#quân trần photo
Explore tagged Tumblr posts
quantranphotography · 7 months ago
Text
Lại thêm một bài viết cho cảm xúc
Nhìn lại cái blog chỉ vỏn vẹn 6 bài viết, từ khi làm blog lại có tự hứa là sẽ siêng năng viết bài, cố gắng viết để đăng hết những mớ ảnh tồn động. Cuối cùng đi chụp ảnh hơn 10 năm nhưng cái blog cho đàng hoàng thì cứ hứa hẹn mãi. Lúc mất cái blog kia do đóng tiền trễ một phần, một phần do bị chặn hay hack gì đó không biết, làm tuột mood dễ sợ. Cho dù cũng có đăng bên blogspot để sơ cua nhưng vẫn…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
iamyangphan · 5 years ago
Photo
Tumblr media
- Mày đã ngoại tình? – Bạn thân tôi hỏi. - Ừ. - Sao mày làm vậy? - Tao thấy ở cạnh ảnh khô khan quá. Chỉ là tình tiền. Công việc. Vài bữa đi ăn. Và hết. Bên người này, tao thấy thích thú. Anh ấy chuẩn gu. Tinh tế, thú vị, đối đáp khéo… - Ừ. Hãy lựa chọn cho đúng. _________ Tình Nhân hay nói những điều ngọt ngào. Người ấy thích mặc áo khoác da nam tính, gương mặt chữ điền điển trai. Anh khéo léo, tinh tế. Người ấy biến tôi thành trung tâm, rằng anh sẽ quỳ xuống chân tôi. Tôi cần những điều như thế. Lãng mạn. Những giây phút trong ánh nến. Cuộc trò chuyện khôn ngoan. Ánh mắt Tình Nhân nhìn tôi đau đáu. Anh ấy thật đa tình, và hoàn hảo như chẳng tồn tại. ___________ Hẹn hò với Tình Nhân xong, tôi trở về với người yêu. Anh ngồi trước laptop, chăm chỉ làm việc. - Nay về muộn thế? – Anh hỏi. - Em đi với bạn. - Lại quên giặt đồ kìa cưng. - Ừa. Tháng này em thiếu tiền trọ… - Thôi để anh đóng. Vài tháng nữa có khi anh thất nghiệp, em trả lại nhé. Tôi khẽ cười. Anh vẫn làm việc. Nhà đã dọn sạch sẽ. Thể nào cuối tuần, anh vẫn sẽ càu nhàu. ______________ Từ đó, tôi có hai cuộc sống: Sự thăng hoa, lãng mạn với Tình Nhân. Sự trần trụi, khô khốc của người yêu. Cứ thế, tôi bước qua lại giữa hai ranh giới như kẻ vượt biên. Một lần, nằm cạnh Tình Nhân, tôi thấy điện thoại người hiện lên tin nhắn. Tò mò, tôi mở khóa. Đó là lần đầu tiên tôi tò mò Facebook Tình Nhân. Và tất cả khiến tôi tan nát. Hàng loạt những tin nhắn “thả thính” được Tình Nhân lưu trong mục thư nháp. Thì ra, tôi chỉ là quân cờ trong cuộc đời kẻ khác. Bần thần trong chốc lát, tôi vội vàng mặc đồ, rón rén rời khỏi nhà Tình Nhân. Tôi run rẩy gọi điện cho bạn thân, khóc thật to với nó. - Tao chỉ muốn được yêu, có những kí ức đẹp. Tao chỉ mong ai đó coi tao là đặc biệt. Đó là sai sao? Tao yêu người hiện tại… Nhưng mà mày biết không? Anh ta không thể nói những lời hợp ý tao, chẳng tinh tế, khô khốc, và chẳng có gì ngoài tiền, nhà trọ, sự nghiệp. Anh ta chỉ có vậy… Phía đầu dây bên kia im lặng, rồi bạn thân tôi thở dài: - Người yêu mày khô khốc, hay mày không đủ tinh tế để nhìn thấy sự lãng mạn đó? Rồi bạn tôi cúp máy, để lại tôi khoảng trống miên man. ___________ Lau nước mắt, tôi trở về với Người Yêu. Trời khuya, anh đã ngủ. Tiếng ngáy khe khẽ vang lên trong căn phòng ấm áp. Trên bàn, anh vẫn để cơm cho tôi. Mùi cá kho hơi khét, nhưng vừa miệng. Canh chua được đậy cẩn thận. Nhà đã được dọn sạch sẽ. Phía trên bàn, anh đặt ít tiền cho tôi, vì biết tôi đang kẹt lương. Bặm môi, tôi nằm xuống giường, ôm anh. Người tỉnh giấc, làu bàu lại về trễ. Tôi nói khẽ: - Hết hôm nay thôi, mai em về sớm. Rồi anh ôm tôi, lại ngáy vào tai. Nắm chặt tay người, tôi chợt nhận ra anh rất lãng mạn. Đó là những cử chỉ ngọt lịm đời thường. Bát cơm. Dọn nhà. Chia sẻ tiền bạc. Chỉ là, tôi trót phải lòng thứ tình yêu phù phiếm, nhanh nổ nhanh tàn rồi anh – sự bình dị nhưng… khó tìm. Với tay lấy điện thoại, tôi xóa mọi thứ của Tình Nhân. Trong vòng tay anh, tự nhiên, tôi thấy khoảnh khắc này thật lãng mạn… Credit Photo by: https://justanothermasterpiece.tumblr.com/ Author: https://www.facebook.com/yangphanauthor/
96 notes · View notes
quatanggomsu · 3 years ago
Text
Người vợ kể phút chồng bị dí súng doạ, sổ đỏ cầm tay bị giật xé nát
Bà Hoá đang đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân viên phòng công chứng thì bất ngờ bị người khác giật lấy rồi xé nát. Chồng bà Hoá cố gắng ngăn cản thì bị người lạ mặt rút súng dí vào ngực.
XEM CLIP:
browser not support iframe.
Liên quan tới sự việc rút súng đe doạ, xé giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) ở Văn phòng công chứng tại thị trấn Nghĩa Đàn (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), chiều 7/3, bà Trần Thị Thanh Hoá (SN 1973, trú tại thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An) đã kể lại toàn bộ sự việc. 
Theo đó, chiều (21/2), khi bà Hoá đang đứng trước văn phòng công chứng thì có 3 - 4 người đến xin xem bìa đỏ để mua lại miếng đất. Bà Hoá không cho xem bìa gốc, chỉ cho xem bản photo. Thế nhưng, những người này đòi xem bằng được tấm bìa gốc.
“Tôi nói nếu, em mua bán thật thì vào văn phòng công chứng. Ngay sau đó, mọi người cùng đi vào văn phòng công chứng để xem bìa đỏ. Khi tôi đưa bìa đỏ cho bà H. làm ở văn phòng công chứng để làm thủ tục chuyển nhượng đất, bất ngờ, một người giật bìa đỏ trên tay bà H. và xét nát”, bà Hoá kể lại.
Tấm bìa đỏ của bà Hoá bị xe nát trong văn phòng công chứng.
Bà Hoá (ảnh trái) và bà Thơm (phải) - người xem bìa đỏ
Người phụ nữ giật bìa đỏ trên tay nhân viên H. ở phòng công chứng là bà Bạch Thị Hưng (SN 1990, quê ở ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ngay sau đó, bà Quế Thị Thơm (SN 1975, trú tại xóm 7A, xã Nghĩa Thuận, TX Thái Hoà) cướp lại trên tay bà Hưng rồi xé nhỏ.
“Bà Thơm dùng 2 tay để xé bìa đỏ. Thấy vậy, chồng tôi (ông Sơn) chạy vào ngăn cản. Ngay lúc đó, một người đàn ông lạ mặt rút súng xoay một vòng, dí vào ngực bên trái chồng tôi. Khi bìa đỏ bị xé xong, người đàn ông này mới thu súng lại”, bà Hoá kể tiếp.
Ông Hồ Văn Nam rút súng uy hiếp người khác ở trong văn phòng công chứng, bảo vệ người xé bìa đỏ
Ngay sau đó, người ở văn phòng công chứng đã mời mọi người ra ngoài. Khi ra ngoài đường, người đàn ông này thêm một lần rút súng ra rồi lên đạn trước mặt nhiều người.
Được biết, người đàn ông cầm súng đe doạ ông Sơn là Hồ Văn Nam, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ và điều tra Nghệ An và Công ty TNHH dịch vụ tư vấn và xử lý nợ Nghệ An, tại thị xã Thái Hoà.
“Khi bìa đỏ bị cướp, tôi đứng dậy để giành lại nhưng không kịp. bà Thơm xé xong thì đi nhanh ra ngoài, tôi cầm lấy tay ngăn không cho đi. Ngay lúc đó, ông Nam lấy súng dí vào ngực bên trái tôi với mục đích để bà Thơm chạy ra ngoài văn phòng công chứng…”, ông Sơn kể lại lúc bị dí súng vào người.
Bên trong văn phòng công chứng ở thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn nơi xảy ra vụ việc
Liên quan trước sự việc này, bà Trần Thị Thanh Hoá đã làm đơn gửi Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An về việc bị người khác cố tình huỷ hoại tài sản và dùng súng uy hiếp đến tính mạng.
Thượng tá Nguyễn Xuân Thái - Trưởng Công an huyện Nghĩa Đàn cho biết, cơ quan CSĐT đang thu thập chứng cứ, điều tra vụ việc theo đơn tố cáo của bà Hoá.
“Bước đầu, cơ quan công an xác định ông Nam sử dụng súng bắn đạn cao su, không phải súng quân dụng. Hành vi xé bìa đỏ cũng đang được làm rõ" , Thượng tá Nguyễn Xuân Thái cho hay.
Nghệ An: Rút súng thị uy, xé bìa đỏ của người bán đất
Sự việc người đàn ông rút súng đe doạ ngay trong văn phòng công chứng tại thị trấn Nghĩa Đàn (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) khiến nhiều người bất bình.
Quốc Huy
Quà tặng gốm sứ là món quà ý nghĩa cho gia đình khi làm quà tặng, với vẻ đẹp sang trọng và nổi tiếng với chất liệu gốm Bát Tràng. Tim hiểu ngay nhé!
0 notes
quantranphotography · 8 months ago
Text
LẦN ĐẦU CHỤP CHIM VỚI olympus EM1 mark 1
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
1999fashion · 4 years ago
Text
khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp
Đào tạo nghề nhiếp ảnh full-time tại Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM
Bạn yêu thích và đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh? Bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Bạn tự hỏi mất bao lâu để hành nghề nhiếp ảnh? Với chúng tôi, Học viện Nhiếp Ảnh 1999fashion.com xin gửi đến bạn một cách đơn giản để học và trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và ít tốn thời gian hơn rất nhiều. 1999fashion.com có hệ thống chương trình đào tạo nghề nhiếp ảnh cho những bạn yêu thích và đam mê môn học này. Tự hào là một Trung tâm có kinh nghiệm về đào tạo nhiếp ảnh trong nhiều năm, đến với chúng tôi, các bạn học viên sẽ được học và đào tạo những kiến thức nhiếp ảnh từ cơ bản cho đến kĩ thuật cao cấp nhất bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vô cùng thân thiện và cởi mở. Các cách chọn cảnh chụp sao cho đẹp, cách lấy ánh sáng hay phối ánh sáng sao cho hợp lý sẽ được truyền tải đầy đủ trong những buổi giảng dạy. Chắc chắn sau một khóa đào tạo như thế, bạn sẽ dần dần từng bước trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đồng thời sự tư duy sáng tạo của bạn cũng sẽ được phát triển.
