#luật sư lê dung
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tư vấn thành lập Nhà hàng Street Food 101
Công ty Luật TNHH Siglaw là một trong những công ty uy tín trong lĩnh vực tư vấn về thành lập doanh nghiệp và tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin cấp giấy phép cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có lĩnh vực thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Với đội ngũ luật sư, nhân sự có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ pháp lý thành công cho khách hàng trong nhiều năm qua, Luật Sư Lê Dung hân hạnh được ban lãnh đạo Nhà hàng Street Food 101 tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn thành lập nhà hàng. Cụ thể, Luật Sư Lê Dung đã tư vấn, hỗ trợ Nhà hàng Street Food 101 các thủ tục liên quan về thành lập nhà hàng, xin giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ ăn uống.
2 notes
·
View notes
Text
[Văn mẫu 10] Tham khảo văn mẫu nêu cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận qua đó nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tự do với một đất nước. Bạn đang tìm tài liệu để làm bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận, đừng bỏ qua bộ tài liệu văn mẫu cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của THPT Ngô Thì Nhậm. Hy vọng những bài văn mẫu chọn lọc dưới đây sẽ giúp em hiểu hơn về tác phẩm và có thể hoàn thành các dạng bài tập làm văn liên quan. Cùng tham khảo em nhé! Đề bài: Nêu cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận. Kiến thức cần nhớ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) 1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời - Thiền sư Pháp Thuận (915 - 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán. Theo chi chép trong sách Thiền uyển tập anh thì khi sư đã tu hành đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với “sấm ngữ”. Thời Lê Đại Hành mới dựng nước, nhà sư tham gia đắc lực vào việc hoạch định sách lượng, được vua kính trọng. Cũng theo nhận xét trong Thiền uyển tập anh ông là người “bác họ, công thi” (học rộng, thơ hay). Ông từng là cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê. - Đây không phải là một bài thơ sáng tác độc lập mà chỉ là câu trả lời Lê Đại Hành khi vua hỏi về vận nước ngắn dài (nguyên văn: “đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường, sư vấn: Quốc tộ như đằng lạc…” - vua thường hỏi sư về vận nước ngắn dài như thế nào, sư nói: Vận nước như dây mây leo quấn quýt…). * Chú ý nhận xét về tính chất “sấm ngữ” trong những lời thiền sư Pháp Thuận nói. “Sấm” là lời tiên đoán việc tương lai. Người xưa tin rằng có những nhà tiên tri có khả năng tiên đoán việc tương lai. Bình luận về hiện tượng các Thiền sư hay nói những lời có dáng vẻ sấm truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Đang Thục viết “Tiên tri sấm kí là khuynh hướng rất thực tiễn, có hoài vọng chiếm đoạt huyền năng tạo hóa để phụng sự cho nền thịnh vượng của quốc gia”. 2. Tác phẩm 2.1. Nội dung - Hai câu thơ đầu: “Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lí thái bình (Vận nước như dây mây leo quấn quýt, Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình) Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự lâu dài, sự phát triển thịnh vượng. Một lời tiên đoán đầy tính khích lệ về tương lai của đất nước: “Triển vọng của đất nước là tốt đẹp, bền vững. Trời Nam mở ra vận hội thái bình. Hình ảnh “Nam thiên” (trời Nam) nói lên niềm tự hào kín đáo mà sâu sắc của tác giả về một đất nước độc lập so với Bắc quốc (có thể liên hệ với Đại cáo bình Ngô để thấy mạch tiếp nối của ý thức độc lập dân tộc này). - Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước: Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh (Vô vi ở nơi cung điện Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh) Một đường lối chính trị cho đấng quân vương: Để xây dựng được nền hòa bình vững chắc ấy, cần “vô vi”, không làm gì trái với tự nhiên, trái với đạo đức. Để cho nhân dân được an vui, hạnh phúc thì chỉ cần nhàn nhã ngồi trong chốn điện các mà khắp nơi yên ổn. Đỗ Pháp Thuận khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” tức là thuận theo quy luật tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” lấy đức mà giáo hóa dân. Được như vậy thì đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không còn nạn đao binh. 2.2. Nghệ thuật - Sử dụng hình ảnh sinh động: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chắc của vận nước. Tác giả trước hết tiên đoán về vận hội tốt đẹp của đất nước đang mở ra, sau đó đưa ra lời khuyên kín đáo về chiến lược trị nước bằng “vô vi” nên chắc chắn dễ được tiếp nhận. - Hai câu thơ 3 và 4 đối nhau tạo nên một hình tượng không gian rất thú vị: “Vô vi cư điện các” (Trị vì trong chốn điện các theo đạo vô vi) thì “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh). Một tâm điểm nhỏ bé là cung điện, lầu các có thể phát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng chấm dứt binh đao, loạn lạc, trong một không gian bao la của đất nước. Tính thuyết phục của nguyên lý đức trị ngầm ẩn trong hai câu thơ. >>> Đọc thêm: Hướng dẫn soạn bài Vận nước chi tiết và đầy đủ nhất
Một số bài văn mẫu nêu cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận Bài văn mẫu 1 Năm 980, Lê Đại Hành được tướng sĩ và triều đình tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Tiền Lê. Năm 981, Lê Đại Hành đại phá giặc Tống xâm lược, năm sau đánh dẹp Chiêm Thành, mở ra một thời kì mới: thái bình cho đất nước. Bài thơ "Quốc tộ" có lẽ đã được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử như thế. Đỗ Pháp Thuận không chỉ nói về vận nước mà còn nhắc khẽ nhà vua phải làm gì, làm như thế nào để mở ra cảnh thái bình, thịnh trị cho đất nước. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm ngâm: "Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lí thái bình. Vô vi nơi điện các, Xứ xứ tức đao binh." Câu thơ đầu là một so sánh: "Quốc tộ như đằng lạc". Vận nước như dây leo quấn quýt gợi tả sự vững bền của một đất nước; trăm họ muôn dân một lòng hướng về nhà vua. Vận nước có lúc suy vong, có lúc hưng thịnh. So sánh vận nước như mây quấn, như dây leo, một lời nói cụ thể ngợi ca đất nước bền vững. Câu thơ nói rõ vận nước bền vững như thế nào? Đó là cảnh tượng: "Nam thiên lí thái bình", đất nước Nam được thái bình. Giặc ngoại xâm đã bị đánh tan, giặc dã trong nước đã bị đánh dẹp, khắp mọi nơi của trời Nam được yên vui thái bình. "Vận nước như mây quấn, Trời Nam mở thái bình". Câu thơ thứ hai chữ Hán cất lên, vang lên như một lời ca: "Nam Thiên lí thái bình". Nam Thiên được nói tới chính là "Nam quốc sơn hà" của nhân dân ta. Vần thơ như nén chặt lại, cảm xúc như lắng xuống sâu sắc, thâm trầm. Hai câu 3, 4 kết cấu theo quan hệ điều kiện – kết quả. Nơi điện các phải vô vi là điều kiện. Khắp mọi nơi tắt hết đao binh là kết quả: "Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh". (Vô vi trên điện gác, Chốn chốn tắt đao binh). "Vô vi" nghĩa đen là không làm gì cả. Ở nơi cung điện, nhà vua nhẹ sưu thuế, giám bớt việc binh dịch, quan tâm đến sản xuất, mở mang việc học hành, đem lại no ấm yên vui cho trăm họ... thì đó là "vô vi". Trái lại, nơi cung điện vua chúa sống xa xỉ, hoang dâm vô độ... thì không phải là "vô vi". Bậc thánh đế, minh quân trị nước mới biết "vô vi". Có vô vi nơi ��iện gác thì khắp chốn cùng quê, nơi thôn cùng ngõ vắng mới không còn tiếng sầu muộn oán hờn, không còn cảnh loạn lạc nữa, việc binh đao được chấm dứt. Có thể nói hai câu cuối bài thơ là kế dựng nước mà Đỗ Pháp Thuận tâu lên vua Lê Đại Hành. Lời thơ thể hiện ước vọng, nguyện vọng sâu xa của nhân dân ta thời bấy giờ: muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống yên vui, thái bình. Bài thơ biểu lộ một cái tầm cao về chính trị trong sách lược dựng nước, giãi bày một tấm lòng yêu nước, thương dân, một niềm khao khát hoà bình, một niềm tin về vận nước vững bền, thịnh vượng. Hơn một nghìn năm trôi qua, bài thơ "Quốc tộ" của Đỗ Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Vận nước thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh. Vận nước ngày nay là đổi mới, dân giàu nước mạnh, hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước. Xem thêm: Phân tích bài thơ Quốc tộ của Pháp Thuận Bài văn mẫu 2 Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, vua Lê Hoàn thường hỏi thiền sư: “Vận nước ngắn dài thế nào?”. Nhà sư đáp lại bằng bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú để trả lời vua. Nhà sư ở đây không ai khác chính là Thiền sư Đỗ Pháp Thuận ông chính là tác giả của bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú nói trên, đó là bài “Quốc tộ” (Vận nước). Thiền sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là người “học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời” - Thiền uyển tập anh). Ông là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần được thể hiện ở trong văn chương, hay là trong những hành xử của ông đối với đất nước, nhất mực trung thành phò vua giúp nước. Nhà sư tham gia đắc lực vào triều chính thời Tiền Lê, có vị trí vai trò rất quan trọng được vua Lê Hoàn rất mực kính trọng và tin cậy. Vua Lê Hoàn thường hay tâm sự hỏi han ông về các việc triều chính, ông không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà thơ xuất sắc. Những tác phẩm của ông viết ra có tầm ảnh hưởng lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
