#lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ cách trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía
Explore tagged Tumblr posts
Text
LÁ THẦU DẦU TÍA TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ RA SAO
“Bệnh trĩ khó nói ai ơi
Ai mà bị bệnh kêu giời chịu đau”
Bệnh trĩ không chừa một ai, từ người trẻ cho đến trung niên, người già. Đây vốn là căn bệnh nhạy cảm, khó nói nên nhiều người chịu đau đớn chứ không đi khám và điều trị. Hôm nay, để giúp người bệnh trĩ an tâm trị bệnh tại nhà, chúng tôi đã tìm hiểu và mang đến cho bạn các cách trị trĩ dân gian hay dùng, đặc biệt là cách dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/d628f7fbeb509243e1264e8bff329d3d/460ad95193560307-4a/s540x810/51aeb03a64fa343597462607b2210da113484f5e.jpg)
Cây thầu dầu là loại cây gì? (tên khoa học, nơi có nhiều, bộ phận sử dụng, thành phần hoá học)
Thầu dầu tía là một loại thảo dược phổ biến trong Đông y, thường được gọi với tên là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma.
Tên khoa học c���a thầu dầu tía là Ricinus communis L, là loại cây mọc nhiều ở mọc nhiều ở v��ng rừng núi Tây Bắc nước ta (như ở Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai,…).
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/064411d0c2c791a673b86d4bf81bce06/460ad95193560307-21/s500x750/16655b0cd4e768a750d280a530f0bc20530fe9e5.jpg)
Lá thầu dầu tía
Loại cây này vẫn sống được ở vùng đồng bằng nhưng ít thấy hơn.
Nhiều người chỉ xem thầu dầu tía như một loại cây mọc dại mà chưa biết cách dùng loại thảo dược này để trị bệnh.
Cả lá, thân và hạt của cây thầu dầu tía đều dùng để trị bệnh được.Cụ thể:
Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, hạt thầu dầu tía chứa lượng tinh dầu rất cao, chiếm từ 40 – 50%, 25% chất anbummoit và có 0,15% ricin (lưu ý, ricin là chất độc với cơ thể nên không được dùng bằng đường uống).
Lá thầu dầu tía giàu axit tactric, axit xitric, axit corydalic, axit amin, rutonozit, quexitrin, astragalin, rixin = 1,3%. Đặc biệt, chất ricin trong lá già nhiều gấp 2 lần lá non.
Công dụng của cây thầu dầu đối với bệnh trĩ
Ngoài các công dụng được nhiều người biết đến như chữa đau đầu do cảm, chữa sa tử cung và trực tràng hay làm thuốc tẩy nhẹ, thầu dầu tía còn có tác dụng trị trĩ hiệu quả.
Cụ thể, lá thầu dầu tía là thảo dược có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, ngứa, giải độc, tiêu thũng bài nung,…Do đó, lá cây thầu dầu tía được sử dụng trong các bài thuốc làm giảm các triệu chứng ngứa, rát hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Lưu ý: vì trong lá thầu dầu tía chứa thành phần ricin là chất độc với cơ thể nên người bệnh trĩ tuyệt đối không sắc lấy nước uống, chỉ dùng các cách trị bệnh ngoài da như sau.
Top 5: Cách sử dụng cây thầu dầu trị bệnh trĩ hiệu quả
Người bệnh trĩ có thể tham khảo các cách trị trĩ tại nhà bằng thầu dầu tía như sau:
Cách 1: Dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ bằng cách rửa trực tiếp hậu môn
Các bước thực hiện như sau:
Dùng khoảng một nắm lá thầu dầu tía đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng cho sạch khuẩn.
Nấu một nồi nước sôi rồi cho lá thầu dầu vào.
Ch��� khoảng 5 – 7 phút cho tinh chất trong lá hòa tan vào nước.
Đổ nước từ nồi ra thau và đợi cho tới khi nước còn âm ấm.
Đặt hậu môn vào thau nước hoặc dùng nước trong thau để rửa hậu môn.
Lưu ý: cần vệ sinh hậu môn với nước sạch trước và sau khi dùng lá thầu dầu.Kiên trì thực hiện cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm teo búi trĩ.
Cách 2: Dùng lá thầu dầu đắp trực tiếp vào hậu môn
Nếu muốn đơn giản, dễ thực hiện hơn, bạn có thể dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào hậu môn.
Cách này cũng có hiệu quả điều trị các triệu chứng ngứa, rát, viêm nhiễm của bệnh trĩ giống như cách rửa bằng nước lá thầu dầu vậy.
Tuy nhiên, với cách đắp lá thầu dầu tía này, bạn chỉ cần thực hiện 1 lần/ngày.
Cách làm như sau:
Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá thầu dầu tía. Mang lá đi rửa với nước sạch, để ráo nước.
Đem lá thầu dầu giã chung với một ít muối để tăng tính sát khuẩn.
Rửa hậu môn với nước ấm và lau cho khô.
Đắp trực tiếp phần lá vừa được giã xong vào hậu môn, rồi dùng một miếng vải sạch giữ cố định, để qua đêm.
Sáng hôm sau, vệ sinh hậu môn lại bằng nước ấm và lau khô.
Đối với cách trị trĩ dân gian này, bạn cần kiên trì một thời gian dài, không nên bỏ cuộc ở những ngày đầu vì các tinh chất trong thầu dầu tía cần thời gian ngấm vào hậu môn.
Cách 3: Dùng hạt thầu dầu tía trị bệnh trĩ
Các bạn cũng có thể tận dụng hạt thầu dầu tía để trị bệnh trĩ.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/ab7c996412976256a79597ed3eab504a/460ad95193560307-5e/s500x750/8129262dbb045ef160e0f1cd42a052059fdc8e6c.jpg)
Cách tiến hành như sau:
Chuẩn bị 9 hạt thầu dầu tía và 9 con học trò nước.
Đem đi rửa sạch và để ráo nước.
Đem giã 2 nguyên liệu này cho hòa quyện vào với nhau.
Đảo đều hỗn hợp trên trên bếp với giấm thanh cho tới khi nóng đều. Tắt bếp và để hơi nguội rồi cho hỗn hợp lên một miếng vải sạch và đắp lên huyệt bách hội.
(Huyệt bách hội nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con người, là điểm giao nhau giữa đường nối 2 đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Bạn có thể gấp 2 vành tai về phía trước để dễ xác định hơn)
Lương y Nguyễn Thanh Thúy nhận xét:
“Trong y văn có lưu lại phương pháp dùng hạt thầu dầu tía giã dập, trộn với thục và đắp lên huyệt bách hội ở đỉnh đầu để giúp búi trĩ sa ra ngoài co lên nhanh hơn.”
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/1825fd39c15c0483c31e869d4b7ccab3/460ad95193560307-e9/s500x750/fccbfdb24b86e195f5c212467cf575d17abbcdd2.jpg)
Tuy nhiên, đối với cách trị trĩ bằng hạt thầu dầu tía này, bạn không nên để quá lâu ở hậu môn vì hàm lượng chất độc ricin cao trong hạt thầu dầu dễ ngấm vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Cách 4: dùng bột hạt thầu dầu tía trị bệnh trĩ
Hạt thầu dầu tía mang tới tác dụng giảm các triệu chứng đau, rát khó chịu của bệnh trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ. Tuy nhiên, việc thu hái hay mua hạt về sử dụng thường mất nhiều thời gian và công sức.
Để việc trị trĩ bằng hạt thầu dầu tía được nhanh, gọn hơn, người bệnh có thể mua hạt với số lượng nhiều rồi tán thành bột mịn, để dành uống với nước sau bữa ăn.
Cách 5: kết hợp lá thầu dầu tía và lá vông trị bệnh trĩ
Trong Đông y, lá vông được biết đến là loại thảo dược có vị hơi chát, tính bình, được dùng để an thần, sát trùng, trừ phong thấp, tiêu ích,…Do đó, dùng kết hợp lá thầu dầu và lá vông mang lại hiệu quả cao hơn trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Cách tiến hành như sau:
Chuẩn bị: lá thầu dầu và lá vông mỗi thứ một nắm.
Đem rửa sạch và để ráo nước rồi mới sử dụng tiếp.
Giã nhuyễn 2 nguyên liệu này lại với nhau.
