Follow mình để có thể xem để cập nhật nhiều kiến thức hay về ẩm thức với nhiều chia sẽ hấp dẫn được tập hợp từ các chuyên gia ẩm thực thế giới.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Bê Hấp Sả
Bê hấp sả là một món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các đấng mày râu. Hãy cùng lưu lại công thức chế biến chi tiết để trổ tài khi có dịp, món ngon rất đơn giản với một vài nguyên liệu dễ tìm và cách làm vô cùng nhanh gọn.
Thịt bê mềm chấm cùng tương bần đậm vị (Ảnh: Internet)
Thịt bê thơm lừng mùi sả, tương, mềm ngọt hấp dẫn cuốn với rau sống tươi giòn, chuối xanh, khế chua cùng vị béo bùi của tương bần, chinh phục ngay cả những người ăn khó tính nhất. Đây cũng là món ăn quen thuộc trong các bữa tiệc, bữa cơm gia đình. Làm món bê hấp sả rất đơn giản, chỉ cần một công thức đúng chuẩn và vài bí quyết nhỏ là có ngay món ăn thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà.
Nguyên liệu làm bê hấp sả
300gr thịt bê
Tương bần
Gừng, sả
Mè rang
Nước cốt chanh
Chuối xanh
Cà rốt
Dưa leo
Khế chua
Rau mùi, bạc hà, ngò tàu, rau húng
Bánh tráng
Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, đường
Cách làm bê hấp sả
Sơ chế nguyên liệu
Thịt bê rửa sạch, ngâm với nước cùng gừng trong 10 phút.
Chuối xanh gọt vỏ, thái lát mỏng dài, ngâm trong nước pha nước cốt chanh khoảng 5 – 10 phút.
Chuối xanh gọt vỏ, thái lát mỏng dài, ngâm trong nước pha nước cốt chanh (Ảnh: Internet)
Khế chua rửa sạch, gọt bỏ cạnh rồi thái theo chiều ngang để được những miếng khế hình ngôi sao.
Gừng, sả gọt vỏ, cắt lát mỏng.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi chỉ, dưa leo gọt vỏ, cắt lát mỏng dài.
Rau mùi, bạc hà, rau húng nhặt bỏ lá úa vàng, rửa sạch.
Ngò tàu rửa sạch, cắt khúc dài.
Hấp bê
Bắc nồi nước lên bếp, cho vào gừng, sả thái nhỏ, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng muối, 1 /2 muỗng tương bần, sau đó cho thịt vào nồi.
Tương bần giúp thịt bê thêm đậm vị (Ảnh: Internet)
Bạn chỉ nên cho nước ngập nửa miếng thịt và hấp từ 10 – 12 phút với lửa nhỏ.
Chỉ nên cho nước ngập nửa miếng thịt (Ảnh: Internet)
Cắt miếng bê thành lát mỏng vừa ăn. Nếu muốn cắt được miếng thịt đẹp, mỏng và còn nguyên vẹn, bạn nên tì mạnh tay xuống miếng thịt và đưa dao cắt theo chiều của miếng thịt.
Cắt thịt thành lát mỏng (Ảnh: Internet)
Pha nước chấm
Gừng băm nhuyễn.
Cho 2 muỗng tương bần vào bát cùng gừng băm nhuyễn và 2 muỗng đường, sau đó khuấy đều.
Trình bày thịt ra đĩa, rắc 1 ít mè rang lên trên ăn kèm với các loại rau và bánh tráng cuốn.
Thành phẩm là đĩa thịt bê thơm ngon, mềm ngọt (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý khi làm bê hấp sả
Bạn nên chọn những miếng thịt có màu đỏ thẫm, đó là thịt không quá già, khi hấp lên có vị ngọt và không bị dai.
Hấp thịt bê vừa chín tới, không nên hấp quá lâu vì thịt sẽ khô và dai, mất đi độ mềm, ngọt tự nhiên.
Nên đợi thịt thật nguội mới tiến hành thái, lát thịt sẽ mỏng và đẹp hơn vì thịt vừa hấp xong rất mềm, lúc thái có thể bị nát.
Đối với chuối xanh, khi cắt xong bạn nên ngâm vào nước pha nước cốt chanh để tránh việc chuối bị thâm đen.
Các món ngon khác từ thịt bê
Bê xào sả ớt: Bê xào xả ớt là một trong những món ăn thơm ngon được chế biến từ thịt bê tươi cùng các loại gia vị cay như sả, ớt tươi. Món ăn này đ��̣c biệt thích hợp cho những ngày trời đông vì vị cay của ớt sẽ làm cho cơ thể ấm hơn.
Bê hấp bia: Cách thực hiện tương tự món bê hấp sả, tuy nhiên thay vì cho nước, bạn thêm bia vào nồi ở bước hấp.
Bê tái chanh: Thịt bê tái chanh có vị chua chua, cay cay, ngọt ngọt rất dễ ăn. Món ăn này có thể được ăn cùng với cơm trắng hoặc làm món nhậu nhâm nhi đều được.
Gỏi bê thui: Thịt bê kết hợp cùng các loại rau tạo nên một món gỏi cũng đặc sắc không kém. Miếng thịt bê ngọt mềm cùng vị thanh mát của các loại rau trộn gỏi, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Gỏi bê thui được rất nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Thịt bê hấp sả vừa giữ được độ thơm ngon, ngọt của miếng thịt vừa thơm mùi thơm đặc trưng của sả khiến ai nếm thử cũng khó lòng cưỡng lại. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều công thức các món ăn Việt khác, bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148.
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/be-hap-sa
0 notes
Text
Cháo Cá Hồi
Cháo cá hồi là món cháo rất dinh dưỡng được nhiều bà mẹ lựa chọn cho các bé khi ăn dặm. Món cháo này thơm ngon, hấp dẫn và nhiều dưỡng chất. Cách chế biến cháo cá hồi không khó, hãy tham khảo công thức dưới đây để chuẩn bị cho bé nhà bạn những bữa ăn dặm thật ngon nhé!
Món cháo cá hồi thơm ngon dành cho bé nhà bạn (Ảnh: Internet)
Cháo cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm?
Khi nấu cá hồi chúng ta cần phải rất cẩn thận và đặc biệt là chế biến cá hồi cho bé ăn, với món cháo cá hồi nếu kết hợp các loại rau không khéo sẽ làm cá bị tanh. Vậy chúng ta nên nấu cháo cá hồi với rau gì để vừa đảm bảo hương vị vừa có giá trị dinh dưỡng cao? Cháo cá hồi cho bé có thể nấu với một số loại rau củ sau: bí đỏ, củ dền, rau dền, rau cải bó xôi, rau cải xanh, cà rốt, rau ngót…
Trong cá hồi có DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não và hệ thần kinh, ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bé nhanh nhạy, thông minh hơn. Bên cạnh đó omega 3 và axit amin trong cá hồi giúp cải thiện sức khỏe cho đôi mắt bé, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực. Ngoài ra omega 3 trong cá hồi giúp hệ tim mạch bé phát triển bình thường, giảm thiểu nguy cơ trụy tim và mắc các chứng rối loạn tim mạch.
