#vonluudonglagi
Explore tagged Tumblr posts
giaiphapbank · 2 years ago
Text
Vốn Lưu Động Là Gì? Vốn Lưu Động Và Vốn Điều Lệ Có Gì Khác Nhau?
Vốn lưu động là gì? Vậy hãy cùng Giaiphapbank.com tìm hiểu hết tất tần tật qua nội dung này nhé!
Vốn lưu động là gì?
Tumblr media
Vốn lưu động, thuật ngữ tiếng Anh gọi là working capital, viết tắt là WC. Đây là một chỉ số tài chính cho thấy các nguồn lực có sẵn cho doanh nghiệp để đáp ứng các hoạt động hàng ngày của nó.
Ví dụ: trả lương nhân viên, trả tiền cho nhà cung cấp, trả mặt bằng, trả tiền điện nước,…
Quản lý vốn lưu động là về quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả và tiền mặt. Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn và được thể hiện rõ nhất qua công thức tính.
Cách tính vốn lưu động
Hoạt động kinh doanh của một công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh doanh. Điều này cũng được ghi chép cẩn thận trong báo cáo tài chính của công ty. Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh đều phát sinh vốn lưu động.
Công thức vốn lưu động có thể được sử dụng để xác định liệu một doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của mình hay không và sẽ mất bao lâu để đáp ứng các nghĩa vụ đó. Công thức tính vốn lưu động là:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là tài sản mà một công ty có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm. Bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là khoản nợ mà một công ty phải trả trong vòng một năm và bao gồm các khoản nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn.
Bạn thường có thể tìm thấy số liệu về tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán công ty. Tài sản ngắn hạn trong công thức vốn lưu động là tổng tài sản ngắn hạn, tương tự nợ ngắn hạn là tổng các khoản nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán.
Nguồn:
0 notes