hiện được cảm xúc cũng như tình cảm đáng quý của bạn đối với những người đồng nghiệp của mình, từ đó cũng góp phần duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp đối với đồng nghiệp về sau, ngay cả khi không còn làm việc tại công ty đó nữa. 2. Mẫu thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc, bạn đã biết cách viết? Rất nhiều người cảm thấy lúng túng và không biết phải viết một lá thư cảm ơn, chia tay đồng nghiệp như thế nào cho đúng cách. Làm sao để thể hiện được tình cảm và sự chân thành của mình đối với họ trước khi rời khỏi công ty và bắt đầu với một môi trường, công việc mới mà vẫn có thể giữ được các mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp cũ. Vậy thì hãy theo dõi những nội dung dưới đây để “bỏ túi” cho mình cách viết mẫu thư cảm ơn đồng nghiệp chuẩn nhất nhé! Tùy thuộc vào từng vị trí công việc và hoàn cảnh khác nhau mà thể hiện thái độ một cách chân thành, đúng đắn, không quá sến súa cũng không nên quá hời hợt. Một mẫu thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp khi nghỉ việc cần thể hiện được 3 phần chính sau đây: - Tiêu đề của lá thư cần phải nhắc đến tên bạn và đây là lá thư gì, mục đích ra sao. Ví dụ như “Trần Bảo Anh – Thư cảm ơn đồng nghiệp”. - Tiếp đó là nội dung của phần mở đầu của lá thư cần thể hiện được lời chào, lời cảm ơn cùng những lợi ích mà công ty và đồng nghiệp đã mang đến cho bạn như nguồn tri thức, những kinh nghiệm làm việc, môi trường làm việc thân thiện,... Hãy gửi đến đồng nghiệp những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất vì suốt khoảng thời gian làm việc chung đã luôn giúp đỡ bạn, hỗ trợ bạn hoàn thành tốt công việc cũng như những tình cảm trân quý mà họ dành cho bạn. Bạn có thể lựa chọn việc gửi lời cảm ơn đến từng người để cho thấy sự đánh giá cao cũng như tình cảm của mình đối với họ. - Phần tiếp theo hay trình bày về lý do bạn quyết định nghỉ việc cũng như thời gian chính thức chấm dứt công việc tại công ty. Lý do có thể là chuyển công tác, một số lý do cá nhân nào đó mà không thể tiếp tục được công việc. Đối với phần này, bạn nên thể hiện và đề cập đến những vấn đề tích cực đối với công việc, tuyệt đối đừng có những lời lẽ nói xấu công ty, hay những điều tiêu cực khi rời khỏi công ty. - Và tiếp đó, bạn có thể đề cập đến việc muốn liên hệ với mọi người hay nếu như ai cần liên hệ với bạn qua việc để lại thông tin về địa chỉ và số điện thoại trong thư. Điều này cũng góp phần duy trì tốt các mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp cũ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi có bất cứ vấn đề gì bên ngoài cuốc sống. - Và cuối cùng chính là kết thư bằng một lời cảm ơn lịch sự và chân thành nhất đến tất cả mọi người. Hãy nhớ gửi đến công ty lời chúc phát triển thật tốt trong tương lai. Đây là một cách để bạn thể hiện được sự văn minh, lịch sự của mình đối với đồng nghiệp và với công ty. 3. Một số lưu ý khi viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc Để đảm bảo lá thư cảm ơn đồng nghiệp của bạn thể hiện được đúng tinh thần và sự chân thành nhất, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để không làm mất điểm trong mắt đồng nghiệp của mình nhé! Nội dung mẫu thư cảm ơn bạn cần phải trình bày hết sức đơn giản, ngắn gọn, thể hiện sự chân thành và tình cảm của mình đối với đồng nghiệp. Thư cảm ơn cần phải được viết với một văn phong và ngôn từ lạc quan, tích cực, không vì sự rời đi mà mang đến những cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến mọi người đang làm việc tại công ty. Hãy cho mọi người thấy rằng, quyết định ngh��� việc không phải là kết thúc mà chính là một sự khởi đầu mới, tại một môi trường mới với những điều tốt đẹp phía trước, tạo một niềm tin và sự hứng khởi đối với bản thân cũng như với những đồng nghiệp ở lại. Khi viết thư cảm ơn đồng nghiệp, bạn nên để lại thông tin và phương thức liên lạc của mình cho đồng nghiệp để họ có thể liên lạc khi cần giúp đỡ hay khi có thời gian rảnh rỗi mọi người có thể gặp nhau trò truyện và tâm sự về công việc, về cuộc sống. Hãy giữ thái độ thật tốt không chỉ riêng đối với các đồng nghiệp mà còn với các cấp trên, với Sếp của bạn ngay cả khi sắp rời khỏi công ty. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp và như mình mong muốn, sẽ có lúc bạn gặp khó khăn và cần giúp đỡ, có thể là những việc ngoài đời sống, cũng có thể là gặp vấn đề về công việc và cần có sự giúp đỡ, lời giới thiệu của họ để tìm kiếm các công việc mới. Do đó, nói những lời cảm ơn đến đồng nghiệp là điều hết sức quan trọng mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Ngoài ra, khi viết thư cảm ơn đồng nghiệp, bạn cũng cần phải chú ý là không viết sai chính tả khiến người đọc khó chịu hay thư quá dài dòng khiến họ mất nhiều thời gian và mệt mỏi khi đọc nó. Hãy làm sao để vừa thể hiện được tình cảm và sự biết ơn của mình một cách cô đọng, súc tích, hãy cho đồng nghiệp thấy được rằng đây là những điều quan trọng mà bạn muốn gửi đến họ, mong muốn duy trì thật tốt các mối quan hệ với họ về sau nữa. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm rõ được tầm quan trọng của thư cảm ơn khi thôi việc cùng với những nội dung cơ bản cần có để tạo ra một mẫu thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp một cách chuyên nghiệp và thể hiện được sự văn minh, lịch sự nhất. Từ đó có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và đồng nghiệp tại công ty cũ.