Cho hỗn hợp vừa được giã xong lên một miếng vải sạch, hơ trên lửa cho nóng rồi đắp trực tiếp lên hậu môn.
Hỗn hợp trên khi nóng lên làm giãn nở các mạch máu ở hậu môn, khiến khí huyết lưu thông và các tinh chất dễ dàng được thẩm thấu hơn.
Cần lưu ý là, các phương pháp dân gian trị trĩ ở trên cần sự kiên trì và theo đuổi của người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ các báo cáo của chuyên gia về mỗi thành phần trong bài thuốc muốn áp dụng trị trĩ, tránh các mẹo “mê tín dị đoan”.
Câu chuyện đội lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh do đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, cần thời gian để điều trị, không thể nóng vội được.
Thế nhưng, thời gian gần đây, ở Nghệ An lại rộ lên tin đồn dùng lá thầu dầu đội lên đầu có tác dụng trị bệnh trĩ dứt điểm.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/8f1ce888e79aed02d8077be5ea10f519/460ad95193560307-b0/s500x750/29c01350623c75632c1eddcdfb28c894d3898d02.jpg)
Theo đó, người bệnh ngoài sắc thuốc của một vị lương y tên Thành để uống thì còn phải đội lá thầu dầu tía trên đầu ngày 2 lần, sáng và tối.
Vị lương y này cho hay, vì lá thầu dầu có tính “thăng đề” (đi lên), khi đội lên đầu sẽ phát huy tác dụng làm kéo búi trĩ trở về vị trí ban đầu.
Đến nay, vẫn chưa có báo cáo khoa học nào chứng minh được khả năng trị trĩ của cách làm khác thường này.
Vì thế, nếu được ai đó mách bảo dùng lá thầu dầu tía đội lên đầu để trị trĩ, bạn không nên vội vàng áp dụng ngay.
Khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, thăm khám bác sĩ nên là giải pháp đầu tiên.Sau đó, nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, các bạn có thể dùng các cách trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía để điều trị bệnh tại nhà.
Cây thầu dầu tía có chứa độc tính vậy làm sao trị được bệnh trĩ?
Như đã trình bày ở trên, chất ricin trong thầu dầu tía là chất độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dùng.
Theo chia sẻ của GS. Đỗ Tất Lợi, chất độc ricin chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây chết người.
Dùng từ 3 đến 4 hạt thầu dầu tía có thể khiến trẻ em tử vong, và đối với người lớn là 14 đến 15 hạt.
Theo như khoa học lý giải, sở dĩ ricin có thể gây chết người là vì cơ chế làm vón hồng cầu và bạch cầu của nó.
Vậy làm sao trị được bệnh trĩ bằng cây thầu dầu đây? Chẳng may bệnh trĩ chưa kịp khỏi mà đã phải vào viện vì ngộ độc ricin thì biết làm sao?
Bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy xem kỹ lại các bài thuốc với lá và hạt thầu dầu tía ở trên một lần nữa. Các bài thuốc trên đều dùng thầu dầu tía để đắp hay rửa ngoài da, chất ricin không được hấp thụ trực tiếp vào bên trong cơ thể nên không đáng lo ngại.
Hơn nữa, ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao nên người bệnh có thể ăn hạt thầu dầu đã được nấu hay xào lên để không bị ngộ độc.
Như vậy, tuy thầu dầu chứa lượng độc tính nhất định nhưng vẫn có thể trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà được. Chỉ cần người bệnh làm theo các hướng dẫn dùng dùng cây lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ như trên là sẽ thấy được hiệu quả.
Có thể mua cây thầu dầu tía ở đâu?
Sau các thông tin lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ, ngày càng có nhiều người tìm mua loại cây thảo dược này làm bài thuốc trị trĩ an toàn, không đụng tới “dao kéo”.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/6f472fa4d32792eb30b97a6df3230ed1/460ad95193560307-ad/s540x810/20a2b2067f4d732249ad1f8b25b7a0603ceb6bf6.jpg)
Thầu dầu tía mọc dại nhiều ở các đường làng, các bụi rậm phía Bắc nước ta. Thân cây cao 4 – 5m, lá lớn, có chùy chân vịt sâu, có răng cưa, và cuống dài.Hiện nay, có nhiều địa chỉ rao bán lá và hạt thầu dầu tía còn tươi, giá rẻ, cam kết hàng thật,…Tuy nhiên, người bệnh trĩ nên cẩn thận vì có thể “tiền mất tật mang”.
Các địa chỉ mua bán này thường cung cấp thầu dầu tía không rõ nguồn gốc, đôi khi lẫn các tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Nếu không tìm được cây thầu dầu tía ở quanh nhà hay ven đường, các bạn có thể tìm mua các sản phẩm chế biến thầu dầu tía thành cao hay tinh dầu để sử dụng.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/9010372b3d129e3afb098275857ce107/460ad95193560307-5b/s540x810/f7ac8f99c04a1270b0b435d4410d74873eb4ffd8.jpg)
Các biện pháp như dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ chỉ có tác dụng khi bệnh ở cấp độ 1, 2 (giai đoạn nhẹ). Khi bệnh đã nặng rồi thì các cách điều trị bằng cây thảo dược như trên thường không có tác dụng.
Vì vậy, người bị trĩ nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán tình trạng bệnh của mình hiện tại và lựa chọn cách điều trị cho phù hợp.
Bệnh trĩ tuy không phải l�� bệnh nguy hiểm nhưng gây nhiều vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, bạn cần trị trĩ dứt điểm càng sớm càng tốt, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống nhiều chất xơ, tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngăn bệnh tái phát và trầm trọng hơn.
Trên đây là các thông tin về lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ mà Tritriantoan.com
cung cấp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và những người thân yêu.
Nguồn:
https://tritriantoan.com/la-thau-dau-tia-tri-benh tri/#Cau_chuyen_doi_la_thau_dau_tia_tri_benh_tri
0 notes
Text
Cây phèn đen - Vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/de1237dd2fd6ead307ae9a7f4a51a436/e3e1a05101d05e5c-54/s540x810/7653f2a1e1dae764ce89f89c989e6a142761fc9b.jpg)
Hình ảnh cây phèn đen
1. Cây phèn đen là cây gì?
Trong dân gian, phèn đen còn được gọi là cây mực. Theo khoa học, cây có danh pháp là Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây có đặc điểm sinh thái như sau:
1.1. Đặc điểm sinh thái
Phèn đen thuộc loại thân bụi, chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Cành cây khá nhỏ và phân nhiều nhánh.
Lá phèn đen hình bầu dục. Lá mỏng, mặt trên sẽ có màu đậm hơn so với mặt dưới của lá.
Cây ra hoa vào mùa cuối hạ sang thu. Hoa của cây màu trắng và hơi tía đỏ ở gốc lá. Chúng mọc thành từng chùm từ nách lá, cũng có thể mọc ở đầu cành.
Quả của cây phèn đen khá đặc biệt, quả màu tím đen, tròn dẹt bằng đầu ngón tay. Khi đem quả phèn đen đi vò nát sẽ chảy ra nước màu tím như mực, vì vậy cây còn được gọi là cây mực.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/bc09a7e532165ec14739a27bc524a4ce/e3e1a05101d05e5c-ef/s540x810/26c602591754c1b19c9d86dc5b2060b985e5cbdf.jpg)
Đặc điểm hình thái của cây phèn đen
1.2. Cây phèn đen có mấy loại?
Phèn đen chỉ có một loại, nhưng giống cây phèn lại có hai loài khác nhau. Đó là:
Cây phèn trắng: Phèn trắng có quả màu trắng, lá màu hơi vàng. Đây là một loại cây vô cùng hiếm trong tự nhiên và chưa được nghiên cứu nhiều.
Cây phèn đen bonsai: Là loài cây phổ biến trong dân gian. Chúng không những có tác dụng tốt trong y học mà còn được trồng nhiều để làm cảnh do có màu sắc lá tươi, hoa và quả đẹp.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/a0148b630192bf827ba3c7b38bd5be0a/e3e1a05101d05e5c-b3/s540x810/2b2c8fbe246c14d4ab9b6f8eaa73427eec402048.jpg)
1.3. Cây phèn đen mọc ở đâu?
Cây mực hay cây phèn đen thường mọc trong các bụi cây. Do là cây ưa nắng, đồng thời chịu được ẩm nên cây thường được tìm thấy ở ven sông, ven đồi núi, vệ đường.
