Tumgik
thephinh · 6 years
Link
Xe Tải KENBO Chiến Thắng là chiếc xe tải nhỏ nhẹ đạt tiêu chuẩn EURO4 cực chất lượng. Là dòng xe nhập khẩu Ấn độ, có kích thước phù hợp với những con đường nhỏ, hoặc vào phố đông dân cư. Tiết kiệm xăng, có trợ lực lái, điều hoà 2 chiều, cân bằng điện tử, so với các dòng xe nhỏ dưới 1 tấn khác như dongben, thaco thì kenbo là dòng xe duy nhất có trợ lực lái, khoang lái rộng mang lại cho lái xe một cảm giác thoải mái như xe con.
Tumblr media
0 notes
thephinh · 7 years
Link
0 notes
thephinh · 7 years
Link
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Giá tăng đồng lọt
Bà Trịnh Hoài Linh, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí nội thất Code Arch cho biết, công ty có thể chịu lỗ với những dự án đã ký hợp đồng xây dựng với khách hàng bởi giá thép hình đang tăng nhanh.
“Giá thép Việt Ý mác D10 đầu tháng 8 chỉ 11.970 đồng/kg, nhưng tới nay đã lên tới gần 15.000 đồng/kg. Thép Hòa Phát mác D12 đầu tháng 8 có giá 11.555 đồng/kg, giờ lên tới 15.000/kg. Việc tăng này tạo ra một gánh nặng cho công ty chúng tôi, bởi hiện giá cát đã tăng mạnh, giờ tới giá thép thì chủ thầu không thể nào có lời”, bà Linh nói.
Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại nhiều quận của TP.HCM cũng cho thấy giá thép tăng nhanh. Một đại lý thép tại đường Võ Văn Ngân (quận 9) cho biết, giá thép đang điều chỉnh bắt đầu từ ngày 12/8, hiện giá bán lẻ thép Hòa Phát và Việt Ý đều xấp xỉ 15.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá này chưa bao gồm công vận chuyển tới công trình xây dựng.
Mức tăng giá cũng diễn ra với loại thép ống, thép gai... Trong đó, thép gai hiện có giá 115.000 đồng/cuộn, tăng gần 20.000 đồng/cuộn so với tháng trước.
“Việc tăng này áp dụng toàn quốc, nhưng khác nhau, dao động từ 10.000 - 14.000 đồng/kg”, ông Lê Tuấn, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Quang Dũng tại đường Võ Văn Ngân nói.
Trước việc tăng giá này, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã liên hệ với đại diện nhiều hãng thép của Việt Nam để tìm hiểu, thì đều được xác nhận là có chuyện điều chỉnh giá thép.
“Tát nước theo mưa”?
Bà Hầu Thị Thiết, ngụ quận 2 (TP.HCM) cho biết, đang chuẩn bị xây nhà, nên đầu tháng 8 có đi khảo sát giá vật liệu xây dựng để căn chỉnh tiền xây nhà. Tuy nhiên, ngày 20/8, bà chính thức đi mua vật liệu xây dựng về tập kết chuẩn bị xây nhà thì “bật ngửa” khi giá thép đã tăng mạnh.
“Giá các mặt hàng thép xây dựng, cát xây dựng tăng cao ngoài dự kiến, chỉ có xi măng là ổn định giá bán. Chính vì vậy, tôi phải căn chỉnh lại chi phí tài chính, bởi nếu giá tăng vậy, số tiền tôi dành xây nhà sẽ thâm hụt rất nhiều”, bà Thiết nói.
Lý giải câu chuyện giá thép tăng mạnh trong tháng 8, giám đốc một siêu thị vật liệu xây dựng trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cho biết, là do tăng theo giá thế giới, bởi giá chào bán phôi thép thị trường thế giới tháng 7/2017 tăng khoảng 5 - 10 USD/tấn so với tháng 6/2017. Cụ thể, giá chào phôi thép CFR Đông Á khoảng 410 - 425 USD/tấn, giá chào phôi CIS khoảng 385 USD/tấn FOB Biển Đen.
Đồng quan điểm, đại diện Công ty Sắt thép xây dựng Quang Thắng cho biết, theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong tháng 7/2017, sản lượng sản xuất thép xây dựng ước đạt khoảng 780.000 tấn, tăng 24,1% so với cùng kỳ 2016 và tăng 7% so với tháng trước. Trong khi đó, sản lượng thép tiêu thụ ước đạt khoảng 740.000 tấn.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 7/2017, do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới, giá thép xây dựng tăng phổ biến ở mức 150 - 300 đồng/kg, tùy từng chủng loại, từng thương hiệu thép. Hiện giá bán tại các nhà máy chưa bao gồm chiết khấu, thuế giá trị gia tăng khoảng 10.000 - 12.300 đồng/kg đối với thép cuộn và khoảng 10.100 - 12.400 đồng/kg đối với thép cây.
“Ngoài ra, thị trường xây dựng Việt Nam cũng bắt đầu vào mùa, nhiều dự án bất động sản lớn được chủ đầu tư động thổ và người dân cũng tiến hành xây dựng nhiều để có nhà mới ăn Tết. Chính vì vậy, giá thép trong nước tăng là chuyện bình thường”, vị lãnh đạo Công ty Quang Thắng cho biết.
