tingomsu
Tin Gốm Sứ
81 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
tingomsu · 5 years ago
Text
Bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát Tràng có giá bao nhiêu?
Bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát Tràng có giá bao nhiêu? Là câu hỏi được mà rất nhiều người thắc mắc khi có ý muốn sở hữu một bộ đồ ăn bằng gốm Bát Tràng. Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao nên chọn mua bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát Tràng?
Ngoài bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều các sản phẩm khác. Tuy nhiên, bát đĩa Bát Tràng vẫn là sản phẩm có giá nhất.
Bát đĩa Bát Tràng có thể được sử dụng trong gia đình hoặc làm quà tặng, quà biếu. Như chúng ta đã biết, gốm sứ Bát Tràng được làm hoàn toàn thủ công. Do đó, không chỉ mỗi bộ bát đĩa có sự khác nhau mà các chi tiết thể hiện cũng có sự nhấn nhá, pha trộn giữa các nét thanh nét đậm hay nét to nét nhỏ.
Điều này đã tạo nên nét độc đáo, ấn tượng cho bát đĩa Bát Tràng. Vì thế, về tính thẩm mỹ, lẽ dĩ nhiên bát đĩa Bát Tràng luôn giành vị trí tốp đầu. Đặc biệt việc sử dụng bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng còn là cách để bảo đảm sức khỏe vì loại đất được sử dụng để làm đã được loại bỏ hoàn toàn tạp chất và các kim loại nặng.
Đặc điểm và cách nhận biết bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng được làm thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân Bát Tràng nên mỗi sản phẩm luôn có sự trau chuốt tỉ mỉ, kỹ lưỡng về từng công đoạn, từng nét vẽ…
Có sự “xê dịch” giữa các dòng sản phẩm, tuy nhiên, xét tổng quát 1 bộ đồ ăn bằng gốm Bát Tràng luôn có những đặc điểm:
Họa tiết trang trí uyển chuyển, sinh động và có thể có những sự khác nho nhỏ vì được vẽ bằng tay.
Màu sắc trang nhã, gần gũi với đời sống hàng ngày. Thường họa tiết trên bát đĩa Bát Tràng chỉ được tô điểm bởi một màu hoặc hai màu.
Lớp men phủ căng, bóng.
Dày, khi cầm có cảm giác nặng tay.
Xương đất có độ trong.
Bạn có thể dựa vào những đặc điểm trên để nhận dạng đâu là bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng chuẩn 100%. Ngoài ra, bát đĩa Bát Tràng còn có thể được nhận biệt bằng công thức: Nhìn, gõ, úp. Đây là cách nhận biết dễ nhất.
Xem thêm: Đặc điểm và những loại tượng gốm sứ Bát Tràng
Chi tiết cách nhận biết như sau:
Dùng ngón tay gõ vào bát hoặc đĩa. Nếu tiếng kêu coong coong như kim loại thì đúng là bát đĩa Bát Tràng.
Dùng que nhỏ gõ nhẹ vào thành bát hoặc bát đĩa kiểm tra xem âm thanh phát ra có độ giòn.
Úp ngược bát hoặc đĩa kiểm tra xem bát, đĩa có tròn đều và có bị rạn nứt.
Mẫu bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng phổ biến hiện nay
Dựa theo loại men sử dụng, bát đĩa Bát Tràng được chia thành hai loại chính là bát đĩa Bát Tràng cao cấp và bát đĩa Bát Tràng giá rẻ.
Các mẫu sản phẩm bán chạy nhất hiện nay trên thị trường gồm:
Bộ đồ ăn Bát Tràng vẽ hoa đào 37 món
Bát đĩa men rạn cổ vẽ hoa dây
Bát đĩa men lam bách thọ bách phúc
Bát đĩa Bát Tràng men trắng – Hoa hồng đen
Bát đĩa Bát Tràng men trắng – Hoa mai vàng
Bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng bao nhiêu tiền?
Giá của bộ đồ ăn có sự khác nhau giữa các dòng sản phẩm và phụ thuộc vào loại men sản xuất. Lẽ dĩ nhiên các sản phẩm bằng men cao cấp sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, giá bát đĩa Bát Tràng còn tùy thuộc vào độ tinh xảo của họa tiết trang trí, số món trong bộ…
Trên đây là bài viết “Bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát Tràng có giá bao nhiêu?”. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát Tràng có giá bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/bo-do-an-bang-gom-su-bat-trang-co-gia-bao-nhieu/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Những quy tắc phong thủy trong nhà bếp
Nhà bếp là nơi đại diện cho tài vận trong nhà, nguồn lương thực và tình trạng sức khỏe cho gia đình. Vì thế vấn đề quy tắc phong thủy nhà bếp cần phải được chú trọng, nếu muốn gia đình bình an. Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Phong thủy hướng nhà bếp
Đầu tiên cần xem xét đến chính là hướng nhà bếp. Hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy. Theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau (hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khác nhau).
Không nên đặt ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
Ngoài ra, dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp là điều vô cùng kiêng kỵ, vì giữa nhà là nơi trung tâm, cần được tĩnh lặng và yên ổn, không được ám mùi đồ ăn uống.
Vị trí đặt bếp nấu
Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa, không để bếp nấu ở giữa nhà bếp, giữa phòng khác, hay trước cửa sổ luôn mở.
Nhiều quan niệm cho rằng không đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông (bà) Táo. Dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình.
Xem thêm: Những cuốn sách phong thủy nên đọc
Phong thủy không gian trong nhà bếp
Nhiều người quan niệm rằng không gian nhà bếp luôn mở sẽ cuốn đi tài lộc trong nhà. Nhưng về mặt khoa học, căn bếp kín mít sẽ lưu mùi đồ ăn và dầu mỡ. Tạo sự u ám, theo đó âm khí càng nặng nề, không hề tốt cho sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành.
Nếu căn bếp không có nhiều không gian mở, cần lắp máy hút khói dầu mỡ, nếu có cửa sổ hoặc quạt thông gió thì càng tốt.
Sự ngăn nắp
Phòng bếp phải được duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và không bị hấp hơi nước. Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp.
Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình.
Vòi nước trong phòng bếp
Cùng với lửa, nước là thứ cần thiết nhất nhì trong nhà bếp. Nhưng quan niệm Thủy khắc Hỏa sẽ làm cho nước lửa trong nhà bếp luôn xung khắc. Vậy làm sao để Thủy Hỏa trong nhà bếp được cân bằng và hợp lý? Nên lựa chọn vị trí vòi nước là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho tài lộc nhà bạn
Vì vậy, không nên đặt vòi nước quá gần bếp đun sẽ gây xung khắc. Quan niệm dân gian cho rằng nếu để nước gần bếp đun sẽ nhấn chìm “ông bà Táo”. Cũng không nên đặt vòi nước đối diện bếp đun khiến Thủy – Hỏa đối nhau gây xung khắc khiến gia đình luôn bất hòa.
Những vật dụng dùng cho nhà bếp
Những vật dụng cần thiết trong nhà bếp cũng rất cần thiết. Như máy giặt không nên đặt trong nhà bếp gây sự ẩm ướt, dễ trượt té cho người làm bếp. Các vị trí dao, thớt cần cất gọn an toàn tránh để chỗ dễ rơi rớt, gây nguy hiểm cho người trong nhà, đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em.
Đặc biệt, tủ lạnh thường hay được đặt trong bếp vì sự tiện lợi, lấy và cất đồ ăn, sắp xếp gia vị… Tuy nhiên không nên để tủ lạnh ở hướng Nam, hướng Bắc, là những hướng kỵ với bếp lửa.
Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu, vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống mà để đối diện với lửa thuộc hành Hỏa mọi thứ như tiền tài, sức khỏe rất dễ bị lửa thiêu cháy.
Trên đây là bài viết về quy tắc phong thủy nhà bếp giúp gia đình bạn bình an, tài lộc. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Những quy tắc phong thủy trong nhà bếp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/phong-thuy-nha-bep/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món cá chép om dưa thơm ngon
Cá chép có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: Canh chua cá chép, canh rêu cá chép, cá chép hấp… vô cùng thơm ngon, và trong đó không thể không kể đến món cá chép om dưa. Và trong bài viết hôm này Tin Gốm Sứ xin hướng dẫn các bạn cách làm món cá chép om dưa vô cùng thơm ngon. Hãy cùng theo dõi nhé
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cá chép: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2 kg
Thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ: 200g
Dưa cải muối chua: 400 – 500g
Hành khô: 2 củ
Nghệ tươi: 1 củ hoặc sử dụng bột nghệ
Cà chua: 2 – 3 trái
Hành lá: 1 bó nhỏ
Thì là: 1 bó nhỏ
Ớt tươi: 1 – 2 trái
Giấm bỗng: 1 chén con
Dụng cụ: Bếp, nồi, tô, đũa,…
Sơ chế nguyên liệu
Cá chép mua về đem làm sạch, dùng muối chà xát cả trong và ngoài cá, sau đó rửa lại với nước rồi thấm khô. Dùng dao khía vài đường chéo trên thân cá để nhanh thấm gia vị hơn. Còn thịt mỡ rửa sạch, để ráo, thái thành các miếng mỏng vừa ăn.
Dưa chua vắt ráo nước, phần nước dưa để riêng. Nếu dưa muối đã lâu, vị quá chua thì bạn nên rửa qua vài lần nước rồi vắt ráo.
Các nguyên liệu còn lại bạn rửa sạch và cắt miếng thích hợp, cụ thể: Cà chua rửa sạch, thái múi cau; gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ; ớt rửa sạch, bỏ hạt, đập dập; hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ; thì là nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc.
Các bước thực hiện
Chiên tóp mỡ
Bắc chảo lên bếp, cho mỡ vào chảo rồi đun với lửa nhỏ, đảo đều tay để mỡ không bị cháy rồi vớt tóp mỡ ra để riêng.
Chiên cá chép
Cho cá vào chảo dầu nóng chiên sơ, chiên cho cá vàng 2 mặt, cá sau khi chiên sẽ bớt mùi tanh, thịt săn chắc và thơm ngon hơn khi nấu.
Nấu cá chép om dưa
Bạn bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, đợi dầu nóng rồi cho cà chua vào xào. Tiếp đó, bạn cho dưa chua vào xào cùng rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi dưa đã thấm gia vị, bạn cho thêm chút gừng thái sợi và ớt đập dập vào đảo đều.
Để nấu nước om, bạn đổ chén giấm hoặc nước muối dưa để tạo độ chua (lưu ý khi nêm nếm vì nước dưa đã mặn sẵn). Khi nước om sôi, bạn nhẹ nhàng cho cá, tóp mỡ và bột nghệ vào.
Om cá với lửa nhỏ, khoảng 10 phút sau thì lật cá lại, om thêm khoảng 10 – 20 phút cho cá thấm gia vị rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn rắc hành lá thái nhỏ và thì là cắt khúc vào trong nồi là xong.
