#nàng tiên cá
Explore tagged Tumblr posts
Text
‘Nàng tiên cá’ 300 tuổi ở đền Enjuin Nhật Bản là đồ giả
Khi tiến hành chụp X-quang và CT xác ướp “nàng tiên cá” gần 300 năm ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra nguồn gốc thật sự của sinh vật này. Theo Live Science, các nghiên cứu mới về xác ướp “nàng tiên cá” được thờ trong ngôi đền Enjuin ở thành phố Asaguchi, tỉnh Okayama (Nhật Bản) hoàn toàn trái ngược với những gì các nhà khoa học từng kỳ vọng. (more…) “”
View On WordPress
0 notes
Text
Studio Kinema Citrus công bố original anime Sayonara Lara với đồ hoạ và âm nhạc đậm nét hoài cổ. Hiện mới có concept trailer và tác phẩm vẫn đang trong quá trình sản xuất. Phim kể về nàng tiên cá khao khát tình yêu của loài người đã ước điều cấm kỵ. 200 năm sau nàng tái sinh ở hồ Biwa, Nhật Bản, tái ngộ với phù thủy và người bạn của mình.
Ngoài Sayonara Lara thì Kinema Citrus cũng đăng trailer của Ninja Skooler, xem thấy nét dễ thương, nhạc hay, hoạt hoạ nuột, khá hấp dẫn.
10 notes
·
View notes
Text
Có bao nhiêu cách nhìn nhận câu nói /đừng bắt một chú cá leo cây/
Đầu tiên, tôi nghĩ cũng như cách nó đơn giản được hiểu, chúng ta không thể ép một người làm tốt hay thậm chí làm một thứ mà họ không giỏi. Cách nhìn nhận này phần lớn sẽ áp dụng như một lời khuyên tác động lớn đến hệ thống giáo dục, một hệ thống phủ rộng trên khắp châu lục về những kiến thức hàn lâm. Đó là nơi không chỉ tôi mà có lẽ bất cứ người đọc nào cũng sẽ dễ dàng cảm thông được sự gian khổ của chú cá bị buộc phải leo cây ấy.
Một góc nhìn khác, liệu mẹ của chú cá (hoặc cha của chú, tất nhiên) có phải không hiểu việc loài của họ hiển nhiên sẽ không leo cây không. Theo tôi thì chắc chắn là như vậy, mẹ chú cá hiểu rõ việc chú ta làm sẽ không phải là đi tìm một cái cây cao ngớ ngẩn nào đó để leo, mà chính là phải bơi sao cho thật giỏi. Vậy nếu ta đặt vấn đề là áp lực một con cá leo cây, vậy việc áp lực nó phải bơi thật nhanh, bơi theo đàn hay bơi ra đại dương mênh mông có phải cũng là một dấu chấm hỏi lớn hay không. Chắc hẳn kì vọng nằm ở mọi nơi, một con cá được định hướng, hay gọi là tìm ra điểm mạnh mà ẩn đằng sau là được mặc định gắn nhãn "mình là cá việc của mình là bơi" ấy vô hình trung cũng bị đặt trong vô vàn những hoang mang và áp đặt. Có lẽ, bỏ qua chuyện con cá, bỏ qua cả chuyện nó phải leo cây hay bơi lội, việc ta cần làm là cho nó cơ hội để lựa chọn danh tính của mình, cho nó được chọn làm một "chú cá" hay không.
Một trong những bộ phim tôi thực sự tâm đắc của hãng phim Disney là Nàng tiên cá. Tôi không rõ nhà sản xuất và khán giả quan tâm đến điều gì trong toàn thể bộ phim, có lẽ là nhạc vì nó rất hay. Nhưng với tôi, tôi đã xem bộ phim bản live ấy vào ngày tôi thực sự muốn kết thúc, ngày sinh nhật năm 18 tuổi của tôi, chỉ vì tôi nhận ra nàng tiên cá đáng ra có quyền lựa chọn phần thế giới cô ấy muốn thuộc về, bỏ qua danh tính là người cá của cô ấy. Nếu đọc đến đây làm bạn nghĩ tôi chắc hẳn cũng muốn bỏ qua danh tính của mình và muốn tìm đến một thế giới kì diệu mà tôi hằng mong muốn, tôi không có. Bằng cách nào đó thì tôi không phải nàng tiên cá cả nghĩa đen và cả những ước mong nơi nàng. Nhưng những gì tôi nhìn nhận nơi Ariel, nó thật siêu thực và đẹp đẽ.
2 notes
·
View notes
Text
Túi giấy Starbucks
Túi giấy Starbucks không chỉ là phương tiện chứa đựng sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và bảo vệ môi trường. Với thiết kế tinh tế và chất liệu giấy Kraft thân thiện với môi trường, túi giấy Starbucks giúp giảm thiểu rác thải nhựa và thể hiện cam kết của thương hiệu đối với sự bền vững. Logo nàng tiên cá đặc trưng của Starbucks được in nổi bật trên túi, tạo nên sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Xem ngay: https://thegioituigiay.com/tui-giay-starbucks
2 notes
·
View notes
Text
Đôi khi mình cảm thấy mình giống nàng tiên cá. Đổi chân người rời khỏi mặt nước chạy theo bước chân anh cả một quãng đường dài. Trên mỗi dấu chân anh để lại, mặt đất mọc trăm ngàn sợi gai.
12 notes
·
View notes
Text
Phối đồ với giày lười đen nữ thế nào cho phù hợp
Phối đồ với giày lười đen nữ thế nào cho phù hợp?
Giày lười đen là một item không thể thiếu trong tủ đồ của các nàng. Sự đơn giản, thoải mái nhưng vẫn toát lên vẻ sang chảnh, quý phái chính là điểm cộng lớn nhất của giày này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phối đồ để tôn vinh vẻ đẹp của đôi giày lười đen. Hãy cùng tìm hiểu một số gợi ý phối đồ với giày lười đen thật sang xịn mịn nhé.
1.Giày lười đen nữ với váy liền thân
2.Giày lười đen nữ mix cùng quần yếm
Giày lười đen kết hợp quần yếm kẻ caro và áo len dệt kim màu tương phản. Set đồ sang trọng ấn tượng này phù hợp mix đi chơi, dạo phố
Giày lười đen phối quần yếm vải và áo len họa tiết. Set đồ đơn giản nhưng vô cùng sang chảnh và thời thượng. Ngoài ra, bạn có thể thêm khăn lụa, khăn choàng cổ, kính râm, mũ, túi xách để tăng điểm nhấn. Đừng quên trang điểm nhẹ nhàng và tạo kiểu tóc gọn gàng, cuốn hút
3.Giày lười nữ kết hợp với quần âu hoặc kaki
4.Giày lười nữ với quần short
Giày lười đen phối cùng quần short jean và áo thun trơn màu sáng. Đây là set đồ cực kỳ năng động và phù hợp với mọi hoàn cảnh
Giày lười đen cùng quần short kaki/ vải và áo sơ mi. Set đồ này trông lịch lãm và chỉnh chu hơn, phù hợp đi làm, dạo phố
5.Giày lười đen nữ với chân váy xòe
Phối giày lười đen nữ chắc hẳn điều đầu tiên là bạn còn đáng lo ngại băn khoăn không biết phối sao cho đẹp. Vậy để tạo vẻ ngoài cá tính và phá cách, bạn có thể tham khảo một số tips phối đồ trên. Giúp trang phục có thêm phần gợi cảm và cuốn hút giày lười đen nữ chính là điểm nhấn cho outfit đó. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích và ấn tượng nhất. Đó góp phần giúp bạn tự tin phối đồ với giày lười đen nữ sang trọng mang đầy cá tính và thời thượng nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để bạn có những trải nghiệm mua sắm tại Giày Xinh Nam Nữ thú vị nhất
3 notes
·
View notes
Text
Tôi có một câu chuyện, bạn có rượu không?
Nàng là con gái cưng của cha - vị vua biển cả Triton uy nghi, oai hùng, nàng có một chiếc đuôi tuyệt đẹp cùng với giọng hát khiến bao người mê đắm. Hoàng tử - có lẽ cũng đã từng yêu giọng hát ấy nhưng nàng lại không biết. Nàng mang nó đổi lấy đôi chân để chạy về phía tình yêu, đau đớn như đi trên gươm dao nhưng nàng vẫn cười vì nàng hi vọng, một ngày hoàng tử có thể nhận ra nàng.
Nàng tiên cá ngốc nghếch, vốn dĩ có thể cắm ngập lưỡi dao vào tim hoàng tử rồi nàng sẽ được giải thoát, nhưng nàng lại lựa chọn gieo mình xuống làn nước và hóa thành bọt biển vỡ tan. Không một ai biết sự tồn tại của nàng, chỉ có biển cả ôm nàng, ôm lấy tình yêu non dại của nàng, ôm cả những mảnh ký ức vùi s��u vào những cơn sóng...
Liệu nhân gian mấy ai thương nàng? Thương cho tình yêu của nàng. Nàng tiên cá của tôi.
N.H
youtube
2 notes
·
View notes
Text
Dưới đây là cảm nhận (chủ quan) về bộ phim “Boss” season 1(2009) từ một con người không có hứng thú với những bộ phim trinh thám, hình sự.
Đối với mình, lý do mình không yêu thích và quan tâm những bộ phim trinh thám hay hình sự là bởi một số cảnh m.áu m.e, ch.ết ch.óc, gi.ết người khiến mình vô cùng ảm ảnh và sợ hãi. Vì lẽ đó mà khi biết bộ phim trinh thám “Boss” là một trong những bộ phim tiêu biểu của Amami Yuki khiến mình khá đắn đo liệu có nên xem bộ phim này hay không. Nhưng khi đọc được một bài Wattpad giới thiệu rằng “Boss” có những chi tiết hài hước, giải trí đã làm cho mình yên tâm để xem hơn rất nhiều. Tuy vậy, những cảnh rùng rợn đối với một bộ phim về thể loại trinh thám là không thể không tránh khỏi dù có yếu tố gây cười.
Nội dung chính của “Boss” là kể về một nữ cảnh sát có tên Osawa Eriko sau 5 năm được đào tạo ở Mỹ và trở về Nhật Bản để chỉ huy một Đội đặc nhiệm phòng chống tội phạm. Mặc dù thông minh, xuất sắc trong công việc là thế nhưng đã không ít tình huống oái oăm, khó xử và điểm đặc biệt là toàn đến từ đàn ông.
Về tuyến nhân vật, trước hết là Eriko - trung tâm của bộ phim, Eriko không chỉ thông minh, nhanh nhậy, có khả năng lãnh đạo suất chúng, mà cô nàng còn thuộc kiểu phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, ngay thẳng và điềm tĩnh (không cần nhắc tới vẻ đẹp vì Amami Yuki đẹp sẵn rồi). Mình tin là nhiều người xem phim sẽ rất ngưỡng mộ những phẩm chất này của Eriko, đàn ông sẽ mong muốn có một người vợ như cô, còn phụ nữ sẽ lấy cô là hình mẫu lý tưởng để theo đuổi. Nói về những thành viên khác của Đội đặc nhiệm, ta có một cô nàng không có hứng thú với loài người, một anh chàng hơi ngốc nghếch mới ra trường, một anh trai trầm tính thiếu niềm tin vào cuộc sống, một ông anh đồng tính to béo. Và một nhân vật mà mình yêu thích sau Eriko đó là một ông chú ít tóc chuyên bị bắt nạt, bởi mình thấy ông chú này cũng khá đáng yêu, lắm lúc đãng trí làm mất cái ba lô có móc khoá con gấu. Ngoài ra còn một nhân vật là bạn thân học cùng ngành với Eriko từ thời niên thiếu, cũng chính là người đã bổ nhiệm cô vào làm đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống tội phạm, đó chính là anh trai Nodate (nghe như tên tiếng Anh nhỉ nhưng mình thấy các nhân vật đọc là “Nô-đa-tê”), anh này những tập đầu mình thấy hơi “vô dụng”, ngày đêm chả làm gì cả, được cái hay hóng hớt và háo sắc. Ấy vậy mà về dần cuối phim tưởng đâu là “trùm cuối” nhưng vỡ lẽ ra lại không phải.
Với mỗi tập là một vụ án khác nhau. “Boss” cuốn hút khán giả từ những giây phút đầu tiên và đến những giây phút cuối cũng không hề giảm sức nóng. Bởi những lập luận sắc bén từ những chứng cứ gián tiếp tưởng chừng như là mơ hồ, bởi những lần truy đuổi tội phạm gắt gao tưởng chừng như là không có hồi kết, bởi đó còn là những lần lật ngược tình thế rất bất ngờ của đội đặc nhiệm tưởng chừng như trước đó đã bị tên tội phạm nắm thóp. Mình rất thán phục cách xây dựng những tình huống, lập luận này đến từ đội ngũ biên kịch; cách móc nối những chi tiết, chứng cứ phạm tội đến từ Eriko và các lần “đảo ngược bàn cờ” không hề vô lí, xa rời thực tiễn mà ngược lại rất logic, rất thoả đáng đến ngỡ ngàng. Phải nói rằng, không dưới một lần mình phải ngả mũi thán phục về phương thức phá án của Eriko nói riêng hay toàn đội nói chung. Dù trong phim có xuất hiện nhiều tình tiết gây cười nhưng không vì thế mà làm mất đi tính căng thẳng, cân não của thể loại trinh thám vốn có. Một điểm nữa trong phim mà mình cũng rất thích, đó là không có những phân đoạn love-line (tình tiết yêu đương) dù đây là đặc trưng trong dòng phim nghề nghiệp Nhật Bản nhưng mình vẫn phải nhắc lại vì không có những chi tiết ấy khiến trải nghiệm xem phim của mình rất tuyệt vời. Dẫu hơn 14 năm trôi qua kể từ ngày phát hành “Boss” (season 1 - 2009), nhưng khi được xem bộ phim mình hoàn toàn không cảm thấy lỗi thời một chút nào.
