#lò nấu heo thu hồi vàng
Explore tagged Tumblr posts
Text
Máy nung cao tần Phước Lộc
Nung cao tần là phương pháp sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nó sử dụng nguồn điện tần số cao để đi qua vật liệu dẫn nhiệt và gây ra hiện tượng gia nhiệt cảm ứng. Gia nhiệt cảm ứng tạo ra nhiệt cực lớn trong lòng phôi. Lượng nhiệt này dẽ dàng nung nóng đỏ phôi giúp ta có thể nung phôi dập nóng, gia công, tôi, luyện phôi, chi tiết máy, vật dụng kim loại chắc chắn…Chính vì những lý do đó, máy nung cao tần được ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghiệp hiện nay.
Hình 1: Ứng dụng máy nung cao tần Phước Lộc trong sản xuất sắt mỹ thuật
Máy nung cao tần là gì? Nguyên lý hoạt động của lò nung điện cao tần
Máy nung cao tần còn được gọi là lò nung nung cao tần, máy gia nhiệt cảm ứng cao tần, máy tôi cao tần... là thiết bị dùng để nung phôi, dập nóng, xử lý nhiệt bề mặt kim loại và được ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghiệp hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của máy nung cao tần
Máy nung cao tần là thiết bị gia nhiệt cảm ứng sử dụng linh kiện hiện đại nhất hiện nay – Linh kiện bán dẫn IGBT và hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng diện từ - Khi đưa một khối kim loại vào trong từ trường biến thiên thì do sự biến thiên của từ trường sẽ xuất hiện một dòng điện xoáy (dòng faucault). Khi dùng dòng điện có tần số rất cao (tới hàng ngàn đến chục ngàn héc (hz)) thì dòng dòng faucault cũng sẽ có tần số cao tương ứng, do đó phát sinh nhiệt rất cao và nung nóng kim loại.
youtube
Video Ứng dụng máy nung cao tần Phước Lộc trong sản xuất sắt mỹ thuật.
Đặc điểm tối ưu của máy so với các phương pháp khác
- Đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng.
- Tốc độ nung nóng nhanh với cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng thấp.
- Sử dụng kỹ thuật biến tần bán dẫn với dòng linh kiện bán dẫn hiện đại nhất IGBT.
- Có volum điều chỉnh công suất mạnh yếu.
- Cài đặt thời gian theo yêu cầu của từng sản phẩm
- Báo lỗi trên màn hình LCD khi có sự cố xảy ra.
- Báo lỗi nước trên màn hình LCD
- Máy có khả năng hoạt động liên tục 24/24 nên sẽ linh hoạt hơn cho người sử dụng.
- Với các trang bị bảo hộ đầy đủ và kỹ năng sử dụng máy chính xác, người lao động sẽ không gặp phải bất cứ trở ngại hay nguy hiểm nào trong quá trình làm việc với máy nung cao tần
Hình 2: Ứng dụng máy cao tần Phước Lộc trong tôi trục, bánh răng, nhong dĩa xe.
ỨNG DỤNG CỦA MÁY NUNG CAO TẦN TRONG CÔNG NGHIỆP
Nung phôi, hàn rèn và làm nóng chảy phôi cũng như các chi tiết kỹ thuật bằng kim loại như răng cưa, đầu mũi khoan, lỗ trục, lưỡi cưa, phay đĩa, dao tiện, dụng cụ mộc, …
Hình 3: Ứng dụng của máy trong nghè rèn.
Tôi bánh răng, đinh tán, bu lông ốc vít.
youtube
Video ứng dụng máy cao tần Phước Lộc trong sản xuất bulong, con tán.
Nung nông cụ ( xà beng, búa, đục...).
Nung ống gia nhiệt nấu keo
Nung ống gia nhiệt bồn nấu keo
Nung gia nhiệt bạc đạn tháo lắp mô tơ.
Hàn dao doa, lưỡi cưa, phay đĩa, dao tiện, dụng cụ mộc, …
Xử lý nhiệt bánh răng, nhông, các linh kiện khác với nhiều kích cở lớn nhỏ khác nhau.
youtube
Video ứng dụng của máy trong tôi nhong, dĩa xe.
Nung sắt mỹ thuật
Luyện nấu kim loại ( vàng, bạc, đồng...).
youtube
Và nhiều ứng dụng khác.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về máy nung cao tần, hy vọng phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Nếu có nhu cầu mua hoặc tìm hiểu về sản phẩm, các bạn đừng ngần ngại, hãy nhắc máy lên và gọi cho chúng Tối – Công Ty TNHH SX TM DV Cơ Khí Phước Lộc - hotline 0369 580 596 hoặc tư vấn kỹ thuật 0973 870 279. Nhân viên chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ các bạn.
youtube
Video ứng dụng máy nung cao tần trong rèn dao
Thông tin liên hệ:
Công Ty TNHH SX TM DV Cơ Khí Phước Lộc
Địa chỉ: 94/6 KP2 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, Tp. HCM Xưởng sản xuất: Đường 164, Ấp 5, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Chi nhánh Miền Bắc: Tiến Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
Phone/zalo: 036 958 0596 Hoặc 0973 870 279
Website: https://chetaomayphuocloc.com
#maynungcaotan#lonungcaotan#may toi dien#máy tôi cao tần#máy nung cao tần#máy gia nhiệt cao tần#máy nấu vàng#tôi cao tần#lò rèn điện cao tần#Youtube#lò nung cao tần#nung cao tần#lò nấu heo thu hồi vàng#máy nung cao tầng
3 notes
·
View notes
Text
Lợi ích của cánh kiến trắng đối với sức khỏe Update 07/2021
Bài viết Lợi ích của cánh kiến trắng đối với sức khỏe Update 07/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Cây cánh kiến trắng mọc phổ biến ở các vùng núi ở Việt Nam, từ lâu đã biết đến với công dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy lợi ích của cánh kiến trắng đối với sức khỏe là gì, cũng như thành phần, tác dụng, cách bào chế và các bài thuốc trị bệnh từ cánh kiến trắng như thế nào hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm và phân loại cánh kiến trắng là gì?
Cánh kiến trắng có tên khoa học là Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib còn được gọi là cây an tức hương, bồ đề, mệnh môn lục sự, thoán hương, tịch tà, tiện khiên ngưu, thiên kim mộc chi, chiết bối la hương thuộc họ bồ đề - Styracaceae.
Cánh kiến trắng là một loại cây nhỏ, cao khoảng 15 – 20 cm, có thể cao hơn nếu để chúng được mọc tự nhiên mà không cắt tỉa cành. Cây có cành tròn, có nhiều lông trắng, màu nâu nhạt, mặt trước có nhiều lông mịn màu trắng, mặt sau nhẵn. Lá cây mọc so le, có cuống ngắn, dài khoảng 6 – 15 cm, rộng khoảng 5 – 11 cm, không có lá kèm theo. Phiến lá có hình trứng, tròn ở gốc lá, nhọn ở đầu, gốc phiến lá có màu trắng như tuyết. Mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt có nhiều lông mịn.
Hoa của cây nhỏ, màu trắng, có mùi thơm đặc trưng, mọc thành từng sim bao gồm nhiều tán hoa đơn hoặc kép. Hoa có 5 đài, tràng hoa hình bánh xe, có 5 nhị liền nhau thành ống, bao phấn liền với đầu nhụy. Quả cây cánh kiến trắng có hình cầu, đường kính khoảng 10 – 16 mm. Phía dưới quả là đài, mắt ngoài quả có nhiều lông hình sao. Mùa hoa thường rơi vào tháng 5 – 6, mùa quả khoảng tháng 9 – 10 hàng năm.
Nhựa cánh kiến trắng là phần chủ yếu được sử dụng để làm dược liệu. Khối nhựa thường có màu vàng nhạt, nâu hoặc đỏ nhạt. Mặt bẻ ngang có màu trắng sữa, xen kẽ các dải dọc màu nâu bóng mượt, cứng. Khi gặp nóng thì nhựa hóa mềm, có mùi thơm đặc trưng.
Nhựa cây rất ít tan trong nước, tan một phần trong các dung môi hữu cơ như Ether và tan hoàn toàn trong cồn.
Cây cánh kiến trắng mọc ở những nơi hoang dại và được trồng ở nhiều nơi trên nước ta. Tuy nhiên, cây thường được tìm thấy ở Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Tuyến Quang, Vĩnh Phúc và Nghệ An.
Thu hoạch nhựa cây thường diễn ra vào thời điểm giữa tháng 6 – 7 hoặc khi cây ra hoa, chọn những cây đã được 5 – 10 tuổi. Các mạch nhựa thường được hình thành trong vùng gỗ mới ngay phía sau thượng tầng. Các ống nhựa xếp song song, kéo nhựa kéo dài dọc theo toàn thân. Khi lấy nhựa thì rạch vào thân cây hoặc cành. Nhựa cây là những phần rời nhau, đục màu trắng hoặc vàng nhạt, rất dễ bẻ gãy. Nhựa cây được chia thành hai loại chính:
Dược liệu chất lượng tốt: Có màu vàng nhạt, thơm mùi Vani.
Dược liệu kém chất lượng: Có màu đỏ, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát), có mùi thơm nhẹ hoặc không thơm.
Cách bào chế dược liệu an tức hương:
Dùng nhựa cây ngâm vào rượu, sau đó nấu sôi 2 – 3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống hẳn. Lấy ra, thả vào trong nước lạnh đến khi nhựa cứng hẳn là được. Phơi hoặc sấy đến khô.
Thành phần trong cánh kiến trắng được trồng và khai thác ở Trung Quốc bao gồm:
Coniferyl Cinnamate
Cinnamyl Cinnamate
Phenylpropyl Cinnamate
Acid Sumaresinolic
Lubanyl Cinnamate
Vanillin
Styracin
Benzaldehyde
Styrene
Acid Benzoic
Chất keo
Tinh dầu quế
Tại Việt Nam, dược liệu cánh kiến trắng có chứa các thành phần như:
Chất keo
Cinnamyl Benzoate
Acid Siaresinolic
Lubanyl Benzoate
Coniferyl Benzoate
Vanillin
Phenylpropyl Cinnamate
Cánh kiến trắng có tên khoa học là Styrax Tonkinensis
2. Lợi ích của cây cánh kiến trắng đối với sức khỏe
Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy tinh dầu của cây cánh kiến trắng có tác dụng kháng vi nấm, tác động lên nhiều loại nấm khác nhau. Và khi kết hợp nó làm tăng tác dụng kháng nấm của các thuốc kháng nấm thường dùng như Ketoconazole hay Amphotericin B. Cánh kiến trắng còn có tác dụng kháng sinh, ức chế sự phát triển của E. coli, là một vi khuẩn thường gây bệnh đường ruột. Các tác dụng này giải thích kinh nghiệm dùng an tức hương chữa các bệnh viêm nhiễm trùng, đau bụng, tiêu chảy,... của người dân ta từ ngày xưa
Nghiên cứu trên chuột cho thấy an tức hương có tác dụng bảo vệ thần kinh, giảm tỷ lệ nhồi máu não. Trên mô hình chuột nhồi máu não, người ta cũng thấy tác dụng bảo vệ thần kinh của an tức hương, giúp giảm lượng tế bào não chết do thiếu máu. Kết quả này hứa hẹn tiềm năng về loại thuốc điều trị nhồi máu não. Tác dụng này tương tự với kinh nghiệm dùng An tức hương chữa trúng phong.
