#quà tặng đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ 14
Explore tagged Tumblr posts
vietgarment · 5 months ago
Text
Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 đang đến gần, vậy bạn đã lựa chọn cho mình món quà tặng nào phù hợp chưa?
0 notes
hoanvu-2016-us · 5 years ago
Text
EVFTA/IPA tiến trình và đề nghị hành động
Hoàng Thị Mỹ Lâm (Danlambao)
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2020/02/evftaipa-tien-trinh-va-e-nghi-hanh-ong.html)
1. Con đường hình thành của hiệp định Thương mại tự do VN-Liên Âu (EVFTA) và hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA)
Sau 3 năm đàm phán với 14 phiên họp giữa bộ công thương Việt Nam và tổng vụ thương mại quốc tế (commission of international trade = commission of INTA/thuộc tổng vụ Âu châu – European commission) từ 8.10.2012 cho đến ngày 4.8.2015 thì Việt Nam và Liên Âu đã đạt kết thúc cơ bản trong việc đàm phán về EVFTA.
Ngày 2.12.2015 cựu chủ tịch tổng vụ Âu châu Jean-Claude Juncker và cựu thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã ra một thông cáo báo chí chung về sự việc kết thúc đàm phán và bắt đầu tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết EVFTA. 
Tại thời điểm này hai bên hy vọng EVFTA sẽ được ký kết vào đầu năm 2018. 
Tuy nhiên sau đó xảy ra nhiều biến cố tại Âu châu như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng 7/2017 và việc 32 nghị sỹ Âu châu gửi thư vào tháng 9/2018 đến các lãnh đạo Liên Âu và bà Cecilia Malmström (tổng vụ thương mại Liên Âu) góp ý “thúc đẩy để có tiến bộ mạnh mẽ về nhân quyền ở Việt Nam trước khi phê chuẩn EVFTA”. Đồng thời 50 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cũng gửi thư vào tháng 9/2018 đến các cơ quan quốc tế tố cáo sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhà nước Việt Nam. 
Theo dõi tiếp tiến trình hình thành EVFTA chúng ta biết vào tháng 9/2017 theo quyết định của tòa án Tư pháp Liên Âu (Court of Justice of the European Union), EVFTA phải tách ra thành hai hiệp định riêng biệt: hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) (EU-VN free trade agreement) và hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) (Investment protection agreement). Mãi đến tháng 6/2018 việc tách hiệp định thành hai văn bản mới hoàn thành và ba tháng sau, vào ngày 17.10.2018, tổng vụ Âu châu (European commission) đã chính thức thông qua EVFTA và IPA. 
Tám tháng sau đó hội đồng Âu châu (European council), mặc dầu đứng trước sự đối kháng của nhiều nghị sỹ và tổ chức xã hội dân sự, cuối cùng cũng đã phê duyệt cho phép hai bên ký kết các hiệp định vào ngày 25.6.2019. Sự kiện ký kết giữa Liên Âu và Việt Nam này đã diễn ra không lâu sau đó, vào ngày 30.6.2019, tại Hà Nội với bà Cecilia Malmström, tổng vụ thương mại Âu châu. Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nhà nước Việt Nam, đã hân hoan phát biểu trong buổi lễ: “... hai hiệp định quan trọng này sẽ nâng cánh mối quan hệ Việt Nam và EU lên tầm cao mới…”.
2. Nội dung sơ lược của EVFTA
Dự thảo văn bản EVFTA có 17 chương, 2 nghị định và một số biên bản ghi nhớ về giao thương hàng hóa dịch vụ, về đầu tư, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ… Khi văn bản có hiệu lực thì 99% mục thuế quan sẽ được bãi bỏ trong 7 năm. EVFTA khuyến khích Việt Nam xuất khẩu sang EU các sản phẩm viễn thông, quần áo, thực phẩm… và Việt Nam sẽ nhập khẩu từ EU máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất, nông sản… Tổng sản lượng trao đổi doanh thương giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ lên đến 50 tỷ dollar mỗi năm. 
Sau đây là những tóm tắt cụ thể: 
- Giảm thuế quan cho hai bên, đặc biệt là Việt Nam phải chấp nhận giảm thuế nhập khẩu cho Liên Âu. Ví dụ: máy móc phụ tùng hiện tại chịu 35% thuế thì sau 5 năm sẽ miễn thuế; xe hơi hiện tại chịu 78% thuế, sau 10 năm sẽ miễn thuế…
- Bảo vệ nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Ví dụ: phải ghi rõ rượu vang Pháp, cà phê Ban Mê Thuộc… để tránh hàng giả, hàng nhái. 
- Tạo công bằng thương mại tại Việt Nam. Liên Âu có thể đấu thầu với các bộ ngành Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước.
- Bảo vệ tiêu chuẩn xã hội môi trường, thực hiện các công ước Lao động quốc tế, hiệp định môi trường đa phương, thực hiện thương mại phát triển bền vững cả hai bên. 
- Tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty EU, cam kết quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là dược phẩm phải được bảo vệ nguồn gốc phát minh sáng chế. 
- 84% mặt hàng từ Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ được miễn thuế, sau 7 năm hàng miễn thuế nhập khẩu sẽ lên đến 99%. 