Cháo cá hồi cải bó xôi nhiều chất dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)
Khi kết hợp cùng các loại rau củ sẽ khiến cho món cháo cá hồi càng bổ dưỡng hơn. Ví dụ như cháo cá hồi bí đỏ giúp bé tăng sức đề kháng và ngủ ngon. Khi nấu cháo cá hồi với củ dền thì các dưỡng chất trong củ dền sẽ bảo vệ gan, giúp bé tăng cường chức năng gan và nhờ vào thành phần nitrat nên củ dền có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ oxy, từ đó làm giảm sự mệt mỏi cho bé. Bên cạnh đó, cháo cá hồi khi nấu với rau cải bó xôi lại giúp bé phòng ngừa hen suyễn, vitamin K trong loại rau này còn có thể giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, cháo cá hồi cải bó xôi còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương, hàm lượng chất xơ và nước cao giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa của bé.
Cách nấu cháo cá hồi cho trẻ ăn dặm
Dưới đây là công thức nấu cháo cá hồi cho bé với rau cải bó xôi. Bạn có thể thay thế rau cải bó xôi bằng các loại rau củ nêu trên hoặc kết hợp nhiều loại rau củ cùng một lúc.
Nguyên liệu cháo cá hồi
3 muỗng gạo tẻ, 1 muỗng gạo nếp
Cá hồi phi lê: 30gr
Hành củ khô: 1 củ
Rau cải bó xôi: 30gr
Dầu ăn (dầu vừng hoặc dầu oliu)
Các bước thực hiện
Bước 1: Vo và ngâm gạo
Gạo nếp trộn cùng gạo tẻ, vo sạch sau đó cho vào chén ngâm nở.
Cho gạo nếp vào cùng gạo tẻ để cháo vừa thơm vừa dẻo, giúp bé ngon miệng hơn
(Ảnh: Internet)
Bước 2: Sơ chế cá hồi và rau cải bó xôi
Rửa sạch cá hồi bằng nước muối pha loãng hoặc có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20 phút, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
Rau cải bó xôi chọn những cọng non, rửa sạch sau đó băm nhuyễn hoặc xay tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ.
Bước 3: Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, nấu sôi 500ml nước và cho phần gạo đã ngâm vào.
Sau khi cháo chín, bông đều thì cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều lên.
Múc cháo ra bát, cho thêm 1-2 giọt dầu vừng hoặc dầu oliu trộn đều vào cháo để tạo hương vị thơm ngon, át đi mùi tanh của cá hồi.
Món cháo cá hồi thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)
Món cháo béo thơm bùi vị cá hồi cùng vị thanh mát của rau cải bó xôi chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều công thức khác cho thực đơn dinh dưỡng của bé, bạn hãy tham gia các lớp học nấu ăn của chúng tôi. Hãy để lại thông tin vào form bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cho bạn khóa học phù hợp nhất!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/chao-ca-hoi
0 notes
Text
Chân Gà Xốt Thái
Chân gà xốt Thái là món ăn vặt ngon miệng làm chao đảo biết bao người thưởng thức, đặc biệt là giới trẻ. Sự kết hợp giữa chân gà, xoài non cùng nước xốt đậm đà đem lại cảm giác vị cay, chua, ngọt hòa quyện ngay đầu lưỡi đầy thú vị.
Thành phần nguyên liệu dễ tìm mua, cách thực hiện nhanh chóng, hương vị đậm đà là những ưu điểm nổi bật khiến món chân gà xốt Thái dễ dàng ghi điểm trong lòng nhiều người. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo 5 công đoạn cơ bản bên dưới do Bếp Trưởng Á Âu cung cấp đảm bảo sẽ tạo nên thành phẩm ưng ý. Bạn đã sẵn sàng vào bếp?
Chân gà xốt Thái là món ngon làm chao đảo giới trẻ (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm chân gà xốt Thái
400g xoài non
500g chân gà
2 củ hành khô
1 củ tỏi
Vài nhánh sả
Vài lá chanh
1 củ gừng non
1 quả chanh
Một số loại gia vị cần thiết khác: Ớt bột Hàn Quốc, ớt trái, đường trắng, giấm trắng, nước mắm, muối…
Cách làm chân gà xốt Thái ngon mê ly
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn chặt bỏ móng gà, chà xát muối lên chân gà rồi rửa lại với nước muối pha loãng để đảm bảo loại sạch mùi tanh. Với xoài non, bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, thái thành từng khoanh mỏng.
Bạn chà rửa thật sạch chân gà đã chặt bỏ móng (Ảnh: Internet)
Tiếp đó, bạn cùng rửa sạch lá chanh và ớt trái với nước muối pha loãng, để trên rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn cho lá chanh vào chiên trong chảo dầu, vớt ra để ráo. Bạn băm nhỏ ớt trái, để trong bát.
Sau đó, bạn gọt sạch vỏ củ gừng non, thái lát mỏng và bóc bỏ vỏ sả, rửa sạch đập dập. Còn với hành, tỏi, bạn bóc bỏ vỏ. Bạn tiến hành băm nhỏ tỏi và thái hành tím thành khoanh mỏng.
Xử lý chân gà
Tiếp theo, bạn cho chân gà vào trong nồi hấp cùng với sả và gừng non trong vòng khoảng 15 phút, vớt ra ngoài ngâm trong bát nước đá lạnh. Đây là mẹo đơn giản trong cách làm chân gà xốt Thái tạo độ giòn cho chân gà.
Ngâm chân gà vừa hấp vào trong bát nước đá ngâm để tạo độ giòn (Ảnh: Internet)
Tạo nước xốt
Kế đó, bạn bắc chảo lên bếp, cho thêm 1 thìa dầu ăn đun nóng. Khi dầu sôi, bạn cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm rồi đổ nước mắm, đường, giấm trắng, ớt bột Hàn Quốc vào cùng.
Bạn khuấy đều, tiếp tục nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Cách làm chân gà chua cay Thái Lan này sẽ đảm bảo đem lại thành phẩm hương vị đậm đà, cuốn hút.
Nước xốt là thành phần quan trọng quyết định đến hương vị thành phẩm (Ảnh: Internet)
Trộn chân gà xốt Thái
Sau đó, bạn vớt chân gà ra cho vào trong bát cùng với xoài non cắt khoanh mỏng. Bạn cho thêm hành tím thái khoanh, ớt trái băm nhỏ, lá chanh chiên giòn vào cùng.
Tiếp đến, bạn cho từ từ nước xốt vừa nấu vào bát chân gà, vắt thêm nước cốt chanh vào và trộn đều.