Tiêu biểu là tác phẩm “Quốc tộ”, bài thơ được làm sau năm 981-982, khi vua Lê Hoàn đích thân đi chinh chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc và kết quả toàn thắng. Bài thơ “Quốc Tộ” được coi như là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của Việt Nam. Bài thơ chính là lời tiên tri của Pháp sư khi trả lời câu hỏi về vận nước của nhà vua. Đây là một trong những tác phẩm mở đầu văn học viết Việt Nam. Bài thơ bắt đầu bằng hai chữ “Quốc Tộ” đã tạo nên sự mở đầu ý nghĩa: ngôi nước được tôn cao (tộ có nghĩa là ngôi), phúc nước được trường thịnh (tộ còn có một nghĩa nữa là phúc - lành, may). Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, cô đọng ngắn gọn, vẻn vẹn hai mươi chữ mà ý nghĩa thật sâu xa. Ở câu thơ đầu tiên, tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận may của đất nước: “Vận nước như mây quấn (Quốc tộ như đằng lạc) Nghệ thuật so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt vừa gợi sự bền chặt, vừa gợi sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng. Cả câu ý nói vận may của nước nhà bền chặt. Tiếp theo câu thơ thứ hai là cách nói trực tiếp: Trời Nam mở thái bình (Nam thiên lí thái bình) Hai câu thơ đầu đã phản ảnh một tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan của tác giả đồng thời củng cố niềm tin của nhà vua vào vận nước. Cái hay ở đây đó là hai chữ “thái bình”, vì hai chữ này vừa kết hai câu thơ đầu vừa mở đầu vừa mở vào hai câu cuối. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ “thái bình”. Tuyên ngôn của hai câu đầu vang lên là mục đích, là khát vọng hòa bình, no ấm, sống trong sự thái bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ đầu này thì tác giả sử dụng những hình ảnh sinh động như: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chặt, chắc chắn của vận mệnh đất nước. Câu thứ hai ở từ “trời Nam” (Nam thiên) nhắc tới “Nam quốc sơn hà” đó là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền của nước ta độc lập. Đường lối trị nước, cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”: Vô vi trên điện các Chốn chốn dứt đao binh (Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh) “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi theo Nho gia là phương sách đức trị: “trị nước bằng đức thì vô vi mà thiên hạ theo về”. Vô vi khi vào Phật có Pháp vô vi đề cao từ bi, bác ái, lấy đức hóa dân, không cần dùng đến các biện pháp bạo lực. Như trong bài thơ này tác giả sử dụng từ “vô vi” còn mang ý nghĩa khuyên con người hãy sống thật sống hợp với lẽ tự nhiên. Trách nhiệm cao cả của một nhà vua đó là là tu nhân tích đức, sống có đạo đức thì mới cảm hóa được lòng dân, nhân dân mới tin tưởng, khâm phục, theo đó làm gương. Nhà vua phải hiểu được lòng dân muốn gì, hành xử với nhân dân ra sao hợp lí với quy luật tự nhiên, đó là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả luân hồi. Vậy ý của Thiền sư đó là muốn khuyên nhà vua hãy dùng phương pháp lấy đức trị quốc, lấy cái đức mà giáo hóa nhân dân. Tiếp theo đó là chữ “cư” trong “cư điện các” nếu hiểu theo nghĩa đơn thuần đó là “ở nơi điện gác”, những ở đây tác giả lại muốn nói đến cách cư xử, điều hành. Còn “điện các” là để chỉ cung điện nơi bàn việc chính sự. Như vậy thì “cư điện các” là muốn nói tới nơi triều chính điều hành chính sự. Có thể nói rằng ở hai câu thơ cuối là kế dựng nước mà Thiền sư Đỗ Pháp Thuận muốn tâu lên nhà vua. Lời thơ như một tấm chân tình mà Thiền sư muốn nói lên ước nguyện của dân ta đó là muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống trong no ấm thái bình. Chúng ta đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ mới thấy được sự tài giỏi, tầm nhìn rộng lớn sâu sắc của Thiền sư và cũng cho chúng ta thấy ý thức trách nhiệm của đại sư đối với đất nước. Sau nhiều năm bảo vệ, giữ gìn, nhưng cũng rất nhiều năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến - loạn mười hai sứ quân và được Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất đất nước, do chiến tranh xâm lược, sự nổi dậy của những thế lực muốn tạo phản lật đổ vua để cướp vương vị, thì vào năm 981 với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống, Lê Hoàn đã đánh bại quân Tống thì đất nước ta bước vào thời kì tương đối ổn định.
Tuy vậy nhưng những phần tử vẫn luôn muốn mưu toan nổi dậy, những tập tục hung hãn thời bấy giờ vẫn còn, nhưng nguyện vọng của con người bấy giờ chính là sự “thái bình”, nhân dân vẫn luôn ước vọng sẽ sống trong sự yên ổn, không có sự đổ máu, đất nước sống trong sự đoàn kết không chém giết lẫn nhau. Vậy chúng ta thấy được sự sáng suốt và nhanh nhạy trong suy nghĩ của Thiền sư khuyên nhà vua trị nước bằng đường lối “vô vi”, hãy lấy đức để cảm hóa lòng dân và đó cũng chính là ước nguyện của nhân dân muốn. Bài thơ được viết ra dưới tình yêu quê hương đất nước, yêu con người của tác giả, vì vậy khi đọc bài thơ mang một âm hưởng nhẹ nhàng, trầm ấm thể hiện tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ góp phần vào công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước bằng thơ ca, còn cho thấy cái tầm nhìn xa trông rộng về chính sách dựng nước. Không chỉ có thể đây còn là một bài ca, ca ngợi đất nước, một niềm tin về đất nước vững bền thịnh vượng dài lâu. Đã hơn một nghìn năm trôi qua vậy mà bài thơ “Quốc Tộ” của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận vẫn còn giữ nguyên giá trị đến tận bây giờ và mãi về sau này. Vận nước dưới thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh, nhân dân được sống trong no ấm. Vậy ở thời hiện nay chúng ta phải cố gắng hết sức để bảo vệ đất nước, đổi mới đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Là thế hệ trẻ chúng ta hãy học và thực hành tốt tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ để áp dụng vào đời sống. Bài văn mẫu 3 Đỗ Pháp Thuận là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước, khát vọng giành độc lập tiêu biểu của dân tộc. Tiêu biểu trong đó có bài thơ Quốc Tộ được tác giả viết vào năm 981 sau khi trả lời kế sách bình thiên hạ cùng với Lê Đại thành. Mở đầu bài thơ của mình, tác giả đã dùng lối nghệ thuật so sánh với câu: “Quốc tộ như đằng lạc”, từ “Quốc tộ” ở đây chính là việc nước, lúc đó chúng ta thường nghĩ đến những kế sách để dựng nước, bảo vệ tổ quốc của mình. Những trí tuệ sáng tạo được đưa ra bởi những người được xem là hiền tài của đất nước, tác giả đã sử dụng những câu thơ để so sánh làm tăng thêm độ cứng cũng như chất thép cho câu thơ tác giả muốn nói đến. Việc nước mang một ý nghĩa khái quát như là cái cách mà chúng ta vẫn thường đối nhân xử thế, hay cái cách mà chúng ta dùng để trong đối nội đối ngoại với các nước láng giềng. Để có thể chăm sóc cho những người dân khi mà đất nước đang còn có một nền tảng về quốc phòng, quân sự còn quá non yếu. Nó chẳng phải chỉ có ý nghĩa cho sự vững bền, dài lâu hay phát triển một cách thịnh vượng. Tâm trạng của tác giả chính là tiếng nói của từng con người trong từng thời đại khác nhau. Mang một tấm lòng yêu nước với khát khao làm cho đất nước cùng dân chúng luôn được sống trong cảnh ấm no thịnh vượng: “Quốc lộ như đằng lạc Nam thiên lí thái bình” Tạm dịch: “Vận nước như dây mây leo quấn quýt Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.” Đây như là một lời tuyên ngôn mục đích, là khát vọng cho hòa bình của tác giả đối với vận mệnh chung của đất nước, nói đến quá trình đánh cho giặc tan rã và giành độc lập dân tộc đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, đất nước thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc: “Giặc than muôn thủa thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt hình đức cao“ Có lẽ rằng đây chính là bài ca của sự hòa bình, những mong muốn có thể đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm để giành độc lập về cho dân tộc, muốn cho dân chúng có thể chung sống và được hưởng thái bình, có cuộc sống bình yên, đất nước được tự do sẽ không có cảnh tang thương, nước mất nhà tan sự bi thương của những lần tàn phá. Vì vậy, các vua quan cần đưa ra những giải pháp cũng như những hành động cụ thể để thể hiện lên những trách nhiệm và vai trò của vua tôi đối với dân chúng của một đất nước đang trong thời kì loạn lạc. “Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh” Qua câu thơ trên tác giả muốn tỏ rõ là một thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không làm trái với những quy luật của tự nhiên và xã hội. Từ "vô vi" ở đây có nghĩa là không làm gì cả mà nó có nghĩa sâu hơn đó là thuận theo tự nhiên và không làm trái ý nó.
Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là khuyên răn dạy bảo cho những con người về cách sống hợp với quy luật của tự nhiên, trách nhiệm của người làm vua là phải không ngừng tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa thì mới làm cho dân chúng phục và lấy làm noi theo. Đức sáng thì tâm mới quy, phải có một tâm hồn thánh thiện và đức tính tốt đẹp cao cả thì dân chúng mới có thể quy phục, mới thu hút và chiếm được lòng dân, nhà vua phải là người luôn hiểu được lòng dân, phải lấy dân làm gốc rễ phát triển đất nước. Phải có một thái độ ứng xử với dân hợp lý, hợp tình, thường xuyên bám sát vào đời sống nhân dân thì mới hiểu được những mong muốn cũng như những khó khăn mà người dân đang từng ngày phải gánh chịu. Những điều trên phải là chân lý để nhà vua lấy làm tiền đề để cai trị đất nước, có như thế thì đất nước mới phát triển, vua tôi mới có thể đồng lòng cùng chung tay để xây dựng và cai trị đất nước theo một quy luật nhân quả đó. Điều mà tác giả đang muốn nhắc tới trong câu thơ này đó chính là khát vọng giành độc lập, tự do cho nhân dân, điều này sẽ thực sự khả thi khi mà dân chúng đoàn kết và cùng nhau chung sức để đánh đuổi giặc ngoại xâm và vua luôn phải là một tấm gương sáng và đi đầu trong phong trào chống giặc ngoại xâm giải phóng đất nước. Bài thơ là tấm gương sáng để chúng ta có thể nhận thức được sự đúng đắn cũng như tầm quan trọng của tự do với một đất nước là niềm tin vững chắc lấy kế sách lấy sự hòa bình, bảo toàn lãnh thổ và làm yên lòng dân làm trọng yếu để bảo vệ tổ quốc. ----------------------- Trên đây là hướng dẫn làm bài cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận bao gồm các kiến thức cần nhớ về tác phẩm và những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo những bài văn mẫu lớp 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
Text
📺 Nữ Hoàng Nước Mắt • Tập 10
🎐Tập hôm nay bắt đầu hay rồi nè, khúc cuối và phần epilogue thấy ấm lòng. Preview hứa hẹn tập sau khóc như 🐶
💉HaeIn cảm giác bệnh tình của mình xấu đi + muốn bảo vệ chồng nên cô quyết định công khai tất cả, trận chiến bắt đầu cam go, ko rõ ở bệnh viện thì team cô BeomJa hay bà Moh đến phòng bệnh của chủ tịch Hong trước.
📁Từ đầu phim đến giờ các sự kiện diễn ra chưa đến 3 tháng, tuần trước luật sư li hôn 2 bên gặp nhau thống nhất nội dung công bố với báo giới, tuy đơn đã ký nhưng chắc chưa nộp ra toà, thế nên KSH mới spoil họ ko thực sự li hôn 🤡 nếu đã thực sự li hôn trên giấy tờ thì HaeIn ko thể tự tin nói trước buổi họp báo là “chồng tôi” bị đe doạ hãm hại được.
🧹Chúc mừng cô BoemJa đã biết được nhà của Trương Quốc Vinh làng YongDu nha 🤡
🍐Ngưỡng mộ mẹ của HyunWoo. Người mẹ tuyệt vời vô bờ bến, người mẹ chồng tâm lí nhất nhất quả đất. Dậy sớm ra vườn hái rau củ organic rồi loay hoay chuẩn bị bữa sáng cho tầm 10 người, rồi đi mua cà phê cho dàn nhân công hái lê, lo toan đủ thứ chuyện ruộng vườn, master xe công nông… lúc nào xuất hiện cũng cảm giác vui tươi tràn sức sống, cái bụng chắc trong như nước suối 🥹🥹🥹
#QueenOfTears #KimJiWon #KimSooHyun #tvndrama
0 notes
Text
Tìm hiểu chi tiết quy định xây dựng biệt thự trong khu đô thị
Xu hướng đầu tư vào xây dựng các căn biệt thự đang tăng lên hàng ngày. Tuy vậy không phải chủ đầu tư nào cũng nắm được cặn kẽ các quy định xây dựng biệt thự trong khu đô thị. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cập nhật thông tin dưới đây cùng KIDU để có thêm kiến thức thi công nhé.
Làm thế nào để được xây biệt thự trong khu đô thị?
Chủ đầu tư có mảnh đất đang đầu tư vào việc xây dựng biệt thự để nghỉ dưỡng. Tuy nhiên nếu đặt vị trí triển khai công trình trong khu đô thị thì có được phép xây dựng không? Nếu có thì cần đáp ứng điều kiện gì? Dưới đây là tổng quan các điều kiện để chủ đầu tư được phép thực hiện dự án.
Đảm bảo mục đích triển khai dự án
Như vậy, mục đích của công trình không được đi ngược lại với quy định và đạo đức xã hội. Vấn đề sử dụng và khai thác đất đai cũng phải theo quy định về quản lý kiến trúc. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp kiểm tra và quyết định thông qua dự án hay không.
Cam kết về mức độ an toàn khi xây dựng
Cụ thể, nhà đầu tư phải chứng minh đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến. Cũng như các công cụ hỗ trợ và bảo hộ an toàn cho các thợ thi công. Hệ thống chống cháy nổ cũng phải được kiểm soát 24/24, kết hợp với bảo vệ môi trường khu vực thực hiện đầu tư.
Trong trường hợp khu vực xây dựng chứa những công trình công cộng như đền thờ, hệ thống giao thông, … Chủ đầu tư cũng có nhiệm vụ phải bảo vệ tuyệt đối, không xâm phạm bất cứ công trình nào. Nếu có nhu cầu dỡ bỏ, chủ đầu tư phải liên hệ với cơ quan chức năng để giải trình và xin phép.
Thiết kế công trình theo quy định
Ngoài ra, do đô thị là khu vực hết sức nhạy cảm. Bởi thế, quá trình thi công dự án sẽ phải hạn chế một số vật liệu xây dựng. Chủ đầu tư cần đọc kỹ và cân nhắc chuẩn bị trước khi xây dựng biệt thự. Tổng thể công trình phải đảm bảo tính cân đối, chịu được lực lớn và đạt điều kiện không quá 250m2 và không trên 3 tầng.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp phép xây dựng biệt thự
Sau khi đối chiếu các điều kiện trên, nếu chủ đầu tư thỏa mãn các điều kiện thì có thể chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Theo quy định xây dựng biệt thự trong khu đô thị, hồ sơ cấp phép sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
Cung cấp giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
Nộp bản thiết kế cuối cùng của dự án
Đối với các công trình được xây dựng có công trình liền kề thì phải làm thêm bản cam kết đảm bảo an toàn với công trình liền cạnh. Điều này đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra an toàn và bảo vệ quyền lợi của bên liên quan.
Cần lưu ý, bản vẽ mặt bằng của công trình phải được trình bày trên lô đất theo tỷ lệ 1/50 – 1/500. Đối với móng nhà, bản thiết kế phải đảm bảo tỷ lệ 1/50 – 1/200. Các bộ phận khác như hệ thống cung cấp nước, điện, xả thải phải đảm bảo các quy định chung tại khu đô thị.
Thông tin về quy định xây dựng biệt thự trong khu đô thị sẽ giúp người đọc thực hiện tốt dự án của mình. Chủ đầu tư có thể căn cứ vào đó để đối chiếu xem bản thân có đủ điều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng hay không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ KIDU hoặc luật sư để được tư vấn thêm về quy trình.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0905 560 500
Địa chỉ: 97 Lê Lợi, P. Trần Hưng Đạo, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định 55108, Việt Nam
Email: [email protected]
Facebook: Nội Thất Kiến Duy Qui Nhơn
Nguồn bài viết: https://noithatkienduy.com/quy-dinh-xay-dung-biet-thu-trong-khu-do-thi/
0 notes
Text
Công Ty Luật Sư Tuệ Tâm Pháp Cung Cấp Dịch Vụ Pháp Lý Hiệu Quả
Khi gặp khó khăn về vấn đề pháp lý ở mảng hôn nhân, ly hôn, đất đai, th���a kế,... và cần được luật sư tư vấn chi tiết cho tình huống của mình, khách hàng có thể liên hệ về công ty luật sư Tuệ Tâm Pháp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ luật sư Tán Lê Thảo Duyên, người thành lập và điều hành công ty Tuệ Tâm Pháp, mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp nhanh chóng, bám sát quy định pháp luật. Hotline: 0908 693 464. Hoặc truy cập website: https://luatsudian.com
Các loại hình dịch vụ tại công ty:
- Luật sư riêng gia đình: Tư vấn cho cá nhân trong nước, Việt Kiều, cá nhân nước ngoài.
- Luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp: trong và ngoài nước.
- Luật sư chuyên tư vấn các lĩnh vực: liên quan đến bất động sản, hôn nhân gia đình, soạn thảo Hợp đồng, di chúc, đơn khởi kiện,…
- Lĩnh vự đầu tư: Tư vấn, thực hiện việc xin cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, gia hạn thời hạn đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư...; Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp... cho Nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là các Dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lĩnh vực doanh nghiệp: Tư vấn, thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp…
- Lĩnh vực đất đai: Tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch nhà đất (mua bán, tặng cho, thừa kế, uỷ quyền...).
- Lĩnh vực tố tụng: Tư vấn quy định pháp luật, trình tự thủ tục liên quan đến việc các tranh chấp giải quyết tại Tòa án.
- Các lĩnh vực khác theo yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn tại văn phòng luật sư Tuệ Tâm Pháp là Miễn Phí. Các dịch vụ khác có phí, phí sẽ được thu sau cùng, khi khách hàng nhận được kết quả hoàn tất trên tay. Trân trọng!
0 notes
Text
Luật sư Lê Dung cùng đoàn LS TP Hà Nội tham gia tuyên truyền pháp luật về biển đảo tại Phú Quốc
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/luat-su-le-dung-cung-doan-ls-tp-ha-noi-tham-gia-tuyen-truyen-phap-luat-ve-bien-dao-tai-phu-quoc.html
1 note
·
View note
Text
0841 / Tâm thư gởi các bạn đồng môn SPQN
Kính gởi bạn Trần Văn Khương và tất cả cựu giáo sư trường Sư Phạm Quy Nhơn , cùng các cựu giáo sinh thân mến .