Trên thế giới, cây xuất hiện ở nhiều nước châu Á như Nepal, Trung Quốc, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây mực mọc hoang và được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.
1.4. Bộ phận dùng
Rễ và lá là hai bộ phận hay được dùng làm thuốc của cây phèn đen. Ngoài ra, một số nơi cũng dùng vỏ của cây để điều trị bệnh.
1.5. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Rễ của cây phèn đen được thu hái vào mùa thu. Sau đó đem rễ đi rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô để dùng dần.
Lá cây thu hái vào mùa xuân hè, phơi trong râm. Vỏ phèn đen thu hái quanh năm.
1.6. Thành phần hóa học
Cây phèn đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như những hoạt chất cần thiết cho cơ thể.
Phần lá chứa nhiều axit tannic, betulin, taraxerol, phenol và tinh dầu.
Phần rễ cây chứa các hợp chất như flavonoid, glycoside, phenol…
Quả chứa các chất như pinene, monoterpen,…
2. Cây phèn đen có tác dụng gì?
Trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, cây phèn đen đều sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
2.1. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo các nghiên cứu, cao nước phèn đen có tác dụng:
Kháng khuẩn: Tiêu diệt một số vi khuẩn như Escherichia coli, Bacillus subtilis, Shigella flexneri.
Tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/994b16430ab8bfb6d3a1078794f413a4/e3e1a05101d05e5c-4a/s540x810/e24f9cfffae1f2280cf0318c83e86b69079902a1.jpg)
Kháng ký sinh trùng gây bệnh sốt rét
Ức chế cơn co thắt cơ trơn gây bởi acetylcholin và histamin.
Nước sắc phèn đen có tác dụng cầm máu rất mạnh.
2.2. Theo Đông y
Theo Đông y, vị thuốc phèn đen vị đắng chát, tính mát; quy vào kinh can, thận. Có công dụng:
Rễ phèn đen có tác dụng tiêu viêm, thu liễm và chỉ tả. Dùng trong các trường hợp trẻ em cam tích, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ và ruột kết hạch.
Vỏ tăng chuyển hóa, dùng để trị chứng đậu lên mủ, khó tiểu, …
Lá giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Và chúng thường được dùng để trị ứ huyết do chấn thương, huyết nhiệt gây đinh nhọt, lỵ, sốt cao, tiêu chảy và phù thũng.
Ngoài ra, tại Ấn Độ, cây phèn đen được dùng để trị chứng ỉa chảy ở trẻ nhỏ và bị thương ở răng.
2.3. Liều dùng và cách sử dụng cây cây phèn đen
Dược liệu phèn đen được dùng cả ở dạng sắc uống và dạng dùng ngoài. Liều lượng dùng tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích sử dụng.
3. Cây phèn đen chữa bệnh gì?
Trong nhiều sách y học cổ, phèn đen hay cây mực được sử dụng nhiều trong điều trị gai cột sống, trĩ, cấp cứu rắn cắn hay dùng cho người bị thận hư,...
3.1. Cây phèn đen chữa gai cột sống, đau nhức xương khớp
Dược liệu: Phèn đen khô, lá lốt mỗi thứ 30g, cỏ xước và lá bưởi bung mỗi loại 20g, rễ gấc 10g.
Cách thực hiện: Các dược liệu trên đem sao vàng, sau đó sắc với 1.5 lít nước trong 2 giờ. Chia nước sắc thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn 30 phút.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/a40c0a16be32fe18b6fc40f64e76b900/e3e1a05101d05e5c-b3/s540x810/ceda5f206384ac3c2592ed341499f713567d05f6.jpg)
Chữa gai cột sống, nhức xương khớp
3.2. Cây phèn đen chữa kiết lỵ
Dược liệu: Rễ phèn đen, cỏ seo gà, dây mơ lông và cỏ tranh mỗi thứ vừa đủ 20g, gừng tươi 2 lát.
Cách thực hiện: Các dược liệu sau khi được rửa sạch, đem đi sắc lấy nước uống. Chia nước sắc thành 2 – 3 phần, dùng hết trong ngày.
3.3. Chữa trĩ cấp 1 bằng cây phèn đen
Dược liệu
1 nắm lá phèn đen, 5 lá huyết dụ, 1 nắm trắc bách diệp.
Cách thực hiện
Dược liệu rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng hạ thổ. Sau đó đem sắc với 800ml nước cho tới khi còn lại 200ml nước thì ngừng.
Cách dùng
Chia nước sắc thành hai phần, phần một 150ml và phần hai 50ml:
Phần một: Chia 150ml nước sắc thành nhiều phần nhỏ, uống hết trong ngày.
Phần hai: Đem hòa thêm nước, đun kỹ và dùng ngâm rửa trĩ từ 1 – 2 lần/ ngày.
Mỗi một đợt dùng thuốc từ 5 – 10 ngày, tiến hành thành nhiều đợt cho tới khi đạt kết quả như mong muốn.
3.4. Cây phèn đen chữa rắn cắn
Hái nắm lá phèn đen, đem đi rửa sạch, giã nát. Chắt lấy phần nước để uống, còn phần bã để đắp lên miệng vết rắn cắn.
Sau khi bệnh nhân được sơ cứu cần di chuyển họ tới bệnh viện gần nhất để điều trị.
3.5. Cây phèn đen chữa thủy đậu
Dược liệu: Lá phèn đen tươi, muối trắng.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá phèn đen và đem sắc chung với một ít muối trắng. Đun tới khi nước cô đặc lại và chia dịch sắc làm hai chén nhỏ. Một chén đưa cho người bệnh; chén còn lại đem bôi lên nốt thủy đậu.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/9dc9a0c8d9394fc8807d1e8ca6eebd60/e3e1a05101d05e5c-e5/s540x810/500346639101e07955de6133dc8425b3d8e37cee.jpg)
Cây phèn đen chữa thủy đậu
3.6. Cây phèn đen trị sâu răng, chảy máu chân răng
Lá của cây phèn đen đem phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7-10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm liên tục từ 5 - 7 ngày.
Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá phèn đen cho tới khi thành dịch đặc, sau đó bôi vào chân răng, răng bị sâu,…
3.7. Trị ngã va đập sưng đau bằng cây phèn đen
Dược liệu: 30g lá phèn đen.
Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nát lá phèn đen. Sau đó đắp lên vùng tổn thương trong vòng 30 phút. Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ hết bầm tím và sưng đau.
3.8. Cây phèn đen trị vết thương hở
Dược liệu: Bột lá của cây phèn đen.
Cách thực hiện: Đem rắc bột của cây lên vết thương hở để giúp tăng tốc độ liền vết thương.
3.9. Cây phèn đen trị nhọt độc mới phát
Dược liệu: Lá phèn đen và lá bèo ván.
Cách thực hiện: Đem lá thuốc rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng đau nhức.
3.10. Chữa chứng thận hư và suy giảm chức năng thận bằng cây phèn đen
Dược liệu: Cây phèn đen, cây muối, cây quýt gai và cây nổ mỗi thứ 20g.
Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sắc với với nước và chia thành 3 phần, dùng hết trong ngày.
![Tumblr media](https://64.media.tumblr.com/7213aa9bd7d4bd8dda470366a18ce7df/e3e1a05101d05e5c-05/s540x810/ee4a590c08208519b68da02be672177131dba933.jpg)
Cây phèn đen trị chứng suy thận
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây phèn đen để đạt tác dụng tốt nhất
Để sử dụng cây phèn đen an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
Phèn đen còn được gọi là cây mực, chứ không phải cây cỏ mực hay mọc ven sông. Người dùng cần phân biệt kỹ hai loại cây này tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Phụ nữ có thai không dùng cây phèn đen để uống.
Người đang bị tiêu chảy không nên uống, bởi vì trong cỏ mực có chất tanin gây kích thích đường ruột làm tình trạng bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hơn
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cây phèn đen. Đây là loại dược liệu khá hiệu quả trong điều trị các bệnh thận hư, gai đôi cột sống, trĩ. Tuy vậy, bạn vẫn cần liên hệ với đội ngũ y tế trước khi dùng phèn đen để điều trị bệnh.
