#tiếng anh thiếu nhi
Explore tagged Tumblr posts
Text
Phụ huynh cần nắm rõ những các cấp độ và chứng chỉ tiếng anh cho thiếu nhi
Trong hành trình phát triển của con trẻ, tiếng Anh luôn đóng vai trò quan trọng như một ngôn ngữ quốc tế. Từ xa xưa, các chứng chỉ tiếng Anh đã được sử dụng để đánh giá và xác nhận khả năng ngôn ngữ. Hãy cùng Wise English tìm hiểu về TOP 5 chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và uy tín nhất hiện nay.
Chứng chỉ tiếng Anh là gì?
Chứng chỉ tiếng Anh là bằng chứng nhận trình độ ngôn ngữ của con bạn, được cấp bởi các tổ chức giáo dục uy tín. Các chứng chỉ này không chỉ giúp phụ huynh theo dõi tiến bộ học tập của con mà còn mở ra nhiều cơ hội học tập và làm việc trong tương lai.
2. Các chứng chỉ phổ biến:
Cambridge YLE (Young Learners English):
Starters: Dành cho trẻ từ 6-8 tuổi, giúp bé làm quen với tiếng Anh.
Movers: Dành cho trẻ từ 8-10 tuổi, nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Flyers: Dành cho trẻ từ 11-12 tuổi, giúp bé tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
KET (Key English Test): Giúp bé hiểu và giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, phù hợp cho trẻ sơ cấp.
PET (Preliminary English Test): Đánh giá khả năng giao tiếp hàng ngày, phù hợp cho trẻ sơ và trung cấp.
TOEFL: Đánh giá toàn diện khả năng tiếng Anh học thuật, giúp bé chuẩn bị cho du học.
IELTS: Đánh giá kỹ năng ngôn ngữ học thuật và giao tiếp, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
3. So sánh các chứng chỉ:
Cambridge YLE: Vĩnh viễn, dễ, giúp trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh tự tin hơn.
KET và PET: Vĩnh viễn, trung bình, phát triển kỹ năng giao tiếp hàng ngày.
TOEFL và IELTS: Hạn 2 năm, khó, phù hợp cho trẻ chuẩn bị du học và làm việc quốc tế.
4. Kết luận
Chọn đúng chứng chỉ tiếng Anh giúp phụ huynh định hướng lộ trình học tập cho con một cách hiệu quả. Wise English luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý phụ huynh trong việc hỗ trợ con em mình học tập và phát triển ngôn ngữ.
Bạn có thể xem bài viết đầy đủ tại đây: https://wiseenglish.edu.vn/cac-chung-chi-tieng-anh-cho-tre-em
0 notes
Text
Phân tích Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê - Tổng hợp những mẫu bài phân tích hay nhất về hai nhân vật Thành, Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. Đề bài: Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. Thông qua phần hướng dẫn tìm hiểu và soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê chắc chắn các em đã có những tri thức nhất định về hai nhân vật chính của truyện là Thành và Thủy. Dàn ý phân tích Thành và Thủy 1. Mở bài - Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992. - Giới thiệu về cảnh ngộ của hai anh em: Anh em Thành và Thủy phải chia xa nhau vì bố mẹ li hôn. 2. Thân bài * Hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thủy: Cha mẹ của hai em li hôn. * Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ li hôn - Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em yêu quýSuốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo.Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm.Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện rõ lên trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. - Thủy Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đìnhBiết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêmNghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh.Lúc chia đồ chơi, thấy anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng “Sao anh ác thế”, bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. * Ao ước của hai anh em Thành và Thủy - Mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc. - Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải rời xa nhau. 3. Kết bài - Tình cảm đáng quý trọng của hai anh em. - Là lời nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó. Nhằm củng cố kiến thức cũng như phân tích, tìm hiểu sâu hơn về hai nhân vật Thành và Thủy, THPT Ngô Thì Nhậm xin gợi ý 2 bài văn mẫu hay sau: Top 2 bài văn hay phân tích nhân vật Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê Phân tích Thành và Thủy - Bài mẫu 1 Cuộc chia tay của những con búp bê do Khánh Hoài sáng tác đã để lại những dư âm, xúc động sâu sắc trong lòng người đọc. Đọc tác phẩm hẳn chúng ta sẽ không thể nào quên được hình ảnh của Thành và Thủy hai đứa trẻ tội nghiệp, đáng thương phải chia xa nhau vì những khúc mắc của người lớn. Trước hết, Thành là người có tình yêu thương em sâu sắc. Trong những ngay gia đình hòa thuận, êm ấm, cậu luôn yêu thương, chiều chuộng em, chiều nào cũng đón em đi học về, cùng nắm tay nhau đi và trò chuyện. Cho đến những ngay gia đình sắp phải li tán, anh em mỗi người đôi ngả tình cảm cậu dành cho em lại càng sâu đậm hơn. Với tâm hồn của một đứa trẻ nhạy cảm, dù đã gắng gượng nhưng cả đêm Thành vẫn khóc, đến mức ướt đầm cả hai gối. Khi chia đồ chơi, Thành nhường tất cả cho em: “Không phải chia nữa, anh cho em tất”. Rồi cậu mong sao tất cả những điều này chỉ là một giấc mơ, sau giấc mơ này mọi việc sẽ trở lại như cũ. Thành còn là một cậu bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Chi tiết Thành nhận xét sự thay đổi của cảnh vật xung quanh: “cảnh vật vẫn như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này” hay “Ra khỏi trường tôi kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Những suy nghĩ đó càng cho thấy rõ hơn sự nhạy cảm tinh tế của Thành, đồng thời sự đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh khiến cho người đọc thêm xót xa và cảm thương hơn cho số ph��n bất hạnh của hai anh em. Ta không chỉ ���n tượng với một người anh – Thành yêu thương, chiều chuộng em, mà còn nhớ về một Thủy – người em có tâm hồn, tấm lòng nhân hậu trong sáng và cũng hết sức yêu thương, quan tâm anh. Trước hết, Thủy là cô bé chu đáo, luôn quan tâm và yêu thương anh. Bằng đôi bàn tay khéo léo, cô bé đã vá lại chiếc áo rách cho anh thật hoàn hảo; tối tối sau khi học bài xong lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường để canh giấc ngủ cho anh. Cô bé cũng là đứa trẻ có tâm hồn nhạy cảm, trước tình cảnh gia đình phải chia lìa, anh em phải rời xa nhau, Thủy đã khóc cả đêm, đôi mắt em sưng húp lên, như mất hồn, người loạng choạng như sắp ngã khi mẹ yêu cầu chia đồ chơi. Làm sao em có thể sống một cách bình thường khi mà em sắp phải chia tay người em yếu quý nhất. Tác giả đã thật tinh tế và sâu sắc khi nắm bắt chính xác những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Khi chia đồ chơi trong tâm trạng Thủy xảy ra sự mâu thuẫn: một mặt, Thủy tru tréo giận giữ khi anh để con búp bê ra hai phía, mặt khác lại lo lắng nếu để hai con búp bê theo mình, thì lấy ai gác đêm cho anh ngủ ngon. Rồi cuối cùng em quyết định để hai con búp bê lại cho anh, để chúng không bao giờ phải xa nhau. Những suy nghĩ, hành động của Thủy trong việc chia búp bê cho thấy em là một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, không chỉ yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha cao cả. Trong hoàn cảnh này, Thủy là một đứa bé vô cùng đáng thương, em không suy nghĩ cho bản thân, mà chỉ suy nghĩ đến người khác, vì người khác. Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chia li, Thủy đã có hành động vô cùng bất ngờ Thủy tụt xuống xe và chạy về chiếc giường đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ. Dù hai anh em phải chia tay nhưng tình cảm của hai em thì mãi không thể chia cắt. Số phận của Thủy còn có phần bất hạnh hơn anh trai, có lẽ người anh ở với bố vẫn được tiếp tục học tập, còn với Thủy điều ấy không thể xảy ra. Trong cuộc chia tay với lớp học, khi cô giáo tặng em bút và vở, Thủy đã từ chối không nhận, lí do em đưa ra khiến người đọc ứa nước mắt: “Thưa cô em không dám nhận … em không được đi học nữa” “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Tình cảnh của em thật đáng thương, Thủy không chỉ bị cướp đi cuộc sống gia đình hạnh phúc, cướp đi người anh trai yêu quý mà em còn bị cướp đi quyền học tập, vui chơi – quyền cơ bản nhất của mỗi đứa trẻ. Em sớm phải lao vào đời kiếm sống. Để tạo nên thành công của tác phẩm, Khánh Hoài đã kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật. Trước hết là việc lựa chọn ngôi kể, lấy người anh một người trong cuộc chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau chia li, qua đó thể hiện một cách chân thành và cảm động những suy nghĩ, tâm trạng đau đớn, xót xa của nhân vật. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, mượn câu chuyện hai anh em Thành và Thủy phải chia lìa vừa thể hiện tâm hồn trẻ thơ trong sáng, vừa thể hiện được nỗi đau của trẻ em khi tổ ấm gia đình tan vỡ. Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, phù hợp với tâm lí trẻ em. Thành và Thủy là hình ảnh đại diện của rất nhiều đứa trẻ trong xã hội, sớm phải chịu cảnh gia đình li tán. Qua hai nhân vật này, tác giả Khánh Hoài cũng gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa: Tổ ấm gia đình mỗi người là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng. Bởi vậy, mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ phải cố gắng gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do nào mà làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. Tham khảo thêm: Cảm nghĩ về truyện Cuộc chia tay của những con búp bê Phân tích Thành và Thủy - Bài mẫu 2 Trong cuộc sống, bất cứ cuộc chia tay nào cũng khiến người ta phải đau lòng và thổn thức, đó là sự chia ly bất đắc dĩ của tình yêu, tình thân bởi vì những lý do khác nhau, mà sự chia ly trở thành cách giải quyết hợp lý nhất. Trong đó có lẽ đau đớn
