#xét tuyển đại học
Explore tagged Tumblr posts
tuyensinhdaihochoabinh · 6 months ago
Text
Xét tuyển đại học là một bước quan trọng trong cuộc đời của mỗi sinh viên. Nó quyết định việc bạn có được cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học và hình thành tương lai nghề nghiệp của mình hay không. Quá trình này không chỉ đánh giá kiến thức học thuật mà còn đánh giá các kỹ năng mềm và tiềm năng phát triển của sinh viên.
Xét tuyển đại học quan trọng vì:
Mở cửa cơ hội: Đại học mở ra cơ hội học tập, phát triển cá nhân và chuyển đổi kiến thức thành kỹ năng thực tiễn. Một bằng cấp đại học thường là yêu cầu tối thiểu để nắm vị trí công việc trong nhiều ngành nghề.
Phát triển bản thân: Môi trường đại học cung cấp cơ hội để bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, và tự quản lý. Điều này giúp bạn trở nên tự tin và sẵn sàng đối mặt với thách thức trong cuộc sống.
Mở rộng kiến thức: Đại học không chỉ giúp bạn tiếp cận kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, văn hóa, và xã hội.
Xây dựng mạng lưới quan hệ: Một trong những giá trị quan trọng của đại học là mạng lưới bạn bè, giáo sư, và những người cùng quan tâm. Những mối quan hệ này có thể hỗ trợ bạn trong cả s��� nghiệp và cuộc sống.
Tiềm năng thu nhập cao hơn: Thường thì những người có bằng đại học có khả năng kiếm được thu nhập cao hơn so với những người không có bằng cấp tương đương.
Vì những lý do trên, quá trình xét tuyển đại học là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng tương lai của mỗi người.
Tumblr media
1 note · View note
dichvulamvisatnm-blog · 1 year ago
Text
Giảm thời gian xét duyệt visa du học Australia cho du học sinh
Ngày 6/9/2023, Bộ Nội Vụ Australia ra thông báo giảm thời gian xét duyệt visa du học Australia từ 30-50 ngày xuống còn trong 16 ngày.
Tumblr media
Theo thông tin từ báo Vnexpress, vào ngày 6/9/2023, Ủy Ban Thương Mại Và Đầu Tư Australia đăng trên mạng xã hội Linkedin ra thông báo thời gian xét duyệt visa du học Australia trong 16 ngày thay vì từ 30-50 ngày. Thay đổi này giúp cho các du học sinh Australia trên toàn thế giới thuận lợi hơn trong việc xét cấp visa du học Australia, giải quyết vấn đề số lượng tăng vợt của hồ sơ xin visa du học Australia.
Australia có nền giáo dục tiên tiến, có nhiều trường đại học đứng đầu thế giới. Rất nhiều sinh viên trên thế giới chọn các trường đại học Australia để đi du học. Theo thống kê của Bộ Nội Vụ Australia, nửa cuối năm 2022, lượng đơn xin visa du học Australia gần 180.000 người, tăng 220% so với năm trước. Trước đây, thời gian xét cấp visa du học Australia là từ 30-50 ngày mới được xử lý gây nên sự chậm trễ, ùn ứ hồ sơ.
Chính phủ Australia đã chi ra 48,1 triệu USD tuyển dụng thêm 600 nhân viên mới từ tháng 7 năm ngoái nhằm hỗ trợ xủ lý xin visa Australia, (visa Úc, hay thị thực Úc) và visa di cư Úc.
Những cải cách này giúp giúp giải quyết hồ sơ xin visa du học Australia nhanh hơn, cải thiện tốc độ xử lý. Bộ Nội Vụ Australia cho biết quá trình xét cấp visa du học Australia có thể nhanh hơn, chỉ trong 13 ngày.
Tuy vậy, Bộ Nội Vụ Australia cảnh báo sinh viên nước ngoài không nên vì vậy mà xin visa du học Austrlia quá muộn, quá cận kề ngày nhập học.  Thời gian xử lý đơn có thể bị ảnh hưởng bởi các trường hợp phức tạp, số lượng đơn đăng ký tăng. Vì vậy, cơ quan này khuyến nghị các du học sinh nộp đơn xin thị thực ít nhất 8 tuần trước khi khóa học bắt đầu ở Australia.
Trên đây là thông tin về thời gian xét duyệt cấp visa du học Australia mà các bạn cần biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin xin visa Úc, xin cấp thị thục Úc hãy liên hệ ngay đến Zalo 0966.089.350 gặp Ms An.
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH THANH NIÊN MỚI
Địa chỉ: 212/29 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Xin cảm ơn!
>>> Xem thêm: Ho tro xin cap visa du lich Uc tai TPHCM
2 notes · View notes
vietnamjournal · 1 year ago
Text
Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023
BNEWS Học viện Tài chính vừa công bố điểm chuẩn đại học hệ chính quy năm 2023. Hội đồng tuyển sinh Học viện Tài chính thông báo điểm trúng tuyển hệ Đại học chính quy năm 2023 như sau: Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Hải quan và Logistics – 35,51 điểm…
Tumblr media
View On WordPress
2 notes · View notes
thptngothinham · 13 hours ago
Text
[Văn mẫu 9] Những bài văn nghị luận hay và ý nghĩa bàn về Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống.     Nghị luận Niềm tin là điều quan trọng với con người - Tuyển chọn top 5+ bài văn mẫu hay nghị luận về vấn đề niềm tin - điều quan trọng với con người trong cuộc sống. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến "Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống ". ***    * Niềm tin là gì ? - Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan. - Niềm tin vào bản thân là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống... - Những suy nghĩ của bạn, khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, bạn sẽ tin vào điều mà suy nghĩ đó được lặp lại, không quan trọng những gì bạn nghĩ có phải là sự thật hay không. - Đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi khi chính bạn cũng không hiểu hết được những điều họ đang nói đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì minh nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng. Tham khảo thêm: Top 3 bài văn nghị luận hay bàn về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình Một số bài nghị luận hay về vai trò quan trọng của niềm tin với con người Nghị luận về niềm tin bài số 1: Đi-ơ-rô đã từng nói: “Nếu không có mục đích anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Đúng như vậy mỗi người sinh ra và lớn lên đều mang trong mình một niềm tin, một hi vọng, ước mơ về tương lai. Đó có thể là ước mơ bình dị, nhưng không đơn giản, đó cũng là ước mơ to lớn nhưng không viển vông và dù thế nào thì đã đặt ra ước mơ, ý tưởng điều quan trọng là ta có kế hoạch, dự tính để hiện thực hóa điều đó. Bàn về điều này Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết “cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt cho nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa”. Đã có ý kiến cho rằng, niềm tin là chìa khóa để mở mọi cánh cửa, nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Không có niềm tin thì con người sống sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và không có tương lai. Niềm tin chính là những gì mà ta tin tưởng, là sự hi vọng mà ta đặt vào nó. Đó là cảm giác chắc chắn về một điều gì đó trong cuộc sống cũng như chính bản thân mình, nuôi dưỡng niềm tin chính là sự vun trồng bồi đắp xây dựng để niềm tin lớn hơn, hoàn thiện hơn và cách nuôi dưỡng tốt nhất mà Giáo sư Ngô Bảo Châu đã khẳng định chính là dự định cụ thể, có ý nghĩa. Đó chính là những nét phác thảo kế hoạch chi tiết hướng đến từng mục tiêu và luôn bám chặt với thực tế, phù hợp với khả năng tình huống và khả thi. Như vậy, Ý kiến của Ngô Bảo Châu khẳng định giải pháp tốt nhất để giữ vững niềm tin trong cuộc sống cũng như chính với bản thân mình là biết hướng niềm tin vào những điều cụ thể, có giá trị thiết thực với cuộc sống. Khi đó niềm tin đó không chỉ được khơi dậy mà còn được nuôi dưỡng và phát triển thành niềm tin lớn trong cuộc sống. Mọi ngành khoa học, mọi sự sáng tạo đều bắt nguồn từ hiện thực. Chính vì vậy muốn nó phục vụ tốt cho cuộc sống, phát huy hết đắc lực của mình thì cần phải trải qua quá trình, những dự định cụ thể. Đặt niềm tin vào đó chính là giải pháp tốt nhất để nuôi dưỡng nó, ai cũng có những mong muốn, dự định và mục tiêu cho riêng mình, nhưng trước hết phải suy xét thêm niềm tin ta gửi gắm có hướng tới những mục tiêu cụ thể phù hợp chưa. Nếu được như vậy thì đó là suy nghĩ chín chắn bởi nếu có mục tiêu cụ thể, phù hợp thì dự định đó chắc chắn sẽ là động lực thôi thúc niềm tin của con người. Ngược lại nếu đặt niềm tin vào mục tiêu mông lung, xa vời thực tế thì khó có kết quả như ta mong muốn. Mỗi người có những mục tiêu và hi vọng khác nhau, điều ta mong
