#tham tu
Explore tagged Tumblr posts
banmaihong · 1 year ago
Text
Tu không phải là thoát ly với cuộc sống
Tu có nghĩa là trọn vẹn với cuộc sống. Mà cuộc sống thì không phải là những gì cao siêu huyền nhiệm. Cuộc sống chính là những gì rất đổi bình thường xung quanh ta. Cuộc sống chính là đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, ngủ, nghỉ… Cuộc sống chính là giao tiếp, yêu thương, san sẻ. Cuộc sống chính là buồn, vui. Cuộc sống chính là hạnh phúc, khổ đau. Cuộc sống chính là có không, được mất. Cuộc sống chính…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
qh88muu88 · 2 years ago
Text
1 note · View note
thamtutuchuyennghiep · 2 years ago
Text
Dịch vụ thám tử Tony
Tumblr media
Chiến lược dành cho doanh nghiệp để đối phó với đối thủ cạnh tranh.
Sau khi đã phân tích các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải áp dụng các chiến lược để tăng cường sức cạnh tranh của mình. Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đối phó với đối thủ cạnh tranh:
Giảm giá và khuyến mãi: Đây là một trong những chiến lược phổ biến nhất để cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng giá cả vẫn đủ để bảo đảm lợi nhuận và tránh tình trạng chiến tranh giá.
Cải thiện chất lượng sản phẩm: Tăng cường chất lượng sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ dựa trên giá cả. Chất lượng sản phẩm được cải thiện sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và giữ chân khách hàng cũ.
Tìm kiếm thị trường mới: Mở rộng thị trường có thể giúp doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Việc tìm kiếm thị trường mới có thể được thực hiện thông qua việc mở rộng kênh phân phối, sản xuất sản phẩm mới hoặc mở rộng địa điểm kinh doanh.
Tăng cường quảng cáo và tiếp thị: Tăng cường quảng cáo và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp có thể giúp nâng cao nhận dạng thương hiệu nhanh đến người tiêu dùng
Lợi ích việc sử dụng dịch vụ thám tử điều tra đối thủ cạnh tranh thị trường.
Sử dụng dịch vụ thám tử để điều tra đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp các doanh nghiệp phân tích các yếu tố như giá cả, chất lượng, tính năng, thương hiệu, hậu cần dịch vụ và các yếu tố khác của sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra những so sánh cụ thể giữa các đối thủ cạnh tranh. Đến với dịch vụ thám tử điều tra đối thủ cạnh tranh của chúng tôi, đảm bảo các thông tin được cung cấp đầy đủ và chính xác để đảm bảo sự uy tín của công ty thám tử chúng tôi
Tumblr media
Cam kết của công ty thám tử tư: Không thành công không mất phí — Hài lòng của quý khách là sự thành công của chúng tôi
Liên hệ để thuê thám tử điều tra đối thủ cạnh tranh.
Hotline: 090.3300.185 có chuyên viên tư vấn miễn phí 24/7:
Facepage:  Dịch vụ thám tử/ Facebook
Trụ sở: 48 Hoàng Diệu P12 Q4 TP. Hồ Chí Minh.
Văn Phòng Đại Diện: 247 Đường Số 9A. Khu Trung Sơn. Bình Chánh. TP.HCM.
Nguồn: www.thuethamtu.net
1 note · View note
cuonglightning · 10 months ago
Text
Tập Sống Hạnh Phúc
Muốn hạnh phúc chúng ta phải "tập", giống như em tập thể dục , tập chơi đàn hay tập vẽ... vậy. Tập mỗi ngày một chút, mỗi nơi một chút với mỗi người một chút...
Quan trọng là tập như thế nào...