Một lý do nữa, theo Công ty Xây dựng Hòa Bình, còn do ảnh hưởng từ nước láng giềng Trung Quốc. Theo đó, giá thép Trung Quốc đang tăng cao bởi ngành thép nước này đang tái cơ cấu, các nhà máy gây ô nhiễm môi trường bị ngưng sản xuất, trong khi nhu cầu thép Trung Quốc tăng cao do đầu tư xây dựng hạ tầng tăng, khiến giá phôi thanh và thép cán nóng thế giới tăng mạnh kể từ tháng 5. Các nguyên liệu thượng nguồn như quặng sắt, than cốc và thép phế cũng tăng đáng kể.
Tuy nhiên, đánh giá về việc tăng giá thép những ngày qua, giới phân tích cho rằng, có biểu hiện của việc “tát nước theo mưa” của một vài doanh nghiệp thép và các đại lý.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA cho biết, do giá phôi thép, thép phế tăng mạnh và liên tục nên các nhà sản xuất phải điều chỉnh tăng giá thép hình thành phẩm để bù lại chi phí giá thành.
Hiện các nhà máy phía Bắc đã tăng giá 5 lần, mức tăng gộp là 1.100 đồng/kg trong tháng 8, từ mức 10.770 đồng/kg lên 11.870 đồng/kg. Các nhà máy phía Nam đã tăng giá 3 lần, mức tăng gộp từ 1.100 đồng/kg trong tháng 8. Hiện mức giá bán là 12.300 đồng/kg đến 12.700 đồng/kg.
“Dự báo, giá phôi sẽ giữ ở mức cao 12.100 đồng/kg đến 12.700 đồng/kg. Do vậy, giá thép thành phẩm sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong tháng 9 này”, ông Sưa dự báo.
Theo số liệu từ VSA, giá than mỡ luyện cốc tháng 9, nhập khẩu ở mức 210 USD/tấn, tăng khoảng 20 USD/tấn, tương đương 11% so với đầu tháng 8.
Giá thép phế liệu cũng ở mức cao 350-354 USD/tấn. Mức giá này đã tăng khoảng 40 USD/tấn so với mức giá giao dịch trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Thép phế nội địa tăng từ mức 6.350 – 6.550 đồng/kg lên mức 6.800 – 7.200 đồng/kg so với tháng 8.
Giá phôi giao dịch những ngày đầu tháng 9/2017 ở mức 540-545 USD/tấn, tăng 70 USD/tấn so với đầu tháng 8, tương ứng tăng 13%. Giá phôi nội địa tăng từ 10.500 đồng/kg lên 12.100 đồng/kg.
Thép cuộn cán nóng cũng ở mức 565 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn, tương ứng tăng 7% so v���i đầu tháng 8.
Trong 8 tháng năm 2017, sản xuất thép trong nước vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, đạt gần 13 triệu tấn, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2016; bán hàng thép các loại trong nước đạt gần 11 triệu tấn, tăng tương ứng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 7/2017, nhập khẩu thép các loại đạt hơn 11,6 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 6 tỷ USD, giảm 15% về lượng, nhưng tăng 17% về giá trị so với cùng kỳ 7 tháng 2016.
Xuất khẩu thép các loại đạt 2,98 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD, tăng 27% về lượng và 50% về giá trị so với cùng kỳ 2016./.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
ADC không áp thuế chống trợ cấp với nhôm ép và thép mạ kẽm là kết quả tích cực dành cho doanh nghiệp thép hình Việt Nam. Bộ Công Thương đánh giá, việc ADC kết luận chấm dứt điều tra, không áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong 02 vụ việc và không áp thuế chống trợ cấp với các sản phẩm này là kết quả tích cực dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là tiền lệ tích cực cho các vụ việc tương lai.
Trước đó, tháng 8 và tháng 10/2016, ADC đã lần lượt khởi xướng điều tra 2 vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với nhôm ép và thép mạ kẽm và mạ nhúng nóng nhập khẩu Việt Nam.
Trong vụ việc nhôm ép, Việt Nam bị cáo buộc đã trợ cấp cho doanh nghiệp trong 03 chương trình liên quan đến ưu đãi thuế. Sau khi điều tra, ADC xác định, 01 trong số 03 công ty của Việt Nam đồng ý hợp tác với ADC đã không nhận được ưu đãi nào từ các chương trình nêu trên. 02 doanh nghiệp còn lại và các nhà sản xuất/xuất khẩu khác có nhận được trợ cấp nhưng biên độ trợ cấp không đáng kể. Vì vậy, ADC quyết định chấm dứt điều tra vấn đề trợ cấp đối với Việt Nam.
Tại vụ việc thép mạ kẽm, Việt Nam bị cáo buộc đã trợ cấp cho doanh nghiệp trong 19 chương trình liên quan đến ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư, các chương trình hỗ trợ, chương trình xúc tiến thương mại. Sau khi điều tra, ADC xác định, các công ty của Việt Nam đồng ý hợp tác với ADC chỉ nhận được trợ cấp từ 03 trong số 19 chương trình nói trên, và lượng trợ cấp này là không đáng kể; mức độ trợ cấp dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác cũng không đáng kể. Vì vậy, ADC quyết định chấm dứt điều tra vấn đề trợ cấp đối với Việt Nam.