muốn kỳ vọng có thể trở thành hiện thực khi ta biết đặt nó vào những dự định cụ thể, đó là con đường ngắn nhất dẫn ta đến thành công, cho ta niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cũng như bản thân ta có dự định cụ thể, có kế hoạch rõ ràng là chúng ta đã chiến thắng phần nhiều, chỉ cần công sức và lòng kiên nhẫn bỏ ra để thực hiện nó, đặt dự định là bước đầu cũng là bước quan trọng nhất để mỗi con người tự tin trước số phận trước cuộc sống. Bên cạnh có một dự định cụ thể, kĩ càng, thì điều không kém phần cần thiết chính là niềm tin được nuôi dưỡng một cách thiết thực, một dự định có ý nghĩa trong cuộc đời. Niềm tin là vô hạn, nhưng con người cần phải cân nhắc những gì thực sự để đánh đặt niềm tin, đặt niềm tin vào những dự định có ý nghĩa gần gũi với cuộc sống, thiết thực với mọi người thì niềm tin đó mới tạo cho chúng ta hạnh phúc và có động lực. Ngược lại, đó là niềm tin của sự viễn tưởng, của cái không thực tế thì giới hạn thực hiện nó rất mơ màng, mong manh, làm cho mọi cuộc sống tẻ nhạt, vô vị. Và muốn được một niềm tin, một dự định thiết thực thì mỗi người phải dành thời gian suy nghĩ về dự định của mình, xem nó có ý nghĩa ra sao và thực hiện được hay không. Nếu không, cách tốt nhất là nên từ bỏ, bởi những dự định như vậy chỉ như một sợi dây dễ đứt, đang nới con diều niềm tin bay lơ lửng trên cao kia. Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương hiện thực hóa được niềm tin của mình, đem đến cho bản thân thậm chí cộng đồng những thành quả to lớn, tiêu biểu. Trong đó chính là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh từ hồi còn trẻ, Bác đã có một ước mơ, một niềm tin mãnh liệt rằng nước nhà sẽ được giải phóng, sẽ được tự do. Và chính vì một niềm tin như thế, Bác đã thực hiện nó bằng một dự định cụ thể và có ý nghĩa, điều đó chính là việc bác đã ra đi tìm đường cứu nước, học hỏi những kinh nghiệm hay, hiện đại ở phương Tây. Những tư tưởng tiến bộ về con đường cách mạng… để truyền lại cho nhân dân ta, mong cho nhân dân ta áp dụng và giành thắng lợi, và với dự định như vậy người đã giành chiến thắng cho chính bản thân mình, chính niềm tin và cả đồng bào của mình. Hay đến với một vị nguyên thủ quốc gia cũng có đầy niềm tin và có những dự định đúng đắn, đã đưa nước mình từ một nước đang gặp khó khăn, trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Đó chính là tổng thống Nga, đã trị vì đất nước, một vị tổng thống với những chính sách đáng nể phục - tổng thống Putin. Vào những năm 2000 đang khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng khi tổng thống Putin lên nắm quyền với niềm tin là nước Nga sẽ vượt qua, bằng những dự định cụ thể, có ý nghĩa, là những kế hoạch ngắn hạn, ông đã biến niềm tin thành sự thật đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ, trở thành một đất nước giàu mạnh. Qua những tấm gương sáng, những câu chuyện có thật, chúng ta thấy ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu thực sự là một lời khuyên sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Có niềm tin đúng đắn, thực tế, có một dự định cụ thể và ý nghĩa thì mọi thứ đều có thể thực hiện được. Đặt niềm tin vào những gì mình mơ ước, cố gắng hành động và kiên nhẫn theo đuổi, chắc chắn chúng ta sẽ giành được thắng lợi. Chỉ có niềm tin, ý thức nuôi dưỡng, niềm tin và hành động cụ thể là cách duy nhất để vươn tới những điều tốt đẹp, và làm cho cuộc đời thực sự có ý nghĩa. Tuy rằng có những lúc mỗi người gặp những khó khăn riêng trên con đường đến với thành công, bằng niềm tin, bằng hành động nhưng cái quan trọng là ta phải vượt qua mọi khó khăn đó, để thực hiện tiếp dự định của mình, tìm đến điều mà ta hằng mong muốn. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn những người không có niềm tin trong cuộc sống, hay có niềm tin nhưng chỉ là sự viển vông, ảo huyền, cách xa thực tế. Con người cần phải có mục tiêu và dự định rõ ràng, cụ thể thì mới sống được một cuộc sống có ý nghĩa đáng sống và đáng yêu. Trong xã hội ngày nay, vẫn còn không ít những bạn trẻ xác định được nơi gửi gắm niềm tin của mình, nên bỏ mất cơ hội thành
công, rồi rơi vào tình trạng chán nản, dần dần không có khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách. Đó chính là những lối sống đáng lên án, phê phán và loại bỏ. Qua câu nói của Ngô Bảo Châu, ta nhận thấy niềm tin đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống con người, đó là chìa khóa của mọi thành thành công, cần hiểu rõ điều mình thực sự mong muốn và dự định một kế hoạch cụ thể để làm được điều đó. Muốn như vậy, mọi người cần nỗ lực trau dồi kiến thức, rèn luyện ý chí, nghị lực để có thể biến niềm tin thành những mục tiêu cụ thể, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải tích cực học tập và rèn luyện, lính hội đầy đủ tri thức, kỹ năng để sau này có thể phục vụ cho xã hội bằng chính niềm tin và kiến thức của mình. Les Bôren đã từng nói “Nếu bạn đặt mục tiêu và theo đuổi chúng với tất cả lòng quyết tâm, tài năng sẽ đưa bạn tới những nơi bạn phải ngạc nhiên”. Ý kiến của Les Bôren đã phần nào tô đậm thêm lời nói của giáo sư Ngô Bảo Châu. Niềm tin quả thật là điều không thể thiếu, nó sẽ đưa con người ta đến những thế giới khác, biến ước mơ thành hiện thực và điều quan trọng là cuộc sống sẽ mang một ý nghĩa sẽ mang nhiều màu sắc thú vị trên con đường nuôi dưỡng niềm tin đó bằng “dự định cụ thể và có ý nghĩa”. Có thể bạn cũng quan tâm: Bàn về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống Nghị luận về niềm tin bài số 2: Cuộc sống chính là một cuộc đua không cân sức mà con người luôn trong tình thế bị động. Có lẽ chính vì vậy cho nên mỗi con người chúng ta cần phải có được niềm tin trong cuộc sống để vượt qua được những khó khăn và thử thách đang giăng lấp. Không thể phủ nhận được chính sức mạnh của niềm tin đã được rất nhiều người cũng như nhiều thế hệ khẳng định. Niềm tin thực sự cũng sẽ đưa con người ta từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng lại có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Nhận thấy được niềm tin mang một sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn cần tới nó. Ta hiểu được niềm tin chính là việc chúng ta tin ở một điều gì đó có thể dựa theo những căn cứ hiện tại, thậm chí không để đưa ra một sự quyết đoán tin vào ngày mai điều đó thành hiện thực. Thật vậy, ta có thể nhận thấy được rằng cũng chính niềm tin có sức mạnh kì diệu lắm. Nó dường như cũng chính là một cảm xúc trong ý chí của con người. Niềm tin chính là việc đi liền với sự hi vọng bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin nó cũng đồng thời được ví như một động lực để giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống đầy những cạm bẫy này. Chính nhờ có niềm tin qua chúng thì niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Thực sự nếu như chúng ta mà có được niềm tin vào bản thân là sự ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đồng thời ta cũng có thể đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc sống. Ta dường như cũng sẽ nhận thấy được cũng chính niềm tin vào bản thân thực sự rất quan trọng. Bởi nó không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Niềm tin cũng đồng thời còn là một động lực lớn của con người. Và những câu nói như “mất niềm tin là mất tất cả". Bởi tất cả những gì chúng ta mong muốn có được nó chưa xảy ra, đó là điều chắc chắn. Và vậy thì điều gì sẽ giúp cho những mong muốn đó được hiện thực hóa và hơn hết nuôi dưỡng và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết để cho bạn có thể có ngày chạm tay vào hiện thực mà mình mong muốn? Đó chẳng phải là niềm tin hay sao? Niềm tin sẽ mang đến cho bạn sự hi vọng và không ngừng đấu tranh để có thể dành lại được những hi vọng đó. Chắc chắn rằng bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những sự thất bại hay không thành hiện thực đâu. Và thông qua đó niềm tin cũng sẽ hun đún lên cho bạn có được ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Ngược lại nếu như chúng ta mà bị đánh mất niềm tin, chắc chắn rằng bạn cũng như sẽ chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì vì thế mà trở thành buông thả bất cần đời nữa. Và chắc chắn rằng chính lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Con người ta thật đáng sợ nhất đó chính là việc không có niềm tin, sống buông thả.