Các bạn họp mặt vui chơi có giúp ích được gì cho Quốc Gia trong lúc bị bọn cọng phỉ đua nhau phá nát quê nhà , tham ô hối lộ , cướp đoạt tài sản nhân dân …? Sao chúng tôi chẳng nghe bạn lên tiếng nói gì cả , câm như hến , cúi đầu chịu nhục , còn mang danh trí thức , trí thức thế nào khi đất nước lâm nguy mà bọn côn đồ tay sai tàu cọng bán đứng quốc gia . Bia rượu hả hê , gái trai hý hững sung sướng lắm phải không ? Mấy ông thầy cũ của trường Sư Phạm Quy Nhơn đã ngoài 75 tuổi mà còn sợ chết không dám hó hé , thì đám giáo sinh cũng đi cùng bè …Sao không để số tiền đó giúp người nghèo , những người đấu tranh cho nhân dân bị tù tội đập đánh thì còn có tiếng thơm để đời … Hơn ai hết , hằng ngày các bạn đã nhìn tận mắt những gì đã và đang xẩy ra cho đất nước , nhân dân ba miền dưới bàn tay nhuốm máu của bọn chúng trong 42 năm xâm chiếm Miền Nam .Hoà bình mà như thế a !…? Và dù sao đi nữa các bạn lại được sinh ra và lớn lên dưới chính thể Cọng Hòa ,Tự Do trước năm 1975 thì cũng hiểu rồi chứ để mà so sánh điều hay lẽ phải … Nói ít , nhưng chắc chắn các bạn đã nhiều , và hãy suy nghĩ những việc làm có đúng với bản thân gọi là trí thức của mình không ? Một đất nước tả tơi dưới sự cai trị của bè lũ ngu dốt chắc chắn các bạn đã thấy rồi …Một xã hội tồi bại vô pháp luật , một chính quyền ăn cướp bóc lột nhân dân … Mang danh 4 triệu đảng viên và đúng là bốn triệu thằng cướp cạn ban ngày … Có vui chơi theo ai cứ vui mặc cho nhân dân đau khổ …Nhưng mọi người như tôi yêu cầu các bạn đừng đưa lên mạng những hình ảnh rêu rao họp bạn như vậy để đau lòng dân tộc , những người yêu quê hương … Tôi nói lần này là lần thứ ba trong năm 2017 này , và hy vọng các bạn hiểu giùm .. Kính chào thân mến Nguyễn Doãn Thiện Giống Nòi Việt Nam Tự Do
GIẤY MỜI Nhân ngày Hội ngộ 55 năm Trường Sư Phạm Quy Nhơn và 50 năm ngày ra trường của Khóa 4 SPQN, ban LL cựu gs Khóa 4 SPQN ở Quy Nhơn trân trọng kính mời : – Quý Thầy, Cô giáo – Các ACE đồng môn Khóa 4 SPQN Vào lúc 8 giờ ngày 12/8/2017 về tại quán SKY cafe 332 đường Lê Duẩn, TP Quy Nhơn ( Sau lưng quảng trường Nguyễn Tất Thành) để được gặp mặt, giao lưu với quý Thầy, Cô giáo và các ACE đồng môn Khóa 4. Sự hiện diện của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng môn Khóa 4 là niềm vinh dự và hạnh phúc cho Khóa 4, giúp cho buổi hội ngộ thành công tốt đẹp . Kính chào TM ban LL Khóa 4 ở QN Trần Văn Khương Ghi chú : a/ Kinh phí mỗi ACE đóng góp 130k gồm một món quà lưu niệm + điểm tâm + cafe, hoặc 60 k ( không có quà ) b/ Kính nhờ ACE K4 các tỉnh thành đăng ký số lượng ACE K4 về tham dự họp mặt ngày 12/8/ 2017 qua Facebook trước ngày 1/8/2017 ( có tên càng tốt ) Đ/c đăng ký : + Đặng Thị Thành K4/ĐN ( ID: Thanh Dang – sđt 0934854527 )
Trần Văn Khương K4/QN ( ID: Khuong Tran- sđt 0905212137 ) c/Thu tiền vào tối 11/8 tại 28 Nguyễn Huệ – Quy Nhơn hoặc 7 giờ sáng tại 332 Lê Duẩn. d/ Quà lưu niệm là một cái tách bằng sứ có in logo nội dung :” Hội ngộ 55 năm SPQN và Khóa 4 SPQN- Kỷ niệm 50 năm ngày ra trường 1967-2017 ” Các ACE có Fb sẽ lấy hình trên Fb xuống để in trên ly ( ACE cho ID của mình và đk sớm để kịp làm ly)
0 notes
Text
Theo nội dung nguồn domain của Thanh Niên, ông Lê Viết lách Hải, người đóng cổ phần rộng lớn của Công ty lớn Xây cất Hòa Bình cùng với tỷ suất cầm lưu giữ 17,14% CP, đòi hỏi tập trung Đại hội đồng người đóng cổ phần (ĐHĐCĐ) không ổn định. Lịch trình họp Đại hội đồng người đóng cổ phần không ổn định dự con kiến với những nội dung chủ yếu sau: Loại nhất, trải qua việc bến bãi nhiệm một số trong những member Hội đồng quản ngại trị (HĐQT); thứ hai, thay cho thay đổi một số trong những quy định vào vấn đề lệ của công ty lớn; loại 3, thai bổ sung cập nhật một số trong những member HĐQT mới mẻ. Cuối thuộc là gắn chủ yếu và thực hiện sáng sủa tỏ nhiều tin tức tài chủ yếu của công ty lớn đã trở nên group ông Nguyễn Công Phú công tía ko chuẩn xác và diễn giải sai lệch vào cuộc gặp ngày cuối tuần trước. Cuộc đấu thân ông Lê Viết lách Hải và ông Nguyễn Công Phú càng ngày càng rét Cuộc "nội chiến" trên Công ty lớn Xây cất Hòa Bình, công ty lớn xây đắp lớn nhất Việt nam Phái mạnh, thân ông Lê Viết lách Hải, chủ toạ đương nhiệm, người gây dựng và là kẻ lưu giữ địa điểm này trong cả ngay gần 35 năm vừa qua cùng với ông Nguyễn Công Phú, member HĐQT song lập, người mới mẻ tham gia Công ty lớn Hòa Bình gần đầy hai năm và ko chiếm hữu CP, đang được càng ngày càng rét. "Cuộc chiến" bắt nguồn từ Lúc ông Lê Viết lách Hải kể từ nhiệm địa điểm chủ toạ HĐQT muốn tạo điều kiện kèm theo đến ông Lê Viết lách Hiếu, đại trượng phu ông Hải cầm lưu giữ ghế TGĐ nhằm mục đích cung ứng tính pháp luật theo luật Công ty hiện tại hành, người cầm lưu giữ công tác TGĐ ko được với mối quan hệ hộ gia đình với những người quản ngại trị công ty. "Hòa Bình đang trống chức vụ tổng giám đốc và Hiếu cũng trong tình trạng danh không chính, ngôn không thuận. Lên tổng giám đốc cho Hiếu có điều kiện phát huy vai trò của mình hơn" - ông Lê Viết lách Hải giảng nghĩa sau Lúc kể từ nhiệm. Bên cạnh đó cùng với việc này là chỉ định ông Nguyễn Công Phú - member HĐQT song lập thực hiện chủ toạ HĐQT từ là 1.1.2023. Thế tuy nhiên chưa tới ngày giao trả đầu tiên, Hòa Bình công tía Quyết nghị 53 ngày 31.12.2022 được HĐQT trải qua về sự việc hoãn thực hành đơn xin kể từ nhiệm (ký 12.12.2022) công tác chủ toạ HĐQT của ông Lê Viết lách Hải Tính từ lúc 1.1.2023 na ná hoãn thực hành đơn kể từ nhiệm của ông Lê Viết lách Hải xin rút ngoài tư cơ hội member HĐQT. Bên cạnh đó, hoãn thực hành việc xây cất Hội đồng gây dựng vì ông Hải hàng đầu trước đấy. Quyết nghị cũng trải qua hoãn thực hành việc chỉ định công tác TGĐ đến ông Lê Viết lách Hiếu; hoãn thực hành việc thai ông Nguyễn Công Phú vào công tác chủ toạ HĐQT. n Hòa Bình là công ty lớn xây đắp lớn nhất trên Việt nam Phái mạnh, ghi vết trỏ chuột tới với rất nhiều dự án công trình rộng lớn Ngay lập tức sau này đó là cuộc "chiến" trên rất nhiều phương tiện đi lại truyền thông về sự việc ai sẽ là chủ toạ đầu tiên của Hòa Bình thân ông Lê Viết lách Hải và ông Nguyễn Công Phú. Tuy vậy, replay phỏng vấn Hiện lên Thanh Niên quan hệ tới vụ việc này, trạng sư Bùi Quang đãng Nghiêm, Đoàn Trạng sư TP.Sài Gòn cam đoan, xét bên trên góc nhìn pháp luật thì lúc này theo giấy phép ĐK Marketing Thương mại, ông Lê Viết lách Hải vẫn đang được là chủ toạ HĐQT và là kẻ thay mặt đại diện lao lý của Công ty lớn Hòa Bình. Mặc dù trước đấy Quyết nghị HĐQT công tía thai ông Nguyễn Công Phú đảm nhận chức vụ chủ toạ HĐQT của công ty lớn tuy nhiên hoàn cảnh với hiệu lực thực thi hiện hành hoặc gửi giao đầu tiên cũng không thực hiện tại. Công ty lớn Hòa Bình hiện tại đang được là công ty lớn đại bọn chúng, niêm yết CP bên trên sàn thị trường chứng khoán nên tiếp tục tuân hành theo quy định của luật Công ty, bên cạnh đó theo vấn đề lệ và đã được người đóng cổ phần trải qua. Tới ngày cuối tuần trước, ông Nguyễn Công Phú và một số trong những member HĐQT song lập đang công tía một số trong những tin tức nội cỗ của Công ty lớn Hòa Bình. Ngay lập tức sau đấy, Hòa Bình đang với Thông cáo
báo mạng chưng vứt nhiều tin tức này và tuyên tía tiếp tục khởi khiếu nại group ông Phú và tiên tiến nhất là đòi hỏi Đại hội đồng người đóng cổ phần không ổn định như nói bên trên. ( () (window._fbq = []); if (!_fbq.loaded) var fbds = document.createElement('script'); fbds.async = true; fbds.src="/en_US/fbds.js"; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(fbds, s); _fbq.loaded = true; _fbq.push(['addPixelId', '262018417310658']); )(); window._fbq = window._fbq || []; window._fbq.push(['track', 'PixelInitialized', ]); window.fbAsyncInit = () FB.init( appId : '403237164337145', autoLogAppEvents : true, xfbml : true, version : 'v3.1' ); ; ( (d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.async = true; js.src = "/vi_VN/sdk.js"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk')); #Ông #Lê #Viết lách #Hải #triệu #tập #ĐHĐCĐ #bất #thông thường #bến bãi #nhiệm #một #số #thành #viên #HĐQT nội dung nguồn domain " news.google.com
0 notes
Text
Huấn luyện an toàn lao động ở đâu chất lượng?