Xem thêm: Cách làm món mực xào thơm ngon đơn giản
Trình bày món ăn và yêu cầu thành phẩm
Bạn gắp cá vào một cái đĩa lớn sâu lòng, múc dưa chua, tóp mỡ và nước om phủ lên trên cá rồi ăn nóng hoặc bạn có thể để trên nồi rồi vừa đun vừa ăn.
Cá chép om dưa ngon nhất là khi ăn nóng, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc bún sợi và rau sống để cân bằng hương vị.
Yêu cầu thành phẩm
Cá chép còn nguyên vẹn, không bị nát, cá chín vàng 2 mặt, thịt ngon ngọt, thấm gia vị đậm đà.
Dưa chua chín mềm nhưng vẫn giữ được vị giòn đặc trưng. Dưa thấm dầu ăn rất ngon, tóp mỡ mềm ngọt, ăn bùi bùi, không ngán.
Nước om vừa ăn, vị đậm đà, nổi bật nhất là vị chua dịu của giấm bỗng kết hợp với vị cay nhẹ của ớt.
Mẹo và lưu ý để thực hiện thành công món ăn
Khi mua cá chép để om dưa, bạn nên chọn những con cá to, vừa thơm thịt lại vừa ít xương. Cá chép càng nặng thì thịt càng ngon và ít tanh.
Dưa dùng để om cá phải là dưa muối ngon, dưa chuyển sang màu vàng, ăn giòn giòn và có vị chua nhẹ. Không nên dùng dưa muối lâu (dưa mềm, vị quá chua) hoặc dưa mới muối (dưa còn vị đắng).
Trên đây là cách làm món cá chép om dưa thơm ngon, dành cho gia đình. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau
Bài viết Cách làm món cá chép om dưa thơm ngon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-ca-chep-om-dua/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Những cuốn sách phong thủy nên đọc
Phong thủy là một môn học quan trọng trong cuộc sống, dựa trên sự trao đổi về năng lượng. Khi được ứng dụng vào nhà ở nó có thể giúp bạn cải vận nếu bạn hiểu đúng, và sẽ khiến bạn gặp xui xẻo nếu bạn chưa hiểu rõ về nó. Và những quyển sách phong thủy dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng phong thủy hơn. Hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu nhé
Lạc Thư Cửu Tinh – Phong Thủy Nhà Ở
Cuốn sách là tri thức phong phú về Huyền không phong thủy, giúp bạn đọc tham khảo và có cái nhìn toàn diện về Huyền không học, bổ sung tri thúc về Dịch lý, Hà – Lạc, Củư cung Phi tinh, về mệnh số, đặc biệt là giúp bạn dọc biết cách tọa sơn lập hướng, hiểu nguyên tắc sắp xếp sao…
Để bạn đọc dễ hình dung những tri thức kể trên, nội dung cuốn sách còn kèm theo những bảng biểu chi tiết, sơ đồ cụ thể, những bản đồ minh họa được số hóa trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn rất nhiều so với những ẩn phẩm khác cùng đề tài.
Ngoài ra, để bạn đọc có thể vận dụng thực hành, phần cuối cuốn sách còn giới thiệu những nghiệm chứng của Huyền không phong thủy học bao gồm ví dụ về trạch mệnh kèm theo nhũng nội dung phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ của các bậc tiền bối.
Với cách trình bày mới mẻ, sáng tạo, ngôn từ thông dụng, dễ hiểu bạn đọc sẽ từng bước khám phá những nội dung thú vị, thâm thúy trong một học vấn uyên thâm đuợc bí mật lưu truyền từ xa xưa và biết cách chọn lọc tinh hoa, linh hoạt vận dụng tri thức này trong phong thủy nhà ở hiện đại.
Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý Trong Phong Thủy Và Trị Liệu
Cơ thể là một hệ thống năng lượng, và chúng ta có thể sử dụng các dạng năng lượng khác nhau để tương tác với từng chức năng của hệ thống đó. Trong đó hệ thống Luân Xa (chakra) là chìa khóa giải mã cách sử dụng màu sắc đá quý để chữa bệnh.
Chakras giúp cơ thể phân phối năng lượng cho các thể chất, tình cảm, tinh thần. Chúng được kết nối với các chức năng của cơ thể chủ yếu thông qua các tuyến nội tiết và hệ thống tủy sống. Chúng làm trung gian năng lượng bên trong và bên ngoài cơ thể thông qua các tiếp xúc cột sống khác nhau. Năng lượng này được phân bố khắp cơ thể bằng các đường dẫn thần kinh và hệ tuần hoàn. Bằng cách này, tất cả các cơ quan, mô và tế bào đều nhận được năng lượng rung động tương ứng.
Cuốn sách “Ứng Dụng Năng Lượng Đá Quý Trong Phong Thủy Và Trị Liệu” cung cấp cho bạn kiến thức về những loại đá quý nào thường dùng trong trị liệu và trong phong thủy nhằm giúp bạn có những lựa chọn chính xác trong quá trình này.
La Bàn Phong Thủy Toàn Thư
Để lựa chọn nơi ở vượng khí, đảm bảo cho gia chủ về sức khoẻ, sự may mắn, thành đạt, tạo phúc dức dài lâu thì trước hết phải chọn lựa nhà ở tại nơi có nhiều sinh khí, môi trường trong sạch. Bước tiếp theo là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để thiết lập về Dương trạch.
Nhà ở phải chọn nơi cao ráo, tối kỵ nơi ấm thấp, hình thế xung quanh phải vuông tròn đầy đặn, tối kị thiếu hụt méo mó. Nếu nền đất có chút khiếm khuyết, không hoàn chỉnh thì phải lập tức san sửa cho bằng phẳng, không nên vội vàng xây dựng phòng ốc…
Sắp Xếp Nhà Cửa Theo Phong Thủy
Đây là cuốn sách hướng dẫn cách sắp xếp, bài trí nhà cửa nhằm đem lại sự hài hòa tổng thể cho ngôi nhà và sức sống mới cho gia đình bạn. Tác giả đã đưa ra 162 cách sắp đặt nhà cửa liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người bằng cách vận dụng các nguyên lý phong thủy như khí, năng lượng, các yếu tố tự nhiên, khoa học.
Cuốn sách cũng chỉ rõ mối liên hệ mật thiết giữa cách sắp xếp nhà cửa với sức khỏe cảu mọi thành viên trong gia đình bạn. Vì vậy, hiểu và ứng dụng đúng phong thủy để sắp xếp nhà cửa sẽ giúp bạn có được sức khỏe và tinh thần tốt, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến trạng thái đau khổ, căng thẳng, bực bội hay khơi gợi những ký ức đau buồn dễ làm bạn trở nên trầm uất, kiệt sức. Đây là cuốn sách mang tính thực tế, ứng dụng cao giúp bạn có được niềm vui, hạnh phúc và sức sống trong chính ngôi nhà của mình.
Phong Thuỷ – Nghệ Thuật Bài Trí Nhà Cửa Theo Khoa Học Phương Đông
Phong thủy là bộ môn khoa học về môi trường sống, có nguồn gốc hình thành từ những kinh nghiệm thực tế, và rất khoa học dựa trên sự trao đổi về năng lượng. Không chỉ ở Trung Quốc mà ngay những nước tiên tiến nhất như Anh, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha, Singapore, Hàn Quốc… cũng đã nghiên cứu và áp dụng phong thủy vào trong cuộc sống.
Có thể coi đây cuốn từ điển bách khoa toàn thư về phong thủy về tất cả các đề tài liên quan đến đời sống và công việc hàng ngày của con người như: xây dựng nhà cửa, bài trí văn phòng làm việc, phòng ngủ, sân vườn… kể cả việc tìm hiểu tính cách con người trong công việc, cuộc sống, chọn lựa một thái độ thành công khi đi phỏng vấn xin việc, hoặc những quy tắc phong thủy trong các chuyến công tác xa… nhằm giúp mọi người nâng cao tinh thần, tăng cường năng lượng, phát triển công việc, đạt được hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật
Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một không gian luôn ngăn nắp và sạch sẽ với phương pháp KonMari kỳ diệu. Chuyên gia sắp xếp và dọn dẹp người Nhật, Marie Kondo, sẽ giúp bạn dọn sạch các căn phòng một lần cho mãi mãi với các phương pháp truyền cảm hứng được thực hiện theo từng bước.
Điểm mấu chốt để thành công trong việc dọn dẹp nhà cửa là bạn phải thực hiện theo thứ tự đúng, chỉ giữ lại những thứ bạn thật sự yêu thích và làm tất cả cùng lúc – và thật nhanh. Sau đó, trong suốt phần đời còn lại, bạn chỉ cần lựa chọn giữ lại thứ gì và bỏ đi thứ gì.
Phương pháp KonMari sẽ không chỉ biến đổi không gian của bạn. Khi bạn giữ được trật tự cho ngôi nhà của mình, toàn bộ cuộc sống của bạn cũng sẽ thay đổi. Bạn có thể cảm thấy tự tin hơn, trở nên thành công hơn, và có thể có năng lượng và động lực để tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn.
Sau khi đọc cuốn sách “Nghệ thuật bài trí của người Nhật: Phép màu thay đổi cuộc sống”, bạn sẽ có can đảm để bứt ra khỏi những khía cạnh tiêu cực trong cuộc sống: Bạn có thể nhận ra và chấm dứt một mối quan hệ chẳng ra gì; bạn có thể không cảm thấy lo lắng nữa, và cuối cùng bạn có thể giảm cân như ý.
Phương pháp của Marie Kondo dựa trên tôn chỉ cận “đã sạch sẽ một lần thì sẽ không bao giờ bừa bộn nữa”. Nếu bạn nghĩ điều đó thật không tưởng, chắc chắn là bạn nên đọc cuốn sách hấp dẫn này.
Cuốn sách đã được xuất bản sang 33 thứ tiếng. Đã bán được 1,5 triệu bản tiếng Nhật và hơn 2 triệu bản tiếng Anh. Và liên tục đứng đầu trên các bảng xếp hạng của: Amazon, New York Times, Brazilian Newspaper, German Newspaper….