nhất là viễn cảnh cuộc chia tay của các bậc làm cha, làm mẹ đã vô tình khiến con cái của họ, những đứa trẻ ngây thơ chưa hiểu thế nào là chia ly phải đau đớn, phải chịu cú sốc lớn trong cuộc đời mà như nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê thổn thức đó là "tai họa". Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh hết sức buồn bã, bố mẹ của hai đứa trẻ là Thành và Thủy ly hôn, người mẹ được quyền nuôi đứa em là Thủy, còn Thành vì lớn hơn nên ở với bố. Hai đứa trẻ đáng thương chẳng có quyền lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, phải chia cắt trong nước mắt. Nhan đề "Cuộc chia tay của những con búp bê", chính là sự ẩn dụ cho sự chia tay của hai đứa trẻ, búp bê cũng như hai đứa trẻ ấy, chúng chẳng có lỗi lầm gì, lỗi là ở người lớn nhưng tai họa lại đổ lên đầu trẻ con, búp bê vô tri, nhưng vì Thành và Thủy chia tay nên chúng cũng phải xa nhau. Đó chính là mối quan hệ liên hoàn nối tiếp các sự việc. Đặt nhan đề như thế vừa gây ấn tượng với độc giả, vừa gây nên cho người ta những suy nghĩ thật sâu xa, về hành động của con người, của những bậc làm cha đã gián tiếp để lại những đau khổ cho con em của mình như thế nào. Câu chuyện có sự xuất hiện của hai nhân vật chính là người anh tên Thành, đứa em gái tên Thủy, toàn bộ câu chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật đều được thể hiện thông qua cái nhìn của người anh với ngôi kể thứ nhất. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì Thành đã lớn, đã hiểu chuyện, dưới sự quan sát của cậu, nhân vật Thủy được bộc lộ rõ hơn cả về nội tâm và hành động, khiến câu chuyện trở nên chân thực và cảm động hơn. Thủy là một cô bé ngoan, khéo tay, lại rất thương anh, cô bé còn nhỏ nên vẫn không thể tin nổi vào chuyện ba mẹ chia tay nhau, mình sắp phải xa anh trai, xa bố. Thế nên tất cả cảm xúc của cô bé đều biểu lộ ra ngoài, Thủy kinh hoàng, tuyệt vọng và bất lực, ở độ tuổi ấy cô bé chỉ biết khóc, tiếng khóc ấy "nức nở, tức tưởi" tức tưởi cả đêm, khóc đến mức "hai bờ mi đã sưng mọng", đôi mắt thường ngày vốn lanh lợi, tinh nghịch, nay chỉ còn một nỗi buồn thăm thẳm. Có lẽ cô bé vẫn chưa thể chấp nhận chuyện đau khổ này, gia đình vốn đang êm ấm lắm cơ mà. Cuộc chia tay như cơn ác mộng ập đến khiến Thủy trở nên im lặng hơn, dường như nội tâm cô bé đã thay đổi, đã trưởng thành hơn, cú sốc này đau đớn quá khiến cô bé trở nên đờ đẫn, thẫn thờ. Đến chuyện chia đồ chơi, vốn là những thứ trẻ con quan tâm nhất, nhưng Thủy cũng không màng nữa, Thủy nhường hết cho anh, bởi Thủy thương anh, gia đình tan vỡ, đồ chơi còn có nghĩa lý gì nữa không, đôi mắt cô bé cứ "ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ", một cảnh tượng khiến người ta thắt lòng, thắt ruột. Thế nhưng duy chỉ việc Thành chia đôi con "Vệ Sĩ" với con "Em Nhỏ" thì Thủy lập tức thay đổi thái độ, cô bé "tru tréo lên giận dữ", nói như hét lên "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?". Có thể nhiều người nghĩ đó là hành động trẻ con của một đứa bé khi thấy chuyện không vừa ý, nhưng không phải vậy đâu. Thủy đã cố kiềm chế cảm xúc của mình từ sau trận khóc hôm qua và đang cố chấp nhận sự thật, nhưng hành động của Thành đã khiến lớp vỏ ngụy trang ấy vỡ vụn, bởi đôi búp bê ấy là tượng trưng cho tình của hai anh em, vốn thân thiết gắn bó bấy lâu, nay Thành với Thủy phải chia tay, nhưng Thủy không muốn nhìn thấy búp bê cũng phải chia tay, bởi chúng chẳng có lỗi gì cả, thật ác độc khi làm như vậy. Câu nói của cô bé dường như cũng như là lời trách móc sâu cay hành động của cha mẹ, vì sao cha mẹ chia tay mà còn bắt anh em Thủy chia tay nữa, thật nhẫn tâm vậy sao. Nhưng Thủy cũng ái ngại vì nếu để con Vệ Sĩ đi theo mình, thì ai sẽ canh giấc ngủ cho anh. Đặc biệt cho sự chu đáo, ân cần, hiếu thảo của Thủy còn thể hiện ở việc cô bé muốn được chào bố trước khi đi, nhưng buồn thay người bố vẫn biệt tăm. Hai anh em lại dắt tay nhau đến trường, để cho Thủy chào tạm biệt trường, cô và các bạn. Thủy chẳng hề muốn rời xa nơi cô bé đã gắn bó suốt từ khi sinh ra một chút nào, thế nên suốt quãng đường "mắt em cứ nhìn đau đáu vào một gốc
cây hay một mái nhà nào đó", để khắc sâu vào trong tim những hình ảnh rất quen thuộc đó, Thủy sợ mai đi xa, Thủy sẽ quên mất, sẽ không còn nhớ đến nơi này nữa. Bước đến trường, những thứ quen thuộc như ghế đá, sân trường, cảnh cô giáo giảng bài bỗng khiến Thủy bật khóc thút thít. Hóa ra Thủy sẽ không được đi học nữa, mà phải bước vào cuộc sống mưu sinh cùng mẹ ở quê với một thúng hoa quả, cuộc chia tay của cha mẹ đã khiến Thủy rơi vào bế tắc như vậy... Thủy vẫn rất tinh tế, vì sợ ảnh hưởng đến giờ học, câu nói cuối cùng của Thủy dường như đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi nơi tâm hồn của cô bé "Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn tôi đi", như vậy đây là sự chia đầu tiên trong cuộc đời Thủy, với cô, với bạn bè, với trường lớp. Cảnh Thủy chính thức chia tay Thành lại càng khiến người ta thổn thức. Cô bé, sau nhiều đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cũng phải chấp nhận chia cắt Vệ Sĩ và Em Nhỏ, bởi quan trọng hơn hết, cô bé lo cho anh trai hơn cả. Còn đặc biệt dặn dò anh trai "Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé,...". Có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của hai anh em Thành và Thủy, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, hiếu thảo với anh trai của cô bé Thủy. Kết truyện, cô bé Thủy vẫn không muốn Vệ Sĩ và Em Nhỏ rời xa nhau, đó là chấp niệm trong lòng cô bé, đó là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm của hai anh em. Thủy bắt Thành hứa không để hai con búp bê rời xa nhau, như một lời cam kết về tình cảm vững bền của hai anh em, dù xa nhau nhưng vẫn mãi nhớ đến nhau. Trong truyện những chi tiết miêu tả về nội tâm của nhân vật Thành rất ít, vì Thành đóng vai trò là người kể, người quan sát mọi việc. Tuy nhiên qua những lời nói là hành động của Thành ta dễ dàng nhận ra Thành là một đứa trẻ hiểu chuyện, có suy nghĩ trưởng thành. Thành cố tạo ra cho mình lớp vỏ bọc mạnh mẽ, kiềm chế cảm xúc "cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếc khóc to", mặc dù lòng rất đau "nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo". Thành ví chuyện cha mẹ chia tay, hai anh em Thành phải xa nhau là một "tai họa", chỉ mong đó là giấc mơ chứ không phải sự thực. Chứng tỏ so với Thủy, Thành cũng đau đớn vô cùng, nỗi đau của Thành hiện lên trong cái cười nhếch mép đầy cay đắng, khi Thành nhớ về chuyện Thủy để con Vệ Sĩ gác đêm cho mình ngủ. Thành rất thương em gái, chia đồ chơi cũng dành phần lớn cho em, ánh mắt nhìn em gái đầy xót xa khi thấy em trông bố về. Trong cả câu chuyện thế giới nội tâm của Thủy được miêu tả rất kỹ càng và chi tiết chính là nhờ vào tình cảm yêu thương em gái tha thiết của nhân vật Thành. Nếu như Thủy cố gắng nhìn thật kỹ từng cảnh vật nơi phố phường, để khắc sâu vào tâm trí, thì Thành lại dành phần lớn thời gian để dõi theo em gái, với ánh mắt yêu thương, xót xa, đau đớn. Cũng giống như Thủy, Thành đang cố gắng khắc sâu bóng hình em gái vào tim, Thành sợ khoảng cách sẽ làm tình cảm anh em phai nhạt dần, nên Thành phải nhớ kỹ từng giây phút còn ở bên Thủy. Phút chia tay, sự mạnh mẽ của Thành cuối cùng cũng đổ vỡ, cậu khóc nấc lên, mếu méo hứa không chia cắt cặp búp bê với Thủy, bất lực chôn chân nhìn mẹ và em rời xa. Đoạn kết truyện mãi để lại cho độc giả những cảm xúc không thể nói thành lời, nỗi xót xa, cảm động cho tình cảm của hai anh em trước cuộc chia ly bất đắc dĩ, mà thủ phạm lại là những người lớn trong gia đình. Cuộc chia tay của những con búp bê là một truyện ngắn rất sâu sắc và cảm động về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình, về nỗi đau đớn, xót xa khi phải chia lìa nhau. Từ đó mỗi con người chúng ta đều rút ra được bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, hãy biết trân trọng những người thân yêu ở bên cạnh bạn. Đồng thời các bậc cha mẹ phải ý thức được việc mình làm, đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà khiến con trẻ phải chịu tổn thương sâu sắc như hai nhân vật Thành và Thủy trong câu chuyện. Tham khảo thêm: Cảm nghĩ của em về nhân vật Thành trong Cuộc chia tay của những con búp bê -/- Trên đây là một số bài văn mẫu phân tích hai anh em Thành và Thủy đặc sắc nhất mà THPT Ngô Thì
Nhậm muốn gợi ý cho các em tham khảo để có thể hoàn thiện bài văn của mình một cách tốt nhất! Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao !
0 notes
Text
khoa tiếng anh có chỗ check in nhìn dịu quá ☺ tự tin là khoa trang trí đẹp nhất hnue ạ 🐧các cháu khoa khác đi học qua thi nhau xin chụp :))))
lại chả tôi cùng bao nhiêu thiếu nhi khác nôn tiền vào đấy lại chả hoành tráng ngay 🐧mãi fan khoa này
0 notes
Text
Làm sao để giảm đau đầu cho phụ nữ mang thai?
Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Cơn đau đầu kéo dài không chỉ khiến bà bầu khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy làm sao để giảm đau đầu cho bà bầu?
Xem thêm: Bà bầu đau đầu có được dán cao không
Đau đầu khi mang thai có gây hại gì không?
Thông thường đau đầu trong quá trình mang thai thường không nguy hiểm và không gây hại cho thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có hơn 80% bà bầu bị đau đầu trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính do thay đổi hormone thai kỳ hoặc thai nhi phát triển khiến quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng, làm máu truyền lên não bị thiếu gây đau đầu cho thai phụ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn mẹ cần cảnh giác bao gồm:
Đau đầu kéo dài và xuất hiện thường xuyên, không giảm đi sau khi nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc thông thường. Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, mất thị giác, mất cảm giác, hoặc mất ý thức. Sốt cao hoặc ngất xỉu
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Cách giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả
Khi áp dụng các mẹo chữa đau đầu cho bà bầu dưới đây, điều quan trọng đầu tiên đó là bạn nên kiên trì thực hiện và không được bỏ dở giữa chừng.
Chế độ dinh dưỡng cân đối
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng trong việc làm giảm những cơn đau đầu hiệu quả. Trong thực đơn hằng ngày, mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm giảm đau đầu cho bà bầu ví dụ như sữa tươi, cá béo, rau lá xanh, yến mạch đậu trắng, anh đào, khoai tây,… Những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan lợn, gan gà, rau chân vịt, bông cải xanh, mía,.. là giảm đau đầu khi mang thai và rất tốt cho lưu thông máu lên não.
Các mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói khi mang thai dẫn tới hạ đường huyết và gây ra đau đầu. Không nên để bản thân quá đói sẽ khiến đau đầu trầm trọng hơn.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Massage chữa đau đầu cho bà bầu
Massage là một trong những cách làm giảm đau đầu được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi không chỉ giúp giảm triệu chứng cơn đau mà massage còn giúp mẹ thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái từ đó giảm tần suất các cơn đau đầu. Mẹ bầu có thể đến các trung tâm spa hay bệnh viện có dịch vụ massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân cho bà bầu để giúp lưu thông máu, giảm đau đầu hiệu quả nhé.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là vô cùng quan trọng để mẹ bầu có thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tình trạng thiếu ngủ có thể góp phần gây đau đầu khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu. Vì thế mà cách giảm đau đầu khi mang thai vô cùng đơn giản là hãy tập trung dành nhiều thời gian hơn vào giấc ngủ ban đêm sao cho đảm bảo giấc ngủ đủ từ 8-10 tiếng mỗi ngày nhé.