Trộn đều chân gà, xoài non cùng với nước xốt (Ảnh: Internet)
Hoàn thành và trình bày
Cuối cùng, bạn trộn thật đều bát hỗn hợp chân gà, xoài non rồi bày ra đĩa và thưởng thức.
Hoàn thành chân gà xốt Thái chỉ sau 5 công đoạn thực hiện đơn giản (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện
Khi thực hiện cách làm chân gà chua cay Thái Lan tại nhà, bạn cần chú ý một số điểm quan trọng như sau:
Tránh chọn chân gà có mùi hôi, để lâu ngày, bạn nên mua chân gà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bán ở các siêu thị.
Ngoài xoài, bạn cũng có thể dùng cóc để chế biến món chân gà xốt Thái.
Nếu không có chanh, bạn cũng có thể thay thế bằng tắc (quất) để tạo vị chua cho món ăn.
Với xoài, bạn nên để nguyên lớp vỏ để tạo độ giòn giòn khi ăn.
Thay vì hấp chân gà, bạn cũng có thể cho chúng vào luộc cùng với sả và gừng non.
Tùy theo khẩu vị người ăn, bạn có thể chủ động điều chỉnh gia vị, đặc biệt là lượng ớt bột sao cho phù hợp.
Để ngon miệng hơn, sau khi trộn, bạn nên để bát chân gà trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút rồi mới thưởng thức.
Cách làm chân gà xốt Thái trên thật đơn giản đúng không nào? Đảm bảo hương vị của món ăn vặt này sẽ khiến bạn mê ly ngay từ lần đầu thưởng thức đấy. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp thử nghiệm ngay công thức chế biến này?
Bạn cũng có thể tham gia lớp học nấu ăn của Bếp Trưởng Á Âu để nắm rõ hơn cách chế biến cũng như học thêm nhiều công thức thực hiện món ngon khác. Hãy nhanh tay điền thông tin vào form bên dưới để nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi nhé.
Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/chan-ga-xot-thai
0 notes
Text
Bún Mọc
Cách nấu bún mọc tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể tạo nên thành phẩm ưng ý, “đốn tim” người ăn. Nếu cũng đang mê mẩn món bún này thì bạn đừng vội lướt qua công thức chế biến cực dễ đem lại thành phẩm siêu ngon dưới đây nhé.
Theo nhiều tài liệu, cái tên bún mọc xuất phát từ nơi sinh ra nó là làng Mọc (nay thuộc quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). Ngày nay, bún mọc đã xuất hiện ở khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam và trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người. Bát bún mọc có nước dùng ninh từ xương nên có vị ngọt tự nhiên, những viên mọc nhỏ làm từ giò sống thấm gia vị ăn kèm cùng với một số loại rau ăn kèm sẵn sàng gây nghiện cho bất cứ ai thưởng thức.
Bún sườn mọc là món ăn ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị nguyên liệu nấu bún mọc
400g sườn non
300g xương ống
700g bún tươi (sợi nhỏ)
200g chả lụa
200g giò sống
4 cây mộc nhĩ
1 nắm hành lá
1 ít rau mùi
2 củ hành tím (bóc vỏ, thái lát mỏng)
1 củ tỏi (bóc vỏ, đập dập)
Một số loại rau sống ăn kèm: Tía tô, húng quế, diếp cá…
Một số loại gia vị cần thiết: Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn, mắm tôm, chanh, ớt…
Cách nấu bún mọc ngon, đơn giản
Sơ chế xương ống và sườn non
Đầu tiên, bạn rửa xương ống với nước muối pha loãng rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Bạn cho xương ống vào chần với nước sôi trong vòng khoảng 3 phút để loại bỏ mùi tanh.
Sau đó, bạn cho xương ống vào trong nồi nước khác, cho thêm 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, bắc lên bếp ninh với lửa vừa.
Bí quyết tạo nước dùng ngọt trong cách nấu bún mọc Hà Nội là ninh xương ống (Ảnh: Internet)
Với sườn non, bạn rửa qua nước muối pha loãng để khử mùi tanh. Bạn chặt sườn thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi nêm bằng một ít tiêu xay, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh nước mắm, trộn đều để trong vòng khoảng 15 phút. Đây là bí quyết đơn giản trong cách nấu bún mọc để thu được thành phẩm ngon đậm đà.
Sơ chế các loại nguyên liệu khác
Tiếp đó, bạn rửa sơ mộc nhĩ, cho vào ngâm trong nước cho đến khi nở mềm thì băm nhỏ. Với chả lụa, bạn cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Ngâm mộc nhĩ trong nước cho nở mềm rồi mới thái nhỏ (Ảnh: Internet)
Kế đến, bạn trụng bún tươi với nước sôi, để trên rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn nhặt bỏ lá úa vàng, gốc rễ của các loại rau ăn kèm, rửa với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
Xử lý giò sống
Tiếp theo, bạn nêm vào giò sống một ít gia vị, hành lá thái nhỏ, tiêu xay, mộc nhĩ và trộn đều. Thao tác này trong cách nấu bún mọc giúp những viên mọc thơm ngon, hấp dẫn hơn. Sau đó, bạn chia hỗn hợp này thành từng phần nhỏ và viên tròn.
Chia và vo giò sống thành từng viên nhỏ (Ảnh: Internet)
Nấu nước dùng
Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, cho thêm 1 muỗng dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành tím thái lát, tỏi đập dập vào phi thơm. Lúc này, bạn cho thêm sườn non vào xào cho đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.
Xào sơ sườn non trước khi cho vào nồi nước dùng đang ninh (Ảnh: Internet)
Sau đó, bạn cho toàn bộ phần sườn vừa xào vào trong nồi nước dùng đang ninh. Nấu thêm một khoảng thời gian nữa, bạn cho viên mọc vào nồi nấu cùng. Bạn nêm nếm cho vừa ăn, tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút, mọc chín, tắt bếp.
Hoàn thành và trình bày
Tiếp đến, bạn bạn cho bún vào bát, chan nước dùng có sườn non, viên mọc, rắc thêm thêm lên trên một ít hành lá, rau mùi thái nhỏ và xếp lên trên thêm một vài lát chả.
Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức bún sườn mọc kèm với rau sống, chanh, ớt và mắm tôm để tăng thêm hương vị của món ăn.
Thưởng thức bún sườn mọc cùng với mắm tôm để tăng thêm hương vị (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý trong quá trình nấu bún mọc tại nhà
Trong quá trình ninh xương ống, bạn nên thường xuyên dùng muỗng vớt sạch lớp bọt nổi bên trên bề mặt để nước dùng trong, đẹp mắt.
Để giữ được độ dai cho mọc, bạn nên làm tới đâu ăn tới đó.
Bạn cũng có thể kết hợp chả quế, chả chiên trong món bún sườn mọc.
Tùy vào khẩu vị của người ăn, bạn có thể chủ động điều chỉnh gia vị cho phù hợp.
Tại số địa phương, người ta còn sử dụng thêm dọc mùng trong món bún mọc.