3. Phát biểu của các nhân vật có trách nhiệm với EVFTA và IPA 
Không thể làm ngơ trước sự phản đối của các tổ chức xã hội dân sự quốc nội quốc tế, người Việt trong và ngoài nước cũng như của các nghị viên Âu châu, ông Peter Berz, đơn vị trưởng vùng Đông Á của tổng vụ Âu châu (INTA/European commission), phải lên tiếng hai lần với hai văn bản Ares (2018) 6279341-7338229 và Ref. Ares (2019) 6596446-25/10/2019 để khẳng định: “Liên minh Âu châu luôn để tâm theo dõi tình hình xã hội dân sự tại VN và ngày càng lo ngại thêm về sự đàn áp bắt bớ và lên án các nhà hoạt động cho nhân quyền... Trong khuôn khổ hiệp ước đối tác và cộng tác Việt Nam-Liên Âu (Partnership and cooperation agreement = PCA) chúng tôi đã liên tục và dứt khoát đưa ra những khuyến nghị cải thiện trong các buổi đối thoại với Việt Nam về nhân quyền… Trong dự thảo văn bản hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam có một chương về Thương mại và phát triển bền vững (Trade and sustainable development = TSD) đi kèm với những cam kết ràng buộc về chấp hành và thực thi những điều cơ bản trong hiệp ước Lao động quốc tế (International labor organisation = ILO)…”.
Bà Cecilia Malmström, cựu tổng vụ thương mại Âu châu, cũng đã tuyên bố: “EVFTA chẳng những truyền bá các tiêu chuẩn cao của hàng hóa Âu châu  vào Việt Nam mà còn tạo ra khả năng thảo luận sâu sắc về quyền con người và bảo vệ công dân…”.
Ông Bernd Lange, chủ tịch ủy ban thương mại quốc tế (Committee of international trade = INTA) thuộc quốc hội Âu châu, là người có vai trò quan trọng bên cạnh hội đồng Âu châu (European council) để xét duyệt trước khi đệ trình dự thảo EVFTA lên quốc hội Âu châu hầu lấy biểu quyết cuối cùng, đã khẳng định: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, đặc biệt là quyền người lao động thì sẽ không có hiệp định nào được Quốc Hội Âu Châu thông qua cả”.
4. Những nỗ lực can thiệp vào EVFTA của người dân Việt trong và ngoài nước 
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động nhân quyền, được mời từ Việt Nam sang điều trần trước INTA commitee thuộc European commission ngày 10.10.2018. Ông đã đã đưa ra bốn ý kiến: “thứ nhất là EU phải bảo đảm Việt Nam sẽ phê chuẩn và cam kết thực thi 3 công ước cơ bản còn lại của Tổ chức lao động quốc tế (ILO); thứ nhì là EVFTA sẽ là đòn bẩy để gây sức ép với VN trong các cuộc đàm phán tương lai và giúp VN giảm phụ thuộc vào nước láng giềng lớn hơn (Trung cộng); thứ ba là xã hội dân sự (NGO) Việt Nam cần đóng vai trò giám sát EVFTA sau khi thông qua; và thứ tư là vận động trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. 
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập tại Việt Nam, đã viết từ tháng 5/2019: “Chỉ sau khi EVFTA bị hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn vào tháng 2 năm 2019 mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền chưa từng được cải thiện của Hà Nội, mãi đến tháng 4 năm 2019 chính thể Việt Nam mới buộc phải nhượng bộ trước EU về ký và phê chuẩn ít nhất công ước 98 trong số 3 công ước chưa ký”, và viết thêm: “Nhưng vì sao chính thể Việt Nam chỉ ký và phê chuẩn công ước 98 mà không nói gì đến hai công ước quốc tế còn lại về lao động? Công ước 87 đã bị phía Việt Nam nhét bỏ đi đâu? Phải chăng chính thể này đang tìm cách qua mặt Liên minh châu Âu, ký cho có để đạt được mục tiêu có được EVFTA?”, ông kết luận: “Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn”. Ngày 3.12.2019 nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã gửi một video đến Liên Âu kêu gọi hoãn phê chuẩn EVFTA. Ông bị khống chế và bị bắt vào ngày 21.12.2019, chỉ một ngày sau khi quốc hội Việt Nam thông qua công ước 98, vì đã dám chạm đến “tim đen” của nhà cầm quyền Hà Nội, một điều không thể chấp nhận được trong chế độ độc tài độc đảng(!!!). 
Tại hải ngoại, đặc biệt là tại Âu châu, các tổ chức và đảng phái người Việt cũng rất quan tâm về nội dung và tiến trình của EVFTA và IPA. 
Ngày 12.03.2019 Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức đã đến tổng vụ Âu châu (European commission) INTA trao tận tay ông Peter Berz, bản Thỉnh nguyện thư “No human rights, no EVFTA”. 
Ngày 10.12.2019 Liên hội lại đồng hành với các đảng phái và tổ chức tiếp xúc với một số nghị viên Âu châu, đặc biệt là với nghị viên chủ tịch INTA, Bernd Lange, để trình bày về các vi phạm nhân quyền trầm trọng đang tiếp diễn ở Việt Nam, đặc biệt là vụ bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng chỉ vì quan điểm khác biệt, và trao Thỉnh nguyện thư “No human rights, no EVFTA” với 5.129 chữ ký ủng hộ. 