Xem nguyên bài viết tại: Viết thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc, bạn đã biết cách?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Tổ dân phố là gì? Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
1. Tổ dân phố là gì? Tổ dân phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư Việt Nam. Chúng ta thấy rằng tổ dân phố hiện nay không phải là một đơn vị cấp hành chính, mà tổ dân phố ở đây chỉ là một động đồng dân cư cùng chung sống trong một vị trí địa lý, tổ dân phố nó bao gồm các hộ gia đình với nhau bao gồm tất cả các đối tượng sinh sống trong khu vực đó… được gọi là tổ dân phố. Trong tổ dân phố sẽ bỏ phiếu bình bầu những người có khả năng có thể đảm nhận các công việc của tổ dân phố được gọi là tổ trưởng tổ dân phố,, việc chia các hộ dân thành các tổ dân phố sẽ giúp cho việc quan lý, tổ chức, phổ biến các chủ chương, chính sách một cách đơn giản và thuận tiện hơn.Thì đấy được gọi là tổ dân phố. Tổ dân phố là gì? 2. Yếu tố cơ bản hình thành nên tổ dân phố Tổ dân phố ra đời mang đến cho người dân rất nhiều lợi ích, không những vậy tổ dân phố còn giúp cho việc quản lý và tuyên truyền trở nên đơn giản hơn. Ngày nay tổ dân phố đều được đảng và chính quyền địa phương ghi nhận về những lợi ích mà nó đem lại cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng để phát huy hết được những yêu điểm đó thì tổ dân phổ cần phải có nhiều đổi mới và có những quyết định cụ thể. Dưới đây là những đổi mới Yếu tố cơ bản hình thành nên tổ dân phố 2.1. Cách thức tổ chức tổ dân phố Để có thể quản lý tốt, sinh hoạt tốt thì một tổ dân phố cần có tổ trường và tổ phó, điều này đã được quy định tại điều 4 của thông tư số 04/2012/tt- BNV tại thông tư này có quy định cụ thể và chi tiết. Bên cạnh đó thông tư cũng nói rõ với những tổ dân phố có số hộ gia đình lớn hơn 600 hộ thì có thể cử thêm một tổ phó, Thay vì nhìn vào số dân để quy định số tổ phó của một tổ dân phố. Như vậy chúng ta đã biết một tổ dân phố gồm có tổ trường và tổ phó, với những tổ dân phố có số dân trên 600 hộ thì cử thêm tổ phố để dễ dàng cho việc quản lý và giải quyết các công việc phát sinh của tổ dân phố. 2.2. Cơ sở thành lập tổ dân phố Để thành lập tổ dân số chúng ta cần phải căn cứ vào luật và thông tư của nhà nước đã đề ra, theo điều 7 của thông từ 04/2012/TT-BNV có quy định về điều kiện thanh lập tổ dân phố mới nhất hiện nay đó chính là dựa vào quy mô. Về quy mô hộ gia đình tổ dân phố được thành lập cần phải có từ 250 hộ gia đình trở lên đối với những khu vực đồng bằng, có số lượng dân cư tập trung cao, còn đối với những tổ dân phố khi thành lập ở những vùng núi, vùng biên giới, vùng hải đảo, vùng ít người dân sinh sống thì quy mô hộ gia trình là trên 150 hộ là chúng ta có thể thành lập tổ dân phố. Cơ sở thành lập tổ dân phố Bên cạnh điều kiện về số hộ dân thì còn có những điều kiện khác như cần phải cso được những cơ sở hà tầm kinh tế- xã hội ở mức thiết yếu nhất. Nhìn vào các tiêu chuẩn trên có thể thấy số lượng hộ gia đình đã tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu thành lập tổ dân phố. Điều này cho thấy việc tăng quy mô dân số sẽ tinh giảm được bộ máy cán bộ và cán bộ được bỏ phiếu và nắm giữ các vị trí trong tổ dân phố sẽ có trách nhiệm cao hơn. 2.3. Trình tự và giấy tờ cần thiết thành lập tổ dân số Để thành lập được tổ dân số chúng ta cần phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định tại điều 8 trong thông tư số 04/2012/TT-BNV có quy định về quy trình cùng với đó là những hồ sơ giấy tờ liên quan đến thành lập tổ dân phố mới với những nội dung cụ thể sau đây. 2.3.1. Quy trình thành lập tổ dân phố mới nhất hiện nay Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra quyết định chủ trương thành lập tổ dân phố mới. - Sau khi có chủ trương quyết định ở của tỉnh xuống cấp huyện, sau đó giao cho đơn vị cấp nhỏ hơn là cấp xã, nghiên cứu và xây dựng đề án để trình lên Hội đồng nhân dân cấp xã, ở cấp xã sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình ở ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc thành lập tổ dân phố cần phải theo chu trình và trình tự từ trên xuống dưới, không phải lúc nào thích cũng có thể thanh lập được tổ dân phố. Sau khi đã đưa lên cấp huyện. Quy trình thành lập tổ dân phố mới nhất hiện nay Tại đây ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ gửi tờ trình và hồ sơ lên sở nội vụ nhắm thẩm định lại một lần nữa, sau đó quay trở lại trình với ủy ban nhân dân cấp tính. Cuối cùng sau khi đi qua các cấp có thẩm quyền, kiểm định sẽ ban hành quyết định về việc thành lập tổ dân phố mới. 2.3.2. Thời gian thực hiện quy trình này Để thành lập tổ dân phố thì thời gian thực hiện sẽ có các khoảng thời gian cụ thể như sau, trong khoảng 10 ngày để ủy ban nhân dân xã hoàn thiện hồ sơ và trình lên ủy ban nhân dân huyện, Tính từ ngày có nghị quyết của hội đồng nhân dân xã. Khoảng thời gian không quá 15 ngày để ủy ban nhân dân cấp Huyện xem xét lại hồ sơ và thẩm định hồ sơ ừ ủy ban xã gửi lên. Và khâu cuối cùng cũng không quá 15 ngày để sở nội vụ thẩm định tờ trình và hồ sơ từ ủy ban nhân dân huyện. Trên đây là thời gian cụ thể cho từng cấp để xem xét và thẩm định lại các giấy tờ hồ sơ. 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố Sau khi hồ sơ và giấy tờ của tổ dân phố được xác nhận thì chính thức tổ dân phố được hình thành, để việc quản lý và tuyên truyền đến các hộ dân trong tổ dân phố được thuận lời thì tổ dân phố cần phải bình bầu một tổ trưởng và một tổ phó, với những tổ dân phố có số hộ dưới 600 hồ, còn trên 600 hộ được bình bầu thêm 1 tổ phó. Vậy chức năng và nhiệm vụ của người làm tổ trường và tổ phó trong tổ dân phố là gì cùng tìm hiểu nội dung sau đây nhé. Theo thông tư số 04/2012/TT-BNV ở điều 10 có đưa ra 11 nhiệm vụ và 3 quyền hạn của người tổ trưởng tổ dân phố. Nhưng có một bất cập là quyền hạn và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố đưa ra khá chung chung dẫn tới nhiều việc khó khăn trong khâu tổ chức và quản lý. Quyền lợi và nghĩa vụ của người tổ trưởng tổ dân phố 3.1. Nhiệm vụ của T��� trưởng tổ dân phố - Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố, tổ chức thực hiện các công việc trong tổ dân phố được nhân dân quyết định. Đồng thời đảm bảo những nội dung hoạt động của tổ dân phố được diễn ra theo đúng quy định ở Điều 5 của Thông tư 14/2018/TT-BNV. - Người tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ thực hiện dân chủ tại cơ sở, quy ước, hương ước của tổ dân phố đã được phê duyệt bởi những cấp có thẩm quyền. - Thực hiện lập biên bản kết quả được nhân dân trong tổ quyết định công việc của tổ dân phố, lập biên bản kết quả được bàn và biểu quyết sau đó báo cáo kết quả đó cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Tập hợp, đề nghị chính quyền xã giải quyết các kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân trong tổ dân phố. Là cầu nối để đưa những nguyện vọng của người dân lên các cấp cao hơn. Đồng thời báo cáo với Ủy ban xã về hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố. - Phối hợp với các Tổ chức chính trị ở tổ dân phố để vận động người dân tham gia vào các phong trào, tổ chức tham gia các hoạt động có ý nghĩa ở tổ dân phố. - Báo cáo kết quả công tác theo giai đoạn 6 tháng đầu năm và cuối năm trong hội nghị tổ dân phố. 3.2. Quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định có 11 nghĩa vụ và cùng với đó là 3 quyền hạn vậy quyền hạn đầu tiên được nói đến đó chính là được ký hợp đồng xây dựng những công trình do tổ dân phố đóng góp. Bảo đảm đúng quy định của chính quyền các cấp. Những người tổ trưởng tổ phó được tham dự các cuộc họp ở cấp xã, được nhận bồi dưỡng khi đi tập huấn về việc tổ chức, hoạt động của tổ dân phố. Ngoài ra người tổ trưởng tổ dân phố còn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong tổ dân phố nằm trong quyền hạn của mình. 4. Điều kiện để thành lập tổ dân phố Để có tổ dân phố chúng ta cần phải tuân thủ một số điểm về quy mô, số hộ gia đình, điều kiện thành lập tổ dân phố, và việc thành lập tổ dân phố phải có quyết định của cấp trên. Các cấp bậc xem xét ban hành mới có. 4.1. Quy mô về số lượng hộ gia đình trong tổ dân phố Quy mộ để thành lập tổ dân phố là số hộ gia đình trên 250 hộ đối với đồng bằng và trên 150 hộ đối với vùng núi. Khi đủ điều kiện các cấp sẽ xem xét hồ sơ và thành lập tổ dân phố để tiện cho việc quản lý. Điều kiện để thành lập tổ dân phố 4.2. Những điều kiện thành lập tổ dân phố khác Việc thành lập tổ dân phố còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chúng ta cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố và thực tế, thực trạng kinh tế của từng khu vực, bản sắc văn hóa của từng dân tộc để có được những tổ chức phù hợp nhất, điều quan trọng là căn cứ và mục đích phục vụ cho hoạt đồng, tổ chức tuyên truyền những chính sách và đường lối của đảng để mọi người dân đều nắm rõ. 4.3. Các trường hợp đặc thù Theo điều luật thì căn cứ vào số hộ dân và điều kiện kinh tế để thành lập tổ dân số nhưng với một số trường hợp đặc biệt thì thị việc thành lập tổ dân phố có hơi khác một chút, với những nói xa đất liền, những nơi có ít dân cư sinh sống thì số hộ gia đình chỉ từ 100 hộ đã có thể thành lập được tổ dân phố, Những trường hợp đặc biệt này cần phải đưa lên để xem xét kỹ. 5. Tổ dân phố nét đẹp của văn hóa người Việt Nam Như chúng ta đã biết người dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết, tinh thần hàng xóm láng giềng, bán anh em xa mua láng giềng gần, việc thành lập tổ dân phố giúp cho tình làng nghĩa xóm được gần nhau hơn, những người cao tuổi trong tổ dân phố thường xuyên giao lưu với nhau. Việc thành lập tổ dân phố còn giúp cho việc tuyên truyền các đường lối của đảng và nhà nước ta được thuận lợi và đơn giản hơn. Khi người dân sống trong một tập thể có sự lãnh đạo và tổ chức các hoạt động cùng nhau, cùng nhau giao lưu thì đời sống của người dân cũng sẽ được nâng lên. Việc thành lập tổ dân phố là điều cần thiết và nên làm, nhưng bên cạnh đó do có nhiều hạn chế về chủ trương trình sách nên có nhiều điểm bất cập, vậy nên chúng ta cần phải có những ý kiến để xây dựng tổ dân phố ngày càng hoạt động mạnh hơn nữa, để tổ dân phố là nơi để người dân tham gia sinh hoạt cùng nhau.