…
Cách làm bún mọc ngon, đơn giản trên đảm bảo bạn có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm. Hi vọng, dựa vào đó, bạn có thể thay đổi thực đơn, đem lại món ăn mới mẻ, ngon miệng chiêu đãi người thân. Để biết thêm nhiều công thức chế biến các món bún hấp dẫn khác, bạn có thể tham gia lớp học nấu ăn của Bếp Trưởng Á Âu bằng cách điền thông tin vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí về khóa học phù hợp với bạn.
Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/bun-moc
0 notes
Text
Bánh Đa Cua
youtube
Bánh đa cua là món ăn dân dã nức tiếng gần xa của đất Cảng Hải Phòng. Cách làm bánh đa cua tương đối kỳ công, thế nhưng chỉ cần bạn nắm trong tay bí quyết chế biến thì việc thu được thành phẩm ưng ý từ hương vị đến hình thức là điều không quá khó.
Đến Hải Phòng mà chưa thưởng thức bát bánh đa cua nóng hổi, thơm hương cua đồng, chả lá lốt chiên vàng, nước dùng đậm đà nấu từ sườn non thì xem như chưa nếm trọn vẹn hương vị nơi đây. Để tạo nên bát bánh đa cua thơm ngon, bổ dưỡng chuẩn vị Hải Phòng, bạn cần chuẩn xác trong từng thao tác thực hiện từ xử lý bánh đa, cua đồng, nấu nư��c dùng, nêm nếm gia vị… Chính vì thế, đã có rất nhiều người “đầu hàng” trước những cách làm món bánh đa cua trên Internet. Đừng lo lắng, bạn có thể tham khảo công thức nấu bánh đa cua chuẩn vị dưới đây nhé!
Bánh đa cua – đặc sản Hải Phòng được nhiều người săn đón
Nguyên liệu nấu bánh đa cua
500g cua đồng
500g sườn non
200g thịt nạc vai xay rối
50g nấm mèo đen
5g tôm khô
2 trái cà chua
Bánh đa cua
Lá lốt
Hành tím
Một số loại gia vị khác: Dầu ăn, muối, hạt nêm, đường cát, tiêu xay, nước mắm, hạt nêm, bột canh, bột ngọt, mắm tôm, nước cốt me…
Hướng dẫn cách làm bánh đa cua
Sơ chế cua
Đầu tiên, bạn rửa thật sạch cua mua về rồi cho vào nồi cùng một ít muối xóc đều để cua sạch và tê liệt rồi bạn rửa lại với nước. Lúc này, bạn tách phần mai cua và bỏ phần yếm riêng, lấy phần thịt cua cho vào máy xay nhuyễn (hoặc cho vào cối giã nhỏ). Riêng với phần mai cua có gạch nên bạn dùng tăm lấy hết phần sạch cho vào bát sử dụng sau.
Tách mai cua để lấy phần gạch bên trong (Ảnh: Internet)
Lược và nấu nước cua
Tiếp theo, bạn cho thịt cua vừa xay vào bát hòa cùng với nước theo tỉ lệ 1:2 (tức là 1 phần cua, 2 phần nước), khuấy đều, dùng rây lược tách riêng phần xác cua.
Tiếp đến, bạn cho nước cua đã lọc vào nồi, bắc lên bếp cho thêm một ít hạt nêm, đun sôi. Với cách làm món bánh đa cua, bạn nên chú ý khi nấu, dùng thìa khuấy theo chiều kim đồng hồ, vớt hết phần thịt cua nổi lên trên bề mặt nước.
Dùng rây lược lấy nước cua
Nấu nước dùng xương
Kế đó, bạn rửa sạch sườn heo, chặt thành từng khúc ngắn dài khoảng 4cm rồi chần sơ qua với nước sôi có pha sẵn một ít muối.
Tiếp theo, bạn cho sườn vào nồi, đổ thêm 3 lít nước và 5g hành tím nướng vào để tăng thêm hương thơm. Đến khi sườn chín mềm, bạn vớt sườn ra bát, giữ lại phần nước dùng.
Cho sườn vào nấu nước dùng xương tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn
Làm hành phi
Sau đó, bạn cho 5g dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, cho thêm hành tím thái lát mỏng vào phi vàng, vớt ra ngoài cho ráo dầu.
Lúc này, bạn cho gạch cua vào chảo vừa phi hành xong cho thơm rồi cho hành phi vào cùng, tắt bếp.
Cho hành vào phi trong chảo dầu nóng
Làm chả lá lốt
Bạn cho 200g thịt nạc vai xay, 20g hành tím băm, 50g nấm tai mèo thái nhỏ, 5g đường cát, 5g tiêu xay, 5g nước mắm, 5g hạt nêm vào bát lớn, trộn đều.
Kế đó, bạn trải lá lốt (đã được rửa sạch) lên mặt phẳng, cho nhân vừa trộn vào giữa rồi cuốn lại, làm lần lượt cho hết số nhân chuẩn bị.
Bạn bắc chảo lên bếp, cho thêm 5g dầu ăn. Dầu nóng, bạn cho chả lá lốt vào chiên chín vàng đều các mặt.
Nấu dùng bánh đa cua
Sau đó, bạn cho nước dùng cua, nước dùng sườn vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Cách làm bánh đa cua có phần nước dùng đậm đà, bạn nhớ nêm thêm 20g đường cát, 25g bột canh, 15g bột ngọt, 5g tôm khô, 15g mắm tôm, 15g nước cốt me, trộn đều.
Trong thời gian đó, bạn cho 5g dầu ăn vào chảo, cho thêm 5g hành tím thái lát mỏng xào thơm rồi cho thêm 20g gạch cua, xào đều. Sau đó, bạn cho 2 trái cà chua đã thái múi vào chảo, đảo đều, nêm thêm 5g bột nêm. Khi cà chua chín mềm, bạn đổ toàn bộ cà chua sang nồi nước dùng đang đun sôi.
Cho cà chua xào vào nồi nước dùng để tạo màu bắt mắt
Xử lý bánh đa cua và trình bày thành phẩm
Bạn ngâm bánh đa cua với nước lạnh khoảng 5 phút rồi rửa sạch, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Sau đó, bạn trần sơ bánh đa cua lại nước nóng khoảng 20 giây, cho vào bát.
Cuối cùng, bạn múc nước dùng vào bát bánh đa cua, thêm các thành phần chả lá lốt, sườn non, thịt cua lên trên.
Trình bày món bánh đa cua bắt mắt
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện cách làm bánh đa cua
Khi vớt thịt cua (bước 2), bạn cần thật nhẹ tay để miếng thịt không bị nát vụn.
Khi nấu nước dùng (bước 4), bạn nên thường xuyên dùng thìa vớt lớp bọt nổi bên trên nồi để nước dùng trong, đẹp mắt hơn.
Đối với món bánh đa cua, bạn nên chuẩn bị thêm một số loại rau ăn kèm như xà lách, rau muống… để tăng thêm hương vị món ăn.