Xem thêm: Nhẫn phong thủy và ý nghĩa khi đeo nhẫn
Phong Thủy Toàn Thư
Phong thủy là tập tục dân gian được kế thừa suốt mấy ngàn năm. Lưu truyền tới ngày nay, phong thủy không chỉ là thuật số chọn lành tránh dữ mà đã trở thành một hiện tượng văn hóa truyền thống, một tập tục dân gian được lưu truyền rộng rãi. Phong thủy là một di sản văn hóa có ảnh hưởng sâu xa đối với ý thức, hành vi và vận mệnh của con người.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiều sách cổ kinh điển, liên hệ chặt chẽ với khoa học hiện đại và đời sống thực tế, cuốn sách Phong thủy toàn thư giới thiệu và phân tích kỹ lưỡng nhiều ý tưởng của các thầy phong thủy nổi tiếng, giải đáp những vấn đề về phong thủy thường gặp trong đời sống hàng ngày, giúp độc giả có cách suy nghĩ khoa học và chính xác, áp dụng hợp lý quan niệm phong thủy trong việc chọn lựa, bố trí nơi ở và văn phòng làm việc để tạo ra môi trường sống, làm việc hợp lý; từ đó có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa tốt nhất, có được môi trường nhân sinh hài hòa, giàu có, hạnh phúc và vui vẻ.
Đồ Vật Phong Thủy Và Cách Sử Dụng
Trong thuật Phong thủy, đồ vật Phong thủy là những dụng cụ được sử dụng với mục đích giúp môi trường sống có được sự hài hòa. Một số trường phái còn dùng pháp khí để tăng cường một lĩnh vực nào đó như: để có được quý nhân phù trợ, để tăng cường về học thức, để củng cố hôn nhân gia đình, v.v … Có thể ví đồ vật phong thủy như những vị thuốc chữa bệnh: Để chữa một bệnh nào đó người thầy thuốc phải nghe bệnh nhân kể lại chi tiết bệnh của mình, sau đó bằng kiến thức và kinh nghiệp, thầy thuốc mới kê đơn thuốc. Vì vậy, thầy Phong thủy phải biết tường tận các vấn đề về Phong thủy của bạn. Tiếp đó bằng kiến thức và kinh nghiệm, thầy Phong thủy mới chỉ định bạn nên dùng những đồ vật gì.
Những đồ vật Phong thủy thường được sử dụng như đồ trang trí, nữ trang, những vật linh thiêng: Chuông gió, đá phong thủy, tì hưu, tượng phật, dây treo, cây cảnh, gương treo, v.v…
Giải Đáp Tất Cả Các Vấn Đề Về Phong Thủy
Áp dụng khoa học phong thủy một cách thực tế và hữu ích để thành công trong công việc, kinh doanh, học tập, cải thiện các mối quan hệ, sức khỏe và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống là điều mà tiến sĩ Lillian Too, nữ tác giả nổi tiếng trong giới phong thủy mang lại cho người đọc trong tác phẩm này.
Tác giả đã giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến phong thủy, từ cách bố trí nhà cửa, sắp xếp những đồ vật, chọn hướng tốt cho đến những chi tiết nhỏ nhất có thể ảnh hưởng đến con người.
Phong Thủy Trong Cuộc Sống Hiện Đại – Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhà Ở Bí Quyết Tránh Dữ Chọn Lành Hiệu Quả
Sách xoay quanh Phong Thủy Nhà Ở sẽ giúp bạn có thể dựa vào đó để tự mình thiết lập bố cục, cũng như có thể xem nó như là kiến thức cần thiết trước khi chọn mua nhà. Tóm lại, sách có giá trị thực tế rất cao. Đối với bạn đọc có hứng thú về phong thủy của cửa hàng, phòng làm việc hoặc nhà xưởng cũng có thể chọn đọc trong loạt tác phẩm này.
Trên đây là những cuốn sách phong thủy hay mà bạn có thể tìm đọc đấy. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Những cuốn sách phong thủy nên đọc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/sach-phong-thuy/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món mực xào thơm ngon đơn giản
Mực xào là một trong những món ăn vô cùng quen thuộc với mọi người, và cách làm món mực xào cũng vô cùng đơn giản. Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu về cách làm món này trong bài viết sau đây nhé.
Cách làm món mực xào dưa leo với cà chua và thơm (khóm)
Chuẩn bị nguyên liệu
Mực ống: 2 con
Dưa leo: 2 quả
Cà chua: 1 quả
Thơm (khóm, dứa): 1/3 quả
Tỏi: 3,4 nhánh
Ớt tươi: 2 quả
Gừng: 1 nhánh nhỏ
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ nhà bếp đầy đủ như sau: chén bát, bếp gas,… để chế biến món ăn thêm dễ dàng và đúng cách.
Thực hiện món ăn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gừng tươi thát lát, băm nhỏ. Thơm (khóm) gọt vỏ, cắt bỏ các mắt, thái miếng có độ dày vừa ăn. Dưa leo (dưa chuột) gọt vỏ, thái chéo. Cà chua bổ múi cau.
Mực tươi rút bỏ túi mực, mắt mực, mai mực… Tiếp đó thái mực hình vảy rồng hoặc hình bông hoa thành những miếng vừa ăn.
Tiếp theo khử bớt mùi tanh của mực bằng cách đun sôi 2 bát nước trong chảo, cho 1/2 số gừng băm nhỏ vào chần sơ qua mực để giảm mùi tanh sau đó vớt mực ra để ráo.
Bước 2: Xào mực
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng dầu ăn và phi thơm phần tỏi băm. Tỏi thơm thì cho mực vào xào qua cho mực săn lại.
Tiếp đó cho cà chua, khóm và phần gừng băm còn lại vào. Tiếp tục xào với lửa vừa, nêm thêm các loại gia vị như bột canh, hạt nêm, mì chính. Khi thấy các loại nguyên liệu chín tới thì tắt bếp, rắc thêm hạt tiêu và trút mực xào dưa leo ra đĩa, thưởng thức khi còn nóng.
Trình bày thành phẩm
Mực chín vừa tới có màu trắng đẹp mắt, khi ăn ngọt thịt và có độ dai giòn không tanh, được cắt tỉa đẹp mắt. Dưa leo và khóm chín tới không bị nhũn. Món ăn có vị chua vừa phải, thoang thoảng mùi gừng thơm.
Mẹo thực hiện món ăn thành công
Vì thơm đã có sẵn bị chua nên bạn chỉ cần một quả cà chua là vừa, không nên dùng quá nhiều cà chua dễ khiến món ăn bị chua quá nhiều.
Ngoài các nguyên liệu như trên bạn có thể sử dụng thêm cà rốt, hành tây, cần tây, ớt chuông thay thế tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Lưu ý, cần tây chỉ cần chín tái là được nên xào cho món ăn gần chín mới cho nguyên liệu này vào.
Xem thêm: Cách làm món bò bít tết thơm ngon
Cách làm món mực xào sa tế, ớt chuông và bắp non
Chuẩn bị nguyên liệu
400g mực ống
100g bắp non
1 quả trái cà chua
1 củ hành tây
1 trái ớt chuông xanh
1 trái ớt chuông đỏ
2 trái ớt sừng
1 hũ sa tế
1 trái chanh tươi
Hành lá, cần tây, tỏi băm, gừng tươi
Gia vị các loại: dầu ăn, hạt nêm, tiêu, muối
Thực hiện món ăn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mực ống mua về rút đầu và râu mực ra khỏi thân. Bóc túi mực ra nhẹ nhàng, tránh làm vỡ túi mực. Cắt bỏ mắt mực, nặn bỏ răng mực (khối tròn cứng cứng ở giữa đầu mực). Rút bỏ mai ở lưng và rửa sạch mực với nước. Sau đó khứa vẩy rồng rồi cắt mực thành miếng vừa ăn.
Cắt mực xong bạn cho vào tô lớn, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn và nước cốt chanh vào, trộn đều để giúp loại bỏ mùi tanh khó chịu của mực. Đem xả lại với nước cho sạch, để ráo.
Tiếp tục ướp mực với ít tỏi băm, dầu ăn, tiêu xay, sa tế khoảng 15 phút cho mực ngấm gia vị.
Cà chua rửa sạch, cắt thành múi cau. Hành tây lột vỏ, rửa sạch và cắt múi cau. Ớt chuông rửa sạch, loại bỏ hết ruột, cắt miếng vuông vừa ăn. Ớt sừng rửa sạch, cắt lát. Bắp non rửa sạch, để ráo.
Hành lá, cần tây rửa sạch, cắt khúc. Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, 1/2 cắt sợi, 1/2 băm nhuyễn.
Bước 2: Xào mực sa tế
Đổ dầu ăn vào chảo nóng thêm tỏi băm để phi thơm, cho 1 muỗng cà phê sa tế vào xào sơ. Cho bắp non, chút muối vào xào khoảng 5 phút thì thêm ớt chuông xào vài phút hoặc đến khi ớt vừa chín tới.
Thêm mực vào xào săn lại, nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành tây, cà chua, gừng cắt sợi, hành lá và cần tây cắt khúc vào đảo đều, tắt bếp cho thành phẩm ra đĩa.
Trình bày thành phẩm
Mực xào sa tế có vị cay nồng, đậm đà, lạ miệng, rất thích hợp để làm món ăn chính cho bữa cơm trong gia đình hoặc dùng nhâm nhi với bia cũng rất tuyệt vời.
Mẹo lựa mực tươi ngon
Để món mực xào sa tế ngon, bạn phải chọn những con mực ống thật tươi. Nên chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ.
Không nên chọn những con đã chuyển màu hơi xanh ngà, thịt nhão, mùi rất tanh.
Ngoài mực ra thì nguyên liệu sa tế cũng rất quan trọng khi chế biến món mực xào sa tế, do đó cũng nên chọn loại chất lượng nhất. Hoặc nếu có thời gian, các bạn có thể tự tay làm sa tế tại nhà để dành sử dụng dần vừa tiết kiện lại an toàn, chất lượng.
Cách làm mực xào cần tỏi hành tây ngon giòn sần sật
Chuẩn bị nguyên liệu
Mực lá hoặc mực ống: 2 con
Cần tây và tỏi tây: 3,4 cây
Hành tây: 1/2 củ
Tỏi, tiêu
Các gia vị thông thường
Thực hiện món ăn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mực làm sạch và loại bỏ những bộ phận không ăn được như túi mực, mắt mực, mai mực… cũng như giảm độ tanh. Nếu muốn món ăn nhìn đẹp mắt, thịt mực trắng thì lột bỏ lớp da mực.
Dùng dao cắt mực thành những khoanh tròn vừa ăn rồi dùng kéo cắt tỉa vài đường để khi xào lên miếng thịt mực được đẹp mắt. Sau đó chần mực sơ qua nước sôi.
Hành tây bổ múi cau, cần tây và tỏi tây thái khúc, tỏi bóc vỏ đập dập băm nhỏ, ớt sừng thái miếng.
Bước 2: Xào mực với cần tỏi
Phi thơm tỏi với chút dầu ăn rồi cho mực vào xào. Nêm thêm các gia vị như: Bột nêm, bột canh, nước mắm cho vừa vị. Mực săn lại thì xúc ra đĩa.
Tiếp tục cho hành tây vào xào trước, tiếp đó là cần tây và tỏi tây (cho thêm chút nước cho đỡ cháy).