2.1. Lợi ích của cánh kiến trắng đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, chủ trị của vị thuốc cánh kiến trắng bao gồm:
Điều trị được chướng bụng, ngực đau do ác khí (theo Đường Bản Thảo).
Chữa di tinh (theo Hải Dược Bản Thảo).
Chữa chứng tim đau bất ngờ và nôn nghịch (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).
Chữa chứng trúng phong, phong giản, phong thấp, lưng đau nhức mỏi, tai ù, hạc tất phong (theo Bản Thảo Thuật).
Chữa chứng hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh con xong bị huyết vận, huyết tà (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Trị trúng phong, hôn quyết, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ động kinh, đờm quyết, khí uất, trúng ác khí gây bất tỉnh (theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Trị trẻ nhỏ động kinh, giật kinh phong (theo Trung Dược Tài Thủ Sách).
Chữa chứng trúng ác khí bất ngờ khiến ngực bụng đau, trẻ nhỏ kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau, tê mỏi tay chân, sinh xong bị huyết vận (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
2.2. Các bài thuốc sử dụng cánh kiến trắng
Chữa trúng ác khí, trúng phong
Sử dụng An tức hương 4g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4.8g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3.2g, Nhũ hương 4.8g, Hùng hoàng 4.8g, tán thành bột mịn. Lại dùng Thạch xương bồ và Sinh khương, đều 4g, sắc lấy nước, dùng uống với bột thuốc.
Trị phong thấp, nhức mỏi xương khớp
Sử dụng 80g Cánh kiến trắng, tán bột, 160g thịt nạc heo, thái nhỏ, trộn đều, cho vào ống trẻ hoặc bình. Để lên bếp lò, đun lửa lớn nhưng phải để một miếng đồng lên trên, đục một lỗ nhỏ, hướng về phía sưng đau mà dùng xông chữa bệnh.
Chữa phụ nữ sinh xong bị huyết trướng, huyết vận, cấm khẩu
Sử dụng An tức hương 4g, Ngũ linh chi (thủy phi) 20g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng uống 4g với nước Gừng sao.
Chữa cơn đau tim đột ngột, nhịp tim đập nhanh mãn tính
Sử dụng An tức hương tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 2g với nước sôi, mỗi ngày dùng thuốc một lần.
Chữa chứng hàn khí, lãnh thấp, hoặc loạn thể âm
Sử dụng An tức hương 4g, Phụ tử, Nhân sâm, mỗi vị đều 8g, sắc uống, mỗi ngày một thang.
Bài thuốc sử dụng cánh kiến trắng cần được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Chữa đầu vú bị nứt nẻ, sưng đau, giúp vết thương nhanh lành
Sử dụng cây Cánh kiến trắng 20g ngâm với 100g cồn 80 độ trong 10 ngày, thỉnh thoảng cần lắc đều bình thuốc. Sử dụng thuốc này hòa thêm nước sôi để bôi lên vết nứt nẻ.
Chữa trẻ nhỏ nhiễm tà khí gây động kinh
Sử dụng An tức hương to bằng hạt đậu, đốt lên cho trẻ xông trực tiếp.
Chữa trẻ em bị chân co rút, hay la khóc, bụng đau
Sử dụng An tức hương chưng với rượu thành cao. Lại dùng Đinh hương, Mộc hương, Hoặc hương, Trầm hương, Bát giác, Hồi hương đều 12g, Súc sa nhân, Cam thảo, Hương phụ tử, Cam thảo (chích), mỗi vị đều 20g. Tán nhuyễn các vị thuốc thành bột mịn, sao đó trộn với cao An tức hương làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 8g với nước sắc lá Tía tô.
Chữa ho có đờm, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn
Sử dụng Cánh kiến trắng mài thành bột pha với mật ong, luyện thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 0.5g, mỗi ngày dùng 2 – 4 lần. Ngoài ra, có thể đốt nhựa cây rồi xông khói vào mũi để long đờm, hỗ trợ hô hấp và giúp giữ tỉnh táo.
Chữa viêm nha chu
Sử dụng An tức hương ngâm với rượu nhạt, sau đó dùng ngậm trong miệng.
Chữa thổ tả, bụng lạnh, trúng phong, gió độc
Sử dụng Cánh kiến trắng 2 – 4g, sắc với nước vài lần. Dùng uống 2 – 3 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể tán bột hoặc mài mịn Cánh kiến trắng, mỗi lần sử dụng 1 – 2g với rượu nhạt.
2.3. Kiêng kị khi sử dụng cánh kiến trắng
Người ăn kém, âm hư hỏa vượng, khí hư không nên dùng (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).
Người âm hư hỏa vượng không được dùng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Người bệnh không có liên quan đến ác khí, không nên dùng (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cánh kiến trắng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vị thuốc, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Cánh kiến trắng, hay dân gian vẫn quen gọi là cây bồ đề có thể được sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh rất tốt. Phần nhựa cây là vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp, trị hôn mê, các bệnh ngoài da,... Những nghiên cứu của khoa học hiện đại ngày nay cũng cho thấy, nó có khả năng làm ức chế nhiều loại vi khuẩn cũng như vi nấm và có tiền năng trong việc bảo vệ não sau đột quỵ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
source https://blog-health.com/loi-ich-cua-canh-kien-trang-doi-voi-suc-khoe/
0 notes
Photo
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI --NGUYỄN VĂN LUẬN Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi:
“Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười: “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi... nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển,” vẫn không thoát.
Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn,” mà đi tìm tự do, trở thành “thuyền nhân,” đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những dòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là... Vẹm!
Khi họ “tiếp quản” Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tầu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp Ðịnh Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải Phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang “xăng” về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người.
Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung Quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu , để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và... tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà Nội im lìm trong tiết Ðông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội,” sau này có tên là “nón cối.” Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên,” người Bắc gọi là “dép lốp,” ghi vào lịch sử thành “dép râu.”
Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến,” biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng.” Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi,” quần đen. Hãn hữu , như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.
Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương,” năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm.” Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức hiệu đoàn,” nhận “chỉ thị của thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng... đốt sách ! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra,” lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi,” lời hô khẩu hiệu “quyết tâm,” và “phát biểu của bí thư thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là... “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo... cảnh giác, lập trường,” tôi đành bỏ học.
Chiếc radio Philip, “tự nguyện” mang ra “đồn công an,” thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh , tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp,” “sổ hộ khẩu,” “tem, phiếu thực phẩm,” “lao động nghĩa vụ hàng tháng.” Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường,” miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu,”... đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản,” còn được gọi là” sau hòa bình lập lại,” Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở,” từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm.” Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại.”
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam,” để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu.” Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua,” thành “tề ngụy,” hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán,” chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập.”
“Chỉ thị đảng và ủy ban thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó,” từ thành thị đến “nông thôn.” Gậy gộc, dây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể.” Lý do giết chó , nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương,” chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất.” Du kích , công an rình mò, “theo dõi,” “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ.” Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động” thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản,” vẫn là “đối tượng của cách mạng.”
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào”! Giáo Sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập,” đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức,” nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình,” coi là “bọn đầu sỏ” “đầu cơ tích trữ,” còn thì “kiểm kê,” đánh “thuế hàng hóa,” “truy thu,” rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông,” “chuẩn bị thật tốt,” nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu...! Một vài vụ, do “đảng lãnh đạo,” “vận động tốt,” con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp,” “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân...” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác,” “làm ăn tập thể,” ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản.”
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối,” nói những gì đảng nói. Nói dối để sống còn, tránh “đàn áp,” lâu rồi thành “nếp sống,” cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai h���i bạn: “How are you?,” bạn trả lời: “I'm fine, thank you.”
Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng,” được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “chế độ ta tươi đẹp.”
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất,” người tứ chiếng kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác.” Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy sụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình” Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động” Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu.” Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột,” nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản,” có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn Công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn.” Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản,” không “tiến bộ,” không có ngày về...!
Ba tháng “kỷ luật,” Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ tình nghệ sĩ !
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong,” “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động,” nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì đảng... nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ,” “âm mưu lật đổ chính quyền,” trở thành người “Hà Nội di cư,” 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu,” “tạm trú tạm vắng.” “Kinh nghiệm bản thân,” “phấn đấu vượt qua bao khó khăn , gian khổ,” số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển.
Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam.” Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh , anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây,” bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...! Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài Gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi...” dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được tự do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ “ năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần,” lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị,” nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước.”
Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp,” “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa Kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội,” còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới.”
Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i.” Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình.” Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ,” đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại.”
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ,” một mớ danh từ...!
http://pham5yen.blogspot.ch/2013/08/ ==
2 notes
·
View notes
Text
Top 7 nhà hàng sang trọng bậc nhất cho những bữa tiệc “chanh sả” tại Bình Dương
Những sự kiện quan trọng hiện nay đang “đòi hỏi” ngày càng nhiều hơn những yêu cầu “khó tính”, buộc các quán ăn, nhà hàng phải làm hài lòng cao nhất nhu cầu của từng “thượng đế” của mình. Top 7 nhà hàng dưới đây sẽ đáp ứng đầy đủ về một địa điểm sang trọng và đẳng cấp thực sự. Cùng top10binhduongmarcom.hatenablog.com đọc và tham khảo nhé.
Nhà hàng Bonjour Việt Restaurant & Bar
Đây là một nhà hàng kiểu Pháp vô cùng nổi tiếng tại Bình Dương. Với không gian hiện đại, rộng rãi của mình, Bonjour Việt Restaurant & Bar thật sự là một nơi lý tưởng để bạn cùng với bạn bè, gia đình hay người yêu đến đây để thưởng thức ẩm thực đậm chất phương Tây và lối kiến trúc nước Pháp sang trọng bậc nhất.
Đến đây bạn thưởng thức gì? Chính là nhâm nhi ly rượu vang thơm lừng, chua chát cùng những miếng beefsteak đậm đà, mềm mại. Hay miếng sườn cừu nướng vàng ươm, dậy mùi nước sốt tuyệt hảo. Hay chính là những con tôm hùm tươi mới nướng phô mai ăn kèm sốt kem béo ngậy. Tất cả những món ở Bonjour hoàn mỹ từ cách thức nấu nướng, độ chuẩn xác của vị gia cũng như bày trí vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Bất cứ ai đến đây đều phải trầm trồ với màn “trình diễn” ẩm thực khéo léo này.
Không gian lịch thiệp sang trọng cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình đã khiến Bonjour trở thành nơi được nhiều công ty lựa chọn để tổ chức những sự kiện lớn, hay những bữa tiệc gia đình thân mật cũng đều được diễn ra đầy đầm ấm, vui vẻ tại đây.
