#ngày phật thành đạo
Explore tagged Tumblr posts
Text
Kính mừng Đại Lễ Ngày Đức Phật Thành Đạo (Huỳnh Phương - Huệ Hương)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương…
View On WordPress
0 notes
Text
Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy ,trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng b��nh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
Nguồn: Người Sài Gòn
16 notes
·
View notes
Text
ÚP MẶT VÀO VỚI TRANG KINH
Câu đúng văn phạm phải là “úp mặt vào trang kinh”, sao vẫn nghe thiếu thiếu gì đó! Thêm chữ “với” có vẻ thừa, thôi kệ. Cần gì đúng văn phạm. Đúng cho người, nhưng lại chẳng đúng với ta, thế thì tại sao không viết đúng cái điều mình nghĩ: Úp mặt vào với trang kinh!
Chợt nhớ một giai thoại Thiền, lâu rồi, tra mãi chẳng ra, đại loại:
Tăng hỏi Hoà Thượng:
Hoà Thượng sao vẫn còn tụng Kinh để làm gì?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt.
Tăng hỏi:
- Con bắt chước Hoà Thượng được chăng?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt. Còn mắt ông dùi vào kinh thì đến da trâu cũng lủng!
Trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục quyển 27 (Đại 47, 928 trung) ghi: Đóng cửa ngồi nhìn vách, đây chính là thuốc hay để dừng tâm; nếu chỉ dùi giấy cũ (Toản cố chỉ) thì nhất định sinh ra mầm mống sinh tử từ vô thủy đến nay trong tạng thức.”
Ôi! Tụng đọc kinh sách mà không tỏ ngộ thì chỉ là “dùi giấy cũ”. Đúng là với con mắt phàm phu đầy tư biện của chúng ta mà tụng đọc kinh sách thì da trâu cũng lủng chứ nói gì đến giấy mỏng của trang kinh!
Nhưng không! “Dùi giấy cũ” chỉ là sự phê phán của mấy ông Thiền sư, chỉ trích những kẻ chỉ biết tầm chương trích cú. Trong Thiền lâm chẳng đã từng dạy: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Làm sao để chẳng đồng với thuyết của tà ma ngoại đạo? Chỉ còn biết quay về úp mặt vào với trang kinh!
Ngoài kia người ta ác quá, lôi cả ông Phật của 26 thế kỷ trước ra nguỵ biện để phê phán cuộc đời thói hư tật xấu, nhân danh lý trí, trí thức, nhân danh cao thượng, khôn ngoan, cưỡng từ đoạt lý, phán không chừa chút sỉ diện tối thiểu còn sót lại, kiêu căng, đắc thắng, trong khi một chút hơi thở chánh niệm để bảo toàn nhân cách còn không có, thì nói chi đến hay dở đúng sai. Điều quý báu nhất của người con Phật, nhất là trong mùa an cư kiết hạ của chư tăng, chẳng cần phân bua tranh biện, lặng lẽ quay về úp mặt vào với trang kinh.
Úp mặt vào với Hoa Nghiêm, thấy mười cánh huyền môn mở ra phơi phới, cùng Thiện Tài Đồng Tử đi vào pháp giới, gặp Đức Mạn Thù Thất Lợi dắt đi gặp Phổ Hiền, lạy từng hạt bụi trong mười phương cõi nước để thâm tạ duyên sanh trùng trùng vô tận, để thương mình, để yêu người, nào có còn kẻ oán với người thân.
Úp mặt vào với Tứ A-hàm, thấy cùng với ngàn vị tỳ-kheo theo chân Phật, ôm bình bát đi vào tụ lạc khất thực. Thấy mỗi nhánh lá, cành hoa, vầng nhật nguyệt đầu non, ánh tinh cầu đáy nước, tất cả đều thơ mộng, hiền hoà, và nhiệm mầu như thể, như thế, như nhiên.
Úp mặt vào với Bát-nhã, thấy ta với người là một, thấy ta và cảnh không hai. Thấy nỗi tức giận đêm qua thành chất liệu thanh lương sáng sớm. Nghe những lời mắng chửi bữa nọ như bản giao hưởng tuyệt vời. Giọt lệ của ngày hôm qua biến thành mưa của ngày hôm nay. Ai còn lưỡng lự đâu nơi, nhờ gươm báu chặt đứt rời sắc không. Bao nhiêu phiền muộn viễn vông, chợt rơi rụng hết như không một chiều.
Úp mặt vào với Pháp Hoa, thấy giọt sương mai chiếu diệu lung linh nghìn pháp giới. Thấy mình bỗng dưng giàu sang cao cả, trí thức lên nhiều. Thấy lại tuổi thơ cùng bạn bè nắn viên đất sét thành ông Phật rồi sụp lạy nam mô, rồi được Phật cho lên ngắm toà Đa Bảo, hạnh phúc khi biết mình rồi cũng sẽ được dự hội A-nậu-đa-la.
Úp mặt vào với Niết-bàn, thấy mỗi phút giây đều hàm tàng bí mật, mỗi sự việc đều tổng nhiếp an nhiên. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi, có gì để nói, có gì để bàn. Cố gắng lập bày chân nguỵ để tranh biện hơn thua, chẳng bằng hớp một ngụm trà thơm nơi đầu lưỡi rồi hít thở an nhiên.
Vâng! úp mặt vào với trang kinh, để về thương mẹ kính cha, thờ thầy mến bạn. Úp mặt vào với trang kinh, để thương quý người hành khất bên đường giống như thương kẻ rong rêu đầu đường xó chợ, bãi rác gầm cầu. Bạn đang bị mắc nợ ư? Bạn đang bị tấn công ư? Bạn đang được xưng tụng ư? Bạn đang bị tình phụ ư? Bạn ơi! Tôi chẳng thể trả nợ giùm cho bạn. Tôi chẳng thể bảo hộ được cho bạn. Tôi chẳng dìm bạn xuống, tôi cũng chẳng kéo được bạn lên. Nhưng tôi muốn nói, bạn hãy tin tôi đi, quay về úp mặt vào với trang kinh, ngay trong mùa hè này nhé. Bạn nhìn thấy không? Quý thầy, tăng ni khắp chốn, với chiếc y vàng, khuôn mặt an nhiên và nụ nụ cười ý nhị, đang phủ phục dưới chân Phật, và nhẹ nhàng tụng đọc tôn kinh.
Tôi xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư trong Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, bối cảnh có thể khác nhau, nhưng lối về chỉ một, để kết thúc bài viết vu vơ này bạn nhé:
“Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng”
Thuỳ Ngữ Thất, bồ lựu nguyệt năm Giáp Thìn
Nhất Thanh T.NH.
Từ Bùn Sen Nở
9 notes
·
View notes
Text
25 LỜI PHẬT DẠY LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
🌱1. Yêu quý hết thảy muôn loài
"Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời."
🌱2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm.
"Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
"Một con chó tốt không phải bởi vì nó sủa giỏi. Một người tốt không phải bởi vì anh ta nói hay."
🌱3. Bí quyết để có sức khỏe tốt chính là an trú trong hiện tại
"Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc."
🌱4. Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức
"Đạo không nằm trên bầu trời. Đạo nằm trong tim."
🌱5. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành
"Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới."
🌱6. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi
"Con chỉ mất khi con còn nắm giữ."
🌱7. Không ai có thể đi giúp ta
"Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình."
🌱8. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia
"Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia."
🌱9. Hòa nhã với tất cả
“Hãy kiên trì nhường nhịn người trẻ, từ ái với người già, khuyến khích những ai đang cố gắng, khoan dung độ lượng với những kẻ làm sai và nhu nhược. Có khi trong đời, con sẽ lâm vào những hoàn cảnh ấy.”
“Từ bi với mọi chúng sinh, không phân biệt giàu nghèo; mỗi chúng sinh có những nỗi khổ riêng. Một số chịu khổ quá nhiều, số còn lại chịu khổ quá ít.”
“Hãy chỉ dạy ba sự thật này cho chúng sinh: một trái tim nồng hậu, lời nói hòa ái, một cuộc đời phụng sự và từ bi là những thứ sẽ làm nhân loại đổi mới.’
🌱10. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin
"Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì con đã nghe thấy. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng. Đừng dễ dàng tin vào điều gì bởi vì nó được ghi chép trong những cuốn sách giáo điều. Đừng dễ dàng tin tưởng điều gì vì chúng là lời của những bậc tiền bối và của Thầy con. Đừng dễ dàng tin vào truyền thống bởi vì nó đã được trao truyền trong rất nhiều thế hệ. Nhưng sau những gì quan sát và phân tích, khi con thấy chúng phù hợp với lí lẽ, đưa đến điều tốt lành, đem lợi ích cho chúng sinh, thì hãy chấp nhận và sống vì nó."
🌱11. Con nghĩ cái gì, con là cái đó
"Cái chúng ta đang là là kết quả của những gì ta nghĩ. Cái chúng ta nghĩ nằm trong niệm và chính cái ta nghĩ làm nên niệm. Nếu một người nói và hành động bởi một niệm ác thì nỗi khổ bám theo anh ấy như cái bánh xe bị con thú kéo đi. Nếu một người nói và hành động với một niệm lành thì hạnh phúc sẽ đến với anh ấy như bóng với hình, chẳng bao giờ tách rời."
🌱12. Thả cho nó bay
"Bí quyết của toàn bộ đời sống là không có gì để sợ. Đừng bao giờ lo sợ con sẽ trở thành ai trong tương lai, con không lệ thuộc vào ai cả. Chỉ có khoảnh khắc con rũ bỏ mọi thứ con mới được tự do."
🌱13. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
"Có ba thứ không thể nào che giấu được, đó là mặt trời, mặt trăng, và sự thật."
🌱14. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con.
“Để có được một sức khỏe tốt, để có thể đem hạnh phúc cho gia đình nào đó, để đem bình an cho tất cả, thì người đó đầu tiên phải có nghị lực và phải làm chủ được suy nghĩ của mình. Nếu một người có thể làm chủ suy nghĩ, người đó có thể tìm thấy con đường giác ngộ; trí tuệ và đức hạnh sẽ tự nhiên hiển lộ nơi người ấy.”
“Chính suy nghĩ của con người chiêu cảm ra nghiệp xấu, chứ không phải kẻ thù hay oan gia của họ.”
🌱15. Đoàn kết là sống; chia rẽ là chết
"Không gì ghê gớm hơn thói quen hay nghi hoặc. Nghi hoặc chia rẽ con người. Nó là chất độc làm gãy đổ tình bạn và làm tan vỡ những mối quan hệ tốt lành. Nó là cái gai gây phiền toái và gây đau nhức; nó là lưỡi gươm gây chết người."
🌱16. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con
"Con hãy tìm trong vũ trụ những ai xứng đáng nhận được tình yêu và lòng thương mến của con hơn là bản thân con? Người đó không thể tìm được ở đâu cả. Con, chính con, cũng như mọi chúng sanh trên thế gian này, xứng đáng với tình yêu và lòng thương mến ấy."
🌱17. Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ
"Chiến thắng bản thân mình còn hay hơn là đánh thắng một ngàn trận đấu. Chiến thắng ấy là của con; nó không thể bị lấy đi khỏi con b���i thiên thần hay ác quỷ, bởi thiên đàng hay địa ngục."
🌱18. Đời sống tâm linh không phải là cái gì sang trọng mà là một nhu yếu
"Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh."
🌱19. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục
"Đừng ganh tỵ với những phẩm chất tốt của người, nhưng hãy chấp nhận chúng bằng sự khâm phục của con."
🌱20. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
"Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài."
🌱21. Cho đi những gì tích trữ được
"Để sống đúng một cuộc sống vô vị lợi, ta không cần phải xem ta tích trữ được những gì giữa cuộc sống vật chất phồn hoa."
🌱22. Chọn bạn mà chơi
"Một người bạn gian trá và xấu tính thì đáng sợ hơn cả một con thú hoang; con thú hoang chỉ có thể làm tổn thương thân thể con, nhưng một người bạn như vậy sẽ làm tổn thương cả tâm trí của con."
🌱23. Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
"Không có đường đến hạnh phúc: hạnh phúc là con đường."
🌱24. Bỏ đi những hư danh giả tạm
"Trên bầu trời thì không thể phân biệt được đâu là hướng Tây, đâu là hướng Đông. Con người tạo ra những sự chia chẻ trong tâm trí của mình và tin rằng những điều ấy là đúng."
🌱25. Yêu. Sống. Thả cho bay.
"Sau cùng, đây là những vấn đề quan trọng: Con đã yêu chân thành như thế nào? Con đã sống trọn vẹn ra làm sao? Con đã thả cho bay nhiều đến chừng nào?"
---
Nguồn: https://linhquyphapan.vn/
Ảnh: The Buddha #Tarot by Robert M. Place
7 notes
·
View notes
Text
Một kiếp người, không ai biết được đoạn đường phía trước sẽ là phúc hay hoạ. Thế nên hãy cứ sống chân thành mỗi ngày, đừng hại ai cả, có như vậy mới mong cuộc đời này được bình an.
Đạo Phật trong trái tim tôi.
3 notes
·
View notes
Text
TỨ DIỆU ĐẾ
Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha Ariyasacca): nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đ��n, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.
2. Tập đế (Samudayat Ariyasacca): nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
3. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca): nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
4. Đạo đế (Magga Ariyasacca): nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Nguồn: http://phatgiaokhatsi.com
27 notes
·
View notes
Text
Ở nhiều quốc gia, bữa sáng là bữa ăn nhẹ với ngũ cốc và trái cây. Ngược lại, bữa sáng truyền thống của Nhật Bản có thể được coi là bữa ăn thịnh soạn, thường bao gồm cơm trắng (gohan/ steamed rice), súp miso (shiru / miso soup), cá nướng (yakizakana/ grilled fish), trứng cuộn (tamagoyaki/ Japanese rolled omelet), đậu nành lên men (natto/fermented soybeans), rau củ muối (tsukemono/ pickled vegetables), rong biển khô (nori/ dried seasoned seaweed), một đĩa nhỏ salad kiểu Nhật là các loại rau luộc ngâm vào nước tương và dashi (dashi-tsuyu) gọi là ohitashi (お浸し/ Japanese blanched greens with savory broth). Cuối cùng sẽ thưởng thức trà nóng.
Bữa sáng truyền thống của Nhật Bản là một hành trình sâu sắc lưu giữ các giá trị lịch sử, kết nối thiên nhiên với con người, coi trọng sự đơn giản và tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi nó tuân theo khái niệm "ichiju sansai" (一汁三菜): Một bữa ăn với một món súp và ba món ăn kèm. Thực đơn này giúp đảm bảo bữa sáng đầy đủ, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới một cách tốt đẹp.
