#tiêmchủng
Explore tagged Tumblr posts
lonton3008 · 6 months ago
Text
Lịch tiêm chủng ở trẻ em và những điều cần biết
Tumblr media
Ghi nhớ lịch tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bởi đây là cách hiệu quả giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. - Tại sao trẻ sơ sinh không nên ăn mật ong? - Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị Tiêm chủng là quá trình một người được miễn dịch hoặc kháng một bệnh truyền nhiễm, điển hình là bằng cách tiêm vaccin. Vaccin kích thích hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để bảo vệ người chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật sau đó.
Thực trạng nhiễm các bệnh ở trẻ em hiện nay
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C cao và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến viêm gan B và C. Theo kết quả ước tính được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2017, có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính và khoảng gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính.  Ngoài ra, lao vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh lây truyền tại Việt Nam. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm số tử vong do bệnh lao còn cao, khoảng 13.000 người. Dù vậy, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao đạt trên 90%. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã được công nhận loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh.  Nhờ tiêm chủng mà các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván đã giảm hẳn và đặc biệt đã loại trừ hoàn toàn bệnh đậu mùa và bệnh sốt bại liệt. Tiêm chủng giúp ngăn ngừa được bệnh tật và giảm chi phí khi nhập viện nên xét về kinh tế, nó có tính lợi ích và hiệu quả cao. WHO đã nhận định rõ tầm quan trọng của chủng ngừa, khuyến cáo tất cả các nước nên chủng ngừa cho trẻ em.
Lịch tiêm chủng tại Việt Nam
Tumblr media
Lịch tiêm chủng ở trẻ em (1) Tiêm vaccin viêm gan B (VGB) liều 0 trong 24 giờ đầu sau sinh. (2) Vaccin 5 trong 1. (3) Từ tháng 6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vaccin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi. (4) Lúc trẻ 18 tháng đến 2 tuổi sử dụng vaccin sởi – rubella do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6/2019. (5) Vaccin Viêm não Nhật Bản (VNNB) cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 3 liều tiêm ngừa, liều 2 (hai tuần sau liều 1), liều 3 (một năm sau liều 2).
Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em
Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vaccin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở. Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vaccin sống giảm độc lực. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ em
Không phải lúc nào trẻ em cũng có thể được tiêm chủng đầy đủ theo lịch trình khuyến cáo. Có một số trường hợp trẻ cần được tạm hoãn tiêm chủng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc-xin. Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vaccin sống giảm độc lực. Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vaccin sống giảm độc lực. + Trẻ có cân nặng dưới 2.000 g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin. Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). + Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vaccin sống giảm độc lực. Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vaccin sống giảm độc lực. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40 mmHg). Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.
Các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện cần chuyển tuyến để được khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện:  Trẻ có cân nặng < 2.000 g  Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccin. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định.
Đối với trẻ có vàng da sơ sinh
Không chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đối với trường hợp vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin huyết thanh ≤ 7 mg/dL. Trong trường hợp không thực hiện xét nghiệm thì dựa vào phân vùng vàng da Krammer. Tạm hoãn tiêm chủng với trường hợp vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin máu > 7 mg/dL.
Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi, suy dinh dưỡng, mổ đẻ
Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đối với trẻ có cân nặng ≥ 2.000 g hoặc mổ đẻ. Thực hiện tiêm chủng đúng lịch cho trẻ. Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng vaccin viêm gan B đối với trẻ sinh non có tuổi thai 28-36 tuần. Không có chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng vaccin BCG đối với trẻ sinh non có tuổi thai 34-36 tuần. Tính tuổi của trẻ để xác định ngày tiêm chủng theo ngày tháng năm sinh của trẻ.
Chống chỉ định riêng cho từng loại vaccin
Lao Không tiêm vaccin BCG cho những người đã bị nhiễm vi khuẩn lao Không được tiêm vaccin cho người nhiễm HIV không có triệu chứng, người bị suy giảm miễn dịch Tạm hoãn tiêm ngừa lao cho trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500 g. Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván Bị bệnh lý não trong vòng 7 ngày sau chủng liều BH – HG – UV trước đó Thận trọng: Sốt ≥ 40,50C (1050F) trong vòng 48 giờ sau chủng liều BH – HG – UV trước đó Tình trạng suy sụp hay giống sốc (đợt giảm đáp ứng hay giảm trương lực) trong vòng 48 giờ sau chủng liều BH – HG – UV trước đó Co giật trong vòng 3 ngày sau chủng liều BH – HG – UV trước đó Khóc dai dẳng, không dỗ được kéo dài hơn 3 giờ trong vòng 48 giờ sau chủng liều BH – HG – UV trước đó Hội chứng Guillain Barré trong vòng 6 tuần sau chủng ngừa. OPV Nhiễm HIV hay tiếp xúc thông thường trong gia đình với người nhiễm HIV Suy giảm miễn dịch (u tạng đặc hay u hệ tạo máu, SGMD bẩm sinh, điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài Tiếp xúc thông thường với người suy giảm miễn dịch (SGMD Thận trọng: có thai. IPV Phản ứng phản vệ với neomycin hay streptomycin Thận trọng: có thai. MMR Phản ứng phản vệ với neomycin và gelatin Thai kỳ Suy giảm miễn dịch (u tạng hay u hệ tạo máu, SGMD bẩm sinh, điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài). Thận trọng: Trong vòng 3-11 tháng gần đây có sử dụng IG Giảm tiểu cầu hay bệnh sử có xuất huyết giảm tiểu cầu. Viêm gan B Phản ứng phản vệ với men làm bánh mì. Trái rạ: Phản ứng phản vệ với neomycin và gelatin Nhiễm HIV Suy giảm miễn dịch (u tạng đặc hay u hệ tạo máu, SGMD bẩm sinh, điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài) Bà con huyết thống bậc 1 bị SGMD di truyền (trừ khi loại bỏ được nghi ngờ SGMD). Thận trọng: Không dùng salicylates 6 tuần sau chủng ngừa Không chủng trong vòng 5 tháng sau chích IG Không chủng trái rạ hay sốt vàng (và ngược lại) trong vòng 30 ngày, trừ khi chủng chung 1 ngày. Tiêm chủng là một biện pháp y tế hiệu quả và an toàn giúp bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng thời hạn theo lịch tiêm chủng sẽ giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh và có một cuộc sống tốt đẹp. Hãy đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng thời hạn và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến việc tiêm chủng.https://lonton.com.vn/lich-tiem-chung-o-tre-em.html Read the full article
0 notes
thongtinhanquoc · 4 years ago
Text
Cô dâu Việt ở Hàn Quốc: Hướng dẫn tiêm chủng dự phòng cho trẻ
예방접종 dành cho trẻ ~ Các mẹ Việt ở Hàn Quốc cần phải biết! --------------- #HànQuốc #tiêmchủng #예방접종
Tiêm chủng dự phòng (tiêm phòng – 예방접종) là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc cơ bản của tiêm chủng dự phòng
– Tiêm chủng dự phòng theo thời điểm khuyến cáo tuân theo lịch trình tiêu chuẩn – Tất cả vacxin có thể tiêm chủng cùng với vacxin khác – Hầu hết vacxin có thể hoán đổi…
View On WordPress
0 notes