Đây là 3 điều cơ bản mà anh đang cố thực hành
Thứ 1: Tập tích cực thay vì tiêu cực
Cái này phải khởi nguồn từ suy nghĩ nhé, đầu tiên dù bất kể có biến cố gì tới với em hãy tìm một "khía cạnh tích cực nhất" của câu chuyện và vin vào đó thay vì chỉ nghĩ về những điều tiêu cực đang sảy ra. Điều này không hẳn giúp em vui lên nhưng nó giúp em nhìn nhận đúng vấn đề đang gặp phải và giải quyết nó đơn giản cũng như là hiệu quả hơn, giúp em tránh làm em bị cuốn vào những vòng luẩn quẩn trong đầu mình.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày hãy tập gần gũi những người mang năng lượng vui vẻ, hay cười, những người biết động viên, biết khen ngợi, tránh xa mấy người hay than thở, kể lể, những người oán trách sân hận lại càng phải tránh ra, ngừng thói quen nghe nhạc ảm đạm, sướt mướt, thất tình sầu đời (vì mấy nhạc này mang tần số rất thấp, dù nó hay nhưng nó kéo sóng não xuống thấp theo khiến con người sầu theo), hàng ngày cố gắng nhìn nhận đánh giá tích cực khi quan sát cuộc sống...
Thứ 2: Tập giảm bớt một chút mong cầu của bản thân lại
Mong cầu bao gồm cả về vật chất và tinh thần, mọi buồn khổ đều khởi nguồn từ việc không được như ta mong muốn, thế nên càng mong nhiều càng dễ khổ. Thế nên hãy từ từ giảm nó xuống chút. Về vật chất thì khá đơn giản, thay vì phải có ip15 để xài mới oách thì mình có thể sài xiaomi redmi note 13 rồi lấy tiền dư đi du lịch một chuyến hoặc thay vì phải gồng nợ ngân hàng mua nhà mua xe để bằng bạn bằng bè thì tìm kiếm một căn bé hơn, xa trung tâm hơn hoặc đi thuê rồi đón bus đi làm... thực ra có được càng tốt nhưng đừng làm khó mình bằng việc bắt buộc phải có, vật chất nó là niềm vui ngắn hạn nhất mà em có thể cảm nhận, thâm chí nó không vui bằng thắng một trận game cơ
Còn về tinh thần, ca này khó đấy, ví dụ nhé, muốn con học tốt nhưng con học bình thường không vui, muốn bồ yêu kiểu abc nhưng ổng lại yêu kiểu xyz không vui, muốn thằng đồng nghiệp nó ăn đừng phát ra tiếng động nhưng cái mồm nó chép to quá khó chịu cũng không vui... nhiều cái nho nhỏ như thế khởi từ bên trong mình ra, nếu mình không kiểm soát được thì rất khó để hài lòng với cuộc đời, thế nên cũng nén lại.
Thứ 3: Tập yêu thương cơ thể của mình
Anh cho rằng mọi người nghĩ rằng mình yêu thương cơ thể của mình nhưng chưa chắc đâu nhé, thức tới mấy giờ đi ngủ, bcó tập thể dục thường xuyên không, uống nước đủ không, chế độ ăn có quan tâm không hay lại bận quá đa phần ăn tạm hoặc nhịn ăn để giữ cân giảm eo... thực ra anh biết cũng khó nhưng một tinh thần tốt phải xuất phát từ một thân thể khoẻ mạnh, thế nên hãy chăm sóc cho chính mình tốt cái đã.
Hãy cảm ơn đầu em vì hôm nay nó không đau đầu, cảm ơn mắt em vì nó còn nhìn tốt, cảm ơn chân, tay, mũi, lưỡi bla bla bla vì chúng không biểu tình gì... Hãy yêu bản thân mình như Narcissus yêu chính cái bóng của mình dưới sông vây bởi lẽ khi yêu mình em sẽ biết yêu người, và khi biết yêu mọi người em sẽ hạnh phúc.
***
Em có biết vì sao các thầy chùa lại gọi là đi tu tập không? Bởi khi bước chân vào cửa Phật những điều cơ bản nhất như hít thở, bước đi, ăn uống, ngủ nghỉ... đều phải học tập lại từ đầu. Các thầy chùa đi tu chính là hình thức tập hạnh phúc như vậy, thế nên người ta mới gọi là tu tập. Tất nhiên anh không nhắc tới để khuyên mọi người hãy đi tu, trời ơi cuộc đời còn nhiều cái hay quá, bản thân chúng ta còn đủ ham muốn trải nghiệm, còn đủ mong cầu cần vượt qua và còn đủ bài học phải nếm vị thì cái việc đi tu chắc phải dành cho kiếp khác. Nhưng việc học tập các thầy tu để tìm tới với hạnh phúc thì anh nghĩ là có thể tham khảo. Tương tự như việc em đọc thêm một cuốn sách nâng cao để tích thêm kinh nghiệm vậy, cứ đọc qua hiểu thêm đến đâu thì hay đến đấy, không cần gượng ép làm gì.