Ý nghĩa văn hóa của bữa sáng Nhật Bản không chỉ dừng lại ở những món ăn ngon, mà còn phản ánh các giá trị của Nhật Bản (bắt nguồn từ cả Thần đạo và Phật giáo) về sự giản dị, vẻ đẹp, tôn trọng môi trường và trân trọng các thành phần theo mùa.
Thói quen sử dụng thực phẩm theo mùa nhấn mạnh đến sự kết nối giữa thiên nhiên và cuộc sống. Sự chú tâm này đối với môi trường và sự thay đổi của các mùa đã ăn sâu vào Nhật Bản. Hơn nữa, thực phẩm theo mùa có nghĩa là người ta đang ăn những thực phẩm tươi nhất có thể. Một số loại thực phẩm cũng được cho là có tác dụng "làm mát" trong những tháng mùa hè nóng ẩm và những loại thực phẩm khác được tiêu thụ để "làm ấm" trong mùa đông.
Bữa sáng kiểu Nhật có thể bắt nguồn từ lịch sử phong phú và lâu đời của Nhật Bản. Người ta cho rằng gạo đã được trồng ở Nhật từ năm 400 trước Công nguyên, trong thời kỳ Jomon (縄文時代) và một thiên niên kỷ sau đó, gạo đã trở thành món ăn chính trong xã hội Nhật Bản. Lúa gạo có tác động lớn không chỉ đến chính trị, kinh tế mà còn đến văn hóa, tín ngưỡng. Nhiều lễ hội trên khắp Nhật Bản để cầu nguyện và tạ ơn các vị thần ruộng lúa cho một mùa màng bội thu. Có thể nói, biết ơn lúa gạo là một tình cảm tự nhiên và không thể thiếu đối với người Nhật trong cuộc sống hằng ngày.
Gạo thường được ăn riêng như một bữa ăn và trong nhiều thế kỷ, bữa sáng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo thời gian, gạo bắt đầu được kết hợp với các loại thực phẩm khác. Phương pháp ăn cơm và các món phụ xen kẽ nhau và trộn lẫn các hương vị trong miệng khi nhai được gọi là nêm gia vị trong miệng (口中調味).
Đến thời Edo (1603-1868), người Nhật bắt đầu chế biến những bữa sáng phức tạp, bao gồm cơm, cá và rau ngâm. Truyền thống ẩm thực phát triển khi xã hội trở nên tiên tiến hơn cùng với cuộc cải cách Minh Trị (明治維新) bắt đầu vào năm 1868, văn hóa ẩm thực của quốc đảo này bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hoạt động giao thương với các quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu, dần dần hình thành bữa sáng truyền thống của Nhật Bản gọi là 和朝食(wa-cho-shoku, Japanese style breakfast) hay 和定食(wa-te-shoku, Japanese style set meal - nếu bạn ăn vào buổi sáng thì nó cũng mang nghĩa tương tự).
Sau này, bữa sáng truyền thống được xem là bữa ăn chính của người Nhật. Nhiều người Nhật trước đây là nông dân và ngư dân. Họ không ăn sáng trước khi đi làm. Họ bắt đầu ngày mới ngay sau khi thức dậy lúc mặt trời mọc. Ngư dân rời đi thậm chí còn sớm hơn và làm việc trong vài giờ. Sau đó, khoảng 8 - 9 giờ sáng, họ trở về nhà để thưởng thức bữa sáng rồi quay lại làm việc. Đó là lý do tại sao bữa sáng truyền thống rất thịnh soạn. Ngày nay, người Nhật không ăn nhiều như vậy nhưng bữa sáng vẫn là một thói quen tốt đẹp để người Nhật thức dậy cùng mặt trời và kết nối với thiên nhiên.
Điều này dễ thấy hơn khi đi du lịch, người Nhật vẫn luôn yêu thích nghỉ ngơi tại ryokan (nhà trọ truyền thống của Nhật Bản) bởi tại đây thường giới thiệu các bữa sáng đặc biệt với những món ngon của vùng miền và đặc sản theo mùa. Sự chuẩn bị tỉ mỉ, các thành phần đa dạng theo mùa được kết hợp hài hoà thành các món ăn ấm và lạnh, cách bày biện tinh tế giữa các đĩa nhỏ khiến bữa sáng kiểu Nhật trở thành một trải nghiệm độc đáo và thẩm mỹ. Dựa trên triết lý phương Đông rằng cơ thể chúng ta cùng thức dậy với mặt trời, chúng ta nên bắt đầu bữa ăn đầu tiên trong ngày bằng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng toàn diện. Một bữa sáng ngon miệng giúp cung cấp năng lượng, điều hòa huyết áp và chuẩn bị tinh thần và thể chất cho cả ngày. Do đó, bữa sáng ngày nay của người Nhật vẫn duy trì và kế thừa tính truyền thống về thẩm mỹ. Đó là kết hợp tinh tế và chu đáo về màu sắc, hương vị, mùi thơm và kết cấu. ‘Mens sana in corpore sano’ - một tâm trí minh mẫn trong một cơ thể cường tráng là câu châm ngôn kinh điển hàm chứa rất nhiều sự uyên bác. Nó nhắc nhở tinh thần và sức khoẻ liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, thức dậy cùng mặt trời, tự chuẩn bị bữa sáng, thưởng thức thực phẩm theo mùa là ikigai để người Nhật tìm thấy sức khoẻ và sự minh mẫn. Dù phát triển hiện đại tới đâu, người Nhật luôn tin rằng tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà là một thói quen tốt để bắt đầu ngày mới, tái tạo cơ thể và tinh thần.
Ảnh: gotokyo
4 notes
·
View notes
Text
Tu Hành là 1 quá trình của đời người
Đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người thế nào sẽ gặt được “quả” thế ấy. Phúc báo của một người toàn bộ đều thể hiện trên mặt. Người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Người lương thiện tự có Trời phù hộ…
Cuộc đời vốn là một quá trình vừa đi vừa lĩnh ngộ. Vạn vật thế gian đều chiểu theo quy luật tự nhiên. Rất nhiều người tin vào bói toán, họ cảm thấy linh nghiệm. Nhưng người ta vẫn thường nói: “Ba phần do mệnh, bảy phần do người”. Nói cho cùng, thứ bói toán lợi hại nhất trên đời, không phải thiên mệnh mà là bản mệnh.
1. Quẻ bói linh nghiệm nhất đời người là nhân quả
Tất cả số phận đều là do nhân quả. Cả đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người như thế nào thì sẽ tạo ra “quả” như thế ấy.
Không có may mắn vô cớ cũng không có xui xẻo tự nhiên. Mỗi lần may mắn xuất hiện đều là công đức mà bạn từng tích góp, mỗi lần xui xẻo xuất hiện đều là cái giá của tội nghiệt.
Sự khốn khổ mà bạn nếm trải qua, những giọt mồ hôi đã đổ, đều là con đường mà bạn phải đi qua. Sự lương thiện mà bạn bỏ ra, tình yêu mà bạn trao tặng sẽ trở thành những niềm hạnh phúc mà đời này bạn có được. Lương thiện với mọi người, hành thiện vị tha, phúc báo tự nhiên sẽ đến.
2. Sự thay đổi vĩnh hằng nhất là vô thường
Thời gian đang trôi, người đang thay đổi, điều duy nhất trên thế giới này không thay đổi chính là sự biến hóa. Trong “Kim Cang Kinh” có nói: “Hết thảy hữu vi pháp, như giấc mộng hão huyền, như sương cũng như chớp, nên được xem là thế”.
Dù cho bạn là quan to hiển hách, hay gia tài bạc triệu, chỉ cần một trận ốm nặng cũng có thể cướp đi sức khỏe của bạn. Chỉ cần một chuyện không may cũng có thể khiến bạn trắng tay. Đứng trước sự vô thường của cuộc sống, con người thường không chịu nổi sự đả kích mà yếu đuối, chi bằng thản nhiên đối mặt sẽ đạt được một chút trấn an.
3. Hạnh phúc dung dị nhất là tùy duyên
Nơi nhân thế thăng trầm quá nhiều sự vô thường, điều an tĩnh duy nhất không gì bằng trong lòng thư thái.
Có những thứ khi sinh không mang theo đến, khi chết không thể mang đi, nếu đã vậy, hà tất chi phải cưỡng cầu? Chi bằng để mọi sự tùy duyên, quên được thì quên, buông được thì buông, không cần phải do dự, không cần phải nghĩ tới.
Làm tốt bổn phận của chính mình, không hổ thẹn với lương tâm, tự khắc sẽ được nếm trải mùi vị của hạnh phúc.
4. Cách làm đẹp hiệu quả nhất là khoan dung
Phật gia giảng: Vật tùy tâm chuyển, cảnh do tâm tạo, phiền não do tâm sinh.
Cả đời người chẳng qua chỉ là đang sống trong cõi lòng mà thôi. Gặp chuyện không như ý, do dự cả nửa ngày. Gặp người không vừa mắt, ôm hận suốt nửa năm. Lông mày cau lại, vết nhăn từ từ xuất hiện, nụ cười không còn, vết lão hóa cũng dần hiện lên khắp mặt.
Người khoan dung không nghĩ nhiều như vậy, trong lòng cũng không bận tâm chuyện gì, nét mặt nhẹ nhàng thanh thản, dung mạo tự nhiên sẽ đẹp.
5. Phương thức kiếm tiền ổn định nhất là tiết chế
Phàm chuyện gì cũng phải có mức độ, nhiều quá sẽ là thái quá. Người ta thường nói mọi chuyện bảy phần là vừa đủ, lưu một phần cho sự cố gắng, bớt một phần cho sự thúc đẩy.
Từ xưa đến nay, người thành công rất ít ai gắng sức vô độ, tham tài yêu quyền. Vì họ hiểu được cách tiết chế dục vọng của bản thân, hiểu được cách khắc chế ác ma trong lòng.
Vương Dương Minh nói: “Giảm bớt một phần dục vọng là thêm được một phần đạo Trời. Nhẹ nhàng thanh thoát biết bao, dễ dàng biết bao!”, Tiết chế dục vọng, biết đủ, mới có thể đạt được sự hạnh phúc trong cuộc sống.
6. Sự giải thoát nhanh nhất là buông bỏ
Sống trên đời chúng ta có rất nhiều thứ để cố chấp. Cố chấp vào người nào đó, vật nào đó hay việc gì đó. Như vậy chẳng phải rất mệt mỏi sao. Thứ đã qua thì để nó trôi qua, dù tốt xấu cũng không thể thay đổi, có cố chấp chỉ khiến bản thân và người khác thêm rắc rối.
Quãng đời còn lại là không dài, càng học được cách buông bỏ trong lòng sẽ càng được giải thoát, chúng ta mới có tâm trạng hưởng thụ phong cảnh trong hành trình, mới có thể nhẹ nhàng tự do tự tại.
7. Cách giải hạn thần kỳ nhất là sám hối
Đời người sẽ gặp rất nhiều sự lựa chọn, có lúc chọn sai vẫn có thể làm lại, như vậy có cơ may sẽ bắt kịp thời gian, thậm chí là làm lại cả cuộc đời.
Lúc bình thường, có vài khuyết điểm không đáng để sửa đổi, nhưng một ngọn lửa nhỏ có thể thành đám cháy lớn, sai lầm nhỏ có thể tạo nên sai lầm lớn, chuyện nhỏ có thể thành đại nạn.
Mà cách duy nhất để tránh những điều này chính là học cách tự kiểm điểm bản thân, tự sám hối. Chỉ có tự mình nhận thức và sửa đổi mới có thể thay đổi hiện thực từ gốc rễ, thay đổi tương lai của chính mình.
8. Công đức to lớn nhất trên đời là hiếu thảo
Trong “Hiền Ngu Kinh” có nói: “Không gì sánh bằng tình yêu thương và lòng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ”. Cha mẹ là ruộng phước đức của con cái, hiếu thảo với cha mẹ tăng phúc tiêu nghiệp rất nhanh, công đức cũng không thể đo lường.
Trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu, báo hiếu chớ để chậm trễ. Hiếu thuận với cha mẹ là khởi nguồn của phúc báo, cũng chính là việc công đức lớn nhất trên đời.
Mọi đạo lý đều là từ tâm, không có lòng tốt sao có mệnh tốt? Phúc báo của một người toàn bộ đều viết lên mặt. Là người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Là người lương thiện, tự có Trời phù hộ.
3 notes
·
View notes
Text
34 tuổi, đôi lúc nghĩ về số tuổi mình lại chợt giật mình. Từng đó năm mình đã sống như thế nào, tích luỹ được những gì, học hỏi được bao nhiêu, lớn lên được bao nhiêu
Ở độ tuổi này mình mới dần thấm được rằng trải nghiệm sẽ giúp mình trưởng thành, bước chân ra khỏi vùng an toàn sẽ có được những gì. Có một câu mình hay nghe podcast nói rằng “muốn được sống nhiều hơn”.
Mình cũng mong muốn năm nay và cả những năm tháng sau này, mình sẽ sống được nhiều hơn. Không phải là mình muốn nhận được nhiều hơn từ cuộc sống. Mình muốn bản thân chủ động trong cuộc sống nhiều hơn, chủ động yêu thương, chủ động bảo vệ sức khoẻ, chủ động học hỏi kiến thức, chủ động tích luỹ tài chính, chủ động trải nghiệm, chủ động rèn giũa bản thân để nuôi dưỡng chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày.
Dù ngoại hình có hằn vết của thời gian, mình vẫn luôn trân trọng những vết hằn trong trí óc và tâm hồn. Mỗi bài học, mỗi kiến thúc, mỗi trải nghiệm, cuộc sống lặng lẽ từng ngày dạy mình bản lĩnh, trí tuệ và tình thương.
Số tuổi đúng là một con số, ai cũng hình dung đường đời mình kéo dài đến năm trăm tuổi. Nhìn lại ông cha vẫn luôn dạy cuộc đời vô thường, cuộc sống luôn lặng lẽ dạy mình bài học này. Sẽ có những ngày tháng mình bỏ bê chính mình, xoay vòng với mớ bòng bong của tham sân si ảo tưởng hư danh, mình quên mất sống là như thế nào. Lúc đó mình thở ra và hít vào những ảo tưởng được dựng lên bởi tâm trí mê muội, lầm lạc. Có người chợt tỉnh, có người ngủ vùi, có người lơ lửng không lối ra.