5. Sự vận động vòng ngoài của nhà cầm quyền Hà Nội
Sau ngày ký kết hai văn bản EVFTA và IPA tại Hà Nội các lãnh đạo đã có những lời phát biểu ngông nghênh tự mãn. Ví dụ như tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vào ngày 4.7.2019: “Vị thế đất nước chưa bao giờ được thế giới đánh cao như thế”; hoặc là tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, vào cuối năm 2019: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam”.
Tuy nhiên sau lưng những phát biểu hùng hồn đó lại là những vận động tiểu xảo và hối lộ trá hình qua hình thức các Liên minh hay hội Ái hữu Việt – dân địa phương mà cầm đầu thường là một nhân vật sở tại thuộc cánh tả đã về hưu làm việc bên cạnh các “Việt kiều yêu nước”. Từ những nhân vật sở tại này họ tạo lobby lân la đến các chính trị gia có ���nh hưởng đến các vấn đề mà nhà cầm quyền Việt Nam cần sử dụng. Điển hình là vụ nghị sỹ Jan Zahradil phải từ chức phó chủ tịch ủy ban INTA ngày 10.12.2019 vì bị trang Thông tin Liên Âu EU observer khám phá ra chức vụ chủ tịch hội đồng tư vấn của Liên hiệp hội người Việt Nam ở Âu châu (FOVAE) trong khi “mục đích của hội này là quảng bá hình ảnh của nhà nước, do độc đảng lãnh đạo, ít tôn trọng những quyền cơ bản”, ngoài ra ông Zahradil còn chủ trì nhóm “các nghị sỹ bạn hữu của Việt Nam” được thành lập năm 2015 tại Brussels. 
Một vụ khác là vào ngày 20.1.2020 nghị sỹ Ellie Chowns (đảng Xanh châu Âu) lên Twitter tố đại sứ Việt Nam “tặng quà champagne” chỉ một ngày trước khi các nghị viên trong ủy ban thương mại INTA thuộc quốc hội Âu châu thảo luận và bỏ phiếu về khuyến nghị cho bản dự thảo EVFTA/IPA. 
Ngoài ra những gói quà lớn trong túi vải đỏ chói in quốc huy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm trong ngăn tủ văn phòng của ông Bernd Lange mà chúng tôi nhìn thấy nhân buổi tiếp xúc 10.12.2019 làm chúng tôi gợi nhớ đến những túi vải đỏ tương tự cũng nằm trong tủ văn phòng ông thị trưởng Mimasaka vào tháng 4/2018 (ông thị trưởng này cho đặt tượng ông Hồ trong viện bảo tàng khu vực). Nghị viên Bernd Lange, từng công du đến Việt Nam trong vòng đàm phán cho EVFTA vào cuối tháng 10/2019, cảm thấy không thoải mái lắm với tia nhìn tình cờ của chúng tôi và đã cười nhẹ: “Họ không tiết kiệm về khoản này đâu”. 
6. Những nhận định và tiến triển mới về EVFTA
Trong một bài báo đăng trên Deutsche welle ngày 20.1.2020 (bài báo này được tuần báo Focus đăng lại sau đó) ông Erwin Schweisshelm, cựu giám đốc  cơ sở Friedrich-Ebert-Stiftung (= FES thuộc đảng Xã hội SPD/Đức) tại Việt Nam, cho rằng EVFTA là một bước thứ hai của EU để tiến vào thị trường của khối ASEAN bao gồm 10 quốc gia với tổng dân số trên 6 trăm triệu, điều này nằm trong chiến thuật kinh tế đối đầu với Trung cộng. Với Singapore, EU đã mở bước đầu hiệp định Thương mại tự do; hiện tại các nước Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương cũng đang bắt đầu đàm phán. 
Ông Erwin Schweisshelm cũng nghi ngờ sự hứa hẹn của nhà cầm quyền VN về việc cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập kể từ ngày 1.1.2021. Tuy quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn xong tiêu chuẩn 87 (tự do hội họp) của công ước Lao động quốc tế (ILO) vào ngày 20.11.2019, nhưng EVFTA buộc VN phải chấp nhận tất cả 8 tiêu chuẩn cơ bản của ILO, nghĩa là còn thiếu tiêu chuẩn 98 (quyền lập hội) và tiêu chuẩn 105 (cấm lao động cưỡng bức). Ông Schweisshelm từng có kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam đã thẳng thắn đưa ra tuyên bố nghi ngại về dự kiến thành lập một nghiệp đoàn mà không kết hợp với công đoàn cộng sản là “một điều cấm kỵ trong hệ thống Lê-nin”, ông phát biểu: “Dù đối thoại tốt đẹp và trên văn bản có nhiều giá trị được chia sẻ giữa EU và Việt Nam, nhưng trên thực hành thì mọi việc có thể diễn biến khác đi”. 
Vào tháng 11/2019 có 18 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã gửi đến quốc hội Âu châu yêu cầu hoãn EVFTA cho đến khi VN thả các tù nhân lương tâm và chấp nhận tự do báo chí. Mới đây, vào ngày 15.1.2020 ông Claudio Francavilla thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) tại Bỉ cũng đòi hỏi việc phê chuẩn EVFTA nên hoãn đến khi Việt Nam có những nhương bộ đáng kể. Ông Schweisshelm cho rằng những yêu cầu tối đa như thế không thuận lợi vì các tổ chức xã hội dân sự trong nước có thể có được một “sân chơi” sau khi hiệp định được thực thi đứng đắn và với điều kiện EU phải đồng hành kiểm soát nghiêm chỉnh các cam kết trong hiệp định. 
