#phụ kiện cho fujifilm x-t20
Explore tagged Tumblr posts
Text
Phụ kiện dành cho máy ảnh Fujifilm X-T20
Máy ảnh Fujifilm XT20 vẫn được trau chuốt theo kiểu thiết kế hoài cổ thường thấy. Xét về ngoại hình thì sản phẩm giống hệt với X-T10 trước đây. Tuy nhiên, lớp vỏ được chế tạo bằng hợp kim magie bền bỉ và chắc chắn hơn. Với những phụ kiện phù hợp, chiếc máy ảnh Fujifilm X-T20 sẽ phát huy tối ưu thế mạnh để giúp bạn tạo ra những bức ảnh đẹp nhất. Những Phụ kiện thích hợp dành cho máy ảnh Fujifilm X-T20
1. Pin
Để khắc phục tình trạng pin yếu – là nhược điểm chung của dòng mirrorless thì bạn có thể sắm thêm pin dự phòng. Theo thông báo chính thức của hãng, máy ảnh Fujifilm X-T20 sử dụng loại pin chung với X-T2 là NP-W126s, chụp được 350 tấm ảnh cho một lần sạc đầy. Khuyến nghị là bạn nên chọn đúng loại pin chính hãng để tránh những rủi ro. Nếu phải mua pin của bên thứ ba, hãy tìm hiểu kỹ và mua ở những cửa hàng uy tín.
2. Đèn flash
Đèn Flash là dụng cụ khá hữu ích để thỏa sức tác nghiệp trong môi trường ánh sáng yếu hoặc ban đêm. Mặc dù được trang bị Flash cóc nhưng máy ảnh Fujifilm X-T20 vẫn cần có flash rời để phát huy tối ưu sức mạnh của máy. Lưu ý là bạn nên mua đèn flash Fujifilm chính hãng để có được sự tương thích cao nhất giữa các thiết bị.
3. Chân máy ảnh và dây bấm mềm
Nhưng bức ảnh chụp phơi sáng hay chụp pháo hoa cần phải để tốc độ màn trập chậm, nên những rung động nhỏ nhất cũng làm ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng bức ảnh. Vì vậy, sắm một chân máy để cố định máy là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, hãy sắm thêm một dây bấm mềm điều khiển từ xa để giảm thiểu tối đa những tác động lên máy khi chụp.
4. Kính lọc
Những chiếc kính lọc có tác dụng khá lớn trong việc tạo ra những hiệu ứng độc đáo và bắt mắt ở những bức ảnh phong cảnh. Tùy theo ý đồ, bạn có thể lựa chọn loại kính lọc phù hợp cho từng hiệu ứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết: Những loại kính lọc tốt nhất nên có để tham khảo để phù hợp với máy ảnh Fujifilm X-T20.
5. Thẻ nhớ
Máy ảnh Fujifilm X-T20 sử dụng thẻ SD, SHHC, SDXC (chuẩn UHS-II). Việc sở hữu nhiều thẻ nhớ có khá nhiều lợi ích cho việc lưu trữ thông tin. Chắc chắn bạn sẽ không muốn mạch sáng tác bị ngắt quãng chỉ vì thẻ nhớ đã hết dung lượng lưu trữ. Hãy chọn thẻ nhớ có dung lượng lớn và đúng với loại được hỗ trợ trên máy.
6. Túi đựng máy ảnh
Tất cả các thiết bị nhiếp ảnh cần được bảo vệ kỹ càng nếu không sử dụng. Do là phiên bản rút gọn của chiếc X-T2 nên máy ảnh Fujifilm X-T20 không có khả năng chống chịu thời tiết. Vì thế, một chiếc túi máy ảnh tốt và bền sẽ rất lý tưởng để bảo vệ máy ảnh, ống kính và những phụ kiện máy ảnh khác khỏi những tác động của môi trường, tránh va đập làm hỏng hóc thiết bị.
7. Tủ chống ẩm – hộp chống ẩm
Đây là hai phụ kiện được tìm mua nhiều nhất sau mỗi lần người chơi sắm máy ảnh. Lý do đơn giản là bởi chúng sẽ giúp chiếc thiết bị của bạn chống được ẩm mốc, bụi bẩn làm hỏng thiết bị và ảnh hưởng lớn tới các bức ảnh. Tùy thuộc vào số lượng thiết bị mà bạn đang có, có thể sắm tủ chống ẩm lớn hay hộp chống ẩm nhỏ hơn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – hãy bảo vệ tốt nhất chiếc máy ảnh Fujifilm X-T20 của bạn trước khi phải mang đi sửa chửa.
8.Dây đeo máy ảnh
Cũng là phụ kiện khá cần thiết bởi nó giúp gắn liền chiếc máy với cơ thể của bạn, không làm rơi vỡ máy. Đã có trường hợp người chơi không sử dụng dây đeo và bị tuột tay rơi máy làm hỏng các bộ phận bên trong .
9. Chống sốc-chống nước
Do máy ảnh Fujifilm X-T20 không có khả năng chống nước, nên một thiết bị chống nước cũng rất hữu ích nếu bạn muốn chụp ảnh trong lúc đang mưa hay chụp ảnh dưới nước. Ngoài ra, những hộp chống sốc cũng khá lý tưởng để giảm thiểu các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới máy ảnh và ống kính- là những thiết bị điện tử, quang học cấu tạo phức tạp.
10. Dụng cụ vệ sinh máy ảnh
Được xem là phụ kiện không thể thiếu cho mọi tay máy, từ nghiệp dư tới dân chơi lão làng. Chúng sẽ giúp bạn vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, thổi bay hơi ẩm trên cảm biến, thân máy, ống kính để bảo vệ hoàn hảo cho chiếc máy ảnh Fujifilm X-T20 của bạn.
0 notes
Text
Đánh giá Máy ảnh Fujifilm có tốt không chi tiết? 7 lý do nên mua
Đánh giá Máy ảnh Fujifilm có tốt không chi tiết? 7 lý do nên mua
Máy ảnh Fujifilm có tốt không và nên mua máy ảnh nào của hãng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Những tiêu chí đánh giá và điểm danh top 3 dòng máy Fujifilm đang được ưa chuộng nhất hiện nay sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
1. Đánh giá máy ảnh Fujifilm có tốt không
1.1. Thiết kế kiểu dáng
Giữa vô vàn các dòng máy ảnh mang thiết kế hiện đại, kiểu dáng trẻ trung, chụp bắt mắt thì Fujifilm vẫn hoàn toàn nổi bật khi giữ nguyên phong cách thiết kế cổ điển đầy mê hoặc cho đến tận bây giờ. Chưa cần biết máy ảnh Fujifilm dùng có tốt không, chỉ riêng vẻ ngoài đậm chất hoài cổ của nó đã đủ khiến các bạn trẻ cá tính đặc biệt ưa chuộng.