Thế rồi nếu chúng ta không có niềm tin vào những điều tươi đẹp phía trước, hay tất cả những điều đó mà trở thành viển vông với bạn. Bạn như sống không có mục đích thì thực sự lúc đó mới là vấn đề mà tất cả chúng ta lo lắng. Ta như cũng cảm nhận được chính giá trị con người bạn từ đó mà dần bị mất đi. Bạn đã tự gạt bỏ mình ra khỏi vòng quay hối hả của xã hội. Thông qua đó ta dường như cũng nhận thấy được rằng chính xã hội luôn phát triển không ngừng đòi hỏi bạn cũng phải phát triển nếu không bạn sẽ chẳng bám trụ được vào nó. Thế nhưng một thực trạng đáng buồn không thể không nhắc đến hiện nay dường như mất hết niềm tin vào tương lai. Họ dường như không dám đứng lên để có thể đối diện vào những sóng gió, trong họ lúc nào cũng sợ thất bại và cũng chẳng khi nào có thể thôi không mặc cảm về bản thân. Trước những khó khăn của cuộc sống nếu như con người chúng ta mà không có niềm tin thì thật khó có thể bước qua được. Tất cả những sự thành công của cuộc sống thì đều bắt nguồn từ chính niềm tin, trên thực tế thì lại có một số là do được kinh nghiệm sống còn non kém nên khi va chạm với xã hội tàn khốc này họ không đủ bản lĩnh để có thể vượt qua được. Những vấp ngã như đã làm họ chùn bước không dám bước tiếp để có thể có được kết quả cuối cùng của chính mình. Thế rồi ta như nhận thấy được cũng chính là lời khuyên cho chúng ta là phải học tập và rèn luyện thật tốt. Đồng thời giúp cho chính ta luôn luôn học hỏi những kĩ năng sống cần thiết để tìm hiểu khám phá được những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình. Từ đó mỗi chúng ta cũng lại có thể phát huy, nuôi dưỡng niềm tin, thực hiện những ước mơ trong cuộc sống. Nhưng ta đồng thời cũng nhận thấy được điều đó dường như cũng không có nghĩa chỉ có tự ti mới có thể đánh mấ niềm tin. Tự phụ cũng có thể làm cho niềm tin bị sai lệch. Thêm một cấp bậc cao nữa của sự tự tin đó chính là tự phụ. Khi chúng ta tự tin thái quá thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng dễ gây vào sự viển vông. Chúng ta nên tự tin và có niềm tin vào chính bản thân chúng ta, nhưng không vì thế mà lại quá kiêu mạn thì thành công cũng sẽ vượt khỏi tay bạn mà thôi. Chúng ta phải biết mình là ai, ở đâu, như thế nào để mà nuôi dưỡng niềm tin trong phạm vi của mình. Mỗi người trong cuộc sống này cũng cứ cố gắng để có thể học tập cũng như rèn luyện không ngừng. Mỗi người cũng hãy có cho mình những ước mơ và hoài bão có như thế thì mới có mục đích sống và cống hiến theo mục đích đó. Nó cũng giống như ngọn đèn chỉ đường cho đến thành công của chúng ta còn niềm tin lại chính là động lực để duy trì ngọn lửa đam mê đó. Niềm tin thực sự là một món quà quý giá của con người và cũng chính niềm tin sẽ giúp cho con người ta vượt lên trên tất cả để có được thành công. Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vấp ngã sẽ ở phía sau lưng bạn nếu như bạn có được niềm tin và duy trì những khát vọng trong cuộc sống. Nghị luận về niềm tin bài số 3: Thuở thiếu, Picasô là một họa sĩ vô danh trong thành phố. Ông lang thang đi khắp nẻo đường và đến khi trong túi chỉ còn lại năm đồng bạc, ông quyết định đánh “canh bạc” cuối cùng. Picasô thuê sinh viên đi đến các cửa hàng bán tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasô không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã trở nên nổi tiếng ở Paris và các nước khác. Qua đó, ông đã trở thành một tấm gương sáng ngời cho chúng ta về bài học: tự cho mình cơ hội, niềm tin để thành công cũng chính là điều quan trọng nhất để con người thực hiện ước mơ bằng sự nỗ lực, may mắn. Và cũng qua đó, ta thấy rằng niềm tin chính là sức mạnh lớn lao đủ can đảm nhất để dẫn lối con người đến mục tiêu chiến thắng trong cuộc đời! Trước hết, ta nên hiểu niềm tin là gì? Đó là niềm hi vọng, sự tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất của mình trong cuộc sống. Không những vậy, nó còn là thước đo giá trị, bản chất cũng như vị trí, vai trò của mỗi con người trong tất cả mối quan hệ. Và quan trọng hơn thế,
niềm tin chính là nền tảng, bậc thềm để bạn, tôi và tất cả chúng ta đi đến mọi thành công! Bởi: “Một lượng nhỏ những tinh thần quyết tâm được nung nấu bởi niềm tin son sắt vào sứ mệnh của mình có thể làm thay đổi dòng lịch sử” (Mahatma Gandhi). Tại sao chúng ta cần phải có niềm tin? Thật khó để giải đáp được câu hỏi này nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng: cuộc sống này không ai hoàn hảo cả! Bởi Thượng Đế rất công bằng, ngài có thể ban cho ai đó đôi tay lả lướt trên phím đàn nhưng cũng có thể lấy đi đôi tai nghe ngóng mọi âm thanh trầm bổng của cuộc sống. Ngài có thể ưu ái cho ai đó đôi mắt long lanh tưởng chừng có thể “giết chết” bao trái tim kẻ đối diện nhưng cũng có thể cướp đi giọng nói trầm ấm của họ. Ngài có thể dành tặng ai đó nụ cười tỏa nắng, ấm áp ôm lấy bao tâm hồn con người nhưng cũng có thể cướp đi mạng sống của họ một cách bất ngờ. Cuộc sống luôn tuần hoàn với những vết trầy xước và lỗ hỏng như thế! Nhưng hãy tin rằng niềm tin chính là mảnh vá quý giá nhất có thể khâu lành vết xước ấy cho bạn, là bàn tay ân cần nhất có thể xoa dịu vết thương trong tim bạn và niềm tin chính là cơ hội, là liều thuốc quý giá nhất để bạn có thêm sức mạnh chạy đến thành công và khẳng định mình. Những bài nghị luận hay bàn về cách cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống Nghị luận về niềm tin bài số 4: Steve Jobs là một doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ. Ông là người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính với hãng Apple. Có một câu nói của ông mà tôi rất tâm đắc: "Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng dánh mất niềm tin". Sức mạnh của niềm tin đã được rất nhiều người cũng như nhiều thế hệ khẳng định. Niềm tin sẽ đưa con người ta từ vưc thẳm tối tăm tiến lên phía trước, có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên. Niềm tin mang một sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn cần tới nó. Thật vậy, niềm tin có sức mạnh kì diệu lắm. Nó là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hi vọng bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin được ví như một động lực để giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và để vượt qua chúng thì niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Niềm tin vào bản thân là sự ý thức vè năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân thực sự rất quan trọng. Bởi nó không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Nó còn là một động lực lớn của con người. Chắc hẳn bạn đã nghe câu:"mất niềm tin là mất tất cả". Tại sao lại như vậy? Bởi thứ nhất bạn sẽ là người hiểu rõ bạn nhất. Bạn sẽ biết được toàn bộ suy nghĩ, thế mạnh, điểm yếu của chính bản thân bạn. Bạn sẽ là người duy nhất biết rõ bạn cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì cho cuộc sống. Nếu bạn mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những điều này nữa. Bạn sẽ chẳng còn ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì vì thế mà trở thành buông thả bất cần, lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Không có niềm tin, sống buông thả, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể xa ngã rồi đánh mất bản thân mình. Giá trị con người bạn từ đó mà dần bị mất đi. bạn đã tự gạ bỏ mình ra khỏi vòng quay hối hả của xã hội. Các xã hội luôn phát triển không ngừng đòi hỏi bạn cũng phải phát triển nếu không bạn sẽ chẳng bám trụ được vào nó. Nhưng một thực trạng đáng buồn là ngày nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ không nh��n ra được điều đó. Khi phải đối diện với những sóng gió, những thử thách cuộc đời, họ dễ dàng bị gục ngã rồi đánh mất niềm tin. Một số là do được kinh nghiệm sống còn non kém nên khi va chạm với xã hội tàn khốc này họ không đủ bản lĩnh, thường xuyên thất bại khiến cho niềm tin dần dần phai đi. Một số khác do quá tự ti về bản thân. Bởi những yêu cầu của xã hội ngày càng cao với xu thế hội nhập, họ lại tự ti với những yêu cầu ấy.