Trình bày thành phẩm
Những miếng mực ngọt thịt, giòn giòn cùng với hương thơm từ cần tây, tỏi tây mang lại một phong cách riêng, hương vị riêng, chắc chắn bạn nên thử món ăn thơm ngon này.
Mẹo thực hiện món ăn thành công
Dùng mực lá sẽ ngon hơn mực ống. Mực lá thịt dày và ngọt thịt hơn mực ống.
Không dùng hành khô khi chế biến món ăn này.
Trước khi xào có thể ướp mực trước với hạt nêm, bột canh và hạt tiêu để mực ngấm gia vị.
Món ăn này không nên xào quá kỹ. Cần tây, tỏi tây xào, hành tây xào kỹ sẽ bị nhũn và giảm vị thơm. Mực xào kỹ sẽ bị dai, quắt.
Ngoài cần tây, tỏi tây bạn có thể sử dụng các loại rau củ khác như: cà rốt, su hào, cà chua nếu thích.êm thêm gia vị, các nguyên liệu chín tái thì đổ mực vào đảo cùng rồi trút ra đĩa ngay.
Trên đây là những cách làm món mực xào thơm ngon mà bạn có thể tự làm tại nhà được đấy. Chúng tôi xin chào và hẹn g���p lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Cách làm món mực xào thơm ngon đơn giản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-muc-xao/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Nhẫn phong thủy và ý nghĩa khi đeo nhẫn
Nhẫn phong thủy không chỉ để đeo cho đẹp, mà nó còn có những ý nghĩa phong thủy vô cùng thú vị đấy. Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu về nhẫn phong thủy và ý nghĩa của nó nhé.
Đeo nhẫn ở tay nào?
Với người chưa kết hôn nên đeo nhẫn theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” tức là với nam giới thì tay trái là đại diện cho bản thân còn tay phải đại diện cho người yêu, người vợ. Với nữ giới thì ngược lại, tay phải đại diện cho bản thân và tay trái đại diện cho người yêu, người chồng.
Đối với những người đã kết hôn thì áp dụng nguyên tắc “nam hữu, nữ tả”, ngược lại với nguyên tắc trên.
Vì vậy mà nếu bạn là nam giới chưa kết hôn thì nên đeo nhẫn ở tay trái, còn nếu đã kết hôn thì nên đeo nhẫn ở tay trái. Nữ giới thì ngược lại, chưa kết hôn nên đeo tay phải để mang lại may mắn cho bản thân, còn khi đã kết hôn thì đeo tay trái để mang lại vận khí tốt cho chồng mình.
Đeo nhẫn theo ngũ hành ngón tay
Theo phong thủy, đeo nhẫn ở tay trái là mong chờ sự may mắn, đeo nhẫn tay phải là đặt hy vọng vào các mối quan hệ giữa người với người.
Đeo nhẫn ở ngón cái để tăng vận thế và uy quyền
Ngón cái tượng trưng cho mệnh Mộc. Người đeo nhẫn ở ngón cái thường là những người độc lập, mạnh mẽ, dám thách thức bất kì thử thách nào. Đây có thể là người lãnh đạo tốt nhưng sẽ khó tìm được tình cảm chân thật khi cần.
Theo người xưa, ngón cái đại diện cho vật chất và uy quyền. Đó cũng là lý do mà ngày xưa vua chúa, quý tộc thường đeo nhẫn ngón cái.
Do đó, nếu bạn muốn tăng vận thế và uy quyền của bản thân thì hãy đeo nhẫn ở ngón cái.
Đeo nhẫn ở ngón trỏ để thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến
Ngón trỏ tượng trưng cho hành Hỏa, đeo nhẫn ở đây bạn sẽ trở nên có nhiều tham vọng với năng lực của bản thân. Bạn có cách suy nghĩ của riêng mình và không ngại nói cho người khác biết điều đó.
Trên bàn tay, ngón trỏ đại diện cho địa vị, công việc, sự nghiệp và học vấn. Bạn hãy đeo nhẫn ngón trỏ nếu muốn thăng chức, tăng lương hay chuẩn bị cho một kì thi quan trọng do đeo nhẫn ngón trỏ có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp, học hành thuận lợi.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng ngón trỏ là vị trí tốt để khai vận tình yêu. Đeo nhẫn ngón trỏ tức là bật đèn xanh cho đối phương đồng thời kích thích vận đào hoa của bản thân.
Đeo nhẫn ngón giữa để khai vận và duy trì hạnh phúc
Ngón giữa đại diện cho hành Thổ, nếu bạn đeo nhẫn ngón này bạn là người rất coi trọng gia đình và bạn bè.
Ngón giữa chính là vị trí trung tâm của bàn tay, có ý nghĩa tụ hợp. Đeo nhẫn ở ngón này giúp bạn hấp thu năng lượng, tập hợp sức mạnh tăng cường vận may trong mọi phương diện cuộc sống.
Bên cạnh đó, ngón này còn tượng trưng cho sự bình ổn. Vì vậy đeo nhẫn ngón giữa giúp bạn duy trì niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Đeo nhẫn áp út để chiêu tài
Ngón áp út tượng trưng cho hành Kim đồng thời cũng tượng trưng cho người bạn đời của bạn. Đeo nhẫn ở ngón này có nghĩa là bạn đang đặt hy vọng vào điều bạn mong muốn bằng cả con tim.
Theo phong thủy, ngón áp út là vị trí tụ tài tốt nhất. Đeo nhẫn ở ngón này sẽ gặp nhiều điều may mắn về tiền bạc và tài lộc.
Tuy nhiên, theo một vài quan điểm đây là ngón tay đeo nhẫn cưới, nếu đeo nhẫn ở ngón này có thể sẽ khiến bạn bị lỡ mất cơ hội kết thân với người khác giới. Do đó, những người độc thân nên sử dụng những loại nhẫn có hình dạng khác nhẫn cưới để không bị lỡ mất tình duyên.
Đeo nhẫn ngón út để tăng vận quý nhân
Ngón út là biểu tượng của hành Thủy, đeo nhẫn ở ngón này giúp bạn có thể thân thiết với mọi người bất kể tầng lớp nào.
Có một số quan niệm cho rằng đeo nhẫn ở ngón út là biểu hiện của người đã ly hôn. Tuy nhiên, theo phong thủy, ngón út đại diện cho vận quý nhân hỗ trợ chủ nhân trong các mối quan hệ với người khác. Vị trí đeo nhẫn này cũng mang lại nhiều phúc khí cho người đeo.
Xem thêm: Ý nghĩa của thác nước phong thủy
Đeo nhẫn theo ngũ hành của nhẫn
Nhẫn thuộc Kim
Nhẫn thuộc Kim là những nhẫn có hình dạng tròn, nhẫn trơn không có mặt lồi. Trên thân nhẫn có thể gắn những viên đá quý có hình tròn màu trắng hoặc vàng. Nhẫn được làm bằng vàng tây, bạch kim, bạc thiết kế đơn giản với màu trắng hoặc vàng. Nhẫn thuộc hành Kim hợp với những người mệnh Thủy.
Nhẫn thuộc Mộc
Nhẫn thuộc Mộc thường có dạng tròn được cách điệu với nhiều đường nét uốn lượn, vặn chéo hay hình chữ nhật, mặt lồi của nhẫn thường được thiết kế thành hình tròn, bầu dục hoặc hình chữ L và được nạm những viên đá quý. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu xanh. Nhẫn này hợp với những người mệnh Hỏa.
Nhẫn thuộc Thủy
Nhẫn thuộc Thủy có dạng hình tròn được cách điệu với nhiều đường uốn lượn, thân nhẫn mảnh khảnh có thể có dạng hình chữ S, mặt lồi của nhẫn có hình tròn, bầu dục và có nạm những viên đá quý màu xanh tím, xanh đen, lục và đen. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu sẫm. Nhẫn này hợp với người mệnh Mộc.
Nhẫn thuộc Hỏa
Nhẫn thuộc Hỏa thường có hình dạng nhọn, đường nét nhô cao, thân nhẫn có thể cắt chéo cạnh có thể dạng chữ V, mặt lồi của nhẫn được thiết kế hình tam giác, đa giác và nạm những viên đá quý màu hồng, đỏ hoặc da cam. Nhẫn này hợp với người mệnh Thổ.
Nhẫn thuộc Thổ
Nhẫn thuộc Thổ có dạng hình vuông, được cách điệu với những đường nét vuông vắn, thân nhẫn có thể là hình vuông có thể là hình chữ T, mặt lồi của nhẫn được thiết kế thành hình vuông, hình chữ nhật và nạm những viên đá quý màu vàng. Trên thân nhẫn có thể gắn những viên đá quý màu vàng, xám , ghi. Nhẫn này hợp với người mệnh Kim.
Trên đây là bài viết về nhẫn phong thủy và ý nghĩa khi đeo nhẫn. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Nhẫn phong thủy và ý nghĩa khi đeo nhẫn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/nhan-phong-thuy/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Tìm hiểu ý nghĩa và bài văn khấn đền Thánh Mẫu
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì; có ý nghĩa như thế nào? Và bài văn khấn đền Mẫu như thế nào? Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn xem ngày đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Lễ vật và cách cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Hạ lễ sau khi lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Xem thêm: Tìm hiểu bài văn khấn thanh minh
Văn khấn đền Tam Tòa Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Trên đây là ý nghĩa và bài văn văn khấn đền Tam Tòa Thánh Mẫu đầu năm. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau
Bài viết Tìm hiểu ý nghĩa và bài văn khấn đền Thánh Mẫu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/van-khan-den-mau/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Tìm hiểu bài văn khấn thanh minh
Văn khấn thanh minh được dùng trong dịp tết Thanh Minh. Vậy bạn đã biết cách đọc văn khấn chưa. Nếu chưa hãy cùng với cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa Tết Thanh Minh
Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh
Sắm lễ cúng Thanh Minh
Lễ trong tiết Thanh Minh gồm có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả.
Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.
Văn khấn Tiết Thanh Minh
Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần thổ phủ nơi mộ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: ……………….. âm lịch
Tín chủ (chúng) con là:…………
Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của…………………..
Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Xem thêm: Bài văn khấn khi đi chùa đầu năm
Lễ vong linh ngoài mộ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hương linh………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo…)
Hôm nay là ngày. . ………….
Nhân tiết:……………………..
Tín chủ (chúng) con ……….
Ngụ tại:………………………
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh . . ……..Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
Trên đây là bài viết về văn khấn thanh minh dành cho những ai chưa biết. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Tìm hiểu bài văn khấn thanh minh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/van-khan-thanh-minh/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Ý nghĩa của thác nước phong thủy
Thác nước phong thủy nếu đặt trong nhà sẽ có ý nghĩa như thế nào? Và nên đặt ở hướng nào trong nhà? Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Ý nghĩa của thác nước phong thủy
Thác nước phong thủy tượng trưng cho nguồn năng lượng nước, là yếu tố phong thủy mang lại sự tốt lành, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ.