Thiết kế cổ điển nhưng không kém phần sang trọng (Nguồn: baomoi.com)
1.2. Giá bán
Nhìn chung giá thành của máy ảnh Fujifilm khá đa dạng. Tùy theo sở thích, nhu cầu và cách bạn nhận diện mẫu máy ảnh Fujifilm nào tốt nhất mà chọn cho mình một mẫu máy phù hợp nhất. Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn lọc, tìm kiếm các địa chỉ mua máy ảnh uy tín tại Hà Nội, HCM, Cần Thơ chính hãng, giá thành hợp lý bạn nhé!
1.3. Cấu hình
Hầu hết nền tảng máy Fujifilm đều thiết kế dựa trên cảm biến X-Trans độc quyền. Loại cảm biến này khá khác biệt so với tiêu chuẩn Bayer thường thấy. Thay vì bố trí điểm ảnh khuôn 2×2, Fujifilm bố trí ngẫu nhiên theo đơn vị 6×6 và không sử dụng bộ lọc quang học riêng giữa ống kính và cảm biến khiến cảm biến có độ phân giải khá cao so với điểm ảnh.
Máy ảnh Fujifilm có tốt không? Hãy yên tâm cấu hình máy ngày càng có những thay đổi tích cực (Nguồn: adayroi.com)
1.4. Tính năng
Tính năng của máy ảnh Fujifilm ngày càng được nâng cấp qua các dòng máy. Khả năng vận hành trơn tru và lấy nét tự động ghi lại hình ảnh nhanh, sắc nét là một trong những tính năng nổi bật nhất của dòng máy này.
1.5. Hệ thống lấy nét – Chất lượng ảnh
Máy ảnh Fujifilm có tốt không phụ thuộc khá lớn vào yếu tố lấy nét và chất lượng ảnh. Các dòng máy ảnh đến từ hãng này thường sử dụng bộ xử lý hình ảnh EXR với khả năng thu thập từ cảm biến và tinh chỉnh ảnh ngay trong điều kiện thiếu sáng mang lại hình ảnh sắc nét và màu sắc đặc biệt chân thực.
1.6. Màn hình
Màn hình với chế độ chuyển đổi lấy nét và hiệu ứng mô phỏng phim giúp người dùng dễ dàng hơn khi sử dụng. Ngoài ra, một số máy còn có thể chuyển đổi tự động giữa các ảnh và phóng to thu nhỏ hình ảnh nhanh chóng.
1.7. Hiệu suất
Máy ảnh Fujifilm dùng có tốt không? Để biết được dòng máy này có tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào hiệu suất máy. Một số dòng máy Fujifilm gần đây có tính năng tùy chọn hiệu năng với 2 thiết lập thông thường hoặc tăng hiệu năng (Boost).
Máy ảnh Fujifilm – Biến những bức ảnh đời thường trở lên nghệ thuật (Nguồn: mytour.vn)
2. Top 3 máy ảnh Fujifilm được yêu thích nhất
2.1. Máy ảnh Fujifilm X-T20
Máy ảnh Fujifilm nào tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay? Fujifilm X-T20 chắc chắn là một ứng cử viên sáng giá. Về mặt thiết kế, máy vẫn giống như các dòng thế hệ trước nhưng bên trong đã có những cải tiến đáng kể. Máy sở hữu bộ cảm biến ảnh APS-C X-Trans CMOS III với độ phân giải 24,3 MP. Đi kèm đó là hệ thống lấy nét 91 điểm và bộ xử lý ảnh X-Processor Pro. Trong những chuyến chụp ảnh xa bạn nên trang bị mua thêm dây đeo máy ảnh chất lượng, thiết kế thời trang vừa đảm bảo an toàn cho máy lại tạo thêm phong cách cá tính của riêng bạn.
Máy ảnh Fujifilm X-T20 (Nguồn: vunhatcamera.vn)
2.2. Máy ảnh Fujifilm X-T2
Đây là mẫu máy kỹ thuật số không gương lật được trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến. X-T2 xứng đáng là dòng máy thỏa niềm đam mê cho các tay máy chuyên nghiệp. Vỏ ngoài cứng cáp, hoài cổ và phần cứng được trang bị cảm biến APS-C và độ phân giải 24,3 MP cùng hệ thống lấy nét 325 điểm mang lại hình ảnh chân thực, sắc nét. Bên cạnh đó, loại máy ảnh này còn có khả năng quay video khá tốt với độ phân giải 4K và tốc độ khung hình khoảng 30fps. Nếu bạn mua đúng dịp khuyến mãi rất có thể còn được tặng kèm balo đựng máy ảnh cao cấp, bền đẹp giúp bạn an tâm hơn khi mang máy ảnh đi khắp nơi.
Máy ảnh Fujifilm X-T2 (Nguồn: zshop.vn)
2.3. Máy ảnh Fujifilm X-A5
Máy ảnh mirrorless Fujifilm kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và nhiều tính năng tiện ích có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các thế hệ trước. Màn hình X-A5 có kích thước 3 inch đi kèm độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh đủ giúp máy hiển thị tốt hình ảnh với độ sắc nét ấn tượng. Độ sáng màn hình có thể tùy chỉnh trong 5 cấp độ giải quyết được mọi không gian chụp từ thiếu sáng đến chụp ngoài trời. Về phần cứng, X-A5 sở hữu bộ cảm biến CMOS APS-C với độ phân giải 24,2 MP nhưng lại dùng bộ lọc Bayer không giống như các dòng sản phẩm khác của hãng.
Máy ảnh Fujifilm X-A5 (Nguồn: anhducdigital.vn)
Máy ảnh Fujifilm có tốt không còn tùy thuộc theo nhu cầu và sở thích của người dùng. Tậu một mẫu máy ảnh Fujifilm thiết kế hoài cổ nịnh mắt và đến các điểm du lịch Hàn Quốc tuyệt đẹp vào mùa đông này là một ý tưởng không tồi phải không nào? Tuy nhiên, đến “xứ sở kim chi” vào mùa đông theo hình thức tự túc sẽ cần chuẩn bị khá nhiều thứ từ khâu chuẩn bị hành lý đến tinh thần. Trọn bộ trải nghiệm du lịch Hàn Quốc mùa đông sẽ giúp bạn có một chuyến đi đáng nh�� và thuận lợi hơn rất nhiều đấy nhé.
0 notes
Text
10 sự khác biệt lớn giữa Fujifilm X-E3 và X-T2
Fujifilm X-E3 là sự bổ sung mới nhất cho dòng máy ảnh không gương của APS-C của Fujifilm và thừa hưởng tất cả công nghệ mới nhất mà thương hiệu này giới thiệu với X-Pro2 và X-T2 hàng đầu vào năm 2016.
