#nhà thờ lớn
Explore tagged Tumblr posts
oohniee · 11 months ago
Text
Tumblr media
Ở trong thế giới của người trưởng thành, tôi lại chẳng theo kịp một ai, tôi cũng chẳng phải là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Một năm lại trôi qua, và tôi lại ngồi viết để tôi biết chắc một điều rằng tôi vẫn ở ngay đây chưa hề đi đâu hết. Tôi vẫn là tôi đấy thôi, vẫn hời hợt và vô tâm như cũ, chỉ là trưởng thành hơn một chút, biết kiềm chế hơn một chút, và nghĩ nhiều hơn một chút. Nhiều lúc tôi nghĩ hời hợt vô tâm có lẽ không phải chỉ là cách thể hiện mà với tôi nó là một căn bệnh nhiều năm. Tôi quá thờ ơ với thế giới này ngay cả khi nó cho tôi một cái tát. Tôi chẳng biết quan tâm đến những điều nhỏ nhặt chẳng hạn như việc gọi về nhà mỗi tuần, hoặc chẳng hạn như việc hỏi thăm một người bạn cũ đã lâu không gặp. Tôi cũng chẳng nhiệt tình được với ai và chắc có lẽ do tôi chẳng thể bước ra khỏi thế giới riêng của chính mình.
Tôi trở nên bận hơn và mọi thứ khó khăn hơn tôi nghĩ, tôi bị cuộc sống đè bẹp khi đứng trước sự lựa chọn, thứ đã muốn vứt bỏ lại phải suy nghĩ thiệt hơn, là giữ thiệt hay vứt thiệt hơn. Và tôi luôn phải đắn đo về điều đó.
Khi tôi vẫn luôn là kẻ không được người khác yêu thích, luôn không để lại được ấn tượng tốt với người khác trong lần gặp đầu tiên, luôn là người đứng sau tất cả những lựa chọn, luôn bị bỏ lại đằng sau những câu chuyện, đúng thật không có gì vẻ vang, chỉ là cảm thấy có chút cô đơn, nhưng vẫn có thể bào chữa bằng hai chữ "quen rồi" và có thể cười nói rằng"không sao cả."
Vẫn là Tumblr, vẫn là nơi để trải lòng, chỉ là nỗi lòng lại lớn lên theo tuổi tác, lại chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, phải kết thúc thế nào.
Vẫn là câu ấy, Năm mới vui vẻ nhé.
216 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 4 months ago
Text
Tumblr media
Gần đây công việc đưa tôi trở lại với Tâm lý học, mở ra cho tôi những ưu tư mới, chen nhét vào hàng đống nghĩ suy vốn quá đỗi chằng chịt của mình.
Tôi tìm hiểu về não, về cái chết và những diễn biến lâm sàn của một người khi được đánh giá là vừa "quyện vào sương". Tôi chợt nhớ lại cái buổi sáng khi mà nắng vừa mới ửng lên ngoài dãy hành lang bệnh viện cũ, tôi ký vào giấy báo tử đưa đưa Ba mình về nhà, khi nét mực cuối cùng dừng lại cũng là khi tôi hụp xuống gầm bàn. Hôm ấy tôi 22 tuổi.
Cái chết là điều tôi vốn chưa từng nghĩ đến nhưng từ khi tôi biết đến sự tồn tại của nó, tôi nghĩ đến nó nhiều hơn. Không phải nghĩ để nằm xuống, mà nghĩ để đứng lên. Thế là bằng cách nào đó mà những năm qua trong sự trơ trọi tột cùng của lớn khôn, hôm nay vẫn là chuyện cũ nhưng lòng đã êm ái nhiều.
Mỗi năm, tôi viếng chùa vào dịp đầu năm. Mỗi ngày, tôi có đi ngang một cái nhà thờ. Tín ngưỡng ở gần là vậy nhưng cho đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng mình chưa cần nương tựa vào đâu, nhất là về phương diện ý nghĩ. Chỉ là trong giây phút nào đó nếu cầu nguyện được tính là một biểu hiện của lòng tôn kính, của sự biết mình không toàn năng và bất bại, thì tôi cũng chỉ cầu nguyện rất khiêm tốn đó là: Xin các Ngài hãy cứ để mọi việc diễn ra đúng tuần tự, hãy cứ để mọi người quanh con làm những điều mà họ muốn. Con tha thứ cho mọi động cơ và tổn hại họ mang đến cho mình, con chỉ xin cho con sức mạnh để vượt qua tất thảy và bỏ chúng lại hết phía sau. Vì đã có vài buổi sáng khi mà con thức dậy, con chợt hiểu tường tận ý nghĩa sâu xa của một cái thở phào, con khoan khoái với những buổi sáng đó và muốn nó lặp lại thế thôi.
Và có thể thấy để sống tiếp, tâm lý học có thể học hoặc không, nhưng sự kiên cường và sự hiểu mình là thứ phải học. Học từ sự đổ vỡ và xấu số của chính mình ấy, không phải từ ai cả.
…/
Vừa qua tôi có xem một bộ phim trên Netflix tên là Split (Tách biệt). Đó là cuộc chiến của một bệnh nhân đa nhân cách nhưng cũng là hành trình “sinh nghề tử nghiệp” của một bà bác sĩ tâm lý già. Và với tôi, cái nghề này, nếu ai cũng làm như bà ấy làm... thì may ra.
Tôi cũng có lần nghe qua chuyện một người em của đồng nghiệp đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nhưng rồi lại trở về với một cảm nhận mà nhìn chung là… “không có gì khá hơn”.
Tôi chợt nghĩ về lý do mình không theo hướng trở thành chuyên viên tâm lý. Tôi có thể không thực sự tường tận vì sao mình theo đuổi điều gì đó nhưng chắc chắn sẽ luôn biết rõ vì sao mình dừng lại trước một điều gì. Dù ngày ngày, chuyên môn tâm lý và tâm lý giáo dục vẫn hiển hiện trong công việc của tôi ở những ngách khác nhau, từ trong mỗi sản phẩm bài viết, ý tưởng cho đến cách nhìn nhận và thỏa hiệp với mỗi cộng sự có phần trời ơi đất hỡi của mình. (Dĩ nhiên “trời ơi đất hỡi” là tôi nói, bạn có thể bỏ qua ý này).
Tôi đã đến cái tuổi bắt đầu hiểu dần vì sao người ta cần một người khác rót cho mình một cốc nước ấm vào lúc nửa đêm về sáng, với tôi thì sự hiện diện này sống động và chân thực hơn vạn lời nói. Tâm lý hay tham vấn/tư vấn tâm lý không phải chỉ là việc anh phải trả tiền để nói chuyện với tôi. Mà nó là trong một cuộc trò chuyện, có một ngư��i đem toàn bộ mỏng giòn của mình để chia sẻ với một người khác và người còn lại phải thực sự tập trung. Sự tập trung mà tôi vừa đề cập, bạn có chắc là bạn đạt được tính toàn diện của nó không? Tôi thì không (chắc).
Thật mừng vui là để rồi sau đó, khi đã đi một con đường khác, tôi được tự do trong chọn lựa ngồi xuống hay không ngồi xuống với một ai đó đi qua đời mình. Nó thuần túy là sự chân thành và sẵn lòng, nó không phải là trách nhiệm. Dĩ nhiên, tính cam kết vẫn sẽ là vẹn nguyên vì chỉ có dạng thức của sự chia sẻ thay đổi, còn tôi vẫn là tôi.
…/
Tôi trộm nghĩ, có năng lực để hiểu được người khác hay hiểu chính mình thì đều chỉ là một niềm may phước, một sự vinh hạnh. Đừng quá hãnh diện với sự hiểu (biết) này vì không có gì chắc chắn nó là niềm hãnh diện bền vững. Ta làm sao dám chắc ta có thể hiểu một người đến khi nào thì không hiểu nổi nữa?! Có khi chỉ qua một đêm hay qua một lần úp mặt vào tay, người ta từng biết đã là một người khác.
Tâm lý học vẫn chỉ là một ngành khoa học, nó không phải công cụ thần tiên biến một người đang muốn chết mà vực dậy sống kiên cường hơn. Để sống được trong đời này, ngoài chỉ số thông minh trí tuệ IQ, chỉ số thông minh cảm xúc EQ, ta còn ít nhất 7 chỉ số thông minh khác, trong đó có AQ (Adversity Quotient). Đây là chỉ số về khả năng vượt khó, nói văn vở thì nó là mức độ bản lĩnh của một người trong cuộc sống, nói trần trụi là khả năng lì đòn trước số phận.
Rất vui vì sau tất cả, quanh ta toàn là vua lì đòn.
— AN TRƯƠNG
54 notes · View notes
bibianxx · 5 months ago
Text
#1602
Hôm nay mình đọc được một bài viết đại khái là “Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn nhận ra rằng bạn không cần phải tốt bụng.“
Tumblr media
Từ thuở còn thơ bé - khoảng thời gian mình ở Nhà Thờ nhiều hơn là ở nhà, khi ấy lời giảng mà mình vẫn luôn được nghe từ Cha là tình yêu thương, lòng tốt và sự tha thứ.
Mình lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, mình nhìn thấy sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân yêu. Từ ấy trong mình luôn sinh ra suy nghĩ rằng tình yêu thương hay lòng tốt là điều không thể thiếu cũng như đức tin mà mỗi người cần có trong cuộc đời này.
Khi mình yêu một ai đó hay khi mình giúp đỡ một ai đó - giá trị của những điều ấy không nằm ở việc mình cần đối phương đáp trả hay họ cần phải sống cùng lòng biết ơn đối với mình - vì đó là lẽ sống của mình, là điều mà mình nghĩ rằng “mình cần làm nó trong khoảnh khắc này”.
Kinh Thánh viết rằng “Nên bây giờ còn có ba điều này: Đức tin, hi vọng, và tình yêu thương. Nhưng điều cao trọng hơn cả là tình yêu thương.” (I Cô-rinh-tô 13:13)
Tình yêu ấy, ngay cả khi không được hồi đáp - lòng tốt ấy, ngay cả khi không được coi trọng… Mình vẫn luôn dùng tình yêu thương, lòng tốt và cả sự tha thứ để đối đãi.
Một câu trong Kinh Thánh mà mình nhớ mãi “Các con muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy.” (Lu-ca 6:31)
Mình tin rằng khi mình yêu thương - mình sẽ được yêu thương, khi mình tốt bụng - mình sẽ được đối tốt, khi mình tha thứ - mình sẽ được bình yên. Đức tin ấy - vì mình tin tưởng nên cuộc sống của mình dễ dàng hơn biết bao nhiêu.
@bibianxx
60 notes · View notes
jennifertple · 7 months ago
Text
🌷 VÌ SAO 'MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI' QUAN TRỌNG
Bài viết của Chi Ca, một nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc.
Gần đây tôi biết được câu chuyện này trên Weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc). 
Cô gái và chàng trai yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và tiến đến hôn nhân vài tháng sau đó. Sau vài ngày ở nhà chồng, cô gái cảm thấy hối hận về quyết định kết hôn vội vàng của mình khi chứng kiến cảnh bố chồng đối xử với mẹ chồng.