Còn nếu em là học sinh học không tốt lắm thì chưa cần vội tham khảo sách nâng cao, chỉ cần áp dụng kiến thức cơ bản trong SGK như mấy cái anh nhắc ở trên trước đã. Chỉ cần em cố gắng thực hạnh trong một thời gian kết hợp thiền định nếu có thể mọi thứ xung quanh em chắc chắn sẽ khác.
Chúc em sớm hạnh phúc bằng chính bản thân mình chứ không phải phụ thuộc vào ai
75 notes · View notes
whois-zayn · 3 months ago
Text
Meri tarah, khuda kare
Tera kisi pe aaye dil
Tu bhi jigar, ko tham kar
Kehta phire ke haaye dil
Tumblr media
11 notes · View notes
ihateyouvishal · 3 months ago
Text
mai aaj bhi tera naam sun lu toh khamosh ho jata hu,
jo tu saamne aa jaye toh saansein tham jaye.
12 notes · View notes
phan-viet-ha · 21 days ago
Text
1. Nếu bạn nói xấu người khác chưa biết người bị nói xấu có xấu thật hay không nhưng chính tâm bạn đã bị xấu trước rồi.
2. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này đến Thánh còn có người ghét, huống chi là người bình thường, tốt đến mấy rồi cũng sẽ có người ghét bạn. Nên hãy là chính mình!
3. Trên đời này chẳng ai là của nhau cả. Họ chỉ là của nhau… khi họ biết hy sinh, yêu thương và tha thứ cho nhau.
4. Tận cùng của ngu dốt là đối xử tốt với quá nhiều người!
5. Miệng đời dù có ác ôn, nhưng nhờ có nó ta khôn hơn nhiều.
6. Ba quy luật vàng trong cuộc sống: Ai giúp ta đừng quên họ; Ai thương ta đừng quên họ; Ai tin tưởng ta đừng lừa gạt họ.
7. Học cách im lặng khi nổi giận để không phải hối hận về những câu nói và hành động về sau.
8. Cứ giả ngu đôi khi lại tiếp thu được nhiều thứ. Đừng cố tỏ ra hiểu biết, bạn không phải thần thánh như bạn nghĩ đâu.
9. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau. Muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.
10. Có không giữ, mất đừng tìm. Đến không trân trọng, đi đừng hối tiếc.
11. Đời này có luật nhân quả, nên đừng làm gì có lỗi với người khác. Dối người, có ngày người dối lại. Phản người, có ngày người phản lại.
12. Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy, đời người như mây bay!
13. Là con người có thể nghèo tiền, nghèo bạc… chứ đừng bao giờ nghèo đạo đức, nghèo nhân cách.
14. Trời đo được, đất lường được, chỉ có lòng người ô trược khó lường.
15. Ruồi chết vì mật ngọt, đàn bà chết vì đàn ông khéo, đàn ông chết vì đàn bà đẹp… còn cha mẹ chết vì con cái bất hiếu.
16. Một ngày tu chưa chắc thành chính quả nhưng một ngày n.g.u thì biết bao hậu quả xảy ra.
17. Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tăm lẫy lừng.
18. Người biết đủ, sống trong hoàn cảnh nào cũng an vui. Còn người lúc nào cũng thấy thiếu thì khổ mãi không lúc nào vui được.
19. Sống làm sao không trái với lương tâm, thì mỗi ngày thức dậy sẽ càng thanh thản!
5 notes · View notes
marjnehz · 1 year ago
Text
Tumblr media
CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển l�� tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Theo Secret
44 notes · View notes
homestoryconcept · 7 months ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
GỢI Ý 20 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH MANG PHONG CÁCH 𝐀𝐑𝐓 𝐃𝐄𝐂𝐎𝐑 ĐỘC ĐÁO
Hãy tưởng tượng một không gian phòng khách tràn đầy những hình dạng táo bạo với những vật liệu sang trọng, rất có điểm nhấn đưa bạn trở lại thời kỳ hào nhoáng của thập niên 1920 và 1930. Bài viết này HomeStory sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng thiết kế phòng khách phong cách Art Deco ấn tượng nhất. Tham khảo ngay nhé!
👉 Xem ngay: https://homestory.com.vn/tu-van/phong-khach-phong-cach-art-deco ….
ArtDeco #ArtDecor #thietkenoithat #thietkephongkhach #HomeStory #noithatdep
8 notes · View notes
buddhistbooks · 4 months ago
Text
Tumblr media
Giúp người là đức, chịu thiệt là phúc, im lặng là vàng, nhẫn nại là bạc.
Tham vọng nhiều thì mệt, biết đủ thì thỏa mãn. Cuộc sống gập ghềnh, nhưng chân thành mới là bến đỗ. Mắt khẽ cười mới có thể thấy được cảnh đẹp của trời đất, tâm đơn giản mới thấy đời mộc mạc. Đời người trăm ngàn sắc thái, nhưng thành thật, giản đơn lại là điều đẹp nhất.
Cuộc sống cũng như cuốn sách, con người tính cách khác nhau, sách cũng khác nhau. Tuổi trẻ thì như mưa rào gió lớn, lúc về già thì như bọt nước mưa thu. Đời là bể khổ nhưng kiên trì sẽ biến khổ thành vui. Người gian dối, lấy chân thành cảm hóa, kẻ hung hăng thì từ bi hóa độ.
Nhẫn nại là tu hành, khổ đau là một quá trình mà kết quả chính là sự thăng hoa.
Thế nên, bất luận là như thế nào “nghịch cảnh hay thuận cảnh”, chúng ta đều cần sự nhẫn nại.
Cái nhẫn không chỉ là vạn sự hòa hợp mà còn là nền tảng để trí huệ sinh ra, nhẫn cũng không phải là sự nhu nhược mà là thể hiện của bậc thánh nhân. Chịu thiệt thì dưỡng đức mà chịu nhẫn thì dưỡng tâm.
Tự cổ chí kim, những người thành đại sự, không một ai là không thắng ở chữ Nhẫn này. Câu Tiễn nằm gai nếm mật, chịu kiếp nô lệ 10 năm; Hàn Tín cam chịu nỗi nhục chui háng; Khang Hy vì diệt trừ Ngao Bái, dẹp loạn Tam Phiên mà âm thầm nín nhịn nhiều năm.
Tăng Quốc Phiên có câu danh ngôn rằng: “Nhẫn được nghìn sự phiền, thu được một tâm sáng”. Có thể bạn đang phải trải qua thời kỳ đen tối, nhìn không thấy phương hướng cuộc đời, nhưng xin hãy kiên trì thêm một chút, chờ đợi thêm một chút. Trong quá trình vượt thoát khỏi cái kén thường sẽ mang đến những thống khổ. Nhưng hễ trở thành một chú bướm thì sẽ nhìn thấy được thế giới tươi đẹp hơn.
Im lặng là vàng, nhẫn nại là bạc. Mỗi người đều có một túi phúc của riêng mình, bạn cho gì vào trong thì sẽ thu được điều tương tự. Mỗi người cũng có một chiếc gương, bạn đối với gương như thế nào, gương cũng lại đối với bạn như vậy. Nhìn người cũng phải nhìn mình, trách người thì phải hỏi tâm.
Cuộc sống là một vở kịch, mà chúng ta là những diễn viên, luân hồi vạn kiếp, vai diễn đổi dời. Được mất hơn thua cũng như mây chiều, gió thoảng.
Không có tiền thì còn nghĩa, xóa đau thương để đổi lấy tình thương. Yêu và hận chỉ là trò đùa số phận, nhìn thấu rồi sẽ hết hận hết mê.
Có những lúc vì được mà vui, vì mất mà sầu, nhưng mất hay được cũng có gì khác biệt? Bởi thế nhân “được – mất” cân bằng, không có mất thì nào đâu có được?
Đời người chỉ nằm giữa hai chữ sinh và tử, cả quá trình là trả nợ cho nhau; ân oán hết thì đường ai nấy bước, gặp nhau rồi cũng bởi một chữ duyên.
Thế nên: Xem nhẹ được mất ấy là người minh trí, gặp nhau rồi hãy sống thật với nhau. Đừng để một ngày kia cất bước, ngoảnh đầu nhìn để tiếc nuối cho nhau.
Biên tập: Lan Hương và TH
4 notes · View notes
chuyen-cua-gio · 1 year ago
Text
TỨ DIỆU ĐẾ
Tumblr media
Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha Ariyasacca): nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.
2. Tập đế (Samudayat Ariyasacca): nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
3. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca): nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
4. Đạo đế (Magga Ariyasacca): nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Nguồn: http://phatgiaokhatsi.com
28 notes · View notes
mayniemphattuhuyen · 3 months ago
Text
Tu Hành là 1 quá trình của đời người
Đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người thế nào sẽ gặt được “quả” thế ấy. Phúc báo của một người toàn bộ đều thể hiện trên mặt. Người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Người lương thiện tự có Trời phù hộ…
Cuộc đời vốn là một quá trình vừa đi vừa lĩnh ngộ. Vạn vật thế gian đều chiểu theo quy luật tự nhiên. Rất nhiều người tin vào bói toán, họ cảm thấy linh nghiệm. Nhưng người ta vẫn thường nói: “Ba phần do mệnh, bảy phần do người”. Nói cho cùng, thứ bói toán lợi hại nhất trên đời, không phải thiên mệnh mà là bản mệnh.
1. Quẻ bói linh nghiệm nhất đời người là nhân quả
Tất cả số phận đều là do nhân quả. Cả đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người như thế nào thì sẽ tạo ra “quả” như thế ấy.
Không có may mắn vô cớ cũng không có xui xẻo tự nhiên. Mỗi lần may mắn xuất hiện đều là công đức mà bạn từng tích góp, mỗi lần xui xẻo xuất hiện đều là cái giá của tội nghiệt.
Sự khốn khổ mà bạn nếm trải qua, những giọt mồ hôi đã đổ, đều là con đường mà bạn phải đi qua. Sự lương thiện mà bạn bỏ ra, tình yêu mà bạn trao tặng sẽ trở thành những niềm hạnh phúc mà đời này bạn có được. Lương thiện với mọi người, hành thiện vị tha, phúc báo tự nhiên sẽ đến.
2. Sự thay đổi vĩnh hằng nhất là vô thường
Thời gian đang trôi, người đang thay đổi, điều duy nhất trên thế giới này không thay đổi chính là sự biến hóa. Trong “Kim Cang Kinh” có nói: “Hết thảy hữu vi pháp, như giấc mộng hão huyền, như sương cũng như chớp, nên được xem là thế”.
Dù cho bạn là quan to hiển hách, hay gia tài bạc triệu, chỉ cần một trận ốm nặng cũng có thể cướp đi sức khỏe của bạn. Chỉ cần một chuyện không may cũng có thể khiến bạn trắng tay. Đứng trước sự vô thường của cuộc sống, con người thường không chịu nổi sự đả kích mà yếu đuối, chi bằng thản nhiên đối mặt sẽ đạt được một chút trấn an.
3. Hạnh phúc dung dị nhất là tùy duyên
Nơi nhân thế thăng trầm quá nhiều sự vô thường, điều an tĩnh duy nhất không gì bằng trong lòng thư thái.
Có những thứ khi sinh không mang theo đến, khi chết không thể mang đi, nếu đã vậy, hà tất chi phải cưỡng cầu? Chi bằng để mọi sự tùy duyên, quên được thì quên, buông được thì buông, không cần phải do dự, không cần phải nghĩ tới.
Làm tốt bổn phận của chính mình, không hổ thẹn với lương tâm, tự khắc sẽ được nếm trải mùi vị của hạnh phúc.
4. Cách làm đẹp hiệu quả nhất là khoan dung
Phật gia giảng: Vật tùy tâm chuyển, cảnh do tâm tạo, phiền não do tâm sinh.
Cả đời người chẳng qua chỉ là đang sống trong cõi lòng mà thôi. Gặp chuyện không như ý, do dự cả nửa ngày. Gặp người không vừa mắt, ôm hận suốt nửa năm. Lông mày cau lại, vết nhăn từ từ xuất hiện, nụ cười không còn, vết lão hóa cũng dần hiện lên khắp mặt.
Người khoan dung không nghĩ nhiều như vậy, trong lòng cũng không bận tâm chuyện gì, nét mặt nhẹ nhàng thanh thản, dung mạo tự nhiên sẽ đẹp.
5. Phương thức kiếm tiền ổn định nhất là tiết chế
Phàm chuyện gì cũng phải có mức độ, nhiều quá sẽ là thái quá. Người ta thường nói mọi chuyện bảy phần là vừa đủ, lưu một phần cho sự cố gắng, bớt một phần cho sự thúc đẩy.
Từ xưa đến nay, người thành công rất ít ai gắng sức vô độ, tham tài yêu quyền. Vì họ hiểu được cách tiết chế dục vọng của bản thân, hiểu được cách khắc chế ác ma trong lòng.
Vương Dương Minh nói: “Giảm bớt một phần dục vọng là thêm được một phần đạo Trời. Nhẹ nhàng thanh thoát biết bao, dễ dàng biết bao!”, Tiết chế dục vọng, biết đủ, mới có thể đạt được sự hạnh phúc trong cuộc sống.
Tumblr media
6. Sự giải thoát nhanh nhất là buông bỏ
Sống trên đời chúng ta có rất nhiều thứ để cố chấp. Cố chấp vào người nào đó, vật nào đó hay việc gì đó. Như vậy chẳng phải rất mệt mỏi sao. Thứ đã qua thì để nó trôi qua, dù tốt xấu cũng không thể thay đổi, có cố chấp chỉ khiến bản thân và người khác thêm rắc rối.
Quãng đời còn lại là không dài, càng học được cách buông bỏ trong lòng sẽ càng được giải thoát, chúng ta mới có tâm trạng hưởng thụ phong cảnh trong hành trình, mới có thể nhẹ nhàng tự do tự tại.
7. Cách giải hạn thần kỳ nhất là sám hối
Đời người sẽ gặp rất nhiều sự lựa chọn, có lúc chọn sai vẫn có thể làm lại, như vậy có cơ may sẽ bắt kịp thời gian, thậm chí là làm lại cả cuộc đời.
Lúc bình thường, có vài khuyết điểm không đáng để sửa đổi, nhưng một ngọn lửa nhỏ có thể thành đám cháy lớn, sai lầm nhỏ có thể tạo nên sai lầm lớn, chuyện nhỏ có thể thành đại nạn.
Mà cách duy nhất để tránh những điều này chính là học cách tự kiểm điểm bản thân, tự sám hối. Chỉ có tự mình nhận thức và sửa đổi mới có thể thay đổi hiện thực từ gốc rễ, thay đổi tương lai của chính mình.
8. Công đức to lớn nhất trên đời là hiếu thảo
Trong “Hiền Ngu Kinh” có nói: “Không gì sánh bằng tình yêu thương và lòng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ”. Cha mẹ là ruộng phước đức của con cái, hiếu thảo với cha mẹ tăng phúc tiêu nghiệp rất nhanh, công đức cũng không thể đo lường.
Trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu, báo hiếu chớ để chậm trễ. Hiếu thuận với cha mẹ là khởi nguồn của phúc báo, cũng chính là việc công đức lớn nhất trên đời.
Mọi đạo lý đều là từ tâm, không có lòng tốt sao có mệnh tốt? Phúc báo của một người toàn bộ đều viết lên mặt. Là người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Là người lương thiện, tự có Trời phù hộ.
3 notes · View notes
benha123 · 29 days ago
Text
Mình và ngày hôm nay có một điểm chung, đó là cả hai đều 30.
Và mình có đôi lời nhắn để sau này nhìn lại.
.
Thật may mắn là cứ sau mỗi chu kỳ 4 năm, mình sẽ được một người/quý nhân mở ra một khoảng tri thức mới để cho 3 năm tới chiêm nghiệm và thực hành với tri thức đó.