Những tính năng vượt trội của Fujifilm X-E3
Cảm biến 24MP và bộ xử lý hình ảnh
Độ nhạy ISO (200-12800, từ 100 đến 51200 với các giá trị mở rộng)
Hệ thống tự động lấy nét với 91/325 điểm
Tốc độ chụp liên tục (8 khung hình / giây hoặc 14 khung hình / giây với màn trập điện tử)
Pin (NP-W126s) và tùy chọn sạc USB.
Fujifilm X-E3 là một máy ảnh được thiết kế với những bạn đam mê mãnh liệt và nhiếp ảnh cũng như nghiệp dư. Trong thời gian trước, quả thật X-T2 là một mô hình hàng đầu với nhiều tính năng mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể thưởng thức. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có sự thay đổi. Chúng ta hãy cùng nhìn vào 10 sự khác biệt chính giữa hai dòng máy ảnh X này nhé!
Phong cách thiết kế và chịu được thời tiết khác nghiệt
Sự khác biệt rõ ràng giữa “SLR so với rangefinder”, đó chính là trong chất lượng thiết kế giữa hai máy ảnh. Fujifilm X-T2 hoàn toàn bền chắc theo thời gian với khả năng chống bụi và hơi ẩm vượt trội cùng với độ chống đông lên đến -10 ° C. Toàn bộ body được làm bằng hợp kim magie cứng rắn trong khi Fujifilm X-E3 chỉ có các tấm magiê trên và dưới.
Ưu điểm lấy điểm của X-E3 là nhỏ hơn và nhẹ hơn rất nhiều so với X-T2. Trong khi đó, X-T2 vẫn có điểm nổi bật ở phía trước mà sẽ giúp bạn khi sử dụng dễ dàng ống kính lớn hơn.
Các nút tùy chỉnh
Với thiết kế body lớn hơn và chuyên nghiệp hơn của X-T2 đã phần nào giúp bạn kiểm soát tốt hơn. Ngay phía trên bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số ISO quay số chuyên dụng. Cả quay số ISO và màn trập đều có nút khóa / mở khóa và một nút phụ bên dưới để điều khiển chế độ Drive and Metering.
Ở phía sau, cả hai máy ảnh đều có một cần điều khiển AF trong khi các nút điều khiển 4 chiều không còn trên X-E3 nữa. Thay vào đó, chúng thay thế bằng những cử chỉ cảm ứng trên màn hình. X-T2 cũng có thêm nút Fn ở mặt trước.
Khe cắm thẻ SD
Một tính năng mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường dựa vào để chọn lựa đó chính là khe cắm thẻ SD. Với khe cắm thẻ SD kép của mình thì X-T2 sẽ không làm bạn thất vọng. Bạn có thể sử dụng hai thẻ UHS-II và có các tùy chọn khác nhau để sao lưu và tách các tệp JPG / RAW / tập tin video hoặc sao chép các hình ảnh. Tốc độ ghi nhanh hơn của thẻ UHS-II cũng cho phép máy ảnh có bộ đệm tốt hơn.
Còn về Fujifilm X-E3 đi kèm với một khe và hỗ trợ tiêu chuẩn UHS-I. Điểm truy cập cũng khác nhau vì khe cắm thẻ nhớ nằm trong ngăn chứa pin trong khi X-T2 có ngăn riêng ở bên.
Kính ngắm
Fujifilm X-T2 được trang bị một kính ngắm lớn hơn 0,5 inch OLED với độ phân giải 2360k, điểm phơi sáng 23mm, độ phóng đại 0,77x và tốc độ phản hồi 100fps ở chế độ Tăng. Kích thước lớn hơn cho phép thêm các tùy chọn hỗ trợ tập trung bằng tay như chế độ xem kép.
Màn hình LCD
Fujifilm X-E3 có màn hình cảm ứng cố định. Ngay cả khi không có khớp nối, màn hình cảm ứng vẫn rất tuyệt vời khi chụp, xem lại các hình ảnh của bạn ở chế độ phát lại, sử dụng menu Q.
Fujifilm X-T2 thiếu độ nhạy cảm, nhưng màn hình phía sau có một cơ chế nghiêng 3 chiều duy nhất cho phép bạn xoay khi chuẩn bị chụp ở chế độ dọc.
Khả năng quay Video 4K
Cả hai máy quay đều có chế độ quay video 4K lên đến 30fps và 100mbps. Fujifilm X-E3 không cắt cảm biến nên bạn vẫn duy trì được khả năng ban đầu của ống kính. Do đó, Fujifilm X-E3 không thực hiện toàn bộ pixel readout vì vậy chi tiết rendering là kém hơn và tiếng ồn ở ISOs cao được nhấn mạnh.
Mặt khác, X-T2 có cảm biến cho phép máy ảnh sử dụng tất cả các ��iểm ảnh và làm cho độ sắc nét tốt hơn và hiệu suất ánh sáng thấp. Bạn có thể xem một ví dụ trực tiếp bằng cách xem đoạn phim so sánh X-T2 và X-T20 dưới đây vì X-E3 và X-T20 chia sẻ chính xác 4K khả năng.
youtube
Chất lượng 1080p tương tự nhau nhưng X-T2 có nhiều cài đặt hơn bao gồm một cấu hình Gamma F-Log tùy chọn thông qua đầu ra HDMI và đầu vào micro 3.5mm (X-E3 có ổ cắm 2.5mm).
Tethering and RAW processing
Fujifilm X-T2 có các tính năng chuyên nghiệp như USB và Wifi Tethering. Cổng USB 3.0 nhanh nhất là lý tưởng để chuyển các ảnh RAW trong khi chụp. Bạn cần một plugin Lightroom hoặc phần mềm Fujifilm X Acquire để nó hoạt động.
Chúng ta cũng biết phần mềm Fujifilm X RAW Studio mới là khi máy ảnh được kết nối qua USB, bạn có thể phát triển các ảnh RAW bằng cách sử dụng bộ xử lý hình ảnh của máy ảnh thay vì CPU của máy tính. Xử lý hàng loạt cũng sẽ được hỗ trợ. Thật thú vị khi xem phần mềm có thể xử lý rendering chi tiết tốt hơn so với các chương trình của Adobe, cũng như cách so sánh với các phần mềm có khả năng hơn như Iridient Developer. Tính đến nay, X-E3 không tương thích dù đã chia sẻ cùng một engine X Processor Pro.
Kết nối Bluetooth
Fujifilm X-E3 có thể truyền hình ảnh tự động qua Bluetooth để giảm điện năng tiêu thụ. Ứng dụng này chỉ hoạt động với các thiết bị di động (Android và iOS) và các ứng dụng chuyên dụng. Khi hai thiết bị được ghép nối, kết nối sẽ vẫn hoạt động linh hoạt.