Đúng là xung quanh mình hiện tại, nói đúng hơn là vòng tròn xung quanh mình, có thể nói là cái giếng của mình, những thứ mình nghe, những thứ mình xem, tất cả đang hướng ra phía ngoài. Mình nhận ra mạng xã hội nguy hiểm, nó có khả năng thôi miên, huấn luyện trí óc và cảm xúc của người xem. Một kiểu như huấn luyện thú cưng vậy, những nội dung giải trí ngắn hạn và độc hại lặp lại với tần suất cao và thường xuyên, lướt kiểu gì rồi cũng va vào. Tốt nhất là tránh xa những thứ làm mình trở nên bị động, làm mình vô thức hành động, làm não mình tạm ngưng nhận thức. Trong lúc mình nằm lướt tiktok là lúc não không phòng vệ, cái sự an tĩnh của nằm và xem và cười vu vơ, mình đã vô tình bị tiếp thu những thông tin vô bổ vào bộ não. Tại sao mình không để dành sự an tĩnh này để tiếp thu những kiến thức có ích, làm những việc có ích, hay đơn thuần là để cơ thể và tâm trí thực sự được nghỉ ngơi.
Trong đạo Phật hay nói về sự quan trọng của hơi thở, hơi thở là khởi nguồn của sự sống và cũng chính là điểm dừng của sự sống. Bình thường mình hay quan tâm để ý xem người xung quanh đang nói gì về mình, nghĩ gì về mình, đánh giá mình thế nào, có công nhận việc mình làm không. Cùng lúc đó, ở một hoàn cảnh khác, có người đang giành giật sự sống với tử thần, có người đang chạy vay tiền khắp nơi để kéo dài một sự sống, có người đang lạnh đói ngả gục ven đường…lúc đó thì xung quanh có nghĩa lý gì, bộ quần áo mới, kiểu tóc mới, những đồn đoán, thị phi, ngoại hình, nhan sắc, ghen tuông, đố kỵ có nghĩa lý gì khi bản thân đang cố gắng neo giữ từng hơi thở.
Nghĩ vậy mình càng thấy trân trọng mỗi lúc cuộc sống cho phép mình được thảnh thơi thở :))) thảnh thơi đến nổi quên luôn là mình còn được thở, cứ lo mải miết quan tâm suy tư chuyện thiên hạ. Còn điều gì quý giá hơn là chuyện mình vẫn còn được hiện diện ở hiện tại này và thảnh thơi thở.
Mất hơi thở mới thực sự là dấu lặng, lặng lẽ chấm dứt đời sống này. Mình không nói là dấu chấm hết, vì là bao nhiêu thứ mình đã tạo ra và để lại vết tích hằn lên đời sống này. Một dấu lặng của sự kết thúc một chặng đường đời, trong sự hoàn thành có cả những dở dang. Bao nhiu thị phi, sân hận, ganh đua, vội vã, tham vọng, chỉ trích, phê phán…cũng lặng lẽ hoà vào hư không. Mình tự hỏi mất hơi thở thì còn lại gì, mình mong muốn để lại những gì thực sự có giá trị và ý nghĩa.
#songnhieuhon #chudongsong #thanhthoitho #vethanthoigian
7 notes
·
View notes
Text
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
32 notes
·
View notes
Text
Kính Mừng Ngày Đức Thích Ca Thành Đạo
”Cội Bồ Đề trang nghiêm thiền định Thắng thiên ma, vạn chướng trùng trùng Chúng con lạy đấng Đại Hùng Rọi vô biên Trí tận cùng thế gian..” – Cách đây hơn 2500 năm về trước, tại thành Kapilavastu (Ấn Độ), Thái tử Siddhartha Gautama- Vì thấy được bản chất cuộc đời là đau khổ nên Người đã khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy và lạc thú thế gian để lựa chọn con đường xuất gia học đạo, quyết…
View On WordPress
0 notes
Text
Tết Trung nguyên là tết gì? Vu lan, Xá tội vong nhân là gì?
Các tiết lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức dân gian của người Việt, biểu hiện qua các hoạt động tín ngưỡng truyền thống diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức của các lễ này không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây là một sơ lược về vấn đề này.
Nguồn gốc của các lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân:
Trung nguyên (中元): Tiết lễ này là một phần của đạo giáo, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Ngày này, các đạo quán lập “trai tiếu”, tăng tự lập “vu lan bồn trai” để cúng tổ tiên.
Vu lan (hay Vu lan bồn盂蘭盆): Có nguồn gốc từ Phật giáo, với ý nghĩa là "cứu đảo huyền". Ngày này được dùng để cúng tổ tiên và phóng sinh, để giải thoát kiếp khổ của những linh hồn bị treo ngược.
Xá tội vong nhân (舍罪忘人): Theo phong tục của một số nước Á Đông, đây là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các linh hồn không nơi nương tựa.
Ý nghĩa và nghi thức của các lễ này:
Trung nguyên: Ban đầu là ngày của giới tu hành chay tịnh và thiết đàn tế tự, sau trở thành ngày lễ dân gian cúng chay và đốt mã để dâng tiến gia tiên.
Vu lan: Xuất phát từ sự hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, ngày này đã trở thành dịp để báo hiếu cha mẹ và cúng tổ tiên.
Xá tội vong nhân: Là ngày để cúng các linh hồn không có nơi nương tựa, thường được thực hiện bằng cách cúng tế ngoài trời hoặc ngoài đường ngõ.
Như vậy, mặc dù có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, các lễ này đều được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy và đều mang ý nghĩa quan trọng trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt.
Xem tại: https://quatetdn.blogspot.com/2024/05/tet-trung-nguyen-vu-lan-xa-toi-vong.html
2 notes
·
View notes
Text
Wabi Sabi là gì? Vẻ đẹp không hoàn hảo phong cách Wabi Sabi
Wabi Sabi - vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, tôn vinh cái cũ và vô thường, là triết lý sống thanh đạm của Nhật. Vậy bạn hiểu phong cách Wabi Sabi là gì? Nguồn gốc? Đặc trưng của Wabi Sabi? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phong cách này nhé!
Phong cách Wabi Sabi là gì?
Khái niệm về Wabi Sabi khởi nguồn từ phương pháp Thiền của đạo Phật ở thế kỷ thứ XII. Sau đó nó đã được phát triển mạnh mẽ qua nghi thức trà đạo cải tiến của thiền sư Sen no Rikyu. Wabi Sabi đã dần tiến đến vị trí độc tôn trong quan niệm của xứ sở “mặt trời mọc”
Wabi Sabi trong thiết kế nội thất Wabi Sabi trong tiếng Nhật căn bản được hiểu đó là “tìm kiếm nét đẹp chưa hoàn thiện”. Wabi Sabi được phối hợp từ 2 từ riêng biệt là “Wabi” và “Sabi”, cụ thể như sau: “Wabi” có nghĩa là nhận ra sự đủ đầy trong tâm hồn thông qua những nhu cầu sống đơn sơ và khiêm tốn về vật chất. Nó cũng giống như bạn tận hưởng điều tuyệt vời nhờ sự tĩnh lặng từ thiên nhiên, tìm về cốt lõi của cuộc sống hạnh phúc. “Sabi” chính là vẻ đẹp được mài giũa thông qua đôi bàn tay của không gian và thời gian. Các chi tiết của đồ vật, nội thất dường như là được khoác lên mình chiếc áo bụi bặm, sạm màu nhưng đủ độ chín muồi. Để rồi những sứt mẻ ấy nổi bật lên nét quyến rũ và hoài cổ mà ai trong chúng ta cũng muốn được một lần nghiền ngẫm. Trong cuộc sống hiện đại thì phong cách Wabi Sabi hiện diện rất phổ biến trong các kiến trúc và thiết kế kết hợp cùng với các phong cách khác nhau như: Bắc Âu, đồng quê hay tối giản…
Nguồn gốc của Wabi Sabi là gì?
Phong cách Wabi Sabi được bắt nguồn từ câu chuyện về Sen no Rikyu. Đây là một thiền sư vào thế kỷ XVI, ngài đã khái quát học thuyết trà đạo mà cho đến nay người Nhật vẫn thực hành nó mỗi ngày. Theo như truyền thuyết thì chàng thanh niên Sen no Rikyu rất háo hức muốn học bí quyết của nghệ thuật trà đạo. Chàng đã tìm đến một bậc thầy về trà có tên Takeeno Joo. Thầy Takeeno Joo vì muốn kiểm tra khả năng của người học trò mới nên đã yêu cầu anh phải chăm sóc khu vườn. Rikyu đã dọn vườn từ trước ra sau và quét sạch cho đến khi không còn một cọng rác nào. Tuy nhiên, trước khi thầy nhìn thấy được sự nỗ lực của chàng thì Rikyu đã rung lắc một cây anh đào làm cho hoa Sakura rơi rụng đầy đất. Chính một chút không hoàn hảo này đã đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho quang cảnh. Đây cũng là lịch sử ra đời của khái niệm Wabi Sabi.
Bậc thầy trà đạo Sen no Rikyu Sen no Rikyu được xem như là một trong những bậc thầy trà đạo Nhật Bản. Ông đã chuyển đổi nghi lễ trà đạo với những dụng cụ xa xỉ và hoa mỹ để thành một thói quen hàng ngày của người dân. Bằng việc sử dụng những dụng cụ không hoàn hảo, đôi khi là bị nứt hoặc được sửa lại, trong một căn phòng tối giản mà Rikyu đã biến việc thưởng trà trở thành khoảnh khắc chạm tới linh hồn. Quan điểm của ông đó là: hòa hợp, tinh khiết, thành kính và bình dị. Hình thức thưởng trà thanh đạm này còn được gọi với cái tên là Wabi-cha. Ở đây “cha” trong tiếng Nhật có nghĩa là “trà”. Ngày nay thì người Nhật vẫn thưởng trà đạo với những bộ ấm tách cũ kỹ hàng trăm năm tuổi. Trong nghề làm gốm ở Nhật Bản thì những chiếc tách thường được nặn với những hình dáng móp méo, bất nhất bởi vì mỗi vật thể cần phải có được những hình dáng độc nhất thì mới bộc lộ rõ được hết vẻ đẹp duy biệt của nó. Có thể nói, vẻ đẹp khiếm khuyết của Wabi Sabi được tìm thấy ở bất kì loại hình nghệ thuật nào tại Nhật.
Đặc trưng của Wabi Sabi là gì?
Trong quan điểm thẩm mỹ của con người ở xứ sở Phù Tang thì phong cách Wabi Sabi chiếm vị trí độc tôn. Nó được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kiến trúc và thiết kế nội thất. Phong cách Wabi Sabi không hướng đến sự xa hoa, lộng lẫy mà thay vào đó chính là nét thô sơ, hoài cổ. Những nét đặc trưng, nổi bật trong phong cách này đã giúp cho con người tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc thực sự. Sự đơn giản Phong cách Wabi Sabi luôn giữ được sự đơn giản, không quá cầu kỳ trong kiểu cách thiết kế nhờ vào việc sử dụng các vật liệu hữu cơ. Đó cũng chính là lý do vì sao mà phong cách này luôn hiện lên được sự chân thực và mộc mạc hơn là sự buồn tẻ và đơn điệu.
Wabi Sabi luôn hướng đến sự tối giản Nhờ vào lối thiết kế tối giản mà sự tự nhiên và những cảm giác ấm áp của không gian cũng được tạo thành. Ngoài ra thì không gian cũng trở nên thông thoáng, độ ẩm được điều chỉnh rất tự nhiên, không thải độc tố. Sự tiết chế Sự tiết chế cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của phong cách Wabi Sabi. Trong một số trường hợp thì những nguyên tắc này cũng được thể hiện thông qua những gì bị lược bỏ hoặc lãng quên trong tác phẩm. Sự điều tiết sẽ mang đến cho người dùng cảm giác chân thực cũng như trải nghiệm sự vô thường của không gian. Vật liệu Thiết kế nội thất theo phong cách Wabi Sabi có những đặc điểm riêng, ví dụ như sử dụng các vật liệu hữu cơ, gần gũi với thiên nhiên.
Wabi Sabi sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên Phong cách này đã được loại bỏ các giai đoạn trang trí với mục đích là để truyền tải thông điệp về quá trình tiến hóa của mọi vật cũng như lịch sử hình thành xã hội loài người theo thời gian. Kết cấu Thông thường thì những món đồ nội thất được thiết kế theo phong cách này sẽ có bề mặt khá xù xì và thô ráp… Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được vẻ tự nhiên, không đồng đều. Chính bởi những đặc trưng này mà đã tạo thành những tiêu chí độc đáo của phong cách Wabi Sabi. Kiểu dáng Phong cách Wabi Sabi có kiểu dáng chú trọng đến vẻ đẹp ban đầu. Mặc dù có cải biên nhưng nó lại chú ý đến vẻ đẹp tự nhiên, không làm mất đi tính chất hay tính nguyên bản. Đây cũng chính là điểm nổi bật và cũng là điều mà người Nhật luôn muốn theo đuổi.
Wabi Sabi chú trọng vẻ đẹp ban đầu Sự sang trọng của những kiểu thiết kế này hoàn toàn không có liên quan đến sự công nghiệp hóa mà hướng đến sự tự nhiên và bền vững. Trong cuộc sống hiện đại thì đây không phải là một điều dễ dàng có thể giữ được. Màu sắc Màu sắc theo phong cách này cũng thường hướng đến sự chân thực với các đường nét tự nhiên. Bên cạnh sự thống nhất thì màu sắc cũng chứa đựng sự tương phản để làm nổi bật lên không gian. Những gam màu được sử dụng luôn mang đến sự tĩnh lặng, yên bình trong tâm hồn. Không gian Khi thiết kế theo phong cách Wabi Sabi thì điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là tỷ lệ và phối cảnh. Đặc trưng của phong cách này chính là không cho phép những khoảng trống vô nghĩa. Nói cách khác, ngay cả những khoảng trống thì cũng có ý nghĩa riêng của chúng.
Wabi Sabi không cho phép các khoảng trống vô nghĩa Tỷ lệ thiết kế của từng món đồ nội thất cũng phải được đo lường cẩn thận để không lộ ra những khoảng trống về độ rộng, chiều cao hay độ mở. Phong cách thiết kế này mang đến sự yên bình và thanh thản cho tâm hồn. Vì vậy mà không gian mở đóng một vai trò rất quan trọng, giúp kết nối các nguồn sáng để tạo ra một điểm nhìn. Có thể bạn quan tâm: Vintage là gì? Đặc điểm phong cách vintage trong thời trang, nhiếp ảnh Phong cách retro là gì? Các đặc trưng của phong cách retro Thực tế thì Wabi Sabi đã ăn sâu, bén rễ vào trong văn hóa của người Nhật. Và bạn có thể nhìn thấy phong cách Wabi Sabi ở khắp mọi nơi. Read the full article
3 notes
·
View notes
Text
Tập 48
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang sáu mươi hai:
(Sớ) Kim đản nhất tâm trì danh, tức đắc Bất Thoái, thử nãi trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật, nhược năng đế tín, hà tu biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp, bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự?