1. Khách hàng nói gì về dịch vụ huấn luyện an toàn lao động của chúng tôi
An Toàn Nam Việt đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong sứ mệnh đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh miền nam nói riêng. Và trách nhiệm đó đối với Nam Việt là điều gì đó vô cùng quý báu, chính vì thế mà công tác Đào Tạo Huấn Luyện An Toàn Lao Động của Nam Việt luôn được chú trọng ngày càng chuyên nghiệp và động lực để An Toàn Nam Việt phát triển lớn mạnh đến hiện tại đến từ các phản hồi tích cực lẫn góp ý của phía doanh nghiệp. Bên dưới là các phản hồi của quý đối tác mà chúng tôi đã phục vụ.
Công Ty Cổ Phần CIC39
“Đơn vị huấn luyện an toàn làm việc tốt, từ công tác chuẩn bị tổ chức lớp học. Nói chung là đáp ứng được yêu cầu mong đợi của tôi. Giảng viên rất nhiệt tình, giảng dạy sinh động, tài liệu chuẩn bị chu đáo, bài giảng bám sát vào thực tế dựa trên tính chất công việc của bên chúng tôi.”
Trần Thế Phương / Cán bộ an toàn
Công Ty Cổ Phần Kim Cương Xanh
“Dịch vụ huấn luyện an toàn thật sự chất lượng và uy tín. Tôi đã giới thiệu nhiều anh em kinh doanh sử dụng dịch vụ tại đây và đều rất hài lòng bởi sự tư vấn và làm việc nhiệt tình của nhân sự trên mong đợi.”
Phan Đình Phượng / Phó Tổng Giám Đốc
Công Ty Cổ Phần INTERHOUSE LA
“Luôn lắng nghe và hiểu rõ mong muốn của khách hàng. Tư vấn giúp khách hàng giải quyết những khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ. Luôn đồng hành và cùng khách hàng thực hiện ý tưởng mong muốn. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn dịch vụ của Nam Việt và giới thiệu cho anh em bạn bè rất nhiều.”
Lê Viết Hà / Tổng Giám Đốc
youtube
2. Những ưu điểm của dịch vụ huấn luyện an toàn lao động tại Nam Việt
An Toàn Nam Việt tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động uy tín, chuyên nghiệp với các ưu điểm sau:
Chi phí Huấn luyện cạnh tranh nhưng chất lượng huấn luyện vẫn được đảm bảo.
Lịch tổ chức Huấn luyện linh động với tình hình sản xuất của Công ty doanh nghiệp.
Thủ tục hồ sơ cấp chứng chỉ an toàn lao động nhanh chóng, đúng quy định của Pháp luật.
Giảng viên huấn luyện là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Những bài giảng được biên soạn phù hợp với công tác an toàn lao động tại các Doanh nghiệp.
An Toàn Nam Việt làm việc tận tâm, chuyên nghiệp để hỗ trợ cho khách hàng chính xác, và nhanh nhất.
3. Đội ngũ giảng viên Huấn Luyện An Toàn Lao Động
Đội ngũ giảng viên tại An Toàn Nam Việt là những chuyên gia trong lĩnh vực an toàn lao động. Xuất phát điểm của họ là những người kỹ sư, thạc sỹ, sau bao nhiêu năm làm việc trực tiếp trong nghề họ đúc kết được vốn kinh nghiệm quý giá.
Đối với Đội ngũ giảng viên của chúng tôi, khi họ quyết định đồng hành cùng An Toàn Nam Việt là họ có những hoài bão và mục tiêu to lớn là góp phần xây dựng hành trang an toàn cho người lao động. Cho nên, việc giảng dạy hết khả năng, truyền đạt hết những kiến thức, kinh nghiệm là mục tiêu chung của tập thể cũng như của từng giảng viên tại An Toàn Nam Việt.
Quy trình tuyển chọn giảng viên tại An Toàn Nam Việt cũng hết sức khắc khe với quan điểm rằng chất lượng giảng dạy là trên hết. Cũng giống như khẩu hiệu “An toàn là trên hết” mà ở Nam Việt, việc giảng dạy về an toàn cũng cần được đầu tư bài bản.
4. Năng lực Huấn Luyện An Toàn Lao Động của An Toàn Nam Việt
Giấy phép huấn luyện an toàn lao động
Các hoạt động đào tạo của An Toàn Nam Việt đã được Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội nghiệm thu và cấp giấy phép hoạt động đúng quy định.
Bài giảng và phương pháp giảng dạy
Nam Việt có nội dung các khóa huấn luyện an toàn lao động bằng tài liệu giáo án rõ ràng, chi tiết nhất. Nội dung huấn luyện đều đảm bảo được giảng dạy và thực hiện theo đúng quy trình, đồng thời sẽ bám sát vào nghị định 44/2016/NĐ-CP
Hơn nữa, trước khi tài liệu giảng dạy được đưa vào các khóa huấn luyện, chúng đã được kiểm duyệt và đánh giá về hiệu quả mà nó đem lại.
5. Kim chỉ nam hoạt động đào tạo của An Toàn Nam Việt
Ở An Toàn Nam Việt. Chúng tôi luôn đặt tâm huyết nghề nghiệp đào tạo an toàn lao động lên ưu tiên hàng đầu. Bởi vì đối với chúng tôi, việc truyền đạt kiến thức biết tự bảo vệ mình cho công nhân. Để họ có được hành trang an toàn trên con đường mưu sinh của mình là điều gì đó thiêng liêng.
Đảm bảo cho việc huấn luyện được hiệu quả, chúng tôi chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ từng tí một dù là nhỏ nhất. Từ việc chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị giảng dạy đến giáo trình, tài liệu, âm thanh, ánh sáng
Giảng viên huấn luyện an toàn lao động của chúng tôi là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Thậm chí họ còn có cả những công trình nghiên cứu nhận dạng các mối nguy trong tất cả các ngành nghề và cách phòng chống tránh chúng.
Bài giảng của giảng viên được đúc kết từ thực tiễn và truyền đạt 1 cách sinh động, dễ hình dung nhất đến người lao động. Những yếu tố đó giúp cho người lao động thoải mái trong thời gian học tập và tiếp thu tốt kiến thức giảng dạy của chúng tôi. Đương nhiên kiến thức truyền đạt luôn bám sát với nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Từ đó, nắm được nhiều biện pháp phòng chống mối nguy hiểm và cách tự bảo vệ mình. Đồng thời còn vận dụng nó một cách phù hợp nhất trong thực tế công việc.
0 notes
Text
Tư vấn thành lập VPĐD cho Công ty CECEP
Luật Sư Lê Dung tự hào về sự hiểu biết sâu sắc về từng chi tiết nhỏ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mục tiêu là cung cấp những dịch vụ tư vấn pháp lý linh hoạt và thực tế, nhằm đáp ứng mục tiêu và nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện.
Một trong những khách hàng gần đây của luật Sư Lê Dung là Công ty CECEP. Một doanh nghiệp Trung Quốc lớn trong lĩnh vực môi trường.
1 note
·
View note
Text
Phạt luật sư Lê Văn Thiệp 8 triệu vì đăng tin sai về nữ phóng viên mắc Covid-19
Cục Phát thanh truyền hình – Thông tin điện tử (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã ra quyết định xử phạt 8 triệu đồng với luật sư Lê Văn Thiệp vì hành vi vi phạm do đăng Facebook nội dung không đúng về nữ phóng viên mắc Covid-19.
Luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) bị phạt 8 triệu đồng vì hành vi cung cấp, truyền đưa, sử dụng thông tin tại tài khoản Facebook Lê Văn Thiệp để xúc phạm uy tín,…
View On WordPress
5 notes
·
View notes
Text
LỊCH SỬ ĐÃ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? GỒM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
"Bạn nào có con thi môn Sử thì đọc nhé.