Cả hai máy ảnh đều cung cấp điều khiển từ xa và khả năng truyền hình ảnh với kết nối WiFi thông thường.
Battery grip
Battery grip tùy chọn cho Fujifilm X-T2 là một phụ kiện thú vị vì nhiều lý do khác nhau. Rõ ràng Battery grip kéo dài tuổi thọ pin do có thêm hai pin NP-W126s nhưng đồng thời cũng tăng tốc độ chụp liên tục với màn trập cơ học lên đến 11fps và kéo dài thời gian ghi 4K lên đến 30 phút. Battery grip có thể được sử dụng như là một bộ sạc pin kép. Hiện tại, không có bộ kẹp pin cho Fujifilm X-E3.
Giá
Như bạn có thể tưởng tượng, đây là một sự khác biệt đáng kể giữa hai máy ảnh. X-T2 có thể được tìm thấy với giá khoảng 1600 USD / 1400 USD / 1500 USD trong khi X-E3 chắc chắn rẻ hơn ở mức 900 USD / 850 USD / 900 USD.
Fujifilm X-T2 có sẵn trong một bộ với XF 18-55mm trong khi Fujifilm X-E3 cũng có thể được tìm thấy với XF 23mm f / 2.
10 sự khác biệt lớn giữa Fujifilm X-E3 và X-T2 Ngu?n:
Blogs các sản phẩm công nghệ zShop.vn.
Theo Zshop
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
Text
Đánh giá các dòng máy Fujifilm mới nhất: X-A3, X-T10, X-A5, X-T20
Đánh giá các dòng máy Fujifilm mới nhất: X-A3, X-T10, X-A5, X-T20
Các dòng máy Fujifilm luôn gợi đến hình dung đến kiểu dáng mô phỏng phong cách retro hoài cổ độc đáo. Không những thế, thao tác chụp đơn giản và sở hữu mức giá khá ổn khiến sản phẩm luôn nằm trong lựa chọn của nhiều người. Nếu bạn còn đang bối rối giữa các dòng, hãy để Blog Vinatai gợi ý nhé.
1.Đánh giá máy ảnh Fujifilm X-A3 và X-A5
1.1. Cấu hình
Mặc dù X-A3 được đánh giá là mẫu máy ảnh thích hợp cho người mới chơi nhưng chúng vẫn được trang bị cảm biến APS-C với độ phân giải lên tới 24,2MP và khả năng hỗ trợ quay video FHD/60fps đi kèm với dải ISO 200-6.400. Kết hợp với đó là ma trận lấy nét được nâng cấp lên 77 điểm và tốc độ chụp liên tục hoàn hảo có thể sánh với những mẫu máy ảnh trung cấp khác.
X-A5 cũng là một trong các dòng máy ảnh Fujifilm tích hợp hoàn hảo cấu hình, tính năng của máy ảnh chuyên nghiệp. Máy có tích hợp cảm biến CMOS 24,2MP APS-C cùng dải ISO 200-12.800 và khả năng quay video sắc nét tuyệt vời phù hợp với cả những thợ ảnh chuyên nghiệp.
X-A5 có thiết kế đẹp mắt và được trang bị cấu hình cao hơn X-A3 (Nguồn: dantri.com.vn)
1.2. Tính năng
X-A5 cũng giống như X-A3 đều sử dụng mảng Bayer truyền thống không như các dòng cao cấp của hãng. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 dòng máy này là cảm biến X-A5 có lợi hơn nhiều trong công nghệ lấy nét theo pha. X-A5 cũng được bổ sung thêm công cụ xử lý hình ảnh nhanh hơn khoảng 1.5 lần so với phiên bản tiền nhiệm. X-A5 là dòng máy ảnh XA đầu tiên sở hữu hệ thống lấy nét tương phản tự động và lấy nét theo pha.
Mặc dù máy không có sự tiên tiến vượt trội như các dòng máy XT hay XE sau này nhưng đây vẫn là bước tiến tuyệt vời giúp hệ thống mang lại hình ảnh chất lượng, sắc nét hơn. Tuy không được trang bị cấu hình nổi bật như X-A5, X-A3 cũng được đánh giá khá cao về ma trận lấy nét và tốc độ quay video nếu so với các dòng máy trong cùng mức giá.
1.3. Hệ thống lấy nét
X-A5 có hệ thống lấy nét tự động không cao cấp như các dòng máy Fujifilm X-T20 hay X-E5 nhưng hoàn toàn vượt xa X-A3. Hệ thống này sử dụng 91 điểm AF xếp theo dạng lưới hình chữ nhật. Chế độ lấy nét của máy còn có thể mở rộng đến AF-S, AF-C và khả năng lấy nét bằng tay nhanh gọn đi kèm các tùy chọn ưu tiên giúp việc chụp ảnh chân dung trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, X-A3 chỉ có 77 điểm AF và chúng đều thuộc dạng dò tìm tương phản.
X-A5 và X-A3: Máy ảnh nào mang đến hệ thống lấy nét chuẩn mực nhất? (Nguồn: anhducdigital.vn)
1.4. Thời lượng pin
Theo thông tin chính thức hãng đưa ra, X-A5 có tuổi thọ pin tốt hơn so với thế hệ đàn anh X-A3 mặc dù hai loại máy này cùng dùng pin NP-W126S. Chỉ với một lần sạc X-A5 có thể chụp được khoảng 450 tấm ảnh, X-A3 chỉ chụp được khoảng 400 tấm.
1.5. Mức độ nhiễu và chất lượng ảnh
X-A5 với cảm biến 24.2MP đem lại độ chi tiết hoàn hảo ở mức ISO 100. Độ chi tiết sẽ giảm mạnh và mức độ nhiễu hạt rất nặng khi bạn dừng ở mức ISO 25.600 hay ISO 51.200. X-A3 nhìn chung có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện ánh sáng khi chụp ảnh và cân bằng độ trắng khá tốt. Tuy vậy, khi chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng máy vẫn chưa xử lý được triệt để. Ảnh chụp ở ISO 800 có thể chấp nhận được nhưng khi đẩy lên 1.600 chúng ta sẽ thấy rõ hiện tượng bệt màu.
1.6. Giá
Hiện tại giá của 2 dòng máy ảnh Fujifilm trên Vinatai đang dao động ở mức: Fujifilm X-A5 13.690.000 VNĐ và Fujifilm X-A3 11.850.000 VNĐ. Tuy nhiên, đây là mức giá khuyến mãi trong thời điểm hiện tại, để mua ngay máy ảnh Fujifilm phong cách retro hoài cổ chính hãng, giá thành hợp lý bạn có thể thường xuyên theo dõi và cập nhật những chương trình khuyến mãi trên Vinatai.com.