Ông bố chồng bán tạp hóa còn mẹ chồng đảm nhiệm ngày ba bữa cơm. Hàng ngày, dù mẹ chồng tất bật với lau dọn, nấu nướng, giặt giũ còn bố chồng chỉ biết ngồi uống trà và đọc báo. Bà mẹ chồng bị đau lưng nhưng không bao giờ được hỏi han, ông chỉ la mắng mỗi khi bà làm việc chậm hoặc không làm ông hài lòng.
Sau khi rời khỏi nhà bố mẹ, cô gái nói rằng cảm thấy bố chồng quá đáng. Chàng trai trừng mắt: "Bố là người kiếm ra tiền nên có quyền như vậy". Câu trả lời khiến cô gái ngỡ ngàng.
Khi cô gái và chàng trai bắt đầu sống chung, cô cảm thấy mình là hình bóng của người mẹ chồng khi một mình làm việc nhà mà không có sự giúp đỡ của chồng. "Mỗi khi đi làm về, chồng tôi kêu đói nhưng sau đó chỉ sà vào tivi hoặc chơi game điện thoại. Bất cứ khi nào được yêu cầu giúp vợ nấu ăn và dọn dẹp, anh đều trừng mắt quát: Nấu ăn, dọn dẹp không phải là thiên chức của phụ nữ sao", cô gái kể.
Cho đến một ng��y, cô không chịu nổi và ra tối hậu thư cho chồng, hoặc là thay đổi, hoặc là ly hôn. Cô nói trên Weibo: "Tôi thực sự hối hận vì không đến nhà anh ấy sớm hơn..."
Tạ Phúc Chiêm, giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ về cuộc hôn nhân hạnh phúc của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương: "Rất nhiều người ngưỡng mộ cuộc sống của cặp đôi này bởi ngoài tình yêu, họ còn như những người bạn, chia sẻ ngọt bùi với nhau trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thái độ khoan dung và hòa nhã mà bà Dương dành cho chồng đều học được từ chính bố mẹ bà".
Bà Dương sinh ra trong một gia đình tri thức tại Bắc Kinh. Bà kể: "Cha luôn chăm sóc và tôn trọng mẹ. Mối quan hệ này rất hiếm xuất hiện trong xã hội cũ. Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ cãi nhau. Tình yêu tuyệt vời của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tôi đối xử với bạn đời của mình sau này". 
Cảm nhận được tình yêu thương bố mẹ dành cho nhau, sau này con gái của nhà văn Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương cũng có một cuộc hôn nhân viên mãn bên người chồng là một giáo viên lịch sử.
"Những đứa con luôn vô thức mang thói quen hình thành trong gia đình vào cuộc hôn nhân sau này của chúng. Nếu cha mẹ có một cuộc sống hạnh phúc, hòa thuận, con cái có thể học cách chăm sóc và trân trọng bạn đời khi chúng lớn lên. Nếu cha mẹ sống không tình yêu, luôn cãi vã, khi đứa trẻ có gia đình, chúng sẽ khắc nghiệt và thờ ơ với nửa kia. Chúng sẽ tiếp tục bi kịch hôn nhân của bố mẹ mình", ông Tạ Phúc Chiêm, giáo sư của học viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ.
🌷 HÔN NHÂN NHẤT ĐỊNH PHẢI NHÌN VÀO HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH, BỞI VẬY NGƯỜI XƯA MỚI CÓ CÂU THÀNH NGỮ "MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI".
Một số người không đồng tình với quan điểm này bởi cho rằng nó không đúng thực tế. "Đến Lọ Lem còn lấy được hoàng tử" hay "Rất nhiều thiên kim tiểu thư nhà giàu vẫn lấy những chàng trai con nhà nghèo đó thôi?"
"Người ta yêu nhau bởi năm giác quan, nhưng sống với nhau nhờ ba điều tương đồng: tri thức, kinh tế và tình yêu thương của gia đình", ông Tạ Phúc Chiêm khẳng định, đồng thời nhấn mạnh "Trong chuyện cổ tích, chưa bao giờ người ta nhắc tới việc sau khi kết hôn với hoàng tử, Lọ Lem sống có thực sự hạnh phúc hay không? Cũng không ai đưa ra một ví dụ cụ thể về việc một thiên kim tiểu thư nhà giàu có thực sự hòa hợp với một ông chồng xuất thân từ gia đình nghèo hay không?".  
Thái Khang Vĩnh – MC truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc trong chương trình "Khang Hy đến rồi" từng nói: "Môn đăng hộ đối theo quan điểm cá nhân tôi phải là sự cân bằng về trình độ văn hóa cũng như hoàn cảnh sống của hai con người. Hoàn cảnh sống không giống nhau sẽ có thế giới quan khác nhau. Nếu hai người có khoảng cách lớn giữa ba sự tương đồng, dù họ yêu nhau nhiều đến đâu, cuối cùng sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống thực".
Nam MC kỳ cựu này lấy ví dụ, người vợ muốn đi xem một bộ phim, nhưng chồng lại gạt đi "Tại sao lại phải tiêu số tiền đó trong khi có thể xem video ở nhà". Hay như bạn muốn theo học một lớp tiếng Anh, chồng lại quát "Chẳng học được gì ở những lớp xô bồ như vậy đâu". Bạn muốn có những chuyến đi kỷ niệm lãng mạn, nhưng vợ lại cho rằng việc làm đó quá lãng phí...
"Trong hôn nhân không chỉ có trăng sao, hoa lá trên trời mà còn là dầu, mắm muối của thực tế. Nếu bạn muốn nhìn thấy nhau trong những vấn đề tầm thường này, bạn phải chọn những người có giá trị tương tự như mình", Thái Khang Vĩnh nói.
Những cuộc hôn nhân bền vững, lâu bền không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn dựa nhiều vào gia đình của hai bên. Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có cho họ khả năng "biết yêu thương" để cùng bạn đi đến cuối con đường hay không. Vì vậy, khi quyết định cưới một ai, trước hết phải xem gia cảnh của họ như thế nào.
Vy Trang (Theo sohu)/VNE
Sưu tầm: Facebook
--------------
52 notes · View notes
hoangpnd · 4 months ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Năm 1969: Ông ngoại mình đạp xe từ Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội về Trường Học sinh miền Nam Đông Triều thì thấy từ trẻ con đến người lớn ôm mặt khóc. Hỏi ai bị làm sao đấy thì chừng đó người òa lên Bác Hồ mất. Không một phút chần chừ, ông quay xe đạp thẳng về phía Hà Nội. Ghé vào Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội thì đoàn của trường đã di chuyển xếp hàng chờ vào viếng Bác. Ông lại phóng xe để kịp nhập đoàn. Các đoàn cứ nhích dần vào, đói thì gặm bánh mỳ. Chưa bao giờ, ông thấy mọi người khóc nhiều như thế. Ông cũng khóc, tận trước khi ông đi ông vẫn giữ hình bóng của Bác bên mình.
Năm 2013: Mình nhớ rõ mọi người bàng hoàng thế nào khi nghe tin bác Giáp mất. Ngồi học trên lớp mà đầu óc cứ thơ thẫn, về nhà lục đọc mọi ngõ ngách trên mạng và rồi thừ người ra. Hôm cuối, lớp học thể dục về trễ không xem kịp toàn bộ. Ông ngoại ngồi trên ghế đang theo dõi tới đoạn hạ huyệt. Đông nghẹt người đứng bao quanh, họ đều nghẹn. Chắc là vậy, chẳng ai không nghẹn.
2024: Và rồi hơn một thập kỷ sau, bác Trọng lại về với bác Hồ, bác Giáp, với hàng triệu liệt sỹ và người có công qua các thời kỳ. Nghĩ về thời gian thật tàn nhẫn với đời người dù biết không ai ở lại mãi với đời. Xem phóng sự, xem người khác ngồi đọc tin khóc, tự dưng thấy mình cũng khóc, khóc to là đằng khác. Mấy lần ngồi nói chuyện với ông ngoại rằng bác Trọng đốt lò thích quá ông nhỉ. Ấy vậy mà ông mình cũng về mới mây trời rồi. Thế hệ những người cộng sản đi qua chiến tranh đang ít dần đi, mấy chục năm nữa khi mình già đi thì họ còn trong ký ức nhưng di sản mọi người để lại là bất diệt.
Mình lớn lên trong vòng tay của ông bà, những người cộng sản kiên trung bất khuất từ trong lao tù đứng lên. Ý thức về Đảng lớn lên trong mình từ câu chuyện của ông bà kể, về niềm vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Mình muốn kể các bạn nghe một kỷ niệm như sau. Có lần cô giáo trong một tiết học thời cấp một hỏi gia đình các em theo đạo nào. Các bạn nói đủ thứ đạo tới lượt mình thì ai cũng nín thinh vì mình trả lời nhà em không có đạo, nhà em chỉ theo Đảng. Trên gian thờ cao nhất là bác Hồ. Ông em đã đề nghị phải dành cho bác vị trí trang trọng nhất. Không có bác, có Đảng, đời ông mãi kiếp làm trâu ngựa cho địa chủ, cho cường hào ác bá.
Từ lần đó thôi thúc mình phấn đấu để vào Đảng và ngay lúc này, giữa lúc đang viết lý lịch để kết nạp thì nghe tin bác Trọng mất. Điều này thành sự thật rồi, không còn đồn đoán nữa. Mình rất kính trọng bác. Một đời liêm khiết, tận hiến tới giây phút cuối cùng. Sự nghiệp của Đảng vẫn còn đó. Bác mất đi song tinh thần của bác vẫn còn đó, bất diệt.
Vĩnh biệt bác Nguyễn Phú Trọng thân yêu của chúng ta.
15 notes · View notes
hotwife3110 · 3 months ago
Text
Câu chuyện số 2: Giao thừa 2023
Chào mọi người, cám ơn mọi người đã đọc bài viết đầu tiên của mình, tuy hơi dài, nhưng mình cảm thấy được giải tỏa phần nào khi viết ra được những cảm xúc của bản thân.
Câu chuyện thứ 2 mình muốn chia sẻ cũng khá dài, và đây cũng là câu chuyện mà mình muốn tâm sự với ai đó nhưng chưa dám. Mong các bạn cùng chia sẻ với mình.
Đêm giao thừa năm 2023, hội bạn của chồng mình tổ chức tiệc tất niên để cho có không khí Tết Việt Nam. Hôm đó có tổng cộng 12 người, có cả cặp đôi, cả những người độc thân.
Mọi người quây quần bên bếp cuốn nem, bóc bánh chưng, chuẩn bị cho bữa tất niên được đầy đủ nhất có thể. Ai cũng có việc, tất bật, trông không có vẻ gì là nơi đất khách quê người. Bữa ăn hôm đó gần như có tất cả các món ăn ngày Tết, và không khí trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết.
Sau khi chuẩn bị mọi thứ xong xuôi, mọi người quây quần vào và nâng ly chúc mừng 1 năm 2022 như c.ứ.t và chuẩn bị tinh thần làm lại vào năm 2023, một năm đầy hứa hẹn. Ai cũng uống rượu và cố gắng nói ra những khó khăn, cũng có người mượn rượu để chửi sau lưng những thằng sếp hãm tài, hay kể về hoàn cảnh nợ nần đang có. Mỗi người 1 câu chuyện, nhưng ai cũng lắng nghe đến cuối vì mọi người hiểu, ở nơi đất Nhật, không có gia đình người thân, chỉ có những người bạn như thế này để giải tỏa.