Ôn thi Sử nè 😀
(copy trên mạng có sủng bô)
- Dương Vân Nga lên tiếng về nghi án hẹn hò: “Tôi và anh Lê Hoàn chỉ là bạn”;
- Bộ ảnh cưới hot-girl Huyền Trân bên chồng Tây Chăm-pa đốn tim các bạn trẻ;
- Lê Lai "gây bão" khi được khen đóng tốt hơn phiên bản gốc Lê Lợi trong chương trình Gương mặt thân quen;
- Bé Trần Cảnh đăng quang chương trình “Hoàng đế Việt nhí” với sự giúp sức của bầu show Độ Trần;
- Chân dung nghi can Đỗ Thích trong vụ thảm sát hai cha con đại gia chổi đót họ Đinh tại Ninh Bình: “Thích ngoan hiền và ít nói”;
- Công an kinh tế Âu Lạc phá đường dây sản xuất nỏ thần giả từ Quảng Châu của đại gia Hoa Kiều;
- Diễn biến mới nhất phiên tòa xét xử ly hôn vợ chồng Lạc Long Quân – Âu Cơ: “Nhiều con để làm gì, mà để hôm nay ngồi đây như thế này”;
- Tây Hạ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Đại Việt đánh Ung Châu, kêu gọi Đại Việt không làm xấu đi tình hình khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế;
- Giá cổ phiếu các tập đoàn bất động sản Cổ Loa tăng mạnh trước tin sắp có Chiếu dời đô;
- Chuyện gì đang xảy ra với dự án Phượng Hoàng Trung Đô?;
- Phỏng vấn sĩ tử sau bài thi văn sáng nay "Nhật Bản bây giờ thay đổi thói cũ theo Thái - Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ”;
- Webtretho: nickname Me_phu_dong: Các mẹ tư vấn giúp em với, con em đã ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, nên dùng loại sữa nào cho phù hợp;
- Nick name nguyen_phuc_anh: “[Nhờ giúp] Chào các thím voz của f17, các thím tư vấn giúp em cách nào lấy lại vương vị được không ạ”;
- Trần Hưng Đạo lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ Mất tích của 30 vạn Du khách Mông Cổ;
- Thiếu gia Tuấn Trần bị bắt quả tang ở cùng phòng với chị họ hotgirl Thiên Thành: Bộ Công an xác nhận đã có quan hệ tình dục;
- Công an phường Phù Ủng: Ra quân giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Phạm-đan-sọt ngoan cố bị áp giải về phường làm gương;
- Ngày Môi trường Thế giới 05/06: Nếu không hạn chế hoạt động của Mai An Tiêm, đại dương sẽ nhiều dưa hấu hơn là cá;
- Rúng động vụ sửa bài thi Đại học của giám thị hội đồng thi Thừa Thiên: Chủ tịch nước ân xá - Cao Bá Quát thoát án tử hình;
- Nghi án Hotboy Hoan Thoát ngáo đá chui ống đồng: Hoá ra là đi trốn;
- Tìm công chúa, tình cờ phát hiện hang động mới: Ngành Du lịch vinh danh nam-thần-sáu-múi Thạch Sanh;
- Cư dân mạng đồng loạt ký tên ủng hộ Trọng Thuỷ: “Lấy cắp nỏ thần không có lỗi, lỗi tại tình yêu”;
- Sư Vạn Hạnh trục vong thành công, đưa Lý Công Uẩn thành TBT kiêm CTN Đại Cồ Việt;
- Nhằm giảm ùn tắc giao thông, Văn phòng Chủ tịch nước tuyên bố: kể từ 29/2, hai chủ tịch Trưng Trắc và Trưng Nhị sẽ sử dụng chung 1 voi (sau khi đã chung 1 chồng);
- Đằng sau vụ việc nam sinh Toản bóp cam: mối nguy hiểm khi thực phẩm bẩn tuồn vào bếp ăn nhà trường;
- Hậu vệ Bình Trọng: "Thà nhặt bóng ở V-league còn hơn đá chính ở Ass-league";
- Thái Bình: Nguyễn Công Trứ chỉ đạo lấn biển trồng rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Án mạng khu vườn vải: Tổng thống Đại Việt Lê Nguyên Long đột tử vì thượng mã phong?
(sapô: Nữ giáo sư tiến sĩ Thị Lộ là nghi can duy nhất. Liệu có sự tiếp tay của cựu Bộ trưởng văn hóa Trãi Nguyễn vì ghen tuông?);
- Quyết vượt đại gia Lê Ân, Cậu Trời Đặng Lân tậu giường 09 tỷ;
- Gian lận thi cử ở Thăng Long: Thứ trưởng Đôn nói không có chuyện chỉ đạo cấp dưới bao che cho người thân..."
5 notes
·
View notes
Text
Vụ bé gái 3 tuổi bị người tình của mẹ đóng đinh vào đầu: VKS đề nghị mức án
Trưa ngày 13/10, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú huyện Thạch Thất) về các tội Giết người và Cố ý gây thương tích. Bị hại trong vụ án này là cháu Đ.N.A. (SN 2018, con gái người tình).
Bị cáo Huyên tại phiên tòa xét xử.
Trình bày trước HĐXX, đại diện VKSND TP Hà Nội cho biết vai trò của chị N.T.L. (mẹ cháu bé) trong vụ án từ lời khai của những người liên quan bất nhất, có nhiều thay đổi trong cả quá trình điều tra vụ án và tại phiên tòa.
*Truy cập kết quả xổ số miền trung để xem kết quả xổ số mới nhất nhé
Theo kiểm sát viên, bị cáo Huyên từng khai tại cơ quan điều tra trong những lần bị cáo đánh đập và hành hạ cháu cháu A. chị L. đều biết và nghi ngờ nhưng do cả 2 yêu nhau và có một con chung nên người mẹ này không nói gì.
Đại diện VKS cũng công bố lời khai của chị L, tại cơ quan điều tra, cho thấy người mẹ có mặt ở nhà trong hai lần cháu A. bị Huyên ép uống thuốc trừ sâu và bị đánh gãy tay. Chị L. từng khai có lần thấy con nôn ra dịch màu xanh da trời, có mùi xăng nhưng cũng không nghi ngờ là do Huyên, bởi con gái bình thường cũng hay nôn trớ. Tương tự, trong lần con bị gãy tay, chị L. nói nghi ngờ cháu bị ngã hoặc do Huyên bế mạnh.
Ngoài ra, đại diện VKS cũng công bố thêm hai tin nhắn giữa Huyên và chị L. thể hiện nội dung "nếu công an vào điều tra phải khai thật, giờ mà nói dối càng chết. Nếu công an vào điều tra thì sẽ nghi ngờ vợ chồng mình đầu tiên".
"Với nội dung tin nhắn này, chị L. vẫn khẳng định không biết, cũng không nghi ngờ bạn trai?", kiểm sát viên hỏi. Đáp lời, chị L. cho rằng khi đó chưa ai biết chị và Huyên chung sống như vợ chồng, nên dặn nhau khai thật là khai về mối quan hệ hai người, không giấu nữa, chứ không liên quan các tai nạn của cháu bé.
Luật sư Lê Hồng Hiển (người bảo vệ quyền lợi cho bị hại) cũng đưa ra một số câu hỏi cho dành mẹ bé gái. Luật sư Hiển đưa ra những tin nhắn của chị L. nhắn cho Huyên vào đ��m 17/1, khi cháu A, được đưa vào bệnh viện cấp cứu với 10 chiếc đinh trong đầu.
"Dù có chuyện gì xảy ra, em vẫn yêu anh, em không thể sống mà thiếu anh", luật sư Hiển đọc đoạn tin nhắn và đặt nghi vấn L. biết những hành động mà Huyên làm với con gái mình nhưng vì tình yêu mà chị này đã bỏ qua.
Chị Nguyễn Thị Huyền Anh (nhân chứng mới) là bác ruột của cháu bé cho biết, chị không có hiềm khích hay ghét bỏ gì L. Tuy nhiên, chị Huyền Anh đưa ra quan điểm không thể loại bỏ vai trò của mẹ bé gái trong vụ án này.
Theo chị Huyền Anh, suốt thời gian bé A. chung sống với L. và người tình, mẹ bé gái hay quanh co, giấu diếm về lý do những lần A. phải nhập viện cấp cứu. Người phụ nữ này khẳng định chị có những bằng chứng để chứng minh chị L. biết việc người tình hành hạ bé gái.
Trước tình tiết mới này, đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vai trò của chị N.T.L.
Trước đề xuất của VKS, HĐXX đã quyết định quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số tình tiết mới xuất hiện tại phiên tòa. Kiểm sát viên đã hỏi chị Huyền Anh về nội dung tin nhắn và hỏi chị L. đối chất về những vấn đề chị Huyền Anh đã nói. Người giữ quyền công tố đã hỏi cặn kẽ từng lần cháu bé bị đánh, chị L. có biết không? Bị cáo Huyên một mực khẳng định chị L. không biết.
Kiểm soát viên cũng hỏi ông Chức có tài liệu hay chứng cứ gì cho rằng chị L. biết việc Huyên đánh cháu bé không? Nhưng ông Chức trả lời không có.
Kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần luận tội, đại diện VKS đã nhận định lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với hồ sơ điều tra, phù hợp lời khai của người làm chứng, và những người liên quan, có đủ cơ sở xác định bị cáo đã có hành vi cố ý gây thương tích và giết người.
Với chị L. đại diện VKS khẳng định không có cơ sở cho rằng chị L. có hành vi có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo Huyên. Với tính chất, mức độ nguy hiểm của bị cáo Huyên, VKS đề nghị có mức độ hình phạt nghiêm khắc nhất, tuy nhiên trước khi đưa ra phán quyết, HĐXX cần xem xét tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
VKS đề nghị loại bỏ bị cáo khỏi xã hội, xử phạt bị cáo tử hình về tội giết người, 4, 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tổng hợp hình phạt cho bị cáo là tử hình.