Nói tóm lại, điểm nổi bật nhất tạo nên sự khác biệt của X-A5 so với X-A3 là hệ thống AF lai giúp lấy nét và chụp đối tượng chuyển động tốt hơn. Còn lại các tính năng cơ bản khác như độ phân giải, kích thước cảm biến, màn hình, tốc độ cửa chớp gần như không có sự khác biệt. Tuy vậy, giá tiền của hai loại máy có mức chênh lệch không nhỏ. Tùy theo nhu cầu và ngân sách đặt ra mà bạn có thể cân nhắc chọn một trong hai mẫu này. Nếu chỉ có nhu cầu sắm một chiếc máy ảnh lưu lại khoảnh khắc thường ngày đơn giản, X-A3 sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm ngân sách bỏ ra. Có nhiều người mới tập tành bước vào thế giới kỹ thuật số lại bối rối nên mua máy ảnh Mirrorless nào giữa Fujifilm và Canon thì giờ đây có thể vỡ ra những ưu điểm nổi bật của thiết bị ghi hình tuyệt vời này.
X-A3 có giá rẻ hơn so với thế hệ đàn em (Nguồn: techland.com.vn)
2. Đánh giá máy ảnh Fujifilm X-T10 và X-T20
2.1. C��u hình
Fujifilm X-T10 là dòng máy ảnh không gương lật có thể thay ống kính. Máy có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ hơn rất tiện lợi lấy cảm hứng từ đàn anh X-T1. Tuy vậy, khả năng chống chịu thời tiết của máy đã bị cắt bỏ nhằm giảm giá thành cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu bạn muốn mang chiếc máy ảnh X-T10 này đi tham quan 27 điểm du lịch Nhật Bản lý thú trong mùa đông này sẽ cần trang bị thêm túi chống ẩm và túi đựng để đảm bảo an toàn cho máy. Bên cạnh đó, X-T10 sở hữu bộ cảm biến APS-C CMOS với độ phân giải 16,3MP và bộ xử lý hình ảnh EXR Processor II hỗ trợ dải ISO 200 – 6400.
X-T20 với vẻ ngoài hoài cổ, dáng vẻ trau chuốt, kiên cố được đánh giá khá cao. Cấu hình bên trong thân máy là bộ cảm biến X-Trans CMOS III với độ phân giải 24MP đi kèm với bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro giúp chất lượng ảnh luôn sắc nét và những gam màu có độ chi tiết tốt, chuyển màu mượt mà ngay cả trong điều kiện ánh sáng không thuận lợi. Nhờ đặc điểm cấu hình nổi trội, những hình ảnh được chụp từ Fujifilm X-T20 có độ phân giải cao giúp việc in ảnh khổ lớn dễ dàng hơn rất nhiều.
Fujifilm X-T20 và X-T10: “Kẻ tám lạng, người nửa cân” (Nguồn: zshop.vn)
2.2. Tính năng
X-T10 nhờ xử lý bộ cảm biến và xử lý hình ảnh tiên tiến giúp máy mang lại hình ảnh sắc nét, chân thực đặc trưng. Máy có thể chụp liên tiếp tối đa 8fps và sở hữu khả năng quay phim Full HD với tốc độ 60fps. Hệ thống lấy nét 77 điểm tương phản giúp X-T10 có tốc độ lấy nét khá nhanh, chỉ khoảng 0,06s cho một khung hình. Chế độ lấy nét đa dạng và phù hợp được với nhiều không gian chụp cũng là điểm mạnh lớn của dòng máy này. X-T10 còn được trang bị nhiều hiệu ứng đặc biệt giúp cải thiện chất lượng ảnh khiến bạn có thể lấy ngay được ảnh “nghệ thuật” mà không cần qua ứng dụng chỉnh sửa.
Trong khi đó, X-T20 sở hữu bộ cảm biến X-Trans CMOS II 16MP và bộ xử lý hình ảnh EXP II hỗ trợ dải ISO 100 – 12800. Máy chụp liên tiếp 8fps và sở hữu khả năng quay phim cả 4K 30fps và Full HD 60fps. Hệ thống lấy nét vượt trội 325 điểm với 91 điểm tương phản giúp Fujifilm X-T20 được đánh giá khá cao về chất lượng ảnh, độ sắc nét và chống nhiễu hiệu quả khi lên đến mức ISO cao.
2.3. Hệ thống lấy nét
Hệ thống lấy nét của X-T10 chỉ có 77 điểm trong đó có 49 điểm tương phản. Trong khi đó, X-T20 có đến 325 điểm lấy nét với 91 điểm lấy nét tương phản đi kèm với thuật toán lấy nét kiểu mới giúp bắt dính đối tượng chuyển động cực tốt. Cả hai loại máy này đều sở hữu tốc độ màn trập cơ học 1/4000s và khả năng chụp liên tục 8 khung hình trong một giây. Nhìn chung, nếu nói riêng về hệ thống lấy nét, X-T20 sẽ là lựa chọn đúng đắn cho những thợ ảnh chuyên nghiệp.
X-T10 có hệ thống lấy nét không thể so sánh với Fujifilm X-T20 (Nguồn: techland.com.vn)
2.4. Thời lượng pin
Trong các dòng máy Fujifilm nhìn chung đều có thời lượng pin khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Trong khi máy ảnh Fujifilm X-T10 có thể chụp được 270 tấm ảnh trong 1 lần sạch thì X-T20 lại có khả năng chụp được 350 tấm. Nếu bạn cảm thấy thời lượng pin này không đủ đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của mình có thể tậu thêm đế pin máy ảnh Fujifilm hiệu năng ổn định, sạc pin nhanh, thiết kế gọn nhẹ rất phù hợp và tiện ích cho những buổi đi chơi xa.
2.5. Mức độ nhiễu và chất lượng ảnh
Máy ảnh Fujifilm X-T20 có dải ISO cao 100-12800 kết hợp với ultra – high ISO setting tiên tiến giúp khử nhiễu tốt hơn X-T10. Đây là một trong các dòng máy ảnh Fujifilm được đánh giá cao về chất lượng ảnh và khả năng xử lý độ nhiễu. Hiệu năng mạnh mẽ đến từ cảm biến và chip xử lý cũng giúp phần nào cho các bức ảnh chụp ngay cả ở mức ISO cao nhất vẫn giữ nguyên được độ mượt mà không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Màu phim có độ sâu mịn màng và những tone màu giữ được nét tự nhiên hoàn hảo ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.
X-T10 mang thân hình có phần nhỏ bé nhưng chất lượng hình ảnh mà máy mang lại vẫn được đánh giá khá tốt so với các dòng máy trong tầm giá. Mẫu máy sở hữu dải ISO từ 200 đến khoảng 6400. Tuy vậy, khi mức ISO này được đẩy lên mức cao chất lượng ảnh không giữ nguyên được đường nét ban đầu và xuất hiệu hiện tượng bệt màu, mất chi tiết. Nguyên nhân chính là do máy cố gắng thoát khỏi tình trạng nhiễu hạt dẫn đến các chi tiết ảnh được làm mịn quá mức.