Thác nước phong thủy dựa trên nguyên tắc cơ bản của phong thủy đó là vạn vật trên thế gian khi sinh ra đều chịu sự tác động của Ngũ hành, bao gồm: Hành Kim, hành Mộc, hành Thủy, hành Hỏa, hành Thổ. Đồng thời, mọi vật chất, sinh vật trên thế gian đều có sự tương trợ lẫn nhau, tương sinh tương khắc gắn kết với nhau. Trong Ngũ hành, quan hệ tương sinh của vạn vật là: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Quan hệ tương sinh tồn tại song song với quan hệ tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Đây là hai mối quan hệ gắn kết vạn vật trong Ngũ hành mà chúng ta cần nắm rõ để tận dụng điểm tốt, đồng thời tìm cách khắc nhược điểm. Nếu biết cách dung hòa vạn vật, con người có thể nhận được may mắn, vinh hoa và an lành. Đây chính là điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý để phát huy được tác dụng của thác.
Trong phong thủy, thác nước còn là biểu trưng cho quy luật quan hệ khép kín và vĩnh hằng. Những dòng nước chảy tuần hoàn không ngừng cũng nói lên điều này. Thông thường, khi chế tác thác nước, người ta sử dụng 5 viên đá ngũ sắc, tượng trưng cho 5 trạng thái, 5 vật chất, 5 ràng buộc tất yếu trong thuyết âm – dương với mong muốn cầu an lành cho gia đình.
Hơn nữa, sau một ngày làm việc vất vả, nếu được lắng nghe tiếng nước chảy róc rách thì con người sẽ cảm thấy thư thái hơn, mọi căng thẳng sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả.
Xem thêm: Tác dụng và ý nghĩa của đồ đồng phong thủy
Hướng đặt thác nước phong thủy
Trong phong thủy, hướng đặt thác nước vô cùng quan trọng, bởi có những hướng đặt mới sinh ra vượng khí, trong khi có những hướng đặt lại gây ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Để phát huy được tác dụng của thác nước phong thủy, bạn cần hiểu được ý nghĩa của từng phương hướng như sau:
Hướng Bắc
Theo Ngũ hành, hướng Bắc thuộc hành Thủy, tượng trưng cho sự nghiệp. Do vậy, những người đang mong muốn sự nghiệp, con đường danh vọng phát triển thì nên đặt thác nước phong thủy ở hướng Bắc. Dòng nước chảy sẽ tạo ra sinh khí tốt, tạo sự thuận lợi cho sự nghiệp và con đường danh vọng của gia chủ.
Hướng Nam
Theo Ngũ hành, hướng Nam thuộc hành Hỏa, đại diện cho thanh danh. Vì vậy, hướng nay rất kỵ nước. Việc đặt thác nước ở hướng Nam không những không có lợi mà còn gây ảnh hưởng đến thanh danh của gia chủ, khiến con đường thăng tiến bị trì trệ bởi nước sẽ xung khắc, dập tắt lửa (theo quan hệ tương khắc trong Ngũ hành).
Hướng Đông
Trong phong thủy, hướng Đông thuộc hành Mộc, tượng trưng cho sức khỏe, hạnh phúc. Do vậy, nếu mong muốn sức khỏe dồi dào, tránh được bệnh tật, gia đình hạnh phúc thì bạn nên đặt thác nước ở hướng này. Khi đó, nước kết hợp với cây xanh sẽ tạo ra sinh khí tốt giúp cơ thể con người luôn khỏe mạnh, vui vẻ, gia đình hòa thuận.
Hướng Đông Nam
Theo Ngũ hành, hướng Đông Nam thuộc hành Mộc, tượng trưng cho vận khí tài lộc. Việc đặt thác nước phong thủy ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc sẽ phát huy được sức mạnh của yếu tố nước (Thủy) khi kết hợp với cây xanh (Mộc) tạo ra nguồn sinh khí dồi dào giúp thúc đẩy tài lộc và sự giàu có.
Lưu ý khi đặt thác
Thác nước phong thủy có thể được đặt ở các vị trí khác nhau như trong nhà, treo tường, đặt bàn hoặc ở ngoài vườn. Tuy nhiên, không nên đặt thác nước trong phòng ngủ vì đây là không gian nghỉ ngơi, cần sự tĩnh lặng. Tiếng nước chảy róc rách sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc, tạo cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của gia chủ.
Bạn nên sử dụng thêm các chất liệu như pha lê, đá, bài trí thêm cây xanh, ánh sáng để khu vực thác nước thêm sinh động hơn và làm tăng thêm lợi ích mà thác nước mang lại.
Bạn cũng nên chú trọng đến cảnh quan xung quanh thác nước, tránh để cảnh quan trơ chọi, để nước bị vẩn đục, tù đọng hoặc vương vãi ra ngoài vì sẽ làm tà khí phát sinh.
Có thể sử dụng thác nước phong thủy để khắc phục sự mất cân bằng trong kiến trúc, chẳng hạn như đặt thác nước ở các góc xấu trong nhà.
Lựa chọn thác nước phong thủy
Khi chọn mua thác nước phong thủy, bạn nên chọn những loại có chất lượng tốt, mô-tơ chạy êm, không gây ra tiếng ồn để tránh ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, nên chọn những thác nước có thiết kế đơn giản để tiện cho việc lau chùi, bảo quản.
Trên đây là ý nghĩa cũng như cách bày trí thác nước phong thủy trong nhà để giúp mang lại may mắn cho bạn. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Ý nghĩa của thác nước phong thủy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/thac-nuoc-phong-thuy/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món bò bít tết thơm ngon
Bò bít tết là một trong những món ăn sang trọng của phương Tây, miếng thịt to mềm, khi thái ra thì vẫn còn màu hồng của thịt. Vậy bạn đã biết cách làm món bò bít tết này chưa? Nếu chưa, các bạn hãy cùng tìm hiểu cách làm món này với Tin Gốm Sứ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
500g thịt bò ngon
45ml dầu hạt cải
15ml rượu vang đỏ
Muối và hạt tiêu vừa đủ
4 củ khoai tây, 4 quả trứng
1 củ tỏi, 1 củ gừng, nước vắt của một quả chanh
Lưu ý khi chọn thịt bò
Có 3 phần thịt mà chị em có thể chọn để làm bò bít tết là thịt thăn nội, thịt thăn ngoại và thịt thăn vai trong đó, thăn nội có thể được xem là phần ngon nhất của một con bò. Thịt thăn nội được cắt ra từ phần lưng phía trong của bò, đặc biệt là ở phần cuối thắt lưng. Loại thịt này rất thích hợp để chế biến món bít tết dày.
Còn thăn ngoại cũng là một loại thịt mềm để làm các món nướng.
Thăn vai là thăn phi lê có xương hình chữ T.
Cách làm thịt bò bít tết
Bước 1: Sơ chế thịt bò
Thịt bò rửa sạch, thấm khô. Thái miếng dày khoảng 1.5-2cm.
Cắt bỏ phần mỡ, gân thịt bò nếu có.
Dùng búa chuyên dụng hoặc có thể dùng một chiếc chảo gang đập dập miếng bò, với cách này  thịt bò mềm hơn khi nấu.
Bước 2: Cách ướp bò bít tết
Thịt bò sau khi được làm mềm sẽ được ướp với 2 thìa nước ép tỏi và gừng. Như thế khi chiên thì sẽ ko bị cháy tỏi.
Rắc muối và hạt tiêu vừa đủ lên miếng thịt bò.
Ướp bò bít tết trong vòng 30 phút
Xem thêm: Cách làm món khoai tây chiên thơm ngon tại nhà
Bước 3: Chiên khoai tây, trứng
Khoai tây được chiên chín vàng, vớt ra giấy thấm khô, trứng ốp chín tới
Bước 4: Chiên tỏi
Tỏi bóc vỏ, thái thành các lát mỏng. Nếu tỏi có lõi xanh thì bỏ lõi đi nhé.
Đun nóng dầu ăn trong chảo ở nhiệt độ trung bình thấp rồi cho tỏi vào xào cho đến khi tỏi có màu vàng nâu. Sau đó cho tỏi ra khăn giấy còn dầu chiên tỏi thì để riêng ra một bát.
Bước 5: Làm bò bít tết bằng chảo
Đun nóng chảo, đổ 1 chút dầu đã chiên tỏi vào. Khi chảo nóng nhưng chưa bốc khói, lúc đó dầu đã sẵn sàng để cho thịt bò vào.
Cho thịt bò vào, chiên thịt trong 1,5 phút. Không lật thịt hay di chuyển thịt trong thời gian này. Bạn có thể nhấn thịt nhẹ nhàng xuống để thịt nhanh khô. Sau đó, lật thịt và nấu thêm trong 1,5 phút. Nếu là thịt bò Kobe Mỹ thì chiên mỗi bên mặt thịt là 2 phút.
Bóp đều nước chanh và rượu vang lên hai miếng thịt. Cho thịt ra đĩa, để nguội bớt rồi thưởng thức với salad, khoai tây chiên và tỏi chiên mà bạn thích.
Bước 6: Cách làm nước sốt bò bít tết
Nguyên liệu: Tiêu đen: 20g; dầu hào: 1 thìa canh; rượu trắng: 1 thìa canh; tỏi: 3 tép; cà chua: 1 quả; gừng:  1 nhánh nhỏ; giấm ngon: ½ thìa cà phê; xì dầu: ½ thìa canh; bột năng: 1 thìa cà phê; đường: ½ thìa cà phê; dầu ăn: 2 thìa cà phê.
Cách làm: Tiêu đen bạn đem giã nhỏ vừa phải. Cà chua rửa sạch, bóc bỏ vỏ rồi thái hạt lựu. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng: cạo sạch vỏ rồi thái sợi
Chuẩn bị một bát con, sau đó cho dầu hào, đường, xì dầu, rượu, giấm vào bát và khuấy tan hỗn hợp. Cuối cùng cho bột năng vào khuấy đều nữa là được.
Bắc chảo lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào đun nóng, rồi cho tỏi băm và gừng thái sợi vào và phi thơm. Tiếp đến bạn cho cà chua vào, xào đến khi chín thì mới cho tiêu giã vào. Giờ thì chỉ cần cho hỗn hợp đã trộn ở trên vào, khuấy đều. Hạ nhỏ lửa lại và tiếp tục nấu cho đến khi bạn thấy nước sốt có dạng sánh là bạn đã có phần nước sốt ngon tuyệt vời rồi đấy.
Lưu ý về thành phẩm
Bít tết bò có màu nâu đỏ, hơi xém cạnh bắt mắt.