Địa chỉ: 134/42 Đường 30 Tháng 4, P. Phú Hòa, Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thời gian: 09:00 – 23:00
Giá: 50.000 – 550.000đ/ người
Nhà hàng Hải sản Phố Biển
Phố Biển là nhà hàng chuyên về hải sản lớn bậc nhất ở Bình Dương. Thiết kế rộng rãi, thoáng mát, có những dãy bàn dài với ánh đèn vàng ấm cúng, thân thiện. Quán nổi bật cùng hồ chứa hải sản tươi sống “kim tự tháp 3 tầng” đầy sống động.
Hải sản tại nhà hàng Phố Biển luôn cam kết tươi ngon và đạt chuẩn. Tất cả đều được lựa chọn thông qua nhiều khâu khắt khe, hương vị biển vẫn luôn vẹn tròn trong những món của nhà hàng như: cua hoàng đế, tôm hùm nướng sốt bơ tỏi, cua rang me, sò huyết cháy tỏi, cá chim nướng muối ớt, tôm hấp nước dừa,…
Các món ăn ở đây được được trình bày đẹp mắt, thu hút thực kh��ch từ cái nhìn đầu tiên. Ngoài những loại hải sản thân quen thì nhà hàng còn phục vụ những món mới lạ như cá hồi nauy, cua lột, mực một nắng,… Mỗi khách hàng khi đến Phố Biển còn đánh giá rất cao phong cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Đây là điều mà không phải nhà hàng hải sản nào cũng làm tốt được.
Địa chỉ: 225 Đại Lộ Bình Dương, Thị Xã Thủ Dầu Một,Bình Dương
Thời gian: 10:00 – 22:30
Giá: 50.000 – 500.000đ/ người
Nhà hàng Sen Hồ Tây
Sen Hồ Tây là hệ thống nhà hàng ẩm thực nổi tiếng bậc nhất tại Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương. Với thiết kế không gian sang trọng đẳng cấp, từ khu tổ chức sự kiện, cho đến sảnh hay hồ bơi và hơn 20 phòng VIP được thiết kế theo phong cách châu Âu cũng đủ nói lên độ sang trọng của nhà hàng. Nơi đây không những được thực khách tại Bình Dương, các vùng miền khác mà cả người ngoại quốc cũng vô cùng ưa chuộng.
Là một nhà hàng luôn đi đầu về chất lượng, menu tại Sen Hồ Tây không những đa dạng, mới lạ mà nguyên liệu tạo nên cũng tuyệt vời không kém. Từ những loại hải sản cao cấp như cua King Crap, tôm Alaska, cá mú đỏ cho đến các món gỏi, lẩu, gà, cá, bò, heo, tôm và tráng miệng,… thực khách chắc chắn sẽ hài lòng từ sự tròn đầy trong hương vị cho đến cách decor cầu kỳ, độc đáo. Nhà hàng quan niệm rằng món ăn không chỉ ngon mà còn phải đẹp, phải toát lên sự đẳng cấp thì mới truyền hết được cảm hứng ẩm thực đến người ăn.
Các buổi tiệc cưới, sinh nhật, thôi nôi, tiệc tư gia hay tiệc công ty thì nhà hàng Sen Hồ Tây đều “cân” được tất. Không gian quá đổi xinh đẹp và sang trọng tại đây hoàn toàn chinh phục được bất kỳ thực khách nào, kèm theo phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự thì không lý do gì mọi người không nhớ đến nhà hàng Sen Hồ Tây như một lựa chọn số một của mình.
Địa chỉ: 26 Ngô Gia Tự, Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thời gian: 10:00 – 22:00
Giá: 50.000 – 300.000đ/ người
Buffet Eit’s Le Buffet & More – Becamex Hotel
Nếu bạn muốn “đổi gió”, vừa được tận hưởng không gian sang trọng, vừa được ăn uống “thả ga” thì đến với buffet Eit’s Le Buffet & More là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Là một nơi chuyên về ẩm thực buffet có không gian “chanh sả” nhất nhì Bình Dương, nhắc đến Eit’s Le Buffet & More người ta là nghĩ đến ngay một địa chỉ ăn Buffet ngon – bổ – rẻ – chất lượng tại Bình Dương mà thiết kế của nó không thể chê vào đâu được.
Buffet tại đây rất đa dạng từ các quầy salad, gỏi, món chính, món Á, món Âu và có các loại hải sản tươi tươi ngon được hấp, nướng tại chỗ tùy theo sở thích của bạn. Đặc biệt, quầy tráng miệng là cả một thiên đường tươi mát khi có đầy đủ các loại trái cây, chè và bánh ngọt. Những chiếc bánh được trang trí chuẩn Tây đẹp mắt và có cả tháp sô cô la tuyệt vời nữa bạn nhé!
Không chỉ nhận được điểm tối đa từ không gian đến hương vị mà ngay cả nhân viên của Eit’s Le cũng rất nhiệt tình, dễ thương, luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng từ lúc vào đến lúc kết thúc bữa tiệc. Giờ mới hiểu tại sao buffet Eit’s Le Buffet & More luôn nhận được nhiều lời khen và được đông đảo dân “sành ăn” biết đến như vậy.
Địa chỉ: 230 Đại Lộ Bình Dương, P. Phú Hoà, Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thời gian: 11:00 – 22:00
Giá: 180.000 – 250.000đ/ người
Juugoya
Một chút phá cách tại vùng đất Bình Dương xinh đẹp đó chính là ẩm thực Nhật của nhà hàng Juugoya. Ấn tượng đầu tiên của mỗi thực khách khi đến đây chính là thiết kế lạ mắt, hiện đại và đầy sang trọng. Nhà hàng khéo léo sử dụng gỗ và tông màu vàng làm chủ đạo để gợi lên nét hài hòa, thoải mái, ấm cúng nhưng vẫn toát lên vẻ thanh lịch của mình. Nhà hàng khá rộng, có chiều sâu tạo cảm giác kín đáo, lịch sự. Phía ngoài còn được chăm chút với chiếc cổng họa tiết tinh tế, thác nước nhân tạo cùng những tán cây xanh mát mắt.
Đến với phong vị xứ sở hoa anh đào thì không thể không nhắc đến những miếng sushi hay sashimi tươi ngon, chất lượng. Ngoài những món ăn truyền thống đó thì Juugoya còn có những món đặc biệt khác như Gyusara, Minisalad, Butasyogayaki, Oroshipozu Hamburger, Butayasaiitame… đều tuyệt vời và decor rất ấn tượng. Mỗi món ăn được để lên các bát, dĩa đặc trưng xứ sở người Nhật, vừa toát lên vẻ trịnh trọng, vừa nâng cao được giá trị trong mỗi món ăn.
Bởi vì mang phong cách chuyên nghiệp của người Nhật nên các nhân viên tại quán cũng vì thế mà luôn nhiệt tình và thân thiện, đây cũng chính là những điểm tuy nhỏ nhưng được thực khách đánh giá rất cao. Nhà hàng Juugoya đích thị là một điểm đến lý tưởng, đáp ứng đầy đủ từ sự sang trọng trong không gian đến nhiều món ngon không thể chối từ.
Địa chỉ: Đường Kim Đồng, P.Hòa Phú, Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thời gian: 11:00 – 14:00 / 17:00 – 22:00
Giá: 200.000 – 1.000.000đ/ người
Phạm Vân Sakura
Phạm Vân Sakura là một địa điểm sang trọng nổi danh tại Thuận An – Bình Dương. Được thiết kế theo phong cách của Nhật Bản nên từng đường nét, vật dụng trang trí nhà hàng đều tỉ mỉ và đầy chăm chút. Đến với nhà hàng bạn như bước vào một thế giới lịch sự, kín đáo đúng phong thái người Nhật. Mọi vẻ đẹp điều được toát lên từ tông màu vàng truyền thống, bàn ghế gỗ màu nâu, sàn nhà gỗ màu trầm, những hòn non bộ có nước chảy, có khói bay, vừa ảo huyền vừa thơ mộng.
Cái tinh tế trong ẩm thực Nhật là không thể nào bàn cãi, đến với Phạm Vân Sakura bạn hoàn toàn có thể tận hưởng hết phong vị tuyệt vời ấy. Menu của quán độc đáo với những món ăn hoàn toàn được viết bằng tiếng Nhật, bạn có thể nhìn hình ảnh và phụ đề tiếng Việt để biết đó là món gì nhé! Các món được trang trí tinh tế, shushi hay sashimi được làm nhỏ nhắn, nguyên liệu tươi ngon, chất lượng. Đừng lo lắng nếu bạn muốn dùng một bữa thật no say tại nhà hàng, Phạm Vân Sakura có phục cả những món cơm siêu ngon lành như: cơm chiên hải sản, cơm chiên cuộn trứng, cơm sốt kim chi,…
Đến đây đừng quên gọi một suất mỳ ramen đúng điệu người Nhật để thưởng thức bạn nhé! Mỳ ramen của nhà hàng cực kỳ xuất sắc từ sợi mỳ đến vị nước dùng. Một tô mỳ lớn vô cùng chất lượng sẽ khiến bạn hài lòng thôi. Ngoài ra, nhà hàng còn có cơm phần đặc biệt (bento) vô cùng xinh xắn, xiên que nướng, salad, tempura, các món chiên và nhiều món khác.
Địa chỉ: 53/1A Đại Lộ Bình Dương, P. Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
Thời gian: 10:00 – 22:00
Giá: 100.000 – 500.000đ/ người
Ông Tây Quán
Và cái tên cuối cùng trong danh sách 7 nhà hàng sang trọng tại Bình Dương đó chính là Ông Tây Quán. Một kiểu thiết kế độc đáo mang ẩm thực của vùng Mỹ “hoang dã” đến với các thực khách người Việt. Ông Tây có kiến trúc cổ độc đáo, thoạt nhìn như một tòa lâu đài thu nhỏ vậy. Vào quán là một không khí sang trọng nhưng vẫn rất ấm cúng và thân tình. Đây chính là nét văn hóa đẹp đẽ của người phương Tây.
Có quá nhiều món ngon tại Ông Tây Quán, tất cả đều được nấu “chuẩn Âu” nên vị hay sắc đều vẹn nguyên bạn nhé! Bạn có thể thử một số món ngon như beefsteak, sườn cừu nướng, mỳ ý, bánh kẹp, pizza…. Spaghetti ở đây ngon xuất sắc bởi có sốt beo béo, đậm vị, mùi rất thơm nữa chứ. Team mê thịt cũng đừng bỏ lỡ các món bò mê mẫn của nhà hàng. Thịt bò tươi ngon, được làm vừa tới mềm mềm không dai, chấm với các loại sốt nữa thì tuyệt hảo.
Nếu bạn đi cùng gia đình hay bạn bè thì ngoài những món chính có thể gọi thêm phần salad trộn, một chiếc pizza “mới ra lò” và một vài ly smoothie mát lành nữa là đủ đầy cho một bữa ăn no nê rồi đấy! Món ăn được lên rất nhanh nên không lo phải đợi chờ đâu bạn nhé. Hãy đến Ông Tây để thưởng thức hết cái hay ho của nền ẩm thực nước Mỹ nào!
Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, KDC Chánh Nghĩa, Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thời gian: 14:00 – 21:00
Giá: 250.000 – 1.000.000đ/ người
Kết luận
Trên đây là 7 địa chỉ những nhà hàng sang trọng bậc nhất tại Bình Dương bạn nên thử. Hi vọng đó sẽ những thông tin bổ ích để bạn có những quyết định dễ dàng hơn khi lựa chọn một địa điểm lý tưởng cho những sự kiện quan trọng của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người cùng biết nữa nhé.
from top10binhduongmarcom’s diary https://top10binhduongmarcom.hatenablog.com/entry/nha-hang-sang-trong-o-binh-duong
0 notes
Text
Chia sẻ kinh nghiệm đi Nhật Bản nên ăn gì ngon NHẤT?
Đi Nhật Bản nên ăn gì? Ở đâu? Luôn là đề tài “nóng hổi” được rất nhiều khách du lịch quan tâm. Trong bài viết dưới đây, visa Phương Đông sẽ giới thiệu đến quý độc giả top 10 món ăn được bình chọn là ngon nức tiếng tại Nhật Bản. Hãy theo dõi ngay để có thêm những gợi ý thú vị cho chuyến du lịch của mình bạn nhé!
1. Edo-mae zushi
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết rằng đi Nhật Bản nên ăn gì. Thì hãy ghé ngay Tokyo và thưởng thức món Edo-mae zushi ngay thôi nào.
Tokyo được mệnh danh là thành phố nổi tiếng với món Edo-mae zushi hay còn được gọi với cái tên là sushi. Với hình thức món ăn vô cùng đơn giản chỉ với vài lát thịt hoặc hải sản sống được đặt lên trên một nắm cơm dẻo. Nhưng nếu bạn là một người am hiểu về ẩm thực Nhật Bản thì chắc chắc bạn sẽ hiểu được rằng. Tại đất nước mặt trời mọc này càng đơn giản thì càng đòi hỏi sự tinh tế và sự kết hợp nhuần nhuyễn.
Thông thường, để làm ra được những miếng sushi vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Những người đầu bếp tại Nhật Bản phải mất đến 7 năm để rèn luyện và thực hành về cách sử dụng dao và chọn nguyên liệu.
Nếu đã đến Nhật Bản, bạn nhất định hãy ghé và thưởng thức những món sushi ngon nức tiếng ở các cửa hàng sushi băng truyền tại Toykyo nhé.
2. Tokoyaki
Tokoyaki là một món ăn đường phố làm mê mẩn biết bao trái tim của những thực khách đến với Nhật Bản. Tokoyaki được làm từ bạch tuộc, hành lá và bột t��m gừng ngâm. Các nguyên liệu sẽ được đầu bếp cho vào một chiếc khuôn hình tròn. Khi bánh chín, họ sẽ nhanh tay lật lại để làm chín mặt bánh còn lại.
Hãy đến với Osaka để thưởng thức món Tokoyaki nóng hổi mới ra lò. Thật tuyệt vời nếu vừa được thưởng thức Tokoyaki vừa được xem các đầu bếp chế biến món ăn này đúng không nào?
3. Yudofu
Một gợi ý tiếp theo cho đi Nhật Bản nên ăn gì chính là món Yudofu ngon nức tiếng của Kyoto.
Đây là một món “đậu phụ luộc” được các đầu bếp Nhật Bản chế biến cầu kỳ và ăn kèm với các món khác hài hòa. Yudofu được chế biến bằng cách ninh đậu trong một nồi nước hầm đặc biệt. Sau khi đậu chín và ngấm gia vị, sẽ được rắc thêm rau tảo bẹ lên trên. Thông thường, món ăn này sẽ được ăn kèm với 2 loại gia vị là yuzu và ponzu.
4. Chanpuru
Một món ngon tiếp theo của đất nước mặt trời mọc khiến không ít tín đồ ẩm thực xao xuyến chính là món Chanpuru.
Đây là món mướp đắng xào của vùng đất Okinawa. Đặc điểm khiến món mướp đắng này trở nên khác biệt so với món mướp đắng thông thường là bởi nguồn nguyên liệu được nuôi trồng theo cách riêng biệt của đất nước Nhật Bản. Đây được xem là món ăn truyền thống của Okinawa được chế biến từ những quả mướp đắng tươi xanh đi kèm là đậu phụ non, rau và một vài loại thịt cá khác. Chắc chắn rằng nếu đã 1 lần thưởng thức món ăn này, bạn sẽ khó mà quên đi được hương vị mà nó mang lại.
5. Sashimi
Món ăn truyền thống này sẽ giúp bạn không còn phải đau đầu vì không biết đi Nhật Bản nên ăn gì nữa. Thành phần chính của sashimi chính là các loại hải sản tươi sống, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt.
Sau khi được đánh bắt, hải sản này được xử lý ngay theo quy trình đặc biệt để đảm bảo được sự tươi ngon của từng miếng sashimi. Nếu đã đến Nhật Bản tuyệt nhiên bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những miếng sashimi tươi ngon được làm từ: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa, mực, bạch tuộc, tôm biển,… nhé.
6. Sanuki udon
Sanuki udon là một món ăn nổi tiếng của địa danh, một trong 4 hòn đảo chính tại Nhật Bản – Takamatsu.
Một bát mì Sanuki udon bao gồm những sợi mì to bản, hành lá, đậu rán và tempura. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng thực khách mà có thể cho thêm vào mì thịt hoặc hải sản. Đặc điểm khiến du khách nhớ mãi hương vị của Sanuki udon chính là nước dùng ngọt thanh mát và những sợi mì trắng ngà, bóng mượt, dai giòn được làm từ bột lúa mì sinh trưởng trên đảo.
7. Mì Udon
Nếu đến Nhật Bản mà bỏ qua món mì udon thì quả thật rất đáng tiếc. Mì udon có thể ăn nóng hoặc lạnh nhưng ngon nhất vẫn là khi ăn nóng. Sợi mì udon được làm từ bột mì, có màu trắng đục, to và dai. Cắn ngay một cọng mì udon và thưởng thức ngay vị mặn nhẹ, ngọt thanh của nước dùng. Bạn sẽ cảm nhận được ngay văn hóa ẩm thực của đất nước mặt trời mọc.
8. Sukiyaki
Đi Nhật Bản ăn gì giờ đây sẽ không còn quá khó nghĩ nữa bởi vì đã có ngay món ăn “thống trị Nhật Bản” Sukiyaki.
Thành phần chính của món ăn này chính là thịt bò Ribeye và rất nhiều các loại nấm. Các nguyên liệu khác cùng với nấm sẽ được nấu chín trước, sau đó các lát thịt bò sẽ được nhúng vào theo đúng kiểu “Sukiyaki” đến một độ chín vừa đủ. Sau đó thịt bò được lấy ra và chấm kèm với nước sốt trứng hoặc sốt được làm từ tương kikkoman và thưởng thức ngay.
9. Mì Ramen
Đặc điểm khác biệt nhất của mì ramen với mì udon là sợi mì của ramen rất nhỏ và có màu vàng tươi. Mì ramen thường được dùng chung với nhiều loại đồ ăn kèm khác như: thịt lợn thái lát, rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, bắp cải, ngô,… Nước dùng cho món mì ramen trứ danh này được hầm từ xương heo trong vòng nhiều giờ. Vì vậy mà khi thưởng thức nước dùng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên và không hề béo.
10. Lẩu Ishikari
Lẩu Ishikari là món ăn nổi tiếng của vùng đất quanh năm đều có băng tuyết Hokkaido. Sau khi đã thấm mệt với quảng thời gian đi nhiều nơi tham quan, khám phá. Hãy thưởng ngay cho mình một suất lẩu Ishikari nabe bao gồm cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hủ, bắp cải, tỏi tây và nấm đông cô nhé.
Với những gợi ý về đi Nhật Bản nên ăn gì nêu trên, bạn đã có được cho mình những sự lựa chọn thích hợp nhất chưa? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ xin visa Nhật Bản. Hãy liên hệ ngay với Visa Phương Đông – dịch vụ xin visa uy tín ngay hôm nay nhé!
Công ty CP Dịch vụ Thương mại Oriental
Địa chỉ: Tầng 2, 14A Sông Đà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: [email protected]
Hotline: 094 189 6226.
Điện thoại bàn: (0283) 636 1971.
[contact-form-7 id="966" title="Form Quang Cao"]
0 notes
Text
Các Món Ngon Chế Biến Từ Thịt Heo
Các món ngon từ thịt heo luôn rất hấp dẫn và thu hút người ăn với nhiều biến tấu đa dạng mang hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Nếu bạn đang không biết nấu món gì ngon thì hãy xem qua một số gợi ý mà Nghề Bếp Á Âu chia sẻ dưới đây nhé!
Thịt heo là nguyên liệu đặc trưng chế biến nên nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet
Giá trị dinh dưỡng từ thịt heo
Thịt heo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
Trong 100 gam thịt heo chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
– Thịt heo nửa nạc – nửa mỡ chứa: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi, 178mg phốt pho, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, 10μg vitamin A.
– Thịt heo nạc chứa: 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phốt pho, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.
– Thịt heo mỡ chứa: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi, 156mg phốt pho, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm, 318 mg kali, 42 mg natri, 2μg vitamin A.
Cách chọn thịt heo ngon
Bạn nên chọn thịt heo có những đặc điểm sau để đảm bảo tươi ngon, an toàn:
– Thịt có mùi thơm đặc trưng, không mùi lạ, ôi thiu.
– Thịt có màu hồng tươi.
– Khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
– Cắt thịt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô.
– Mỡ heo màu trắng, dày bị không có những chấm xuất huyết màu đỏ tím, không bị những mảng bầm tím, tụ máu.
– Tủy xương có màu trong, bám chặt vào thành ống xương, đàn hồi và không có mùi ôi.
– Kiểm tra phần thịt nạc không có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo.
Các món ngon chế biến từ thịt heo
Thịt heo hầm cà rốt
Vị ngọt thanh của cà rốt khi kết hợp cùng những miếng thịt heo đậm đà sẽ tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Thịt heo rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn. Hành lá, tỏi làm sạch, cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ cắt miếng dày 1cm. Luộc thịt cùng ½ củ gừng và hoa hồi để giảm mùi hôi tanh. Sau khi thịt chín, vớt ra để ráo, cho vào nồi chiên đến khi vàng cạnh. Tiếp tục cho ít nước màu và nước mắm vào đảo đều. Sau đó, cho hành, tỏi và cà rốt vào đảo 5 phút. Cho ít nước vào xâm xấp thịt, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa nấu riu riu trong 40 phút. Khi thịt mềm, nước cạn còn 1/3 thì nêm gia vị vừa miệng là hoàn thành.
Món ăn rất thích hợp để ăn kèm với bánh mì. Ảnh: Internet
Thịt heo bọc sả chiên giòn
Sả rửa sạch, ½ băm nhỏ, ½ cắt khúc đập dập. Hành tím, tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Thịt xay cho vào tô thêm ít hành, tỏi, sả băm cùng gia vị trộn đều và ướp thịt trong 20 phút.
Tiến hành nặn chả bọc xung quanh cây sả. Cho dầu vào chảo chiên vàng đều các cây chả, sau đó vớt ra để ráo dầu, thêm ít rau ngò trang trí.