Đọc nguyên bài viết tại: Tổ dân phố là gì? Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Những điều mà bạn cần phải biết
1. Dịch nghĩa nhân viên kinh doanh sang tiếng anh Dịch nghĩa nhân viên kinh doanh sang tiếng anh Như bạn cũng đã biết thì nhân viên kinh doanh hiện nay đang rất phổ biến hiện nay, công việc này không những đem lại nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp mà còn là bộ phận đem nhiều ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp hiện nay. Trong tiếng anh, nhân viên kinh doanh được biết đến với rất nhiều tên khác nhau, những tên gọi đó tùy thuộc vào từng chức năng cũng như nhiệm vụ của họ. Bạn có thể biết đến với những cái tên như: Salesman (người bán hàng), Saleswoman (nhân viên bán hàng), Sales Supervisor (giám sát bán hàng), Sales executive (giám (đốc bán hàng),...hay với nhiều tên gọi khác nữa. Nếu như nhân viên kinh doanh thì sẽ được gọi chung là “Business man”. Đối với nhân viên kinh doanh thì có rất nhiều tên gọi khác nhau vì còn phân theo cấp bậc và công việc. Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho bạn nhân viên kinh doanh trong tiếng anh được phân theo từng cấp bậc là như thế nào nhé: - Cấp bậc của nhân viên kinh doanh trong tiếng anh: Cấp bậc của nhân viên kinh doanh trong tiếng anh: Nhân viên kinh doanh là bộ phận nhân viên được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, bên cạnh đó thì không chỉ là nhân viên kinh doanh mà còn rất nhiều ngành nghề khác đều có chức vụ và cấp bậc khác nhau để phân phân giữa trình độ và kinh nghiệm với nhau. Trong tiếng anh thì nhân viên kinh doanh được hiểu theo cấp bậc như sau: Nhân viên kinh doanh được phân thành 4 cấp khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu từng cấp xem như thế nào nhé. + Cấp thứ nhất: Nhân viên bán hàng thông thường, bạn có thể gặp cấp này ở bất cứ cửa hàng hay trung tâm thương mại nào, họ được gọi là Salesman và Saleswoman. Trong đó thì Salesman được dùng để chỉ nhân viên bán hàng nam và Saleswoman được dùng để chỉ nhân viên bán hàng là nữ. + Cấp thứ hai chính là nhân viên kinh doanh cao cấp, trong tiếng anh được gọi là Sales Supervisor, Sales Executive, hay trong cấp này còn được dùng để chỉ phụ trách quản lý một nhóm nhân viên kinh doanh nào đó, và trong tiếng anh họ được gọi là Salesman và Saleswoman. + Cấp thứ ba dùng để chỉ một người chuyên quản lý một khu vực kinh doanh nào đó, và trong tiếng anh thì họ được gọi là: Area Sales manager. Và nhóm này thì có cấp bậc cao hơn cấp phụ trách quản lý nhóm. + Cấp thứ tư chuyên quản lý nhóm quản lý khu vực kinh doanh, và họ trong tiếng anh được gọi là Regional sales manager hay là National sales manage. Đó chính bốn cấp bậc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhiệm, bên cạnh đó có những thuật ngữ dùng để chỉ nhân viên kinh doanh theo từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Ví dụ nhân viên bán hàng trong lĩnh vực máy móc thiết bị điện tử (Sales engineer), nhân viên bán hàng trong các cửa hàng cao cấp (Account Asistant) - Những từ ngữ chủ đề nhân viên tiếng anh được thường xuyên nhắc đến: Đối với những nhân viên kinh doanh để nâng cao kiến thức và tay nghề thì họ cần phải nắm vững những kiến thức liên quan đến ngành của mình. Bên cạnh đó thì nhân viên kinh doanh đang là một ngành rất phát triển và có tiềm năng về cơ hội thăng tiếng rất lớn. Càng vì sự quan trọng đó mà nhân viên kinh doanh càng phải chú ý và học hỏi thêm những kiến thức cho bản thân mình. + Macro – economic: Được hiểu là kinh tế vĩ mô + Micro – economic: Được hiểu là kinh tế vi mô + The openness of the economy: Được hiểu là kinh tế mở cửa + Planned economy: Được hiểu là kế hoạch kinh tế + Market economy: Được hiểu là kinh tế thị trường + Depreciation: Được hiểu là khấu hao + Foreign currency: Được hiểu là ngoại tệ + Cold calling: Được hiểu là liên lạc khách hàng + After sales service: Được hiểu à dịch vụ hậu mãi + Out of stock: Được hiểu là hết hàng + Return: Được hiểu là trả lại + Sales on insalment: Được hiểu là bán trả góp + Sale price: Được hiểu là giá bán Vậy sau khi đã hiểu hết được thuật ngữ tiếng anh về nhân viên kinh doanh thì bạn có hiểu thế nào là nhân viên kinh doanh hay không? Nhân viên kinh doanh được hiểu là người tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Chính là đội ngũ nhân viên bán hàng để đem về lợi nhuận trực tiếp cho công ty. Đội ngũ nhân viên kinh doanh phát triển thì chứng tỏ doanh nghiệp đó rất phát triển vì họ chính là đại diện cho bộ mặt của công ty, doanh nghiệp đó. Vậy hiểu một cách nôm na thì nhân viên kinh doanh chính là người bán hàng cho một doanh nghiệp nào đó và được trả lương ăn theo hoa hồng. Trên thực tế cho thấy, với sự phát triển của công nghệ 4.0 cùng với sự hòa nhập phát triển của tiếng anh thì nhân viên kinh doanh càng biết nhiều tiếng anh, đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành tiếng anh thì người đó càng có cơ hội phát triển hơn nữa. Toàn bộ thông tin trên đây chúng tôi đã giới thiệu với bạn xong về nhân viên kinh doanh trong tiếng anh, để hiểu rõ hơn về công việc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. 2. Những điều bạn cần biết với nhân viên kinh doanh 2.1. Nhu cầu thị trường với nhân viên kinh doanh Nhu cầu thị trường với nhân viên kinh doanh Với tốc độ phát triển như hiện nay thì có hàng trăm nghìn các doanh nghiệp được thành lập, mà đối với các doanh nghiệp thì đều cần đến nhân viên kinh doanh. Vì họ chính là đội ngũ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty nhất. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên kinh doanh chính là người tiếp cận trực tiếp với khách hàng, họ sẽ tiếp thu ý kiến trực tiếp từ khách hàng và phản ánh lại doanh nghiệp để doanh nghiệp thay đổi và phát triển hơn nữa. Đối với mỗi một doanh nghiệp mà nói thì bộ phận nhân viên kinh doanh không còn mới mẻ nữa, thế nhưng nó lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với công ty. Các doanh nghiệp đang đứng trước cơn bão cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu như không đủ khả năng cạnh tranh thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chiến” bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà họ luôn tìm kiếm cho mình một đội ngũ nhân viên kinh doanh mạnh nhất. Cũng chính vì thế mà không quá khó khăn để bạn có thể tìm thấy một công việc với nhân viên kinh doanh. Tham gia vào công việc bán hàng và tiếp thị này, không những bạn có thể được hưởng một mức lương cứng mà bạn còn được hưởng theo doanh số bán hàng, và đó được gọi là hoa hồng. Cũng chính vì lý do đó mà lương của nhân viên kinh doanh không có mức lương nào cụ thể, chủ yếu lương sẽ dựa vào những năng lực mà nhân viên đó có được. Không những mức lương khá hấp dẫn mà bạn còn có cơ hội thăng cấp lên nhiều cấp bậc khác nhau giống như ở trên chúng ta đã nói đến. Không những nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên kinh doanh lớn mà nhu cầu của người tiêu dùng cũng nhiều, vì họ sẽ giúp cho người mua hàng tìm được sản phẩm mà mình ưng ý nhất. Chính vì thế mà hầu như bây giờ thị trường đang cần rất nhiều bộ phận nhân viên kinh doanh. 