Phần bên trong thịt chín tới, mềm, không dai, thịt có vị ngọt tự nhiên của thịt bò
Ăn kèm với khoai tây, trứng có thể kèm bánh mỳ
Trên đây là cách làm món bò bít tết thơm ngon tại nhà mà bạn có thể thực hiện được. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bìa viết sau.
Bài viết Cách làm món bò bít tết thơm ngon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-bo-bit-tet/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Bài văn khấn khi đi chùa đầu năm
Bạn có thói quen đi chùa không? Nếu có thì bạn có nhớ được bài văn khấn khi đi chùa đầu năm không? Nếu chưa nhớ thì bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cách sắm sửa lễ đi chùa đầu năm
Việc sửa soạn, sắm lễ vật để đi lễ chùa đầu năm đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn nhưng thường chỉ đơn giản gà, giò, chả, rượu, trầu cau… cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ nếu xây riêng của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
Hoa tươi lễ phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.
Cách bày lễ ở các ban
Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gòm 5 món: hương – nến – hoa – quả – nước.
Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo.
Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả để ở ban Đức Ông.
Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong… tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.
Về thắp hương thì có thể thắp 3 nén nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn.
Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất.
Thậm chí nếu không muốn cầu kỳ chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo.
Xem thêm: Tìm hiểu bài văn khấn gia tiên
Văn khấn thì khi đi lễ chùa đầu năm
Phật tử nên sử dụng các bài văn khấn để hồi hướng cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc,  người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu Phật pháp như sau:
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt):
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, bình an trong cuộc sống.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn đi chùa cầu bình an ở ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con cùng gia đình, nguyện được mạnh khỏe, bình an,…
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng
“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm
Hay dù chỉ thấy bức chân dung,
Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,
Thoát mọi hung tai, được cát tường”.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).
Trên đây là bài văn khấn khi đi chùa đầu năm. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Bài văn khấn khi đi chùa đầu năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/van-khan-di-chua-dau-nam/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món khoai tây chiên thơm ngon tại nhà
Khoai tây chiên được xem là một trong những món ăn vặt quen thuộc trong mỗi gia đình. Vậy bạn đã biết cách làm món khoai tây chiên này chưa? Nếu chưa, các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cách làm món khoai tây chiên giòn rụm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
500g khoai tây tươi, loại củ to
Ít bơ lạt
500ml dầu ăn
Giấy thấm dầu
Muối, đường, tương ớt
Xốt mayonnaise, bột phô mai (tùy thích)
Dụng cụ: Bếp, rổ đựng, chảo chống dính, sạn lỗ inox,…
Cách thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Cho chút muối pha vào nước lạnh. Khoai tây gọt sạch vỏ ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút để khoai không bị thâm. Khoai ngâm xong rửa sạch với nước lạnh, vớt ra rồi cắt theo hình dạng tùy thích. Bạn có thể cắt hình dài như ngón tay để khoai dễ chín và giòn hơn.
Cho khoai vào nồi luộc với 1 nhúm muối nhỏ, thêm chút đường và khi chín tới thì vớt ra để ráo nước. Sau đó ngâm ngay vào nước lạnh trong khoảng 5 phút. Bước luộc khoai này sẽ giúp cho món khoai tây chiên giòn hơn, chiên nhanh hơn và không bị dai và ỉu khi nguội. Tuy nhiên bạn không nên luộc chín quá để tránh khoai bị nát.
Chiên khoai tây
Đổ dầu vào chảo đun lên cho đến khi nóng già thì chỉnh lại lửa nhỏ, cho thêm chút bơ lạt vào chảo đun lên cho chảy. Cho khoai vào chiên trong dầu ngập, đảo nhẹ cho các mặt khoai chín vàng đều. Khi thấy khoai vàng ruộm chín, bạn dùng vá l�� vớt ra rổ có lót giấy thấm dầu cho ráo dầu.
Hoàn thành và thưởng thức món ăn
Chờ cho khoai bớt nóng, sờ thấy còn ấm ấm là có thể thưởng thức. Chuẩn bị thêm tương ớt và xốt mayonnaise để ăn cùng.
Xem thêm: Cách làm món kho quẹt thơm ngon đơn giản
Một số điều cần lưu ý khi chiên khoai tây tại nhà
Làm thế nào để chọn khoai tây ngon?
Chọn khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, phần vỏ nhẵn là những củ khoai tây tốt, ăn ngon.
Khoai tây vàng sẽ ngọt thơm hơn so với khoai tây ngả màu trắng.
Không nên chọn những củ khoai có phần da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm vì khoai này đã để lâu và bị héo, không còn nhiều dinh dưỡng và độ ngọt. Ngoài ra, bạn không nên mua những củ có vết lõm, tuy không sâu bệnh hay bị hỏng nhưng sẽ làm khó cạo hoặc gọt vỏ, khi cắt khoai không đẹp mắt. Những củ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc mọc mầm rất độc hại cho sức khỏe.
Sơ chế khoai tây
Để bánh khoai tây chiên được giòn ngon hơn bạn nên học cách sơ chế khoai tây dưới đây nhé:
Cạo hoặc làm sạch khoai tây, khoét bỏ mắt, sau đó cắt khoai tây thành những thanh dài bằng ngón tay. Ngâm khoai trong nước muối pha loãng cho khoai ra hết nhựa và không bị thâm đen.
Cho nồi nước nhỏ lên bếp đun sôi, cho thêm chút muối vào đun cùng rồi trụng sơ khoai tây trong khoảng 30 giây – 1 phút, vớt khoai ra để ráo nước.
Cho khoai vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi chiên sẽ làm khoai giòn hơn.
Trên đây là cách làm món khoai tây chiên giòn ngon tại nhà mà bạn có thể tự làm được đấy. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Cách làm món khoai tây chiên thơm ngon tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-khoai-tay-chien/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Tác dụng và ý nghĩa của đồ đồng phong thủy
Đồ đồng phong thủy mang một thiết kế tinh xảo, và có một chất lượng cao. Vậy đồ đồng có tác dụng như thế nào? Và ý nghĩa của những sản phẩm đó là gì? Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Tác dụng của đồ đồng phong thủy
Đồ đồng phong thủy đem đến hai tác dụng nổi bật, một là trưng bày làm đẹp thêm cho không gian ngôi nhà, hai là đem tới ý nghĩa cầu chúc tốt lành cho chủ nhà.
Những sản phẩm đồ đồng phong thủy với kích thước nhỏ phù hợp để trang trí trên bàn làm việc, phòng khách, để trên xe ô tô… Chúng thường được đúc bằng đồng nguyên khối, chạm trổ tỉ mỉ, có tính mỹ thuật cao. Một số sản phẩm được mạ vàng phong thủy giúp cho không gian sống trở nên sang trọng, cổ điển và quý phái.
Đồ đồng phong thủy có thể chọn làm món quà biếu cấp trên hoặc người lớn tuổi trong gia đình, vừa sang trọng vừa thể hiện được thành ý.
Một số ý nghĩa cơ bản của nó là cầu tài, cầu an, cầu công danh, cầu sức khỏe và giảm thiểu vận xui cho gia chủ.
Gợi ý lựa chọn đồ đồng phong thủy theo ý nghĩa từng sản phẩm
Đồ đồng phong thủy thường chạm trổ theo những hình linh vật, ấn tín, con giáp hoặc cây tài lộc. Mỗi sản phẩm đồng phong thủy lại đem đến những ý nghĩa khác nhau.
Đồ theo con giáp
Gia chủ tuổi gì thì nên lựa chọn sản phẩm là con giáp tuổi của chính mình hoặc tam hợp với tuổi. Tương tự khi chọn tượng đồng mạ vàng phong thủy làm quà biếu cũng cần lưu ý tránh chọn những con giáp xung khắc với tuổi của người được tặng.
Mười hai con giáp được chia thành bốn bộ tam hợp lần lượt là Thân – Tý – Thìn, Dần – Ngọ – Tuất, Tỵ – Dậu – Sửu và Hợi – Mão – Mùi. Tương tự cũng chia thành ba bộ tứ hành xung gồm Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, Tý – Ngọ – Mão – Dậu và Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
Xem thêm: Cách đặt tên con theo phong thủy ngũ hành
Cầu tài lộc
Tỳ hưu: Theo truyền thuyết xưa thì con tỳ hưu chỉ có miệng mà không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không thải ra, mang ý nghĩa chiêu tài và giữ tài lộc điển hình. Các gia đình buôn bán hầu hết đều có thờ tượng tỳ hưu hoặc đeo trang sức tỳ hưu để cầu buôn may bán đắt.
Cóc: Tượng đồng hình con cóc ngậm đồng tiền cũng mang ý nghĩa cầu tài giống như tỳ hưu.
Cây kim tiền: Tượng cây kim tiền sai trĩu những đồng tiền đúc cũng là vật phẩm phong thủy cầu tài lộc ý nghĩa.
Đồ đồng cầu công danh
Ấn rồng bằng đồng: Ấn tín đóng dấu l�� biểu tượng của quan tước thời phong kiến, có ý nghĩa cầu danh, thăng tiến hoạn lộ rất tốt.
Thuyền: Tượng đồng hình con thuyền dong buồm ra khơi mang ý nghĩa cầu chúc công danh thuận buồm xuôi gió.
Đồ đồng cầu phúc
Tượng phật bằng đồng: Mang đến ý nghĩa thanh tịnh, yên ổn và tăng đức, tăng thiện cho gia chủ.
Trên đây là những món đồ đồng phong thủy, cũng như tác dụng và ý nghĩa của chúng. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Bài viết Tác dụng và ý nghĩa của đồ đồng phong thủy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/do-dong-phong-thuy/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách đặt tên con theo phong thủy ngũ hành
Được đặt một cái tên hay và ý nghĩa sẽ giúp mang lại niềm hãnh diện, may mắn cho con bạn. Vậy nên đặt tên con như thế nào để hợp phong thủy. Các bạn hãy cùng với TIN GỐM SỨ tìm hiểu trong bài viết “Đặt tên con theo phong thủy ngũ hành” dưới đây nhé.
Vì sao nên đặt tên cho con theo phong thủy ngũ hành?