Thịt heo bọc sả thơm nức mũi. Ảnh: Internet
Thịt heo kho mắm ruốc
Thịt heo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Pha mắm ruốc với 2 muỗng nước sôi, 2 muỗng đường và khuấy tan.
Phi thơm hành tím, sau đó cho sả băm vào đảo đều. Tiếp tục cho thịt vào xào cùng đến khi thịt săn thì cho mắm ruốc vào cùng ớt, kho đến khi nồi thịt keo lại là được.
Đây là món ăn cực kỳ đưa cơm. Ảnh: Internet
Thịt heo xào lăn
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn. Sả, ớt làm sạch, cắt chéo mỏng. Tỏi, hành bóc vỏ băm nhuyễn. Uớp thịt với ít sả, ớt, 1 muỗng dầu hào, một ít muối, 1 muỗng hạt tiêu khoảng 20 phút để thịt thấm gia vị. Phi thơm tỏi băm, sau đó cho thịt vào xào đều đến khi thịt hơi săn thì thêm ít muối và hành vào rồi tắt bếp, vậy là xong.
Thịt heo xào lăn có hương vị lạ miệng sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: Internet
Thịt heo kho gừng
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt với ít đường, nước mắm khoảng 30 phút để thịt thấm gia vị. Gừng, hành tím làm sạch vỏ, rửa sạch và cắt mỏng.
Phi thơm hành tím, gừng, sau đó cho thịt vào xào cùng, thêm ít ớt để món ăn cay nồng hấp dẫn hơn. Đậy nắp vung để nước thịt chảy ra, nấu đến khi thịt có màu nâu cánh gián thì tắt bếp.
Thịt heo giả cầy
Gừng, sả, ớt rửa sạch, cắt nhỏ. Nghệ gọt vỏ giã nát để lấy nước.
Thịt heo rửa sạch, đem nướng cho xém phần da một tí. Sau đó đem rửa lại và cắt thành từng miếng nhỏ. Ướp thịt đã cắt nhỏ với gừng, sả, mẻ, mắm tôm, nước nghệ, bột ngọt, ớt, hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Đun nóng dầu ăn, cho thịt đã ướp vào đảo đều cho tới khi thịt hơi săn lại. Tiếp tục cho nước vào ngập thịt rồi hạ lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu tới khi thịt chín mềm thì tắt bếp.
Thịt heo giả cầy luôn hấp dẫn người ăn một cách kỳ lạ. Ảnh: Internet
Thịt heo nướng chao
Thịt heo rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt với chao, 3 muỗng sa tế, 2 muỗng nước cốt tỏi, 2 muỗng đường, 2 muỗng dầu ăn, 1 muỗng bột ngọt trong khoảng 3 – 4 tiếng.
Nướng thịt đã ướp bằng lò vi sóng hoặc lò than đều được. Khi thịt chín, xếp thịt lên dĩa, có thể trang trí thêm cà chua, dưa leo cho đẹp mắt, ăn ngon miệng hơn.
Chao giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Ảnh: Internet
Thịt heo rang tôm
Tôm cắt bỏ đầu, rửa sạch, để ráo và ướp với một ít hạt nêm. Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng. Hành tím, tỏi băm nhỏ.
Phi thơm hành, tỏi, sau đó cho thịt vào đảo đều với lửa to. Đến khi thịt săn lại thì cho tôm vào rang cùng. Khi tôm chuyển sang màu đỏ thì nêm nước mắm, đường, tiêu, nước màu cho vừa ăn và tắt bếp.
Đây là món ăn vô cùng dinh dưỡng mà bạn không thể bỏ qua. Ảnh: Internet
Để học thêm nhiều cách chế biến món ăn ngon từ thịt heo, bạn có thể điền thông tin vào form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 0236 3953 988 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn các khóa học phù hợp nhé!
The post Các Món Ngon Chế Biến Từ Thịt Heo appeared first on Nghề Bếp Á Âu.
Nguồn: https://nghebep.com/cac-mon-ngon-che-bien-tu-thit-heo
0 notes
Text
Top 20 quán ăn ngon ở Sapa nổi tiếng bạn cần “bỏ túi” ngay
https://otavietnam.com/?p=7772 Top 20 quán ăn ngon ở Sapa nổi tiếng bạn cần “bỏ túi” ngay Booking.com Sapa không chỉ có nhiều cảnh đẹp mà còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng. Chính vì thế mà nơi đây hàng năm đã thu hút rất đông khách du lịch. Dưới đây là tổng hợp top 20 quán ăn ngon ở Sapa cho bạn tham khảo trước khi đi. 10 Biệt thự villa Sapa giá rẻ đẹp ngay trung tâm cho thuê nguyên căn 30 Khách sạn Sapa giá rẻ đẹp gần trung tâm, nhà thờ đá, chợ đêm 10 Nhà hàng Sapa ngon nức tiếng nhất định phải ghé một lần 20 Điểm du lịch Sapa tuyệt đẹp và nổi tiếng ai cũng nên check-in Đồ ăn cực chất tại SaPa Quán A Phủ -15 Fansipan – Sapa – Lào Cai Đây là một quán có địa thế khá đẹp, đường đi vô cùng thuận tiện nằm ngay ở thị trấn Sapa. Điểm thú vị là quán luôn phục vụ khá nhiều món ăn ngon nổi tiếng như cá hồi nướng, lẩu cá hồi, gà bản nướng than hoa, gà đen hầm thuốc bắc, Nhà hàng Đỗ Quyên – Địa chỉ: đỉnh Fansipan – Sapa – Lào Cai Quán ăn ngon ở SaPa này có không gian vô cùng sạch sẽ, thoáng đãng là một điểm thú vị để ngắm toàn cảnh mây trời Sapa. Bởi vì nó tọa lạc trên đỉnh Fansipan. Đặc biệt đồ ăn của quán khá ngon cùng thái độ phục vụ vô cùng niềm nở. Món ăn tại nhà hàng Đỗ Quyên A Quỳnh -15 Thạch Sơn – Sapa – Lào Cai Quán này khá nổi tiếng với món thắng cố là một đặc sản của người dân tộc. Thực ra nó là món ăn được nấu từ thịt ngựa. Sau này cải biến cho thêm thịt bò, thịt heo. Điểm ấn tượng nhất là món thắng cố tại quán ăn ngon ở SaPa này được nấu rất ngon, thịt mềm, ngọt, vừa ăn. Hoa Đồng Tiền -29 Cầu Mây – Sapa – Lào Cai Thực đơn của quán khá phong phú với các món ăn rất ngon được chế biến từ gà, bò, lợn. Tuy nhiên đặc sản nổi tiếng nhất của quán chính là gỏi và lẩu cá hồi. Hoa Đào -48 Lê văn Tám – Sapa – Lào Cai Lẩu cá hồi SaPa Không gian của quán khá rộng rãi và thoáng mát. Đặc biệt nếu bạn là người thích ăn lẩu thì tới đây chính là một lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi lẩu cá hồi được mệnh danh là số 1 Tây Bắc. Vì vậy nơi đây được nhiều du khách đánh giá là một trong những quán ăn ngon ở sapa 2018. Chapa-40 Cầu Mây – Sapa – Lào Cai Đây cũng là một trong các quán ăn ngon ở sapa. Điểm độc đáo là không gian của quán vô cùng ấm cúng rất thích hợp cho những bữa tiệc rượu gia đình hay sinh nhật. Ngoài ra nơi đây cũng vô cùng nổi tiếng với món lẩu cá Tầm vừa ngon vừa ngọt lại đậm đà hương vị phố núi. Anh Đức Sapa – 47 Xuân Viên – Sapa – Lào Cai Thịt trâu sấy đặc sản Tây Bắc Nếu bạn muốn biết thêm về review các quán ăn ngon ở sapa thì hãy ghé đến nơi đây. Quán phục vụ rất nhiều món ăn ngon như lợn bắp phố núi, lợn rim tiêu, lợn kho gừng Tây Bắc, bắp bò nhúng chua hương vị Tây Bắc, thịt trâu sấy, bê nhúng dấm, lợn hầm gia vị. Nhà hàng Thác Bạc Sapa – Km 12 khu du lịch Thác Bạc – Sapa Đồ ăn của quán khá ngon, cung cách phục vụ nhiệt tình. Quán ăn ngon ở SaPa nổi tiếng nhất với chủ yếu là món cá hồi và cá tẩm như nướng, lẩu, gỏi. Đặc biệt hai loại cá này được chế biến ở đây rất khéo léo, không tanh. Hoàng Minh -23 – 24 Khu ẩm thực Sapa – Sapa – Lào Cai Thắng cố món ngon núi rừng Quán có không gian đẹp và chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của Tây Bắc như lợn bản xào, thịt gà bản nướng, canh chua nấm thịt đậu hũ, thắng cố, cơm lam, nai xào xả ớt, lợn rang cháy cạnh. 10-Moment Romantic- 026 Mường Hoa, Sapa, Lào Cai Quán ăn ngon ở SaPa chuyên về lẩu thắng cố, ngoài đồ ăn ngon còn có thái độ phục vụ của nhân viên khá nhiệt tình và thân thiện, không gian của quán khá rộng rãi mát mẻ vô cùng phù hợp cho những du khách yêu thích được phục vụ trong sự thoáng đãng. Vì vậy có thể nói đây là một quán ngon ở sapa mà bạn không nên bỏ qua. 11- Moment Romantic ở 26 Mường Hoa – Sapa Các món ăn đều được nêm nếm rất vừa ăn. Vì vậy chắc chắn đến đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. 12- Lacasa Viet Cuisine Restaurant ở 14 Cầu Mây – Sapa Pizza tại Lacasa Hot trend của quán, ngon nức danh chính là món Pizza. Ngoài ra còn có lẩu và nhiều đồ ăn khác cho sự lựa chọn của bạn thêm phong phú. 13- Sapa Lotus ở 34 Cầu Mây – Sapa Tại đây thích hợp cho cả ăn sáng tối. Nếu ghé qua quán ăn ngon ở SaPa này sáng bạn có thể thưởng thức buffet, hoặc tối bạn có thể order món lẩu cá Tầm. 14- Little Sapa Restaurant ở 18 Cầu Mây – Sapa Nếu muốn ăn sườn lợn máng, vịt ươm mật ong vàng, cải mèo chế biến nhiều kiểu, súp vua bạn nên tìm đến nhà hàng này để vừa ăn uống, tận hưởng thư thái. 15- Nhà hàng Song Nhi ở Thác Bạc – Sapa Món cá hồi tại Song Nhi-Thác Bạc Vừa ăn uống vừa ngắm cảnh Thác Bạc dưới chân núi thì đây là địa điểm lý tưởng. Menu đồ ăn hấp dẫn với nhiều đặc sản núi rừng như: Lợn nướng, cơm lam, rượu mận đỏ… 16- Nhà hàng Red Dao ở 4B Thác Bạc Quán ăn ngon ở SaPa này vẫn nằm trên cung đường lên Thác Bạc nhưng chưa đến đỉnh là Red. Không gian tại đây thân thiện, mộc mạc cùng đồ ăn núi rừng hấp dẫn như: Nai, lợn rừng cùng nhiều loại rau rừng thanh mát. Rau tầm bóp rau rừng Sapa 17- Nhà hàng The Hill Station Singnature Restaurant ở 37 Fansipan – Sa pa Đây là địa điểm ngắm phố núi vừa ăn vừa thong thả nhâm nhi caffe. Khi quán được thiết kế kết hợp 2 trong 1 vừa là quán caffe vừa là nơi dùng bữa. 18- Red Camelia Restaurant ở 30 Cầu Mây Nhà hàng tại phố đi bộ Sapa, tiện đường cho du khách ghé qua sau khi vui chơi thấm mệt. Đặc biệt nếu có đến Sapa vào tiết trời đông giá bạn cũng đừng lo lắng vì nơi đây trang bị sẵn lò sưởi cho bạn an tâm thưởng thức đồ ăn, tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu. 19- Nhà hàng Delta ở 33 Cầu Mây Quán chuyên về món pizza Ý, nên đồ ăn chất lượng, hứa hẹn làm hài lòng nhiều du khách từ Âu đến Á. Pizza ngon nức tiếng Vì thế yêu thích đổi mới ẩm thực Tây hóa như pizza hải sản, lạp xưởng, thập cẩm, thịt bò… bạn nhớ ghé quán ăn ngon ở SaPa này. 20- Nhà hàng Aromaﹸs Pizza ở gần Cầu Mây thị trấn Sapa Sapa nơi gặp gỡ đất trời là đây, nếu muốn thu mọi cảnh đẹp vào trong tầm mắt khi ăn bạn nhớ ghé đến nhà hàng này. Nhờ view rộng, đẹp, thoáng đáng cùng đồ ăn đa dạng nên theo nhiều kinh nghiệm chia sẻ quán là nơi thường được du khách lui tới để thưởng thức lẩu bò chua cay, măng núi rừng… Đồ ăn tại Sapa luôn đa dạng Trên đây là review quán ăn ngon ở sapa cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên của otavietnam.com sẽ giúp bạn có một chuyến đi du lịch thật vui vẻ ở Sapa Tác giả: Hồng Hạnh Ghi rõ nguồn otavietnam.com khi đăng tải lại bài viết này Top 20 quán ăn ngon ở Sapa nổi tiếng bạn cần “bỏ túi” ngay 4.5 (90%) 6 vote[s] Kênh quảng bá Khách sạn – Homestay – Vila – Căn hộ miễn phí Nguồn: Tổng hợp Bởi - https://otavietnam.com/?p=7772
0 notes
Text
Cách Phân Biệt Các Loại Thịt Bò Chuẩn Cho Đầu Bếp
Thịt bò tươi là nguyên liệu chính của nhiều món ăn Á – Âu, chất lượng thịt bò quyết định mức độ thơm ngon, chuẩn vị của món ăn. Tuy nhiên thịt bò cũng có nhiều kiểu loại, phù hợp với từng món ăn khác nhau. Bạn đang là Đầu bếp? Bạn đã biết cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp chuyên nghiệp chưa?