XEM NGAY LỊCH KHAI GIẢNG TẠI HỌC VIỆN
ĐÀO TẠO NGHỀ NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM
Hiện nay khi ở thị trường Việt Nam, những studio chụp ảnh cưới mọc lên tràn lan, đi đến đâu bạn cũng bắt gặp những “người làm nghề chụp ảnh” nhưng để tạo được một vị trí nhất định, và khẳng định được bản thân trong nghề thì không phải là điều dễ dàng, vì vậy bạn cần có nền tảng vững chắc trong nghệ thuật nhiếp ảnh từ những bước đầu căn bản nhất. Nghề nhiếp ảnh là lĩnh vực nghệ thuật chưa có hệ thống đào tạo ở cấp đại học ở Việt Nam vì thế, với những người đam mê và muốn theo đuổi nhiếp ảnh thực sự không tránh khỏi khó khăn và bỡ ngỡ khi lựa chọn nơi để học và người dạy học.
Những lý do cũng như lợi ích bạn nên học nghề nhiếp ảnh tại Học viện 1999fashion.com Việt Nam
( lý do dưới đây tổng hợp từ các học viên đã từng theo học)
Học viện Nhiếp ảnh 1999fashion.com Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực đào tạo nhiếp ảnh.Tiền thân là một studio hoạt động vững chắc và có uy tín về quay phim, chụp hình.Đội ngũ giảng viên là các nhiếp ảnh gia nổi tiếng, công tác tại các studio và Đại học sân khấu điện ảnh.Phương pháp dạy học bài bản, logic.Là nơi duy nhất có những khóa học giúp nâng cao tay nghề chụp ảnh và xử lý hậu kỳ từ cơ bản đến nâng cao (nhiếp ảnh cơ bản, nhiếp ảnh nâng cao, học nghề nâng cao, photoshop cơ bản, blend màu, wedding design…)Nơi đào tạo ra rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng như hàng trăm các bạn học nhiếp ảnh thỏa mãn đam mêThời gian học linh hoạt, phù hợp với cả sinh viên và những người đang đi làm.Được cấp chứng chỉ tốt nghiệp sau khi hoàn thành khóa học.Kiến thức giảng dạy thực tế và hữu dụng.Luôn có những buổi thực hành ngoài trời giúp học viên nắm chắc nhất kỹ thuật chụp ảnh trên thực tế.Với những học viên học nghề tại 1999fashion.com sẽ được hoàn toàn tham gia tất cả những khóa học do Học viện tổ chức miễn phí.Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, máy ảnh chuyên nghiệp.Được tham gia học hỏi kinh nghiệm cũng như giao lưu với tất cả học viên các khóa của Học viện.
Một số hình ảnh hoạt động của Học viện Nhiếp ảnh 1999fashion.com
  Lớp học tại Học viện 1999fashion.com
Các buổi thực hành dã ngoại của các khóa học
Tumblr media
Những ai nên tham gia khóa học?
– Những người đam mê nhiếp ảnh, muốn nâng cao kỹ thuật trình độ của bản thân.
– Những bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mở studio, ảnh viện cho riêng mình
– Học sinh, sinh viên muốn tạo dựng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.
Chương trình đào tạo:
Thời gian đào tạo dạy nghể với 2 đối tượng học như sau:
Đối tượng 1: Đã có kiến thức cơ bản về sử dụng máy KTS: Thời gian học 2 tháng.Đối tượng 2: Chưa có kiến thức cơ bản về máy chụp KTS, được học mới từ đầu: Thời gian học 3 tháng.
Học viện 1999fashion.com sẽ có bài test cho từng học viên trước khi tham gia khoá học để biết được kiến thức và nhu cầu học nghề của từng học viên, từ đó sẽ xây dựng nội dung đào tạo nghề tốt nhất cho mỗi học viên.
Học viên sẽ được chỉ dẫn căn bản trước khi va chạm thực tế và tích góp kinh nghiệm từ những chuyến đi chụp Album cưới, tiệc cưới và các sô quảng cáo – báo chí – người mẫu, chụp sản phẩm quảng cáo.
Tumblr media
Giảng viên là những nhiếp ảnh gia nổi tiếng, lâu năm trong nghề
Nhiếp ảnh gia: Mạnh Nguyễn là những người sáng lập ra những studio có tiếng 1999fashion.com studio, NAG nổi tiếng Xuân Chính, Lâm Phúc, Đức Chánh….và NAG Trần Nhân Quyền giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh.
Tumblr media
Nội dung đào tạo nghề: – Cách nhận ra ánh sáng, quan sát ánh sáng, control ánh sáng với tấm hắt sáng. – Cách phân biệt máy ảnh, ống kính, cách chọn ống kính phù hợp thể loại ảnh. – Cách cầm máy, giao tiếp với khách hàng hướng dẫn họ tạo dáng chụp ảnh. – Cách cách đo sáng, cách chọn khẩu tốc ISO, kỹ thuật tạo hiệu ứng hình ảnh với khẩu tốc ISO. – Cách phân biệt các loại đèn Flash, các chụp với Flash, cách control ánh sáng với Flash. Các kỹ thuật chụp ảnh với Flash nâng cao (chụp trước tốc và sau tốc) tạo hiệu ứng ảnh. – Cách chụp ảnh với đèn studio, các chuẩn mực trong setup ánh sáng. Các setup ánh sáng tạo hiệu ứng hình ảnh. – Bố cục ảnh căn bản, bố cục ảnh nâng cao, những điều cần tránh trong bố cục ảnh. Những việc nên làm trước khi đi chụp ảnh. – Cách Setup Camera: chọn Picture style (Picture control) phù hợp từng thể loại ảnh. Tinh chỉnh Picture style (Picture control) tạo hiệu ứng ảnh. – Cách tinh chỉnh file Raw, chuyển đổi Raw sang JPG với Adobe Lightroom – Cách tinh chỉnh file Raw, chuyển đổi Raw sang JPG với Camera Raw – Cách tinh chỉnh file Raw Canon, chuyển đổi Raw Canon sang JPG với Digital Photo Profesional (DPP) – Cách tinh chỉnh file Raw Nikon, chuyển đổi Raw Nikon sang JPG với View NX2, Capture NX2.
Nội dung học thực hành chụp hình: Các kỹ thuật chụp ảnh, nhiếp ảnh – Chụp ảnh cưới (Kỹ thuật chụp ảnh cưới) – Chụp ảnh album cưới ( kỹ thuật chụp hình album cưới trong phòng, kỹ thuật chụp ảnh album cưới ngoại cảnh) – Ảnh thời trang (Kỹ thuật chụp ảnh thời trang, Kỹ thuật chụp ảnh người mẫu, Kỹ thuật chụp hình diễn viên) – Chụp ảnh em bé, chụp ảnh gia đình (Kỹ thuật chụp hình em bé-baby) – Chụp ảnh nghệ thuật (Kỹ thuật chụp ảnh nghệ thuật, Kỹ thuật chụp hình chân dung) – Chụp ảnh dịch vụ (Kỹ thuật chụp hình dịch vụ ) – Chụp ảnh đám hỏi (Kỹ thuật chụp ảnh đám hỏi, Kỹ thuật chụp hình đám cưới) – Chụp ảnh tiệc (Kỹ thuật chụp ảnh tiệc, Kỹ thuật chụp hình sinh nhật) – Chụp ảnh sự kiện (Kỹ thuật chụp ảnh sự kiện, chụp hiếu kỷ ) – Chụp sản phẩm ( Kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm ) – Chụp ảnh tạp chí, phóng sự, báo chí (Kỹ thuật chụp hình tạp chí, Kỹ thuật chụp ảnh phóng sự, Kỹ thuật chụp hình báo chí)
Tumblr media Tumblr media
CAM KẾT CỦA HỌC VIỆN KHI ĐÀO TẠO NGHỀ
– Học viện nhiếp ảnh 1999fashion.com cam kết kiến thức và kỹ năng với học viên tham gia khóa học nghề nhận được là hữu ích và đủ để tự làm việc độc lập một cách chuyên nghiệp.
– Được học hỏi kinh nghiệm thực tế khi làm việc cùng các nhiếp ảnh gia tại Học viện nhiếp ảnh 1999fashion.com.
– Học viên được sử dụng những thiết bị hiện đại và thực hành thực tế tại 1999fashion.com studio
– Nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật nhiếp ảnh và cập nhật xu hướng nhiếp ảnh từ Học viện nhiếp ảnh 1999fashion.com.
– Khi học viên đã nắm vững tay nghề có thể tiếp tục phát triển nghề nghiệp tại Studio, trở thành một nhiếp ảnh chuyên nghiệp hoặc học viên có cơ hội được giới thiệu cộng tác làm việc với các đài, tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng để phát triển niềm đam mê như: Tạp chí Truyền hình; Tạp chí Đẹp; Tạp chí 2!Đẹp; HerWorld; Man Magazine…
XEM NGAY LỊCH KHAI GIẢNG TẠI HỌC VIỆN
Liên hệ đăng ký học nhiếp ảnh với chúng tôi để trở thành một nhiếp ảnh gia trong thời gian ngắn nhất!
Liên hệ ngay với 1999fashion.com qua YM, phone hoặc mail cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm.Để thuận tiện hơn cho việc thanh toán và đăng ký lớp học , các bạn có thể chuyển khoản theo số TK :
Tên TK: Nguyễn Hồng Quân | Số TK : 0011004014119 | Ngân hàng: VietcomBank – Chi nhánh Hội sở
Hoặc liên hệ theo địa chỉ sau: Nguồn: khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp
0 notes
quantranphotography · 8 months ago
Text
Làng hoa Sa Đéc trước Tết Gíap Thìn 2024
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
giaitritonghop123 · 4 years ago
Text
Tiền trường
Tumblr media
Hàng chục đôi mắt nhìn tôi như người ngoài hành tinh khi tôi từ chối nộp 100 nghìn đồng phí nhận tin nhắn tại buổi họp phụ huynh năm ngoái.
Vì thế, trong cuộc họp tuần trước cho đứa cháu, vẫn với các phụ huynh đó, tôi không dám phản ứng, im lặng chuẩn bị tiền để nộp, ghi chép lại các khoản về báo với chị tôi. Chị có bốn đứa con đang học phổ thông. Bởi cuộc họp phụ huynh đầu năm dồn vào một, hai ngày nên anh, chị và người nhà phải chia nhau đi họp cho bốn cháu. Tôi đi họp cho cháu thứ ba.