Chắc hẳn các ông bố bà mẹ đều biết ngũ hành có mối quan hệ tương sinh  tương khắc lẫn nhau. Tùy theo thứ tự, cách sắp xếp và phát âm, khi đặt tên cho con trai thì mỗi cái tên, mỗi chữ, mỗi nét đều chứa đựng một ý nghĩa ngũ hành riêng. Khi đặt tên cho con trai năm Kỷ Hợi, ngũ hành trong tên của bé phải được sinh ra từ ngũ hành của họ. Hoặc ngược lại, ngũ hành của tên cũng phải sinh ra được ngũ hành của họ. Được như vậy, bé cưng sẽ nhận được nhiều hồng phúc và sự che chở tuyệt đối của của cả dòng họ. Ví dụ: Theo tính toán của các chuyên gia phong thủy, họ Nguyễn thuộc mệnh Mộc. Do đó, để kỳ vọng bé yêu sẽ làm vang danh dòng họ thì bố mẹ nên đặt cho bé những cái tên thuộc mệnh Thủy (vì thủy sẽ sinh mộc) hoặc mệnh Hỏa (vì mộc sẽ sinh hỏa). Đặc biệt, bố mẹ cần tránh tuyệt đối tên cho bé thuộc 2 hành là Kim và Thổ (vì 2 hành này xung khắc với họ Nguyễn, là điềm cực kỳ xấu) để đặt tên cho bé trai. Năm 2020 chính là năm Kỷ Hợi, những bé sinh vào năm này sẽ mang mệnh Mộc (Bình địa Mộc  Gỗ ở đồng bằng). Mệnh Mộc có nghĩa là cây cối, hoa lá, là sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển của vạn vật cũng như trời đất. Muốn đặt tên cho con trai sinh năm 2020 theo ngũ hành, phong thủy thì bố mẹ nên lưu ý tới những cái tên có ý nghĩa thiên về các loài thực vật, cỏ cây, hoa lá,… để mang lại cho con yêu thật nhiều may mắn, thuận lợi và hanh thông. Ví dụ như: Tùng, Bách, Thông, Lâm, Nam, Dương,…
Những cách đặt tên con hợp phong thủy đang được ưa chuộng
Muốn đặt tên cho con trai 2020 hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy cần dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ngũ hành, bản mệnh của bé, những yếu tố tương sinh, tương khắc,… Cụ thể như sau: Đặt tên đep cho con trai cần hợp với mệnh của bé: Con trai sinh năm 2020 thuộc mệnh Mộc, thì những cái tên thuộc hàng cây cối, cỏ, hoa lá, màu xanh,… đều phù hợp đối với bé. Những tên bố mẹ nên đặt cho bé là: Minh Khôi, Bảo Lâm, Xuân Quang, Minh Tùng, Mạnh Trường, Trọng Quý, Xuân Bách,… Đặt tên cho con trai theo phong thủy ngũ hành: Theo như mệnh tương sinh thì Thủy sinh ra Mộc, bố mẹ có thể đặt tên cho con trai sinh năm 2020 theo hành Thủy để hỗ trợ một cách tốt nhất cho con. Đồng thời, có thể đặt theo hành Mộc với ý nghĩa mong muốn bé tự lập, tự cường. Những tên gọi hay, ý nghĩa thuộc hành Mộc có thể đặt cho con yêu, đó là: Tùng, Xuân, Nam, Bình, Bính, Quý, Khôi, Phương, Phúc,… Ngũ hành của bé tương khắc với Mộc là Kim, bố mẹ nên tránh những tên thuộc hành này, không dùng các nhóm màu đỏ, hồng, cam và tím. Đặt tên cho con trai theo tam hợp:
Tý, Hợi và Sửu thuộc vào “tam hội” nên những tên gọi con trai có liên quan, cùng ý nghĩa với tuổi Tý như bộ Khảm, Băng, Thủy, Bắc đều có thể đặt được. Những tên liên quan đến tuổi Sửu sẽ giúp cho bé tuổi Hợi nhận được sự trợ giúp đắc lực.
Hợi Mão  Mùi là “tam hợp” nên những tên gọi có bộ Mộc, Nguyệt, Mão, Dương,… cho bé trai đều rất hay và phù hợp.
Những tên hay, ý nghĩa theo tam hợp cho con trai tuổi Hợi mà cha mẹ nên đặt như: Giang, Hà, Quế, Hương, Khanh, Thiện, Thanh, Tuyền, Đông, Tùng, Nhu, Mạnh, Tự, Tân, Hàm, Dương, Hiếu, Lâm, Hải, Thái, Hạo, Nguyên, Bách, Nghĩa, Khương,…
Đặt tên cho con trai sinh năm theo tứ trụ:
Tứ trụ sẽ căn cứ vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của con trai để quy ra thành Ngũ Hành, trong đó bé thiếu hành gì thì sẽ được bổ sung thêm hành đó bằng tên.
Con trai sinh vào năm 2020 có thể bổ sung những chữ có bộ Tâm, bộ Nhục như Chí, Hữu, Tuệ, Dục, Ân, Thắng, Trung, Hằng, Từ, Huệ, Thanh,… đều có ý nghĩa rất tốt và phù hợp.
Khi đặt tên cho con trai ở nhà, cha mẹ cũng cần chú ý tránh những tên gọi dễ gây hiểu nhầm về giới tính, đặc biệt nên tránh những tên “phạm húy”, tên kỵ đối với ông bà tổ tiên. Mặt khác, cần tránh những tên gọi trùng với anh em, họ hàng gần.
Đặt tên cho con trai theo phong thủy năm 2020 như thế nào?
Con trai sinh vào năm 2020 là tuổi Kỷ Hợi thuộc mệnh Cấn (Thổ), quẻ Tây tứ mệnh. Ngũ hành của bé là Bình địa Mộc, tức là mệnh Mộc (Gỗ ở đồng bằng) có màu sắc tương sinh. Đồng thời, có những cái tên bố mẹ tuyệt đối tránh không đặt cho bé tuổi hợi như: Màu xanh lục, màu xanh da trời,… Còn những yếu tố khác thuộc về hành Mộc, màu sắc cũng thuận lợi cho bé trai sinh năm 2020 như: đỏ, hồng tím, cam, nâu,… vì chúng thuộc hành Hỏa. Màu sắc kỵ đối với bé tuổi hợi đó là màu xanh nước biển sẫm, màu xám, đen,… vì chúng thuộc hành Thủy nên cũng không tốt cho bé sinh năm Hợi (thuộc hành Mộc). Những cái tên hay cho con trai sinh vào năm 2020 mà bố mẹ có thể tham khảo, lựa chọn như sau:
Minh Triết: Con là người có trí tuệ xuất sắc, luôn sáng suốt.
Minh Quang: Chàng trai sáng sủa, thông minh, có tiền đồ rực rỡ, xán lạn.
Minh Khôi: Chàng trai sáng sủa, khôi ngô và tuấn tú.
Anh Minh: Người đàn ông thông minh và lỗi lạc, nhanh nhẹn lại vô cùng tài năng, hết sức xuất chúng.
Minh Khang: Mong con có một cuộc sống mạnh khỏe, dồi dào may mắn, tràn trề sức sống.
Minh Anh: Sự sáng sủa, rực rỡ. Chữ Anh vốn dĩ là sự tài giỏi, nhanh nhẹn, thông minh xuất chúng, sẽ càng trở nên sáng sủa hơn khi được kết hợp cùng với chữ Minh.
Minh Đức: Chữ Đức không chỉ được xem là đạo đức mà còn hàm chứa chữ Tâm. Tâm đức sáng sủa sẽ giúp cho bé luôn là một con người tốt đẹp, tài năng, giỏi giang, đức độ nên được nhiều người yêu mến.
Minh Quân: Con sẽ là nhà lãnh đạo sáng suốt, thông minh vô cùng trong tương lai.
Anh Dũng: Con sẽ luôn là người đàn ông cứng rắn, mạnh mẽ, có chí khí để tiến tới thành công.
Trung Kiên: Con sẽ luôn vững vàng, luôn có quyết tâm sắt đá và có chính kiến, thẳng thắn trong mọi việc.
Xem thêm: La bàn phong thủy – Cách xem hướng nhà bằng la bàn phong thủy
Cách đặt tên cho con trai 2020 theo họ “hot” nhất 2020
Đặt tên con trai họ Nguyễn 2020:
Nguyễn Hoàng Dương: Mong con sau này sẽ có cuộc sống sung sướng, giàu sang phú quý, tương lai tươi sáng và rạng ngời.
Nguyễn Nhật Dương: Chàng trai sẽ đạt được thành công vang dội như đại dương và chói sáng như mặt trời.
Nguyễn Gia Bảo: Con chính là bảo bối của gia đình.
Nguyễn Bình An: Hy vọng con trai sau này có một cuộc sống bình an.
Nguyễn Mạnh Hùng: Chàng trai mạnh mẽ, quyết đoán và đầy tham vọng.
Đặt tên cho con trai họ Trần ý nghĩa:
Trần Anh Dũng: Là người đàn ông mạnh mẽ, có chí khí để đi đến thành công.
Trần Bảo Khánh: Con như chiếc chuông quý giá, báu vật của gia đình.
Trần Ðức Tài: Vừa có đức, vừa có tài chính là điều mà hầu hết cha mẹ nào cũng mong muốn ở bé.
Trần Hữu Tâm: Sau này con sẽ là người có tấm lòng tốt đẹp, biết khoan dung độ lượng.
Trần Phúc Thịnh: Phúc đức của dòng họ, gia tộc ngày càng trở nên tốt đẹp.
Trần Đức Toàn: Người có đạo đức toàn vẹn, giúp người giúp đời.
Trần Mạnh Hùng: Chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm và quyết liệt.
Trần Ðức Thắng: Cái Đức sẽ giúp con yêu chiến thắng tất cả để đạt được thành công.
Đặt tên cho con trai họ Phạm:
Phạm Anh Minh: Chàng trai thông minh, lỗi lạc, có tài năng xuất chúng.
Phạm Hùng Cường: Người con trai mạnh mẽ và quyết đoán trong cuộc sống.
Phạm Gia An: Con đem đến sự bình yên, êm đềm cho gia đình.
Phạm Gia Phúc: Con là niềm hạnh phúc lớn lao của gia đình.
Phạm Đức Duy: Tâm đức sẽ luôn tỏa sáng mãi trong suốt cuộc đời con.
Phạm Việt Dũng: Chàng trai dũng cảm, thông minh và nổi trội.
Đặt tên cho con trai họ Lê:
Lê Quốc Bảo: Con không chỉ là báu vật mà còn là niềm hy vọng về sự thành đạt, danh vang khắp chốn.
Lê Quốc Trung: Có lòng yêu nước, thương dân, nhân từ, quảng đại bao la.
Lê Minh Quang: Tiền đồ của con sẽ sáng sủa, thông minh, rực rỡ.
Lê Gia Hưng: Con sẽ là người làm cho gia đình, dòng tộc hưng thịnh.
Lê Anh Tuấn: Đẹp trai, thông minh, lịch lãm.
Lê Trường An: Mong con luôn có một cuộc sống an lành, và may mắn sau này.
Lê Ngọc Minh: Con là viên ngọc sáng chói của cha mẹ và gia đình.
Lê Thiên Ân: Con chính là ân đức của trời cao dành cho gia đình.
Lê Mạnh Hùng: Chàng trai mạnh mẽ và quyết đoán.
Trên đây là cách đặt tên con theo phong thủy ngũ hành, giúp trẻ gặp được nhiều may mắn hơn trong cuộc sống. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.                  