Hoặc nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gai cột sống, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình nhé!
0961 666 383
Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng tiếc một like và chia sẻ để mọi người có thêm kiến thức về loài thảo dược “đẹp cả người lẫn nết” này nhé.
Click vào link để xem bài viết gốc: https://tricottan.com.vn/cay-phen-den
0 notes
Text
Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư bán ở đâu tại TPHCM?
Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư bán ở đâu tại TPHCM?
Mang dáng dấp của một loài cây cảnh, thường trồng trước cổng nhà hoặc các chậu hoa treo ngày Tết, cây dừa cạn nở hoa quanh năm, dễ trồng dễ sống nhưng ít ai biết đến tác dụng của cây dừa cạn đối với bệnh ung thư trong y học.
Đặc điểm chung của cây dừa cạn
✔ Cây dừa cạn thường nhỏ, cao trung bình 50cm, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày do thân rễ phát triển, có cành đứng.
✔ Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống lá hẹp nhọn.
✔ Hoa màu trắng hoặc đỏ hồng, có mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá.
✔ Quả mọc thẳng đứng và hơi ngả sang hai bên. Ngoài vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, bên trong chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng. Trên mặt hạt có các hột nổi, chạy thành đường dọc.
✔ Mùa hoa gần như quanh năm ở vùng nóng, những nơi khí hậu lạnh thì chỉ trồng được khi có khí hậu ấm.
✔ Dừa cạn mọc nhiều ở những vùng đất trống nhưng ít được mọi người biết đến công dụng của nó trong điều trị bệnh và thường dùng làm cảnh.
✔ Ancaloit là một chất có trong cây dừa cạn, đặc biệt tập trung nhiều ở rễ, thân của dừa cạn. Là một dược chất có tác dụng hỗ trợ trị bệnh ung thư đã được giới y khoa phát hiện, điều chế, nghiên cứu và áp dụng.
Công dụng của cây dừa cạn là gì?
Cách sử dụng cây dừa cạn như thế nào?
✦ Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư đặc biệt là ung thư máu
Kết hợp cây dừa cạn 15g với cây xạ đen 30g, bồ công anh 30g. Rửa sạch với nước, cho vào ấm cùng 1 lít nước, đun sôi đến khi còn 700ml, chia 3 lần uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút.
✦ Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Dừa cạn 10g, dây thìa canh 20g, các vị thuốc đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn 3 bát thì chia 3 lần uống trong ngày. Uống sau bữa ăn 15-20 phút là tốt nhất.
✦ Giảm tình trạng đau bụng kinh, bụng căng, mặt đỏ và cáu gắt khó chịu khi bế kinh ở phụ nữ
Dùng dừa cạn khô 16g, nga truật 12g, hương phụ 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, chỉ xác 8g. Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc cùng 500ml nước đến khi còn 300ml thì sử dụng. Chia ra 2 lần uống trong ngày.
✦ Dừa cạn hỗ trợ trị u xơ tuyến tiền liệt tốt cho nam giới
Dừa cạn, huyền sâm, chè khô, xuyên sơn mỗi thứ 12g, trinh nữ hoàng cung 5g, bối mẫu 10g; cát căn, đinh lăng mỗi thứ 16g. Sắc uống chung với nhau, ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
✦ Hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ
Lấy một lượng lá dừa cạn tươi, lá thầu dầu tía tươi bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp vào vùng trĩ. Kết hợp bài thuốc: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc với nước, lấy 3 lần nước, hòa chung 3 lần nước lại, chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng thuốc 10 ngày rồi nghỉ 3–4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.
✦ Vị thuốc tốt cho bệnh nhân bị cao huyết áp
Cây dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị thuốc sao vàng, tán vụn trộn đều. Mỗi ngày lấy khoảng 40g hãm với 1 lít nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được, có thể uống thay nước trong ngày.
✦ Giúp an thần hiệu quả cho bệnh nhân bị mất ngủ
Lấy 20g thân lá dừa cạn khô đã sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng, sắc uống trước khi đi ngủ 30 phút.
✦ Giảm đau rát với trường hợp bị bỏng nhẹ
Giã nát lá đắp lên những vết bỏng nhẹ, có tác dụng làm mát chỗ bỏng, giảm đau, chống nhiễm khuẩn. Đắp 3 ngày liên tiếp sẽ giúp vết thương nhanh lành.
***Lưu ý:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp không nên sử dụng thảo dược cây dừa cạn.
- Tránh sử dụng liều cao và kéo dài vì có thể gây mù, tử vong.
=> Xem thêm:
Địa chỉ bán cây cỏ may uy tín tại tphcm
Long nhãn chữa bệnh gì
Địa điểm bán cây dền gai uy tín chất lượng nhất
**********
Mua cây dừa cạn giá rẻ uy tín nhất ở đâu ?
✤ Ngày nay, xuất hiện tràn lan thảo dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng...điều này ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy việc lựa chọn Địa điểm bán cây dừa cạn tốt nhất là điều quan trọng.
✤ Đến với Thảo dược Thanh Bình bạn sẽ yên tâm bởi chúng tôi:
* Cam kết 100% sự hài lòng vì thảo dược có nguồn gốc rõ ràng
* Cam kết sản phẩm hoàn hảo, đảm bảo chất lượng
* Khách hàng chỉ trả tiền khi chất lượng xứng đáng
* CHÚNG TÔI SẼ HOÀN LẠI 100% SỐ TIỀN
* NẾU SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG
* Giá bán cây dừa cạn: 80.000 đ/kg
* Ưu đãi cho khách hàng khi mua 5kg tặng 1kg
* Giao hàng miễn phí với hóa đơn trên 2kg trong nội thành TPHCM
✤ Hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu ngay những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của chính mình và cả gia đình với giá tốt nhất.
�� Hotline: 0945 665 345 và 0963 665 345 - 0931 665 345.
Văn phòng Thanh Bình: 185/6 Đường 28, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM
Thảo dược Thanh Bình chuyên phân phối và bán sỉ/lẻ đến tất cả các tỉnh miền bắc, miền trung và miền nam (64 tỉnh thành trong cả nước) bằng bưu điện, chành xe. Gọi vào hotline của cty để được hỗ trợ - tư vấn miễn phí.
Mời các bạn tham khảo kênh youtube của Thanh Bình: https://www.youtube.com/watch?v=8s1yzeqMj-U
0 notes
Text
Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ
Cây vông nem hay còn được gọi là cây lá vông, hải đồng bì đã không còn quá xa lạ với người dân Việt. Bởi vốn dĩ là cây mọc hoang có mặt ở nhiều nơi và thường dùng để làm hàng rào. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy cây vông nem không những có thể chữa bệnh mà còn chữa được những bệnh hiếm gặp, khó điều trị được nhiều thầy thuốc thu mua.
Mô tả cây vông nem
Vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L thuộc loại cây thân gỗ có thể có độ cao từ 10 – 20m nhưng thường kích thước của cây chỉ từ 1m-1,5m, thân có gai ngắn và lớp vỏ trắng li ti. Lá mọc so le vòng quanh thân và cành có cuống dài, lá có răng cưa lớn như lá phong màu xanh lục, lá kép có 3 lá chét hình trứng. Ở cuống lá thường có mủ nhiều và bên trong cuống lá rỗng như dạng đu đủ.
[caption id="attachment_1667" align="aligncenter" width="600"] cây vông nem[/caption]
Hoa mọc thành chùm thường có màu đỏ. Quả thuộc loại đậu bên trong chứa nhiều hạt tròn bóng như đậu đỏ màu đỏ sẫm. Cây phân bố khá rộng rãi nhiều ở khu vực vùng cao, miền núi. Các trẻ em vùng cao thường bứt lá bẻ cuống để thổi bong bóng mà không gây độc hại.
Trên cây vông nem có 2 bộ phận có thể được dùng làm thuốc với thành phần dược tính cao là lá và vỏ thân cây. Thường người ta thu hoạch lá và thân, cành đem về chặt khúc nhỏ hoặc lột vỏ đem phơi khô để dùng làm thuốc sắc chữa bệnh.
