Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Tra cứu hóa đơn GTGT Tổng Cục thuế Nhanh Chóng Và Chính Xác
Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn GTGT, cách tra cứu hóa đơn điện tử hợp lệ, cách kiểm tra hóa đơn đầu vào có hợp pháp hay bất hợp pháp, hóa đơn thật hay giả trên tracuuhoadon.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế.
Lí do cần phải tra cứu hóa đơn GTGT
Rất nhiều các bạn kế toán, không chỉ là các bạn mới ra trường mà những bạn kế toán làm lâu năm cũng vậy -> Cứ thấy có hóa đơn đầu vào là hạch toán, là kê khai mà không cần biết hóa đơn đó có hợp lệ, hợp lý, hợp pháp hay không. Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán có thể kiểm tra nhanh xem hóa đơn đó có hợp pháp hay không, công ty đó có đang hoạt động hay không? xin hướng dẫn cách tra cứu thông tin hóa đơn trên website của Tổng cục thuế, cụ thể như sau: Lời khuyên: Khi nhận 1 hóa đơn (dù là hóa đơn điện tử, hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng) trước tiên các bạn kiểm tra xem hóa đơn đó có bị sai sót gì không. Tiếp đó các bạn tra cứu xem hóa đơn đó có hợp pháp hay không.
Kiến thức cơ bản về hóa đơn
Cần biết thêm về: Các loại hóa đơn và Hình thức hóa đơn: Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC) như sau:
Các loại hóa đơn gồm:
Hóa đơn giá trị gia tăng.
Hóa đơn bán hàng.
Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Loại hoá đơn Mẫu số Mẫu Số
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn bán hàng.
Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).
Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.
01GTKT
02GTTT
07KPTQ
03XKNB.04HGDL
Các hình thức hóa đơn:
Theo khoản 3 điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:”Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, Từ khóa tìm kiếm
Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.”
Theo phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định: “Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
E: Hoá đơn điện tử
T: Hoá đơn tự in
P: Hoá đơn đặt in
Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
Ví dụ về mẫu hóa đơn:
AA/17E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;
AB/18T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 18: hóa đơn tạo năm 2018; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;
AA/19P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 19: hóa đơn tạo năm 2019; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.
Để phân biệt hoá đơn đặt in của các Cục Thuế và hoá đơn của các tổ chức, cá nhân, hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành).
Ví dụ: Hoá đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau:
01AA/18P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, tạo năm 2018;
03AB/19P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, tạo năm 2019;
Như vậy dù là hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng – Hóa đơn tự in, đặt in hay hóa đơn điện tử … thì các bạn cũng tra cứu như hướng dẫn bên dưới nhé:
Bước 1:
Truy cập vào website tra cứu thông tin hóa đơn của Tổng cục thuế (Bộ tài chính): www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn
Bước 2:
Chọn hình thức tra cứu: “Tra cứu một hóa đơn” hoặc “Tra cứu nhiều hóa đơn”
Nếu chọn mục “Tra cứu nhiều hóa đơn” thì các bạn chuẩn bị 1 file Excel thông tin hóa đơn cần tra cứu nhé và File Excel đó phải được thiết kế theo các quy định như trên website tra cứu nhé.
Bước 3:
Nhập đầy đủ 5 chỉ tiêu (có dấu (*)) như:
Mã số thuế.
Mẫu số
Ký hiệu hóa đơn
Số hóa đơn
Mã xác thực. Xong thì bấm Click “Tìm kiếm”.
Cách kiểm tra kết quả tra cứu hóa đơn GTGT
Nếu tra cứu Hóa đơn GTGT kết quả chính xác như sau:
Ví dụ 1: Tra cứu hóa đơn GTGT đặt in, kết quả như sau:
Tiếp đó: Bấm vào (Xem thông tin chi tiết tại đây) => Sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin sau:
KẾT QUẢ:
Nếu kết quả tra cứu như trên, tức là có đầy đủ:
Thông tin người bán hàng
Thông tin hóa đơn.