Uống đủ lượng nước cần thiết
Uống đủ nước mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm bớt những cơn đau đầu khi đang mang thai. Nước có vai trò quan trọng đối với quá trình lưu thông máu và hỗ trợ vận chuyển các dưỡng chất cần thiết đi nuôi cơ thể. Mỗi ngày sản phụ nên uống đủ lượng nước, có thể uống nước lọc, hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi… và cần hạn chế uống các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai nhé.
Bổ sung đầy đủ và cân đối các loại dưỡng chất trong suốt thời kỳ mang thai là việc quan trọng mẹ cần làm. Sắt và canxi cho bà bầu là bộ đôi dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với thai kỳ. Ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất kết hợp uống viên sắt và canxi giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi khi mang thai từ đó, hỗ trợ thai kỳ luôn khỏe mạnh!
Hy vọng rằng qua những cách chữa đau đầu cho bà bầu trong bài viết, bạn đã chọn được cách phù hợp với mình để cơn đau đầu không là “nỗi phiền muộn” khi mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
0 notes
Text
Quen Lắm
Sau hai tháng không gặp, Nghĩa vẫn tò mò về bài hát mà mình gán sự dây dưa của hai đứa lên. Mình trả lời bằng một bài nào đó dọc những bài viết trên này. Mình đã nói dối. Bởi với mình nó không phải là bài hát, nó nằm trong một cuốn sách từng đọc. Chương đầu tiên của 'Cuộc Săn Cừu Hoang'. Rải rác trong đó những chi tiết khớp với hai đứa vô cùng, như buổi picnic, việc uống rượu mỗi lần gặp nhau hay cả việc mình cứ luôn mồm nhắc đến cái chết khi đi cạnh Nghĩa. Có một đoạn trong đó như thế này:
Nàng thường ngồi lì cả ngày ở một quán cà phê nhạc rock nào đó, nhâm nhi hết tách cà phê này đến tách cà phê khác, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, lật giở từng trang sách, chờ ai đó đến trả tiền cà phê và thuốc lá ình (một khoản không nhỏ với những đứa như tụi tôi ngày ấy) rồi cuối cùng lên giường với gã ta.
Dạo này mình bắt đầu có thói quen đến trường theo lịch học nhưng không vào lớp. Khỏi phải giải thích lý do nữa, nếu muốn phí thời gian, mình sẽ phí thời gian ở một nơi mà mình cảm thấy thoải mái. Trong trường, lầu hai toà Wjn có một căn phòng với nhiều tên gọi khác nhau. Với người này có thể là phòng sinh hoạt của hội sinh viên, với người kia lại là nơi để ngủ trưa, cũng có những người chẳng mảy may chú ý đến sự tồn tại của căn phòng này. Mình tự cho bản thân thêm một chút quyền lực so với những kẻ tự do ra vào mà chẳng để lại gì bởi mình là người cầm chìa khoá tủ. Chiếc tủ nhỏ trong phòng nơi mình vứt vào đó những thứ có thể biến chốn này thành cái hang trú ẩn hoàn hảo: ấm, trà, cốc, nến, vài đồ vẽ linh tinh.. Mình trốn học bằng cách ở lì trong này, làm những gì mình muốn, vẽ những gì mình tưởng tượng hoặc ngủ một giấc trước ca làm. Mỗi khi tới đây mình sẽ kéo rèm lên thật cao để nắng tràn vào, bật chút jazz, rót một cốc trà, rồi tận hưởng. Thiếu xót duy nhất của căn phòng này đấy là không có mùi khói thuốc.
Trước khi đi Nice, anh Nhật bảo nếu người ta làm gì em anh sẽ tới và choảng nhau ngay với thằng đó. Mình cứ cười mãi, còn anh thì quýnh lên vì nghĩ mình không tin anh có thể đánh nhau được. Anh nào biết thật ra đứa con gái anh muốn bao bọc đã rách từ lâu rồi. Trừ khi người ta chặt em ra đem bán, còn lại có khi họ phải dè chừng xem em sẽ làm gì mới đúng.
Người ta thường nghĩ người bị xâm hại hay có xu hướng sợ tình dục, mình nghĩ mình không nằm trong số này. Bằng chứng là có những ngày mình vẫn muốn làm tình điên lên được.
Đã bao lâu rồi kể từ lúc mình biết cách sử dụng bộ não cùng cái mồm thay cho việc không có một ngoại hình trung bình và vứt bỏ cái ý nghĩ chỉ có yêu nhau mới được làm tình. Khi da thịt xô đẩy vào nhau, có những tiểu tiết loé lên chớp nhoáng khiến ta biết thêm được vài điều ở con người. Mình vẫn tò mò, không biết hai người yêu nhau sẽ làm tình như thế nào? Lên giường với ngần ấy đàn ông mà vẫn chưa một lần mình được trải nghiệm điều đó. Cảm giác được đối phương quan sát rồi nhẹ nhàng chạm lên sự trần trụi ấy như thể sợ mình vỡ ra mất. Cảm giác được là người xinh đẹp nhất trong căn phòng, chưa bao giờ mình biết được.
Sau mỗi lần ngủ với một người đàn ông mình lại cảm thấy cô đơn.
Không phải vì họ không để mình vào mắt, không phải vì bị ép buộc, không phải vì có hình bóng người phụ nữ nào khác đằng sau tiếng rên. Hầu hết những người này đều đang trong mối quan hệ với mình ở thời điểm đó, đáng ra hai bên phải dành thật nhiều xúc cảm cho nhau khi làm tình mới đúng. Nhưng không, chỉ đơn giản mình biết những người này đang mượn thân xác mình để giải toả và phóng túng, chẳng có chút tình cảm nào được thêm vào công thức ở đây cả. Từng có lần khi đang tìm hiểu nhau, mình hỏi: "Nếu được chọn giữa việc tiếp tục nói chuyện với tớ hoặc chúng mình ngủ với nhau và không bao giờ gặp lại nữa, cậu chọn cái nào?" Ôi loài người dễ đoán đến phát chán. Giờ thì mình sẽ xem xem Huy có chọn một câu trả lời khác đi không, hoặc một câu trả lời của riêng Huy chẳng hạn.
Nghĩa ơi, nếu theo đúng kịch bản thì cậu nên nhìn thấy cáo phó của tớ trên một tờ báo nào đấy năm cậu hai mươi bảy tuổi. Khi ấy tốt nhất là cậu nên quên tên tớ rồi.
0 notes
Text
Bộ Phim robot trái cây
Robo Trái Cây (tiếng Trung: 果宝特攻; bính âm: Guǒ bǎo tègōng; tiếng Anh: Fruity Robo, Hán Việt: Quả Bảo Đặc Công) là một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc do Công ty hoạt hình Lam Hồ (Quảng Châu) và[1] Công ty văn hóa hoạt họa Alpha (Quảng Đông) phối hợp sản xuất.
Bộ phim là phần sau của một phần phim ngắn gồm 20 tập mang tên Quả Đông Tam Kiếm Khách (tiếng Trung : 果冻三剑客). Khi phát hành vào các nước khác, bộ phim được được dịch bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Hàn, tiếng Việt, tiếng Ả Rập,... Chương trình hoạt hình 3D và có tính hài hước cùng hình ảnh sinh động bên cạnh và có các yếu tố tương lai, chẳng hạn như các robot. Hiện tại bộ phim đã có 4 phần được phát sóng ra các nước khác. Phần 5 là phần cuối cùng của bộ phim hiện tại đang chờ phát sóng rộng rãi ra ngoài thị trường. Mỗi phần có 52 tập phim và dài khoảng 20 phút. Hiện nay có 4 phần, tổng cộng có 208 tập phim. Kế hoạch sẽ có 5 phần trong bộ phim này, nhưng tùy theo xếp hạng và mức độ phổ biến, công ty có thể tiếp tục sản xuất thêm nhiều phần mới nữa.
Ở Việt Nam, bộ phim được Hãng phim Phương Nam thuyết minh và phát hành phần 1 và phần 2 của bộ phim và cũng từng được phát sóng trên kênh thiếu nhi Bibi của Truyền hình cáp Việt Nam (phần 1 thuyết minh giọng miền Bắc). Trên Youtube và các trang mạng khác, bộ phim được trình chiếu với 4 phần, phần 5 hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa phát sóng, đang chờ phát sóng tại thị trường nội địa.
Giới thiệu
[sửa | sửa mã nguồn]
Với loạt nhân vật robot mang hình dạng của những trái cây quen thuộc như: Táo, Quýt, Thơm, Dừa, Măng Cụt, Dâu, Chuối... Robo trái cây nói về câu chuyện ly kỳ về Thế giới Trái Cây. Nơi đó những Robo trái cây biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quê hương và đồng loại. Biết đoàn kết, yêu thương nhau tạo nên những sức mạnh siêu nhiên phi thường và đầy lòng quả cảm. Họ sẵn sàng chống lại kẻ thù bằng bất cứ giá nào để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, và Robo trái cây cũng mang trong mình một trái tim nhân ái.
0 notes
Text
Những cuốn sách thiếu nhi nên đọc
Sách thiếu nhi là một phần quan trọng trong việc phát triển trí tưởng tượng, kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ. Dưới đây là danh sách các cuốn sách thiếu nhi nổi tiếng và được yêu thích, phù hợp với nhiều độ tuổi và sở thích khác nhau:
1. "Chú Chó Dễ Thương" – Eric Carle
Một cuốn sách đơn giản và sinh động, giúp trẻ em học về màu sắc và số lượng qua hình ảnh minh họa đẹp mắt.
2. "Alice Ở Xứ Sở Diệu Kỳ" – Lewis Carroll
Một câu chuyện tưởng tượng phong phú, mang lại trải nghiệm kỳ diệu và phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
3. "Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy" – J.K. Rowling
Cuốn sách đầu tiên trong loạt sách Harry Potter, nổi tiếng với những cuộc phiêu lưu kỳ thú và bài học về tình bạn và dũng cảm.
4. "Charlie và Nhà Máy Sô Cô La" – Roald Dahl
Một câu chuyện hấp dẫn về một cậu bé nghèo có cơ hội tham quan một nhà máy sô cô la kỳ diệu và học được nhiều bài học quý giá.
5. "Câu Chuyện Đôi Giày Đỏ" – Hans Christian Andersen
Một câu chuyện cổ tích với thông điệp mạnh mẽ về sự kiên nhẫn và cách chúng ta đối mặt với thử thách.
6. "Peter Pan" – J.M. Barrie
Một câu chuyện lôi cuốn về cậu bé không bao giờ lớn và những cuộc phiêu lưu của cậu ở Neverland.
7. "Matilda" – Roald Dahl
Một câu chuyện về một cô bé thông minh và dũng cảm, mang đến thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh của trí thức và lòng can đảm.
8. "Những Chú Chó Nhỏ" – Beatrix Potter
Những câu chuyện về các nhân vật động vật dễ thương, nổi tiếng với phong cách minh họa tinh tế và câu chuyện đơn giản.
9. "Cậu Bé Mất Tích" – Enid Blyton
Một phần trong loạt sách "Five Find-Outers", với các cuộc phiêu lưu giải quyết bí ẩn của nhóm bạn nhỏ.
10. "Những Câu Chuyện Cổ Tích Của Anh" – Charles Perrault
Một tập hợp các câu chuyện cổ tích cổ điển như "Cinderella" và "Little Red Riding Hood", giúp trẻ em khám phá thế giới kỳ diệu của cổ tích.
11. "Bức Tranh Hạnh Phúc" – Nguyễn Nhật Ánh
Một câu chuyện nhẹ nhàng về tình bạn và sự trưởng thành, thích hợp cho trẻ em và thiếu niên.
12. "Winnie the Pooh" – A.A. Milne
Những câu chuyện về gấu Pooh và các bạn của cậu trong khu rừng, mang đến thông điệp về tình bạn và sự chia sẻ.
13. "Kẻ Xâm Nhập Vũ Trụ" – H.G. Wells
Một câu chuyện khoa học viễn tưởng dễ đọc cho trẻ em, kích thích trí tưởng tượng và khám phá khoa học.