Bài viết Cách đặt tên con theo phong thủy ngũ hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/dat-ten-con-theo-phong-thuy/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Tìm hiểu bài văn khấn gia tiên
Văn khấn gia tiên là một trong những phong tục có từ lâu đời ở nước ta. Vậy văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm là gì? Bài văn khấn như thế nào? Các bạn hãy cùng với Tin Gốm Sứ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm là gì?
Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:
Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì thế đây là những thời điểm thuận lợi để khấn tổ tiên giúp thần thức của người đã khuất thoát khỏi những phiền não và có thể tự do tới với cảnh giới an lạc và dễ dàng đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện và ước mong của con cháu. Cùng với sự đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện của con cháu, gia tiên sẽ phù hộ giúp gia đình an lành, thành đạt. Gia đình sẽ càng an vui, khỏe mạnh, hòa thuận hơn nếu gia chủ sắm cho mình sim phong thủy kích tình duyên, gia đạo. Sim phong thủy kích tình duyên, gia đạo như tăng sức mạnh sự phù hộ của gia tiên và luôn bên cạnh gia chủ như vật  phẩm may mắn bất cứ khi nào bạn cần.
Những lễ vật cần sắm cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ đơn giản chỉ là những đồ lễ như:
1 hũ rượu
1 lọ hoa tươi
1 đĩa quả tươi
1 cốc nước
Trầu, cau
Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên.
Xem thêm: Tìm hiểu bài văn khấn cúng cô hồn
Nghi th���c thực hiện cúng tổ tiên mùng 1 và ngày rằm
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:
Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,… Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.
Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.
Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân – quả.
Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.
Bài văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm
Lòng biết ơn, lời cảm tạ và mong muốn thường gửi gắm vào văn khấn gia tiên. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều văn khấn gia tiên khác nhau. Nếu bạn chưa thể biết đâu là bài chuẩn thì tham khảo bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm được các chuyên gia phong thủy của chúng tôi lựa chọn như sau: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. – Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ – Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ………….. Tín chủ con là ………………………………………….. …. Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: – Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. – Hương hồn Gia tiên nội, ngoại Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! Ngoài bài văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm còn có văn khấn gia tiên giỗ đầu, văn khấn gia tiên giỗ thường, văn khấn gia tiên khi cưới gả… Trên đây là văn khấn gia tiên cũng như bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.          
Bài viết Tìm hiểu bài văn khấn gia tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/van-khan-gia-tien/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món kho quẹt thơm ngon đơn giản
Một món ăn với nguyên liệu dễ tìm kiếm, không cầu kỳ và cách làm cũng vô cùng đơn giản, nhưng hương vị mà nó mang lại là rất khó quên… Và nó chính là món kho quẹt, một trong những món ăn nổi tiếng của người dân Việt Nam. Bạn đã biết cách làm món kho quẹt này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tham khảo cách thực hiện món này với Tin Gốm Sứ nhé.
Kho quẹt là gì?
Kho quẹt còn có tên gọi khác là mắm kho quẹt hay nước mắm kho quẹt, đây là món nước chấm dân dã của người miền Nam. Món ăn này có vị mặn của mắm, ngọt của đường, cay cay của ớt, vị the của tiêu, mùi thơm lừng của tỏi phi giòn rụm và kể cả vị béo béo của tóp mỡ. Kho quẹt thường có màu nâu hay vàng sẫm tùy vào cách nấu của mỗi gia đình. Món ăn này thường được dùng để chấm rau củ luộc hoặc chỉ ăn kèm với cơm trắng.
Cách làm món kho quẹt thơm ngon đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị
150g thịt ba chỉ
60g tôm khô
1/2 chén nước mắm
1/3 chén đường
Hành lá, hành tím, tỏi, ớt
Bắp cải, đậu bắp, cà rốt
Cách làm món kho quẹt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Tôm khô bạn đem ngâm với nước ấm cho nở mềm, rồi rửa sạch và vớt ra để ráo. Thịt ba chỉ bạn thái bỏ da, rửa sạch và cắt hạt lựu. Tỏi, hành tím bạn đem bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch và cắt nhuyễn. Bước 2: Kho thịt Bạn cho thịt ba chỉ cắt hạt lựu vào chảo, bật lửa to và đun sôi đến khi tóp mỡ ra dầu và vàng giòn là được, bạn tắt bếp, vớt tóp mỡ ra để riêng. Tiếp theo, bạn lấy bớt phần mỡ có trong chảo ra chén, để lại 1 lượng vừa đủ trong chảo. Sau đó, cho tỏi, hành tím vào phi thơm rồi cho tôm khô để ráo vào đảo đều cho đến khi săn lại và có mùi thơm. Bước 3: Tạo hỗn hợp nước mắm Bạn trộn hỗn hợp nước mắm và đường với nhau, khuấy đều, sau đó cho hỗn hợp vào nồi tôm khô. Nêm nếm cho vừa ăn, nếu quá mặn bạn có thể thêm nước để giảm độ mặn của món kho quẹt.
Xem thêm: Cách làm món gà hấp muối đơn giản
Bước 4: Thành phẩm kho quẹt Bạn tiếp tục đun nồi kho quẹt đến khi sôi, thì vặn lửa nhỏ đến khi nước kho sền sệt. Tiếp theo, bạn cho hết phần tóp mỡ, tiêu đã đập giập, ớt và thêm chút hành lá vào, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bước 5: Chuẩn bị rau củ để chấm Bắp cải, đậu bắp, cà rốt các bạn rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn sau đó đem luộc hoặc hấp cách thủy. Khi chín, các bạn gắp ra để vào đĩa riêng. Vậy là bạn đã hoàn thành món kho quẹt rồi đấy. Bạn chỉ cần chuẩn bị thêm cơm trắng hoặc một ít rau luộc ăn cùng. Chúc bạn thành công                
Bài viết Cách làm món kho quẹt thơm ngon đơn giản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-kho-quet-thom-ngon/
0 notes
tingomsu · 5 years ago
Text
Cách làm món gà hấp muối đơn giản
Gà hấp muối là một trong những món ăn vô cùng thơm ngon và dễ thực hiện, các bạn đã biết làm chưa. Nếu chưa thì các bạn hãy đọc bài viết cách làm món gà hấp muối này của Tin Gốm Sứ nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 con gà ta cỡ nhỏ dưới 1,5 kg
600g muối hột
10 củ sả, 2 củ gừng, 3 quả ớt, 100g lá chanh
Dụng cụ: Giấy bạc, nồi gang hoặc nồi đất
Lưu ý: Nên chọn gà ta trên dưới 1,5 kg dai dai một chút vì khi hấp thịt không bị bở và sẽ ngon ngọt hơn.
Cách làm món gà hấp muối
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Gà ta rửa qua nước sau đó xát muối và 1 chút gừng, rượu trắng đề khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch để khử mùi hôi và để ráo nước. Sả, gừng, ớt, lá chanh rửa sạch. Sả một phần đập dập và 1 phần băm nhuyễn, lá chanh cắt đôi. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái lát và băm nhuyễn. Rửa sạch nồi đế dày hoặc nồi gang, lau khô. Bước 2: Ướp gà Cho 1 thìa sả băm, gừng, ớt, lá chanh thái nhỏ, ½ thìa ớt, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột tiêu trộn đều nhau. Tùy vào khẩu vị ăn cay và mặn của mỗi người bạn cho lượt ớt và muối phù hợp để món ăn ngon nhất. Chà sát lên khắp phần thịt gà rồi để 20 phút cho ngấm gia vị. Cho một ít củ sả đập dập, lá chanh, lát gừng nhồi vào bụng gà để thịt gà thơm và ngon hơn.
Xem thêm: Cách làm món gà không lối thoát đơn giản
Bước 3: Hấp gà Để giữ nhiệt và tránh thịt gà cháy dính vào thành nồi bạn bọc xung quanh thành nồi một lớp giấy bạc rồi cho muối và dàn đều để muối phủ kín đáy nồi. Sau đó cho lớp sả và lá chanh lên trên lên trên bề mặt muối hột. Cho gà vào nồi trên lớp sả và lá chanh sao cho gà không tiếp xúc với muối để tránh bị mặn. Cho nốt phần sả và lá chanh còn lại phủ lên gà. Đậy kín nắp, bật bếp và bắt đầu hấp gà trong khoảng 20-30 phút. Khi hấp để lửa lớn trong 5 phút đầu cho nồi nóng rồi để lửa nhỏ dần hấp trong khoảng 20 đến 30 phút. Tắt bếp và để yên nồi hấp trên bếp trong khoảng 10 phút. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để làm món gà hấp muối bằng cách đổ lớp muối hột dày khoảng 1,5-2cm. Xếp lớp sả và chanh lên phía trên rồi đặt gà lên sao cho gà tránh tiếp xúc với muối. Đậy nắp nồi cơm, cắm điện, bật chế độ nấu trong khoảng 30 phút. Lưu ý: Món gà hấp muối sả tuyệt đối không cho nước vào hấp. Không nên dùng muối tinh đã nghiền nhỏ hay muối i ốt để hấp gà vì như vậy muối dễ ngấm vào thịt hơn, làm thịt mặn và mất vị Bước 4: Làm nước chấm gà Tùy vào từng sở thích từng người bạn có thể chấm thịt gà với muối tiêu hoặc nước mắm: Muối tiêu: Cho lượng muối vừa đủ ra bát nhỏ rắc ít tiêu bột, rắc ít lát ớt và lá chanh thái nhỏ rồi thêm nước cốt chanh loại bỏ hột. Nước mắm: Pha nước mắm với tỷ lệ bột ngọt, ớt băm, tiêu bột và lá chanh thái sợi.
Thưởng thức món gà hấp muối
Lấy thịt gà đã hấp chín chặt thành miếng vừa ăn. Khi ăn chấm cùng muối tiêu hoặc nước mắm tùy vào sở thích Thịt gà hấp muối giữ được vị ngọt dai tự nhiên dậy mùi thơm của sả và lá chanh, cay nồng của ớt, hương vị đậm đà giữ được nét đặc trưng.
Bí quyết làm món ăn ngon hơn
Thịt gà ta chọn gà hơi già và dai dai một chút khoảng 1,5kg còn tươi sống rồi sơ chế sạch sẽ khử được mùi hôi. Khi ăn có thể kèm theo các loại rau quế, sả, gừng, mùi… để dậy mùi và đỡ ngán Gà hấp muối ngon nhất là hấp trong nổi đất giữ được hương vị cổ truyền khiến thực khách mê mẩn ngay lần đầu thưởng thức. Trên đây là cách làm món gà hấp muối vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà đấy. Chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau                                  
Bài viết Cách làm món gà hấp muối đơn giản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tingomsu.com.
source https://tingomsu.com/cach-lam-mon-ga-hap-muoi/
0 notes