Đối với vấn đề điều tra chống bán phá giá, trong vụ việc thép mạ kẽm, nguyên đơn cáo buộc có tồn tại “tình hình thị trường đặc biệt” trong ngành thép mạ Việt Nam. Nguyên đơn cho rằng Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu chính để sản xuất thép mạ kẽm là thép cuộn nóng (HRC); trong khi đó, giá của HRC tại nước xuất khẩu, do được trợ cấp nên đã bị bóp méo (thấp hơn giá lẽ ra phải có). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu này nên giá thép mạ kẽm của Việt Nam cũng bị lệch lạc theo và cần được coi là “tình hình thị trường đặc biệt” tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi điều tra, Australia đã kết luận không tồn tại tình hình thị trường đặc biệt trong ngành thép mạ Việt Nam.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Chưa phải giải pháp đồng bộ
Sau thời gian áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời từ tháng 10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức với mặt hàng thép H nhập khẩu từ Trung Quốc, mã số HS 7216.33.00; 7228.70.10 và 7228.70.90.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là 5 năm, kể từ ngày có hiệu lực chính thức, tức là đến ngày 7/9/2022.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, thời gian qua có sự tồn tại hành vi bán phá giá của một số doanh nghiệp thép hình chữ H Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, cản trở và ảnh hưởng đến sự hình thành ngành sản xuất thép trong nước.
Trao đổi với Đất Việt, ông Tăng Hồng, Hội Khoa học kỹ thuật đúc luyện kim Việt Nam thừa nhận, hiện nay đang có sự chênh lệch về giá cả giữa các mặt hàng thép có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc và các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Theo ông Hồng, thời gian vừa qua tại Việt Nam, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thép gặp nhiều khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản do sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh được với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Ông Hồng dẫn chứng, trước đây, một sản phẩm ống thép của doanh nghiệp Trung Quốc đến công đoạn đóng gói giá trị khoảng 710.000 đồng.
Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được mức giá đó. Phôi chúng ta đúc ra còn sần sùi chưa tiện đã hơn 710.000 đồng.
"Do đó để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc rất khó, nhất là trong điều kiện môi trường tự do, người ta sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào bán rẻ hơn”, ông Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Hồng cho rằng biện pháp chống bán phá giá đối với thép chữ H có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc trong thời hạn 5 năm mà Bộ Công Thương áp dụng sẽ không phát huy hiệu quả và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước nếu chúng ta không có một giải pháp đồng bộ.
Bởi lẽ hiện nay theo ông Hồng, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc về cán trong nước hay như nhiều nhà máy thép Trung Quốc có trụ sở ở Việt Nam đang sản xuất với số lượng lớn cạnh tranh trực tiếp với các công ty thép trong nước.
“Chúng ta phải tìm hiểu xem vì sao có sự chênh lệch về giá cả như vậy. Lúc đầu chúng tôi cũng thắc mắc việc này nhưng về sau thì đã hiểu.
Thực tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc nhận được rất nhiều ưu đãi. Họ sản xuất thép ở Việt Nam nhưng được nhận trợ giá từ 17-30% từ chính phủ Trung Quốc.
Hơn nữa các doanh nghiệp FDI Trung Quốc khi đầu tư tại Việt Nam lại được hưởng rất nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, chính sách. Họ muốn thuế diện tích rộng để xây dựng nhà xưởng cũng dễ.
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế 10%, các điều kiện khác không mấy thuận lợi. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cảm thấy mệt mỏi và có cảm giác tủi thân. Như vậy là Việt Nam thua trên sân nhà. Doanh nghiệp trong nước sản xuất được tháng nào hay tháng ấy, năm nào hay năm ấy”, ông Hồng nhấn mạnh.
Từ phân tích trên, ông Hồng cho rằng nếu chỉ áp thuế chống bán phá giá với thép chữ H có nguồn gốc từ Trung Quốc mà không có những biện pháp tương tự với doanh nghiệp nước này hoạt động trong lĩnh vực thép tại Việt Nam thì các công ty Việt vẫn điêu đứng và chịu thiệt.
Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước
Theo nhận định của ông Tăng Hồng, ngành thép của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những thách thức. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi nhà nước hiện nay chưa có 1 chính sách đặc thù và ưu đãi riêng cho lĩnh vực thép thì các doanh nghiệp trong nước sẽ càng khó cạnh tranh với thép giá trẻ của Trung Quốc.
“Tới đây thì liên tiếp một loạt thuế lại được đề xuất tăng. Việc tăng thêm các loại thuế sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Tôi cũng là một trong những doanh nghiệp sắt thép lớn ở Cần Thơ mà giờ cũng oải. Từ đầu năm tới giờ tôi kêu cứu thành ủy Cần Thơ nhưng vẫn cảm thấy không có nhiều triển vọng gì hết”, ông Hồng khẳng định.
Để giải quyết vấn đề trên, vị chuyên gia đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách công bằng đối với doanh nghiệp trong nước. Thay vì dành quá nhiều ưu tiên, thậm chí trải thảm đỏ cho doanh nghiệp FDI, chúng ta nên có những giải pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong nước sản xuất thép.
“Việc thay đổi là cần thiết. Phải tạo cơ chế, chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Chúng ta nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì theo tiên liệu của tôi đến năm 2020 thì tỷ lệ sản xuất không còn bao nhiêu”, ông Hồng nêu quan điểm.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Mở Đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2 không khó như nhiều người nghĩ. Lượng vốn họ bỏ ra đầu tư ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng Đại lý, nói cách khác là ở chính họ thỏa thuận với nhà cung cấp sơn. Thông thường số vốn cần và đủ để mở đại lý: Từ 30 triệu đến 200 triệu Bạn cần xác định được 2 loại vốn đầu tư chính, đó là vốn nhập hàng ban đầu và vốn bị nợ tồn đọng khi các khách hàng của bạn chưa thanh toán ngay khi mua hàng. – Vốn nhập hàng ban đầu Vốn nhập hàng ban đầu là phần chi phí bạn bỏ ra để thực hiện mục đích kinh doanh, tức là số tiền bạn chi để mua được những kiện hàng là các thùng sơn nước về địa điểm mà bạn kinh doanh. Vốn này không bao gồm chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phí mặt bằng, kho bãi hay các loại chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. – Vốn nợ tồn đọng: Đây là số vốn được dự trù trong kinh doanh sơn, nhằm mục đích phòng ngừa các trường hợp khách hàng chịu nợ, không thanh toán ngay mà hẹn một khoảng thời gian mới thanh toán tiền sơn. Như vậy, bạn sẽ không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà bạn phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Chưa phải giải pháp đồng bộ
Sau thời gian áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời từ tháng 10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức với mặt hàng thép H nhập khẩu từ Trung Quốc, mã số HS 7216.33.00; 7228.70.10 và 7228.70.90.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là 5 năm, kể từ ngày có hiệu lực chính thức, tức là đến ngày 7/9/2022.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, thời gian qua có sự tồn tại hành vi bán phá giá của một số doanh nghiệp thép hình chữ H Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, cản trở và ảnh hưởng đến sự hình thành ngành sản xuất thép hình trong nước.
Trao đổi với Đất Việt, ông Tăng Hồng, Hội Khoa học kỹ thuật đúc luyện kim Việt Nam thừa nhận, hiện nay đang có sự chênh lệch về giá cả giữa các mặt hàng thép có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc và các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Theo ông Hồng, thời gian vừa qua tại Việt Nam, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thép gặp nhiều khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản do sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh được với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Ông Hồng dẫn chứng, trước đây, một sản phẩm ống thép của doanh nghiệp Trung Quốc đến công đoạn đóng gói giá trị khoảng 710.000 đồng.
Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được mức giá đó. Phôi chúng ta đúc ra còn sần sùi chưa tiện đã hơn 710.000 đồng.
"Do đó để cạnh tranh được v���i hàng Trung Quốc rất khó, nhất là trong điều kiện môi trường tự do, người ta sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào bán rẻ hơn”, ông Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Hồng cho rằng biện pháp chống bán phá giá đối với thép chữ H có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc trong thời hạn 5 năm mà Bộ Công Thương áp dụng sẽ không phát huy hiệu quả và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước nếu chúng ta không có một giải pháp đồng bộ.
Bởi lẽ hiện nay theo ông Hồng, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc về cán trong nước hay như nhiều nhà máy thép Trung Quốc có trụ sở ở Việt Nam đang sản xuất với số lượng lớn cạnh tranh trực tiếp với các công ty thép trong nước.
“Chúng ta phải tìm hiểu xem vì sao có sự chênh lệch về giá cả như vậy. Lúc đầu chúng tôi cũng thắc mắc việc này nhưng về sau thì đã hiểu.
Thực tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc nhận được rất nhiều ưu đãi. Họ sản xuất thép ở Việt Nam nhưng được nhận trợ giá từ 17-30% từ chính phủ Trung Quốc.
Hơn nữa các doanh nghiệp FDI Trung Quốc khi đầu tư tại Việt Nam lại được hưởng rất nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, chính sách. Họ muốn thuế diện tích rộng để xây dựng nhà xưởng cũng dễ.
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế 10%, các điều kiện khác không mấy thuận lợi. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cảm thấy mệt mỏi và có cảm giác tủi thân. Như vậy là Việt Nam thua trên sân nhà. Doanh nghiệp trong nước sản xuất được tháng nào hay tháng ấy, năm nào hay năm ấy”, ông Hồng nhấn mạnh.
Từ phân tích trên, ông Hồng cho rằng nếu chỉ áp thuế chống bán phá giá với thép chữ H có nguồn gốc từ Trung Quốc mà không có những biện pháp tương tự với doanh nghiệp nước này hoạt động trong lĩnh vực thép tại Việt Nam thì các công ty Việt vẫn điêu đứng và chịu thiệt.
Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước
Theo nhận định của ông Tăng Hồng, ngành thép của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những thách thức. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi nhà nước hiện nay chưa có 1 chính sách đặc thù và ưu đãi riêng cho lĩnh vực thép thì các doanh nghiệp trong nước sẽ càng khó cạnh tranh với thép giá trẻ của Trung Quốc.
“Tới đây thì liên tiếp một loạt thuế lại được đề xuất tăng. Việc tăng thêm các loại thuế sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Tôi cũng là một trong những doanh nghiệp sắt thép lớn ở Cần Thơ mà giờ cũng oải. Từ đầu năm tới giờ tôi kêu cứu thành ủy Cần Thơ nhưng vẫn cảm thấy không có nhiều triển vọng gì hết”, ông Hồng khẳng định.
Để giải quyết vấn đề trên, vị chuyên gia đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách công bằng đối với doanh nghiệp trong nước. Thay vì dành quá nhiều ưu tiên, thậm chí trải thảm đỏ cho doanh nghiệp FDI, chúng ta nên có những giải pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong nước sản xuất thép.
“Việc thay đổi là cần thiết. Phải tạo cơ chế, chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Chúng ta nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì theo tiên liệu của tôi đến năm 2020 thì tỷ lệ sản xuất không còn bao nhiêu”, ông Hồng nêu quan điểm.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Tiêu thụ tăng vọt trong mùa mưa
2017 là năm chứng kiến những diễn biến lạ của ngành thép hình. Nói lạ là bởi, theo quy luật nhiều năm trước, sau quý I và quý II sôi động, ngành thép sẽ bước vào quý III trầm lắng, do tháng 7 – 8 là giai đoạn mưa nhiều, nhu cầu xây dựng giảm.
Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng khá chậm, với 6,43 triệu tấn thép được tiêu thụ thì từ cuối tháng 6, tiêu thụ thép xây dựng bất ngờ tăng đột biến, nâng tổng sản lượng thép tiêu thụ trong 6 tháng lên hơn 7,8 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng thép xây dựng tiêu thụ trong 6 tháng đạt hơn 4,2 triệu tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cuối tháng 6, các doanh nghiệp thép tại phía Nam đã chạy hết công suất, có doanh nghiệp chạy vượt công suất thiết kế nhưng vẫn “cháy hàng”. Hầu như không có doanh nghiệp nào tồn kho thép xây dựng thời điểm ấy.
Nhu cầu thép xây dựng tăng cao, cộng với giá thép trong nước tăng theo đà tăng của giá thép trên thị trường thế giới giúp các doanh nghiệp trong ngành có một mùa thấp điểm nhiều tin vui. Khởi đầu quý III, tiêu thụ thép các loại trong nước đạt gần 9,5 triệu tấn, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thép đạt 2,5 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,67 tỷ USD, tăng 26% về lượng và 50% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép đang có những kết quả kinh doanh ngoài mong đợi trong đầu quý III năm nay.
Riêng trong tháng 7/2017, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 908.008 tấn. Đây là tháng có sản lượng tiêu thụ lớn thứ 2 tính từ 3 năm trở lại đây. Tháng có sản lượng tiêu thụ thép xây dựng cao nhất là tháng 3/2016 với 1 triệu tấn. Như vậy, trái với lo ngại tháng 7, tháng bắt đầu mùa mưa lại là tháng tiêu thụ thép mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thép cũng được hưởng lợi về giá khi giá thép thế giới tăng mạnh. Giá thép xây dựng trong nước hiện giao động quanh mức 12,1 - 12,4 triệu đồng/tấn, tăng 15 - 17% so với thời điểm giữa tháng 7.
Các doanh nghiệp ngành thép đã nắm bắt nhanh cơ hội từ những thay đổi tích cực của thị trường để có đòn bẩy tăng trưởng trong quý III và cuối năm.
Đà tăng có kéo dài?
Cùng với diễn biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép, các cổ phiếu nhóm ngành này đã khởi sắc.
Đặc biệt, cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu ngành như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã xác lập đà tăng mạnh. Sau giai đoạn dài giao dịch quanh mốc 2x, HPG đã đạt 35.100 đồng/cổ phiếu, mức giá cao nhất lịch sử (sau khi đã pha loãng) trong phiên giao dịch đầu tháng 9.
Đây là phiên thứ 9 liên tiếp cổ phiếu này phủ màu xanh trên sàn HOSE. HSG đã đóng cửa ở mốc 29.850 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 4/9, sau một thời gian lình xình ở mốc 26.000 đồng/cổ phiếu.
Cùng với sức nóng trên thị trường, cổ phiếu ngành thép đã “nóng” trong mùa mưa năm nay. Liệu đà tăng trưởng tốt về sản lượng tiêu thụ và giá thép có duy trì trong quý IV?
Có hai yếu tố cần lưu ý: Thứ nhất, trong tháng 9, tháng 10, cao điểm mùa mưa bão, dự báo thị trường có nhiều biến động.
Trong khi đó, theo phân tích của VSA, sản lượng thép tiêu thụ tăng mạnh từ tháng 6 tới nay không phải xuất phát từ sức cầu thực sự, mà do nhà thương mại đầu cơ khi giá thép trên thị trường thế giới tăng.
Giá thép trong nước đang ảnh hưởng nhiều bởi đà tăng mạnh của giá thép Trung Quốc, nhưng các chuyên gia nhận định, trật tự ngành thép sẽ sớm được lập lại và trở về phản ánh đúng giá thực, nhu cầu thực của thị trường.
Tại Trung Quốc, Hiệp hội Thép Trung Quốc (CISA) đã đưa ra cảnh báo: Giá thép tăng vọt tại thị trường này thời gian gần đây không phải do nhu cầu gia tăng hoặc nguồn cung giảm, mà chỉ là sự phóng đại thông tin về việc cắt giảm công suất thép dư thừa, ngưng lò cảm ứng. CISA đã chứng minh, việc đóng cửa lò cảm ứng không gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung thép.
Với tốc độ tăng trưởng đột biến của ngành thép trong đầu quý III, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA cho rằng ngành thép có thể cán mốc tăng trưởng 12% trong năm nay như dự báo từ đầu năm. Bên cạnh đó, quý IV là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc để đạt mục tiêu kinh doanh cùng nhiều chiến lược bán hàng được tung ra.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Trong 8 tháng năm 2017, sản xuất kinh doanh của ngành thép hình còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế. Tuy nhiên, sản xuất của ngành vẫn đạt mức tăng trưởng khá, một số sản phẩm như sắt thép thô, thép thanh, thép góc đang đạt được mức tăng trưởng khá cao.
Báo cáo cũng cho thấy, trong những tháng tới, ngành thép tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm chưa bền vững. Sự tăng trưởng chủ yếu do giá nguyên liệu tăng và tâm lý tích trữ của khách hàng, còn nhu cầu thực tế tại thời điểm này chưa thực sự cao.
Thêm vào đó là tác động của việc tăng lãi suất, tăng tỷ giá, việc kiểm soát chặt dòng tiền và nguồn tín dụng bị thu hẹp dẫn đến thị trường bất động sản tăng chậm, tính thanh khoản thấp khiến nhu cầu sử dụng thép cho đầu tư xây dựng chậm.
Đây cũng là những thách thức, đòi hỏi ngành thép phải có những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng trong những tháng tới.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Trong những gần đây, ngành thép Việt Nam có mức tăng trưởng tương đối cao. Để tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới, các doanh nghiệp phải tập trung hơn nữa cho các vấn đề mở rộng, hoàn thiện chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành.
* Nghịch lý tăng trưởng mạnh song vẫn phải nhập khẩu
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong năm 2016, Việt Nam đã sản xuất được 3,6 triệu tấn thép cuộn nguội (CRC), 8,6 triệu tấn thép xây dựng và 5,45 triệu tấn các sản phẩm thép ống, tôn mạ. Từ năm 2013 - 2016, sản lượng thép sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng trung bình 21,64% và 25,7%.
Đặc biệt, từ cuối năm 2016 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một năm bùng nổ của các doanh nghiệp ngành thép hình. Tính trung bình, các doanh nghiệp trong ngành đã tăng trưởng doanh thu 14,34% và lợi nhuận 81,65%, giúp giá cổ phiếu chung tăng trưởng 91%.
Lý giải việc sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp thép đều tăng mạnh, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn, Giám đốc nghiệp vụ Quỹ Dragon Capital cho rằng, trước hết là nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản cùng với nhu cầu xây dựng căn hộ tăng cao giúp các doanh nghiệp thép trong nước hoạt động gần như tối đa công suất. Cùng với đó, giá thép thế giới phục hồi mạnh, kéo theo sự phục hồi của giá thép trong nước giúp các doanh nghiệp như Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim mở rộng biên lợi nhuận gộp.
Phát biểu tại “Đối thoại ngành thép: Triển vọng 2017- 2020" (ngày 12-6-2017), ông Khổng Phan Đức, Tổng Giám đốc VietinbankSC cho biết, ngành thép Việt Nam tuy có quy mô không lớn, nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh riêng, đặc biệt là chi phí sản xuất rất cạnh tranh so với các nước khác.
Thêm vào đó, dư địa phát triển ngành thép tại Việt Nam vẫn còn rất lớn do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh, thành phố lớn cũng như tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh tại các vùng nông thôn.
Ngoài ra còn do, lượng thép tiêu thụ/đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp khi so với các quốc gia phát triển khác. Theo số liệu 2015, lượng thép tiêu thụ tại Việt Nam đạt 195 kg/người, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (489 kg/người), Nhật Bản (497 kg/người), Mỹ (297 kg/người) hay Hàn Quốc (1.136 kg/người). Điều này thể hiện ngành thép trong tương lai vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là thị trường thép Việt Nam thừa năng lực sản xuất song vẫn phải nhập khẩu, mà còn nhập số lượng lớn. Nguyên nhân là do chuỗi giá trị của ngành thép nội địa chưa được hoàn thiện nên mới chỉ đáp ứng đủ nhu cầu thép hộp, thép xây d��ng, thép cán nguội, ống thép và tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (một số sản phẩm như tôn mạ màu, ống thép… còn được xuất khẩu sang các quốc gia khác) nhưng vẫn phải nhập rất nhiều sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép chế tạo, thép hợp kim…
Năm 2016, sản lượng thép nhập khẩu là 22,7 triệu tấn, trong đó thép hợp kim chiếm 27%, HRC chiếm 24,6% và thép phế 17%. Dự kiến, lượng nhập siêu của ngành thép trong vòng 5 năm tới được kỳ vọng giảm dần khi Hòa Phát và Formosa bắt đầu sản xuất HRC.
* Ngành thép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức từ 12% - 15%
Hiệp hội thép Việt Nam dự báo, trong 5 năm tới, ngành thép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức từ 12% - 15%. Năm 2017, dự kiến sản lượng gang tăng 80%, đạt 4,5 triệu tấn; phôi thép tăng 47,2% (11,5 triệu tấn); thép thành phẩm tăng 12% (20 triệu tấn); thép xây dựng tăng 11%; thép lá cuộn cán nguội tăng 13%; thép ống hàn tăng 15%; tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.
Tại buổi đối thoại, các diễn giả cũng đề ra triển vọng phát triển ngành đến năm 2020, cụ thể sản lượng sản xuất theo dự báo sẽ tăng từ 18 triệu tấn (2016) lên đến xấp xỉ 26 triệu tấn (2020).
Để phát triển ngành thép cũng như tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành thép, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp phải tập trung hơn nữa cho các vấn đề mở rộng, khai thác điểm khuyết trong chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành thông qua cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất.
Đồng quan điểm, ông Phạm Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Nam Kim cho rằng, doanh nghiệp ngành thép cần tăng cường đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín. Từ đó, doanh nghiệp từng bước giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tỏ ra lo ngại về các FTA đã và đang ký kết sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng lớn. Để đối mặt với áp lực cạnh tranh trên, các diễn giả cho rằng các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện, nâng cao chuỗi giá trị.
Về việc áp thuế tự vệ chống bán phá giá, Bộ Công Thương đã áp dụng thuế tự vệ bổ sung đối với phôi thép và thép dài trong 4 năm. Mỗi năm, mức thuế tự vệ bổ sung sẽ giảm từ 1-2% và giảm về 0 trong tháng 3-2020 nếu không có quyết định gia hạn. Theo các chuyên gia, những doanh nghiệp sản xuất phôi sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ, trong khi những doanh nghiệp thép xây dựng nhỏ với công nghệ chưa cao, phải nhập phôi thép về làm nguyên liệu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi phôi thép bị đánh thuế tự vệ 23%.
Theo ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn, đây là một chính sách hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ Việt Nam. Cuối 2015, giữa 2016, sản lượng tôn mạ Trung Quốc ước tính chiếm 50% thị phần tại Việt Nam. Vì vậy, việc áp thuế là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian đầu tư công nghệ, nguồn lực để cạnh tranh với thành phẩm Trung Quốc./.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Bentley vừa chính thức giới thiệu thế hệ mới của Continental GT, với kỳ vọng mẫu xe này sẽ giúp thương hiệu Anh quốc thống lĩnh phân khúc thị trường xe siêu sang. Nhẹ hơn, trang bị nhiều công nghệ hơn, Continental GT mới hứa hẹn sẽ là "vua" trong dòng Grand Tourer.
Continental GT được lấy cảm hứng từ mẫu xe ý tưởng EXP 10 Speed 6 Concept, với thiết kế mang tính nghệ thuật, năng động. Và Bentley đã sửa đổi hoàn toàn tỷ lệ của Continental GT, với chiều dài cơ sở tăng 110 mm và rộng tăng 25 mm.
Vị trí của trục trước được đẩy lên 135 mm về phía trước, để xe có nắp ca-pô dài hơn và mũi xe thấp hơn so với thế hệ cũ. Không chỉ giúp cho thiết kế mới trông năng động hơn, sự thay đổi này còn phù hợp với cơ sở gầm bệ mới MSB cũng được dùng cho chiếc Porsche Panamera và cho phép sử dụng hệ thống điện 48V mới nhất.
Sự thay đổi triệt để nhất nằm ở phần đuôi xe, với cặp đèn hậu hình elip, tương đồng với hình dạng của các ống xả bên dưới, giúp thiết kế đuôi xe trở nên thanh lịch hơn.
Bentley cho biết, động cơ W12 sẽ nhẹ hơn 85 kg so với thế hệ trước. Tuy nhiên, trọng lượng xe vẫn nặng tới 2.250 kg. Toàn bộ thân xe được làm bằng nhôm, sử dụng công nghệ Super Formed, cho phép tạo nên những đường nét phức tạp và sắc cạnh hơn trên thân xe của mẫu xe mới.
Mẫu xe đầu tiên sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp của động cơ tăng áp kép W12 TSI 6.0 lít cùng với hộp số tự động 8 cấp. Động cơ này có công suất 626 mã lực và mô-men xoắn cực đại 900 Nm, cho phép xe tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 3,7 giây và đạt tốc độ tối đa 333 km/h.