X-T20 thích hợp với những bức ảnh chuyển động (Nguồn: dienmaybinhminh.com)
2.6. Giá
Mức giá niêm yết của X-T10 và Fujifilm X-T20 hiện đang có mặt trên website Vinatai.com lần lượt là 18.990.000 VNĐ và 20.990.000 VNĐ. Mức giá này đã bao gồm khuyến mãi và tặng kèm quà tặng. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn mua các phụ kiện máy ảnh như túi, balo thời trang cao cấp đựng máy ảnh cũng có thể tìm kiếm tại Vinatai.com để có mức giá tốt nhất.
Trong các dòng máy Fujifilm thời điểm hiện tại, X-T10 và X-T20 khá “được lòng” cả những người mới và những tay chơi công nghệ chuyên nghiệp. Có thể thấy Fujifilm X-T20 có nhiều tính năng và cấu hình vượt trội hơn so với X-T10. Tuy vậy, sự chênh lệch giá giữa hai loại máy này cũng là một điểm đáng cân nhắc. Nếu nhu cầu chụp ảnh không quá cao thì X-T10 sẽ là sự lựa chọn không tồi.
Nếu nhu cầu chụp ảnh không cao, X-T10 là lựa chọn đúng đắn (Nguồn: imaging-resource.com)
Thời tiết bắt đầu chuyển đông là thời điểm tuyệt vời cho những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Ngoài chuẩn bị hành lý, tiền bạc, vé máy bay thì sắm riêng chiếc máy ảnh Fujifilm model đời mới để đi du lịch trong va li là một điều tất yếu giúp bạn ghi lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân, bạn bè. 19 điểm du lịch Hàn Quốc mùa thu chụp ảnh đẹp hút ngàn like có lẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn thư giãn và thử thách khả năng chụp ảnh của bản thân. Đừng bỏ lỡ nhé.
0 notes
Text
10 sự khác biệt lớn giữa Fujifilm X-E3 và X-T2
Fujifilm X-E3 là sự bổ sung mới nhất cho dòng máy ảnh không gương của APS-C của Fujifilm và thừa hưởng tất cả công nghệ mới nhất mà thương hiệu này giới thiệu với X-Pro2 và X-T2 hàng đầu vào năm 2016.
Những tính năng vượt trội của Fujifilm X-E3
Cảm biến 24MP và bộ xử lý hình ảnh
Độ nhạy ISO (200-12800, từ 100 đến 51200 với các giá trị mở rộng)
Hệ thống tự động lấy nét với 91/325 điểm
Tốc độ chụp liên tục (8 khung hình / giây hoặc 14 khung hình / giây với màn trập điện tử)
Pin (NP-W126s) và tùy chọn sạc USB.
Fujifilm X-E3 là một máy ảnh được thiết kế với những bạn đam mê mãnh liệt và nhiếp ảnh cũng như nghiệp dư. Trong thời gian trước, quả thật X-T2 là một mô hình hàng đầu với nhiều tính năng mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể thưởng thức. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có sự thay đổi. Chúng ta hãy cùng nhìn vào 10 sự khác biệt chính giữa hai dòng máy ảnh X này nhé!
Phong cách thiết kế và chịu được thời tiết khác nghiệt
Sự khác biệt rõ ràng giữa “SLR so với rangefinder”, đó chính là trong chất lượng thiết kế giữa hai máy ảnh. Fujifilm X-T2 hoàn toàn bền chắc theo thời gian với khả năng chống bụi và hơi ẩm vượt trội cùng với độ chống đông lên đến -10 ° C. Toàn bộ body được làm bằng hợp kim magie cứng rắn trong khi Fujifilm X-E3 chỉ có các tấm magiê trên và dưới.
Ưu điểm lấy điểm của X-E3 là nhỏ hơn và nhẹ hơn rất nhiều so với X-T2. Trong khi đó, X-T2 vẫn có điểm nổi bật ở phía trước mà sẽ giúp bạn khi sử dụng dễ dàng ống kính lớn hơn.
Các nút tùy chỉnh
Với thiết kế body lớn hơn và chuyên nghiệp hơn của X-T2 đã phần nào giúp bạn kiểm soát tốt hơn. Ngay phía trên bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số ISO quay số chuyên dụng. Cả quay số ISO và màn trập đều có nút khóa / mở khóa và một nút phụ bên dưới để điều khiển chế độ Drive and Metering.
Ở phía sau, cả hai máy ảnh đều có một cần điều khiển AF trong khi các nút điều khiển 4 chiều không còn trên X-E3 nữa. Thay vào đó, chúng thay thế bằng những cử chỉ cảm ứng trên màn hình. X-T2 cũng có thêm nút Fn ở mặt trước.
Khe cắm thẻ SD
Một tính năng mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường dựa vào để chọn lựa đó chính là khe cắm thẻ SD. Với khe cắm thẻ SD kép của mình thì X-T2 sẽ không làm bạn thất vọng. Bạn có thể sử dụng hai thẻ UHS-II và có các tùy chọn khác nhau để sao lưu và tách các tệp JPG / RAW / tập tin video hoặc sao chép các hình ảnh. Tốc độ ghi nhanh hơn của thẻ UHS-II cũng cho phép máy ảnh có bộ đệm tốt hơn.
Còn về Fujifilm X-E3 đi kèm v��i một khe và hỗ trợ tiêu chuẩn UHS-I. Điểm truy cập cũng khác nhau vì khe cắm thẻ nhớ nằm trong ngăn chứa pin trong khi X-T2 có ngăn riêng ở bên.
Kính ngắm
Fujifilm X-T2 được trang bị một kính ngắm lớn hơn 0,5 inch OLED với độ phân giải 2360k, điểm phơi sáng 23mm, độ phóng đại 0,77x và tốc độ phản hồi 100fps ở chế độ Tăng. Kích thước lớn hơn cho phép thêm các tùy chọn hỗ trợ tập trung bằng tay như chế độ xem kép.
Màn hình LCD
Fujifilm X-E3 có màn hình cảm ứng cố định. Ngay cả khi không có khớp nối, màn hình cảm ứng vẫn rất tuyệt vời khi chụp, xem lại các hình ảnh của bạn ở chế độ phát lại, sử dụng menu Q.
Fujifilm X-T2 thiếu độ nhạy cảm, nhưng màn hình phía sau có một cơ chế nghiêng 3 chiều duy nhất cho phép bạn xoay khi chuẩn bị chụp ở chế độ dọc.