Đồng thời, bạn cũng có thể điều chỉnh gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bản thân hơn.
Liệu cách làm bánh đa cua có khó như bạn nghĩ? Hãy cùng bắt tay vào bếp thử nghiệm ngay món ăn mới lạ này nhé. Bạn có thể đăng ký vào form bên dưới tham gia lớp học nấu ăn của Bếp Trưởng Á Âu để nhận được sự hướng dẫn cụ thể của đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.
Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/video/banh-da-cua
0 notes
Text
Ẩm Thực Đông Tây Kết Hợp Trong Pizza Bún Đậu Mắm Tôm
Pizza và bún đậu mắm tôm kết hợp thành một món ăn, bạn có từng nghĩ đến? Đầu tháng 3, nhà hàng Pizza 4P’s trình mắt thực khách món ăn mới lạ này và tạo nên làn sóng mạnh mẽ làm khuynh đảo tất cả những ai yêu thích ẩm thực Việt Nam.
Từ khi mới xuất hiện pizza bún đậu mắm tôm đã thu hút sự quan tâm của nhiều người (Ảnh: Internet)
Trong khi pizza là món ăn nổi tiếng của đất nước hình chiếc ủng thì bún đậu mắm tôm cũng là món ăn có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Sự kết hợp có phần khó hiểu giữa 2 nền ẩm thực Đông – Tây tạo nên pizza bún đậu mắm tôm đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hình ảnh những chiếc bánh pizza phủ kín bên trên đậu rán, thịt luộc, chả cá, rau thơm, tía tô xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội, báo chí. Vậy sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên sức mạnh “vi diệu” như thế nào?
Món lạ cháy hàng vì tò mò
“Tôi đã rất tò mò cho đến khi thưởng thức chiếc bánh. Không quá tệ”, anh Huy Hoàng đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM cho biết (Nguồn: Vnexpress.net). Đây cũng là nhận định chung của rất nhiều người khi bày tỏ quan điểm về chiếc bánh này. Không chỉ thu hút quan tâm của thực khách Việt mà pizza bún đậu mắm tôm còn khiến du khách nước ngoài “mắt tròn mắt dẹt” ngạc nhiên.“Một nhân viên tại chi nhánh 4P’s trên đường Thủ Khoa Huân, quận 1 cho biết, ngay khi món ăn xuất hiện trong thực đơn đã được rất nhiều thực khách lựa chọn, đặc biệt là người nước ngoài” (Nguồn: News.zing.vn).
Theo thống kê của các nhà hàng kinh doanh pizza bún đậu mắm tôm hiện nay, món ăn này cũng là sự ưu tiên hàng đầu của những thực khách đặt mua về. Nhà hàng cũng ghi nhận số lượng bánh pizza loại này nhanh chóng cháy hàng và liên tục xuất hiện trong menu nhiều ngày liên tiếp. Trải qua vài tháng tiếp cận thị trường, tính đến nay, pizza bún đậu mắm tôm vẫn chưa giảm độ “hot” và tiếp tục nhận được sự đón nhận của nhiều thực khách gần xa trên cả nước.
Nhiều thực khách tìm và thưởng thức pizza bún đậu mắm tôm vì tò mò (Ảnh: Internet)
Khám phá nét Đông – Tây trong pizza bún đậu mắm tôm
Pizza bún đậu mắm tôm có đế là phần bánh pizza như thông thường với một lớp phô mai mỏng bên trên. Tuy nhiên, phần nhân bánh lại nhiều màu sắc mới lạ của các thành phần món bún đậu Việt Nam như đậu rán, lá tía tô, thịt lợn luộc, chả, rau thơm… Món bánh pizza này có phần khác biệt lớn so với phiên bản bún đậu mắm tôm gốc là không có bún. Tương cà, tương ớt cũng được thay thế bằng chén mắm tôm thơm nồng hấp dẫn để thực khách có thể phết lên trên bánh trước khi ăn.
Chia sẻ về món bánh này, đầu bếp Ngô Thanh Tùng tại nhà hàng Pizza 4P’s, Hà Nội cho biết: “Đây là một món ăn không hề dễ. Tôi không nhớ chắc chắn mình đã mất thời gian bao lâu, nhưng tôi nhớ rằng mình đã dùng rất nhiều thịt và đậu phụ để có thể tìm ra công thức kết hợp mọi nguyên liệu lại với nhau” (Nguồn: Vtv.vn).
Hiện pizza bún đậu mắm tôm được bán trên thị trường với mức giá 140.000 đồng. So với các loại pizza thông thường, pizza bún đậu mắm tôm không có kích cỡ để khách hàng lựa chọn. Người ăn cũng không thể tự chọn loại mắm chấm, quất (tắc), ớt hay đường như ăn bún đậu mắm tôm.
Sự ra đời của chiếc bánh pizza này cũng là minh chứng rõ nét cho nhận định ẩm thực không biên giới đồng thời cũng là cách quảng bá ẩm thực Việt đến bạn bè quốc tế. Bàn bao nhiêu lời cũng không bằng một lần tận mục sở thị. Có lẽ, bạn cũng nên thưởng thức một phần bánh pizza bún đậu mắm tôm để cảm nhận được sự kết hợp giữa 2 nền ẩm thực.
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/van-hoa-am-thuc/pizza-bun-dau-mam-tom
0 notes
Text
Chuyên Đề Sashimi
Tìm hiểu về Sashimi và nắm vững những kỹ năng chế biến món ăn truyền thống trứ danh này là yêu cầu quan trọng dành cho những đầu bếp món Nhật hay những ai có định hướng kinh doanh ẩm thực Nhật. Do đó, Bếp Trưởng Á Âu đã nghiên cứu, xây dựng và đưa bài học Chuyên đề Sashimi vào chương trình Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Nhật.
Học viên lớp Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Nhật trong bài học Chuyên đề Sashimi
Sashimi cùng với Sushi và nhiều món ăn truyền thống khác từ lâu đã đưa nền ẩm thực Nhật Bản lên một tầm cao mới và ghi lại nhiều dấu ấn đặc trưng so với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới. Sashimi đóng vai trò là món khai vị với khả năng “đánh thức vị giác” vô cùng tinh tế với những đặc trưng về hương vị, màu sắc cùng cách chế biến độc đáo tuân theo một quy trình khắt khe, tỉ mỉ.
Do đó, để có thể thành thục chế biến Sashimi Nhật Bản chuẩn vị, hoàn hảo, bài học đã trang bị cho các học viên những kiến thức, kỹ năng quan trọng trong cách lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật dùng dao… và nhiều kỹ thuật chế biến Sashimi thông qua các món nổi bật gồm: Sashimi cá hồi (Sashimi Sake), Sashimi cá hồng (Sashimi Kinmedai), Sashimi cá ngừ (Sashimi Maguro), Sashimi bạch tuộc (Sashimi Tako), Sashimi sò (Sashimi Akagai).