Thịt bò có nhiều loại mà bạn cần nắm chắc tính chất để phân loại – Ảnh: Internet
Từ nguyên liệu thịt bò, Đầu bếp có thể chế biến thành nhiều món ăn như beefsteak, bò xào, bò nướng… để phục vụ theo khẩu vị khác nhau của thực khách. Trên thị trường hiện nay, thịt bò có nhiều loại khiến Đầu bếp khó lựa chọn và vẻ bên ngoài của thịt bò cũng dễ nhầm lẫn với một số loại thịt khác. Cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp dưới đây sẽ giúp bạn – những Đầu bếp tương lai dễ dàng lựa chọn nguyên liệu trong nấu nướng.
Cách chọn thịt bò chuẩn ngon
Phân biệt thịt bò giả
Ngày nay, một số nơi ngâm thịt heo với một số loại hóa chất để “đội lốt” thịt bò nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho cửa hàng. Để tránh nhầm lẫn, khi lựa chọn thịt bò, bạn cần chú ý:
Thịt bò giả có màu đỏ nhạt, nhìn không tự nhiên, màu không đều, dùng tay miết nhẹ vào miếng thịt thấy có phẩm màu dính tay.
Thớ thịt bò thật nhỏ, dài, phần mỡ màu vàng nhạt, trong khi thớ thịt bò giả lại to, ngắn, mỡ màu trắng. Khi bạn cắt thịt bò giả, thịt không dính vào dao mà có nước rỉ ra.
Sau khi chế biến, thịt bò giả thường mềm, mất màu còn thịt bò thật sau khi chế biến vẫn giữ được màu đỏ đậm, vị ngọt và hơi dai.
Cách nhận biết thịt bò tươi, ngon
Thịt bò tươi ngon khi ấn nhẹ có độ đàn hồi, màu đỏ tươi và không lạnh. Thớ thịt bò loại ngon sẽ nhỏ, khô mịn, mỡ màu vàng, không có mùi hôi tanh. Thịt bò lạnh sẽ có màu hơi sẫm, tái do để lâu trong tủ lạnh, thịt bò này sẽ không giữ được vị ngọt đặc trưng. Các Đầu bếp lưu ý, thịt bò nếu để lâu khi ấn nhẹ sẽ thấy hiện tượng lõm xuống, thớ thịt bị nhão, không giữ được độ cứng. Hoặc bạn để ý khi cắt thịt bò còn dính vào dao là thịt bò còn tươi ngon.
Thịt bò ngon có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ và dài – Ảnh: Internet
Phân biệt thịt trâu và thịt bò
Thịt trâu và thịt bò già có chung đặc điểm là thớ thịt to, màu sậm tương đương nhau, vì vậy bạn cần phân biệt chúng dựa vào màu mỡ. Thịt bò già có có màu hơi xám (kiểu vàng sậm), trong khi thịt trâu có mỡ màu trắng. Đa số thịt trâu có màu thịt sậm hơn thịt bò, bạn hoàn toàn có thể phân biệt 2 loại thịt này bằng mắt thường.
Chọn thịt bò cho từng kiểu chế biến
Món nướng: Đối với món nướng hoặc chế biến kiểu đút lò, bạn nên chọn loại thịt thăn ngoại (nếu là bò nhập khẩu) và thịt thăn nội (nếu là thịt bò Việt Nam) vì chúng khá mềm, hoặc bạn có thể dùng phần thịt sườn, thịt ba chỉ hoặc thịt nạm để nướng.
Món hầm và món kho: Phần thịt có cả gân và mỡ như nạc mông, nạc vai, nạm, bắp sẽ phù hợp để chế biến các món bò hầm hoặc bò kho.
Món trộn, gỏi: Để làm các món trộn hay gỏi, bạn nên chọn phần thịt phi lê hoặc bắp bò. Bạn có thể chần thịt bò qua nước sôi để bò được mềm hơn, món gỏi sẽ chuẩn ngon hơn.
Món nước: Đối với món soup hoặc nước, Đầu bếp nên sử dụng phần thịt đuôi bò, cổ bò hay mông bò vì đó là những bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, hầm thành nước rất ngọt và đậm vị.
Món beefsteak, xào, nhúng: Các món chế biến nhanh nên chọn phần thịt đùi hoặc thịt thăn vì thịt mềm, nhanh chính và không bị dai.
Thịt bò phần đùi hoặc thịt thăn thường được dùng để làm beefsteak – Ảnh: Internet
Thịt bò có rất nhiều loại, để lựa chọn được loại thịt bò tươi ngon nhất bạn phải nắm chắc bí quyết và tính chất từng loại. Cách phân biệt các loại thịt bò chuẩn cho Đầu bếp mà Vieclamdaubep.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được nguyên liệu chất lượng để tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn.
The post Cách Phân Biệt Các Loại Thịt Bò Chuẩn Cho Đầu Bếp appeared first on Việc Làm Đầu Bếp.
0 notes
Text
Một trong những món ăn hot tuần này MXH rất đáng để bạn thử ngay!
Marketing Advisor đã viết bài trên https://rungvangbienbac.com/mot-trong-nhung-mon-an-hot-tuan-nay-mxh-rat-dang-de-ban-thu-ngay/
Một trong những món ăn hot tuần này MXH rất đáng để bạn thử ngay!
1. Donut nhân kem trứng – Món bánh chỉ nhìn thôi cũng "ứa nước miếng" rồi – 1800 lượt yêu thích, 282 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Đinh Thị Hoa Lê
Group: Phố bánh & Dụng cụ làm bánh
Bánh donut là loại bánh rất dễ làm mà cũng rất ngon, hấp dẫn trẻ em và cả người lớn bởi hình dạng vòng bánh xe tròn xinh xắn và vị mềm xốp rất dễ ăn.
Công thức làm bánh donut nhân kem trứng như sau:
Vỏ bánh:
200ml sữa tươi không đường
8g men
60g đường
500g bột mì đa dụng
2 trứng gà
7g muối
50g bơ lạt
Nhân bánh:
6 lòng đỏ trứng
100g đường
00ml sữa tươi
50g bột mì đa dụng
1ít vani nước/vani quả hoặc bột vani đều được
Cách làm chi tiết bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn trên YouTube nhé!
2. Công thức chuẩn ngon tuyệt đối giúp bạn làm món vịt quay ngon đúng điệu – 1200 lượt yêu thích, 13 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Tracy Nguyen
Group: Hội nấu ăn vì đam mê
Món vịt quay này cực kỳ hấp dẫn với phần da vịt giòn tan, thịt thì mềm ngọt, nước xốt thơm ngon đậm vị của vịt quay Quảng Đông. Công thức đơn giản sau đây sẽ giúp bạn thực hiện món vịt quay này ngon lành mà không mất nhiều thời gian và công sức.
Cách làm vịt quay được tác giả chia sẻ như sau:
1 con vịt nặng khoảng 1.6 – 1.8kg
Vịt làm sạch và rửa nhiều lần với nước sạch, bóp vịt với muối, gừng, rượu để nghỉ khoảng 30 phút xong rửa nhiều lần với nước sạch cho vịt bớt mùi hôi, rồi treo vịt lên cho ráo nước.
Lấy cái bát to để trộn hỗn hợp ướp vịt bao gồm:
1 muỗng cà phê ngũ vị hương
½ muỗng cà phê bột quế
1 cục chao
1 – 2 muỗng canh rượu mai quế lộ
1 muỗng cà phê muối
1 muỗng cà phê bột ngọt
1 muỗng cà phê hạt nêm gà
1 muỗng cà phê bột tỏi
½ muỗng canh đường
Trộn đều hỗn hợp các gia vị trên, ướp vịt bằng cách dùng găng tay cho hỗn hợp gia vị ướp thoa đều trong bụng vịt đừng để gia vị dính vào phần da. Cho mộc nhĩ ngâm nở và tỏi tây vào bụng vịt xong lấy xiên khâu lại. Bước này cực quan trong để da vịt giòn là treo vịt trước quạt trên 3 tiếng. Ai có thời gian thì để qua đêm luôn để cho da vịt thật khô, sờ vào cảm giác da vịt khô thì mới đạt.
Bắc 1 nồi nước lên bếp cho vỏ chanh, thảo quả, quế hồi, lá nguyệt quế, tỏi tây, bột nghệ hoặc bột gạch cua (không có thì cho màu cam thực phẩm cũng được) vào nồi. Nước sôi thì cho vịt vào luộc tầm 7 phút, lật đều hai mặt trong lúc đun. Sau đó, bạn vớt vịt ra để ráo nước, quết 1 lớp giấm với muối hòa tan lên phần da vịt.