2.2. Để trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc bạn cần đáp ứng điều gì? Đối với bất kỳ ai cũng vậy họ đều muốn thành công và trở thành người xuất sắc nhất trong công việc của mình chứ không riêng với nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên hôm nay chúng ta tìm hiểu về nhân viên kinh doanh, nên sẽ chỉ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh về họ. Vậy đối với một nhân viên kinh doanh thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu gì để trở thành một nhân viên giỏi? Để trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc bạn cần đáp ứng điều gì? 2.2.1. Thành thạo tiếng anh giao tiếp Trong thời buổi như hiện nay thì tiếng anh rất quan trọng, đặc biệt với công việc của bạn, thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng trong nước và ngoài nước. Nếu như đối với khách hàng trong nước thì bạn có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ, thế nhưng với khách hàng nước ngoài thì bắt buộc bạn phải dùng tiếng anh mới có thể bán hàng được. Bên cạnh đó tiếng anh chính là một lợi thế lớn cho bạn có thể thăng tiến trong công việc nhiều hơn. 2.2.2. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp Đặc thù của công việc chính là tiếp xúc với khách hàng, chính vì thế mà bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp để có thể tiếp xúc với khách hàng tốt nhất. Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng mà bất kỳ trong những lĩnh vực nào cũng cần phải có, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh thì bạn lại cần phải có kỹ năng giao tiếp. Thái độ và cách giao tiếp của bạn khiến cho khách hàng có tiếp tục mua hàng hay không? Kỹ năng giao tiếp không phải tự nhiên mà có được, mà nó hình thành dựa trên những kinh nghiệm đi làm mới có được. Khi mà bạn càng giao tiếp nhiều với khách hàng thì bạn sẽ càng nhận được nhiều kỹ năng mới và sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Để cho kỹ năng giao tiếp của bạn được thuận lợi hơn thì bạn cần phải chuẩn bị trước cho cuộc nói chuyện của mình. 2.2.3. Kỹ năng đàm phán Đối với một nhân viên kinh doanh thì kỹ năng đàm phán cũng rất quan trọng, bạn luôn phải tuân thủ nguyên tắc “win” tức là “thắng”. Kỹ năng đàm phán này không phải tự nhiên mà có được, để thành thạo kỹ năng này bạn cần phải luyện tập nhiều hơn nữa. Để tiếp cận được khách hàng đã khó đàm phán khách hàng mua hàng còn khó hơn, tuy nhiên đây cũng là một nhân tố giúp bạn có thể thành công và thuyết phục được nhiều khách hàng hơn. Đó chính là những yêu cầu cơ bản nhất mà đối với một nhân viên kinh doanh cần phải có để có thể trở nên giỏi hơn trong công việc của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây mong rằng bạn cũng đã biết thế nào là nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì rồi đúng không nào?
Coi bài nguyên văn tại: Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Những điều mà bạn cần phải biết
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Công việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh
Bạn học về tiếng Anh muốn tìm kiếm một công việc vừa nâng cao được kỹ năng của bản thân, nhưng vẫn tạo ra thu nhập cho bản thân. Bạn nghĩ sao về nghề trợ giảng tiếng Anh cho bản thân? Trợ giảng tiếng Anh là gì bạn biết không? Tất cả các vấn đề liên quan đến nghề trợ giảng tiếng Anh sẽ có đầy đủ trong bài viết này, đọc và bổ xung thêm cho mình những thông tin cần thiết. 1. Tìm hiểu về trợ giảng tiếng Anh là gì? Chắc chắn bạn không còn lạ với trợ giảng nữa đúng không, tuy nhiên nghề trợ giảng hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm và thường là công việc và là lựa chọn của rất nhiều các bạn trẻ là sinh viên muốn học hỏi thêm cho bản thân những kỹ năng về sư phạm nên lựa chọn làm trợ giảng. Đặc biệt trợ giảng tiếng Anh là một trong những việc làm thêm phổ biến hiện nay của các bạn trẻ và đặc biệt là các bạn trẻ giỏi tiếng Anh, học chuyên ngành về tiếng Anh lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Tìm hiểu về trợ giảng tiếng Anh là gì? Trước khi hiểu về nghề trợ giảng tiếng Anh là gì? Bạn nên hiểu trợ giảng là gì trước? Trợ giảng tiếng Anh là là một người phụ tác cho người giảng chính trong tiết học, trong một lớp học nào đó. Khi trợ giảng cần tạo ra một bài giảng chất lượng hơn gửi đến sinh viên, học sinh của mình thì sẽ có sự trợ giúp của các bạn trợ giảng cho các giảng viên, giáo viên chính của lớp học. Hiện này nghề trợ giảng thường là các top công việc làm thêm có mức thu nhập cao với các bạn có nhu cầu học hỏi mà vẫn muốn có thêm thu nhập cho bản thân. Hiện nay trợ giảng là một nghề phổ biến đặc biệt là với giáo viên tiếng Anh. Ý nghĩa của trợ giảng tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh trợ giảng có thể hiểu là Teaching Assistant – là người làm việc tại các trường đại học, các trường cao đẳng, hay các trung tâm giáo dục, và là người chịu trách nhiệm cùng với giáo viên chính trong việc giảng dạy cho sinh viên của mình. Trợ giảng tiếng Anh là gì để bạn dễ hiểu hơn về định nghĩa của nó? Trợ giảng tiếng Anh là trợ giảng cho giáo viên tiếng Anh, là người phục trợ cho giảng viên chính dạy tiếng Anh trong lớp học, hoặc trợ giảng cho các giáo viên tại các trung tâm tiếng Anh. Khi làm việc tại vị trí là nhân viên trợ giảng cho giáo viên tiếng Anh bạn sẽ có cơ hội để học hỏi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân, khă nawg giao tiếp tiếng Anh, không chỉ vậy, bạn còn có kỹ năng về sư phạm qua các bài giảng của giảng viên chính trong lớp. Khi làm việc tại các trung tâm hay cơ sở đào tạo tiếng Anh mà giảng viên là người nước ngoài thì rất cần sự có mặt của trợ giảng để giúp cho các sinh viên, và học sinh trong lớp có thể hiểu rõ được các vấn đề mà giảng chính muốn truyền tải cho bạn. Trợ giảng tiếng Anh không còn là một công việc xa lạ, ngay nay nó là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bạn sinh viên khi học chuyên ngành liên quan đến tiếng Anh hoặc muốn nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân. 2. Các công việc của một trợ giảng tiếng Anh thường làm là gì? Khi bạn là trợ giảng tiếng Anh thì bạn sẽ có những công việc cụ thể, với một vị trí công việc trợ giảng cụ thể bạn sẽ có những việc làm và công việc trợ giảng tùy thuộc vào từng nơi bạn làm việc. Thông thường công việc mà một trợ giảng tiếng Anh hay làm như sau: Công việc của một trợ giảng tiếng Anh là gì? - Bạn sẽ làm trợ giảng cho giáo viên nước ngoài tại các trung tâm tiếng Anh trên toàn quốc. - Bạn sẽ là người thay giảng viên chính lên kế hoạch giảng dạy cho các buổi học tại trung tâm, bạn cần lên kế hoạch cụ thể những chương trình cần thực hiện và diễn ra trong bài giảng. Trước khi lên kế hoạch bạn cần thảo luận với giảng viên chính để thống nhất về kế hoạch giảng dạy tại trung tâm và trong các buổi học. - Công việc tiếp theo bạn cần làm đó là giúp các giảng viên chính quản lý sinh viên, học sinh trong lớp để ổn định và phát triển bài viết giảng để học sinh chú ý đến bài giảng tốt nhất, tiếp thu được nhiều nhất chính là thành công của trợ giảng trong tiết học. - Trong