Mọi người ăn uống từ 8h tối đến 11h đêm, ai cũng say hơi men nhưng sau khi kết thúc bữa tiệc, mọi người nhanh chóng dọn mâm để chuẩn bị đón giao thừa. Tiếp đến chắc chắn là công việc bày mâm ngũ quả. Ở Nhật thì chắc chắn sẽ không có 1 bàn thờ tử tế để cúng bái, nhưng nghi thức phong tục thì vẫn nên làm, nên ai cũng háo hức trang trí mâm ngũ quả theo phong cách của mình. Không khí rất vui.
Và đồng hồ điểm 12h đêm, ai cũng mỗi người 1 điện thoại, gọi về gia đình, mặc dù còn lèm bèm vì rượu uống nhiều quá, nên vẫn say, nhưng ai cũng cố gắng chúc mừng ông bà, bố mẹ ở nhà, rồi dặn dò năm mới phải thế này thế kia, có người còn sang cả mấy năm rồi vẫn khóc. Nói chung, dù đi đâu chăng nữa, mọi người vẫn hướng về gia đình.
Sau nửa tiếng chúc Tết qua điện thoại, mọi người bắt đầu đặc sản ngày Tết, đó là "Đan quạt". 2 bộ bài chuẩn bị sẵn đc mang ra chia 2 team, bên chơi phỏm, bên chơi 3 cây, tất nhiên là ăn tiền :))) Ai cũng háo hức để có thể thắng lớn vào ngày mồng 1 Tết để đỏ cả năm, nên mọi người xác định overnight, còn thở còn gỡ.
Cuộc đan quạt diễn ra ác liệt như tích chất vốn có của nó, có ng thua, có ng thắng, cờ bạc mà. Nhưng thời gian càng trôi, nhiệt huyết càng bớt đi vì ai cũng mệt. Có người nhà gần đó thì xin về trc, ai nhà xa thì chờ đến khi tàu chạy chuyến đầu (khoảng 6h sáng). Dần dần, chỉ còn có cặp chủ nhà, 1 cặp đôi nữa và 3 đứa con trai và nhà mình vẫn đang mải mê đan quạt.
Đến khoảng 3h sáng, mình thấy mệt quá nên mượn phòng ngủ của bạn để vào nằm, và đây cũng chính là bắt đầu của câu chuyện mà mình đã giấu kín mấy năm nay.
Vì mệt quá nên mình vừa đặt lưng xuống là đã thiếp đi, tuy nhiên những người đang đánh bài nói quá to nên lúc tỉnh lúc mê, không thể ngủ yên giấc. Khi mình vào khoảng một lúc thì bỗng mình thấy có tiếng kéo cửa, mình nghĩ là chồng mình vì mình đang quay mặt vào tường, và cũng không nghe thấy tiếng chồng mình bên ngoài nữa. Vậy là mình bảo "nằm xuống đây cạnh em đi", thì tay ông ý bắt đầu sờ vú và mân dần xuống dưới, mình có bảo là "em cũng đang nứng lắm nhưng đợi về nhà nhé", nhưng ông ý vẫn đưa tay xuống dưới và finger, và mình để yên vì lúc đó ướt nhẹp rồi, vì ở nhà bạn nên k làm gì được thôi. Được khoảng 10p sau, khi ông ý vừa kéo đầu mình qua định hôn thì bỗng mình nghe tiếng chồng mình nói to: chiến tiếp đê. Lúc này mình mới giật mình quay lại thì nhận ra đó không phải chồng, mà là 1 trong 3 người bạn còn độc thân .. Và đây cũng là ng mà đã nhiều lần đi quá giới hạn với mình như vỗ mông, bóp đùi, hoặc quệt khuỷu tay vào ngực.
Mình định thần lại và nhận thấy tay nó vẫn đang ở phía dưới, mình hỏi nó tại sao lại làm thế này, nó bảo nó muốn làm tình với mình từ lâu rồi, và hôm nay nó muốn chớp cơ hội này. Lúc đó mình nghĩ đã để cho nó mân mê hơn 10p rồi nên đâm lao thì theo lao, nhưng vẫn sợ nhỡ chồng vào hoặc có ai đó vào phòng. Nhưng khả năng chồng mình vào không cao vì có vẻ ông ý đang thắng to. Sau một lúc nó năn nỷ mình thì mình đã cho nó tiếp tục, và bất ngờ là lần này nó lật mình lại và bắt đầu 4 lù. Nó cởi quần lót ra và vén váy lên rồi ngấu nghiến như con chó đói.
Sau màn oral của nó thì nó hỏi là mình bj cho nó đc không. Và mình cũng đồng ý vì muốn có qua có lại. Khi nó cởi quần ra thì mình bị choáng ngợp vs cc đó, làn đầu tiên thấy có ng ngang chồng mình (vì của chồng mình to vl). Mình bj cho nó 1 lúc r bảo nó ra ngoài đi, nhưng nó muốn được làm tình, dù chỉ 1 chút. Lúc đó mình xem không khí ngoài phòng và thấy có vẻ vẫn chưa lắng xuống nên mình đã đồng ý cho nó làm tình nhưng yêu cầu nó ra càng nhanh càng tốt.
Vậy là nó nhét cc vào làm mình suýt kêu lên và nhấp mạnh trong khi mình không thể rên được. Được khoảng 5 phút thì mình bảo nó ra đi. Và nó nghe lời. Nó bắn lên mông mình nhưng hơi mạnh nên dính 1 chút vào váy, dù có lau cũng để thành vệt trắng vì váy đen. Sau đó nó ngồi finger mình thêm 1 chút và mình yêu cầu dừng lại.
Mình đã yêu cầu nó trốn trong phòng ngủ để mình đi ra trước đánh lạc hướng những ng kia, sau đó nó mới được ra, và khoảng 20p sau khi mn quên sự tồn tại của nó, nó mới thò mặt ra với gương mặt thoả mãn. Trong khi mình ngồi cạnh chồng, lòng còn cấn cấn khi vừa làm tình với bạn của chồng.
Kết thúc ngày Tất niên, 6h sáng ngày mồng 1, mình đi về nhà vs chồng, và vừa về đến nhà chồng liền lôi lên giường. Vừa cởi quần ra thấy nước dính bết ở quần, ông ý hỏi sao nhiều nc thế này, lúc đó hơi giật mình, nhưng mình nói là rượu vào nên nứng quá, thế là 2 vợ chồng làm tình rồi ôm nhau ngủ đến trưa.
Khoảng 2 tháng sau đó, thằng bạn kia có nhắn tin cho mình muốn thêm 1 lần nữa nhưng ở khách sạn, và mình cũng đã đồng ý vì muốn thử cc đó 1 cách trọn vẹn hơn. Và nó đã không làm mình thất vọng.
4 notes · View notes
heyiamhzvan · 10 months ago
Text
Tôi đang ở trong cái độ tuổi mà quá lớn để được nhận lì xì, nhưng lại quá nhỏ để nghĩ đến việc kết hôn.
Tuổi này, đứa bầu, đứa cưới, đứa dắt con đi nhà trẻ, đứa như tôi - đang thong dong trên con đường học vấn gian nan, nhưng trong mắt người đời lại là “ học cao để làm gì? Học cao rồi cũng lấy chồng sinh con, lui về làm hậu phương cho chồng không phải sao?”
Mỗi lần ngồi thẫn thờ một mình hay là trước khi chìm vào giấc ngủ . Phải chăng những suy nghĩ về cuộc sống độc thân hay lập gia đình là suy nghĩ chung của những cô gái như tôi ?
Vậy,
Kết hôn hay không kết hôn đều sẽ có hội hận …
Mèo trong ngõ nhỏ thật sự tự do, nhưng lại không có chốn để về..
Chó sau bức tường có một ngôi nhà, nhưng lại phải cúi đầu cả đời..
Cuộc sống là đề tài mà chúng ta chọn lựa, nhưng chọn sao cũng sẽ có hối hận thôi ..!!
Thực ra..
Không lấy chồng thì sẽ khổ
Còn lấy chồng thì sẽ khổ từ giờ đến hết đời💭
Sunday, 21 Jan 2024
Tumblr media
8 notes · View notes
linhlilas · 3 months ago
Text
Năm nay, mình thương miền Bắc đến nghẹn lòng.
Đầu năm mình đón năm mới ở Hà Giang, sau đó thì chợ ở cửa khẩu Thanh Thuỷ xảy ra vụ cháy lớn, thiệt hại đã rất nhiều, mà năm nay mưa, thiên tai triền miên.
Mới tháng 4, tháng 5, mình ở Hải Phòng riết, vẫn cực kỳ thương nhớ những con phố được lát gạch ngay ngắn, rợp bóng cây, đi giữa ngày hè 39-40 độ vẫn mát rượi, vẫn nhớ lắm mấy lúc lang thang quanh vườn hoa Nhà hát lớn, tạt té Highlands ngắm đường phố, rồi còn dẫn nhiều bạn bè về thưởng thức foodtour Hải Phòng.
Sau đợt đó thì mình qua Cát Bà, rồi Quảng Ninh, tuy ở tại Bãi Cháy mọi thứ khá đắt đỏ, nhưng cảnh quan và dịch vụ ở đó vẫn khiến mình rất ấn tượng.
Tháng 8 - đầu tháng 9 thì mình ở Hà Nội, di chuyển đi lại giữa Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vì công việc. Phải nói là cuối tháng 8 mọi thứ đều rất đẹp, đường thoáng, mình thường lên Bờ Hồ sáng sớm, đưa sếp đi nhà máy rồi lại trở về tầm chiều, bận rộn thực sự nhưng cứ đi giữa lòng Hà Nội lại thấy yên bình và an toàn.
Thêm cả kỳ nghỉ lễ, hôm nào mình cũng lên khu phố cổ để dạo chơi, ăn uống, mình dẫn bạn bè ở xa đi thăm quan các hồ, các con đường và địa danh nổi tiếng, giới thiệu bạn cây sưa ở Lăng Bác, cây đa ở Nhà thờ lớn, hay con đường nàng thơ 150k/bó hoa.
Cũng chẳng ngờ sau những ngày tháng yên bình đó thì những nơi mình yêu thương và đi qua lại thiệt hại nặng tới vậy.
2 ngày chờ bão, và chống bão, mình nín thở chờ đợi và cầu nguyện, mong cái cửa, cái mái đủ khoẻ mạnh và chắc chắn, mong cái cây chắn nắng mưa cho nhà mình đứng vững qua bão. Mình hồi hộp và sợ hãi không biết sau khi tâm bão đi qua, các tỉnh và Hà Nội sẽ phải chịu thêm những gì.
Sáng ngày bão tan, khu mình đổ hơn 1000 cây xanh, đường ra ngoài cũng bị chặn, sóng và mạng vẫn chưa trở lại, mình cố lách cây đổ, ra ngoài đường, và càng thấy nghẹn lòng hơn trước cảnh đổ nát, mái bay, giàn giáo đổ, cây đổ.