Sau khi nghe đại diện VKS luận tội và đề nghị mức án tử hình cho 2 tội danh, bị cáo Nguyễn Trung Huyên xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình.
*KQ66.org luôn cập nhật những thông tin tin tức mới nhất hàng ngày cho người xem. Cảm ơn mọi người đã theo dõi
0 notes
Text
Nhưng bài Văn tế giỗ tổ Hùng Vương đơn giản
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội toàn dân ghi nhớ công lao của các vị vua Hùng khai thiên lập địa. Vậy các hoạt động diễn ra trong ngày này và văn tế giỗ tổ Hùng Vương như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của nhà thờ họ.
Tìm hiểu nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi với cái tên gọi khác là Quốc giỗ hoặc Lễ hội Đền Hùng. Đây là ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ đến công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng, cũng như bày tỏ lòng biết ơn với Thủy Tổ của người Việt tức Lạc Long Quân và Âu Cơ thân sinh ra các vua Hùng.
Theo Ngọc phả Hùng Vương ghi chép trong thời Hồng Đức Hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Lý nhà Tiền Lê, nhà Trần rồi đến Hậu Lê đều hương khói trong ngôi đền này. Không chỉ các bậc vua chúa, quan binh mới lễ ở đây, mà nhân dân toàn quốc đều có thể lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.
Vào thời Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông (1601) chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương . Nhưng đến thời nhà Nguyễn ( năm Khải Định thứ 2) thì chính thức chọn ngày 10 tháng 3 ��m lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương để nhắc nhở mọi người tưởng nhớ về tổ tiên và các vị Vua Hùng khai thiên lập địa. Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương
giỗ tổ Hùng Vương là ngày lên ngôi của vị vua đầu tiên, bắt đầu lịch sử của một quốc gia. Vào ngày này, tất cả con cháu Việt Nam trở về đất tổ nhằm ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, cũng như thể hiện niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là ngày để chúng ta ôn lại quá trình lịch sử hào hùng của đất nước, khẳng định sức mạnh giống nòi và sức trường tồn mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, quảng bá Di sản vô giá tồn tại hàng nghìn năm của Việt Nam ra bên ngoài thế giới.
Để lưu truyền mãi đến thế hệ con cháu, truyền thuyết Hùng Vương đã được đưa vào chương trình giảng dạy để giáo dục học sinh bậc tiểu học
Ngày giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ không
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” là câu ca dao đã in sâu vào trong lòng người dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Ngày này được tính là ngày quốc lễ của dân tộc.
Vậy bạn có biết giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày không? Dựa trên luật pháp được ban bố hiện hành, học sinh, sinh viên, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào 10/3 âm lịch để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong trường hợp trùng vào các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, lịch nghỉ bù sẽ được quyết định bởi các doanh nghiệp, trường học.
Các hoạt động thường niên diễn ra trong ngày giỗ tổ
Vào dịp lễ Giổ tổ thường diễn ra các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc quốc gia. Những hoạt động này được xem như một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt ta.
Phần lễ
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm với ngày chính hội là lễ rước kiệu và lễ dâng hương cụ thể:
Lễ rước kiệu vua: Trong lễ rước kiệu có rất nhiều màu sắc, cờ, hoa, lọng, kiệu, đoàn người mặc trang phục truyền thống rực rỡ với ý nghĩa mang lại những điều may mắn. Đoàn xuất phát từ dưới chân núi đi lên lần lượt các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương chính .Lễ rước kiệu được sắp xếp theo một trình tự nhất định với đội múa sư tử đi đầu, kế tiếp là đoàn rước quốc kỳ, cờ hội và đoàn người đánh trống khua chiên, rước tàn lọng; cuối cùng là đội kiệu. Chủ tế, quan viên, các vị bô lão cùng nhân dân địa phương đi theo sau.
Lễ dâng hương: Dâng hương là phần nghi lễ chính quan trọng nhất trong ngày giỗ. Người hành hương tới đền Hùng mỗi người đều thắp vài nén nhang khi tới đất Tổ để nhờ làn khói hương nói hộ những tâm niệm của mình với tổ tiên.
Phần hội
Về phần hội, có nhiều trò chơi dân gian đầy ý nghĩa được tổ chức như: Thi hát xoan (tức hát ghẹo hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ); thi đấu vật, kéo co, đá gà, gói bánh chưng, đánh cờ, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc - nơi các vua Hùng luyện thủy binh. Hay những hội trại văn hóa, gian hàng trưng bày quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các tỉnh. Tất cả các hoạt động trên đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình trong không khí, hào hùng, tưng bừng, nhộn nhịp của ngày Giỗ tổ.
Thi gói bánh chưng tại lễ hội đền Hùng
Sắm lễ cúng giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn được người Việt quan tâm sau dịp Tết Nguyên Đán. Trong ngày này, rất nhiều các hoạt động văn hóa tâm linh được tổ chức không chỉ ở đất tổ Phú Thọ mà còn trên khắp cả nước. Tại các gia đình, nhiều người cũng chuẩn bị mâm lễ cúng rất tươm tất để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng.
Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 của Bộ Văn Hóa có hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng có Lễ phẩm sau:
Bánh dày và bánh chưng mỗi loại 18 chiếc dâng lên 18 đời Vua Hùng
Trầu, cau, hương, hoa, nước, rượu và ngũ quả.
Bánh dày hình tròn tượng trưng cho Trời, thường là bánh không có nhân. Bánh chưng có nhân mặn hình vuông tượng trưng cho Đất.
Bên cạnh hướng dẫn trên thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương ở hầu hết các địa phương gần như giống nhau có: xôi, oản, rượu, hương, hoa quả, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (phải là gà trống thiến), thịt lợn (lợn đen).
Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến "Điển lệ miếu thờ Hùng Vương" có quy định: Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, lợn, dê, xôi.
Còn tại các gia đình, khi cúng Giỗ vua Hùng cũng không thể thiếu những lễ vật cơ bản sau:
Bánh chưng và bánh giầy.
Hương hoa, trầu, cau, rượu, nước, và mâm ngũ quả.
Mâm cỗ (có thể cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo điều kiện và tín ngưỡng của từng gia đình).
Sau khi bày biện lễ cúng xong, chúng ta tiến hành đọc văn tế giỗ tổ ở dưới đây:
Văn tế giỗ tổ Hùng Vương
Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:
Tiên Linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục
Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm
Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ
Tiên Linh 18 đại Hùng Vương
Tiên Linh tiên vương các triều đại
Tiên Linh các Anh hùng Liệt nữ
Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt
Cáo rằng:
Nước có nguồn, cây có cội
Chim có tổ, người có tông
Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản
Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng
Nhớ chư tổ linh xưa,
Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải
Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam
Tiếng BỐ ƠI rươm rướm lệ dân Hùng
Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt
Nào bảo bọc dân ương
Nào chăm lo dân hạnh
Chống giặc tự thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng
Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên
Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú
Tình bao la như Đồng Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu
Gương hiếu đạo mộc mạc Lang Liêu
Tình sắc son thủy chung Cao thị
Trống đồng dội vạn thù khiếp vía
Đàn đá reo muôn dân ca xang
Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần công Bắc địch
Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di
Than ôi,
Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận
May nhờ,
Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng
Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy
Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao
Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập
Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông
Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng
Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả
Kính lạy chư linh, chúng con nay:
Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành
Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ
Nguyện rằng:
Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương
Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc
Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”
Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”
Thắp trăm nén nhang
Lòng thành đảnh lễ
Linh thiêng chư tổ
Chứng giám lòng thành
Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ
phiêu thạch ba
Cẩn bút
Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại đền
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.
Hương tử con là………………………………………………..Tuổi………….
Ngụ tại……………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch) Nhân ngày giỗ Tổ
Hương tử con đến nơi……………Đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong cho các Vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài khấn giỗ tổ Hùng Vương tại nhà
Nhiều gia đình ở xa Phú Thọ, không có điều kiện đến lễ hội đền Hùng thì có thể làm lễ tại nhà với tấm lòng hướng về nguồn cội và tri ân công lao của các Vua Hùng. Khi làm lễ, gia chủ nên tham khảo bài văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại nhà dưới đây:
Nam mô a di đà Phật! (3 lần )
Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.
Con tên là... địa chỉ... Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ. Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan. Điều lành mang đến vẹn toàn.
Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, Tai qua nạn khỏi tháng ngày.
Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới. Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.
Thi đỗ lớp gần, trường xa. Mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, ý trung nhân xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.
Đi làm thăng quan tiến chức. Buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, nam mô a di đà Phật!
Kính lạy cao xanh trời đất. Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh trần cõi người hiền, muôn đời độ trì phù hộ!
Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)
Trên đây là văn tế giỗ tổ Hùng Vương và các thông tin có liên quan. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh như lăng mộ, đình chùa ... quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư [email protected] các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.