một lợp học mà giảng viên là người nước ngoài thì trợ giảng tiếng Anh là người ở giữa kết nối giảng viên, giáo viên nước ngoài với học sinh trong tiết học để giảng viên có thể hiểu hết được những gì giảng viên truyền tải đến các học sinh. Không chỉ vậy, bạn còn giúp giảng viên kết nối với phụ huynh học sinh để họ có thể hiểu nhau hơn và đưa ra được phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho từng học sinh. - Khi làm việc ở vị trí trợ giảng bạn sẽ là người giúp đỡ cho giáo viên chính trong giờ dạy của họ để bài giảng được hiệu quả hơn. Các công việc trợ giảng bạn thường làm như bật máy chiếu, phát tài liệu, thực hiện các hoạt động hỗ trợ bài giảng. - Là trợ giảng bạn không chỉ làm việc trong giờ dậy mà bạn còn làm các công việc về dịch vụ khách hàng, giải đáp các thắc mắc cho phụ huynh tại các trung tâm tiếng Anh. - Nếu bạn là người trợ giảng trên lớp học thì công việc bạn cần làm là giúp giảng viên chính chuẩn bị bài giảng, chuẩn bị giáo án của mình trước giờ lên lớp, tổ chức các buổi ngoại khóa để nâng cao tình thân học tập và kỹ năng thực hành của học sinh với tiếng Anh. Đó chính là những công việc mà khi bạn ở vị trị là trợ giảng tiếng Anh cần làm. 3. Khi là một trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ học được những kỹ năng gì? Lựa chọn là một trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ nhận được các kỹ năng cho bản thân như sau: Kỹ năng bạn nhận được khi làm trợ giảng tiếng Anh là gì? Thứ nhất, khi là một trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng tiếng Anh của bản thân. Bạn là một sinh viên tiếng Anh những không có cơ hội nhiều để muốn tìm kiếm cho mình một môi trường giúp bạn rèn luyện khả năng tiếng Anh. Khi làm trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ được rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình và giúp bản thân có được một cơ hội để phát triển bản thân khi làm trợ giảng tiếng Anh. Thứ hai, khi là một trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng quản lý trong lớp học cho bạn, không chỉ vậy, khi là một trợ giảng tiếng Anh bạn sẽ được học về kỹ năng lên bài giảng và làm giáo án. Thứ ba, với vị trí là một trợ giảng bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng sư phạm, kỹ năng thuyết trình và đứng trước đám đông. Điều này cực kỳ có lợi với các bạn học về sự phạm, vừa có kinh nghiệm học hỏi và nâng cao về tiếng Anh vừa có thể nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của mình. Thứ tư, việc bạn tham gia trợ giảng sẽ giúp bạn có được kỹ năng xử lý tình huống khi bất ngờ xảy ra các vấn đề không mong muốn với bản thân mình và các tình huống xảy ra trong lớp hợp để sau này khi gặp phải bất kỳ tình huống nào bạn cũng sẽ giữ cho mình, và biết cách để giải quyết vấn đề nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đó là những kỹ năng bạn nhận được khi làm việc ở vị trí là một nhân viên trợ giảng tiếng Anh, không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân mà bạn còn tiếp thu về cho mình rất nhiều những kiến thức và kỹ năng bổ ích cho bản thân mình với nghề giáo và khi giảng dạy môn tiếng Anh. 4. Điều kiện để bạn có thể trở thành một trợ giảng tiếng Anh là gì? Để trở thành một trợ giảng tiếng Anh không khó nhưng không phải ai cũng có thể làm trợ giảng tiếng Anh được, bạn cần đáp ứng được các điều kiện như sau: Điều kiện giúp bạn trở thành một trợ giảng tiếng Anh là gì? Đầu tiên, để bạn có thể trở thành một trợ giảng tiếng Anh thì bạn cần có tiếng Anh, bạn cần thành thạo các kỹ năng nghe, kỹ năng nói tiếng Anh, kỹ năng đọc tiếng Anh, kỹ năng viết tiếng Anh đạt từ mức khá trở lên thì bạn sẽ đủ điều kiện để học và theo đuổi với ngành trợ giảng tiếng Anh. Thứ hai, bạn cần có khả năng giao tiếp và tự tin trước đám đông thì bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển ở vị trí trợ giảng cho giảng viên tiếng Anh. Không chỉ là khả năng giao tiếp tốt và tự tin trước đám đông bạn còn cần phải có sự năng động để hỗ trợ tạo bài giảng tốt nhất cho các học sinh. Thứ ba, để có thể trở thành trợ giảng tiếng Anh bạn còn cần là người có kỹ năng quả lý lớp học với các lớp học tiếng Anh thường khá đông, bạn cần là người biết cách quản lý làm sao cho hoạt động của sinh viên trong lớp được hiệu quả nhất. Thứ tư, một số các trung tâm tiếng Anh cao cấp và có uy tín thường yêu cầu các bạn ứng viên vị trí trợ giảng tiếng Anh phải học các chuyên ngành liên quan đến tiếng Anh hoặc chuyên ngành về sư phạm, yêu cầu về chứng chỉ toeic và chứng chỉ ielts. Đó là các điều kiện bạn cần đáp ứng khi có ý định tìm kiếm cho mình một công việc là trợ giảng tiếng Anh tại bất kỳ đâu. Để làm tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì bạn cần đáp ứng được các điều kiện trên và có các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để buổi phỏng vấn tuyển trợ giảng tiếng Anh của bạn được suôn sẻ. 5. Ở đâu tạo cơ hội để bạn có việc làm trợ giảng tiếng Anh? Trợ giảng tiếng Anh hiện nay là một nghề nghiệp khá phổ biến khi nền giáo dục hiện nay luôn đề cao việc học tiếng Anh, việc học tiếng Anh giúp bạn hội nhập và có cơ hội việc làm và phát triển bản thân tốt hơn. Ngày càng có nhiều trung tâm tiếng Anh được mở ra với các cách giảng dạy khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho bạn. Không chỉ vậy, các trung tâm tiếng Anh hay giáo viên trong trường cùng được thay đổi dần giáo viên người Việt thành giáo viên người nước ngoài, chính vì vậy và không thể thiếu đi được vai trò của người trợ giảng. Bạn có thể tìm kiếm công việc trợ giảng cho mình tại một số các địa điểm như sau: Cơ hội để bạn làm việc nghề trợ giảng tiếng Anh là gì và ở đâu? Thứ nhất, làm trợ giảng tại các trung tâm tiếng Anh. Bạn có thể làm trợ giảng cho trung tâm tiếng Anh dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt khi bạn dạy tại trung tâm tiếng Anh cho trẻ bạn sẽ có cho mình nhiều kinh nghiệm trợ giảng tiếng Anh trẻ em. Có rất nhiều các trung tâm khác nhau được mở ra, đặc biệt là các trung tâm tiếng Anh cho trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ chưa hiểu hết được nên cần có thêm trợ giảng người Việt khi giảng viên là người nước ngoài và không thể giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ hiểu. Thứ hai, bạn có thể làm trợ giảng cho giáo viên tiếng Anh trong trường học. Hiện này, rất nhiều trường học khác nhau đều sử dụng giảo viên người nước ngoài để giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong trường, chính vì vậy để tạo hiệu quả hơn cho bài giảng của mình cần có thêm sự trợ giúp của các trợ giảng. Thứ ba, bạn có thể làm trợ giảng cho các trang web dạy học trực tuyến online trên mạng, rất nhiều người hiện nay không có thời gian để đi học ở các trung tâm nên lựa chọn tối ưu của họ là học online. Việc bạn trở thành một trợ giảng cho các website online cũng là một trong những địa điểm bạn nên chú ý đến. Qua những chia sẻ về trợ giảng tiếng Anh là gì, đã giúp bạn có thêm hiểu biết với nghề trợ giảng tiếng Anh. Đây sẽ là một lựa chọn việc làm tuyệt với với các bạn trẻ muốn học hỏi kinh nghiệm và vẫn có thêm thu nhập cho bản thân.