Sau cơn bão thì gần như mọi thứ tan hoang, sụp đổ hết, người quen, bạn bè mình giờ nhiều vùng chưa có điện, nước để sinh hoạt nữa.
Sau bão là lũ, rồi nhiều nhiều những hậu quả, mất mát lớn kéo theo. Từ tối tới giờ, thấy những post kêu cứu của bạn bè trên mxh mà thương lắm, chỉ biết chia sẻ những gì mình có thể.
Thực sự thì, còn người là còn của, nhưng để phục hồi, chúng ta sẽ phải đồng lòng đồng sức và kiên trì lắm đây.
Mong chúng ta đừng thiệt hại thêm về người nữa, mong đừng thêm cơn bão nào đi vào biển và lãnh thổ Việt Nam nữa…
5 notes · View notes
n-u-o-c · 3 months ago
Text
Anh đang trải qua những giờ, những ngày thật sự khó khăn. Sau kì thi căng thẳng và áp lực phải đỗ, bây giờ là khắc phục hậu quả cho cơn bão và quan trọng là đảm bảo cuộc sống an toàn cho mẹ trong ít nhất 2 năm tiếp theo.
Nhà anh bị tốc mái ngói 2 gian ngủ và khách. Bát hương phải bê xuống dưới ban thờ do nước vào. Mất điện, mất sóng, có lẽ là mất luôn cả nước toàn khu vực. Đến tận lúc này mình vẫn không có khả năng liên lạc với anh bằng sóng điện thoại.
Có lẽ đêm vừa rồi cũng là một đêm kinh hoàng với mẹ anh. Một mình trong căn nhà tốc mái giữa đêm mưa gió và xung quanh chắc chắn không có ánh đèn nào. Em với Cá Rô lại phải nói về việc chắc chắn phải có một ngôi nhà kiên cố cho mẹ anh ở ổn định sau trận bão này. Quả thật những gì mà cơn bão gây ra ở nơi chúng ta làm việc, nơi mẹ anh sống vượt ngoài khả năng tượng tượng, đề phòng của số đông. Và điều đó cũng thúc đẩy cho thảm hoạ xảy ra với nhiều hậu quả hơn, thiệt hại lớn hơn.
Bạn bè chúng ta ở Cẩm Phả cũng đang rơi vào bế tắc vì không có điện, mất nước, những đứa trẻ không thể chịu được nóng bức, bản thân người lớn cũng vừa hoang mang, vừa bất lực trong nỗi khổ biết là tạm thời nhưng chẳng rõ là tạm thời tới bao giờ. Sống giữa thời đại của thông tin, truyền thông nhưng phải cầm chừng nguồn thông tin, nguồn điện bằng máy phát điện, nguồn nước không rõ, em thực sự cảm thấy ngạt thở khi nghĩ đến hoàn cảnh của mọi người lúc này và tự thấy bản thân đang rất may mắn vì ở nơi an toàn hơn, đủ đầy hơn.
Không biết anh ở nhà ra sao, có ổn không? Ăn uống ngủ nghỉ thế nào? Cảm giác bất lực và trông ngóng rất mơ hồ vì biết rõ có lẽ còn khá lâu để hệ thống điện và sóng điện thoại bình thường trở lại...
Đêm trằn trọc nhiều và em cảm thấy bối rối vì những gì mình đang nghĩ, đang cảm nhận. Một cuối tuần căng thẳng vừa qua nhưng em tiếp tục sẽ phải quay trở lại nhịp sống của Hà Nội vào ngày mai và không biết chừng cuối tuần này chúng ta vẫn chưa thể gặp nhau hoặc chí ít là gặp nhau trong điều kiện sống thoải mái.
Tự dưng em nghĩ mình phải đi cầu nguyện cho chúng ta, cho anh, cho mẹ anh và cho rất nhiều người đang chìm trong khó khăn lúc này.
6 notes · View notes
lenrungxuongbien · 3 months ago
Text
Tumblr media
Mấy hôm nghỉ lễ mình đi thăm NLTN có lẽ là mấy ngày trầm lặng nhất trong năm nay của mình rồi đó. Nhưng chỉ mấy ngày, mình lại lần nữa cảm nhận được thế nào là thực lòng yêu thương. NLTN bâng quơ nói về chuyện nó bị bệnh lại, phải đi khám khoa tâm thần trong SG, mua thuốc đâu đó tốn 2 triệu bạc. Vẫn cái giọng kể chuyện bâng quơ đó thôi, mình biết nó thấy việc đó bình thường. Và mình tin nó vẫn ổn với điều đó bởi những gì nó từng trải qua, những nỗi đau mà nó từng gặp phải hồi trước còn lớn hơn nhiều mà. Dưới tác dụng của thuốc, nó ngủ nhiều hơn và thẫn thờ nhiều hơn thời điểm mình gặp nó ở ĐN cách đây tầm 2 tháng. Mấy hôm mình chỉ loanh quanh trong nhà, đọc sách, ngắm biển, ngắm mây trời chờ nó ngủ dậy nói đôi ba câu chuyện hoặc có khi cũng chỉ lặng im cùng nó tận hưởng gió biển lồng lộng thổi qua. Trong im lặng, mình vẫn chạm được đến sự quan tâm của nó dành cho mình. NLTN vẫn dắt mình đi ra biển, chỉ cho mình các loại sinh vật biển, các loại rong rêu, san hô, hải quỳ,vv.... NLTN vẫn đích thân vào bếp nấu pasta, nấu cà ri gà, pha matcha latte cho mình như bao lần, không hề thay đổi. Trong im lặng, mình vẫn quan tâm đến NLTN, cùng nó ngắm nhìn mây trời, cùng nó nói chuyện với 2 chú cún hàng xóm, làm mấy việc lặt vặt như dọn dẹp hay phụ trong lúc nó nấu ăn, trông đồ cho nó đi lặn, kéo rèm cho nó ngủ buổi sáng không bị nắng chiếu vào,... Mình không gặng hỏi cũng không bắt nó phải kể về bất cứ chuyện gì. Mong NLTN mạnh khỏe, bình bình an an sống những tháng ngày yên ả. Mong NLTN biết có mình luôn đi phía sau.
5 notes · View notes
dubabaorum · 5 months ago
Text
Tumblr media
Pham Thi Nghia (Vietnamese, 1949), "Nhà thờ Lớn" (Hanoi great cathedral), Lacquer on wood, 30 cm x 40 cm, 2014
3 notes · View notes
lcthbao · 6 months ago
Text
Colleen Hoover, “Heart Bones” (trích)
Shawn yêu dấu, Rốt cuộc rồi đứa trẻ nào cũng sẽ khát thèm một chân trời khác. Cha đã quyết ngôi nhà đầu tiên cho con là một chiếc thuyền, nhưng giờ đây cha tự hỏi, căn nhà-thuyền kia có phải là nơi con sẽ thoát ly khỏi đó? Nếu như là có, thì lỗi mọi đàng do cha. Bởi khi một người đàn ông nói ‘tôi sẽ về nhà’, lẽ ra anh ta nên đi về phía biển.
Tumblr media
Mùa hè năm 2015
Có một bức họa Mẹ Teresa treo trong phòng khách, trên bức tường đáng ra sẽ treo một chiếc tivi nếu chúng tôi có khả năng tậu được một chiếc tivi treo tường, hay thậm chí là một căn nhà với những bức tường có thể giữ được một chiếc tivi. Tường nhà di động không cùng chất liệu với tường nhà bình thường, sẽ vỡ vụn ra như phấn nếu bạn di đầu móng tay cào mạnh vào chúng. Đã có lần tôi hỏi má tôi, Janean, sao lại treo một bức họa Mẹ Teresa trong phòng khách nhà mình.
“Ả ta là mụ lừa đảo,” bà nói.
Đó là lời của má tôi, không phải của tôi. Khi bản thân là kẻ tệ hại nhất rồi thì việc tìm kiếm những điểm xấu xa nhất ở người khác sẽ tự khắc trở thành sinh kế. Tôi nghĩ vậy. Bạn xoáy sâu vào vùng tối của người khác với hy vọng không để lộ ra mặt tối của bản thân. Má tôi đã sống một cuộc đời như thế. Luôn luôn truy tận những điều tệ hại nhất ở người khác. Ngay cả với con gái ruột của má. Ngay cả với Mẹ Teresa.
Janean đang nằm dài trên đi văng, tư thế vẫn giữ nguyên như tám tiếng trước, lúc tôi ra khỏi nhà để vào ca làm ở McDonald's. Má đang ngó chăm chăm bức họa Mẹ Teresa, nhưng bà không thực sự nhìn nó. Như thể hai con ngươi của má đã ngưng hoạt động. Đã ngưng tiếp thu.
Janean là một con nghiện. Tôi đã phát giác ra điều này vào năm chín tuổi, nhưng hồi ấy những cơn nghiện của má chỉ giới hạn trong ba thứ là đàn ông, rượu chè và cờ bạc. Sau nhiều năm, những cơn nghiện của bà trở nên đáng chú ý và nguy hiểm hơn. Cách đây chừng năm năm, hồi tôi tầm mười bốn tuổi, lần đầu tiên tôi bắt quả tang má chơi ma túy đá. Một khi đã sử dụng ma túy đá thường xuyên thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn trầm trọng. Tôi từng có lần tra cứu trong thư viện trường. Một người nghiện ma túy đá có thể sống trong bao lâu? Sáu đến bảy năm là đáp án mà internet trả về cho tôi.
Những năm qua, đã không ít lần tôi thấy má thờ ơ lãnh đạm, nhưng lần này có cảm giác khác. Chừng như là lần cuối.
“Janean?” Giọng tôi vẫn bình tĩnh như không, và rõ là không hợp tình hợp cảnh chút nào. Đúng ra nó nên rung lên hoặc tắc nghẹn. Tôi thấy có chút hổ thẹn vì phản ứng không chút gì đổi khác của mình trong khoảnh khắc này.
Tôi thả rơi chiếc ví của mình xuống chân khi tập trung ánh nhìn vào mặt má từ bên này phòng khách. Bên ngoài trời đang mưa, tôi vẫn chưa đóng cửa nên người tôi càng lúc càng ướt. Thế nhưng, việc đóng cửa lại và tránh khỏi cơn mưa lúc này với tôi không phải là mối bận tâm lớn nhất, khi tôi đang nhìn chăm chăm vô má, còn má thì ngó trừng trừng Mẹ Teresa.
Một cánh tay má ôm trước bụng, tay còn lại lủng lẳng bên đi văng, mấy ngón tay đậu hờ trên chiếc thảm mòn vẹt. Người má hơi phù lên khiến bà trông có vẻ trẻ hơn. Không phải trẻ hơn tuổi thật của má - bà chỉ mới ba mươi chín tuổi - mà là trẻ hơn dáng vẻ nghiện ngập khoác lên bà. Hai má của bà bớt hóp, mấy nếp nhăn xuất hiện quanh miệng vài năm trở lại đây như vừa được làm căng trở lại nhờ Botox.
“Janean?”
Không một động tĩnh. Miệng má mở he hé để lộ những chiếc răng sâu vàng khè. Nhìn bà như đang nói dở một câu gì đó ngay khi sự sống tuồn ra khỏi mình. 