Sử dụng hệ thống mô-tơ điện 48V, Bentley tự tin đưa ra những tuyên bố táo bạo về tính động lực học của xe Continental GT mới. Thế hệ xe mới sẽ được trang bị tính năng Bentley Dynamic Ride, một hệ thống có chức năng điều khiển và điều chỉnh các thiết bị truyền động điện tử trên thanh chống lật của từng trục, cải thiện cảm giác lái xe thoái mái và xử lý nhanh nhẹn hơn.
Bên trong xe, Bentley chỉ sử dụng các chất liệu tốt nhất từ thiên nhiên, bao gồm da tự nhiên, gỗ veneer và những chi tiết hợp kim được đánh bóng thủ công. Mỗi chiếc Continental GT sử dụng hơn 10 m2 gỗ, và cần dến 9 tiếng để tạo và lát bằng tấm lớp gỗ.
Xe cũng được trang bị một màn hình thông tin - giải trí 12,3 inch. Màn hình lớn này có thể xoay các hướng và một bảng điều khiển veneer ở phía trên có thể kéo xuống khi cần sử dụng. Bentley còn trang bị thêm cơ chế quay 1/3 vòng và 3 bảng đồng hồ giống nhau hiển thị nhiệt độ bên ngoài, la bàn và đồng hồ đo thời gian.
Dây chuyền sản xuất Bentley Continental GT thế hệ mới sẽ khởi động vào cuối năm nay, dự kiến lô xe đầu tiên đến tay khách hàng vào đầu năm 2018. Hiện chưa có thông tin về giá, nhưng nhiều khả năng sẽ đắt hơn một chút so với những mẫu xe hiện nay.
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Theo Thông tư số 14/2017/TT-BCT, thương nhân nhập khẩu một số sản phẩm thép hình quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BCT làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và không phải đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2017.
thép mạ kẽm và mạ nhúng nóng http://www.thephinhjsc.com.vn/thep-ma-kem-va-ma-nhung-nong.aspx thép u http://www.thephinhjsc.com.vn/4/loai-Thep-hinh-U-duc thép h http://www.thephinhjsc.com.vn/3/loai-Thep-hinh-H-duc thép i http://www.thephinhjsc.com.vn/1/loai-Thep-hinh-I-duc thép hộp http://www.thephinhjsc.com.vn/12/loai-Thep-hop thép ống http://www.thephinhjsc.com.vn/11/loai-Thep-ong
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Tại Thượng Hải, giá giao ngay thép hình và thép dây Q195 6.5mm giảm 80 NDT/tấn so với tuần trước, còn 4.130 NDT/tấn (627 USD/tấn) xuất xưởng đã tính thuế. Nhà máy Jiujiang Wire Co ở Hà Bắc đã giảm giá niêm yết thép dây tuần trong ngày 29/8 xuống 50 NDT/tấn, còn 4.000 NDT/tấn xuất xưởng đã tính thuế.
Các nhà máy ở miền đông và bắc Trung Quốc chào giá tại mức 570-585 USD/tấn FOB cho thép giao tháng 10, tương đương 565-570 USD/tấn FOB tuần trước. Một nhà máy đã bán hết thép xuất khẩu tuần này tại mức 570 USD/tấn FOB giao tháng 11. Nhà máy này đã ngưng chào bán vào hôm qua.
Các thương nhân đang chào bán tại mức 570-585 USD/tấn CFR Manila trong ngày thứ tư nhưng không có đơn hàng. Người mua không quan tâm đặt hàng lúc này.
Hai thương nhân cho biết có vài đơn hàng chốt ở mức 575-580 USD/tấn CFR Indonesia giao tháng 9 trong tuần này nhưng không có thêm thông tin cụ thể nào.
Trong khi đó, các khách hàng Việt Nam chào mua ở mức 540 USD/tấn CFR Hồ Chí Minh (tương đương 432 USD/tấn FOB với phí vận chuyển 8 USD/tấn), quá thấp so với giá chào bán.
thép mạ kẽm và mạ nhúng nóng http://www.thephinhjsc.com.vn/thep-ma-kem-va-ma-nhung-nong.aspx thép u http://www.thephinhjsc.com.vn/4/loai-Thep-hinh-U-duc thép h http://www.thephinhjsc.com.vn/3/loai-Thep-hinh-H-duc thép i http://www.thephinhjsc.com.vn/1/loai-Thep-hinh-I-duc thép hộp http://www.thephinhjsc.com.vn/12/loai-Thep-hop thép ống http://www.thephinhjsc.com.vn/11/loai-Thep-ong
0 notes
thephinh · 7 years
Link
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép hình.
Theo Thông tư số 14/2017/TT-BCT, thương nhân nhập khẩu một số sản phẩm thép quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BCT làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và không phải đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2017./.
thép mạ kẽm và mạ nhúng nóng http://www.thephinhjsc.com.vn/thep-ma-kem-va-ma-nhung-nong.aspx thép u http://www.thephinhjsc.com.vn/4/loai-Thep-hinh-U-duc thép h http://www.thephinhjsc.com.vn/3/loai-Thep-hinh-H-duc thép i http://www.thephinhjsc.com.vn/1/loai-Thep-hinh-I-duc thép hộp http://www.thephinhjsc.com.vn/12/loai-Thep-hop thép ống http://www.thephinhjsc.com.vn/11/loai-Thep-ong
0 notes