Nhiều năm qua, mình đã làm tốt việc cần làm, luôn luôn đặt câu hỏi “tại sao” về mình, về người, về sự vật để hiểu hơn những gì phía sau.
---
Cảm ơn thầy cô đã cho một nền tảng kiến thức cơ bản để vận dụng vào đời dù mắt còn "bụi" nhiều.
Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ những điều mới đang “chạy” trong cuộc đời.
.
Lâu lâu, mình tua lại những nỗi khổ niềm đau trong quá khứ cái tự dưng thấy mắc cười, sao lúc đó mình tự làm khổ mình thế nhỉ. Nhưng phần nhiều là thấy biết ơn những cái khổ đấy và cả những ai đã làm mình đau khổ… vì nó đã giúp mình tiến bước rất nhiều trên hành trình hiểu về chính bản thân này hơn, vững chãi hơn, kiên nhẫn hơn, và thảnh thơi hơn.
.
Và cảm ơn bản thân vì dám “sống” mỗi ngày để tu sửa cho tốt hơn. Dám đấm nhau với mấy con ma tham, sân, si trong người nhiệt huyết hơn.
Sống trung dung giữa đời này hơn.
---
Và cuối cùng, từ đây trở về sau, thứ bản thân luôn theo đuổi, gọt giũa chỉ là một câu nói đơn giản của Đức Phật: Trí tuệ thị nghiệp (Trí tuệ là sự nghiệp duy nhất).
❤️❤️❤️
2 notes · View notes
anyen251 · 2 years ago
Text
Tumblr media
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
32 notes · View notes
giaoduc-nhc · 3 months ago
Text
Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phương pháp can thiệp
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em vô cùng phức tạp và đa dạng. Mỗi trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau và biểu hiện cũng sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu tự kỷ xuất hiện từ rất sớm nên gia đình hoàn toàn có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.
#tretuky #benhtuky #tuky #giaoducnhc #giaoducchuyenbietnhc #nhcacademy #nhcvietnam
Link tham khảo: https://giaoducnhc.vn/tre-tu-ky-264.html
Tumblr media
2 notes · View notes
tapnhan · 4 months ago
Text
Tumblr media
Dirt adventures in French Cooking by Bill Buford
Một trong những chủ đề đọc giải trí hay lúc di chuyển trên tàu xe mà mình thích nhất là chuyện hành trình ẩm thực. Cuốn này nửa hồi ký nửa tản văn của một chú editor tờ New Yorker người Mỹ muốn tìm hiểu tinh hoa ẩm thực Pháp nên bỏ nhà bỏ cửa bỏ và công việc ở NY tận dụng đủ các thứ connection với các đầu bếp nổi tiếng để cùng gia đình 1 vợ 2 đứa con sinh đôi 4 tuổi chuyển sang Lyon - cái nôi ẩm thực xứ gà gô để vừa đi học nấu ăn (chi phí ko hề rẻ) vừa đi làm thực tập (ko công nhé) trong nhà hàng mấy sao Michelin tại đây để viết sách (nghề editor sao giầu thế nhỉ). Về mặt văn chương viết lách thì cũng ko có gì đặc biệt nhiều đoạn cũng cà kê dê ngỗng xen lẫn tý ướt át hoa lá cành chém gió gây xung đột cho có tý trồi thụt rồi thi thoảng lại quăng mấy chục cái tên người nổi tiếng vào lấy le ra thì vì chính chủ chịu khó cặm cụi lăn vào bếp thật, mặc dù so với dân tu nghiệp chân chính thời gian là rất ngắn nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện trải nghiệm thú vị, đặc biệt là về phong cách ẩm thực và xem việc ăn uống như 1 loại tín ngưỡng của Lyon nói riêng.