Trên đây là cảm nhận của mình về bộ phim “Boss” season 1 (2009). Cá nhân mình thấy, đây là một bộ phim đáng xem, đáng trải nghiệm không chỉ với những người yêu thích thể loại trinh thám mà còn với tất cả chúng ta.
Tái bút:
Mình đã xem xong season 2 của “Boss” rồi, với diễn xuất tài năng và kịch bản hấp dẫn, tương tự như season 1, cũng rất đáng để thưởng thức. Mình không gộp chung review cả hai season được vì khi viết bài review này mình cũng mới chỉ xem season 1, nhưng do bản tính lười nhác nên khi xem nốt season 2 (và vài bộ phim nữa), mình mới viết xong review season 1. Mình xin thú nhận rằng, mình đã quên mất một vài chi tiết trong season 2 của phim (vì mình cũng xem thêm một bộ trinh thám của Amami nên mình sợ nhầm lẫn chi tiết) dù mình muốn review sâu hơn. Có lẽ mình phải xem lại phim vào một dịp khác và viết review sau:^ Nhưng mình tin các bạn nếu đã xem season 1 thì chắc chắn không thể nào không xem season 2.
Các bạn thông cảm nhé, khi xem phim, mình đọc tên nhân vật rất trôi chảy nhưng khi nhớ lại họ tên là gì để viết bài này thì mình không nhớ rõ cho lắm:v trừ Eriko vì là nhân vật chính và Nodate vì tên giống tiếng Anh.
Bày đặt viết review nhưng sợ review không tới nên không dám đăng trên Facebook, đành đăng trên tumblr vậy:))
5 notes
·
View notes
Text
𝐖𝐑𝐈𝐓𝐈𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐀𝐋𝐋𝐄𝐍𝐆𝐄 - 𝐃𝐀𝐘 𝟏𝟑
✍ What are you excited about?
Với từ khóa “hào hứng”, mình đã dựng lên trong đầu rất nhiều dàn ý. Từ việc bắt đầu cuộc sống ở Sài Gòn. Học và làm thêm nghiệp vụ mới. Cho đến những chuyến đi thú vị, những điều hay ho lần đầu được trải nghiệm. Vậy mà suốt một năm ròng rã, chưa lần nào mình có đủ cảm hứng để ngồi xuống và viết tiếp chủ đề này. Mãi cho đến hôm nay. Khi tâm trí cứ mãi hướng về sự kiện ngày mai. Mình biết, đây chính là lúc thích hợp để viết về điều đang làm mình vô cùng hào hứng. Ngày vui của Khánh. 👩❤️👨
Vậy thì Khánh là ai, mà mình lại phấn khởi đến mức phải viết về tiệc cưới của bạn í, ngay cả khi nó chưa hề diễn ra? Khánh là bạn đại học của Hy. Và Hy là bạn cấp 3 của mình. Theo tính chất bắc cầu thì mình và Khánh biết nhau qua một người bạn chung. Nhưng số lần cả hai gặp mặt chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Dấu chấm hỏi đầu tiên đã được giải đáp. Nhưng có vẻ câu chuyện vẫn đi vào ngõ cụt. Vì với mối quan hệ “xã giao” như vậy, cớ sao Khánh lại mời mình dự tiệc cưới? Và được mời là một chuyện, nhưng lý do nào lại khiến mình quyết định đến chung vui, với một tâm thế vô cùng hào hứng?
Chuyện nghe qua có vẻ lạ lùng, nhưng với đứa “không được bình thường” như mình, thì điều ấy cũng chẳng có gì khó hiểu.😅 Vì hơn ai hết, mình biết rằng tiệc cưới ngày mai có tất cả những điều mình đem lòng yêu thích.
♡ Đám cưới
Mình có một niềm đam mê kì lạ với những gì liên quan tới việc cưới hỏi. Thích xem váy vóc và layout makeup ngày cưới. Thích xem ảnh chụp và phóng sự cưới với đủ các phong cách khác nhau. Thích xem thiệp cưới, nghe nhạc cưới và đọc lời thề nguyện của các cặp đôi. Thích ngắm nhìn cô dâu chú rể, người thân và bè bạn trong lúc cử hành hôn lễ. Thích để tâm đến những điều thật nhỏ nhặt trong mỗi buổi lễ, từng buổi tiệc.
Tin nhắn của Như, khi thấy mình nói quá trời nói lúc bàn về đám cưới của Thư.
Đừng nghĩ mình là người cuồng đám cưới như Monica. Đừng nhìn mình như một đứa mót chồng, suốt ngày nghĩ đến việc cưới xin. Vì không riêng gì mình, mà tất cả những tâm hồn thiếu nữ mộng mơ đều xem đám cưới như một “chủ đề thú vị” để dốc lòng tìm hiểu. Ngay cả người không muốn tổ chức lễ cưới như nhỏ bạn của mình còn có hẳn một playlist nhạc cưới cơ mà. 🤣
♡ Truyền thống
Mình thích cách các cặp đôi đưa những nét đẹp truyền thống vào ngày vui của họ. Như cách Trâm (Anh) mặc Nhật Bình trong tiệc cưới và cả khi chụp ảnh pre-wedding. Hay như cách Khánh đưa hoa sen vào thiệp cưới hay vẽ lên móng tay.
Hình duy nhất hôm ấy chụp riêng 6 nàng.
♡ Áo dài
Nói một cách ngắn gọn thì, mình thật sự rất thích áo dài. Từng không ít lần nghĩ đến việc mặc áo dài đi tiệc cưới. Nhưng chưa lần nào đủ can đảm để lựa chọn trở thành thiểu số.
Đóng vai một cô gái yểu điệu thục nữ.
Và ngày vui của Khánh sẽ là lúc mình hiện thực hóa ao ước bấy lâu. Vì không quen biết nhiều người nên sẽ bớt sợ sệt và ngại ngùng. Vì trang phục hợp concept nên càng tự tin khoe cá tính.
♡ Wedding planner
Mình tìm hiểu nhiều về đám cưới nên dĩ nhiên sẽ có danh sách những wedding planner yêu thích. Nhưng suốt 6-7 năm nay, danh sách ấy chỉ có vỏn vẹn một cái tên. Đây là team đầu tiên và cũng là team duy nhất mình theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.
Vậy nên trong lần hẹn năm ngoái, mình thật sự bất ngờ khi biết Khánh lựa chọn chính team mình yêu thích để lên kế hoạch chi tiết cho lễ cưới của bạn í. Và có lẽ, vì thấy mình quá sức hào hứng nên Khánh đã ngỏ lời mời đến chung vui.
.
Hi vọng ngày mai trời không mưa, để Khánh có được một tiệc cưới như ý. 💕
5 notes
·
View notes
Text
Sữa tắm hương nước hoa: Bí quyết chăm sóc da mịn màng và quyến rũ dành cho nàng
Sữa tắm hương nước hoa: Bí quyết chăm sóc da mịn màng và quyến rũ dành cho nàng
Tại sao nên chọn sữa tắm hương nước hoa?
Tại sao nên chọn sữa tắm hương nước hoa?
Nếu bạn là người thích chăm sóc bản thân và yêu thích những mùi hương nhẹ nhàng, quyến rũ, thì sữa tắm hương nước hoa chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Không giống như các loại sữa tắm thông thường, sữa tắm hương nước hoa không chỉ làm sạch da mà còn lưu lại hương thơm dịu dàng, giúp bạn cảm thấy tự tin và cuốn hút suốt cả ngày.
Vậy vì sao nên chọn sữa tắm hương nước hoa thay vì nước hoa thông thường? Đơn giản vì ngoài việc mang lại mùi hương bền lâu, sản phẩm còn giúp chăm sóc da dịu nhẹ và thậm chí nâng tone da theo thời gian. Hãy cùng khám phá những lý do cụ thể để thấy vì sao sữa tắm hương nước hoa là một "người bạn đồng hành" không thể thiếu nhé!
Sữa tắm hương nước hoa có gì đặc biệt?
Sữa tắm hương nước hoa có gì đặc biệt?
Sữa tắm hương nước hoa không chỉ nổi bật với mùi hương dễ chịu mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho làn da. Đây là ba điểm chính tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm này:
Sữa tắm hương nước hoa có gì đặc biệt?
Giữ mùi lâu Với công nghệ lưu hương tiên tiến, sữa tắm hương nước hoa có khả năng lưu lại mùi hương trên da từ 4-6 giờ sau khi tắm. Điều này đặc biệt phù hợp với các bạn trẻ yêu thích sự thơm tho và muốn tự tin cả ngày dài mà không cần dùng thêm nước hoa.
Chăm sóc da dịu nhẹ Thành phần sữa tắm hương nước hoa thường chứa các chiết xuất từ thiên nhiên như hoa hồng, oải hương, và cam thảo, giúp làm sạch mà không gây khô ráp. Nhờ các chiết xuất dịu nhẹ, làn da bạn sẽ luôn được cấp ẩm và mịn màng.
Nâng tone da tự nhiên Bên cạnh khả năng giữ hương lâu và chăm sóc dịu nhẹ, sữa tắm hương nước hoa còn giúp nâng tone da một cách tự nhiên. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy làn da sáng và rạng rỡ hơn, tràn đầy sức sống.
Các mùi hương nước hoa được yêu thích
Các mùi hương nước hoa được yêu thích
Khi chọn sữa tắm hương nước hoa, bạn có thể cân nhắc các loại hương thơm sau để phù hợp với phong cách cá nhân:
Hương hoa cỏ nhẹ nhàng: Phù hợp với những bạn nữ yêu thích sự dịu dàng, nữ tính. Các mùi hoa hồng, oải hương hay hoa nhài thường được ưa chuộng bởi cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu.
Hương trái cây tươi mát: Đối với các bạn năng động, hương thơm từ trái cây như cam, chanh, và dâu tây mang lại sự tươi mới, trẻ trung và đầy năng lượng.
Hương quyến rũ, nồng nàn: Nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh, các mùi hương như xạ hương, gỗ đàn hương, hoặc vani sẽ giúp bạn toát lên phong cách gợi cảm, cuốn hút.
Cách sử dụng sữa tắm hương nước hoa hiệu quả nhất
Cách sử dụng sữa tắm hương nước hoa hiệu quả nhất
Để hương thơm và dưỡng chất trong sữa tắm được hấp thụ tốt nhất, bạn hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ này nhé:
Sử dụng với bông tắm: Bông tắm sẽ giúp tạo bọt tốt hơn, đồng thời massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
Tắm với nước ấm: Nước ấm sẽ giúp mở lỗ chân lông, giúp da hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn, đồng thời giúp hương thơm lưu giữ lâu hơn.
Thoa đều và massage nhẹ nhàng: Hãy thoa đều sữa tắm lên cơ thể và massage theo vòng tròn từ dưới lên trên để kích thích tuần hoàn máu, giúp da mềm mịn.
Mẹo chọn sữa tắm hương nước hoa phù hợp
Khi chọn sữa tắm hương nước hoa, bạn nên lưu ý một số điều sau để tìm được loại sản phẩm phù hợp với làn da và phong cách cá nhân:
Kiểm tra thành phần: Ưu tiên các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không chứa cồn hoặc chất bảo quản mạnh để tránh gây kích ứng da.
Chọn hương thơm phù hợp với cá tính: Nếu bạn thích sự nhẹ nhàng, hãy chọn mùi hương hoa cỏ. Nếu bạn muốn sự nổi bật, hương quyến rũ sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Thử sản phẩm trước khi mua: Bạn có thể thử một lượng nhỏ trên cổ tay để xem mùi hương có phù hợp và giữ lâu như mong đợi hay không.
Kết luận
Sữa tắm hương nước hoa là một lựa chọn tuyệt vời cho các bạn nữ yêu thích sự dịu dàng, thơm tho và chăm sóc làn da toàn diện. Với khả năng giữ mùi lâu, chăm sóc da dịu nhẹ và nâng tone da tự nhiên, sữa tắm hương nước hoa không chỉ mang lại sự tự tin mà còn giúp bạn tạo ấn tượng riêng biệt.
Hãy thử trải nghiệm sữa tắm hương nước hoa và cảm nhận làn da mềm mịn, quyến rũ mỗi ngày. Bạn sẽ thấy việc chăm sóc bản thân thật dễ chịu và thú vị hơn bao giờ hết đấy!
0 notes
Text
10 Món Quà Trang Sức Khiến Bạn Gái Xao Xuyến Trong Ngày Sinh Nhật
Ngày sinh nhật là dịp hoàn hảo để bạn gửi tặng những món quà thể hiện tình cảm và sự quan tâm dành cho cô gái đặc biệt của mình. Một món trang sức tinh tế không chỉ làm nàng thêm lộng lẫy mà còn lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ giữa hai bạn. Hãy cùng Falasy Jewelry khám phá 10 món trang sức đẹp xuất sắc mà nàng sẽ yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!
1. Dây chuyền trái tim - Tình yêu vĩnh cửu
Dây chuyền hình trái tim luôn là biểu tượng của tình yêu bền chặt. Thiết kế tinh tế, dễ phối hợp với mọi trang phục khiến món quà này trở thành lựa chọn an toàn nhưng vẫn đầy ý nghĩa.
2. Lắc tay ngọc trai – Đơn giản và sang trọng
Ngọc trai là biểu tượng của sự tinh khiết và quý phái. Một chiếc lắc tay ngọc trai không chỉ làm nàng nổi bật mà còn thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho nàng qua từng chi tiết.
3. Nhẫn kim cương nhân tạo - Điểm nhấn lấp lánh
Một chiếc nhẫn kim cương nhỏ xinh sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho đôi bàn tay xinh xắn của nàng. Đây là cách khéo léo để bạn nói với nàng rằng: “Em là điều quý giá nhất trong lòng anh.”