Bật lò nướng ở 250 độ, làm nóng lò khoảng 10 phút thì cho vịt vào nướng trong 15 phút xong hạ lửa xuống 230 độ nướng trong 15 phút.
Cuối cùng, lật vịt nướng thêm khoảng 10 phút là được.
Nước xốt chấm vịt:
Trộn đều hỗn hợp bao gồm nước ướp từ vịt chảy ra, hắc xì dầu, nước tương, đường, dầu hào, chút tương đen ăn phở, ớt bột hoặc ớt tươi trên bếp, cho tỏi phi vào cho thơm, nêm vị ngọt ngọt mặn mặn vừa ăn là được.
Mổ bụng vịt lấy mộc nhĩ, tỏi tây, hành lá cắt khúc cho vào phần xốt là xong.
3. Mách bạn cách làm nước cốt củ quả để nấu canh nấm hoặc ăn lẩu rất ngon – 831 lượt yêu thích, 374 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Hien Nguyen Thu
Group: Khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày
Nước cốt củ quả để nấu canh nấm hoặc ăn lẩu ngon ngọt, thanh mát hơn ninh xương rất nhiều. Các bạn có thể nấu nhiều rồi chia túi nhỏ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần nhé. Mỗi lần nấu canh hay nấu lẩu, bạn chỉ cần lấy 1 túi ra là xong, rất phù hợp cho các gia đình thích sự thanh nhẹ hoặc người ăn chay.
Cách làm nước cốt củ quả như sau:
Nguyên liệu:
– 1 củ hành tây
– 1 củ cải trắng
– 1 quả lê khoảng 500g
– 2 củ su hào
– 3 lít nước
Cách làm:
Tất cả nguyên liệu thái nhỏ cho vào nồi hầm 60 – 90 phút, sau đó vớt bỏ bã đi lấy nước dùng.
Các bạn có thể dùng nước này làm nước nấu canh, lẩu, nấu bột hay cháo cho em bé đều được nhé! Các bạn cũng có thể thay đổi loại củ quả mà các bạn thích ví dụ như cà rốt, mía, ngô ngọt, dứa… cũng được nhưng đây là công thức mình thấy cân bằng khẩu vị nhất.
Một lưu ý nữa là không nên cho nhiều hành tây và củ cải vì như vậy nước dùng sẽ bị hăng. Nước dùng phải luôn có quả lê, nếu không có lê thì vị vẫn ngọt nhưng cứ ngái ngái kiểu gì ý.
Loại nước dùng này nấu lẩu gà nấm là ngon hết ý đấy!
4. Thịt khìa nước dừa – món ngon đổi vị cho bữa cơm hàng ngày thêm phong phú – 899 lượt yêu thích, 191 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Thanh Xuan
Group: Không sợ đói
Thịt khìa nước dừa là món ăn đơn giản, dễ làm lại lạ miệng nên hao cơm lắm nhé! Hãy cùng học ngay cách làm dưới đây để có thêm một món ngon cho thực đơn cơm hàng ngày của gia đình thêm phong nhú nhé!
Cách làm thịt khìa nước dừa như sau:
Nguyên liệu:
600gr thịt ba rọi
1 trái dừa (lấy nước)
Nước mắm ngon
Tỏi băm, hành tím băm, tiêu sọ đập dập, bột ngọt, dầu ăn
Cách làm:
Thịt rửa sạch, lau khô để ráo nước. Ướp thịt với 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê tiêu sọ đập dập, 2 muỗng cà phê bột ngọt. Trộn đều thịt và gia vị ướp, "mát xa" cho thịt và các gia vị thấm đều nhau. Ướp thịt khoảng 30 phút cho thịt ngấm.
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào, vặn lửa vừa chiên thịt cho chín đến khi 2 mặt vàng đều, thỉnh thoãng trở mặt, cho hết toàn bộ gia vị đã ướp thịt vào chảo luôn (không được bỏ gia vị ướp nhé vì những gia vị này sẽ giúp cho miếng thịt rất thơm và ngon).
Tiếp theo, cho nước dừa vào chảo thịt, đậy nắp lại, vặn lửa nhỏ lại cho sôi liu riu đến khi chảo thịt cạn nước là được. Thỉnh thoảng trở mặt thịt và chà chà cho tỏi băm, hành tím bám vào thịt. Thành phẩm là thịt đậm đà ăn rất ngon, các bạn có thể ăn thịt kèm với bánh mì, cơm nóng hay bún đều rất ngon nhé!
5. Tự làm chè lam dẻo thơm nhâm nhi cùng chén trà nóng ngày đông lạnh – 843 lượt yêu thích, 1 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Hiển Nguyễn
Group: Hội nấu ăn vì đam mê
Chè lam là một loại bánh dân dã, dễ ăn, hương vị dẻo thơm của bột nếp, cay nồng của gừng cùng với vị ngọt thơm từ đường khiến ai cũng phải mê.
Cách làm chè lam như sau:
Nguyên liệu:
300g nước
400g đường thốt nốt
100g đường trắng
100 – 120g mạch nha
500g bột bánh dẻo + 1 bát con bột áo
1 – 2 thìa gừng xay nhuyễn
1 nắm lạc rang (tại mình không thích ăn nhiều lạc các bạn thích ăn thì cho thêm nhé)
Cách làm:
Cho nước, đường, mạch nha, gừng vào nồi đun sôi, hạ lửa nhỏ đun tiếp 30 phút, các bạn nhớ hớt bọt nhé (khâu này rất quan trọng). Sau đó, bạn vặn lửa về mức nhỏ nhất trong suốt quá trình thêm bột vào nồi.
Cho từng thìa nhỏ bột bánh dẻo vào nồi, khuấy liên tục, khuấy tan hết thìa này mới cho thìa tiếp theo vào, cứ làm như vậy cho đến khi hết bột. Sau khi hết bột các bạn cho thêm lạc vào trộn đều nhé!
Các bạn cho khối bột ra bàn đã áo 1 lớp bột khô, cho thêm chút bột khô trong bát vào nhồi cho chè lam dẻo mịn, các bạn nhớ là phải làm luôn chứ không chờ bột nguội mới làm. Tiếp theo, các bạn dùng bất kỳ một vật gì đó có thể dàn được bột mỏng ra là được. Sau 15 phút các bạn cắt chè lam ra và áo bột luôn là xong.
6. Bánh canh giò heo – món bánh canh dân dã, dễ ăn ai cũng thích – 400 lượt yêu thích
Facebook tác giả: Lê Thị Ngọc Trân
Group: Chuyện của bếp
Phần cơ bản của tô bánh canh giò heo luôn có là miếng củ cải trắng, huyết và bì heo cắt vuông, cùng vài lát thịt nạc. Ngoài ra có thể ăn kèm với xương, sườn, giò nạc, giò gân, móng… Nước súp được nấu bằng nhiều củ cải trắng cho nước ngọt vị thanh tao tự nhiên.
Cách làm bánh canh giò heo được tác giả chia sẻ như sau:
– Móng giò (từ đầu gối xuống móng) chặt nhỏ chần nước sôi, rửa sạch nấu cùng nước dùng.
– Thịt bắp giò lọc xương thoa xíu hạt nêm, cuộn lại bỏ chung vào nồi nước dùng, luộc 20 phút lấy ra nhúng nước đá lạnh trong 5 – 10 phút xong bỏ vào nồi luộc tiếp đến khi chín.
– Đổ nước dừa xiêm vào nồi nước dùng tỉ lệ 2 nước lạnh : 1 nước dừa xiêm, thêm củ cải trắng cắt khúc bỏ vào nồi, nêm hạt nêm cho vừa ăn.
– Vớt thịt và móng giò ra khi vừa chín, cắt khoanh thịt, xếp thịt và móng giò vào tô bánh canh đã trụng sẵn, rắc hành lá cắt nhuyễn lên trên, ăn kèm rau như giá đỗ, hẹ, cần cắt khúc. Nước chấm: 4 muỗng nước mắm ngon, 2 muỗng nước dừa xiêm, xíu đường, tiêu hột xay nhuyễn khuấy đều cho đường tan hết là xong.
0 notes
Text
Gợi ý 7 cách làm giàu nhanh tại nông thôn dễ nhất hiện nay
Bạn biết cách làm giàu ở nông thôn? Dưới đây là 7 mô hình và những nghề làm giàu ở nông thôn, miền quê nghèo, giúp bạn tìm ra các ý tưởng làm giàu tại nông thôn nhanh nhất.
Làm giàu không khó, chỉ khó là làm sao tìm được ý tưởng và những nghề làm giàu nhanh và vững bền. Trong bài viết này mình sẽ gợi ý một vài xu hướng và cách làm giàu nhanh ở nông thôn, bạn có thể tham khảo và áp dụng mô hình này tại vùng quê của mình.
Cách làm giàu ở nông thôn hiện nay đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn, có thể là cách làm giàu tại nông thôn từ những nghề chăn nuôi, như nuôi lợn, gà theo mô hình trang trại, nuôi bò lấy sữa, kết hợp trồng cây hiếm. Đã có rất nhiều người sau khi khởi nghiệp đã trở thành “triệu phú nhà nông”, với thu nhập bình quân mỗi tháng vài trăm triệu.
Đâu là cách làm giàu ở nông thôn nhanh nhất?
Khi tìm được ý tưởng làm giàu nhanh, chúng ta không chỉ kiếm được nhiều tiền, mà đó còn là niềm vui, sự hứng khởi khi chính bản thân đã khởi nghiệp thành công và tự đi lên bằng chính đôi chân của mình.
Bạn nên đọc: Làm giàu không khó với 4 ý tưởng kinh doanh nông nghiệp
1. Cách làm giàu ở nông thôn từ chăn nuôi gà thả vườn
Chăn nuôi gà thả vườn là mô hình làm giàu mang lại hiệu quả cho nhà nông, bởi chất lượng thịt gà luôn đáp ứng được nhu cầu cho thị trường, ngay cả với những khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này thì bạn cần nhớ một vài lưu ý:
Chuồng nuôi phải được thiết kế sao cho mùa hè thoáng mát, mùa đông kín và ấm. Nên chuồng làm cao ráo, thoát nước tốt. Nền chuồng nên trải các lớp rơm, trấu… để giữ ấm cho gà. Chuồng gà nên xây ở những địa điểm cao ráo, có mật độ tối thiểu 1 con/mét vuông. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên đặt chuồng gà theo hướng Đông/Đông Nam là tốt nhất, giúp tránh mưa, tránh nắng cho gà. Ở nông thôn đất vườn thường khá rộng, và có trồng nhiều loại cây hoa màu khác nhau, nên để tránh các loại rau/hoa màu bị phá nên dùng lưới quây riêng một khoảng rộng để nuôi gà.