(疏) 今但一心持名 , 即得不退 , 此乃直指凡夫自心 究竟成佛。若能諦信,何須遍歷三乘,久經多劫,不越一念,頓證菩提,豈非大事。
(Sớ: Nay chỉ nhất tâm trì danh liền đạt được Bất Thoái. Đấy chính là chỉ thẳng thừng: Từ tự tâm của phàm phu mà rốt ráo thành Phật. Nếu có thể tin tưởng chắc chắn [điều này], cần gì phải trải khắp ba thừa, qua nhiều kiếp lâu xa, chẳng ngoài một niệm mà nhanh chóng chứng Bồ Đề, đây há chẳng phải là đại sự ư?)
Ý nghĩa của tiểu đoạn này là biệt chỉ “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” (một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời). Trong hội Pháp Hoa, sau khi đức Phật nói câu này, các tông giải thích khác nhau. Nói cách khác, mỗi tông có phương pháp tu học riêng và có thứ tự thành Phật riêng của tông ấy. Nhưng nói rốt ráo, chúng ta dựa trên mục đích cuối cùng khách quan nhất để nói, quả thật không chi hơn được kinh này, vì sao? Phương pháp tu hành trong kinh này là “nhất tâm trì danh”, hãy chú ý hai chữ “nhất tâm”. Nay chúng ta trì danh, vì sao chẳng thể thụ dụng? Nguyên nhân là do chúng ta trì danh luôn dùng cái tâm tán loạn để trì danh, chẳng dùng nhất tâm! Nếu nhất tâm trì danh, không ai chẳng thành tựu. Nếu muốn chính mình thật sự sớm có ngày thành tựu, quý vị chẳng thể không chú ý điều này! Vì sao biết là tâm tán loạn? Ví như tôi niệm Phật, vẫn mong tham thoại đầu, vẫn mong niệm chú, trì giới, thậm chí còn muốn đọc những kinh khác, nghe những thứ Phật học giảng diễn khác, tâm bèn loạn, chẳng thể nhất tâm.
Chúng ta thấy có rất nhiều vị đại đức từ xa xưa, các Ngài thành tựu do suốt đời tu hành một bộ kinh Di Đà và một câu Phật hiệu. Trong Phật đường của các Ngài chỉ thờ mình A Di Đà Phật, chẳng có tượng của vị Phật thứ hai, kinh là một bộ kinh Di Đà, chẳng thấy bộ kinh thứ hai, đó gọi là “nhất tâm trì danh”. Nay trong nhà chúng ta, kinh Phật chất đống, tâm tán loạn, chẳng phải là nhất tâm. Do vậy, niệm Phật suốt mười mấy năm, niệm mấy chục năm, ngay cả tin tức cũng chẳng có! Chẳng thể nói pháp môn này không linh, mà do chính mình phạm sai lầm, chính quý vị không nắm vững nguyên tắc. Do vậy, nói thật thà thì trong hiện thời, người xuất gia tu hành thành tựu chẳng bằng người tại gia, người tuổi trẻ chẳng bằng người cao tuổi. Người tuổi tác đã cao, chuyện gì cũng đều buông xuống, tuổi đã già nua, chẳng cầu vãng sanh cũng không được! Kinh họ cũng chẳng nghe, cũng chẳng đọc, suốt ngày từ sáng đến tối thật thà một câu A Di Đà Phật, họ bèn thành công. Do điều này có thể biết: Thật sự thành công là nhất tâm xưng danh! Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Tịnh Độ Tông có rất nhiều vị tổ sư suốt đời giảng một bộ kinh, suốt đời giảng kinh Di Đà hai ba trăm lần, chẳng giảng bộ kinh thứ hai nào! Điều này nhất định tương ứng với sự tu hành của các Ngài, các Ngài có thể trở thành tổ sư một đời chẳng phải là vô lý!
Pháp môn thù thắng là nhìn từ chỗ nào? Thù thắng ở chỗ này, vì sao? Không có ai làm chuyện xen tạp, không có thứ tri kiến nào khác xen lẫn vào đó, đó là thù thắng nhất. Thù thắng nhất là tâm địa thanh tịnh, chuyên nhất, thù thắng khôn sánh! Đạo tràng thù thắng chẳng do đông người, mà do chuyên nhất. Đạo tràng của Viễn Công đại sư chỉ có một trăm hai mươi ba người, chẳng kể là nhiều, nhưng ai nấy đều vãng sanh. Vì sao? Vì họ chuyên, vì họ nhất, đó là thù thắng. Đạo tràng ngày nay dăm ba người, quyết định chẳng tính là ít! Dăm ba người cùng tu với nhau, trong tương lai ai nấy đều vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì mới thật sự là trang nghiêm cõi Phật! Do vậy, kỵ nhất là loạn tâm. Loạn tâm thì tu bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể thành tựu.
Nếu nhất tâm xưng danh, sẽ giống như kinh dạy: “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật” cho đến “nhược thất nhật” bèn thành tựu. Lợi căn thì một ngày thành tựu. Kẻ căn tánh chậm lụt, nghiệp chướng nặng nề, tội nghiệp sâu nặng thì cũng chẳng quá bảy ngày. Trong phần trên, tôi đã từng kể với quý vị nhiều câu chuyện vãng sanh, những điều đó đều chứng minh cho chúng ta thấy: Quả thật họ vãng sanh, họ làm được! Kinh nói từ một ngày cho đến bảy ngày, bảy ngày chẳng phải là giả mà là sự thật ngàn phần vạn phần xác đáng. Chúng ta đả Phật thất, khi vào thất như thế nào mà khi ra thất vẫn giống hệt như cũ là vì trong bảy ngày quý vị luôn trì danh bằng loạn tâm, cho nên vô ích, chẳng đắc lực. Nhất tâm trì danh là tu nhân.
“Tức đắc Bất Thoái” (liền đạt Bất Thoái), đây là nói tới quả báo. Quả báo quá thù thắng, bởi lẽ, lập tức có thể chứng đắc Bất Thoái Chuyển. Bất Thoái Chuyển chẳng phải là chuyện rất đơn giản, đừng nên xem thường. Nói cách khác, bản thân chúng ta học Phật chẳng phải chỉ một đời này, nhất là quý vị có thể gặp gỡ pháp môn này, đúng như kinh này đã dạy: Do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp thì mới có thể gặp gỡ. Đã là đời đời kiếp kiếp tu học, đáng tiếc là chúng ta công phu chẳng đắc lực, thường xuyên thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, chẳng thể thành tựu. Điều này cũng chứng tỏ đời đời kiếp kiếp niệm Phật đều dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống được. Tâm tán loạn, lúc tưởng cái này, khi nghĩ cái nọ, đối với hết thảy kinh, luận, pháp môn trong Phật pháp chẳng buông xuống được! Nói chung là muốn nghe thêm mấy bộ kinh, muốn đọc thêm mấy bộ luận, đi tham học nhiều hơn!
Nói đến tham học thì Thiện Tài đồng tử cũng tham học, cớ sao chúng ta chẳng thể tham học? Nói thật thà, chúng ta đâu có tư cách như Thiện Tài! Quý vị hãy nghĩ xem, Thiện Tài đồng tử đi tham học khi nào? Dùng niệm Phật để nói thì khi Ngài đã đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới đi tham học. Do vậy, Ngài đã trọn đủ điều kiện để tham học, có bản lãnh tham học, còn nay chúng ta dựa vào đâu? Người ta đi tham học là nhất tâm trì danh đi tham học, tuyệt đối chẳng có gì [có thể] phá hoại nhất tâm của Ngài, Ngài có năng lực ấy. Chúng ta ngày nay hễ tham học tâm bèn loạn ngay, không có cách nào tiếp nhận cảnh giới bên ngoài; vừa tiếp xúc bèn loạn, vừa tiếp xúc trong tâm liền khởi vọng niệm, dấy vọng tưởng. Đấy là thiếu tư cách tham học mà muốn bắt chước Bồ Tát tham học bên ngoài sẽ mắc lỗi, nhất định phải hiểu rõ điều này! Cổ đại đức đi tham học đều phải là đại triệt đại ngộ. Trong Thiền Tông, đã đại triệt đại ngộ rồi mới có tư cách tham học, [trò đã đại triệt đại ngộ thì] thầy nhất định bảo quý vị đi tham học, chẳng giữ quý vị lại. Trong Tịnh Độ Tông thì chứng đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới có tư cách tham học, nhưng Tịnh Độ Tông tham học không nhiều, vì sao? Vì pháp môn này là vô thượng đạo thỏa đáng, thẳng thừng, chẳng cần phải tham học. Điều này cũng hiển thị sự thù thắng của pháp môn này!
“Trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật” (chỉ thẳng tự tâm phàm phu có thể rốt ráo thành Phật): Câu này xuất phát từ kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác cũng có nói: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, vấn đề là bản thân chúng ta có thể tin tưởng hay không. Bản thân tôi có thể tin, có thể tin mà vẫn là phàm phu! Làm thế nào để khôi phục diện mục sẵn có của chính mình? Nhà Thiền thường nói “bổn lai diện mục trước khi được cha mẹ sanh ra”, bổn lai diện mục là Phật, khôi phục bằng cách nào? Nhất tâm trì danh; dùng phương pháp này để khôi phục, nhưng quý vị phải tin [vào chính mình có khả năng thành Phật]. Do chính quý vị thiếu lòng tự tin, nên quý vị mới suy nghĩ cách đi tham học! “Biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp” (trải khắp tam thừa, trải qua nhiều kiếp lâu xa): Quý vị phải đi theo đường lối ấy (trải khắp tam thừa) là do chẳng tin tưởng! Như vậy thì không có cách nào hết! Quý vị càng làm như vậy, thời gian tu học của chính quý vị càng bị lỡ làng, chẳng thành tựu nhanh chóng, thù thắng như người chuyên nhất; bởi lẽ, trí huệ là cái mà quý vị vốn sẵn trọn đủ. Quý vị vốn sẵn trọn đủ trí huệ Bát Nhã, trí huệ ấy không phải do bên ngoài đưa tới. Chẳng phải là nói tôi đọc kinh Đại Bát Nhã thì trí huệ Bát Nhã của tôi sẽ mở mang, chẳng hề có đạo lý ấy! Nếu quý vị tán tâm niệm kinh Đại Bát Nhã, dẫu quý vị niệm cả trăm lần, vẫn cứ hồ đồ!
Kinh có ích hay không? Hữu ích! Kinh giúp quý vị khai ngộ, quả thật là hữu dụng; nhưng phải đọc như thế nào? Phải dùng cái tâm thanh tịnh để đọc tụng. Mỗi một bộ kinh đều giúp quý vị khai ngộ; đối với tất cả pháp môn, chỉ cần chọn lấy một thứ. Một thứ thì mới có thể ngộ, hễ hai thứ sẽ chẳng ngộ! Nhất tâm mới có thể ngộ, nhị tâm chẳng thể ngộ. Quý vị hãy chú tâm đọc Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, người ta khai ngộ đắc nhất tâm, đấy chính là đạt được kết quả nơi một pháp môn. Người nào tu rất nhiều pháp môn, đọc rất nhiều kinh điển, quý vị thấy người ấy có ngộ xứ hay chăng? Không có! Từ xưa đến nay, không hề có trường hợp như vậy, nhưng các đại đức xưa kia cũng trước tác rất nhiều, cũng chú giải kinh nhiều lắm, chuyện này là như thế nào? Thưa với quý vị, đó là chuyện sau khi đã ngộ. Đã ngộ rồi mới có tư cách tham học, có thể đọc nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, giảng nhiều, giống như năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài. Chưa đại triệt đại ngộ, sẽ chẳng có tư cách tham học! Quý vị phải hiểu đạo lý này. Trước khi ngộ, quyết định là thâm nhập một môn, ngộ rồi mới có thể đơm hoa kết quả.
Do vậy, quý vị nhất định phải tin vào chính mình, tin cái tâm thanh tịnh của chính mình đúng như Lục Tổ đã nói: “Vốn sẵn đầy đủ, có thể sanh ra vạn pháp”. Tự tánh là tâm thanh tịnh, là nhất tâm. Bởi lẽ, nhất tâm là chân tâm, rất gần với Phật, có thể tương ứng với Phật. Tâm tán loạn là tâm phàm phu, chẳng tương ứng với Phật. Dùng cái tâm tán loại nên mới phải trải qua nhiều kiếp, thời gian dài lâu. Dùng nhất tâm, thời gian [tu học] ngắn ngủi, cho nên từ một ngày cho đến bảy ngày liền có thể thành tựu. Ở đây nói “nhất niệm đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự” (nhanh chóng chứng Bồ Đề trong một niệm, há chẳng phải là đại sự?). Dùng điều này để giải thích câu “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” trong kinh Pháp Hoa, giảng giải câu “khai thị ngộ nhập Phật tri chi kiến”, đúng là chẳng còn gì hay hơn được nữa, mà cũng là thù thắng nhất trong các cách thuyết pháp của các tông!
Chúng ta lại xem sách Diễn Nghĩa giảng “tâm niệm Phật”, tâm niệm Phật nhập tri kiến của Phật, [điều này] hết sức trọng yếu đối với sự tu học hiện tiền của chính mình.
(Diễn) Niệm Phật tâm, tức tối sơ Sự Lý nhị trì chi tâm.
(演) 念佛心,即最初事理二持之心。
(Diễn: Tâm niệm Phật chính cái tâm Sự Trì và Lý Trì ban đầu).