4. Bông tai hoa tuyết – Tươi mới và tinh tế
Bông tai hoa tuyết với thiết kế tinh tế và kiểu dáng nhẹ nhàng sẽ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của nàng. Đây là món quà giúp nàng tỏa sáng mà không quá phô trương.
5. Dây chuyền tên riêng – Cá tính và độc đáo
Nếu nàng là người thích sự khác biệt, một chiếc dây chuyền khắc tên riêng sẽ là lựa chọn lý tưởng. Đây cũng là cách thể hiện sự riêng tư và đặc biệt mà bạn dành cho nàng.
6. Lắc chân chuông nhỏ – Vui nhộn và năng động
Lắc chân với chi tiết chuông nhỏ mang đến sự vui nhộn, đáng yêu. Đây là món phụ kiện hoàn hảo cho những cô nàng trẻ trung, yêu thích sự năng động.
7. Bộ nhẫn đôi – Lời hứa gắn kết
Món quà này không chỉ làm bạn gái xao xuyến mà còn là lời hứa yêu thương lâu dài. Bộ nhẫn đôi là cách ngọt ngào để nhắc nhở về tình cảm bền chặt giữa hai bạn.
8. Lắc tay charm – Đa phong cách, dễ phối
Với các chi tiết charm đa dạng, bạn có thể chọn một chiếc lắc tay phản ánh sở thích của nàng. Đây là món quà giúp nàng có thể phối cùng nhiều phong cách khác nhau.
9. Hoa tai đính đá – Sắc màu và sự sang trọng
Hoa tai đá quý với các gam màu rực rỡ sẽ làm bừng sáng khuôn mặt của nàng. Hãy chọn màu đá phù hợp với tính cách của nàng để làm món quà thêm phần ý nghĩa.
10. Vòng cổ choker – Phong cách và cuốn hút
Vòng cổ choker mang phong cách trẻ trung, hiện đại sẽ là món quà hoàn hảo cho cô nàng cá tính. Đây là phụ kiện thời trang đang rất hot, giúp nàng thêm phần nổi bật trong mọi dịp.
Tất cả những món quà này đều là lựa chọn lý tưởng để bạn thể hiện tình cảm chân thành đến bạn gái trong ngày sinh nhật. Còn gì tuyệt vời hơn khi nàng nhận được món trang sức không chỉ đẹp mà còn đầy ý nghĩa từ bạn!
Khám phá thêm những món quà độc đáo dành cho phái đẹp tại: https://falasy.com/qua-sinh-nhat-cho-nu
#falasyjewelry #quatangbangaingaysinhnhat #trangsucnu #quatangsinhnhat #trangsucbac
0 notes
Text
Hướng dẫn làm văn phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) có kèm theo một số bài văn mẫu tham khảo hay. Hướng dẫn phân tích đoạn trích Trao duyên (Nguyễn Du) gồm những gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo một số mẫu bài văn tham khảo hay do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp. Hướng dẫn phân tích đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều) Đề bài: Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 1. Phân tích yêu cầu đề bài - Yêu cầu đề bài: phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: từ ngữ, các chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Trao duyên. - Phương pháp lập luận chính: Phân tích. 2. Luận điểm phân tích Trao duyên - Luận điểm 1: Kiều trao duyên cho Vân, nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim. - Luận điểm 2: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em - Luận điểm 3: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trở về thực tại, hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng. 3. Sơ đồ tư duy phân tích Trao duyên >>> Xem chi tiết sơ đồ tư duy bài Trao duyên đầy đủ nhất tương ứng với các dạng đề phân tích khác nhau 4. Kiến thức mở rộng về bài Trao duyên - Ý nghĩa nhan đề: + Chữ "duyên" theo giáo lí của nhà Phật là nguyên do tạo ra số phận, sau này được hiểu rộng hơn là sự định sẵn từ kiếp trước cho tình cảm của hai người (thường là tình cảm vợ chồng). + Trao duyên là một sự hi sinh rất lớn, một điều khó khăn, nhất là với những người có đời sống nội tâm sâu sắc như Thuý Kiều. -> Nhan đề gây cho ta nhiều bâng khuâng: Tại sao lại trao duyên? Trao đi một tình yêu đẹp, thiêng liêng, chung thủy => Phản ánh được một nghịch cảnh éo le, một bi kịch đầy nước mắt. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên + Giá trị nội dung: Thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.Nhân cách cao đẹp của Kiều thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được. + Giá trị nghệ thuật Thể thơ lục bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo. Lập dàn ý phân tích đoạn trích Trao duyên 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: + Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. + Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng. - Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: + Vị trí: Đoạn trích từ câu 723 đến 756 trong tác phẩm “Truyện Kiều” phần gia biến và lưu lạc. + Nội dung: Thuật lại diễn biến tâm trạng của Kiều trong đêm cuối cùng trao duyên cho Thúy Vân nhờ em trả nghĩa với chàng Kim hộ mình. Tham khảo các cách mở bài Trao duyên hay theo các dạng đề 2. Thân bài phân tích Trao duyên * Khái quát về hoàn cảnh diễn ra cuộc trao duyên - Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự vu oan của thằng bán tơ. Cha và em trai bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn, nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà, ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh. Thúy Kiều đã cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. * Kiều trao duyên cho Vân, nhờ cậy Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim
- Lời nhờ cậy của Kiều + "Cậy": một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng. + Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối. -> Vân bị ép vào một thế dù không muốn cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao. => Lời lẽ cậy nhờ của Kiều rất đẹp đẽ và chính xác, chặt chẽ. - Hành động nhờ cậy: + “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn. -> Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. => Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều - Lí lẽ trao duyên của Kiều: + Kiều kể về tình yêu với Kim Trọng, nguyên nhân sự tan vỡ và quyết định của mình: “khi ngày... chén thề”, nguyên nhân tan vỡ: “Sự đâu... bất kì”, quyết định khó xử: “Hiếu tình... vẹn hai”. + “Giữa đường đứt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, “Quạt ước, chén thề” -> Thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều. + Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em: Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”, Kiều buộc phải chọn hoặc “hiếu” hoặc “tình”, Kiều chọn hi sinh tình.-> Gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.“Ngày xuân em hãy còn dài”-> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.“Xót tình máu mủ thay lời nước non”-> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.“Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.-> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời. => Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. * Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò Vân - Kiều trao kỉ vật + Chiếc vành, bức tờ mây -> Kiều trao những kỉ vật gắn bó đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc giữa mình với Kim Trọng cho Vân. + “giữ - của chung - của tin” “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa“Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim - Kiều: mảnh hương, tiếng đàn. => Sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều: Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng. - Lời dặn dò của Kiều với Vân: + Kiều dự cảm về cái chết : hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan -> Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng. => Sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều. + Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.“Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị. -> Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết. * Tâm trạng của Thúy Kiều khi trở về thực tại, hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng - Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại - “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng” -> Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình. => Gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi. - Nghệ thuật đối lập: quá khứ với hiện tại -> Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại. - Hành động + Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt (khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu) + Tự nhận mình là người phụ bạc -> Day dứt, mặc cảm. + Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng. + “Kim Lang”: cách gọi thân mật như vợ chồng. -> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là lòng vị tha, đức hy sinh cao quý. - Từ cảm thán (Ôi, hỡi, thôi thôi): tiếng kêu đầy tuyệt vọng, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bất công chà đạp số phận con người. 3. Kết bài - Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên.
+ Giá trị nội dung: thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên; nhân cách cao đẹp của Kiều khi hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. + Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ lúc bát giàu nhạc tính, hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ. - Nêu cảm nhận đánh giá của em về đoạn trích. Bài văn mẫu đặc sắc phân tích đoạn trích Trao duyên Truyện Kiều đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du cũng là đỉnh cao của văn học Việt Nam, tác phẩm để lại những giá trị sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao truân chuyên, biến cố, phải trải qua biết bao khoảnh khắc đau lòng mà có lẽ đau lòng nhất chính là khoảnh khắc trao duyên cho em. Toàn bộ suy nghĩ tâm trạng của nàng được tái hiện chân thực qua đoạn trích Trao duyên. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi đẹp, nồng nàn thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình nhà Kiều, của cải bị bọn tay sai vét sạch; cha và em trai Thúy Kiều bị bắt, bị đánh, bọn quan lại đòi đút lót "có ba trăm lạng việc này mới xuôi". Trước biến cố đau lòng đó, một người giàu tình cảm, giàu đức hy sinh như nàng không còn cách nào khác là phải bán mình chuộc cha và em. Nhưng còn mối tình với Kim Trọng? Nàng hết sức đau khổ và cuối cùng quyết định nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. Dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du dựng lại chi tiết trao duyên thật sống động. "Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân" thì thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya, nàng ghé hỏi han. Thúy Kiều thật khó nói nhưng thương cha, nàng bán mình, thương người tình nàng đành cậy em: "Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em." Từ "cậy" hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể thoái thác được, lại thêm một cử chỉ thiêng liêng là "lạy". Thuở đời chị lại lạy sống em bao giờ, vậy mà chỉ để trao duyên với Kim Trọng, nàng đã làm như vậy với chính em gái của mình. Trước nước mắt, Thúy Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe: "Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai" Thúy Kiều đã kể nhanh những sự kiện mà Thúy Vân cũng đã chứng kiến, chuyện gặp chàng Kim trong buổi chiều thanh minh, chuyện thề nguyện hẹn ước với Kim Trọng. Nhưng có một chi tiết mà một người đơn giản như Thúy Vân không bao giờ biết được: "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai" Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội, "hiếu - tình" là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội ấy là một xã hội tàn bạo. Thúy Kiều đã cay đắng chọn chữ "hiếu" cho nên đã hi sinh chữ "tình". Mỗi lời của nàng không phải là nước mắt mà là máu đang rỉ ra trong lòng: "Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây" Hai chị em đều "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" vậy mà nàng nói "ngày xuân em hãy còn dài" đau đớn biết chừng nào. Lời lẽ của nàng vì lo cho Kim Trọng, mong sao cho chàng Kim có hạnh phúc. Trong đau khổ tuyệt vọng, nàng còn lo cho hạnh phúc của người khác. Biết là em thuận lòng, nàng trao cho em những kỉ vật giữa nàng và chàng Kim. "Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung" Tình cảm vẫn còn trừu tượng, chứ kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, nên Thúy Kiều trao "chiếc vành với bức tờ mây" cho em thì nàng đau đớn đến tột độ. Mỗi lời của nàng nặng như chì, nàng trao duyên, trao kỉ vật mà uất giận cuộc đời. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng nguyền rủa không? Đây chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Nàng