Vấn đề khẩn thiết được đặt ra là sự ràng buộc các cam kết đã thỏa thuận trong EVFTA. Kinh nghiệm với Nam Hàn cho thấy mặc dù Nam Hàn đã ký một hiệp định Thương mại tự do (FTA) với EU từ năm 2011, thế mà cho đến ngày nay chỉ có một nửa các tiêu chuẩn lao động cơ bản được Nam Hàn phê chuẩn. Vì vậy, theo ông Schweisshelm để tránh sự lôi thôi này thì trong EVFTA phải quy định rõ rệt quy chế kiểm soát và trừng phạt, từ đó các nỗ lực của những người yêu công bằng xã hội sẽ bước vào giai đoạn mới với mục đích buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong hiệp định. 
Thực tế thì trong EVFTA có một khoản về việc thành lập một nhóm tư vấn (domestic advisory group = DAG) để kiểm soát việc thực thi các thỏa thuận. Trong nhóm DAG bao gồm cả đại diện của giới chủ nhân và công nhân cũng như đại diện các tổ chức dân sự bảo vệ môi trường. Sẽ có một DAG ở Việt Nam và một DAG ở Âu châu. Câu hỏi được đặt ra là phía Việt Nam ai sẽ được ngồi vào DAG, các tổ chức xã hội dân sự và các nghiệp đoàn độc lập có được phép tham gia DAG không, hay chỉ toàn là đại diện của tổ chức thuộc đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ riêng việc phái đoàn đàm phán Việt Nam đòi hỏi trong văn bản hiệp định không được sử dụng danh từ xã hội dân sự (NGO) đã cho người ta thấy dụng ý của nhà cầm quyền VN. 
Tháng 12/2019 nghị viên Bernd Lange trong cương vị chủ tịch INTA viết thư cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phía Việt Nam phải có một văn bản chính thức chấp nhận việc phê chuẩn tất cả các tiêu chuẩn cơ bản trong ILO, xác định phương thức cho phép nghiệp đoàn lao động độc lập hoạt động và bảo đảm sự thành lập nhóm tư vấn DAG độc lập trước khi quốc hội Âu châu biểu quyết cho EVFTA. 
Phía Việt Nam đã trả lời nhưng “bỏ qua nhiều chi tiết”. Ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng bộ công thương sẽ phải giải trình các chi tiết này trước khi INTA nhóm họp lần cuối vào cuối tháng Giêng 2020. 
7. Chúng ta làm và nghĩ gì nếu EVFTA/IPA được quốc hội Âu châu thông qua 
Ngày 21.1.2020 EVFTA được INTA/QUÂC thông qua với tỷ lệ phiếu 29/6 và 5 phiếu trắng. IPA cũng được thông qua với tỷ lệ 26/7 và 6 phiếu trắng. 
Vì những vướng mắc chi tiết từ phía Việt Nam nên INTA/QHAC sẽ một buổi họp quan trọng của INTA vào cuối tháng Giêng/đầu tháng Hai 2020 trước khi quốc hội Âu châu họp bỏ phiếu biểu quyết cho EVFTA/IPA vào giữa tháng Hai 2020. Vì thủ tục hành chính phức tạp nên cho dù EVFTA/IPA được thông qua thì hiệp định chỉ có thể có hiệu lực sau tối thiểu 6 tháng. Riêng hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) sẽ được phê chuẩn bởi mỗi quốc hội của 27 quốc gia và sẽ cần nhiều thời gian. Việc phê chuẩn IPA tại Đức sẽ không diễn tiến đơn giản trước sự đối kháng kịch liệt của đảng Xanh, một đảng đang càng ngày càng được thêm nhiều dân chúng tại Đức ủng hộ. 
Tóm lại EVFTA không phải là miếng mồi hoàn hảo cho nhà cầm quyền Việt Nam. Tuy quy định nhân quyền thiếu vắng trong văn bản này, nhưng chỉ riêng việc thực thi các tiêu chuẩn 98, 87, 105 của ILO và sự thành lập nhóm tư vấn DAG theo đòi hỏi của EU cũng đủ cho đảng cộng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. 
Có thể nhà cầm quyền Việt Nam đã ranh mãnh nhìn thấy gương Nam Hàn nên sẽ liều mạng ký kết rồi “muối mặt” không thực hiện các cam kết. Tuy nhiên các nhân vật phương Tây cũng đã nhận ra điều này nên họ đang ép buộc phía Việt Nam phải ra văn bản chính thức về các thỏa thuận ILO cũng như về việc chấp nhận thành lập nhóm tư vấn DAG. 
Như ông Schweisshelm đã kết luận, nếu EVFTA được thông qua thì công cuộc vận động của chúng ta sẽ ngả theo chiều hướng mới. Đó là việc theo dõi việc thực thi các cam kết trong EVFTA và vận động nhóm tư vấn DAG Âu châu quan sát chặt chẽ DAG Việt Nam để có thể đưa ra những nhận xét trung thực dẫn đến các biện pháp trừng phạt của EU sau này. 
Ông nghị viên Bernd Lange là đảng viên đảng Xã hội (SPD) tại Đức, ông có liên hệ mật thiết với Friedrich-Ebert-Stiftung là một tổ chức ngoại vi của đảng SPD, trong đó có ông Erwin Schweisshelm. Ông Lange đã có những tuyên bố dứt khoát về 8 tiêu chuẩn căn bản của ILO và sự thành lập nhóm tư vấn độc lập DAG. Phương cách làm việc của ông Lange đã hài hòa phần nào những yêu cầu của các tổ chức người Việt trong và ngoài nước, đại diện tiêu biểu là yêu cầu của nhà vận động nhân quyền Nguyễn Quang A và của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, qua việc thúc đẩy thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập (ILO) và xây dựng vị thế cho xã hội dân sự Việt Nam (nhóm tư vấn DAG). 
Sự tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam là một một con đường dài và mỗi thành công nhỏ nào cũng góp một đoạn đường vào con đường dài đó. Nghiệp đoàn lao động độc lập để bảo vệ quyền người lao động Việt Nam là một viên gạch cơ bản đầu tiên. 
Hoàng Thị Mỹ Lâm
***
TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH ÂU CHÂU (EUROPEAN UNION)
Lời phi lộ: Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) đang hoàn thành những thủ tục để tiến gần quyết định tối hậu. Để hiểu cơ quan nào trong Liên Âu có tác động chính lên hai hiệp định này chúng tôi xin mạo muội phổ biến bài này hầu làm sáng tỏ phần nào vấn đề mọi người đang quan tâm. 
Liên minh Âu châu là một cơ quan siêu quốc gia liên minh kinh tế chính trị 28 quốc gia tại châu Âu (sau Brexit là 27 quốc gia) trải rộng 4 triệu cây số vuông và bao gồm 5 trăm triệu dân. Liên minh Âu châu được chính thức thành lập từ ngày 1.11.1993 tại Maastrich, Hòa Lan, do 6 quốc gia lập nên là Đức, Pháp, Ý, Hòa Lan, Bỉ và Lục Xâm Bảo với cả thảy là 12 thành viên khởi đầu. 
Liên minh Âu châu có trụ sở chính ở Brussels. Tại Strasbourg họ chỉ làm việc 12 tuần mỗi năm. 
Liên minh Âu châu là một bộ máy hành chánh phức tạp với 50 ngàn nhân viên (trong đó có 32 ngàn người phục vụ trong ủy ban Liên Âu = European commission). 
Ở đây chúng ta chỉ nêu lên bảy cơ quan (institutions) chính của Liên minh Âu châu: 
1) Tổng vụ Âu châu (European commission) = cơ quan hành pháp gồm chủ tịch tổng vụ, hai phó chủ tịch tổng vụ và 24 tổng vụ chuyên ngành, tương đương với thủ tướng và nội các trong một quốc gia: 
Bà tiến sỹ Ursula von der Leyen là chủ tịch tổng vụ Âu châu nhiệm kỳ 2019 – 2024; tiền nhiệm của bà là ông Jean-Claude Juncker, là người đã ký với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bản thông cáo báo chí chung ngày 2.12.2015 về sự việc kết thúc đàm phán và bắt đầu tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết EVFTA. 
Hiện tại ông Phil Hogan giữ trách nhiệm tổng vụ thương mại (commission INTA), tiền nhiệm của ông chính là bà Cecilia Malmström, là người đã qua Hà Nội ngày 30.6.2019 ký kết EVFTA. Một nhân vật quan trọng nữa trong tổng vụ thương mại INTA có liên hệ đầu mối với EVFTA là ông Peter Berz, trưởng đơn vị vùng Đông Nam và Nam Á, Úc, Tân Tây Lan (Head of unit South and South East Asia, Australia, New Zealand / Direktorat-general for trade).
2) Quốc hội Âu châu (European parliament) = cơ quan lập pháp. Sau Brexit gồm có 705 nghị viên. Nước Đức chiếm 96 ghế (nhiều nhất), kế đó là Pháp 74 ghế, Ý 73 ghế…
Quốc hội Âu châu có 7 đảng phái: 
- EVP (European People’s party = Bảo thủ), 
- S&D (Progressive alliance of socialists and democrats = Xã hội), 
- Renew (Renew Europe = Tự do), 
- Green-EFA (Greens-European free alliance = đảng Xanh), 
- ID (Identity and Democracy = Cực hữu), 
- EKR (European conservatives and reformists = Bảo thủ và cải tiến), 
- Ngoài ra có đại diện không đảng phái = non-inscrits.
Đảng Xanh (Green-EFA) tại quốc hội Âu châu, đại diện là hai bà nghị viên Saskia Bricmont và Anna Cavanizzi, đã thẳng thắn chống việc thông qua EVFTA vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam diễn biến càng ngày càng tồi tệ. 
Các nghị viên trong quốc hội được chia ra 20 ủy ban (committees) và 2 tiểu ban (subcommittees). Ủy ban thương mại INTA với 41 nghị viên và nghị viên chủ tịch INTA Bernd Lange là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị bỏ phiếu thông qua EVFTA/IPA. 
Dưới đây là bảng liệt kê ủy ban và tiểu ban và số nghị viên trực thuộc trong quốc hội Âu châu: 
AFET – Foreign affairs (ủy ban Đối ngoại): 71 
AGRI – Agriculture and rural development (ủy ban Nông nghiệp): 48 
BUDG – Budgets (ủy ban Ngân sách): 41 
CULT – Culture and education (ủy ban Văn hóa giáo dục): 31 
DEVE – Development (ủy ban Phát triển): 26 
ECON – Economic and monetary affairs (ủy ban Kinh tế tiền tệ): 60 
EMPL – Employment and social affairs (ủy ban Công nhân xã hội): 55 
ENVI – Environment, public health and food safety (Môi trường, sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm): 76 
IMCO – Internal market and consumer protection (Thị trường nội địa bảo vệ người tiêu dùng): 45 
INTA – International trade (ủy ban Thương mại): 41 
ITRE – Industry, research and energy (Công nghiệp, nghiên cứu, năng lượng): 72 
JURI – Legal affairs (ủy ban Pháp lý): 25 
LIBE – Civil liberties, justice and home affairs (Tự do dân sự, tư pháp và nội vụ): 68 
REGI – Regional development (ủy ban UB Phát Triển Khu Vực): 43 
TRAN – Transport and tourism (ủy ban Giao thông vận tải): 49 
AFCO – Constitutional affairs (ủy ban Hiến pháp): 28 
PECH – Fisheries (ủy ban Ngư nghiệp): 28 
PETI – Petitions (ủy ban Thỉnh nguyện thư): 35 
FEMM – Women’s rights and gender equality (Quyền phụ nữ và bình đẳng giới tính ): 35 
CONT – Budgetary control (ủy ban Kiểm tra ngân sách): 30 
DROI – Human rtights (Subcommittee = tiểu ban Nhân quyền): 30 
SEDE – Security and defence (Subcommittee= tiểu ban An ninh phòng thủ): 30.
3) Tòa án Tư pháp Liên Âu (Court of justice of the European Union) = cơ quan Tư pháp. 
4) Dịch vụ Đối ngoại Âu châu (European external action service) = bộ ngoại giao của Liên minh Âu châu. 
5) Hội đồng Liên minh Âu châu (Council of the European union) = hội đồng các bộ trưởng 27 nước, tùy đề tài buổi họp: kinh tế quốc phòng… mà 27 bộ trưởng của 27 quốc gia về chuyên ngành đó sẽ họp lại. 
6) Hội đồng Âu châu (European council) thường bị nhầm lẫn với hội đồng Liên minh Âu châu, là hội đồng của 27 nguyên thủ quốc gia thường họp 4 lần một năm. 
7) Ngân hàng trung ương Âu châu (European central bank).
04.02.2020
Hoàng Thị Mỹ Lâm
(danlambaovn.blogspot.com)
0 notes
vietgarment · 13 days ago
Text
Quà Tặng Đại Hội Đảng Nhiệm Kỳ 2025 – 2030
Đại hội đại biểu Đảng bộ là một sự kiện lớn và quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là dịp để các đảng viên tụ họp, đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, mục tiêu cho nhiệm kỳ tới. Trong không khí trang trọng và ý nghĩa đó, việc lựa chọn một món quà tặng đại hội Đảng phù hợp cho các đại biểu tham dự đại hội là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số sản phẩm phù hợp tặng cán bộ, đại biểu khách mời tham dự đại hội.
1. Đại hội Đảng lần thứ 14 diễn ra khi nào?
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2030 được dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm 2026 tại Hà Nội.
2. Gợi ý các món quà tặng đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2030
Nếu bạn chưa biết lựa chọn món quà nào cho phù hợp thì có thể tham khảo 3 món quà tặng đại hội Đảng sau đây:
2.1 Cặp da đại hội Đảng
Cặp da là món đồ dùng gắn liền với các cán bộ đại biểu. Đây là món đồ giúp họ đựng tài liệu, sổ bút trong quá trình công tác hàng ngày. Với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần thanh lịch, cặp da trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các đơn vị khi tìm kiếm quà tặng đại hội Đảng.
Cặp da được thiết kế với nhiều ngăn chứa đồ, mỗi chiếc cặp đều được thợ từ xưởng chăm chút từng đường kim mũi chỉ, nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Xưởng nhận in/dập logo lên cặp da theo yêu cầu khi đặt hàng số lượng lớn tại xưởng.
2.2 Vali đại hội Đảng
Đi đôi với cặp da có thể kể đến vali kéo, đây là vật dụng thường thấy khi cán bộ đại biểu tham gia các cuộc hội nghị kéo dài nhiều ngày. Dòng vali vải dù thường được sử dụng nhiều nhất bởi thiết kế đơn giản, chất vải dù co giãn giúp tăng khả năng chứa đồ, bên cạnh đó còn hạn chế khả năng va đập, rách vali trong quá trình di chuyển.
Ngoài ra, các đơn vị có thể in thêu logo đại hội Đảng lên vali để tạo điểm nhấn cho sản phẩm quà tặng. Để đặt vali in logo hãy liên hệ tới 0918.510.622��để được tư vấn ngay nhé!
2.3 Balo quà tặng cán bộ Đảng viên
Nhiều đơn vị balo được lựa chọn phổ biến có logo làm quà lưu niệm đại hội được gửi tới các bang, đại biểu. Với kiểu dáng đơn giản, đơn giản với điểm nhấn là logo Bộ trang phục nổi bật ở phía trước balo. Xưởng thiết kế balo có nhiều ngăn chứa giúp mọi người có thể dễ dàng sắp xếp vật dụng một cách phân sản, phù hợp sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hay những chuyến du lịch ngắn ngày.
3.4 Danh mục sản phẩm có thể bạn quan tâm
Xưởng may cặp da
Xưởng may balo
Xưởng sản xuất vali
Xưởng sản xuất túi du lịch
Balo in logo công ty
Balo anh ngữ
Balo cho bé
Vali vải dù xuất khẩu
Vali nhựa làm quà tặng
Vali khung nhôm khóa sập
Vali trẻ em dễ thương
3.7 Thông tin liên hệ
Xưởng sản xuất: Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
Hotline: 0918.510.622 
Fanpage: https://www.facebook.com/vietgarment/
Website: https://sanxuatvalicaptui.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/xuongsanxuatvalicapdabalotuixach?locale=vi_VN
Pinterest: https://www.pinterest.com/XSXVietgarment/
Tumber: https://www.tumblr.com/settings/blog/vietgarment
Nếu bạn cần tư vấn thì vui lòng liên hệ tới số hotline: 0918.510.622 hoặc chat trực tiếp với đội ngũ tư vấn qua website của chúng tôi nhé!
0 notes
hoanvu-2016-us · 5 years ago
Text
Đền ơn đáp nghĩa để buôn ơn, bán nghĩa Trân Văn, VOA, 02/08/2019 (truy cập từ https://www.voatiengviet.com/a/lao-dong-thuong-binh-xa-hoi-ha-tinh-nin... Cả người dùng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang đề cập đến hai gói thầu mà theo những quy định hiện hành bị buộc phải bố cáo. Bên dưới là phần ghi chép nguyên văn tấm ảnh chụp bản in mục bố cáo của báo Đấu thầu(1) thuộc bộ KHĐT, mà thiên hạ đang chuyển cho nhau xem(2). "372. Bên mời thầu: Sở lao động và thương binh xã hội tỉnh Hà Tĩnh Tên gói thầu: Mua sắm lễ thắp hương thờ cúng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019). Số thông báo: 20190717504-00. Thời điểm đăng tải: 22/07/2019 14:19). Hình thức LCNT: Đấu thầu rộng rãi trong nước. Giá gói thầu: 4.757.200.000 Giá trúng thầu: 4.757.821.400 Nhà thầu trúng thầu: Công ty CP quốc tế Bảo hưng Quyết định phê duyệt: Số 6077/QĐ-SLĐTBXH ngày 22/7/2019 * 373. Bên mời thầu: Sở lao động và thương binh xã hội tỉnh Ninh Bình Tên gói thầu: Mua bánh kẹo tặng người có công và thân nhân liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019). Số thông báo: 20190714093-00. Thời điểm đăng tải: 22/07/2019 16:3. Hình thức LCNT: Đấu thầu rộng rãi trong nước. Giá gói thầu: 8.728.305.000 Giá trúng thầu: 8.725.400.400 Nhà thầu trúng thầu: Công ty CP quốc tế Bảo hưng Quyết định phê duyệt: Số 307/QĐ-LĐTBXH ngày 9/7/2019". Nhìn một cách tổng quát thì nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh – liệt sỹ năm nay, ít nhất có hai địa phương chi 13,5 tỉ đồng cho… lễ thắp hương (Hà Tĩnh) và mang bánh kẹo tặng những người có công cũng như thân nhân liệt sỹ (Ninh Bình). Nếu chịu khó tìm thêm thông tin liên quan đến hai gói thầu vừa kể tại website do cục đấu thầu thuộc bộ KHĐT điều hành, nhằm cung cấp dữ liệu về các gói thầu sử dụng công quỹ(3), có thể thấy 13,5 tỉ đó đều trích từ nguồn dành cho “chi thường xuyên”. Qua báo Giao thông, đại diện sở lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) Hà Tĩnh giải thích, “lễ thắp hương” chỉ là cách nói, khoản 4,7 tỉ đã chi cho kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – liệt sỹ năm nay là để mua quà tặng cho gia đình 23.600 liệt sĩ trong tỉnh. Tương tự, đại diện sở LĐTBXH Ninh Bình bảo rằng, năm nay không phải lần đầu, tỉnh này đã tổ chức đấu thầu để tìm nhà cung cấp quà, tặng 29.000 đối tượng thuộc diện chính sách trong tỉnh từ nhiều năm(4). Cứ như cách các viên chức hữu trách ở Hà Tĩnh, Ninh Bình trả lời công chúng thì 13,5 tỉ mà hai tỉnh này đã chi cho “lễ thắp hương” và “mua bánh kẹo” là hoàn toàn minh bạch, cần thiết nhằm “đền ơn, đáp nghĩa”. *** Hạ tuần tháng 7 hằng năm là thời điểm Việt Nam rộn ràng những hoạt động tưởng nhớ liệt sỹ và “đền ơn, đáp nghĩa” đối những cá nhân, gia đình “có công với cách mạng”, thương binh. Liệu hương hoa, bánh kẹo đã đủ? Việt Nam hoàn toàn thống nhất đã 44 năm nhưng vẫn còn vô số gia đình “có công với cách mạng” từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng Campuchia, chống Trung quốc xâm lược… đang chờ được nhận hài cốt của những thân nhân đã hy sinh. Tháng 11 năm 2017, tướng Sùng Thìn Cò – phó tư lệnh quân khu 2 đồng thời là đại biểu của tỉnh Hà Giang tại quốc hội khóa 14, từng lưu ý: Còn khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ đang phơi mưa nắng tại các cao điểm 1.800A, 1.800B, 1.722, 1.220, 1.030… Đó là những người lính đền nợ nước khi chặn đánh quân Trung quốc xâm lược khu vực biên giới phía Bắc và phản công giành lại lãnh thổ hồi thập niên 1980. Tướng Cò khẩn khoản xin quốc hội cấp tiền cho bộ quốc phòng và quân khu 2 một lần để đưa hết toàn bộ hài cốt các liệt sĩ về với gia đình, về với quê hương(5). Hóa ra, bất kể “ta” liên tục đề cao “đền ơn, đáp nghĩa” nhưng hơn 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc, hài cốt liệt sĩ vẫn nằm vạ vật ở rừng sâu, núi thẳm! “Đền ơn, đáp nghĩa” vẫn chỉ nhắm đến biết ơn anh hùng, liệt sỹ là phải giữ cho đảng ta trường tồn! Cũng vì vậy, từ khi vấn đề được tướng Sùng Thìn Cò nêu ra, đến nay sắp tròn ba năm vẫn không thấy đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta đả động gì đến việc đáp ứng đề nghị này! Cứ thử dùng website do cục đấu thầu thuộc bộ KHĐT điều hành để tìm xem trong hai tháng vừa qua, từ 1/6/2019 đến 31/7/2019 có bao nhiêu dự án liên quan đến “liệt sỹ” nhằm “đền ơn, đáp nghĩa” được đem ra gọi thầu thì sẽ tìm được khoảng 30 kết quả. Tuy con số đó không phản ảnh chính xác số lượng các gói thầu liên quan đến “liệt sỹ” (không khớp với các dữ liệu tìm thấy trên site “bố cáo” của báo Đấu thầu, một số gói chỉ có thể thấy trên báo Đấu thầu, không xuất hiện trên website do cục đấu thầu thuộc bộ KHĐT điều hành và ngược lại), đồng thời thiếu nhiều dữ liệu mà pháp luật đặt định (ví dụ giá trị gói thầu) nhưng vẫn có nhiều điểm đáng ngẫm nghĩ. Chẳng hạn, tuy vẫn còn không thể đếm xuể số gia đình “có công với cách mạng” đang mỏi mòn chờ nhận hài cốt thân nhân vì “thiếu kinh phí” nhưng hai tháng vừa qua, riêng phòng LĐTBXH quận Hoàng Mai – Hà Nội đã phát hai thông báo, gọi thầu hai gói cung cấp dịch vụ “đưa đoàn công tác của quận đi thăm di tích lịch sử cách mạng và viếng nghĩa trang liệt sỹ” – một tại “một số tỉnh phía Nam” và một tại “miền Trung”! Thời gian “công tác” của mỗi đoàn ở mỗi miền là… nửa tháng! Chẳng lẽ chỉ cần đốt các thẻ nhang, bày những vòng hoa, đọc những diễn văn tràng giang, đại hải bày tỏ sự biết ơn là đủ “đền ơn, đáp nghĩa”? Liệt sỹ, thương binh, những người đóng góp mồ hôi, máu xương, tuổi trẻ, sức khỏe, sinh mạng thân nhân chỉ cần như thế? Giữa “chi thường xuyên” cho các gói thầu cung cấp những phần quà vài trăm ngàn để “đền ơn, đáp nghĩa”, dựng và tu bổ các đài tưởng niệm, lập các “đoàn công tác” thăm nơi này, viếng nơi kia, với mang hài cốt các liệt sĩ về nhà, điều nào thiết thực hơn? Hình như đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta quan niệm “đền ơn, đáp nghĩa” chỉ là như đã thấy, đã biết! “Đền ơn, đáp nghĩa” hoàn toàn không phải là tạo dựng một xã hội thật sự “công bằng, dân chủ, văn minh” để hậu sinh thật sự “ấm no, hạnh phúc”, thành ra càng ngày càng nhiều cá nhân cũng như gia đình có công với cách mạng cũng trở thành… dân oan. Khi càng ngày càng nhiều cá nhân cũng như gia đình có công với cách mạng vừa công khai bày tỏ sự ân hận, vừa nguyền rủa chính thể mà họ đã từng góp mọi thứ có thể kể cả sinh mạng thân nhân để dựng lên, “đền ơn, đáp nghĩa” có khác gì buôn ơn, bán nghĩa? Chú thích (1) https://baodauthau.vn (2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2231023237008704&set=a.5727704... (3) http://muasamcong.mpi.gov.vn (4) https://www.baogiaothong.vn/ha-tinh-noi-gi-ve-goi-thau-mua-le-thap-huo... (5) http://soha.vn/tuong-sung-thin-co-nhin-len-dinh-nui-biet-rang-hang-ngh...
0 notes