Xem bài nguyên mẫu tại: Trợ giảng tiếng Anh là gì? Công việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Mách bạn trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng mới nhất 2019
1. Vieclamdanang.vn Xuất hiện với vị trí thứ nhất là website Vieclamdanang.vn. Với mục đích khi thành lập là trở thành website uy tín nhất của Đà Nẵng không chỉ là nơi các nhà tuyển dụng có thể gửi gắm thông tin tuyển dụng đồng thời còn là địa chỉ giúp cho các ứng viên có thể tin tưởng tuyệt đối. Mỗi ngày hàng trăm công việc được up lên nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin việc làm nhất cho người tìm việc. Điều này có nghĩa là cơ hội để cho các ứng viên có thể tìm được công việc như ý rất cao. Trước khi được công khai thông tin trên website thì thông tin việc làm sẽ được ban kiểm duyệt xem xét cũng như chỉnh sửa lại sao cho phù hợp nhất. Việc này sẽ đảm bảo sự chính xác nhất cho ứng viên đồng thời giúp ứng viên dễ tiếp cận với công việc hơn. Nội dung đơn giản dễ hiểu, giao diện thân thiện, bắt mắt và dễ sử dụng. Bạn có thể liên hệ hay truy cập tới trang web Vieclamdanang.vn để được trợ giúp và hỏi đáp những thắc mắc bằng cách: - Hỗ trợ đối với nhà tuyển dụng: + Hotline: 0236.366.3688 + Email: [email protected] - Hỗ trợ đối với người làm việc: + Hotline: 0236.39.77789 + Email: [email protected] 2. danang43.vn Trung tâm giới thiệu việc làm danang43.vn được hoạt động dưới hình thức một website, đây là website trực thuộc Công ty TNHH Truyền thông DJC Với sứ mệnh cố gắng đem lại những lợi ích tốt nhất cho người sử dụng, trung tâm đã cố gắng hỗ trợ trực tuyến, cung cấp thông tin và đáp ứng yêu cầu việc làm một cách tốt nhất Nên có thể nói đây là một trong những trang web uy tín và xứng đáng nằm trong top những trung tâm giới thiệu việc làm uy tín tại Đà Nẵng Để có thể liên hệ với trung tâm bạn có thể note lại những thông tin sau: - Địa chỉ: 33 Trương Chí Cương, Hải Châu, Đà Nẵng - Email: [email protected] – [email protected] - Website: www.danang43.vn - Điện thoại: 0935 878 482 Trung tâm giới thiệu việc làm đà nẵng 3. Trang tuyển dụng việc làm tại Đà Nẵng Đây là trang web đặc biệt chỉ dành cho các doanh nghiệp tuyển dụng tại Đà Nẵng. Tại trang web tuyendungdanang.com.vn bạn có thể ứng tuyển bằng cách tạo tài khoản và hồ sơ online thông qua mạng internet để bạn có thể nộp đơn cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc. Điều này giúp cho cơ hội có được việc làm của bạn trở nên cao hơn. 4. Danangjob.vn Đây là một website đăng thông tin hoàn toàn miễn phí. Tại trang web này hàng trăm tin tức tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày. Đây cũng được coi là một trong những website tuyển dụng uy tín nhất Đà Nẵng đồng thời cũng là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và người ứng tuyển Bằng những thông tin trên ta có thể thấy nó sẽ là một cách giúp cho các nhà tuyển dụng có thể chọn được những ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng để có thể mời tới vòng phỏng vấn. Người dùng có thể tối đa hóa được thời gian của mình 5. Vieclam24h.vn Một trang web uy tín có lượt tin dùng cao nhất hiện nay không chỉ trong phạm vi tỉnh Đà Nẵng mà con trong cả nước Tại website ứng viên có thể tìm bất cứ công việc nào phù hợp với mong muốn của mình. Bên cạnh đó các phần mục được phân bổ rõ ràng nên rất dễ để tìm kiếm mà không phải tốn thời gian lướt qua lướt lại Thông tin ở trang web này cũng rất đa dạng, bao gồm cả mục tin tức cũng như những chia sẻ, cách viết CV giúp cho những ứng viên chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để có thể hạ gục được những nhà tuyển dụng khó tính 6. Timviecnhanh.com Tại đây ứng viên cũng có thể tự tạo hồ sơ cho mình để thu hút sự chú ý tới nhà tuyển dụng. Hàng tháng website thu hút được rất nhiều lượt truy cập từ những cá nhân khác nhau. Chính vì thế đây cũng được xem là một trong những web tìm việc làm uy tín nhất hiện nay không chỉ trong phạm Đà Nẵng mà trên phạm vi cả nước Thông tin tuyển dụng đa dạng, phân loại rõ ràng dễ tìm kiếm với ứng viên Những trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng 7. Careerlink.vn Careerlink.vn đang dẫn vị trí top những website tìm việc uy tín không chỉ ở Đà Nẵng nói riêng mà còn cả ở phạm vi cả nước. Ứng viên có thể tùy thích tìm được công việc mà mình mong muốn phù hợp với năng lực của bạn Thiết kế của website đẹp mắt, phân chia rõ ràng giữa các mục. Chắc chắn đây là một trang web sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm rất hữu ích 8. Timviecnhanh365.vn Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Timviecnhanh365.vn đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Có lẽ chính vì lí do đó mà Timviecnhanh365.vn đã góp mặt trong top trở thành một trong những trang web uy tín về giới thiệu việc làm tại Đà Nẵng Thông tin tuyển dụng được phân chia rõ ràng thành những ngành nghề, kinh nghiệm, mức lương, độ tuổi và nhiều thông tin chi tiết hơn. 9. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng Đây là trung tâm việc làm được thành lập từ năm 1992 và được chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của Sở lao động – Thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng Trong suốt quá trình hoạt động, có thể nói rằng đơn vị này đã giúp cho rất nhiều daonh nghiệp tuyển dụng được nhân sự thành công và tạo được khả năng việc làm cho rất nhiều người Bạn có thể liên lac với trung tâm bằng cách: - Địa chỉ: 278 Âu Cơ, Liên Chiểu, Đà Nẵng – 657 Trường Chinh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng - Email: [email protected] - Website: vldanang.vieclamvietnam.gov.vn - Điện thoại: 0236 3740 261 – 0236 3825 606 – 0236 3681 828 10. Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ Đà Nẵng Đúng như tên gọi thì trung tâm được thành lập với mục tiêu chủ yếu là giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Trung tâ đã thực hiện rất tốt trong công cuộc hỗ trợ việc làm cho hội chị em phụ nữ đặc biệt là những các chị em có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ có thể cải thiện cuộc sống của mình Nhờ sự tận tình của trung tâm mà đã có nhiều chị em có được công việc làm ổn định, có thể tự chi trả được những khoản phí sinh hoạt … bên cạnh đó đã đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu giúp mang lại hiệu quả cao khi làm việc Thông tin liên hệ: - Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng - Email: [email protected] - Website: vieclamphunudanang.org.vn - Điện thoại: 0236 3832 896 11. Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên tại Đà Nẵng Trung tâm này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động. Bên cạnh đó còn thúc đẩy khả năng tìm kiếm việc làm đối với người lao động và tuyển dụng người làm việc cho doanh nghiệp. Bằng sự chuyên nghiệp, tận tình trong công việc đặc biệt là trong giải quyết việc làm cho người lao động, trung tâm đang ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng công việc cũng như sự tin tưởng đối với mọi người . Những trung tâm giới thiệu việc làm tại Đà Nẵng uy tín 12. Trung tâm giới thiệu việc làm tại Đà Nẵng: trung tâm giới thiệu khu công nghiệp Được thành lập vào năm 1997 với sứ mệnh của công ty là thực hiện giới thiệu và đào tạo việc làm cho người lao động. Thông qua những hoạt động đó của trung tâm mà rất nhiều người lao động đã có thể tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình. Điều này đã giúp cải thiện một cách đáng kể chất lượng đời sống về kinh tế, xã hội của mọi người. Đây là trung tâm chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất tại Đà Nẵng. 13. Chotot.com – Không đơn giản chỉ như là cái tên Chotot.com từ lâu được biết đến là một website thương mại, rao vặt các mặt hàng mua bán thanh lý. Tuy nhiên, ngoài chức năng đó ra thì đây cũng là một trong những cầu nối giữa những nhà tuyển dụng và ứng viên. Chotot.com là cũng được coi là một trong những website tìm việc uy tín được nhiều lượt đánh giá cao không chỉ ở riêng tại thành phố Đà Nẵng mà còn trên khắp đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, các ứng viên còn có thể tự đưa và tạo thông tin của mình lên website. Các nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp xem xét và nếu thấy được sự hứng thú cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của người ứng tuyển thì họ có thể trực tiếp liên lạc đến ứng viên. Chính vì sự thuận tiện và môi trường năng động, chủ động như vậy, hàng tháng website luôn thu hút nhiều lượt truy cập khác nhau với mục đích không chỉ mua bán mà cả tìm kiếm việc làm. Trên đây Timviecnhanh.com đã chia sẻ cho bạn biết được trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng uy tín mới nhất 2019. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc để tìm cho mình một trung tâm giới thiệu việc làm tốt và uy tín sẽ không khó nếu như bạn đã tìm được những nguồn hướng dẫn chính xác. Hãy lựa chọn thông minh để tránh việc tiền mất tật mang, xôi hỏng bỏng không nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường tìm kiếm công việc của mình.