Nhất tâm trì danh có hai phương thức khác nhau: Một là Sự Trì, hai là Lý Trì. Trong Sự Trì không có Lý Trì, nhưng trong Lý Trì có Sự Trì. Quý vị phải nhớ: Có Lý, ắt có Sự; nhưng có Sự, chưa chắc đã có Lý! Có Lý mà không có Sự sẽ thành rỗng tuếch, chẳng phải là trì danh. Sự Trì là gì? Chiếu theo phương pháp được giảng trong kinh, trong mười hai thời chấp trì danh hiệu, đừng để câu Phật hiệu này bị gián đoạn, đó gọi là Sự Trì. Giống như những kẻ hạ căn, căn tánh kém cỏi hơn, không biết chữ, nghe Phật pháp cũng chẳng hiểu, quý vị bảo họ niệm A Di Đà Phật, được rồi, họ niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật sốt sắng! Quý vị bảo họ mỗi ngày niệm Phật mười vạn câu, họ thật thà niệm mười vạn câu. Quý vị hỏi: “Có ý nghĩa gì?” Họ chẳng biết, chẳng hiểu. “Niệm Phật có gì hay ho?” “Tôi cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”. Đến khi lâm chung, Phật thật sự đến tiếp dẫn họ. Quý vị đừng xem thường Sự Trì! Sự Trì lâu ngày sẽ có thể khai ngộ, vì sao? Người ấy nhất tâm, tâm thanh tịnh không có vọng niệm; cho nên niệm lâu ngày có thể khai ngộ, đắc Định, đó gọi là Sự Trì. Sự Trì cũng có thể niệm đến Sự nhất tâm hay Lý nhất tâm, hoàn toàn chẳng kém Lý Trì.
Lý Trì là gì? Hoàn toàn thông đạt đạo lý, lý luận, phương pháp và cảnh giới của pháp môn Tịnh Độ, thật sự liễu giải “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, người ấy hiểu đạo lý này. Đó là Lý Trì. Có niệm Phật hay chăng? Vẫn niệm! Niệm giống hệt như người Sự Trì, đó gọi là “Lý Trì chân chánh”. Nếu biết “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, [bèn nghĩ] chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối chẳng niệm thì chẳng niệm vẫn là niệm, lầm lẫn to lớn quá! Kết quả chắc chắn là xôi hỏng, bỏng không! Đó là “ác thủ Không” (chấp Không một cách sai trái), hiểu lầm mất rồi! Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: Lý Trì chẳng lìa Sự Trì, Sự Trì thì chưa thấy rõ Lý. Đối với hai phương pháp này, chỉ cần nhất tâm thực hiện [một phương pháp] sẽ có thể nhập tri kiến của Phật. Nhập tri kiến của Phật là chứng quả.
(Diễn) Nhập Phật tri kiến, nãi tối hậu Tịch Quang vô thượng quả.
(演) 入佛知見,乃最後寂光無上果。
(Diễn: Nhập tri kiến của Phật chính là quả sau cùng: Vô Thượng Tịch Quang ).
Chúng ta thường nói tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đấy là tri kiến viên mãn của Phật. Nếu nói tới tri kiến của Phật, quý vị niệm Phật đến mức Lý nhất tâm bất loạn bèn nhập tri kiến của Phật. Phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đó là nhập tri kiến của Phật một phần, là “phần chứng”. [Phật tri kiến] được nói tới ở đây là viên mãn, nó chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
(Diễn) Tức thử Sự Lý nhị trì, giai tùng hữu niệm nhi khởi.
(演) 即此事理二持,皆從有念而起。
(Diễn: Hai thứ Sự Trì và Lý Trì này đều bắt đầu từ hữu niệm).
Hai thứ trì danh đều bắt đầu từ “hữu niệm”; do vậy, chỗ hay của pháp môn này là ở chỗ này. Hiểu Lý hay không, chẳng sao cả! Hiểu Lý, rất tốt! Không hiểu Lý, cũng được, chẳng giống như các pháp môn khác. Trong các pháp môn khác, nhất định phải hiểu Lý trước rồi mới tu hành, quá trình là “tín, giải, hành, chứng”, các pháp môn đều chiếu theo trình tự ấy, nhưng pháp môn này không như vậy! Có thể không cần hiểu mà vẫn có hành, sau khi hành sẽ có giải, có chứng, hoặc chúng ta có thể nói là hành và giải đồng thời, chẳng phân chia trước sau. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, những pháp môn khác đều là giải trước hành sau; pháp môn Tịnh Độ đặc biệt dễ dàng, đặc biệt đơn giản là do đạo lý này!
Nhưng quý vị phải nhớ: Phải chuyên nhất thì mới được! Chẳng chuyên sẽ vô ích. Nói thật thà, bất luận độn căn hay lợi căn, thật sự muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời này, chẳng có bí quyết đặc biệt nào khác, chỉ có một bí quyết là nhất tâm. Tôi không xem hết thảy các kinh, chẳng phải là do những kinh khác không hay, mà do vì xen tạp, khiến tôi phân tâm. Tôi chẳng nghe các pháp sư khác giảng kinh, chẳng phải vì họ giảng không hay, mà vì tôi nghe xong sẽ dấy vọng niệm, sẽ bị phân vân. Nói cách khác, nhất tâm của chính mình bị phá hoại. Cổ nhân bảo: “Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm” (Thà lay động nước của ngàn con sông, chẳng lay động cái tâm của người tu đạo). Nghe kinh thì tôi tu niệm Phật, nhất tâm trì danh, nghe người kia giảng Thiền, nghe người nọ giảng Mật, tâm tôi cũng động, cái tâm tu đạo của tôi bị phá hoại. Người khác giảng kinh, người ta chẳng kêu mình đến nghe, mà là quý vị tự mò đến. Người ta chẳng phá hoại đạo tâm của quý vị, mà chính quý vị cam tâm tình nguyện đến đó, khiến đạo tâm của chính mình bị nhiễu loạn, còn nói gì được nữa? Chính chúng ta tự lầm lạc! Nếu bản thân nắm chắc, chẳng động tâm thì được, đạo tràng nào cũng có thể đến tham học, giống như Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần vậy. Chính mình chẳng nắm vững, vẫn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, vậy thì chính quý vị phải dè chừng! Do vậy, bắt đầu tu học phải từ hữu niệm.
(Diễn) Niệm chi ký cửu, căn trần tự không, chư niệm tự lạc.
(演) 念之既久,根塵自空,諸念自落。
(Diễn: Niệm đã lâu ngày, căn và trần tự rỗng không, các niệm mất hết).
Đây là nói quý vị công phu đắc lực, đắc lực là như thế nào? Đắc lực là “căn trần tự không” như chúng ta thường nói: Quý vị đã thấy thấu suốt! “Chư niệm tự lạc” là quý vị đã buông xuống. Quý vị thật sự thấy thấu suốt, thấy thấu suốt như thế nào? Quý vị chẳng giữ lấy tướng, tức chẳng chấp tướng, giống như kinh Kim Cang đã dạy: “Bất thủ ư tướng” (chẳng giữ lấy tướng). Buông xuống sẽ chẳng động tâm, đấy là “như như bất động”. Đó là công phu thành tựu, Niệm Phật tam-muội hiện tiền. Cảnh giới ấy thấp nhất cũng là Sự nhất tâm bất loạn, đây đã đạt đến công phu này.
(Diễn) Nhược phục tinh tấn bất dĩ, hòa niệm Phật chi niệm diệc phục thoát lạc, đốn nhập Vô Tâm tam-muội.
(演) 若復精進不已 , 和念佛之念亦復脫落 , 頓入無
心三昧。
(Diễn: Nếu tinh tấn chẳng ngơi, ngay cả ý niệm niệm Phật cũng mất, sẽ nhanh chóng nhập Vô Tâm tam-muội).
Đây là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Nếu công phu nâng cao lên một tầng nữa, sẽ là “tinh tấn chẳng ngơi”. Tinh tấn chẳng ngơi thì có còn phải niệm hay chăng? Vẫn phải niệm! Tuy là bên ngoài chẳng giữ lấy tướng, bên trong chẳng động tâm, nhưng câu Phật hiệu vẫn liên tục không ngớt, giống như Đại Thế Chí Bồ Tát trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Người ấy niệm Phật hiệu từng câu liên tục không gián đoạn, trong mười hai thời, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Dẫu ý niệm niệm Phật cũng chẳng có, cũng chẳng chấp trước, nhưng vẫn niệm Phật hiệu; khi ấy; niệm Phật đúng là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”. “Vô niệm mà niệm” chẳng phải là không niệm, vẫn niệm! A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng tiếng chẳng ngớt. Đã là niệm, vì sao lại nói là vô niệm? “Vô niệm” là nói đến cảnh giới của chính người đó; còn “niệm” là nói theo mặt hình tướng. Trên hình tướng, quả thật người ấy niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Luận theo mặt cảnh giới, cảnh giới của người ấy cao lắm, thật sự nhập “tam luân thể không”, chẳng thể tìm được cái tâm năng niệm, mà đức Phật được niệm cũng bất khả đắc, danh hiệu được chấp trì ở giữa [cái tâm niệm Phật và đức Phật được niệm] cũng bất khả đắc. Tam luân thể không đấy! Đó là nói về cảnh giới.
Lão hòa thượng Quảng Khâm vãng sanh, Ngài thật sự vãng sanh.
Lão nhân gia trước khi viên tịch đã nói hai câu: “Chẳng đến, cũng chẳng đi, chuyện gì cũng chẳng có”. Cảnh giới “chuyện gì cũng chẳng có” chính là tam luân thể không, cảnh giới trong hai câu ấy là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Vì sao biết Ngài chắc chắn vãng sanh? Quý vị biết Ngài tham Thiền, đến cuối cùng tu pháp môn Tịnh Độ, tự mình niệm Phật, mở Niệm Phật Đường khuyên mọi người niệm Phật. Có nhiều người đã gặp lão pháp sư, hướng về lão pháp sư thỉnh giáo, lão pháp sư đều dạy họ niệm A Di Đà Phật. Đương nhiên chính Ngài là người niệm Phật. Người niệm Phật ra đi tự tại ngần ấy, chắc chắn vãng sanh, không còn bàn cãi gì nữa!
Vì thế, bản thân chúng ta, nhất là người xuất gia, càng phải đề cao cảnh giác, trong một đời hiện tại này, quý vị còn chưa chết thì còn có thể giở trò gian lận, có thể nghĩ ra những thứ màu mè; tục ngữ có câu: “Hòa thượng bất tác quái, cư sĩ bất lai bái” (Hòa thượng chẳng giở trò, cư sĩ chẳng đến lễ). Nhưng đến lúc cuối cùng, chân tướng của quý vị sẽ hoàn toàn bộc lộ; quý vị tu thật hay giả, chẳng lừa được ai! Đến phút cuối cùng, chẳng thể gạt ai, mọi người đều trông thấy rõ ràng, rành rẽ. Nếu quý vị chết hồ đồ, ắt đọa trong tam đồ.
Đồng tu tại gia tu hành, niệm Phật tự tại vãng sanh, tôi thấy rất nhiều. Trong số những vị xuất gia, tôi thấy mình lão hòa thượng Quảng Khâm là như vậy. Do vậy, người xuất gia chẳng bằng người tại gia! Tôi vừa mới nói: Người trẻ tuổi chẳng bằng người lớn tuổi. Người cao tuổi thật sự buông xuống, không có vọng niệm. Pháp sư nào giảng kinh người ấy cũng chẳng nghe, người ấy thấy niệm Phật ở nhà là khẩn yếu, không xen tạp. Người trẻ tuổi thích đến nhiều đạo tràng, thích đi các nơi tham học. Tham học đến mức đầu óc suy nghĩ loạn xạ, tà tri, tà kiến; do vậy, chẳng bằng người cao tuổi. Người cao tuổi có thành tựu, người trẻ tuổi rất khó có thành tựu. Nghe kinh nhằm mục đích đoạn nghi sanh tín; nếu chẳng nghi hoặc, đã tin tưởng, ta còn nghe để làm gì nữa? Chẳng cần nghe! Quay về nhà thật thà niệm Phật là được rồi, chắc chắn thành tựu!
Mấy câu tiếp theo đây nhằm nói về người đã khai trí huệ. Sau khi đắc Sự nhất tâm, trí huệ Bát Nhã nhất định hiện tiền.
(Diễn) Tự nhiên Ngũ Ấm câu tiêu, viên minh phát hóa.
(演) 自然五陰俱消,圓明發化。
(Diễn: Tự nhiên Ngũ Ấm đều tiêu, viên minh sẽ phát khởi tác dụng).
“Viên” (圓) là viên mãn, “minh” (明) là quang minh, tức trí huệ Bát Nhã phát khởi, hiện tiền khởi tác dụng, đúng như Tâm Kinh đã nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều không”, nhưng quý vị phải hiểu: Trí huệ Bát Nhã phải từ Vô Tâm tam-muội thì mới có thể hiện tiền. Vô tâm là chân tâm, nói cách khác, hễ có tâm thì đều là vọng tâm. Hữu tâm niệm Phật vẫn là vọng tâm. Người mới học luôn bắt đầu bằng hữu niệm, đấy là bắt đầu tu hành bằng vọng tâm. Tu đến mức công phu thành phiến vẫn là vọng tâm, vẫn là hữu tâm; đạt đến Sự nhất tâm bất loạn vẫn là hữu tâm! Phải đạt đến Lý nhất tâm bất loạn mới nhập Vô Tâm tam-muội. Do vậy, Lý nhất tâm bất loạn, “vô tâm” là không có vọng tâm, chứ không phải là chẳng có chân tâm! Chữ “vô tâm” trong Vô Tâm tam-muội nghĩa là “không có vọng tâm”, nói cách khác, chân tâm hiện tiền. Hễ có vọng tâm, chân tâm sẽ chẳng thể hiện tiền. Không có vọng tâm, chân tâm bèn hiện tiền. Trí huệ Bát Nhã từ chân tánh thấu lộ, có thể chiếu kiến Ngũ Uẩn đều là Không. Do đây biết rằng: Chính mình vốn sẵn trọn đủ kinh Đại Bát Nhã, chẳng phải do bên ngoài đưa tới. Nếu quý vị muốn tu Đại Bát Nhã, nhất định phải tu cái tâm thanh tịnh.
Hôm nay, có một cư sĩ hỏi tôi:
- Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi liền nhanh chóng vượt lên địa vị Thập Địa. Chú Đại Bi rất linh, chẳng thể không niệm!
- À! Ông niệm bao nhiêu biến?
- Mỗi ngày nói chung con niệm mười biến.
- Niệm bao nhiêu năm như vậy mà như thế nào? Có vượt lên Thập Địa hay chăng? Vẫn là phàm phu! Vì sao ông chẳng vượt lên được? Là vì ông niệm khác với cách Quán Âm Bồ Tát niệm! Chẳng phải là âm thanh khác nhau, không phải là nhịp điệu khác nhau, không phải là chữ [trong bài chú] khác nhau; những thứ đó đều giống nhau, nhưng dụng tâm khác nhau! Ông dùng cái tâm gì? Ông dùng tâm vọng tưởng. Không chỉ là cái tâm vọng tưởng, mà còn là cái tâm phiền não lớn nhất. Ông dùng cái tâm tham: “Tôi muốn nhanh chóng đạt lên Thập Địa. Tôi niệm thêm mấy biến, tôi sẽ đạt lên Thập Địa”. Ông thấy đó: Ông dùng tâm tham để niệm. Phật pháp là đoạn tham, sân, si. Ông dùng tham, sân, si để tu học, tăng trưởng tham, sân, si, làm sao thành công cho được? Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi là dùng tâm đại từ đại bi để niệm, cho nên Ngài mới có thể nhanh chóng vượt lên Thập Địa. Chúng ta niệm một vạn biến đều là tự tư, tự lợi, vô ích!