Cháu tôi học tiểu học tại một trường công của thành phố. Cũng như năm ngoái, cô chủ nhiệm giải thích những khoản tiền cần đóng. Các khoản phải thu bắt buộc gồm: bảo hiểm cho học sinh 504 nghìn đồng; đồng phục với hai bộ trên lớp, hai bộ quần áo thể dục, hai bộ quần áo bán trú, tổng cộng 6 bộ quần áo với chi phí 1,2 triệu đồng; tiền sách giáo khoa 325 nghìn đồng; tiền nước uống mỗi tháng 12 nghìn đồng, thu luôn cả năm là 144 nghìn đồng; tiền vệ sinh lớp học 200 nghìn đồng một năm; sách tiếng Anh 80 nghìn đồng. Các khoản phải nộp định kỳ hàng tháng bao gồm tiền ăn và tiền phụ thu chăm sóc các cháu 900 nghìn đồng; phụ phí học buổi chiều 100 nghìn đồng, phụ thu học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài 200 nghìn đồng, tiền điện và tiền photo tài liệu học thu theo tháng. Đó là chưa kể các quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ giúp đỡ bạn nghèo, biển đảo, tiền tin nhắn báo điểm thi là 100 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, cô cũng nêu ra một số hạng mục trong trường xuống cấp, cần sửa chữa ngay, như một số vòi nước vệ sinh hư hỏng, lan can cầu thang bị gãy, một số cửa kính bị bể. Những hạng mục này, nếu muốn sửa chữa, nhà trường phải làm đề xuất gửi cấp trên phê duyệt và phải đợi cấp ngân sách theo thủ tục nên rất mất thời gian. Vì vậy, "trường kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ". Nhìn thanh sắt bị mọt đầu nhọn hoắt ngay cầu thang từ cuối năm ngoái chưa được sửa, các phụ huynh nhắc nhau mỗi người đóng thêm 300 nghìn đồng.
Ban đại diện phụ huynh lớp sau đó giải thích các khoản chi cho năm học trước như: lắp thêm quạt trần trong phòng học, thay thế bóng đèn cũ để các con không bị hại mắt, tổ chức các buổi tiệc trung thu, ngày tết thiếu nhi, liên hoan... Và rồi đề xuất con số thu quỹ cho học kỳ một năm học mới tối thiểu là 800 nghìn đồng một cháu. Tôi cộng lại, tổng cộng các khoản phải chi cho cháu tôi đầu năm học này là hơn 4,8 triệu đồng.
Đây chỉ là một trong các khoản tiền anh chị tôi phải chi vào đầu năm học cho một trong bốn đứa con. Năm ngoái, tôi đã bị "kỳ thị" ra mặt khi từ chối nộp 100 nghìn đồng phí nhận tin nhắn. Bởi thứ nhất đây là khoản tiền không bắt buộc phải đóng mà chị tôi đã rất nặng gánh tiền trường đầu năm. Thứ hai, cháu tôi ghi chép bài rất cẩn thận, trong khi tin nhắn cũng chỉ báo điểm thi học kỳ, điểm tổng kết, nên tôi quyết định tiết kiệm khoản này.
Với bốn đứa nhỏ đang học phổ thông, số tiền phải đóng đầu năm học gấp hơn hai lần tiền lương giáo viên của chị tôi. Mỗi tháng, học phí và các khoản học thêm, ngoại khóa cũng chiếm gần nửa thu nhập của chị. Tôi nhớ lại hình ảnh người đàn ông nắm chặt con rắn đang cắn mình trong tay khi vào viện cấp cứu mà không khỏi nao lòng. Rắn cắn vào đùi, nơi động mạch có thể dẫn nọc độc lên tim rất nhanh, nhưng anh không hề buông tay. Tỉnh dậy sau khi được các bác sĩ cấp cứu, câu đầu tiên anh hỏi: "con rắn đâu?". Theo người nhà, người đàn ông liều bắt con rắn đó là để lấy tiền đóng học phí cho con.
Chưa có thống kê đầy đủ về tổng các khoản chi trong toàn xã hội dành cho giáo dục, nhưng quan sát từ gia đình mình và xã hội, tôi cho rằng tiền trường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi tiêu của số đông hộ gia đình. Với gia đình nghèo, chi cho giáo dục vẫn là gánh nặng nên ở nhiều nơi, vẫn còn không ít cha mẹ ngậm ngùi cho con cái mình nghỉ học.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi phát biểu tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới được tổ chức tại London năm 2019 cho biết, hàng năm ngân sách quốc gia chi cho giáo dục của Việt Nam chiếm 5,8% GDP, nếu tính cả đóng góp của hộ gia đình là 8% GDP. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội - GDP - năm 2019 đạt 261,6 tỷ USD. Nghĩa là, chi cho giáo dục hơn 1,5 tỷ USD.
Các khoản chi cho giáo dục Việt Nam tăng dần đều trong các năm qua so với mức chi tiêu chung của quốc gia, thậm chí cao hơn rất nhiều so với trung bình chung của thế giới hay các nước có nền giáo dục phát triển. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2008, Việt Nam chi cho giáo dục chiếm khoảng 4,9% GDP so với trung bình thế giới là 4,34% GDP. Năm 2016, tỷ trọng này tăng lên 5,65% so với bình quân của thế giới là 4,49%.
Theo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, tổng chi cho công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề của Việt Nam tương đương 24% chi thường xuyên của ngân sách. Cao gấp 2,5 lần chi cho y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, gấp 19 lần khoản đầu tư cho khoa học công nghệ. Tỷ trọng đó cũng cao hơn rất nhiều so với chi cho giáo dục của Mỹ là 15% (2018) và Singapore là 16% (2018)
Các nghiên cứu quốc tế đều chỉ ra rằng chi cho giáo dục ở các quốc gia phát triển có tương quan dương với chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Còn với các con rồng châu Á, đầu tư cho giáo dục chính là bí quyết giúp họ cất cánh, với hàm ý đầu tư tốt cho giáo dục đồng nghĩa với đầu tư cho tương lai thịnh vượng.
Tuy vậy, kết luận này dường như chưa đúng với Việt Nam, bởi kết quả thu được của nền giáo dục Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo bảng xếp hạng Báo cáo tin tức Mỹ với 80 nền giáo dục năm 2019, Việt Nam được xếp hạng 65/80. Báo cáo "Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2018 xếp Việt Nam thứ 68/100 về chất lượng giáo dục toán và khoa học, 63/100 về tư duy phản biện trong dạy học và đứng thứ 75/100 về chất lượng đào tạo đại học. Các con số đều dưới mức trung bình. Trong khu vực, chất lượng giáo dục của chúng ta bị xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore mặc dù chúng ta đang chi nhiều hơn họ.
Các khoản thu vô lý hoặc chưa thuyết phục cha mẹ học sinh vẫn diễn ra ở các trường học, các cấp, ở cả trường công và trường tư trên cả nước. Giáo dục, xét cho cùng, là một mặt hàng thiết yếu và phổ biến, bắt buộc mọi gia đình phải chi tiêu. Nhà nước cũng đã đầu tư không nhỏ từ ngân sách với kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục. Các tỉnh, thành cũng có quy chế với các khoản thu của trường học, vậy mà nhiều năm qua, "cái giá" của mặt hàng này vẫn bị nổi trôi. Chúng ta lo kiểm soát sát sao giá mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước, nhưng dường như không đủ sát sao với tiền trường.
Cha mẹ chúng ta đều mong ước con mình được "hay chữ" nên bao giờ cũng "yêu thầy". Ta rất sẵn lòng chia sẻ khó khăn, đóng góp nếu thấy hợp lý. Các phụ huynh sẽ rất mau quên khoản 100 nghìn tiền tin nhắn cho con, nhưng băn khoăn về niềm tin với hệ thống dạy và học thì còn đó.