Xem thêm: Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng
Thông thường lá vông nem sẽ được thu hái vào tầm cuối mùa xuân đầu mùa hạ, lúc này lá sẽ chứa nhiều thành phần dược tính nhất ở tháng 4 – 5, khi tiết trời khô ráo. Chỉ sử dụng lá tươi đem cắt bỏ cuống sau đó phơi nắng thật nhanh rồi hong khô trong bóng mát, tránh bị mốc hoặc giòn lá vỡ vụn.
Vỏ thân cây thường được thu hoạch vào tháng 5 sau khi thu hoạch lá, họ sẽ bóc tách lấy vỏ cây để nguyên gai, sau đó cắt khúc và đem phơi khô.
Thành phần và dược tính có trong cây vông nem
Trong Đông y thì các thầy thuốc từ xa xưa đã nghiên cứu và phát hiện bên trong cây vông nem thành phần có vị đắng, tính mát có công dụng thông kinh lạc, điều trị hoa mắt, chóng mặt, điều trị mất ngủ, ngủ không sâu và trằng trọc, hay đau đầu do huyết áp và thời tiết…
[caption id="attachment_1668" align="aligncenter" width="600"] Dược tính trong cây vông nem[/caption]
Thành phần hóa học trong cây vông nem chứa thành 2 phần chính là alcaloid, saponin. Trong đó trong y học alcaloid với vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphin hay codein. Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc. Nên cây vông nem được sử dụng chữa bệnh rất nhiều.
Cây thường phân bố hầu hết ở mọi nơi, ở tất cả các nước Châu Á Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan… Cây thường mọc ở vị trí gần biển hoặc những nơi có môi trường nước mặn. Còn ở nước ta cây mọc hoang ở khắp mọi nơi.
Xem tiếp: Xà sàng tử chữa bệnh phụ khoa, viêm nấm âm đạo, chữa yếu sinh lý, trĩ ngoại
Công dụng từ cây vông nem
Chữa mất ngủ: Những chứng bệnh hay mất ngủ, ngủ gà ngủ gật, ngủ không sâu hay trằn trọc ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe, về lâu dài dễ bị kiệt sức dẫn đến trầm cảm. Bài thuốc từ lá vông nem khá đơn giản. Nếu bạn bị mất ngủ thì không nên bỏ qua cây nữ lang .
[caption id="attachment_1669" align="aligncenter" width="600"] cây vông nem chữa mất ngủ[/caption]
Dùng20g lá vông tươi đem rửa sạch dùng tay vò sơ qua cho hơi dập và đem hấp lên, có thể đun nước. Dùng lá này trước khi đi ngủ ăn vài lá trước giấc ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng làm như vậy khoảng 3 ngày giấc ngủ sẽ bình thường trở lại.
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Lưu ý đối với người bị phong thấp hạn chế việc mới ngủ dậy tiếp xúc trực tiếp bàn chân xuống nền đất lạnh. Bài thuốc cụ thể dùng 15g vỏ vông đã phơi khô, 15g Ngũ gia bì, 15g Kê huyết đằng, 15g Phòng kỷ, 15g cỏ xước, 15g Ý dĩ nhân đem sắc cùng 1L nước chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng khoảng 1 tuần trở lên bệnh sẽ thuyên giảm.
Tham khảo: Cây hy thiêm cũng có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mất ngủ hiệu quả.
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Mồ hôi trộm ra nhiều dễ khiến trẻ bị lạnh chân tay và nhiễm cảm, phong hàn. Không nên coi thường mà phải chữa kịp thời bằng cách dùng 20g lá vông đem rửa sạch để ráo rồi giã nát, có thể hấp lên hoặc thêm chút nước rồi ép lấy nước cho trẻ uống, kiên trì 3-5 lần tình trạng sẽ cải thiện.
Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần – 10 ngày….
Chữa trĩ: Đối với bệnh trĩ cần hạn chế đi, đứng hay ngồi 1 động tác quá lâu và tránh các chất kích thích, rượu bia. Dùng 1-2 lá vông tươi rửa sạch đem đi hơ nóng dưới than hồng sau đó dùng lá này đắp trực tiếp vào búi trĩ đang bị lòi ra. Vừa kết hợp đun nước lá vông này lấy nước thêm chút muối để ngâm búi trĩ (hậu môn).
Chữa sa dạ con: Sử dụng 30g lá vông nem, lá tiểu kế 20g, hạt Tơ hồng 20g đem tất cả đi giã nhỏ sắc cùng với nửa lít nước sắc cạn còn 1/3 đem chia làm hai lần trong ngày.
Chữa chảy máu cam, đi đại tiện ra máu, đau buốt rát: Dùng 30g lá vông, 10g lá sen đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt bỏ xác để uống, nếu bị tình trạng lòi dòm không bỏ bã đi mà dùng bã này đắp vào bị trí bị thương sau vài lần sẽ rút lại.
Chữa bệnh đau răng: Trong vỏ cây vông nem có thành phần chống viêm cao, trị đau, sưng nên dùng vỏ cây này đem đi tán nhỏ mịn sau đó nhét vào vị trí răng bị đau sẽ giảm nhanh cơn đau tức thì.
Chữa phong thấp, chân tê phù: Sử dụng 5g mỗi loại bao gồm vỏ cây vông nem, vỏ Chân chim, Kê huyết đắng, Phong kỷ, Ý dĩ sao, Ngưu tất sắc cùng 1 lít nước còn lại 1/3 chia làm 3 lần uống sử dụng trong vòng khoảng 10 ngày.
Chữa tiêu độc sát khuẩn: Dùng lá vông nem tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó đem giã nát đắp vào mụn nhọt để xát khuẩn, kích thích lên da non và tái tạo tế bào.
Đọc thêm: Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó
Tác dụng tuyệt vời khác và lưu ý khi sử dụng cây vông nem
[caption id="attachment_1670" align="aligncenter" width="600"] lá vông nem không nên làm dụng[/caption]
Lá vông nem tươi có thể đem trụng qua nước nóng hoặc dùng tươi để ăn sống hay nấu canh và làm gỏi cuốn như lá xoài hay lá đinh lăng…
Lá vông nem có thể giải nhiệt cơ thể bằng cách nấu lá lên cùng nước và thêm đường để uống.
Dùng lá vông nem để nấu ăn hay cháo lá vông cũng là một món ăn giúp cải thiện sức khỏe, giải nhiệt, trị đau, chống độc và giải cảm bằng cách sắt nhỏ bỏ lên cháo như rau thơm.
Lưu ý không nên lạm dụng lá vông nem quá nhiều dễ gây sụp mí mắt.
Coi thêm bài nguyên văn tại : Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ
0 notes
Text
Dừa cạn: Thuốc quý trị bệnh trĩ vừa sắc uống vừa dùng đắp là khỏi
Dừa cạn: Thuốc quý trị bệnh trĩ vừa sắc uống vừa dùng đắp là khỏi
Muốn trị bệnh trĩ, dùng dừa cạn và một số thảo dược khác vừa sắc uống hàng ngày, vừa dùng đắp tại chỗ mỗi đợt 10 ngày, nghỉ 3,4 ngày. Cứ như vậy bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp.
Dừa cạn
Theo Đông y , dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da… Trong dân gian, người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm. Sau đây là một số cách dùng dừa cạn làm thuốc:
Trị zona: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Kết hợp lấy lá dừa cạn, lá cây hòe, lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Công dụng: hút chất độc ra ngoài, làm giảm đau nhức.
Trị bệnh trĩ: Hoa, lá dừa cạn và lá thầu dầu tía, hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời uống bài thuốc sau: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống liền 10 ngày, nghỉ 3 – 4 ngày, sau đó tiếp đợt hai.
Trị tăng huyết áp:
Bài 1: dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.
Bài 2: dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị lỵ trực khuẩn: Người bệnh đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh. Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.