dặn em giữ gìn kỉ vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này: "Mai sau dù có bao giờ. Đốt lò hương ấy, so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai" Thúy Kiều tưởng tượng nàng chỉ còn là bóng ma. Lời lẽ huyền hồ bóng ma nàng sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Hồn ma còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, cho nên dầu "thịt nát xương mòn" thì hồn nàng vẫn quanh quẩn với "ngọn cỏ lá cây", với "hiu hiu gió",... Tình của người bạc mệnh vẫn còn làm chấn động cả vũ trụ. Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình yêu nàng quên rằng Thúy Vân trước mặt mà than khóc với Kim Trọng: "Trăm nghìn gửi lại tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng" Trước nỗi đau xót này, nàng chỉ trách mình là "phận bạc", "hoa trôi", nhưng hình ảnh đó làm động lòng thương lên hết chúng ta. Đối với Kim Trọng, nàng mặc cảm tội lỗi chính là đã "phụ chàng" khiến nàng chết ngất trong tiếng kêu thương: "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!" Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ và diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Đoạn trích cho thấy bi kịch tình yêu và bi kịch thân phận của người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Qua đó, ta thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của Nguyễn Du. 7+ bài văn mẫu phân tích đoạn trích Trao duyên hay nhất Dưới đây là 7 mẫu bài văn phân tích Trao duyên hay và đầy đủ ý được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dành cho các em đọc tham khảo trước khi làm bài để vừa nắm chắc cách trình bày lại vừa có thêm những vốn từ ngữ hay, phong phú cho bài văn của mình. 1. Phân tích đoạn trích Trao duyên Mẫu số 1 Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đóng góp vào trong dòng chảy văn học ấy ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du. Ông không những là một nhân cách lớn mà đồng thời còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Những sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm Đoạn trường tân thanh hay còn được biết nhiều hơn dưới tên Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tư tưởng nhân đạo của tác giả. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Thế nhưng, điều đáng nói là bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều truyện là một câu chuyện “tình khổ” thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau khi tạm chia tay Kiều, Kim Trọng trở về quê để chịu tang chú. Thế nhưng trong thời gian đó, gia đình của Kiều có biến, cha và em bị bắt. Là người con có hiếu, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha và cũng vì thế mà nàng không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng. Kiều một mình chịu đựng nỗi đau: Một mình nàng ngọn đèn khuya Áo đầm giọt lệ, tóc se mái đầu. Kiều ngổn ngang bao nỗi băn khoăn, trăn trở và cuối cùng nàng quyết định nhờ em mình là Thúy Vân chắp mối tơ duyên với Kim Trọng mặc dù vô cùng đau khổ và dằn vặt: Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng lại phụ tấm lòng với ai. Vượt lên trên tất cả, Kiều đã quyết định trao duyên cho em cùng muôn vàn đau khổ, rơi vào mối mâu thuẫn: lí trí bắt buộc phải trao nhưng t��nh cảm lại không thể. Trao duyên còn là đứng trước nỗi đau của một bi kịch kép: tình yêu tan vỡ và bi kịch của một cuộc đời lầm than. Tất cả xảy ra
khi Kiều còn đang ở độ tuổi rất trẻ vì vậy, Nguyễn Du đã viết nên đoạn trích bằng tất cả niềm cảm thông, thấu hiểu và thương xót của mình. Thúy Kiều mở lời nhờ cậy em một cách vừa từ tốn, trang trọng nhưng cũng vô cùng khéo léo, tinh tế và sắc sảo: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Từ “em” được nhắc đi nhắc lại hai lần, đi liền với từ “cậy”, “chịu” và cử chỉ kì lạ: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên tha thiết, đưa Thúy Vân đến với không gian trang trọng, thiêng liêng của buổi trao duyên. Trong lời mình, Thúy Kiều đã dùng chữ “cậy” thay cho chữ “nhờ” khiến cho lời lẽ trở nên tha thiết và có sức nặng đồng thời thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nàng dành cho em. Kiều muốn Vân biết rằng em chính là chỗ bấu víu, trông cậy duy nhất của chị. Đồng thời, Kiều cũng hiểu rằng việc Vân nhận lời giúp mình cũng là một sự san sẻ. Cũng chính vì thế, thay bằng lối giao tiếp thông thường, Kiều quỳ xuống lạy em như lạy một ân nhân cứu mạng của cuộc đời mình. Ngay từ những lời đầu tiên, với từng lời nói và cử chỉ ta thấy được tấm lòng tha thiết của Kiều nhưng vô cùng sắc sảo, mặn mà. Sau đó Kiều đã tâm sự với Thúy Vân về mối tình của mình với Kim Trọng: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Kiều nói rõ cho em sự dang dở của mình trong mối tình với Kim Trọng. Câu thơ đã sử dụng cách nói tượng trưng thể hiện sự đau khổ của Thúy Kiều về mối tình đầu dang dở với chàng Kim. Kiều còn gọi mối tình của mình với Kim Trọng là “mối tơ thừa” bởi nàng hiểu với mình, mối tình ấy là tất cả thế nhưng đối với Thúy Vân thì đó lại là điều trói buộc, trái ngang. Kiều không muốn Thúy Vân phải bận lòng, băn khoăn quá nhiều. Nàng cũng muốn tùy em xử trí: “mặc em”. Lời nói của Kiều tưởng như vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ thế nhưng, bên trong đó là một nỗi đau đến đứt ruột bởi mối tình của Thúy Kiều với Kim Trọng là mối tình đầu sâu đậm không dễ nguôi ngoai. Kiều đã kể lại cho em về buổi gặp gỡ, thề nguyền đính ước với chàng Kim. Thúy Kiều gọi Kim Trọng một cách rất trân trọng cùng với sự nối tiếp của các hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề” gợi về những kỉ niệm giữa hai người. Qua đó Kiều muốn khẳng định một cách chắc chắn với Thúy Vân rằng mối tình của mình với Kim Trọng là mối tình sâu sắc chứ không phải trăng gió vật vờ. Đồng thời khi hồi tưởng lại mối tình xưa, Thúy Kiều thể hiện tình cảm tha thiết và đầy nuối tiếc mà tất cả hiện lên như vừa mới hôm qua. Kiều còn nói với em về cảnh ngộ hiện tại của mình: Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Nàng muốn Vân hiểu những bất hạnh bất ngờ ập tới khiến cho Kiều vô cùng rối bời, Kiều muốn em hiểu rằng mình đang làm tròn chữ hiếu và mong em giúp mình làm trọn chữ tình. Qua đó ta còn thấy một Thúy Kiều muốn sống khao khát sống trọn tình vẹn nghĩa nhưng cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh lại không cho phép nàng. Không những thế, Kiều còn nói đến hoàn cảnh hiện tại của Vân để rồi cất lời nhờ em: Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. Kiều nhắc đến tình máu mủ để nói việc mình nhờ cậy em cũng là hợp với đạo lí. Kiều cũng nói đến lời nước non để chứng minh rằng tình cảm của mình với Kim Trọng là tình cảm thiêng liêng rất xứng đáng với em. Kiều cũng nói với em những lời rất tội nghiệp để thuyết phục hoàn toàn Thúy Vân: Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Dù có ở thế giới khác đi chăng nữa thì Kiều cũng cảm thấy mãn nguyện khi đã trao duyên được cho em. Nhưng mặt khác, hai chữ “thơm lây” khiến cho Kiều trở thành một người ngoài cuộc bởi hạnh phúc bây giờ đã trao lại cho Thúy Vân. Qua đây ta cũng thấy được thân phận và số phận của Kiều khi thốt ra những lời như thế. Nếu như không có sóng gió bất ngờ xảy ra thì Kiều đã được hưởng những hạnh phúc ấy và bởi vậy, lời nói của Kiều có gì đó thật xót xa, hạnh phúc mới chớm nở thì đã tàn. Sau khi mở lời nhờ cậy em, Kiều đã trao lại cho em những kỉ vật đính ước và tha thiết tâm sự với em: Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Thúy Kiều trao lại cho em những kỉ vật là chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Đó là những tín vật của tình yêu gợi lại mối tình đầu. Nhìn thấy những kỉ vật Kiều như được sống lại với kỉ niệm tình yêu của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại khi Kim Trọng đang ở nơi xa thì những kỉ vật ấy là chỗ bấu víu duy nhất của Thúy Kiều nên không dễ dàng gì để trao lại cho em. Cũng vì thế mà Kiều thốt lên những lời đầy lạ lùng: “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Chính sự không rõ ràng trong hai từ “của chung” ấy đã thể hiện sự lúng túng và ngập ngừng của Thúy Kiều, cho thấy tâm trạng của nàng khi trao lại kỉ vật cho em: lí trí mách bảo phải trao nhưng tình cảm thì lại không thể. Trao lại kỉ vật cho em nhưng tâm hồn Kiều không thể nguôi ngoai: Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này, Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin chén nước cho người thác oan. Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc, coi mình như đã chết. Những hình ảnh trong câu thơ gợi ra một Thúy Kiều đang ở trong một thế giới khác, không thể trở lại hòa nhập với cuộc sống và số phận của nàng vô cùng mong manh. Ngay cả khi ở thế giới bên kia thì Kiều cũng không thể thanh thản mà còn nặng lòng với tình duyên, cuộc sống và nàng coi mình là người thác oan, nỗi đau tức tưởi nhưng đồng thời cũng vô cùng bất lực. Trong tận cùng đau khổ, Kiều hướng về Kim Trọng với những tâm sự tha thiết: Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây. Thúy Kiều tâm sự với chàng Kim nhưng Kim Trọng đang ở phương xa và thực chất đây là những lời độc thoại, thể hiện sự tự ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về nỗi đau thân phận mình. “Gương gãy”, “trâm tan” là những hình ảnh diễn tả một cách cảm động và xót xa về bi kịch của Thúy Kiều. Đằng sau đó ta thấy một Thúy Kiều nặng tình nặng nghĩa với chàng Kim. Đi liền với nỗi đau về tình yêu còn là nỗi đau về thân phận bạc bẽo. Thành ngữ “bạc như vôi” như có gì đó oán trách, đi liền với nó là tâm trạng gần như bất lực “Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”. Kết thúc đoạn thơ, Thúy Kiều cất lên tiếng gọi Kim Trọng tha thiết khiến cho lời than như một tiếng nấc được thốt ra nghẹn ngào. Trong lời than ấy, Kiều đã gọi Kim Trọng là Kim lang, coi Kim Trọng giống như chồng của mình. Điều này tưởng như phi lí bởi Kiều đã trao duyên cho em nhưng lại rất có lí bởi Kiều đã thể hiện tình cảm chân thật của mình mà quên đi tất cả mọi thứ xung quanh. Nàng mắc phải một mặc cảm là mình đã phụ tình Kim Trọng. Người đau khổ nhất lúc này đó chính là Thúy Kiều nhưng nàng đã quên đi những đau khổ ấy để chỉ nghĩ về Kim Trọng. Thúy Kiều không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Những câu thơ cuối là những câu cảm thán khiến cho đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột. Bi kịch, đau khổ và cả tình yêu nồng nàn của Thúy Kiều được đẩy lên đến đỉnh điểm, qua đó bộc lộ được những nét đẹp trong tâm hồn của nàng. Đoạn trích Trao duyên đã khái quát lên bi kịch đau khổ của Thúy Kiều đó là bi kịch về tình yêu tan vỡ và bi kịch cuộc đời mỏng manh. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du đã một lần nữa khẳng định được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, chân thực và phong phú. Nguyễn Du như hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự thốt lên từ tận đáy lòng. Qua đoạn trích, nội tâm nhân vật Thúy Kiều được khám phá một cách toàn diện. Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại, tinh tế để có thể miêu tả được những rung động, đau khổ trong lòng nhân vật. Đằng sau tất cả những
điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du. 2. Phân tích đoạn trích Trao duyên Mẫu số 2 Bằng sự xót thương, đồng cảm cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Thúy Kiều - hình tượng đại diện cho vẻ đẹp, số phận đau khổ, bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trích đoạn “Trao duyên” từ câu 723 đến câu 756 của tác phẩm đã thể hiện rõ điều này. Đây là những câu thơ có vị trí “bản lề”, đánh dấu sự mở đầu, bước ngoặt định mệnh của 15 năm lưu lạc trong cuộc đời của Thúy Kiều. Trước hết, Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân bằng những hành động, lời nói, cử chỉ sâu sắc, tinh tế cùng lí do trao duyên hợp tình, hợp lí. Là người con gái thông minh, nhạy bén, khi trao duyên cho em, Thúy Kiều đã có những lời lẽ, hành động đặc biệt khác thường: “Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.” Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ miêu tả hành động để tái hiện không gian của sự kiện “trao duyên”: “cậy” thể hiện sự nhờ vả, tin cậy, “chịu lời” mang sắc thái bị nài ép mà chấp nhận, “mặc” mang ý nghĩa phó thác, phó mặc. Qua hệ thống ngôn từ tinh tế, khéo léo, sắc sảo đó, chúng ta có thể thấy được Kiều là một người hết sức khôn khéo. Hành động của nàng cũng thể hiện sự trang trọng: em - “ngồi lên”, chị - “lạy”, “thưa”. Những từ ngữ trên đã tái hiện thành công không khí trang trọng của sự kiện “trao duyên”, đồng thời Kiều cũng thấu hiểu rằng nàng là người chịu ơn, mang ơn đ��i với Thúy Vân. Để thuyết phục em, Kiều đã gợi lại tình yêu tươi đẹp của mình: Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Tác giả đã điểm xuyết những kỉ niệm của mối tình Kim - Kiều khắc cốt ghi tâm qua những hình ảnh ước lệ: “quạt ước”, “chén thề”. Nhưng đứng trước bi kịch tình yêu tan vỡ “đứt gánh tương tư”, nàng đã thuyết phục em bằng những lí lẽ: “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”. Vì bán mình chuộc cha, nàng đã phần nào làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, nhưng lại đánh mất mối tình cùng Kim Trọng. Không chỉ dùng câu chuyện tình yêu để lay động em gái, nàng vin vào tuổi xuân của em và tình chị em máu mủ để trao lại mối tình còn dang dở: “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ, thay lời nước non”. Như vậy, qua những câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được Kiều đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục, thấu tình đạt lí, thể hiện nàng là người con gái tinh tế, sắc sảo. Sau khi lay động Thúy Vân bằng cả lí trí và trái tim, Thúy Kiều trao kỉ vật cho em: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ về kỉ niệm tình yêu sâu nặng, thề ước thiêng liêng giữa Kim Trọng và Thúy Kiều. Chúng ta có thể cảm nhận được, những kỉ vật ấy đã trở thành sinh mệnh của tình yêu, sinh mệnh của sự sống trong trái tim Thúy Kiều: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. “Của tin” là tín vật minh chứng cho tình yêu giữa Kim và Kiều, “của chung” là của Kim Trọng - Thúy Vân - Thúy Kiều. Nói về điều này, Hoài Thanh đã viết “Của chung là của ai. Bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ thế!”, “Đó là của chung, của chàng, của chị, hay còn là của em… Đó là của tin để lại cho nhau. Hồn chị gửi cả trong ấy”. Với tâm trạng đầy tiếc nuối, xót xa, cách Thúy Kiều trao kỉ vật cho em đầy sự nâng niu, trân trọng. Nàng chợt nhận ra trao đi kỉ vật là vĩnh biệt tình yêu. Biết bao nhiêu đau đớn, biết bao nhiêu xót xa thể hiện qua hai từ “của tin”, “của chung”. Kiều như muốn níu giữ lại hương vị tình yêu trong niềm tiếc nuối vô hạn. Cấu trúc câu thơ thể hiện sự mâu thuẫn giằng xé giữa lí trí và tình cảm: vừa níu giữ, vừa dứt khoát gửi trao mối tình dang dở: gửi trao những kỉ vật thiêng liêng và trao tình duyên cho em. Biết bao tiếc nuối, xót xa được thể hiện qua tâm trạng của Thúy Kiều: kỉ vật gợi kí ức, kí ức gợi kỉ niệm, trao đi kỉ vật nhưng vẫn không quên được mối tình sâu sắc đó. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. Sau khi trao đi kỉ vật tình yêu và hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp trong quá khứ, Kiều đau đớn, xót xa quay trở về thực tại. Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng một loạt từ ngữ, hình ảnh, điển tích với tần suất dày đặc: “đốt hương”, “ngọn cỏ”, “lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn nặng lời thề”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “cách mặt khuất lời”, “người thác oan” để thể hiện sự tự ý thức của Thúy Kiều về bi kịch tình yêu dang dở, tan vỡ và bi kịch thân phận trái ngang, lênh đênh trôi nổi. Kiều nói với Vân như nói với chính mình. Hàng loạt từ ngữ gợi tả về cái chết được sử dụng để thể hiện dường như với nàng lúc này, viễn cảnh tương lai thật mịt mờ, xa xăm. “Mai sau dù có bao giờ” - câu thơ như một tiếng than, lại như một câu hỏi xoáy vào tâm can, vừa thể hiện sắc thái lo lắng, vừa hi vọng, nhưng hi vọng vừa lóe lên chợt hóa thành ảo vọng: “Đốt lò hương ấy, so tơ phím này”. Những kỉ vật tình yêu hạnh phúc trong quá khứ trở thành nỗi đau khắc sâu vào tâm trạng thực tại của mình. Kiều nhận ra tương lai thật mịt mù, mơ hồ, nàng tưởng tượng ra cái chết trong tương lai, linh hồn cũng không siêu thoát được vì vẫn mang nặng lời thề với Kim Trọng: “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Kiều nghĩ đến viễn cảnh tang thương khi mất đi tình yêu, bởi với nàng, mất đi sự tự do là mất đi lí tưởng, mất đi tình yêu chính là mất đi tri kỉ. Say đắm trong tình yêu, Kiều đã cột chặt sinh mệnh của mình cùng mối tình tươi đẹp đó. Trong khoảnh khắc ấy, chúng ta có thể cảm nhận được tận sâu nỗi đau trong trái tim của nàng. Tuy nhận ra bi kịch, tuyệt vọng và đau đớn, nhưng Kiều vẫn khao khát được trọn vẹn trong tình yêu ấy. Càng đi sâu vào dòng độc thoại nội tâm, nàng Kiều càng chìm sâu vào bi kịch, nàng không còn tỉnh táo nữa mà tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng: “Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phận sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Nàng quay trở về thực tại và ý thức sâu sắc về bi kịch số phận qua hàng loạt thành ngữ: “trâm gãy gương tan” chỉ sự chia lìa, tan vỡ, “phận bạc như vôi” nhấn mạnh sự bạc bẽo, bất hạnh, “nước chảy hoa trôi” thể hiện số phận long đong, chìm nổi. Trong trích đoạn “Trao duyên”, chúng ta có thể thấy được diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Thúy Kiều không chỉ đối thoại với Thúy Vân khi trao duyên, đối thoại với chính mình khi hồi tưởng về quá khứ, ngẫm về số phận mà còn đối thoại với chàng Kim trong sự thức tỉnh về bi kịch hiện tại: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”. Đó không phải là cái lạy của kẻ bề dưới đối với bề trên, càng không phải là cái vái lạy của kẻ chịu ơn, mà là cái lạy tạ lỗi nhưng cũng là lời vĩnh biệt tức tưởi nghẹn ngào, thể hiện Thúy Kiều hướng về Kim Trọng trong sự xót xa, cầu khẩn. Nàng tưởng tượng chàng Kim đang ở trước mắt và bất giác chìm sâu vào tuyệt vọng: “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” Hai câu cuối vỡ òa thảng thốt, Kiều đã không kìm nén được lòng mình mà thốt lên lời than vãn bi ai. Các từ cảm thán “ôi”, “hỡi’ đã nhấn mạnh nàng gọi tên Kim Trọng hai lần trong sự chua xót, bẽ bàng. Đặc biệt, từ “phụ” đã nhấn mạnh nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Dù là người mệnh bạc, bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu nhưng Kiều tự nhận mình là kẻ “phụ bạc”. Nhịp thơ 3/ 3 và 2/2/2 như tiếng nấc nghẹn ngào thể hiện sự đau đớn. Đoạn thơ đã làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cùng tình yêu sâu nặng của Thúy Kiều. Như vậy, qua đoạn trích “Trao duyên”, chúng ta có thể thấy được tình yêu sâu nặng cùng bi kịch của Thúy Kiều. Đối với nàng, tình và hiếu luôn thống nhất chặt chẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du. 3. Phân tích Trao duyên để làm rõ khoảnh khắc Kiều trao duyên cho Vân - Bài mẫu số 3 Truyện
Kiều đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du cũng là đỉnh cao của văn học Việt Nam, tác phẩm để lại những giá trị sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao truân chuyên, biến cố, phải trải qua biết bao khoảnh khắc đau lòng mà có lẽ đau lòng nhất chính là khoảnh khắc trao duyên cho em. Toàn bộ suy nghĩ tâm trạng của nàng được tái hiện chân thực, đầy đủ qua đoạn trích Trao duyên. Trao duyên được trích trong phần gia biến và lưu lạc, sau khi gia đình gặp cơn tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá vàng ngoài bốn trăm để lo cho cha và em thoát nạn. Đêm cuối cùng trước khi phải đi cùng Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã trò chuyện với em là Thúy Vân và trao duyên mình với Kim Trọng cho em. Để thuyết phục em đồng ý thay mình trả nghĩa cho chàng Kim, Thúy Kiều nhờ cậy hết sức chân thành: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Thúy Kiều đã sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nàng cũng rất hiểu cho tình thế của Thúy Vân, đây là câu chuyện rất đột ngột với Thúy Vân, đó là chuyện không phải dễ dàng có thể chấp nhận. Là cậy chứ không phải bất từ ngữ nào khác, cậy gửi gắm sự tin tưởng, sự trông mong tha thiết của Kiều với em. Chịu lời - nhận làm một việc với thái độ miễn cưỡng, nàng hiểu cho tình cảm của Thúy Vân khi phải nghe những điều mình chuẩn bị giãi bày. Cặp từ "lạy, thưa" thoạt nhìn có vẻ phi lí trong lễ giáo phong kiến vì chị làm sao có thể lạy, thưa với em. Nhưng nó lại là hợp lý trong tư thế người cậy nhờ và kẻ được nhờ cậy. Cách dùng từ của Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối trước những điều éo le, nghịch cảnh sắp nói. Để thuyết phục em, Kiều đã đưa ra lí lẽ về tình thế éo le của bản thân: “Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Nhắc lại chuyện tình cảm của mình và Kim Trọng hẳn lòng Kiều cũng nhói đau, hàng loạt hình ảnh thể hiện tình yêu đôi lứa được nói đến: "quạt ước" - tặng quạt để ngỏ ý hẹn ước trăm năm, "chén thề" - uống rượu thề nguyền chung thủy. Những lời hẹn thề sắt son, những tưởng cả hai sẽ được hưởng hạnh phúc mãi mãi nào ngờ gia đình gặp biến cố khiến tình duyên lỡ dở. Hai câu thơ sau đã chỉ rõ nguyên nhân khiến Thúy Kiều phải bội ước. Gia đình gặp biến cố lớn, là chị cả trong gia đình, Thúy Kiều lúc này bị đặt giữa mâu thuẫn: chuyện gia đình và chuyện tình cảm, chọn chữ hiếu thì nàng bội nghĩa tình, lời hẹn thề với Kim Trọng, nhưng nếu trọn chữ tình thì lại trở thành kẻ đại bất hiếu. Và cuối cùng nàng đã quyết định: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Trong đau đớn, dằn vặt nàng vẫn hết sức bản lĩnh, bình tĩnh để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất: “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”. Keo loan được làm từ máu của con chim loan, dùng keo loan để chắp vá cho mối duyên của em và Kim Trọng. Hai chữ “tơ thừa” như nhấn mạnh vào nỗi đau đớn của Thúy Kiều nhưng đồng thời cho thấy sự tội nghiệp của nàng Vân. Biết bao đau đớn, biết bao tủi hờn trong chuyện tình duyên này. Kiều luôn tỏ ra là người rất am hiểu tâm lí và tình thế của Thúy Vân, nếu ở trên là mặc em, gần như giao phó, thì câu thơ dưới lại như một lời mong mỏi, tha thiết: “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”. Thúy Kiều mong Vân vì tình chị em ruột thịt mà em có thể trả nghĩa cho Kim Trọng thay mình, nếu vậy: “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Trong nàng bao giờ cũng vậy, luôn có dự cảm không lành cho tương lai của chính mình. Đồng thời với lập luận như vậy kiến Vân không nỡ từ chối lời đề nghị của mình. Bằng lối lập luận chặt chẽ, sắc sảo vừa cho thấy sự thông minh của Thúy Kiều, vừa thực hiện được mục đích khiến Vân trả nghĩa cho Kim Trong cho nàng. Sau lời nhờ cậy em, Thúy Kiều bắt đầu trao kỉ vật cho Thúy Vân và dặn dò chuyện tương lai. Từng kỉ vật khi xưa của nàng và Kim Trọng đều được nâng niu, giữ gìn, mỗi kỉ vật gắn liền với một niềm hạnh phúc mà cả cuộc đời này nàng sẽ không bao giờ quên. Là chiếc
vành mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều, là bức tờ mây – thư từ với những lời yêu thương họ dành cho nhau. Nhưng đó đâu phải đã hết họ còn có chung những kỉ niệm “phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” và giờ đây Thúy Kiều trao lại hết cho em, nàng trao kỉ vật cũng đồng nghĩa với việc trao duyên. Nhưng khi nàng trao kỉ vật vẫn có sự mâu thuẫn, giằng xé giữa lí trí và tình cảm: lí trí thì nàng muốn trao hết cho em, nhưng tình cảm dường như không muốn: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, nàng vừa muốn trao, vừa muốn giữ, giữ lại một chút gì đó cho bản thân. Tâm lí này cũng thật dễ hiểu, bởi trong tình yêu nhu cầu sở hữu rất cao, mấy ai có đủ dũng khí để trao duyên, vậy mà, Kiều đã phải làm, nên hành động muốn giữ lại một chút của chung cho mình là hoàn toàn dễ hiểu và hợp quy luật tâm lí. Đồng thời nàng cũng mong họ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc nhưng lại cũng muôn họ không bao giờ quên mình: “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Trao kỉ vật đau đớn, xót xa bao nhiêu thì những lời dặn dò chuyện mai sau càng quặn thắt bấy nhiêu: “Mai sau dù có bao giờ Đ��t lò hương ấy so tơ phím này”. Sau này, mỗi khi đốt hương, đánh đàn, linh hồn của nàng sẽ trở về, khi đó nàng chỉ mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước để giải oan cho chị “rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Ta thấy rằng ở bất cứ đâu trong Kiều cũng luôn mang khao khát hạnh phúc, sum họp: "Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền ghì trúc mai." Dù nàng có bị vùi dập thịt nát xương mòn nhưng lòng vẫn nặng lời thề với Kim Trọng. Bởi vậy khi Kim Trọng và Thúy Vân được hưởng hạnh phúc thì Thúy Kiều cũng sẽ trở về để chung hưởng hạnh phúc ấy. Mâu thuẫn này đã cho thấy sự tiếc nuối và đau khổ của nàng Kiều đồng thời cho thấy tình cảm sâu nặng nàng dành cho Kim Trọng. Tám câu thơ cuối, nàng Kiều trở về với thực tại đau đớn, xót xa: tình yêu dang dở, tan vỡ, mãi mãi không thể hàn gắn. “Bây giờ trâm gãy gương tan Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Thành ngữ “trâm gãy gương tan” là sự tan vỡ trong tình yêu cũng là sự tan nát trong cõi lòng Thúy Kiều. Nàng thức tỉnh nỗi đau thân phận: “Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Ôi Kim lang, hỡi Kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” Hai từ ôi, hỡi trong câu thơ sáu chữ đã cho thấy lời gọi tha thiết, khắc khoải và nỗi đau đến tột cùng của Kiều. Câu kết là lời nhận tội, tự trách của Thúy Kiều “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ đã diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Đoạn trích Trao duyên đã cho ta thấy bi kịch tình yêu và bi kịch thân phận của người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh trong xã hội phong kiến, đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của Thúy Kiều. Văn mẫu đề tài liên quan: Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều 4. Phân tích Trao duyên: Cái nhìn hiện thực về con người của Nguyễn Du - Bài mẫu số 4 Trao duyên - một hành động “trả nghĩa chàng Kim” của Thúy Kiều thể hiện một nét đẹp trong đạo sống của người xưa, “tình” thường gắn liền với “nghĩa”. Đó là một đặc điểm quan trọng trong quan niệm truyền thống về tình yêu. Đó là cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du về con người. Nhưng bên cạnh đó, ta còn thấy một nàng Kiều thiết tha với tình yêu, thiết tha với cuộc sống riêng tư. Điều đó được thể hiện qua nỗi đau đớn của nàng vì tình yêu tan vỡ. Chiều sâu và sự chân thành trong tình cảm của nàng Kiều được bộc lộ sâu sắc khi nàng đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu. Mối tình Kim - Kiều là mối tình đẹp vượt lễ giáo phong kiến. Mối tình của đôi tài tử - giai nhân ấy đã có những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ, sâu nặng thiết tha. Kỉ niệm chính là hiện thân của tình yêu. Kỉ vật gắn với kỉ niệm, là một dạng vật chất hoá của kỉ niệm. Cho nên, rải rác suốt trong đoạn Trao duyên, Thuý Kiều đã nhắc tới, đã sống và đau đớn với những kỉ vật và kỉ niệm ấy.