Họ nghi ngờ khả năng tiềm ẩn trong chính bản thân mình. Tự ti về bản thân kéo theo sự mất phương hướng mà nhiều người đã lợi dụng tâm lý ấy để lôi kéo, lừa bịp. Lời khuyên cho chúng ta là phải học tập và rèn luyện thật tốt, học hỏi những kĩ năng sống cần thiết để tìm hiểu khám phá được những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình. Từ đó để phát huy, nuôi dưỡng niềm tin, thực hiện những ước mơ trong cuộc sống. Nhưng không có nghĩa chỉ có tự ti mới có thể đánh mất niềm tin. Tự phụ cũng có thể làm cho niềm tin bị sai lệch. Trái với tự ti, tự phụ sẽ khiến cho niề tin vượt quá giới hạn của bản thân đến mức viển vông. Tự phụ khiến cho người đó có niềm tin với cả những thứ không tưởng. Chẳng hạn, một người không am hiểu về chứng khoán nhưng lại tự cao tự đại cho rằng cái gì mình cũng biết lao đầu vào sàn giao dịch, ngày đêm ôm niềm tin ngày mai sẽ giàu. Nhưng lỗ cứ đeo đuổi nhưng vẫn không chấp nhận sự thật, vẫn ôm niềm tin mộng ảo tiếp tục đầu tư. Cuối cùng khi muốn dừng lại cũng quá muộn màng. Niềm tin có thể đem lại hiệu quả, kết quả tố nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả đau thương không mong muốn. Quan trọng là bạn biết mình là ai, ở đâu, như thế nào để mà nuôi dưỡng niềm tin trong phạm vi của mình. Có như vậy, niềm tin mới phát huy đúng vai trò của nó. Hãy xây dựng niềm tin cho bản thân đúng như cái cách mà hiệu quả nó đem lại. Hãy học tập và rèn luyện không ngừng. Hãy xây dựng những ước mơ, hoài bão, lí tưởng sống và phấn đấu đạt được chúng. Hãy tự tin vào bản thân với những gì mình đang có và sẽ có. Đừng ủ dột nềm tin trong sự tự ti về bản thân. Không ai là thấp kém cả, bạn chỉ thấp kém khi bạn nhận mình là thấp kém mà thôi. Hôm nay bạn có thể cúi đầu trước người khác nhưng đừng để tương lai bạn không thể ngẩng cao đầu. Tôi sẽ kể một câu chuyện về niềm tin cho các bạn nghe. Một ngôi làng gặp hạn hán đã lâu, nhiều người dân trong làng không còn đủ kiên nhẫn đã rời làng ra đi, một ngày vị trưởng làng quyết định lập đàn tế lễ cầu mưa và dặn người dân mang theo một vật mà mình tin tưởng nhất để cầu mưa. Không ai bảo ai họ đều mang những thứ quí giá nhất trong nhà đến để tế lễ. Và mưa bỗng đến thật, một cơn mưa rào khiến ai ai cũng vui sướng. Đến lúc này họ lại cãi nhau xem đồ vật của ai đã đem lại may mắn cho ngôi làng. Thì bỗng nhiên có một em bé đi ra nói với mẹ: "Mẹ ơi, con biết là tròi sẽ mưa mà nên con mang theo cái ô để mẹ con mình không bị ướt". Lúc này ai nấy cũng đều biết rằng chính niềm tin của em bé mới là điều quí giá nhất. Một câu chuyện đơn giản mà ý nghĩa về niềm tin mà ai ai cũng phải học hỏi. Niềm tin là thứ quí giá nhất mà bạn có. Cùng với sức khỏe, niềm tin sẽ đưa bạn đến với những đỉnh cao mà bạn mơ ước. hãy nuôi dưỡng niềm tin và rèn luyện thật tốt để niềm tin ấy có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, giúp bạn đạt được những ước mơ hoài bão của riêng bản thân mình. Đừng đánh mất niềm tin chỉ vì một lý do không đáng nào đó. Bởi khi mất niềm tin rồi thì bạn không chỉ mất nó mà bạn còn mất thêm nhiều thứ quí giá khác. Hãy nghị lực hơn trong cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin của chính bản thân mình. Nghị luận về niềm tin bài số 5: Niềm tin – người bạn đồng hành cùng thành công Cuộc đời là một cuộc hành trình. Một hành trình để trưởng thành và tìm ra mục đích mà ta có mặt trên thế giới này. Không ai trong chúng ta sinh ra mà không mang một giấc mơ hay một mong muốn, một khát khao. Và để thực hiện điều đó chúng ta phải có niềm tin. Niềm tin không phải là yếu tố duy nhất tạo nên thành công nhưng nó là nền tảng, là nguồn sức mạnh để ta có đủ can đảm để bước đi trên con đường mình chọn. Niềm tin xuất phát từ những gì mà ta cho là đúng. Niềm tin mang nhiều ý nghĩa khác nhau, là sự tính nhiệm, đảm bảo, là sự vun trồng của bao nhiêu tâm tư, sự quyết định sau nhiêu lần đắn đo để tạo lập nên một nguồn sức mạnh bền vững. Vì có niềm tin mà chúng ta có thêm động lực để tiến lên phía trước. Niềm tin mang đến cho những người thất bại một tia hy vọng  bắt đầu lại, mang đến cho người mất phương hướng
một lối đi, mang đến cho tuổi trẻ chênh vênh một chỗ dựa… Nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ chẳng khác gì vị thuyền trưởng mất đi chiếc la bàn định đoạt vận mệnh con thuyền cuộc đời. Rồi ta sẽ trôi về đâu? Ta sẽ phải đối mặt như thế nào với sóng to gió cả ngoài đại dương bao la khi không thể tìm được phương hướng? Đôi khi trên đường đời ta hay mất đi niềm tin. Bởi con đường ta đi không thể trải đầy hoa thơm mà luôn tìm ẩn những hòn đá cản đường.Và khi ta vấp phải đá ta hay có xu hướng đánh mất hy vọng cũng như niềm tin cần thiết để đứng dậy đi tiếp. Steve Jobs từng nói “ Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin”. Thất bại là chuyện không thể tránh khỏi nhưng cốt lõi nhất vẫn là thái độ ta ứng xử. Có dám đứng dậy chập chững quay về vị trí xuất phát để tiếp tục theo đuổi đam mê với niềm tin vào một ngày thành công. Hay ngược lại, khóc lóc, thu mình, suy nghĩ lệch lạc, để niềm tin trở thành thứ của quý bị chôn vùi dưới lớp đất của thất bại và tuyệt vọng. Niềm tin chỉ thực sự có giá trị khi được ta tin tưởng, chỉ được nở rộ khi ta không ngừng củng cố. Vì chỉ khi ta tin ta mới có đủ dũng cảm để duy trì và theo đuổi. Cuộc sống luôn vạch ra một đường đua cho ta lao về trước và niềm tin là bình nước ta được phép mang theo. Tuy nhiên, cũng có thể bỏ lại nếu ta nghĩ nó không quá cần thiết. Thử hỏi, ai trong chúng ta không cần có nước? Trên chặng đường vất vả ấy chúng ta cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh yếu khác nhau, trải qua nhiều đoạn đường khác nhau, nếm trải đủ mùi vị đắng ngọt của thành công và thất bại… Đoạn đường dài thế ta có chùn chân không? Mệt mỏi không? Nản lòng không? Có ý định bỏ cuộc không? Và lúc này, bình nước ta mang sẽ phát huy tác dụng của nó. Mệt có thể tạm thời nghỉ ngơi, nhấm nháp ngụm nước mát ngọt, lấy lại sức lực nên có để tiếp tục hành trình. Trái lại, ta quên mang theo hay căn bản không hề mang theo thì có phải là đường ta đi ở phía trước càng ngày càng mờ. Không tạo được niềm tin ta không có được sự kiên định cần thiết, không có đủ sức mạnh để hết mình lao về đích trước người khác. Dù ta có thật sự đủ khả năng từng bước một về đến nơi đặt ra nhưng ta không thể thỏa mãn hay hạnh phúc thật sự vì ta không phải là người cố gắng hết mình, ta không có giấc mơ và động lực để bức tốc. Chậm lại và mãi chỉ có thể là người đến sau. Ta không làm việc hay thi đấu với niềm đam mê và lòng nhiệt thành. Chậm lại và đến sau. Thậm chí là không bao giờ đến… Niềm tin giống như một người bạn đồng hành. Khi ta tìm được một lí tưởng, khám phá ra một chân trời mới thì niềm tin sẽ được tạo lập. Nếu không có niềm tin vào tương lai, không có niềm tin về ngày đại thắng, dân tộc ta đã không thể vượt lên mọi thử thách khắc nghiệt mọi nguy hiểm gian truân. Đối mặt với kẻ thù tàn bạo, chúng ta không nao núng, trước đòn roi quân thù ta gồng mình gánh chịu,... Dù bất cứ giá nào, niềm tin vẫn cứ rực cháy, vẫn cổ vũ cho người Việt Nam kiên cường thêm sức mạnh chờ ngày quật khởi. Chỉ khi ta có thể giữ được niềm tin ta mới nhận thấy giá trị của nó, mới thấy không chán chường hay run sợ trước những hoàn cảnh khó khăn. Helen Keller từng nói “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin”. Niềm tin đi kèm với lạc quan. Một con người lạc quan sẽ luôn tràn đầy sự tự tin. Tin ở bản thân và cả ở người khác. Không có lòng tin ở chính mình ta dễ nao núng, gãy đổ. Không có lòng tin ở người khác ta trở thành kẻ dễ nghi hoặc hay lo sợ và khó có thể thoải mái làm điều mình mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta không thể tạo ra một thế giới màu hồng và ảo tưởng về mọi thứ. Hãy nên nhớ rằng nơi có ánh sáng chắc chắn sẽ có bóng tối. Tin nhưng không đánh mất chính mình. Không vì quá tin mà xa rời thực tế. Đối với mọi chuyện, bao gồm cả tạo lập niềm tin, ta nên cân nhắc kĩ càng không nóng vội. Vì đôi khi ta hay bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài dẫn đến tình trạng quyết định thiếu chính xác. Để rồi hậu quả mà nó mang lại là tâm lí và tư duy bất lực làm cản trở con đường bắt đầu lại. Niềm tin chỉ
nên được gieo trồng khi ta đủ đam mê và khát vọng, đủ dũng cảm theo đuổi và khi ta đã tìm được lí tưởng đời ta. Tất cả chúng ta ai cũng có một cuộc đời riêng, một con đường riêng, một lí tưởng riêng. Khi chính ta hiểu được bản thân mình đã có cho mình một giấc mơ, một giấc mơ luôn lặp đi lặp lại trong tâm thức thì đừng ngần ngại hay chần chừ, hãy theo đuổi. Bởi khi đó ta có niềm tin, ta sẽ đủ dũng cảm để vượt lên. Dù thất bại hay sai lầm, thua cuộc hay đến sau, chỉ cần vẫn tin vào cuộc sống, tin vào bản thân ta vẫn sẽ đủ sức tạo nên một niềm tin mới về con đường thành công. Hãy sống với một niềm tin to lớn về cuộc đời và đừng bao giờ dừng lại nếu chưa thực sự thỏa mãn với chính mình. Đi trên con đường mình chọn với niềm tin lớn về đích đến chính là một trong những điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời chúng ta. Cuộc đời mỗi người mang một dấu ấn riêng. Ai cũng đủ sức tạo cho đời mình một dấu ấn. Và niềm tin là lọ mực ta có. Có được giấc mơ để lao đi là điều kiện đủ và để thành công ta không được bỏ qua điều kiện cần. Niềm tin là điều kiện cần. Tạo một niềm tin vào đam mê hay niềm tin vào con người. Trước hết hãy tin vào chính ta. Tin bao giờ cũng cần thiết. Có tin mới đủ bản lĩnh, đủ mạnh mẽ để rời bỏ những điều chắc chắn, theo đuổi những giấc mơ mà ta khao khát với hy vọng và sự nỗ lực mà không lo sợ hay chần chừ. Hãy sống cuộc đời như chính bạn mong muốn và đi theo con đường của riêng mình với một niềm tin vững chắc nhất. Và thành công sẽ không còn quá xa xôi… (Bài làm của bạn Lý Kim Nguyên, Lớp 12A2 – Trường THPT Kế Sách, Sóc Trăng) Trên đây là tuyển chọn #5 bài nghị luận hay nhất bàn về niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống. Hi vọng các bạn đã có thêm những ý văn hay để bổ sung cho nội dung bài viết của mình thêm đầy đủ, sinh động và được đánh giá cao. Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 9 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 9 do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !
0 notes
cuuholopotosaigon · 3 days ago
Text
Hotline 0987.522.144 cứu hộ lốp xe ô tô Dĩ An
Vá lốp xe hơi Vũng Tàu nhanh, chất,rẻ – gọi ngay 0987.522.144 Phục vụ cứu hộ, vá lốp xe khá Vũng Tàu chuyên nghiệp hơn 10 năm qua, chất lượng dịch vụ tại vavoxe.net đã được minh chứng bằng thực tiễn. Hơn thế nữa, ngoài sự an tâm về chất lượng, khách hàng còn hài lòng cả về giá cả và tốc độ. Tiêu chuẩn tuyển lựa nơi vá lốp xe tương đối Vũng Tàu của người tiêu dùng ngày càng cao. tham mưu tận tình, cung cấp đúng cam kết phê duyệt hotline 0987.522.144, hàng ngũ chuyên viên tham mưu của tổ chức nhanh chóng ghi nhận tình trạng hư hỏng của lốp. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, những phương án xử lý được đưa ra. ngoài ra, có một điểm chung là chất lượng lốp xe hơi sau khi vá ở mọi phương án đều đảm bảo tốt nhất. Nhưng lại ko cam kết về chất lượng ổn định Hậu quả thế nào, chắc anh chị ko muốn nhắc lại nữa. giá thành cạnh tranh nhất thị trường Vũng Tàu. Cung cách lao động chuyên nghiệp đã giúp công ty luôn nằm trong «top» chọn lựa hàng đầu. Dĩ An là 1 trong các thành phố lớn nhất của tỉnh Bình Dương. lôi kéo đông đảo các cơ sở kinh doanh quy mô to, nơi đây luôn hiện hữu mật độ ô tô đi lại cao. mặc dầu nơi cứu hộ lốp ô tô Dĩ An không thiếu nhưng lượng đơn hàng tại doanh nghiệp vavoxe.net vẫn tăng đều, nguyên nhân đều nằm ở chất lượng dịch vụ cung cấp. Hư hỏng lốp ô tô tại khu vực Dĩ An có thể nảy sinh bất cứ lúc nào Trong khi đó, nhu cầu đi lại ô tô đa phần đều phục vụ công tác. Để kịp tiến độ và ko mất uy tín với đối tác, chủ xe luôn mong muốn khôi phục lốp ô tô thật nhanh. Sử dụng công nghệ cứu hộ lốp ô tô Dĩ An hiện đại nhất Mỗi chủng loại vỏ lốp ô tô, mỗi mức độ hư hỏng sẽ tương hợp 1 khoa học cứu hộ riêng. Duy trì tối đa tuổi thọ lốp, tiện tặn chi phí tái đầu tư bộ lốp mới ưng ý điều kiện tài chính, thời kì của khách hàng. Dịch vụ tốt đi kèm giá vô cùng tốt Chất lượng dịch vụ cứu hộ lốp ô tô Dĩ An là điều khách mua hoàn toàn an tâm. bên cạnh đó, các phản hồi đánh giá tốt còn dành cho giá tiền kiệm ước Với chính sách thương thảo giá linh hoạt, doanh nghiệp luôn mang đến sự hài lòng cao cho mỗi khách hàng. thực tiễn, giá đề nghị của tổ chức luôn được nhận xét hà tằn hà tiện nhất thị trường.
0 notes
Text
Thêm môn Tin học thi tốt nghiệp: Xét tuyển đại học sẽ thế nào?
0 notes
toanvnn · 17 days ago
Text
Những Điều Cần Biết: Cấu Trúc Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024
Tumblr media
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành một phương thức tuyển sinh quan trọng, thu h��t sự quan tâm của cả thí sinh và nhiều trường đại học. Nắm rõ cấu trúc đề thi sẽ giúp thí sinh có chiến lược ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024, cũng như các mẹo ôn tập hữu ích.
Tổng Quan Về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Kỳ thi Đánh giá năng lực không chỉ tập trung kiểm tra kiến thức học thuật mà còn chú trọng đánh giá khả năng tư duy và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là một phương thức xét tuyển đại học khác biệt so với kỳ thi tốt nghiệp THPT, giúp các trường đại học có cái nhìn tổng quát hơn về năng lực của thí sinh.
Ngoài việc xét tuyển vào các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả của kỳ thi này còn được công nhận bởi nhiều trường đ���i học khác trên toàn quốc, tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.
Cấu Trúc Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024
Đề thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được thiết kế để đánh giá toàn diện năng lực học tập và kỹ năng tư duy của thí sinh qua 3 phần chính:
1. Tư Duy Định Lượng (Toán Học)
Số lượng câu hỏi: 50 câu trắc nghiệm.
Thời gian làm bài: 75 phút.
Nội dung thi: Gồm các kiến thức Toán học phổ thông như Đại số, Hình học, Xác suất và Thống kê. Phần này yêu cầu thí sinh vận dụng tư duy logic và phân tích để giải quyết các bài toán thực tế.
Mục tiêu: Kiểm tra khả năng tư duy toán học, phân tích số liệu và giải quyết các vấn đề toán học trong cuộc sống.
2. Tư Duy Định Tính (Ngữ Văn và Xã Hội)
Số lượng câu hỏi: 50 câu trắc nghiệm.
Thời gian làm bài: 60 phút.
Nội dung thi: Bao gồm các câu hỏi về Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và kiến thức xã hội. Thí sinh sẽ phải đọc hiểu văn bản, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung và ý nghĩa của đoạn văn, đồng thời áp dụng kiến thức xã hội.
Mục tiêu: Kiểm tra khả năng tư duy phản biện, đọc hiểu văn bản và phân tích thông tin ngôn ngữ của thí sinh.
3. Khoa Học Tự Nhiên (Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học)
Số lượng câu hỏi: 50 câu trắc nghiệm.
Thời gian làm bài: 60 phút.
Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học từ chương trình phổ thông. Các câu hỏi tập trung vào việc ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
Mục tiêu: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế và phân tích kết quả thí nghiệm.
Đánh Giá Điểm Thi và Cách Tính Điểm
Thang điểm: 150 điểm cho toàn bộ bài thi.
Tư duy định lượng (Toán học): 50 điểm.
Tư duy định tính (Ngữ văn và Xã hội): 50 điểm.
Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học): 50 điểm.
Thí sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ được cộng điểm. Đặc biệt, không có điểm âm cho câu trả lời sai, do đó thí sinh có thể thoải mái thử sức với tất cả các câu hỏi.
Lợi Ích Khi Hiểu Rõ Cấu Trúc Đề Thi
Hiểu rõ cấu trúc đề thi giúp thí sinh:
Lên kế hoạch ôn tập hiệu quả: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần thi dựa trên số lượng câu hỏi và thời gian làm bài.
Rèn luyện kỹ năng làm bài: Luyện tập kỹ năng làm bài trắc nghiệm và quản lý thời gian để tối ưu hóa kết quả.
Hiểu rõ dạng câu hỏi: Giúp thí sinh làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến, từ đó tự tin hơn khi vào phòng thi.
Mẹo Ôn Tập Hiệu Quả Cho Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực
Để đạt kết quả cao, thí sinh cần có chiến lược ôn tập hợp lý:
Tập trung vào các môn học trọng tâm: Phần tư duy định lượng và định tính có trọng số lớn, do đó cần đầu tư thời gian ôn luyện nhiều cho Toán, Văn và các môn xã hội.
Luyện đề thi thử: Luyện các đề thi mẫu từ các năm trước hoặc tham gia các khóa học online để làm quen với cấu trúc và thời gian làm bài.
Quản lý thời gian: Thí sinh cần biết phân bổ thời gian làm bài hợp lý, tránh dành quá nhiều thời gian cho các câu hỏi khó mà bỏ qua những câu dễ hơn.
Xem thêm: Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2024
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 với 3 phần chính: tư duy định lượng, tư duy định tính và khoa học tự nhiên, mang lại một cái nhìn toàn diện về năng lực của thí sinh. Hiểu rõ cấu trúc và cách thức tính điểm của đề thi sẽ giúp các em có kế hoạch ôn tập và chiến lược làm bài phù hợp, từ đó nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học mong muốn.
0 notes
hungaumvietnam · 1 month ago
Text
0 notes
binh2003 · 2 months ago
Text
Cùng tìm hiểu: Học Quản trị kinh doanh có khó không?
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành thu hút đông đảo sinh viên đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm. Vậy học quản trị kinh doanh có khó không? Hàng ngàn bạn trẻ có mong muốn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh khiến cho điểm xét tuyển của ngành nghề này tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không khỏi lo lắng: “Học quản trị kinh doanh có khó không?”. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!
Xem chi tiết bài viết: Học Quản trị kinh doanh có khó không
0 notes
cdyduocsaigonedu · 2 months ago
Text
nganh ho sinh hoc truong nao la tot nhat
Cao đẳng Hộ Sinh đang được nhiều thí sinh lựa chọn vì thời gian đào tạo ngắn, phương thức xét tuyển đơn giản Đại học. Cùng @cdyduocsaigonedu tìm hiểu chia sẻ dưới đây để biết ngành Hộ sinh nên học trường nào nhé!
>>Truy cập nguồn: https://cdyduocsaigon.edu.vn/nganh-ho-sinh-hoc-truong-nao/
Tumblr media
0 notes
tuyensinhdaihochoabinh · 8 months ago
Text
Tầm quan trọng và mục đích tuyển sinh xét học bạ
Trong quá trình tuyển sinh, việc xét học bạ ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng. Tuyển sinh xét học bạ vào đại học không chỉ dựa vào điểm số, mà còn đánh giá các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm, và đặc biệt là phẩm chất cá nhân của học sinh. Phương pháp này giúp nhìn nhận học sinh một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá cuối cùng. Bằng việc tuyển sinh xét học bạ năm 2024, Trường Đại học Hòa Bình tạo cơ hội cho những học sinh có năng lực và tiềm năng nhưng có thể không phản ánh hết trong kỳ thi truyền thống đỗ vào đại học chính quy.
Tumblr media
2 notes · View notes
grupitiers · 2 months ago
Text
[tâm sự tuổi hồng - lời khuyên #2]
vl 2k6 chưa biết mùi máy lạnh hnue nó như nào mà trường đã khởi động tuyển sinh 2025 r 🤤
các cháu 2k7 chuyến này bị trường dắt như bò luôn mà 😔
đừng có tưởng mác top 1 sư phạm miền bắc là ngon các cháu ạ 😔 đứa nào thích trợ cấp 3củ6/tháng, thích miễn học phí thì cứ vào đây để nếm bốn chữ "hào quang sư phạm" và biết nó là cái gì. chưa học tí gì mà bác đã thấy nghiệt ngã r 😔 giá như năm ấy bỏ xét đại học đi chăn bò thì cuộc sống giờ đã an nhiên vô lo vô nghĩ r 😔
bác khuyên hết nước hết cái r đấy cháu nào k nghe cứ thích đâm đầu vào thì ráng chịu 😔 bon chen vào trường 28 29 điểm làm gì để r hưởng lương 5 chẹo một tháng. như bác đam mê đi dạy đời thì nó khác r, k tính 🤫
Tumblr media
0 notes
congthongtints · 2 months ago
Text
Cổng thông tin tuyển sinh
Cổng Thông Tin Tuyển Sinh là nền tảng cung cấp thông tin tuyển sinh uy tín, cập nhật liên tục về các chương trình học, điều kiện xét tuyển và thủ tục đăng ký tại các trường đại học trên toàn quốc. Với giao diện thân thiện, bảo mật cao và hỗ trợ 24/7, cổng thông tin đảm bảo mang đến cho người dùng những thông tin tuyển sinh chính xác và nhanh chóng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: A8-28 đường số 02, khu dân cư Phú An, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
Phone: 0932.84.77.84
Website: https://congthongtintuyensinh.edu.vn/
1 note · View note
thptngothinham · 2 days ago
Text
[Văn mẫu 9] Cảm nhận về nhân vật ông Sáu - Hướng dẫn làm bài và những bài văn cảm nhận hay về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.    Cảm nhận nhân vật ông Sáu, tuyển chọn những bài văn hay phân tích, cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Đề bài: Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Hướng dẫn làm bài cảm nhận về nhân vật ông Sáu 1. Phân tích yêu cầu đề bài - Yêu cầu về nội dung: nêu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu thông qua các tình huống, lời nói, hành động và cảm xúc của nhân vật thể hiện trong đoạn trích Chiếc lược ngà - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết... xoay quanh nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. - Phương pháp lập luận chính: phân tích, cảm nhận 2. Luận điểm về nhân vật ông Sáu - Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật ông Sáu - Luận điểm 2: Tình yêu dành cho con của ông Sáu II. Lập dàn ý bài văn cảm nhận về nhân vật ông Sáu 1. Mở bài cảm nhận về ông Sáu - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, truyện ngắn: + Nguyễn Quang Sáng - cây đại thụ của văn học miền Nam với những cống hiến to lớn, đáng trân trọng cho văn đàn. + Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt. - Khái quát về nhân vật: Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu. 2. Thân bài cảm nhận về ông Sáu a) Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật - Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày. b) Luận điểm 2: Tình yêu dành cho con của ông Sáu - Trong những ngày ông về thăm quê: + Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con. + Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống. => Ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn. + Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con. + Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. => Tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu. - Trong những ngày ông ở căn cứ: + Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con. + Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con. + Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc. + Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội. ⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó. c) Nhận xét về nghệ thuật - Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí. - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba - người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn. - Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. - Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm. 3. Kết bài cảm nhận về ông Sáu - Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng
tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình. - Kết luận về nhân vật ông Sáu: + Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. + Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt 4. Sơ đồ tư duy phân tích cảm nhận về nhân vật ông Sáu III. Văn mẫu tham khảocảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà 1. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu bài văn mẫu số 1 Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái. Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày. Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu - cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “…nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con. Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không bi���t người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ. Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông th��ng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương. Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu. Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu. Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ. Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi
chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con. Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này. Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động. Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con. Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy. Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được. Tham khảo thêm một số đề văn hay thường gặp về nhân vật ông Sáu: Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngàTình cảm của ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà 2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu bài văn số 2 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt, quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả. Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới được hơn một tuổi. Vì vậy, lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: "Thu! con". Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu ta hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông "bước tới vừa đưa tay đón chờ con" thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng mà con bé "tròn mắt nhìn", cái nhìn "vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác". Sự xúc động làm cho vết thẹo trên mặt của ông "giật giật", giọng nói run run không còn kìm chế được sự xúc động: "Ba đây con! Ba đây con". Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ, bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét "má! Má". Bé Thu là một đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu được. Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã "ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng". Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động: "đau đớn khiến mặt anh sầm lại... hai tay buông thõng như bị gãy". Người cha náo nức vì niềm vui được gặp con gái, muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao? Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ông vô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc, trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: "Cơm chín rồi". Lúc ấy ông Sáu "vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười". Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông. Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo lắng cho bé Thu. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất. Nhưng đáp lại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, con bé không những không đón nhận nó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đã đánh con. Đánh con nhưng lòng người cha còn đau gấp bội. Vì hành động nóng nảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối hận. Đến tận lúc chia tay, lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫn "buồn nẫu ruột", ông không dám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn, cái nhìn cũng "buồn rầu". Nhưng thật bất ngờ, vào giây phút cuối cùng, khi sắp phải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu "b...a..". Ông Sáu sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay lau nước mắt. Có thể nói, đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường. Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng như nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà này tặng cho con. Trên chiếc lược ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: "Yêu nhớ, tặng Thu con của ba". Khi chiến đấu, vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Thu hết tàn lực, ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình, cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông Sáu chỉ nhìn ông Ba với ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: "Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu", ông mới nhắm mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứa đựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng của người cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.
Thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình. Mà còn đánh động vào sâu thẳm trái tim mỗi độc giả tình cảm cha con. Tôi tin rằng đọc tác phẩm này, nhiều độc giả nhớ về cha mình, nhớ về những hi sinh thầm lặng của cha trong suốt cuộc đời để dành cho chúng ta. Ta cảm nhận được sự thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu, ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất mà còn lưu giữ lại cho bé Thu một kỉ vật, đó chính là chiếc lược ngà, để khi nhìn vào đó, bé Thu có thể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đến mức nào. Không chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Ba còn là một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông gắn bó với chiến trường, ngày ngày đối đầu với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình, đất nước được tự do. Ông đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiến đấu, dù có thương nhớ con nhưng ông cũng chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về Tổ quốc, quê hương của mình. Ta có thể thấy, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Vì vậy mà ông gác lại mong muốn được gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu. Không chỉ chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó là vết thẹo dài trên mặt mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Như vậy, thông qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà", nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họa thành công nhân vật ông Sáu, người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp, nó chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình phụ tử thiêng liêng. 3. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu bài văn số 3 Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ, các tác phẩm của ông chủ yếu viết cho con người và cuộc sống ở Nam Bộ. Trong đó "Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu được viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác li��t. Điều đáng lưu ý là truyện ngắn này viết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con. Tình cảm ấy đã diễn ra một cách sâu sắc cảm động từ hai nhân vật bé Thu và ông Sáu, nhưng có lẽ xúc động và gây ám ảnh hơn cả với người đọc là tình cảm người cha - ông Sáu dành cho đứa con gái của mình. Ông Sáu là người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, lúc đi kháng chiến đứa con gái của ông chưa đầy một tuổi, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu đã cự tuyệt tình cảm của ông chỉ vì trên mặt ông có vết thẹo khác với người cha trong bức hình mà em đã biết. Đến phút chia tay ông mới đón nhận được tình cảm của con nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi. Vì nhiệm vụ, ông phải trở lại chiến trường, ông lên đường với lời hứa sẽ mua cho con một cây lược. Chính trong hoàn cảnh ấy tình cảm ông dành cho con thật sâu nặng và cảm động. Trước hết tình cảm của ông Sáu dành cho con được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. Đến lúc được về "cái tình cha con nôn nao trong lòng anh”. Khát khao đốt cháy lòng ông lúc này là được gặp con và mong con gọi một tiếng ba để ông được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông từng mong đợi, vì thế mà khi xuống xuồng vào bến thấy một đứa bé chạc bảy đến tám tuổi, đoán biết là con không chờ xuồng cập bến, ông nhún nhảy thốt lên, xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng với những bước dài rồi dừng kêu to "Thu con” tiếng gọi của ông Sáu nghe thật xúc động. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu thương và khát khao gặp lại con. Nhưng thật trớ trêu, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực lảng tránh, điều
đó khiến ông vô cùng đau đớn, thất vọng "nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Đặc biệt, mấy ngày ông Sáu ở nhà, ông chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe một tiếng "ba” của con bé nhưng tất cả đều không trọn vẹn. Ông Sáu càng tỏ ra gần gũi con bao nhiêu thì con bé tỏ ra lạnh nhạt bấy nhiêu. Nó nhất định không chịu gọi ông là "ba", không nhờ ông chắt nước nồi cơm đang sôi, những lúc như vậy ông khổ tâm hết sức, yêu con ông không lỡ mắng mà chỉ ”nhìn con khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Nụ cười lúc này không phải là vui mà phản ảnh sự khổ tâm của ông "có lẽ vì khổ tâm quá đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi. Sự mất mát trong tình cảm của ông chính là bi kịch của chiến tranh, nó đã làm cho mặt ông đổi khác "vết thẹo dài” nên con bé trông ông không còn giống trong hình với má nó. Ông vẫn không nản lòng, vẫn quan tâm tới con, nhưng ông càng quyết tâm thì nó phản ứng càng dữ dội hơn, đó là trong bữa ăn ông gắp cái trứng cá to vàng để vào chén nó, tưởng nó sẽ hiểu được thành ý nhưng ngược lại nó liền "lấy đũa soi vào chén rồi hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe”. Lúc này ông bị con cự tuyệt hoàn toàn, vì quá thất vọng không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên "Sao mày cứng đầu vậy hả". Tình yêu thương con của ông trở nên bất lực. Đến lúc chia tay, ông cũng muốn ôm con hôn con nhưng lại sợ nó từ chối và bỏ chạy nên ông chỉ nhìn con với đôi mắt trìu mến và buồn rầu nhưng rồi trước những biển hiện tình cảm mãnh liệt của con, ông thực sự xúc động khi con bé cất tiếng gọi "ba”. Không kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con. Giọt nước mắt của ông lúc này không vì đau khổ mà nó là ”giọt châu” rơi trong sự sung sướng hạnh phúc của một người cha yêu thương con sâu sắc. Tình cảm yêu thương của ông Sáu được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu trở lại chiến tranh. Sau khi chia tay với gia đình, ông Sáu vô cùng nhớ con. Những lúc ấy ông lại thấy dằn vặt day dứt vì đã đánh con trong lúc nóng giân, rồi lời dặn của con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe Ba”. Đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con, khi kiếm được khúc ngà voi ông đã vô cùng vui mừng sung sướng "mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Vậy đấy, khi người ta ”hóa thành” trẻ con lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình, rồi ông Sáu dồn hết tâm sức và tình yêu thương và chiếc lược "những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố gắng như một người thợ bạc”. Trên sống lưng lược có khắc một chữ nhớ mà ông gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của ông Sáu, là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc đằm thắm sâu nặng. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đến với đứa con xa cách ”cây lược ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. Những đêm nhớ con, anh mang chiếc lược ngà ra ngắm ngía rồi cài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Lòng yêu thương con được kết tinh trong cây lược ngà ấy đã khiến cho người cha - người đã trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tác ra một tác phẩm duy nhất của cuộc đời. Nhưng rồi trong tình cảnh đau thương lại đến với ông Sáu, ông bị trúng đạn của giặc. Trong giờ phút cuối cùng không kịp chăng chối lại điều gì, ông đưa tay lên túi, móc cây lược cho ông Ba - người bạn chiến đấu và nhìn bạn một hồi lâu, cái nhìn như một lời chăng chối ủy thác thiêng liêng là ước nguyện giữ gìn tình phụ tử muôn đời. Ông Sáu đã hi sinh nhưng tình cha con ở ông thì không thể nào chết được, tình cha con mãi thiêng liêng bất diệt. Nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con đã để lại bao mến phục với độc giả, một phần nhờ cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Quang Sáng, trước hết nhà văn đã
đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để bộc lộ nội tâm nhân vật ngoài ra tác giả chọn ngôi kể chuyện trong vai người bạn thân thiết của ông Sáu nên không chỉ là người chứng kiến khách quan kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với nhân vật ông Sáu. Có thể nói, chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng hình ảnh nhân vật ông Sáu và câu chuyện về "chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn để lại bao ám ảnh day dứt trong lòng bạn đọc. Câu chuyện ấy không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu, đặc biệt là tình cảm ông Sáu dành cho con, mà còn gợi cho người đọc nỗi đau thương mất mát của chiến tranh gây ra bao nhiêu gia đình, con người. Từ đó, ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn tình phụ tử cao đẹp đồng thời trân trọng cuộc sống hòa bình đang được hưởng hôm nay. Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà 4. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu mẫu số 4 Truyện ngắn là cưa lấy một khúc của đời sống, để chỉ qua một khoảnh khắc, một chi tiết, một hình tượng nhân vật nhà văn có thể phản ánh đầy đủ sự sống đậm đặc. Với “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi khắc họa hình tượng nhân vật ông Sáu, một người chiến sĩ yêu nước, người cha giàu lòng yêu thương con. Qua tác phẩm nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp ý nghĩa rằng chiến tranh dù đạn bom ác liệt nhưng không bao giờ hủy diệt được tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Hình tượng ông Sáu là sự thành công tiêu biểu trong việc xây dựng hình tượng của nhà văn. Câu chuyện kể về ông Sáu, đi chiến khu tám năm từ khi con gái ông mới chưa tròn một tuổi, đến khi trở về với một vết thẹo dài trên mặt. Vì thế mà bé Thu - con gái ông, đã không nhận ông là cha. Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa người cha và đứa con sau nhiều năm xa cách, cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên và cuối cùng đầy xúc động, nghẹn ngào. Trước hết ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Ông đã tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ năm 1946 đến tận năm 1954 mới trở về. Khi ra đi đứa con gái đầu lòng của ông mới chưa tròn một tuổi. Vậy là ông Sáu đã hi sinh tình riêng, đặt tình chung lên trên, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, quyết hi sinh đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất, ngọn cỏ dân tộc, bỏ lại sau lưng ánh mắt non nớt của đứa con thơ và người vợ tảo tần ngày đêm mong ngóng. Lòng yêu nước của người nông dân Nam Bộ được khắc họa thật mạnh mẽ, quyết liệt. Không chỉ là một người chiến sĩ yêu nước, ông Sáu còn là một người cha giàu lòng yêu thương con. Sau nhiều năm xa cách, khi mới trở về nhà “cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng anh”. Xuồng chưa cập bến, nhìn thấy một đứa trẻ chơi nhà tròi, đoán biết là con, không chờ xuồng cập bến anh đã nhún chân nhảy thót lên làm xuồng chới với. Bước vội vàng với những bước dài, anh gọi to “Thu! Con.” Đáp lại tình cảm của ông Sáu, bé Thu nhìn một cách ngơ ngác, lạ lùng và bỏ chạy, điều ấy đã khiến ông Sáu vô cùng đau đớn, thất vọng (hai tay buông thõng ra như bị gãy). Mặc dù vậy, nhưng ông vẫn rất thương con, ông rất hiểu sự ngây thơ, bồng bột của con cho nên suốt ba ngày được nghỉ phép, ông luôn tìm cách vỗ về con, chăm sóc và bù đắp cho con những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Ông chăm sóc, chiều chuộng con và chỉ mong một tiếng “ba” từ con, mặc cho Thu bướng bỉnh, nhưng ông Sáu vẫn giành cho con những tình cảm sâu sắc. Trong bữa cơm, ông đã ân cần gắp cho Thu miếng trứng cá to và ngon vào bát của Thu. Hành động này chứng tỏ tình cảm cha con rất sâu đậm. Kể cả khi ông Sáu đánh bé Thu vì đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát làm mâm cơm lộn xộn thì đó cũng chỉ là bởi ông quá thương con, quá đau đớn khi nhìn thấy sự lạnh lùng của cô bé giành cho mình nên lỡ đánh con rồi sau đó dằn vặt, day dứt khôn nguôi. Tình yêu thương con của ông Sáu trong những ngày ở chiến khu càng thêm da diết. Sau buổi chia tay với con gái yêu để trở lại chiến trường Nam Bộ tiếp tục kháng chiến. Ông Sáu đã mang theo tình yêu thương và nỗi nhớ con vào chiến trường xen lẫn cả sự ân hận vì đã đánh con.