Thông tin về Doanh nghiệp in.
Thì các bạn yên tâm về hóa đơn này là hợp pháp.
Nếu kết quả không như trên:
Ví dụ như: Chỉ hiển thị được “Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ”. Còn “Thông tin hóa đơn” thì không hiển thị.
Hóa đơn này có thể là chưa thông báo phát hành hóa đơn hoặc làm thông báo phát hành nhưng chưa được cơ quan thuế chấp nhận .v.v…).
Cách xử lý: Liên hệ ngay với bên bán hàng để kiểm tra lại xem họ thông báo phát hành hóa đơn chưa. (Nếu rồi thì chụp ảnh cho xin Thông báo phát hành hóa đơn của họ đã được cơ quan thuế Chấp nhận).
Ví dụ 2: Tra cứu hóa đơn điện tử:
Sau khi nhập thông tin => Kết quả sẽ như sau:
Khi bấm vào (Xem thông tin chi tiết tại đây), hiển thị các thông tin như sau:
Nếu tra cứu Hóa đơn bán hàng mua của Chi cục thuế:
Thì sẽ chỉ hiện thị Thông tin của DN mua hóa đơn thôi nhé (Không có thông tin của hóa đơn)
“Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ” mà hiển thị đúng với “Thông tin trong dấu mộc vuông trên hóa đơn bán hàng” là đúng nhé.
Thông tin hóa đơn sẽ không hiển thị gì (Vì đây là hóa đơn bán hàng mua của Cục thuế, do Cục thuế quản lý) 1/4/2020 Cách tra cứu hóa đơn điện tử GTGT hợp lệ – hợp pháp
Xem thêm:
Cách tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex và in hóa đơn điện tử
Tra cứu mã hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng chính xác
Đánh Giá post
The post Tra cứu hóa đơn GTGT Tổng Cục thuế Nhanh Chóng Và Chính Xác appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
0 notes
Text
Tra cứu mã hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng chính xác
Tìm hiểu ngay cách Tra cứu mã hóa đơn điện tử của VNPT nhanh chóng chính xác chỉ có ở tại tapchidientu360. Cùng với nhiều mã hóa đơn điện tử khác như vittel, petrolimex,…
Nguồn cung cấp: vnpt.com.vn
Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử VNPT theo mã xác thực
Doanh nghiệp có mong muốn tra cứu hóa đơn điện tử VNPT để xác nhận thông tin trên hóa đơn, đồng thời kiểm tra hóa đơn điện tử có khớp với hóa đơn giấy đã nhận được thì hãy tìm hiểu ngay hướng dẫn đầy đủ các bước tra cứu sau đây. Và để tra cứu hóa đơn điện tử thì trước hết hãy tìm hiểu mục đích và điều kiện để tra hóa đơn điện tử là gì?
Tra hóa đơn điện tử VNPT để làm gì?
Kiểm tra tính chính xác của hóa đơn bản giấy.
Tra cứu thông tin hóa đơn khi không mang hóa đơn giấy.
Hạn chế sự thất lạc hóa đơn trong quá trình vận chuyển.
Nhờ vào tiện ích hóa đơn điện tử mang lại mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin hóa đơn ở mọi nơi mà không cần phải mang theo hóa đơn giấy bên mình.
Xem thêm: https://tapchidientu360.com/hoa-don-dien-tu-la-gi/
2. Điều kiện tra cứu hóa đơn điện tử VNPT
Muốn tra cứu hóa đơn điện tử VNPT, doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:
Thứ nhất, có số hóa đơn trước khi tra cứu hóa đơn điện tử. Đây là điều kiện quan trọng nhất trong việc tra cứu hóa đơn điện tử.
Thứ hai, kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ cách tra cứu hóa đơn điện tử.