Trước hết, kỉ niệm được Kiều nhắc đến một cách tế nhị khi nói với Thuý vân về mối tình của mình: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Ngôn ngữ khách quan, chữ “khi” lặp lại như dư âm của cái đã qua, lời lẽ có vẻ thanh thản. Nhưng cái thiết tha, cái chiều sâu của tình cảm lại nằm ở kỉ niệm “gặp chàng Kim”. Đó là kỉ niệm của phút giây gặp gỡ ban đầu mà “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. Cả một vùng trong sáng của kí ức hiện về. Nhưng lúc này Kiều còn đủ lí trí để kìm nén, để không bị kỉ niệm cuốn vào tâm tưởng. Nhưng đến câu: “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” thì kỉ niệm của ngày trao quạt cho nhau để hẹn ước, đêm dưới trăng uống rượu nguyện thề thuỷ chung tự nó nói lên sự sâu nặng của một mối tình: trong sáng mà mãnh liệt, thiết tha. Mối tình vàng đá ấy tưởng cầm nắm trong tay bỗng chốc bị xã hội dập vùi tan vỡ. Tình yêu vẫn tiếp tục hiện về với kỉ vật: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, nỗi mất mát hiện hữu quá rõ. Cầm đến kỉ vật, kỉ niệm tình yêu sống dậy đối lập với hiện thực phũ phàng, Thuý Kiều không còn đủ lí trí để kìm nén được nữa, giọng nói của nàng run lên: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào trong đó. Hoài Thanh đã cảm thông nỗi đau đớn của nàng Kiều ở hai từ “của chung” – “Bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng đơn sơ ấy”. Đau đớn vì duyên thì trao cho em mà tình yêu thì không trao được. Kỉ vật với Thuý Vân chỉ đơn giản là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều nó lại là tình yêu. Trao duyên cho em, con người đạo lí ở Thuý Kiều mách bảo cần phải trao kỉ vật. Vả lại, khi tình yêu tan vỡ, giữ kỉ vật chỉ thêm đau nhưng Thuý Kiều không chỉ là con người của đạo lí mà còn là con người của tình riêng. Thuý Vân giữ kỉ vật trong khi chính Kiều mới là người giữ kỉ niệm của tình yêu. Cuộc chia lìa giữa kỉ niệm và kỉ vật là cuộc chia lìa giữa linh hồn và thể xác. Đau đớn dồn vào hai chữ “của chung” là vì như thế. Nguyễn Du như hoá thân để cảm thông, chia sẻ đến tận cùng nỗi đau với nhân vật của mình, từ đó cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Càng lúc, nỗi đau đớn càng lớn, kỉ vật, kỉ niệm tình yêu cứ chập chờn: Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa “Ngày xưa”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”,… có một đôi lứa thiếu niên bên nhau, nàng đánh đàn cho chàng nghe trong khói hương trầm thơm ngát. Bao nhiêu thi vị của mối tình đầu giờ chỉ còn là vô vọng. - Đốt lò hương ấy, so tơ phím này… - Hồn còn mang nặng lời thề … “Lò hương”, “phím đàn”, “lời thề” là những kỉ niệm sâu nặng, thiết tha đối lập với hiện thực phũ phàng, tương lai mù mịt khiến Thuý Kiều rơi vào trạng thái đau đớn tột độ. Nguyễn Du thật tinh tế, sâu sắc khi biểu đạt nội tâm con người đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu trong hoàn cảnh trao duyên. Thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời. Nàng ứng xử theo văn hoá của thời trung đại nhưng không thôi nghĩ về thân phận và tình yêu riêng tư. Điều đó khiến nàng Kiều “người” hơn, gần chúng ta hơn, sống động và chân thực hơn. //Trọng tâm của đoạn trích không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều từ đó cho ta thấy nhân cách cao đẹp của nhân vật Thúy Kiều. Các em có thể tìm hiểu thêm qua đề văn phân tích vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua Trao duyên. Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) 5. Phân tích đoạn trích Trao duyên theo tuần tự hay nhất - Bài mẫu số 5 Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đi "nhờ", "cậy" duyên như vậy. Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đớn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh. Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau. Trong tình yêu thì chữ ''duyên" này càng lớn lao và quan trọng.
Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã phải mang chữ duyên của mình gửi nhờ một người khác. Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ "cậy" được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị, sẽ không có chuyện "thưa", "lạy" Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ "cậy" là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du. Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt: Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ "cậy", nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buộc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng manh nhưng rất mực hiếu thảo. "Gánh tương tư" đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù "trao duyên" cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy. Thúy Kiều đã rất khéo léo khi "cậy" duyên em gái, đã đem chuyện máu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được: Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương tan Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Thúy Kiều và Thúy Vân đều đang "đến tuổi cập kề'' nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân "ngày xuân em còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy Vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn "ngậm cười chín suối". Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình. "Trao" đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để đi, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng. Và dường như cái chết càng hiện rõ nét trong những lời nói của Kiều: Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt khuất lời Rày xin chén nước cho người thác oan. Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy. Đoạn trích "Trao duyên" thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.
* Tâm trạng của Kiều xuyên suốt tác phẩm, nó như đọng lại trong tâm trí ta vậy. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên để hiểu sâu sắc hơn diễn biến tâm trạng của Kiều trong đoạn trích này! 6. Phân tích đoạn trích Trao duyên để thấy tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du - Bài mẫu số 6 Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đóng góp vào trong dòng chảy văn học ấy ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du. Ông không những là một nhân cách lớn mà đồng thời còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Những sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm Đoạn trường tân thanh hay còn được biết nhiều hơn dưới tên Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tư tưởng nhân đạo của tác giả. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Thế nhưng, điều đáng nói là bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều truyện là một câu chuyện “tình khổ” thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần Gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau khi tạm chia tay Kiều, Kim Trọng trở về quê để chịu tang chú. Thế nhưng trong thời gian đó, gia đình của Kiều có biến, cha và em bị bắt. Là người con có hiếu, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha và cũng vì thế mà nàng không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng. Kiều một mình chịu đựng nỗi đau: Một mình nàng ngọn đèn khuya Áo đầm giọt lệ, tóc se mái đầu. Kiều ngổn ngang bao nỗi băn khoăn, trăn trở và cuối cùng nàng quyết định nhờ em mình là Thúy Vân chắp mối tơ duyên với Kim Trọng mặc dù vô cùng đau khổ và dằn vặt: Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng lại phụ tấm lòng với ai. Vượt lên trên tất cả, Kiều đã quyết định trao duyên cho em cùng muôn vàn đau khổ, rơi vào mối mâu thuẫn: lí trí bắt buộc phải trao nhưng tình cảm lại không thể. Trao duyên còn là đứng trước nỗi đau của một bi kịch kép: tình yêu tan vỡ và bi kịch của một cuộc đời lầm than. Tất cả xảy ra khi Kiều còn đang ở độ tuổi rất trẻ vì vậy, Nguyễn Du đã viết nên đoạn trích bằng tất cả niềm cảm thông, thấu hiểu và thương xót của mình. Thúy Kiều mở lời nhờ cậy em một cách vừa từ tốn, trang trọng nhưng cũng vô cùng khéo léo, tinh tế và sắc sảo: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Từ “em” được nhắc đi nhắc lại hai lần, đi liền với từ “cậy”, “chịu” và cử chỉ kì lạ: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên tha thiết, đưa Thúy Vân đến với không gian trang trọng, thiêng liêng của buổi trao duyên. Trong lời mình, Thúy Kiều đã dùng chữ “cậy” thay cho chữ “nhờ” khiến cho lời lẽ trở nên tha thiết và có sức nặng đồng thời thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nàng dành cho em. Kiều muốn Vân biết rằng em chính là chỗ bấu víu, trông cậy duy nhất của chị. Đồng thời, Kiều cũng hiểu rằng việc Vân nhận lời giúp mình cũng là một sự san sẻ. Cũng chính vì thế, thay bằng lối giao tiếp thông thường, Kiều quỳ xuống lạy em như lạy một ân nhân cứu mạng của cuộc đời mình. Ngay từ những lời đầu tiên, với từng lời nói và cử chỉ ta thấy được tấm lòng tha thiết của Kiều nhưng vô cùng sắc sảo, mặn mà. Sau đó Kiều đã tâm sự với Thúy Vân về mối tình của mình với Kim Trọng: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Kiều nói rõ cho em sự dang dở của mình trong mối tình với Kim Trọng. Câu thơ đã sử dụng cách nói tượng trưng thể hiện sự đau khổ của Thúy Kiều về mối tình đầu dang dở với chàng Kim.
Kiều còn gọi mối tình của mình với Kim Trọng là “mối tơ thừa” bởi nàng hiểu với mình, mối tình ấy là tất cả thế nhưng đối với Thúy Vân thì đó lại là điều trói buộc, trái ngang. Kiều không muốn Thúy Vân phải bận lòng, băn khoăn quá nhiều. Nàng cũng muốn tùy em xử trí: “mặc em”. Lời nói của Kiều tưởng như vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ thế nhưng, bên trong đó là một nỗi đau đến đứt ruột bởi mối tình của Thúy Kiều với Kim Trọng là mối tình đầu sâu đậm không dễ nguôi ngoai. Kiều đã kể lại cho em về buổi gặp gỡ, thề nguyền đính ước với chàng Kim. Thúy Kiều gọi Kim Trọng một cách rất trân trọng cùng với sự nối tiếp của các hình ảnh: “quạt ước”, “chén thề” gợi về những kỉ niệm giữa hai người. Qua đó Kiều muốn khẳng định một cách chắc chắn với Thúy Vân rằng mối tình của mình với Kim Trọng là mối tình sâu sắc chứ không phải trăng gió vật vờ. Đồng thời khi hồi tưởng lại mối tình xưa, Thúy Kiều thể hiện tình cảm tha thiết và đầy nuối tiếc mà tất cả hiện lên như vừa mới hôm qua. Kiều còn nói với em về cảnh ngộ hiện tại của mình: Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Nàng muốn Vân hiểu những bất hạnh bất ngờ ập tới khiến cho Kiều vô cùng rối bời, Kiều muốn em hiểu rằng mình đang làm tròn chữ hiếu và mong em giúp mình làm trọn chữ tình. Qua đó ta còn thấy một Thúy Kiều muốn sống khao khát sống trọn tình vẹn nghĩa nhưng cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh lại không cho phép nàng. Không những thế, Kiều còn nói đến hoàn cảnh hiện tại của Vân để rồi cất lời nhờ em: Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. Kiều nhắc đến tình máu mủ để nói việc mình nhờ cậy em cũng là hợp với đạo lí. Kiều cũng nói đến lời nước non để chứng minh rằng tình cảm của mình với Kim Trọng là tình cảm thiêng liêng rất xứng đáng với em. Kiều cũng nói với em những lời rất tội nghiệp để thuyết phục hoàn toàn Thúy Vân: Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Dù có ở thế giới khác đi chăng nữa thì Kiều cũng cảm thấy mãn nguyện khi đã trao duyên được cho em. Nhưng mặt khác, hai chữ “thơm lây” khiến cho Kiều trở thành một người ngoài cuộc bởi hạnh phúc bây giờ đã trao lại cho Thúy Vân. Qua đây ta cũng thấy được thân phận và số phận của Kiều khi thốt ra những lời như thế. Nếu như không có sóng gió bất ngờ xảy ra thì Kiều đã được hưởng những hạnh phúc ấy và bởi vậy, lời nói của Kiều có gì đó thật xót xa, hạnh phúc mới chớm nở thì đã tàn. Sau khi mở lời nhờ cậy em, Kiều đã trao lại cho em những kỉ vật đính ước và tha thiết tâm sự với em: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Thúy Kiều trao lại cho em những kỉ vật là chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Đó là những tín vật của tình yêu gợi lại mối tình đầu. Nhìn thấy những kỉ vật Kiều như được sống lại với kỉ niệm tình yêu của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại khi Kim Trọng đang ở nơi xa thì những kỉ vật ấy là chỗ bấu víu duy nhất của Thúy Kiều nên không dễ dàng gì để trao lại cho em. Cũng vì thế là Kiều thốt lên những lời đầy lạ lùng: “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Chính sự không rõ ràng trong hai từ “của chung” ấy đã thể hiện sự lúng túng là ngập ngừng của Thúy Kiều, cho thấy tâm trạng của nàng khi trao lại kỉ vật cho em: lí trí mách bảo phải trao nhưng tình cảm thì lại không thể. Trao lại kỉ vật cho em những tâm hồn Kiều không thể nguôi ngoai: Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này, Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin chén nước cho người thác oan. Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc, coi mình như đã chết. Những hình ảnh trong câu thơ gợi ra một Thúy Kiều đang ở trong một thế giới khác, không thể trở lại hòa nhập với cuộc sống và số phận của nàng vô cùng mong manh. Ngay cả khi ở thế giới bên kia kia thì Kiều cũng không thể thanh thản mà còn nặng lòng với tình duyên, cuộc
sống và nàng coi mình là người thác oan, nỗi đau tức tưởi nhưng đồng thời cũng vô cùng bất lực. Trong tận cùng đau khổ, Kiều hướng về Kim Trọng với những tâm sự tha thiết: Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây. Thúy Kiều tâm sự với chàng Kim nhưng Kim Trọng đang ở phương xa và thực chất đây là những lời độc thoại, thể hiện sự tự ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về nỗi đau thân phận mình. “Gương gãy”, “trâm tan” là những hình ảnh diễn tả một cách cảm động và xót xa về bi kịch của Thúy Kiều. Đằng sau đó ta thấy một Thúy Kiều nặng tình nặng nghĩa với chàng Kim. Đi liền với nỗi đau về tình yêu còn là nỗi đau về thân phận bạc bẽo. Thành ngữ “bạc như vôi” như có gì đó oán trách, đi liền vói nó là tâm trạng gần như bất lực “Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng.” Kết thúc đoạn thơ, Thúy Kiều cất lên tiếng gọi Kim Trọng tha thiết khiến cho lời than như một tiếng nấc được thốt ra nghẹn ngào. Trong lời than ấy, Kiều đã gọi Kim Trọng là Kim lang, coi Kim Trọng giống như chồng của mình. Điều này tưởng như phi lí bởi Kiều đã trao duyên cho em nhưng lại rất có lí bởi Kiều đã thể hiện tình cảm chân thật của mình mà quên đi tất cả mọi thứ xung quanh. Nàng mắc phải một mặc cảm là mình đã phụ tình Kim Trọng. Người đau khổ nhất lúc này đó chính là Thúy Kiều nhưng nàng đã quên đi những đau khổ ấy để chỉ nghĩ về Kim Trọng. Thúy Kiều không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Những câu thơ cuối là những câu cảm thán khiến cho đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột. Bi kịch, đau khổ và cả tình yêu nồng nàn của Thúy Kiều được đẩy lên đến đỉnh điểm, qua đó bộc lộ được những nét đẹp trong tâm hồn của nàng. Đoạn trích Trao duyên đã khái quát lên bi kịch đau khổ của Thúy Kiều đó là bi kịch về tình yêu tan vỡ và bi kịch cuộc đời mỏng manh. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du đã một lần nữa khẳng định được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, chân thực và phong phú. Nguyễn Du như hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự thốt lên từ tận đáy lòng. Qua đoạn trích, nội tâm nhân vật Thúy Kiều được khám phá một cách toàn diện. Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại, tinh tế để có thể miêu tả được những rung động, đau khổ trong lòng nhân vật. Đằng sau tất cả những điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du. 7. Phân tích đoạn trích Trao duyên để cảm nhận nỗi lòng Kiều - Bài mẫu số 7 Cuộc đời của con người tài sắc Thuý Kiều từ khi gia đình có tai biến đã trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn được ghi dấu bằng một niềm đau. Trong Truyện Kiều, có thể nói “trao duyên” là niềm đau lớn nhất. Bởi với Thuý Kiều, trao duyên - dù cho chính em gái mình - cũng nghĩa là hết. Phải chọn tình hay hiếu, Thuý Kiều có băn khoăn nhưng không oán hờn bởi nàng biết và nàng hiểu “làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng khi phải từ bỏ lời thề vàng đá, Thuý Kiều đã day dứt và day dứt suốt đời. Trong Truyện Kiều, đoạn Trao duyên có vai trò như một cái bản lề khép mở hai phần đời đối lập của Kiều: hạnh phúc và đau khổ. Không những thương, Vân còn rất hiểu lòng Kiều. Có lẽ vì vậy mà sau đó, chuyện tình duyên khó trao, khó nhận nhưng Vân đã bằng lòng với nỗi niềm cảm thông mà chẳng nói thêm gì (có ý kiến cho rằng: Thuý Vân chỉ biết bằng lòng vì lời nói rất đỗi thuyết phục của Thuý Kiều). Chỉ chờ có vậy, Thuý Kiều đã mở đầu câu chuyện mà đáng lí ra chẳng ai nói đến bao giờ: "Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" Nghe xong Thuý Vân chắc sẽ rất bất ngờ. Lời chị khẩn khoản, thiết tha chắc không thể chỉ là chuyện bình thường. Trong nhóm các từ biểu đạt sự nhờ vả, Nguyễn Du đã chọn được hai từ đắt nhất và cũng hợp với hoàn cảnh nhất: cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi và tin tưởng.