Đồng thời ông đã dồn hết tâm sức vào việc làm chiếc lược ngà. Ông vui mừng phấn khởi khi kiếm được khúc ngà, sau đó dùng vỏ đạn hai mươi li đập mỏng thành răng cưa ngà voi thành chiếc lược ngà một cách tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Khi cây lược được hoàn thành, ông tỉ mẩn, gò công khắc lên chiếc lược dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Sau khi làm xong cây lược ông Sáu phần nào vơi đi nỗi nhớ con, nỗi ân hận vì đã đánh con, có cây lược bên cạnh thì ông như có đứa con gái bên mình. Có cây lược ông càng khao khát được gặp con và tận tay trao cho con chiếc lược. Nhưng trớ trêu thay, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay con món quà ấy, thế nhưng ánh mắt, cái nhìn không đủ lời diễn tả của ông đã nói lên tất cả tình yêu thương ông giành cho bé Thu. Trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức để trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đưa tay vào túi, móc cây lược...”. Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng cảm động trong tình cảnh éo le của chiến tranh. Tình phụ tử bất diệt ấy không bao giờ chết đi và mãi mãi bất tử ở chiếc lược ngà, trong lòng bé Thu, trong lòng bác Ba, trong trái tim âm thầm của độc giả. Bằng cách xây dựng hình tượng nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến chúng ta thông điệp đầy nhân văn: tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng mà bom đạn có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể cướp đi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo đã góp phần thể hiện chân thực, chính xác hình tượng ông Sáu, để lại vết khắc trong lòng bạn đọc bao thế hệ. 5. Bài văn mẫu số 5 cảm nhận về nhân vật ông Sáu Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một nhà văn gắn bó với chiến trường Nam Bộ. Đến với đoạn trích “Chiếc lược ngà”, ta bắt gặp một tình huống truyện bất ngờ mà lại tự nhiên, hợp lý, thể hiện được sâu sắc tính cách nhân vật. Trong đoạn trích, nhân vật ông Sáu đã được khắc họa rõ nét tính cách thông qua những lời nói và hành động, thể hiện được một tình cảm thiêng liêng, đáng quý của người cha đối với con. Câu chuyện kể về tình cảm cha con sâu sắc giữa nhân vật ông Sáu và nhân vật bé Thu. Sau 8 năm xa cách, ông Sáu mới được một lần về thăm gia đình, thăm con. Gặp lại con, ông tưởng sẽ được con ôm chầm lấy con vào lòng, nhưng ông lại phải chịu sự xa lánh của đứa con gái đầu lòng cũng là đứa con duy nhất. Trong mấy ngày nghỉ phép, ông Sáu muốn dành hết tình cảm cho con gái, nhưng con bé lại càng cố gạt ra. Trong một lần không nén nổi tức giận, ông Sáu đã quơ đũa đánh con, sau đó ông cũng đã rất hối hận về hành động của mình. Đến khi phải lên đường, thì bé Thu mới nhận ông là ba, ông vẫn phải ra đi, mang trong mình lời hứa mua cho con một cây lược, Khi bị thương nặng, ông vẫn dùng ánh mắt khẩn thiết của mình để nhờ bác Ba có ngày trao tận tay hộ ông chiếc lược ngà. Ông Sáu là một người cha hết mực yêu thương con. Xa cách con từ những ngày đầu, ông Sáu luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương con. Điều đó thể hiện rõ qua lần gặp đầu tiên của ông Sáu đối với bé Thu. Ngay cả khi xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã rất nôn nóng được ôm chầm lấy con, và ông xúc động vô cùng vào giây phút ấy, vết thẹo trên má ông bắt đầu giật giật. Và tình cảm cho con cháy bỏng bao nhiêu, ông lại thất vọng và hụt hẫng bấy nhiêu khi bé Thu nhìn ông với ánh mắt ngạc nhiên và chạy đi. Sự hụt hẫng biết bao khi tình cảm, mong chờ của mình không được con gái đáp lại thể hiện qua cái buông thõng tay của ông Sáu. Trong những ngày nghỉ phép, ông Sáu luôn muốn dành tình cảm cho con, nhưng con bé lại càng lúc càng muốn đẩy ra. Ông mong chờ ở bé Thu một tiếng gọi ba nhưng càng lúc càng vô vọng, con bé bướng bỉnh và nhất quyết không gọi. Đối với những người cha khác, được nghe tiếng con gái gọi “ba” là một điều dễ dàng, nhưng đối với ông Sáu lại là một khát khao cháy bỏng. Ông dành tình yêu thương cho con nên khi con bé bị đẩy vào tình huống khó xử lúc cơm sôi ông cũng chưa giúp, chỉ mong con bé vào thế bí mà gọi ông bằng “ba”, nhưng cũng không được. Ông chỉ biết cười trừ, mà nụ cười ấy chất chứa đầy đắng cay, bất lực.
Đó là sự bất lực khi tình yêu con dạt dào mà không được con chấp nhận. Đến bữa cơm, ông cũng dành cho con miếng trứng cá to và ngon nhất, nhưng con bé lại hất văng cái trứng cá ra. Quá bất lực, sự mong ngóng con chấp nhận ba hàng ngày đã dồn nén thành nỗi đau đớn, hóa thành tức giận nhất thời mà ông Sáu đã đánh con. Cái đánh con ấy, cũng khởi nguồn từ tình yêu con quá sâu nặng, sự mong ngóng được hồi đáp tình cảm từ con quá mãnh liệt. Sau khi đánh con, ông Sáu cũng đã rất ân hận, vì sao lúc đó lại đánh con, ông cũng rất thương con của mình. Đặc biệt, tình yêu thương con mãnh liệt của ông Sáu được thể hiện rõ qua khung cảnh chia tay. Lúc bé Thu nhận ba, gọi tiếng “ba” xé gan xé ruột, ông Sáu như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Ông khóc, những giọt nước mắt của sự chờ đợi tình cảm dồn nén qua bao nhiêu năm, được giải tỏa bởi vì con đã chịu nhận ba. Tình cảm dành cho con sâu nặng đã được đền đáp, ông Sáu đã vô cùng mãn nguyện. Tuy nhiên, ông vẫn phải lên đường làm nhiệm vụ. Ông thương con, nhớ con, giữ lời hứa mang về cho con một cây lược. Hình ảnh “chiếc lược ngà” được làm tỉ mỉ, chính là thể hiện sâu sắc nhất tình cảm của ông Sáu với bé Thu, minh chứng cho một tình cha mãnh liệt, sâu nặng. Ông Sáu còn là một người chiến sĩ Cách mạng tận tâm, kỉ luật, trách nhiệm. Ông là người chồng, người cha giàu tình yêu thương như thế, nhưng khi làm một người lính, được nghỉ phép ông mới về thăm nhà, mặc dù quãng thời gian xa gia đình xa con ông luôn canh cánh nỗi nhớ. Và kể cả khi thời gian về thăm gia đình rất ít, phải đến giây phút chia tay con mới nhận cha, được người đồng đội là bác Ba gợi ý hay là ở lại nhà một vài hôm, ông Sáu cũng không đồng ý, ông vẫn quyết lên đường làm nhiệm vụ. Ta có thể thấy ở đây, ông Sáu khi mang trên mình trách nhiệm đối với đất nước, ông luôn làm nhiệm vụ một cách trách nhiệm, kỉ luật. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện và khắc họa tính cách nhân vật ông Sáu điển hình, với cách phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh ông Sáu bên cạnh là một người cha hết mực thương con, còn là một người chiến sĩ kỉ luật, trách nhiệm, giàu tình yêu quê hương, đất nước. -/-      Qua tham khảo top 5 bài văn mẫu cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn hình thành những ý tưởng hay cho nội dung bài cảm nhận của mình. Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu lớp 9 do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tổng hợp để tự rèn luyện kỹ năng làm văn. Chúc các bạn học tốt !
0 notes
fptaptech · 3 months ago
Text
Lợi ích khi xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin là gì?
Xét tuyển đại học công nghệ thông tin ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh và sinh viên hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành công nghệ thông tin mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mang lại lợi ích lâu dài. Nhưng cụ thể, những lợi ích khi xét tuyển vào ngành này là gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
➡️➡️➡️Xem thêm bài viết:
https://soundcloud.com/fptaptech/co-hoi-viec-lam-sau-khi-tot-nghiep-nganh-cong-nghe-thong-tin-tai-fpt-aptech
https://m.vk.com/wall-225052005_64 
https://aptech.fpt.edu.vn/xet-tuyen-dai-hoc-cntt-quoc-te-2024
1. Cơ Hội Nghề Nghiệp Đầy Hứa Hẹn
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) luôn đứng đầu danh sách các ngành có nhu cầu nhân lực cao. Từ các vị trí lập trình viên, quản trị mạng, đến chuyên viên bảo mật thông tin, cơ hội việc làm trong ngành này rất phong phú. Xét tuyển đại học công nghệ thông tin giúp bạn mở rộng cánh cửa vào những ngành nghề có mức lương hấp dẫn và triển vọng phát triển sự nghiệp bền vững.
2. Học Tập Trong Môi Trường Chuyên Nghiệp
FPT Aptech là một trong những trung tâm đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Học tập tại FPT Aptech không chỉ giúp bạn tiếp cận chương trình học chất lượng mà còn tạo điều kiện để bạn thực hành và áp dụng kiến thức vào các dự án thực tế. Điều này giúp bạn tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động.
Khi học tập tại các cơ sở đào tạo uy tín như FPT Aptech, bạn sẽ được đào tạo bài bản về các công nghệ và công cụ mới nhất. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy phân tích. Những kỹ năng này là rất cần thiết để thành công trong môi trường làm việc cạnh tranh.
3. Cơ Hội Nhận Học Bổng 
Xét tuyển đại học công nghệ thông tin tại FPT Aptech còn mang đến cơ hội nhận các học bổng và ưu đãi học phí. Đây là một lợi thế lớn giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Các học bổng này thường được cấp cho các học viên có thành tích học tập tốt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Việc xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ cơ hội nghề nghiệp phong phú, đến nâng cao kỹ năng. Đặc biệt, học tại FPT Aptech sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những lợi ích này để xây dựng sự nghiệp vững chắc. Nếu bạn đang cân nhắc việc xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với FPT Aptech để biết thêm chi tiết về chương trình học và các cơ hội học bổng.
Tumblr media
0 notes
Text
Một số trường đại học lớn bỏ xét tuyển bằng học bạ
0 notes