Trong những nghề làm giàu ở nông thôn thì chăn nuôi gà luôn cho hiệu quả cao
Mô hình làm giàu từ chăn nuôi gà cũng chia ra nhiều loại khác nhau. Nếu nuôi gà thịt thì bạn nên chọn các giống đặc chủng như Tam Hoàng, Đông Cảo, Lương Phượng, gà Nòi… Nếu là nuôi gà lấy trứng thì có thể chọn gà Ri, gà Tàu Vàng, Tam Hoàng hay gà BT1. Khi mua con giống thì nên chọn những con có kích thước đồng đều, nhanh nhẹn, chân to, mắt sáng. Tránh chọn mua những con giống có dấu hiệu vẹo mỏ, khoèo chân hay chân khô, vì giống này nuôi chậm lớn, đề kháng kém và hay chết yểu.
Khi gà còn nhỏ, không nên thả vườn ngay mà nuôi tập trung, cho ăn tấm nấu, cám ăn thẳng, và cho uống nước có pha vitamin C, hoặc Electrotyle giúp tăng cường kháng thể. Khi gà lớn (có trọng lượng trên 1kg) thì bắt đầu thả vườn cho gà tự kiếm ăn, nên bổ xung thêm cám, rau xanh và nước sạch vào các máng nhỏ.
Vệ sinh phòng dịch là một điều đặc biệt cần lưu ý. Để gà khỏe mạnh thì chuồng trại luôn luôn phải sạch sẽ, khô ráo. Nguồn thức ăn, nước uống cho gà cũng phải đảm bảo sạch sẽ. Khi gà có triệu chứng mắc bệnh cần cách ly và cho uống thuốc ngay.
Nếu quan tâm đến mô hình làm giàu ở quê với nghề chăn nuôi gà, bạn có thể tham khảo sâu hơn Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng ở nông thôn để phát triển thực tế mô hình của mình.
2. Cách làm giàu ở nông thôn từ chăn nuôi lợn
Cách làm giàu từ chăn nuôi lợn đang là xu hướng được nhiều người áp dụng, trong bài viết này mình sẽ không nêu cụ thể kỹ thuật chăn nuôi, nhưng để hiệu quả bạn cần đặc biệt quan tâm một số vấn đề:
Tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu nuôi heo nái bán con giống thì cần liên hệ được với các trang trại nuôi lợn thịt để xuất con giống, nếu nuôi lợn thịt thì phải tìm được các mối tiêu thụ như các lò mổ, các siêu thị lớn, số lượng ít thì làm mối với các thợ ba toa… Nói tóm lại, bạn phải tìm được đầu ra trước khi bắt đầu, vì khi lợn đã được xuất chuồng mà chưa có đầu ra sẽ rất tốn kém chi phí duy trì, trong khi sản lượng tăng thêm không đáng kể.
Mô hình làm giàu ở nông thôn từ chăn nuôi lợn rừng
Vì đây là mô hình làm giàu ở nông thôn, nên bạn có thể tận dụng sự sẵn có của các loại rau xanh, sắn, cám ngô, cám gạo… kết hợp cùng với cám công nghiệp. Cách này tuy không giúp tăng trọng lợn như quy chuẩn nuôi công nghiệp, nhưng trong bối cảnh chi phí chăn nuôi theo xu hướng tăng thì việc kết hợp như vậy sẽ giảm được chi phí đáng kể.
Ngoài ra, nên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải dạng hầm Biogas, vừa giúp môi trường được cải thiện, giảm thiểu mầm bệnh cho vật nuôi, vừa giúp tiết kiệm được khoản chi phí về chất đốt. Khi nuôi với số lượng nhiều cũng nên tự gây nái để sản xuất giống, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh khi nhập giống từ những nguồn không rõ ràng.
3. Cách làm giàu ở nông thôn nhờ trồng cây hiếm
Làm giàu từ nông nghiệp không bao giờ là cạn ý tưởng. Nếu mô hình chăn nuôi không phù hợp bạn có thể lựa chọn làm giàu bằng cách trồng các loại cây quý hiếm, ít phổ biến trên thị trường, nhưng tạo ra giá trị sử dụng cao cho người dùng, có thể là dược liệu quý như cây Sâm đất, cây Ba kích, cây Khôi; các loại cây ăn quả như Bưởi không hạt, bơ tứ quý …
Để làm giàu nhanh với các giống cây hiếm không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải có quá trình nghiên cứu rất nhiều về kỹ thuật, nghiên cứu thị trường… trước khi bắt tay vào thực tế và cho ra thành quả. Nhưng một khi đã tạo ra kết quả, sẽ nhận được sự hưởng ứng rất tốt từ thị trường tiêu thụ. Đây cũng một gợi ý cho băn khoăn nên kinh doanh gì ở nông thôn.
4. Làm giàu nhanh ở nông thôn từ chăn nuôi bò sinh sản
Làm giàu từ chăn nuôi bò sinh sản, quan trọng nhất là khâu chọn giống ban đầu. Theo kinh nghiệm chọn bò giống của nhiều người thì nên chọn những con có dáng nhanh, thuần tính, mõm rộng, răng đều, bụng to nhưng không sệ, chân thẳng và 4 núm vú phải đều. Thông thường, bò động dục lần đầu sau 20 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ khoảng 1 năm.
Nuôi bò là cách làm giàu ở nông thôn nhanh và ổn định
Ở nông thôn có đất đồi, bãi rộng thì nuôi theo kiểu chăn thả, nhưng nên trồng thêm cỏ, rơm rạ làm thức ẳn bổ xung thêm. Chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, và đảm bảo vệ sinh. Nếu nuôi 10 con bò mẹ, tính ra chi phí mua sẽ mất khoảng 300 triệu. Để thu hồi nhanh, nên mua những con đã chửa sắp đến ngày sinh. Những con bê ra đời, nếu là cái tiếp tục nhân giống, còn bê đực có thể bán lấy tiền. Tính theo giá trung bình hiện tại, mỗi con bê bán ra có giá 15-20 triệu đồng.
5. Cách làm giàu tại nông thôn nhờ buôn bán nông sản
Một trong những nghề làm giàu ở nông thôn đang thịnh hành là thu mua nông sản, tìm mối bỏ sỉ và bán lại kiếm lời. Vùng quê của bạn có thể có cam, bưởi, măng, gà, cá… hãy đi tìm thị trường tiềm năng tại các thành phố lớn, nhưng nhà hàng, hay nhóm khách hàng có nhu cầu ăn đồ sạch. Khi ấy chúng ta sẽ gom hàng nông sản và bán lại cho những khách hàng này kiếm lời.
Đây có thể xem là mô hình làm giàu ít tốn kém nhất, điều quan trọng để tạo nên thành công là tìm được đầu ra. Điều này đỏi hỏi bạn cần siêng năng, biết cách tư vấn và thuyết phục khách hàng. Có thể mang theo sản phẩm mẫu cho khách dùng thử và đảm bảo chế độ đổi trả …trong giai đoạn đầu để tạo niềm tin và uy tín. Đừng quên tạo một website nông sản để quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm của bạn và nếu có nhu cầu họ sẽ liên hệ đặt hàng.
Trên đây là 5 gợi ý cách làm giàu ở nông thôn bạn có thể áp tham khảo, biết đâu bạn sẽ tìm được cách làm giàu nhanh nhất ở quê cho mình. Cũng dựa theo các ý tưởng này bạn có thể tìm thấy cho mình những mô hình làm giàu từ nông nghiệp khác phù hợp hơn với hoàn cảnh đất đai, khí hậu khu vực địa phương bạn sinh sống. Chúc bạn thành công và tìm được cách làm giàu không khó ở nông thôn của mình.
6. Trồng cây lấy gỗ
Nếu bạn ở nông thôn và chưa biết làm gì để thoát nghèo hay xa nữa là trở nên giàu có thì hãy nghĩ đến ý tưởng trồng cây lấy gỗ. Việc trồng cây lấy gỗ vừa nâng cao kinh tế bản thân, gia đình mà còn bảo vệ đất, chống sói mòn và biến đổi khi hậu khiến đây trở thành một hình thức kinh doanh bên vững.
Keo lai, loại cây cho sản lượng gỗ cao, nhanh thu hoạch, giúp làm giàu ở nông thôn
Có hai hình thức kinh doanh từ trồng trọt cây lâm nghiệp dạng này đó là trồng cây gỗ nhỏ và trồng rừng gỗ lớn.
Trồng cây gỗ nhỏ: có thể bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ… thu nhập bình quân từ 12 – 15 triệu đồng/ha/năm.
Trồng cây gỗ lớn: hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, lúc đó sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 – 2 triệu đồng/m3, lợi nhuận bình quân từ 22 – 25 triệu/ ha/năm.
Để bắt đầu với việc trồng cây lấy gỗ bạn nên tìm hiểu những đặc tính của các loại cây định trồng và loại đất tương thích phù hợp nhất để có những lựa chọn phù hợp. Trên thị trường việc phân phối giống cây có hiểu quả kinh tế cao như sưa, thiên ngân, giổi… cũng như kỹ thuật đi kèm được các chủ vườn ươm trao đổi công khai.
Thị trường luôn mở rộng, quỹ đất quê hương sẵn có, một tầm nhìn chiến lược, nhiệt huyết thì việc làm giàu trên chính mảnh đất quê hương cùng ý tưởng trồng cây lấy gỗ hoàn toàn nằm trong khả năng.
7. Mở xưởng chế biến nông sản
Những vùng quê nghèo, khi cái khó bó cái khôn thì cần lắm một ý tưởng táo bạo để thay đổi bộ mặt của làng quê nói chung và nâng cao thu nhập, đời sống mỗi gia đình nói riêng.
Một ý tưởng được đáng giá là tiềm năng là việc mở xưởng chế biến nông sản trên chính mảnh đất quê hương. Với diện tích đất lớn, đất đai phì nhiêu thì thích hợp nhất vẫn là việc trồng nông sản. Tuy nhiên, bài toán được mùa mất giá được giá mất mùa cứ vẫn xoay quanh làm khó người nông dân mà sản phẩm lại không để lâu được dễ bị thương lái ép giá. Việc có mặt của một xưởng chế biến nông sản ở nông thôn sẽ giải quyết điều này.
Sản phẩm sẽ được thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến thành phẩm đóng gói và sẵn sàng để lâu hơn với một mức giá có lợi hơn đối với những người nông dân.
Ngày nay khi mua bán bất cứ một loại thực phẩm nào thì điều đầu tiên khách hàng quan tâm đó là nguồn gốc xuất xứ, có sạch hay không… Bởi vậy mới nói ý tưởng này thật sự có chỗ đứng.
Điều bạn cần là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, quảng bá với thị trưởng sản phẩm của bạn sạch và an toàn. Sẽ mất một thời gian để khách hàng biết và tin tưởng nhưng chắc chắn nông sản sạch sẽ dần dần có chỗ đứng nhất định trên thị trường và việc làm giàu ở nông thôn, trên chính mảnh đất quê hương mình từ chính sản phẩm tại đây là một điều ý nghĩa hơn cả.
Xem tiếp: Kinh doanh gì ở nông thôn 2018 lợi nhuận cao
Gợi ý 7 cách làm giàu nhanh tại nông thôn dễ nhất hiện nay
4.6 (92.89%) 45 votes
Lập website để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực ngay!
Let's block ads! (Why?)
0 notes