Coi thêm ở: Mách bạn trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng mới nhất 2019
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Thời hiệu là gì? Các vấn đề về thời hiệu bạn nên quan tâm?
Bạn có biết thời hiệu là gì hay không? Đừng nhầm lẫn thời hiệu với thời hạn? Những thông tin cần thiết về thời hạn bạn cần biết là gì? Phân loại thời hiệu và vai trò của thời hiệu như thế nào? Thông tin cần biết thêm về thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự là gì? Tất cả những thông tin bạn có thể tìm hiểu tại bài viết này. 1. Đi tìm câu trả lời cho thời hiệu? 1.1. Định nghĩ đúng cho thời hiệu là gì? Thời hiệu nghe có vẻ khó định nghĩa nhưng thực chất nó lại rất dễ hiểu. Thời hiệu là thời hạn của một khoảng thời gian nhất định nào đó được pháp luật quy định. Khi kết thúc thời hạn theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ được hưởng các quyền lợi dân sự giống một công dân bình thường. Thời hiệu bạn được miễn nghĩa vụ dân sự chẳng hạn hay thời hiệu hợp đồng lao động còn hiệu lực. Thời hiệu là thời gian kết thúc một sự kiện nào đó được pháp luật quy định. Trong đó quy định các mối quan hệ, các trách nhiệm nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào thỏa thuận sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định được hai bên đưa ra và ngược lại sẽ chấm dứt thời hiệu khi hết thời hạn quy định. Khi hết thời hạn các bên tham gia không còn nghĩ vụ, và trách nhiệm ràng buộc nhau nữa. Thời hiệu là một một khoảng thời gian xác định để hết hiệu lực của một vấn đề nào đó, có thể là các vụ kiện, hết hạn hợp đồng, các sự kiện pháp lý, và một số các vấn đề khác trong xã hội có sự ảnh hưởng bởi thời hạn và điều khoản giao kết trong hợp đồng. Tìm hiểu về thời hiệu là gì? 1.2. Phân loại thời hiện như thế nào? Phân loại thời hiệu được ghi rõ ở điều 155 của bộ luật dân sự. Trong điều khoản này quy định về phân loại của thời hiệu thành 4 loại cụ thể như sau: + Thời hiệu mà bạn có thể được hưởng quyền dân sự. Theo nội dung này thì khi thời hiệu kết thúc chủ thể sẽ được hưởng quyền dân sự của mình. + Thời hiệu bạn được miễn tham gia nghĩa vụ dân sự. Theo đó khi kết thúc thời hiệu này thì chủ thể buộc phải tham gia nghĩa vụ hoặc được miễn tham gia nghĩa vụ dân sự. + Thời hiệu để khởi kiện lại một vụ án hay sự kiện pháp lý nào đó. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án trong khoảng thời gian nhất định mà tòa án quy định. Khi thời hiệu khởi kiện kết thúc thì sẽ không có quyền được đưa đơn khởi kiện nữa. + Thời hiệu bạn có thể gửi yêu cầu giải quyết việc dân sự của công dân đến tòa án. Theo đó trong khoảng thời gian định trước về thời hạn kết thúc các cá nhân có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự của mình trong thời gian có hiệu lực. 1.3. Cách tính thời hiệu chính xác cho bạn Cách tính thời hiệu chính xác nhất cho bạn để không xảy ra những sự cố không may về không kịp khởi kiện, kháng cáo khi thời hiệu của còn hiệu. Thời hiệu được tính từ ngày đầu tiên bắt đầu công bố sự kiện pháp lý nào đó và sẽ chấm dứt vào ngày cuối cùng kết thúc thời hiệu. Qua đó bạn cần xác định đúng thời điểm bắt đầu để có thể tính chính xác thời điểm kết thúc của một sự kiện pháp lý nào đó. Với một số trường hợp có thời điểm kết thúc thời không hạn rõ ràng thì thời điểm bắt đầu chí là khi sự kiện pháp lý xảy ra tính lên là bạn sẽ tính được thời hiệu kết thúc của nó. 1.4. Bạn có biết vai trò của thời hiệu là gì hay không? Vai trò của thời hiệu rất quan trọng được thể hiện dưới các vai trò cụ thể như sau: - Giảm bớt tranh chấp xảy ra khi sự kiện dân sự, sự kiện pháp lý kết thúc và có thời hạn để khởi kiện, hết thời hạn khởi kiện đó thì khởi kiện không còn hiệu lực nữa. Giúp việc tranh chấp hay các vấn đề pháp lý được giải quyết theo một trình tự và theo một thời hạn cho phép để có thể xử lý hết các sự kiện pháp lý xảy ra. - Trong quá trình điều tra vụ án, và xác minh các vấn đề càng để lâu thì chứng cứ sẽ càng không có sức thuyết phục và bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà cần có thời hiệu kháng kiện, khởi kiện để mang đến kết quả điều tra tốt nhất và mang lại sự minh bạch và trong sạch cho các đối tượng trong sự kiện pháp lý xảy ra. Trên đây là hai vai trò chính của thời hiệu trong cuộc sống con người 2. Đi tìm lời giải cho thời hiệu và thời hạn khác nhau như thế nào? Rất nhiều người bị nhầm lẫn thời hiệu và thời hạn với nhau. Để có thể phân biệt rõ thời hiệu và thời hạn với nhau , chúng ta sẽ đánh giá ở các khía cạnh sau để thấy được sự khác nhau của chúng cụ thể như sau: Đi tìm lời giải cho thời hiệu và thời hạn khác nhau như thế nào? + Khác nhau ở khái niệm: Thời hiệu là căn cứ giúp chúng ta xác lập hoặc xóa bỏ đi một quyền lợi nào đó của con người. là khoảng thời gian được xác định mà ở đó chủ thể có quyền và có nghĩa vụ cần thực hiện. Còn khái niệm về thời hạn là chỉ đến thời gian xác định nào đó mà ở đó con người sẽ biết thời gian bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời hạn sẽ được xác định bởi năm, tháng, ngày giờ cụ thể nào đó. + Khác nhau ở cách tính: Thời hiệu được tính là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến ngày cuối cùng kết thúc. Còn thời hạn sẽ được tính theo nguyên tắc cụ thể, tính bằng thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc vấn đề hay sự kiện nào đó. + Khác nhau về cách phân loại: Với thời hiệu được phân thành 4 loại cụ thể là thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, thời hiệu khởi kiện. Còn thời hạn sẽ phân chia thành hai loại một loại thời hạn được thoả thuận giữa hai bên, một loại là thời hạn do pháp luật quy định. 3. Thông tin về thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Thời hiệu là gì - Thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự? 3.1. Vai trò của thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Về mặt lý luận và thực tiễn sẽ có những vai trò cụ thể như sau: Thứ nhất, thời hiệu giải quyết việc dân sự sẽ giúp bạn có thể yêu cầu từ chối giải quyết của tòa án khi hết thời hiệu, và trong thời hiệu giải quyết mọi vấn đề của bạn đều được tòa án xem xét giải quyết. Thứ hai, pháp luật mới chỉ thừa nhận quyền của chủ thể dân sự có thể yêu cầu trong thời hạn xác định được bởi pháp luật, đây chính là nguyên nhân làm gia tăng những phức tạp của vụ án và gia tăng sự phức tạp cho các bên. Thứ ba, trong khoảng thời hiệu được pháp luật quy định thì chủ thể dân sự sẽ có quyền yêu cầu tòa án và được bảo về quyền dân sự của mình. 3.2. Đặc điểm cơ bản của thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự Thời hiệu vụ việc mang 2 đặc điểm cơ bản sau mà ở hầu hết các quy định của pháp luật ở tất cả các nước: Thứ nhất, là một loại thời hạn được quy định bởi pháp luật, là thời hạn được thỏa thuận bởi quan hệ dân sự giữa các bên với nhau. Nếu không tuân thủ thời hiệu theo quy định có thể dẫn đến các hậu quả không như mong muốn. Thứ hai, là thời hạn mà chủ thể có quyền dân sự của mình là yêu cầu tòa án bảo vệ quyền dân sự của mình và công nhân quyền dân sự của mình. Trong thời hạn còn thời hiệu thì tòa án không được phép viễn dẫn lý do để từ chối giải quyết sự việc dân sự của chủ thể. Qua những chia sẻ về thời hiệu là gì? Hy vọng với những thông tin ở bài sẽ giúp bạn có thêm kiến thời về thời hiệu pháp lý khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Thời hiệu là gì? Các vấn đề về thời hiệu bạn nên quan tâm?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes
Text
Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?