Quý vị phải hiểu: Chú Đại Bi là nói tới tâm đại bi; tâm đại bi chẳng thể hiện tiền thì niệm chú Đại Bi cũng uổng công. Đủ thấy dụng tâm như thế nào chính là mấu chốt của người tu hành. Đoạn văn tiếp theo đây giảng về tác dụng.
(Diễn) Như thị nãi siêu Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, Bồ Tát sở hành Kim Cang Thập Địa, Đẳng Giác viên minh.
(演) 如是乃超十信 、 十住、十行、十迴向、四加行
心,菩薩所行金剛十地,等覺圓明。
(Diễn: Như thế cho đến vượt thoát Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, hạnh Kim Cang Thập Địa của hàng Bồ Tát, Đẳng Giác viên minh).
Thật sự phi phàm! Quý vị phải biết: Đối với lý và sự thật này, tra cứu trọn khắp ngàn kinh muôn luận chẳng thấy có cách nói như thế này. Các địa vị trong tu hành theo thứ tự nhất định phải trải qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, quý vị mới có thể thành Phật; chứ vượt qua ngay thì đâu có chuyện như vậy? Chẳng thể nào! Thế nhưng chỉ có pháp môn này đặc biệt! Hiện thời có lắm kẻ tự xưng họ đã khai ngộ, đã chứng Tu Đà Hoàn, chứng quả A La Hán, chứng địa vị Bồ Tát. Quý vị đọc đoạn này xong, chuyện ấy đâu có gì phi phàm! Quý vị đã chứng Đẳng Giác, vẫn chưa bằng tôi! Tôi đã vượt qua rồi! Ngàn vạn phần đừng bị kẻ khác lừa gạt.
Trong hiện tại, đối với pháp môn này, quả thật quý vị chưa thể vượt thoát. Quý vị là phàm phu, nhưng hễ vãng sanh bèn vượt thoát. Bất luận quý vị vãng sanh trong phẩm vị nào, dẫu là Hạ Phẩm Hạ Sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, kinh đã giảng rất rõ ràng: “Viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tôi thường nhắc nhở các đồng tu, quý vị phải chú ý chữ Viên. Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát thật sự vượt thoát. Ngài có thể thật sự vượt qua [những địa vị] Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh[1], Kim Cang Thập Địa. Nếu nói tới ba thứ Bất Thoái, luận theo Viên Giáo, Thập Trụ Bồ Tát mới chứng ba thứ Bất Thoái. Luận theo Biệt Giáo, phải là từ Sơ Địa trở lên mới chứng ba thứ Bất Thoái, nhưng chưa viên mãn; đạt đến Đẳng Giác mới là viên mãn. Địa vị Đẳng Giác ấy phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo, chứ Đẳng Giác của Biệt Giáo vẫn chưa được! Biệt Giáo Phật cũng không được! Phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo thì mới có thể nói là “viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tịnh Độ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn! Vì vậy, bất cứ ai vãng sanh, chỉ cần thật sự là vãng sanh, chúng ta có thể nói: “Người ấy đã thành Phật”. Đó là đại đạo để thành
Phật, là con đường tắt để thành Phật.
(Diễn) Nhập ư Như Lai diệu trang nghiêm hải.
(演) 入於如來妙莊嚴海。
(Diễn: Vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai).
Cách nói này hoàn toàn giống với kinh Lăng Nghiêm.
(Diễn) Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc.
(演) 圓滿菩提,歸無所得。
(Diễn: Viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không thể đạt được).
Hai câu này cũng trích dẫn từ kinh Lăng Nghiêm. Thể, Tướng và tác dụng của Chân Như bổn tánh được hiển lộ trọn vẹn.
(Diễn) Thị chi vị nhập Phật tri kiến dã.
(演) 是之謂入佛知見也。
(Diễn: Điều đó gọi là ‘nhập tri kiến của Phật’).
Đoạn này nhằm giải thích từ ngữ “nhập Phật tri kiến”. Giải thích hết sức viên mãn! Đây là một thứ nhập Phật tri kiến viên mãn.
Chúng ta đọc xong đoạn văn trên đây, có cảm giác: Trong một đời mà chúng ta có thể gặp gỡ pháp môn này, phải kể như may mắn nhất. Sau khi gặp được pháp môn này, nếu chẳng thể nhất tâm thọ trì, đúng là ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ, đáng tiếc lắm! Nếu các vị nói: “Hiện thời tôi còn rất trẻ, tôi có thể học nhiều một chút, đọc nhiều một chút, nghe nhiều một chút, khi tôi về già tôi mới chuyên tu, đấy chẳng phải cũng là rất tốt hay sao?” Phải đấy! Cũng khá lắm! Nhưng tôi thưa với quý vị: Tôi đã làm như vậy đó. Lúc tôi còn trẻ, thứ gì cũng xem! Một bộ Đại Tạng Kinh còn chưa đủ, tôi tích cóp bảy tám bộ Đại Tạng Kinh, muốn học rộng nghe nhiều; nhưng tôi thấy người trẻ tuổi đi theo con đường ấy,
tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối, vì sao? Bây giờ, tôi hối hận chẳng kịp!
Nếu thuở ấy, thật sự có một vị thầy giỏi chỉ điểm cho tôi, chẳng qua nói thật thà thì khi ấy tôi cũng rất ngoan cố, muốn bảo tôi thật sự tu một môn, chắc tôi cũng chẳng cam tâm, tôi chẳng chịu làm! Khi ấy, nếu tôi thâm nhập một môn thì thưa với quý vị, dù ngày nay tôi chưa thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, chắc chắn chứng đắc Sự nhất tâm bất loạn, quả thật có thể chứng đắc! Có thể tự do tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thích đi lúc nào bèn đi lúc ấy, thích ở trong thế gian này mấy năm bèn trụ mấy năm, thật sự có thể làm được như vậy. Lãng phí thời gian tốt đẹp nhất trong kinh điển khác, quá đáng tiếc! Tôi nói ra kinh nghiệm và sai lầm của chính mình để mọi người tham khảo, nếu quý vị muốn giẫm theo lối cũ của tôi thì ráng chịu, tôi chẳng còn gì để nói nữa!
Nếu quý vị chịu nghe lời tôi, quý vị sẽ thành tựu chẳng thể nghĩ bàn, cao hơn tôi rất xa. Nếu quý vị cứ đi theo con đường cũ của tôi, chắc chắn sẽ không bằng tôi, quý vị sẽ tụt sau tôi một khoảng cách rất lớn, không có cách nào vượt qua được!
(Diễn) Bổn dục độ sanh thành Phật giả.
(演) 本欲度生成佛者。
(Diễn: Vốn muốn độ chúng sanh thành Phật).
Đây là lời giải thích cho câu “bổn dục độ chư chúng sanh tất giai thành Phật” (vốn muốn độ các chúng sanh thảy đều thành Phật) trong lời Sớ.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Phật tự trụ Đại Thừa, như kỳ sở đắc pháp, Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh. Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham, thử sự vi bất khả”.
(演) 法華云 : 佛自住大乘 , 如其所得法,定慧力莊
嚴,以此度眾生;若以小乘化,乃至於一人,我則墮慳貪,此事為不可。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Phật tự trụ Đại Thừa, đạt được pháp như vậy, sức Định Huệ trang nghiêm, dùng đây độ chúng sanh. Nếu dùng Tiểu Thừa độ, dẫu chỉ độ một người, ta bèn đọa keo tham, chuyện ấy chẳng thể được”).
Trích dẫn một đoạn kinh Pháp Hoa nhằm thuyết minh bổn hoài xuất thế, cũng như bổn nguyện của đức Thế Tôn. “Phật tự trụ Đại Thừa”, nếu nói xuyên suốt thì Đại Thừa rốt ráo viên mãn là Tây Phương Cực Lạc thế giới, vì sao biết? Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy chúng ta [như thế]. Nếu chúng tôi nói kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa rốt ráo viên mãn, quý vị có tin tưởng hay chăng? Đương nhiên tin, không bàn cãi gì nữa! Kinh Hoa Nghiêm là căn bản pháp luân trong Phật pháp, hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa viên mãn rốt ráo, tới cuối cùng, “Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, vậy thì thế giới Cực Lạc chẳng phải là Đại Thừa viên mãn rốt ráo ư? Do đây, có thể biết: Đức Phật giảng kinh Di Đà nhằm thẳng thừng, thỏa đáng khuyên mọi người hãy cầu sanh Tịnh Độ, đấy sẽ là thật sự thỏa thích bổn hoài của Phật. Thế nhưng, chúng sanh không tin tưởng, thành Phật đâu có đơn giản như vậy? Một câu A Di Đà Phật bèn thành Phật ư? Quý vị không tin tưởng! Bất đắc dĩ phải đi đường vòng, quý vị thích đi lòng vòng bèn để quý vị đi vòng quanh, đó là chuyện không làm sao khác được, là chuyện bất đắc dĩ. Do vậy, trước hết, đức Phật phải nêu ra bổn nguyện độ sanh của chính mình.
Mấy câu này hoàn toàn nói về pháp hội Hoa Nghiêm. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành đạo, trong mười bốn ngày vì bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, mấy câu này có ý nghĩa như vậy đó. “Như kỳ sở đắc pháp” (như các pháp do Phật đã đắc): Kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn giảng về những pháp do chính Phật chứng đắc, “Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh” (sức Định Huệ trang nghiêm, dùng những pháp ấy để độ chúng sanh). Đấy là thời Hoa Nghiêm trong năm thời thuyết pháp. Nếu đức Phật thật sự dùng pháp Tiểu Thừa hay pháp nhân thiên để giáo hóa chúng sanh, đức Phật sẽ có lỗi với chúng sanh. Do vậy, đức Phật tự nói: “Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham”, [tức là] đối với một người nào mà ta dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa thì ta có lỗi với người ấy, Phật bèn phạm lỗi tham lam, keo kiệt. “Thử sự vi bất khả” (chuyện này chẳng thể được), đức Phật quyết định chẳng làm chuyện ấy.
Do đây mà biết rằng: Gọi là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát, đều là pháp phương tiện. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật mới nói: “Duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng chẳng ba, trừ Phật nói phương tiện). Đây là đức Phật phương tiện mà nói ra [các pháp Tam Thừa], pháp chân thật là pháp Nhất Thừa. Tôi lại thưa cùng quý vị: Pháp Nhất Thừa là gì? Niệm một câu A Di Đà Phật chính là pháp Nhất Thừa. Có mấy ai hiểu rõ? Mấy ai chịu tin tưởng? Người nào thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, người ấy có đại phước báo, người ấy chẳng thể nghĩ bàn, vì sao? Vì người ấy muốn thành Phật trong một đời,
muốn thành tựu trong một đời, đương nhiên chẳng thể nghĩ bàn!
(Diễn) Bất đắc dĩ quyền thuyết Tam Thừa giả.
(演) 不得已權說三乘者。
(Diễn: Bất đắc dĩ quyền biến nói pháp Tam Thừa).
Ở đây đều là dùng nguyên văn kinh Pháp Hoa để thuyết minh.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Ngã sở đắc trí huệ, vi diệu tối đệ nhất, chúng sanh chư căn độn, vân hà nhi khả độ?”
(演) 法華云 : 我所得智慧 , 微妙最第一,眾生諸根
鈍,云何而可度。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Trí huệ ta chứng đắc, vi diệu tột bậc nhất, các chúng sanh căn độn, làm thế nào để độ?”)
Mọi người chẳng tin tưởng pháp do đức Phật đã giảng, hoài nghi! Thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đức Phật chẳng muốn chúng sanh tạo nghiệp, phải làm sao? Ẩn pháp Nhất Thừa đi, bất đắc dĩ phải nói pháp thích ứng căn cơ. Quý vị thích Nhân Thừa bèn giảng Nhân Thừa, kẻ thích Thiên Thừa bèn giảng Thiên Thừa, thích Thanh Văn bèn giảng Thanh Văn, thích Duyên Giác bèn giảng Duyên Giác. Đấy là bất đắc dĩ, đó gọi là “ủy khúc cầu toàn” (khéo léo uyển chuyển để đạt tới sự toàn vẹn), thiện xảo phương tiện, nên mới có cái gọi là Tam Thừa hay Ngũ Thừa. Đấy là vì chúng sanh căn tánh chậm lụt. Đức Phật thuyết pháp theo cách này thì cũng có tiền lệ để noi theo: Cổ Phật giáo hóa chúng sanh cũng dùng phương pháp ấy!
(Diễn) Tầm niệm quá khứ Phật, sở hành phương tiện lực, ngã kim sở đắc đạo, diệc ưng thuyết Tam Thừa.
(演) 尋念過去佛 , 所行方便力 , 我今所得道,亦應
說三乘。
(Diễn: Nghĩ lại Phật quá khứ, cũng hành sức phương tiện. Nay với đạo ta đắc, cũng nên nói Tam Thừa).
Sau thời Hoa Nghiêm, tạm thời gác pháp chân thật qua một bên, dùng phương tiện thiện xảo để tiếp dẫn đại chúng; nhưng đến hội Pháp Hoa, căn tánh của chúng sanh đã chín muồi; đã chín muồi thì nói cách khác là họ đã khá thông minh, trí huệ, cũng có hùng tâm, nghị lực rất lớn, khi ấy, rất nên khai Quyền hiển Thật, phải nói pháp chân thật.
(Diễn) Hậu chí cơ thục, hội tam quy nhất giả.
(演) 後至機熟會三歸一者。
(Diễn: Về sau, đến khi căn cơ [của chúng sanh] chín muồi, bèn gom tam thừa về nhất thừa).
Một đời đức Phật giáo hóa đến lúc cuối cùng, căn cơ của học sinh đã chín muồi, lại nói pháp Nhất Thừa.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”.
(演) 法華云 : 十方佛土中 , 唯有一乘法,無二亦無
三,除佛方便說。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa chép: “Trong mười phương cõi Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng chẳng ba, trừ Phật phương tiện nói”).
Nói ra pháp chân thật, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Ngũ Thừa là [Tam Thừa] kể thêm Nhân, Thiên. Những thừa này đều là nói phương tiện.
(Diễn) Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân.
(演) 唯此一事實,餘二則非真。
(Diễn: Chỉ một sự thật này, hai thứ kia chẳng thật).
Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
(Diễn) Chung bất dĩ Tiểu Thừa, tế độ ư chúng sanh.
(演) 終不以小乘濟度於眾生。
(Diễn: Trọn chẳng dùng Tiểu Thừa để tế độ chúng sanh).
Đây là nguyên tắc tối cao để Phật giáo hóa chúng sanh. Đức Phật cũng thật sự hậu đãi chúng sanh.
(Diễn) Phương thù bổn ý giả, Pháp Hoa vân: “Ngã bổn lập thệ nguyện, dục linh nhất thiết chúng, như ngã đẳng vô dị, như ngã tích sở nguyện, kim giả dĩ mãn túc”.
(演) 方酬本意者 , 法華云:我本立誓願,欲令一切
眾,如我等無異,如我昔所願,今者已滿足。
(Diễn: “Mới là phù hợp với bổn ý”: Kinh Pháp Hoa chép: “Ta vốn lập thệ nguyện, muốn hết thảy mọi loài, giống như ta chẳng khác. Như xưa ta phát nguyện, nay đã được trọn vẹn”).
Đức Phật hy vọng chúng ta giống như Ngài. Khi chúng ta nên khiêm hư lại chẳng khiêm hư, khi chẳng nên khiêm hư lại quá mức khiêm hư! Bình thường đãi người tiếp vật phải nên khiêm hư thì quý vị ngạo nghễ, ngã mạn, coi thường người khác; hiện thời đối với Thích Ca Mâu Ni Phật lẽ ra chẳng cần khiêm hư thì quý vị lại khiêm hư quá mức: “Con chỉ mong Hạ Phẩm Hạ Sanh là tốt lắm rồi, con làm sao dám sánh bằng Phật?” Phật mong quý vị giống như Ngài, đừng nên khách sáo quá đáng! Đấy mới là bổn nguyện của Phật. Làm sao để nhanh chóng giống như Ngài? Thưa quý vị! Chỉ có vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Hễ vãng sanh, tuy chưa thật sự thành Phật, nhưng quý vị đã chẳng khác Phật cho mấy! Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái, cảnh giới ấy chẳng thể nghĩ bàn. Nếu quý vị nói người [vãng sanh] ấy là Phật thì người ấy chẳng phải, người ấy là phàm phu, người ấy đới nghiệp vãng sanh. Nếu quý vị nói người ấy là phàm phu thì người ấy đã viên chứng ba thứ Bất Thoái, địa vị viên chứng ba món Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát! Người ấy đã chẳng phải là Đẳng Giác Bồ Tát, mà cũng chẳng thể coi là phàm phu. Đấy là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là chỗ thù thắng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do vậy, bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật khen ngợi là do đạo lý này!
Trong mười phương ba đời hết thảy các thế giới Phật, không có cảnh giới này, chỉ riêng thế giới của A Di Đà Phật là đầy đủ viên mãn. Chúng ta có thể khẳng định bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật cùng nhau hoằng dương, và nó còn là bộ kinh trọng yếu nhất trong các kinh được hoằng dương, là pháp môn thù thắng nhất. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn khác đều nhằm phụ trợ, giúp đỡ pháp môn này. Pháp môn này thật sự là pháp môn chủ chốt, nhưng hiện thời mấy ai có thể nhận biết bộ kinh này? Hiểu rõ chân tướng sự thật này? Ai thật sự hiểu rõ, người ấy sẽ chết sạch so đo, khăng khít niệm câu Phật hiệu. Thật sự hiểu rõ rồi, thứ gì cũng đều chẳng cần nữa, còn dạy quý vị xem kinh gì nữa? Một bộ kinh là đủ rồi, chẳng cần đến bộ thứ hai! Tu pháp môn nào nữa? Một câu A Di Đà Phật là được rồi!
Cổ đại đức mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, các Ngài chẳng niệm kinh, mà cũng chẳng trì chú. Trong mười hai thời, mười vạn câu Phật hiệu chẳng gián đoạn, đó là khóa tụng của các Ngài. Ngày nào cũng như thế, Thượng Phẩm Thượng Sanh! Đấy là người thật sự nhận biết pháp môn này nên mới có thể làm được, đó gọi là “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có bậc thượng trí và kẻ ngu muội nhất mới chẳng thay đổi ý nguyện). Bậc thượng trí đã thấu triệt toàn bộ rồi, chết sạch so đo, khăng khăng niệm một câu Phật hiệu đến tột cùng. Kẻ hạ ngu chẳng biết chữ, chưa từng học hành, chuyện gì cũng chẳng hiểu, quý vị có giảng cho họ, họ nghe cũng chẳng hiểu, một câu A Di Đà Phật cũng niệm đến tột cùng, hằng ngày họ niệm được mười vạn câu Phật hiệu. Họ nói điều này dễ làm, vì sao? Chẳng cần dùng đến đầu óc! Họ có thể thành công. Do vậy, bậc thượng trí dễ thành công, kẻ hạ ngu cũng dễ thành công. Khó thực hiện nhất là những kẻ nửa vời, nói là thượng cũng không được, bảo là hạ cũng chẳng xong!
(Diễn) Chủng chủng pháp môn thiển thâm bất nhất giả.
(演) 種種法門淺深不一者。
(Diễn: Đủ mọi pháp môn sâu hay cạn khác nhau).
Đây là đức Phật vì hạng người giữa vời (không thượng, không hạ) mà nói, loại người này phiền phức nhất, khó độ nhất, đúng là “cang cường nan hóa” (ương ngạnh khó giáo hóa) như Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh đã nói.
Đấy là hạng người căn tánh bậc trung, ương ngạnh, khó giáo hóa. Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu rất dễ hóa độ, Phật chẳng phải bận lòng, họ là học sinh ngoan của Phật. Phiền phức nhất là những kẻ căn tánh bậc trung.
(Diễn) Như A Hàm bảo chứng, Phương Đẳng đàn ha, Bát Nhã đào thải đẳng.
(演) 如阿含保證,方等彈呵,般若淘汰等。
(Diễn: Như A Hàm bảo đảm, Phương Đẳng quở trách, bài xích, Bát Nhã đào thải).
Đây là ba quá trình trong sự dạy học của đức Phật. Thời A Hàm (Āgama) có thể nói là đức Phật dạy lớp Tiểu Học, dùng pháp Tiểu Thừa. Thanh Văn và Duyên Giác đều căn cứ trên kinh luận A Hàm. A Hàm cũng có Tam Tạng, tức là Tam Tạng của Tiểu Thừa, có Kinh, Luật, Luận. Chiếu theo những lý luận và phương pháp ấy để tu học, quý vị có thể đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa. Khi ấy, bảo đảm quý vị chẳng đọa vào ba ác đạo. Chữ “bảo chứng” ở đây có ý nghĩa như vậy. Đồng thời lại còn có một thứ “bảo chứng” nữa: Từ nay trở đi, bảy lần sanh trong cõi trời hay trong nhân gian, sẽ chứng quả A La Hán. Chắc cũng có người muốn hỏi: Nếu đến lần tái sanh thứ bảy, khi ấy trong thế giới không có Phật thì làm cách nào? Không có Phật thì cũng chẳng cần phải đợi đến đời thứ tám! Khi không có Phật, tự mình có thể chứng quả, gọi là Độc Giác, đó là một loại Duyên Giác. Nếu gặp Phật, chứng quả A La Hán. Khi không có Phật xuất hiện trong thế gian, bèn chứng Bích Chi Phật (Pratyekabuddha), Bích Chi Phật là Độc Giác, tự mình khai ngộ, chứng quả. Hai thứ bảo đảm: Bảo đảm thứ nhất là chẳng đọa trong tam ác đạo, bảo đảm thứ hai là bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, nhất định chứng quả, vượt thoát tam giới.
Đến thời Phương Đẳng (Vaipulya), khi ấy, đức Phật bèn quở trách, khuyến khích những người tu Tiểu Thừa phát Bồ Đề tâm, hồi Tiểu hướng Đại. Đức Phật quở trách Tiểu Thừa A La Hán và Bích Chi Phật là “bại chủng” (hạt giống lép), không có tương lai gì! Họ tốt nghiệp Tiểu Học, cho là đủ rồi, chẳng muốn học hành nữa, rất đáng tiếc! Phải nên cổ vũ họ học Trung Học, khích lệ họ học cao hơn. A Hàm giống như tốt nghiệp Tiểu Học. Trong Phật pháp, A La Hán và Bích Chi Phật giống như tốt nghiệp Tiểu Học, chưa mở mang trí huệ, chưa kiến tánh, trong Giới - Định - Huệ họ chỉ thành tựu Giới và Định, chưa có trí huệ. Chúng ta thường nói họ thành tựu Cửu Thứ Đệ Định vì tám món Định trước đó đều thuộc thế gian, chưa vượt thoát thế gian, nên gọi là “thế gian Thiền Định”. Tứ Thiền và Tứ Không gọi là “thế gian Thiền Định”. Đệ Cửu Định đã vượt thoát tam giới, vượt thoát sanh tử luân hồi, nhưng A La Hán và Bích Chi Phật chưa kiến tánh. Đối với người niệm Phật chúng ta mà nói, nếu chỉ bàn về phương diện đoạn phiền não, luận theo phương diện ấy, cảnh giới ấy hoàn toàn giống với cảnh giới Sự nhất tâm bất loạn. Là vì A La Hán, Bích Chi Phật đã đoạn sạch Kiến Tư phiền não, mà người đắc Sự nhất tâm bất loạn cũng đã đoạn sạch [các phiền não ấy]. Nhưng quý vị phải hiểu: Xét theo phương diện này, người niệm Phật bình đẳng với Bích Chi Phật và A La Hán, ngang hàng, nhưng xét theo các phương diện khác, người niệm Phật vẫn cao hơn rất nhiều. Bất luận là xét theo trí huệ hay công đức, A La Hán và Bích Chi Phật tuyệt đối chẳng thể sánh bằng! Cao hơn quá nhiều! Do vậy, trong thời Phương Đẳng, đức Phật đặc biệt quở trách Tiểu Thừa, khuyến khích tu học Đại Thừa.
Giai đoạn thứ ba là thời Bát Nhã. Nếu tính cả thời Hoa Nghiêm, thì đây là thời thứ tư. “Bát Nhã đào thải”, có giống như trường học loại bỏ học sinh hay chăng? Không phải vậy! Đào thải những phân biệt, chấp trước của chính mình. Vì sao? Vì trong sự dạy học của thời Phương Đẳng, quả thật nói rất nhiều kinh, quý vị có rất nhiều phân biệt, chấp trước, sợ quý vị chết cứng trong danh tướng, sợ quý vị chấp chết cứng vào cảnh giới chẳng chịu buông bỏ. Vì vậy, “Bát Nhã đào thải” là đào thải hết thảy phân biệt, vọng tưởng, chấp trước của chính mình.
Bát Nhã giảng Không, trứ danh nhất là phần Kim Cang Bát Nhã trong bộ kinh Đại Bát Nhã. Hiện thời chúng ta đọc kinh Kim Cang tức là đọc một quyển trong bộ Đại Bát Nhã[2] gồm sáu trăm quyển, đặc biệt lấy ra phần này để lưu thông riêng biệt, nhằm đào thải sạch những phàm tình của chúng ta. Đây là nói về quá trình tu học, đào thải phàm tình hòng nhập Nhất Thừa. Do vậy, đến hội Pháp Hoa, khai Quyền hiển Thật, nhập tri kiến của Phật, có một quá trình như vậy.
(Diễn) Hà tu biến lịch Tam Thừa giả.
(演) 何須遍歷三乘者。
(Diễn: Há cần trải khắp ba thừa).
Nếu quý vị nhất tâm trì danh, chẳng cần noi theo khuôn khổ này. Khuôn khổ này cực nhọc, quả thật là lỡ làng chẳng ít thời gian, phải phí không ít tinh thần để tu học. Nếu quý vị thật sự có thể tin tưởng thì đối với những giải thích trong phần trước sẽ “nhược năng đế tín, hà tu biến lịch Tam Thừa” (nếu có thể tin chắc chắn, cần gì phải trải khắp ba thừa), quý vị thẳng thừng thỏa đáng tu pháp Nhất Thừa, chẳng cần phải đi vòng vo, chẳng cần phải chuốc lấy những phiền phức đó!
Tôi in ba bản kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hành Sớ Sao, Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản và Tây Phương Công Cứ, những sách khác tôi không in. Tôi in ba thứ kinh này, giảng ba thứ kinh này, tự mình tu hành cũng chiếu theo ba cuốn sách ấy, những thứ khác không cần. Vì sao? Nếu chẳng chuyên nhất, e rằng trong tương lai, khi tôi vãng sanh sẽ phô bày vết tích rất khó thông cảm được! Tôi hy vọng trong tương lai sẽ vãng sanh trên giảng đài, vì tôi cả đời giảng kinh, đến khi vãng sanh, giảng kinh xong, mọi người niệm Phật, tôi xin phép mọi người cho nghỉ để tôi vãng sanh thế giới Tây Phương, tự tại lắm, ra đi ngay trên giảng đài.
Cổ nhân đã có người như vậy, có mấy vị pháp sư giảng kinh tịch ngay trên giảng đài. Tôi hy vọng trong tương lai cũng tịch trên giảng đài; do vậy, hiện thời nhất tâm nhất ý muốn làm chuyện này, những chuyện khác đều là chuyện nhỏ nhặt, lông gà, vỏ tỏi, ai thích làm thì cứ làm, tôi chẳng làm những chuyện ngốc nghếch ấy. Chẳng thể làm chuyện ngốc nghếch nữa, phải làm chuyện chánh đáng! Do vậy, nhất định phải chuyên, nhất định phải nhất.
Trong tương lai, nếu tôi ở ngoại quốc, các vị đồng học phải ghi nhớ: Nếu khi quý vị công phu chẳng gián đoạn, liên tục nỗ lực, mọi người theo lệ thường thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu đến đây niệm kinh, đọc bản chú giải này. Mọi người hợp lại gõ mõ và dẫn khánh để cùng nhau niệm, công đức ấy cũng hết sức thù thắng. Quý vị niệm thuần thục thì khi nghe tôi giảng, quý vị sẽ có cảm nhận khác hẳn. Ở nhà một mình chưa chắc quý vị đã chịu niệm, cũng như bị người trong nhà lôi kéo quý
vị xen tạp, chẳng bằng đến nơi đây niệm.
Do vậy, công khóa của chúng ta nhất định đừng để gián đoạn! Công đức niệm kinh chẳng thể nghĩ bàn, cũng có thể khai ngộ. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này.
[1] Tứ Gia Hạnh là Noãn Pháp, Đảnh Pháp, Nhẫn Pháp, và Thế Đệ Nhất Pháp. Theo tông Duy Thức, để tu hành đạo Bồ Đề, nhằm tu tập phước đức và trí huệ và tiến nhập địa vị Kiến Đạo trong Biệt Giáo, phải tu hành Tứ Gia Hạnh, thành tựu địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo để tiếp tục tiến lên những địa vị cao hơn.
[2] Trước khi ngài Huyền Trang dịch kinh Đại Bát Nhã đã có rất nhiều hội trong bộ này được dịch riêng lẻ. Có thể nói không sai là toàn bộ những bản kinh nào có chữ Bát Nhã trong tựa đề đều là một hội của kinh Đại Bát Nhã. Kinh Kim Cang (Vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra) hiện thời còn giữ được sáu bản dịch:
1. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần. Đây là bản được lưu hành rộng rãi nhất từ xưa đến nay.
2. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời Đường.
3. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Chân Đế dịch vào đời Tùy.
4. Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.
5. Năng Đoạn Kim Cang Hội tức hội thứ chín trong kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.
6. Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.
Nguồn: www.niemphat.net
/ 289
www.youtube.com/phaphanh"
https://ph.tinhtong.vn/Home/ADiDaKinhSoSaoDienNghia?d=ADiDaKinhSoSaoDienNghia_048.html#:~:text=ph.tinhtong.vn,youtube.com/phaphanh
7 notes
·
View notes
Text
Bò sống đọ với núi cao nguyên 5000m nên lông vừa dài vừa lại ú
V. Tam Giang Nguyên, Ngọc Thụ
Thành phố Ngọc Thụ có độ cao trung bình là hơn 3600m nên là mới từ đồng bằng (aka Tây Ninh) lên ở khách sạn hịn 1 chút để giúp khách dễ thích ứng với độ cao hơn ban đêm họ cho ăn buffet oxy thoả thích (trong phòng có ống dẫn oxy ngay đầu giường bật lên là phun oxygen như máy tạo ẩm). Mới đầu còn chảnh tính để tự quen với độ cao một cách tự nhiên cho lành mạnh thèm bật nhưng sang đến ngày hôm sau thấy hơi đau nửa đầu, có triệu chứng shock độ cao mà mới đi được nửa hành trình nên là hơi rét tối về nằm hít lấy hít để.
Để làm quen dần với độ cao thì ngay ngày hôm sau với Ngọc Thụ ko nên lao lực đi chơi quá nên là chỉ thong thả đi xem đền Kết Cổ - đền dòng Sakya - Hoa giáo lớn nhất ở Ngọc Thụ. Loạng quạng thế nào đến đúng ngày niệm kinh đầu tiên của đợt lễ lớn tháng 6, 2 bác tài người Tạng nhà mình lại theo dòng này nên được dẫn vô tận trong điện xem các lễ buổi sáng và công tác chuẩn bị.
Điện chính của đền Kết Cổ
Phía bên trái là khu nhà ở của các thầy. Mới xây lại sau hồi động đất nên nhìn hơi bị công nghiệp.
Lễ chính thức bắt đầu vào 8h tối nhưng đã tất bật chuẩn bị từ sáng sớm
Xem các thầy vẽ mandala. Tranh mandala rất đối xứng hồi trước cứ nghĩ các thầy tay không bắt giặc cứ thế hoạ thôi ai dè nay mới biết là cũng phải dùng compa, tool các thứ nhé.
On the road
Vì lễ 8h tối mới bắt đầu nên cho đến lúc ấy chạy đi thăm miếu công chúa Văn Thành trên Đường Phồn cổ đạo (đến được đến miếu thì ko có cái ảnh nào : )).
Trên đường đi qua thành đá Mani. Ko hiểu sao mà cả khu phố bên cạnh thơm lừng hương thịt nướng kéo nặng chân thiếu nữ.
Đường Phồn cổ đạo là con đường mòn nối liền thủ đô Tây An của nhà Đường qua Tây Ninh tới Ngọc Thụ, xuyên qua Tam Giang Nguyên để tới Lhasa, Thổ Phồn (vương quốc Tibet ngày trước). Đây cũng là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi để đến làm dâu Tây Tạng, mang theo bao nhiêu là tuỳ tùng, của nả, sách vở và cả kinh Phật làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế và hình thành Phật giáo Tây Tạng ngày nay (2700km nhưng cô đi 3 năm mới tới vì mỗi chỗ dừng chân nghỉ hẳn 2,3 tháng, chắc do hồi đầu hỏng có ham lấy chồng xứ lạ lắm.
Dừng chỗ nào cô cho vẽ tranh khắc tượng xây chùa Phật đến đó. 1 ví dụ 1 graffiti. Mặt Phật đầy đẵn đúng thẩm mỹ nhà Đường nha
Đi tháng 6 hơi sớm hoa mùa hè chưa mọc nhiều lắm nhưng mọi người đã đem lều chõng ra cắm trại picnic tưng bừng rồi.
Sà vào làm quen rồi ăn hết nửa cả cái bàn picnic nhà người ta. Từ ảnh nhìn ko rõ chứ giữa bàn có mảng thịt bò yak khô hong gió to đùng ăn rõ là bon mồm : )). Cả nhà cô này đang trên đường hành hương nên là một lúc nữa lại gặp lại trên miếu công chúa Văn Thành. Người Tạng rất chi thân thiện hiếu khách các cô còn hỏi trong đoàn có đứa nào bị shock độ cao ko rồi cô cô lôi cho mấy miếng thảo dược người Tạng hay ăn để chữa bệnh nhìn như 1 cái mộc nhĩ khô mà ko shock độ cao ko được ăn nên quên tên dồi.
Mani núi trên cổ đạo. Ngoài mani núi còn Mani nước, mani .. rất nhiều loại hình như đương đăng ký di sản văn hoá thế giới mà quên mất tiêu.
Ngày nay Đường Phồn cổ đạo cũng trở con đường hành hương tới Lhasa rất nổi tiếng nên trên đường có thể bắt gặp rất nhiều người Tạng tam bộ nhất bái hoặc đi bộ tới Tây Tạng như các cô chú ni đi từ Cam Túc tới.
Có những nụ cười mà cả đời ta ko bao giờ quên.
Bình thường khi ai đó quyết định đi hành hương bằng đường bộ nếu người trong làng hoặc bạn bè người thân có ai sắp xếp được người ta cũng sẽ bỏ công bỏ việc là lái chiếc xe uỷ lạo như chú lái bên phải này mang đầy đủ vật dụng nấu nướng rồi đồ ăn đồ uống lều chõng để người hành hương có thể nhẹ nhàng lên đường với balo vừa phải. Thường xe sẽ chạy phía trước vài km, người hành hương sẽ đi bộ hoặc tam bộ, ngũ bộ nhất bái đi theo sau. Khi đi đến chỗ xe rồi thì họ sẽ nghỉ ngơi một chút như các cô chú lúc này.
Nếu hành hương chỉ đi một mình ko có người trợ giúp thì chỉ cần vẫy xe qua đường, ai cũng sẽ sẵn sàng chở giùm ba lô của người hành hương đi trước và đặt lại ở vệ đường trước đó khoảng vài km để họ có thể hành lễ và lấy lại ba lô rồi đi tiếp. Vậy nên đi trên Đường phồn cổ đạo thi thoảng sẽ hay thấy mấy chiếc ba lô được đặt hoặc buộc gọn gàng bên cột đường. Đấy chính là hành lý của những người hành hương được các tài xế hảo tâm đặt giùm lên phía trước.
Liên Hoa Sinh trên đường. Đi được đến miếu công chúa Văn Thành thì ko chụp ảnh nên chờ khi nào chôm được ảnh của bạn thì mềnh kể tiếp.
Chạy đến miếu công chúa Văn Thành xong vội vàng trở về Ngọc Thụ coi đại lễ. Đi coi lễ được gặp thầy chấp pháp siêu ngầu.
Đầu nguồn sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ang Sai
Ngày hôm sau đi tiếp hành trình về nguồn các con sông.
Khoảng 55 triệu nước 2 mảng kiến tạo Ấn Úc và Á Âu va chạm vào nhau đã đẫn đến sự hình thành của cao nguyên Thanh Tạng cũng như tạo ra dãy Hymalaya có đỉnh Everest cao nhất Trái Đất hiện nay. 55 triệu năm tính ra so với tuổi của Trái Đất là còn rất mới và quá trình này vẫn còn đang diễn ra nên các nhà khoa học vẫn nhận xét là địa chất vùng này còn chưa ổn định. Chính từ những ngọn núi tuyết trên cao nguyên Thanh Tạng ở chính Ngọc THụ này đã chảy ra 3 dòng sông mẹ nuôi dưỡng 1/3 dân số thế giới: sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và sông Lan Thương (lúc ở địa phận TQ gọi là Lan Thương khi sang địa phận quốc tế thì gọi là sông Mê Kong).
Trường Giang, Hoàng Hà và Lan Thương lần lượt có nơi khởi nguồn từ 3 huyện Zhiduo (Trị Đa), Maduo (Mã Đa) và Zaduo (Tạp Đa) tại Ngọc Thụ. Trong tiếng tạng thì Duo có nghĩa là nguồn, nên là Zhiduo có nghĩa là đầu nguồn của Zhi Qu (trị khúc). Maduo có nghĩa là Hoàng Hà - thượng lưu của Mã Khúc có nói đến ở post trước.
Thông Thiên Hà
Từ thành phố Ngọc Thụ đi tới Zhiduo đầu tiên sẽ thấy khúc sông Trường Giang mà lúc chảy ở mạn Ngọc Thụ gọi tên là Thông Thiên Hà. Ai mà còn nhớ Tây Du Ký thì sẽ biết Thông Thiên Hà này chính là kiếp nạn 81 mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua trên đường lấy kinh mang về Đại Đường. Hồi đầu khi các thầy trò đi qua đây thì có nhờ cụ rùa giữa sông chở giùm sang bờ bên kia. Cụ cho quá giang nhưng có nhờ một việc là đến lúc gặp Phật tổ rồi thì hỏi giùm là cụ năm nay bao tuổi rồi nhé, già quá rồi cụ nhớ hỏng có nổi.
Đến lúc 4 thầy trò thỉnh được kinh gặp được Phật tổ rồi công thành danh toại dzui qúa nhớ gì đến ai nữa nên là quên ko hỏi luôn. Đến đoạn đường về lại phải đi qua khúc sông này, cụ rùa mới hỏi thế hỏi hộ cụ chưa để cụ về làm mấy mâm đại thọ. Thấy cả 4 ông ậm ừ như gà mắc tóc là biết ôi nó quên chuyện của tôi rồi nên là cụ bực quá trả dép ông về. Đang chở ra giữa sông thì cụ hẩy cả 4 ông cùng mấy thùng kinh Phật mới thỉnh được về xuống. Sau khi lóp ngóp mãi bơi được lên bờ thì thấy kinh Phật ướt hết trơn rồi nên mới có chuyện ở khúc sông này Trư Bát Giới mới đem kinh Phật lên phơi trên đá. Nhưng vì ướt quá nên có nhiều đoạn chữ đọc ko nổi, chính vì thế nên đời sau mới có nhiều cách kiến giải kinh Phật khác nhau, vì sự cố này là Phật giáo mới chia thành 2 dòng Đại thừa và Tiểu thừa (đoạn này mình nghe bác tài kể lại thôi ko có check lại nên ko chắc chắn lém).
Bây giờ ở chỗ này người ta có quay lại thành 1 khu nhỏ trong đó có đặt hòn đá mà năm xưa Trư Bát Giới phơi kinh xong chữ bị lên phiến đá (đương nhiên là mang tính tượng trưng kỉ niệm thôi chứ chuyện thần thoại mà :v)
Vì mình là người VN mà nên để ý sông Mê Kong hơn. Khúc sông Lan Thương tại Tạp Đa. Đoạn này nhìn êm đềm vậy thôi chứ phần nhiều nó chảy xiết đục ngầu tràn bờ dữ wá nên được gọi là sông Lan Thương (nghĩa là cuồn cuộn sóng).
Một đêm ngủ lều ngay bên bờ sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ngang Trại. Rét lạnh thấy mồ đắp 3 lớp chăn người muốn bẹp dí rồi mà vẫn tê tái. Đúng chiều lại có gấu lảng vảng ngay cạnh khu lều nên tối ko ai dám đi đâu nằm im ru trong nhà.
Gặp được một đàn linh nguyên
Gặp cáo Tạng, với ít thỏ rừng và một đàn dê xanh
Hôm trước lúc mới tới mưa dữ tối trời tối đất quá tưởng trôi cả xe cả người xuống dòng Lan Thương để bơi về đất mẹ rồi may mà hôm sau hửng một tý còn thấy được mấy mẩu núi đá.
Từ lúc thành lập khu bảo tồn là chính phủ bắt người dân sống ở khu vực này phải di tản hết. Giờ chỉ còn sót lại một vài gia đình Tạng du mục vẫn trú ngụ nơi đây thôi (bên cạnh bộ đội ở trạm gác)
Bò ở Tạp Đa
Huyện Tạp Đa không chỉ là nơi có dòng sông đầu nguồn của Mekong-Lan Thương, mà còn là “quê hương của đông trùng hạ thảo” (gọi tắt là trùng thảo) ở Thanh Hải. Ngay giữa trung tâm huyện lỵ Tạp Đa có 1 cái quảng trường Đông trùng hạ thảo. Người ta còn hay nói rằng người Hán lên huyện Tạp Đa chỉ có 2 mục đích, một là tìm về đầu nguồn sông Lan Thương, hai là tìm đông trùng hạ thảo thôy.
Địa hình càng cao, chất lượng trùng thảo càng tốt. Mưa nhiều hay thiếu nắng, trùng thảo cũng không ngon.
Đi đúng mùa đào đông trùng chính vụ nên là xấp vội vô làm quen với 1 gia đình người Tạng ở Tạp Đa xin đào mới.
Lúc mới đào lên thì còn tươi dính đất như này nhé
Rồi phải lấy bàn chải ra rũ đất như vầy nè. Nhẹ nhàng thôi mắc tiền lắm đứt cọng râu là xỉu tại chỗ luông.
Xong đem phơi khô nhé. Phơi xong nó teo lại còn xíu à.
4 notes
·
View notes