14. "Bố Gấu và Các Con" – Stan and Jan Berenstain
Một loạt sách về gia đình gấu và các cuộc phiêu lưu của họ, dạy những bài học về gia đình và cuộc sống.
15. "Sự Tích Cây Mít" – Ngọc Diệp
Một câu chuyện mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, giúp trẻ hiểu về truyền thống và phong tục tập quán.
Những cuốn sách này không chỉ mang lại niềm vui và sự giải trí mà còn giúp trẻ em học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng.
0 notes
Text
Xem Cửu Long Thành Trại cứ dán mắt vào Tín Nhất 🥹 Tạo hình đẹp, lái xe xài dao bao ngầu, đứng cạnh boss Long Quyển Phong cứ gọi là bừng sáng khung hình. Trên ảnh trông tàm tạm thôi chứ trên phim trông thích gấp 10 lần 🫰 Tên tiếng Anh để là Shin (Tín), trong phim truyện các thứ mấy thằng đệ hay tên Shin nhỉ.
Kiểu nhân vật thuộc hạ trung thành giàu tình nghĩa như này, chọn được diễn viên hợp nữa, thành ra cuốn hút hơn hẳn ông nhân vật chính. Nhân vật chính Trần Lạc Quân cứ ngố ngố, tạo hình khá dừ mà thiếu chiều sâu, thiếu suy nghĩ kiểu gì ấy, hơi báo đời nữa.
Với khán giả thích phong cách phim Hồng Kông xưa thì có thể họ quan tâm hơn đến những diễn viên như Cổ Thiên Lạc, Hồng Kim Bảo, Quách Phú Thành, Nhậm Hiền Tề, Lâm Phong, rồi khí khái trượng nghĩa giang hồ và những màn đấu võ. Nhưng mà phim này hơi ảo ma, thân thủ nhân vật ban đầu khá thực tế, đánh đấm lực, dàn dựng đẹp đấy, nhưng càng về cuối càng hư cấu mạnh, ví dụ đạn bay từa lưa không trúng phát nào, boss cuối sở hữu skill mình đồng da sắt đâm không thấu... Cá nhân xem với suy nghĩ "phiên phiến thôi", có thể cho qua những tình tiết đó và tận hưởng cái sự cliché "không gây khó chịu" của bộ phim này, tận hưởng cả bối cảnh Cửu Long Thành Trại được thiết kế rất chi tiết nữa, rồi qua ngắm A Tín vậy 🤭
Cửu Long Trại Thành: Vây Thành được chuyển thể từ tiểu thuyết của Dư Nhi, tiểu thuyết này có bản truyện tranh do Tư Đồ Kiếm Kiều vẽ. Tự dưng tò mò vào xem tạo hình trong manhua và phim khác gì, nói chung là không liên quan lắm, nhân vật chính trông trẩu tre ảo ma canada x10 😀 Check luôn Tín Nhất có bay mất 3 ngón như phim không mà hình như cuối truyện vẫn full 10 ngón. Ai thích có thể tìm "Cửu Long Thành Trại truyện tranh", bản dịch tiếng Việt từ hơn chục năm trước, phần 1 có 32 chương, phần 2 có 100 chương.
Thêm một chút thông tin: hoá ra làm nhạc cho phim này là Kenji Kawai (Ghost In The Shell, Fate/Stay Night, Gundam 00, Mob Psycho...) Có vẻ ngoài thị trường Nhật thì ông hay sáng tác cho phim tiếng Trung, như Diệp Vấn, Địch Nhân Kiệt 2013, 2018 cũng là ông làm nhạc.
1 note
·
View note
Text
Gia sư tiếng Anh TPHCM: Nâng tầm tiếng Anh, mở rộng tương lai cùng Tâm Tài Đức 🌟
Bạn đang tìm gia sư tiếng Anh tại TPHCM uy tín, chất lượng? 🧐 Bạn mong muốn con em mình tự tin giao tiếp, đạt điểm cao trong các kỳ thi? 💯 Hãy để Trung tâm Gia sư Tâm Tài Đức đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục ngôn ngữ toàn cầu! 🌍
Tâm Tài Đức tự hào là trung tâm gia sư tiếng Anh hàng đầu TPHCM với hơn 15 năm kinh nghiệm. 🏆 Chúng tôi không chỉ mang đến đội ngũ gia sư tiếng Anh giỏi, giàu kinh nghiệm mà còn xây dựng chương trình học cá nhân hóa, bám sát mục tiêu của từng học viên. 🎯
Tại sao chọn gia sư tiếng Anh tại Tâm Tài Đức? 🤔 Đội ngũ gia sư chất lượng: 100% giáo viên có bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy phong phú, tận tâm và yêu trẻ. 👩🏫👨🏫 Chương trình học cá nhân hóa: Lộ trình học tập thiết kế riêng, phù hợp với trình độ và mục tiêu của từng học viên. 📝 Phương pháp giảng dạy hiện đại: Tập trung phát triển toàn diện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết, giúp học viên tự tin giao tiếp và ứng dụng tiếng Anh trong thực tế. 🗣️ Học phí hợp lý: Cam kết mang đến dịch vụ gia sư tiếng Anh chất lượng với mức học phí cạnh tranh nhất thị trường. 💰 Theo dõi sát sao tiến độ học tập: Báo cáo kết quả học tập định kỳ, hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7. 📈 Dịch vụ gia sư tiếng Anh đa dạng tại Tâm Tài Đức 📚 Gia sư tiếng Anh thiếu nhi: Khơi dậy niềm yêu thích tiếng Anh qua các trò chơi, hoạt động vui nhộn. 🎲 Gia sư tiếng Anh thiếu niên: Nâng cao kỹ năng giao tiếp, luyện thi các chứng chỉ quốc tế (Cambridge, IELTS, TOEFL…). 🎓 Gia sư tiếng Anh người lớn: Cải thiện khả năng giao tiếp trong công việc, du lịch, định cư nước ngoài. 💼✈️ Gia sư tiếng Anh chuyên ngành: Hỗ trợ học tiếng Anh chuyên ngành kinh tế, y dược, kỹ thuật… 🔬 Tâm Tài Đức - Đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục tiếng Anh 🚀 Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm học tập tiếng Anh hiệu quả và thú vị nhất. 👍 Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với Tâm Tài Đức để được tư vấn và tìm gia sư tiếng Anh phù hợp nhất! 📞
Trung tâm Gia sư Tâm Tài Đức
Website: https://tamtaiduc.com/gia-su-tieng-anh 🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/tamtaiduc 👍 Hotline: 0916 265 673 📞 Email: [email protected] 📧
Tâm Tài Đức - Nơi ươm mầm tài năng, vun đắp tương lai! 🌱
0 notes
Text
Hà Nội ngày quốc tế thiếu nhi!
Hà Nội ngày 01/06/2024
Không phải mình lười viết nhật kí đâu mà thực ra lầ k có gì mới mẻ để mình viết cả.
Hôm nay thức dậy với 1 sự kiện đó là chảy máu mũi bẩn hết gối và chăn. Máu chảy khá nhiều vào lúc nửa đêm. Người uể oải rất mệt. nay tôi thuyết trình môn quản trị chiến lược tôi chưa kịp thuyết trình thì thầy đã cho đc qua luôn. Tôi trả lời đc câu hỏi của thầy và đặt đc câu hỏi cho nhóm bạn không biết đc là điểm của tôi sẽ như thế nào nữa. Nay tôi học tiếng anh tôi viết đc tất cả những gì mà cô bảo cũng khá là ổn. về đến nhà nói chuyện với chị biết về chuyện hôm nay ở dưới nhà dì cùng anh Đạt kể chuyện k nên kể với dì chán lắm.
Nay chỉ thế thoi
1 note
·
View note
Text
Ngày nay việc tìm kiếm trung tâm tiếng Anh thiếu nhi chất lượng cho các bạn nhỏ được bắt đầu từ rất sớm nhằm trau dồi và rèn luyện khả năng phản xạ, giao tiếp bằng tiếng Anh ngay ở giai đoạn đầu đời. Xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập toàn cầu ngày càng cao và để bắt kịp được nền văn minh của thế giới thì ngôn ngữ tiếng Anh là công cụ quan trọng nhất.
Vì vậy, phụ huynh luôn cố gắng đầu tư để con em mình được theo học tại các trung tâm tiếng Anh thiếu nhi Đà Nẵng uy tín và chất lượng. Đến với trung tâm tiếng Anh Đà Nẵng WISE English, các bạn thiếu nhi sẽ được hướng dẫn lộ trình học tiếng Anh hợp lý và đặc biệt rút ngắn 80% so với các khóa học thông thường mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra.
Xem bài viết gốc tại đây: https://wiseenglish.edu.vn/trung-tam-tieng-anh-thieu-nhi-da-nang/
#trung tâm tiếng anh thiếu nhi đà nẵng#trung tâm tiếng anh thiếu nhi tại đà nẵng#trung tâm tiếng anh trẻ em đà nẵng#trung tâm tiếng anh trẻ em tại đà nẵng
0 notes
Text
Cùng tìm hiểu một số mẫu bài viết thư UPU 2020 về chủ đề Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống ngay tại đây! Một số gợi ý mẫu bài viết thư UPU 2020 dưới đây chắc chắn sẽ giúp các em hoàn thành tốt nhất lá tư của mình để truyền tải thông điệp đã cho. Cuộc thi Viết thư UPU năm 2020 chính thức khởi động với chủ đề: : "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Thể lệ viết thư UPU 2020 Lưu ý chính: - Là cuộc thi dành cho thiếu niên trên toàn thế giới. Đối tượng dự thi là tất cả các thiếu nhi, học sinh từ 15 tuổi trở xuống. - Thời gian nhận bài thi đến hết ngày 25/2/2020 (theo dấu bưu điện). - Bài thi viết dưới dạng văn xuôi dài không quá 800 từ, viết tay trên một mặt giấy. - Địa chỉ nhận bài dự thi: Báo Thiếu niên Tiền Phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội. - Chủ đề: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” là chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ, cảm xúc đối với mỗi thí sinh, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện bản thân, bày tỏ quan điểm, góc nhìn về thế giới, xã hội và cuộc sống đương đại... - Những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên. Một số mẫu thư UPU 2020 do các bạn học sinh thực hiện mà các em có thể tham khảo: Bài số 1 Thư gửi Chủ tịch thành phố Hà Nội Hà Nội ngày 20/12/2020 Bác Chủ tịch ạ, cháu là một học sinh của Hà Nội và mấy ngày nay cả gia đình cháu bị ốm và ai cũng bảo tại ô nhiễm không khí gây ra. Từ hai tháng này, gia đình cháu lúc nào cũng lo lắng về ô nhiễm không khí. Mẹ cháu còn bảo với ba hay gửi các con về quê ngoại một thời gian, trên này bức bách quá. Cháu rất thích về quê nhưng vì chúng cháu đang đi học. Ba cháu bảo nếu nghỉ hè cho các con về quê ngay không phải nghĩ nhưng giờ thì chịu rồi. Nhà chú của cháu, hai em cũng đang được bà đưa về quê. Cháu rất nhớ hai em nhưng mỗi lần bảo đưa các em lên đây cho vui là chú cháu lại cười khi nào hết ô nhiễm không khí thì các em sẽ lên Hà Nội. Những thông tin về ô nhiễm không khí tràn ngập mặt báo, trên ti vi. Cháu thực sự lo lắng cho sức khỏe của cộng đồng, của chính gia đình cháu. Cháu muốn gửi thông điệp tới Chủ tịch thành phố Hà Nội hãy làm gì giúp người dân thủ đô bớt ngột ngạt, ba mẹ của cháu không phải đi mua thuốc, bà nội của cháu không phải nằm viện. Mẹ cháu bảo chỉ cần nhìn lên bầu trời là biết ô nhiễm không khí hay không, vậy mà sáng nào cháu mở cửa ra cũng thấy xung quanh nhà đặc quánh như sương mù. Không phải bây giờ mùa đông mới như thế, nhà cháu ở tầng 10 chung cư nhưng đôi khi nhìn xuống dưới sân của khu chung cư còn mịt mù nữa. Nhà cháu trước kia cả khu này chỉ có căn nhà cháu đang ở là xây cao nhất 265 tầng. Nhưng hiện nay thì xung quanh nhà cháu đều là các nhà cao tầng, không có sân chơi, không có cây xanh. Nếu cứ nhà cao ốc mọc lên, bụi xây dựng, tắc đường rồi mọi thứ lại đổ vào không khí. Điều đó sẽ khiến thế hệ của chúng cháu khổ sở vì bệnh tật. Bác nghĩ sao nếu chúng cháu còn trẻ đang sống lệ thuộc vào thuốc, vào bệnh viện và đặc biệt là bệnh ung thư. Ngày nào cháu thấy trên ti vi cũng nói tới ô nhiễm ở Hà Nội, bệnh ung thư ở Việt Nam. Cháu mong muốn, là Chủ tịch Hà Nội, bác hãy bắt tay ngay vào cứu người dân thủ đô đi bác. Đừng để thế hệ chúng cháu sống trong ô nhiễm nữa. Cháu muốn gửi thông điệp tới bác như người ta vẫn nói sức khỏe là tài nguyên của bất cứ ai, của bất cứ quốc gia nào. Không khí là thứ tối thiểu cần hít thở hàng ngày. Hãy cho chúng cháu hít thở không khí sạch. Chào bác! (Bài biết của học sinh Vũ Tuệ Anh - Thanh Xuân, Hà Nội). Bài số 2 Hà Nội, ngày 15/12/2020 Kính gửi cô giáo chủ nhiệm Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh. Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.
Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có. Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích. Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt like, comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra. Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thực tẻ nhạt và vô vị vô cùng. Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi. Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình. Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh. Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào. Mặc dù vậy, em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra. Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp. Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội. Bài số 3 Gửi tôi trong tương lai Hôm nay tôi muốn viết thư cho bạn, người chính là tôi nhưng trong 10 năm tới, để chia sẻ những câu chuyện của mình vào thời điểm hiện tại, cũng là để sau này có thời gian đọc lại xem mình đã thay đổi như thế nào. Vào thời điểm hiện tại thì tôi đang lờ mờ nhận ra về thói quen "sống ảo" của chính mình. Với truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội..., người trẻ như mình đều cảm thấy chính mình đa dạng và thú vị hơn, nhưng đó cũng là nguy cơ để chuyện sống ảo dần được hình thành. Từ đó dường như xuất hiện hai con người trong chúng ta, hai cá tính ảo và thực không liên quan đến nhau và có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau. Sống ảo trên mạng xã hội có thể bao gồm những hiện tượng như thường xuyên đăng ảnh khoe tiền, khoe đồ hiệu, khoe mối quan hệ, khoe bản thân trong khi thực tế đó chỉ là set up và hoàn toàn không giống vậy. Đôi khi sống ảo còn là đắm đuối trong các mối quan hệ ảo, thậm chí các mối tình ảo mà bỏ quên các mối quan hệ thực sự bên ngoài. Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.
Sống ảo cũng giống như bỏ quên chính bản thân mình và những điều mình cần phát triển trong cuộc sống. Và thực sự là tôi thấy mình có hiện tượng đó. Tuổi trẻ có nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn; có khi chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô thì cả thế giới đã như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp. Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần d���a dẫm, lệ thuộc vào nó, không dám đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ. Ngoài ra sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi, và khi giới trẻ luôn có sự hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá cái mới thì rất dễ vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí. Nhưng tôi chỉ lo một ngày thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc như một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ siết chặt dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của mỗi người. Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được. Tôi hy vọng mình có thể mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao vẫn sinh động và thú vị hơn nhiều so với thế giới ảo. Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống thẳng thắn với hoàn cảnh và thân thế của mình. Và khi bạn đọc bức thư này của tôi, tôi hy vọng bạn có thể nói với tôi rằng: "Bạn đã làm tốt lắm". Nguồn: Báo Khánh Hòa, Infonet. Trên đây là một số mẫu viết thư UPU 2020 do chúng tôi sưu tầm được, mong rằng các em sẽ lưu ý về thể lệ cũng như cách viết một bức thư UPU lần thứ 49 tốt nhất.
0 notes
Text
1/6/2025
1. Hôm nay là Tết thiếu nhi đầu tiên của em bé. Mẹ chúc con gái mẹ ham ăn chóng lớn, cùng bố mẹ khám phá thế giới này nha. Bố mẹ yêu con ❤️
2. Sáng nay mình lại mít ướt với chồng, vì anh bảo đến giờ anh phải ra Hà Nội. Tự nhiên mình tủi thân nước mắt dàn dụa. Anh ôm mình vào lòng an ủi một hồi, mình nguôi dần định để anh đi thì anh bảo ở lại thêm với mẹ con mình đến trưa rồi đi vậy, thế thôi mà vui hẳn.
Chợt nhớ tối hôm anh về, tự nhiên nghe tiếng anh ở cửa, mình nhảy vọt cái vèo chạy ra ôm anh, như một đứa trẻ chờ mẹ đi chợ về. Mình biết chồng đang trên đường về quê, nhưng mình k nghĩ chồng mình lại về nhanh như thế, chỉ vậy thôi mà mình vui vẻ lạ thường.
Thế này mà về Ngoại thì k biết ở được mấy ngày vì nhớ chồng :))))
3. Chồng mình chu đáo lắm, anh biết mình lười ăn lười uống, nên anh cứ về là lại bày thêm đồ lên bàn để mình sẵn tiện thì ăn uống bất cứ lúc nào. Và để anh tiện theo dõi cũng như tạo áp lực cho mình biết mà ăn vì anh sẽ biết số lượng mình ăn những ngày anh đi ra Hà Nội. Đây là minh chứng.
0 notes
Text
Đại học Soongsil tổ chức Cuộc thi kể chuyện âm nhạc ca khúc tiếng Anh thiếu nhi toàn quốc năm 2024
Đại học Soongsil (Chủ tịch Jang Beom-sik) Viện nghiên cứu tiếng Anh âm nhạc sáng tạo (Giám đốc Jeong Seong-hee) thông báo rằng họ sẽ tổ chức 'Cuộc thi kể chuyện âm nhạc bài hát tiếng Anh quốc gia năm 2024 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.'
Cuộc thi được chia thành nửa đầu và nửa sau, đối tượng tham gia là học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở có quốc tịch Hàn Quốc và người nước ngoài. Trong nửa đầu và nửa sau của cuộc thi, đơn đăng ký tài liệu đầu tiên và đơn đăng ký video và kịch bản thứ hai được chấp nhận riêng.
Hạn chót nộp đơn đầu tiên cho nửa đầu năm là Thứ Năm, ngày 30 tháng 5 và hạn chót nộp đơn thứ hai là Chủ Nhật, ngày 30 tháng Sáu. Hạn chót nộp đơn đầu tiên cho nửa cuối năm là Thứ Tư, ngày 30 tháng 10 và hạn chót nộp đơn thứ hai là Thứ Bảy, ngày 30 tháng 11. Nếu người nộp đơn bỏ lỡ thời hạn nộp đơn cho nửa đầu của cuộc thi, đơn đăng ký sẽ không được tự động gia hạn sang nửa sau của cuộc thi. Bạn có thể tìm thấy giải thích chi tiết và mẫu đơn đăng ký cho từng lĩnh vực trên trang web của Viện Anh ngữ Âm nhạc Sáng tạo (https). //blog.naver.com/creativeme2017).
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Tiếng Anh Âm nhạc Sáng tạo là một học viện giáo dục tiếng Anh chuyên ngành được thành lập để ươm mầm những tài năng sáng tạo và hội tụ trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Kể từ năm 2018, viện đã cung cấp sự hội tụ của tiếng Anh, nghiên cứu xã hội, khoa học và âm nhạc. học sinh tiểu học trên khắp Seoul. Chúng tôi cung cấp chương trình giáo dục tiếng Anh.
Tham khảo thông tin chi tiết về Đại học Soongsil tại:https://duhocicc.edu.vn/dai-hoc-soongsil-ve-it-va-kinh-doanh-seoul/
0 notes
Text
tiểu thư con nhà nghèo
27. 5. 2014
Thu nửa mơ nửa tỉnh - đủ để biết vừa rồi chỉ là và lại là một cơn ác mộng về bố. Lần này là bố đánh mẹ và Thu cố trèo từ tầng cao nhất xuống lan can nhà hàng xóm để cứu mẹ khi rơi xuống…Thu nằm, mắt vẫn nhắm, nghĩ có nên viết lại chi tiết những lần mộng mị này không. Có lẽ không. Bởi vì Thu không muốn mình hay ai khác phải sống lại những bạo lực tinh thần và thể xác ấy. Biết những ám ảnh ấy vẫn còn quay quẩn trong tiềm thức của mình, Thu muốn nhớ lại những kỉ niệm đẹp về bố. Thu cần nhớ nhiều hơn những cái đẹp về bố để nếu có mơ, sẽ là những giấc mơ nhẹ nhàng, dịu dàng hơn của cái thời Thu vẫn còn nói chuyện với bố. Bốn tháng nữa sẽ là bốn năm Thu ở London và chưa về nhà. Thu vẫn định sẽ viết thư cho bố, và cả mẹ nữa, trước khi về Việt Nam.
Thu vẫn thấy sợ khi nghĩ sẽ phải quay lại căn nhà nhỏ ở khu chợ búa đấy. Liệu bố có đọc thư Thu viết không hay sẽ để ở bậc cầu thang như để quyển 'Giận' của Thích Nhất Hạnh mà Thu để vào phòng bố hồi Thu còn ở nhà. Mắt cả bố lẫn mẹ có lẽ đều viễn thị rồi, liệu có đọc rõ được chữ viết tay của Thu không. Nếu đánh máy chắc nên để phông chữ to to một chút. Thu muốn viết để bố mẹ thấy khi hai người cãi nhau, đều vì cả hai có những nỗi khổ riêng mà người kia chưa thấu hiểu được. Bố mẹ đã không được học cách lắng nghe và cách để bình tĩnh khi giận, cũng đã không được học cách yêu thương nhau. Họ đều rất đáng thương và Thu muốn bố mẹ biết rằng, ở giữa - Thu đã rất khổ tâm khi đã không thể ngăn được mỗi lần hai người cãi nhau, đã rất đau xót khi không thể can mỗi lần bố đánh mẹ. Thu chỉ biết chạy sang đồn công gần nhà cầu cứu - nhiều lần chỉ có công an trực chứ không phải công an hình sự hay dân sự, có những ông chả mảy may quan tâm, tiếp tục gắp bún vào bát nước chấm chả với đĩa rau sống bên cạnh - mắt nhước lên tivi ở góc trần nhà, khi sang đến nơi thì mẹ đã thâm tím mình mẩy. Có lần tóc mẹ rơi rụng trên sàn nhà, Thu gom lại, lấy băng dính dán vào quyển nhật kí hồi cấp hai, và xả vào nhật kí những từ ngữ và lời lẽ rất tức giận với bố...
Đêm đến, Thu đi ngủ mà nước mắt cứ trào ra, tưởng tượng cảnh đến lớp ngày hôm sau, bạn cùng lớp khi thấy Thu khóc sẽ hỏi vì sao mà khóc,Thu sẽ thấy tủi thân và không dừng khóc được. Cứ thế, Thu khóc vào giấc ngủ. Sáng hôm sau đến trường, Thu không khóc như đã tưởng tượng. Cấp hai là khoảng thời gian Thu đã rất thích trường lớp, có lẽ vì lớp chuyên được học những thầy cô tốt nhất của trường, chắc hẳn là tốt hơn trường gần nhà hồi cấp một. Học ở trường, rồi học thêm - chiếm gần cả ngày đã là những môi trường tốt và tích cực để Thu quên đi những 'nỗi buồn chiến tranh' ở nhà. Cho dù cũng có những thời gian bị các nhóm trong lớp nói xấu, hay vì mẹ không có điều kiện để đến nhà cô chủ nhiệm vào hai năm cuối cấp nên cô đã lạnh nhạt với Thu, Thu đã học được nhiều từ những người bạn cùng lớp, bố mẹ của những người bạn ấy và hầu hết thầy cô ở trường cấp hai - và từ đó bay cao hơn và xa hơn sau này. Điều này có công mẹ nhiều đã cho Thu đi học thêm tiếng Anh ở Cung thiếu nhi và tiếng Anh nâng cao ở nhà cô giáo dậy ở Cung thiếu nhi, Toán và Văn nâng cao của cô giáo tốt nhất trường cấp một. Mẹ đã và luôn yêu quý, chăm sóc và quan tâm đến Thu rất nhiều - đánh răng, rửa mặt, tắm gội, ăn uống, học tập - quá nhiều và có vẻ không còn nhiều phần cho bố, dù mẹ luôn là người nấu ăn, rửa bát, lau nhà, giặt quần áo - còn đâu thời gian? Hay mẹ đã yêu bố mà vì đã bị phản bội và đánh đập nhiều lần trong nhiều năm nên tình yêu ấy đã 'chết dần chết mòn' - như mẹ vẫn hay nói - về thể xác và tinh thần sau nhiều năm sống chung với bố…
Mẹ bảo hồi mới lấy bố mẹ hiền lành và nghe lời lắm. Hồi Thu còn học mẫu giáo, Thu nhớ nhà có một con chó khá to hay xích ở chân cầu thang - mẹ vẫn hay bế Thu một bên để lên gác xép. Mẹ kể đợt con chó đấy bị ghẻ, mẹ nghe lời bố đã đạp xe đi rất xa để mua thuốc cho nó. Sau này nhà chả bao giờ nuôi con gì nữa, nhà chật và mẹ không muốn có súc vật bẩn nhà. Có lẽ vì thế và vì mẹ luôn gìn giữ và ôm ấp Thu từ bé mà lớn lên, đến giờ, con gì Thu cũng sợ - chó, mèo, chim, chuột. Có lẽ lần đầu tiên Thu thấy bố đánh mẹ là khi Thu năm tuổi, nhà vẫn ở trên gác xép mà bố không đứng thẳng được. Thu thấy tay bố nắm lấy cổ mẹ, thấy mà không hiểu nên Thu cũng không có cảm thấy gì và cũng không làm gì để can ngăn như sau này khi lớn thêm. Đợt đó mẹ thấy ảnh bố ôm ấp với ai đó ở công viên. Mẹ bảo từ hồi mẹ mới sinh Thu - một tháng tuổi, bố đã dội cả xô nước lạnh vào người mẹ…Mẹ cũng kể mẹ không khéo, không biết quấn tã vải cho Thu, được một lúc Thu cọ quậy tã đã bung ra. Bố quấn khéo mãi tã cũng chưa bung. Thu cũng nhớ hồi đấy còn chưa có băng vệ sinh, Thu vẫn nhớ những băng xô màu trắng treo ở nhà và trong chậu mà bà hàng xóm ngồi giặt khi Thu đi qua.
Thu sinh cuối những năm tám mươi khi bao cấp còn một vài tháng. Mẹ nói tem phiếu cho cả nhà mẹ dành tám trăm mua thịt xay bã ra để lấy nước nấu cháo cho Thu, còn bố mẹ chi ăn hết hai trăm. Khi Thu mới sinh ra, có năm đứa bé trên một cái xe đẩy đi tắm. Bố bảo mẹ thấy đứa nào lông mày rậm nhất thì là cái Thu. Sau này thỉnh thoảng mẹ đùa có khi lấy nhầm, có khi bố mẹ thật nhà giàu. Có vẻ mẹ cũng hơi ảnh hưởng phim Hàn Quốc 'Trái tim mùa thu' hồi đấy - Thu xem hồi lớp sáu, rồi sau đấy xem lai hai lần nữa những năm cấp hai, thu băng cát-sét bài hát, nên hồi mới 'yêu đương' cấp ba và sau này cũng hơi bị sướt mướt và 'rồ' man tích - lãng 'mạng'. Mẹ bảo vừa sinh ra, cô đỡ đẻ bảo con gái xinh quá, giống mẹ quá mà đến khi mẹ nhìn thì giống 'bố như đúc, như hệt, như in' - mồm rộng khóc ngoạc ra, môi đỏ như máu, tóc đen như khung của gỗ mun - mẹ thỉnh thoảng hay lấy văn thơ ra để nói - mấy cái này là tả nàng Bạch Tuyết trong truyện mà. Mũi giống bà nội và bố - thỉnh thoảng mẹ bào đổi lấy mũi mẹ thì có phải đẹp không. Hồi Thu còn bé, mẹ vẫn hay vuốt mũi để cao hơn. Mẹ kể khi Thu ngủ, bố nhìn rồi bảo mẹ 'môi nó khứa khứa giống môi tôi nhỉ'. Hồi còn 'hòa bình' với nhau, bố mẹ xưng nhau 'tôi' lịch sự như thế đấy. Còn khi cãi nhau thì 'mày - tao'. Tiếng Việt cũng lắt léo, bạn bè mà 'mày -tao' thì thân mật, mà vợ chông mà 'mày-tao' thì là ghét nhau lắm. Đôi khi cãi nhau bằng tiếng Anh nghe có vẻ đỡ làm tổn thương nhau hơn, có thể chửi bậy đấy mà xưng hô thì luôn luôn là 'tôi' và 'bạn'…Có lần bố mẹ cắt móng tay cho Thu hồi mới vài tháng, chẳng may cắt chảy chút máu, mẹ khóc thét. Mẹ bảo khi Thu vài tháng mẹ đã cắt lông mi để lông mi mới mọc ra dài hơn.
Năm tuổi, dì đèo mẹ bế Thu ngồi sau xe đạp đi khám tai, Thu cho chân vào nan hoa xe. Ngồi trên xích lô đến bệnh viện, Thu thấy chân mình chảy máu, mẹ khóc liên hồi, Thu chả nhớ mình có thấy đau hay khóc không. Lần khác, Thu chơi gần xe máy ở sân nhà bà ngoại, bị bỏng bô. Lúc sau Thu nhớ mình đứng trên mặt tủ kính khi bố trả tiền bông băng ở đâu đó. Mẹ bảo hồi bé Thu bị sốt co giật giống bố hồi bé, sốt kiểu này phải cẩn thận nếu không sẽ để di chứng - có thể bị động kinh suốt đời. Có lần ngồi ăn bún chả ở chợ, có cô bán rau ở chợ bảo cái lần bố mẹ bế Thu từ nhà bac Lộc trông trẻ ra, người thu tím tái, miệng ngậm thìa cho khỏi cắn vào lưỡi, tưởng chết, may mà sồng. Mẹ kể lần đấy mẹ khóc 'bác sĩ ơi cứu con cháu với'. Nghĩ lại cũng thấy sợ, dù khi đấy Thu chả biết nên cũng chả nhớ. Hồi bốn tuổi, vẫn còn cái ảnh Thu tóc vuông, mái bằng, mặc bộ Ninja rùa màu đỏ chụp với xe ô tô và một thanh pháo hoa ở Bờ Hồ. Hôm đấy bố mẹ cho giữ ba mươi sáu nghìn tiền mừng tuổi, lúc chụp ảnh Thu để trên chân rồi đánh rơi và quên mất, bố đèo mẹ và Thu quay lại tìm mà không còn nữa.
Khi còn bé, bố hay cho Thu ngồi trước xe máy. Mỗi Tết về nhà bà cách Hà Nội hơn hai mươi cây số, bố mẹ quấn khăn bông bay che mặt Thu khỏi bụi - gió thổi, Thu liếm khăn bông bay thấy vị nôn nao, khi bé đi xe máy đi xa Thu cũng bị say xe như thế đấy - bố lại dừng xe để Thu nôn bên vệ đường. Mẹ bảo mẹ yêu chiều Thu lắm. Khi ấy mốt cái váy công chúa, cô dâu màu trắng, tám mươi nghìn hồi ấy đắt lắm mà mẹ cũng nhất định mua cho Thu. Có lần không hiểu sao bố tát mẹ giữa đường trên đường về nhà bà ngoại, đến nơi mẹ vào bếp khóc. Lần khác đi mua giầy dép ở Hàng Dầu, bố cũng cục cằn với mẹ. Bố hay thuê phim, hồi những năm chín mươi là băng VCD ở ngõ ở chợ rau gần nhà, mà bố vẫn hay đi xe máy, đèo Thu ngồi trước. Bố hay xem phim găng-tơ Mĩ - mấy ông đánh đấm nhau rồi thỉnh thoàng chửi nhau 'Đồ chó chết'. Con trai vẫn hay thích hay xem phim hành động và chơi game bạo lực. Thích Nhất Hạnh viết rằng xem những cái bạo lực là tưới tẩm những hạt giống bạo lực trong mình, bố đã tưới tẩm rất nhiều những hạt giống ấy để rồi mẹ chịu đòn…Khi Thu học lớp hai là nhà chuyển xuống tầng hai, mái gỗ rồi bên trên là gác xép mái tôn. Bố có thể đứng thẳng và còn đủ chỗ để giật miếng gỗ từ mái nhà xuống lần bố muốn mẹ kí vào đơn li dị khi Thu học lớp ba. Đợt đó bố mẹ cãi nhau rất nhiều, Thu hay giang cái chăn dạ mỏng lên cao rồi chạy qua chạy lại giữa hai người để ngăn hai người cãi nhau. Mấy cô ở hàng gội đầu dưới nhà đu vào cửa nhìn qua khe để xem. Có lần Thu thấy thư tay mẹ viết gập bốn lại trong túi áo bố, Thu đọc vội mấy dòng đầu, chữ mẹ đều nghiêng một bên, bút bi xanh '…anh đi mây mưa trăng gió với người tình bỏ mặc em…' rồi cất lại vào túi áo bố. Có lần trời mưa, mẹ chạy bố đánh, trèo qua mái nhà cô Thơ đứng dưới mái tôn khóc. Lần khác, bố cầm viên than đen đuổi theo mẹ để ném. Khi cãi nhau trong nhà bố không muốn mẹ hét to lên. Khi mẹ chạy được ra ngoài, hàng xóm kéo ra xem mà chả ai can…
Khi Thu còn bé hơn, có lần vợ của bác Lộc anh bố quay lại đánh ghen khi bác ấy đã ở với 'vợ' mới, hàng xóm kéo ra xem đông nghịt cả bãi gửi xe trước nhà. Hồi ấy tivi chắc còn ít chương trình nên mọi người chả có mấy thứ để xem, máy tính với mạng thì mãi sau này mới có. Thu nhìn vào biển người đông như kiến cỏ, người này sát người kia rồi tưởng tưởng nếu có ai rơi xuống biển người đấy thì cũng không sợ đau vì không có chỗ mà rơi xuống đất - giống như cảnh fan hâm mộ ca sĩ mà Thu xem sau này. Mẹ bảo 'ông Lộc' còn bạo lực hơn bố, mỗi lần cãi nhau với bác vợ cả toàn dọa bẻ gãy chân tay và ném xuống đường. Có lần sau này Thu lên nhà bác Lộc với bố - hai người có vẻ muốn hòa bình, nối lại tình anh em…Thu ngồi chơi khoanh số với anh họ Tũn, bố ngồi nói chuyện với anh trai - kể lại 'kỉ niệm' bố không quên được khi còn bé, bác đánh bố bằng nan tre, chân nứt tứa máu, mẹ hai người là bà nội Thu phải cõng đi trạm y tế. Khi về, bác Điệp, sau này đã quay lại khi bác Lộc với cô bồ thôi nhau, cho Thu một quả xoài to - nói, hai anh em hòa bình để bọn trẻ con chơi với nhau. Vì sao mà hai anh em trai lại có thể bạo lực với nhau vậy? Francois kể có lần đang chơi đu, anh trai đẩy làm Francois ngã gẫy tay phải nằm viện mấy ngày. Thu nhớ hồi lớp ba khi bố đi vắng, mẹ bán hàng, Thu ở nhà trèo ra lan can, lúc sau định vào nhà thì có con thạch sùng dưới sàn nhà, Thu sợ không dám bước xuống, lấy miếng gỗ gần đấy từ từ ấn xuống con thạch sùng…Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Thu giết một con vật vô hại, vì sợ…Hay có lần nằm chơi trên sàn nhà, Thu lấy tay đè kiến nghịch chơi hay bạo hơn là lấy dép dẫm bẹp mấy con gián trong buồng tắm…Con người bạo lực với nhau và với loài khác vì giận, vì ghét, vì sợ và có khi chỉ vì nghịch cho vui nữa…'Nhàn cư vi bất thiện' là thế đấy.
Khi còn ở West Ham, Francois phải bẫy và giết chuột vài lần, có lần chuột chết trông tư thế lấy hai chân trước đẩy bẫy kẹp ra, hay lần khác bẫy kẹp giữa đầu chuột…Francois thấy ghê, phải nghỉ một chút trước khi tháo chuột ra khỏi bẫy để vứt đi. Thu nghĩ không biết mấy người tu trong chùa thì có bẫy chuột không…Joel bạn Francois, cũng theo đạo Phật nói có thể bẫy bằng lồng sắt rồi đem thả ở bãi xa…Francois tìm và bật video trên Youtube đợt chuột quá tải ở Úc, mở cửa kho ra là hàng ngàn con chuột nhào ra…Ông nội Francois ở Orlean nuôi thỏ để ăn. Thu bảo thấy thương. Francois kể có lần ông nội phải giết mấy con mèo con vì mèo mẹ đẻ nhiều quá. Thu bảo sao không cho trại thú. Francois bảo ở trại thú nhiều quá, một con bị bệnh lây cho cả lũ ở chung một cái chuồng rồi cũng chết…Francois bảo chính phụ không hỗ trợ nhiều cho động vật, tiền bác sĩ thú y đắt bằng tiền bác sĩ cho người mà không được chính phủ hỗ trợ thì tiền đâu mà chữa cho cả lũ…Nhiều lần Thu cố thuyết phục Francois là hai người sẽ chỉ ăn rau, Francois chưa lần nào đồng ý chỉ ăn chay dù gần đây hai người ăn hầu hết là rau vì thịt cá ở London đắt và cảm giác sau khi chỉ ăn rau vào buổi tối, bụng rất nhẹ nhàng. Đúng là con vật trong rừng cũng ăn lẫn nhau nhưng mà con người ăn thịt nhiều quá nên sản xuất công nghiệp nuôi và giết thịt không lành mạnh…Gà công nghiệp trong lồng sắt bé tí xíu cắn mổ lẫn nhau, lợn ăn tăng trọng, ngay cả rau củ cũng đầy thuốc sâu...Đợt mùa đông Thu đi làm cho Paperchase, phì cười khi dọn thiếp có một cái thiệp hình mấy loại rau củ khác nhau cầm biển biểu tình 'Đừng ăn chúng tôi, chúng tôi cũng có tâm hồn' với mấy bộ mặt mếu máo rất tội nghiệp. Gabriela, người yêu Joel, học về thuốc Đông y cũng nói, chưa ai chứng minh được là rau cỏ không có tâm hồn. Dù sao thì, là người Việt Nam và chưa thấy đồ ăn của nước nào ngon bằng của Việt Nam, làm sao Thu có thể ăn bún ốc mà không có ốc, hay phở gà mà không có nước gà, đành chịu vây…Chỉ có khi nào có thể chi trả được thì mua rau thịt 'organic' - được nuôi trồng tự nhiên, trứng gà thả rông và rau không có thuốc trừ sâu - tốt cho sức khỏe và cũng thấy đỡ 'dã man' với mấy thứ mình ăn…
Ông nội mất khi mẹ đã có Thu rồi. Bố mẹ làm đám cưới 'chạy tang' nếu không sẽ phải đợi ba năm theo truyền thống Việt Nam. Sáng mẹ mặc váy cưới, trong hình mẹ xinh đẹp phúc hậu lắm mà không cười mấy - chỉ thấy một chút thoáng vui, thoáng buồn - cứ như là nụ cười bí ẩn 'Mona Lisa' của Leonado de Vinci vậy, khăn voan cưới được đeo vào đầu với hình hạt chảy xuống trán nên trông mẹ hơi giống một vũ nữ Ấn Độ nữa. Còn bố thì vẫn cười khá tươi trong hình. Có lẽ vì ông nội đã không là một người bố tốt nên bố không quá đau buồn? Mẹ bảo ông nội hay say rượu, nhảy từ mái nhà ông Đức Thành tự tử mấy lần mà không chết…Ông có một vợ trước bà nội mà mất sớm, mẹ bảo bà nội không bao giờ cúng giỗ cho bà vợ cả của ông…Bác Chí chồng bác Bình - chị cả của bố có lần kể mơ thấy bà cả về, cưỡi rồng…Mẹ bác Chí tụng kinh Phật nên bác Bình cũng theo đó tụng theo. Ông bà nội đã từng ở nhà số năm chín phố Hàng Gà, trung tâm khu phố cổ. Có lần được ai đó trong nhà chỉ khi đi qua, Thu tiếc suýt xoa, vậy mà sao chuyển về khu Chợ Giời…Thu chưa bao giờ hỏi hay nói chuyện với bố về ông nội. Hình như ông đã từng làm nghề cắt tóc. Tại sao ông lại nghiện rượu? Bà Đức Thành, cũng số nhà ba sáu cũng đã nghiện rượu, mất cũng lâu rồi. Con trai, con gái bà là bác Lân và bác Lý cũng uống nhiều rượu bia và đôi khi say xỉn…Khi Thu kể về chuyện bố bạo lực với mẹ, có người bạn là thầy giáo bên Mỹ hỏi Thu là bố có nghiện rượu không. Bố không nghiện rượu, có hút thuốc lá và uống bia nhưng không nghiện. Có lần bố cho một ông nào đó vào phòng hút nhờ thuốc phiện, Thu hỏi bố có bao giờ thử không, bố nói không - Thu tin bố. Bố nói chuyện với bà nội gọi ông nội là 'ông ý' - giống như Thu đã từng gọi bố trong thời gian dài sau những lần chứng kiến bố chửi đánh mẹ…
Khi còn bé, Thu biết đến bà nội là một bà mẹ chồng ghê gớm. Mẹ bảo mẹ về làm dâu, có gì không biết bà nội không bao giờ chỉ bảo. Bà rất dễ tự ái, bố cũng vậy, Thu thấy mình cũng thế. Khi người ta trải qua cuộc sống nghèo khó, khó khăn, khi người ta đã từng bị khinh thường bởi mấy người có nhiều tiền hơn, người ta dễ tủi thân và tự ái, có lẽ vậy. Mẹ thì không thế. Mẹ dễ ăn, dễ ngủ, dễ tính. Mẹ hay kể đi kể lại nhiều lần trong bữa ăn về những trò chơi mẹ chơi với bạn bè hồi bé: trốn tìm trên cây, bao bố, cây que. Mẹ kể mẹ leo cây dừa nhanh như khỉ. Mẹ kể hồi bé mẹ rất nghịch và bướng. Thu nghĩ mẹ vẫn bướng và luôn nghĩ mình đúng khi tranh luận điều gì đó, dì hay bảo mẹ là 'bảo thủ'. Có lẽ vì mẹ bướng và không lắng nghe, mà bố thì cục tính nên dẫn đến cãi nhau…
Một hôm, bố mẹ dắt tay Thu đến một nơi. Thu dung dăng đi ở giữa cầm tay cả bố và mẹ, cầm theo túi Coca màu đỏ hình hộp chữ nhật trong đựng đồ chơi. Đến một văn phòng nào đó, Thu chui dưới gầm bàn chơi đồ hàng. Một lúc sau, bố mẹ dắt tay Thu ra về. Không lâu sau đấy, Thu đi cùng vài cô bác hàng xóm đến một nơi ghi biển 'tòa án'. Thu không nhớ mình làm gì ở đấy, chỉ nhớ khi đi về hay sau đó, Thu láng máng nghe là bố mẹ 'li dị'. Thu không hiểu 'li dị' là gì, cũng không hỏi nên cũng không ai giải thích. Một đêm, Thu hỏi mẹ, bố không ngủ ở nhà thì ngủ ở đâu hả mẹ. Hình như mẹ không trả lời…
Mẹ bị sưng chín mé ở ngón tay cái rất to, mẹ khóc, khi ấy bà ngoại lên thăm, bà cũng khóc. Một hôm, Thu ngồi ngoài ban công làm một mạch hai bài thơ về mẹ:
Mẹ (bài một)
Thức khuya dậy sớm
Một nắng hai sương
Là người mẹ hiền
Vất vả sớm hôm
Nuôi em khôn lớn
Sau này lớn lên
Em sẽ không quên
Công ơn của mẹ
Người mẹ dấu yêu
Mẹ (bài hai)
Mẹ là làn gió mát, đưa em vào giấc ngủ
Mẹ là chiếc võng đu, ấp ủ em từng ngày
Em cố gắng chăm hơn, và cố gắng ngoan hơn
Để mẹ bớt vất vả, để cả nhà đều vui
Và một bài thơ về 'Quyển sổ nhật kí' trong quyển sổ Thu được tặng sau tiết mục hát múa được giải ba quận Hai Bà Trưng của trường:
Quyển sổ nhật kí
Quyển sổ nhật kí
Nhật kí của tôi
Ghi nhiều điều lắm
Những điều buồn vui
Đều viết trong sổ
Quyển sổ giúp tôi
Nhớ được mọi điều
Em yêu quyển sổ
Quyển sổ nhật kí
Nhật ký đời tôi.
Hình như Thu không viết gì nữa vào sổ sau mấy bài thơ. Mẹ đọc, cười và bảo có một vài ý lấy từ mấy bài thơ trong sách giáo khoa tiếng Việt ở trường. Thu cũng nhận ra mình vừa xưng 'tôi' lại vừa xưng 'em'. Cô giáo chấm tập làm văn có lần cũng phê 'xưng hô chưa nhất quán'. Tổng kết lớp ba, Thu được trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Hôm đấy mẹ búi tóc hai bên cho Thu. Lên sân khấu nhận giải thưởng trước toàn trường, Thu bất chợt khóc, dù không hiểu tại sao - có lẽ thấy mình được thương nên thấy tủi thân vì mình có một hoàn cảnh nào đó mà khi ấy Thu đã không thật sự hiểu.