Trị chứng tiêu khát: dừa cạn 16g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g, ngũ vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị u xơ tiền liệt tuyến: dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị khí hư bạch đới: dừa cạn 12g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, cây chó đẻ 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
theo Sức khỏe Đời sống
Bài viết Dừa cạn: Thuốc quý trị bệnh trĩ vừa sắc uống vừa dùng đắp là khỏi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Chuyên gia tiêu hóa.
http://bit.ly/2UlIGFU
0 notes
Link
Nhiều người nghĩ rằng: Chỉ có phẫu thuật cắt trĩ mới là cách điều trị bệnh trĩ triệt để, song điều đó không hoàn toàn đúng. 3 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật sau đây là điều người bệnh nên biết để đối phó với bệnh trĩ một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Các cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả nhất hiện nay:
- Dùng thuốc tây y
Đây là cách chữa trĩ đơn giản tại nhà áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ độ nhẹ, chưa có các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đắp hậu môn với tác dụng kháng khuẩn, co thắt búi trĩ,... Người bệnh cần dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay ngưng dùng thuốc.
- Áp dụng các bài thuốc dân gian
Chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian là cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật vừa đơn giản lại an toàn và hiệu quả, đó là lý do tại sao với các triệu chứng trĩ nhẹ, người bệnh được khuyên nên áp dụng phương pháp này. Bài thuốc chữa trĩ từ rau diếp cá, đu đủ xanh, cây thiên lý, thầu dầu tía, lá bỏng hay lá vông nem,… đều cho kết quả tốt, người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
- Chữa trĩ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày
Ngoài ra người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ đơn giản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là nên bổ sung chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, tránh táo bón. Đồng thời, không đứng hoặc ngồi quá lấu trong 1 tư thế.
Những cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật thực sự rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
0 notes
Link
Điều trị trĩ nội độ 1 bằng lá thầu dầu tía là phương pháp rất ít người biết đến. Tuy nhiên, đây lại là một mẹo hay chữa trĩ nội rất tốt mà người bệnh không nên bỏ qua. Chính vì vậy, qua bài viết này, các bác sỹ tại Phòng khám hậu môn - trực tràng Hà Nội sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách điều trị trĩ nội độ 1 bằng lá cây thầu dầu tía.
0 notes
Text
Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà
Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng là một bệnh lý hậu môn trực tràng có tính chất nhạy cảm nên không ít người e ngại trong việc đi khám chữa tại những cơ sở chuyên khoa trĩ. Nắm được tâm lý ấy, nhằm giúp người bị trĩ có được một cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả.
Nội dung [Hiện]
Trĩ nội là gì?
Những gia đoạn phát triển của trĩ nội
Những cách chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả nhất
Hạn chế tình trạng trĩ bằng phương pháp đơn giản tại nhà
Thói quen sinh hoạt
Thói quen ăn uống
Những bài thuốc thiên nhiên chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả
Lá rau diếp cá
Lá thiên lý
Lá ngải cứu và nghệ tươi
Quả và lá sung
Quả đu đủ
Một số bài thuốc đông y tốt nhất cho chữa trị trĩ nội
Điều trị bệnh trĩ nội tại nhà bằng thuốc tây y
Tư vấn điều trị bệnh trĩ nội tại Bệnh trĩ Blog
Các bác sĩ của Bệnh trĩ blog sẽ dựa vào kiến thức chuyên môn để gợi ý cho người mắc bệnh trĩ một số phương pháp chữa trĩ nội ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất.
Trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ được chia làm 4 loai, trĩ nội trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng, trong đó trĩ nội là loại trĩ phổ biến có tỉ lệ người mắc phải cao.
Trĩ nội hình thành do vùng hậu môn chịu áp lực nhiều, tuần hoàn máu tắc nghẽn, gây sưng phình đám rối tĩnh mạch bên trong hậu môn. Khác với trĩ ngoại có mảng da thừa hoặc cục thịt dư trồi ra cửa hậu môn trong giai đoạn đầu. Bệnh trĩ nội có sự phát triển phức tạp hơn do búi trĩ hình thành phía bên trong đường lược và nằm dưới lớp niêm mạc nên khi mắc phải trĩ nội nhẹ, người bệnh khó phát hiện ra.
Những gia đoạn phát triển của trĩ nội
Trĩ nội trải qua 4 giai đoạn với những đặc điểm trạng thái khác nhau:
Giai đoạn 1: Búi trĩ nằm bên trong hậu môn, khi đại tiện sẽ thấy có một vệt máu lẫn với phân hoặc khi sử dụng giấy sẽ có máu thấm lên giấy, máu có thể ít hoặc nhiều nhỏ giọt. Giai đoạn này người bệnh sẽ không thấy đau.
[caption id="attachment_226" align="aligncenter" width="536"] Các giai đoạn phát triển của trĩ nội[/caption]
Giai đoạn 2: Tiết dịch ẩm, nếu không được vệ sinh kỹ sẽ gây chàm hậu môn, búi trĩ thò ra ngoài khi đi đại tiện và sẽ tự đẩy ngược vào sau khi đại tiệu xong, không cảm thấy đau đớn.
Giai đoạn 3: Chảy máu, hậu môn tiết dịch, thịt thừa hậu môn khi đi đại tiện lòi ra không thể tự thụt vào, phải dùng tay ấn trở lại lỗ hậu môn.
Giai đoạn 4: Hoàn toàn lòi ra ngoài và không thể quay ngược lại, lúc này người bệnh thấy đau nhức, chảy máu, phân biến dạng và có thể rách hậu môn nếu rặn quá nhiều.
Có thể thấy rằng trĩ nội là một loại bệnh lý rất phức tạp, biến đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy nếu muốn chữa bệnh trĩ nội tại nhà an toàn và hiệu quả, trước tiên bệnh nhân cần xác định đúng tình trạng của mình thuộc giai đoạn nào. Trĩ nội xuất hiện búi trĩ lành tính tuy nhiên nếu chủ quan không quan tâm trong một thời gian dài, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm như mất máu nhiều, cơ thể suy nhược, viêm nhiễm hậu môn và các cơ quan trực tràng hậu môn khác.
Những cách chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả nhất
Bệnh trĩ xảy ra ở khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đó là lý do lớn gây cản trở cho người bệnh đi thăm khám mà chuyển hướng sang dùng một số phương pháp điều trị bệnh trĩ nội tại nhà. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả mà chúng ta nên trang bị cho mình, để trong thời gian suy nghĩ và lựa chọn địa chỉ khám chữa trĩ, người bệnh có thể sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn.
Tất cả những phương pháp chữa trị nội tại nhà đều được các bác sĩ Bệnh trĩ blog nghiên cứu và đúc kết qua rất nhiều trường hợp bị bệnh trĩ.
Hạn chế tình trạng trĩ bằng phương pháp đơn giản tại nhà
Bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hay vi rút, mà phần lớn là do thói quen sống và ăn uống của mỗi người. Vì vậy, một trong những cách điều trị trĩ nội tại nhà không thể không nhắc đến đó chính là việc thay đổi những thói quen không lành mạnh như:
Thói quen sinh hoạt
Đối với người bệnh trĩ, hạn chế việc ngồi lâu hoặc đứng lâu để giảm áp lực lên khu vực hậu môn, khiến cho tuần hoàn máu diễn ra trôi chảy. Nếu tính chất công việc buộc phải đứng hoặc ngồi lâu thì cứ khoảng 1 tiếng nên vận động 5 – 10 phút để cơ thể thoái mái và hạn chế quá trình phát triển của trĩ.
[caption id="attachment_228" align="aligncenter" width="536"] Vận động nhẹ giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ nội[/caption]
Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện, có thể ngâm hậu môn trong nước muối ấm mỗi ngày khoảng 15 phút để giảm tình trạng sưng và ngứa rát.
Mát xa nhẹ nhàng cho vùng hậu môn, đi đại tiện không được chà xát quá mạnh khiến cho búi trĩ nội tổn thương, dễ gây ra viêm nhiễm.
Không nên gồng hay rặn quá nhiều, hạn chế khuân vác nặng và không nên để tinh thần bị stress, nếu không sẽ khiến bệnh trĩ nội trầm trọng thêm.
Chườm đá lạnh lên hậu môn khoảng 10 phút để giảm sưng và đau do búi thịt thừa gây ra.
Mặc quần rộng rãi thoáng mát để không bị cọ sát vào hậu môn khiến cho búi trĩ bị thương tổn.
Thói quen ăn uống
Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, bổ sung nước tránh tình trạng táo bón – nguyên nhân khiến búi trĩ sa ra nhiều hơn.
Bổ sung chất xơ hoặc những thực phẩm nhuận tràng để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, phân đi ra dễ dàng, không vón cục, không khô cứng.