Tôi đã mường tượng đến khoảnh khắc này. Có khi bạn căm ghét một người nhiều đến mức không thể ngừng thao thức trong đêm, tự hỏi cuộc sống sẽ ra sao khi người đó chết quách đi cho rồi. Mường tượng của tôi khác lắm. Mường tượng của tôi gay cấn hơn nhiều.
Tôi nhìn Janean thêm chút nữa, chờ xem có khi nào má chỉ đang bị thôi miên hay không. Tôi tiến thêm mấy bước về phía má và dừng lại khi nhìn thấy cánh tay bà. Một mũi kim tiêm vẫn còn lủng lẳng cắm trên da, ngay bên dưới khuỷu tay má. Ngay khi nhìn thấy cảnh tượng đó, thực tại lập tức lướt qua tôi như một thước phim nhầy nhụa khiến tôi muốn lộn mửa. Tôi quay đi và chạy ra khỏi nhà. Tôi có cảm giác mình sắp phát ốm đến nơi nên phải đứng tựa vào thành lan can xiêu vẹo, cẩn thận không để nó bị nặng quá mà oằn xuống dưới tay mình. 
Tôi thấy nhẹ nhõm ngay khi phát ốm, bởi tôi đang lo lắng việc mình không có phản ứng gì trước khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời này. Tôi có thể không kích động như phản ứng nên có của một đứa con gái trong khoảnh khắc này, nhưng ít ra vẫn tôi cảm nhận được một điều gì đó. Tôi chùi miệng lên ống tay áo đồng phục McDonald’s mà mình đang mặc. Tôi ngồi xuống mấy bậc thềm, mặc cho cơn mưa vẫn không ngừng trút xuống người tôi từ bầu trời đêm thăm thẳm. Tóc và áo quần tôi ướt sũng. Mặt tôi cũng vậy, nhưng không có dòng chảy nào đang tuôn xuống má tôi là nước mắt. Tất cả đều là nước mưa. Mắt tôi ướt nhẹp nhưng lòng tôi ráo hoảnh. Tôi nhắm mắt lại và úp mặt vào lòng bàn tay, cố nghĩ xem sự thiếu phản ứng của tôi lúc này là do được dạy dỗ hay bẩm sinh đã không trọn vẹn.
Tôi không biết lối nuôi dạy nào thì tệ hơn: được bảo bọc và yêu thương đến mức không nhận thức được thế giới này có thể tàn nhẫn ra sao, cho đến khi đã không còn kịp để tiếp thu các kỹ năng đương đầu cần thiết nữa; hay là gia cảnh mà tôi đã lớn lên - phiên bản xấu xí nhất của một gia đình, nơi đối phó là thứ duy nhất mà bạn học được. Trước khi đủ lớn để biết tự nấu nướng cho bản thân, đã nhiều đêm tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì chiếc bao tử cồn cào đói meo. Janean có lần bảo tiếng gầm gừ phát ra từ bụng tôi là của một con mèo háu ăn đang trú ngụ trong đó, nó gầm gừ khi không được cho ăn đầy đủ. Từ sau lần đó, mỗi khi đói tôi lại tưởng tượng con mèo trong bụng mình đang kiếm thức ăn mà không có. Tôi sợ nó sẽ xơi hết nội tạng của mình nếu tôi không cho nó ăn, nên có nhiều khi tôi ngốn những thứ không phải đồ ăn chỉ để thỏa mãn con mèo háu đói. 
Má từng có lần bỏ tôi ở một mình rất lâu, đến nỗi tôi phải ăn vỏ chuối và vỏ trứng trong thùng rác. Tôi thậm chí còn cố gặm mấy miếng nhồi trong đệm ghế nhưng không nuốt nổi vì cứng quá. Suốt tuổi thơ tôi đã mang nỗi khiếp sợ rằng con mèo chết đói kia sẽ từ từ gặm nhấm tôi từ bên trong. Tôi đâu biết mỗi lần má chỉ đi chừng hơn một ngày, nhưng hồi còn con nít, thời gian dài đằng đẵng những khi bạn phải ở một mình. Tôi nhớ má sẽ chân đăm đá chân chiêu bước qua cửa, đổ nhào lên chiếc đi văng và nằm đó hàng giờ liền. Tôi sẽ co ro ngủ thiếp đi ở đầu kia đi văng, sợ đến nỗi không dám để bà lại một mình. Nhưng rồi đến buổi sáng sau cơn say của má, tôi sẽ thức dậy trước khung cảnh bà đang làm bữa sáng trong bếp. Không phải lúc nào cũng là bữa sáng ngon nghẻ. Có khi là đậu, có khi là trứng, có khi lại là một lon mì súp gà.
Độ sáu tuổi, tôi bắt đầu quan sát cách má bật bếp vào buổi sáng, bởi tôi biết mình sẽ cần phải biết bật nó cho lần biến mất tiếp theo của bà. Tôi tự hỏi có bao nhiêu đứa nhỏ sáu tuổi phải tự học cách sử dụng bếp lò vì tin rằng nếu không biết cách dùng thì chúng sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi con mèo háu đói đang trú ngụ bên trong con người mình.
Âu cũng là cái liễn. Hầu hết lũ con đều có cha mẹ là những người sẽ được nhung nhớ sau khi họ qua đời. Số còn lại trong chúng ta thì có cha mẹ là những kẻ chết đi sẽ tốt hơn.
Điều tốt đẹp nhất má từng làm cho tôi là chết đi.
-
Buzz bảo tôi vào ngồi trong xe cảnh sát của chú ấy để tránh cơn mưa và ngôi nhà trong lúc người ta mang xác má đi. Tôi thẫn thờ nhìn họ khiêng bà trên cáng, dưới lớp phủ của tấm vải trắng. Họ để má vào một góc xe của nhân viên điều tra, thậm chí còn không thèm đưa bà đi bằng xe cấp cứu. Chẳng ích gì. Hầu hết những người chết trước tuổi năm mươi ở thị trấn này đều vì nghiện ngập. Nghiện gì không quan trọng vì đằng nào cũng chết.
Tôi tì má vào kính xe và cố ngước nhìn trời. Đêm nay không một vì sao nào tỏ. Mặt trăng cũng mất tăm. Sấm chớp lóe lên thi thoảng làm lộ ra những cụm mây đen ngòm. Vừa vặn làm sao.
Buzz mở cửa sau và cúi người xuống. Cơn mưa lúc này đã dịu lại như một màn sương, mặt chú ấy ướt nhoét nhưng nhìn chỉ như đang đổ mồ hôi.
“Cháu có muốn quá giang đến đâu không?” Chú ấy hỏi.
Tôi lắc đầu.
“Có cần gọi điện cho ai không? Cháu có thể dùng điện thoại của chú.”
Tôi lại lắc đầu. “Cháu không sao. Giờ cháu có thể vô nhà được chưa?”
Tôi không hay là mình thực sự muốn quay trở vào căn nhà di động nơi má đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ngay lúc này đây tôi đâu còn lựa chọn khả dĩ nào khác. Buzz né sang một bên và bung dù lên, dẫu cho cơn mưa đã nhẹ hạt và tôi cũng đã ướt sẵn. Chú ấy đi sau tôi một bước, giữ cây dù che đầu cho tôi khi tôi bước về nhà. 
Tôi không rõ về Buzz lắm. Tôi quen Dakota, con trai chú ấy. Tôi biết rất nhiều chuyện về Dakota, tất cả những chuyện mà tôi ước giá mình không hay. Tôi tự hỏi liệu Buzz có biết mình đã nuôi nấng nên một đứa con trai như thế nào hay không. Buzz có vẻ là một người tử tế. Chú ấy chưa bao giờ gây khó dễ với má con tôi. Thảng hoặc, trong lúc đi tuần, chú ấy sẽ tấp xe vào khu nhà di động. Những câu thăm hỏi như mọi lần của chú ấy dành cho tôi khiến tôi có cảm giác như chú ấy đang trông chờ tôi van nài hãy đưa tôi ra khỏi chỗ này. Nhưng tôi không làm thế. Những đứa như tôi rất điêu luyện trong việc giả vờ ổn. Lúc nào tôi cũng chỉ cười trừ và đáp là mình vẫn khỏe re, thấy chú ấy thở phào nhẹ nhõm vì không có cớ bốc máy gọi ngay đến Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em.
Khi đã trở vào trong phòng khách, tôi không thể cưỡng lại việc ngó chiếc đi văng. Lúc này trông nó rất khác. Như có người đã nằm chết trên đó.
“Mình cháu tối nay ổn chứ?” Buzz hỏi.
Tôi quay lại và thấy chú ấy đang đứng ngay ngoài cửa với chiếc dù che trên đầu. Chú ấy nhìn tôi ra vẻ cảm thông, dù trong đầu chắc đang nghĩ đến chuyện giải quyết mớ giấy tờ thủ tục mà sự vụ này vừa gây ra cho mình.
“Cháu ổn mà.”
“Ngày mai cháu có thể xuống nhà tang lễ để sắp xếp. Họ nói cứ đến sau mười giờ là được.”
Tôi gật đầu nhưng chú ấy vẫn chưa rời đi, hai chân lóng ngóng đứng nán lại thêm chút nữa. Chú ấy xếp dù ngoài cửa như một điều kiêng cữ, rồi bước một bước vào trong nhà. “Cháu biết đó,” chú ấy nói và vuốt mặt thật lực, mái đầu hói hằn những nếp nhăn khắp trán. “Nếu cháu không trình diện ở nhà tang lễ thì họ sẽ mặc định đây là một cuộc chôn cất nghèo nàn. Cháu sẽ không có bất kỳ dịch vụ mai táng nào cho bà ấy, nhưng ít ra họ sẽ không thể bắt cháu trả tiền.” Chú ấy có vẻ xấu hổ vì đã đề xuất như vậy, đưa mắt lên bức họa Mẹ Teresa rồi cụp mắt xuống chân mình như vừa bị bà quở trách.
“Cảm ơn chú.” Tôi nghĩ chẳng có ai đến đưa tang đâu. Nghe thật buồn nhưng đúng là như vậy. Má tôi suốt đời chỉ lủi thủi một mình. Dĩ nhiên, bà đã đàn đúm với đám thường gặp của mình trong quán bar mà bà đã lui tới gần hai mươi năm, nhưng đám người đó không phải là bạn của bà. Họ chỉ là những kẻ cô độc khác, tìm đến nhau chỉ để cùng nhau cô độc. Ngay đến đám người đó cũng rơi rụng dần nhờ ơn cơn nghiện đã hủy hoại thị trấn này. Hạng người mà má đã giao du cùng không phải là kiểu người sẽ đến dự lễ tang. Hầu hết đám người này chắc đều đang chịu lệnh truy nã và tránh tất tần tất các thể loại tụ họp, phòng trường hợp run rủi đó là âm mưu dàn cảnh của cảnh sát để tóm gọn họ.
“Cháu có cần gọi cho cha mình không?” Chú ấy hỏi.
Tôi nhìn chú ấy một thoáng, biết đó là điều rốt cuộc mình sẽ làm nhưng đang trù trừ muốn trì hoãn càng lâu càng tốt.
“Beyah,” chú ấy gọi tên tôi với một âm e kéo dài.