Sashimi và những kỹ thuật chế biến nền tảng
Để có được những miếng Sashimi không chỉ tươi ngon, bắt mắt mà còn chuẩn vị, người đầu bếp phải nắm vững và thành thục khá nhiều kỹ thuật chế biến quan trọng, trong đó có kỹ thuật dùng dao cũng như kỹ thuật lựa chọn nguyên liệu.
Giảng viên cung cấp kiến thức về các loại cá thông dụng
Sashimi là những món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống nên kỹ thuật lựa chọn nguyên liệu và sơ chế, chế biến đóng vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên chất lượng món ăn. Theo đó, học viên đã được cung cấp kiến thức về các loại cá thông dụng và cách phân biệt các loại: cá thịt đỏ, cá mình trắng, cá di cư ngược dòng, cá di cư xuôi dòng, cá nước ngọt; kiến thức về cấu tạo từng phần của cá, mục đích sử dụng từng phần thịt để áp dụng khi chế biến món ăn.
Tiếp đó, học viên được cung cấp và tự tay thực hành các kỹ thuật như: lựa chọn, sơ chế và bảo quản nguyên vật liệu; kỹ thuật phi lê cá hồi, cá chẽm; kỹ thuật lóc da cá hồi; kỹ thuật cắt các loại cá đỏ thịt mềm, cá trắng thịt dai; cách bảo quản cá tươi sống; kỹ thuật cắt bạch tuộc; kỹ thuật sơ chế sò; cách sắp xếp vị trí các nguyên liệu, vị của mỗi loại thực phẩm…
Học viên được hướng dẫn và thực hành nhiều kỹ thuật chế biến Sashimi quan trọng
Bên cạnh đó, giảng viên cũng hướng dẫn nhiều mẹo, bí quyết hay để khử mùi tanh; phương pháp kiểm tra độ tươi của các loại hải sản và những lưu ý về cách thức, nhiệt độ khi bảo quản thực phẩm tươi sống… hữu ích.
Nghệ thuật bày trí Sashimi
Sashimi là một trong những món ăn thể hiện rõ nét nhất nghệ thuật bày trí đỉnh cao của ẩm thực Nhật Bản với quy tắc “Tam ngũ”: ngũ sắc, ngũ vị, ngũ pháp. Người Nhật thưởng thức Sashimi bằng thị giác, sau mới đến khướu giác và cuối cùng là vị giác. Do đó, trang trí món Sashimi cũng là kỹ thuật quan trọng mà người đầu bếp Nhật phải nắm vững mới có thể sắp xếp, trình bày nguyên vật liệu một cách hài hòa, tinh tế và bắt mắt nhất.
Sashimi thể hiện rõ nét nghệ thuật bày trí đỉnh cao của ẩm thực Nhật Bản
Từ các nguyên liệu ăn kèm như: gừng, cà rốt, củ cải, dưa leo…; thực phẩm trang trí như: đinh lăng, ngò tây, bông cúc… và các phần cá hồi, cá chẽm, bạch tuộc, sò… đã được chế biến xong, học viên cùng giảng viên đã thực hiện công đoạn bày trí thành phẩm trên mô hình con thuyền Sashimi dài 1,2m vô cùng hài hòa, bắt mắt. Các món Sashimi được trình bày tinh tế, sống động và mang đậm hơi thở thiên nhiên, thể hiện rõ nét nghệ thuật bày trí đỉnh cao của ẩm thực Nhật Bản.
Trang trí thành phẩm bằng mô hình con thuyền Sashimi tại lớp học
Kết thúc buổi học, học viên không chỉ nắm vững kiến thức và các kỹ thuật chế biến Sashimi, hiểu hơn về nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà còn được thưởng thức để cảm nhận hương vị từ những thành phẩm hoàn thiện.
Nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp món Nhật chuyên nghiệp hay muốn khám phá, trải nghiệm nền ẩm thực Nhật Bản tinh tế đầy màu sắc như thế này, hãy đăng ký ngay khóa học nấu các món ăn nhật bản tại form đăng ký bên dưới hoặc gọi về tổng đài 1800 6148 để được tư vấn và hỗ trợ thông tin miễn phí nhé!
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-nhat/chuyen-de-sashimi
0 notes
Text
BTAAu Đào Tạo Những Gì Doanh Nghiệp Cần Ở 1 Đầu Bếp
Là một trong những đơn vị dạy nghề bếp uy tín hiện nay, Bếp Trưởng Á Âu (BTAAu) ngày càng thu hút đông đảo các học viên trong và ngoài nước cũng như nhận được sự ủng hộ, tin cậy của các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo lao động.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng luôn đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe dành cho ứng viên nghề bếp dù lao động nghề này đang thiếu hụt trầm trọng. Để học viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin trước những cánh cửa của các nhà tuyển dụng lớn, BTAAu đã nghiên cứu và xây dựng chương trình dạy nghề bếp với những ưu điểm khác biệt, giúp học viên có được nền tảng nghề nghiệp vững chắc và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí mà các doanh nghiệp cần ở một đầu bếp hiện nay.
Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên cho ứng viên nghề bếp được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp
Cung cấp kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc
Với bất cứ doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nào, điều đầu tiên họ cần ở các ứng viên nghề bếp chính là sự am hiểu về kiến thức chuyên môn và nắm vững tay nghề. Các nhà hàng, khách sạn… luôn cần đến những đầu bếp có khả năng tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn để làm hài lòng và thu hút khách hàng. Đồng thời, họ cũng mong muốn tuyển được những nhân sự có thể bắt tay làm việc được ngay sau khi nhận việc vì không muốn tốn kém thêm chi phí lẫn thời gian để đào tạo lại.
Chính vì thế, BTAAu luôn đề cao vai trò của việc trang bị kiến thức chuyên môn và thực hành cho học viên. Tại các khóa học nghề bếp ở đây, học viên có hơn 90% thời lượng thực hành để nhanh chóng thành thạo các kỹ thuật chế biến và rèn luyện tay nghề, từ đó, rút ra kinh nghiệm làm nghề từ khi còn đi học. Chương trình học còn cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn từ tổng quan đến chuyên sâu, mở rộng bằng các bài học lý thuyết, các chương trình giao lưu, cuộc thi ẩm thực và đảm bảo chất lượng đ���u ra qua các bài ôn tập, kiểm tra, thi, thuyết trình…
Chú trọng thực hành để học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Điều đặc biệt, những kiến thức, kỹ năng trong chương trình học đều hoàn toàn bám sát thực tiễn và đang được áp dụng tại bộ phận bếp của các doanh nghiệp lớn. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể tự tin nấu được những món ăn đang phổ biến, được thực khách yêu thích và có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn lớn hiện nay.
Trang bị kỹ năng nghề bếp chuyên nghiệp
Bên cạnh khả năng nấu ăn ngon, các doanh nghiệp cũng luôn tìm kiếm và đánh giá cao đầu bếp có kỹ năng toàn diện như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý, ngoại ngữ, tin học, cắt tỉa… Đi kèm đó là mức lương cao, khả năng thăng tiến nhanh cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn… mà nếu chỉ nấu ăn ngon thôi thì một đầu bếp khó có thể đạt được.
Vì thế, chương trình đào tạo tại BTAAu còn tích hợp các kỹ năng cần thiết của một đầu bếp chuyên nghiệp như: giao tiếp, làm việc nhóm, vận hành bếp, quản lý nhân sự, kiểm soát chi phí, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, lập dự án kinh doanh ẩm thực… Đây chính là những “bí kíp” để học viên có thể dễ dàng chinh phục được những nấc thang cao hơn trên sự nghiệp của mình.
Học viên được trang bị nhiều kỹ năng nghề bếp chuyên nghiệp
Ngoài ra, BTAAu còn nghiên cứu và xây dựng các khóa học kỹ năng một cách chuyên sâu, bài bản như: kỹ năng cắt tỉa, tin học, tiếng Anh nghề bếp. Đây không chỉ là những kỹ năng quan trọng để các đầu bếp nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn toàn toàn diện mà hầu hết các nhà tuyển dụng hàng đầu luôn mong muốn nhìn thấy ở các ứng viên nghề bếp của mình.
Rèn luyện phẩm chất, đạo đức làm nghề
Đạo đức, thái độ làm việc cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp đề cao ở các ứng cử viên nghề bếp. Với đặc trưng là một ngành nghề dịch vụ, thái độ quyết định lớn đến thành công của nhân sự F&B mà trong đó có nghề bếp. Một đầu bếp có đam mê và đạo đức làm nghề sẽ luôn tạo ra những món ăn chất lượng mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho thực khách, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp… và góp phần đưa danh tiếng của doanh nghiệp được nhiều người biết đến.
Nắm rõ điều này, BTAAu đã luôn định hướng, cung cấp cho học viên của mình những giá trị cốt lõi không chỉ trong kiến thức, kỹ năng mà còn là phẩm chất, đạo đức làm nghề. Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ là 3 giá trị cốt lõi mà BTAAu muốn hướng đến cho học viên của mình. Với đội ngũ giảng viên là những Chuyên gia ẩm thực, Bếp trưởng giàu kinh nghiệm và tận tâm, học viên sẽ luôn được thầy cô tiếp lửa đam mê nghề bếp cũng như chia sẻ những bài học quý giá về giá trị đạo đức trong công việc.
Giảng viên tiếp lửa đam mê và chia sẻ những bài học quý giá trong nghề bếp
Ngoài ra, học tập trong môi trường hiện đại, tiện nghi với hệ thống phòng học mô phỏng bếp 1 chiều như các nhà hàng, khách sạn 5 sao tại Bếp Trưởng Á Âu cũng là điều kiện lý tưởng để học viên làm quen với môi trường làm việc như thực tế và không bị bỡ ngỡ khi đi làm.
Có thể nói, việc theo học nghề bếp tại một trường dạy nấu ăn là tiền đề vững chắc để bạn chinh phục ước vọng trở thành đầu bếp chuyên nghiệp của mình. Và, tất cả những gì BTAAu đang đào tạo, cung cấp chính là bước khởi đầu thuận lợi để các bạn lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng.
Hãy điền thông tin tại form đăng ký hoặc gọi về tổng đài miễn phí 1800 6148 để được tư vấn, hỗ trợ về các khóa học nghề bếp phù hợp với năng lực và mục đích của bản thân tại Bếp Trưởng Á Âu nhé
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/chon-nghe-phu-hop/btaau-dao-tao-nhung-gi-doanh-nghiep-can
0 notes
Text
#BepTruongAAu on @500px https://t.co/GwHClXd4co #LeTruongHuong
from http://twitter.com/truonghuongle
0 notes
Text
Kỹ Thuật Nhào Bột Và Tạo Màu Cho Pasta
youtube
Để tạo nên món mì Pasta trứ danh đất nước Ý, cách nhào bột và tạo màu cho Pasta giữ một vai trò quan trọng nhất định. Bởi tạo nên những khối bột có màu sắc tự nhiên, bắt mắt và nhào bột sao cho sợi mì dai là điều không hề đơn giản.
Theo nhiều tài liệu, loại thực phẩm truyền thống của nước Ý – Pasta ra đời từ năm 1154. Cho đến hiện nay, Pasta có hơn 310 loại với nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính cấu thành nên sợi mì Pasta vẫn là bột mì loại Semolina và nước. Yêu cầu cơ bản đối với mỗi đầu bếp chuyên nghiệp là phải dùng lực vừa phải tạo độ dẻo cho sợi mì, đồng thời nắm cách tạo màu bằng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn cho thực khách sử dụng.
Cách tạo màu Dough bột đơn giản
Màu cơ bản
Bạn tách lấy 3 lòng đỏ trứng gà cho vào bát rồi cho thêm một ít dầu olive và muối vào rồi đánh đều.
Hỗn hợp màu cơ bản làm mì Pasta bao gồm: trứng, dầu olive và muối
Màu vàng
Bạn ngâm nhụy hoa nghệ tây trong nước nóng khoảng 1-2 phút. Cách tạo màu vàng cho Pasta, bạn cho hỗn hợp ngâm nhụy hoa nghệ tây vào trong hỗn hợp màu cơ bản trên rồi đánh đều.
Màu xanh
Bạn rửa sạch cải bó xôi, cắt khúc ngắn. Sau đó, trụng sơ cải bó xôi với nước sôi rồi dùng máy xay cầm tay xay cho thật nhuyễn. Kế đó, bạn dùng rây lược qua, pha thêm một ít dầu olive và muối, đánh đều rồi bắc lên bếp đun sôi. Tiếp đó, bạn cho hỗn hợp màu cơ bản vào trong hỗn hợp màu vừa nấu trên, đánh đều là hoàn thành cách tạo màu cho Pasta 100% tự nhiên.
Màu đen
Để tạo nên màu đen cho bột làm mì Pasta, bạn tiến hành pha nước mực với hỗn hợp trứng, dầu olive và muối cơ bản trên rồi đánh đều.
Nắm kỹ thuật nhào bột chuẩn
Rây bột
Bạn cho bột vào khung rây và rây sơ qua. Bước này nhằm đảm bảo bột mịn và không vón cục. Từ đó, thành phẩm thu được cũng mịn, mềm, đều màu và ngon miệng hơn.
Rây để đảm bảo bột mịn và không vón cục
Nhào bột
Bước đầu tiên của kỹ thuật nhào bột làm Pasta, bạn tạo hố trũng ở giữa phần bột mì vừa rây, cho hỗn hợp màu vừa tạo theo hướng dẫn trên vào giữa.
Tiếp theo, bạn bắt đầu trộn để bột đều màu. Lưu ý, bạn nên đưa bột từ phía ngoài vào chính giữa và trộn đều tay.
Với kỹ thuật nhào bột này, bạn dùng một tay gấp bột, một tay ép bằng lực cổ tay để bột nhanh mịn hơn.
Sau đó, bạn vê bột thành khối tròn, bọc kín bằng plastic, ủ bột 30 phút trong tủ lạnh để bột nở.
Ủ bột trong vòng khoảng 30 phút trong ngăn mát tủ lạnh để bột nở đều
Tiêu chí đánh giá bột nhào đạt
Bột không dính tay.
Khối bột dẻo, có độ đàn hồi tốt.
Khối bột mịn, mềm.
Hi vọng một số cách tạo màu cơ bản cho Pasta cùng với hướng dẫn cụ thể kỹ thuật nhào bột trên sẽ bổ trợ kiến thức giúp bạn hoàn thiện kỹ năng chế biến món Âu, đặc biệt là mì Pasta hơn. Bây giờ, các bạn đã có thể tự tin chế biến thành công mẻ bột đầu tiên cùng thu về đĩa mì thơm ngon, hấp dẫn, dai mềm và ấn tượng với nhiều màu sắc khác nhau nhé. Để được hiểu rõ hơn về thao tác thực hiện kỹ thuật này, bạn có thể đăng ký tham gia lớp học nấu ăn tại Bếp Trưởng Á Âu bằng cách điền thông tin vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí về khóa học phù hợp dành cho bạn nhé!
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/ky-thuat/nhao-bot-va-tao-mau-cho-pasta
0 notes
Text
Kỹ Năng Sử Dụng Dao – Chảo Á
Hầu hết các đầu bếp chuyên nghiệp đều sở hữu bộ dao cá nhân để sử dụng riêng. Bên cạnh đó, chảo cũng là một dụng cụ không thể nào thiếu trong gian bếp góp phần không nhỏ vào việc tạo nên món ăn có hương vị thơm ngon. Chính vì thế, sử dụng thành thạo dao, chảo là kỹ năng quan trọng đối với mỗi đầu bếp. Buổi học Kỹ năng sử dụng dao – chảo Á trong chương trình Nghiệp vụ Bếp trưởng cung cấp chuỗi kiến thức giúp học viên dùng những dụng cụ này đúng cách đem lại hiệu quả cao.
7 thao tác sử dụng dao, thớt cùng 8 thao tác về kỹ thuật dùng chảo là nội dung chính của bài học. Qua đó, học viên nhanh chóng nắm kiến thức và thành thục kỹ năng dao, chảo tự tin chế biến nhiều món ăn ngon phục vụ thực khách. Đồng thời, học viên cũng nắm bắt được cách vệ sinh và bảo quản dao, chảo, xử lý sự cố khi cháy dầu. Từ đó, học viên hoàn thiện kỹ năng đáp ứng yêu cầu khét khe của nhà tuyển dụng, ứng phó các tình huống bất ngờ trong bếp, mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Không khí lớp học diễn ra sôi nổi với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên
Nắm bắt kỹ năng sử dụng dao, thớt Á
Trước khi bước vào nội dung chính, giảng viên chia sẻ mẹo đơn giản dùng khăn ướt đặt dưới thớt để thớt không bị di chuyển trong quá trình thao tác. Đồng thời, các bạn cũng cần đặt dao hướng mũi ra ngoài để tránh trường hợp dao vô tình rơi trúng cũng như cần cầm dao chắc, điều khiển dao lên xuống linh hoạt. Tham gia lớp học, các bạn còn biết được cách phân biệt loại thớt thông qua việc nhận diện màu sắc.
Học viên tập trung quan sát giảng viên thực hiện mẫu thao tác với dao, thớt
Giảng viên thực hiện mẫu lần lượt 7 thao tác theo thứ tự: cắt, thái, lạng, chặt, tốc độ, dập nát, bằm nhịp thớt. Với từng thao tác, giảng viên đều lưu ý đến học viên cách cầm dao đảm bảo an toàn, đi dao linh hoạt. Gây không ít khó khăn cho học viên trong quá trình thực hiện là thao tác lạng củ cải thành 2 lát mỏng. Tuy nhiên, việc giảng viên trực tiếp hướng dẫn từng học viên đã giúp các bạn nhanh chóng làm chủ dao và thành công với thao tác này. Bên cạnh đó, các bạn còn học được cách liếc và mài dao, vệ sinh thớt sống và thớt chín đúng cách.
Lạng là thao tác khó trong kỹ thuật sử dụng dao Á
Rèn luyện kỹ năng sử dụng chảo Á
Cơm chiên, mì xào, tốc độ, móc an toàn, xóc chảo, chiên trứng, tráng trứng, xào xuống đĩa là 8 thao tác sử dụng chảo Á mà học viên được hướng dẫn và thực hành ngay tại lớp. Nhằm giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, giảng viên vừa giới thiệu vừa thực hiện từng thao tác. Đặc biệt, giảng viên còn chỉ dẫn cụ thể cách điều chỉnh lửa thích hợp với từng thao tác để đem lại thành phẩm đúng ý phục vụ thực khách nhất.
Học viên tìm hiểu cách xử lý chảo mới
Kh��ng khí lớp học trở nên sôi nổi khi các bạn thực hành lần lượt các thao tác sử dụng chảo Á. Cách đặt chảo, cầm chảo, bảo quản, xử lý sự cố, vệ sinh bếp sạch sẽ, xử lý chảo mới, sử dụng chảo tre để rửa chảo đều được giảng viên hướng dẫn chi tiết. Đây là nền tảng quan trọng để các bạn không chỉ chế biến nên món ăn ngon mà còn đảm bảo an toàn cho gian bếp.
Học viên chủ động thực hành các thao tác với chảo
Tuy còn khá bỡ ngỡ và nhiều vụng về trong khi thực hiện nhưng học viên ai nấy cũng nỗ lực hết mình, cố gắng thực hành và khắc phục lỗi theo góp ý của giảng viên. Thái độ tích cực đó cho thấy dao sắc hay chảo nặng cũng không thể là vật cản chắn đường các bạn chinh phục vị trí Bếp trưởng tương lai. Chuỗi kiến thức, kỹ năng sử dụng dao – chảo là nền tảng giúp các bạn tự tin bước vào các bài học sau trong chương trình cũng như chế biến nhiều món ăn có hương vị hấp dẫn.
Nếu các bạn cũng muốn thành thạo các kỹ năng về dao, chảo để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng thì hãy điền ngay thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 6148 để nhận được sự tư vấn (miễn phí) về khóa Nghiệp vụ Bếp trưởng nhé!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đăng Bởi : Richard Nguyễn – Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/bep-truong-dieu-hanh/ky-nang-su-dung-dao-chao-a
0 notes
Link
0 notes
Text
#LeTruongHuong Sàn Gỗ Công Nghiệp https://t.co/daeTCBUxDW
from http://twitter.com/truonghuongle
0 notes