Tránh xa các thực phẩm dễ gây kích thích cho dạ dày và đường ruột như: tiêu, ớt, dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, điều này sẽ ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ bị táo bón, bảo vệ thành hậu môn không bị tác động lực trong quá trình thải cặn bã.
Những bài thuốc thiên nhiên chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả
Việt Nam nổi tiếng là đất nước có khí hậu nóng ẩm nên rất nhiều loại thực vật phát triển, thông qua thời gian và kiểm nghiệm của nhiều người, một số bài thuốc thiên nhiên được đúc kết dùng để điểu trị bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả.
Lá rau diếp cá
Đây là bài thuốc được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Diếp cá không chỉ là loại rau mà còn là phương thuốc điều trị bệnh trĩ nội tại nhà dễ kiếm dễ thực hiện mà chi phí lại rẻ. Theo khảo sát của các bác sĩ Bệnh trĩ blog, rau diếp cá có một số cách sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh trĩ nội như:
[caption id="attachment_227" align="aligncenter" width="536"] Điều trị bệnh trĩ nội tại nhà bằng rau diếp cá[/caption]
- Rau diếp cá đem rửa sạch, phơi héo, sau đó cho vào ấm đun sôi, thêm vào một chút muối tinh rồi dùng để ngâm hậu môn khi còn ấm, có thể để lạnh ngâm tuy theo sở thích của người bệnh.
-Ăn sống trực tiếp để vừa bổ sung xơ, vừa thanh nhiệt hạn chế táo bón, nếu lười ăn có thể xay nhuyễn vắt lấy nước để uống đều đặn mỗi ngày.
-Giã nhuyễn, trộn với một ít muối rồi đắp lên búi trĩ và lấy băng gạc cố định lại, việc đắp lá diếp cá vào hậu môn sẽ sát trùng, tiêu viêm và làm co búi thịt thừa.
Lá thiên lý
Thiên lý được biết đến là một loại thực vật lành tính, giải nhiệt nên được sử dụng trong việc điều trị trĩ.
Lá thiên lý non, rửa sạch, giã nhuyễn , trộn với một ít muối tinh rồi cho vào nồi hãm với nước trong vòng khoảng 30 phút, sau đó dùng rây lọc sơ bã lá lấy nước đắp lên búi trĩ nội. Công việc này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 – 3 tháng sẽ thấy kết quả khả quan.
Lá ngải cứu và nghệ tươi
Đây cũng là một cách chữa trĩ nội tại nhà tương đối hiệu quả được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Trước tiên, thái nhỏ một nắm lá ngải cứu với hai củ nghệ tươi, cũng có thể cho thêm lá lốt và lá cúc tần, đun hỗn hợp này cho sôi rồi trộn với nước bồ kết nấu đặc, đậy kín vung, đun lửa nhỏ khoảng 20 phút sau đó đổ ra thau để xông hơi hậu môn.
Khi xông được khoảng 30 phút có thể thực hiện tiếp ngâm búi trĩ vào hỗn hợp nước để tăng hiệu quả.
Quả và lá sung
Xưa nay trong một số bài thuốc dân gian, quả sung được biết đến như là một loại thuốc tiêu thũng, giải độc, có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ nội. Có một số cách sử dụng sung như sau:
-Giã nhỏ quả sung và lá sung để đắp lên vùng lở loét của búi trĩ, thích hợp với người bệnh trĩ bị viêm nhiễm chảy máu.
-Dùng khoảng 10 quả sung hoặc một nắm lá sung, nấu với khoảng 2 lít nước, mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện xông hậu môn hoặc rửa hậu môn khi nước còn ấm. Làm liên tục như vậy khoảng 1 tháng sẽ ngăn cản được sự phát triển của búi trĩ.
-Sắc lá sung, vỏ cây sung và sung rồi chắt lấy khoảng 1 chén nước uống hằng ngày.
Quả đu đủ
Rất hiếm người biết được công dụng của đu đủ là điều trị bệnh trĩ. Sở dĩ đu đủ được liệt vào danh sách những loại quả thiên nhiên dùng chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà là vì đu đu rất dễ kiếm và dễ trồng. Có thể sử dụng đu đủ để chữa bệnh trĩ bằng những thao tác đơn giản như:
-Chọn quả đu đủ xanh nhiều nhựa, sau đó bổ đôi rồi cột mỗi bên cẳng chân một nửa, quay cuống đu đủ hướng lên trên rồi để như vậy đến qua đêm, kiên trì thực hiện đến khi có hiệu quả. Việc này khiến cho mạch máu của búi trĩ co thắt lại, làm giảm quá trình phình to của búi trĩ.
-Xay nhuyễn đu đủ cùng với hồng xiêm uống mỗi ngày để bổ sung chất xơ, vitamin hỗ trợ việc điều trị trĩ hiệu quả.
-Giã nát lá đu đủ tía (thầu dầu) để đắp lên hậu môn nhằm tiêu viêm và co thắt cơ hậu môn.
=>Đây là những cách chữa trị được đúc kết trong dân gian qua rất nhiều năm. Những cách này có thể ức chế quá trình phát triển của búi trị, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của vi phuẩn vào những phần bị tổn thương của trĩ. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi phải làm kiên trì trong một thời gian dài, vì trên thực tế rất nhiều người chán nản bỏ ngang làm việc điều trị bị gián đoạn và không thu lại hiệu quả. Đây là những loại thực vật trong tự nhiên, lành tính nên không thể hiệu quả tức thời như việc dùng thuốc tây.
Một số bài thuốc đông y tốt nhất cho chữa trị trĩ nội
Theo đông y, nguyên nhân hình thành bệnh trĩ là do khí huyết không thông, máu huyết dồn tụ nơi thành hậu môn không giải thoát được làm phình đám rối tĩnh mạch. Cho nên những bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ thường thiên về tác động vào bên trong cơ thể, giải thoát tắc nghẽn và khiến cho tuần hoàn máu ổn định.
Một số những bài thuốc có thể mua về sắc để chữa trĩ nội tại nhà là:
Thuốc dùng để uống: Có các thành phần tốt cho tuần hoàn máu như: thăng ma, tam thất, sài hồ, địa du, đương quy, nghệ khô, dùng để cầm máu, giảm đau rát, thanh nhiệt, giải độc và tăng cường độ bền chắc, đàn hồi của thành tĩnh mạch.
Thuốc dùng để ngâm: Gồm những vị thuốc như khổ sâm, bồ công anh, hổ tượng, đào nhân, đại hoàng, sa sàng tử, hòe hoa, hoàng liên… Ngâm hậu môn bằng bài thuốc này giúp kháng khuẩn, làm cho máu ở hậu môn lưu thông ổn định, thích hợp với những người bị sa trĩ nặng hoặc đại tiện chảy máu nhiều, giúp tĩnh mạch phục hồi và co dần búi trĩ.
Những bài thuốc này có thể tìm thấy ở những cơ sở chuyên bốc thuốc đông y gia truyền. Liều lượng, thời gian và cách sử dụng phải được hướng dẫn cặn kẽ, kĩ càng bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm. Việc điều trị bằng đông y cũng cần có sự kiên trì chăm chỉ thì mới mong có được kết quả vì bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng cũng không phải là một loại bệnh có thể chữa dứt điểm được.
Điều trị bệnh trĩ nội tại nhà bằng thuốc tây y
Nếu bệnh nhân lựa chọn những phương pháp đông và thiên nhiên vì tính an toàn của nó thì đối với thuốc tây y, người bệnh lựa chọn bởi sự nhanh chóng tiện lợi cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Hiện nay có một số dạng thuốc tây y điều trị bệnh trĩ đang được sử dụng như:
Thuốc dạng đặt: thuộc được đưa trực tiếp vào thành hậu môn sẽ có khả năng thẩm thấu và tác dụng nhanh chóng lên tĩnh mạch hậu môn làm giảm đau kháng, viêm và ức chế sự phình giãn của tĩnh mạch. Một số loại thuốc dùng để đặt có thể kể đến như: Broctolog, Ginkor, Pomade…Đa số những loại thuốc này đều chứa nhiều thành phần giảm đau, kháng viêm.