“Tên cháu gọi là Bay-uh.” Tôi không rõ tại sao mình lại chỉnh chú ấy. Chú ấy đã gọi sai tên tôi từ hồi tôi mới biết chú ấy, và trước nay tôi chưa bao giờ để tâm tới chuyện sửa lại cho đúng.
“Beyah,” chú ấy sửa lại. “Chú biết mình không có quyền nói điều này, nhưng mà… cháu cần phải đi khỏi thị trấn này. Cháu cũng biết điều gì sẽ xảy đến với những người như…” Chú ấy ngưng lại như thể điều sắp nói ra sẽ xúc phạm đến tôi.
Tôi kết câu thay cho chú ấy. “Với những người như cháu?”
Lúc này trông chú ấy còn xấu hổ hơn, dù tôi biết chú ấy chỉ có ý những người như tôi trong nghĩa rộng. Những người có mẹ giống như má tôi. Những người không cách nào thoát ra khỏi thị trấn này. Những người rốt cuộc phải đi làm trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh cho đến khi toàn thân tê dại, và người đứng bếp sẽ mời họ một “hơi” giúp khoảng thời gian còn lại của ca làm có cảm giác như đang ở vũ trường, và trước khi kịp nhận ra thì họ đã không thể nào gắng gượng nổi dù chỉ một giây trong ngày khốn khổ của mình mà không hít thêm hơi này đến hơi khác, theo đuổi thứ cảm giác đó còn ráo riết hơn sự an toàn của chính đứa con mình, cho đến khi họ bơm thẳng nó vào huyết quản và ngó trừng trừng Mẹ Teresa trong khoảnh khắc bất đắc kỳ tử, trong khi tất cả những gì họ từng khao khát chỉ là một lối thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Buzz dường như không thoải mái khi đứng trong căn nhà này. Tôi ước gì chú ấy chỉ vậy mà đi thôi. Tôi thấy buồn cho chú ấy hơn là cho chính mình, trong khi tôi mới là người vừa chứng kiến má mình nằm chết trên đi văng.
“Chú không biết gì về cha cháu, nhưng chú biết ông ấy đã trả tiền thuê căn nhà di động này từ khi cháu mới chào đời. Điều đó cho thấy ông ấy là phương án tốt hơn ở lại thị trấn này. Nếu đã có một lối ra thì cháu cần phải nắm bắt lấy. Cuộc sống ở đây… không đủ tốt cho cháu.”
Đó có lẽ là điều tốt đẹp nhất mà người khác từng nói với tôi. Vậy mà nó lại đến từ cha của Dakota chứ không phải ai khác. Chú ấy nhìn tôi một chặp như muốn nói thêm điều gì đó. Hoặc có lẽ chú ấy muốn tôi đáp lời. Dù thế nào thì căn phòng cũng im phăng phắc cho tới khi chú ấy gật đầu chào và rời đi. Cuối cùng chú ấy cũng đi.
Sau khi chú ấy đóng cửa, tôi quay lại nhìn chiếc đi văng. Tôi nhìn nó rất lâu, cảm giác như đang rơi vào một cơn choáng váng. Thật kỳ quặc làm sao, chỉ trong mấy tiếng đồng hồ từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ, cuộc đời bạn đã có thể hoàn toàn thay đổi. Dù muốn dù không tôi cũng phải công nhận rằng Buzz nói đúng. Tôi không thể ở lại đây. Tôi đã không tính tới, nhưng ít ra tôi đã đinh ninh mình còn một mùa hè để chuẩn bị thoát thân. Tôi đã làm việc cật lực để đi khỏi thị trấn này. Ngay khi tháng Tám tới, tôi sẽ lên xe đến Pennsylvania. Tôi đã nhận được học bổng bóng chuyền đến Penn State. Vào tháng Tám, tôi sẽ thoát khỏi cuộc sống này, và nguyên do sẽ không phải vì bất kỳ điều gì mà má đã làm cho tôi, hay vì cha tôi đã bảo lãnh tôi ra khỏi đây. Nguyên do chỉ vì tôi. Tôi muốn sự vẻ vang đó. Tôi muốn bản thân mình chính là nguyên do cho công cuộc đổi thay này. Tôi không cho phép Janean được ghi nhận công lao cho những điều tốt đẹp xảy đến trong tương lai của tôi. Tôi chưa bao giờ nói với má về suất học bổng bóng chuyền mà tôi nhận được. Tôi không tiết lộ với bất kỳ ai. Tôi đã thề giữ bí mật với huấn luyện viên của mình và thậm chí không cho ông viết bài giới thiệu hay chụp hình kỷ yếu. Tôi cũng chưa bao giờ kể với cha về suất học bổng. Chắc ông còn không biết tôi chơi bóng chuyền.
Tôi là sản phẩm của một chuyện tình một đêm. Cha tôi sống ở Washington và gặp Janean khi đang đi công tác ở Kentucky. Cho đến khi tôi được ba tháng tuổi thì ông mới biết mình đã làm Janean cấn bầu. Ông biết mình đã làm cha khi bà đưa cho ông những giấy tờ cấp dưỡng nuôi con.
Cha đến thăm tôi mỗi năm một lần cho tới năm tôi lên bốn, sau đó ông bắt đầu cho tôi bay đến Washington để thăm ông thay vì ông phải tự mình đến chỗ má con tôi. Ông chẳng biết gì về cuộc sống của tôi ở Kentucky. Ông chẳng biết gì về những cơn nghiện của má. Ông không biết gì về tôi, trừ những điều ít ỏi tôi để cho ông biết. Tôi rất kín đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình. Bí mật là thứ tài sản duy nhất mà tôi có. Lý do tôi không kể với cha về suất học bổng cũng giống như với má. Tôi không muốn ông được tự hào vì có đứa con gái đạt thành tích. Ông không xứng đáng được có niềm tự hào về một đứa con mà mình đã đổ công sức vào. Ông tưởng tiền cấp dưỡng hàng tháng và những cuộc gọi cầm chừng tới chỗ làm việc của tôi là đủ để lấp liếm đi sự thật rằng ông chẳng biết gì về tôi. Ông chỉ là người cha hai tuần một năm. Khoảng cách địa lý giữa chúng tôi trở thành cái cớ hợp lý cho sự vắng mặt của ông trong cuộc đời tôi. Từ năm lên bốn, tôi ở với ông mười bốn ngày vào mỗi mùa hè, nhưng trong hai năm cuối thì tôi chẳng còn gặp ông nữa.
Lên mười sáu tuổi, tôi gia nhập đội tuyển và bóng chuyền trở thành một phần lớn hơn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của tôi, nên tôi không bay đến gặp cha nữa. Tôi đã kiếm cớ trong suốt hai năm qua để không phải đến thăm ông. Cha vờ như bị bỏ bê. Tôi vờ như bận rộn và thấy có lỗi. Xin lỗi ông, Brian, nhưng tiền cấp dưỡng mỗi tháng chỉ giúp ông thành một người có trách nhiệm, chứ không biến ông thành một người cha đúng nghĩa.
Có tiếng gõ cửa bất thần vang lên khiến tôi giật mình hét toáng. Tôi xoay người lại và nhìn thấy ông chủ nhà qua ô cửa sổ phòng khách. Thường tôi sẽ không mở cửa cho Gary Shelby, nhưng tôi đang không ở thế có thể phớt lờ ông ta. Ông ta biết là tôi còn thức. Tôi đã dùng điện thoại của ông ta để gọi cảnh sát. Thêm nữa, tôi cũng cần tính xem phải làm gì với chiếc đi văng này. Tôi không muốn giữ nó trong căn nhà này nữa. 
Khi tôi mở cửa, Gary dúi vào tay tôi một phong bì trong lúc ông ta sấn vào nhà để tránh mưa.
“Cái gì đây?” Tôi hỏi ông ta.
“Thông báo trục xuất.”
Vì đây là Gary Shelby chứ không phải ai khác nên tôi cũng không bất ngờ mấy.
“Bà ấy vừa mới chết đây thôi. Ông không thể chờ một tuần được sao?”
“Cô ta đã trễ ba tháng tiền nhà rồi, và tao cũng không muốn cho trẻ vị thành niên thuê. Một là kiếm người khác trên hai mươi mốt tuổi đứng tên hợp đồng thuê nhà, hai là mày phải cuốn xéo khỏi đây.”
“Cha tôi đã gửi tiền cho bà ấy trả tiền thuê nhà. Sao chúng tôi có thể trễ ba tháng được?”
“Janean nói thằng chả đã ngưng gửi tiền cho cô ta từ mấy tháng trước rồi. Ông Renaldo đang muốn tìm một chỗ rộng hơn, nên tao nghĩ tao sẽ để họ chuyển qua…”
“Ông khốn nạn thật đấy Gary Shelby.”
Gary nhún vai. “Chuyện làm ăn nó vậy. Tao cũng đã gửi cho má mày hai lượt thông báo rồi. Tao đảm bảo là mày có chỗ khác để đi. Mày không thể tự mình ở đây được, mày mới có mười sáu tuổi thôi.”
“Tôi đã mười chín tuổi từ tuần trước rồi.”
“Sao cũng được, mày phải hai mươi mốt tuổi. Hợp đồng quy định vậy. Hai mươi mốt tuổi và trả đủ tiền thuê nhà.”
Tôi chắc chắn là quy trình trục xuất hẳn hoi phải được thông qua trước khi ông ta có thể thực sự đuổi tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi vốn không muốn sống ở đây nữa nên có cãi cọ cũng chẳng nghĩa lý gì.
“Tôi còn có thể ở đây bao lâu nữa?”
“Tao sẽ cho mày hết tuần này.”
Hết tuần này? Tôi có hai mươi bảy đô trong túi và tuyệt nhiên chẳng có nơi nào để đi.
“Tôi có thể ở trong hai tháng không? Tôi sẽ vào đại học vào tháng Tám.”
“Chắc là được nếu tụi mày đã không trễ đến ba tháng tiền nhà. Ba tháng kia rồi thêm hai tháng nữa, tao không thể cho không bất cứ đứa nào gần nửa năm tiền thuê nhà như vậy được.”
“Ông đúng là đồ khốn mà.” Tôi rủa thầm.
“Mày cũng tự tính được rồi đó.”
Tôi thử liệt kê trong đầu những người bạn tiềm năng mà mình có thể ở nhờ trong hai tháng tới, nhưng Natalie đã đến trường đại học ngay sau khi chúng tôi tốt nghiệp để bắt đầu các lớp học hè. Đám bạn còn lại của tôi đứa thì bỏ học và đang trên đường trở thành các Janean-tương-lai, đứa thì có gia đình mà tôi biết tỏng là sẽ không cho phép chứa chấp tôi. Còn có Becca với người cha dượng nhớp nháp của bồ ấy. Tôi thà ở với Gary còn hơn lại gần thằng cha đó. 
Đã đến nước này rồi.
“Tôi cần dùng điện thoại của ông.”
“Đã trễ rồi,” ông ta nói. “Mày có thể dùng nó vào ngày mai.”
Tôi đẩy ông ta sang một bên và bước xuống bậc thềm. “Vậy sao ông không chờ đến ngày mai rồi hẵng báo tôi đã thành đứa vô gia cư hả Gary!”