Đọc xong cuốn này mới biết tiêu chỉ nấu nướng của người Lyon cũng như sau này thành core của nghệ thuật ẩm thực Pháp là tận dụng tất cả & ko bỏ sót bất cứ thứ gì của con vật. Vậy nên là ở đây mới có món boudin-noir (dồi huyết, với ng Việt mình th�� ko có gì là lạ): lợn nuôi thả vườn cây ăn trái sau khi được "ám sát”(phải thao tác nhanh tay lợn để lợn ko biết mình vào cửa tử nếu ko là xì trét, thịt sẽ ko ngon) huyết tươi sẽ bỏ vào lòng (của chính nó) để luộc lên làm dồi, bàng quang cũng ko được bỏ mà để phơi khô sau đó làm món Poulet en Vessie (gà nấu trong bàng quang): gà tươi nguyên con nhồi các loại nguyên liệu: gan ngỗng, truffle .. vs thảo mộc như để nướng sau đó bỏ cả con vào cái bong bóng heo khô đã được nở lại bằng nước sau đó buộc kín lại vào bỏ vào nồi nước sôi vừa luộc lửa dưới vừa lấy thìa đổ nước nóng lên trên quả bóng cho đến khi nó nở ra vàng ruộm, màng mỏng đến mức nhìn được nguyên con gà nhồi bên trong thì chín. Lúc ra đĩa thì chọc quả bóng và lôi con gà thơm ngào ngạt ra và thưởng thức (ai tò mò có thể google tên này để nhìn xem nhé)
Gần cuối sách có đoạn kể chuyện đi xem cuộc thi MOF cũng khá thú vị (Meilleur Ouvrier de France, “Best Craftsman in France” là danh hiệu giải thưởng cho người thắng cuộc cho cuộc thi tổ chức 4 năm một lần hardcore ko khác gì Olympics tại Pháp dành cho craftman tại nhiều lĩnh vực khác nhau từ nấu ăn đến xây nhà, cắt tóc … Trong đó trong mảng ẩm thực thì cũng chia nhỏ thành nhiều danh mục như làm bánh mì, bánh ngọt, cheese, thịt … Là một danh hiệu cao quý mà chỉ cần có một cái mở cửa hàng là đảm bảo thành công, chỉ cần nhìn tên biển có chữ MOF là thấy uy tín rồi. Bình thường ở Paris mình hay mua cheese của Laurent Dubois cũng MOF. Croissant cũng có MOF nhé, vd Laurent Duchêne. Ai trên 23 tuổi đóng được phí đầu vào mấy chục euro là được quyển tỷ thí hết nhưng để vào được vòng trong và đạt giải thì cần hàng năm thậm chí mấy chục năm rèn luyện. Về cơ bản thì mỗi thành phố có 1 số điểm thi nhưng ai cũng phải thi ở tỉnh ngoài mình sống hết vì giám khảo thường là các local chef, người tham gia sẽ phải nấu 3 món khó trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Đề bài được đưa ra trước mấy chục ngày kèm theo 1 số quy định vd như được chuẩn bị trước cái gì, ko được mang theo cái gì, gà vịt mỗi con bao lạng, nấm được dùng mấy đầu ... 4h đồng hồ sau kể từ lúc bắt đầu phải mang món lên trình giám khảo cứ 30 phút một món nếu ko sẽ bị trừ điểm .. Vì độ khó cao vậy nên người ta mới có một câu là "A chef hopes for two things: to earn three Michelin stars and to become a Meilleur Ouvrier de France”.
Ai đã từng tìm hiểu hay đọc mấy cuốn về ẩm thực khác nói chung và của Pháp, đặc biệt là training trong các nhà hàng Michelin nói riêng thì biết rõ là nó hardcore, quân sự và kỷ luật thép như nào (số lượng người sử dụng bia rượu, cocaine, meth … để ứng phó với cường độ làm việc cao và stress trong nhà bếp, kể cả các chef nổi tiếng là ko nhỏ) nhưng bác Bill này chỉ học để trải nghiệm và viết thôi chứ cũng ko có ý định mở nhà hàng lên chuyên nghiệp thiệt nên câu chuyện ko có cái intense của mấy cuốn do các bác chef thật chắp bút vd như Anthony Bourdain nên là đọc để giải trí thôi cũng vui, tạm chấm 3.5/5 điểm. Bác Bill này có 1 cuốn trước đó kể về chuyện học và tìm hiểu ẩm thực Ý tên là “Heat” có vẻ chất lượng và được đánh giá cao hơn chắc mình kiếm đọc kế.
2 notes · View notes