Xem nguyên bài viết tại : Nhưng bài Văn tế giỗ tổ Hùng Vương đơn giản
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3dV9IA7
0 notes
Text
Luật sư Lê Văn Thiệp thừa nhận đăng tin xúc phạm nữ nhà báo mắc COVID-19 trên Facebook
Ngày 10/4, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết đã có buổi làm việc với Luật sư Lê Văn Thiệp liên quan đến dòng trạng thái có nội dung xúc phạm trên Facebook về một nữ phóng viên nhiễm COVID-19…
Phạt chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin xúc phạm hình ảnh lực lượng CAND
Cụ thể, trước đó tài khoản Facebook mang tên Lê Văn Thiệp đã có dòng nội dung:…
View On WordPress
2 notes
·
View notes
Text
Giới làm phim lên tiếng vì bất cập của dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)
Nhiều nhà làm phim, khách mời tên tuổi tham gia tọa đàm "Ai góp ý giơ tay lên". (Ảnh: Ơ kìa Hà Nội)
Ngày 26/09, giới làm phim Việt đã tổ chức cuộc thảo luận mang tên "Ai góp ý giơ tay lên". Đây là cuộc thảo luận, tọa đàm online được tổ chức bởi Ơ kìa Hà Nội với mục đích đưa ra kiến nghị đóng góp cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Sự kiện đã quy tụ các nhân vật hoạt động lâu năm và có ảnh hưởng trong làng điện ảnh.
Trong đó, danh sách các đạo diễn xác nhận tham gia gồm: Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Huy, Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hữu Tu��n…
Các đạo diễn khác như: Charlie Nguyễn, Hồng Ánh, Nguyễn Quang Dũng, Tạ Nguyên Hiệp... cũng tham gia tọa đàm. Bên cạnh đó sự góp mặt của các đơn vị sản xuất, phát hành gồm: bà Ngô Bích Hạnh (đại diện công ty BHD), bà Trần Bích Ngọc (Nhà sản xuất phim "Người bất tử", "Vợ ba"), Đồng Phương Thảo (Nhà sản xuất phim "Vị"); các nhà hoạt động văn hóa: ông Jeremi Segay – Tùy viên văn hóa, Đại sứ quán Pháp; luật sư Phạm Khánh Toàn…
Có quy định về độ tuổi vẫn không thể xếp loại phim
Trên cơ sở một cuộc thảo luận với không gian mở, nhiều góc nhìn đa chiều và các sáng kiến từ chính những người tham gia sản xuất và phát triển điện ảnh được nêu ra. Là người mở đầu cho cuộc hội thảo, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ: "Trong thời gian qua, bên cạnh vai trò nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, giảng viên... tôi còn đảm nhận thêm vai trò thành viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia.
Qua đó, tôi đã có dịp tiếp cận và xét duyệt hai bộ phim tiêu biểu cho nền nghệ thuật điện ảnh đương đại Việt Nam là "Miền kí ức" của đạo diễn Bùi Kim Quy và "Vị" của đạo diễn Lê Bảo. Trong đó, "Miền kí ức" được Hội đồng xét duyệt với tỉ lệ tuyệt đối. Tuy nhiên, "Vị" đã bị cấm với lí do xuất hiện cảnh nóng trong phim".
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có nhiều trăn trở về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. (Ảnh FBNV)
Trên cơ sở ví dụ về hai bộ phim tiêu biểu được đưa ra xét duyệt, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, hiện một số quy định về kiểm duyệt phim còn bất cập và chưa thực sự chặt chẽ. Cụ thể, hiện nay chúng ta đã có những quy định về phân loại phim theo quy định độ tuổi.
Với những quy định về xếp loại phim public (phổ biến), tiếp đến là C13, C16, C18. Nhưng nhiều bộ phim lại không thể xếp loại do những quy định ngặt nghèo. Vì vậy nhiều bộ phim có giá trị đã bị cấm và không thể công chiếu. Đây thực sự là điều đáng tiếc với những người làm phim nói riêng và với nền điện ảnh nói chung.
Theo quan điểm của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, tiêu chí phân loại phim của ở mức C18 đã quy định về thời lượng khỏa thân kéo dài là hình tượng gây nguy hiểm, có thể gây hại cho người xem dẫn đến phim bị cấm chiếu. Tuy nhiên, một số bộ phim lại cần đến những cảnh nóng để phù hợp với nội dung phim.
Nhiều bộ phim được sản xuất trên tinh thần không vi phạm luật định, thậm chí là có những tìm tòi, thể hiện mới về nghệ thuật. Những sự sai khác về thước đo trong luật xoay quanh cụm từ "kéo dài" đã đẩy nhiều bộ phim vào tình cảnh éo le. Bởi lẽ, trong quy tiêu chí phân loại của chúng ta vẫn chưa có quy định cụ thể như một số quốc gia khác. Do do, mọi sự đong đếm đều là cảm tính. Vì vậy, nhiều bộ phim đã bị cấm chiếu một theo một cách đáng tiếc.
Giới làm phim bày tỏ nhiều sự trăn trở trong "Ai góp ý giơ tay lên". (Ảnh chụp màn hình)
Trước những trăn trở của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, đạo diễn Phan Đăng Di tỏ ra đồng tình: "Hiện tại, những quy định về Luật của chúng ta sau một thời gian dài áp dụng đã không thực sự phù hợp, thậm chí là tạo ra lực cản lớn cho sự sáng tạo.
Đây là điều vô cùng đáng ngại với tất cả những ai tham gia vào công tác sản xuất, sáng tạo điện ảnh. Bởi lẽ, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các đạo diễn, nhà sản xuất không thể tìm hiểu hết tất cả những quy định về luật. Đó là lí do nhiều bộ phim mặc dù có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng không thể tiếp cận với đông đảo công chúng".
Cần có những diễn giải chi tiết, rõ ràng, rành mạch
Cùng chung quan điểm nêu trên, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng, những vướng mắc trong Luật Điện ảnh khiến cho cả phía nhà làm phim và Hội đồng duyệt gặp khó khăn. Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nhấn mạnh, những khó khăn trên chủ yếu nằm trong điều số 10 của dự thảo Luật Điện ảnh.
Theo đó, điều luật này bao gồm hai phần là: Những nội dung bị nghiêm cấm trong Luật Điện ảnh và những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Điện ảnh. Nếu như các điều luật từ điều 1 đến điều 9 tập trung vào những vấn đề và hoạt động trong quản lí điện ảnh, thì điều 10 lại này lại phát sinh những quy định cấm. Từ đó cho thấy tính thiếu liền mạch của luật.
Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn: "Từ những quy định, giải nghĩa của luật, tôi liên tưởng đến câu chuyện cấm sóng của phim "Bụi đời Chợ Lớn". Bởi những quy định còn khá mơ hồ và thiếu tính cụ thể. Với những tiêu chí dành cho phim ở phân loại C, chúng ta cần có những diễn giải chi tiết hơn, rõ ràng, rành mạch hơn trên cơ sở lý luận khoa học.
Cần có những văn bản dưới luật hoặc thông tư mới để quy định được rõ ràng, cụ thể hơn. Việc phân loại, xác định tiêu chí cần có sự tham gia đóng góp của nhiều bên như: cơ quan quản lí, những nhà làm phim, doanh nghiệp làm điện ảnh, thậm chí cần có sự góp mặt của những nhà khoa học xã hội. Từ đó mới có thể xây dựng những bộ tiêu chí phù hợp và công bằng nhất".
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. (Ảnh TL)
Cùng quan điểm, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho rằng: "Những điều cấm này nguy hiểm vì phụ thuộc vào tư duy của người sử dụng luật hơn là bản thân luật". Từng có cơ duyên làm việc với kênh HBO của Mỹ, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết: "Ở Mỹ, giới làm phim có quyền làm phim về nhân vật có thật, miễn không vi phạm sở hữu trí tuệ. Nếu ai đó muốn kiện thì kiện theo luật dân sự, một bộ luật khác chứ không phải Luật Điện ảnh".
Trở về Việt Nam, khi thực hiện các dự án điện ảnh, nam đạo diễn cũng phải thực hiện những "thao tác" để tránh phạm điều cấm. Chẳng hạn, trong phim "Tiệc trăng máu", nhân vật của Thái Hòa có bạn tên là Thanh Vân. Hội đồng duyệt bắt ê-kíp đi xin phép nữ diễn viên Ngô Thanh Vân để dùng cái tên đó. "Rồi phim nhắc đến tên Ngọc Trinh thì bắt chúng tôi đi xin phép cô Ngọc Trinh mới được phát hành phim. Chuyện này quá vô lý và luật cũng không có chỗ nào quy định rõ", Phan Gia Nhật Linh chia sẻ.
Việc cấm phổ biến đối với một tác phẩm cần hết sức thận trọng
Ở góc độ pháp lí, chuyên gia pháp luật Fushihara Hirota cho rằng: "Trên thực tế, quyền nhân thân trong thành phần quyền tác giả là không thể xâm phạm. Đó chính là nguyên tắc pháp lí của Việt Nam. Do vậy, việc cấm phổ biến đối với một tác phẩm nào đó cần hết sức thận trọng và việc can thiệp vào nội dung của phim càng không thể thực hiện.
Chuyên gia pháp luật Fushihara Hirota nêu lên quan điểm cá nhân về những bất cấp của điều Luật cũ. (Ảnh chụp màn hình)
Chúng ta có thể nhận ra những quy định về luật cấm tại điều 10 của dự thảo luật chỉ mang giá trị tương đối. Do đó, những quy định này đôi khi không đúng và nếu áp dụng một cách máy móc sẽ dễ lâm vào tình trạng khập khiễng. Chính vì thế, sự công bằng, minh bạch trong quá trình duyệt phim của cơ quản quản lí hay hội đồng duyệt là vô cùng cần thiết".
Theo ông Fushihara Hirota, với những cảnh quay bị cấm, cần có những tính toán, xác định cụ thể về mức độ nguy hại cũng như tác động của cảnh phim đó với thực tế. Đồng thời, cần chứng minh, công bố những căn cứ của Hội đồng duyệt phải được công khai với công chúng và những người làm phim được biết. Từ đó, những nhà làm phim bị phê bình, bắt lỗi có thể có những khiếu nại hoặc xem xét lại những tiêu chí đó để khắc phục hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
0 notes