Cũng vậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép. Chuyện chưa nói ra nhưng Kiều biết người nhận không dễ dàng chịu nhận nên nàng đã chủ động đưa Vân vào thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Lời xưng hô nghiêm cẩn và trang trọng của Thuý Kiều lại càng có tác dụng gây áp lực đối với Thuý Vân. “Chọn” và “đặt vấn đề” một cách nhanh chóng và kĩ càng, Thuý Kiều dường như ngay lập tức tiếp lời như thể nếu để lâu sẽ không thể nào nói được: "Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" Vậy là cái điều tưởng như khó nhất, Thúy Kiều đã nói. Thúy Vân hết sức ngỡ ngàng nhưng cũng nhanh chóng hiểu nỗi niềm của chị. Đoạn thơ ngắn gọn, hướng vào những chuyện riêng tư. Tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch (đứt gánh tương tư). Câu thơ thứ 4 lại hay ở hai chữ tơ thừa. Với Thuý Kiều, tình yêu chưa thể coi là đã đủ mặn mà nhưng với em (Thuý Vân) nó chỉ là sự nối tiếp. Lời Kiều sâu sắc và cũng thật xót xa. Những câu thơ tiếp điểm qua những biến cố đời Kiều. Những biến cố ấy, Thuý Vân đều chứng kiến, thấu hiểu và cảm thông “khi gặp gỡ chàng Kim” và cả “khi sóng gió bất kì”. Tám câu thơ đầu, ngoài lời trao duyên, Thuý Kiều chủ yếu nói về những bất hạnh của mình. Nhưng để trao duyên, Thuý Kiều còn phải chọn những lời lẽ thuyết phục: "Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây." Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ ý vị, kín đáo, vẹn tình. Người “nhận” có ba lí do để không thể khước từ. Trước hết, không cách nhau nhiều về tuổi tác nhưng phải nhắc đến hai chữ ngày xuân với Kiều sao giờ quá nặng nề. Rõ ràng xét về ngày xuân (hiểu là sự trong trắng tinh khôi) thì giờ đây Thuý Kiều đâu thể xứng đáng với Kim Trọng bằng Thuý Vân. Kiều dù sao cũng mang danh là đã có chồng. Lí do thứ hai lại càng thuyết phục hơn. Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì vả chăng chỉ có là tình chị em máu mủ mới dễ đồng cảm, để rồi “chấp nhận” cho nhau. Lí do thứ ba nghe sao như một lời khẩn cầu đầy chua xót: "Chị dù thịt nát xuơng mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây." Không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Câu thơ khẩn cầu như một lời trăng trối. Và có ai lại đang tâm từ chối ước nguyện của người thân sắp phải thuộc về hoàn cảnh bấp bênh, khôn lường bất trắc? Người ta nói Nguyễn Du là người sâu sắc nước đời là ở những chỗ như vậy. Duyên đã được trao, người “nhận” cũng không có lí do gì để từ chối. Thuý Kiều trao kỉ vật cho em: "Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung" Thuý Kiều mất bao công sức để thuyết phục Thuý Vân nhưng chính lúc Thuý Vân chấp nhận thì cũng là lúc Thuý Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tình yêu. Duyên đã khó trao, tình làm sao trao được ? Tìm về với những kỉ vật thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền) cũng là để được về với tình yêu của nàng. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Tình yêu không có người thứ ba, khi có người thứ ba, sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ. Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. Tình yêu và niềm tin đối với Thuý Kiều giờ đây đã hoàn toàn trượt mất. Cố níu kéo tình yêu bằng kỉ vật (dù chỉ trong tâm tưởng), Thuý Kiều đành ngậm ngùi đau xót nghĩ về tương lai: "Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về" Thuý Kiều như chìm trong tê dại, mê man trong cảm giác xót xa. Nhưng ngay trong lúc tưởng chừng như đã hoàn toàn cách biệt âm dương thì lời thề vàng đá của Kiều vẫn không hề thay đổi: "Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai" Tìm về tình yêu bằng cảm giác từ cõi tâm linh, Thuý Kiều vẫn không quên nghĩ về sự tủi hổ, bất hạnh của mình: "Dạ đài cách mặt khuất lời, Rày xin chén nước cho người thác oan". Đoạn thơ cuối là cảm giác trở về của Thuý Kiều từ cõi hư không.
Thời gian không còn là thời gian tâm trạng, nó là thời gian khách thể. Trở về với hiện thực, Thuý Kiều xót xa chấp nhận sự phũ phàng của định mệnh, chấp nhận “trâm gãy bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”. Đoạn thơ dùng nhiều thành ngữ để nói tới cái “nhất thành bất biến” không thể thay đổi, chuyển dời. ý thức về hiện tại, Kiều chỉ còn biết thương mình, oán hờn số phận. Ngay trong lúc tưởng chừng Kiều sẽ buông xuôi, thì suy nghĩ của nhân vật lại rẽ sang hướng khác: "Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây" Câu thơ thực chất là tiếng kêu thảng thốt, là tiếng nấc nghẹn ngào của người con gái đã hoàn toàn tuyệt vọng. Thúy Kiều sau đó xa cách Kim Trọng mười lăm năm nhưng trong mười lăm năm ấy không lúc nào nàng nguôi nhớ đến mối tình đầu. Song có lẽ không cần phải đợi đến mười lăm năm. Ngay trong ngày phải đau đớn “trao duyên”, người đọc có thể thấy tình yêu trong lòng người con gái ấy không gì có thể chia cắt nổi. Đoạn trích bộc lộ nỗi đau, tình yêu và số phận bi kịch của Kiều. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều – người con gái tài sắc, tình nghĩa vẹn toàn - đã được thể hiện một cách tinh tế và toả sáng lấp lánh. 8. Phân tích đoạn trích Trao duyên - Mẫu số 8 Con người khi đứng trước sự lựa chọn của bên nghĩa bên tình thì rất khó lựa chọn. Tuy nhiên thì công đức sinh thành bao giờ cũng cao cả vậy cho nên nếu là một người con hiếu thảo yêu thương cha mẹ của mình thì dẫu cho tình yêu kia có đẹp đến mấy thì vẫn quyết định chọn chữ nghĩa để trả ơn bố mẹ. Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã chọn chữ "nghĩa" lớn lao ấy. Thế nhưng nàng vẫn muốn bù đắp cho tình cảm kia của mình. Vì thế nàng quyết định trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Đoạn trích trao duyên thể hiện được tất cả những tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên của mình cho nàng Thúy Vân. Duyên là một thứ để cho con người ta gặp gỡ, để mà yêu nhau và nếu có phận thì sẽ có thể bên nhau đến trọn đời. Và đặc biệt cái duyên cái nợ là do ông tơ bà nguyệt se tơ kết tóc nối duyên. Thế nhưng ở đây Thúy Kiều đã như đoạt lấy cái quyền hành ấy mà để nối duyên của mình cho em. Nàng có duyên với chàng Kim Trọng nhưng lại không có phận vì thế cho nên nàng muốn nối duyên cho em. Vì trong thâm tâm nàng đó như một cái để nàng đền đáp những ân tình của chàng Kim mà chàng đã trao cho nàng. Trao duyên đi lòng nàng không khỏi đau xót vì tình yêu duy nhất và đầu tiên của nàng đã không thành. Phải chăng tình đầu là dang dở. Với hai câu thơ đầu ta thấy được những hành động của Thúy kiều thật khác bình thường. Nàng như đang hạ thấp bản thân mình để cầu xin em, trao duyên nhưng cũng là cầu xin em giúp chị và chấp nhận: "Cậy em em có chịu lời. Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ "cậy", "ngồi lên", "lạy", "thưa" là những từ để chỉ thái độ kính trọng của người dưới đối với người trên thế mà ở đây bị xáo trộn. Thúy Kiều là chị nhưng lại phải lạy em cậy nhờ. Cái "cậy" kia mang ý nghĩa ép buộc Thúy Vân phải làm nhiều hơn là nhờ. Nói là nhờ thì lại rất bình thường nhưng nói là cậy thì cái nhờ vả kia lại nặng hơn gấp bội. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim. Nàng cậy nhờ rồi nàng nói lên những lời tâm tư tình cảm của bản thân mình. Đó là những tâm sự tận sâu trong đáy lòng của nàng: "Giữa gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai" Nàng như thể hiện được cái nỗi đau xót của bản thân mình khi tình duyên lỡ dở. Chính vì chữ hiếu mà nàng hi sinh chữ tình phụ chàng Kim. Và có lẽ thế nàng vừa đau xót cho thân mình vừa đau đớn cho cuộc tình dang dở. Chàng Kim ấy vẫn đang chịu tang nơi quê nhà không hề hay biết những chuyện nơi đây. Nàng chỉ mong Vân có thể nối duyên bù đắp những gì của mình vẫn còn dang dở. Chính
vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu. Vân ngây thơ phúc hậu cũng chỉ biết là Thúy Kiều cậy nhờ mình chứ nào đâu hiểu hết được "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai". Vốn dĩ chữ tình và chữ hiếu không thể đặt lên bàn mà cân cho được. Thúy Kiều vịn vào tình cảnh của gia đình hiện tại và thêm nữa là tình máu mủ ruột già. Điều đó càng làm cho Thúy Vân có muốn từ chối cũng không thể nào từ chối được: "Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!" Rõ ràng cả hai chị em cùng đến tuổi xuân xanh đang tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân, tuổi biết yêu thương lấy một người nào đó. Vậy mà Kiều lại nói là tuổi xuân của Thúy Vân còn dài trong khi mình thì nào có khác đâu. Nói như thế để cho thấy Kiều như đã xác định được con đường mà nàng sắp phải đặt chân đến, không yên bình như những ngày tháng trước đây nữa mà sóng gió có thể mang cô đi bất cứ lúc nào. Kiều mong vân xót tình chị em máu mủ ruột già mà hãy chấp nhận lời thay chi làm trọn lời hẹn thề với chàng Kim. Nếu được như thế thì ngay cả khi những sóng gió kia bủa vây lấy nàng cướp nàng đi khỏi thế gian này. Mặc cho sang thế giới bên kia không còn nguyên vẹn thì Kiều cũng cảm thấy thơm lây cái sự hi sinh của em gái cho mình. Khi đã trao duyên xong nàng như cảm thấy được những tâm trạng đang bủa vây đến nàng. Nàng đã hoàn thành xong cái đền đáp ơn nghĩa với Kim Trọng nhưng lòng lại thấy buồn vì vừa trao đi, mất đi một tình yêu đầu êm đềm dịu ngọt. Hơn nữa tình yêu ấy mới bắt đầu: "Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa" Chiếc vành với tờ mây kia chính là những kỉ vật tình yêu của hai người. Họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập vậy mà giờ đây cái xã hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Nàng chỉ mong mai này khi chàng Kim và em của nàng có thành duyên vợ chồng rồi thì mong họ hãy nhớ đến nàng. Những kỉ vật tình yêu của nàng với chàng Kim chỉ mong tham lam giữ thành của chung của ba người. Dẫu đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật ấy nhưng nàng vẫn luyến tiếc và mong rằng nó sẽ là của chung. Nguyễn Du không đặt những kỉ vật ấy vào trong cùng một câu thơ mà lại chia ra thành mấy câu thơ. Có lẽ làm như thế để cho chúng ta thấy được cảm xúc đau buồn của nàng Kiều khi phải trao lại những kỉ vật ấy một cách đầy luyến tiếc cho em gái mình. Nàng như cố níu giữ lấy những kỉ vật tình yêu thế nhưng nàng cũng buộc mình phải đưa cho Vân những kỉ vật ấy nếu không thì sẽ không thể nào mà đền đáp tấm ân tình của chàng Kim Trọng được. Có thể nói qua những câu thơ trên tâm trạng của Thúy Kiều được hiện thật sự rất rõ nét. Đó chính là tâm trạng mong muốn trở lại những ngày tháng trước đây. Đồng thời luyến tiếc với những kỉ vật tình yêu ấy. Kiều đau đớn như nghĩ đến cái chết, có lẽ là nàng tưởng tượng ra cảnh mai này Kim và Vân sống hạnh phúc mà nàng phải chứng kiến cảnh yêu thương của họ thì nàng sống không bằng chết. Hay từ khi xác định bán thân nàng đã quyết định chọn cái chết để kết thúc cuộc đời này. Tuy vậy nàng vẫn mong rằng: "Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt khuất lời Rày xin chén nước cho người thác oan" Sự bất công của xã hội và sự mất đi tình yêu của Kiều sẽ khiến cho nàng cảm thấy thật sự đau oan khuất mà cứ vấn vương trên cõi trần không thể siêu thoát. Mai sau nếu thấy hiu hiu gió thì có thể cảm nhận là nàng đang về. Cơn gió kia thể hiện sự vương vấn cõi trần này của nàng.
Lời thề với chàng Kim thì dẫu cho Kiều có nát thân liễu yếu thì cũng không thể nào đền đáp được cho chàng Kim. Khi ấy chỉ mong Kim và Vân hãy rót một chén rượu cho người thác oan là Thúy Kiều. Có thể nói cuộc sống của con người ai mà chẳng sợ chết người ta nghĩ đến cái chết chỉ khi trong họ thật sự cảm thấy rất đau khổ không thể nào có thể chịu đựng được nữa thì họ mới dám nghĩ đến. Kiều ý thức được nỗi đau trong mình, nàng như biết trước con đường mà nàng sắp đi khổ cực và gian truân đến mức nào. Cũng có thể chết bất cứ lúc nào. Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư của nàng Thúy kiều. Tình đầu là thứ tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ nhất, duyên phận vốn trớ trêu với con người. Chính vì thế chữ tình kia không trọn cho phận má đào. Cô không muốn chàng Kim đợi chờ mình mà mong rằng Thúy Vân em cô sẽ giúp cho anh có một cuộc sống hạnh phúc. Dẫu biết vậy nhưng nàng không khỏi đau khổ khi trao duyên. -/- Trên đây là những gợi ý chi tiết của THPT Ngô Thì Nhậm giúp các em có thể viết được một bài văn hay phân tích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 hay khác được chúng tôi tổng hợp và cập nhật thường xuyên. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao !
0 notes
Video
youtube
Truyền Thuyết Ly Kỳ Về Bò Biển Dugong Dugon | Nàng Tiên Cá Có Thật?
🌿🐾 Khám Phá Truyền Thuyết Ly Kỳ Về Loài Bò Biển – Nàng Tiên Cá Có Thật? 🐾🌿 Bạn có từng nghe về "Nàng Tiên Cá" trong truyền thuyết? Loài bò biển, hay còn gọi là cá cúi, chính là nguồn cảm hứng cho câu chuyện nàng tiên cá từ thời xưa! Hãy cùng @Sem TV khám phá sự thật bất ngờ về loài động vật độc đáo này, từ hình dáng, tập tính đến những nguy cơ mà chúng đang đối mặt! 🌊🧜♀️
👉Xem ngay video mới nhất: "Truyền thuyết ly kỳ về loài bò biển | Sự thật về nàng tiên cá" để khám phá thêm những bí ẩn thú vị từ đại dương!🌊🐋
🌿🐾 Discover the Thrilling Legend of the Sea Cow – Is the Mermaid Real? 🐾🌿 Have you ever heard of the "Mermaid" myth? The sea cow, or dugong, has long been the inspiration behind the mermaid legend! Join @Sem TV to uncover surprising facts about this unique creature, from its appearance and behavior to the threats it faces in the wild! 🌊🧜♀️
👉 Watch our latest video: "The Thrilling Legend of the Sea Cow | The Truth Behind the Mermaid" and dive into the mysteries of the ocean! 🌊🐋
❤🎁 Chân thành cảm ơn các bạn đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng SEM TV! 🎉📣 SEM TV SHOP MỞ BÁN 🔊🛒 👉 Link SemTV-SHOP: 💯 https://bit.ly/3BTjfXP 🎈 Hãy ủng hộ shop của SemTV và nhấn mua ngay để giúp kênh tiếp tục chia sẻ nhiều thông tin bổ ích nhé! 🌍
#Hashtags: #SemTV #TruyềnThuyếtBòBiển #NàngTiênCá #SeaCow #MermaidMyth #KhámPháĐộngVật #ThiênNhiên #Wildlife #KhámPhá #ĐộngVậtBiển #HoangDã #SựThậtVềNàngTiênCá #BảoTồnThiênNhiên #Documentary #SốngXanh #VideoGiáoDục #ThếGiớiĐộngVật #MôiTrường #KhámPháThiênNhiên #SựBíẨnCủaĐạiDương #animalsvideo #khámpháđộngvật #exploreanimal #semtv #bảovệmôitrườngsống #hệsinhtháiđộngvật #hệsinhtháithựcvật #exploreanimal #semtv #khámpháhoangdã #khámphámuônloài #khámpháđộngvật #độngvậtthúvị #độngvậtkỳthú #animalkingdom #animalchannel #animaltvshow #animalfacts #wildlife #semTV #discovery #độngvậtđángyêu #khámphathiênnhiên #độngvậttrênsamạc #rừngnhiệtđới #sosánhđộngvật #độngvậthoangdã #vùngsinhthái #khámpháđộngvật #thiênnhiên #họchỏi #bảovệđộngvật #hệsinhtháiđộngvật #exploreanimal #hệsinhtháithựcvật #họctậpnhậnbiếtcácloàiđộngvật #bảovệmôitrườngsống
Thẻ video: truyền thuyết bò biển,nàng tiên cá,sự thật về nàng tiên cá,khám phá đại dương,động vật biển,loài bò biển,bò biển là gì,Sem TV,bảo vệ động vật,động vật quý hiếm,động vật có vú,đời sống động vật,sinh vật biển,động vật bí ẩn,bảo vệ môi trường,biển sâu,sinh tồn tự nhiên,cá cúi,dugong,thế giới đại dương,bảo vệ động vật,bảo vệ môi trườngs ống,hệ sinh thái động vật,hệ sinh thái thực vật,explore animal,semtv ,khám phá hoang dã,khám phá muôn loài,khám phá động vật,động vật thú vị,động vật kỳ thú,animal kingdom,animal channel,animal tv show,animal facts,wild life,sem TV,discovery,động vật đáng yêu,khám pha thiên nhiên
Khám phá thế giới kỳ diệu của bò biển, những gã khổng lồ hiền lành dưới nước! 🐋 Trong video này, chúng ta đề cập đến:
1️⃣ Giới thiệu về bò biển và vai trò quan trọng của chúng trong hệ sinh thái, đặc biệt là việc duy trì thảm cỏ biển. 2️⃣ Những mối đe dọa mà bò biển đang đối mặt và tầm quan trọng của việc bảo tồn chúng. 3️⃣ Các câu chuyện về nàng tiên cá và sự nhầm lẫn của thủy thủ giữa bò biển và nàng tiên cá. 4️⃣ Nơi sinh sống của bò biển và tầm quan trọng của môi trường sống đối với chúng. 5️⃣ Khả năng sinh học độc đáo của bò biển và cách chúng thích nghi với môi trường.
Hãy xem video để hiểu rõ hơn về loài động vật tuyệt vời này và lý do chúng cần được bảo vệ! 🌊💚
#Manatee #SeaCow #MarineLife #OceanConservation #EcoFriendly #SeaGrass #MermaidMyth
OUTLINE:
00:00:00 An Introduction to Manatees 00:03:03 The Legend of the Mermaid 00:04:22 Manatee Habitats and Their Plight 00:05:30 Threats to Manatee Survival 00:08:24 The Unique Biology of Manatees
❤️🔗 Khám Phá Thế Giới Động Vật & Sự Trải Nghiệm Trở Nên Thú Vị Cho Các Bé: 📣 SEM TV SHOP MỞ BÁN 🔊🛒 ❤🎁 Chân thành cảm ơn các bạn đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng SEM TV! 🎉 👉 Link SemTV-SHOP: 💯 https://bit.ly/3BTjfXP 🎈 Hãy ủng hộ shop của SemTV và nhấn mua ngay để giúp kênh tiếp tục chia sẻ nhiều thông tin bổ ích nhé! 🌍 ✅Thank you everyone for participating and joining hands to protect our ecosystem! Help @SemTVAnimalKingdom register the channel so that the video products can spread. Please comment your opinion to discuss together!
1 note
·
View note
Text
Nàng Tiên Cá - Lôi Mễ
Sau nhiều năm không sáng tác, Lôi Mễ quay trở lại với một tác phẩm rất toàn diện. Ông vẽ ra bối cảnh sinh hoạt gia đình, mối quan hệ giữa người với người từ những học sinh cho đến những ông bố, bà mẹ và cả người già. Mỗi khung cảnh đều kiêu tả rất thực tế, lột tả được những vấn đề của từng thế hệ.
Không chỉ về mặt thế hệ, tác phẩm cũng miêu tả rất sắc nét sự chênh lệnh giàu nghèo, giai cấp. Từ kẻ vô gia cư cho đến những người lao động nghèo rồi đến tầng lớp trung lưu có gia sản nhưng không hoàn thiện về đời sống tinh thần và cả những kẻ giàu có không coi ai ra gì.
Hai trục là thế hệ và giàu nghèo đã tạo nên sự toàn diện cho tác phẩm mà mỗi nhân vật đều được khắc họa sâu sắc. Sự tương phản gần như tuyệt đối của các nhân vật rất ấn tượng đến nỗi rùng mình.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Tô Lâm là một đứa trẻ ngoan, học giỏi nhưng không nhận được sự yêu thương cần có. Em bị bắt nạt, bị làm hại, bị gia đình ruồng bỏ, bị đầy xuống cống ngầm.
Cùng lúc đó cảnh sát cũng phát hiện ra ba thi thể phụ nữ trôi ra từ cống ngầm. Vụ án được điều tra. Đây là lúc Lôi Mễ phát huy chất tâm lý học tội phạm của ông - chính là thứ độc giả tìm đến tác phẩm của tác giả.
Đứa trẻ đáng thương và vụ án thi thể dưới cống ngầm. Hai sự việc giao thoa với nhau tạo nên một câu chuyện độc đáo, chua xót. Chất trinh thám, truy vết của tác phẩm không nhiều, nhường chỗ cho chất xã hội và khắc họa tâm lý nhân vật.
Sau cùng thì nàng tiên cá cũng không thể đưa ra quyết định vẹn toàn cho cuộc đời mình.
Đừng chết, đừng đến đó, đừng làm điều dại dột!
0 notes
Text
Espero Classic SE 2024: Tay ga thời thượng cho bạn nữ hiện đại
Trong thế giới xe tay ga ngày càng đa dạng, Espero Classic SE 2024 nổi bật như một làn gió mới, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thời trang và công nghệ hiện đại. Sản phẩm mới nhất từ nhà sản xuất uy tín DETECH đang dần chiếm lĩnh thị trường và trái tim của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là phái nữ, nhờ những ưu điểm vượt trội của mình.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Espero Classic SE 2024 đã gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế thanh lịch và hiện đại. Đường nét của xe được chăm chút tỉ mỉ, tạo nên những đường cong mềm mại, quyến rũ mà vẫn không kém phần mạnh mẽ. Các chi tiết trang trí tinh xảo càng làm tôn thêm vẻ đẹp tinh tế của xe, khiến nó trở thành một tuyên ngôn phong cách đích thực trên đường phố.
Màu sắc luôn là yếu tố quan trọng trong thiết kế, và xe tay ga 50cc Espero Classic SE 2024 không làm người dùng thất vọng. Bảng màu đa dạng và trau chuốt của xe bao gồm những gam màu độc đáo như cam rực rỡ, xanh ngọc trai thu hút, và ghi nhã nhặn. Sự kết hợp khéo léo giữa các tông màu này với chi tiết crôm sáng bóng tạo nên một diện mạo xuất sắc, đủ sức thu hút mọi ánh nhìn trên đường.
Tuy nhiên, Espero Classic SE 2024 không chỉ đẹp mà còn mạnh mẽ. Xe được trang bị động cơ hiệu suất cao, mang lại khả năng vận hành ấn tượng mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Hệ thống phanh đĩa được tích hợp nhằm nâng cao an toàn cho người lái, trong khi giảm xóc được cải tiến giúp mang lại trải nghiệm lái xe êm ái và thoải mái hơn.
Đặc biệt, Espero Classic SE 50cc 2024 trở thành lựa chọn lý tưởng cho những cô nàng trẻ trung, năng động vừa muốn sở hữu một phương tiện di chuyển tiện lợi cho công việc hàng ngày, vừa đáp ứng nhu cầu thể hiện cá tính và phong cách.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế thời trang, tính năng hiện đại và khả năng vận hành ưu việt, dòng xe ga Espero Classic SE 2024 hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho phái đẹp trong cuộc sống năng động hiện đại. Đây không chỉ là một phương tiện di chuyển, mà còn là biểu tượng của phong cách sống thời thượng và cá tính.
Hãy trải nghiệm Espero Classic SE 2024 và cảm nhận sự khác biệt mà mẫu xe này mang lại. Với Espero Classic SE 2024, mỗi chuyến đi đều là một cơ hội để bạn tỏa sáng và thể hiện phong cách riêng của mình.
1 note
·
View note