Đây là hai điều kiện tiên quyết nếu muốn thực hiện kiểm tra hóa đơn điện tử tại website của VNPT. Nhưng hiện nay cụm từ hóa đơn điện tử hiện vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều kế toán doanh nghiệp. Theo dõi ngay phần tiếp theo để được VNPT hướng dẫn chi tiết về các bước tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Các bước tra cứu hóa đơn điện tử
Hiện nay, có 3 bước thực hiện giúp kế toán doanh nghiệp nhanh chóng tra cứu hóa đơn điện tử:
Bước 1: Vào đường link đính kèm theo email thông báo phát hành hóa đơn.
Khi sử dụng dịch vụ của VNPT, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cung cấp email để nhận link tải về hóa đơn điện tử qua email. Khi kiểm tra và nhận được mail của VNPT, khách hàng nhấp vào link đính kèm được gửi từ VNPT.
Bước 2: Nhập User và Password đã được cấp để đăng nhập tra cứu hóa đơn.
Sử dụng User và Password mà nhân viên của VNPT cung cấp cho khách hàng để đăng nhập vào hệ thống trước khi tra cứu hóa đơn. Nhập mã xác thực mà VNPT cung cấp và nhấp vào tìm kiếm.
Bước 3: Xem và kiểm tra chi tiết hóa đơn
Hóa đơn điện tử sẽ hiện ra sau khi khách hàng thực hiện đầy đủ hai bước trên. Doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin và yêu cầu chỉnh sửa ngay nếu phát hiện sai sót.
Khách hàng có thể nhấn vào chi tiết và chọn các hành động sau khi kiểm tra hóa đơn điện tử:
Tải hóa đơn PDF(định dạng PDF)
Tải hóa đơn (Định dạng .inv)
Chuyển đổi hóa đơn sang bản giấy A4.
4. Cách tải và lưu ý khi tra cứu hóa đơn điện tử VNPT
Khi đã tra cứu được hóa đơn điện tử, nếu muốn lưu lại hoặc gửi cho khách hàng, đối tác, VNPT sẽ hướng dẫn khách hàng cách tải dưới dạng PDF như sau:
Sau khi tra cứu được hóa đơn, ở phía dưới cuối hóa đơn sẽ xuất hiện dòng chữ tải dưới dạng PDF. Kế toán doanh nghiệp chỉ việc nhấp vào đây sẽ tải được hóa đơn về máy và lưu vào thư mục mình muốn. Tuy nhiên, kế toán phải đảm bảo máy tính đã được tích hợp phần mềm đọc được file dưới dạng PDF.
5. Lưu ý khi tra hóa đơn điện tử VNPT
Trong quá trình tra hóa đơn điện tử VNPT, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Hóa đơn chỉ tra cứu được sau khi đã sử dụng dịch vụ của VNPT.
Đã được cung cấp mã hóa đơn từ VNPT.
Ghi nhớ rõ tên user và password đã được cung cấp để tra cứu hóa đơn.
Kiểm tra kỹ càng nội dung của hóa đơn điện tử, nếu có sai sót ngay lập tức liên hệ với VNPT để được điều chỉnh.
Trên đây là những lưu ý và hướng dẫn chi tiết về quá trình tra cứu mã hóa đơn điện tử VNPT. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với tapchidientu360 nhé để hỗ trợ
Đánh Giá post
The post Tra cứu mã hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng chính xác appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
0 notes
Text
Mẫu 04 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thông báo hủy hóa đơn điện tử
Hóa đơn chứng từ trong quá trình kinh doanh sẽ có xảy ra sai sót. Và hóa điện tử cũng không tránh khỏi quá trình sai sót. Chính vì vậy, Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã đưa ra mẫu 04 để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hủy hóa đơn.
Sử dụng Mẫu 04 Nghị định 119/2018/NĐ-CP khi nào ?
Tải mẫu số 04 tại đây
Khi phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế có sai sót mà chưa gửi cho người mua xử lý như sau:
Doanh nghiệp thực hiện thông báo với cơ quan Thuế theo Mẫu số 04. phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hó đơn điện tử có mã đã lập có sai sót
Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử mới và ký số, ký điện tử gửi cho cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Khi phát hiện hóa đơn điện tử có mã xác thực có sai sót nhưng đã gửi cho người mua cần xử lý:
Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nếu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán) và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót
Người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Khi cơ quan thuế phát hiện sai sót hóa đơn đã cấp mã xác thực cần xử lý:
Cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót
Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Thuế.