Tôi bước đi trong mưa, thẳng đến nhà ông ta. Gary là người duy nhất trong khu nhà di động còn giữ được điện thoại bàn, và vì hầu hết chúng tôi đều nghèo kiết xác không sắm nổi điện thoại di động nên mọi người đều dùng điện thoại của Gary. Ít ra là vậy nếu vẫn trả tiền thuê nhà đúng hạn và không phải tránh mặt ông ta.
Đã gần một năm kể từ lần cuối tôi gọi cho cha, nhưng tôi thuộc lòng số điện thoại của ông. Vẫn là số mà cha đã dùng suốt tám năm nay. Ông gọi cho tôi chừng một lần mỗi tháng, nhưng đa phần tôi đều né không nghe. Không có nhiều điều để nói với một người mà tôi chẳng hiểu được bao nhiêu, nên tôi phun bừa vài câu nói dối kiểu, Má vẫn khỏe. Trường lớp ổn. Công việc suôn sẻ. Cuộc sống bình thường.
Tôi ngậm ngùi nuốt niềm kiêu hãnh ngất trời của mình xuống và bấm số gọi cha. Tôi mong nó sẽ vào hộp thư chờ, không ngờ mới hai hồi chuông thì cha đã nhấc máy.
“Brain Grim nghe.” Giọng cha nghe trệu trạo. Tôi đã đánh thức ông.
Tôi hắng giọng. “Chào, cha.”
“Beyah?” Nghe như ông đã tỉnh rụi và bắt đầu lo lắng khi biết người gọi là tôi. “Có chuyện gì vậy? Mọi chuyện ổn cả chứ?”
Câu Janean chết rồi đã đậu ngay đầu lưỡi, nhưng tôi thấy thật khó để thốt ra. Ông chẳng biết gì nhiều nhặn về má tôi. Đã từ lâu ông không ghé Kentucky nữa. Lần cuối ông để mắt tới má thì bà vẫn còn xinh đẹp, chưa mang bộ dạng hốc hác tiều tụy như một bộ xương di động.
“Dạ, vẫn ổn,” tôi nói. Báo tin má đã chết qua điện thoại cho ông hay thì kỳ cục quá. Tôi sẽ chờ nói trực tiếp với ông.
“Sao con gọi cho cha trễ vậy? Đã có chuyện gì sao?”
“Con làm ca trễ và không có thời gian rớ tới điện thoại.”
“Bởi vậy cha mới gửi cho con chiếc điện thoại di động đó.”
Cha đã gửi cho tôi một chiếc điện thoại di động? Tôi thậm chí còn không thèm gặng hỏi. Tôi chắc chắn má đã bán nó lấy tiền mua thứ mà giờ đây còn đang dính cứng trong tĩnh mạch bà.
“Nghe con nói nè,” tôi nói. “Con biết là cũng lâu rồi, nhưng không biết mình có thể đến chỗ cha chơi trước khi con vào Đại học được không?”
“Đương nhiên là được chứ,” cha nói mà không hề chần chừ. “Con nói ngày đi và cha sẽ mua vé máy bay liền.”
Tôi ngó về phía Gary. Ông ta chỉ đứng cách tôi dăm bước, mắt lăm lăm dòm vào ngực tôi, nên tôi quay đi. “Con đang mong là có thể đến vào ngày mai.”
Một khoảng lặng xen vào, tôi nghe đầu dây bên kia có tiếng chuyển động, như cha đang bò ra khỏi giường. “Ngày mai sao? Con có chắc là mình vẫn ổn không Beyah?”
Tôi gục đầu xuống và nhắm mắt lại khi dối ông thêm lần nữa. “Dạ. Chỉ là Janean… Con cần nghỉ ngơi một chút. Và con nhớ cha.”
Tôi không hề nhớ ông. Tôi biết gì về ông đâu. Nhưng sao cũng được, miễn là tôi có thể bay khỏi chốn này nhanh nhất. Tôi nghe ra tiếng đánh máy bên đầu dây của cha, hình như ông đang gõ phím. Ông bắt đầu lẩm nhẩm thời gian và tên của các hãng bay. “Cha có thể đặt cho con một chuyến United đến Houston vào sáng mai. Con sẽ phải có mặt ở sân bay trong năm tiếng nữa. Con muốn ở lại đây mấy ngày?”
“Houston? Sao lại Houston?”
“Giờ cha đang sống ở Texas. Cũng được một năm rưỡi rồi.”
Đó chắc là điều mà một đứa con gái nên biết về cha mình. Ít ra ông vẫn giữ số điện thoại cũ.
“À, con quên mất.” Tôi bấu vào gáy mình. “Cha có thể mua vé chiều đi thôi được không? Con không chắc là mình muốn ở lại bao lâu nữa. Có khi vài tuần.”
“Ừ, giờ cha sẽ đặt vé. Sáng mai con chỉ cần tìm hãng United ở sân bay, họ sẽ in thẻ lên máy bay cho con. Cha sẽ đón con ở khu nhận hành lý khi con hạ cánh.”
“Cảm ơn cha.” Tôi gác máy trước khi ông có thể nói thêm gì. Khi tôi quay lại, Gary chỉ tay ra ngoài cửa. 
“Tao có thể cho mày đi nhờ tới sân bay,” ông ta nói. “Dĩ nhiên không miễn phí.” Ông ta cười gằn, khóe môi cong cớn của ông ta khiến bụng tôi thắt lại. Gary Shelby chịu ra tay giúp một người phụ nữ thì không phải để đổi lấy tiền.
Nếu có đổi chác một đoạn quá giang ai đó đến sân bay thì tôi thà chọn Dakota còn hơn Gary Shelby. Tôi đã quen với Dakota. Anh ta đáng khinh bao nhiêu thì cũng đáng tin cậy bấy nhiêu.
Tôi lại nhấc máy lên và bấm số của Dakota. Cha nói tôi cần phải có mặt ở sân bay trong năm giờ tới, nhưng nếu tôi trù trừ tới khi Dakota ngủ mất thì anh ta sẽ không nghe máy. Tôi muốn tới đó ngay khi mình vẫn còn cơ hội.
Tôi nhẹ người khi Dakota nghe máy. “Thật sao, Beyah? Nửa đêm rồi đó.” Anh ta thậm chí còn không thèm nói chào, ê, hay có chuyện gì vậy?
Tôi hắng giọng. “Tôi cần quá giang đến sân bay.” Tôi nghe thấy tiếng thở dài của Dakota, như thể tôi là một nỗi phiền toái. Tôi biết mình không phải vậy. Tôi có thể không là gì hơn một mối giao dịch với anh ta, một sự kỳ kèo mà anh ta muốn nấn ná càng lâu càng tốt.
Tôi nghe tiếng giường kẽo kẹt như anh ta đang ngồi dậy. “Tôi không có đồng nào đâu.”
“Tôi không… Tôi không gọi anh để hỏi tiền. Tôi muốn đi nhờ đến sân bay. Làm ơn.”
Dakota rên rỉ rồi nói, “Chờ tôi nửa tiếng.” Anh ta gác máy. Tôi cũng gác theo.
Tôi đi lướt qua người Gary và đảm bảo đã đóng cửa nhà ông ta lại khi rời đi. Một điều tôi đã học được trong chừng ấy năm sống trên đời là đừng tin đàn ông. Phần lớn những kẻ tôi đã qua lại cùng đều giống như Gary Shelby. Buzz thì tốt, nhưng tôi không thể lờ đi sự thật rằng chú ấy đã tạo ra Dakota. Còn Dakota chỉ là một phiên bản Gary Shelby đẹp mã và trẻ trung hơn. Tôi nghe người ta kháo nhau về những người đàn ông tử tế nhưng lại cho đó là chuyện hoang đường. Tôi đã nghĩ Dakota là một trong những người tốt. Hầu hết bọn họ đều xuất hiện với vẻ ngoài như Dakota, nhưng bên dưới những lớp lang che đậy kia là sự bệnh hoạn chảy tràn trong huyết quản.
Trở về nhà, tôi nhìn quanh phòng ngủ, tự hỏi có thứ gì tôi muốn đem theo mình không. Đồ đạc đáng để mang theo không có gì nhiều nhặn, nên tôi tóm lấy vài bộ đồ để thay, lược chải tóc và bàn chải đánh răng. Tôi nhồi đồ đạc vào mấy chiếc túi Walmart trước khi nhét chúng vào cặp, phòng khi phải đội mưa cũng không bị ướt. Trước khi bước ra khỏi cửa để chờ Dakota, tôi tháo bức họa Mẹ Teresa trên tường xuống. Tôi cố nhét nó vào cặp nhưng không vừa nên tóm bừa một chiếc túi Walmart khác, bỏ bức tranh vào rồi ôm theo nó bước ra khỏi nhà.
[...]
4 notes · View notes
bibianxx · 6 months ago
Text
#1600
Nội mình đã mất cách đây hơn một tuần, một tuần trôi qua và cuộc sống vẫn cứ vận hành như thể chưa có chuyện gì xảy ra nhưng cũng không thể nào chối bỏ được rằng nỗi đau về việc mất mát này là sự đau thương quá lớn đối với gia đình mình.
Lần cuối cùng nắm tay Bà “Bà ơi, bi về rồi ạ, con với cha về thăm Bà đây ạ”…
Mình nhớ khoảng thời gian còn bé, mỗi dịp tết với hè cha mẹ luôn gửi mình về Bà để Bà chăm, mình đi nhà thờ cùng Bà, mình đi chợ cùng Bà, mình được Bà yêu thương.
Và cho đến khi mình lớn lên, mình chọn làm việc, những lần thăm Bà ngày một ít đi - chỉ gói gọn không đến một ngày, mỗi năm một lần vào dịp tết - khi ấy mình chưa nhận ra rằng việc được ở cạnh Bà sau này chỉ còn là những mong ước.
Mình có một vài người bạn, không nhiều nhưng những mối quan hệ ấy là 10 năm, 15 năm. Và khi cái ngày không may ấy đến - ngày mà Bà mình rời đi khỏi cuộc sống này - “Bà Bò” đã nói với mình rằng bạn ấy sẽ đến, bạn ấy chia buồn cùng gia đình mình và ở lại rất lâu sau 6 năm tụi mình không gặp.
Mình không chỉ là một đứa trẻ may mắn khi được sống tình yêu thương của gia đình, mà còn là một người may mắn trong tình bạn khi từng người, từng người đều bày tỏ sự tiếc thương, quan tâm đến mình như một người thân vậy.
“Bà Bò” mà mình từng quen rất khác và mình đã nghĩ rằng nhiều năm sau nữa bạn ấy sẽ ngày một xa cách mình hơn. Nhưng tệ thật, chẳng một ai thay đổi chỉ là cách mình nhìn bạn ấy đã thay đổi đi thôi.
Một câu ngạn ngữ mà mình từng đọc được
“Núi phía tây khó tránh mặt trời lặn
Người bên nhau khó tránh lìa xa”
Khi đứng giữa khoảnh khắc ấy, trái tim mình cảm thấy biết ơn vô cùng với những lời chia buồn, sự viếng thăm BÀ mà mọi người mang đến.
Tumblr media
“Bà ơi bà, cháu yêu Bà lắm...”
@bibianxx
46 notes · View notes
seugafenonmymind · 2 months ago
Text
Khi Nhà thờ Đức Bà Paris bị tàn phá bởi trận hỏa hoạn lớn vào năm 2019, ta thấy nhiều người đăng trạng thái trên mạng xã hội: “Hãy cầu nguyện cho Paris”. Có những người đã thực sự cầu nguyện, còn đa phần còn lại thì không, ít nhất là theo nghĩa tôn giáo.
Jacquemus, nhà thiết kế người Pháp, gần đây đã thông báo rằng anh vừa có con với bạn trai và chúng ta đều biết rằng về mặt sinh học, cha mẹ đồng giới không thể có con một cách tự nhiên. Hay phụ nữ ngày nay sẽ có cơ hội sinh con ngày càng dễ dàng hơn nhờ kỹ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Tình cảm giữa mẹ và con, giữa cha và con, giữa các cặp đôi LGBTQA+ hầu như đều đã thay đổi trong thời đại hiện nay. Chủ đề các tác phẩm đương đại trong bối cảnh nghệ thuật hiện nay có thể so sánh giống như loạt phim Netflix, nơi mà mọi góc quay được chỉnh quá sạch sẽ, đôi khi lại quá kịch tính với cách thể hiện sáo mòn luôn đến từ những chủ đề “có vẻ hot” như lưu vong, phụ nữ, nhóm người yếu thế cùng cách sử dụng những từ “có vẻ rất thời thượng” như “xóa bỏ ranh giới mờ giữa….và…”, “phá vỡ cấu trúc”, “phi thực dân hóa”, v.v… những cách chơi chữ này đang tung hứng nhiều vai trò với mọi người nhưng có lẽ đã không thành thật với chính bản chất của chúng.
Đôi khi bản chất của chủ đề không quá phức tạp như cách người ta diễn giải. Nghệ thuật cũng tương tự. Hình dung nếu chúng ta tập trung vào bản chất của một đối tượng như cách bóc từng lớp vỏ của nó giống như chúng ta bóc một quả cam, thì quả cam mà chúng ta bóc một mình và nhìn trần trụi trên tay sẽ khác với quả cam mà chúng ta bóc trước mặt nhiều người 😉
Tumblr media
1 note · View note
hoangpnd · 8 months ago
Text
Tumblr media
Như đường chân trời (tưởng niệm NS Trịnh Công Sơn, 01/04).
Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sỹ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Tôi không nói ông là nhạc sỹ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sỹ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.
Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình. Đối với những ca khúc của nhiều nhạc sỹ Việt Nam, tôi có thể hình dung được nơi chốn dừng lại của cảm xúc. Nhưng ca khúc của Trịnh Công Sơn mở ra cảm xúc bất tận cho dù nhiều lúc đầy mơ hồ. Và cuối cùng tôi phát hiện ra âm nhạc của ông giống đường chân trời. Chúng ta nhìn thấy nhưng chúng ta không khu hạn được.
Có người nói nhạc Trịnh hay bởi ca từ. Với riêng tôi, Trịnh Công Sơn là người viết ca từ hay nhất trong các nhạc sỹ Việt Nam. Nếu tách ca từ trong bài hát của ông ra khỏi giai điệu, ta sẽ thấy một thi sỹ Trịnh Công Sơn hiện ra. Hầu như ca khúc nào của ông cũng có những câu thơ đẹp và hay. Các nhà thơ Việt Nam nên đọc ca từ Trịnh Công Sơn. Âm nhạc sống còn bởi giai điệu. Giai điệu nâng ca từ bay lên. Trong trường hợp Trịnh Công Sơn, giai điệu đã làm cho ca từ của ông mở ra lộng lẫy và ca từ ấy lại làm cho giai điệu của ông lớn lao hơn và sâu thẳm hơn. Nếu chỉ dừng lại ở ca từ của ông, ta chỉ thấy một thi sỹ với những câu thơ lấp lánh. Nhưng giai điệu kỳ lạ của Trịnh Công Sơn đã làm cho những "bài thơ ca từ'' ấy trở nên huyền ảo và quyến rũ lạ lùng. Nếu ca từ ấy không có những giai điệu ấy và giai điệu ấy không có những ca từ ấy thì nhạc Trịnh đã ở một phía khác.
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ta thấy ông đang đi trong thế giới tâm hồn ta. Ông đến và mở những ô cửa trong tâm hồn ta còn khép kín đâu đó. Bởi thế mà tôi từng nhiều lúc nghe âm nhạc của ông trong im lặng của tâm thức chứ không phải nghe từ một đĩa hát cụ thể. Ta nhìn thấy âm nhạc Trịnh Công Sơn trong những tiếng đạn pháo đêm đêm, trong một cơn mưa buổi chiều, trong một bầy chim đậu nơi nghĩa địa, trên một hè phố ta qua, nơi một tháp chuông nhà thờ, trong buổi ly biệt một người thân, trong một quán cà phê lặng lẽ, trên một con đường vắng bóng người…Nghĩa là, âm nhạc Trịnh Công Sơn ở trong mọi không gian và thời gian mà ta trú ngụ, ở trong nhiều cung bậc đời sống tinh thần của ta. Ông như người lấy những giai điệu trong tâm hồn của những con người cụ thể để đặt vào bản nhạc của mình.
Nói đến Trịnh Công Sơn thì người nghe nói đến Khánh Ly. Người ta thi thoảng bàn xem ai là người hát nhạc Trịnh hay nhất. Thú thực, tôi không nghĩ đến và bàn đến điều ấy. Mỗi ca sỹ hát nhạc Trịnh đều mang lại một điều gì đó cho vẻ đẹp của nhạc Trịnh. Nhưng Khánh Ly không nằm trong hệ so sánh ấy. Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh không nằm trong sự phân loại. Khánh Ly là một câu chuyện khác ở ngoài mọi câu chuyện. Khánh Ly là số phận bay trong vẻ đẹp đường chân trời của âm nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi từng nói: Nếu nhạc Trịnh là đường chân trời thì Khánh Ly là vầng mây bay trong đường chân trời ấy. Mà đường chân trời ấy là đường chân trời buổi hoàng hôn. Nó hiện ra lộng lẫy trong một vẻ buồn kỳ lạ. Nỗi buồn trong nhạc Trịnh qua giọng hát Khánh ly không phải nỗi buồn làm ta yếu đuối, chán nản… mà là nỗi buồn dựng lên vẻ đẹp tâm hồn ta.
Khánh Ly về hát ở Việt Nam khi chị đã gần 80 tuổi. Có người nói không muốn nghe chị hát ở tuổi này. Giọng hát của một người 80 tuổi đương nhiên không thể như hồi đôi mươi. Ai cũng thế. Nhưng sự xuất hiện của chị không phải sự xuất hiện của một hiện tại, một hiện thực và càng không phải là một sự kiện showbiz nếu ta nhìn thật sâu vào nghệ thuật và cuộc đời. Sự xuất hiện của chị là sự xuất hiện của một vẻ đẹp đã và đang vang lên trong ký ức ta. Cũng như tôi từng đi qua cái nơi tôi hẹn hò với người yêu đầu đời của mình. Người con gái không còn ở đó và đã trở thành một bà già. Nhưng sự đắm mê của cảm xúc và sự lộng lẫy của tình yêu vẫn ở đó. Tôi đi qua để được thấu hiểu một lần nữa và để được sống trong vẻ đẹp và tinh thần bất diệt của tình yêu đôi lứa mãi mãi.
- Nhà văn Nguyễn Quang Thiều | Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
📷 Nikon D90
7 notes · View notes
hopquatangtet · 6 months ago
Text
Cách cắm hoa thanh liễu chưng Tết đẹp
Tumblr media
Cách cắm hoa thanh liễu chưng Tết ấn tượng
Cách cắm hoa thanh liễu chưng Tết để tạo nên những bức tranh đẹp mắt và mang lại may mắn không phải là một điều quá phức tạp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để cắm một bình hoa thanh liễu chưng Tết đẹp, nổi bật và tươi lâu:
Bước 1: Chọn một bó hoa thanh liễu phản ánh màu sắc và phong cách phù hợp với không gian và sở thích của bạn.
Tumblr media
Bước 2: Chọn một chiếc lọ hoa dạng cổ thấp để tạo sự nổi bật cho bình hoa. Rửa sạch và lau khô lọ hoa trước khi sử dụng.
Tumblr media
Bước 3: Cắt bớt lá cây sử dụng kéo để ngăn chặn quá trình héo tàn của hoa. Cắt xéo phần gốc của hoa để tăng khả năng hấp thụ nước và giữ cho hoa tươi tắn.
Tumblr media
Bước 4: Đổ nước ấm vào lọ hoa và bắt đầu cắm hoa thanh liễu chưng Tết. Điều chỉnh dáng hoa để tạo sự cân đối và hài hòa.
Tumblr media
Bước 5: Kết hợp hoa thanh liễu với các loại hoa và lá khác nhau như hoa hồng, hoa cẩm chướng, tuyết mai và hoa hướng dương để tạo điểm nhấn và sự độc đáo cho bình hoa.
Tumblr media
Bí quyết để giữ cho bình hoa thanh liễu luôn tươi mới là chăm sóc chúng một cách đúng đắn. Chọn những cành hoa tươi và không bị úa vàng lá, và thường xuyên thay nước cắm hoa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Hòa nước cắm hoa với Aspirin, nước cốt chanh hoặc viên vitamin B1 để nuôi dưỡng hoa và thay nước định kỳ sau vài ngày để giữ cho hoa luôn tươi mới và quý phái.
Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài việc tìm hiểu về cách cắm hoa thanh liễu chưng Tết để tạo nên không gian đẹp mắt và tươi lâu, hãy cùng Sforum giải đáp một số thắc mắc phổ biến khác về loài hoa này. Điều này giúp biến ngôi nhà của bạn trở nên sống động và ấm cúng hơn trong không khí tết truyền thống.
Hoa thanh liễu có bao nhiêu màu?
Hoa thanh liễu đa dạng về màu sắc, bao gồm xanh lá cây, xanh lam, đỏ, vàng, cam, nâu, và trắng. Tùy thuộc vào loài cụ thể và điều kiện môi trường, màu sắc có thể biến đổi. Các biến thể của hoa thanh liễu thường có lá màu hồng, trắng, và xanh lá cây, tạo nên một hình ảnh độc đáo và thu hút trong việc trang trí và cắm hoa.
Có thể cắm hoa thanh liễu trong nước không?
Cắm hoa thanh liễu trong nước là hoàn toàn khả thi và thậm chí là phổ biến. Việc này giúp giữ cho hoa tươi lâu hơn. Tuy nhiên, cần thay nước đều đặn để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bạn cũng có thể thêm chất dinh dưỡng để tăng tuổi thọ cho hoa
Hoa thanh liễu có thể cắm trên bàn thờ được không?
Cây hoa thanh liễu thường được sử dụng để cắm trên bàn thờ trong các dịp lễ lớn. Hành động này thể hiện sự tôn trọng và tạo không gian linh thiêng. Tuy nhiên, việc cắm hoa thanh liễu trên bàn thờ cũng phụ thuộc vào quan điểm tín ngưỡng và truyền thống của từng gia đình
Xem tại: https://justpaste.it/6chp7
4 notes · View notes