#taekwondoninhbinh
Explore tagged Tumblr posts
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Những môn võ mạnh nhất Việt Nam - Võ thuật Việt vươn tầm thế giới
Những môn võ mạnh nhất Việt Nam được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Xin mời bạn đọc cùng SLT Ninh Bình tìm hiểu về những môn phái có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn trong làng võ thuật Việt Nam trong bài viết dưới đây.
Những môn võ mạnh nhất Việt Nam - Vovinam
Trước khi đi vào tìm hiểu một trong những môn võ mạnh nhất Việt Nam, tôi cần lưu ý rằng tôi chỉ có thể điểm cho bạn những ý cơ bản thay vì “khủng bố” bạn bằng một đống thông tin. Nếu bạn thích tìm hiểu thêm về Vovinam thì tôi để đường dẫn ở đây nhé: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vovinam
Lịch sử hình thành và phát triển
Vovinam hay còn được biết đến với cái tên Việt Võ Đạo là một hệ phái võ thuật lớn của Việt Nam do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936.
Sau hai năm hoạt động thầm lặng, đến năm 1938 ông mới quyết định công khai môn võ này với hy vọng rằng bằng cách truyền dạy cho dân chúng kỹ năng chiến đấu, người Việt Nam sẽ đánh đuổi được thực dân Pháp và giải phóng dân tộc mà không cần dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài.
Đồng thời, võ sư Nguyễn Lộc cũng đề ra chủ thuyết “Cách mạng Tâm thân” nhằm mục đích thúc đẩy môn sinh luôn có ý thức canh tân bản thân và hướng thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ năm 1974, giáo sư Phan Hoàng gây dựng nền móng phát triển Vovinam ở châu Âu, đánh dấu sự phát triển của Vovinam trên trường quốc tế. Cùng thời điểm đó, môn võ này cũng bắt đầu được phổ biến rộng rãi khắp Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, Vovinam đã được truyền bá ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới.
Năm 2007, Liên đoàn Vovinam Việt Nam chính thức được thành lập. Trong thời gian năm năm tiếp theo, Liên đoàn Vovinam Quốc Tế, Liên đoàn Vovinam Châu Á và Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á lần lượt ra đời, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của Vovinam.
Vào năm 2011, lần đầu tiên Vovinam vinh dự được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia. Trong tất cả những môn võ mạnh nhất Việt Nam, Vovinam được phát triển trên quy mô rộng lớn nhất với hàng triệu môn sinh có mặt tại gần 50 quốc gia trên thế giới.
Tumblr media
Đặc điểm môn phái Vovinam
Vovinam được hình thành dựa trên sự kế thừa và sáng tạo dựa trên nền tảng võ thuật và vật dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa các môn võ của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính vì vậy, hệ thống kỹ thuật của Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang rất nhiều nét đặc trưng riêng biệt.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Vovinam chính là tính thực dụng và thực tế cao. Thay vì mất thời gian luyện tập các kỹ thuật cơ bản như luyện tấn, đi quyền như các môn võ khác, môn sinh Vovinam được huấn luyện viên hướng dẫn các đòn thế khóa, gỡ, phản đòn căn bản và những kỹ thuật té ngã ngay từ những buổi tập đầu tiên.
Đây là tư duy cực kỳ thức thời và đột phá của võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 của thế kỷ trước để môn sinh có thể ứng dụng được ngay vào thực tế. Tính thực dụng này không chỉ phù hợp với hoàn cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ mà nó còn giữ nguyên giá trị đến tận ngày hôm nay. Bởi lẽ võ sinh luyện võ không chỉ để tăng cường sức khỏe mà còn để bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy hiểm luôn tiềm tàng xung quanh.
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/nhung-mon-vo-manh-nhat-viet-nam
Xem tiếp về các môn võ mạnh nhất Việt Nam:
https://www.behance.net/gallery/198332661/Nhng-mon-vo-mnh-nht-Vit-Nam
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/nhung-mon-vo-manh-nhat-viet-nam-vo.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/nhung-mon-vo-manh-nhat-viet-nam-vo-thuat-viet-vuon-tam-the-gioi
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/11/nhung-mon-vo-manh-nhat-viet-nam-vo-thuat-viet-vuon-tam-the-gioi/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Taekwondo cơ bản: Học võ Taekwondo tại nhà bài quyền số 1
Taekwondo cơ bản là nền tảng quan trọng cho mọi học viên. Ngoài ra, việc nắm vững các kỹ thuật cơ bản là cơ sở để bạn tiến xa hơn trong học Taekwondo và tham gia vào các kỳ thi thăng cấp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn học các động tác, kỹ thuật, và bài quyền số 1 của môn võ này.
Các đòn tay Taekwondo cơ bản
Có 4 động tác tay mà học viên Đai trắng Geup 8 cần thuần thục để thi lên Đai vàng Geup 7, trong đó có 1 động tác đấm (Jireugi - 지르기) và 3 động tác đỡ (Makgi - 막기). Cụ thể như sau:
a. Đấm trung đẳng
Đòn đấm trung đẳng Momtong-jireugi (몸통 지르기), có hai biến thể là đấm trung đẳng thuận tay (몸통 반대 지르기 momtong-bandae-jireugi - tay đấm cùng chân bước) và đấm trung đẳng nghịch tay (몸통 바로 지르기 momtong-baro-jireugi - tay đấm không cùng chân bước).
Đòn đấm này có phạm vi trong khoảng từ trên mỏm mũi kiếm xương ức đến dưới vai và sức mạnh của đòn chủ yếu đến từ việc sử dụng sức mạnh của lực xoay hông và xoay cổ tay.
Khi ra đòn, cổ tay phải được giữ chắc chắn theo phương hướng xuống so với cánh tay, lệch một góc nhỏ khoảng 5 độ. Nếu cổ tay bị cong lên hoặc cong xuống khi tiếp xúc, người tập có thể có nguy cơ bị bong gân, trật khớp hoặc thậm chí là gãy xương.
b. Đỡ hạ đẳng
Đòn đỡ hạ đẳng Arae-makgi (아래막기) là một trong những đòn đỡ Taekwondo cơ bản nhất và là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà người mới bắt đầu sẽ học.
Ở tư thế chuẩn bị, cánh tay đỡ đòn được gập và đặt lên ngang vai, tay còn lại đặt tại hông đối diện. Khi thực hiện động tác, gạt thẳng cánh tay xuống với lòng bàn tay hướng xuống đất, ngăn chặn các đòn đá thấp và các đòn tấn công ở tầm thấp, tay còn lại giật về hông.
Để động tác đạt hiệu quả cao nhất, bạn nhớ xoay hông và trả hông khi chuẩn bị và kết thúc động tác chặn, đồng thời giữ chắc và thẳng cổ tay khi thực hiện.
c. Đỡ trung đẳng
Đòn đỡ trung đẳng Momtong-makgi (몸통막기) là động tác đỡ đòn Taekwondo cơ bản có tác dụng làm chệch hướng đòn tấn công ở vị trí trung đẳng. Ví dụ, khi đối mặt với một cú đấm trung đẳng, đòn đỡ trung đẳng sẽ nhắm vào mặt trong cẳng tay của người tấn công để làm lệch hướng của đòn tấn công.
d. Đỡ thượng đẳng
Đòn đỡ thượng đẳng Olgul-makgi (올려막기) là động tác đỡ đòn Taekwondo cơ bản có tác dụng làm chệch hướng đòn tấn công hướng xuống như các đòn tấn công bằng gậy từ trên cao hoặc cú đấm vào mặt từ đối thủ cao hơn.
Ở tư thế chuẩn bị, tay đỡ đòn bắt đầu ở vị trí trên thắt lưng đối diện với lòng bàn tay dạng nắm đấm hướng lên trên, tay còn lại đặt ở vai ngược lại với lòng bàn tay dạng nắm đấm hướng xuống dưới. Khi kết thúc động tác, cổ tay của tay đỡ đòn cách tâm trán một nắm đấm, tay còn lại giật về hông.
Các đòn chân Taekwondo cơ bản
Trong phạm vi Đai trắng Geup 8, học viên phải tập 2 đòn chân là đá tống trước Ap-chagi (앞차기) và đá chẻ Naeryeo-chagi (내려차기).
Mặc dù trong quá trình khởi động, các thầy cô Huấn luyện viên sẽ cho các bạn tập một số đòn bổ trợ chân khác như: hất chân sau, tạt từ trong ra ngoài, tạt từ ngoài vào trong,… nhưng trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu đến bạn hai đòn đá tống trước Ap-chagi và đá chẻ Naeryeo-chagi thôi vì đây là nội dung chính mà bạn cần nắm được để bước vào kỳ thi lên Đai vàng.
a. Đá tống trước Ap-chagi
Ap-chagi là một trong những đòn đá đầu tiên mà bạn được học trong Taekwondo cơ bản, và nếu thành thạo thì nó có thể trở thành một trong những đòn đá mạnh nhất trong một số tình huống nhất định.
Tùy địa phương mà các thầy cô Huấn luyện viên “Việt hóa” là đá tống trước hoặc đá búng chân để các bạn dễ hình dung về kỹ thuật, song thuật ngữ duy nhất được sử dụng cho đòn đá này chỉ có duy nhất “Ap-chagi”.
b. Đá chẻ Naeryeo-chagi
Naeryeo-chagi trong tiếng Anh là Axe kick vì nó có đặc điểm là một chân duỗi thẳng hạ xuống đối thủ giống như lưỡi rìu hoặc giống như chuyển động của một chiếc búa giáng xuống.