Thời gian chỉ có mẹ và Thu, sáng ra mẹ bán hàng, những lúc không phải đi học chính hay học thêm, Thu ở nhà một mình. Một hôm Thu lấy khăn ướt lau mọi thứ bụi bặm trong nhà, lau đến cái suýt-măng-tơ của Liên Xô và cả mấy cái ốc vít thì điện giật vụt vào cánh tay phải của Thu. Hơi đau nhưng may không sao. Thu sợ, kéo chăn ngồi vào góc nhà xa khỏi cái suýt-măng-tơ và nhìn chằm chằm vào đó. Hôm đó Thu học được bài học là không được để nước hay đồ ướt chạm vào đồ điện. Hôm khác, một con chuột to chạy ngang nhà, Thu hét toáng lên 'AAAAAAA CHUỘT!!!' Mẹ bán hàng ở ngoài bãi xe cũng nghe thấy mà bận nên cũng đành phải kệ. Khi hộp số của quạt đứng hỏng, băng cát-sét hay VCD không chạy, ăng-ten tivi bị nhiễu, Thu trổ tài dùng tuốc-nơ-vít mở tung và sửa hộp số, băng cát-sét, VCD hay nối lại ăng-ten. Khi bố còn ở nhà, mỗi khi bố sửa gì đó, Thu lại chăm chú nhìn và học. Bố hay giữ những thứ linh kiện nhỏ vì có thể sẽ cần dùng đến sau này. Thu cũng bắt chước bố, giữ mấy cái ốc vít nhỏ từ cái kẹp tóc cũ của mẹ. Khi kẹp tóc mới hỏng, Thu lấy tuốc-nơ-vít từ hộp kĩ thuật lắp ráp ra sửa cho mẹ. Kĩ thuật lắp ráp là một môn ở trường mà Thu thích suốt mấy năm cấp một. Sở thích lắp ráp có lẽ bắt đầu từ hồi vài ba tuổi khi mấy bộ đồ chơi bố mẹ mua cho Thu đều là dạng lắp ghép: bộ lắp ráp nhà gấu, bộ lắp ráp các hình khối khác nhau. Thu vẫn nhớ khi ấy mình ngồi chơi say mê bộ lắp ráp nhà gấu và cho hai, ba chú gấu ngồi chung xích đu như một gia đình hạnh phúc.
Mẹ nói bố hay mua đồ chơi cho Thu khi còn bé. Có lần bố mua một cái đàn organ đồ chơi bằng nhựa, dài cỡ trung bình, hình như Thu không chơi mấy vì hồi bé đã biết gì về nhạc đâu mà cũng không có ai dậy. Cho đến một hôm bố lấy đàn ra để đánh thử và mấy phim đều kêu meo meo - chắc hỏng mất rồi. Bố kể hồi Thu hai tuổi, là năm chín mươi, hồi đấy bố đánh hàng Liên Xô, có một cây đàn piano loại cổ điển giá hơn hai triệu, bây giờ thì không la bao so với giá một cây đàn piano loại to mà hồi đấy thì rất đắt. Sau này khi đi học tiếng Anh trên Cung thiếu nhi, Thu hay đi qua lớp piano và nhìn các bạn tập. Mẹ nói nhà mình không có điều kiện để theo nghệ thuật. Thu hay đứng nhìn lớp múa ba-lê nữa và học lỏm vài động tác cơ bản. Khi xem tivi có nhạc, Thu lấy gối ra đánh - tay và người đu đưa theo nhạc. Có lần Thu còn vẽ các phím nhạc đen trắng lên bàn học và đánh những nốt cơ bản theo mấy bài hát trong quyển Hát Nhạc học ở trường. Sau này có lần bố mang ở đâu về một chiếc đàn piano bé xíu, chỉ có tầm mười nốt nhưng phím đàn to như đàn piano thật, vỏ đàn bằng gỗ - Thu thích lắm, lại tập mấy bài hát được học. Lần khác bố đèo Thu lên Lương Văn Can để mua đồ chơi, Thu thích con cún bông, bố bảo đừng nói gì khi bố mặc cả. Về nhà bật pin lên, con cún bông sủa 'gâu gâu', ngoáy đuôi và còn nhảy lên, Thu sợ chạy nó còn chạy vòng quay đuổi theo. Bố cũng yêu và chiều Thu, chỉ là theo cách khác mà thôi. Bố đánh mẹ nhiều nhưng thật sự không bao giờ đánh Thu. Chỉ có một lần, trước khi đi thi thử tốt nghiệp cấp hai, Thu không nhớ là vì gì, bố dí nắm đấm vào mồm Thu, chỉ mới thế thôi mà môi Thu xưng vều một bên…Lần khác, bố đang xem hóa đơn tiền điện thoại, nó giành lấy xem, bố tát Thu một cái rơi vỡ kính…Trước khi bố đèo Thu đi tập trung lớp mười, trời mưa, Thu mặc áo mưa rồi mà bố muốn Thu đeo hai túi ni-lông để che hai bên giầy nữa. Thu không muốn, cúi xuống tháo ra, bố lấy tay chặt vào gáy Thu, đau điếng lên tận đỉnh đầu. Thu khóc, quay về nhà rồi đi xe buýt đến trường. Vào lớp muộn, cô giáo chủ nhiệm có vẻ rất nghiêm khắc, nhắc nhở rất 'hình sự', mắt ứa nước, chả nói được gì, Thu chỉ đứng nghe rồi về chỗ…Có lẽ chỉ có ba lần đấy là bố đánh Thu, từ bé đến lớn. Mẹ thì chưa bao giờ đánh Thu cả. Có lẽ vì Thu và bố khá hợp tính và khẩu vị nên cũng không bất đồng nhiều, trừ việc bố đánh mẹ ra…Châu, bạn Thu, bố làm ngoại giao mà đã từng đánh nó bằng gậy sắt thâm tím vì không nghe lời…Không biết ở Việt Nam bây giờ đã có luật về bạo lực gia đình chưa…Có lần Thu 'google', hình như có rồi…
Giữa đêm, đang ngủ Thu nghe thấy tiếng bố mẹ nói chuyện, Thu hé hờ mắt rồi giả vờ ngủ tiếp. Hôm sau, bữa trưa, Thu ra hàng nước ông Vi mua một chai bia cho bố. Ông Vi cười bảo 'Anh trai về rồi hả.' Mẹ kể đêm ấy bố đập cửa giữa đêm, mẹ không chịu mở cửa, bố bảo 'không mở tao phá cửa'. Mẹ bảo bố trông gầy như nghiện, tóc dài như tắc-giăng, bố bảo 'tưởng đi làm ăn được, không được thì về.' Thế mà Thu vẫn nghe mẹ nói chuyện với mọi người là bố đi với gái, một con đàn bà nào đấy tên là Nga, ở Buôn Mê Thuật. Có lần bố còn gửi thư và ảnh về. Mẹ và Thu lên nhà dì cho dì xem. Trong thư có đoạn nói Thu không phải là con của 'tao'. Sau này còn có ảnh bố, mụ đàn bà đấy và một đứa con trai tầm vài tuổi, chắc con riêng của bà kia. Trong năm đi vắng đấy, có lần bố đi qua nhà dì nói gì đó, thành ra cãi nhau với dì. Năm lớp ba khi bố đi vắng là năm đầu tiên và duy nhất mẹ tổ chức sinh nhật cho Thu và mời bạn ở xóm và cùng lớp đến. Buổi chiều, bố gọi Thu xuống đường và đưa cho Thu một sợi vòng cổ bằng bạc. Một thời gian sau, bố đến và bảo Thu đưa lại vòng bạc đó...
0 notes
Text
Con người, vì giản dị mà trở nên cao quý.
Đại văn hào Tolstoy từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Thật vậy, giản dị chính là một nét đẹp.
Trong tiểu thuyết của Kim Dung có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc như Triệu Mẫn, Hoàng Dung… nhưng nhân vật được yêu thích nhất lại là một cô gái vô cùng giản dị, thường mặc bộ y phục màu trắng. Đó chính là Tiểu Long Nữ.
Nói về Tiểu Long Nữ, nhà văn Kim Dung từng nhận xét: Cô ấy cả đời chỉ mặc y phục màu trắng, bộ đồ như cơn gió thổi qua cây ngọc thụ, như tuyết phủ lên nụ hoa quỳnh, toát lên vẻ đẹp thuần khiết và ngọt ngào như ánh trăng.
Đại văn hào Tolstoy cũng từng viết: “Giản dị là điều kiện tất yếu của cái đẹp”. Khi còn trẻ chúng ta thường bỏ qua câu nói này, nhưng khi đã trưởng thành hơn, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.
Quần áo không cần quá lộng lẫy, chỉ cần hợp với người là được. Trang điểm cũng không cần quá đậm, chỉ cần nhẹ nhàng là được. Vẻ đẹp của nữ nhi không phụ thuộc vào những thứ khoác trên mình, mà là toát ra từ chính con người họ.
Dám thể hiện nét đẹp tự nhiên của bản thân, chứng tỏ bạn là người rất tự tin, không bị mê hoặc bởi vẻ hư vinh bề ngoài. Bạn sống tự tại, cao quý nhờ chính sự đơn giản của mình.
Tình cảm chân thành mới là tình cảm bền lâu
Tình cảm mãnh liệt giống như bông hoa rực rỡ, ban đầu rất tươi tắn, nhưng để lâu sẽ héo tàn. Ngược lại, tình cảm chân thành giống như cây tùng bách, không hiển thị khoe khoang nhưng lại bền lòng.
Nhà văn Tiền Chung Thư từng nói: “Mặc dù biết 5 thứ tiếng nhưng tôi chưa thấy từ nào diễn tả được hết ý nghĩa của từ ‘tố giao’ (tình bằng hữu thuần khiết) trong văn học cổ Trung Quốc”.
Chỉ với một từ “Tố” nhưng đã toát lên được nét thuần khiết của tình cảm bạn bè. Tố (màu trắng) chỉ là một từ đơn giản, nhưng là nền tảng của tất cả các màu sắc, cũng là màu nền không thể thiếu khi muốn pha trộn các màu sắc với nhau.
Tình cảm kết giao giữa những người quân tử luôn tràn trề như nước, còn giữa kẻ tiểu nhân sẽ khô cạn. Tình cảm chân thành mới có thể bền vững như dòng nước chảy, vượt sóng gió chông gai, vượt qua sinh tử.
Khi nữ thủ tướng Anh Thatcher còn đương chức, mỗi dịp sinh nhật bà đều nhận được rất nhiều thiệp chúc mừng và quà tặng từ khắp nơi gửi tới. Nhưng sau khi thôi chức, sinh nhật bà còn rất ít người nhớ tới. Đến sinh nhật lần thứ 77, bà chỉ nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, trong đó đều là những lời chúc chân thành.
Tình bạn có mục đích sẽ nhanh chóng tan theo mây khói, tình bạn chân thành sẽ luôn ở bên ta. Tình cảm, tình bạn chân thành âm thầm chảy như dòng suối nhỏ, và cũng vì nó âm thầm nên luôn cần thời gian để khảo nghiệm.
Tâm hồn trong sáng toát lên vẻ cao quý
Với một người chân thật, lời nói luôn được người khác tôn trọng. Những người đuổi theo danh lợi, bất chấp tất cả nhằm đạt mục đích, tâm hồn họ sẽ rất nhanh bị vẩn đục, khi tiếp xúc cũng làm mọi người phải tránh xa.
Có bao nhiêu người có thể xem nhẹ sự đời như Đào Nguyên Minh? Bao nhiêu người chạy theo danh lợi, có được rồi lại sợ mất đi, cả ngày luôn âu lo sợ hãi, không có được một giây phút an nhiên? Với người có tính tình giản dị, họ sẽ không sống chết vì danh vọng, lợi ích, mà luôn tìm đến sự thanh thản tâm hồn. Họ luôn tràn ngập niềm tin và yêu cuộc sống này.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta có thể học được cách sống đơn giản, giảm bớt lo âu, giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, thì cuộc sống cũng vì thế mà tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
Theo Secret China
Quỳnh Chi biên dịch.
0 notes