Người bán lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua.
Cách xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
Trường hợp Doanh nghiệp đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (không phải do cơ quan thuế phát hiện), xử lý như sau:
Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.
Trường hợp sau khi nhận hóa đơn điện tử và cơ quan thuế phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót. Xử lý sai sót như sau:
Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế.
Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua, cơ quan thuế.
Trên đây là những trường hợp sử dụng Mẫu 04 Nghị định 119/2018/NĐ-CP trong quá trình kê khai háo đơn điện tử.
Xem thêm: Cách tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex và in hóa đơn
5 / 5 ( 1 vote )
The post Mẫu 04 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thông báo hủy hóa đơn điện tử appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
0 notes
Text
Cách tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex và in hóa đơn điện tử
Hóa đơn điển tử ngày nay càng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt khi các công ty tập đoàn lớn đều áp dụng nó vô sổ sách. Không chỉ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, hóa đơn điện tử còn rút nắng thời gian. Và trong số đó có hóa đơn điện tử Petrolimex. Dưới đây là các bước để tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex
Cách tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex và in hóa đơn
Đối với hóa đơn điện tử tập đoàn Petrolimex đã cung cấp 3 cách để khách hàng dễ dàng sử dụng:
Cách 1: Tra cứu bằng mã tra cứu
Tiện ích: Khách hàng tra cứu nhanh các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ của Petrolimex cung cấp
Đường link tra cứu: http://hoadon.petrolimex.com.vn/
B1: Khách hàng nhập thông tin về “Mã tra cứu” trên Phiếu tra cứu hóa đơn điện tử hoặc Email thông báo phát hành hóa đơn
B2: Khách hàng nhập “Mã xác thực”
B3: Khách hàng tích chọn “Tìm kiếm”
B4: Khách hàng tích chọn “Xem” trên dòng thông tin hiển thị về hóa đơn
B5: Khách hàng xem hóa đơn và in “Chứng từ giấy của HĐĐT” (nếu cần)
Cách 2: Tra cứu bằng theo Thông tin hóa đơn.
Tiện ích: Khách hàng không phải mất công tìm kiếm lại hóa đơn trong thời gian lưu trữ mà căn cứ vào các thông tin sẵn có trên bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ đầu vào của khách hàng.
Link kiểm tra: http://hoadon.petrolimex.com.vn/SearchInvoicebycode/InvInfoIndex
B1: Khách hàng chọn chức năng tìm kiếm theo “Thông tin hóa đơn” trên thanh công cụ tại Website
B2: Khách hàng nhập các thông tin liên quan đến hóa đơn, bao gồm: mã số thuế đơn vị xuất bán; mẫu số hóa đơn; ký hiệu hóa đơn; số hóa đơn
B3: Khách hàng nhập “Mã xác thực” và tích chọn “Tìm kiếm”
Cách 3: Tra cứu bằng tài khoản đăng nhập
Tiện ích: Khách hàng ký hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của Petrolimex tại mạng lưới phân phối toàn quốc sẽ được cung cấp 01 tài khoản hỗ trợ khách hàng tra cứu theo danh sách hóa đơn trong khoảng thời gian phát sinh giao dịch tùy chọn.
link đăng nhập: http://hoadon.petrolimex.com.vn/Account/LogOn/
B1: Khách hàng tích chọn cụm từ “đăng nhập” tại thanh công cụ của Website
B2: Khách hàng đăng nhập theo tài khoản và mật khẩu đã được thông báo đến email của mình
B3: Khách hàng nhập mã xác thực và tích chọn “Đăng nhập”
B4: Khách hàng lựa chọn thông tin thời gian phát sinh giao dịch theo tháng và năm phát hành hóa đơn.
Các vấn đề thường gặp khi tra cứu hóa đơn điện tử Petrolimex
a. Khách hàng quên địa chỉ email nhận thông báo phát hành hóa đơn phải làm như thế nào?
Trả lời: Khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại hỗ trợ từng công ty để được giải đáp. Khi đó, khách hàng vui lòng cung cấp “Mã số thuế” của doanh nghiệp mình, chúng tôi sẽ gửi lại địa chỉ email cho quý khách và quý khách có quyền thay đ��i địa chỉ nhận email thông báo phát hành hóa đơn (nếu cần).
b. Khách hàng quên tài khoản đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn phải làm như thế nào?
Trả lời: Khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại hỗ trợ từng công ty để được giải đáp. Khi đó, khách hàng vui lòng cung cấp “Mã số thuế” của doanh nghiệp mình, chúng tôi sẽ gửi lại tài khoản đăng nhập cho quý khách.
c. Khách hàng quên mật khẩu đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn phải làm như thế nào?
Trả lời: Mật khẩu của tài khoản đăng nhập được khách hàng chủ động theo dõi và thay đổi theo nhu cầu cá nhân. Vì mục đích bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư nên chúng tôi không theo dõi mật khẩu của Quý khách.
Trường hợp khách hàng quên mật khẩu, khách hàng vui lòng thực hiện 02 bước như sau:
B1: Khách hàng lựa chọn chức năng “Quên mật khẩu” tại màn hình đăng nhập
B2: Khách hàng nhập thông tin về tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký với các Công ty trực thuộc hệ thống của Petrolimex
B3: Khách hàng nhập mã xác thực và tích chọn “Thực hiện”
B4: Khách hàng kiểm tra “Hộp thư đến” tại email đã đăng ký để nhận thông báo về mật khẩu.
Ngoài ra, khách hàng có thể thay đổi mật khẩu, tại thư mục “Thông tin khách hàng sau khi đăng nhập thành công”
d. Kiểm tra tính pháp lý hóa đơn điện tử của Petrolimex như thế nào?
Trả lời: Petrolimex xin cam kết việc phát hành hóa đơn điện tử tại hệ thống của mình tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14 tháng 3 năm 2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể truy cập vào website kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn tại cổng thông tin tra cứu hóa đơn của Bộ Tài chính: http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn
e. Khách hàng có thắc mắc về hóa đơn điện tử của Petrolimex thì hỗ trợ trả lời như thế nào?
Trả lời: Khách hàng vui lòng vào mục “Hỗ trợ” trên thanh công cụ của Website và lựa chọn mục “Đường dây nóng” để tìm kiếm số điện thoại hỗ trợ giải đáp theo danh sách công ty trực thuộc Petrolimex
Và trên đây là tất cả thông tin về hóa đơn điện tử của Petrolimex. Mong những hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Xem thêm:
Hóa đơn điện tử là gì
Hóa đơn điện tử và Thông tư 32/2011/TT-BTC
5 / 5 ( 1 vote )
The post Cách tra cứu mã hóa đơn điện tử Petrolimex và in hóa đơn điện tử appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
0 notes
Text
Hóa đơn điện tử là gì? Những điều phải biết trong kế toán
Ngày nay sau khi nhà nước đã thí điểm việc sử dụng hóa đơn điện tử. Thì bây giờ hóa đơn điện tử đã được sử dụng một các rộng rãi. Và việc nắm rõ hóa đơn điện tử là gì? là điều không chỉ bộ phận nhân viên kế toán cần biết. Mà còn các chủ công ty cũng phải nắm rõ để áp dụng cho doanh nghiệp của mình
Hóa đơn điện tử là gì?
Định nghĩa hóa đơn điện tử đã được nhà nước ghi rõ theo khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính:
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Các loại hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử sẽ được sử dụng cho:
Hóa đơn xuất khẩu
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn bán hàng
Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các loại hóa đơn điện tử được nhà nước quy định bao gồm đó là: hóa đơn điện tử có mã xác thực (HĐĐTXT) và hóa đơn điện tử không có mã xác thực (HĐĐT).
Hóa đơn điện tử có mã xác thực
Hóa đơn điện tử có mã xác thực là loại hóa đơn khi tổ chức/cá nhân muốn phát hành phải thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ cấp mã xác thực, số hóa đơn cho tổ chức/cá nhân và tổ chức/cá nhân phát hành sẽ tiến hành ký điện tử (bằng chữ ký số) trên hóa đơn. Đối với loại hóa đơn này, do đã làm việc thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế và số hóa đơn là số hóa đơn được cơ quan thuế cấp nên người phát hành hóa đơn không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo định kỳ.
Hóa đơn điện tử không có mã xác thực
Hóa đơn điện tử không có mã xác thực được áp dụng thí điểm cho các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/11/2018 và áp dụng bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp trên cả nước vào ngày 01/01/2020. Và bản chất, nó giống 100% hóa đơn giấy thông thường từ các thủ tục: xuất hóa đơn, hủy, xóa bỏ, thu hồi hóa đơn nếu có sai sót. Doanh nghiệp phải tiến hành lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng/quý.
Điều kiện để sử dụng hóa đơn điện tử
Để sử dụng hóa đơn điện tử, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng 6 điều kiện tại khoản 2, Điều 4, Thông tư 32 như sau:
Thứ nhất là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Thứ hai phải có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử.
Thứ ba là có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định.
Thứ tư là có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Thứ năm là có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
Cuối cùng là có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm: Hệ thống lưu trữ, quy trình sao lưu và phục hồi khi gặp sự cố.
Thời điểm bắt buộc doanh nghiệp chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Từ thông tư 153/2010/TT-BTC ban hành ngày 28/09/2010 đã có hướng dẫn về hóa đơn điện tử và loại hóa đơn này. Và hiện nay, tại hầu hết các chi cục thuế tại Tp. Hồ Chí Minh, đã đống loạt áp dụng thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/11/2018. Và theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, thì thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ là ngày 01/11/2020 (điều 35).
Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử
Muốn phát hành hóa đơn này, doanh nghiệp phải có quyết định áp dụng hóa đơn điện tử ( soạn thảo theo mẫu số 1, ban hành kèm thông tư 32)
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, gửi tới cơ quan quản lý, gửi lên trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế (theo mẫu số 02 ban hành kèm thông tư 32)
Tiến hành ký số vào hóa đơn mẫu rồi gửi tới cơ quan quản lý thuế
Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử:
Lập hóa đơn điện tử:
Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn điện tử từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa dịch vụ:
Gửi trực tiếp: người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử trên phần mềm lập hóa đơn điện tử, ký điện tử hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa hai bên.
Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử: người bán hàng hóa, dịch vụ truy cập vào chương trinh hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn bằng chương trình lập hóa đơn điện tử vào hệ thống sau đó, gửi cho người mua hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán.
Xử lý đối với hóa đơn điện tử bị lập
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của hai bên. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả 2 bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng,… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉn, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi phải đảm bảo yêu cầu quy định và có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán
Điều kiện
Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Giá trị pháp ký của các hóa đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toán vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử
Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc (ghi rõ: “ HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi.
Khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử bằng những hình thức nào?
Gửi trực tiếp cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên như qua Email, SMS
Gửi thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử là gì
Ưu điểm đầu tiên và dễ nhận thấy nhất đó là chi phí tính trên mỗi số hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy thông thường. Với số lượng tối thiểu 300 hóa đơn/năm, giá hóa đơn điện tử chỉ dao động từ 500đ – 2.000đ/số hóa đơn. Nhưng đối với hóa đơn giấy, để in 6 cuốn hóa đơn (tương đương 300 số) doanh nghiệp sẽ phải mất từ 800.000 đ đến 1.200.000đ tùy thuộc vào hóa đơn được in bao nhiêu màu. Ngoài ra, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp giảm rất nhiều công sức trong việc ghi, lưu trữ hóa đơn. Cũng như hạn chế rủi ro đối với việc làm thất lạc hóa đơn khi lưu trữ cũng như trong quá trình chuyển/phát hóa đơn đến tay khách hàng. Qua đó, giảm thiểu rủi ro bị phạt do làm mất, thất lạc hóa đơn.
Nhược điểm khi sử dụng hóa đơn điện tử là gì
Có thể nói, nhược điểm khi sử dụng hóa đơn điện tử hầu như là không có. Chỉ có là do chúng ta mới sử dụng và cảm thấy chưa quen với loại hóa đơn này mà thôi. Nhưng tapchidientu360.com chắc chắn rằng, sau 1 thời gian ngắn sử dụng, chắc chắn cảm giác lạ lẫm đối với hóa đơn điện tử sẽ không còn.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về hóa đơn điện tử là gì? nếu có thắc mắc gì xin lòng comment bên dưới để chúng tôi hỗ trợ các bạn
5 / 5 ( 1 vote )
The post Hóa đơn điện tử là gì? Những điều phải biết trong kế toán appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
0 notes
Text
Hóa đơn điện tử và Thông tư 32/2011/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 32/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2011
THÔNG TƯ
Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng
hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
– Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
– Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
Điều 3. Hóa đơn điện tử
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử
Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử
Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua (nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua; hoặc người bán thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để lập hóa đơn và truyền cho người mua).
Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (trường hợp thông qua tổ chức trung gian) và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hoá đơn điện tử đó.
Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn
Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
– Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
– Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
Điều 5. Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
– Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
– Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
– Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
– Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu .
– Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống.
– Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự).
Điều 6. Nội dung của hoá đơn điện tử
Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp khôngcó quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tửđể xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Chương II
KHỞI TẠO, PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 7. Khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử
Khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền – nhận và lưu trữ hóa đơn trướckhi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này (theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
– Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
– Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
– Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Phát hành hóa đơn điện tử
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, khởi tạo hóa đơn điện tử thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải niêm yết tại trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.
Điều 8. Lập hóa đơn điện tử
Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.
Các hình thức gửi hóa đơn điện tử:
– Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.
– Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử:
Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Trường hợp người mua là đơn vị kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Điều 9. Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Điều 10. Báo cáo sử dụng, ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử và việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử được gửi báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử theo đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Điều 11. Lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử
Người bán, người mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán. Trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì tổ chức trung gian này cũng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn nêu trên.
Người bán, người mua là đơn vị kế toán và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin (ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB); đĩa CD và DVD; đĩa cứng gắn ngoài; đĩa cứng gắn trong) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các đi��u kiện sau:
a) Nội dung của hoá đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của hoá đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử đó;
c) Hoá đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.
Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.
Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các hóa đơn điện tử chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. Thủ tục tiêu hủy hóa đơn điện tử được thực hiện như thủ tục hủy hóa đơn quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử thì nếu các bên liên quan còn lưu trữ hóa đơn dưới dạng thông điệp dữ liệu thì người bán hoặc người mua yêu cầu người bán, người mua hoặc bên liên quan gửi lại hóa đơn điện tử.
Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử và không thể liên hệ với các bên có liên quan để được gửi lại hóa đơn thì người bán, người mua thực hiện báo cáo mất hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Điều 12. Chuyển từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy
Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
Điều 13. Kiểm tra việc khởi tạo, lập, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về hoá đơn điện tử trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Tổ chức sử dụng hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dữ liệu của hóa đơn điện tử, các phương tiện lưu trữ hóa đơn điện tử cùng các tài liệu khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Việc thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu phương tiện điện tử để khởi tạo hoá đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/5/2011.
Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
The post Hóa đơn điện tử và Thông tư 32/2011/TT-BTC appeared first on Tạp Chí Điện Tử.
1 note
·
View note