Đối với đẳng cấp Đai trắng, hầu hết các bạn chưa sử dụng được hết sức mạnh của cơ bắp và khớp hông nên các thầy cô Huấn luyện viên chỉ yêu cầu hất được chân thẳng lên trời và đặt xuống là đạt yêu cầu.
Tấn pháp Taekwondo cơ bản
Về nội dung tấn pháp (서기 seogi), các tư thế cho người mới học võ Taekwondo cơ bản bao gồm: tấn nghiêm (차렷 Charyeot - 모아서기 Moa-seogi), tấn song song (나란히서기 Naranhi-seogi), tấn chuẩn bị (기본준비 Junbi), tấn bước đi (앞서기 Ap-seogi) và tấn dài (앞굽이 Ap-gubi).
a. Tấn nghiêm Charyeot
Tấn nghiêm Charyeot (차렷) hay Moa Seogi (모아서기) là tư thế đứng thẳng với hai chân khép chặt, hai đầu gối duỗi thẳng sát nhau, cạnh trong của hai bàn chân ép sát vào nhau theo suốt chiều dài của nó (từ đầu ngón chân cái đến hết phần gót sau), hay tay nắm hờ đặt xuôi theo cơ thể.
Từ tư thế này, các thầy cô Huấn luyện viên sẽ giải thích những gì được dạy trong buổi học. Ngoài ra, nếu thầy cô muốn bạn chú ý, họ nói charyeot (차렷), nghĩa là bạn phải dừng mọi việc đang làm và vào tư thế nghiêm để nghe hướng dẫn.
b. Tấn song song Naranhi-seogi
Naranhi-seogi (나란히서기) là một kỹ thuật tấn cơ bản thường được sử dụng trước hoặc sau khi hết thúc bài tập hoặc trong tấn chuẩn bị.
Khoảng cách giữa hai chân bằng chiều dài của một bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân song song với nhau, hai đầu gối duỗi thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên cả hai chân, trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân.
c. Tấn chuẩn bị Junbi
Tấn chuẩn bị Junbi (기본준비) là tư thế sẵn sàng phổ biến nhất trong luyện tập môn võ Taekwondo.
Từ tấn nghiêm (Moa Seogi) chân trái dịch chuyển sang trái một bàn chân để tạo thành tấn song song (Naranhi Seogi). Hai tay nắm chặt để ở trước phần bụng dưới, sát ngay dưới rốn, khoảng cách giữa hai nắm tay là một nắm đấm, khoảng cách giữa hai nắm tay và bụng dưới bằng một gang tay.
d. Trung bình tấn Juchum-Seogi
Trung bình tấn Juchum-Seogi (주춤서기) là một thế tấn rất vững vàng và ổn định, cho nên nó được sử dụng rộng rãi trong cả các kỹ thuật phòng thủ lẫn tấn công.
Khoảng cách giữa hai chân bằng chiều dài của hai bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân song song nhau, hai đầu gối gập vừa phải sao cho có thể dễ dàng đứng lên, ngồi xuống, cẳng chân giữ thẳng đứng và vuông góc với mặt đất, tập trung nội lực và gồng cứng phần bụng dưới.
e. Tấn bước đi Ap-Seogi
Tấn bước đi Ap-Seogi (앞서기) được sử dụng để tiếp cận hoặc rút lui trong chiến đấu và quyền pháp.
Giống như tư thế khi một người bước tới trước một bước rồi dừng lại, khoảng cách giữa hai chân (trước sau) bằng một bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân (chân trước và chân sau) phải cùng nằm trên một đường thẳng, hai đầu gối duỗi thẳng và trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân. Chân sau mở ra ngoài khoảng 30 độ để đảm bảo trụ thăng bằng của tư thế.
f. Tấn dài Ap-Gubi
Từ tấn song song (Naranhi Seogi), bước chân tới trước một bước dài (3 bàn chân, tính từ mũi chân sau tới gót chân trước), mũi bàn chân trái hướng thẳng tới trước, cẳng chân tạo với mặt đất một góc 90 độ.
Chân còn lại duỗi thẳng gối, bàn chân hơi xoay ra ngoài nhưng không được vượt quá 30 độ. Trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước (khoảng 70%).
Tumblr media
Học võ Taekwondo cơ bản bài quyền số 1
Quyền là một hệ thống các động tác kỹ thuật nhằm thể hiện những tinh hoa nhất của sức mạnh thể chất và tinh thần cũng như các nguyên tắc cơ bản, chủ đạo của hoạt động tấn công và phòng thủ thông qua việc củng cố và hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản và tinh thần của môn võ Taekwondo.
Bài quyền số 1 (Thái cực Kiền cung quyền) hay Taegeuk Il Jang được thiết lập dựa theo nguyên lý hoạt động của Kiền (Keon) là sự bắt đầu của vạn vật trên vũ trụ và vì vậy bài thái cực Kiền cung quyền được xếp vào vị trí đầu tiên trong hệ thống các bài quyền Taekwondo cơ bản.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết bài quyền số 1, trong đó có một số thuật ngữ chuyên môn về đòn tay, đòn chân và tấn pháp mà tôi đã trình bày ở trên, mời bạn theo dõi nhé!
Chuẩn bị (Jumbi): Từ điểm khởi đầu thực hiện tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi).
Chân trái bước sang trái, xoay người sang trái 90 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ hạ đẳng bằng tay trái.
Chân phải bước lên theo hướng trước mặt thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận bằng tay phải.
Chân phải bước về sau theo hướng ngược lại, xoay người sang phải 180 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ hạ đẳng bằng tay phải.
Chân trái bước lên theo hướng trước mặt, thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận bằng tay trái.
Chân trái bước chéo sang trái theo hướng vuông góc với thân người, xoay người sang trái 90 độ thành lập tấn Ap-Gubi và thực hiện đòn đỡ hạ đẳng bằng tay trái. Giữ nguyên tấn, đấm trung đẳng nghịch bằng tay phải. (Động tác gạt và đấm thực hiện trong một nhịp).
Chân phải bước lên sang phải theo hướng vuông góc với thân người, xoay người sang phải 90 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ trung đẳng bằng tay trái.
Chân trái bước lên theo hướng trước mặt và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch bằng tay phải.
Chân trái bước về sau theo hướng ngược lại, xoay người sang trái 180 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ trung đẳng bằng tay phải.
Chân phải bước lên theo hướng trước mặt thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch bằng tay trái.
Chân phải bước chéo sang phải theo hướng vuông góc với thân người, xoay người sang phải 90 độ thành lập tấn Ap-Gubi và thực hiện đòn đỡ hạ đẳng bằng tay phải. Giữ nguyên tấn, thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch bằng tay trái. (Động tác gạt và đấm thực hiện trong một nhịp).
Chân trái bước lên sang trái theo hướng vuông góc với thân người, xoay người sang trái 90 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng bằng tay trái.
Thực hiện đòn đá Ap-chagi bằng chân phải, sau đó thu về đặt trước chân trái thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận bằng tay phải.
Chân phải bước về sau theo hướng ngược lại, xoay người sang phải 180 độ thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng bằng tay phải.
Thực hiện đòn đá Ap-chagi bằng chân trái, sau đó thu về đặt trước chân phải thành lập tấn Ap-Seogi và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận bằng tay trái.
Xoay người sang phải 90 độ, chân trái bước tới hướng về điểm bắt đầu thành lập tấn Ap-Gubi và thực hiện đòn đỡ gạt hạ đẳng bằng tay trái.
Chân phải bước lên phía trước thành lập tấn Ap-Gubi và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận bằng tay phải đồng thời hét (Kihap).
Kết thúc (Baro): Chân phải làm trụ, xoay người sang trái 180 độ và rút chân trái về thành tấn Junbi.
Trên đây là chi tiết cách thực hiện bài quyền số 1 trong Taekwondo. Để hình dung rõ hơn về bài quyền này, bạn có thể xem video sau kết hợp với hướng dẫn phía trên của tôi nhé: https://www.youtube.com/watch?v=bP_5GYMC0GQ
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/taekwondo-co-ban
Xem thêm về các bài tập Taekwondo cơ bản:
https://www.behance.net/gallery/198331197/Taekwondo-co-bn
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/taekwondo-co-ban-hoc-vo-taekwondo-tai.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/taekwondo-co-ban-hoc-vo-taekwondo-tai-nha-bai-quyen-so-1
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/11/taekwondo-co-ban-hoc-vo-taekwondo-tai-nha-bai-quyen-so-1/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Học võ tự vệ cho nữ tại nhà: 15 tư duy tự vệ và thực chiến hiệu quả
Học võ tự vệ cho nữ tại nhà sao cho hiệu quả trong thực chiến để bảo vệ bản thân? Trung tâm Huấn luyện Võ thuật và Thể thao SLT Ninh Bình xin chia sẻ với bạn 15 chiến thuật và thế võ tự vệ có thể học được tại nhà cực dễ thực hiện. Xin mời bạn theo dõi bài viết sau đây!
Tư duy số 1 - Có nhận thức về môi trường xung quanh
Nhận thức về môi trường xung quanh là một yếu tố cơ bản khi bạn học võ tự vệ cho nữ tại nhà bởi nó rèn luyện cho não bộ của bạn phản xạ về các mối đe dọa từ môi trường và chuẩn bị tinh thần để bảo vệ bản thân.
Có một sự thật khá hiển nhiên là một người luôn cảnh giác sẽ có xu hướng khó bị tấn công hơn một người mất tập trung. Do đó, nhóm người cảnh giác thường ít có khả năng trở thành đối tượng của tội phạm hơn nhóm còn lại.