1. Y tá là gì? Y tá là một ngành nghề có tính chuyên nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế. Y tá cùng với bác sĩ hay những chuyên viên y tế khác chăm sóc, chữa trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân trong nhiều trường hợp như: cấp cứu, trị liệu, hồi phục. Nghề y tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau từ chuyên khoa đến, y tế công cộng, từ gia đình đến các trạm xá hay bệnh viện. Để trở thành y tá đòi hỏi phải có kiến thức y học tổng quát và thường phải qua trung học cấp hai. Tại nhiều quốc gia (như Chile), y tá tối thiểu phải có bằng cử nhân. Trong khi ở một số nước châu Âu, sau khi học tốt nghiệp cấp 2 và được huấn luyện chuyên môn 18 tháng có thể được chấp nhận làm y tá. Một người y tá có thể làm những công việc như sau: - Thực hiện chữa trị cho bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ - Giải thích bệnh tình cho người nhà của bệnh nhân - Người y tá còn là nguồn cổ vũ tinh thần, động viên đối với tinh thần của người bệnh - Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm giúp bác sĩ - Theo dõi quá trình hồi phục của bệnh nhân - Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị y tế Tóm lại ở bất kỳ bệnh viện hay cơ sở y tế nào thì cũng không thể thiếu được y tá. Vai trò của họ vô cùng quan trọng, là cánh tay phải đắc lực của bác sỹ là người đứng sau trực tiếp chăm sóc bệnh nhân giống như người nhà của họ. 2. Thị trường việc làm đối với ngành y tá hiện nay Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Đồng thời việc xuất hiện nhiều nhân tố gây bệnh khiến các bệnh viện và cơ sở y tế thế phải tiến hành mở rộng phạm vi cũng như quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ tốt những nhu cầu đó. Đồng thời việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số các vùng khó khăn của nước ta. Bởi vậy lĩnh vực y tế nói chung và ngành y tá nói riêng luôn cần một nguồn lên nhân lực dồi dào có hiểu biết sâu rộng, có chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp, người lao động có thể làm việc trong các bệnh viện , phòng khám tư, các trung tâm y tế ở quận, huyện,… đồng thời họ cũng có thể đến chăm sóc bệnh nhân tại nhà; giáo dục sức khỏe cho người dân thôn, bản;nghiên cứu về điều dưỡng, khoa học; thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng bệnh tại các đơn vị hành chính. Không chỉ phát triển ở Việt Nam mà hiện nay nghề y tá còn rất được chào đón, quan tâm ở nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… với mức đãi ngộ tương đối cao. Tóm lại chỉ cần bạn có lòng yêu nghề, nghiêm túc trong công việc, luôn trau dồi kỹ năng, trình độ thì chắc chắn sẽ tìm được công việc phù hợp. 3. Nơi đào tạo ngành y tá Với triển vọng nghề nghiệp tốt như vậy thì câu hỏi đặt ra đối với các bạn học sinh và phụ huynh là: “ Nơi nào đào tạo y tá tốt, chuyên nghiệp?”. Một cơ sở đào tạo tốt sẽ quyết định đến nghiệp vụ, kỹ năng của một người y tá sau này. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên về y tá mà bạn có thể tham khảo như: Đại học y Hà Nội( đứng đầu trong cả nước về đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực y tế), đại học Y Thái Nguyên, Học viện quân y, đại học Y Thái Bình,… Bởi vì liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người nên đối với trình độ đại học, ngành y tế được đào tạo thời gian lâu hơn: 7 năm và nó có thể rút ngắn xuống 3 đến 4 năm nếu bạn học cao đẳng, trung cấp. Mỗi trường có cách đào tạo riêng, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng yêu cầu của bộ giáo dục. Các trường khác nhau lấy lượng sinh viên khác nhau và mức điểm số giữa các cơ sở này cũng có sự chênh lệch tương đối lớn. Bởi vậy nếu bạn quyết định theo đuổi ngành nghề này thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin như: - Ngôi trường bạn dự định thi vào, phù hợp với học lực của bản thân: Phải biết năng lực của bản thân ra sao từ đó đưa ra mục tiêu, cố gắng phấn đấu mới có thể thành công - Các chương trình đào tạo ngành y tá trong trường đại học đấy có thực sự tốt hay không? Bạn có thể thông qua người thân hoặc các diễn đàn, bạn bè, anh chị đi trước để biết câu trả lời. - Nhu cầu về nhân lực đối với ngành y tá hiện nay và mai sau - Đồng thời, bạn phải chuẩn bị tâm lý rằng ngành nghề này là mong ước của rất nhiều người nên sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và mức điểm đầu vào sẽ tương đối cao Đối với ngành y tế, hầu hết các trường đều tuyển sinh với khối B( toán, hóa,sinh) và khối A( toán, lý, hóa) bởi những người học khối này đã có nền tảng kiến thức từ trước với việc tư duy logic, điều chế dược phẩm,… sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn đối với việc thực hành, nghiên cứu sau này. 4. Phẩm chất cần có của một y tá Để có thể trở thành một người y tá giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức thì bạn cần có những phẩm chất sau đây: - Tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc: Bởi đối tượng phục vụ của y tá là con người nên trong quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi cho bệnh nhân đòi hỏi họ phải vô cùng cẩn thận. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Bởi vậy nên nếu bạn là người cẩu thả, làm việc không có nguyên tắc thì chắc chắn công việc này không dành cho bạn - Biết cách xử lý: Làm việc ở bệnh viện với công việc đã được sắp xếp theo quy định, tuy nhiên có những lúc xảy ra nhiều tình huống mà không ai lường trước được, vid dụ như người nhà bệnh nhân làm loạn,… Lúc này đòi hỏi người y tá phải thật khéo léo, ứng xử hài hòa để mọi người có thể tốt đẹp hơn. Đồng thời những lúc bệnh nhân có chuyển biến xấu phải biết cách giữ ổn định cho họ trước khi bác sĩ tới - Có khả năng giao tiếp tốt: Người y tá thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ nên cần phải có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin được tốt nhất. Đồng thời động viên tinh thần người bệnh để họ vượt qua nỗi đau - Lòng yêu nghề: Người y tá phải làm việc rất vất vả, thậm chí nhiều khi còn bị điều động gấp đối với những trường hợp đột xuất. Bởi vậy, nếu không yêu nghề, không muốn gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp y tế thì chắc chắn bạn sẽ không trụ được lâu đâu - Có đạo đức: Người ta thường nói: “lương y như từ mẫu” không chỉ cứu người, những người y tá còn phải hết lòng giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần. Một người làm trong ngành y tế, biết coi trọng tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân thì chính là coi trọng bản thân mình. Như thế bạn mới được người khác kính nể, tôn sùng. Bài viết của vieclamnhanh.net.vn trên đây của chúng tôi trên đây hy vọng sẽ giúp ích được một phần nào đó cho bạn hiểu hơn về ngành y tá và giải đáp câu hỏi: “muốn làm y tá thì học gì?” Từ đó định hướng bản thân, phát triển sự nghiệp, đi đúng đam mê của mình
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?
#vieclamnhanhnetvn
0 notes