Khả năng quay Video 4K
Cả hai máy quay đều có chế độ quay video 4K lên đến 30fps và 100mbps. Fujifilm X-E3 không cắt cảm biến nên bạn vẫn duy trì được khả năng ban đầu của ống kính. Do đó, Fujifilm X-E3 không thực hiện toàn bộ pixel readout vì vậy chi tiết rendering là kém hơn và tiếng ồn ở ISOs cao được nhấn mạnh.
Mặt khác, X-T2 có cảm biến cho phép máy ảnh sử dụng tất cả các điểm ảnh và làm cho độ sắc nét tốt hơn và hiệu suất ánh sáng thấp. Bạn có thể xem một ví dụ trực tiếp bằng cách xem đoạn phim so sánh X-T2 và X-T20 dưới đây vì X-E3 và X-T20 chia sẻ chính xác 4K khả năng.
youtube
Chất lượng 1080p tương tự nhau nhưng X-T2 có nhiều cài đặt hơn bao gồm một cấu hình Gamma F-Log tùy chọn thông qua đầu ra HDMI và đầu vào micro 3.5mm (X-E3 có ổ cắm 2.5mm).
Tethering and RAW processing
Fujifilm X-T2 có các tính năng chuyên nghiệp như USB và Wifi Tethering. Cổng USB 3.0 nhanh nhất là lý tưởng để chuyển các ảnh RAW trong khi chụp. Bạn cần một plugin Lightroom hoặc phần mềm Fujifilm X Acquire để nó hoạt động.
Chúng ta cũng biết phần mềm Fujifilm X RAW Studio mới là khi máy ảnh được kết nối qua USB, bạn có thể phát triển các ảnh RAW bằng cách sử dụng bộ xử lý hình ảnh của máy ảnh thay vì CPU của máy tính. Xử lý hàng loạt cũng sẽ được hỗ trợ. Thật thú vị khi xem phần mềm có thể xử lý rendering chi tiết tốt hơn so với các chương trình của Adobe, cũng như cách so sánh với các phần mềm có khả năng hơn như Iridient Developer. Tính đến nay, X-E3 không tương thích dù đã chia sẻ cùng một engine X Processor Pro.
Kết nối Bluetooth
Fujifilm X-E3 có thể truyền hình ảnh tự động qua Bluetooth để giảm điện năng tiêu thụ. Ứng dụng này chỉ hoạt động với các thiết bị di động (Android và iOS) và các ứng dụng chuyên dụng. Khi hai thiết bị được ghép nối, kết nối sẽ vẫn hoạt động linh hoạt.
Cả hai máy ảnh đều cung cấp điều khiển từ xa và khả năng truyền hình ảnh với kết nối WiFi thông thường.
Battery grip
Battery grip tùy chọn cho Fujifilm X-T2 là một phụ kiện thú vị vì nhiều lý do khác nhau. Rõ ràng Battery grip kéo dài tuổi thọ pin do có thêm hai pin NP-W126s nhưng đồng thời cũng tăng tốc độ chụp liên tục với màn trập cơ học lên đến 11fps và kéo dài thời gian ghi 4K lên đến 30 phút. Battery grip có thể được sử dụng như là một bộ sạc pin kép. Hiện tại, không có bộ kẹp pin cho Fujifilm X-E3.
Giá
Như bạn có thể tưởng tượng, đây là một sự khác biệt đáng kể giữa hai máy ảnh. X-T2 có thể được tìm thấy với giá khoảng 1600 USD / 1400 USD / 1500 USD trong khi X-E3 chắc chắn rẻ hơn ở mức 900 USD / 850 USD / 900 USD.
Fujifilm X-T2 có sẵn trong một bộ với XF 18-55mm trong khi Fujifilm X-E3 cũng có thể được tìm thấy với XF 23mm f / 2.
10 sự khác biệt lớn giữa Fujifilm X-E3 và X-T2 Ngu?n:
Blogs các sản phẩm công nghệ zShop.vn.
Theo Zshop
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes
Text
Trên tay Fujifilm X-T20 chính hãng: bản rút gọn của X-T2, mạnh mẽ, nhỏ gọn, giá 20.9 triệu
Fujifilm X-T20 là chiếc máy ảnh không gương lật nhỏ gọn mới nhất thuộc dòng máy trung cấp trong dòng X-series, được ra mắt trong sự kiện Fujikina 2017 vừa qua. Có rất nhiều ý kiến hiện nay về sự liên quan giữa X-T20 và X-T10, liệu X-T20 có phải là bản nâng cấp của X-T10 hay không? Nhưng ấn tượng đầu tiên của mình về X-T20 khi lần đầu tiên cầm em nó trong đợt ra mắt chính thức tại Việt Nam và bây giờ là chiếc chính thức bán ra tại Việt Nam thì nó như là một phiên bản rút gọn với giá rẻ hơn của chiếc flagship X-T2 cùng với bộ xử lý hình ảnh được cải thiện và các thuật toán lấy nét tự động mới cao cấp hơn nhiều so với đàn anh X-T10.
youtube
Chiếc X-T20 mới ra kế thừa được rất nhiều tính năng từ chiếc flagship X-T2, bao gồm cảm biến APS-C với độ phân giải 24MP X-Trans CMOS III, bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro và hệ thống lấy nét tự động tiên tiến. Thời gian khởi động nhanh 0.4 giây và cái quan tâm nhất là shutter lag được giảm xuống 0.05 giây.
X-T20 còn có khả năng quay video UHD 4K 30fps với thời lượng lên đến 10 phút mỗi clip. Ngoài ra X-T20 còn có thể xuất video 4K ra màn hình rời qua HDMI hoặc dùng các đầu thu rời để có chất lượng video cao hơn. Hổ trợ thu âm thanh qua microphone gắn rời.
Nhờ vào cảm biến mới với công nghệ xử lý tín hiệu mạnh hơn giúp X-T20 có thể kiểm soát tốt hơn hiện tượng nhiễu kỹ thuật số _ noise trên ảnh, do đó với mức ISO 12800 được mặc định chọn như là một lựa chọn ISO thường xuyên mà không cần quan tâm đến chất lượng hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Tại chế độ ultra-high ISO settings, máy xử lý ra ảnh với độ nhiễu rất thấp, với thuật toán xử lý với màu đen sâu và tone mịn màng, mang lại những hình ảnh đẹp ngay cả trong những điều kiện ánh sáng kém.
Với Fujifilm X-T20, ta có thể thấy được dáng vẻ của chiếc X-T10 với thiết kế nhỏ gọn, mạnh mẽ và được hoàn thiện bằng hợp kim magiê chắc chắn. Phía mặt trên của máy vẫn giữ nguyên vị trí và thiết kế của X-T10 với 3 bánh xe xoay chức năng bằng nhôm sang trọng, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh tốc độ, chỉnh EV nhanh từ -3EV đến +3EV, bổ xung thêm một tùy chọn EV “C” giúp bạn có thể tùy chỉnh mức EV lên đến +/-5EV khi kết hợp với vòng xoay phía trước, nút gạt Auto để chuyển sáng chế độ tự động hoàn toàn và các chế độ chụp và quay video trong khi vẫn đang chụp và quay mà không phải mất thời gian gián đoạn để nhìn.