Vũ Ngọc Bảo
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/305dEYt via IFTTT
0 notes
tindoisongca2331988 · 4 years ago
Link
Photos from Việc tử tế's post ❤ĐỘI QUÂN TRỌC ĐẦU TRÊN NHỮNG CHUYẾN XE COVID-19 ❤️ Chuyến vận chuyển bệnh nhân ám ảnh nhất của y sĩ Huỳnh Đức Thành kết thúc với việc anh ngã gục trước sân trạm, toàn thân co giật, sùi bọt mép vì sốc nhiệt. Đồng nghiệp phải kéo anh ra khỏi lớp đồ bảo hộ, dốc ngược chai nước để “tắm” cho anh từ đầu xuống chân. “Hôm đó chuyển 4 ca dương tính phải thở máy từ Bệnh viện Đà Nẵng về Bệnh viện Hòa Vang. Chúng tôi mặc đồ bảo hộ quá bí mà không ai dám kéo khẩu trang ra để thở", anh Thành nhớ lại. 9 kíp trực của Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng bị số ca bệnh áp đảo trong những ngày đầu bùng dịch. Cả thành phố lúng túng vì ca nhiễm xuất hiện khắp nơi. Mỗi ca F0 lại kèm theo hàng chục F1. 90 người của trung tâm cấp cứu phải rút bớt thời gian nghỉ ngơi, nâng số kíp trực trong một khung giờ từ 9 lên 21 kíp. Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng là đơn vị duy nhất vận chuyển bệnh nhân dương tính Covid-19. Nếu gọi các y bác sĩ điều trị là tuyến đầu thì chúng tôi là tuyến lửa”, bác sĩ Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ. Một nhân viên 115 thường xuất hiện như những “phi hành gia”. Tất cả phải náu mình trong những bộ quần áo bảo hộ nóng nực và ngột ngạt. Thứ trang phục bào mòn thể lực ấy đã khiến nhiều người đổ gục khi đang làm việc. Chỉ đến khi họ xong nhiệm vụ, trút bỏ lớp bảo hộ thì mới lộ rõ những mái đầu cạo trọc và đôi bàn tay nhăn nheo vì đeo găng cao su quá lâu. Khi dịch bùng phát ở Đà Nẵng, gần 20 nhân viên nam của trung tâm 115 Đà Nẵng lần lượt dùng tông đơ húi trọc để đỡ vướng víu mỗi khi mặc đồ bảo hộ. Ban đầu họ chỉ định cắt ngắn còn 3 phân cho gọn gàng, nhưng những đôi tay chưa bao giờ dùng tông đơ tạo ra quá nhiều vết lẹm đến sát chân tóc. “Thôi ủi trọc luôn cho nhanh”, y sĩ Nguyễn Văn Trung kể. Với các nhân viên cấp cứu 115, mỗi lần vận chuyển bệnh nhân dương tính là thêm 1 lần biến mình thành F1. Không ai muốn tiếp xúc gần, nhưng đó là rủi ro công việc mà họ buộc phải đối mặt. Tiếp xúc gần cũng có nhiều mức độ. Nhẹ nhất là khi bệnh nhân khỏe mạnh và tỉnh táo, toàn bộ kíp xe gồm 1 tài xế và 1 y sĩ sẽ ngồi ở ghế trước, để bệnh nhân ngồi khoang sau. Mức độ cao hơn là khi bệnh nhân bị suy hô hấp nhẹ, một y sĩ sẽ phải ngồi cùng người bệnh để theo dõi sức khỏe. Nguy hiểm nhất là khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, y sĩ phải trực tiếp chạm vào cơ thể người bệnh để đặt nội khí quản, đồng thời mắt luôn theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, huyết áp… Sáng 10/8, các nhân viên trạm 115 Hải Châu nhận được kết quả âm tính lần 2 với SARS-CoV-2. Nhiều người háo hức vì được cho về thăm con cái sau nửa tháng vắng nhà. Nhưng đến chiều, họ nhận tin bác sĩ Đ. tại Bệnh viện Đà Nẵng - người thường xuyên đi cùng kíp xe 115 trên những chuyến vận chuyển bệnh nhân nặng - mắc Covid-19. "Anh ấy luôn động viên tôi không việc gì phải sợ. Tuổi trẻ sợ cái gì? Xông pha đi", y sĩ Trung nhớ lại những lần ngồi chung xe với người đồng nghiệp. Người đàn ông đó lúc nào cũng năng nổ và coi Covid-19 như kẻ thù không đội trời chung. Sáng 10/8, kíp xe 115 đến Bệnh viện Đà Nẵng đón bác sĩ Đ. đi điều trị. Anh bước vào khoang xe và thốt một câu “Nhục quá!”. Cả kíp xe bật cười. Anh cũng cười. Nụ cười tiếc nuối của một người lính vừa bị loại khỏi vòng chiến đấu. doi quan cap cuu 115 Da Nang anh 4 Giai đoạn cuối tháng 7, TP Đà Nẵng có những ngày ghi nhận hàng chục ca lây nhiễm trong cộng đồng. Khi thành phố đã bố trí được 2 bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, các kíp xe lại được “tổng động viên” cho nhiệm vụ chuyển bệnh nhân từ các “ổ dịch” sang bệnh viện dã chiến. Nhiều ngày sau, các ca nhiễm trong khu dân cư ít dần. Kíp xe 115 đảm nhận thêm 2 nhiệm vụ: Chở các bệnh nhân âm tính về đoàn tụ với gia đình và đưa ca tử vong đi hỏa thiêu. Ngoài những chuyến xe suôn sẻ, các y sĩ đôi lúc cũng phải gượng cười vì tình huống ức chế chỉ trong nghề mới hiểu. Có hôm, anh Thành và một người bạn bị khua dậy giữa đêm vì ca cấp cứu cách trạm 10 km. Cả 2 rời khỏi giường, khẩn trương mặc quần áo bảo hộ và lao ra xe. Khi xe chuẩn bị lăn bánh, gia đình bệnh nhân gọi lại bảo không cần cấp cứu nữa. “Họ báo lại cho mình là còn hạnh phúc. Có người không cần cấp cứu nữa nhưng cũng im ỉm, để xe cứu thương đến nơi rồi chạy vòng vòng, gọi hoài không ai nghe máy”, anh Thành cười tếu. Giữa những ngày lo âu và kiệt sức, những nhân viên cấp cứu 115 đón tin vui khi 4 bệnh nhân đầu tiên sẽ được xuất viện vì đã âm tính 4 lần với Covid-19. Họ đã cười rất nhiều trên chuyến xe chở bệnh nhân khỏi bệnh về với gia đình. Chứng kiến những cái ôm đoàn tụ với người thân, cái vẫy tay tạm biệt và nụ cười hạnh phúc của người trở về, các nhân viên y tế như được tiếp thêm niềm hy vọng vào một ngày dịch bệnh bị đẩy lui. Nguồn: zingnews.vn #viectute #psc #vtvdigital #covid19 #tintuc #news
Tumblr media
0 notes
quantranphotography · 9 months ago
Text
Cảng các Lộc An, một nơi gần thành phố nhưng vẫn giữ nét mộc mạc của làng chài ven biển Hồ Tràm.
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
hoanvu-2016-us · 5 years ago
Text
Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975
(bởi adminTD, 29/04/2020)
Nguyễn Quang Duy, 29-4-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/04/29/sai-gon-nhung-ngay-cuoi-thang-4-nam-1975/)
Sau trận Phước Long ngày 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.
Ngày 10/3/1975, thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ sau hai ngày chống cự, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản.
Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị. Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.
Bao vây Sài Gòn
Quân Bắc Việt bị cầm chân tại Xuân Lộc hơn 10 ngày nên tẽ sang các ngã khác, tiến về Sài Gòn.
Tối 21/4, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình tuyên bố từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Phía cộng sản tuyên bố chỉ nói chuyện với đại tướng Dương Văn Minh, phía miền Nam chấp nhận, tổng thống Trần Văn Hương thu xếp từ chức.
Ngày 14/4/1975, miền Bắc ra chỉ thị mọi cánh quân phải tập trung quanh Sài Gòn vào ngày 26/04, khởi sự tấn công ngày 28/4/1975. Cũng đúng ngày, đó đại tướng Dương văn Minh tuyên bố nhậm chức tổng thống.
Sáng 29/4/1975, đại tướng Dương văn Minh gởi Tối hậu thư buộc người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Người Mỹ di tản
Ngay từ đầu tháng 4/1975, những công dân Mỹ, những người lập gia đình với Mỹ, những người làm việc cho Mỹ và thân nhân được đưa vào Tân Sơn Nhất để rời khỏi Việt Nam.
Ngày 23/4, phát biểu tại đại học Tulane, tiểu bang Louisiana, tổng thống Gerald Ford cho biết, Bắc Việt sẽ chiến thắng và chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
Ngày 25/4, dân biểu đảng Cộng hòa tiểu bang Michigan, ông William Broomfield cho biết, phía Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận ngầm, Bắc Việt sẽ không tấn công Sài Gòn trước ngày thứ hai 28/4/1975 để Mỹ có đủ thời gian di tản khỏi Việt Nam. Ngoại trưởng Kissinger phủ nhận nguồn tin.
Khoảng 6 giờ chiều ngày 28/04/1975, Bắc Việt sử dụng 5 phi cơ A37 từ phi trường Phan Rang, tấn công Tân Sơn Nhất và đêm hôm đó pháo binh cộng sản từ Cát Lái đã pháo kích vào phi trường.
Đặc công cộng sản cũng đã vào sát phi trường nên các phi cơ chở người di tản không thể cất cánh.
Hoa Kỳ cấp tốc mở chiến dịch di tản bằng trực thăng tại hai địa điểm chính là trụ sở cơ quan DAO (Defense attache office) bên trong phi trường Tân Sơn Nhất và trên nóc tòa đại sứ Mỹ.
Đến 7 giờ 30 tối 29/4/1975, Mỹ đã di tản tất cả nhân viên DAO, mang theo những tài liệu quan trọng, rồi đặt mìn giật sập trụ sở DAO, phá hủy máy móc và hồ sơ còn sót còn lại.
Đêm hôm đó, phi trường Tân Sơn Nhất bị cộng sản liên tục pháo kích, nhiều người di tản kẹt trong phi trường, bị chết hay bị thương, phi trường phải ngừng hoạt động.
Nguyên đêm 29/4/1975, các trực thăng Mỹ di tản liên tục bay qua các vùng cộng sản đóng quân nhưng không hề bị tấn công.
Khoảng 3 giờ 30 sáng 30/4/1975, đại sứ Mỹ Graham Martin lên trực thăng ra đi. Đến 8 giờ 30 sáng, cuộc di tản chấm dứt với chừng 5.500 người được Mỹ đưa đi.
Vẫn còn 70 công dân Mỹ không được di tản, 2 xác thủy quân lục chiến còn quàn tại nhà xác bệnh viện Chúa cứu thế, nhiều nhân viên Việt làm cho tòa đại sứ và hầu hết những người có tên trong danh sách 140 ngàn người được bộ ngoại giao Mỹ cho di tản đều bị kẹt lại ở Việt Nam.
Phi vụ cuối cùng…
Theo nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, vào sáng 29/4/1975, từ Tân Sơn Nhất trung úy phi công Trang Văn Thành lái chiếc C119 Hỏa long, đơn độc bay lên trời.
Từ trên cao, anh thấy rõ những vị trí của pháo binh cộng sản, anh nghiêng cánh, chúc mũi chiếc Hỏa long trút xuống tràng đạn 7,62 ly, và tất cả hỏa lực cơ hữu của hai khẩu đại bác 20 ly gắn dưới cánh phi cơ, phòng không cộng sản phản pháo, nhưng phi cơ thoát được lưới đạn.
Phi công Thành quay trở lại phi trường, nạp đạn vào phi cơ, tiếp tục bay thẳng đến phía pháo binh cộng sản nhả đạn, máy bay trúng đạn phòng không, ngang cánh trái, ngay bình xăng, sát cạnh ghế ngồi.
Anh Thành giật mạnh chốt thoát hiểm để bung thân thoát ra, nhưng chốt kẹt cứng, anh dùng tay đẩy cửa buồng lái phóng mình ra, chiếc dù bung mạnh, vướng vào khung cửa phi cơ.
Phi Công Trang Văn Thành bị giữ chặt bởi chiếc dù và khung cửa, chiếc C119 Hỏa long chìm trong lửa, anh gục chết giữa không gian, trên quê hương, hoàn tất phi vụ cuối cùng.
Giờ Sài Gòn, giờ Hà Nội…
Ngày 30/4/1975, miền Bắc và miền Nam có 2 cách tính giờ khác nhau, giờ Sài Gòn đi trước giờ Hà Nội 1 tiếng đồng hồ.
Đọc các bài viết về ngày 30/4/1975 có người dùng giờ Sài Gòn có người dùng giờ Hà Nội, có bài viết chỗ dùng giờ Hà Nội chỗ dùng giờ Sài Gòn, bài này tôi cố gắng chuyển sang giờ Sài Gòn cho bạn đọc dễ theo dõi.
Hai chiếc xe tăng…
Khoảng 9 giờ 30 sáng 30/4/1975, quân Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, binh sỹ miền Nam kháng cự dữ dội, có ít nhất 4 xe tăng và hàng trăm bộ đội chết trong trận này.
Khoảng 10 giờ 30 sáng, đài phát thanh liên tục phát lời đại tướng Dương Văn Minh, kêu gọi binh sỹ ngừng bắn, sửa soạn bàn giao cho phía bên kia.
Cầu Sài Gòn là mũi tiến chính của quân Bắc Việt, trước hỏa lực quá hùng hậu của đối phương, súng hết đạn binh sỹ miền Nam rút dần.
Ba xe tăng Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, tìm đường đến dinh Độc lập, một chiếc bị bắn cháy ở cầu Thị Nghè, hai chiếc còn lại chạy lạc đường, phải nhờ người hướng dẫn.
Chừng 11 giờ 45’, chiếc xe tăng mang số 843 chạy tới dinh Độc lập húc vào cổng phụ, bị đứt bánh xích nên kẹt không vào được.
Chiếc tăng số 390 đến sau ít phút, húc đổ cổng chính chạy vào trước tiên, nhưng vì là T59 sản xuất tại Trung quốc, nên trong một thời gian dài phải nhường công chạy vào dinh trước cho chiếc T54 mang số 843 sản xuất tại Liên Xô.
Tumblr media
Sân dinh Độc lập ngày 30/4/1975 (Photo Courtesy)
 Chuyện hai lá cờ…
Lá cờ xanh đỏ sao vàng của mặt trận giải phóng miền Nam đầu tiên được cắm trên nóc dinh Độc lập là lá cờ treo trước mũi xe tăng mang số 843 do trung úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận lấy xuống và mang lên nóc dinh treo.
Số phận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa một thời gian dài được Hà Nội đưa tin là từ nóc dinh được ném xuống đất, sau này mới biết được trung úy Bùi Quang Thận cẩn thận giữ riêng làm kỷ niệm.
Trong bộ phim tài liệu về ngày 30/4/1975, đóng vào đầu tháng 5/1975, ông Bùi Quang Thận mang một lá cờ xanh đỏ sao vàng rất to, không phải là lá cờ cắm trên chiếc xe tăng mang số 843.
Số phận lá cờ xanh đỏ sao vàng được ông Thận đầu tiên cắm trên nóc dinh Độc lập không rõ ra sao, vì nó vừa cũ vừa nhỏ nên ngay trưa hôm đó được thay thế bằng một lá cờ mới và lớn hơn.
Ai bắt đầu hàng…
Nhà báo Bùi Tín dựa theo các bài ông viết đăng trên báo Quân đội nhân dân vào đầu tháng 5/1975, tự nhận ông là sỹ quan cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng dinh Độc lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh.
Theo phóng viên người Đức Von Boric Gallasch (lấy bút hiệu Tiziano Terzani), tờ Der Spiegel, thì đại úy Phạm Xuân Thệ là người đã theo hai chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc lập, bắt đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.
Còn trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, đến sau nhưng chính là người soạn Tuyên bố đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh và ông Tùng đọc Tuyên bố chấp thuận đầu hàng.
Xém đụng trận ngay trước dinh
Phóng viên Boric Gallasch chứng kiến một số binh sỹ miền Nam rời khỏi dinh Độc lập, có thể ông không biết các binh sỹ này do 1 thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lôi hổ phụ trách phòng thủ sân bay Tân Sơn Nhất đến dinh để hỏi rõ về lời kêu gọi ngừng bắn và bàn giao của đại tướng Dương văn Minh.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cho biết, cánh quân này không chấp nhận đầu hàng, họ chỉ rời đi ít phút trước khi hai xe tăng 843 và 390 ủi sập cổng dinh Độc lập.
Tại Tân Sơn Nhất cánh quân này vừa bắn cháy 3 xe tăng Bắc Việt, nếu hai xe tăng 843 và 390 biết đường chạy thẳng đến dinh đã đụng độ với cánh quân nói trên và lịch sử có thể đã khác đi.
Ở một số địa điểm như Tân Sơn Nhất, trại Hoàng Hoa Thám, bộ tổng tham mưu… một số binh sỹ miền Nam vẫn kháng cự cho đến khi đại tướng Dương văn Minh đọc Tuyên bố đầu hàng.
Còn ở các nơi khác vì lực lượng cộng sản quá hùng hậu, binh lính miền Nam rút về phía trung tâm Sài Gòn, đến khi nghe tướng Minh kêu gọi ngừng bắn thì tự động buông súng tan hàng hay buông súng khi thấy sự xuất hiện của quân miền Bắc.
Không máy ghi âm…
Phóng viên Boric Gallasch cho biết, đại tướng Dương Văn Minh định thu băng lời Tuyên bố đầu hàng nhưng vì không tìm thấy chiếc máy ghi âm nên mới phải sang đài phát thanh. Ông Terzani (tức Gallasch) viết: “Nhân viên (dinh Độc lập) bỏ trốn mang đi tất cả những gì họ có thể cuỗm”.
Sang đài phát thanh cũng không tìm thấy máy ghi âm nào, ông viết: “Toà nhà cũng vừa trải qua những trận hôi của”, nên cuối cùng phải dùng chiếc máy ghi âm nhỏ của ông để thu lời Tuyên bố đầu hàng.
Nhận xét của ông Boric Gallasch thiếu công bình cho những người miền Nam, vì đa số các nhân viên dinh Độc lập hay đài phát thanh khi ấy đều muốn bỏ của mà họ gầy dựng bao năm để chạy thoát cộng sản.
Những chiếc máy ghi âm vừa gọn, vừa nhỏ, vừa lạ, vừa quý, là kỷ niệm tiếp thu Sài Gòn, người bộ đội có thể mang về miền Bắc khoe với gia đình.
Xin đừng nghĩ xấu cho họ, đó là việc làm bình thường của những người chiến thắng cần có chút gì làm kỷ niệm, nhờ thế trung úy Bùi Quang Thận mới giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ trong suốt 20 năm. 
Đạn lạc…
Xe tăng, xe thiết giáp, quân xa chở lính miền Bắc đổ về dinh Độc lập mỗi lúc một đông, những tràng súng chỉ thiên mừng chiến thắng nổ vang trời, khói súng mịt mù.
Người lính Bắc Việt thuộc tiểu đoàn 7 bộ binh tên Tô Văn Thành đang ngồi trên thành xe tăng bị trúng đạn rớt xuống đường, chết ngay trước dinh Độc lập.
Báo chí đưa tin ông Thành bị biệt kích dù 81 từ phía trụ sở bộ ngoại giao bắn chết, nhưng đạn lạc thì đúng là nguyên nhân dẫn đến cái chết, kết thúc trận chiến kéo dài trên 20 năm.
Vị quốc vong thân…
Nhắc đến 30/4/1975, không nhắc đến 5 vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú và Lê Nguyên Vỹ, và hàng ngàn binh sỹ Việt Nam Cộng hoà tuẫn tiết quả là điều thiếu sót.
Tại thành phố Melbourne, nơi gia đình tôi đang sống, những anh hùng vị quốc vong thân được thờ trong đền thờ Quốc tổ và có tượng đài để ghi nhận ân đức những người đã chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do trong hơn 20 năm.
Đoàn quân cuối cùng…
Nhà tôi ở Bàn Cờ chỉ cách dinh Độc lập chừng 4 cây số. Khoảng 12 giờ trưa những tiếng súng mừng chiến thắng làm mọi người tưởng lầm là cộng sản đang đánh chiếm dinh.
Đến 1 giờ trưa, đại tướng Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, bà con lối xóm đều vui vì chiến tranh chấm dứt, nhưng lại lo âu khi nghĩ đến tương lai.
Ông Dương Văn Minh và nội các của ông tại dinh Độc lập ngày 30/4/1975 (Photo Courtesy)
 Chừng 1 giờ 30, chính mắt tôi chứng kiến một đội lính Việt Nam Cộng hòa, khoảng 20 người, đủ mọi binh chủng, đi đầu là một sỹ quan dù rất trẻ, mang súng lục. Những người đi sau, súng ống đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề, tiếp tục bảo vệ người dân khu phố. Chính nhờ họ, Sài Gòn mới được chuyển giao một cách bình yên cho quân đội Bắc Việt.
Những người lính Cộng hòa chỉ tan hàng khi thấy bóng dáng của bộ đội cộng sản.
Những người cộng sản đầu tiên…
Chừng 2 giờ trưa, tôi đi bộ ra đường Phan Đình Phùng, súng ống và quần áo quân nhân rải rác hai bên đường, dân chúng đã bắt đầu đổ ra đường, vẫn chưa thấy bóng dáng của những người cộng sản vào tiếp thu khu vực.
Tôi chuyển sang đường Hồng Thập Tự, hướng về dinh Độc lập, đã thấy một số bộ đội cộng sản trên những xe Jeep với lá cờ xanh đỏ sao vàng.
Một số biệt thự chủ nhân đã di tản, bị hôi của, bộ đội bắn chỉ thiên giải tán, nhưng không dám đến gần đám đông để tịch thu đồ vật.
Tôi đến dinh Độc lập sau 3 giờ chiều. Bộ đội miền Bắc đã đóng quân trong và ngoài dinh, dân Sài Gòn đến xem bộ đội miền Bắc khá đông.
Những bộ đội đội nón cối và mang dép râu, những thứ mà tôi chưa hề gặp, họ đều rất trẻ, vui vẻ trả lời những câu hỏi với cùng một giọng điệu, cùng một bài bản được học tập trước ngày tiếp thu Sài Gòn.
Tôi đi thẳng ra chợ Sài Gòn, chứng kiến cảnh sinh hoạt bắt đầu trở lại, quanh dinh Độc lập và chợ Sài Gòn đã bắt đầu có những trao đổi bằng tiền Hồ Chí Minh, Sài Gòn là vậy, vừa thoát chết là có người nghĩ ngay đến bán buôn.
Tôi nghe những tiếng nổ lớn, như đạn súng cối, từ phía dinh Độc lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại. Sau này mới biết là hai cánh quân cộng sản không biết vì lý do gì bắn lẫn nhau.
Tôi vội quay về nhà. Trên đường về, tôi chứng kiến những xe tăng và quân xa bộ đội, có thể đang trên đường chuyển quân về miền Tây.
Ngay cuối đường Hồng Thập Tự, gần ngã sáu Cộng Hòa, một chiếc xe tăng bị bắn cháy, tôi không nhớ xe tăng phía bên nào.
Tối xem truyền hình, người xướng ngôn viên nói tiếng Nam, khuôn mặt đằng đằng sát khí, hùng hổ đưa tin về chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
Ngày hôm sau, xướng ngôn viên khác xuất hiện trên truyền hình với khuôn mặt và giọng nói ít cộng sản hơn, nhưng tin tức thì cũng vẫn một giọng tuyên truyền, khác hẳn với tin tức thời Việt Nam Cộng hòa.
45 năm nhìn lại…
Chỉ sau 2 ngày Sài Gòn thất thủ, chỉ sau 2 tháng miền Bắc tiếp thu miền Nam, Việt Nam bước sang một trang sử mới.
Cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”, một xã hội chưa ai hình dung được hình dáng của nó, không tiến được thì lùi, cộng sản đã lùi về cách quản lý kinh tế thời Việt Nam Cộng hòa.
Giá trị vật chất có thể phục hồi, nhưng giá trị tinh thần như niềm tin, giáo dục, văn hóa, thể chế, tự do, dân chủ và nhân quyền của người miền Nam đã mất, khó có thể phục hồi.
Ngày 30/4/1975, đại úy Phạm Xuân Thệ tay lăm le khẩu súng lục, cùng trung tá Bùi Văn Tùng, không nói chuyện bàn giao với Ngụy quyền, bắt đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.
Người cộng sản ngày nay phải công nhận thế chính danh của Việt Nam Cộng hòa, nhưng vì từ chối bàn giao nên mất đi sự nối tiếp, sự thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông trên công pháp quốc tế.
Ngày 30/4/1975, quả là ngày đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.
0 notes
tapchidangnho · 5 years ago
Text
Những hình ảnh về thuở sơ khai của Dinh Độc Lập
Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng mang một tên gọi khác với một diện mạo khác hoàn toàn so với ngày nay.
Tumblr media
Đây là một trong những bức ảnh xưa nhất của Dinh Độc Lập, chụp năm 1875. Công trình này được hoàn thành năm 1871, ban đầu mang tên là Dinh Norodom (tên Quốc vương của Campuchia), được dùng làm nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Photo by Emile Gsell
Tumblr media
Dinh Norodom trên một tấm bưu thiếp thời xưa. Đây là một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, mang phong cách kiến trúc thuộc địa, nằm trong một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Một bức ảnh chụp toàn cảnh Dinh Norodom từ máy bay. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Dinh Norodom trong tấm bưu thiếp in năm 1914. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Khu vực cổng dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Phòng tiếp tân của Dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Lầu bát giác trong vườn Dinh Norodom, thập niên 1920. Công trình này ngày nay vẫn còn. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Toàn quyền Alexandre Varenne chụp ảnh lưu niệm cùng các quan chức tại Dinh Norodom ngày 18/11/1925. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Tượng đài Gambetta nằm ở ngã tư Norodom – Pellerin (nay là ngã tư Lê Duẩn – Pasteur), phía trước Dinh Norodom. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Dinh Norodom năm 1950. Ảnh: Life.
Tumblr media
Từ năm 1955, Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Trong ảnh là Dinh Độc Lập trên một bưu thiếp in sau năm 1955. Ảnh tư liệu.
Tumblr media
Ngày 26/2/1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã nổi loạn, lái hai máy bay AD-6 ném bom vào Dinh Độc Lập, làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Ảnh: Douglas Pike.
Tumblr media
Bà Trần Lệ Xuân đứng cạnh đống đổ nát của Dinh Độc Lập sau vụ ném bom. Do không thể khôi phục công trình, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ảnh: Life.
Tumblr media
Dinh Độc Lập mới khi sắp được xây dựng hoàn thành, năm 1966. Công trình này sau đó đã trở thành một biểu tượng lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, tên gọi chính thức của Dinh là Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Rayr8 https://dangnho.com/doi-song/xua/nhung-hinh-anh-ve-thuo-so-khai-cua-dinh-doc-lap.html
0 notes
shbdanangfc-blog · 5 years ago
Photo
Tumblr media
TP ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC GIẢI U21 QUỐC TẾ BTN 2019 Từ 30/10 - 5/11 trên SVĐ Hòa Xuân, TP Đà Nẵng sẽ diễn ra giải U21 quốc tế BTN 2019 với sự tham dự của 04 đội bóng: • FK Sarajevo (Bosnia& Herzegovina) • Sinh viên Nhật Bản • Đại học Hanyang (Hàn Quốc) • Tuyển chọn BTN Việt Nam Đội U21 tuyển chọn BTN Việt Nam sẽ do HLV Dương Hồng Sơn dẫn dắt. HLV Hoàng Văn Phúc làm Trưởng đoàn. Danh sách 24 cầu thủ có sự góp mặt của 10 cái tên đến từ nhà vô địch Hà Nội, 7 của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 4 của Đồng Tháp, 2 của Viettel và 1 của Phố Hiến (Phố Hiến xin giữ quân để đá Play-off V.League vào 29/10). Các trận đấu sẽ được mở cửa miễn phí! #VNF / Photo: Minh Trần https://www.instagram.com/p/B36ETgCFkbR/?igshid=14e2y5c5wu3bl
0 notes
vietnamesebeauty · 5 years ago
Photo
Tumblr media
Vẻ đẹp quyến rũ của ‘nàng thơ áo dài’ Nguyễn Tố Anh ở tuổi 20 khiến dân mạng phải thốt lên rằng: ‘Nhan sắc này đi thi Hoa hậu, quán quân là cái chắc!’ -
‘Nàng thơ áo dài’ Nguyễn Tố Anh ngày càng sở hữu vẻ đẹp sắc sảo, duyên dáng ở tuổi 20. Dường như cuộc sống ở trời Tây đã khiến nhan sắc cô nàng thêm phần rực rỡ.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ hình ảnh một nữ sinh Hải Phòng xinh đẹp trong tà áo dài trắng từng “gây bão” mạng xã hội vào hồi năm 2017. Với gương mặt xinh đẹp và nụ cười “tỏa nắng”, Tố Anh đã “đốn tim” của rất nhiều cư dân mạng ngày đó.
Tumblr media
Vẻ đẹp của ‘nàng thơ áo dài’ Nguyễn Tố Anh
Nguyễn Tố Anh sinh năm 1999, cô nàng là cựu học sinh trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng. Sau khi hoàn thành xong chương trình trung học phổ thông, “nàng thơ áo dài” theo học tại trường Vatel Bordeaux (Pháp), sau đó cô chuyển qua Mỹ học tiếp ngành Quản trị kinh doanh và Quản trị du lịch khách sạn tại đại học Alliant International.
Tumblr media Tumblr media
Vẻ đẹp mong manh như nàng thơ của Tố Anh ở tuổi 17
Sau 2 năm du học, dường như sự trưởng thành cùng những trải nghiệm ở trời Tây đã khiến phong cách và vẻ đẹp của Nguyễn Tố Anh thêm phần mặn mà, sắc sảo và quyến rũ hơn.
Tumblr media Tumblr media
Tố Anh đổi sang phong cách sang trọng với nét sắc sảo ở tuổi 20
Dù đi du học nhưng Tố Anh vẫn bén duyên với lĩnh vực nghệ thuật. Cô làm người mẫu trình diễn và chụp photo book cho một số nhà thiết kế chuyên về áo cưới tại Mỹ.
Tumblr media
Mới đây, cô vừa tham gia trình diễn trong bộ sưu tập áo cưới Wedding Party Expo and Bridal Fashion Show tại Mỹ
Tumblr media
Tố Anh (giữa) luôn được ưu ái trong các khuôn hình khi đứng với bạn diễn.
Mặc dù 9X không chia sẻ quá nhiều về cuộc sống riêng tư nhưng cô nàng vẫn sở hữu hơn 24.000 lượt theo dõi trên Instagram. Mỗi bức ảnh mà Tố Anh đăng tải vẫn luôn nhận về hàng nghìn lượt thích và hàng trăm lượt bình luận của cư dân mạng. Mọi người vẫn luôn ưu ái dành những lời khen “có cánh” cho cô nàng như: “Cô gái của mình lớn thật rồi, nhìn quyến rũ quá”, “Càng lớn càng xinh ra thế”, “Nhan sắc này đi thi Hoa hậu, quán quân là cái chắc”,…
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Hiện tại, Tố Anh không tham gia bất kì cuộc thi nhan sắc nào, cô chỉ nhận làm mẫu ảnh và tham gia vài sự kiện trình diễn thời trang nhỏ ở Mỹ như một sở thích ngoài giờ lên lớp.
Dung Nguyễn
Theo saostar.vn
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vẻ đẹp quyến rũ của 'nàng thơ áo dài' Nguyễn Tố Anh ở tuổi 20 khiến dân mạng phải thốt lên rằng: 'Nhan sắc này đi thi Hoa hậu, quán quân là cái chắc!'
0 notes
vieclam365vn · 5 years ago
Text
Căn cước là gì? Những thông tin mới nhất về thẻ căn cước 2019
Tumblr media
1. Căn cước là gì? Thẻ căn cước là: là một loại hình thức văn bản mới thay thế cho thẻ chứng minh thư nhân dân và bắt đầu được cấp phát cũng như có hiệu lực từ ngày 04/01/2016. Đây là một loại văn bản, thẻ bao gồm được đầy đủ những thông tin cơ bản chính xác tuyệt đối về đặc điểm nhận dạng cũng như lý lịch của công dân được cấp. Dựa theo luật hiện hành thì những công dân từ 14 tuổi trở lên đều đã có đủ tư cách để được cấp phép thẻ căn cước. Chức năng như một trong những giấy tờ tùy thân của một công dân Việt Nam. Chiếc thẻ này được dựa vào những quy định hiện hành của Nhà nước và ta có thể thấy rằng thẻ căn cước này được coi giống như một loại thẻ một văn bản để giúp nhận dạng cá nhân, để dễ dàng phân biệt được các công dân với nhau. Và thẻ căn cước trong Anh ngữ được viết là “Identity Card” và nhiều người viết tắt là ID. 2. Những nội dung cần biết về căn cước là gì? 2.1. Thông tin ghi trên căn cước là gì? Nếu chỉ đọc về định nghĩa thì các bạn cũng khó hình dung được hết những thông tin chính xác được ghi trên thẻ căn cước là gì nên chúng tôi sẽ mô tả chi tiết hơn về cả mặt trước và mặt sau của thẻ để các bạn dễ dàng hinh dung hơn. - Mặt trước (mọi thông tin đều được ghi bằng tiếng Việt): • Ảnh đại diện nhìn rõ gương mặt, không lem, không mờ • Mã số thẻ - số định danh • Họ tên khớp với giấy khai sinh của người được cấp thẻ • Ngày tháng năm sinh khớp với giấy khai sinh của người được cấp thẻ • Giới tính người được cấp thẻ • Quốc tịch người được cấp thẻ • Quê quán và nơi đăng ký thường trú • Ngày, tháng, năm hết hiệu lực của thẻ - Mặt sau: • Thông tin lưu trữ được mã hóa • Hai dấu vân tay cùng với đặc điểm nhận diện của người được cấp thẻ • Ngày, tháng, năm bắt đầu được cấp thẻ • Họ tên, đầy đủ chữ ký của người được cấp thẻ • Dấu đỏ của cơ quan chính quyền đăng ký cấp thẻ Đặc biệt các bạn khi cầm vào thẻ căn cước thì sẽ cảm thấy chắc chắn và bền đẹp hơn so với hình thức của chứng minh thư nhân dân, bởi thẻ căn cước được thiết kế phôi tương tự như các thẻ ngân hàng. 2.2. Điều kiện tư cách đăng ký thẻ căn cước là gì? Dựa theo luật hiện hành thì điều kiện đủ để tham gia đăng ký căn cước khá là đơn giản và không có những yêu cầu khó khăn nào, cụ thể là: - Là công dân của Việt Nam và đã đủ từ 14 tuổi trở lên. - Đã tham gia đăng ký thường trú tại những nơi đã thực thi hình thức sử dụng thẻ căn cước. 2.3. Làm cấp – đổi thẻ căn cước ở đâu? Theo quy định của pháp luật được cấp bởi Chính phủ thì chỉ có một số những nơi có thẩm quyền cấp cũng như đổi thẻ, cụ thể là: • Cơ quan có thẩm quyền về quản lý xác minh danh tính của công dân tại Bộ Công an • Cơ quan có thẩm quyền quản quản lý xác minh danh tính của công dân tại các dịch vụ Cảnh sát thuộc cấp tỉnh. • Cơ quan có thẩm quyền danh lý xác minh danh tính của công dân tại Công an thuộc cấp huyện, cấp thành phố, cấp thị xã hoặc các cơ quan/ đơn vị hành chính có thẩm quyền tương đương. • Cơ quan có thẩm quyền quản lý xác minh danh tính của công dân tại cấp thành phố, cấp tỉnh hoặc đơn vị/ cơ quan hành chính có thẩm quyền tương đương. • Đăng ký online – trực tuyến tại các website chính thống của các cơ quan được phép cấp thẻ căn cước. Đặc biệt nếu bạn là người đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí minh thì có thể trực tiếp liên hệ với bộ phận Quản Lý hành chính của Công an để tiến hành làm thủ tục nhanh chóng nhất. 2.4. Thời điểm độ tuổi được tiến hành đổi thẻ căn cước công dân Hiện nay thì các vấn đề về thẻ căn cước vẫn còn nhiều mới lạ chứ không riêng gì về khái niệm thẻ căn cước là gì mà nhiều người chưa biết rõ về cách đổi thẻ, cấp thẻ căn cước. Vì vậy nếu bạn đã làm thẻ căn cước thì nên chú ý đến ngày tháng năm hết hiệu lực của thẻ để chủ động ra cơ quan chức năng có thẩm quyền để được làm lại thẻ. Và dựa theo quy định của Nhà nước thì hiện nay có 3 mốc tuổi cần phải tiến hành đổi thẻ căn cước đó là: 25 tuổi – 40 tuổi – 60 tuổi. Lưu ý trong trường hợp bạn làm thẻ vào lúc 39 tuổi và chỉ còn 2 năm nữa là hết thời gian hiệu lực nếu theo quy định thì sẽ phải tiến hành đổi lại thẻ nhưng trường hợp này sẽ được ra thêm hạn hiệu lực đến năm 60 tuổi mới phải đổi. 2.5. Giải mã bí ẩn về dãy số trên thẻ căn cước Khác với thẻ chứng minh thư thẻ căn cước có một dãy số dài 12 số được các chuyên gia tính toán logic và khoa học để xây dựng nên công thức chứ không phải tự nhiên lại có những con số đó trên thẻ căn cước của công dân. Và chính xác công thức của dãy số được giải mã như sau: Dãy số thẻ = mã của tỉnh thành người cấp thẻ đã kê khai trên giấy khai sinh ( 3 số) + mã số thế kỷ của năm người cấp thẻ sinh ra, mã số giới tính (1 số ) + mã số năm sinh ( 2 số) + 6 số cuối được chạy ngẫu nhiên. Nếu muốn được hiểu thêm về các mã tỉnh thành thì các bạn có thể tham khảo phần phụ lục của Thông tư 07/2016/TT-BCA của Chính phủ. Còn mã thế kỷ năm của người cấp thẻ sinh ra thì cũng được quy định bởi Chính phủ, ví dụ: Thế kỷ 20 thì nam sẽ là 0 và nữ là 1; thế kỷ 21 thì nam là 2 và nữ là 3, tương tự vậy thế kỷ 22 thì nam là 4 và nữ là 5. Các thế kỷ sau cũng tương tự như vậy… Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn hình dung được dễ hơn: chị Trần Thị A mang giới tính nữ sinh năm 1990  và nơi kê khai giấy khai sinh là ở Đà nẵng thì  dãy 12 số trên thẻ căn cước sẽ là: 148090xxxxxx Cũng giống như chứng minh thư thì mỗi thẻ căn cước cũng được cấp một số riêng, không trùng lặp và dễ dàng nhận biết được công dân này với công dân khác. Và dãy số này chính là số định danh của người công dân Việt Nam. 3. Hướng dẫn làm – đổi thẻ căn cước Để tránh thiếu sót cũng như mất thời gian đi lại làm thẻ căn cước, các bạn cần tham khảo kỹ các bước dưới đây: Chuẩn bị hồ sơ: - Một loại giấy tờ duy nhất cần đến khi làm thủ tục đó chính là hộ khẩu với điều kiện vẫn sổ vẫn còn nguyên vẹn, không lem, không rách và còn rõ chữ với cả 16 trang . - Ảnh thẻ chân dung đại diện được chụp chính diện, nhìn rõ được khuôn mặt, lông mày, hai tai, mặc áo có cổ và đặc biệt là không đeo kính. - Nếu đổi thẻ thì cần thêm những giấy tờ photo có những thông tin liên quan đến thông tin của thẻ căn cước, nếu thẻ căn cước thì càng tốt. - Nếu công dân là người thuộc diện trong Quân đội – Công an thì chỉ cần cung cấp văn bản, tài liệu có sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị. Liên hệ, đ��n nơi nộp hồ sơ: Thực hiện theo những quy trình được hướng dẫn, điền và kê khai những thông tin về bản thân một cách cẩn thận, chính xác tuyệt đối và khớp với sổ hộ khẩu. Nộp hồ sơ: Sau khi hoàn thành kê khai thì nộp lên cho cơ quan chức năng có thẩm quyền và đóng phí làm – đổi thẻ. Và bạn sẽ nhận được một tờ giấy hẹn ngày đến lấy thẻ căn cước. Đến lấy thẻ: Bạn cần nhớ ngày được hẹn đến lấy thẻ, các bạn nhận được thẻ thì cần kiểm tra thật kỹ các thông tin được ghi trên thẻ đã đúng chưa, nếu đúng thì chúc mừng bạn đã thành công với việc làm thẻ, còn sai thì bạn nên thông báo luôn với cán bộ nơi đó để họ làm lại cho chính xác. 4. Sự hữu ích của thẻ căn cước là gì? Đặc biệt là các bạn có thể sử dụng thẻ ngang giá trị với hộ chiếu trong trường hợp nước ta đã có những ký kết hoặc điều ước đã được thỏa thuận quốc tế đồng ý cấp phép cho những công dân nước ta sử dụng thẻ căn cước với chức năng của hộ chiếu khi nhập cảnh vào những quốc gia đó. Mặc dù với những chức năng thay thế được chứng minh thư hoặc hộ chiếu nhưng thẻ căn cước lại không có giá trị pháp lý thay thế được Giấy khai sinh. Dựa theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết và bắt đầu có giá trị pháp lý cũng như hiệu lực từ ngày 30/10/2017 về việc tối giản hóa các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, văn bản, tài liệu, giấy tờ liên quan đến những vấn đề quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng của bộ phận quản lý Nhà nước thuộc Bộ công an. Đồng thời như vậy cũng là có mục đích thống nhất được việc quản lý được một cách tuyệt đối về mã số định danh công dân. Hiện nay các thủ tục về việc cấp mới, cấp đổi cũng như cấp lại của thẻ chứng minh thư nhân dân thì đang được thực hiện tại Công an cấp tỉnh, cấp huyện rồi cũng sẽ dần bị bãi bỏ. Đồng thời cũng sẽ có những dự án xóa bỏ việc yêu cầu xuất trình thẻ chứng minh thư nhân dân trong thủ tục đăng ký giấy tờ xe, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất cảnh – nhập cảnh hoặc là đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện... dần cũng sẽ bị bãi bỏ những yêu cầu như xuất trình sổ hộ khẩu cũng như thẻ chứng minh nhân dân. Nhờ vào những việc cắt giảm thủ tục hành chính này mà các công dân cũng phần nào cảm thấy bớt rườm rà và dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục mỗi khi kê khai lý lịch cá nhân, nơi đăng ký thường trú, khi đăng ký hộ chiếu, chứng minh nhân dân... các bạn sẽ chỉ cần xuất trình thẻ căn cước là có thể thay thế được hết. 5. Cán bộ công an tỉnh - việc làm liên quan trực tiếp đến thẻ căn cước Ngoài những vấn đề liên quan đến làm thẻ căn cước thì các cán bộ Công an tỉnh cũng đóng những vai trò vô cùng quan trọng khác. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về công việc này. Công an cấp tỉnh thuộc cơ quan Công an ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương của nước Việt Nam ta, có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Công an hoặc Thành ủy về những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, giữ gìn và thực hiện các công việc quản lý Nhà nước an sinh xã hội được an toàn, phòng chống âm mưu, các hoạt động tiêu cực, đồng thời cũng tổ chức xây dựng những biện pháp phòng chống tội phạm. Ngoài ra một cán bộ Công an tỉnh cũng thực hiện một số các công việc khác như: Nghiên cứu và đưa ra những giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ anh ninh, chiến lược, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tổ chức các công tác bảo vệ các mục tiêu quan trọng về chính trị - kinh tế - khoa học – kỹ thuật hoặc các công trình trọng điểm an sinh xã hội của quốc gia. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên về căn cước là gì đã giúp ích được các bạn.  
Coi nguyên bài viết ở: Căn cước là gì? Những thông tin mới nhất về thẻ căn cước 2019
#timviec365.vn
0 notes
batpinkbouquetballoonme · 5 years ago
Text
Nhà “3 chung” – nhiều hệ lụy
Không chỉ “dự án ma” bùng phát, các quận huyện còn nảy sinh không ngừng loại nhà “3 chung” (chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng và chung số nhà). Những hộp diêm hình thành, pháp lý “chung chạ”, đẩy những người thu nhập thấp dễ rơi vào “bẫy an cư” mới…
Mua qua vi bằng giao nhận tiền
Quân, một nhân viên môi giới nhà đất, làm ở một văn phòng thừa phát lại, đưa tôi đi xem một căn nhà “3 chung” tại xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TPHCM) đang rao bán.
Từ đường lớn Vĩnh Lộc quẹo vào hẻm chừng 300m, một khu đất hoang vắng mọc lên dãy 9 căn nhà đã xây dựng xong.
Căn nhà một trệt một lầu, diện tích 4m x 16m, năm ngoái mua 1,4 tỷ đồng nay tăng lên 1,6 tỷ đồng.
Thấy tôi băn khoăn về hồ sơ pháp lý, Quân lấy hồ sơ của một căn nhà đã giao dịch trước đó giải thích: “Bộ pháp lý” đóng thành quyển sổ, ngoài ghi là văn phòng thừa phát lại, trang thứ 2 là chụp hình 2 người (ghi rõ họ tên, trú quán) chuyển tiền cho nhau và lập vi bằng; những trang tiếp theo là hợp đồng mua bán đất bằng giấy tay, cuối cùng là bảng photo sổ đỏ khu đất – là đất nông nghiệp.
Nhìn tới nhìn lui, 3 loại giấy tờ đó chẳng liên quan gì, nhưng lại ngầm hiểu rằng, đó là bộ hồ sơ hoàn chỉnh về giao dịch của nhà “3 chung”(!?).
Tumblr media
Một khu nhà “3 chung” tại xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) đang được rao bán bằng hình thức lập vi bằng giao nhận tiền bạc
Cách đó không xa, tại ấp 6, một khu nhà “3 chung” gồm có 3 dãy với 52 căn, diện tích mỗi căn 4m x 16m, xây dựng một trệt một lầu, hẻm rộng 3,5m.