Thuốc dạng bôi: Bôi thuốc cũng là một cách tác động trực tiếp vào búi trĩ hiệu quả, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ để mềm thành hậu môn, giảm sưng búi trĩ hoặc các thuốc bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch như: bismuth subgallate, tannic acid, zinc oxide, resorcinol
Thuốc dạng uống: Các loại thuốc này thường bao gồm thuốc chống viêm, thuốc co thành mạch, thuốc chứa Hydrocortisone, Kẽm oxit,…
=> Bệnh nhân nên đến các sơ sở y khoa để được bác sĩ khám chữa và kê thuốc đúng tình trạng, đúng liều lượng vì thuốc tây nếu sử dụng bừa bãi rất dễ để lại tác dụng phụ. Hoặc bệnh nhân đã bước vào tình trạng nặng, uống thuốc sẽ không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Thuốc ta có thể là cách điều trị trĩ tại nhà hữu hiệu và nhanh chóng nếu được bác sĩ kê đơn và đưa ra phác đồ.
Tư vấn điều trị bệnh trĩ nội tại Bệnh trĩ Blog
Trĩ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên bệnh nhân nên nhớ rằng, việc điều trị này chỉ áp dụng đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ và không nguy hiểm mà thôi. Còn đối với những trường hợp trĩ nặng, phải áp dụng thủ thuật hiện đại PPH Và HCPT ở những phòng khám uy tín như Đa Khoa Thế Kỷ Mới , thì mới có thể chấm dứt cơn đau dai dẳng một cách nhanh nhất.
Đó không chỉ là thắc mắc của các bệnh nhân ở Cần Thơ, các bệnh nhân ở các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, An giang, Sóc Trăng, Kiên Giang,Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long,... cũng có các thắc mắc tương tự.
Bệnh trĩ blog là một trang thông tin trực tuyến cung cấp cho người bệnh trĩ nhiều thông tin bổ ích về việc làm sao để điều trị bệnh một cách hiệu quả, an toàn nhất. Ngoài ra, bệnh nhân nếu có thắc mắc khó giãi bày về bệnh trĩ hoặc các bệnh hậu môn trực tràng, hãy mạnh dạn nhấp vào [khung tư vấn] để các bác sĩ có thể hỗ trợ bạn!
http://benhtriblog.com
0 notes
Text
Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư bán ở đâu tại TPHCM?
Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư bán ở đâu tại TPHCM?
Mang dáng dấp của một loài cây cảnh, thường trồng trước cổng nhà hoặc các chậu hoa treo ngày Tết, cây dừa cạn nở hoa quanh năm, dễ trồng dễ sống nhưng ít ai biết đến tác dụng của cây dừa cạn đối với bệnh ung thư trong y học.
Đặc điểm chung của cây dừa cạn
✔ Cây dừa cạn thường nhỏ, cao trung bình 50cm, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày do thân rễ phát triển, có cành đứng.
✔ Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống lá hẹp nhọn.
✔ Hoa màu trắng hoặc đỏ hồng, có mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá.
✔ Quả mọc thẳng đứng và hơi ngả sang hai bên. Ngoài vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, bên trong chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng. Trên mặt hạt có các hột nổi, chạy thành đường dọc.
✔ Mùa hoa gần như quanh năm ở vùng nóng, những nơi khí hậu lạnh thì chỉ trồng được khi có khí hậu ấm.
✔ Dừa cạn mọc nhiều ở những vùng đất trống nhưng ít được mọi người biết đến công dụng của nó trong điều trị bệnh và thường dùng làm cảnh.
✔ Ancaloit là một chất có trong cây dừa cạn, đặc biệt tập trung nhiều ở rễ, thân của dừa cạn. Là một dược chất có tác dụng hỗ trợ trị bệnh ung thư đã được giới y khoa phát hiện, điều chế, nghiên cứu và áp dụng.
Công dụng của cây dừa cạn là gì?
Cách sử dụng cây dừa cạn như thế nào?
✦ Cây dừa cạn giúp phòng bệnh ung thư đặc biệt là ung thư máu
Kết hợp cây dừa cạn 15g với cây xạ đen 30g, bồ công anh 30g. Rửa sạch với nước, cho vào ấm cùng 1 lít nước, đun sôi đến khi còn 700ml, chia 3 lần uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút.
✦ Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Dừa cạn 10g, dây thìa canh 20g, các vị thuốc đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn 3 bát thì chia 3 lần uống trong ngày. Uống sau bữa ăn 15-20 phút là tốt nhất.
✦ Giảm tình trạng đau bụng kinh, bụng căng, mặt đỏ và cáu gắt khó chịu khi bế kinh ở phụ nữ
Dùng dừa cạn khô 16g, nga truật 12g, hương phụ 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, chỉ xác 8g. Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc cùng 500ml nước đến khi còn 300ml thì sử dụng. Chia ra 2 lần uống trong ngày.
✦ Dừa cạn hỗ trợ trị u xơ tuyến tiền liệt tốt cho nam giới
Dừa cạn, huyền sâm, chè khô, xuyên sơn mỗi thứ 12g, trinh nữ hoàng cung 5g, bối mẫu 10g; cát căn, đinh lăng mỗi thứ 16g. Sắc uống chung với nhau, ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
✦ Hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ
Lấy một lượng lá dừa cạn tươi, lá thầu dầu tía tươi bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp vào vùng trĩ. Kết hợp bài thuốc: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc với nước, lấy 3 lần nước, hòa chung 3 lần nước lại, chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng thuốc 10 ngày rồi nghỉ 3–4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.
✦ Vị thuốc tốt cho bệnh nhân bị cao huyết áp
Cây dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị thuốc sao vàng, tán vụn trộn đều. Mỗi ngày lấy khoảng 40g hãm với 1 lít nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được, có thể uống thay nước trong ngày.
✦ Giúp an thần hiệu quả cho bệnh nhân bị mất ngủ
Lấy 20g thân lá dừa cạn khô đã sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng, sắc uống trước khi đi ngủ 30 phút.
✦ Giảm đau rát với trường hợp bị bỏng nhẹ
Giã nát lá đắp lên những vết bỏng nhẹ, có tác dụng làm mát chỗ bỏng, giảm đau, chống nhiễm khuẩn. Đắp 3 ngày liên tiếp sẽ giúp vết thương nhanh lành.
***Lưu ý:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp không nên sử dụng thảo dược cây dừa cạn.
- Tránh sử dụng liều cao và kéo dài vì có thể gây mù, tử vong.
=> Xem thêm:
Cây xạ đen có công dụng gì?
Thang thuốc Amakong bổ thận tráng dương
Mua cây chè dây ở đâu tại TPHCM?
**********
Mua cây dừa cạn giá rẻ uy tín nhất ở đâu ?
✤ Ngày nay, xuất hiện tràn lan thảo dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng...điều này ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy việc lựa chọn Địa điểm bán cây dừa cạn tốt nhất là điều quan trọng.
✤ Đến với Thảo dược Thanh Bình bạn sẽ yên tâm bởi chúng tôi:
* Cam kết 100% sự hài lòng vì thảo dược có nguồn gốc rõ ràng
* Cam kết sản phẩm hoàn hảo, đảm bảo chất lượng
* Khách hàng chỉ trả tiền khi chất lượng xứng đáng
* CHÚNG TÔI SẼ HOÀN LẠI 100% SỐ TIỀN
* NẾU SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG
* Giá bán cây dừa cạn: 80.000 đ/kg
* Ưu đãi cho khách hàng khi mua 5kg tặng 1kg
* Giao hàng miễn phí với hóa đơn trên 2kg trong nội thành TPHCM
✤ Hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu ngay những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của chính mình và cả gia đình với giá tốt nhất.
☎ Hotline: 0945 665 345 và 0963 665 345 - 0931 665 345.
Văn phòng Thanh Bình: 608 Nguyễn Oanh, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM.
Thảo dược Thanh Bình chuyên phân phối và bán sỉ/lẻ đến tất cả các tỉnh miền bắc, miền trung và miền nam (64 tỉnh thành trong cả nước) bằng bưu điện, chành xe. Gọi vào hotline của cty để được hỗ trợ - tư vấn miễn phí.
Mời các bạn tham khảo kênh youtube của Thanh Bình: https://www.youtube.com/watch?v=8s1yzeqMj-U
0 notes