Để làm rõ hơn luận điểm của tôi, xin mời bạn xem video này. Người phụ nữ trong video đã ngăn chặn được một vụ bắt cóc vì cô ấy nhận thức được trước nguy hiểm tiềm tàng.
Thị giác, thính giác và trực giác của chúng ta đã tiến hóa và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ để phản ứng trước các nguy hiểm. Tôi phải khẳng định rằng, chúng là những công cụ sinh tồn có hiệu quả rất cao, nên bạn hãy học võ tự vệ cho nữ tại nhà bằng cách luyện tập khả năng quan sát, nghe ngóng và cảm nhận hàng ngày nhé!
Tư duy số 2 - Tin vào bản năng của bạn
Như tôi đã nói ở trên, trực giác của chúng ta đã được tiến hóa qua hàng thế kỷ để dự cảm các nguy hiểm. Trên thực tế, nhiều phụ nữ bị tấn công cho biết họ đã có dự cảm không tốt trước đó nhưng lại quyết định phớt lờ nó.
Vì để không tỏ ra thô lỗ hoặc hoang tưởng, các bạn thường nghi ngờ và phủ nhận bản năng sinh tồn của chính mình. Nhưng việc linh cảm có điều gì đó không ổn chính là dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất cho thấy bạn không an toàn.
Ông Gavin De Becker - Chuyên gia bảo mật của Chính phủ Hoa Kỳ - đã khẳng định: "Bản năng của bạn có hai điều luôn đúng: Luôn dựa trên cơ sở nào đó và luôn đặt lợi ích tốt nhất của bạn lên hàng đầu". Chính vì thế, nếu cảm thấy không ổn, các bạn nữ hãy tin tưởng vào trực giác của bản thân nhé!
Tư duy số 3 - Tự tin trong ngôn ngữ cơ thể
Đối với tội phạm, ngôn ngữ cơ thể là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sự sẵn sàng chống trả của mục tiêu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những kẻ bất lương đánh giá tính dễ bị tổn thương bằng cách quan sát mọi người bước đi.
Một người bước đi tự tin với lưng thẳng, đầu ngẩng cao và di chuyển tự tin được cho là có khả năng đứng lên bảo vệ chính mình. Ngược lại, một người hay cúi đầu, tránh giao tiếp bằng mắt và bước đi một cách e dè được cho là khó có khả năng tự vệ.
Ngôn ngữ cơ thể tự tin sẽ khiến kẻ xấu biết rằng bạn không phải là một mục tiêu dễ dàng. Chính vì vậy, khi di chuyển, hãy tự tin, thẳng lưng và ngẩng cao đầu bạn nhé!
Tumblr media
Tư duy số 4 - Nhận biết các cạm bẫy
Cạm bẫy được sử dụng để làm mất sự cảnh giác của bạn và tạo khoảng cách đủ gần để kẻ xấu tấn công. Các cạm bẫy thường hiệu quả hơn nhiều so với các cuộc tấn công trực tiếp. Tôi lấy ví dụ thế này:
Kẻ xấu thường sử dụng các cạm bẫy như hỏi đường, tìm thú cưng bị lạc, yêu cầu sử dụng điện thoại, xin đi nhờ, sửa xe bị hỏng, tặng đồ miễn phí,…
Các cạm bẫy kể trên làm giảm thời gian xảy ra một cuộc tấn công và loại bỏ khả năng trốn thoát của bạn. Chúng cực kỳ hiệu quả vì tận dụng được những đức tính tốt của con người ta như lòng thương người, sự tử tế và tính lịch sự,…
Tư duy số 5 - Kiên quyết nói “Không”
Kẻ xấu thường sử dụng việc trò chuyện như là một cách “phỏng vấn” để xem bạn có phải là một mục tiêu dễ dàng hay không. Tương tự như tư duy “tự tin” như tôi vừa trình bày ở trên, bạn hãy tỏ rõ phong thái kiên quyết và đừng né tránh giao tiếp bằng mắt.
Hãy nói “Không” với bất cứ điều gì bạn không muốn làm hoặc bất cứ điều gì đặt bạn vào tình huống nguy hiểm như đến gần xe của ai đó hoặc vào nhà của họ. Việc kiên quyết nói không là điều cơ bản trong tư duy tự vệ, điều này thông báo với đối phương là “anh không thể áp đặt ý chí lên tôi”.
Tư duy số 6 - Giữ khoảng cách với đối phương
Biết giữ khoảng cách là một kỹ năng quan trọng trong học võ tự vệ cho nữ tại nhà. Vì về cơ bản, nếu ai đó muốn làm tổn thương bạn thì trước hết họ phải tiến đến gần bạn. Và họ càng đến gần thì bạn càng có ít khả năng phòng thủ hay chạy thoát.
Chính vì vậy, hãy luôn giữ đối phương ở khoảng cách hai cánh tay vì đây là không gian an toàn để bạn kịp suy nghĩ và phản kháng. Hay nói cách khác, bất kỳ ai trong khoảng cách hai cánh tay đó đều là mối đe dọa tiềm tàng.
Nếu có người tiếp nói chuyện với bạn ở nơi công cộng, hãy phản hồi từ khoảng cách an toàn (tức là hai cánh tay). Nếu họ tiến lại gần, hãy duy trì khoảng cách bằng cách di chuyển ra xa.
Nếu kẻ xấu ở xa bạn đến mức không thể đưa tay ra khống chế bạn thì tốt nhất là bạn nên bỏ chạy. Khi không thể bỏ chạy được rồi thì bạn hãy giữ khoảng cách an toàn với kẻ tấn công để sẵn sàng tự vệ, nhưng phải mặt đối mặt với họ nhé!
Tư duy số 7 - Tận dụng cơ thể như một loại vũ khí
Ngay cả những võ sư có kinh nghiệm cũng tận dụng các công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để tự vệ trong tình huống thực tế. Bạn hãy sử dụng các phần cứng, nhọn của cơ thể để đánh vào các phần mềm của kẻ tấn công.
Một số cú đánh an toàn, dễ học mà các bạn nữ có thể áp dụng là: Sử dụng khuỷu tay tấn công vào cằm, thái dương, gáy; Sử dụng chân hoặc đầu gối để tấn công vào háng, bụng hoặc đầu của đối phương (Trong trường hợp này tôi khuyến khích bạn dùng đầu gối là hợp lý hơn cả); Dùng tay chọc vào mắt kẻ tấn công;…
Các đòn tự vệ trên đều là các cú đánh ở khoảng cách gần, nghĩa là bạn có thể sử dụng để tự vệ khi có ai đó nắm cổ bạn. Ngoài ra, một cú đánh vào vùng háng thường có cơ hội cho một cú đánh vào khuôn mặt và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu bạn đã bắt đầu tự vệ, hãy tự vệ một cách quyết liệt và không do dự. Điều này sẽ làm kẻ tấn công chuyển sang trạng thái phòng thủ. Lúc này, bạn hãy tận dụng thời gian để chạy thoát khỏi hiện trường nhé!
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/hoc-vo-tu-ve-cho-nu-tai-nha
Xem thêm về học võ tự vệ cho nữ tại nhà:
https://www.behance.net/gallery/198329455/Hc-vo-t-v-cho-n-ti-nha
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/hoc-vo-tu-ve-cho-nu-tai-nha-15-tu-duy.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/hoc-vo-tu-ve-cho-nu-tai-nha-15-tu-duy-tu-ve-va-thuc-chien-hieu-qua
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/11/hoc-vo-tu-ve-cho-nu-tai-nha-15-tu-duy-tu-ve-va-thuc-chien-hieu-qua/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Con gái nên học võ Karate hay Taekwondo? So sánh từ góc nhìn khoa học
Con gái nên học võ Karate hay Taekwondo? Đây là câu hỏi mà tôi nhận được rất nhiều trong quá trình tư vấn tuyển sinh các khóa đào tạo võ thuật tại Trung tâm. Sau đây xin mời bạn đọc theo dõi bài viết này để có góc nhìn toàn diện nhất thế hai môn võ này nhé!
Điểm mạnh, hạn chế của Karate và Taekwondo
Điểm mạnh, hạn chế của Karate
Điểm mạnh của Karate
Nhờ bắt đầu và phát triển dựa trên những giá trị truyền thống của Nhật Bản nên môn Karate sẽ giúp bạn phát triển bản thân cả về thể lẫn tinh thần. Bạn sẽ học được cách tôn trọng đối thủ và tôn trọng bản thân.
Các nguyên tắc trong Karate có thể tóm tắt thành: Chân thành, Nỗ lực, Kỷ luật và Tự chủ.
Karate là môn võ tương đối an toàn. Chính vì vậy, trong quá trình luyện tập, bạn sẽ ít gặp chấn thương hơn. Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định rằng không có gì là hoàn toàn tuyệt đối. Bạn nên chuẩn bị trước một tâm lý thật tốt và vững vàng trước khi quyết định đi học nhé.
Hạn chế của Karate
Thật ra việc khẳng định một môn võ hạn chế hay không hạn chế khá là chủ quan. Vậy nên tôi chỉ đưa ra quan điểm dựa trên quan sát của tôi, nếu có gì thiếu sót thì bạn đọc bổ sung giúp tôi nhé!
Theo tôi thấy, chính sự chắc chắn của các đòn thế trong Karate dường như lại trở thành hạn chế của bộ môn này.
Bên cạnh đó, Karate có các đòn thế có phần cứng nhắc, thiên về mặt phòng thủ, thiếu linh hoạt.
Điểm mạnh, điểm yếu của Taekwondo
Điểm mạnh của Taekwondo
Cũng giống như Karate, Taekwondo sử dụng hầu hết các bộ phận của cơ thể để làm vũ khí tự vệ và tấn công.
Về mặt thể chất, Taekwondo thiên về phát triển sức mạnh, tốc độ, thăng bằng, sự linh hoạt và sức chịu đựng. Chân là vũ khí dài nhất và mạnh nhất của một võ sĩ Taekwondo.
Do đó, đòn đá có tiềm năng lớn nhất để thực hiện các đợt tấn công mạnh mẽ và hiệu quả. con gái nên học võ Karate hay Taekwondo
Khả năng linh hoạt trong chiến đấu và sức sát thương của đòn chân Taekwondo rất lớn. So với các môn võ thuật khác thì sức mạnh, tính chiến đấu, sự linh hoạt và độ ổn định của Taekwondo cũng không thua kém gì, thậm chí còn nhỉnh hơn nữa.
Tumblr media
Hạn chế của Taekwondo
Việc tập luyện hay thi đấu Taekwondo luôn nhấn mạnh vào các đòn đá, chính điều này đôi khi làm lu mờ các khía cạnh thiết yếu khác như đấm và vật lộn trong thực chiến.
Dù ai xem xong video tôi đính kèm ở trên cũng phải đồng ý rằng uy lực của đòn đá Taekwondo rất mạnh, nhưng nó có thể kém linh hoạt hơn trong các tình huống cận chiến ngoài đời thực.
Trong các bài viết trước, tôi vẫn luôn nói Taekwondo là một bộ môn thể thao chứ không đơn thuần chỉ là một môn võ dùng để tự vệ nữa. Chính vì vậy, phương pháp tập luyện cũng như điều lệ thi đấu chuyển đổi sang việc ghi điểm hơn là triệt hạ đối thủ. Sự thay đổi này cũng tác động vào phản xạ chiến đấu của người tập Taekwondo trong các tình huống tự vệ ngoài đời thực.
Con gái nên học võ Karate hay Taekwondo?
Việc con gái nên học võ Karate hay Taekwondo là băn khoăn mà tôi gặp rất nhiều trong quá trình tư vấn tuyển sinh tại Trung tâm Võ thuật & Thể thao SLT Ninh Bình.
Cả Karate hay Taekwondo đều là hai bộ môn thể thao võ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển thể chất, tinh thần và đạo đức con người. Dù hai môn võ có cả điểm mạnh lẫn hạn chế như tôi kể trên nhưng chúng đều rất bổ ích và rất đáng trải nghiệm trong đời.
Hơn nữa, dù đã có nghiên cứu khoa học so sánh về hai môn võ, nhưng để kết luận môn võ nào là tốt nhất thì rất chủ quan và chỉ có tính tương đối. Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi con gái nên học võ Karate hay Taekwondo, tôi nghĩ bạn nên căn cứ vào sở thích, điểm mạnh cá nhân của mình để lựa chọn.
Và nếu để so sánh học môn võ nào tốt nhất thì đều có sự khập khiễng và chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, câu hỏi con gái nên học võ karate hay taekwondo sẽ phụ thuộc vào từng sở thích, điểm mạnh cá nhân của mỗi người.
Tôi chỉ có thể gợi ý bạn thế này, nếu bạn tự tin vào đôi chân và muốn phát triển hơn tính linh hoạt của cơ thể thì bạn nên lựa chọn Taekwondo. Nếu bạn tự tin vào cánh tay và muốn phát triển hơn về hơi thở thì nên theo đuổi bộ môn Karate.
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/con-gai-nen-hoc-vo-karate-hay-taekwondo
Xem thêm về sự khác biệt giữa Taekwondo và Karate tại:
https://www.behance.net/gallery/198321839/Con-gai-nen-hc-vo-Karate-hay-Taekwondo
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/con-gai-nen-hoc-vo-karate-hay-taekwondo.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/con-gai-nen-hoc-vo-karate-hay-taekwondo-so-sanh-tu-goc-nhin-khoa-hoc
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/11/con-gai-nen-hoc-vo-karate-hay-taekwondo-so-sanh-tu-goc-nhin-khoa-hoc/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Hướng dẫn học võ tại nhà cơ bản cho người mới bắt đầu
Học võ tại nhà là một phong trào đào tạo võ thuật mới xuất hiện kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Việc tự tập luyện tại nhà mang lại không ít giá trị về cả thể chất và tinh thần. Song, tập luyện thế nào để đạt hiệu cao nhất thì SLT Ninh Bình xin mời bạn đọc theo dõi một số phương pháp hữu ích để học võ tại nhà cho người mới bắt đầu sau đây!
Học võ tại nhà có những lợi ích gì?
Học võ tại nhà là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để bạn rèn luyện kỹ năng phản xạ và nâng cao sức khỏe. Trước khi đi vào chi tiết các bài tập, kế hoạch rèn luyện cho người mới bắt đầu, tôi xin điểm qua một số lợi ích của việc tự học võ thuật tại nhà như sau:
Học võ tại nhà tiết kiệm công sức và tiền bạc: Điều này khá hiển nhiên, bởi vì khi học võ ở trung tâm, bạn phải sắp xếp thời gian đi lại, phải theo lịch học cố định và chi trả học phí. Thay vào đó, việc tự học tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá công sức di chuyển và thậm chí là miễn phí nếu bạn tập không cần dụng cụ.
Học võ tại nhà chủ động thời gian: Khi tự học võ tại nhà, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt sắp xếp thời gian sao cho phù hợp với lịch trình cá nhân. Điều này có thể khiến bạn tận dụng thời gian tốt hơn và không bị ràng buộc bởi lịch học cố định như ở trung tâm.
Học võ tại nhà tùy chỉnh chương trình học tập: Khi tự học tại nhà, bạn có thể tự mình điều chỉnh chương trình học để phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân. Từ đó bạn có thể tập trung chuyên sâu vào những kỹ thuật yêu thích hoặc phong cách võ thuật riêng của bạn.
Học võ cải thiện sức khỏe thể chất: Thể thao nói chung hay võ thuật nói riêng đều là những hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất một cách đáng kể. Võ thuật giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt, dẻo dai của cơ bắp và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể.
Học võ phát triển kỹ năng tự vệ: Như đã nói ở trên, việc rèn luyện võ thuật thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể. Từ đó, bạn có thể tăng cường phản xạ để phát triển kỹ năng tự vệ của bản thân khi gặp phải những tình huống nguy hiểm.
Học võ giảm stress và căng thẳng: Việc vận động sẽ khiến cơ thể sản sinh ra hormones Endorphin, Serotonin và Dopamine giúp chúng ta trở nên tự tin, vui vẻ và phấn chấn. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng stress hay căng thẳng kéo dài.
Học võ rèn luyện ý chí cá nhân: Khi học võ thuật, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách như nhức mỏi cơ bắp, bài tập khó hay thậm chí là chấn thương,… Nếu bạn vượt qua được tất cả khó khăn trong lúc tập luyện, bạn chắc chắn sẽ đối mặt với các vấn đề khác trong cuộc sống một cách dễ dàng.
Tăng cường tinh thần đồng đội: Ý này có vẻ không liên quan lắm khi bạn chọn học võ tại nhà. Nhưng nếu bạn mời được bạn bè tập cùng mình thì tinh thần tương trợ, tinh thần đồng đội của các bạn sẽ tăng lên rất cao. Từ đó, các bạn cũng tiến bộ lên nhanh hơn so với việc tập một mình.
Tóm lại, việc học võ thuật mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, tinh thần và tâm lý. Chi tiết thế nào tôi đã phân tích khá kỹ ở bài viết Học võ để làm gì? Tiết lộ lợi ích bất ngờ của việc học võ rồi. Tất cả lợi ích của việc học võ đều được tôi đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, mời bạn đón đọc nhé!
Tumblr media
Các dụng cụ cần thiết hỗ trợ tự học võ tại nhà
Để việc tự học võ tại nhà diễn ra một cách thuận lợi, bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ và trang thiết bị sau đây:
Tạ tay: Bạn chỉ nên chọn loại tạ nhỏ 1kg để luyện đấm và tăng cường sức mạnh của tay thôi nhé. Bạn vẫn có thể mua các loại tạ lớn hơn nhưng tôi không khuyến khích tập đấm với các loại tạ lớn vì như thế rất dễ nản nếu bạn là phụ nữ hoặc là người mới bắt đầu.
Tạ chân: Tương tự như tạ tay, bạn hãy chọn những loại tạ nhỏ để luyện đòn đá. Thật sự việc sử dụng tạ chân cực kỳ hữu ích cho việc luyện tập sức mạnh của đòn đá cũng như sức mạnh của đôi chân.
Bao cát: Trên thị trường hiện nay, bao cát có rất nhiều mẫu mã và chủng loại với giá giao động từ khoảng vài trăm đến vài triệu đồng. Bao cát là một khoản đầu tư xứng đáng và cũng là một dụng cụ rất hữu ích để luyện tập kỹ năng võ thuật. Tôi không khuyến khích mua đồ đắt khi bạn là người mới bắt đầu tập võ, mà bạn hãy bắt đầu với loại vài trăm nghìn đồng thôi nhé!
Thảm tập: Theo tôi đây cũng là một khoản đáng để đầu tư. Thảm tập có thể giảm thiểu tác độc của lực va đập, đồng thời lực ma sát của thảm lớn hơn sàn nhà nên bạn sẽ khó bị trơn trượt trong lúc tập luyện. Hơn nữa, tôi cũng chắc chắn rằng bạn muốn tập ép dẻo trên thảm êm hơn là trên sàn nhà cứng đấy!
Trên đây là một số dụng cụ cơ bản mà bạn cần khi mới bắt đầu học võ tại nhà, và tất nhiên những dụng cụ này hoàn toàn có thể được mua ở các cửa hàng bán đồ võ thuật hoặc các trang thương mại điện tử. Ngoài những thứ tôi kể trên ra, bạn có thể mua thêm một số vật dụng khác như mũ bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay, giày, gậy võ (với bộ môn sử dụng gậy), võ phục,… để phục vụ cho việc tập luyện.
Tuy nhiên, tôi nghĩ bạn nên cân đối tình hình tài chính cũng như xem xét nhu cầu của bản thân để mua các vật dụng trên. Bởi lẽ suy cho cùng, “chiếc áo không làm nên thầy tu”, điều quan trọng nhất đối với bạn vẫn là ý chí luyện tập.
Các lưu ý khi tự học võ tại nhà
Khi tập luyện võ thuật, chấn thương là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy, bạn hãy hạn chế tối đa tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách:
Khởi động kỹ càng
Việc khởi động kỹ càng sẽ giúp bạn làm nóng các cơ và khớp lên dần dần để chúng hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn. Quá trình khởi động nên được diễn ra từ 30 đến 60 phút, các bài tập tập trung chủ yếu vào khớp, cơ, và nhịp tim.
Bên cạnh đó, sau giờ tập bạn cũng cần thực hiện các bài tập hạ nhiệt thích hợp theo hướng dẫn của giáo trình online để làm giãn cơ, giúp giảm thiểu nguy cơ bị đau, căng kéo các nhóm cơ sau các bài tập cường độ mạnh.
Có chế độ tập luyện hợp lý
Tuân thủ một chế độ tập luyện khoa học, hợp lý là điều bạn nhất định phải làm nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất khi tiếp cận với võ thuật. Giờ giấc tập luyện, động tác hay biên độ/cường độ tập luyện như thế nào đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Như vậy sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương có thể gặp phải và nâng cao khả năng thích nghi đối với từng cấp độ bài tập.
Uống đủ nước
Trong quá trình tập luyện thể thao nói chung và võ thuật nói riêng, nóng và mệt là những cảm giác không thể tránh khỏi. Do đó, hãy bổ sung nước để làm mát cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái và nâng cao hiệu suất tập luyện bạn nhé.
Lưu ý, bạn không nên uống nước từng ngụm lớn mà hãy chia nhỏ số lượng nước uống ra thành từng ngụm nhỏ để tránh việc bị đau xóc trong quá trình vận động. Để tránh tình trạng đau xóc, bạn nên uống nước có chứa điện giải thay vì uống nước lọc nhé!
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/hoc-vo-tai-nha
Xem thêm về học võ tại nhà:
https://www.behance.net/gallery/198233977/Hc-vo-ti-nha
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/huong-dan-hoc-vo-tai-nha-co-ban-cho.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/huong-dan-hoc-vo-tai-nha-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/10/huong-dan-hoc-vo-tai-nha-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
TOP các loại võ phổ biến nhất trên thế giới
Các loại võ hiện đại phổ biến nhất trên thế giới rất đa dạng về đặc điểm và phong cách chiến đấu. Bạn hãy căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu và sở thích của cá nhân để chọn ra bộ môn phù hợp với mình nhất.
Các loại võ trong danh sách của tôi chỉ nằm trong hệ quy chiếu võ thuật là thể thao. Độ phổ biến của các loại võ này được tôi tổng hợp từ nguồn chính là Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại của UNESCO.
Ngoài ra, tôi cũng lấy một số thông tin từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Đại hội Võ thuật Thế giới (World Combat Games), Đại hội Thể thao Võ thuật Trong nhà và Châu Á (AIMAG) Giải Vô địch Võ thuật Thế giới, cho đến các tổ chức trực thuộc khác của Liên đoàn Võ thuật Thế giới (WoMAU).
Nếu bạn muốn biết thêm về các loại võ ở Việt Nam thì tôi để dành cho bài viết sau nhé!
Karate
Karate được coi là cái nôi sản sinh ra nhiều môn võ hiện đại trong đó có cả Taekwondo. Đây cũng là môn võ nổi tiếng hàng đầu có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản vào thế kỷ thứ XV.
Tháng 10 năm 1964, Liên đoàn Karate Nhật Bản được thành lập. Sau đó, vào năm 1970, Giải Vô địch Karate Thế giới đầu tiên được tổ chức thành công tại Tokyo. Đến tháng 10 năm 1994, Karate chính thức được lựa chọn là môn thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 12. các loại võ
Giống như nhiều môn nghệ thuật khác ở Nhật Bản (như Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo…), Karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo" (道), phát âm là "do". Vì vậy, môn võ này còn có tên Karate-do. Đa phần người tập Karate đều hướng tới chữ "Đạo" này muốn học trò của mình có đạo đức nhân cách.
Nhu thuật Brazil
Nhu thuật Brazil (Brazilian Jiu-jitsu) là một môn võ thuật và thể thao chiến đấu tập trung vào vật lộn và chiến đấu trên bộ. Môn võ này được phát triển từ các nguyên tắc cơ bản về chiến đấu trên bộ của Judo Kodokan (newaza), được võ sư Mitsuyo Maeda truyền lại cho hai võ sư Carlos Gracie và Luiz França ở Brazil.
Đặc trưng dễ thấy của Nhu thuật Brazil là việc một người nhỏ hơn, yếu hơn có thể phòng thủ thành công trước một đối thủ to hơn, mạnh hơn bằng cách sử dụng kỹ thuật, nguyên lý đòn bẩy để hạ gục họ, sau đó áp dụng các động tác khóa khớp và đòn kẹp để đánh bại đối thủ. các loại võ
Kể từ khi thành lập vào năm 1882, Nhu thuật Brazil đã tách ra khỏi hệ thống Jiu-jitsu cũ của Nhật Bản do có sự khác biệt về triết lý rèn luyện. Nhu thuật Brazil không chỉ đơn thuần là một loại võ thuật, nó còn là một môn thể thao, một phương pháp rèn luyện thể chất, xây dựng nhân cách cho người tập luyện và đi tìm “Đạo” trong cuộc sống.
Taekwondo
Taekwondo (cụ thể là Taekwondo hiện đại như chúng ta thấy ngày nay) là một môn võ thuật của Hàn Quốc, đặc trưng của nó là các đòn đá cao, đá bay và nhào lộn đẹp mắt. Việc tập luyện Taekwondo thường bao gồm nhiều bài tập và bài bổ trợ nhằm cải thiện sức mạnh, tính linh hoạt và độ dẻo dai của đôi chân. các loại võ
Mặc dù là một môn võ thuật xuất hiện khá muộn - đến tận những năm 40 của thế kỷ XX - nhưng Taekwondo đã trở thành một trong những môn võ phổ biến nhất trên thế giới với hơn 70 triệu người tập trên toàn thế giới.
Tôi đã có một bài viết khá đầy đủ về học võ Taekwondo rồi, bạn có thể tìm đọc để biết thêm chi tiết về Taekwondo ở đây nhé: Học võ Taekwondo.
Tumblr media
Judo
Judo là môn võ thuật có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản, được sáng lập vào cuối những năm 1800. Đây là môn thể thao bao gồm các đòn vật, triệt hạ, ném và khóa khớp. Judo là môn thể thao Olympic và được hàng triệu người trên thế giới luyện tập.
Nếu bạn muốn thử tập Judo, bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ Judo ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia có cơ quan quản lý quốc gia về môn thể thao này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu học võ trực tuyến trên mạng để nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật Judo.
Muay Thái
Muay Thái là môn thể thao chiến đấu của Thái Lan sử dụng đòn tấn công bằng cùi chỏ, đốn trụ và lên gối đặc trưng. Nếu bạn đã từng theo dõi một trận đấu Muay Thái, bạn có thể dễ dàng thấy được đây là một môn thể thao vô cùng quyết liệt và cực kỳ hiệu quả trong chiến đấu. Môn võ này còn được gọi với cái tên “nghệ thuật của tám chi” bởi nó sử dụng tám điểm tiếp xúc là các cú đấm, đá, khuỷu tay và đầu gối.
Muay Thái bắt đầu trở nên phổ biến vượt ngoài biên giới Thái Lan vào những năm 70-80 của thế kỷ trước khi các võ sĩ Muay Thái liên tiếp giành chiến thắng trong nhiều trận đấu trước các đối thủ thuộc các loại võ khác.
Vào cuối thế kỷ XX, môn thể thao này tiếp tục phát triển mạnh mẽ với hàng loạt giải đấu chuyên nghiệp được tổ chức trên khắp thế giới. Ngày nay, Muay Thái được mọi người ở nhiều lứa tuổi và trình độ luyện tập, từ người mới bắt đầu đến võ sĩ chuyên nghiệp.
Aikido
Aikido, còn được biết đến với cái tên Hiệp khí đạo, là một môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản được sáng lập bởi võ sư Morihei Ueshiba vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay, Aikido đã và đang được tập luyện tại hơn 140 quốc gia trên thế giới. các loại võ
Aikido là một môn võ thiên về tính tự vệ và phòng thủ, về mặt kỹ thuật, môn võ này chủ yếu tập trung vào việc tận dụng những đòn ném và khóa khớp. Trong một trận đấu đối kháng, vận động viên Aikido thường không đánh đối thủ mà tận dụng chính phần động năng từ sự tấn công của đối thủ để kháng cự hoặc ném họ xuống.
Đặc biệt, yêu cầu độc đáo của môn võ này là ngoài bảo vệ bản thân ra, vận động viên cũng phải bảo vệ đối thủ của mình khỏi bị thương tích. Đây là một điểm khá thú vị mà ít môn võ nào có được.
Thái Cực Quyền
Thái Cực Quyền là một trong các loại võ lâu đời nhất của Trung Quốc, bao gồm các động tác cứng rắn và uyển chuyển kết hợp linh hoạt. Đây không đơn thuần chỉ là môn võ tự vệ, mà nó còn giúp người tập tăng cường thể lực, hạn chế bệnh tật hiệu quả nhờ phương pháp sử dụng khí độc đáo.
Các bài tập của Thái Cực Quyền đều có tác dụng đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, kích hoạt khí trệ và cải thiện sức mạnh cho cả xương và cơ. Chính vì vậy, đây luôn là môn võ được thế hệ người lớn tuổi yêu thích và lựa chọn là môn thể thao tập luyện hàng ngày.
Kickboxing
Kickboxing là một trong những môn thể thao đối kháng hiệu quả được dựa trên nền tảng của các loại võ thuật cổ truyền như Karate, Muay Thái, Savate,… và Boxing. Kickboxing bao gồm các động tác đấm, đá, và kỹ thuật tấn công kết hợp từ nắm đấm, khuỷu tay, đầu gối, ống chân và bàn chân.
Môn võ này tập trung tấn công bằng nắm đấm và các kỹ thuật đá, đạp cùng một số tư thế ngã, phòng thủ bằng tay và ống chân.
Boxing (Quyền Anh)
Boxing hay Quyền Anh là một trong các loại võ lý tưởng để bạn rèn luyện toàn thân. Đây cũng là một bộ môn võ thuật rất phổ biến với hàng triệu người tập luyện trên khắp thế giới. các loại võ
Boxing có nhiều phong cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:
Boxing truyền thống
Đây là phong cách được áp dụng từ những ngày đầu của boxing và vẫn được sử dụng trong boxing chuyên nghiệp ngày nay. Phong cách này liên quan đến việc hai võ sĩ đứng lên và trao đổi những cú đấm với nhau.
Boxing kiểu Pháp Phong cách này có nguồn gốc từ nước Pháp và còn được gọi là “Savate”. Phong cách này sử dụng các cú đá, đấm, đồng thời kết hợp với nhiều cú ném và hạ gục khác nhau.
Boxing kiểu Anh
Phong cách này được phát triển ở Anh và tương tự như Boxing truyền thống ngoại trừ việc nó chú trọng vào phòng thủ hơn là tấn công. các loại võ
Boxing kiểu Mỹ
Phong cách này được phát triển ở Mỹ và cũng giống Boxing truyền thống nhưng mạnh mẽ hơn. Phong cách này sử dụng nhiều chuyển động của đầu và di chuyển chân hơn, đồng thời các võ sĩ thường đeo găng tay có thêm lớp đệm ở các đốt ngón tay khi thi đấu.
Nhìn chung, dù chọn phong cách nào thì Boxing cũng là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sự phối hợp cơ thể, tốc độ, phản xạ và sức mạnh thể chất của bạn.
Nguồn: https://sltninhbinh.com/cac-loai-vo
Xem thêm về các loại võ tại:
https://www.behance.net/gallery/198232349/Cac-loi-vo
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/top-cac-loai-vo-pho-bien-nhat-tren-gioi.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/top-cac-loai-vo-pho-bien-nhat-tren-the-gioi
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/10/top-cac-loai-vo-pho-bien-nhat-tren-the-gioi/
0 notes
sltninhbinh · 6 months ago
Text
Taekwondo có mấy đai? Tiết lộ ý nghĩa màu đai Taekwondo
Taekwondo có mấy đai? Ý nghĩa màu đai Taekwondo như thế nào? Học Taekwondo bao lâu thì lên đai đen?… Đây là ba trong số rất nhiều thắc mắc của các bạn mới tiếp cận môn võ này. Ở bài viết trước, tôi đã tóm tắt một số thông tin về phân loại đai trong Taekwondo rồi. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi sâu vào chi tiết nhé!
Taekwondo (cụ thể là hệ phái WTF) có ba loại đai được quy định như sau:
Geup (급): Ở Việt Nam các thầy cô hay gọi là Cấp. Đây là hệ thống đai màu từ trắng lên đỏ.
Poom (품): Là loại đai có màu đen đỏ, dành cho võ sinh dưới 15 tuổi đạt đai đen.
Dan (단): Ở Việt Nam, các thầy cô hay gọi là Đẳng. Đây là hệ thống đai đen của Taekwondo, bắt đầu từ Nhất Đẳng (Nhất Đẳng huyền đai) lên Thập Đẳng (Thập Đẳng huyền đai).
Tumblr media
Hệ phái Taekwondo WTF có 18 bậc, trong đó có 8 cấp và 10 đẳng. Khởi đầu võ sinh mang đai trắng Geup 8. Sau mỗi 3 hoặc 6 tháng (tùy vào kế hoạch tổ chức của mỗi quốc gia), võ sinh sẽ tham gia kỳ thi thăng đai và lên một cấp. Sau khi đạt được đai Poom hoặc Dan, thì thời gian lên đẳng được quy định riêng. Cụ thể như sau:
Từ Nhất Đẳng lên Nhị Đẳng: Tối thiểu 1 năm Nhất Đẳng
Từ Nhị Đẳng lên Tam Đẳng: Tối thiểu 2 năm Nhị Đẳng
Từ Tam Đẳng lên Tứ Đẳng: Tối thiểu 3 năm Tam Đẳng
Từ Tứ Đẳng lên Ngũ Đẳng: Tối thiểu 4 năm Tứ Đẳng
Từ Ngũ Đẳng lên Lục Đẳng: Tối thiểu 5 năm Ngũ Đẳng
Từ Lục Đẳng lên Thất Đẳng: Tối thiểu 6 năm Lục Đẳng
Từ Thất Đẳng lên Bát Đẳng: Tối thiểu 7 năm Thất Đẳng
Mặc dù mức Đẳng có thể tăng dần tới tối đa là Thập Đẳng nhưng Cửu Đẳng và Thập Đẳng là cấp bậc danh dự, các võ sư thông thường không đạt được. Tính đến năm 2010, trên thế giới mới chỉ có 6 đại võ sư được Viện Hàn lâm Taekwondo Thế giới Kukkiwon công nhận đạt mức Thập Đẳng huyền đai.
Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các Đẳng (Dan). Thay vào đó, các võ sinh sẽ được trao đẳng Poom (màu đai đen đỏ, giống với Dan về chuyên môn). Võ sinh có thể đạt tối đa là 4 Poom. Sau khi võ sinh đủ tuổi thi Đẳng và đậu kỳ thi thăng đẳng tiếp theo thì đẳng Poom được quy đổi tương đương sang đẳng Dan.
Từ đây ta có thể suy ra, trong điều kiện lý tưởng nhất thì võ sinh cần tối thiểu 27 tháng, tương đương với 2 năm 3 tháng để đạt được Đai Đen Nhất Đẳng (Nhất Đẳng Huyền Đai).
Tại sao lại là 27 tháng? Tôi cứ tính đơn giản thế này, trong điều kiện lý tưởng nhất (tức là mỗi 3 tháng bạn thi thăng cấp và đều đỗ kỳ thi) bạn sẽ mất 21 tháng để từ đai Trắng cấp 8 lên Đỏ cấp 1. Từ đai Đỏ cấp 1, bạn cần đợi tối thiểu 6 tháng mới đạt điều kiện thi Đai Đen Nhất Đẳng.
Đến đây ta đã giải quyết được hai câu hỏi: Học Taekwondo bao lâu thì lên đai vàng và Học Taekwondo bao lâu thì lên đai đen. Câu trả lời là bạn cần tối thiểu 3 tháng để lên đai Vàng, và 27 tháng để lên đai Đen.
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/taekwondo-co-may-dai
Xem thêm về ý nghĩa các màu đai Taekwondo tại:
https://www.behance.net/gallery/197968207/Taekwondo-co-my-dai
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/taekwondo-co-may-ai-tiet-lo-y-nghia-mau.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/taekwondo-co-may-dai-tiet-lo-y-nghia-mau-dai-taekwondo
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/07/taekwondo-co-may-dai-tiet-lo-y-nghia-mau-dai-taekwondo/
0 notes
sltninhbinh · 7 months ago
Text
Học võ để làm gì? Tiết lộ lợi ích bất ngờ của việc học võ
Học võ không chỉ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe thể chất, rèn luyện kỹ năng phản xạ mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Sau đây SLT Ninh Bình xin chia sẻ một số thông tin cực kỳ hữu ích để bạn đọc hiểu được ý nghĩa học võ để làm gì.
Lợi ích của việc học võ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất nhiều thập kỷ về trước rồi và chúng ta ai cũng ít nhiều có thể hình dung được lợi ích về mặt sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ lợi ích về mặt tinh thần của việc học võ. Và tôi cũng phải thú thực rằng, trước khi viết bài viết này, tôi cũng chỉ nắm được cơ bản những lợi ích về tinh thần mà thôi.
Lợi ích về mặt thể chất
Trước khi tôi nêu ra những lợi ích của việc học võ về mặt thể chất, tôi cần bạn hiểu rằng: Bản chất của việc tập luyện võ thuật hay bất kỳ bộ môn thể thao nào khác là thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ép cơ thể sản sinh năng lượng nhiều hơn để duy trì hoạt động thể chất.
Chính vì vậy, nhận định tập võ hay tập thể thao nói chung để giảm cân tuy đúng nhưng chưa đủ, vì nếu bạn chỉ tập ở ngưỡng giới hạn mà cơ thể có thể chịu đựng được, hoặc tập luyện không thường xuyên thì học võ cũng không mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe lắm đâu.
Cho nên những lợi ích mà tôi đưa ra sau đây chỉ đúng khi bạn luyện tập kiên trì và thường xuyên vượt ngưỡng giới hạn của bản thân nhé:
Học võ giúp cải thiện thể lực và hỗ trợ giảm cân
Như tôi trình bày ở trên, việc thường xuyên ép cơ thể vượt ngưỡng giới hạn sẽ tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp và tăng khả năng trao đổi chất. Từ đó, thể lực của bạn sẽ được nâng cao và khả năng kiểm soát cân nặng cũng tốt lên đáng kể.
Ngoài ra, các bài tập liên quan đến nhào lộn, bay nhảy trong võ thuật cũng có tác động lên cột sống của người tập. Từ đó người tập có xu hướng phát triển chiều cao và sức bền của cột sống tốt hơn những người không tập thể thao.
Học võ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Từ những nhận định trên, việc luyện tập võ thuật hay thể thao nói chung khiến tim của bạn hoạt động mạnh hơn để cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu, việc tập luyện võ thuật sẽ khiến lượng LDL cholesterol, một loại cholesterol xấu khiến cơ thể tích tụ mảng xơ vữa thành mạch, giảm đi một cách rõ rệt, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Học võ giúp cải thiện sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể
Các kỹ thuật trong võ thuật, ví dụ như Poomsae của Taekwondo hay Kata của Karate, đều yêu cầu sự phối hợp linh hoạt giữa tay chân và hơi thở. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người lớn tuổi tập thái cực quyền thường xuyên có xu hướng ít bị té ngã hơn những người không tập võ.
Khả năng phối hợp linh hoạt này cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như Alzheimer, Parkinson, đau nửa đầu,…
Tumblr media
Lợi ích về mặt tinh thần
Trước khi đi vào chi tiết lợi ích về mặt tinh thần của việc học võ, tôi xin trình bày một số kết quả nghiên cứu sau của tác giả Brad Binder trong bài phân tích “Psychosocial benefits of the martial arts: Myth or reality” như sau:
Cấp đai và thời gian tập luyện võ thuật tỷ lệ nghịch với sự lo lắng. Cấp bậc đai và thời gian tập luyện tỷ lệ nghịch với xu hướng bạo lực. Cấp đai và thời gian tập luyện tỷ lệ nghịch với chứng loạn thần kinh. Cấp đai và thời gian tập luyện tỷ lệ thuận với sự tự tin. Cấp đai và thời gian tập luyện tỷ lệ thuận với lòng tự trọng. Cấp đai và thời gian tập luyện tỷ lệ thuận với tính độc lập, tự chủ.
Từ kết quả nghiên cứu trên, ta có thể dễ dàng kết luận rằng, khi luyện tập càng lâu và cấp đai càng cao, con người ta sẽ càng giảm bớt trạng thái tinh thần, xu hướng hành vi tiêu cực và tăng dần tính tích cực trong ứng xử nội cá nhân và ứng xử xã hội. Chi tiết như thế nào thì xin mời bạn đọc tiếp những phân tích sau đây của tôi:
Học võ giúp giảm căng thẳng, lo lắng và giảm các bệnh thần kinh Bạn đã nghe rất nhiều đến việc tập võ giúp giảm stress, cải thiện tinh thần đúng không? Nhưng bản chất tại sao lại như thế thì không phải ai cũng biết đâu.
Trong quá trình rèn luyện và học tập võ thuật, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra các hormones Serotonin, Endorphin và Dopamine. Đây là ba trong bốn hormones hạnh phúc thúc đẩy chúng ta đến trạng thái tích cực, bao gồm niềm vui và niềm hạnh phúc.
Ngoài ra, các hormone này còn có tác dụng khác liên quan đến hệ thần kinh như giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến thần kinh như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), Parkinson,…
Chính vì thế, thay vì lạm dụng việc chơi điện tử, xem TV, sử dụng bia rượu,… thì bạn hãy thử học võ Taekwondo để có hormones hạnh phúc tự nhiên và giảm căng thẳng nhé!
Học võ giúp hoàn thiện nhân cách
Quá trình tập võ là quá trình người tập tự khám phá bản thân, thấu hiểu bản thân để trải nghiệm và thể hiện mình. Qua đó, ta sẽ biết được những ưu khuyết điểm và hình thành một nhân cách sống tốt đẹp, hình thành đức tính kỷ luật, khiêm nhường, luôn luôn hướng đến việc hoàn thiện bản thân.
Từ kết quả nghiên cứu trên của Tiến sĩ Binder và phân tích của tôi, tôi xin tạm nhận xét rằng, việc học võ sẽ khiến con trẻ trở nên hung hăng và bạo lực hơn là một nhận định quy chụp và thiếu căn cứ khoa học.
Học võ giúp tăng cường tính kỷ luật
Khi học võ và rèn luyện võ thuật, bạn sẽ phải tập trung để thực hiện các bài tập theo đúng hướng dẫn của các thầy cô. Và kỷ luật chính là chìa khóa cho khả năng tập trung này.
Bởi lẽ, việc đạt được mục tiêu như lên đai, đạt huy chương hoàn toàn phụ thuộc vào bạn chứ không ai có thể giúp bạn làm điều đó. Điều này thúc đẩy tính kỷ luật, tự lực và độc lập của chính bạn.
Nếu bạn luyện tập và duy trì được tính kỷ luật thì đức tính này sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu và hiệu suất trong công việc, đồng thời nó cũng tạo nền tảng cho sự phát triển và thành công sau này.
Học võ giúp cải thiện kỹ năng xã hội
Võ thuật cũng có thể giúp bạn phát triển và cải thiện các kỹ năng xã hội. Bởi lẽ, học võ là sinh hoạt trong môi trường đồng đội. Bạn đang học tập và làm việc cùng với những người có chung mục tiêu, từ đó các bạn có thể học hỏi lẫn nhau cùng phát triển.
Điều này đặc biệt có lợi cho trẻ em vì trong các lớp học võ thuật, các bé sẽ được học cách giải quyết xung đột, kết giao với bạn mới và thể hiện lòng nhân ái.
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/hoc-vo
Xem thêm về lợi ích của việc học võ tại:
https://www.behance.net/gallery/197765413/Li-ich-ca-vic-hc-vo
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/hoc-vo-e-lam-gi-tiet-lo-loi-ich-bat-ngo.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/hoc-vo-de-lam-gi-tiet-lo-loi-ich-bat-ngo-cua-viec-hoc-vo
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/04/hoc-vo-de-lam-gi-tiet-lo-loi-ich-bat-ngo-cua-viec-hoc-vo/
0 notes
sltninhbinh · 7 months ago
Text
Học Võ Taekwondo: Hướng dẫn chi tiết và đăng ký tập thử MIỄN PHÍ
Học võ Taekwondo đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Sau đây, hãy cùng SLT Ninh Bình tìm hiểu về môn võ bắt nguồn từ đất nước Hàn Quốc này nhé. Bật mí: Thông tin về chương trình miễn phí tập thử có ở cuối bài viết!
Giới thiệu môn võ Taekwondo
Taekwondo (태권도 - Đài Quyền Đạo) là bộ môn võ thuật lâu đời được bắt nguồn từ đất nước Hàn Quốc. Theo ghi chép, Taekwondo có thể đã xuất hiện từ thời kỳ Cao Ly năm 37 trước Công Nguyên. Cũng như nhiều môn võ khác trong khu vực Đông Á, Taekwondo chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nền võ thuật lân cận như Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong tiếng Hàn, Tae (태) có nghĩa là “cước pháp”, “Kwon” (권) nghĩa là “thủ pháp”, và “Do” (도) có nghĩa là “đạo, con đường” hay “nghệ thuật”. Chính vì vậy, hiểu một cách đơn giản, Taekwondo có nghĩa là “Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.
Tại Việt Nam, Taekwondo được du nhập vào đất nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Môn võ này được người dân biết đến thông qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên. Trung tâm dạy võ Taekwondo chính thức đầu tiên ở nước ta được mở tại Sài Gòn, do võ sư Nam Tae Hi đảm nhiệm.
Tính đến nay, võ Taekwondo đã trở thành một trong những bộ môn được rất nhiều người theo đuổi và luyện tập. Không dừng lại ở đó, đây còn là nội dung thể thao mũi nhọn của Việt Nam tại các đấu trường trong khu vực và quốc tế.
Tumblr media
Các bài tập Taekwondo cơ bản cho người mới học
Sau đây là một số kỹ thuật cơ bản mà bạn sẽ được tiếp xúc khi tập luyện môn võ Taekwondo. Vì số lượng kỹ thuật cơ bản khá nhiều nên trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ giới thiệu sơ bộ về các kỹ thuật mà người tập cần thuần thục để thi từ Đai trắng Geup 8 lên Đai vàng Geup 7.
Các đòn tay
Có 4 động tác tay mà học viên Đai trắng Geup 8 cần thuần thục để thi lên Đai vàng Geup 7, trong đó có 1 động tác đấm (Jireugi - 지르기) và 3 động tác đỡ (Makgi - 막기). Cụ thể như sau:
Đấm trung đẳng
Đòn đấm trung đẳng Momtong-jireugi (몸통 지르기), có hai biến thể là đấm trung đẳng thuận tay (몸통 반대 지르기 momtong-bandae-jireugi - tay đấm cùng chân bước) và đấm trung đẳng nghịch tay (몸통 바로 지르기 momtong-baro-jireugi - tay đấm không cùng chân bước).
Đòn đấm này có phạm vi trong khoảng từ trên mỏm mũi kiếm xương ức đến dưới vai và sức mạnh của đòn chủ yếu đến từ việc sử dụng sức mạnh của lực xoay hông và xoay cổ tay.
Khi ra đòn, cổ tay phải được giữ chắc chắn theo phương hướng xuống so với cánh tay, lệch một góc nhỏ khoảng 5 độ. Nếu cổ tay bị cong lên hoặc cong xuống khi tiếp xúc, người tập có thể có nguy cơ bị bong gân, trật khớp hoặc thậm chí là gãy xương.
Đỡ hạ đẳng
Đòn đỡ hạ đẳng Arae-makgi (아래막기) là một trong những đòn đỡ Taekwondo cơ bản nhất và là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà người mới bắt đầu sẽ học.
Ở tư thế chuẩn bị, cánh tay đỡ đòn được gập và đặt lên ngang vai, tay còn lại đặt tại hông đối diện. Khi thực hiện động tác, gạt thẳng cánh tay xuống với lòng bàn tay hướng xuống đất, ngăn chặn các đòn đá thấp và các đòn tấn công ở tầm thấp, tay còn lại giật về hông.
Để động tác đạt hiệu quả cao nhất, bạn nhớ xoay hông và trả hông khi chuẩn bị và kết thúc động tác chặn, đồng thời giữ chắc và thẳng cổ tay khi thực hiện.
Đỡ trung đẳng
Đòn đỡ trung đẳng Momtong-makgi (몸통막기) có tác dụng làm chệch hướng đòn tấn công ở vị trí trung đẳng. Ví dụ, khi đối mặt với một cú đấm trung đẳng, đòn đỡ trung đẳng sẽ nhắm vào mặt trong cẳng tay của người tấn công để làm lệch hướng của đòn tấn công.
Đỡ thượng đẳng
Đòn đỡ thượng đẳng Olgul-makgi (올려막기) có tác dụng làm chệch hướng đòn tấn công hướng xuống như các đòn tấn công bằng gậy từ trên cao hoặc cú đấm vào mặt từ đối thủ cao hơn.
Ở tư thế chuẩn bị, tay đỡ đòn bắt đầu ở vị trí trên thắt lưng đối diện với lòng bàn tay dạng nắm đấm hướng lên trên, tay còn lại đặt ở vai ngược lại với lòng bàn tay dạng nắm đấm hướng xuống dưới. Khi kết thúc động tác, cổ tay của tay đỡ đòn cách tâm trán một nắm đấm, tay còn lại giật về hông.
Đòn chân
Trong phạm vi Đai trắng Geup 8, học viên phải tập 2 đòn chân là đá tống trước Ap-chagi (앞차기) và đá chẻ Naeryeo-chagi (내려차기).
Mặc dù trong quá trình khởi động, các thầy cô Huấn luyện viên sẽ cho các bạn tập một số đòn bổ trợ chân khác như: hất chân sau, tạt từ trong ra ngoài, tạt từ ngoài vào trong,… nhưng trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu đến bạn hai đòn đá tống trước Ap-chagi và đá chẻ Naeryeo-chagi thôi vì đây là nội dung chính mà bạn cần nắm được để bước vào kỳ thi lên Đai vàng.
Đá tống trước Ap-chagi
Ap-chagi là một trong những đòn đá đầu tiên mà bạn được học trong Taekwondo, và nếu thành thạo thì nó có thể trở thành một trong những đòn đá mạnh nhất trong một số tình huống nhất định.
Tùy địa phương mà các thầy cô Huấn luyện viên “Việt hóa” là đá tống trước hoặc đá búng chân để các bạn dễ hình dung về kỹ thuật, song thuật ngữ duy nhất được sử dụng cho đòn đá này chỉ có duy nhất “Ap-chagi”.
Đá chẻ Naeryeo-chagi
Naeryeo-chagi trong tiếng Anh là Axe kick vì nó có đặc điểm là một chân duỗi thẳng hạ xuống đối thủ giống như lưỡi rìu hoặc giống như chuyển động của một chiếc búa giáng xuống.
Đối với đẳng cấp Đai trắng, hầu hết các bạn chưa sử dụng được hết sức mạnh của cơ bắp và khớp hông nên các thầy cô Huấn luyện viên chỉ yêu cầu hất được chân thẳng lên trời và đặt xuống là đạt yêu cầu.
Tấn pháp
Về nội dung tấn pháp (서기 seogi), các tư thế cho người mới học võ Taekwondo bao gồm: tấn nghiêm (차렷 Charyeot - 모아서기 Moa-seogi), tấn song song (나란히서기 Naranhi-seogi), tấn chuẩn bị (기본준비 Junbi), tấn bước đi (앞서기 Ap-seogi) và tấn dài (앞굽이 Ap-gubi).
Tấn nghiêm Charyeot
Tấn nghiêm Charyeot (차렷) hay Moa Seogi (모아서기) là tư thế đứng thẳng với hai chân khép chặt, hai đầu gối duỗi thẳng sát nhau, cạnh trong của hai bàn chân ép sát vào nhau theo suốt chiều dài của nó (từ đầu ngón chân cái đến hết phần gót sau), hay tay nắm hờ đặt xuôi theo cơ thể.
Từ tư thế này, các thầy cô Huấn luyện viên sẽ giải thích những gì được dạy trong buổi học. Ngoài ra, nếu thầy cô muốn bạn chú ý, họ nói charyeot (차렷), nghĩa là bạn phải dừng mọi việc đang làm và vào tư thế nghiêm để nghe hướng dẫn.
Tấn song song Naranhi-seogi
Naranhi-seogi (나란히서기) là một kỹ thuật tấn cơ bản thường được sử dụng trước hoặc sau khi hết thúc bài tập hoặc trong tấn chuẩn bị.
Khoảng cách giữa hai chân bằng chiều dài của một bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân song song với nhau, hai đầu gối duỗi thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên cả hai chân, trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân.
Tấn chuẩn bị Junbi
Tấn chuẩn bị Junbi (기본준비) là tư thế sẵn sàng phổ biến nhất trong luyện tập môn võ Taekwondo.
Từ tấn nghiêm (Moa Seogi) chân trái dịch chuyển sang trái một bàn chân để tạo thành tấn song song (Naranhi Seogi). Hai tay nắm chặt để ở trước phần bụng dưới, sát ngay dưới rốn, khoảng cách giữa hai nắm tay là một nắm đấm, khoảng cách giữa hai nắm tay và bụng dưới bằng một gang tay.
Trung bình tấn Juchum-Seogi
Trung bình tấn Juchum-Seogi (주춤서기) là một thế tấn rất vững vàng và ổn định, cho nên nó được sử dụng rộng rãi trong cả các kỹ thuật phòng thủ lẫn tấn công.
Khoảng cách giữa hai chân bằng chiều dài của hai bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân song song nhau, hai đầu gối gập vừa phải sao cho có thể dễ dàng đứng lên, ngồi xuống, cẳng chân giữ thẳng đứng và vuông góc với mặt đất, tập trung nội lực và gồng cứng phần bụng dưới.
Tấn bước đi Ap-Seogi
Tấn bước đi Ap-Seogi (앞서기) được sử dụng để tiếp cận hoặc rút lui trong chiến đấu và quyền pháp.
Giống như tư thế khi một người bước tới trước một bước rồi dừng lại, khoảng cách giữa hai chân (trước sau) bằng một bàn chân, cạnh trong của hai bàn chân (chân trước và chân sau) phải cùng nằm trên một đường thẳng, hai đầu gối duỗi thẳng và trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân. Chân sau mở ra ngoài khoảng 30 độ để đảm bảo trụ thăng bằng của tư thế.
Tấn dài Ap-Gubi
Từ tấn song song (Naranhi Seogi), bước chân tới trước một bước dài (3 bàn chân, tính từ mũi chân sau tới gót chân trước), mũi bàn chân trái hướng thẳng tới trước, cẳng chân tạo với mặt đất một góc 90 độ.
Chân còn lại duỗi thẳng gối, bàn chân hơi xoay ra ngoài nhưng không được vượt quá 30 độ. Trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước (khoảng 70%).
Chi tiết xem tại: https://sltninhbinh.com/hoc-vo-taekwondo
sltninhbinh #hocvoninhbinh #dayvoninhbinh #taekwondoninhbinh #taekwondo #taekwondovietnam
Xem thêm về học võ Taekwondo tại:
https://www.behance.net/gallery/197604365/Hc-vo-Taekwondo
https://sltninhbinh.blogspot.com/2024/05/hoc-vo-taekwondo-huong-dan-chi-tiet-va.html
https://blogfreely.net/sltninhbinh/hoc-vo-taekwondo-huong-dan-chi-tiet-va-dang-ky-tap-thu-mien-phi-qm70
https://sltninhbinh.wordpress.com/2024/05/02/hoc-vo-taekwondo-huong-dan-chi-tiet-va-dang-ky-tap-thu-mien-phi/
1 note · View note