Số nhà ở đây khá kỳ quặc, một căn ghi là F1/15/2F3, căn kế bên lại ghi F1/15/2F8 nhưng căn kế bên là F1/15KT…
Một người dân cư ngụ tại đây giải thích, số nhà là do điện lực cấp để đặt đồng hồ; hộ khẩu của anh ở quận 10 nhưng xin chuyển về đây chưa được, chỉ có KT3.
Nhà “3 chung” thường được hình thành trên những thửa đất có khuôn viên 3m x 11m, 4m x 12m hoặc 4m x 16m, không đủ điều kiện tách thửa.
Theo một cán bộ Sở Xây dựng TPHCM, nhà “3 chung” xuất hiện ở các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, quận Bình Tân, quận 12… đã và đang xảy ra tranh chấp, bởi vì sổ hồng đứng tên chung cho nhiều chủ, khó thế chấp ngân hàng để vay tiền…
Siết chặt quản lý
Nhận xét về nhà “3 chung”, ông Lý Thanh Long, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM, ta thán tại một hội nghị gần đây: Khi xin phép xây dựng, cơ quan cấp phép thể hiện rõ nhà “3 chung”, nguyên căn nhà chừa đường đi chính giữa, như vậy khi xây xong chỉ cần bít cái vách là thành căn nhà.
“Đừng cấp phép như vậy, không thể quản lý được, phát sinh rất nhiều vấn đề hệ lụy sau này”, ông Long nói.
Vì sao biết nhà “3 chung” nhưng không xử lý được? Một cán bộ thanh tra xây dựng phân tích, quy định pháp luật chỉ có không phép, sai phép, chứ không có khái niệm nhà “3 chung”; việc xử phạt căn cứ theo giấy phép do quận  huyện cấp.
Thực tế cấp phép là không sai, vẫn đảm bảo hệ số, mật độ, các tiêu chí, nhưng kiểu cấp phép như trên sẽ tạo kẽ hở, người dân dựa vào đó làm nhà “3 chung”.
Tumblr media
Một khu nhà ���3 chung” tại huyện Bình Chánh
Ví dụ, một căn nhà “3 chung” có 5 căn nhà nhưng trong giấy phép thì không có 5 căn, không có 5 cầu thang đi lên từ tầng trệt.
Tuy nhiên, nhìn vào giấy phép sẽ thấy nhà “3 chung”: mặt dựng bên ngoài thấy rõ 5 căn nhà vì có 5 nóc nhà, phần móng cũng làm sẵn từng căn; khi xây dựng bên trong cũng không có vách ngăn và chỉ có 1 cầu thang đi lên.
Sau này chỉ cần ngăn vách, đục lỗ làm cầu thang là thành 5 căn nhà riêng. Thanh tra chỉ phạt trong quá trình xây dựng tiến hành ngăn vách, hoặc làm thêm cầu thang, khác với giấy phép xây dựng.
Nhưng thực tế xây cầu thang hay làm vách chỉ diễn ra khi công trình đã hoàn thành, đã được nghiệm thu và được hoàn công.
Cũng theo cán bộ này, TPHCM từng có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh việc cấp phép nhà “3 chung”, nhưng chỉ có huyện Hóc Môn là ngưng cấp phép.
Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TPHCM, đối với người thu nhập thấp sẽ chấp nhận mua nhà “3 chung” để an cư, thay vì ở nhà thuê, giá nhà đất càng tăng sẽ không có cơ hội sở hữu.
Ứng xử với nhà “3 chung”, nên tăng cường quản lý về mặt hành chính, tức là có hay không thừa nhận loại hình nhà “3 chung” phù hợp với đối tượng thu nhập thấp.
Nếu chấp thuận thì chính quyền có chính sách phù hợp, như siết diện tích căn nhà, quy định số nhân khẩu, hạ tầng…
Tất cả điều đó sẽ giúp quản lý đô thị tốt hơn. Chứ cứ lơ là như hiện nay, lỏng lẻo về mặt pháp lý như chuyển nhượng giấy tay, lập lờ vi bằng, thì tiếp tục là kẽ hở để các đầu nậu trục lợi, cuối cùng người nghèo bị thua thiệt.
Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/thi-truong/1/https://cafeland.vn/tin-tuc/nha-3-chung-nhieu-he-luy-80140.html
The post Nhà “3 chung” – nhiều hệ lụy appeared first on Kênh thông tin bất động sản.
0 notes
htn97-blog · 6 years ago
Text
Bệnh viện Chợ Rẫy có khám dịch vụ không?
Bệnh viện Chợ Rẫy có khám dịch vụ không?
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ khám và chữa bệnh đa khoa lớn uy tín, chất lượng cùng hiệu quả cao trên địa bàn TPHCM. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những bệnh viện tuyến cuối tại khu vực phía Nam và là bệnh viện Trung Ương được xếp loại đặc biệt. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết về thăm khám tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng như Bệnh việc Chợ Rẫy có khám dịch vụ không?
Tumblr media
Bệnh viện Chợ Rẫy có khám dịch vụ không?
Bệnh viện Chợ Rẫy có khám dịch vụ không?
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ bệnh viện có thực hiện khám dịch vụ cho bệnh nhân theo yêu cầu. Bên cạnh đó, bệnh viện Chợ Rẫy còn có một khu khám dịch vụ riêng biệt gọi là Khoa khám bệnh II. Nếu bệnh nhân muốn khám dịch vụ, thay vì đi vào cổng chính, bệnh nhân có thể đi vào cổng phụ ở đường Phạm Hữu Chí (gần ngã tư Phạm Hữu Chí – Thuận Kiều) sẽ đến ngay nơi làm thủ tục khám chữa bệnh. Nếu bệnh nhân đi xe thì có thể vào gửi xe ở cổng trên đường Thuận Kiều. Các khoa thực hiện khám dịch vụ Bệnh viện Chợ Rẫy trình tự như sau: Hiện tại, khu khám dịch vụ Bệnh viện Chợ Rẫy gồm các khoa chính như sau:  Khoa Chấn thương thần kinh – PGS.TS.BS Dương Minh Mẫn. Khoa Nội cơ xương khớp – TS.BS Nguyễn Đình Khoa. Khoa Nội thần kinh – TS.BS Nguyễn Anh Tài. Khoa Nội tiết – TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào. Khoa Viêm gan – BS.CKII Nguyễn Thanh Xuân. Khoa Tim mạch – PGS.TS.BS Võ Thành Nhân. Khoa Nội tổng quát – BS.CKII. Trần Kim Ngọc, BS.CKI Hồ Thị Nhàn, BS.CKI Lương Văn Thảo.
Tumblr media
Giờ khám bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn tại TPHCM có thực hiện khám chữa bệnh vào ngày thứ 7 và Chủ Nhật hằng tuần.  Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy cụ thể như sau:  Thứ 2 đến thứ 6: từ 7h – 16h (không nghỉ trưa). Thứ 7: từ 7h – 11h. Chủ nhật bệnh viện chỉ tiếp nhận cấp cứu. Bệnh nhân có thể đăng ký hẹn giờ khám theo các số điện thoại sau: Số điện thoại tư vấn Bệnh viện Chợ rẫy: 028.3955.9856, 3855.4173 (số nội bộ 620).
Cách lấy số khám bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy
 Trong trường hợp bệnh nhân khám thường, không có bảo hiểm y tế Bệnh nhân đi từ cổng chính (201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM) vào, tới bàn phát số ở ngay cửa để lấy số thứ tự. Sau đó bệnh nhân ghi thông tin vào phiếu. Cầm số thứ tự đến khu nhận bệnh (Bàn số 2) chờ tới lượt mình thì đăng kí khám bệnh, đóng 60.000 đồng và nhận số thứ tự phòng khám. Bệnh nhân tới phòng khám ghi trong phiếu chờ tới số vào khám theo thứ tự. Trong trường hợp bệnh nhân khám thường có bảo hiểm y tế Bệnh nhân đi từ cổng chính vào, tới bàn phát số ở ngay cửa để lấy số thứ tự. Bệnh nhân ghi đầy đủ thông tin vào phiếu đó. Chuẩn bị 3 Bản photo CMND, thẻ BHYT và giấy chuyển viện Bệnh nhân cầm số thứ tự đến khu nhận bệnh (Bàn số 2). Bạn đợi đến số thứ tự đã được phát thì lại đăng kí khám bệnh và nhận số thứ tự phòng khám. Tới phòng khám ghi trong phiếu chờ tới số vào khám. Trong trường hợp bệnh nhân khám bệnh theo yêu cầu Bệnh nhân đi vào cổng số 4. Đến bàn tiếp tân ghi thông tin vào phiếu và lấy số thứ tự khám. Nộp số vào quầy thu ngân, đóng 100.000 đồng và lấy số phòng khám. Tới phòng khám ghi trong phiếu chờ vào khám theo số thứ tự.
Tumblr media
Một số chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy cụ thể như sau
Đối với chi phí khám thường Đối với khám không BHYT: 40.000 đồng/ lần/bệnh nhân. Đối với khám có BHYT trái tuyến: 14.000 đồng/ lần/bệnh nhân. Đối với khám có BHYT có giấy chuyển viện: Không tính phí. Chi phí cho việc khám có giấy chuyển viện nhưng không có BHYT: 20.000 đồng/lần/bệnh nhân. Đối với chi phí khám dịch vụ Chi phí 125.000 đồng/lần/bệnh nhân đối với khám dịch vụ. Đối với công nhân viên chức khám định kỳ: 150.000 đồng/ người. Đối với phòng chuyên gia – bệnh nhân chọn bác sĩ: 500.000 đồng/ lần. Đối với khám chuyên gia, bệnh nhân có thể lựa chọn một số bác sĩ sau để khám: Khoa khám bệnh: BS.CKII Lê Trung Nhân – Trưởng khoa. Khoa chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu: TS. BS. Huỳnh Kim Phượng, BS. CKII. Nguyễn Thị Thu Trang, Th.S ĐD Lê Thị Mỹ Hương. Khoa Khám Xuất cảnh: TS. BS. Hoàng Lan Phương. Trên đây là một số thông tin cơ bản mà các bạn cần biết về thăm khám dịch vụ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thông thường khám dịch vụ có thời gian chờ đợi ít hơn so với khám thông thường nhưng với chi phí cao hơn. Tuy nhiên, khám dịch vụ vào những thời điểm bệnh nhân đông thì thời gian chờ cũng tương đối lâu so với khi bệnh nhân ít. Do ��ó để không tốn thời gian về vấn đề làm thủ tục khi khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nên chú ý sắp xếp thời gian thăm khám sớm để không phải chờ đợi lâu.   DỊCH VỤ Y TẾ KHÁM BỆNH TẠI NHÀ BẢNG GIÁ DỊCH VỤ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Các Cách Chăm Sóc Người Già Phổ Biến http://bit.ly/2H5UHup   CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC _ Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng) _ Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM _ Mail : [email protected] Read the full article
0 notes