X-T20 được tích hợp ống ngắm điện tử OLED với kích thước 0.39″ 2.36MP với độ phóng đại 0.62x.
Được trang bị màn hình cảm ứng TFT LCD 3″ với độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh có thể xoay lật lên xuống, giúp quá trình sáng tác được thuận tiện hơn với nhiều góc chụp và quay hơn. Ngoài ra các cổng kết nối ngoại vi và chức năng Wifi vẫn được giữ nguyên như trên X-T10.
Màn hình cảm ứng chạm chụp hoặc có thể gắn chức năng chỉ chạm chọn điểm hoặc vùng lấy nét… Một điểm cộng là mặc dù đang chọn mở cảm ứng nhưng khi bạn đưa máy lên ngắm qua viewfinder thì mặc định màn hình cảm ứng sẽ bị tắt đi để khỏi bị chạm cảm ứng với tay hoặc mũi khi thao tác chụp.
Về khả năng lấy nét AF được kế thừa từ chiếc X-T2, hiệu suất AF được cải thiện nhiều đối với các đối tượng di chuyển. X-T20 được mở rộng với số lượng điểm lấy nét nhiều hơn, nâng cấp lên 91 điểm lấy nét nhận diện theo pha so với 49 điểm trên X-T10, tổng cộng có 325 điểm lấy nét trên toàn hệ thống, với độ phủ 40% ở vị trí trung tâm (khu vực lấy nét trung tâm bao gồm 49 điểm lấy nét) giúp máy có thể tạo một vùng lấy nét nhanh, chính xác theo pha ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh quay và chụp khác nhau. Bằng cách thiết kế các thuật toán lấy nét AF từ dưới lên, X-T20 có thể tự động lấy nét chính xác hơn đối với các trường hợp ánh sáng chiếu thẳng, các đối tượng có độ tương phản thấp và các đối tượng với nhiều chi tiết như lông chim và lông động vật. Trong quá trình quay video, điểm lấy nét AF khi tracking theo một đối tượng được chuyển rất êm, làm cho đoạn video trông tự nhiên hơn nhiều.
Chế độ tùy chỉnh chức năng lấy nét AF-C với 5 preset AF-C có sẵn giúp tăng cường khả năng bắt nét ở chế độ lấy nét liên tục AF-C tương tự như trên X-T2.
Một điều đáng lưu ý nữa là mặc dù bị lược bỏ chế độ Boost và không có option grip pin rời như trên X-T10 nhưng X-T20 vẫn cho bạn chuyển qua chế độ chụp ảnh nhanh liên tục với tốc độ bằng chiếc X-T2 là 14 fps.
Điểm bị lược bớt đi so với chiếc flagship X-T2 chính là bộ ron khắp thân máy giúp máy có thể chống chịu được thời tiết, nút AF joystick, vòng chỉnh ISO, không hỗ trợ Log Gamma “F-Log”, tuy nhiên màn hình cảm ứng với các khả năng chạm lấy nét, xem lại khi thao tác chụp hình và quay video vẫn còn được giữ lại.
Đèn flash cóc tích hợp với độ cao khiêm tốn, chỉ phù hợp với những ống kính có tiêu cự ngắn hoặc ống kit đi theo máy. Cũng giống như X-T10 đèn cóc được đặt tại vị trí phía trên đỉnh máy và được dấu đi trông đẹp mắt X-T20 chỉ có 1 khe thẻ SD, SHHC, SDXC, hỗ trợ chuẩn thẻ UHS-II, không thừa hưởng 02 khe thẻ như trên X-T2. Về pin theo máy, X-T20 sử dụng pin NP-W126s như trên X-T2, có lẽ bây giờ Fujifilm đã thay đổi tất cả pin NP-W126 thành NP-W126s hết rồi thì phải vì mình thấy những máy mới ra sau này, kể cả mấy chiếc dòng thấp vẫn sử dụng NP-W126s hết rồi. Về dung lượng pin thì pin NP-W126s trên X-T20 có thể chụp được lên đến 350 tấm mỗi khi sạc đầy, nhưng con số đó cũng còn tùy vì nó còn phụ thuộc vào việc bạn có chụp flash cóc và mở màn hình xem liên tục nhiều hay ít nữa. Fujifilm X-T20 được ra mắt với hai màu hoàn thiện là đen và bạc. Máy vẫn sử dụng hệ thống ống kính Fujinon X-mount cho chất lượng hình ảnh cao.
Giá bán chính hãng tại Việt Nam hiện tại của Fujifilm X-T20 và các ống kính đi kèm với giá công bố lần lượt:
Fujifilm X-T20 body: 20.990.000đ
Fujifilm X-T20 đi kèm với ống kính 16-50mm F3.5-5.6 OIS: 23.990.000đ
Fujifilm X-T20 đi kèm với ống kính 18-55mm F2.8-4 OIS: 27.990.000đ
Thông số kỹ thuật chính của Fujifilm X-T20:
Cảm biến APS-C X-Trans CMOS III 24.3MP
Bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro
Màn hình cảm ứng TFT LCD 3″ 1.04 triệu điểm ảnh có thể xoay lật đa chiều
Ống ngắm điện tử OLED với kích thước 0.39″ 2,36MP
Khả năng quay video 4K UHD với thời lượng quay lên đến 10 phút
Khả năng xuất video ra màn hình rời qua HDMI và thu âm thanh qua microphone gắn rời
Chế độ chụp nhanh liên tục lên đến 14 fps
Chế độ tùy chỉnh chức năng AF-C với 5 preset AF-C có sẵn
Tốc độ màn trập tốc đa: 1/4000s cho màn tập cơ và 1/32000s cho màn trập điện tử
Chế độ giả lập Film cho cả ảnh chụp và Video
Chế độ giả lập Film ACROS được thêm mới vào
Tương thích thẻ nhớ SD, SHHC, SDXC, hỗ trợ chuẩn thẻ UHS-II
Pin NP-W126s như trên X-T2, chụp được 350 tấm
Kích thước: 118 x 83 x 41 mm
Khối lượng (bao gồm pin): 383 g
Một số hình ảnh khác của Fujifilm X-T20: Nguồn: Tinhte
Trên tay Fujifilm X-T20 chính hãng: bản rút gọn của X-T2, mạnh mẽ, nhỏ gọn, giá 20.9 triệu Nguồn:
Blogs các sản phẩm công nghệ zShop.vn.
Theo Zshop
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes